You are on page 1of 6

®oµn tncs hå chÝ minh Bµi dù thi t×m hiÓu

Trêng thpt lu hoµng “80 n¨m truyÒn thèng vÎ vang cña §oµn TNCS Hå
-------------------------- ChÝ Minh”
---------------  ---------------
Hä vµ tªn, tuæi: ……………………………………………………
Tuổi……………………………..
§Þa chØ: líp: …........ Trêng THPT Lu Hoµng – øng Hßa – Hµ Néi
§Þa chØ:
………………………………………………………………………………………………..
Phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 25
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4
TL
Câu 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 50
6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TL

PHẦN I. Câu hỏi dự đoán:


Có bao nhiêu bạn trả lời đứng từ 45 câu đến 50 câu trong số 50 câu sau: ……..............
PHẦN II. Câu hỏi trăc nghiệm
Câu hỏi 1: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào
khác”. Lý Tự Trọng, người đoàn viên thuộc lớp đầu tiên của Đoàn ta đã nói câu nói trên trong hoàn
cảnh nào?
a. Ngay sau khi Anh bị địch bắt đưa về hỏi cung tại nhà giam ngày 8/2/1931.
b. Trước toà đại hình do bọn thực dân lập ra để xét xử Anh ngày 17/4/1931.
c. Tại pháp trường sáng sớm ngày 21/11/1931 cùng với lời hô các khẩu hiệu cách mạng vang dội.
Câu hỏi 2: Phong trào “Ba sẵn sàng” xuất hiện và phát triển từ một cơ sở Đoàn của thủ đô Hà Nội sau
đó được Thành đoàn và Trung ương Đoàn nghiên cứu rồi kịp thời phát động trên toàn miền Bắc. Cơ sở
Đoàn đó là:
a. Đoàn Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
b. Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
c. Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Câu hỏi 3: Một trong những điều kiện để một thanh niên được kết nạp vào Đoàn?
a. Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên 1/2 số đoàn viên có
mặt tại hội nghị.
b. Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của 1/2 số đoàn viên trong
chi đoàn.
c. Được Ban Chấp hành chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên 1/2 số Uỷ
viên Ban Chấp hành.
Câu hỏi 4: Ngày 26/3 hằng năm trở thành ngày kỷ niệm thành lập Đoàn do Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ mấy của Đoàn quyết định?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 10 năm 1956.
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, tháng 3 năm 1961.
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, tháng 11 năm 1980.
Câu hỏi 5: Bác Hồ đã trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện những đoàn viên đầu tiên gồm:
a. 06 đồng chí
b. 08 đồng chí
c. 10 đồng chí
Câu hỏi 6: Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” bùng lên và được duy trì trong thanh niên cả
nước suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) qua các phong trào “Thi

