You are on page 1of 76

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ


TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
I- Khái niệm và các nguồn hình thành nguồn vốn FDI
1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi công dân của một nước ( nước đầu tư ) nắm
giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác ( nước chủ nhà hay nước
nhận đầu tư ).

2. Các nguồn hình thành vốn FDI


Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận
biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một
đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng
suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn
các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào
có năng suất cận biên cao mới được các doanh nghiệp tự sản xuất mà cũng có những
hoạt động quan trọng, là sống còn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dư hoạt
động đó cho năng suất cận biên thấp.

Chu kỳ sản phẩm

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của
các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn
sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho
rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm

1
mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản
xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của
nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới
trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm
chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất
nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi
phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những
nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.

Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman
A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế
đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi
phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm
đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất
đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.Những công ty đa quốc
gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên
liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...ta dễ dàng nhận ra
lợi ích của việc này!

Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại
song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản
có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song
phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ
sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản

2
phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó
xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

Khai thác chuyên giao và công nghệ

Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát
triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực
đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô
của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người
Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào
Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc
gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc
công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính
xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến
lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL
(Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs,
việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa
mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.

• Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc
hiện nay cũng có mục đích tương tự.

II- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu
tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh

3
doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp
nhân mới nào.

Ưu điểm:

+Với nước tiếp nhận: giải quyết được tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghê, tạo thêm
đuợc mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh, được nắm quyền điều hàng dự án.

+Với nước đầu tư: chia sẻ đuợc sự rủi ro trong đầu tư, tận dụng đựoc hệ thống phân
phối có sẵn , điều hành, phân bổ của nước tiếp nhận trong quá trình đầu tư. Xâm nhập
vào thị truờng nước sở tại đễ dàng hơn mà không mất thời gian thăm dò, nghiên cứu.

Nhược điểm

+Với nước tiếp nhận: khó thu hút vốn đầu tư,chỉ thực hiện được ở một số lĩnh vực sinh
lời.

+Với nước đầu tư: không được trực tiếp điều hành dự án.

2. Công ty liên doanh – Xí nghiệp liên doanh


Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên
của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. Một xí
nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh.

Ưu điểm

+Với nước tiếp nhận đầu tư: trước hết giải quyết đưoc tình trạng thiếu vốn, đổi mới
công nghệ,nâng cao được trình độ của của người lao động , học hỏi được cách thức
quản lý làm việc chuyên nghiệp.

+Với nước đầu tư: chia sẻ được rủi ro,tận dụng được hệ thông phân phối có sẵn,thâm
nhập được vào thị trường truyền thông và không mất thời gian chi phí cho viêc nghiên
cứu thị trường tại nước sở tại.

Nhựơc điểm

Cả hai bên đều gặp phải những rắc rối khó khăn trong quản lý như mất nhiều thời gian
để thương thảo,bàn luận,khác biệt về văn hoá nhìn nhận trong đầu tư nên dễ xuất hiện

4
mâu thuẫn trong quản lý.

+Với nước tiếp nhận đầu tư:thay đổi nhân sự ở công ty mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của liên doanh, đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu vì vậy
liên doanh nhiều khi phai chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.

+Với nhà đầu tư:không chủ động được trong việc điều hành,dễ bị mất cơ hội kinh
doanh.

3. Công ty hay xí nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ
chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Ưu điểm

+Với nước tiếp nhận đầu tư:thu được lợi nhuận từ doanh nghiệp(tiền thuê đất,thuế)
tiếp cận đựơc thị trường nước ngoài.

+Với nhà đầu tư nước ngoài:tận dụng được tài nguyên của nước sở tại, chủ động trong
việc quản lý, điều hành.

Nhược điểm

+Với nước tiếp nhận đầu tư:khó tiếp thu đựơc kinh nghiệm quản lý,công nghệ để nâng
cao được trình độ của cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trong nước.Bị
chia sẻ thị truờng của nước mình,bị tận dụng nguồn tài nguyên.

+Với nhà đầu tư nước ngoài:phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro trong quá trình đầu tư,mất
nhiều thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị truơng,khó xâm nhập vào nhiều lĩnh
vực thị trưòng trong nước lớn.

4. Các hình thức khác:

Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây
dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ
các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở

5
hạ tầng kinh tế.

Ưu điểm

+Với nước tiếp nhận đầu tư:thu được vốn đầu tư vào nhưng dự án hạ tầng đòi vốn đầu
tư lớn,giảm sức ép cho ngân sách nhà nước,nâng cao được các công trình hạ tầng trong
nước.

+Với nhà đầu tu nước ngoài:hiệu quả sử dụng vốn được đảm bảo,chủ động quản lý,
điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận.

Nhược điểm:

+Với nước tiếp nhận đầu tư:khó tiếp cận khả năng quản lý và ra soát công trình.Nhà
nước cung chịu rủi ro ngoài kiểm soat của nhà đầu tư.

+Với nhà đầu tư nước ngoài: mất nhiều thời gian trong việc đàm phán ,thực hiện hợp
đồng.

III- Mối quan hệ giữa công ty đa quốc gia và sự phát triển của
đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các công ty đa quốc gia là các công ty mà lĩnh vực hoạt động của nó vượt ra khỏi
khuôn khổ một quốc gia nào đó để mở rộng hoạt động ở các quốc gia khác trên thế
giới. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều hướng đến việc phát triển kinh doanh trên thị
trường thế giới. Khi nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ của một quốc gia trở nên
hạn chế, việc sản xuất kinh doanh ở những nước khác hứa hẹn mang lại nhiều lợi
nhuận ròng hơn là nước sở tại, các nhà đầu tư ở đây là các công ty đa quốc gia sẽ tìm
đến những vùng đất mới có nguồn lực và thị trường tiêu thụ màu mỡ hơn. Điều này
gây nên một sự dịch chuyển tư bản mạnh mẽ từ quốc gia này sang quốc gia khác, hình
thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy có thể nói chính sự quốc tế hoá hoạt
động kinh doanh của các công ty đa quốc gia là nguyên nhân cơ bản tác động đến sự ra
đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, cùng với quá trình đầu tư nước ngoài để tìm kiếm siêu lợi nhuận, các
công ty đa quốc gia cũng đối đầu với nguy cơ mới: rủi ro. Sự khác biệt về luật pháp,

6
chính sách kinh tế, sự biến động và rủi ro của thị trường các nước nhận đầu tư sẽ hình
thành nên những rủi ro mà các công ty đa quốc gia phải quan tâm khi quyết định đầu
tư vào một quốc gia khác.

Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương
mại quốc tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của thương
mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận đầu tư
mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). Những tác động đó bao gồm:

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới.

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt
được lợi nhuận cao.

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất

• Sử dụng yếu tố nước ngoài trong sản xuất

• Sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài.

• Sử dụng công nghệ nước ngoài.

• Khai thác các thuận lợi về độc quyền

• Đa dạng hoá ở tầm cỡ quốc tế.

• Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ

• Phản ứng với các kiềm hãm thương mại

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị

IV- Lợi ích và rủi ro của vốn FDI


1. Lợi ích của vốn FDI
a) Về mặt kinh tế
 Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn lực):

7
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa được
phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn
vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, trình
độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết.

Như ta đã biết thì công nghệ chính là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá một đất nước đang phát triển như nước ta. Chúng ta cần có vốn và công
nghệ để có thể thực hiện được nó. Khi đầu tư trực tiếp diễn ra thì công nghệ được du
nhập vào trong đó có cả một số công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương,
các chuyên gia cùng với các kỹ năng quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công
nghệ này, do vậy các cán bộ bản địa có thể học hỏi kinh nghiệm của họ.

Trên thực tế có nhiều mức độ phụ thuộc khác nhau vào nguồn FDI ở các nước
đang phát triển. Từ năm 1973, khi có nhiều nước chuyển sang đi vay các nước khác,
những luồng vốn chảy vào đó đã góp phần quan trọng cho việc hình thành vốn của một
vài nước đang phát triển. Giữa năm 1979 và năm 1981, luồng vốn đầu tư trực tiếp
chiếm khoảng 25% trong tổng số vốn cố định được đầu tư của Singapore; 11% ở
Malaixia; gần 5% ở Chile và Philipines; khoảng 15% tại Brazil, Indonesia, Mehico,
còn ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Nigeria không đáng kể. Tuy nhiên, những con số này chưa
phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài vào tổng số
vốn được đầu tư. Lợi nhuận tái đầu tư đã không được kể đến ở một số nước đang phát
triển; ngoài ra, quĩ khấu hao của các doanh nghiệp FDI đã trang trải cho một phần cơ
bản của các khoản chi tiêu trong tổng số vốn của các nước này, mà lại không đưa vào
định nghĩa FDI.

Có những khác biệt lớn giữa các nước về mức độ thay thế của FDI cho các luồng
vốn nước ngoài khác, do những khác biệt trong cơ cấu kinh tế có những tác động đến
sức hấp dẫn của đất nước đối với các nhà đầu tư, cũng như những khác biệt trong các
yếu tố kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải có các luồng vốn chảy vào. Các nước có thị trường
nhỏ bé, ít các nguồn lực tự nhiên, kết cấu hạ tầng yếu kém và ít khả năng xuất khẩu
hàng công nghiệp thì ít có khả năng thu hút các nguồn FDI lớn, ngay cả khi có những

8
qui chế tự do và những ưu đãi hào phóng. Về cơ bản, các nước đó nói chung cũng
không có khả năng vay nợ theo các điều kiện thương mại thông thường, và chủ yếu
dựa vào kết quả ưu đãi. Kết quả là những khả năng thay thế giữa tín dụng thương mại
nước ngoài và FDI chủ yếu có liên quan tới các nước lớn, có nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, hoặc có khu vực công nghiệp khá phát triển. Các nước đã có được một
số lượng lớn các nguồn FDI nói chung cũng sẽ dễ tác động hơn tới cơ cấu tương lai
của nguồn vốn, bởi vì họ cũng có thể tác động tới hoạt động FDI thông qua cơ cấu tài
chính của các chi nhánh hiện hữu thuộc các công ty nước ngoài, và cụ thể là tới số
lượng vay từ các nguồn trong nước và các nguồn khác ở nước ngoài. Nhưng so với vay
nước ngoài, FDI có xu hướng tập trung nhiều hơn tại một số ít nước.

Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở
Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội
địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

 Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước:

Do có các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào các thị trường vốn có các nhà đầu tư
trong nước chiếm giữ phần lớn thị phần, nhưng ưu thế này sẽ không kéo dài đối với
nhà đầu tư trong nước khi ưu thế về nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài trội hơn hẳn.
Chính vì vậy các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ
trước từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và phương pháp
quản lý để có thể trụ vững trên thị trường đó. Đó chính là một trong những thử thách
tất yếu của nền kinh tế thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước, không có kẻ yếu
nào có thể tồn tại nếu không tự nó làm mình mạnh lên để sống trong cơ chế đó.

 Tiếp cận với thị trường nước ngoài:

Nếu như trước đây khi chưa có FDI, các doanh nghiệp trong nước chỉ biết đến có
thị trường trong nước, nhưng khi có FDI thì họ được làm quen với các đối tác kinh tế

9
mới không phải trong nước. Họ chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiều nơi cần cái họ đang
có, và họ cũng đang cần thì ở nơi đối tác lại có, do vậy cần phải tăng cường hợp tác sẽ
có nhiều sản phẩm được xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước đồng thời cũng cần
phải nhập khẩu một số loại mặt hàng mà trong nước đang cần. Từ các việc trao đổi
thương mại này sẽ lại thúc đẩy các công cuộc đầu tư giữa các nước. Như vậy quá trình
đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế là một quá trình luôn luôn thúc đẩy nhau, hỗ
trợ nhau và cùng phát triển.

