You are on page 1of 9

Họ và tên:

Đơn vị công tác: Phòng 7 – C49

Bài dự thi “Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”

I. Phần thi tìm hiểu Truyền thống:


Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập
ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập? Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa việc đổi tên gọi của Đoàn qua các
thời kỳ?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26/03/1931, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người sáng lập và rèn luyện. Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh đã đổi tên 06 lần:
Ngay sau khi thành lập, Đoàn thanh niên cộng sản Đông dương đã phát
triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là
Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều
gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên
cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: "Con đường của
thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác".
Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối chuyển hướng
nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp
và nửa hợp pháp. Đoàn thanh niên Dân chủ Đông dương tiếp nối truyền thống
của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống
thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, tổ
chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với
tên mới là Đoàn thanh niên phản đế Đông dương.
Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ I được tổ chức tại Đại Từ - Thái Nguyên từ ngày 7 đến ngày
14/2/1950 với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai". Phát huy thành công
của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ
các chiến dịch, phong trào "Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi
nơi. Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, tháng 5/1954, quân và dân ta đã làm
nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến
ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn
Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn,
Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ
"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên
Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt
Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II từ ngày 25/10 đến ngày 4/11/1956
1
Bác Hồ đã ân cần căn dặn: "Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một
thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp tục phấn đấu
hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà." Từ sau Đại hội,
tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục
kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng
các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai hàng triệu thanh niên hăng
hái theo học các lớp bổ túc văn hóa... Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính
trị của thanh niên, học sinh- sinh viên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã
man song không hề nao núng. Trong những ngày đồng khởi, các đội "Trung
kiên", "Xung phong" do thanh niên đảm nhận đã được thành lập ở khắp mọi nơi,
tiến hành vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược... Tiêu biểu cho tinh thần
ấy là chị Trần Thị Lý, người con gái anh hùng đất Quảng nhiều lần bị địch bắt,
mang trong mình nhiều vết thương, nhưng người con gái ấy không hề nhụt chí
trước quân thù.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của
cán bộ, ĐVTN cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định:
Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam được mang tên Đoàn thanh niên Lao
động Hồ Chí Minh. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên
một đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng
CNXH. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp to lớn của ĐVTN trên khắp
các mặt trận. Đảng ta, nhân dân ta, Đoàn ta đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ
thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ, hy
sinh, quyết chiến - quyết thắng. Sau ngày thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí
Minh mang tên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Câu hỏi 2: Đồng chí hãy nêu quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và
phát triển thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước?
Tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25-7-2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng nêu rõ quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước:
- Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con
người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm
cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
- Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp nguời "vừa hồng, vừa
chuyên" theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.

2
- Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng
trong công tác xây dựng đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra
đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động; xác định các chuẩn
mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho
thanh niên học tập và noi theo.
- Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đường
lối chủ trương của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật,
chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương
trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng
năm của các cấp, các ngành.
- Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ
thanh niên thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội
dung quan trọng của công tác đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát
huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của Đoàn Thanh niên
Bộ Công an; Đoàn Thanh niên Bộ Công an được thành lập ngày tháng năm
nào? Ai là Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Bộ Công an? Đoàn Thanh niên
Bộ Công an từ khi thành lập đến nay đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Hiện nay Ban
Thanh niên Công an có bao nhiêu người?Ai là Trưởng ban Thanh niên Công
an?
Tháng 10/1954, toàn bộ cán bộ, chiến sỹ đoàn viên thanh niên các đơn vị
thuộc Bộ Công an từ chiến khu chuyển về Hà Nội, lúc này cơ quan Bộ chưa có
tổ chức Đoàn Thanh niên, số lượng đoàn viên thanh niên chưa nhiều, hoạt động
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng và tập trung thực hiện niệm vụ
chuyên môn của đơn vị.
Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng, trong năm
1955 đến đầu năm 1956 các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an được bổ sung
tăng cường một số đồng chí cán bộ, chiến sỹ trẻ. Số lượng đoàn viên, thanh niên
đã phát triển tới hàng trăm đồng chí. Các chi đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo
trực tiếp toàn diện của các chi bộ Đảng và đều là đầu mối trực thuộc Đoàn
Thanh niên các cơ quan Trung ương.
Nhằm đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên cơ quan Bộ Công
an, đầu năm 1956, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động các cơ quan
Trung ương đã ra quyết định thành lập Liên chi đoàn thanh niên Lao động Bộ
Công an. Theo lịch sử biên niên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ
Công an (1954 – 2000), thời điểm này được xác định là thời điểm ra đời của
Đoàn Thanh niên Bộ công an.
Tổ chức và hoạt động của Liên chi đoàn Thanh niên lao động Bộ Công an
đặt trực thuộc Đoàn Thanh niên Lao động các Cơ quan Trung ương.

