You are on page 1of 244

NORBERTO

Daãn nhaäp pheâ bình

vaøo caùc saùch

TIN MÖØNG NHAÁT


LAÕM
vaø
TOÂNG ÑOÀ COÂNG VUÏ
2 Dẫn nhập phê bình vào các sách
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

LỜI DẪN NHẬP


T
rên bình diện văn học, Tân Ước là một bộ
sách khá phức tạp. Trước khi đi vào từng
tác phẩm, thiết tưởng chúng ta cũng cần
phải có vài ý niệm tổng quát về các hình
thái của bộ sách ấy và các chiều hướng
nghiên cứu của các học giả hiện đại.
4 Dẫn nhập phê bình vào các sách

I. CÁC HÌNH THÁI CỦA BỘ TÂN ƯỚC

Bộ sách Tân Ước gồm có 27 tác phẩm dài, ngắn khác


nhau. Có tác phẩm rất ngắn: chỉ vài câu thôi (ví dụ: Thư 2
và 3 của Gioan).
Các hình thái khác nhau phát xuất từ chỗ đời sống Kitô
hữu thời các tông đồ có nhiều nhu cầu khác nhau.
1. Các thể văn
Thể văn là một hình thức văn chương theo đó một tác
phẩm được sáng tác. Mỗi thể văn có các định luật hành
văn riêng, các từ ngữ và cách thức diễn tả riêng.
Trong thời thượng cổ của Hi-lạp và La-mã, người ta đã
phân biệt nhiều thể văn: ví dụ loại sử ký (mặc dầu ngày
xưa người ta quan niệm viết sử khác với ngày nay), các
tác phẩm triết học, các truyện ngụ ngôn, các kịch phẩm.
2. Các thể văn chính trong văn học Do-thái
- Sử ký;
- Sấm ngôn: lời các ngôn sứ được trình bày dưới hình
thức độc thoại;
- Các sách Khôn ngoan: Cách ngôn, sách Khôn ngoan,
sách ông Gióp;
- Lời Kinh: Thánh vịnh, Thánh thi.
3.Các thể văn trong Tân Ước
Các thể văn chính gồm có:
- Sách Tin Mừng: văn loại đặc biệt Kitô hữu. Cựu
Ước không có loại này,
- Các thư: ít độc đáo hơn các sách Tin Mừng vì loại ấy
cũng có trong văn chương Do-thái, Hi-lạp, La-mã và trong
văn chương hiện đại. Trong Tân Ước có 21 thư.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

- Sách Công vụ: một loại sử ký có tính cách minh


giáo.
- Sách Khải huyền: loại này đã được dùng trong Do-
thái giáo giao thời. Trong Tân Ước chỉ có sách Khải
huyền của Gioan.
Muốn hiểu Kinh Thánh nói chung, ta phải lưu ý tới các
thể văn như Hiến chế Mặc Khải (số 12, đoạn 2) đã dạy.
II. CÁC SÁCH TIN MỪNG
Trước hết chúng ta phải lưu ý là bên cạnh các sách Tin
Mừng chính thức, còn có nhiều sách Tin Mừng thuộc loại
ngoại thư.
1. Các sách Tin Mừng ngoại thư
Đó là những tác phẩm thường là do các Kitô hữu gốc
Do-thái viết ra có liên hệ tới những lời nói và việc làm của
Chúa Giêsu. Giáo Hội không nhìn nhận là những sách
được linh ứng. Khoa phê bình cũng nghi ngờ tính cách
lịch sử của chúng. Vài tác phẩm thường được nhắc tới là:
Tin Mừng theo những người Do-thái, Tin Mừng của nhóm
Ebion (hay của nhóm 12), Tin Mừng của Phêrô, của
Tôma.
2. Các sách Tin Mừng chính lục
Đó là các sách Tin Mừng theo Matthêu, Máccô, Luca
và Gioan. Các sách Tin Mừng không phải là những tiểu sử
về cuộc đời của Đức Giêsu. Các tác giả của chúng chỉ
muốn làm chứng về con người của Đức Giêsu, mặc dầu
các ngài đưa ra nhiều chỉ dẫn về lịch sử rất có giá trị. Bởi
thế ta không thể tìm lại niên biểu chính xác về cuộc đời
của Đức Giêsu. (Dionisius Exiguus xác định: năm 754 sau
khi thiết lập thành Rô-ma là năm I Công nguyên, nhưng
tính toán của ông sai đi ít năm. Nhờ những điều ta biết về
6 Dẫn nhập phê bình vào các sách

cái chết của Hêrôđê, và việc khai sổ kiểm tra của Quiriniô,
thì ta có thể kết luận là Chúa Giêsu sinh ra vào khoảng
năm 6 trước Công nguyên, và chết ngày 14 Nisan, tức
ngày 7 tháng 4 dương lịch năm 30).
Các sách Tin Mừng là tác phẩm của những người sống
đời tông đồ, bởi thế chúng có chủ ý truyền giáo và mục
vụ. Nòng cốt của Tin Mùng là: Đức Giêsu là Kitô, là
Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa, Đấng đã chết và sống
lại. Con người và sự nghiệp của Người là khai mở thời
cánh chung.
3. Niên biểu
Matthêu Hy-lạp hiện thời, được viết chung quanh năm
80 (có lẽ năm 85) tại phía Bắc Palestina. Máccô được viết
trước năm 70 (có lẽ năm 66-68) tại Rôma.
Luca được viết giữa năm 80-90, tại miền Tiểu-Á hoặc
Hy-lạp. Chúng ta sẽ bàn cãi chi tiết khi đề cập từng tác
phẩm. Năm 70 là một năm rất quan trọng: Quân La-mã
chiếm thành Giêrusalem và phóng hỏa Đền Thờ, do đạo
quân của Titô (con của Vespasiano). Tại sao các sách Tin
Mừng được viết sau năm 70?
Người ta phân biệt 2 thời kỳ trong lịch sử Kitô giáo
thời các tông đồ:
- Từ năm 30-70: Nhóm 12 còn hiện diện đó, và làm
chứng trực tiếp về Chúa Giêsu.
- Năm 70-95: Các tông đồ thân cận của Chúa Giêsu
chết dần hoặc bị phân tán. Phêrô chết vào khoảng 64,
Phaolô 67. Chỉ một mình Gioan sống lâu, quá năm 70.
Các tông đồ là những người làm chứng trước hết bằng
sự rao giảng. Khi các tông đồ bắt đầu biến dần, người ta
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

cố gắng ghi chép để giữ lại nội dung lời rao giảng của các
chứng nhân trực tiếp ấy.
III. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU
CỦA KHOA PHÊ BÌNH HIỆN ĐẠI
Ngày nay nhà chú giải không chỉ làm công việc giải
thích ý nghĩa tức thời của các bản văn Tin Mừng. Nhờ
phương pháp phân tích văn học, sử học và xã hội học, họ
được khích lệ tiến xa hơn nữa, và tìm về thời tiền sử của
các bản văn. Nói một cách cụ thể, họ đang tập trung nỗ
lực nghiên cứu chung quanh một số vấn đề như sau:
1. Vấn đề các giai tầng văn học
Một tác phẩm có thể được hình thành qua nhiều giai
đoạn, vì thế nó có thể mang nhiều giai tầng văn học. Các
bản văn Cựu Ứớc và nhất là Tân Ước chất chứa nhiều giai
tầng văn học. Giai tầng sau hết là giai tầng của những
người biên soạn. Họ đã tra tay sửa chữa lần chót. Các giai
tầng bên dưới phát xuất từ nhiều giai đoạn của truyền
thống. Một giai tầng càng cũ, thì càng gần với Đức Giêsu
của lịch sử.
Ngày nay nhà chú giải đặt cho mình nhiệm vụ là phân
biệt các giai tầng, minh định niên biểu, nguồn gốc và ý
nghĩa.
2. Vấn đề Đức Giêsu lịch sử
Các sách Tin Mừng không phải là những tiểu sử,
nhưng là những chứng tá về con người và lời giảng dạy
của Đức Giêsu. Một trong những vấn đề được các nhà chú
giải ngày nay quan tâm nhất là tìm lại hình ảnh của Đức
Giêsu lịch sử. Qua các giai tầng văn học, người ta đã tìm
8 Dẫn nhập phê bình vào các sách

lại được bài trình thuật nguyên thủy về cuộc Khổ nạn và
minh định các diễn biến theo thời gian và nơi chốn. Người
ta cũng đã cố gắng tìm lại những lời lẽ nguyên văn mà
Chúa đã dùng để giảng dạy (“ipsissima verba”). Qua lời
giảng dạy đó, người ta tìm hiểu ý thức của Chúa Giêsu về
địa vị Mêsia của mình như thế nào…
3. Những kiểu “đọc lại”
Ngày nay các nhà chú giải còn cố gắng phân biệt lời
dạy của Đức Giêsu trong thời gian lịch sử của Người và
những kiểu “đọc lại” (relectures) của cộng đoàn.
Ví dụ: Chúa Giêsu đã nói khi truyền phép Rượu:
“Này là Máu Thầy đổ ra cho nhiều người”
“Nhiều người” là một kiểu nói có cơ sở trong Cựu
Ước. Nhưng Giáo Hội muốn nhấn mạnh tới việc các thành
phần trong cộng đoàn được liên hệ một cách đặc biệt, nên
đã thêm các chữ “cho các con”.

Trong tập sách này, chúng tôi giới hạn công việc dẫn
nhập vào ba sách Tin Mừng Nhất Lãm và sách Công vụ
mà tác giả, theo truyền thống là Luca.
Chúng tôi sẽ dành tập II cho các tác phẩm của Gioan
(Tin Mừng IV, ba thư và sách Khải Huyền); và tập III cho
các thư của Phaolô và các tông đồ khác.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Phần I.

CÁC VẤN ĐỀ

VĂN CHƯƠNG VÀ LỊCH SỬ

CỦA CÁC SÁCH TIN MỪNG


10 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương I.
SỰ HÌNH THÀNH CÁC
SÁCH TIN MỪNG NHẤT LÃM

1. Ngôn từ
Tin Mừng phát xuất từ tiếng Hy-lạp “euaggelion”.
Ý tưởng về một sứ điệp vui mừng được diễn tả trong Is
52,7 theo bản LXX: “Đẹp thay chân những người mang
Tin Mừng trên núi”. Nhưng trong bản LXX, chúng ta chỉ
có động từ “euaggelizestai”, chứ không có danh từ “Tin
Mừng” (euaggelion).
Chúa Giêsu thì giảng bằng tiếng Aram.
Chính thánh Phaolô là người đầu tiên đã dùng danh từ
“euaggelion” trong văn học Kitô hữu. Trong ngôn ngữ
thông thường, “euaggelion” chỉ một biến cố vui vẻ, ví dụ:
một cuộc chiến thắng, sự thăm viếng của hoàng đế.
Thánh Phaolô hiểu theo chiều hướng của Is. (Người
đọc Kinh Thánh trong bản văn Hy-lạp và Do-thái) và
dùng chữ “Tin Mừng” theo nghĩa sứ điệp cứu độ. Đó là
“Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1,1-14), nguồn gốc của
sự cứu độ và của lời rao giảng; đó cũng là Tin Mừng của
Đức Giêsu Kitô (Mc 1,1; Rm 15,19): chính Đức Giêsu đã
rao giảng Tin Mừng và sau biến cố Phục Sinh, Người là
đối tượng của Tin Mừng. Máccô, môn đệ của Phaolô, sẽ
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

dùng tiếng “euaggelion” trong quyển Tin Mừng của ông


(Mc 1,1).
2. Hai nghĩa của tiếng Tin Mừng
Như ta thấy, tiếng TIN MỪNG trước hết chỉ sứ điệp,
lời rao giảng. Sang thế kỷ II, tiếng TIN MỪNG mặc một
nghĩa rộng hơn và chỉ các sách trình thuật về cuộc đời và
lời giáo huấn của Chúa Giêsu.
3. Các giai đoạn trong sự hình thành của
các sách Tin Mừng
Các sách Tin Mừng được viết nhiều năm sau biến cố
Phục Sinh. Các tác giả của chúng đã thuật lại những gì các
ông đã nghe, đã chứng kiến. Nên nhớ: Máccô không thuộc
nhóm 12 tông đồ và Luca không phải là môn đệ trực tiếp
của Chúa Giêsu. Hai ông này ít nhất cũng đã phải dựa vào
các vị khác (Lc 1,1-4). Như vậy giữa các ông và Chúa
Kitô, đã có các tông đồ và các vị giảng thuyết tiên khởi,
nói đúng hơn là Giáo Hội tiên khởi. Như vậy Tin Mừng đã
đến với chúng ta hôm nay qua ba giai đoạn chính yếu:
Chúa Kitô, các tông đồ và các tác giả sách Tin Mừng.
Chúng ta phải xem xét ba giai đoạn, rồi mới có thể
hiểu đúng TIN MỪNG.
I. NGÔN - HÀNH CỦA CHÚA GIÊSU

1. Các lời của Chúa (logia)


a/ Việc lưu tồn các lời của Chúa
Muốn tìm lại các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu,
ta phải đi ngược dòng, khởi đầu từ giai đoạn III (các tác
giả các sách Tin Mừng), và đi qua giai đoạn II (Giáo Hội
tiên khởi). Lúc này ta cứ cho là đã vượt hai giai đoạn đầu
12 Dẫn nhập phê bình vào các sách

và sẽ cố gắng trình bày ở các phần sau làm thế nào để đạt
tới cốt tủy của Tin Mừng được.
Chung chung cả ba sách Tin Mừng đều thuật lại cũng
những lời như nhau, mặc dầu Máccô có ít hơn hai ông kia
một cách đáng kể. Nhưng rất ít khi các ông mặc cho
những lời ấy một hình thức như nhau. Chung chung,
những dị biệt không nghĩa lý gì, nhưng đôi khi có những
dị biệt rõ rệt. Vấn đề này phải được duyệt xét theo những
chiều kích đích thực của nó.
Sự kiện đầu tiên ta phải lưu ý, là Chúa giảng dạy bằng
tiếng Aram, mà các lời của Chúa lại đến với ta bằng tiếng
Hy-lạp. Bởi thế, không thể có sự đồng nhất trong ngôn
ngữ giữa ba Tin Mừng. Một đôi khi, ta gặp được vài diễn
ngữ bằng tiếng Aram: Abba (Mc 14,26), Talitha qoum
(Mc 5,41), Ephata (Mc 7,34); trong những trường hợp
này, ta có thể nghĩ là những lời ấy giữ được nguyên hình
thức lời Chúa đã nói.

b/ Các đặc điểm trong lối văn khẩu thuyết


Một số đặc điểm trong lối văn khẩu thuyết sẽ cho ta
hiểu mối bận tâm của Chúa Giêsu đối với việc giáo huấn
các môn đệ và dân chúng. Các sách Tiên tri trong Cựu
Ước là một cứ điểm có ý nghĩa nhất, bởi vì những lời
giảng của các tiên tri cũng đã được tuyên giảng trước khi
được ghi chép.
Trong các lời nói của Chúa, người ta nhận thấy vài đặc
điểm văn chương như sau:
- Những kiểu nói vòng ám chỉ Thiên Chúa:
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Để tuân giữ giới răn thứ hai (Xh 20,7; Đnl 5,11) một
cách nhiệm nhặt và để tránh mọi lạm dụng trong việc kêu
tên, thời gian trước công nguyên người ta đã cấm gọi tên
Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, Đức Giêsu đã
không ngần ngại dùng tiếng “Thiên Chúa” (ví dụ: Nước
Thiên Chúa), nhưng bình thường, Người giữ phong tục ấy.
Người ta thấy Đức Giêsu dùng nhiều kiểu nói để ám chỉ
Thiên Chúa và tác động của Người.
- Trời: 31 lần trong Mt dùng kiểu nói “Nước Trời”.
Ngoài ra “trên trời” có nghĩa là bên cạnh Thiên Chúa (Mc
10,23; 12,25; 13,32), “chống lại trời” có nghĩa là chống lại
Thiên Chúa (Lc 15,18.21).
- Cha (của tôi, của anh, của chúng tôi, của các anh):
Mc 4 lần, Mt 7 lần, có song song với Lc; một mình Lc 6
lần; một mình Mt 32 lần; Ga 109 lần.
- Động từ ở ngôi thứ ba số nhiều: Lc 6,38; 12,20
- Chúa (Kyrios)
- Đấng Toàn Năng: Mc 14,62
- Sự khôn ngoan: Mt 11,19
- Danh: Mt 6,9
- Nước (hè basileia, dịch tiếng Aram: malkouta), đặc
biệt trong kiểu nói “Nước Chúa đã đến gần”, ngụ ý: Thiên
Chúa đã đến gần.
- Vua cao cả: Mt 5,35
- Đấng Tối Cao (ho hypsistos: Lc 6,35)
- Trên: “Sinh lại bởi Trên”: Ga 3,3-7; 19,11
- Đấng đã sai Ta: Mc 9,37
Nhất là động từ ở dạng thụ động (passivum divinum)
Mc 2,27: được dựng nên (egeneto) để nói Thiên Chúa
14 Dẫn nhập phê bình vào các sách

dựng nên; Mc 10,30 sẽ được nhận (labè) để nói Thiên


Chúa ban; Mc 9,3: sẽ được sống lại (anastèsetai) để nói
Thiên Chúa sẽ cho sống lại. Kiểu nói ở dạng thụ động này
được gặp rất nhiều lần trong các câu nói của Chúa Giêsu:
21 lần trong Mc, 23 lần trong Logia của Mt và Lc, 27 lần
trong Mt mà thôi, 25 lần trong Lc mà thôi.
Trong văn chương khải huyền Do-thái, kiểu nói ở dạng
thụ động này rất thịnh hành. Tuy nhiên, nơi Đức Giêsu
kiểu nói này mặc một chiều kích rộng rãi hơn. Đức Giêsu
dùng kiểu nói ấy không những trong các đoạn văn khải
huyền (những đoạn liên hệ đến việc chung thẩm và việc
phân rẽ người lành người dữ và ngày tận thế), mà Người
còn dùng để chỉ việc thi ân giáng phúc của Thiên Chúa
trong giây phút hiện tại: Chính hôm nay Thiên Chúa tha
thứ, thực hiện lời hứa, khấng nhận lời cầu, ban ơn Thánh
Thần, sai phái các sứ giả… Tất cả kiểu nói ở dạng thụ
động này loan báo là thời gian cứu độ đã khai trương, thời
gian hoàn tất đã bắt đầu. Việc Chúa Giêsu dùng kiểu nói
này một cách rộng rãi, ngoài cả lãnh vực khải huyền, là
một trong những sắc thái độc đáo của lời rao giảng của
Người.
- Lối nói song đối:
 Song đối đồng nghĩa: cả hai vế diễn tả một ý tưởng.
+ “Kẻ tiếp đón một tiên tri vì danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ
lĩnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ tiếp đón người
công chính vì danh nghĩa là công chính, thì sẽ lĩnh
phần thưởng của người công chính” (Mt 10,41).
+ “Kẻ được cho nhiều thì cũng bị hỏi nhiều; và kẻ được
gởi nhiều thì cũng bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

 Song đối phản nghĩa: vế thứ hai là phản đề của vế


một.
+ “Hưu lễ được đặt ra vì người ta chứ không phải người
ta vì hưu lễ” (Mc 2,27).
+ “Cây lành thì sinh quả lành, cây độc sinh quả độc” (Mt
7,17).
 Song đối tiệm tiến: vế thứ hai khai triển hoặc bổ túc
vế một.
+ “Kẻ tiếp đón các ngươi là tiếp đón Ta; và kẻ tiếp đón
Ta, là tiếp đón Đấng đã sai Ta” (Mt 10,40).
+ “Kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ thế này vì danh Ta, tức
làtiếp đón Ta; kẻ tiếp đón Ta, thì không phải người ấy
tiếp đón Ta, mà là Đấng đã sai Ta” (Mc 9,37).
Trong Mt 10,37-41: có cả ba loại song đối. Chúa dùng
những kiểu nói như thế để cho các lời của Người dễ được
ghi vào ký ức của người bình dân.

- Lối nói bao hàm (inclusion): mở đầu và kết thúc một


bài diễn từ bằng một câu hoặc một ý tưởng như nhau, kiểu
như thú vĩ ngâm trong văn chương của ta. Một đoạn văn
có lối trình bày như thế, ta nhận ra rất dễ dàng, vì nó làm
thành một đơn vị riêng. Matthêu có nhiều ví dụ nhất: 5,3b
và 10b; 7,16a và 20; 16,6 và 12; 19, 30 và 20,16. Có điều
là nhiều khi khó xác định chỗ nào là của Chúa Giêsu, chỗ
nào do truyền thống đưa vào.
c/ Các kỷ thuật ghi nhớ lời dạy các tôn sư
Lời dạy của các tôn sư trong dân Do-thái được lưu tồn
bằng lối truyền khẩu. Nhiều kỷ thuật ký ức:
- thu thập các danh ngôn theo các chủ đề;
16 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- theo một chữ khởi đầu. Ví dụ các phúc lộc trong Mt


5,11 đều bắt đầu bằng tiếng “makharioi” (hạnh phúc); Mt
5,21.27.33.38.48 bắt đầu bằng những chữ “Các ngươi đã
học biết nơi người xưa”.
- theo một chữ móc (“Stichwort”, mot agrafe).
- theo những con số tượng trưng: 8 phúc lộc nơi Mt và
Lc (trong Lc có 4 phúc + 4 vô phúc).
d/ Trường hợp các dụ ngôn
Một môi trường đang được các nhà chú giải lưu ý
là các dụ ngôn. Trước đây người ta nghĩ rằng cả lời giáo
huấn và cả phần hình thức đều là của Chúa.
Thực tế không phải vậy. Các dụ ngôn đã được Giáo
Hội tiên khởi và các tác giả Tin Mừng sửa chữa cho phù
hợp với những hoàn cảnh mới. (xem thêm: J.Jérémias: Les
paraboles de Jésus; W.J.Harrington: II parlait en
paraboles).
Dẫu sao, các dụ ngôn là một lãnh vực rất độc đáo trong
lời dạy của Đức Giêsu. Trong văn chương giao thời của
Do-thái giáo, trong các di cảo tại Qumrân, trong các thư
của Phaolô, cũng như trong văn chương các Rabbi, không
có bản văn nào so sánh được với các dụ ngôn của Đức
Giêsu. So sánh với các thứ văn chương kể trên, trước hết
nơi Đức Giêsu không có các chuyện ngụ ngôn trong đó
các cây cối hay các súc vật có thể đối thoại (ví dụ như Thp
9,8-15; 2V 14,9; Ed 17,3-8; 31,3-14; xem thêm Esra 4,13-
21; Sách Henoc 85-90 trình bày lịch sử Itrael dưới hình
thức các con vật…). Các dụ ngôn của Đức Giêsu đưa
chúng ta đi thẳng vào cuộc sống cụ thể hằng ngày. Chúng
được lấy từ cuộc sống, lại đơn sơ, rõ ràng, kêu gọi thẳng
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

lương tâm mỗi người. Nếu muốn tìm một vài khuôn mẫu
để so sánh ta phải ngược dòng trở về thời đầu các ngôn sứ,
ví dụ: dụ ngôn của Natan trong 2S 12,1-7, hay bài ca về
vườn nho Is 5,1-7, hay câu ví về người cha và đứa con
trong Hs 11. Nhưng đây chỉ là vài ví dụ lẻ tẻ, thưa thớt,
trong lúc đó ba quyển Tin Mừng Nhất Lãm đã để lại cho
ta 41 dụ ngôn của Đức Giêsu.
2. Các bài trình thuật về hành vi của Chúa Giêsu
a/ Cái khung tổng quát
Sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống, thánh Phêrô là
chứng nhân chủ yếu về Chúa Giêsu.
Trong lời giảng dạy, ông đã vạch ra những nét căn bản
về cuộc đời của Chúa, theo một lược đồ rất rõ rệt (Cv
1,21-22; 2,22-24; 10,37-41).
Thứ tự mà thánh Phêrô dùng sẽ giúp cho cả ba Tin
Mừng có được một cái khung tổng quát:
a. Thời gian chuẩn bị: Gioan Tẩy Giả giảng; Chúa
Giêsu chịu Phép Rửa, vào sa mạc.
b. Sứ vụ ở Galilê.
c. Hành trình từ Galilê lên Giêrusalem.
d. Khổ nạn, tử nạn và Phục Sinh.
b/ Nhận định về cách trình bày nói trên
- Khoa phê bình văn học cho thấy bài tường thuật về
cuộc Khổ nạn và Phục Sinh đã có một hình thức liên tục
đầu tiên. Bằng chứng là sự song đối rõ rệt giữa bốn Tin
Mừng trong phần này. Đối với Giáo Hội tiên khởi thì
những biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa là
cuộc Khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh của Người.
18 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Bên trong cái khung vừa nói ở trên là bài trình thuật
về cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giêsu. Nhưng trình thuật
ấy đã được giản lược một cách đáng kể. Cứ đọc các sách
Tin Mừng Nhất Lãm, người ta sẽ nghĩ là sứ vụ công khai
của Chúa không kéo dài đến một năm: vì chỉ nói tới một
lễ Vượt Qua, một lần lên Giêrusalem.

Tin Mừng của Gioan trình bày 3 lễ Vượt Qua. Các nhà
phê bình đều nhìn nhận là Gioan đi sát với tực tế lịch sử
hơn. Nhưng các sách Nhất Lãm lại rất phù hợp với lược
đồ nguyên thủy: lược đồ này đã được phác họa để dùng
vào việc rao giảng. Như vậy là các vị truyền giáo đã phải
nhất trí về việc chọn lựa những biến cố và những điểm
giáo lý để đưa vào lược đồ ấy. Bởi thế việc giản lược và
bỏ qua nhiều chi tiết là việc không tránh nổi.

- Mặc dầu khung cảnh có tính cách quy ước và việc


trình bày được giản lược, nhưng sự diễn tiến trong cuộc
đời của Chúa phù hợp với thực tại lịch sử và thần học.
Trước hết Chúa Giêsu được quần chúng tiếp đón nồng
hậu, nhưng rồi đường lối của một Đấng Thiên Sai khiêm
tốn, một Tôi tớ thống khổ làm cho sự nhiệt tình đó nguội
dần. Đồng thời sự chống đối của lớp người lãnh đạo gia
tăng. Lúc đó Chúa Giêsu dành thời giờ và sức lực cho việc
huấn luyện của nhóm môn đệ. Họ hoàn toàn tin tưởng vào
Người. Cao điểm của lòng tin ấy là lời tuyên xưng của
Phêrô tại Kaisaria Philip. Sau đó Chúa tiếp tục con đường
của Người là lên Giêrusalem. Nơi đó Người đã chịu Khổ
nạn. Đối thủ của Người xem ra đắc thắng. Nhưng sau 3
ngày, Người đã Phục Sinh và biến chiến thắng kia thành
chiến bại.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Đó là thực tại mà các vị giảng thuyết đã trình bày để


cho những người nghe tin nhận Đức Giêsu là Đấng cứu độ
của loài người. Các ngài không quan tâm tới sự chính xác
về niên biểu như chúng ta ngày nay, vì đối với các ngài
điều đó không quan trọng. Các ngài không có ý viết một
tập tiểu sử, nhưng là trình bày cho ta thấy “Đức Giêsu
chính là Kitô, là Con Thiên Chúa” (Ga 20,31); các ngài
chỉ muốn mời gọi mọi người tuyên xưng “Đức Giêsu là
Chúa” (Rm 10,9).
II. TRUYỀN THỐNG CÁC TÔNG ĐỒ
Truyền thống các tông đồ là hình thức nguyên thủy
của Tin Mừng Đức Kitô. Các sách Tin Mừng theo Mt, Mc
và Lc đã lấy chất liệu và cả đến cách diễn tả trong truyền
thống đó. Tin Mừng truyền khẩu đã chuẩn bị Tin Mừng
thành văn. Lời giảng nguyên thủy của các tông đồ đã định
hướng về mọi phương diện lời chứng được viết trên giấy.
A. CÁC TÔNG ĐỒ
Trong số các môn đệ, Chúa Giêsu đã chọn một nhóm
12 người. Làm như vậy, Người nhằm hai mục đích: để các
ông ở với Người và để các ông cộng tác với Người trong
việc rao giảng (Mc 3,14). Để chuẩn bị cho các ông bước
vào sứ vụ này, Chúa Giêsu, lúc còn sống ở dương thế đã
sai các ông đi giảng, ban cho quyền chữa bệnh nhân và
khử trừ ma quỷ (Mt 10,1). Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu
trao cho các ông trọng trách rao giảng Tin Mừng cho toàn
thế giới (Mt 28,19; 24,14). Như vậy không phải bất cứ ai
cũng có thể trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu, nhưng
là những người được ủy thác cho sứ vụ đó. Việc chọn
20 Dẫn nhập phê bình vào các sách

tông đồ Matthia vào nhóm 12, thay thế Giuđa giúp ta ghi
nhận các tiêu chuẩn sau đây: (Cv 1,21-26)
1- Tông đồ phải là người đã theo Đức Giêsu từ khi
chịu phép Rửa cho tới khi Người lên trời. Người tông đồ
không những phải làm chứng Đức Giêsu sống lại, mặc
dầu đây là điểm nòng cốt của lời giảng, nhưng còn phải
làm chứng Đấng đã sống lại đó cũng là Đức Giêsu mà các
ông đã biết ngày xưa. Trên bình diện này, nhóm 12 vượt
hẳn cả Phaolô.
2- Tuy nhiên, điều kiện trên chưa đủ, phải có một sự
ủy thác sứ vụ do Chúa: việc này được biểu lộ qua việc bắt
thăm. Các tông đồ làm thành một nhóm, một tập đoàn
được Chúa chọn đặc biệt.
3- Đặc điểm thứ ba, được trình bày rõ ràng trong
Gioan (Ga 14,26;15,26-27;16,13), đó là ơn huệ của Chúa
Thánh Thần. Luca cũng có nhắc tới hai lần lời hứa của
Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho những kẻ sắp trở thành
chứng nhân của Người (Lc 24,49 và Cv 1,8). Bởi thế các
tông đồ luôn luôn ý thức là các ngài hành động dưới sự
thúc đẩy của Chúa Thánh Thần: “Chúng tôi và Thánh
Thần xin làm chứng về các điều ấy” (Cv 5,32).
B. LỜI LOAN BÁO TIN MỪNG
CỦA CÁC TÔNG ĐỒ
Trong các bút tích của Tân Ước, thì các thư của Phaolô
phản ánh cho ta âm vang lâu đời nhất của sứ điệp Tin
Mừng. Đó là chứng tá quý báu nhất. Chúng ta phải chú ý
tới các thư ấy trước khi đọc các bài giảng của Phêrô trong
sách Công vụ, vì trong sách Cv có sự trau chuốt của Luca
trên bình diện văn chương.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Khi Phaolô dạy dỗ, khuyên bảo, an ủi các tín hữu,


Người không có chú ý tạo ra một nền thần học riêng rẽ,
nhưng Người nhắc lại những yếu tố cổ truyền phát xuất từ
lời rao giảng nguyên thủy của các tông đồ. Dựa vào 1Tx
1,5.9-10, chúng ta có thể tìm lại được nòng cốt của sứ
điệp Tin Mừng mà các tông đồ rao giảng.
- Tin Mừng là lời rao giảng về một sự kiện: Đức
Giêsu đã sống lại từ cõi chết, nay đang sống (Cv 25,19) và
Người đã đến cứu chúng ta khỏi án phạt (Cv 2,40).
- Lời rao giảng ấy được xác nhận và củng cố bởi
những phép lạ mà Chúa Thánh Thần thực hiện và bởi
niềm hân hoan mà Người đổ xuống trong các tâm hồn,
dầu họ phải sống trong cảnh bắt bớ (1Tx 1,6).
- Tin vào Tin Mừng, tức là nhìn nhận tác động của
Chúa Thánh Thần, là trở về với Thiên Chúa hằng sống, là
bước vào một thế giới mới tức là Nước Trời, là kiên nhẫn
chờ đợi Đức Giêsu sẽ trở lại để hoàn tất trong vinh quang
công trình của Thiên Chúa.
Một cảm nghiệm về Chúa Thánh Thần, niềm tin vào
Đức Giêsu Phục Sinh, niềm hy vọng vào ngày quang lâm
của Chúa Giêsu: đó là Tin Mừng bằng hành động, được
rao giảng và được đón nhận.
Lưu ý là khi giảng, các tông đồ nhấn mạnh điểm này,
hoặc điểm kia trong ba điểm ấy. Nhưng rồi điểm 1 và 3
được quy tụ trong điểm 2 tức là Đức Giêsu đã chết và đã
sống lại: điểm này trở thành đối tượng căn bản của đức
tin. Những phép lạ và những biểu hiệu của Thánh Thần
làm chứng là Đức Giêsu đã sống lại, và sự kiện này bảo
đảm cho việc Người sẽ trở lại trong vinh quang.
22 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Đối tượng đó của Đức tin dần dần được diễn tả qua
những phương thức cố định: những phương thức tuyên
xưng đức tin (1Cr 12,3; Rm 10,9) hoặc những bài thánh ca
(Ep 5,14; Pl 2,6-11; 1Tm 3,16). Một trong những phương
thức mà Phaolô nói rõ là “cổ truyền” nằm trong 1Cr 15,1-
5.11. Trong phương thức này, sự kiện Phục Sinh còn được
quảng giải bởi nhiều chi tiết khác: ngày thứ ba, theo Kinh
Thánh, vì tội chúng ta, các chứng nhân tận mắt. Ví dụ này
cho thấy truyền thống các tông đồ có tính cách sống động.
Nền tảng của truyền thống ấy nằm trong câu: Đức Giêsu
là Chúa Tể. Trên nền tảng ấy, các tông đồ có thể thêm thắt
các chi tiết tùy theo sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban
cho các ngài. Lời rao giảng nguyên thủy của các tông đồ
còn được lưu truyền cho ta trong sách Công vụ của Luca.
Sách này thuộc một loại văn khác với các thư của Phaolô.
Tuy nhiên những lời khẳng định trong sách ấy trùng hợp
với những điều mà ta đã gặp trong các thư của Phaolô.
Như ta thấy vào thời sơ khai của Giáo Hội, các tông đồ
không có chút bận tâm viết lách gì cả. Được dẫn vào một
thế giới mới, các ngài sung sướng công bố những điều đã
thấy, đã nghe, để mời gọi mọi người hiệp thông với các
ngài trong niềm vui. Các ngài không phải là những giáo
sư, đã học hỏi cặn kẽ một điều gì trong sách vở, nhưng
các ngài là những chứng nhân về một sự kiện. Bởi thế, Tin
Mừng truyền khẩu đã có trước Tin Mừng chép trong sách.

C. CÁC MÔI SINH CỦA


TRUYỀN THỐNG TIN MỪNG

Người ta có thể phân biệt ba “môi sinh” (milieu de vie)


trong đó truyền thống các tông đồ thành hình: phượng tự,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

huấn giáo và truyền giáo. Chính trong các lãnh vực đó mà


các kỷ niệm mặc một màu sắc đặc biệt.
Về vấn đề này, nguồn sử liệu của chúng ta không phải
chỉ là sách Công vụ, nhưng còn là các thư của các thánh
giáo phụ thời đầu. Tuy nhiên bản văn chính vẫn là tài liệu
của Luca.
Ba đoạn văn chính (Cv 2,42-47; 4,32-35; 5,12-16)
miêu tả các sinh hoạt của Giáo Hội tiên khởi trong đó
người ta nhận thấy hoạt động của các tông đồ được thể
hiện đặc biệt trong ba lĩnh vực: phượng tự, huấn giáo và
lời rao giảng được củng cố bằng những phép lạ.
1. Phụng vụ
Trung tâm của phụng vụ là nghi lễ “bẻ bánh” (Cv
2,42), tức là nghi lễ Thánh Thể. Thánh Phaolô có nhắc tới
nghi lễ bẻ bánh. Bài trình thuật về việc thành lập bí tích
này mà Người chuyển đạt lại (1Cr 11,23-25) có nhiều
điểm tương đồng, nhưng cũng có những điểm dị biệt với
các truyền thống Phúc Âm: đó là dấu chứng cho thấy có
nhiều truyền thống về cách cử hành Phụng vụ.
Các buổi cầu nguyện do các tông đồ chủ tọa (Cv 4,24-
30) bổ túc cho Phụng vụ Thánh Thể. Người ta có thể quả
quyết mà không sợ nhầm là bài trình thuật về cuộc tử nạn
có chỗ đứng đầu tiên trong Phụng vụ, dưới hình thức mà
ta gặp trong 1Cr: “Chúa Giêsu, trong đêm Người bị
nộp…” (11,23).
Các nghi thức cử hành phép Thánh tẩy xem ra cũng
được tổ chức long trọng. Trong những buổi ấy, người ta
kêu cầu “Danh Chúa Giêsu” và hát những bài thánh ca mà
24 Dẫn nhập phê bình vào các sách

hiện thời ta còn có vài vết tích (Ep 5,14; 1Tm 3,16; 1Pr
1,3-5; 2,22-25; 3,18-22; 5,5-9).
Ngoài hai cuộc cử nhành chính đó để nhớ tới Chúa,
còn có những yếu tố khác: chào nhau bằng “cái hôn thánh
thiện”, những lời tung hô “Maranatha” “Lạy Chúa chúng
tôi, xin hãy đến!” (1Cr 16,22; Kh 22,20), và nghi lễ đặt
tay để xin ơn Thánh Thần (Cv 8,17) hoặc để cắt đặt 7 phó
tế trong sứ vụ mới (Cv 6,6).
Như vậy, trước khi Tin Mừng được viết ra, thì Phụng
vụ là “môi sinh” đặc biệt quan trọng của nó, vì chính đó là
nơi Giáo Hội đi vào chiều sâu nội tâm và diễn tả chân tính
mình ra bằng lời tạ ơn cũng như bằng những lời cầu xin.
Ảnh hưởng của Phụng vụ trên các bản văn Tin Mừng là
một sự kiện hiển nhiên.

2. Huấn giáo
Huấn giáo là lời giảng dạy dành cho những người đã
tin. Họ là những người hoặc mới tin hoặc đã tin từ lâu,
nên lời giảng dạy mặc nhiều hình thái và nhiều trình độ
khác nhau. Sách Công vụ nói là những kẻ tin “chuyên cần
với giáo huấn (didache) của các tông đồ” (Cv 2,42).
Các tân tòng cần phải học hỏi thêm về Kinh Thánh, về
những sự kiện liên hệ đến cuộc đời của Chúa, cũng như về
nếp sống luân lý hằng ngày. Bài giảng trên núi (Lc 6,20-
49; Mt 6,1-7.29) là đoạn văn tiêu biểu cho chúng ta thấy
nội dung của huấn giáo thời đầu. Các đoạn văn khác mang
vết tích của lời huấn giáo về các bí tích (Ga 6), về các chi
tiết liên hệ tới cuộc đời ở trần thế của Chúa: tuổi trẻ của
Chúa (2 chương đầu của Mt và Lc), họ hàng của Chúa (Mt
12,46-50; Lc 11,27-28)…
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Những người đã ôm ấp niềm tin từ lâu thì cần được


củng cố, khích lệ để họ khỏi trễ nải, hoặc giữ vững niềm
tin khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. Những bài trình
thuật về giờ hấp hối của Chúa trong vườn Ghetsemani
(Mc 14,32-42 và //; xem câu 38: “Hãy tỉnh thức và cầu
nguyện, kẻo sa cơn thử thách, tâm thần tuy sẵn sàng
nhưng xác thịt thì yếu nhược”), những logia về thái độ của
môn đệ trong giờ thử thách (Mc 8,34-38; 13,9-13 và //; Lc
12,2-12; 14,26-27), những dụ ngôn, nhất là sự tỉnh thức và
giờ phán xét: (Mc 4,1-34 và //; Lc 14,7-24; Mt 24,25 -
27,46) chiếm một chỗ quan trọng trong những lời giảng
dạy dành cho cộng đoàn.
Môi trường huấn giáo ảnh hưởng trên việc chọn lựa
các chất liệu, đến cả trong cách trình bày. Ví dụ: về phép
lạ sóng gió yên lặng, Máccô kể sự kiện một cách đơn sơ,
bình thường (Mc 4,35-41), còn Matthêu (Mt 8,23-27) kể
lại với mục đích là khuyến khích độc giả hãy “theo” Chúa
Giêsu. Bài trình thuật về hai môn đệ đi Emmau gặp Chúa
Giêsu ở dọc đường, biểu lộ ảnh hưởng của huấn giáo và
Phụng vụ:
- Khía cạnh huấn giáo: khi viết lại cuộc đối thoại giữa
Chúa Giêsu và 2 môn đệ, Lc đã dùng những kiểu nói của
huấn giáo: Lc 24,19-20.25-27.
- Khía cạnh Phụng vụ: trong Lc 24,30, Luca dùng
những chữ cố ý gợi lại bí tích Thánh Thể (Cf P.Bnoit,
Passion et Res. du Seigneur, p.314-319).
3. Truyền giáo
Truyền giáo là việc rao giảng Tin Mừng cho những
“người ngoài”, nghĩa là những người chưa tin. Lời công
26 Dẫn nhập phê bình vào các sách

bố về Đức Giêsu đã chịu đóng đinh, đã sống lại và sẽ trở


lại trong vinh quang, đó là nội dung chính yếu của
“Kerygma”, lời rao giảng.
Để khai triển sứ điệp, các vị giảng thuyết chắc chắn đã
dùng nhiều ví dụ rút ra từ cuộc đời công khai của Chúa,
nhất là các phép lạ. Các phép lạ là những dấu chỉ, làm
chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia (Lc 7,18-23).
Chúng cũng biểu lộ Đức Giêsu đã thực hiện sấm ngôn của
Isaia về Người Tôi tớ thống khổ (Is 53,4 = Mt 8,17).
Bên cạnh lời rao giảng có tính cách hộ giáo đó, người
ta còn lưu truyền những cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu
với Biệt phái và Ký lục. Các vị giảng thuyết tiên khởi đã
gặp một sự chống đối dữ dội nơi những người Do-thái: họ
tìm được một gương mẫu và một sự khích lệ nơi Chúa
Giêsu, Đấng đã “làm cho người Do-thái phải câm miệng”
(Mt 22,15-46) và đã phải chết một cách bất công và oan
uổng sau những cuộc đụng độ như thế (Mc 2,1-3,6).
Chính vì thế mà hoạt động truyền giáo của Giáo Hội sơ
khai đã để lại dấu ấn trên truyền thống Phúc Âm.

D. CÁC ĐƠN VỊ VĂN CHƯƠNG


TIỀN NHẤT LÃM

Chúa giêsu đã rao giảng và đã hành động, nhưng


Người không viết gì cả. Trên bình diện văn học, chính
Giáo Hội thời các tông đồ đã sáng tác ra Tin Mừng. Vào
cuối thời kỳ truyền khẩu, người ta bắt đầu viết những
đoạn văn nho nhỏ. Bài trình thuật về cuộc Khổ nạn, tử nạn
và sống lại là những bản văn quan trọng nhất. Nhiều đoạn
khác cũng được chọn lựa để vạch lại cuộc đời công khai
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

của Chúa. Chính vì thế mà các đơn vị văn chương nho nhỏ
đã xuất hiện trước khi các sách Tin Mừng được biên soạn.
Ví dụ: Vincent Taylor đã phân tích bài trình thuật về
cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa trong Tin Mừng
theo Máccô (Cf.The Gospel according to St Mark, New
York 1953, p.653-664) và nhận thấy một số đoạn văn đã
được xen vào sau trong bài trình thuật (14,3-9: xức dầu ở
Bêtania; 14,32-42: Ghetsemani; 14,55-64: trước tòa các tư
tế; 14,54.66-72: Phêrô chối; 15,16-20: lính chế diễu Chúa
v.v…). Những đoạn văn này mang nhiều kiểu nói Do-thái.
Trong những đoạn văn khác thì giọng văn Hi-lạp trôi
chảy và khéo léo hơn. Tác giả kết luận là nòng cốt của bài
trình thuật ngắn về cuộc Khổ nạn và Phục Sinh. Nhưng
Máccô đã khai triển bằng cách xen kẽ vào những đoạn văn
rời rạc khác nữa, phát xuất từ truyền thống của Phêrô. Có
nhận diện ra được những “đơn vị văn chương có sẵn” như
vậy, chúng ta mới hiểu tại sao lắm lúc dàn bài của Máccô
thiếu mạch lạc (Cf.Harrington, Nlle introd.a la Bible,
p.694-695). Hình thức các đợn vị văn chương có thể do
chính Chúa Giêsu, ví dụ: các dụ ngôn. Nhưng chính các
dụ ngôn có thể cũng đã được giải thích lại theo một hoàn
cảnh cụ thể nào rồi. Ngoài các dụ ngôn, những hình thức
văn chương khác là công trình của Giáo Hội.
E. PHƯƠNG PHÁP VĂN-HÌNH SỬ
Muốn biết làm thế nào truyền khẩu đã đạt tới những
đơn vị văn chương trước khi các sách Tin Mừng được
biên soạn, chúng ta cũng cần phải có vài ý tưởng về một
phương pháp được gọi là phương pháp văn hình sử
(Forrngeschich- tliche Methode, thường viết tắt là: F.G =
Forrn geschichte).
28 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Trước khi phương pháp này xuất hiện, công trình chú
giải khoa Tân Ước, nhất là các sách Tin Mừng, nằm ở chỗ
tìm kiếm các tương quan giữa các bản văn và từ đó xem
xét giá trị lịch sử của chúng. Người ta vẫn thường theo lý
thuyết hai nguồn theo đó thì Máccô là Tin Mừng cổ kính
nhất. Hai quyển Tin Mừng kia đã sử dụng Máccô, và một
nguồn khác nữa, tức là một sưu tập Lời Chúa (viết tắt là
Q, bởi tiếng Đức Quell = nguồn).
Trường phái mới nhận thấy công việc ấy không đi tới
kết quả khả quan nào, vì cả hai nguồn này đều tương đối
muộn, nên đã cố gắng đi ngược dòng để tìm kiếm xem các
bản văn đã đi qua những giai đoạn nào. Có thể nói họ
muốn tìm hiểu thời tiền sử của các bản văn Nhất Lãm.
Phương pháp này đã được Hermann Gunkel áp dụng
trong việc nghiên cứu sách Sáng Thế và các Thánh Vịnh.
Vào khoảng 1920-1922, các ông Martin Dibelius, Karl
Ludwig Schmidt và Rudolf Bultmann áp dụng vào Tân
Ước, R.Bultmann đã áp dụng một cách quá đáng.
1. Trình bày phương pháp
1/ Các nguyên tắc
Phương pháp F.G dựa trên hai nguyên tắc nền tảng:
a. Các sách Tin Mừng là những chứng tá của cộng
đoàn Kitô hữu tiên khởi, chứ không phải là các tiểu sử.
Chúng làm chứng về niềm tin của cộng đoàn tiên khởi,
chứ không có chú ý trình bày thân thế và tư tưởng của
Đức Giêsu. Bởi thế những chỉ dẫn về địa lý và thời gian
rất ít.
b. Các sách Tin Mừng không có tính cách thuần nhất.
Các tác giả của chúng đã thu thập nhiều yếu tố sẵn có
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

trong truyền thống bằng miệng hoặc đã được ghi chép.


Những người biên soạn ấy thực ra không phải là các tác
giả theo đúng nghĩa, nhưng chỉ là những người góp nhặt.
Chỉ cái khung cảnh là công trình của họ, và khung cảnh
này cũng giả tạo.

