You are on page 1of 8

by Admin on Sat Jun 21, 2008 11:32 pm

Triết gia phương Tây


Triết học thế kỷ 18
(Triết học hiện đại)
Jean-Jacques Rousseau
Tên: Jean-Jacques Rousseau
Sinh: 28 tháng 6, 1712 (Geneva, Thụy Sĩ)
Mất: 2 tháng 7, 1778 (Ermenonville, Pháp)
Trường phái: Lý thuyết khế ước xã hội
Quan tâm chính: Triết học chính trị, âm nhạc, giáo dục, văn học, hồi ký
Tư tưởng đáng lưu ý: Ý chí chung (Volonté générale), amour-propre
Ảnh hưởng bởi: Thomas Hobbes, John Locke, Denis Diderot
Ảnh hưởng tới: Immanuel Kant, Johann Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm
Friedrich Hegel,phong trào Lãng mạn

Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học
thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp, sự phát
triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau
cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng
tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng
tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan
trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học.
Mục lục
* 1 Tiểu sử
* 2 Triết học
o 2.1 Tự nhiên và xã hội
o 2.2 Học thuyết chính trị
+ 2.2.1 Khế ước Xã hội
o 2.3 Giáo dục
o 2.4 Tôn giáo
* 3 Ảnh hưởng
* 4 Liên kết ngoài

[sửa] Tiểu sử

Rouseau rời Geneva năm 1728 sau nhiều năm học việc nghề thư ký và tới
Paris năm 1742. Là thư ký cho Đại sứ Pháp tại Venice từ 1743-1744. Sau đó
ông về Pháp và có năm con với Thérèse Levasseur nhưng ông đều bỏ cho
trại trẻ mồ côi nuôi. Trong thời gian này ông làm bạn với Diderot và có đóng
góp cho tập Bách khoa thư với các bài về âm nhạc và quan trọng nhất là bài
về kinh tế chính trị viết năm 1755.

Năm 1754, Rousseau quay về Geneva và bắt đầu cho ra đời tác phẩm Đối
thoại về Nguồn gốc và Cơ sở của Sự Bất bình đẳng của Con người năm
1755. Do viết nhiều tiểu thuyết đả kích tôn giáo, ông buộc phải rời sang
Bern và Môtiers (Thụy Sĩ), nơi ông viết Đề án Hiến Pháp cho đảo Corse và
tiếp tục phải tị nạn với nhà triết học David Hume tại Anh. Ông về Pháp năm
1767 và cưới Thérèse năm 1768, đến 1770 ông trở về Paris. Ông tiếp tục viết
nhưng các tác phẩm chỉ được xuất bản sau khi ông mất vì xuất huyết não
vào ngày 2 tháng 7 năm 1778.

[sửa] Triết học

[sửa] Tự nhiên và xã hội

Rousseau nhận thấy có sự phân chia về bản chất giữa xã hội và bản chất tự
nhiên của con người. Ông cho rằng loài người là tốt về bản chất nếu sống ở
trạng thái tự nhiên và rằng con người bị tha hóa bởi chính xã hội. Ông cho
xã hội là nhân tạo và sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội là cản trở
đối với chất lượng cuộc sống của loài người.

Trong "Đối thoại giữa Khoa học và Nghệ thuật", Rousseau tranh luận rằng
cả khoa học và nghệ thuật đều không bổ ích cho con người. Tiếp theo, trong
Bàn về Bất bình đẳng, ông tiếp tục theo vết tiến trình tha hóa của loài người
từ trạng thái tự nhiên nguyên thủy lên xã hội hiện đại. Khi loài người buộc
phải gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, cũng là khi loài người trải qua quá trình
ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do phân chia lao động và dẫn đến bất bình
đẳng, và do vậy cần phải có khế ước xã hội. .

