You are on page 1of 7

Bài tập áp dụng phương pháp bảo toàn electron

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 loãng được hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO
(phản ứng không tạo NH4NO3).Giá trị của m là:
A.1,35g B.13,5g C.0,81g D.8,1g
Câu 2: Cho m gam Cu phản ứng hết với dd HNO3 được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có khối
lượng là 15,2 g. Giá trị của m là:
A.25,6 B.16 C2,56 D.8
Câu 3: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O
và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Giá trị của a là :
A. 1,98 gam. B. 1,89 gam. C. 18,9 gam. D. 19,8 gam
Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe ta thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (hỗn hợp A).
Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Tính thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc).
A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml.
Câu 5: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung
dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52 gam. B. 2,22 gam. C. 2,62 gam. D. 2,32 gam.
Câu 6: Để m gam bột sắt trong không khí sau một thời gian thu được 75,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm
FeO,Fe2O3,Fe3O4,Fe.Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc,nóng thu được 6,72 lít SO2(đktc). Giá
trị của m là:
A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 22,4 gam. D. 25,3 gam.
Câu 7:. Đốt cháy 5,6 gam bột sắt trong không khí sau một thời gian thu được 7,36 gam hỗn hợp chất rắn X
gồm FeO,Fe2O3, Fe3O4, Fe. . Hòa tan hết hỗn hợp X dung dịch HNO3 thì thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm
N2O và NO ,tỉ khối của so với hiđro bằng 19. Giá trị của V (đktc) là :
A. 672ml B. 336ml. C. 448ml D. 896ml.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí X gồm 0,04 mol
NO và 0,01 mol NxOy . Công thức của NxOy là :
A.N2O B.N2O5 C.NO2 D.N2
Bài 9. Hoà tan hoàn toàn 1,08 gam Al trong dung dịch HNO 3 dư thu được 0,336 lít khí X (sản phẩm khử duy
nhất) .Công thức của X là:
A.N2O B.NO C.NO2 D.N2
Câu 10: Cho 58,5 gam Zn vào dd HNO3 loãng sau khi Zn tan hết được 2,24l khí X duy nhất ở đktc và 0,1 mol
muối amoni. Khí X là:
A.N2O B.NO C.NO2 D.N2
Câu 11:.Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng thấy có 49 gam H2SO4 phản
ứng,tạo ra sản phẩm khử là MgSO4,H2O và sản phẩm khử X. X là:
A.SO2 B.S C.H2S D.H2
Câu 12: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,12mol hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 nung nóng ,phản ứng tạo
ra 0,138 mol CO2.Hỗn hợp rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất.Hòa tân hết hỗn hợp này vào dd
HNO3 dư được V lít NO(sản phẩm khử duy nhất).Gía trị của V là:
A.0,224 B.0,672 C.2,248 D.6,854
Câu 13: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được 44,46 gam X
gồm FeO,Fe2O3, Fe3O4, Fe.Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 0,1M thì thu được dd Y và 3,136 lít
NO duy nhất ở đktc.Thể tích dd HNO3 đã dung là:
1
A.1,94 B.19,4 lít C.15 lít D.1,34 lít
Câu 14: Hòa tan 12 gam hỗn hợp Fe,Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm NO và NO2 và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư).Tỉ khối của X so với H2 bằng 19.Giá trị của V là:
A.2,24 B.4,48 C.5,6 D.3,36
Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO,CuO,Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa
đủ dd HNO3 khi đun nóng nhẹ thu được dd Y và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và NO có tỉ khối so
với H2 là 20,143.Giá triij của m là:
A.74,88 B.52,35 C.61,79 D.72,35
.
BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG – TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
Halozen phản ứng với muối
Câu 1: Hoà tan 104,25 gam hỗn hợp NaCl và NaI vào H2O rồi cho Cl2 đi qua, phản ứng xong cô cạn được 58,5
gam chất rắn khan. Tính tổng số mol và % số mol NaCl ban đầu:
A. 1 mol và 50% B. 1,1 mol và 50% C. 1 mol và 45% D. 1,2 mol và 45%
Câu 2: Sục khí clo vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,17g NaCl.
