You are on page 1of 8

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VÀ QUI CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ

KỸ THUẬT KIẾN TRÚC

I. KHÁI NIỆM CHUNG

1.Bản vẽ kiến trúc

- Là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cơ cấu của một khu vực, một quần thể
hay một công trình cụ thể, căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được
công trình.
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc sử dụng phương pháp đồ hoạ, dùng đường nét
miêu tả là chủ yếu, thường dùng 3 loại hình biểu diễn:
. Hình chiếu thẳng góc: đa số sử dụng loại hình chiếu này;
. Hình chiếu phối cảnh: mô tả hình dáng chung hoặc một phần, một bộ
phận, một góc không gian bên trong hay ngoài công trình;
. Hình chiếu trục đo (ít sử dụng) : để mô tả bổ sung các chi tiết.

2.Các loại bản vẽ


- Qúa trình thiết kế một công trình thường trãi qua 3 giai đoạn. Ứng với mỗi
giai đoạn thiết kế có một loại hồ sơ, bản vẽ riêng với những yêu cầu khác
nhau phục vụ mục đích từng giai đoạn.

a.Bản vẽ thiết kế phương án:


+ Gồm các bản vẽ thể hiện quan niệm, đề xuất tìm tòi của người thiết kế
của ý đồ sáng tác ban đầu ở dạng sơ phác.
+ Các hình chiếu trong phần này không cần ghi kích thước đầy đủ mà chỉ
ghi kích thước sơ bộ, kích thước tổng quát, trục định vị, tỷ lệ hình vẽ và có
thể được tô bóng, tô màu….

b.Bản vẽ thiết kế kỹ thuật:


+ Gồm các bản vẽ thể hiện toàn bộ các hình chiếu thẳng góc của công trình
và của các bộ phận khác trong công trình, thể hiện những cấu tạo kiến trúc,
vật liệu, vật chất … tạo thành công trình đó.
+ Các hình chiếu được thể hiện ở tỷ lệ ≥ 1/100 với đầy đủ tất cả kích thước
từ chi tiết đến tổng thể, các ghi chú kỹ thuật, và các chỉ dẫn cụ thể khác.

c. Bản vẽ kỹ thuật thi công:


+ Trình bày cách thức tổ chức xây dựng công trình trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể của địa điểm xây dựng, của vật liệu, khả năng thi công ( bản
vẽ này do đơn vị nhận xây dựng thực hiện).
+ Các giải pháp thi công đối với những bộ phận cấu tạo kiển trúc đặc
biệt.

3. Các hình vẽ cơ bản của hồ sơ thiết kế kiển trúc:


- Bảng vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xây dựng.
- Các hình chiếu thẳng góc của công trình.
+ Các mặt cắt bằng còn gọi là mặt bằng các tầng;
+ Các mặt đứng của công trình nhìn từ nhiều phía;
+ Các mặt cắt đứng theo các phương còn gọi là mặt cắt ngang, mặt cắt
dọc.
- Các hình chiếu phối cảnh
- Các bản vẽ thể hiện các chi tiết kiến trúc, chi tiết cấu tạo…
- Ngoài ra còn có các bản vẽ thiết kế về điện, nước, kết cấu, thông hơi,
cấp nhiệt… theo tính chất nội dung bản vẽ, người ta lại phân ra: bản vẽ
kiến trúc (thường ký hiệu KT), bản vẽ kết cấu (KC), bản vẽ về điện (Đ),
cấp nước (NC), thoát nước (Nt) …. Các ký hiệu này được ghi ở khung
tên.
- Dưới đây chỉ trình bày yêu cầu và cách thể hiện các hình chiếu thẳng
góc trong bản vẽ kỹ thuật kiến trúc (KT).

II. NỘI DUNG & QUI CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
KIẾN TRÚC

1. Mặt bằng quy hoạch


- Là bàn vẽ hình chiếu bằng một khu đất trên đó chỉ rõ mãnh đất được
phép xây dựng công trình và các khu vực lân cận, tỷ lệ từ 1/5.000-:-
1/10.000.

