You are on page 1of 61

Bài viết cho 

Kỷ yếu Humboldt 
(Chủ biên: TS Nguyên Xuân Xanh)
Đăng trước trên Diễn Đàn Xuân Tân Mão
 

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài


và đại học Việt Nam
Trần Hữu Dũng

Khó biết chính xác tổng số người gốc Việt Nam đã hoặc đang giảng dạy tại các
trường đại học, hoặc làm việc ở các viện nghiên cứu, ở nước ngoài là bao nhiêu,
nhưng có thể ước đoán rằng con số này có thể gần bằng con số các đồng nghiệp của
họ ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước.[1]  Tất nhiên, thành phần trí
thức người Việt ở nước ngoài này cũng rất đa dạng. Có người đã về hưu, con cháu đã
trưởng thành, và hầu như không còn nhớ tiếng Việt.  Có người vừa tốt nghiệp tiến sĩ,
có liên hệ thường xuyên với quê nhà, và nói, viết tiếng Việt không thua gì người trong
nước.
Có thể khẳng định rằng, dù ít dù nhiều, ai mang giòng máu Việt Nam đều muốn
nền giáo dục ở quê cha đất tổ, đặc biệt là giáo dục đại học, sáng sủa hơn. Những
người sống trong môi trường đại học các nước tiên tiến, hầu như mỗi ngày khi đọc tin
tức từ trong nước về thực trạng giáo dục Việt Nam, thường phải chép miệng thở dài..
Sự trăn trở này không chỉ xuất phát từ lòng quyến luyến quê hương (hay, rộng hơn, từ
sự bức xúc trước những chênh lệch giữa các xã hội tiền tiến và hậu tiến) nhưng, gần
gủi hơn, còn từ ký ức về thời mình còn trẻ, nhớ lại sự ham muốn học hỏi trong hoàn
cảnh vô cùng thiếu thốn của chính mình.  Rồi, so sánh với ngày hôm nay, khi đã
“công thành danh toại” thì chính người trí thức ấy lại phục vụ cho nền giáo dục của
nước người, cho những sinh viên ngoại quốc!  Đó chẳng là, phần nào, một sự bội phản
hay sao?

1
Nhưng, dù có nóng lòng vì lương tâm, vì sở nguyện, chúng ta phải nhận rằng việc
“vực dậy” nền đại học Việt Nam khó xảy ra trong dăm ba năm nữa.  Đó là một công
trình cần kế hoạch, quyết tâm, và kiên trì, không thể thực hiện bằng những khẩu hiệu
êm tai, những chỉ tiêu không thực tế.  Cải cách giáo dục, ở bất cứ quốc gia nào, bao
giờ cũng đòi hỏi những nỗ lực trường kỳ, không ngừng nghỉ.  Ở nước ta hiện nay thì
những suy kém về giáo dục – nhất là ở cấp đại học -- quá đổi trầm trọng, thể chế lại
quá cứng nhắc, ù lỳ, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự ù lỳ này sẽ giảm đi trong
thời gian trước mắt.  Về phần họ, hầu hết trí thức Việt Nam ở hải ngoại đều đang đầu
tắt mặt tối lo cho sự nghiệp của mình, hoặc đã vào khoảng đời mà năng lực sức khoẻ
của họ không còn nhiều nữa.  Như vậy, gác qua một bên những vấn đề to tát như “vai
trò trí thức trong thời kỳ toàn cầu hoá”, v.v. (mà người viết bài này đã đề cập trong
nhiều bài khác[2]), câu hỏi thực tế cho những người trí thức gốc Việt ở hải ngoại ưu
tư đến tiền đồ dân tộc là làm thế nào để kết hợp công việc cá nhân, đời sống thực tế
của họ, với cố gắng, trong chừng mực có thể, phát triển nền đại học của quê hương
mình, cho em cháu mình.   
Vì sự đa dạng cuả ngành nghề, về cường độ của ước muốn, tầm mức của khả
năng, không thể lập ra một hình mẫu nào cho sự đóng góp của trí thức Việt Nam ở
nước ngoài vào sự phát triển của đại học trong nước. Tuy nhiên, có một bộ phận của
tập thể trí thức này, gồm những người đã hoặc đang giảng dạy ở các trường đại học,
làm việc cho các viện nghiên cứu ở nước ngoài, mà kỳ vọng vào sự đóng góp của họ
đối với Việt Nam là cao nhất và khả năng của họ cũng là thiết thực nhất.  Bài này sẽ
tập trung vào những người ấy.
 

2
Hãy lấy trường hợp điển hình của một giáo sư mà nhiệm vụ chính là giảng dạy
(khác những người mà nhiệm vụ chính là quản lý hay nghiên cứu) ở Mỹ làm ví dụ. 
Trong các trường đại học Mỹ, mỗi giáo sư như vậy thường được đánh giá định kỳ (để
tăng lương, thăng thưởng hoặc chỉ để quyết định có lưu dụng hay không) qua ba tiêu
chuẩn: giảng dạy, dịch vụ, và nghiên cứu (hệ số của mỗi tiêu chuẩn là tùy phân khoa,
tùy học vị, đôi khi có thể thương lượng giữa giáo sư và trưởng khoa).  Trong mỗi
phương diện đó, tôi nghĩ người trí thức Việt Nam ở nước ngoài (tiếp tục lấy ví dụ ở
Mỹ) đều có thể lập một chương trình làm việc vừa thuận lợi cho sự nghiệp cá nhân,
vừa đóng góp cho nền giáo dục đại học Việt Nam.
Trước nhất, về mặt giảng dạy, tức là phần vụ liên hệ trực tiếp đến sinh viên, thì tất
nhiên người Việt Nam ở hải ngoại không thể thường xuyên “đứng lớp” ở Việt Nam
như các đồng nghiệp trong nước.  Nhiều người đã thu xếp để thỉnh thoảng hồi hương
làm việc ấy, nhưng số này cũng là ít.  Đa số (nhất là các giáo sư trẻ, chưa vào biên
chế) đều bận rộn suốt năm với việc giảng dạy ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo kinh
nghiệm của người viết bài này thì sinh viên Việt Nam ngày nay rất tinh thông Internet,
và không ít em đã gửi email đến các giáo sư người Việt ở nước ngoài để xin hướng
dẫn đề tài luận văn, nhờ giới thiệu sách báo chuyên ngành (ngay cả sách báo xuất bản
trong nước!) mà các em cần đọc. Các giáo sư người Việt ở nước ngoài nên có những
“trang nhà” bằng tiếng Việt trên mạng Internet và khuyến khích sinh viên trong nước
liên hệ với họ. Rồi mỗi khi về nước, nên nhín chút thời giờ giao lưu với các em, tổ
chức những buổi thuyết trình, trả lời phỏng vấn của các báo... Vẫn biết rằng đa số trí
thức chân chính đều rất ngại “tự phô trương”, nhưng đến một chừng mực nào đó, và
với một sự khiêm cung chân thật, nên “mở rộng cửa” đón tiếp các bạn trẻ Việt Nam
trong không gian Internet.  Đó cũng là một cách đóng góp cho giáo dục đại học Việt
Nam.  
Thứ hai, về “dịch vụ”, mà trong quy chế các đại học Mỹ thường gồm những hoạt
động như là làm thành viên của các hội đồng, các uỷ ban trong trường, cũng như các
hoạt động ngoài trường như là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp quốc gia hoặc
quốc tế (nếu là trong ban chấp hành các hội đoàn, các tổ chức này thì lại càng được
“đánh giá cao”).  Như vậy, trong lãnh vực “dịch vụ”, các giáo sư người Việt có thể liệt
kê những hoạt động của mình ở Việt Nam, hoặc với những tổ chức trong nước (gồm
cả việc tổ chức những cuộc trao đổi giữa đại học của họ và một đại học Việt Nam)
trong “thành tích” cá nhân của họ đối với đại học của họ ở nước ngoài.
Thứ ba là về “nghiên cứu”, cụ thể là những bài báo trên các tạp chí chuyên ngành,
các quyển sách, các báo cáo cho các hội nghị, và “tốt” hơn nữa là những đề tài được
tài trợ từ những nguồn ngoài trường.  Đối với những giáo sư trẻ thì phần “nghiên cứu”
là quan trọng nhất vì nó sẽ là “lý lịch” của họ khi họ muốn đổi trường.  Chẳng những
cần có bài trên các tạp chí quốc tế, mà các tạp chí này cũng phải ở hạng cao: bài được
đăng trong các báo đã có lịch sử lâu đời, “top ten” trong ngành thì tất nhiên là “được
giá” hơn bài trong các tạp chí tầm tầm, hoặc mới xuất hiện, ít người biết.  Tiếc thay,
hiện nay chưa có một tạp chí nào ở Việt Nam (tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài) có đủ
uy tín quốc tế để các nhà khoa học Việt Nam ở hải ngoại đăng trên đó để “kiếm điểm”
với cấp trên.  (Để so sánh, ở Trung Quốc có hơn 200 tạp chí chuyên ngành bằng tiếng
Anh, và ở hầu hết các quốc gia láng giềng khá phát triển như Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ,
thậm chí Singapore, Malaysia... đều có những tạp chí quốc tế mà các nhà nghiên cứu
ở những quốc gia khác rất hãnh diện nếu có bài được đăng trên đó).  Bởi thế, trừ khi
được sự thông cảm đặc biệt của trưởng khoa, những bài họ viết cho các tạp chí Việt
Nam (nhất là nếu họ viết bằng tiếng Việt, chính nó cũng là một khó khăn rất lớn cho
những người đã được đào tạo ở nước ngoài) đều là những bài “cúng chùa”, không
giúp ít gì cho sự nghiệp của họ ở nước ngoài. Ngược lại, nếu họ đánh giá “phần
thưởng tinh thần” cho họ là cao, thì chính những bài ấy (nhất là những bài viết dễ hiểu
cho sinh viên Việt Nam) lại có ảnh hưởng rất lớn!
Đó là chưa nói đến vấn đề ngôn ngữ.  Dù có muốn viết cho các tạp chí khoa học
trong nước, cái khó khăn cho người Việt ở nước ngoài, nhất là những người đã được
đào tạo nhiều năm ở hải ngoại là vấn đề ngôn ngữ. Chính vì vấn đề ngôn ngữ nên
những người này, dù có thiện chí hi sinh thời gian để viết báo hoặc soạn thảo giáo
trình cho độc giả (sinh viên) trong nước thì cũng thấy đó và một việc hết sức khó
khăn, mất quá nhiều thời giờ.
Tuy nhiên, có một thành phần đặc biệt hữu ích cho đại học Việt Nam là những trí
thức Việt Nam đã có kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo ở các đại học, các viện nghiên
cứu, ở nước ngoài.[3] Tuy số người này trong tập thể trí thức người Việt ở hải ngoại
còn tương đối ít, họ sẽ mang những kinh nghiệm vô cùng quý báu về tổ chức đại học,
về tuyển mộ giáo sư, về chương trình học, mà một giáo sư bình thường ít khi có được.
3
Ngoài những “trách nhiệm” mà người Việt Nam ở nước ngoài có thể cảm thấy đối
với nền đại học trong nước, còn một sự thật này: không gì đem lại hạnh phúc hơn khi
thấy việc mình làm có ảnh hưởng đến người khác, nhất là lớp trẻ.  Đó chính là phần
thưởng cao quý nhất mà người trí thức Việt Nam ở nước ngoài sẽ nhận được khi đóng
góp vào sự phát triển của đại học Việt Nam.  Hơn thế nữa, ưu thế độc đáo của người
trí thức Việt Nam ở nước ngoài là trong cương vị cầu nối sinh hoạt trí thức ở Việt
Nam (và về Việt Nam) với sinh hoạt trí thức thế giới.  Không thể nhấn mạnh hết tầm
quan trọng của sự tích hợp này.
Nhìn chung, tầm mức, hiệu quả, và lãnh vực mà trí thức người Việt hải ngoại có
thể đóng góp vào sự lớn mạnh của nền đại học Việt Nam là tùy phần lớn vào bốn yếu
tố: môi trường vật chất, tư duy, cơ chế, và xã hội.
Thứ nhất, về môi trường vật chất để làm việc.  Dù có thiện chí đến bực nào, không
giáo sư nào (trong nước cũng như từ nước ngoài về) có thể hoạt động hết năng suất
của mình nếu không được một văn phòng riêng, tĩnh lặng, để làm việc.  Số sinh viên
mỗi lớp phải vừa phải.  Số giờ đứng lớp cũng không hơn ở các đại học tiền tiến (trung
bình khoảng 9 giờ mỗi tuần).
Thứ hai, về tư duy.  Hiệu quả của sự đóng góp của trí thức Việt Nam ở nước ngoài
tuỳ vào “tư duy” của chính quyền, nhất là của cấp lãnh đạo giáo dục.  Dùng chữ “tư
duy” ở đây để nhấn mạnh rằng nó không chỉ là những biện pháp hành chính, những
ưu đãi vật chất (những tấm “thảm đỏ”!) nhưng là sự cần có một môi trường thích hợp
cho tự do học thuật, nghiên cứu, và truyền bá kiến thức.  Đối với trí thức quen sống ở
các quốc gia tiền tiến thì môi trường ấy phải là một bầu không khí “phi chính trị”
trong khuôn viên đại học (theo nghĩa rộng).  Ngược lại, người trí thức hải ngoại cũng
cần thông cảm với những khả năng và hạn chế trong nước.  Phải tìm hiểu thực trạng
trong nước trước khi có những quyết định “đổi đời”.  Không nên có ảo tưởng để rồi
não nề thất vọng.
Thứ ba, về cơ chế. Mọi đóng góp của trí thức Việt Nam ở nước ngoài, dù là từ
những cá nhân đơn lẻ hay những nhóm nhỏ, cũng đều như hạt cát bỏ biển, chừng nào
mà cơ chế trong nước còn không thích hợp, thậm chí có những cơ chế mà trên thực tế
đã “đẩy lùi”, làm “vô hiệu hoá” những đóng góp đó như nhiều người chua chát nhận
xét.  Nghịch lý là: Đóng góp của người trí thức Việt Nam ở hải ngoại chỉ thực sự có
hiệu quả khi môi trường đại học Việt Nam “thông thoáng” hơn (về cơ chế cũng như tư
duy), nhưng chính sự “thông thoáng” ấy sẽ gia tăng khi có sự đóng góp của trí thức
người Việt ở nước ngoài.  Góp phần xây dựng cơ chế đại học Việt Nam là một khả
năng chưa được tận dụng của trí thức người Việt ở nước ngoài.  Như đã nói ở trên,
một thành phần trí thức quan trọng là những người đã có kinh nghiệm quản trị hay
lãnh đạo đại học.  Đó là những nguời đã làm khoa trưởng, chủ nhiệm bộ môn, hoặc
điều hành một ủy ban nào đó trong đại học.  Hãy đặc biệt lắng nghe ý kiến của những
người này trong việc cải tổ cơ chế.
Thứ tư là về mặt xã hội. Hiệu quả đóng góp của trí thức Việt Nam ở nước ngoài
vào sự phát triển của đại học Việt Nam không chỉ tùy thuộc vào tâm và tầm của trí
thức ấy, vào chính sách và biện pháp cụ thể của nhà nước đối với họ, nhưng, và điều
này khá nhạy cảm nên ít được nói đến, còn tùy vào đồng nghiệp của họ ở trong nước.
Sự “làm việc chung” giữa trí thức trong nước và trí thức hải ngoại tất nhiên sẽ nảy
sinh những vấn đề tế nhị trong giao tiếp, trong sự khác biệt giữa cách ứng xử, trong
triết lý sư phạm, trong tư duy cá nhân, và cụ thể nhất là trong những điều kiện thăng
thưởng, tiến thân, trong nước so với nước ngoài.  Mọi người đều cần một sự cởi mở,
một tinh thần thông cảm, cùng phục vụ đất nước, học thuật và thế hệ trẻ.  Điều đáng
lạc quan là, qua kinh nghiệm ở nhiều nước, những “va chạm” này sẽ ngày càng giảm
đi.
Cuối cùng, cần nói đến một bộ phận (không nhỏ) trí thức ở hải ngoại mà, vì lý do
này hoặc lý do khác, không có liên hệ gì (thậm chí thờ ơ!) đến đại học Việt Nam.
Thiết nghĩ, họ vẫn có ảnh hưởng đến các bạn trẻ trong nước trong vai trò những tấm
gương trí thức trong sự đam mê công việc, trong những thành đạt, trong sự chính trực
của họ.  Có lẽ họ không nghĩ đến điều này nhưng khi đọc tên (có vẻ như) của một
người Việt Nam, người Việt Nam khắp nơi đều hãnh diện. 
Tương lai Việt Nam là tùy thuộc vào nỗ lực của mọi người.  Người trí thức ở hải
ngoại có nhiệm vụ đóng góp vào nỗ lực này.  Tất nhiên những người đã công thành
danh toại thì có thể đóng góp nhiều hơn, song thế hệ trẻ vừa tốt nghiệp đại học ở nước
ngoài cũng phải đóng góp vào sự nghiệp ấy, dù phải thông cảm là họ còn trong giai
đoạn bận rộn tạo dựng sự nghiệp cá nhân.  Một trong những thất vọng của người viết
bài này là không ít các tiến sĩ trẻ đã quyết định không hồi hương.  Hi vọng là sau ít
năm các bạn ấy sẽ về, song những bạn lập gia đình với người nước ngoài thì triển
vọng về nước chắc sẽ là rất thấp.  Như đã viết trong một bài khác,[4] trên quan điểm
cá nhân thì những người này không có gì đáng trách (vì há chính những trí thức Việt
Nam ở hải ngoại hiện nay, trong đó có người viết bài này, không là những người đã có
lần “hoãn” việc hồi hương đó sao?).  Có nhiều lý do để thông cảm sự không về nước
của họ, và ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho mình. Tuy nhiên, nếu những
thành phần ưu tú nhất của quốc gia ra đi mà “không hẹn ngày trở lại” thì đại học Việt
Nam sẽ ra sao?  Cụ thể hơn, phải nhận rằng tình trạng này đã làm nãn lòng không ít
giáo sư người Việt ở các trường đại học nước ngoài, nhất là những người đã vận động
để tìm học bổng cho những sinh viên này du học với kỳ vọng là khi thành tài về nước,
họ sẽ là những hạt giống cho sự phát  triển của đại học Việt Nam.
Nền đại học Việt Nam chỉ trở thành niềm hãnh diện của chúng ta nếu mọi người,
trong cũng như ngoài nước, mọi thế hệ, hi sinh chút ít lợi ích cá nhân để cùng nhau
xây đắp nền đại học ấy.  Có nhiều việc người trí thức Việt Nam ở hải ngoại có thể làm
để giúp ích đại học Việt Nam, không cứ phải về nước giảng dạy, hoặc tìm học bổng
cho sinh viên du học.  Cần nhất là quyết tâm giúp ích, rồi tìm những việc mình có thể
làm được, trong khả năng, và vâng, có thể có lợi cho sự  nghiệp cá nhân của mỗi
người nữa!

Trần Hữu Dũng


Tháng 12, 2010

[1] Chính xác, đây là nói về những người có bằng tiến sĩ. 
[2] Xem, chẳng hạn, Trần Hữu Dũng, 2006, “Trí thức Việt Nam thời “toàn cầu hóa” -
Tư duy, kỳ vọng, và trách nhiệm”, trong “Trong Ngần Bóng Gương" (Kỷ yếu mừng
Gs. Ts. Đặng Đình Áng thượng thọ 80 tuổi)
[3] Tương tự, theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, hậu quả trầm trọng nhất
của nạn chảy máu chất xám là sự thất thoát những người có kinh nghiệm quản lý các
bệnh viện, các hệ thống y tế. 
[4] Trần Hữu Dũng, 2004, “Hiện đại hoá, toàn cầu hoá, và vấn đề chảy máu chất
xám,” Tia Sáng, tháng 10.
 
Những bài khác của Trần Hữu Dũng
 
Bài này cũng đã đuợc đăng lại trên Tuần Việt Nam:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=8854
 
 
6-2-11

Diều Hâu Mỹ: Ai Là Ai?


Trần Hữu Dũng
(Gởi đăng Diễn Đàn: 1/3/03)
Cập nhật 2/4/03

Khi bài báo này nằm trước mắt bạn đọc thì có lẽ Mỹ đã công khai xâm lăng Iraq. Về lý do
chiến tranh này thì chắc mọi người đều có ý kiến.  Tuy nhiên, có lẽ nên biết thêm về tông tích
những nhân vật chóp bu trong chính quyền Bush mà quyết định đã đưa đến chính sách quân sự
và ngoại giao của Mỹ hiện nay.
Đại để, có thể chia những người này làm ba nhóm.  Nhóm thứ nhất là gồm George Bush, Dick
Cheney, và Donald Rumsfeld.  Phe này là dân bảo thủ truyền thống, đặt quyền lợi Mỹ lên hàng
đầu, có khuynh hướng biệt lập, nghi kỵ các thể chế quốc tế, muốn Mỹ hành động đơn
phương. Nhóm thứ hai là gồm Colin Powell, Richard Armitage (trợ lý cho Powell), và George
Tenet (giám đốc CIA), cũng muốn Mỹ là siêu cường duy nhất, song tương đối "thực tế", cho các
tổ chức quốc tế có vai trò nào đó trong chính sách Mỹ. Nhóm thứ ba, nổi tiếng nhất là Paul
Wolfowitz, Richard Perle, thường được gọi là phe "tân bảo thủ", chẳng những muốn củng cố thế
lực kinh tế và quân sự của Mỹ nhưng còn muốn đem những "giá trị" của Mỹ áp đặt khắp nơi,
bằng vũ lực nếu cần.   Sau 11/9 thì phe thứ nhất ng ngả theo phe thứ ba.  Và gần đây, sau những
thất bại ngoại giao của Mỹ, thì phe thứ hai cũng xích lại phe thứ ba.  Vì Cheney, Rumsfeld,
Powell thì đã được biết khá nhiều, dưới đây là phác hoạ chân dung chỉ của những người phe "tân
bảo thủ".

Trước nhất phải nói đến Condoleezza Rice (cố vấn an ninh quốc gia của Bush) tuy không
phải là thành viên của phe tân bảo thủ, nhưng là một nhân vật trọng yếu, và ngày càng có thái độ
giống phe này.  "Condi" Rice năm nay 49 tuổi, độc thân, con một, có bằng tiến sĩ chính trị học
(1981, đại học Denver)

Năm 1989 Scowcroft (cố vấn an ninh quốc gia cho Bush cha) bổ nhiệm Condoleezza Rice đặc
trách Liên Xô trong hội đồng an ninh quốc gia.  Sau khi Bush cha thất cử nhiệm kỳ 2,
Condoleezza Rice (lúc ấy chỉ mới 38 tuổi) được đại học Stanford chọn làm Provost (quan trọng
chỉ kém viện trưởng).  Nghe đâu lúc ấy vì Stanford găp nhiều khó khăn về tài chính và một số vụ
mang tai tiếng nên không ai dám nhận chức vụ này.  Nhờ George Shultz (ngoại trưởng Mỹ lúc
đó) đỡ đầu, Rice được bổ nhiệm vào ban quản trị của nhiều đại công ty (Chevron, Transamerica,
Charles Schwab).  Hảng Chevron dùng tên Condoleezza Rice đặt cho một tàu chở dầu năm 1993.

Những người biết Condoleezza Rice đều nhìn nhận rằng bà có biệt tài ăn nói, nắm vấn đề một
cách nhanh chóng, thuyết trình rất mạch lạc, tuy nhiên bà không phải là một lý thuyết gia cỡ lớn
như Henry Kissinger hoăc Zbigniew Brzezinsky.  Rice hay phô trương là mình "cứng rắn"
(không nhỏ một giọt nước mắt trong đám tang của cha).  Từ ngày cha mẹ mất, Rice trở thành
thân cận đặc biệt với gia đình Bush.

