You are on page 1of 15

Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở

Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở
làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn
Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học
sinh và bà Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần.

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), (1380–19/9/1442), là một nho sĩ
Việt Nam. Quê ông ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Ông là con trai của ông Nguyễn
Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Khi cuộc khởi
nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra, ông đã tham gia vào như là
quân sư đắc lực của nghĩa quân trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn
bản trả lời quân Minh.

Sau khi khởi nghĩa thành công, ông trở thành một quan đại thần nhà Hậu Lê. Đến năm
1442, toàn thể gia đình ông bị giết (tru di tam tộc) trong vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm
1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông.

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), (1380–19/9/1442), là một nho sĩ
Việt Nam. Quê ông ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Ông là con trai của ông Nguyễn
Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Khi cuộc khởi
nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra, ông đã tham gia vào như là
quân sư đắc lực của nghĩa quân trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn
bản trả lời quân Minh.

Sau khi khởi nghĩa thành công, ông trở thành một quan đại thần nhà Hậu Lê. Đến năm
1442, toàn thể gia đình ông bị giết (tru di tam tộc) trong vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm
1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông.

Thời thơ ấu
Sau khi thi đỗ, do không được làm quan, Nguyễn Phi Khanh trở về làng Nhị Khê mở
trường dạy học, còn Nguyễn Trãi vẫn ở lại tư dinh của ông ngoại cùng với mẹ và các em.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí sĩ ở Thanh Hư Động, Nguyễn Trãi cùng mẹ và các
em cũng theo về đó. Côn Sơn chính là nơi quê tổ của Nguyễn Trãi vì cả dãy núi Côn Sơn
thuộc vào địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn nay thuộc phường Cộng Hoà, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Có lẽ vì vậy mà ông rất nặng tình với Côn Sơn và thường nhắc
đến Côn Sơn trong các sáng tác của mình, sau này cũng về trí sĩ ở Côn Sơn[3] Nhưng chưa
được bao lâu thì mẹ ông qua đời. Năm 1390 ông ngoại cũng mất, Nguyễn Trãi cùng em
về Nhị Khê ở với cha.

Tuy nhiên, trong quyển Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, Ngô Văn Triện cho biết rằng

Năm Xương Phù thứ 9 (1387) [e], Băng Hồ tướng công được phép trí sĩ, lui về
“ hưu dưỡng ở động Thanh Hư tại Côn Sơn. Bấy giờ Nguyễn Trãi lên sáu tuổi, ”
tướng công vì yêu thương cháu, cũng đem theo về. Nhưng ở Côn Sơn được
một độ, Trãi vì nhớ cha mẹ và các em nhỏ bấy giờ hiện về ở Nhị Khê, ngày
đêm buồn bã chẳng tưởng gì học hành. Tướng công không làm sao được, lại
phải sai người đưa Trãi về ở Nhị Khê với cha mẹ.

Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuôn khổ Nho giáo mà
có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh, chứ không học Tống Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống
Nho là không thiết thực[4]. Tuy còn ít tuổi nhưng Nguyễn Trãi rất ham học. Điều đó được
cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc (家園樂):

故園亂後有先廬,
六歲兒童頗愛書。
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư

Dịch nghĩa :

Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ


Sáu tuổi con thơ rất thích sách

Phan Huy Chú chú thích trong Văn tịch chí, Lịch triều hiến chương loại chí rằng "đứa trẻ
sáu tuổi là Ức Trai".

Làm quan với nhà Hồ


Ngày 28 tháng 2 âl năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần,
lập ra triều Hồ. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự
và đỗ Thái học sinh, được trao chức Ngự sử đài Chánh chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng
ra làm quan với triều đại mới, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ.

