You are on page 1of 5

ĐỀ TÀI

Đời sống sinh viên TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ CÔNG NGHỆ
VIỆT NHẬT

Sinh viên : LÊ QUÝ ĐÔN


Sinh ngày: 05/11/1990
Lớp : Tin K3

Mỗi khi nghe bài hát bạn tôi đó chính là thật sự cuộc sống sinh viên và ấm
áp mà tôi từng nếm trải. Đôi khi cũng thấy chạnh lòng và cũng cảm thấy
hạnh phúc.
Lúc no thì ăn phở ăn cơm. Lúc đói ăn mì gói có khi ko có 1 đồng nào trong
túi để có thể ăn 1 ổ bánh mì.
Mỗi khi tôi thèm ao ướt 1 điều nhỏ nhoi là chiếc chăn để đắp còn bây giờ tôi
có rồi tôi cảm thấy mình hạnh phúc hơn những ng khác rất nhiều. Nhìn lũ
bạn cùng trg đi tay gaz, ba mẹ đưa đón có của ăn của để. Còn tôi lúc đi mẹ
có dặn :'' Con ở dưới đó nhớ học hành tốt đừng để mẹ phải lo''
Tết vừa rồi tôi về. Mẹ tôi già hơn 1 tuổi nữa rồi. Tôi cũng ko biết là sẽ còn
bao lâu cái tết nữa thì tôi có thể lo đc cho mẹ và em tôi. Khi suy nghĩ như
vậy tôi phải càng cố gắng nhiều hơn
Những ngày chơi tết đang từ từ qua đi. Đâu đó bạn bè đang chuẩn bị bước
vào năm học mới với không ít những háo hức và lo toan lẫn lộn. Nhận được
những cánh thư, những email của bạn bè, tôi vừa cảm thấy vui vui nhưng
cùng lúc cảm thấy chạnh lòng cho bao vất vả đang và sẽ đến với bạn bè
trong những ngày học xa nhà sắp tới.
Là sinh viên, ai chẳng vui, khi đón năm học mới về, ai chẳng háo hức được
trở lại với trường lớp, gặp lại thầy cô, bạn bè! Với những bạn năm đầu, lòng
háo hức đó dường như được nhân lên gấp bội vì mong muốn biết những
ngày đầu của mình ở giảng đường sẽ thế nào hay ai là những người bạn mới
mình sẽ gặp. Vui nhiều và mong đợi cũng không ít vì những ngày tháng tới
ở giảng đường sẽ là dịp giúp mình mở mang kiến thức, tìm đến với những
hiếu biết, khám phá mới … Rồi, đối với những bạn trẻ từ tỉnh lẻ, ai chẳng
trông mong một ngày nào đó mình sẽ có dịp được đến các thành phố lớn để
học, để tìm cơ hội tiến thân Với những sinh viên trong nước, ai chẳng một
lần mơ đến một ngày mình sẽ được đến với những chân trời xa lạ để có thể
gặp gỡ, học tập cùng với bạn bè đến từ năm châu.
Nhưng cùng với những niếm vui, khát khao ấy, họ đón chờ năm học mới với
không ít những băn khoăn, lo lắng. Ngoài thiếu vắng sự nâng đỡ của gia
đình, đối với những sinh viên tỉnh lẻ hay những du sinh, họ còn phải đương
đầu với những khó khăn khác trong môi trường mới; họ phải tự lo lấy cuộc
sống của mình. Nào là phải tìm nơi ở, rồi lo tiền học phí, tiền thuê nhà … và
bao nhiêu khoản lo khác. Dù gia đình họ có điều kiện về kinh tế đi nữa thì
cũng rất khó lo cho họ mọi chuyện vì mức sống nơi gia đình họ ở và nơi họ
học luôn cách nhau rất xa.
Biết gia đình không thể lo đủ cho mình và để tự giúp mình trang trải các chi
phí, ngay từ những ngày đầu của năm học, họ đã phải nghĩ tới chuyện tìm
việc làm thêm ngoài giờ học. Nào đi dạy thêm tại tư gia, (thường được gọi là
‘gia sư’), làm tiếp thị (quảng cáo) các loại sản phẩm, làm bồi bàn tại các nhà
hàng hay phụ việc tại các quán cơm hoặc đi bán báo, bán hàng tại các cữa
tiệm … và nhiều lọai nghề khác không tên. Với những sinh viên này, vì phải
bươn chải lo cho cuộc sống sinh viên của mình dường như họ không còn
thời gian nghỉ ngơi, vui chơi nữa.
