You are on page 1of 6

I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

1.Thông tin về Toyota Motor Corporation (TMC):

a.Lịch sử phát triển:


Toyota Motor Corporation (TMC), Nhật Bản đã được Sakichi Toyoda thành lập vào
tháng 8 năm 1937. Vào thời điểm này, Toyota Motor Corporation (sau đây gọi tắt là Toyota)
quyết định xuất khẩu xe ra nước ngoài. Dòng xe Land Cruiser là sản phẩm đầu tiên mà công
ty giới thiệu ở thị trường Mỹ vào năm 1957. Sau khi phân tích thị trường Mỹ, Toyota đã sản
xuất xe hành khách dành riêng cho thị trường này và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc. Số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng từ 2.029 năm 1964 lên 38.073 năm 1967. Và Mỹ đã trở thành
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Toyota. Năm 1968, với sự giới thiệu Corolla, doanh số của
công ty đã tăng lên gấp đôi và tốc độ phát triển này vẫn được tiếp tục duy trì đến ngày nay.
a.Thị trường:
Năm 2000 là thời gian thịnh vượng nhất cho ngành công nghiệp ô tô của Mỹ với số lượng xe
tiêu thụ là 17.408.842 chiếc, tăng 2,7% so với năm 1999.
Nhu cầu tăng mạnh đã tạo điều kiện cho công việc kinh doanh tiến triển. Tuy vậy thị trường
ngày càng cạnh tranh và luôn đòi hỏi các nhà sản xuất phải đa dạng hóa sản phẩm cũng như
nâng cao sự sáng tạo. Toyota đã được chuẩn bị rất chu đáo cho sự thay đổi trong nhu cầu của
khách hàng. Ngoài ra, Toyota đã nhanh chân trong việc phát triển một dòng sản phẩm khác.
Đó là những chiếc xe “thân thiện với môi trường”, và họ hi vọng là dòng xe này sẽ trở nên
phổ biến trong tương lai.
c.Thành tích đạt được:
Toyota nổi tiếng trong việc sản xuất những chiếc xe chất lượng cao và vừa túi tiền. Một trong
những thành công vượt bậc của công ty là vào năm 1997 doanh số của dòng xe Toyota
Corolla vượt qua Volkswagen Beetle và đã trở thành xe bán được nhiều nhất trong lịch sử.
Bên cạnh đó, xe Camry cũng trở thành loại xe bán chạy nhất nước Mỹ trong 4 năm từ 1997-
2000. Tất cả những thành tích trên đã đưa Toyota trở thành thương hiệu nhập khẩu bán chạy
nhất ở Mỹ.
d.Những phát triển gần đây:
Vào tháng 7 năm 2000, Toyota đã đưa vào sản xuất đại trà dòng xe hoạt động ở 2 chế độ là
xăng và điện, đây là loại xe đầu tiên trên thế giới. Doanh số của công ty tăng 9,6% so với
năm trước, đánh dấu năm tài chính vượt bậc. Năm 2000 cũng là thời điểm mà Toyota đã bắt
kịp mức độ bán hàng của 3 công ty ô tô lớn nhất thế giới.
e.Khuyến thị:
Trải qua ¼ thế kỷ, Toyota đã sử dụng Saatchi & Saachi để giới thiệu sản phẩm của mình vào
nước Mỹ. Sự hợp tác này rất thành công, Toyota luôn sẵn sàng tiếp nhận những cách thức và
phương tiện truyền thông hiện đại mà Saatchi & Saachi đề xuất. Quảng cáo và tiếp thị luôn

[Type text] Page 1


thay đổi. Trước đây thì chỉ có 3 kênh truyền hình chính ở Mỹ, ngày nay thì xuất hiện hàng
loạt kênh truyền hình cáp nên việc truyền thông đến khách hàng mục tiêu càng dễ dàng.
Không chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông cổ điển như quảng cáo tivi, báo chí. Toyota
và Saatchi còn phát triển hệ thống truyền thông tương tác giữa từng khách hàng và công ty
thông qua việc xây dựng và phát triển thành công trang web Toyota.com. Trang web này là
một trong những trang web đầu tiên của ngành ô tô ở Mỹ.
Mức độ chấp nhận của người tiêu dùng

Tốt nhất Tệ nhất

Thương Hiệu Điểm số Thương Hiệu Điểm số

Toyota 196 Hummer 11

Ford 141 Saab 13

Honda 135 Mercury 13

Chevrolet 124 Mazda 13

Volvo 92 Suzuki 19

Mercedes-Benz 92 Infiniti 19

BMW 90 Jeep 22

Cadillac 87 Lincoln 26

Subaru 81 Kia 27

Lexus 80 Mitsubishi 28

2.Thông tin về Toyota Việt Nam:


a.Thông tin chung:
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là TMV), được thành lập vào năm
1995, là liên doanh giữa:
§ Toyota Motor Corporation - Nhật Bản (TMC)
§ Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)
§ Công ty Kuo (Châu Á)-Singapore.
(Tỷ lệ góp vốn: Toyota - 70%, VEAM - 20%, Kuo - 10%)