2.Mặt bằng tổng thể


- Là hình chiếu bằng của một khu vực xây dựng, hoạch một công trình
với đầy đủ như: vườn, đường đi trong khu vực đó.
- Ở mặt bằng tổng thể thường thể hiện hướng nhà, tỷ lệ1/1000, 1/500,
1/200.

3.Mặt bằng mái


- Là hình chiếu bằng của toàn bộ phần mái che công trình.
- Tuỳ qui mô công trình, mặt bằng mái được vẽ ở những tỷ lệ khác nhau
1/100, 1/200, 1/400, 1/500…
- Trên hình vẽ mặt bằng mái, phải chỉ rõ đường phân thuỷ, hướng thoát
nước, các kích thước và trục định vị cho công trình.

4.Các hình chiếu bằng, mặt bằng


- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà. Mặt bằng thu được là lát cắt của
một mặt phẳng cắt qua ngôi nhà, cao hơn mặt sàn (hoặc nền) khoảng 1-:-
1.5m.
- Mỗi tầng phải có mặt bằng riêng, nếu chúng khác nhau. Nếu các tầng có cơ
cấu giống nhau, chỉ cần vẽ mặt bằng tầng điển hình.
- Các loại nét vẽ ở mặt bằng dựa trên các nét vẽ cơ bản đã học. Các nét vẽ
đường bao quanh các tường, cột vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua, dùng nét
cắt (1.5, 2)b. Các nét vẽ phần hình chiếu của các bộ phận còn lại sau mặt
phẳng cắt dùng nét trên cơ bản b. Nếu cần phải vẽ các thiết bị trong nhà,
chiều dày nét nên chú ý lấy nhỏ hơn nét b để bản vẽ rõ ràng, mạch lạc.
- Ở bản vẽ kỹ thuật mặt bằng vẽ theo theo tỷ lệ 1/100, 1/50 cụ thể có các yêu
cầu sau:
a. Ở tỷ lệ 1/50
+ Qui định có từ 3-5 lần ghi kích thước
- Kích thước tất cả các chi tiết, bộ phận, các lổ cửa, mảng tường;
- Khoảng cách các trục tường, trục cột;
- Kích thước lọt lòng và chiều dày tường;
- Kích thước tổng chiều dài trục đầu và trục cuốI;
- Kích thước phủ bì choán chỗ lớn nhất của công trình theo chiều dọc và
chiều ngang
+ Các trục tường, cột được kéo dài ra ngoài đường ghi kích thước ngoài
cùng khoảng 5-:-6mm và tiếp vào đó là các vòng tròn đường kính d = 8-:-
10mm bằng nét cơ bản, các vòng tròn phải thẳng hàng ghi các con số 1- 2
-3… từ trái qua phải theo hàng ngang, và ghi các chữ cái A-B-C …. Theo
chiều đứng từ dưới lên gọi là trục định vị.
+ Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài, chiều rộng Mỗi phòng, bề
dày các tường, vách ngăn,…tên gọi và diện tích sử dụng của từng phòng
(đơn vị là m2), tên gọi các chi tiết và các loại cửa, kích thước và số bậc
thang, hướng đi lên của nhánh thang.
+ Cần ghi đầy đủ các độ dốc nền thoải, độ dốc thoát nước, các cao trình. Chú
ý độ cao của các nền, sàn được ghi ngay tại chỗ, có cao độ ấy để hình dung
ra không gian của mặt bằng (mặt đứng, mặt cắt,…) của chi tiết đó (nếu ở
cùng bản vẽ, nửa dưới ta cũng dùng 1 nét cắt 2b).
+ Trên mặt bằng còn ghi các ký hiệu chỉ vị trí các mặt cắt ngang, mặt cắt
dọc bằng các nét cắt ngang ở vị trí mặt phẳng cắt. Ở đầu nét có mũi tên chỉ
hướng nhìn và chữ (hoặc số) ký hiệu vị trí mặt phẳng cắt (vd: mặt cắt I-I,
mặt cắt A-A).
+ Thể hiện ký hiệu các trang thết bị cố định như thiết bị vệ sinh (xí,chậu
rửa, ..) bếp, tủ tường…, thể hiện một phần chất liệu mặt sàn với những ghi
chú kỹ thuật cần thiết đi kèm (chú ý ở tỷ lệ này không vẽ các ký hiệu vật
dụng rời như: bàn, ghế, giường…)
b. Ở tỷ lệ 1/100
+ Qui định có từ 2-3 lần ghi kích thước
. Kích thước các trục định vị;
. Kích thước tổng chiều dài trục;
. Kích thước phủ bì công trình
+ Ghi các cao trình chính, các trục định vị, xác định vị trí của vệt cắt:
+ Tuỳ theo yêu cầu, thể hiện có chọn lọc ký hiệu các vật dụng rời ( tiêu biểu
cho nội dung sử dụng của từng phòng) và diễn hoạ để nhấn phân biệt các
không gian phụ trợ như hành lang, bếp, nhà vệ sinh…. Và các không gian
chính.
Chú ý: không vẽ bóng, không vẽ cây bao cảnh trong bản vẽ mặt bằng kỹ
thuật kiến trúc. nếu công trình có bồn hoa xây cố định, sàn nội cảnh, thì có
thể ký hiệu cây cỏ, hoa lá một cách tiêu biểu, chọn lọc.

