You are on page 1of 17

THẢM HỌA MINAMATA

Thứ sáu, 19/09/2008 09:36 am

"Nếu không cẩn thận, tới năm 2050, 76km của sông Thị
Vải sẽ trở thành 76km sông chết", Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên bức xúc trong
buổi họp báo sáng ngày 17.9.
Dòng sông Thị Vải, đã bao lâu nay "oằn mình kêu khóc"
bởi mức độ ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy và KCN
hai bên bờ gây ra, giờ đã có tới gần 15km không loài sinh
vật nào có thể tồn tại.
Câu chuyện của dòng Thị Vải gợi nhớ nhiều tới câu chuyện
về Vịnh Minamata của Nhật Bản cách đây mấy chục năm.
Đó cũng là câu chuyện cái giá của phát triển kinh tế tác
động lên môi trường.

Có lẽ không có người Nhật nào lại không biết đến cái tên
Minamata, là tên của một thành phố xinh đẹp đầy thơ mộng
tại Kyushu, giáp ranh giữa hai tỉnh Kagoshima và
Kumamoto. Thế nhưng đã có hẳn một căn bệnh mang tên
của vùng vịnh này, căn bệnh Minamata đã từng là điều kinh
hoàng của biết bao người Nhật trong những năm cuối thập
kỉ 60 đầu 70 của thế kỷ trước, đúng vào thời kì phát triển
kinh tế 'kì diệu' của Nhật Bản.
Năm 1975, tập đòan Chisso của Nhật Bản đã thu được 200
triệu đô la Mỹ lợi nhuận từ hóa dầu, được quản lý hiệu quả.
Nhưng Chisso phải đóng cửa không lâu sau đó.Rắc rối của
Chisso bắt đầu từ năm 1950 sau khi mở một nhà máy sản
xuất acetaldehyde tại cảng đánh cá Minamata và bắt đầu xả
thải vào vịnh Minamata.
Một trong những chất thải có độc tính cao là hợp chất
mêtyl thủy ngân (methyl mercury) đã đi vào chuỗi thức ăn
từ các phiêu sinh vật vào cá nhỏ đến những lọai cá lớn có
mặt trong thành phần chủ yếu trong thực đơn hằng ngày
của cư dân địa phương.
Vào năm 1953 ô nhiễm thủy ngân đã đạt đến mức nguy
hiểm ở một số người, họ bắt đầu trải qua các triệu chứng
liệt mà hiện nay được gọi là bệnh Minamata.

Rú lên vì đau đớn và trải qua những cơn co thắt, 106 công
dân của Minamata đã chết trong thời gian một thập kỷ, và
nhiều nạn nhân khác trở nên mù, điếc hoặc mất trí. Một số
dân chúng bị mắc những chứng thần kinh như: tay chân
run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cử động,
tầm nhìn mắt bị giới hạn. Nếu mẹ bị ngộ độc lúc có thai,
phát triển của óc thai nhi bị ảnh hưởng và trẻ sơ sinh có thể
bị những chứng giống như liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu
quá nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm.

Năm 1963, sau khi các nhà khoa học đã xác định ngộ độc
thủy ngân là nguyên nhân của tai nạn nói trên. Chính quyền
đã cấm đánh bắt cá tại vịnh và ra lệnh cho Chisso lọai bỏ
chất ô nhiễm ra khỏi chất thải của nhà máy. Công ty sau đó
không lâu đã ngừng sử dụng thủy ngân trong các quy trình
công nghiệp của mình.
Bốn mươi đã năm đã qua và Vịnh Minamata không còn bị
ô nhiễm methyl mercury nữa, các nhà máy đổ chất mercury
xuống biển đóng cửa đã lâu và đáy vịnh chứa MeHg cũng
đã được vét sạch.
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về "thảm hoạ Minamata".

16:40 (GMT+7) - Thứ Năm, 18/9/2008

Câu chuyện của dòng Thị Vải gợi nhớ nhiều tới câu chuyện về vịnh Minamata của
Nhật Bản cách đây mấy chục năm

"Nếu không cẩn thận, tới năm 2050, 76km của sông Thị Vải sẽ trở thành 76km sông chết",
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên bức xúc trong buổi họp báo
sáng ngày 17/9.

