You are on page 1of 116

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TCN DTNT AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
I. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ, THỜI GIAN
VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC – MÔ
ĐUN ĐÀO TẠO
1/ Danh mục:
Thời gian đào tạo (giờ)

MH, Tên môn học, mô đun Trong đó
MĐ Tổng
Giờ Giờ Kiểm tra*
số
LT TH (LT hoặc
TH)
Các môn học, mô đun kỹ thuật
I 460 183 251 26
cơ sở
MH 07 An toàn lao động 30 14.5 13.5 2
MH 08 Mạch điện 75 42.5 27.5 5
MH 09 Vẽ kỹ thuật 30 14 14 2
MH 10 Vẽ điện 30 10 18 2
MH 11 Vật liệu điện 30 15 13 2
MH 12 Khí cụ điện 45 20 22 3
MĐ 13 Điện tử cơ bản 180 60 112 8
MĐ 14 Kỹ thuật nguội 40 7 31 2
Các môn học, mô đun chuyên 63
II 1400 350 987
môn nghề bắt buộc
MĐ 15 Thiết bị điện gia dụng 120 30 81 9
MĐ 16 Đo lường điện 85 45 34 6
MĐ 17 Máy điện 100 60 33 7
MĐ 18 Sửa chữa và vận hành máy điện 200 20 175 5

1
MĐ 19 Cung cấp điện 90 60 24 6
MĐ 20 Trang bị điện 90 60 25 5
MĐ 21 Thực hành trang bị điện 240 30 198 12
MĐ 22 PLC cơ bản 155 45 100 10
MĐ 23 Thực tập tốt nghiệp 320 317 3
Các môn học, mô đun chuyên
III môn nghề tự chọn 480 125 326 29

MĐ24 Kỹ thuật lắp đặt điện 120 30 81 9


Chuyên đề Điều khiển lập
MĐ25 90 30 55 5
trình cỡ nhỏ
MĐ26 Điều khiển điện khí nén 120 45 70 5
MĐ27 Kỹ thuật quấn dây 150 20 120 10
Tổng cộng 2340 657 1683 118

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục1A, 2A, 3A)
Núi Tô, ngày 20 tháng 02 năm 2011
HIỆU TRƯỞNG

2
Phụ lục 1A :
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC

3
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG
Mã số môn học: MH07
Thời gian môn học: 30h; (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 15h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
Là môn học bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh về
lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trường. Đây là mảng kiến
thức cần thiết cho người lao động nói chung và thợ điện nói riêng công tác
trong môi trường công nghiệp.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Thực hiện công tác bảo hộ lao động. Công tác phòng chống cháy, nổ, bụi
và nhiễm độc hoá chất.
- Thực hiện đúng những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn
về điện cho người và thiết bị.
- Lắp đặt các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng.
- Thực hiện các biện pháp sơ, cấp cứu người bị điện
giật. III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
I Các biện pháp phòng hộ lao 8 4,5 2,5 1
động
- Phòng chống nhiễm độc. 1,5 1
- Phòng chống bụi. 1 1
- Phòng chống cháy nổ. 1 0,5
- Thông gió công nghiệp. 1
II An Toàn Điện 22 10 11 1
- Ảnh hưởng của dòng điện 1
đối với cơ thể con người.
- Tiêu chuẩn về an toàn 1
điện.
- Nguyên nhân gây ra tai 2 1
nạn điện.
- Các biện pháp sơ cấp cứu 2 5
cho nạn nhân bị điện giật.
- Các biện pháp bảo vệ an 2 2
toàn cho người và thiết bị khi
sử dụng điện.
- Lắp đặt hệ thống bảo vệ 2 3
an toàn.
Cộng: 30 14,5 13,5 2

4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Các biện pháp phòng hộ lao động
Mục tiêu:
- Giải thích tác dụng của việc thông gió nơi làm việc. Tổ chức thông gió
nơi làm việc đạt yêu cầu.
- Giải thích được nguyên nhân gây cháy, nổ. Thực hiện các biện pháp
phòng chống cháy nổ.
- Giải thích được tác động của bụi lên cơ thể con người. Thực hiện các biện
pháp phòng chống bụi.
- Giải thích được tác động của nhiễm độc hoá chất lên cơ thể con người.
Thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm độc hoá chất.
Nội dung: Thời gian: 7h (LT: 4,5h; TH: 2,5h)
1. Phòng chống nhiễm độc. Thời gian: 2 h
2. Phòng chống bụi. Thời gian: 2 h
3. Phòng chống cháy nổ. Thời gian: 2 h
4. Thông gió công nghiệp. Thời gian: 1 h

