You are on page 1of 86

Mục Lục

1.2. Hệ thống chuẩn mực của Hiệp ước Basel..............7


1.2.1. Chuẩn mực BASEL 1 .................................................7
1.2.1.1. Bản Thoả thuận tháng 7 năm 1988...........7
1.2.1.2. Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996......12
Lãi suất.............................................................................81
Tỷ giá và vàng................................................................... 81
Thời hạn............................................................81
Hợp đồng lãi suất .............................................81

i
Danh mục các từ viết tắt

CBRC Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc

CIRC Uỷ ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc

CSRC Uỷ ban Quản lý các thị trường Chứng khoán Trung Quốc

FSC Uỷ ban Giám sát Tài chính

FSS Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính

NH Ngân hàng

NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước

NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam

NHTW Ngân hàng Trung ương

NHXDTQ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc

OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển

PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

SFC ủy ban về Chứng khoán và các hợp đồng tương lai

TCTD Tổ chức tín dụng

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

ii
Danh mục bảng biểu

Trang
Bảng 1 Mối tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng 30
lĩnh vực kinh doanh
Bảng 2 Những thay đổi về tiêu chí phân loại nợ 44
Bảng 3 Vốn tự có và Hệ số an toàn vốn của các NHTMNN 56
Bảng 4 Vốn tự có và hệ số an toàn vốn của một số NHTMCP 57
Bảng 5 Bảng tổng hợp vốn tự có theo các Tổ chức Định chế Tài chính 59
Bảng 6 Kết quả cho điểm tín dụng đối với 2088 khách hàng 61
là doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 7 Cơ cấu dư nợ của 2088 khách hàng được xếp hạng tại Ngân hàng 61
Ngoại thương Việt Nam
Bảng 8 Tỷ lệ nợ xấu tại các Tổ chức Định chế Tài chính 63
Bảng 9 Tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam 64
Bảng 10 Tình hình trích lập Dự phòng Rủi ro của các NHTM Nhà nước 65

Danh mục các phụ lục


Trang

Phụ lục 1 25 nguyên tắc Cơ bản Basel về Giám sát Ngân hàng 118
hiệu quả

Phụ lục 2 Tự đánh giá sự tuân thủ của Ngân hàng Nhà nước Việt 122
Nam với 25 Nguyên tắc Cơ bản Basel về Giám sát Ngân
hàng hiệu quả

Phụ lục 3 Tỷ trọng rủi ro của các tài sản có nội bảng 123

Phụ lục 4 Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại 125
bảng

Phụ lục 5 Các phương pháp xác định giá trị tương đương rủi ro tín 126
dụng của các cam kết ngoại bảng liên quan đến lãi suất
và tỷ giá

iii
Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của Đề tài


An toàn, hiệu quả, bền vững luôn là mục tiêu mà mọi ngân hàng hướng tới. Có thể
nói, sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một nước, dù là nước phát triển hay đang
phát triển đều có thể đe doạ sự ổn định tài chính ở nước đó và tác động đến nước khác trên
trường quốc tế. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính, trong đó
hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ chốt đã và đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn
trên toàn thế giới. Việc áp dụng các chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng là rất cần thiết
để cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động
một cách lành mạnh, hiệu quả. Trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu hư-
ớng áp dụng các chuẩn mực của Basel để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ lành
mạnh. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, mục tiêu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam là an toàn, hiệu quả, và bền vững. Hơn nữa, so với thông lệ quốc tế, mức độ rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, đặc biệt tại các
Ngân hàng Thương mại Nhà nước còn khá cao và khó lường trước các hậu quả xảy ra.
Chính vì vậy, việc phân tích và áp dụng các chuẩn mực Basel là hết sức cần thiết nhằm
đảm bảo sự an toàn không những trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam mà còn là sự an toàn của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể nói, đến nay đã có những đánh giá ban đầu về mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản Basel tại Ngân hàng Nhà nước, chú trọng vào hoạt động thanh tra giám sát. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn
mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel (Basel1 và Basel2 tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, Nhóm nghiên cứu
lựa chọn Đề tài: “Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam tiếp
cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Thoả ước
Basel”.

2. Đóng góp của Đề tài


- Về mặt lý luận:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận của các nguyên tắc đánh giá hoạt động ngân hàng an
toàn theo Hiệp ước Basel (Basel 1, Basel 2);
+ Đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận
và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút ra
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn:
+ Phân tích thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện
nay theo ba trụ cột của Basel 2, qua đó, chỉ rõ “khoảng cách” của các NHTM Việt Nam so
với yêu cầu của Basel nói chung và Basel 2 nói riêng.
+ Đề xuất các giải pháp tổng thể và các khuyến nghị để các ngân hàng thương mại
Việt Nam tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo
Hiệp ước Basel.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá an toàn
ngân hàng theo Basel tại các NHTM Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM theo ba
trụ cột của Basel 2, từ đó đưa ra các giải pháp tổng thể để hệ thống NHTM tiếp cận và áp
dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp và thống kê.
5. Kết cấu của Đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ
bản của Đề tài được chia thành 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng
an toàn theo Hiệp ước Basel
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo các trụ cột cơ bản của Hiệp ước Basel 2
Chương 3: Giải pháp để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng
hệ thống đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp
ước Basel

Chương 1
Cơ sở lý luận của hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động
ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel

1.1. Bối cảnh và mục tiêu ra đời Hiệp ước Basel 1

1.1.1. Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 1


Hoạt động của một ngân hàng thường được tài trợ từ hai nguồn, tiền vay hoặc vốn
chủ sở hữu.Tiền vay của ngân hàng (gồm cả các khoản tiền gửi) là các tài sản nợ mà nếu
không được thanh toán đúng hạn có thể đẩy ngân hàng trước tình trạng mất khả năng trả
nợ. Trái lại, đầu tư của chủ sở hữu có thể có lãi hoặc bị thua lỗ nhưng không đẩy ngân
hàng trước tình trạng mất khả năng trả nợ. Vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác là như
nhau thì tỷ trọng các hoạt động của một ngân hàng được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng
lớn thì ngân hàng đó sẽ có thể tiếp tục trả được nợ trong những thời kỳ kinh tế khó khăn.
Lập luận này tạo cơ sở cho các chuyên gia giám sát ngân hàng xem tỷ lệ an toàn vốn như
là một yếu tố cơ bản quyết định sự an toàn và hiệu quả của ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về hiệu quả và sự an toàn của việc yêu cầu ngân
hàng phải nắm giữ nhiều vốn hơn thì yêu cầu về vốn làm tăng chi phí của ngân hàng. Việc

2
yêu cầu một ngân hàng được tài trợ bằng tỷ lệ vốn lớn hơn sẽ hạn chế tỷ lệ vay nợ và điều
này có nghĩa là hạn chế tiềm lực cho vay của ngân hàng. Những yêu cầu về vốn đối với
ngân hàng có thể ảnh hưởng rộng rãi trên góc độ kinh tế vĩ mô đối với vốn tín dụng khả
dụng. Hạn chế khả năng vay nợ của ngân hàng cũng làm giảm cơ hội của các cổ đông khi
sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính và lợi thế về thuế của nghiệp vụ tài trợ vay nợ nhằm
tăng ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH). Trong một thị trường cạnh tranh, nếu ROE
của một ngân hàng quá thấp thì vốn sẽ chuyển sang các nhà cung cấp dịch tài chính khác
hoặc các khu vực khác.
Vì vậy, như thế nào gọi là đủ vốn? Trước năm 1980, các nhà chính sách ngân hàng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của ngân hàng, các đánh giá giám sát và các khái
niệm đơn giản về tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Kể từ
năm 1980, việc xây dựng luật ngân hàng được đặt ra do các cuộc khủng hoảng ngân hàng
đã thúc đẩy các nhà giám sát ngân hàng tập trung nhiều hơn vào những định nghĩa chính
xác về các tiêu chuẩn vốn tối thiểu.
Trước những năm 1980, các nhà giám sát ngân hàng đã không áp đặt các tiêu chuẩn
về tỷ lệ an toàn vốn cụ thể là bao nhiêu. Thay vào đó, họ áp dụng các tiêu chuẩn một cách
linh hoạt, phù hợp với điều kiện của các tổ chức. Khi đánh giá tỷ lệ an toàn vốn, các nhà
chính sách đã chú trọng đến những nhân tố như khả năng quản lý và chất lượng danh mục
đầu tư cho vay. Các nhà giám sát ngân hàng đã cố gắng sử dụng các tiêu chuẩn về tỷ lệ an
toàn vốn khác nhau ngay từ năm 1864, khi Luật ngân hàng Quốc gia đưa ra các yêu cầu về
vốn tối thiểu dựa trên dân số của khu vực mà ngân hàng cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, hầu
như các nỗ lực ban đầu để định lượng tỷ lệ an toàn vốn là không thành công và gây nhiều
tranh cãi. Những năm 1930 và 1940, các nhà chính sách ngân hàng bắt đầu xem xét tới các
tỷ lệ như tỷ lệ vốn/tổng tiền gửi và vốn/tổng tài sản, nhưng cả hai tỷ lệ này đều đã bị loại
bỏ khi tiến hành các kiểm tra về tỷ lệ an toàn vốn cho thấy không hiệu quả. Các nghiên cứu
khác nhau về phương pháp điều chỉnh tài sản rủi ro và tỷ lệ vốn/tài sản rủi ro đã được tiến
hành vào những năm 1950, tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được chấp nhận rộng rãi
vào lúc đó.
Những năm 1970, nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới suy yếu
hơn và khu vực ngân hàng bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự yếu kém. Một thuật ngữ
mới “lạm phát” được đặt ra để mô tả hiện tượng lạm phát kinh tế và lạm phát cao trong
thập kỷ này. Sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn là bằng chứng cho thấy rằng ngay
cả những ngân hàng tương đối lớn cũng không tránh khỏi biến động.
Lạm phát và lãi suất cao bất thường đã làm suy yếu trầm trọng một số lượng lớn
các ngân hàng tiết kiệm.Trên góc độ kinh tế, lãi suất và giá dầu tăng quá cao đã dẫn đến
một cuộc suy thoái toàn cầu năm 1981. Tỷ lệ phá sản các ngân hàng bắt đầu tăng, một
phần là do các điều kiện kinh tế đang suy yếu dần và một phần là do quy mô rủi ro của
ngân hàng tăng. Xu hướng về vốn của ngân hàng cũng gây ra nhiều mối lo ngại. Tỷ lệ
vốn/tài sản có luôn luôn dưới 6% từ năm 1977 đến 1982. Việc giảm các tỷ lệ vốn xảy ra ở
các ngân hàng lớn, năm 1982, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có của các ngân hàng lớn là thấp, chỉ
đạt 4%.
Những yếu kém kinh tế vĩ mô, ngày càng nhiều các trường hợp ngân hàng bị phá
sản và quy mô vốn ngân hàng thu nhỏ đã thúc đẩy một phản ứng về chính sách năm 1981,
lần đầu tiên, các tổ chức hoạt động ngân hàng đã áp dụng những yêu cầu về vốn một cách
3
rõ ràng. Các tiêu chuẩn này sử dụng các tỷ lệ đòn bẩy là vốn cổ phần/tổng tài sản có (vốn
cổ phần chủ yếu là gồm vốn cổ phần và dự phòng tổn thất khoản vay).
Trước tình hình đó, các nhà chính sách ngân hàng đều nhất trí rằng khái niệm về tỷ
lệ an toàn vốn cần phải được điều chỉnh phù hợp với rủi ro ngân hàng nhằm giải quyết hai
khuynh hướng chính của khu vực ngân hàng. Thứ nhất, các ngân hàng đang trở nên kém an
toàn hơn, tài sản có tính thanh khoản thấp và tính sinh lợi thấp. Thứ hai, các ngân hàng
đang tăng các hoạt động ngoại bảng mà không tính toán rủi ro dựa trên các tỷ lệ vốn. Các
nhà chính sách cần một “tỷ lệ tài sản có rủi ro” mới đóng vai trò như một tỷ lệ vốn bổ sung
được điều chỉnh liên quan đến các tỷ lệ vốn/tổng tài sản có đang được áp dụng với hy vọng
là điều này có thể cho phép khuôn khổ quy định về vốn mới sẽ phản ứng một cách rõ ràng
và có hệ thống với các quy mô rủi ro của các ngân hàng.
Vì vậy, năm 1988, Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel- Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế đã xây dựng Hiệp ước vốn Basel 1988. Uỷ ban này gồm các đại diện từ Bỉ, Canada,
Pháp, Đức, Italy, Nhật, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Anh và Mỹ. Các nhà chính sách Mỹ
và các nước khác tiếp tục xem xét các phương pháp quản lý rủi ro ngân hàng và năm 1988,
thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm các nước G10 đã áp dụng các nguyên tắc Hiệp
ước vốn Basel này. Ngày nay, khuôn khổ quy định về vốn trên cơ sở rủi ro này vẫn còn
hiệu lực. Những quy định này đưa ra các quy trình có tính hệ thống về phân tích rủi ro
ngoại bảng trong đánh giá giám sát đối với tỷ lệ an toàn vốn, khuyến khích các tổ chức
hoạt động ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhưng rủi ro thấp, đồng thời,
thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát của các nước công nghiệp lớn. Căn cứ
Hiệp ước 1998, các tài sản có và hạng mục ngoại bảng được tính đến rủi ro mà chủ yếu
dựa vào bốn nhóm rủi ro tín dụng. Hầu hết các khoản cho vay đều được tính rủi ro 100%,
mặc dầu các khoản thế chấp của dân cư đều được tính rủi ro là 50%, cho vay bảo lãnh hoặc
các nghiệp vụ bảo lãnh được cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức có chất lượng
khác (ở Mỹ gồm cả các doanh nghiệp được chính phủ tài trợ như Fannie Mae và Freddie
Mac) được tính rủi ro là 20%, và tài sản có rủi ro rất thấp, chẳng hạn như các khoản cho
vay có bảo lãnh của chính phủ thì được tính rủi ro là 0%. Điều này buộc các ngân hàng
nắm giữ vốn nhiều hơn nếu các ngân hàng này chọn tài sản có rủi ro hơn, và không bị phạt
vì nắm giữ tài sản ít rủi ro hơn. Các tổ chức áp dụng Hiệp ước Basel được yêu cầu duy trì
một tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro ít nhất là 8%.

1.1.2. Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 2

Trong nhiều năm, Hiệp ước 1988 được thực hiện một cách thành công. Mặc dầu,
Hiệp ước 1988 được phát triển rộng rãi nhưng các cơ quan và tổ chức quốc tế ủng hộ việc
áp dụng một cách nhất quán các tiêu chuẩn vốn trên cơ sở rủi ro đã không tính đến quy mô,
cơ cấu, tính phức tạp và lịch sử rủi ro. Bốn loại rủi ro tín dụng lớn mặc dầu chưa phải là
hoàn chỉnh nhưng vẫn được xem là một bước cải thiện quan trọng đối với cơ chế vốn mà
trước đây đã không kết hợp chặt chẽ với độ nhạy cảm tín dụng và đã không cảnh báo được
cho các ngân hàng là không nên nắm giữ các tài sản rủi ro.
Quy định về vốn trên cơ sở rủi ro này chứng tỏ là một nhân tố quan trọng làm ổn
định hệ thống ngân hàng quốc tế. Dựa trên bảng cân đối tài sản, đã cho thấy các tỷ lệ vốn

4
tăng khi các điều khoản của Hiệp ước có hiệu lực thi hành năm 1992 mà không thu hẹp
mức độ khả dụng tín dụng.
Xu hướng tăng các tỷ lệ về vốn kể từ đầu những năm 1990 có thể không hoàn toàn
do tác động của quy định về vốn. Các cuộc khủng hoảng những năm 1980 và đầu những
năm 1990, bằng cách nắm giữ vốn vượt quá quy định để tránh các biện pháp trừng phạt
của các nhà chính sách, các chủ nợ, các tổ chức đánh giá tín dụng và các cổ đông trong
những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, quy định về vốn không hoàn toàn là có tác động quan trọng đối với các
mức vốn của ngân hàng nói chung. Một bằng chứng liên quan đến tỷ lệ các ngân hàng đáp
ứng mức độ vốn hoá tốt. Từ năm 1990 đến 1992, tỷ lệ các ngân hàng Mỹ được vốn hoá tốt
tăng từ 86 đến 96 % mặc dầu nền kinh tế Mỹ trong tình trạng suy thoái và các điều kiện
hoạt động ngân hàng yếu kém. Tính tuân thủ của các ngân hàng đối với các tiêu chuẩn về
vốn nói chung là nhất quán, trừ một số năm gần đây.
Cùng với việc củng cố vị thế vốn của các ngân hàng là xu hướng giảm đáng kể các
trường hợp phá sản ngân hàng.Ví dụ, năm 1988, ở Mỹ số các ngân hàng bị phá sản ở mức
đỉnh điểm là 280 ngân hàng, tuy nhiên, đã giảm xuống chỉ còn 3 ngân hàng năm 1998. Từ
năm 1995 đến 2001, chỉ có gần 10 ngân hàng thương mại bị đóng cửa.
Hiệp ước vốn Basel củng cố tính bình đẳng trong cạnh tranh trên toàn cầu. Bởi vì
Hiệp ước là một thoả hiệp có tính quốc tế, không có nước G10 nào phải đặt các tổ chức của
họ ở vị thế bất lợi trong cạnh tranh bằng cách áp đặt các tiêu chuẩn về vốn ngặt nghèo. Bên
cạnh đó, vì các chính phủ không phải lo ngại với những hậu quả tiềm ẩn của một hành
động đơn phương nên ngân hàng và khách hàng của họ trên thế giới có thể có được lợi ích
từ các tiêu chuẩn về vốn thống nhất.
Tuy nhiên, những hạn chế nhất định của Hiệp ước 1988 ngày càng trở nên rõ ràng
hơn. Mặc dầu Hiệp ước năm 1988 là nhạy cảm với rủi ro hơn những hướng dẫn về vốn
trước đây nhưng Hiệp ước này vẫn là một công cụ không sắc bén đối với việc phân biệt rủi
ro tín dụng. Hơn nữa, việc tăng quy mô và mức độ phức tạp của các ngân hàng lớn nhất đã
buộc các nhà giám sát ngân hàng phải tăng cường tính hiệu lực của quy định về tỷ lệ an
toàn vốn thông qua hai công cụ chủ yếu đó là các thước đo rủi ro và nguyên tắc thị trường
được thực hiện bởi các ngân hàng.
Việc phát triển một khuôn khổ vốn nhạy cảm với rủi ro hơn là quan trọng bởi vì
những rủi ro hoạt động ngân hàng thương mại ngày càng tăng. Trước hết, rủi ro tín dụng
có xu hướng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ nợ được xoá của những ngân hàng thương mại
ngày càng cao hơn và biến động hơn kể từ năm 1950. Hơn nữa, việc tính toán các tỷ lệ này
thường là giảm nhẹ so với mức độ rủi ro tín dụng thực tế trên các danh mục cho vay của
ngân hàng, dư nợ cho vay và là tài sản có của ngân hàng tăng rõ rệt, từ 23% năm 1950 lên
61% năm 2000. Mặc dầu các quy định về vốn trên cơ sở rủi ro hiện nay bắt đầu khuyến
khích ngân hàng nắm giữ tín dụng chất lượng cao hơn, tài sản có của ngân hàng đã bắt đầu
tập trung vào cho vay và giảm dần các đầu tư chứng khoán rủi ro thấp.
Hơn nữa, những nghiên cứu về định lượng và quản lý rủi ro đã làm tăng sự cách
biệt giữa phương pháp đo lường tiêu chuẩn về vốn theo Hiệp ước 1988 với các phương
pháp đo lường vốn được nhiều ngân hàng có uy tín trên thế giới sử dụng.
Vì vậy, Uỷ ban Basel đã nhận thấy sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống các
chuẩn mới về vốn, có thể áp dụng trong các ngân hàng đa năng và phức tạp hơn, nhưng
5
đồng thời cũng phù hợp với các ngân hàng kém phức tạp hơn. Tháng 6 năm 2004, Uỷ ban
Basel đã chính thức công bố Hiệp ước Basel I sửa đổi, thường được gọi là Hiệp ước Basel
2.

1.1.3. Mục tiêu của Hiệp ước Basel

Hiệp ước Basel có những mục tiêu chính sau đây:

- Duy trì một hệ thống tài chính hoạt động an toàn ổn định
Một hệ thống tài chính ổn định có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ tăng
trưởng kinh tế dài hạn. Do đó, mục tiêu của Hiệp ước Basel là duy trì sự ổn định và lành
mạnh của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Những vấn đề của
hệ thống ngân hàng ngày nay có xu hướng gây “hiệu ứng dây chuyền” đến toàn bộ nền
kinh tế. Để có được hệ thống tài chính ổn định, cần phải có những quy định và chuẩn mực
giám sát tin cậy bởi vì hệ thống tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây bất ổn định tài
chính.
Các thành viên tham gia thị trường là các chủ nợ, cổ đông và các nhà phân tích có
thể là những đồng minh quan trọng của các nhà chính sách ngân hàng thông qua biện pháp
trừng phạt các tổ chức hoạt động kém và rủi ro quá lớn. Tuy nhiên, để nguyên tắc thị
trường trở nên hiệu quả thì các thành viên tham gia thị trường phải được thông báo đầy đủ
về những rủi ro mà các ngân hàng này đang gặp phải và vì vậy, tính minh bạch tài chính
đóng vai trò quan trọng trong Hiệp ước Basel.
Mục tiêu của Hiệp ước Basel là đảm bảo khả năng cho các cơ quan giám sát ngân
hàng đưa ra được những đánh giá về phương pháp xác định rủi ro từ nội bộ ngân hàng và
mức độ hợp lý về những đánh giá rủi ro này đến đâu. Đồng thời, Hiệp ước 1988 cũng
nhằm tăng cường động lực kiểm soát rủi ro một cách thận trọng. Tăng cường tính minh
bạch trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tạo khả năng cho các thành viên thị
trường và khuyến khích các ngân hàng quản lý tốt.
Một công cụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà chính sách
ngân hàng nhận thức được rủi ro của các ngân hàng lớn đó là thông tin liên quan đến rủi ro
từ phía các ngân hàng. Ngân hàng càng lớn thì thanh tra định kỳ danh mục cho vay càng
trở nên ít thông lệ hơn. Thanh tra tín dụng và các hình thức kiểm tra giao dịch khác đối với
các tổ chức tín dụng này chủ yếu tập trung vào kiểm tra tính hoàn thiện của các đánh giá
rủi ro nội bộ và hệ thống đo lường rủi ro tín dụng. Vì vậy, việc đề xuất sử dụng các phương
pháp đo lường rủi ro nội bộ để đặt ra các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng cũng là
một trong những mục tiêu quan trọng của Basel (Basel 2).

- Giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh


Mục tiêu của Hiệp ước Basel là hoạt động ngân hàng an toàn và sự cạnh tranh quốc
tế bình đẳng thông qua sự thống nhất quốc tế quy định về vốn tối thiểu. Giám sát ngân
hàng nghiêm ngặt là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự ổn định tài chính.
- Hiệp ước Basel không mang tính bắt buộc thực hiện
Hiệp ước Basel chỉ đóng vai trò như một khuyến nghị, hướng dẫn và không nên
xem nó là một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ và các nhà ngân hàng chỉ nên điều chỉnh

6
hoặc áp dụng những gì thích hợp với trình độ phát triển của chính họ và của thị trường
trong nước.
Các thành viên của Uỷ viên Basel cho rằng định hướng thực hiện hệ thống Basel là
hữu ích nhưng không nên thực hiện nếu cảm thấy chưa sẵn sàng. Nếu một quốc gia nào đó
quyết định thực hiện hệ thống Basel thì thời hạn áp dụng sẽ do các điều kiện bên trong của
nước đó quy định chứ không phải theo lộ trình của các thành viên Uỷ ban Basel đặt ra.
1.2. Hệ thống chuẩn mực của Hiệp ước Basel
1.2.1. Chuẩn mực BASEL 1
1.2.1.1. Bản Thoả thuận tháng 7 năm 1988
Tháng 7 năm 1988, Uỷ ban Giám sát ngân hàng công bố khuôn khổ đo lường mức
độ đủ vốn và tiêu chuẩn vốn tối thiểu mà cơ quan thanh tra các quốc gia thành viên của Uỷ
ban dự kiến sẽ áp dụng tại nước mình đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế. Khuôn
khổ này cùng với các tiêu chuẩn kèm theo đã được Thống đốc Ngân hàng Trung ương các
nước G – 10 tán thành.
Thoả thuận này áp dụng đối với các ngân hàng trên cơ sở hạch toán tổng hợp, bao
gồm cả các công ty con hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Bản Thoả thuận
tháng 7 năm 1988 được chia thành 3 phần. Phần I nói về các yếu tố tạo thành vốn và Phần
II đề cập đến hệ thống các tỷ trọng rủi ro. Phần III bàn về tỷ lệ vốn mục tiêu. Phần dưới
đây sẽ đi sâu phân tích các nội dung trên.
1.2.1.1.1. Các yếu tố cấu thành của vốn
Vốn của ngân hàng sẽ bao gồm vốn gốc (hay vốn cổ phần cơ bản, vốn cấp 1) và
vốn bổ sung (vốn cấp 2).
1.2.1.1.1.1. Vốn cấp 1
Hai thành phần chính của vốn cấp 1 là vốn cổ phần và các quỹ dự trữ công khai.
- Vốn cổ phần bao gồm vốn cổ phần thông thường đã phát hành và được thanh toán
đủ và cổ phần ưu đãi vĩnh viễn không tích luỹ;
- Các quỹ dự trữ công khai.
Kết quả khảo sát các ngân hàng khác nhau trên thế giới cho thấy hai thành phần này
xuất hiện ở hệ thống ngân hàng của tất cả các quốc gia. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân
hàng hoàn toàn có thể định lượng được giá trị của hai thành phần vốn cấp 1 này. Đồng
thời, chúng đóng vai trò quyết định đến khả năng mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh, khả năng sinh lời của một ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đánh
giá của thị trường về mức độ đủ vốn của ngân hàng. ý thức được tầm quan trọng của vốn
cấp 1 đối với việc không ngừng nâng cao chất lượng và quy mô nguồn vốn ngân hàng, Uỷ
ban Giám sát ngân hàng đòi hỏi vốn cấp 1 phải chiếm tối thiểu 50% cơ sở vốn của ngân
hàng.
1.2.1.1.1.2 .Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm các thành phần: dự trữ không công khai; dự trữ định giá lại; Dự
phòng chung/Dự trữ chung cho tổn thất cho vay; Các công cụ nợ/vốn lưỡng tính; và Nợ
thứ cấp có thời hạn. Cụ thể như sau:
- Dự trữ không công khai: Từng quốc gia có thể xem xét, cho phép ngân hàng tính
giá trị Quỹ dự trữ không công khai vào vốn cấp 2 của mình.
7
- Dự trữ định giá lại: Số tiền dự trữ định giá lại tài sản có thể được hình thành từ
hai nguồn :
(a) Chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tài sản khi định giá lại so với nguyên
giá; hoặc
(b) Phần giá trị ẩn phát sinh từ chênh lệch giữa việc hạch toán chứng khoán
đang nắm giữ trên bảng tổng kết tài sản theo nguyên giá và đánh giá lại
chứng khoán theo thị trường.
Số tiền nói trên chỉ được phép tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng nếu như cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng tra xác định rằng tài sản đã được định giá lại một cách thận
trọng và phản ánh đầy đủ khả năng biến động về giá cả, đặc biệt là trong trường hợp bắt
buộc phải bán tài sản.
- Dự phòng chung/Dự trữ chung cho tổn thất cho vay: Số tiền dự phòng chung
hoặc dự trữ chung cho tổn thất cho vay được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra,
nhưng chưa được xác định ở thời điểm hiện tại. Với đặc điểm như vậy, ngân hàng hoàn
toàn có thể tự do sử dụng số tiền dự phòng chung này để bù đắp mọi tổn thất chưa xác định
trước. Do đó, ngân hàng được phép tính số tiền dự phòng chung/dự trữ chung cho tổn thất
cho vay vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền dự phòng chung/dự trữ chung cho
tổn thất cho vay đáp ứng được các điều kiện để đưa vào phần vốn cấp 2 theo quy định trên
cũng không được vượt quá giới hạn 1,25% của tổng tài sản có rủi ro.
- Các công cụ nợ/vốn lưỡng tính: Một số công cụ của ngân hàng mang những tính
chất nhất định của cả vốn cổ phần và nợ. Uỷ ban cho phép đưa các công cụ này vào thành
phần vốn cấp 2 của ngân hàng nếu như chúng có nhiều điểm tương tự gần với vốn cổ phần,
đặc biệt là nếu ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn thu được từ những công cụ này để bù
đắp tổn thất mà vẫn duy trì được hoạt động bình thường của mình.
- Nợ thứ cấp có thời hạn: Trong nguồn vốn của ngân hàng có những khoản đi
vay dài hạn (thông thường tối thiểu là 5 năm). Ngân hàng không phải sử dụng tài sản của
mình để đảm bảo cho khoản đi vay. Đồng thời, hợp đồng vay vốn có điều khoản quy định
trong trường hợp thanh lý ngân hàng, quyền được ưu tiên thanh toán của người cho vay chỉ
được xếp trên cổ đông (chủ sở hữu) ngân hàng. Nếu thoả mãn được những tính chất trên
đây thì sẽ được tính vào thành phần vốn cấp 2.
Tuy nhiên, khác với các công cụ vốn lưỡng tính, ngân hàng không thể tự do sử
dụng nguồn vốn vay thứ cấp tại bất kỳ thời điểm nào để bù đắp tổn thất mà vẫn duy trì
được hoạt động bình thường. Do vậy, Uỷ ban Giám sát ngân hàng cũng đặt ra một số giới
hạn chặt chẽ mà ngân hàng phải tuân thủ khi đưa nguồn nợ thứ cấp vào thành phần vốn cấp
2.
Để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp 1, không
quá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Uỷ ban yêu cầu tối thiểu 50% cơ sở vốn của ngân hàng phải
là các thành phần chủ yếu (tức là vốn cấp 1, bao gồm vốn cổ phần và quỹ dự trữ công khai
trích lập từ lợi nhuận sau thuế). Những thành phần khác của vốn (vốn bổ sung) sẽ được
đưa vào cấp 2 với mức tối đa không quá mức vốn cấp 1. Những thành phần vốn bổ sung có
thể được tính hoặc không được tính vào vốn cấp 2 tuỳ theo quyết định của cơ quan thẩm
quyền của từng nước căn cứ vào các quy định pháp luật của nước đó.

