You are on page 1of 15

Lê Huỳnh Lê Trang – 50841104

Cao Đẳng Việt Mỹ Bài tập kiểm tra


Lớp 50484VMS05 Môn: Quản trị chiến lược


• Các yếu tố từ môi trường bên ngoài:
1. Đời sống thu nhập của dân cư Việt Nam được nâng cao, thị trường đầy tiềm năng
2. Có sự quan tâm của nhà nước Việt Nam về nâng cao dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng
3. Thị trường xuất khẩu khả quan
4. Đối thủ cạnh tranh nhiều
5. Chính sách kinh tế Việt Nam đổi mới, thúc đẩy nhiều đối thủ tiềm năng
6. Khả năng bị cạnh tranh vì giá rẻ khi Việt Nam gia nhập WTO
7. Xu hướng tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt Nam cao
8. Nhà cung cấp nguyên liệu thường gây sức ép lên công ty
9. Dân số Việt Nam đông, người dân chi tiêu cho dinh dưỡng ngày càng cao
10. Sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống siêu thị Metro

BẢNG MA TRẬN EFE

Số điểm
Mức quan Phân
Yếu tố bên ngoài chủ yếu quan Ghi chú
trọng loại
trọng
1. Đời sống thu nhập của dân cư 4 4 * Củng cố, xây dựng và
Việt Nam được nâng cao, thị phát triển một hệ thống các
trường đầy tiềm năng thương hiệu cực mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và
tâm lý tiêu dùng của người
tiêu dùng Việt Nam
* Việt Nam đang trong giai
đoạn tăng trưởng và phát
triển kinh tế mạnh mẽ với
tốc độ “thần tốc” kéo theo
mức thu nhập, mức sống
của người dân cũng được
cải thiện rõ rệt. Nếu trước
đây thành ngữ “ăn no mặc
ấm” là ước mơ của nhiều
người thì hôm nay,Khi đất
nước đã gia nhập WTO lại
là “ăn ngon mặc đẹp”
* Sữa và các sản phẩm từ
sữa đã gần gũi hơn với
người dân, nếu trước những
năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản
xuất, phân phối sữa, chủ
yếu là sữa đặc và sữa bột
( nhập ngoại), hiện nay thị
trường sữa Việt Nam đã có
gần 20 hãng nội địa và rất
nhiều doanh nghiệp phân
phối sữa chia nhau một thị
trường tiềm năng với 86
triệu dân. tổng lượng tiêu
thụ sữa Việt Nam liên tục
tăng mạnh với mức từ 15-
20% năm, theo dự báo đến
năm 2010 mức tiêu thụ sữa
tại thị trường sẽ tăng gấp
đôi và tiếp tục tăng gấp đôi
vào năm 2020.
Về mức tiêu thụ sữa trung
bình của Việt Nam hiện
nay khoảng 7,8
kg/người/năm tức là đã
tăng gấp 12 lần so với
những năm đầu thập niên
90. Theo dự báo trong thời
gian sắp tới mức tiêu thụ
sữa sẽ tăng từ 15-20%
( tăng theo thu nhập bình
quân). Sản phẩm sữa là sản
phẩm dinh dưỡng bổ sung
ngoài các bữa ăn hàng
ngày, với trẻ em, thanh
thiếu niên và những người
trung tuổi – sữa có tác dụng
lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên
thị trường có rất nhiều
loại bột ngũ cốc, đồ uống
tăng cường sức khỏe…
nhưng các sản phẩm này về
chất lượng và độ dinh
dưỡng không hoàn toàn
thay thế được sữa.
Tiêu thụ sữa bình quân đầu
người chỉ khoảng 9
kg/năm, thấp hơn nhiều so
với các nước trong khu vực
cũng như các nước Châu
Âu.

