You are on page 1of 5

1.

Trong bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” (1960), Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết “ Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết
nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có
công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”. (Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Tập 10, NXB CTQG, Hà Nội, tr 17).

Đồng chí hãy phân tích luận điểm trên và nêu ý nghĩa của nó đối với
việc xác định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Bài làm:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, nhà Tư tưởng-lý luận kiệt
kiết suất của dân tộc Việt Nam, Tư tưởng của người là tài sản tinh thần vô
giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của con đường đấu tranh và thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, con đường cách
mạnh Việt Nam là con đường kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội. Trong bài “ Ba mươi năm hoạt động của Đảng”…….. “ Nói một cách
tóm tắt…… một đời hạnh phúc”. Luận điểm trên đã cho chúng ta thấy quan
niệm sâu sắc của Người về CNXH , về bản chất, về mục tiêu của CNXH.

Lĩnh hội quan điểm, tư tưởng của CN Mác-LN về CNXH, cùng với
thực tiễn chỉ đạo công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc nước ta, ở những
thời điểm khác nhau, Người đã nêu lên quan niệm của mình về những đặc
trưng bản chất, mục tiêu của CNXH.

Về bản chất, HCM diễn giải;


- “ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”, “Làm cho
nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Tóm lại, “xã hội ngày càng
tiến lên, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã
hội”. “Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người, các dân tộc, ngày càng ấm no,
con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”.
Người nhấn mạnh, mục tiêu của CNXH là giải phóng nhân dân lao
động khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước có cuộc sống tinh thần ngày càng
cao. Như vậy trong quan điểm của Người, CNXH không đồng nhất với cái
nghèo, mà từng bước cùng nhau tiến đến một cuộc sống khá giả, giàu có.
- Muốn có CNXH, theo Người, “ nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của
chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân. Muốn có CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc
lực lượng của mọi người ra để sản xuất.
- CNXH theo HCM, xét về lâu dài, những TLSX chính phải nằm
trong tay nhân dân lao động, nhằm xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột
người, nạn áp bức xã hội, tình trạng nghèo khổ và thất học của hàng trục
triệu người. tuy nhiên Người cũng chỉ rõ, trong thời kỳ quá độ, bên cạnh sở
hữu nhà nước (sở hữu toàn dân) còn tồn tại các hình thức sở hữu khác như
Sở hữu của HTX (tập thể), sở hữu của người lao động riêng lẻ, một ít TLSX
thuộc sở hữu của nhà tư bản.
- CNXH là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã
hội bình đẳng, nghĩa là ai ai cũng phải lao động, và có quyền lao động, ai
làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng.
- Về đặc trưng chính trị: “ Chế độ XHCN và CSCN là chế độ do nhân
dân lao động làm chủ”. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì
dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến
Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho nhân dân”.

Như vậy, từ những lời phát biểu ngắn gọn, giản dị, mộc mạc của
Người, chúng ta có thể khái quát lên đặc trưng bản chất của CNXH theo tư
tưởng HCM về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người là:
- CNXH là chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải ra sức phát
huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo
của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- CNXH là một xã hội dân giàu nước mạnh, có nền kinh tế phát triển
cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các TLSX
chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động.
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó
người với người là bạn bè, là đồng chí, là an hem, con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú,
được tạo điều kiện phát triển hết khả năng sẵn có của mình.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng; các dân tộc đều
bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

Như vậy, quan niệm của HCM về CNXH là một quan niệm hoàn
chỉnh, hệ thống, dựa trên những đặc trung của CN M-LN, đồng thời có bổ
sung them một số khía cạnh khác phản ảnh đặc điểm cụ thể của xã hội Việt
Nam trong thời kỳ quá độ. Người rất chú trọng về kinh tế, nhưng trước hết
nhấn mạnh tính ưu việt của CNXH so với chủ nghĩa tư bản về quyền con
người, quyền làm chủ của nhân dân, về van hóa, đạo đức, đặc biệt là quan hệ
giữa người với người-một bổ sung đặc sắc của HCM vào hệ thống đặc trưng
bản chất của CNXH xuất phát từ truyền thoogs tư tưởng-văn hóa Việt nam.

Tóm lại, CNXH theo HCM là xã hội giàu có, dân chủ, đạo đức và văn
minh, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được khát vọng tha thiết của
loài người. Vì vậy, để giữ vững được độc lập, tự chủ, để đảm bảo cho nhân
dân một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, chúng ta không có con đường
nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội:


- Về chế độ xã hội :
Nhà nước ta phải thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. HCM
viêt, “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều là của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân…. Chính quyền từ xã đến Chính phủ TW do dân cử ra… Nói tóm lại,
quyền hành và lược lượng đều ở nơi dân”. Theo đó cũng có thể nói, nhà
nước ta là NN của dân, do dân, vì dân.