Chương 2: An Toàn Điện


Mục tiêu:
- Giải thích nguyên lý hoạt động của thiết bị, hệ thống an toàn điện.
- Trình bày chính xác các thông số an toàn điện theo tiêu chuẩn cho phép.
- Trình bày chính xác các biện pháp đảm bảo an toàn điện cho người.
- Phân tích chính xác các trường hợp gây nên tai nạn điện.
- Lắp đặt thiết bị/hệ thống để bảo vệ an toàn điện trong công nghiệp và dân
dụng.
- Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
Nội dung: Thời gian: 21h (LT: 10h; TH: 11h)
1. Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người. Thời gian:1h
2. Tiêu chuẩn về an toàn điện. Thời gian: 1h
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Thời gian: 3h
4. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật. Thời gian: 7h
5. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi Thời gian:4h
sử
dụng điện.
6. Lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn. Thời gian: 5h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
* Vật liệu:
- Dây dẫn điện, cọc tiếp đất.
- Các mẫu vật liệu dễ cháy.
- Các mẫu hoá chất có khả năng gây nhiễm độc.
- Các mẫu hoá chất dùng cho chữa cháy.
- Các mẫu vật liệu cách điện.
* Dụng cụ và trang thiết bị:
5
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- VOM, Ampare kìm.
- Thiết bị thử độ bền cách điện.
- Mô hình người - dùng cho thực tập sơ cấp cứu nạn nhân.
- Các loại động cơ điện một pha và ba pha gia dụng.
- Bộ trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ngành điện. Bao gồm:
- Ủng, găng tay, thảm cao su.
- Sào cách điện; Nón bảo hộ; Dây an toàn.
- Bút thử điện.
- Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện.
- Bình chữa cháy.
- Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp.
- Trang bị phòng hộ nhiễm độc.
- Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp.
* Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
- Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm. Các
nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
Chương 1:
- Phòng chống cháy, nổ, bụi.
- Phương pháp tổ chức thông gió trong công nghiệp.
- Bố trí các thiết bị phòng chống cháy, nổ, chống bụi ở phân
xưởng. Chương 2:
- Các tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người.
- Phương pháp tính toán các thông số an toàn điện.
- Các dạng tai nạn điện.
- Phương pháp sơ, cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn điện giật.
- Các phương pháp bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị.
- Nguyên lý hoạt động của các thiết bị/hệ thống an toàn điện.
- Tính toán độ an toàn điện.
- Lắp đặt thiết bị/hệ thống đảm bảo an toàn điện.
- Sơ, cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn điện giật.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Phòng chống cháy, nổ và thông gió trong công nghiệp.
- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người.
- Các nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Các phương pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Trường Kỹ Thuật Điện
Hóc Môn 1993.
- Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện - Nguyễn Xuân Phú - NXB
Khoa học và Kỹ thuật 1996.
- Cẩm nang kỹ thuật kèm ảnh dùng cho thợ đường dây và trạm mạng điện
trung thế - Trần Nguyên Thái, Trường Kỹ Thuật Điện, Công Ty Điện lực
2, Bộ năng lượng - 1994.
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục 1999.
- Giáo trình an toàn lao động - Nguyễn Thế Đạt, Vụ Trung học chuyên nghiệp
- Dạy nghề - NXB Giáo Dục 2002.
- Giáo trình an toàn điện - Nguyễn Đình Thắng, Vụ Trung học chuyên nghiệp
- Dạy nghề - NXB Giáo Dục 2002.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC MẠCH ĐIỆN
Mã số môn học: MH08
Thời gian môn học: 75h; (Lý thuyết: 45h; Thực hành: 30h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


Đây là môn học cơ sở chuyên ngành cho học sinh ngành điện - điện tử.
Môn học này phải học trước tiên trong số các môn học chuyên môn.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Phát biểu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một
chiều, xoay chiều, mạch ba pha.
- Vận dụng các biểu thức để tính toán các thông số kỹ thuật trong mạch điện
một chiều, xoay chiều, mạch ba pha ở trạng thái xác lập.
- Vận dụng các phương pháp phân tích, biến đổi mạch để giải các bài toán về
mạch điện hợp lý.
- Giải thích một số ứng dụng đặc trưng theo quan điểm của kỹ thuật
điện. III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
I Các khái niệm cơ bản về 06 4 2
mạch điện.
- Mạch điện và mô hình 1,5 0,5
- Các khái niệm cơ bản 1 0,5
trong mạch điện.
- Các phép biến đổi tương 1,5 1
đương.
II Mạch điện một chiều. 24 15 7 2
- Các định luật và biểu 2,5 1
thức cơ bản trong mạch một
chiều.
- Các phương pháp giải 12,5 6
mạch một chiều.
III Dòng điện xoay chiều hình 25 14 9 2
sine.
- Khái niệm về dòng điện 2 1
xoay chiều.
- Giải mạch xoay chiều 2,5 1
không phân nhánh.
- Giải mạch xoay chiều 9,5 7
phân nhánh.
IV Mạch ba pha. 20 9,5 9,5 1
- Khái niệm chung. 2
- Sơ đồ đấu dây trong 3 1
mạng ba pha cân bằng.
- Công suất mạng ba pha 1 1
cân bằng.
- Phương pháp giải mạng 3,5 7,5
ba pha cân bằng.
Cộng: 75 42,5 27,5 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về mạch điện
Mục tiêu:
- Phân tích được nhiệm vụ, vai trò của các phần tử cấu thành mạch điện như:
nguồn điện, dây dẫn, phụ tải, thiết bị đo lường, đóng cắt...
- Giải thích được cách xây dựng mô hình mạch điện, các phần tử chính trong
mạch điện. Phân biệt được phần tử lý tưởng và phần tử thực.
- Phân tích và giải thích được các khái niệm cơ bản trong mạch điện, hiểu
và vận dụng được các biểu thức tính toán cơ bản.
Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 4h; TH: 2h)
1. Mạch điện và mô hình. Thời gian: 2h
1.1. Mạch điện.
1.2. Các hiện tượng điện từ.
1.3. Hiện tượng biến đổi năng lượng.
1.4. Hiện tượng tích phóng năng lượng
1.5. Mô hình mạch điện.
1.5.1. Phần tử điện trở.
1.5.2. Phần tử điện cảm.
1.5.3. Phần tử điện dung.
1.5.4. Phần tử nguồn.
1.5.5. Phần tử thật.
2. Các khái niệm cơ bản trong mạch điện. Thời gian:1.5h
2.1. Dòng điện và chiều qui ước của dòng điện.
2.2. Cường độ dòng điện.
2.3. Mật độ dòng điện.
3. Các phép biến đổi tương đương. Thời gian:2.5h
3.1. Nguồn áp ghép nối tiếp.
3.2. Nguồn dòng ghép song song.
3.3. Điện trở ghép nối tiếp, song song.
3.4. Biến đổi - Y và Y - .
3.5. Biến đổi tương tương giữa nguồn áp và nguồn dòng.

Chương 2: Mạch điện một chiều


Mục tiêu:
- Trình bày, giải thích và vận dụng linh hoạt các biểu thức tính toán trong
mạch điện DC (dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, nhiệt lượng...).
- Tính toán các thông số (điện trở, dòng điện, điện áp, công suất, điện
năng, nhiệt lượng) của mạch DC một nguồn, nhiều nguồn từ đơn giản đến phức
tạp.
- Phân tích sơ đồ và chọn phương pháp giải mạch hợp lý.
- Lắp ráp, đo đạc các thông số của mạch DC theo yêu cầu.
Nội dung: Thời gian: 22h (LT: 15h; TH: 7h)
1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch một chiều. Thời gian: 3,5h
1.1. Định luật Ohm.
1.2. Công suất và điện năng trong mạch một chiều.
1.3. Định luật Joule -Lenz (định luật và ứng dụng).
1.4. Định luật Faraday (hiện tượng; định luật và ứng dụng).
1.5. Hiện tượng nhiệt điện (hiện tượng và ứng dụng).
2. Các phương pháp giải mạch một chiều. Thời gian:18,5h
2.1. Phương pháp biến đổi điện trở.
2.2. Phương pháp xếp chồng dòng điện.
2.3. Các phương pháp ứng dụng định luật Kirchooff.
2.3.1. Các khái niệm (nhánh, nút, vòng).
2.3.2. Các định luật Kirchooff.
2.3.3. Phương pháp dòng điện nhánh.
2.3.4. Phương pháp dòng điện vòng.
2.3.5. Phương pháp điện thế nút.