Thời kì này, nhà Hồ đã cho thi hành cải cách nhằm củng cố và phát triển sức mạnh của
nước Đại Ngu sau nhiều năm dài khủng hoảng ở cuối thời Trần. Tuy nhiên, việc ban hành
chính sách cải cách quá dồn dập và chủ yếu để phục vụ chiến tranh, cộng với sự bất bình,
chia rẽ sâu sắc giữa lòng dân và chính quyền đã khiến những cải cách này đi vào bế tắc,
khiến tình hình đất nước vẫn hết sức rối ren. Năm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương
Phụ đem quân xâm lược Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều
triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc. Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc.

Trong số những triều thần nhà Hồ bị bắt về Trung Quốc có Nguyễn Phi Khanh. Sách Việt
Nam sử lược của Trần Trọng Kim kể về Nguyễn Trãi, có chép lại một giai thoại rằng

Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông [Nguyễn Trãi]
“ theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Ông Phi Khanh bảo
rằng: " Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo
khóc lóc mà làm gì ? " Từ đó ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. ”
Tuy nhiên, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Nhân vật chí, mục
Nguyễn Trãi lại ghi rằng

Không bao lâu người Minh xâm, hai vua Hồ bị bắt...chỉ có ông thoát được.
“ Tổng binh Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra

hàng

Mười năm phiêu dạt


Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Bình Định Vương ở Lỗi
Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Cho tới nay, chưa thấy
được những tài liệu chính xác, đầy đủ về Nguyễn Trãi trong thời kỳ đó. Sử sách không
chép và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể [5]. Nguyễn Trãi cũng chỉ
nói nhiều đến thập niên phiên chuyển (mười năm phiêu dạt) [6] lênh đênh ở nơi chân trời
góc biển.

Theo Ngô Văn Triện trong Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc và Trần Huy Liệu trong
Nguyễn Trãi, sau khi bái biệt cha, Nguyễn Trãi quay trở lại tìm đường cứu nước nhưng
về đến thành Đông Quan, ông bị quân Minh bắt giữ vì xét cho cùng, ông vốn từng giữ
chức Ngự sử triều Hồ, là một người đã sẵn có thanh danh vị vọng[7]. Trương Phụ muốn
dụ dỗ ông ra làm quan với người Minh nhưng Nguyễn Trãi từ chối. Trương Phụ tức giận,
định đem Nguyễn Trãi ra giết. Thượng thư Hoàng Phúc tiếc tài Nguyễn Trãi, bèn can
Trương Phụ và tha cho Nguyễn Trãi, nhưng lại giam lỏng Nguyễn Trãi ở thành Đông
Quan, không được đi đâu. [8]. Ngô Văn Triện cho rằng Nguyễn Trãi đã sống ở đây cho tới
khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Trần Huy Liệu dè dặt hơn, ông cho biết rằng Hiện nay
vẫn chưa đủ tài liệu để khẳng định dứt khoát rằng trong khoảng thời gian từ năm 1407
đến năm 1417, Nguyễn Trãi ở luôn Đông Quan hay có đi đâu không ? [9].

Theo Nguyễn Lương Bích trong Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, dựa trên văn thơ của
Nguyễn Trãi để lại và một vài ghi chép của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục nói Nhà
Hồ mất, ông về ở ẩn và Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục viết Nhà Hồ mất,
ông tránh loạn ở Côn Sơn, Nguyễn Lương Bích khẳng định sau cuộc kháng chiến thất bại
của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi đã đi lánh nạn trong một khoảng thời gian khá dài chứ
không hề bị quân Minh bắt giữ. Ông đã từng lánh ở Côn Sơn và sau đó còn chu du ở
nhiều nơi khác nữa[10] . Ngoài ra, còn một số người đoán rằng Nguyễn Trãi đã từng sang
Trung Quốc ở thời kì này[11], dựa trên một số bài thơ của ông có nhắc đến các địa danh ở
Trung Quốc như Bình Nam[f] dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Bình Nam), Ngô Châu[g], Giang
Tây[h], Thiều Châu Văn Hiến miếu[i](Thăm miếu thờ ông Văn Hiến ở Thiều Châu), Đồ
trung kí hữu (Trên đường gửi bạn)...