3
Các phong trào của Đoàn Thanh niên Bộ Công an lúc này khá sôi nổi và
toàn diện, luôn là điển hình cho phong trào thanh niên các Bộ, nghành thuộc
Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương trong các mặt xây dựng đời sống
mới, học tập rèn luyện, thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ…
Nhằm phát huy vai trò của Đoàn và tuổi trẻ Công an nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ ANTT phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngày 16/9/1958, Đại hội Đoàn
Thanh niên lao động cơ quan Bộ Công an lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đã
bầu ra Ban Chấp hành Đoàn gồm 07 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thanh được bầu
làm bí thư, đây là đồng chí Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Bộ Công an.
Trong 55 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Bộ Công an đã
trải qua 19 kỳ Đại hội.
Ban Thanh niên Công an hiện nay gồm có 13 đồng chí:
1. Đ/c Đồng chí Tạ Quang Huy – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn, Trưởng ban Thanh niên
2. Đ/c Phạm Kim Đĩnh – Ủy viên TW Đoàn, Phó Trưởng ban
3. Đ/c Vũ Mạnh Hà – Phó Trưởng ban
4. Đ/c Nguyễn Thanh Tuấn – Phó trưởng ban
5. Đ/c Đồng Đức Vũ – Ủy viên thường trực
6. Đ/c Phạm Văn Đoàn – Ủy viên thường trực
7. Đ/c Hà Nam Thắng – Ủy viên kiêm nhiệm
8. Đ/c Dương Thị Thanh Huyền – Ủy viên TW Đoàn, Ủy viên kiêm nhiệm
9. Đ/c Nguyễn Trung Kiên –Ủy viêm TW Đoàn, Ủy viên kiêm nhiệm
10. Đ/c Nguyễn Anh Hữu – Ủy viên Tv Đoàn, Ủy viên kiêm nhiệm.
11. Đ/c Hoàng Anh Tuấn – Ủy viên kiêm nhiệm
12. Đ/c Ngô Hữu Lâm – Ủy viên kiêm nhiệm
13. Đ/c Nguyễn Hồng Kông – Ủy viên kiêm nhiệm

