You are on page 1of 11

LẠM PHÁT

1 .Khái niệm:

Lạm phát là tình trạng mức giá chung (mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và
dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc) của nền kinh tế tăng lên trong một
thời gian nhất định (thường là phải đủ dài như một năm chẳng hạn).
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một
thời gian nhất định, thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế và khi nền kinh tế có
mức thất nghiệp cao.

2 . Một số luận thuyết về lạm phát:

2.1 .Lạm phát lưu thông tiền tệ

Theo quan điểm của J.Bodin và M.Friedman thì: lạm phát là đưa nhiều tiền thừa
vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. Friedman nói “lạm phát xuất hiện và chỉ có thể
xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với
sản xuất”.

2.2 .Lạm phát cầu dư thừa tổng quát

J.M.Keynes cho rằng nguyên nhân cơ bản của lạm phát là do sự biến động cung-
cầu. Khi mức cung vượt qua mức cầu thì dẫn đến tình trạng đình đốn sản xuất.
Nhà nước cần tăng lượng tiền vào lưu thông, tăng chi tiêu nhà nước, tăng tín dụng
nghĩa là tăng cầu để đạt được mức cân bằng giữa cung và cầu và vượt cung. Khi đó lạm
phát xuất hiện. Ở đây, lạm phát có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, chống suy
thoái.

2.3 .Lạm phát chi phí

Luận thuyết này cho rằng: lạm phát nảy sinh do mức tăng chi phí sản xuất kinh
doanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng này chủ yếu là tăng về tiền lương,
giá các nguyên, nhiên, vật liệu,…

2.4 .Lạm phát cơ cấu

Lạm phát nảy sinh do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế
(mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất
và dịch vụ,…), chính sự mất cân đối này làm cho nền kinh tế phát triển không có hiệu
quả.

3 . Nguyên nhân gây ra lạm phát :

1
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu
kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính.

3.1 . Lạm phát do cầu kéo

Xuất phát từ sự gia tăng tổng cầu, đường AD dịch chuyển sang phải làm cho mức
sản lượng tăng và mức giá chung cũng tăng lên.
Các nguyên nhân làm tăng tổng cầu:
• Dân cư tăng chi tiêu.
• Doanh nghiệp tăng đầu tư.
• Chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ.
• Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
…….
Do đó, khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của
mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá
của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi
là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá
cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng
lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.
Ví dụ: Trong năm 2004, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng trong khi nguồng cung bị
hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết.

3.2 . Lạm phát do chi phí đẩy

Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy
móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế...) , đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển
sang trái, làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng, nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm
phát.
Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng:
• Tiền lương tăng (nhưng năng suất lao động không tăng).
• Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém hơn.
• Thuế tăng.
• Thiên tai, chiến tranh.
• Do khủng hoảng một số yếu tố, làm giá vật tư tăng lên. (Ví dụ: khủng hoảng
dầu mỏ 1973 – 1979)
Ví dụ: Giá xăng dầu cũng như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu như thép, nhựa,…
tăng cao khiến cho chi phí sản xuất trong nước tăng lên và vì vậy giá sản phẩm cũng bị
đội lên cao hơn.

3.3 . Lạm phát tiền tệ

Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền sụt giảm. Cung tiền tăng (chẳng hạn do
ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so
với ngoại tệ, hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của
nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm
phát.

2
3.4 . Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước

Việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền
trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm và sắt thép.
Ví dụ: Việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi thép mặc dầu được kiến nghị từ
tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện, vào lúc này giá phôi thép đã
tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã tăng lên tới 500-520 USD/tấn. Do
vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp đã nhập phôi thép trước đó.

3.5 .Lạm phát do yếu tố tâm lý

Người tiêu dùng cho rằng trong tương lai giá cả của một số hàng hóa sẽ tăng lên
làm cho cầu đối với những hàng hóa đó trong hiện tại tăng.
Ví dụ: Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt
hàng đang leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm
2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích
thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng
nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác, khi dân chúng đang
lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại
tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó).
Vào cuối năm 2003, NHNN Việt Nam lại đưa tiếp loại tiền polyme mới với các mệnh
giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000
(lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó) đã tiếp tục tác động xấu
đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào
lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm
mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VNĐ sang các tài
sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt
hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.

