You are on page 1of 27

ỏi: Ngày nay có rất nhiều loại truyền hình, như truyền hình tương tự, truyền hình

số, truyền
hình cáp CATV,... IPTV. Xin tòa soạn cho biết IPTV là gì?

Đáp: IPTV - Internet Protocol TV - là mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ với mạng viễn thông.
Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng băng rộng IP phục vụ cho nhiều
người dùng (user). Các user có thể thông qua máy vi tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng
với hộp phối ghép set topbox để sử dụng dịch vụ IPTV.

IPTV có 2 đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền công nghệ IP và phục vụ theo nhu cầu. Tính tương
tác là ưu điểm của IPTV so với hệ thống truyền hình cáp CATV hiện nay, vì truyền hình CATV
tương tự cũng như CATV số đều theo phương thức phân chia tần số, định trước thời gian và
quảng bá đơn hướng (truyền từ một trung tâm đến các máy tivi thuê bao). Mạng CATV hiện nay
chủ yếu dùng cáp đồng trục hoặc lai ghép cáp đồng trục với cáp quang (HFC) đều phải chiếm
dụng tài nguyên băng tần rất rộng. Hơn nữa kỹ thuật ghép nối modem cáp hiện nay đều sản sinh
ra tạp âm. So với mạng truyền hình số DTV thì IPTV có nhiều đổi mới về dạng tín hiệu cũng
như phương thức truyền bá nội dung. Trong khi truyền hình số thông qua các menu đã định trước
(thậm chí đã định trước hàng tuần, hoặc hàng tháng) để các user lựa chọn, thì IPTV có thể đề cao
chất lượng phục vụ có tính tương tác và tính tức thời. Người sử dụng (user hoặc viewer) có thể tự
do lựa chọn chương trình TV của mạng IP băng rộng. Với ý nghĩa đúng của phương tiện truyền
thông (media) giữa server và user.

So với VOD (video theo yêu cầu) IPTV có ưu thế là:

1. Sử dùng dễ dàng, hiển thị trên tivi hiệu quả cao hơn màn máy vi tính, thao tác trên hộp ghép
nối + bàn phím đơn giản, thực hiện chuyển đổi nhanh luồng cao tốc/chương trình.

2. Dễ quản lý, dễ khống chế, sử dụng hộp kết nối làm đầu cuối nhà cung cấp dịch vụ để tiến hành
định chế đối với hộp kết nối không cần đến nghiệp vụ an toàn và kiểm tra chất lượng. Đây cũng
là cơ sở kỹ thuật để dễ thu phí.

IPTV có thể thực hiện các dịch vụ multimedia. Căn cứ vào sự lựa chọn của người dùng, IPTV
cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ. Sử dụng hộp kết nối với tivi, chủ nhân ngồi trước máy ấn
phím điều khiển có thể xem các tiết mục video đang hoạt động, thực hiện đàm thoại IP có hình,
nghe âm nhạc, tra tìm tin tức du lịch trên mạng, gửi và nhận e-mail, thực hiện mua sắm gia đình,
giao dịch trái phiếu... Nhờ IPTV chất lượng sinh hoạt gia đình được cải thiện rất nhiều.

Phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV

Nói một cách giản đơn, trong hệ thống IPTV hình ảnh video do các phần cứng thu thập theo thời
gian thực (real time), thông qua phương thức mã hóa (như MPEG 2/4...) tạo thành các luồng tín
hiệu số. Sau đó, thông qua hệ thống phần mềm, IPTV phát truyền vào mạng cáp. Đầ#u cuối của
các user tiếp nhận, lựa chọn, giải mã và khuếch đại.

Trong hệ thống IPTV có 2 phương thức truyền đa tín hiệu đã được dự định trước (scheduled
programs). Đó là:
- Phát quảng bá (broadcasting), truyền phát tới mọi nơi

- Phát đến địa điểm theo yêu cầu (on demand).

Nguyên lý hoạt động của hệ thống quảng bá, các chương trình được vẽ trên hình 1. Trong đó
MBone (mạng xương sống của hệ thống đa điểm) chính là đường trục Internet. Tuy nhiên người
sử dụng chỉ theo lệnh của bộ quản lý nội dung (content manager) để được giới thiệu nội dung
chương trình hữu quan. Chương trình cụ thể do rất nhiều bộ IPTV server thu thập được hoặc
cùng do các server của mạng MBone cung cấp.

Hình 1

Hình 2 minh họa sự hoạt động của hệ thống IPTV phục vụ theo yêu cầu (VOD) được gọi là
IPTV đơn điểm. Trong đó các server của bộ quản lý nội dung được tổ chức thành cụm server
(server cluster) tổng hợp kho dữ liệu (database) của các chương trình.

Cách bố trí cụm server để phục vụ được các user được hiệu quả sẽ được nói rõ trên sơ đồ tổng
thể ở dưới đây. Các bước thực hiện VOD như sau:

1. Một thuê bao được chứng nhận nhập mạng và chịu sự quản lý của bộ quản lý EPG

2. Thuê bao muốn yêu cầu một nội dung nào đó. Thuê bao gửi yêu cầu đến EGP

3. EGP cho biết địa chỉ của server cần tìm

4. Thuê bao gửi yêu cầu tới server đó.

5. Server dựa theo yêu cầu của thuê bao mà cung cấp nội dung.

Trên đây chỉ là một thí dụ đơn giản nhất. Hiện nay các nhu cầu nghiệp vụ của IPTV rất đa dạng
nên cấu trúc mạng phức tạp hơn nhiều. Tiếp theo chúng ta phân tích sự hoạt động tổng thể của
mạng IPTV.
Hình 2.

Mạng tổng thể IPTV

Sơ đồ khối biểu thị các chức năng của nghiệp vụ IPTV như hình 3. Từ nguồn nội dung tới đầu
cuối người dùng có hể chia làm: nghiệp vụ cung cấp và giới thiệu các nội dung, nghiệp vụ
chuyển tải, nghiệp vụ tiếp nối đầu cuối và nghiệp vụ quản trị.

1. Mạng nội dung: Mạng này cung cấp và giới thiệu nội dung gồm xử lý nội dung truyền hình
trực tiếp/truyền hình VOD (theo điểm) và xử lý, giới thiệu các ứng dụng gia tăng (phục vụ tin
tức, điện thoại có hình, email, nhắn tin...). Nguồn nội dung truyền hình trực tiếp/truyền hình
VOD không qua hệ thống xử lý nội dung được mã hóa để phù hợp với luồng media theo yêu cầu
qua mạng chuyển tải đưa các luồng này cung cấp tới các người dùng đầu cuối.

2. Mạng truyền tải: Đây là mạng cáp IP. Đối với luồng media có hình thức nghiệp vụ không
giống nhau có thể dùng phương thức chuyển đa hướng (multicast) cũng có thể chuyển theo
phương thức đơn kênh. Thông thường, truyền hình quảng bá BTV truyền đa hướng tới user đầu
cuối, truyền hình theo yêu cầu VOD thông qua mạng cáp phân phát nội dung CDN (Content
Distribution Network) tới địa điểm người dùng đầu cuối.

3. Mạng đầu cuối (còn gọi là mạng cáp gia đình). Theo các nhà khai thác viễn thông, thì mạng
này là mạng tiếp nối băng rộng xDSL, FTTx+LAN hoặc WLAN.

4. Bộ quản trị bao gồm quản lý nội dung, quản lý cáp truyền, tính cước phí, quản lý các thuê bao,
quản lý các hộp ghép nối STB.

Ta thấy trong mạng IPTV có 3 dạng luồng tín hiệu: luồng quảng bá BTV, luồng truyền đến địa
điểm theo yêu cầu VOD và luồng nghiệp vụ giá trị gia tăng. Như biểu diễn trên hình 3. Ta xét
các phương thức truyền tín hiệu thị tần. Có 3 phương thức truyền trực tiếp hiện trường, truyền
quảng bá có định thời gian và truyền tới điểm VOD. Khi truyền hình trực tiếp đồng thời ta lấy
nội dung này lưu vào bộ nhớ để phát lại vào truyền hình quảng bá định thời gian hoặc làm nguồn
các tiết mục cho truyền hình VOD. Đối với tiết mục quảng bá có định thời IPTV dùng phương
pháp truyền phát đa điểm IP có tiết kiệm băng tần tức là phương thức multicast. Phương thức
này thực hiện "nhất phát, đa thu". Dùng phương thức này, mỗi tiết mục mạng cáp chỉ phát một
luồng số liệu thời gian thực (real time) không liên quan tới số người xem tiết mục này. Phương
thức này có thể truyền phát cho hàng nghìn thuê bao.

