You are on page 1of 12

Giá vàng và ảnh hưởng của nó đến thị trường vàng

Trong những năm vừa qua, giá vàng thế giới liên tục lập các kỉ lục, và đang nằm
trong xu hướng tăng mạnh kể từ tháng 8/2010 đến giờ (Hình 1). Đến ngày 8/10,
giá vàng đã đóng cửa ở mức kỷ lục 1.348 USD/oz. Sự tăng mạnh của giá vàng thế
giới trong thời gian này được cho là bắt nguồn từ những lo ngại của giới đầu tư về
khả năng phục hồi của kinh tế thế giới (đặc biệt là Mỹ), cũng như động thái nới
lỏng chính sách tiền tệ của hàng loạt các quốc gia. Những lo ngại này khiến cho
nhu cầu đầu cơ vàng tăng cao trong khi nguồn cung không được dồi dào như
trước.

Hình 1: Diễn biến giá vàng trong 1 năm - 5năm vừa qua

Những nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng nhanh trong thời gian qua:
Lượng cung tiền tăng trên toàn thế giới
Trong suốt thời gian qua, nhiều Ngân hàng trung ương trên thế giới đã áp dụng các
chính sách nới lỏng tiền tệ và hàng nghìn tỷ dollar đã được bơm ra thị trường để
giúp nền kinh tế đấu tranh với khủng hoảng toàn cầu. Hệ quả là, áp lực lạm phát
gia tăng, kéo theo giá dịch vụ cũng như hàng hóa đi lên.

Supply Fold-Increase Change in Unit Value (%)


Gold 1.8 310.4
CHF 3.8 -23.7
JPY 15.9 -25.4
USD 16.8 -81.1
CAD 15.4 -84.4
AUD 33.5 -88.2
GBP 12.6 -88.3
Biến động trên thị trường chứng khoán và thị trường dầu

Sau khi đã bật mạnh trong những năm trước đây, thị trường chứng khoán và hàng
hóa đã quay đầu giảm đột ngột trong năm 2008 do nền kinh tế toàn cầu rơi vào
khủng hoảng. Mặc dù các chỉ số chứng khoán đã hồi phục phần nào nhưng những
biến động vẫn tiếp tục được duy trì và nhiều nhà đầu tư thận trọng trong kế hoạch
bảo vệ vốn của mình. Trong khi các tài sản cứng khác như bất động sản và hàng
hóa mất đi giá trị thì vàng vẫn được coi là một tài sản an toàn cho giới đầu tư-
những người đang tìm cách bảo vệ bản thân trong suốt thời kỳ kinh tế đầy khó
khăn.

Đáng chú ý là, cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tạo ra một thế hệ những nhà đầu tư
vàng mới. Nhu cầu mạnh mẽ từ các nhóm đầu tư này cùng với những người mua
vàng truyền thống đã khiến lượng dự trữ vàng thỏi và vàng xu toàn cầu giảm, do
đó, kéo giá vàng miếng tăng lên trong khi lượng sản xuất giảm mạnh trên toàn cầu.

Trung Quốc
Giá vàng từ lâu đã chịu tác động nhiều bởi thị trường Trung Quốc- một trong
những quốc gia tiêu thụ và sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Đặc biệt, thị trường
vàng tại đây đang ngày càng được mở rộng hơn. Thặng dư thương mại của Trung
Quốc đứng ở mức cao, xếp ngang hàng với Mỹ và châu Âu- những quốc gia có
lượng ngoại hối tương đối lớn. Trung Quốc cũng là một trong những nước có tỷ lệ
tiết kiệm lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng đang lập kế hoạch đa dạng hóa
lượng dự trữ ngoại hối của mình bằng cách tăng cường lượng nắm giữ vàng. Thêm
vào đó, Trung Quốc cũng đang xem xét việc dùng dollar của mình để đầu tư vào
các dự án tài nguyên thiên nhiên trong thời gian tới. Trong bối cảnh hiện tại, đối
với Trung Quốc, vàng vẫn là một khoản đầu tư sáng giá.