8
1.2.1.1.1.3 Các khoản phải trừ khỏi vốn
Khi tính toán tỷ lệ vốn theo tỷ trọng rủi ro, ngân hàng phải loại trừ những khoản
sau theo quy định của Uỷ ban Giám sát ngân hàng :
+ Trừ khỏi vốn cấp 1: uy tín thương mại;
+ Trừ khỏi tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2: các khoản đầu tư vào các công ty con hoạt động
trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng không thực hiện hạch toán tổng hợp (để tránh tình
trạng cùng một nguồn vốn được sử dụng nhiều lần tại những công ty con khác nhau của
cùng một tập đoàn ngân hàng).
Trong quá trình thảo luận để đưa ra một khuôn khổ chung về vốn tối thiểu của một
ngân hàng hoạt động quốc tế, nhiều nước thuộc nhóm G10 đã khuyến nghị cần khấu trừ
khỏi vốn của một ngân hàng số tiền mà ngân hàng đầu tư vào ngân hàng hoặc một tổ chức
tài chính khác. Mục đích của khuyến nghị này là nhằm khuyến khích các ngân hàng tìm
biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, thay vì sở hữu chéo lẫn nhau, bởi vì điều
này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng mang tính chất hệ thống.
Tuy nhiên, liên quan đến khuyến nghị trên đây, Uỷ ban Giám sát ngân hàng chỉ
thống nhất quy định trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 như sau:
- Cho phép cơ quan thanh tra mỗi nước được toàn quyền xem xét, quy định chính
sách khấu trừ phần vốn sở hữu của một ngân hàng tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
khác (hoặc khấu trừ toàn bộ, hoặc chỉ khấu trừ phần vốn vượt quá hạn mức so với vốn của
ngân hàng sở hữu hay so với vốn của ngân hàng bị sở hữu…).
- Trường hợp cơ quan thanh tra ngân hàng không quy định phải khấu trừ phần vốn
một ngân hàng đầu tư vào ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác khoản đầu tư này sẽ được
xếp vào nhóm tài sản có có tỷ trọng rủi ro là 100%. Ngoài ra, Uỷ ban cũng giám sát chặt
chẽ mức độ sở hữu lẫn nhau của các ngân hàng, thu thập và lưu trữ hệ thống số liệu thống
kê để làm cơ sở đưa ra những quy định hạn chế trong trường hợp cần thiết.
1.2.1.1.1.4. Các giới hạn cần tuân thủ khi tính toán vốn của một ngân hàng
(i) Tổng giá trị các thành phần vốn cấp 2 (vốn bổ sung) sẽ bị hạn chế ở mức tối
đa là 100% giá trị các thành phần vốn cấp 1;
(ii) Nợ thứ cấp sẽ bị giới hạn ở mức tối đa không quá 50% tổng giá trị các thành
phần vốn cấp 1;
(iii) Nếu khoản dự phòng chung/dự trữ chung cho tổn thất cho vay có bao gồm
cả số tiền phản ánh giá trị tài sản có thấp hơn hoặc phản ánh những tổn thất
tiềm ẩn nhưng chưa được xác định rõ trên bảng tổng kết tài sản thì khoản dự
phòng hoặc dự trữ này sẽ bị giới hạn ở mức tối đa không quá 1,25%;
(iv) Dự trữ định giá lại tài sản dưới hình thức thu nhập dự kiến hoặc chứng
khoán chưa bán sẽ phải được khấu trừ đi 55%.
1.2.1.1.2. Tỷ trọng rủi ro
Trước đây, để đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng, người ta thường sử dụng
phương pháp so sánh giữa tổng vốn huy động so với mức vốn điều lệ thực có của ngân
hàng. Tuy nhiên, do phương pháp này chỉ thực hiện so sánh một cách đơn giản, nên Uỷ
ban Giám sát ngân hàng thấy rằng cần đưa ra một phương pháp khác toàn diện hơn để

9
đánh giá mức độ đủ vốn của một ngân hàng. Đó là phương pháp sử dụng tỷ lệ rủi ro gia
quyền thể hiện mối tương quan giữa vốn với các nhóm tài sản có nội bảng hoặc ngoại bảng
khác nhau và được đo lường theo những mức độ rủi ro tương đối. So với phương pháp so
sánh đơn giản trước đây thì phương pháp sử dụng tỷ lệ rủi ro nêu tại bản Thoả thuận tháng
7/1988 có những ưu điểm sau:
(i) Tạo ra một cơ sở công bằng hơn để so sánh trên bình diện quốc tế giữa các
hệ thống ngân hàng khác nhau;
(ii) Cho phép tính đến các khoản mục rủi ro ngoại bảng khi đo lường mức độ đủ
vốn của ngân hàng;
(iii) Không cản trở việc các ngân hàng giữ tài sản có tính lỏng cao hoặc các tài
sản khác có mức độ rủi ro thấp.
Trong khuôn khổ Thoả thuận về vốn tháng 7/1988, các tỷ trọng rủi ro được xây
dựng với phương châm càng đơn giản càng tốt. Cụ thể, bản Thoả thuận về vốn tháng
7/1988 chỉ quy định 5 loại tỷ trọng rủi ro là 0, 10, 20, 50 và 100%, đồng thời đưa ra những
tiêu chí tổng quát để làm căn cứ phân loại tài sản có vào các nhóm rủi ro thích hợp (xem
Phụ lục 3: "Tỷ trọng rủi ro của các tài sản có nội bảng").
Liên quan đến cơ cấu tỷ trọng rủi ro của các nhóm tài sản có nêu trên có một số
điểm cần chú ý.
Thứ nhất, trong thực tế hoạt động ngân hàng có thể phát sinh nhiều loại rủi ro khác
nhau như: rủi ro đầu tư, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro “bỏ trứng vào chung một giỏ”…
Tuy nhiên, đối với phần lớn các ngân hàng truyền thống thì rủi ro tín dụng1 là loại rủi ro
chủ yếu. Do vậy, trong khuôn khổ Thoả thuận về vốn tháng 7/1988 chỉ tập trung vào rủi ro
tín dụng và vào một nhánh nhỏ của rủi ro tín dụng là rủi ro chuyển giao quốc gia. Ngoài ra,
cơ quan quản lý ngân hàng của từng nước có thể xem xét xây dựng quy định riêng đối với
những loại hình rủi ro khác.
Nội dung cần lưu ý thứ hai trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 liên quan đến rủi ro
chuyển giao quốc gia. Trong quá trình xin ý kiến tư vấn để đưa ra một khuôn khổ thống
nhất về vốn cho các ngân hàng, Uỷ ban Giám sát ngân hàng đã đưa ra 2 phương pháp đo
lường loại rủi ro này. Phương pháp thứ nhất chỉ phân biệt đơn giản các khoản phải đòi đối
với tổ chức trong nước (bao gồm chính phủ trung ương, tổ chức thuộc khu vực công2 và
ngân hàng) và các khoản phải đòi đối với tất cả các quốc gia khác. Còn tiêu chí phân biệt
theo đề xuất ở phương pháp thứ hai dựa trên cơ sở lựa chọn những nhóm nước có uy tín tín
dụng cao.
Đa số ý kiến của ngân hàng và hiệp hội ngân hàng các nước thuộc nhóm G10 đều
ủng hộ phương pháp thứ hai với 3 lý do:
(i) Mức độ rủi ro chuyển giao quốc gia hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các
nước. Do vậy, không thể áp dụng một hình thức phân loại đơn giản như đề xuất tại
Phương pháp 1, mà phải có một cách thức phân loại rộng hơn trên cơ sở uy tín tín dụng
của các nước công nghiệp hoá và những nước khác.
(ii) Hình thức phân loại đơn giản trong nước/nước ngoài như vậy không phản ánh
được xu thế hội nhập toàn cầu của các thị trường tài chính trên thế giới; đồng thời, cũng
1
Rủi ro tín dụng : phát sinh khi bên đối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình
2
Khu vực công : các ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia
10
không khuyến khích được ngân hàng đầu tư vào chứng khoán do chính phủ trung ương
nước ngoài phát hành nhằm mục tiêu quản lý thận trọng nguồn thanh khoản của mình.
(iii) Một nguyên tắc quan trọng mà tất cả các thành viên Liên minh châu Âu đều
phải tuân thủ là mọi khoản phải đòi đối với ngân hàng, chính phủ trung ương và khu vực
công của các nước trong Liên minh cần được đối xử giống nhau. Do vậy, nếu áp dụng
phương pháp phân loại đơn giản trong nước/nước ngoài thì sẽ có thể dẫn đến việc thiếu
cân đối giữa các nước khối G10 là thành viên của Liên minh Châu Âu và các nước khác
không thuộc Liên minh.
Từ những lý do nêu trên, Uỷ ban Giám sát ngân hàng quyết định sẽ lấy một nhóm
nước (bao gồm các nước thành viên đầy đủ của khối OECD, hoặc các nước đã ký kết thoả
thuận cho vay đặc biệt với IMF) làm cơ sở để áp dụng các tỷ trọng rủi ro khác nhau.
Một vấn đề nữa trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 liên quan đến các khoản phải
đòi đối với các tổ chức thuộc khu vực công (nhưng không phải là chính phủ trung ương).
Trên thực tế, các tổ chức thuộc khu vực công ở những quốc gia khác nhau thì cũng có bản
chất và uy tín tín dụng khác nhau. Để phù hợp với đặc điểm trên, Uỷ ban Giám sát ngân
hàng cho phép cơ quan quản lý ngân hàng từng nước được quyết định tỷ trọng rủi ro thích
hợp cho các khoản phải đòi đối với tổ chức thuộc khu vực công của nước mình. Tuy nhiên,
nhằm đảm bảo được một mức độ thống nhất trong quá trình thực hiện quy định này ở các
nước khác nhau, Uỷ ban cũng đã xác định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho hai trường hợp :
(i) Các khoản phải đòi đối với tổ chức thuộc khu vực công của các quốc gia thành
viên khối OECD sẽ có tỷ trọng rủi ro là 20%.
(ii) Tỷ trọng rủi ro của các khoản phải đòi đối với công ty thương mại thuộc sở hữu
của khu vực công là 100%.
Tài sản đảm bảo và bảo lãnh cũng được đề cập đến trong bản Thoả thuận tháng
7/1988. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng khác nhau luôn có chính sách khác nhau về
việc nhận tài sản đảm bảo và bảo lãnh khi cho vay. Ngoài ra, giá trị tài sản đảm bảo trên thị
trường cũng thường xuyên biến động, thậm chí ngoài khả năng dự báo của ngân hàng. Vì
vậy, bản Thoả thuận tháng 7/1988 có cho phép ngân hàng được căn cứ vào hình thức và
giá trị đảm bảo để phân nhóm rủi ro cho các tài sản có bảo đảm khác nhau và tính toán yêu
cầu vốn tối thiểu đối với từng loại tài sản (xem Phụ lục 3: Tỷ trọng rủi ro của các tài sản
có nội bảng).
Số liệu thống kê thực tế hoạt động ngân hàng ở nhiều nước cho thấy những khoản
cho vay có thế chấp bằng nhà ở đang sử dụng có tỷ lệ tổn thất rất thấp. Do vậy, Uỷ ban
Giám sát ngân hàng cho phép những khoản cho vay có tài sản thế chấp là nhà dân dụng
đang cho thuê hoặc người vay đang cư trú được hưởng tỷ trọng rủi ro 50%. Tuy nhiên, khi
thực hiện thì cơ quan thanh tra từng nước vẫn có quyền xem xét trên cơ sở luật pháp sở tại
để đảm bảo rằng mức tỷ trọng rủi ro 50% trên đây chỉ áp dụng hạn chế cho loại hình tài
sản thế chấp là nhà ở và tuân thủ các tiêu chí chặt chẽ.
Cuối cùng, một đặc điểm mới so với các hình thức đánh giá mức độ đủ vốn của một
ngân hàng trước đó là Thoả thuận chung về vốn năm 1988 có tính đến nhu cầu vốn để bù
đắp rủi ro có thể phát sinh liên quan đến các cam kết ngoại bảng.
Trong hoạt động ngân hàng phát sinh rất nhiều hình thức cam kết ngoại bảng khác
nhau, ví dụ như bảo lãnh vay vốn hay các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn… Một số
hình thức hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng mới được phát triển không
11
lâu, doanh số hoạt động chưa lớn nên kinh nghiệm đánh giá mức độ rủi ro còn hạn chế, số
liệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ… Do vậy, Uỷ ban Giám sát ngân hàng thấy rằng không
phải mọi hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng đều cần phải được tính đến
khi xác định mức độ đủ vốn theo quy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988 này, và do đó
chỉ đưa những cam kết ngoại bảng có chứa đựng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Theo
quy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988, các loại hình cam kết ngoại bảng (trừ hợp đồng
lãi suất, tỷ giá) sẽ được quy đổi về số tiền tương đương rủi ro tín dụng bằng cách nhân giá
trị của cam kết với hệ số chuyển đổi tín dụng (xem Phụ lục 4: "Hệ số chuyển đổi tín dụng
của các khoản mục ngoại bảng"), sau đó phân loại vào các nhóm rủi ro tương ứng với bên
đối tác.
Hợp đồng liên quan đến lãi suất và tỷ giá (ví dụ: hợp đồng hoán đổi, lựa chọn, kỳ
hạn) là một khoản mục ngoại bảng đặc biệt đối với ngân hàng. Khi ký kết những hợp đồng
này, ngân hàng không phải gánh chịu rủi ro tín dụng đối với toàn bộ giá trị hợp đồng, mà
chỉ phải chịu chi phí thay thế luồng tiền khi đối tác không thực hiện được nghĩa vụ. Do
vậy, giá trị tương đương rủi ro tín dụng của nhóm cam kết ngoại bảng này sẽ được xác
định theo một trong 2 cách (xem Phụ lục 5: "Các phương pháp xác định giá trị tương
đương rủi ro tín dụng của các cam kết ngoại bảng liên quan đến lãi suất và tỷ giá").
1.2.1.1.3. Đo lường tỷ trọng rủi ro
Sau khi đã tính được số tiền tương đương tín dụng, dù theo phương pháp rủi ro hiện
tại hay rủi ro ban đầu, số tiền này sẽ được phân loại vào các nhóm tuỳ theo bản chất của
bên đối tác cũng giống như cách thức quy định tại khuôn khổ chính, trong đó bao gồm cả
các trường hợp phân loại ưu đãi đối với những rủi ro đã có bảo lãnh hay tài sản đảm bảo
hợp lệ. Ngoài ra, do phần lớn các bên đối tác trên những thị trường này, đặc biệt là đối với
các hợp đồng dài hạn, thường là những tổ chức có tên tuổi nên người ta đã nhất trí áp dụng
tỷ trọng 50% cho các bên đối tác mà lẽ ra trong các trường hợp khác sẽ phải chịu tỷ trọng
100%11. Tuy vậy, Uỷ ban sẽ theo dõi chặt chẽ chất lượng tín dụng của các thành viên tham
gia những thị trường này và có quyền được nâng tỷ trọng lên nếu chất lượng tín dụng bị
suy giảm hoặc nếu có thêm nhiều trường hợp tổn thất.
1.2.1.1.4. Tỷ lệ tiêu chuẩn mục tiêu
Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988 đặt ra tỷ lệ tối thiểu giữa vốn so với tài sản có
rủi ro mà các ngân hàng hoạt động quốc tế cần đạt được là 8% (trong đó phần vốn gốc phải
chiếm ít nhất 4%).
1.2.1.2. Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996
1.2.1.2.1. Phương pháp đo lường chuẩn hoá
Theo phương pháp này có bốn loại rủi ro thị trường được đề cập đến trong bản Quy
định bổ sung, cụ thể là: rủi ro lãi suất, trạng thái cổ phiếu, ngoại hối và hàng hoá.
1.2.1.2.1.1. Rủi ro lãi suất
Bản Quy định bổ sung đưa ra một khung chuẩn để đo lường rủi ro của việc nắm giữ
các loại chứng khoán nợ và các công cụ liên quan đến lãi suất, bao gồm tất cả các chứng
khoán nợ có lãi suất thả nổi hoặc cố định, cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi … (sau đây
gọi chung là chứng khoán nợ).
11
Một số nước thành viên vẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100%
12
Vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định theo hai nhóm riêng - dành cho
rủi ro cụ thể (những biến động bất lợi về giá cả của một loại chứng khoán do nguyên nhân
liên quan đến từng người phát hành) và rủi ro thị trường chung (thay đổi về lãi suất thị
trường).
Đối với rủi ro cụ thể, yêu cầu vốn tối thiểu được chia thành 5 nhóm chính :
- Chứng khoán nợ do chính phủ phát hành: 0,00%
- Chứng khoán nợ đủ tiêu chuẩn :
+ 0,25% (thời hạn còn lại từ 6 tháng trở xuống)
+ 1,00% (thời hạn còn lại từ 6 đến 24 tháng)
+ 1,60% (thời hạn còn lại trên 24 tháng)
- Các loại chứng khoán nợ khác: 8,00%
Để đo lường rủi ro thị trường chung, và qua đó xác định yêu cầu vốn tối thiểu, ngân
hàng có thể sử dụng phương pháp "kỳ hạn" và phương pháp "thời hạn". Trong từng
phương pháp, yêu cầu vốn tối thiểu sẽ là tổng của 4 thành phần:
+ Trạng thái trường hoặc đoản ròng trên toàn danh mục chứng khoán kinh doanh
của ngân hàng;
+ Tỷ lệ % của trạng thái (trường hoặc đoản) có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn trong
(tổng) số các trạng thái (trường hoặc đoản) nằm trên cùng một khung thời gian;
+ Tỷ lệ % của trạng thái (trường hoặc đoản) có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn trong
(tổng) số các trạng thái (trường hoặc đoản) giữa các khung thời gian khác nhau.
+ Yêu cầu vốn đối với trạng thái (trường hoặc đoản) của các hợp đồng quyền chọn
(nếu có).
1.2.1.2.1.2. Rủi ro trạng thái cổ phiếu
Cũng tương tự như đối với chứng khoán nợ trong phần rủi ro lãi suất, yêu cầu vốn
tối thiểu đối với rủi ro trạng thái cổ phiếu3 được tính toán thành 2 phần riêng biệt là rủi ro
cụ thể của việc duy trì trạng thái trường hoặc đoản đối với một loại cổ phiếu và rủi ro thị
trường chung của việc duy trì trạng thái trường hoặc đoản trên thị trường nói chung. Rủi ro
cụ thể là tổng trạng thái cổ phiếu của ngân hàng, tức là tổng của tất cả các trạng thái cổ
phiếu trường và trạng thái cổ phiếu đoản. Rủi ro thị trường chung là chênh lệch giữa tổng
trạng thái trường và tổng trạng thái đoản. Yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro cụ thể là 8%,
đối với rủi ro thị trường chung cũng là 8%.
1.2.1.2.1.3. Rủi ro ngoại hối
Để tính toán yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro ngoại hối4 cần thực hiện theo hai
bước.Thứ nhất, ngân hàng phải đo lường mức độ rủi ro trong trạng thái của từng loại ngoại
tệ. Tiếp theo, ngân hàng sẽ phải xác định mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hỗn hợp các trạng
thái trường và đoản của tất cả các loại ngoại tệ khác nhau.
1.2.1.2.1.4. Rủi ro hàng hoá

3
Trong bản Quy định bổ sung này, "cổ phiếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ
phiếu hoặc không có quyền bỏ phiếu), chứng khoán chuyển đổi và tất cả các cam kết
mua hoặc bán cổ phiếu.
4
bao gồm ngoại tệ và vàng
13
Rủi ro giá cả hàng hoá5 thường phức tạp và có mức độ biến động lớn hơn rất nhiều
so với tỷ giá và lãi suất. Ngoài ra, thị trường hàng hoá cũng thường có tính lỏng kém hơn,
và do đó, mỗi thay đổi về cung và cầu trên thị trường có thể gây tác động lớn hơn đến giá
cả và mức độ biến động của giá. Với những đặc điểm như vậy của thị trường hàng hoá thì
việc phòng ngừa rủi ro hàng hoá trở nên phức tạp hơn.
Ngân hàng có thể sử dụng một trong ba phương pháp để đo lường rủi ro trạng thái
hàng hoá. Đối với những ngân hàng có quy mô hoạt động kinh doanh hàng hoá hạn chế thì
phương pháp đơn giản hoá và phương pháp thang kỳ hạn tỏ ra phù hợp hơn. Ngược lại,
ngân hàng có thể áp dụng phương pháp mô hình nội bộ, nếu thoả mãn các điều kiện nêu ở
phần dưới đây.
1.2.1.2.2. Phương pháp sử dụng các mô hình áp dụng nội bộ để đo lường rủi ro thị
trường
Phương pháp này cho phép các ngân hàng sử dụng chính mô hình quản lý rủi ro nội
bộ của mình để đo lường rủi ro. Tuy nhiên, để được cơ quan quản lý ngân hàng cho phép
áp dụng phương pháp này, ngân hàng phải đáp ứng được 7 nhóm điều kiện về :
- Các tiêu chí chung về việc hệ thống quản lý rủi ro phải đầy đủ;
- Các tiêu chuẩn định tính để giám sát việc sử dụng những hệ thống nội bộ này, đặc
biệt là từ phía Ban lãnh đạo ngân hàng;
- Hướng dẫn chi tiết để xác định những yếu tố rủi ro thị trường phù hợp;
- Các tiêu chuẩn định tính về việc sử dụng những tham số thống kê tối thiểu để đo
lường rủi ro;
- Hướng dẫn chi tiết về kiểm nghiệm các trường hợp đặc biệt;
- Quy trình kiểm định phục vụ mục đích giám sát độc lập việc sử dụng mô hình; và
- Những nguyên tắc áp dụng đối với ngân hàng sử dụng đồng thời phương pháp mô
hình nội tại và phương pháp chuẩn hoá.
1.2.1.2.3. Điều kiện để đo lường rủi ro thị trường
Trước khi sử dụng một trong hai phương pháp đo lường rủi ro thị trường nêu trên,
ngân hàng phải xác định giá trị của tất cả các khoản mục trên theo giá trị thị trường thực tế.
Quy định về hạch toán ở một số nước cho phép những khoản mục này được hạch toán theo
giá thị trường - trong trường hợp đó thì có thể áp dụng luôn giá trị trên sổ sách kế toán của
ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các nước đều quy định hạch toán theo mệnh giá của các khoản
mục, và do vậy các ngân hàng sẽ phải xác định lại theo giá trị thị trường để đảm bảo mức
độ chính xác khi đánh giá rủi ro thị trường. Ngoài ra, yêu cầu về vốn đối với rủi ro ngoại
hối và rủi ro hàng hoá sẽ phải được tính cho toàn bộ trạng thái ngoại tệ hoặc trạng thái
hàng hoá của ngân hàng.
1.2.1.2.4. Yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng
Như vậy, sau khi bổ sung cả phần vốn dành cho rủi ro thị trường thì yêu cầu vốn tối
thiểu của một ngân hàng sẽ bao gồm :
a) Phần vốn dành cho rủi ro tín dụng theo quy định tại bản Thoả thuận tháng
7/1988; cộng với

5
"hàng hoá" được định nghĩa là một sản phẩm vật chất có thể mua bán được trên thị
trường thứ cấp, ví dụ như nông sản, khoáng sán (bao gồm dầu mỏ) và kim loại quý.
14
b) Phần vốn dành cho rủi ro thị trường được xác định theo phương pháp chuẩn hoá;
hoặc
c) Phần vốn dành cho rủi ro thị trường được xác định theo phương pháp mô hình
nội bộ; hoặc
d) Phần vốn dành cho rủi ro thị trường được xác định kết hợp cả hai phương pháp
trên.
Các khoản mục vốn đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bù đắp rủi ro thị trường sẽ bao gồm
vốn cổ phần và lợi nhuận không chia (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2) theo quy định
tại bản Thoả thuận tháng 7/1988. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đưa thêm một thành
phần nữa là vốn cấp 3 bao gồm nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ nhằm một mục đích duy nhất là
đáp ứng phần vốn cần có dành cho rủi ro thị trường. Tuy nhiên, vốn cấp 3 này phải thoả
mãn được những điều kiện sau:
- Các ngân hàng chỉ được sử dụng vốn cấp 3 để hỗ trợ cho rủi ro thị trường. Có nghĩa là
mọi rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác theo quy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988 đều
phải được bù đắp bằng vốn cấp 1 và cấp 3;
- Tổng giá trị vốn cấp 3 tối đa không quá 250% phần vốn cấp 1 của ngân hàng cần có để hỗ
trợ rủi ro thị trường. Nói cách khác, tối thiểu 28,5% mức rủi ro thị trường của ngân hàng
phải được hỗ trợ bằng vốn cấp 1.
- Cơ quan quản lý ngân hàng ở từng quốc gia có quyền xem xét và quy định giới hạn tối đa
tổng giá trị vốn cấp 2 và cấp 3 so với vốn cấp 1.
Các khoản nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ được phép tính vào vốn cấp 3 nếu:
- Có thời hạn ban đầu tối thiểu là 2 năm;
- Không được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng;
- Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, khoản nợ thứ cấp này có thứ tự ưu tiên thanh toán
sau tất cả các chủ nợ khác, chỉ trước chủ sở hữu;
- Ngân hàng không được phép thanh toán trước hạn, trừ trường hợp được cơ quan quản lý
ngân hàng chấp thuận;
- Hợp đồng vay có quy định ngân hàng sẽ không được thanh toán gốc hoặc lãi (ngay cả khi
đến hạn) nếu như việc thanh toán này sẽ làm cho ngân hàng không đạt được yêu cầu vốn
tối thiều theo quy định.
Uỷ ban Giám sát ngân hàng cho phép có một giai đoạn chuyển tiếp đến cuối năm
1997 để các ngân hàng chuẩn bị thực hiện được yêu cầu vốn tối thiều mới bổ sung. Đặc
biệt, trong thời gian chuyển tiếp này, những ngân hàng mong muốn áp dụng phương pháp
mô hình nội bộ sẽ phải điều chỉnh mô hình của mình, bổ sung thêm các tiêu chí chung và
các tham số theo quy định của Uỷ ban Giám sát ngân hàng.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Basel 2 và điểm khác biệt giữa Basel1 và Basel 2
1.2.2.1. Những nội dung cơ bản của Basel 2
Hiệp ước mới về vốn (Basel 2) gồm 3 trụ cột:
-Yêu cầu vốn tối thiểu;
- Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của
ngân hàng;
- Công khai thông tin.

15
1.2.2.1.1. Trụ cột thứ nhất : Yêu cầu vốn tối thiểu
Basel 2 vấn tiếp tục theo đuổi hình thức đưa ra một tỷ lệ vốn, với tử số là vốn của
ngân hàng và mẫu số là tài sản có rủi ro (đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân
hàng). Tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định tại Basel 2 là 8%.
So với quy định về yêu cầu vốn tối thiểu tại Basel 1, bản Hiệp ước mới chỉ thay đổi
phương pháp xác định tài sản có rủi ro nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá rủi ro
của bản thân ngân hàng, qua đó làm cho tỷ lệ vốn tối thiểu trở nên có nghĩa hơn, phản ánh
được chính xác hơn khả năng thanh toán của ngân hàng.
Basel 2 đề cập đến 3 loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ngoài rủi ro tín dụng và
rủi ro thị trường đã được quy định tại bản Hiệp ước về vốn năm 1988, Basel 2 còn bổ sung
thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động.
Đối với rủi ro thị trường, phương pháp tiếp cận tại bản Hiệp ước mới không có thay
đổi gì so với Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996.
Riêng đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, bản Hiệp ước mới đưa ra 3
phương án tính toán rủi ro tín dụng và 3 phương án tính toán rủi ro hoạt động khác nhau để
các ngân hàng lựa chọn thực hiện. Sở dĩ Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel đưa ra quy định
mới như vậy là do Uỷ ban thấy rằng không thể và không nên sử dụng một cách tiếp cận
chung để đo lường rủi ro cho tất cả các ngân hàng khác nhau. Thay vào đó, các ngân hàng
và cơ quan giám sát được phép lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với mức độ phát triển
hoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và với hạ tầng cơ sở 2.
1.2.2.1.1.1.Đối với rủi ro tín dụng
Bản Hiệp ước mới đưa ra 3 phương pháp tính toán rủi ro tín dụng :
- Phương pháp chuẩn hoá;
- Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB);
- Phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB).
a) Phương pháp chuẩn hoá
Tương tự như bản Hiệp ước hiện thời, phương pháp chuẩn hoá đưa ra trong Basel 2
yêu cầu ngân hàng phải phân chia tài sản có của ngân hàng vào các nhóm rủi ro khác nhau,
mỗi nhóm có một hệ số rủi ro cụ thể, tuỳ theo đặc điểm của từng khoản mục.
Tuy nhiên, so với quy định tại bản Hiệp ước về vốn năm 1998, phương pháp chuẩn
hoá này có một số điểm mới như sau :
- Kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được sử dụng để nâng cao
mức độ chính xác khi xếp hạng rủi ro cho tài sản có. Cơ quan thanh tra của từng quốc gia
sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Uỷ ban để quyết định lựa chọn nguồn dữ liệu của tổ chức xếp
hạng độc lập đủ tiêu chuẩn làm cơ sở phân loại tài sản có. Trong trường hợp không có kết
quả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập thì một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ số
rủi ro 100%.
- Nợ quá hạn phải đưa vào nhóm có hệ số rủi ro 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã lập dự
phòng đầy đủ.
- Mở rộng hơn nữa phạm vi các hình thức đảm bảo (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)
mà ngân hàng có thể được phép chấp nhận khi tính toán mức vốn tối thiểu theo yêu cầu.
Đồng thời, bản Hiệp ước mới cũng đưa ra một số phương pháp khác nhau để xác định giá

16
trị thị trường của công cụ được sử dụng làm đảm bảo, từ đó tính toán mức vốn có thể được
khấu trừ.
Nhằm hỗ trợ ngân hàng và cơ quan thanh tra ở những nước chưa có đủ điều kiện áp
dụng phương pháp chuẩn hoá trên đây, Uỷ ban cũng đưa ra "phương pháp chuẩn hoá đơn
giản", trong đó tập hợp tất cả những lựa chọn đơn giản nhất để tính toán tổng tài sản có rủi
ro.
b) Các phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (phương pháp IRB)
Có hai phương pháp tính toán tổng tài sản có rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng nội
bộ là phương pháp cơ sở và phương pháp nâng cao. Điểm khác biệt cơ bản giữa các
phương pháp IRB và phương pháp chuẩn hoá là khi tính toán tỷ lệ vốn tối thiểu theo
phương pháp IRB, ngân hàng được phép căn cứ vào kết quả đánh giá nội bộ của mình về
các yếu tố rủi ro chủ yếu trong hoạt động. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không được quyết
định mọi cấu phần cần thiết để xác định yêu cầu vốn tối thiểu của mình. Thay vào đó, các
hệ số rủi ro và mức vốn cần thiết sẽ được xác định trên cơ sở số liệu định tính do ngân
hàng cung cấp và công thức tính toán do Uỷ ban Giám sát ngân hàng đưa ra.
Các phương pháp IRB đều dựa trên 4 yếu tố đầu vào mang tính định lượng:
(i) Xác suất không trả được nợ (Probability of default - PD): đo lường xác suất
người vay không thanh toán được nợ;

(ii) Tổn thất khi người vay không trả được nợ (Loss given default - LGD): đo
lường tỷ lệ tài sản có bị tổn thất nếu xảy ra;

(iii) Tổn thất khi người vay không trả được nợ (Exposure at default - EAD): đo
lường tỷ lệ tài sản có bị tổn thất nếu xảy ra;

(iv) Kỳ hạn (Maturity - M): thời hạn kinh tế còn lại của tài sản có.

Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp IRB cơ sở và nâng cao là nguồn dữ liệu của
4 yếu tố đầu vào trên đây dựa trên đánh giá riêng của ngân hàng hay do cơ quan giám sát
ngân hàng quy định. Đối với đa số các nhóm tài sản có, ngân hàng thực hiện phương pháp
IRB nâng cao được phép tự đánh giá và cung cấp số liệu cho tất cả các yếu tố đầu vào.
Ngân hàng thực hiện phương pháp IRB cơ sở sẽ phải thực hiện theo quy định cụ thể của
Uỷ ban giám sát ngân hàng khi cung cấp số liệu cho một số yếu tố đầu vào.
Uỷ ban Giám sát ngân hàng cũng đặt ra những tiêu chí tối thiểu mà ngân hàng phải
đáp ứng nếu muốn được phép thực hiện theo phương pháp IRB cơ sở hay phương pháp
IRB nâng cao. Mục đích của việc này là nhằm hạn chế sự khác biệt giữa cách thức áp dụng
phương pháp IRB ở các ngân hàng, qua đó giúp cho cơ quan giám sát có thể so sánh, đánh
giá chất lượng các ngân hàng khác nhau. Như vậy, ngân hàng thực hiện phương pháp IRB
nâng cao sẽ phải thoả mãn các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn nếu như muốn được hưởng mức độ
linh hoạt tương đối cao hơn so với ngân hàng thực hiện phương pháp IRB cơ sở. Điều quan
trọng là hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng phải phân loại rủi ro trong hoạt động
ngân hàng một cách thường xuyên và chính xác; bản thân từng ngân hàng phải xác định rõ
ràng và khách quan những tiêu chí phân loại rủi ro để làm cơ sở đánh giá từng loại rủi ro
tín dụng nói riêng và mức độ rủi ro nói chung của toàn ngân hàng.

