You are on page 1of 10

CHIẾT NITRAT TRONG RAU BẰNG VI SÓNG

VÀ XÁC ĐỊNH NÓ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG

Ngô Huy Du, Phạm Huy Đông

Summary
Nitrate in vegetable was extracted in microwave oven at high power level in the
time of 7 minutes. Evaporate the extract to drynees in the ovenl instead of on a
steam bath. Determinate in the extract by spectrophotometric method with
phenoldisunfonic acid at 410 nm.
Hiện nay, an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm đang là vấn đề cấp bách được rất
nhiều người quan tâm. Số người phải cấp cứu vào bệnh viện do ăn phải thức ăn bị
nhiễm độc ngày cáng tăng trong những năm gần đây. Do chạy theo năng suất, một
bộ phận uổng dân đã sử dụng quá liều lượng các .loại phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật làm nhiễm độc cho các loại rau quả đẫn đến gay độc thậm chí nguy hiểm đến
tính mạng con người. Rau quả là sản phẩm nông- nghiệp cực kỳ quan trọng đối với
việc cung cấp vitamin, khoáng và các chất bổ dưỡng khác liên quan đến sức khoẻ con
người. Nhiều loại rau quả được con người sử dụng ở dạng tươi sống vì thế các tác
nhân hoá học sử dụng cho rau quả dễ bị hấp thụ và chuyển trực tiếp vào cơ thể con
người.
Nitrat là một ion độc có trong rau quả, hàm lượng của nó liên quan chặt chẽ đến
liều lượng phân đạm sử dụng. Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn gây hai tác
động xấu đến sức khoẻ :
+ Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của
hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao (blue bay) và dễ bị đe doạ
đến cuộc sống đặc biệt là trẻ em dưới sáu tháng tuổi.
+ Sự tạo thành các hợp chất gây ung thư (nitrosamin).
Do vậy, việc phân tích xác định nhanh hàm lượng của các độc tố (trong đó có
nitrat) có {rong rau quả là hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng rau quả trên
thị trường đồng thời có thể giúp các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát
chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Để xác định hàm lượng nitrat trong rau quả trước hết phải chiết tách nitrat ra khỏi
rau và sau đó xác định nó bằng một trong các phương pháp như trắc quang, sắc ký,
cực phổ, cực chọn lọc ion . . .Có nhiều phương pháp chiết nitrat ra khỏi rau nhưng phổ
biến hiện nay vẫn là phương pháp nghiền và phương pháp ngâm chiết, hai phương
pháp này đều có những hạn chế nhất định. phương pháp nghiền làm cho dịch nghiền
có màu ảnh hưởng đến phép xác định nitrat. Phương pháp ngâm ít bị ảnh hưởng của
màu nhưng thời gian ngâm chiết lầu do đó kéo dài thời gian phân tích.
Chúng tôi đã nghiên cứu một phương pháp chiết mới đó là phương pháp chiết
dùng năng lượng vi sóng.
Khái niệm về vi sóng:
Vi sóng theo thuật ngữ tiếng Anh "microwave" là các sóng cực ngắn hay còn gọi là
sóng vi ba có bước sóng từ 1 mm đến 1m. Năng lượng của vi sóng là năng lượng điện
từ. Tần số của vi sóng thường được sử dụng trong công nghiệp, y tế và khoa học là
915 MHz, 2450 MHz, 5800 MHz, và 22125 MHz. Tần số 2450 MHz (tương đương bước
sóng 12,2 cm) được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị dân dụng và các thiết bị
chuẩn bị mẫu cho phân tích.
Năng lượng vi sóng được phát ra từ một nguồn phát sóng điện từ. Bản chất của vi
sóng là sóng điện từ gồm hai yếu tố : yếu tố từ trường B và yếu tố điện trường E. Quá
trình chuyển hoá năng lượng điện từ thành năng lượng nhiệt bao gồm hai cơ chế
+ Cơ chế chuyển dẫn ion
+ Cơ chế quay cực phân tử.
Sự đốt nóng bằng kỹ thuật vi sóng dựa trên sự hấp thụ trực tiếp năng lượng vi
sóng của mẫu, do vậy các hiện tượng như dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt chỉ
đóng vai trò thứ yếu trong quá trình cân bằng nhiệt.
Để đánh giá khả năng chiết của lò vi sóng chúng tôi đã tiến hành trên mẫu rau cải
được chuẩn bị như sau
Chuẩn bị mẫu : Mẫu rau cải được rửa sạch sau đó được thái nhỏ và trộn đều. Cân
mỗi mẫu 10 g cho vào các cốc định mức 250 ml, thêm nước cất vào mỗi cốc đến
khoảng 200 ml.
Chúng tôi đã nghiên cứu khả năng chiết của lò vi sóng ở các mức năng lượng khác
nhau và thời gian đun vi sóng ở các mức năng lượng ấy, kết quả cho thấy:
+ Mức năng lượng đun vi sóng càng cao thì càng chiết nhanh nitrat ra khỏi mẫu.
+ Với mức năng lượng cao thì chỉ cần 7 phút đã chiết hết nitrat ra khỏi mẫu.
So sánh với một số phương pháp chiết thông thường ( nghiền, ngâm) chúng tôi
thấy phương pháp chiết bằng năng lượng vi sóng có một số ưu điểm sau:
+ Thời gian chiết nhanh
+ Dịch chiết không có màu thuận lợi cho phép xác định nitrat
+ Hiệu suất chiết cao hơn so với một số phương pháp chiết thông thường.
+ Thiết bị dễ sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Sau khi chiết, để xác định hàm lượng nitrat trong dịch chiết thì phương pháp phổ
biến nhất hiện nay là phương pháp trắc quang vì phương pháp này đơn giản và có độ
nhạy khá cao đối với ion nitrat. Tuy nhiên để xác định nitrat bằng phương pháp này
trước hết phải tiến hành cô cạn mẫu. Phương pháp cô cạn thường được sử dụng trước
đây là cô cạn cách thuỷ. Chúng tôi đã dùng lò vi sóng (với mức năng lượng trung
bình) để cô cạn dịch chiết rau và so sánh với cô cạn cách thuỷ cho kết quả tương
đương.
Phương pháp chiết nitrat và cô cạn bằng vi sóng sau đó xác định bằng phương
pháp đo quang đã được so sánh với phương pháp sắc ký ion cho kết quả tương đối
phù hợp (bảng 1).
Bảng 1: Hàm lượng nitrat trong một số mẫu rau theo phương pháp phân huỷ vi
sóng rồi đo quang và phương pháp sắc ký

