You are on page 1of 5

Đề 1:

Tại một doanh nghiệp có các tài liệu liên quan đến hoạt động trong kỳ như sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của các tài khoản.


- TK 152: 5000kg,đơn giá 6.000đ/kg.
- TK 155: 1.000sp, đơn giá 80.000đ/sp.
- TK 157: 100sp, đơn giá 80.000đ/sp.

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.


1. Nhập kho 5.000kg nguyên vật liệu, đơn giá 5.900đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa trả.
Chi phí vận chuyển là 550.000đ, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng tiền mặt.
2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 20.000.000đ, bộ phận quản lý
phân xưởng là 10.000.000đ, bộ phận bán hang là 16.000.000đ, bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 14.000.000đ.
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
4. Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần, trị giá ban đầu là 3.000.000đ, sử
dụng ở bộ phận bán hang.
5. Xuất kho 8.000kg nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
6. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 3.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng
là 2.000.000đ, bộ phận bán hàng là 4.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là
2.000.000đ.
7. Các chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn gồm 10% thuế
GTGT là 19.800.000đ, phân bổ cho bộ phận sản xuất là 8.000.000đ, bộ phận bán hang là
6.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 4.000.000đ.
8. Khách hàng thông báo đã chấp nhận mua lô hang gởi đi bán kỳ trước, giá bán
120.000đ, thuế GTGT 10%.
9. Nhập kho 1.000 thành phẩm, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 4.800.000đ, số lượng
sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
10. Xuất kho 800 thành phẩm đi tiêu thụ, giá bán 110.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán
bằng chuyển khoản.

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng doanh nghiêp áp dụng phương pháp xuất kho
vật liệu theo phương pháp nhập trước, xuất trước.

Đề 2:
Cho tình hình tài sản của doanh nghiệp lúc đầu tháng 6/2007 như sau: (ĐVT: 1000đ)
- Tài sản cố định 1.400.000
- Nguyên vật liệu 170.000
- Thành phẩm 200.000
- Tiền mặt 200.000
- Tiền gửi Ngân hàng 80.000
- Nguồn vốn kinh doanh 1.700.000
- Chi phí SXKD dở dang 20.000
- Tiền lương phải trả cho người lao động 45.000
- Vay ngắn hạn ngân hàng 220.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 110.000
- Hao mòn TSCĐ 35.000
- Phải trả người bán 40.000
- Phải thu của khách hàng 180.000
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100.000

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


1. Mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua chưa có thuế 45.000.000đ, thuế GTGT
10%, Toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền vay ngắn hạn ngân
hàng.
2. Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ ký trước cho công nhân viên bằng tiền mặt.
3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm: 65.000.000đ, quản lý phân xưởng
15.000.000đ.
4. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị ở phân xưởng sản xuất là 12.000.000đ
5. Tính tiền lương phải trả cho công nhân viên sản xuất sản phẩm là 40.000.000đ, nhân
viên quản lý phân xưởng là 15.000.000đ.
6. Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo đúng tỷ lệ quy định.
7. Mua công cụ dụng cụ xuất dùng ngay cho sản xuất giá mua chưa có thuế là
20.000.000đ, thuế GTGT đầu vào 10%. Toàn bộ đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
8. Tiền điện dùng ở phân xưởng sản xuất theo giá chưa có thuế 8.000.000đ, thuế GTGT
10% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
9. Cuối tháng phân xưởng sản xuất hoàn thành và nhập kho 500 sản phẩm.

Yêu cầu:
1. Hãy định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản chữ T .
2. Tính giá thành đơn vị sản phẩm nhập kho. Biết rằng cuối kỳ không có sản phẩm dở
dang.
3. lập bảng cân đối kế toán cuói tháng 6/2007.

Đề 3:

I- LÝ THUYẾT :

Câu 1- Hãy chọn phương án đúng nhất cho mỗi tình huống sau :
1. Ngày 1/1/NN, doanh nghiệp chi tiền mặt trả trước tiền thuê nhà trong 6 tháng (kể từ
1/1/NN) là 60 triệu đồng, kế toán sẽ ghi nhận chi phí thuê nhà vào chi phí của tháng
1/NN là bao nhiêu:
a) 60 triệu đồng
b) 30 triệu đồng
c) 10 triệu đồng
d) 5 triệu đồng

2. “Đơn vị kế toán là một tổ chức độc lập với các chủ thể, cá nhân khác là độc lập với
ngay cả người chủ sở hữu do vậy các số liệu ghi chép và báo cáo của đơn vị không được
bao gồm bất kỳ quá trình kinh doanh hoặc tài sản của các đơn vị, cá nhân khác” là nội
dung của nguyên tắc:
a) Nguyên tắc thận trọng
b) Nguyên tắc phù hợp
c) Nguyên tắc thực thể kinh doanh
d) Nguyên tắc công khai

3. Hạch toán kế toán sử dụng loại thước đo:


a) Thước đo giá trị
b) Thước đo hiện vật và Thước đo lao động
c) Thước đo giá trị và thước đo hiện vật
d) Thước đo hiện vật, thước đo giá trị và thước đo lao động

4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào đơn vị được phép ghi nhận doanh thu:
a) Xuất kho hàng hoá tiêu thụ trưc tiếp, khách hàng đã thanh toán
b) Xuất kho hàng hoá tiêu thụ trược tiếp, khách hàng hẹn sẽ thanh toán trong tuần đến
c) Khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho Doanh nghiệp, DN chưa giao hàng
d) Cả a và b

5. Những yếu tố cơ bản của một chứng từ kế toán là:


a) Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ phát sinh
b) Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ phát sinh, Ngày tháng năm lập
chứng từ
c) Tên chứng từ; số hiệu của chứng từ; nội dung nghiệp vụ phát sinh; Ngày tháng năm lập
chứng từ; Chỉ tiêu về số lượng và giá trị; Chữ ký và con dấu của các cá nhân, tổ chức có
liên quan.
d) Các câu trên không có câu nào đúng.