Condoleezza Rice thường mở đầu các cuộc phỏng vấn, thuyết trình, với câu hỏi: "Quyền lợi
của Mỹ là gì?".  Bà được nhiều người biết qua bài  "Promoting the National Interest" đăng
trên Foreign Affairs năm 2000. Trong đó, Rice cũng kêu gọi Mỹ lật đổ Saddam, nhưng là qua
các nhóm đối lập Iraq.  Trong phe diều hâu, Rice là người hay dùng "đạo đức" để biện hộ cho
chính sách Mỹ, có lẽ do ảnh hưởng phần nào của gia đình (cha là giáo viên kiêm mục sư, mẹ
cũng là giáo viên).

Phe tân bảo thủ không coi Condoleezza Rice (bỏ đảng Dân Chủ sang đảng Cộng Hòa năm
1983) như là cùng nhóm của họ.  Một phần là vì lúc còn làm cho Scowcroft, Rice ủng hộ
Gorbachev thay vì Yeltsin, trong khi phe Cheney, Wolfowitz, Libby thì ủng hộ Yeltsin chống lại
Gorbachev.  Có lẽ vì không tin cẩn Rice, phe diều hâu gài hai người vào làm phụ tá cho bà.  Một
là Stephen Hadley (đàn em của Cheney và Wolfowitz), chủ tịch một ủy ban cấp thứ trưởng họp
nhiều lần mỗi tuần để bàn chuyện ngoại giao và quốc phòng.  Người kia là Elliot Abrams, từng
là phụ tá của Reagan, bị ra toà vì vụ buôn bán vũ khí với Iran.  Abrams cầm đầu phòng Trung
Đông sự vụ trong hội đồng an ninh quốc gia của Condoleezza Rice.  Ông ta cũng là con rể của
Norman Podhoretz (xem dưới đây, đoạn về William Kristol).

Paul Wolfowitz (58 tuổi), phó bộ trưởng quốc phòng, có thể xem như lảnh tụ của nhóm diều
hâu.  Cha là gốc Do Thái di cư sang Mỹ năm 1920, từng làm giáo sư thống kê tại đại học
Cornell. Hồi còn nhỏ đã theo cha sống một năm ở Israel, và có em gái lấy một người Israel. Paul
Wolfowitz ban đầu học toán, sau đổi qua hoá học, rồi lấy tiến sĩ khoa học chính trị ở đai học
Chicago sau khi đươc miễn dịch trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam vì lý do học vấn. 

Ở Chicago, Wolfowitz là đệ tử ruột của Albert Wohlstetter, một lý thuyết gia nổi tiếng về
khoa chiến lược quân sự.   Khi mới ra trường Wolfowitz đi dạy ở đại học Yale, nhưng nhờ móc
nối của Wohlstetter, năm 1973 được kéo vào làm phụ tá cho nghị sĩ diều hâu Henry Jackson,
dưới quyền của Richard Perle (xem dưới đây).  Trong chính phủ Reagan, Wolfowitz làm thứ
trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á, sau đó là đại sứ Mỹ ở Indonesia.  Trong chính phủ Bush
cha, Wolfowitz là thứ trưởng quốc phòng (đặc trách chính sách), dưới quyền Cheney. Khi
Clinton lên, Wolfowitz trở về làm khoa trưởng chuơng trình quan hệ quốc tế đại học Johns
Hopkins,.

Tuy là người của Cheney, Wolfowitz bảo thủ cách khác hơn Cheney.  Wolfowitz chú trọng
nhiều đến mặt ngoại giao, muốn áp đạt "dân chủ" kiểu Mỹ lên các nước khác, trong khi đó (vợ
chồng) Cheney thì bảo thủ hơn về mặt kinh tế, xã hội và văn hoá.

Vào năm cuối (1992) thời Bush cha, Wolfowitz chỉ huy một nhóm diều hâu trong Lầu Năm
Góc soạn thảo một báo cáo mang tựa đề "Defense Planning Guidance".  Báo cáo này là "bản đồ
chính sách" cho thế kỷ 21, theo đó Mỹ phải có hiện diện quân sự thường trực ở khắp thế giới để
ngăn ngừa mọi quốc gia có ý cạnh tranh với Mỹ bất cứ nơi đâu, trong bất cứ lảnh vực nào.  Theo
Wolfowitz, chính sách ngăn chận (containment policy) của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh giờ
đã lỗi thời, nên được thay thế bằng một chính sách nhằm "thiết lập và củng cố một trật tự mới",
bằng cách đánh phủ đầu các nước khác, nếu cần.

Báo cáo này của nhóm Wolfowitz đã bị hầu hết chính giới và báo chí Mỹ lúc ấy chỉ trích nặng
nề, cho là quá hiếu chiến, ảo mộng đế quốc, do đó vẫn còn được xếp là "tối mật" cho đến nay. 
Tuy nhiên nó là nền tảng cho Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (National Security Strategy (NSS))
do Bush con ký ngày 21 tháng 9 năm 2002.  Chính Wolfowitz, bốn ngày sau 11/9, đã đề nghị
Bush nên tấn công Iraq thay vì Afghanistan. 

Richard Perle, 62 tuổi, thạc sĩ chính trị hoc (đại học Princeton, 1967), nguyên là phụ tá (cố)
nghị sĩ Henry Jackson   Bạn thân của Wolfowitz. Trong thời Reagan, Perle làm phụ tá bộ trưởng
quốc phòng.  Hiên nay ông là chủ tich của Defence Policy Board, một ủy ban tư vấn cao cấp do
Rumsfeld bổ nhiệm, rất nhiều ảnh hưởng ở Lầu Năm Góc.

Khi làm phụ tá bộ trưởng quốc phòng, Perle là người rất hiếu chiến, cưc lực chống lại mọi
hiệp ước kiểm soát vũ khí, do đó thường được gọi là Ông Hoàng U Ám (Prince of Darkness). 
Cũng có người gọi Perle là "Diều hâu của diều hâu" (The Hawks' Hawk).
Richard Perle là đệ tử của Irving Kristol "bố già" nhóm tân bảo thủ (và  là cha của William
Kristol, xem dưới đây). Năm 1996 Perle là tác giả chính (cùng với 7 người nữa, trong đó có
Wolfowitz, Feith, Wurmser) một báo cáo ("A Clean Break: A New Strategy for Securing the
Realm") cho chính trị gia Israel cực hữu Benjamin Netanyahu .  Đó là một sách lược cực kỳ hiếu
chiến cho Israel, khuyến cáo Israel xé bỏ hiệp ước Oslo, "giải phóng" Iraq, thay đổi chế độ ở
Syria, Saudi Arabia, Jordan...

Khi Bush con lên cầm quyền, Perle được mời làm nhân vật số 3 ở Lầu Năm Góc song từ chối
(chức này rơi vào tay Douglas Feith, xem dưới đây), có lẽ vì muốn đứng ngoài chính phủ để tiện
kinh doanh.  (Perle có nhiều dính líu tai tiếng đến hoạt động buôn bán vũ khí của Israel, và sau
này cố vấn cho các công ty hưởng lợi nhờ Bộ An Ninh Nội Đia của Mỹ mới thành lập)

Lewis Libby. Học trò của Wolfowitz ở Yale, tốt nghiệp luật ở Columbia, có nhiều chức vụ
trong chính phủ Reagan, được bổ nhiệm làm phó thứ trưởng quốc phòng dưới quyền Cheney
trong thời Bush cha.  Hiện Libby là chánh văn phòng của Cheney, có mặt ở mọi phiên họp trong
chính phủ (và đó là cách Cheney thi thố quyền lực).  Lewis Libbby cũng nắm nhiều quyền bổ
nhiệm, gài người phe Cheney vào các vị trí then chốt ở cấp thứ trưởng, phụ tá bộ trưởng

William Kristol (50 tuổi) Con của nhà bình luận tân bảo thủ tên tuổi Irving Kristol (chủ bút
tờ Public Interest) và bà Gertrude Himmelfarb, một trí thức cũng khá nổi danh.  Bạn thân của
Irving Kristol là Norman Podhoretz, chủ bút nguyệt san Commentary  (tự xưng là cơ quan ngôn
luận của người Mỹ gốc Do thái).  Norman Podhoretz là cha vợ của Elliot Abrams (xem đoạn về
Condoleeza Rice phần trên)

Bill Kristol là tiến sĩ chính trị học, có một thời dạy Harvard, sau đó làm chánh văn phòng cho
phó tổng thống Dan Quayle (thời Bush cha), ăn nói khôn ngoan, nổi tiếng là trí thức, có biệt
danh là "bộ óc của Dan Quayle".   Kristol hiện là tổng biên tập tuần báo Weekly Standard (chủ là
ông trùm báo chí cực hữu người Úc Rupert Murdoch).

Weekly Standard được coi là ống loa của nhóm tân bảo thủ, đã cổ vũ "thay đổi chế độ" --
chẳng những ở Iraq, mà còn ở  Saudi Arabia, Syria, vv.. --  ngay từ thập kỷ 90.  Kristol là bạn
thân của Perle, Kagan (xem dưới đây) và quen biết rất rộng trong đảng Cộng Hoà.  Nhóm tuần
báo này hô hào Mỹ dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi và "giá trị" của Mỹ khắp mọi
nơi, đừng ngần ngại làm đế quốc.  Trong cuộc bầu cử năm 2000, nhóm này ủng hộ McCain thay
vì Bush (cho là Bush quá yếu), và thường chỉ trích Colin Powell về cái mà họ gọi là tính "nhút
nhát" của ông này

Robert Kagan (44 tuổi, thạc sĩ Harvard), là một viên chức trong chính quyền Reagan từ năm
1984 đến 1988, hiện theo vợ sống ở Bruxelles, cộng tác với Carnegie Endowment for
International Peace, một "think tank" của Mỹ. Kagan thường viết cho Weekly Standard, Policy
Review, Washington Post...

Kagan cùng viết với William Kristol bài "Toward Neo-Reaganite Foreign Policy," đăng
trên Foreign Affairs năm 1996, bảo rằng Mỹ phải trở thành "bá chủ thế giới" và rằng chính sách
ngoại giao Mỹ phải nhằm khuyến khích những giá trị nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập của
Mỹ.  Gần đây Kagan trở thành nổi tiếng với quyển "Of Paradise and Power" trong đó ông cho là
châu Âu quá hiếu hoà, nhút nhát.  Câu nói bất hủ của Kagan là "Người Mỹ đến từ sao Hoả,
người Âu đến từ sao Kim".  Kagan thường chỉ trích Colin Powell và khuyến cáo Mỹ nên mở
rộng chiến tranh ngoài Afghanistan.  Có lẽ Kagan là người có trách nhiệm tinh thần lớn nhất cho
sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu hiện nay.

Eliot Cohen.  Tiến sĩ hành chính Harvard, hiện dạy ở Johns Hopkins và Trường Cao Đẳng
Hải Quân (Naval War College).  Cohen làm việc với Wolfowitz trong chính quyền Bush cha, và
là thành viên của Defense Policy Board (xem Perle, đoạn trên).  "Đóng góp" quan trọng gần đây
của Cohen là một quyển sách tán tụng tài lãnh đạo của các lãnh tụ dân sự như Churchill, Lincoln,
Ben-Gurion, Clemenceau.  Bush con hay cầm quyển này đi qua đi lại, bảo là đang mê đọc.  Nhờ
Cohen, nhóm diều hâu tân bảo thủ (không ai có một ngày mặt quân phục) có cớ bác bỏ những
chế nhạo việc họ hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến tranh (và bị đặt biệt danh là bọn "diều hâu
gà" -- chickenhawks)

 Douglas Feith. Luật sư, phụ tá cho Perle trong thời Reagan, hiện là viên chức (hàng thứ ba)
của  Lầu Năm Góc (chức vụ mà Wolfowitz đã giữ trong thời Bush cha).  Feith là gốc Do
Thái (cha là Dalck Feith, đồ đệ của lảnh tụ Zionist nổi tiếng Vladimir Jabotinsky) diều hâu cực
hữu, luôn nghĩ đến quyền lợi của Israel.  Trong bài “A Strategy for Israel” năm 1997, Feith bảo
Israel phải tái chiếm những vùng hiện do nhà cầm quyền Palestine cai quản, dù cái "giá bằng
máu" sẽ là cao.

Cập nhật (31/3/03): Feith vừa đuợc Rumsfeld đề nghị là "phó toàn quyền Iraq" phụ tá cho Jay
Garner

John Bolton. Tốt nghiệp luật đại họcYale, làm phụ tá bộ trưởng tư pháp trong thời Reagan. 
Chuyển sang làm phụ tá bộ trưởng ngoại giao (chuyên trách vấn đề các tổ chức quốc tế)  trong
thời Bush cha.  Hiện là thứ trưởng ngoại giao chuyên trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế.

David Wurmser Tiến sĩ, đại học Johns Hopkins. Hiện là phụ tá đặc biệt cho Bolton, nhân vật
diều hâu nhất trong bộ ngoại giao.  (Nên để ý: Colin Powell bị Bolton và Wurmser là người của
Cheney và Wolfowitz bao vây.)   Wurmser không phải là phe "đạo đức" (như Condoleeza Rice),
mà xem Mỹ và Israel là như một đối với tất cả các nước khác ở Trung Đông. Năm 1999
Wurmser cho xuất bản quyển "Tyranny's Ally: America's Failure to Defeat Saddam Hussein"
(Perle viết lời tựa), phác hoạ hình ảnh Trung Đông sau khi Saddam bị lật đổ, nhất là ảnh hưởng
đối với Syria và Iran sẽ "tốt" đến bực nào. Theo Wurmser, Mỹ và Israel phải phá tan -- không
phải chỉ giải giới--  những chế độ "cực đoan" ở Trung Đông, cho dân ở vùng này biết rằng nếu
chống lại Mỹ hoặc Israel thì phải diệt vong.  Wurmser kêu gọi Mỹ và Israel phải để ý chụp bắt
ngay một khủng hoảng nào đó.  Ông ta viết: "Khủng hoảng có thể là cơ hội".  Chiến lược chiến
tranh cho Mỹ và Israel do Wurmser phác hoạ được xuất bản vào tháng giêng năm 2001, chín
tháng trước ngày 11/9.

Ghi thêm (27/3/03): Perle có thời học ở University of Chicago, và lấy con gái của Albert Wohlstetter. 
Chính Albert Wohlstetter đem Perle và Wolfowitz vào làm cho Henry Jackson.  Một cộng sự viên đắc lực
khác của Richard Perle là Michael Ledeen (dính líu trong vụ Iran-Conra cùng với Elliot Abrams).  Vợ của
ông này là Barbara Ledeen, sáng lập viên Independent Women's Forum (anti-feminist).  Vợ của Robert
Kagan là Victoria Nuland, vừa được Cheney chọn làm deputy cố vấn an ninh quốc gia (cho văn phòng
phó tổng thống)
2/4/03:

"Jay Montgomery Garner, 64, bạn của Rumsfield), keen supporter of Israeli policy and a lieutenant-general into the
bargain, was rung up by his friend Donald in January and asked if he would like to take over something called
(George Orwell would have loved the name) the Iraq Office of Reconstruction and Humanitarian Assistance. Mr
Garner, who is described as "soft-spoken, humble and efficient", accepted the job with alacrity. Among his new
duties will be handing out contracts, mostly to other US firms, for rebuilding Iraq. No one could be better qualified.

Mr Garner is "on leave" from a firm called L3 Communications which recently won a $1.3bn contract to provide
"logistical projects" to US special operations forces. He is president of SY Technology which makes systems for
missiles. He will know everything about the capability of other US firms run by other FDR - notably Halliburton, a
huge construction firm that still pays generous sums to its former chief executive, vice-president Dick Cheney, and
has already been shortlisted for contracts for rebuilding Iraq after that country has been obliterated by the forces
under Cheney's and Rumsfeld's command.

Last week, Mr Perle offered his resignation as chairman of the US defence policy board to "prevent his situation
from interfering with the government's war effort". His relevant interests include a $750,000 contract with the
bankrupt US-based giant Global Crossing to help it overcome US defence department objections to its sale to a
Chinese company; a partnership in the quaintly named Trireme Partners that invests in Homeland Defence; and a
directorship of the British-based Autonomy Corporation, which has won a large US government security contract.

Mr Rumsfeld was very sad to receive his friend's resignation, and softened it by allowing Mr Perle to stay on the
defence policy board. Perhaps he was moved by Mr Perle's touching offer to contribute his fee from Global Crossing
to families of US soldiers killed in the war he so enthusiastically supports."

Trần Hữu Dũng


Dayton 
16/3/2003

Xem thêm:

 How Books Have Shaped U.S. Policy [NYT 4/5/03]


 Playing skittles with Saddam (Brian Whitaker, the Guardian, 2 Sept 2002)
 US thinktanks give lessons in foreign policy (Brian Whitaker, the Guardian, 19 August 2002)
 Fukuyama: The End of History, Restatement of the book, Tiểu sử Fukuyama
 Fukuyama: Has History Restarted Since September 11?
 Alex Callinicos Backward to liberalism (có điểm sách Fukuyama)
 Paul Kennedy Must It Be the Rest Against the West? (The Atlantic Dec 1994)
 Samuel Huntington: Clash of Civilizations
 Robert Kagan: Power and Weakness (Policy Review, Summer 2002
 Stanley Kutz: The Future of "History" (Policy Review, Summer 2002)--On Fukuyama &
Huntington
 Benjamin Barber: Jihad vs. McWorld (Atlantic Feb 1992)
 Kagan and Kristol: "Toward Neo-Reaganite Foreign Policy,"
 This war is brought to you by ... {Asia Times]--On Project for New American Society
 Chalmers Johnson: Iraqi Wars
 Điểm sách Kagan và Kupchan (Economist 3/20/03)
 Jim Loeb All in the Neocon Family [Alternet 3/27/03)
 Harold Meyerson: The Neocons’ War [LA Weekly 3/27/03]

 Từ Đông Sang Tây


Tập Biên Khảo Về
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
 
Cao Huy Thuần - Nguyễn Tùng
Trần Hải Hạc - Vĩnh Sính
(Chủ biên)
 
Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 
2005
 

 
 
Văn hóa và toàn cầu hóa:
Vài phân tích kinh tế
 
Trần Hữu Dũng
 
 
Trong vài thập kỉ gần đây, ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến văn hoá dân tộc là một
đề tài được nhiều người quan tâm, nhất là ở những quốc gia ngoài phương tây, cần
phát triển, và tự hào có một nền văn hoá bản địa lâu đời.  Bởi lẽ “văn hoá” lẫn “toàn
cầu hoá” đều là những ý niệm phức tạp, suy nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này đòi
hỏi vài xác minh căn bản.
 
Trước hết, phải nhận rằng có nhiều định nghĩa cho văn hóa.  Qua lăng kính kinh tế,
văn hoá thường được xem là tập họp các sinh hoạt sáng tác và trình diễn, kể cả những
hoạt động trong “công nghiệp văn hoá” (như in ấn sách báo, sản xuất phim ảnh,
CD...).  Qua lăng kính xã hội và nhân chủng, văn hoá là bao gộp những phong cách, lề
thói, tín ngưỡng, của cộng đồng.[1]  Nhìn qua lăng kính nào thì văn hoá cũng luôn
biến đổi theo thời gian, rõ rệt là từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
 
Cũng có nhiều cách hiểu toàn cầu hoá.  Có người nghĩ đến nó như sự tiến bộ nhanh
chóng của công nghệ hiện đại (nhất là vận tải, truyền thông, và xử lí thông tin).  Có
người dùng cụm từ ấy để mô tả sự ngày càng chằng chịt của mạng lưới giao lưu quốc
tế.  Có người nghĩ đến nó như sự áp đặt của kinh tế tư bản, cụ thể là Mỹ, trên các nền
kinh tế khác.  Tất nhiên, ai cũng biết là ba bộ mặt ấy có liên hệ với nhau.
 
Cả hai ý niệm đều gợi nhiều phản ứng xung khắc.  Trong văn hoá thì có ba đường
phay: (1) Giữa văn hoá cổ truyền và văn hoá mới, (2) giữa văn hoá địa phương và văn
hoá ngoại lai, (3) giữa văn hoá “ưu tú” và văn hoá bình dân.[2]  Còn về toàn cầu hoá
thì nhiều người cho là tốt, có người nhất quyết nó là tai họa (cụ thể cho một thành
phần nào đó), có người khẳng định toàn cầu hoá là tất yếu, có người nghĩ là có thể
ngăn chống, hay chỉnh sửa nó.
 
Với nhiều cách nhìn như vậy, phân tích tương quan giữa văn hoá và toàn cầu hoá
cần một khung lí luận với ít nhất là hai yếu tố căn bản.  Thứ nhất, phải phân biệt,
trong chừng mực có thể, mô tả và thẩm định mối liên hệ giữa hai phạm trù ấy.[3] 
Thứ hai, vì văn hoá luôn biến đổi, muốn xem xét ảnh hưởng toàn cầu hoá trên văn hoá
thì trước hết, trong mô hình phân tích, phải tách rời liên hệ giữa chúng ra khỏi những
ảnh hưởng khác.[4]
 
Khung lí luận của bài này là khoa học kinh tế.  Qua “tiếp cận kinh tế vấn đề toàn
cầu hoá và văn hoá” người viết muốn trả lời vài câu hỏi: Liệu toàn cầu hoá (1) có hủy
hoại những văn hoá cổ truyền? (Và tại sao sự tàn phai, nếu có,  của văn hoá cổ truyền
lại đáng quan tâm?) (2) có làm văn hoá “thô tục” hơn, “bình dân” hơn? (3) có làm yếu
đi “vốn văn hoá” cần thiết cho phát triển?
 
Bài gồm năm phần chính.  Phần I phân tích văn hoá như một sinh hoạt sản xuất và
tiêu dùng.  Đây là tiếp cận kinh tế có thể nói là vi mô, ảnh hưởng đến phúc lợi của cá
nhân cảm thụ (người “tiêu dùng” văn hoá).  Phần II đặt vấn đề: có thể phán đoán thị
hiếu không?  Cụ thể, nếu văn hoá “bình dân”, “phổ thông” là kém hơn văn hoá “ưu
tú” thì toàn cầu hoá sẽ làm văn hoá tốt hơn hay tệ hơn? Phần III sẽ nói đến vấn đề
toàn cầu hoá và dân tộc tính của văn hoá.  Phần IV sẽ bàn về ảnh hưởng của toàn cầu
hoá trên liên hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế.  Phần V là kết luận.
 
 
I.  Văn hoá như một sinh hoạt kinh tế vi mô
 
Trong tiếp cận kinh tế vi mô tân cổ điển, mỗi cá nhân có hai vai trò: sản xuất và tiêu
dùng (điển hình là tựa bài của David Throsby [1994]), và ý thích (preferences) của
mỗi cá nhân là (a) tối thượng,[5] và (b) không thể phán đoán là xấu hay tốt.   Mỗi hoạt
động được đánh giá trên tiêu chuẩn phân phối nguồn lực cách tối hảo để thoả mản thị
hiếu của người tiêu dùng (và mục đích tối hậu của sản xuất cũng là tiêu dùng).  
 
■ Phân tích của Baumol và Bowen
 
Hai người đầu tiên áp dụng kinh tế vào phân tích (các hoạt động) văn hoá là
William Baumol và William Bowen.[6] Theo hai ông, có một khác biệt căn bản giữa
nghệ thuật trình diễn và những công nghiệp thông thường: trong trình diễn, lao động
là đầu ra (output), còn ở những công nghiệp khác thì lao động là một đầu vào (input). 
Lấy ví dụ, khi một ca sĩ đứng hát thì “đầu ra” không chỉ gồm tiếng hát, nhưng là toàn
thể vóc dáng điệu bộ của người ấy trên sân khấu.  Hơn nữa, theo hai ông, “hàm sản
xuất” nghệ thuật là hàm có hệ số cố định,[7] theo thuật ngữ kinh tế.  Ví dụ, một bản tứ
tấu của Beethoven thì nay cũng như xưa, luôn cần bốn nhạc sĩ (và không thể chơi
nhanh hơn để tiết kiệm thời giờ ngày càng quý báu). 
 