Hàm lượng nitrat mg/kg


Sai số tương đối
TT Loại rau PP Phân huỷ vi
Phương pháp sắc giữa hai phương
sóng và đo pháp, %

quang
1 Bắp cải 1415 1500 6,0
2 Cải xanh 960 1040 8,3
3 Cải ngọt 780 850 8,9
4 Đậu đũa 106 90 14,8
5 Xà lách 756 690 9,6
Kết luận : bằng phương pháp phân huỷ vi sóng có thể chiết tách hoàn toàn ion
nitrat ra khỏi rau quả nhanh. Dịch chiết sau đó có thể cô cạn bằng vi sóng và xác
định nitrat bằng phương pháp đo quang cho kết quả khá chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Tán. Khảo sát một số yếu tố tác động đến lượng nitrat trong một số rau.
Tuyển tập Báo cáo hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 3 , tập 2 trang 4 8 , 10/1998 .
[2]. Chemical Analysis of ecological materials. Blackwell scientific publication, 127
- 130, 1989.
[3]. Food additives and contaminants (UK) Vol 4(2) 133-140, 1987.
[4]. Water resoures Vol 30 No 9, 2171-2177, 1996.
Các phương pháp xác định nitrat

1. Phương pháp thể tích

Người ta có thể xác định nitrat theo phương pháp này dựa trên phản ứng khử NO3- về các trạng thái
oxi hoá thấp hơn bằng các chất khử thích hợp. Sau đó tiến hành phép chuẩn độ ( có thể sử dụng
chuẩn độ trực tiếp hay chuẩn độ ngược).