Chương 3: Dòng điện xoay chiều hình sine


Mục tiêu:
- Giải thích được các khái niệm cơ bản trong mạch xoay chiều (AC) như:
chu kỳ, tần số, pha, sự lệch pha, trị biên độ, trị hiệu dụng... Phân biệt các đặc
điểm cơ bản giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
- Biểu diễn được lượng hình sine bằng đồ thị vector, bằng phương pháp biên
độ phức.
- Tính toán các thông số (tổng trở, dòng điện, điện áp...) của mạch điện AC
một pha không phân nhánh và phân nhánh; Giải được các bài toán cộng
hưởng điện áp, cộng hưởng dòng điện.
- Phân tích được ý nghĩa của hệ số công suất và các phương pháp nâng cao hệ
số công suất. Tính toán giá trị tụ bù ứng với hệ số công suất cho trước.
- Lắp ráp, đo đạc các thông số của mạch AC theo yêu cầu.
Nội dung: Thời gian: 23h (LT: 14h; TH: 9h)
1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều. Thời gian: 3h
1.1. Dòng điện xoay chiều.
1.2. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều.
1.3. Dòng điện xoay chiều hình sin.
1.4. Các đại lượng đặc trưng.
1.5. Pha và sự lệch pha.
1.6. Biểu diễn lượng hình sin bằng đồ thị véc-tơ.
2. Giải mạch xoay chiều không phân nhánh. Thời gian: 3,5h
2.1. Giải mạch R-L-C.
2.2. Giải mạch có nhiều phần tử mắc nối tiếp.
2.3. Cộng hưởng điện áp.
3. Giải mạch xoay chiều phân nhánh. Thời gian:16,5h
3.1. Phương pháp đồ thị véc-tơ (phương pháp Fresnel).
3.2. Phương pháp tổng dẫn.
3.3. Phương pháp biên độ phức.
3.3.1. Khái niệm và các phép tính của số phức.
3.3.2. Biểu diễn lượng hình sine bằng số phức.
3.3.3. Giải mạch AC bằng phương pháp biên độ phức.
3.4. Cộng hưởng dòng điện.
3.5. Phương pháp nâng cao hệ số công suất.

Chương 4: Mạng ba pha


Mục tiêu:
- Phân tích được khái niệm và các ý nghĩa, đặc điểm về mạch xoay chiều
ba pha.
- Phân tích và vận dụng được các dạng sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha.
- Giải được các dạng bài toán về mạng ba pha cân bằng.
Nội dung: Thời gian: 19h (LT: 9,5h; TH: 9,5h)
1. Khái niệm chung. Thời gian: 2h
1.1. Hệ thống ba pha cân bằng.
1.2. Đồ thị sóng dạng và đồ thị véc tơ.
1.3. Đặc điểm và ý nghĩa.
2. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha cân bằng. Thời gian: 4h
2.1. Các định nghĩa.
2.2. Đấu dây hình sao (Y).
2.3. Đấu dây hình tam giác (∆).
3. Công suất mạng ba pha cân bằng. Thời gian: 2h
4. Phương pháp giải mạng ba pha cân bằng. Thời gian:11h

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:


Dụng cụ và trang thiết bị:
- Các mô hình mô phỏng mạch một chiều, xoay chiều.
- Các bản vẽ, tranh ảnh cần thiết.
Nguồn lực khác:
- PC, Phần mềm chuyên dùng.
- Projector, Overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra tập trung ở chương 2, chương 3 và chương 4 là:
Chương 2:
- Các Định luật, biểu thức cơ bản.
- Giải mạch DC có nhiều nguồn tác động.
Chương 3:
- Giải mạch AC phân nhánh, mạch không phân nhánh dang bìa toán ngược.
- Cộng hưởng và phương pháp nâng cao hệ số công suất.
Chương 4:
- Sơ đồ đấu dây mạng 3 pha, mối quan hệ giữa đại dây và đại lượng pha,
công suất trong mạng 3 pha cân bằng.
- Giải bài toán mạng 3 pha cân bằng 1 tải, nhiều tải (ghép nối tiếp, song song)

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH :


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập hợp lý mang tính minh họa để Học sinh
hiểu bài sâu hơn.
- Nên tập trung phân tích nhiều dạng bài tập ở phần “Các phương pháp ứng
dụng Định luật Kirchhoff” ở chương 1.
- Chú ý bổ sung phần số phức trước khi dạy phần “phương pháp biên độ phức”
ở chương 2.
- Nêu mối liên hệ về phương pháp giải mạch AC 1 pha và 3 pha cân bằng.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Phương pháp giải mạch, tính toán các thông số trong mạch DC nhiều nguồn.
- Phương pháp giải mạch, tính toán các thông số trong mạch AC phân nhánh.
- Phương pháp giải mạch, tính toán các thông số trong mạch AC 3 pha cân
bằng 1 tải, nhiều tải (ghép nối tiếp, song song).
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Mạch điện 1 - Phạm Thị Cư (chủ biên) - NXB Giáo dục - 1996.
- Cơ sở Kỹ thuật điện - Hoàng Hữu Thận - NXB Giao thông vận tải - 2000.
- Cơ sở lý thuyết mạch điện - Nguyễn Bình Thành - Đại học Bách khoa Hà Nội
- Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1976.
- Bài tập Kỹ thuật điện đại cương - Hoàng Hữu Thận - NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1980.
- Bài tập mạch điện 1 - Phạm Thị Cư - Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM
1996.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT
Mã số môn học: MH 09
Thời gian môn học: 30h; (Lý thuyết: 14h; Thực hành: 16h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