Có những bạn Tết đến mà không dám về quê vì nếu về không những phải
mất một khoản tiền lớn cho chuyện tàu xe, mà họ còn không thể làm thêm
trong những ngày Tết để có tiền trang trải trong năm. Vì những tính toán ấy,
họ đành nén lòng ‘đón’ Tết đến, ‘đón’ Năm mới về một cách hững hờ, buồn
bã nơi xứ người. Có nhiều bạn khác, suốt đời sinh viên của mình, họ không
biết thế nào là ‘hè’ … vì những ngày hè với họ là dịp duy nhất họ có thể tìm
việc làm để kiếm tiền để chi trả học phí, tiền ăn, tiền nhà và những chi phí
khác trong năm. Nhưng tìm được việc làm thêm và đặc biệt là những công
việc thích hợp cho việc học của mình cũng không phải luôn dễ dàng. Do đó,
họ có thể làm bất cứ nghề gi dù phải vất vả đến đâu miễn là có tiền để lo
chuyện học …
Có một bài hát sinh viên tôi rất thích nghe vì lời văn của nó rất gần gũi, rất
mộc mạc, rất ‘sinh viên’ và cũng rất sâu đậm. Nó còn nhắc tôi nhớ lại những
năm tháng rất nhiều kỷ niệm nhưng cũng rất vất vả của đời sinh viên của
mình cũng như giúp tôi biết nghĩ nhiều đến bao bạn bè đâu đó đang phải
bươn chải lo cho việc học của mình.Vâng, cũng như Bạn và bao sinh viên
khác, tôi đã từng nếm trải những vất vả, những lo toan ấy của thời sinh viên.
Tôi đã có những đêm thao thức không ngủ vì nhớ nhà, vì biết ruộng đồng ở
quê nhà đang bị bão lụt hoành hành. Đã có những đêm, trên chiếc xe đạp cũ
trong cơn mưa, bụng đói lã, tôi cố đạp đến những nhà tư làm gia sư. Rồi
cũng có những năm, khi mọi người đang hớn hở trở về với mái ấm gia đình,
quây quần bên nhau trong những ngày Tết, tôi đành nén lòng ‘đón’ Tết
không người thân …
Nhưng khi nhìn lại những năm tháng của đời sinh viên xa nhà ấy, tôi cảm
thấy hình như những lo toan, vất vả ấy đã giúp mình trưởng thành, chín chắn
hơn. Chắc chẳng bao giờ tôi cảm nghiệm được hay biết trân trọng việc học,
hoặc những giờ phút rảnh rỗi nếu như mình đã không trải qua những khó
nhọc, lo toan ấy. Hình như những vất vả và bao lo toan của đời sinh viên ấy
cũng thôi thúc, khuyến khích tôi nhiều trong học tập. Nếu không có những
ngày tháng vất vả đạp xe đâu đó vào những trưa hè nóng bức hay những
đêm mưa ướt lạnh ở thành phố ấy, chắc chẳng bao giờ tôi có thể đi đến
những miền đất lạ như ngày hôm nay.
Viết gửi Bạn và bao bạn trẻ khác một vài chia sẻ khi các bạn chuẩn bị đón
năm học mới về. Chúc Bạn và bao sinh viên xa nhà khác thật nhiều niềm
vui, nhiều thành công trong năm học này. Ước chi những ngày tháng trên
giảng đường Đại học của Bạn và của những sinh viên cùng cảnh ngộ là
những tháng ngày đẹp nhất, nhiều kỷ niệm khó quên nhất, mặc cho bao vất
vả, khó nhọc mà cuộc sống sinh viên xa nhà ít hay nhiều có thể đến với Bạn
và những bạn bè cùng chung một hoàn cảnh như Bạn.
Nếu ai đã từng trải qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, chắc
hẳn sẽ nhớ lắm quãng đời sinh viên nhiều kỉ niệm khó quên. Những năm
tháng ngọt ngào bởi nụ cười và nước mắt, rực rỡ bởi hạnh phúc cũng như
bao nỗi khó khăn...Và với tôi, một người mới chỉ chập chững những bước
đầu tiên trên bước đường chinh phục kiến thức, một sinh viên năm thứ nhất
còn bỡ ngỡ với vô vàn thứ xung quanh, cũng đã dần cảm nhận được những
điều đó.