 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
nước sở tại theo chiều hướng tích cực hơn. Nó thường tập trung vào những ngành công
nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin. Nếu là một nước nông
nghiệp thì bây giờ trong cơ cấu kinh tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp và
dịch vụ đã tăng lên về tỷ trọng và sức đóng góp cho Ngân sách, GDP và cho xã hội nói
chung. Ngoài ra về cơ cấu lãnh thổ, nó có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng
nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa những tiềm năng
chưa khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ, và làm bàn đạp thúc đẩy những vùng
khác cùng phát triển.

b) Về mặt xã hội
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế và tăng thu nhập quốc dân.

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, từ đó góp phần
nâng cao đời sống của người dân trong các nước kém hoặc đang phát triển.

 Thông qua việc tiếp nhận kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến, đầu tư trực tiếp sẽ
giúp cho các nước đang phát triển đuổi kịp trình độ phát triển cao của thế giới.

 Đầu tư trực tiếp cũng góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà nguồn
vốn trong các nước đang phát triển không đủ khả năng cung ứng.

10
2. Rủi ro của vốn FDI
a) Về mặt kinh tế:

 Rủi ro chuyển giá :

Hiện tượng chuyển giá , không chỉ làm ngân sách quốc gia bị thất thu một số tiền
lớn, mà nó còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả nền kinh tế

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ
và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không
theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi
Nations Company) trên toàn cầu.

Nói nôm na, chuyển giá là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh
được các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi
chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài.

- Ở góc độ vĩ mô, vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát
cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa.
- Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh
nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công
cụ chuyển giá để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo
cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được
hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư
vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá.

Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi
ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những
giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:

 Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn
toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua
hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.

11
 Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên
sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi
ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.

 Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm
liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách
thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ
không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất
yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.

Các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp
chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành
công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật
chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả mà các doanh nghiệp
FDI này đưa ra.

Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các
chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về
giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt
được từ những giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai
giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực
hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá,
họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định
giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác
biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như
hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình trung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến
bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh.

 Ăn sổi

12
FDI vào công nghiệp và xây dựng đứng đầu. Kế theo là dịch vụ và sau chót là
nông nghiệp. Đầu tư vào công nghiệp, các nhà FDI lại ngại công nghệ phụ trợ. Họ
“bao sân” nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy móc nhập vào lắp ráp, hoàn thiện,
buộc chặt ta vào guồng máy kinh tế của họ, “ẵm gọn” chuỗi lợi nhuận tạo ra từ quá
trình đó.

Nở rộ khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang trọng, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), sân
golf nhiều lỗ. Có khu nghỉ dưỡng chiếm luôn một khúc bãi biển.

 Thất vọng chuyển giao công nghệ

Mặt bằng công nghệ của các FDI khi mang vào cao hơn mặt bằng của ta, song
ngần ấy chưa đủ để vực nền công nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt,
đón đầu”. Một số nhà đầu tư đã đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại.

Gia công dệt may, da giày, phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí của
quốc gia “cơ bản là nước công nghiệp”.

 Bấp bênh xuất khẩu

FDI (không kể phần dầu thô) đóng góp trên dưới 20% kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Nếu loại trừ phần nguyên liệu ngoại nhập rất cao trong cấu thành trị giá hàng dệt
may, da giày, điện tử, phần mềm..., kim ngạch thực thụ của nó sẽ rất thấp, kéo theo
tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vốn đã đì đẹt còn lùn hơn. Họ lo cả đầu ra, nên
xuất khẩu nước ta đã, đang và sẽ phụ thuộc vào bên ngoài. Được vài mặt hàng mới
trong màn chào hỏi, từ đó đến nay danh mục mặt hàng xuất khẩu của khối FDI vẫn y
nguyên.

Nền xuất khẩu của Việt Nam - dù đã được tiếp sức của FDI, so sánh với chính
mình thấy rạng rỡ, nhưng chỉ cần liếc sang các nước trong khu vực thì thấy vẫn dẫm
chân tại chỗ, với những đặc trưng: Gia công - manh mún - hàng thô; trung gian - giá cả
- mấp mô thị trường.

 Lấn sân phân phối

13
Các hãng phân phối quốc tế từ lâu đã nhìn thấy Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp
dẫn vừa vì dân số lớn mà hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ của Việt Nam còn non
trẻ. Từ 1/1/2009 - theo lộ trình cam kết quốc tế ta phải mở cửa cho các hãng phân phối
100% vốn nước ngoài - họ xung trận với vốn liếng dồi dào, hàng hoá đầy ứ, trình độ
quản lý cao, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng tiếp thị sành sỏi, quảng cáo, khuyến mại mê
hồn, phương thức văn minh. Trong khi đó, ta có 9.000 chợ các loại, hơn 70 trung tâm
mua sắm, 400 siêu thị lớn nhỏ, kể ra đã là lực lượng hùng hậu so với 20 năm trước
đây. Đông mà không mạnh, chẳng hợp sức để cải thiện tình hình ngoại trừ việc ngoắc
tay tăng giá.

Hơn thế nữa lực lượng “cổ động viên sân nhà” với tâm lý xính dùng hàng ngoại,
tiền nào của ấy, không lăn tăn về mọi mặt .., sớm muộn gì cũng quay lại cổ suý cho
“đội khách”. Trận đấu mới bắt đầu, song hồi kết sẽ tới với kết quả được báo trước,
không cần đến chú bạch tuộc tiên tri.

b) Về mặt xã hội

 Khấp khểnh vùng miền

Là những nhà kinh doanh lọc lõi, họ mang vốn liếng sang không phải làm từ thiện
mà để kiếm lời càng sớm, càng nhiều càng tốt. Họ chỉ chọn những thành phố, những
địa phương giáp biển, có cảng hàng không, có trục giao thông huyết mạch, miền xuôi,
vùng có mặt bằng lý tưởng..., đỡ phải đầu tư ban đầu.

Chỉ có 21/63 địa phương có vốn đăng ký của FDI từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó 6
địa bàn: TP HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận
đã chiếm 67% tổng số vốn đăng ký FDI trong cả nước. Các tỉnh mạn ngược đất rộng,
người thưa, địa chất công trình tốt, nhưng ngổn ngang khó khăn, nên không được FDI
ngó ngàng. Hố ngăn cách được đào rộng, moi sâu.

 Căng thẳng quan hệ chủ thợ

Từng mong muốn FDI sẽ thu hút nhiều lao động. Điều đó có nhưng không bõ bèn.
Số lao động làm việc cho FDI tại thời điểm 1/7/2000 là 358 nghìn chiếm tỷ lệ 1,0%

14
tổng số lao động trên của toàn quốc. Các cặp số liệu tương ứng của 2005 là 1,112 triệu
- 2,6%. Năm 2008 là 1,694 triệu - 3,7%. Năm 2009 là 1,611 triệu - 3,4%.

Nhưng một số doanh nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm như trả lương chậm - chậm
tăng lương - bớt xén tiêu chuẩn bảo hiểm, an toàn lao động - sa thải - cúp phạt...

Các nhà FDI xuất xứ từ nền công nghiệp phát triển nên họ thừa hiểu việc xây dựng
cơ sở sản xuất bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ môi trường. Song với lý do “tế nhị”
quy chuẩn tối thiểu này khi đầu tư vào Việt Nam đã không bị bắt buộc, mà Vedan chỉ
là ví dụ điển hình. Kiện, họ bồi thường, nhưng chất độc hoà vào dòng nước, thâm sâu
lòng đất, bao người dân được thụ hưởng hàng chục năm nay, chỉ có bệnh viện K, nghĩa
trang, đài hoá thân hoàn vũ mới giải quyết triệt để.

 Cơ chế bất cập

Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài đã được
sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc Ban
hành luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật đầu tư nước ngoài với Luật khuyến khích đầu
tư trong nước. Qua 5 năm thi hành Luật mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt
của hệ thống pháp luật của Việt Nam - song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết: mục
đích không rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, không ít quy định trùng lặp, mâu thuẫn
với chuyên ngành khác.

Vì nóng lòng tăng trưởng GDP, muốn có thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh
tranh, muốn có số thu ngân sách vượt trội, nên khi được phân cấp “làm việc” với các
nhà FDI, cấp dưới đều háo hức trải thảm đỏ, đua nhau săn đón , đãi đằng hậu hĩ, chiều
chuộng, chăm sóc hết lòng, không dám ràng buộc, cũng chẳng tinh tường để ràng
buộc, nên đã nhanh chóng bộc lộ những bất cập, lúc bung bét ra sân gôn, cho thuê
rừng, đào quặng... lại đổ tội cho cơ chế. Khi phân quyền còn hàm ý bớt sách nhiễu,
phiền hà, song những chiêu này được cấp dưới tiếp thu và vận dụng sáng tạo. Nhà FDI
chả chịu thiệt mà “kính chuyển” tắp lự vào giá thành.

 Gian nan quản lý

15
Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất,
gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía Việt Nam không được phép biết.
Vì vậy họ thoải mái dùng các thủ pháp thổi giá vật tư, máy móc để tâng giá trị dự án
và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào,
tạo giá thành ảo, hạch toán vờ, trốn thuế thật. Năm 2009 gần 60% số doanh nghiệp
FDI tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo lỗ. Tựu chung đóng góp vào ngân sách nhà
nước của Khối này đáng thất vọng, trong các năm 2005 -2008 chỉ xung quanh 9-10%
tổng thu ngân sách quốc gia. Năm 2009, vin cớ khủng hoảng, đóng góp của họ giảm
11,25%, trong khi khu vực tư nhân chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước vẫn
tăng 6,2%.

16
CHƯƠNG II:
XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI – VẬN
DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM

I- Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới


1. Giai đoạn 1990-2000
Với sự hội nhập thị trường vốn quốc tế, dòng FDI toàn cầu đã tăng mạnh trong
thập niên 1990 với tỷ lệ khá cao trên cả sự tăng trưởng kinh tế và mậu dịch. Dòng đầu
tư chảy vào toàn cầu tăng trung bình là 13% một năm trong giai đoạn 1990-1997. Sau
đó, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động sáp nhập và mua bán (M&As-Mergers and
Acquisitions), lượng vốn chảy vào này đã tăng trung bình gần 50% một năm giai đoạn
1998-2000, đạt kỷ lục là $1.500 tỷ năm 2000 (Bảng). Dòng FDI lại sụt giảm xuống
$729 tỷ năm 2001, phần lớn là do kết quả của sự giảm mạnh trong hoạt động M&A
qua biên giới giữa những nước công nghiệp từ mức $1.100 tỷ năm 2000 xuống khoảng
$600 tỷ năm 2001.

Các nước công nghiệp đã chiếm giữ một thời gian dài trong việc thu hút cũng như
đầu tư FDI và giải thích cho gần 94% đầu tư FDI và 70% thu hút FDI (Hình). Dòng
chảy FDI vào những nước đang phát triển tăng trung bình là 23% một năm trong suốt
1990-2000. Năm 2001, dòng chảy này đã sụt 13% xuống mức $215 tỷ, phản ánh phần
lớn sự sụt giảm ở Hồng Kông, Ac-hen-ti-na, Bra-xin. Ngoại trừ những nước này, FDI
vào những nước đang phát triển tăng khoảng 18% trong năm 2001. Giai đoạn 1998-

17
2001, dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển này tính trung bình là $225 tỷ một
năm.