[sửa] Học thuyết chính trị

[sửa] Khế ước Xã hội

Khế ước Xã hội là tác phẩm phác họa trật tự chính trị hợp lý của ông. Xuất
bản năm 1762, tác phẩm đã có nhiều ảnh hưởng tới triết học phương Tây.
Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng dã
man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn
tại, vì bên cạnh đó, sự cạnh tranh lẫn nhau loài người cũng phụ thuộc vào
nhau. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước
xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực nói
trên, tức là vẫn tồn tại và vẫn tự do. Bởi vì khi đã trao quyền lực cho những
người đại diện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng,
thì chính điều này đảm bảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá
nhân khác.

Mặc dù ông cho rằng chủ quyền phải thuộc về nhân dân, nhưng ông lại phân
biệt chủ quyền và chính quyền. Chính quyền là người thực hiện chủ quyền,
tức ý chí và nguyện vọng chung của quảng đại quần chúng. Tuy chính quyền
chỉ là một phần nhỏ trong dân chúng, nhưng lại là những người nắm vững
pháp luật nhất, họ chính là các quan tòa - những người áp đặt việc thực thi ý
chí nguyện vọng chung của dân chúng. Ông cho rằng luật pháp phải do dân
chúng trực tiếp lập ra, thay vì được lập ra thông qua các cơ quan đại diện.

[sửa] Giáo dục


Quan điểm giáo dục của Rousseau được thể hiện qua cuốn tiểu thuyết Emile.
Trong đó Emile trải qua giai đoạn giáo dục đầu tiên đến năm 12 tuổi, giáo
dục giai đoạn này về bản chất là hoàn toàn tự nhiên. Giai đoạn hai từ 12 đến
16 là giai đoạn lý tính bắt đầu phát triển. Và giai đoạn cuối cùng là từ 15 tuổi
trở đi để đứa trẻ tiếp tục phát triển thành người lớn. Ông cho rằng mục đích
của giáo dục là học cách sống và điều này có thể đạt được khi có người bảo
trợ chỉ dẫn con đường đi để có cuộc sống tốt đẹp.

Tuy nhiên, quan điểm của Rousseau cho giáo dục trẻ em nữ lại không như
vậy. Sophie, người yêu của Emile, được giáo dục để tuân theo sự chỉ bảo của
chồng, trong khi Emile được giáo dục để tự quyết định lấy cuộc sống của
mình.

[sửa] Tôn giáo

Rouseau cho rằng con người sinh ra về bản chất tự nhiên là tốt, và như vậy
là hoàn toàn trái ngược với niềm tin về tội tổ tông của cả giáo phái Calvin ở
Geneva và Công giáo ở Paris. Trong Khế ước Xã hội, ông cũng viết rằng
những người tin vào Chúa Giê-xu sẽ không phải là những công dân tốt.

[sửa] Ảnh hưởng

Rousseau có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp, mặc dù ý tưởng chủ
quyền thuộc về toàn thể nhân dân được thực hiện qua hình thức đại diện thay
vì trực tiếp. Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế
tư hữu và được xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ
nghĩa cộng sản khoa học. Ông cũng là người sớm đặt câu hỏi liệu ý chí
nguyện vọng của đa số liệu có phải lúc nào cũng đúng và mục tiêu của chính
quyền theo ông là phải đảm bảo tự do, bình đẳng và công bằng cho tất cả
cho dù có phải là ý chí của đa số hay không. So với các nhà khai sáng đương
thời như Voltaire và Montesquieu , tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến
hơn.

Ông cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của triết học chính trị là chính trị và
đạo đức không được tách rời. Khi nhà nước không thực hiện đúng theo giá
trị đạo đức thì cũng không thể thực hiện đúng các chức năng của mình và
cũng không thể có quyền lực đối với một cá nhân được nữa. Nguyên tắc
quan trọng thứ hai là tự do mà nhà nước được lập ra để gìn giữ.

Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục
chính là những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần, cũng như việc
ông không xem trọng sự cần thiết của giáo dục qua sách vở, cũng như việc
ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cảm xúc cho trẻ em trước khi giáo
dục lý tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện đại đặt trẻ em làm trung
tâm.

