You are on page 1of 4

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH

“NGHĨA THẦY TRÒ, ẤN TƯỢNG TÌNH NGHĨA GIÁO KHOA


THƯ VÀ VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG”

Thời gian: 2 giờ

I. VĂN NGHỆ ỔN ĐỊNH


MC Kim Phượng + Vĩnh Sơn: ổn định giảng đường bằng 2 tiết mục văn nghệ:
- Tiết mục 2:……………………………………SV: Thùy Dung – Lớp: ĐH Văn06
- Tiết mục 3: Ca cổ:……………………………SV: Minh Quân – Lớp: ĐH TH08

II. TUYÊN BỐ LÝ DO VÀ GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU


1. Tuyên bố lý do:
- MC Vĩnh Sơn:
Lời đầu tiên, cho Vĩnh Sơn và Kim Phượng gởi lời chào đến quý đại biểu, quý thầy cô
và các bạn sinh viên.
- MC Kim Phượng: Kính thưa quý đại biểu, thầy cô và các bạn SV thân mến.
Nhà báo Trương Hữu Dụng từng viết trên báo văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long:
“Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà là người làm thơ tình chân quê Nam bộ hiếm hoi còn sót
lại ở thiên niên kỷ thứ ba này”.
- MC Vĩnh Sơn:
Kiên Giang chính là một nhà giáo, nhà thơ, nhà báo, soạn giả cải lương Việt Nam,
nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím".
Ông tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại làng
Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ông là đồng hương của nhà văn Sơn Nam.
- MC Kim Phượng:
Ngoài làm thơ, Kiên Giang, với nghệ danh là Hà Huy Hà, còn là một soạn giả cải lương
rất nổi tiếng thời đó, cùng với Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều-Hoa Phượng, Quy Sắc...
Các tác phẩm cải lương của ông có thể kể đến Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không
bao giờ cưới, Lưu Bình- Dương Lễ, trong đó Người vợ không bao giờ cưới đã giúp cho nghệ
sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương.
- MC Vĩnh Sơn:
Trước 1975, Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn
như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng... Ông từng tham gia
phong trào ký giả ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe của
chính quyền cũ áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này, Kiên Giang đã bị đi tù.
Sau 1975, Kiên Giang làm Phó đoàn cải lương Thanh Nga, kiêm cán bộ phòng nghệ
thuật sân khấu. Ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh
qua 3 nhiệm kì.

-1-
- MC Kim Phượng:
Nhận xét về ông, Sơn Nam viết: KG là một thi sĩ thành công. Một soạn giả đã đưa thơ
ca vào sân khấu. ông đã để lại cho đời, những vở tuồng, mang đậm chất thơ: Áo cưới
trước cổng chùa, sơn nữ phà ca, Ngưu lang – Chức nữ. Còn trong thơ ông, còn có
những câu gần giống như ca dao: “Ong bầu vờn đọt mù u- Lấy chồng càng sớm, tiếng ru
càng buồn” . Thơ KG như thơ nguyễn bính. Có những nét chung: bình dị, mộc mạc. một
bên là chân quê Bắc bộ. một bên là chân quê Nam bộ”.
- MC Kim Phượng:
Được sự chấp thuận của Ban giám hiệu, Đoàn Trường Đại học Tiền Giang và lãnh đạo
Khoa Sư phạm; Câu lạc bộ Văn Học Trường Đại học Tiền Giang tổ chức buổi giao lưu với
nhà thơ, soạn giả cải lương Kiên Giang với chủ đề: “Nghĩa thầy trò, ấn tượng tình nghĩa
giáo khoa thư và văn họcc địa phương” là lý do của Buổi giao lưu hôm nay.
2. Giới thiệu đại biểu:
- MC Vĩnh Sơn: Kính thưa quý đại biểu, thầy cô và các bạn SV
Đến dự buổi giao lưu ngày hôm nay:
* Về phía đại biểu, chúng ta hân hạnh đón tiếp:
+ Nhà thơ, soạn giả cải lương: Kiên Giang
+ NSUT: Hồ Kiểng.
+ NSUT: Thanh An;
+ NSUT: Ngọc Mai;
+ NS: Ngọc Sương.
+ Ông: Nguyễn Huỳnh Anh – Chủ tịch Hội VHNT Tỉnh TG.
+ Bà: Nguyễn Thị Thu Trang – Hội viên Hội nhà văn VN, Phó chủ tịch Hội VHNT TG
+ Ông: Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch HTX Rạch Gầm, Hội viên Hội VHNT VN.
- MC Kim Phượng:
* Về phía Trường ĐHTG, chúng ta hân hạnh đón tiếp:
+ Thầy: Ngô Tấn Lực – Hiệu trưởng trường ĐHTG;
+ Thầy: Nguyễn Văn Khải – Phó hiệu trưởng trường ĐHTG;
Xin trân trọng giới thiệu: Các cô chú là Hội viên Hội VHNT TP.HCM; HV
VHNTTG, các anh chị là phóng viên báo đài đến đưa tin
Cùng các thầy cô và hơn 400 sinh viên của trường ĐHTG, trường Trung cấp VHNT
TG đến dự.

III. NHÀ THƠ BÁO CÁO


- MC Vĩnh Sơn:
Mở đầu buổi giao lưu, trân trọng kính mời nhà thơ Kiên Giang có đôi điều: trao đổi,
chia sẽ cảm nghĩ của mình đến với quý đại biểu, quý thầy cô và các SV của trường ĐHTG,
trường Trung cấp VHNT TG. Xin trân trọng kính mời ông.