17
1.2.2.1.1.2. Đối với rủi ro hoạt động
Basel 2 định nghĩa “rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các quy trình, hệ
thống hay con người trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân
bên ngoài. Đây là một trong những loại rủi ro quan trọng mà ngân hàng thường gặp phải
trong quá trình hoạt động của mình.
Bản Hiệp ước mới đưa ra 3 phương pháp tính toán rủi ro hoạt động:
- Phương pháp chỉ số cơ bản;
- Phương pháp chuẩn hoá;
- Phương pháp đo lường nâng cao (AMA).
a) Phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hoá
Hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt
với mức độ rủi ro hoạt động lớn do đặc điểm tính chất về nội dung hay phạm vi hoạt động.
Tuy nhiên, để được phép áp dụng phương pháp chuẩn hoá, ngân hàng phải có hệ thống
quản lý rủi ro hoạt động thoả mãn đầy đủ những yêu cầu tối thiểu quy định tại Basel 2.
Cả hai phương pháp này đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng
với một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định
được.Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán số vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với
rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập6 bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất
nhân với hệ số 0,15 (hệ số này do Uỷ ban quy định).
KBIA = GI x ỏ
Trong đó :
KBIA : Số vốn tối thiểu theo phương pháp Chỉ số cơ sở
GI : Tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất
ỏ : Hệ số do Uỷ ban quy định, thể hiện mối tương quan giữa mức vốn
tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ
thống.
Theo phương pháp chuẩn hoá, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia
thành 8 lĩnh vực. Ngân hàng sẽ tính toán số vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực
kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương
ứng theo quy định của Uỷ ban giám sát ngân hàng. Số vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt
động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng ngành/lĩnh vực kinh doanh.
KTSA = Σ (GI1-8 x õ1-8)
Trong đó :
KTSA : Số vốn tối thiểu theo phương pháp chuẩn hoá
GI1-8 : Tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất đối với
từng lĩnh vực kinh doanh
õ1-8 : Tỷ lệ cố định do Uỷ ban quy định, thể hiện mối tương quan giữa
mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh, cụ
thể tại Bảng 1 như sau:
6
Tổng thu nhập bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với nhập thuần không phải từ
tiền lãi (tuỳ thuộc vào quy định của chế độ kế toán từng nước). Tổng thu nhập này là
thu nhập trước khi trích dự phòng, không bao gồm các khoản lãi/lỗ từ kinh doanh
chứng khoán và các khoản thu nhập bất thường, thu nhập từ bảo hiểm.
18
Bảng 1: Mối tương quan giữa mức vốn cần có với mức
thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số beta


Tài trợ công ty (õ1) 18%
Các hoạt động mua bán (õ2) 18%
Hoạt động ngân hàng bán lẻ (õ3) 12%
Hoạt động ngân hàng thương mại (õ4) 15%
Thanh toán (õ5) 18%
Dịch vụ đại lý (õ6) 15%
Quản lý tài sản có (õ7) 12%
Môi giới bán lẻ (õ8) 12%
Nguồn: Uỷ ban Giám sát Ngân hàng - BIS
b) Phương pháp đo lường nâng cao
Theo phương pháp đo lường nâng cao, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ
tương đương với mức rủi ro ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt
động nội bộ của mình. Tuy nhiên, để được áp dụng phương pháp đo lường nâng cao này,
một ngân hàng phải thoả mãn các tiêu chí định lượng và định tính do Uỷ ban đặt ra và phải
được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.
1.2.2.1.2. Trụ cột thứ hai: Đánh giá của cơ quan thanh tra giám sát
Trụ cột thứ hai của Hiệp ước mới về vốn dựa trên một loạt các hướng dẫn chi tiết,
trong đó nêu rõ sự cần thiết về phía ngân hàng phải đánh giá vốn trong mối tương quan với
mức độ rủi ro chung của mình, và về phía cơ quan thanh tra, giám sát phải xem xét kết quả
đánh giá này và có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết. Mục đích của
việc này là nhằm không những đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để bù đắp rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, mà còn khuyến khích ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản
lý rủi ro tốt hơn.
Cơ quan thanh tra cần thẩm định mức độ chính xác trong kết quả đánh giá của ngân
hàng về nhu cầu vốn so với rủi ro, đồng thời có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Quan hệ
tương tác qua lại như vậy sẽ góp phần tăng cường hơn nữa đối thoại tích cực giữa ngân
hàng và cơ quan quản lý, từ đó có thể nhanh chóng xác định những vấn đề tiềm ẩn và
nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để giảm rủi ro hoặc khôi phục nguồn vốn.
Ngoài một nội dung quan trọng của Trụ cột thứ hai là đánh giá việc tuân thủ thường
xuyên các chuẩn mực tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin đối với ngân hàng, có 3 lĩnh
vực khác cần chú ý:
• Những loại rủi ro chưa được giải quyết tại Trụ cột thứ nhất (Ví dụ: rủi ro tập trung
tín dụng).
• Những yếu tố chưa được đề cập đến tại Trụ cột thứ nhất (Ví dụ: rủi ro lãi suất, rủi
ro chiến lược).
• Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngân hàng (Ví dụ: tác động của chu kỳ
kinh doanh).
Hoạt động giám sát theo quy định tại Trụ cột thứ hai cần đảm bảo tuân thủ một số
nguyên tắc sau đây:

19
a) Nguyên tắc thứ nhất
Ngân hàng cần đặt ra quy trình đánh giá mức vốn của ngân hàng trong mối tương
quan với những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời có chiến lược duy trì mức vốn tối thiểu đó.
Quy trình nói trên có 5 điểm chính :
• Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo cấp cao của ngân
hàng;
• Đánh giá thận trọng mức vốn tối thiểu;
• Đánh giá toàn diện các loại hình rủi ro;
• Chế độ kiểm tra và báo cáo;
• Đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ.
b) Nguyên tắc thứ hai
Cơ quan thanh tra phải định kỳ thường xuyên đánh giá chính sách của ngân hàng về
vốn, sự tuân thủ của ngân hàng đối với các tỷ lệ vốn pháp định. Cơ quan thanh tra cũng
phải kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nếu phát hiện những bất cập trong quá trình
đánh giá.
c) Nguyên tắc thứ ba
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thị trường, cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu
ngân hàng duy trì vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
d) Nguyên tắc thứ tư
Cơ quan thanh tra cần phải can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng vốn của ngân
hàng giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà cơ quan thanh tra
có thể cân nhắc áp dụng các công cụ như tăng cường giám sát trực tiếp ngân hàng, giới hạn
chi trả cổ tức, yêu cầu ngân hàng xây dựng kế hoạch khôi phục lại mức vốn tối thiểu theo
quy định hoặc buộc ngân hàng phải tăng vốn ngay.
đ) Nguyên tắc thứ năm
Cơ quan thanh tra phải đảm bảo thực hiện chức năng giám sát của mình theo quy
định tại Trụ cột thứ hai một cách minh bạch và với trách nhiệm cao. Các tiêu chí mà cơ
quan thanh tra sử dụng để đánh giá ngân hàng cần được công khai. Ngay cả khi yêu cầu
một ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiều theo quy định, cơ quan thanh tra
cũng cần nêu rõ lý do.
1.2.2.1.3.Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường
Mục đích của Trụ cột thứ ba “Nguyên tắc thị trường” trong bản Hiệp ước mới là
nhằm bổ sung cho các yêu cầu về vốn tối thiểu tại trụ cột thứ nhất và về vai trò của cơ
quan thanh tra ở trụ cột thứ hai. Một đặc điểm quan trọng của Hiệp ước mới về vốn là các
ngân hàng được trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc xác định nhu cầu vốn của mình
dựa trên các hệ thống đánh giá nội bộ. Do vậy, nguyên tắc thị trường trong trụ cột thứ ba
của bản Hiệp ước mới sẽ giúp các thành viên tham gia thị trường có điều kiện đánh giá tốt
hơn thông tin về mức độ rủi ro và quy mô vốn của ngân hàng, qua đó tạo điều kiện để
ngân hàng và cơ quan thanh tra quản lý rủi ro hiệu quả hơn, nâng cao hơn nữa mức độ ổn
định của từng ngân hàng nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung.
20
1.2.2.1.3.1. Yêu cầu chung về công bố thông tin
- Cơ quan thanh tra giám sát từng nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để
bắt buộc các ngân hàng thực hiện yêu cầu công bố thông tin quy định tại bản Hiệp ước
Basel 2. Nội dung của từng biện pháp cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ
như: vị thế pháp lý của cơ quan thanh tra từng nước, vào thực trạng hoạt động công khai
thông tin của ngân hàng nước đó…
- Các yêu cầu về công bố thông tin không mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán hiện hành. Ví
dụ: đối với những thông tin đã phải công khai theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán hoặc
theo yêu cầu của một cơ quan có thẩm quyền khác thì ngân hàng có thể sử dụng chính
những thông tin này để đáp ứng yêu cầu tại trụ cột thứ ba của Basel 2. Khi đó, ngân hàng
chỉ cần nêu rõ những khác biệt đáng kể giữa thông tin công khai theo yêu cầu của Basel 2
và của các cơ quan chức năng khác.
- Dựa trên khái niệm “tầm quan trọng” quy định tại “Các chuẩn mực kế toán quốc tế”7,
ngân hàng cần quyết định công bố những thông tin thích hợp. Tuy nhiên, Uỷ ban không đặt
ra bất kỳ một chuẩn mực tối thiểu nào để xác định mức độ quan trọng của thông tin cần
công bố. Ngược lại, người sử dụng thông tin sẽ tự mình đánh giá tuỳ thuộc vào từng hoàn
cảnh cụ thể.
- Thông tin cần được công bố theo định kỳ nửa năm, trừ một số trường hợp, ví dụ như :
Các thông tin mang tính chất định tính nhằm trình bày khái quát về mục tiêu và chính sách
quản lý rủi ro của ngân hàng, về hệ thống báo cáo, công bố định kỳ hàng năm,...
- Các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế và các ngân hàng quy mô lớn khác phải
công khai thông tin về vốn cấp 1 và các tỷ lệ vốn tối thiểu theo định kỳ hàng quý.
- Nếu một số thông tin cần công khai theo yêu cầu tại Trụ cột thứ ba lại mang tính chất độc
quyền hay tuyệt mật8, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế và hoạt động của ngân
hàng thì ngân hàng không cần thiết phải công bố chi tiết về những thông tin đó. Tuy nhiên,
ngân hàng vẫn phải cung cấp những thông tin chung có liên quan, đồng thời giải thích rõ lý
do không thực hiện theo yêu cầu của Basel 2.
- Ngân hàng phải đặt ra và thường xuyên đánh giá lại chính sách về công khai thông tin,
trong đó nêu rõ phương pháp ngân hàng sử dụng để xác định những thông tin cần công bố,
quy trình kiểm soát nội bộ đối với việc công bố thông tin.
1.2.2.1.3.2. Yêu cầu cụ thể về công bố thông tin
Trong bản Hiệp ước mới về vốn Basel 2, để tăng cường hơn nữa vai trò của thị
trường trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, Uỷ
ban Giám sát ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải công khai thông tin về cơ cấu vốn,
mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp hạn
chế rủi ro… Đối với từng nội dung thông tin cần công khai, Uỷ ban Giám sát ngân hàng lại
đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau mang tính chất định lượng và định tính.
7
Một thông tin được coi là quan trọng nếu như việc bỏ sót hay trích dẫn sai thông tin
đó có thể làm cho người sử dụng thông tin thay đổi quyết định hoặc có thể ảnh hưởng
đến kết quả đánh giá của người sử dụng thông tin.
8
Thông tin độc quyền/tuyệt mật bao gồm các thông tin (ví dụ như về sản phẩm, hệ
thống hay khách hàng), mà nếu bị chia sẻ thì có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của ngân hàng, và do đó hạ thấp vị thế cạnh tranh của ngân hàng.
21
Ví dụ, đối với cơ cấu vốn, ngân hàng phải nêu :
- Về mặt Định tính : thông tin tóm tắt về đặc điểm cơ bản của các công cụ vốn.
- Về mặt Định lượng:
+ Vốn cấp 1, trong đó công khai thông tin riêng về từng khoản mục của vốn cấp 1.
+ Tổng vốn cấp 2 và cấp 3
+ Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2
+ Tổng giá trị vốn đủ tiêu chuẩn.
Tóm lại, Hiệp ước Basel về vốn mới đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của các
yêu cầu về vốn và trong nhận thức về thanh tra giám sát các ngân hàng lớn. Những thay
đổi này sẽ vượt ra khỏi phạm vi các tổ chức hoạt động ngân hàng lớn, và vì vậy, sẽ tạo ra
sự quan tâm của các thành viên tham gia thị trường khác nhau.
1.2.2.2. Sự khác nhau căn bản giữa Basel 2 và Basel 1
- Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel 2 phản ánh chính xác hơn khả năng chống đỡ rủi ro của
ngân hàng nhờ việc tính đến 3 loại rủi ro trọng yếu (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi
ro hoạt động). Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel I (năm 1988) mới chỉ phản ánh rủi ro
tín dụng và bản sửa đổi năm 1996 có đưa thêm rủi ro thị trường. So với quy định về yêu
cầu vốn tối thiểu tại Basel 1, Basel 2 thay đổi phương pháp xác định tài sản có rủi ro nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá rủi ro của bản thân ngân hàng, qua đó làm cho tỷ lệ
vốn tối thiểu trở nên có nghĩa hơn, phản ánh được chính xác hơn khả năng chống đỡ rủi ro
của ngân hàng.
- Basel 1 nhấn mạnh rằng mức độ đủ vốn được đo lường theo khuôn khổ của Hiệp ước mặc
dù quan trọng nhưng cũng chỉ là một trong số các nhân tố cần được xem xét khi đánh giá
sức mạnh của một ngân hàng. Basel 1 chủ yếu đánh giá vốn trong mối quan hệ với rủi ro
tín dụng còn các rủi ro khác, nhất là rủi ro lãi suất và các rủi ro đầu tư vào các chứng khoán
không được tính đến. Tuy nhiên, các lần chỉnh sửa sau có tính đến một số rủi ro liên quan,
đặc biệt là rủi ro thị trường. Basel 2 đặt ra khuôn khổ các qui định về vốn mang tính nhạy
cảm hơn với các rủi ro, đồng thời chú ý thích đáng đối với đặc điểm cụ thể của hệ thống
giám sát và kế toán của các nước thành viên. Basel 2 giữ nguyên các yếu tố cơ bản của
Basel 1, bao gồm cả các qui định buộc các ngân hàng phải có tối thiểu số vốn tương đương
8% tài sản có đánh giá theo mức độ rủi ro; cấu trúc cơ bản của phần sửa đổi về rủi ro thị
trường năm 1996; định nghĩa về mức độ đủ vốn hợp lý. Có thể nói rằng Basel 2 là bước
phát triển tiếp theo của Basel 1.
- Basel 2 sử dụng nhiều các đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở hệ thống quản trị nội bộ của
ngân hàng. Theo đó, mỗi cơ quan giám sát sẽ triển khai một loạt các qui trình rà soát để
bảo đảm rằng các hệ thống quản trị và kiểm soát nội bộ của các ngân hàng là thích hợp để
làm cơ sở cho việc tính toán vốn. Các cơ quan giám sát sẽ tập trung vào vấn đề tuân thủ
các qui định tối thiểu như là phương tiện để bảo đảm sự thống nhất chung về khả năng của
các ngân hàng đưa ra các yêu tố đầu vào cẩn trọng cho việc tính toán mức vốn chứ không
phải là mục đích.
- Basel 1 không tạo ra động cơ khuyến khích các ngân hàng sử dụng các công cụ giảm
thiểu rủi ro, chẳng hạn tài sản bảo đảm, công cụ phái sinh tín dụng,...Hệ số an toàn vốn
thiếu sự nhạy cảm đối với rủi ro. Basel 1 không khuyến khích các ngân hàng nâng cao

22
trình độ và áp dụng các thông lệ quản trị rủi ro. Basel 2 khắc phục được hầu hết những
nhược điểm này của Basel 1.
- So với Basel 1 chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất thì Basel 2 đưa ra nhiều lựa chọn khác
nhau trong việc xác định mức độ đủ vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động để giúp
ngân hàng và cơ quan giám sát lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên,
Basel 2 cũng tính đến việc cho phép mức độ tuỳ ý một cách hạn chế đối với lựa chọn được
áp dụng và thực hiện các chuẩn mực phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau của thị trường
trong nước.
- Basel 1 và Basel 2 đều nhằm thiết lập lên các mức vốn tối thiểu đối với các ngân hàng
hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, Basel 1 cho phép các cơ quan chức năng tự do thực hiện cơ
chế qui định mức vốn tối thiểu cao hơn. Mặt khác, các cơ quan chức năng tự do qui định
các biện pháp bổ sung về mức độ đủ vốn như là cách để xử lý các vấn đề, chẳng hạn những
rủi ro tiềm ẩn về mức độ chính xác của phép đo mức độ tổn thất rủi ro gắn liền với mỗi
nguyên tắc về vốn hoặc để hạn chế mức độ mà một tổ chức có thể huy động vốn qua vay
nợ. Basel 2 gợi ý các mức vốn cần thiết theo các biện pháp bổ sung mang tính chất ràng
buộc chặt chẽ hơn. Nói chung, theo trụ cột thứ hai các cơ quan giám sát kỳ vọng các ngân
hàng hoạt động trên mức vốn tối thiểu.
- Basel 2 không chỉ bảo đảm mức vốn cần thiết tương ứng với mức độ các rủi ro trọng yếu
của ngân hàng mà còn nâng cao nguyên tắc thị trường trong quản lý giám sát hoạt động
ngân hàng. Các yêu cầu vốn tối thiểu theo trụ cột 1 phải kèm theo thực hiện nghiêm nội
dung trụ cột 2, bao gồm cả những nỗ lực của các ngân hàng trong việc đánh giá mức độ đủ
vốn của mình và nỗ lực của các cơ quan giám sát trong việc kiểm tra các đánh giá đó. Yêu
cầu về công bố thông tin theo trụ cột 3 sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm rằng
kỷ luật thị trường là yếu tố hữu hiệu trong việc thực thi 2 trụ cột kia.
1.3. Các điều kiện áp dụng chuẩn mực Basel
Basel 1 và Basel 2 chủ yếu áp dụng cho các ngân hàng hoạt động quốc tế, trên thực
tế rất nhiều các ngân hàng có mức độ hoạt động quốc tế hạn chế cũng đã chủ động áp dụng
các chuẩn mực về vốn (8%), đặc biệt là Basel 1 để nâng cao mức độ an toàn và khả năng
cạnh tranh. Trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu hướng áp dụng các
chuẩn mực vốn của Basel để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ lành mạnh. Tuy
nhiên, để áp dụng Basel 1 và Basel 2 có hiệu quả cần bảo đảm các điều kiện dưới đây:
1.3.1. Điều kiện chung
(i) Các ngân hàng hoạt động trên thị trường quốc tế và có mức độ đa dạng, phức tạp
tương đối cao, đặc biệt đối với nội dung của Basel 1 được bổ sung năm 1996 và Basel 2;
(ii) Cơ quan giám sát ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát
ngân hàng hữu hiệu của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel (xem Phần Phụ lục ).
1.3.2. Điều kiện cụ thể
- Mục tiêu hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng cần phải được xác định rõ ràng, chủ
yếu nhằm duy trì sự ổn định hệ thống tài chính và lòng tin của công chúng vào hệ thống
ngân hàng, nhờ đó giảm thiểu tổn thất xảy ra đối với người gửi tiền và các chủ nợ.
- Các cơ quan giám sát phải bảo đảm kỷ luật thị trường bằng cách tạo động lực cho các
ngân hàng áp dụng các thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp.

23
- Để thực thi nhiệm vụ của cơ quan giám sát một cách hữu hiệu, cơ quan giám sát phải có
sự độc lập về hoạt động, phương tiện và quyền lực thu thập thông tin từ xa, thông tin tại
chỗ và có thẩm quyền thực hiện các quyết định của mình.
- Các cơ quan giám sát ngân hàng phải hiểu bản chất kinh doanh của các ngân hàng và bảo
đảm trong chừng mực có thể là các rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu được quản lý
một cách thoả đáng.
- Toàn bộ rủi ro của từng ngân hàng phải được đánh giá, theo dõi một cách chặt chẽ và các
nguồn lực giám sát phải được phân bổ hợp lý. Tất cả các rủi ro của ngân hàng phải được
nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát được trước hết từ bản thân ngân hàng thông qua
các công cụ quản trị rủi ro và từ các cơ quan giám sát ngân hàng thông qua các nghiệp vụ
giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ dựa trên cơ sở rủi ro một cách liên tục. Vì vậy, cơ quan
giám sát ngân hàng phải có thẩm quyền qui định và sử dụng các qui chế an toàn (định tính
và định lượng) để kiểm soát các rủi ro đó, chẳng hạn mức độ đủ vốn, dự phòng rủi ro, phân
loại nợ, khả năng thanh khoản, kiểm soát nội bộ, qui định quản trị rủi ro nhằm hạn chế việc
chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng. Các qui định an toàn này không phải thay thế
cho các quyết định quản lý của ngân hàng mà đúng hơn là các chuẩn mực thận trọng tối
thiểu để bảo đảm các ngân hàng tiến hành các hoạt động một cách hợp lý.
- Cơ quan giám sát ngân hàng phải bảo đảm các ngân hàng có đủ nguồn lực để bù đắp các
rủi ro, bao gồm vốn, kỹ năng quản trị, hệ thống kiểm soát hữu hiệu và các hồ sơ kế toán.
- Cơ quan giám sát ngân hàng phải có sự phối hợp tốt với các cơ quan giám sát tài chính
khác ở trong nước và nước ngoài để giám sát các hoạt động tài chính phi ngân hàng và các
hoạt động ngân hàng quốc tế do các ngân hàng tiến hành.
- Điều kiện tiên quyết đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hữu hiệu là:
+ Khung thể chế và pháp luật về giám sát ngân hàng phù hợp: Mục tiêu cơ quan
giám sát được xác định rõ ràng; cơ quan giám sát có đủ nguồn lực; cơ quan giám sát có
mức độ độc lập thoả đáng về tổ chức và hoạt động;
+ Chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và bền vững để không gây ảnh hưởng bất lợi
hoặc gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng;
+ Hạ tầng công cộng phù hợp: Hệ thống kế toán đáng tin cậy, kiểm toán thích hợp,
hệ thống thông tin quản lý hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro của các ngân hàng và
hoạt động giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng;
+ Kỷ luật thị trường có hiệu quả: Xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan giám
sát và ngân hàng. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng và cạnh tranh lành
mạnh trong hoạt động ngân hàng;
+ Thủ tục giải quyết các vấn đề ở các ngân hàng rõ ràng: Cần phải có hệ thống các
biện pháp can thiệp đối với các ngân hàng có vấn đề một cách hữu hiệu, kịp thời để bảo
đảm an toàn hoạt động của mỗi ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các biện pháp xử lý các vấn đề ở các ngân hàng phải
tránh tạo ra tâm lý ỷ lại, bao cấp và tăng rủi ro đạo đức của các ngân hàng;
+ Có đủ các cơ chế tạo ra mức bảo vệ hệ thống một cách thích hợp hay hệ thống
mạng lưới an toàn công cộng.
- Các cơ quan giám sát ngân hàng phải có được hệ thống phương pháp giám sát ngân hàng
một cách liên tục, dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp giám sát đơn nhất và giám sát hợp nhất.

24
- Các ngân hàng đạt được trình độ quản trị rủi ro nhất định và phát triển được hạ tầng công
nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin thích hợp để ứng dụng các thông lệ tốt về quản trị
doanh nghiệp và các nguyên tắc thiết lập và vận hành các hệ thống kiểm soát nội bộ và
quản trị rủi ro (tín dụng, thị trường, thanh khoản và vận hành). Các ngân hàng phải thiết
lập được hệ thống quản trị rủi ro nội bộ chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ tốt và đáp ứng
các yêu cầu tối thiểu của cơ quan giám sát ngân hàng để phát hiện, đo lường, quản lý và
giám sát thoả đáng các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng phải có
nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để vận hành hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệt
đối với các hệ thống quản lý rủi ro thị trường, tín dụng và rủi ro hoạt động dưới dạng mô
hình hoá rủi ro (Basel 2).
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động
ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel
Để có thể đánh giá mọi khía cạnh tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của Basel, Đề
tài đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc – Một nước rất thành công trong lĩnh vực
này và sẽ áp dụng các chuẩn mực của Basel 2 trong năm 2007. Ngoài ra, Đề tài cũng đề
cập tới kinh nghiệm của Trung Quốc – một nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam,
để chúng ta có thể so sánh.
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1. 4.1.1. Các tổ chức giám sát tài chính ở Hàn Quốc
Các tổ chức giám sát tài chính ở Hàn Quốc bao gồm: Uỷ ban Giám sát Tài chính
(FSC), Uỷ ban về Chứng khoán và các giao dịch tương lai (SFC), Cơ quan Dịch vụ giám
sát tài chính (FSS).
1. 4.1.1.1. Uỷ ban giám sát tài chính (FSC):
FSC là một cơ quan giám sát độc lập thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ.
FSC bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm. Chủ tịch của
FSC do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Nội các và thường Chủ tịch cũng
giữ vị trí là Thống đốc của FSS. Phó Chủ tịch do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của
Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế. Phó chủ tịch của FSC thường giữ vị trí là Chủ tịch của
SFC. Uỷ viên thường trực được bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch FSC.
Trong số 6 ủy viên không thường trực, 3 ủy viên là lãnh đạo cấp Bộ là Thứ trưởng
Bộ Tài chính và Kinh tế, Phó Thống đốc NHTW Hàn Quốc, Chủ tịch Công ty Bảo hiểm
tiền gửi. 3 thành viên còn lại gồm chuyên gia về kế toán do Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế
đề nghị bổ nhiệm, chuyên gia về pháp luật do Bộ trưởng Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, và
một đại diện các ngành do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp đề nghị bổ nhiệm.
FSC là một cơ quan chính phủ độc lập, tính độc lập của FSC được quy định bởi
pháp luật thể hiện thông qua việc không một quan chức nào của FSC được giữ một vị trí
chính trị hoặc tham gia vào bất kỳ một hoạt động thương mại nào trong nhiệm kỳ công tác
tại FSC. Uỷ viên của FSC cũng không được tham gia vào việc giải quyết các vấn đề có thể
dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích.
Với một phần trách nhiệm là cơ quan thể chế, FSC thực hiện xử lý các vấn đề về
chính sách liên quan đến thanh tra, giám sát các định chế tài chính, thị trường chứng khoán
và tương lai. Các vấn đề về chứng khoán và thị trường tương lai thường do SFC xử lý.
FSC cũng có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép của các định chế tài chính. Ngoài ra,

25
FSC cũng tham gia tư vấn trong việc xây dựng pháp luật về khu vực tài chính do MOFE
dự thảo.
1.4.1.1.2. Cơ quan Dịch vụ Giám sát tài chính (FSS)
- Về tổ chức và chức năng: Chủ tịch của FSC đồng thời là Thống đốc của FSS và
cũng là người đề xuất 4 Phó Thống đốc, 9 Trợ lý Thống đốc do FSC bổ nhiệm. Một kiểm
toán viên do Tổng thống của Hàn Quốc bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch của FSC. Một
kế toán trưởng do Thống đốc của FSS bổ nhiệm để thực hiện các vấn đề theo chuẩn mực
kế toán.
Trách nhiệm của FSS, cơ quan điều hành của FSC bao gồm thanh tra, giám sát tất
cả các định chế tài chính tại Hàn Quốc.Trong phạm vi thẩm quyền thanh tra của mình, FSC
chịu trách nhiệm không chỉ thanh tra việc thực hiện các quy chế, cơ chế mà còn lập kế
hoạch và dự thảo các nội dung do FSC xử lý.
FSS có thẩm quyền thanh tra, giám sát các định chế tài chính, yêu cầu cung cấp các
tài liệu, hồ sơ cần thiết cho việc thanh tra. Việc không cung cấp các tư liệu nêu trên hoặc
cung cấp tư liệu sai coi là phạm tội theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo phê chuẩn
của FSC, cơ quan FSS cũng có thể đề xuất việc miễn nhiệm các quan chức của các công ty
do vi phạm các quy định hoặc làm đình trệ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của đơn vị.
Ngoài ra, FSS còn đóng vai trò trung gian xử lý tranh chấp giữa các định chế tài
chính và nhà đầu tư, giữa những người gửi tiền và những người cho vay. Để thực hiện
được các trách nhiệm lớn như vậy, FSS có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp khoảng 1.600
người.
- Nguồn vốn của FSS: Các khoản phí, lệ phí thu được từ các định chế tài chính, các thành
viên thị trường là nguồn chủ yếu bù đắp các chi phí hoạt động của FSS. Chính phủ và
NHTW Hàn Quốc cũng có thể tài trợ thích hợp cho FSS. Ngân sách hoạt động của FSS do
FSC phê chuẩn.
1.4.1.2. Các quy định an toàn trong hệ thống ngân hàng, bao gồm:
• Tỷ lệ an toàn vốn
• Phân loại tài sản Có và trích lập dự phòng
• Các hạn chế về tín dụng
• Các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả
• Rủi ro hối đoái và rủi ro quốc gia
• Quy định đối với các công cụ phái sinh và các khoản ngoại bảng
• Công khai tài chính
• Kiểm toán viên bên ngoài
Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định an toàn về an toàn vốn, trích lập dự
phòng rủi ro, tập trung tín dụng, về thanh khoản, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Mục
tiêu căn bản của các quy định an toàn là đảm bảo quản lý ngân hàng vững mạnh. Các quy
định an toàn được xây dựng không chỉ nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quản lý mà
còn đặt ra các yêu cầu tối thiểu về an toàn và vững mạnh, đó chính là các yêu cầu chủ yếu
của hoạt động giám sát theo định hướng thị trường.
1.4.1.2.1. Về tỷ lệ an toàn vốn

26
Luật Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra quy định về an toàn vốn của ngân hàng. Yêu cầu
về mức vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ won đối với một ngân hàng thương mại có phạm
vi quốc gia và 25 tỷ won đối với một ngân hàng khu vực.
Ngoài yêu cầu về mức vốn pháp định tối thiểu, FSC/FSS cũng đưa ra các tiêu
chuẩn về vốn điều chỉnh theo hệ số rủi ro (trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng
Thanh toán Quốc tế - Uỷ ban BASEL về thanh tra ngân hàng) như một thước đo nữa về
đảm bảo mức an toàn vốn. Trên thực tế, các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu đánh giá trên
cơ sở rủi ro căn bản về tín dụng được chính thức áp dụng từ cuối năm 1995. Các yêu cầu
về an toàn vốn dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro thị trường được bổ sung thêm vào quy định
về tỷ lệ an toàn vốn của BIS từ 1/1/2002. Hiện nay, tất cả các ngân hàng trong nước phải
duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% dựa trên cơ sở kết hợp đánh giá các tiêu chí về rủi
ro tín dụng và rủi ro thị trường. Các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt đưới 8%
thì FSC/FSS sẽ thực hiện các biện pháp chỉnh sửa ngay.
FSC/FSS liên tục thực hiện việc bổ sung để nâng cao tính hiệu lực và phù hợp đối
với quốc gia và tăng cường độ tin cậy quốc tế đối với các quy định về an toàn vốn của BIS.
Kết quả là, các tiêu chí về an toàn vốn của Hàn Quốc đã hoàn toàn nhất quán với các tiêu
chí quốc tế do ủy ban BASEL quy định. Hiện nay, FSC/FSS đang chuẩn bị để tiến tới thực
hiện thành công Hiệp ước BASEL mới, dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2007.
1.4.1.2.2. Về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Các ngân hàng phải thực hiện việc phân loại nợ một cách thích hợp và đảm bảo sự
lành mạnh trong hoạt động.Trong phân loại nợ, mối quan tâm chủ yếu là đánh giá rủi ro
liên quan đến khả năng trả nợ của người đi vay.
FSC/FSS đã sửa đổi các quy định về giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng và
đưa ra một số tiêu chuẩn mới về phân loại nợ gọi là “Tiêu chí có tầm nhìn tương lai”
(FLC) đối với các ngân hàng, trong đó có tính đến khả năng trả nợ trong tương lai của
người đi vay cũng như đánh giá quá trình đi vay và trả nợ trong quá khứ. Tiêu chí FLC có
hiệu lực thi hành từ 31/12/1999 (xem Bảng 2 dưới đây).
Theo chuẩn mực mới, FSC/FSS chỉ đưa ra các hướng dẫn tối thiểu đối với việc
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, và các ngân hàng phải đưa ra những chuẩn mực
riêng để phân loại nợ trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay.
1.4.1.3. Công khai tài chính
FSC/FSS đã thiết lập các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) trên
cơ sở theo sát thông lệ quốc tế về kế toán. ủy ban về Chứng khoán và các hợp đồng tương
lai (SFC) đưa ra các chuẩn mực kế toán đối với các ngân hàng. FSC/FSS cũng triển khai
các chuẩn mực kế toán về ngân hàng trên thực tế.
Luật Ngân hàng yêu cầu các ngân hàng thương mại công bố công khai bảng tổng
kết tài sản của mình, bảng báo cáo thu nhập trong năm tài chính và báo cáo tài chính tổng
hợp theo mẫu của FSC/FSS.
FSC/FSS cũng đưa ra yêu cầu bắt buộc về công bố công khai các thông tin về hoạt
động quản lý để đảm bảo rằng những người gửi tiền, cổ đông và các thành viên của thị
trường được thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các ngân hàng. Các ngân hàng
trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải công bố công khai tình hình hoạt
động của mình theo định kỳ. Các thông tin cần công bố theo định kỳ thường liên quan đến

27
tình hình tài chính của các ngân hàng trong năm gồm các thông tin về sự lành mạnh về tài
chính, khả năng sinh lời, nguồn vốn và sử dụng vốn…
Tất cả các ngân hàng phải công bố công khai bất kỳ một vấn đề nào đó phát sinh có
ảnh hưởng đến độ lành mạnh về tài chính. Các thông tin đó bao gồm nợ xấu, sự cố về tài
chính, các biện pháp về cải thiện năng lực quản lý… Các ngân hàng cũng phải công bố
công khai thông tin chi tiết khi tỷ lệ về khả năng chi trả thấp dưới 100%, khi có một sự
kiện nào đó có tác động làm thay đổi cơ cấu vốn của ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng Hàn
Quốc đưa ra các hướng dẫn về các yêu cầu công bố thông tin theo định kỳ và thông tin
khẩn cấp.
1.4.1.4. Giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ
FSC có thẩm quyền kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản của các định
chế tài chính theo quy định tại Bộ Luật về thiết lập các tổ chức giám sát tài chính và các
quy định khác của pháp luật.
1.4.1. 4.1. Kiểm tra tại chỗ
Kiểm tra tại chỗ được chia ra thành kiểm tra theo định kỳ (kiểm tra chung) và kiểm
tra theo mục tiêu (kiểm tra từng phần). Các cuộc kiểm tra định kỳ là kiểm tra một cách
toàn diện, bao gồm toàn bộ hoạt động của một ngân hàng. Tất cả các trụ sở chính của các
ngân hàng riêng lẻ cũng như một vài chi nhánh được lựa chọn đều là đối tượng kiểm tra
định kỳ về mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của họ. Các cuộc kiểm tra mục tiêu
được thực hiện ở một số văn phòng nhất định hoặc một số khía cạnh nhất định trong hoạt
động kinh doanh của một ngân hàng để tránh xảy ra những bất thường về tài chính và duy
trì ổn định tài chính.
Thông thường việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau:
• Sự lành mạnh của tài sản;
• Tính tuân thủ Luật Ngân hàng, các luật và nghị định thích hợp;
• Mức độ đầy đủ về các hệ thống kiểm soát nội bộ;
• Sự lừa đảo, biển thủ và những bất thường khác về tài chính;
• Tính chính xác của các báo cáo về tài chính và số liệu xuất trình;
• Việc thu thập thông tin.
Trong quá trình kiểm tra, FSC đánh giá thực trạng quản lý và việc quản lý rủi ro
của ngân hàng căn cứ theo các chính sách về kiểm tra, trong đó tập trung vào đánh giá thực
trạng quản lý và giám sát trên cơ sở rủi ro. Trên cơ sở đó, FSS đưa ra các khuyến nghị
thích hợp. Để nâng cao tính hiệu quả của các cuộc kiểm tra tại chỗ, FSS nhận các báo cáo
về hoạt động kinh doanh từ ngân hàng được kiểm tra, phân tích thực trạng quản lý hiện
hành và thu thập thêm các thông tin thích hợp.
Sau khi kiểm tra, FSS đánh giá thực trạng quản lý của ngân hàng chẳng hạn như
chất lượng tài sản, dự trữ nắm giữ và các hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó FSS đề xuất
các biện pháp thích hợp đối với ngân hàng được kiểm tra để giải quyết những lĩnh vực có
vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Số lượng những người kiểm tra và thời gian kiểm tra tại chỗ có thể phụ thuộc vào
quy mô của ngân hàng được kiểm tra và chỉ số xếp loại tổng hợp trước đây.
Đối với các trụ sở chính của các ngân hàng lớn trong nước, thường có khoảng 15
đến 30 người kiểm tra tham gia trong khoảng 15 đến 30 ngày.