1
đua tòng quân giết giặc lập công”, “Mỗi đoàn viên là một dân quân du kích”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng”… Tinh thần ấy được dấy lên:
a. Từ ngày 23/9/1945 với các đội cảm tử quân ở Thành phố Sài Gòn (nay là Tp. Hồ Chí Minh)
b. Từ ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
c. Từ sau bức thư của Hồ Chủ tịch gửi các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô quá 60 ngày đêm chiến đấu với
giặc tại Hà Nội 27/01/1947
Câu hỏi 7: Trong thời gian đi chiến trường qua một số chiến dịch lớn cuối năm 1950 và mùa xuân năm
1951, Bác Hồ đã đến thăm đơn vị Thanh niên xung phong đang sửa cầu Nà Cù (Na Tu, Bắc Kạn) và
tặng các cháu thanh niên xung phong bốn câu thơ: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào
núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Đó là vào dịp:
a. Chiến dịch Biên giới
b. Chiến dịch đường 18
c. Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
Câu 8: Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc đấu tranh rộng lớn, quyết liệt do Đảng ta lãnh đạo. Có được
cao trào ấy là do:
a. Nghệ Tĩnh sớm có một Đảng bộ vững mạnh và sớm hình thành một liên minh Công - Nông vững
chắc làm nòng cốt
b. Nghệ Tĩnh sớm xây dựng được đội xung kích cách mạng của Đảng với số lượng lên đến 2.356 đoàn
viên và một mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi
c. Cả (a) và (b) đều là các yếu tố tạo nên cao trào.
Câu 9. Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được duy trì và phát triển
trong thời gian là:
a. 05 năm (một nhiệm kỳ)
b. 10 năm (hai nhiệm kỳ)
c. Cho đến nay.
Câu 10: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956 diễn ra ở đâu?
a. Thái Nguyên; b. Hà Nội; c.Tuyên Quang.
Câu 11. Bạn hãy cho biết Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua mấy lần Đại hội?
a. 7 lần b. 8 lần c. 9 lần
Câu 12. Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập vào tháng 2 năm 1950 với hơn 400
đại biểu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Tổ quốc. Đại hội diễn ra tại một điểm thuộc huyện:
a. Đại Từ b. Định Hóa c. Chiêm Hóa
Câu 13. Tại lễ tang và các lễ truy điệu anh hùng anh Trần Văn Ơn, người học sinh kiên cường đã anh
dũng hy sinh tại Sài Gòn ngày 9/1/1950; học sinh, sinh viên nhiều địa phương từ Nam ra Bắc đã trích
máu viết nên những lời ca ngợi tinh thần đấu tranh của anh Ơn. Câu sau đây: “Chết vì Tổ quốc, chết
mà sống, Sống kiếp Việt gian ô nhục muôn đời” xuất hiện ở đâu?
a. Sài Gòn b. Huế c. Hà Nội
Câu 14. Hưởng ứng Tháng an toàn giao thông, chi đoàn của bạn cử đoàn viên thanh niên tham gia cùng
đội thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch của Đoàn cấp trên. Theo
bạn hoạt động đó nằm trong nội dung nào của phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội”?
a . Xung kích lao động sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội
b. Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
c. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.
d. Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
e. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 15. Nội dung của giải pháp trọng dụng tài năng trẻ được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 25
- NQ/TW của Ban chấp hành T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a.Tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều được tham gia phát triển đất
nước. Tạo bước đột phát trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trẻ cán bộ trong độ tuổi thanh niên ở tất cả
các cấp.

2
b. Xác định tiêu chí và phương pháp khoa học để phát hiện, theo dõi quá trình phát triển các tài năng
trẻ. Xây dựng chương trình đào tạo thích hợp để hình thành đội ngũ tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực, đáp
ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c. Có chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ đang học tập, công tác, sinh sống ở
nước ngoài tham gia phát triển đất nước.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 16. Theo Luật Thanh niên, Nhà nước, gia đình, xã hội có trách nhiệm gì đối với thanh niên?
a. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, tạo môi trường
làm việc thuận lợi cho sinh viên học tập và làm việc.
b. Có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ; định
hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
c. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao
động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ; Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên
Câu 17. Mỗi cấp được giữ lại bao nhiêu số tiền Đoàn phí do đoàn viên nộp hoặc trích nộp của tổ chức
Đoàn cấp dưới
a. 2/3 số Đoàn phí b. 1/3 số Đoàn phí c. 1/4 số Đoàn phí
Câu 18. Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân (1968) tại Sài Gòn, nhà thơ trẻ Lê Anh Xuân quê
ở Bến Tre đã viết bài thơ nhan đề “Dáng đứng Việt Nam” ca ngợi tinh thần anh dũng vô song của các
chiến sĩ giải phóng quân và biệt động quân thành phố mang tên Bác. ê Anh Xuân lấy cảm xúc từ hình
ảnh trận chiến đấu nào để có được tác phẩm bất hủ ấy?
a.Trận tấn công chiếm Đài phát thanh Sài Gòn.
b.Trận tấn công chiếm cầu chữ Y.
c.Trận tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
Câu 19. Năm chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ được đề ra tại Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ mấy sau ngày đất nước thống nhất:
a.Đại hội IV b.Đại hội V c.Đại hội VI
Câu 20. Luật thanh niên là bộ luật quy định về?
a. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà không đề cập đến trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã
hội đối với thanh niên.
b. Quyền lợi của thanh niên và trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.
c. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.
Câu 21. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm.
a. 2 cấp: Trung ương, cấp tỉnh.
b. 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp huyện (tương đương).
c. 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp huyện (tương đương), cấp cơ sở (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ
sở).
Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cả nước ta có các đội thiếu niên du kích
đánh địch rất giỏi như Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu niên du kích Biên Hòa, Đội du kích
thiếu niên Đồng Tháp, Đội thiếu niên du kích Thành Huế…Được Nhà nước ta tặng thưởng Huân
chương Quân công đầu tiên là:
a. Đội thiếu niên du kích Đình Bảng
b. Đội thiếu niên du kích Đồng Tháp
c. Đội thiếu niên du kích Thành Huế
Câu 23. Chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng,
một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi công phá thành trì
nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Rất nhiều chiến sĩ trẻ tuổi đã nêu cao khí phách anh hùng lập công xuất sắc. Trong số các anh hùng trẻ
tuổi sau đây, đồng chí nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai của giặc?
a. Bế Văn Đàn b. Tô Vĩnh Diện c. Phan Đình Giót
Câu 24. Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi:
a. Có ít nhất một phần ba (1/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho một phần ba (1/3) số đơn vị
trực thuộc tham dự