3.6 . Lạm phát do cơ cấu

Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động.
Ngành kinh doanh không hiệu quả không thể không tăng tiền công cho người lao động
trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả
sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.

3.7 . Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy
động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến
3
tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng.
3.8 . Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng.
Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.

4 . Phân loại lạm phát:

Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hóa tăng liên tục nên người ta
thường căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng để làm căn cứ phân thành 3 loại lạm
phát:
• Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): biểu hiện chỉ số giá cả tăng chậm trong
khoảng 10% trở lại. Do đó, đồng tiền mất giá không nhiều không ảnh hưởng đến
sản xuất kinh doanh. Ở hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và xem đó là chất
xúc tác cho nền kinh tế phát triển.
• Lạm phát phi mã: giá cả hàng hóa bắt đầu tăng vối tỷ lệ hai hoặc ba con số. Khi
lạm phát này xuất hiện thì bắt đầu gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.
• Siêu lạm phát : xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã.
Nếu trong điều kiện của lạm phát phi mã vẫn có một số trường hợp nền kinh tế vẫn phát
triển tốt như Braxin, I-xa-ren, thì một khi siêu lạm phát xảy ra thì chắc chắn nó sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến nến kinh tế của quốc gia.

5 . Tác động của lạm phát:

Trừ lạm phát một chữ số thì hầu hết các loại lạm phát khác đều gây ảnh hưởng
không tốt đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Cụ thể:
• Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Do lạm phát, giá cả hàng hóa, nguyên
liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh và kết quả cuối cùng ngày càng giảm
sút và không chính xác, dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa
các ngành (ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài ngày càng bị thua lỗ nặng
nề, trong khi ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì có thể trụ được nhưng
vẫn gặp không ít khó khăn).
• Lĩnh vực lưu thông buôn bán: giá cả hàng hóa tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ
tích trữ hàng hóa, gây hỗn loãn quan hệ cung và cầu, tạo sự mất cân đối giả tạo
làm cho lĩnh vực lưu thông cũng bị rối loạn. Tuy nhiên, với mức lạm phát cao
cũng là một điều kiện để thực hiện khuyến khích xuất khẩu.
• Lĩnh vực tiền tệ tín dụng: lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền giảm, tốc độ
lưu thông của thị trường tăng lên càng làm cho sức mua của đồng tiền giảm
xuống nhanh chóng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khủng
hoảng do lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh làm cho nhiều ngân hàng bị
phá sản do mất khả năng thanh toán, thua lỗ trong kinh doanh. Tình hình đó làm
cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát nổi.

4
• Lĩnh vực tài chính nhà nước: Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập chi ngân
sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại thu nhập và kể cả qua cơ chế phát
hành.Nhưng ảnh hưởng nặng nề và lâu dài của lạm phát lại làm giảm nguồn thu
của ngân sách, chủ yếu là thuế do sản xuất bị sút kém, nhiều doanh nghiệp, công
ty bị phá sản, giải thể,…Trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề.
Tóm lại, hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến
toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của một nước. Lạm phát làm cho quá trình phân hóa
giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho nhóm này kiếm được lợi lộc nhưng lại
làm cho nhóm khác thiệt hại nặng nề nhất là đối với người lao động.

6 . Đo lường lạm phát :

Để đánh giá mức độ lạm phát người ta căn cứ vào tỷ lệ lạm phát được xác định
theo công thức:

Mức giá năm t – Mức giá năm (t – 1)


Tỷ lệ lạm phát năm t (%) =
Mức giá năm (t – 1)

Mức giá được đo bằng giá cả trung bình của các loại hàng hóa, dịch vụ. Trong
thực tế, người ta đo mức giá bằng chỉ số giá.
• Chỉ số giá: là chỉ tiêu phản ánh mức thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ của một năm
nào đó so với năm gốc. Thông thường, các nhà kinh tế sử dụng hai loại chỉ số giá
để tính tỷ lệ lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI),
trong đó CPI được sử dụng phổ biến hơn.
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI: là chỉ số được tính toán dựa trên giá cả trung bình của
rổ (nhóm) hàng hóa tiêu dùng tiêu biểu của nền kinh tế, như lương thực, thực
phẩm, quần áo, nhà cửa, xăng, dầu, thuốc men,…Rổ hàng hóa được chọn với cơ
cấu và số lượng cố định.

