You are on page 1of 9

Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa

I. Giới thiệu chung về tập đoàn Hòa Phát


Tập đoàn Hòa Phát là tập hợp của một nhóm các Công ty, trong đó
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ và 10 Công ty
thành viên và 3 công ty liên kết. Với thành viên đầu tiên ra đời tháng
8/1992, Hòa Phát thuộc nhóm các Công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau
khi Luật doanh nghiệp được ban hành. Sau gần 18 năm xây dựng và phát
triển, đến nay tập đoàn Hòa phát đã trở thành tập đoàn sản xuất và thương
mại hàng đầu Việt Nam.
Vốn điều lệ: 3.178.497.600.000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 317.849.760 cp
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 317.849.760 cp
Quá trình hình thành & phát triển:
- Thành lập tháng 8/1992, tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết
bị phụ tùng Hòa Phát.
- Cổ phần hóa vào tháng 1/2000.
- Tháng 11/2007 được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP.
HCM.
Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm chính:
- Sản xuất thép, ống thép, sản phẩm nội thất dân dụng
và văn phòng;
- Sản xuất, kinh doanh lắp ráp hàng điện, điện tử, điện
lạnh;
- Đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu và các sản
phẩm nhựa.

-2-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
Tên giao dịch quốc tế: Hoa Phat Group
Mã chứng khoán: HPG
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Phối Nối A, xã Giai Phạm,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Website: www.hoaphat.com.vn
II. Phân tích tình hình tài chính của tập đoàn giai đoạn 2006 – 2010
1. Phân tích doanh thu, lợi nhuận và chi phí
1. 1. Biến động doanh thu
Bảng 1: Tốc độ tăng doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi gộp giai
đoạn 2006 - 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần (trđ) 1.318.883 5.642.934 8.364.805 8.123.395 14.267.084
Giá vốn hàng bán (trđ) 1.192.355 4.676.412 7.106.496 6147352 11.808.481
Lãi gộp (trđ) 126.527 966.522 1.258.309 1.976.043 2.458.603
Tốc độ tăng DT (%) 100 148 144 253
Tốc độ tăng GVHB (%) 100 152 131 253
Tốc độ tăng lãi gộp (%) 100 130 204 254

Ở bảng trên do trước năm 2006 Hòa Phát vẫn là công ty đơn lẻ, 2007
mới bắt đầu chuyển thành tập đoàn vì thế năm 2007 được chọn làm năm
gốc để so sánh. Qua bảng trên ta thấy, doanh thu thuần của tập đoàn luôn
có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt năm 2010 đạt 253%. Điều này kéo theo
lãi gộp qua các năm cũng tăng theo, đây là dấu hiệu tốt cho tập đoàn. Tuy
nhiên cần phải xem xét đến giá vốn hàng bán, theo kết quả ta thấy tốc độ
tăng giá vốn hàng bán có giảm hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm
2009 nhưng đến năm 2010 đã có dấu hiệu tăng nhanh. Tập đoàn cần kiểm
soát chặt chẽ hơn vấn đề này.
-3-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
1. 2. Biến động chi phí
Bảng 2: Biến đổi tỷ trọng phí qua các năm 2006 - 2010

Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Chi phí (trđ) 1.255.311 4.982.296 7.509.670 6.738.571 12.977.029
Doanh thu (trđ) 1.329.748 5.733.717 8.502.113 8.244.252 14.267.083
Tỷ trọng phí (lần) 0,94 0,87 0,88 0,81 0,91