Dòng sông Thị Vải, đã bao lâu nay "oằn mình kêu khóc" bởi mức độ ô nhiễm trầm trọng do các
nhà máy và khu công nghiệp hai bên bờ gây ra, giờ đã có tới gần 15km không loài sinh vật nào
có thể tồn tại.

Câu chuyện của dòng Thị Vải gợi nhớ nhiều tới câu chuyện về vịnh Minamata của Nhật Bản
cách đây mấy chục năm. Đó cũng là câu chuyện cái giá của phát triển kinh tế tác động lên môi
trường.

Có lẽ không có người Nhật nào lại không biết đến cái tên Minamata, là tên của một thành phố
xinh đẹp đầy thơ mộng tại Kyushu, giáp ranh giữa hai tỉnh Kagoshima và Kumamoto. Thế nhưng
đã có hẳn một căn bệnh mang tên của vùng vịnh này, căn bệnh Minamata đã từng là điều kinh
hoàng của biết bao người Nhật trong những năm cuối thập kỉ 60 đầu 70 của thế kỷ trước, đúng
vào thời kì phát triển kinh tế "kì diệu" của Nhật Bản.

Năm 1975, tập đoàn Chisso của Nhật Bản đã thu được 200 triệu đô la Mỹ lợi nhuận từ hóa dầu,
được quản lý hiệu quả. Nhưng Chisso phải đóng cửa không lâu sau đó. Rắc rối của Chisso bắt
đầu từ năm 1950 sau khi mở một nhà máy sản xuất acetaldehyde tại cảng đánh cá Minamata và
bắt đầu xả thải vào vịnh Minamata.

Một trong những chất thải có độc tính cao là hợp chất mêtyl thủy ngân (methyl mercury) đã đi
vào chuỗi thức ăn từ các phiêu sinh vật vào cá nhỏ đến những lọai cá lớn có mặt trong thành
phần chủ yếu trong thực đơn hằng ngày của cư dân địa phương.

Vào năm 1953 ô nhiễm thủy ngân đã đạt đến mức nguy hiểm ở một số người, họ bắt đầu trải
qua các triệu chứng liệt mà hiện nay được gọi là bệnh Minamata.

Rú lên vì đau đớn và trải qua những cơn co thắt, 106 công dân của Minamata đã chết trong thời
gian một thập kỷ, và nhiều nạn nhân khác trở nên mù, điếc hoặc mất trí. Một số dân chúng bị
mắc những chứng thần kinh như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cử
động, tầm nhìn mắt bị giới hạn. Nếu mẹ bị ngộ độc lúc có thai, phát triển của óc thai nhi bị ảnh
hưởng và trẻ sơ sinh có thể bị những chứng giống như liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu quá
nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm.

Năm 1963, sau khi các nhà khoa học đã xác định ngộ độc thủy ngân là nguyên nhân của tai nạn
nói trên. Chính quyền đã cấm đánh bắt cá tại vịnh và ra lệnh cho Chisso lọai bỏ chất ô nhiễm ra
khỏi chất thải của nhà máy. Công ty sau đó không lâu đã ngừng sử dụng thủy ngân trong các
quy trình công nghiệp của mình.

Bốn mươi đã năm đã qua và Vịnh Minamata không còn bị ô nhiễm methyl mercury nữa, các nhà
máy đổ chất mercury xuống biển đóng cửa đã lâu và đáy vịnh chứa MeHg cũng đã được vét
sạch.

Nhưng bài học đau xót của Vịnh Minamata vẫn còn đó như là ví dụ tiêu biểu nhất của việc phát
triển kinh tế đưa tới những tác hại xấu về môi trường cho con người. Cho đến ngày 30/4/1997,
số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới
17 ngàn người.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trong cuộc họp báo 17.9 cũng nói: "Những năm 93, 94, khi đất
nước đang đứng trước yêu cầu phát triển, chúng ta gần như trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư
nước ngoài vào mà chưa chú ý nhiều tới yếu tố môi trường. Nhưng tới nay khó có thể vì phát
triển bằng mọi giá mà quên đi những thảm hoạ về môi trường. Với hiện trạng đang xảy ra hiện
nay, thế giới họ đang mang chiếc áo bẩn nhất của họ tới giặt ở Việt Nam".

