You are on page 1of 3

Đề luyện kiểm tra HKII – Hóa 11

ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA HKII – HÓA HỌC 11


ĐỀ 1
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Metan  axetilen  andehit axetic  ancol etylic  etylen
Vinyl clorua  PVC
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: benzen, ancol etylic, phenol, andehit fomic
Bài 3:
a. Giải thích hiện tượng và viết ptpứ khi cho phenol, stiren vào dung dịch Br2 trong CCl4.
b. Ankan X có CTPT C5H12 khi tác dụng với clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo. Hỏi khi tách hiđro từ X có thể tạo
mấy anken đồng phân cấu tạo của nhau ?
Bài 4: Dẫn 4,48 lít hh X gồm hai anken A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng vào nước brom (dư), thấy khối
lượng bình đựng nước brom tăng 10,5 g.
a. Tìm công thức phân tử của A, B
b. Xác định công thức cấu tạo của A, B biết rằng khi cho hỗn hợp X tác dụng với HCl thì thu được tối đa 3 sản
phẩm.
Bài 5: Một hh X gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol có khối lượng 28,9 gam. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng
nhau:
+ Phần I: cho phản ứng hoàn toàn với Na thu được 2,52 lit H2 (dktc)
+ Phần II: Phản ứng hết với 100ml dd NaOH 1M
Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
ĐỀ 2
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện nếu có:
Al4C3  CH4  C2H2  C6H6  C6H5Cl  C6H5ONa  Phenol  Axit picric
Bài 2: A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C8H10O. A tác dụng được với Na giải phóng hidro nhưng không tác
dụng được với dung dịch NaOH. Xác định CTCT có thể có của A và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 3: Cho các chất sau: andehit fomic, ancol etylic, andehit axetic, axit axetic, axit oxalic. Hãy sắp xếp các chất trên
theo nhiệt độ sôi tăng dần và giải thích vì sao ?
Bài 4: Cho 2,24 l một hỗn hợp khí A (đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dd brom dư, thấy khối lượng bình
tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một khối lượng CO2 và 3,24g H2O.
a. Tính % thể tích mỗi khí.
b. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí.
Bài 5: Cho hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol tác dụng với natri dư thu được 3,36 lit khí hidro (đktc). Nếu cho hỗn
hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol. Tính
thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.

ĐỀ 3
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện nếu có:
Axit axetic  Natri axetat  metan  axetilen  vinyl axetilen  buta-1,3-dien  cao su buna
Bài 2:
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) khi cho C6H5OH và C6H5CH2OH tác dụng với Na, dung dịch
NaOH, dung dịch HBr (trong H2SO4 đặc nóng). Gọi tên các sản phẩm.
b. Nhận biết các chất sau: Benzen, toluen, stiren, hex-1-in.
Bài 3: Hai chất A và B có cùng CTPT C5H12. Khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 về số mol, A cho 1 dẫn xuất, còn B
cho 4 dẫn xuất. Viết CTCT của A, B cùng các dẫn xuất của chúng, gọi tên.
Bài 4: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng
nitrobenzen thu được khi dùng 1,00 tấn benzen với hiệu suất 78,0%.
Bài 5: Hỗn hợp X gồm axit axetic và etanol. Chia X làm 3 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với natri dư thấy có
3,36 lít khí thoát ra. Phần 2 cho tác dụng với CaCO 3 dư thấy có 1,12 lít khí CO2 thoát ra. Các khí đo ở điều kiện
chuẩn.
a. Tính % khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
b. Thêm vài giọt H2SO4 vào phần 3, sau đó đun hỗn hợp một thời gian. Tính khối lượng este tạo thành nếu hiệu
suất của phản ứng este hóa bằng 60%.
Trang 1
Đề luyện kiểm tra HKII – Hóa 11

ĐỀ 4
Bài 1:
a. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế PVC từ đá vôi, các chất vô cơ xem như có đủ.
b. Bằng phản ứng hóa học hãy chứng minh benzen vừa có tính chất của hidrocacbon no, vừa có tính chất của
hidroacbon không no.
Bài 2: Cho 2 chất A, B cùng có CTPT C3H8O2, chứa cùng một loại nhóm chức là đồng phân của nhau và đều tác
dụng được với natri kim loại giải phóng khí hiđro. A tác dụng với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu xanh
lam, còn B thì không có tính chất này. Xác định CTCT và gọi tên A, B.
Bài 3: Tính thể tích ancol etylic thu được từ 1 tấn tinh bột, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 75% và D ancol etylc = 0,8
gam/ml.
Bài 4: Cho m gam hơi ancol etylic đi qua ống sứ chứa CuO đốt nóng, làm lạnh toàn bộ phần hơi đi ra khỏi ống sứ để
ngưng tụ hết thu được chất lỏng A. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: phản ứng với Na thu được 3,36 lít H2 (đkc).
+ Phần 2: phản ứng với AgNO3/NH3 thu được 43,2g Ag.
a. Viết ptpứ và tính m
b. Xác định hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol.
ĐỀ 5
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
Tinh bột  glucozo  ancol etylic  butadien  cao su buna
andehit axetic  axit axetic  etyl axetat
Bài 2: a. Viết phương trình phản ứng điều chế phenol từ đá vôi, các chất vô cơ xem như có đủ.
b. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: ancol etylic, phenol, andehit axetic, glixerol.
Bài 3: Tính thể tích khí metan (đktc) cần dùng để điều chế 1 kg PVC. Biết hiệu suất quá trình điều chế đạt 65%.
Bài 4: Dẫn hỗn hợp A gồm etilen và axetilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 lấy dư thấy có 48 gam kết tủa màu vàng nhạt
xuất hiện. Mặt khác, nếu dẫn cùng lượng hỗn hợp A trên qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 8 gam.
a. Tính % theo thể tích của hỗn hợp A, biết các khí đều đo ở đktc.
b. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Hỏi sau
phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi thay đổi như thế nào ?
ĐỀ 6
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
CaCO3  CaO  CaC2  C2H2  C2H4  C2H5OH  CH3COOH  canxi axetat
Bài 2: Viết tất cả công thức cấu tạo và gọi tên hidrocacbon có cùng công thức phân tử C4H8.
Bài 3: Cho m g glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung
dịch nước vôi trong dư thu được 20g kết tủa. Tính giá trị của m.
Bài 4: Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam một ancol (A) đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1)
đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dd KOH. Sau phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 0,72 gam, bình
(2) tăng 1,32 gam.
a. Tìm CTPT, CTCT, và tên A.
b. Khi cho an col trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một andehit tương ứng. Gọi tên đúng của A ?
Bài 5: Cho 7,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng hết với Na. Sau phản ứng thu được 10,9 gam chất rắn và V lit
khí H2 (đktc). Tính giá trị của V ?