Câu hỏi 4: Đồng chí hãy cho biết lịch sử hình thành và phát triển của
Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm? Những phần
thưởng cao quý được Nhà nước trao tặng trong quá trình hình thành và phát
triển đó? Hiện nay Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm
có bao nhiêu cơ sở đoàn trực thuộc? Hãy kể tên những cơ sở đoàn đó.
- Nghị định 250/CP của Hội đồng chính phủ về việc thành lập các Tổng
cục trực thuộc Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
- Ngày 18/6/1981, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng đã ký quyết định số
12 QĐ/BNV quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Tổng cục cảnh sát
nhân dân
- Ngày 16/7/1981 Đảng bộ Tổng cục Cảnh sát được thành lập theo Quyết
định số 1511/NS – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
4
- Trên cơ sở đó, ngày 28/11/1981 Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ ( nay là Bộ
công an) cũng đã ra quyết định thành lập các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Bộ.
Như vậy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát được thành lập, trực
thuộc Đoàn Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) vào ngày 28/11/1981. Đến năm
1989 Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát có 37 cơ sở đoàn trực thuộc với gần
15.000 đoàn viên là lực lượng trực tiếp chiến đấu công tác ở các Cục nghiệp vụ,
trại giam, các trường CSND, trong đó có 25 đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng
xa. Từ 1989 - 1992 do yêu cầu nhiệm vụ mới của công tác xây dựng lực lượng
CAND, hàng ngàn cán bộ đoàn viên TCCS đã trưởng thành và tăng cường cho
Công an các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ. Sau đó, vào các năm 1990, 1995
theo phân công tổ chức của Bộ, các đơn vị V26 và khối trường Cảnh sát tách ra
độc lập và trực thuộc Tổng cục III. Đến năm 2009, Đoàn Thanh niên TCCS có
20 đầu mối trực thuộc và 01 Ban Cán sự Đoàn TCCS phía Nam. Đến tháng
11/2009, tổng số đoàn viên là: 6033 đ/c (trong đó có hơn 3070 đoàn viên là
CSNV; công nhân viên hợp đồng và tạm tuyển là 170 đ/c).
Cuối năm 2009, theo Nghị định 77 của Chính phủ về việc tổ chức mô hình,
bộ máy của Bộ Công an và quyết định 4049 của Bộ trưởng Bộ Công an về quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Tổng cục cảnh sát
PCTP, Tổng cục cảnh sát PCTP được thành lập.
Theo đó, ngày 26 tháng 3 năm 2010, Đồng chí Phạm Quý Ngọ, Bí thư
Đảng ủy Tổng cục ký quyết định số 26/QĐ - ĐU về việc thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và chỉ định Ban công
tác Thanh niên Tổng cục gồm 09 đồng chí do đồng chí Dương Thị Thanh Huyền
làm Trưởng ban.
Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát PCTP chịu sự lãnh đạo trực tiếp và
toàn diện của Đảng ủy Tổng cục và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác Đoàn và
phong trào thanh niên của Ban Thanh niên Bộ Công an.
Đến nay, Đoàn Thanh niên Tổng cục có 15 đầu mối cơ sở Đoàn trực thuộc
và 01 Ban cán sự Đoàn Tổng cục cảnh sát PCTP phía Nam, tổng số đoàn viên
thanh niên là hơn 1.100 đồng chí.
Trong lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của mình, ghi nhận và đánh
giá cao những đóng góp của tuổi trẻ Tổng cục, Nhà nước đã trao tặng cho Đoàn
Thanh niên Tổng cục 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất theo quyết định
khen thưởng số 823/KT/CTN ngày 25/3/1996, 01 Huân chương Quân công hạng
Ba theo quyết định khen thưởng số 242/2001/QĐ CTN ngày 26/3/2001 và 01
Huân chương Quân công hạng Nhì theo Quyết định khen thưởng số
237/2007/QĐ CTN ngày 08/3/2007, vì đã có nhiều thành tích trong công tác
Đoàn và phong trào Thanh niên, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, Đoàn Thanh niên Tổng cục có 15 cơ sở Đoàn trực thuộc:

1. Chi đoàn cơ sở C42


5
2. Đoàn cơ sở C43 9. Đoàn cơ sở C50
3. Đoàn cơ sở C44 10. Đoàn cơ sở C51
4. Đoàn cơ sở C45 11. Đoàn cơ sở C52
5. Đoàn cơ sở C46 12. Chi đoàn cơ sở C53
6. Đoàn cơ sở C47 13. Đoàn cơ sở C54
7. Chi đoàn cơ sở C48 14. Chi đoàn cơ sở C55
8. Đoàn cơ sở C49 15. Đoàn cơ sở C56