Tổng số mol NaBr và NaI có trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,015 mol B. 0,02 mol C. 0,025 mol D. 0,03 mol
Câu 3: Cho 5 gam Br2 lẫn Cl2 vào dung dịch chứa 1,6 gam KBr để xác định hàm lượng Cl2 bị lẫn, phản ứng
xong làm bay hơi được 1,155 gam chất rắn. Tính %m Clo bị lẫn:
A. 7,1% B. 7,4% C. 8,1% D. 8,4%
Câu 4: 6 gam Brôm có lẫn tạp chất clo. Vào dung dịch có chứa 1,6 gam NaBr. Sau khi clo phản ứng hết làm
bay hơi hỗn hợp thí nghiệm thu được chất rắn 1,36 gam. Tính % tạp chất?
A. 3,19% B. 3,16% C. 3,22% D. 3,25%
Kim loại phản ứng với muối
Câu 5: Nhúng 1 lá sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO 4 2M. Sau 1 thời gian, lấy lá sắt ra thấy khối
lượng thanh sắt nặng 8,8 gam. Giá trị CM của dung dịch muối CuSO4 còn lại trong dung dịch là:
A. 1,8M B. 2,2M C. 1,75M D. 1,625M
Câu 6: Ngâm 21,6 gam Fe vào dung dịch Cu(NO 3)2. Phản ứng xong thu được 23,2 gam chất rắn. Lượng Cu đã
bám vào lá sắt là:
A. 12,8 gam B. 6,4 gam C. 3,2 gam D. 1,6 gam
Câu 7: Ngâm 1 lá Zn trong dung dịch có hoà tan 32 gam CuSO 4. Phản ứng xong khối lượng của lá Zn giảm
0,5% so với ban đầu. Khối lượng của lá Zn ban đầu là:
A. 40 gam B. 60 gam C. 13 gam D. 6,5 gam
Câu 8: Ngâm 1 lá Cu có khối lượng 20 gam trong 200 ml dung dịch AgNO 3 2M. Khi lấy lá Cu ra, lượng
AgNO3 trong dung dịch giảm 34%. Khối lượng của thanh kim loại thu được là:
A. 30,336 gam B. 33,36 gam C. 36,33 gam D. 33,036 gam
Câu 9: Cho m gam Zn vào 1000 ml dung dịch AgNO 3 0,4M. Sau 1 thời gian, thu được 31,8 gam kim loại.
Phần dung dịch còn lại đem cô cạn được 52,9 gam hỗn hợp muối khan. Tính m:
A. 17,6 gam B. 16,7 gam C. 6,5 gam D. 13 gam
Câu 10: Ngâm 1 lá Zn vào 200 gam dung dịch FeSO4 7,6%. Phản ứng xong lá Zn giảm bao nhiêu gam:
A. 6,5 gam B. 5,6 gam C. 0,9 gam D. 9 gam
Câu 11: Nhúng thanh Nhôm nặng 50 gam vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian thấy thanh Nhôm nặng thêm
4,14 gam. Tính khối lượng Cu tạo ra:
A. 1,92 gam B. 5,76 gam C. 3,84 gam D. 3,76 gam
Câu 12: Ngâm một thanh Zn vào 100 ml dung dịch AgNO 3 0,1M sau khi AgNO3 tác dụng hết, thì khối lượng
thanh Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ:
A. Giảm 0,755 gam B. Giảm 1,51 gam C. Tăng 0,755 gam D. Giảm 1,08 gam

2
Câu 13: Hoà tan 3,28g hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được ddA. Nhúng vào dung dịch A một
thanh Mg và khuấy đều cho đến khi màu xanh của dung dịch biến mất, lấy thanh Mg ra cân lại thấy khối lượng
tăng thêm 0,8g. Cô đặc dd thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,15 gam B. 1,43g C. 2,48g D. 4,13g
Câu 14: Cho một lượng bột Zn vào dd X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dd sau phản ứng thu được 13,6 gam
muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là:
A. 13,1 gam B. 17,0 gam C. 19,5 gam D. 14,1 gam
Câu 15: Nhúng một thanh nhôm nặng 50g vào 400ml dd CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra
cân nặng 51,38g. Tính khối lượng Cu thoát ra và nồng độ các chất trong dd sau phản ứng, giả sử tất cả Cu thoát
ra bám vào thanh nhôm
A. 1,29g; 0,425M; 0,025M B. 1,92g; 0,425M&0,025M
C. 1,92g; 0,45M; 0,0225M D. 1,29g; 0,45M; 0,0225M
Phản ứng của kim loại hoặc oxit kim loại với axit
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp gồm ba kim loại A, B, C tác dụng hết với dd HCl tạo ra 1,68 lít khí H 2 (đktc).