2/ Phân tích và xếp loại các chất liệu của các sách Tin
Mừng
Vấn đề là tìm lại lịch sử của các yếu tố đã sẵn có.
Người ta xếp chúng theo các hình thức văn chương (bởi
thế có danh từ “lịch sử các văn thể”) tương tự như các
hình thức văn chương bình dân hoặc những hình thức mà
người ta gặp thấy trong lịch sử các tôn giáo.
Dibelius và Bultmann đều đồng ý là có hai loại chính:
- các “logia”, tức là các câu nói của Đức Giêsu.
- các bài trình thuật.
 Về các logia, Dibelius không phân loại gì nữa, nhưng
Bultmann còn chia ra làm sáu nhóm:
a. Những câu khôn ngoan và các câu ngạn ngữ (ví dụ:
Mt 6,19-34; 12,34; 24,28)
b. Các lời tiên tri và khải huyền (Mt 5,3-9; 11,5-6;
13,16-17)
c. Những lời tuyên bố liên quan đến luật lệ cộng đoàn
(Mt 6,2-18; 18,15-22.27.28.33.34)
d. Những lời tuyên bố về bản thân mình (Mt 10,34-36;
11,18-19.25-30; 16,18-19)
e. Các dụ ngôn, các câu so sánh (Mt 13)
f. Các danh ngôn có tính cách tranh luận (Mc 2,1-12.23-
28), giáo huấn (Mc 10,17-22) hoặc tiểu sử (Mc 6,1-6;
10,13-16; Lc 9,57-62).
30 Dẫn nhập phê bình vào các sách

 Về các bài trình thuật, thì 2 học giả phân loại khác
nhau:
 Dibelius đã phân tích tỉ mỉ lãnh vực này hơn. Ông
phân ra 5 loại:
a. Các truyện mẫu (baradigmes), nghĩa là những bài
trình thuật ngắn, những ví dụ cụ thể có mục đích làm sáng
tỏ một danh ngôn của Chúa.
Mc 2,1-12: tha tội và chữa lành một người bất toại
Mc 2, 18-22: vấn đề ăn chay
Mc 2,23-28: việc ngắt các bông lúa và giữ ngày Hưu lễ
Mc 3,1-6: chữa người có tay tê bại
Mc 3,31-35: họ hàng của Chúa Giêsu.
b. Các trình thuật về các phép lạ, các “tiểu kỳ hoa” (les
nouvelles).
c. Các truyện ký, các giai thoại liên hệ tới cuộc đời của
Đức Giêsu (Lc 2,41-50: tìm lại được trẻ Giêsu trong Đền
Thờ; Lc 19,1-10: Đức Giêsu tới nhà ông Dakêu), hoặc các
môn đệ (Lc 5,1-11; Mt 14,28-31; 17,24-27).
d. Các thần thoại: Dibelius dùng tiếng “thần thoại”
(mythe) để chỉ những sự kiện (Phép Rửa: Mc 1,9-11; cám
dỗ: Mc 1,12-13; Biến hình: Mc 9,2-10) có mục đích trình
bày Đức Giêsu là một Đấng thuộc thiên giới.
e. Trình thuật về cuộc Khổ nạn.
 Bultmann thì chú ý tới các bài trình thuật. Ông chỉ
chia làm 3 loại:
a. Trình thuật về các phép lạ;
b. Các giai thoại và truyện ký (có tính cách huấn đức,
chứ không có giá trị lịch sử)
c. Cuộc Khổ nạn.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

 Điểm quan trọng là 2 nhà phê bình nhìn nhận: các văn
thể không còn nằm trong tình trạng nguyên tuyền; hầu hết
là những hình thức pha trộn.
3/ Nguồn gốc lịch sử và giá trị của các yếu tố trong
truyền thống nhất lãm.
Việc phân loại các chất liệu mới là bước đầu. Một vấn
đề quan trọng hơn nữa là tìm kiếm nguồn gốc và sự phát
triển của các loại đơn vị văn chương. Các đơn vị văn
chương này, sản phẩm của cộng đoàn Kitô hữu gốc Do-
thái hoặc gốc Hi-lạp, đã phát xuất từ những hoàn cảnh
như: phụng tự, hộ giáo, huấn giáo, truyền giáo… Bởi thế
phải đặt các đơn vị văn chương vào chỗ của chúng trong
cuộc sống (Sitz im Leben).
Để đạt tới mục đích đó, người ta có thể dùng hai
phương pháp:
- Phương pháp diễn dịch: nghiên cứu cách tổ chức
của cộng đoàn rồi suy diễn những hình thức văn chương
người ta dùng. (Dibelius, “Am Amfang war die Predigt”:
“ban đầu có lời rao giảng”).
- Phương pháp quy nạp: đi từ những hình thức văn
chương để khám phá những động lực đã thúc đẩy cộng
đoàn (Bultmann: Die Erforchung der synoptischen
Evangelien, Giessen 1925; Jésus, Berlin 1926).
Bultmann phân tích kỹ lưỡng các bản văn của các sách
Tin Mừng để tìm ra đâu là phần nòng cốt, đâu là phân
thêm thắt và sửa đổi. Những thêm thắt và sửa đổi ấy đều
tùy thuộc vào những nguyên do, những quan điểm mà
người ta có thể tìm ra được khi người ta theo dõi từ Phúc
32 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Âm này sang Phúc Âm khác sự biến chuyển của truyền


thống.
Kết quả mà Dibelius và Bultmann đã đi tới: là gán cho
cộng đoàn một vai trò hết sức quan trọng. Bultmann còn
đi xa hơn Dibelius nhiều: đối với ông, tất cả hoặc gần như
tất cả mọi sự trong các sách Phúc Âm đều do cộng đoàn
tiên khởi sáng tác ra: người ta không thể biết cái gì chắc
chắn về những điều mà Đức Giêsu đã nói hoặc đã làm.
Vậy, sau khi đã loại ra những gì mà cộng đoàn đã sáng
chế, thì còn gì là lịch sử về con người Đức Giêsu?
Rất ít: Giêsu người Galilê, một kẻ tự xưng là tiên tri,
một kẻ đã ăn nói và hành động kiểu như thế, mặc dầu
người ta không biết rõ ông đã nói gì, đã làm gì. Ông đã
chết một cách thê thảm. Về nguồn gốc thần thiêng, sứ vụ
cứu rỗi, các phép lạ, và sự sống lại của ông… mọi điều đó
đều do cộng đoàn tưởng tượng ra. Như thế người ta chỉ
biết được Đức Kitô theo niềm tin của cộng đoàn tiên khởi,
chứ không biết được gì về Đức Giêsu của lịch sử.
Dibelius không theo lập trường hồ nghi cực đoan như
Bultmann. Ông còn công nhận một số lời tuyên bố xuất
phát từ những chứng nhân trực tiếp. Nhưng các chứng
nhân ấy đã sửa đổi lời Đức Giêsu.
Về các trình thuật, Dibelius đã nghiên cứu kỹ lưỡng
hơn và đánh giá cao về các “truyện mẫu” (paradigmes).
Chúng hàm chứa một nòng cốt lịch sử, mặc dầu cộng
đoàn đã thêu dệt vào nhiều chi tiết.
2. Phê bình phương pháp
1/ Phần tích cực
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Trước hết, chúng ta hãy xem phần tích cực, tức là


những ý tưởng đúng trong phương pháp này mặc dầu
những ý tưởng ấy không hoàn toàn mới mẻ.
a. Người ta không thể tách biệt các sách Tin Mừng
khỏi niềm tin và lời rao giảng nguyên thủy đã khai sinh ra
chúng: đó là nguyên tắc mà phương pháp F.G dùng làm
khởi điểm. Nguyên tắc ấy đúng, nếu vẫn giữ nó trong
những giới hạn hợp lý. Giáo Hội Công Giáo vẫn luôn luôn
nhìn nhận rằng truyền thống có trước Kinh Thánh.

b. Dibelius và Bultmann quả quyết là phải phân biệt


truyền thống và công việc biên soạn: các sách Tin Mừng
được cấu tạo nhờ việc thu thập các yếu tố đã có sẵn. Điểm
này đúng và nhiều nhà chú giải trước hai ông cũng đã
nhận thấy là không thể đặt một tương quan sít sao giữa
các yếu tố trong cuộc đời của Đức Giêsu. Ví dụ: Lc 5,12-
14 đặt việc chữa lành một người phung trước bài giảng lên
núi (6,20-49), còn Mt 8,1-4 thì đặt sau. Lời Chúa Giêsu tạ
ơn Chúa Cha đã mặc khải cho những kẻ bé mọn được Mt
(11,25-27) đặt trước lời tuyên tín của Phêrô ở Kaisaria,
còn Lc (10,21-22) lại đặt sau.
Các chỉ dẫn về thì giờ hoặc địa lý làm câu chuyển ý
giữa các đoạn cũng mơ hồ. Các bài diễn từ nhiều khi là
những câu nói của Chúa được phát biểu trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau, nay được thu thập lại.
Tuy nhiên hai nhà phê bình đã đi quá lố. Những người
viết sách Phúc Âm không phải chỉ làm công việc thu nhặt.
Họ còn là những tác giả thực sự. Lẽ dĩ nhiên họ dùng
những yếu tố đã có sẵn trong truyền thống: nhưng họ cũng
phải chọn lựa, sắp xếp và cắt nghĩa các yếu tố ấy. Họ
34 Dẫn nhập phê bình vào các sách

không muốn kể lại tất cả mọi chi tiết về Đức Giêsu, nhưng
họ chỉ muốn kể lại những điều chắc chắn.
c. Việc sắp xếp các yếu tố truyền thống theo các văn
loại là một công việc khó khăn, nhưng cần thiết và hữu
ích. Việc sắp xếp các logia thì ít khó khăn hơn và ta có thể
chấp nhận cách phân tích của Bultmann. Nhờ công việc
sắp xếp ấy người ta nhận thấy là các truyền thống văn
chương trong Cựu Ước được nối tiếp trong lời rao giảng
của Chúa Giêsu: Người đã giảng dạy như một hiền nhân,
như một ngôn sứ, như một nhà lập pháp hay như một tác
giả các sách Khải huyền.
Đối với các trình thuật thì công việc rất khó khăn.
Kiểu nói “trình thuật về các phép lạ” có thể được xem là
hợp lý. Nhưng những từ ngữ “truyện ký” và “thần thoại”
không những có tính cách độc đoán mà còn sai lầm.
Một lỗi lầm trầm trọng phải nói ngay ở đây là các ông
đã đi từ phê bình văn chương đến phê bình lịch sử một
cách trái phép. Dibelius không những đã gắn loại “truyện
mẫu” (paradigmes) cho các vị giảng thuyết và các “tiểu kỳ
hoa” (novelles) cho những người kể chuyện, mà còn quả
quyết rằng loại sau phát sinh muộn thời hơn và có ít giá trị
lịch sử hơn.
d. Phương pháp F.G đặt cho mình đối tượng chính
yếu là tìm lại tiểu sử của các đơn vị văn chương và sự biến
chuyển của chúng. Đó là một quan điểm rất hữu ích. Một
số câu nói hoặc bài trình thuật đã được sửa chữa vì phải
thích ứng vào những nhu cầu của cộng đoàn. Ví dụ: lời
khuyên bảo phải giàn hòa với đối thủ trước khi ra trước
quan tòa, theo Lc (12,57-59) là một lời mời gọi dân Do-
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

thái phải hoán cải trước sự phán xét của Thiên Chúa sắp
xảy đến; còn Mt (5,25+) thì xem đó là một bài học về bác
ái huynh đệ hơn là một lời cảnh cáo về ngày chung thẩm
sắp đến.
Trong Luca (15,2-7) dụ ngôn con chiên lạc biện minh
cho lòng thương xót của Đức Giêsu đối với những người
thu thuế và những người tội lỗi; trong Mt (18,10-14) nó đã
trở thành một bài học về cách cư xử của các niên trưởng
trong cộng đoàn đối với những người nhỏ bé, những thành
phần khiêm tốn nhất của Giáo Hội.

2/ Phần tiêu cực


Mặc dầu người ta có thể rút ra một số điểm hữu ích từ
phương pháp F.G, tuy nhiên cách thức mà hai nhà phê
bình đưa ra áp dụng, chứa đựng nhiều sai lạc không thể
chấp nhận được.
a. Một sai lạc lớn của những người khởi xướng
phương pháp này là đã xem truyền thống Phúc Âm như
một thứ truyền thống bình dân nào đó. Đối với Dibelius và
Bultmann phần lớn các chất liệu trong các sách Tin Mừng
đều do cộng đoàn sáng tạo ra hoặc phát xuất từ những
nhóm người Do-thái hoặc Hy-lạp.
Thực tế cho thấy là trong lãnh vực lịch sử cũng như
trong lãnh vực văn chương, một đám quần chúng không
bao giờ sáng tác cái gì. Tất cả những phong trào lớn mạnh
đều phát xuất từ cá nhân xuất sắc. Quần chúng chỉ hưởng
ứng. Truyền thống Phúc Âm phát xuất từ lời rao giảng và
từ sự hoạt động của những chứng nhân trực tiếp, được
kiểm chứng bởi những người có quyền bính, trước hết là
bởi Phêrô: bởi thế truyền thống nhất lãm không thể được
36 Dẫn nhập phê bình vào các sách

đồng hóa với một truyền thống bình dân tầm thường.
Đàng khác, nếu đúng là giữa khoảng năm 40-50, đã có
một quyển Matthêu bằng tiếng Aram (theo ý kiến của
Vaganay, Cerfaux và P.Bnoit), thì như thế, một bản văn
phát xuất từ các tông đồ đã điều hành rất sớm sự biến
chuyển của truyền thống. Đó là một nguyên do cốt yếu
làm cho nó khác hẳn với một thứ truyền thống bình dân.
b. Sở dĩ, Dibelius và Bultmann, đã có ý gạt bỏ chứng
tá của các tông đồ tiên khởi, là vì một thành kiến triết học:
họ đã phủ nhận tất cả những gì là siêu nhiên. Chịu ảnh
hưởng triết lý của Hegel, khoa phê bình Kinh Thánh theo
kiểu duy lý đã thay thế một Thiên Chúa có chủ vị và siêu
việt bằng một ý tưởng về ngã, nội tại, tự biểu lộ trong tiến
trình của nhân loại. Bởi thế, cần phải cắt nghĩa theo lý trí
nguồn gốc và sự lưu truyền của những truyện ký tôn giáo
trong các sách Tin Mừng và cũng bởi thế mà tất cả những
gì có tính cách siêu nhiên đều bị xem là “thần thoại”,
không thể có trong lịch sử.
3. Tình trạng hiện thời của các vấn đề
1/ Ngày 21-4-1964, Ủy ban Kinh Thánh của Đức Giáo
Hoàng đã ra huấn thị “Sancta Mater Ecclesia” (Cf. Ligue
cathol, de l’Evangile, no 58) trong đó phần tích cực và
tiêu cực của F.G đều được trình bày. Huấn thị nói: “Trong
những trường hợp đặc biệt, nhà chú giải có thể tìm kiếm
những yếu tố lành mạnh do phương pháp F.G đưa lại; họ
có thể sử dụng những dữ kiện ấy để hiểu các sách Tin
Mừng một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên cũng phải tỏ ra cẩn
tắc, vì thường thường phương pháp ấy gắn liền với những
nguyên tắc triết lý và thần học mà chúng ta phải bác bỏ.
Và thường chính những nguyên tắc ấy làm sai lệch
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

phương pháp và những kết luận trong lĩnh vực văn học.
Quả thực, một số người theo phương pháp ấy, vì đã lạc
hướng bởi những tiên kiến duy lý, nên không còn nhìn
nhận sự hiện hữu của trật tự siêu nhiên… Một số người
khác đi từ quan niệm sai lạc về đức tin, xem đức tin như
không cần gì đến sự thật lịch sử… Sau nữa, có người hạ
giá quyền bính của các tông đồ là những chứng nhân của
Đức Kitô, vai trò và ảnh hưởng của các ngài trong cộng
đoàn tiên khởi, đồng thời họ đề cao quá mức khả năng
sáng tạo của cộng đoàn ấy”.
2/ Năm 1957, tại đại hội Oxford về chủ đề các sách
Tin Mừng, H.Riesefeld đã đọc một tham luận nổi tiếng:
ông chứng minh rằng môi trường đã làm phát sinh các sách
Tin Mừng là phụng vụ của Kitô giáo tiên khởi, và nguồn gốc
đầu tiên của truyền thống các sách Tin Mừng nằm trong lời
giảng của Chúa Kitô (Studia Evangelica, Compte-rendu
Cogrès d’Oxford 1957, Berlin 1959, p.43-65).
3/ Năm 1963, cha Xavie Léon Dufour trong mô ̣t tác
phẩm quan trọng “Les Evangiles et l’histoire de Jésus”
(Ed. du Seuil) đã trả lời cho câu hỏi: trong mức đô ̣ nào
chúng ta có thể đạt tới Đức Giêsu trong thực tại lịch sử?
Mới đây cha René Latourelle cũng đề câ ̣p vấn đề này
trong quyển “L’Accès à Jésus par les Evangile” (Desclée-
Bellarmin, 1978).
4/ Năm 1966, ông Cullmann trong quyển “Le salut
dans l’histoire” (Heil als Geschichte) đã chứng minh rằng
niềm tin vào Đức Kitô như ta thấy trong Tân Ước nối liền
với mô ̣t lịch sử cứu đô ̣ mà Đức Giêsu là trung tâm: và
chính Đức Giêsu đã tự đă ̣t mình vào trung tâm của lịch sử
cứu đô ̣ ấy.
38 Dẫn nhập phê bình vào các sách

5/ W.Davies trong quyển “The setting of the Sermon


on the Mount”, Cambridge, 1964 (được phân tích do cha
P.Bnoit, trong R.B.1965, p.595-601) đã cho rằng lâ ̣p
trường hồ nghi phát xuất từ F.G đã đi quá đô ̣.
6/ G.Bornkamm và nhiều học giả tin lành khác cũng là
môn đê ̣ của Bultmann như W.Marxsen, Conzelmann,
Ebeling, đã nhấn mạnh tới vai trò tích cực của các tác giả
viết sách Tin Mừng. Họ nhìn nhâ ̣n rằng con người lịch sử
Giêsu là mô ̣t yếu tố chính yếu trong lời rao giảng của các
tông đồ (xem ở sau, mục III).
F. VẤN ĐỀ GIẢI TRỪ HUYỀN THOẠI
Theo Bultman thì Tân Ước dựa trên mô ̣t quan niê ̣m
thần thoại và chứa đầy những thần thoại.
Ví dụ vũ trụ được trình bày bằng 3 tầng: TRỜI, nơi
Thiên Chúa và các thiên thần ở; ĐẤT, nơi con người và
các lực lượng của ma quỷ còn hành đô ̣ng; ÂM PHỦ, ở
dưới đất. Quan niê ̣m về Đức Kitô cũng thần thoại: mô ̣t
Đấng Thiên Sai, sinh từ mô ̣t người nữ đồng trinh, làm các
phép lạ, sống lại từ cõi chết để chuô ̣c tô ̣i, nay đang hiển trị
trong vinh quang của Chúa Cha, sau này sẽ quang lâm.
Công viê ̣c của nhà chú giải là:
- giải trừ huyền thoại (Entmythologisièrung): tìm ra
những thần thoại trong Tân Ước nhờ phương pháp
phê bình văn thể,
- diễn lại ý nghĩa của thần thoại theo ngôn ngữ hiê ̣n
đại.
Bultmann muốn nói tới thứ ngôn ngữ triết lý hiê ̣n
sinh theo kiểu Heidegger. Ông nghĩ rằng Tân Ước, dẫu có
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

dùng mô ̣t thứ ngôn ngữ thần thoại đi nữa, thì cũng đưa lại
cho con người mô ̣t câu giải đáp toàn vẹn cho vấn đề nhân
sinh. Trong Đức Kitô, con người gă ̣p gỡ Thiên Chúa. Lời
rao giảng tạo nên sự gă ̣p gỡ và đòi hỏi nơi con người mô ̣t
sự trả lời, mô ̣t niềm tin. Phải nói thêm là niềm tin, theo
Bultmann, không phải là mô ̣t điều gì huyền nhiê ̣m và siêu
nhiên, nhưng là thái đô ̣ đảm nhâ ̣n mô ̣t cuô ̣c sống nhân loại
đích thực.
Bởi thế để “tin”, theo kiểu Bultmann, thì cũng không
cần biết Đức Giêsu là con người lịch sử như thế nào. Chỉ
cần phải tin vào Lời Chúa để được cứu rỗi: chính trong
đô ̣ng tác công bố Lời Chúa mà thâ ̣p giá của Đức Kitô trở
nên hiê ̣n diê ̣n đối với ta và thôi thúc ta thoát ra khỏi lối
sống ích kỉ và làm cho ta trở nên tự do.
Nhận định:
 theo Bultmann, tư tưởng huyền thoại hoàn toàn đối
ngịch với tư tưởng khoa học và bởi thế không thể chấp
nhận được.
Ngày nay nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng
thần thoại cũng là mô ̣t cách diễn đạt thực tế; nó cũng là
mô ̣t yếu tố quan trọng trong tư tưởng và cách diễn tả của
lý trí con người.
Vâ ̣y vấn đề không phải là huỷ bỏ thần thoại, nhưng
phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Hiểu theo nghĩa sau này
thì “giải trừ hyền thoại” là mô ̣t phương pháp chú giải
Kinh Thánh có giá trị. Nhưng lại mô ̣t vấn đề nữa là tìm ra
những thần thoại trong các sách Phúc Âm.

III. CÁC TÁC GIẢ VIẾT SÁCH TIN MỪNG


40 Dẫn nhập phê bình vào các sách

A. LỊCH SỬ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN


(Redaktionsgeschichte, viết tắt: R.G)
Như chúng ta đã thấy, ngay từ đầu, khi lưu truyền sứ
điê ̣p Tin Mừng thì đã có mô ̣t sự thích ứng và quảng diễn
nào đó rồi. Đối với Giáo Hô ̣i, lời dạy của Đức Giêsu là
lương thực cho đời sống của mình. Nên Giáo Hô ̣i không
thể giới hạn hoạt đô ̣ng của mình vào viê ̣c chuyển đạt mà
thôi, nghĩa là nghe sao thì nói vâ ̣y chứ không làm gì hơn.
Phương pháp F.G đã giúp ta ý thức tới sự biến hoá của các
truyền thống Tin Mừng. Nhưng phương pháp này không
chú ý gì tới công trình của các tác giả viết sách Tin Mừng.
Để phản ứng lại với những quá khích của phương pháp
F.G, mô ̣t trường phái mới xuất hiê ̣n: trường phái nghiên
cứu lịch sử biên soạn (Redaktionsgeschichte).

1. Nguồn gốc của chiều hướng nghiên cứu mới


Chiều hướng nghiên cứu công trình biên soạn đã xuất
hiê ̣n manh nha từ đầu thế kỷ này. Lúc bấy giờ trường phái
tự do cho rằng quyển Tin Mừng của Máccô, nguồn tài liê ̣u
của Luca và Matthêu, là gần với các biến cố hơn cả và bởi
thế đáng tin câ ̣y hơn cả về mă ̣t lịch sử. Trong lúc Luca và
Matthêu có những chủ ý thần học, thì Máccô kể chuyê ̣n
mô ̣t cách đơn giản, không mô ̣t chút ngụ ý nào. Chính
Wilhelm Wrede, trong tác phẩm viết về bí ẩn Đấng Mêsia
năm 1901 đã chứng minh rằng Tin Mừng của Máccô,
cũng như của Matthêu và Luca, phản ánh mô ̣t quan niê ̣m
thần học. Theo Wrede, Máccô đã “sáng tạo” ra cái “bí ẩn”
trong ý thức của Đức Giêsu về vai trò cứu thế của mình: ý
tưởng ấy không có nền tảng lịch sử nào cả trong cuô ̣c đời
của Đức Giêsu. Wrede đã có lý về hai điểm: thứ nhất là
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Máccô cũng có mô ̣t quan niê ̣m thần học; thứ hai là người
chú giải phải cố gắng khám phá cái sắc thái của quan niê ̣m
thần học ấy. Và như thế có thể nói Wrede là người đầu
tiên đã áp dụng phương pháp R.G. Tuy nhiên ông còn
quan niê ̣m mô ̣t cách qúa đơn giản công trình của các tác
giả viết sách Tin Mừng, nhất là ông chưa thấy rằng, để
đánh giá cho đúng công trình biên soạn của họ, thì cần
phải biết rõ lịch sử của truyền thống. Mô ̣t nhà nghiên cứu
nữa được xem như tiên phong R.G, đó là R.H.Lightfoot
(với tác phẩm History and Inter- pretation, xuất bản năm
1934). Ông đã chứng minh rằng quyển Tin Mừng của
Máccô phản ánh khắp nơi chủ ý thần học của tác giả, nhất
là 13 câu đầu tiên đích thực là mô ̣t lời dẫn nhâ ̣p vào Kitô
học của Máccô.
Tuy nhiên sau 1945 các công trình quan trọng mới
xuất hiê ̣n, làm cho R.G trở thành mô ̣t phương pháp nghiên
cứu và tạo nên mô ̣t giai đoạn mới trong lịch sử khoa
nghiên cứu Kinh Thánh. Những đại diê ̣n chủ chốt trong
chiều hướng nghiên cứu này là:
- Gunther Bornkamm: nghiên cứu thần học của Matthêu;
- Hans Conzelman (Die Mitte der Zeit, xuất bản năm
1954): nghiên cứu thần học của Luca;
- Willi Marxsen (Der Evangelist Markus, xuất bản năm
1956): nghiên cứu thần học của Máccô;
- Wolfgang Trilling (Das Wahre Israel, xuất bản năm
1959): nghiên cứu thần học của Matthêu.
2. Trình bày tổng quát phương pháp R.G
Phương pháp R.G nhằm nghiên cứu diê ̣n mạo riêng
biê ̣t của mỗi quyển Tin Mừng: quan điểm thần học của tác
42 Dẫn nhập phê bình vào các sách

giả, cách sắp xếp các chất liê ̣u mà ông đã chọn lựa, sắc
thái văn chương. Huấn thị của Uỷ ban Kinh Thánh (1964)
đã miêu tả những nét chính yếu trong công trình của các
tác giả viết sách Tin Mừng: các ngài đã chọn lựa mô ̣t số
trong những chất liê ̣u của truyền thống; đã làm công tác
tổng hợp và đã thích ứng sách Tin Mừng của các ngài theo
những nhu cầu của các Giáo Hô ̣i địa phương. Các tác giả
viết sách Tin Mừng không sáng tác ra chất liê ̣u. Chất liê ̣u
này đã nằm trong truyền thống dưới dạng văn viết hoă ̣c
truyền khẩu. Các ngài đã chọn lựa mô ̣t số trình thuâ ̣t hoă ̣c
ngôn từ. Tin Mừng của Gioan cho ta thấy rõ sự chọn lựa
đó, trong lời kết luâ ̣n đầu cũng như trong lời kết luâ ̣n thứ
hai (Ga 20,30; 21,25). Chúng ta còn thấy điều đó trong Tin
Mừng của Máccô: ông chỉ ghi lại hai diễn từ: các dụ ngôn
(chương 4) và diễn từ chung luâ ̣n (chương 13). Luca cũng
bỏ qua những bài trình thuâ ̣t của Máccô: ví dụ phép lạ hoá
bánh lần II. Những chất liê ̣u bị bỏ lại cũng có ý nghĩa sâu
xa như những chất liê ̣u được dùng.
Các tác giả viết sách Tin Mừng còn sắp xếp các chất
liê ̣u đã chọn theo quan điểm của mình, tiêu biểu nhất là
viê ̣c Matthêu và Luca sử dụng các nguồn sử của chính các
ngài: Máccô nguồn Q. Matthêu đã sắp xếp quyển Tin
Mừng của mình thành 5 phần, kiểu như “Bô ̣ Ngũ Kinh
mới” do “Môsê mới” ban hành cho “Israel mới”. Còn
Luca thì tôn trọng cơ cấu cổ truyền tức là 4 giai đoạn
trong thời Đức Giêsu đi rao giảng (lời giảng của Gioan
Tẩy giả, Galilê, hành trình lên Giêrusalem, tại
Giêrusalem), nhưng ông có hai phần bổ túc mà phần lớn
(Lc 9,51 - 18,14) được xen vào giai đoạn hành trình lên
Giêrusalem: ông muốn ngụ ý Giêrusalem là trung tâm
cuô ̣c đời của Đức Kitô, vì tại đó Đức Kitô đã dâng mình
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

làm của lễ và đã khải hoàn vinh hiển; ông cũng muốn ngợi
ý rằng đời sống Kitô hữu nằm ở chỗ bước theo Đức Kitô
vào cuô ̣c khổ nạn để cùng với Người tiến tới vinh quang.
Sau nữa các tác giả, khi soạn thảo sách Tin Mừng, đã
quan tâm tới những hoàn cảnh khác nhau của đô ̣c giả.
Matthêu viết cho những Kitô hữu gốc Do-thái, còn Luca
viết cho các dân ngoại. Vì thế sách Tin Mừng của các ngài
mang chiều hướng khác nhau.
Trong bài diễn từ trên núi, Matthêu muốn chứng minh
cho người Do-thái thấy là Đức Kitô không đến huỷ bỏ lề
luâ ̣t nhưng “kiê ̣n toàn”. Vì thế ông nêu ra 6 ví dụ để cho
thấy là sự công chính của các môn đê ̣ Đức Kitô trổi vượt
sự công chính của các Kinh sư và Biê ̣t phái, những người
được xem tuân giữ nghiêm ngă ̣t Lề luâ ̣t (Mt 5,20-47). Đối
với ông sự hoàn hảo Kitô hữu đòi buô ̣c đừng xét đoán tha
nhân (Mt 7,1), nhưng phải đối đãi với tha nhân như chúng
ta muốn được đối đãi (Mt 7,12). Còn Luca cảm thấy
không cần phải chứng minh viê ̣c Đức Kitô kiê ̣n toàn Lề
luâ ̣t, nên ông đã khai triển chủ đề đức mến, mô ̣t đức mến
đi đến chỗ yêu thương cả thù địch (Lc 6,27-36). Ông đã
đă ̣t trọng tâm vào đức mến, vì đó là cốt lõi của lề luâ ̣t và
lời dạy các ngôn sứ. Trong các dụ ngôn, chúng ta thấy rất
rõ viê ̣c các tác giả thích ứng lời dạy với các hoàn cảnh của
các Giáo Hô ̣i địa phương. Dụ ngôn tiê ̣c cưới (Lc 14,16-
24) đã trở thành trong Matthêu mô ̣t ẩn dụ mô tả số phâ ̣n bi
đát của dân Do-thái. Dân này được mời gọi vào Nước
Trời, nhưng đã từ chối: họ đã giết các ngôn sứ và bắt bớ
các tông đồ. Vì thế họ đã bị loại ra và chịu án phạt, còn
các dân ngoại sẽ thế chỗ của họ.
44 Dẫn nhập phê bình vào các sách

3. Phần đóng góp của phương pháp R.G


a/ Phương pháp F.G đã cắt nhỏ các tài liê ̣u của truyền
thống và giới hạn vai trò của các tác giả viết sách Tin
Mừng vào viêc̣ thu thâ ̣p chất liê ̣u mà thôi. Phương pháp
R.G đã “hồi phục” công trạng của các ngài: các ngài
không chỉ làm công tác thu thâ ̣p chất liê ̣u, mà còn là
những nhà văn và nhà thần học đích thực, mỗi người có
mô ̣t diê ̣n mạo riêng biê ̣t. Tuy nhiên phải quan niê ̣m diê ̣n
mạo của các tác giả đây không phải theo kiểu mô ̣t tờ
chứng minh nhân dân; nhưng đó là toàn thể những đă ̣c
điểm văn chương và đạo lý tạo nên vẻ đô ̣c đáo cho quyển
Tin Mừng của các ngài.

b/ Nhưng người theo phương pháp R.G cũng đã không


tránh nỗi những nguy hiểm: trong các sách Tin Mừng họ
chỉ quan tâm tới giá trị thần học và không để ý tới tương
quan của chúng với Đức Giêsu. Đó là nhược điểm của
Conzelmann và của Marxsen. Trường phái F.G đã đă ̣t
ngăn cách giữa Giáo Hô ̣i và Đức Giêsu; bây giờ thì ngăn
cách lại được đă ̣t ra giữa các tác giả viết sách Tin Mừng
và Đức Giêsu.
Thực ra đối với các tác giả Tin Mừng, ưu tư trình bày
quan điểm thần học không phải là điều duy nhất quan
trọng. Các tông đồ tiên khởi khi rao giảng đã quan tâm tới
nhiều chi tiết trong cuô ̣c đời của Đức Giêsu. Dần dần các
chi tiết này được du nhâ ̣p vào truyền thống, rồi từ đó được
đưa vào trong các sách Tin Mừng. Vì thế phương pháp
R.G không những phải quan tâm đến chủ ý thần học của
các tác giả, mà còn phải quan tâm đến truyền thống mà
các ngài là những người chịu trách nhiê ̣m. Khi nghiên cứu
các phương pháp biên soạn của các tác giả Tin Mừng,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

người ta nhâ ̣n thấy sự tự do sáng tác của các ngài tương
đối thôi. Mô ̣t đàng sự tự do ấy bị chi phối bởi những
nguồn tài liê ̣u đã có sẵn (khoa phê bình các nguồn sử -
Quellenkritik - đã nhâ ̣n diê ̣n ra những nguồn chính;
phương pháp F.G khám phá được những chất liê ̣u ít quan
trọng hơn). Đàng khác truyền thống có mô ̣t ảnh hưởng rất
lớn trên các ngài. Luca đã tỏ ra rất trung tín đối với các
nguồn tài liê ̣u. Những chỗ người tỏ ra tự do, cũng dễ hiểu.
Lý do là người chú ý tới hoàn cảnh của các dân ngoại,
hoă ̣c vì người muốn cống hiến cho họ mô ̣t bài trình thuâ ̣t
cân đối, đồng bô ̣ trên bình diê ̣n văn chương, hoă ̣c vì người
muốn đưa vào trong lược đồ truyền thống mà người đã
lãnh nhâ ̣n, những yếu tố mới phát xuất từ những nguồn sử
riêng, hoă ̣c vì người muốn nhấn mạnh tới ý nghĩa thần học
mà người đã hiểu được về công trình cứu rỗi của Đức
Giêsu. Matthêu lại có ưu tư huấn giáo. Người tổng hợp và
sắp xếp lại thành mô ̣t toàn bô ̣ giáo lý những chất liê ̣u đã
được giảng dạy từ lâu trong Giáo Hô ̣i; đàng khác vì viết
cho những Kitô hữu gốc Do-thái, người đã giải thích ý
nghĩa biến cố Giêsu dưới ánh sáng của lịch sử dân Israel.
Máccô, trong công trình biên soạn, ít để lại dấu vết trên
bình diê ̣n văn chương, nhưng cốt yếu là trong cơ cấu của
tác phẩm.

Nói tóm lại, phương pháp biên soạn của các tác giả
Tin Mừng biểu lô ̣ sự trung tín nhiều hơn là sự tự do; và vì
người ta “kiểm chứng” được sự tự do này, nên nó vẫn tạo
được sự tin tưởng.

B. VẤN ĐỀ NHẤT LÃM


1. Sự kiêṇ
46 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Sách Tin Mừng theo Máccô được viết vào khoảng năm
65-70. Hai quyển theo Matthêu và Luca được viết vào
khoảng 15 năm sau. Cả ba quyển không phản ánh những
môi trường như nhau, không nhắm những đô ̣c giả như
nhau. Tuy nhiên cả 3 đều trình bày giống nhau, đến nỗi
người ta có thể đă ̣t lên ba cô ̣t song song để đối chiếu với
nhau. Bởi thế từ thế kỷ 18, người ta gọi ba quyển Tin
Mừng này là các Tin Mừng “Nhất Lãm” (Synopse, cái
nhìn chung). Sự kiê ̣n đă ̣t ra mô ̣t vấn đề đă ̣c biê ̣t gọi là vấn
đề nhất lãm. Sự kiê ̣n là ba quyển Tin Mừng có những nét
tương đồng và dị biê ̣t liên hê ̣ tới chất liê ̣u, cách sắp xếp và
ngôn ngữ.
a/ Về chất liê ̣u: nói chung cả ba quyển Tin Mừng đều
kể lại những sự kiê ̣n như nhau: những phép lạ, những dụ
ngôn, những cuô ̣c đối chất, những biến cố chính trong
cuô ̣c đời của Chúa Giêsu.
Nếu tính các câu giống nhau, người ta thấy:
Mt Mc Lc
Giống 330/1068 330/661 330/1160 (1/2 của
nhau Mc;
giữa 1/3 của
3 quyển Mt;
non 1/3
của Lc)
Mt - Mc 178 178
Mc - Lc 100 100
Mt - Lc 230 230
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Riêng của 330 53 500


mỗi quyển
Như vâ ̣y ngoài những phần chung, mỗi quyển còn có
những nguồn sử riêng:
- Máccô chỉ có riêng 53 câu;
phần còn lại nằm trong Mt và Lc;
Mc xem ra là mẫu số chung của truyền thống nhất lãm.
- Mt và Lc có những điểm chung, mà Mc không có.
b/ Cách xếp đă ̣t: cả 3 quyển đều theo mô ̣t lược đồ tổng
quát:

Mt Mc Lc
Thời chuẩn bị 3,1 - 4,11 1,1-13 3,1 - 4,13
Sứ vụ tại Galilê 4,12 - 18,35 1,14 - 9,50 4,14 - 9,50
Hành trình lên 19,1 - 20,34 10,1-56 9,51 - 18,43
Giêrusalem
Khổ nạn và Phục 21 - 28 11 - 16 19 - 24
Sinh

Bên trong cái khung ấy, người ta gă ̣p nhiều dị biê ̣t


đáng chú ý:
- Từ Mc 1,21 tới 6,13, Lc đã theo cùng một thứ tự (Lc
4,31 - 9,6), nhưng Mt lại đi riêng rẽ. Quả vậy trong 14
chương đầu Mt theo một thứ tự riêng: từ chương 14 trở
đi ông song song với Mc.
48 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Lc thì độc lập với Mt và Mc từ 9,51 tới 18,14 (nguồn sử
riêng của Lc).
- Các Lời của Chúa thì Mt thu xếp lại trong 5 bài diễn
văn lớn; trong Lc, các lời ấy nằm rải rác đây đó.
c/ Ngôn Ngữ: ngôn ngữ của 3 quyển Tin Mừng thường
rất giống nhau. Ví dụ: trên 63 chữ giữa Mt 3,7-10 và Lc
3,7-9 chỉ có hai chữ khác nhau. Nhiều khi trong những
đoạn văn bố cục giống nhau mà chữ dùng khác nhau, hoă ̣c
ngược lại, chữ dùng giống nhau mà bố cục lại khác nhau.
Ví dụ: Kinh Lạy Cha trong Mt và Lc.
Các câu trích dẫn Kinh Thánh nhiều khi hoàn toàn
giống nhau về hình thức nơi ba tác giả cho dẫu có khác
với bản Hípri hoă ̣c Hy-lạp. Ví dụ: Mt 3,3 = Mc 1,3 = Lc
3,4 đều sửa đổi bản văn của Is 40,3 và áp dụng cho Đấng
Cứu Thế điều mà Is áp dụng cho Thiên Chúa.
Cũng vâ ̣y Mt 11,10 = Mc 1,2 = Lc 7,27 trích dẫn Ml
3,1 và cũng áp dụng cho Đức Giêsu.

Vấn đề:
- Làm sao cắt nghĩa những nét giống nhau và khác nhau
giữa ba quyển Tin Mừng?
- Nếu không có một sự lê ̣ thuộc nào trên bình diê ̣n văn
học, làm sao lại có nhiều điểm tương đồng như thế?
- Nếu nhìn nhận là các bản văn lê ̣ thuộc nhau, làm sao cắt
nghĩa những phần thiếu sót, những phần thêm vào?
- Quan điểm riêng của mỗi tác giả có đủ giải thích những
khác biê ̣t?
2. Các giả thuyết
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Trong 17 thế kỷ đầu, các Kitô hữu thường chỉ làm
công viê ̣c hoà đồng giữa các dữ kiê ̣n của truyền thống
Phúc Âm, nhiều khi còn đi vào những lối cắt nghĩa tượng
trưng thiếu nền tảng.
Vào cuối thế kỷ 18, ba giả thuyết xuất hiê ̣n:
a/ Năm 1784 G.E.Lessing cho rằng ba quyển Tin Mừng
đều là những bản dịch của một bản văn aram nay đã
mất đi (giả thuyết về một quyển Tin Mừng nguyên
thuỷ).
b/ Vài năm sau, G.C.Storr (1786) đã trình bày Máccô như
là quyển Tin Mừng cũ nhất, và hai quyển kia lê ̣ thuộc
phần nào vào Máccô; còn J.J.Griesbach (1789, ông tổ
của tiếng “nhất lãm”) đưa ra giả thuyết về sự lê ̣ thuộc
nhau: Matthêu đi đầu, Luca lê ̣ thuộc Mattêu, còn
Máccô là bản tóm tắt hai quyển kia (giả thuyết về một
tương quan lê ̣ thuộc nhau).
c/ Năm 1796: Herder nghĩ rằng ba quyển Tin Mừng
không lê ̣ thuộc nhau nhưng lê ̣ thuộc vào Tin Mừng
truyền khẩu (Giả thuyết về truyền thống).
Truyền khẩu, tương quan lê ̣ thuô ̣c nhau, nguồn văn
kiê ̣n chung, đó là ba yếu tố sẽ giữ mô ̣t tầm quan trọng ít
hay nhiều trong các giả thuyết về sau (Intr. Bb. II, p.271).
Mô ̣t giả thuyết danh tiếng xuất hiê ̣n trong thế kỷ 19:
giả thuyết về hai nguồn. Năm 1835 Lachmann đã đề
xướng thuyết Hai nguồn (Zwei Quellen Theorie), theo đó
thì 3 sách nhất lãm lê ̣ thuô ̣c chính yếu vào Hai nguồn:
Máccô quyển Tin Mừng cũ nhất, gồm các bài trình thuâ ̣t;
Matthêu và Luca đã biết sử dụng nguồn này, tuy hai tác
50 Dẫn nhập phê bình vào các sách

giả của hai sách này không lê ̣ thuô ̣c nhau; nguồn thứ hai
(thường gọi là Q, do tiếng Đức Quelle, nghĩa là “nguồn”)
chỉ gồm những “logia”, nghĩa là những câu nói và những
bài diễn từ của Chúa. Phải giả thiết có nguồn này, vì có
những đoạn văn trong đó Matthêu và Luca giống nhau mà
Máccô không có.
Nó gă ̣p những khó khăn chính sau đây:
- Đi trái với truyền thống trong Giáo Hội, theo đó thì
Matthêu đã được viết bằng tiếng aram và có trước
Máccô;
- Nhiều đoạn trong Matthêu (kể cả những bài trình thuật)
xem ra lâu đời hơn Máccô và vì thế không thể lê ̣ thuộc
Máccô: so sánh những đoạn về người đàn bà Canaan
(Mt 15,21-28 = Mc 7,24-30), về viê ̣c giữ chay khi
chàng rể bị đưa đi (Mt 9,15 = Mc 2,20);
- Nội dung của nguồn tài liê ̣u Q, theo cách trình bày của
Lachmann và các học giả Tinh lành về sau, thì còn
mập mờ, chưa đạt tới một kết luận có giá trị thuyết
phục.

3. Tiến tới mô ̣t giả thuyết thoả đáng hơn


Khoa phê bình hiê ̣n đại, nhất là phía Công giáo
(L.Vaganay, P.Bnoit, X.Leson-Dufour) đã cố gắng giải
đáp những khó khăn nêu trên:
- Trước hết giữ quan điểm cổ truyền là quyển Tin
Mừng I có mô ̣t trạng thái nguyên thuỷ bằng tiếng aram,
khác với trạng thái hiê ̣n thời bằng tiếng Hi-lạp. Trong viễn
ảnh này, Matthêu Hi-lạp lê ̣ thuô ̣c vào Máccô, và Máccô lê ̣
thuô ̣c vào Matthêu aram. Như thế người ta hiểu được tại
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

sao quyển Tin Mừng theo thánh Matthêu bình thường thì
lê ̣ thuô ̣c vào Máccô, nhưng có khi lại khác với Máccô và
xem ra lâu đời hơn Máccô: lý do là nó đã đi sát với
Matthêu aram hơn.
- Sau nữa, để bổ túc cho những thiếu sót của giả thuyết
Q, cần phân biê ̣t hai nguồn khác nhau trong truyền thống
các “Logia” có chung giữa Matthêu và Luca (đã nói ở
trên: Matthêu và Luca có những đoạn “song truyền” mà
Máccô không có):
+ Matthêu aram: trong Matthêu aram không những có
các trình thuật, nhưng còn có các Logia, mặc dầu
Máccô đã bỏ qua rất nhiều;
+ Một sưu tập các Logia khác nữa ghi chép những
nguyên liê ̣u mà Matthêu aram không ghi hoặc cùng
một thứ nguyên liê ̣u nhưng nằm dưới một hình thức
khác. Matthêu hiê ̣n thời và Luca đều dùng sưu tập
này, nhưng Máccô thì không biết tới.
Dựa vào những nhâ ̣n xét văn học đó, chúng ta có thể
vạch lại diễn tiến tổng quát trong sự hình thành của ba quyển
Tin Mừng đầu tiên. Chúng ta có thể phân biê ̣t 5 giai đoạn:
a/ Ở giai đoạn đầu tiên có lời rao giảng của các tông
đồ: đó là lời rao giảng (Kerygma) về cái chết cứu thế và
sự sống lại của Chúa, các bài diễn từ của Phêrô trong sách
Công vụ là những toát yếu điển hình của lời rao giảng ấy.
Bên cạnh còn có những bài trình thuâ ̣t chi tiết hơn: bài
trình thuâ ̣t về cuô ̣c khổ nạn chắc chắn đã mă ̣c mô ̣t hình
thức cố định rất sớm; sau nữa là những mẫu chuyê ̣n về
cuô ̣c đời, thân thế, sứ vụ, quyền năng và lời giảng dạy của
Chúa. Cùng với các tông đồ, còn có những “giảng viên
52 Dẫn nhập phê bình vào các sách

khác” (euangelistès, vị giảng viên Tin Mừng: Cv 21,8; Ep


4,11; 2Tm 4,5): họ cũng kể lại những kỷ niê ̣m về Chúa
Kitô: vì lă ̣p đi lă ̣p lại nên hình thức kể dần dần trở thành
cố định.
b/ Ít lâu sau, khi mà các tông đồ bắt đầu ra đi, người
ta nghĩ tới viê ̣c phải ghi chép truyền thống lại… nhờ vâ ̣y
các mẫu chuyê ̣n trước kia được kể mô ̣t cách rời rạc và đô ̣c
lâ ̣p cũng được thu thâ ̣p lại hoă ̣c theo thứ tự thời gian (mô ̣t
ngày ở Capharnaum, Mc 1,16-39) hoă ̣c theo thứ tự luâ ̣n lý
(năm cuô ̣c tranh luâ ̣n, Mc 2,1 - 3,6).
c/ Mô ̣t tác giả mà truyền thống xem là tông đồ
Matthêu thực hiê ̣n quyển Tin Mừng đầu tiên bằng tiếng
aram: người thu thâ ̣p những sự kiê ̣n và những lời nói của
Đức Giêsu, thành mô ̣t bài trình thuâ ̣t liên tục bao trùm tất
cả thời rao giảng của Chúa, từ lúc chịu phép rửa tới lúc
sống lại.
Mô ̣t sưu tâ ̣p khác, mà chúng ta không biết tác giả là ai,
cũng xuất hiê ̣n, gom góp các lời nói khác của Chúa, hoă ̣c
cũng là những lời ấy nhưng được diễn tả dưới những hình
thức khác. Hai tác phẩm này được viết bằng tiếng aram,
nhưng chẳng bao lâu sau được dịch ra tiếng Hi-lạp và theo
nhiều kiểu.
d/ Sau đó xuất hiê ̣n quyển Tin Mừng của Máccô. Vì
lời giáo huấn của thánh Phêrô chắc chắn là dựa trên truyền
thống tại Palestina mà Matthêu đã ghi lại, nên khi viết
quyển Tin Mừng của mình, Máccô đã dùng Matthêu aram
qua mô ̣t bản dịch bằng hy ngữ. Hơn nữa nhờ lời rao giảng
sống đô ̣ng bằng miê ̣ng của Thầy mình, Máccô đã có thể
tạo cho các bài trình thuâ ̣t của mình mô ̣t màu sắc cụ thể,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

giàu chi tiết và gợi hình. Khi dùng Matthêu, Máccô đã
tóm tắt hoă ̣c bỏ qua nhiều lời nói của Chúa. Vì ông muốn
theo đuổi mục đích là trình bày mô ̣t Đức Kitô chịu đóng
đinh và khải hoàn, nên đã không khai triển các lời giảng
dạy của Chúa.
Ông không ghi lại lời nào của sưu tâ ̣p mà có lẽ ông
không biết đến.
e/ Sự thiếu sót đó của Máccô sẽ được bổ khuyết nhờ
hai quyển Tin Mừng khác mà người ta khó biết quyển nào
xuất hiê ̣n trước, vì hai quyển này không lê ̣ thuô ̣c nhau.
Mô ̣t tác giả nă ̣c danh, mà ta gọi là Matthêu Hy-lạp, đã
muốn dùng lại mô ̣t cách trọn vẹn quyển Tin Mừng I, được
biết qua mô ̣t bản dịch Hy-lạp và còn bổ túc thêm. Về các
bài trình thuâ ̣t, ông dựa trên Máccô (ông không thêm gì
quan trọng, ngoài hai chương về tuổi thơ của Chúa),
nhưng lắm lúc cũng nhìn vào quyển Tin Mừng đầu tiên, vì
thế mà trong những trường hợp đó, bản văn của Matthêu
hiê ̣n thời đô ̣c đáo hơn và cổ kính hơn.
Về các lời của Chúa, thì nhờ viê ̣c trở về với Matthêu
aram, Matthêu hiê ̣n thời đã lấy lại nhiều lời của Máccô đã
bỏ qua. Tác giả cũng biết sưu tâ ̣p bổ túc, nên đã dùng chất
liê ̣u của nó cùng với quyển Tin Mừng nguyên thuỷ để viết
ra những tổng hợp rất đầy đủ chung quanh vài chủ đề
quan trọng.
Ngoài những nguồn sử kể trên, tác giả còn có những
nguồn sử riêng, đă ̣c biê ̣t là những chất liê ̣u về tuổi trẻ của
Chúa. Luca cũng viết mô ̣t tác phẩm tương tự, nhưng bằng
những nguồn sử khác. Luca dùng Máccô như mô ̣t nguồn
chính: ông đã theo sát trâ ̣t tự các đoạn văn lấy trong
Máccô. Ông cũng đã dùng Matthêu aram trong mô ̣t bản
54 Dẫn nhập phê bình vào các sách

dịch Hy-lạp, nhưng không lấy chất liê ̣u ở đó nhiều như
Matthêu Hy-lạp. Vì Luca nhắm tới các đô ̣c giả gốc ngoại
giáo. Ông đã dùng mô ̣t nguồn tài liê ̣u chung với Matthêu
tức là sưu tâ ̣p: ông lấy rất nhiều chất liê ̣u trong sưu tâ ̣p đó
và trình bày chúng dưới hình thức mô ̣t cuô ̣c hành trình lên
Giêrusalem (Lc 9,51 - 18,14). Ngoài ra, ông cũng có
nguồn sử riêng (Đức Mẹ, các Thánh Nữ, lời rao giảng của
Phaolô): Không những là bài trình thuâ ̣t về tuổi trẻ của
Chúa mà còn nhiều viên ngọc khác nữa làm cho tác phẩm
của ông trở nên cần thiết bên cạnh hai quyển kia. Các viên
ngọc này (Người Samritanô nhân hâ ̣u, Martha và Maria,
đứa con hoang đàng, người Biê ̣t-phái và người thu thuế…)
phần nhiều đều nằm trong phần giữa của quyển Tin Mừng
(9,51 - 18,14).
Hoạ đồ sau đây tóm tắt những giai đoạn trong sự
hình thành của 3 quyển Tin Mừng nhất lãm.

SƠ ĐỒ
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG SỰ HÌNH THÀNH
CỦA 3 TIN MỪNG NHẤT LÃM

NGUỒN LỜI RAO GIẢNG CỦA CÁC TÔNG ĐỒ NGUỒN


RIÊNG KERYGMA – TRÌNH THUẬT CUỘC KHỔ NẠN – GIAI THOẠI RIÊNG

GHI CHÉP LẠI CÁC TRUYỀN THỐNG:


Các đơn vị văn chương
THU THẬP: SƯU TẬP NHỎ

Lời giảng Lời giảng


của Sưu tập bổ túc của
Mt Aram
Phaolô (Nguồn chung) Phêrô
Lc 9-18

Các bản dịch Hy ngữ


Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

MÁCCÔ
MATTHÊU
LUCA

Ghi chú:
Bài trình thuâ ̣t của cha P.Bnoit trong B.J (p.1284-
1285) không nói tới lời rao giảng của thánh Phaolô và ảnh
hưởng của người trên Luca. Chúng tôi nghĩ nên dùng hoạ
dồ của cha P.Grelot để bổ túc điểm này: (Cf. Nguyễn An
Ninh. Historicité, p.174).