28
1.4.1.4.2. Giám sát từ xa
FSS tiến hành giám sát từ xa đối với các ngân hàng cũng như kiểm tra tại chỗ. Mỗi
một Vụ kiểm tra chỉ định một cán bộ kiểm tra và một đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm giám
sát, kiểm tra đối với một định chế tài chính để nâng cao chất lượng giám sát từ xa. Giám
sát từ xa chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống giám sát thông thường, qua đó có thể
giám sát được mức độ lành mạnh về quản lý của ngân hàng. Để phục vụ cho việc giám sát
từ xa, FSS yêu cầu các ngân hàng báo cáo các thông tin cần thiết qua mạng on-line trên cơ
sở định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề hoặc sự bất bình thường về quản lý ngân hàng.
Giám sát từ xa cũng được thực hiện một phần thông qua phân tích các báo cáo và
văn bản. Căn cứ theo các quy định tại Luật Ngân hàng, hàng tháng, FSS nhận được các báo
cáo từ mỗi ngân hàng. Trong các báo cáo này, ngoài các nội dung khác, phải có các thông
tin tài chính liên quan đến tài sản Nợ và tài sản Có, các thông tin chung chẳng hạn như số
lượng nhân viên và các chi nhánh, phân loại tài sản có và việc thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối. Nội dung của các báo cáo giữa các ngân hàng có khác nhau. Người kiểm
tra thực hiện kiểm tra mức độ tin cậy của các báo cáo này trong quá trình kiểm tra tại chỗ.
Các phương thức giám sát từ xa bao gồm:
* Phân tích định kỳ các báo cáo của tất cả các ngân hàng;
* Kiểm tra các số liệu tài chính thông qua hệ thống IT nối mạng với các ngân hàng;
* Lựa chọn các dữ liệu chính về hoạt động kinh doanh và thiết lập hệ thống cảnh
báo sớm để phát hiện sớm vấn đề;
* Thu thập các thông tin thích hợp đối với các ngân hàng liên quan đến sự việc phát
sinh về tài chính.
FSS có thể sử dụng các kết quả giám sát từ xa khi triển khai các hoạt động giám sát
như khuyến nghị, yêu cầu hoặc ra lệnh về cải thiện quản lý, điều chỉnh chỉ số đánh giá về
thực trạng quản lý, hoặc phản ánh việc lập kế hoạch kiểm tra và các nội dung kiểm tra chủ
yếu đối với một ngân hàng có vấn đề và các nội dung yếu kém của ngân hàng đó.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của
Basel
1.4.2.1. Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc
Tại Trung Quốc, khuôn khổ giám sát theo chức năng đã được thiết lập, với sự hình
thành Uỷ ban Quản lý các thị trường Chứng khoán Trung quốc (CSRC), Uỷ ban Quản lý
Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Uỷ ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC). Hiện
nay, các uỷ ban này đang hợp tác với nhau để giám sát các sản phẩm liên ngành và các tổ
chức kinh doanh tham gia vào nhiều lĩnh vực.
CBRC được thành lập năm 2003 để tiếp quản nhiệm vụ quản lý từ Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc (PBOC). Từ năm 2007, tất cả các ngân hàng thương mại phải đạt mức
vốn tối thiểu là 8% trên tổng tài sản có chịu rủi ro, hoặc là phải gửi nhiều tiền dự trữ hơn
tại Ngân hàng Trung ương. CBRC đã tăng tỷ trọng rủi ro của một số loại khoản vay, đặc
biệt là khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và đề nghị các ngân hàng phải
dự phòng sớm hơn và nhiều hơn cho các khoản vay tồi.
Để đánh giá những kết quả của chương trình cải cách ngân hàng (tăng cường quản
trị doanh nghiệp, giải quyết các khoản vay có vấn đề, cải cách hệ thống nắm giữ cổ phần,
sử dụng các nhà kiểm toán nước ngoài để đánh giá đúng các vấn đề của ngân hàng và nâng
cao việc giám sát từ bên ngoài các hoạt động của ngân hàng), CBRC đã xây dựng một số
29
các chỉ số đánh giá hoạt động. Các văn bản hướng dẫn đã quy định các ngân hàng phải
công bố công khai sự tuân thủ các yêu cầu này của các ngân hàng.
Hiện tại, các ngân hàng nước ngoài phải nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động
của các chi nhánh của ngân hàng tại Trung Quốc theo định kỳ một năm hai lần. CBRC
cũng yêu cầu có thêm nhiều thông tin hơn về hoạt động cho vay của các ngân hàng, các
giao dịch giữa các đơn vị thành viên, các luồng vốn chu chuyển qua biên giới, dự phòng
các khoản vay có vấn đề và hệ số an toàn vốn.
1.4.2.2. Giải quyết các khoản nợ quá hạn
Năm 1998, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 270 tỷ NDT
(khoảng 32,6 tỷ USD) để tăng vốn cho bốn ngân hàng lớn. Trong năm 1999, Trung Quốc
đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản để tiếp quản gần 1,4 nghìn tỷ NDT các khoản vay
có vấn đề từ bốn ngân hàng lớn. Cuối năm 2003, theo chỉ thị từ Uỷ ban Nhà nước, Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm 45 tỷ USD (gần 4% GDP) từ dự trữ ngoại hối cho hai
trong số bốn ngân hàng lớn của nhà nước. Đó là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng
Xây dựng Trung Quốc, cả hai ngân hàng này đều có kế hoạch niêm yết trên thị trường
chứng khoán nước ngoài trong thời gian tới (có thể tại Hồng kông). Cả hai ngân hàng sau
đó đã thực hiện việc bán với quy mô lớn các khoản nợ xấu của ngân hàng. Uỷ ban Quản lý
Ngân hàng Trung Quốc được báo cáo là tỷ lệ nợ quá hạn của bốn ngân hàng lớn đã giảm
4,8% xuống còn 15,6% do kết quả của việc xoá nợ và tốc độ tăng trưởng tài sản có vẫn
cao.
Vào ngày 13/1/2005, Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc đã thông báo là tỷ lệ
nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại lớn nhất (bốn ngân hàng lớn cộng 12 ngân hàng
cổ phần) đã được cải thiện, cụ thể giảm từ mức 17,8% xuống còn 13,2% tính đến cuối
tháng 12/2004.
1.4.2.3. Nâng cao quản trị doanh nghiệp
Để tăng cường quản trị doanh nghiệp, Ngân hàng Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban
về đánh giá tín dụng và quản lý, thuê kiểm toán nước ngoài, tinh giảm Ban Lãnh đạo từ 69
người xuống còn 12 người. Ngân hàng này đã mời các chuyên gia nước ngoài tham gia vào
Ban Lãnh đạo.
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Trung Quốc hiện nay là 5,2% và tỷ lệ an toàn vốn có
thể trên 8%. Một ngân hàng nước ngoài đã được tìm kiếm để nắm giữ từ 5-10% cổ phần
(vào khoảng 1-2 tỷ USD) trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) với tổng trị giá
từ 5-10 tỷ USD.
Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (NHXDTQ) đã thực hiện những thay đổi để
nâng cao quản trị doanh nghiệp. Trong năm 2004, Ông Masamoto Yashiro, người trước đó
là Chủ tịch quản trị Ngân hàng Shinsei của Nhật Bản (bản thân ngân hàng này là một ví dụ
rất thành công về sự phục hồi từ một ngân hàng yếu kém nhờ có sự tham gia của một nhà
đầu tư nớc ngoài) đã được chỉ định làm giám đốc độc lập của Ngân hàng Xây dựng Trung
Quốc. Ngân hàng Trung Quốc sau đó cũng đã bổ nhiệm hai giám đốc độc lập người nước
ngoài. Vào đầu năm 2005, có nhiều đồn đại cho rằng khoảng 30-45 tỷ USD sẽ có thể được
bổ sung cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất trong số
bốn ngân hàng, để tăng vốn cho ngân hàng này và xoá những khoản vay xấu vì ngân hàng
này đang chuẩn bị cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2006. Tỷ lệ nợ
quá hạn của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã giảm xuống 19,46% vào cuối
30
tháng 9/2004, từ mức 21,23% ở đầu năm 2004. Lợi nhuận ròng đã tăng vọt 61,5%, đạt 2,66
tỷ NDT sau khi đã xoá các khoản nợ xấu và trích dự phòng. Cuối năm 2003, số lượng cán
bộ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là 389.000, giảm xuống từ mức
570.000 năm 1995. Các cơ quan quản lý cũng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của
các Hợp tác xã Tín dụng Nông thôn (HTX TDNT) và thúc đẩy quá trình củng cố các ngân
hàng thương mại thành thị có quy mô nhỏ hơn. Đối với các HTX TDNT, một chương trình
thử nghiệm đã được thực hiện tại tám tỉnh, chương trình này bao gồm việc đa dạng hoá sở
hữu và bơm vốn tư nhân, Ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu xây dựng một hệ thống
thông tin tín dụng và nhiều cơ quan đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực tài
chính.

1.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam


Kinh nghiệm các nước cho thấy mức độ sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel và đặc
biệt là Basel II phụ thuộc vào một số yếu tố như:
(i) Hiện trạng của hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng;
(ii) Chi phí/lợi ích dự tính;
(iii) Mức độ áp lực của ngân hàng trung ương;
(iv) Sự chuẩn bị thực hiện Basel của các ngân hàng đối thủ.
Nếu nhìn từ góc độ của một ngân hàng trung ương, những yếu tố sẽ được cân
nhắc khi chuẩn bị thực hiện Hiệp ước mới bao gồm:
(i) Các ưu tiên quốc gia;
(ii) Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý;
(iii) Các chuẩn mực kế toán;
(iv) Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia;
(v) Tính lành mạnh trong quản trị doanh nghiệp;
(vi) Kỷ luật thị trường;
(vii) Sự có mặt và mức độ đáng tin cậy của các công ty xếp hạng tín dụng;
(viii) Các vấn đề về sân chơi bình đẳng;
(ix) Sự cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước sở tại…
Để có thể áp dụng tốt các nguyên tắc đánh giá an toàn hoạt động của hệ thống ngân
hàng theo Basel, một trong những yếu tố quan trọng là sự hoạt động hiệu quả của cơ quan
giám sát. Để hoạt động thanh tra - giám sát có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của một NHTW
hiện đại và yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua kinh nghiệm
của Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy, cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát ngân
hàng hữu hiệu về thể chế, mô hình tổ chức, cũng như con người và phương pháp theo các
nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.
Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam là tăng cường thực hiện
các giải pháp lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, đặc biệt là
thực hiện các giải pháp tăng vốn tự có của các NHTM thông qua các hình thức phát hành
trái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa các NHTMNN, nâng cao chất lượng
tài sản có....
Kết luận Chương 1: Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của các chuẩn mực đánh
giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel. Đồng thời, Đề tài đi sâu nghiên cứu
kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực
31
đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam.

Chương 2
Đánh giá thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo các
trụ cột cơ bản của Hiệp ước Basel 2

Như đã đề cập tại Chương I, Hiệp ước mới về vốn (Basel 2) gồm ba trụ cột: (i)Yêu
cầu vốn tối thiểu; (ii) Đánh giá của Cơ quan thanh tra giám sát; (iii) Nguyên tắc thị trường

32
(công khai thông tin). Trên cơ sở đó, Đề tài sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam theo ba trụ cột trên của Basel 2.

2.1. Tình hình vốn tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số an toàn vốn) để đảm bảo hoạt động ngân hàng
được an toàn theo Basel được tính toán theo công thức sau:

Vốn tự có
Hệ số an toàn vốn = –––––––––––––––––––––– ≥ 8%
(CAR) Rủi to tín dụng + Rủi ro TT
+ Rủi ro hoạt động

Hoặc
Vốn tự có
CAR = –––––––––––––––––––––––––––––––––––– ≥ 8%
Tổng tài sản có + Số vốn
được tính theo (dành cho x 12,5%)
tỷ lệ rủi ro rủi ro thị trường

Với cách tiếp cận này, để có cơ sở đánh giá thực trạng về vốn của các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam so với công thức tính của Basel, dưới đây chúng ta sẽ xem xét, đánh
giá từng yếu tố cấu thành công thức tính vốn thiểu nêu trên tại các Ngân hàng Thương mại
Việt Nam.
2.1.1. Tình hình vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay
2.1.1.1. Quy định về vốn tự có của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vốn tự có là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự chủ của mỗi một NHTM để có thể đối
phó thành công với rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, ngày 19.4.2005 Thống
đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc Quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng trong đó bao gồm các quy định về
việc xác định vốn tự có của các NHTM với một số nội dung chính như sau:
- Vốn tự có của các NHTM bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Trong đó vốn cấp 1 là phần
vốn được thể hiện bằng tiền bao gồm vốn Điều lệ, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự
phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 2 là phần vốn được tính toán thêm từ tài sản và các công cụ nợ của NHTM
bao gồm 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của
pháp luật, cụ thể:
+ 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại
theo quy định của pháp luật;
+ Giá trị trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do Ngân hàng thương mại phát
hành;
+ Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro.
33
Quyết định 457 cũng quy định rõ các giới hạn khi xác định vốn tự có như Vốn cấp
1 phải trừ đi lợi thế thương mại; Tổng giá trị các công cụ nợ tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng
50% giá trị vốn cấp 1; Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng tổng giá trị vốn cấp 1.
Ngoài ra, Quyết định 457 còn quy định các khoản phải loại trừ khi tính toán vốn tự
có như phải loại trừ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định
của pháp luật; Loại trừ tổng số vốn của Ngân hàng thương mại đầu tư vào tổ chức tín dụng
khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần; Loại trừ phần góp vốn liên doanh, mua cổ
phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng;
Loại trừ khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ lũy kế.
Đặc biệt, lần đầu tiên Quyết định 457 đã quy định “Các NHTM phải duy trì tỷ lệ tối
thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro”.
Tài sản có rủi ro được xác định trên cơ sở từng loại tài sản có (trong bảng và ngoài
bảng cân đối) được chuyển đổi theo hệ số rủi ro tuỳ theo mức độ rủi ro (0% - tài sản có
không có rủi ro; 50% - các khoản phải đòi có tài sản bảo đảm bằng bất động sản; 100% -
rủi ro cao nhất). Như vậy, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Quyết định 457 đã
phản ánh được các rủi ro liên quan đến hạch toán nội bảng và ngoại bảng và phù hợp với
Hiệp ước Basel về vốn mới (Basel Capital Accord I).
Có thể nói, các nội dung quy định về việc tính toán mức vốn tự có và tỷ lệ vốn tự
có tối thiểu so với tổng tài sản “Có” rủi ro như nêu tại Quyết định 457 đã tiến khá sát so
với yêu cầu tính toán vốn tự có theo chuẩn mực Basel, điều này vừa đảm bảo hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng thương mại được an toàn hơn, vừa tạo đà cho các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam có khả năng tiếp cận và áp dụng có hiệu quả các nguyên tắc
đánh giá hoạt động an toàn theo hiệp ước Basel. Trên thực tế, các ngân hàng có tiến hành
tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy
nhiên, có một số lý do ảnh hưởng đến chỉ số vốn an toàn tối thiểu sau:
- Giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại
một số khoảng cách, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
chưa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
- Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được áp dụng thống nhất cho tất cả các
ngân hàng mà không tính đến sự khác biệt trong phạm vi, quy mô cũng như rủi ro của các
ngân hàng.
2.1.1.2. Tình hình vốn tự có tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng vốn tự có tại các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam hiện nay, dưới đây chúng ta sẽ xem xét và đánh giá thực trạng vốn tự có của nhóm
Ngân hàng Thương mại Nhà nước và nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần.
2.1.1.2.1. Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước
Thuộc nhóm Ngân hàng Thương mại Nhà nước hiện nay bao gồm 5 ngân hàng:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và
Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu long. Do thị phần hoạt động của 5 Ngân hàng thương
mại này chiếm đến 70-75% vì vậy có thể nói sự an toàn trong hoạt động của nhóm Ngân
hàng Thương mại Nhà nước quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam.

34
Tại thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến
sự phá sản của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại Nhà
nước đều xây dựng Chương trình tái cơ cấu mà nội dung chính là cải thiện tình hình tài
chính thông qua việc tăng quy mô vốn tự có và xử lý nợ xấu. Cụ thể, Chính phủ đã trực
tiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn
tự có cho Ngân hàng Ngoại thương VN, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển VN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đưa tổng
mức vốn tự có của 5 Ngân hàng thương mại này lên mức hơn 18.000 tỷ VND, trong tổng
số vốn tự có của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam là 35.000 tỷ đồng
(chiếm 51%).
Ngoài ra, do môi trường kinh doanh thuận lợi, các Ngân hàng Thương mại Nhà
nước trong các năm qua đều kinh doanh có lãi cao và đều có khả năng tự bổ sung được vốn
tự có thông qua việc phân chia vào các quỹ. Vì vậy, vốn tự có của các Ngân hàng Thương
mại Nhà nước tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước, qua đó làm tăng tỷ lệ an toàn .
Xem xét Bảng 3 chúng ta có thể thấy hầu hết các Ngân hàng Thương mại Nhà nước
đều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro là 8% như
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định (trừ Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu
long). Với tốc độ tăng trưởng tài sản “có” rủi ro như thời gian vừa qua và tốc độ tự tích lũy
vốn tự có còn ở mức thấp và chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tài sản “có” rủi ro,
tỷ lệ CAR nêu trên có nguy cơ còn hạ thấp nữa trong thời gian tới.
Trên thực tế, cả 5 Ngân hàng Thương mại Nhà nước đều đang ráo riết xây dựng và
thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, trong đó bao gồm việc phát hành trái phiếu tăng vốn tự có
nhằm đảm bảo ít nhất phải đạt tỷ lệ CAR là 8% như Quyết định 457 yêu cầu. Đây là một
hướng đi đúng nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn và bền vững không những của khối
Ngân hàng Thương mại Nhà nước mà còn của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt
Nam.
Bảng 3 : Vốn tự có và Hệ số an toàn vốn của các NHTMNN
(Thời điểm 31.12.2005)
Đơn vị : Tỷ VND

STT Tên ngân hàng Tổng TS có Vốn tự có CAR(%)

1 NH Ngoại thương 136.721 4.279 7,32


2 NH Công thương 116.373 3.405 5,35
3 NH Đầu tư 121.404 3.971 5,51
4 NH Nông nghiệp 179.281 6.411 4,79
5 NH Nhà ĐBSCL 12.676 910 8,48
Nguồn: Báo cáo năm của các NHTM

2.1.1.2.2. Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị


Thị trường Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện có 21 ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) đô thị với tổng số vốn tự có là 11.198 tỷ VND chiếm 25,43% so với tổng
nguồn vốn tự có của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

35
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì mức vốn tự có tối thiểu để thành lập
NHTMCP là 70 tỷ VND, chỉ tương đương 4,5 triệu Đôla Mỹ. Do mức vốn này không lớn
trong khi thị trường kinh doanh ngân hàng vẫn được đánh giá là thị trường có mức lợi
nhuận cao và ổn định, vì vậy, dẫn đến sự thành lập ồ ạt các NHTMCP trong giai đoạn
trước năm 1998. Sau năm 1998, do còn non kém về mặt nhận thức và thiếu sự kiểm soát
chặt chẽ từ ngay trong nội bộ ngân hàng, một số NHTMCP đã tập trung cho vay với số
lượng lớn các Công ty của chính các cổ đông ngân hàng.Thêm vào đó, thị trường bất động
sản giảm mạnh đẩy các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản vào trong tình trạng không trả
được nợ và dẫn đến một số NHTMCP lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, vốn tự
có bị âm và các ngân hàng này buộc phải giải thể hoặc buộc phải sáp nhập với các ngân
hàng khác khỏe mạnh hơn.
Từ năm 2000 đến nay, các NHTMCP đang tồn tại đã buộc phải nhìn nhận nghiêm
túc hơn về việc đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, bao gồm cả việc đảm bảo duy trì tỷ
lệ 8% vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro. Nói cách khác, các NHTMCP đã tự ý thức
sự cần thiết và cố gắng duy trì tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro theo thông lệ
quốc tế (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) ngay cả khi NHNN chưa yêu cầu thực hiện điều này.
Do vậy, từ năm 2000 đến nay, các NHTMCP đã hoạt động tốt hơn và có thể tự bổ
sung vốn khá lớn. Ngoài ra, các NHTMCP còn liên tục bổ sung vốn tự có thông qua việc
phát hành cổ phiếu mạnh mẽ, làm tăng nhanh chóng vốn tự có qua các năm, góp phần nâng
cao đáng kể hệ số hoạt động an toàn của các NHTMCP. Điều này được minh chứng rõ
ràng qua trường hợp của NHTMCP á Châu (ACB). ACB được thành lập năm 1993, vốn
điều lệ của Ngân hàng ban đầu chỉ là 20 tỷ VNĐ; năm 1994 tăng lên 70 tỷ VNĐ; tháng
2/1997 tăng lên 273 tỷ VND; tháng 3/1997 tăng lên 353 tỷ VND trong đó có trên 25% là
vốn cổ đông từ nước ngoài; năm 2003 tăng lên 424 tỷ VNĐ; năm 2004 tăng lên 481 tỷ
VNĐ; năm 2005 tăng lên 600 tỷ VNĐ rồi 948 tỷ VNĐ; năm 2006 tăng lên 1.100 tỷ VNĐ
và theo kế hoạch sẽ tiếp tục tăng thêm nữa ngay trong 6 tháng cuối năm 2006.

Bảng 4: Vốn tự có và hệ số an toàn vốn của một số NHTMCP


(Thời điểm 31.12.2005)
Đơn vị: Tỷ VND
CAR
STT Tên Ngân hàng Tài sản có Vốn tự có
(%)
1 NH á châu 24.272 1.283 10,41
2 NH Quân đội 8.215 636 7,23
3 NH Kỹ thương 10.666 1009 14,71
4 NH Ngoài quốc doanh 6.090 328 5,98
5 NH Quốc tế 8.967 592 8,48
6 NH Xuất Nhập khẩu 11.369 715 8,42
7 NH Sài gòn Thương tín 14.456 1881 14,56
8 NH Nhà Hà nội 5.524 391 9,65
9 NH Đông á 8.516 711 9,23
10 NH Hàng hải 4.379 245 8,00

Nguồn: Báo cáo năm của các NHTM

36
Xem xét Bảng 4 chúng ta có thể thấy rằng các NHTMCP Việt Nam đều đã đạt tỷ lệ
vốn tự có so với tài sản “có” rủi ro trên 8%, thoả mãn các quy định của NHNN tại Quyết
định 457. Nói cách khác, hệ số hoạt động an toàn vốn của các NHTMCP tốt hơn nhiều so
với nhóm các Ngân hàng Thương mại Nhà nước như đã đề cập trên.
Mặc dù vậy, các NHTMCP Việt Nam vẫn chưa hài lòng với mức vốn tự có của
ngân hàng mình và đều đang có kế hoạch hoặc (i) Mời thêm đối tác chiến lược góp vốn
hoặc (ii) Tiếp tục phát hành cổ phiếu để tăng vốn tự có nhằm đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn tự
có so với tài sản “có” rủi ro ở mức 8%.
2.1.1.3. Những vấn đề đặt ra
Mặc dù các NHTM Việt Nam đã có những nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần
đều đã đạt được hệ số an toàn vốn (CAR) trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an
toàn của Basel như đã nêu ở trên, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị
trường thì chắc chắn rất ít NHTM Việt Nam đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%.
Trong khi đó, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, đặc biệt, mới đây (ngày
7/11/2006) Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các
đối thủ cạnh tranh các NHTM nước ngoài sẽ tràn vào với thế mạnh về vốn rất lớn, vì vậy,
quy mô về vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam chắc chắn phải tăng hơn nữa
nhằm vừa đảm bảo hệ số hoạt động an toàn vừa đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh,
đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường.
Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng biện pháp tăng vốn tự có thông qua việc phát hành
cổ phiếu chỉ có thể được tiến hành trong một giai đoạn ngắn, trong điều kiện môi trường
kinh doanh ngân hàng còn có nhiều lợi thế hơn so với các lĩnh vực đầu tư khác. Ngoài ra,
biện pháp tăng vốn tự có thông qua việc rót tiền từ Nhà nước (đối với các Ngân hàng
Thương mại Nhà nước) là biện pháp chắc chắn không thể tiếp tục thực hiện. Như vậy,
trong thời gian tới, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cần chú trọng thực hiện các biện
pháp tăng vốn tự có có tính lâu bền hơn, cụ thể là:
(i) Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM NN;
(ii) Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh để tăng khả năng tự tích lũy vốn tự
có;
(iii) Tăng cường chất lượng tài sản “có”, giảm mức độ rủi ro trong hoạt động kinh
doanh.
Đây đồng thời cũng là ba giải pháp tăng hệ số an toàn vốn cơ bản, đảm bảo tính
tăng trưởng vốn bền vững đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
Bảng 5 : Bảng tổng hợp vốn tự có theo
các Tổ chức Định chế Tài chính
( Thời điểm 31.3.2006)
Đơn vị : Tỷ VND
Các Tổ chức định chế TC Tổng nguồn vốn Vốn tự có CAR (%)

Hệ thống NHTM 872.062 44.030 5,5


NHTM Nhà nước 617.786 23.581 4,1
NHTMCP Đô thị 156.140 11.198 8,0
NHTMCP Nông thôn 3.043 667 24,0
NH Liên doanh 13.192 1.522 12
37
Chi nhánh NH Nước ngoài 81.899 7.059 9,2
Quỹ TDND TW 3.417 181 5,6
Quỹ TDND cơ sở 7.655 713 9,8
Công ty Tài chính 14.488 849 6,8

Nguồn : NHNN

2.1.2. Rủi ro Tín dụng


2.1.2.1. Đánh giá chung

So sánh với các loại rủi ro khác thì rủi ro tín dụng luôn là loại rủi ro thường xuyên
xảy ra, và xảy ra với mức độ lớn gây tác động xấu nhất đến hoạt động an toàn của các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thực tế cho thấy, kể từ năm 1996 cho đến nay, tất cả
trường hợp các NHTM buộc phải sáp nhập hoặc giải thể đều bắt nguồn từ rủi ro tín dụng.
Trước thực tế nêu trên, kể từ năm 2000 trở lại đây, các NHTM đều rất chú trọng đến công
tác quản lý rủi ro tín dụng và tập trung thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng tín dụng.
Mặc dù vậy, so với thông lệ quốc tế, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam, đặc biệt tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước còn
khá cao và khó lường trước các hậu quả xảy ra. Chính vì vậy, việc phân tích và áp dụng
các chuẩn mực Basel là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn không những trong hoạt
động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam mà còn là sự an toàn của toàn bộ nền kinh
tế.
2.1.2.1.1. Các biện pháp đã thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng
2.1.2.1.1.1. Chấn chỉnh và ban hành mới các văn bản chế độ nhằm quản lý rủi ro tín
dụng tốt hơn
Nhận thức rằng rủi ro tín dụng luôn tác động tiêu cực trực tiếp đến kết quả kinh
doanh, trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc ban
hành các văn bản nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng. Ngoài những văn bản hướng dẫn các
quy định về cho vay và bảo đảm tiền vay với khách hàng, các NHTM còn ban hành quy
trình cho vay với các bước thực hiện hết sức cụ thể; quy định rõ ràng chức năng và nhiệm
vụ của mỗi vị trí cán bộ tham gia cấp tín dụng đến khách hàng; tách biệt khâu thẩm định và
khâu quyết định cho vay… Ngoài ra, các NHTM còn ban hành các văn bản quy định về
khu vực đầu tư được phép, thẩm quyền phán quyết cụ thể tại từng cấp bậc trong ngân hàng,
Sổ tay Tín dụng,…
2.1.2.1.1.2. Xây dựng và áp dụng Hệ thống Cho điểm Tín dụng
Để có thể chủ động đối phó với rủi ro, các NHTM thường sử dụng Hệ thống cho
điểm tín dụng như là một công cụ hữu hiệu để đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong mấy năm trở lại đây, các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu và đưa vào sử dụng Hệ thống cho điểm tín
dụng như tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam,
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần á Châu…

Bảng 6: Kết quả cho điểm tín dụng đối với 2088 khách hàng
38
là doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Đến 30/9/2005)

Hạng Số khách hàng Tỷ lệ


AA 27 1,3%
A 113 5,4%
BBB 320 15,3%
BB 663 31,8%
B 611 29,3%
CCC 261 12,5%
CC 62 3,0%
C 20 1,0%
D 11 0,5%
Tổng số 2088
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bảng 7: Cơ cấu dư nợ của 2088 khách hàng được xếp hạng


tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Đến 30/9/2005)

Hạng Dư nợ Tỷ lệ
AA 1.161 2,6%
A 6.863 15,6%
BBB 16.788 38,1%
BB 11.941 27,1%
B 5.190 11,8%
CCC 1.623 3,7%
CC 411 0,9%
C 92 0,2%
D 40 0,1%
Tổng số 44.108

Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thông qua kết quả cho điểm tín dụng, các NHTM đã đề ra:
• Chính sách đối xử với khách hàng;
• Quyết định mức cho vay an toàn (xác định giới hạn tín dụng áp dụng tối đa đối với
mỗi khách hàng);
• áp dụng biện pháp theo dõi quản lý thích hợp.

Trên thực tế, Hệ thống cho điểm tín dụng chỉ áp dụng được đối với nhóm khách hàng
là doanh nghiệp, chưa xây dựng được Hệ thống cho điểm tín dụng đối với nhóm khách
hàng là cá thể, vì vậy, có những hạn chế nhất định đến khả năng quản lý rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, do đặc thù hình thành và phát

39
triển của các doanh nghiệp Việt Nam là phần lớn doanh nghiệp còn đang trong giai đoạn
đầu, hoạt động chưa ổn định. Vì vậy, chưa thể xây dựng một Hệ thống cho điểm tín dụng
đảm bảo đưa ra kết quả tính toán chính xác, do đó, các chức năng và công dụng của Hệ
thống cho điểm tín dụng chưa thể phát huy hết và cần tiếp tục được nghiên cứu chỉnh sửa
cho phù hợp hơn.
Tuy nhiên, tham khảo kết quả cho điểm tín dụng nhóm khách hàng là doanh nghiệp của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng được đánh giá có chất lượng tín dụng
thuộc loại khá trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam), chúng ta có thể thấy
rằng, chất lượng khách hàng có quan hệ tín dụng không được cao lắm, tỷ lệ khách hàng
thuộc loại BBB và BB chiếm đến 47%, trong khi đó nhóm khách hàng tốt thuộc nhóm A
chỉ có 6,7 % và chỉ chiếm 18 % trong tổng dư nợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Xem Bảng 6, Bảng 7). Nói cách khác, mức độ rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay của
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam vẫn là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong thời
gian tới.
2.1.2.1.1.3. Phân loại nợ
Phân loại nợ là một công cụ hữu hiệu nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng đánh
giá đúng chất lượng loại tài sản “có” quan trọng nhất, đó là nợ vay của khách hàng. Từ kết
quả phân loại nợ, các nhà quản lý ngân hàng có thể đề ra các biện pháp thực hiện hữu hiệu
nhằm cải thiện kết quả, từ đó duy trì tỷ lệ nợ xấu xuống mức chấp nhận được.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dư
nợ tín dụng tại các NHTM phải được phân loại thành 5 loại, từ loại 1 đến loại 5 theo mức
độ rủi ro cao dần. Các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 3, 4,5 được coi là nợ xấu và
yêu cầu các NHTM phải có biện pháp đặc biệt đối với các khoản nợ thuộc nhóm này.
Ngoài ra, Quyết định 493 của NHNN nêu trên còn khuyến khích các NHTM thực hiện
phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các khoản nợ được phân loại dựa trên
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng và chủ yếu dựa vào khả năng thu nợ
của mỗi khoản vay. Đây đồng thời cũng là cách phân loại nợ mà Hiệp ước Basel đã đưa ra.

