You are on page 1of 27

THÀNH VIÊN TVTS BK NGUYỄN CÔNG TRỨ 2011

1. Phan hải dương anhsorry00705@yahoo.com 01269733239


CK09
2. Từ phước hoàng theboywanders2@yahoo.com.vn 0906721869
CK09
3. Huỳnh thanh luân bi07031991@yahoo.com.vn 01215601025
CK09
4. Trương thường quân handsome_crocodile_2005@yahoo.com.vn
01223244880 CK09
5. Cao thái hung` intelligentboy22@yahoo.com 012840033782
CK10
6. Tùng kubop2610 CK10
7. Nguyễn thế lân hoahoc102007@yahoo.com,
my_strong_love@live.com 01285677816 IT10
8. Nguyễn minh trí thienthan_bongdem1377@yahoo.com
01229545478 IT10
9. Lý hoàng phúc lyhoangphuc02 0906572824 HOA10
10. Nguyễn minh vương nguyenminhvuong44 01257747002
HOA10
11. Phạm thanh hải kimimaru_latoiday@yahoo.com 0938005663
VL08
12. Thùy vân canhphuonghong_1303 0982959981 XD10

GỒM: CK 6 sv 4-K09 + 2-K10

XD 1sv K10

HOA 2sv K10

VL 1sv K08

IT 2sv K10
*
Yêu cầu: a) Cần xem kỹ phần đánh dấu (giữa 2 dấu ) và cho ý kiến đóng góp

b) Có cả phân công nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước ngày họp
nhóm vào chiều 15h ,T7 5/3/2011 tại trường NCT (Khi họp nhớ mang
USB

c) Đóng góp ý kiến + tài liệu + 10 câu hỏi (tập trung vào nhiệm vụ được giao
hoặc những câu hỏi giống như phần câu hỏi mẫu của thầy Nam) gửi tới mail của anh.
Nhớ đề tên và MSSV trong file word gửi.

*
Thời gian dự kiến thứ 7, 12/3/2011 (khoảng 9h30 sau tư vấn chung)

Ngành Kỹ thuật Chế tạo Từ phước hoàng + Lý hoàng phúc

Ngành Máy xây dựng và nâng chuyển

Ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh

Ngành Cơ Điện tử

Ngành kỹ thuật dệt may

Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Nhóm ngành điện điện tử Huỳnh thanh luân

Chuyên ngành Điện tử – Viễn thông

Chuyên ngành Điện năng

Chuyên ngành Tự động

Nhóm ngành công nghệ thông tin Nguyễn minh trí

Ngành Khoa học Máy tính:

Ngành Kỹ thuật máy tính:

Nhóm ngành hóa – công nghệ thực phẩm – sinh học Lý hoàng phúc

Kỹ sư Công nghệ Hóa học


bao gồm 5 chuyên ngành hẹp: Công nghệ Hóa Vô cơ, Công nghệ Hóa lý - phân tích, Công
nghệ Hóa Hữu cơ, Công nghệ Chế biến Dầu khí, Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa
học.

Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm

Kỹ sư Công nghệ Sinh học:

Nhóm ngành xây dựng Thùy vân + Nguyễn minh trí

Ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp

Ngành Xây dựng Cầu đường

Ngành Cảng – Công Trình Biển

Ngành xây dựng công trình thủy, cấp thoát nước

Ngành trắc địa

Ngành kiến trúc

Ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng

Nhóm ngành kỹ thuật và địa chất dầu khí Phan hải dương

Kỹ sư Địa kỹ thuật

Kỹ sư Địa môi trường

Kỹ sư Địa chất Khoáng sản

Kỹ sư Địa chất dầu khí

Kỹ sư Khoan – Khai thác dầu khí

Nhóm ngành quản lý công nghiệp Cao thái hùng

Nhóm giáo dục đại cương

Nhóm kinh tế - quản lý

Nhóm kỹ thuật công nghệ

Nhóm ngành cơ kỹ thuật – vật lý kỹ thuật (khoa học ứng dụng) Cao thái hùng
Nhóm ngành kỹ thuật quản lý môi trường Nguyễn minh vương

Môi trường

Ngành Kỹ thuật Môi trường

Ngành Quản lý Môi trường

Ngành kỹ thuật giao thông Phạm thanh hải

Kỹ thuật Hàng không

Kỹ thuật Ôtô-máy động lực

Kỹ thuật Tàu thủy

Ngành công nghệ vật liệu phạm thanh hải

Vật liệu Kim loại -hợp kim, Vật liệu Silicat, Vật liệu Polyme.

Cao đẳng bảo dưỡng công nghiệp Nguyễn minh vương

Năm 2011, QSB tuyển sinh trong đợt 1 khối A điểm Toán-Lý - Hoá không nhân hệ số.Riêng ngành Kiến Trúc
(QSB - 117) thi khối V gồm Toán-Lý thi theo đề khối A cộng môn năng khiếu "Vẽ đầu tượng" (Toán nhân 2,Lý
và Năng khiếu nhân 1),Cao đẳng không tổ chức thi chỉ xét tuyển từ các thí sinh thi đại học khối A, QSB tiếp tục
tuyển sinh lớp Kỹ sư Chất lượng cao Việt-Pháp (170), Lớp Chương trình Tiên tiến (50) và duy trì các lớp Kỹ sư
Tài năng tuyển trong các ngành: QSB-106, QSB-108, QSB-109, QSB-114 và QSB-115.Cánh cửa cũng rộng mở
cho các chọn lựa “đào tạo liên kết quốc tế”: với các đại học của Úc, Mỹ, Nhật (Quản lý, Điện-Điện tử, Dầu
khí, Xây dựng và CNTT...), các lớp tăng cường tiếng Nhật (liên thông qua ĐH Nagaoka) và tiếng Pháp (cộng
đồng Pháp ngữ AUF).