Mức giá thấp của vàng trong những năm 90

Sau khi leo lên mức $850 vào năm 1980, vàng đã rơi về mức thấp $252/oz vào
năm 1999. Mức giá thấp và việc quản lý môi trường khắt khe đang khuyến khích
các công ty khai thác chi nhiều tiền hơn để tìm kiếm các nguồn cung vàng mới.
Thiếu sự đầu tư vào vàng trong những năm giá cả thấp- điều đó có nghĩa là những
nguồn cung vàng mới đã không theo kịp với nhu cầu thực tế trên toàn cầu. Đây
cũng là một yếu tố sẽ hỗ trợ cho thị trường kim loại quý.
Tỷ lệ lãi suất thấp

Khi tỷ lệ lãi suất thực tế ở mức thấp, rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại với các tài
sản bằng giấy, thay vào đó, họ dành sự quan tâm tới các tài sản có giá trị thực,
giống như vàng. Khi tỷ lệ lãi suất thấp, việc bảo hiểm cũng ít được khuyến khích.
Do đó, lượng cung vàng trong ngắn hạn có xu hướng giảm, kéo theo sự bất cân
bằng trên thị trường trong khi nhu cầu ngày càng leo thang.
Khủng hoảng tín dụng

Nền kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tính thanh khoản bị thắt chặt cùng với
sự thua lỗ nặng nề trên thị trường nhà đất và tài chính. FED đã áp dụng mức tỷ lệ
lãi suất thấp kỷ lục ở gần mức 0 với nỗ lực kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư sẽ tăng cường mua vàng với vai trò là tài sản
dự trự thay thế, từ đó, nhu cầu vàng sẽ tăng và giá vàng sẽ có cơ hội để leo cao.
US three-month Treasury Bill yield

Ảnh hưởng của những yếu tố trên lên cơ cấu vàng:


.

Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng tăng 36% trong quý 2/2010
khi nhà đầu tư đẩy mạnh mua vàng.

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc duy trì nhu cầu vàng
tăng trưởng cao, đặc biệt đối với thị trường vàng trang sức, trong suốt thời gian
còn lại của năm 2010.

Tại châu Âu, nhu cầu vàng tăng nhờ ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư cá nhân.

Trong dài hạn, nhu cầu vàng tại Trung Quốc dự kiến lên mạnh. Báo cáo gần đây
do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và 5 tổ chức khác dự báo sự phát triển của
thị trường vàng nội địa sẽ đóng góp quan trọng giúp nâng cao động lực sở hữu
vàng trong nhóm người tiêu dùng Trung Quốc.
Biến động của giá vàng tính theo các loại tiền tệ (USD-Euro-Nhân dân tệ-Lira-
Yên Nhật-Rupi Ấn Độ)

Nhìn lại thị trường vàng thế giới quý 2/2010

Tổng nhu cầu vàng trong quý 2/2010 tăng 36% lên 1.050 tấn, chủ yếu do nhu cầu
đầu tư vàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Nếu tính theo giá trị bằng đồng
USD, nhu cầu vàng quý 2/2010 tăng 77% lên 40,4 tấn.

Nhu cầu đầu tư vàng tăng mạnh nhất trong quý 2/2010. Lượng vàng dùng cho đầu
tư trong quý 2/2010 tăng 118% lên 534,4 tấn, con số này vào cùng kỳ năm 2009
chỉ là 245,4 tấn.

Đầu tư vàng ETF tăng trưởng 414% lên 291,3 tấn, mức cao thứ 2 trong lịch sử.

Nhu cầu đầu tư vàng miếng vật chất, tính cả các thị trường ngoài khu vực phương
Tây, tăng 29% lên 96,3 tấn.
So sánh nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức (cột màu vàng) và giá vàng (đường biểu
diễn màu đen)

Nhu cầu đầu tư vào vàng trang sức vẫn ở mức cao trong quý 2/2010. Dù giá vàng
tăng cao, lượng tiêu thụ đạt 408,7 tấn, chỉ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm 2009.