Hình 3

IPTV cung cấp đồng thời hình ảnh (video) và âm thanh (audio) trên mạng cáp. Để đảm bảo chất
lượng của 2 loại tín hiệu trên IPTV dùng phương pháp đồng bộ A/V thông qua một server duy
nhất thu thập các dữ liệu tại hiện trường, văn bản sử dụng theo khuyến nghị truyền dẫn thời gian
thực RTP. IPTV dùng kỹ thuật nén thị tần có hiệu suất cao nên băng tần truyền dẫn tại 800kbit/s
có thể tiếp cận với băng tần thu DVD nên tạo điều kiện cho các nhà khai thác dễ dàng phát triển
các dịch vụ video. Mạng chuyển tải CDN gồm nhiều server cache phân bố tại các khu vực tập
trung thuê bao, Khi có yêu cầu của thuê bao, cache server chuyển lên VOD server trong mạng
nguồn cung cấp, tìm nội dung phù hợp và chuyển tải cho thuê bao sự hoạt động của các server
trong mạng chuyển tải dựa trên kỹ thuật cân bằng phụ tải toàn cục (GSLB). Trong quá trình
truyền đưa multimedia IPTV có thể dùng khóa mật mã đảm bảo độ an toàn của nội dung truyền
dẫn.

IPTV áp dụng các khuyến nghị quốc tế về tiêu chuẩn, như khuyến nghị về truyền dẫn thời gian
thực (RTP), khuyến nghị về khống chế thời gian thực (RTCP)...

IPTV cũng cùng làm việc với máy tính dùng hệ điều hành UNIX, VIC/VAT, Apple và Quick
Time.
Hiện nay cách thức mã hóa video của luồng chủ của IPTV theo MPEG-2, MPEG-4, H.264/AVC;
Real Microsoft UWMV-9. Trong đó, MPEG-2 và MPEG-4 được phát triển mạnh. H.264 là luật
mã hóa thị tần của ITU-T đề xuất thích hợp cho các hệ thống công cộng. Do đó H.264 có khả
năng thành cách mã hóa chính của IPTV.

Như đã nêu ở trên, nghiệp vụ IPTV chính là phục vụ cho các hộ gia đình. Phương thức tiếp nhập
băng rộng tới gia đình thường dùng phương pháp truy nhập ADSL, nhưng vì IPTV thiết lập tới
user nghiệp vụ multimedia thời gian thực và tương tác nên ADSL không thỏa mãn các yêu cầu
của IPTV. Cáp quang truyền dẫn tới tận nhà FTTH được công nhận là phương thức chuyển tải
tối ưu. Cáp quang có băng tần rất rộng và có khả năng truyền dẫn hai hướng đối xứng đảm bảo
được yêu cầu truyền hình ảnh động theo hai hướng với chất lượng cao.

Thiết bị đầu cuối IPTV trong gia đình có 2 loại: một là máy vi tính PC, hai là máy TV + hộp kết
nối STB.

Hộp STB thực hiện 3 chức năng sau:

1. Nối tiếp vào mạng băng tần rộng, thu phát và xử lý số liệu IP và luồng video.

2. Tiến hành giải mã luồng video MPEG-2, MPEG-4, WMV, Real... đảm bảo video VOD hiển
thị lên màn hình ti vi các số liệu...

3. Phối hợp với bàn phím đảm bảo HTML du lịch trên mạng, tiến hành gửi nhận email. Hộp STB
đảm nhiệm các nhiệm vụ trên chủ yếu dựa vào bộ vi xử lý.

Để kết luận ta thấy IPTV ứng dụng kỹ thuật streaming media, thông qua mạng băng rộng truyền
dẫn tín hiệu truyền hình digital đến các thuê bao. Các thuê bao chỉ cần có thiết bị đầu cuối là máy
tính PC hoặc TV+STB là có thể thưởng thức được các chương trình truyền hình phong phú. Hoạt
động của IPTV là hoạt động tương tác trên mạng không chỉ có các chương trình truyền hình
quảng bá mà còn thực hiện truyền hình đến địa điểm theo yêu cầu (VOD). IPTV còn có các dịch
vụ tương tác khác như truyền thoại có hình, email, du lịch trên mạng, học tập từ xa...

IPTV cùng các hoạt động thông tin trên băng tần rộng đã kết hợp được 3 mạng (máy tính + viễn
thông + truyền hình) biểu thị xu thế phát triển của mạng truyền thông tương lai. Các nhà kinh
doanh dịch vụ viễn thông băng rộng không chỉ ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật... mà ở các
nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông... đang phát triển mạnh dịch vụ
IPTV
Truyền hình internet – IPTV

Cuối thập kỷ trước, cùng sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, sự tăng trưởng của
dịch vụ truyền hình cáp số, và đặc biệt là sự ra đời của HDTV đã để lại dấu ấn đối với lĩnh vực
truyền hình. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một phương thức cung cấp dịch vụ
mới còn mạnh hơn với đe dọa sẽ làm lung lay mọi thứ đã có đó là IPTV (Internet Protocol TV).
IPTV đã ra đời, dựa trên sự hậu thuẫn của ngành viễn thông, đặc biệt là mạng băng rộng, IPTV
dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình.

Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng làm thay đổi cả về nội dung và kĩ thuật
truyền hình. Hiện nay IPTV đang là cấp độ cao nhất và là công nghệ truyền hình của tương lai.
Sự vượt trội trong kĩ thuật truyền hình của IPTV là tính năng tương tác giữa hệ thống với người
xem, cho phép người xem chủ động về thời gian và khả năng triển khai nhiều dịch vụ giá trị gia
tăng tiện ích khác trên hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đây cũng là xu
hướng hội tụ của mạng viễn thông thế giới.

Hiện nay trên thế giới đã có một số quốc gia triển khai thành công IPTV. Ở Việt Nam hiện nay,
một số nhà cung cấp đang thử nghiệm dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL.

1. Giới thiệu về IPTV


1.1. Tổng quan
IPTV truyền hình sử dụng giao thức IP là một hệ thống ở đó các dịch vụ truyền hình số cung cấp
tới các thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết nối băng rộng. IPTV thường được cung cấp cùng
với dịch vụ VoD và cũng có thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web
và VoIP, do đó còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng
rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng.

Hệ thống IPTV truyền tải các kênh truyền hình quảng bá và nội dung video, audio theo yêu cầu
chất lượng cao qua một mạng băng thông rộng. Theo tổ chức Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế
ITU thì IPTV là dịch vụ đa phương tiện bao gồm truyền hình, video, audio, văn bản, đồ họa và
dữ liệu qua một mạng IP và được quản lý để cung cấp mức độ yêu cầu của chất lượng dịch vụ và
sự trải nghiệm, tính bảo mật, tính tương tác và độ tin cậy.

1.2. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV


* Tình hình phát triển dịch vụ IPTV trong khu vực
Hiện nay châu Á chiếm gần một nửa tổng số thuê bao TV của các công ty điện thoại trên toàn thế
giới với tổng số thuê bao tối thiểu 32 triệu. Qua đó IPTV sẽ trở thành một dịch vụ có thị trường
rộng lớn tại châu Á một thị trường năng động với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình có mô hình kinh doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý.

Theo Informa Telecoms & Media có đến 13% các hộ sử dụng dịch vụ truyền hình số ở
Singapore sẽ nhận tín hiệu truyền hình số thông qua đường dây DSL, Informa cũng dự báo rằng
DSL sẽ chiếm tới 9,2% các hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8%
ở Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc. PCCW ở Hồng Kông, nhà cung cấp dịch vụ
IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao, đã đưa HDTV và VoD vào cung cấp trên mạng
DSL của mình. SOFTBANK của Nhật Bản cũng đã nhắm đến xây dựng nội dung lên đến 5.000
giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH Video-On-Demand.

Truyền hình cáp vẫn sẽ thống trị đến năm 2010, nhưng sau đó IPTV sẽ thực sự là đối thủ cạnh
tranh với truyền hình số mặt đất và vệ tinh đối với người xem truyền hình châu Á.