4. Giả thuyết mới nhất:


Giả thuyết của M.E.Boismard: 4 tài liêụ
Trong quyển “Synopse des 4 Evangiles”, tome II
(1972), Boismard đưa ra mô ̣t giả thuyết mới.
Sau khi đã có các “sưu tâ ̣p tiền Tin Mừng”, thì được
thành hình 3 nguồn tài liê ̣u cơ bản: A, B, C.
- A: là một quyển Tin Mừng phát xuất từ các Kitô hữu
tại Palestina (giống như Mt aram).
- B: Bản dịch và quảng giải của A, dành cho các Kitô hữu
gốc ngoại giáo.
- C: tài liê ̣u phản ánh một truyền thống lâu đời gốc
Palestina nhưng độc lập với A.
Ba nguồn tài liê ̣u ấy là nguồn gốc chính của Matthêu,
Máccô và Luca. Ngoài ra còn phải thêm tài liê ̣u Q.
56 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Q: nguồn tài liê ̣u chung của Matthêu và Luca mà Máccô
không có.
Thực ra hoàn cảnh rất phức tạp: trong giai đoạn soạn
thảo lần thứ I, Máccô phát xuất chính yếu từ B, nhưng
cũng lấy chất liê ̣u từ A và chút ít từ C. Đó là Máccô I (hay
là Máccô trung gian), nguồn chính yếu của Máccô hiê ̣n
thời: nói là chính yếu, vì Máccô hiê ̣n thời lê ̣ thuô ̣c mô ̣t
phần vào Matthêu I (Matthêu trung gian) và Luca nguyên
thuỷ (Proto-Luca).
Matthêu cũng có hai giai đoạn soạn thảo: ở giai đoạn
mô ̣t, nguồn tài liê ̣u chính là A, thêm vào đó còn có Q
(không hoàn toàn tương ứng với nguồn Q theo các tác giả
xưa). Matthêu hiê ̣n thời phát xuất từ Matthêu trung gian,
nhưng còn chịu ảnh hưởng của Máccô trung gian.
Cuối cùng Luca nguyên thuỷ đã dùng, trực tiếp hay
gián tiếp tất cả các tài liệu nói trên: trực tiếp B, C và Q;
gián tiếp là Matthêu I. Bản văn hiện thời của Luca phát
xuất từ Proto-Luca, nhưng chịu ảnh hưởng của Máccô I.
Trên bình diện văn chương, ba bản văn hiện thời của
Matthêu, Máccô và Luca có nhiều điểm tương đồng, lý do
là những người biên soạn cuối cùng đều thuộc về “trường
phái Luca”.
Sở dĩ Boismard đã đi đến giả thuyết phức tạp như
trên, vì ông đã phân tích tỉ mỉ các phân đoạn (péricopes)
trong cả ba Tin Mừng nhất lãm. Ông đã lấy khởi điểm từ
Máccô và nhận thấy quyển Tin Mừng này hàm chứa
những đoạn văn rất phức tạp. Để cắt nghĩa những đoạn
văn ấy cần phải giả định không phải hai nguồn tài liệu
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Matthêu và Luca như Griesbach và Farmer đề xướng,


nhưng là nhiều tài liệu tiền nhất lãm. Máccô phối hợp B
và A trong các đoạn Mc 3,31-35 (họ hàng đích thực của
Đức Giêsu); Mc 5,21-43 (phép lạ cho con gái ông Zairô
sống lại); Mc 10,21-43 (nguy hiểm của phú quý). Trong
một số trường hợp, Máccô phối hợp cả ba tài liệu:
Gethsemani, Phêrô chối Chúa, Đức Giêsu chịu sỉ nhục.
Tương lai sẽ trả lời cho chúng ta biết giả thuyết phức
tạp của Boismard có giải đáp hết các vấn nạn do vấn đề
nhất lãm đặt ra hay không, vấn đề quả thực là phức tạp.
Sau đây là sơ đồ theo giả thuyết của Boismard:

Q A C Q
B

Mt I Mc I
Proto Lc

Mt Mc Lc

Ghi chú:
58 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Boismard còn cắt nghĩa nguồn gốc của quyển Tin


Mừng thứ IV trong cùng một giả thuyết này. Trong những
đoạn có chung với các Tin Mừng nhất lãm, nguồn gốc
chính của Gioan là Proto-Luca (nhất là các trình thuật về
khổ nạn và sống lại), nhưng Gioan còn dùng các tài liệu B
và C. Trong lần biên soạn cuối cùng Gioan còn chịu ảnh
hưởng của Mátthêu hiện thời.
(Xem : - Synopse des 4 Evangiles, II.p.15-59
- Intr, critique au NT, II, p. 180-181)
Vấn đề nhất lãm rất phức tạp và có lẽ không bao giờ
chúng ta tìm được một giải đáp hoàn toàn thoả đáng. Tuy
nhiên một giải đáp khả dĩ nắm được nhiều vấn đề hơn,
chắc chắn phải lưu ý tới hai loại tài liệu: những bản văn
bằng chữ viết và truyền thống miệng. Hai loại này đi song
song với nhau và ảnh hưởng lên nhau. Khởi đầu vẫn là
truyền thống miệng, nhưng khi các tác giả viết Phúc Âm
bắt tay vào việc thì hai luồng truyền thống đã ảnh hưởng
trên nhau rất sâu xa rồi. Bởi thế, về cách thức tiếp xúc
giữa hai loại tài liệu này cũng như giữa các sách Tin
Mừng, ta cần có một quan niệm uyển chuyển.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương II.
CÁC TIÊU CHUẨN
ĐỂ THẨM ĐỊNH
TÍNH XÁC THỰC LỊCH SỬ
CỦA CÁC SÁCH TIN MỪNG

Để khẳng định tính xác thực lịch sử của nội dung các
sách Tin Mừng, thì phải chứng minh là ngay từ thời đầu,
đã có khả năng chuyển đạt cách tích cực và trung tín các
lời nói và các hành vi của Đức Giêsu; hơn nữa Giáo Hội
tiên khởi cũng như các tác giả viết sách Tin Mừng đã có
bận tâm và có ý muốn chuyển đạt một cách trung tín các
lời nói và các hành vi ấy. Nhưng chỉ thế thôi, cũng chưa
đủ: còn phải chứng minh rằng sự trung tín ấy nằm trong
trật tự các sự kiện và có thể kiểm chứng được. Nói cách
khác, các bút tích để lại đó phải tương ứng với thực tại
lịch sử. Khoa phê bình văn chương có thể giúp chúng ta
khám phá những hình thức văn chương cổ kính nhất của
truyền thống, nhưng tự nó, không được phép kết luận gì
về tính cách lịch sử của nội dung một bài trình thuật hay
một “logion”. Muốn thẩm định tính lịch sử của một bản
văn Tin Mừng, ở giai đoạn cuối này khoa phê bình văn
chương phải nhường bước cho khoa phê bình lịch sử.
Từ năm 1954 (Kasemann), các nhà phê bình đã nghiên
cứu các tiêu chuẩn cho phép chúng ta thẩm định tính xác
thực lịch sử của các bản văn Tin Mừng. Họ chưa nhất trí
60 Dẫn nhập phê bình vào các sách

về số lượng, tên gọi, cách sắp xếp, và giá trị của các tiêu
chuẩn. Các tiêu chuẩn nêu ra sau đây được đại đa số các
học giả chấp nhận và tiêu biểu một lập trường trung dung
(không quá khích như Bultmann: ông này chỉ chấp nhận
hai tiêu chuẩn).
Người ta có thể xếp các tiêu chuẩn theo 3 loại :
- Các tiêu chuẩn cơ bản
- Các tiêu chuẩn phụ
- Các tiêu chuẩn hỗn hợp.
I. CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN
Các tiêu chuẩn cơ bản là những tiêu chuẩn tự chúng có
một giá trị riêng, và bởi thế cho phép chúng ta có một
thẩm định chắc chắn về tính xác thực lịch sử. Điều đó
không có nghĩa là chúng ta chỉ phải dùng các tiêu chuẩn
ấy mà thôi và gạt bỏ các tiêu chuẩn khác. Nhưng người ta
gọi chúng là cơ bản, vì chúng có một giá trị tự tại đầy đủ
cho phép chúng ta đạt tới những kết quả chắc chắn. Các
nhà phê bình quá khích nhất cũng chấp nhận các tiêu
chuẩn này (trừ tiêu chuẩn cuối cùng).
Đó là các tiêu chuẩn:
+ Chứng tá đa phương;
+ Độc đáo;
+ Phù hợp;
+ Sự cần thiết phải giải thích.
1. Chứng tá đa phương
Người ta có thể xem một dữ kiện là xác thực khi nó
được ghi nhận trong tất cả (hay đa số) các nguồn của các
sách Tin Mừng (Máccô, nguồn của Mt và Lc; Quell,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nguồn của Lc và Mt; các nguồn riêng của Mt và Lc và có


thể của Mc), và trong các bút tích khác của Tân Ước (nhất
là Công vụ, Tin Mừng của Gioan, các thư của Phaolô,
Phêrô và Gioan, thư Do-thái).
Tiêu chuẩn này lại càng có trọng lượng khi dữ kiện
nằm trong nhiều hình thái văn chương khác nhau, và các
hình thái văn chương này lại được ghi nhận trong nhiều
nguồn. Ví dụ: sự thiện cảm và lòng từ bi của Đức Giêsu
đối với những người tội lỗi xuất hiện trong tất cả các
nguồn của các sách Tin Mừng và dưới nhiều hình thái văn
chương khác nhau (dụ ngôn: Lc 15,11-32; tranh luận: Mt
21,28-32; trình thuật phép lạ: Mc 2,1-12; trình thuật về ơn
gọi: Mc 2,13-17). Một dữ kiện có tính lịch sử vững chắc
khi nó dựa trên nhiều chứng tá độc lập mà lại hoà hợp.
2. Các tiêu chuẩn độc đáo
Tiêu chuẩn này được tất cả các nhà phê bình chấp
nhận, kể cả Bultmann, mặc dầu cách gọi khác nhau. Nội
dung tiêu chuẩn như sau:
Người ta có thể xem là xác thực một dữ kiện (nhất là
những lời nói và những thái độ của Đức Giêsu) trong sách
Tin Mừng, khi nó không ăn khớp với các quan niệm của
Do-thái giáo hay các quan niệm của Giáo Hội tiên khởi.
Trước khi bàn đến các bài trình thuật riêng rẽ, phải nói
ngay rằng các sách Tin Mừng đã là một trường hợp độc
đáo và duy nhất trong lĩnh vực văn chương. Văn loại “Tin
Mừng” khác hẳn với văn chương Do-thái thời cổ, cũng
như với văn chương Kitô hữu thời sau. Các sách Tin
Mừng không phải là các tiểu sử, các bản hộ giáo, các bài
suy luận… nhưng là những chứng tá về biến cố duy nhất:
62 Dẫn nhập phê bình vào các sách

đó là Thiên Chúa đã đi vào lịch sử, đã mặc lấy thân xác


loài người, đã nói thứ ngôn ngữ của loài người. Nội dung
của chúng là Đức Kitô, một nhân vật có một không hai,
không thể so sánh với ai được.
Trên bình diện phân đoạn (péricopes), các ví dụ về tính
độc đáo rất nhiều, về hình thức cũng như về nội dung.
Một trường hợp về hình thức: Cựu Ước dùng tiếng
“Amen” để diễn tả sự đồng ý, đồng tình với một lời đã
nói. Đức Giêsu dùng kiểu nói “Amen” (“Quả thực”: theo
Nhất lãm) hay là “Amen, Amen” (theo Gioan) để giới
thiệu một câu mình sắp nói (Amen, amen dico vobis).
Kiểu nói này làm nổi bật quyền bính độc nhất vô nhị của
người cũng đã tự giới thiệu: “Ta là”.
Một trường hợp độc đáo khác liên hệ đến nội dung và
thái độ của Đức Giêsu: đó là tiếng “Abba” mà Đức Giêsu
dùng khi cầu nguyện. Nó diễn tả một tương quan thân ái
đặc biệt mà người ta không thể tìm thấy trong Cựu Ước.
Chỉ một mình Đức Giêsu có quyền đối diện với Thiên
Chúa như Cha của Người, và chỉ một mình Người có
quyền cho phép các môn đệ của Người gọi Thiên Chúa là
“Abba” trong kinh “Lạy Cha” (J. Jérémias).
Sau đây là mô ̣t vài ví dụ về tính đô ̣c đáo so với các
quan niê ̣m của Giáo Hô ̣i tiên khởi:

a/ Phép rửa tại sông Giođan đặt Đức Giêsu vào hàng các
tội nhân; Giáo Hội tiên khởi tuyên xưng Đức Giêsu là
“Đức Chúa”, làm sao lại có thể bịa đặt ra một hoàn
cảnh trái nghịch với niềm tin của mình một cách mãnh
liê ̣t như thế? Người ta có thể nói như thế về ba cơn
cám dỗ, về giờ hấp hối, về cái chết trên Thập giá.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

b/ Lê ̣nh của Đức Giêsu bảo các Tông đồ đừng rao giảng
cho dân Samari và các dân ngoại, không còn phù hợp
với hoàn cảnh của một Giáo Hội mở rộng cửa đối với
các dân tộc.
c/ Viê ̣c chính Đức Giêsu kêu gọi các môn đê ̣ không ăn
khớp với hoàn cảnh các rabbi (người môn đê ̣ chọn
rabbi cho mình) và hoàn cảnh của Giáo Hội tiên khởi
(tiếng môn đệ trước hết chỉ người tin vào Đức Giêsu).
d/ Những đoạn Tin Mừng trong đó tác giả nhấn mạnh tới
sự chậm hiểu, những khuyết điểm và đến cả những lỗi
lầm của các tông đồ mặc dầu Giáo Hội tiên khởi tôn
kính các ngài: những đoạn ấy tương phản với hoàn
cảnh sau khi Chúa đã sống lại.
e/ Các sách Tin Mừng vẫn giữ lại những câu nói rất khó
hiểu của Chúa, trong lúc Giáo Hội đã có thể loại đi,
một Giáo Hội từ nay phải có khả năng hiểu và giải
thích: Mt 11,11-12; Mc 9,31; 14,58; Lc 13,32; Mc 4,11.
f/ Các sách Tin Mừng vẫn giữ những kiểu nói như “Nước
Trời”, “Con Người”, điều này xem ra “lỗi thời” so với
nền thần học sâu sắc hơn của Phaolô.
Đối với Butlmann và Kasemann, tiêu chuẩn đô ̣c đáo
được xem như tiêu chuẩn duy nhất đáng giá. Đối với đa số
các nhà phê bình khác, đây là tiêu chuẩn cơ bản. Tuy
nhiên nó phải được dùng với các tiêu chuẩn khác, nhất là
tiêu chuẩn phù hợp nói sau. Vì nếu người ta chỉ nhâ ̣n tiêu
chuẩn này thôi, thì người ta sẽ xem là không xác thực
những gì nằm trong chiều hướng của Do-thái giáo và của
Giáo Hô ̣i tiên khởi: điều đó thâ ̣t phi lý, vì Đức Giêsu cũng
64 Dẫn nhập phê bình vào các sách

là mô ̣t con người của thời đại mình, đã chịu ảnh hưởng
của Do-thái giáo và rồi sẽ gây ảnh hưởng trên Giáo Hô ̣i.
3. Tiêu chuẩn phù hợp
Tiêu chuẩn này được nhiều nhà phê bình thuô ̣c các
khuynh hướng khác nhau nhìn nhâ ̣n. Tuy nhiên cách hiểu
cũng khác nhau.
Đối với B. Rigaux sự kiê ̣n các bài trình thuâ ̣t trong Tin
Mừng phù hợp với môi trường Do-thái thời Đức Giêsu
như ta được biết nhờ các khoa lịch sử, khai quâ ̣t và văn
chương là mô ̣t tiêu chuẩn về tính xác thực lịch sử. Người
ta không thể bịa đă ̣t ra từ hư không vô số dữ kiê ̣n như ta
thấy trong các sách Tin Mừng đa dạng và phức tạp đồng
thời lại phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Chúng
phải tương ứng với thực tế lịch sử.
Butlmann và Perrin nhìn nhâ ̣n là xác thực những chất
liê ̣u phù hợp với những chất liê ̣u mà người ta đã khám phá
được nhờ tiêu chuẩn đô ̣c đáo. Nói cách khác trước hết
người ta phải dùng tiêu chuẩn đô ̣c đáo, để khám phá nòng
cốt đích thực cuô ̣c đời của Đức Giêsu (nhất là cái chết trên
Thâ ̣p giá và lời rao giảng về Nước Trời); sau đó những dữ
kiê ̣n nào phù hợp với nòng cốt ấy mới có thể được xem là
xác thực. Tiêu chuẩn phù hợp này cho phếp hai ông nhìn
nhâ ̣n là xác thực những dụ ngôn về Nước Trời.
Ignace de la Potterie nới rô ̣ng tiêu chuẩn này và nhìn
nhâ ̣n là xác thực những gì phù hợp với lời dạy cốt yếu của
Đức Giêsu về Nước Trời sắp đến.
Về cách hiểu của B. Rigaux, chúng ta có thể đưa ra
nhâ ̣n xét như sau: Tiêu chuẩn phù hợp theo các ông hiểu,
giúp chúng ta xác định tính cách lịch sử của các sách Tin
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Mừng mô ̣t cách tổng quát mà thôi, nhất là môi sinh, chứ
chưa đưa chúng ta trực tiếp tới với con người lịch sử của
Đức Giêsu. R.Latourelle tổng hợp quan điểm của B.
Rigaux, Perrin và De la Potterie như sau: Người ta có thể
xem là xác thực mô ̣t lời nói hay mô ̣i cử chỉ của Đức Giêsu
khi nó phù hợp không những với thời đại và môi trường
của Đức Giêsu (môi trường ngôn ngữ, địa lý, xã hô ̣i, chính
trị, tôn giáo) và nhất là phù hợp với sứ điê ̣p cốt lõi của
Đức Giêsu, tức là sự xuất hiê ̣n của Nước Trời.
Về mă ̣t đô ̣c đáo nhất là:
- Các dụ ngôn, tất cả đều quy về Nước Trời và các điều
kiê ̣n phát xuất của nó (J. Jérémias đã phân tích);
- Các phúc lộc: nguyên thuỷ đó là bài giảng về Vương
Quyền thời Đấng Cứu Thế (J. Dupont đã phân tích);
- Kinh Lạy Cha: nguyên thuỷ và cốt yếu là lời cầu xin
cho Nước Trời được thiết lập (H. Schurmann, J.
Alonso Diaz, R.E.Brown, J.Jérémias đã nghiên cứu);
- Các phép lạ, liên hê ̣ mật thiết với chủ đề Nước Trời và
chủ đề hoán cải;
- Ba cơn cám dỗ (J.Dupont và J.Jérémias đã nghiên
cứu): phù hợp với diễn tiến cuộc đời Đức Giêsu và
quan niê ̣m của Người về Nước Trời.

Hai tiêu chuẩn “đô ̣c đáo” và “phù hợp” khác nhau,
đồng thời bổ túc cho nhau. Tiêu chuẩn phù hợp với môi
trường giúp chúng ta xác định vị trí của Đức Giêsu trong
lịch sử, nhìn nhâ ̣n Người là mô ̣t con người thuô ̣c thời đại
của Người. Tiêu chuẩn đô ̣c đáo cho ta thấy Đức Giêsu là
mô ̣t hiê ̣n tượng đô ̣c nhất vô nhị: tiêu chuẩn này giúp
66 Dẫn nhập phê bình vào các sách

chúng ta khám phá được những nét chính yếu trong nhân
cách và đạo lý của Đức Giêsu. Trên nền tảng chắc chắn
ấy, nhưng còn giới hạn, tiêu chuẩn phù hợp lại mở rô ̣ng
các vòng tròn quy tâm, các lãnh vực xác thực. Ví dụ chủ
đề Nước Trời là linh hồn của các dụ ngôn, các mối phúc,
các phép lạ, các cơn cám dỗ, Kinh Lạy Cha. Sau hết, nhờ
phối hợp hai tiêu chuẩn ấy mà chúng ta sẽ khám phá được
“cung cách” (Style) của Đức Giêsu sẽ nói ở sau.
4. Tiêu chuẩn lý giải cần thiết
R. Latourelle nêu ra mô ̣t tiêu chuẩn khác nữa mà ông
cho là cơ bản: trước mô ̣t số dữ liê ̣u rời rạc và bí nhiê ̣m,
nếu có được mô ̣t lời cắt nghĩa hợp tình, hợp lý soi sáng và
tổng hợp các dữ kiê ̣n ấy mô ̣t cách hài hoà (nếu không, các
dữ kiê ̣n này sẽ là những điều bí nhiê ̣m), thì chúng ta có
thể xem lời cắt nghĩa ấy là xác thực.
Nguyên tắc này đã được thông dụng trong các khoa
lịch sử, luâ ̣t, thần học và đa số các khoa nhân văn, nhưng
còn ít được chú ý trong khoa phê bình các tài liê ̣u Tin
Mừng. Ví dụ: khi phải điều tra tác giả mô ̣t tô ̣i phạm, thì
giả thuyết nào soi sáng được nhiều sự kiê ̣n hơn cả, thì giả
thuyết ấy được nhà chức trách xem là xác thực. Trong
khoa phê bình lịch sử cũng vâ ̣y, giả thuyết nào giải thích
và liên kết được nhiều sự kiê ̣n hơn cả, thì phải được xem
là phù hợp với thực tế.
a/ Một số rất lớn các dữ kiê ̣n trong cuộc đời của Đức
Giêsu (ví dụ: thái độ của Người đối với các quy định
của lề luật, đối với các nhà chức trách Do-thái, đối
với Kinh Thánh, các quyền hành mà Người gán cho
mình; ngôn ngữ của Người; uy tín và ảnh hưởng của
Người trên các môn đê ̣ và trên Dân), chỉ có ý nghĩa,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nếu chúng ta chấp nhận sự kiê ̣n cơ bản này: Người là
Đấng siêu viê ̣t. Một lời cắt nghĩa như thế hợp lý và
vững vàng hơn là giả thuyết rằng Giáo Hội sơ khởi đã
tạo ra thần thoại về Đức Giêsu.
b/ Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những nét
chính yếu trong cuộc đời của Chúa Giêsu: Sự thành
công ban đầu, sự đoạn giao với Galilê, sinh hoạt tại
Giêrusalem, sự đoạn giao với dân chúng, sự ưu tiên
Người lại dành cho nhóm môn đê ̣.
c/ Tiêu chuẩn này cũng giúp soi sáng một số vấn đề gay
cấn trong Kitô học hiê ̣n đại, nhất là những vấn đề liên
hê ̣ đến địa vị làm Con Thiên Chúa của Đức Giêsu, ý
thức của Người về vai trò Kitô. Thực vậy, làm sao cắt
nghĩa được sự kiê ̣n là ngay từ thời đầu của Kitô giáo,
trong sách Công vụ các Tông đồ, trong thư của
Phaolô, trong các công thức tuyên xưng đức tin, trong
các bài thánh ca, trong các lời rao giảng và trong thái
độ mới của các Tông đồ. Đức Giêsu luôn luôn được
giới thiê ̣u là Kitô, là Đức Chúa và là Con Thiên
Chúa? Tất cả các yếu tố đều hoà đồng với nhau. Chỉ
có một cách cắt nghĩa hợp lý là chính Đức Giêsu, qua
lời nói, thái độ và hành động đã làm phát sinh và chín
muồi ý tưởng Người là Kitô và là Con Thiên Chúa.
Niềm tin của Giáo Hô ̣i không phải là mô ̣t vê ̣ tinh
không có dàn phóng.

II. TIÊU CHUẨN PHỤ:


CUNG CÁCH CỦA ĐỨC GIÊSU
Trong ngôn ngữ cũng như trong hành đô ̣ng của Đức
Giêsu có những nét đô ̣c đáo, tạo nên cũng cách (style) của
68 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Người, mô ̣t cung cách duy nhất và không thể bắt chước
được. Cung cách ở đây không phải là cung cách văn
chương (style littéraire) cho bằng cung cách sống.
J.Jérémias đã nghiên cứu những kiểu nói Aram trong
các sách Tin Mừng để phát hiê ̣n những “ipsissima verba”
của Chúa. Viê ̣c nghiên cứu văn phong thường là mô ̣t tín
hiê ̣u quí hoá về tính xác thực, nhưng đó chưa phải là mô ̣t
tiêu chuẩn. Tính cách lâu đời của mô ̣t câu nói biểu lô ̣ sự
trùng hợp với môi trường ngôn ngữ chung quanh, nhưng
chưa nhất thiết đã biểu lô ̣ tính lịch sử của câu nói ấy.
Cung cách mà chúng ta muốn hiểu ở đây là cách suy
nghĩ, cái năng đô ̣ng của tâm hồn: chúng để lại dấu ấn
không những trong ngôn ngữ, mà còn cả trong thái đô ̣,
trong cách sống toàn bô ̣. Các yếu tố của cung cách ấy
được phát hiê ̣n từ các tiêu chuẩn cơ bản đã trình bày trên
kia. Vì thế, chúng ta gọi tiêu chuẩn này là phụ thuô ̣c. Mô ̣t
khi chúng ta đã nhâ ̣n diê ̣n và khẳng định được cung cách
của Đức Giêsu, thì nó lại có thể trở thành mô ̣t tiêu chuẩn.
Về ngôn ngữ của Đức Giêsu, Schurmann nhâ ̣n xét:
ngôn ngữ của Đức Giêsu có cái gì trang trọng, cao thượng,
thánh thiêng; nó vừa biểu lô ̣ uy quyền, đồng thời sự đơn
giản, sự tốt lành, sự thôi thúc trước viễn cảnh thời cánh
chung. Đức Giêsu khai mở nơi bản thân mình mô ̣t kỷ
nguyên mới mẻ.
Về thái đô ̣, Trilling ghi nhâ ̣n “mô ̣t tình yêu không thay
đổi đối với các tô ̣i nhân, lòng thương xót đối với những
người đau khổ, mô ̣t sự nghiêm khắc đối với mọi hình thức
tự mãn, mô ̣t thứ nghĩa nô ̣ đối với tính gian dối và giả hình,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

và nhất là sự quy hướng tuyê ̣t đối về Thiên Chúa, là Chúa
Tể và là Cha.
Các đă ̣c điểm trên đều được gă ̣p lại trong lời giảng dạy
và trong các hành động của Đức Giêsu.
III. CÁC TIÊU CHUẨN HỖN HỢP
Khi có mô ̣t tín hiê ̣u văn chương quan trọng được
yểm trợ bởi mô ̣t hay nhiều tiêu chuẩn lịch sử, thì có thể
gọi đó là tiêu chuẩn hỗn hợp. R. Latourelle nêu ra hai
trường hợp quan trọng:
1. Sự hài hoà nô ̣i tại của mô ̣t bài trình thuâ ̣t
Khi mô ̣t dữ kiê ̣n rất phù hợp với mạch ý của nó và
nhất là cơ cấu nô ̣i tại của nó rất hài hoà, thì đó là mô ̣t tín
hiê ̣u văn chương quan trọng. Nhưng để có giá trị trên bình
diê ̣n lịch sử, sự hài hoà nô ̣i tại ấy phải được yểm trợ bởi
mô ̣t hay nhiều tiêu chuẩn lịch sử.
Ví dụ các Tin Mừng Nhất Lãm và Gioan đều nói rằng
lý do đích thực đưa Đức Giêsu đến chỗ phải chết là lòng
ghen ghét của những người có chức quyền trong dân Israel,
vì Người đã tự xem là Kitô và ngang hàng với Thiên Chúa
(Ga 10,33; Mc 14,60-64). Tất cả cũng đều ghi nhâ ̣n lý do giả
tạo là lý do chính trị, và tất cả đều nhắc tới bản án treo trên
đỉnh Thâ ̣p giá: “Giêsu Vua người Do-thái”. Vâ ̣y có sự hài
hoà giữa vụ kiê ̣n, thái đô ̣ của giới lãnh đạo Israel trước mă ̣t
người La-mã, và bảng án của Philatô. Sự hài hoà của các
bài trình thuâ ̣t cùng với chứng tá đa phương (truyền thống
nhất lãm, thánh Gioan, sách Công vụ) và tương phản, sự
bất đồng giữa bài trình thuâ ̣t với niềm tin của Giáo Hô ̣i
thời nguyên thuỷ, tạo nên mô ̣t tiêu chuẩn hỗn hợp và mô ̣t
bảo đảm vững vàng cho tính lịch sử.
70 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Nội dung giống nhau, lời giải thích khác nhau


Lời giải thích về một điểm đạo lý hay về một phép lạ
biểu lộ công việc của người biên soạn. Nhờ loại bỏ các
hình thức trung gian ấy, người ta có thể đạt tới hình thức
cổ nhất của truyền thống. Nhưng đó còn là tín hiệu văn
chương.
Ví dụ: Luca nhấn mạnh tới sắc thái xã hội của các mối
phúc; còn Matthêu thì nêu rõ sắc thái tâm linh. Nhờ phân
biệt các cách giải thích, J. Dupont đã tìm ra được hình thái
có thể xem là nguyên thủy trong truyền thống truyền khẩu
về các mối phúc. Nhưng còn phải áp dụng tiêu chuẩn độc
đáo và tiêu chuẩn phù hợp để đi từ bình diện phê bình văn
chương sang bình diện phê bình lịch sử. Chúng ta đang
đứng trước tiêu chuẩn hỗn hợp.
Dụ ngôn tiệc cưới trong Lc 14,16-24 ngụ ý mọi người
được mời gọi tới hưởng niềm vui của thời cứu thế, được
trình bày theo hình ảnh cổ truyền một bữa tiệc. Nhưng họ
đã khinh chê niềm vui ấy vì họ bận rộn với những công
việc quá trần tục. Vì thế chỗ của họ được dành cho những
người nghèo. Trong Mt 22,1-14, tác giả viết cho các Kitô
hữu gốc Do-thái, nên dụ ngôn trở thành một phúng dụ để
vạch lại lịch sử Israel. Những người Do-thái được mời dự
tiệc, đã từ chối: họ đã giết các ngôn sứ, bắt bớ các tông
đồ. Bởi thế quân lính La-mã tàn phá Giêrusalem và các
dân ngoại tiến tới đức tin và chiếm chỗ của người Do-thái
trong Nước Trời. Trong Lc cũng như trong Mt, cũng là
một sứ điệp: sứ điệp ấy mang hình thức nguyên thủy hơn
trong Lc và được áp dụng vào hoàn cảnh hiện tại trong
Mt. Lời mời gọi vào Nước Trời qua con đường từ bỏ và
tin là một chủ đề phù hợp với đạo lý cơ bản của Đức
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Giêsu - Đó là một chủ đề giảng dạy của Người - Như vậy


tiêu chuẩn phù hợp yểm trợ cho một tín hiệu văn chương.

***
1. Cho dẫu người ta có một lập trường trung dung
(nghĩa là lập trường đứng giữa chủ trương tin tưởng và
chủ trương nghi ngờ), người ta cũng đạt được những kết
quả rất khả quan. Kể như toàn bộ chất liệu của các sách
Tin Mừng đều được thu nhận lại.
Các kết quả ấy liên hệ tới:
a/ Môi trường nhân văn, ngôn ngữ, xã hội, chính trị, kinh
tế, văn hóa, pháp lý, tôn giáo (Rigaux);
b/ Những đường nét chính yếu trong sứ vụ Đức Giêsu:
buổi đầu tại Galilê, sự hồ hởi của dân chúng và của các
tông đồ trước những việc lạ lùng Người thực hiện,
nhưng càng ngày Người lại càng không được thấu hiểu:
sứ vụ tại Giêrusalem, vụ án có tính cách chính trị và tôn
giáo, bị tuyên án tử hình và chịu chết (Trilling);
c/ Các biến cố lớn trong cuộc đời của Đức Giêsu: phép
Rửa, các chước cám dỗ, biến hình, lời giảng dạy về
Nước Trời, lời mời gọi hoán cải, các phép lạ, sự phản
bội của Giuđa, vụ án, chịu đóng đinh, chịu mai táng,
sống lại;
d/ Thái độ tương phản của Người: vừa đơn sơ vừa quyền
uy, vừa trong trắng tuyệt đối vừa đầy lòng thương xót
đối với những tội nhân, những người nghèo, những
người bị áp bức, thái độ phục vụ, hy sinh đến độ trao
ban cả sự sống.
72 Dẫn nhập phê bình vào các sách

e/ Những yêu sách rất lạ lùng được biểu lộ qua những


phản đề trong bài giảng trên núi; qua những thái độ
đối với các quy luật của Lề luật; qua tiếng “Abba” mà
Người dùng để diễn tả tương quan với Thiên Chúa;
qua việc tự đồng hóa mình với Con Người theo lời
sấm của ngôn sứ Đaniel, và qua những lời tuyên bố đã
đưa Người đến chỗ chết v.v...
Về mỗi chủ đề trên, chúng ta có thể nêu ra chứng tá
của nhiều nhà phê bình. Công việc nghiên cứu càng được
tiếp tục, các chất liệu được nhìn nhận xác thực càng gia
tăng, đến độ trùng hợp với toàn bộ Tin Mừng.
2. Ngày nay người ta không thể chấp nhận câu nói của
Butlmann: “Về Đức Giêsu thành Nagiaret, người ta không
biết được gì, hoặc là hầu như không”. Trong gần một thế
kỷ, các nhà phê bình đã có một thiên kiến nghi ngờ đối
với các sách Tin Mừng. Từ năm 1950, nhờ công trình
nghiên cứu về các tiêu chuẩn để đánh giá tính xác thực
lịch sử của các sách Tin Mừng, các nhà phê bình đã dần
dần thay đổi thái độ và nhìn nhận các sách ấy đáng tin hơn
là đáng nghi ngờ.

KẾT LUẬN

Khoa phê bình văn học đặt vấn đề cho chúng ta về giá
trị của các sách Tin Mừng. Sự hình thành các sách Tin
Mừng cho chúng ta thấy rằng những hình thức của các
ngôn từ và các bài trình thuật, sau một thời gian biến
chuyển lâu dài, không còn giữ được sự nguyên vẹn của
thời đầu. Nhiều lời nói và dụ ngôn của Chúa đã được sửa
chữa và thích ứng bởi các người kể lại. Điều này chắc
chắn sẽ gây ngạc nhiên, nếu không nói là vấp phạm cho
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

những ai chưa quen với lối phê bình văn học. Họ bối rối là
vì chưa thấy hết vấn đề.
1. Ngay trong lãnh vực phê bình lịch sử, truyền thống
Phúc Âm được thành hình trong những điều kiện rất tốt,
tốt hơn những truyền thống khác đương thời. Khoảng thời
gian kể từ lúc nó phát xuất cho tới lúc nó đươc mặc một
hình thức cố định thì rất ngắn: 40 hoặc 50 năm cho những
công trình biên soạn cuối cùng; 20 hoặc 10 năm, hoặc ít
hơn nữa, cho những sưu tập chữ viết đầu tiên. Các truyền
thống ngoài đời và cả đến Cựu Ước cũng không có được
một khoảng thời gian ngắn như thế: nhờ vậy mà các kỷ
niệm được gìn giữ một cách trung thực.
Truyền thống Phúc Âm, một cách trực tiếp hay gián
tiếp, đều phát xuất từ những chứng nhân mắt thấy tai
nghe: các Tông Đồ. Những người viết sách Tin Mừng là
những tông đồ thời đầu (Matthêu, Gioan) hoặc môn đệ
của các tông đồ (Máccô, Luca): các ngài đều có một ý
hướng như tông đồ đoàn là chuyển đạt các ngôn hành của
Đức Giêsu. Chúng ta phải chú ý tới sự chân thành và
lương thiện của các chứng nhân. Thực vậy các môn đệ của
Chúa Giêsu là những ngường bình dân, đơn sơ và khiêm
tốn. Họ không có mánh lới hoặc tài ba gì để từ không mà
làm nên lịch sử hoặc văn chương. Họ không nghĩ tới việc
viết sử theo kiểu chúng ta quan niệm hôm nay về khoa
lịch sử, nhưng họ vẫn mang một ưu tư là làm chứng cách
trung tín và chuyển đạt những điều phù hợp với lịch sử.
Quả thực họ đã sống và đã thuật lại những biến cố trong
ánh sáng đức tin của họ, nhưng với mục đích làm sáng tỏ
ý nghĩa các biến cố ấy chứ không phải để làm sai lệch.
74 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Hơn nữa họ đã thực hiện công việc suy tư, thích ứng
và trình bày đó dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Đối với các tín hữu thì còn có một dữ kiện nữa có tầm
quan trọng hàng đầu: đó là ơn linh hứng. Dữ kiện này bảo
đảm chân lý thần học của truyền thống Phúc Âm qua
những biến chuyển văn học.
Nhưng chúng ta phải hiểu cho đúng ơn linh hứng.
Ngày xưa người ta thường quan niệm đó là một đặc
sủng làm cho các tác giả thánh có thể ghi chép lại một
cách nguyên vẹn thực tại vật chất của các lời nói và của
các biến cố. Những kết quả của khoa phê bình văn học và
lịch sử không còn cho phép chúng ta quan niệm như thế.
Các kỷ niệm đã được tiếp nhận và lưu truyền bởi một
cộng đoàn: cộng đoàn ấy đã sống các kỷ niệm đó, đã diễn
tả, đã quảng giải theo niềm tin của mình và đã thích ứng
vào những hoàn cảnh cụ thể. Tác động của Chúa Thánh
Thần chính là nằm ở chỗ hướng dẫn và điều khiển công
trình cưu mang và chuyển đạt sứ điệp.
Cộng đoàn là chính Giáo Hội, được Thánh Thần Chúa
Kitô ngự trị. Thánh Thần của Chúa Kitô, hiện diện giữa
con cái của mình, đã hướng dẫn tất cả những ai đã đóng
góp một cách tích cực vào công việc làm chứng cho Chúa
Kitô, chuyển đạt và làm sáng tỏ lời chứng ấy, nhất là
những nhân vật chính yếu và những người biên soạn Phúc
Âm: bởi thế những tác phẩm của các ngài đều được bảo
đảm là diễn tả đúng chân lý của Thiên Chúa, trong những
gì liên hệ đến đức tin. Kiểu nói này hay kiểu nói kia
không còn ghi lại hoàn toàn nguyên vẹn lời nói của Chúa
Giêsu, một ít bài trình thuật đã được sắp xếp lại: đó là
cách trình bày tốt nhất mà Thiên Chúa muốn; đó là
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

phương cách mà tôi phải nghe lời ấy, hiểu sự kiện đó, qua
đức tin của Giáo Hội.

3. Nếu Thiên Chúa đã cho phép và đã muốn cho sứ


điệp Tin Mừng được săp xếp như thế là vì việc đó cần
thiết để làm cho mọi người tiếp nhận được một mầu
nhiệm tự nó không thể diễn tả nổi. Quan niệm về linh
hứng mà chúng ta vừa đề cập ở trên đi liền với một quan
niệm về mạc khải mà người ta ít hiểu rõ.
Thông thường người ta quan niệm mạc khải là một thứ
giáo lý được đùm bọc trong một số chữ và một số ý niệm.
Thực ra mạc khải còn hơn thế nhiều. Mạc khải là một kinh
nghiệm mà Thiên Chúa cho con người sống. Mạc khải
trong Kinh Thánh trước hết là một chuỗi các biến cố; một
lịch sử, một kỳ công của Thiên Chúa giữa loài người: nó
đã được sống và được nói ra trước khi được suy tư và viết
lên giấy. Cao điểm của lịch sử ấy là cuộc gặp gỡ với Đức
Kitô cứu thế mà Thiên Chúa đã ban cho một thời đại được
cảm nghiệm. Cuộc gặp gỡ ấy tự nó không thể diễn tả
được; tuy nhiên cũng cần phải được diễn tả ra bằng lời để
cho những người khác cũng sống nữa. Cảm nghiệm ấy có
thể và phải được biểu diễn ra bằng ý niệm, bằng giáo lý,
nhưng vì là một thực tại sống động nên nó siêu vượt mọi
cách diễn tả. Cái cảm nghiệm về Chúa Kitô và sự nghiệp
Cứu Thế của Người là trọng tâm trong ý thức của Giáo
Hội. Nó là nền tảng của truyền thống, của Kinh Thánh -
Kinh Thánh đã diễn tả phần chính yếu - và của lời quảng
giải: lời quảng giải này được thực hiện không ngừng qua
các thế kỷ, vì Giáo Hội càng ngày càng ý thức một cách
sâu xa về mầu nhiệm ngày xưa đã gặp gỡ nhưng luôn luôn
hiện diện.
76 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Bởi vì mạc khải là một thực tại cụ thể, một cuộc gặp
gỡ trong đức tin, một kinh nghiệm vừa thiêng liêng vừa
lịch sử cho nên cách thức tốt nhất để lưu truyền không thể
là một sự lưu truyền hoàn toàn vật chất về các lời nói hoặc
các hoàn cảnh. Sự lưu truyền mạc khải phải là một suy tư
của đức tin phát xuất từ những chứng nhân đã được sống
cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu: sự suy tư ấy được khơi động,
hướng dẫn và kiểm chứng bởi Thánh Thần của Thiên Chúa,
để cho chứng tá của họ có thể đưa những người khác tới
một cuộc gặp gỡ như thế và cũng tin vào một sứ điệp .
Vậy độc giả các sách Tin Mừng đừng ngạc nhiên khi
nhận thấy một sự biến chuyển văn học từ thời nguyên
thuỷ mịt mù cho tới những bản văn chính lục hiện có. Trái
lại, họ phải khen ngợi sự tiến triển của đức tin và của sự
suy tư thần học đã thu lượm được ngay từ những năm đầu
của Kitô Giáo. Nhờ đó xuyên qua thời đại đã tiếp đón Đức
Kitô, độc giả lại có thể thông hiệp vào mầu nhiệm sự
sống, và sống mầu nhiệm ấy với tất cả sự sung mãn dưới
muôn sắc thái của nó như các anh em kitô hữu tiên khởi
đã biết khám phá.
Nếu lắm lúc độc giả không còn được nghe trực tiếp
tiếng nói của Đức Giêsu, thì họ lại được nghe tiếng nói
của Giáo Hội là người được Thiên Chúa cho phép quảng
diễn tư tưởng của Thầy mình. Độc giả hãy tin tưởng vào
Giáo Hội và cũng hãy tin nhận rằng, Đức Giêsu, Đấng
ngày xưa lúc ở trần gian, đã nói với chúng ta, nay vẫn
sống trong Giáo Hội, và nói với chúng ta trong vinh quang
của Người.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Phần II.

TIN MỪNG
THEO THÁNH MATTHÊU
78 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương I.
CÁC ĐẶC TÍNH
CỦA QUYỂN TIN MỪNG I

A. CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HỌC

1. Tuy không phải là quyển Tin Mừng dài nhất, nhưng


quyển Tin Mừng của Matthêu lại có nhiều chất liệu hơn
cả.
2. Lối viết sáng sủa, nhẹ nhàng, tuy hơi khô khan.
Trong các đoạn song song với Máccô (ví dụ: trình thuật về
việc Chúa chữa lành bà gia của ông Phêrô Mt 8,14-15 =
Mc 1, 29-31; về việc “Chúa dẹp yên bão tố” Mt 8,23-27 =
Mc 4,35-41), thì Máccô rườm rà hơn và có khuynh hướng
kể chuyện một cách cụ thể, sống động, còn Matthêu thì
gọn gàng, mạch lạc và có giọng văn trang trọng.
3. Bố cục chặt chẽ và công phu. Điều đáng lưu ý hơn
cả là Matthêu đã kết cấu quyển Tin Mừng của mình theo
các con số (3,5,7). Trong Do-thái Giáo, các con số thường
có một ý nghĩa. Matthêu cũng gán cho chúng một ý nghĩa
quan trọng. ví dụ:

- Gia phả của Chúa Giêsu (Mt 1,1-16): từ Abraham tới


Đavít là 14 đời, từ Đavít tới thời lưu đày: 14 đời, từ
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

lưu đày Chúa Giêsu: 14 đời. Như vậy ta có 3x (2x7).


Số 3 chỉ sự trọn vẹn, cũng như số 7 và số 8.
- Ví dụ về số 7: Phải tha thứ 70 lần x 7 (Mt 18,22); Bảy
quỷ (Mt 22,45); Bảy chiếc bánh và vài con cá (Mt
15,34); Năm chiếc bánh và hai con cá (Mt 14,17.19);
bảy anh em (Mt 22,25); bảy lời xin trong Kinh Lạy
Cha (Mt 6,7).
- Ví dụ về số 5: Số 5 biểu lộ tính cách chính lục. Người
ta dùng con số ấy để ngụ ý điều đang được diễn tả là
mực thước của đức tin.
Năm ý tưởng song đối về luật mới và luật cũ trong bài
giảng trên núi (Mt 5,20-48):
. Chớ giết người/ Chớ tức giận
. Chớ ngoại tình/ Chớ ao ước phạm tội trong lòng
. Chớ bội thề/ Đừng thề chi cả
. Luật báo thù/ Luật tha thứ
. Hãy ghét địch thù/ Hãy yêu địch thù.
Năm trinh nữ khôn ngoan và năm trinh nữ khờ dại (Mt
25,1-13), Năm nén vàng (Mt 25,14-30); Luca thì nói
tới 10 nén (Lc 19,13).
Các con số 5 và 7 được dùng không những trong
những đoạn văn ngắn, nhưng còn được dùng làm khung
cho toàn bộ quyển Tin Mừng, nhất là số 5.
Trong Do-thái Giáo, trước năm 70, con số 5 thường
được dùng để nói lên tính cách chính lục của một bản văn:
. 5 quyển sách của Môsê.
. Bộ Thánh Vịnh được chia làm 5 quyển (năm sách của
Đavít)
. 5 quyển sách của Salômon:
80 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Cn 10-22 và Cn 25-29: hai sưu tập quan trọng nhất


và lâu đời nhất.
Gv; Kn; và Dc.

Matthêu trình bày quyển Tin Mừng của mình thành 5


phần, để ngụ ý đó là luật của Chúa Kitô: luật này làm viên
mãn luật của Môsê. Đó là mực thước của đức tin cho tín hữu
hôm nay, cũng như xưa luật của Môsê trong Do-thái Giáo.
Người xưa không chia một tác phẩm thành quyển,
phần, chương, mục… Cách thức thường dùng là lặp đi lặp
lại một kiểu nói để đánh dấu một sự chia cắt. Trong
Matthêu, người ta gặp một câu được dùng 5 lần để phân
chia năm phần của quyển Tin Mừng. Đó là câu: “Xảy ra là
khi Đức Giêsu đã nói xong những lời này…” (Kai égénêto
hoti étélessen) được đặt sau mỗi bài diễn từ của Chúa (Mt
7,28; 11,1; 13,53; 19,1; 26,1).
Quyển Tin mừng được chia làm 5 phần, mỗi phần gồm
có một bài trình thuật và một bài diễn từ, có tương quan
với nhau. Thêm vào đó có một mở đầu và một kết luận;
như vậy quyển sách gồm có 7 phần (đừng quên số 7 cũng
là một có số đầy ý nghĩa đối với Mathêu).

B. MỐI BẬN TÂM VỀ GIÁO HUẤN


Sở dĩ quyển Tin Mừng của Matthêu sáng sủa và trật tự
như vậy là vì tác giả luôn bận tâm đến việc giảng dạy giáo
lý. Chắc hẳn vì để dễ dàng rao giảng, nên người đã gom
góp các lời của Chúa theo từng chủ đề, đang khi Luca đặt
các lời ấy rải rác nhiều nơi. Xem ra Luca đã đặt các lời ấy
vào đúng các hoàn cảnh Chúa đã nói; trái lại, Matthêu
tách rời chúng khỏi những hoàn cảnh cụ thể và mặc cho
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

chúng một tầm mức phổ quát, có giá trị cho tất cả các kitô
hữu thuộc mọi thời đại.
Ví dụ: về các mối phúc thật: trong Luca, Chúa Giêsu
nói trực tiếp với các thính giả hiện diện: “phúc cho các
ngươi…” (Lc 6,20-21); trong Matthêu, lời ấy được nói với
các tín hữu một cách chung (“phúc cho ai…”) và mặc một
chiều kích thiêng liêng (Mt 5,3.5.6).
Kinh Lạy Cha, theo Luca, được Đức Giêsu dạy nhân
dịp một số môn đệ xin Người chỉ bảo cách cầu nguyện,
như Gioan đã dạy các môn đồ ông. Còn Matthêu đặt kinh
ấy trong một toàn bộ lý thuyết (Mt 6,9-13) sau những lời
khuyên nhủ về việc cầu nguyện (6,5-8) và ngay sau Kinh
Lạy Cha, Đức Giêsu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tha
thứ cho anh em để được Chúa Cha tha thứ (6,14-15).
Vì nhắm tới việc dạy giáo lý nên Matthêu không bận
tâm đến các chi tiết sống động và thú vị như Máccô, cũng
như không lưu ý đến tâm lý các nhân vật như Luca. Điều
người quan tâm chính là giáo lý. Do đó, Tin Mừng của
Matthêu có tính cách lược đồ, giới hạn vào những điểm
cốt yếu và cũng do đó Matthêu có khuynh hướng gom góp
các lời giảng, ngay cả các phép lạ, theo cùng một chủ đề.
Người dùng nhiều châm ngôn rất đánh động, có tiết điệu,
mục đích là để người đọc dễ nhớ.
Để hiểu rõ Matthêu, ta phải lưu ý tới đặc điểm huấn
giáo vừa nói. Nhưng huấn giáo là gì? Có thể nói đó là lời
dạy “đệ nhị cấp” (didaché) dành cho các tín hữu đã trở lại,
sau khi họ đã lãnh nhận một lời giảng “đệ nhất cấp” tức là
kerygma.
82 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Nếu không nhớ tới ý hướng huấn giáo đó của Matthêu,


chúng ta dễ nghĩ rằng bài giảng trên núi là huấn giáo đầu
tiên mà Đức Giêsu đã giảng cho dân chúng. Nhưng giáo
huấn này lại rất khe khắt, rất đòi hỏi, khiến người ta không
thể tin là những lời đó được giảng cho một đám dân chưa
được chuẩn bị tinh thần gì cả. Để giải quyết khó khăn này,
một số học giả nghĩ rằng bài giảng trên núi trong Matthêu
không phải là bài diễn từ khai mào công cuộc rao giảng
của Đức Giêsu, nhưng là một “sưu tập các lời nói của Đức
Giêsu, được gom góp lại để bổ túc giáo lý cho các tín
hữu”, nghĩa là các tân tòng hay là những người mới chịu
phép Rửa tội (J. Jérémias, Paroles de Jesus, Paris 1969,
p.39-44).

C. LƯỢC ĐỒ VÀ NỘI DUNG

Lược đồ dễ nhận ra: 5 phần chính với 2 phần (mở và


kết) là 7 phần.
Phần mở (1-2)
Tin Mừng thời niên thiếu chưa chính thức là Tin
Mừng. Điều đó không có nghĩa là nó không có giá trị. Lời
rao giảng của các tông đồ bắt đầu với sứ vụ của Gioan
Tẩy Giả, trong Matthêu cũng như trong Luca; những sự
kiện về trước chỉ là phần mở đầu: đó là thời chuẩn bị.
Matthêu có một chủ ý tín lý, thần học, được diễn tả
trong câu đầu: “Gia phả của Đức Giêsu Kitô, con Đavít,
con Abraham”: Matthêu chẳng phải là người đầu tiên
khẳng định như thế (Rm 1,3).
Vì là con vua Đavít, Người là Mêsia.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Vì là con Abraham, Người không phải là Mêsia riêng


cho một quốc gia: Người có một ơn gọi phổ quát, Người
là Mêsia của vũ hoàn, của Giáo hội, vì lời hứa Thiên
Chúa nói với Abraham liên hệ tới các dân tộc: họ sẽ được
chúc phúc trong Abraham (St 12,3).
Tin Mừng về thời niên thiếu không phải là lịch sử thời
niên thiếu. Tuy một vài sự kiện lịch sử được nhắc tới
(Maria, Giuse, Hêrôđê…) nhưng chủ ý số một của
Matthêu là chủ ý thần học. Ví dụ: sự song đối giữa bài
trình thuật về cuộc tàn sát các hài nhi vô tội do Hêrôđê
gây ra và bài sách Xuất hành (ch.2) kể việc Pharaô tàn sát
các trẻ em Do-thái, ngụ ý Chúa là Môsê mới, Môsê của Giao
Ước mới, của cuộc Xuất hành mới, của Giáo Hội mới.
Đoạn văn kể việc các đạo sĩ đến thờ lạy trình bày Đức
Giêsu là Đấng Cứu Thế của muôn dân. Ngay từ lúc ra đời,
dân Do-thái đã từ chối, không nhìn nhận; còn các dân
ngoại thì đến kính bái. Chúng ta hãy nhớ tới câu nói sau
này của Chúa: từ Đông sang Tây, người ta sẽ đến ngồi
đồng bàn với Abraham, còn con cái trong nhà thì sẽ bị loại
ra ngoài. Như vậy bài khai đề này có mục đích nêu ra
những tư tưởng thần học chính yếu của quyển Tin Mừng.

Phần I (3-7): Công bố Hiến Chương Nước Trời


1. Bài trình thuật (3-4): kể lại sứ vụ của Gioan Tẩy
Giả và khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu cao trọng hơn
Gioan Tẩy Giả.
2. Bài giảng của Chúa trên núi (5-7): đó là lời công bố
Hiến Chương Nước Trời. Đức Giêsu là Môsê mới: Người
công bố Luật mới ở trên núi, như Môsê đã làm ngày xưa
trên núi Sinai. Bài diễn từ bắt đầu với 8 phúc lộc; sau đó
84 Dẫn nhập phê bình vào các sách

là những ý tưởng song đối giữa Luật cũ và Luật mới (“các


ngươi đã nghe bảo người xưa… còn Ta, Ta bảo các
ngươi…”). Bài diễn từ nhằm trình bày chân dung của
người môn đệ trọn hảo.
Phần II (8-10): Rao giảng Nước Trời
1. Chương 8-9: phần trình thuật gồm có 10 phép lạ,
chia làm 3 phần:
- 3 phép lạ biểu lộ lòng từ bi (8,1-15)
- 3 phép lạ biểu lộ quyền năng (8,23 - 9,8)
- 4 phép lạ sau (9,18-34): có lẽ được thêm vào sau với
mục đích cho đủ 10.
Giữa 3 nhóm phép lạ, có 2 đoạn chuyển ý (8,18-22 và
9,9-17) nói về ơn gọi làm tông đồ, các đòi hỏi và tính cách
nhưng không của lòng từ bi Chúa. Đoạn kết của phần
trình thuật này (9,35-38) nhắc lại một lời của Chúa “mùa
màng thì nhiều, thợ gặt thì ít…” và dẫn độc giả một cách
khéo léo tới bài diễn từ về sứ vụ của các tông đồ.
2. Chương 10: bài diễn từ cho các tông đồ. Chúa chỉ
cho các tông đồ những điều phải giữ và báo trước những
cuộc bách hại mà họ phải gặp. Câu đầu tiên diễn tả một
cách ngắn gọn việc Chúa thiết lập nhóm 12 làm cộng tác
viên thân cận của Người và làm cột trụ của Giáo Hội.
Phần III (11-13): Mầu nhiệm Nước Trời
Nước Trời đã được loan báo và được giảng dạy, nay
được trình bày như một mầu nhiệm. Lưu ý: tiếng “Trời”
chỉ Thiên Chúa; tại Do-thái, người ta tránh gọi tên Chúa.
1. Phần trình thuật (11-12): diễn tả các thái độ
khác nhau của loài người.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

- Sự ngạc nhiên của Gioan Tẩy Giả (11,2-6): ông chỉ


mới có một kiến thức sơ lược về Đấng Mêsia như tất
cả các tiên tri.
- Những người kiêu căng không đón nhận ánh sáng
(11,16-24; 12,1-14.24-45).
- Những người “nhỏ bé” có tâm hồn đơn sơ, chính
trực, đón nhận sứ điệp của Chúa Giêsu và trở thành
gia đình của Người (11,25-27: cao điểm; 12,23.46-
50); vì Người là vị Thầy hiền lành và khiêm nhường,
đặc biệt muốn giảng dạy cho những người bé mọn (11,
28-30; 12,15-21).
2. Phần diễn từ (13): các dụ ngôn về Nước Trời
Nước Trời là mầu nhiệm thiêng liêng. Tương lai sẽ rực
rỡ nhưng khởi đầu rất khiêm tốn, khác với sự chờ đợi của
đám dân chúng Do-thái. Bởi thế “mầu nhiệm” của nó
được trình bày dưới hình thức những câu ví. Bài diễn từ
gồm có 7 dụ ngôn với những lời cắt nghĩa kèm theo.
Phần IV (13,53 - 18,35): Giáo Hội,
khai mào của Nước Trời
1. Phần trình thuật (14-17): đặt cơ sở Hội Thánh
Trong phần này ta thấy Chúa Giêsu đi xa quần chúng
bằng những cuộc hành trình ngoài Galilê và dành thời giờ
nhiều hơn cho việc đào tạo nhóm môn đệ. Hai đoạn quan
trọng đặt nền tảng cho Giáo Hội trong tương lai:
lời tuyên tín tại Kaisaria biểu lộ niềm tin của các môn
đệ vào vai trò cứu thế của Thầy mình (16,13-20)
và hai phép lạ hoá bánh ra nhiều, tiên báo việc Chúa
sẽ lập Bí Tích Thánh Thể (14,13-21; 15,32-39).
86 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Matthêu là tác giả duy nhất đã ghi lại 3 sự kiện để làm


nổi bật địa vị của Phêrô: Phêrô đi trên nước (14,28-31);
lời tuyên bố của Chúa Giêsu thiết lập Phêrô làm nền tảng
của Giáo Hội (16,17-19); và số tiền kỳ lạ để nộp thuế đền
thờ đã nối kết chặt chẽ Phêrô với Chúa (17,24-27).