Câu hỏi 5: Đồng chí hãy nêu thời gian, địa điểm, nội dung các hoạt động
tình nguyện của Đoàn Thanh niên Tổng cục cảnh sát trước đây và Đoàn Thanh
niên Tổng cục cảnh sát phòng, chống tội phạm trong các năm từ 2001 đến nay.
1.Tháng 6/2001 Đoàn Thanh niên Tổng cục có 02 đồng chí tham gia hoạt
động tình nguyện trong thành phần của Đoàn Thanh niên Bộ công an tại 02 tỉnh
Hà Tĩnh và Quảng Bình
2. Tháng 8/2002 Đoàn Thanh niên Tổng cục tổ chức hoạt động tình nguyện
hè xã PaTầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với các nội dung: Khám và
cấp phát thuốc thông thường cho bà con và cán bộ địa phương, tuyên truyền về
phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dân số, kế hoạch hóa gia đình thông qua các
hình thức giao lưu văn hóa văn nghệ, nói chuyện, phát tờ rơi, chiếu phim…; tổ
chức tặng quà (quạt máy, đài, tivi cho Công an xã và Đồn biên phòng 621 và 30
suất quà trị giá 100.000đ/suất quà cho các em học sinh nghèo học giỏi và một số
hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.)
3.Tháng 8/2003 Tổ chức Chiến dịch tình nguyện hè tại huyện Lạc Đạo, Hưng
Yên với các nội dung: Tổ chức làm vệ sinh môi trường tại Đài tưởng niệm Bác Hồ
tại xã Đình Dù, Lạc Đạo; tổ chức Lớp tuyên truyền về TTATGT theo Chương trình
174 và kiến thức về công tác phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị Thanh
niên, kế hoạch hóa gia đình; tổ chức trao đổi về tình hình công tác nghiệp vụ với
Ban Công an xã Đình Dù và xã Trưng Trắc; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ với
nhân dân xã Trưng Trắc, Lạc Đạo; tặng quà cho Công an các xã, nhà mẫu giáo và
các hộ gia đình và cá nhân thuộc diện chính sách ở địa phương.
4.Tháng 8/ 2004, tổ chức Chiến dịch tình nguyện tại xã Kim Thủy, Lệ
Thủy, Quảng Bình. Tại đây, Đội Thanh niên tình nguyện đã tổ chức tuyên
truyền về Nghị quyết 13 của Chính phủ, nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc
gia phòng chống tội phạm; phối hợp với Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức khám
chữa bệnh phát thuốc cho nhân dân xã Kim Thủy; thăm, tặng quà cho Huyện
đoàn, Công an huyện và lực lương biên phòng đóng quân tại xã Kim Thủy, các
cá nhân, hộ gia đình chính sách.
5.Tháng 5/2005, tổ chức Chiến dịch tình nguyện tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Trong chiến dịch nguyện lần này, Đội tình nguyện của Tổng cục đã phối hợp với
Đoàn Thanh niên Trường Đại học Y Hà Nội, Đoàn Thanh niên Công an TP Hà
Nội tổ chức khám và phát thuốc thông thường cho 150 người thuộc diện chính
6
sách, khó khăn của xã Tân Dân; tổ chức Đêm giao lưu văn nghệ với bà con,
nhân dân và chính quyền đoàn thể địa phương; tham gia tuyên truyền pháp luật,
phòng chống ma túy cho nhân dân địa phương; tổ chức tặng quà cho các em học
sinh nghèo học giỏi, các các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
6.Tháng 7/2006, phối hợp với Đoàn Thanh niên Công ty phát triển và kinh
doanh nhà TP Hồ Chí Minh, bệnh viên Từ Dũ và Đoàn Thanh niên CA tỉnh Sóc
Trăng tổ chức hoạt động tình nguyện tại xã Châu Hưng, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc
Trăng với các nội dung: Khám và cấp phát thuốc cho hơn 1000 lượt nhân dân và
cán bộ địa phương (trị giá 10.000.000 đ); tặng 4000 tập vở, 4000 bút viết, 200 cặp
sách học cho các em học sinh nghèo học giỏi; tặng 500 phần quà mỗi phần quà trị
giá 100.000đ cho các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…
7.Tháng 7/2007, phối hợp với Đoàn Thanh niên CA tỉnh Thái Nguyên tổ
chức Chiến dịch tình nguyện hè tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với các
nội dung: Đóng góp 100 ngày công làm vệ sinh môi trường; trao tặng 01 nhà
tình nghĩa cho gia đình là thân nhân của liệt sỹ CAND; tặng 100 phần quà, trị
giá 100.000đ mỗi phần cho các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn;
tổ chức khám bệnh và cấp thuốc cho 300 lượt nhân dân và cán bộ địa phương
( trị giá khoảng 03 triệu đồng)…
8. Tháng 7/2008, tổ chức Chiến dịch tình nguyện hè tại huyện Đakrong,
Quảng Trị. Tại đây Đoàn đã tổ chức các hoạt động: Trao tặng nhà tình nghĩa cho
Mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng 100 phần quà, trị giá 100.000 đ mỗi phần quà cho