* Tình hình phát triển dịch vụ IPTV tại Việt Nam


FPT Telecom là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên chính thức khai thác và cung cấp dịch vụ
IPTV trên hệ thống mạng băng rộng ADSL/ADSL2+ từ ngày 03/03/2006. Hiện FPT đang có gần
100.000 thuê bao ADSL, FPT sẽ cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng IPTV cho các khách hàng này.
Đến tháng 4/2009 Viễn thông VNPT và Công ty Viễn thông số VTC Digicom chính thức ra mắt
dịch vụ IPTV trên mạng ADSL 2+ sau gần 6 năm thử nghiệm với dịch vụ đa dạng như Live TV,
VoD,… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài FPT, VTC thì Viettel cũng đang
chuẩn bị cho quá trình triển khai dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng.

1.3. Ưu điểm và nhược điểm của IPTV


* Ưu điểm
Hỗ trợ truyền hình tương tác: Khả năng hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch
vụ phân phối toàn bộ các ứng dụng truyền hình tương tác. Các loại dịch vụ được truyền tải thông
qua dịch vụ IPTV có thể bao gồm truyền hình trực tiếp chuẩn, truyền hình chất lượng cao
HDTV, trò chơi tương tác và khả năng duyệt Internet tốc độ cao.

Sự dịch thời gian: IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số cho phép dịch thời gian nội
dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và lưu trữ nội dung IPTV để xem sau.

Cá nhân hóa: Một thệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ truyền thông tin hai chiều và
cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa những thói quen xem TV của họ bằng cách cho
phép họ quyết định những gì họ muốn xem và khi nào họ muốn xem.

Yêu cầu về băng thông thấp: Thay vì phân phối trên mọi kênh để tới mọi người dùng, công nghệ
IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ truyền trên một kênh mà người dùng yêu cầu. Đặc điểm
hấp dẫn này cho phép nhà điều hành mạng có thể tiết kiệm băng thông của mạng.

Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị: Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ giới hạn ở việc
sử dụng TV. Người dùng có thể sử dụng máy PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch
vụ IPTV.
* Nhược điểm
Nhược điểm “chí mạng” của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rất cao và sự chậm trễ truyền
tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không thật sự tốt cũng như không đủ băng
thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất dễ bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá
nhiều thời gian để tải về. Thêm vào nữa nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh
thì khi số lượng người xem truy cập vào đông làm cho chất lượng dịch vụ bị giảm sút.

Tuy nhiên công nghệ mạng Internet càng ngày càng phát triển mạnh mẽ đẩy băng thông kết nối
lên cao hơn góp phần giúp IPTV khắc phục nhược điểm nói trên và biến nó trở thành công nghệ
truyền hình của tương lai.

1.4. Cấu trúc mạng IPTV

* Trung tâm dữ liệu IPTV

Trung tâm dữ liệu IPTV nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm truyền hình địa
phương, các nhà tập hợp nội dung, nhà sản xuất nội dung, qua đường cáp, trạm số mặt đất hay vệ
tinh. Ngay khi nhận được nội dung, một số các thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã
hóa và các máy chủ video tới bộ định tuyến IP và thiết bị bảo mật giành riêng được sử dụng để
chuẩn bị nội dung video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP. Ngoài ra, hệ thống quản lý
thuê bao được yêu cầu để quản lý hồ sơ và phí thuê bao của những người sử dụng. * Mạng
truyền dẫn băng thông rộng
Truyền dẫn dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm – điểm. Khi triển khai IPTV trên diện rộng, số
lượng các kết nối điểm – điểm tăng đáng kể và yêu cầu băng thông của cơ sở hạ tầng khá rộng.
Sự tiến bộ trong công nghệ mạng trong những năm qua cho phép những nhà cung cấp viễn thông
đáp ứng một lượng lớn yêu cầu độ rộng băng thông mạng. Mạng truyền hình cáp lai cáp quang
cáp đồng trục và các mạng viễn thông dựa trên cáp quang rất phù hợp để truyền tải nội dung
IPTV.

* Thiết bị người dùng IPTV (IPTVCD)


IPTVCD là thành phần quan trọng trong việc cho phép mọi người có thể truy xuất vào các dịch
vụ IPTV. Thiết bị này kết nối vào mạng băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý dữ liệu video
dựa trên gói IP gửi đến. Thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa
hay loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của lỗi, sự cố mạng khi xử lý nội dung IPTV. Các loại IPTVCD
phổ biến nhất là RG, IP set-top-box. Trong đó RG là modem ADSL trên mạng ADSL và modem
cáp trên mạng truyền hình cáp hai chiều HFC.

* Mạng gia đình


Mạng gia đình kết nối với một số thiết bị kỹ thuật số bên trong một diện tích nhỏ. Nó cải tiến
việc truyền thông và cho phép chia sẻ tài nguyên các thiết bị kỹ thuật số đắt tiền giữa các thành
viên trong gia đình. Mục đích của mạng gia đình là để cung cấp việc truy cập thông tin, như là
tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí, giữa những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia đình,
người dùng có thể tiết kiệm tiền và thời gian bởi vì các thiết bị ngoại vi như là máy in và máy
scan, cũng như kết nối Internet băng rộng có thể được chia sẻ một cách dễ dàng.

2. Hệ thống truyền hình quảng bá IPTV


Các nhà cung cấp dịch vụ IPTV thường cung cấp dịch vụ truyền hình quảng bá đến các thuê bao
của họ và kỹ thuật IP multicast được sử dụng để truyền một kênh truyền hình quảng bá đến nhiều
thuê bao một cách đồng thời. Phần này trình bày về các thành phần được sử dụng trong các hệ
thống IP multicast, kiến trúc hệ thống IPTV multicast, chuyển kênh và dịch thời gian trong IPTV
multicast. Mục đích chính của công nghệ multicast là để bảo đảm rằng các người dùng có thể
chuyển kênh một cách đảm bảo và ngay lập tức trong suốt quá trình xem.

2.1 Các thành phần trong hệ thống IPTV


Có hai kỹ thuật chính trong việc truyền tải nội dung IPTV đó là: multicast nội dung trực tuyến và
VoD.

* Các thiết bị nhận tích hợp IRD


Những thiết bị này được sử dụng để nhận các tài sản video từ một số mạng khác nhau như: các
vệ tinh đến các đường video riêng và các ănten viba. * Các bộ mã hoá thời gian thực
Đây là một hệ thống nén nằm tại trung tâm dữ liệu IPTV, được dùng để tối thiểu hoá khả năng
lưu trữ thông tin mà vẫn duy trì chất lượng của các luồng video và audio để truyền tải đến các
người dùng, do đó băng thông mạng yêu cầu để truyền các luồng video này được giảm bớt.

* Các máy chủ truyền TV quảng bá


Những máy chủ này được cấu hình vào trong các cụm máy chủ cho mục đích làm việc liên tục
và chiệu trách nhiệm truyền nội dung IPTV sử dụng các giao thức đã được chọn tới các người
dùng đầu cuối.

* Một hệ thống chuyển mã IPTV


Hệ thống chuyển mã bao gồm các thiết bị phần cứng đặc biệt được sử dụng để chuyển đổi luồng
video MPEG-2, thậm chí là những nguyên liệu tương tự thành định dạng nén khác như:
H.264/AVC hay VC-1.

* Một hệ thống hỗ trợ kinh doanh và vận hành OBSS


Hệ thống OBSS còn được biết như hệ thống quản lý thuê bao SMS, được sử dụng để kết nối với
các thành phần trong mạng IPTV khác để kích hoạt, thực thi và cung cấp các dịch vụ IPTV trong
thời gian thực để phù hợp với các yêu cầu của khách hàng.

* Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM IPTV


Sử dụng một hệ thống CRM cung cấp cho các nhà điều hành viễn thông tính rõ ràng trong kinh
doanh các gói dịch vụ đặc biệt.

* Một hệ thống bảo mật IPTV


Đầu ra từ hệ thống mã hoá được dẫn đến một hệ thống bảo mật để bảo vệ nội dung. Mục đích
của hệ thống bảo mật IPTV là để giới hạn truy cập của các thuê bao và bảo vệ chống lại việc ăn
cắp nội dung IPTV. Hệ thống bảo mật bao gồm hai phần là: CA và DRM.