Việt Nam chúng ta đang bước vào kỷ nguyên kỹ nghệ hóa tương tự như Nhật Bản 40 năm trước
đây, liệu có tránh được vết xe đổ của bài học Minamata?

Bệnh Minamata – Điều người Nhật không thể nào quên


Để có sự hiện đại như ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế
của mình, người Nhật cũng đã từng phải trả những giá đắt. Có lẽ
không có người Nhật nào lại không biết đến cái tên Minamata, là tên
của một thành phố xinh đẹp đầy thơ mộng tại Kyushu, giáp ranh
giữa hai tỉnh Kagoshima và Kumamoto. Căn bệnh Minamata đã từng
là điều kinh hoàng của biết bao người Nhật trong những năm cuối
thập kỉ 60 đầu 70, đúng vào thời kì phát triển kinh tế ‘kì diệu’ của
Nhật bản. Ngày ngay người Nhật luôn nhắc nhở, giáo dục thế hệ sau
này của mình rằng, sẽ là điều không thể tha thứ được nếu những căn
bệnh như Minamata lại bị tái diễn trong tương lai.

Ảnh: Lễ tưởng niệm các nạn nhân của căn bệnh Minamata

PHẦN I

1. Minamata là căn bệnh gì?


Minamata là căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm
nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm,
hoặc bị di truyền về sau. Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc
tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố,
căn bệnh này cho công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường.

Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh
trung ương. Các triệu chứng là chân và tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, mệt mỏi, ù tai, mắt
mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu
tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh.

Có những bệnh nhân bị mắc bệnh Minamata kinh niên, như là đau đầu, mệt mỏi thường
xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Những điều này biểu lộ không rõ
nét nhưng làm cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều người còn bị bệnh
Minamata bẩm sinh khi mẹ của họ đã ăn cá bị ô nhiễm methyl thủy ngân khi đang mang
thai họ, khiến cho họ sinh ra đã là người tàn tật. Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để
chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng
trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Ngoài những tổn hại về mặt cơ thể con
người, còn có những tổn hại về mặt xã hội nữa, chắc hạn có những sự phân biệt đối xử
với những người mắc căn bệnh này.

2. Thủy ngân hữu cơ là gì?

Con người đã có một lịch sử lâu dài với thủy ngân. Ở Nhật bản, thủy ngân được sử dụng
cùng với vàng để dát lên bức tượng Phật khổng lồ ở Nara, trong thời Edo, thủy ngân được
sử dụng để chế thuốc và bột bôi mặt. Tại Nhật, những nơi có tên là Niu chỉ đây là những
khu vực mà thủy ngân đã được sản xuất và sử dụng.

Thủy ngân được phân ra làm hai loại: Thủy ngân hữu cơ và vô cơ. Thủy ngân kim loại, là
loại thủy ngân vô cơ, được dùng trong nhiều sản phẩm quen thuộc như đèn huỳnh quang,
ác qui, nhiệt kế.

Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào
một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng.
Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới
não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Methyl thủy ngân cực kì độc và gây nên những hậu
quả khôn lường.

3. Có bao nhiêu người đã mắc bệnh Minamata?

Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận
là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484
người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi
được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo
Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có
một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa
kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do,
chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata.

Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh
Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa
Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng
đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada. Trong những năm gần đây, sông và hồ vùng Amazon
và Tanzania bị nhiễm thủy ngân cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người.

4. Công ty Chisso là công ty gì?

Chisso đầu tiên là một công ty nhà máy thủy điện vào thời Meiji (1908). Sau đó, công ty
này xây dựng một nhà máy sản xuất các bua tại Minamata. Sau đó công ty này có một
thời gian dài sản xuất phân hóa học, và là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của
Nhật bản.

Khi công ty Chisso phát triển quá trình sản xuất của mình tại Minamata và Minamata đã
trở thành một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu ở tỉnh Kumamoto, nhưng quá
trình ô nhiễm do công ty Chisso gây nên thì ngày càng tăng. Một giám đốc của công ty
Chisso đã từng là Thị trưởng của thành phố Minamata. Công ty Chisso càng có ảnh
hưởng tới khu vực và người dân càng bị phụ thuộc vào sự phát triển của Chisso.