Trước khi học môn học này học viên phải học xong môn học An toàn
lao động. Môn học này học song song với các môn học Mạch điện, Vật liệu
điện, Khí cụ điện, Thiết bị điện gia dụng và học trước các mô đun chuyên môn
khác. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn h ọ c n à y h ọ c v i ê n c ó n ă ng l ự c :
- Vẽ, nhận dạng các ký hiệu qui ước trên bản vẽ cơ khí.
- Thực hiện bản vẽ cơ khí.
- Phân tích các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của các chi tiết cơ khí đơn giản để
thi công lắp đặt công trình điện.
- Dự toán khối lượng vật tư cần thiết để thi công các chi tiết cơ khí đơn giản
phục vụ cho việc sửa chữa thiết bị điện.
- Kết hợp với thợ cơ khí để đề ra phương án thi công, kiểm tra quá trình thi
công.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
I Những tiêu chuẩn trình 4 2 2
bày bản vẽ cơ khí
- Vật liệu và dụng cụ 0,5 1
vẽ kỹ thuật.
- Các tiêu chuẩn trình 1,5 1
bày bản vẽ
II Các dạng bản vẽ cơ khí 10 5 4 1
cơ bản
- Vẽ hình học. 1,5 1
- Hình chiếu vuông 1 0,5
góc.
- Giao tuyến. 0,5 0,5
- Hình chiếu trục đo. 1 1
- Hình cắt và mặt cắt. 1 1
III Vẽ quy ước các chi tiết 9 4 5
và các mối ghép
- Vẽ qui ước các chi 1,5 1,5
tiết cơ khí.
- Vẽ qui ước các mối 1,5 2
ghép.
- Dung sai lắp ghép - 1 1
Độ nhẵn bề mặt.
IV Bản vẽ chi tiết - Bản vẽ 7 3 3 1
lắp
- Bản vẽ chi tiết. 1 1,5
- Bản vẽ lắp. 1,5 1,5
- Dự trù vật tư và 0,5 0,5
phương án gia công.
Cộng: 30 14 14 2
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ cơ khí
Mục tiêu:
- Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật.
- Trình bày đúng hình thức bản vẽ cơ khí như: khung tên, lề trái, lề phải,
đường nét, chữ viết...
Nội dung: Thời gian: 4h (LT: 2h; TH: 2h)
1.Vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật. Thời gian:2h
1.1. Vật liệu vẽ.
1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng.
1.3. Trình tự lập bản vẽ.
2. Các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Thời gian: 2h
2.1. Khổ giấy.
2.2. Khung vẽ và khung tên.
2.3.Tỉ lệ.
2.4. Đường nét.
2.5. Chữ viết trong bản vẽ.
2.6. Ghi kích thước.

Chương 2: Các dạng bản vẽ cơ khí cơ bản


Mục tiêu:
- Vẽ các dạng bản vẽ cơ khí cơ bản như: các loại hình chiếu, giao tuyến, hình
cắt, mặt cắt... theo qui ước của vẽ kỹ thuật.
Nội dung: Thời gian: 9h (LT: 5h; TH: 4h)
1. Vẽ hình học. Thời gian: 2h
1.1. Dựng đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc và chia đều đoạn
thẳng.
1.2. Vẽ góc, độ dốc và độ côn.
1.3. Chia đều đường tròn, dựng đa giác đều.
1.4. Xác định tâm cung tròn và vẽ nối tiếp.
1.5. Vẽ một số đường cong hình học.
2. Hình chiếu vuông góc. Thời gian: 2h
2.1. Khái niệm về các phép chiếu.
2.2. Hình chiếu của điểm, đường và mặt.
2.3. Hình chiếu của các khối hình học.
3. Giao tuyến. Thời gian: 1h
3.1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học.
3.2. Giao tuyến của các khối hình học.
4. Hình chiếu trục đo. Thời gian: 2h
4.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo.
4.2. Hình chiếu trục đo xiên cân.
4.3. Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
4.4. Cách dựng hình chiếu trục đo.
5. Hình cắt và mặt cắt. Thời gian: 2h
5.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt.
5.2. Hình cắt.
5.3. Mặt cắt.
5.4. Hình trích.

Chương 3: Vẽ quy ước các chi tiết và các mối ghép


Mục tiêu:
- Vẽ đúng qui ước một số chi tiết cơ khí như: ren, bánh răng, lò xo...
- Vẽ đúng qui ước các mối lắp ghép cơ khí như: ghép bằng ren, then, chốt,
đinh tán, mối hàn...
- Trình bày được các khái niệm về: dung sai, cấp chính xác. Phân tích được
các hình thức lắp ghép và các hệ thống lắp ghép.
- Trình bày được các dạng sai lệch và độ nhám bề mặt.
Nội dung: Thời gian: 8,5h (LT: 4h; TH: 4,5h)
1. Vẽ qui ước các chi tiết cơ khí. Thời gian: 3 h
1.1 Ren và vẽ qui ước ren.
1.2 Vẽ qui ước bánh răng.
1.3 Vẽ qui ước lò xo.
2. Vẽ qui ước các mối ghép. Thời gian: 3,5h
2.1 Ghép bằng ren.
2.2 Ghép bằng then, then hoa, chốt.
2.3 Ghép bằng đinh tán.
2.4 Ghép bằng hàn.
3. Dung sai lắp ghép - Độ nhẵn bề mặt Thời gian: 2h
3.1. Dung sai.
3.2. Cấp chính xác.
3.3. Lắp ghép.
3.4. Sai lệch hình dạng và vị trí bề mặt.
3.5. Nhám bề mặt.