Tôi không may mắn như một số bạn trong lớp là được học ở Thái Bình quê
hương mình, học tập tại nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi là một đứa sinh
viên tỉnh lẻ lên thành phố học ! Khi còn là những cô cậu học sinh ngồi trên
ghế nhà trường, chúng tôi vẫn nuôi bao hoài bão cho tương lai: thi đỗ tốt
nghiệp, vào trường đại học mình yêu thích... Tôi vẫn nhớ cái cảm giác hồi
hộp và lo lắng khi từng ngày chờ đợi điểm thi tuyển đại học. Tôi cũng không
được may mắn như các bạn là được học ở trường ĐH mà mình mong muốn.
Nhưng tôi đã có 1 hướng đi mới là “TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ
CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT” Tôi sẽ cố gắng thực hiện ước mơ trở thành kỹ
sư CNTT của mình. Và, đối với những đứa quê mùa như tôi, thì phần lớn là
vì ngày mai thôi, tôi sẽ được sống ở một nơi đông đúc tấp nập, một thành
phố lớn với những toà nhà cao ngất ngưởng, những siêu thị hiện đại bậc
nhất,...tôi sẽ có thêm nhiều thầy mới bạn mới!

Nhưng cũng chính lúc này đây, trong đầu óc non nớt của những cô cậu học
trò tỉnh lẻ chúng tôi lại bắt đầu có những lo lắng, rằng: Sẽ ở đâu? Và, Bắt
đầu cuộc sống tự lập như thế nào? Các trường đều có kí túc xá, nhưng chỉ
đáp ứng đủ cho một phần nhỏ số lượng sinh viên thuộc diện chính sách. Còn
lại đa số các bạn phải tự đi tìm cho mình những chỗ ở phù hợp, biết là chật
đấy, biết là bất tiện đấy, nhưng tiền bố mẹ gửi lên chỉ ở mức ấy, phải khắc
phục khó khăn để học tập thôi. Tìm nhà đã khó, tìm được rồi đâu phải đã
yên tâm, lại còn luôn luôn lo lắng không biết chủ nhà sẽ đòi nhà lúc nào và
cuộc sống tiếp theo ở thành phố sẽ ra sao?

Khi còn trong vòng tay chở che của gia đình, mẹ cha chăm lo cho từng bữa
ăn từng giấc ngủ, từ miếng cơm manh áo đều đựoc mẹ cha quan tâm. Nhưng
khi học xa nhà, chúng tôi phải tự lo cho bản thân mình, tự chăm sóc, tự làm
tất cả mọi việc chứ không thể cậy nhờ được nữa. Thêm vào đó, mức chi tiêu
ở mỗi vùng khác nhau, ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ hơn nhiều so với ở
quê, vì vậy, ai cũng phải cân nhắc khi chi tiêu hàng ngày. Cũng như tất cả
mọi người chúng tôi cũng có rất nhiều những nhu cầu riêng, nhưng những
nhu cầu ấy chỉ được đáp ứng một phần nhỏ mà thôi.