[Type text] Page 2


Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (sau đây gọi tắt là Toyota Việt Nam) là nhà tiên phong trong
sản xuất ôtô ở Việt Nam. Với việc đưa dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ
tháng 3 năm 2003, Toyota Việt Nam là công ty đầu tiên trong các liên doanh ô tô Việt Nam
áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dập,
hàn, sơn và lắp ráp.
b.Đường lối phát triển:
Chia sẻ thành công và cùng Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn.
Sự phát triển hài hòa giữa các nhân tố con người, xã hội và môi trường.
c.Các thành tựu đạt được:
Toyota Việt Nam đã vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng (giải thưởng của Thời báo
Kinh tế Việt Nam) cho sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng trong 4
năm liên tiếp 2001-2004.
Năm 2000, Toyota Việt Nam đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng về thành tích
trong sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển
kinh tế văn hoá xã hội Việt Nam.
*Thông tin chi tiết về Toyota Việt Nam:
Công ty ô tô Toyota Việt Nam sản xuất gồm 6 mẫu xe: Camry, Altis, Vios, Hiace,
Fortumer và Innova. Và được ủy quyền nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị
trường Việt Nam (gồm 2 mẫu xe: Landcruiser và Hilux).
Số giấy phép: 1367/GP
Ngày cấp: 05/09/1995
Tên dự án: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
Tên đối tác nước ngoài: Toyota Motor Corp., Nhật bản và Kuo (Asia), Singapore
Tên đối tác Việt Nam: Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp VN
Hình thức đầu tư: Liên doanh
Tổng vốn đầu tư: 89.609.490 USD
Vốn pháp định: 44.226.000 USD
Mục tiêu: Lắp ráp sản xuất ô tô, cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa xe
Địa chỉ nhà máy: Phúc Thắng, Tx. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Phone: 0211-868100, Fax: 0211-868101
Vốn đầu tư thực hiện: 68.634.000 USD
Đại diện: Ông Takashi Hasegawa, TGĐ
Doanh thu năm 2002: 189.053.000 USD
Doanh thu năm 2003: 260.117.766 USD

[Type text] Page 3


Nộp ngân sách nhà nước năm 2002: 28.804.292 USD
Nộp ngân sách nhà nước năm 2003: 43.236.038 USD
Số lao động: 684 người
d. Địa chỉ liên hệ:
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
Địa chỉ: Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Phone: 0211-868100
Fax: 0211-868101

II. Phân tích thực trạng về chiến lược cạnh tranh của Toyota Việt Nam:
1, Các yếu tố ảnh hưởng

Việt Nam được cho là thành viên của WTO sẽ kích thích tăng trưởng thị trường ô tô trong nước,
do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Chuyên nghiệp hóa sản xuất và
củng cố mạng lưới bán hàng và hậu mãi là hai hướng đi chính để các doanh nghiệp sản xuát
xe ô tô trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO.

1.1. Yếu tố kinh tế-xã hội:

Năm nay, Tình hình lạm phát diễn ra rất gay gắt, song bên cạnh đó thì tiền lương và tốc độ tăng
lương không xảy ra đồng thời với sự gia tăng của lạm phát. Khi giá đã lên chót vót thì tiền
lương vẫn còn y nguyên. Khi tình hình lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá trị. NTD buộc
phải chi tiêu tiết kiệm.Quá trình ra quyết định mua hàng dài hơn, được cân nhắc kỹ lưỡng
hơn.

Các tháng gần đây, tỷ giá hối đoái của thị trường Việt Nam không ổn định, mức chênh lệch giữa
đồng đô la và tiền Việt khá cao và biến đổi liên tục. Có lúc 1USD=16.500VNĐ, có lúc lại lên
tới 1USD=22.700VNĐ. Sự chênh lệch này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình kinh tế thế
giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ.

Ví vậy, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược cạnh tranh của toyota Việt Nam.

b. Yếu tố dân số:

Với bất kỳ một nhà đầu tư, hay một công ty nào khi thâm nhập vào một thị trường nào đó ở bên
ngoài thì đều cần phải nghiên cứu kỹ về thị trừơng đó. Nhưng Toyota Việt Nam không còn là
mới lạ đối với người dân Việt Nam. Với 6 mẫu xe :Camry, Altis, Vios, Hiace, Fortumer
và Innova của toyota khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam nó có thể cạnh tranh và bán
chạy như các loại xe đã ra trước.