Trong suốt giai đoạn 1998-2001, trong số $900 tỷ FDI chảy vào các nước đang phát
triển thì châu Á chiếm $407 tỷ. Hai nước ở châu Á thu hút FDI lớn nhất là Trung Quốc
với $165 tỷ và Hồng Kông với $124 tỷ. 5 quốc gia thu hút FDI lớn nhất là Trung
Quốc, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Hồng Kông và Mê-xi-cô- chiếm hơn ½ dòng chảy vào
FDI. Các nước đầu tư FDI lớn nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, chỉ có 12% trong đầu tư
FDI toàn cầu là từ các nước đang phát triển.
Một xu hướng khác là sự sụt giảm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ năm 1999 và
Trung Quốc đang ngày càng chiếm quy mô lớn hơn đã khiến cho nhiều nước đang
phát triển lo lắng. Nhưng nếu nhìn sâu xa hơn ta sẽ thấy đó là một xu hướng mới và
đầy hứa hẹn. FDI đã được đầu tư từ nhiều quốc gia hơn và vào nhiều lĩnh vực hơn.
Dòng chảy FDI vào các nước đang phát triển giảm đi vào năm 1999 trong khi quy mô
của Trung Quốc thì tăng từ 21% lên 39% (Hình). Trung Quốc lúc này đã trở thành
nước dẫn đầu trong sản xuất với lực lượng lao động lớn, linh hoạt, có trình độ và giá
rẻ, trong khi Ấn Độ dường như thích hợp với đầu tư vào dịch vụ. Khu vực châu Phi,
Trung Đông và Nam Á thì lại có nguồn vào FDI thấp. Các nước Đông Âu thì lại dựa
vào sự hội nhập khối liên minh châu Âu để tăng cường dòng vào FDI.

18
Sau 13 năm tăng trưởng trung bình hơn 17% mỗi năm tính theo đô la thì đến năm 1999
lại có sự sụt giảm. Sự sụt giảm này phần lớn là do sự tăng mạnh trong vấn đề tư nhân
hóa trong lĩnh vực tài chính, xăng dầu và cơ sở hạ tầng trong thập niên 1990, trong khi
FDI ở những lĩnh vực khác vẫn gần như không biến động. Một nguyên nhân khác là
do sự khủng hoảng về mặt vĩ mô ở những nước châu Mỹ Latin.

2. Giai đoạn 2000-2009


Dựa theo số liệu mới nhất của WB, IMF, ADB và nhiều tổ chức quốc tế khác, đã có
hiện tượng tăng lên trong dòng chảy FDI trên thế giới kể từ đầu niên kỷ. Dòng chảy
này đạt đỉnh vào năm 2000, sụt giảm gần 40% trong năm 2001 và cũng sụt giảm lần
nữa vào 2002-2003. Theo số liệu, đó là một sự sụt giảm dài nhất và lớn nhất. Tuy
nhiên, năm 2004 đã đánh dấu một khởi đầu cho sự phục hồi nhanh. Trong suốt thời
gian này dòng FDI toàn cầu tăng lên 20% mỗi năm. FDI đang được cho là trải qua
một thời kỳ khá thuận lợi và có thể mở rộng trong những năm còn lại của thập kỷ.
Từ sau 2003, dòng FDI thiên về các thị trường của nền kinh tế mới nổi. Nguồn vốn
FDI chảy vào những khu vực này tăng lên 57% năm 2004, tăng 26% năm 2005 lên
mức đỉnh là $400 tỷ. Dự đoán trong tương lai dòng FDI chảy vào thị trường các nền
kinh tế mới nổi sẽ vẫn tiếp tục tăng giai đoạn 2006-10, trung bình khoảng $400 tỷ mỗi
năm. Ngược lại, ở những khu vực như Thái Lan, Bra-xin, Ba Lan thì việc FDI vào lĩnh
vực bán lẻ là một nguồn quan trọng cho sự tăng trưởng trong sản xuất đã dẫn đến giá
cả hàng hóa thấp hơn và tiêu dùng tăng cao hơn.

19
Trong năm 2006, FDI vào những thị trường mới nổi tăng chỉ 3% trong khi dòng vào
FDI ở khu vực các nước phát triển được cho là tăng khoảng 36%. Một phần là do quá
trình hồi phục ở những thị trường mới nổi này phần lớn đã hoàn thành trong khi ở
những nước đã phát triển chỉ là mới bắt đầu. Nước Mỹ-nền kinh tế lớn nhất thế giới
được kỳ vọng là tiếp tục hấp dẫn được nguồn vốn nước ngoài, gần ¼ nguồn vốn FDI
giai đoạn 2006-10. 10 quốc gia thu hút FDI chủ yếu là ở những nước phát triển được
cho là chiếm hơn 2/3 nguồn FDI toàn cầu.
Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009
Theo nhận định của các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tác động mạnh
mẽ đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong năm 2008 xuống còn 1.720 tỷ USD, so với
mức 2.080 tỷ của năm 2007; trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm khoảng 41%
xuống còn 1.000 tỷ USD. Sự suy giảm này cho thấy nguồn tín dụng sẵn có giảm, mức
độ suy thoái nghiêm trọng ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển cũng
như việc né tránh rủi ro trên quy mô rộng của các nhà đầu tư.
Do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu nên dòng vốn FDI chảy vào các nước
đang phát triển giảm sút 35% trong năm 2009 sau khoảng thời gian 6 năm tăng trưởng
liên tục. Ban đầu, dòng FDI vào các thị trường mới nổi không bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng. Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3 thì
dòng FDI vào các nước mới nổi lại tăng 11%. Trong năm 2009, dòng FDI vào các
nước mới nổi cũng giảm mạnh, khoảng 36%, xuống còn khoảng 532 tỷ USD. Nhưng
mức giảm này vẫn thấp hơn so với ở các nước phát triển - giảm 45%, xuống còn 488
tỷ USD. Do vậy, năm 2009 là năm đầu tiên các nước mới nổi thu hút được FDI nhiều
hơn các nước phát triển.
Thị phần của các nền kinh tế đang nổi trong dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng trong
thời kỳ suy thoái vì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giảm mạnh ở các nước
phát triển. Mặc dù việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới ở các nước
đang nổi tăng đều trong những năm gần đây, nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu diễn ra
ở các nước phát triển. Trong năm 2008, khoảng 80% các vụ mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp xuyên quốc gia diễn ra ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp ở các thị trường đang nổi đã được hỗ trợ bởi các yếu tố khác và
làm cho thị phần của các nước đang phát triển trong dòng FDI toàn cầu tăng lên mức
kỷ lục trong năm 2009. .

Do cuộc khủng hoảng, điều kiện tín dụng thắt chặt hơn và lợi nhuận giảm sút khiến
khả năng tài trợ các dự án ở nước ngoài của các công ty yếu đi. Mặt khác, kinh tế toàn
cầu suy thoái lan rộng và việc rủi ro ngày càng gia tăng đã làm xói mòn niềm tin của

20
các doanh nghiệp và do đó doanh nghiệp không còn muốn mở rộng hoạt động của
mình ra thế giới.
Kết quả là nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) lớn đang phải điều chỉnh lại kế hoạch
mở rộng kinh doanh ra bên ngoài, và một loạt các dự án đầu tư mới (greenfield) cũng
như thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) bị đình lại
hoặc hủy bỏ. Xu hướng này ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực từ các
ngành công nghiệp khai thác cho đến sản xuất và dịch vụ.
Việc FDI toàn cầu giảm mạnh trong năm 2008 đặt dấu chấm hết cho chu kỳ tăng
trưởng kéo dài 4 năm.

3. Giai đoạn 2009-2010 và triển vọng trong tương lai


a) Tổng quan giai đoạn 2009-2010: xu hướng FDI sẽ đầu tư vào ngành công nghiệp
ít phát thải các-bon
FDI vào những khu vực ít phát thải các-bon như những ngành công nghiệp tái tạo, tái
chế hay những ngành công nghiệp sản xuất kỹ thuật ít phát thải các-bon đã chiếm một
phần lớn, khoảng $90 tỷ trong năm 2009 và nguồn lực tiềm năng của nó cũng rất lớn.
Đây là một trong những kết luận được ghi trong bài báo cáo về đầu tư thế giới (World
Investment Report) của UNCTAD (United Nation Conference on Trade and
Development - Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển) công bố

21
vào tháng trước. Bài báo cáo này là bản báo cáo gần nhất trong những bản báo cáo
thường kỳ hàng năm đã tìm ra xu hướng và triển vọng mới nhất đối với nguồn vốn
FDI cũng như những đổi mới trong chính sách.
Dòng chảy vào FDI đã giảm 37% từ năm 2008 đến 2009 xuống mức $1.114 tỷ (Hình).
Tuy nhiên, con số này vẫn chiếm vị trí cao thứ 5 về lượng vốn đầu tư ra nước ngoài,
nó giải thích cho 11% tổng sản lượng GDP toàn cầu và hơn 80 triệu việc làm. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã bắt đầu thoát ra khỏi đáy vào gần cuối 2009 và tiếp
tục cho sự phục hồi vào nửa đầu 2010, khởi đầu cho một sự lạc quan đáng chú ý đối
với triển vọng FDI trong ngắn hạn. Trong dài hạn, quá trình phục hồi FDI được kỳ
vọng sẽ trong đà tăng mạnh. Ngoài ra, những dấu hiệu gần đây cho thấy sẽ có sự phục
hồi vào năm 2010 với dòng vốn chảy vào kỳ vọng đạt $1200 tỷ, $1300-1500 vào năm
2011 và hướng tới $1600-2000 năm 2012. Như vậy, FDI trên toàn thế giới đã có sự
tăng trưởng trở lại sau sự khủng hoảng từ cuối 2008, tuy nhiên, tình hình phục hồi có
khả quan nhưng cần thận trọng. Lí do là vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc
và những rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còn
tiềm ẩn.

Mặc dù có sự giảm sút trong hoạt động mua bán và sáp nhập năm 2009 nhưng trong
năm 2010 được kỳ vọng là sẽ có sự phục hồi khi mà việc định giá trở nên rẻ hơn và

22
ngày càng tăng trong sự hợp nhất của các công ty. Xu thế M&A xuất hiện nhiều hơn ở
các nước đang phát triển chứ không dừng lại ở các nước phát triển như trước. Lí do là
các nền kinh tế mới nổi đã có những doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng hết sức sôi động và giá trị kinh tế tăng gấp nhiều lần.
Những nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi và mới nổi đã thu hút ½ FDI và đầu tư
xấp xỉ ¼ FDI toàn cầu năm 2009.Những nước này đang dẫn dắt cho sự phục hồi FDI
và là điểm đến được ưa chuộng cho việc thu hút FDI. Trong khu vực nền kinh tế
chuyển đổi và mới nổi thì khối BRICs-Bra-xin, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc chiếm
phần lớn nhất trong nguồn vốn FDI đầu vào (41%) trong khi khu vực thị trường mới
nổi như Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi chỉ chiếm
phần nhỏ hơn (dưới 9%). Theo báo cáo về đầu tư của UNCTAD, ở khu vực châu Á,
trong khi luồng vốn FDI vào các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,
Thái Lan và Philippin đã giảm mạnh từ năm ngoái thì ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia và Việt Nam, FDI vẫn có dấu hiệu tốt.
Khoảng 40% dự án đầu tư FDI vào khu vực ít phát thải các-bon trong suốt thời gian
2003-2009 là vào những nước đang phát triển. Vẫn còn rất tiềm năng cho FDI “xanh”
tăng nhiều hơn ở những nền kinh tế đang phát triển.
Đầu tư FDI ra bên ngoài vào những ngành dịch vụ đại diện cho phân nửa dòng vốn
FDI năm 2009, trong khi đó thì FDI đầu tư vào sản xuất vẫn ngày càng giảm đi tầm
quan trọng theo thời gian.
Hiện tại, xu hướng FDI không chỉ là nước giàu đầu tư cho nước nghèo mà đã có quy
trình ngược lại để nhập khẩu công nghệ, quy trình quản lý, xây dựng thương hiệu…
FDI ngày nay không đơn thuần là mang vốn vào nước khác để đầu tư kinh doanh, sản
xuất, mà còn mang nhiều sắc thái về môi trường, về công nghệ, lao động.
Về khía cạnh chính sách, trong năm 2009 đã có hơn 102 chính sách mới đưa ra đã tác
động đến FDI. 70% trong những chính sách này là hướng về tự do hóa dần trong FDI.
Tuy nhiên, 30% số còn lại thì khắt khe hơn đối với nguồn vốn FDI, cho thấy một xu
hướng mới khi chính phủ các nước đang cân nhắc nghiêm túc luật hạn chế đầu tư nước
ngoài hay giám sát chặt chẽ hơn bằng các quy định của chính phủ.
b) FDI đang trên đà phục hồi
Sự sụt mạnh trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&As) qua biên giới đã giải thích
phần lớn cho sự sụt giảm trong FDI năm 2009. M&As thường nhạy cảm nhiều hơn đối
với tình hình tài chính so với dự án đầu tư mới (Greenfield). Điều này là do những
biến động rối loạn trên thị trường chứng khoán đã che khuất đi những dấu hiệu biến
động của giá cả, trong khi M&As lại phụ thuộc vào giá cả thị trường chứng khoán.
Thêm vào đó, chu kỳ đầu tư của M&As cũng thường ngắn hơn so với đầu tư mới.