gia đình chính sách, gia đình khó khăn, tặng một số hiện vật cho Công an xã,
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong, Nhà trẻ, Trường
Mẫu giáo, Bệnh xá; tổ chức tuyên truyền pháp luật về Luật cư trú, Luật Công an
xã, môi trường, phòng chống ma tuý, giao thông, phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em... cho lực lượng Công an xã, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên của xã;
khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân; tổ chức 01 đêm văn nghệ phục
vụ nhân dân.
Đặc biệt, ngay sau khi tổ chức hoạt động tình nguyện tại Quảng Trị, được
sự đồng ý của Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục, từ ngày 13- 19/7/2008, Đoàn Thanh
niên Tổng cục đã tổ chức hoạt động giao lưu và tình nguyện tại nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào với các nội dung hoạt động sau: Thăm, trao đổi kinh
nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các đơn vị nghiệp vụ
thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ An ninh Lào; thăm, tổ chức chương trình giao lưu
văn nghệ và tặng quà tại Trường Văn hoá trẻ mồ côi do Bộ An ninh Lào quản
lý; tổ chức “Ngày Văn hoá - Thể thao Tuổi trẻ Cảnh sát Lào - Việt” giữa Thanh
niên, Phụ nữ Tổng cục Cảnh sát và Học viện An ninh Quốc gia Lào với Thanh
niên, Phụ nữ Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an Việt Nam; thăm quan Bảo tàng
Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn; Bảo tàng Công an Lào và các di tích lịch sử -
văn hoá của đất nước Lào.
9. Tháng 7/ 2009, Đoàn Thanh niên Tổng cục đã phối hợp với Đoàn Thanh
niên các đơn vị: VNPT, BIDV, PVN, Công ty Cavico do đồng chí Thiếu tướng
Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát làm Trưởng ban chỉ
7
đạo đã tổ chức Chiến dịch tình nguyện hè tại xã Điện Nam Bắc, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam và xã IaKhươl, huyện Chư Păh, xã IaTiêm, huyện Chư
Sê, tỉnh Gia Lai với các nội dung hoạt động tiêu biểu sau:
- Tại Trường Tiểu học Phan Ngọc Nhân, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam: Chương trình “Thắp sáng ước mơ” của C17 hỗ trợ sửa
chữa, nâng cấp và tặng Thư viện cho Nhà trường với số tiền khoảng
400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng).
- Tại Xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai: Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam hỗ trợ xây dựng 01 Nhà sinh hoạt cộng đồng và Mẫu giáo (Làng
Klên); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ xây dựng Mẫu giáo (làng TơVer) với
số tiền khoảng 450.000.000đ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).
- Tại Xã IaTiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Đoàn Thanh niên các đơn vị:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát đã tổ
chức khám, phát thuốc miễn phí cho 2000 người; tặng Vườn tri thức cho Cán
bộ, chiến sỹ, đoàn viên Thanh niên Đoàn cơ sở lưu Thế Hà… với tổng trị giá
hơn 50 triệu đồng… kết hợp tổ chức 1 đêm Lửa trại, giao lưu văn nghệ với nhân
dân.
Tổng giá trị quà tặng, khám bệnh, phát thuốc tại các tỉnh Quảng Nam và
Gia Lai khoảng 2.260.000.000 đồng (Hai tỷ, hai trăm, sáu mươi triệu đồng).
10. Từ ngày 28/11 – 03/12/2010, tổ chức Chiến dịch tình nguyện mùa
Đông tại xã Vần Dình và xã Sỹ Hai thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tại
đây, Đoàn tình nguyện của Tổng cục cảnh sát PCTP do đồng chí Đại tá Nguyễn
Tiến Trình, Phó Cục trưởng Cục Chính trị hậu cần làm Trưởng đoàn phối hợp
với Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Cao Bằng, Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt nam Chi nhánh Cao Bằng, Huyện Đoàn Hà Quảng, Viễn thông Cao Bằng,
Ngân hàng Standard Chararcet đã tổ chức gần 500 ngày công lao động sửa chữa
và làm mới 02 km đường nối từ xóm Lũng Bông ra trung tâm xã Sỹ Hai, huyện
Hà Quảng; tổ chức 01 giao lưu đêm văn nghệ kết hợp sinh hoạt chính trị và trao
tặng 02 Nhà Nhân ái và hàng trăm suất quà trị giá 300.000đ mỗi suất quà cho
các hộ gia đình và các cá nhân thuộc diện chính sách. Tổng giá trị quà tặng
337.000.000 đồng (ba trăm ba mươi bảy triệu đồng)…