Quan trọng hơn, theo Baumol và Bowen, có một khoảng cách ngày càng lớn giữa
độ tăng năng suất của “công nghệ” trình diễn và các công nghệ khác.  So với tiến bộ
nhanh chóng của máy móc và công nghệ sản xuất ở đa số công nghiệp, thì “công
nghệ” trình diễn hầu như đứng yên (ngoài vài mặt phụ trợ như dàn cảnh, âm thanh,
đèn chiếu.. ).  Hậu quả của sự chênh lệch[8] này là phí tổn (cho từng đơn vị) của nghệ
thuật trình diễn ngày càng cao so với những công nghiệp khác.  Baumol và Bowen gọi
đó là “bệnh giá phí” (cost disease). 
 
Do “bệnh giá phí”, và với giả định là nhà sản xuất luôn tìm cách tối thiểu hoá phí
tổn, ta có thể giải thích vài xu hướng như: các ban nhạc ngày càng ít nhạc công, các
vở tuồng phải bình dân hơn để ăn khách...  Nhìn rộng hơn, kinh tế càng tiến bộ thì văn
hoá càng bị sức ép xuống thấp vì các nghệ nhân sẽ khó bỏ thì giờ làm nghệ thuật (với
thu nhập tương đối thấp) khi những nghể khác trong công nghiệp có thu nhập ngày
càng cao.  Baumol nhìn nhận rằng sự tăng năng suất ở các ngành công nghiệp khác
(và phát triển kinh tế nói chung) cũng có lợi ích: thu nhập càng cao thì mức cầu nghệ
thuật càng lớn, đưa nghệ thuật đến chỗ phát triển hơn.  Tuy nhiên, Baumol và Bowen
kết luận, có một vấn nạn lưỡng nan cho các nghệ thuật trình diễn là làm thế nào để
tài trợ các nghệ thuật này.[9]
 
■ Phân tích của Tyler Cowen
 
Cowen [1998, 2002] là một nhà kinh tế bảo thủ, kiến văn rất quảng bác (từ âm
nhạc, hội hoạ, sang ẩm thực, đến kinh tế), được nhiều cảm phục,[10]  Cơ bản, Cowen
tôn sùng thị trường, chống can thiệp của nhà nước.  Chủ đích của ông là phản bác
“trường phái” Baumol theo đó nhà nước phải tài trợ các hoạt động văn hoá.
 
Phân tích của Cowen cũng căn cứ vào kinh tế học tân cổ điển như của Baumol và
Bowen, song chú trọng hơn đến phúc lợi của người tiêu dùng.  Theo tiếp cận tân cổ
điển, phúc lợi này tăng theo ba biến số: (a) số lượng tiêu dùng, (b) chất lượng tiêu
dùng, và (c) số loại hàng mà người tiêu dùng có thể chọn lựa.  Đối với mỗi món hàng
(và  trong trường hợp này là hàng văn hoá) thì số lượng càng cao thì nguời tiêu dùng
càng “hạnh phúc”.  Số lượng tiêu thụ thì tuỳ vào mức thu nhập va thời gian nhàn rỗi
(có thể dùng vào việc thưởng ngoạn nghệ thuật, trau dồi văn hoá).  Về chất lượng
cũng thế, mọi mặt khác bằng nhau (ceteris paribus) thì chất lượng càng cao thì người
tiêu dùng càng muốn.  Chỉ có (c) là ít được nói đến trong các phân tích kinh tế văn
hoá. [11]
 
Theo Cowen, những người giàu sáng tạo sẽ muốn tác phẩm của mình hơi khác tác
phẩm của người khác.  Ông lập luận: muốn sống còn, mỗi biến thể của một tác phẩm
cần một số người thưởng ngoạn (trả tiền) tối thiểu nào đó.  Thu nhập kinh tế càng cao
và thị trường càng nhiều cạnh tranh thì càng đông người thưởng ngoạn nghệ thuật.  
Như vậy, chính sự tăng trưởng thu nhập sẽ làm đa dạng hoá, phong phú hoá sáng tạo. 
 
Không như Baumol (người cho là tiến bộ công nghệ sẽ làm nghệ thuật tương
đối mắc mỏ hơn so với những công nghiệp khác), Cowen cho rằng tiến bộ công nghệ
cũng đem nhiều lợi ích cho nghệ thuật.  Ngoài những lợi ích dễ thấy (như giúp bảo tồn
và phát tán nghệ thuật), công nghệ ngày nay còn gây cho nghệ sĩ những cảm hứng
mới với những phương tiện diễn đạt mới (như nhạc cụ điện, thiết bị thu âm điện tử,
máy ảnh kĩ thuật số).  Hơn nữa, theo Cowen, tiến bộ công nghệ không chỉ giúp phổ
biến văn hoá đại chúng, nó cũng làm hạ thấp phí sản xuất và phân phối những tác
phẩm nhiều tính sáng tạo (“khó thưởng thức”) thường chỉ hấp dẫn một thiểu số.
 
Trong giới kinh tế, Tyler Cowen thường được coi là người “lạc quan văn hoá”,
hoan nghênh ảnh hưởng của thị trường vào nghệ thuật và văn hoá.  Cowen [1998,
2002] cho rằng cơ chế thị trường và tiến bộ công nghệ đã đem đến cho đông đảo
người thưởng ngoạn những lựa chọn sung túc chưa từng có trong lịch sử. [12]  Ông
tán dương cuộc hôn nhân giữa mĩ thuật và thị trường tự do.  Toàn cầu hoá có thể làm
văn hoá của các quốc gia giống nhau hơn, Cowen nhìn nhận, song nó cũng mở rộng
tầm chọn lựa của mọi người.  Một người Mỹ ngày nay có thể uống rượu vang Pháp,
nghe nhạc Beethoven qua thiết bị âm thanh của Nhật, và dùng Internet để mua thãm
Ba Tư từ một cửa hàng ở Luân Đôn.  Hơn nữa, sự pha trộn văn hoá có thể thúc đẩy
tính sáng tạo nghệ thuật qua việc giới thiệu những kĩ thuật mới.  Chẳng hạn như âm
nhạc hậu chiến của Zaire, sử dụng ghi-ta điện, và lấy cảm hứng từ nhạc Cu ba và Mỹ
mà dân Zaire nghe qua radio và đĩa hát.
 
Để hoá giải những quan ngại rằng toàn cầu hoá sẽ hủy hoại nghệ thuật cổ truyền,
Cowen đưa nhiều dẫn chứng cho thấy rất ít nghệ thuật cổ truyền là mất chỉ vì toàn cầu
hoá.  Quả là ngày nay mức tiêu thụ một số nghệ thuật cổ truyền có kém đi, nhưng
phần lớn là vì chúng ít được yêu chuộng hơn.  Lấy quyền gì để kết án sự thay đổi thị
hiếu của cộng đồng thưởng ngoạn?  Hơn nữa, theo Cowen, nghệ thuật cổ điển có
vẻ như hay hơn nghệ thuật đương đại bởi lẽ chỉ những tinh anh trong quá khứ là còn
tồn tại đến ngày nay, và cái tối hảo của quá khứ thì đúng là thường trội hơn cái trung
bình của hiện tại.  Nói cách khác, những xấu xa của nghệ thuật hiện tại rồi cũng sẽ bị
đào thải mà thôi.
 
Nói tóm lại, theo Cowen, chế độ thị trường và xu thế toàn cầu hóa đặt ra nhiều thử
thách, nhưng cũng đem lại nhiều cơ hội. Trong sinh hoạt văn hoá, như trong mọi sinh
họat khác, người sản xuất lẫn người tiêu dùng luôn luôn bị chi phối bởi những quy
luật, những tình huống kinh tế. Cũng như mọi loại hàng, văn hoá phẩm có khác nhau
về hàm lượng vốn và lao động: những bộ phim vĩ đại, khoa học giả tưởng, cần nhiều
vốn hơn lao động; những hàng thủ công nghệ, những bài thơ hay, cần nhiều lao động
hơn vốn. Văn hoá phẩm cũng khác nhau về cái mà các nhà kinh tế gọi là "hiệu ứng
qui mô" (scale effects): có thứ thì giá thành càng thấp khi số luợng sản xuất càng
nhiều, có thứ thì giá thành không tuỳ thuộc số lượng sản xuất.
 
Tất nhiên, những văn hoá phẩm cần nhiều vốn thì phải nhắm nhiều hơn vào thị hiếu
“mẫu số chung” của đông đảo quần chúng toàn cầu để có thị trường (trừ khi được nhà
nước tài trợ, nhưng đó lại là chuyện khác).  Áp lực kinh tế này là lí do không thể đòi
hỏi những loại phim "vĩ đại" như Star Wars, James Bond, phải có “văn hoá cao” với ít
người thưởng ngoạn. Song, bù lại, toàn cầu hoá cống hiến nhiều lựa chọn hơn cho
người tiêu thụ, với giá rẻ hơn (và thu nhập của họ cũng cao hơn), dù rằng, cũng nên
nói, với đời sống ngày càng bận rộn, đa số hình như có dễ dãi hơn trong thị hiếu
thưởng ngoạn của mình.
 
Không ngạc nhiên là lập luận của Cowen, nhất là về vai trò (tài trợ) của nhà nước,
đã bị phái Baumol phản bác mạnh mẽ.  Phản bác này gồm nhiều điểm, nhưng nói
chung là nghi ngờ chế độ thị trường (cùng với tiến bộ công nghệ) sẽ mớm mồi cho
một nền văn hoá hoàn mĩ.  Thị trường có những hụt hẫng của nó.  Tỷ như, thị trường
sẽ không đủ khuyến dụ (thiếu người thưởng ngoạn chẳng hạn) để duy trì những nghệ
thuật cổ truyền, và nếu vì thế mà những nghệ thuật này chết đi, thì đúng là một thiệt
thòi vĩnh viễn cho cộng đồng.  Trong kinh tế học môi trường, Smith [1983] đã biện hộ
cho việc nhà nuớc phải can thiệp bảo tồn những di sản, những công viên quốc gia (dù
rằng hiện nay không ai thăm viếng, không ai “tiêu dùng”) vì cộng đồng muốn các di
sản đó tồn tại để họ có thể thưởng ngoạn nếu họ muốn (option value).  Một hụt hẫng
khác của thị trường, theo Frank và Cook,[13] là xã hội (như Mỹ) bị ám ảnh bởi các
“siêu sao”, gây mất công bình trong giới nghệ sĩ: thu nhập khổng lồ cho một số rất ít,
còn đa số (tuy cũng tài ba) phải tranh giành nhau những phần nhỏ nhoi còn lại.  Trong
lãnh vực văn hoá, Frank và Cook than phiền về sự thống trị của các “blockbusters”
(bộ phim đồ sộ, vô cùng tốn kém) và những album nhạc phổ thông đuợc marketing dữ
dội, trong lúc những tác phẩm nhiều tính sáng tạo hơn thì chết dở sống dở.
 
Nói lí thuyết hơn, độc giả quen thuộc với kinh tế học hẳn đã nhận ra rằng Tyler
Cowen áp dụng mô hình của Lancaster [1975] về “product variety” (đa loại sản
phẩm), cụ thể hơn là mô hình của Dixit và Stiglitz [1977] căn cứ trên Lancaster.  
Chồng lên đó là mô hình của Krugman [1980] về thương mại quốc tế.  Căn bản của
tiếp cận này là người tiêu thụ thích số nhiều của chủng loại cũng như thích số lượng
(và chất lượng).  Song Cowen lơ đi một giả định then chốt của mô hình này, đó là giả
định rằng hàm thích chuộng (utility function) của người tiêu dùng là độc lập với (hoặc
chỉ tuỳ thuộc cách nào đó) vào mức độ thu nhập.  Nếu không có giả định này thì kết
luận sẽ đảo ngược: tăng thêm số chủng loại sẽkhông bù đắp được sự suy giảm số
lượng hoặc chất lượng của một chủng loại.  Liên hệ, mô hình này không đếm xét
đến mặt cung của văn hoá.  Nếu sự đa chủng loại đi kèm theo sự “đảo ngược cường
độ nhân tố” (factor intensity reversal), và theo đó là tỉ giá mậu dịch (terms of trade),
thì chưa chắc là phúc lợi tổng thể của quốc gia sẽ là cao hơn.
 
Nhiều ví dụ mà Cowen đưa ra cũng là quá cá biệt.  Chẳng hạn như để dẫn chứng
công ti đa quốc gia có thể làm phong phú hơn nghệ thuật bản địa, Cowen đưa ví dụ
dân Trinidad đã dùng những thùng dầu rỗng mà các công ti này phế thải để làm nhạc
cụ, khai sinh các điệu nhạc mới.  Benjamin Barber trêu vặn: thế tôi cũng thấy dân các
cựu thuộc địa dùng võ đạn để làm trang sức (dây chuyền đeo cỗ), không lẽ điều đó
chứng tỏ giết chóc ở thuộc địa là đáng hoan nghênh?
 
 
II. Vấn đề thị hiếu
 
Trong kinh tế học tân cổ điển (tiếp cận phân tích của Baumol, Cowen...), thị hiếu cá
nhân được cho là tối thượng, không thể đánh giá thị hiếu đó là “tốt” hoặc “xấu”.  Hơn
nữa, đa số kinh tế gia trường phái này còn khẳng định rằng không thể nói đến “thị
hiếu của cộng đồng”. Theo họ, “cộng đồng” chẳng phải là một cá thể, và tổng hợp thị
hiếu của thành viên cộng đồng thành “thị hiếu của cộng đồng” là không thể được vì
những quy luật trong phương pháp luận kinh tế.  Do đó, kinh tế tân cổ điển không có
gì để đóng góp vào vấn đề toàn cầu hoá có thể ảnh hưởng đến thị hiếu văn hoá, thậm
chí ảnh hưởng xấu.
 
Đàng khác, một số phản kháng tiến trình toàn cầu hoá (và văn hoá nói chung) là
dựa trên lập luận rằng thị hiếu cá nhân tiêu dùng là một tiêu chuẩn tối hậu không phải
là đúng, vì chính thị hiếu đó sẽ bị uốn nắn bởi toàn cầu hoá (và những yếu tố khác
ngoài phạm vi bài này), và phải có một siêu tiêu chuẩn để phán quyết cách uốn nắn
nào là tốt, nào là xấu.  Nói cách khác, không ít thẩm định ảnh huởng toàn cầu hoá đến
văn hoá là thẩm định ảnh hưởng ấy đến phúc lợi văn hoá  (cultural welfare) của người
thưởng ngoạn, với giả định rằng phúc lợi ấy độc lập với những phúc lợi khác.[14]
 
Trong bối cảnh lí thuyết ấy, chúng ta có thể đưa vài nhận xét (mà không thẩm
định).  Dù rằng hiện tượng văn hóa ngoại nhập có ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng là
luôn luôn có trong lịch sử,[15] ảnh hưởng của toàn cầu hóa vào văn hóa trong thời
hiện đại có vài điểm nổi bật như sau:
 
Thứ nhất, văn hóa quần chúng ngày nay là "từ dưới lên" thay vì “từ trên xuống". 
Nó không phát xuất từ kinh điển, thư viện, bảo tàng viện, phòng triển lảm, nhưng từ
TV, phòng trà, phim ảnh, báo chí.  Do đó, loại văn hóa du nhập vào một nuớc thường
là loại văn hóa bình dân ngọai lai.  Nói rõ hơn, “tác hại” của toàn cầu hoá đến văn hoá
bản địa không phải do nguồn gốc ngoại lai của ảnh hưởng ấy, song do tính đại chúng
tầm thường của văn hoá xâm nhập.  Phải phân biệt đối kháng tính “hạ cấp” và đối
kháng tính ngoại lai, bởi vì chính nhiều nhà văn hóa các nước tư bản tây phương (xem
Gertrude Himmelfarb [1995, 2001], chẳng hạn) cũng than phiền về sự đồi trụy của
văn hóa đại chúng hiện đại, mặc dù họ hoan nghênh toàn cầu hoá.
 
Thứ hai, những tiến bộ khoa học và công nghệ (nhất là trong lãnh vực truyền tin)
giúp phát triển kinh doanh và thương mại cũng là những tiến bộ đẩy mạnh sự phát
triển, tán phát, và tiếp nhận văn hóa phổ thông.[16] Nói cách khác, công nghệ hiện đại
cho “cú hích” vào văn hóa phổ thông mạnh hơn vào văn hóa ưu tú.
 
Thứ ba, văn hóa hiện đại khuyến khích những lối thưởng ngoạn đơn độc.  Nếu ngày
xưa muốn nghe một dàn nhạc thượng thặng thì phải đến rạp hát hay thính phòng, ngồi
với hàng nghìn người, thì ngày nay chỉ cần một CD (hoặc iPod!), một headphone.  Đó
là một tiện lợi của cuộc sống tân tiến, song “tiến bộ” này có hai hậu quả đáng suy
nghĩ.  Một là, nó sẽ làm giảm những kinh nghiệm người thưởng ngoạn cùng chia sẻ,
và do đó giảm đi cảm quan cộng đồng.   Hai là, trên phương diện thuần kinh tế, càng
ít người tham dự những buổi trình diễn sống (live performance) thì giá vé càng cao,
do đó lại giảm đi số người tham dự, dần dần biến thể loại nghệ thuật này thành một
sản phẩm của chỉ một thiểu số có thu nhập cao.  Nói cách khác, công nghệ thông tin
có ảnh hưởng đáng kể đến kĩ năng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.  Một mặt, nó tạo
thêm thuận lợi cho những thể loại văn hóa thích hợp với sinh hoạt cá nhân riêng lẻ. 
Mặt khác, nó bòn rút sức sống của những thể loại văn hóa có tính thụ cảm cộng đồng.
[17]
 
Thứ tư, toàn cầu hoá và công nghệ ngày nay khuếch đại ảnh hưởng của số ít ngôi
sao hàng đầu.[18]  Nếu tôi chỉ cần vài đô la là có được một CD của Itzhak Perlman
chẳng hạn thì tội gì mua vé đến nghe một nghệ sĩ Việt Nam trình tấu cũng bản ấy mà
trình độ không bằng?  Do đó, trong lúc nhiều ngôi sao quốc tế có thu nhập cao quá
tưởng tượng thì đa số nghệ sĩ khác, dù tài nghệ cũng có thể cao, nhưng không ở hàng
đầu thế giới, phải chật vật mưu sinh.
 
Đối với giới trẻ, văn hóa nghệ thuật không chỉ để cảm thụ, nhưng còn là một môi
trường sinh hoạt với những người đồng lứa (tỷ như nghệ thuật giải trí, ẩm thực).  Một
vấn đề làm nhiều người quan ngại là sự "nghiện ngập" văn hóa bình dân Tây phương,
nhất là ở giới trẻ, sẽ có những ảnh hưởng hạ thấp trình độ thưởng ngoạn của xã hội
mãi mãi về sau.[19]  Cũng đừng quên là thị hiếu cũng bị du lịch ảnh hưởng.
 
 
III.  Dân tộc tính và toàn cầu hóa
 
Tương tự như sự xếp hạng văn hoá theo thang “bình dân” hoặc “ưu tú” (nói ở Đoạn
II) là cách đánh giá nó như một yếu tính của cộng đồng, và do đó có giá trị siêu cá
nhân.  Nổi bật nhất trong cách đánh giá này là quan ngại rằng toàn cầu hoá sẽ làm mất
đi “bản sắc dân tộc”. 
 
Tuy ý niệm “bản sắc dân tộc” thoạt nghe thì rõ ràng và hấp dẫn, nó không dễ xác
định. Thứ nhất, hầu như mọi quốc gia hiện nay đều gồm nhiều sắc dân, nhiều tôn
giáo.  Thế nào là bản sắc của một quốc gia đa sắc tộc?   Hơn nữa, qua nhiều thiên niên
kỉ, bản sắc của mỗi sắc tộc (có vẻ như thuần nhất ngày nay) cũng là pha trộn của
nhiều luồng văn hoá ngoại lai.   Đâu là bản sắc có nguồn gốc từ chính một quốc gia,
và chỉ quốc gia ấy có?
 
Thứ hai, không phải bản sắc dân tộc nào cũng luôn đáng tôn vinh.  Xem chẳng hạn
vài đức tính thường gán cho người Việt như cần cù, tiết kiệm, tương trợ cộng đồng. 
Nhìn kĩ, cần cù lao động không phải bao giờ cũng tốt (cha mẹ quá mê làm ăn thì có
thể bỏ quên con cái), tiết kiệm quá mức thì cũng không đáng hoan nghênh,[20] và sự
tốt xấu của cộng đồng tính thì tuỳ thuộc, phần nào, vào cái chất keo định nghĩa cộng
đồng ấy: là khu xóm, là làng mạc, là người cùng quê, cùng tôn giáo... ?   Nếu cộng
đồng là bao trùm tất cả thì lằn ranh giữa “cộng đồng” và “ngoài cộng đồng” không
còn nữa, và ý niệm “cộng đồng” trở thành rỗng không.  Còn nếu “cộng đồng” là tập
thể nhỏ hẹp thì đoàn kết cộng đồng sẽ có một mặt trái không tốt, tức là lòng ngờ vực,
là sự dửng dưng, thậm chí đối chọi những người ngoài cộng đồng.  Hiện tượng băng
đảng, bè phái chính là những biến thể xấu của tình tự “cộng đồng”.
 
Dù hiểu theo nghĩa nào, quan ngại mất mát bản sắc dân tộc bao giờ cũng có phần
chủ quan.  Bất cứ thời nào, nơi đâu, thế hệ trước cũng trách thế hệ sau đã làm mất
những đức tính cổ truyền của dân tộc.  Sự phiền trách đó càng gay gắt nếu nền văn
hoá đến thay thế lại bị coi là ngoại lai.
 
Hãy xem trường hợp của các công ti văn hóa xuyên quốc gia (MNC). Sự phát triển
của thị trường toàn cầu về phim ảnh, dĩa nhạc, các chương trình tin tức và truyền
hình ... đã làm phát triển những công nghiệp văn hóa đa quốc gia, những công ti đa
quốc gia về viễn thông, các liên minh và dự án nối liền những công ti này với nhau,
cũng như giữa chúng và các công ti đa quốc gia về máy tính điện tử, về phần mềm.
Những MNC văn hóa ngày nay còn to lớn hơn những MNC phẩm vật và dịch vụ
khác.   Sự xuất hiện những công ti này đặt ra những vấn đề khác những vấn đề liên hệ
đến các MNC loại “cũ”.
 
Sự lệ thuộc vào các công ti xuyên quốc gia cổ truyền bây giờ được chồng thêm một
sự lệ thuộc văn hóa.  Sự "bốc lột" của công ti văn hoá đa quốc gia thường ở chỗ nó
khích động thị hiếu thị trường trong nước, tăng lên mức cầu cho sản phẩm của họ. 
Với tổn phí sản xuất tương đối rất thấp (phí biên tế là gần như bắng không), lợi nhuận
của họ có thể là khổng lồ khi thị hiếu cho sản phẩm của họ ngày càng cao.  Chiều
hướng toàn cầu hóa văn hóa ngày càng ít tùy thuộc vào tính thuyết phục của nội dung
văn hóa phẩm, hay tính phổ thông của nó, nhưng ngày càng trở thành một công cụ
thương mại.  Các công ti đa quốc gia, vì quyền lợi thương mại sẽ cố gắng duy trì và
tăng lên sự tùy thuộc văn hóa qua quảng cáo và các hình thức chiêu mại khác.  Đây là
lý do tại sao vấn đề sở hữu trí tuệ là đặc biệt quan trọng đối với họ.[21]     
 
Đối với nhiều người, một lo ngại nữa là sự phổ cập của tiếng Anh.  Sự truyền bá
của Anh ngữ ngày nay vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân của toàn cầu hóa.  Vài yếu
tố là hiển nhiên: sự phát triển của thương mại và các công ti đa quốc gia, sự tỏa rộng
ngày càng lớn của các mêđia đại chúng của Mỹ, sự bùng nổ của Internet, và ảnh
hưởng ngôn ngữ của Mỹ trong âm nhạc, trang phục, ẩm thực, thể thao, và giải trí.
 
