You are on page 1of 1

1.

Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long
Trồng lúa nước:
- Đây là vùng có S trồng lúa nước lớn nhất nước ta
chiếm 51,1% S trồng lúa cả nước, 51,4% sản lượng lúa cả nước
- Một số tỉnh có S lớn như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp,… góp phần cung cấp lương thực cho vùng,
1phần cho đất nước và xuất khẩu (Vn trở thành 1 trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới)
Trồng cây ăn quả:
- Có S trồng cây ăn quả lớn
vd: xoài, cam, bưởi, dừa,…
Chăn nuôi vịt:
- Là vùng có số lượng đàn vịt lớn nhất cả nước.
(vì ở đây có S mặt nước rộng, nguồn thức ăn phong phú, thích hợp để chăn thả vịt)
Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản:
Là vùng có S mặt nước rộng, ở biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, vũng vịnh.
- Chiếm khoảng 50% sản lượng thuỷ sản cả nước.
- Một số tỉnh phát triển thuỷ sản: Cà Mau, Kiên Giang,…
Nghề rừng:
Chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn
2. Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ
Trước 1975:
- Cơ cấu CN đơn giản, chỉ có một số ngành CN nhẹ
- Nguyên nhân: Do chiến tranh, phụ thuộc vào nước ngoài
Sau 1975:
- Cơ cấu CN phong phú, xuất hiện nhiều ngành CN quan trọng
+ CN nhẹ và truyền thống: Chế biến LTTP, Sản xuất hàng tiêu dùng
+ CN nặng: Khai thác dầu mỏ, khí đốt, Đóng tàu, Điện tử, Luyện kim
màu,…
- Khu vực CN xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng, cơ cấu sản xuất cân
đối
- Phần lớn các ngành CN tập trung ở Tp HCM, Biên Hoà và Vũng Tàu.
3. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản?
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, vùng biển rộng lớn
+ Khí hậu cận Xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều
+ Nguồn hải sản phong phú
+ Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn
→ Thích hợp nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Nguồn lao động:
+ dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản
+ thích ứng linh hoạt
- Nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
4. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất
nước ta?
- Khí hậu: Mang tính chất cận nhiệt đới nóng ẩm
- Đất: Có S đất feralit lớn nhất nước ta
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào
→ Thích hợp trồng cây CN
- Người dân cần cù, năng động, có nhiều kinh nghiệm sản xuất
- Nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
5. Việc đẩy mạnh phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa gì đối với Đồng bằng Sông
Cửu Long? Nêu những hạn chế trong việc phát triển ngành thuỷ sản của vùng.
Việc đẩy mạnh phát triển ngành chế biến LTTP có ý nghĩa đối với Đồng bằng Sông Cửu Long:
- Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn và tăng giá trị sản phẩm.
- Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất
- Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước
- Tăng giá trị sản lượng CN, dịch vụ
- Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở các vùng nông thôn để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất.
Những hạn chế trong việc phát triển ngành thuỷ sản của vùng:
- Đánh bắt cá xa bờ chưa được đầu tư phát triển.
- Môi trường nước bị ô nhiễm
- Đánh bắt cá dùng hoá chất, thuốc nổ
- Cơ sở chế biến còn lạc hậu
- Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, bị ép giá

You might also like