Nhìn chung chi phí có xu hướng tăng liên tục qua các năm, với mức
tăng tương đối cao. Cá biệt trong năm 2009 chi phí lại giảm đi ngược lại
với xu hướng tăng chung cho cả giai đoạn với mức giảm hơn 10,27% so
với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 chi phí đã tăng đột biến với mức tăng
thêm 92,68% so với năm 2009. Nếu xét cùng với doanh thu thì ta thấy việc
tăng chi phí này là hợp lý do tập đoàn mở rộng quy mô và gia tăng hoạt
động sản xuất, phát triển thêm sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
Tuy nhiên tỷ trọng phí lại có sự biến động lên xuống không đều. Tỷ
trọng phí phản ánh chi phí bỏ ra để mang lại 1 đơn vị doanh thu. Tỷ trọng
này càng nhỏ thì càng hiệu quả vì số chi phí bỏ ra là thấp hơn nhưng vẫn
mang lại được 1 đơn vị doanh thu. Xét trong giai đoạn này nhìn chung tỷ
trọng này là tương đối cao, nếu xét riêng từng năm ta nhận thấy tỷ trọng phí
năm 2009 thấp nhất nguyên nhân do cả hai yếu tố về chi phí và doanh thu
đều giảm trong đó mức giảm chi phí mạnh hơn doanh thu.

-4-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
1. 3. Biến động lợi nhuận
Bảng 3: Biến động lợi nhuận qua các năm
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế 71.929 643.974 859.410 1.271.888 1.375.053
Tốc độ tăng định gốc (%) 100 133 198 214
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 133 148 108

Như phần doanh thu, ở đây ta chọn năm 2007 làm năm gốc. Với kết quả
trên ta thấy lợi nhuận qua các năm có xu hướng tăng, với tốc độ khá cao,
điều này cho thấy tập đoàn đạt hiệu quả kinh doanh qua các năm. Tuy
nhiên, thì tốc độ tăng giữa các năm không đồng đều. Đối với năm 2010 thì
tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, điều này phù hợp với việc phân tích về
tỷ trọng phí ở trên, năm 2010 do tỷ trọng phí cao hơn năm 2009 kéo theo
lợi nhuận cũng tăng chậm lại.
2. Phân tích các tỷ số tài chính
2. 1. Tỷ số thanh khoản
Bảng 4: Tỷ số thanh khoản giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: Lần
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.03 2.47 3.06 1.18 1.28
Hệ số thanh toán nhanh 0.42 0.99 1.61 0.62 0.54
Hệ số thanh toán bằng tiền mặt 0.03 0.31 0.41 0.32 0.17
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của công ty, tỷ lệ này 2:1 được xem là hợp lý vì doanh
nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ năm 2006- 2008
tỷ lệ này tăng đáng kể từ 1.03 lên 3.06. năm 2008 tỷ lệ này khá cao có thể

-5-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn từ 2008- 2010 tỷ lệ này
lại giảm khá nhiều.
- Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết mối quan hệ so sánh giữa tiền và
các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Từ 2006-2007 tỷ
lệ này tăng gấp đôi tuy nhiên trong 2 năm tỷ lệ này <1 cho thấy tính thanh
khoản của doanh nghiệp không cao. Đến năm 2008 tỷ lệ này tiếp tục tăng
và từ 2008-2010 tỷ lệ này giảm đáng kể từ 1.61 xuống 0.54 cảnh báo cho
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ khi đến hạn.
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt là sự so sánh vốn bằng tiền và nợ
ngắn hạn. Với tỷ lệ 0.5:1 trên thực tế được coi là hợp lý, với kết quả trên ta
thấy tỷ số này có tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 0.5, điều này cho thấy khả năng
thanh toán bằng tiền của tập đoàn này tương đối thấp.
2. 2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động
Bảng 5: Các tỷ số hiệu quả hoạt động giai đoạn 2006 - 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Vòng quay hàng tồn kho 6,03 5,29 4,18 2,81 3,33
Doanh thu/ Tổng tài sản 1,86 1,19 1,48 0,83 0,99
Doanh thu/ TSCĐ 2,65 6,61 5,93 3,36 3,72
Kỳ thu tiền bình quân 34,22 65,17 30,92 39,09 57,89
- Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho nói lên trong kỳ hàng vào và ra
kho bao nhiêu lần, chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho qua 5 năm có xu hướng giảm xuống,
cá biệt năm 2009 là tỷ số này là nhỏ nhất 2,81, đều này có thể do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hàng hóa quay vòng chậm lại.
- Doanh thu/tổng tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sản
xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn chung qua các
năm thì tỷ số này có xu hướng giảm dần, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản
-6-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
của tập đoàn có xu hướng giảm, điều này không đáng lo vì do bản chất lĩnh
vực kinh doanh của tập đoàn.
- Tỷ số doanh thu/tài sản cố định cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của công ty. Tỷ số này càng cao càng cho thấy kết quả hoạt động của
doanh nghiệp càng tốt. Tỷ số này có giảm qua các năm nhưng không lớn
lắm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của tập đoàn tương đối ổn
định.
- Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân trong một kỳ hàng bán ra
thì bao nhiêu ngày thu được tiền. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt, cho thấy
vốn của công ty ít bị chiếm dụng. Với kết quả trên ta thấy kỳ thu tiền của
tập đoàn không ổn định và tăng ở năm 2010 57,89 ngày, tập đoàn cần xem
xét để tìm cách giảm tỷ số này.
2. 3. Tỷ số khả năng sinh sinh lời
Bảng 6: Doanh thu, lợi nhuận ròng giai đoạn 2006 - 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Lợi nhuận ròng 71929 642094 854191 1271888 1375053
Doanh thu 1329748 5733717 8502113 8244252 14267083