Đúng là tiếng Anh ngày càng đuợc nhiều người sử dụng (80% nội dung Internet
dùng Anh ngữ). Điều đó có nghĩa là những thứ tiếng địa phương dần dần biến mất? 
Và sự tràn lan đó là xấu?  Hay chính vì nhờ toàn cầu hoá mà nhiều thổ ngữ đuợc tồn
tại, thậm chí phát triển hơn? Nhiều người cho sự lan tràn của Anh ngữ là sự toàn cầu
hóa ngôn ngữ là vô hại, nhiều người khác coi đó là hiện tượng chủ nghĩa đế quốc
ngôn ngữ.  Cũng nên để ý là sự phổ cập này sẽ mang lại lợi ích cho thương mại và
công nghệ, nâng thu nhập cho hầu hết mọi người.
 
Tuy nhiên, theo Fishman [1999], trên thực tế thì số người sử dụng Anh ngữ không
phải là lớn.  Hơn nữa, song song với tiến trình toàn cầu hóa là tiến trình khu vực hoá,
và khu vực hoá dẫn đến sự phổ cập của những ngôn ngữ khu vực (như tiếng Á Rập,
tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha) khác tiếng Anh.  Ngoài ra, chính sự xâm nhập của
ngoại ngữ sẽ dấy lên sức đối kháng của thổ ngữ.  Do những lẽ đó, Fishman cho rằng
ảnh hưởng của tiếng Anh sẽ không tăng thêm nhiều trong tương lai. Ông nghĩ rằng xu
hướng hiện nay của thế giới không phải là tiến đến một ngôn ngữ thống trị toàn cầu,
nhưng tiến đến tình trạng đa ngôn ngữ.  Ngày càng nhiều người sẽ sử dụng một ngôn
ngữ trong gia đình, một ngôn ngữ trong cộng đồng và thương mại, và một ngôn ngữ
trong hành chính.[22]  Cũng nên để ý là trong công nghệ tin học, sự phát triển của các
phần mềm chuyển ngữ cũng làm ít đi sự quan trọng của Anh ngữ.[23]
 
Benjamin Barber [1992] cũng quan ngại ảnh hưởng của toàn cầu hoá vào văn hoá,
nhưng cách khác. Theo ông, khi văn hoá mạnh sức đồng hoá (homogenizing) của Mỹ
tràn đến các vùng đất khác, đến các nhóm người khác (tạm gọi là “bộ lạc”) thì những
bộ lạc này sẽ phản ứng bằng một thứ “chính trị phản chính trị” (anti-political tribal
politics). Barber cho rằng loại chính trị này sẽ lợi dụng chiêu bài bảo tồn cá tính cộng
đồng, xem những “bộ lạc” khác như thù địch, hay ít ra thì cũng không còn đối xử
“văn minh”, “lễ độ” đối với những cộng đồng khác.  Theo Barber, chính sự mất văn
minh trong cách ứng xử đối với những nhóm khác trong cộng đồng là sẽ đe doạ chính
thể chế dân chủ.[24] 
 
 
IV. Phát triển kinh tế, văn hoá, và toàn cầu hoá
 
Liên hệ giữa toàn cầu hoá và văn hoá không chỉ ở mặt bằng vi mô, hai phạm trù này
còn gắn kết nhau qua một mốc xích khác, có tính vĩ mô, đó là phát triển kinh tế.
 
Từ lâu, nhiều người (Max Weber, Gunnar Myrdal, chẳng hạn) cho rằng có thể dùng
văn hoá để giải thích mức độ phát triển kinh tế.  Cụ thể hơn, gần đây có giả thuyết cho
rằng văn hoá châu Á (đặc biệt là nho giáo) là một yếu tố quan trọng dẫn đến “kì tích
kinh tế” ở nhiều quốc gia trong vùng này. [25]  Như vậy có hai câu hỏi: nếu văn hoá
là thuộc tính của một dân tộc (không phải là thuộc tính của “home economicus” –
người sản xuất và người tiêu dùng) thì (1) sự toàn cầu hóa đó, qua những ảnh huởng
kinh tế của nó, sẽ làm xấu hay tốt hơn văn hoá?, và (2) văn hoá, như một yếu tố của
phát triển kinh tế, sẽ đặt những đòi hỏi (những chính sách nào) đối với hiện tượng
toàn cầu hoá?   
 
Nhiều học giả cho rằng, muốn hiểu vai trò văn hoá trong đời sống kinh tế, nhất là
trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn văn hoá như một loại vốn – vốn văn hoá.[26] 
Loại vốn này có hai dạng. Vốn văn hoá vật thể là gồm những công trình kiến trúc, đền
đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hoá. Còn vốn văn hoá
phi vật thể là những tập quán, phong tục, tín ngưỡng, và các giá trị khác của xã
hội -- một thứ keo gắn kết cộng đồng.  
 
Từ nhận xét trên, có thể ghi nhận vài nét chính về liên hệ giữa văn hoá, kinh tế, và
phát triển.  Một là, vốn văn hoá vật thể bơm tiêm giá trị văn hoá vào giá trị kinh tế của
vật thể, tăng thêm giá trị của vật thể ấy. Còn giá trị của vốn văn hoá phi vật thể
thì hoà quyện với vốn kinh tế. Hai là, vốn văn hoá có thể thay thế các loại vốn khác,
các tài nguyên khác (như lao động), hoặc ngược lại, đóng góp vào tổng thu nhập và
tốc độ phát triển của một quốc gia.  Ba là, vốn văn hoá giúp hiểu sâu hơn về tính bền
vững của phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác
đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái là thiết yếu cho hoạt động kinh
tế, bỏ bê môi trường đó sẽ làm giảm sản năng và phúc lợi kinh tế. Không bảo dưỡng
vốn văn hoá (để di sản đồi trụy, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc) cũng có những hậu
quả tai hại như vậy.
 
Cái “bản sắc dân tộc” cần giữ gìn (và vun quén) nói ở Đoạn III trên đây có thể hiểu
như không gì khác hơn là vốn văn hoá. [27]  Câu hỏi là: vốn văn hóa và tiến trình toàn
cầu hóa có ảnh hưởng qua lại với nhau như thế nào? Phát triển có thể làm suy yếu cái
đặc thù của văn hoá dân tộc, hay phát triển là nhờ vào sự cá biệt ấy?  Như vậy, sự phổ
cập của một nền văn hóa toàn cầu làm loãng đi đặc tính "ưu việt" của dân tộc, hại đến
chất lượng đời sống, hoặc là sẽ làm giảm đi những lợi thế so sánh kinh tế vì sự phổ
cập đó là giảm vốn văn hoá? Điểm có thể xung khắc là: để giữ "quốc hồn quốc tuý"
như trong quan niệm 1, một nuớc có thể sẽ phải hi sinh một phần tốc độ tăng trưởng
kinh tế (tính theo thu nhập đầu người chẳng hạn).
 
Cũng đừng quên rằng văn hoá và cơ cấu kinh tế (nói chung là mọi mặt của quốc gia
cũng như tình hình thế giới) luôn luôn chuyển biến.  Do đó, đánh giá sự thích hợp của
văn hoá đối với phát triển kinh tế  (hay nói chung là liên hệ giữa tiến trình văn hoá và
kinh tế) là đánh giá một sự ăn khớp có tính đồng nhịp, hơn là một sự gắn kết cố định.
Mỗi giai đoạn và đích hướng phát triển kinh tế ở mỗi nước đòi hỏi những tiền đề và
thể chế văn hoá khác nhau.  Một thể chế thích hợp cho lúc này có thể không còn thích
hợp (thậm chí trở ngại) cho lúc khác.
 
 
V.  Kết luận
 
Một nguyên lý kinh tế căn bản là hầu như mọi mục tiêu đáng có đều cần đánh đổi:
muốn thêm cái này thì phải bớt cái kia. Văn hoá và toàn cầu hoá cũng vậy.  Không thể
phủ nhận là văn hoá sẽ bị ảnh hưởng của thương mại, của kinh tế, và vài khía cạnh
của ảnh hưởng ấy sẽ làm nhiều người không hài lòng.  Toàn cầu hóa sẽ đặt ra nhiều
thách thức, nhiều vấn nạn mới cho những người có một định kiến văn hoá nào đó.
Song các thách thức và vấn nạn ấy là không thể tránh, khi xã hội thay đổi, nhiều thế
hệ va chạm nhau, và những giao lưu quốc tế ngày càng chằng chịt thêm. Cũng nên
thấy rằng sự đa dạng hoá văn hoá sẽ làm di sản văn hoá nhân loại dồi dào hơn.  
 
Có người cho rằng sự đề kháng văn hóa ngoại lai còn có một tác dụng thuần túy
kinh tế: giảm nhập khẩu (nói chung) bằng cách giảm sức cầu nhập khẩu sản phẩm văn
hóa.  Theo tôi, những phương cách mà nhiều nước đã dùng (như bắt buộc một tỉ lệ
nào đó của phim ảnh phải được sản xuất trong nước) có tính quá cứng nhắc, giai đoạn,
và không giải quyết vấn đề chính, đó là không phải ngăn chận mọi văn hóa ngoại lai,
nhưng là ngăn chận những văn hóa hạ cấp ngoại lai, và nhất là ngăn ngừa sự ngoéo
móc của nó với văn hóa hạ cấp trong nước.  Bảo hộ văn hóa khác với bảo hộ kinh tế,
bởi vì cùng lúc ta phải mở cửa rộng rãi để đón nhận những trào lưu văn hóa lành
mạnh, tiến bộ.  Vấn đề là, ai sẽ có quyền làm sự chọn lọc đó? Và dù chọn lọc được thì
liệu có thể thực thi?
 
Bản chất và hướng tiến của văn hóa phải do chính đại thể cộng đồng định đoạt, qua
những tranh luận cởi mở, những trao đổi thông thoáng, xây dựng. Trách nhiệm của
nhà nước là đảm bảo sự thông thoáng ấy, là khuyến khích sáng tạo, là bảo tồn những
di sản cổ truyền. Trách nhiệm của người “tiêu dùng văn hóa” cũng rất nặng nề, nhưng
đối với chính họ.  Đó là trách nhiệm trau dồi năng khiếu thưởng ngoạn, nâng cao trình
độ kiến thức để thẩm định.  Và vâng, có thể trao đổi với những người thưởng ngoạn
khác.  Nhưng sự trao đổi đó phải trong tinh thần tương kính.  Toàn cầu hoá là một
biểu hiện của tự do (thông lưu), bản chất của văn hoá cũng là tự do (sáng tạo và tiếp
thu).  Nghĩ như vậy thì có một sự hoà hợp tự nhiên giữa hai phạm trù ấy.
 
Dayton
9 tháng 3, 2005
 
 
 
 
Tham khảo:
 
Babe, Robert E, 1995, Communication and the Transformation of Economics: Essays
in Information, Public Policy, and Political Economy, Boulder, CO: Westview
Press.
Barber, Benjamin R., 1995, Jihad vs. McWorld, NY: Ballantine Books.
Book Forum, 2003, “Globalization and Culture,” Cato Policy Report, số 3, bộ 25
Cowen, Tyler, 1998, In Praise of Commercial Culture, Cambridge: Harvard
University Press
Cowen, Tyler, 2002, Creative Destruction, Princeton: Princeton University Press
Dixit, A. và J. E. Stiglitz, 1977, “Monopolistic Competition and Optimal Product
Diversity,”
American Economic Review, bộ 67, 297–308
Dũng, Trần Hữu, 2003, “Vốn văn hoá,” Tia Sáng
Dũng, Trần Hữu, 2003, “Vốn xã hội và kinh tế,” Thời Đại, số 8.
Easterbrook, Gregg, 2005, “Word Perfect,” The New Republic, 21 tháng 2.
Frank, Robert, và Philip Cook, 1996, The Winner-Take-All Society, NY: Penguin.
Himmelfarb, Gertrude, 1995, The De-Moralization of Society: From Victorian Virtues
to Modern Values, NY: Knopf.
Himmelfarb, Gertrude, 2001, One Nation, Two Cultures: A Searching Examination of
American Society in the Aftermath of Our Cultural Revolution, NY: Vintage.
Klein, Naomi, 2002, No Logo: No Space, No Choice, No Jobs, NY: Picador
Krugman, Paul, 1980, “Scale economies, product differentiation, and the pattern of
trade,”
American Economic Review, bộ 70, 950-959.
Lancaster, Kelvin, 1979, Variety, Equity and Efficiency, NY: Columbia University
Press
Liên Hợp Quốc, 1995, Report on of the World Commission on Culture and
Development.
Pellis, Richard, 2002, “American Culture Goes Global, or Does It?,” Chronicle of
Higher Education, 12 tháng 4.
Panagariya, Arvind, 2004, “The miracles of globalization,” Foreign Affairs, tháng 9-
10.
Perry, Nick, 1998, Hyperreality and Global Culture, London: Routledge
Poster, Mark, 1995, The Second Media Age, Oxford: Blackwell.
Postrel, Virginia, 2003, The Substance of Style – How the Rise of Aesthetic Value is
Remaking Commerce, Culture, and Consciousness, NY: HarperCollins
Rosen, Sherwin, 1981, “The economics of superstars,” American Economic Review,
bộ 71, 845-58.
Rothkop, David, 1997, “In Praise of Cultural Imperialism? Effects of Globalization on
Culture,” Foreign Policy, tháng 6.
Smith, V. Kerry, 1983, “Option Value: A Conceptual Overview,” Southern Economic
Journal, số 3, bộ 49, 654-668.
Stigler, George J., và Gary S. Becker, 1977, “De gustibus non est
disputandum,” American Economic Review, bộ 67, 76-90
Throsby, David. 1994. “The Production and Consumption of the Arts: A View of
Cultural Economics.” Journal of Economic Literature, số 1, bộ 32, 1-29.
Tomlinson, John, 1999, Globalization and Culture, Chicago: University of Chicago
Press.
 

[1] Theo Liên Hợp Quốc [1995].


[2] Một hiện tượng đáng chú ý là thái độ “bi quan văn hoá” là có từ cánh hữu (than
phiền vè sự tràn lan của  văn hoá bình dân) và cánh tả (than phiền về ảnh hưởng của
toàn cầu hoá và ảnh hưởng của văn hoá Mỹ)
[3] Có thể là khi mô tả chính xác thì cũng là gián tiếp thẩm định, bởi lẽ mô tả đó có
thể phủ nhận những “hiện tượng” mà vẫn được cho là kết quả của toàn cầu hoá.  Rõ
hơn là những hiện tượng gây phẫn nộ hoặc tạo hồ hởi.
[4] Kinh tế học gọi là “identification problem”
[5] Xem Becker và Stigler [1977]
[6] Có lẽ Baumol là người khai sáng môn "kinh tế văn hoá" (cultural economics), ít
nhất là tại Mỹ. Xem David Throsby [1994], James Heilbrun và Charles Gray [2001],
và Bruno Frey [2000].
[7] Fixed coeficient production function
[8]Baumol và Bowen gọi là “productivity lag” về phía nghệ thuật trình diễn
[9]Xem Performing Arts: The Economic Dilemma [1966]
[10]Chằng hạn, Cowen cho biết là không như Baumol và Bowen tiên đoán, nhạc cổ
điễn tây phương sống mạnh ở Mỹ: từ năm 1965-90, số dàn nhạc ở Mỹ tằng từ 58 lên
300.
[11]Cowen cũng phân biệt người tiêu thụ văn hoá quảng bạc (extensive) (ví dụ như
thích mọi loại nhạc, nhưng không đi sâu vào từng loại) và người tiêu thụ văn hoá thâm
sâu (intensive) (ví dụ như thích tất cả nhạc của Beethoven, song chỉ Beethoven).
[12] Virginal Postrel [2003] cũng có tư tưởng giống như Cowen.  Bà tán tụng những
hình thức mỹ thuật do thị trường đem lại (mẫu mã thẻ tín dụng của American Express,
hay thiết kế của những quán cà phê Starbucks, v.v.)
[13]Xem Frank và Cook [1996]
[14]Nói theo ngôn ngữ toán kinh tế, hàm dụng ích (utility function) cá nhân gồm
nhiều thành tố không tùy thuộc nhau.
[15]Như Cowen đã đưa nhiều dẫn chứng, thái độ “bi quan văn hoá (lo rằng văn hoá
đại chúng ("low brow") sẽ bao phủ văn hoá ưu tú ("high brow"), văn hoá hiện đại sẽ
làm mất đi văn hoá cổ truyền) không phải là mới -- những luận điệu tương tự đã có từ
thời Plato.
[16]Tuy rằng những văn hóa ưu tú (elite culture), văn hóa cao, văn hóa khoa học và
giáo dục, cũng có nhờ rất nhiều vào những tiến bộ khoa học và công nghệ này, nhưng
tương đối ít so với những hệ thống thông tin kinh doanh và những văn hóa phổ thông
thương mại hóa.  Mạng internet, chẳng hạn, dù ban đầu chỉ là để phục vụ các nhà
nghiên cứu khoa học, đã trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng, ngày càng
thương mại hóa
[17] Cũng nên nói thêm là hệ thống Internet cũng đã đóng góp vào xu hướng tiêu
dùng văn hóa riêng lẻ (tuy rằng nó mở ra những cộng đồng mới).
[18] Xem Rosen [1981]
[19] Thuyết về nghiện ngập của Becker và Stigler [1977] thì không còn ai coi là
nghiêm trang nữa.
[20] Xin nhớ lại “nghịch lí về sự cần kiệm” nổi tiếng của Keynes.
[21] Xin xem thêm các ý kiến về “the new media age” từ  Babe [1995], Perry [1998],
Poster [1995].  Cũng nên xem Naomi Klein [2002].
[22] Hiện nay, 44% số người sử dụng Internet là dùng một ngôn ngữ khác Anh ngữ
trong gia đình họ.
[23] Nhiều tác giả nói thẳng thừng là việc nhân lọai ngày càng nói chung một thứ
tiếng là rất đáng hoan nghênh, xem Easterbrook [2005] chẳng hạn
[24] Tuy nhiên, Barber đã lầm khi ông tiên đoán rằng sự đổ vỡ này sẽ là kiểu đánh
nhau giữa các băng đảng như ở Balkans.  Thay vì vậy, ta thấy là phản ứng chống lại
McWorld là cực đoạn hồi giáo Jihad.
[25] Một nhánh nhỏ trong quan niệm này cho rằng những di sản văn hoá đóng vai trò
thu hút du lịch, hay phát triển những mỹ thuật phẩm có triển vọng xuất khẩu.
[26] Ba loại vốn thường biết khác là: (1) vốn vật thể, như máy móc, thiết bị; (2) vốn
con người, như kỹ năng, kiến thức; và (3) vốn thiên nhiên, gồm những tài nguyên do
thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái.
[27]Xin đừng lầm với vốn xã hội, cũng có thể nói đến trong bài này, nhưng gián tiếp
hơn – xem Trần Hữu Dũng [2003]
 
 

thời đại mới


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
 
Số 7   - Tháng 3/2006
 
Pháp chế và phát triển:
Vài nhận xét từ kinh tế lý thuyết
 Trần Hữu Dũng[1]
 

Hầu như không ai phủ nhận sự quan trọng của pháp chế cho
phát triển kinh tế.  Thậm chí, có người sẽ đổ đồng phát triển với
pháp trị: một trong những đặc tính của phát triển là pháp trị, ngắn
gọn. Từ đó, có suy luận rằng pháp luật, nhất là bộ phận luật thành
văn, là một tiền đề của phát triển kinh tế, nghĩa là, muốn phát triển
thì phải có những bộ luật càng chi tiết, càng đầy đủ càng tốt, phải
có một bộ máy tư pháp càng hùng hậu, càng nghiêm khắc càng
tốt.

Bài này giới thiệu vài nhận xét từ quan điểm kinh tế về khả
năng bảo lưu những ý kiến trên đây.  Bắt đầu từ một nhận xét đơn
giản:  công tác soạn luật, cũng như vận hành bộ máy thi hành luật
(công an, toà án, khám đường) là những hoạt động cần tài nguyên
(luật gia, công an, cai ngục) có thể được sử dụng vào việc hữu ích
khác cho quốc gia.  Nói rõ hơn, thông thường, thấy một điều gì
mà ta không muốn xảy ra thì phản ứng của đa số là phải ra luật
cấm (và triệt để thi hành luật ấy).  Song, nhìn từ góc cạnh kinh tế
thì phải hỏi: tài nguyên dùng vào những việc đó sẽ lấy từ đâu, có
tương xứng với những thiệt hại (kinh tế lẫn phi kinh tế) của “tội
phạm” ấy không.  Tuy những tính toán “lợi hại” như vậy có thể bị
phê phán là vô tâm, thực tế không thể khác hơn.[2] 

Một nhận xét nữa: luật thành văn, dù chi tiết đến bực nào,
không bao giờ là đầy đủ vì không ai có thể nghĩ đến mọi tình
huống (ngay trong hiện tại, nói chi đến xã hội tương lai) có thể
xảy ra.  Bù lại, pháp chế không phải là cách duy nhất để giữ gìn
“kĩ cương” cho xã hội – phong tục, tập quán, tôn giáo, chuẩn mực
văn hoá ứng xử, cũng đóng một vai trò thiết yếu.  Do đó, dồn
“quá đáng” nguồn lực vào thiết lập bộ luật thành văn chẳng những
có thể sẽ vượt mức tối hảo của nó mà còn có thể khiến bỏ quên
những phương pháp khác, ít tốn kém hơn, mà tựu trung là cùng
một kết quả. 

Bài này lấy hứng từ vài phát hiện gần đây của một số tiếp cận
mới trong kinh tế, một số lí thuyết mới, và một số kết quả thực
nghiệm mới.  Chỗ yếu của nó, xin thú nhận ngay, sẽ là thiếu một
sự liên hợp.  Người viết không có tham vọng đưa ra một cái nhìn
toàn cảnh, hoặc có hệ thống, về tất cả liên hệ giữa pháp chế và
phát triển (một vấn đề quá to lớn).  Tuy nhiên, ở phần cuối, bài
cũng thử đề xuất một ý niệm xuyên suốt cho những vấn đề bàn ở
đây.  

Bài có 5 tiết.  Tiết I tường thuật ý kiến của Hernando De Soto


về cái “kì bí” (mystery) là “vốn” có thể đuợc thực hiện bằng pháp
chế. Tiết II nói về một đặc tính của mọi khế ước thành văn, đó là
sự “không bao giờ đầy đủ”. Tiết III tường thuật những phát giác
quan trọng gần đây về tương quan giữa hệ thống luật (dân sự hoặc
phổ thông) và phát triển kinh tế.  Tiết IV xem xét vai trò của “tin
cẩn” đối với phát triển, và sự bổ túc lẫn nhau  giữa tin cẩn và các
luật thành văn. Tiết V đưa ra vài kết luận, nhất là quan hệ đến
Việt Nam.