6. Công ty B mua 1.000 kg vật liệu theo giá Hoá đơn là 110.000.000 đồng (không bao
gồm thế GTGT đầu vào được khấu trừ). Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi tiền là
3.000.000 đồng (không bao gồm thuế GTGT đầu vào 10% được khấu trừ). Số lượng vật
liệu kiểm nhận nhập kho là 997kg. Biết rằng định mức hao hụt tự nhiên của vật liệu này
là 0,05%.Công ty này tính thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ, Tổng giá trị vật liệu
nhập kho là:
a) 113.055.000 đồng
b) 124.055.000 đồng
c) 124.330.000 đồng
d) Đáp án khác.

7. Tài khoản phản ánh Nguồn vốn có kết cấu:


a) SDĐK bên Có, SPS tăng bên Có, SPS giảm bên Nợ, SDCK bên Có
b) SDĐK bên Có, SPS tăng bên Nợ, SPS giảm bên Có, SDCK bên Có
c) SDĐK bên Nợ, SPS tăng bên Nợ, SPS giảm bên Có, SDCK bên Nợ
d) SDĐK bên Nợ, SPS tăng bên Nợ, SPS giảm bên Có, SDCK bên Có

8. Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán là TK có:


a) Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ bên Nợ;
b) Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ bên Có;
c) Số dư Nợ - Có;
d) Các câu trên đều sai.

9. Trong các quan hệ sau đây, quan hệ nào không phải là quan hệ đối ứng kế toán:
a) Tài sản này tăng lên, đồng thời với TS khác giảm xuống cùng một lượng giá trị.
b) Nguồn vốn này tăng lên, đồng thời với NV khác giảm xuống cùng một lượng giá trị.
c) Tài sản này tăng lên, đồng thời với NV giảm xuống cùng một lượng giá trị.
d) Tài sản này tăng lên, đồng thời với NV tăng cùng một lượng giá trị.

10. Trên bảng cân đối Kế toán số dư trên TK hao mòn TSCĐ được:
a) Ghi số dương vào phần nguồn vốn
b) Ghi số dương vào phần Tài sản
c) Ghi số âm vào phần Tài sản
d) Ghi số âm vào phần Nguồn vốn

Câu 2. Các khẳng định nào sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Để thực hiện chức năng của mình, kế toán có thể lựa chọn một trong bốn phương pháp:
phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản và ghi kép, phương pháp tính giá, phương
pháp tổng hợp cân đối.
b) Chứng từ lập sai đều phải xé bỏ và lập lại chứng từ mới.
c) Số dư bên Nợ của TK phải trả cho người bán dùng để lên phần nguồn vốn trên Bảng
cân đối kế toán.
d) Nguyên giá của xe ô tô mua về dùng trong sản xuất không bao gồm thuế trước bạ của
ô tô đó.
e) TK loại 5, 6, 7, 8 là những tài khoản không có số dư.
f) Khoản tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp để mua hàng được xem là Tài sản
của doanh nghiệp.

II- BÀI TẬP:

Một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; hạch
toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có tình hình Tài sản, Nguồn vốn vào đầu
tháng 01/NN như sau: (ĐVT : 1.000 đồng)

- Tiền mặt 110.000 Vay ngắn hạn 34.000


- Tiền gửi ngân hàng 250.000 Phải trả cho người bán 28.000
- Nguyên liệu vật liệu 76.000 Phải trả người lao động 56.000
- Công cụ dụng cụ 87.000 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 31.000
- Hàng hoá 112.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.146.000
- Hàng gửi đi bán 70.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 40.000
- TSCĐ hữu hình 530.000
- Vốn góp liên doanh dài hạn 100.000

Trong tháng 01/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :


1. Nhận lại vốn góp liên doanh bằng tiền mặt 100.000.
2. Mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất tháng sau 21.000, chưa trả tiền cho người bán
(Giá mua bao gồm cả VAT 5%).
3. Chuyển TGNH nộp thuế Nhà nước 31.000
4. Hàng gửi đi bán tháng trước không bán được đem về nhập kho 50.000.
5. Mua công cụ về nhập kho, giá mua chưa có VAT 10% là 40.000 đã trả bằng TGNH
6. Nhận vốn góp liên doanh bằng một chiếc xe tải trị giá 700.000
7. Chuyển TGNH trả hết nợ vay ngắn hạn tháng trước
8. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên tháng trước.
9. Chuyển từ quỹ khen thưởng phúc lợi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 10.000.
10. Mua hàng hoá về nhập kho, giá mua bao gồm cả VAT 10% là 33.000, Doanh nghiệp
chưa trả tiền cho người bán.

Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Mở các tài khoản liên quan, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối
kỳ.

You might also like