2. Phần diễn từ (18)


Ghi lại những lời Chúa dạy về cách ăn ở của các thành
phần trong cộng đoàn và của những người có trách nhiệm
đối với các tín hữu. Bài diễn từ có mục đích tạo sự hoà
hợp, tránh những căng thẳng giữa các thành phần trong
cộng đoàn.
Phần V (19-25): Sự hoàn tất sắp tới của Nước Trời

1. Phần trình thuật (19-23): các sự kiện được chọn,


quy hướng về bài diễn từ chung luận:
- Chúa nhắc lại những điều kiện phải sống siêu thoát và
khiêm nhường để được nhận vào Nước Trời (19-20).
- Việc Chúa vào Giêrusalem và xua đuổi những người
buôn bán (21,1-17) tiên báo thời giờ phải cải cách
tinh thần đã gần đến.
- Các thủ lãnh Do-thái mỗi lúc mỗi tỏ ra ghen ghét; họ
tranh luận với Chúa và tìm cách bẩy Người (21,23 -
22,46); Chúa vạch rõ sự giả hình của họ (23,1-36) và
than trách Giêrusalem (23,37-39).
2. Diễn từ chung luận (24-25): trình bày cơn khủng
hoảng sắp đến: Thiên Chúa sẽ loại bỏ Dân cũ bất tín để
thiết lập Dân mới; Đức Kitô sẽ ngự trị vĩnh viễn giữa Dân
mới; dân này bao gồm tất cả những kẻ tin, Do-thái cũng
như Dân ngoại.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Đây là đoạn song song với Máccô 13. Nhưng Máccô


13 được viết 67-68 (trước biến cố 70) còn Matthêu được
viết 85-90, nên bản văn của Matthêu được khai triển rộng
rãi với nhiều chi tiết hơn. Nhiều dụ ngôn rất tiêu biểu của
Matthêu trong phần này: dụ ngôn người quản gia, 10 trinh
nữ, 10 nén vàng. Đoạn văn về cuộc chung thẩm cũng là
đặc biệt của Matthêu: cũng như tất cả các dụ ngôn, đoạn văn
này phải được hiểu trên bối cảnh Cựu Ước: Ed 34 (đặc biệt
Ed 34,3-17) là đoạn song đối trong Cựu Ước với Mt 25.
Phần kết (26-28): Cuộc khổ nạn và Phục Sinh
1. Cuộc khổ nạn (26-27)
Nói chung, Matthêu đi theo Máccô, phần này có 2 đặc
điểm:
a/ Cũng như Máccô, Matthêu trình bày Đức Giêsu là
Người tôi tớ đau khổ (Is 52,13 - 53,12), nhưng trong
Matthêu, Chúa Giêsu biểu lộ một cách rõ ràng hơn địa vị
thần thánh của Người. Người biết trước những sự việc sắp
xảy tới và Người đón nhận. Người tiên báo cho các môn
đệ: “Con Người sắp bị nộp và chịu đóng đinh” (Mt 26,1-
2). Trong Tin Mừng của Gioan cũng thế, và Matthêu còn
nhấn mạnh hơn Gioan về việc Chúa Giêsu biết trước sự
đau khổ của mình: trong Matthêu và Gioan, ta thấy sự đau
khổ không làm lu mờ thiên tính của Chúa Giêsu. Còn
trong Máccô, Luca và thư Hípri các tác giả nhấn mạnh
nhiều hơn tới khía cạnh nhân loại.
b/ Trong bài của Matthêu, Chúa nói nhiều trong giờ
khổ nạn để cắt nghĩa cho các môn đệ về các diễn biến
quan trọng. Điều đó biểu lộ những nỗi thắc mắc lương tâm
về sau các tín hữu đã gặp phải. Một chi tiết độc đáo trong
88 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Matthêu: sự can thiệp của bà vợ của Philatô (Mt 27,19),


một yếu tố rất mới trong truyền thống.
2. Sống lại (28)
Bài trình thuật của Matthêu có hai khuynh hướng: hộ
giáo và thần học.
a/ Hộ giáo: Vào thời của Matthêu, có những người Do-
thái không phản đối sự kiện cái mồ trống, nhưng cắt nghĩa
cách khác: ban đêm các môn đệ đã lấy xác của Đức Kitô.
Matthêu trả lời là việc lấy trộm xác không thể xảy ra được
vì đã có lính canh cẩn mật (Mt 27,62-66; 28,4.11-15).
b/ Thần học: Tin Mừng của Matthêu được kết thúc với
một hoạt cảnh vĩ đại, song đối với việc Giavê hiện ra trên
núi Sinai (Xh 3-4). Ở đây Chúa Kitô tụ họp các môn đệ
trên núi và sai các ông đi giảng.
- Trên núi (Mt 28,16): Matthêu không nói rõ núi nào.
Thực ra đây không phải là một dấu chỉ địa lý, nhưng là
một chỉ dẫn thần học. Ngày xưa trên núi, Chúa Giêsu đã
xua đuổi chước cám dỗ, từ chối nhận quyền hành từ tay
ma quỷ (Mt 4,9-10); bây giờ cũng trên núi, song đối với
Sinai, Người nhận quyền hành từ Thiên Chúa. Người tự
trình diện như là Con Người theo thị kiến của Daniel (so
sánh Dn 7,14 và Mt 28,18).
- Lệnh đi truyền giáo và làm phép Rửa:
+ “Thâu nạp môn đồ khắp muôn dân”. Khác với thái độ
của Chúa Giêsu khi còn ở thế gian (Mt 10,5.6.23;
15,24), bây giờ Người sai các môn đệ đi giảng khắp
muôn dân.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

+ Công thức làm phép Rửa tội đặt nền tảng trên mầu
nhiệm sống lại: Chúa Cha là tác giả của sự sống lại,
Chúa Con là đối tượng, Chúa Thánh Thần là hoa trái
được ban cho Chúa Con. Công thức rửa tội này là duy
nhất trong Tân Ước. Về sau còn có trong sách Didachè.
90 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương II.
CÁC CHỦ ĐỀ
TRONG MATTHÊU

Ba chủ đề trong Matthêu: Giáo Hội, Chúa Kitô và


Thời Cánh Chung.
Muốn khám phá tư tưởng tổng quát của Matthêu, đơn
giản hơn cả là nên khởi sự từ phần kết thúc. Thực vậy,
trong những câu cuối cùng của sách Tin Mừng (28,16-20),
tác giả đã tóm kết các chủ đề quan trọng của ông. Chúa Kitô
vinh quang triệu tập các môn đồ của Người lại trên núi.
Giáo hội xuất hiện như một cộng đoàn những người
được Chúa Phục Sinh triệu tập lại, như một dân tộc đang
lên đường. Giáo Hội phải xa cách Giêrusalem, nơi mà cho
tới bây giờ vẫn được xem là trung tâm địa lý của niềm tin,
nơi Thiên Chúa hiện diện, để đi tới với Galilê của lương
dân. Một Giáo Hội được xác định như một Giáo Hội của
thế giới.
Giáo Hội đây không phải là một đám người hỗn loạn,
mà là một Giáo Hội có thể chế đàng hoàng. Giáo Hội này
phải đi gặp Chúa Giêsu trên núi. Trong Matthêu, núi này
mang nặng tính chất thần học hơn là địa lý. Núi là nơi
Chúa Giêsu đã biến hình, có Môsê và Êlia đến đàm đạo.
Đó là nơi Người đã giảng dạy, đã ban Luật mới và đã xác
định phải đưa Luật của Môsê vào chiều hướng nội tâm.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Đó cũng là núi Sinai, nơi Môsê ngày xưa đã triệu tập


Israel và đã ban lề luật của Thiên Chúa. Trong suốt quyển
Tin Mừng, Chúa Giêsu xuất hiện như một Môsê mới để
ban Luật mới cho Dân mới của Thiên Chúa. Nhưng Chúa
Giêsu còn hơn cả Môsê: các môn đệ khi trông thấy Người,
đã phủ phục ngay dưới chân Người. Theo ngôn ngữ phụng
vụ Hi-lạp, động từ “phủ phục” biểu lộ sự thờ lạy. Như vậy
trên núi, Chúa Giêsu đã tự mạc khải như là Môsê mới,
như là Con Người, Đấng lãnh nhận mọi quyền hành trên
trời và dưới đất theo sấm ngôn của Daniel 7, đồng thời
như là Đấng Emmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.
Sau hết Chúa Giêsu mạc khải cho biết thời gian của
Giáo Hội, một thời gian được giới hạn giữa hai lời hứa:
“từ nay các ông sẽ thấy Con Người” (Mt 26,64) và “Này
Ta ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế” (28,20).
Nay chúng ta thử tìm hiểu ba chủ đề này trong chi tiết.
A. CHỦ ĐỀ GIÁO HỘI
1. Giáo Hội là gì theo nghĩa tổng quát?
Quyển Kinh Thánh bảy mươi dùng chữ ekklèsia (động
từ kalein = kêu gọi, triệu tập) để dịch chữ “qahal” trong
sách Xuất Hành và sách Thứ Luật. Giáo Hội là cộng đoàn
được triệu tập lại trong thời Xuất Hành để làm việc tế tự
thờ phượng Gia-vê. Đối với Do-thái Giáo, Giáo Hội đã
được thiết lập tại Sinai nhờ giao ước với Gia-vê và nhờ
trung gian của Môsê. Tại nơi đó, Israel đã trở thành Hội
Thánh, dân tộc thánh. Vậy khi nói tới Giáo Hội, người ta
nghĩ tới sa mạc, tới Giao Ước, tới Thánh Luật, tới Môsê.
Sau này khi nói tới Giáo Hội mới, người ta sẽ nghĩ tới
Giao Ước mới, Luật mới, Môsê mới.
92 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Chủ đề Giáo Hội đối với Matthêu


Chủ đề Giáo Hội được Matthêu đặc biệt làm nổi bật.
Chính vì thế mà Đức Giêsu được trình bày như vị tiên tri,
như Môsê mới (sẽ xem ở sau, trong phần Kitô học theo
Matthêu). Trong Do-thái giáo đương thời và các sách
Nhất lãm, “tiên tri” là một tước hiệu của Đấng Mêsia. Vị
này dựa theo bản văn Đnl 18,15-19 (“từ giữa các anh em
ngươi, Gia-vê Thiên Chúa của ngươi sẽ cho chỗi dậy một
tiên tri như Ta: các ngươi sẽ phải nghe Ngài”), sẽ là Môsê
mới: Người sẽ tái thiết trật tự của Môsê ngày xưa: Người
là vị tiên tri mà chính Môsê đã tiên báo trong sách Đệ Nhị
Luật. (Qumrân cũng có một quan niệm như thế về Đấng
Mêsia). (Tiếng “tiên tri” trong Ga 1,19 và nhất là trong Ga
6,14 phải được hiểu trong nghĩa này).
Trong số 5 diễn từ, đã có 2 bài trực tiếp liên quan đến
Giáo Hội: diễn từ về sứ vụ (10,5b-42) và diễn từ về cộng
đoàn (18). Bảy thí dụ trong diễn từ thứ ba (13,1-52) là
những thí dụ về Nước Trời: thuật ngữ này nói lên việc Tin
Mừng đã đến và hàm chứa việc Giáo Hội được khai sinh
và phát triển (xem: Roguet, dẫn vào Tin Mừng, tr.50).
Sau đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu một số đoạn văn liên
quan đến chủ đề này:
a/ Việc thiết lập Giáo Hội: Mt 16,18
Chúa nói với Simon Phêrô: “Ngươi là đá, và trên đá
ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta…” Tiếng ekklèsia, mà ta
thường gặp trong Xuất Hành và Thủ Lãnh, được dùng ở
đây. Matthêu nhấn mạnh tới chữ : “Hội Thánh của Ta”
(mou tèn ekklèsia: le possessif place devant le nom
marquee l’insistance). Để hiểu rõ điều đó, ta phải nghĩ tới
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

khuynh hướng hộ giáo của Matthêu. Vào thời Chúa Kitô,


trong Do-thái giáo, có nhiều nỗ lực đây đó, mục đích là
canh tân đời sống đạo đức, thiết lập lại dân chúng theo
đúng tước hiệu “ekklèsia”, nghĩa là “Dân của Thiên
Chúa”. Qumrân là một nỗ lực trong phong trào canh tân
đó. Vậy khi thiết lập Giáo Hội, Chúa Giêsu đáp ứng một
nhu cầu căn bản trong Do-thái giáo lúc bấy giờ. Nhưng ở
đây chính Người là Đấng Mêsia.
b/ Giáo Hội ấy có hai cơ cấu chủ yếu
- Cơ cấu thứ nhất là nhóm 12: cơ cấu cơ bản của
Giáo Hội. Họ là cột trụ của Giáo Hội mới (Mt 10,1-4).
Giáo Hội thời sa mạc, do Môsê triệu tập, được quy tụ
chung quanh 12 nhân vật, tức 12 hậu duệ của Gia-cóp.
Dân tộc được chia ra thành từng nhóm 50, 100, 1000…
Đứng đầu mỗi nhóm có một người lãnh đạo.
Tại Qumrân, ta cũng thấy một tổ chức như thế: ban cố
vấn tối cao gồm có 12 người. Cộng đoàn Qumrân muốn là
Giáo Hội theo mẫu thời sa mạc. Trong Tân Ước, nhóm 12
tông đồ là cơ cấu cơ bản của Giáo Hội. Các tác giả Nhất
Lãm thường trình bày phép lạ hoá bánh ra nhiều trong
tương quan với các biến cố Xuất Hành: sa mạc, manna,
dân chúng ngồi xuống đất thành từng nhóm 50 người, 100
người…(Mc 6,40).
Trong Cv 1,15: số người bỏ phiếu chọn Mathias là 120
người (12x10): nhóm nhỏ nhất trong cộng đoàn Giáo hội
là 10 người.
Sách Khải Huyền nói tới 144.000 người được chọn
(12x12x1000).
94 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Đó là những kiểu diễn tả đặc biệt của người Do-thái,


ngụ ý rằng Giáo Hội thời mai hậu xuất phát từ Giáo Hội
thời sa mạc.
- Cơ cấu thứ hai là quyền tối cao của Phêrô (Mt
16,18-19): (“Ngươi là Đá và trên Đá ấy, Ta sẽ xây Hội
Thánh của Ta và quyền môn Âm phủ sẽ không thắng nỗi.
Và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc thì cũng sẽ bị cầm
buộc trên trời; và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi thì cũng
sẽ được tháo cởi trên trời”).

Một vài nhà nhà phê bình nghi ngờ tính cách xác thực
của các câu 17-19, nhưng vẫn chưa đưa ra được những
chứng cớ quyết định. Trái lại tất cả các nhà chú giải đều
nhận thấy màu sắc aram trong các câu nói. Dẫu sao thì
cộng đoàn tiên khởi đã nhìn nhận qua đoạn văn này, ý của
Chúa Giêsu muốn thành lập Giáo Hội và thành lập trên
nền tảng các tông đồ mà Phêrô là người cầm đầu.
Khuynh hướng của các nhà chú giải không Công Giáo
là giới hạn những lời hứa của Chúa Giêsu vào con người
củaPhêrô mà thôi và cho rằng những lời ấy không ngụ ý
thiết lập một chức vụ trường tồn. Quả nhiên, hiểu theo
mặt chữ thì câu 18 chỉ nhắc tới Phêrô. Nhưng Giáo Hội
mà Phêrô đứng đầu đó, Chúa muốn nó tồn tại mãi mãi,
đến nỗi sự chết cũng không làm hại được. Và làm sao
Giáo Hội có thể vững bền được nếu những lời Chúa hứa
với Phêrô không được chuyển đạt cho những người kế vị
ông? Bởi thế giáo lý Công giáo về việc kế vị các tông đồ
được khai triển một cách hợp lý từ lời hứa này của Chúa
Giêsu (xem chú giải đoạn này trong Nguyễn An Ninh, St
Matthêu, p.182-187).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chính Chúa Giêsu là nền móng vô hình của Giáo Hội


(1Cr 3,10-11; 1Pr 2,6-8; Ep 2,20), còn Phêrô là nền móng
hữu hình sau khi Chúa đã ra đi.
c/ Thiết lập Giáo Hội một cách vĩnh viễn
Giáo Hội được thiết lập một cách vĩnh viễn trong bữa
tiệc Thánh Thể (Mt 26,26-30). Chúa Giêsu trao chén uống
như là “chén máu của Giao Ước” ( Mt 26,28). Đối với
người Do-thái, cộng đoàn Dân Chúa được thiết lập lúc
Môsê dâng của lễ Giao Ước (Xh 24,8): “Môsê lấy huyết
mà rảy trên dân. Ông nói: này là máu của giao ước đã kết
với các ngươi, thể theo mọi lời ấy”. Ở đây Chúa Giêsu
nhắc lại câu nói của Môsê. Như vậy, cộng đoàn Dân
Chúa, mà 12 tông đồ đại diện, được thiết lập một cách
vĩnh viễn chính vào lúc ấy.
Lưu ý: Công thức trong thánh Phaolô và Luca dễ dịch
ra tiếng aram hơn là công thức trong Matthêu và Máccô.
d/ Bài diễn từ về đời sống cộng đoàn (18,1-35)
Matthêu đã thu lượm trong truyền thống nhiều câu nói
của Chúa Giêsu liên hệ đến đời sống huynh đệ cộng đoàn
và xếp đặt thành một bài diễn từ. Năm câu đầu tiên của
chương 18 có thể được xem như là nòng cốt của cả bài
diễn từ. Câu hỏi ai là kẻ trọng nhất trong Nước Trời và
câu trả lời của Chúa. Các chi tiết khác phải được hiểu từ
khởi điểm đó.
Giáo hội là một cộng đoàn huynh đệ trong đó mỗi
người có trách nhiệm tới đức tin của anh em mình (xem
Nguyễn An Ninh, St Matthêu, p.201+)

e/ Giáo Hội phổ quát (28,16-20)


96 Dẫn nhập phê bình vào các sách

“Các ngươi hãy đi thâu nạp các môn đồ khắp muôn


dân”. Đoạn văn này nói tới tính cách phổ quát của Giáo
Hội.
Lưu ý:
 Câu nói của Chúa (câu 18-20) gồm có 3 phần:
- lời mạc khải về quyền năng của mình,
- lời sai đi truyền giáo,
- lời hứu ở mãi với các môn đệ.
 Động từ “thâu nạp môn đồ” (mathéteuein) là nét
độc đáo trong lời sai đi truyền giáo mà Matthêu ghi lại.
Động từ ấy có ý nghĩa hơn là động từ “rao giảng”
(kêrussein) mà ta gặp trong các bản văn tương đương (Mc
13,10; 14,9; 16,15; Lc 24;47). Đối với Matthêu, vấn đề
không phải chỉ là trình bày sứ điệp, nhưng là đưa người ta
trở về sống với Chúa trong một mối tương quan chặt chẽ
và liên vị. Gương mẫu của mối tương quan ấy là mối
tương quan giữa Chúa Giêsu lịch sử và các môn đệ của
Người: những người này đã được gọi để theo Người, họ
đã học hỏi nơi Người và đã gắn bó với Người bằng một
mối dây thân ái. Tiếng “môn đệ” có thể được xem là một
định nghĩa của tiếng Kitô hữu (xem Nguyễn An Ninh, St
Matthêu, p.301)
B. CHỦ ĐỀ CHÚA KITÔ
Kitô học của Matthêu không có chủ đề gì mới mẽ so
với Máccô và Luca. Các tước hiệu của Chúa trong
Matthêu thì đều có trong Máccô và Luca. Tuy nhiên,
Matthêu nhấn mạnh một vài sắc thái có liên hệ tới ý tưởng
tổng quát của quyển Tin Mừng.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

1. Đức Giêsu là Đấng Mêsia


Matthêu muốn chứng minh cho người Do-thái thấy
rằng Đức Giêsu quả là Đấng Mêsia, con vua Đavít, Đấng
mà Thiên Chúa đã hứa ban và Israel đã trông đợi trong
suốt thời Cựu Ước. Bởi thế Matthêu có khuynh hướng áp
dụng cho Đức Giêsu những sấm ngôn của Cựu Ước; đặc
biệt trong 12 đoạn các sấm ngôn được dẫn nhập rõ ràng
bằng câu: “để được nên trọn điều Chúa đã phán nhờ vị
tiên tri…”

Mt 1,22 12,17-21
2,15.17.23 13,35
4,14 21,4-5
8,17 26,54.56
27,9-10

Ta hãy lưu ý là trước Matthêu, truyền thống Nhất Lãm


cũng thường trích dẫn Cựu Ước, nhưng một cách hàm ẩn.
Ví dụ: trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu nói: “hãy uống chén
này hết thảy, vì này là Máu Ta, Máu giao ước, đổ ra vì
nhiều người để nên ơn tha tội” (Mt 26,27-28). Chúa đã
trích dẫn một cách hàm ẩn hai đoạn Kinh Thánh: “Này là
máu của giao ước” (Xh 24,8) và “vì những đau khổ, tôi tớ
Ta sẽ giải án tuyên công nhiều người” (Is 53,11-12).
Những câu trích dẫn hàm ẩn như thế trong các trình thuật
và các logia đều có từ lâu đời, trước các công trình biên
soạn, vì chỉ có người Do-thái mới biết rõ kỷ thuật trích
dẫn Kinh Thánh như thế. Cái tinh vi của kỷ thuật là cùng
một lúc nhắm 2 hay 3 đoạn văn của Cựu Ước có một số
chữ hoặc ý tưởng giống nhau (x. lời chúc lành trên chén
rượu nhắm một cách hàm ẩn tới Xh 24,8 và Is 52-53).
98 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Trong Matthêu, người ta nhận thấy:


- Các câu sấm ngôn đều do chính Matthêu trích dẫn.
Các sấm ngôn ấy cũng như các câu dẫn nhập không
có trong hai tác giả Nhất lãm kia, hoặc trong các bút
tích của Tân Ước. Chúng biểu lộ những suy tư riêng
của Matthêu.
- Các sấm ngôn được trích dẫn, không phải một cách
hàm ẩn, nhưng một cách rõ ràng để trở thành một
chứng lý. Trước đây, Kinh Thánh được trích dẫn
thường là để nhắc lại lời hứa, còn Matthêu muốn
chứng minh không những các lời hứa mà cả các lời tiên
báo ngày xưa đều được thực hiện. Cuộc đời của Đức
Giêsu, được đặt trong ánh sáng của Kinh Thánh như
thế, không còn là một sự kiện rời rạc xuất hiện trong
quá khứ, nhưng là cao điểm của lịch sử, trong đó
chương trình của Thiên Chúa được thực hiện dần
dần…
2. Đức Giêsu Mêsia là Ngôn Sứ và là Môsê mới
Matthêu nhấn mạnh ý tưởng Đức Giêsu là Ngôn Sứ, là
Môsê mới để làm nền tảng cho chủ đề Giáo Hội. Điểm
này tương hợp một cách tự nhiên với một cộng đoàn mà
đa số là người Do-thái với 15 thế kỷ truyền thống sau
mình. Họ ý thức mình là một Dân mới, có Môsê mới làm
thủ lãnh.
Dựa theo Đnl 18,18, Đấng Mêsia sẽ là một Ngôn Sứ
mới, một Môsê mới. Người đến để “dạy dỗ” Luật mới cho
Dân Thiên Chúa.
- Ngay trong đoạn Tin Mừng thời thơ ấu, Matthêu trình
bày Đức Giêsu như là Môsê mới: cũng như Môsê đã
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

thoát chết một cách lạ lùng (Xh 2,1-10) và chạy ra


nước ngoài để trốn Pharaô (Xh 2,11-15), trước khi
nhận lệnh Chúa phải trở về để gặp vua Ai-cập (Xh
3,1-12), thì Đức Giêsu cũng thế: Người đã thoát khỏi
cơn tàn sát và lánh xa bạo chúa (Mt 2,13-15), rồi lui
về Nazareth (2,13) để rồi lại xuất hiện và dạy dỗ công
khai sau khi lãnh nhận sứ vụ cứu thế qua phép Rửa
trong sông Giođan (ch.3-4). Chính Matthêu chỉ cho ta
chìa khoá để hiểu hai nhân vật song đối đó trong Mt
2,20: câu này lấy trong Xh 4,19: “chúng đã chết rồi,
mọi kẻ tìm hại mạng ngươi” (// Mt 2,20: “Những kẻ
tìm hại mạng Hài Nhi đã chết rồi”).
- Bài diễn từ trên núi (Mt 5-7) song đối với Luật cũ và
cả năm bài diễn từ cũng song đối với bộ Ngũ Kinh của
Môsê. Hãy lưu ý câu Mt 5,1: “Người lên núi”.
Matthêu đặt bài diễn từ này trên núi (còn Luca thì nói
là trong cánh đồng!) chắc là phải có một ngụ ý rõ rệt.
Câu này gợi ý: Môsê cũng đã lãnh nhận Luật trên núi
Sinai (Xh 24,9). “Người ngồi xuống”: thái độ đó gợi
lên thái độ của các rabbi Do-thái ngồi cắt nghĩa Kinh
Thánh cho các môn đệ (các thầy giáo Hy-lạp trong lúc
dạy thì đứng).

- Trong nhiều đoạn khác, Matthêu nhấn mạnh tới sứ vụ


“dạy dỗ” và lời giảng dạy của Chúa. Người dạy một
cách có uy thế và chỉ có một mình Người là Thầy (Mt
7,28-29; 23,8). Trong Tin Mừng của Matthêu, các bài
diễn từ, những lời giảng dạy nhiều hơn là các bài
trình thuật. Trong Máccô, “Tin Mừng” (to
evangelion: luôn luôn được dùng cách tuyệt đối) phải
100 Dẫn nhập phê bình vào các sách

được “rao truyền”. Còn trong Matthêu, “Tin Mừng


Nước Trời” phải được “dạy dỗ”.

3. Đức Giêsu Kitô là Con Người


Danh hiệu này phát xuất từ Đn 7,13-14. Theo sách này
và theo truyền thống khải huyền trong Do-thái giáo, Con
Người là Đấng sẽ đến trong ngày tận thế để luận phạt kẻ
có tội và cứu giải những người công chính.
Chính Chúa Giêsu đã dùng tước hiệu này để ám chỉ
bản thân mình. Matthêu nhấn mạnh đặc biệt tới tước hiệu
này. Chẳng những ông đã ghi lại cẩn thận những “logia”
của Chúa, trong đó có tước hiệu “Con Người” nhưng ông
còn có khuynh hướng dùng tước hiệu ấy cả những nơi mà
Chúa chỉ dùng chữ “Tôi”.
Ví dụ: Mt 16,13: “Dân chúng nói gì về Con Người?”
(So sánh với Mc 8,27 và Lc 9,18 trong đó Chúa dùng ngôi
I). Chứng tá rõ ràng nhất là Mt 28,16-20: câu 18 quan
trọng hơn cả: mọi quyền bính đã được (Thiên Chúa) ban
cho Ta. Câu nói này của Chúa lấy ý trong Đn 7,14: “Ngài
được ban tặng quyền bính...” Matthêu trao cho ta ở đây
một cái chìa khoá của Tin Mừng: Đức Giêsu Phục Sinh là
Con Người mà tiên tri Đaniel đã tiên báo.

C. CHỦ ĐỀ CÁNH CHUNG


1. Sự kiện
Vấn đề cánh chung đối với các tác giả Tân Ước là cách
quan niệm giá trị của đời sống kitô hữu trong tương quan
với việc thiết lập Nước Thiên Chúa tại thế trần vào thời
cùng tận.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Máccô nhấn mạnh tới thời gian rao giảng Tin Mừng:
thời cánh chung đang được thực hiện (eschaton se
réalisant hoặc là eschatologie réalisée). Cánh chung học
của Matthêu phức tạp hơn. Trong một số đoạn văn (những
bài trình thuật mà Matthêu lấy lại của Máccô): người ta
gặp quan niệm về thời cánh chung đang được thực hiện.
Trong những phần khác không thuộc nguồn sử của
Máccô, người ta lại bắt gặp một cánh chung học hướng về
tương lai, nhấn mạnh tới ngày quang lâm, tới sự viên mãn
của ơn cứu rỗi.

2. Lý do
Chủ đề cánh chung học hướng về tương lai mà
Matthêu nhấn mạnh, có thể được cắt nghĩa như sau trên
bình diện lịch sử: Matthêu Hy-lạp được hình thành sau
năm 70 (có lẽ vào khoảng 85). Quốc gia Do-thái và thành
Giêrusalem đã sụp đổ. Sự phán xét của Thiên Chúa đã xảy
ra cho Israel. Tuy nhiên ngày Chúa quang lâm vẫn chưa
đến như lòng người Do-thái mong đợi. Sự thay đổi hoàn
cảnh đó tạo nên một sự buông xuôi trên bình diện luân lý
và tôn giáo nơi các tín hữu ở Palestina.
Phản ứng của Matthêu là: một đàng, Matthêu nhìn
nhận rằng ngày cùng tận chưa xảy ra hôm nay và ngày
mai; đàng khác, ông cố gắng khơi dậy sự thức tỉnh, tạo
nên một sự hăng hái cho các tín hữu trong đời sống luân
lý và tôn giáo bằng cách nhấn mạnh tới tính cách đột ngột
của Ngày Chúa. Đó là một cách trình bày phát xuất từ
khuynh hướng mục vụ: nguyên tắc thần học của khuynh
hướng này là Giáo Hội được mời gọi sống lâu dài trong
102 Dẫn nhập phê bình vào các sách

thời gian và trong thế giới này, nhưng Giáo Hội không
được vì thế mà quên lãng ngày cùng tận của lịch sử: Giáo
Hội phải luôn luôn sống trong đợi chờ.

3. Những đoạn văn quan trọng

Diễn từ chung luận (Mt 24-25): đó là cách trình bày


của Matthêu về bài diễn từ chung luận mà ta gặp trong Mc
13. Matthêu đã lấy chất liệu trong Máccô, nhưng có sửa
đổi và quảng giải, điều đó biểu lộ chiều hướng của
Matthêu.
a/ Đoạn văn 24,10-14
Là của riêng Matthêu (không có trong Máccô và
Luca). Nội dung liên hệ tới những dấu chỉ tiên báo ngày
quang lâm để trả lời cho câu hỏi của các môn đệ: xin nói
cho chúng tôi biết bao giờ các điều ấy sẽ xảy ra; đồng thời
liên hệ tới sứ vụ tông đồ phải thực hiện. Các điềm báo của
thời cùng tận sẽ là các tiên tri giả, lòng vô đạo, nhiều cớ
vấp ngã, nhiều cuộc bắt bớ.
Đặc điểm của Matthêu là xếp các dấu chỉ ấy vào một
nơi ở đây. Mặc dầu có sự suy đồi trên bình diện luân lý và
tôn giáo (c.12), nhưng thời cùng tận cũng vẫn chưa đến.
Matthêu nhấn mạnh là trước khi các dấu chỉ ấy xảy đến,
thì Giáo Hội còn cả một sứ vụ cứu độ phải thực hiện: đó là
rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi dân tộc (c14).
(Lưu ý là trong 2Tx 2,1-12, thánh Phaolô cũng sử
dụng chủ đề các điềm báo để trả lời cho một số người nói
rằng Ngày của Chúa đã sắp đến rồi).
b/ Đoạn 24,26 - 25,46 (Phần kết của bài diễn từ)
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Trong bài diễn từ của Máccô, phần kết luận rất ngắn
(Mc 13,33-37), Matthêu khai triển rộng rãi và thêm năm
dụ ngôn nói về việc phải tỉnh thức. Có hai dụ ngôn của
riêng Matthêu: 10 trinh nữ và cuộc chung thẩm. Ba dụ
ngôn sau có song song trong Luca, nhưng Luca trình bày
trong một bối cảnh khác, nghĩa là không xem chúng như
là kết luận của bài diễn từ chung luận (Lc 12). Còn
Matthêu trình bày cả năm dụ ngôn dưới chủ đề: “Vậy hãy
tỉnh thức”.
- Người chủ nhà tỉnh thức (Mt 24,42-44)
- Người quản gia khôn ngoan (24,45-51)
- Mười trinh nữ (25,1-13)
- Mười nén vàng (25,14-30). Dụ ngôn này song song
với dụ ngôn các yến bạc Lc 19,12-27. Matthêu để lộ ý
thức của mình về thời gian của Giáo Hội bằng một
câu mà Luca không có: “Đằng đằng mãi lâu sau...”
(Meta dè polum chronon = sau một thời gian lâu dài).
- Phán xét cùng tận (25,31-46): độc đáo là câu 32. Sự
phán xét đưa lại ơn cứu độ và giải phóng, tuy vẫn giữ
tính cách oai nghiêm và đáng sợ. Matthêu làm nổi bật
ý tưởng Thiên Chúa quy tụ mọi người. Trong Cựu
Ước, việc Israel được quy tụ là dấu chỉ Thiên Chúa
ban ơn cứu độ. Dụ ngôn này biểu lộ cách thức các kitô
hữu hiểu sấm ngôn của Ed 34: “Này Ta, chính Ta đây,
Ta sẽ phân xử giữa chiên béo và chiên gầy” (câu 20).
c/ Đoạn cuối trong Mt (28,20)
Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các tông đồ trên núi.
Người áp dụng cho mình hình ảnh Con Người như được
diễn tả trong Đn 7,14. Sau khi ra lệnh cho các tông đồ đi
giảng dạy và làm phép Rửa, Người nói: “Và này Ta ở với
104 Dẫn nhập phê bình vào các sách

các ngươi mọi ngày cho đến tận thế” (heos tès sunteleias
tou aiônos), (aion=le monde, traduction de holam, có
nghĩa là “thế giới”, chứ không phải “các thế kỷ”). Ngày
quang lâm sẽ là ngày tận cùng của thế giới này; nó liên hệ
tới mọi tạo vật, nhất là con người. Tuy nhiên, Con Người
sẽ luôn luôn hiện diện với Giáo Hội và chính Giáo Hội
cũng sẽ luôn luôn được hiện diện.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương III.
CÁC NGUỒN SỬ

Quyển Tin Mừng hiện thời dựa trên 4 nguồn sử:


Matthêu Aram, nguồn Logia (nguồn chung với Luca),
Máccô và nguồn riêng.
A. MATTHÊU ARAM
Truyền thống của Giáo Hội từ thời xưa cho rằng thánh
Matthêu là người đầu tiên đã viết sách Tin Mừng và đã
viết bằng tiếng Aram.
1. Các chứng tá
Trước hết phải nói tới chứng tá của Papias, giám mục
ở Hierapolis (thuộc tỉnh Phrygia, gần Laodikêa). Papias là
bạn của Polycarpô và tác giả của một bộ sách gồm năm
quyển: “Diễn giải Lời Chúa”. Tác phẩm này đã bị thất lạc,
nhưng một vài đoạn còn được ghi lại trong quyển sách
“Lịch sử Giáo Hội” của Eusêbiô.
Vào khoảng năm 130, Papias viết như sau: “Matthêu
đã xếp đặt các logia bằng thổ âm Do-thái (dialektos, nghĩa
là tiến aram), và người ta đã chuyển dịch (hermènéuen) ai
nấy theo khả năng của mình” (Eusebius, H.E.3,39,16). Ý
nghĩa câu nói trên không được rõ ràng lắm. Các nhà chú
giải Tin lành xưa nay vẫn nhìn nhận rằng các “logia” đó là
106 Dẫn nhập phê bình vào các sách

một sưu tập Lời Chúa mà thôi, nghĩa là một tác phẩm
khác với quyển Phúc Âm hiện thời của Matthêu. Trái lại,
nhiều nhà chú giải công giáo cho rằng tiếng “logia” đồng
nghĩa với “quyển Tin Mừng”. Nhưng cả hai giả thuyết
xem ra không đúng (xem Baganay, Le problem, p.52-54).
Nếu so sánh các công thức của Papias ở chổ này với các
công thức ông dùng để nói về thánh Máccô, thì ta có thể
hiểu đoạn văn trên như sau: thánh Matthêu khi viết Tin
Mừng bằng tiếng aram, đã xếp đặt những lời của Chúa
trong quyển Tin Mừng của ông. Mà quả thực, người ta
nhận thấy là trong quyển Tin Mừng I, các lời giảng dạy
của Chúa đã thu thập lại thành những phần lớn, tạo ra năm
bài diễn từ dài.
Ngoài ra, còn có các chứng từ khác:
- Thánh Irênê (cuối thế kỷ II): “Matthêu đã phát
hành một quyển Tin Mừng bằng tiếng Hípri vào thời
Phêrô và Phaolô đang giảng và thiết lập một giáo đoàn ở
Rôma”.
- Eusêbiô (thế kỷ III): “Matthêu đã viết một quyển
Tin Mừng bằng tiếng Hípri” (Lưu ý là vào thời ấy tiếng
Hípri là một tử ngữ và các Kitô hữu không phải là Do-thái
xem tiếng aram là tiếng Hípri).
- Origène (+254): “Matthêu, nhân viên thu thuế và
tông đồ của Đức Giêsu Kitô đã viết cho những người Do-
thái trở lại một quyển Tin Mừng bằng tiếng aram” (x.
W.Harrington, Nouvelle introduction à la Bible, p.708-709).
2. Nội dung của Matthêu aram
Dựa theo Papias, thì nội dung của Matthêu aram là
các “logia” của Đức Giêsu. Phải hiểu các logia theo nghĩa
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

hẹp (các danh ngôn) hay theo nghĩa rộng (danh ngôn, dụ
ngôn và cả các bài trình thuật)? Không thể giải quyết vấn
đề này một cách chính xác được. Nhưng theo quan điểm
của các nhà chú giải hiện thời, thì người ta không thể giới
hạn các logia vào các danh ngôn, nhưng còn phải thêm
vào các dụ ngôn và một vài bài trình thuật. Có thể nói nội
dung chính yếu của Matthêu aram là cái “Kerygma” tại
Palestina. Và nếu người ta lưu ý tới thời gian cần phải có
để cho lời rao giảng bằng miệng có thể được khai triển, thì
có thể nghĩ rằng Matthêu aram đã được biên soạn vào
khoảng thời gian 40-50. (W.Harrington, p.710; xem thêm:
Benoit, St Matthêu, BJ. fascicule).

3. Bản dịch bằng Hy ngữ


Vì những nhu cầu giáo huấn trong cộng đoàn, người ta
đã dịch bản văn aram ra tiếng Hy-lạp: “Mỗi người đã dịch
theo khả năng của mình”. Như vậy là có nhiều bản dịch khác
nhau ở đây đó, chứ không phải là một công trình chung.
Quyển Tin Mừng của Matthêu hiện thời bằng tiếng
Hy-lạp là kết quả của một công trình phiên dịch như thế
do một tác giả nặc danh thực hiện. Tuy nhiên tác giả
không chỉ dịch mà thôi, nhưng còn cắt nghĩa và khai triển
thêm nhờ các nguồn sử khác nữa (x. bản dịch Hy ngữ
quyển sách Edêkien hai lần dài hơn bản văn Do-thái). Vậy
phải hiểu chữ “logia” (hermènéuen) của Papias theo nghĩa
rộng rãi, là “quảng giải”.
Bản quảng giải này được thực hiện bao giờ? Đoạn 22,7
cho ta một chỉ dẫn. Trong dụ ngôn tiệc cưới, theo cách
trình bày của Matthêu, thì “nhà vua thịnh nộ và phái quân
binh đi tru diệt lũ sát nhân ấy và thiêu hủy thành của
108 Dẫn nhập phê bình vào các sách

chúng”. “Nhà vua” nổi giận vì các khách được mời đã từ


chối, lại còn giết các tôi tớ của ngài (ám chỉ các tiên tri).
Luca không dùng tiếng “Vua”, nhưng tiếng “chủ nhà”,
Matthêu còn dùng tiếng “quân binh” (strateumata). Rõ
ràng là tác giả muốn ám chỉ các biến cố năm 70: các đạo
binh Rôma tới phóng hỏa thành Giêrusalem. Như vậy
quyển Matthêu hiện thời được viết sau năm 70, vào
khoảng 80-90, và có lẽ sớm hơn. (x. T.O.B tr 41).
Bản quảng giải này cũng được thực hiện cho các độc
giả ở Palestina, Do-thái và Kitô hữu gốc Do-thái. Bởi thế
nó mang màu sắc Do-thái hơn hai quyển Tin Mừng nhất
lãm kia (W.Harrington, p.710). Câu nói 13,52 có thể gợi
ý về tác giả biên soạn Tin Mừng và phương pháp làm việc
của ông (x. N.J.B.C. 42:2).
B. NGUỒN LOGIA
Matthêu và Luca đã lấy tài liệu ở một nguồn chung:
nguồn logia. Nguồn ấy có nhiều sưu tập rời rạc. Matthêu
đã lấy chất liệu ở đó để làm nên năm bài diễn từ. Vấn đề
nguồn logia này sẽ được bàn tới một cách chi tiết ở sau,
trong Tin Mừng theo Luca.
Điểm đáng ta lưu ý là cách kết cấu của các bài diễn từ
trong Matthêu có phần giả tạo. Mỗi diễn từ đã được biên
soạn bằng cách thu thập những lời nói của Chúa Giêsu có
liên quan đến một chủ đề nào đó. Việc sắp xếp này là
công trình của tác giả biên soạn sách Tin Mừng (cf.
Roguet, Dẫn vào Tin Mừng, tr.212; W.Harrington, p,714).
C. MÁCCÔ
Matthêu đã sử dụng Máccô: 99% các bài trình thuật
của Matthêu đều lấy trong Máccô. Tất cả các trình thuật
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

của Máccô đều nằm trong Matthêu. Người biên soạn


Matthêu Hy-lạp có trước mặt bản văn của Máccô. Vấn đề
là tác giả ấy đã biến quyển Tin Mừng của Máccô dưới
hình thức nào: có phải cũng là một bản văn như Luca
viết?
Khi sử dụng Máccô, Matthêu đã gom góp các bài trình
thuật lại. Ví dụ: Matthêu 8-9 thu xếp các trình thuật phép
lạ nằm rải rác trong Máccô.
Đàng khác, Matthêu có sửa đổi Máccô: ông tóm lược
Máccô, gạt bỏ những chi tiết tả cảnh. Bởi thế cách trình
thuật của ông khô khan, nhưng lại rõ ràng và có vẻ trang
trọng.
Hai ví dụ:
- Những người bị quỷ ám ở Ghêsara: Mt 8,28-34 // Mc
5,1-17. Matthêu đã lấy tài liệu trong Máccô, nhưng đã
tóm lược Máccô và bỏ đi những chi tiết phụ thuộc và
sống động.
- Phép lạ chữa lành người phụ nữ băng huyết và cho
con gái ông Giaia sống lại: Mt 9,18-26 // Mc 5,21-43.
Bài trình thuật của Máccô là một hoạt cảnh rất đẹp,
đầy đủ chi tiết. Còn bài của Matthêu rất sơ sài.

D. NGUỒN RIÊNG
Người ta nhận thấy Matthêu còn có nguồn sử riêng.

1. Về các trình thuật


Matthêu có ít chất liệu độc đáo, trừ 1-2. Ở đây ta phải
phân biệt các yếu tố trình thuật của riêng Matthêu trong
các chương 1-2 và trong 3-28.
110 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Hai chương đầu có lẽ là công trình của một nhóm


thần học gia mà Matthêu đã chuyển đạt lại và chỉ sửa đổi
đôi chút. Hiện thời người ta nói tới “trường phái của
Matthêu” (trường phái = một số thần học gia diễn tả các ý
tưởng dưới những hình thức văn chương như nhau) –
(xem thêm W. Harrinhton, tr.723+).
- Từ 3-28: các yếu tố của riêng Matthêu là những bài
trình thuật phụ thuộc, có tính cách muộn thời và bình dân,
không có trình độ thần học như chương 1-2.
- Ví dụ:
. Giấc mơ của bà vợ của Philatô (Mt 27,19)
. Trả thuế đền thờ (17,24-27)
. Giuđa quăng 30 đồng xu vào đền thờ (27,3-5)
. Lính canh mồ (27,62-66).
2. Về các logia
Matthêu còn có một số logia, mà cả Máccô và Luca
đều không có. Hai giả thuyết:
- Các logia ấy đều nằm trong Matthêu aram, nhưng
Luca bỏ qua.
- Hoặc Matthêu có nguồn sử riêng. (xem Benoit,
L’Evangile selon St Matthêu; BJ. Fascicule, p.25-27).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương IV.
CHỦ Ý CỦA MATTHÊU

Matthêu biết quyển Tin Mừng của Máccô và sử dụng.


Không rõ người có biết quyển Tin Mừng của Luca không.
Nhưng chắc người biết rằng tại Palestina, trong các cộng
đoàn Kitô hữu đã rời bỏ Giêrusalem (một số đã đi trước
năm 70), một số người đã viết sách Tin Mừng: Tin Mừng
của những người ở Nagiarét; Tin Mừng của những người
Ebiôn; Tin Mừng của những người Do-thái.
Tại sao Matthêu đã thực hiện quyển Tin Mừng này.
Hai lý do:
- Lý do nội bộ.
- Lý do chống Do-thái giáo.
A. LÝ DO NỘI BỘ
Matthêu thực hiện quyển Tin Mừng này cho các cộng
đoàn Kitô hữu gốc Do-thái. Chủ ý đầu tiên của Matthêu là
phản ứng lại với một hoàn cảnh suy thoái trên bình diện
đạo đức và luân lý trong các cộng đoàn Kitô hữu vào cuối
thế kỷ I. Các Kitô hữu Giêrusalem đã di tản khỏi thành
phố ngay trước năm 70. Một số định cư tại Pella (bên kia
sông Giođan). Nhiều cộng đoàn khác tản mác ở Syria (Mt
4,24) hay hội nhập với Giáo hội ở Antiokia. Các cộng
đoàn Hy-lạp ở Syria thời bấy giờ không đón tiếp dễ dàng
112 Dẫn nhập phê bình vào các sách

các nhóm gốc Do-thái. Ngoài các khó khăn do việc đồng
hóa đó, lại còn nhiều khó khăn nội bộ do việc ô hợp giữa
Kitô hữu tốt lẫn Kitô hữu xấu (Mt 13,36-43.47.50). Hình
ảnh Chúa Giêsu đã trở thành xa xôi trong quá khứ. Lý
tưởng trọn lành ban đầu đã thấp xuống. Bây giờ người ta
vừa tìm Chúa vừa tìm tiền (Mt 6,24), ưa thích những điều
kì lạ (7,21-23). Như thế Đức Ái trở thành lạnh nhạt
(24,12).
Những dấu chỉ nào cho phép chúng ta khẳng định như
thế?
Trong Máccô (và cả trong Luca), Đức Giêsu được
trình bày như là đối tượng và nội dung của Tin Mừng.
Trong Matthêu có một sự biến chuyển rõ ràng: điều mà
tác giả làm nổi bật không phải là con người Đức Giêsu,
nhưng là lời dạy của Người. Người là vị Thầy, siêu vượt
các tiến sĩ của Do-thái giáo (Mt 7,28-29: Người dạy như
một kẻ có quyền…). Không những Người là Môsê, nhưng
Người ngang hàng với Giavê, dạy dỗ Giáo Hội như Giavê
đã dạy dỗ Israel cũ.
Ta hãy lưu ý là trong Do-thái giáo, theo quan niệm của
các Biệt phái (và cả nhóm Essênô), Đấng Cứu Thế là một
Thầy Tiến Sĩ (ca vịnh 17 của Salomon): Người sẽ dạy luật
Môsê cho dân một cách chính xác và hướng dẫn cách thực
hành. Matthêu muốn trình bày Đức Giêsu Cứu Thế theo
chiều hướng đó (lời dạy của Chúa được trình bày trong
năm diễn từ), đồng thời mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu
dựa trên lời dạy của Chúa mà thay đổi cách ăn nết ở.
Vậy Đức Giêsu đã dạy gì với tư cách là Thầy của Giáo
Hội? Chúng ta thử tìm hiểu vài câu nói điển hình trong lời
dạy của Chúa.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

1. Mt 5,17: “Đừng tưởng Ta đến để bãi bỏ lề luật hay


các tiên tri: Ta đến không phải để bãi bỏ mà là để làm
trọn…”

Theo các học giả hiện thời, Matthêu muốn nhắm tới
thái độ của một số Kitô hữu gốc Do-thái có khuynh hướng
phóng khoáng trên bình diện luân lý. Họ đồng hóa lề luật
của Chúa với Do-thái giáo và tuyên bố là lề luật không có
giá trị gì nữa. Matthêu mượn lời Chúa để quở trách các
Kitô hữu xấu, sống không kém gì những người Do-thái
khác: “Nếu đức công chính của các ngươi không dư dật
hơn Ký lục và Biệt phái, các ngươi sẽ không vào được
Nước Trời” (Mt 5,20).

Các ví dụ cụ thể khác kế tiếp (5,20-48) có mục đích


trình bày lập trường của Đức Giêsu không phải là phá hủy
luật cũ, nhưng là đưa nó tới chỗ viên mãn: Người mặc
khải ý hướng nguyên thủy của nó, là làm cho con người
sống huynh đệ hơn, biết kính trọng nhau hơn, trung tín với
nhau hơn trong tình yêu. Lề luật được hiểu như thế mới phù
hợp với ý muốn của Thiên Chúa khi Người ban nó cho
Môsê. Câu 48 biểu lộ tính cách tích cực và quyết liệt trong
quan niệm luân lý theo Tin Mừng của Matthêu: “Vậy các
ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng
Trọn Lành”. Tác giả đã nhấn mạnh tới câu nói đó của
Chúa là để trả lời với những kẻ sống dễ dãi. Đối với người
Do-thái xưa kia, sự thánh thiện có tính cách tiêu cực:
người thánh thiện là người không phạm tội. Đối với Đức
Kitô trong Tin Mừng của Matthêu, điều đó không đủ nữa.

2. Trong các bài trình thuật: Matthêu thường nói tới


những “kẻ yếu tin”( Mt 6,30; 8,26; 14,31; 16,8; 17,20).
114 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Thay vì nói đến sự cứng tin của những người Do-thái


như Máccô, Matthêu có khuynh hướng nói đến đức tin
yếu kém để nhắm đến những thành phần trong các cộng
đoàn Kitô hữu đã bị bão táp làm lung lay (Mt 8,23-27). So
sánh bài trình thuật sóng gió yên lặng của Mc 4,40 và Mt
8,23-28. Trong bản của Máccô, Đức Giêsu nói: “Sao nhát
đảm thế? Các ngươi chưa có lòng tin sao?”. - Trong
Matthêu, Đức Giêsu nói: “Sao các ngươi nhát đảm thế, kẻ
yếu tin?”. Xem thêm Mc 8,17 và Mt 16,8 về men Biệt
phái. Máccô ghi lời của Chúa: “Tại sao các ngươi lại suy
tính rằng không có bánh? Các ngươi chưa hiểu, chưa hội
ra sao?” - Matthêu nói đến đức tin yếu kém của các môn
đệ: “Hỡi những kẻ kém tin, tại sao các ngươi lại suy tính
rằng không có bánh?”
Như vậy, Matthêu “đã đọc” lại các trình thuật theo
hoàn cảnh của cộng đoàn. Cách trình bày Tin Mừng như
thế, cách duyệt lại truyền thống, là một điểm độc đáo
trong lời giảng của Giáo Hội vào khoảng năm 80.