Chương 4: Bản vẽ chi tiết - Bản vẽ lắp


Mục tiêu:
- Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của một số chi tiết cơ khí đơn
giản.
- Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công các chi
tiết cơ khí đơn giản theo các tiêu chuẩn.
- Kết hợp với thợ cơ khí đề ra phương án thi công phù hợp, kiểm tra quá
trình thi công, thi công đúng với thiết kế.
Nội dung: Thời gian: 6,5h (LT: 3h; TH: 3,5h)
1. Bản vẽ chi tiết. Thời gian: 2,5h
1.1. Phân tích bản vẽ chi tiết
1.2. Hình biểu diễn chi tiết.
1.3. Cách đọc bản vẽ chi tiết.
2. Bản vẽ lắp. Thời gian: 3h
2.1. Phân tích bản vẽ lắp.
2.2. Hình biểu diễn của vật lắp.
3. Dự trù vật tư và phương án gia công. Thời gian: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH :
- Vật liệu:
Giấy vẽ các loại.
Một số bản vẽ mẫu.
- Dụng cụ và trang thiết bị:
Dụng cụ vẽ các loại.
Bàn vẽ kỹ thuật.
Một số chi tiết cơ khi.
Một số mối ghép cơ khí.
Các bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết làm mẫu.
- Nguồn lực khác:
PC, phần mềm chuyên dùng.
Projector, overhead.
Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết (Vẽ bản vẽ) hoặc kiểm tra trắc nghiệm
(nhận dạng, đọc bản vẽ). Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Vẽ các đường nét, chữ viết đúng qui ước.
- Vẽ hình chiếu, hình cắt một số chi tiết cơ khí đơn giản.
- Đọc, phân tích nhận dạng một số chi tiết lắp ráp và phương pháp gia công
cơ khí đơn giản.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ
Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập hợp lý, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho
Học viên.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Qui ước bản vẽ cơ khí, đường nét chữ viết.
- Hình chiếu, hình cắt.
- Qui ước một số mối ghép.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Các tiêu chuẩn nhà nước: Tài liệu thiết kế (1985); Dung sai lắp ghép
(1977); Bu-lông, đai ốc, vít cấy (1985).
- Vẽ kỹ thuật cơ khí - Trần Hữu Quế - NXB Đại học và trung học chuyên
nghiệp - Hà Nội 1988.
- Giáo trình hình học họa hình - Trần Hữu Quế - NXB Giáo dục - Hà Nội
1983.
- Kỹ thuật lớp 10 phổ thông - NXB Giáo dục - Hà Nội 1995.
- Vẽ kỹ thuật - Hà Quân dịch - NXB Công nhân kỹ thuật - Hà Nội 1986.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ ĐIỆN
Mã số môn học: MH10
Thời gian môn học: 30h; (Lý thuyết: 10h; Thực hành: 20h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT MÔN HỌC:


Học viên phải học xong môn học An toàn lao động.
Môn học này học song song với môn học Mạch điện, Vật liệu điện, Khí
cụ điện, Thiết bị điện gia dụng và học trước các môn học, mô đun chuyên
môn khác.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Vẽ/nhận dạng các ký hiệu điện, các ký hiệu mặt bằng xây dựng trên sơ đồ
điện.
- Thực hiện bản vẽ điện cơ bản theo yêu cầu cho trước.
- Vẽ và đọc các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ
nối dây, sơ đồ đơn tuyến...
- Phân tích các bản vẽ điện để thi công theo thiết kế.
- Dự trù khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công.
- Đề ra phương án thi công phù hợp.
III .NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập tra* (LT
hoặc TH)
I Khái niệm chung về bản vẽ 2 1 1
điện.
- Qui ước trình bày bản vẽ. 0,5 1
- Các tiêu chuẩn của bản vẽ 0,5
điện
II Các ký hiệu qui ước dùng 6 3 2 1
trong bản vẽ điện.
- Vẽ các ký hiệu phòng ốc 0,5 0,5
và mặt bằng xây dựng.
- Vẽ các ký hiệu điện trong 0,5 0,5
sơ đồ điện chiếu sáng.
- Vẽ các ký hiệu điện trong 0,5 0,5
sơ đồ điện công nghiệp.
- Vẽ các ký hiệu điện trong 0,5 0,5
sơ đồ cung cấp điện.
- Vẽ các ký hiệu điện trong 0,5 0,5
sơ đồ điện tử.
- Ký hiệu bằng chữ dùng 0,5
trong vẽ điện.
III Vẽ sơ đồ điện. 22 6 15 1
- Mở đầu. 0,5 1
- Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ 1 1
vị trí.
- Vẽ sơ đồ nối dây. 1 4,5
- Vẽ sơ đồ đơn tuyến. 2 5
- Nguyên tắc chuyển đổi 1 2
các dạng sơ đồ và dự trù vật
tư.
- Vạch phương án thi công. 0,5 1
Cộng: 30 10 18 2
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Khái niệm chung về bản vẽ điện
Mục tiêu:
- Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện.
- Trình bày đúng hình thức bản vẽ điện như: khung tên, lề trái, lề phải,
đường nét, chữ viết...
- Phân biệt được các tiêu chuẩn của bản vẽ điện.
Nội dung: Thời gian: 2h (LT: 1h; TH: 1h)
1. Qui ước trình bày bản vẽ. Thời gian:1.5h
1.1.Vật liệu dụng cụ vẽ.
1.2. Khổ giấy.
1.3. Khung tên.
1.4. Chữ viết trong bản vẽ.
1.5. Đường nét
1.6. Cách ghi kích thước.
1.7. Cách gấp bản vẽ.
2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện. Thời gian: 0.5h
2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam.
2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế.

Chương 2: Các ký hiệu qui ước dùng trong bản vẽ điện


Mục tiêu:
- Vẽ các ký hiệu như: ký hiệu mặt bằng, ký hiệu điện, ký hiệu điện tử...
- Phân biệt các dạng ký hiệu khi được thể hiện trên những dạng sơ đồ khác
nhau như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đơn tuyến...
Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 3h; TH: 3h)
1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng Thời gian: 1h
2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng. Thời gian: 1h
2.1. Nguồn điện.
2.2. Các loại đèn điện và thiết bị dùng điện.
2.3. Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ.
2.4. Các loại thiết bị đo lường.
3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp. Thời gian: 1.5h
3.1. Các loại máy điện.
3.2. Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển.
4. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện. Thời gian: 1h
4.1. Các loại thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ.
4.2. Đường dây và phụ kiện đường dây.
5. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện tử. Thời gian: 1h
5.1. Các linh kiện thụ động.
5.2. Các linh kiện tích cực.
5.3. Các phần tử logíc.
6. Ký hiệu bằng chữ dùng trong vẽ điện. Thời gian: 0.5h