8
II. Phần thi Hiến kế tặng Đoàn
Đồng chí hãy đề xuất, gợi ý những mô hình, cách thức hoạt động phù hợp
với tổ chức Đoàn và tuổi trẻ Công an nhân dân (CAND) nhằm thu hút, tập hợp
Đoàn viên, thanh niên Công an tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên?

Ý TƯỞNG THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ: “VÌ MÔI TRƯỜNG”


Với chuyên môn và những kiến thức đã được đào tạo của cảnh sát môi
trường, việc thành lập câu lạc bộ “Vì môi trường” sẽ giúp đông đảo Đoàn viên,
Thanh niên có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn đồng thời
tuyên truyền, tìm cách giúp đỡ người xung quanh hiểu được tầm quan trọng của
việc bảo vệ Môi trường.
1. Chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm: Chủ đề của mỗi buổi hoạt động sẽ được
đưa trước để hội viên có thể chuẩn bị và có những đóng góp nhất định khi tham
gia sinh hoạt. Ví dụ: “Ô nhiễm nguồn nước thải”, “Ý thức của người dân” ...
Cách thức phát triển chủ đề cần đa dạng, phong phú để tạo hứng thú cho hội
viên. Ví dụ: Các trò chơi đối kháng: chia làm các đội khác nhau, một đội đố,
một đội trả lời – thắng thưởng thua phạt; một vài người thuyết trình về đề tài và
những người khác tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến; cuộc thi kể những câu
chuyện vui về hiểu biết của mọi người, những kỷ niệm có liên quan của từng hội
viên; cuộc thi hát những bài hát về Đoàn, lực lượng Công an, Môi trường …
2. Vào ngày nghỉ, các thành viên câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động
khác nhau để tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường. Ví dụ: Đi dã ngoại bằng
xe đạp, đi thuyền vớt rác ở Hồ Tây, đi nhặt rác ở các khu vui chơi giải trí… Các
hoạt động này có tác dụng tuyên truyền bằng hành động tới người dân về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường đồng thời cũng có thể thu hút sự tham gia
của các hội viên do tính chất hoạt động nhóm và không mang tính lý thuyết. Với
các hoạt động này nếu được trang bị đồng phục của câu lạc bộ thì có thể thu hút
được sự chú ý của người dân và tăng hiệu quả của việc tuyên truyền. Các hoạt
động này cũng có thể diễn ra hàng ngày khi mỗi thành viên cúi xuống nhặt một
chiếc vỏ hộp để không đúng chỗ hay đi xe đạp đi làm.
Để có thể thành lập được câu lạc bộ và câu lạc bộ có thể hoạt động tốt cần
rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là thủ lĩnh – ban lãnh đạo câu lạc
bộ. Nếu có một ban lãnh đạo nhiệt tình, năng động và sáng tạo với những đề tài
và hoạt động đủ hấp dẫn thì chắc chắn có thể thu hút được đông đảo Đoàn viên
và thanh niên trong lực lượng tham gia.

You might also like