Khối lượng muối clorua trong dd sau phản ứng là 7,495g. Tính m:
A. 4,8325g B. 2,17g C. 4,7575g D. 2,71g
Câu 17: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxit thu
được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33g. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 90 ml B. 57 ml C. 75 ml D. 50 ml
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 20g hh gồm Mg và Fe bằng dd HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc)
và dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 55,5g B. 91g C.90g D. 71g
Câu 19: Cho mg hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dd HCl dư thấy thoát ra 44,8 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản
ứng thì thu được chất rắn có khối lượng 2,95g . Tính m:
A. 1,95g B. 1,35g C. 1,53g D. 1,85g
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg và Al bằng 400ml dd HCl C M. Sau phản ứng thấy khối
lượng dd tăng thêm 7g so với ban đầu. Tính CM
A. 4M B. 2M C. 1M D. 3M
Câu 21: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg, Zn bằng dd HCl dư, phản ứng xong thấy khối lượng của dd tăng 7g.
Tính khối lượng muối thu được:
A. 36,2g B. 32,6g C. 26,4g D. 14,8g
Câu 22: Cho 0,685g hỗn hợp Mg và Zn vào dd HCl dư được 0,448 lít khí H 2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo
ra:
A. 1,395g B. 2,105g C. 1,205g D. 2,051g
Câu 23: Cho 2,29 gam hỗn hợp Zn, Mg, Al tác dụng với dd HCl dư được 2,24 lít khí (đktc). Tính khối lượng
oxit thu được khi ôxi hoá hoàn toàn kim loại
A. 3,09g B. 3,89g C. 4,37g D. 4,07g
Câu 24: Cho 2,29 gam hỗn hợp Zn, Mg, Al tác dụng với dd HCl dư được 2,24 lít khí (đktc) và m gam muối.