Thí sinh cần biết:


Vd với khoa cơ khí

1) Khoa cơ khí gồm mấy chuyên ngành đào tạo Cơ điện tử


Cơ khí năng lượng
Công nghệ dệt may
Kỹ thuật chế tạo
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Máy xây dựng và nâng chuyển
2) mỗi ngành nhỏ gồm bao nhiêu sv, điểm các năm
3) các phòng ban, phòng thí nghiệm: vd khoa cơ khí có xưởng lớn ở nhà C3, VL có phòng
TN trọng điểm quốc gia (cơ sở vật chất)
4) công trình nghiên cứu hay những giải thưởng đã đạt được
robocon
5) các chương trình học hiện có: kỹ sư tài năng, việt pháp, liên kết …vv
6) tiềm năng tương lai, công việc làm sau ra trường, mức lương, môi trường làm việc
7) chi phí, học bổng, sự hỗ trợ tài chính

8) Các hoạt động ngoại khóa, dịch vụ sinh viên: những câu lạc bộ, đội nhóm, phong trào

Bkit4u

Tìm hiểu về đào tạo quốc tế Tùng

Các cuộc thi (kiến thức, thể thao) Tùng

Lợi ích khi thi và học BK Nguyễn thế lân

Nguyện vọng 1B Nguyễn thế lân

Tìm kiếm các sản phẩm của sv bk để phần thuyết trình sinh động

- Gửi đĩa CD , lên forum NCT để khảo sát ý kiến của hs là cần tìm hiểu thông tin gì về trường BK
từ đó đáp ứng phù hợp. phát tờ rơi photo để khảo sát ý kiến

- 7h có mặt 12 thành viên (gặp ở cổng sau, có thể ko đủ hoàn toàn). Trang phục áo sơ-
mi trắng bk hoặc áo thể dục – biểu quyết
- Hải liên lạc với cô Xuân Phương để các thành viên vào trong + mượn máy chiếu và
nhận phòng (đầu dãy D lầu 1)
- 7h30 trang trí phòng và lắp đặt thiết bị.
Laptop + máy chiếu +trang trí bảng nếu cần. poster tư vấn mượn BK để ở ngoài cửa
nhằm chỉ dẫn và tạo ấn tượng. Điều chỉnh bàn ghế cho khoa học
Thử loa và mic. Nếu ko có mic có thể mượn các thành viên loa máy tính có jac cắm
karaoke
- Bố trí nhân sự trong phòng: số lượng hs trong phòng khoảng 60
1 người thuyết trình (chính), vai trò dẫn dắt
1 người kỹ thuật chỉnh slide nếu cần
1 người chữ đẹp ghi chỉ tiêu, các khoa ngành trên bảng vì trong quá trình chiếu slide sợ các em
hs ko kịp xem.
- 2 người đón tiếp ở ngoài cửa: 1 người phát tờ rơi , 1 người sắp chỗ ngồi
- 9h45’ bắt đầu
- Tổ chức 1 trò chơi nhỏ để tạo không khí sinh động gần gũi và ổ định chỗ ngồi 5’
Cần người có khả năng quản trò
- Chiếu clip giới thiệu 20’
- 10h10’ Chiếu slide và thuyết trình 20’ Trương thường quân
Nói thêm bên ngoài, gợi mở, giải thích các bức ảnh trong slide, các tên logo thương hiệu, học
ngành gì và làm những việc gì cho các thương hiệu đó
Đây là công việc khá khó, đòi hỏi tìm thêm tư liệu vốn sống để bài nói sinh động
Cần nhớ 1 vài vd số liệu cụ thể chắc chắn để tăng sự tin tưởng, thuyết phục người nghe. Giới
thiệu cho các em trong thành phần 75% là cựu hs. Tránh những câu chữ như “hình như là”,
“anh nghe nói” … vv
Trong lúc nói đưa ra sản phẩm mà khoa người thuyết trình đang học, gợi hỏi các em hs về
cách thức chế tạo , thăm dò sở thích các em
Dẫn truyện vai trò của người kỹ sư trong phòng kỹ thuật nhà máy, quyết định thắng lợi trong
kinh doanh. Chứng minh kinh tế và kỹ thuật luôn gắn chặt với nhau.
Nói thêm về các hoạt động ngoại khóa, ngày CTXH, tính độc lập của người sv. Vd về việc nhóm
tình nguyện thực hiện tư vấn ở NCT
- Trong quá trình diễn ra chiếu slide + clip , 3 sv đứng rải đều ở cuối lớp (2 góc và giữa)
2 sv đứng giữa các dãy bàn
2 sv đứng 2 bên cánh gà
2 sv trên bảng thuyết trình (1người chỉnh máy)
Còn lại phụ trách việc phát sinh
Để nếu các em có thắc mắc nhỏ, giải đáp tại chỗ
- 10h30’ các thành viên TVTS cử ra 4 đại diện ở 3 khóa 08, 09 (2sv), 10 chia sẻ kinh nghiệm học
tập. Những cảm nhận khi vào BK cũng như khi trúng tuyển, nhắc nhở MT học tập khắc nghiệt
tự nghiên cứu ở bậc đại học. Tránh tâm lý cày ở bậc phổ thông, sau khi đậu đại học tự
thưởng cho mình được chơi vài hk đầu. Như vậy dẫn theo nhiều hệ lụy không hay.
Khoảng 10’
- 10h40’ đến 11h10 tập trung trả lời thắc mắc cho hs
- Nếu số lượng hs cần tư vấn đông vượt quá số lượng trong phòng chứa, các thành viên sau khi
tư vấn xong ở lại để giải đáp thắc mắc cho số ít hs bên ngoài
- 11h30 kết thúc. Tự đánh giá và xin xác nhận từ trường THPT Nguyễn Công Trứ

Trang 1
Số 268 Lý Thƣờng Kiệt, Quận 10, TP.HCM – Văn phòng: 119B1 (CS1); 105 H1 (CS2)
ĐT: 08.22146888 Fax: 08.8660535
Email: tuyensinh@hcmut.edu.vn, Website: www.bktphcm.net
Diễn đàn tư vấn: www.BKHCM.info / mục Tư vấn tuyển sinh
I. GIỚI THIỆU CHUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -TP.HCM

Mã trường: QSB

Website: www.hcmut.edu.vn

1. Trường ĐHBK – ĐHQG TP. HCM là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học – chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cho phía Nam và cả nước, vươn tới trình độ khu vực Đông Nam Á và thế giới.

2. Trường thực hiện đào tạo Kỹ sƣ, Kiến trúc sƣ, Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ đa
ngành ở 11 khoa: Cơ khí, Địa chất & dầu khí, Điện - Điện tử, Khoa học & Kỹ thuật
Máy tính, Kỹ thuật Hóa học, Quản lý Công nghiệp, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật
Môi trƣờng, Kỹ thuật Giao thông, Công nghệ vật liệu, Khoa học Ứng dụng; và 1
ngành Cử nhân Cao đẳng ở Trung tâm Đào tạo Bảo dƣỡng Công nghiệp.

3. Trường Đại học Bách Khoa theo phương thức học chế tín chỉ 4,5 năm. Học chế tín chỉ
cho phép sinh viên đạt được văn bằng kỹ sư qua việc tích luỹ các khối kiến thức nhau
theo một chương trình đào tạo của từng ngành học. Chương trình đào tạo của mỗi ngành
học trung bình là 153 tín chỉ và thời gian tối đa cho phép học tập là 13 học kỳ (6,5 năm)
gồm 3 khối kiến thức chính: đào tạo chung về nền tảng khoa học cơ bản (3 học kỳ đầu);
khối kiến thức cơ sở ngành (ngành rộng theo từng khoa); khối kiến thức chuyên sâu về
chuyên ngành (ngành hẹp) và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Vào đầu mỗi học kỳ, sinh
viên tự chọn lựa các môn học phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân, theo một
hướng chuyên môn chính để đăng ký học cho mình. Do có quyền tự chọn rộng rãi các
môn học, sinh viên có thể tích luỹ nhanh các môn học để sớm nhận văn bằng kỹ sư hoặc
có thể đăng ký học thêm các môn học thuộc chương trình đào tạo của chuyên ngành thứ 2
để nhận được 2 bằng kỹ sư (trong thời gian cho phép 6,5 năm).