Nguyễn Lương Bích cho rằng :


Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học
“ của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của
thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời
cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình
những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn


[sửa] Yết kiến ở Lỗi Giang

Nguyễn Trãi đã tham gia và trở thành một trong những yếu nhân của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, đó là một điều chắc chắn. Tuy nhiên, về thời điểm Nguyễn Trãi lên Lỗi
Giang[k] yết kiến Bình Định Vương Lê Lợi, hiện nay các tài liệu chưa được thống nhất.

Có học giả cho rằng Nguyễn Trãi đã có mặt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ hội thề
Lũng Nhai vào năm 1416[12]. Một số tài liệu khẳng định Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân
Lam Sơn vào năm 1420[13] hoặc 1421 hay sau đó một chút [14].

Đặc biệt, theo bản Đinh tộc ngọc phả của dòng họ Đinh Liệt thì Nguyễn Trãi lấy tên là
Trần Văn và Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ, đến Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân
vào mùa xuân năm 1423.[15]. Ý kiến này có lẽ là chắc chắn hơn cả. Nó phù hợp với nhận
xét Nguyễn Lương Bích trong Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước

Nguyễn Trãi đứng trong hàng ngũ chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn từ
“ những ngày ở Lỗi Giang, nhưng tên tuổi sự nghiệp của ông ghi lại trong lịch
sử của dân tộc, chỉ là từ sau khi nghĩa quân Lam Sơn rút về núi Chí Linh lần
thứ ba, tức là từ năm 1423 trở đi. ”
Đinh tộc ngọc phả cũng ghi chép một câu chuyện về sự ra mắt của Nguyễn Trãi. Khi ấy,
quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba, lương thực thiếu thốn, quân sĩ mỏi mệt.
Về phía quân Minh cũng lúng túng với việc đánh dẹp quân khởi nghĩa, có ý muốn giảng
hoà. Ngày 26 tháng 2 âl năm 1423, Bình Định Vương cùng các tướng lĩnh hội bàn
phương lược khởi nghĩa. Lê Sát, Lê Thụ, Đinh Bồ, Phạm Vấn kiên quyết muốn đánh
nhưng Đinh Liệt chủ trương hoà hoãn để xây dựng lực lượng. Nguyễn Trãi theo Nguyễn
Nhữ Lãm đẩy cửa bước vào, ung dung phân tích phải trái, khuyên Bình Định Vương nên
giảng hoà với quân Minh làm thượng sách. Ý kiến ấy của Nguyễn Trãi nhanh chóng được
chấp thuận [16].

Ra mắt Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô
sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh[17]. Trong bài tựa Ức Trai
di tập, Ngô Thế Vinh có nói Bình Ngô sách hiến mưu chước lớn, không nói đánh việc
đánh thành mà lại nói đến việc đánh vào lòng người (tâm công 心 攻), cuối cùng nhân
dân và đất đai mươi lăm đạo nước ta sẽ đem về cho ta cả[18]. Theo Đinh tộc ngọc phả, bút
kí của Đinh Liệt cũng ghi rằng
Trần Văn Bình Ngô sách
Diệu kế ở tâm công
Dùng nghĩa giành nhân
Lấy nhân xua cường bạo[19]

Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại
phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện[20], ngày đêm dự bàn việc quân.

[sửa] Trù hoạch mưu lược, viết thư thảo hịch

[sửa] Đại thần nhà Lê


[sửa] Bị vạ với người trong họ

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.

Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi
vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn
nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị
bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc
tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như
trước nữa.

Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ
hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các
tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các
tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó
lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham
gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long
(được Lê Sát ủng hộ).

Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có
câu:

Hư danh thực họa thù kham tiếu,


Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.

Dịch:

Danh hư thực họa nên cười quá,


Bao kẻ dèm pha xót người trung

[sửa] Vụ án Lệ Chi Viên

Xem chi tiết: Vụ án Lệ Chi Viên


Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những
năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp
vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:

"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm
vắng không có tiếng oán hận sầu than".

Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự
hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.

Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn
Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.

Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành
vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh
triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng
dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ
cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc
(cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy
được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh
chấp.

Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ
tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng
hậu Dương Thị Bí và ngôi thái tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị
Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử.
Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu
Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn
Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu,
sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).

Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn (Chí Linh,
Hải Dương ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo "hầu" vua. Trên đường
về kinh Vua đột ngột qua đời tại vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh.
Nguyễn Trãi bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị
giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người
trong họ của người bị tội, họ bên vợ và họ bên mẹ của người đó. Theo gia phả họ
Nguyễn, ngoài những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn có những người họ Trần
cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ của Nguyễn Phi
Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều bị xử
tử.

Thái tử Bang Cơ mới 1 tuổi, con trai Nguyễn Thị Anh được lập làm vua, tức là Lê Nhân
Tông.
[sửa] Gia quyến lưu tán

Theo gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Trãi có năm người vợ:

• Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù.


• Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích.
• Bà Thị Lộ: Không có con.
• Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Anh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên).
• Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất - huyện Kim Môn, Hải
Dương.

Sau vụ án Lệ Chi Viên, dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát
hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là:

• Nguyễn Phi Hùng, em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc
Ninh;
• Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn.
• Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện
Kim Môn, Hải Dương.
• Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học
trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây
Thanh Hóa); sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh
Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình,
Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.

[sửa] Được minh oan


Theo một số nghiên cứu gần đây, thủ phạm gây ra cái chết của vua Thái Tông chính là
hoàng hậu Nguyễn Thị Anh và bà đã đổ tội cho Nguyễn Trãi.

Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi. Hơn
10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để
giành lại ngôi vua. Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật đổ. Người con thứ của Thái
Tông là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út là Tư Thành được vợ chồng
Nguyễn Trãi cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngôi, tức là Lê Thánh
Tông.

Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ông được
tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê
Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100
mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được
hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi. Đời sau do khó khăn về kinh
tế, tháng 8 lại gió bão nhiều, không thuận tiện cho việc tế tổ, họ chuyển ngày giỗ tổ sang
ngày 21 tháng Giêng (ngày mất của Nguyễn Anh Vũ)
Năm 1464, Lê Thánh Tông đã chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi. Ông ca ngợi
Nguyễn Trãi trong Quỳnh uyển cửu ca, bài thơ Minh lương của ông có câu: Ức Trai tâm
thượng quang Khuê tảo (Tâm hồn Ức Trai trong sáng như ánh sao Khuê buổi sớm)[21],
truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan. Năm 1467, Lê
Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Việc làm này có thể đã góp
phần bảo tồn một phần quan trọng các di sản văn hóa mà Nguyễn Trãi đã để lại.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh
minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công
thần sáng lập vương triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho
mẹ con nhà vua lúc gian nan, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được
Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống. Các công thần khác của nhà Hậu Lê thường
được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như công và sau nữa lên vương.

Năm 1512, vua Lê Tương Dực sai làm chế văn truy tặng ông tước Tế Văn hầu, trong đó
có câu [22]:

"Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên;


"Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế"

Dịch là:

"Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ"


"Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau"

[sửa] Dòng dõi Nguyễn Bặc và tổ tiên chúa Nguyễn?


Theo một số gia phả họ Nguyễn, tổ tiên của Nguyễn Trãi chính là Định Quốc công
Nguyễn Bặc thời nhà Đinh và con cháu ông có một chi trở thành các Chúa Nguyễn.

Tác giả Đinh Công Vĩ dẫn trong sách Nhìn lại lịch sử 7 cuốn gia phả, ngọc phả về họ
Nguyễn bằng chữ Hán và chữ Nôm, theo đó các nguồn tài liệu này cũng không thống
nhất.

Tác giả Nguyễn Khắc Minh trong bài Tìm hiểu phả hệ dòng họ Nguyễn Trãi nêu ra 14
cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của các chi họ Nguyễn.