I. Pháp chế và vốn 


Đã quá rõ, không cần nói thêm, là một quốc gia muốn phát triển
thì cần luật để thu hút đầu tư từ nước ngoài, luật để huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, luật để tăng tiết kiệm (và đầu
tư ..).  Một lí thuyết gần đây có liên hệ giữa vốn và pháp lí là lí
thuyết của De Soto [2000], một nhà kinh tế người Pê-ru.  Theo
ông này, các nước chậm tiến ngày nay không phải vì họ thiếu vốn,
song vì vốn ấy không sử dụng được (ông gọi là “vốn chết”). 
Muốn được sử dụng trọn vẹn, vốn phải có thể đóng vai trò của vật
cầm cố (collateral), để người “có” nó có thể dùng nó để làm kinh
doanh khác.  Một ví dụ: nếu anh sống trên một thửa đất, toàn
quyền trồng trọt xây nhà cửa trên đất ấy, thì đúng là tốt rồi (vì nó
cho anh thêm sự năng nổ lao động) nhưng nếu anh không có giấy
chứng nhận sở hữu thì anh sẽ không thể dùng thửa đất ấy làm vật
cầm cố (dù anh vẫn có thể sang nhượng một cách không chính
thức).  De Soto nhấn mạnh rằng tuy bất động sản có thể được
buôn đi bán lại (lắm khi không cần giấy tờ), nhưng đó là chưa tận
dụng ích lợi của “quyền sở hữu”.  Trong kinh tế thị trường, ta cần
có những khế ước dài ngày (mua ô tô trả góp chẳng hạn), và khế
ước này chỉ có thể ký (giữa những người không quen biết nhau)
nếu có vật cầm cố.  “Sở hữu có giấy chứng nhận” là vật cầm cố
ấy. Nói cách khác, theo De Soto, pháp lí (đặc biệt là luật pháp
chính thức hoá quyển tư hữu) có một chức năng đặc biệt, ngoài
chức năng làm tăng nổ lực sản xuất (như các lí thuyết khác đã
vạch rõ, từ lâu).  Chức năng đặc biệt ấy, theo De Soto, là tạo cơ
hội cho người “có” nó một số “vốn” (thật, sống) để tham gia vào
thị trường tài chính. 

Ý kiến của De Soto được nhiều người phe tả lẫn phe hữu hoan
hô.  Phía tả thì thích vì đây có vẻ như phương pháp xóa đói giảm
nghèo tuyệt diệu:  cho dân đen khố rách quyền tư hữu nhà, đất,
mà họ đang cắm dùi.  Còn phía hữu cũng hoan nghênh vì xem đây
là cách cho mọi người, giàu lẫn nghèo, trở nên thành viên của “tư
bản thị trường”. 

Song De Soto cũng đã gặp một số phản biện.  Nhiều người cho
là ông chỉ lí luận trong khung cảnh tiến trình đô thị hoá
(urbanization), mà cũng chỉ là đô thị hoá ở Pê-ru, mà không quan
sát tình trạng nông thôn là nơi mà tệ nạn nghèo khổ là trầm trọng
nhất ở các nước chậm tiến ngày nay.  

Mà có thử chấp nhận quan điểm của De Soto thì vẫn còn câu
hỏi: làm sao xác định ai có quyền sở hữu tài sản nào, để chính
thức hoá cho họ? Một cách trả lời của những học giả tân cổ điển
(như Douglass North) khẳng định rằng hệ thống tư hữu sẽ tự
phát trong xã hội, phản ảnh tính toán “tổn phí và lợi ích” của
những người trong xã hội ấy. Song, nhìn kỹ, giải pháp này không
ổn (ngay trên lí thuyết) vì hệ thống tư hữu có tính chất của một
“sản phẩm công”. Như ai cũng biết, mức độ và sự phân bố của
loại sản phẩm này không thể là tối hảo cho cộng đồng nếu chúng
là do quyết định của một tập thể trong đó mỗi người đeo đuổi lợi
ích riêng. 

Cách trả lời nữa (mà chính De Soto có vẻ tán đồng) thì đề nghị
nhà nước phải đích thân chính thức hoá quyền tư hữu.  Thế thì câu
hỏi tiếp theo sẽ là: dựa trên căn bản nào? De Soto cho rằng rất dễ
("chỉ cần theo tiếng chó sũa" thì biết đất nào là của ai!), nhưng
thực tế không đơn giản như thế. Chẳng hạn, phải quyết định ra
sao khi người hiện sống trên mảnh đất là kẻ "đóng dùi" phi pháp,
thậm chí là thủ phạm cưỡng chiếm đất trong quá khứ? 

■ Nhưng thực tế thì sao?  Nhiều nơi thì chương trình của De


Soto không có công hiệu gì cả, còn nhiều nơi khác thì nó lại có vẻ
tổn hại rõ ràng. 

Về những nơi vô hiệu lực:  Ở Pê-ru của De Soto chẳng hạn, chỉ
có 20% số người được cấp “sổ đỏ” là có thêm vốn, mà vốn này lại
hoàn toàn từ nhà nước, không một xu nào là từ khu vực tư! Trong
số 200.313 hộ ở Lima được cấp bằng khoán đất trong hai năm
1998 và 1999, chỉ có khoản 24% là được nguồn tài chính nào đó
(tính đến năm 2002).  Kinh nghiệm ở Thổ Nhỉ Kì, Mexico, Nam
Phi, Colombia cũng vậy.  Lí do có thể là các ngân hàng tư phát
giác rằng các nhà ỗ chuột không có giá trị gì cả, do đó họ thay đổi
điều kiện cho vay: đòi người cho vay phải có công ăn việc làm
thay vì chỉ có bằng khoán đất.  Hơn nữa, thị trường nhà đất ở
những khu ỗ chuột thường khá im lìm.  Không ai bán được nhà để
lấy vốn làm ăn.

Có những nơi thì “chính sách De Soto” chỉ mang hại. 


Campuchia chẳng hạn.  Trước khi có bằng khoán thì giá bán đất ở
trung tâm thành phố khoản 20-30 USD/thước vuông.  Gần đó, đất
có bằng khoán thì giá gấp mười (chứng tỏ giá trị của vùng ấy). 
Thế nên nhiều tháng trước khi chương trình cấp bằng khoán bắt
đầu thì nhiều vụ hỏa họan (nguyên nhân khả nghi!) thiêu rụi các
xóm ỗ chuột trong trung tâm Phnom Penh, khiến hàng vạn người
đang cấm dùi ở các khu đó phải đàn đúm ra ngoại ô, trở thành thất
nghiệp, đời sống khổ mạt hơn.  Trong lúc ấy thì khu bị cháy rơi
ngay vào tay những “đại gia” khai thác đất đai giàu có nhất
Campuchia.  Những vụ như vậy xảy ra liên miên ở Phnom Penh. 
Các tên đầu cơ mua đất của dân cắm dùi (trước khi chương trình
cấp bằng khoán bắt đầu) với giá tương đối rẻ, xong đợi đến lúc có
bằng khoán thì bán lại với giá cao tận mây xanh! 

Té ra chuơng trình này chỉ thực có lợi cho những người đã sẵn
giàu.  Đối với những người nghèo, cắm dùi, tay làm hàm nhai thì
“bằng khoán” đất không có nghĩa gì cả.  Nếu những người nghèo
không bị trục xuất trước khi được cấp đất thì chính họ cũng sẽ bán
rẻ đất được cấp, rồi dời đến một khu ỗ chuột càng tệ hơn (xa
thành phố, việc làm). (Nhiều người, như Geoffrey Payne, có đề
xuất vài giải pháp cho tình trạng này, nhưng quá dài dòng cho bài
này).[3] 

Tuy De Soto đã gây nhiều ấn tượng trong giới học giả cũng như
các nhà làm chính sách, ông ít có ảnh hưởng trong giới kinh tế gia
hàn lâm.  Ai có học kinh tế hiện đại đều biết các quan niệm tương
tự (nhưng trước De Soto rất lâu) của Coase, hay Tiebout, là rất
“hấp dẫn” trên lí thuyết, nhưng đem ra áp dụng thì hoàn toàn
không thực tế vì không hội nhập vào phân tích “cách cư xử có
chiến lược” (“strategic behavior”) của con người, hay là tính “cơ
hội chủ nghĩa” (“opportunism”) mà Oliver Williamson đã trình
bày rất thuyết phục từ lâu.   

II.  Về tính "không-thể-đầy-đủ" của luật


pháp
Trong kinh tế học vài thập kĩ gần đây có một tiếp cận nghiên
cứu có tính bức phá, khởi đi từ nhận xét rằng khế ước thành văn
không bao giờ có thể đầy đủ (incomplete contract), tức là không
bao giờ có thể kê rõ mọi tình huống có thể xảy ra cũng như tất cả
những cách đối phó.  Nói khác hơn, soạn thảo một khế ước hay
một bộ luật “đầy đủ” thì cần số lượng tài nguyên lớn vô cực,
không nước nào, thậm chí thế giới nào, có đủ.  Liên hệ, một bộ
máy tư pháp (quan toà cũng như công an) để áp dụng một bộ luật,
thực thi những khế ước như vậy, cũng là lớn vô cực.

Tính “không-thể-đầy-đủ” đó có tương quan đến thao tác theo


dõi (monitoring) trong kinh tế, và liên hệ là các vấn đề hiểm nguy
đạo đức(moral hazard) và tuyển lựa ngược (adverse selection). 
Như ai đã học vài lớp kinh tế đều biết, một trong những lí do đưa
đến sự thất bại của thị trường là sự thiếu thốn thông tin.  Stiglitz
là người đầu đàn trong nhóm các nhà kinh tế quy sự chậm tiến
vào sự thiếu thốn này (nhất là cho thị trường tài chính và thị
trường lao động) nhưng ông cũng có vài bài để lại nhiều ấn tượng
nhấn mạnh đến vai trò gia đình trong sự thay thế thị trường bảo
hiểm.  

Tính “không-thể-đầy-đủ” của luật pháp, của khế ước, thoạt


nghe thì quá hiển nhiên, ai cũng biết và cũng không làm gì được,
do đó nhiều người sẽ cho là chẳng cần lưu tâm trong thực tế soạn
luật.  Song, nhìn kĩ, nó rất quan trọng.  Bởi vì, nếu “hoàn toàn đầy
đủ”, tuy là “tốt bậc nhất” (first best), sẽ luôn là một ảo tưởng thì,
nói theo các nhà kinh tế, giải pháp “tốt bậc nhì” (second best)
không chắc sẽ là làm đầy đủ hơn(xem, chẳng hạn Arrow [1974]). 
Có thể giải pháp “tốt bậc nhì” ấy sẽ nằm ngoài phạm vi pháp chế. 
Nói khác đi, cơ bản của một số thể chế phi luật pháp có thể là
phương cách mà xã hội đối phó với tính “không-thể-đầy-đủ” của
luật pháp.[4] Chính vì thế mà phong tục, tập quán, tôn giáo là có
giá trị kinh tế (mặc dù cũng là không hoàn toàn, vì có những tình
huống mới mà xã hội chưa từng biết). [5]

III. Về tính độc lập và tuỳ tiện của thẩm


phán
Ai cũng biết sự độc lập giữa tư pháp và các ngành khác (nhất là
giữa tư pháp và hành pháp) là thiết yếu.  Không thể dung túng
tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, đừng nói chi đến những
móc nối, thông đồng đen tối, những áp lực bên trong để làm các
việc xằng bậy.  Nghĩ cho cùng thì sự độc lập ấy chính là căn bản
của dân chủ, là thành quả của các cuộc cách mạng lớn, dù đó là
cách mạng có đổ máu như của Pháp, hay không đổ máu (cái gọi là
“Glorious Revolution” năm 1688) của Anh.  Nhưng xa hơn sự độc
lập của quan toà là tính cứng nhắc của luật pháp, và ở điểm này có
vài khám phá gần đây trong kinh tế khá đáng chú ý. 

Nổi bật là đóng góp của nhóm các giáo sư Rafael La Porta (Đại
học Dartmouth), Florencio Lopez-de-Silanes (Đại học Yale),
Andrei Shleifer (Đại học Harvard), và Robert Vishny (Đại học
Chicago) – thường được gọi tắt là LLSV.   Mấy ông này chia các
nước ra làm hai loại, một loại thì theo dân luật (civil law) điển
hình là Pháp, còn loại kia thì theo luật phổ thông (common law)
điển hình là Anh.  Rồi, dùng phương pháp phân tích hồi quy
(regression analysis), họ tính toán hệ số tương quan (correlation)
giữa hai loại thể chế luật pháp ấy và mức phát triển của thị trường
tài chính quốc gia.  LLSV khám phá rằng thị trường tài chính thì
nhuần nhuyễn ở các nước có truyền thống luật phổ thông hơn ở
những nước có truyền thống luật dân sự, và nói chung là kinh tế
có truyền thống luật phổ thông thì tiến bộ hơn, xã hội năng động
hơn.[6] 

Giải thích sự tương quan này, LLSV lí luận như sau.  Thứ


nhất, vì luật lệ luôn có những lỗ hổng (“không đầy đủ” như đã nói
ở Tiết III trên đây) các nhà đầu tư, các người cho vay cảm thấy an
tâm hơn trong một thể chế mà quan toà (tuy là độc lập, theo nghĩa
không phải nhận lệnh của ai) có nhiều quyền phán quyết
hơn.  Thứ hai, các quốc gia theo truyền thống luật dân sự thì các
quan toà không được nhiều linh động phán quyết vì luật rất sát,
quy định từng li từng tí.  Trái lại, các quốc gia thừa kế luật phổ
thông thì quan toà tương đối nhiều quyền hơn, vì luật này không
quá chi tiết như luật dân sự. 

Như vậy, nếu tin vào giả thuyết này của LLSV thì ta lại có thêm
bằng chứng rằng xã hội phải có một cơ chế lấp trống những lỗ
hổng của pháp luật.  Cơ chế này càng tốt thì phát triển kinh tế
càng mạnh.[7] 

Tuy khó hoài nghi trình độ phân tích kinh lượng của LLSV, khi
các ông này đơn cử trường hợp cụ thể thì có vài lấn cấn.  Ví dụ
trong cách họ so sánh Malaysia và Indonesia.  Tại sao, tuy cùng
văn hóa Hồi giáo, cùng khu vực địa lí, tài nguyên cũng gần như
nhau, mà Malaysia thì “khá” hơn Indonesia? (Malaysia năng động
hơn, ít tham nhũng hơn, mức thu nhập của Malaysia gấp ba
Indonesia, Malaysia cũng đối phó khá hơn với khủng hoảng tài
chính 1997.) Tuy đã có nhiều giả thuyết (ví dụ như vai trò của
cộng đồng người Hoa ở Malaysia, hoặc là sự giành độc lập của
Indonesia đổ máu rất nhiều so với Malaysia), nhưng theo LLSV
thì sự khác biệt về pháp chế giữa hai quốc gia ấy là lí do chính. 
Malaysia là thuộc địa cũ của Anh, luật pháp của họ là căn cứ trên
luật phổ thông của Anh.  Còn Indonesia là thuộc địa cũ của Hà
Lan, pháp chế của họ là dựa vào hệ thống luật dân sự của Pháp
(viết ra từ thời Napoléon và bị Pháp áp đặt trên các thuộc địa mà
ông này chinh phục, trong đó có Hà Lan).  Người chỉ trích vin
ngay vào ví dụ này để gặng LLSV:  Tuy kém hơn Malaysia,
nhưng Indonesia lại phát triển hơn Ghana hoặc Sierra Leone (là
những nước theo truyền thống Anh), thế thì sao?   

Những chỉ trích khác thì nhắm vào phương pháp hồi quy mà
LLSV sử dụng.  Chẳng hạn như Mark West (2002), nhạo báng
LLSV bằng cách cũng dùng phương pháp ấy để “chứng minh”
rằng đa số vô địch các giải bóng đá quốc tế là các nước có luật
dân sự!  Nghiêm trang hơn, West cho rằng thật là quá đơn giản
khi chủ quan xếp pháp chế của một nước chỉ vào một trong hai
nhóm: hoặc theo luật phổ thông, hoặc theo luật dân sự.  Lấy Nhật
Bản làm ví dụ: LLSV xếp nước này vào nhóm luật dân sự, nhưng
cũng có nhiều người cho rằng luật của Nhật là bắt chước của Đức
lẫn Anh, khó cho đó là luật dân sự hoặc luật phổ thông. 

Phải nói rõ: từ lí luận của LLSV, không thể kết luận rằng thẩm
phán cần nhiều quyền tuỳ tiện, nhất là khi còn nhiều dấu hỏi về
năng lực của thẩm phán, đừng nói chi về sự trong sạch và lành
mạnh của nền tư pháp.  Tuy nhiên, LLSV đặt ra một vấn đề cần
suy nghĩ, đó là lựa chọn giữa, một bên, sự “nâng cấp” (tư cách và
khả năng) đội ngủ thẩm phán và, bên kia, sự thiết lập những luật
lệ chi li hơn.  Có thể là ta phải làm cả hai, hoặc làm việc này
trước, việc kia sau.  Đó là những chọn lựa cần suy nghĩ vì chúng
liên hệ đến cách phân bố nguồn lực (cũng như khả năng quan
tâm) rất hạn chế của quốc gia. 

Có thể rút từ LLSV một bài học nữa:  nếu sự tuỳ tiện của quan
toà là phải có (nhất là khi pháp luật chưa đầy đủ) thì yêu cầu bảo
đảm sự trong sạch và năng lực của các quan toà là một đòi hỏi
thiết yếu của phát triển, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành
của thị trường tài chính, cụ thể là mức độ đầu tư.  

IV.  Yếu tố xuyên suốt: sự tin cẩn 


Vậy cái gì trong xã hội mà có một ảnh hưởng kinh tế quan
trọng, nhất là trong kinh tế thị trường, mà luật pháp phải bổ túc?
Theo tôi, đó là sự tin cẩn trong xã hội.  Xem lí thuyết của De
Soto chẳng hạn, nó xuất phát từ nhận định rằng tin cẩn là một yếu
tố quyết định trong các giao dịch khế ước kì hạn.  Hoặc lấy ý
niệm về “khế uớc không bao giờ có thể đầy đủ”: ý niệm này ám
chỉ rằng tin cẩn là cần thiết để lấp những chỗ hổng của khế ước. 
Còn về đề xuất của nhóm LLSV thì rõ ràng là nó căn cứ vào nhận
định là sự tin cẩn vào các quan toà là cần thiết để thị trường (tài
chính) hoạt động nhuần nhuyễn. 

 Theo Eric Uslaner (2002), ta có thể phân biệt hai loại tin cẩn:
tin cẩn vì quen biết nhau, có kinh nghiệm làm ăn với nhau, và tin
cẩn vì chia sẻ những giá trị văn hoá và đạo đức với nhau.  Loại
đầu Uslaner gọi là tin cẩn chiến luợc (strategic trust), loại sau
là tin cẩn đạo đức (moral trust).[8]  Tác giả này (và nhiều người
như Douglass North) nhấn mạnh đến vai trò kinh tế của tin cẩn
chiến lược là giảm phí giao dịch(transaction cost) (trong đó có án
phí):  Nếu tôi biết anh, đã có kinh nghiệm làm ăn với anh, thì tôi
sẽ khỏi tốn nhiều thì giờ thương lượng với anh, thuê thám tử điều
tra anh, hoặc cần luật sư soạn thảo hợp đồng chi tiết với anh.   

Lợi ích “giảm giá phí” này rất cụ thể, và có thể không nhỏ. 
Nhưng tầm ảnh hưởng của nó tương đối hạn hẹp: số người mà
mỗi chúng ta đích thân quen bíết không là bao nhiêu.  Hơn nữa,
khi thị trường mở rộng (song song với phát triển kinh tế) thì tầm
quan trọng tương đối (so với những yếu tố khác) của tin cẩn chiến
lược trong chức năng giảm phí giao dịch sẽ là ít đi.  Nói cách
khác, nếu chỉ làm ăn với người mình quen biết thì chỉ quanh quẩn
trong gia đình lối xóm, không mở rộng quy mô kinh doanh được. 
Tất yếu là phải yểm trợ tin-cẩn-chiến-lược trong chức năng ấy
bằng những luật lệ thành văn.  Song, lại nên nhớ, bởi lẽ chính sự
thiết lập luật lệ thành văn sẽ thu hút tài nguyên quốc gia, bảo tồn
tin cẩn chiến lược trong chừng mực có thể, để giảm gánh nặng
trên luật thành văn, cũng là thiết yếu cho phát triển.[9] 

Về tin cẩn đạo đức: tuy (cho đến nay) các nhà nghiên cứu ít
nói đến chức năng giảm phí giao dịch của nó nhưng tôi cho rằng
nó cũng có tác dụng ấy, phần nào.  Chẳng hạn như tôi không biết
anh, nhưng nếu anh là người cùng tôn giáo với tôi, thì tôi cũng
“tin” là anh sẽ tuân những điều răn trong sách đạo của tôi và anh,
và không cần đem anh ra toà ký giao kèo cam kết việc gì đó.  Tuy
nhiên, Uslaner (và Putnam, Rothstein, vv) lại coi loại tin cẩn này
có vai trò tuyệt quan trọng trong (1) sự tham gia của người dân
vào các hoạt động cộng đồng (civic engagement) và (2) liên hệ,
đến mức hữu hiệu của nhà nước (xét về guồng máy hành chánh
cũng như về loại chính sách được chọn lựa và thi hành), cụ thể là
nó có ảnh hưởng qua lại đến một vấn đề nóng bỏng hiện nay, đó
là vấn đề tham nhũng.  Một đàng, nếu một xã hội nhiều tham
nhũng thì tin-cẩn-đạo-đức sẽ kém đi (nếu không ai còn tin vào sự
trong sạch, công minh của quan chức thì mọi người sẽ đâm ra phó
mặc, chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình và gia đình mình). 
Song chiều ảnh hưởng cũng có thể ngược lại: tin-cẩn-đạo-đức
kém đi thì xã hội lại nhiều tham nhũng (người cầm quyền sẽ
không còn đoái hoài gì đến nhân quần xã hội).  Vậy bảo tồn tin
cẩn đạo đức là cần thiết.  Nhưng làm sao?  Tăng giờ dạy đạo đức,
luân lý trong trường?  

Tương tự, có sự liên hệ giữa tin cẩn và dân chủ.  Margaret


Levi (1999,82) cho rằng dân chủ sẽ làm tăng tin cẩn, hay chính
xác hơn, người sống trong một xã hội bị cưỡng chế (coercion) sẽ
ít tin cẩn ở người khác (xem thêm, chẳng hạn, Levi [1998], Offe
[1999]).  Rothstein [đang in] giải thích: nếu bạn nghĩ là các cơ
quan hành pháp và tư pháp là công bằng và hữu hiệu thì bạn sẽ
nghĩ là những kẻ làm bậy sẽ khó tránh bàn tay luật pháp, do đó
bạn sẽ cho là ít người dám làm bậy, và vì thế bạn sẽ tin cẩn nhiều
người hơn. 

Nhiều người cũng than phiền là sự gian dối trong xã hội ta ngày
càng nhiều thêm.  Sự gian dối này lắm khi chỉ là sự im lặng giấu
giếm thông tin, hơn là “tích cực” đưa ra các thông tin dối trá.  Cái
“nhiều thêm” này hầu như trở thành một “thông tục” mới: nếu
không che đậy, gian dối, thì sẽ bị nhiều người khác chê là ngu dại,
ngây thơ. 