B. CHỦ Ý CHỐNG DO-THÁI GIÁO

Chủ ý thứ hai này tuy là phụ thuộc, nhưng cũng rõ


ràng. Matthêu không chỉ nhắm các cộng đoàn Kitô hữu,
nhưng còn nhắm những “người ở ngoài.”
Hoàn cảnh của Do-thái giáo sau năm 70 bị ảnh hưởng
của biến cố đền thờ và thành Giêrusalem bị tàn phá. Nhiều
người Biệt phái đã trốn thoát được thành phố và tới trú
ngụ ở Jamnia, thuộc vùng duyên hải, phía nam Jaffa.
Trước đây, trong Do-thái giáo có nhiều trường phái đối
nghịch nhau. Bây giờ họ cố gắng thắt chặt hàng ngũ lại.
Họ cố gắng giải quyết các dị biệt giữa các trường phái đối
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nghịch, cố định một niên lịch chung cho các ngày lễ,
thăng tiến một nền phụng vụ hội đường, ấn định bộ Kinh
Thánh, cố định thành văn truyền thống của lề luật Do-thái.
Sự thống nhất của Do-thái giáo phục hưng này được củng
cố nhờ các sức ép bên ngoài thúc bách: ngoại giáo, chủ
thuyết duy lý và nhất là Kitô giáo.
Matthêu đã ghi lại rất nhiều lời tố cáo và chê bai “con
cái Nước Trời” (Mt 8,12) và những ai không chịu hiểu
giáo huấn của Đức Giêsu (13,13-15), đặc biệt trong
chương 23, là chương gồm toàn những lời quở trách nhóm
Biệt phái và các thầy thông luật. Chỉ một mình Matthêu
gom góp tất cả những lời quở trách ấy vào một chương
riêng, đang khi Luca ghi lại rải rác, còn Máccô chỉ ghi có
một lời (Mc 12,39-40).
Chúng ta cũng phải lưu ý hai điểm sau đây:
- Matthêu không có chủ ý bút chiến, nhưng muốn giáo
huấn các Kitô hữu. Tại Palestina, nhất là tại các vùng gần
Jamnia, các Kitô hữu gốc Do-thái rất dễ bị lôi cuốn trở lại
với một thứ Do-thái giáo câu nệ về hình thức và khép kín.
- Matthêu không vơ đũa cả nắm khi khiển trách dân
Do-thái. Tuy người nhấn mạnh tới sự xung khắc giữa Đức
Giêsu và nhóm Biệt phái, nhưng cũng như Luca và
Máccô, người nhấn mạnh rất nhiều đến trường hợp những
người nghèo đã tiếp nhận mặc khải, những tội nhân, đĩ
điếm và thu thuế đã lắng nghe Đức Giêsu rao giảng
(11,25; 19,30; 20,16): “Những kẻ rốt hết trở nêm đầu hết”.
Người không bao giờ ngụ ý rằng dân ngoại sẽ thay thế dân
Do-thái; nhưng những kẻ bé mọn, có tinh thần nghèo khó
sẽ trở thành Israel mới và đích thực, một Israel trung tín
với Giao Ước. (x. thêm: Evagiles synoptiques, p.167-168).
116 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Phần III.

TIN MỪNG
THEO THÁNH MÁCCÔ

Cho tới thế kỷ 19, Tin Mừng theo Thánh Máccô ít


được chú ý. Lý do là hầu hết những điều Máccô nói thì
cũng có trong Matthêu và Luca. Vì chỉ nhìn vào nội dung
các truyền thống của Phúc Âm nên người xưa không quan
tâm tới những chi tiết mà tác giả đã ghi nhận trực tiếp từ
cuộc sống làm cho quyển Tin Mừng này trở thành một tài
liệu không thể thay thế được đối với các Kitô hữu.
Nhiều lý do đã đưa quyển Tin Mừng ra khỏi cảnh bị
lãng quên:
- Từ thế kỷ 19, các nhà phê bình cho rằng Máccô là
nguồn sử chính của Matthêu và Luca; cho nên các nhà
minh giáo đã học hỏi kỹ lưỡng hơn, xem đó như một
mảnh đất chắc chắn để có thể xây trên đó cuộc đời
của Chúa Giêsu.
- Đàng khác, ngày nay người ta quan tâm đến tâm lý
học, nên vui thích gặp thấy nơi Máccô tính cách hồn
nhiên.
Bởi thế hiện thời, các sách chú giải Máccô lại nhiều
hơn, chi tiết hơn các sách chú giải Matthêu.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương I.

CÁC ĐẶC TÍNH VĂN CHƯƠNG

Để đánh giá nghiêm chỉnh viễn ảnh của một bản văn,
thì cần biết các chiều hướng văn chương. Phân tích một
bản văn như thế lại càng cần thiết, khi tác giả không nói rõ
mục đích của mình.
1. Ngôn từ
a/ Ngôn từ nghèo nàn, độc điệu; những chữ “và”, “lập
tức”, “lại nữa” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần; cũng như
các động từ “làm”, “có”, “có thể”, “muốn” (faire, avoir,
pouvoir, vouloir). Các chỉ dẫn về nơi chốn không có gì
thay đổi; Chúa ban những lời giảng dạy đặc biệt hoặc là
“ở nhà” (7,17; 9,28.33; 10,10) hoặc là ở “ngoài đường”
(8,27; 10,32).
b/ Nét độc đáo của Máccô là thực tế, cụ thể. Máccô
quan sát người và sự vật. Bởi thế có những chữ bình dân
mà Luca tránh: cái chỏng (2,11) làng xã (1,38) già miệng
(14,31). Những danh từ cụ thể rất nhiều: 11 tiếng nói về
nhà cửa; 10 tiếng nói về quần áo; 9 tiếng nói về thức ăn.
c/ Nhiều kiểu nói aram rải rác đây đó, một cách tình cờ
chứ không phải một cách trau chuốt văn vẻ như Luca.
118 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Ông nhớ sao viết vậy, nhưng cũng có cắt nghĩa cho độc
giả: Boanergès (3,17) Talithakoum (5,41) Korban (7,11)
Epphata (7,34) Bartimaios (10,46) Abba (14,36), Eloi,
Eloi lamma sabakhtani (15,34). Những kiểu nói ấy cũng
biểu lộ phần nào óc thực tế của Máccô, có ý ghi lại những
câu nói bằng tiếng aram của Chúa.

2. Cú pháp
a/ Đối với văn phạm Hy-lạp thì kiểu nói Máccô ít trau
chuốt, gần với kiểu nói bình dân và kiểu nói sêmita. Thực
ra lối văn bình dân và lối văn sêmita có cùng một nguồn
gốc chung; đó là lối văn truyền khẩu.
Vài ví dụ kiểu nói bình dân và sêmita:
“một bản viết được viết ra” (15,26)
“khi giảng, Người nói rằng” (4,2)
“hãy truyền cho chúng tôi vào những con heo, để
chúng tôi vào đó” (5,12).
Kiểu nói lặp ấy (tautologie) xem ra hợp với lối văn
sêmita.
b/ Nghệ thuật kể chuyện của Máccô nằm ở chỗ làm nổi
bật một chữ, một câu bằng cách nhắc đi nhắc lại. Trong
bài trình thuật chữa người bất toại, câu nói được nhắc đi
nhắc lại là: Ai có quyền tha tội? (2,5.7.9.10). Cũng vậy,
trong 2,15tt: dùng bữa với người thu thuế; trong
6,31.32.35; 9,11.12; 10,38.39.
c/ Một văn sĩ tài năng cố gắng trình bày sự liên lạc
giữa các câu (syntaxe: sun = với; taxio = trật tự). Trong
văn aram không có liên từ gì cả, ngoài tiếng “vaw” = và.
Tiếng này mang nhiều ý nghĩa, tùy trường hợp.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Trong Máccô, tiếng “kai” = (và) thì quá loạn!


3. Văn phong
a/ Các bài trình thuật thường được kết cấu theo một
lược đồ rất đơn giản.
Hãy so sánh hai phép lạ Sóng gió yên lặng và Trừ quỉ:

Sóng gió yên lặng (4,39-41) Trừ quỉ (1,25-27)


“Tỉnh dậy, Ngài quát bảo “Đức Giêsu quát bảo nó
Gió và Biển: Nín đi! Câm rằng: Hãy câm đi và ra
đi!” khỏi người này”
(kết quả: Biển yên)
(kết quả: quỉ ra đi)
Họ kinh hoàng sợ hãi mà
nói với nhau: Ông này là ai Và mọi người đều kinh
vậy? ngạc, khiến họ bàn tán với
nhau rằng thế nghĩa là gì?

Cũng vậy, phép lạ chữa lành người mù Betsaiđa (8,22-


26) và người câm điếc (7,32-36), việc rao giảng tại
Nagiarét (6,1.2) và tại Capharnaum (1,21t), nhất là các bài
trình thuật về việc dọn lễ Vượt Qua (14,13.14.16) và việc
vào thành Giêrusalem (11,1-6) thì cũng có một sườn bài
như nhau. Cha Lagrange dựa trên đặc tính ấy để cả
quyết toàn bộ Tin Mừng này là của cùng một tác giả.
b/ Các bài trình thuật thường có tính cách sống động:
Máccô không dùng thì quá khứ để kể chuyện (aoriste)
nhưng vẫn dùng thì hiện tại (present historique).
c/ Tính cách vụng về trong các bài trình thuật cũng
là một lý do làm cho chúng sống động. Tác giả như bị ám
120 Dẫn nhập phê bình vào các sách

ảnh bởi điều mình thấy: ông vừa kể vừa theo dõi, thỉnh
thoảng thêm một lời cắt nghĩa, nhưng lại không đặt đúng
chỗ trên bình diện văn chương.
1,28 “tiếng tăm Người lan ra mọi nơi nghĩa là khắp
vùng lân cận xứ Galilê.”
1,32 “chiều đến, đúng hơn khi mặt trời lặn”.

Kết luận:
Việc nghiên cứu các đặc tính văn chương của Máccô
đưa ta đến một nhận xét quan trọng:
- Máccô không phải là một nhà văn điêu luyện, cũng
không phải là một người kể chuyện có tài. Ông hành động
như một phát ngôn viên trung thành, đơn sơ. Người ta
nhận thấy điều đó qua một số chứng tích: các bài trình
thuật theo một khuôn mẫu, từ ngữ nghèo nàn, có những
đoạn văn đã có sẵn; không phải Máccô đã viết ra, nhưng
đã tiếp nhận từ cộng đoàn.
- Người ta có thể giả thiết: Máccô có hai nguồn sử:
một chứng nhân (Phêrô) và một cộng đoàn. Cả hai đều
có phần tích cực. Kết luận ấy sẽ giúp chúng ta lượng giá
về công việc biên soạn và giá trị lịch sử của quyển Tin
Mừng II.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương II.
CÔNG VIỆC SOẠN THẢO

I. CÁI NHÌN KHÁI QUÁT


VỀ CÔNG VIỆC BIÊN SOẠN CỦA MÁCCÔ
Trước đây với thuyết hai nguồn, người ta nghĩ rằng
quyển Tin Mừng của Máccô là một tác phẩm văn chương
độc đáo, không lệ thuộc vào một nguồn nào có trước.
Hiện thời các nhà phê bình đều nhìn nhận rằng Máccô
đã dùng những nguồn sử, những tài liệu có sẵn. Tuy nhiên
vấn đề xác định cách chi tiết các nguồn văn chương thì tế
nhị.
Hai chiều hướng giải quyết:
- hoặc Máccô biết tới một công trình tổng hợp lớn,
một quyển Phúc Âm đã có sẵn;
- hoặc Máccô chỉ biết những nguồn rời rạc.
+ Trường hợp I: Theo một số nhà phê bình (Cerfaux,
Vaganay và nhất là Benoit) thì trước Máccô đã có một bản
văn nằm trong truyền thống, một tài liệu cơ bản chung cho
cả Matthêu và Luca, trong đó cũng có các trình thuật và
diễn từ. Vaganar1 xem đó là Matthêu aram, đã được dịch
sang Hy-lạp; W.Hendricks nói tới một quyển tiền Máccô
122 Dẫn nhập phê bình vào các sách

(Proto-Markus)2; A.Gaboury nghĩ rằng Máccô đã dùng hai


tài liệu: tài liệu đầu đã có một cơ cấu vững vàng, một quyển
Phúc Âm nào đó, tài liệu kia chưa có cơ cấu gì 3 .
+ Trường hợp II: Một số nhà phê bình khác (W.L.Knox
và nhất là V.Taylor) không muốn tìm kiếm một tài liệu rõ
ràng như thế và cho rằng tốt hơn là nên khám phá những
nguồn lẻ tẻ (suorces partielles) mà Máccô đã thu thập và
nối kết với nhau.

II. CÁC CHẤT LIỆU CỦA MÁCCÔ


Cũng như các Phúc Âm khác, Máccô chứa đựng
những yếu tố mà ta có thể xếp thành hai loại: các lời nói
của Chúa và các bài trình thuật.

A. Các lời của Chúa


Hai đặc điểm: Máccô nhiều lần nhắc tới các bài diễn từ
(1,39; 2,2.13; 4,12; 6,2.6.34…) nhưng những bài được ghi
lại thì rất ngắn.
1/ Hai diễn từ dài: 4,1-34 (dụ ngôn về Nước Trời) và
13,1-37 (diễn từ về ngày cánh chung).
2/ Những cuộc tranh luận: năm lần ở Galilê (2,1 - 3,6),
năm lần ở Giêrusalem (11,27 - 12,34).
3/ Những đoạn văn ngắn ghi lại một số lời nói của
Chúa:
6,7-13 lời nhắn nhủ các tông đồ
8,1-21 dấu hiệu trên trời và men Biệt phái
8,27 - 9,1 báo trước cuộc khổ nạn, việc theo Chúa
9,33-50 sự khiêm nhường
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

10,17-31 sự khó nghèo, phần thưởng theo Chúa


11,22-25 đức tin và lời cầu nguyện.
Những lời rải rác 1,14; 6,34; 9,30t; 10.33t…
B. Các bài trình thuật
Vincent Taylor phân làm nhiều loại:
1/ Những chuyện làm khung: câu chuyện được kể là
để làm khung cho một câu nói của Chúa. Tất cả chú ý
hướng về câu nói ấy, các chi tiết được rút gọn vào điều cốt
yếu, và thường thường không có chỉ dẫn rõ ràng về thời
gian và nơi chốn. Có chừng hai mươi trình thuật thuộc
loại này. Ví dụ: 2,5-10a (quyền tha tội); 2,18-20 (sự ăn
chay); 11,27-33 (quyền phép Chúa Kitô).
2/ Những chuyện kể lại các phép lạ: ở đây phép lạ là
trung tâm của câu chuyện. Thường thường mỗi chuyện có
ba phần: miêu tả hoàn cảnh, sự can thiệp của Chúa, phản
ứng của những người chứng kiến hoặc được nghe nói.
Trong Tin Mừng của Máccô có 17 trình thuật loại này. Ví
dụ: 1,23-28 (chữa người quỉ ám); 1,29-31 (chữa mẹ vợ
ông Phêrô); 1,40-45 (chữa người phung cùi)…
3/ Những chuyện có liên hệ tới con người Đức
Giêsu: Chúa chịu phép rửa, ăn chay trong sa mạc (1,9-13),
Chúa gọi các môn đệ đầu tiên (1,14-20); chọn mười hai
tông đồ (3,13-19); gọi Lêvi (2,13-17); bị khinh dễ tại
Nagiarét (6,1-6)… tất cả có chừng hai mươi chín chuyện.
Loại này ít có tính cách tả thực, ít sống động. Có lẽ
Máccô đã lấy nguyên như thế từ truyền thống; cũng có thể
xem một số kỷ niệm của Phêrô: Phêrô tuyên xưng niềm
tin, Chúa biến hình, Chúa bị bắt, Phêrô chối Chúa.
124 Dẫn nhập phê bình vào các sách

4/ Những trình thuật bao quát: đó là những đoạn tóm


tắt trong vài chữ một giai đoạn hoạt động của Chúa và nêu
lên một nét chính trong giai đoạn ấy. Hai trình thuật
chính:
- 1,14-15 sứ mạng rao giảng của Chúa tại Galilê;
- 3,7-12 hoàn cảnh bên ngoài khi Chúa rao
giảng.
Nhiều đoạn nữa thuộc loại này: 1,12-13.39; 2,13;
6,6b.12-13.56.
III. CÁC ĐƠN VỊ VĂN CHƯƠNG CÓ SẴN
Phần lớn các chất liệu ấy đã được thu thập lại trước
Máccô; và thường thường Máccô đưa vào y nguyên như
thế. Các đơn vị văn chương có thể được xếp loại theo
nhiều cách. Nhận diện được chúng là đã tìm ra cách giải
thích về một số điều thiếu hợp lý trong bố cục của Máccô
và nhất là trở về tới một giai đoạn của truyền thống trước
Máccô.
Ngoài bài trình thuật về cuộc khổ nạn (14-16),
V.Taylor còn phân loại như sau (Cf.W.Harrington, p.695):
- Những đơn vị văn chương xuất phát từ một chứng
nhân, có lẽ là của Phêrô: 1,21-39; 4,35 - 5,43; 6,30-56; 7,
24-37; 8,27 - 9,29.
- Những đơn vị thu thập các lời nói của Chúa, vì nhu
cầu huấn giáo: 2,1 - 3,6; 3,20-35; 4,1-34; 7,1-24; 11,27 -
12,37; 13,1-37.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

- Những đơn vị không được xác định rõ: 1,1-13;


3,13-19; 6,6-13; 9,30 - 11,25. Có lẽ chúng đã xuất hiện
khi có bản văn đầu tiên.

IV.NGUỒN GỐC CÁC CHẤT LIỆU

1/ Phêrô
Từ thế kỷ II truyền thống đã coi Phêrô là nguồn của
Máccô. Ngày nay các nhà phê bình cũng nhìn nhận vai trò
quan trọng của Phêrô. Tuy nhiên việc xác định phần nào,
đoạn nào là của Phêrô thì rất tế nhị, vì Phêrô không phải là
nguồn duy nhất, và Máccô cũng không phải là một thư ký
thụ động, nhưng đã làm việc như một tác giả. Theo
Taylor, ta có thể xem các đoạn sau đây là do lời chứng của
Phêrô:

1,16.20 Chúa gọi các môn đệ


1,35-39 Chúa ở trong sa mạc
2,13 tt Gọi Lêvi
6,1-6 Chúa bị khinh tại Nagiarét
8,27-33 Phêrô tuyên tín
10,17-22 Người thanh niên giàu có
10,35-40 Lời xin của hai con ông Dêbêđê
11,1-11 Chúa khải hoàn vào Giêrusalem
14,3-9 Chúa được xức dầu ở Bêttania
14,15-19 Thanh tẩy Đền Thờ
14,32-42 Trong vườn Ghetsêmani
14,43-52 Chúa bị bắt
14,66-72 Phêrô chối Chúa ba lần.
126 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Ngoài ra một số trình thuật các phép lạ cũng có thể


được coi là do ảnh hưởng hồi niệm của Phêrô, vì những
chi tiết rất sống động:

1,21-38 Chúa biểu lộ quyền bính trong hội


đường ở Capharnaum
5,21-43 Chữa con gái ông Giaia và người
đàn bà loạn huyết
9,19-24 Đứa trẻ động kinh
5,5-20 Người bị quỉ ám ở Ghêrasa
4,35-41 Dẹp yên bão tố
11,21-22 Cây vả bị nguyền rủa.
2/ Lời rao giảng trong Hội Thánh sơ khai
Ảnh hưởng của Phêrô không đủ để giải thích chất liệu
của Máccô. Nguồn chính của Máccô phải kể là lời rao
giảng trong Giáo Hội sơ khai. Tuy nhiên khó mà xác định
được trạng thái văn chương của lời rao giảng ấy trước khi
Máccô chép Phúc Âm. Sau đây là những đoạn được xem
là đã được đúc kết trước Máccô:
1 trong hoang địa và tại Capharnaum
4-5 các dụ ngôn, các phép lạ
8-9 bánh hóa ra nhiều, Phêrô tuyên tín, biến
hình
2-3; 11-12 các cuộc tranh luận với Biệt phái
14-16,8 cuộc thương khó.
Nhiều đoạn nhỏ khác được coi là xếp đặt những chất
liệu có sẵn này theo một bố cục riêng biệt, đem những
truyền thống rải rác kết hợp thành một tác phẩm có tính cách
duy nhất, tuy sự tự do của tác giả bị hạn chế bởi tính cách
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

phổ quát và vững chắc của truyền thống. Máccô cũng như -
Matthêu và Luca - là người phục vụ truyền thống.
3/ Phao lô
Máccô cũng có những liên hệ với thánh Phaolô. Có
một vài tương đồng trong ngôn từ với các thư của thánh
Phaolô. Tuy nhiên ảnh hưởng của Phaolô có lẽ là phụ
thuộc. Về phương diện giáo lý và thần học, thì Tin Mừng
của Máccô có tính cách cổ sơ (nhất là về Kitô học), thuộc
vùng ảnh hưởng của lời rao giảng ban đầu hơn là của tư
tưởng thần học của Phaolô (xem thêm X.L.D., l ’Annonce,
p.51-52).

V. DÀN BÀI
Mỗi nhà phê bình đề nghị một dàn bài, một lược đồ
cho Máccô. Người ta chưa nhất trí với nhau về dàn bài của
Máccô. Người xưa khi viết sách, không phân chia thành
chương, đoạn như ta hôm nay. Tuy nhiên, ta có thể ghi
nhận một số điểm sau đây:
1/ Máccô theo một dàn bài có bốn phần:
- Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả, Chúa chịu phép Rửa và
chịu cám dỗ (1,1-13)
- Sứ vụ của Chúa tại Galilê (1,14 - 7,23)
- Sứ vụ ngoài Galilê (7,24 - 9,50)
- Sứ vụ tại Giêrusalem với cuộc khổ nạn (10,13-57),
chết, Phục Sinh (14-16).
Khung cảnh này là một dữ kiện vững vàng của truyền
thống, phát xuất từ lời rao giảng ban đầu của các tông đồ
(Cv 10,36-40). Matthêu và Luca cũng theo một lược đồ
128 Dẫn nhập phê bình vào các sách

như thế. Taylor và Riensenfield đã làm sáng tỏ tính cách


cổ xưa và ảnh hưởng của dữ kiện ấy.
2/ Bên trong cái khung tổng quát ấy, người ta nhận
thấy một chiều hướng thần học độc đáo của Máccô. Tác
giả phân biệt trong sứ vụ của Chúa Giêsu, hai thời gian
được chia ra bởi một biến cố làm trục, tức là việc tuyên tín
của Phêrô:
- 1,14 - 8,30: Đức Giêsu rao giảng mầu nhiệm Nước
Trời bằng các dụ ngôn và nhất là Người tự mạc khải
mình là Đấng Mêsia, đồng thời Người cũng đòi hỏi
phải giữ kín (1,34.44; 3,12; 5,43; 7,36; 8,26).
- 8,27-30: mạc khải và bí nhiệm đạt tới điểm cao trong
lời tuyên tín của Phêrô tại Kaisaria. Đây là biến cố
chính làm trục cho hai thời kỳ: lần đầu tiên Chúa
Giêsu để cho kẻ khác nhìn nhận mình là Mêsia và
chấp thuận câu trả lời của Phêrô. Nhưng cũng từ đó
Người bắt đầu mạc khải mầu nhiệm Con Người bị loại
bỏ, bị đóng đinh và sẽ sống lại.
- Việc mạc khải mầu nhiệm này là chủ đề cho sứ vụ
ngoài Galilê và thời gian hành trình lên Giêrusalem
(8,31 - 10,52). Đức Giêsu giảng về con đường đưa
Ngườii đi từ thập giá tới vinh quang: ba lần mạc khải
về cuộc khổ nạn, giáo huấn về số phận các môn đệ,
các cuộc tranh luận và lời thẩm phán về Giêrusalem
(11,1 - 13,37).
Xavier Léon Dufour dựa trên kế hoạch mạc khải này
của Chúa, để trình bày lược đồ theo hai phần:
. Mầu nhiệm Đấng Mêsia (1,14 - 8,30)
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

. Mầu nhiệm Con Người (8,31 - 16,8) (xem l’Annonce


de l’Ev.,p.49-50).
Qua lược đồ này, chúng ta không thể nói tới một sự
mạc khải tiệm tiến, - từ 3,6 các Biệt phái đã khai trừ Chúa
và quyết định mưu sát Người rồi -, nhưng phải nói tới hai
giai đoạn trong kế hoạch mạc khải của Chúa về con người
và định mệnh của Người. Tin Mừng của Máccô là một
loại sách khải huyền được viết theo lược đồ: dấu kín - mạc
khải 4.
3/ Người ta có thể đi vào chi tiết hơn nữa trong cơ
cấu nói trên? Cha X.Leson Dufuor nhận xét là khác với
Matthêu, Máccô không có “mài dũa” các nguồn chất liệu
nhưng “xếp đặt” đoạn này bên đoạn kia. Bởi thế trong
phần I, người ta có thể phân biệt ba đoạn, mỗi đoạn nhắm
một đối tượng:
- 1,14 - 3,6 Đức Giêsu với dân chúng; đoạn này được
kết thúc bằng việc phe Biệt phái quyết định
giết Đức Giêsu.
- 3,7 - 6,6 Đức Giêsu với thân quyến, được kết thúc
bằng việc người làng Nagiarét vấp phạm.
- 6,7 - 8,30 Đức Giêsu với các môn đệ, được kết thúc
bằng việc Phêrô tuyên xưng đức tin và
Chúa truyền giữ bí mật.
Phần II cũng có thể được chia làm 3 đoạn:
+ 8,31 - 10,52: Đường đi của Con Người: được đánh dấu
bằng ba lời loan báo về số phận của Con Người; mỗi
lời loan báo được kết thúc bằng một lời dạy về số phận
của các môn đệ.
130 Dẫn nhập phê bình vào các sách

. Lời loan báo một và lời dạy: 8,31 - 9,1. Bổ túc: biến
hình và cuộc đối thoại về Êlia (9,11-13); chữa lành
một em bé bị quỉ ám (9,14-29).
. Lời loan báo II trên đường ngang qua Galilê
(9,30.32) và lời dạy về việc phục vụ với vài lời dạy
khác (9,33-50). Một số lời dạy bổ túc về vấn đề li dị,
các trẻ em, của cải, phần thưởng dành cho các môn đệ
(10,1-31).
. Lời loan báo III khi đi lên Giêrusalem (10,32-34) và
lời dạy nhân dịp lời thỉnh nguyện của hai người con
ông Dêbêđê (10,35-45). Bổ túc: người mù ở Giêricô
tung hô Vua Đavít (10,46-52).
+ 11,1 - 13,37: Giêrusalem bị Chúa phê phán.
. Phê phán bằng hành động và bằng lời nói: vào
Giêrusalem, đuổi con buôn khỏi đền thờ, cây vả bị khô
héo, quyền bính của Chúa bị chất vấn, dụ ngôn về
những người thợ vườn nho sẽ thu nhận (11,1 - 12,12).
. Ba cuộc tranh cãi về vấn đề thuế, người chết sống
lại, giới răn thứ nhất. Bổ túc: lời dạy về Đấng Cứu
Thế và Đavít, của dâng của bà góa (12,13-44).
. Tiên báo Đền thờ sẽ bị tàn phá và lời dạy về thời
cùng tận (13,1-37).
+ 14,1 - 16,8: Cuộc Khổ nạn và Phục Sinh.

Kết luận
1. Máccô đã cố gắng đúc kết nhiều truyền thống có
trước. Tác giả đã nối kết nhiều yếu tố lại với nhau, nhưng
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

thường có vẽ lỏng lẻo và hời hợt. Nhiều đoạn văn có thể


đứng độc lập hoặc đảo lộn thứ tự mà không mất ý nghĩa
của chúng. Điều này chứng tỏ Máccô đã tự ý gò bó trong
khuôn khổ những bản đúc kết có sẵn của truyền thống, tự
đặt mình làm người phục vụ truyền thống.
2. Máccô không tỏ ra bận tâm đến các yếu tố không
gian và thời gian. Do đó ta không thể tìm thấy một tiểu sử
đầy đủ và chính xác về Chúa Giêsu theo kiểu viết lịch sử
hiện thời. Tuy nhiên những yếu tố ấy cho thấy là Máccô
muốn ghi lại một cuộc sống trần gian cụ thể của Chúa
Giêsu, chứ không phải một huyền thoại hay một chuyện
thần tiên. Mục đích của ông có tính cách tôn giáo: viết để
giảng dạy biến cố trung tâm của niềm tin, tức là Đức
Giêsu và sứ mạng cứu thế của Người.
132 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương III.
CÁC CHỦ ĐỀ THẦN HỌC

Có thể nói có hai chủ đề quan trọng: Cánh chung học


và Kitô học.
A. CÁNH CHUNG HỌC

I. BẢN VĂN CHÌA KHÓA: Mc 1,15


1. Hoàn cảnh
Cánh chung học là chủ đề quan trọng nhất trong quyển
Tin Mừng của Máccô. Quyển Tin Mừng được bắt đầu với
lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Phần này được kết thúc
với việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa và chịu cám dỗ trong
sa mạc. Sau chước cám dỗ, sứ vụ của Chúa Giêsu bắt đầu.
Chính lúc đó Máccô trình bày lời giảng của Chúa như sau:
“Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần bên”
“Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”
2. Hình thức văn chương
Bản văn này đã được trau chuốt lại 5 gồm có hai vế
song đối nhau. Đây là ví dụ điển hình về lối hành văn xứ
Palestina mà định luật chính yếu là sự song đối. Các tác
giả Hy-lạp thường không hành văn như thế.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

3. Nguồn gốc
a/ Nguồn gốc aram hoặc Hípri: đoạn văn này là bản
dịch Hy-lạp của một đoạn bằng tiếng aram hoặc Hípri. Có
nhiều kiểu nói sêmita trong câu:
- Động từ nằm ở đầu câu; trong Hy-lạp thường nằm ở
cuối.
- Tiếng “en” trong câu thứ tư: trong tiếng Hy-lạp
động từ “pisteuein” thường đi với “datif” hoặc với
“eis” và accusatif.
Ở đây lại có “en”; nó là tiếng dịch của “be” trong Do-
thái; liên từ này thường đi với động từ “aman”.
b/ Chứng tích về lời giảng của Chúa Giêsu hoặc của
các tông đồ: đoạn văn này không phải là một sáng tác văn
chương của Máccô. Một tác giả trước Máccô đã dịch ra từ
tiếng aram hoặc tiêng Hípri.
Bản văn Aram ấy có thể phát xuất từ ba nguồn:
- hoặc là trực tiếp từ Chúa Giêsu
- hoặc là từ cộng đoàn Kitô hữu gốc Hípri ở
Giêrusalem
- hoặc là từ cả hai nguồn trên: trường hợp ở đây có lẽ là
thế.
Bản văn này tóm tắt lời giảng truyền giáo của cộng
đoàn Kitô hữu gốc Hípri ở Giêrusalem trước năm 50, nói
rõ hơn là khoảng 30-45. Tuy nhiên có hai câu phản ánh lời
rao giảng của Chúa Giêsu: câu 2 và 3: “Nước Thiên Chúa
đã gần bên; hãy hối cải”. Chúng ta được biết qua nhiều
trường hợp khác trong Tin Mừng của Máccô là cộng đoàn
134 Dẫn nhập phê bình vào các sách

khi rao giảng thì nhắc lại lời giảng của Chúa, đồng thời
cắt nghĩa thêm.
4. Phân tích nội dung
Người ta nhận thấy hai đối tượng trong lời giảng của
Chúa Giêsu:
a/ Niềm tin vào thời cánh chung: đối tượng đầu tiên
của lời giảng là một niềm tin liên hệ tới sự kiện cánh
chung (hai câu của vế đầu):
“Thời buổi đã mãn” thời cánh chung đã tới đó.
- Pêplêrotai: động từ (Plêrôô) ở thì “parfait” diễn tả
hậu quả trong hiện tại của một hành động trong quá khứ.
Thời buổi đã mãn (impletum est tempus) nay chúng ta
đang sống trong thời cánh chung.
- Kairos 6 (đừng lẫn với chronos): đây là thời giờ mà
Thiên Chúa đã ấn điịnh để thực hiện lời hứa, thời buổi cứu
rỗi, thời thuận tiện.
- Basileia tou Theou: thời cánh chung sẽ được đánh
dấu bằng một trật tự tôn giáo mới: Nước Thiên Chúa.
Thiên Chúa sẽ hiện diện và biểu lộ luật của Người, ý
muốn của Người, Thánh Khí và sức mạnh cứu độ, nói tóm
lại Người sẽ sai Đấng Cứu Độ đến.
- Eggiken: do động từ eggizô (eggus = proche) ở thì
“parfait”; động tác tiến lại gần đã qua rồi, nay chúng ta
được ở gần (TOB: Le Refgne s’est approche; litt. est
devenu proche).
b/ Hệ luận trên bình diện luân lý và tôn giáo
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Đối tượng thứ hai (hai câu sau) là bổn phận của con
người trên bình diện luân lý và tôn giáo: hãy hối cải và tin
vào Tin Mừng.
- Matanoeite: hãy hối cải, nghĩa là trở về với Thiên
Chúa. Tất nhiên điều đó đòi hỏi thay đổi cuộc sống, nhưng
nhất là đức tin 7. Trong Hy-lạp, tiếng metanoia chỉ có
nghĩa là thay đổi cách suy nghĩ.
Hối cải là động tác tôn giáo thường được nói tới trong
Kinh Thánh: con người nhìn nhận mình là tội lỗi, ước ao
được giải thoát khỏi tội lỗi, nhưng lại biết mình yếu đuối,
nghèo khó, không có khả năng tự cứu lấy mình. Bởi thế
con người hướng về Thiên Chúa và đón nhận ơn cứu rỗi
từ nơi Người 8 (Xem thêm TOB. p.133/2).

II. NƯỚC THIÊN CHÚA

1. Kiểu nói
Cũng như những người Do-thái, Chúa dùng tiếng
“Nước Trời” (basileia tôn Ouranôn: kiểu dịch Hy-lạp của
tiếng aram: malkuth hashammayim). Người Do-thái tránh
gọi tên Thiên Chúa, vì kính trọng; thế vào đó họ dùng từ
“Trời”, hoặc là “Đấng Toàn Năng”(Mc 14, 62).
Khi viết cho người Do-thái, Matthêu vẫn giữ kiểu nói
nguyên ngữ; các tác giả viết cho người Hy-lạp thì dùng
kiểu nói “Nước Thiên Chúa” (Gioan và Máccô). Nhưng
hai kiểu nói đồng nghĩa.
2. Cách dùng kiểu nói “Nước Thiên Chúa” trong
Tin Mừng của Máccô
136 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Kiểu nói này có chừng hai mươi lần. Đa số các đoạn


đều có song song với Matthêu và Luca. Chỉ có năm đoạn
độc đáo của Máccô là:
- Mc 4,26-29 Dụ ngôn hạt giống âm thầm mọc lên.
- Mc 9,47 “Nếu mắt ngươi làm cho ngươi vấp phạm,
thì hãy móc nó đi, thà ngươi chột mắt mà
vào Nước Thiên Chúa, còn hơn có hai mắt
mà bị quăng vào Hỏa ngục”.
- Mc 10,24 “Nào các con, khó mà vào Nước Thiên Chúa
biết bao! Lạc đà qua lỗ kim còn dễ hơn là
người giàu có vào Nước Thiên Chúa”.
- Mc 11,10 “Chúc muôn lành cho Nước sẽ đến của
Đavít, Cha chúng ta”.
Trong các lời tung hô của dân chúng, thì chỉ có Máccô
ghi lại câu này. Đối với dân chúng: Nước Thiên Chúa là
Nước của Đavít, vì Nước Thiên Chúa khôi phục lại Nước
của Đavít, mà Nước của Đavít là một vương quốc được
xây dựng trên thần quyền.
- Mc 12,2-34 (hai câu độc đáo của Máccô là 32-34).
3. Ý nghĩa tổng quát
của Nước Thiên Chúa (Basileia)
Từ “Basileia’ có thể dịch là “Nước” và có hai nghĩa:
. Vương quyền (le règne) - chỉ thực tại luân lý và tôn giáo.
. Vương quốc (le royaume) - chỉ thực tại xã hội và không
gian.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Ý thứ nhất quan trọng hơn, cơ bản hơn. Đối với người
Do-thái, không thể có vương quốc nếu không có vương
quyền; bởi thế chỉ có một từ mang cả hai ý nghĩa (cf TOB,
p.47 note g).
4. Các chiều kích của Nước Thiên Chúa
a/ Nước Thiên Chúa được Máccô trình bày như một
thực tại tương lai; đó là việc Thiên Chua thiết lập vương
quyền bằng một cuộc chiến thắng vẻ vang. Máccô nhấn
mạnh tới sự kiện là Nước Thiên Chúa gần kề (1,15; 9,1;
12,34) và khai triển bài diễn từ về ngày cánh chung (13).
b/ Tuy nhiên chiều kích tương lai ấy không thể tách
biệt khỏi chiều kích hiện tại như thể có hai giai đoạn. Phải
nói là Nước Trời đã hiện diện đó và đang tiến về sự viên
mãn; đó là ý nghĩa của dụ ngôn người gieo giống (4,3-20),
hạt giống tự mọc lên (4,26-29), hạt cải (4,30-32).
c/ Sự hiện diện của Nước Trời nối liền với sự hiện diện
của Đức Giêsu. Người ta có thể nói tới “autobasileia” -
Nước Trời chính là Người, (lưu ý kiểu nói: “Vì Nước Trời
và vì Ta” 8.35; Mt 10,39).
Thiên Chúa mạc khải mình nơi Đức Giêsu một cách
phi thường và dứt khoát. Thánh Khí ngự trong Người,
hướng dẫn Người đổ tràn sức mạnh nơi Người. Bởi thế
Người dạy dỗ một cách uy quyền, làm phép lạ xua đuổi
ma quỉ. Người có quyền tha tội như Thiên Chúa và Người
làm chủ ngày Sabát.
Người ta phải đón nhận Người và sứ điệp của Người
thì mới có thể vào Nước Trời với Người.
138 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Đối với Máccô những lời nói và việc làm của Đức
Giêsu là khởi đầu của Tin Mừng, của kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên này đang hướng về trạng thái toàn vẹn của Nước
Trời.

5. Nước Trời và cuộc khải hoàn của Thiên Chúa


Một sắc thái khác sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bản
chất của Nước Trời. Truyền thống Cựu Ước thường nói
tới cuộc đối kháng của Satan, Bélia, Beelzebul và các bộ
hạ với tác động của Thiên Chúa. Các kẻ thù của Dân Chúa
trên trần gian cũng chỉ là tùy tùng của những kẻ gây sự dữ
và tội lỗi đó.
Trong Máccô, Đấng Cứu Thế tham dự vào cuộc chiến
đó. Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu đối
diện với Satan (1,12-13). Phép lạ đầu tiên là một việc xua
đuổi ma quỉ (1,21-28) và các phép lạ khác đều được kể
theo chiều hướng này (5,1-20; 7,24-30; 9,14-29 v.v..) Đức
Giêsu là kẻ mạnh hơn, Đấng đã đến để phá hủy vương
quốc Satan (3,21-28).
Cuộc giao tranh sẽ trở nên kịch liệt vào giai đoạn cuối
cùng. Trong bài diễn từ về ngày cánh chung, Máccô đã
dàn cảnh theo lối hành văn khải huyền. Ông phân biệt các
thời gian: khởi đầu của cơn đau ở cữ (13,8), thời giờ ghê
tởm và hoang tàn (13,14) và lúc Con Người “đến trong
mây với quyền năng cao cả và vinh quang” (13,26). Kẻ
thù mà Máccô gọi ta phải đề phòng là những kẻ lừa gạt
(13,6), những Kitô giả, tiên tri giả (13,21-22), cũng như
những quan quyền bách hại (13,9). Tuy ngắn và đơn giản,
nhưng trang khải huyền của Máccô đặt cuộc quang lâm
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

của Đấng Cứu Thế làm trung tâm cuộc khải hoàn dứt
khoát của Thiên Chúa.
Cứu thế luận và cánh chung luận của Máccô được
đánh dấu:
- bởi thì hiện tại và tương lai nối kết nhau chặt chẽ,
- sự hiện diện của các yếu tố trần thế và thiên giới.
Tất cả sẽ được ổn đinh sau cuộc chiến thắng của Đức
Giêsu.
B. MẦU NHIỆM ĐỨC KITÔ
1. Các giai đoạn mạc khải
Theo Máccô, Đức Giêsu mạc khải bản thân mình trong
hai giai đoạn: một giai đoạn bí nhiệm và một giai đoạn rõ
ràng (4,21-22) 9 . Bởi thế, đừng giản lược các dữ kiện vào
một vấn đề mà người ta thường gọi là: “bí nhiệm Đấng
Mêsia”. Quả nhiên có một sự bí nhiệm mà Đức Giêsu cố
tình gìn giữ, nhưng bí nhiệm ấy được cởi mở trước khi
Đức Giêsu kết thúc cuộc đời công khai, nói rõ hơn là từ
khi Phêrô tuyên tín.
a- Các dữ kiện
Trong giai đoạn đầu, Đức Giêsu không muốn để lộ cái
vinh quang phát xuất từ bản thân Người qua các phép lạ.
Bởi thế, dẫu cho Người làm phép lạ công khai, nhưng
Người truyền phải im lặng cho ma quỉ (1,34; 3,12), cho
những người được chữa lành (1,44; 5,43; 7,35; 8,26), cho
cả các môn đệ (8,30). Sự kiện này là nét độc đáo của
Máccô 10 . Phải nói thêm lệnh ấy thường không được tuân
giữ.
140 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Từ khi Phêrô tuyên tín, Đức Giêsu cho xuất hiện mầu
nhiệm bản thân mình. Trước hết Người giới hạn bí nhiệm
vào thời gian tiền-phục-sinh (9,9). Sau đó Người sẽ cho
người ta tung hô Người là Con vua Đavít (10,47-52; 11,9;
12,12) và Người nói trắng ra về Đấng Mêsia (9,41; 12,35-
37; 13,21; 14,11-62; 15,2.9.32). Đa số các đoạn này đều
do ngòi bút của Máccô; chúng biểu lộ quan điểm độc đáo
của ông.
b- Giải thích các dữ kiện
Các dữ kiện này đã được cắt nghĩa theo nhiều cách.
Nhiều nhà phê bình cực đoan (Wrede 1859-1906;
Dibelius), vì đã không thấy khía cạnh thứ hai trong thần
học của Máccô, nên đã cho rằng “cái bí nhiệm về Đấng
Mêsia” là một sáng chế của Giáo Hội tiên khởi. Đức
Giêsu không bao giờ tự cho mình là Mêsia cả. Để che đậy
thực trạng đó và để biện minh cho việc tôn thờ Đức Giêsu
là Cứu Thế và là Chúa, cộng đoàn tiên khởi đã đặt ra lời
giải thích: Đức Giêsu đã ra lệnh im lặng để che dấu căn
tính của mình.
Theo kiểu giải thích cổ truyền thì Đức Giêsu đã dùng
một lối “sư phạm”: để tránh cho người Do-thái khỏi quan
niệm Đấng Cứu Thế một cách vật chất, thì Đức Giêsu đã
không muốn nói thẳng ra thiên tính của mình. Lệnh im
lặng có mục đích chuẩn bị các tâm hồn đón nhận sự mạc
khải về Đấng Cứu Thế đau khổ và vinh quang.
Có một phần đúng trong cách cắt nghĩa trên, nhưng
chưa diễn tả nền tảng: thực ra đây không phải chỉ là một
nghệ thuật giáo dục, một “thứ chiến lược” của Đức Giêsu,
nhưng là một điều kiện mạc khải. Đức Giêsu không thể
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nói trắng ra cho người ta hiểu mình là ai trước khi biểu lộ


ý nghĩa các tước phẩm của mình bằng cái chết. Vai trò
cứu thế và địa vị làm Con Thiên Chúa chỉ được công bố
khi số phận của Con Người được biểu lộ (xem thêm TOB,
p.157, note g 11).

2. Mặc khải về mầu nhiệm Đức Giêsu


Ngay ở câu đầu (1,1), người ta thấy trong cách trình
bày của Máccô sự tương phản giữa hai tước hiệu: GIÊSU và
CON THIÊN CHÚA. Một tước hiệu thứ ba “CON NGƯỜI”
có thể xem là gạch nối, sẽ đưa chúng ta từ cực này tới cực
kia, tới chỗ mầu nhiệm được mặc khải trọn vẹn.
a - Đức Giêsu
Máccô trình bày nhân tính của Đức Giêsu một cách chi
tiết. Đức Giêsu phải chịu những giới hạn như những
người bình thường, theo bản tính tự nhiên. Trong những
nét nhân bản của Chúa Giêsu, ta có thể lưu ý: tâm tình
thịnh nộ (3,5), sự phật ý (10,14), sự ngạc nhiên (6,6), lòng
thương xót (6,34; 8,2), sự thất vọng (817; 9,19). Người
hỏi han điều này điều kia (6,38; 8,27; 9,21; 10,18). Người
quả quyết không biết bao giờ ngày cùng tận sẽ tới (13,32).
Cùng với Matthêu, Máccô ghi lại tiếng kêu của Chúa
Giêsu trên thập giá “Lạy Chúa Trời tôi, lạy Chúa Trời tôi,
vì sao Người lại bỏ tôi?” (Mc 15,34; Mt 27,46). Về Đức
Giêsu, Máccô đã tả lại cho ta một cuộc đời hoàn toàn nhân
bản, biểu lộ một sự quan sát rất cẩn thận. Ai cũng nhìn nhận
nó xuất phát từ chứng tá trực tiếp của Phêrô.
b- Con Thiên Chúa
142 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Ở cực kia, Đức Giêsu đối với Máccô là Con Thiên


Chúa theo nghĩa chính xác, theo nghĩa mạnh.
- Trước hết, ta nên lưu ý về cách dùng chữ “Con Thiên
Chúa”; từ này không bao giờ nằm trên miệng Đức Giêsu.
Và trong khi Matthêu dùng rất nhiều lần, Máccô chỉ dùng
tước hiệu này vào những lúc quan trọng: trong câu mở đầu
(1,1), lúc chịu phép Rửa (1,11), lúc biến hình (9,7), trong
câu hỏi long trọng của Thầy cả thượng phẩm (14,61) và
trong lời tuyên xưng của viên sĩ quan ngoại giáo (15,39).
Cũng phải thêm vào hai lần tuyên xưng của ma quỉ, biểu
lộ sự hiểu biết cao siêu của chúng (3,11; 5,7).
- Chắc chắn tước hiệu này diễn tả niềm tin của Giáo
Hội và của Máccô sau biến cố Phục Sinh: lúc ấy các tông
đồ mới đạt tới một ý niệm sáng suốt về thiên tính của Đức
Giêsu. Lúc Đức Giêsu còn sống thì chưa ai có một sự hiểu
biết rõ ràng như thế. Các phép lạ gây nên một sự sợ hãi có
tính cách tôn giáo (thembos) - sự sợ hãi của con người
trước một cái gì cao cả, mầu nhiệm - những lời tuyên bố
hết sức lạ lùng làm cho người ta đoán thấy một nhân vật
phi thường, nhưng Đức Giêsu cũng đang còn được xem
như một người, và như Phêrô nói sau này: “một người
được Thiên Chúa ủy nhiệm đến” (Cv 2,22). Các tông đồ
và các Kitô hữu tiên khởi đã khám phá một cách tiệm tiến,
không phải là tư cách thiên sai của Đức Giêsu (điểm này
được nhìn nhận rất sớm) nhưng phẩm tính Con Thiên
Chúa của Người.
Đức Giêsu thì rất ý thức về địa vị của mình. Để tránh
những hiểu lầm (“Con Thiên Chúa” đã được dùng trong
Cựu Ước để chỉ đủ hạng người), Người có những kiểu nói
riêng: “Con” (12,6;13,32) và nhất là “Con Người”.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

c- Con Người
+ Nguồn gốc
- Edêkiel: có dùng kiểu nói “Con Người” (vào thế kỷ
-6) để chỉ một nhân vật giống hình người; tuy nhiên kiểu
nói này chưa ám chỉ Đấng Cứu Thế.
- Đaniel (thế kỷ -2) 7,13-14: đây là một trong những
cội rễ của Kitô học. Hoạt cảnh này xảy ra trên trời. Đấng
cao niên trao cho một Con Người quyền bính, vinh dự,
vương triều.
- Sách Hênốc, mạo thư: phần dụ ngôn của sách Hênốc
có dùng kiểu nói “Con Người”. Nhưng các nhà chú giải
chưa nhất trí với nhau về thời gian mà sách được viết: nó
được viết trước năm 70? Hay đầu thế kỷ 2?
+ Cách dùng
Trong Phúc Âm, ta gặp rất nhiều lần tước hiệu này và
luôn luôn trên môi miệng của Chúa Giêsu. Kiểu nói này
xem ra kỳ lạ, và có lẽ chính Chúa Giêsu đặt ra để đánh
dấu tầm quan trọng. Trong tiếng Do-thái, người ta thường
dùng ở số nhiều để chỉ “con cái loài người” (Mc 3,28; Ep
3,5), ở đây ta có “ben adam” (aram: bar enach), tiếng Hy-
lạp đáng lẽ phải dịch là “huios anthropou”; thế mà trong
Phúc Âm luôn luôn được dịch là “ho huios tou
anthropou” (le fils de I’homme): các tác giả Phúc Âm đã
không dịch sát vì kiểu nói quá lạ lùng.

- Trong Máccô, kiểu nói này được dùng mười bốn lần:
hai lần có liên hệ tới thời Đức Giêsu đi rao giảng: Con
Người có quyền tha tội (2,10), Con Người là chủ ngày
144 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Sabát (2,28); - chín lần trong những đoạn nói về sự đau


khổ, chết và sống lại (8,31; 9,9; 10,33.45; 12,31; 14,21
(bis).41); ba lần khác có liên hệ tới ngày cánh chung
(8,38; 13,26; 14,62).
Dựa theo Đaniel, ta thấy tước hiệu này diễn tả:
- Nguồn gốc huyền nhiệm của Con Người: Người đến từ
Trời.
- Địa vị siêu việt: quyền bính, vinh quang, vương triều.
- Tương quan với Người tôi tớ thống khổ trong Isaia.
Chính Chúa Giêsu đã đặt tước hiệu này trong tương
quan với Người tôi tớ đau khổ. (Tiêu biểu nhất là Mc
14,62). Chắc chắn Chúa Giêsu đã dùng tước hiệu này
để gợi ý về thiên tính của Người.
B.C:
Một vài người - như Bultmann - cho rằng Đức
Giêsu khi dùng tước hiệu này ám chỉ một đệ tam
nhân. Lẽ dĩ nhiên trong trường hợp này, người ta
phủ nhận thiên tính của Người.
Trong câu trả lời cho Caipha (Mc 14,62), Chúa Giêsu
liên kết hai bản văn về Đấng Cứu Thế:
. “Ngồi bên hữu Thiên Chúa” (Tv 110)
. “Con Người đến với mây trời”(Đn 7,13).
Việc liên kết này tạo nên một mặc khải mới, vì nó loại
bỏ ý nghĩa tượng trưng và nêu rõ ý nghĩa xác thực.
Một đàng Con Người (Đn 7,13) không còn là một thị
kiến huyền bí, nhưng là một con người đích thực thuộc
dòng dõi Đavít (Tv 110). Đàng khác việc ngồi bên hữu
Thiên Chúa (Tv 110 không chỉ ngụ ý một danh dự vương
triều, hình ảnh tại trần thế về quyền bính của Thiên Chúa,
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nhưng ngụ ý chính vương quyền ấy, bởi vì nó được thi


hành ở trên trời (Đn 7,13). Vì thế trong câu trả lời của
Chúa Giêsu cho Caipha, người khẳng định mình là “Con
Thiên Chúa” theo một ý nghĩa hoàn toàn khác xa với quan
niệm thông thường. Vì thế người ta buộc tội Người là đã
nói phạm thượng.
146 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương IV.
TÁC GIẢ. ĐÔC GIẢ. NIÊN HIỆU

I. TÁC GIẢ

1. Chứng tá của truyền thống


Truyền thống Giáo Hội sơ khai đều nhất trí nhìn nhận
thánh Máccô có viết một quyển Tin Mừng. Chứng tá đầu
tiên và quan trọng nhất của Papias. Giám mục ở Hierapolis
tại Tiểu Á năm 120, người đã được dự thính thánh Gioan.
Papias viết:
“Đây là điều vị niên trưởng đã nói: “Máccô, phát ngôn
viên (hermeneutes) của thánh Phêrô, đã cẩn thận ghi chép
mọi lời nói và việc làm của Chúa Kitô theo như ông nhớ
được, tuy nhiên không theo thứ tự nào cả” (ou mentoi
taksei, sans ordre). Vì ông không được trực tiếp nghe
Chúa nói, cũng không thuộc nhóm môn đệ của Người.
Nhưng sau này, như tôi đã nói, ông trở thành môn đệ của
Thánh Phêrô. Thánh Phêrô đã giảng dạy tùy theo nhu cầu
của thính giả, nhưng không trình bày sắp xếp theo thứ tự
nào cả (syntaxis). Như vậy Máccô chẳng có gì sai lầm khi
ghi lại những vấn đề như ông đã nhớ được, vì ông đã cẩn
thận để không quên sót những gì ông đã nghe, cũng như
tránh những gì không có thật” (xem bản dịch “Dẫn vào
Tân Ước” của W.Harrington).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Trong bản văn này, người ta phân biệt chứng tá của


một vị niên trưởng (có lẽ không phải là Gioan tông đồ,
nhưng một vị lão thành đồng danh với vị tông đồ) trong
câu đầu, và lời chú thích của Papias trong câu sau (vì có
mệnh đề: như tôi đã nói). Ba lời khẳng định thường được
ghi nhận:
- Máccô là phát ngôn viên của Phêrô, theo lời của vị
niên trưởng. Papias chú thích: Máccô đã theo Phêrô và ghi
lại những lời giảng dạy của thánh tông đồ.
- Theo lời vị niên trưởng, Máccô đã ghi chép trung
thực, Papias nói thêm là Phêrô cũng đã trung thực.
- Theo lời vị niên trưởng, Máccô khi viết đã không
theo thứ tự nào cả. Papias bênh vực cho Máccô, vì khi
Phêrô giảng, đã phải thích nghi với nhu cầu của thính giả,
nên đã không trình bày đầy đủ và có thứ tự được.
Vài điều còn được bàn cãi: phải hiểu thế nào vai trò
“phát ngôn viên” của Máccô? Một số nhà phê bình theo
quan điểm của thánh Giêrôm (Pl 22,1002) quan niệm
Máccô làm vai trò thư ký, chuyển đạt lại cho hậu lai Tin
Mừng của Phêrô. Một số khác nghĩ rằng “hermeneutes”
có một nghĩa rõ ràng hơn: dịch giả hay thông dịch viên
(1Cr 14,28). Như vậy có lẽ Phêrô đã dùng Máccô làm
thông dịch viên khi giảng, vì Phêrô không nói được tiếng
Hy-lạp dễ dàng. Điểm khác là Máccô không theo thứ tự
nào cả. Người ta thường hiểu không phải là thiếu liên tục
giữa các biến cố, nhưng là thiếu sự sắp xếp trong quyển
Tin Mừng, khác với Matthêu chẳng hạn.
Sau Papias, còn có chứng tá của thánh Giustinô (150),
thánh Irênê (+220), Tertulianô thành Alexandria (+215),
148 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Origênê (+254). Ngày nay các nhà chuyên môn không còn
nghi ngờ về điểm này nữa.
2. Theo các sách Tân Ước
Máccô tác giả quyển Tin Mừng thứ hai và Máccô được
nhắc tới trong 1Pr 5,13 cũng là một. Không một lý do
chính đáng nào làm ta ngờ rằng Máccô nói ở đây không
phải là một Kitô hữu Do-thái tên là Gioan-Máccô, người
thành Giêrusalem, đã được nhắc đến nhiều lần trong Tân
Ước.
Theo Cl 4,10 thì Máccô là cháu của Banaba
(consobrinus). Mẹ ông là Maria, có một ngôi nhà ở
Giêrusalem, nơi gặp gỡ của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai.
Sau khi ra khỏi ngục, Phêrô đã đến nhà đó (Cv 12,12).
Khoảng năm 42 (Cv 12,25) Máccô là bạn đồng hành
của Phaolô và Banaba đến Antiokia. Khoảng năm 44-45:
Máccô theo Phaolô và Banaba đến Kyprô (Cv 13,5),
nhưng khi Phaolô và Banaba lên tàu đi Pamphylia, thì
Máccô trở về Giêrusalem (Cv 13,13). Vì thế Phaolô từ
chối không cho Máccô cùng đi trong cuộc hành trình truyền
giáo 2, điều đó làm cho Phaolô và Banaba bất đồng ý kiến.
Vì lý do đó mà Banaba từ biệt Phaolô để cùng đi với Máccô
đến đảo Kiprô, vào khoảng năm 50 (Cv 15,36-40). Vào
khoảng năm 62, ta lại thấy Máccô ở bên Phaolô khi người
bị giam ở Rôma, và Phaolô đã ủy thác cho Máccô một sứ
mạng quan trọng ở Tiểu-Á (Cl 4,10; Phm 24). Khoảng
năm 67 (2Tm 4,11) Phaolô muốn có Máccô ở Rôma trong
khi bị tù đày lần thứ hai 12.
Sau khi Phêrô và Phaolô chết rồi, không ai biết rõ về
hoạt đông của Máccô nữa. Lời thánh Giêrôm kể “Máccô
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

làm giám mục ở Alexandria” (Pl 26, 18 Sm) vẫn chưa


được kiểm chứng chắc chắn.