Bảng 8 : Tỷ lệ nợ xấu tại các Tổ chức Định chế Tài chính


(Thời điểm 31/3/2006 )
Đơn vị: Tỷ VND

STT Các TCTD Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%)

I Hệ thống NHTM 540.886 18.134 3,35


1 Hệ thống NHTMNN 396.481 16.754 4,22
2 NHTMCP Đô thị 84.986 1.173 1,38
3 NHTMCP Nông thôn 2.226 19 0,85
4 NH Liên doanh 6.626 55 0,83
5 Chi nhánh NH nước ngoài 50.565 132 0,26
II QTDND TW 2.379 83 3,48
III QTDND Cơ sở 6.682 38 0,56
IV Công ty tài chính 5.791 168 2,90
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

40
Ghi chú: Nợ xấu bao gồm Nợ nhóm 3+4+5

Bảng 9: Tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam


(Thời điểm 31.12.2005)
Đơn vị: %
STT Tên NHTM Nợ xấu STT Tên NHTM Nợ xấu
1 Ngoại thương 3,43 11 Sài Gòn Thương tín 0,88
2 Công thương 4,2 12 Habubank 1,2
3 Đầu tư 13,8 13 Đông á 0,49
4 Nông nghiệp 1,08 14 Việt á 2,24
5 á châu 0,29 15 Bắc á 2,87
6 Quân đội 2,78 16 Đông nam á 0,16
7 Kỹ thương 0,62 17 Sài Gòn Công thương 0,74
8 Ngoài Quốc doanh 1,25 18 Hàng Hải 1,55
9 Quốc tế 0,87 19 Phương Đông 9,54
10 Xuất Nhập khẩu 0,80 20 Nhà ĐSBCL 2,45
Nguồn: Báo cáo năm của các NHTM
Xem xét Bảng 9 chúng ta có thể thấy rằng chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng, đặc biệt
là giữa các Ngân hàng Thương mại Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần. Đây
chính là một trong những lý do dẫn đến hệ số an toàn vốn (CAR) có sự chênh lệch đáng kể
giữa các ngân hàng như đã nêu ở trên.
2.1.2.1.1.4. Trích lập Dự phòng rủi ro
Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) là một biện pháp hữu hiệu nhằm tạo thế chủ
động cho các Ngân hàng Thương mại đối phó trong trường hợp rủi ro xảy ra. Theo Điều 6
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ trích lập DPRR được quy định tăng dần so với chất
lượng tương ứng của từng nhóm nợ, nghĩa là nhóm nợ càng cao thì tỷ lệ các Ngân hàng
Thương mại phải trích lập DPRR càng cao. Mức trích lập cụ thể theo từng nhóm nợ như
sau:
• Nhóm 1: 0%
• Nhóm 2: 5%
• Nhóm 3: 20%
• Nhóm 4: 50%
• Nhóm 5: 100%
So sánh với thông lệ quốc tế thì phương pháp trích lập như nêu tại Quyết định 493
đã tiến khá sát với thông lệ quốc tế, cụ thể:
(i) Có trích lập dự phòng chung và dự phòng riêng;
(ii) Có tính giá trị Tài sản bảo đảm và loại trừ khi tính toán số tiền phải trích lập;

41
(iii) Quyết định 493 còn cho phép các NHTM được trích lập dần trong 3 năm, phù
hợp với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tại các NHTM.
Tuy nhiên, theo quy định trên thì việc trích lập dự phòng của các ngân hàng Việt
Nam dựa trên tình trạng nợ quá hạn của các khoản nợ chứ không dựa trên cơ sở hạch toán
kế toán nhằm đánh giá khả năng thu hồi nợ dự kiến. Thanh tra ngân hàng cũng chỉ kiểm tra
việc tuân thủ của ngân hàng với quy định chứ chưa kiểm tra liệu mức dự phòng trích lập có
phản ánh đúng khả năng thu hồi dự kiến hay không.
Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN chỉ được áp dụng đến năm 2008, sau đó
sẽ bị thay thế bởi Điều 7 của chính Quyết định này. Điều 7 Quyết định 493 /2005/QĐ-
NHNN yêu cầu các TCTD phải áp dụng phương pháp phân tích định tính trong việc phân
loại nợ và trích lập dự phòng.
Bảng 10: Tình hình trích lập Dự phòng Rủi ro
của các NHTM Nhà nước

Năm 2002 Năm 2003


DPRR % so với DPRR % so với
Tên
STT đã trích ∑ TS có đã trích ∑ TS có
Ngân hàng
(Triệu phải trích lập (Triệu VNĐ) phải trích lập
VNĐ)
1 NH NNo & PTNT 630.718 13,4 719.499 14,4
2 NHCT VN 229.253 6,4 190.776 5,3
3 NHĐT&PT VN 1.889.178 57,8 2.396.473 50,3
4 NHNT VN 650.476 25,7 794.692 57,3
5 NH Nhà ĐBSCL 44.401 80,2 56.934 70,5
Nguồn: Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Các số liệu tại Bảng 10 cho thấy, bên cạnh việc còn nhiều điểm chưa khớp đúng
với phương pháp trích lập DPRR theo thông lệ quốc tế tốt nhất, hiện vẫn còn một số
NHTM, trong đó có các Ngân hàng Thương mại nhà nước chưa thể trích lập đủ DPRR
theo quy định. Nói cách khác, các NHTM chưa thể chủ động đối phó một khi có rủi ro xảy
ra, tính ổn định của nguồn vốn tự có vẫn còn bị đe dọa.
2.1.2.1.1.5. Thiết lập giới hạn tín dụng an toàn với một hoặc một nhóm khách hàng có
quan hệ mật thiết và giới hạn tín dụng tối đa đối với từng mặt hàng và lĩnh vực kinh
doanh chiến lược
Nhìn chung, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giới hạn tín dụng với
một nhóm khách hàng có liên quan tương đối phù hợp với yêu cầu của Basel. Tuy nhiên,
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định giới hạn tín dụng của TCTD với một nhóm
khách hàng có liên quan là 60 %, trong khi tỷ lệ này theo Basel chỉ là 25%.
Nhận thức được rằng rủi ro theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư đang là một trong các
loại rủi ro nguy hiểm dẫn đến danh mục đầu tư của các NHTM bị giảm chất lượng một
cách nhanh chóng, trong thời gian qua, các NHTM đã chú trọng hơn tới công tác quản lý
danh mục đầu tư trên cơ sở đảm bảo ba nguyên tắc:
(i) Không đầu tư quá tập trung vào một mặt hàng hoặc lĩnh vực đầu tư;
(ii) ưu tiên tăng tỷ trọng đầu tư đối với các mặt hàng/ lĩnh vực kinh doanh
thuận lợi, có tỷ lệ lợi nhuận cao;

42
(iii) Giảm tỷ trọng đầu tư đối với các mặt hàng/lĩnh vực đầu tư gặp khó
khăn và có độ rủi ro cao.
Tại hầu hết các NHTM, phòng Quản lý tín dụng (hoặc phòng có chức năng tương
đương) đều bước đầu tổ chức thu thập thông tin và phân tích đánh giá mức độ rủi ro đối
với các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư quan trọng (các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư mà Ngân
hàng mình có tỷ trọng đầu tư lớn), từ đó xây dựng các chính sách đầu tư cũng như các
chính sách hạn chế đầu tư phù hợp.
Tại một số NHTM, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng
Công thương, Ngân hàng ACB, công tác quản lý danh mục đầu tư đã hoàn thiện hơn thông
qua việc thiết lập giới hạn tín dụng tối đa đối với các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư quan
trọng, góp phần ngăn chặn đáng kể rủi ro theo ngành hàng cũng như tận dụng các cơ hội
kinh doanh thuận lợi từ thị trường.
2.1.2.1.1.6. áp dụng phương thức quản lý giao khoán, thưởng phạt công việc
Phương thức quản lý giao khoán và thưởng phạt công việc đang được coi là
phương thức quản lý phù hợp tại các NHTM hiện nay. Theo đó, định kỳ, các ngân hàng sẽ
tiến hành đánh giá kết quả và chất lượng công việc so với kế hoạch công việc được giao và
thực hiện trả lương, đề bạt cán bộ trên cơ sở kết quả đánh giá.
Thực tế cho thấy, phương thức quản lý trên đã phát huy hiệu quả rất cao, cụ thể là:
• Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và hạn chế đáng kể rủi ro tín dụng;
• Tạo một môi trường làm việc bình đẳng, phát huy khả năng sáng tạo tích cực
của từng cá nhân;
• Một cách gián tiếp, góp phần nâng cao chất lượng tài sản “có’ của các NHTM.
Hiện tại, tất cả các NHTM Cổ phần Việt Nam đều đang áp dụng phương thức quản
lý này. Riêng tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, phương thức quản lý giao khoán,
thưởng phạt công việc vẫn chưa được áp dụng và đây cũng chính là một trong các lý do
dẫn đến tình trạng làm việc trì trệ và kém hiệu quả tại các Ngân hàng Thương mại Nhà
nước hiện nay.
2.1.2.1.1.7. Nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ tín dụng
Chất lượng nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự
thành bại của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt là các
NHTMCP đã rất chú trọng trong việc tuyển chọn cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ quản lý có
chất lượng làm việc, góp phần cải thiện chất lượng tài sản “có” của các ngân hàng. Bên
cạnh việc tuyển chọn cán bộ, các ngân hàng còn chú ý đến việc thường xuyên đào tạo và
đào tạo lại cán bộ tín dụng thông qua các lớp học nâng cao trình độ quản lý, nâng cao các
kỹ năng như: quản lý rủi ro tín dụng, thẩm định, đánh giá phân loại khách hàng,
Marketing, kiểm tra kiểm soát,…
2.1.2.1.2. So sánh cách tích Rủi ro Tín dụng của Việt Nam với cách tính của Hiệp ước
Basel
Theo quy định hiện hành thì phương pháp xác định rủi ro tín dụng của các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam hiện nay có sự khác biệt khá xa so với phương pháp xác định
rủi ro tín dụng của Basel. Vì vậy, Nhóm Nghiên cứu không thể thực hiện được việc so
sánh về số tuyệt đối. Cụ thể, theo Hiệp ước Basel như đã đề cập tại Chương I, rủi ro tín
dụng được xác định chủ yếu dựa trên Hệ thống phân loại nợ nội bộ (Internal Ratings

43
Based- IRB) với hệ thống chỉ tiêu khá phức tạp nhằm đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với
từng khoản vay.Trong khi đó, việc phân loại nợ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
hiện nay vẫn dựa trên các thông số có tính bề mặt như căn cứ chủ yếu vào số ngày gia hạn
nợ và số ngày chuyển sang nợ quá hạn. Các yếu tố định tính khác phản ánh đúng chất
lượng và khả năng thu nợ của khoản vay như tình hình tài chính của khách hàng, rủi ro
trong kinh doanh của khách hàng, rủi ro phi tài chính… đều chưa được đưa vào Hệ thống
cho điểm tín dụng của các NHTM. Dự kiến trong 3 năm tới, các Ngân hàng Thương mại
Việt Nam mới có thể xây dựng và áp dụng Hệ thống phân loại nợ và xác định rủi ro tín
dụng theo tinh thần của Hiệp ước Basel.
2.1.3. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là những rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu khi giá cả trên thị
trường thay đổi như thay đổi lãi suất, thay đổi tỷ giá, biến động trên thị trường chứng
khoán, thay đổi giá cả hàng hóa, thậm chí thay đổi giá xăng dầu hay giá nông sản… Rủi ro
thị trường thể hiện ở các trường hợp :
 Rủi ro chi phí nếu lãi suất thay đổi;
 Rủi ro tiền tệ nếu danh mục đầu tư gồm nhiều loại tiền khác nhau;
 Rủi ro thanh khoản nếu khó bán;
 Rủi ro trong trường hợp lây lan rủi ro giữa hai loại trái phiếu…
Khi đánh giá rủi ro thị trường tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
của mình, một ngân hàng phải tính đến:
 Sự giảm giá thị trường của các khoản đầu tư;
 Sự dao động trong lãi suất và tác động lên giá trị thị trường của các khoản đầu tư;
 Lãi từ đầu tư thấp hơn số lãi dự kiến thu được; và xác suất khách hàng không trả
nợ.
Đối với Việt Nam, bên cạnh các quy định về giao dịch hối đoái, Việt Nam hiện
chưa ban hành các quy định về rủi ro thị trường như chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn và sản phẩm phái sinh. Đáng lưu ý là Việt Nam chưa áp dụng nguyên tắc
của Basel Accord về điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro thị trường do rủi
ro thị trường ở Việt Nam hiện nay chưa đóng vai trò trọng yếu trong rủi ro hoạt động ngân
hàng của các TCTD. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và kỹ năng của thanh tra ngân hàng về rủi
ro thị trường và các sản phẩm phái sinh cũng còn hạn chế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thực hiện kiểm tra việc thiết lập các giới hạn cụ
thể về rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và việc xây
dựng hệ thống thông tin và kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc tuân thủ các giới hạn rủi ro
thị trường của các TCTD. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra khác nhau phụ thuộc vào từng loại
hình TCTD và phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của các cán bộ thanh tra.
Cho đến nay, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hầu như vẫn chưa áp dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường một cách đầy đủ. Các sản phẩm hedging hầu như
chưa được các Ngân hàng Thương mại Việt Nam triển khai, ngoại trừ một số biện pháp
như quản lý trạng thái ngoại hối, quản lý danh mục đầu tư thông qua việc đa dạng hóa
danh mục đầu tư, tránh đầu tư tập trung…
2.1.4. Rủi ro hoạt động

44
Rủi ro hoạt động được hiểu là các loại rủi ro phát sinh trong quá trình tác nghiệp của
một ngân hàng. Một ngân hàng cần chú ý đến tất cả những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến
rủi ro hoạt động và phải đánh giá toàn bộ tác động của rủi ro hoạt động đến khả năng thanh
toán của ngân hàng hoặc đến khách hàng. Cơ quan giám sát rất quan tâm đến rủi ro hoạt
động vì nếu hệ thống kiểm soát quản trị rủi ro của ngân hàng không hiệu lực thì có thể tác
động lớn đến khả năng thanh toán hay làm gián đoạn hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng phải chú ý đến tác động tài chính tiềm ẩn của những tình huống rủi ro
hoạt động xuất phát từ quy trình, con người và hệ thống hay từ biến cố bên ngoài.
Rủi ro hoạt động thường xảy ra trong các trường hợp sau:
 Do có sự không thống nhất giữa front office và back office;
 Do số lượng các điểm giao dịch (kinh doanh) tăng lên nhanh chóng;
 Do tính phức tạp của các loại sản phẩm dịch vụ và chứng từ trong kinh doanh ngân
hàng;
 Do sản phẩm và công nghệ ngân hàng luôn thay đổi;
 Do Quy trình xử lý các lĩnh vực kinh doanh mới chưa chuẩn mực;
 Do tính độc lập tách biệt giữa front ofice và back office;
 Do sự kém am hiểu về sản phẩm ngân hàng của bộ phận back ofice;
 Do chất lượng nhân viên (cả về trình độ và đạo đức)…
Cho đến nay, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng và đủ và
loại hình rủi ro hoạt động, vì vậy, chưa một ngân hàng nào có nguồn dự phòng thích đáng
và phù hợp đối với loại hình rủi ro này. Mặc dù vậy, trong thực tế, các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với loại rủi ro này với mức độ nguy hiểm ngày càng
lớn. Ví dụ như: vụ nhân viên ăn cắp hàng triệu USD để đi đánh bạc tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, vụ kinh doanh tiền tệ thua lỗ lên đến 500 tỷ VND tại NHNNo &PTNT
Việt Nam, vụ mua bán ngoại tệ trái phép gây thất thoát gần 100 tỷ VND tại NHCT Việt
Nam. Nói cách khác, ngay từ bây giờ, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cần có kế
hoạch phòng ngừa đối với loại hình rủi ro này nhằm tránh bị rơi vào tình trạng bị động khi
rủi ro xảy ra.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam hiện nay
2.2.1. Đánh giá công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện
nay
2.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức
Theo các chuyên gia tư vấn quốc tế, có thể đưa ra ba mô hình cơ quan giám sát hoạt
động ngân hàng như sau:
(i) Mô hình Ngân hàng Trung ương Chức năng Phân tán, theo đó chức năng
giám sát hoạt động ngân hnàg có liên quan chặt chẽ đến các chức năng ngân
hàng trung ương và tiền tệ khác;
(ii) Mô hình Chức năng Tập trung trong Ngân hàng Trung ương nhưng vẫn
thuộc cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của ngân hàng trung ương hoặc cơ
quan tiền tệ; hoặc

45
(iii) Mô hình Cơ quan Giám sát Độc lập có bộ máy lãnh đạo và hoạt động độc
lập với ngân hàng trung ương và chính phủ.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết lập một cơ cấu tổ chức thanh tra,
giám sát ngân hàng khá rõ nét. Mô hình tổ chức của hệ thống Thanh tra Ngân hàng
(TTNH) về cơ bản gắn liền với mô hình tổ chức phân tán của NHNN (theo địa giới hành
chính). Tại cấp Trung ương, Thanh tra NHNN là một đơn vị có vị thế tương đương với một
Vụ. Tại cấp chi nhánh, Thanh tra chi nhánh NHNN là một bộ phận tương đương một
phòng của chi nhánh NHNN. Theo Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính
phủ, TTNH được tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy của NHNN. Đứng đầu TTNH là
Chánh Thanh tra NHNN do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
thống nhất với Tổng Thanh tra. Các Phó Chánh Thanh tra NHNN được bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. TTNH chịu sự quản lý, điều hành
trực tiếp của Thống đốc NHNN trong việc thực hiện nhiệm vụ TTNH trong phạm vi cả
nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra
Chính phủ.
Có thể nói, trên thực tế, cơ cấu tổ chức hoạt động của Thanh tra Giám sát Ngân
hàng như trên là theo Mô hình Chức năng Phân tán (xem Mô hình Tổ chức của Thanh tra
NHNN hiện nay trong Biểu đồ 1, Phần Phụ lục). Mô hình này thật sự chưa hiệu quả. Bởi
vì, theo đó, các chức năng thanh tra giám sát ngân hàng không được tập trung vào một bộ
phận mà bị phân tán và được thực hiện bởi các Vụ, Cục khác nhau trong Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Điều này thể hiện qua các vấn đề sau:
- Việc cấp phép hoạt động cho các TCTD hiện nay chủ yếu do Vụ Các Ngân hàng và các
TCTD phi ngân hàng thực hiện, Vụ Thanh tra Ngân hàng chỉ đóng vai trò hạn chế trong
quá trình cấp giấy phép cho các TCTD;
- Chức năng giám sát từ xa và giám sát tại chỗ thuộc trách nhiệm của Thanh tra NHNN
nhưng trên thực tế các Vụ khác trong Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện chức năng chức
năng giám sát từ xa. Điều này thể hiện qua việc các Vụ của NHNN như Vụ Kế toán Tài
chính, Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối, Vụ Chính sách Tiền tệ đều yêu cầu các TCTD
phải báo cáo về tình hình hoạt động của TCTD theo nội dung thuộc phạm vi quản lý của
các Vụ nói trên;
- Nhiệm vụ phát hiện các vi phạm, sai phạm của các Ngân hàng thương mại là nhiệm vụ
của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong khi nhiệm vụ xử lý các sai phạm lại do các Vụ,
Cục khác trong Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm.
- Các Vụ, Cục chức năng thuộc NHNN chịu trách nhiệm ban hành các quy định về chính
sách và quy định an toàn cho hoạt động ngân hàng theo chức năng của đơn vị mình. Thanh
tra NHNN chịu trách nhiệm giám sát thực hiện các quy định an toàn. Do cơ quan ban hành
các quy định an toàn và cơ quan giám sát là hai đơn vị độc lập, vì thế trong thực tế phát
sinh những trường hợp có những bất đồng giữa việc hiểu và áp dụng các quy định giữa đơn
vị ban hành quy định và đơn vị thanh tra giám sát;
- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan Thanh tra Trung ương với cơ quan Thanh tra tại các địa
phương chưa được hoàn toàn thực hiện theo cơ chế chiều dọc. Chưa có sự phân định trách
nhiệm một cách rõ ràng giữa Thanh tra Giám sát Ngân hàng ở Trung ương và Thanh tra
ngân hàng ở địa phương về phạm vi hoạt động, chương trình làm việc, các kênh thông tin

46
báo cáo, chia sẻ thông tin, những vấn đề về thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở hợp
nhất;
- Ngoài ra, cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có cơ chế phối hợp, sử dụng kết
quả giám sát tại chỗ và giám sát từ xa, vì vậy, vừa gây lãng phí nguồn lực vừa giảm tính
hiệu quả trong thanh tra giám sát.
2.2.1.2. Về mục tiêu của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng
Theo thông lệ quốc tế, những mục tiêu chiến lược của hoạt động thanh tra giám sát
ngân hàng có thể tóm tắt qua 4 mục tiêu cơ bản sau đây:
(i) Duy trì sự ổn định của thị trường;
(ii) Tăng cường sự nhận thức của công chúng;
(iii) Bảo vệ người tiêu dùng; và
(iv) Giảm thiểu tội phạm tài chính.
Như vậy, so sánh với công tác Thanh tra giám sát hiện tại của NHNN thì mục tiêu
(i) và (iv) được đánh giá là đã thực hiện một cách khá đầy đủ, trong khi mục tiêu (ii) Tăng
cường sự nhận thức của công chúng và (iii) Bảo vệ người tiêu dùng cần được cải thiện
đáng kể.
2.2.1.3. Về phương pháp thanh tra giám sát ngân hàng
Khảo sát tình hình thực tế cho thấy công tác thanh tra giám sát tại NHNN và tại cả
các Ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định
về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các NHTM (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, có
thể nói rằng, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục
tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phương pháp này
không giúp các thanh tra ngân hàng đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD
– mục đích chính của hoạt động thanh tra giám sát. Trong khi đó, các Nguyên tắc Basel
đều yêu cầu các thanh tra giám sát ngân hàng phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả
của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, rủi ro thị trường, rủi ro quốc gia... của TCTD được giám sát.
Ngoài ra, phương pháp thanh tra tuân thủ này sẽ không khuyến khích phát triển khả
năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất
biện pháp giảm thiểu rủi ro. Do vậy, phần nào làm giảm đi tính sáng tạo của các thanh tra
viên. Đồng thời, phương pháp này cũng sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra
giám sát không được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung nguồn
lực cho những lĩnh vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao đối với sự an toàn của hệ thống
tài chính trong bối cảnh các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.
2.2.1.4. Về khung pháp lý đối với hoạt động của thanh tra ngân hàng
Luật các TCTD và các quy định có liên quan hiện nay đã tạo thành một khung pháp
lý tương đối hoàn thiện về an toàn hoạt động ngân hàng và tương đối phù hợp với Basel.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát an toàn hoạt
động ngân hàng. Trong Luật Ngân hàng Nhà nước có quy định Ngân hàng Nhà nước cần
phối hợp với các cơ quan chính phủ khác, nhưng dường như việc hợp tác này mới dừng lại
ở những khía cạnh kinh tế và tiếp cận dịch vụ ngân hàng chứ chưa đi vào các vấn đề an
toàn hoạt động.
Điều khoản quy định Mục tiêu của hoạt động Thanh tra – Giám sát ngân hàng trong
Nghị định 91 về hoạt động thanh tra ngân hàng là bảo đảm an toàn của hệ thống tín dụng.
47
Tuy nhiên, Điều khoản quy định nội dung hoạt động của Thanh tra trong Nghị định 91 lại
quy định rõ: hoạt động thanh tra ngân hàng là đảm bảo NHTM chấp hành pháp luật về tiền
tệ và ngân hàng. Như vậy, khung pháp lý hiện hành chưa tạo được cơ chế đầy đủ, phù hợp
cho hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở định hướng rủi ro.
Ngoài ra, khung pháp lý ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có các quy định về việc
bảo vệ đối với đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng khi thực thi nhiệm vụ của mình một
cách đúng đắn và hợp lý.
2.2.1.5. Về chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát
Do đặc thù của mô hình chức năng tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
nên trong bộ phận Thanh tra Ngân hàng có rất ít chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân
hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm, điều này tất yếu làm
ảnh hưởng đến chất lượng giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, do không có cơ chế khuyến
khích riêng đối với các Thanh tra viên nên nhìn chung tâm lý cán bộ không thích làm việc
tại bộ phận này. Đây chính là một trong các lý do dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ thanh tra
giỏi, có năng lực và có kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy, lực lượng thanh tra viên nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm về
hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thanh tra viên chưa được
thực hiện thường xuyên và bài bản, do vậy, gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng
cao trình độ thanh tra viên. Hơn nữa, hạn chế tronng hoạt động đào tạo dẫn đến thực tế là
đa số Thanh tra Ngân hàng chỉ mới thực hiện kiểm tra mức độ tuân thủ của ngân hàng với
các quy định pháp lý chứ chưa đi sâu đánh giá hoạt động ngân hàng dựa trên kỹ năng xác
định rủi ro.
2.2.2. Đánh giá công tác thanh tra, giám sát của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức và phương thức điều hành bộ máy thanh tra giám sát tại các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Các NHTM Việt Nam hiện nay đều áp dụng hệ thống thanh tra giám sát theo mô
hình sau:
- Ban Kiểm soát trực thuộc Hội đồng Quản trị thường có từ 3-5 thành viên giúp việc.
Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng Quản trị. Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị
là tổ chức cao nhất có chức năng thanh tra kiểm soát mọi hoạt động trong một NHTM.
Thông qua các báo cáo từ Ban Điều hành, báo cáo từ các phòng ban chức năng, Ban Kiểm
soát có nhiệm vụ kịp thời phát hiện và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với các
trường hợp/ dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Ngân hàng thương mại
hoặc các trường hợp/dấu hiệu gây rủi ro tổn thất cho NHTM. Ngoài ra, Ban Kiểm soát còn
có nhiệm vụ tham gia chỉnh sửa kịp thời các văn bản chế độ do Ngân hàng Thương mại
ban hành nhằm đảm bảo các văn bản quy định đó vừa tuân thủ chặt chẽ các quy định của
pháp luật vừa đảm bảo ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ trực thuộc Ban điều hành: Trong bộ máy điều hành của tất cả
các NHTM hiện nay đều có một phòng hoặc Ban Kiểm tra nội bộ với số lượng nhân viên
tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng ngân hàng. Ban Kiểm tra nội bộ có chức năng
chính là kiểm tra và phát hiện các trường hợp/dấu hiệu không tuân thủ các quy định của
pháp luật và của NHTM hoặc các trường hợp/dấu hiệu gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng.
Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng thông qua hệ
48
thống báo cáo từ các bộ phận, cơ sở chi nhánh trong hệ thống và kiểm tra trực tiếp tại chỗ.
Định kỳ, Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Tổng giám đốc về
kết quả thanh tra giám sát mà Phòng/Ban đã thực hiện trong kỳ.
- Phòng/Bộ phận kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh: Thông thường, tại các Chi nhánh trực
thuộc ngân hàng có thành lập một phòng/Bộ phận Kiểm tra nội bộ. Phòng Kiểm tra nội bộ
tại từng Chi nhánh chịu trách nhiệm vừa báo cáo trực tiếp Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ tại
Hội sở chính (theo ngành dọc) vừa chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp Giám đốc Chi nhánh
(theo ngành ngang). Thông qua việc giám sát trực tiếp và thường xuyên mọi hoạt động của
Chi nhánh, Phòng/Bộ phận Kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh có nhiệm vụ phát hiện và ngăn
chặn kịp thời các trường hợp/dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng như gây ra tổn thất/rủi ro
cho ngân hàng.
2.2.2.2. Các quy định hiện hành đối với công tác thanh tra giám sát tại các NHTM Việt
Nam
Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy định
rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như trình tự thực hiện của công tác thanh tra giám sát tại
các Ngân hàng Thương mại.
Tương tự, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cũng chưa ban hành văn bản quy
định hoặc hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra giám sát trong nội bộ Ngân hàng
Thương mại. Điều này gây ra những hạn chế nhất định đến chất lượng công tác thanh tra,
giám sát tại các Ngân hàng Thương mại hiện nay.
2.2.2.3. Những mặt được, chưa được của công tác thanh tra, giám sát hoạt động của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
2.2.2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất
nặng nề cho ngân hàng và đặc biệt là rủi ro hoạt động đang xảy ra với tần suất khá cao với
giá trị lớn, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến công tác thanh
tra, giám sát, và vì vậy, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, điều này thể hiện ở
những khía cạnh sau:
(i) Nhận thức về vai trò của các phòng/ Ban Kiểm tra nội bộ đã thay đổi: Trước
đây, cán bộ ngân hàng thường coi phòng/bộ phận thanh tra, giám sát như là bộ phận luôn
“bới bèo ra bọ” gây cản trở hoạt động ngân hàng. Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi,
cán bộ ngân hàng đã hiểu rằng việc làm của Bộ phận thanh tra, giám sát không những giúp
ngăn chặn kịp thời các rủi ro/tổn thất cho ngân hàng, bảo đảm lợi ích kinh doanh của toàn
bộ ngân hàng trong đó có bản thân mình mà còn giúp cho chính mình tránh được các rủi ro
trước pháp luật. Do nhận thức được như vậy nên nhìn chung sự phối hợp, hợp tác giữa bộ
phận thanh tra, giám sát với bộ phận kinh doanh tác nghiệp trong ngân hàng luôn diễn ra
chặt chẽ, tạo điều kiện tốt cho nhau làm việc, góp phần quyết định đến kết quả và chất
lượng thanh tra, giám sát.
(ii) Hoạt động thanh tra, giám sát tại các Ngân hàng thương mại không chỉ giới hạn
trong phạm vi hoạt động tín dụng như trước đây mà mở rộng sang các mảng hoạt động
khác như ngân quỹ, tin học, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ…
(iii) Phương pháp thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng được thực hiện sâu hơn,
thực tiễn hơn thông qua việc kiểm tra thực tế thường xuyên hơn; không chỉ kiểm tra sau

49
khi sau khi sự việc đã xảy ra mà kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện cung ứng sản
phẩm đến khách hàng.
(iv) Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ kiểm tra nội bộ không ngừng được
nâng cao thông qua việc các ngân hàng thương mại đã chú trọng tuyển dụng cán bộ có
năng lực và có kinh nghiệm làm việc từ các bộ phận trong ngân hàng về làm công tác kiểm
tra nội bộ. Mặt khác, công tác đào tạo lại cán bộ kiểm tra nội bộ cũng được chú trọng hơn,
tạo điều kiện để cán bộ được tiếp xúc và cập nhật thường xuyên các nghiệp/sản phẩm mới
trong ngân hàng.
2.2.2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác thanh tra, giám sát các Ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra giám sát tại các Ngân hàng
thương mại hiện nay còn khá nhiều vấn đề tồn tại, cụ thể:
(i) Theo quy định, các Phòng/Ban/Bộ phận Kiểm tra giám sát hoạt động có tính độc
lập nhất định so với các Phòng/Ban/bộ phận chức năng khác trong ngân hàng. Vì vậy,
Phòng/Ban/Bộ phận kiểm tra nội bộ bị hạn chế về thông tin nhất định. Do đó, các phát hiện
của bộ phận kiểm tra nội bộ thường bị chậm hoặc thiếu tính thuyết phục và không có tác
dụng ngăn chặn kịp thời.
(ii) Phương thức điều hành bộ máy kiểm tra nội bộ còn chủ yếu theo ngành ngang,
vì vậy, các thông tin theo ngành dọc hoặc bị giảm bớt hoặc không phản ánh đúng tình hình
thực tế. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất đối với bộ máy kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh,
đây là những nơi mà Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ phải báo cáo trước hết các phát hiện
của mình với Giám đốc Chi nhánh, trong khi Giám đốc Chi nhánh thường có xu hướng bảo
vệ quyền lợi và thành tích làm việc của mình nên không muốn chuyển tiếp các báo cáo của
bộ phận kiểm tra nội bộ trong Chi nhánh mình lên cấp trên cao hơn.
(iii) Mặc dù công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Kiểm tra nội bộ đã được chú trọng
song nhìn chung năng lực làm việc của Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ vẫn chưa theo kịp với
tốc độ đổi mới nhanh tại tất cả các bộ phận khác trong ngân hàng.
(iv) Phạm vi hoạt động của Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ vẫn chủ yếu là kiểm tra tính
tuân thủ, chưa thực hiện kiểm tra giám sát theo hướng dự báo xu hướng phát triển hoặc
đánh giá mức độ rủi ro/ chất lượng hoạt động của từng bộ phận/loại hình hoạt động trong
ngân hàng. Nói cách khác, kết quả hoạt động của phòng/bộ phận kiểm tra nội bộ chưa hỗ
trợ được nhiều cho công tác quản lý điều hành của Tổng Giám Đốc và Chủ tịch Hội đồng
Quản trị.
2.2.3. Một số hạn chế cụ thể trong công tác thanh tra giám sát hệ thống NHTM hiện
nay
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra giám sát các
NHTM, tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện ở những khía
cạnh sau:
- Việc thanh tra giám sát trong khối ngân hàng hiện được tiến hành khá độc lập, không có
sự chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát khác như cơ quan giám sát của các Công ty
bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Qũy tiết kiệm bưu điện… hoặc chưa có sự phối hợp với
cơ quan giám sát của các ngân hàng mẹ ở nước ngoài có Chi nhánh ngân hàng con tại Việt
Nam. Vì vậy, có những hạn chế nhất định trong việc thu thập thông tin cũng như xây dựng
các giả thuyết để phân tích đánh giá sự việc.
50
- Mối quan hệ thường xuyên gắn bó giữa các Thanh tra viên với lãnh đạo các Ngân hàng
thương mại dường như còn ít và không thường xuyên, vì vậy, hạn chế khả năng thu thập
thông tin, tính thời sự của thông tin không được cập nhật.
- Công tác thanh tra giám sát mới chủ yếu tập trung trong mảng hoạt động ngân hàng, chưa
thực hiện giám sát trên cơ sở hoạt động hợp nhất của các loại hình hoạt động khác như
thuê mua, hoạt động chứng khoán, Quỹ Đầu tư…
- Công tác thanh tra, giám sát mới dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm hoặc không tuân
thủ trong hoạt động chung của một ngân hàng, chưa đi sâu đánh giá tính “phù hợp và thích
hợp” của các cá nhân, lãnh đạo ngân hàng.
- Chưa có đánh giá chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh của các Ngân
hàng thương mại.
- Chưa thực hiện thanh tra, giám sát thường xuyên và đúng cách đối với các Chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Chưa xác định rõ những tổ chức phải chịu sự giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà
nước.
- Chưa sử dụng kiểm toán độc lập để kiểm tra lại các thông tin thu thập được để có thể
phân tích, đánh giá chính xác hơn.
- Chưa liên hệ thường xuyên với cơ quan kiểm toán độc lập về hoạt động của từng Ngân
hàng thương mại.
- Chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá hoạt động mua lại/ đầu tư lớn của các Ngân
hàng thương mại.
- Chưa có đánh giá độc lập về chính sách của ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư.
- Chưa xây dựng được quy chế/quy định thanh tra rủi ro thị trường.
- Các thủ tục quy định đối với việc thanh tra rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt
động và các loại rủi ro khác rất ít.
- Chưa thực hiện thanh tra hoạt động phòng chống rửa tiền.
- Chưa thực hiện giám sát xu hướng phát triển của ngân hàng.
- Chưa đánh giá hiệu quả và chức năng thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, cũng như việc
khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện.
- Chưa xây dựng được thủ tục thanh tra hoạt động của các ngân hàng Việt Nam ở nước
ngoài.
- Chưa xác định được yêu cầu về mức vốn tối thiểu đối với các loại hình TCTD khác ngoài
loại hình TCTD là ngân hàng.
- Chưa quy định về mức sở hữu cổ phần trọng yếu trong một ngân hàng của một cá nhân.
- Chưa xây dựng thủ tục kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong hoạt động cho
vay và đầu tư quốc tế và tỷ lệ an toàn buộc phải duy trì đối với các rủi ro trên.
- Chưa quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với các thành viên độc lập trong Hội đồng Quản
trị và Uỷ Ban Kiểm toán của các ngân hàng.
- Các TCTD hiện chưa áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 32 và IAS 39 là những
chuẩn mực kế toán quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Việc áp dụng các
nguyên tắc kế toán trong thực tế vẫn chưa triệt để do hiểu biết và mức độ cam kết của các
TCTD còn hạn chế.
- Chưa ban hành chuẩn mực kiểm toán đối với các NHTM…

51
Có thể nói rằng, thực trạng công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
và tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam vẫn còn quá nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết, đặc biệt khi so sánh với các nguyên tắc cơ bản của Basel (xem Phụ lục 1 và Phụ lục
2: Tự đánh giá sự tuân thủ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả tại Ngân
hàng Nhà nước). Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với hệ thống Ngân hàng Thương
mại Việt Nam trong thời gian tới.