Chương 3: Vẽ sơ đồ điện
Mục tiêu:
- Vẽ các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn
Quốc tế (IEC).
- Vẽ/phân tích các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt điện; cung cấp điện;
sơ đồ mạch điện tử... theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế
- Chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ theo các ký hiệu qui ước.
- Dự trù khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công theo tiêu
chuẩn qui định.
- Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế.
Nội dung: Thời gian: 20,5h (LT: 6h; TH: 14,5h)
1. Mở đầu. Thời gian: 1.5h
1.1. Khái niệm.
1.2. Ví dụ.
2. Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí. Thời gian: 2h
2.1. Khái niệm.
2.2. Ví dụ.
3. Vẽ sơ đồ nối dây. Thời gian: 5.5h
3.1. Khái niệm.
3.2. Nguyên tắc thực hiện.
3.3. Ví dụ.
4. Vẽ sơ đồ đơn tuyến. Thời gian: 7h
4.1. Khái niệm.
4.2. Ví dụ.
5. Nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ và dự trù vật tư. Thời gian: 3h
6. Vạch phương án thi công. Thời gian: 1.5h

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH :


- Vật liệu:
Giấy vẽ các loại; một số bản vẽ mẫu.
- Dụng cụ và trang thiết bị:
Dụng cụ vẽ các loại.
Bàn vẽ kỹ thuật.
Mô hình hệ thống cung cấp điện cho một căn hộ/một xưởng
công nghiệp.
Mô hình các mạch điện, mạng điện cơ bản.
Một số khí cụ điện: cầu dao, cầu chì, các loại công tắc, các loại đèn
điện, một số linh kiện điện tử...
- Nguồn lực khác:
PC, phần mềm chuyên dùng.
Projector, overhead.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết (vẽ bản vẽ) hoặc kiểm tra trắc nghiệm
(nhận dạng, đọc bản vẽ). Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Vẽ các ký hiệu qui ước chính xác về đường nét, kích thước.
- Vẽ các dạng sơ đồ điện, chuyển đổi được từ sơ đồ nguyên lý hoặc sơ đồ nối
dây sang sơ đồ đương tuyến và ngược lại.
- Đọc, phân tích các bản vẽ điện, đề xuất phương án thi công hợp
lý.

VI. HƯỚNG DẪNCHƯƠNG TRÌNH :


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ
Trung cấp nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập hợp lý, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho
Học viên.
- Cần lưu ý kỹ về cách vẽ các ký hiệu; qui ước về đường nét, kích thước
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Qui ước trình bày bản vẽ điện, khung tên và nội dung khung tên.
- Các ký hiệu qui ước, đường nét qui ước đối với từng ký hiệu.
- Nguyên tắc để thiết lập và chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ.
- Nguyên tắc đọc, phân tích bản vẽ.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Vẽ điện, Lê Công Thành, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. HCM - 1998.
- Tiêu chuẩn nhà nước: Ký hiệu điện; Ký hiệu xây dựng.
- Các tạp chí về điện.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẬT LIỆU ĐIỆN
Mã số môn học: MH11
Thời gian môn học: 30h ; (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 15h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


Môn học này học sau môn học An toàn lao động và học song song với
các môn học Vẽ điện, Khí cụ điện...
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Nhận dạng các loại vật liệu điện thông dụng.
- Phân loại các loại vật liệu điện thông dụng.
- Trình bày đặc tính của các loại vật liệu điện.
- Sử dụng thành thạo các loại vật liệu điện.
- Xác định các dạng và nguyên nhân gây hư hỏng ở vật liệu điện.
- Tính chọn/thay thế vật liệu điện.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
I Khái niệm về vật liệu điện 3 2 1
- Khái niệm về vật liệu 1,5 0
điện.
- Phân loại vật liệu điện. 0,5 1
II Vật liệu cách điện 9 5 3 1
- Khái niệm và phân loại 1
vật liệu cách điện.
- Tính chất chung của vật 1 1,5
liệu cách điện.
- Một số vật liệu cách 3 2
điện thông dụng.
III Vật liệu dẫn điện 10 5 4 1
- Khái niệm và tính chất 1,5 1
của vật liệu dẫn điện.
- Tính chất chung của 1 0,5
kim loại và hợp kim.
- Những hư hỏng thường 0,5 1
và cách chọn vật liệu dẫn
điện.
- Một số vật liệu dẫn điện 2 1,5
thông dụng.
IV Vật liệu dẫn từ 8 3 5
- Khái niệm và tính chất 1 1,5
vật liệu dẫn từ.
- Mạch từ và tính toán 1 2
mạch từ.
- Một số vật liệu dẫn từ 1 1
thông dụng.
Cộng: 30 15 13 2
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Khái niệm về vật liệu điện
Mục tiêu:
- Nhận dạng được các loại vật liệu điện.
- Phân loại chính xác các loại vật liệu điện dùng trong công nghiệp và dân
dụng.
Nội dung: Thời gian: 3h (LT: 2h; TH: 1h)
1. Khái niệm về vật liệu điện. Thời gian: 1,5h
1.1. Khái niệm.
1.2. Cấu tạo nguyên tử của vật liệu.
1.3. Cấu tạo phân tử.
1.4. Khuyết tật trong cấu tạo vật rắn.
1.5. Lý thuyết phân vùng năng lượng trong vật rắn
2. Phân loại vật liệu điện. Thời gian: 1,5h
2.1. Phân loại theo khả năng dẫn điện.
2.2. Phân loại theo từ tính.
2.3. Phân loại theo trạng thái vật thể.

Chương 2: Vật liệu cách điện


Mục tiêu:
- Nhận dạng, phân loại chính xác các loại vật liệu cách điện dùng trong
công nghiệp và dân dụng.
- Trình bày được các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu cách điện
thường dùng.
- Sử dụng phù hợp các loại vật liệu cách điện theo từng yêu cầu kỹ thuật cụ
thể.
- Xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng và có phương án thay thế
khả thi các loại vật liệu cách điện thường dùng.
Nội dung: Thời gian: 8,5h (LT: 5h; TH: 3,5h)
1. Khái niệm và phân loại vật liệu cách điện Thời gian: 1h
1.1. Khái niệm.
1.2. Phân loại vật liệu cách điện.
2. Tính chất chung của vật liệu cách điện. Thời gian: 2,5h
2.1. Tính hút ẩm của vật liệu cách điện.
2.2. Tính chất cơ học của vật liệu cách điện.
2.3. Tính chất hóa học của vật liệu cách điện.
2.4. Hiện tượng đánh thủng điện môi và độ bền cách điện.
2.5. Độ bền nhiệt.
2.6. Tính chọn vật liệu cách điện.
2.7. Hư hỏng thường gặp.
3. Một số vật liệu cách điện thông dụng. Thời gian: 5h
3.1. Vật liệu sợi.
3.2. Giấy và các tông.
3.3. Phíp.
3.4. Amiăng, xi măng amiăng.
3.5. Vải sơn và băng cách điện.
3.6. Chất dẻo
3.7. Nhựa cách điện.
3.8. Dầu cách điện
3.9. Sơn và các hợp chất cách điện:
3.10. Chất đàn hồi.
3.11. Điện môi vô cơ.
3.12. Vật liệu cách điện bằng gốm sứ.
3.13. Mica và các vật liệu trên cơ sở mica.