* Các máy chủ IP-VoD


Các máy chủ video lưu trữ và đệm các file video. Các máy chủ video thông thường được kết nối
vào một cụm máy chủ, cung cấp các kết nối dư thừa trong trường hợp một máy chủ bị lỗi. Các
máy chủ VoD chạy một phần mềm ứng dụng để yêu cầu hỗ trợ việc quản lý dữ liệu VoD và các
loại đa phương tiện khác.

* Các máy chủ ứng dụng và Middleware Headend IPTV


Middleware IPTV có hai loại là: phần mềm máy chủ và máy khách. Phần mềm máy chủ
middleware được thực thi trên các máy chủ tại trung tâm dữ liệu IPTV.

* Một máy chủ thời gian mạng


Các trung tâm dữ liệu IPTV thông thường sử dụng máy chủ thời gian mạng để cho phép đồng bộ
hoá thời gian giữa các thành phần trong mạng. Việc kết nối với máy chủ này được dễ dàng thông
qua giao thức thời gian mạng NTP.

* Hệ thống chuyển mạch IP


Trung tâm dữ liệu IPTV sử dụng các thiết bị chuyển mạch băng thông rộng để định tuyến các tín
hiệu video giữa các thiết bị nguồn nội dung khác nhau. Các nhà cung cấp dịch vụ thường sử
dụng các thiết bị mạng IP chuẩn như: các router, các switch để thực hiện việc định tuyến các tín
hiệu. Sử dụng các thiết bị mạng chuẩn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ IPTV hợp nhất các tín
hiệu data, video, audio trên một mạng. Điều này cho phép giảm chi phí bảo dưỡng, quản lý mạng
đơn giản và tăng tính linh hoạt của hệ thống chuyển mạch.

* Một Router phân phối


Kiến trúc hệ thống IPTV còn bao gồm bộ định tuyến phân phối tốc độ cao, thiết bị này nằm tại
các headend của các nhà cung cấp dịch vụ và chiệu trách nhiệm truyền tải nội dung IPTV tương
tác đến mạng phân phối. Bộ định tuyến này kết nối trực tiếp tới mạng trục IPTV .

* Mạng phân phối IP


Mạng phân phối IP bao gồm hai phần như : mạng trục và mạng truy cập
- Mạng trục IP chiệu trách nhiệm cho việc tập hợp tất cả nội dung video IP để thêm các loại lưu
lượng khác trong một môi trường triple-play.
- Mạng truy cập sử dụng một kỹ thuật ghép kênh như DSL .. để truyền các dịch vụ được yêu cầu
đến người sử dụng IPTV.

* Các thiết bị người sử dụng IPTV (IPTVCD)


IPTVCD là một thiết bị phần cứng mà để giới hạn một kết nối IPTV. Trong hệ thống IPTV thì
các IPTVCD chính là các RG và các IP set-top-box. Trong một mạng IPTV tất cả những thành
phần này được kết hợp chặt chẽ để truyền các tài sản VoD và một số lượng lớn các kênh SD và
HD.

2.2 Phương pháp truyền nội dung IPTV


Có ba phương pháp truyền nội dung IPTV đó là: truyền unicast, truyền broadcast và truyền
multicast. Trong đó đối với truyền unicast mỗi thuê bao được thiết lập một luồng riêng tới máy
chủ video, do đó nếu có nhiều thuê bao cùng muốn xem một kênh truyền hình thì các kết nối
unicast được thiết lập do đó làm tốn băng thông mạng rất nhiều, phương pháp này chỉ được sử
dụng khi thuê bao có nhu cầu riêng như trong dịch vụ video theo yêu cầu VoD. Còn phương
pháp truyền broadcast sẽ truyền đến tất cả các thiết bị trong mạng kể cả những thiết bị không có
yêu cầu, do đó làm tăng khả năng sử lý của các thiết bị mà không cần thiết, ngoài ra phương
pháp này không được hỗ trợ định tuyến.

Vì vậy, để tiết kiệm băng thông trong quá trình truyền một luồng video đến đồng thời một nhóm
các thuê bao, các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng phương pháp truyền multicast.

Các nhóm và thành viên hình thành hoạt động cơ bản của kỹ thuật multicast, khi triển khai IPTV
mỗi nhóm multicast là một kênh TV quảng bá và các thành viên trong một nhóm thì có quyền
ngang bằng nhau khi xem kênh đó. Với kỹ thuật truyền này thì mỗi kênh IPTV chỉ được truyền
đến các IP set-top-box mà có yêu cầu xem kênh đó. Điều này giữ cho việc tiêu thụ băng thông
tương đối thấp và giảm gánh nặng sử lý trên các máy chủ.
3. Kết luận
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, con người với trình độ dân trí ngày càng cao cho
nên sự đòi hỏi về nhu cầu giải trí càng cao, từ đó dịch vụ IPTV ra đời với các tính năng vượt trội
sẽ mang lại cho con người sẽ được cảm nhận mới về truyền hình mà chỉ có dịch vụ IPTV mới chỉ
có thể đáp ứng được so với các công nghệ truyền hình khác hiện tại, cùng với chi phí giá thành
thấp do đó IPTV sẽ phát triển mạnh mẽ và là dịch vụ truyền hình số 1 trong tương lai không xa.

IPTV là dịch vụ truyền hình qua kết nối băng rộng dựa trên giao thức Internet. Đây là
một trong các dịch vụ Triple-play mà các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đang giới
thiệu trên phạm vi toàn thế giới. Orange/France Telecom khá thành công với gói
dịch vụ Orange TV tại Pháp, Hàn Quốc mở rộng IPTV ra cả nước, PCCW thành công
với dịch vụ IPTV tại Hồng Kông, Nokia Siemens Networks triển khai IPTV tại Ba Lan
(4/2007),… IPTV đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh.

TS. Lê Nhật Thăng, KS. Bùi Vân Anh, Th.S Vũ Thúy Hà,
Th.S. Nguyễn Xuân Hoàng, KS. Nguyễn Thu Hiên

1. Giới thiệu
IPTV là dịch vụ truyền hình qua kết nối băng rộng dựa trên giao thức Internet. Đây là
một trong các dịch vụ Triple-play mà các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đang giới
thiệu trên phạm vi toàn thế giới. Orange/France Telecom khá thành công với gói
dịch vụ Orange TV tại Pháp, Hàn Quốc mở rộng IPTV ra cả nước, PCCW thành công
với dịch vụ IPTV tại Hồng Kông, Nokia Siemens Networks triển khai IPTV tại Ba Lan
(4/2007),… IPTV đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh, theo Telecom Asia
(http://www.iptv-asia.net/), số thuê bao IPTV ở riêng khu vực châu Á- Thái Bình
Dương sẽ gia tăng 75% mỗi năm, đạt 34,9 triệu thuê bao và doanh thu 7 tỷ USD vào
năm 2011.

Tại Việt Nam, IPTV đã trở nên khá gần gũi đối với người sử dụng Internet tại Việt
Nam. Các nhà cung cấp như VNPT, FPT, SPT, VTC đã đưa IPTV, VoD... ra thị trường
nhưng ở phạm vi và quy mô nhỏ.

Xu hướng phát triển mạng thế hệ sau NGN hiện nay là chuyển từ Softswitch sang
IMS do IMS đem lại khả năng cung ứng dịch vụ đa phương tiện cho người sử dụng
đầu cuối mà không bị phụ thuộc vào vị trí, công nghệ truy nhập mạng và vào thiết bị
đầu cuối của người sử dụng. IMS hỗ trợ các loại hình dịch vụ khác nhau (thoại, dữ
liệu, hình ảnh và khả năng tích hợp của cả ba loại hình dịch vụ nói trên - Tripple Play
mà điển hình là dịch vụ IPTV), các công nghệ mạng và các thiết bị đầu cuối. Đặc biệt,
trên nền tảng IMS, yếu tố di động và truy nhập không dây trở nên khả thi, càng tạo
điều kiện cho IPTV phát triển thành một trong những dạng dịch vụ Quad-Play.

Ở trong nước đã có một số nghiên cứu về IPTV và IMS, tuy nhiên những nghiên cứu
về phát triển ứng dụng IPTV trên IMS-NGN chưa được đầy đủ và hệ thống. Ở nước
ngoài đã có một số các hãng lớn như Alcatel-Lucent, Ecrisson, Fokus ... đã bắt đầu
triển khai phát triển một số mô hình thử nghiệm IPTV trên IMS-NGN.