2. Có sự quan tâm của nhà nước 4 * Phần lớn sản phẩm của
Việt Nam về nâng cao dinh dưỡng Công ty cung cấp cho thị
chăm sóc sức khỏe cộng đồng trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu
này được bình chọn là một
“Thương hiệu Nổi tiếng”
và là một trong nhóm 100
thương hiệu mạnh nhất do
Bộ Công Thương bình
chọn năm 2006. Vinamilk
cũng được bình chọn trong
nhóm “Top 10 Hàng Việt
Nam chất lượng cao” từ
năm 1995 đến năm 2007.
Đạt được những giải
thưởng cao quý do Chính
phủ trao tặng. Năm 2001
đạt Huân chương Lao động
Hạng III cho 3 nhà máy
thành viên VNM là Dielac,
Thống Nhất, Trường Thọ...

3. Thị trường xuất khẩu khả quan 4 * Theo Euromonitor,


Vinamilk là nhà sản xuất
sữa hàng đầu tại Việt Nam
trong 3 năm kết thúc ngày
31 tháng 12 năm 2007. Từ
khi bắt đầu đi vào hoạt
động năm 1976, Công ty đã
xây dựng hệ thống phân
phối rộng nhất tại Việt
Nam và đã làm đòn bẩy để
giới thiệu các sản phẩm
mới như nước ép, sữa đậu
nành, nước uống đóng chai
và café cho thị trường.

* Hiện tại Công ty tập


trung các hoạt động kinh
doanh vào thị trường đang
tăng trưởng mạnh tại Việt
Nam mà theo Euromonitor
là tăng trưởng bình quân
7.85% từ năm 1997 đến
2007. Đa phần sản phẩm
được sản xuất tại chín nhà
máy với tổng công suất
khoảng 570.406 tấn sữa
mỗi năm. Công ty sở hữu
một mạng lưới phân phối
rộng lớn trên cả nước, đó là
điều kiện thuận lợi để
chúng tôi đưa sản phẩm
đến số lượng lớn người tiêu
dùng.

* Sản phẩm Công ty chủ


yếu được tiêu thụ tại thị
trường Việt Nam và cũng
xuất khẩu sang các thị
trường nước ngoài như Úc,
Campuchia, Irắc, Philipines
và Mỹ.
* Mạng lưới phân phối và
bán hàng chủ động và rộng
khắp cả nước cho phép các
sản phẩm chủ lực của
Vinamilk có mặt tại trên
141000 điểm bán lẻ lớn
nhỏ trên toàn quốc trên 220
nhà phân phối,tại toàn bộ
63 tỉnh thành của cả nước.
Sản phẩm mang thương
hiệu Vinamilk cũng có mặt
tại Mỹ, Canada, Pháp,
Nga, Séc, Ba Lan, Đức,
Trung Quốc, Trung Đông,
châu Á, Lào, campuchia…

4. Đối thủ cạnh tranh nhiều 3 Sự cạnh tranh giữa các


công ty trong ngành: ngành
sữa bị cạnh tranh cao ở các
công ty sữa trong ngành
như Hanoimilk, Abbott,
Mead Jonson, Nestlé,
Dutch lady…Trong tương
lai, thị trường sữa Việt
Nam tiếp tục mở rộng và
mức độ cạnh tranh ngày
càng cao. Tính thị phần
theo giá trị thì Vinamilk
và Dutch Lady hiện là 2
công ty sản xuất sữa lớn
nhất cả nước, đang chiếm
gần 60% thị phần. Sữa
ngoại nhập từ các hãng như
Mead Johnson, Abbott,
Nestle... chiếm khoảng
22% thị phần, với các sản
phẩm chủ yếu là sữa bột.
Còn lại 19% thị phần thuộc
về khoảng trên 20 công ty
sữa có quy mô nhỏ như
Nutifood, Hanoi Milk, Ba
Vì ...Sữa bột hiện đang là
phân khúc cạnh tranh khốc
liệt nhất giữa các sản phẩm
trong nước và nhập khẩu.
Trên thị trường sữa bột, các
loại sữa nhập khẩu chiếm
khoảng 65% thị phần,
Vinamilk và Dutch Lady
hiện đang chiếm giữ thị
phần lần lượt là 16% và
20%.