II. ĐỘC GIẢ


1. Quyển Tin Mừng II được viết
không phải chỉ cho người Do-thái
- Những tiếng Aram đều được giải thích (3,17; 5,41;
15,22.34).
- Những tập tục Do-thái cũng được giải thích (7,3.4;
14,12; 15,42).
- Loại bỏ những điều quá riêng biệt của người Do-
thái: tương quan giữa luật Môsê và Tân Ước, sự hoàn tất
những lời tiên tri, những cuộc tranh luận với Biệt phái.
2. Có vẻ nhắm vào dân ngoại, nhất là dân Rôma
- Nhiều kiểu nói riêng của người Latinh - centurio
(15,39.44), speculator (5,27), Legio (5,9) census (12,14),
praetorium (15,16), flagellare (15,15) interfacere (2,25) -
những từ này được phiên âm nguyên văn qua tiếng Hy-
lạp.
- Những tiếng chuyên môn Hy-lạp được giải thích
bằng tiếng tương đương trong La-ngữ: lepta-qua drans
(12,42 ), aulès-praetorium(15,16).
- Sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc ly dị (10,11-
12) là theo luật Rôma, chứ không phải theo luật Do-thái.
- Theo cổ truyền (Clêmentê thành Alexandria,
Giêrôm, Eusêbiô, Ephrem) thì Máccô viết Phúc Âm tại
Rôma.
150 Dẫn nhập phê bình vào các sách

III. NIÊN HIỆU


Trong truyền thống có hai ý kiến:
- Clêmentê thành Alexandria nói là Máccô chép Tin
Mừng khi Phêrô còn sống.
- Theo Irênê - và có lẽ cũng là ý kiến của vị niên
trưởng mà Papias kể lại - thì Máccô viết sau khi Phêrô đã
chết.
Các tác giả hiện đại cũng chia ra theo hai ý kiến đó.
- theo Clêmentê, và đặt vào khoảng 55-62.
- theo Irênê, và đặt vào khoảng 65-67.
Dẫu sao thì cũng trước năm 70, vì không có chi tiết
nào ám chỉ về việc đền thờ đã bị tàn phá.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Phụ trương:

ĐOẠN KẾT CỦA MÁCCÔ

Trong Giáo Hội, đoạn kết này được công nhận là lời
của Sách Thánh. Nhưng xét về phương diện văn chương,
thì người ta vẫn có thể đặt vấn đề xuất xứ của nó, nó có
trong nguyên bản không, hay là đã được thêm vào sau?
1. Truyền thống các bản sao không thống nhất
- Một số các bản sao không có đoạn kết này, trong đó
có hai bản cũ nhất là Vaticanus và Sinaitucus. Vài người
chép còn ghi thêm là Phúc Âm được kết thúc sau câu 8.
- Có bản sao mang một đoạn kết ngắn hơn: “Và tất cả
mọi điều đã được truyền dạy, các bà đã thuật lại vắn tắt
cho các bạn của Phêrô. Và kế đó Chúa Giêsu hiện ra với
họ và truyền cho các ông rao giảng từ đông sang tây sứ
điệp thánh thiện bền vững về ơn cứu độ đời đời”.
2. Nhiều dấu hiệu chứng tỏ đoạn này đã được
thêm vào sau
- Ngữ vựng và giọng văn khác với phần trước của
Phúc Âm.
- Đoạn kết này làm gián đoạn tư tưởng, vì không kể
lại việc Chúa hiện ra ở Galilê như đã báo trước ở 16,7 -
Thay vì tiếp tục kể chuyện thì đoạn này lại cho một thống
152 Dẫn nhập phê bình vào các sách

kê tóm tắt những lần Chúa hiện ra đã được các Phúc Âm


khác nói tới. Bản tóm tắt này không đưa lại yếu tố gì mới
mẻ về Chúa Kitô và các việc xẩy ra tiếp theo biến cố Phục
Sinh.
- Maria Madalêna đã được nói ở 16,1. Nhưng 16,9
giới thiệu lại như chưa hề nói tới.
Dẫu sao, đoạn kết này đã có rất sớm: chắc chắn vào
giữa thế kỷ thứ II, Phúc Âm Máccô đã có đoạn đó vì
thánh Irênê và Tatianô đã biết đến.
Ngày nay, các nhà chuyên môn đều nhận rằng 16,9-20
là những câu được thêm vào sau, chứ không phải của cùng
một tác giả. Nhưng người ta vẫn lấy làm ngạc nhiên về
câu kết đột ngột ở 16,8. Người ta không biết rõ có phải
phần kết nguyên thủy của tác phẩm đã mất đi hoặc chính
Máccô nghĩ rằng chỉ cần gợi đến truyền thống về những
chuyện Chúa hiện ra ở Galilê (16,7) cũng đủ để chấm dứt
được rồi.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Phần IV.

TIN MỪNG

THEO THÁNH LUCA


154 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương I.
TÌM HIỂU LỜI TỰA
(Lc 1,1-4)

Trong Tân Ước đây là lời tựa duy nhất có tính cách
văn học, khác với các lời tựa mà ta đọc trước một số bút
tích: Gióp, 1 Gioan và Hípri. Các lời tựa này có tính cách
thần học. Người ta có thể nghĩ tới lời tựa của sách Công
vụ, nhưng có lẽ đây chỉ là một lời nhắc lại của cùng một
tác giả.
Trong Cựu Ước, ta chỉ gặp một trường hợp có thể so
sánh với Luca: đó là lời tựa trước sách Huấn ca 13; tuy
nhiên, lời tựa của Luca văn vẻ hơn. Nó có mục đích trình
diện tác phẩm, chủ ý và phương pháp làm việc.

I. NHỮNG CHỈ DẪN LIÊN HỆ ĐẾN TÁC GIẢ


1. Tác giả không phải là một môn đệ của Đức
Giêsu
Ông không thuộc thế hệ đầu của các tông đồ: giữa thế
hệ các chứng nhân trực tiếp (autoptai) và lúc viết quyển
Tin Mừng này, một thời gian khá lâu đã trôi qua. Tác giả
phân biệt ba giai đoạn trong quá khứ Kitô hữu:
- Thời đầu (archè): đó là thời chính yếu của “những
kẻ từ đầu đã chứng kiến”. Đó là lúc khai mở thời cánh
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

chung, lúc mà Chúa Giêsu đi rao giảng, có các tông đồ đi


theo.
- Thời của những kẻ phục vụ cho Lời (huperetai
genomenoi tou logou) đó là thời các tông đồ, chứng nhân
trực tiếp, đi rao giảng. Thời này cũng đã qua rồi.
- Thời của nhóm “nhiều người”. (Bởi chưng đã có
“nhiều người” “polloi”…): đó là thời gian của những
người biên soạn. Luca tự đặt mình vào phần cuối của thời
này. Xem ra ông biết các bản văn của nhóm “polloi” này
mà ông nói tới. Theo ông thì nhóm biên soạn này nhiều
lắm (polloi), nhưng có lẽ ông đã phóng đại. Ông vẫn xem
các sách của họ là sách Tin Mừng, nhưng chưa đầy đủ.
2. Tác Giả là một người Hy-lạp có ăn học
Tác giả không xuất phát từ Palestina.
Sự kiện biết mở đầu tác phẩm bằng một lời tựa có tính
cách văn học chứng tỏ tác giả là người có trình độ văn hóa
cao. Lời tựa lại được viết một cách văn vẻ, nhịp điệu: hai
nhóm mệnh đề được nối kết một cách hài hòa, cân đối,
chỗ ngắt nằm trước câu ba (hai mệnh đề phụ và một mệnh
đề chính + một mệnh đề phụ chỉ mục đích): 2+2.
Người ta đã so sánh lời tựa này của Luca với tập sách
“De remedicina” của Diosolide, một y sỹ sống vào thời
các tông đồ và đã viết tập sách ấy dưới thời Nêrô: người ta
nhận thấy một sự tương đồng rất lạ lùng: hơn 10 từ trong
lời tựa của Luca có trong tập sách của Diosolide.
3. Tác giả là một tông đồ theo nghĩa rộng
Khi viết sách này tác giả theo đuổi một mục đích tông
đồ, như ta sẽ thấy ở sau.
156 Dẫn nhập phê bình vào các sách

II. MỤC ĐÍCH CỦA TÁC PHẨM


Mục đích của tác phẩm có tính cách đạo lý: “ngõ hầu
ngài được am tường rằng giáo huấn ngài đã thụ lãnh là
đích xác” (1,4: dịch sát: ngõ hầu ngài nhận biết cách vững
vàng sự thật (‘asphaleia’) của các lời (‘logôn’) mà ngài đã
thụ huấn).
1. “Các lời” ở đây không phải là huấn giáo tiền-thanh-
tẩy như một số người nghĩ (huấn giáo dạy cho các dự tòng
trước khi chịu phép Rửa tội); cũng không phải là những
lời giải thích có tính cách phụng vụ “theo như giả thuyết
của Riesenfeld (Upesala)”: quyển Tin Mừng III và sách
Công vụ không có gì là phụng vụ cả.
2. Để tìm hiểu ý nghĩa: trước hết ta phải chú ý: trong
câu hai (1,2), tác giả dùng chữ logos, và ở đây 1,4 “logôn”
(chứ không phải “logia”). Nó mang hai ý nghĩa:
- “logos” tương ứng với (“dabar”) trong tiếng Do-thái:
đó là Lời của Thiên Chúa, là sự kiện, biến cố, vì tự nó
có một năng động: “logos” ám chỉ biến cố Tin Mừng.
- “logôn” (số nhiều của logos): những lời giảng dạy có
liên hệ đến các biến cố Tin Mừng.
Tiếng “katechthes” (catéchèse) cũng nói lên sắc thái
giáo huấn: “ngài đã được giáo huấn”(edoctus es).
Tiếng asphleia (sureté, solidité) nói lên tính cách đích
xác chắc chắn của lời giảng.
3. Tác phẩm của Luca được trình bày như một bài
trình thuật về lời của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng III,
Lời (logos) là một thực tại mang ơn cứu rỗi, có liên hệ tới
thời cánh chung. Nó chưa mang ý nghĩa thâm sâu như nơi
thánh Gioan: Lời là Ngôi Con tiền-hữu bên cạnh Ngôi
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Cha. Nhưng nó cũng mang một ý nghĩa thần học mà ta


phải tìm nguồn gốc trong Cựu Ước: Trong Thứ Luật và
nhất là trong Is 55,10-11. Như vậy chủ ý của Luca là trình
bày lời của Thiên Chúa vào thời cánh chung. Lời ấy là
nguyên lý năng động được biểu lộ qua những biến cố Tin
Mừng và những công vụ của các tông đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Để thực hiện mục đích trên, Luca đã phải đi tìm tài
liệu. Ông không nói những tài liệu nào, nhưng nói rõ là đã
đi tìm kiếm. Ta hãy chú ý tới ba tiếng quan trọng.
1. Luca đã đi tìm kiếm (parakolouthéô: theo dõi)
a- akribôs: một cách cẩn thận, Luca đã tìm kiếm cẩn
thận.
b- pasin: mọi sự, Luca đã tìm kiếm tất cả các khía
cạnh của sự kiện, tất cả các biến cố, chúng ta được biết là
công việc tìm kiếm của Luca không chỉ giới hạn trong môi
trường nhất lãm, nhưng còn có những tiếp xúc với truyền
thống của Gioan.
c- anôthen: từ lâu, hay là “từ khởi thủy” (a principio:
Vulgata; “à partir des origines”: TOB). Theo Origène,
thì “anôthen” có nghĩa là “từ lâu” (Luca đã theo dõi từ lâu,
vì đã hoạt động truyền giáo từ lâu bên cạnh Phaolô).
Nhưng ý kiến chung: ngay từ khi Con Thiên Chúa làm
người (Cf.Lagrange, p.6). Các chỉ dẫn trên cho ta thấy tác
giả đã thực sự cố gắng tìm tài liệu.
2. “Tuần tự mà viết lại
Luca cũng nói tới cách thức ông viết tác phẩm:
kathéxes: theo thứ tự, một cách liên tục. Kiểu nói mập
158 Dẫn nhập phê bình vào các sách

mờ: viết một bài trình thuật có mạch lạc hay là trình bày
các sự kiện theo thứ tự của chúng. Thực ra một sử gia thời
xưa, không theo những tiêu chuẩn như một sử gia ngày
nay: một bài trình thuật có liên tục không nhất thiết là phải
theo thứ tự thời gian. Quả vậy, ta nhận thấy trong quyển
Tin Mừng này, tác giả nhắm cái thứ tự văn học và giáo
huấn hơn là thứ tự thời gian (TOB, dịch: récit ordonné).
IV. VÀI LƯU Ý KHÁC
1. Quyển Tin Mừng III và sách Công vụ tông đồ:
truyền thống xem sách Công vụ tông đồ như tác phẩm của
Luca nối tiếp quyển Tin Mừng. Quả thực, có một mối liên
lạc chặt chẽ giữa hai tập sách. Trong trường hợp đó, người
ta có thể nghĩ rằng lời tựa trước quyển Tin Mừng nhắm tới
cả hai tác phẩm, chứ không riêng quyển Tin Mừng III.
2. Sách được đề tặng cho Theophilô. Ông là một dự
tòng hay một tân tòng? Tước hiệu “kratiste” (exellent, très
honorable) chỉ ông thuộc giới thượng lưu. Theo tập tục thời
đó, một cuốn sách được đề tặng cho ai thì người đó có chủ
quyền về cuốn sách và nhận trách nhiệm xuất bản: vậy
Theophilô không phải chỉ là người nhận mà thôi, mà còn là
người phổ biến. Tác phẩm của Luca không nhắm phục vụ
một cộng đoàn như Matthêu và Máccô, nhưng nhắm tới một
giới độc giả rộng rãi. Công việc phân tích nội dung sẽ cho
ta thấy Luca nhắm tới các Kitô hữu gốc ngoại giáo.
Người ta còn có thể tự hỏi: trong hình thức nguyên
thủy lời tựa có mang tên tác giả không? Theo luật viết văn
ngày xưa, thì lời tựa thường mang tên tác giả và người
được tặng. Ở đây có tên người được tặng. Tại sao lại
không có tên tác giả?
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương II.
CÁC CHỦ ĐỀ THẦN HỌC

Có thể nói một cách tổng quát: đối với Luca mầu
nhiệm Vượt qua là trung tâm, Thánh Khí là tác giả và
cộng đoàn phổ quát các tín hữu là đối tượng.
I. MẦU NHIỆM VƯỢT QUA
1. Những lời tiên báo về cuộc khổ nạn và Phục
Sinh
Những lời tiên báo về cuộc Khổ nạn và Phục Sinh nằm
trong gia sản chung của truyền thống Tin Mừng: ba lời
tiên tri đánh dấu cuộc hành trình lên Giêrusalem (Mt
16,21 và song song; 17,22 và song song; 20,18 và song
song).
Trong Luca, lời tiên báo thứ hai được làm nổi bật bằng
một lưu ý: “phần các ngươi, thì hãy ghi kỹ vào tai các lời
này” (Lc 9,44). Lời tiên báo thứ 3 được nối kết với một
chứng cớ Kinh Thánh (Lc 18,31), và chỉ một mình Luca
thêm: “Nhưng họ không hiểu chút gì về các sự ấy, điều đó
bị bưng kín lại đối với họ và họ chẳng hiểu gì cả các điều
nói đó” (Lc 18,34): ông nhấn mạnh về điều ông ghi với
Máccô trong lời tiên báo thứ hai (9,45), trong lúc Matthêu
chỉ nói tới trong lần thứ nhất và riêng cho Phêrô.
160 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Sau các biến cố, những lời tiên báo ấy được Thiên
Thần nhắc lại cho các bà (Lc 24,7), và được Đức Giêsu
Phục Sinh nhắc lại cho hai môn đệ trên đường đi Emmau
(24,25tt) và cho các tông đồ trong phòng họp (24,45tt).
Hơn nữa, đối với Luca, Đức Giêsu chờ đợi “phép
thanh tẩy”, tức là cuộc khổ nạn, tiên báo là mọi tiên tri đều
phải chết tại Giêrusalem (13,33) và Con Người phải chịu
nhiều đau khổ và bị phế thải trước khi xuất hiện như một tia
chớp (17,24tt). Một nét độc đáo của Luca: chính trong
cuộc biến hình mà Đức Giêsu đã nói về cuộc ra đi của
Người tại Giêrusalem (9,31), chứ không phải là sau đó
(Mt 17,12 = Mc 9,12).
Luca không loại bỏ thần học về thập giá, nhưng ông
nhấn mạnh rằng ơn cứu độ được mang tới nhờ cuộc Phục
Sinh vinh hiển của Đức Giêsu, chứ không phải chỉ nhờ
của lễ đền tội của Người (Augustin George).
2. Những chỉ dẫn khác
- Cuộc hành trình lên Giêrusalem cũng được Matthêu
nhắc tới (Mt 20,17 và song song), nhưng Luca đã trình
bày một cách qui mô.
- Một số ghi chú khác của riêng Luca trong bài trình
thuật về thời thơ ấu (Đức Giêsu “dấu hiệu cho người ta
chống đối”: 2,34; Đức Giêsu được tìm lại “sau ba ngày”:
2,46); cũng như trong buổi thuyết giảng tại Nagiarét
(4,16-30) mà Luca có ý đặt ở đầu cuộc đời công khai: là
dấu hiệu của sự chống đối, Người được thán phục (4,29),
rồi lại bị ghét bỏ (4,28), nhưng Người cứ đi con đường
của Người (4,30; x. thêm Ga 7,30; 8,20), và như thế đã
biểu lộ cuộc khải hoàn trên sự chết.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

3. Tước hiệu “ĐỨC CHÚA” (Kyrios)


Đức Giêsu là Đấng hiểu biết những tư tưởng thâm
sâu của con người (Mt 9,4 và song song), điều mà Luca
nhấn mạnh ở hai chỗ: 6,8 và 9,47 (Mc 9,33); qua đó
Người cho thấy là Người hiểu biết Chúa Cha (10,21tt =
Mt 11,25-27). Trong Luca, Người thường được gọi là
“ĐỨC CHÚA”: tất cả là mười lăm lần, trong đó ít nhất
sáu lần là do ngòi bút của Luca: 7,19; 10,1; 11,39; 12,42;
17,5-6 (x. V.Taylor, La personne du Christ dans le N.T.,
p.21, note 5). Tước hiệu này diễn tả địa vị vinh thăng của
Đức Kitô (x. 1Cr 16,22; Pl 2,11).
Lúc vào Giêrusalem, Đức Giêsu đã tỏ ra như một vị
vua (19,38; x. Ga 12,13). Dụ ngôn các yến bạc trong Luca
(19,12.14.15.17.27) biểu lộ vương quyền rõ hơn là dụ
ngôn các nén vàng trong Mt 25,14.19.21.23.

II. NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ THÁNH KHÍ

1. Nước Thiên Chúa


Tin Mừng là Nước Thiên Chúa (4,43; 8,1). Đó là đối
tượng của lời rao giảng Kitô hữu (9,2.60.62; 16,16;
18,29). Khi Luca dùng tiếng “Nước Thiên Chúa”, ông
thường không hiểu theo nghĩa là thực tại thần thiêng đang
hoạt động trên trần gian (Matthêu thường hiểu theo nghĩa
này), nhưng là vương quốc cánh chung hay là thiên quốc:
thực tại này chi phối cuộc sống hiện tại của chúng ta ở
trần gian và đòi hỏi chúng ta phải tin (13,27-29; 14,15;
19,11; 22,16-18). Theo Matthêu và Máccô, dụ ngôn người
gieo giống ngụ ý sự hiện diện nhiệm mầu của Nước Thiên
Chúa; theo Luca dụ ngôn nhắm đòi hỏi niềm tin (8,12.15).
162 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Nếu như Nước Thiên Chúa sẽ hiện diện ở trần gian


(17,21), chính là nơi bản thân Con Người (17,22). Chính
vì lẽ đó mà một đàng Nước Thiên Chúa còn phải đến
(11,2); nhưng đàng khác thì đã đột ngột đến đó rồi
(10,9.11; 11,20).
2. Thánh Khí
Trong Matthêu, Nước Trời mang một sắc thái năng
động. Trong Luca tính năng động ấy phát xuất từ Thánh
Khí. Người là ân huệ từ trời ban xuống và đồng thời là sức
mạnh đang hoạt động. Khi các tông đồ hỏi có phải đã đến
lúc khôi phục vương quốc cho Israel, thì trong câu trả lời
Đức Giêsu không nói về vương quốc ấy nhưng về Thánh
Khí với hai sắc thái vừa nêu: “Các ngươi sẽ chịu lấy
quyền lực Thánh Khí đến trên các ngươi” (Cv 1,8).
Thánh Khí là ân huệ tuyệt hảo: “Nếu các ngươi, tuy là
ác, còn biết lấy của lành làm quà cho con, thì huống hồ là
Cha các ngươi, tự trời, Người sẽ ban Thánh Khí (Mt 7,11:
‘của lành’) cho những ai xin Người” (Lc 11,13).
Thánh Khí đã ngự xuống trên một số người có sứ
mạng đặc biệt: Gioan (1,15) hay Đức Maria (1,35). Sự
hiện diện của Thánh Khí là nguồn gốc của sấm ngôn do
những người như Elizabet, Dacaria và Simêon tuyên ra
(1,41.67; 2,25-27), và nhất là do Đức Giêsu (4,18; 10,21)
và các môn đệ khi phải chịu bắt bớ (12,12 = Mt 10,20; Mc
13,11). Thánh Khí cũng thường được xem là sức mạnh,
nhờ đó mà phép lạ đã được thực hiện (4,14). Nhiều lần
tiếng Thánh Khí lại được thế bằng tiếng “quyền năng”
(5,17; 6,19; 9,1). Như Phêrô đã nói: “Thiên Chúa đã xức
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

dầu cho Người bằng Thánh Khí và quyền năng” (Cv


10,38).
3. Một bầu khí vui mừng
Niềm vui, niềm hạnh phúc trong an bình được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần. Niềm vui ấy xuất hiện khi Gioan sinh
ra (1,14.41.58), khi Đức Maria được truyền tin (1,28), khi
Bà đi thăm viếng (1,41.44), khi Thiên Thần báo tin Giáng
Sinh cho các mục đồng (2,10). Khi nhóm 12 môn đệ đi
giảng về mừng rỡ (10,17), Đức Giêsu chỉ cho thấy nguyên
nhân đích thực của niền vui (10,20), rồi chính Người cũng
hân hoan (10,21). Chúng ta còn thấy niền vui của dân
chúng khi họ chứng kiến những việc kỳ diệu (13,17), của
Giakêu khi ông đón tiếp Đức Giêsu (19,6), của các môn
đệ khi vào Giêrusalem (19,37), của hai môn đệ đi Emmau
(24,41), của các môn đệ sau khi Chúa lên trời (24,52);
niềm vui của Thiên Chúa và của thiên quốc đón tiếp người
tội lỗi hoán cải (15, passim); niềm vui được hứa cho
những người chịu bắt bớ (6,23 = Mt 5,12; Cv 5,41).
Ngoài những phúc lộc mà Luca ghi chung với Matthêu
(Lc 6,20-26), ông còn nhắc tới những người có phúc như
Elizabet (1,45), Đức Maria (1,48; 11,27). Đức Giêsu tuyên
dương có phúc những người nghe và giữ lời Thiên Chúa
(11,28), những tôi tớ tỉnh thức (12,37tt), những người mà
kẻ khác không thể trả công (14,14).

4. Một bầu khí ca ngợi


Lời ngợi khen, tạ ơn, tôn vinh Thiên Chúa vang lên từ
nhiều môi miệng: Đức Maria (1,46tt), Dacaria (1,64.68tt),
các Thiên Thần tại Bêlem (2,13.20), Simêon (2,28), Anna
164 Dẫn nhập phê bình vào các sách

(2,38), người bất toại được chữa lành (5,25), mọi người
khi thấy dấu lạ (5,28; 7,16)… Sau hết các môn đệ khi thấy
Chúa đã lên trời (24,53). Âm vang của lời ca ngợi còn
vọng lại từ cộng đoàn tiên khởi (Cv 2,47; 3,8tt; 4,21;
11,18; 13,48; 21,20).

5. Một bầu khí cầu nguyện


a- Truyền thống chung đã trình bày Đức Giêsu cầu
nguyện khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Lc 9,16 và
song song), tại bữa tiệc ly (22,17.19 và song song), trên
núi cây dầu (22,41.44 và song song). Một mình Luca còn
ghi là Đức Giêsu cầu nguyện khi chịu phép Rửa (3,21),
trong khi thi hành sứ mạng (5,16; x. Mc 1,35), trước khi
chọn nhóm mười hai (6,12), trước khi Phêrô tuyên tín
(9,18), vào dịp Biến Hình (9,28tt), khi các môn đệ đi
giảng về (10,21), trước khi dạy Kinh Lạy Cha (11,1), để
cũng cố đức tin của Phêrô (22,32), khi chịu đóng đinh
(23,34), khi sinh thì (23,46), cùng với các môn đệ đi
Emmau (24,30).
b- Ngoài Kinh Lạy Cha, Luca còn ghi lại nhiều kinh
nguyện khác: Benedictus, Magnificat, Gloria in excelcis,
Nunc dimittis (1,45-55.68-79; 2,14.29-32).
c- Bổn phận cầu nguyện thật khẩn thiết (11,9 = Mt
7,7-11). Luca còn minh họa bằng dụ ngôn người bạn bất
ưng (11,5-8), ông thẩm phán bạo ngược (18,1-8), người
Biệt phái và người thu thuế (18,9-14). Với niềm tin, người
ta được tất cả (17,6; x. 17,20; 21,21tt; Mc 11,23tt). Cần
phải cầu xin với chủ mùa màng (10,2 = Mt 9,38), cầu cho
những người bắt bớ (6,28 = Mt 5,44), cầu nguyện và tỉnh
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

thức (21,36 = Mc 13,33), cầu nguyện để khỏi sa cơn thử


thách (22,40.46 và song song).
d- Thánh Khí thường có liên hệ đến kinh nguyện:
Người gợi hứng (1,67-79; 2,27-32; 10,21) và Người cũng
chính là hoa trái tuyệt hảo (3,21tt; 11,13).

III. TIN MỪNG LAN RỘNG TỚI MỌI NGƯỜI


Công trình của Thánh Khí không phải chỉ là niền vui
và kinh nguyện nơi một số cá nhân. Sự hiện diện của
Người nhằm thiết lập một cộng đoàn phổ quát bao gồm
các tín hữu. Chúng ta gọi là “Giáo Hội”, tiếng mà Luca sẽ
dùng trong sách Công vụ (đúng chỗ của nó).
Trong lúc Matthêu trình bày việc đoạn giao với Dân
Do-thái như là điều kiện cần thiết để Tin Mừng lan rộng
ra, Luca lại nhìn chiều kích phổ quát của Tin Mừng ngay
trong ý định của Thiên Chúa: đó không phải là một đoạn
kết của một thảm kịch, nhưng là một sự kiện soi sáng cho
Tin Mừng; đó là chính Tin Mừng.
Một vài đặc điểm văn chương giúp chúng ta thấy cách
Luca diễn tả chiều kích phổ quát:
1. Làm sáng tỏ bản văn
Vì Tin Mừng phải đến với mọi người và nhất là các
độc giả không phải là Do-thái, cho nên Luca quan tâm làm
sáng tỏ ý nghĩa các câu văn. Ví dụ Máccô viết: “Ta không
đến kêu gọi những người công chính, mà là những người
tội lỗi” (Mc 2,17), Luca nói rõ “kêu gọi hoán cải” (5,32; x.
thêm 4,1; 6,8a.19; 8,12.15.29b.33.37.40; 20,20; 21,4;
22,34.45; 23,26).
166 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Luca cắt nghĩa những câu nói của Chúa liên hệ đến các
phong tục Do-thái hay mang quá nặng màu sắc địa
phương. Trong lúc Matthêu kể “bạc hà, thì là, rau húng”
(Mt 23,23), Luca thêm “rau cỏ mọi thứ” (Lc 11,42). Cũng
vậy: “Cây vả và tất cả các cây khác” (21,29 so với Mc
13,28). Theo chiều hướng làm sáng tỏ, Luca bỏ qua nhiều
chi tiết, ví dụ việc Chúa không giảng dạy như các kinh sư
(Mc 1,22).

2. Chọn lựa những yếu tố trong truyền thống


Ta khó mà khẳng định rằng Luca cố tình bỏ qua một
số yếu tố trong truyền thống mà Máccô và Matthêu đều
biết. Nhưng sự kiện vẫn là Luca không ghi lại đa số những
yếu tố có liên hệ sâu xa đến lề luật Do-thái: vấn đề trong
sạch và uế tạp (Mt 15,1-20 và song song), người phụ nữ
Canaan (Mt 15,21-28 và song song), việc Elia trở lại (Mt
17,10-13 và song song), vấn đề li dị (Mt 19,3-9 và song
song), tiên báo về các Kitô giả (Mt 24,23-25 và song
song), những lời nói hay kiểu nói bằng tiếng aram (Mc
5,41; 7,34; 9,5; 10,51; 11,10; 14,36.45; 15,22.34), những
dị biệt giữa Luật cũ và Luật mới (Mt 5), giữa sự công
chính của Biệt phái và sự công chính của Kitô hữu (Mt 6),
sau hết lời nhắn nhủ đừng đến với dân ngoại (MT 10,5).
Đàng khác Luca triển khai những sắc thái phổ quát đã
có sẵn trong một vài truyền thống. Ví dụ Matthêu trình
bày gia phả của Đức Giêsu tới Abraham, còn Luca đưa lên
tới Adam (3,38). Các Thiên Thần ca hát: “Dưới đất bình
an cho kẻ Thiên Chúa thương yêu” (2,14) vì Đức Giêsu là
Cứu Tinh (2,11), Sấm ngôn của Isaia được nhấn mạnh
trong lời giảng của Gioan: “Mọi xác phàm sẽ thấy sự cứu
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

thoát của Thiên Chúa” (3,6; Cv 2,21; 28,28), và trong bài


ca của ông già Simêon: “Ánh sáng mặc khải cho dân
ngoại” (2,32; 13,28 = Mt 8,11tt). Tin Mừng phải “được rao
giảng cho mọi dân tộc” (24,47; x. Mt 28,19tt). Những người
không thuộc dân Israel được nêu ra làm mẫu: ngoài viên
bách quản mà Đức Giêsu khen ngợi (7,9 = Mt 8,10), Luca
còn nhắc tới người Samari nhân hậu (10,25-37), người
phung Samari được chữa lành (17,11-19).
IV. TIN MỪNG VỀ LÒNG TỪ BI
Thánh Phaolô, người mà Luca đi theo cộng tác, đã
viết: đối với Thiên Chúa thì “không còn có Do-thái hay Hy-
lạp, không còn có nô lệ hay tự do, không còn có nam hay
nữ” (Gl 3,28). Mầu nhiềm Đức Kitô được giữ kín từ muôn
thuở, nay được tỏ bày cho tất cả mọi người (x. Cl 1,26).
1. Những người tội lỗi gặp được nơi Đức Giêsu một
“người bạn” (7,34 = Mt 11,19). Người không sợ đi lại với
họ (5,27.30 và song song; 15,1-2); truyền thống chung ghi
nhận sự kiện lịch sử này, nhưng Luca làm nổi bật, đặc biệt
với bài trình thuật về Giakêu (19,1-10). Hơn nữa, Đức
Giêsu khẳng định rằng các tội nhân là những người được
Thiên Chúa biệt đãi, vì lòng hoán cải của họ (15,1-32) và
vì lòng nhẫn nại của Người (dụ ngôn cây vả cằn cỗi 13,6-
9; so với Mt 21,18-22 và song song). Đức Giêsu tha tội
không những cho người bất toại (5,20 và song song),
nhưng còn cho người phụ nữ thống hối (7,36-50), và
những người gây ra cái chết của Người (23,34). Cho nên
Phêrô đã khóc khi Người đưa mắt nhìn ông (22,61), người
trộm lành thống hối (23,39-43), đám dân chúng đấm ngực
khi rời bỏ đồi Canvariô (23,48). Mọi người đều có thể cầu
nguyện như người thu thuế trong dụ ngôn (18,10-14).
168 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Các phụ nữ bị khinh dể trong Do-thái giáo, có một


chỗ đứng đặc biệt trong cuốn Tin Mừng Luca: Đức Maria,
bà Elisabet, bà Anna, bà góa thành Naim (7,11-17), người
phụ nữ tội lỗi mà tên tuổi được dấu kín (7,36-50; x. Mt
26,6-13 và song song), các phụ nữ hằng giúp đỡ (8,1-3) và
theo Chúa cho đến cây Thập Giá (23,49.55; 24,10tt),
Matta và Maria (10,38-42), người phụ đã khen ngợi Mẹ
Đức Giêsu (11,27tt), người phụ nữ còng lưng (13,11-17),
các phụ nữ Giêrusalem (23,27-31). Sau nữa còn có những
nhân vật phụ nữ trong các dụ ngôn Chúa kể (15,8-10;
18,1-8).
3. Những người ngoại giáo cũng là những đối tượng
được Chúa ưu ái: không được xin lửa từ trời thiêu đốt họ
(9,54tt); họ còn được nêu ra làm gương (7,9 và song song;
10,25-37; 17,11-19).
Đó là những người bé mọn (10,21tt), làm thành “đoàn
chiên nhỏ bé”; họ có thể sống tin tưởng, không chút sợ
hãi, vì Nước Trời là của họ (12,32). “Vì Con Người đã
đến tìm cứu sự đã hư đi” (19,10; 5,31 và song song).
Chúng ta lưu ý thêm: lòng nhân lành của Chúa không
phải là nhu nhược. Chúa cũng đã chúc dữ cho những kẻ
bằng lòng với hạnh phúc ở đời này (6,24-26), cảnh cáo
những kẻ không hoán cải (13,2-5), ngăm đe cây vả không
sinh trái (13,7), tuyên bố số phận của người giàu không
biết thương người nghèo (16,19-31), than khóc
Giêrusalem (19,41-44), nói những lời cứng cỏi với phụ nữ
Giêrusalem (23,28-31), không ngần ngại nêu những điều
kiện cho những kẻ muốn theo Người (xem ở sau).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

V. TIN MỪNG, QUY LUẬT ĐỜI SỐNG

1. Một quyển Tin Mừng có “tính cách xã hội”


Nói theo kiểu thời nay, quyển Tin Mừng của Luca
mang nặng “tính cách xã hội”. Gioan Tẩy Giả trình bày
chi tiết với dân chúng, với những người thu thuế, với lính
tráng bổn phận của họ nằm ở chỗ nào (3,10.14). Bài giảng
đầu tiên của Chúa được hiểu trong viễn cảnh đó (4,16-21).
Nhiều chi tiết khác đầy ý nghĩa:
- “Phàm ai xin, ngươi hãy cho luôn luôn” (6,30: Luca
dùng “imperatif présent” chứ không dùng aoriste như
Matthêu);
- Các ngươi hãy biết thương xót” (6,36; Matthêu:
“trọn lành”);
- “Hãy cho đi… các ngươi đong đấu nào, thì cũng sẽ
được đong lại bằng đấu ấy” (6,38);
- “Viên bách quản quý mến dân ta, đã xây hội đường
cho chúng tôi…”(7,5). Thầy Tư tế và người Lêvi thấy
một nạn nhân nửa sống nửa chết thì “tránh một bên
mà đi qua” (10,31);
- “Khi làm tiệc, hãy mời những người không có khả
năng đáp lễ (14,12-14);
- Hố sâu mà người giàu có đào ra giữa mình và những
người nghèo, sẽ tồn tại mãi ở đời sau (16,25 truyền
thống);
- Sự kiêu căng tách biệt người Biệt phái với những
người khác, cũng sẽ làm ông bị tách biệt với Thiên
Chúa (18,10-14).
170 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Người giàu có và người nghèo

Lẽ dĩ nhiên những người giàu cũng có thể đi theo


Chúa: Giuse Arimathia (23,50), Giakêu (19,2-8), và có
thể kể Gioanna vợ của viên quản lý của Hêrôđê (8,3).
Nhưng nói chung bạn hữu của Đức Giêsu là những người
nghèo. Không có các đạo sỹ đến thờ lạy, nhưng là các
mục đồng (2,8); của lễ của Maria và Giuse là của lễ người
nghèo (2,24). Lazarô bần cùng (16,20) và bà góa quảng
đại (21,3 và song song) được nêu lên làm ví dụ. Chính
Đức Giêsu cũng không có chỗ kê đầu (9,58 = Mt 8,20).
Những người nghèo được gọi là hạnh phúc (6,20-23).
Tin Mừng được rao giảng cho họ (4,18; 7,22 và song
song). Họ dễ dàng đi vào Nước Trời.
Những người giàu bị gọi là vô phúc (6,24-26). Vì của cải
làm cho họ quên Thiên Chúa (12,13-20) và tha nhân (16,19-
31).
Người ta có thể dùng của cải một cách khéo léo bằng
cách giúp đỡ người nghèo (16,9-12), nhưng Luca vẫn
khẳng định mạnh mẽ là người ta không thể làm tôi Thiên
Chúa và tiền của (16,13).

3. Điều kiện để theo Chúa


Truyền thống chung đã trình bày là từ bỏ mọi sự để
theo Chúa (có một tương quan giữa việc tiên báo cuộc khổ
nạn và tuyên bố những điều kiện để theo Chúa: Mt 16,21-
23.24-26 và song song).
Nhưng Luca nhấn mạnh hơn các tác giả khác là phải từ
bỏ tất cả (5,11; 15,26.33; 18,22).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

- Đừng dựa vào của cải (12,13-21), để chỉ tin vào


Thiên Chúa (12,22-32). Bởi thế “hãy bán của cải đi mà bố
thí” (12,33; x. Mt 6,19tt).
- Trong những điều kiện được kể ra, Luca thêm là
phải bỏ “vợ” nữa (18,29: phải chăng đây là ý tương ứng
với việc “trở thành hoạn nhân vì Nước Trời”).
- Luca còn nói rõ là phải vác thập giá “mỗi ngày”
(9,23).
Sứ điệp Tin Mừng đòi hỏi khắt khe, nhưng Thánh Khí
hiện hiện đó và mang lại niền vui cho những ai theo Chúa
Giêsu.
172 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chương III.
CÁC NGUỒN SỬ

Để viết quyển Tin Mừng, Luca đã dùng nhiều chất


liệu. Ba nguồn sử chính: Máccô, nguồn logia và nguồn
riêng (có lẽ Luca có nhiều nguồn riêng, trong đó có một
nguồn chính).

I. MÁCCÔ
Luca lấy lại hầu hết các phân đoạn (péricopes) trong
Máccô, giữ đúng nội dung, theo đúng thứ tự. Tin Mừng
của Máccô được chia ra làm bốn khối:
Lc 4,31 - 6,11 : Mc 1,21 - 3,6
8,4 - 9,50 : 4,1-25
: 4,35 - 6,44
: 8,27 - 9,40
18,15-43 : 10,13-52
19,29 - 22,13 : 11,1 - 14,16
(Các nguồn sử khác được dùng vào trong 5 khối: Lc
1,5 - 4,30; 6,20 - 8,3; 9,51 - 18,14; 19,1-28; 22-24. Các
nguồn sử này có lẽ đều xuất phát từ Palestina).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Khi đi từ nguồn này sang nguồn khác, Luca đã lưu tâm


đến nguồn đã sử dụng trước, để bổ túc cho nhau. Nói một
cách chung, khi dùng các nguồn sử, Luca đã sửa đổi:
- Trên bình diện văn học: trau chuốt ngôn ngữ, bỏ
những kiểu nói quá bình dân, quan tâm đến các câu
chuyển ý vì ông viết cho các độc giả Hy-lạp.
- Trên bình diện thần học: ông gạt bỏ khuynh hướng
khải huyền.
Cách thức sửa đổi có tính cách văn học tùy thuộc vào
các nguồn: trong các bài trình thuật và các dụ ngôn, Luca
biểu lộ một sự tự do khá lớn; còn trong các “logia”, Luca
tỏ ra rất trung tín (ví dụ: so sánh Lc 5,12; Mt 8,1; Mc
1,40: câu nói của người phung).
Riêng đối với Máccô, Luca lấy lại từng khối (Matthêu
lại cắt nhỏ ra), và công việc văn học của ông gồm có 3
loại: thu vắn, sửa lại và thêm thắt, xê dịch.
1. Thu vắn
a- Bỏ đi một số chi tiết mà Luca xem là không quan
trọng hoặc quá dài dòng:
So sánh:
Lc 9,10  Mc 6,30.31: các tông đồ đi giảng về.
Lc 8,49-56  Mc 5,35-43
Lc 8,23  Mc 4,38.
Luca cũng bỏ một số chi tiết để biểu lộ sự tôn kính đối
với Chúa Giêsu, những đoạn mà Máccô diễn tả quá sống
sượng tâm tình nhân bản của Chúa (Mc 1,43; 3,5; 9,36;
10,14.16.21; 14,33-34), những đoạn mà Máccô cho người
174 Dẫn nhập phê bình vào các sách

ta hiểu rằng tri thức của Chúa Giêsu có giới hạn (Mc
13,32; 15,34). Cũng một tâm tình tôn kính như thế đối với
các tông đồ đã thúc đẩy Luca bỏ một số chi tiết: (Mc 4,13-
18; 5,31; 9,10.28.29.33.34; 10,34-35; 14,50); hoặc những
chi tiết địa dư không phù hợp với tư tưởng thần học của
ông. (Cf. W. Harrington, Nouv, Intr. p.741-742).
b- Bỏ đi một số phân đoạn của Máccô:
- Mc 4,26-29: hạt giống tự mọc.
- Mc 6,45 - 8,26: Chúa Giêsu đi trên nước (6,45-52),
chữa bệnh ở Genesaret (6,53-56), tranh luận về các tập tục
của Biệt phái (7,1-13), lời dạy về những gì trong sạch và
không trong sạch (7,14-23), chữa con gái của một phụ nữ
xứ Syrophênikêa (7,24-30), chữa người điếc và câm (7,31-
37), phép lạ II hóa bánh ra nhiều (8,1-10), Biệt phái xin
dấu lạ trên trời (8,11-13), men của những người Biệt phái,
Sadukêô và Hêrôđê (8,14-21), chữa người mù ở Betsaiđa (
8,22-26).

- Mc 9,9-13 : vấn nạn về Êlia


- Mc 9,42-48 : về gương xấu
- Mc 10,1-12 : về vấn đề li dị
- Mc 10,35-40 : các con của Dêbêđê
- Mc 14,3-9 : xức dầu ở Bêtania
- Mc 14,55-60 : Chúa bị giải lần đầu ra trước công
nghị.
Lý do là Luca muốn bỏ đi những gì đặc biệt thuộc về
Do-thái, không phù hợp với não trạng Hy-lạp và dân
ngoại (việc rửa tay, men Biệt phái, người phụ nữ xứ Syro-
phênikêa), những gì xem ra lặp lại những điều tương tự
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

(phép lạ hóa bánh ra nhiều lần II: 8,1-10; việc xức dầu ở
Bêtania vì tương tự với việc một người đàn bà xức dầu
thơm cho Chúa tại nhà ông Simon).
Điều khó hiểu là có những đoạn mà chính Matthêu
cũng thu vắn lại hoặc bỏ đi như Luca.Ví dụ:
- Mc 9,14-29: bài trình thuật về phép lạ chữa đứa bé
bị kinh phong rất dài trong Máccô, Matthêu 17,14-21 và
Luca 9,37-43 hòa đồng với nhau và bỏ cùng một số câu:
14a.16.20.21.22.23.24.25a.25c.26a.26c.
- Mc 1,43: trong bài trình thuật về việc chữa lành
người phung, Máccô có nói tới một thái độ của Đức Giêsu
(“Rồi Người làm gắt và xua người ấy đi”) mà Matthêu
(8,3), và Luca (5,12-16) không nói tới.
- Mc 3,5: trong bài trình thuật về phép lạ chữa người
bại tay, Máccô nói tới cái nhìn thịnh nộ và buồn phiền của
Chúa, còn Matthêu 12,9-14 và Luca 6,6-11 không nói tới.
Tại sao có sự hòa đồng giữa Matthêu và Luca trong
việc thu vắn Máccô như vậy?
Cha P.Benoit đưa ra giả thuyết: Matthêu và Luca đã
dùng Máccô theo một bản văn đã viết trước; bản này ngắn
hơn bản viết sau. Nói cách khác: có hai đợt trong việc
soạn thảo Tin Mừng của Máccô: ở đợt thứ hai Máccô
thêm vào một số chi tiết không có trong đợt đầu.
2. Thêm thắt và sửa chữa
Luca cũng đã sửa chữa hoặc thêm thắt nhiều chi tiết vì
lý do sáng sủa, hoặc vì lý do văn học hay vì lý do thần
học. Ví dụ Lc 21,20.24; 22,45.47.48.51.
176 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Một số đề tài thường được nhắc đi nhắc lại (lời ca


ngợi, lời cầu nguyện, tính phổ quát…) ở các chỗ thêm thắt
hay sửa chữa, (xem W.Harrington, Dẫn vào Tân Ước,
Nhất lãm, tr.207).
3. Hoán chuyển
Ở đây cũng vậy, nhiều lý do thúc đẩy Luca hoán
chuyển nhiều đoạn văn. (xem W.Harrington, Dẫn vào Tân
Ước, Nhất lãm, tr.207).

