You are on page 1of 3

Thế giới

Thứ Năm, 19/08/2010, 07:10 (GMT+7)

Báo động về xóa sổ di sản

TT - Việc quy hoạch và xây dựng mới ở hàng loạt thành phố cổ Trung
Quốc đang gây ra một “thảm họa” đối với việc bảo tồn các di tích văn
hóa lịch sử của nước này.

Khu nhà cổ ở Phúc Kiến đang đứng trước nguy cơ bị phá bỏ để xây
dựng cao ốc - Ảnh: China Daily

Cơ quan Quản lý di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc (SACH) đang
phản ứng gay gắt trước tình trạng các di sản cứ biến mất với tốc độ
chóng mặt, được mô tả là hiện tượng chảy máu di sản.

Lời cáo chung cho các di sản văn hóa

Nhật Báo Trung Quốc ngày 16-8 báo động thủ đô Bắc Kinh đã mất
khoảng 4,43 triệu m2 sân vườn cổ được liệt vào hàng di sản văn hóa
quốc gia, chiếm 40% diện tích tổng thể khu phố cổ của thủ đô.

Giới chuyên gia văn hóa Trung Quốc đang khẩn thiết lên tiếng cần giữ
lại con ngõ Nam La Cổ, con đường mua bán sầm uất có từ thời nhà
Nguyên (1206-1368) hiện đang bị mất dần vì làn sóng đô thị hóa.

Theo số liệu thống kê được báo Tin Tức Kiến Trúc Trung Quốc trích
dẫn, vào những năm 1950, Bắc Kinh có tổng cộng 7.000 ngõ hẻm cổ,
nhưng đến những năm 1980 con số này đã giảm xuống còn khoảng
3.900 theo tốc độ cứ hằng năm khoảng 600 ngõ hẻm cổ này đã biến
mất khỏi bản đồ Bắc Kinh.

Một chuyên gia thuộc SACH cũng cho biết hàng ngàn khu nhà tứ hợp
viện (nhà cổ của Trung Quốc), các khu nhà cổ - công viên ở khắp
Trung Quốc đang dần biến mất mà cơ quan quản lý đành lực bất tòng
tâm. Các quần thể di sản này cứ biến mất với tốc độ phi mã từ khi diễn
ra làn sóng đô thị hóa ở Trung Quốc mở rộng vào những năm 1980.

Tại thành phố Tô Châu, các đoạn tường thành cổ trên ngàn năm tuổi
đã bị các nhà đầu tư san bằng để xây đường cao tốc, và quần thể
thành cổ này đã để vuột mất cơ hội được công nhận là di sản văn hóa
thế giới. Nhân Dân Nhật Báo cũng cho biết công trình kho lương thực
thời Tống Nguyên, một di sản quý giá ở Trấn Điền, tỉnh Giang Tô, đã bị
tháo dỡ từng phần, thay vào đó là các khu mua sắm hiện đại. Bức
tường 1.300 năm có từ thời nhà Đường ở Đại Lý, tỉnh Vân Nam cũng bị
xóa sổ để nhường chỗ cho đường cao tốc dù các nhà khoa học đã cố
ngăn cản.

“Nhiều công trình kiến trúc cổ đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ người
Trung Hoa, nhưng giờ bị giật sập không chút tiếc nuối” - ông Thiện Tế
Tường, giám đốc SACH, cho biết.

Theo ông, việc bảo vệ di sản ở Trung Quốc đang rơi vào tình trạng
“trên bảo dưới không nghe”, bởi khi cơ quan trung ương phát hiện
được thì nhiều di tích đã bị khai tử một cách lặng lẽ từ lâu. Thậm chí
nhiều chuyên gia mô tả thái độ thản nhiên phá hoại di sản là “dã
man” khi phải chứng kiến cảnh các công trình cổ bị phá bỏ để thay
vào đó là những cao ốc, khu chung cư mới.

Theo số liệu thống kê của Bộ Phát triển nhà Trung Quốc, mỗi năm
nước này đã xây dựng 2 tỉ m2 nhà mới, ngốn hết 40% vật liệu xây
dựng toàn thế giới.
Phá “cổ” thật, xây “cổ” mới

Vẫn theo Nhân Dân Nhật Báo, hiện cũng đang xuất hiện một nghịch lý
khác: trong khi nơi này phá di sản thì nơi khác lại “giả di sản để hưởng
lợi”. Một số địa phương không do dự vung tiền xây dựng các công
trình giả cổ như công viên Kim Bình Mai, khu thành văn hóa tiêu biểu
Trung Hoa, hoa viên Tôn Ngộ Không... để thu lợi nhuận.

Các chuyên gia nhấn mạnh tình trạng “giết di sản thật, xây di sản giả”
trước hết là trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương.

“Sự phát triển quá nóng đang xóa sổ các di sản văn hóa của đất nước
- ông Thiện Tế Tường nhận định - Xe cơ giới đang đua nhau bóc gỡ
nhiều tòa nhà cổ không chút thương tiếc”.

Ông nhấn mạnh trình độ quy hoạch và quản lý yếu kém, thậm chí mù
quáng, đã đẩy hàng loạt di sản văn hóa đến chỗ cáo chung. Chính
quyền nhiều địa phương như đang chệch hướng trong quy hoạch đô
thị. Chính quyền các thành phố vừa và nhỏ đang chạy theo mô hình
quy hoạch thành phố với những tòa nhà chọc trời hiện đại. Do vậy, “di
sản đang chảy máu và còn tiếp tục chảy máu do sự quản lý cứng nhắc,
thiển cận và ngu dốt” - ông nói.

Chưa có thống kê chính thức nhưng giới chuyên môn cho rằng trong
vòng 50 năm qua, số di tích đã bị phá hủy có thể chiếm đến 50%.

MỸ LOAN

You might also like