CPI t =
∑P Q
i
t
i
0

∑P Q
i
0
i
0

Trong đó:
Pti , P0i : giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm gốc
Q0i : số lượng sản phẩm i dùng để tính ở năm gốc
CPIt : chỉ số giá tiêu dùng của năm t

Ví dụ: Theo số liệu Tổng cục thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 có mức
tăng 1,86% so với tháng 10/2010. So với tháng 12/2009, CPI tháng này tăng 9,58%.

5
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2009 và 11 tháng của năm 2010 (đơn vị: %).

• Chỉ số giá sản xuất: là chỉ số giá được tính toán dựa trên giá cả trung bình của
nhóm hàng hóa tiêu biểu mà các doanh nghiệp trong một nền kinh tế dùng vào
quá trình sản xuất của mình. Nhóm hàng hóa này thường bao gồm các loại
nguyên vật liệu cần phải chế biến thành sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng. Như lương thực, thực phẩm của ngành chế biến, khai khoáng,… Chỉ số này
được các doanh nghiệp sử dụng, cách tính hoàn toàn giống như CPI, các số đo về
tỷ trọng nhằm phản ánh tầm quan trọng của từng loại sản phẩm, sản phẩm càng
chiếm tỷ trọng lớn thì sự thay đổi giá cả của nó càng ảnh hưởng mạnh đến mức
giá chung.

7 .Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ:

Thuyết số lượng tiền tệ cho rằng, sự gia tăng khối lượng tiền sẽ tác động làm mức
giá tăng tương ứng.
Thuyết định lượng về tiền tệ thường được diễn tả qua phương trình trao đổi:

MxV=PxY

Trong đó:
M : mức cung tiền danh nghĩa
V : tốc độ lưu thông tiền tệ
P : mức giá trung bình
Y : sản lượng thực tế
Với giả thiết : V là hằng số

6
Y coi như không đổi với mức sản lượng tiềm năng Yp
Phương trình trên có thể được viết lại:
MxV
P
Y

V
Với giả thiết trên thì là hằng số
Y

Do đó, thuyết số lượng tiền tệ kết luận là giá cả phụ thuộc vào lượng tiền tệ phát
hành, khi lượng tiền tệ tăng lên thì mức giá cũng tăng cùng một tỷ lệ, lạm phát xảy ra.
Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi.
Theo Milton Friedman phát hành tiền không gây ra lạm phát và đưa ra quy tắc tiền
tệ: chính sách tốt nhất là làm cho cung tiền tệ luôn tăng lên theo một tỷ lệ không đổi đã
quy định, sản lượng sẽ tăng theo một tốc độ ổn định thì giá cả sẽ ổn định.
Chỉ khi tốc độ tăng M x V nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng Y thì P mới tăng
nhanh và lạm phát xảy ra.

8 . Chi phí xã hội của lạm phát:

Nghiên cứu về nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát chưa đề cập đến các vấn đề
xã hội xuất phát từ lạm phát. Hãy thử nghiên cứu vấn đề này ở đây.
Nếu hỏi ai đó tại sao lạm phát lại là một vấn đề xã hội, câu trả lời có thể là vì lạm
phát làm cho anh ta nghèo hơn. “ Mỗi năm ông chủ tăng lương cho tôi, nhưng giá tăng
làm cho sức mua của tiền lương của tôi bị giảm đi”. Ngụ ý của câu trả lời này là nếu
không có lạm phát thì anh ta sẽ nhận được toàn bộ số tiền lương tăng lên và có thể mua
được nhiều hàng hóa hơn. Phàn nàn về lạm phát là phổ biến.
Tại sao lạm phát là một vấn đề xã hội? Đó là vì lạm phát tạo ra chi phí cho xã hội và
thực tế cho thấy chi phí của lạm phát rất phức tạp. Thật vậy, các nhà kinh tế không
thống nhất về quy mô của chi phí xã hội của lạm phát. Có thể ngạc nhiên đối với nhiều
người, thậm chí một số nhà kinh tế cho rằng chi phí lạm phát là nhỏ - ít nhất là khi tỷ lệ
lạm phát thấp.