23
Sự phục hồi mới đây diễn ra theo sau một sự sụt giảm mạnh trong dòng FDI thế giới
vào năm 2009. Sau khi giảm 16% trong năm 2008 thì dòng chảy vào FDI toàn cầu
giảm đến 37% xuống mức $1.114 tỷ (Hình) và dòng FDI chảy ra giảm 43% xuống
mức $1.101 tỷ.

Trừ khi đầu tư tư nhân lấy lại được vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế, nếu không thì việc
duy trì quá trình hồi phục FDI toàn cầu sẽ vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Dòng FDI có
sự hồi phục nhẹ trong quý hai của năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức thấp. Hoạt động
mua bán và sáp nhập qua biên giới vẫn còn thấp ở mức $250 tỷ năm 2009, tăng lên
36% trong 5 tháng đầu của 2010 so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa là FDI
có khả năng phục hồi lại vào năm 2010 nhờ vào tăng trưởng kinh tế ở những nước
chính yếu.

Dòng FDI chảy vào


FDI sụt giảm năm 2009 trên cả 3 nhóm đầu tư - các nước phát triển, đang phát triển và
những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sự sụt giảm này phản ánh tình
trạng nền kinh tế vẫn còn yếu ở nhiều nơi trên thế giới cũng như khả năng tài chính
giảm của nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Những khu vực nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển có sự phục hồi tốt
hơn những nước phát triển. Sau 6 năm tăng trưởng ổn định thì dòng FDI vào các nước
đang phát triển sụt giảm khoảng 24% trong năm 2009.
Quá trình phục hồi FDI vào năm 2010 được kỳ vọng là sẽ mạnh mẽ hơn ở những nước
đang phát triển so với những nước phát triển . Vì vậy, sự tăng lên trong dòng đầu tư
nước ngoài vào những nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi cũng
được kỳ vọng sẽ tiến triển nhanh hơn. Sự tăng lên rõ ràng này vào giai đoạn 2007-
2009 (Hình) được cho là do sự chuyển hình và tăng trưởng của nền kinh tế cũng như
quá trình mở cửa rộng rãi hơn đối với FDI và sản xuất trên thế giới. Do vậy, các nước
đang phát triển và chuyển đổi này đã giải thích cho hơn phân nửa dòng chảy vào FDI
toàn cầu.

Xếp hạng toàn cầu về những nước thu hút FDI lớn nhất cho thấy lại xuất hiện phần lớn
ở những nước đang phát triển và chuyển đổi. Trung Quốc vẫn là điểm đến thu hút FDI
thứ hai và Mỹ vẫn duy trì vị thế là nước thu hút FDI lớn nhất.

24
Các nước đang phát triển và chuyển đổi cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư mới
(Greenfield) hơn những nước phát triển trong năm 2008-2009. Mặc dù phần lớn
M&A qua biên giới vẫn diễn ra ở những khu vực các nước phát triển thì một phần các
giao dịch này đối với các nước đang phát triển cũng đang trên đà tăng.
Theo như Bài nghiên cứu về triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD cũng đã khẳng
định rằng đầu tư vào các nước phát triển so với các nước đang phát triển đã giảm
xuống trong nhiều năm trở lại đây và có thể tiếp tục trong tương lai.

a) Dòng
FDI chảy ra
Dòng FDI chảy ra (đầu tư FDI) trong năm 2009 giảm 43% xuống mức $1.101 tỷ cũng
giống như xu hướng của dòng chảy vào FDI. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn
cầu đã ảnh hưởng tới đầu tư FDI của những nước phát triển và cũng bắt đầu tác động
đến đầu tư FDI của những nước đang phát triển. Điều này phản ánh lợi nhuận sụt
giảm, áp lực tài chính đối với các công ty.
Dòng đầu tư FDI tăng 20% trong quý I của năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009. Một
nửa trong số các quốc gia (26/51) bao gồm cả những nước đầu tư lớn như Đức, Thụy
Điển và Mỹ đã chứng tỏ đầu tư FDI tăng trong quý đầu của năm 2010, phản ảnh phần
lớn sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và cải thiện lợi nhuận cho các công ty xuyên
quốc gia-TNCs.

25
Trong khi sự sụt giảm trong đầu tư FDI từ những nước phát triển đã lan rộng trong
năm 2009 (trừ những nước ngoại lệ như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) thì khu vực
này vẫn duy trì được vị thế là nguồn đầu tư FDI lớn nhất, với đầu tư FDI vượt hơn cả
thu hút FDI. Đầu tư FDI từ Mỹ giảm mạnh, đầu tư FDI từ Anh cũng giảm 89% trong
năm 2009. Ở khu vực eurozone, đầu tư FDI giảm xuống $325 tỷ- thấp hơn so với mức
năm 2005.
Đầu tư FDI từ những nước đang phát triển đạt khoảng $229 tỷ trong năm 2009, giảm
23% so với năm trước, chấm dứt quá trình tăng liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, sự
giảm sút này vẫn ít trầm trọng hơn so với các nước phát triển. Do vậy, các nước có nền
kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ
trên thế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI trong năm 2009, tăng quy mô lên
35% so với 19% năm 2008. Tuy nhiên, đầu tư FDI ở những nước này vẫn ít hơn so với
thu hút FDI.

Triển vọng FDI


FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment) đã thực sự thay đổi.
Cùng với sự thay đổi của xu hướng đầu tư, khu vực đầu tư thì những khái niệm mới
như FDI “nội”, FDI hướng tới những nền kinh tế ít phát thải Carbon (FDI xanh), hay
FDI không cần vốn đã xuất hiện và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
Nếu quá trình phục hồi dần nền kinh tế vĩ mô, cải thiện lợi nhuận của các công ty, giá
cả thị trường chứng khoán và chính sách mở cửa hơn đối với FDI vẫn duy trì trong vài
năm tới thì nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng vững chắc hơn. Theo UCNTAD thì
dòng chảy FDI có thể tăng trong suốt thời gian 2010-2012.
Quy mô của đầu tư FDI vào sản xuất có thể tiếp tục giảm khi mà dịch vụ và những
ngành chủ chốt lại hấp dẫn nhiều cơ hội FDI hơn.
Những nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm quy mô ngày càng
tăng trong FDI toàn cầu. Khu vực châu Á được xem như là nơi thu hút FDI lớn nhất
trong khi khu vực châu Âu và những nước như Pháp, Đức, Anh lại có sự khôi phục
tương đối yếu hơn so với châu Á trong thu hút đầu tư FDI, Mỹ vẫn sẽ duy trì là nguồn
đầu tư FDI chính, còn những nước mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga sẽ ngày càng
tăng trong vai trò là những nước tại sở đầu tư FDI.
UNCTAD ước tính FDI sẽ phục hồi chậm lên khoảng $1.100-1.300 tỷ trong năm
2010, trước khi đạt được đà tăng trưởng mạnh lên $1.300-1.500 tỷ trong 2011. Chỉ đến
2012 thì đầu tư nước ngoài mới đạt được mức như năm 2008 với dòng FDI dự kiến là
khoảng $1.200-2000 tỷ.

26
UNCTAD cũng đưa ra 3 kịch bản phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như diễn biến của
bản thân cuộc khủng hoảng tài chính, mức độ trầm trọng và kéo dài của cuộc suy thoái
toàn cầu, và hiệu quả cũng như hiệu lực của các đối sách:
Kịch bản V (V scenario) – lạc quan: đến cuối năm 2009, dòng vốn FDI bắt đầu tăng
nhanh trở lại. Các điều kiện cho kịch bản này: (a) sự suy thoái sớm kết thúc trong nửa
cuối năm 2009; (b) niềm tin của các nhà đầu tư sớm hồi phục vì nhiều yếu tố, nhất là
tính hiệu quả của các đối sách của chính phủ; (c) không có sự đình đốn do chủ nghĩa
bảo hộ; (d) xuất hiện làn sóng mới trong hoạt động M&A xuyên biên giới do sự tái cấu
trúc công nghiệp và khả năng tiền mặt của các công ty và tổ chức tín dụng. Kịch bản
này xảy ra khi có sự kết hợp tất cả điều kiện thuận lợi nên khó xảy ra nếu tình hình vẫn
như hiện nay.
Kịch bản U (U scenario) – cơ bản: dòng vốn FDI đến năm 2011 mới bắt đầu tăng
lên.Các điều kiện chính: (a) tình hình suy thoái toàn cầu tồi tệ hơn trong kịch bản V,
kéo dài ít nhất đến đầu năm 2010; (b) giá trị của hoạt động M&A xuyên quốc gia trên
toàn cầu bị hạn chế.
Kịch bản L (L scenario) – bi quan: dòng vốn FDI sẽ không trở lại trước năm 2012.
Điều kiện xảy ra: (a) suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và tồi tệ hơn dự báo, trong đó
chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng lan rộng trên toàn thế giới; (b) vì các yếu tố tiêu cực gia
tăng nên các công ty rất thận trọng trong hoạt động đầu tư, nhất là những hoạt động
đầu tư mở rộng ra bên ngoài.
Cuộc khủng hoảng hiện nay vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với chính sách FDI.
Nó có thể tạo ra sự thay đổi để đạt đến một môi trường đầu tư và kinh doanh hoàn hảo
hơn nhưng cũng có thể khơi dậy chủ nghĩa bảo hộ. Để giải quyết hiệu quả cuộc khủng
hoảng và các hậu quả kinh tế của nó đòi hỏi vai trò quan trọng của các nhà hoạch định
chính sách phải duy trì một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận tiện và kiềm chế
khuynh hướng bảo hộ mậu dịch.
II- Nghiên cứu một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan) để rút ra bài
học kinh nghiệm cho Viêt Nam
1. Trung Quốc: thị trường tiềm năng
a) Thực trạng FDI ở Trung Quốc qua các giai đoạn
Giai đoạn 1979 - 1985

Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung
Quốc trong giai đoạn này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn.
Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư
thực tế là 4,72 tỷ USD.

27
Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc
trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.

Giai đoạn 1986 - 1991

Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lược thu hút FDI là dựa vào bên
ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết
định lấy mục tiêu kinh tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây
dựng công nghiệp làm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ
bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế. Đặc điểm của Trung
Quốc là đồng thời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất
khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hoá.

Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,
Nhật Bản và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào
các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất,
nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự
án được chấp thuận ở các tỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nước.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang
các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao
động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sử dụng vốn nước
ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản lượng công nghiệp tăng
lên.

Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, khuyến khích có trọng điểm
đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các
hạng mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày
càng phát triển vững chắc hơn. Từ năm 1979 - 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100
hạng mục vốn nước ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn thực tế
đạt 79,6 tỷ USD.

28
Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc phát
triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang
tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính
kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.

Giai đoạn 1992 - 1993

Bước sang thập kỷ 90, Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Trung
Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của
kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển
của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn
thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường
trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao chưa từng thấy.
Số lượng đầu tư của thương gia nước ngoài tăng theo cấp số nhân.

Năm 1992, tổng số hạng mục đầu tư của thương gia nước ngoài ký kết trên cả nướclà
48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần so với 1991. Nó vượt quá cả tổng số hạng mục thời kỳ
1979 - 1991 là 42.027 hạng mục. Kim ngạch ký kết theo hiệp định là 58,12 tỷ USD, tăng
4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng kim ngạch ký kết thời kỳ 1979 - 1991, là 52,54 tỷ
USD. Kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ, tăng 2,52 lần so với năm 1991.

