You are on page 1of 5

I. TỔNG QUAN VỀ IC KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN.

1. Khuếch đại thuật toán


Danh từ “khuếch đại thuật toán” thuộc về bộ khuếch đại dòng một chiều có hệ số
khuếch đại lớn, có 2 đầu vào vi sai và một đầu ra chung. Tên gọi này có quan hệ tới việc ứng
dụng đầu tiên của chúng chủ yếu để thực hiện các phép tính cộng, trừ, tích phân…
Hiện nay các bộ khuếch đại thuật toán (Op - Amp: Operational Amplifier) đóng vai
trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật khuếch đại, tính toán, điều khiển, tạo
hàm, tạo tín hiệu hình sine và xung, sử dụng trong ổn áp và các bộ lọc tích cực… Khi thay đổi
các linh kiện mắc trong mạch hồi tiếp ta sẽ có được các mạch tính toán và điều khiển khác
nhau.
Có 2 dạng mạch tính toán và điều khiển: tuyến tính và phi tuyến
- Tuyến tính: có trong mạch hồi tiếp các linh kiện có hàm truyền đạt tuyến tính.
- Phi tuyến: có trong mạch hồi tiếp các linh kiện có hàm truyền phi tuyến tính.
Về mặt kỹ thuật, để tạo hàm phi tuyến có thể dựa vào một trong các nguyên tắc sau
đây:
1. Quan hệ phi tuyến Volt - Ampecủa mặt ghép pn của diode hoặc BJT khi phân cực
thuận.
2. Quan hệ phi tuyến giữa độ dốc của đặc tuyến BJT lưỡng cực và dòng emitor.
3. Làm gần đúng đặc tuyến phi tuyến bằng những đoạn thẳng gấp khúc.
4. Thay đổi điện áp đặt vào phân tử tích cực làm cho dòng điện ra thay đổi.

2. Các tích chất chung của IC thuật toán


Bô khuếch đại thuật toán được ký hiệu như hình vẽ:

Trong đó: Ut, It: điện áp, dòng điện vào cửa
thuận
Uđ, Iđ: điện áp, dòng điện vào cửa
đảo
Ur, Ir: điện áp ra, dòng điện ra
U0: điện áp vào giữa 2 cửa
Bộ khuếch đại thuật toán khuếch đại hiệu điện áp U0 = Ut - Uđ với hệ số khuếch đại
K0 > 0.
Do đó điện áp ra: Ur = K0.U0 = K0 (Ut - Uđ)
- Nếu Uđ = 0 thì: Ur = K0.Ut

1
Lúc này điện áp ra cũng pha với điện áp vào. Vì vậy cửa T gọi là cửa thuận của bộ
khuếch đại thuật toán và ký hiệu dấu “+”.
- Tương tự: khi Ut = 0 thì: Ur = - K0.Uđ
Lúc này điện áp ra ngược pha với điện áp vào nên cửa Đ được gọi là cửa đảo của bộ
khuếch đại thuật toán và ký hiệu dấu “-”.
Ngoài ra bộ khuếch đại có hai cửa đấu với nguồn nuôi đối xứng ± Ec và các cửa để
chỉnh lệch 0 và bù tần.
Một bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng có các tính chất sau:
- Độ lợi vòng hở A (open loop gain) bằng ∞
- Băng tần rộng từ 0Hz đến ∞
- Trở kháng vào: Zv = ∞
- Trở kháng ra: Zra = 0
- Hệ số khuếch đại K0 = ∞
- Khi ngõ vào bằng 0V thì ngõ ra bằng 0V
Thực tế bộ khuếch đại thuật toán có K0 = 104 ÷ 106 ở vùng tần số thấp.
Lên vùng tần số cao hệ số khuếch đại giảm xuống. Nguyên nhân do sự phụ thuộc tham
số của tranzitor và điện dung ký sinh.

Đặc tuyến truyền đạt:

Đặc tuyến biên độ và đặc tuyến pha:

2
IC khuếch đại thuật toán có khả năng nén tín hiệu đồng pha.
Gọi KCM là hệ số khuếch đại tín hiệu đồng pha thì hệ số nén tín hiệu đồng pha được
tính theo biểu thức:
K0
G=
K CM

Thường G = 103 ÷ 104


Một bộ khuếch đại thuật toán thường có 4 tầng ghép trực tiếp với nhau. Tầng vào là
tầng khuếch đại vi sai, tiếp theo là tầng khuếch đại trung gian (có thể là tầng đệm hay khuếch
đại vi sai thứ hai), đến tầng dịch mức và tầng khuếch đại ra.
II. ỨNG DỤNG OP-AMP THIẾT KẾ MẠCH CỘNG.
1. Sơ đồ nguyên lý mạch cộng dùng IC khuếch đại thuật toán.
1.1. Mạch cộng đảo.
Sơ đồ nguyên lý cơ bản:

Rht
+Vcc
Uv
- Ur
Rv
+

-Vcc

Ta có:

3
Ur Uv
= −
Rht Rv
Rht
=> Ur = - Uv
Rv
Nếu chọn Rht = Rv thì Ur = - Uv.
1.2. Mạch cộng không đảo.
Sơ đồ nguyên lý cơ bản:

Rht

+Vcc
- Ur
Uv
+
Rv
-Vcc
R

Khi U0 = 0 điện áp ở 2 đầu bằng nhau


Rv
UV+ = UV- = Rv + Rht

Khi dòng vào đầu không đảo bằng 0 (Rv = ∞), ta có:
Rv
Uv = Rv + Rht Ur

Rv + Rht
=> Ur = Uv
Rv
2. Thiết kế mạch cộng Ur = 20V dùng IC khuếch đại thuật toán.
Sơ đồ nguyên lý:

4
- Nguồn: biến áp 220 VAC - 12 VAC/1A. Nguồn điện xoay chiều 220VAC - 50Hz
qua biến áp là hạ áp xuống còn 12VAC - 1A và được qua bộ chỉnh lưu nhằm biến đổi xoay
chiều thành một chiều.

- Chỉnh lưu: cầu diode 6A - biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

+ Đầu vào của bộ chỉnh lưu: Uv = 12 2 = 17 (V).

+ Điện áp sụt trên cầu: 17 – 2 x 0.7 = 15.6 (V).

+ Điện áp sau chỉnh lưu: Ucl = 15.6 x 0.9 = 14 (V).

- Thành phần lọc: gồm 4 tụ C1 (2200 µF – 50 V), C3 (100µF – 50 V), C2, C4 (tụ 104)

+ Tụ C1 và C3 lọc các thành phần điện áp nhấp nhô sau chỉnh lưu cho bằng phẳng.

+ Tụ C2 và C4 lọc các thành phần cao tần.

- Ucl sau khi qua IC ổn áp 7812 cho ra điện áp 12 V

- IC thuật toán LM 324 dùng điện áp nuôi +12 V

Dùng điện áp sau chỉnh lưu làm nguồn vào => Uv = 12 V

Ta có:

Rv + Rht
Ura = Uv
Rv

Để được điện áp ra là 20 V

Chọn R1 = 50 k => Rht ≈ 33.33 kΩ.

Danh sách nhóm 4:

+ Vũ Văn Đăng

+ Ngô Quang Điệp

+ Nguyễn Đình Giang

+ Phạm Giang

+ Bùi Văn Hà

You might also like