8.1 .Lạm phát kỳ vọng

Các nhà kinh tế định nghĩa tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ( tỷ lệ lạm phát dự đoán) là tỷ lệ
lạm phát mà người ta kỳ vọng nó xuất hiện trong tương lai. Giả sử mỗi tháng giá tăng
lên 1%. Chi phí xã hội của sự gia tăng đều đặn có thể dự đoán được 12%/ năm của giá
này là bao nhiêu?
Một loại chi phí xã hội của lạm phát liên quan đến ảnh hưởng của thuế lạm phát
lên số tiền mà người ta muốn cất giữ. Ví dụ như lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất
danh nghĩa cao hơn, làm cho nhu cầu tiền thực sẽ thấp đi. Nếu giữ tiền ít hơn thì người
ta sẽ phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền. Bây giờ, họ có thể rút 2 lần
500.000 đồng trong 1 tuần thay vì một lần 1.000.000 trong một tuần như trước khi có
7
lạm phát. Sự bất tiện trong việc giảm số tiền cất giữ được gọi một cách hình tượng là
chi phí giày dép của lạm phát do đi đến ngân hàng thường hơn thì giày dép mau hỏng
hơn. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế thì chi phí này tương đối nhỏ.
Loại chi phí thứ hai của lạm phát là xuất phát từ việc lạm phát cao hơn sẽ làm cho
các doanh nghiệp thay đổi giá niêm yết của mình một cách thường xuyên hơn. Thay đổi
giá là tốn kém vì cần phải in ấn lại các hồ sơ, giấy tờ có liên quan. Chi phí này được gọi
là chi phí thực đơn, nghĩa là nếu giá cao hơn thì các nhà hàng phải in lại thực đơn của
mình thường xuyên hơn. Nói cách khác, chi phí thực đơn là chi phí liên quan đến thay
đổi giá, bao gồm cả chi phí in ấn và phân phát thực đơn mới đến khách hàng.
Loại chi phí thứ ba của lạm phát phát sinh do các doanh nghiệp đối mặt với chi
phí thực đơn sẽ phải thay đổi giá một cách không thường xuyên.Vì vậy, nếu lạm phát
cao hơn thì sự biến động trong giá cả tương đối sẽ cao hơn.Ví dụ, một doanh nghiệp
phát hành catalogue hàng năm vào tháng giêng. Nếu không có lạm phát thì giá sản
phẩm của doanh nghiệp so với các mức giá khác là không đổi trong suốt cả năm. Song
nếu lạm phát là 1%/tháng thì từ khi bắt đầu cho đến cuối năm giá tương đối của doanh
nghiệp sẽ giảm 12%. Vì vậy, lạm phát gây ra sự biến động trong giá cả tương đối. Do
nền kinh tế theo định hướng thị trường phân phối nguồn tài nguyên xã hội theo hướng
dẫn của giá tương đối nên lạm phát có thể dẫn đến sự không hiệu quả của sự phân phối
nguồn tài nguyên.
Loại chi phí thứ tư là chi phí xuất phát từ luật thuế. Nhiều điều khoản trong luật
thuế không tính đến lạm phát. Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ của các cá nhân
đối với thuế mà những người làm luật không lưu ý.
Loại chi phí thứ năm là chi phí xuất phát từ việc bất tiện của việc sống trong môi
trường mà giá thay đổi thường xuyên. Tiền là nền tảng để thực hiện các giao dịch kinh
tế. Khi có lạm phát nền tảng này bị thay đổi làm cho người ta cảm thấy bất tiện và đôi
khi trở nên căng thẳng hơn.

8.2. Lạm phát không kỳ vọng

Lạm phát không kỳ vọng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế π khác với lạm phát kỳ vọng
πe. Lạm phát không kỳ vọng có ảnh hưởng xấu hơn đến nền kinh tế so
với lạm phát ổn định và kỳ vọng được vì nó tái phân phối thu nhập
giữa các cá nhân một cách ngẫu nhiên.Ví dụ như khi xem xét các
khoản cho vay dài hạn, nếu lạm phát thực tế khác với lạm phát kỳ
vọng thì lại suất thực sau (expost) mà người vay phải trả cho người
cho vay sẽ khác so với cái mà hai phía cùng kỳ vọng khi ấn định lãi
suất danh nghĩa. Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát kỳ vọng
người vay sẽ được lợi và người cho vay sẽ bất lợi do người vay hoàn
trả khoản vay có giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế. Cụ thể, trong
trường hợp này người vay chỉ phải trả lãi suất danh nghĩa là:

i = r + πe
bất chấp việc tỷ lệ lạm phát thực tế π cao hơn lạm phát kỳ vọng π e
nên người vay có lợi và người cho vay bị bất lợi. Ngược lại, nếu lạm

8
phát thực tế thấp hơn lạm phát kỳ vọng thì người cho vay sẽ được lợi
và người vay sẽ bất lợi vì người vay sẽ phải trả lãi suất danh nghĩa là
1 + πe thay vì phải trả 1 + π.