3
b. Có ít nhất một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho một phần hai (1/2) số đơn vị
trực thuộc tham dự
c. Có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số đơn
vị trực thuộc tham dự
Câu 25. Thời gian sinh hoạt chi đoàn theo định kỳ:
a. 1 tháng /1 lần b. 3 tháng /1 lần c. 6 tháng /1 lần
Câu 26. Hoạt động của các đội “Thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự, an toàn giao thông” ở các địa
phương nằm trong nội dung nào của phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
Tổ quốc” do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động?
a. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
b. Xung kích thực hiện cải cách hành chính
c. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 27. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, câu nói
trên được nêu trong tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)
b. Thư khen đội Thanh niên xung phong số 333 và toàn thể thanh niên xung phong (1969)
c. Di chúc (1969)
Câu 28. Độ tuổi của người được xét kết nạp vào Đoàn?
a. Từ 15 tuổi đến 30 tuổi b. Từ 15 tuổi đến 35 tuổi c. Từ 16 tuổi đến 30 tuổi
Câu 29. Cơ sở Đoàn tại địa phương giúp đoàn viên vay vốn ngân hàng để tổ chức sản xuất theo đơn đề
nghị của đoàn viên, việc này nằm trong nội dung đồng hành nào trong phong trào Bốn đồng hành với
thanh niên?
a. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ;
b. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm;
c. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần;
d. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
Câu 30: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra vào năm nào?
a. 1997 b. 2002 c. 2007
Câu 31: Đồng chí Bí thư thứ nhất đầu tiên của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
a. Đ/c Nguyễn Lam; b. Đ/c Vũ Quang; c. Đ/c Đặng Quốc Bảo.
Câu 32: Năm đầu tiên được Ban Bí thư Trung ương Đảng lựa chọn là “Năm Thanh niên”?
a. 2000; b. 2005; c. 2011
Câu 33: “Ngày Chủ nhật hồng” là ngày thanh niên tình nguyện tham gia công tác gì?
a. Ngày Thanh niên vì Biên cương Tổ quốc;
b. Ngày Thanh niên hiến máu tình nguyện;
c. Ngày Thanh niên hành động vì người nghèo.
Câu 34: Với thành tích xuất sắc phục vụ chiến dịch Biên giới (thu đông 1950), Đội TNXP công tác
Trung ương được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp biểu dương ngay sau đó tại lễ mừng chiến
thắng tại thị xã Cao Bằng. Ban Thường vụ T.Ư Đoàn có thư khen và yêu cầu đơn vị bình chọn một số
đội viên gương mẫu về T.Ư Đoàn báo công tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc gồm:
a. 02 đội viên b. 03 đội viên c. 05 đội viên.
Câu 35: Nghị quyết về công tác vận động thanh niên đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
a. Tháng 10/1930 b. Tháng 3/1931 c. Tháng 5/1935
Câu 36: Từ năm 1931 đến năm 1941, Đoàn ta đã qua bao nhiêu lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ
chính trị trong từng giai đoạn cách mạng?
a. Một lần b. Hai lần c. Ba lần
Câu 37: Trong vòng 3 năm (1937 - 1939), Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống
của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương cho xuất bản 3 tờ báo lớn làm Diễn đàn của Tuổi trẻ. Tờ
báo nào xuất bản cuối cùng sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra (Tháng 9-1939) và nhân dân
cùng tuổi trẻ nước ta bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố:
a. Bạn dân b. Thế giới c. Mới