Với phép chuẩn độ ngược thì một lượng chính xác dung dịch chuẩn Fe2+ được cho dư so với lượng
cần thiết vào dung dịch mẫu. Sau đó lượng dư Fe2+ được chuẩn độ bằng dung dịch Cr2O72+ với
chất chỉ thị là ferroin. Các phản ứng xảy ra như sau:

NO3- + 3Fe2+ + 4H+ ---> NO + 3Fe3+ + 2H2O


2Fe2+ + Cr2O72+ + 14H+ ---> 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O

Phản ứng giữa Fe2+ và NO3- xảy ra nhanh hơn khi đung nóng dung dịch và có mặt của lượng dư axit
H2SO4 65%. Do NO sinh ra phản ứng với oxi không khí tạo thành các chất có khả năng bị khử hay bị
oxi hoá bởi Fe2+ nên trong quá trình phản ứng và chuẩn độ phải được tiến hành trong môi trường khí
CO2. Điều này được thực hiện bằng cách thêm một lượng nhỏ NaHCO3 trước khi đun nóng và chuẩn
độ.

2. Phương pháp so mầu

Các phương pháp so màu cũng được dùng để xác định NO3- dựa trên ba loại phản ứng sau:
+ Nitrat hoá các hợp chất phenolic.
+ Oxi hoá các hợp chất hữu cơ có nhóm mang màu đặc trưng.
+ Khử NO3- thành NO2- hoặc NH3 rồi xác định chúng theo phương pháp thích hợp.
Trong đó phương pháp nitrat hoá chủ yếu được sử dụng để xác định NO3- với thuốc thử thường dùng
là axit phenol đisunfonic

Khi sử dụng thuốc thử axit phenol 2,4 đisunfonic, ion NO3- phản ứng với axit này tạo thành axit nitro
phenol đisunfonic. Trong môi trường kiềm, axit nitro phenol đisunfonic tạo thành một muối có màu
vàng cho độ hấp thụ quang cực đại ở bước sóng 410nm.

http://i321.photobucket.com/albums/nn378/tuxedomask_photo/Chemistry/2-26-20098-50-31PM.png
Phương pháp này đơn giản và cho độ nhạy khá cao (0,05ppm). Nhưng khi có mặt các chất hữu cơ,
clorua, NO2-, các ion có màu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Do đú cần phải loại bỏ chúng
trước khi phân tích. Sử dụng axit Sunfamin, urê, hay thiurê để tách loại NO2-. Cl- được loại bỏ bằng
cỏch phản ứng kết tủa với Ag2SO4. Loại trừ ảnh hưởng của cỏc hợp chất hữu cơ bằng cỏch oxi hoá
bằng H2O2 hay sử dụng than hoạt tính.

Hiện nay, ở châu Âu người ta chú ý nhiều đến thuốc thử natri salixylat. Với sự cú mặt của natri
salixylat, nitrat tạo thành hợp chất có màu vàng dạng p - nitrosalixylat cho độ hấp thụ quang cực đại ở
bước sóng 410nm

http://i321.photobucket.com/albums/nn378/tuxedomask_photo/Chemistry/2-26-20098-50-52PM.png

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng đơn giản và có độ nhạy cao.

Tuy nhiên, nếu trong mẫu có mặt các hợp chất hữu cơ thì làm thay đổi màu của sản phẩm màu. Do
đó, cần phải loại bỏ chất hữu cơ trước khi phân tích. Hơn nữa, khi có mặt Clorua sẽ tạo thành
nitrosylclorua ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Vì vậy, trước khi phân tích cũng phải loại trừ ảnh
hưởng của clorua

3. Phương pháp dòng chảy (FIA)

FIA là một phương pháp kĩ thuật phân tích động, trong đó mẫu phân tích ở dạng lỏng được bơm trực
tiếp vào dòng chất mang chuyển động liên tục. Sau đó mẫu đi đến vòng phản ứng, rồi trong vòng
phản ứng chất phân tích sẽ phản ứng với thuốc thử có trong chất mang để tạo ra sản phẩm có thể
phát hiện được theo một tính chất hoá lí nào đó của nó nhờ một Dertector thích hợp. Các tính chất
hóa lí có thể phát hiện như:
+ Sự hấp thụ quang phân tử UV-VIS.
+ Sự hấp thụ quang nguyên tử.
+ Tính chất huỳnh quang.
+ Sự thay đổi chiết suất trong pha động.
+ Sự thay đổi điện thế.
Để xác định nitrat bằng phương pháp FIA người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:

http://www.flowinjection.com/method2_files/image002.jpg

Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng NO2-.


