You are on page 1of 4

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC MỸ

Văn học Mỹ có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel. Họ mỗi người một vẻ. Trong
khi sáng tác của James mang tính thế giới chủ nghĩa thì đề tài chính của
Faulkner là gia đình, cộng đồng đất đai, chủng tộc, tham vọng, tình yêu,
truyền thống của con người phương Nam nước Mỹ. Khác hai nhà văn trên
là Jack London. Ông lại kể về giấc mơ Mỹ (làm việc cật lực để đi từ nghèo
hèn đến đài danh vọng).
Henry James (1843-1916) là nhà tiểu thuyết và phê bình Mỹ gốc Ireland.
Ông là em nhà triết học chủ nghĩa thực dụng William James (1841-1910).
James xuất thân từ một gia đình đại tư sản. Ông sống chủ yếu ở châu Âu và
nhập quốc tịch Anh năm 1915. Ông chịu ảnh hưởng của văn học cổ điển,
thích đọc Balzac, Mérimée, Flaubert, George Eliot, George Sand. Ông kết
bạn với Howells, I. Turgeniew, Flaubert, Maupassant, Daudet. Ông chịu
ảnh hưởng của Hawthorne. Những truyện ngắn đầu tiên của ông đặt trong
bối cảnh nước Mỹ. Cuốn Roderick Hudson (1876) kể về thành công và
thất bại của nhà điêu khắc J. theo quan niệm của Turgeniev, coi nhân vật
quan trọng hơn cốt truyện. Ông chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, đề cao
lối sống quý tộc Anh.
Một số tác phẩm giai đoạn đầu của James đề cập tới mối tương quan phức
tạp “giữa hai bờ đại dương”- giữa tân lục địa -nước Mỹ và châu Âu -lục địa
già nua. Những tác phẩm mang tính thế giới chủ nghĩa của Henry James là
Những bài du ký, Người Mỹ, Chân dung một vị phu nhân. Người Mỹ (The
Armerican, 1877) và Chân dung một vị phu nhân (Portrait of a Lady,
1881) biểu hiện rõ ảnh hưởng châu Âu đến cách suy nghĩ của người Mỹ.
Giai đoạn thứ hai của James chủ yếu là vấn đề nữ quyền và cải cách xã hội
trong
Người Boston (The Bostonians, 1886) và mưu đồ chính trị trong Công chúa
Casamassima (The Princess Casamassima, 1886). Giai đoạn thứ ba là thời
kỳ James đã điêu luyện trong nghệ thuật viết tiểu thuyết. James trở nên nổi
tiếng bởi ba cuốn tiểu thuyết về những đề tài quốc tế Những vị đại sứ (The
Ambassadors, 1903); Bát vàng (The Golden Bow, 1904); Đôi cánh chim
câu (The Wings of the Dove, 1902).
James là người mở đường cho tiểu thuyết tâm lý hiện đại trong văn học
phương Tây. Ông và Mark Twain là hai nhà văn lớn của văn học hiện thực
Mỹ nửa sau thế kỷ 19.
Jack London (1876-1916) là tiểu thuyết gia của văn học hiện thực Mỹ. Ông
tên thật là John Griffith London, sinh ở San Francisco trong một gia đình
nghèo. Rời ghế nhà trường ông sang miền Klondike thuộc Canada. Cuộc
đời ông ba chìm bảy nổi. Ông làm nhiều nghề khác nhau như bán báo,
công nhân, cảnh sát hàng hải, thủy thủ trên chuyến tàu sang Nhật Bản, đi
săn hải cẩu ở biển Thái Bình dương, sinh viên, đi tìm vàng ở Alaska, phóng
viên ở Mexiko. Jack London chịu ảnh hưởng đồng thời của Darwin, Karl
Marx, Herbert Spencer, Nietzsche.
London nổi tiếng ngay từ tác phẩm đầu tay của mình với tập truyện ngắn
Đứa con của Sói (The Son of the Wolf, 1904)với bối cảnh là vùng Klondike
ở Alaska và Yukon ở Canada. Hai tác phẩm phản ánh “luật chó sói” của
trật tự xã hội tư bản là tiểu thuyết kể về chuyến đi tìm vàng “Tiếng gọi
nơi hoang dã” (The Call of the Wild, 1903) và tiểu thuyết kể về sự giành
giật sự sống trong thiên nhiên, nơi chỉ kẻ mạnh nhất tồn tại “Răng nanh
trắng” (White Fang, 1907). Tiểu thuyết tự truyện Martin Eden phản ánh
“giấc mơ Mỹ”- đi từ nghèo hèn lên đài danh vọng, đồng thời cho thấy những
căng thẳng nội tâm của Martin Eden, khi là người của tầng lớp trên nhưng
chối bỏ các giá trị vật chất của tầng lớp quý tộc.
Cuộc sống sôi động, phiêu bạt khắp nơi, kiếm sống bằng nhiều nghề khác
nhau của Jack London chính là tư liệu sống để ông viết những tiểu thuyết
hấp dẫn. Có thời gian ông là tác gia có nhuận bút cao nhất. Sức sáng tác của