II. NGUỒN LOGIA


Ngoài Máccô, Luca còn dùng một nguồn sử chung với
Matthêu.
1. Các chứng lý về nguồn logia
a/ Chứng lý nội tại, tức là chứng lý nhất lãm
Matthêu và Luca ghi lại cùng một số câu nói của
Chúa, thường là cùng theo một thứ tự, một kiểu nói, và
luôn luôn có cùng một nội dung. Máccô lại không có (x.
W.Harrington, Dẫn vào Tân Ước, Nhất lãm, tr.209+).
b/ Chứng lý ngoại tại
- Trong quyển Tin Mừng IV, các diễn từ nhiều hơn
các trình thuật. Rất có thể là các diễn từ ấy phát xuất từ
một nguồn, trong đó chỉ có các diễn từ của Chúa. Nền
tảng các diễn từ ấy của Gioan rất có thể là nguồn logia
(logion: các lời, các câu nói).
- Năm 1947, người ta tìm thấy ở Nag-Hammâdi (tức
là Chenoboskion), thuộc miền thượng lưu sông Nil (Ai-
Cập) một cái bình chứa mười ba cuộn giấy lác (papyri).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Các cuộn sách này thuộc một cộng đoàn ngộ đạo, được
viết bằng tiếng copte (hình thái cuối cùng của tiếng Ai-
cập) từ cuối thế kỷ thứ III tới giữa thế kỷ V. Trong số đó
có cuốn Tin Mừng theo Tôma, gồm toàn những logia của
Chúa: một số logia đã được cắt nghĩa theo chiều hướng
ngộ đạo, còn phần nhiều thì được giữ nguyên như thế.
75% các logia này đều có trong Matthêu và Luca, nhưng
theo một thứ tự khác. Đa số các chuyên gia nghĩ rằng: Tin
Mừng theo Tôma, dưới hình thức hiện thời, đã được viết
trong thế kỷ thứ II (R. Kasser, l’Ev, selon Thomas, p.14).
Tác phẩm này cho ta thấy là trong thế kỷ thứ II có một
sưu tập logia, có liên hệ đến nguồn logia mà Matthêu và
Luca đã sử dụng.
Dựa trên các chứng lý ấy, khoa phê bình hiện thời nhìn
nhận là Matthêu và Luca đã sử dụng một nguồn chung mà
Máccô không biết tới: nguồn ấy (tiếng Đức: Quelle) gồm
các lời nói và dụ ngôn của Chúa.
2. Bản chất của nguồn logia
a- Vấn đề
Đặc tính văn chương của nguồn logia như thế nào? Từ
lâu, người ta nhìn nhận là ngoài các câu nói, nguồn logia
còn có một ít trình thuật. Vấn đề nằm ở chỗ nguồn logia là
truyền khẩu hay là đã được biên chép khi Matthêu và
Luca sử dụng? Vấn đề được đặt ra vì có sự bất đồng giữa
các logia có chung trong Matthêu và Luca. Thực vậy, nếu
đem đối chiếu với nhau, người ta thấy có hai loại logia.
- Những logia có cùng một nội dung và một kiểu nói
cả trong Matthêu và Luca. Ví dụ: Lc 10,21-22 và Mt
178 Dẫn nhập phê bình vào các sách

11,25-27: Chúa Giêsu vui mừng ngợi khen Chúa Cha vì


Chúa Cha đã mạc khải cho những người hèn mọn.
- Những logia có cùng một gốc gác chung, nhưng hai
bên khác nhau trong nội dung và kiểu nói: Ví dụ: Mt
25,14-30: kể lại dụ ngôn các nén vàng và Lc 19,12-27 kể
dụ ngôn các nén bạc (mine: trọng lượng sêmita, bằng 1/60
talent, tức khoảng hai “livres” hoặc 100 “deniers”). Bản
văn của Luca gộp lại hai dụ ngôn: dụ ngôn các yến bạc và
dụ ngôn một người thế giá vọng tộc. Ví dụ khác: Kinh
Lạy Cha.
Tại sao có hai loại logia như thế? Chưa có câu trả lời
dứt khoát.
b- Các giả thuyết
- Giả thuyết về một nguồn truyền khẩu: theo Jérémias
(Tin lành) và Schurmann (Công giáo) thì nguồn logia là
một nguồn hoàn toàn truyền khẩu. Họ đưa ra các chứng lý
như sau: trong hai thế kỷ đầu tại Palestina các rabbi cũng
dạy đạo bằng phương pháp truyền khẩu: truyền thống
bằng miệng của họ đã có từ năm 150 trước Chúa Giêsu
Kitô cho tới thế kỷ thứ III. Vậy thì các logia trong
Matthêu và Luca cũng có thể đã được phổ biến nhờ đường
lối truyền khẩu. Giả thuyết này có ưu điểm là cắt nghĩa
được những dị biệt giữa các logia trong Matthêu và Luca.
- Giả thuyết về nguồn đã được ghi chép: giả thuyết
được nhiều người hưởng ứng hơn: Matthêu và Luca dùng
một nguồn đã được biên chép. Giả thuyết này giải thích
rất hợp lý các logia giống nhau, nhưng khó giải thích các
logia khác nhau. Họ đưa ra các chứng lý như sau:
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

. Lời dẫn nhập của Luca nói tới những nguồn được biên
chép.
. Quyển Tin Mừng theo Tôma cho thấy là người ta đã
sưu tầm và cho chép các logia rất sớm.
Vào thế kỷ 19, người ta cũng đã tìm thấy ở
Oxyrhinque (Ai-Cập) ba tấm giấy lác bằng tiếng Hy-lạp
ghi chép một số logia. Các logia này thường được bắt đầu
bằng câu: “Đức Giêsu đã nói”. So sánh với Tin Mừng
Tôma, thì người ta thấy cả hai bên đều cùng ghi một số
logia, và thường là có một thứ tự như nhau. Người ta tự
hỏi: các tấm giấy lác này phải chăng là chứng tích của một
sưu tập các logia trong giai đoạn nguyên thủy (bằng tiếng
Hy-lạp), còn Tin Mừng theo Tôma là chứng tích của giai
đoạn II? Dẫu sao sự khác biệt giữa một nguồn logia được
ghi chép (nếu nó có) nơi Matthêu và Luca - Tin Mừng
theo Tôma và các tấm giấy lác ở Oxyrhique - cũng không
lớn lắm.
Khoa phê bình hiện thời nhìn nhận là có một truyền
thống (truyền thống thì bằng miệng: tradition) hoặc một
nguồn (nguồn thì bằng văn viết: source) các logia. Các
logia ấy có một giá trị lịch sử đáng chú ý: thực vậy, một
số các logia phản ánh hoàn cảnh lịch sử của Chúa Giêsu
và các môn đệ trước cuộc khổ nạn (Schurmann).
Dẫu chọn giả thuyết này hay giả thuyết kia, thì ta cũng
đừng có một quan niệm quá đơn giản, quá cứng nhắc.
Những người theo giả thuyết “nguồn viết” thì cũng chấp
nhận có nhiều bản văn, vì thế cắt nghĩa được sự khác biệt
giữa Matthêu và Luca. Những người theo giả thuyết
180 Dẫn nhập phê bình vào các sách

truyền khẩu thì có ưu thế hơn để cắt nghĩa sự khác biệt: vì


một con sông có thể khi thì chảy tràn ra, khi thì eo lại.
Nhưng tới một lúc nào đó, một số các chất liệu đã
được ghi chép lại chỗ này chỗ kia, tạo ra những sưu tập
song song. Vấn đề là các sưu tập nguyên thủy đã thành
hình ở đâu?
3. Các Logia trong Tin Mừng của Luca
Tin Mừng theo Luca là chứng tích hoàn hảo nhất về
các logia, Luca xếp chúng thành mười một khối, nhưng
không sửa đổi gì. Chúng ta có thể thu góp lại: thứ tự của
mười một khối ấy tương ứng với thứ tự nguyên thủy.
(1) Lc 3,7 - 4,12: lời giảng của Gioan Tẩy Giả, việc người
bị cầm tù, Chúa Giêsu chịu phép Rửa, chước cám dỗ. -
Đoạn này cho thấy nguồn logia cũng có một vài trình
thuật.
(2) Lc 6,20-49 (Mt 5,1 - 7,27): đây là khối rất quan trọng
về bài diễn từ trên núi; Matthêu và Luca ghi lại,
Máccô không có. Luca ngắn hơn, Matthêu đã triển
khai nguồn logia nhờ những nguồn riêng. Ví dụ: các
yếu tố trong chương 6 và 7 của Matthêu thì cũng có
trong Luca, nhưng ngoài khung cảnh bài diễn từ.
(3) Lc 7,1-10 (Mt 8,5-10): chữa lành đầy tớ của một viên
bách quản. Bài trình thuật được ghi lại vì câu nói
khiêm nhường của viên bách quản và nhất là lời khen
của Chúa Giêsu.
(4) Lc 7,18-35 (Mt 11,2-19): đây cũng là một trình thuật,
nhưng trọng tâm là các câu nói: câu hỏi của Gioan
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Tẩy Giả, lời chứng của Chúa Giêsu, lời Chúa phê
phán về thời đại của Người.
(5) Lc 9,57 - 10,24: khối nhỏ này gồm có nhiều chủ đề:
những đòi hỏi của ơn gọi làm tông đồ, sứ mạng 72
môn đệ, mặc khải cho những kẻ bé mọn. Các yếu tố ấy
được thu góp trước Luca. Matthêu thì lại phân tán ra
ở nhiều nơi: Mt 8,18-22; 9,37-38; 10,9-16; 11,21-24;
10,40; 8,29; 11,25-27; 13,16-17.
(6) Lc 11,1-13: lời kinh Chúa dạy. Sau Kinh Lạy Cha còn
có hai đoạn vắn: về người bạn xin bánh và sự hiệu
nghiệm của lời cầu xin. Việc thu góp này cũng đã
được thực hiện trước Luca; Luca chỉ ghi chép lại.
Nguồn logia không nối kết lời dạy về Kinh Lạy Cha
với bài giảng trên núi; Matthêu thì làm như thế.
Lưu ý là trong Tân Ước có hai Kinh Lạy Cha, một bản
nữa trong quyển Didachè và một bản thứ IV trên giấy lác:
bản sau hết này là lời kinh thường đọc trong Giáo Hội, đi
sát với bản văn của Matthêu. Bản văn của Luca ngắn hơn,
ghi chép nguồn sử một cách trung tín hơn Matthêu, mặc
dù tác giả có sửa đổi đôi chỗ cho hợp với độc giả Hy-lạp.
(7) Lc 11,14-52: Đức Giêsu với Beelzêbul, dấu chỉ của
Giona, sự thanh sạch của Biệt phái. Đây là một cuộc
tranh luận nhân dịp một phép lạ. Luca đã ghi lại
nguyên vẹn, theo trật tự nguyên thủy; Matthêu đã
phân tán ra nhiều nơi: 12,22-29; 8,11; 8,29; 4,17.30;
12,38-42; 5,15; 6,22-23; 15,2; 23,4.31.
(8) Lc 12,1-12.24-26: hãy dạn dĩ tuyên xưng Danh Chúa,
tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng, bán của cải và
182 Dẫn nhập phê bình vào các sách

bố thí, sẵn sàng chờ chủ trở về. Ở đây cũng thế, Luca
đã giữ nguyên cả khối, còn Matthêu phân tán nhiều
nơi.
(9) Lc 12,51.53.58.59; 13,18-30: Đức Giêsu là nguyên
nhân của sự chia rẽ, làm hòa trước khi bị xét xử, các
dụ ngôn về hạt cải và men trong bột, ai được vào
Nước Trời. Matthêu đã phân tán.
(10) Lc 17,2-6: về gương xấu và sức mạnh của đức tin.
(Mt 18,5-7, 18,15.21.22; 8,10; 17,20; 21,22).
(11) Lc 17,22-37: ngày của Con Người. Ở đây Matthêu
cũng giữ cả khối nguyên vẹn như Luca.

4. Cách thức Matthêu và Luca


sử dụng nguồn logia
Nguồn logia chỉ có thể tìm lại được nếu người ta so
sánh cẩn thận Matthêu và Luca. Luca là chứng nhân tiêu
biểt nhất, trung tín nhất, vì ông theo phương pháp chia
nguồn sử thành từng khối và vẫn giữ thứ tự của chúng.
Nói chung, Matthêu và Luca cùng lấy chất liệu từ một
nguồn, nhưng cách làm việc khác nhau.
a- Cách thức của Matthêu
Matthêu phân tán nguồn logia ra, và đặt các chất liệu
theo thứ tự khác. Điều ông nhắm là các viên gạch rời
trong phân đoạn hơn là chính các phân đoạn. Luca thì
nhắm từng khối nên vẫn giữ được thứ tự các yếu tố.
Về vài điểm thì hai ông giống nhau: bỏ đi một số yếu
tố của logia; nhưng ông thì bỏ điểm này ông thì bỏ điểm
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

kia, ít khi cùng bỏ một điểm; hoặc là thêm vào một yếu tố
cho nguồn logia.
Matthêu còn có khuynh hướng đơn giản hóa; ta biết
được là nhờ so sánh các bản văn nhất lãm, các bản văn
của Gioan, của Phaolô. Ví dụ: Kinh Lạy Cha bắt đầu bằng
tiếng “Abba”(Gl 4,6), nhưng Matthêu bỏ rơi tiếng ấy. Có
thể nói 75% các logia đều bị Matthêu cắt xén: chúng
nguyên vẹn hơn trong Luca. Tuy nhiên, trong 25% các
logia thì ngược lại. Vấn đề quan trọng khi người ta muốn
tìm kiếm các “ipsissima verba” của Chúa.
b- Cách thức của Luca
Trong 25% các trường hợp, thì Luca tỏ ra không gần
với nguồn sử bằng Matthêu. Lý do là Luca đã Hy-lạp hóa
cách diễn đạt Tin Mừng, vì phải trình bày Tin Mừng cho
dân ngoại trong thế giới Hy-lạp, nên Luca phải sửa đổi
cách dùng chữ, bỏ đi những nét quá đặc biệt của người
Palestina, quảng giải những logia khó hiểu đối với các
người Hy-lạp. Ví dụ: so sánh Mt 5,38-42 và Lc 6,27-31 về
luật “mắt đền mắt, răng đền răng”. Luca bỏ đi chi tiết về
quan tòa và việc đi một dặm. Tại Hy-lạp, trong đời sống
hàng ngày ít có việc kiện tụng trước quan tòa; đàng khác,
người Hy-lạp cũng không biết việc người Do-thái không
được phép đi quá một dặm ngày Sa-bát (theo Mishna).
So sánh Kinh Lạy Cha trong Mt 6,9-13 và Lc 11,2-4:
bản văn của Luca ngắn hơn, gần với nguyên bản hơn
Matthêu; nhưng trong cách dùng từ thì Luca đã phải thích
ứng với kiểu nói Hy-lạp: xin tha tội chúng tôi (Matthêu và
các kinh Do-thái nói là “nợ”) (xem Jéremias: paroles de
Jesus, coll.Foi vivante, p.74-80).
184 Dẫn nhập phê bình vào các sách

III. CÁC NGUỒN SỬ RIÊNG CỦA LUCA


1. Vấn đề
Trong ba Tin Mừng nhất lãm, thì Tin Mừng của Luca
có nhiều chất liệu riêng tư hơn cả.
Phần riêng của Máccô chỉ là vài chi tiết và nhất là dụ
ngôn “Hạt giống tự nó mọc lên” (Mc 4,26-29).
Matthêu cũng có nhiều yếu tố riêng, nhưng ít quan
trọng: giấc mộng của bà vợ Philatô(Mt 27,19), Phêrô đóng
thuế đền thờ (17,24-27), Giuđa với 30 đồng bạc (27,3-5),
việc canh mồ (27,62-66).
Hoàn cảnh của Luca khác hẳn: ông có rất nhiều chất
liệu riêng tư, xem ra được lấy từ nguồn riêng. Vấn đề là
Luca lấy từ đâu? Từ một nguồn hay từ nhiều nguồn? Từ
trước tới nay, giới học giả Anh (Streeter, Taylor) nghĩ
rằng các chất liệu ấy phát xuất từ một nguồn, được gọi là
Proto-Luca. Nhưng vấn đề xem ra không đơn giản như
thế. Có lẽ phải nghĩ rằng Luca đã sử dụng nhiều nguồn.

2. Các chất liệu chính yếu của riêng Luca


a- Tin Mừng về tuổi trẻ (1,5 - 2, 52) 14.
Người ta phân biệt hai văn hệ (cycles):
- Văn hệ Gioan Tẩy Giả: nghĩa là những bài trình
thuật có liên hệ đến Gioan Tẩy Giả (1,5-25.57-66.80).
Trong văn hệ này không có ám chỉ nào tới Đức Giêsu Kitô
cả; đàng khác, Gioan Tẩy Giả được trình bày như là tiền
hô của Thiên Chúa, chứ không phải của Đức Kitô (1,17),
phù hợp với quan niệm tiền Kitô hữu về ngày cánh chung
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

trong đó Thiên Chúa can thiệp trực tiếp chứ không qua
trung gian một Đấng Kitô 15. Bởi thế, người ta nghĩ rằng
văn hệ này đã được viết ra trước Luca, trong giới tư tế mộ
đạo (sacerdoce piétiste), tức là giới tư tế ở thôn quê thân
cận với Dacaria. Dẫu sao, tác giả của bài trình thuật truyền
tin cho Dacaria tỏ ra rất am tường về nghi lễ trong đền thờ
(Lc 1,8-10).
- Văn hệ Đức Giêsu: gồm các bài trình thuật về
Truyền tin (1,26-38), Đức Mẹ đi thăm viếng (1,39-56),
Chúa giáng sinh (2,1-21), dâng Chúa vào đền thờ (2,22-
39), tuổi trẻ của Chúa (2,40-52). Người ta nghĩ rằng Luca
đã tự tay viết nên văn hệ này: hệ này song song và tương
phản với hệ kia, vì Đức Giêsu siêu vượt Gioan Tẩy Giả.
Khi viết những trình thuật này, Luca đã dựa trên những
kiến thức mà ông thu thập được từ những người trong gia
tộc của Đức Giêsu.
- Các bài Thánh ca (Magnificat, Benedictus và Nunc
dimittis): đây là những bài thánh ca Do-thái tiền Kitô hữu;
Luca đã đặt vào đây, trong mạch ý hiện thời.
Như vậy, trong phần Tin Mừng về thời thơ ấu, Luca đã
dùng nhiều nguồn, chứ không phải chỉ một nguồn.
b. Thời gian chuẩn bị cho sứ vụ của Đức Giêsu (3-4)
Trình thuật của Luca trong phần này gồm có nhiều yếu
tố của nguồn Logia: kêu gọi hoán cải (3,7-9), lời chứng
của Gioan Tẩy Giả về phép Rửa bằng nước và phép Rửa
bởi Thánh Thần (3,15-18), và trình thuật về chước cám dỗ
(4,1-13). Ở đây Luca tương hợp với Matthêu (Luca chỉ
trao đổi thứ tự các chước cám dỗ).
186 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Luca có 2 yếu tố cá biệt:


- Lời giảng có tính cách luân lý của Gioan Tẩy Giả,
nói với các hạng người: dân chúng, những người thu thuế,
các lính tráng (3,10-14).
- Gia phả của Đức Giêsu (3,23-38): khác với gia phả
trong Mt 1,1-17. Gia phả của Luca theo thứ tự từ dưới đi
lên (từ Giêsu đến Ađam) và gồm có hai giai tầng trên bình
diện văn học: giai tầng một (từ Đức Giêsu tới Abraham)
dựa theo bản Kinh Thánh Do-thái ; nghĩa là được thực
hiện trong giới Kitô hữu gốc Do-thái, đọc Kinh Thánh
bằng tiếng Do-thái, tức là tại Palestina. Giai tầng hai (từ
Abraham tới Ađam) dựa theo bản Kinh Thánh Hy-lạp: ta
có thể suy luận phần này được thêm sau bởi các Kitô hữu
đọc Kinh Thánh bằng Hy ngữ, mục đích là làm nổi bật
tính cách phổ quát nơi vai trò cứu thế của Đức Giêsu.
Lưu ý: “Đức Giêsu khởi công vào lúc 30 tuổi” đó là
một chỉ dẫn có tính cách tôn giáo nhiều hơn. Theo các
truyền thống tại Palestina, Ađam đã được Thiên Chúa
dựng nên trong trạng thái hoàn hảo, tức là ở lứa tuổi 30,
Đavid cũng bắt đầu làm vua lúc 30 tuổi (2Sm 5,4).
Chương 3-4 cho thấy là Luca đã dùng nhiều nguồn sử.
c- Lên Giêrusalem (9,51 - 19,27)
So với Máccô thì Matthêu đi theo đường riêng từ
chương 4-8 (diễn từ trên núi). Luca theo đường riêng của
ông từ 9-19.
Như vậy, Matthêu và Luca có phần riêng khác nhau.
Phần riêng của Luca (9-19), thường được gọi là “tường
thuật về cuộc hành trình”(Reisebericht) hay là “Tin Mừng
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

về cuộc hành trình”(Evangile du voyage) nhưng gọi như


thế không hoàn toàn đúng. Thực ra không có hành trình,
không có lộ trình gì cả. Sự kiện là một vài trình thuật có
mang chỉ dẫn về nơi chốn, mập mờ thôi, điều đó làm cho
người ta có cảm tưởng là Chúa Giêsu đi đây đi đó. Ngoài
lời khẳng định Đức Giêsu trẩy đi Giêrusalem được lặp đi
lặp lại nhiều lần (9,51-53; 13,22-23; 17,21; 18,31; 19,11-
28), Luca không có quan tâm đến các địa điểm khác: đây
là một lối hành văn.
Điều quan trọng đối với ông là trình bày những lời
giảng dạy của Đức Giêsu, các logia và các dụ ngôn về các
vấn đề khác nhau, với mục đích là bổ túc cho nguồn logia
(Cha Benoit gọi phần này là một loại “tosephtah”, một sưu
tầm “bổ túc” = yasaph: bổ túc) cho tập logia, giống như
tập tosephtah Do-thái bổ túc cho tập Mishna. (Xem Corurs
J.Schmitt, tr.31).
Trong phần này, người ta còn có thể phân biệt hai
khối:
- 9,51 – 13,21: trong khối này, Luca trình bày một số
logia và một số trình thuật riêng.
- 13,22 – 19,27: các chất liệu trong khối này đều do
nguồn riêng của Luca và có lẽ đã mang dạng một sưu
tập như thế trước Luca rồi.
3. Các chủ đề đặc biệt của Luca
Trong phần chất liệu riêng của Luca, người ta nhận
thấy một số chủ đề được Luca làm nổi bật:
- Tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người, nhất là
đối với các tội nhân.
188 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với người


nghèo.
Lưu ý: sự nghèo khó trong Kinh Thánh có hai sắc thái:
sắc thái xã hội hay kinh tế và nhất là sắc thái
thiêng liêng. Sắc thái thiêng liêng nằm ở chỗ
người tín hữu ý thức về thân phận tội lỗi của
mình, biết mình không thể tự cứu lấy được nên
chỉ trông đợi nơi Thiên Chúa. Định nghĩa hoàn
hảo nhất về sự nghèo khó ấy nằm trong Is 55,1-3:
Thiên Chúa mời gọi những kẻ “không có tiền
bạc” đến nhận lãnh lương thực tốt lành mà
không phải trả đồng nào. Lương thực ấy là Lời
Chúa, là giao ước, và cuối cùng là chính Thiên
Chúa. Các tác giả Tân Ước tùy hoàn cảnh mà
nhấn mạnh tới khía cạnh này hoặc khía cạnh kia.
Luca và Giacôbê nhấn mạnh tới khía cạnh xã
hội; còn Matthêu tới khía cạnh tâm linh, nhưng
hai khía cạnh ấy không loại bỏ nhau.
- Lòng thống hối, sự cầu nguyện, việc từ bỏ của cải.
Tước hiệu “Kurios” của Đức Giêsu: tước hiệu này
thường mang màu sắc phụng tự.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương IV.
CHỦ ĐÍCH CỦA LUCA

Luca đã viết quyển Tin Mừng của ông vào khoảng


năm 80-90, có lẽ tại Tiểu Á hay Hy-lạp. Tại sao Luca viết
quyển Tin Mừng này? Một trong những chủ đích của ông
là trình bày Tin Mừng cho các dân ngoại mới trở lại.
Matthêu viết Tin Mừng cho những người Do-thái; Tin
Mừng theo Máccô thì giống như một bản tóm tắt cầm tay
của một vị truyền giáo. Luca cảm thấy nhu cầu trình bày
Tin Mừng cho những người sống trong thế giới thuộc văn
hóa Hy-lạp.
Tuy nhiên, Luca còn có một chủ đích thần học rất quan
trọng: đó là trình bày một quan điểm về lịch sử cứu độ.
Trước đây người ta ít quan tâm, nhưng ngày nay nhìn
nhận đó là một quan niệm độc đáo: chính quan niệm này
giải thích bố cục của quyển Tin Mừng.

I. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ


Để thấy rõ quan niệm này, ta cần phải lưu ý đến cả
quyển Công vụ các Tông đồ. - Luca phân chia lịch sử cứu
độ thành ba giai đoạn 16:
190 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- Giai đoạn lời hứa: không hoàn toàn tương ứng với
Cựu Ước như ta thường nghĩ.
- Giai đoạn thực hiện: thời gian của Đức Giêsu: quyển
Tin Mừng và quyển Công vụ thường trình bày thời
gian này là “archè”, thuở ban đầu.
- Giai đoạn thực hiện: thời gian của Giáo Hội: như ta
sẽ thấy, Luca không chỉ bằng lòng với một số chủ đề
thần học (thực ra cũng ít độc đáo) nhưng, như một số
sử gia Hy-lạp có học thức, ông quan tâm đánh dấu các
quãng thời gian trong lịch sử cứu độ, vì thế người ta
nhận thấy một số đặc điểm.

1. Giai đoạn lời hứa


Nói cách tổng quát, đó là giai đoạn Cựu Ước, giai
đoạn chuẩn bị ơn cứu rỗi trong dân Israel. Khi Luca suy
nghĩ về thời Cựu Ước ông nhận thấy những điểm cao
điểm thấp. Trong các bút tích của Cựu Ước, Luca đặc biệt
lưu ý tới:
- quyển Thứ luật trong bộ “Tora”;
- quyển Thánh vịnh trong bộ sách Khôn ngoan;
- quyển 2 Isaia trong các sách tiên tri.
Ba tác phẩm ấy chi phối tư tưởng của Luca.
Vấn đề quan trọng là giai đoạn lời hứa kết thúc lúc
nào?
Luca không đặt dứt điểm vào lúc Chúa Giêsu sinh ra,
nhưng là lúc Gioan Tẩy Giả kết thúc sứ mạng. Trái với
Matthêu và Máccô, sứ mạng của Gioan Tẩy Giả được
trình bày là hoàn tất khi Đức Giêsu chịu phép Rửa ở sông
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Giođan: “Hêrôđê đã giam tù Gioan. Xảy ra là trong khi


toàn dân chịu thanh tẩy, và Đức Giêsu cũng chịu thanh tẩy
và đang cầu nguyện thì trời mở ra, và Thánh Thần lấy
hình dáng thể xác như chim bồ câu, đáp xuống trên
Ngài…” (3,20-21). Đối với Luca, Gioan còn thuộc về Lề
Luật cũ, thời gian của giai đoạn chuẩn bị (Lc 16,16) 17.
Thật là ý nghĩa khi ta thấy lời giảng cuối cùng của Gioan
Tẩy Giả là loan báo phép thanh tẩy của thời cánh chung
“bằng Thánh Thần và Lửa” (3,16). Sứ vụ của Gioan Tẩy
Giả kết thúc khi Đức Giêsu chịu phép Rửa; trong lúc đó
Matthêu và Máccô trình bày biến cố này như một đỉnh cao
trong cuộc đời rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Ở đây khi
trình thuật biến cố này, Luca không còn nhắc gì tới tên
của Gioan nữa 18.

Ta có thể đặt lên một họa đồ giai đoạn lời hứa như
sau:

Thời gian chuẩn bị Thời thơ ấu của Đức Giêsu Sứ vụ


trong dân Israel Gioan Tẩy Giả và của Gioan Tẩy Giả

2. Giai đoạn thực hiện lời hứa:


thời gian của Đức Giêsu
192 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Đây là thời gian công bố và thiết lập Nước Trời. Hans


Conzelmann gọi là “Khoảng giữa của thời gian” (Die
Mitte der Zeit). Thời gian này được chia ra như sau:
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

1 2 Sứ vụ ở Galilê Lên Giêrusalem Sứ vụ ở Giêrusalem


X x x x x x x
3. 4. 5. 6. 7.
1. Phép rửa ở Giođan
2. Cám dỗ trong sa mạc 5. Phục sinh
3. Lễ Lá 6. Các cuộc hiện ra
4. Khổ nạ 7. Lên trời

3. Giai đoạn thực hiện lời hứa:


thời gian của Giáo Hội

Đây là thời gian loan truyền ơn cứu chuộc.


8. Thời gian của Israel 9. Thời gian của các dân ngoại

Tin Mừng được rao Tin Mừng được rao giảng


giảng tại Giêrusalem trong đất Palestine

8. Lễ Ngũ Tuần 9. Đền thờ sụp, Giêrusalem bị chiếm

Biến cố “Bản lề” giữa giai đoạn II và III (thời gian của
Chúa Giêsu và thời gian của Giáo Hội) là việc Chúa Giêsu
lên trời mà Luca nói tới hai lần (Lc 24,50-53 và Cv 1,9-
11). Đây là khúc ngoặt thứ hai trong lịch sử cứu độ đối
với Luca.
Biến cố lên trời có ý nghĩa thế nào đối với ông? Biến
cố lên trời không phải là sự vinh thăng của Chúa Giêsu:
khi sống lại, Đức Giêsu đã bước vào cõi vinh quang rồi;
nhưng vì những lý do liên hệ đến nhiệm cục, Người còn
hiện ra nhiều lần để chuẩn bị cho các môn đệ bước vào sứ
194 Dẫn nhập phê bình vào các sách

vụ của họ 19. Biến cố lên trời chấm dứt các cuộc hiện ra,
kết thúc thời gian của Chúa Giêsu. Vì thế, trong Cv 1,9-
11, Luca gợi lên ngày quang lâm của Chúa. Đám mây khi
Chúa lên trời là đám mây của ngày quang lâm: Con Người
sẽ đến trên mây trời. Đồng thời biến cố lên trời khai mở
thời gian mà các tông đồ bắt tay vào việc.
II. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LỊCH SỬ
Lịch sử cứu độ tiến triển dần dần trên bình diện địa lý,
bình diện số lượng và bình diện tâm linh.
1. Bình diện địa lý
Trung tâm của toàn thể quyển Phúc Âm theo Luca là
Giêrusalem. Phúc Âm khởi đầu từ Giêrusalem (với việc
báo tin Gioan Tẩy Giả sắp sinh xảy ra trong Đền Thờ: 1,5)
và kết thúc tại Giêrusalem khi Chúa lên trời (24,52). Rồi
sau khi Chúa đã lên trời, Phúc Âm sẽ phát xuất từ
Giêrusalem và được rao giảng cho tới “mút cùng cõi đất”
(24,47 và Cv 1,8).
Đi vào từng phần, chúng ta nhận thấy như sau:
a/ Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả được giới hạn vào “vùng
chung quanh sông Giođan” (3,3), nơi Đức Giêsu
không tới hoạt động (khác với Mt 4,15-25; 19,1 và Mc
10,1).
b/ Cuộc rao giảng khai mào của Chúa Giêsu được thực
hiện tại Galilê (Lc 4,14-31; 8,26; xem thêm 23,5;
24,6; Cv 10,37). Theo Matthêu và Máccô, Đức Giêsu
còn đi tới vùng Tyrô và Siđon (Mt 15,21; Mc 7,24-31),
tới xứ Đêcapôli (Mc 7,31) đi dọc lên Kaisaria
Philipphê (Mt 16,13; Mc 8,27). Trong Luca, Người
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

không rời khỏi đất Do-thái. Theo cách trình bày của
Luca, việc rao giảng cho dân ngoại là việc của các
tông đồ và sẽ được thực hiện sau khi Chúa lên trời (Lc
24,47).
c/ Từ Galilê Chúa đi lên Giêrusalem: nơi đây Người thi
hành sứ vụ giảng dạy trong Đền Thờ; rồi các biến cố
chết, sống lại và các cuộc hiện ra đều xảy ra tại
Giêrusalem. Nhóm Mười Một không rời khỏi thành
(24,48), khác với truyền thống các cuộc hiện ra ở
Galilê (Mt 26,32; 28,7.16-20; Mc 14,28; 16,7; Ga 21)
mà chắc Luca biết vì Lc 24,6 thay đổi dữ kiện của Mt
28,7 và Mc 16,7 về địa danh Galilê. Luca im đi để làm
nổi bật diễn tiến của sứ điệp Tin Mừng trong hai tác
phẩm: trong quyển Phúc Âm sứ điệp đi từ Galilê tới
Giêrusalem và trong Công vụ sứ điệp đi từ
Giêrusalem tới các dân ngoại; vì thế không còn chỗ
cho chuyến trở về Galilê nữa.
Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu được Luca trình bày
như một cuộc đi lên Giêrusalem để hoàn tất công việc cứu
chuộc, giống như Gioan tình bày Chúa Giêsu luôn luôn
hướng về “Giờ” của Người.
2. Bình diện số lượng
Sự tiến triển còn được diễn tả trên bình diện số lượng.
Trong sách Công vụ, Luca nhấn mạnh tới con số những
người trở lại:
a/ Lúc chọn Matthia làm tông đồ, cộng đoàn có 120 anh
em. Con số 120 ở đây có một ý nghĩa thần học. Giáo
Hội hôm nay cũng được tổ chức theo mẫu Dân Chúa
196 Dẫn nhập phê bình vào các sách

trong Cựu Ước mà Môsê đã chia ra thành đoàn 1000


người, 100 người, 10 người. Tổ nhỏ nhất là 10 người;
120: 12x10 người; con số nhỏ nhất của Giáo Hội. Vì
mỗi tông đồ phải là thủ lãnh của một chi họ Dân Mới và
một tổ 10 người còn thiếu một thủ lãnh, nên phải tuyển
chọn tông đồ thứ 12.
Theo sách Khải huyền con số trọn vẹn của Giáo
Hội:144.000 người (12x12): con số viên mãn của thời
cánh chung.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, con số lên tới 3000 (Cv
2,41).
b/ Luca thường nói:
Lời Chúa “tiến mạnh” (Cv 6,7; 12,24; 19,20);
Con số các môn đồ lớn dần (Cv 5,14; 6,7; 11,24);
Cộng đoàn lớn dần (Cv 16,5).
3. Bình diện tâm linh
Sự tăng trưởng của Lời Chúa không những nằm trên
bình diện số lượng mà còn trên bình diện tâm linh. Việc
rao giảng càng ngày càng tiến triển và càng trở nên vững
mạnh, Giáo Hội cũng càng ngày càng được thêm kiên cố
trong lòng tin (Cv 16,5) và lòng mến. Việc Giáo Hội tiến
triển được làm nỗi bật trong sách Công vụ hơn là trong
quyển Tin Mừng, vì từ khi Chúa Giêsu lên trời thì thời
gian Giáo Hội mới bắt đầu. Sự tiến triển của Giáo Hội trên
bình diện tâm linh được trình bày rõ ràng nhất là trong các
đoạn tổng lược miêu tả đời sống của Giáo Hội tại
Giêrusalem (2,42; 4,32; 5,42). Các thành phần trong cộng
đoàn đều sống hòa hợp với nhau: “Họ chỉ có một tấm lòng
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

và một linh hồn”. “Một tấm lòng” (un coeur) là kiểu nói
Do-thái, và “một linh hồn” (une âme) là kiểu nói Hy-lạp:
Luca dùng cả hai kiểu nói để cho các độc giả hiểu kiểu nói
có từ lâu đời của người Do-thái (cũng như Luca thường
nói: “metanoein” ‘hoán cải’ và “epistrephein” ‘quay trở
lại’). Thánh Phaolô cũng thường nối kết lối chào Hy-lạp
với lối chào Do-thái: “Ân sủng” và “Bình an”.

KẾT: Cách phân chia lịch sử thành các giai đoạn


như thế có thể được cắt nghĩa bởi hai lý do:
- nhu cầu trình bày một cách sáng sủa, mạch lạc theo sở
thích của người Hy-lạp;
- sự tiệm tiến của lịch sử làm nổi bật sáng kiến đầy khôn
ngoan của Thiên Chúa và tác động đầy quyền năng
của Chúa Thánh Thần.
198 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Phần V.

SÁCH CÔNG VỤ

CÁC TÔNG ĐỒ
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương I.
KHÍA CẠNH VĂN HỌC
VÀ LỊCH SỬ

I. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG


1. Mục đích tổng quát của tác phẩm
Sách Công vụ là phần thứ hai của một tác phẩm đề
tặng cho Theophilô: phần thứ I là quyển Tin Mừng theo
Luca. Có lẽ lúc đầu hai phần này nối liền với nhau, làm
thành một tác phẩm, nhưng vào đầu thế kỷ II, các Kitô
hữu đã muốn xếp quyển Tin Mừng của Gioan với ba
quyển kia và vì thế đã phân đôi tác phẩm này (Menoud).
Đề mục “Công vụ các tông đồ” hoặc là “Công vụ tông đồ”
(tùy theo các bản sao) có lẽ xuất hiện lúc đó (Jacques
Dupont, art. Apostelgeschichte trong Sacramentum
Mundi, t.I), nếu chẳng phải là chính tác giả đã đặt ra.
Câu nói của Chúa Giêsu sống lại cùng các tông đồ
vạch ra chương trình cho các ngài: “Các ngươi sẽ là chứng
tá của ta ở Giêrusaslem, trong toàn cõi Giuđê và Samari,
và cho đến mút cùng cõi đất” (1,8). Mục đích của sách
Công vụ là trình bày lịch sử truyền bá Tin Mừng từ
Giêrusalem tới Rôma dưới tác động của Thánh Khí.
200 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Phân tích nội dung


Tác phẩm gồm có hai phần chính. Trong phần đầu,
Phêrô đóng vai chính, và trong phần nhì, Phaolô là vai
chính.
A. Tin Mừng trong thế giới Do-thái
(1,13 – 15,35): Phêrô
a/ Hoạt động của các tông đồ tại Giêrusalem (1-5).
b/ Phong trào truyền giáo được xúc tiến nhờ nhóm
Kitô hữu Hy-lạp mà những người dẫn đầu là Stêphanô (6-
7) và Philip (8). Các thành phần của nhóm này lập nên
cộng đoàn Antiokia (11,19+). Trong lúc đó Saulô được ơn
gọi làm tông đồ (9,1-30), còn Phêrô thăm viếng miền
Samari (8,14+) đưa Tin Mừng tới miền duyên hải (9,32-
43) và rửa tội cho một viên sĩ quan Rôma (10,1 – 11,18).
c/ Cuộc hành trình truyền giáo đầu tiên của Phaolô và
Barnaba (13-14) - Sự thành công của các ngài nơi dân
ngoại đòi hỏi các tông đồ phải có một lập trường chính
thức về chỗ đứng của các Kitô hữu gốc ngoại trong Hội
Thánh (15, 1-35).
B. Tin Mừng trong thế giới dân ngoại:
Phaolô (15,36 – 28,32)
a/ Những cuộc hành trình lớn của Phaolô và sự thành
lập các giáo đoàn Makêđonia, Corintô và Ephêsô (15,36 –
19,20). Cao điểm của bài trình thuật là bài diễn từ của
Phaolô trên đồi Arê tại Athêna (17,22-31).
b/ Thời gian cuối cùng của sứ vụ đó: Phaolô từ giã các
cộng đoàn và trở về Giêrusalem (19,21 - 21,14). Cao
điểm của phần này là bài diễn từ tại Milêtô (20,18-35).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

c/ Phaolô bị bắt và bị cáo: các giai đoạn của vụ án


được tách biệt nhau bởi ba bài diễn từ biện hộ (22,1-21;
24,10-21; 26,2-23) và được kết thúc bằng cuộc hành trình
đi Rôma. Bài trình thuật chấm dứt với một cái nhìn tổng
quát về hoạt động của Phaolô tại Rôma (28,15-32).
Đó là một lược đồ tổng quát. Lẽ dĩ nhiên, mỗi tác giả
có thể xê dịch các chi tiết. Từ 13,1 người ta có thể đặc biệt
chú ý tới các cuộc hành trình của thánh Phaolô:
- Cuộc hành trình I: 13,1 – 14,28
- Cuộc hành trình II: 15,36 – 18,22
- Cuộc hành trình III: 18,23 – 21,16. Cuộc hành trình
thứ ba này lại có thể chia làm hai phần: cuộc hành
trình truyền giáo (18,23 – 20,4) và cuộc hành trình trở
về Giêrusalem (20,5 – 21,16).

II. NHÃN QUAN CỦA TÁC PHẨM


Trong thế kỷ 19, có tác giả cho rằng sách Công vụ là
một tác phẩm thiên vị, chỉ có tính cách biện hộ cho Kitô
giáo đối với nhóm Do-thái phiệt (Schnackenburger, 1841).
F.Christian Baur (trường phái Tubingen) cho rằng tác
phẩm này do một tác giả trong thế kỷ II viết ra để dung
hòa khuynh hướng của Phêrô và khuynh hướng của
Phaolô (theo quan điểm biện chứng của Hegel). Harnack
(1896) đã phản ứng mạnh mẽ với quan điểm của trường
phái Tubingen.
Vậy sách Công vụ có phải là một tác phẩm hoàn toàn
có tính cách lịch sử không? Chúng ta không thể so sánh
Luca với các sử gia chuyên nghiệp như Thucydide (sử gia
Hy-lạp: 460-359 trước Giêsu Kitô), Polybe (Hy-lạp 205-
202 Dẫn nhập phê bình vào các sách

125) hay Tacite (sử gia Latinh: 55-120). Tác giả trước hết
là một tông đồ. Điều mà tác giả lưu tâm trước tiên là sứ
điệp tôn giáo; bởi thế tác phẩm trước hết là một sứ điệp
tôn giáo. Ông Cullmann nói: “Về chủ ý cũng như về hình
thức văn học, tác phẩm này không khác gì các sách Tin
Mừng; và chính đây cũng là một quyển Tin Mừng” (Le
N.T., p.46). Lịch sử được viết một cách chân thành để
phục vụ Lời quyền năng của Chúa. Bởi thế sách Công vụ
không phải là loại lịch sử phàm tục, cũng không phải là
quyển lịch sử Giáo Hội thời xưa như bộ sử của Eusêbiô
thành Kaisaria. Luca có một nhãn quan đặc biệt: trình bày
lịch sử Kitô giáo trong một viễn ảnh thần học.
Ngoài ra Luca cũng nhắm mục đích minh giáo: trình
bày Kitô giáo với những màu sắc đẹp đẽ cho thế giới La-
mã. Đây chỉ là mục đích phụ và có thể đã có nơi thánh
Phaolô rồi: người đã muốn tạo ra trong đế quốc một phản
ứng thuận lợi đối với tôn giáo mới. Luca, môn đệ của
Phaolô, chia sẻ quan điểm đó với thầy mình.
III. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
Giá trị lịch sử của một quyển sách lệ thuộc vào sự
chân thành và chính xác của các nguồn tài liệu mà tác giả
dùng. Vậy tác giả đã dùng những nguồn sử nào?
1. Các nguồn sử
Harnack đã phân biệt nhiều loại tài liệu trong phần
đầu của sách Công vụ. Cerfaux, J.Jérémias, cũng đã
nghiên cứu vấn đề này. Kummel, Dibelius (trường phái
Formgechichte) cho rằng, ngoài các “đoạn văn mà tác giả
dùng đại danh từ chúng tôi” để kể chuyện, thì người ta
không thể biết được các nguồn tài liệu đã được ghi chép.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chắc chắn rằng tác giả đã dùng những nguồn sử được


truyền khẩu và những nguồn sử đã được ghi chép. Nhưng
khó mà phân biệt được ranh giới rõ ràng giữa các nguồn
sử này.
Về nguồn gốc các tài liệu, chúng ta biết rằng mỗi Giáo
Hội có những kỷ niệm về sự thành lập cũng như về lịch sử
của mình (1Tx 1,6; 2,1; 1Cr 2,1-5; 3,5-6…) và biết được
một số chi tiết về cuộc đời của vị tông đồ sáng lập (1Tx
2,2; 3,1-2; 2Cr 11,22 - 12,10; Gl 1,15; 3,14; Hr 13,7). Các
điều đó có thể được chuyển thông từ giáo đoàn này qua
giáo đoàn khác (1Tx 1,8; 2,14; 1Cr 16,1; 2Cr 8,5; Gl 1,13-
23 v.v…). Những trung tâm quan trọng như Giêrusalem
hoặc Antiokia (x. Cv 11,19; TOB, p.392/note n) chắc chắn
được ưu đãi trên bình diện này và đã giữ lại nhiều nguồn
tin tức, hoặc đã được viết ra hoặc còn truyền khẩu.

Ngoài ra, tác giả sách Công vụ còn đi tìm tài liệu riêng
(Lc 1,4) và đã tiếp xúc với các nhân vật liên hệ. Nhờ phó
tế Philip mà ông đi lại trong hai năm tại Kaisaria, ông đã
biết được cuộc trở lại của những người Samari và của
hoạn quan xứ Ethiopi (Cv 8). Nhờ Máccô, được quen biết
ở Rôma, mà tác gải có thể biết việc Phêrô bị cầm tù ở
Giêrusalem (Cv 12). Hơn nữa tác giả còn là bạn đồng
hành của Phaolô, nên biết về thị kiến ở Damas (Cv 9),
việc truyền giáo ở Antiokia (Cv 11), các cuộc hành trình
và nhiều kỷ niệm riêng.
Nói tóm lại, tác giả đã dùng nhiều nguồn sử cựu trào.
Bởi thế sách Công vụ chứa đựng nhiều chứng tá quan
trọng về công cuộc rao giảng ban đầu và về đời sống đức
tin trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.
204 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Sách Công vụ và lịch sử


(TOB, p.254; Cantinat, p.19-20)
Tất cả các tài liệu trên, tác giả đã xếp đặt và làm thành
một tác phẩm đồng nhất. Khi làm thế, lẽ dĩ nhiên tác giả
đã để lại dấu vết của mình. Tuy nhiên, tác giả đã đánh dấu
đến nỗi người ta tự hỏi không biết các tài liệu được dùng
có phải chính tác giả đã viết ra hay không. Lối hành văn,
lối dùng chữ, cách nhìn sự vật, các đề tài quan trọng của
tác giả, người ta bắt gặp khắp nơi. Vậy những điều sách
Công vụ trình bày có đúng với lịch sử hay không?
Các nhà phê bình hiện thời đều nhìn nhận rằng một
đường các dữ kiện của lịch sử tổng quát và khoa khai
quật, đường khác những dự kiện của Tân Ước và nhất là
các thư của thánh Phaolô cho phép chúng ta đánh giá sự
chính xác về khung cảnh và một số chi tiết của sách Công
vụ. Nhờ vậy chúng ta có thể thiết lập được một niên biểu
khá chắc chắn về nguồn gốc của Kitô giáo cũng như về
cuộc đời và các thư của thánh Phaolô.
Về nội dung tín lý và cho đến cả ngôn ngữ của mỗi
nguồn sử, xem ra các tác giả cũng hết sức tôn trọng. Các
bài diễn từ của Phêrô vẫn giữ được những kiểu nói và
những chủ đề của lối rao giảng thời nguyên thủy. Trong
các bài diễn từ khác, chúng ta cũng tìm lại được tiếng nói
của các vị giảng thuyết. Mỗi bài diễn từ đều thích hợp với
nhân cách của mỗi vị và với hoàn cảnh bên ngoài. Chúng
ta cũng đừng quên rằng các sử gia thời xưa xem là chuyện
thường khi họ sắp xếp tùy tiện những bài diễn từ cho các
nhân vật trong chuyện. Điều lưu ý này cũng không cho
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

phép chúng ta phủ nhận giá trị lịch sử của các bài diễn từ
trong sách Công vụ.
Sách Công vụ còn chứa đựng rất nhiều bài trình thuật
khác biệt nhau (các phép lạ, các mẫu chuyện, các biến
cố…): chúng đều cho ta cảm tưởng là phản ánh đúng với
những gì xảy ra trong thực tế.
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁC PHẨM
(Cantinat, p.22-23)
1. Trên bình diện lịch sử
Sách Công vụ là một tài liệu hàng đầu giúp ta hiểu biết
Kitô giáo thời nguyên thủy. Đây là tác phẩm duy nhất
trình bày cho ta sự thành lập và sự biến chuyển của Giáo
Hội, các giai đoạn lớn trong việc truyền bá Tin Mừng, sứ
vụ làm chứng nhân của các tông đồ trong thời gian 30
năm đầu.
Các bút tích khác của Tân Ước, đặc biệt là các thư của
thánh Phaolô cũng cho ta nhiều chỉ dẫn lịch sử về các vấn
đề này. Chúng ta phải dùng chúng để bổ túc những điều
sách Công vụ nói. Nhưng những chỉ dẫn ấy thường được
ghi lại nhân một dịp nào đó, không mang rõ ngày tháng và
nơi chốn. Nếu chỉ có các chỉ dẫn ấy mà thôi, thì ta không
thể thấy rõ các biến cố và nhất là mối liên lạc của chúng.
2. Trên bình diện văn học
Sách Công vụ còn đáng được chú ý trên bình diện văn
học. Bút pháp tài tình và kiến thức rộng rãi của tác giả
cũng như những tâm tình tế nhị của ông đã làm cho quyển
sách này trở thành một tuyệt tác rất được thưởng thức.
206 Dẫn nhập phê bình vào các sách

3. Trên bình diện tín lý


Trên bình diện tín lý, sách Công vụ cống hiến cho ta
nhiều dữ kiện quý báu. Đích thực là một quyển lịch sử
thần học thời nguyên thủy. Tác phẩm cho ta thấy hai giai
đoạn: giai đoạn đầu và giai đoạn được khai triển hơn thời
thánh Phaolô. Qua các bài diễn từ của Phêrô, chúng ta
thấy được sứ điệp Kitô giáo thời đầu, các kiểu nói xa xưa
trong lời rao giảng, nhất là trong Kitô học (ví dụ: các tước
hiệu Giêsu, Kitô, Tôi tớ, Chúa…), cách trích dẫn Khinh
Thánh để minh chứng các biến cố trong cuộc đời của
Chúa (đóng đinh, sống lại, lên trời, hiện xuống…), sự chờ
đợi Chúa sắp trở lại. Tác phẩm cũng cho ta thấy đời sống
phụng vụ của cộng đoàn tiên khởi, vừa mang tính cách
Do-thái giáo vừa mang tính cách Kitô giáo. Qua các bài
diễn từ của Phaolô và các giai đoạn trong sứ vụ tông đồ
của người, ta lại thấy một giáo thuyết được khai triển hơn:
Giêsu, Con Thiên Chúa, việc công chính hóa nhờ đức tin
mà không cần Lề Luật, tính cách phổ quát của ơn cứu rỗi,
ý tưởng về Giáo Hội là Vương quốc và Dân tộc thánh của
Thiên Chúa.
Sách còn trình bày đời sống và cách tổ chức của các
cộng đoàn tiên khởi dưới tác động của Thánh Khí.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Chương II.
THẦN HỌC
CỦA SÁCH CÔNG VỤ

Chỉ xem sách Công vụ như một tài liệu lịch sử, tức là
đi nhầm đường vì tác phẩm này muốn trình bày lịch sử
trong ánh sáng của đức tin. Cũng như các sử gia Do-thái
ngày xưa, tác giả không những là một sử gia, nhưng còn là
một tín hữu. Để có thể gặp tác giả, ta cần phải tìm hiểu
đức tin và nội dung đức tin ấy của ông, nghĩa là thần học
của ông. Thần học ấy được biểu lộ trong toàn tác phẩm,
nhưng cốt yếu nằm trong các bài diễn từ và đặc biệt là các
bài diễn từ truyền giáo.
Thần học của sách Công vụ đáng cho ta lưu ý nhất là
về Kitô học và về Giáo Hội học. Thần học ấy muốn trình
bày cho ta việc Đức Giêsu được sai tới và đưa ơn cứu rỗi
cho tất cả mọi người nhờ mầu nhiệm Phục Sinh của
Người. Các tông đồ là những chứng nhân trực tiếp, trình
bày những điều đó trong ánh sáng của các sấm ngôn thời
xưa: các sấm ngôn này đã tiên báo người tôi tớ của Thiên
Chúa, Đấng Cứu Thế, vị Chúa Tể mà Danh hiệu có thể
đưa ơn cứu rỗi cho mọi người. Chứng tá của các tông đồ
về Đức Kitô Phục Sinh kêu gọi mọi người hãy trả lời bằng
208 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Niềm tin và sự trở lại. Nhờ phép Thánh Tẩy để được tha
tội và nhờ những ơn huệ của Thánh Khí, con người bước
đi trên “con đường của ơn cứu rỗi”.
Được sự hướng dẫn của các tông đồ, những kẻ tin làm
thành một xã hội: xã hội này sống hiệp nhất với nhau nhờ
những mối dây của tình yêu, của sự cầu nguyện, của sự
“bẻ bánh”, của cuộc sống vui vẻ giữa những cơn thử
thách. Các cộng đoàn của xã hội đó được Thánh Khí ban
sinh lực, tạo nên Giáo Hội của Thiên Chúa, trong đó lịch
sử cứu độ đã được chuẩn bị qua việc tuyển chọn dân Do-
thái, tiếp tục được thực hiện và kiện toàn (Sacr. Mundi,
t.I.art. Apostelgeschichte, số VII).
Sau đây chúng ta thử đi vào chi tiết của một vài chủ
đề.
I. ƠN CỨU ĐỘ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
(TOB. P.355-357)
1. Lịch sử cứu độ
Lời rao giảng của Kitô giáo là lời tuyên bố về lịch sử
cứu độ trong đó Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên vũ trụ
(17,24+) và đã tuyển chọn Israel (3,25; 13,17.v.v…) đóng
vai chính. Giữa dòng lịch sử thế giới, Cựu Ước cũng đã là
Tin Mừng, nhưng còn là giai đoạn đầu (13,17-22; 7,2-50),
giai đoạn của Lời hứa, giai đoạn chuẩn bị trong đó Thiên
Chúa thông tri chương trình của Người qua các ngôn sứ
(2,23).
Thời gian thực hiện bắt đầu, khi Thiên Chúa gửi Đức
Giêsu đến. Tuy những người Do-thái không biết (3,13),
cuộc Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu vẫn thực hiện ý
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

định của Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa cho Đức Giêsu
sống lại và đặt Người làm “Chúa Tể và Kitô” (2,36) và
ban cho Người Thánh Khí (2,33), thì “Lời hứa cùng các tổ
phụ” được thực hiện cách viên mãn (13,22-23). Vì Lời
hứa ấy là cho Israel và cho tất cả mọi người “tới mút cùng
trái đất”, cho nên, để nó được thực hiện, thì cần phải có
một không gian và một thời gian: chính đó là nơi lịch sử
ơn cứu rỗi đang tiếp diễn. Sách Công vụ cũng như quyển
Tin Mừng III (Lc 4,21) đặc biệt chú ý tới thời gian hiện
tại, ít để ý tới tương lai, mặc dầu đó vẫn là chân trời cuối
cùng, ngày mà Thiên Chúa sẽ kết thúc dự định của Người
bằng cách sai Đức Kitô lại đến làm “Thẩm Phán kẻ sống
và kẻ chết” (10,42).
2. Ngày hôm nay của Thiên Chúa
Đối với sách Công vụ, những điều người ta nghe thấy
(2,33) từ khi Chúa Giêsu Phục Sinh, vẫn tiếp tục thực hiện
các sấm ngôn (2,16-21; 13,40+; 15,15-18; 28,25-27).
Thiên Chúa vẫn đóng vai chính, và Đức Giêsu tuy là vô
hình, vẫn là trung tâm của các biến cố: sứ vụ của Người
tiếp tục (3,26); chính Người đổ Thánh Khí xuống (2,33),
làm cho Giáo Hội sống động, chính Người rao giảng ánh
sáng cho Dân và cho các quốc gia ngoại giáo khi Người
dùng Phaolô (26,23).
Nhãn quan về thời hiện tại trong lịch sử cứu độ, thực
ra không phải là do tác giả sách Công vụ đặt ra. Nó đã
xuất hiện nơi thánh Phaolô. Đối với Phaolô lời rao giảng của
các tông đồ, chính là Lời của Thiên Chúa. Lời ấy đang tiếp
tục hoạt động và đang lan rộng (1Tx 2,13+; 2Tx 3,1; Cl 1,5-
6). Sự trở lại của Người nằm trong chương trình của Thiên
210 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Chúa (Gl 1,11+.15+ v.v…) và đời sống của các giáo đoàn
nối tiếp thời gian của Chúa Giêsu (1Tx 2,14; Hr 2,3-4).
Tác giả sách Công vụ chẳng phải là người đầu tiên đã
nhận thấy tầm quan trọng của thời gian hiện tại trong
chương trình của Chúa. Nhưng ông đã đặc biệt nhấn mạnh
khía cạnh này.
3. “Khoảng không gian” của Lời Chúa
Ngày hôm nay của Thiên Chúa là thời gian mà Tin
Mừng về Đức Giêsu sống lại phải được loan báo “cho đến
mút cùng cõi đất”.
Sách Công vụ rất lưu tâm đến khoảng không gian về
địa lý cũng như về nhân bản mà Lời Chúa phải lan rộng
tới: trong sách Tin Mừng III, công việc mặc khải của
Chúa Giêsu bắt đầu ở Nagiarét và kết thúc ở Giêrusaslem.
Trong sách Công vụ, Tin Mừng phát xuất từ Giêrusalem,
lan rộng dần qua các dân ngoại và sau cùng được đưa tới
Rôma. Như vây, Lời Chúa đạt tới “mút cùng cõi đất” theo
ý muốn của Đức Giêsu Phục Sinh (1,8).
Việc rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, đó là chủ đề
chính của tác phẩm. Sự trở lại của Cornêliô, việc truyền
giáo cho người Hy-lạp tại Antiokia, cuộc hành trình của
Barnaba và Phaolô, đó là những giai đoạn đầu của việc
đưa Tin Mừng cho dân ngoại. Công việc ấy bị đặt vấn đề
tại Antiokia và Giêrusalem, nhưng rồi vẫn được giữ vững.
Bởi vậy, Phaolô có thể khởi sự một sứ vụ lớn lao, là đưa
Tin Mừng khắp Tiểu Á và cuối cùng tới Rôma, kinh đô
của thế giới ngoại giáo. Đó là chương trình của sách Công
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

vụ: trình bày cho ta những giai đoạn địa lý và nhân bản
mà Lời Chúa lan rộng tới.
4. Sự trở lại, đức tin, phép Rửa và ơn Thánh Khí
Lời rao giảng mời gọi các thính giả hãy hoán cải
(3,19), hãy bước ra khỏi cõi vô tri (sự vô tri của người Do-
thái nằm ở chỗ không nhận biết các sấm ngôn: 3,17;
13,27; sự vô tri của người ngoại là không biết nhìn nhận
Đấng Tạo Hóa qua các tạo vật: 17,23.30), nói tóm lại hãy
tin nhận Đức Giêsu là Chúa và là Kitô (2,36).
Đức tin là một động tác tự do của con người, nhưng
đồng thời cũng là một ơn huệ của Thiên Chúa (5,31;
11,18; 15,9; 16,14 v.v…), là Đấng “mở” cửa đức tin
(14,27) và cứu độ ta nhờ Chúa Giêsu (4,12; 15,11).
Ơn của Thiên Chúa nằm ở chỗ tha tội (5,31; 10,43
v.v…) và làm cho ta được thông phần vào Thánh Khí mà
Đức Giêsu Phục Sinh đổ xuống (2,38; 10,45; 11,17). Hai
ơn ấy tương ứng với hai nghi thức mà Giáo Hội cử hành:
làm phép Rửa “nhân danh Đức Giêsu Kitô” (2,38: TOB,
p.368/note t; 19,5) để tha tội và đặt tay để ban Thánh Khí
(8,17; 19,6). Như thế, các tín hữu được lãnh “phép Rửa
trong Thánh Khí” (1,5; 11,6) và tham dự vào các lời hứa.
Lưu ý:
a/ Những chữ “Nhân danh Đức Giêsu Kitô” nói lên mối
tương quan lệ thuộc và hiệp thông với Đức Giêsu (1Cr
1,13.15). Còn lời kinh đọc khi rửa tội thì chắc là nhắc
đến Thiên Chúa Ba Ngôi. - Cf.Bonsirven, Théologie du
Nước Trời, p.208.
212 Dẫn nhập phê bình vào các sách

b/ Về Cv 8,17: đặt tay: một nghi lễ trước kia liên kết với
phép Thanh tẩy (1,5; 2,38) về sau được thấy tách rời
ra, mục đích riêng là ban ơn Thánh Thần (9,17;
19,5+). Đây là có gốc tích của bí tích thêm sức sau
này. Chú giải của Cha Thuấn, Kinh Thánh T.Ư/tr.274.