Năm 1993, số dự án đầu tư của thương gia nước ngoài lên tới 83.437 hạng mục, tăng
71,1% so với năm 1992. Kim ngạch ký kết theo hiệp định là 111,44 tỷ USD, tăng
149,95% so với năm trước. Đồng thời nó cũng nhiều hơn tổng kim ngạch ký kết 14 năm
trước đó (1987 - 1992) là 110,46 tỷ USD. Mức sử dụng thực tế đạt 27,52 tỷ USD, tăng
2,49 lần so với năm 1992 và tương đương 80% tổng kim ngạch 14 năm trước đó.

Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các
nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư
bản từ 3 cường quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung
Quốc. TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang theo một số
loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao, sản phẩm cao cấp hoá.

29
Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghề giảm xuống. Các dự án mang
tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt là ngành bất động sản tăng cao,
chiếm tỷ trọng lớn trong số các dự án và tỷ lệ trong số vốn của hiệp định từ 9,3% và 31%
năm 1992 lên đến 13,57% và 39,28% năm 1993.

Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất
động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho
nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%.
Tốc độ tăng trưởng này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu
mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát.

Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch sử dụng thực tế
trong kim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với trước đó. Tình
trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư
mà tiền vốn đồng bộ trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo
kịp, nguyên liệu, nhiên liệu, cung ứng không đủ.

Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc
trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô
dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá.

Giai đoạn 1994- 1999

Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993, từ năm 1994,
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI :

+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề
cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật.

+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn và vừa.

+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế.

+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp
cũ.

30
+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối tượng chủ động, có
lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư.

Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2
năm 1992 - 1993. Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có
sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng. Từ năm 1994, mặc dù kim ngạch hiệp
định có xu hướng giảm đi nhưng kim ngạch sử dụng thực tế tăng lên. Tính chung cả nước
trong năm 1994, số hạng mục đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm
43,09% so với năm 1993. Số kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định là 81,41 tỷ USD,
giảm 26,95%. Song số kim ngạch sử dụng thực tế là 33,75 tỷ USD, tăng 22,78%, chiếm
41,5% trong tổng kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định. Vốn FDI thực tế vào Trung
Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặn với mức 10%/ năm.

Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà
luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999. Kim ngạch thực
tế trong hai năm này lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và 40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với
những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của
các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những
đối tác đầu tư chủ yếu của Trung. Các nước này phải giải quyết những khó khăn nội tại
nên giảm đầu tư ra nước ngoài nói chung và vào Trung Quốc nói riêng.

Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi
trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của
nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có
hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục.

Nhờ vậy FDI vào Trung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại và được kì vọng sẽ tăng ở mức cao
trong những năm sắp tới.

Giai đoạn từ 2000 dến 2005:

Trong kế hoạch năm năm lần thứ 10 (giai đoạn 2000 - 2005), do tác động của việc gia
nhập WTO nên nền kinh tế của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng

31
bằng sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000-2005 tăng 34% so với kế
hoạch năm năm lần thứ 9 (giai đoạn 1996-2000), Trung Quốc đã trở thành một trong
những điểm đến triển vọng nhất cho các nguồn vốn nước ngoài và các tập đoàn đa quốc
gia. Các hình thức đầu tư nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu ở thị trường
nước ngoài cũng đạt được những bước tiến đáng kể.

Tính đến cuối năm 2005, có tổng cộng 122 doanh nghiệp của Trung Quốc niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài, tích lũy tài chính lên tới 55.544 tỷ đô la Mỹ. Tổng
cộng có 34 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện
QFII (Qualified Foreign Institutional Investor).

Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đã thành công trong việc nắm bắt các cơ hội dịch
chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu, thu hút một nguồn vốn lớn FDI vào sản xuất,
khiến cho Trung Quốc bước đầu trở thành một trong những nơi sản xuất trọng yếu nhất
trên thế giới. Công nghệ và các ngành công nghiệp trọng điểm thu hút vốn đầu tư hơn
nữa, có rất nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong giai đoạn này

Tính đến cuối năm 2005 đã có tổng cộng 238 chi nhánh của 71 Ngân hàng nước ngoài từ
hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thiết lập tại Trung Quốc. Tổng cộng có 4 công ty
liên doanh chứng khoán và 20 công ty liên doanh quản lý quỹ được phép thành lập.
Ngành bảo hiểm cũng theo đúng những cam kết của WTO đã mở cửa đối với tất cả các
lĩnh vực bảo hiểm .

Giai đoạn 2000-2005 toàn quốc thực tế đã sử dụng những khoản vay ưu đãi từ nước
ngoài lên tới khoảng 20,7 tỷ đô la Mỹ, hỗ trợ cho hơn 150 dự án công trình quốc gia .

Từ năm 2002 đến năm 2005, mỗi năm, Trung Quốc có thể thu hút được khoảng 6,49%
tổng vốn FDI toàn cầu.

Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã bước vào một giai đoạn phát triển cải cách mở cửa
mới, mở cửa đa chiều đa cấp và về nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17

32
của Trung Quốc đã lần nữa khẳng định sự quyết tâm duy trì sự ổn định của đất nước cũng
như đảm bảo sự cải cách và mở cửa tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các
nhà đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn từ 2005 đến 2009:

Trung Quốc là nước được coi là địa điểm thu hút đầu tư FDI hấp dẫn nhất, tiếp theo sau
là Mỹ, Ấn Độ, Nga và Braxin trong giai đoạn 2005 – 2006.

Trong năm 2006, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đạt 63 tỷ
USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Luồng vốn FDI đổ vào Trung Quốc, vốn là quốc gia tiếp nhận FDI nhiều nhất trong các
nước đang phát triển, đã giảm nhẹ từ 69 tỷ USD năm 2006 xuống 67 tỷ USD năm 2007,
song FDI vào Đặc khu hành chính Hồng Công lại tăng từ 43 tỷ USD lên 54 tỷ USD.

Với mức giảm 33% vào tháng 1 năm 2009 là tháng thứ tư liên tiếp vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đi xuống, chủ yếu do suy
thoái kinh tế toàn cầu.

Số liệu Bộ Thương mại Trung Quốc công bố tổng vốn FDI tháng 1năm 2009 đạt 75,4 tỷ
USD, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dòng vốn ngoại vào Trung Quốc yếu dần kể từ tháng 10 năm 2008, khi nhu cầu về hàng
hóa xuất khẩu giảm mạnh trên toàn thế giới.

Tháng 11 năm 2009, vốn FDI chảy vào Trung Quốc tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong
16 tháng qua, tiếp tục duy trì đà gia tăng kể từ tháng 8. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho
thấy tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ngày càng thu
hút thêm nhiều nhà đầu tư.

Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI tháng 11 tăng 32%
so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,02 tỷ USD. Trong tháng 10, con số này là 5,7%.

Theo giới chuyên gia, có được điều đó là nhờ giới đầu tư quốc tế tin tưởng vào khả năng
hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.

33
Chỉ số FDI tăng 7% trong tháng 8 - tháng đầu tiên chỉ số FDI của Trung Quốc tăng lên kể
từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ hồi tháng 10/2008. Trước thời điểm này, chỉ số
FDI tháng 9/2008 của Trung Quốc đã đạt tới con số 19%.

Chỉ số tăng trưởng FDI bốn tháng liên tiếp vừa qua đã giúp cho tình hình đầu tư nước
ngoài của Trung Quốc thoát khỏi tình trạng suy giảm hai con số của suốt 11 tháng trước
đó.

Theo ước tính của Bộ thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng vững
vàng trong vài tháng với mức tăng duy trì trong khoảng từ 7 tỷ tới 8 tỷ USD.

Cũng theo thông tin mà Bộ thương mại Trung Quốc đưa ra, vốn FDI từ các nước phát
triển như Mỹ và các nước thuộc khu vực châu Âu đầu tư vào Trung Quốc trong tháng 11
năm 2009 tuy giảm đi nhưng nguồn vốn FDI từ các quốc gia láng giềng trong khu vực
ASEAN lại tăng lên.

Trong năm 2009, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư
nước ngoài FDI và hiện vẫn đang tiếp tục nỗ lực để vực dậy nguồn đầu tư nước ngoài
bằng cách mở ra thêm nhiều cơ hội trong các ngành dịch vụ, tiết kiệm năng lượng, công
nghệ cao cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị
trường Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 9,3% trong năm 2010, theo dự báo trong
điều tra của Bloomberg.

Khả năng hồi phục nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là thị trường tiêu dùng ngày càng
tăng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tình hình dòng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2010:

Số liệu được công ngày cho thấyFDI vào Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2010 đạt
14,02 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó càng thêm phần minh chứng
cho khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia này sau khủng hoảng.

34
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhiều công ty nước ngoài cắt giảm bớt nhu
cầu đầu tư vào những nền kinh tế mới nổi, trong đó có cả Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư
nước ngoài vào thị trường này đã dần phục hồi trở lại từ hồi tháng 08/2009.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại rằng môi trường đầu tư tại Trung Quốc ngày
càng trở nên kém đi, Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn hoan nghênh
các nhà đầu tư nước ngoài đến với quốc gia này. Tuy nhiên, FDI trong tháng 2/2010 lại
giảm đi so với tháng 1 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 tới nay. Nguyên
nhân của việc này, theo đánh giá của giới quan sát là do kỳ nghỉ Tết âm lịch năm nay rơi
vào tháng 2 thay vì tháng 1 như năm 2009. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc
trong tháng 1 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tháng 5/2010 tăng trưởng tháng thứ
10 liên tiếp. Bloomberg nhận định, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy, kinh tế Trung Quốc
vẫn tăng trưởng tốt bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu. FDI tháng 5/2010 tăng 27,48% lên
mức 8,13 tỷ USD, nâng tổng vốn FDI của cả 5 tháng đầu năm 2010 lên 38,9 tỷ USD,
tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian này, Trung Quốc đã cho phép thành lập hơn 9.600 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, tăng 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng tháng 5, đã có hơn
2.100 doanh nghiệp loại này được cấp phép, tăng 29,29% so với cùng kỳ.
Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 7
vừa qua tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã ghi nhận mức tăng 29,2%, đạt 6,92 tỷ đô la
Mỹ.

Lượng vốn FDI trong tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc đã gia tăng, làm gia tăng niềm tin
của các doanh nghiệp sau khi nền kinh tế đã vượt qua Nhật Bản trong quý 2 năm nay.

35
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, Trung Quốc có thể sẽ đóng góp đến 1/3 trong tăng
trưởng của kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm 11 tháng 8 vừa qua đã nâng
mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc lên 10,5% trong năm nay, gấp 3 lần mức
tăng trưởng dự báo đối với Mỹ.

Theo một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hồi vào tháng 6/2010, Trung Quốc là
quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 trên thế giới trong năm
ngoái, đạt 98 tỷ đô la Mỹ, so với mức 130 tỷ đô la Mỹ lượng vốn FDI của Mỹ.

 Trung Quốc Chuyển Mạnh Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Từ một nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư ra
nước ngoài. Hiện hàng ngàn công ty Trung Quốc đang có mặt ở hầu hết các châu lục
trên thế giới, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển như Nam Mỹ, châu Phi.

Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.

Có thể nói việc tăng giá đồng NDT được thực hiện trên cơ sở lợi ích kinh tế của Trung
Quốc, vì hiện nay Trung Quốc đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp “bước ra ngoài” của Chính phủ Trung Quốc đã
có hơn 40% doanh nghiệp được hỏi mong muốn tăng đầu tư ra nước ngoài trong 2 năm
tới, song họ còn có thái độ thận trọng đối với việc đầu tư ra nước ngoài do lo ngại phải
đối mặt với rủi ro của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Có 59% doanh nghiệp có ý
định dành trên 20% mức đầu tư trong thời gian tới vào khu vực Đông Á và Đông nam
Á; các khu vực như Tây Âu, Bắc Mỹ, Phi Châu, Trung Đông cũng thu hút các doanh
nghiệp Trung Quốc, nhưng chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có ý định dành trên 20%
mức đầu tư vào Châu Đại Dương.