Trong môi trường axit yếu ion NO2- phản ứng với thuốc thử sunfanyl amin và N- etylen điamin một
cách định lượng và tạo thành hỗn hợp điazo hấp thụ mạnh ở bước sóng 540 nm. Nếu bơm mẫu phân
tích vào FIA có dòng chất mang
chứa thuốc thử trên thì có thể xác định được nồng độ NO2- trong mẫu nhờ Dertector hấp thụ quang
UV-VIS ở bước sóng 540 nm.

Thí nghiệm 2: xác định tổng NO3- và NO2-.


Bằng cách lắp vào thêm vào hệ FIA một cột khử để khử ion NO2- về NO3- sau đó xác định tổng hàm
lượng NO2- như thí nghiệm một.
Hiệu số kết quả của cả hai lần đo chính là hàm lượng nitrat.

4. Phương pháp cực phổ

Trong môi trường chất điện li có điện tích cao như La3+ hay Ba2+, ion NO3- cho sóng cực phổ tại thế
từ -1,1 đến -1,4V.

Để xác định nitrat người ta thường dùng sóng xúc tác uranin UO22+. Trong môi trường tạo phức như
nền Na2CO3 0,1M thì UO22+ chỉ cho một sóng định lượng có E(1/2)=0,9-1,1V phụ thuộc nồng độ
NO3-.

Kolthoff và các cộng sự là những người đầu tiên nghiên cứu xác định NO3- bằng dòng cực phổ xúc
tác. Các tác giả cho rằng trong nền HCl (0,1M) chứa một lượng nhỏ urani axetat sự khử U(VI) xảy ra
theo hai bước:
U(VI) + e ---> U(V)
U(V) + e ---> U(III)

tạo nên hai sóng cực phổ:


Sóng thứ nhất ứng với sự khử U(VI) xuống U(V) có thế bán sóng E(1/2)=-0,18V
Sóng thứ hai ứng với sự khử U(V) xuống U(III) có thế bán sóng E(1/2)=-0,94V

Khi có mặt của ion NO3- thì chiều cao của sóng thứ hai tăng lên tỉ lệ tuyến tính với nồng độ NO3-
trong khoảng 5.10e-5- 4.10e-4 M.

5. Phương pháp đo khí

Hassan là người đưa ra một phương pháp đo khí đơn giản thích hợp cho việc xác định đồng thời
nitrat và nitrit trong cùng một mẫu.

Theo ông, đầu tiên nitrit được phân huỷ bằng Urê ( CO(NH2)2 ) hoặc axit sunfamit ( HSO3NH2 ) để
tạo ra khí N2 trong môi trường axit yếu. Trong điều kiện này, nitrat không tham gia phản ứng. Khí Nitơ
tạo ra được đo bằng một trắc đạm rất nhỏ.

Các phản ứng xảy ra:


2KNO2 + CO(NH2) + 2HCl ---> 2N2 + CO2 + 3H2O + 2KCl
KNO2 + HSO3 ---> N2 + KHSO4 + H2O

Sau đó, đun nóng dung dịch và tạo môi trường axit mạnh thì nitrat sẽ phản ứng tạo thành khí N2O:
2KNO3 + CO(NH2)2 + 2HCl ---> 2N2O + CO2 + 3H2O + 2KCl
2KNO3 + HSO3NH2 + HCl ---> N2O + H2SO4 + H2O + KCl

Khí N2 và N2O được giữ lại trong trắc đạm kế bằng dung dịch KOH trên 50%.

6. Phương pháp xác định tổng NO3- và NO2-

Người ta có thể xác định tổng NO3- và NO2- trong cùng một mẫu bằng phương pháp khá đơn giản là
sử dụng hỗn hợp Cd-Cu.