Ngoài các loại phân hóa học, Chisso còn sản xuất axit acetic, vinyl chloride và các loại
chất dẻo. Chisso đã là một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng
nhanh chóng của Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần II.

Từ thời Taisho (1912-1926), nước biển bị ô nhiễm do nước thải của Chisso đổ ra đã gây
nên một số vấn đề. Tuy nhiên, từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy
ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất
nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng
xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Thậm chí sau khi công ty Chisso biết rõ chính những nước thải của công ty họ gây nên
căn bệnh Minamata, nhưng công ty vẫn không ngừng quá trình sản xuất của mình. Trong
lần xét xử đầu tiên về căn bệnh Minamata, thái độ thờ ơ của Chisso đã bị chỉ trích kịch
liệt.

Minamata là tên của một thành phố thơ mộng, xinh đẹp
thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản). Nhưng Minamata
còn là tên gọi một căn bệnh đã từng gây nỗi kinh hoàng
cho biết bao người Nhật. Năm 1956 và năm 1968, người
ta phát hiện ra những người mắc bệnh ở Minamata với
biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt
mờ, nói lắp bắp...

Theo http://irv.moi.gov.vn

Nhiều bệnh nhân đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng mắc bệnh. Có nhiều

người bị mắc bệnh Minamata kinh niên, hoặc bẩm sinh. Họ sinh ra bị tàn tật vì người

mẹ khi mang thai đã ăn cá bị nhiễm độc ở vùng vịnh....

Vì sao lại như vậy? Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức tuyên bố:

căn bệnh này do Công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Các nhà máy

hóa chất của Công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm

cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá, thủy ngân hữu cơ xâm nhâp vào cơ thể con người,

chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương, gây nên căn bệnh mà các nhà

y học gọi là bệnh Minamata. Tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho biết, đến nay có gần

13.000 người mắc bệnh Minamata, có hơn 2.000 người bị chết. Năm1965, bệnh

Minamata còn bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty

Showa Denko thải thủy ngân xuống lòng sông. Ngoài bệnh Minamata, các nhà nghiên

cứu về kinh tế-môi trường của Nhật đã không ngần ngại khi đưa ra bản danh sách các

căn bệnh, các vụ nhiễm độc như bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama, nhiễm độc catmi,

nhiễm độc đồng.... do các nhà máy thải chất thải nguy hại ra môi trường trong suốt

mấy chục năm phát triển công nghiệp.

Ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ sở 1996 – 2010, và mới đây,

ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ lại ký Nghị định Quy định về khu công nghiệp,

khu chế xuất và khu kinh tế. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có gần 190 khu công

nghiệp (KCN) với tổng diện tích 44.000 ha, trong đó có hơn 110 KCN đã đi vào hoạt

động. Các KCN đã thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 30 tỉ

USD. Ngoài ra còn có 3.000 dự án trong nước với tổng vốn gần 200 ngàn tỉ đồng, giải

quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Các KCN đã tạo ra một bộ mặt mới cho công
nghiệp Việt Nam. Các KCN được phân bố ở 54 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở các vùng

Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung, làm cho đường giao

thông, cảng sông, cảng biển, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch

vụ... phát triển. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tác phong công nghiệp có trình độ

quản lý được hình thành. Trong những năm qua, nhiều thương hiệu của các doanh

nghiệp trong KCN đã xuất hiện và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Có thể nói, thành tựu của KCN đã đánh dấu một mốc son trong phát triển kinh tế

nước ta thời hội nhập. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết mà
trước hết là ô nhiễm môi trường. Do KCN thường bám sát quốc lộ, gần khu vực dân

cư, cộng với việc một số doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu,

nguyên liệu kém chất lượng, đã làm cho môi trường càng thêm ô nhiễm. Trong số

154 KCN đang hoạt động trên toàn quốc chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải

tập trung (chiếm 25%), chính vì hệ thống nước thải ở các KCN chưa được xây dựng

đồng bộ, nên lượng nước thải công nghiệp mỗi ngày thải ra môi trường khoảng

500.000-700.000 m3 hầu hết chưa được xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước. Tình

trạng ô nhiễm trên một số con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng

Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... đã đến mức báo động. Đó là chưa kể, các KCN khi

xây dựng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường, làm ô nhiễm môi trường không khí và

khi sản xuất, các chất thải rắn không có chỗ chôn lấp, cũng như không có hệ thống

xử lý, làm cho môi trường càng ô nhiễm. Hiện nay, chất thải công nghiệp mỗi năm

lên tới hơn 2,9 triệu tấn, trong đó các KCN là 1,2 triệu tấn và khối lượng chất thải

nguy hại chiếm 175.000 tấn, nhưng lượng thu gom, xử lý không được 50%. Nếu kể cả

lượng rác sinh hoạt, trong 20 năm qua còn tồn đọng 70 triệu tấn, trong khi cả nước

hiện có 850 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, nhưng chỉ có 8 bãi là hợp vệ sinh.

Các KCN làm ô nhiễm môi trường đã gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ngân

hàng thế giới đã đưa con số: Mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các

lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Không phải ngẫu nhiên mà nhân

50 năm ngày phát hiện ra bệnh Minamata, Hội đồng Môi trường Nhật Bản đã tổ chức

một diễn đàn quốc tế về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe ở thành phố

Kumamoto với chủ đề "Bài học gì từ 50 năm phát hiện ra bệnh Minamata?". 300 đại
biểu đến từ 141 vùng lãnh thổ của 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã rút ra bài

học cho mình là, không vì tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua nguy cơ ô nhiễm môi trường

tiềm ẩn gây hậu họa lâu dài cho đất nước và con người.

Bước vào thực hiện CNH, HĐH, Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm của các nước

đi trước là sớm có Chiến lược bảo vệ môi trường; đó là việc ban hành Luật Môi trường,

thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình

trạng ô nhiễm là do pháp luật chưa đồng bộ, thực hiện chưa nghiêm, hệ thống quản

lý chưa đủ mạnh mặc dù lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập, chế tài xử
phạt chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường.

Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý trách nhiệm hình sự và công khai

trên các phương tiện thông tin đại chúng khi vi phạm Luật Môi trường. Nhiều doanh

nghiệp còn thiếu ý thức, chưa coi chi phí bảo vệ môi trường là chi phí sản xuất cần

thiết. Kết quả kiểm tra năm 2007 của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy: 10% các cơ sở

công nghiệp được kiểm tra không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản

cam kết bảo vệ môi trường chưa có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 125/156 cơ sở

không thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường; 102/140 cơ sở phát sinh

nước thải vượt tiêu chuẩn; 77 cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không quản

lý, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước, không lập hồ sơ đăng ký chủ

nguồn chất thải nguy hại. Hiện nay, việc giải quyết ô nhiễm môi trường ở các KCN

đang là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc làm đó

đạt kết quả khả quan hay không còn tùy thuộc vào việc đã coi môi trường là yếu tố

cơ bản của sản xuất và của chất lượng cuộc sống hay chưa? Kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội năm 2008 được Quốc hội thông qua đã chỉ rõ, cần ngăn chặn, xử lý kịp thời

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, khu vực đô thị, KCN, vùng đầu

nguồn nước, ven biển, khu vực làng nghề. Kế hoạch cũng nêu ra các chỉ tiêu về môi

trường, trong đó năm 2008, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%; Tỷ lệ

chất thải rắn được thu gom đạt 80%; Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%; Tỷ lệ

KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là
60%. Thực hiện những chỉ tiêu này sẽ giảm bớt ô nhiễm môi trường ở KCN và đảm

bảo phát triển bền vững.

Người Trung Quốc, Ấn Độ xa xưa cho rằng thuỷ ngân là thần dược giúp trường sinh bất
lão. Người La Mã sử dụng chất lỏng lấp lánh này để chế mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân có
“cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng.

Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt
cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu
Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury.

Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các
thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một
lượng thủy ngân chừng hơn 200 gam vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc”
nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn.

Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh, chẳng hạn để chữa
bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19,
loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy
ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng
và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho
trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun.

Những vụ án kinh hoàng

Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những
nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật.

Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại
khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung
Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm chung sống với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí
quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm
qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo
giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.

Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng
người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành “hỗn hống”
(amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất hòa tan trong thủy ngân thành
hỗn hống, sau đó tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Các tấm đồng
này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một
lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng. Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được
trang bị bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính, song cũng không ngăn
được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Hơn 10 người thợ đã
chết vì những căn bệnh bí hiểm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên
quan đến ma quỷ trong vụ án này.
Những cơn điên loạn và cái chết của Sa hoàng Ivan IV Vaxilievich (1530 - 1564) là một
bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình
thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một
cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên
bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa
đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật
hài cốt của ông do các nhà khoa học tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là
thủy ngân. Do ông bị mắc chứng đau nhức xương, các ngự y đã kê đơn cho sử dụng
nhiều loại thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài, khiến ông bị ngộ độc. Xét
nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất cao.

Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ 17 đã khẳng định, sự nhiễm
độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Carl (Charles) II thuộc triều
đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị
một phòng thí nghiệm trong cung đình; tại đó, ông đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung
thủy ngân. Trong nhiều tài liệu có mô tả các triệu chứng của Carl II như tính cáu gắt,
chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc) kinh niên. Các bệnh này do tác
động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra. Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương
thuốc hiệu nghiệm nhất của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không
thể cứu được nhà vua.

Những vụ án thời hiện đại

Vùng biển Minamata (Nhật Bản)


nơi từng bị nhiễm thủy ngân. Ảnh:
SK&ĐS.

Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật
Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy
ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata.

Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên
về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân
tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra
chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho
các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và sử dụng
các loại hải sản đó và bị nhiễm độc. Khoảng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào
đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc.

Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở
Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa
bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc
chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.

Và mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các
buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt
xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.

Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại
đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng.
Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại
nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn.

(Theo Sức khoẻ và Đời sống)

húng ta biết rằng thủy ngân (dạng vô cơ, dạng oxyde, dạng ion) được sử dụng khá nhiều
trong công nghiệp và đời sống, chẳng hạn các loại pin thủy ngân, nhiệt kế, bình thủy, đèn
neon (dạng hơi), thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, dạng khí thải từ lò đốt rác. Trong lĩnh vực
y tế, thủy ngân được pha chế làm thuốc đỏ khử trùng (Mercure au chrome), hợp chất trám
răng Amalgame… Các sản phẩm có thủy ngân thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí,
mặt đất; nhưng quan trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước – đặc biệt là nguồn nước biển.
Trong môi trường nước biển, các loài vi khuẩn ưa mặn sẽ biến đổi nguồn thủy ngân vô cơ
(ít độc) thành thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) có độc tính cao. Các phiêu sinh vật là
nguồn cảm nhiễm đầu tiên, kế đó là các loài cá nhỏ, rồi cá lớn (cá săn mồi). Con người là
chuỗi mắt xích cuối cùng nhiễm thủy ngân, sau khi ăn các loài cá có nhiễm chất này.

Hầu hết thủy ngân làm ô nhiễm không khí và nước đều xuất phát từ việc khai thác quặng,
sản xuất công nghiệp nặng và từ các nhà máy điện chạy bằng than…

Độc tính của thủy ngân:

Khi xâm nhập vào cơ thể, thủy ngân có thể liên kết với những phân tử như nucleic acid,
protein.... làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Sự nhiễm độc
thủy ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó
khăn trong diễn đạt, giảm sút trí nhớ ... và nặng hơn nữa có thể gây tê liệt, nghễnh ngãng,
nói lắp, thao cuồng. Nếu nhiễm độc thủy ngân qua đường ăn uống với liều lượng cao,
một thời gian sau (có thể từ 10 - 20 năm) sẽ gây tử vong.

Sự biến đổi độc tính của thủy ngân theo dạng tồn tại:

Độc tính này sẽ tăng dần nếu có hiện tượng tích luỹ sinh học. Sự tích luỹ sinh học là quá
trình thâm nhiễm vào cơ thể gây nhiễm độc mãn tính. Quá trình này diễn ra gồm hai giai
đoạn: Sự tích luỹ sinh học bắt đầu bởi cá thể, sau đó được tiếp tục tích lũy nhờ sự lan
truyền giữa các cá thể, từ động vật ăn cỏ, động vật ăn cá, cho đến con người. Do đó nồng
độ thủy ngân được tích luỹ dần dần cho đến khi “tới ngưỡng” gây hại. Hiện tượng tích
luỹ sinh học này rất nguy hiểm, xuất nhất là với methyl thủy ngân - phát từ môi trường
lúc đầu ít ô nhiễm (nồng độ thủy ngân thấp), nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn
lần và trở thành rất độc.