Tính m:
A. 10,81g B. 11,52g C. 9,39g D. 8,68g
Câu 25: Cho 50g hỗn hợp bột kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng hết với 200ml dd HCl 4M
(lấy vừa đủ) thu được dd X. Lượng muối có trong dd X bằng:
A. 79,2g B. 78,4g C. 72g D. 76g
Câu 26: Cho 5,2 gam hỗn hợp ba kim loại X, Y, Z tan hoàn toàn trong dd H 2SO4 dư so với lượng cần thiết, ta
thu được 4,48 lít khí H2 bay ra (đktc). Tổng khối lượng ba muối sunfat khan thu được là:
A. 18,45g B. 24,45g C. 21,2g D. 24,4g
Câu 27: Cho 4,64g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ
với V lít dd HCl 1M. Giá trị của V là:
3
A. 0,08lít B. 0,16 lít C. 0,32 lít D. 0,24 lít
Câu 28: cho 24,12 gam hỗn hợp gồm ba oxit CuO, Fe2O3 và Al2O3 tan hoàn toàn trong 840 ml dd axit HCl 2M
đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết. Đun khan dd sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan thì
giá trị của m là:
A. 79,56g B. 76,56g C. 62,62g D. 69,62g
Câu 29: Ôxi hoá hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp A gồm bột các kim loại Al, Fe, Cu trong không khí thu được
37,8g hỗn hợp B gồm 3 ôxit. Cho toàn bộ B tác dụng với dd H2SO4 loãng 1M. Thể tích dd H2SO4 cần để hoà
tan hết hỗn hợp B là:
A. 500ml B. 700ml C. 450ml D. 750ml
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H 2SO4 loãng, thu
được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 7,25 B. 8,98 C. 9,1 D. 8,02
Câu 31: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong H 2SO4 loãng dư thấy có 0,627 lít khí thoát ra ở
điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là 3,92gam. Tính m:
A. 0,98 gam B. 1,52 gam C. 1,04gam D. 2,08gam
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu trong không khí, được 37,8 gam hỗn hợp Y
gồm các oxit. Cho toàn bộ Y tan hết trong V lít dd H2SO4 loãng 1M vừa đủ. Giá trị của V là:
A. 500ml B. 700ml C. 450ml D. 750ml
Câu 33: Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng với dd H 2SO4 loãng dư được V lít khí H2 (đktc) và dd
chứa 43,3 gam muối. Tính V
A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít
Câu 34: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm: Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 0,1M. Khối
lượng muối sunfat tạo ra trong dd là:
A. 5,12g B. 5,21g C. 4,21g D. 4,12g
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 0,1M. Thu được
7,34g muối sunfat. Giá trị của m là:
A. 4,94g B. 4,49g C. 3,94g D. 3,49g
Câu 36: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong số đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3. Dung dịch Y gồm HCl
1,5M và H2SO4 0,25M. Tổng khối lượng muối khan thu được trong phản ứng của X vừa đủ với 400ml dd Y là:
A. 54,1g B. 74,7g C. 47,7g D. 117,3g
Câu 37: Cho 5 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng đủ với 500ml dd hỗn hợp H 2SO4 0,075M và HNO3
0,05M. Tính khối lượng muối tạo ra
A. 9,15g B. 9,35g C. 9,25g D. 9,45g
Câu 38: Cho 2,49g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe vào 500ml dd hỗn hợp H2SO4 và HCl có tỷ lệ mol tương ứng là
2,5:1 được 1,344 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối thu được:
A. 8g B. 16g C. 13,15g D. 13,51g
Câu 39: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong số đó mol FeO bằng mol Fe2O3 tác dụng với 600ml dd Y
gồm HCl 1,5M và H2SO4 0,25M. Tổng khối lượng muối khan thu được trong phản ứng trên là:
A. 72,5g B. 71,55g C. 46,35g D. 77,5g
Câu 40: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong số đó mol FeO bằng mol Fe2O3. Dung dịch Y gồm HCl
1,5M và H2SO4 0,25M. Tổng khối lượng muối khan thu được trong phản ứng của 200 dd Y với X vừa đủ là:
A. 20,25g B. 23,85g C. 16,425g D. 24,1g
Câu 41: Để tác dụng hết với 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160ml HCl 1M.
Nếu khừ hoàn toàn 4,64g hỗn hợp trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng sắt thu được là:
A. 3,36g B. 3, 63g C. 4,36g D. 4,63g
Câu 42: Cho 5,1g hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Mg dạng bột tác dụng hết với O2 thu được hỗn hợp oxit B
có khối lượng 9,1g. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu mol HCl để hoà tan hoàn toàn B?