4
Câu 38: Tháng 11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ mạnh mẽ hầu khắp các tỉnh Nam Bộ do Xứ
ủy Nam Kỳ của Đảng lãnh đạo. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng năm cánh (sau này trở thành Quốc kỳ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và kế đó là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) xuất hiện ở:
a. Vĩnh Long b. Mỹ Tho c. Tây Ninh
Câu 39: Trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ, có một chiến sĩ cộng sản rất trẻ mới ngoài 20 đã dũng cảm chỉ
huy nghĩa quân giữ vững đảo Hòn Khoai (Cà Mau) trong nhiều ngày và tổ chức đánh trả các đợt tấn
công dữ dội của kẻ thù. Đó là:
a. Đỗ Văn Sến b. Ngô Kim Luân c. Phan Ngọc Hiển
Câu 40: Bài ca yêu nước nổi tiếng của Lưu Hữu Phước được tác giả đổi tên 3 lần, cuối cùng mang tên:
a. Hành khúc sinh viên (Marche des étudiants, lời toàn bài --> tiếng Pháp)
b. Tiếng gọi thanh niên (lời toàn bài tiếng Việt)
c. Tiếng gọi sinh viên (Lời toàn bài tiếng Việt)
Câu 41: Ba vở kịch “Hội nghị Diên Hồng”, “Nợ Mê Linh”, “Đêm Lam Sơn” được lưu diễn tại nhiều
tỉnh, thành từ Bắc vào Nam để cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên trong các
năm 1943, 1944 và đầu năm 1945 nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là do:
a. Nhóm sinh viên Đại học Y Dược Hà Nội
b. Nhóm sinh viên trường Luật Hà Nội
c. Nhóm Huỳnh Mai Lưu, cùng với cơ sở Đoàn tại địa phương thực hiện.
Câu 42: Tháng 1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước để cùng Trung ương Đảng ta lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái
Quốc viết lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh giành giải phóng dân tộc. Ban Chấp hành
thành đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội vừa xây dựng một cơ sở in ấn tại nội thành. Lời kêu gọi của
Nguyễn Ái Quốc là tài liệu đầu tiên được đưa đến đây. Cơ sở in bí mật này đặt tại:
a. Phố Hàng Mã b. Phố Hàng Thiếc c. Phố Hàng Nón.
Câu 43: Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Thành đoàn Sài Gòn đã có sáng kiến
thành lập các “Ủy ban thanh niên, học sinh, sinh viên cứu trợ đồng bào bị nạn”, đồng thời giúp đỡ,
nuôi giấu, bảo vệ thương binh của ta với nhiều hoạt động rất có hiệu quả được Thành ủy biểu dương.
Các Ủy ban nói trên hoạt động:
a. Công khai b. Bí mật c. Bán công khai
Câu 44: “Gậy Trường Sơn”, “Nhẫn chung thủy” là những kỷ vật gắn bó với nam, nữ thanh niên miền
bắc trong phong trào “Ba sẵn sàng”. Các kỷ vật ấy xuất hiện đầu tiên tại địa phương nào?
a. Thái Bình
b. Hà Tây (cũ) (Ghi chú để biết: Hòa Xá, Ứng Hòa)
c. Hưng Yên
Câu 45: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nam nữ đội viên thanh niên xung phong trên
tuyến lửa miền bắc được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng. Trong các nam, nữ anh hùng trẻ
tuổi sau đây, đồng chí nào được tôn vinh là “Vua phá bom nổ chậm”
a. La Thị Hán b. Đinh Thị Thu Hiệp c. Nguyễn Tri Ân
Câu 46: Người chiến sĩ trẻ tuổi đầu tiên được Nhà nước ta phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng
Vũ trang nhân dân và được tôn vinh là “Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Tòng quân giết giặc lập
công”:
a. Cù Chính Lan; b. La Văn Cầu; c. Ngô Mây.
Câu 47: Đại hội tiêu biểu Đoàn toàn Nam bộ lần thứ II được tiến hành vào cuối năm 1949 tại?
a. Tây Ninh; b. Rạch Giá; c. Đồng Tháp Mười.
Câu 48: Thay mặt Xứ ủy Đảng Nam bộ, trực tiếp chỉ đạo Đại hội tiêu biểu Đoàn toàn Nam bộ lần II
cuối năm 1949 là:
a. Đ/c Dương Quốc Chính; b. Đ/c Nguyễn Văn Linh; c. Đ/c Lê Đức Thọ.
Câu 49: Từ khi thành lập (ngày 26-3-1931) cho đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng khác nhau,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu lần thay đổi tên?:
a. 5 lần; b. 6 lần; c. 7 lần.
Câu 50: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận vinh dự được mang tên
Bác Hồ theo Nghị quyết của Trung ương Đảng vào thời gian nào?

5
a. Tháng 10/1969; b. Tháng 5/1970; c. Ngày 26/3/1970

-----------------------HẾT-----------------------

You might also like