9 .Các biện pháp kiềm chế lạm phát:

Trong trường hợp có lạm phát xảy ra, Nhà nước thường áp dụng các giải pháp sau:

9.1 . Thắt chặt khối cung tiền tệ

Khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả hàng
hóa sẽ tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát, Ngân hàng Trung
ương sẽ thực hiện thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ của mình như: tăng lãi
suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, không phát hành thêm tiền vào
lưu thông.

9.2 . Kiềm giữ giá cả

Bằng các biện pháp:


− Xuất khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu.
− Xuất kho dự trữ ra bán.
− Thực hiện chính sách kiểm soát giá.

9.3 . Ấn định mức lãi suất cao

Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức lai suất cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu
thông về, tuy nhiên sử dụng biện pháp này cần sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương và
ngân sách nhà nước.

9.4. Giảm chi tiêu ngân sách

Chi tiêu ngân sách là một bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách
những khoảng chưa thật sự cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả sẽ hạ
xuống.

9.5. Hạn chế tăng tiền lương

Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất, tăng tiền lương sẽ
làm tăng tổng chi phí sản xuất, dẫn đến giá cả tăng lên, đồng thời tăng tiền lương cũng
làm tăng thu nhập cho dân chúng, gây sức ép làm tăng tổng cầu.

9.6 . Lạm phát chống lạm phát

Nhà nước gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất, kết quả của đầu tư sẽ làm tăng cung,
tạo điều kiện cân bằng quan hệ cung cầu.

9
9.7. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo sẽ tránh được độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh tranh sẽ
thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần làm cho giá cả hàng hóa
hạ xuống.

9.8 . Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát

Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố đối nghịch nhau, người ta có thể mua lấy
một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bình
thường và đời sống xã hội ổn định.

10 . Siêu lạm phát:

Siêu lạm phát thường được định nghĩa là lạm phát với tốc độ 50%/năm hay hơn
1%/ngày. Tích tụ theo thời gian, tốc độ lạm phát này sẽ dẫn đến sự tăng giá rất lớn. một
tỷ lệ lạm phát lớn hơn 50%/tháng sẽ dẫn đến lạm phát hơn 100%/năm hay hơn 2000%/3
năm.
Siêu lạm phát xảy ra vì đồng tiền của một quốc gia mất giá trị của nó nhanh chóng,
khiến giá tăng trong phản ứng. Hầu hết các nước đã trải qua một thời kỳ siêu lạm phát
tại một số điểm trong lịch sử của họ. Nó thường là kết quả khi chính phủ một bản in tiền
nhiều hơn thường nhận được để bù đắp thiếu hụt ở một số khu vực khác. Của chính phủ
trả lời cho một giá trị tiền tệ thấp hơn là in nhiều tiền hơn cả, mà nguồn cấp dữ liệu một
chu kỳ liên tục mất giá tiền tệ.
Ví dụ: Một ví dụ điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay trước
khi chiến tranh thế giới nổ ra, một USD có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng
chỉ 10 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark. Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những
tranh ảnh biếm họa về vấn đề này: người ta vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ
chỉ để mua một chai sữa, hay một bức tranh khác cho thấy ngày đó đồng mark Đức
được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên liệu.