II. GIÁO HỘI


(TOB, p.357/ đặc biệt xem thêm: Bonsirven,
La Théologie du Nouveau Testament,
p.202).

1. Một Giáo Hội duy nhất, Dân của Thiên Chúa


Những người trở lại lập thành những cộng đoàn mà
sách Công vụ gọi là các Giáo Hội (5,11; 7,38; 11,26). Tuy
là đông đảo, họ ý thức cùng nhau đi trên “con đường của
Thiên Chúa” [9,2: tiếng ‘Đạo’ đáng lẽ ám chỉ lối sống: Is
30,21; Cn 15,10; chỉ có sách Công vụ thêm vào một nghĩa
mới, một nghĩa cụ thể: tiếng ‘Đạo’ chỉ các Kitô hữu
(19,9.23; 22,4; 24,14.22), vì họ theo “đường lối của Chúa”
(18,25.26; Mt 22,16; Tv 27,11.v.v…), con đường cứu độ
(16,17; Mt 21,32)]. Về sau các thành phần được gọi là
Kitô hữu (11,26; 26,28). Tiếng Giáo Hội (ở số ít) cũng sẽ
được dùng để chỉ toàn thể các cộng đoàn, “Giáo Hội của
Thiên Chúa” mà Người đã mua chuộc lấy bằng “chính
Máu Con của Người” (20,28). Đối với tác giả, toàn thể
những kẻ tin làm thành một Dân tộc của Thiên Chúa:
chính đức tin đã quy tụ trong Giáo Hội những kẻ đã được
hay chưa được cắt bì. Chỉ những người Do-thái “không
nghe” Đức Giêsu mới bị loại ra (3,23; 13,46).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Dân tộc ấy là sở hữu của Thiên Chúa. Làm hại đến họ


là phạm đến chính bản thân Đức Giêsu (9,5); gia nhập một
trong các cộng đoàn ấy là “theo Chúa” (2,47; 5,14; 11,24),
vì chính Thánh Khí của Chúa Giêsu hướng dẫn đời sống
các cộng đoàn (1,8; 5,3.4.9; 9,31; 15,28; 20,28).
2. Đời sống của các cộng đoàn
Lý tưởng mà các cộng đoàn Kitô hữu phải vươn tới,
được diễn tả trong các đoạn văn tổng lược (sommaires):
- Kiên trì nghe “lời dạy của các tông đồ” (2,42) và của
các người có trách nhiệm trong Giáo Hội.
- Sống trong “sự hiệp thông huynh đệ” (2,44): điểm
chính yếu của sự hiệp thông là có “một tấm lòng, một linh
hồn” (4,32). Bài trình thuật quan trọng của tác phẩm là
15,1-25 trong đó tác giả kể lại sự hiệp thông được cứu vãn
như thế nào giữa những người đã được cắt bì và những
người không được cắt bì. Sự hiệp thông trong tinh thần
được thể hiện qua việc để của cải chung (2,44) hoặc sự
chia sẻ giữa anh em với nhau (9,36; 20,34; 21,24) hoặc
giữa các cộng đoàn (11,29).
- Hiệp thông trong “sự bẻ bánh”: kiểu nói này ám chỉ
Thánh Thể (2,42; 13,2; 20,7).
- Trong “kinh nguyện”: các kinh nguyện đây không
phải chỉ được đọc trong phụng vụ nhưng trong mọi hoàn
cảnh của đời sống hằng ngày (1,14; 4,24; 9,40; 10,9; 12,5-
12 v.v…).
3. Những người có trách nhiệm
Ngay từ đầu Giáo Hội đã được điều khiển bởi một
nhóm người có trách nhiệm đặc biệt.
214 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Trước hết là các tông đồ, dưới sự hướng dẫn của


Phêrô: trong sách Công vụ, tiếng “apostoloi” luôn luôn chỉ
Nhóm Mười Hai (trừ ra 14,4).
Đức Giêsu sống lại đã ban các lời chỉ giáo cho họ và
đã giao cho họ sứ vụ làm chứng nhân (1,2.8): họ phải làm
chứng về sự sống lại (1,22; 4,33) - chính đó là bản chất
của sứ vụ tông đồ (1Cr 9,1) - và cả về cuộc đời toàn diện
của Chúa (Cv 1,21; 4,20; 5,32; 10,39). Con số của họ phải
tương ứng với 12 chi tộc Israel (1,15-26). Các tông đồ
điều khiển cộng đoàn (4,35; 8,14), lo lắng tới những phát
triển của Tin Mừng (11,1.22; 15,6), giảng dạy (5,28.42;
6,4), chủ trì các buổi cầu nguyện (6,4), làm nhiều phép lạ
(2,43; 5,12). Sở dĩ họ mạnh dạn và can đảm, là vì họ được
đầy tràn Thánh Thần (2,4; 4,8.31; 5,32; 6,3.5) và vì họ ý
thức mình là dụng cụ của Thánh Khí, luôn luôn hành động
nhân danh Thiên Chúa (5,4.9). Công việc của các tông đồ
vượt quá nhiệm vụ căn bản làm chứng nhân và làm tôi tớ
Lời Chúa, nên họ đã phải lập nên nhóm Bảy người (6,1)
để chỉ giữ lại phần chính yếu.
Nhóm Bảy người được các tông đồ truyền chức để làm
những việc trợ cấp, nhưng thực ra họ cũng là những giảng
viên (évangélistes; trường hợp Philip: 21,8), những người
rao giảng Lời Chúa hăng say như Nhóm Mười Hai
(Stêphanô: 6,8 - 7,60; Philip: 8,5-40).
Còn Phaolô thì chính Đức Giêsu đã giao sứ vụ cho. Sứ
vụ này không nằm trên một bình diện với sứ vụ các tông
đồ khác (13,31: Phaolô nhìn nhận các tông đồ kia là
những chứng nhân đặc biệt; cf. TOB, p.398, note o),
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

nhưng không kể phần chính yếu (22,21 và note b trong


TOB): người sẽ là vị thiết lập các cộng đoàn.
Sách Công vụ còn nói đến các niên trưởng. Trong các
cộng đoàn của Phaolô, thì họ là những người được tông đồ
“sắp đặt” (14,23) để bảo đảm về trách nhiệm cộng đoàn
khi các tông đồ vắng mặt (20,18-35). Tại Giêrusalem
(11,30) các niên trưởng xem ra đóng một vai trò quan
trọng (15,2.4.6 v.v…; 16,4). Sách Công vụ không nói về
nguồn gốc của chức vụ này. (TOB, p.393, note o).
Ngoài ra còn có các tiên tri. Nhưng họ không phải là
những người được “sắp đặt”. Họ được Thánh Khí linh
hứng và cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
các cộng đoàn (11,27). Cũng như các tiên tri trong Cựu
Ước, các tiên tri Kitô hữu tiên báo tương lai (vài biến cố
liên hệ tới đời sống của Giáo Hội: 11,28; 21,10-14),
nhưng họ còn làm những việc khác như là khuyên nhủ và
khích lệ (15,32).
(Chú ý. Đối với Phaolô xem ra nhiệm vụ chính của
tiên tri là giảng giải và khích lệ: 1Cr 14,4.24.31).

III. CHÚA KITÔ


(Cf.V. Taylor.p.35+)
Sách Công vụ là tài liệu quý hóa cho chúng ta biết
những điều được rao giảng và được nhìn nhận vào thời
nguyên thủy của Kitô giáo tại Palestina. Tuy nhiên sách
này không phải là nguồn sử độc nhất liên hệ tới cộng đoàn
tiên khởi. Các sách Tin Mừng và các nguồn sử khác cũng
cho chúng ta nhiều chỉ dẫn về thời đại này nhất là về
quyền Chúa Tể của Đức Kitô và về cái ý thức là các sấm
216 Dẫn nhập phê bình vào các sách

ngôn đã được thực hiện. Hầu hết các thư - các thư của
Phaolô, các thư mục vụ, các thư công giáo - kể cả thư
Hípri và sách Khải huyền đều lệ thuộc vào truyền thống
nguyên thủy. Bởi thế chúng ta đừng nghĩ sách Công vụ
chuyển đạt cho ta một cách trọn vẹn Kitô học ban đầu.
Chúng ta sẽ nhầm lẫn nếu chỉ dựa trên sách Công vụ để
tìm nội dung của niềm tin thời nguyên thủy rồi nhấn mạnh
một cách quá đáng đạo lý của thánh Phaolô và ảnh hưởng
của tác giả về sau 20.
A. Sách Công vụ và các sách Tin Mừng
Sách Công vụ trình bày một cách khá đầy đủ về nhân
tính của Đức Kitô, về địa vị Mêsia và quyền làm Chúa Tể
của Người. Nhưng về nhiều điểm thì trong lúc các sách
Tin Mừng nhấn mạnh, sách Công vụ lại ít chú ý tới. Ví
dụ: sách Công vụ nói nhiều tới tác động của Thánh Khí
trong phép Thanh Tẩy và trong đời sống các cộng đoàn,
nhưng không nói gì tới mối tương quan giữa Thánh Khí
và Chúa Giêsu. Sách chỉ nói là Chúa Giêsu đã lãnh nhận
Thánh Khí và ban xuống cho những ai tin và chịu phép
Rửa nhân danh Người (10,38; 1,38). Để nhận thấy giáo lý
đã được khai triển như thế nào về những mối tương quan
giữa Chúa Kitô và Thánh Khí thì ta phải chạy tới với các
tác giả khác của Tân Ước.
Tác phẩm không nói gì tới việc Chúa sinh ra từ một
người nữ đồng trinh. Tước hiệu “Con Người”, được dùng
nhiều lần trong các sách Tin Mừng, chỉ xuất hiện một lần
nơi miệng của Stêphanô hấp hối (Cv 7,56). Điểm đáng
ngạc nhiên hơn nữa là tước hiệu “Con Thiên Chúa” cũng
chỉ được dùng một lần trong lời rao giảng của Phaolô tại
Đamas (9,20).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Lý do là các tước hiệu “Con Người” và “Con Thiên


Chúa” để chỉ Đấng Cứu Thế không được dân chúng am
hiểu. Bởi thế trong lời rao giảng ban đầu, chúng ta không
gặp các tước hiệu ấy, nhất là khi các tông đồ nói chuyện
với một cử tọa trong đó có dân ngoại.

B.Kitô học trong sách Công vụ


(Cf. cours Kitô học: mầu nhiệm
Chúa Kitô trong huấn giáo tiên khởi)
1. Sách Công vụ cho thấy là đối với các vị giảng
thuyết tiên khởi, nhân tính của Đức Giêsu là một thực tại
hiển nhiên. Trong bài giảng đầu tiên, Phêrô nói tới “Giêsu
thành Nagiarét” như “một người được Thiên Chúa ủy
nhiệm đối với các ông bằng những việc quyền năng,
những điềm thiêng cùng dấu lạ, tức là những việc Thiên
Chúa đã dùng ngài để thi hành giữa các ông, như các ông
đã biết” (Cv 2,22). Tại nhà Cornêliô, thánh tông đồ còn
miêu tả Người như một kẻ “đã ngang qua thi ân giáng
phúc và chữa lành mọi kẻ bị quỷ ma áp bức thống trị”
(10,38), và người cắt nghĩa thêm: “ vì Thiên Chúa ở cùng
Ngài”. Người ta có thể nghĩ rằng Phêrô (hay là Luca) chỉ
nhìn thấy nơi Đức Giêsu một tiên tri có quyền năng chữa
bệnh một cách lạ lùng.
Hai lần (3,22 và 7,37) Đức Giêsu được trình bày như
là vị tiên tri mà Môsê đã tiên báo. Điều đó phản ánh niềm
tin vào Đức Giêsu là Môsê thứ hai. Điều được nhấn mạnh
hơn cả trong các bài giảng là cuộc khổ nạn và Phục Sinh,
mà các tông đồ nói tới như những biến cố vừa xảy ra ai
cũng biết (2,23-24).
218 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Nhưng Đức Giêsu không phải chỉ là một tiên tri tràn
đầy Thánh Khí, bị những người đồng hương gét bỏ rồi
giết chết. Các tông đồ còn quả quyết là Thiên Chúa đã cho
người sống lại và sự chết không thể cầm giữ Người.
2. Sách Công vụ nhấn mạnh tới Đức Giêsu là Đấng
“Kitô hay là Mêsia.” Tước hiệu “Kitô” xuất hiện ít nhất là
mười hai lần. Đối với Luca, người ta loan báo Đức Giêsu
là Kitô (5,42; 8,5), làm chứng về Người như vậy (9,22;
17,3; 18,5; 5,28), giảng giải là Đức Kitô phải đau khổ
(17,3; 26,23). Trong những đoạn văn ấy, không có dấu vết
nào phản ánh một quan niệm chính trị về vai trò của Đấng
Mêsia. Trái lại, người ta cắt nghĩa là trời cao phải đón lấy
Đức Giêsu “cho đến thời buổi phục hồi vạn vật” (3,21).
Các tông đồ còn tặng cho Chúa Giêsu nhiều tước hiệu
khác biểu lộ địa vị Kitô: “Đấng Công Chính” (3,14; 7,52;
22,14), - “Viên Đá bị các người thợ xây loại bỏ nhưng lại
trở nên viên đá đỉnh góc” (4,11; xem thêm: Rm 9,32-33;
1Pr 2,5-8).
Các vị giảng thuyết tiên khởi đã đặc biệt chú ý tới chức
quyền Kitô của Đức Giêsu là vì ảnh hưởng của biến cố sống
lại; đường khác sự dè dặt của Đức Giêsu ngày xưa về điểm
này chỉ còn là một kỷ niệm. Bởi thế Phêrô đã hô lớn: “Xin
toàn thể nhà Israel hãy biết chắc là: Thiên Chúa đã đặt làm
Chúa và làm Kitô Đức Giêsu mà các người đã đóng đinh
kia” (2,36).
3. Một điểm đáng lưu ý là ý tưởng về Đức Giêsu là
Tôi tớ của Thiên Chúa. Cũng như các sách Tin Mừng,
sách Công vụ nói tới việc Đức Kitô “phải đau khổ” (17,3;
26,23). Nhưng sách Công vụ khác với các sách Tin Mừng
ở chỗ áp dụng một cách rõ ràng cho Đức Giêsu tước hiệu
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Tôi Tớ (3,13.26; 4,27.30). Tước hiệu này chắc muốn ám


chỉ Người Tôi Tớ thống khổ trong sấm ngôn của Isaia (Cv
8,34-35).
Về sau vào thời thánh Phaolô, thì điểm này ít được
nhắc tới. Rõ ràng đây là một nét đã nằm trong Kitô học
thời sơ khai.
4. Đặc biệt hơn nữa là niềm thâm tín Đức Giêsu là
“Chúa”. Tước hiệu “Kyrios” được dùng hơn hai mươi lần
trong tác phẩm (so sánh với 1Cr 12,3; Pl 2,11). Các Kitô
hữu tiên khởi tin tưởng vững vàng rằng sự sống lại đã
chứng tỏ Đức Giêsu vừa là Chúa vừa là Kitô (2,36). Các
tín hữu lãnh phép rửa “nhân danh Chúa Giêsu” (2,38;
8,16). Danh hiệu ấy là đối tượng của đức tin (3,16); họ
cầu khẩn Danh ấy (9,14.21; 22,16), vì dưới vòm trời chỉ
có Danh ấy đưa lại ơn cứu rỗi (4,12).
Tiếng “Kyrios” (Chúa) mang hai ý nghĩa: vương
quyền (Chúa Kitô là Vua Nước Trời) và Thiên tính (Chúa
Giêsu Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa, mặc lấy vinh quang,
sức mạnh, uy quyền, nói tóm: những ưu phẩm mà từ trước
tới nay người ta áp dụng cho Giavê).

IV. LUẬT CỦA MÔSÊ


VÀ NIỀM TIN VÀO ĐỨC GIÊSU
Tác giả quan niệm thế nào về biến chuyển từ Do-thái
giáo sang Kitô giáo, từ sự cứu rỗi nhờ Lề Luật tới sự cứu
rỗi nhờ niềm tin và ân sủng?
Giáo Hội ở Palestina, tuy đã là Giáo Hội, nhưng vẫn
sống trong Do-thái giáo: các tín hữu vẫn chưa bỏ những
tập tục cũ, vẫn tuân giữ lề luật và việc cắt bì (2,46; 15,5;
220 Dẫn nhập phê bình vào các sách

21,20). Tác giả không có lời phê bình gì cả và chắc là xem


đó như một hoàn cảnh bình thường.
Nhưng giờ đây Giáo Hội phải cởi mở với dân
ngoại. Chính Thiên Chúa đã can thiệp để cho tông đồ
Phêrô đón nhận sự trở lại của những người không cắt bì
(10,1) và cho ông hiểu rằng sự đi lại và ăn uống với những
người ấy, những người đã được đức tin thanh tẩy, thì
không có gì là ô uế (10,28). Giáo Hội ở Giêrusalem chấp
nhận và chào đón biến cố đó (11,18). Nhưng vài phần tử
xem đó như một luật trừ. Họ muốn áp đặt cho người Hy-
lạp trở lại Antiokia phải cắt bì và giữ luật, và xem đó như
điều kiện cần thiết để được cứu rỗi (15,1.5). Đối với tác
giả, vấn đề đã được giải quyết trong cuộc họp các tông đồ
tại Giêrusalem (15,4-29). Các tông đồ đã nhượng bộ một
ít điểm nhưng cứu vãn được điều chính yếu: cắt bì hay
không, chính nhờ đức tin và nhờ ân sủng của Chúa Giêsu
mà các tín hữu được cứu rỗi (15,9.11). Tác giả đã tỏ ra vui
thỏa khi kể lại thắng lợi đó.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

CHƯƠNG III.
TÁC GIẢ VÀ
NĂM XUẤT BẢN TÁC PHẨM

I. TÁC GIẢ
1. Tác giả là người bạn đồng hành của
Thánh Phaolô
Ba lần tác giả tự giới thiệu mình là một người bạn
đồng hành của Phaolô. Ông dùng chữ “chúng tôi” trong ba
đoạn văn:
- Năm 51-52, khi tông đồ đi từ cảng Troa sang thành
Philip ở Makêđonia (Cv 16,10.17)
- Vào dịp Phục Sinh năm 58, khi tông đồ trở lại Philip để
đi Giêrusalem (20,5+)
- Đầu mùa thu 60, khi tông đồ bị dẫn từ Kaisaria tới
Rôma như một tù nhân (27,1+)
Qua kiểu nói đó, tác giả muốn ngụ ý là ông cũng có
mặt trong các biến cố mà ông kể. Đường khác lời văn của
các đoạn này hòa đồng với lời văn của các phần khác, nên
phải chấp nhận rằng chính tác giả của toàn tác phẩm đã
đưa ra đây những lời ghi chú của mình về các cuộc hành
trình, chứ không phải những lời ghi chú của một chứng
nhân khác.
222 Dẫn nhập phê bình vào các sách

2. Người bạn đồng hành này chỉ có thể là Luca


Các bạn đồng hành của Phaolô thì nhiều, nhất là vào
mùa đông 58. Nhưng sau khi đã phân tích các đoạn văn có
tiếng “chúng tôi” và so sánh với các chỉ dẫn khác trong
sách Công vụ cũng như trong các thư của Phaolô, thì xem
ra chỉ Luca là hợp hơn cả. Vừa là bạn đồng hành, vừa là
“thầy thuốc thân yêu” của Phaolô (Cl 4,14; Plm 24; 2Tm
4,10). Luca là tác giả của tập nhật ký hành trình mà ông
đã trình bày trong sách Công vụ. Từ cuối thế kỷ II, truyền
thống công giáo cũng nhìn nhận rằng Luca là tác giả của
sách Công vụ.
3. Tác giả cũng là người đã viết quyển
Tin Mừng III
Tác giả của sách Công vụ và của quyển Tin Mừng III
cũng là một. Điều này được tỏ lộ không những ở trong Cv
1,1+, nhưng còn ở trong mối tương quan chặt chẽ giữa hai
tác phẩm về phương diện từ ngữ, văn phong và tinh thần
ôn hòa. Quyển Tin Mừng III rất sớm được mang đầu đề là
“Tin Mừng theo Luca”.
4. Luca là ai
Theo chỉ dẫn của Cl 4,14 thì xem ra Luca là người gốc
ngoại giáo, làm nghề y sĩ. Dựa trên một vài tác giả
(Eusebiô, Giêrôm) thì ông là người ở Antiokia xứ Syri.
Điều này xem ra cũng hợp lý vì Luca biết tường tận hoàn
cảnh của cộng đoàn Kitô hữu ở đó.
Luca trở lại đạo khi nào và ở đâu thì không rõ. Một dị
bản của đoạn Cv 11,28 viết: “Khi chúng tôi cùng nhau tề
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

tựu”. Nếu dị bản này xác thực thì Luca đã gia nhập cộng
đoàn rất sớm (có thể trước 43-44).
Ông đã nhập đoàn với Phaolô trong cuộc hành trình
truyền giáo II (năm 44) và theo thánh tông đồ đi Troa và
Philip thuộc Makêđonia. Sau khi Phaolô ra đi, Luca ở lại
trong thành này cho tới năm 58 lúc Phaolô trở lại (Cv
16,10-17). Sau đó Luca đi theo Phaolô mãi cho tới lúc
tông đồ qua đời: đi về Giêrusalem (Cv 20,5-15; 21,1-18),
đi Rôma (Cv 27,1-28; Plm 24; Cl 4,14). Thư 2Tm 4,11
trình bày Luca như người bạn thân cận nhất của Phaolô
trong những ngày lao tù.
Cuộc đời về sau của Luca thế nào, không ai biết rõ.
Theo truyền thống thì Luca tử đạo tại Thèbes (ngày nay là
Thivai), thuộc tỉnh Beotie bên Hy-lạp.
Sách Tin Mừng III và sách Công vụ cho thấy tác giả là
một người học thức. Vào thời bấy giờ các y sĩ thường có
một vốn liếng văn chương rộng rãi. Tác giả có tâm hồn ôn
hòa, dịu dàng, còn Phaolô thì trực tính và bén nhạy. Nếu tình
bạn thường nối kết những cái gì tương phản, thì chắc đó là
một lý do để làm cho hai người thành bạn hữu nghĩa thiết.
Thánh tông đồ gọi Luca là “lương y quý mến” (Cl 4,14).
II. THỜI GIAN
Về thời gian sáng tác, chỉ có một điểm rõ ràng là tác
phẩm được viết sau quyển Tin Mừng III (Cv 1,1). Trong thời
thượng cổ Kitô giáo, cho tới thế kỷ IV, người ta nghĩ rằng
quyển Tin Mừng III được viết sau khi tông đồ Phaolô đã
qua đời (66/67) và còn nói rõ là được viết ở Hy-lạp
(Akhaia).
224 Dẫn nhập phê bình vào các sách

Vào thế kỷ IV, Eusêbiô thành Kaisaria dựa trên những


câu kết luận của sách Công vụ (28,30) mà xác định thời
gian: theo ông thì sách Công vụ được kết thúc một cách đột
ngột, không nói gì về vụ án của Phaolô ở Rôma cả. Như vậy
là tác giả cũng chưa biết vụ án đã kết thúc ra sao. Bởi thế
ông cho rằng tác phẩm đã được viết tại Rôma trong thời gian
tông đồ Phaolô bị cầm tù, trước khi vụ án được kết thúc năm
63. Ý kiến này dần dần trở thành phổ thông, và ngày nay
một vài học giả còn nghĩ thế (Harnack, A.C. Clark). Quan
điểm này không dựa trên truyền thống và chỉ có giá trị
như một giả thuyết.
Hiện thời chứng lý của Eusêbiô không còn được chấp
nhận. Thực ra phần kết luận của sách Công vụ không đột
ngột chút nào. Một khi tông đồ Phaolô đã tới Rôma và được
tự do rao giảng Tin Mừng, thì tác giả không còn chú ý tới vụ
án nữa, nhưng trở lại với chủ đề chính của quyển sách: đó là
việc rao giảng Tin Mừng “cho tới mút cùng cõi đất” (1,8).
Phaolô đã nhận lãnh sứ vụ phải làm chứng cho Chúa ở
Rôma cũng như ở Giêrusalem (23,11), và người đã hoàn
thành. Như thế, tác phẩm được kết thúc đúng theo lịch
trình mà Luca đã vạch ra. Hiểu như vậy, phần kết của sách
Công vụ không thể là một dấu chỉ để minh định thời gian
sáng tác.
Khoa phê bình hiện thời thường đặt quyển Tin Mừng
III sau năm 70, nên thời gian sáng tác của sách Công vụ
được đặt chung quanh năm 80, chừng khoảng 10 năm sau
quyển Tin Mừng. Quan điểm này vẫn hợp với truyền
thống lâu đời nhất. Còn về nơi chốn, nếu người ta không
chấp nhận Hy-lạp như truyền thống cũ, thì khó mà nghĩ
tới một nơi nào khác./.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

THƯ MỤC

I. TỔNG QUÁT VỀ CÁC SÁCH TIN MỪNG

- ALBRIGHT W.F. and MANN C.S. Matthew, The


Anchor Bible, New York 1975.
- BIBLE DE JERUSALEM en fascicules
- BROWN R. - FITMAYER J. - MURPHY R. The New
Jerome Biblical Commentary, USA 1990.
- COLLECTIF Où en sont les etudes bibliques? Paris
1968
- COLLECTIF Introduction à la Bible. Edition nouvelle.
Le NT: vol. II: L’Annonce de l’Evangile. Paris 1976.
- FEUILLET, A. Evangiles synopyiques, cours poly-
copié ‘ad usum auditorum’.
- FITMAYER J.A The Gopel according to Luke (2 tập),
The Anchor Bible, N.Y.1979-1983.
- HARRINGTON, W. - Nouvelle introduction à la
Bible, Trad.par J. Winandy. Paris 1971.
- Il parlait en paraboles, Trad.par
J. Mignon. Paris 1967
- JEREMIAS, J. 1. Les paraboles de Jésus, Le Puy 1962.
2. Les paraboles de Jésus, Le Puy
1969.
3. Théologie du Nouveau Testament,
Paris-Tournai, 1970.
- LATOURELLE, R. L’Accès à Jésus par par les
Evangiles, Paris-Tournai, 1978.
226 Dẫn nhập phê bình vào các sách

- LEBENDIGES ZEUGENIS, Mars 1976: Grundfragen


zum Neuen-Testament.
- LEON-DUFOUR, X. L’Evangile et l’histoire de Jésus,
Lyon 1963.
- MANN C.S. The Gospel according to Mark, The
Anchor Bible, N.Y.1986
- NINH, NGUYEN AN Historicité des Evangiles.
Notes exégétiques… pour Mt, Lc, Jn.
- ROGUET Dẫn vào Tân Ước,
- SCHITT, J. Notes de cours, prises des années
1968-1970, à Strabourg.
- TOB. Nouveau Tastament.
- TRILLING, W.Jésus devant l’histoire, Paris 1968.

II. VỀ SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

- ARTICLE «Apostelgeschichte» trong Bible Lexikon


Sacramentum mundi.
- BONSIRVEN, J. La Théologie du N.T., Paris 1951, P.
177-214: Le Christianisme primitif.
- CANTINAT, J. Les Actes des Apôtres.
- CERFAUX, L. - Les Actes des Apôtres, dans Robert
Feuillet: Introduction à la Bible II, p.
338-374.
- La communauté apostolique, Coll.
Témoins de Dieu, Paris 1956.
- DANIELOU, J. L’Eglise des Apôtres, Paris 1970.
- GUILLEMETTE, N. Tông đồ Công vụ (chú giải các
bài đọc Thánh lễ).
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

- TAYLOR, V. La personne du Christ dans le N.T.,


Paris 1969. p. 35-42: Les Actes des Apôtres.
228 Dẫn nhập phê bình vào các sách

CHÚ THÍCH

1. Luca. Vaganay. « Le Problème synoptique», Paris


1954.
2. W. Hendricks, «Zur Kollectionsgeschichte des
Markus-envangeliums» dans l’Evang, selon Marc
(edit. Sabble) Gembloux 1974.
3. A. Gaboury, «La structure des Evang. synopotiques»
Leide 1970.
4. Thời gian: có thời dấu kín, có thời mặc khải (4, 21-
22).
Con người có kẻ được ơn hiểu mầu nhiệm Nước Trời
(môn đệ), có «kẻ ở bên ngoài» (ceux du dehors)
(4,11).
5. La formule mise par Mt sur les lèvres de Jésus est
beaucoup plus courte et plus terne que celle de Marc.
«Jésus se met à proclamer: Convertissez- vous car le
Royaume des cieux est là» (Mt 4, 17).
On trouve seulement 2 éléments communs d’ailleurs
intervertis la mention du Règne de Dieu et de la
conversion… A l’intérieur même de Mt. nouveau
manquent apparent d’originalité: la brève phrase à 2
éléments a déjà été annoncée dans les mêmes termes par
J. Baptiste, ce qui pose un problème, mais fait
apparaitre l’originalité du texte de Marc, avec en
particulier, le mot «Evangile» mis dans la bouche de
Jésus.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

De son coté. Luc, dans les versets parallèles (4, 14 –


15) dit que Jésus enseigne, mais ne rapporte aucune
de ses paroles. Par contre, immédiatement apré. dans
l’épisode de la synagogue de Nazareth (4,16-30),
composition lucanienne par excellence – Jésus lit le
célèbre passaga d’Is.61, qui est pour évangéliste, tout
un programme.
(Cf. Extrait «Assemblées du Seigneur», texte ronéo p.
51).
6. Kairos (employé souvent dans le Nouveau Testament):
- right, proper, favorable time: Mc 12, 2…
opportunity: Ga 6, 10…
- definite, fixed time: Mt 13. 30. 26. 18. Mc 11, 13…
- the time of crisis, the last time: Mt 8, 29; 16, 3…
Cf. W. Gingrich, Shorter Lexicon of New Testament. p.
105
7. “L’élément primordial de la conversation n’est donc
pas un effort de réforme morale, une fuite du mal, il
est la rencontre d’un envoyé de Dieu et l’accueil fait à
sa parole…
Jésus invite à la conversion et il en indique l’acte
fondamental celui qui suscitera tous les autres à
savoir l’acte de foi. Se convertir c’est d’abord croire
en La Bonne Nouvelle que Jésus proclame. Et quelle
est cette nouvelle? – La présence du Royaume de
Dieu.
(MF. Lacan. Conversion et Royaume dans les
évangiles synoptiques, art. dans L’Espérance du
Royaume. Paris Mame, 1966, p. 11).
230 Dẫn nhập phê bình vào các sách

8. A ces pécheurs, Jésus apporte la délivrance pourvu


qui’ils se reconnaissent pécheurs et croient en Lui.
Cette humilité et cette foi, que les pharisiens refusent
toutes deux, constituent le principe de la conversion…
L’exemple de la paienne qui obtient la guérison de sa
fille par sa supplication si confiante et sa réponse si
humble est particulièrement éclairant (7, 25-29). Son
humble foi semble forcer la main du Christ (MF.
Lacan, art. cil. p. 16).
9. Mc 4,21 «Phải chăng đèn đến để được đặt dưới đấu
hay dưới giường». Cách dùng động từ «đến»
(erkhelai) hơi lạ! Có thể gợi ý việc Đức Kitô đến (1,7;
2,17; 10,45). Thay vì coi đèn như biểu tượng của việc
rao giảng (Lc) hay của gương sáng (Mt), Máccô đã
nhìn đó như một con người (Cf. Roguet. Dẫn vào Tin
mừng, tr.70). Ta cũng gặp điều đó nơi Gioan: «Ta là
ánh sáng thế gian» (Ga 8,12; 9,5; 12,46).
10. Về tám đoạn liên hệ đến giữ im lặng:
- Ba đoạn của riêng Máccô : Chúa ra lệnh cho đám
đông (3,12), ra lệnh cho người mù ở Bethsaiđa
(8,26), lệnh cho người câm điếc (7,36).
- Hai đoạn có song song với Luca : Mc 5,43//Lc 8,56
và Mc 1,34//Lc 4,41).
- Ba đoạn có song song với Mtthêu và Luca :
. Chữa lành người phong Mc 1,44//Mt 8,4//Lc 5,14
. Sau khi Phêrô tuyên tín Mc 8,30//Mt 16,20//Lc 9,21
. Sau khi biến hình Mc 9,9//Mt 17,9//Lc 9,36.
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Ba đoạn sau cho thấy chủ đề về «bí nhiệm Đấng Cứu


Thế» là một nét đã nằm sẵn trong truyền thống nhất
lãm tiền Maccô.
Maccô không sáng tác ra, nhưng đã làm nổi bật. Về
hai đoạn sau mà Maccô và Luca có chung (Matthêu
không có), thì chắc chắn phát xuất từ Maccô. Vì
Maccô là nguồn sử chính của Luca, nên có thể Luca
đã lấy trong Maccô.
11. Selon J. Schmitt (cours sur Marc, p. 41+), il y a un
arrière plan dualiste. On reconnaît deux milieux, deux
camps ; les disciples où Jésus peut dire qu’il est, ceux
du dehors que sa condition ne regarde pas. Jésus
recommande donc à ses interlocuteurs, sur tout à ses
disciples de ne pas divulguer sa messianité «à ceux du
dehors».
12. Khi Phêrô viết thư I, Maccô ở Babylon (Roma) và
Phêrô gọi Maccô là «Maccô con tôi!». Lý do hiển
nhiên là Maccô đã được trở lại do chính Phêrô (1Pr
5,13).

13. Người cháu của Ben Sira, đã dịch sang tiếng Hy lạp
tác phẩm của ông nội mình và đã thêm vào một lời
tựa.
14. Về các nguồn sử của Lucca 1-2, xem ra lời trình bày
tóm lược của Nguyễn An Ninh : «Notes exégétiques…
de l’Ev. Selon St Luc, p. 2-3. – Ba giả thuyết chính:
a/ Các chương 1-2 dựa trên nguồn sử Do thái đã được
viết thành tài liệu rồi và Luca đã được biết qua một
bản dịch bằng tiếng Hy lạp. Giả thuyết này cắt nghĩa
được nhiều thành ngữ Do thái trong bản văn Lc 1-2.
232 Dẫn nhập phê bình vào các sách

b/ Cả toàn bộ 1-2 đều do Lc viết và ông đã bắt chước một


cách tài tình lối văn của bản văn LXX. Bản này mang
nhiều thành ngữ Do thái, vì thế bản văn của Luca
cũng có nhiều thành ngữ ấy.
c/ Các nguồn sử bằng tiếng aram đã được dịch sang Hy
ngữ. Luca dùng những bản dịch này, nhưng ông đã
viết lại và đã xếp đặt bố cục một cách cẩn thận. – Giả
thuyết này xem ra thỏa đáng hơn cả.
15. Trong Do thái giáo có hai quan niệm về thời cánh
chung, một quan niệm có Đấng Kitô, còn một quan
niệm thì không. Ngay từ đầu, quan niệm của Kitô giáo
đi theo chiều hướng thứ nhất.
16. Hans Conzelmann trong quyển «Die Mitte der Zeit»
(1954), là người đã có công trình bày quan niệm lịch
sử của Luca.
Trước H. Conzelmann, người ta thường chỉ xem Luca
như một sứ giả của Kitô giáo thôi, bây giờ người ta
thấy Luca còn là một nhà thần học lớn.
(x. R. Latourelle, L’Accès à Jésus par les évangiles.
p.202-203).
17.Mt 11, 12 đặt Gioan vào thời đại Nước Trời ; chính
Gioan cũng rao giảng Nước Trời : Mt 3, 2 – còn Luca
dành việc rao giảng Nước Trời cho Đức Kitô : Lc 4,
43. H. Conzelmann xem Lc 16, 16 như là câu chìa
khóa giúp chúng ta hiểu quan niệm lịch sử của Luca.
18.Một chi tiết khác cho thấy Luca tách biệt thời của
Gioan Tẩy giả khỏi thời của Chúa Giêsu và sát nhập
vào Cựu Ước là Cv 19, 1-7 : các tân tòng ở Êphêsô
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

chỉ biết có phép Rửa của Gioan và chưa từng được


nghe nói đến Thánh Linh.
19.Con số 40 trong Kinh Thánh thường mang ý nghĩa
chuẩn bị : dân Israel hành trình 40 năm trong sa mạc
trước khi vào Đất Hứa ; Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày
trước khi thi hành sứ vụ. 40 ngày trong Cv 1, 3 là thời
gian được ấn định để Chúa Giêsu chuẩn bị cho các
môn đệ bước vào thời gian mới , thời gian truyền giáo,
thời gian chờ đợi ngày kết thúc của lịch sử.
20.Tầm quan trọng của sách Công vụ nằm trong những
chứng tá được nói ra. Còn những điều im lặng, những
điều mà tác phẩm «bỏ qua», chúng chỉ có ý nghĩa khi
các nguồn sử khác cũng không nói tới.
234 Dẫn nhập phê bình vào các sách

MỤC LỤC

LỜI DẪN NHẬP............................................................3


I. CÁC HÌNH THÁI CỦA BỘ TÂN ƯỚC....................4
1. Các thể văn
2. Các thể văn chính trong văn học Do-thái
3. Các thể văn trong Tân Ước
II. CÁC SÁCH TIN MỪNG...........................................5
1. Các sách Tin Mừng ngoại thư
2. Các sách Tin Mừng chính lục
3. Niên biểu
III. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU
CỦA KHOA PHÊ BÌNH HIỆN ĐẠI........................7
1. Vấn đề các giai tầng văn học
2. Vấn đề Đức Giêsu lịch sử
3. Những kiểu “đọc lại”

Phần I.
CÁC VẤN ĐỀ VĂN CHƯƠNG VÀ LỊCH SỬ
CỦA CÁC SÁCH TIN MỪNG..........................9

Chương I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH


TIN MỪNG NHẤT LÃM.....................10
1. Ngôn từ
2. Hai nghĩa của tiếng Tin Mừng
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

3. Các giai đoạn trong sự hình thành của các sách Tin
Mừng
I. NGÔN - HÀNH CỦA CHÚA GIÊSU......................11
1. Các lời của Chúa (logia)
2. Các bài trình thuật về hành vi của Chúa Giêsu
II. TRUYỀN THỐNG CÁC TÔNG ĐỒ.......................19
A. Các tông đồ
B. Lời loan báo Tin Mừng
của các tông đồ
C. Các môi sinh của
truyền thống Tin Mừng
D. Các đơn vị văn chương
tiền nhất lãm
E. Phương pháp văn-hình sử
F. Vấn đề giải trừ huyền thoại
III. CÁC TÁC GIẢ VIẾT SÁCH TIN MỪNG..............39
A. Lịch sử công tác biên soạn
B. Vấn đề nhất lãm

Chương II. CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ THẨM ĐỊNH


TÍNH XÁC THỰC LỊCH SỬ
CỦA CÁC SÁCH TIN MỪNG..............59

I. CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN.................................60


1. Chứng tá đa phương
2. Các tiêu chuẩn độc đáo
3. Tiêu chuẩn phù hợp
4. Tiêu chuẩn lý giải cần thiết
II. TIÊU CHUẨN PHỤ:
CUNG CÁCH CỦA ĐỨC GIÊSU...........................67
III. CÁC TIÊU CHUẨN HỖN HỢP..............................69
236 Dẫn nhập phê bình vào các sách

1. Sự hài hoà nô ̣i tại của mô ̣t bài trình thuâ ̣t


2. Nội dung giống nhau, lời giải thích khác nhau
KẾT LUẬN...................................................................72

Phần II.
TIN MỪNG THEO THÁNH MATTHÊU..............77

Chương I. CÁC ĐẶC TÍNH


CỦA QUYỂN TIN MỪNG I.................78
A. CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HỌC..............................78
B. MỐI BẬN TÂM VỀ GIÁO HUẤN....................80
C. LƯỢC ĐỒ VÀ NỘI DUNG................................82
Phần mở (1-2)
Phần I (3-7): Công bố Hiến Chương Nước Trời
Phần II (8-10): Rao giảng Nước Trời
Phần III (11-13): Mầu nhiệm Nước Trời
Phần IV (13,53 - 18,35): Giáo Hội,
khai mào của Nước Trời
Phần V (19-25): Sự hoàn tất sắp tới của Nước Trời
Phần kết (26-28): Cuộc khổ nạn và Phục Sinh

Chương II. CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MATTHÊU....89


A. CHỦ ĐỀ GIÁO HỘI...........................................90
1. Giáo Hội là gì theo nghĩa tổng quát?
2. Chủ đề Giáo Hội đối với Matthêu
B. CHỦ ĐỀ CHÚA KITÔ.......................................95
1. Đức Giêsu là Đấng Mêsia
2. Đức Giêsu Mêsia là Ngôn Sứ và là Môsê mới
3. Đức Giêsu Kitô là Con Người
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

C. CHỦ ĐỀ CÁNH CHUNG...................................99


1. Sự kiện
2. Lý do
3. Những đoạn văn quan trọng
Chương III. CÁC NGUỒN SỬ...............................104
A. MATTHÊU ARAM..........................................104
1. Các chứng tá
2. Nội dung của Matthêu aram
3. Bản dịch bằng Hy ngữ
B. NGUỒN LOGIA...............................................107
C. MÁCCÔ............................................................107
D. NGUỒN RIÊNG...............................................108
1. Về các trình thuật
2. Về các logia
Chương IV. CHỦ Ý CỦA MATTHÊU...................110
A. LÝ DO NỘI BỘ
B. CHỦ Ý CHỐNG DO-THÁI GIÁO

Phần III.
TIN MỪNGTHEO THÁNH MÁCCÔ......................115

Chương I. CÁC ĐẶC TÍNH VĂN CHƯƠNG........116


1. Ngôn từ
2. Cú pháp
3. Văn phong
Kết luận:
Chương II. CÔNG VIỆC SOẠN THẢO................120
238 Dẫn nhập phê bình vào các sách

I. CÁI NHÌN KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC BIÊN


SOẠN CỦA MÁCCÔ............................................120
II. CÁC CHẤT LIỆU CỦA MÁCCÔ.........................121
A. Các lời của Chúa
B. Các bài trình thuật
III. CÁC ĐƠN VỊ VĂN CHƯƠNG CÓ SẴN..............123
IV. NGUỒN GỐC CÁC CHẤT LIỆU.........................124
1/ Phêrô
2/ Lời rao giảng trong Hội Thánh sơ khai
3/ Phao lô
V. DÀN BÀI................................................................126
Kết luận.......................................................................129

Chương III. CÁC CHỦ ĐỀ THẦN HỌC................131


A. CÁNH CHUNG HỌC............................................131
I. BẢN VĂN CHÌA KHÓA: Mc 1,15
II. NƯỚC THIÊN CHÚA
B. MẦU NHIỆM ĐỨC KITÔ.....................................138
1. Các giai đoạn mạc khải
2. Mặc khải về mầu nhiệm Đức Giêsu

Chương IV. TÁC GIẢ. ĐÔC GIẢ. NIÊN HIỆU....144


I. TÁC GIẢ................................................................144
1. Chứng tá của truyền thống
2. Theo các sách Tân Ước
II. ĐỘC GIẢ...............................................................147
1. Quyển Tin Mừng II được viết
không phải chỉ cho người Do-thái
2. Có vẻ nhắm vào dân ngoại, nhất là dân Rôma
III. NIÊN HIỆU............................................................147
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

Phụ trương: ĐOẠN KẾT CỦA MÁCCÔ................149


1. Truyền thống các bản sao không thống
nhất
2. Nhiều dấu hiệu chứng tỏ đoạn này đã được thêm
vào sau
Phần IV.
TIN MỪNG THEO THÁNH LUCA....................151
Chương I. TÌM HIỂU LỜI TỰA.............................152

I. NHỮNG CHỈ DẪN LIÊN HỆ ĐẾN TÁC GIẢ......152


1. Tác giả không phải là một môn đệ của Đức Giêsu
2. Tác Giả là một người Hy-lạp có ăn học
3. Tác giả là một tông đồ theo nghĩa rộng
II. MỤC ĐÍCH CỦA TÁC PHẨM.............................154
III. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC...............................155
1. Luca đã đi tìm kiếm (parakolouthéô: theo dõi)
2. “Tuần tự mà viết lại
IV. VÀI LƯU Ý KHÁC...............................................156
Chương II. CÁC CHỦ ĐỀ THẦN HỌC.................157
I. MẦU NHIỆM VƯỢT QUA...................................157
1. Những lời tiên báo về cuộc khổ nạn và Phục Sinh
2. Những chỉ dẫn khác
3. Tước hiệu “ĐỨC CHÚA” (Kyrios)
II. NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ THÁNH KHÍ.............159
1. Nước Thiên Chúa
2. Thánh Khí
3. Một bầu khí vui mừng
4. Một bầu khí ca ngợi
240 Dẫn nhập phê bình vào các sách

5. Một bầu khí cầu nguyện


III. TIN MỪNG LAN RỘNG TỚI MỌI NGƯỜI........163
1. Làm sáng tỏ bản văn
2. Chọn lựa những yếu tố trong truyền thống
IV. TIN MỪNG VỀ LÒNG TỪ BI..............................165
V. TIN MỪNG, QUY LUẬT ĐỜI SỐNG..................167
1. Một quyển Tin Mừng có “tính cách xã hội”
2. Người giàu có và người nghèo
3. Điều kiện để theo Chúa
Chương III. CÁC NGUỒN SỬ...............................170
I. MÁCCÔ.................................................................170
1. Thu vắn
2. Thêm thắt và sửa chữa
3. Hoán chuyển
II. NGUỒN LOGIA.....................................................174
1. Các chứng lý về nguồn logia
2. Bản chất của nguồn logia
3. Các Logia trong Tin Mừng của Luca
4. Cách thức Matthêu và Luca sử dụng nguồn logia
III. CÁC NGUỒN SỬ RIÊNG CỦA LUCA................182
1. Vấn đề
2. Các chất liệu chính yếu của riêng Luca
3. Các chủ đề đặc biệt của Luca
Chương IV. CHỦ ĐÍCH CỦA LUCA.....................187

I. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ..........187


1. Giai đoạn lời hứa
2. Giai đoạn thực hiện lời hứa: thời gian của Đức
Giêsu
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ

3. Giai đoạn thực hiện lời hứa: thời gian của Giáo Hội

II. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LỊCH SỬ..........................191


1. Bình diện địa lý
2. Bình diện số lượng
3. Bình diện tâm linh
Phần V.
SÁCH CÔNG VỤ CÁC TÔNG ĐỒ.........................195
Chương I.
KHÍA CẠNH VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ..........196
I. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG.................................196
1. Mục đích tổng quát của tác phẩm
2. Phân tích nội dung
II. NHÃN QUAN CỦA TÁC PHẨM.........................198
III. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ.................................................199
1. Các nguồn sử
2. Sách Công vụ và lịch sử
IV.TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁC PHẨM..............202
1. Trên bình diện lịch sử
2. Trên bình diện văn học
3. Trên bình diện tín lý
Chương II. THẦN HỌC CỦA SÁCH CÔNG VỤ...204
I. ƠN CỨU ĐỘ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI...........205
1. Lịch sử cứu độ
2. Ngày hôm nay của Thiên Chúa
3. “Khoảng không gian” của Lời Chúa
4. Sự trở lại, đức tin, phép Rửa và ơn Thánh Khí
II. GIÁO HỘI..............................................................209
242 Dẫn nhập phê bình vào các sách

1. Một Giáo Hội duy nhất, Dân của Thiên Chúa


2. Đời sống của các cộng đoàn
3. Những người có trách nhiệm
III. CHÚA KITÔ..........................................................212
A. Sách Công vụ và các sách Tin Mừng
B. Kitô học trong sách Công vụ
IV. LUẬT CỦA MÔSÊ
VÀ NIỀM TIN VÀO ĐỨC GIÊSU.......................216
Chương III. TÁC GIẢ VÀ
NĂM XUẤT BẢN TÁC PHẨM..........218
I. TÁC GIẢ................................................................218
1. Tác giả là người bạn đồng hành của Thánh Phaolô
2. Người bạn đồng hành này chỉ có thể là Luca
3. Tác giả cũng là người đã viết quyển Tin Mừng III
4. Luca là ai
II. THỜI GIAN...........................................................220
THƯ MỤC..................................................................................222
I. TỔNG QUÁT VỀ CÁC SÁCH TIN MỪNG
II. VỀ SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
CHÚ THÍCH..............................................................224
MỤC LỤC...................................................................230
Tin Mừng Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ
244 Dẫn nhập phê bình vào các sách

You might also like