Nhìn chung, thông tin từ các gia phả không thống nhất với nhau, nhưng tựu chung từng
nhóm đưa ra các thông tin riêng lẻ:

1. Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc


2. Nguyễn Trãi là tổ tiên chúa Nguyễn
3. Nguyễn Bặc là tổ tiên họ Nguyễn Gia Miêu của Chúa Nguyễn
4. Nguyễn Bặc là tổ tiên Nguyễn Trãi và Nguyễn Trãi cũng là tổ tiên các Chúa
Nguyễn.
[sửa] Con cháu Nguyễn Bặc

Theo tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh với 14 cuốn gia phả viết bằng Hán, Nôm của
các chi họ, trong đó cũ nhất là thời: Hồng Thuận Tứ Niên (Lê Tương Dực - năm 1513),
Cảnh Hưng nguyên niên (năm 1740), gần đây nhất là cuốn gia phả sao lại năm 1962.

Theo đó, về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán tổ tiên
đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc
(nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng
Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.

Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của dòng họ kể rằng: Tổ
tiên dòng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924 - 979) người Hoằng
Hóa - Thanh Hóa, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân để lập ra triều Đinh.
Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Phòng Át (Phạm Bạch
Hổ), ông để lại con cháu của mình cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi Ngại cai
quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm Thành
Hoàng, lập đền thờ cúng. Đình làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực
dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ
thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của thôn
Chi Ngại). Từ đó dòng họ Nguyễn sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ
Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) sinh sống và
trở thành tổ tiên của Nguyễn Trãi.

Tài liệu của tác giả Nguyễn Khắc Minh sau đó chỉ tập trung vào Nguyễn Trãi và người
con sống sót của ông sau Vụ án Lệ Chi Viên là Nguyễn Anh Vũ mà không đề cập tới các
chúa Nguyễn. Theo đó, con cháu Nguyễn Phi Khanh phân tán đi các nơi, sau này có 2
nhân vật nổi tiếng là Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Văn Cừ.

Tuy nhiên, nguồn gốc của họ Nguyễn thôn Chi Ngại cũng chỉ là truyền thuyết của dòng
họ và điều này không thống nhất với sử sách. Theo sử sách, Nguyễn Bặc người châu Đại
Hoàng (Ninh Bình), không phải người Thanh Hóa; và sứ quân Phạm Phòng Át tự nguyện
về hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, Bộ Lĩnh không cần sai tướng (Nguyễn Bặc) đi đánh dẹp sứ
quân họ Phạm. Hơn nữa, thời điểm soạn thảo gia phả này cũng khá xa thời Nguyễn Bặc
(hơn 530 năm).

[sửa] Tổ họ Nguyễn Gia Miêu

Sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối
thế kỉ XVII của Nguyễn Ngọc Hiền chép về tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh, người có công
mở đất Nam Bộ ghi thế thứ các đời họ Nguyễn từ Nguyễn Bặc như sau:

1. Nguyễn Bặc (924-979)


2. Nguyễn Đệ
3. Nguyễn Viễn
4. Nguyễn Phụng (?-1150)
5. Nguyễn Nộn (?-1229; cát cứ cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần)
6. Nguyễn Thế Tứ
7. Nguyễn Nạp Hoa (?-1377)
8. Nguyễn Công Luật (?-1388)
9. Nguyễn Công Sách
10. Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh 1355-1428)
11. Nguyễn Trãi (1380-1442)
12. Nguyễn Công Duẩn và Nguyễn Anh Vũ
13. Nguyễn Đức Trung (1404-1477)

