You are on page 1of 17

RÈN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong suốt chương trình học ở Tiểu học, đa phần các em đều gặp khó khăn về
môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân môn mà các em gặp khó
khăn nhất. Luyện từ và câu lớp 4 có nội dung kế thừa chương trình lớp 3 và có phát
triển và mở rộng kiến thức mới cao hơn, phù hợp với lứa tuổi và để chuẩn bị cơ sở cho
học sinh học lên lớp 5. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu được luyện tập trong tất cả các
phân môn Tiếng Việt (Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn) và các môn học khác, đặc biệt
nó hỗ trợ tích cực cho phân môn Tập làm văn giúp học sinh nói viết rõ ràng, mạch lạc.
Hiện nay, học sinh lớp 4 nhìn chung khả năng xác định từ loại chưa vững, các
em hay bị nhầm. Trước thực trạng trên, đòi hỏi người giáo viên cần phải trang bị cho
các em vốn kiến thức về từ loại, đồng thời rèn cho các em kĩ năng xác định từ loại.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
1. Vai trò :
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục được xem
là quốc sách hang đầu. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Riêng bậc
Tiểu học được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục
phổ thong tùy thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì thế, giáo dục tiểu
học phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên. Đồng thời, giáo dục
Tiểu học có trách nhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho cả dân tộc. Chương
trình giáo dục Tiểu học phải xây dựng một cách khoa học để có thể hình thành kiến
thức cơ bản ban đầu hết sức quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam.
Mỗi tri thức, kĩ năng, năng lực học sinh được rèn luyện ở bậc Tiểu học sẽ hình
thành những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Chính vì thế bậc giáo dục Tiểu học
là một nền giáo dục toàn diện.
Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì Tiếng Việt là một môn học
chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nó là trong những môn học thiết yếu giúp học sinh
học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy,
sang tạo, hình thành phẩm chất, trí tuệ của con người. Vì lẽ đó, nó đã trở thành một
thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ thong.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí rất đặc biệt.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán… )
Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa,
văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
- Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, long trung thực, long tốt, lẽ
phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

1
- Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức, biết
tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích
làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, nên môn Tiếng Việt đóng vai trò hết
sức quan trọng trong giáo dục, làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có
được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt, cùng các bộ
môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta
hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đệu
hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để
tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung nghĩa của từ cũng nhu7thu1c đẩy
việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể
không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua
phân môn luyện từ và câu.
Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn
trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào
tìm hiểu các lĩnh vực khác. Trong phân môn Luyện từ và câu thì từ loại: Danh từ,
động từ, tính từ chiếm vị trí vô cùng quan trọng, đòi hỏi người giáo viên lớp 4 phải có
những biện pháp hữu hiệu, sang tạo để giúp các em học sinh học tốt phân môn này.
2. Thực trạng:
* Học sinh chưa nắm vững từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái,miêu tả đặc điểm
hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mặc dù đã được học.
* Tìm nhầm qua từ loại khác do chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh.