Các tác phẩm của Rousseau đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người
hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự
tù đày và giam cầm của xã hội. Chính vì vậy, ông khẳng định sự cần thiết
của việc con người về với tự nhiên, sự cần thiết đặt con người ở nơi nằm
ngoài những ràng buộc của xã hội và những định kiến của văn minh. Và như
vậy, ý tưởng của ông chính là Chủ nghĩa Lãng mạn, mặc dầu chính bản thân
ông xem mình là người của phong trào Khai sáng.

Re: Giăng Giắc Rút xô ( Jean-Jacques Rousseau )


by Hải Yến on Fri Jun 27, 2008 2:48 pm
bổ sung nè

(Jean - Jacques Rousseau; 1712 - 1778), nhà triết học, nhà văn, nhà sân
khấu; một trong những ngọn cờ tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng Pháp. Vì theo
đạo Tin Lành nên tổ tiên của Ruxô phải rời quê, một vùng gần Pari, sang cư
trú ở Giơnevơ từ 1549. Mẹ mất sớm, sống với cha là thợ đồng hồ. Thuở nhỏ,
không được học hành chu đáo. Năm 1728, bỏ Giơnevơ ra đi tìm cuộc sống
tự do, lang thang nhiều nơi, kiếm sống bằng nhiều nghề.