4. Học phí: tùy vào số tín chỉ các môn học khi sinh viên đăng ký vào đầu học kỳ, sẽ có
mức học phí tương ứng, trung bình từ 3 triệu đồng/năm. Ngoài việc miễn giảm học phí
chỉ dành cho các sinh viên thuộc đối tượng chính sách (con liệt sĩ, thương binh, sinh viên
thường trú tại vùng cao, vùng sâu, SV thuộc hộ nghèo …). Các sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn có thể vay tiền ưu đãi để học tập tại ngân hàng Chính sách xã hội. Các sinh viên
có kết quả học tập tốt, có nhiều cơ hội nhận học bổng khuyến khích của nhà trường và
học bổng của nhiều công ty bên ngoài tài trợ hàng năm. Đối với năm nhất sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn sẽ có cơ hội nhận học bổng của các tổ chức Đồng hành, Sacramento,
VietHope, Diamond Plaza…(từ 2 – 2,5 triệu đồng/năm).

5. Trƣờng có 2 cơ sở đào tạo: cơ sở chính ở 268 Lý Thƣờng Kiệt, Q10, TpHCM và


cơ sở 2 của trường ở Dĩ An - Bình Dƣơng (trong làng ĐHQG TpHCM, bên cạnh KTX
ĐHQG, hiện khu nhà H1 đã đi vào hoạt động). Và năm 2008, Ký túc xá Bách Khoa tại
497 Hòa Hảo P.7, Q.10 vừa mới khánh thành (sinh viên học ngoại thành có chỗ ở tại Ký
túc xá Đại học Quốc gia). Các phòng học của nhà trường trang bị đủ các máy chiếu, máy
chiếu Multimedia trong chủ trương tăng cường tối đa cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho
việc học tập của sinh viên.
Trang 2
II.THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC NGÀNH:

1. NHÓM NGÀNH CƠ KHÍ – CƠ ĐIỆN TỬ (QSB109) - KHOA CƠ KHÍ


(Website: http://www.fme.hcmut.edu.vn)
Nhóm ngành Cơ khí là ngành chủ lực và là ngành lâu đời nhất trong khoa Cơ khí. Sinh
viên sau khi học xong khối kiến thức cơ bản, căn cứ vào nguyện vọng và kết quả học tập
ở giai đoạn này sẽ được phân vào 2 chuyên ngành hẹp:

Ngành Kỹ thuật Chế tạo đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng vững vàng về gia công,
chế tạo, chế biến để sản xuất ra sản phẩm cơ khí đạt chất lượng, năng suất và hiệu quả
kinh tế cao.

Kỹ sư khi ra trường có khả năng công tác ở lĩnh vực: phân tích, lựa chọn công nghệ, giám
sát, quản lý bảo trì, thiết kế cải tiến các hệ thống sản xuất; chế tạo, gia công, lắp ráp các
máy móc, thiết bị trong các ngành nông nghiệp; dịch vụ; giao thông vận tải; năng lượng;
công nghiệp nhẹ; môi trường; quân sự – an ninh; xây dựng hoặc tham gia các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Ngành Máy xây dựng và nâng chuyển đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu
về máy xây dựng phục vụ cho ngành Máy xây dựng và các ngành công nghiệp khác.

Kỹ sư khi ra trường có khả năng công tác ở các lĩnh vực liên quan đến máy nâng – vận
chuyển, thang máy, máy sản xuất vật liệu xây dựng, máy làm đất và các thiết bị cơ khí
chuyên dùng trong xây dựng… ở các công ty xây lắp máy, nhà máy xí nghiệp cơ khí sản
xuất chế tạo; các nhà máy chế biến vật liệu xây dựng, thực phẩm, phân bón, cơ khí nông
nghiệp; trạm trộn bêtông; các cảng sông, cảng biển; các công ty khai thác dầu khí, vật
liệu, các khu mỏ đá…

Ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh đào tạo kỹ sư có kiến thức toàn diện và vững vàng trong
lĩnh vực nhiệt lạnh. Kỹ thuật nhiệt nói chung hay kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí nói
riêng là một ngành không thể thiếu trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp
góp phần cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của mọi người cũng như đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp. Kỹ sư ngành nhiệt lạnh có khả năng
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành
như: kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời,
năng lượng gió), lò hơi, tuabin, nhà máy nhiệt điện, kỹ thuật sấy, kỹ thuật tiết kiệm năng
lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng,...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty cơ điện lạnh hoặc kinh doanh thiết bị
lạnh, các cao ốc văn phòng, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: giấy, thực
phẩm, dệt, đông lạnh, đường; các nhà máy nhiệt điện và các công ty tư vấn thiết kế và
nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến ngành này.

Ngành Cơ Điện tử đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về cơ khí, điện tử
và công nghệ thông tin đủ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật như thiết kế, chế tạo, vận
hành, cải tiến và bảo trì các máy móc, thiết bị tự động, dây chuyền sản xuất tự động thuộc
quy trình sản xuất của các nhà máy xí nghiệp tiên tiến, hiện đại.