Tổng tài sản 707615 4756795 5639375 10243240 14924423

Vốn chủ sở hữu 330810 3142551 4111067 4898776 6404584

-7-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
Bảng 7: Các tỷ số khả năng sinh lời giai đoạn 2006 - 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ têu
ROS (%) 5,41 11.20 10,05 15,43 9,64
ROA (%) 10,16 13,50 15,15 12,42 9,21
ROE (%) 21,74 20,43 20,78 25,96 21,47
Nhận xét chung trong các năm từ 2007 đến 2010 các chỉ số này đều
tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng là không đồng đều và biến động
lên xuống qua các năm. các chỉ số đều ở mức tốt đặc biệt là chỉ số ROE
luôn đảm bảo ở mức trên 20%, đây là tỷ lệ quan trọng nhất trong các chỉ số
về khả năng sinh lời. Đối với chỉ số này thì mức tối thiểu phải đạt là 15%
nhưng công ty đã thực hiện tốt và đảm bảo khả năng sinh lời ở mức cao,
tuy nhiên mức biến động là không đều. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
không đều của các chỉ số phản ánh lợi nhuận này là do khủng hoảng tài
chính của nền kinh tế Mỹ cuối năm 2007 ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế
cũng như các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các
điều chỉnh để kiềm chế lạm phát và lãi suất biến động mạnh cộng với các
điều chỉnh khác để ổn định kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng tiêu cực làm chỉ số
ROS biến động không đồng đều.
ROS = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
Chỉ số này cho biết một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng. Với kết quả ở bảng trên cho thấy qua các năm thì tỷ
số này có xu hướng tăng và cao nhất là năm 2009, 100 đồng doanh thu thì
tạo được 15,43 đồng lợi nhuận ròng. Và nó đã giảm xuống vào năm 2010,
tuy nhiên tỷ số này có thể chấp nhận được không quá nhỏ so với ngành
kinh doanh.
ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản bình quân

-8-
Phân tích hoạt động kinh doanh GVGD: Nguyễn Hồ Anh Khoa
Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công
ty, tức mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Với kết quả
trên cho thấy tỷ số này đã giảm, thấp nhất là năm 2010 (9,21%). Điều này
cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của tập đoàn đã giảm,
nguyên nhân là do khả năng sinh lời căn bản của tập đoàn thấp cộng với chi
phí lãi cao do sử dụng nhiều năm làm cho ROA của tập đoàn thấp.
ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này cho biết mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tỷ số
quan trọng đối với cổ đông vì nó đo lường hiệu quả đầu tư của họ. Với kết
quả ở bảng 6 ta thấy tỷ số này biến động không lớn qua các năm và luôn
giữ ở mức trên 20%. Điều này cho thấy việc đầu tư của các cổ đông có hiệu
quả khi bỏ vốn vào tập đoàn Hòa Phát. Mặc dù ở năm 2010 có giảm nhưng
vẫn ở mức chấp nhận được.

-9-

You might also like