2.3. Thực trạng chất lượng Thông tin Thống kê tại các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam
2.3.1. Chế độ báo cáo thống kê tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hệ thống thông tin thống kê của mỗi NHTM Việt Nam vừa phải đáp ứng nhu cầu
báo cáo thống kê cho NHNN Việt Nam, cho Tổng cục/chi cục Thống kê để các cơ quan
quản lý nhà nước này thực hiện chức năng của mình theo quy định của Pháp luật. Đồng
thời, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho hoạt động Quản trị Kinh doanh của Ngân
hàng. Do đó, từng NHTM Việt Nam trước hết phải tuân thủ chế độ báo cáo thống kê do
Thống đốc NHNN ban hành, tiếp đến, Tổng Giám đốc/Giám đốc NHTM phải xây dựng,
quy định, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê nội bộ phục vụ trong quản trị điều
hành kinh doanh ngân hàng.
2.3.1.1. Chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Các quy định về báo cáo định kỳ và đột xuất theo Chế độ thông tin báo cáo của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều
hành của NHNN, từng bước tiến dần phù hợp thông lệ quốc tế, ngày 28/4/2004, Thống đốc
NHNN đã ký Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê
áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. Theo Quyết định 477, kể từ ngày
1/1/2005, công tác thống kê của NHNN đã có bước thay đổi căn bản, dần thể hiện được
tính ưu việt hơn các chế độ báo cáo thống kê trước đây, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế. Với bước đổi mới trên về công tác thống kê,
NHNN đã loại bỏ được các thông tin trùng lắp do các đơn vị báo cáo gửi NHNN, giảm
được gánh nặng cho các đơn vị báo cáo. Mặt khác, thông qua kho dữ liệu chung, các Vụ,
Cục NHNN có thể chủ động xây dựng các mẫu biểu theo nhu cầu khai thác của người sử
dụng.
Theo quy định của Quyết định số 477, một số chỉ tiêu gốc và mẫu biểu báo cáo
được quy định gửi theo định kỳ (ngày, tuần, 10 ngày, 15 ngày, tháng, quý, 6 tháng, năm),
trong đó có nhóm chỉ tiêu gốc về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ, lãi suất, hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng, góp vốn, mua cổ phần, thị
trường tiền tệ,, giám sát , bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, vay trả nợ nước ngoài....
Ngoài ra, Quyết định số 477 cũng có quy định đối với các chỉ tiêu, mẫu biểu báo
cáo đột xuất: Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc NHNN (hoặc Giám đốc NHNN chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) yêu cầu báo cáo đột xuất, các đơn vị báo cáo
có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Để bổ sung chỉnh sửa các chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo phù hợp với các nghiệp vụ
mới chưa được quy định thống nhất tại Quyết định 477 và để xử lý một số vướng mắc phát
sinh trong việc thực hiện một số chỉ tiêu cũng như quy định báo cáo hiện hành, ngày
52
01/12/2005, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN ngày
01/12/2005 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ báo cáo thống kê ban hành kèm
theo Quyết định số 477. Theo đó, NHNH có cơ sở giám sát, chỉ đạo thực hiện các nghiệp
vụ mới, nhất là việc thực hiện những đổi mới về phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, về việc thực hiện các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quy
chế cho vay của TCTD đối với khách hàng…
- Quy định của NHNN về chế độ tài chính đối với TCTD:
Theo Chế độ báo cáo tài chính của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số
1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18/10/2002, hệ thống báo cáo tài chính của TCTD gồm 5 biểu
mẫu: bảng cân đối tài khoản kế toán (định kỳ tháng, năm), bảng cân đối kế toán (quý,
năm), báo cáo kết quả kinh doanh (quý, năm), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (năm), thuyết
minh báo cáo tài chính (quý, năm). Như vậy, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định
của NHNN nhìn chung phù hợp với yêu cầu chung cũng như thông lệ về các loại báo cáo
tài chính. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu và mẫu biểu báo cáo chưa phù hợp với thông lệ quốc
tế nên hiện nay NHNN đang nghiên cứu soạn thảo Quyết định thay thế Quyết định số 1145
nêu trên.
Thanh tra ngân hàng có thu thập thông tin về tình hình tài chính của các TCTD
nhưng việc phân tích và sử dụng các số liệu thống kê cho mục đích thanh tra còn hạn chế.
Bên cạnh đó, việc sử dụng số liệu thống kê cho mục đích giám sát xu thế phát triển của hệ
thống ngân hàng còn hạn chế.
- Vấn đề thu thập thông tin về an toàn trong hoạt động ngân hàng: Luật và các quy định
hiện hành cho phép thanh tra ngân hàng thu thập thông tin từ phía các TCTD và nội dung
này được thực hiện trong thực tế. Thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan chức
năng áp dụng hình thức xử phạt với các trường hợp vi phạm yêu cầu cung cấp thông tin từ
phía các TCTD. Quy định hiện hành cho phép Thanh tra xử phạt đối với trường hợp báo
cáo sai sự thật.
Vụ Kế toán Tài chính thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng những
nguyên tắc về kế toán phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.
Các TCTD phải báo cáo thông tin an toàn hoạt động về Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, trong đó bao gồm tất cả nội dung yêu cầu của Basel trừ thông tin về rủi ro thị
trường, tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, rủi ro thị trường chưa được
coi là trọng yếu. Hiện tại, không có yêu cầu hoặc thông lệ nào yêu cầu tổ chức kiểm toán
độc lập kiểm tra hoặc kiểm toán lại một số báo cáo về chỉ số an toàn trong hoạt động ngân
hàng dp các NHTM lập.
Việc sử dụng thông tin để phân tích tình hình hoạt động của từng ngân hàng còn
hạn chế. Hơn nữa, hệ thống công nghệ thông tin trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước cũng
chưa thật sự hỗ trợ hiệu quả việc chia sẻ thông tin giữa các Vụ, Bộ phận của Ngân hàng
Nhà nước. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập cơ chế thu thập thông tin, nhưng việc
sử dụng thông tin để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các TCTD rất hạn chế.
- Qui định về kiểm toán độc lập và công bố thông tin về tài chính và hoạt động
của TCTD để tăng cường tính minh bạch và giám sát của công chúng: Chậm nhất là 30
ngày trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD phải được một tổ chức kiểm toán độc lập đủ
điều kiện theo qui định của NHNN tiến hành kiểm toán tài chính và hoạt động. Trong thời
53
hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TCTD phải công khai (tại nơi giao dịch và
trên các phương tiện thông tin đại chúng) các báo cáo tài chính theo qui định của NHNN.
Bên cạnh các quy định của NHNN, Luật Chứng khoán có riêng Chương VIII quy
định về công bố thông tin, trong đó quy định rõ các tổ chức phát hành, niêm yết, công ty
chứng khoán… có trách nhiệm công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin (gồm các báo
cáo tài chính theo định kỳ quy định, các thông tin bất thường…). Đồng thời, Luật Chứng
khoán cũng quy định về việc xử phạt đối với các trường hợp công bố không đầy đủ, kịp
thời, chính xác thông tin, công bố sai sự thật, báo cáo sai mẫu biểu, sai quy định. Căn cứ
theo Luật Chứng khoán, các TCTD tham gia phát hành, niêm yết… cũng phải tuân thủ các
quy định về công bố thông tin nêu trên.
2.3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác thống kê tại NHNN
Chế độ thông tin báo cáo theo Quyết định số 477 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành từ
1/1/2005. Việc thực hiện Quyết định số 477 đòi hỏi các TCTD cũng như các đơn vị thuộc
NHNN nâng cấp về công nghệ, xây dựng chương trình phần mềm báo cáo thống kê mới;
Tuy nhiên, đến nay một số TCTD vẫn chưa hoàn thiện phần mềm báo cáo thống kê để gửi
báo cáo cho NHNN theo đúng các quy định tại Quyết định 477. Việc tổ chức thu thập
thông tin tại các TCTD còn nhiều vướng mắc về xây dựng chương trình phần mềm, về cập
nhật thông tin đầu vào..., cách hiểu nội dung và phạm vi của các chỉ tiêu còn chưa thống
nhất (hệ thống chỉ tiêu gốc còn quá lớn – hơn 3000 chỉ tiêu, để xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu gốc này, các NHTM phải mất rất nhiều thời gian, trong khi đó có nhiều chỉ tiêu không
phục vụ hữu ích cho Ngân hàng Nhà nước), mức độ tin học hóa trong công tác thống kê
chưa cao, làm hạn chế chất lượng số liệu thống kê.
Tại các đơn vị thuộc NHNN chưa bố trí đủ cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát các thông tin do các TCTD cung cấp; Lực lượng cán bộ cũng như các điều kiện
về cơ sở vật chất nhất là việc nâng cấp hệ thống máy tính của bộ phận thống kê tại NHNN
còn có một số khó khăn, hạn chế, khối lượng thông tin phải xử lý và lưu trữ ngày càng
nhiều, trong khi tình trạng sử dụng máy tính công suất thấp, bộ nhớ nhỏ vẫn phổ biến.
NHNN chưa xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ và hoàn thiện cho hoạt động thông
tin báo cáo của các TCTD. Một số quy định như: Chế độ báo cáo tài chính, quy định về
công khai minh bạch thông tin đang trong quá trinh nghiên cứu, bổ sung sửa đổi hoặc đang
soạn thảo; Chế độ thông tin báo cáo thực hiện theo phương thức tin học hóa mới được đưa
vào áp dụng nên còn một số vướng mắc, khó khăn như đã nêu ở trên...).
2.3.2. Công tác Thông tin- Thống kê tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện
nay
2.3.2.1. Chế độ thống kê do các Ngân hàng Thương mại/TCTD quy định
Như đã đề cập ở trên, từng NHTM bên cạnh việc tuân thủ chế độ thống kê do
Thống đốc NHNN và Tổng cục Thống kê ban hành đều phải xây dựng, bổ sung những chỉ
tiêu báo cáo thống kê phục vụ cho quản trị kinh doanh nội bộ. Thực tế hoạt động kinh
doanh của NHTM cho thấy, nhiều chỉ tiêu, báo cáo thống kê theo Quyết định
477/2004/QĐ-NHNN cũng là những thông tin cần thiết cho quản trị kinh doanh của chính
bản thân NHTM. Ví dụ, thông tin về phân loại nợ; về dư nợ cho vay theo từng ngành, từng
thành phần kinh tế; về từng loại nguồn vốn,,, Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu và mẫu biểu báo
cáo thống kê khác phục vụ quản trị kinh doanh của các NHTM là rất khác nhau vì cơ quan
quản lý chưa đưa ra mô hình chung về quản trị kinh doanh/quản trị tài chính cho NHTM
54
tại Việt Nam. Tuỳ theo công nghệ ngân hàng đơn vị đang áp dụng và trình độ quản lý tại
mỗi NHTM mà đơn vị xác định nhu cầu thông tin để xây dựng chỉ tiêu, mẫu biểu thống kê
được sử dụng nội bộ.
Đối với nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thông tin thống kê và thông tin
kế toán rất đầy đủ, giúp đơn vị quản trị tốt các loại rủi ro tài chính, đồng thời, biết rõ điểm
yếu, điểm mạnh, tiềm năng thị trường, tiềm năng của đơn vị trong kinh doanh. Trong khi
đó, đối với các NHTM Việt Nam, chất lượng thông tin rất khác nhau. Cụ thể, NHTM cổ
phần á Châu đã thực hiện kiểm soát và điều tiết rủi ro lãi suất ngay từ đầu năm 2000;
NHTM cổ phần Sacombank đã phát triển phân hệ quản lý rủi ro tín dụng tốt, đảm bảo sự
kết nối giữa phân hệ quản lý rủi ro tín dụng với phân hệ kế toán giao dịch với khách hàng.
Do đó, số liệu thống kê về phân loại nợ luôn khớp đúng chính xác với số liệu kế toán chi
tiết và số liệu kế toán tổng hợp về phân loại nợ. Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quản trị tốt rủi ro thanh khoản,... nhưng chưa
thực hiện tốt việc kiểm soát và điều tiết rủi ro lãi suất,...
2.3.2.2. Đánh giá công tác Thông tin - Thống kê tại các NHTM Việt Nam
2.3.2.2.1. Những kết quả đạt được
- Công tác thống kê được quan tâm, chú trọng hơn: Trong mấy năm gần đây, trước
yêu cầu của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và kịp
thời hơn; hơn nữa, do yêu cầu của chính các ngân hàng thương mại về việc phải có thông
tin đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý điều hành,
công tác báo cáo thống kê tại các ngân hàng thương mại đã được thực hiện một cách bài
bản hơn. Tất cả các ngân hàng thương mại đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo
thống kê theo cả ngành dọc và ngành ngang. Tại Hội sở chính, các ngân hàng thương mại
thường tổ chức riêng một phòng chịu trách nhiệm quản lý đôn đốc và tổng hợp số liệu
thống kê trong toàn Ngành. Tại các Chi nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… cũng đều có bộ phận
báo cáo thống kê riêng và chịu trách nhiệm báo cáo lên cấp cao hơn để tổng hợp. Ngoài ra,
các ngân hàng thương mại còn thể hiện sự quan tâm hơn đến công tác báo cáo thống kê
thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác báo
cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải tiến hệ thống mẫu
biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay đổi quy trình nghiệp vụ
nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống (tách độc lập bộ phận tác nghiệp
số liệu trên hệ thống) …
- Số liệu báo cáo thống kê có độ tin cậy cao hơn:Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu
báo cáo thống kê, các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công
nghệ mới, tận dụng tối đa khả năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số
liệu báo cáo thống kê một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay… Vì vậy,
số liệu báo cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý
điều hành một cách có hiệu quả hơn. Điều này thể hiện rõ rệt qua việc chất lượng thông tin
kế toán - thống kê trong quản trị tài chính tại các NHTM Việt Nam đã được nâng lên một
bước. Cụ thể như sau:
Với việc ban hành hệ thống tài khoản theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN
thay thế hệ thống tài khoản theo QĐ số 435/1998/QĐ-NHNN, thông tin về các khoản cho
vay đồng tài trợ đã được chuẩn hoá, đồng thời, đã phân định chứng khoán kinh doanh,
chứng khoán sẵn sàng để bán,... Mặt khác, năng lực quản trị ngân hàng nói chung và năng
55
lực quản trị tài chính nói riêng của các NHTM “nội địa” Việt Nam trong thời gian qua đã
có những tiến bộ rõ rệt. Ban Lãnh đạo các NHTM đã nhận thức được vai trò của Hệ thống
Thông tin Quản lý (MIS) và sớm quan tâm để thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ, có
hiệu quả hơn trong quản trị tài chính NHTM. Các NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện
hiện đại hoá ngân hàng, mua phần mềm hiện đại của nước ngoài, qua đó:
(i) Tổ chức được hệ thống kế toán tập trung, xử lý giao dịch on-line trực tuyến
trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm tiện ích;
(ii) Thông tin kế toán – thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn đã giúp cho việc
quản trị tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tài chính hiệu quả hơn. Thực hiện quản lý
trạng thái rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,...trong toàn hệ thống ngân hàng;
(iii) Các NHTM còn được tiếp cận hệ thống kế toán quản trị đang được sử dụng
trong các ngân hàng hiện đại.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác thông tin - thống kê không
ngừng được nâng cao: các ngân hàng thương mại đã chú trọng hơn trong việc tuyển dụng
cán bộ có trình độ có kinh nghiệm làm công tác thông tin - thống kê. Bên cạnh đó, các
NHTM còn rất chú trọng công tác đào tạo và đào lại lực lượng cán bộ này nhằm đảm bảo
khả năng đáp ứng nhu cầu mới của công việc.
2.3.2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Còn khá nhiều mảng số liệu chưa được theo dõi trên hệ thống: Mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cần thiết nhằm có thể đáp ứng kịp
thời yêu cầu của công tác quản lý điều hành, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều mảng số liệu
chưa được phản ánh đầy đủ trên hệ thống, vì vậy, gây những hạn chế nhất định đến tốc độ
xử lý cũng như chất lượng báo cáo thống kê. Trong đó phải kể đến mảng số liệu theo dõi
trên hệ thống ngoại bảng như giá trị tài sản bảo đảm, giá trị cam kết cấp tín dụng đến
khách hàng…
- Chất lượng thông tin kế toán tài chính còn thấp: số liệu chưa đầy đủ, chưa kịp
thời, chưa minh bạch, chưa đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu của
đơn vị (NHTM). Thực trạng này có ba nguyên nhân cơ bản sau: (1) Khung pháp lý chế độ
kế toán tài chính đối với NHTM còn yếu kém, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt
là ở Việt Nam chưa ban hành các chuẩn mực tương đồng với IAS số 32, số 37 và số 39 là
những chuẩn mực rất đặc thù, có tác động lớn đến hoạt động của NHTM; (2) Hệ thống
kiểm soát nội bộ của các NHTM chưa tốt, chất lượng thanh tra, giám sát NHTM của Ngân
hàng Nhà nước chưa cao nên mức độ tuân thủ của cán bộ ngân hàng không nghiêm, không
đồng nhất; (3) Cơ chế quản lý của NHTM nhà nước không tạo ra động cơ tốt cho người
quản lý, cũng như cán bộ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
- Chất lượng thông tin của kế toán quản trị và của thông tin thống kê còn nhiều
hạn chế so với yêu cầu về thông tin phục vụ quản trị theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, chưa
đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản trị tài sản nợ; quản trị tài sản có; quản trị rủi ro tài
chính; cũng như cho việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng NHTM,...Quá trình tổng
hợp chỉ tiêu thống kê, lập báo cáo thống kê của nhiều NHTM còn phải thực hiện một cách
thủ công. Thực trạng chất lượng thông tin thống kê - kế toán quản trị thấp là do những
nguyên nhân sau: (1) Công nghệ ngân hàng chưa hiện đại; Mô hình tổ chức chưa phù hợp
với hoạt động ngân hàng; (3) Trách nhiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán
bộ nghiệp vụ ngân hàng chưa cao
56
- Cơ chế kiểm tra, giám sát lại số liệu còn lỏng lẻo ảnh hưởng đến chất lượng số
liệu báo cáo: Trong mấy năm gần đây, tất cả các ngân hàng thương mại đều đã thực hiện
kiểm toán Báo cáo Tài chính, vì vậy, số liệu Báo cáo Tài chính của các Ngân hàng đã được
phản ánh tương đối chính xác. Tuy nhiên, ngoài các số liệu Báo cáo Tài chính, các ngân
hàng thương mại còn phải thu thập thống kê rất nhiều các mảng số liệu khác, chi tiết hơn.
Quy trình để thu thập các các loại số liệu này thường được khoán xuống các Chi nhánh và
đơn vị cơ sở trực thuộc. Hội sở chính các Ngân hàng thương mại chỉ thực hiện công tác
tổng hợp bằng tay, không phải theo hệ thống (vì hầu hết các loại thông tin này chưa được
theo dõi tập trung trên hệ thống). Trong khi đó, cơ chế kiểm tra, giám sát lại việc thực hiện
Báo cáo thống kê của các cơ sở trong nội bộ ngân hàng thương mại, cũng như giữa Ngân
hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại hầu như chưa được thiết lập. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến chất lượng số liệu báo cáo thống kê còn có tình trạng không khớp số
và thậm chí sai số lớn so với tình hình thực tế.
- Chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch và công khai thông tin: Minh bạch và công khai
thông tin luôn là một trong các động lực quan trọng giúp các ngân hàng thương mại ổn
định và phát triển. Trong khi đó, cho đến nay, các ngân hàng thương mại mới thực hiện
việc minh bạch và công khai các số liệu tài chính chủ yếu thông qua việc công bố hàng
năm Báo cáo Tài chính trên trang Web hoặc Báo cáo năm (Annual Report). Hơn nữa, việc
công bố các số liệu này thường rất chậm, thậm chí các ngân hàng thương mại nhà nước
thường công bố chậm hàng năm (ví dụ, đến thời điểm tháng 8/2006, cả 4 Ngân hàng
Thương mại Nhà nước đều chưa công bố Báo cáo Tài chính năm 2005), vì vậy, không có
nhiều ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra,
từng ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn trong việc khai thác thông tin từ các ngân
hàng thương mại khác hoặc số liệu chung của toàn ngành ngân hàng. Nói cách khác, các
ngân hàng thương mại luôn rơi vào tình trạng lúng túng vì không có đủ thông tin để xác
định vị thế hiện tại cũng như dự báo tương lai phát triển của chính ngân hàng mình.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên do: (1) Ngân hàng Nhà nước chưa thiết lập hệ
thống các quy định về việc công khai và minh bạch thông tin; (2) Trình độ ứng dụng
CNTT của các NHTM còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ; (3) Các NHTM chưa thực sự
nghiêm túc trong việc chấp hành chất lượng Báo cáo Thống kê; (4) Đội ngũ cán bộ thống
kê còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Kết luận chương 2: Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam hiện nay theo ba trụ cột của Basel 2, qua đó, chỉ rõ “khoảng
cách” của các NHTM Việt Nam so với yêu cầu của Basel nói chung và Basel 2 nói riêng.
Trên cơ sở đó, Đề tài đề xuất các giải pháp tổng thể và các khuyến nghị để các ngân hàng
thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an
toàn theo Hiệp ước Basel trong Chương 3.

57
Chương 3
Giải pháp để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống
chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel

3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói riêng trong việc tiếp cận và áp dụng hệ
thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel
3.1.1. Sự cần thiết phải áp dụng Hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng
an toàn theo Hiệp ước Basel
Như đã nêu tại Chương 1, trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu
hướng áp dụng các chuẩn mực của Basel để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ
lành mạnh. Tuy nhiên, để áp dụng Basel I và Basel II có hiệu quả cần bảo đảm các điều
kiện đã đề cập tại chương 1, mục 1.1.3. của Đề tài.
Cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, an toàn, hiệu quả, và bền vững là
những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng tới. Bởi vậy, việc áp dụng các
chuẩn mực quốc tế đánh giá an toàn hoạt động ngân hàng (Basel) là rất cần thiết để cải
thiện sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt
động một cách lành mạnh, hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nói cách
khác, cần phải áp dụng các nguyên tắc đánh giá an toàn hoạt động của các NHTM Việt
Nam theo Hiệp ước Basel xuất phát từ các yêu cầu cơ bản sau:
(i) Yêu cầu để hệ thống NHTM tồn tại an toàn;
(ii) Yêu cầu để hệ thống NHTM đủ tiêu chuẩn để hội nhập kinh tế quốc tế;
(iii) Yêu cầu mở rộng, phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ra ngoài phạm vi
Việt Nam; và
(iv) Yêu cầu để hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động hiệu quả.
3.1.2. Cơ hội của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam tương đối ổn định và lành mạnh. Kinh tế Việt
Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và chắc chắn, tỷ lệ lạm phát thấp và môi trường pháp lý
ngày càng thuận lợi cho việc kinh doanh đã kéo theo sự phát triển vượt bậc của các nhóm
doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Đây là
58
những khách hàng tiềm năng rất lớn, hứa hẹn sự tăng trưởng của các Ngân hàng thương
mại, thúc đẩy quá trình tích lũy vốn tự có và cải thiện toàn bộ tình hình kinh doanh của các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô, các ngân hàng có thể huy
động một lượng tín dụng ngày càng tăng từ các thành phần kinh tế phục vụ cho vay thương
mại và đầu tư, tạo lợi nhuận và mở rộng mạng lưới hoạt động để phục vụ khách hàng nhiều
hơn. Thị trường vốn cũng bước đầu khởi sắc nhờ vào việc dỡ bỏ một số hạn chế để hỗ trợ
các nhà đầu tư và người sử dụng vốn bao gồm cả ngân hàng. Quy mô ngân hàng tăng lên
cũng giúp cho các ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn và có thể tận dụng được lợi thế quy
mô. Danh mục kinh doanh và tài sản của ngân hàng sẽ có chất lượng tốt hơn, đây là điều
kiện cần thiết để các ngân hàng tiếp cận thị trường vốn và tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện
năng lực tài chính. Thị trường vốn được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh chóng sẽ cung cấp
kênh tín dụng dài hạn cho các doanh nghiệp, như vậy ngân hàng sẽ chịu áp lực ít hơn trong
việc cho vay.
- Chính phủ Việt Nam luôn có chính sách hỗ trợ và khuyến khích khối tài chính, ngân hàng
áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhằm hoạt động an toàn, hiệu quả.
- Đối với ngành ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi
mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, cải
thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, giảm bớt sự cách biệt trong nền tảng
pháp lý về kinh doanh tiền tệ của Việt Nam với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập
và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế. Các quy định và luật lệ minh bạch hơn sẽ tạo
điều kiện đánh giá người vay tốt hơn, người cho vay bao gồm cả ngân hàng sẽ tính phí rủi
ro thấp hơn.
- Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương
mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường giám sát và phòng
ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các
giao dịch tài chính quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, điều hành và thói quen trên thương trường, qua đó đào
tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh
quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
- Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các ngân
hàng thương mại Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản
trị ngân hàng, quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Qua đó,
khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng nhằm mở rộng thị
phần trên thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Các NHTM Việt Nam có thể phát huy
lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng lớn để tiếp cận phương thức quản lý, kinh doanh của
các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
tiếp cận với các luồng vốn nước ngoài (FDI, ODA,…) đang dịch chuyển vào Việt Nam,
các luồng kiều hối,…qua đó tạo cơ hội đầu tư, kinh doanh.

- Hơn nữa, việc mở cửa thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng là một cơ hội
59
tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
kinh doanh hơn và có nhiều khách hàng hơn.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những động lực và cơ hội cho các ngân
hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn,
hiệu quả và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Nói cách khác, bức tranh kinh tế vĩ mô mà
các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động sẽ sáng sủa và nhiều hứa hẹn trong bối cảnh tự do
hoá thương mại, nếu các ngân hàng chuẩn bị kỹ lưỡng và có những hành động sớm để có
thể nắm bắt được các cơ hội này.
3.1.3. Thách thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
ở tầm vĩ mô, khi nền kinh tế và lĩnh vực tài chính mở cửa hơn và hội nhập hơn vào
nền kinh tế thế giới, cả nền kinh tế và khu vực tài chính sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc
từ bên ngoài và dễ bị tổn thương hơn. ở phạm vi ngành ngân hàng, khối lượng giao dịch
tăng lên cùng với sự gia tăng thương mại và đầu tư, năng lực quản lý cũng phải tăng lên để
theo kịp yêu cầu. Vấn đề quan tâm đối với các nhà quản lý và lập pháp là đối phó như thế
nào với tính dễ biến đổi của toàn cầu, đặc biệt là khi các ngân hàng lớn chưa có tình trạng
tài chính lành mạnh như trường hợp của Việt Nam hiện nay. Nếu năng lực quản lý và lập
pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao
dịch tài chính, khả năng có thể xảy ra là hoặc ngành mất khả năng kiểm soát và dẫn đến
khủng hoảng, hoặc quốc gia tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả hai trường
hợp đó đều có hại cho sự phát triển.
Có thể nói, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu đã
đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói riêng ở mọi lĩnh vực. Cụ thể như sau:
- Phía cung của ngành ngân hàng: Các thách thức do cạnh tranh khắc nghiệt hơn và cạnh
tranh từ nhiều nguồn hơn chắc chắn sẽ xảy ra, song là một điểm tốt. Cạnh tranh giữa các
ngân hàng trong nước, giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, và cạnh tranh
giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng. Điều này có nghĩa là chi phí
huy động vốn có thể tăng lên và các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn vốn mới thông
qua các công cụ vay như chứng chỉ tín dụng và các sản phẩm tiết kiệm đa dạng tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng. Như vậy, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về
quy mô, khách hàng và hệ thống phân phối. Hiện tại, ưu thế thị phần, khách hàng và kênh
phân phối thuộc về ngân hàng trong nước, nhưng những hạn chế và sự phân biệt đối xử sẽ
được loại bỏ căn bản từ sau năm 2010. Vì vậy, quy mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị
trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp
có khả năng sẽ tăng lên, buộc các ngân hàng Việt Nam phải nhường một phần khách hàng
và thị trường cho các ngân hàng nước ngoài.
- Phía cầu của ngành ngân hàng: Về bên đi vay, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh để có
được người vay có chất lượng cao bằng cách đưa ra các điều kiện ưu đãi, nhiều tính năng,
dịch vụ chuyên nghiệp, phí thấp và thuận tiện. Trong khi đó, các NHTM NN từ trước đến
nay vẫn phải chịu gánh nặng về các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể: Các ngân hàng thương
mại Việt Nam đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh
nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp và thuộc các ngành có khả năng cạnh

60
tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tất cả các ngân hàng đều muốn phát triển dịch vụ phi tín dụng vì loại hình dịch vụ
này an toàn hơn và lợi nhuận thu về sẽ ổn định và đảm bảo hơn. Tuy nhiên, doanh thu từ
các dịch vụ phi tín dụng không thể tăng nhanh như doanh thu từ tín dụng. Ngân hàng cần
phải có thời gian để giáo dục và tư vấn khách hàng. Đầu tư ban đầu vào công nghệ máy
moc để cung cấp dịch vụ này là rất lớn, trong khi đó, chỉ thu được lợi nhuận sau thời gian
vài năm. Các ngân hàng nhỏ không đủ khả năng thâm nhập vào lĩnh vực này, trừ khi đi
thuê lại cơ sở hạ tầng từ các ngân hàng lớn. Hơn nữa, vì hầu hết doanh thu của các ngân
hàng từ các dịch vụ phi tín dụng được đưa ra ngoài bảng cân đối, tính minh bạch của các
báo cáo tài chính sẽ càng tồi tệ hơn và các rủi ro hệ thống tăng lên khi mà các ngân hàng
tham gia nhiều hơn và việc cung cấp các dịch vụ này, trong khi đó hệ thống điều tiết lại
không thể theo dõi những rủi ro đó.
- Yêu cầu đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng: trong điều kiện tốc độ phát triển
công nghệ và dịch vụ ngân hàng đang diễn ra ngày càng nhanh, áp lực ngày càng mạnh để
mở cửa thị trường tài chính, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức
từ việc đầu tư đổi mới công nghệ. Với tiềm lực tài chính và năng lực vận hành hạn chế,
những thách thức này có thể chuyển thành sức ép. Vì vậy, công nghệ ngân hàng mới nếu
không quy hoạch cẩn trọng có thể tạo ra những rủi ro và gây lãng phí tài chính.
Về hiện đại hoá ngân hàng, vì công nghệ thông tin ngân hàng phát triển rất nhanh
và các ngân hàng phải tiếp tục nâng cấp để cạnh tranh, việc chuyển đổi dữ liệu từ phần
mềm cũ sang phần mềm mới là trở ngại lớn nhất đối với nột số ngân hàng lạc hậu, đặc biệt
là các ngân hàng lớn vì khối lượng dữ liệu cần chuyển đổi và cập nhật là rất lớn. Về mặt
này, rõ ràng là càng lớn và lạc hậu về công nghệ thì càng bất lợi. Đầu tư vào công nghệ
thông tin để củng cố hệ thống bảo mật thông tin khách hàng và các giải pháp kỹ thuật
phồng chống lấy cắp tài khoản và thẻ ngân hàng cũng đang trở thành những quan ngại đối
với ngân hàng.
- Cổ phần hoá NHTM NN: Đây là thách thức lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Trước khi có thể tiến hành cổ phần hoá, các NHTM NN cần phải tái cơ cấu và giải
quyết xong các khoản nợ quá hạn. Và khi giải quyết xong vấn đề này, từng NHTM NN cần
phải có mục tiêu, chiến lược và lộ trình rõ ràng để cổ phần hoá. Mục tiêu chung của cổ
phần hoá là tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị, tăng vốn và hoạt
động theo cơ chế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. Những vấn đề như Nhà nước vẫn muốn
giữ sỡ hữu, kiểm soát, sợ mất chủ quyền, việc tham gia của bên nước ngoài là những thách
thức của cổ phần hoá các NHTM NN. Khi các NHTM NN bán cổ phần cho các cổ đông
bên ngoài, ngân hàng phải chịu sự giám sát của cổ đông và giải trình các kết quả hoạt động
kinh doanh. Đến lúc đó, ngân hàng sẽ không còn các lý do bào chữa cho hoạt động kinh
doanh yếu kém và nợ quá hạn. Việc cho vay chỉ định, ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, và
cho vay dựa trên thế chấp hơn là dựa trên tính khả thi kinh doanh cũng sẽ không còn nữa.
Ngoài những thách thức như đã đề cập ở trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam
còn phải đối mặt với những thách thức khác trong quá trình hội nhập kinh tế. Cụ thể như
sau:

61
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng,
trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa
phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực để bảo đảm việc tuân thủ
nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc
ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động ngân hàng.
- Sự chuyển dịch của nguồn nhân lực chất lượng cao: Các ngân hàng nước ngoài sẵn sàng
tuyển dụng một cách hợp pháp nhân lực có tay nghề cao với mức đãi ngộ hấp dẫn mà các
ngân hàng Việt Nam không theo kịp.
- Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của thị
trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện
đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế.
- Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: hệ thống pháp luật
trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất
cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Vì vậy, có những hạn chế nhất định đối
với sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển thị trường tài chính. Luật các Tổ
chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm chưa phù hợp với nội dung của GATS và
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Về tổng thể, xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam còn
thấp, cả về công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ; tốc độ mở cửa
của nền kinh tế còn chậm, khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế thấp, nhất là
vốn trung dài hạn và tiết kiệm nội địa, hầu hết các NHTM chưa có chiến lược kinh doanh
hợp lý để có thể vươn ra thị trường thế giới.
3.2. Mặt mạnh và mặt yếu của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
3.2.1. Mặt mạnh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đang quyết tâm rất cao trong việc cải tổ toàn diện
trong đó có tình hình hoạt động kinh doanh và đang từng bước áp dụng các chuẩn mực
quốc tế.
- Tình hình tài chính của hầu hết các Ngân hàng thương mại đều mạnh dần lên, cơ cấu tài
chính hợp lý hơn, vốn tự có không ngừng tăng trưởng.
- Là các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nên rất am hiểu các thuộc tính của thị trường
Việt Nam, có thế mạnh hơn hẳn trong việc duy trì và mở rộng đối tượng khách hàng là
Việt Nam .
3.2.2. Điểm yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
3.2.2.1. Về thể chế:
+ Điểm yếu rõ nhất của ngành ngân hàng Việt Nam là thiếu một hệ thống pháp lý có thể
bảo vệ lợi ích của các ngân hàng với tư cách là bên cho vay trong trường hợp khách hàng
phá sản.
+ Vấn đề thể chế thứ hai là sự tồn tại của các khoản tín dụng ưu đãi, mang tính trợ cấp, phi
thương mại của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Quỹ Hỗ trợ Phát triển (Ngân hàng Phát
triển VN) dưới sự bảo trợ của Chính phủ. Có thể nói, cho vay theo các điều kiện ưu đãi đối
với các dự án phục vụ mục đích chính trị hơn là mục đích kinh tế cũng có thể ảnh hưởng
xấu đến khả năng cạnh tranh của các NHTM. Mặc dù việc cho vay theo chỉ định của các

62
NHTM nhà nước đã giảm nhưng vẫn được xem là một vấn đề đang tiếp diễn. Điều này có
nguy cơ kéo dài vấn đề nợ quá hạn của các NHTM nhà nước, từ đó cản trở quá trình cổ
phần hoá các NHTM nhà nước đang được thực hiện.
+ Thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp cũng là
một điểm yếu về mặt thể chế khác của ngành ngân hàng.
3.2.2.2. Về cơ cấu:
- Các NHTM NN được đối xử khác so với các nhóm ngân hàng khác và cũng chịu một cơ
chế quản lý khác. Các quyết định về thay đổi vốn, đầu tư, bổ nhiệm nhân sự cấp cao, lương
bổng, và kế hoạch kinh doanh của các NHTM NN đều cần có sự phê chuẩn của Chính phủ.
Điều này làm chậm quá trình ra quyết định tại các NHTM NN, ảnh hưởng tiêu cực đến tính
năng động và độ thích nghi của các ngân hàng này trong môi trường cạnh tranh. Nhưng đổi
lại các ngân hàng này được hưởng những lợi ích nhất định như: các NHTM NN được cấp
cho cơ sở hạ tầng văn phòng và các hỗ trợ khác, tất cả các khoản này đều không bị tính vào
chi phí kinh doanh. Chính phủ cũng không gây sức ép về lợi nhuận đối với các NHTM
NN. Một ưu đãi khác nữa chỉ dành cho các NHTM NN là khả năng được miễn trừ một số
quy định của pháp luật. Một số dự án tài trợ của Chính phủ có quy mô vốn rất lớn mà
không một ngân hàng nào có đủ vốn để cho vay nếu tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện là vốn
cho một khách hàng vay không được vượt quá 15% tổng tài sản của ngân hàng.Trong một
số trường hợp, Chính phủ phê duyệt miễn quy định này đối với các dự án lớn và các khoản
vay từ các NHTM NN. Như vậy, có thể thấy rằng, ở một thị trường, một số ngân hàng
thống trị tới 75-80% thị phần mà lại được đối xử và yêu cầu kinh doanh theo cơ chế bán thị
trường như vậy, vấn đề về cơ cấu thị trường cần được xem xét.
Trong thời gian gần đây, cổ phần hoá NHTM NN trên cơ sở thí điểm trước khi thực
hiện đồng lạot được xem là một giải pháp cho vấn đề cơ cấu này.
3.2.2.3. Về tài chính:
Về điểm yếu tài chính: Các kết quả kiểm toán độc lập chỉ ra rằng các ngân hàng
Việt Nam, đặc biệt là các NHTM NN không có tài chính lành mạnh, khả năng sinh lời kém
và các chỉ tiêu chi phí cao hơn mức trung bình của khu vực. Với năng lực tài chính có hạn
và nhu cầu rất lớn về vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn mà chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Trong khi đó, thị trường chứng
khoán còn chưa phát triển đầy đủ, các doanh nghiệp chưa đủ minh bạch tài chính để huy
động vốn theo kênh này, do vậy, hơn 80% nguồn vốn của doanh nghiệp là vay ngân hàng.
Hiện tại có khoảng 25% vốn ngắn hạn của ngân hàng được dành để cho vay dài hạn, và
điều này đã làm tăng rủi ro hệ thống của ngành ngân hàng. Điểm yếu tài chính lớn nhất của
hệ thống ngân hàng Việt Nam là vấn đề nợ quá hạn của các NHTM NN.
3.2.2.4. Về kỹ thuật
Những điểm yếu kỹ thuật được thể hiện ở kỹ năng quản lý, phân tích tín dụng, quản
trị rủi ro còn kém, công nghệ lạc hậu, thiếu việc chuẩn hoá chất lượng dịch vụ trong toàn
mạng lưới và thiếu cơ cấu quản trị hiện đại ở các ngân hàng Việt Nam. Do năng lực tài
chính hạn chế, các ngân hàng chủ yếu cung cấp và hưởng lãi từ các dịch vụ tín dụng cơ
bản và truyền thống. Hầu hết các sản phẩm mà ngân hàng Việt Nam cung cấp đều sơ đẳng
và cơ bản. Việc cung cấp thêm các dịch vụ phái sinh được coi là xu hướng mới ở Việt Nam
từ đầu năm 2000. Việc thiếu những chuẩn mực kế toán cho những công cụ tài chính này
trong Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam
63
(VA S) là một trong những lý do làm hạn chế sự phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng
mới.
Việc thiếu một cơ cấu quản trị hiện đại và quy trình phục vụ khách hàng cũng ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các khoản vay có thể phải qua nhiều giai
đoạn, được xử lý bởi nhiều nhân viên ở nhiều bộ phận trong ngân hàng. ở nhiều ngân hàng,
khách hàng phải chờ đợi lâu, đi nhiều quầy để thực hiện một giao dịch. Điều này trở nên
bất tiện đối với các khách hàng ở một xã hội hiện đại với những yêu cầu dịch vụ ngày càng
phức tạp hơn.
3.2.2.5. Về năng lực nhân sự
Một số giám đốc ngân hàng đã được đào tạo chính quy về quản lý ngân hàng, còn
lại phần lớn là tự học thông qua công việc thực tế. Năng lực nhân sự có hạn có thể cản trở
nghiêm trọng khả năng của ngân hàng trong việc xử lý khối lượng giao dịch ngày càng lớn
và rủi ro ngày càng nhiều.
Tóm lại, các Ngân hàng thương mại Việt Nam có rất ít kinh nghiệm để đối phó với
tình hình mới, môi trường kinh tế mới.Từ những thuận lợi và khó khăn cũng như qua phân
tích mặt mạnh, mặt yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cho rằng: Không
thể áp dụng ngay toàn bộ hệ thống Basel. Cần nghiên cứu kỹ lượng và áp dụng dần dần
các nguyên tắc cơ bản của Basel với các bước đi thận trọng và đồng bộ.
3.3. Giải pháp để các Ngân hàng Thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống
đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel
3.3.1. Nhóm giải pháp để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu
3.3.1.1. Tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn tự có
Giải pháp bán cổ phiếu để tăng vốn tự có đã được các Ngân hàng thương mại cổ phần
áp dụng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua và đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ.
Sở dĩ giải pháp này thu được kết quả tốt trong những năm qua vì những lý do sau:
(1) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm qua đã
tạo cơ sở hình thành một số lượng các tổ chức kinh tế cũng như một bộ phận dân cư giàu
có, có khối lượng tiền dư thừa lớn muốn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;
(2) Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Thương mại Nhà nước và bài học
kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại cổ phần bị đổ vỡ trước năm 2000, các Ngân
hàng thương mại cổ phần hiện nay đã chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh trên mọi
mặt, thực hiện kiểm soát chặt chẽ rủi ro và tăng nhanh đáng kể hiệu quả kinh doanh, góp
phần quyết định tăng cao uy tín hoạt động trên thị trường, thu hút các nhà đầu tư;
(3) So sánh với các ngành nghề kinh doanh khác thì lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân
hàng vẫn là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao và có tình hấp dẫn;
(4) Chính sách mở cửa của Chính phủ đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước
ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần kích thích xu hướng đầu tư của
các nhà đầu tư trong nước;
(5) Thực tế cho thấy, liên tục trong 5 năm trở lại đây, lợi tức thu được từ cổ phiếu
ngân hàng của tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần đều cao hơn mức lãi suất tiết
kiệm, chưa kể giá chuyển đối cổ phiếu cũng không ngừng gia tăng với tốc độ cao …
Dự đoán các xu hướng tác động thuận đối với cầu về cổ phiếu ngânh hàng như đã
nêu ở trên sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, vì vậy, có thể nói, giải pháp phát hành cổ

64
phiếu để tăng vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam như đã nêu ở trên là có
tính khả thi cao.
3.3.1.2. Sáp nhập các Ngân hàng thương mại để tăng quy mô vốn tự có
Như chúng ta đã biết quy mô vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
hiện nay là rất nhỏ bé khi so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới.
Trong khi đó, giải pháp phát hành cổ phiếu hoặc các giải pháp khác (nếu có) chỉ có thể cho
phép tăng vốn tự có ở một mức độ nhất định và phải có lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn.
Để tăng nhanh quy mô vốn tự có, khẳng định tiềm lực mạnh của mỗi ngân hàng, chúng ta
cần xem xét đến giải pháp sáp nhập các Ngân hàng thương mại theo các hướng (i) Sáp
nhập một Ngân hàng Thương mại Nhà nước với một vài Ngân hàng thương mại (ii) Sáp
nhập hai Ngân hàng thương mại cổ phần trở lên với nhau (iii) Thậm chí sáp nhập hai Ngân
hàng Thương mại Nhà nước với nhau.
Theo chúng tôi, giải pháp sáp nhập các Ngân hàng thương mại để tăng quy mô vốn
tự có có tính khả thi cao và nên thực hiện vì ngoài lợi ích tăng quy mô vốn tự có, việc sáp
nhập các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn đưa lại các lợi ích khác đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
3.3.1.3. Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có
Có thể nói, đây là giải pháp an toàn lâu dài và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động
kinh doanh nhất của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, vì vậy, cần ưu tiên để thực
hiện giải pháp này. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét và ban hành quy định về việc giữ
lại một tỷ lệ nhất định và hợp lý từ nguồn lợi nhuận thu được hàng năm để tăng vốn tự có
của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
3.3.1.4. Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro tín dụng
Như đã nêu ở trên, trong thời gian qua, mặc dù đã rất tích cực trong việc áp dụng
các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng song nhìn chung hiệu
quả thực hiện các chuẩn mực đó vẫn chưa cao, vì vậy, tính an toàn trong hoạt động của các
Ngân hàng thương mại hoàn toàn chưa được bảo đảm. Khắc phục tình trạng này, sắp tới
đây, Ngân hàng Nhà nước cần mạnh dạn và kiên quyết trong việc buộc các Ngân hàng
thương mại phải thực hiện việc phân loại nợ theo đúng tính chất và khả năng thu nợ của
từng khoản vay/khách hàng vay. Các khoản vay dù mới trong giai đoạn gia hạn nợ, chưa
có nợ quá hạn cũng buộc phải xem như các khoản nợ xấu…Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước
cũng cần phải có quy định kiên quyết
giải thể hoặc sáp nhập các Ngân hàng thương mại không đủ khả năng trích lập đủ dự
phòng rủi ro theo quy định, các Ngân hàng thương mại không tuân thủ chặt chẽ các quy
định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại không có chiến
lược đầu tư rõ ràng, minh bạch hoặc không thiết lập hệ thống Quy trình cấp tín dụng đến
khách hàng một cách minh bạch và công khai.
3.3.1.5. Thực hiện kiểm soát tốt rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, các Ngân hàng thương mại bắt đầu phải
trả giá khá lớn cho các loại hình rủi ro mới là rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Do vậy,
để đảm bảo sự hoạt động an toàn của toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Nhà nước cần sớm có quy định về việc quản lý và ngăn ngừa hai loại rủi ro thị trường và
rủi ro hoạt động, theo đúng mô hình và thông lệ quốc tế tốt nhất của các Ngân hàng thương
mại trên thế giới.
65
3.3.2. Nhóm giải pháp để đáp ứng các chuẩn mực của Basel về thanh tra giám sát
hoạt động ngân hàng
3.3.2.1. Giải pháp đổi mới hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng
3.3.2.1.1.Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng
Xây dựng Luật Giám sát ngân hàng để giảm bớt xung đột về mặt pháp lý và bảo đảm
cho Cơ quan Thanh tra, Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và việc chấp hành
các quy định của pháp luật trong hoạt động của các TCTD. Đây là Luật về thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực ngân hàng, qui định mô hình tổ chức và hoạt động của TTNH, quan hệ
của TTNH với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính khác.
Trước mắt sớm sửa đổi Nghị định số 91/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
TTNH cho phù hợp với Luật Thanh tra và theo hướng tăng cường vai trò, nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành ngân hàng của Tổng cục Giám sát ngân hàng.
Đến năm 2008, cần nghiên cứu và ban hành Luật Giám sát ngân hàng trên nguyên
tắc:
- Bảo đảm tôn trọng sự độc lập về hoạt động và tổ chức bộ máy của cơ quan giám
sát an toàn hoạt động ngân hàng;
- Bảo đảm quyền lực của cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quyền
yêu cầu thông tin đối với các bên liên quan và quyền xử lý đối với các vi phạm pháp luật
trong hoạt động ngân hàng;
- Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho TTNH, cán bộ giám sát, thanh tra ngân
hàng, bao gồm quyền yêu cầu thông tin, sử dụng biện pháp nghiệp vụ, kết luận, kiến nghị và
xử lý theo chế tài qui định một cách độc lập và khách quan. Bảo vệ cán bộ thanh tra ngân
hàng trong thực thi nhiệm vụ;
- Cơ quan giám sát ngân hàng phải có đủ các nguồn lực một cách thoả đáng (tài
chính, nhân lực, công nghệ,...) để bảo đảm hoạt động có hiệu quả;
- Mục tiêu và trách nhiệm của cơ quan giám sát ngân hàng phải được xác định rõ
ràng. Trong đó, cần phải đặc biệt nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của cơ quan giám sát
ngân hàng trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và kiểm soát các rủi ro có tính hệ thống
trong hoạt động ngân hàng.
3.3.2.1.2. Đổi mới mô hình tổ chức cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy TTNH hiện nay theo hướng xây dựng hệ thống
giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN tập trung, theo ngành dọc từ trung ư-
ơng đến địa phương tương đối độc lập, thống nhất về tổ chức, hoạt động nghiệp vụ và chỉ
đạo, điều hành. Xây dựng TTNH trở thành cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng
theo mô hình Tổng Cục Giám sát ngân hàng, thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN,
chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Tổng Cục Giám sát ngân hàng chủ yếu
thực hiện chức năng:
(i) Xây dựng qui chế an toàn hoạt động ngân hàng;
(ii) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng;
(iii) Giám sát (từ xa và tại chỗ) tập trung, thống nhất toàn bộ hệ thống các
TCTD và thị trường tiền tệ;
(iv) Quản lý thị trường và dịch vụ ngân hàng;
(v) Xử lý vi phạm.
66
Thành lập các Cục Giám sát ngân hàng (không thuộc chính quyền địa phương và
chi nhánh NHNN) ở các địa phương cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hoạt
động ngân hàng theo uỷ quyền của Thống đốc NHNN.
Tổng cục Giám sát ngân hàng điều hành toàn bộ hệ thống giám sát ngân hàng và
các Cục Giám sát ngân hàng.
- Mục tiêu hoạt động của Tổng cục Giám sát ngân hàng là bảo đảm sự an toàn và
lành mạnh của hệ thống ngân hàng; bảo vệ người tiêu dùng.
Trên cơ sở phân biệt giữa chức năng thanh tra hành chính và chức năng thanh tra
chuyên ngành ngân hàng theo Luật Thanh tra, mô hình tổ chức cơ quan TTNH được đề
xuất chủ yếu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ngân hàng.
Việc đưa ra mô hình tổ chức cơ quan giám sát ngân hàng gắn liền với định hướng
đổi mới của NHNN theo hướng thành lập các chi nhánh NHNN khu vực và xây dựng
NHNN trở thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn (xem Sơ đồ 2: Mô
hình tổ chức Tổng cục Giám sát Ngân hàng –
Phần Phụ lục).
3.3.2.1.3. Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các qui
định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các qui định, chính sách quản lý
các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công
nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả
của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước
vốn Basel năm 1988 - Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản
theo Hiệp ư ớc vốn mới (Basel II) sau năm 2010.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó
giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong
hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Nội dung giám sát của
Thanh tra NHNN (sau này là Tổng cục Giám sát ngân hàng) bao gồm nhận dạng - đo lường -
quản lý - xử lý rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của từng TCTD, toàn bộ hệ thống các
TCTD và thị trường tiền tệ nhằm phát hiện sớm, chính xác rủi ro để có biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
- Mở rộng danh mục các đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát thường xuyên của NHNN,
bao gồm tất cả các hoạt động ngân hàng ược định nghĩa theo Luật Ngân hàng do bất cứ đối tượng
nào tiến hành, kể cả các ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển;
- Hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các TCTD cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam
và thông lệ quốc tế. Kiểm toán độc lập cần được sử dụng như công cụ bổ trợ quan trọng cho
giám sát từ xa và giảm nhẹ công việc của thanh tra tại chỗ đối với TCTD;
- Xây dựng và triển khai khuôn khổ qui trình và phương pháp thanh tra,
giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro
trong hoạt động ngân hàng bao gồm giám sát vĩ mô và giám sát vi mô, có khả
năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, chủ yếu là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro
thanh khoản. Trước mắt, cần xây dựng cơ chế kiểm soát tăng trưởng tín dụng

67
và nợ xấu phát sinh, đồng thời có cơ chế xử lý rủi ro tín dụng hữu hiệu và phù
hợp với nguyên tắc thị trờng.
- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các
TCTD và hoạt động giám sát của NHNN đối với các TCTD. Thành lập Trung tâm thông
tin dữ liệu tập trung trên cơ sở Trung tâm Thông tin tín dụng;
- Xây dựng các biện pháp và qui trình nghiệp vụ về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố,
đồng thời có cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa TTNH và Trung tâm
Chống rửa tiền.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý sự cố rút tiền
hàng loạt và khủng hoảng ngân hàng có tính hệ thống.
3.3.2.1.4. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
- Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra,
giám sát ngân hàng. Xây dựng đường truyền dữ liệu độc lập của TTNH với các TCTD.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và thống kê, báo cáo phục vụ hoạt động thanh tra,
giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu giám sát ngân hàng dựa trên cơ sở rủi ro và hợp
nhất.
- Chỉnh sửa các qui định hiện hành để buộc mọi tổ chức tài chính – tín dụng và tổ
chức khác có huy động tiền gửi đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nâng cao vai trò, năng
lực tài chính và hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ, xử lý
các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn và góp phần bảo đảm an toàn hệ thống
ngân hàng. Tăng cường sự phối hợp giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Tổng cục Giám
sát ngân hàng trong quá trình giám sát các TCTD và xử lý các vấn đề khó khăn của các
TCTD. Từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở mức độ
rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Trung tâm tâm thông tin tín dụng phải trở thành một bộ phận trong tổ chức bộ máy
của Tổng cục Giám sát ngân hàng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động thanh tra, giám sát
rủi ro của các Tổng cục Giám sát ngân hàng và kiểm soát rủi ro của các TCTD.
- Đổi mới hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với thông lệ tốt và chuẩn mực kế
toán quốc tế.
3.3.2.1.5. Đổi mới hoạt động cấp giấy phép và hệ thống các qui định an toàn hoạt động
ngân hàng
- Rà soát và hoàn thiện qui định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với
thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc
biệt là qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Nâng cao năng lực tự
kiểm soát của các TCTD và giám sát của NHNN đối với hệ thống công nghệ và thông tin
của các TCTD để bảo đảm sự an toàn, hiệu quả và phát triển đồng bộ của hệ thống công
nghệ ngân hàng. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống
quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD, bao gồm hệ
thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; hệ thống quản lý tài sản nợ/có và hệ thống quản lý rủi ro
tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường (kể cả tỷ gía hối đoái và lãi suất), rủi ro hoạt
động.
- Cần xác định lại điều kiện áp dụng các biện pháp can thiệp qua hỗ trợ tài chính
trong hệ thống mạng lưới an toàn tài chính (bảo hiểm tiền gửi, cho vay tái cấp vốn của
68
NHNN và chính sách quản lý khủng hoảng hệ thống). Tất cả các khoản hỗ trợ tài chính cho
các TCTD gặp khó khăn đều phải có ý kiến chấp thuận hoặc theo đề nghị của cơ quan
giám sát ngân hàng. Cơ quan giám sát ngân hàng phải được tham gia một cách tích cực và
chủ động vào quá trình tái cơ cấu lại các TCTD.
- Minh bạch hoá hoạt động ngân hàng (định kỳ tiến hành kiểm toán độc lập các
TCTD, yêu cầu công bố thông tin hợp lý ra công chúng,…). Tạo điều kiện cho các TCTD
cổ phần niêm yết cổ phiếu tại Sở/TTGDCK;
- Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn giản hoá
thủ tục cấp phép. Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD thành lập và phát triển, đặc biệt là
đối với các TCTD phi ngân hàng theo hướng bình đẳng trong tiếp cận thị trường và kinh
doanh dịch vụ tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở nâng cao kỷ luật thị trường, các yêu cầu về tiêu
chuẩn thành lập các TCTD, qui định an toàn trong hoạt động ngân hàng để bảo đảm những
TCTD thành lập mới phải có năng lực cạnh tranh, qui mô hoạt động, trình độ công nghệ,
chất lợng và mức độ an toàn cao. Cần tăng mức vốn pháp định đối với các loại hình TCTD
cho phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện hình thành các TCTD có qui mô lớn.
- Sớm ban hành qui định về cấp phép đối với các loại hình TCTD như ngân hàng
đầu tư, ngân hàng phát triển và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- Cần có qui định phân biệt giữa các loại hình TCTD và tổ chức không phải là
TCTD có hoạt động ngân hàng theo hướng hoạt động ngân hàng của các tổ chức này
không phải là hoạt động kinh doanh chính và chiếm tỷ trọng nhỏ, không vượt quá 30% qui
mô hoạt động của TCTD, đồng thời có hệ thống qui chế an toàn phù hợp với các tổ chức
không phải là TCTD có hoạt động ngân hàng.
- Cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép theo hướng tập trung các hoạt động cấp
phép vào một đầu mối là Tổng cục Giám sát ngân hàng để tạo điều kiện cho các hoạt động giám
sát; loại bỏ các giấy phép con đối với các dịch vụ ngân hàng thuộc các hoạt động đã đợc qui định
trong giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD; loại bỏ bớt các điều kiện cấp phép mang tính
định tính để giảm bớt sự tuỳ tiện, thay vào đó là các tiêu chí mang tính định lượng để bảo đảm
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong cấp phép.
- Thực hiện đối xử bình đẳng hơn trong cấp phép giữa các TCTD nước ngoài và
TCTD trong nước về mặt thủ tục, hồ sơ và các điều kiện cấp phép để bảo đảm quyền tiếp
cận thị trường của các TCTD nước ngoài theo các thoả thuận đa phương và song phương.
Xoá bỏ sự phân biệt giữa NHTM cổ phần đô thị và NHTM cổ phần nông thôn.
- NHNN phải thực sự là cơ quan cấp phép đối với mọi hoạt động ngân hàng và có
quyền kiểm tra, giám sát đối với tất cả các hoạt động ngân hàng và chấp hành chính sách,
pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên lành thổ Việt Nam.
3.3.2.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động giám sát ngân hàng và hợp tác
giữa TTNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nước, các cơ quan bảo vệ pháp
luật trong nước
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng và các cơ quan giám sát tài chính khác, cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua việc ban
hành một Nghị định của Chính phủ về phối hợp giữa cơ quan giám sát ngân hàng và các cơ
quan giám sát tài chính phi ngân hàng. Cần thiết có các diễn đàn đối thoại chính sách giữa các
cơ quan giám sát tài chính để bảo đảm cải cách chính sách quản lý dịch vụ và giám sát trong
khu vực ngân hàng phù hợp với các khu vực khác của thị trường tài chính. Trong nội ngành
69
ngân hàng, cần có cơ chế phân định trách nhiệm và quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đồng thời có cơ chế phối hợp giám sát (cung
cấp thông tin, kết quả giám sát,...) và xử lý rủi ro hữu hiệu của 2 cơ quan này đối với hệ thống
các TCTD nhằm bao quát được thị trờng, đồng thời tránh được sự trùng lắp thực hiện nhiệm
vụ của 2 cơ quan này, hạn chế việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của TCTD.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám
sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin giữa cơ quan
giám sát ngân hàng trong nước với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để thực
hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam; phối hợp hành
động trong kiểm soát rủi ro mang tính khu vực và toàn cầu, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ
kỹ thuật, công nghệ thanh tra, giám sát tiên tiến.
3.3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra giám sát tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam
3.3.2.2.1. Phát triển mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất
Quản trị ngân hàng được hiểu là một tập hợp các quan hệ giữa Hội đồng Quản trị,
Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, các cổ đông và những người có lợi ích liên quan nhằm (i)
Tạo ra một cấu trúc tổ chức hợp lý để đặt ra mục tiêu và đạt được mục tiêu và để (ii) Tạo ra
một cơ chế giám sát hiệu quả. Nói cách khác, muốn đạt được các nguyên tắc thanh tra,
giám sát hoạt động ngân hàng theo Hiệp ước Basel, các Ngân hàng thương mại cần phải
phát triển mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất, bao gồm các nội dung
chủ yếu sau:
• Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản quy định rõ ràng về cơ cấu của Hội đồng
Quản trị và tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng Quản trị của các Ngân hàng
thương mại.
Có thể nói, đây chính là nội dung quan trọng nhất vì Hội đồng Quản trị chính là đầu
não, có quyền lực cao nhất của một Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại chỉ
có thể hoạt động cũng như thực hiện thanh tra, giám sát có hiệu quả khi tồn tại một Hội
đồng Quản trị có cơ cấu hợp lý và đủ năng lực làm việc theo yêu cầu.
• Các Ngân hàng thương mại phải hoạch định và thường xuyên giám sát việc
thực hiện các mục tiêu có tính chiến lược của Ngân hàng mình.
Các mục tiêu có tính chiến lược luôn là kim chỉ nam hoạt động của các Ngân hàng
thương mại. Nói cách khác, việc không thực hiện được hoặc thực hiện khác đi so các mục
tiêu chiến lược đã đề ra luôn dẫn các Ngân hàng thương mại đến thảm hoạ hoặc đến các
tình huống mà Ngân hàng thương mại chưa lường trước. Để tránh các tình trạng này, các
Ngân hàng thương mại cần phải có công cụ giám sát thường xuyên và hiệu quả việc thực
hiện các mục tiêu chiến lược, bao gồm cả việc phân tích, đánh giá mức độ thực hiện, việc
đề xuất chỉnh sửa hoặc điều chỉnh chiến lược trong trường hợp cần thiết…
• Phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong Ngân hàng thương mại.
Việc phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong Ngân hàng thương mại
không chỉ có ý nghĩa xác rõ ràng các chốt kiểm soát rủi ro mà còn là cơ sở để các cán bộ
cấp cao hoặc các cán bộ có trách nhiệm thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát.
Thực hiện giám sát hợp lý các nhà quản lý cao cấp trong việc thực hiện các Nghị
quyết chính sách của Hội đồng Quản trị.

