You are on page 1of 8

Chương 2: BÁO HIỆU TRÊN ĐƯƠNG DÂY THUÊ BAO

Quá trình báo hiệu trên đường dây thuê bao được phân thành
hai hướng theo giản đồ như sau:
SƠ ĐỒ
1/.Báo hiệu trên đường đây thuê bao gọi
Trong các mạng điện thoại hiện nay, nguông tại tổng đài cung
cấp đến các thuê bao thường là 48VDC
Yêu cầu cuộc gọi: Khi thuê bao rỗi, trở kháng đường dây cao,
trở khang đường dây hạ xuống nngay khi thuê bao nhấc tổ hợp kết
quả là dòng điện tăng cao. Dòng tăng cao này được tổng đài phát
hiện như là một yêu cầu một cuộc gọik mới và sẽ cung cấp đến
thuê bao âm hiệu mời quay số.
Tín hiệu địa chỉ: Sau khi nhận tín hiệu mời quay số thê bao sẽ
gửi các chữ số địa chỉ. Các chữ số địa chỉcó thể được phát đi bằng
hai cách quay số, quay số ở chế độ PULSE và TONE.
Tín hiệu chấm dứt việc lựa chọn: sau khi nhận đủ địa chỉ, bộ
phận địa chỉ được ngắt ra sau đó việc kết nối được thiết lập,lúc này
tổng đài gửi một trong các tín hiệu sau:
- Nếu đường dây gọi bị rỗi, âm hiệu hồi âm chuong đến thuê
bao gọi và dòng điện rung chuông đén thuê bao bịo gọi.
- Nếu đường dây bị bận hoặc không thể vào đượcthì âm hiệu
bấnẽ đến thuê bao gọi.
- Một thông báo đã được ghi sẵn gửi đến số thuê baôgị để chỉ
dẫn cuộc gọi hiện tại bị thất lạc, khác với trường hợp thuê bao bị
gọi mắc bận.
Tín hiệu trả lời trở về: Ngay khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp,
một tín hiệu đảo cực được phát lên thuê bao gọi. Việc này cho
phép sử dụng để hoạt động thiết bị đặc biệt đã được gắn vào thuê
bao gọi(như máy tín cước).
Tín hiệu giải tỏa: Khi thuê bao gọi giải tỏa co nghĩa là ON
HOOK, tổng trở đường dây lên cao. Tổng đài xác nhận tín hiệu
này giải tỏa tất cả các thiết bị liên quan đến cuộc gọi và xóa các
thông tin trong bộ nhớ đang được dùng để kìm giữ cuộc gọi. thông
thường tín hiệu này có khoảng thời gian hơn 500ms.
2/. Báo hiệu trên đường dây thuê bao bị gọi.
Tín hiệu rung chuông: Đường dây thuê bao rỗi nhận cuộc gọi
đến, tổng đài sẽ gửi dòng điện rung chuông tới máy bị gọi. Dòng
điện rung chuông này có tần số 20Hz, 25Hz, 50HZ được ngắt
khoảng thích hợp. Âm hiệu hồi âm chuông cũng được gửi về thuê
bao gọi.
Tín hiệu trả lời : Khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp nhận cuộc
gọi, tổng trở đường dây xuuóng thấp, tổng đài phát hiện việc này
sẽ cắt dòng rung chuông và âm hiệu hồi âm chuông bắt đầu giai
đoạn đàm thoại.
Tín hiệu giải tỏa: Nếu sau khi giai đoạn đàm thoại, thuê bao bị
gọi ngắt tổ hợp trước thuê bao gọi sẽ thay đổi tình trạng tổng trở
đường dây khi đó tổng đài sẽ gửi tín hiệu đường dây lâu dài đến
thuê bao gọi và giải tỏa cuộc gọi sau một thời gian.
Tín hiệu gọi lại bộ ghi phát: Tín hiệu gọi lại trong giai đoạn
quay số trong khỏang thời gian thoại được gọi là tín hiệu gọi lại bộ
ghi phát.
Ngoài ra tổng đài còn cung cấpcho thuê bao một số âm báo và
bản tin thông báo khác. Tất cả các loại âm báo đó đều được số hóa
và lưu trữ trong vi mạch EPROM, mỗi một âm báo chiếm một
vùng nhớ nhất định.
V/. HỆ THỐNG ÂM HIỆU CỦA TỔNG ĐÀI
Đường dây điện thoại hiện nay gồm có hai dây và thường gọi
đó là típ ring có màu đỏ và xanh. Chúng ta không cần quan tâm