Chương 3: Vật liệu dẫn điện


Mục tiêu:
- Nhận dạng, phân loại chính xác các loại vật liệu dẫn điện dùng trong công
nghiệp và dân dụng.
- Trình bày được các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu dẫn điện thường
dùng.
- Sử dụng phù hợp các loại vật liệu dẫn điện theo từng yêu cầu kỹ thuật cụ
thể.
- Xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng và có phương án thay thế
khả thi các loại vật liệu dẫn điện thường dùng.
Nội dung: Thời gian: 9h (LT: 5h; TH: 4h)
1. Khái niệm và tính chất của vật liệu dẫn điện. Thời gian: 2,5h
1.1. Khái niệm về vật liệu dẫn điện.
1.2. Tính chất của vật liệu dẫn điện.
1.3. Các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến tính dẫn điện của vật liệu.
1.4. Hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiệt động.
2. Tính chất chung của kim loại và hợp kim. Thời gian: 1,5h
2.1. Tầm quan trọng của kim loại và hợp kim.
2.2. Các tính chất.
3. Những hư hỏng thường và cách chọn vật liệu dẫn điện. Thời gian: 1,5h
3.1. Những hư hỏng thường gặp.
3.2. Cách chọn vật liệu dẫn điện.
4. Một số vật liệu dẫn điện thông dụng. Thời gian: 3,5h
4.1. Đồng và hợp kim đồng.
4.2. Nhôm và hợp kim nhôm.
4.3. Chì và hợp kim chì.
4.4. Sắt (Thép)
4.5. Wonfram.
4.6. Kim loại dùng làm tiếp điểm và cổ góp.
4.7. Hợp kim có điện trở cao và chịu nhiệt.
4.8. Lưỡng kim.

Chương 4: Vật liệu dẫn từ


Mục tiêu:
- Nhận dạng, phân loại chính xác các loại vật liệu dẫn từ dùng trong công
nghiệp và dân dụng.
- Trình bày được các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu dẫn từ thường
dùng.
- Sử dụng phù hợp các loại vật liệu dẫn từ theo từng yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng và có phương án thay thế
khả thi các loại vật liệu dẫn từ thường dùng.
Nội dung: Thời gian: 7,5h (LT: 3h; TH: 4,5h)
1. Khái niệm và tính chất vật liệu dẫn từ. Thời gian: 2,5h
1.1. Khái niệm.
1.2. Tính chất vật liệu dẫn từ.
1.3. Các đặc tính của vật liệu dẫn từ.
1.4. Đường cong từ hóa.
2. Mạch từ và tính toán mạch từ. Thời gian: 3h
2.1. Các công thức cơ bản.
2.2. Sơ đồ thay thế của mạch từ.
2.3. Mạch từ xoay chiều.
2.4. Những hư hỏng thường gặp.
3. Một số vật liệu dẫn từ thông dụng. Thời gian: 2h
3.1. Vật liệu sắt từ mềm.
3.2. Vật liệu sắt từ cứng.
3.3. Các vật liệu sắt từ có công dụng đặc biệt.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
- Vật liệu:
Dây dẫn điện, dây điện từ các loại.
Giấy, gen, sứ, thuỷ tinh... cách điện các
loại. Mạch từ của các loại máy biến áp gia
dụng. Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các
loại.
Hóa chất dùng để tẩm sấy cuộn dây máy điện (keo, vẹc-ni cách điện...).
- Dụng cụ và trang thiết bị:
Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ.
Các mô hình dàn trải thiết bị, hoạt động được:
Thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò
nướng... Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ...
Thiết bị gia dụng: Quạt điện, máy bơm nước, survolteur, ổn áp tự động...
VOM, Mêgômmet.
Thiết bị thử độ bền cách điện.
Biến áp tự ngẫu: điều chỉnh tinh, điện áp vào 220V, điện áp ra (0 ( 400)
V (điều chỉnh được).
- Nguồn lực khác:
PC, phần mềm chuyên
dùng. Projector, overhead.
Máy chiếu vật thể ba chiều.
Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Nhân dạng được các loại vật liệu.
- Một số đặc tính cơ bản và phạm vi ứng dụng của từng loại vật liệu.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại vật liệu, hướng dẫn và
sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Cần lưu ý kỹ về các đặc tính của từng nhóm vật liệu.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Phân loại vật liệu, vai trò của vật liệu.
- Đặc tính cơ bản và phạm vi ứng dụng của từng nhóm vật liệu.
- Tính chọn một số vật liệu trong trường hợp đơn giản.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Tủ lạnh gia đình và máy điều hoà nhiệt độ - nguyễn Xuân Tiến - NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 1984.
- Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện 1, 2, 3 - Nguyễn
Trọng Thắng, NXB Giáo Dục, 1995.
- Máy điện 1, 2 - Trần Khánh Hà, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.
- Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều và một chiều
thông dụng - Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999.
- Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh - Trần Thế San, Nguyễn Đức Phấn - NXB Đà
Nẵng, 2001.
- Khí cụ Điện - Kết cấu, sử dụng và sửa chữa - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa
học và Kỹ thuật , 1998.
- Vật liệu điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật , 1998.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN
Mã số môn học: MH12
Thời gian môn học: 45h; (Lý thuyết: 20h; Thực hành: 25h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