Nguyên tắc của phương pháp như sau:


Ion NO3- bị khử thành ion NO2- với sự có mặt của Cd. Các hạt Cd được xử lý với dung dịch CuSO4,
sau đó được nạp vào cột thuỷ tinh. Phản ứng khử tiến hành tốt nhất ở pH = 6-8. Hiệu suất khử đạt 88-
90%.
Ion NO2- được xác định nhờ phản ứng tạo màu azô hoá bằng axit sunfanilic và α-naphtylamin.
Phức tạo thành có cường độ màu lớn. Cực đại hấp thụ ở bước sóng 520nm.
Phương pháp này được dùng để phân tích NO3- với nồng độ nhở hơn 1ppm mà các phương pháp
khác không đủ nhạy để phát hiện

Logged

Voi Còi

• Global Moderator
• Gold Member H2VN

• Bài viết: 646

• Albert Einstein


o
o

CHIẾT NITRAT TRONG RAU BẰNG VI SÓNG VÀ XÁC ĐỊNH NÓ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC
QUANG
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Hai 19, 2010, 06:50:16 AM »

Nitrate in vegetable was extracted in microwave oven at high power level in the time of 7 minutes.
Evaporate the extract to drynees in the ovenl instead of on a steam bath. Determinate in the extract
by spectrophotometric method with phenoldisunfonic acid at 410 nm.

Hiện nay, an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm đang là vấn đề cấp bách được rất nhiều người quan
tâm. Số người phải cấp cứu vào bệnh viện do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc ngày cáng tăng trong
những năm gần đây. Do chạy theo năng suất, một bộ phận uổng dân đã sử dụng quá liều lượng các
.loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm nhiễm độc cho các loại rau quả đẫn đến gay độc thậm chí
nguy hiểm đến tính mạng con người. Rau quả là sản phẩm nông- nghiệp cực kỳ quan trọng đối với
việc cung cấp vitamin, khoáng và các chất bổ dưỡng khác liên quan đến sức khoẻ con người. Nhiều
loại rau quả được con người sử dụng ở dạng tươi sống vì thế các tác nhân hoá học sử dụng cho rau
quả dễ bị hấp thụ và chuyển trực tiếp vào cơ thể con người.

Nitrat là một ion độc có trong rau quả, hàm lượng của nó liên quan chặt chẽ đến liều lượng phân đạm
sử dụng. Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn gây hai tác động xấu đến sức khoẻ :

+ Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin. Trẻ em mắc
chứng bệnh này thường xanh xao (blue bay) và dễ bị đe doạ đến cuộc sống đặc biệt là trẻ em dưới
sáu tháng tuổi.

+ Sự tạo thành các hợp chất gây ung thư (nitrosamin).

Do vậy, việc phân tích xác định nhanh hàm lượng của các độc tố (trong đó có nitrat) có {rong rau quả
là hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng rau quả trên thị trường đồng thời có thể giúp các cơ
quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm bảo vệ sức
khoẻ người tiêu dùng.

Để xác định hàm lượng nitrat trong rau quả trước hết phải chiết tách nitrat ra khỏi rau và sau đó xác
định nó bằng một trong các phương pháp như trắc quang, sắc ký, cực phổ, cực chọn lọc ion . . .Có
nhiều phương pháp chiết nitrat ra khỏi rau nhưng phổ biến hiện nay vẫn là phương pháp nghiền và
phương pháp ngâm chiết, hai phương pháp này đều có những hạn chế nhất định. phương pháp
nghiền làm cho dịch nghiền có màu ảnh hưởng đến phép xác định nitrat. Phương pháp ngâm ít bị ảnh
hưởng của màu nhưng thời gian ngâm chiết lầu do đó kéo dài thời gian phân tích.

Chúng tôi đã nghiên cứu một phương pháp chiết mới đó là phương pháp chiết dùng năng lượng vi
sóng.

Khái niệm về vi sóng:

Vi sóng theo thuật ngữ tiếng Anh "microwave" là các sóng cực ngắn hay còn gọi là sóng vi ba có bước
sóng từ 1 mm đến 1m. Năng lượng của vi sóng là năng lượng điện từ. Tần số của vi sóng thường
được sử dụng trong công nghiệp, y tế và khoa học là 915 MHz, 2450 MHz, 5800 MHz, và 22125 MHz.
Tần số 2450 MHz (tương đương bước sóng 12,2 cm) được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị dân
dụng và các thiết bị chuẩn bị mẫu cho phân tích.