Đáp ứng nhu cầu khổng lồ về năng lượng cho nền kinh tế trong nước là lý do và động
cơ chính thúc đẩy các công ty Trung Quốc đến với châu Phi. Theo Bộ Thương mại
Trung Quốc, hiện các nước châu Phi đáp ứng được 25% nhu cầu dầu của nước này.

Ngoài lĩnh vực dầu khí, hơn 670 công ty Trung Quốc hiện đang đầu tư tại châu Phi
vào những ngành kinh tế có nhiều tiềm năng, từ khai thác kim loại, xây dựng cơ sở hạ

36
tầng, cho đến đánh cá, công nghiệp gỗ và cả những lĩnh vực nhỏ khác mà trước đó các
công ty phương Tây đã rút lui.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư sang các nước láng giềng ở châu Á, nhất là Trung
Á, nhằm kiểm soát nguồn dầu mỏ và khí đốt ở khu vực này thông qua việc xây dựng
đường ống dẫn dầu nối với Kazakhstan, Siberia.

Vì sao Trung Quốc tăng đầu tư ra nước ngoài?

Đầu tư ra nước ngoài vừa giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu, tìm thêm nguồn cung
cấp nguyên liệu năng lượng ổn định cho nền kinh tế của Trung Quốc vừa tăng cường
ảnh hưởng và uy tín trên trường quốc tế.

Ngoài ra, tăng cường đầu tư ra nước ngoài còn nhằm đa dạng hóa việc sử dụng nguồn
dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà nước này tích lũy được sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao.

Đầu tư ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện tiếp cận các
thị trường mới và các công nghệ hiện đại. Việc mua lại hay sáp nhập các công ty nước
ngoài là một cách để các nhà sản xuất Trung Quốc xây dựng những thương hiệu quốc
tế uy tín.

Đầu tư ra nước ngoài còn là con đường ngắn nhất để thực hiện sách lược xây dựng ảnh
hưởng Trung Quốc không chỉ kinh tế mà cả chính trị, quân sự, nhằm nâng cao vị trí
của Trung Quốc trên thế giới.

b) Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Trung Quốc
Có một thị trường rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI
từ Mỹ và Châu Âu.

Có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một
yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Kông và Đài
Loan.

Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực.

37
Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu
tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở
Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép
đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước.

Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tích cực
(50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Kông, Đài Loan và Singapo, những nơi có
nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có
lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ
cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng.

c) Bài học kinh nghiệm


Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùng lãnh thổ
khác. Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của Hồng Kông và Đài
Loan là 86%, Inđônêxia là 79% và của Malaixia là 75% , còn Trung Quốc chỉ chiếm
47% FDI.

FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bố không đều -
(các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi đó các
vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI), đã tạo ra chênh lệch phát triển
giữa các vùng.

Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đang khắc
phục dần. Từ năm 1994 đến cuối năm 2000, khả năng mang lại lợi nhuận trước thuế
trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 8%; riêng với các doanh nghiệp
FDI từ -Mỹ trong những năm 1990 hoặc nửa cuối những năm 1990 là khoảng 14%,
tương đương với khả năng mang lại lợi nhuận của doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào các
nước như Achentina, Braxin, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Thái Lan: thị trường mới nổi


a) Thực trạng FDI ở Thái Lan qua các giai đoạn

38
Mặc dù việc huy động tiết kiệm trong nước có nhiều cải thiện nhưng khoảng cách
giữa tiết kiệm và đầu tư ở Thái Lan vẫn tồn tại. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư
nước ngoài ở những năm 80 là 20% và giảm xuống còn 10% vào những năm 90. Sau
khi đồng baht được thả nổi từ năm 1997 trở đi, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư
nước ngoài tăng lên 40%. Tuy dòng vốn FDI vào không ngừng tăng lên nhưng dòng
FDI thuần lại biến động qua các năm do biến động của nền kinh tế Thái Lan và các
nhân tố bên ngoài (xem bảng)
1980-1989
Vào đầu những năm 80, dòng vốn FDI khá nhỏ và biến động sâu sắc do sự bất ổn
của kinh tế trong nước và thế giới. Sau năm 1987, do sự tăng lên trong chi phí lao
động và sự tăng giá đồng tiền ở Nhật và các nước công nghiệp mới ở châu Á, nhà đầu
tư ở các nước này bắt đầu chuyển các cơ sở sản xuất sang Thái Lan và các nước đang
phát triển khác làm cho dòng vốn FDI vào Thái Lan tăng mạnh. Suốt thời kỳ này, dòng
vốn FDI từ Nhật vào Thái Lan tăng cao, từ 35% năm 1986 đến 48% năm 1988.
1990 – 1996
Dòng vốn FDI bắt đầu giảm vào đầu những năm 1990 do Nhật và các nước công
nghiệp mới thay đổi cơ sở sản xuất và do tính không hiệu quả của nguồn nhân lực và
cơ sở hạ tầng ở Thái Lan. FDI từ Nhật chỉ đạt 8% do kinh tế bất ổn vào năm 1992
nhưng nhìn chung vẫn xấp xĩ 16% trong suốt thời kỳ.
1997 – 2001
Sau khi đồng baht thả nổi và khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 1997, dòng FDI
vào Thái Lan tăng mạnh. Đó là do đồng baht giảm giá 38% đã khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài mua lại các công ty gặp khó khăn của Thái Lan. Năm 1997, FDI
vào Thái Lan bị chi phối bởi Nhật (28%), US (18%), Singapore (18%), Hong Kong
(12%), EU (12%) và Taiwan (5%). Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ giảm trong suốt thời kỳ
do sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc.
Dòng FDI đến từ khu vực công nghiệp trung bình chiếm 50% tổng vốn FDI mỗi
năm và khu vực thương mại chiếm 25%.
Từ năm 2002 đến nay
Dòng vốn FDI tăng trung bình 7,5 tỷ USD mỗi năm do kinh tế phục hồi. Đặc biệt,
FDI vào Thái Lan bị chi phối bởi Singapore với tỷ trọng 41% vào năm 2004, theo sau
là Nhật (20%), EU (13%). Hầu hết FDI tập trung vào khu vực thương mại và công
nghiệp.

39
Table : Net Flow of Private Financial Account (Millions of US dollars)

40
Figure : FDI (Millions of US Dollars) From 1980 to 2004

41
Những ngành thu hút các dòng vốn FDI lớn nhất tại Thái Lan là ngành công
nghiệp, các định chế tài chính và thương mại (xem bảng 2-2). Các định chế tài chính
thu hút trung bình 50% / năm trong tổng số FDI từ năm 1970, nhưng ưu thế này đã
chuyển sang ngành công nghiệp và thương mại với hơn 70% kể từ năm 1993 (BOT,
2005). Các BOT báo cáo rằng các định chế tài chính là thành phần quan trọng nhất cho
đến năm 1992 và giảm nhanh từ 53% xuống 2,91% vào năm 1993 và không thể giành
lại vị trí quan trọng đó. Thương mại trở nên phổ biến nhất sau sự suy tàn của các định
chế tài chính và nó càng trở nên quan trọng hơn để thu hút FDI sau cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997, tỷ trọng của thương mại lần lượt là 13% và 50% vào năm
1993 và 2001.
Table : Inflows FDI into Thailand classified by Sectors (Millions
of US$) 1970 - 2004

42
Table : Inflow FDI into Thailand classified by Sectors (Millions of US$) 1970 -
2004

43
Figure : Inflow FDI into Thailand classified by Sectors (Percentage)

Năm 1980

Năm 1990

44
Năm 2000

Năm 2004

45
b) Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Thái Lan
Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Thái Lan đã chủ động phát triển đất nước bằng
việc cải cách luật pháp, thiết lập các dự án đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo việc
chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, họ cũng áp
dụng các chính sách ưu đãi thuế để thu hút các dự án đầu tư.
Table : Tax Incentive Schemes

Loại hình công ty Ưu đãi thuế

Trụ sở chính hoạt động ở địa 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận
phương ròng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thuế được giảm như sau:
15% trên lợi nhuận đến 1 triệu baht
25% trên lợi nhuận từ 1 – 3 triệu baht
30% trên lợi nhuận trên 3 triệu baht

Các công ty niêm yết 25% đối với các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Thái Lan (SET) từ 6/9/2001 đến
31/12/2005.
20% đối với các công ty niêm yết trên thị trường
phi tập trung (MAI) từ 6/9/2001.
Tỷ lệ này chỉ được áp dụng trong 5 kỳ kế toán
liên tiếp.

Các công ty có vốn liên doanh đầu Được miễn thuế đánh trên lợi nhuận và cổ tức
tư vào các doanh nghiệp vừa và nhận từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
nhỏ

(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư Thái Lan)

Chính phủ cũng thực hiện các ưu đãi theo vùng để giảm sự mất cân đối giữa các
vùng. Theo đó, ưu đãi thuế được áp dụng theo thứ tự tăng dần cho ba vùng: vùng 1
gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận; vùng 2 gồm 12 tỉnh quanh vùng 1; vùng 3 gồm các
tỉnh còn lại.

46
Ngoài ra, cũng có các ưu đãi cho các ngành dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường
và các ngành có hàm lượng công nghệ cao bên cạnh các biện pháp kích thích xuất
khẩu cũng như thương mại tự do.
c) Bài học kinh nghiệm
Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn là chiếm một
vị trí quan trọng nhất với đất nước này kể cả về lao động hoạt động, đóng góp cho
GDP và thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 -
1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục. Ngành nông nghiệp Thái Lan
đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi
phục và phát triển trở lại của nền kinh tế, thì nền kinh tế Thái Lan cũng đã phát triển
hơn, và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối
với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án
FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy
móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc
loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực
đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong vòng 5 năm.
Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn
nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ
Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án
được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình
thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.
Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà
chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản,
khai thác lâm sản…
Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế
về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái
Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn
đang tìm kiếm.
III - Xu hướng FDI vào Việt Nam
1. Đặc điểm FDI vào Việt Nam:
- Khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 3.5% lao
động trực tiếp.

47
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, FDI đăng ký mới và tăng thêm
năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008. Số vốn giải ngân đạt 10 tỷ
USD, bằng 87% năm 2008.
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các
nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự
án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng
thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký
mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm
như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành
phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên
Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ
USD và 1,68 tỷ USD.Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký
lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD
đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
- Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009
với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ
USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
- Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,
các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm
45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng
ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD
chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký.
2. Thực trạng FDI ở Việt Nam qua các giai đoạn (1988-2007)
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến
năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số
FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký
lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các
nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ
chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các
nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực
lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia
tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong

48
những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một
điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI
đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá
độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh
mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malaisia,
Singapore, Thái-lan…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời
kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc
tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng
góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của
nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một
phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của
mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã
buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng
cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc
khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá.
Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất
khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu
của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ
ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức
25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996.
FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn
Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ
(2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống
còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001.
Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống. Nguyên nhân thứ nhất là do sự xuống
dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ
cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước
châu Á.
Giai đoạn 2003- 2007: Dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi
chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và
có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước;
năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20

49
năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm
1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007,
dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều
dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử,
sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin,
du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai
vào Việt Nam. Nguyên nhân về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 2007 của Việt
Nam đã có biến chuyển đặc biệt sau năm đầu tiên gia nhập WTO do Việt Nam đã cải
cách môi trường đầu tư kinh doanh và có những chính sách kinh tế phù hợp với WTO.
Giai đoạn 2008- 2010: Dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn
đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với
năm 2007. Nhưng năm 2009 FDI là 21,48 tỷ đôla, chỉ bằng 30% năm 2008. Nguyên
nhân chính cho việc sụt giảm được đánh giá là do khủng hoảng kinh tế thế giới. Và
tính từ đầu năm 2010 đến tháng 8, FDI đã đạt trên 11 tỷ USD, giảm hơn 12% so với
cùng kỳ, bằng 1/2 so với mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2007

50
Số dự án Vốn đăng Tổng số vốn
ký(Triệu đô la thực hiện
Mỹ) (*) (Triệu đô la Mỹ)

Tổng số 10981 163607,2 57045,5


1988 37 341,7
1989 67 525,5
1990 107 735,0
1991 152 1291,5 328,8
1992 196 2208,5 574,9
1993 274 3037,4 1017,5
1994 372 4188,4 2040,6
1995 415 6937,2 2556,0
1996 372 10164,1 2714,0
1997 349 5590,7 3115,0
1998 285 5099,9 2367,4
1999 327 2565,4 2334,9
2000 391 2838,9 2413,5
2001 555 3142,8 2450,5
2002 808 2998,8 2591,0
2003 791 3191,2 2650,0
2004 811 4547,6 2852,5
2005 970 6839,8 3308,8
2006 987 12004,0 4100,1
2007 1544 21347,8 8030,0
Sơ bộ 2008 1171 64011,0 11600,0
(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các
năm trước.