[Type text] Page 4


Cho nên một yếu tố cũng rấtquan trọng khi nghiên cứu đó là yếu tố dân số. Việt Nam hiện nay là
nước đang phát triển với dân số năm 2010 là khoảng 89 triệu người, một con số không phải
là nhỏ so với một đất nước nhỏ bé này. Ví vậy, đây cũng chính là tiếm năng lớn cũng như là
một thị trường tiêu thụ tốt.

c. Yếu tố Pháp luật:

Việc chính sách thuế thay đổi liên tục và không theo xu hướng nhất định khiến cho các nhà đầu
tư không tính toán dược bài toán doanh thu_chi phí trong một chiến lược lâu dài một số nhà
nhập khẩu vẫn luôn chạy theo chính sách thuế chứ không có một động thái chủ quan hay một
chiến lược dài hạn vì thế hành lang thếu vẫn là bài toán muôn thuở
Chính sách thuế và các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, cùng với một số yếu tố như giá USD trên
thị trường tự do tăng mạnh trong năm 2010 rõ ràng đã có tác dụng giảm lượng xe ngoại cập
cảng Việt Nam. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những tháng cuối năm, thời điểm thông
thường thị trường ô tô nói chung rất sôi động, nhưng năm 2010 lượng xe nhập về trong dịp
này không tăng mạnh như mọi năm.
Năm 2011, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô chỉ giảm nhẹ, trong khi giá tính thuế đối với nhiều loại
xe tăng mạnh, nên ô tô nhập khẩu khó có “cửa” giảm giá. Tính sơ bộ đến nay đã có một số
nhà phân phối xe nhập khẩu chính hãng công bố bảng giá mới áp dụng cho năm 2011.

Môi trường vi mô:

_ Nhà cung cấp:


số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối
với ngành, doanh nghiệp Toyota. Đối với Toyota áp dụng nguyên tắc:” đối xử với đối tác và
nhà cung cấp như một phần mở rộng công việc kinh doanh của bạn”.

_ Khách hàng:
hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng xe đang cạnh tranh nhau rất khốc liệt, người tiêu
dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn chiếc xe rieng cho mình, chi phí chuyển đổi xe
cũng rất thấp, nếu thích họ có thể bán đi chiếc ô tô cũ của mình và mua một chiếc xe mới.
Một số hãng xe còn cho phép ngươi tiêu dùng dược mua xe trả góp làm cho chi phí chuyển
đổi giảm xuống. Các sản phẩm của Toyota Việt Nam đều vượt trội cả về kiểu dáng lẫn chất
lượng. Trong chiến lược phát triển của mình, Toyota chú trọng đến việc giảm tối đa chi phí
sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, đồng thời nghiên cứu chế tạo để nhằm giảm chi phí
sử dụng của khách hàng. Sản phẩm của Toyota rất đa dạng, hầu hết đều đáp ứng nhu cầu của
mọi tầng lớp khách hàng hay đáp ứng mọi nhu cầu về xe. Khách hàng hoàn toàn yên tâm và
hài lòng với các sp của Toyota, bên cạnh đó Toyota cũng rất quan tâm đến dịch vụ khách
hàng, hậu mãi, chăm sóc khách hàng, làm họ rất hài lòng và khó có thể tìm đến hãng xe khác
để lựa chọn. Với chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý, Toyota đã giảm tối đa sức áp lực từ
phía người mua xe ô tô, tạo điều kiện cho Toyota tiếp tục phát triển.

4. Yếu tố về Công nghệ (Technological)

[Type text] Page 5


Toyota Việt Nam cũng được hưởng lợi từ chính sách nghiên cứu – phát triển công nghệ của
Nhật Bản. Hiện nay Nhật Bản vẫn là nước có tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu trong GDP lớn
nhất thế giới. Hơn nữa, Việt Nam là nước không ngừng học hỏi những kinh nghiệm cũng như
công nghệ tiên tiến trên thế giới. Như vậy, môi trường nghiên cứu khoa học – công nghệ
trong nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho toyota Việt Nam trong lĩnh vực có hàm lượng
công nghệ cao.
Tham gia ngành ô tô – một ngành mà yếu tố công nghệ có vai trò nhất định, Toyota Việt
Nam cũng chịu tác động của việc công nghệ thường xuyên được cải tiến, điều này buộc cho
Toyota VN phải không ngừng tự nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại vào việc sản xuất,
chế tạo sản phẩm. Công nghệ hiện đại cho phép năng lượng sử dụng ngày càng giảm, trọng
lượng, kích thước của xa ngày càng giảm, độ an toàn càng cao. Vì vậy,tính không ngừng cập
nhật, không ngừng đổi mới của khoa học – công nghệ đòi hỏi Toyota VN phải nghiên cứu, áp
dụng công nghệ mới liên tục để cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm,
tạo những sản phẩm hiệu quả về cả mặt kinh tế cũng như môi trường.

2. Phân tích chiến lược cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh:

Ford

Honda

Chevrolet

[Type text] Page 6

You might also like