Năng lượng vi sóng được phát ra từ một nguồn phát sóng điện từ. Bản chất của vi sóng là sóng điện
từ gồm hai yếu tố : yếu tố từ trường B và yếu tố điện trường E. Quá trình chuyển hoá năng lượng điện
từ thành năng lượng nhiệt bao gồm hai cơ chế

+ Cơ chế chuyển dẫn ion

+ Cơ chế quay cực phân tử.

Sự đốt nóng bằng kỹ thuật vi sóng dựa trên sự hấp thụ trực tiếp năng lượng vi sóng của mẫu, do vậy
các hiện tượng như dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình
cân bằng nhiệt.

Để đánh giá khả năng chiết của lò vi sóng chúng tôi đã tiến hành trên mẫu rau cải được chuẩn bị như
sau

Chuẩn bị mẫu : Mẫu rau cải được rửa sạch sau đó được thái nhỏ và trộn đều. Cân mỗi mẫu 10 g cho
vào các cốc định mức 250 ml, thêm nước cất vào mỗi cốc đến khoảng 200 ml.

Chúng tôi đã nghiên cứu khả năng chiết của lò vi sóng ở các mức năng lượng khác nhau và thời gian
đun vi sóng ở các mức năng lượng ấy, kết quả cho thấy:

+ Mức năng lượng đun vi sóng càng cao thì càng chiết nhanh nitrat ra khỏi mẫu.

+ Với mức năng lượng cao thì chỉ cần 7 phút đã chiết hết nitrat ra khỏi mẫu.
So sánh với một số phương pháp chiết thông thường ( nghiền, ngâm) chúng tôi thấy phương pháp
chiết bằng năng lượng vi sóng có một số ưu điểm sau:

+ Thời gian chiết nhanh

+ Dịch chiết không có màu thuận lợi cho phép xác định nitrat

+ Hiệu suất chiết cao hơn so với một số phương pháp chiết thông thường.

+ Thiết bị dễ sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường.

Sau khi chiết, để xác định hàm lượng nitrat trong dịch chiết thì phương pháp phổ biến nhất hiện nay là
phương pháp trắc quang vì phương pháp này đơn giản và có độ nhạy khá cao đối với ion nitrat. Tuy
nhiên để xác định nitrat bằng phương pháp này trước hết phải tiến hành cô cạn mẫu. Phương pháp
cô cạn thường được sử dụng trước đây là cô cạn cách thuỷ. Chúng tôi đã dùng lò vi sóng (với mức
năng lượng trung bình) để cô cạn dịch chiết rau và so sánh với cô cạn cách thuỷ cho kết quả tương
đương.

Phương pháp chiết nitrat và cô cạn bằng vi sóng sau đó xác định bằng phương pháp đo quang đã
được so sánh với phương pháp sắc ký ion cho kết quả tương đối phù hợp (bảng 1).

Bảng 1: Hàm lượng nitrat trong một số mẫu rau theo phương pháp phân huỷ vi sóng rồi đo quang và
phương pháp sắc ký

TT Loại rau Hàm lượng nitrat mg/kg Sai số tương đối giữa hai phương pháp, %
PP Phân huỷ vi sóng và đo quang Phương pháp sắc ký
1 Bắp cải 1415 1500 6,0
2 Cải xanh 960 1040 8,3
3 Cải ngọt 780 850 8,9
4 Đậu đũa 106 90 14,8
5 Xà lách 756 690 9,6
Kết luận : bằng phương pháp phân huỷ vi sóng có thể chiết tách hoàn toàn ion nitrat ra khỏi rau quả
nhanh. Dịch chiết sau đó có thể cô cạn bằng vi sóng và xác định nitrat bằng phương pháp đo quang
cho kết quả khá chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Tán. Khảo sát một số yếu tố tác động đến lượng nitrat trong một số rau. Tuyển tập Báo cáo
hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 3 , tập 2 trang 4 8 , 10/1998 .
[2]. Chemical Analysis of ecological materials. Blackwell scientific publication, 127 - 130, 1989.
3]. Food additives and contaminants (UK) Vol 4(2) 133-140, 1987.
[4]. Water resoures Vol 30 No 9, 2171-2177, 1996

You might also like