Kỹ sư khi ra trường có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo dưỡng các
máy móc thiết bị tự động trong dây chuyền sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp tiên tiến,
hiện đại, các nhà máy trong các khu công nghệ cao; khả năng nghiên cứu để làm việc
trong các viện nghiên cứu, các trường Đại học trong lĩnh vực có điện tử và điều khiển tự
động. Trang 3
2. NGÀNH KỸ THUẬT DỆT MAY (QSB112) – KHOA CƠ KHÍ
Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu mặt hàng và điều hành tốt các dây
chuyền sản xuất của ngành Dệt May, gồm các ngành kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc, thiết
kế thời trang.
Khi ra trường kỹ sư có khả năng công tác ở các công ty, xí nghiệp sản xuất (thiết kế mặt
hàng sản xuất ra thị trường; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới; điều
hành dây chuyền thiết bị công nghệ; quản lý công tác bảo trì thiết bị), các công ty kinh
doanh thiết bị, nguyên vật liệu về ngành Dệt May hoặc các Viện, Trung tâm nghiên cứu
vật liệu và sản phẩm, các Trường, cơ sở đào tạo và chuyển giao công nghệ ngành Công
nghệ dệt may. Nhu cầu về kỹ sư Dệt May hiện nay rất lớn nhưng tốc độ đào tạo vẫn còn
chưa đáp ứng đủ cho thị trường Việt Nam.
3. NGÀNH KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP (QSB127) -KHOA CƠ KHÍ
Đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế mới các hệ thống công nghiệp (HTCN) trong sản xuất
và dịch vụ từ qui mô nhỏ đến lớn; điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản
xuất/dịch vụ; phát hiện, mô hình hóa, tìm lời giải và đề xuất để tăng năng suất, g iảm giá
thành, rút ngắn thời gian, nâng cao sức cạnh tranh; phân tích, đánh giá, mô hình hoá và
hỗ trợ ra quyết định cho các cấp quản lý; chủ trì thực hiện các công việc trong quản lý sản
xuất.
KS khi ra trường có khả năng công tác ở các cơ quan, nhà máy, công ty, phòng thí
nghiệm, văn phòng, viện nghiên cứu như: các xí nghiệp may, dệt; các nhà máy liên doanh
lắp ráp thiết bị điện tử, xe hơi; các khu công nghiệp, các công ty thương mại, xây dựng,
cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng . . . Thực hiện các công việc: Quản lý sản xuất; Điều hành
sản xuất - điều độ sản xuất/dịch vụ; Kiểm soát & Quản lý chất lượng; Quản lý vật tư tồn
kho; Chuyên gia tư vấn công nghệ, sản xuất; Các vị trí trợ giúp giám đốc ra quyết định
Với sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập với thế giới hiện nay, các xí nghiệp nhà
máy, công ty ngày càng có nhu cầu kỹ sư ngành này để hỗ trợ trong việc hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm. Trang 4
4. NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT ĐIẠ CHẤT & DẦU KHÍ (QSB120)– KHOA ĐỊA
CHẤT & DẦU KHÍ (Website: http://www.geopet.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật Điạ chất & Dầu khí, ở học kỳ 4, dựa vào nguyện vọng và
một phần vào kết quả học tập ở các học kỳ trước, sinh viên sẽ được phân vào học theo 5
chuyên ngành hẹp:

Kỹ sƣ Địa kỹ thuật có kỹ năng nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và đặc tính địa
kỹ thuật của đất đá. Thí nghiệm, phân tích, kiểm tra tính chất cơ lý của đất đá và các vật
liệu khác. Nghiên cứu ổn định công trình, thiết kế và thi công các giải pháp xử lý nền
móng. Nghiên cứu và dự báo các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình.
Nghiên cứu điều kiện địa chất thủy văn; tìm kiếm thăm dò, khai thác, xử lý và bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các liên đoàn Địa chất thủy văn – Địa chất công
trình, các Đoàn bản đồ địa chất. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên
môi trường, Sở xây dựng. Các công ty tư vấn xây dựng, các công ty khảo sát, công ty
kiểm định xây dựng…

Kỹ sƣ Địa môi trƣờng có kỹ năng nghiên cứu, quản lý và giải quyết những vấn đề bảo
vệ môi trường liên quan đến công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên. Quản lý hoạt động
khai thác tài nguyên khoáng sản theo mục tiêu phát triển bền vững.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các Trường đại học, Viện tài nguyên và môi
trường, Trung tâm khoa học – công nghệ, Liên đoàn Bản đồ địa chất, Liên đoàn Địa chất
công trình – Địa chất thủy văn, Sở tài nguyên & môi trường, Sở khoa học – công nghệ,
Công ty khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng

Kỹ sƣ Địa chất Khoáng sản có kỹ năng nghiên cứu, thực hành trong công tác tìm kiếm
thăm dò và thiết kế khai thác khoáng sản.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác các liên đoàn địa chất, địa chất công trình – địa
chất thủy văn, các sở xây dựng, sở NN&PTNT, sở Tài nguyên & Môi trường, các viện
nghiên cứu địa chất, các công ty khoáng sản các tỉnh, các mỏ khoáng sản.

Kỹ sƣ Địa chất dầu khí có kỹ năng ứng dụng công nghệ địa chất định lượng, các kỹ
thuật chuyên sâu và mô hình hoá - mô phỏng để phân tích bể trầm tích, mỏ phục vụ công
tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Nghiên cứu các chế độ hình thành, lưu trữ, bảo tồn, phá
hủy các loại bẫy dầu khí. Nghiên cứu cấu trúc các bẫy chứa dầu khí, tính toán trữ lượng
tiềm năng, trữ lượng thu hồi và các điều kiện khai thác mỏ.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các công ty dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí
Việt Nam, các Liên đoàn địa chất. Các công ty dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí đa
quốc gia. Viện nghiên cứu và trường đại học…
Kỹ sƣ Khoan – Khai thác dầu khí có kỹ năng thiết kế và thi công các loại giếng khoan
thăm dò, thẩm lượng và khai thác dầu khí. Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thiết bị
công nghệ để khai thác, thu gom và vận chuyển dầu khí. Xây dựng, vận hành, kiểm tra,
bảo dưỡng các trạm nhận và xuất dầu thô và khí đốt.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các công ty trực thuộc Tổng công ty dầu khí
Việt Nam, các công ty dầu khí đa quốc gia, các công ty điều hành chung. Các công ty
dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế, các trường đại học, Viện nghiên cứu, XN khoan và khai
thác nước ngầm, Sở KHCN – MT, Sở NN & PTNT, Sở Công nghiệp… Trang 5
5. NHÓM NGÀNH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (QSB 108) – KHOA ĐIỆN – ĐIỆN
TỬ
(Website : http://www.dee.hcmut.edu.vn)
Các kỹ sư được đào tạo từ Khoa Điện - Điện tử hiện nay đang đóng vai trò quan trọng
trong khắp các lãnh vực khác nhau của nền công nghiệp nước nhà từ ngành Năng lượng
(sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng Điện năng), Công nghiệp Nặng và Công
nghiệp Nhẹ, Dầu Khí, Bưu điện - Viễn thông, Công nghệ Thông tin, Dịch vụ (sữa chữa,
lắp đặt, gia công ...) ...
Sinh viên nhóm ngành Điện & Điện tử sau khi học xong khối kiến thức cơ bản, căn cứ
vào nguyện vọng và kết quả học tập ở giai đoạn này sẽ được phân vào 3 chuyên ngành
hẹp:

Chuyên ngành Điện tử – Viễn thông (250 sinh viên): trang bị các kiến thức về Mạch
điện tử, Hệ thống viễn thông, Kỹ thuật siêu cao tần, Anten truyền sóng, Truyền số liệu,
Thông tin số, Lý thuyết tín hiệu, Xử lý số tín hiệu, Cấu trúc máy tính, Điện tử ứng dụng,
Điện tử y sinh, Quang điện tử, Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu …

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công ty về
lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, Điện tử Tin học, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất
điện tử hóa cao, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về điện tử viễn
thông ...