5. Các hình chiếu đứng- mặt đứng.


- Mặt đứng của công trình là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài công
trình. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước
chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà.
- Bản vẽ mặt đứng chính (nơi niều người qua lại hoặc quay ra trục đường
chính) cần được diễn tả rất kỹ đôi khi vẽ ở tỷ lệ lớn hơn các mặt đứng ở
hướng khác .
- Tùy theo mỗi loại sau đây, mặt đứng có những tên gọi khác nhau thể hiện
những hướng nhìn khác nhau:
+ Theo trục định vị: mặt đứng 1-4, mặt đứng trục A-B;
+ Theo hướng công trình: Mặt đứng hướng Bắc, mặt đứng hướng Đông
Nam.
+ Theo trục đường: Mặt đứng trục đường Lý Chính Thắng, mặt đường Trần
Quốc Thảo.
a.Ở tỷ lệ 1/50:
+ Quy định phải ghi đầy đủ các kích thước sau:
- Kích thước các trục, tổng trục;
- Kích thước các bộ phận tiêu biểu trên mặt đứng như: ôvăng, sênô, ống
khói, cửa sổ mái.
- Kích thước chi tiết (vd: bồn hoa trước nhà, tam cấp…), các cửa, các
mảng tường…
+ Yêu cầu đầy đủ các cao trình, các trục định vị, tên cửa, độ dốc mái
(nếu công trình là mái dốc).
Thể hiện một phần diện tích của hình ( hoặc thể hiện trên toàn bộ bản
vẽ) chất liệu, vật liệu bề mặt công trình với những ghi chú cần thiết đi
kèm.

b.Ở tỷ lệ 1/100:
+ Ở tỷ lệ này, chỉ yêu cầu đầy đủ các kích thước chính như kích thước
trục, tổng trục, các cao trình cơ bản, các trục định vị, thể hiện một phần
vật liệu bề mặt và ghi chú tiêu biểu.
Chú ý: Không vẽ người và cây xanh bao cảnh trên mặt đứng của bản vẽ
kỹ thuật kiến trúc. Có thể vẽ gợi ý tiêu biểu một số cây cỏ hoa lá hoặc
sân nội cảnh.