Những phụ nữ có thai, những trẻ sơ sinh còn bú mẹ và các trẻ nhỏ dễ bị nguy hiểm nhất,
bởi vì một lượng lớn thủy ngân có thể gây hại cho não bộ đang phát triển. Nếu bà mẹ
dùng (loại chứa hàm lượng thủy ngân cao), thì sự phát triển não bộ của đứa bé có thể bị
ảnh hưởng và thậm chí là nhiều các loại cá biển thủy ngân tích lũy sẽ gây biến chứng
nặng về sau, hoặc gây ra những vấn đề về sự thông minh của trẻ…

Những sự kiện nhiêm độc thủy ngân nổi tiếng trong lịch sử:

Việc sử dụng thủy ngân bừa bãi trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Những nạn nhân đầu tiên là các nhà giả kim thuật. Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật
Ai Cập, Ả Rập, Trung Quốc… đã biết sử dụng thủy ngân để phân tách một số kim loại,
nhất là vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập qua đường hô hấp, ngấm
qua da đi vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, những người tiếp xúc với thuỷ ngân lâu dài
đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như bị ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một
cách bí hiểm. Sự kiện nổi tiếng khác có liên quan đến thủy ngân là công trình mạ vàng
mái vòm nhà thờ Saint Petersburg (thuộc Nga) khởi công từ năm 1703, hoàn thành vào
năm 1727, đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người thợ (do hít phải hơi độc thủy
ngân). Năm 1926, nhà hóa học người Đức Alfred Stock và người cộng sự, cũng chết vì
nhiễm độc thủy ngân trong suốt quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Gần đây nhất là
vụ ngộ độc thủy ngân tại Iraq (1971-1972), công nhân tiếp xúc với hóa chất diệt nấm có
chứa Methyl thủy ngân, khiến 6530 người ngộ độc và 459 người chết. Người ta cũng
chưa quên sự kiện “amalgam có chứa thủy ngân” – loại vật liệu dùng trám răng này đã có
lúc bị lên án dữ dội vì người ta e ngại sự thôi nhiễm thủy ngân có trong đó vào cơ thể; tuy
nhiên, Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội Nha khoa quốc tế bác bỏ nguy cơ này, vì trên
thực tế hàm lượng thủy ngân trong amalgam rất khó thôi nhiễm và nếu có thì cũng chưa
đủ liều gây độc.

Sự kiện nhiễm độc thủy ngân tiêu biểu của thế kỷ 20:

Vào năm 1970, cả nước Nhật và thế giới đều chấn động, khi chính phủ Nhật Bản công
khai sự kiện ngộ độc thủy ngân, do người dân ăn phải cá biển tại vùng vịnh Minamata.
Các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân do nhà máy hóa chất Chisso có sử
dụng thủy ngân và chất thải có thủy ngân không xử lý triệt để được xả thẳng vào nước
biển. Theo đánh giá của Bộ Y tế Nhật Bản, trong quá trình hoạt động từ năm 1932 đến
khi sự cố xảy ra, nhà máy hóa chất Chisso đã thải ra vùng biển này 81 tấn thủy ngân!
Thảm họa trên khởi phát từ 1956 và kéo dài hậu quả đến 1978 và người ta tiếp tục điều
tra, phát hiện nạn nhân mới đến những năm cuối thập niên 1990 (là con, cháu những
người bị nhiễm thuỷ ngân đầu tiên). Thảm họa trên gây cho trên 30.000 người bị tàn phế
(suy kiệt toàn thân, liệt, rối loạn nhận thức, mù mắt, lãng tai, dị dạng bào thai…) và đã có
trên 2.000 người tử vong.