Nhà nước ta muốn có hiệu lực mạnh mẽ phải là nhà nước pháp quyền.
Ngay sau khi vừa giành được chính quyền về tay nhân dân, trong sáu nhiệm
vụ cấp bách của Chính Phủ lâm thời, HCM đề ra nhiệm vụ: Phải sớm có một
bản hiến pháp dân chủ, và đề nghị sớm tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu để sớm có một nhà nước hợp hiến do dân bầu ra. Dân chủ
phải đi đôi với pháp luật, được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật
bảo vệ. Trong TTg HCM, một NN pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ là NN
được cai trị bằng PL và phải làm cho PL có hiệu lực trong thực tế.

Để củng cố và tăng cường hiệu lực của NN XHCN, CT HCM đòi hỏi
Đảng và NN ta phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt: văn hóa,
PL, nghiệp vụ, nhất là phải có đạo dức cách mạnh trong sáng, cần kiệm liêm
chính….vô tư để xứng đáng là công bộc của dân. Vì vậy, để xây dựng chế
độ trong sạch, vững mạnh được lòng dân, một mắt Người hết sức đề cao tính
nghiêm minh của PL, yêu cầu phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ
ấy ở địa vị nào, làm nghề gì; mặt khác, người không ngừng đẩy ạnh giáo dục
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nêu cao sự gương mẫu, sự trong
sạch về đạo đức của người cầm quyền.

- Về kinh tế: Nên kinh tế mà chúng ta Xd, theo HCM là “Một nền KT
XHCN với CN và nông nghiệp hiện đại, KHKT tiên tiến”, có NSLĐ cao để
không ngừng cài thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. HCM đã chỉ ra những vấn đề có tính quy luật trong cải tạo và xây dựng
kinh tế ở nước ta, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa bao gồm cải tạo nền nông nghiệp nhỏ, thủ
công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu then
chốt là cải tạo nông nghiệp. Cải tạo nền kinh tế cũ, phát triển nền kinh tế
mới theo hướng XHCN không thể một bước làm xong ngay được.
Nền KT XHCN, xét về bản chất, nó phải được tạo lập trên cơ sở chế
độ sở hữu công cộng về những TLSX chủ yếu. Đó là cơ sở để xóa bỏ vĩnh
viễn mọi ách áp bức bóc lột do chế độ sở hữu sinh ra.
CNXH pải có nền Kt phát triển, NSLĐ cao, gắn liền với phát triển của
sức sản xuất, của KH và Công nghệ. Không có nền CN hiện đại thì không
thể có CNXH. Đối với các nước lạc hậu, chưa trải qua giai đoạn phát triển
TBCN thì CNH-HDH là một quy luật tất yếu và phổ biến, nhằm Xd nền tảng
vật chất và kỹ thuật của CNXH. Tuy nhiên con đường và bước đi của CNH-
HDH phải xuất phát từ tình hình, đặc điểm của mỗi nước.
Muốn kinh tế phát triển, sau khi có chủ trương đường lối đúng thì lãnh
đạo, tổ chức-quản lý kinh tế xã hội co vai trò quyết định trực tiếp. Đây là
lĩnh vực được HCM đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh, coi đó là cái “thìa
khóa” để phát triển kinh tế quốc dân.

- Về văn hóa: Chủ nghĩa xã hội phải gắn với phát triển văn hóa. Theo HCM,
văn hóa phải khẳng định và nêu cao lý tưởng độc lập, tự chủ, khơi dậy tinh
thần yêu nước quên mình của nhân dân; Văn hóa phải góp phần bòi dưỡng
những phẩm chất tốt đẹp, sửa đổi thói hư tật xấu, hướng con người tới chân,
thiện, mỹ; Văn hóa phải góp phần nâng cao tri thức, mở rộng hiểu biết; Van
hóa phải góp phần nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của nhân dân.
Về tính chất, văn hóa phải có tính dân tộc, tính khoa học và tính đại
chúng. Và tập trung vào các nội dung: Văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ,
văn hóa đạo đức-lối sống.

- Về con người: HCM đặt con người vào vị trí chủ thể, là động lực, mục tiêu
hàng đầu của CNXH. Người chỉ ra rằng, công cuộc XDCNXH là một cuộc
cách mạng lâu dài, gian khổ, nó đòi hỏi sự tự giác và sáng tạo cao độ, do
chính con người Xd nên và vì con người, do ậy, “muốn Xd CNXH, trước hết
cần có những con người XHCN”. Con người XHCN là con người có đạo
đức cần kiệm …. Vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách
mạng, là nguiwf có ý thức làm chủ NN, tinh thần làm chủ tập thể XHCN vf
TTg mình vì mọi người, mọi người vì mình.

* ý nghĩa xác định mục tiêu XDCNXH hiên nay ở VN:


- Đại Hội X, Đảng đã xác định mục tiêu của CHXN mà nước ta đang xây
dựng là: ………(trang 631- Tập Bài giảng).
- Về XD NN pháp quyền:
- Về XD nền KT Thị trường định hướng XHCN;
- Về XD nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;
- Về Xd con người mới XHCN.

You might also like