6.Các hình cắt – Mặt cắt công trình:


- Là hình biểu diễn công trình thu được khi dựng các mặt phẳng thẳng
đứng ( Song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản) cắt qua.
- Mặt cắt thể hiện không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, chiều cao các
tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, vì kèo, sàn mái, cầu thang…, vị trí và
hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng. Vì vậy, vị trí mặt cắt cần
cắt qua các chỗ đặt biệt như: cắt qua các lỗ cửa qua cầu thang, qua các
phòng có kết cấu, cấu tạo, trang trí đáng chú ý…
* Chú ý: Không để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, qua tâm cột hay
khoảng cách hở giữa hai nhánh thang.
- Đường nét trên hình cắt cũng được quy định như ở mặt bằng
- Khi vẽ, phải ghi tên mặt cắttheo ký hiệu đã xác định vệt cắt ở mặt bằng
(Vd: Mặt cắt I-I, Mặt cắt A-A,…). Phải ghi các trục tường, cột tương ứng
với mặt bằng và các cao độ (qui ước độ cao nền nhà tầng 1 lấy bằng ±
0.000, độ cao nào ở dưới độ cao này mang dấu âm, còn ở trên mang dấu
dương, đơn vị là mm).
- Ngoài ra còn một số yêu cầu cụ thể cho các hình vẽ:

a.Ở tỷ lệ 1/50:
+ Yêu cầu về kích thước: phải ghi đầy đủ:
- Kích thước chi tiết, các bộ phận, các mảng tường, cửa, tam cấp, hè
nhà, sênô, cầu thang ( bậc thang, chiếu nghỉ, lan can)…
- Kích thước các vách ngăn, các phòng bên trong nhà.
- Kích thước các trục, tổng trục, tổng chiều dài toàn bộ công trình ứng
với mặt cắt đó.
+ Yêu cầu đầy đủ các cao đọ của nền, sàn, trần, chiếu nghỉ cầu thang,
đỉnh mái, nền đất tự nhiên, hè,…
+ Thể hiện các ký hiệu về vật liệu xây dựng: gạch, gỗ, hồ tô, nền đất, bê
tông ( tuy nhiên tỷ lệ này bê tông vẫn tô đen)… và các ghi chú cấu tạo
cần thiết khác.

b.Ở tỷ lệ 1/100:
+ Chỉ cần ghi kích thước các bộ phần tiêu biểu các trục tường cột từng
trục
+ Các cao trình chủ yếu nền, sàn, mái.

c.Ở các tỷ lệ lớn hơn:


+ Để biểu diễn các phần chi tiết hơn, người ta cần dùng tới các tỷ lệ lớn
hơn như 1/20, 1/10, 1/5.
+ Ở tỷ lệ càng lớn hình vẽ càng phải đạt được các yêu cầu sau:
. Chính xác và đầy đủ;
. Thể hiện đúng tất cả các ký hiệu về VLXD.
. Kích thước phải thật đầy đủ và chi tiết để có thể thi công được.
. Ghi chú rõ ràng các thành phần cấu tạo, vật liệu bề mặt các hướng dốc,
độ dốc,…
+ Hình vẽ chi tiết phải có ký hiệu chỉ rõ tên gọi và vị trí chi tiết đó trên
mặt bằng (hoặc mặt cắt, mặt đứng..)và ngược lại cụ thể như sau:
- Ở bản vẽ mặt bằng (hoặc mặt đứng, mặt cắt…)có chi tiết cần phóng
lớn, ký hiệu chi tiết bằng vòng tròn d =10+15mm bằng nét cơ bản.
- Phần nửa vòng tròn trên ghi tên gọi chi tiết (ví dụ:1,2,3…) L1, L2, BH,
CV,… ở phân nửa vòng tròn dưới ghi số thứ tự bản vẽ có vẽ hình khai
triển chi tiết đó, (nếu chi tiết được vẽ ở cùng bản vẽ với mặt bằng, mặt
đứng, mặt cắt…, thì phần nửa vòng tròn dưới chỉ cần gạch 1 nét có độ
dày tương đương nét cắt 2b).
- Ở hình vẽ chi tiêt đã khai triễn, ký hiệu được diễn tả bằng 2 vòng tròn.
Vòng ngoài nét cơ bản, vòng trong nét cắt. nửa trên là chi tiết tương ứng
với tên gọi đã ký hiệu ở mặt bằng (mặt đứng, mặt cắt…)nửa dưới ghi số
thứ tự bản vẽ.