2. Tổng quan về công nghệ IPTV

Hình 1: Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV

IPTV là công nghệ truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng (NSD) qua
Internet băng rộng. Ngoài các dịch vụ truyền hình quảng bá thông thường, Video
theo yêu cầu (Video on Demand – VoD), IPTV còn hỗ trợ sự tương tác giữa người
xem với chương trình và đây cũng chính điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV.
Không đơn thuần là truyền hình như truyền hình cáp truyền thống, IPTV là một tổng
thể chuỗi các dịch vụ truyền hình có tính tương tác. Ngoài việc tự do lựa chọn
chương trình truyền hình hay phim muốn xem, NSD có thể tham gia các cuộc hội
thảo từ xa, chơi game, mua hàng qua TV hoặc viết blog video (vlog), nhắn tin qua
TV,… Mô hình chi tiết về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV được chỉ ra trong Hình 1.

Hệ thống gồm các khối chức năng chính sau đây:


- Hệ thống cung cấp nội dung: cung cấp nguồn dữ liệu thu, nhận và xử lý các dữ liệu
chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn
khác để chuyển sang hệ thống Head-end.

- Hệ thống Head-end thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ các
nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội dung
này thành các luồng dữ liệu IP ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Hiện nay tín hiệu
video chủ yếu được mã hóa MPEG-4/H.264 đảm bảo tốc độ khá thấp, cho phép triển
khai tốt trên mạng truy nhập xDSL. Các chương trình sau khi được mã hóa sẽ được
phân phối tới khách hàng trên các luồng IP Multicast qua mạng truy nhập và mạng
lõi IP. Các chương trình này có thể được mật mã bởi các hệ thống bảo vệ nội dung.
Tùy vào chương trình được chọn, STB của khách hàng sẽ chuyển tới luồng multicast
tương ứng sử dụng giao thức Internet Group Management Protocol (IGMP).

- Hệ thống Middleware: có vai trò gắn kết một số thành phần logic thành một hệ
thống phần mềm IPTV/video hoàn chỉnh hơn. Hệ thống Middleware cung cấp giao
diện NSD cho cả dịch vụ băng rộng và theo yêu cầu. Hệ thống này cũng được sử
dụng như phần mềm liên kết để tích hợp các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác
nhau thành một mức ứng dụng. Middleware cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội
dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời
vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai.

- Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ thống quản
lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các
chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này thường được thiết
lập phân tán, cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và
yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Tín hiệu video sẽ được phát qua luồng IP multicast
tới STB và thông qua giao thức RSTP khách hàng có thể dừng tín hiệu hoặc tua
ngược, xuôi tương tự như xem qua đầu DVD.

- Hệ thống quản lý bản quyền (DRM): giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình,
như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên
Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB phía thuê bao.

- Mạng truyền tải: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp đến
khách hàng. Ngoài yêu cầu mạng lõi tốc độ cao trên nền công nghệ IP, để đảm bảo
chất lượng cho dịch vụ IPTV hiện nay phần mạng truy nhập thường sử dụng các
đường truyền như cáp quang, xDSL. Trong thời gian tới, với sự phát triển của mạng
truy nhập vô tuyến băng rộng và các kiến trúc mạng mới, dịch vụ IPTV sẽ được cung
cấp cho cả các thiết bị di động.

- Set-top Box (STB): Thiết bị đầu cuối phía khách hàng cho phép thu, giải mã và hiển
thị nội dung trên màn hình TV. STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết nối với
các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy nhập Web.
- Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Hỗ trợ quản lí mạng và tính cước cho dịch vụ
IPTV của khách hàng.

3. Công nghệ IPTV trên IMS-NGN


Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu triển khai các dịch vụ triple play trên DSL,
trong đó IPTV là một thành phần dịch vụ quan trọng. Giải pháp phát triển dịch vụ là
rất cần thiết để giữ chân khách hàng, phát triển thị trường chia sẻ và tăng lợi nhuận
cho các dịch vụ quảng bá trên thị trường băng rộng đang cạnh tranh ngày càng dữ
dội. Tuy nhiên mỗi dịch vụ trong nhóm dịch vụ triple play này (như IPTV, VoIP) lại có
cơ cấu điều khiển dịch vụ, các hệ thống hỗ trợ tính cước và điều hành riêng của nó,
điều này làm tăng sự phức tạp của toàn thể kiến trúc dịch vụ triple play. Hơn nữa,
các nhà cung cấp dịch vụ cần phải phân biệt dịch vụ của mình với các nhà cung cấp
dịch vụ khác có cùng nhóm dịch vụ. Trong phần này sẽ nghiên cứu về các nền tảng
tương tác dịch vụ IPTV và IMS nhằm làm giảm độ phức tạp của mạng và mô hình kiến
trúc của IPTV trên nền IMS.

Kiến trúc IPTV trên nền IMS có thể cung cấp các dịch vụ IPTV được điều khiển và xử
lý bởi IMS và có thể chuyển tiếp độc lập các dịch vụ IPTV với mạng truyền tải IP bên
dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc này, trước hết ta tìm hiểu quá trình phát triển
của IPTV theo hướng NGN.

3.1 Sự phát triển kiến trúc IPTV theo hướng NGN


Sự phát triển này bao gồm một quá trình gồm bốn bước như trong Hình 2.

Hình 2: Các bước phát triển chính của IPTV

- Kiến trúc non-NGN-based IPTV


Kiến trúc non-NGN-based IPTV hiện đang được triển khai rộng rãi cho các dịch vụ
IPTV trên thị trường. Có thể có sự tương tác giữa kiến trúc này với các phân hệ NGN
nhưng nhìn chung các dịch vụ IPTV trên IPTV middleware được sở hữu riêng đều sử
dụng riêng một lớp ứng dụng và điều khiển dịch vụ.

- Kiến trúc IPTV dựa trên NGN non-IMS


Kiến trúc này cho phép khả năng tương tác và tương hỗ, thông qua các điểm tham
chiếu., giữa các chức năng IPTV chuyên dụng (chẳng hạn, các chức năng điều khiển
IPTV) và một số phần tử NGN sẵn có như các phần tử điều khiển truyền tải của phân
hệ điều khiển và cho phép tài nguyên (RACS) hay phân hệ gắn với mạng (NASS).
Trong bước này, phân hệ IPTV chuyên dụng được sử dụng trong NGN để cung cấp
tính năng IPTV yêu cầu (ví dụ, các chức năng giao giap tiếp client, hồ sơ NSD, điều
khiển IPTV) và tích hợp các thành phần IPTV trong khung kiến trúc NGN.
- Kiến trúc IPTV dựa trên IMS-NGN
Định rõ các chức năng của IPTV trên phân hệ IMS và cho phép tái sử dụng tính năng
IMS và các cơ chế thiết lập, điều khiển dịch vụ sử dụng giao thức SIP.

- Kiến trúc hội tụ của non-IMS va IMS IPTV


Đây là kết hợp và hội tụ giữa hai kiến trúc IPTV dựa trên IMS và non-IMS trong một
cấu hình chung để cung cấp các kiểu hội tụ của các dịch vụ IPTV.

So sánh đánh giá các loại kiến trúc


Ở mỗi bước phát triển đều có thêm các chức năng cũng như đặc điểm hệ thống để
cung cấp các giá trị mới cho các dịch vụ IPTV, chẳng hạn, tăng QoE (Quality of
Experience) cho NSD đầu cuối để hội tụ TV với hệ thống viễn thông khác và các dịch
vụ đa phương tiện tương tác. Các thuộc tính mới được giới thiệu nhanh gọn dễ hiểu
cùng với chi phí vận hành giảm là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các hệ thống IPTV.

So với giải pháp IPTV sử dụng riêng biệt (loại 1), NGN-based IPTV (loại 2) đã chuẩn
hoá chức năng phân phối phương tiện và điều khiển IPTV. Phân hệ NGN-based IPTV
cho phép tích họp các user profile và các giao diện của NGN với các phân hệ RACS
và NASS để thu được các thuộc tính mới và sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên mạng.

Sự phát triển lên kiến trúc IPTV dựa trên IMS-NGN (loại 3) và kiến trúc hội tụ của NGN
IMS và non-IMS-IPTV dựa trên việc nhận định IMS như một nền tảng điều khiển dịch
vụ đồng nhất làm tăng tầm quan trọng đối với các dịch vụ NGN trong tương lai. Tuy
nhiên các dịch vụ NGN trong tương lai không chỉ dựa trên nền IMS. Vì vậy có thể
thấy trước sự kết hợp và hội tụ IMS và non-IMS IPTV tới IPTV hội tụ trên nền NGN
trong tương lai.