Chuyên ngành Điện năng (250 sinh viên): trang bị các kiến thức về Mạng truyền tải và
phân phối điện, Trạm và nhà máy điện, Ổn định hệ thống điện, Kỹ thuật cao áp, Kỹ thuật
điện, Hệ thống điều khiển số, Điện công nghệ, Kỹ thuật lạnh, Điện tử công nghiệp, Điện
tử công suất, Truyền động điện, Vận hành và điều khiển hệ thống điện, Nhiệt động lực
học kỹ thuật …

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các cơ quan, công ty Điện lực, nhà máy sản
xuất, phân phối và tiêu thụ điện, phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy
hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện ...

Chuyên ngành Tự động (100 sinh viên, ở chuyên này Khoa có 1 lớp Kỹ sƣ tài năng
với 40 sinh viên): trang bị các kiến thức về Điều khiển tự động, Thiết bị và hệ thống tự
động, Tự động hóa quá trình công nghệ, Kỹ thuật Robot, Đo lường điều khiển bằng máy
tính, Điện tử công suất, Trí tuệ nhân tạo & Hệ chuyên gia …

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các cơ quan, công ty, nhà máy sản xuất công
nghiệp tự động hóa cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh
doanh, nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp ... Trang 6
6. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN(QSB106)–KHOA KHOA HỌC VÀ KĨ
THUẬT MÁY TÍNH (Website : http://www.dit.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính, từ học kỳ 3, dựa vào nguyện vọng
và một phần kết quả học tập ở các học kỳ trước, sẽ được phân vào hai chuyên ngành hẹp
như sau:

Ngành Khoa học Máy tính: Đào tạo các kỹ sư có đạo đức và sức khỏe tốt để làm việc
và có ích cho cộng đồng sau khi ra trường. Khi học tại trường, sinh viên được trang bị
các kiến thức nền tảng của Khoa học Máy tính và phương pháp giải quyết vấn đề, để có
thể tự học các kiến thức và công nghệ mới sau khi tốt nghiệp. Khoa học Máy tính bao
gồm những nguyên tắc của khoa học tính toán, lập trình, xây dựng phần mềm và phát
triển ứng dụng.

Sinh viên có thể làm việc hiệu quả ngoài công nghiệp sau khi ra trường và đi làm từ 6
tháng đến 1 năm, với khả năng thiết kế và hiện thực các hệ thống thông tin, hệ thống tri
thức, và hệ thống phần mềm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội đã nêu. Sinh viên có đủ kiến
thức để có thể học liên thông với các chương trình quốc tế trong thời gian đại học, hoặc
học lên tiếp sau khi tốt nghiệp.

Ngành Kỹ thuật máy tính: Đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý
thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với
trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương
trình đào tạo chuẩn bị cho sinh viên vốn kiến thức và kỹ năng để có thể ra đi làm ngay
sau khi tốt nghiệp hay tiếp tục học lên cao. Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức nền
vững chắc về khoa học và về kỹ thuật, bao gồm: thiết kế phần cứng máy tính và thiết kế
phần mềm vận hành phần cứng; thiết kế các bộ phận, bao gồm cả vi mạch, dùng trong
những hệ thống điều khiển khác nhau (điện thoại di động, máy ảnh số, hệ điều khiển
không lưu, ...) ; thiết kế và thực hiện các hệ thống, mạng máy tính có khả năng tính toán,
lưu trữ, xử lý thông tin với hiệu năng cao. Sinh viên, trong quá trình học tập tại trường,
được phép chọn các môn học chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành mà mình quan
tâm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể vận dụngg được vốn kiến thức đã học, thể hiện khả
năng phân tích chặt chẽ và thiết kế sáng tạo. Ngoài ra sinh viên có thể phát huy tốt kỹ
năng thực hành, biết kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành để giải quyết những bài toán trong
thực tế; có kỹ năng giao tiếp, biết cách làm việc theo nhóm, quản lý nhóm. Các kiến thức
được trang bị trong quá trình đào tạo có thể giúp sinh viên luôn năng động, tự phát triển
và có năng lực để thăng tiến trong nghề nghiệp. Trang 7
7. NHÓM NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA - THỰC PHẨM – SINH HỌC (QSB114) -
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC ( Website : http://www.dch.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành này sau học kỳ thứ nhất, căn cứ vào nguyện vọng, kết quả tuyển
sinh và học tập ở học kỳ trước sẽ được phân vào 3 ngành:

7.1. Kỹ sƣ Công nghệ Hóa học bao gồm 5 chuyên ngành hẹp: Công nghệ Hóa Vô cơ,
Công nghệ Hóa lý - phân tích, Công nghệ Hóa Hữu cơ, Công nghệ Chế biến Dầu khí,
Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học.

Các ngành công nghiệp có liên quan sử dụng sản phẩm đào tạo là: hóa chất, phân bón, vật
liệu xây dựng, lọc hóa dầu, giấy, dệt nhuộm, hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xử lý
chất thải,…
Người kĩ sư công nghệ hoá có thể làm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng các quá trình hoá học, phát triển sản phẩm, thiết kế, mô phỏng,
hiệu chỉnh các quy trình công nghệ và thiết bị, thiết kế, mô phỏng, điều hành hoạt động
của các nhà máy; công tác ở các cơ quan chính phủ, nghiên cứu và giảng dạy tại các
trường Đại học, các viện nghiên cứu hoặc có thể tham gia vào các lĩnh vực thương mại
như: kinh doanh, quản lý, marketing, cố vấn, bán hàng…

7.2. Kỹ sƣ Công nghệ Thực phẩm là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn trong
kế hoạch kinh tế xã hội của nước ta.

Các lĩnh vực được quan tâm là chế biến và bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất
khẩu. Đổi mới công nghệ chế biến trà, cà phê. Gia tăng số lượng cơ sở đông lạnh và chế
biến thủy hải sản. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ chế biến thịt cá, sữa, đồ hộp, rau
quả, nước giải khác, rượu bia,…
Đào tạo Kĩ sư có khả năng điều hành quản lý các quy trình sản xuất trong các nghiên cứu
chế biến thực phẩm, là người nghiên cứu tính chất các sản phẩm thực phẩm, đưa ra quy
trình chế biến các loại sản phẩm mới, kĩ sư thực phẩm còn là người kiểm tra kiểm soát
quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các lĩnh vực sản xuất, mua bán, trình
tự các loại sản phẩm thực phẩm.
Kĩ sư Công nghệ Thực phẩm sẽ làm việc tại các Công ty sản xuất thực phẩm, các viện
nghiên cứu về các vấn đề thực phẩm, trong các cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng
hàng hóa sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

7.3. Kỹ sƣ Công nghệ Sinh học: ngành công nghệ sinh học được coi là ngành mũi nhọn
của thế kỷ 21. Ngành này dần trở thành nền sản xuất công nghiệp mang lại lợi nhuận cao
nhất và làm thay đổi nhiều mặt trong xã hội loài người.