5. Chính sách kinh tế Việt Nam 3 * Việc Việt Nam gia nhập
đổi mới, thúc đẩy nhiều đối thủ WTO sẽ là cơ hội lớn cho
tiềm năng các doanh nghiệp nước
ngoài cùng ngành thâm
nhập và mở rộng họat động
sản xuất kinh doanh của
mình tại Việt Nam. Đặc
biệt, các công ty này
thường có vốn lớn và được
sự hỗ trợ của nước sở tại
của họ thông qua các chính
sách hỗ trợ xuất khẩu…
Bên cạnh đó, việc giảm
thuế nhập khẩu đối với các
sản phẩm sữa sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho các sản
phẩm sữa ngoại nhập. Tuy
nhiên, sản phẩm của Công
ty vẫn có lợi thế cạnh tranh
hơn do chất lượng sản
phẩm sữa tương đương với
sản phẩm sữa nhập khẩu
trong khi giá bán cạnh
tranh.

* Theo số liệu của Tổng


cục thống kê, tốc độ tăng
trưởng bình quân của thị
trường sữa từ năm 2000
đến 2009 đạt 9,06%/năm;
mức tiêu thụ sữa (quy ra
sữa lỏng) bình quân đầu
người tăng 7,85%/năm từ
8,09 lít/người năm 2000 lên
14,81 lít/người năm 2008.

- Trong khi đó, tốc độ tăng


đàn bò sữa đạt cao nhất
trong giai đoạn 2001 - 2006
với mức tăng bình quân
22,4 %/năm (từ 41,2 ngàn
con năm 2001 lên 113,2
ngàn con năm 2006).

- Việc ra đời Hiệp hội sữa


Việt Nam sẽ mở ra cơ hội
cho những ý tưởng lớn,
những đóng góp về tài
chính và trí lực của nhiều
nguồn lực trong và ngoài
nước vào sự phát triển của
ngành một cách tập trung
và hiệu quả nhất.

6. Khả năng bị cạnh tranh giá rẻ 4 * Báo cáo tổng kết thi
khi Việt Nam gia nhập WTO trường Việt nam của một
công ty sữa đa quốc gia nêu
rõ :GDP Việt nam tăng
khoảng 8%/năm và tỉ lệ trẻ
suy dinh dưỡng vẫn còn
khoảng trên 20%. Sân chơi
của các doanh nghiệp sữa
nằm ở khả năng mua sắm
ngày càng lớn của người
tiêu dùng với các khoản
ngân sach quốc gia dành
cho chiến lược phòng
chống, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ còn 15 đến
dưới 20% trong vòng 10
năm tới. các chính sách
chăn nuôi bò đang được
đẩy mạnh góp phần tăng
cường nguồn nguyên liệu
cho các công ty sản xuất
sữa trong nước thay vì
nhập khẩu, để tăng sức
cạnh tranh.Bên cạnh đó
việc việt nam gia nhập
WTO một cơ hội lớn cho
sữa việt nam gia nhập thị
trường thế giới và học hỏi
kinh nghiệm trong việc chế
biến chăn nuôi và quản
lý…để hoàn thiện hơn tạo
ra những sản phẩm sữa
chất lượng tốt và giá cả rẻ
hơn.
* Qua đó chúng ta cũng
thấy được mối đe dọa cho
ngành sữa việt nam là việc
hội nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO sẽ khiến
cho các nhà máy sản xuất
sữa nhỏ tại việc nam sẽ
không có sức cạnh tranh
với các tập đoàn sữa lớn
mạnh trên thế giới như
Mead Johnson, Abbott.
Thêm vào đó chúng ta lại
chưa có một mô hình chăn
nuôi quản lý một cách
hiệu quả. Nguồn nguyên
liệu của chúng ta còn thiếu
rất nhiều buộc chúng ta
luôn phải nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài
chính điều ấy làm cho giá
của các loại sữa tăng cao
chúng ta đã không sử dụng
tốt, hiệu quả những tài
nguyên quý giá mà thiên
nhiên của chúng ta đã ban
tặng. tâm lý sính ngoại của
người tiêu dùng việt nam
còn rất cao (70% trong tiêu
dùng).

