You are on page 1of 2

NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ

Phan Đình Giót (1922-1954) là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, truy tặng năm 1955. Quê xã
Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nhập ngũ năm 1950, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Khi hi sinh anh là tiểu đội phó thuộc đại đội 58, tiểu đoàn 428, trung đoàn 141, sư đoàn 312. Trong trận
Him Lam ngày 13 tháng 3 năm 1954 thuộc chiến dịch Điện Biên Phủ), khi Phan Đình Giót phá hàng rào
cuối cùng thì bị thương, lực lượng xung kích của tiểu đoàn 428 xung phong vào cứ điểm, bị đối phương
trong lô cốt bắn cản dữ dội. Phan Đình Giót nhanh chóng trườn lên dùng tiểu liên, lựu đạn diệt hỏa điểm
địch, đạn hết, hỏa điểm thứ 3 vẫn chưa bị diệt, Phan Đình Giót liền lao cả thân mình lấp lỗ châu mai, tạo
điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Anh được tặng Huân chương Quân công hạng
nhì.

La Văn Cầu ((1932 - 1950) sinh ra trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra và lớn
lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh đã hiểu rõ
nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc
kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới
16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua
khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng
đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập được nhiều chiến công. Một trong những
chiến công mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 -
18.9.1950). Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và
đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội
chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong.

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) Là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.
Tô Vĩnh Diện quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá; nhập ngũ năm 1949, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi hy sinh anh là khẩu đội trưởng pháo phòng không, đại đội 827, tiểu đoàn
394, trung đoàn 367. Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện và
đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty xung phong cầm càng lái pháo.
Khi dây tời chính bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ Ty bị càng pháo đánh bật ra, Tô
Vĩnh Diện vẫn bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất chấp nguy hiểm lấy thân mình đẩy càng
pháo vào vách núi cho pháo dừng lại, Tô Vĩnh Diện hy sinh. Anh được trao tặng Huân chương quân công
hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân năm 1956