10.1 .Chi phí của siêu lạm phát

Chi phí của siêu lạm phát cũng giống như chi phí của lạm phát đươc đề cập trước
đây. Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến mức cực cao, chi phí của nó sẽ rất rõ vì nó ảnh
hưởng rất xấu.
Chi phí giày dép xuất phát từ việc cất giữ tiền ít đi là rất lớn trong trường hợp siêu
lạm phát. Các nhà quản lý doanh nghiệp bỏ ra nhiều thời gian và công sức để quản lý
tiền mặt khi tiền mặt bị giảm giá trị quá nhanh. Làm giảm thời gian cho các hoạt động
khác có giá trị hơn như sản xuất và đầu tư, siêu lạm phát làm cho nền kinh tế hoạt động
kém hiệu quả đi.
Siêu lạm phát cũng làm cho chi phí thực đơn cũng lớn hơn. Các doanh nghiệp phải
thay đổi giá liên tục làm cho các hoạt động bình thường khác như in ấn và phân phát các
catalogue trở nên không thể thực hiện được.Ví dụ, trong một nhà hàng ở Đức trong
những năm 1920, cứ mỗi 30 phút một người phục vụ bàn phải gọi để hỏi giá mới.
10
Ở hầu hết các hệ thống thuế, luôn có sự chênh lệch thời gian giữa thời điểm thuế
được ấn định và thời điểm thu được thuế. Trong thời kỳ siêu lạm phát, số thuế mà chính
phủ nhận được sẽ bị giảm già trị rất nhiều, làm cho ngân sách bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
Chi phí của siêu lạm phát không thể nào còn chịu đựng được nữa. Theo thời gian,
tiền không còn chức năng dự trữ giá trị, đơn vị tính toán và là phương tiện trao đổi. Trao
đổi trực tiếp trở nên phổ biến hơn. Các loại tiền khác có giá trị ổn định hơn sẽ được sử
dụng thay thế đồng tiền chính thức.

10.2 .Nguyên nhân của siêu lạm phát

Siêu lạm phát là do sự tăng trưởng quá nhanh của số cung tiền. Khi ngân hàng
trung ương để tài trợ cho chi tiêu chính phủ, giá sẽ tăng lên. Nếu ngân hàng trung ương
in tiền quá nhiều sẽ dẫn đến siêu lạm phát. Bởi vì hầu hết siêu lạm phát phát sinh từ việc
chính phủ không đủ ngân sách để tài trợ cho chi tiêu. Mặc dù chính phủ có thể đi vay để
tài trợ cho chi tiêu nhưng đôi khi không vay được do không đủ uy tín tín dụng. Để bù
đắp sự thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ sử dụng công cụ luôn sẵn có trong tay là in và
phát hành tiền mới. Kết quả là sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh của số cung tiền tệ và sau
đó là siêu lạm phát .
Khi siêu lạm phát tiến triển, thì thuế - nguồn thu chính của chính phủ - sẽ giảm
nghiêm trọng đi khi có siêu lạm phát. Vì vậy, chính phủ sẽ phải sử dụng đến việc in
tiền. Tạo ra thêm tiền một cách nhanh chóng sẽ dẫn đến siêu lạm phát, sau đó lại dẫn
đến thâm hụt ngân sách lớn hơn, sau đó lại dẫn đến việc tạo ra tiền nhanh và nhiều hơn.

10.3 .Biện pháp chấm dứt siêu lạm phát

Các bước mà chính phủ thực hiện để chấm dứt siêu lạm phát được gọi là chính
sách ổn định. Việc chấm dứt siêu lạm phát thường đi đôi với các cải cách trong chính
sách tài chính. Khi siêu lạm phát trở nên trầm trọng, chính phủ sẽ buộc phải cắt giảm
chi tiêu và tăng thuế. Các cải cách trong chính sách tài chính này làm giảm nhu cầu in
tiền và làm giảm tăng trưởng trong số cung tiền.
Ở các quốc gia mà việc trốn thuế là phổ biến, cải cách chính sách tài chính có thể
được thực hiện bằng cách áp dụng chính sách thuế mới có khả năng cưỡng chế cao hơn,
chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng. Ít nhất trong ngắn hạn, điều cần thiết là phải ngăn
chặn vòng xoáy tăng lên của lương và giá bằng cách kiểm soát tiền lương thông qua
chính sách thu nhập (chính sách dùng để hạn chế sự gia tăng trong tiền lương bằng cách
thuyết phục hay thông qua các quy định của chính phủ). Chính sách thu nhập có thể làm
giảm sự tăng lên của tiền lương hay làm thế nào để đạt được sự thỏa thuận giữa doanh
nghiệp và người lao động trong việc giảm tiền lương thực.

11

You might also like