7. Xu hướng tâm lý chuộng hàng 3 * Việt Nam được đánh giá


ngoại của người Việt Nam cao là có tiềm năng rất lớn về
thị trường sữa. Bởi hiện
nay, người Việt Nam mới
chỉ tiêu thụ trung bình 8 –
10 lít sữa/người/năm. Đây
là mức tiêu thụ quá ít ỏi so
với mức 40 lít/người/năm ở
Thái Lan, hay
80lít/người/năm ở
Malaysia. Bên cạnh đó,
theo số liệu của UNICEF,
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng ở Việt
Nam còn chiếm đến 25%,
trong đó có nhiều trẻ em
suy dinh dưỡng về chiều
cao rất cần bổ sung nguồn
dưỡng chất từ sữa.

Tuy nhiên, ngành sữa Việt


Nam lại non trẻ, quy mô
không lớn. Đặc biệt, chúng
ta vẫn chưa chủ động được
hoàn toàn nguồn nguyên
liệu. Cả nước ta hiện có
117.000 con bò, có thể cho
600 tấn sữa/ngày. Trong
đó, Vinamilk đã thu mua
60%. Lượng sữa này chỉ
đáp ứng được 25% nhu cầu
sản xuất của Vinamilk.
Tính trung bình, nguồn
nguyên liệu sữa trong nước
hiện chỉ có thể đáp ứng
được khoảng 28 – 30% cho
nhu cầu sản xuất của các
doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, từ trước đến


nay, đối với những người
tiêu dùng sữa, tâm lý sính
hàng ngoại, cho rằng sữa
càng đắt thì càng tốt đã trở
thành tâm lý chung và
không dễ gì xóa bỏ. Cho
nên, ngoài việc cần sự nỗ
lực của bản thân các doanh
nghiệp trong nâng cao chất
lượng, giảm giá cả, phong
cách phục vụ thì việc tạo
tâm lý tin tưởng cho người
sử dụng là điều rất quan
trọng.

8. Nhà cung cấp nguyên liệu 3 * Năng lực thương lượng


thường gây sức ép lên công ty của nhà cung cấp: các công
ty trong ngành sữa có lợi
thế mặc cả với người chăn
nuôi trong việc thu mua
nguyên liệu sữa, trong đó
Vinamilk là nhà thu mua
lớn, chiếm 50% sản lượng
sữa của cả nước. Bên cạnh
đó, ngành sữa còn phụ
thuộc vào nguyên liệu sữa
nhập khẩu từ nước ngoài.
Như vậy năng lực thương
lượng của nhà cung cấp
tương đối cao.

* Năng lực thương lượng


của người mua: ngành sữa
không chịu áp lực bởi bất
cứ nhà phân phối nào. Đối
với sản phẩm sữa, khi giá
nguyên liệu mua vào cao,
các công ty sữa có thể bán
với giá cao mà khách hàng
vẫn phải chấp nhận. Do
vậy ngành sữa có thể
chuyển những bất lợi từ
phia nhà cung cấp bên
ngoài sang cho khách hàng.
Năng lực thương lượng của
người mua thấp.

9. Dân số Việt Nam đông, người 2 * Do đặt trưng ngành phụ


dân chi tiêu cho dinh dưỡng ngày thuộc vào tốc độ tăng
càng cao trưởng của nền kinh tế ở
các nước sở tại, với tốc độ
tăng trưởng >7,5 % trong
những năm gần đây và
thêm vào đó mức sống
cũng như thu nhập của
người dân càng được cỉa
thiện, ngành sữa việt nam
rõ ràng ngày càng có tìm
năng phát triển ổn định với
tốc độ cao
* Môi trường nhân khẩu
học:
- Kết cấu dân số
+ Tổng dân số: 85.789.573
người

• Số nữ giới:
43.307.024 người
• Tỷ số giới tính:
98,1 nam trên 100
nữ
• Tỷ lệ tăng dân số:
1,2% (2009)
• Số dân sống ở khu
vực thành thị:
25.374.262 người
(chiếm 29,6% dân
số cả nước).
+ Cơ cấu độ tuổi:

• 0-14 tuổi: 29,4%


(nam 12.524.098;
nữ 11.807.763)
• 15-64 tuổi: 65%
(nam 26.475.156;
nữ 27.239.543)
• trên 65 tuổi: 5,6%
(nam 1.928.568; nữ
2.714.390)