A. 0,5 mol B. 1 mol C. 2 mol D. 0,75 mol

4
Câu 43: Cho 82g X gồm CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng với CO dư đun nóng được 66g kim loại. Tính khối lượng
muối Sunfat thu được cho 82g X tác dụng với dd H2SO4 dư:
A. 162g B. 156g C. 126g D. 165g
Câu 44: Cho 82g X gồm CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng với CO dư đun nóng được 66g kim loại. Cho 82g X tác
dụng với dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 có số mol bằng nhau. Tính lượng muối thu được:
A. 171,33g B. 151,33g C. 161,55g D. 151,55g
Câu 45: Cho 8g hỗn hợp Cu, Fe, Al tan hoàn toàn trong dd HNO 3 đủ phản ứng xong cô cạn được 39g muối
nitrat khan. Nung lượng muối này đến không đồi được m gam oxit. Tính m:
A. 12g B. 16g C. 18g D. 24g
Câu 46: cho 14g hỗn hợp Cu, Zn, Al tan hết trong dd HNO3 loãng dư được 45g hỗn hợp 3 muỗi. Tính khối
lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hoàn toàn 14g hỗn hợp kim loại trên bằng H2SO4 đặc nóng dư:
A. 38g B. 36g C. 28g D. 26g
Câu 47: Cho tan hoàn toàn 29,0g hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag trong dd axit HNO 3 thu được 2,8 lít khí NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dd D. Cô cạn dd D thu được a gam muối khan. Giá trị của a là:
A. 51,25 B. 52,25 C. 51,45 D. 52,45
Câu 48: Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 loãng được dd A. Cho luồng khí Cl2 đi chậm qua
A để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dd sau phản ứng đến cạn, thu được m gam muối khan. Tính khối
lượng muối khan m:
A. 18,75g B. 20,35g C. 17,85g D. 16,25g
Câu 49: Để tác dụng hết với 4,64g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160ml dd HCl 1M. Nếu
khử hoàn toàn 4,64g hỗn hợp trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là:
A. 3,36g B. 3,63g C. 4,36g D. 4,63g
Câu 50: Nung 9,08 gam hỗn hợp gồm kim loại M hoá trị II và muối nitrat của nó đến kết thúc phản ứng. Chất
rắn còn lại có khối lượng 4,48g cho tác dụng với dd HCl dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Biết phản ứng nhiệt
phân muối nitrat của nó tạo ra oxi kim loại. Kim loại M là
A. Mg B. Cu C. Zn D. Fe
Câu 51: Hoà tan hoàn toàn 13g một kim loại hoá trị II bằng dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng được 27,2g muối
khan. Kim loại đã dùng là:
A. Fe B. Zn C. Mg D. Ba
Phản ứng tạo oxit
Câu 52: Hỗn hợp A chứa 0,4 mol Fe và các oxit FeO, Fe 2O3, Fe3O4 mỗi oxit đều có 0,1 mol. Cho A tác dụng
với dung dịch HCl dư được dd B. Cho B tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí
đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 60g B. 70g C. 80g D. 85g
Câu 53: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe 2O3 vào dd HNO3 loãng, dư thu được dd
A và khí NO (duy nhất). Dung dịch A cho tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 23,0g B. 32,0g C. 16,0g D. 48,0g
Câu 54: Cho tan hoàn toàn 28g hỗn hợp FeO, Fe2O3 trong dd HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dd D.
Thêm tiếp NaOH đến dư vào dd D, lọc kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được m gam
chất rắn. Hỏi m có giá trị nào?
A. 28,0 B. 30,4 C. 30,0 D. 27,5
Câu 55: Cho tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Fe, CuO có chứa a% Fe về khối lượng trong dd HCl (d), được dd D.
Cho dd NaOH đến dư vào dd D, lọc kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được 12g chất
rắn. Hỏi a có giá trị nào?