51
b. FDI phân theo ngành nghề:
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có
thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích
sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo,
thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Cơ cấu đầu tư có
chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao,
lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi
tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án FDI này sử
dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất,
chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với
5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án,
61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.

STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD)

1 CNdầu khí 38 3,861,511,815 5,148,473,303


2 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314
3 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865
4 CNthựcphẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260
5 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027
Tổng số 5,745 50,029,948,532 20,042,587,769
- FDI trong lĩnh vực dịch vụ:
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy,
khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số
ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng
không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều
lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại
dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI, phát triển các ngành
dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

52
Trong khu vực dịch vụ FDI tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao
gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp (42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao
thông vận tải-bưu điện (18%) (xem bảng).

TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Đầu tư đã thực


(triệu USD) hiện (triệu USD)

1 Giao thông vận tải-Bưu 208 4.287 721


điện ( bao gồm cả dịch vụ
logicstics)

2 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401

3 Xây dựng văn phòng, căn 153 9.262 1.892


hộ để bán và cho thuê

4 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283

5 Kinh doanh hạ tầng KCN- 28 1.406 576


KCX

6 Tài chính – ngân hàng 66 897 714

7 Văn hoá – y tế – giáo dục 271 1.248 367

8 Dịch vụ khác (giám định, 954 2.145 445


tư vấn, trợ giúp pháp lý,
nghiên cứu thị trường...)

Tổng cộng 1.912 28.609 7.399

Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ,
chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%)
với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi,
giải trí.v.v.

53
- FDI trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư :
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú
trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu
hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về
số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm
2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất
53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao
gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng
rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực
chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt,
chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu
USD,
Các dự án FDI trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam.
Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu
Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng
vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng
chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
FDI phân theo vùng, lãnh thổ :
Qua 20 năm thu hút, FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng”
FDI nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh
tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận.
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ
USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực
hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ
USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải
Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng
vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD),
Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng
vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ
USD).

54
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD,
chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án
với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp
theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9%
vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD)
chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng
ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dự án với tổng
vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. Điều này, minh chứng
cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính
phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005.
Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà
Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng
Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố
tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh,
tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm
86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc,
70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng,
35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của
cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn
FDI vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung,
Hòa Lạc)
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ
USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước,
trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh
miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD.
Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15
dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI,
nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu
chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách
du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây
Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây
Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng
đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng
bằng sông Cửu Long thu hút vốn FDI còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về
số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.

55
Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa
lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn
này còn rất thấp.

IV-Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


1. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian qua
Việt Nam đã và đang từng bước trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mới
đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
(ĐTRNN) của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam
có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng được
nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm
nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh
tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu
tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ thống pháp luật ĐTRNN của Việt Nam

Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số
các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất
khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa
rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến
sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh
nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước
láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn

56
phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với
một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa
thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt
động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt
động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp
Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN.

Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh
dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự
trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống
kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc
lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể,
đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát
được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn
phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp
Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận
đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin
về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN.
Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra,
văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực
pháp lý chưa cao.

57
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động
ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng
7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời
gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh
nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ
ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ
tục hành chính.

Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện
hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-
CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản
tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam:

b1. ĐTRNN từ 1989-2009: (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) (đvt:USD )

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua hơn 20 năm thực hiện ĐTRNN, tính đến hết năm 2009, Việt Nam có 457 dự
án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 6,85 tỷ USD. Quy mô vốn
đầu tư bình quân đạt 14,995 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã
thay đổi theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ
pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực
tham gia vào hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong đó phải
nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị
định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định ĐTRNN của doanh
nghiệp Việt Nam, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD;
quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.

58
Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131
dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 731,418 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự
án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu
tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.

Từ năm 2006 khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính
phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tới hết năm 2009 có 308 dự án
ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,1 triệu USD; gấp 8 lần tổng vốn đầu tư đăng ký
so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 19,8 triệu USD/dự án, cao
hơn thời kỳ 1999-2005.

a) ĐTRNN phân theo ngành: (đến năm 2008)

Tỷ trọng Tỷ trọng
STT Chuyên ngành Số dự án (%) TVĐT (USD) (%)
3.146.005.63
Công nghiệp 155 42,12 1 77,77
2.247.986.12
CN dầu khí 17 4,62 5 51,18

I 1.056.174.89
CN nặng 80 21,74 0 24,05
CN nhẹ 20 5,43 26.214.810 0,60
CN thực phẩm 16 4,35 31.011.080 0,71
Xây dựng 22 5,98 54.618.726 1,24
Nông nghiệp 70 19,02 557.472.764 12,69

II Nông, lâm nghiệp 62 16,85 545.272.764 12,41


Thủy sản 8 2,17 12.200.000 0,28

III Dịch vụ 143 38,86 418.761.107 9,53


Dịch vụ 78 21,19 103.315.076 2,35

59
GTVT - Bưu điện 29 7,88 70.925.832 1,61
Khách sạn - Du
lịch 8 2,17 18.383.589 0,42
Tài chính - Ngân
hàng 6 1,63 26.792.500 0,61
Văn hóa- Y tế -
Giáo dục 9 2,44 21.807.239 0,50
XD văn phòng -
căn hộ 13 3,53 177.536.871 4,00
4,392,239,50
Tổng số 368 100 2 100

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu
trong lĩnh vực công nghiệp với 155 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,146 tỷ USD, chiếm
42,12% về số dự án và 77,77% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng
chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3
của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu
USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với
tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư
phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng
vốn đầu tư 100 triệu USD.

Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 70 dự
án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là hơn 557,47 triệu USD, chiếm 19,02% về
số dự án và 12,69% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, phần lớn là dự án
trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i)
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công
ty cao su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt –
Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD.

60
Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký
đầu tư ra nước ngoài là 418,76 triệu USD, chiếm 38,86% về số dự án và 9,53% tổng vốn
đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang
Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội
Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng
trung tâm thương mại.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa
bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....

ĐTRNN phân theo đối tác: (đến năm 2008)

STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (USD)


1 Lào 147 1.531.259.492

2 Liên bang Nga 17 945.347.407


3 Malaysia 7 812.472.740
4 Angiêri 1 243.000.000
5 Campuchia 39 211.259.268
6 Madagascar 1 117.360.000
7 Irắc 1 100.000.000
8 Iran 1 82.070.000
9 Mỹ 40 80.114.754
10 Indonesia 3 46.180.000
11 34 nước khác 129 178.655.841
Tổng cộng 368 4.392.239.502

Tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 44 quốc gia
và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á, trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào với 147 dự án, tổng vốn đầu tư là hơn 1,5 tỷ USD, chiếm 39,9% về
số dự án và 34,86% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong
lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn
đầu tư cam kết là 100 triệu USD.

61
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư
là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí
ga ; (i) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.

Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án
đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã
đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật
Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập
trình viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa
năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng
2,5 triệu USD.

b2. Tình hình đầu tư năm 2009

62
PHÂN THEO NGÀNH

TTNgànhSố dự án cấp mớiVốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu USD)Số lượt dự án
tăng vốnVốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD)Vốn đăng ký cấp mới và tăng
thêm bên VN(triệu USD)1Nghệ thuật và giải trí11.000.000.0001.000.000.0002Nông, lâm
nghiệp, thủy sản8337.031.116495.438.362432.469.4783Khai
khoáng10187.331.3403160.842.693348.174.0334CN chế biến,chế
tạo9204.764.500745.683.422250.447.9225Tài chính, ngân hang, bảo
hiểm4101.514.000113.560.000115.074.0006Bán buôn, bán lẻ, sửa
chửa17100.864.40114.117.644104.982.0457Thông tin và truyền
thông315.585.556268.960.24184.545.7978KD bất động sản556.178.35056.178.3509Y tế và trợ
giúp XH116.849.57316.849.57310Dvụ lưu trú và ăn uống415.400.00015.400.00011Vận tải kho
bãi215.360.00015.360.00012HĐ chuyên môn, KHCN113.591.00011.490.2275.081.22713Xây
dựng34.987.6884.987.68814Cấp nước, xử lý chất thải14.900.0004.900.00015Dịch vụ
khác41.805.0001.805.00016Giáo dục và đào tạo21.315.7001.315.70017Sản xuất, pp điện, nước,
điều hòa1800.000800.00018Hành chính và dvụ hỗ
trợ4510.000510.000Tổng892.051.938.65120406.942.1622.458.880.813

PHÂN THEO ĐỐI TÁCTTĐối tỏcSố dự án cấp mớiVốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu
USD)Số lượt dự án tăng vốnVốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD)Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm bên VN(triệu
USD)1Lào221.301.343.25710307.772.2451.609.115.5022Campuchia14430.835.562116.849.573
447.685.1353Hoa
Kỳ17136.140.350419.467.871155.608.2214Australia4106.044.000106.044.0005Cuba161.970.00
061.970.0006Peru127.760.00027.760.0007Singapore717.639.29417.639.2948Công
gô115.310.00015.310.0009Hà
Lan15.600.0005.600.00010Myanmar12.350.0002.350.00011Belarus11.600.0001.600.00012Thái
Lan1780.0001530.0001.310.00013Hàn Quốc41.180.0001.180.00014Hồng
Kông153.00011.086.2231.139.22315Đài Loan21.050.0001.050.00016British Virgin
Islands1850.000850.00017Hy Lạp1743.000743.00018Vương quốc
Anh1600.000600.00019CHLB Đức1538.000538.00020Venezuela1400.000400.00021Trung
Quốc2379.500116.250395.75022Pháp1300.000300.00023Ba Lan1287.688287.68824Nhật
Bản2130.000130.00025Ma Cao125.00025.00026Ukraina1-750.000-750.000Tổng
số892.051.938.65120406.942.1622.458.880.813

(Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư – cục đầu tư nước ngoài)

Riêng trong năm 2009, đã hình thành trào lưu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
tại các thị trường trong tầm tay như Campuchia, Lào, Liên bang Nga và một số quốc gia
châu Á. Nhiều dự án đã chuyển từ quy mô nhỏ, số vốn bình quân khoảng 7,5 triệu

63
USD/dự án, ngành nghề đơn giản sang các dự án lớn, ngành nghề phức tạp, đòi hỏi kỹ
thuật cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư cả ở những địa bàn vốn
thuộc “lãnh địa” của các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,
Mỹ…..

Một trong những “rào cản” được nhận diện đối với hoạt động ĐTRNN của các
doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua là vốn, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài thì nay đã
được khơi thông.