+Tỷ lệ sinh: 19,58


sinh/1.000 dân

Với kết cấu dân số như vậy


dự báo quy mô tiêu thụ sữa
có khả năng tăng

→ Dân số đông, tỷ lệ sinh


cao,tốc độ tăng trưởng kinh
tế ổn định, thu nhập dần cải
thiện, đời sống vật chất
ngày càng cao vấn đề sức
khỏe ngày càng được quan
tâm, với một môi trường
được thiên nhiên ưu đãi,
những chính sách hổ trợ
của nhà nước trong việc
khuyến khích chăn nuôi và
chế biến bò sữa. các chính
sách hoạt động của chính
phủ trong việc chăm lo sức
khỏe chống suy dinh dưỡng
khuyến khích người dân
dùng sữa để cải thiện vóc
dáng, trí tuệ, xương cốt cho
tất cả mọi người đặc biệt là
trẻ nhỏ và người già. Các
chiến dịch uống, phát sữa
miễn phí của các công ty
sữa tất cả góp phần tạo nên
một thị trường tiềm năng
cho ngành sữa việt nam.
10. Sự ra đời và lớn mạnh của hệ 2 * Theo Hiệp hội Bán lẻ
thống siêu thị Metro Việt Nam: “Hệ thống bán
lẻ sản phẩm cực kỳ quan
trọng trong kinh doanh
hiện đại vì đấy không chỉ là
nơi cung ứng sản phẩm cho
người tiêu dùng mà còn là
nơi truyền tải cho doanh
nghiệp những nhu cầu của
người sử dụng”. Năm
2008, Việt Nam có khoảng
120.000 điểm bán lẻ các
sản phẩm từ sữa. Đến năm
2009, một phần nhờ cuộc
vận động đưa hàng về nông
thôn, số lượng các điểm
bán lẻ sữa đã tăng lên mức
hơn 200.000 điểm. Với
mức tăng này, các điểm
bán lẻ sữa mới đã góp phần
tăng doanh thu khoảng
30% cho các doanh nghiệp
sữa.
- Siêu thị Metro tạo được
mối liên kết với nhiều nhà
sản xuất công nghiệp và
nông dân. Ngoài các điểm
bán hàng, Metro còn có
kho trung chuyển hàng hóa,
nhờ vậy, hàng hóa của
Metro phong phú, là sản
phẩm của nhiều địa
phương, và đặc biệt, siêu
thị này bán hàng gần như
dưới hình thức bán buôn
• Các yếu tố từ môi trường bên trong :
1. Công ty dẫn đầu Việt Nam, cơ sở vật chất tốt
2. Mạng lưới phân phối rộng lớn
3. Quản lý chất lượng sản phẩm chưa tốt, để sản phẩm chưa tốt lọt ra ngoài thị
trường
4. Nguồn vốn lớn, có thể đầu tư cho các dự án lớn
5. Bộ máy tổ chức cồng kềnh, chưa phù hợp với quy mô phát triển
6. Đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm
7. Các hoạt động về tiếp thị mạnh
8. Hệ thống nghiên cứu và phát triển của công ty được chú trọng
9. Quản lý chưa tốt các đại lý bán hàng của mình

BẢNG MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH (CPM)

Mức Vinamilk Dutch Lady Mead Johnson


Các yếu tố độ
TT Ghi chú
thành công quan Điểm Điểm Điểm
trọng Hạng quan Hạng quan Hạng quan
trọng trọng trọng
1 Công ty dẫn 3 3 2 2
đầu Việt
Nam, cơ sở
vật chất tốt
2 Mạng lưới
phân phối
rộng lớn
3 Quản lý chất
lượng sản
phẩm chưa
tốt, để sản
phẩm chưa tốt
lọt ra ngoài
thị trường
4 Nguồn vốn
lớn, có thể
đầu tư cho
các dự án lớn
5 Bộ máy tố
chức cồng
kềnh, chưa
phù hợp với
quy mô phát
triển
6 Đội ngũ nhân
viên có trình
độ và kinh
nghiệm
7 Các hoạt động
về tiếp thị
mạnh
8 Hệ thống
nghiên cứu và
phát triển của
công ty được
chú trọng
9 Quản lý chưa
tốt các đại lý
bán hàng của
mình

You might also like