3. Biện pháp cần giải quyết :


Đối với danh từ
- Ôn lại những từ chỉ sự vật các em đã được học từ lớp dưới:
+ Dùng hệ thống câu hỏi để hỏi các em về những người thân trong gia đình, họ
hàng, những người quen, bạn bè, thầy cô…. Hỏi về những đồ vật ở nhà, ở lớp, đồ
dùng cá nhân, cây cối xung quanh.
VD: Em hãy kể những người thân trong gia đình, họ hàng?
Người thân trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, dì, anh, chị, em….
Em hãy liệt kê những đố vật ở nhà, ở lớp, đồ dùng cá nhân?
Những đồ dùng đó là: bàn, ghế, giường, tủ, quần áo, bảng, phấn, ……
+ Hình thức: . Cho học sinh trả lời tiếp nối
. Thảo luận nhóm
. Trò chơi.
2
- Hướng dẫn học sinh không tìm nhầm qua từ loại khác (động từ, tính từ).
+ Học sinh phải xác định rõ danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, đơn
vị, khái niệm) và cho được ví dụ cụ thể từng trường hợp.
VD:
 Người: ông bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy giáo, cô giáo ,…..
 Vật: đồ vật (sách, tập, viết, …), cây cối, con vật, ….
 Hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, lũ lụt, ….
 Đơn vị: những học sinh, cả thung lũng, con sông, ….
 Khái niệm: truyện cổ, tình cảm, đạo đức, lòng thương người,….
+ Giúp học sinh xem kĩ ngữ cảnh.
VD: Anh ấy vác cuốc ra đồng để cuốc đất.
 Giải thích cho học sinh hiểu rõ tiếng “cuốc” trong từ “vác cuốc” là chỉ
vật. Còn tiếng “cuốc” trong từ cuốc đất là chỉ hoạt động cuốc đất.
 Giáo viên chốt lại tiếng “cuốc” trong từ “vác cuốc” mới chính là danh từ.
VD: Anh ấy mượn cưa để cưa gỗ.
Yết Kiêu dùng dùi sắt để dùi thủng thuyền giặc
Giáo viên giải thích tương tự.
VD: Công việc của anh ấy tiến hành rất thuận lợi. (1)
Những thuận lợi ấy làm anh ta rất phấn khởi. (2)
 Giáo viên giải thích thuận lợi (1) là tính từ vì nó là từ miêu tả tính chất
của công việc.
 Từ thuận lợi (2) là danh từ vì nó chỉ sự vật.
 Để học sinh không bị nhầm lẫn ở trường hợp này, học sinh phải xem ngữ
cảnh thật kĩ.
VD: Hôm ấy, chúng tôi đi cắm trại thật vui.
Niềm vui đến thật bất ngờ.
 Giáo viên giải thích tương tự.
VD: Điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chí Minh lòng thương người. (1)
Hôm nay em làm bài tốt, nên được cô giáo cho điểm mười. (2)
 Giáo viên giải thích từ điểm (1) là ưu điểm trong con người của Bác Hồ.
Ta chỉ có cảm nhận được trong nhận thức, chứ không cảm nhận được
bằng các giác quan.

3
 Từ điểm (2) nó có hình thù cụ thể, ta có thể cảm nhận bằng các giác quan
(thị giác, xúc giác,…)
- Hướng dẫn học sinh viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
VD: Tên người: Lép Tôn-xtôi ; Tô-mát Ê-đi-xơn
Tên địa lí nước ngoài: Hi-ma-lay-a ; Niu Di-lân
+ Hình thức: . Giáo viên đưa ngữ cảnh, đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Đối với động từ:
- Ôn lại những từ chỉ hoạt động, trạng thái các em đã được học từ lớp dưới:
+ Yêu cầu học sinh viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường.
VD: học bài, ăn, ngủ, quét nhà, rửa chén, làm bài, nghe giảng, phát biểu,….
+ Yêu cầu học sinh tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn hoặc đoạn
văn.
VD: Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười, ưng thuận .
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một
quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sướng hơn thế
nữa !
+ Tổ chức cho học sinh trò chơi mô tả động tác, cử chỉ.
VD: Mô tả động tác trong học tập: mượn sách, đọc bài, viết bài, ….
Mô tả động tác trong sinh hoạt: đánh răng, rửa mặt, chải tóc…
- Tìm nhầm qua từ loại khác. Chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh.
VD: Yết Kiêu dùng dùi để dùi thủng thuyền giặc.

Hết hè, cháu vẫn đang xa


Chào mào vẫn hót. Mùa na đã tàn.
+ Hình thức: . Cho học sinh trả lời tiếp nối.
. Thảo luận nhóm.
. Trò chơi (chia thành 2 nhóm, nhóm thể hiện động tác, cử chỉ,
nhóm kia nêu tên hoạt động và ngược lại).
Đối với tính từ:
- Ôn lại những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mà
các em đã được học từ lớp dưới:
+ GV yêu cầu học sinh tìm một sự vật hoặc một hoạt động, rồi từ đó miêu tả sự
vật, hoạt động ấy bằng nhiều cách khác nhau.
4
VD:
* Học sinh tìm từ chỉ sự vật: bạn ấy. Rồi dùng từ miêu tả đặc điểm của bạn ấy là :
cao
hiền
Bạn ấy đẹp
tốt
ngoan
* Học sinh tìm từ chỉ hoạt động: đi. Rồi dùng từ miêu tả đặc điểm của hoạt động ấy
là:
nhanh
Đi chậm
từ từ