VI. TẶNG HOA VÀ CHỤP ẢNH LƯU NIỆM


- MC Kim Phượng:
Xin trân trọng cám ơn những tình cảm và sự chia sẽ của nhà thơ Kiên Giang giành cho
các bạn SV. Sau đây, kính mời thầy Ngô Tấn Lực lên tặng hoa cho nhà thơ.

-2-
V. VĂN NGHỆ A
- MC Vĩnh Sơn:
“ Đưa con tới cổng trường làng,
Mẹ nhìn thấy nắng trên đường trổ hoa,
Nhà xa đi học cũng xa,
Con vào trường học, mẹ ra trường làng”

Tiếp theo chương trình, mời quý đại biểu, quý thầy cô và các bạn SV lắng nghe bài
thơ “Rau với chữ” của nhà thơ Kiên Giang , qua giọng ngâm của bạn Mai Ly – Lớp ĐH
Ngữ văn 07. Và phần cảm nhận thơ của bạn Nguyễn Thị Trường An – Lớp ĐH Ngữ văn 06.
- MC Kim Phượng:
Xin cảm ơn phần ngâm thơ và cảm nhận thơ của bạn Mai Ly và Trường An.
- Ca cổ: “Thầy cũ, trường xưa”- NSUT Thanh An
- MC Kim Phượng:
Thi ca bình dân nước ta truyền từ đời này, sang đời khác:“Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm
hôm tối viếng mới đành dạ con”. Mẹ sinh con và nuôi con chỉ mong con nên người chứ
chẳng bao giờ nghĩ đến sự báo đáp. Bởi nếu con không nhìn thấy cái ơn của mẹ từ lúc lọt
lòng đến lúc trưởng thành, tạo lập cuộc sống riêng, không hình dung con ơn dưỡng dục ấy
thì mẹ mong gì sự báo đền dưỡng dục của con. Bởi vậy, người ta thường nhắn nhủ với nhau:
“Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. Mẹ ơi, giờ này con đã khôn
lớn, đã lao ra giữa cuộc đời nhưng mỗi khi hồi tưởng lại những ký ức thời nhỏ dại, trong
vòng tay chăm sóc của mẹ, con không thể bùi ngùi lệ rơi và tự hỏi, ơn mẹ biết bao giờ được
đáp đền.
Và nhà thơ Kiên Giang cũng có những vần thơ rất chân tình viết về người mẹ:
“Nửa đời con, mấy gió mưa
Công ơn trời biển con chưa đáp đền.
Đêm nay, gục khóc bên đèn,
Làm thơ dân mẹ trọn niềm cối khuya”.
Sau đây, mời quý đại biểu, thầy cô và các bạn SV lắng nghe bài thơ “Cối khuya” qua giọng
ngâm của bạn: Nguyễn Thị Quý – Lớp CĐ Ngữ văn 08. Và phần cảm nhận thơ của bạn
Trương Hoàng Vinh – Lớp ĐH Ngữ văn 06.
- MC Vĩnh Sơn:
Ca cổ: Lớp học khuya trên bến đò rừng –BD: NSUT: Ngọc Mai và Thế Châu
V. GIAO LƯU GIỮA TÁC GIẢ VÀ SINH VIÊN
- MC Kim Phượng:
Tiếp theo chương trình, kính mời quý đại biểu, thầy cô và các bạn SV đặt câu hỏi giao
lưu với nhà giáo, nhà thơ, nhà báo, soạn giả cải lương Kiên Giang.
- MC Vĩnh Sơn: Các bạn SV có điều gì ấp ủ trong lòng muốn hỏi, thì đây là cơ hội để
phỏng vấn trực tiếp tác giả.
- Câu hỏi:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

-3-
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
- MC Vĩnh Sơn: “Tay bùn mới móc củ co,
Sợ lem trang giấy mới đồ chữ A”
Đây là hai câu thơ của nhà thơ Kiên Giang viết về niềm vui của người mẹ khi nhìn
thấy những nét viết đầu tiên của người con. Sau đây, mời đại biểu, thầy cô và các bạn SV
thưởng thức bài thơ “Củ co, nét đồ” qua phần thể hiện của NS: Ngọc Sương
- MC Kim Phượng: “Bàn tay phấn” – NSUT: Ngọc Mai

VI. VĂN NGHỆ B:


- MC Kim Phượng: vè: Tình ta qua chiếc bánh - NSUT: Hồ Kiểng + NSUT: Ngọc Mai.
VII. PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
- MC Kim Phượng:
Thầy Ngô Tấn Lực là một người dạy toán nhưng rất yêu văn thơ - thay mặt lãnh đạo
nhà trường có đôi điều phát biểu với tác giả Kiên Giang cùng giảng viên và SV trường
ĐHTG. Trân trọng kính mời thầy.

VIII. ĐÁP TỪ VÀ KẾT THÚC


- MC Vĩnh Sơn và Kim Phượng:
Xin trân trọng cám ơn phần phát biểu của thầy Ngô Tấn Lực. Và phần phát biểu của
thầy cũng đã khép lại chưng trình giao lưu “Nghĩa thầy trò, ấn tượng tình nghĩa giáo
khoa thư và văn học địa phương” tối nay. Xin trân trọng cám ơn quý đại biểu, thầy cô và
các bạn SV đã đến tham dự. Chúc quý đại biểu, thầy cô và các bạn SV một đêm ngon giấc.

Người soạn chương trình: Vĩnh Sơn

-4-

You might also like