III.TRÌNH TỰ VỀ DỰNG MỘT BẢN VẼ

1.Bố cục bản vẽ


- Bố cục bản vẽ là yêu cầu trước nhất phải đạt được để đảm bảo tính khoa
học: sự mạch lạc, rõ ràng và tính thẩm mỹ của bản vẽ.
- Các hình vẽ phải được chuẩn bị trước, các kích thước cơ bản và mức độ
phức tạp của hình đã được hình dung cụ thể, sau đó mới bố cục chung trên
tờ giấy vẽ sau cho cân đối.

2.Vẽ dựng hình bằng chì


- Khi đã xác định vị trí các hình biểu diễn rồi, thì trình tự dựng hình ở bản vẽ
thường như sau: mặt bằng được vẽ trước, rồi lợi dụng đường dóng dựng mặt
đứng, sau đó là mặt cắt và các hình chiếu khác…
- Thứ tự dựng hình bao giờ cũng là từ đại thể những nét chung nhất rồi
dần dần đi vào chi tiết lớn trước nhỏ sau:
ví dụ: Dựng mặt bằng theo thứ tự sau:
+ Dựng các đường trục tường, cột.
+ Dựng chiều dày của tường, cột (lấy sang 2 bên hoặc 1 bên của đường
trục trên))
+ Xác định các lổ cửa
+ Dựng nét thấy của các nền, sàn, hành lang, cầu thang, hè rãnh.
+ Vẽ chi tiết các các bộ phận và các thiết bị bên trong, bên ngoài.
+ Dựng đường ghi kích thước
+ Các ký hiệu mặt cắt, cao độ, độ dốc
Dựng mặt cắt theo trình tự sau:
+ Xác định các trục tường, cột
+ Xác định các mức nền, sàn, mái.
+ Vị trí các lổ cửa
+ Các kết cấu dầm, kèo.
+ Dựng cầu thang (nếu có)
+ Các đường ghi kích thước, cao độ, độ dốc.

3. Vẽ chính thức bằng mực


- Sau khi dựng chì xong toàn bộ hình vẽ, kiểm tra tất cả, điều chỉnh sao cho
các hình khớp nhau. Chỉ khi không còn sai sót gì mới tiến hành vẽ bằng
mực.
- Thông thường các nét cắt được tiến hành trước, sau đó đến những nét
thấy rồi mới dẫn đến các nétmãnh hơn để vẽ vật dụng, vật liệu và ghi kích
thước.

IV. MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI THỂ HIỆN BẢN VẼ KIẾN TRÚC
BẰNG ĐƯỜNG NÉT
- Thể hiện bảng vẽ bằng đường nét ngoài yêu cầu đòi hỏi sự rõ ràng, chính
xác còn đòi hỏi bản vẽ phải diễn đạt rõ nhất các đối tượng thiết kế nghĩa là
phải sạch, gọn, đẹp: giá trị nghệ thuật của bản vẽ phụ thuộc vào bố cục trình
bày các hình vẽ, vào sự biểu hiện của các đường nét để cho hình đẹp, cần
chú ý các điểm sau:
a. Trong cùng một hình các nét có chức năng như nhau phải thống nhất
với nhau (các nét thấy hoặc nét cắt phải đều nhau…).
b. Các nét cắt, nét thấy, đường dóng, đường ghi kích thước phải chênh
lệch rõ rệt (như bài 1 đã giới thiệu).
c. Xác định độ dày của các nét phải căn cứ theo tỷ lệ của các hình vẽ. Thí
dụ độ dày của nét cắt, nét thấy của hình vẽ ở tỷ lệ 1/50 phải lớn hơn độ dày
của nét cắt, nét thấy ở tỷ lệ 1/100.

You might also like