Ngoài sự xúc phạm đạo đức của nó, về tác động kinh tế thì tôi
nghĩ có thể xem sự gian dối này như sự tuột dốc của tin-cẩn-
chiến-luợc lẫn tin-cẩn-đạo-đức.  Nếu gian dối trở thành “chuẩn
mực đối xử” thì thông tin do đối tác cung cấp sẽ bị “nhiễu”,
không còn giá trị.  Ta lại phải mất tiền điều tra, thuê luật sư làm
khế ước vô cùng chi tiết (mà chẳng bao giờ “đầy đủ” được!), hoặc
có những biện pháp khác, mà hậu quả là phí giao dịch sẽ tăng lên. 
Cũng vậy, nếu xã hội “suy đồi” đến mức những người thành thực,
ngay thẳng thì lại bị chê là ngu khờ …  thì những vốn văn hoá,
vốn xã hội đều sẽ suy mòn.  Nổ lực phát triển lại cần thu hút các
loại vốn “thường” (vốn tài chính) hơn, nhiều nguồn lực quốc gia
lại càng tiêu tốn vào các hoạt động công an, toà án, khám đường,
v.v.  Rồi chính sách quốc gia dù có tốt cũng sẽ không hữu hiệu vì
không ai tuân theo, kĩ cương quốc gia và xã hội sẽ càng ngày càng
mục nát, tan rã…[10] 

Xin thêm một nhận xét về “tin cẩn” bàn ở Tiết này và phân tích
của nhóm LLSV nói ở Tiết trước. Có thể nhìn tiếp cận LLSV như
sau: trong chế độ luật phổ thông thì chi tiết của luật thành văn
không cần nhiều, quan tòa sẽ dựa nhiều hơn vào những cảm tính
thể chế (phong tục, tập quán) để quyết định.  Nói cách khác nó đòi
hỏi một mức độ tin cẩn của dân chúng vào bộ máy nhà nước (cụ
thể là ngành tư pháp).  Trái lại, trong chế độ dân luật, bộ luật
thành văn có nhiều chi tiết hơn thì bộ máy tư pháp có thể cứng
nhắc hơn, và sự tin cẩn của người dân vào sự anh minh của các
quan tòa sẽ ít quan trọng cho sự vận hành của xã hội. Nói cách
khác, có thể diễn dịch kết quả của LLSV là một nền kinh tế có
nhiều tin cẩn thì sẽ họat động tốt hơn nền kinh tế quá dựa vào các
luật lệ thành văn, một cách máy móc.

V.  Kết luận


Tin cẩn là cần thiết: người dân phải tin nhau, và người dân phải
tin nhà nước.  Những tệ nạn như tham nhũng, bất công xã hội, sẽ
làm giảm tin cẩn không những của người dân đối với chính phủ
nhưng còn giữa những người trong xã hội với nhau.  Khi niềm tin
đó giảm xuống thì giá phí sản xuất sẽ cao lên (với tất cả hậu quả
kinh tế của nó), xã hội sẽ cần nhiều luật pháp hơn, và chính sách
nhà nước ít công hiệu hơn (vì sẽ không được tuân theo).  Kiện
toàn hệ thống pháp chế là cần thiết để phát triển, song đồng thời
cũng cần bảo tồn những thể chế bất thành văn khác để bổ túc cho
pháp chế. 

Nhìn từ quan điểm kinh tế thì soạn luật, thi hành án đều là
những hoạt động tiêu tốn tài nguyên, và như thế chúng phải được
nghĩ đến trong bối cảnh phân bố nguồn lực của cả nước.  Có thêm
một luật sư là ít đi một người ở một ngành khác cũng có ích cho
phát triển.  Tốc độ “soạn luật” – cũng như nội dung và độ chi tiết
của luật soạn – phải đồng bộ với những biến chuyển khác của xã
hội.  Thành viên trong một xã hội càng tin cẩn ở nhau thì xã hội
càng ít cần đến pháp chế (thành văn), tức là tiết kiệm được những
nguồn lực cần thiết để vận hành pháp chế.  Những nguồn lực này
có thể được sử dụng cho những mục đích khác của quốc gia.   

Pháp chế là cần thiết, nhưng không thể và không nên nương tựa
quá đáng vào nó: dù tốn hao bao nhiêu nguồn lực, sẽ không bao
giờ có một pháp chế “đầy đủ” (về mặt mô ta cũng như khâu thực
thi).  Phải vận dụng những “công cụ” khác: sắp xếp lại thể chế (kể
cả thể chế chính trị) và huy động những “đức tính” của xã hội...

THAM KHẢO

Bài này dựa vào các lí thuyết về “khế ước không đầy đủ”
(Kenneth Arrow, Joseph Stiglitz, Oliver Hart, James Moore) về
“tin cẩn và vốn xã hội” (Robert Putnam, Francis Fukuyama, Eric
Uslaner), về  “luật và kinh tế” (La Porta, Lopez-de-Silanes,
Shleifer, Vishny), về “vốn” của Hernando de Soto, về “phí giao
dịch” (Douglass North, Oliver Williamson, Ronald Coase)

De Soto, Hernando, 2000, The Mystery of Capital, New York:


Basic Books.

Dũng, Trần Hữu, 2003, “Vốn xã hội và kinh tế,” Thời Đại, 8

Gintis, Herbert, 2000, Game Theory Evolving, Princeton


University Press

Gravois, John, 2005, “The De Soto Delusion,” Slate, January 28.

La Porta, Rafael, et al, 1999, “The Quality of Good


Government,” Journal of Law, Economics and Organization, Vol
15, No. 1, pp. 222-279

Levi, Margaret, 1999. “When Good Defenses Make Good


Neighbors: A Transaction Cost Approach to Trust and Distrust.”
New York: Russell Sage Foundation Working Paper #140.

Rothstein, Bo, 2000. “Trust, Social Dilemmas, and Collective


Memories: On the Rise and Decline of the Swedish
Model,” Journal of Theoretical Politics. 12: 477-501

Samuelson, Larry, 1999, Evolutionary games and equilibrium


selection, MIT Press

Uslaner, Eric, 2002, The Moral Foundations of Trust, NY:


Cambridge University Press.

West, Mark D., 2002,  "Legal Determinants of World Cup


Success", Michigan Law and Economics Research Paper No. 02-
009

Chú thích
[1] Department of Economics, Wright State University, Dayton,
OH 45435, USA.  Bài này là viết lại báo cáo tại Hội Thảo Đà
Nẵng (2005), và trích đăng lại một phần trên Thời Báo Kinh Tế
Sài Gòn (2-9-2005).  Tác giả xin cám ơn anh Vũ Quang Việt đã
góp ý cho bài này được sáng sủa hơn.  Tất nhiên, mọi sai lầm và
thiếu sót đều là của người viết.

[2] Chẳng hạn: không xã hội văn minh nào dung thứ tội giết
người, nhưng đâu ai khẳng định rằng khi một án mạng xảy ra
thì tất cả tài nguyên trong nước phải dồn hết vào việc truy lùng
hung thủ?

[3] Nhìn kỹ thì tiếp cận của De Soto, trong chừng mực nhất định,
xuất phát từ một nhận xét khá giống những tác giả về "vốn xã hội"
(xem Dũng [2003]) bởi lẽ, việc thiếu thốn thông tin để bảo đảm
cam kết có thể được bù đắp phần nào bằng mạng lưới tin cẩn giữa
các đối tác trong giao dịch liên hệ.  Nói cách khác, phân tích của
De Soto (theo đó căn bản pháp lý là cần thiết để "gỡ trói" cho
vốn) xây dựng trên khẳng định về sự quan yếu của một cơ sở
thông tin trong việc thực hiện cam kết khế ước, cung cấp dữ kiện
cho những người giao dịch.

[4] Quan niệm cho rằng một vài thể chế xuất hiện để trám những
lỗ hổng của luật thành văn không phải là mới.  Tôi lấy cảm hứng
cho quan niệm này qua các lí thuyết của nhà kinh tế Oliver Hart, 
James Moore, Eric Maskin, John Roberts, David Kreps…  vể lí do
sinh tồn của các hãng kinh doanh.

[5] Chẳng hạn như hầu như xã hội nào cũng kết án ăn cắp, nhưng
từ trước đến nay nói ăn cắp là ăn cắp những vật thể: tiền bạc hoặc
vật dụng.  Lấy “ý tưởng” của người khác (nhất là nếu không có
lợi tài chính), như mô phỏng một tác phẩm văn học, một bản nhạc
(không với mục đích thương mại) thì có phải là ăn cắp không? 
Bây giờ thì ai cũng cho đó là ăn cắp (sở hữu trí tuệ) nhưng có
nhiều xã hội thì lại cho đó là vinh hạnh cho những người được
“bắt chước”, không phải là ăn cắp.

[6] Lưu ý rằng đây là kết quả hồi quy, có nhiều ngoại lệ.

[7] Xem thêm Lawrence Mead, 2005, “Why Anglos


Lead,” National Interest, số Mùa Đông.

[8]Uslaner đề nghị một cách phân biệt nữa, giữa tin cẩn khu biệt
(particularized trust) và tin cẩn quảng bác (generalized trust),
nhưng cách phân biệt này khá mập mờ, và hơi thừa vì có nhiều
trùng hợp với tin cẩn chiến lược và tin cẩn đạo đức.)

[9] Nhưng sự tin-cẩn-chiến-lược này, theo tôi, còn có một vai trò


đặc biệt nếu nhìn nó qua thuyết trò chơi (game theory), nhất là
thuyết trò chơi tiến hoá (evolutionary game theory).  Có thể chứng
minh rằng hậu quả (payoffs) của một cuộc tiến hoá mà “tay chơi”
không tin nhau, hoặc không ngần ngại đưa những thông tin không
thật, luôn luôn sẽ là không tốt bằng (inferior) hậu quả một cuộc
tiến hoá mà tay chơi “thành thực” hơn, dù là cũng vẫn cho quyển
lợi của cá nhân là trên hết.

[10] Phân tích lí thuyết về ảnh hưởng của tin cẩn trong kinh tế rất
sôi nổi trong tiếp cận thuyết trò chơi (game theory) gần đây. 
Xem, chẳng hạn, Larry Samuelson [1997], Herbert Gintis  [2000].

 
©  Thời Đại Mới
 
Trở về trang chủ Thời Đại Mới

1-4-06
Tạp Chí Tia Sáng
20-4-2006
 
Francis Fukuyama 
và bước ngoặt của nước Mỹ*
 
Trần Hữu Dũng
 
*Francis Fukuyama, America at the crossroads, Yale University
Press, 2006
 
Năm 1989, Francis Fukuyama, lúc ấy còn là một chuyên viên ít
tên tuổi trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, viết một bài làm chấn động giới
trí thức Mỹ, và sau đó, toàn cầu.  Đó là bài “Điểm Tận của Lịch
Sử” (The End of History), khai triển thành cuốn “Điểm Tận của
Lịch Sử và Người Cuối Cùng” (The End of History and the Last
Man) xuất bản năm 1992.  Chứng kiến sự sụp đổ của bức tường
Bá Linh và những sự thay đổi lớn lao ở Đông Âu và Liên Xô (cũ)
trong những năm ấy, ông táo bạo viết: “Chúng ta đang chứng kiến
không chỉ là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, hoặc sự đã qua của
một giai đoạn lịch sử nhất định ... nhưng chính là điểm tận của
lịch sử: nghĩa là, điểm cuối cùng của sự tiến hoá ý thức hệ của
nhân loại, và sự phổ cập hoá của thế chế dân chủ phóng khoáng
kiểu tây phương như là hình thức chính phủ tối hậu của loài
người.” 
 
Luận đề này của Fukuyama đã gây sôi nổi từ khi ấy (và thường
được so sánh với luận đề cũng nổi tiếng không kém, song gần
hoàn toàn trái ngược, về “Đụng độ giữa các nền văn minh” của
Samuel Huntington).   Dù không khó chỉ trích luận đề của
Fukuyama, phải nhìn nhận rằng ông thường bị hiểu sai.  Như
Fukuyama giải thích sau này, ông không có ý cho rằng điểm tận
lịch sử sẽ là một nền “dân chủ phóng khoáng” (như cụm từ này
được hiểu ở phương Tây), rằng lịch sử sẽ ngừng nơi đó, song chỉ
muốn nói rằng mọi người, dù ở đâu, cũng có ý nguyện được sống
trong một xã hội hiện đại, và lịch sử luôn luôn tiến theo hướng ấy.
 
Nhưng xin để dành câu hỏi “lịch sử có điểm tận hay không?”
cho dịp khác.  Ở đây, chỉ xin ghi lại rằng Fukuyama tiếp tục được
chú ý trong những năm 1990, một phần là do nhiều tác phẩm (với
nhiều ý kiến mới mẻ, ở các lãnh vực khác) ông tiếp tục cho ra đời,
nhưng phần khác là do quan hệ của ông với nhóm trí thức tân bảo
thủ ở Mỹ.  Nhóm này (độ vài chục người) gồm một số nhà chiến
lược ngoại giao và quốc phòng cao cấp, nhà báo nổi tiếng, đa số là
gốc Do Thái, thỉnh thoảng có những kiến nghị kêu gọi Mỹ phải
cứng rắn hơn trong chính sách ngoại giao, nhất là đối với Trung
Đông (mà họ luôn luôn ủng hộ quyền lợi Israel).  Khi Bush (con)
đắc cử thì, tuy Fukuyama (hiện là giáo sư đại học Johns Hopkins)
không tham chính, hầu hết bạn bè ông đều được giao những chức
vụ quan trọng (nổi bật nhất là Paul Wolfowitz, thứ trưởng quốc
phòng).  Ảnh hưởng của nhóm tân bảo thủ lớn đến nổi hầu hết các
nhà bình luận đều cho rằng chính sách ngoại giao và quốc phòng
của Bush là hoàn toàn trong tay phe này (xem Trần Hữu Dũng,
“Tân bảo thủ và chính sách ngoại giao Mỹ hiện nay”, Thời Đại
Mới, số 1, 2004).
 
Ai cũng đinh ninh rằng Fukuyama, với “tiểu sử” ấy, hẳn nhiệt
tình ủng hộ chiến tranh Iraq, ít nhất vì mục đích “xây dựng dân
chủ” mà nhóm tân bảo thủ (và không chỉ nhóm này) vẫn tin là
một lý do khiến Mỹ tung quân vào Iraq.  Tuy nhiên, từ giữa năm
2004 đã có dấu hiệu cho thấy quan điểm của Fukuyama về Iraq,
và về chiến tranh chống khủng bố nói chung, không hoàn toàn
giống với nhóm tân bảo thủ.  Trong một loạt tranh luận với các
“đồng chí” cũ (đặc biệt là với nhà bình luận Charles Krauthammer
của báo Washington Post), Fukuyama đã bộc lộ nhiều bất đồng
với chính sách Iraq của Bush (đến mức công khai ủng hộ Kerry
trong cuộc bầu cử năm 2004).  Cuốn “Nước Mỹ ở bước ngoặt”
vừa xuất bản, và đang gây sôi nổi ở Mỹ cũng như Âu Châu, là cố
gắng của Francis Fukuyama để khai triển những ý kiến của ông về
chính sách của Mỹ ở Iraq, sắp xếp lại và trình bày mạch lạc hơn
những phát biểu rải rác đó đây của ông trong hai năm qua.
 

 
Trước hết, Fukuyama kể lại nguồn gốc của tân bảo thủ ở Mỹ. 
Có thể phân biệt hai nhánh cội rễ: một nhánh bắt đầu từ triết gia
Leo Strauss, trốn thoát Đức Quốc Xã, sang Mỹ định cư từ năm
1937.  Ảnh hưởng của Strauss là mạnh nhất qua quan niệm của
ông đối với dân chủ, tự do, và liên hệ giữa nội bộ của một quốc
gia và cách cư xử của quốc gia ấy đối với nước khác.  Nhánh thứ
hai phát xuất từ nhà chiến lược quân sự Albert Wohlstetter, nổi
tiếng với chủ thuyết “đánh phủ đầu” của ông ta.  Thế hệ tân bảo
thủ đầu tiên là một nhóm trí thức cựu Trốt kít, đa số gốc Do Thái,
cực lực chống cộng, thường gặp nhau ở Đại học Thành phố New
York vào những thập niên 1930-40.
 
Từ những nguồn gốc khác nhau ấy, nhóm tân bảo thủ đề xuất
bốn nguyên tắc.  Một là, họ cho rằng chính sách đối ngoại của
một quốc gia tuỳ thuộc vào chính trị nội bộ của quốc gia ấy (quan
điểm này trái ngược với quan điểm của trường phái “thực tế” ,
điển hình là Kissinger).  Cụ thể, họ cho rằng các quốc gia dân chủ
sẽ không hiếu chiến, cư xử thân thiện hơn trong bang giao quốc
tế.  Do đó Mỹ phải đi mọi nơi để gieo rắc dân chủ và nhân
quyền.  Hai là, theo những người tân bảo thủ, quyền lực của Mỹ
có thể dùng để phục vụ “đạo đức”.  Ba là, họ không tin là các tổ
chức và luật lệ quốc tế có thể hữu hiệu được.  Và, bốn là, cũng
theo những người tân bảo thủ, nhà nước không thể nhào nặn xã
hội ở bất cứ đâu.
 

 
Từ bối cảnh ấy, và từ nhận xét về tình hình Iraq, Fukuyama cho
rằng những người tân bảo thủ (và bây giờ ông tự xem như không
còn thuộc nhóm ấy) đã phạm bốn lỗi lầm.  Lỗi lầm thứ nhất là họ
thiếu kiên nhẫn.  Vì tưởng đâu khi Hussein bị lật đổ thì Iraq sẽ trở
thành một nước dân chủ, Mỹ vội vã xâm lăng Iraq, không nghĩ gì
về những khó khăn hậu Hussein.  Lỗi lầm thứ hai của những
người tân bảo thủ là họ ngây thơ tin rằng một nước Mỹ hùng
cường sẽ được các nước khác ngoan ngoãn chấp nhận là một “bá
quyền nhân từ”.  Lỗi lầm thứ ba là họ quá sức phóng đại nguy cơ
của các nhóm Hồi giáo cực đoan (để lấy cớ “đánh phủ đầu”).   Lỗi
lầm thứ tư là sự mâu thuẫn rõ rệt trong triết lý tân bảo thủ:  Một
đàng (như trong chính sách nội bộ của Mỹ) họ cực lực chống sự
can thiệp của nhà nước để “nhào nặn’ xã hôi; đàng khác, họ lại
không chút nghi ngờ là Mỹ có thể đi vào một quốc gia có một
chiều sâu lịch sử và một văn hoá xa lạ như Iraq (mà họ hầu như
không biết gì cả) để nhào nắn lại nước ấy. Chính điều này đã gây
ra nhiều lỗi lầm khác trong thời gian Mỹ chiếm đóng Iraq.
 
Ngay từ đầu, Fukuyama đã chống lại chủ thuyết “đánh phủ
đầu” vì ông cho rằng chiến lược này đòi hỏi biết trước tương lai, ít
nhất là có nhiều tình báo chính xác – điều mà Mỹ không có.  Rồi
khi thấy cách Mỹ áp dụng thuyết này ở Iraq thì ông lại bị “sốc”
hơn nữa vì sự bất tài của những người cầm đầu nước Mỹ hiện
nay.  Chẳng hạn, ông không hiểu tại sao có nhiều cách (có tính
thuyết phục hơn) để biện hộ cho chiến tranh Iraq mà Bush không
dùng; ông cũng hoang mang về cách Mỹ đối xử với đồng minh
(như Pháp, Đức) một cách mất lòng như vậy, rồi Fukuyama
không thể tin là (như ngày càng thấy rõ) chính phủ Bush đã không
hề nghĩ trước cách đối phó với kháng quân Iraq.
 

 
Fukuyama viết: “Tôi kết luận rằng tân bảo thủ, như một biểu
trưng chính trị cũng như một chủ thuyết, đã thành một thứ mà tôi
không thể ủng hộ được nữa”.  Fukuyama đề nghị một chính sách
mới mà ông gọi là “chủ nghĩa thực tế Wilson”.  Có lẽ cần nhắc
lại, chủ nghĩa Wilson (theo tên Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ
từ năm 1913 đến 1921) cho là Mỹ có bổn phận đem dân chủ đi
truyền bá ở những nứơc khác. (Trái lại, những người theo “chủ
nghĩa thực tế”, như Kissinger, thì xem chính trị quốc tế như một
ván cờ mạnh được yếu thua, không nước nào cần truyền bá lý
tưởng gì sất).  Fukuyama thêm bổ từ  “thực tế”  vào “chủ nghĩa
Wilson” để nhấn mạnh giới hạn của quyền lực Mỹ (không phải
cái gì cũng làm được) và nhu cầu cộng tác đa phương. Fukuyama
cũng “dè dặt” hơn: thể chế chính trị của một quốc gia phải tự phát
từ nội bộ của quốc gia ấy, không thể áp đặt từ ngoài, nhất là khi
sự áp đặt ấy là qua vũ lực.   
 
Fukuyama kêu gọi Mỹ nên xem chiến tranh chống khủng bố
không như một chiến tranh quân sự, nhưng là một đấu tranh chính
trị để mua chuộc trái tim của đại đa số ngưòi Hồi giáo trên toàn
thế giới.  Theo ông, Mỹ cũng nên dựa nhiều hơn vào các tổ chức
quốc tế, đa phương.
 
Nhìn lại nguồn gốc nhóm tân bảo thủ Mỹ, họ chính là “con tinh
thần” của, một bên, kinh nghiệm Đức Quốc Xã, trước đó nữa là tư
tưởng cổ La Hi (qua Leo Strauss), và bên kia, tư duy chiến tranh
lạnh (qua Albert Wohlstetter), có nghĩa là hoàn toàn triết lý chính
trị và quân sự, không biết gì về những nền văn minh khác (ngoài
tây phương) và cũng không biết gì về phát triển kinh tế.  Thực
vậy, trong nhóm tân bảo thủ, chỉ có Fukuyama (người Mỹ gốc
Nhật) là tương đối biết về châu Á nhiều hơn cả (cũng có thể kể
thêm Paul Wolfowitz, từng làm đại sứ Mỹ ở Indonesia).  Một số
chỉ trích của Fukuyama trong cuốn này có vẻ bắt nguồn từ sự hiểu
biết của ông về các nền văn minh ngoài tây phương ấy.  
 
Tuy nhiên, khó hiểu là Fukuyama vẫn không nói gì đến yếu tố
dân tộc tính, cụ thể là tính bất khuất của bất cứ dân tộc nào khi bị
ngoại xâm.  Là một trí thức, Fukuyama đôi lúc quên rằng chính trị
thực tế có những động cơ tầm thường hơn là “dân chủ” hay “tự
do”. Có thể có những người như Fukuyama cho rằng chính sách
Bush là nhằm thiết lập “dân chủ”, “nhân quyền” ở nước khác,
nhưng thực tế thì quyền lợi kinh tế, áp lực chính trị nội bộ (trong
nước Mỹ), v.v. hẳn là nhiều ảnh hưởng hơn.   Nói cách khác,
Fukuyama vẫn tin rằng triết lý tân bảo thủ là quan trọng, rằng nó
là động cơ chính của đường lối ngoại giao và quân sự của Mỹ
hiện nay.  E rằng ông đã phóng đại ảnh hưởng này.
 
Khi những người tân bảo thủ, kể cả Fukuyama, khẳng định rằng
chỉ có những quốc gia “dân chủ” kiểu tây phương là tin được
(theo nghĩa tôn trọng những cam kết quốc tế), là hiếu hòa, thì họ
lại quên nhìn trong gương: nước Mỹ của họ (mà họ mặc nhiên coi
là tiêu biểu của dân chủ ấy) có hiếu hòa, có “tin” đuợc không?
Một điều nữa: họ không hề nói đến quyền tự quyết của một dân
tộc và tự phong cho nước Mỹ quyền “thừa sai”, đem “dân chủ” áp
đặt lên nước khác.  Dù có thể chấp nhận “dân chủ” như một ước
vọng căn bản nhất của con người, nhưng con người còn có những
nhu cầu khác (cơm ăn áo mặc là trước tiên), và mỗi nước có thể
có những lựa chọn khác nhau về thứ tự và lộ trình phát triển của
họ.  Những người tân bảo thủ hình như không để ý đến sự khác
nhau này. (Thực vậy, triết lý của Leo Strauss khẳng định sự hiện
hữu của những giá trị chung, hằng cửu, nghĩa là phủ nhận sự có
thể khác nhau về giá trị giữa văn hoá này và văn hoá khác.)
 