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học được trang bị sâu về kiến thức sinh học, thành thạo các
kỹ thuật gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ Protein, enzym và công
nghệ sinh học môi trường. Sau khi ra trường, kĩ sư có khả năng điều hành các quy trình
sản xuất công nghệ, nghiên cứu công nghệ trong các lĩnh vực: ứng dụng các quá trình
sinh học trong công nghệ sản xuất thực phẩm (các sản phẩm lên men), sản xuất ra các chế
phẩm ứng dụng trong thực phẩm, môi trường, nông nghiệp (các chất thúc đẩy sinh
trưởng, các hoạt chất chống ô nhiễm v.v) hoặc tham gia nghiên cứu trong các lĩnh vực: tế
bào, gien…
Kỹ sư ngành công nghệ sinh học sẽ làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực
phẩm, dược phẩm, sản xuất các sản phẩm lên men, các chất kích thích sinh trưởng, kháng
sinh, vitamin, axit amin và các nhà máy có ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học như
mỹ phẩm, dệt, giấy, thuộc da, các cơ sở khoa học như các viện nghiên cứu công nghệ
sinh học hay các cơ sở quản lý khoa học như Sở Khoa học công nghệ, môi trường, các cơ
sở xử lý ô nhiễm môi trường Trang 8
8. NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (QSB123)– KHOA QLCN
(Website: http://www.sim.edu.vn)
Thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng được đặt trong trường đại học thiên về kỹ
thuật công nghệ, ngành Quản lý Công nghiệp tạo điều kiện để các sinh viên phát triển cả
năng lực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật trong một chương trình đào tạo gồm 3
nhóm môn học:

Nhóm giáo dục đại cƣơng gồm các kiến thức nâng cao về toán - lý - hóa đưa người làm
quản lý sau này có năng lực cơ bản ngang tầm với các kỹ sư. Cùng lúc, các môn học về
xã hội - nhân văn trong chương trình giúp sinh viên có định hướng đúng đắn trong xã hội
và liên tục hoàn thiện bản thân.

Nhóm kinh tế - quản lý gồm kinh tế học, quản lý tiếp thị, quản lý sản xuất, quản lý nhân
sự, hệ thống thông tin quản lý, quản lý tài chính,… trang bị các kiến thức chuyên môn về
quản lý trong tất cả các khâu then chốt của doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình còn rất
chú trọng về tiếng Anh và Công nghệ Thông tin để sinh viên luôn luôn bắt nhịp và sẵn
sàng đương đầu với mọi thử thách trong môi trường kinh doanh. Thiết kế của chương
trình còn có phần môn học tự chọn tạo sự linh hoạt trong tự đào tạo đến từng sinh viên.

Nhóm kỹ thuật công nghệ như kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học,… giúp
nhà quản lý sau này phối hợp hiệu quả với các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng các quá trình và
sản phẩm công nghiệp.

Chương trình đào tạo đặc biệt thích hợp cho những người có thiên hướng quản lý, nhanh
thích ứng, giỏi giao tiếp và giỏi cộng tác với nhiều người để cùng đạt đến mục tiêu mang
tính tối ưu.

Với chương trình đào tạo trên, cử nhân Quản lý Công nghiệp có nhiều thuận lợi trong
những lĩnh vực thiên về định lượng, có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế
hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án,… ở các đơn vị sản xuất công
nghiệp, khu công nghiệp - khu chế xuất và ở cả các đơn vị dịch vụ có sử dụng công nghệ
cao. Cử nhân Quản lý Công nghiệp gặp nhiều thuận lợi để học tiếp lên các bậc học cao
hơn ngay tại Khoa Quản lý Công nghiệp.
Trang 9
9. NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG (QSB115) – KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Website: www.dce.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành KT Xây Dựng sau năm học thứ nhất, căn cứ vào nguyện vọng và
kết quả học tập ở 2 học kỳ trước sẽ được phân vào 3 chuyên ngành hẹp:

Ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp đào tạo sinh viên từng bước làm quen với
công tác của người kỹ sư xây dựng, tiếp thu các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn
về đô thị và lịch sử phát triển đô thị, về kiến trúc công trình từ nhỏ đến lớn, kiến thức hệ
thống kết cấu và chịu lực trong các công trình từ nền móng khung, dầm, sàn, mái,
phương pháp tính toán và thiết kế các hệ thông kết cấu. Thiết kế các công trình nhà cao
tầng, nhà thi đấu có mái che, nhà ga cho tàu điện ngầm, tháp ăng ten truyền hình, rạp
hát .v.v... Sinh viên cũng sẽ đươc cung cấp các kiến thức về quá trình hình thành và quản
lý dự án công trình, tổ chức thi công và các biện pháp để xây dựng các công trình.

Ngành Xây dựng Cầu đƣờng trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn như
thiết kế cầu bê tông cốt thép, thiết kế cầu thép, thiết kế đường ôtô, đường đô thị, thi công
cầu, đường… Ngành chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
cho xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu về xây dựng, sửa chữa cầu đường, chỉnh
trang đô thị ngày càng lớn.

Ngành Cảng – Công Trình Biển đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng các công trình
cảng, các công trình thủy công thuộc công nghiệp đóng tàu biển, xây dựng các bến cảng
hiện tại trên sông, trên biển, tính toán thiết kế hệ thống dầu khoan, xây dựng các công
trình chỉnh trị cửa sông, cửa biển và hải đảo cùng các công trình phục vụ các ngành kinh
tế hàng hải, dầu khí. v.v

Kỹ sư nhóm ngành KT Xây Dựng sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các Bộ, Sở, Ban
ngành về Giao thông vận tải, Nông Nghiệp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa
học Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Công chánh, các công
ty tư vấn và thiết kế xây dựng v..v.

Ngành xây dựng công trình thủy, cấp thoát nƣớc đào tạo kỹ sư làm nhiệm vụ thiết kế,
tư vấn, thi công, giám sát và vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện và cấp thoát
nước.

Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các các trạm bơm nước, hồ chứa cung cấp nước
tưới cho nông nghiệp (Dầu Tiếng, Phước Hòa,…), các nhà máy thủy điện cho phát điện
(Hòa Bình, Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim,…); các hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị
(mạng lưới đường ống, nhà máy xử lý,…); Các công trình chỉnh trị sông chống sạt lở bờ
sông, điều chỉnh dòng chảy,…) Các công trình kiểm soát lũ (ở đồng bằng sông Cửu
Long, miền Đông Nam Bộ,…).
10. NGÀNH TRẮC ĐỊA (QSB130) – KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Đào tạo kỹ sư có năng lực trong nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp đo đạc, thu
thập, xử lý, biễu diễn, quản lý, phân tích và cập nhật các thông tin không gian liên quan
đến đặc điểm vật lý của trái đất và môi trường xây dựng.
Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (từ những thiết bị đặt trên
mặt đất cũng như trên tàu thuyền đến các bộ cảm biến đặt trên máy bay hay các vệ tinh
chuyển động trên trái đất…) và những thông tin trên sẽ được xử lý, phân tích bởi các
công nghệ tiên tiến nhất.
Kỹ sư tốt nghiệp có thể công tác ở nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế xã hội như:
quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường,
quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất, thi công quan trắc biến dạng công trình. Trang
10
11. NGÀNH KIẾN TRÖC (QSB117) – KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
2010 là năm đầu tiên trường ĐHBK TPHCM tuyển sinh ngành Kiến trúc theo quy chế
chung của trường ĐHBK-ĐHQGTPHCM. Với các môn thi Toán, Lý (khối A) và môn
năng khiếu Vẽ (vẽ đầu tượng). Môn toán có hệ số 2, 2 môn còn lại hệ số 1. Điểm thi môn
năng khiếu phải ≥ 5 mới được xét trúng tuyển. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đăng ký
vào ngành QSB-117 phải thi các môn năng khiếu và điểm thi phải ≥ 5 mới được xét trúng
tuyển.
Đào tạo Kiến trúc sư ngành Kiến trúc dân dụng và công nghiệp, có năng lực chuyên môn,
phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật
cao của đất nước.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có:

Kiến thức khoa học cơ sở, khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức chuyên ngành căn bản
về kỹ thuật xây dựng, về Hội họa, nguyên lý sang tác và lịch sử kiến trúc, định hướng tư
duy thẩm mỹ cần thiết cho nghê nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn.

Năng lực sáng tác và thực hành thiết kế các công trình kiến trúc, tư duy lập luận chặt chẽ
và khả năng sang tạo trong hoạt động nghề nghiệp thong qua hệ thống đồ án trải đều
trong toàn bộ chương trình,

Khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế kiến trúc công trình, có
khả năng tự học suốt đời, …

Thời gian đào tạo: 5 năm (10 học kỳ)


Chương trình đào tạo được lập trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo ngành
tương đương tại các trường ĐH RMIT- Úc, ĐH Sydney – Úc, ĐH Maryland – Mỹ, ĐH
Kiến trúc TPHCM, ĐH Kiến trúc Hà Nội, đồng thời cũng được xây dựng trên chương
trình khung của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Đặc thù: Lấy đồ án thiết kế kiến trúc làm hạt nhân cho CTĐT để giúp cho sinh viên có
điều kiện tiếp xúc với môi trường thiết kế. Mục tiêu là khai thác ưu thế trong việc hướng
dẫn sinh viên nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng công trình vào đồ án thiết kế kiến
trúc.Chương trình đưa ra thời lượng tối thiểu dành cho 1 đồ án thực hành thiết kế là 14
tuần (6 tín chỉ cho mỗi đồ án)
Nơi làm việc của Kiến trúc sư rất gần với Kỹ sư xây dựng – tại: Sở Xây dựng – Văn
phòng kiến trúc sư, Viện Tư vấn và Thiết kế Xây dựng đến tỉnh thành, các Công ty tư vấn
thiết kế và xây dựng công trình, Ban Quản lý dự án xây dựng, các công ty lien doanh
nước ngoài, tư nhân trong lĩnh vực xây dựng và quy hoạch đô thị khu công nghiệp, v..v..
12. NGÀNH VẬT LIỆU & CẤU KIỆN XÂY DỰNG (QSB131) – KHOA KT XÂY
DỰNG
(Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn)
Đào tạo các kỹ sư có kiến thức và kỹ năng chuyên môn có thể công tác trong các lĩnh
vực:
-Ứng dụng vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kết và thi công công trình xây dụng dân
dụng và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi và công trình Cảng.

Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, chất lượng các công trình xây
dựng.

Tham gia các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết kế tổ chức dây chuyền sản
xuất, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng.

Nghiên cứu các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng.
Trang 11
13. NHÓM NGÀNH CƠ KỸ THUẬT - VẬT LÝ KỸ THUẬT( QSB136) – KHOA
KHOA HỌC ỨNG DỤNG (Website: http://www.fas.hcmut.edu.vn)
Nền kinh tế đang phát triển cần các kỹ sư nắm vững kiến thức vừa có tính lý thuyết
chuyên sâu vừa có tính liên ngành. Ngành Cơ kỹ thuật đào tạo các kỹ sư đáp ứng các yêu
cầu: Nâng cao chất lượng thiết kế và kiểm định các công trình có liên quan đến cơ học;
Tính toán, mô phỏng các hệ thống cơ học trong kỹ thuật cao cấp; Thiết kế, chế tạo các
trang thiết bị được tự động hoá: người máy, dây chuyền tự động, phương tiện giao
thông…; Xây dựng các phòng thí nghiệm ảo thay thế các phòng thí nghiệm thực; Lập
trình sản xuất phần mềm.
Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các viện cơ học ứng dụng, viện kỹ thuật giao
thông, viện nghiên cứu máy, nghiên cứu về biển, về công trình, về thủy lợi, thủy văn, về
khai thác và vận chuyển dầu khí; Các phòng thiết kế kỹ thuật của các nhà máy, các công
ty có nhiều nhu cầu về chế tạo mới hoặc cải tiến sản phẩm thường xuyên; Các cơ quan
kiểm định, tư vấn kỹ thuật; Các trung tâm lập trình phần mềm về các bài toán cơ học
hoặc tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường Đại học…
Hệ thống y tế Việt nam ngày càng được hiện đại hóa, nhu cầu về kỹ sư Vật lý kỹ thuật Y
sinh để hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế càng tăng. Kỹ sư Vật lý kỹ thuật được đào tạo các lĩnh
vực công nghệ liên ngành, ứng dụng các nguyên lý và phương pháp kỹ thuật (vật lý, cơ
khí, điện tử, hóa học, công nghệ thông tin) trong lĩnh vực y sinh học, đặc biệt trong y
khoa. Các lĩnh vực chuyên môn chính của kỹ thuật Y sinh: Thiết bị y khoa; Thiết bị hiển
thị hình ảnh trong y khoa; Vật liệu y sinh; Tin học y khoa.
Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến, các công ty
sản xuất hoặc thương mại với các sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao, các trường đại
học, viện, phòng thí nghiệm, các đơn vị nghiên cứu có liên quan lĩnh vực y sinh, kiểm tra
môi trường … Trang 12
14. NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT & QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG (QSB125) – KHOA
MÔI TRƢỜNG (Website: http://www.den.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật & Quản lý Môi trường sau khi học khối kiến thức cơ
bản, dựa vào nguyện vọng và một phần vào kết quả học tập ở các học kỳ trước, sinh viên
sẽ được phân vào học theo 2 chuyên ngành hẹp:

Ngành Kỹ thuật Môi trƣờng trang bị kiến thức về hệ thống cấp thoát nước, an toàn và
vệ sinh công nghiệp; kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm các công việc về thiết kế, thi công,
giám sát thi công các công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn

Ngành Quản lý Môi trƣờng trang bị kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên thiên nhiên
(nước, rừng và đất), Quản lý môi trường đô thị (khí, nước thải và chất thải rắn), quản lý
khu công nghiệp.

Kỹ sư Quản lý môi trường có thể làm việc tại các cơ quan xí nghiệp, công ty, các cơ quan
quản lý mơi trường cấp quận huyện trở lên và là người phụ trách công tác quản lý mơi
trường tại cơ quan đó.
15. NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT GIAO THÔNG (QSB126) – KHOA KT GIAO
THÔNG
(Website: http://www.dte.hcmut.edu.vn)
Sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật Giao thông sau khi học khối kiến thức cơ bản, dựa vào
nguyện vọng và kết quả học tập ở các học kỳ trước, sinh viên sẽ được phân vào học theo
3 chuyên ngành hẹp:

Ngành Kỹ thuật Hàng không đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thiết kế, tính toán, tổ
chức và điều hành hệ thống sản xuất, khai thác.

Ngành Kỹ thuật Ôtô-máy động lực đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng chế tạo, lắp
ráp, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác, chế tạo phụ tùng, quản lý và đánh giá, kiểm định
chất lượng các loại ôtô, máy động lực và các phương tiện thiết bị cơ giới.

Ngành Kỹ thuật Tàu thủy đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng chế tạo, lắp ráp, bảo
dưỡng, sửa chữa, khai thác, chế tạo phụ tùng, quản lý và đánh giá, kiểm định chất lượng
các loại tàu thủy, máy động lực…

Kỹ sư ngành Ôtô – Máy Động Lực – Tàu thủy – Hàng không có khả năng công tác:

Trong các nhà máy chế tạo, lắp ráp, đóng mới, xưởng chế tạo phụ tùng hay thiết bị thay
thế hoặc xưởng sửa chữa, bảo dưỡng các loại ô tô, tàu thủy, máy bay, máy động lực và
các phương tiện hay thiết bị cơ giới gần với các loại trên.
Trong các đơn vị vận tải, cơ quan quản lý, điều hành, khai thác và đánh giá kiểm định
chất lượng sử dụng, đơn vị xuất nhập khẩu về các loại ô tô, tàu thủy, máy bay, máy động
lực…
Trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo như các Viện, các Sở, các bộ phận
nghiên cứu về kỹ thuật các loại ô tô, tàu thủy, máy bay, máy động lực … Trang 13
16. NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU (QSB129) – KHOA CN VẬT LIỆU
(Website: http://www.fmt.hcmut.edu.vn)
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu về vật liệu có tính năng đặc biệt
ngày càng cao và đa dạng. Kỹ sư công nghệ vật liệu được đào tạo theo hướng ngành
rộng, có năng lực đáp ứng các yêu cầu thiết kế công nghệ sản xuất, chế tạo, gia công vật
liệu; lựa chọn, sử dụng vật liệu tối ưu cho các ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
Sau khi học xong khối kiến thức cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành, sinh viên sẽ được phân
ngành theo 3 hướng chuyên ngành hẹp: Vật liệu Kim loại -hợp kim, Vật liệu Silicat,
Vật liệu Polyme.
Yêu cầu đối với người học: có năng khiếu về các môn học toán, vật lý và hoá học. Khác
với ngành CN Hoá học sinh viên học ngành CN vật liệu không đi sâu nhiều về hoá học.
Toán học giúp sinh viên giải quyết các bài toán về kết cấu, về cấu trúc, các bài toán kỹ
thuật. Vật lý là nền tảng để sinh viên hiểu các hiện tượng và cùng với kiến thức hoá học
sinh viên hiểu rõ về cấu trúc vật liệu từ đó có những giải pháp tối ưu trong việc chế tạo,
gia công và sử dụng vật liệu.
Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các công ty sản xuất, gia công vật liệu phục vụ
các ngành công nghiệp khác như luyện cán thép, gốm sứ, nhựa, cao su, vật liệu xây dựng,
vật liệu trang trí nội thất…; các công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công
nghiệp hoặc các đơn vị bảo dưỡng, sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông
ngư nghiệp; các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực
khoa học và công nghệ vật liệu, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật
liệu…
17. CAO ĐẲNG BẢO DƢỠNG CÔNG NGHIỆP (QSBC65)
(Website: www.iut.hcmut.edu.vn)
Bên cạnh 16 ngành tuyển sinh bậc Đại học trên, nhà trường còn xét tuyển lớp Cao đẳng
ngành Bảo dưỡng công nghiệp. Thí sinh nộp đơn khi có kết quả tuyển sinh Đại học khối
A (nộp đơn và xét tuyển cùng thời điểm xét nguyện vọng 2).
Ngành Bảo dưỡng công nghiệp đào tạo kỹ thuật viên cao cấp làm việc trong lĩnh vực bảo
dưỡng công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy, xí nghiệp.
Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ điện như hàn, cơ khí, khí nén, thủy lực, lạnh
– điều hòa, tự động hóa, điện và điện tử. Khối lượng thực hành của các môn học cơ
điện chiếm từ 50 - 70% giúp cho sinh viên có khả năng thực hành và có thể làm việc
được ngay sau khi tốt nghiệp. Trang 14
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ GIẢI ĐÁP THÔNG TIN

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN VÀ VIỆC LÀM:

Website: www.bktphcm.net/tuyensinh

ĐT : (08)2214 6888

BTC: 0918.650.717 (Chị Thúy – PGĐ Trung tâm)

Hộp thư: tuyensinh@hcmut.edu.vn

Diễn đàn: http://bkhcm.info Box: “Tư vấn tuyển sinh”

PHÕNG ĐÀO TẠO:

Website: www.aao.hcmut.vn/tuyen_sinh

(luôn cập nhật các thông tin mới về tuyển sinh)

Hộp thư: pdt@aao.hcmut.edu.vn

You might also like