- Cho một câu văn hoặc một đoạn văn, yêu cầu học sinh tìm từ miêu tả đặc điểm, tính
chất, của sự vật hoặc hoạt động.
VD: Thầy Rơ – nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn
nhanh nhẹn.
+ Hình thức: . Trò chơi.
. Thảo luận nhóm.
3. Kết quả đánh giá:
a. Mục tiêu đánh giá:
- Đánh giá đầy đủ về kiến thức, kĩ năng cơ bản đúng phân môn.
- Khuyến khích học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo theo năng lực của
bản thân, tránh gây căng thẳng làm mất tự tin của học sinh.

b. Nội dung đánh giá:


- Đánh giá toàn diện chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản.
- Đánh giá cả ba mức độ: Nhận biết, hiểu và tận dụng.
c. Hình thức đánh giá
Kiểm tra thực hành, vấn đáp, tự đánh giá lẫn nhau của học sinh.
d. Kế hoạch đánh giá:
- Giáo viên trực tiếp ra nội dung kiểm tra dựa vào các kiến thứcđã học.
- Kiểm tra định kì.
5
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, đã áp dụng biện pháp này, tôi thấy học sinh của mình
đều học tốt phân môn này.
Cụ thể trong năm học 2009-2010 vừa qua như sau:

ĐIỂM
Lớp Sĩ số Giai đoạn Dưới 5 5-6 7-8 9-10 Trên 5

CKI 6 20 10 10 40
4A1 46 GKII 1 10 15 20 45
CKII 0 6 10 30 46

III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:


- Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về từ chỉ sự vật, hoạt động trạng thái,
tính chất.
- Cần chú trọng và tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn phát biểu, bày tỏ ý kiến
một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp.
- Để giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, giáo viên cần đặt từ đó vào trong ngữ
cảnh, một câu văn cụ thể cho học sinh dễ hiểu.
- Khuyến khích học sinh cho nhiều ví dụ về từ loại và đặt câu với từ tìm được.
- Dung hình thức trò chơi để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Chú trọng việc động viên khuyến khích, tuyên dương.
IV. KẾT LUẬN:
Để nâng cao hiệu qủa giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, đặc biệt là
từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ
Tiếng Việt rất lí thú và bổ ích. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được
cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, nâng coa cảm thụ thẩm mĩ. Với vai trò quan trọng
như vậy, bản than tôi trong quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để có
được phương pháp tối ưu nhất giúp nâng cao hiệu quả dạy và học ở phân môn
Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập
của học sinh ngay từ bậc học đầu tiên, các em mới bước vào ngưỡng cửa văn hóa
giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi
vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng Tiếng Việt có văn hóa.
Tiếng Việt rất giàu và rật đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái, tình cảm
rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài long khi đọc một
đoạn văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt

6
thiếu trôi chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu
học.

V. ĐỀ TÀI NĂM SAU: Rèn cho học sinh học tốt văn miêu tả.

Ban giám hiệu Bình Thủy, ngày 29 tháng 9 năm 2011


Người thực hiện

Lê Hoàng Hồng Quế

7
Chúng ta đã trải qua 6 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Cùng với
việc đổi mới các môn học khác thì đổi mới trong Tiếng Việt đã tạo ra tâm thế mới
trong công tác giảng dạy. Với chương trình SGK mới thì mục tiêu của môn Tiếng
Việt cũng có sự thay đổi, chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn
Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là :
(1)Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết,
nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt
nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các cấp học
cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.
(2)Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…)
(3)Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn
hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
-Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ
phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
-Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri thức, biết
tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích
làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, ta thấy thì môn Tiếng Việt đóng vai
trò hết sức quan trọng trong giáo dục làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức
mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt, cùng
các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa.
SGK mới, phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được giọi bằng tên mới là Luyện từ
và câu. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó dạy cho học sinh,
cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc tiếp thu
các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học Luyện từ và câu sẽ giúp cho các
em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy
cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ
đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu
hụt. Hay khi tiếp xúc với một số tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử
dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc câu trong đó như thế nào hay từ láy từ ghép đó
dược dùng để làm gì…
Với vai trò vị trí của bộ môn Tiếng Việt cùng với phân môn Luyện từ và câu
trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt
nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề liên tục.