Ruxô J. J.
Là một người theo thuyết tự nhiên thần và nhị nguyên luận, ông đề cao tình
yêu đối với thiên nhiên và có một quan niệm bi đát về xã hội, cho rằng xã
hội văn minh làm hư hỏng con người. Trong các tác phẩm “Luận về nguồn
gốc và cơ sở của sự không bình đẳng giữa người và người” (1755), “Thư gửi
cho Đalambe về sân khấu”(1758), Ruxô đã tố cáo sự bất bình đẳng giữa
người với người, cho rằng ở “trạng thái tự nhiên” thì không tồn tại hiện
tượng đó. Tác phẩm “Khế ước xã hội” (1762) đã làm cho Ruxô có vai trò
quan trọng trong triết học chính trị. Ruxô đã đi xa hơn Môngtexkiơ S. L.
(Ch. L. Montesquieu) và Vônte (Voltaire) trong việc bảo vệ tự do và bình
đẳng trên cơ sở hoà giải quyền tự do cá nhân với những yêu cầu của đời
sống xã hội. Theo ông, cần thiết lập một trật tự xã hội “tự nhiên”. Đây là
một học thuyết về nhà nước mà nền tảng là sự hiệp thương giữa mọi người,
nhân dân có quyền nắm chính quyền, lật đổ chúa phong kiến. “Khế ước xã
hội” của Ruxô đã gợi ý cho việc soạn thảo “Tuyên ngôn về nhân quyền” -
tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị của cuộc cách mạng tư sản, có ảnh
hưởng đến các nhà triết học lớn của Đức như Kantơ I. (I. Kant) và Fichtơ I.
G. (J. G. Fichte). Năm 1742, Ruxô đệ trình lên Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp “Dự án cải cách phương pháp kí âm” nhưng không được chấp nhận.
Năm 1750, cho in “Luận về khoa học và nghệ thuật”, trong đó phủ nhận vai
trò của khoa học và nghệ thuật. Tiểu thuyết “Juyli hay là nàng Êlôidơ mới”
(1761), “Êmin, hay nền về giáo dục” (1762); tự truyện “Thú tội” (1782 - 89),
“Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc” (1772 - 78 ) bộc lộ rõ tư
tưởng của Ruxô về quan hệ con người trong xã hội, tạo cơ sở cho sự hình
thành tính tâm lí trong văn học Châu Âu. Ruxô là đại biểu xuất sắc của chủ
nghĩa linh cảm trong lí luận văn học và sân khấu, là người có ảnh hưởng lớn
đến toàn bộ nền văn học Châu Âu.
Ruxô còn là tác giả của nhiều vở hài kịch, nhạc kịch, kịch một màn như
“Thầy bói nông thôn” (1752). Ruxô phủ nhận tác dụng tích cực của sân khấu
đối với khán giả.
Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin; 15 tháng 1 năm 1622 – 17 tháng
2 năm 1673) là nhà thơ, nhà viết kịch, nghệ sĩ người Pháp, người sáng tạo ra
thể loại kịch cổ điển, một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu. Molière là tác giả
của những kiệt tác Le Misanthrope, L'École des femmes Tartuffe ou
l'Imposteur, L'Avare ou l'École du mensonge và Le Bourgeois gentilhomme.
Ông được coi là nhà hài kịch vĩ đại nhất thế kỷ XVII.
Tuổi thơ
Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 mồ
côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-
Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.
Thời niên thiếu
Pognelin thông thạo Latin và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của
Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Năm 1639 học xong Jesuit
Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của
Pognelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị
trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho
em trai và chọn nghề diễn viên. Năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre
Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ
nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị tù.
Sự nghiệp
Cũng vào mùa thu năm đó, sau khi ra tù, Molière cùng với một số người còn
lại đi về biểu diễn ở tỉnh lẻ ở nước Pháp suốt 13 năm. Để cạnh tranh với
những đoàn kịch của Ý, Molière bắt đầu sáng tác những vở kịch cho đoàn
của mình, dựa vào những lúc thâm nhập vào từng ngóc ngách của nước
Pháp. Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên L’étourdi (Gàn dở) và năm
sau, 1656 viết vở Le dépit amoureux (Bất hòa của tình yêu). Đến năm 1658
đoàn kịch của Molière trở thành đoàn kịch nổi tiếng nhất ở các tỉnh. Được sự
ủng hộ của nhiều bá tước, trong số này có cả anh trai của vua Louis XIV,
đoàn kịch của ông được mời biểu diễn ở Louvre và đã gây được tiếng vang.
Sau đó đoàn kịch của ông thường xuyên được biễu diễn ở nhà hát Bourbon.
Từ đây, Molière đoạn tuyệt với bi kịch và chỉ đóng hài kịch. Từ đây, ông
trực tiếp phanh phui thói xấu của xã hội thượng lưu Pháp, được đông đảo
nhân dân ủng hộ. Năm 1672 ông bị ốm nặng, nhiều bạn bè của ông đã qua
đời, quan hệ với nhà vua cũng có phần lạnh nhạt hơn trước. Năm 1672-1673
ông viết vở kịch cuối cùng Le Malade imaginaire (Bệnh giả tưởng), trở lại
với đề tài thầy thuốc bịp bợm và những bệnh nhân cả tin. Ngày 17 tháng 2
năm 1673, trong một buổi diễn vở kịch này, ông qua đời. Ông đóng vai 1
người khoẻ giả ốm. Khi vở kịch lên cao trào, ông bất thần đau đớn toàn thân
rồi vật ngã, không dậy được nữa. Đoàn kịch đưa ông về nhà, 3 tiếng sau ông
qua đời. Nhờ sự can thiệp của nhà vua, ông mới được an táng theo nghi lễ
của nhà thờ, vì lúc đầu bị giáo chủ từ chối.
Molière để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 30 vở kịch nhiều thể loại.
Ông thường xuyên thể nghiệm, chuyển thể và sáng tạo ra những hình thức
mới cho kịch. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống
đương thời cũng như hiện tại: quan hệ của cha mẹ và con cái, hôn nhân và
gia đình, giáo dục, đạo đức xã hội (thói hiếu danh, kiêu ngạo, thói giả nhân
giả nghĩa…), những vấn đề về tôn giáo, văn hóa, khoa học vv… Molière sử
dụng thực tế không chỉ của đời sống đương thời mà còn dùng nhiều tích từ
thời cổ đại và của nhiều nhà viết kịch thời Phục Hưng. Ông có sự ảnh hưởng
rất lớn đến kịch nghệ không chỉ của Pháp mà của cả thế giới.

You might also like