Theo gia phả họ Nguyễn, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau
này. Một người con cả là Nguyễn Công Duẩn từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không
có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ
của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn
Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Công Duẩn và Anh Vũ trở thành
hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các Chúa Nguyễn và một ngành
là họ Nguyễn Hữu có công giúp các chúa Nguyễn khai phá Nam Bộ. (Xem chi tiết: Chúa
Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh.)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, gia phả họ Nguyễn khác
cũng như các sử sách để kết luận rằng: Nguyễn Trãi không phải ông tổ của các Chúa
Nguyễn. Theo một số nhà nghiên cứu, gia phả này chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu
(chúa Nguyễn - ở Thanh Hóa) vào họ Nguyễn Nhị Khê (Nguyễn Trãi - ở Hà Tây). Những
người nhà Nguyễn Trãi đã lấy giả mạo là người họ Nguyễn Gia Miêu do phải trốn tránh
họa tru di. Căn cứ của tác giả Nguyễn Ngọc Hiên trong sách Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh (1997) và sau đó tác giả Phạm Côn Sơn trong sách Tông phả kỉ yếu tân biên (2006)
dẫn lại thông tin từ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đều từ các nguồn phả hệ không
chuẩn xác.

[sửa] Nguyễn Công Duẩn

Theo một gia phả họ Nguyễn khác, Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, Nguyễn
Công Duẩn là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu (trong khi Nguyễn Trãi
sau này mới gia nhập), quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và không phải là con
Nguyễn Trãi:

1. Nguyễn Bặc
2. Nguyễn Đệ
3. Nguyễn Viễn
4. Nguyễn Phụng
5. Nguyễn Nộn
6. Nguyễn Thế Tứ
7. Nguyễn Minh Du
8. Nguyễn Biện
9. Nguyễn Sử
10. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn
11. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể do con cháu Nguyễn Trãi giả mạo, dùng lí lịch họ
Nguyễn Gia Miêu để che thân phận mình. Theo nhà sử học Phan Huy Lê:

Nguyễn Biện là người Gia Miêu, là dòng dõi Nguyễn Bặc trở xuống. Sau vụ án Lệ
Chi viên, con cháu Nguyễn Trãi đã lấy tên Nguyễn Biện mà thay thế tên Ứng
Long ở trong gia phả. Trong họ của Bế Nguyễn (họ Nguyễn ở Cao Bằng đổi ra họ
Bế - tức là con cháu của Nguyễn Phù, xem phần "Gia quyến lưu tán" phía trên)
có di chúc truyền khẩu: "Phải đời đời thờ cúng phụ đạo Nguyễn Biện đã có công
bảo vệ hậu duệ tổ Ứng Long".

Một số nhà nghiên cứu, do không khảo cứu hết các nguồn gia phả họ Nguyễn (vốn không
thống nhất với nhau và có những nguồn tài liệu bị sai lạc) và người sau kế tục sử dụng
những thành quả của những tài liệu trước, nên đã cùng lầm lẫn rằng Nguyễn Trãi là hậu
tổ (Nguyễn Bặc là thủy tổ) họ Nguyễn Gia Miêu. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiền trong Lễ
Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Phạm Côn Sơn trong Tông phả tân biên kỉ yếu
cùng đưa ra phả hệ rất không hợp lí về dòng họ Nguyễn.

Đối với việc không có Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong một số gia phả họ
Nguyễn, tác giả Nguyễn Ngọc Hiền lại theo ý kiến của một số chi hậu duệ họ Nguyễn
ngày nay cho rằng, do cha con Phi Khanh theo nhà Hồ, mà nhà Hồ đã giết hại Nguyễn
Công Luật (tổ đời thứ 8) nên bị khai trừ ra khỏi họ. Sau đó, do Nguyễn Trãi có công theo
Lê Lợi bình Ngô nên lại được đưa vào. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết tới thế thứ của giả
thuyết này, sẽ có nhiều chỗ không hợp lí.