3.2 Ưu điểm của kiển trúc IPTV trên IMS-NGN


IPTV dựa trên IMS-NGN có nhiều ưu điểm như hỗ trợ tính năng di động, tương hỗ với
các dịch vụ NGN, cá nhân hoá dịch vụ, tương thích phương tiện và các dịch vụ di
động như các dịch vụ quadruple-play.

Hơn nữa, với việc ứng dụng và tái sử dụng đặc tính IMS sẵn có để hỗ trợ các dịch vụ
IPTV, có thể tối ưu hoá và tái sử dụng các đặc tính NGN về những vấn đề sau:
- Đăng ký và nhận thực người dùng tích hợp (ví dụ, báo phát sign-on đơn, nhận dạng
người dùng đồng nhất)
- Quản lý thuê bao điện thoại của người dùng, tập trung hồ sơ người dùng, chính
sách người dùng linh hoạt và cá nhân hoá dịch vụ.
- Quản lý phiên, định tuyến, khởi đầu dịch vụ (service trigger), đánh số.
- Tương tác với các nhà cho phép dịch vụ (hiện diện, nhắn tin, quản lý nhóm…).
- Hỗ trợ Roam (chuyển vùng) và Nomadic (Lưu động).
- Chất lượng dịch vụ (QoS) và điều khiển ngang hàng.
- Ghi cước (billing) và tính cước đồng nhất.

Ngoài ra, IPTV dựa trên IMS-NGN còn cho phép tương thích giữa luồng dữ liệu IPTV
với các tài nguyên mạng sẵn có và khả năng kết cuối người dùng. Do vậy, người
dùng có thể truy nhập dịch vụ IPTV không chỉ ở nhà mà cả khi di chuyển sử dụng một
đầu cuối di đông. Do đó, IMS-NGN-based IPTV cũng cho phép hội tụ giữa cố định và
di động.

IPTV dựa trên IMS-NGN cũng cho phép điều khiển linh hoạt các dịch vụ IPTV nhờ việc
điều khiển phiên sử dụng giao thức SIP. Chẳng hạn, một người dùng có thể sử dụng
một đầu cuối IMS để điều khiển bộ ghi IPTV của nó từ xa. Việc chuyển giao các phiên
IPTV tích cực (active) giữa các màn hình khác nhau, từ một laptop tới một thiết bị
truyền hình cũng là một nhân tố thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ IPTV.

3.3 Giải pháp phát triển ứng dụng IPTV trên IMS-NGN của ETSI TISPAN
Kiến trúc chức năng phát triển ứng dụng IPTV trên IMS-NGN bao gồm các chức năng
chính và các điểm tham chiếu được định nghĩa trong ETSI TISPAN bao gồm các chức
năng điều khiển dịch vụ, chức năng điều khiển và phân phối phương tiện (Hình 3).

Thiết bị người dùng (UE) có thể giao tiếp với các server ứng dụng IPTV (bao gồm các
chức năng điều khiển dịch vụ) thông qua nhiều giao diện khác nhau thực hiện các
mục đích khác nhau, cụ thể, thông qua giao diện Gm tới lõi IMS để quản lý phiên,
thông qua giao diện Ut để cấu hình hồ sơ dịch vụ, hay qua giao diện Xa để tương tác
với các tính năng lựa chọn dịch vụ.

Hình 3: Kiến trúc IPTV trên nền IMS-NGN của TISPAN

Mỗi UE có ít nhất bốn giao diện dành cho việc điều khiển phương tiện thông qua Xc
và phân phối phương tiện thông qua Xd, cũng như giao diện Gm tới IMS-NGN và giao
diện ảo Xt tới các máy chủ ứng dụng IPTV. Các giao diện Ut và Gm hoàn toàn tương
thích với các đặc tính kỹ thuật của 3GPP IMS. Máy chủ ứng dụng IPTV sử dụng giao
diện điều khiển dịch vụ IMS (ISC) để giao tiếp với các chức năng điều khiển dịch vụ
IMS-NGN. Các chức năng điều khiển phương tiện (MCF) có thể điều khiển các chức
năng phân phối năng lượng qua điểm tham chiếu Xp cho phép xây dựng một cơ sở
hạ tầng phân phối phương tiện được cấp phát và có thể thay đổi phạm vi hạ tầng.

3.3.1 Các thành phần chức năng


Các thành phần chuyên dụng cho IPTV trên IMS-NGN bao gồm các chức năng được
trình bày cụ thể dưới đây.

a. Chức năng điều khiển dịch vụ đa phương tiện (MSCF)


Chức năng này xử lý yêu cầu về IPTV, nó đóng vai trò là phần tử điều khiển phiên và
dịch vụ của tất cả các dịch vụ IPTV. Thành phần chức năng này cũng chịu trách
nhiệm tương tác với lõi IMS-NGN trên lớp điều khiển dịch vụ. Chức năng điều khiển
dịch vụ chứa tất cả các chức năng phục vụ cho mỗi dịch vụ IPTV và do đó có thể sử
dụng lại như các chức năng server ứng dụng IPTV cụ thể, hay như các phần tử có
chức năng riêng biệt phụ thuộc vào khả năng thực hiện. (Do đó, chúng ta sử dụng
thực thể chức năng riêng biệt gọi là Chức năng điều khiển dịch vụ đa phương tiện -
MSCF).

Nhiệm vụ chung của MSCF là:


- Thiết lập phiên và điều khiển dịch vụ cho các ứng dụng IPTV.
- Tương tác với lõi IMS và S-CSCF để thực hiện các yêu cầu IPTV (tiếp nhận, phê
chuẩn và thực hiện các yêu cầu dịch vụ IPTV của người dùng).
- Cho phép dịch vụ và phê chuẩn yêu cầu người dùng về nội dung được lựa chọn dựa
trên thông tin hồ sơ người dùng.
- Lựa chọn các chức năng điều khiển/phân phối phương tiện IPTV phù hợp.
- Thực hiện điều khiển tín dụng.
MSCF có thể sử dụng hồ sơ IPTV để điều chỉnh theo yêu cầu khách hàng. Chẳng hạn,
có thể sử dụng danh sách kênh đã được đặt mua để lọc ra danh sách các kênh giới
thiệu cho khách hàng.

b. Chức năng điều khiển phương tiện IPTV (IMCF)


Chức năng phương tiện IPTV bao gồm chức năng điều khiển phương tiện (MCF) và
chức năng phân phối phương tiện (MDF). Một nguyên lý thiết kế quan trọng đối với
chức năng này là kiến trúc phân phối phương tiện phân cấp và linh hoạt.

Chức năng chính của các MCF như sau:


- Lựa chọn các MDF thích hợp.
- Truyền bá nội dung tới các mạng phân bố.
- Quản lý việc phân bố quyền sở hữu (một gói nội dung) giữa các MDF và thiết bị
người dùng.
- Chức năng điều khiển bảo vệ nội dung (chính sách cấp phép điều khiển qua IMDF),
phê chuẩn việc đăng ký nội dung đặc biệt cho người sử dụng).
- Áp dụng chính sách quản lý phân bố (theo giới hạn về không gian riêng hoặc tạm
thời).
- Quản lý lưu trữ trong hệ thống phân phối.
- Ánh xạ ID nội dung và vị trí nội dung trong IMDF riêng.
- Quản lý tương tác với UE (ví dụ, xử lý các lệnh ghi hình hay các lệnh IGMP).
- Quản lý việc giữ lại các sự kiện đang chiếu trực tiếp (Ghi hình cá nhân mạng – PRV,
dịch thời mạng TV – “time-shift”).
- Lựa chọn thông tin thống kê về việc sử dụng dịch vụ.
- Phát thông tin tính cước.

c. Chức năng phân phối phương tiện IPTV (IMDF)


Ban đầu MDF chỉ chịu trách nhiệm phân phối phương tiện tới thiết bị người dùng
(trong miền IPTV, phương tiện có thể là video, voice, data). Hiện nay tính năng phân
phối phương tiện được mở rộng thành 3 phần tử chức năng sau:

- Interconnect (I-IMDF): chức năng này xử lý nội dung phương tiện và nhập nội dung
CoD, metadata và nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời tiếp nhận các luồng trực tiếp từ
đầu cuối IPTV hay tiếp nhận trực tiếp từ các nguồn tài nguyên của nhà cung cấp nội
dung.

