You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC ST&BS: THẦY NGUYỄN VĂN LINH

LỜI MỞ ĐẦU
Các em học sinh thân mến. Ở chương CACBOHIDRAT thầy nhận thấy có
2 loại bài tập chủ yếu:
• Bài tập nhận biết các chất
• Bài tập tính toán có liên quan đến hiệu suất phản ứng.
Đa phần các em đều vướng mắc khi làm hai loại bài tập này. Vì vậy thầy
đưa ra phần lí thuyết sau nhằm mục đích góp phần giúp các em giải quyết
một số vướng mắc trong quá trình làm bài. Sau khi xem qua, mọi ý kiến
đóng góp các em gửi cho thầy qua địa chỉ mail này nhé:
nguyenlim2005@yahoo.com. Chúc các em học thật tốt

A. BÀI TOÁN NHẬN BIẾT

Cần nắm vững các hiện tượng sau:


 Tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2: glucozơ, fructozơ, saccarozơ,
mantozơ, glixerol
 Tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O: glucozơ, fructozơ, mantozơ, andehit,
HCOOH, HCOOR’
 Tạo kết tủa trắng bạc Ag: glucozơ, fructozơ, mantozơ, andehit,
HCOOH, HCOOR’
 Mất màu nước Br2: glucozơ, andehit và các hợp chất có nối π
 Tạo màu xanh tím với Cu(OH)2: protein và các peptit có từ 2 liên kết
peptit trở lên
 Tạo màu xanh tím với I2: dung dịch hồ tinh bột
Cần nắm vững các loại câu hỏi sau:
 Dùng thuốc thử hãy nhận biết hoặc phân biệt các hóa chất mất nhãn
sau đây ( đối với câu hỏi này ta thường dùng từ 2 thuốc thử trở lên
mới nhận biết được )
 Chỉ dùng duy nhất 1 thuốc thử hay chỉ dùng thêm một thuốc thử để
nhận biết các hóa chất mất nhãn sau ( thông thường ta dùng thuốc
thử là Cu(OH)2, 99% cho kết quả chính xác )
Cần nắm vững một số điều sau:
 Nếu dãy chất có axit hoặc bazơ: thường dùng quì tím để nhận biết
trước và tách chúng riêng ra ngoài
 Nếu có etanol C2H5OH: thường nhận biết cuối cùng, dùng Na hoặc
CuO,t0 ( có khí H2 bay ra hoặc kết tủa màu đỏ đồng Cu)
 Nếu có các chất phenol hoặc anilin: dùng Br2 sẽ cho kết tủa màu
trắng

Các em lưu ý: Nghiêm cấm sao chép khi chưa có sự đồng ý của thầy 1
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC ST&BS: THẦY NGUYỄN VĂN LINH
 Các chất kém hoạt động thường là những chất sau cùng: như
benzen,..v.v

B. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG

Ở đây thầy bày em một mẹo nhỏ: hãy quên đi các công thức tính hiệu suất,
các em hãy đưa hiệu suất lên phương trình sẽ dễ dàng hơn cho việc tính
toán.
Qui ước:
• Các chất trước phản ứng ở hiệu suất 100
• Các chất sau phản ứng ở hiệu suất là H ( đề bài cho )
Vd:
Lên men 0,18 gam glucozơ, với hiệu suất phản ứng là 80%. Tính khối
lượng rượu thu được?
Lập sơ đồ như sau:
100 80
C6H12O6 
enzim
→ 2 C2H5OH + 2 CO2
0,18 80
nglucozo = = 0,001 . Nhìn ta thấy mC2 H5OH = 46.n = 46.2.0,001. = 0,0736g
180 100
• Nếu một quá trình có xẩy ra nhiều giai đoạn với nhiều hiệu suất là
H1, H2…, Hn. Ta nên tính hiệu suất của cả quá trình để thuận lợi cho
bài toán: H = H1.H2….Hn
• Ở trong dạng tóan này thường kết hợp thêm dạng tóan CO2 tác dụng
với dung dịch Ca(OH)2 và có các trường hợp như sau
o Dẫn tòan bộ khí CO2 qua nước vôi trong dư thu được m gam
kết tủa CaCO3. ( tới đây không nói thêm gì )
ghi nhớ: nCO2 = nCaCO3
o Dẫn toàn bộ khí CO2 qua nước vôi trong thì thu được m1 gam
kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A lại thu được m2
gam kết tủa
ghi nhớ: nCO2 = nCaCO3 (1) + 2.nCaCO (2) 3

o Dẫn toàn bộ khí CO2 qua nước vôi trong thì thu được m1 gam
kết tủa và dung dịch A. Cho thêm Ca(OH)2 đến dư vào dung
dịch A lại thu được m2 gam kết tủa
ghi nhớ: nCO2 = nCaCO3 (1) + nCaCO (2)
3

o Dẫn toàn bộ khí CO2 qua nước vôi trong thì thu được m1 gam
kết tủa và dung dịch sau phản ứng giảm b gam so với ban đầu
ghi nhớ: mCO2 = mCaCO3 − b

Các em lưu ý: Nghiêm cấm sao chép khi chưa có sự đồng ý của thầy 2
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC ST&BS: THẦY NGUYỄN VĂN LINH
o Dẫn toàn bộ khí CO2 qua nước vôi trong thì thu được m1 gam
kết tủa và dung dịch sau phản ứng tăng b gam so với ban đầu
ghi nhớ: mCO2 = mCaCO3 + b

Các em lưu ý: Nghiêm cấm sao chép khi chưa có sự đồng ý của thầy 3

You might also like