Như tại thị trường Campuchia, NH Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết,
đã có kế hoạch cung cấp tín dụng cho các dự án của doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, vừa
qua BIDV đã quyết định cung cấp tín dụng cho các dự án sản xuất phân bón của Công ty
cổ phần quốc tế Năm Sao với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD, cho Viettel Campuchia vay
40 triệu USD; đồng thời, BIDV cũng đang xúc tiến bàn thảo để được các thỏa thuận cấp
tín dụng triển khai các dự án đầu tư tại Campuchia trong lĩnh vực xay xát lúa gạo, trồng
cao su công nghiệp, khai khoáng… Các ngân hàng Việt Nam cũng đang xúc tiến mở rộng
hoạt động cung cấp tín dụng tại một số quốc gia có dự án của các doanh nghiệp trong
nước để làm hậu thuẫn.

2. Những vướng mắc trong quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
a. Về thể chế chính sách:

Chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu
tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.

b. Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn nhiều bất cập:

Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp:

Nếu như hoạt động thu hút đầu tư FDI vào VN có 4 nơi có thể cấp giấy chứng
nhận đầu tư (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành
phố và Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì hoạt động
đầu tư ra nước ngoài dù dự án có quy mô nhỏ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi duy nhất

64
cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Việc này khiến các doanh nghiệp miền Trung
và phía Nam tốn kém thời gian và tiền bạc để có được giấy phép đầu tư.

Ngoài ra, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư ra
nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư. Và thủ tục chuyển tiền ra
nước ngoài phức tạp, thời gian kéo dài gây khó khăn hoặc làm mất cơ hội của nhà đầu tư
ra nước ngoài.

Quản lý khâu triển khai và kết thúc dự án đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo:

- Hiện chưa xác định rõ cơ quan nhà nước nào quản lý khâu triển khai các dự án đầu tư ra
nước ngoài? Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay cơ quan quản lý ngành? Hay địa phương (cấp
tỉnh, thành phố)? Cho nên các dự án đầu tư ra nước ngoài triển khai như thế nào? Còn
hoạt động hay không? Không một cơ quan nào nắm rõ.

- Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực
hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài
chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

- Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc
tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp VN đầu tư ra nước ngoài.

- Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút
bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa
hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

c. Đại diện của Chính phủ VN ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại
diện thương mại) chưa tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước
ngoài.

Cụ thể, các cơ quan đại diện của VN ở nhiều nước không nắm rõ số lượng dự án,
ai đầu tư, khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, cho nên không có phương án hỗ trợ, trong
khi đó các nhà đầu tư không gặp gỡ, báo cáo hoạt động đầu tư… Và đây là một trong
những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào các tình trạng: hoặc “tự tung, tự tác”

65
gây phiền phức cho môi trường đầu tư nước bạn, hoặc “bơ vơ lạc lõng” hụt hơi trong giải
quyết các khó khăn trong triển khai dự án ở nước ngoài.

d. VN chưa có chiến lược đầu tư ra nước ngoài, trừ ngành dầu khí có những kế
hoạch dài hạn đầu tư ra nước ngoài, còn từ cấp Trung ương, địa phương, ngành…chưa
xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài, cho nên Chính phủ chưa xây dựng những biện
pháp hỗ trợ sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
hiện nay của VN vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp.

e. Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng:

Ở VN, trên trang web của Cục xúc tiến đầu tư chỉ đề cập một số quy chế đầu tư ở
Lào, còn chưa cơ quan nào của Chính phủ được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường
đầu tư, cơ hội đầu tư ở các nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động
đầu tư ra nước ngoài còn thiếu bài bản, thiếu nhạc trưởng, doanh nghiệp tự khai thác
thông tin tốn kém và không đầy đủ.

f. Công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài chưa được quan tâm:

Nếu ở các quốc gia khác, sau khi cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các doanh
nghiệp nhận được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, họ tổ chức cho các doanh
nghiệp đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài, còn ở VN chỉ mới thực hiện xúc tiến
để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành, địa phương, chứ việc xúc tiến đầu tư ra nước
ngoài chưa được tổ chức vì chưa có chiến lược và chưa được quan tâm.

g. DNVN còn nhiều yếu kém:

Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh
nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung
Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.

Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt
Nam còn bị hạn chế.

66
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí
còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan
có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại,
dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng
ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu
tư ra nước ngoài.

h. Khó khăn nơi nước tiếp nhận đầu tư:

Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá
trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó
tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt
là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví
dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn
quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ
tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo
dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại
LB Nga, Lào).

Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và
tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả
về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).

Sự khác biệt về ngôn ngũ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang
nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

V- Một số đề xuất về chính sách


1.Định hướng thu hút nguồn vốn FDI:

67
Định hướng ngành:

a. Ngành Công nghiệp-Xây dựng:

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử,
công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển
như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển
và chuyển giao công nghệ.

Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm
giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công
nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

b.Ngành Dịch vụ:

Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng
cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết
quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng,
tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các
lĩnh vực dịch vụ khác.

c. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con
có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu
hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất
khẩu.

Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông,
lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ
thống giao thông nội đồng...

68
Định hướng vùng:

Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa
phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để
tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu
hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối
với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu
Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy
nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng).

Định hướng đối tác:

a. Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (MNCs):

FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của TNCs; hoạt động của các công ty này có tác
động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs
được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào
xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển,
vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

b. Ba đối tác chính

*Nhật bản

Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện lớn nhất trong số các quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt
Nam. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của Nhật Bản đang thực hiện chiến lược
chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước khác trong khu vực theo mô hình
“Trung Quốc + 1”, tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong tăng cường thu hút đầu tư của
Nhật Bản.

69
Việt Nam và Nhật Bản đang thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung
Việt – Nhật giai đoạn II nhằm giải quyết những vướng mắc, nâng cao khả năng cạnh
tranh của môi trường đầu tư.

Trong thời gian tới, cần tập trung xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào các dự án công
nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến ; chú trọng thu hút FDI của Nhật
vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ trong chuyến thăm
Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Tiến hành vận động đầu tư tại Nhật Bản theo hình thức mới, chọn các dự án trọng
điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư. Tổ chức cho đoàn doanh
nghiệp hai nước thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư lẫn nhau. Thúc đẩy và hỗ trợ các dự án
lớn của Nhật Bản hiện đang trong quá trình đàm phán hoặc hình thành dự án. Giải quyết
tốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo
thêm lòng tin của các nhà đầu tư Nhật Bản.

* Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết
và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã
thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ đã có một
số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel.
Dự báo trong các năm tới, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn các năm
trước và Hoa Kỳ có thể vươn lên đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản về vốn đầu tư vào Việt
Nam.

Để thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ cần tổ chức triển khai các hoạt động sau:

- Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng.
Mở rộng, nâng cao hiệu qủa hợp tác xúc tiến đầu tư với các công ty tư vấn, xúc tiến đầu
tư, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hoa Kỳ. Thành lập tổ công tác liên ngành
để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị một số dự án quan trọng.

70
- Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán,
chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án
đầu tư đã được cấp giấy phép.

- Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm
thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở
đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.

- Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề
xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước. Nghiên cứu, đề xuất về
các vấn đề tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Việt Nam
Hoa Kỳ, nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư của các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam..

- Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều
người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một
số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ...
Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng:
(i) tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong
các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh
bất động sản....; (ii) tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và
sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

* Các nước EU:

Liên minh châu Âu (EU) coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt
Nam qua việc tăng viện trợ hợp tác phát triển, về thương mại và đầu tư trực tiếp. EU
cũng là những nước kết thúc sớm nhất đàm phán với Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên
đầu tư của EU vào Việt Nam cho đến nay chưa lớn. Dự báo trong các năm tới, đầu tư từ
các nước EU sẽ gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm hơn đầu tư từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chủ yếu do dòng vốn đầu tư đang tập trung vào các thành viên mới của EU và do ở xa

71
Việt Nam, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp các nước EU về
Việt Nam còn ít.

- Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa
quốc gia (TNCs) vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và
cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong EU cần tiếp tục thu hút ĐTNN từ các nước công
nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức.

- Tăng cường giới thiệu về chính sách và cơ hội đầu tư tại Việt Nam; tiếp tục xúc tiến các
dự án mà các tập đoàn EU đi cùng Lãnh đạo các nước vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh
vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, hoá chất, xây dựng, dịch vụ. Tăng cường công tác
tổ chức hội thảo XTĐT tại Việt Nam cũng như tại một số nước EU, thực hiện việc tăng
cường đại diện XTĐT tại một số nước EU.

- Thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết; đối với một số dự án cụ thể,
có thể xem xét cho phép đầu tư sơm hơn, đổi lại phía ta tranh thủ sự ủng hộ của Chính
phủ và của các TNC's EU trong việc cung cấp ODA và các lợi ích thương mại.

c. Một số đối tác truyền thống:

* Đài Loan

Đài Loan tăng cường thực hiện Chính sách Hướng Nam, trong đó Việt Nam được
coi là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút
đầu tư của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của các dự án đầu tư sắp tới lên
trình độ mới theo định hướng của ta. Tuy nhiên, việc tăng cường phát triển mối quan hệ
nói trên luôn luôn gặp phải trở ngại từ phía Trung Quốc, điều này dự báo là công tác thu
thút đầu tư và phát triển thương mại của Việt Nam từ Đài Loan sẽ gặp khó khăn hơn so
với hơn 10 năm qua.

Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tư Đài Loan vào
các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh
kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế
biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

72
Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các Tập đoàn lớn cần coi trọng
thu hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ
thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn hơn nhiều so với xí nghiệp cùng loại
của Việt Nam. Việc tăng cường thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cũng phù
hợp với Chính sách Công nghiệp hoá và tăng cường xây dựng ngành Công nghiệp phụ
trợ của ta; đẩy mạnh hơn công việc hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực
đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt
Nam

* Hàn Quốc:

Vài năm gần đây Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn
Quốc đầu tư vào Việt Nam và quyết định tăng ODA cho Việt Nam. Các doanh nghiệp
Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số lượng khách Hàn Quốc vào Việt
Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2006, Hàn Quốc dẫn đầu
về đầu tư tại Việt Nam. Do có một số dự án lớn, trong đó có dự án trị giá 1,12 tỷ USD
của Tập đoàn sản xuất thép POSCO. Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tư từ
Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những
nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang
kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà đầu tư mới.

* Singapore:

Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn
này đầu tư vào Việt Nam. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ...),
Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam
và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường quốc tế.

Việt Nam và Singapore đang triển khai nghiên cứu đề án kết nối hai nền kinh tế.
Hai nước cũng đã thỏa thuận thực hiện chương trình hợp tác xúc tiến và thúc đẩy đầu tư

73
của nước thứ ba vào Việt Nam và Singapore mà cụ thể là Nhật Bản. Đây là yếu tố thuận
lợi để thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong những năm tới.

Các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư từ Singapore là: công nghiệp điện tử, tin
học, công thệ thông tin; các dự án công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách
sạn-du lịch, bất động sản.

2. Các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động ĐTRNN:

a. Về công tác quản lý.

- Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các
doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN.

- Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động
ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá,
mang tính chất ”cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Cụ thể: thúc
đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ,
Campuchia) bằng các hình thức tổ chức XTĐT thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về
luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung
cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin
điện tử;

- Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý ĐTRNN trong thời gian tới.

b. Về cung cấp thông tin:

b1. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành
sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp
đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:

- Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại.

74
- Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại.

- Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận.

- Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại.

b2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các
doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà
nước liên quan các loại thông tin sau:

- Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang
Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung
cấp cho doanh nghiệp.

- Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước;

- Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm

c. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

c1. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:

Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới
phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số
khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được
hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể:

- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30%
tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản,
được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh
nghiệp.

- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số
nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép
cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.

75
- Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để
thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

c2. Chính sách ưu đãi về thuế:

Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh
vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế
nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Lào.

c3. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:.

Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song
phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để
làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.

c4. Về đào tạo lao động:

Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình
độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số
lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt
Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để
đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo
các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.

Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần
gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các
lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo
các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.

76

You might also like