Oái oăm là, nhiều người tân bảo thủ (như Aaron Friedberg,
trong một bài điểm sách Fukuyama trên tạp chí Commentary) giải
thích sự “không kiên nhẫn” của họ bằng cách nhìn nhận rằng
quyền lực Mỹ đang trong thời tột đỉnh, và nếu Mỹ không chụp lấy
thời cơ này để sắp xếp lại bàn cờ thế giới thì khó thể làm được
trong tương lai.  Nhưng luận điệu này mở ra một chỗ yếu, vì lẽ
nếu sự áp đặt này của Mỹ có thành công, nhưng nếu nó gây mầm
“ghét Mỹ” thì liệu Mỹ có duy trì nó nổi không, nhất là khi khoảng
cách quyền lực (nhất là kinh tế) giữa Mỹ và các nước khác ngày
càng nhỏ, như chính những người này nhìn nhận? Tiếc thay, đây
là lối “phản biện” của phe Bush hiện nay: cho là Fukuyama “yếu
bóng vía”, thiếu kiên trì, rằng Fukuyama khinh dân Iraq, không
tin là họ yêu chuộng “dân chủ”.
 
Một nhận xét nữa: Sau “Điểm tận của lịch sử”, Fukuyama đã
quay sang nghiên cứu về vai trò cũa tin cẩn trong xã hội và tính
khả thi của “xây dựng quốc gia”, đưa ra nhiều ý kiến đáng chú ý. 
Rõ ràng là những phát hiện mới này của Fukuyama đã ảnh hưởng
đến cách ông nhìn Iraq hiện nay. Tuy rằng Fukuyama có nói đến
những yếu tố kinh tế trong sách của ông, ông hầu như bị ám ảnh
hoàn toàn bởi chiến tranh Iraq và rộng hơn là chiến tranh chống
khủng bố của Mỹ.  Người đọc khó tránh ý nghĩ rằng thử thách lớn
nhất cho nước Mỹ, về lâu về dài, không phải là vấn đề Trung
Đông nhưng là sự trỗi dậy của châu Á.  Nói khác đi, Fukuyama,
một học giả vẫn tự xem như có cái nhìn sâu về lịch sử, oái oăm
thay, hầu như bị lịch sử bỏ lại đàng sau.
 
Fukuyama khẳng định là ông vẫn bảo lưu ý kiến của “Điểm tận
của lịch sử”, vẫn tin rằng nhân loại sẽ tiến đến một nền dân chủ
phóng khoáng, mọi nền kinh tế rồi sẽ là kinh tế thị trường.  Tuy
nhiên, người đọc quyển này có cảm tưởng Fukuyama ngày nay
khiêm tốn hơn, cụ thể là trong suy nghĩ của ông về vai trò của
nước Mỹ trong tiến trình đi đến “điểm tận” ấy.  Nước Mỹ không
còn là một tấm guơng đạo đức mà các nước khác ngưỡng mộ,
quyền lực Mỹ cũng không phải là vô địch, và nhất là những nhà
lãnh đạo nước này đã tỏ ra kém khôn ngoan, thiếu sáng suốt, đến
bực không ngờ.  Tuy không đi quá xa như Samuel Huntington
trong tiên đoán sẽ có một sự “đụng độ giữa các nền văn minh”,
đọc Fukuyama không khỏi có ấn tựợng rằng dù vẫn có đề nghị
này, ý kiến kia, Fukuyama ngày nay bi quan hơn mười mấy năm
trước.  Hầu như ông cho rằng những sai lầm của chính quyển
Bush ở Iraq là quá nặng nề, sẽ còn rất lâu (nếu có khi nào) mới
hàn gắn đuợc.
 
Nhìn lại, Francis Fukuyama có cái “khiếu” bắt chụp được “màu
thời gian” .  Cuốn “Điểm tận của lịch sử” phản ảnh tính “đắc
thắng” của Mỹ trước những sự cố ở Đông Âu, còn cuốn này, có
vẻ buồn hơn, đánh dấu kinh nghiệm đau đớn của Mỹ sau thời kỳ
“tân bảo thủ” .  Với sự “ra đi” của Fukuyama, nhóm tân bảo thủ
mất đi một nhà tư tưởng có nhiều ý kiến táo bạo.
 
Trần Hữu Dũng
6-4-2006
 
Tia sáng

Ghi thêm

Trao đổi giữa Krauthammer và Fukuyama trên New York Times


Book Review

(16-4-06)

To the Editor:

Paul Berman's review of Francis Fukuyama's "America at the


Crossroads" (March 26) begins with the following assertion: "In
February 2004, Francis Fukuyama attended a neoconservative
think-tank dinner in Washington and listened aghast as the
featured speaker, the columnist Charles Krauthammer, attributed
'a virtually unqualified success' to America's efforts in Iraq."

This is false.
And checkable. The speech — "Democratic Realism: An
American Foreign Policy for a Unipolar World" — was published
by the American Enterprise Institute (and reproduced on its Web
site at
www.aei.org/publications/pubID.19912,filter.all/pub_detail.asp).
As its title indicates, it was not even about Iraq. It was a fairly
theoretical critique of the four schools of American foreign
policy: isolationism, liberal internationalism, realism and
neoconservatism. In that entire 6,000-word lecture, I said nothing
about the course or conduct of the Iraq war. My only reference to
the outcome of the war came toward the end. Far from calling it
an unqualified success, virtual or otherwise, I said quite bluntly
that "it may be a bridge too far. Realists have been warning
against the hubris of thinking we can transform an alien culture
because of some postulated natural and universal human will to
freedom. And they may yet be right."

History will judge whether we can succeed in "establishing


civilized, decent, nonbelligerent, pro-Western polities in
Afghanistan and Iraq." My point then, as now, has never been that
success was either inevitable or at hand, only that success was
critically important to "change the strategic balance in the fight
against Arab-Islamic radicalism."

I made the point of repeating the problematic nature of the


enterprise: "The undertaking is enormous, ambitious and arrogant.
It may yet fail."

To call this attributing "a virtually unqualified success" to


America's efforts in Iraq is breathtaking mendacity.

After the war, Fukuyama claimed that he had secretly opposed the
Iraq war before it was launched: "In an interview last week, Mr.
Fukuyama said that he had harbored private doubts about the war
at the time, although he kept quiet about them then. 'I figured it
was going to happen anyway, and there wasn't anything I could do
about it' "(The New York Times, Aug. 22, 2004). An unusual
reticence, notes one reviewer, for such an inveterate pamphleteer,
letter writer and essayist. After public opinion turned against the
war, Fukuyama then courageously came out against it. He has
every right to change his views at his convenience. But he should
be careful when, for the further convenience of giving expediency
a sheen of integrity, he misrepresents the views of others.

CHARLES KRAUTHAMMER
Washington

(23-4-06)

To the Editor:

The overheated tone of Charles Krauthammer's letter (April 16)


about my book "America at the Crossroads" suggests that he is in
something of a panic that someone should hold him accountable
for his advocacy of the Iraq war. He pretends that his 2004 speech
at the American Enterprise Institute was an abstract, academic
disquisition on international relations theory, unrelated to the
momentous events swirling about at the time, and that he himself
was expressing reservations about the war. This of course is
nonsense; as everyone in the audience understood, he was trying
to provide a theoretical justification for the Bush administration's
foreign policy.

Despite the small qualifications he cites, the overall tone was


highly triumphalist, and he failed to address any of the obvious
setbacks the administration had suffered like the growing
insurgency and missing weapons of mass destruction that
undermined his strategy of "democratic globalism." If anyone
thinks I am misrepresenting the speech, they are welcome to read
the 7,000-word critique of it that I wrote in The National Interest
in the summer of 2004.

My opposition to the war from early 2002 on was not a secret; had
Krauthammer done a simple Lexis-Nexis search he would have
found any number of things I wrote expressing grave reservations
about the war before it took place. The only thing "breathtaking"
about this whole sorry affair is Krauthammer's determination to
shift the focus of the debate from substance to personal invective.
 

FRANCIS FUKUYAMA
Washington

 
Thời Báo Kinh Tế Sai Gòn
Số Tết Dương Lịch 2009
 
 
Về kinh nghiệm phát triển:
Đọc Rodrik và Chang, hai kẻ nghi ngờ
 
Trần Hữu Dũng
 
Không thể phủ nhận rằng phần lớn nhân loại (nhất là châu Á) đã có
nhiều thành tích phát triển kinh tế đáng kể trong vài thập kỷ vừa qua. 
Những nguyên tố của sự thành công này đã được vô số sách báo nói
đến: thương mại và đầu tư quốc tế, tiết kiệm cao, dân chúng cần cù
làm ăn, chính sách thích hợp, v.v..  Cụ thể hơn, đa số các nhà kinh tế
(nhất là ở phương Tây) cho rằng “phương thuốc” mầu nhiệm là cái
gọi là “sự đồng thuận Washington”:  tự do hóa thương mại, giải tỏa
điều tiết (deregulation), tư nhân hóa, cải cách thuế má, giảm chi tiêu
nhà nước, và thả nổi lãi suất, v.v...   Những “bài học” này được các tổ
chức quốc tế (như Quỹ Tiền tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới...), các
nước Tây phương đi rao giảng khắp nơi, nhất là ở các nước cần vay
tiền nước ngoài.
 
Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều người trong giới kinh tế đã đặt hai
nghi vấn: (1) Có thật “đồng thuận Washington” (nói chung là kinh tế
học thị trường) là phương án duy nhất để thoát cảnh chậm tiến? (2)
Có thật là các nước tiên tiến đã “thành đạt” nhờ những chính sách mà
họ hiện rao giảng, “cố vấn” cho các nước hậu tiến phải noi theo? 
Người có nhiều suy nghĩ về câu hỏi thứ nhất là Dani Rodrik, gốc Thổ
Nhĩ Kỳ, hiện là giáo sư kinh tế đại học Harvard (Mỹ).  Người trả lời
thẳng thừng nhất cho câu hỏi thứ hai là Ha-Joon Chang, gốc Hàn
Quốc, hiện tùng sự ở đại học Cambridge (Anh).
 

 
Trước hết, Rodrik.  Ông nhìn nhận, như mọi nhà kinh tế khác, rằng có
những việc mà quốc gia nào muốn phát triển đều phải làm, đó là: (1)
ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, (2) hội nhập vào kinh tế thế giới, (3)
cho các nhà đầu tư niềm tin rằng quyền sở hữu sẽ được bảo đảm và
các khế ước sẽ được bắt buộc thực thi, (4) giữ một chừng mức nào
đó sự cố kết (cohesion) và tình đoàn kết trong xã hội. Rodrik cũng
nhìn nhận phải cho những đơn vị kinh tế các khích động (“incentives”)
dựa vào thị trường, nhà nước ít nợ, và có một chính sách tiền tệ khôn
ngoan...
 
Như vậy, Rodrik hoàn toàn đồng ý về những nguyên tố “chung
chung” để phát triển.  Nhưng ông đi xa hơn và vạch ra một sự thật:
“liều lượng” của những biện pháp này, và tỷ lệ giữa chúng với nhau,
có vô vàn cách biến thiên: biện pháp nào mạnh, yếu, trình tự áp dụng
ra sao, thì muôn hình vạn trạng!  Chính vì thế mà chưa nghiên cứu
thực nghiệm nào chứng minh được liên kết chặt chẽ, phổ quát, giữa
những điểm trong “đồng thuận Washington” và tăng trưởng kinh tế!
 
Rodrik nhắc lại hai điều mà ai có học kinh tế bài bản đều biết:
 
Một là, kinh tế học tân cổ điển là rất “linh động”: nó có thể được dùng
để biện hộ hầu như cho bất cứ chính sách nào!  Thực vậy, một nhà
kinh tế “khôn lanh” có thể biện minh cho bất cứ sự can thiệp nào của
nhà nước vào thị trường bằng cách đem vào mô hình phân tích
những hiện tượng ngoại ứng (externalities), hoặc hiện tượng thị
trường không hoàn hảo (imperfect markets), hoặc tính tiết kiệm nhờ
quy mô (economies of scale), v.v., đừng nói chi đến tình trạng thiếu
thông tin mà không xã hội nào tránh khỏi.  Nói khác đi, bảo là kinh tế
(tân cổ điển) bao giờ cũng bắt buộc hoàn toàn buông lỏng thị trường,
tự do hóa thương mại... là không biết kinh tế học.
 
Hai là, đa số các nước đã phát triển thành công đều theo những
chiến lược khác nhau: Đài Loan thì tài trợ xuất khẩu.  Singapore thì
ưu đãi vốn nước ngoài.  Ở Bostwana thì nhà nước tiêu tiền rất nhiều,
còn Chi-lê thì quốc hữu hóa công nghiệp chủ chốt của họ (là công
nghiệp đồng) ... Ngược lại, một quốc gia như Haiti, cắt thuế quan sát
ván và bỏ quota nhập khẩu từ những năm 1990 (theo bài học “đồng
thuận Washington”) thì vẫn nghèo mạt, trong lúc Việt Nam (Rodrik
nêu đích danh Việt Nam!) tiếp tục thuế quan cao, kìm chế nhập khẩu,
và nhà nước can thiệp rất sâu vào kinh tế lại phát triển nhanh chóng,
thu hút đầu tư “như điên” (“like crazy”, chữ của Rodrik!).  Từ những
kinh nghiệm ấy, Rodrik nhận xét, không nên mong chờ một “viên đạn
thần” mà chỉ cần linh hoạt áp dụng một số nguyên tắc kinh tế vào
hoàn cảnh đặc thù của mỗi quốc gia.
 
Nếu không thể dựa vào “đồng thuận Washington” để lập một gói
chính sách cụ thể thì phải làm gì?  Rodrik cho rằng phát triển kinh tế
thật ra là không khó, lý thuyết “chuẩn” trong kinh tế học hiện đại khá
“linh động” để giúp tìm giải pháp.  Điều hệ trọng, và mới thật sự là
khó, là làm sao để duy trì sự tăng trường ấy cho lâu dài và không
gián đoạn.  Nói gọn, cốt yếu là làm sao để tăng trưởng được bền
vững. Theo Rodrik, muốn tăng trưởng như thế đòi hỏi “cải cách thể
chế cho thật đàng hoàng” (sound institutional reform).  Theo cách
dùng của Rodrik (cũng như đa số các chuyên gia về kinh tế phát triển
hiện nay), cụm từ này bao gồm sự giám sát tài chính (financial
supervision), quản lý xí nghiệp (corporate governance), chuẩn lao
động, quan hệ giữa nhà nước và kinh doanh, ít tham nhũng, an sinh
xã hội, và tất nhiên cũng gồm quản lý khôn ngoan các chính sách
thuế má, công phí, và tiền tệ... 
 
Rodrik cho rằng chẩn đoán việc cần làm thì không khó. Sai lầm
thường thấy là những người làm chính sách (và nhất là các cố vấn
nước ngoài) thiếu linh động trong việc áp dụng những “liệu pháp” ấy. 
Rodrik lấy Hàn Quốc làm ví dụ: khi IMF đặt điều kiện để “giải cứu”
nước này khỏi khủng hoảng tài chính năm 1997 thì những điều kiện
họ đặt là hoàn toàn phản ánh “đồng thuận Washington”, đúng như
ước muốn của giới tư bản Mỹ.  Ngay đến việc “cải cách thể chế” (mà
bây giờ ai cũng đồng ý là quan trọng) thì cũng phải thích ứng với
hoàn cảnh địa phương: chính sự thiếu linh động thích ứng ấy đã
khiến các cải cách này không đem lại kết quả như mong ước ở nhiều
nước.  Chẳng hạn như các tổ chức tài chính quốc tế, khi họ khuyến
cáo cải tổ thể chế, thì họ cứ ngầm cho rằng thể chế lý tưởng là thị
trường kiểu Mỹ.  Qua nhiều ví dụ, Rodrik cho rằng cải cách thể chế
phải là thế nào thì tùy ở địa lý và lịch sử của một quốc gia, nhất là khi
quốc gia ấy đã qua một thời kỳ thuộc địa. 
 
Có thể nói rằng Rodrik là tiêu biểu của một thế hệ kinh tế gia mới. 
Theo họ, đã qua rồi thời cãi nhau là nên “mở cửa” hoặc “đóng cửa”,
nhà nước “can thiệp” hoặc “không can thiệp”. “Đóng” hay “mở” không
còn là một lựa chọn, cũng như không quốc gia nào có thể hoàn toàn
thả lỏng nền kinh tế của mình.  Như Rodrik nói, chúng ta phải tiếp cận
vấn đề với một tinh thần “cởi mở” (không theo một trường phái này,
hoặc trường phái kia), thực tiễn: cố tìm ra lý do đã kìm hãm sự phát
triển của một quốc gia: Có phải vì hạ tầng hụt hẫng? Vì giáo dục yếu
kém? Vì quá nhiều quy định, điều tiết? – rồi tìm kiếm những đối sách
thích hợp. Ông gọi tiếp cận này là “phép chẩn đoán tăng trưởng”
(growth diagnostics)

 
Trong khi Dani Rodrik công kích toa thuốc “đồng thuận Washington”
vì những áp dụng cứng nhắc của nó thì Ha-Joon Chang chỉ trích toa
thuốc này từ hai hướng khác: hoặc là nó phản ảnh cái “đạo đức giả”
của các nước tư bản phương Tây, hoặc là những cố vấn phương Tây
(những người biện hộ nó) “cố ý” quên, hoặc thật tình không biết gì về
lịch sử. (Một nhận xét nhỏ của người viết: Tuy là người gốc Hàn
nhưng sở dĩ Chang có ảnh hưởng khá lớn trong giới kinh tế gia Tây
phương hiện nay vì, ngoài kiến thức sâu rộng và lý giải chặt chẽ của
ông, Chang sử dụng tiếng Anh tuyệt vời!)
 
“Đạo đức giả” bởi vì, theo Chang, thâm tâm các chính phủ Tây
phương không muốn các nước khác phát triển, và họ đề nghị những
chính sách loại “đồng thuận Washington” chỉ vì lợi ích của họ.  Song,
phải nói, Chang không hề cáo buộc cá nhân các “cố vấn” kinh tế
phương Tây có “ác ý” đối với các nước kém phát triển; ông nhìn nhận
hầu hết những người này quả có hảo tâm giúp đỡ người khác
(samaritans), chỉ có điều họ là những nhà hảo tâm ... “tồi” (“bad
samaritans” – tựa một cuốn sách của ông).  Họ giúp đỡ, nhưng họ
cũng rào đón, hạn chế những chính sách mà quốc gia đang phát triển
được phép theo đuổi.  Những hạn chế đó là: “giới hạn khả năng của
các nước này để kiểm soát đầu tư từ ngoài vào, một sự ám ảnh quá
đáng đối với tư hữu hóa, giới hạn sử dụng sở hữu trí tuệ, “phóng đại”
tầm quan trọng của ổn định tài chính, quá chú ý đến tham nhũng và
sự thiếu dân chủ và, cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng
nhất, quá nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa.”
 
Mô hình phát triển mà Chang nghiên cứu rất kỹ là mô hình đưa đến
sự “cất cánh” của Hàn Quốc từ những năm 1960 đến những năm
1980.  Theo Chang, sự thành công này diễn ra trong khi Hàn Quốc
hoàn toàn không theo những nguyên tắc thị trường tự do...  Hàn
Quốc đã tích cực bảo hộ các công nghiệp non trẻ của họ bằng hàng
rào thuế quan, và tài trợ những công nghiệp có triển vọng phát triển.
 
Theo Chang, có một “bí mật” mà ít người dám nói: hầu như mọi quốc
gia phương Tây mà bây giờ đã phát triển (ngay cả Anh và Mỹ) cũng
theo con đường (bảo hộ công nghiệp) như Hàn Quốc!  Lấy trường
hợp nước Anh chẳng hạn, bây giờ thì những người sùng bái tự do
mậu dịch thường đan cử nước này như là tiên phong rộng mở thị
trường (và nhờ thế mà phát triển như ngày nay), nhưng nhìn kỹ lại
(và Chang, một chuyên gia về sử kinh tế, quả đã nghiên cứu rất kỹ!)
thì Anh quốc chỉ cắt giảm thuế quan sau giữa thế kỷ 19, nghĩa là sau
khi công nghiệp của họ đã vững vàng, các đối thủ cạnh tranh đã bị
đánh gục!  Tương tự, trong suốt thời kỳ nước Mỹ công nghiệp hoá thì
thuế quan của Mỹ là khá cao.  Thế thì, Chang hỏi, tại sao các nước
đã phát triển này lại buộc các nước nghèo ngày nay chọn một con
đường khác để phát triển?  Nói cách ấn tượng, Chang ví những nước
tiền tiến ngày nay như những kẻ sau khi dùng cái “thang bảo hộ” để
trèo lên cao thì “đá” cái thang này đi để những nước khác không trèo
theo họ được!
 
Phải nhìn nhận rằng có lẽ Chang đã đi quá trớn khi có ý cho rằng các
nước chậm tiến cần có chính sách trái ngược những khuyến nghị của
IMF, WB, WTO.  Đặc biệt là cách ông chỉ trích sự nhấn mạnh đến
việc bài trừ tham nhũng.  Tuy nhiên, khuyến nghị của Ha-Joon Chang
là rất đúng:  Các tổ chức quốc tế không nên bó buộc chặt chẽ các
nước đang phát triển phải theo một con đường nhất định nào đó. 
Các nước này sẽ có nhiều vấp váp, lỗi lầm, đành thế, nhưng há đó
chẳng là cái “giá” của sự độc lập mà mọi người đều phải tôn trọng đó
sao?
 

 
Như vậy, Rodrik và Chang, tiêu biểu cho một nhóm không ít kinh tế
gia kinh điển hiện nay, nhấn mạnh đến sự đặc thù của từng quốc gia:
không nước nào giống nước nào, do đó không một “liều thuốc” độc
nhất nào là thích hợp cho mọi trường hợp.  Đối với Rodrik, điều này
chứng tỏ những phương thuốc trong “đồng thuận Washington” không
phải là bao giờ cũng đáng nghe theo, và làm sao phát triển bền
vững mới là quan trọng.  Còn đối với Chang thì toa thuốc đó cũng
không đáng nghe theo vì lý do khác: nó là phản ảnh thái độ đạo đức
giả của các nước tiền tiến, hoặc là nó chứng tỏ các “cố vấn” mà các
tổ chức quốc tế, các nước tiền tiến phái sang các nước chậm tiến là
không biết gì về lịch sử, dù cho những người này có “thiện chí giúp
đỡ” đến cỡ nào.
 
Trần Hữu Dũng
Dayton
12 tháng 12, 2008
 
Sách điểm trong bài này:
 
(1) Dani Rodrik, 1997, Has globalization gone too far?, Washington
DC: Institute of International Economics.
(2) Dani Rodrik, 2007, One economics, many recipes:
Globalization,institutions and economic growth, Princeton: Princeton
University Press
(3) Ha-Joon Chang, 2003, Kicking away the ladder – Development in
historical perspective, London: Anthem Press.
(4) Ha-Joon Chang, 2003, Globalisation, economic development and
the role of the state, Penang: Zen Books.
(5) Ha-Joon Chang, 2008, Bad samaritans – The myth of free trade
and the secret history of capitalism, New York: Bloomsbury Press.
 
 Những bài khác của cùng một tác giả
 
Kinh tế học của "biết xấu hổ"
đây là comment trên blog Tản mạn đàm của Đỗ Quốc Anh. Bạn QA cho rằng việc đề cao tính biết xấu hổ có thể dẫn tới tác dụng
không hay là những người biết xấu hổ sẽ bị đẩy lui khỏi bộ máy. Comment này chỉ là ý nghĩ tản mạn, lúc nào có thời gian sẽ nghĩ
kỹ hơn về việc này.
Có cần xấu hổ

Ý kiến này của QA khá thú vị nhưng cũng chưa thực sự chính xác. QA cho rằng việc tôn cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ đẩy
những người biết xấu hổ ra khỏi bộ máy (như kiểu tiền xấu đẩy tiền tốt khỏi lưu thông?). Nhưng tôi lại nghĩ ngược lại, việc tôn
cao đạo đức của sự biết xấu hổ sẽ khiến những người biết xấu hổ sẵn sàng tham gia bộ máy hơn. Liêm sỉ trở thành một phẩm chất
cần thiết để tham gia tầng lớp lãnh đạo. Đây cũng là một đặc điểm của nền cai trị Khổng giáo, đề cao liêm sỉ của kẻ làm quan. 