- Serving (S-IMDF): chức năng này xử lý quy trình của nội dung (mã hoá, bảo vệ nội
dung, chuyển mã sang các dạng thức khác), lưu trữ nội dung và metadata cùng với
việc truyền bá thông tin nội dung trong IPTV IMS.

- Primary (P-IMDF): chức năng này là điểm liên lạc sơ cấp, nó cung cấp các tính năng
streaming cho tất cả các dịch vụ theo định dạng, chất lượng yêu cầu với phương
thức phát cụ thể (phát đa điểm/ phát duy nhất/quảng bá).

Chức năng phân phối phương tiện có thể được phân chia theo loại dịch vụ (Quảng
bá: BC; Nội dung theo yêu cầu: CoD; Ghi video cá nhân: PVR) hoặc theo các chức
năng phụ. Do đó, chức năng này bao gồm các nội dung phụ sau:
- Metadata: được sử dụng để cung cấp thông tin người dùng, mô tả nội dung, asset
(sở hữu) như dữ liệu SDS, EPG, hoặc VoD. Nó có thể cung cấp bất kỳ loại metadata
nào, được chuẩn hoá thích hợp.

- Assets: CoD-MDF được thiết kế để phân phối assets tới thiết bị người dùng. Các
asset này được truyền bá trước tới P-/S-IMDF nhờ IMCF phụ thuộc vào khả năng sẵn
có, tính phổ biến và vùng nội dung bao hàm trong nó.

d. Chức năng lựa chọn và phát hiện dịch vụ


Chức năng phát hiện và lựa chọn dịch vụ (SDF và SSF) cung cấp thông tin yêu cầu
đối với một UE để lựa chọn dịch vụ. Các chức năng này cũng chịu trách nhiệm cung
cấp thông tin về các dịch vụ IPTV có khả năng truy cập, thông tin này đi kèm với dịch
vụ. Trong IMS-NGN-based IPTV, có thể sử dụng một hay nhiều SSF để cung cấp thông
tin dịch vụ cũng như thông tin ưu tiên người dùng cá nhân. Ngoài ra còn yêu cầu
thông tin chỉ dẫn chương trình điện tử hay chỉ dẫn chương trình phục vụ chứa
metadata và thông tin về tài nguyên phân phối phương tiện.

Nhiệm vụ của SDF:


- Cung cấp thông tin đi kèm với dịch vụ
- Phát hiện dịch vụ cá nhân.
Thông tin đi kèm dịch vụ bao gồm các địa chỉ SSF dưới dạng các URI hoặc địa chỉ IP.

Nhiệm vụ của SSF:


- Cung cấp thông tin lựa chọn dịch vụ cá nhân và thông tin cần thiết để cá thể hoá
việc lựa chọn dịch vụ. SSF có thể phát thông tin này một cách tuỳ ý. Nó cũng có thể
nhận và chuyển tiếp thông tin này. Trường hợp thông tin lựa chọn dịch vụ là thông
tin cá nhân thì nó phải được phân phối qua chế độ unicast. Ngược lại, thông tin này
sẽ được phân phối qua chế độ multicast hoặc unicast.
- Cung cấp thông tin trình diễn lựa chọn dịch vụ một cách tuỳ chọn. Thông tin này
được cá thể hoá khi nó được chuyển tiếp qua chế độ unicast.

e. UPSF
UPSF lưu trữ hồ sơ người dùng IMS và dữ liệu hồ sơ chuyên dụng cho IPTV. Nó giao
tiếp với thực thể chức năng điều khiển dịch vụ IPTV tại điểm tham chiếu Sh và với lõi
IMS-NGN tại điểm tham chiếu Cx. Lõi IMS-NGN và ISCF có thể sử dụng các dịch vụ
của thực thể chức năng cấp phát thuê bao điện thoại để tìm địa chỉ của UPSF. SLF
giao tiếp với ISCF tại điểm tham chiếu Dh và với lõi IMS-NGN tại điểm tham chiếu Dx.

3.3.2 Các giao diện


Có 5 giao diện chuyên dụng cho IPTV trên IMS-NGN.
a. Điểm tham chiếu Xa
Điểm tham chiếu Xa nằm giữa UE và SSF. UE sử dụng điểm này để lựa chọn dịch vụ
phù hợp.

b. Điểm tham chiếu Xc


Xc là điểm tham chiếu end-to-end logic nằm giữa UE và thực thể chức năng điều
khiển phương tiện IPTV (IMCF) để thay đổi các bản tin điều khiển phương tiện dành
cho luồng phương tiện IPTV.
c. Điểm tham chiếu Xd
Xd là điểm tham chiếu xuyên suốt (end-to-end) logic nằm giữa UE và thực thể chức
năng phân phối phương tiện IPTV được sử dụng để phân phối dữ liệu phương tiện.
d. Điểm tham chiếu y2
Điểm tham chiếu y2 nằm giữa S-CSCF và thực thể chức năng điều khiển phương tiện
IPTV (IMCF), mang các bản tin báo hiệu điều khiển dịch vụ IPTV phát từ ISCF để điều
khiển IMCF.
Trong trường hợp CSCF và MCF nằm ở các miền quản trị khác nhau thì các luồng
báo hiệu sẽ đi qua IBCF.
e. Điểm tham chiếu Xp
Điểm tham chiếu Xp nằm giữa MCF và MDF, điều khiển các phiên phân phối phương
tiện để hỗ trợ việc thiết lập phiên khi nội dung được phân phối qua một và nhiều thực
thể chức năng phân phối phương tiện.

4. Kết luận
Trước sự phát triển mạnh mẽ của của mạng thế hệ sau và các dịch vụ giá trị gia tăng
trên đó, với lộ trình chuyển đổi từ softswitch sang IMS đã trở nên rõ ràng nhằm
hướng tới sự hội tụ giữa di động và cố định - cung cấp nhiều loại hình dịch vụ hội tụ
khác nhau mà trong đó có IPTV, các nhà khai thác mạng nên bắt đầu đầu tư vào việc
nghiên cứu và triển khai dịch vụ IPTV trên IMS-NGN để mở rộng hơn nữa khả năng
đáp ứng của dịch vụ này mà trước mắt là hỗ trợ tính di động cho dịch vụ IPTV trở
thành Quad-Play
Báo cáo luận văn tốt nghiệp
Chương II: Các kỹ thuật phân phối mạng IPTV
Trần Trung Hiếu
D07VTH1
18
2.2.1.3 GPON
Mạng quang thụ động GPON là hệ thống truy cập dựa trên tiêu chuẩn G.984 của ITU-T.
GPON về cơ bản là nâng cấp cho BPON, GPON hỗ trợ cho các tốc độ truyền dẫn hướng
xuống cao hơn, cụ thể là 2,5 Gbits hướng xuống và 1,5 Gbits hướng lên,

đây là các tốc độ đạt được cho khoảng cách lên tới 20 km. Ngoài ra GPON còn hỗ trợ
các giao thức như Ethernet, ATM và SONET, và các đặc tính bảo an được cải tiến.

GPON cung cấp các hỗ trợ đa giao thức cho phép các nhà khai thác mạng tiếp tục cung
cấp cho khách hàng các dịch vụ viễn thông truyền thống, trong khi cũng dễ d àng giới thiệu
các dịch vụ mới như IPTV vào hạ tầng mạng của họ. Bảng 2.1 tóm tắt đặc tính của các công
nghệ mạng PON được sử dụng để truyền tải tín hiệu IPTV.

Với sự quan tâm phát triển công nghệ mạng PON trong tương lai thành mạng truy
cập dịch vụ đầy đủ, IEEE tiếp tục phát triển mạng PON thế hệ tiếp theo. Tại thời điểm
này, đã b ắt đầu có hai công nghệ mạng PON mới đó là WDM-PON và 10G-PON.
Bảng 2.1 So sánh các công nghệ mạng PON: BPON, EPON và GPON
Tiêu chuẩn ITU-T Tốc độ dữ liệu
Giao thức truyền dẫn
BPON
G.983
Up: 155 Mbps
Chủ yếu là ATM và IP trên
Down: 622 Mbps
Ethernet cũng được sử dụng
GPON
G.984
Up: 1,5 Gbps
Ethernet và SONET
Down: 2,5 Gbps
EPONP 802.3ah
Up: 1,25 Gbps
Gigabit Ethernet
Down: 1,25 Gbps
2.2.2 Mạng quang tích cực

Mạng quang tích cực AON (Active optical network) sử dụng các thành phần điện giữa
trung tâm dữ liệu IPTV và đầu cuối người dùng. Trong thực tế, cấu trúc mạng AON sử dụng
các chuyển mạch Ethernet đặt tại vị trí giữa trung tâm dữ liệu IPTV và

điểm kết cuối của mạng cáp quang.


