You are on page 1of 3

Có 5 loại thị trường cơ bản được xác định là: thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị

trường
sức lao động; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường bất động sản; thị trường tài
chính. Sự phát triển đồng bộ cả 5 loại thị trường cơ bản ấy là nền tảng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tuy nhanh, chậm, và quy mô có khác nhau, nhưng các loại thị trường ở Việt Nam đều
chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế
từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa gồm nhiều thành phần và nay là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, thời gian phát triển chưa nhiều,
nhất là so với những nước phát triển có nền kinh tế thị trường đã tồn tại hàng trăm năm,
nhưng về cơ bản thể chế kinh tế thị trường ở nước ta đã dần được hình thành.

Những năm gần đây, việc phát triển các loại thị trường ở nước ta có nhiều chuyển biến rõ
nét. Điều đó được thể hiện trên một số chỉ tiêu cụ thể, như: tổng mức hàng hóa bán lẻ và
doanh thu tăng mạnh; việc lưu thông hàng hóa được tự do theo quy luật kinh tế thị trường
cùng với sự tăng nhanh sức mua hàng hóa do đời sống nhân dân được cải thiện, làm cho
tổng mức lưu chuyển hàng hóa cũng tăng nhanh theo; kim ngạch xuất nhập khẩu qua các
năm không ngừng tăng; quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có chuyển biến
tích cực. Thị trường dịch vụ tuy mới được hình thành, nhưng cũng đã có những bước phát
triển mạnh mẽ và đa dạng, có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời
sống nhân dân. Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hóa, các điểm kinh doanh dịch vụ phát
triển mạnh và rộng khắp trên phạm vi cả nước; hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại,
hội chợ triển lãm hàng hóa phát triển. Chính sách thương mại đã thay đổi theo hướng
ngày càng phù hợp hơn không những với nội dung của một nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn hội nhập ngày một sâu hơn với các "luật chơi" của các tổ
chức quốc tế, nhất là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong nền KTTT, giữa các thị trường có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, dựa vào nhau và
tác động lẫn nhau. Thị trường đầu ra của ngành này, doanh nghiệp này có khi lại là thị
trường đầu vào của ngành khác, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu một thị trường nào đó
không phát triển đầy đủ hoặc trì trệ sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển và phát huy vai trò,
chức năng của các thị trường khác, ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của hệ thống thị
trường.

Năm là, thể chế kinh tế góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật
của kinh tế thị trường, kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực là tạo ra cơ chế năng
động, sáng tạo và hiệu quả thì cũng thường xuyên xảy ra tiêu cực cần hạn như cạnh tranh
và chính phủ, chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã hội, phân hoá giàu nghèo...
thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách mà tác động điều chỉnh, hạn chế
các mặt tiêu cực trên đây.

Bốn là, thể chế kinh tế hình thành góp phần đồng bộ hoá hệ thống thị trường, từng bước
hoàn thiện và phát triển hệ thống thị trường của nền KTTT nước ta.
Theo quan niệm hiện nay hệ thống thị trường đồng bộ bao gồm hai vấn đề: Thứ nhất,
phải có đẩy đủ các loại thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố hay thị trường đầu vào
hay thị trường đầu ra.
Thứ hai, bảo đảm cho các loại thị trường này phát triển cân đối cả về qui mô, trình độ.
Tính đồng hộ của hệ thống thị trường có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình phát triển
hệ thống thị trường và nền kinh tế. Nếu thiếu một trong các loại thị trường thì một mặt,
các chủ thể sản xuất kinh doanh khó có được những cơ hội và điều kiện thuận lợi, bình
đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển; mặt khác, tính đồng
hộ, tính ràng buộc và tính cân đối giữa chúng bị vi phạm sẽ cản trở, thậm chí làm phá vỡ
các chiến lược kinh doanh đã định.
Tổ hợp ba hệ thống “con” của cả hệ thống thể chế kinh tế gồm: các quy tắc quy định
“luật chơi” kinh tế; các chủ thể tham gia “trò chơi” kinh tế và cơ chế tổ chức thực thi
“luật chơi” kinh tế – đã được xây dựng tương đối đầy đủ và đang dần hoàn thiện.

- Bàn về hệ thống “con” liên quan đến “luật chơi” kinh tế: Thời gian qua ở Việt Nam,
điểm nổi bật là đã thiết lập rất nhiều văn bản pháp luật và dưới luật… Nội dung pháp luật
kinh tế ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường, với thông lệ quốc tế. Đặc biệt,
khung pháp luật đã cho phép thực hiện những bước đi đầu tiên trong quá trình chuyển đổi
hoạt động quản lý về kinh tế của Nhà nước từ can thiệp trực tiếp sang tác động gián tiếp
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, một loạt cải tiến trong công tác soạn
thảo, thẩm định, ban hành văn bản cũng như kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn
bản pháp luật trên diện rộng và việc phổ biến thông tin pháp luật một cách tích cực đã
góp phần làm cho “luật chơi” đi nhanh vào cuộc sống và chấp hành nghiêm chỉnh hơn.
Có thể nói, toàn bộ hệ thống “luật chơi” kinh tế hiện nay đã không chỉ tạo hành lang pháp
lý cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần, khai
thác hiệu quả các nguồn lực của toàn xã hội, giúp cho thị trường các yếu tố sản xuất quan
trọng (thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường khoa
học – công nghệ,…) hình thành và vận hành hiệu quả hơn, mà còn tạo dựng và thúc đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy đã có những cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong hệ thống “luật
chơi”, song cũng phải thừa nhận rằng, hệ thống này hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu, đòi
hỏi của công cuộc đổi mới để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

- Bàn về các chủ thể tham gia “trò chơi” kinh tế: hai trong ba chủ thể rất quan trọng là
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự đã ngày càng thể hiện vai trò to lớn, tích cực
trên thị trường. Doanh nghiệp nhà nước đang được đổi mới trên cơ sở xác định rõ chức
năng sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước để bảo đảm minh bạch quyền của
chủ sở hữu và đang phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế khác. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là khối doanh nghiệp trong
nước, cũng đang thực sự đóng góp có chiều sâu vào phát triển kinh tế của đất nước. Khối
các tổ chức xã hội dân sự ngày càng thể hiện vai trò trong việc tham gia tích cực vào các
hoạt động cung cấp dịch vụ công, thay thế dần vị trí của các cơ quan công quyền trong
việc bảo đảm một số dịch vụ công cộng.

Một chủ thể đặc biệt quan trọng là Nhà nước, với đặc thù vừa tham gia điều hành hoạt
động kinh tế và vừa tham gia hoạt động kinh tế, thời gian qua cũng có nhiều đổi mới tích
cực, đó là: đổi mới cơ cấu hệ thống bộ máy quản lý nhà nước; đổi mới chức năng kinh tế,
nhà nước theo hướng gần hơn với cơ chế thị trường.

Giảm thuế:
Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm
cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.10 mục
IV Phần C Thông tư này nếu hạch toán riêng được.

You might also like