Nhưng tất nhiên không thể chỉ dựa vào việc biết liêm sỉ hay đạo đức của kẻ làm quan mà vẫn phải đề cao pháp trị. Như trong vụ
việc ở HQ, nều tư pháp không độc lập, nếu công tố viên không thẩm vấn các cựu Tổng thống, nếu giới truyền thông không theo
dõi gắt gao, đưa tin dồn dập thì cựu Tổng thống HQ sẽ không cảm thấy "xấu hổ" tới mức phải tự sát. 

Sự suy đồi của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay không phải vì đạo đức của sự biết xấu hổ được đề cao hơn trước. Đơn giản
nó là quy luật người nói dối trơ trẽn hơn cả sẽ là người trụ lại. Tức là cuộc thi tuyển các Nhạc Bất Quần, anh nào Nhạc Bất Quần
nhất thì sẽ trở thành minh chủ võ lâm. Chứ còn các Lệnh Hồ Xung thì chỉ có ở nhà gẩy đàn cho vợ thôi. 

Đặt trên góc độ cost-benefit, nếu anh biết xấu hổ nhiều hơn, anh sẽ ít tham gia quan trường ở VN hơn. Tại sao? Không phải vì
việc người ta đề cao đạo đức này khiến cái mất của anh nhiều hơn mà vì người ta coi nhẹ đạo đức này khiến cái được của anh ít
hơn. 

Vậy tại sao dù xã hội VN lại có xu hướng đề cao sự biết xấu hổ của quan chức hơn trước trong khi các quan chức ngày càng ít
biết xấu hổ hơn? Đó cũng là vì quy luật hàng hóa. Về phía cầu, sự biết xấu hổ được đánh giá cao hơn do phía cung (các quan
chức) càng ngày càng ít người biết xấu hổ. Cái gì hiếm thì đắt giá. Nhưng về phía cung thì yếu tố quyết định lượng cung lại là sự
không biết xấu hổ. Tức là càng không biết xấu hổ thì anh lại càng dễ trở thành quan chức. Và do bên bán ở thế độc quyền nên bán
ra cái gì là người mua phải chịu. 

Nhưng nghĩ lại cũng chưa chắc xã hội VN đánh giá cao sự biết xấu hổ hơn trước đây. Có lẽ còn ngược lại. Tiêu chuẩn đạo đức vô
sỉ sẽ từ giới cầm quyền sẽ lan ra toàn xã hội.

Posted by Linh at 8:26 PM   

1 comments:

Anh said...

Tôi cũng đồng ý với bạn rằng không thể chỉ dựa vào việc biết liêm sỉ hay đạo đức của kẻ làm quan mà vẫn phải đề cao pháp trị.

Còn vụ tự tử của TT HQ như một hành động chuộc lỗi có thể làm nhẹ bớt sự phán xét của dư luận nhưng thực ra thì cũng chỉ là

một sự xám hối muộn mằn, vì dù sao sự cũng đã rồi và nếu không có việc điều tra thẩm vấn để tố sự việc ra ánh sáng thì chắc gì

ông ta đã "xấu hổ". Cũng chẳng thể bao biện rằng ông xấu hổ vì hành động nhận tiền của người thân, vì đa phần chẳng có ông

quan lớn tham nhũng nào đi nhận tiền lobby trực tiếp cả, tất cả đều thông qua con cháu ông hết. Chỉ mấy ông quan cò con mới

làm vậy.
Anyway, ít nhiều thì cũng thông cảm cho sự xấu hổ đó, nhưng tôi chẳng quá đề cao nó. Hãy biết xấu hổ trước để ngăn bản thân

đừng nhúng tay vào việc xấu, còn hơn làm rồi mới xấu hổ.

May 25, 2009 10:23 PM

Post a Comment

“Liều thuốc Viagra” cho nền kinh tế Mỹ ?

Tổng thống Mỹ Goerge W.Bush đã tìm cách vực dậy nền kinh tế với kế hoạch giảm thuế 100 tỷ
USD. Theo tạp chí Wall Street, 100 tỷ USD đó không khác “liều thuốc viagra” cho nền kinh tế.
Còn theo Paul Krugman, một nhà kinh tế nổi tiếng tại Mỹ, người chuyên viết xã luận cho tạp chí
NewYork Times thì chính sách kinh tế của ông Bush giống như một món quà cho các thân hữu
của ông. Chỉ có các “chiến hữu” của ông Bush là hưởng lợi từ phần lớn của số thuế được cắt
giảm này.  

Cú sốc do khủng bố, chiến tranh gây ra cũng tạo thuận lợi khi Tổng thống Bush yêu cầu Quốc
hội chuẩn chi ngân sách cho các kế hoạch của ông. Trước tiên là số tiền 40 tỷ USD hứa dành
cho các nạn nhân và các công ty bị thiệt hại do chiến tranh Irac và khủng bố gây ra, kế đến là kế
hoạch cắt giảm thuế 100 tỷ USD để kích thích nền kinh tế nước Mỹ. Kế hoạch này có vẻ mạnh
mẽ và nhiều người tin rằng sẽ có hiệu quả. Nhưng thực tế có đúng như vậy không? 

Tổ chức Citizens for Tax Justice (Công dân đấu tranh cho công bình trong thuế vụ) xem xét kỹ
càng kế hoạch này và khám phá ra một vài điều đáng quan tâm. Với thuế suất ở mức tối thiểu
dành cho công ty và cá nhân, cùng với việc miễn thuế cho khu vực khai thác dầu kỏ và năng
lượng, được hưởng lợi trực tiếp là các công ty lớn, cụ thể là 2 công ty Texas Utilities và
Chervon Texaco. Cả tổng thống Bush và phó tổng thống Dick Cheney đều từng là những nhà
kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ nên chẳng có gì khó hiểu khi kế hoạch giảm thuế này dành
nhiều ưu đãi cho nghành dầu mỏ và năng lượng. Các ông chủ trong ngành năng lượng là người
tài trợ chính trong việc tranh cử của ông Bush và do đó cũng là người được hưởng lợi nhiều
nhất từ chính sách giảm thuế. 

Kế hoạch giảm thuế mà Tổng thống Bush đệ trình Quốc hội dưới tên gọi “Dự luật kích thích
nền kinh tế” cho đến lúc này chỉ được thông qua tại Hạ viện, còn tại Thượng viện, nơi Đảng
Dân chủ chiếm đa số, các thượng nghị sỹ tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến những biện pháp kinh tế
với các ưu đãi dành cho người dân có thu nhập thấp. 

(Theo N-TV) 
Paul Krugman tới Việt Nam
1. Bài viết của TS. Nguyễn Quang A về cách các báo đưa tin những phát biểu của Paul Krugman rất dễ gây ra những ngộ nhận và
biện minh chính sách bất minh. Rất nhiều bài viết trên các báo gây ra ngộ nhận rằng Paul Krugman đang nói về VN trong khi
thực ra đa số các ý kiến của Paul Krugman là nói về kinh tế Mỹ (như khủng hoảng chạm đáy, lạm phát không đáng sợ, kích cầu
chưa đủ "đô"). 

Không nên ngầm hiểu mù quáng các lời khuyên của P.Krugman
Tuy nhiên có một ý khá đáng chú ý của Paul Krugman khi ông cho rằng cung cấp giáo dục vẫn là nhiệm vụ của Chính
phủ và "không ai dựa vào thị trường để cung cấp dịch vụ giáo dục". Có thể coi đây là sự phản bác lại quan điểm coi giáo dục
như bất cứ một hàng hóa dịch vụ thông thường khác và cần phải cổ phần hóa các cơ sở giáo dục vì tư nhân sẽ vận hành hiệu quả
hơn.

"Khi được hỏi về lời khuyên cho hay nhận xét về Việt Nam, Gs. Krugman rất thận trọng. Ông nói, mới ở Việt Nam chưa quá 24
giờ và chủ yếu trong khách sạn nên ông không thể khuyên gì, ông ra Hà Nội để học hỏi với tư cách một columnist, một nhà báo,
chứ không phải như một nhà tư vấn chính sách. Sự khiêm tốn và thận trọng đáng kính từ một nhà khoa học lớn. Thế nhưng cách
đưa tin của một vài báo Việt Nam (tách lời nói khỏi ngữ cảnh) có thể gây hiểu lầm....

Như thế phải hết sức cảnh giác cả với kích cầu lẫn lạm phát và không nên tách ý kiến (rất xác đáng của G.s Krugman) ra khỏi
ngữ cảnh mà ông phát biểu rồi “ngầm hiểu” một cách “mù quáng” vào hoàn cảnh Việt Nam. Làm thế sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng
các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đủ tỉnh táo để không hiểu nhầm như vậy. Và các báo cũng nên cẩn trọng khi đưa tin
kẻo có thể gây ra hiểu lầm chết người."

Đọc thêm tường thuật về một số ý kiến của Paul Krugman trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong bài trên
blog Tản Mạn Đàm.

2. Dưới sự lãnh đạo của Tổng biên tập mới Phạm Đức Hải, phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, báo Tuổi Trẻ có
nhiều khả năng sẽ thay thế báo CAND trên mặt trận chống diễn biến hòa bình.

Chuyện không bình thường

Bài trên BBC

Posted by Linh at 10:03 PM   

2 comments:

Đỗ Quốc Anh said...

Hì, cá nhân tôi vẫn không thấy rõ lắm lý do cần cẩn trọng khả năng lạm phát trong thời điểm hiện tại. Tôi không đồng tình lắm với

phân tích của ông Quang A về lạm phát, sẽ viết lại trên blog.

May 25, 2009 3:43 AM


Coffee Addict said...

"...Báo Tuổi trẻ có nhiều khả năng sẽ thay thế báo CAND trên mặt trận chống diễn biến hòa bình.."

Thích anh Linh nhất ở những câu kiểu như vầy :)

May 25, 2009 9:18 AM

Mọi đề xuất phải từ thực tế


Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2011 lên đến 1,74% so với tháng trước đó hay
12,17% so với cùng kỳ năm ngoái, đã có nhiều ý kiến từ các chuyên gia kinh tế đề xuất các biện
pháp kiềm chế mức tăng giá cả.

Đáng chú ý là ý kiến của một “chuyên gia kinh tế cao cấp”: Ngân hàng Nhà nước nên chiết khấu
cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 – 4%, thậm chí đề nghị Chính phủ cho doanh
nghiệp vay với lãi suất 0%.

Cơ sở để chuyên gia này đưa ra kiến nghị này là bởi “trong nền kinh tế thiếu thanh khoản thì
Ngân hàng Nhà nước là tổ chức có quyền phát hành tín dụng mà không cần huy động vốn từ
nhân dân, không cần phải trả bất kỳ 1% tỷ lệ lãi suất nào cho ai và Ngân hàng Nhà nước có thể
quyết định cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất hợp lý theo quy định mới của luật ngân
hàng”.

Nói tóm lại, chuyên gia này phản đối cách suy nghĩ “Mỗi khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì các
nhà hoạch định chính sách thường cho là lạm phát và phản ứng bằng cách thắt chặt tiền tệ, tăng
lãi suất để kiềm chế lạm phát” nên đề nghị làm ngược lại: giảm lãi suất để hạ chỉ số giá tiêu dùng
và việc giảm lãi suất như thế nằm trong tay Nhà nước.

Đến đây thì bất kỳ một sinh viên kinh tế nào cũng có thể phản bác lập luận trên bằng những quy
luật kinh tế học sơ đẳng: Giá hàng hóa tăng vì có sự mất cân đối giữa lượng tiền và hàng hóa lưu
thông trong nền kinh tế, nếu bơm thêm tiền ra thì giá cả càng tăng chứ làm sao giảm được. Bởi
thế cho nên một trong những công cụ chủ yếu để kiểm soát lạm phát là lãi suất – các nước
thường nâng lãi suất để ngăn chận lạm phát.

Tuy nhiên, đúng là trong thời gian gần đây, cũng có nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của
việc nâng lãi suất nhằm chặn đà lạm phát, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, sản
xuất chưa đạt mức cân bằng với nhu cầu, thất nghiệp còn cao. Họ lập luận lãi suất cao càng làm
giảm lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nên giá cả càng tăng.

Thế nhưng ý kiến loại này cũng chỉ tỏ ra hoài nghi về tác dụng của việc nâng lãi suất đối với lạm
phát, tức là, chẳng hạn, họ cho rằng, tăng 1 điểm phần trăm lãi suất trong một năm chỉ làm lạm
phát giảm 0,2%. Hơn nữa cái gọi là lãi suất cao được đề cập ở trên là lãi suất thật (lãi suất danh
nghĩa trừ đi lạm phát); nếu lãi suất danh nghĩa là 15% trong khi lạm phát lên đến 10% thì lãi suất
thật (5%) không thể gọi là cao được.
Khi nói mọi đề xuất phải từ thực tế, tức là chúng ta phải xem thực trạng nền kinh tế
Việt Nam đang ở đâu, từ đó mới có thể nhận định đúng đắn đề xuất nào là hợp lý, đề xuất nào sẽ
làm tình hình xấu hơn.

Có phải hàng hóa trên thị trường đang khan hiếm, là tác nhân gây tăng giá không? Câu trả lời là
không. Số liệu thống kê chính thức cho thấy GDP năm ngoái 6,78%, sản lượng lúa cả nước năm
2010 là 40 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
14%, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 24,5% (nếu loại trừ yếu tố
giá thì cũng tăng đến 14%).

Ngược lại, chính việc tung tiền ra đầu tư tràn lan là tác nhân gây lạm phát hiện nay. Tổng vốn
đầu tư của Việt Nam năm 2010 lên đến 41,9% GDP, tăng 17,1% so với năm trước. Và mặc dù lãi
suất cao, tổng tín dụng cho nền kinh tế đến cuối năm 2010 vẫn tăng 29,81% so với cuối năm
2009, tổng phương tiện thanh toán tăng 25,3%.

Đúng là lãi suất cao như hiện nay đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Vấn đề là tìm một
điểm cân bằng để việc đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát không quá đắt giá. Nếu doanh
nghiệp khó khăn vì lãi suất cao thì người dân khó khăn gấp bội lần vì lạm phát. Người có thu
nhập càng thấp thì khó khăn do lạm phát gây ra chịu sức khuếch tán càng lớn. Và như thế mọi nỗ
lực xóa đói giảm nghèo trong nhiều năm qua rất có thể bị xóa bỏ trong một sớm một chiều.

Nói như vị chuyên gia kinh tế nêu trên là đứng trên lợi ích của giới kinh doanh mà không đếm
xỉa đến sự an nguy của nền kinh tế và sự bảo toàn tài sản của người dân trong dài hạn. Làm gì có
chuyện Ngân hàng Nhà nước có quyền phát hành tín dụng mà “không cần phải trả bất kỳ 1% tỷ
lệ lãi suất nào cho ai”. Ngân hàng Nhà nước muốn cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3-
4% như chuyên gia này đề nghị thì phải mua lại trái phiếu chính phủ từ ngân hàng thương mại.
Khi lãi suất trái phiếu khoảng 10%, nếu cho ngân hàng vay với lãi suất thấp như thế, mọi lợi
nhuận sẽ rơi vào tay ngân hàng như từng xảy ra trong năm 2010. Nếu chính phủ cho vay với lãi
suất 0% như chuyên gia này đề nghị, ngay lập tức sẽ có làn sóng đầu tư bất chấp hiệu quả, bong
bóng đủ loại tài sản như nhà đất, cổ phiếu sẽ phình to và nổ tung bất kỳ lúc nào. Đó chính là mối
nguy tiềm ẩn của những kiến nghị không đếm xỉa gì đến thực tế.
POSTED BY MAILIENPHAM ON 19:49
0 NHẬN XÉT

Bộ phim này là sản phẩm hợp tác của truyền hình BBC và Discovery. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật – Đáng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những

di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người.
Phật Thích Ca, người sáng lập ra Đạo Phật, được sinh ra trong công viên Lumbini gần Kapilavastu, hiện nay là Nepal gần với biên giới ấn độ. Cái tên Phật Thích ca Gautama được biết qua lịch sử của Phật

Thích ca là một sự kết hợp của họ tộc Gautama và tên gọi Phật Thích ca, nó có nghĩa là “Người tu hành đắc đạo”

Mọi tài liệu còn sót lại của Phật thích ca là cuộc sống được viết nhiều năm sau cái chết của ông bằng những phật tử lý tưởng hoá hơn là bởi những sử gia khách quan. Vậy thì, thật khó để phân tích cơ sở lâp

luận từ phần lớn những huyền thoại và truyền thuyết được lưu lại. Lịch sử về cuôc đời Phât Thích ca bởi vậy khó thiết lập, nhưng có lẽ phải dựa vào những truyện kể và những học thuyết còn lại để đưa ra được

những hình dung đúng đắn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca.

Thời trai trẻ

Phật Thích ca sinh ra là con trai của Quốc vương Kapilavastu – Tịnh Phạn, với cái tên Siddhartha; Sau công cuộc khai hoá của mình, Ngài cũng được biết đến như Sakyamuni (Hiền nhân của Sakyas). Truyền

thuyết nói rằng mẹ của Đức Phật, Mahamaya, đă nằm mơ một con voi trắng truyệt đẹp đi vào trong bụng cuả mình không lâu trước khi sinh con trai. Bà đã chết sau khi Phật Thích ca được sinh ra không lâu, và

Ngài đựơc nuôi nấng trong vinh hoa phú quý của cha và mẹ kế. Đứa trẻ mới sinh được coi là khảo sát bởi những tu sĩ Bà-La-Môn, người dự đoán số mệnh của Ngài là một ông vua bình thường hoặc là Phật

Thích ca. Phật Thích ca sớm tỏ rỏ khuynh hướng cho sự ngẫm nghĩ và suy tưởng. Trái với ý muốn của cha, muốn Ngài trở thành một người nối dõi sự nghiệp thống trị hơn là một nhà triết học tôn giáo. Trong

những bài giảng đạo của mình, Phật Thích ca đã gợi lại rằng Ngài đã ngẫm nghĩ và đi vào sự hôn mê lần đầu tiên khi còn là một cậu bé. Nhượng bộ những nguyện vọng của cha mình, Ông ta đã kết hôn ở một

độ tuổi khá trẻ và sống cuộc sống chốn cung điện. Ông cũng đã có một con trai và đặt tên là Rahula (” Mối ràng buộc”)

Theo truyền thống, Phật Thích ca bắt đầu tìm kiếm sự khai sáng ở 29 tuổi, khi ông gặp một người đàn ông có tuổi, một người đàn ông bệnh tật, và một thi hài, ông chợt nhận ra rằng sự đau khổ (Lão – Bệnh –

Tử) là chung cho toàn nhân loại. Ông gặp một người thầy tu hành khất, điềm tĩnh và thanh thản, và rồi ông quyết định làm theo cách sống của ông ta, từ bỏ gia đình, sự giàu có và quyền lực trong sự truy tìm

chân lý. Quyết định này, được biết trong Đạo Phật như Sự từ bỏ vĩ đại, được các tín đồ Đạo Phật tôn vinh như một bước ngoặt lịch sử.
Hết sức kiên quyết, Phật Thích ca ngay lập tức đã rời bỏ lâu đài, vợ và con trai để đi ra ngoài thế giới. Đi lang thang như một người hành khất qua miền Bắc Ấn Độ, ông nhận những điều răn dạy từ một số Tu sĩ

Bà-La-Môn (nhà trí thức) nổi tiếng, nhưng nhanh chóng làm kiệt quệ khả năng của họ để dạy ông. Ngài tiếp tục sự tìm kiếm của mình, cuối cùng định cư ở Uruvela, gần Gaya hiện nay, với năm tín đồ. Trong

khoảng sáu năm, Ngài đã cố gắng để đạt được Sự đắc đạo, thông qua những sự tu hành khổ hạnh khốc liệt nhất, trở thành một bộ xương sống thực sự. Thấy phương pháp này không đạt kết quả, Ngài dần dần

lấy lại một sự ăn kiêng bình thường, khôi phục dần sức khỏe và thay đổi chế độ tu hành của mình, vì việc này Ngài mất đi năm môn đệ vì họ cho rằng đó là sự biểu hiện của vô kỷ luật.

Sự thông tuệ

Năm 35 tuổi, Đức Phật đã đạt tới cảnh giới để hoàn thành Sự đắc đạo trong khi ngồi dưới cây bồ đề ở Buddh Gaya, nơi mà ngày nay là đất nước Bihar. Vào một đêm, Ngài đã tự nhủ rằng ngồi đó và sẽ không

đứng dậy khi chưa đạt tới cõi Niết Bàn. Đầu tiên, Ngài đã bị đánh bởi những ác quỷ của Mara, chúa tể của sự tưởng tượng (thực tế đây là những cái xấu trong con người), người luôn tìm kiếm để làm rối loạn

Ngài. Nhưng Mara đã bị đánh bại, hắn không thể làm đứt đoạn được sự tập trung của Ngài và Đức Phật đã có được suy nghĩ sâu sắc. Trong đêm đạt được cảnh giới của sự thông tuệ, nhận thức về kiếp trước

và “mắt thần” dõi theo kiếp luân hồi của sự sống (con người). Cuối cùng, Ngài cũng đã nhận ra được Tứ Diệu Đế: Mọi hiện trạng cuộc sống đều là đau khổ và đau khổ có nguyên nhân từ sự ngu dốt và dục

vọng.

Ở điểm này, Đức Phật đã trải qua sự thông tuệ tuyệt vời, rằng đó là sự cứu rỗi linh hồn.

Phật thích ca như là một người thầy

Một lần Ngài quyết định khai phá đạo Dharma mà Ngài đã hoàn thiện trước đó. Đức Phật Thích ca trở thành người học trò trung thành của Benares. Sự chân thật của Ngài đã làm cho mọi ng ười tôn vinh Ngài

làm thượng toạ. Một thời gian ngắn sau đó, Ngài giảng bài thuyết pháp đầu tiên tại công viên Deer. Bài truyền giáo đó đựơc lưu giữ và là ý chính chứa đựng trong Đạo Phật.

Cùng với các đệ tử của mình, Phật Thích ca đã thực hiện các chuyến đi xuyên qua thung lũng sông Ganges de giảng đạo, tập hợp các tín đồ, lập ra các tu viện và bất kỳ ai có lòng tin vào đạo đều được tiếp

nhận mà không cần quan tâm đến địa vị xã hội. Ngài quay lại thành phố quê hương trong một thời gian ngắn để cải đạo cho cha Ngài, vợ Ngài va toàn bộ thành viên trong gia đình. Những người trung thành đã

quyên góp tiền để xây một tu viện ở Savatthi (Sanskrit, Sravasti) nơi mà sau này Buddha sinh sống và là trung tâm của các bài giảng kinh của Ngài. Các tu viện khác bố trí dọc suốt từ trung tâm thành phố cho

đến Ganges.

Cái chết và Danh tiếng của Buddha 

Buddha dành cả cuộc đời để đi truyền đạo, và Ngài chết ở Kusinagara, Nepal vì nhiễm độc thức ăn và thọ 80 tuổi.

Buddha trở thành một con người vĩ đại của loài người, một con người cao quý, sáng suốt, có lòng trắc ẩn và suy nghĩ uyên bác. Ngài không những sáng lập ra một tôn giáo tuyệt vời mà Ngài còn tích cực chống

lại chủ nghĩa bóc lột tàn bạo, nạn mê tín dị đoan và phân biệt đẳng cấp xã hội, tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc đến đạo Hindu.

You might also like