2.3 IPTV phân phối trên mạng ADSL

Trong một vài năm gần đây có một số lớn các công ty điện thoại trên khắp thế giới tuyên
bố tham gia vào thị trường IPTV. Sự tham gia của các công ty viễn thông vào thị trường đầy
tiềm năng này, dẫn đến kết quả là các nhà cung cấp truyền hình cáp và mạng băng rộng
không dây đưa ra các dịch vụ thoại và truy cập Internet để cạnh tranh. Đáp lại, các công ty
viễn thông đang nắm giữ thuận lợi là hạ tầng mạng DSL bắt
đầu đưa ra các dịchvụ truyền hình thế hệ tiếp theo cho thuê bao của họ. Chú ý rằng

DSL là công nghệ cho phép các nhà cung cấp viễn thông phân phối các dịch vụ băng thông
lớn trên sợi dây cáp đồng đang dùng chỉ để truyền thoại. Nó làm biến đổi hạ tầng mạng cáp
điện thoại đang tồn tại giữa tổng đài nội hạt và điện thoại nhà khách

hàng thành đường dâysố tốc độ cao. Đây là khả năng cho phép các công ty điện thoại
sử dụng mạng đang có của họ để cung cấp các dịch vụ dữ liệu Internet tốc độ cao cho
thuê bao.
Băng thông là một vấn đề quan trọng trong việc phân phối các dịch vụ IPTV thế
hệ mới. Một số mạng băng rộng dựa trên DSL hiện có được kế thừa từ các chuẩn DSL,

Báo cáo luận văn tốt nghiệp


Chương II: Các kỹ thuật phân phối mạng IPTV
Trần Trung Hiếu
D07VTH1
19

nó không chỉ đơn giản là có khả năng hỗ trợ các dịch vụ video tốc độ cao. Hầu hết các mạng
đó bị hạn chế trong việc phân phối luồng dữ liệu IP tới mỗi hộ gia đình. Trong một số trường
hợp nó không thể gửi tín hiểu truyền hình chất lượng chuẩn trên mạng truy cập DSL. Việc
tăng quá trình thực thi được yêu cầu cho IPTV có thể đạt được bằng cách triển khai các
công nghệ DSL như ADSL, ADSL2+ và VDSL. Tổng quan về các công nghệ và cách thức
hoạt động được tìm hiểu trong các phần sau.

2.3.1 ADSL
Đường dây thuê bao kỹ thuật số bất đối xứng ADSL là k ỹ thuật trong họ xDSL
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên các mạng viễn thông thế giới. ADSL là công

nghệ kết nối điểm – điểm, nó cho phép các nhà cung cấp viễn thông phân phối các dịch vụ
băng thông rộng trên đường dây cáp đồng điện thoại đang tồn tại. Nó được gọi là “bất đối
xứng” vì thông tin được truyền từ trung tâm dữ liệu tới thiết bị IPTVCD

nhanh hơn thông tin được truyền từ IPTVCD tới trung tâm dữ liệu.Cũng vì thế đặc
tính kết nối điểm – điểm của ADSL loại trừ được các biến đổi về băng thông của môi
trường mạng chia sẻ.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật đặc trưng, ADSL cho phép tốc độ downstream là 8
Mbps và tốc độ upstream là 1,5 Mbps. Bởi vậy, một kết nối ADSL chỉ đủ cho đồng thời hai
kênh truyền hình quảng bá theo chuẩn MPEG-2 và một kết nối Internet tốc độ cao. Điểm trở
ngại chính của ADSL là phụ thuộc vào khoảng cách tính từ trung tâm dữ liệu của nhà cung
cấp tới nhà khách hàng. Nếu nhà khách hàng ở gần trung tâm dữ liệu thì chất lượng dịch vụ tốt
hơn những nhà ở xa. Dịch vụ ADSL giới hạn khoảng cách trên là 18.000 ft hay 5,5 Km.
Các thiết bị ADSL cung cấp một kết nối kỹ thuật số trên mạng PSTN, tuy nhiên tín hiệu
truyền là tín hiệu tương tự. Các mạch ADSL phải sử dụng tín hiệu tương tự vì mạng mạch
vòng nội hạt (local loop) không có khả năng truyền các tín hiệu mã hóa dạng số. Vì thế, một
modem tại trung tâm dữ liệu IPTV chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu số thành các tín hiệu
tương tự để có thể truyền được. Tương tự, tại nhà khách hàng cũng có một modem chịu trách
nhiệm chuyển đổi các tín hiệu tương tự thành tín hiệu số ban đầu trước khi đi vào thiết bị
IPTVCD.

Các thiết bị được sử dụng để triển khai dịch vụ IPTV trên mạng ADSL như trên
hình 2.2 bao gồm:

Modem ADSL: tại nhà thuê bao có một bộ thu phát ADSL hoặc modem.
Modem thường kết nối bằng cổng USB hoặc giao tiếp Ethernet từ mạng gia
đình hoặc PC tới đường line DSL. Đa s ố modem hiện này đều được tích hợp
chức năng định tuyến để hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu và truy cập Internet tốc độ
cao.

Bộ lọc POTS: người dùng được kết nối với Internet bằng kết nối băng thông

rộng ADSL sẽ sử dụng một thiết bị gọi là bộ lọc POTS để lọc tín hiệu dữ liệu từ các tín hiệu
thoại. Bộ lọc sẽ lọc tín hiệu tới thành tín hiệu tần số thấp đưa tới điện thoại và tần số cao đưa
tới mạng gia đình.

DSLAM – Digital Subscriber Line Access Multiplexer: bộ gép kênh truy cập
đường dây thuê bao số. Tại mỗi tổng đài khu vực (Regional Office) của nhà
cung cấp dịch vụ IPTV, DSLAM nhận các kết nối của thuê bao trên đường
Báo cáo luận văn tốt nghiệp
Chương II: Các kỹ thuật phân phối mạng IPTV
Trần Trung Hiếu
D07VTH1
20
dây cáp đồng, tập hợp chúng lại và k ết nối trở lại trung tâm dữ liệu IPTV
bằng cáp quang tốc độ cao dựa trên mạng đường trục. Để triển khai IPTV,
DSLAM thường hỗ trợ truyền dẫn đa điểm (multicast) vì thế không cần phải

tái tạo lại các kênh cho từng yêu cầu từ một người xem IPTV. DSLAM chịu trách nhiệm
trong việc phân phối nội dung IPTV từ tổng đài khu vực tới các thuê bao IPTV. DSLAM có
hai loại là DSLAM lớp 2 và DSLAM nhận biết IP.

Hình 2.2 IPTV trên cấu trúc mạng ADSL


o

DSLAM lớp 2: hoạt động tại lớp 2 trong mô hình OSI và thực hiện các

chức năng như chuyển mạch lưu lượng giữa Ethernet và ATM, chuyển tiếp các lưu lượng
mạng ngược dòng (up-stream) và ngăn ngừa can nhiễu giữa các thêu bao IPTV. Việc chuyển
mạch giữa các mạch ảo ATM và các

gói Ethernet ngược dòng được dễ dàng bằng cách sử dụng cơ chế bắc cầu.
o

DSLAM nhận biết IP: hỗ trợ các giao thức IP hoạt động tại lớp 3 trong

mô hình OSI. Các chức năng tiên tiến được tích hợp trong các DSLAM nhận biết IP là tái tạo
các kênh truyền hình quảng bá và kênh thực hiện theo lệnh.

Công nghệ ADSL là một ý tưởng cho các dịch vụ tương tác khác nhau, tuy nhiên,
đó không phải là giải pháp tốt nhất để phân phối nội dung IPTV do các nguyên nhân
sau:

Tốc độ dữ liệu: tốc độ tối đa của ADSL là 8 Mbps chỉ hỗ trợ sử dụng tốt cho
hai kênh truyền hình chất lượng cao và một số lưu lượng Internet, tuy nhiên,

You might also like