Theo đó (xem thế thứ 13 đời phần trên), từ Nguyễn Bặc mất năm 979 tới Nguyễn Nộn
đời thứ 5 mất năm 1229, tức là hơn 60 năm mới có một thế hệ; sau đó từ Nguyễn Nộn
mất tới Nguyễn Nạp Hoa đời thứ 7 mất tận năm 1377 (tức là gần 80 năm mới có một thế
hệ); sau đó từ Nguyễn Công Luật đời thứ 8 tới Nguyễn Trãi (đời thứ 11), Công Duẩn (đời
thứ 12), Đức Trung (đời thứ 13, sinh năm 1404) rồi thị Hằng (đời thứ 14, sinh con năm
1461). Như vậy 7 đời đầu cách nhau 400 năm, 7 đời sau lại dồn vào chỉ khoảng 65 năm
cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15.

Vì lẽ đó, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng họ Nguyễn Nhị Khê "mượn cửa" họ Nguyễn
Gia Miêu để lánh nạn hơn.

[sửa] Nguyễn Đức Trung

Có một sự kiện sử sách đã chép lại (các sách Đại Việt thông sử và Khâm định Việt sử
Thông giám cương mục) cho thấy: Nguyễn Đức Trung (cha Trường Lạc hoàng hậu
Nguyễn Thị Hằng) - người được giả thuyết ban đầu coi là cháu nội Nguyễn Trãi - có 2
hành trạng mâu thuẫn với giả thuyết này:
• Nguyễn Đức Trung được cất nhắc làm Điện tiền chỉ huy sứ dưới ngay thời vua Lê
Nhân Tông - vua thiếu niên có sự nhiếp chính của thái hậu Nguyễn Thị Anh,
người vừa khép tội gia hình Nguyễn Trãi trước đó không lâu;
• Nguyễn Đức Trung sau đó tham gia cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng lật đổ Lê Nghi
Dân từ năm 1460.

Trong khi đó, tận năm 1464 Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và sai tìm lại
dòng dõi đang phải trốn tránh của ông. Một nhà vừa bị tru di tam tộc, ngay cả họ hàng
của mẹ kế Nguyễn Trãi và họ hàng của các vợ lẽ của ông cũng không được thoát nạn,
không thể có người cháu nội được cất nhắc lên làm đại thần trong triều bên cạnh các bậc
"nguyên lão" như Nguyễn Xí, Lê Lăng. Vì vậy, chắc chắn Đức Trung không thể là cháu
nội Nguyễn Trãi.

Các tác giả theo giả thuyết "Nguyễn Trãi là ông nội Nguyễn Đức Trung" đã không xem
xét tới sự kiện này trong sử sách.

[sửa] Trường Lạc hoàng hậu

Một số giai thoại cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ là cha Nguyễn Anh Vũ - người phải
đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ trong thời gian trốn tránh - mà còn là cha Nguyễn Thị
Hằng - người sau này trở thành hoàng hậu Trường Lạc của Lê Thánh Tông. Thánh Tông
tìm được Anh Vũ và Thị Hằng rồi lấy luôn bà làm vợ.

Các nhà sử học đã nhất trí rằng đây chỉ là giai thoại dân gian. Nguyễn Thị Hằng đã được
sử sách ghi nhận là con đại thần Nguyễn Đức Trung. Các tài liệu gia phả được nghiên
cứu, chọn lọc (nêu trên) đã cho thấy Nguyễn Đức Trung là con Nguyễn Công Duẩn và
Công Duẩn không phải là con Nguyễn Trãi.

Như vậy có tới hai nguồn thông tin sai lạc về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Trường Lạc
hoàng hậu: nguồn đầu cho rằng ông là cha hoàng hậu, nguồn thứ hai cho rằng ông là cụ
của hoàng hậu. Thực tế ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thị Hằng.

Có một minh chứng nữa cho việc Nguyễn Trãi không phải là cha hay cụ của hoàng hậu
Nguyễn Thị Hằng. Điều này tương tự như thời gian hành trạng của cha bà - Nguyễn Đức
Trung. Tới tận năm 1464 Nguyễn Trãi mới được minh oan nhưng năm 1461 Nguyễn Thị
Hằng đã là hoàng hậu của Lê Thánh Tông và đã sinh ra thái tử Lê Tranh, sau trở thành Lê
Hiến Tông.