8
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thực hiện đề tài này, bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức
dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt phân môn
Luyện từ và câu.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
a. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, SGK, SGV Tiểu học.
b. Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu
2. Phương pháp điều tra, khảo sát.
a. Thực trạng Luyện từ và câu ở Tiểu học.
b. Trực tiếp đối thoại với học sinh Tiểu học ở lớp 4.
3. Thực nghiệm sư phạm.
Trực tiếp dạy và dự giờ Luyện từ và câu.
4. Tổng kết kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của phân môn Luyện từ và câu trong nhà
trường và ngoài xã hội
Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta
hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều
hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để
tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc
đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không
thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt
qua phân môn Luyện từ và câu. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình
cũ đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình
SGK mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn
với môn tri thức mới. Với phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh:
a. Mở rộng hệ thông hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
b. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn
luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp.

9
Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn
trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào
tìm hiểu các lĩnh vực khác.
2. Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp
dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hương tăng cường tổ chức
hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan
trọng của chương trình Tiểu học mới
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này
là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương
pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người dạy đóng vai trò tổ chức
hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát
triển. Đó cũng chính là bản chất của phương pháp dạy học mới.
Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK Tiếng
Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như
là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học,
tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt.
3. Một số nhận xét về phân môn luyện từ và câu hiện nay.
3.1. Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các ưu
điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây.
3.2. Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có
nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức làm
bài tập khác nhau.
3.3. Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
3.4. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri
thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
3.5. Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển.
3.6. Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của
thầy, cô giáo.
3.7. Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý
thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa.
3.8. Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau
này.
II. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ
CÂU Ở LỚP 4
1. Lập kế hoạch bài học

10
Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy
học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các
nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình
một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch
bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình
để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn.
2. Chuẩn bị đồ dùng
Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động,
sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng
học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu
quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ,
hình ảnh trực quan…Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả củng như
thành công của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì? viết
đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học
này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó
để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sau
mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước
bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các em mới các
em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung
những kiến thức đã học liên quan đến bài mới.
4. Tổ chức thực hiện
Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về câu nói
riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập:
+ Làm việc độc lập.
+ Làm việc theo cặp, theo nhóm.
+ Làm việc theo lớp.
-Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau
và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng
giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa
các nhóm.
-Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý
đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài.
-Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết.
5. Hoạt động ngoài giờ