70
Đây chính là một trong các biện pháp nhằm giúp các nhà quản trị Ngân hàng
thương mại cao nhất chủ động trong việc đối phó với các tình huống xảy ra ngoài dự kiến.
• Khai thác có hiệu quả hệ thống tổ chức Kiểm tra nội bộ và Kiểm soát nội bộ
Các Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ và Kiểm soát nội bộ được thành lập với chức năng
chính là thực hiện thanh tra giám sát rủi ro và tính tuân thủ ngay trong tổ chức Ngân hàng
mình. Chính vì vậy, chỉ khi bộ máy này phát huy tối đa năng lực và hoạt động có hiệu quả,
công tác thanh tra, giám sát của toàn bộ Ngân hàng thương mại mới có thể được đánh giá
là tốt và có hiệu quả. Ngược lại, nếu các Phòng/Ban Kiểm tra nội bộ và Kiểm soát nội bộ
hoạt động không tốt, chắc chắn công tác thanh tra giám sát của toàn bộ ngân hàng sẽ trì trệ,
không phát hiện kịp thời rủi ro để ngăn chặn có hiệu quả.
3.3.2.2.2. Thay đổi Quy trình thanh tra giám sát
Từ trước tới nay, mục tiêu của các bộ phận thanh tra, giám sát trong NH đều
nghiêng về việc kiểm tra và giám sát riêng tính tuân thủ trong hoạt động. Ngoài ra, các bộ
phận thanh tra giám sát không có chức năng kiểm tra đánh giá mức độ rủi ro, vì vậy, hạn
chế đáng kể năng lực hoạt động của các bộ phận này. Để khắc phục tình trạng này, thời
gian tới, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại cần thay đổi Quy trình thanh
tra, giám sát một cách phù hợp, theo hướng không chỉ kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt
động mà bao gồm cả việc kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro tại từng bộ phận hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
3.3.2.2.3.Xây dựng và áp dụng cơ chế thưởng phạt đủ hiệu lực
Để phát huy tính hiệu quả của công tác thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước và
từng Ngân hàng thương mại phải xây dựng và thực hiện một cơ chế thưởng các bộ phận
hoạt động kinh doanh nghiêm túc, có chất lượng và phạt các đơn vị vi phạm các quy định
quy chế của Nhà nước và ngân hàng. Vấn đề Nhóm nghiên cứu muốn đề xuất là Ngân
hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại phải thay đổi mức độ thưởng hoặc phạt, đảm
bảo đủ để khuyến khích các bộ phận cá nhân thực hiện tốt cũng như không những đủ để
bồi hoàn hoặc phạt các bộ phận/ cá nhân đã vi phạm mà còn đủ mức độ để răn đe các bộ
phận/cá nhân khác không dám vi phạm tiếp.
3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc kỷ luật thị trường đối với thông tin
3.3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thống kê:
Để khắc phục các khó khăn nêu trên, nâng cao chất lượng thông tin, mở rộng phạm vi
và phương pháp thu thập thông tin, cần thực hiện một số giải pháp sau:
(1) Tổ chức lại bộ máy làm công tác thống kê tại NHNN theo hướng giao một Vụ
chuyên trách thực hiện để tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác
thống kê;
(2) Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho các cán bộ làm
công tác thống kê dưới hình thức cử cán bộ sang thực tập tại NHTW một số nước, tổ chức
đoàn khảo sát hệ thống thông tin của NHTW một số nước;
(3) Đầu tư trang bị máy tính cho công tác thống kê (nâng cấp kịp thời máy tính cho
công tác thống kê;
(4) Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD và
quy định về công khai báo cáo tài chính để đảm bảo tính minh bạch, lành mạnh trong hoạt
động ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3.3.2. áp dụng chính sách công khai và minh bạch thông tin
71
Công khai và minh bạch thông tin không chỉ giúp Ngân hàng Nhà nước và các cán
bộ cấp cao trong ngân hàng hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu đầy đủ về hoạt động của một Ngân
hàng thương mại mà còn giúp cổ đông, những người hưởng lợi khác và thị trường có thể
hiểu đúng đắn về tình hình tài chính, năng lực quản lý của ngân hàng trong mối liên quan
với sự an toàn và hoạt động lành mạnh. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần sớm quy
định về việc buộc các Ngân hàng thương mại phải công khai và minh bạch thông tin theo
nguyên tắc : (i) Cung cấp thông tin chi tiết (ii) Cung cấp thông tin chính xác và (iii) Cung
cấp thông tin kịp thời.
3.3.3.3. Tổ chức thực hiện tốt công tác thông kê báo cáo tại các Ngân hàng thương mại
Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong công tác thống kê báo cáo như nêu tại
chương 2, thời gian tới các Ngân hàng thương mại cần thực hiện tổ chức lại công tác thống
kê báo cáo tại Ngân hàng mình theo hướng :
(i) Đảm bảo mọi thông tin hoạt động của Ngân hàng phải được theo dõi và quản lý
trên hệ thống.
(ii) Đảm bảo các thông tin quan trọng đều có thể khai thác tự động trên hệ thống.
(iii) Đảm bảo Ngân hàng thương mại thực hiện công tác thống kê báo cáo trung
thực và theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.3.3.4. áp dụng cơ chế phạt/kỷ luật đối với các trường hợp báo cáo thông tin không
đúng theo quy định
3.3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ để có thể áp dụng thành công hệ thống Basel
3.3.4.1. Huấn luyện đào tạo nhân sự: Cần tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng
quản lý ...của cán bộ trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong đó, đặc biệt chú
trọng đến cán bộ làm công tác thanh tra giám sát và cán bộ làm công tác thông tin thống
kê.
+ Đối với cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát: Phát triển đội ngũ thanh tra
giám sát đủ về số lượng, có trình độ nghiệp vụ cao nhất là các nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại, quản trị rủi ro, phương pháp và nghiệp vụ thanh tra, giám sát tiên tiến. Thanh tra Ngân
hàng cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
nước ngoài về công nghệ, kỹ thuật thanh tra, giám sát ngân hàng, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ
thuật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài
chính.
+ Đối với cán bộ làm công tác thông tin, thống kê: Đào tạo, nâng cao trình độ
nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thông tin thống kê dưới hình
thức cử cán bộ sang thực tập tại NHTW một số nước, tổ chức đoàn khảo sát hệ thống
thông tin của NHTW một số nước. Có kế hoạch lâu dài đào tạo cán bộ đủ kiến thức vận
hành, khai thác và làm chủ kỹ thuật đối với các hệ thống kỹ thuật mới hiệu quả nhất.
3.3.4.2. Đổi mới công tác quản trị điều hành thông qua việc tái cơ cấu mô hình tổ chức;
3.3.4.3. Đổi mới công nghệ thông tin ngân hàng theo những nội dung chủ yếu sau:
• Việc đầu tư công nghệ và thiết bị cần lựa chọn kỹ thuật và công nghệ ngân hàng
hiện đại;
• Xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt
Nam để tin học hoá các nghiệp vụ một cách đồng bộ, từng bước tự động hoá
theo chuẩn mực quốc tế;

72
• Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên tin và cán bộ nghiệp
vụ ngân hàng đủ trình độ để quản lý và vận hành hệ thống công nghệ hiện đại.
• Tăng cường đầu tư cho an ninh an toàn hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng
bằng các giải pháp kỹ thuật; khẩn trương xây dựng các trung tâm dự phòng
thảm hoạ, không để xẩy ra rủi ro do bất kỳ một sự cố bất khả kháng nào đối với
mạng nghiệp vụ ngân hàng.

Kết luận Chương 3


Trên cơ sở so sánh thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam với những yêu
cầu của Basel như đã phân tích tại Chương 2; những cơ hội và thách thức, những điểm
mạnh, điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Đề tài khẳng định sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực Basel để đánh
giá an toàn hoạt động của các NHTM Việt Nam. Từ đó, Đề tài đưa ra các nhóm giải pháp
và khuyến nghị để hệ thống NHTM Vịêt Nam tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực Basel.

kết luận
Cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, mục tiêu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam là an toàn, hiệu quả, và bền vững. Hơn nữa, so với thông lệ quốc tế, mức độ rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, đặc biệt tại các
Ngân hàng Thương mại Nhà nước còn khá cao và khó lường trước các hậu quả xảy ra.
Chính vì vậy, việc phân tích và áp dụng các chuẩn mực Basel là hết sức cần thiết nhằm
đảm bảo sự an toàn không những trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam mà còn là sự an toàn của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,...dựa
trên những chuẩn mực cơ bản của Uỷ ban Giám sát Ngân hàng – BIS và thực tiễn hoạt
động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Đề tài “
“Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng
hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Thoả ước Basel” đã hoàn thành
những nội dung sau:

73
1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của các nguyên tắc đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn
theo Hiệp ước Basel; Nêu rõ những nội dung cơ bản của Ba sel1 và Basel 2, so sánh
điểm khác biệt giữa Basel 1 và Basel 2; và điều kiện để áp dụng các chuẩn mực Basel;
2. Đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận và áp
dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút ra bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
3. Phân tích thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay theo
ba trụ cột của Basel 2 ((i)Yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá
mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng; (iii) Nguyên tắc thị trường (công
khai thông tin). Phân tích những cơ hội và thách thức; những điểm mạnh, điểm yếu của hệ
thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó,
chỉ rõ “khoảng cách” của các NHTM Việt Nam so với yêu cầu của Basel nói chung và
Basel 2 nói riêng.
4. Đề xuất các nhóm giải pháp và khuyến nghị để các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước
Basel như: (1) Nhóm giải pháp để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu; (2) Nhóm giải
pháp để đáp ứng các nguyên tắc về thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng; (3) Nhóm giải
pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc kỷ luật thị trường đối với thông tin; và (4) Nhóm giải pháp
hỗ trợ.
Khả năng thực hiện các giải pháp và kiến nghị của Đề tài là khả thi phù hợp với
yêu cầu Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2020 và xu thế hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới. Tuy nhiên, áp dụng thành công các chuẩn mực Basel nhất là Basel 2
tại hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam là một vấn đề lớn, đòi hỏi thời gian và sự
phối hợp đồng bộ của nhiều bên liên quan. Do vậy, những giải pháp, kiến nghị của Đề tài
chỉ là đóng góp ban đầu cho tiến trình áp dụng các chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng
theo Basel tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phụ lục
Phụ lục 1: 25 nguyên tắc Cơ bản Basel về Giám sát Ngân hàng hiệu quả
74
Nguyên tắc 1: Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định rõ trách nhiệm và
mục tiêu cho mỗi cơ quan liên quan trong hoạt động giám sát ngân hàng. Mỗi cơ quan
giám sát cần hoạt động độc lập và có đầy đủ nguồn lực. Một khung pháp lý phù hợp cho
hoạt động giám sát ngân hàng cũng rất cần thiết, trong đó bao gồm các quy định về quyền
cấp phép thành lập ngân hàng và hoạt động giám sát thờng xuyên; quyền thanh tra việc
tuân thủ pháp luật và những vấn đề về hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng; và sự
bảo vệ của pháp luật với thanh tra. Thiết lập cơ chế phù hợp trong việc chia sẻ và bảo mật
thông tin giữa các cơ quan giám sát ngân hàng.
Nguyên tắc 2: Cần quy định rõ những hoạt động được phép thực hiện của các tổ chức đư-
ợc cấp phép họat động và chịu sự giám sát như các thể chế ngân hàng, đồng thời kiểm soát
chặt chẽ việc sử dụng từ “ngân hàng” trong tên gọi của các tổ chức tín dụng.
Nguyên tắc 3: Cơ quan cấp phép có quyền đặt ra các tiêu chuẩn cho việc thành lập ngân
hàng và từ chối các đơn xin thành lập không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Quy trình
cấp phép, ở mức tối thiểu, phải bao gồm các đánh giá về cơ cấu sở hữu, ban lãnh đạo cấp
cao của ngân hàng, kế hoạch hoạt động và kiểm soát nội bộ cũng như tình hình tài chính
của ngân hàng và nguồn vốn góp; đối với trường hợp sở hữu hoặc ngân hàng mẹ là một
ngân hàng nước ngoài, cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát tại nước ngoài.
Nguyên tắc 4: Thanh tra Ngân hàng có quyền đề ra các tiêu chuẩn xem xét việc mua lại
hay đầu tư của ngân hàng và đảm bảo rằng cơ cấu mua lại hay đầu tư không tạo rủi ro cho
ngân hàng hay cản trở hoạt động giám sát hiệu quả.
Nguyên tắc 5: Thanh tra Ngân hàng phải có quyền đề ra các tiêu chuẩn xem xét việc mua
lại hay đầu tư của ngân hàng và đảm bảo rằng cơ cấu mua lại hay đầu tư không tạo rủi ro
cho ngân hàng hay cản trở hoạt động giám sát hiệu quả.
Nguyên tắc 6: Thanh tra Ngân hàng thiết lập các yêu cầu về mức vốn an toàn tối thiểu với
các ngân hàng nhằm phản ánh đúng rủi ro trong hoạt động ngân hàng và cơ cấu vốn có khả
năng bù đắp lỗ. Riêng đối với những ngân hàng có hoạt động quốc tế, những yêu cầu nói
trên không được thấp hơn mức quy định của Basel Capital Accord.
Nguyên tắc 7: Một phần quan trọng của bất kỳ hệ thống giám sát ngân hàng nào là việc
đánh giá độc lập chính sách, thông lệ và thủ tục của ngân hàng trong việc cấp các khoản
cho vay, đầu tư và quản trị liên tục danh mục vốn cho vay các đầu tư.
Nguyên tắc 8: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo rằng các ngân hàng thiết lập và
tuân thủ các chính sách, thông lệ và thủ tục đánh giá chất lượng tài sản và trích lập dự
phòng tín dụng đầy đủ.
Nguyên tắc 9: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo rằng ngân hàng có hệ thống thông
tin quản trị cho phép ban lãnh đạo nhận biết được mức độ tập trung trong danh mục đầu tư.
Thanh tra Ngân hàng cần quy định mức an toàn nhằm hạn chế rủi ro của ngân hàng trong
hoạt động cho vay với một hoặc một nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết.
Nguyên tắc 10: Để ngăn ngừa việc lạm dụng phát sinh từ việc cấp các khoản cho vay với
các bên có liên quan, Thanh tra Ngân hàng yêu cầu ngân hàng tiến hành cho vay với các
công ty và các nhân có liên quan trên cơ sở tự nguyện và khách quan, đồng thời giám sát
chặt chẽ việc gia hạn tín dụng cho các khoản vay nói trên và tiến hành những bước phù
hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro.

75
Nguyên tắc 11: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo ngân hàng có các chính sách và
quy trình đầy đủ để nhận biết, giám sát và quản lý rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi
trong họat động cho vay và đầu tư quốc tế.
Nguyên tắc 12: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo ngân hàng có hệ thống cho phép
đo lường giám sát và kiểm soát toàn diện rủi ro thị trường; Thanh tra Ngân hàng phải có
quyền quy định những giới hạn cụ thể và/hoặc những yêu cầu về vốn bù đắp rủi ro thị trư-
ờng nếu cần thiết.
Nguyên tắc 13: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo rằng ngân hàng duy trì quy trình
quản lý rủi ro toàn diện (bao gồm cả vai trò giám sát của ban lãnh đạo cấp cao) nhằm nhận
biết, đo lường, giám sát và kiểm soát tất cả các rủi ro trọng yếu khác ngoài rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng và duy trì mức vốn bù đắp rủi ro nếu cần thiết.
Nguyên tắc 14: Thanh tra Ngân hàng cần xác định rằng ngân hàng có hệ thống kiểm soát
nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động ngân hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ
bao gồm việc phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm; phân định chức năng trong hoạt
động ngân hàng, phân phối các quỹ, hạch toán kế toán về tài sản có và công nợ; thống nhất
các quy trình; kiểm soát tài sản; chức năng kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập và
chức năng tuân thủ nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ của ngân hàng với chức năng kiểm soát
nói trên cũng như với các quy định của luật pháp.
Nguyên tắc 15: Thanh tra Ngân hàng cần kiểm tra việc ngân hàng có đầy đủ các chính
sách thông lệ và thủ tục cần thiết bao gồm cả nguyên tắc quan trọng “hiểu rõ khách hàng”
một cách nghiêm ngặt để đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức và chuyên môn trong lĩnh
vực tài chính; đồng thời, ngăn ngừa việc ngân hàng bị sử dụng cho các mục đích tội phạm,
dù vô tình hay hữu ý.
Nguyên tắc 16: Hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải kết hợp giữa Thanh tra tại chỗ
và Giám sát từ xa.
Nguyên tắc 17: Thanh tra Ngân hàng phải thường xuyên liên hệ với bộ máy lãnh đạo ngân
hàng và am hiểu mọi hoạt động của ngân hàng.
Nguyên tắc 18: Thanh tra Ngân hàng phải có phương tiện thu thập, xem xét và phân tích
báo cáo an toàn hoạt động và thông tin thống kê từ ngân hàng trên phương diện riêng lẻ và
hợp nhất.
Nguyên tắc 19: Thanh tra Ngân hàng phải có phơng tiện để đánh giá độc lập các thông tin
thanh tra thông qua kiểm tra tại chỗ hoặc sử dụng kiểm toán độc lập.
Nguyên tắc 20: Một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát ngân hàng là khả năng
của Thanh tra trong việc giám sát tập đoàn ngân hàng trên phương diện hợp nhất.
Nguyên tắc 21: Thanh tra Ngân hàng cần được đảm bảo rằng các ngân hàng lưu giữ tài
liệu và báo cáo đầy đủ theo đúng các chính sách và thông lệ kế toán thống nhất giúp Thanh
tra Ngân hàng có được cái nhìn trung thực và hợp lý về tình hình tài chính và hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.Thanh tra Ngân hàng cũng cần được đảm bảo rằng ngân hàng
phát hành các báo cáo tài chính phản ánh hợp lý tình hình hoạt động của mình theo định
kỳ.
Nguyên tắc 22: Thanh tra Ngân hàng có quyền hợp pháp thực hiện những biện pháp khắc
phục thích hợp và kịp thời với các ngân hàng vi phạm quy chế an toàn họat động (như tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu) và vi phạm các quy định của pháp luật hoặc khi quyền lợi của người

76
gửi tiền bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào. Trong những trường hợp khẩn thiết, Thanh tra
Ngân hàng có quyền thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Nguyên tắc 23: Thanh tra Ngân hàng tiến hành giám sát trên phương diện hợp nhất toàn
cầu với các tập đoàn ngân hàng có hoạt động quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và áp dụng các
quy chế an toàn hoạt động phù hợp với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế tại các chi
nhánh nước ngoài, các liên doanh hoặc công ty con của các tập đoàn ngân hàng.
Nguyên tắc 24: Một nội dung quan trọng của hoạt động giám sát trên
phương diện hợp nhất là thiết lập liên hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát tại
nước sở tại của tập đoàn ngân hàng quốc tế.
Nguyên tắc 25: Thanh tra Ngân hàng cần yêu cầu hoạt động của các ngân hàng nớc ngoài
cũng phải tuân thủ những quy chế an toàn cao như đối với các ngân hàng trong nước.
Thanh tra Ngân hàng phải có quyền chia sẻ thông tin theo yêu cầu của cơ quan thanh tra n-
ước ngoài cho mục đích thanh tra hợp nhất.

Phụ lục 2: Tự đánh giá sự tuân thủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 25
Nguyên tắc Cơ bản Basel về Giám sát Ngân hàng hiệu quả

Mức độ Kết quả đánh giá Tóm tắt nội dung Nguyên tắc
tuân thủ
1 Tuân thủ NT 22: Quyền khắc phục và thực thi
2 Tuân thủ phần lớn NT18: Thu thập thông tin về an toàn trong hoạt
động ngân hàng
2 Tuân thủ phần lớn NT 25: Giám sát hoạt động của chi nhánh NH
nước ngoài
2 Tuân thủ phần lớn NT 2: Định nghĩa về ngân hàng
3 Phần lớn không tuân thủ NT1: Trách nhiệm, mục tiêu và khung pháp lý
cho hoạt động giám sát NH
3 Phần lớn không tuân thủ NT 3: Cấp phép hoạt động cho NH
3 Phần lớn không tuân thủ NT 4: Cổ phần trọng yếu
3 Phần lớn không tuân thủ NT 5: hoạt động tái cơ cấu và đầu tư lớn
3 Phần lớn không tuân thủ NT 6: Yêu cầu vốn tối thiểu
3 Phần lớn không tuân thủ NT 7: Chính sách Tín dụng của NH
3 Phần lớn không tuân thủ NT8: Chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro tín
dụng
3 Phần lớn không tuân thủ NT 9: Tập trung Tín dụng
3 Phần lớn không tuân thủ NT 10: Cho vay các bên liên quan
3 Phần lớn không tuân thủ NT 12: Rủi ro thị trường
3 Phần lớn không tuân thủ NT 13: Quản lý rủi ro
3 Phần lớn không tuân thủ NT 14: Kiểm soát nội bộ
3 Phần lớn không tuân thủ NT 15: Ngăn ngừa tội phạm tài chính
3 Phần lớn không tuân thủ NT 16: Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa
3 Phần lớn không tuân thủ NT 17: Liên lạc với lãnh đạo cấp cao của NH
3 Phần lớn không tuân thủ NT 19: Đánh giá Thông tin
3 Phần lớn không tuân thủ NT 20: Thanh tra trên phương diện hợp nhất
3 Phần lớn không tuân thủ NT 21: Kế toán trung thực và hợp lý
4 Không tuân thủ không có
77
5 Không áp dụng NT 11: Rủi ro quốc gia
5 Không áp dụng NT 23: Ngân hàng có các hoạt động quốc tế
5 Không áp dụng NT 24: Phối hợp với Thanh tra Nước sở tại

Nguồn: Ernst & Young: “ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – tự đánh giá các nguyên tắc cơ
bản Basel”

Phụ lục 3 : Tỷ trọng rủi ro của các tài sản có nội bảng

0% (a) Tiền mặt 9


(b) Các khoản phải đòi (claim) đối với chính phủ trung ương và ngân hàng
trung ương bằng đồng bản tệ và có nguồn cũng bằng đồng bản tệ
(c) Các khoản phải đòi khác đối với chính phủ trung ương 10 và ngân hàng
trung ương các nước OECD11
(d) Các khoản phải đòi được đảm bảo bằng của chứng khoán chính phủ trung
ương các nước OEDC3 hoặc được bảo lãnh bởi chính phủ trung ương các nước
OECD12
0, 10, 20 (a) Các khoản phải đòi đối với các pháp nhân trong nước thuộc khu vực công,
hoặc 50% trừ chính phủ trung ương, và các khoản cho vay được bảo lãnh bởi các pháp
(tuỳ từng nhân đó hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán do các pháp nhân đó phát
quốc gia) hành.
20% (a) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng phát triển đa phương (IBRD,
IADB, AsDB, AfDB, EIB, EBRD)13 và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi
các ngân hàng này hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán do các ngân hàng
này phát hành.
(b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở các nước OECD và
các khoản phải đòi được bảo lãnh4 bởi các ngân hàng thành lập ở các nước
OECD

9
Bao gồm (tuỳ từng quốc gia khác nhau) vàng nén trữ tại két của ngân hàng hoặc
phần được bảo đảm bằng tài sản nợ bằng vàng nén.
10
Một số nước thành viên dự kiến áp dụng tỷ trọng cho chứng khoán do chính phủ
trung ương các nước OECD phát hành để có thể đưa cả rủi ro đầu tư vào. Các tỷ trọng
này có thể là 10% đối với tất cả các loại chứng khoán hoặc 10% đối với các loại chứng
khoán sẽ đến hạn trong tối đa 1 năm nữa và 20% đối với chứng khoán sẽ đến hạn
trong thời gian sau 1 năm.
11
Trong phần này, khối OECD bao gồm các nước là thành viên đầy đủ của OECD (hoặc
đã ký kết thoả thuận cho vay đặc biệt với IMF liên quan đến Thoả thuận Chung về đi
vay của Quỹ), nhưng không bao gồm các nước trong khối đã gia hạn (reschedule) các
khoản nợ nước ngoài quốc gia của mình trong thờigian 5 năm gần nhất.
12
Các khoản phải đòi thương mại được bảo đảm một phần bởi những cơ quan này sẽ
được hưởng tỷ lệ rủi ro thấp cho phần cho vay được bảo đảm toàn bộ. Tương tự như
vậy, các khoản phải đòi được bảo đảm một phần bằng tiền mặt, hoặc bằng chứng
khoán phát hành bởi chính phủ trung ương các nước OECD, của các pháp nhân không
phải là chính phủ trung ương nhưng hoạt động trong khu vực công của các nước OECD
hay các ngân hàng phát triển đa phương cũng sẽ được áp dụng tỷ trọng rủi ro thấp cho
phần cho vay được bảo đảm.
13
Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng phát triển đa phương khác mà các nước G-
10 là thành viên cũng có thể được áp dụng tỷ trọng 20%, tuỳ vào việc xem xét của
từng quốc gia.
78
(d) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở những nước không
thuộc khối OECD với thời hạn còn lại không quá 1 năm và các khoản phải đòi
với thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng thành lập ở những nước
không thuộc khối OECD bảo lãnh
(e) Các khoản phải đòi đối với các pháp nhân khu vực công của các nước
không thuộc khối OECD, trừ chính phủ trung ương, và các khoản phải đòi
được bảo lãnh bởi các pháp nhân đó hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán do
các pháp nhân đó phát hành4
(f) Các khoản mục tiền mặt đang trong quá trình thu.
50% (a) Các khoản cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản thế chấp là nhà ở
đang hoặc sẽ do người đi vay chiếm giữ hoặc đang được cho thuê
100% (a) Các khoản phải đòi đối với khu vực tư nhân
(b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng thành lập ở các nước không
thuộc khối OECD với thời hạn còn lại trên 1 năm
(c) Các khoản phải đòi đối với chính phủ trung ương của các nước không
thuộc khối OECD (trừ trường hợp bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng
bằng đồng bản tệ – xem các phần trên)
(d) Các khoản phải đòi đối với các công ty thương mại thuộc sở hữu của khu
vực công
(e) Nhà xưởng, máy móc và thiết bị và các tài sản cố định khác
(f) Bất động sản và các khoản đầu tư khác (bao gồm cả các khoản đầu tư vốn
cổ phần vào các công ty khác không thực hiện hạch toán tổng hợp)
(g) Các công cụ vốn do các ngân hàng khác phát hành (trừ khi đã được trừ
khỏi vốn)
(h) Tất cả các tài sản có khác
Nguồn: Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988
Uỷ ban Giám sát ngân hàng – BIS

Phụ lục 4:: Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại bảng
Các loại công cụ Hệ số
chuyển đổi

1. Các công cụ thay thế tín dụng trực tiếp, ví dụ như bảo lãnh vay nợ nói
chung (bao gồm thư tín dụng dự phòng được sử dụng như phương tiện bảo
lãnh tài chính cho các khoản cho vay và chứng khoán) và các hình thức 100%
chấp nhận (bao gồm cả việc xác nhận thanh toán séc với tính chất như chấp
nhận)
2. Một số khoản mục bất thường liên quan đến giao dịch (ví dụ: trái phiếu
thực hiện, trái phiếu đấu thầu, trái quyền và thư tín dụng dự phòng liên quan 50%
đến các giao dịch cụ thể)

14
có nghĩa là các yêu cầu về vốn tương tự như các yêu cầu áp dụng đối với ngân hàng
trong Thoả thuận này và trong Bản sửa đổi có bổ sung các rủi ro thị trường. Khái niệm
“tưưong tự” ở đây có thể hiểu là các công ty chứng khoán (nhưng không nhất thiết là
cả công ty mẹ của chúng) cũng phải tuân thủ các quy định và giám sát tổng hợp đối
với bất kỳ hình thức tổ chức nào dưới các công ty này.
79
3. Các khoản mục bất thường ngắn hạn khác liên quan đến thương mại có tính
chất tự thanh lý (ví dụ như tín dụng chứng từ được đảm bảo bằng hàng hoá 20%
đang trong quá trình vận chuyển)
4. Các hợp đồng bán và mua lại và các hợp đồng bán tài sản kèm theo quyền
truy đòi1, trong đó rủi ro tín dụng vẫn thuộc về ngân hàng 100%
5. Các hợp đồng mua tài sản có kỳ hạn, tiền gửi trong tương lai và các cổ
phiếu và chứng khoán đã được thanh toán một phần15, thể hiện các cam kết 100%
với những mức rút nhất định
6. Các cam kết phát hành chứng khoán ngắn hạn và cam kết bảo lãnh phát 50%
hành quay vòng
7. Các cam kết khác (ví dụ như các điều kiện dự phòng chính thức, hạn mức 50%
tín dụng) với thời hạn ban đầu trên 1 năm
8. Những cam kết tương tự với thời hạn ban đầu tối đa là 1 năm, hoặc có thể 0%
huỷ bỏ không điều kiện tại bất kỳ thời điểm nào
Nguồn: Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988
Uỷ ban Giám sát ngân hàng – BIS

Phụ lục 5: Các phương pháp xác định giá trị tương đương rủi ro tín dụng của các
cam kết ngoại bảng liên quan đến lãi suất và
tỷ giá

1.Phương pháp rủi ro hiện tại


Theo phương pháp này, ngân hàng phải tính toán chi phí thay thế hiện hành bằng
cách điều chỉnh các hợp đồng này theo thị trường để xác định mức rủi ro hiện tại, sau đó
cộng thêm vào một hệ số để phản ánh rủi ro tiềm tàng tương lai trong suốt thời hạn còn lại
của hợp đồng. Số tiền tương đương tín dụng của những công cụ liên quan đến lãi suất và tỷ
giá sẽ bằng tổng của hai yếu tố sau :
• Tổng chi phí thay thế (có được bằng cách “điều chỉnh theo thị trường” tất cả
các hợp đồng có giá trị dương; và
• Số rủi ro tiềm tàng tương lai tính trên cơ sở tổng giá trị gốc trên sổ sách và được
phân chia theo bảng dưới đây:

15
Những khoản mục này sẽ được áp dụng tỷ trọng rủi ro tuỳ theo loại tài sản chức
không căn cứ vài đối tác cùng tham gia thực hiện giao dịch. Các hợp đồng repo ngược
(tức là hợp đồng mua và bán lại – theo đó ngân hàng là bên nhận tài sản) được coi như
các khoản cho vay có tài sản đảm bảo, thể hiện thực tiễn kinh tế của giao dịch. Do
vậy, rủi ro được xác định như rủi ro đối với đối tác. Nếu một tài sản tạm thời mua về là
hình thức đảm bảo đang được áp dụng tỷ trong rủi ro ưu đãi thì giao dịch này sẽ được
thừa nhận là tài sản đảm bảo và tỷ trọng rủi ro cũng sẽ được giảm tương ứng.
80
Thời hạn còn lại Lãi Tỷ giá Cổ phiếu Kim loại quý Các hàng hoá
s và (không kể khác
u và vàng)
ấ ng
t
Từ 1 năm trở xuống 0,0% 1,0% 6,0% 7,0% 10,0%
Từ 1 đến 5 năm 0,5% 5,0% 8,0% 7,0% 12,0%
Trên 5 năm 1,5% 7,5% 10,0% 8,0% 15,0%
Nguồn: BIS
2. Phương pháp rủi ro ban đầu
Cơ quan thanh tra mỗi nước có thể xem xét và cho phép ngân hàng đượcc áp dụng
Phương pháp rủi ro ban đầu đối với các hợp đồng liên quan đến lãi suất và ngoại hối (Tuy
nhiên, nếu ngân hàng đã chọn áp dụng phương pháp rủi ro hiện tại thì sẽ không được phép
chuyển sang áp dụng phương áp rủi ro ban đầu nữa). Theo phương pháp này, rủi ro tín
dụng tiềm ẩn được xác định cho từng loại hợp đồng và từ đó được phân bổ tỷ trọng vốn
danh nghĩa (notional capital weight) mà không cần quan tâm đến giá trị thị trường của hợp
đồng tại một ngày báo cáo cụ thể nào đó. Có thể sử dụng phương pháp rủi ro ban đầu trong
khi chưa thực hiện các yêu cầu về vốn liên quan đến rủi ro thị trường. Khi bắt đầu thực
hiện những yêu cầu này thì phương pháp rủi ro ban đầu sẽ không được tiếp tục áp dụng
nữa tại các ngân hàng chịu sự thanh tra theo quy định của Thoả thuận này. Ngân hàng có
tham gia vào các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn mua hoặc các hợp đồng phái
sinh tương tự dựa trên cổ phiếu, kim loại quý (không kể vàng) hay các loại hàng hoá khác
đều phải sử dụng phương pháp rủi ro hiện tại.
Để tính ra số tiền tương đương tín dụng bằng phương pháp rủi ro ban đầu này, ngân
hàng chỉ cần áp dụng một trong 2 tập hợp hệ số chuyển đổi sau đây đối với số tiền gốc
danh nghĩa của mỗi công cụ trên cơ sở bản chất và thời hạn của công cụ.

Thời hạn Hợp đồng lãi suất Hợp đồng tỷ giá và vàng
Từ 1 năm trở xuống 0,5% 2,0%
Từ trên 1 năm đến 2 năm 1,0% 5,0%
(tức là 2% + 3%)
Đối với mỗi năm tiếp theo 1,0% 3,0%

Nguồn : Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988


Uỷ ban Giám sát ngân hàng – BIS
httt://www.bis.org

81
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1) Bộ Ngoại Giao, “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá: Vấn đề và giải
pháp”. 2002.
2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Báo cáo “Nghiên cứu
khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: Trường hợp ngành ngân
hàng”. 12/2005.
3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Đề tài nghiên cứu :”Hội
nhập kinh tế ASEAN - áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của Việt Nam”. 2003.
4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – SECO (Thuỵ Sỹ), tài liệu hội thảo: “Những kinh
nghiệm thực tế tốt nhất về tái cơ cấu ngân hàng”, 2004.
5) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Ernst&Young, Báo cáo “ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam – Tự đánh giá các nguyên tắc cơ bản Basel”.
6) Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, “Củng cố hệ thống ngân hàng Trung Quốc: Các vấn đề
và kinh nghiệm”. 1999.
7) Phạm Thanh Bình, Đề tài NCKH “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ
thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 2005.
8) Quỹ Tiền tệ Quốc tế, “Đánh giá khu vực Ngân hàng Việt Nam”. 2002.
9) Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, “Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới:
Cơ hội và Thách thức”, 2004.
10) Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, “Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông á”, 2004.
11) Báo cáo Thường niên của Ngân hàng Nhà nước
12) Báo cáo Năm của các Ngân hàng Thương mại
13) Báo cáo Năm của Bảo Hiểm Tiền gửi
14) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Sổ tay Thanh tra Ngân hàng Thương mại”- Tập 1,
Tập 2, Tập 3. Năm 2000.

II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1) BIS – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng, “Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988”.
2) BIS – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng, “Capital Requirements and Bank Behaviour: The
Impact of the Basle Accord”. 4/1999.
3) BIS – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng, “ Core Principles for Effective Banking Supervision
(Basle Core Principles)”
4) BIS – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng “Asset Securitisation” – Supporting Document to the
New Basel Capital Accord. 2001.
82
5) BIS, “Bank Restructuring in Practice”, 1999.
6) Bayraktar, N. and Wang, Y.2004, “Foreign Bank Entry, Performance of Domestic
Banks and the Sequence of Financial Liberalization”, World bank, 2nd Draft, 2004.
7) Bloomberg, 2005, “China’s Big 4 State Banks Cut Bad-Loan Ratio to 15.6%”, Accessed
13 January 2005.

8) Brown, K. and Skully, M.2003, “International Studies in Comparative Banking: A


Survey of Recent Developments”, Monash University, 2003.

9) Bank of Korea, “Organizations & Functions”. 1999.

10) Carletti, E. and Hartmann, P.2002,” Competition and Stability: What’s Special About
Banking?”, ECB Working Paper No.146, May 2002.

11) de Rosario, L 2004, “Foreign bank integration accelerates in China”, The Banker,
August 2003.
12) Development Research Group, The World Bank “China’s WTO Accession, policy
reforms and corporate strategies for globalization” CCER-SETC – WB seminar, October
29 – November 1, 2001.

13) EIU, “China’s banking sector improves”, China Online, 14 January 2005.

14) Freshfield, B.D.2003, “Acquiring strategic stakes in PRC banks”, August 2003.

15) Financial Supervisory Service, “Financial Supervisory System in Korea”. 12/2004;


2005.

83

You might also like