Ngô Mây (1924 - 1947) quê ở xã Cát Chánh, tỉnh Bình Định ( cũ ).Anh là con một của một gia đình nông
dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia du kích xã. Tháng
4/1947, anh nhập ngũ và là đội viên đại đội quyết tử.Khi tập luyện quân sự, có lần bị đau chân, anh vẫn ra
bãi tập ngồi xem đồng đội tập để rút kinh nghiệm chứ không chịu nghỉ ở nhà. Anh đã có ý thức chuẩn bị
thật tốt để chiến đấu thắng lợi.Thu đông năm 1947 đơn vị anh được lệnh chuẩn bị chiến đấu. Thời kỳ này
trang bị của ta còn yếu kém, chỉ có vũ khí thô sơ nhưng vẫn quyết tâm diệt bộ binh và xe cơ giới địch.
Tuy biết rõ là có thể hy sinh, anh vẫn chuẩn bị, học cách đánh rất kỹ và bình tĩnh tự tin viết thư về động
viên mẹ. Anh còn đem những đồ dùng riêng của mình tặng lại các đồng chí còn thiếu. Đầu tháng
10/1947 đơn vị anh nhận nhiệm vụ phục kích quân địch ở suối Voi ( trên đường An Khê đi Plâycu ). Anh
Ngô Mây có nhiệm vụ ôm bom phá xe tăng địch để tạo điều kiện cho đồng đội diệt bộ binh giặc. Anh
bình tĩnh thắt lại chiếc khăn quàng màu đỏ trên cổ rồi vào nơi phục kích bên đường. Không may, tình
huống trận đánh diễn ra ngoài dự kiến. Trận địa bị lộ, bọn địch tấn công trước và dồn quân ta vào thế bất
lực. Lực lượng quá chênh lệch, đơn vị phải vừa đánh vừa yểm hộ cho từng bộ phận rút lui để bảo toàn lực
lượng. Anh Ngô Mây đã quyết định chờ cho một toán đông quân giặc tới gần chỗ anh nấp rồi ôm quả
bom bước ra, rút chốt. Bọn địch chưa kịp nhìn rõ anh thì một tiếng nỗ dữ dội vang lên. Một trung đội Âu
phi tan xác và anh Ngô Mây cũng hy sinh oanh liệt. Anh đã được tặng thưởng Huân chương quân công
hạng hai và được Quốc hội truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 31/8/1955.
Võ Thị Sáu (1935 - 1952) quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ,
huyện Đất Đỏ , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên
lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình
vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây
thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý
do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn
Đảo. Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.
Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2 tháng 9 năm 1994, cô
được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) Ngày 2-5-1964, một sự kiện gây chấn động dư luận thời bấy giờ là kế
hoạch gài bom dưới chân cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) hòng giết chết Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Mac Namara. Người thực hiện kế hoạch này là chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi.
Tháng 5-1964 chính phủ Mỹ cử một phái đoàn chính trị quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình
hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc, anh xin Ban chỉ huy quân sự biệt động cho anh thực hiện nhiệm
vụ tiêu diệt phái đoàn này. Do bị lộ, trước giờ xe Mac Namara chạy qua anh bị bắt. Trận đánh không
thành, nhưng là một đòn cảnh cáo đối với những hoạt động chuẩn bị leo thang chiến tranh của đế quốc
Mỹ. Mac Namara không dám ngồi ô tô vào Sài Gòn mà phải đi bằng trực thăng.
Trong nhà lao, dụ dỗ không được, địch dùng nhiều cực hình nhưng anh cương quyết không khai báo.
Trước kẻ thù, câu trả lời duy nhất của anh là : "Tôi nói với mấy người, tôi làm việc phải, tôi giết bọn
cướp nước thì dù nguy hiểm, thương tật hay hy sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay
sai mong được an thân để làm hại đồng bào!". Chính quyền Nguyễn Khánh đưa anh ra tòa án quân sự kết
án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân thời bấy giờ. Được tin này, phong trào cách
mạng Vénézuéla tuyên bố, nếu tử hình anh họ sẽ trừng trị ngay tên trung tá Mỹ mà họ đang bắt giữ. Mỹ
buộc phải cam kết không tử hình anh. Nhưng khi tên trung tá Mỹ vừa được thả ra thì chúng trở mặt. Ngày
15-10-1964, bọn đao phủ Mỹ ngụy đưa anh ra pháp trường tại bãi bắn sau nhà lao Chí Hòa. Trong phút
cuối cùng của đời mình, anh giật phắt mảnh băng đen mà kẻ thù bịt mắt và dõng dạc nói : "Không, phải
để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi!". Và anh hô to : "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế
quốc Mỹ!" "Hồ Chí Minh muôn năm!" "Việt Nam muôn năm!" Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-
10-1964 hưởng dương 24 tuổi. Sau khi hy sinh, anh được Đảng nhân dân cách mạng miền Nam truy nhận
là Đảng viên và truy tặng Huân chương thành đồng hạng nhất.

Liệt sĩ Vũ Bảo (1949- 1963) tên thật là Võ Văn Bảo sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống
cách mạng tại xã Cát Khánh (Phù Cát). 14 tuổi, Vũ Bảo đã giác ngộ cách mạng và tham gia làm giao liên
du kích. Với lòng nhiệt tình, xông xáo và mưu trí, Vũ Bảo luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được
giao. Ngày 20/7/1963, giặc bất ngờ đổ quân bao vây thôn An Quang hòng tiêu diệt các cán bộ cách mạng
đang công tác tại đây. Trong lúc chèo thuyền đưa các cán bộ vượt vòng vây, Vũ Bảo đã anh dũng hy sinh.
Trước khi hy sinh, Vũ Bảo nói: "Một mình cháu hy sinh cũng không ảnh hưởng nhiều đến cách mạng.
Nếu các chú hy sinh thì thiệt hại cho Tổ quốc, cho đồng bào nhiều lắm." Hành động hy sinh dũng cảm
của Vũ Bảo đã được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương chiến sĩ
giải phóng hạng ba. Ngày 17/7/2002, Chủ tịch nước đã truy tặng liệt sĩ Vũ Bảo danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.

Trừ Văn Thố (1936 – 1963), anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (truy tặng 1965), chiến sĩ
trinh sát đặc công. Quê: xã Thanh Hoà, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhập ngũ năm 1962. Ngày
18.10.1963, trong trận đánh đồn Cây Trường, huyện Bến Cát, nay thuộc tỉnh Bình Dương, bị thương vào
đùi, Trừ Văn Thố vẫn tiếp tục chiến đấu. Bộc phá và thủ pháo không diệt được hoả điểm súng máy trong
lô cốt địch cản đường tiến của quân ta, Trừ Văn Thố đã xông lên, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, vô hiệu
hoá hoả lực địch và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội diệt địch chiến thắng. Huân chương Quân công
hạng ba.

You might also like