You are on page 1of 4

UBND TP.

HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Trình độ: Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Học phần: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Mã học phần: 84142
2. Số tín chỉ: 03 Số tiết: (LT:30, TH:30)
3. Điều kiện để học học phần:
Sinh viên cần được học trước các học phần cơ sở lập trình.
4. Mục tiêu của học phần:
Học phần này giúp sinh viên thực sự hiểu được tầm quan trọng của giải thuật và cách
tổ chức dữ liệu là hai thành tố quan trọng nhất của một chương trình. Học phần này sẽ cung
cấp một số giải thuật hiệu quả trên các cấu trúc mảng, danh sách liên kết và cây. Ngoài ra,
cũng qua học phần này giúp sinh viên củng cố và phát triển các kỹ năng lập trình đã được học
ở các học kỳ trước.
5. Chương trình chi tiết:
Chương 1 : Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật (8 tiết)
1.1.Vai trò của cấu trúc dữ liệu trong một đề án tin học
1.1.1.Cấu trúc dữ liệu
1.1.2.Giải thuật
1.1.3.Sự liên hệ giữa giải thuật và cấu trúc dữ liệu
1.2.Các tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc dữ liệu
1.3.Kiểu dữ liệu
1.3.1.Định nghĩa kiểu dữ liệu
1.3.2.Các kiểu dữ liệu cơ bản
1.3.3.Kiểu dữ liệu có cấu trúc
1.4.Đánh giá độ phức tạp của giải thuật
1.4.1.Các bước phân tích giải thuật
1.4.2.Sự phân lớp các giải thuật
1.4.3.Phân tích trường hợp trung bình
Bài tập

1
Chương 2 : Các giải thuật tìm kiếm và sắp xếp (16 tiết)
2.1.Một số giải thuật tìm kiếm
2.1.1.Bài toán tìm kiếm
2.1.2.Tìm kiếm tuyến tính (Linear Search)
2.1.3.Tìm kiếm nhị phân (Binary Search)
2.2.Một số giải thuật sắp xếp
2.2.1.Bài toán sắp xếp
2.2.2.Phương pháp đổi chỗ trực tiếp (Straight Interchange)
2.2.3.Phương pháp chọn trực tiếp (Straight Selection)
2.2.4.Phương pháp chèn vào trực tiếp (Straight Insertion)
2.2.5.Phương pháp nổi bọt(Bubble Sort)
2.2.6.Phương pháp sắp xếp với cây (HeapSort)
2.2.7.Phương pháp sắp xếp dựa trên phân hoạch (QuickSort)
2.2.8.Phương pháp sắp xếp trộn trực tiếp (MergeSort)
2.2.9.Phương pháp sắp xếp cơ số (Radix sort)
Bài tập
Chương 3 : Cấu trúc dữ liệu động (20 tiết)
3.1.Kiểu dữ liệu con trỏ
3.1.1.Biến không động
3.1.2.Kiểu con trỏ
3.1.3.Biến động
3.2.Danh sách liên kết đơn
3.2.1.Ðịnh nghĩa.
3.2.2.Các hình thức tổ chức danh sách.
3.2.3.Danh sách liên kết đơn
Tổ chức danh sách đơn theo cách cấp phát liên kết.
Các thao tác cơ bản trên danh sách đơn.
3.2.4.Các cấu trúc đặc biệt của danh sách liên kết đơn
Stack
Hàng đợi (Queue)
3.3.Danh sách liên kết kép
3.4.Danh sách liên kết vòng
Bài tập

2
Chương 4 : Cấu trúc cây (15 tiết)
4.1.Cấu trúc cây
4.1.1.Định nghĩa
4.1.2.Một số khái niệm cơ bản
4.2.Cây nhị phân
4.2.1.Định nghĩa
4.2.2.Một số tính chất của cây nhị phân
4.2.3.Biểu diễn cây nhị phân
4.2.4.Duyệt cây nhị phân
4.3.Cây nhị phân tìm kiếm
4.3.1.Định nghĩa
4.3.2.Các thao tác trên cây nhị phân tìm kiếm
Duyệt cây
Thêm một phần tử x vào cây
Hủy một phần tử có khóa x
Tạo một cây nhị phân tìm kiếm
4.4.Cây nhị phân tìm kiếm cân bằng
4.4.1.Cây nhị phân cân bằng hoàn toàn
4.4.2.Cây nhị phân cân bằng
Bài tập
Ôn tập kết thúc học phần (1 tiết)
6. Tài liệu tham khảo:
[1]Trần Hạnh Nhi–Dương Anh Đức, Nhập môn cấu trúc dữ liệu và thuật toán,
NXB Đại Học Quốc Gia, 2001
[2]Đỗ Xuân Lôi, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
2008.
[3]Huỳnh Minh Trí – Phan Tấn Quốc, trường Đại học Sài Gòn, Giáo trình bài tập cấu
trúc dữ liệu và giải thuật, 2009
7. Cách đánh giá học phần:
7.1. Hình thức thi cuối học phần: Tự luận
7.2. Các điểm bộ phận và hệ số:
[1] x 0.1 + [2] x 0.4 + [3] x 0.5
[1] Tham gia học tập trên lớp (chuyên cần, chuẩn bị bài và thảo luận): (hệ số 0.1)
[2] Điểm kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành/bài tập: (hệ số 0.4)

3
[3] Điểm thi cuối học phần: (hệ số 0.5)
7.3. Cách đánh giá: Điểm học phần là điểm trung bình chung của các điểm bộ phận.

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA, BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

Huỳnh Minh Trí Phan Tấn Quốc

You might also like