11
Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học ngoại
khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố vui để học…các hội thi tìm từ nhanh, đặt
câu đúng…để các em tăng thêm vốn hiểu biết tạo ra sự thi đua, hứng khởi trong học
tập Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Giáo viên cũng nên tổ chức cho các em đi tham quan thực tế học tập để các em
mở rộng vốn kiến thức về quê hương, đất nước để giúp đỡ các em hiểu hơn về cuộc
sống, từ đó làm giàu thêm vốn từ. Hay từ trong cuộc sống hằng ngày của các em
thường giao tiếp với thầy cô, bạn bè, cha, mẹ…..học sinh phải nắm bắt được điều đó
để điều chỉnh cho học sinh trong hoạt động giao tiếp.
6. Giáo viên phải biết linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp
dạy học cũng như thay đổi các phương pháp đó trong các giờ học để tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập. Mặt khác giáo viên cần hạn chế bớt phương pháp
dạy học cũ là thuyết giảng từ một phía.
- Giao việc cho học sinh :
+ Cho học sinh trình bày yêu cầu, câu hỏi, bài tập.
+ Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK, nếu nhiệm vụ
đặt ra là khó hoặc mới sau khi học sinh làm thử cần tổ chức chữa bài để các em nắm
được cách làm.
+ Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm cần chú ý khi làm bài
- Kiểm tra học sinh: Trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng
bàn để kiểm tra công việc của các em.
+ Xem học sinh có làm việc không.
+ Xem học sinh có hiểu việc phải làm không.
+ Trả lời thắc mắc của học sinh
- Tổ chức báo cáo làm việc
- Tổ chức đánh giá.
7. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh dùng từ đúng, nói
viết thành câu. Bởi vậy, giáo viên cần khai thác triệt để sức mạnh của phương
pháp dạy học luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương
pháp thực hành giao tiếp.
7.1. Phương pháp luyện từ theo mẫu
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô
hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông qua đó hướng
dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu đó học sinh biết cách
tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu.
Ví dụ: Khi dạy học về dấu câu với bài tập
Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
12
a, Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng
lúa nuôi tằm dệt vải.
b,Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về
ngay.
c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
Để giúp học sinh làm được bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu
một phần chẳng hạn khi làm mẫu câu và bài tập trên. Giáo viên đọc lên câu đó (thể
hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại rồi nói: Trong câu
a,chúng ta cần dùng đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên nhân (vì thương
dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể ở trong câu với nhau
( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải….). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy.
" Vì thương dân, /Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng
lúa, /nuôi tằm, /dệt vải".
Sau khi làm mẫu và suy ra cách làm bài các bài tập tương tự còn lại giáo viên
có thể lưu ý học sinh : Nếu trong câu nhắc đến nhiều nguyên nhân thì phải dùng dấu
phẩy để tách các nguyên nhân đó với nhau.
7.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản,
với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp này được
áp dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị được
học trong chương trình.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết
hoa những chữ đầu câu:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông
tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến
mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng của Ông là niềm
tự hào của cả gia đình tôi.
Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu được viết
theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng các câu đó ra.
Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. // Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán
đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức
tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng //. Ông là niềm tự hào
của cả gia đình tôi.
Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có thể tìm
cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo viên có thể
chuyển thành bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để học sinh lựa chọn, để học sinh
thực hiện. Cụ thể học sinh phải đặt được dấu câu cho đoạn còn lại như sau: "Có lần,

13
chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát
nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những
sợi tơ mỏng".
7.3. Phương pháp thực hành giao tiếp
Với phương pháp này không chỉ hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học
vào thục hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí
thuyết cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp chẳng hạn, khi dạy xong bài luyện từ
và câu Câu kể Ai làm gì? giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 4-8 để
các em tự giới thiệu về gia đình mình.
Sau khi các em thảo luận các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công việc
của bố mẹ mình, anh chị, ông, bà. Như thế sẽ tạo ra không khí giờ học và giúp các em
hiểu nhau hơn.
Khi vận dụng phương pháp này thì chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng sử dụng
từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới.
8. Một điều quan trọng nữa để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu là giáo viên phải giúp học sinh nắm vững được vị trí, nhiệm vụ, tác dụng
của việc học phân môn này
Ngôn ngữ là phương tiện kỳ diệu của con người, nhờ nó mà xã hội tồn tại và
phát triển được. Vì vậy, dạy Tiếng Việt giáo viên dần dần từng bước dẫn dắt học sinh
đi vào chiều sâu của ngôn ngữ Tiếng Việt, hiểu được những điều bí ẩn đằng sau
những hiện tượng và giải thích được cơ chế vận hành của ngôn ngữ. Việc dạy Luyện
từ và câu trong trường Tiểu học là vấn đề không thể thiếu được. Bởi đây là nền tảng
giúp học sinh hiểu được bản chất của tiếng mẹ đẻ và góp phần bồi dưỡng cho học sinh
thói quen dùng từ đúng nơi và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao
tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.
Việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo vốn từ của
học sinh. Qua đó làm cho học sinh nắm vững phạm vi sử dụng chúng nắm tính nhiều
nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Phân môn Luyện từ
và câu sẽ giúp các em hình thành căn bản về từ và câu tiếng Việt để các em ứng dụng
trong các phân môn khác như: Tập làm văn; Tập đọc …..
9. Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức và hình thành kỹ năng. Điều này có ý nghĩa là phải tổ chức cho học sinh
hoạt động một cách tích cực. Học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm
tòi khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Ví dụ: Học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được
đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch, diễn xuất …..Giáo viên chú ý cho
học sinh nhiều cơ hội thực hành, để được thể hiện phát biểu trên lớp.
10. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh

14
Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin,
cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh.
11.Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi
hướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả
Giáo viên phải biết kĩ năng đặt câu hỏi: Sau đây là một số kĩ năng:
1. Đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được.
2. Có thể để cho học sinh có thời gian trả lời.
3. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nụ cười…) để khuyến khích học sinh trả
lời.
4. Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh.
5. Tránh cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình.
6. Nếu không có ai trả lời, có thể đặt câu hỏi khác đơn giản nhằm gợi mở cách
trả lời.
7. Câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu.
8. Tránh được các câu hỏi chuyên sử dụng các câu ghi nhớ.
9. Phân phối câu hỏi đều cả lớp .
12. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở học sinh
Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức hình thành
ở người học vừa giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Sự đánh giá của
thầy về kết quả học của trò dần phải chuyển thành kĩ năng tự đánh giá của trò. Sự tự
đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh.
13. Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn cũng
như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả năng của
phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ…
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần "lấy học
sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực đối với học tập
và khêu gợi những kích thích bên trong quá trình nhận thức và quá trình lĩnh hội kiến
thức.
14. Giáo viên cần nắm vững nội dung, mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng
dẫn học sinh thực hành cho sát hợp. Củng cố phát triển những kiến thức kĩ năng
đã dạy học ở lớp 3.
Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng
dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào
hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rông vốn từ, phân tích
cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung, nhận biết danh từ riêng, cách viết hoa, dùng
các dấu câu, các kiểu câu
15
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã vận dụng những phương pháp đổi
mới và những phương pháp nêu ở trên vào dạy học Luyện từ và câu. Kết quả cho thấy
bước đầu học sinh đã có những chuyển biến về tâm lý, khả năng nhận diện, tiếp thu
kiến thức của các em tăng lên rõ rệt.
* Khả năng hiểu nghĩa của từ
Tỉ lệ học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối sâu sắc tăng lên, học sinh hiểu
nghĩa từ còn hời hợt giảm. Số lượng học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối tăng
do các em đã nắm bắt được cách học, giáo viên và học sinh đã quen với chương trình
mới. Học sinh đã biết sử dụng từ điển Tiếng Việt một cách thành thạo.
* Khả năng dùng từ, mở rộng vốn từ
Tỉ lệ học sinh dùng từ chính xác, hay tăng lên rõ rệt, số học sinh dùng từ chưa
chính xác giảm dần. Giáo viên đã theo dõi quan sát các em trong giao tiếp hàng ngày
từ đó sửa chữa cho học sinh. Số lượng học sinh dùng từ hay tăng, các em đã mạnh dạn
hơn trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày, đọc sách, ứng dụng thực tế một cách
linh hoạt.Hơn nữa,phương pháp dạy của giáo viên cùng với phương pháp học của học
sinh đổi mới rõ rệt theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cho các em
hứng thú trong học tập.
* Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu
Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu tốt hơn.
KẾT QUẢ:
Môn Tiếng Việt:
Giỏi: 9 em
Khá: 11em
TB: 8 em
Yếu: 0 em
C. PHẦN KẾT LUẬN
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trước hết
giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. Phân môn
Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng Việt,
nâng cao cảm thụ thẫm mĩ.Với vai trò quan trọng như vậy, bản thân tôi trong quá trình
làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất
để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết
để đáp ứng nhu cầu học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em
mới bước vào ngưỡng của văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong
phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử
dụng tiếng Việt có văn hóa.

16
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm rất
tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài lòng khi đọc một bài văn,
một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt thiếu trôi
chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu học. Trên
đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy xin được
chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NHỮNG ĐỀ XUẤT.
Từ những kết luận trên, bản thân tôi khi thực hiện đề tài “ Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4” có những đề xuất sau:
1. Với người chỉ đạo:
- Nên có những tài liệu chính thống và triển khai việc đổi mới phương pháp kịp
thời.
- Nên tổ chức những hội thảo về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt để trao đổi
rút kinh nghiệm.
3. Về phía trường Tiểu học :
- Tổ chức ngoại khóa về bộ môn Tiếng Việt .
- Tạo cho học sinh có thói quen rèn luyện khi dùng tiếng Việt.
- Tổ chức tham quan thực tế cho giáo viên.

17

You might also like