Được biết từ đầu năm 1950, tại vùng biển này đã có hiện tượng lạ xuất hiện, như hàng
lọat cá biển bị chết phơi bụng trên mặt biển, thỉnh thoảng các loài chim bói cá hoặc quạ
đen đâm đầu vào đá, nhiều con mèo (có thói quen ăn cá chết) bị co giật, hoảng loạn nhảy
xuống biển mà chết… Sau đó ít lâu một số người dân đến bệnh viện khai báo những
chứng bệnh đau nhức dai dẳng, tê liệt, tổn thương thị giác… Lúc ấy cư dân tại vùng này
tỏ ra hoang mang, nhưng chưa giải thích được căn nguyên của “chứng bệnh kỳ quái”
trên. Mãi đến năm 1956, với sự giúp đỡ của các nhà khoa học người Anh đến tận hiện
trường khảo sát, ba năm sau sự thật đã được phơi bày: vùng biển này đã bị nhiễm thủy
ngân toàn bộ (thủy ngân dạng Methyl hữu cơ). Lúc đầu Xí nghiệp Chisso vẫn không thừa
nhận trách nhiệm về mình, chính quyền địa phương tỏ ra không mấy tích cực trong việc
nhìn nhận vấn đề, nên nhà máy vẫn còn xả chất thải có chứa thủy nhân xuống biển, đến
năm 1968, dưới áp lực cuả báo chí và dư luận xã hội, nhà máy này mới ngừng hẳn việc
đổ chất thải ra môi trường. Nhưng cũng còn may mắn, vì nếu hiện tượng trên không bị
chặn đứng, chắc chắn sự thiệt hại về sức khỏe người dân tại Minamata và các vùng phụ
cận sẽ lớn hơn nhiều!

Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata (Nhật Bản) cũng xảy ra tương tự
như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng
trên địa bàn, gây cho hàng trăm người thương tật và tử vong.

Sự kiện “Minamata” không giới hạn trong ranh giới nước Nhật, mà cả thế giới đều bị
chấn động, đặc biệt các nước có tiếp giáp vùng biển Nhật Bản. Trong y văn người ta còn
đặt tên cho hậu quả khốc liệt trên là “chứng bệnh Minamata”. Vì vậy từ năm 1975 nhiều
tổ chức môi trường, Viện nghiên cứu tài nguyên đại dương không ngừng có các công
trình nghiên cứu về độ tồn lưu của thủy ngân nói riêng và kim loại nặng (chì, cadmium,
arsen… nói chung) trong môi trường sống, đặc biệt vùng sinh thái biển và sinh vật biển.

Khuyến cáo về việc ăn cá biển:

Theo công trình nghiên cứu của Viện bảo tồn tài nguyên biển từ năm 2002; tháng giêng,
năm 2008 và qua khuyến cáo của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Theo đó, các nhóm cá có nồng độ thủy ngân cao nhất (từ 0,70 – 1,45 ppm) là cá nhám, cá
lưỡi kiếm (swordfish), cá heo, cá mú vàng (tilefish), cá thu chúa (king mackerel). Các
loại cá này thường sống ở tầng sâu của biển, có trọng lượng rất lớn, chuyên ăn các loại cá
nhỏ (còn gọi là cá săn mồi), vì vậy theo thời gian lượng thủy ngân tích lũy càng nhiều.
Các bà mẹ đang mang thai được khuyến cáo không nên ăn các loại cá này. Đối với loại cá
có nồng độ thủy ngân thấp (từ 0,09- 0,25 ppm ), bà mẹ có thai được khuyến cáo chỉ nên
ăn không quá 2 lần mỗi tuần, (tính theo trọng lượng không quá 340g), gồm cá bơn, cá
chép, cá mú, cá thu nhỏ, cá than, cá đuối, cá chỉ vàng, cá ngừ, cá hồi đại dương, cá
marlin, tôm hùm Bắc Mỹ. Các loại cá có nồng độ thủy ngân rất thấp, không đáng kể
(mức thủy ngân dưới 0,08 ppm) như cá hồi nước cạn (salmon), cá mòi (sardine), cá mực,
cá da trơn, cá đối, cá trồng (Anchovies), cá tầm (sturgon), trứng cá muối (caviar), cá
pollock, cá trích (shad), cá mối, cá bạc má (mackerel chub), cá ngừ đóng hộp (light tuna),
cá tuyết morue, cá hồi nước ngọt (trout), tôm hùm, tôm càng, sò, trai, hến… thì không
được xếp vào loại giới hạn sử dụng. Ngoài ra ngành y tế các nước còn khuyến cáo mọi
người không nên ăn các loại cá được câu từ ao, hồ xung qu

You might also like