You are on page 1of 6

LUYỆN TẬP OXI – OZON – HIDRO PEOXIT

1. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi điều kiện đầy đủ khi cho oxi lần lượt
tác dụng với Fe, Cu, M (kim loại hóa trị n), Si, N 2, CH4, C2H2, CO, SO2, H2S, FeS2, NH3.
Vai trò của O2 trong các phản ứng này là gì?
2. Dựa vào cấu tạo phân tử của O2 và O3:
(a) So sánh tính chất hóa học của O2 và O3.
(b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho O3 tác dụng với Ag, PbS, dung dịch KI.
Nhận xét.
3. Có hai ống nghiệm đựng dung dịch KI. Cho một luồng khí O2 đi qua dung dịch thứ nhất
và một luồng khí O3 đi qua dung dịch thứ hai.
(a) Nêu hiện tượng qua sát được, viết phương trình phản ứng đã xảy ra.
(b) Nêu phương pháp hóa học nhận biết sản phẩm của phản ứng trên.
4. Viết công thức cấu tạo của H2O2 và dựa vào cấu tạo đó:
(a) Cho biết liên kết trong H2O2 thuộc loại liên kết nào?
(b) Xác định số oxi hóa của oxi trong H2O2, từ đó cho biết tính chất của H2O2 trong phản
ứng oxi hóa - khử, viết phương trình phản ứng minh họa.
5. Trình bày cách tinh chế O2 có lẫn Cl2, CO2.
6. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các bình khí riêng biệt sau: O2, O3, N2, Cl2,
NH3.
7. Thêm 3,0 gam MnO2 vào 200 gam hỗn hợp muối KCl và KClO 3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn
hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 145,4 gam. Hãy xác định thành
phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng.
8. So sánh thể tích khí O2 thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) khi phân hủy
hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
(a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
(b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy
9. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (đktc) lấy dư, thu được hỗn hợp khí
A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
(a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
(b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng Ca(OH)2 dư tạo thành
10 gam kết tủa trắng.
10. Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp B gồm có H2 và
CO có tỉ khối đối với H2 là 3,6.
(a) Tính % thể tích mỗi khí trong A và B.
(b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp B.
LUYỆN TẬP OXI – OZON – HIDRO PEOXIT (ĐÁP ÁN)

1. 3Fe + 2O2 Fe3O4


o
t →

2Cu + O2 2CuO
o
t →

4M + nO2 2M2On
o
t →

Si + O2 SiO2
o
t →

N2 + O2 2NO
o
 > →
2000 C

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O


o
t →

2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O


o
t →

2CO + O2 2CO2
o
t →

2SO2 + O2 2SO3
o
V →
2 O5 ,t , xt

2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O


o
t →

4FeS + 7O2 2Fe2O3 + 4SO2


o
t →

4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O


o
t →

Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa - khử, trong đó oxi là chất oxi hóa.
2. Cấu tạo phân tử của oxi và ozon:

O O O
O O
(a) Ozon là chất không bền, dễ dàng bị phân hủy, nên tính oxi hóa của ozon rất mạnh,
mạnh hơn oxi nhiều: ozon có thể oxi hóa nhiều chất như Ag, PbS, KI ngay ở nhiệt độ
thường trong khi oxi hoặc không tác dụng với những chất đó hoặc chỉ tác dụng ở
nhiệt độ cao và phải có xúc tác.
(b) Oxi không tác dụng với Ag ngay ở nhiệt độ cao, nhưng ozon tác dụng với Ag ở nhiệt
độ thường:
2Ag + O3  → Ag2O + O2
Oxi tác dụng với PbS khi đun nóng chỉ tạo PbO và SO2, O3 tác dụng với PbS tạo
PbSO4:
PbS + 4O3  → PbSO4 + 4O2
Oxi không oxi hóa được I− trong môi trường trung tính hoặc bazơ, nhưng ozon oxi
hóa ion I− thành I2 ngay cả trong môi trường bazơ:
2KI + O3 + H2O  → I2 + O2 + 2KOH
3.
(a) Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì. Ống nghiệm 2: dung dịch KI không màu
chuyển sang màu nâu do xuất hiện I2:
2KI + O3 + H2O  → I2 + O2 + 2KOH
(b) Nhận biết các sản phẩm của phản ứng:
− Nhận biết I2 tan trong nước bẳng hồ tinh bột. Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.
− Nhận biết KOH bằng quỳ tím, phenolphtalein. Quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein
không màu chuyển sang màu hồng.
− Nhận biết khí O2 bằng que đóm, que đóm bùng cháy.
4. Công thức cấu tạo của H2O2:

H
O O
H
(a) Phân tử H2O2 có 2 loại liên kết: liên kết O – O là liên kết công hóa trị không cực, còn
liên kết O – H là liên kết công hóa trị có cực (cặp electron chung lệch về phía nguyên
tử O).
(b) Số oxi hóa của nguyên tố O trong H2O2 là –1, là số oxi hóa trung gian giữa số oxi hóa
–2 và số oxi hóa 0 của nguyên tố O. Vì vậy H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính
khử.
− H2O2 có tính oxi hóa, khi tác dụng với chất khử:
H2O2 + KNO2  → H2O + KNO3
H2O2 + 2KI  → I2 + 2KOH
− H2O2 có tính khử, khi tác dụng với chất oxi hóa:
Ag2O + H2O2  → 2Ag + H2O + O2
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4  → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8 H2O
5. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch NaOH dư, Cl2 và CO2 bị giữ lại:
Cl2 + 2NaOH  → NaCl + NaClO + H2O
CO2 + 2NaOH  → Na2CO3 + H2O
Sau đó làm khô O2 bằng H2SO4 đặc.
6. Dùng giấy quỳ ẩm đưa vào 5 bình chứa khí:
− Khí làm quỳ tím hóa xanh là NH3.
− Khí làm quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu là Cl2:
Cl2 + H2O ← → HCl + HClO
Dùng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột đưa vào 3 bình còn lại. Bình nào làm giấy hóa
xanh là O3.
2KI + O3 + H2O  → I2 + O2 + 2KOH
Dùng que đóm còn than hồng đưa vào 2 bình còn lại, bình làm que đóm bùng cháy là O 2,
bình còn lại que đóm tắt dần là N2.
7. Phương trình phản ứng:
2KClO3  t,M
→ 2KCl + 3O2
o
nO 2

Theo định luật bảo toàn khối lượng:


mO2 = 3,0 + 200 – 145,4 = 57,6 (g) ⇒ nO2 = 57,6 : 32 = 1,8 (mol)
⇒ Số mol KClO3 trong hỗn hợp:
nKClO3 = (1,8 × 2) : 3 = 1,2 (mol)
Vậy thành phần phần trăm các muối trong hỗn hợp là:
%mKClO3 = (1,2 × 122,5 × 100%) : 200 = 73,5%
%mKCl = 26,5%
8.
(a) Gọi m (g) là khối lượng mỗi chất đem phân hủy.
(1) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
o
t →

m m
mol mol
158 316
(2) 2KClO3  t,M
→ 2KCl + 3O2
o
nO 2

m 3m
mol mol
122 ,5 245
(3) 2H2O2 2H2O + O2
o
 t,M
→
nO2

m m
mol mol
34 68
So sánh ta có thể tích O2 (ở cùng điều kiện) thoát ra từ (3) > (2) > (1).
(b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy: Gọi số mol mỗi chất đem phân hủy là n (mol).
(1) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
o
t →

n
n mol mol
2
(2) 2KClO3  t,M
→ 2KCl + 3O2
o
nO 2

3n
n mol mol
2
(3) 2H2O2 2H2O + O2
o
 t,M
→
nO2
n
n mol mol
2
Vậy thể tích O2 ở cùng điều kiện thoát ra ở (2) > (3) = (1).
9.
(a) Phương trình phản ứng:
(1) C + O2 CO2
o
t →

Hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 dư. Ta có:


MA = 1,25 × 32 = 40 (g/mol)
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
O2: 32 4
nO2 4 1
40 ⇒ = =
nCO2 8 2

CO2: 44 8
Vậy: %VO2 = 33,33% và %VCO2 = 66,67%
(b) Phương trình phản ứng:
(2) CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O
10
Từ (2) ⇒ nCO = nCaCO = = 0,1(mol )
2 3
100

Từ (1) ⇒ nC = nO2 pu = nCO2 = 0,1(mol )


Vậy: m = 0,1 × 12 = 1,2 (g)
nCO2 0,1
nO2 du = = = 0,05(mol )
2 2
nO2bandau = 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol )

Vậy V = 0,15 × 22,4 = 3,36 (L)


10.
(a) Thành phần % các khí trong A:
MA = 19,2 × 2 = 38,4 (g/mol)
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có:
O2: 32 9,6
nO2 9,6 3
38,4 ⇒ = = ⇒ %VO2 = 60% và %VO3 = 40%
nO3 6,4 2

O3: 48 6,4
Thành phần % các khí trong B:
MB = 3,6 × 2 = 7,2 (g/mol)
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có:
CO: 28 5,2
nCO 5,2 1
7,2 ⇒ = =
nH 2 20,8 4

H2: 2 20,8

⇒ %VCO = 20% và %VH2 = 80%


(b) Phương trình phản ứng:
(1) 2H2 + O2  → 2H2O
(2) 3H2 + O3  → 3H2O
(3) 2CO + O2  → 2CO2
(4) 3CO + O3  → 3CO3
Trong 1 mol B có 0,8 mol H2 và 0,2 mol CO.
Từ các phương trình phản ứng ta có:
Số mol nguyên tử O cần để đốt cháy 1mol B = số mol H2 + số mol CO = 1 mol
Số mol nguyên tử O trong 1 mol A = 2 × 0,6 + 3 × 0,4 = 2,4 mol
1
Vậy số mol A cần dùng = 2,4 = 0,417 mol.

You might also like