You are on page 1of 7

Mở đầu

I Tính cấp thiết của đề tài


Mướp đắng ( Momordica charantia descourt) hay còn gọi là khổ qua –
là sản phẩm rau từ cây dây leo họ mướp . Mướp đắng được trồng đại trà ở
Ấn Độ, Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc và vùng Cariber . Từ lâu người
dân ở các vùng này đã dùng mướp đắng không chỉ làm rau ăn mà còn sử
dụng chúng với tư cách là đông dược cổ truyền .
Trong mướp đắng, giá trị sinh học do nó mang lại nhờ có các thành phần
momordicoside, phức Charantin-proterin, Adenin-Betamin và một số
vitamin nhóm B,C v.v…trong số các hợp chất này, momordicoside là ‘
thống soái ‘ quyết định đến tính chất dược lý của khổ qua . [2]
Momordicoside – một glycoside có vị đắng , có tác dụng kháng vi
khuẩn, siêu vi khuẩn đặc tính y học của nó như là phòng ngừa đái tháo
đường, chống ung bướu, chống viêm sưng, kháng virus, và tác dụng hạ thấp
cholesterol…. [6],[7],[8]. Protein trong mướp đắng bao gồm protein MAP-
30, Alpha-momorcharin (α-momorcharin), và Beta-momorcharin (β-
momorcharin) đã tỏ ra là có khả năng để chống lại HIV [9]. do đó rất cần
chiết tách nó ra khỏi mướp đắng trước khi chế biến nhằm bảo toàn tính chất
dược lý quý hiếm từ nó .
Hiện nay công ty Trafaco cho ra đời sản phẩm trà khổ qua ,với sản
phẩm này thành phần cellulose của mướp đắng bị loại bỏ . Điều này là bất
hợp lý khi nhu cầu cellulose trong khẩu phần thức ăn là rất cần thiết cho
người .
Xuất phát từ đặc tính sinh lý và giá trị dược học quý hiếm của
momordicoside cũng như nhu cầu sử dụng hợp lý thành phần cellulose có
trong mướp đắng. Chúng tôi chọn:
Đề tài “ Nghiên cứu chiết tách momordicoside từ mướp đắng để
sản xuất đồ uống tan nhanh ” .
Hy vọng đề tài sẽ góp phần nâng cao giá trị sử dụng của mướp đắng
thông qua con đường công nghiệp của quá trình chế biến chúng .
II/ Mục đích nghiên cứu
- Chiết tách được hợp chất momordicoside từ mướp đắng với hiệu suất cao
nhất
- Sử dụng bã mướp đắng sau khi chiết tách sấy khô nghiền mịn để sử dụng
thành phần cellulose triệt để.
- Bổ sung hợp chất momordicoside vào bột nghiền để tạo ra sản phẩm đồ
uống tan nhanh
III/ Nội dung nghiên cứu
1/ Xác định một số cấu tử chính có trong mướp đắng bằng các phương pháp
phân tích phù hợp .
2/ Chọn lựa dung môi chiết tách hợp chất momordicoside phù hợp với công
nghệ sản xuất sản phẩm.
3/ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết tách
momordicoside ( nồng độ dung môi tính bằng %, tỷ lệ dung môi mg/l , t oC ,
thời gian )
4/ Đề suất quy trình chiết tách momordicoside
5/ Đề xuất qui trình sản xuất đồ uống tan nhanh qui mô phòng thí nghiệm.
Sơ đồ thực hiện

Mướp đắng

Loại bỏ tạp chất

Rửa sạch

Sấy khô(500C)

Xay nhỏ

Tách béo bằng n-hecxan

Chiết bằng soxhlet ơ các điều kiên


khác nhau

Bã rắn Dich chiết

Đồ uống tan nhanh Lọc Thô

Dịch Lọc Loc Tinh

Định tính và định lượng


momordicoside bằng HPLC
IV /Dựkiến kết quả và kế hoạch thực hiện :
IV.1 Dự kiến kết quả
• Xác định một số cấu tử chính có trong mướp đắng.
• Xác định điều kiện chiết tách momordicoside tối ưu bằng thiết
bị Soxhlet .
• Định danh momordicoside bằng sắc khí lỏng cao áp với
Detetordiod array.
• Hoàn thiện sản phẩm đồ uống tan nhanh từ bã mướp đắng có bổ
sung momordicoside.
IV.2 Kế Hoạch Thực Hiện
• Thời gian thực hiện từ tháng 10 đến tháng 4 nghiên cứu tài liệu
viết đề cương chi tiết , và tiến hành thực nghiệm .
• Tháng 5 tháng 6 viết báo cáo hoàn chỉnh luận văn và in ấn

IV.3 Đề Nghị Giáo Viên Hướng Dẫn

PGS.TS Lê Thị Liên Thanh

Giáo viên hướng dẫn

Lê Thị Liên Thanh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. GS.TSKH. Nguyễn Bin (2002) ,Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa
chất và thực phẩm ,tập 4,NXB Giáo dục
2 . Bản tin Hội Dược học TPHCM-quí II//2009
3. Đức Hiệp (1998),Trà dược –dưỡng sinh và chữa bệnh ,NXB thanh niên
4. Nguyễn Kim Phi Phụng ,phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ ,NXB Đại
Học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Viện dược liệu (1990), cây thuốc Việt Nam ,NXB Khoa học và Kỷ Thuật
Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
6. Ahmed, I., Lakhani, M. S., Gillett, M.,John, A.
andRaza,H.,Hypotriglyceridemic and Hypocholesterolemic effects of anti-
diabetic Momordica charantia (karela) fruit extract in streptozotocininduced
diabetic rats, Diabetes Res Clin Pract, 2001; 51: 155–161.
7. Grover, J. K. and Yadav, S. P., Pharmacologicalactions and potential uses
of Momordica charantia: A review, Journal of Ethnopharmacology,2004; 93:
123–132.
8. Taylor, L., Technical Data Report for Bitter melon (Momordicacharantia),
Herbal Secrets of the Rainforest, 2002; 2nd ed.,
Sage Press Inc.
9. Luetrakul, T., Isolation and characterization of biologically active 30 kDa
proteins from the seed of Momordica charantia L. cultivated in Thailand,
Thesis in Pharmacy, Bangkok: Faculty of Graduate studies, Mahidol
University,1998.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---***---
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
THẠC SĨ

Tên đề tài
“ Nghiên cứu chiết tách momordicoside
từ mướp đắng để sản xuất đồ uống tan
nhanh”

GVHD : PGS.TS Lê Thị Liên Thanh


Người thực hiện: Nguyễn Đức Khánh
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Khóa: 2009-2011

You might also like