Jack London mãnh liệt như cuộc đời sôi động của ông. Ba yếu tố làm nên
con người Jack London là đọc sách ngấu nghiến, cuộc sống phiêu bạt đó đây
cùng với ước nguyện mãnh liệt muốn trở thành nhà văn nổi tiếng.
Ông nhanh chóng trở thành nhà văn nổi tiếng đương thời. Cuộc đời sáng tác
của ông chỉ có 18 năm (1898-1916), nhưng ông để lại cho đời sau 19 bộ tiểu
thuyết, 150 truyện ngắn, 3 vở kịch v.v…
Jack London là nhà văn được công chúng trong và ngoài nước yêu chuộng.
Ông có ảnh hưởng lớn đến những nhà văn tiến bộ sau này.
Khát vọng mãnh liệt chính là động lực ghê gớm
Một hôm đi lang thang, vô tình Jack London bước vào một thư viện công
cộng. Hình như linh tính dẫn bảo. Cuốn sách đầu tiên mà chàng thanh niên
nghèo đói cầm là cuốn “Robinson phiêu lưu ký”. Chàng đọc say mê như bị
hút hồn và tỏ ra hết sức xúc động. Từ đó chàng coi nơi đây là “nơi trú ngụ”,
chàng ham đọc sách như một kẻ đói khát, chàng đọc từ Darwin tới Karl
Marx, Nietzsche. Jack London thấy, xuất hiện đằng sau những trang sách
là một thế giới kỳ diệu .
Năm 1898, Jack London quyết định sống bằng viết văn chuyên nghiệp.
Lòng khao khát trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng nên Jack London viết
sách ngày đêm. Có lần vợ nói:
- Em chẳng còn gì để mặc.
Jack London đang mải viết, ông nói với vào phòng:
- Em im lặng để anh viết nào.
Chỉ trong vòng 5 năm (1898-1903), Jack London cho ra đời 6 bộ tiểu thuyết,
125 truyện ngắn.
Nhà văn Mỹ William Faukner (1897-1962) sinh ngày 25.9.1897 ở New
Albany, bang Mississipi, miền Nam nước Mỹ trong một gia đình sống đã lâu
đời ở nơi đây. Faukner hiểu biết sâu sắc các cảnh quan, phong tục và tính
cách, nên tác phẩm của ông làm người đọc cảm thấy xốn xang nỗi niềm nhớ
mảnh đất quê hương miền Nam của nhà văn.
Hai tác phẩm nổi tiếng của Faulkner là “Âm thanh và cuồng nộ” (The
Sound and the Fury, 1929) và Khi tôi hấp hối (As I Lay Dying, 1930).
Faulkner là nhà văn cách tân táo bạo: các sự kiện đan xen nhau, diễn ra
trong những
thời điểm khác nhau. định mệnh, sự tha hoá của con người là yếu tố thứ hai
tạo nên phong cách của Faukner, làm cho ông trở thành người tiên báo của
tiểu thuyết hiện đại.
Ông có ảnh hưởng lớn đến sự chuyển mình của tiểu thuyết ở châu Âu. Ông
được giải thưởng Nobel văn học năm 1949.
Ngày xưa … ngày nay
Một nữ đôc giả sau khi đọc các tác phẩm của Faulkner đã viết thư hỏi nhà
văn, phải chăng con người bây giờ ác độc và tồi tệ hơn ngày xưa nhiều.
Faulkner viết thư trả lời:
- Con người ngày nay không tồi tệ hơn con người ngày xưa, nhưng những
bản tường trình ngày nay viết về những hành động ác độc của con người thì
đáng tin cậy hơn ngày xưa, chi tiết hơn ngày xưa nhiều, hay hơn ngày xưa
rất nhiều.
Con tim - dục vọng
Bố cục phức tạp, câu văn có khi chiếm cả trang, dĩ vãng-hiện tại đan xen
trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của William Faukner làm người đọc
khó hiểu, nên khó bán, nhưng tiểu thuyết này được giới phê bình đánh giá
cao, gọi là “cuốn sách vĩ đại”. Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong
buổi lễ nhận giải Nobel văn chương năm 1949, nhà văn phàn nàn về việc
lãng quên những xung đột nội tại của tâm hồn con người:
- Bi kịch ngày nay của chúng ta là nỗi sợ hãi về thể chất bao trùm,
phổ quát, đeo đẳng lâu tới mức giờ đây chúng ta đã quen với việc chịu đựng
nó… hèn kém nhất trong mọi thứ là sợ hãi.
Ông cho rằng, trong tác phẩm phải nói được:
- những chân lý cổ sơ và sự thực của con tim: tình yêu, danh dự
lòng xót thương, sự kiêu hãnh, lòng trắc ẩn và đức hy sinh.
Ông bảo, những người viết:
- về dục vọng, về những thất bại mà trong đó chẳng kẻ nào mất mát
điều gì đáng giá, về những chiến thắng vô vọng… là những người không
viết về trái tim mà chỉ viết về những tuyến nội tiết.

You might also like