A. 84,0 B. 53,3 C. 46,7 D. 82,5
Câu 56: Hỗn hợp A chứa 0,4 mol Fe và các oxit FeO, Fe 2O3, Fe3O4 mỗi oxit đều có 0,1 mol. Cho A tác dụng
với dd HCl dư được dd B. Cho B tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí đến
khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
5
A. 160g B.70g C. 80g D. 85g
Câu 57: Cho 13,6g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc). Dung dịch
thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí đến khối lượng không
đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 14g B. 16g C. 18g D. 20g
Câu 58: Hoà tan hoàn toàn 18,8g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1 bằng dd H2SO4
loãng dư thu được dd Y. Cho dd NaOH vào dd Y, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi,
được chất rắn có khối lượng là:
A. 20g B. 25g C. 16g D. 30g
Câu 59: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe2O3 và 0,01 mol Fe3O4 tan hoàn toàn trong dd HCl. Phản ứng xong cho
tiếp dd NaOH dư vào lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính
m:
A. 4,8g B. 5,4g C. 6,4g D. 4,0g
Câu 60: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe 2O3 vào dd HNO3 loãng, dư thu được dd
A và khí NO (duy nhất). Dung dịch A cho tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 54,0g B. 32,0g C. 64,0g D. 48,0g
Muối phản ứng với muối hoặc với axit
Câu 61: Cho 115,0g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 22,4 lít CO2
(đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dd là:
A. 142,0g B. 124,0g C. 146,0g D. 126,0g
Câu 62: Cho m gam hỗn hợp 4 muối cacbonat tác dụng với dd HCl thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 32,3 gam
muối clorua. Giá trị của m là:
A. 27g B. 28g C. 29g D. 30g
Câu 63: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng đủ với dd BaCl2 được 39,4g kết tủa. Tính khối lượng
muối trong dd tạo ra:
A. 26,6g B. 24,6g C. 26,4g D. 26,8g
Câu 64: Cho 7,2g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ kế tiếp tác dụng với dd H2SO4 loãng dư
được khí B. Toàn bộ B cho vào dd Ba(OH)2 dư được 15,76g kết tủa. Tính khối lượng muối sunfat tạo ra:
A. 10,08g B. 10,8g C. 10g D. 10,88g
Câu 65: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hoá trị I và một muối
cacbonat của một kim loại hoá trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48 lít khí ở đktc và dd X. Cô cạn dd X thì
thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 38,0g B. 26,0g C. 2,60g D. 3,8g
Câu 66: Hoà tan 8,349 gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và BaCO3 bằng 800ml dd H2SO4 CM được 560 ml khí CO2
(đktc), dd B và chất rắn C. Cô cạn B được 1,2g muối. Tính CM và khối lượng C:
A. 0,03125M và 8,049g B. 0,03125M & 8,49g C. 0,3125M & 8,049g D. 0,03125M & 8,9g
Câu 67: Cho hỗn hợp gồm 24,68g 2 muối cacbonat vào 200ml dd H2SO4 CM được 3,136 lít CO2 (đktc), dd B
chỉ chứa muối và chất rắn C. Cô cạn B được 16,8g chất rắn khan. Tính CM và khối lượng muối ở C
A. 0,7M & 12,92g B.0,07M & 12,29g C. 0,7M & 12,29g D. 0,07M & 12,92g
Câu 68: Hoà tan hoàn toàn 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ bằng dd hỗn hợp H 2SO4 và
HCl có số mol bằng nhau, phản ứng vừa đủ được 6,72 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra:
A. 37,8g B. 36,7g C. 38,7g D. 37,6g
Câu 69: Cho 10g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ tác dụng đủ với dd hỗn hợp HCl, HBr,
H2SO4 có số mol bằng nhau được 0,672 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối thu được:
A. 11,3725g B. 10,7725g C. 10,3725g D. 11,7725g
Câu 70: Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dd AgNO 3 dư thì
thu được 57,34g kết tủa. Công thức của mỗi muối là:
A. NaCl và NaBr B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. NaF và NaI
6
7

You might also like