ĐỀ 7
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng
Tinh bột  glucozo  ancol etylic  axit axetic  natri axetat  metan  axetilen  andehit axetic 
etanol.
Bài 2: Nhận biết các chất sau: Axit fomic, axit axetic, ancol etylic, axit acrylic.
Bài 3: Ancol X có công thức phân tử là C5H12O.
a. Hãy viết CTCT và gọi tên các đồng phân của X.
b. Oxi hóa không hoàn toàn X ta được andehit. Gọi tên đúng của X và viết ptpư xảy ra ?
Bài 4: Cho 2,84 g hỗn hợp gồm phenol và một ankanol A tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 0,1M.
a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

Trang 2
Đề luyện kiểm tra HKII – Hóa 11

b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp trên rồi dẫn sản phẩm vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết
tủa trắng. Hãy xác định CTPT, CTCT và tên của ancol A.
Bài 5: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 1 tấn axit picric. Biết hiệu suất quá trình đạt 70%.

Đề 8
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
CaC2  C2H2  C2H6  C2H5Cl  C2H5MgCl  C2H6  C2H4Cl2  C2H4(OH)2
Bài 2: a. Nhận biết các chất sau: Metanol, ancol anlylic, etilenglicol, phenol.
b. A là hợp chất hữu cơ có CTPT là C4H10O2. A tác dụng được với Na, không tác dụng được với dung dịch
NaOH, có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam. Hãy xác định CTCT có thể có và gọi tên đúng của A.
Bài 3: Cho 22 gam hỗn hợp gồm etanol và một đồng đẳng A tác dụng với Na dư thu được 6,72 lit khí đktc. Cùng hỗn
hợp như trên đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng. xác định
CTPT của A và tính khối lượng kết tủa ? Biết số mol A gấp đôi số mol etanol.
Bài 4: Hỗn hợp khí A chứa C2H2 và H2. Tỉ khối của A so với H2 là 5,00. Dẫn 20,16 lít A (đktc) đi nhanh qua xt Ni
nung nóng thì nó biến thành 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp khí B đi từ từ qua bình đựng dd nước Br 2 dư cho
phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí C (đktc). Tính thành phần % thể tích từng chất trong mỗi hỗn
hợp A, B, C.
ĐỀ 9
Bài 1: Anken A tác dụng với dung dịch brom dư tạo sản phẩm chứa 74,07% brom về khối lượng. Xác định CTPT và
CTCT đúng của A, biết A tác dụng với HBr có khả năng tạo 2 sản phẩm khác nhau.
Bài 2:
a. Hãy tinh chế metan có lẫn tạp chất etilen và axetilen.
b. Hãy nhận biết các chất sau: fomanđehit, axit fomic, axit axetic, ancol etylic, glixerol.
Bài 3: Oxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế andehit axetic thu được hỗn hợp khí X. Dẫn 2,24 lit
khí X (đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3, đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 6,2 g bạc kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính hiệu suất quá trình oxi hóa etilen.
Bài 4: Hợp chất X no, mạch hở có % khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 1,11%, còn lại là O. Tì khối hơi của
X so với oxi là 2,25.
a. Tìm CTPT - CTCT có thể có của A và gọi tên chúng.
b. X không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 nhưng khi tác dụng với hidro sinh ra X1. X1 tác dụng với Na giải
phóng hidro. Viết CTCT và gọi tên đúng của X.
ĐỀ 10
Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
Canxi cacbua  axetilen  bạc axetilua  axetilen  andehit axetic  amoni axetat  axit axetic  metyl
axetat
Bài 2: a. Bằng phương pháp hóa học hãy tách phenol khỏi benzen.
b. Hãy nhận biết các chất sau: benzen, stiren, phenol, axit axetic, axit fomic, andehit fomic.
Bài 3:
a. Đun 12 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (H2SO4 đặc). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 12,3 gam
este. Hãy tính % khối lượng của axit đã tham gia phản ứng.
b. Hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C 3H6O2. X tác dụng được với Na và dung dịch NaOH nhưng
không tham gia phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng tác dụng với Na và tham gia
phản ứng tráng bạc. Xác định CTCT của X và Y.
Bài 4: Cho 3,15g một hỗn hợp gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung
dịch chứa 3,2g Br2. Để trung hòa hoàn toàn 3,15g cũng hỗn hợp trên cần 90ml dd NaOH 0,5M. Tính thành phần %
khối lượng từng axit trong hỗn hợp.
Bài 5: Đun nóng 20,5g hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc, thu được 2 olefin đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp 2 olefin trên rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 95 g kết tủa.
a. Tìm CTPT của 2 ancol.
b. Tìm khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp đầu.

--------Chúc các em ôn tập tốt – Thi tốt !!!----------

Trang 3

You might also like