Nhu cầu vàng trang sức tại Ấn Độ, thị trường vàng trang sức lớn nhất thế giới,
không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng vàng dùng cho
trang sức được tiêu thụ tại Ấn Độ chỉ giảm 2% xuống 123 tấn.
So sánh nhu cầu đầu tư vàng (cột màu vàng) và giá vàng (đường biểu diễn màu
đen)

Lượng vàng dùng cho trang sức tại Trung Quốc quý 2/2010 tăng 5% lên 75,4 tấn.
Dù tăng trưởng về vàng tính theo khối lượng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời
tiết, tăng trưởng của vàng tính theo đồng nhân dân tệ tăng 35% lên 19,8 tỷ nhân
dân tệ.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng điện tử tiêu dùng tăng, nhu cầu
vàng sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp tăng 107,2 tấn, tăng 14% so với quý
2/2009. ng kinh tế cũng là yếu tố có lợi cho giá vàng. Nhưng lo ngại về sự an toàn
của các tài sản khác là yếu tố đầu tiên hậu thuẫn cho sự gia tăng của giá vàng và
xu hướng này dường như đang trở nên rõ nét giữa lúc có những ý kiến quan ngại
về suy thoái kép vào năm 2011.

Chính sách tiền tệ đặc biệt nới lỏng của các ngân hàng trung ương trên thế giới
cũng làm cho vàng trở nên hấp dẫn hơn. Lãi suất bằng không hoặc rất thấp đã hạn
chế việc đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu. Các gói kích thích làm tăng thêm những
lo ngại về lạm phát. Do đó, vàng trở thành "địa chỉ tin cậy". Mặc dù cuộc khủng
hoảng tài chính-kinh tế khiến cho nhu cầu vàng trang sức giảm đi, nhưng giá vàng
về cơ bản vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư, nhất là các quỹ giao dịch trao đổi
(ETF). Các ngân hàng trung ương cũng tăng cường lưu trữ vàng và hạn chế bán
vàng.

Dự báo giá vàng năm 2011?

Các chuyên gia về thị trường nhận định lạc quan rằng giá vàng trung bình trong
năm 2011 sẽ là 1.313 USD/ounce, so với mức tương ứng 1.205 USD/ounce của
năm 2010. Các nhà phân tích cho rằng cán cân cung cầu cũng góp phần tạo ra xu
thế đi lên của giá vàng, đồng thời dự báo sự thiếu hụt vàng trên thị trường trong
năm 2011 sẽ xấu đi, trong khi nhu cầu đầu tư sẽ vẫn mạnh. Bên cạnh đó, dù đạt
mức cao kỷ lục trên danh nghĩa, nhưng thực chất vàng vẫn tương đối rẻ so với giá
trị thực lâu nay và mức đỉnh điểm năm 1980. Các yếu tố này cùng giúp đẩy giá
vàng lên cao. "Dù kinh tế hồi phục mạnh hơn hay đi xuống, người mua sẽ vẫn gia
nhập thị trường vàng. Kinh tế tăng trưởng tốt thì nhu cầu đối với vàng trang sức
tăng còn kinh tế tăng trưởng kém, người ta tìm đến vàng trong vai trò công cụ đầu
tư an toàn".

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cảnh báo giá vàng đi xuống, khi các nhà đầu tư
có thể bán ồ ạt vàng ra thị trường để bù đắp cho các khoản thua lỗ khác do lo ngại
về nguy cơ suy thoái kép. Ngược lại, nếu tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu
nhanh hơn dự kiến, các nhà đầu tư cũng có thể nghĩ rằng giá vàng đã đạt đỉnh và
quyết định bán để "chốt lời" và đầu tư vào các lĩnh vực khác. Kinh tế toàn cầu
phục hồi cũng có thể khiến các nền kinh tế lớn quay trở lại những chính sách tiền
tệ bình thường. Tất cả những nhân tố này đều có thể tác động xấu đến giá vàng.

You might also like