[sửa] Kết luận

• Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho
đời sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là cha Nguyễn Công Duẩn,
không phải là ông nội của Nguyễn Đức Trung và không phải là tổ tiên của các
Chúa Nguyễn. Nguyễn Trãi và dòng họ của ông không có quan hệ tới họ Nguyễn
ở Gia Miêu.
• Giả thuyết về họ Nguyễn Gia Miêu và họ Nguyễn Chi Ngại (hay Nhị Khê) cùng
có tổ là Nguyễn Bặc vẫn còn những nghi vấn:
o Truyền thuyết họ Nguyễn ở Chi Ngại quá xa, chưa hoàn toàn có tính xác
thực để kết luận Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc.
o Khoảng cách quá xa của các thế thứ họ Nguyễn khiến về vấn đề "dòng họ
Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc" còn những nghi vấn. Chính sử
sách nhà Nguyễn không xác nhận họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu
Nguyễn Bặc. (Xem bài: Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn.)

[sửa] Các tác phẩm văn thơ


Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị
thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt
Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.

Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn
giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác
phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân
làm gốc với những câu như:

Dục Thúy Sơn (Ninh Bình)-Ngọn núi trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Trãi
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

(trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)

Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân
trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng
thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo.

Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn
chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. Tác phẩm Quốc âm thi tập là tác phẩm viết bằng chữ
Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam

[sửa] Nhận định


[sửa] Thời phong kiến

• Nguyễn Mộng Tuân, một nhân vật đỗ tiến sĩ đồng khoa với Nguyễn Trãi đã ca
ngợi ông rằng :

Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền [23]


Nghĩa là:Có tài kinh bang tế thế làm rạng rỡ cho đất nước, từ xưa đến nay chưa
ai được như ông.

• Lê Thánh Tông trong bài Minh lương viết trong Quỳnh uyển cửu ca có câu: Ức
Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Tâm hồn Úc Trai trong sáng như sao Khuê buổi
sớm), và Lê Thánh Tông đánh giá ông trên tất cả các văn thần võ tướng có danh
vọng nhất của thời Lê.
• Người thế Kỉ 16, như Hà Nhậm Đại, đã nói về công lao sự nghiệp của ông:

Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi


Danh ghi thanh sử sáng bằng gương [24]

• Người thế kỉ 17 còn đánh giá ông cao hơn nữa. Đỗ Nghi cũng là người triều Lê,
nhưng ông đã nói thẳng: Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả và Đỗ
Nghi tiếc rằng: Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông
vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình;
việc đó không phải là không may cho ông, mà chính là không may cho sinh dân
đời Lê vậy. [25]
• Sang thế kỉ 18 Dương Bá Cung cũng phải thừa nhận công lao của ông trùm khắp
trên đời [26]
• Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: "đứng vào bậc nhất một
đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều
vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không
từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ
được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp
rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được"[27].
• Cho tới 400 năm sau khi Nguyễn Trãi chết, người Việt Nam ở thế kỷ 19 vẫn rất
mực tôn quý ông và khẳng định: Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào
sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng
tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm [28]
[sửa] Thời hiện đại

• Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: Nguyễn Trãi, người anh
hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu
dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ
là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều ... thắng
hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như
gươm đao: "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời" (Lê Quý Đôn), "văn
chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế" (Phan Huy Chú). Thật
là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. [29]

• Về sự nghiệp của Nguyễn Trãi, sử gia Nguyễn Lương Bích đánh giá Công lao, sự
nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là
anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự
nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự
nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn,
trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam
Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn
đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. [30]Thiên tài của
Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong
một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt
mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính
xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng
Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc
Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học.

• Về cá nhân Nguyễn Trãi, sử gia Nguyễn Lương Bích đánh giá một nhân vật vĩ đại
về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo
đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà
chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là
một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và
âm nhạc xuất sắc.[31] Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn
hóa nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.[32]

You might also like