Mỗi người trong chúng tôi lại có một hoàn cảnh khác nhau, người thì bố mẹ
khá giả gửi lên cho nhiều tiền chi tiêu, người thì phải bóp mồm bóp miệng
suốt cả tháng vì bố mẹ ở quê cũng rất khó khăn. Nhưng dù thế nào thì mỗi
chúng tôi cũng phải tự tính toán việc tiêu pha như thế nào cho phù hợp. Đôi
lúc trong cuộc sống không tránh khỏi những phát sinh, ban đầu, chúng tôi
cũng hơi luống cuống vì mình chưa phải rơi vào những tình huống đó bao
giờ. Nhưng rồi, cuộc sống dậy chúng tôi phải biết đứng vững, phải biết tin
vào bản thân mình. Chúng tôi bắt đầu xin đi làm thêm để bớt đi gánh nặng
trên vai cha mẹ và cũng là để tự mình đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu của
bản thân. Đi làm thêm không chỉ kiếm thêm tiền mà chính qua đó chúng tôi
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn và tạo thêm nhiều mối quan hệ sau này
sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân khi ra ngoài xã hội.

Khi xa nhà không ai tránh khỏi những lúc nhớ nhà, vì gia đình luôn là nơi
mỗi chúng ta cảm thấy vui vẻ nhất, thoải mái nhất và đầm ấm nhất. Với
những bạn ở gần, gia đình luôn luôn sum họp, đó là một may mắn lớn lao.
Còn với những người phải học xa nhà như chúng tôi, một tháng mới được về
nhà một lần. Tôi vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều bạn khác, bởi lẽ, tôi hay
được về thăm gia đình, thăm bố mẹ. Trong lớp tôi có những bạn một năm
chỉ được về nhà một vài lần vì hoàn cảnh gia đình và vì vị trí địa lý quá xa.
Những chính trong lúc như thế thì sự quan tâm, động viên lẫn nhau của
những người bạn, những người cùng cảnh là động lực lớn để chúng tôi vượt
qua khó khăn, để tiếp tục học tập và rèn luyện. Với những người sống xa gia
đình như chúng tôi, thì xóm trọ, kí túc xá, đôi khi cả lớp học... đều giống
như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở gia đình thứ hai này luôn luôn có những
buồn vui xen lẫn và trên tất cả, ở đó luôn luôn có sự sẻ chia và đùm bọc lẫn
nhau. Ví như vào dịp vui hay sinh nhật, chúng tôi thường tặng nhau những
món quà thật giản dị do chính tay chúng tôi làm, dù giá trị vật chất của
chúng không cao, nhưng đó là cả tấm lòng, cả một niềm động viên an ủi to
lớn giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống .

Ai cũng biết, nơi thành thị luôn có rất nhiều cạm bẫy, rất nhiều tệ nạn. Và
càng ngày những cạm bẫy, những tệ nạn ấy càng xâm nhập nhiều vào các
cổng trường .Chúng tôi, mỗi người một tính cách, mỗi người một lập trường
riêng, cho nên cách chúng tôi tiếp nhận hiện thực cuộc sống cũng không
giống nhau. Đáng buồn là có một bộ phận không nhỏ trong chúng tôi đã
không thể vượt qua được những cám dỗ đó, đã lún sâu vào các cạm bẫy và tệ
nạn xã hội, rồi dần dần tự hủy hoại bản thân cũng như tương lai của mình và
gia đình mình. Trong thực tế, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều bạn
sinh viên ngày đêm lao vào những tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè, ma
túy...Các bạn đã phụ lòng cha mẹ, quên đi bao khó nhọc mà cha mẹ mình
phải trải qua để nuôi mình thành người và cho mình ăn học tới nơi tới chốn.

You might also like