đến dây nào mang tên là Tip và Ring vì điều này thật sự không
quan trọng .
Tất cả các điện thoại hiện nay đều được cấp nguòn từ tổng đài
thông qua hai dây tip và ring. điện áp cung cấp thường là
48VDC,nhưng nó cũng có thể thấp đến 47VDC hoặc đến 105VDC
tùy thuộc vào tổng đài.
Ngoài ra, để hoạt động giao tiếp được dễ dàng, tổng đài gửi
một số tín hiệu đặc biệt đến điện thoại như tín hiệu chuông, tín
hiệu báo bận. v.v… Sau đây ta sẽ tìm hiểu về các tín hiệu điện
thoại và ứng dụng của nó.
1/. Tín hiệu chuông (ring tone)
Dạng tin hiêụ chuông
Khi một thuê bao bị gọi thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu chuông đến
đẻ báo cho thuê bao đó biết có người gọi.tín hiệu chuông là tín
hiệu xoay chiều AC thường có tần số 25Hz tuy nhiên nó có thể cao
hơn đến 60Hz hoặc thấp hơn đén 16Hz. Biên độ của tín hiệu
chuông cũng thay đổi từ 40V đến 130V thường là 90V. Tín hiệu
chuông được gửi đến theo dạng xung thường là 2s có và 4s
không(như hình vẽ) hoặc có thể thay đổi thời gian tùy thuộc vào
từng tổng đài.
2/.Tín hiệu mời gọi(Dial tone)
Đây là tín hiệuliên tục không phải là tín hiệu xung nhưcác tín
hiệu khác được sử dụng trong hệ thống điện thoại. Tín hiệu này
được tạo ra bởi âm thanh (tone) có tần số 350Hz và 440Hz.
3/.Tín hiệu báo bận (busy tone).
Khi thuê bao nhấc máy để thực hiện một cuộc gọi thì thuê bao
sẽ nghe một trong hai tín hiệu.
- Tín hiệu mời gọi cho phép thuê bao thực hiện ngay một cuộc
gọi.
- Tín hiệu báo bận báo cho thuê bao biết đường dây đang bận
không thể thực hiện ngay lúc này. Thuê bao phải chờ dến khi nghe
tín hiệu mời gọi. khi thuê bao bi gọi dã nhấc máy trước khi thuê
bao gọi cũng nghe được tín hiệu này.
Tín hiệu báo bận là tín hiệu xoay chiều có dạng xung được
tổng hợp bởi hai âm có tần số 480Hz và 620Hz. Tín hiệu này có
chu kỳ 1s(0.5scó và 0.5s không).
4/. Tín hiệu chuông hồi tiếp
Tổng đài sẽ gửi một tín hiệu chuông hồi tiếp về cho thuê bao
gọi tương ứng vơi tiếng chuông ở thuê bao bị gọi. Tín hiệu chuông
hồi tiếp này được tổng hợp bởi hai âm có tần số 440Hz và 480Hz.
Tín hiệu này cũng có dạng xung như tín hiệu chuông gửi đến cho
thuê bao bị gọi.
5/.Gọi sai số
Nếu bạn gọi nhầm số mà không tồn tại thi bạn nhận được tín
hiệu xung có chu kỳ 1Hz và có tần số 200Hz-400Hz. hoặc đối với
các hệ thống điện thoại ngày nay bạn sẽ nhận được thông báo rầng
bạn gọi sai số.
6/. Tín hiệu báo gác máy.
Khi thuê bao nhấc ống nghe (telephone reciver) khỏi diện
thoại quá lâu mà gọithì thuê bao sẽ nhận được một tín hiệu chuông
rất lớn để canh báo. Tín hiệu này là tổng hợp của 4 tần số
1400Hz+2050Hz+2450Hz+2600Hz được phát dạng xung 0,1s có
và 0,1s không.
7/. Tín hiệu đảo cực.
Hình minh họa:

Tín hiệu đảo cực chính là sự đảo cực tính của nguồn tại tổng
đài, khi hai thuê bao bắt đàu cuộc đàm thoại, một tín hiệu đảo cực
sẽ xuất hiện. Khi đó hệ thống tính cước của tổng đài sẽ bắt đầu
việc tính cước đàm thoại cho thuê bao gọi. Ở các trạm công cộng
có trang bị máy tinh cước, khi đó khi đó cơ quan bưu điện sẽ cung
cấp một tín hiệu đảo cực cho trạm để thuận tiện cho việc tính cước.

You might also like