Môn học này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện, có thể
học song song với môn Vật liệu
điện. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Nhận dạng và phân loại khí cụ điện.
- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện.
- Sử dụng thành thạo các loại khí cụ điện.
- Tính chọn các loại khí cụ điện.
- Tháo lắp các loại khí cụ điện.
- Sửa chữa các loại khí cụ điện.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
I Khái niệm về khí cụ điện 08 5 3
- Khái niệm về khí cụ 4 2
điện.
- Công dụng và phân 1 0,5
loại khí cụ điện.
II Khí cụ điện đóng cắt 12 5 6 1
- Cầu dao. 1 1,5
- Các loại công tắc và 1 1,5
nút điều khiển.
- Dao cách ly 1 1
- Máy cắt điện. 1 1
- Áp-tô-mát. 1 1,5
III Khí cụ điện bảo vệ 12 5 6 1
- Nam châm điện. 1 1
- Rơle điện từ. 1 1
- Rơle nhiệt 1 1
- Cầu chì 0,5 1,5
- Thiết bị chống rò 1 1
- Biến áp đo lường 0,5 0,5
IV Khí cụ điện điều khiển 13 5 7 1
- Công-tắc-tơ. 1,5 1,5
- Khởi động từ. 1 1,5
- Rơle trung gian và rơle 0,5 1
tốc độ.
- Rơle thời gian. 0,5 1
- Bộ khống chế. 1,5 2
Cộng: 45 20 22 3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Khái niệm về khí cụ điện
Mục tiêu:
- Nhận dạng, phân loại được các loại khí cụ điện thường dùng trong sản xuất,
trong thiết bị.
- Giải thích tính năng, tác dụng của khí cụ điện trong mạch điện, thiết bị điện.
Nội dung: Thời gian: 7,5h (LT: 5h; TH: 2,5h)
1. Khái niệm về khí cụ điện. Thời gian: 6h
1.1. Khái niệm về khí cụ điện.
1.2. Sự phát nóng của khí cụ điện
1.3. Tiếp xúc điện
1.4. Hồ quang và các phương pháp dập tắt hồ quang.
1.5. Lực điện động
1.6. Công dụng của khí cụ điện.
2. Công dụng và phân loại khí cụ điện. Thời gian: 1,5h
2.1. Công dụng của khí cụ điện.
2.2. Phân loại khí cụ điện.

Chương 2: Khí cụ điện đóng cắt


Mục tiêu:
- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện đóng cắt
thường dùng trong công nghiệp và dân dụng.
- Sử dụng thành thạo các loại khí cụ điện đóng cắt nói trên, đảm bảo an toàn
cho người và các thiết bị theo TCVN.
- Tính chọn được các loại khí cụ điện đóng cắt thông dụng theo yêu cầu kỹ
thuật cụ thể.
- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa hư hỏng các loại khí cụ điện đóng cắt đạt
các thông số kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Nội dung: Thời gian: 11,5h (LT: 5h; TH: 6,5h)
1. Cầu dao. Thời gian: 2,5h
1.1. Cấu tạo.
1.2. Nguyên lý hoạt động.
1.3. Tính chọn cầu dao.
1.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
1.5. Sửa chữa cầu dao.
2. Các loại công tắc và nút điều khiển. Thời gian: 2,5h
2.1. Công tắc.
2.2. Công tắc hộp.
2.3. Công tắc vạn năng.
2.4. Công tắc hành trình.Tính chọn công tắc và nút điều
khiển.
2.5. Nút điều khiển.
2.6. Sửa chữa công tắc và nút điều khiển.
3. Dao cách ly. Thời gian: 2h
3.1. Cấu tạo.
3.2. Nguyên lý hoạt động.
3.3. Tính chọn dao cách ly.
3.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
3.5. Sửa chữa dao cách ly.
4. Máy cắt điện Thời gian: 2h
4.1. Cấu tạo máy cắt dầu.
4.2. Nguyên lý hoạt động.
4.3. Tính chọn máy cắt điện.
4.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
4.5. Giới thiệu một số máy cắt điện.
5. Áp-tô-mát. Thời gian: 2,5h
5.1. Cấu tạo.
5.2. Nguyên lý hoạt động.
5.3. Tính chọn áp-tô-mát.
5.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
5.5. Giới thiệu một số áp-tô-mát thường sử dụng.

Chương 3: Khí cụ điện bảo vệ


Mục tiêu:
- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện bảo vệ
thường dùng trong công nghiệp và dân dụng.
- Sử dụng thành thạo các loại khí cụ điện bảo vệ nói trên, đảm bảo an toàn
cho người và các thiết bị theo TCVN.
- Tính chọn được các loại khí cụ điện bảo vệ thông dụng theo yêu cầu kỹ
thuật cụ thể.
- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa hư hỏng các loại khí cụ điện bảo vệ đạt
các thông số kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Nội dung: Thời gian: 11h (LT: 5h; TH: 6h)
1. Nam châm điện. Thời gian: 2h
1.1. Cấu tạo.
1.2. Nguyên lý hoạt động và phân loại.
1.3. ứng dụng nam châm điện.
1.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
1.5. Sửa chữa nam châm điện.
2. Rơle điện từ. Thời gian: 2h
2.1. Cấu tạo.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
2.3. Ứng dụng rơle điện từ.
2.4. Rơle dòng điện.
2.5. Rơle điện áp.
3. Rơle nhiệt. Thời gian: 2h
3.1. Cấu tạo.
3.2. Nguyên lý hoạt động và phân loại.
3.3. Tính chọn rơle nhiệt.
3.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
3.5. Sửa chữa rơle nhiệt.
4. Cầu chì. Thời gian: 2h
4.1. Cấu tạo.
4.2. Nguyên lý hoạt động và phân loại.
4.3. Tính chọn cầu chì.
4.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
4.5. Sửa chữa cầu chì.
5. Thiết bị chống rò. Thời gian: 2h
5.1. Cấu tạo.
5.2. Nguyên lý hoạt động và phân loại.
5.3. Tính chọn thiết bị chống rò.
5.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
5.5. Giới thiệu một số thiết bị chống rò thường sử dụng.
6. Biến áp đo lường. Thời gian: 1h
6.1. Biến điện áp (BU).
6.2. Biến dòng điện (BI).

Chương 4: Khí cụ điện điều khiển


Mục tiêu:
- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện điều
khiển thường dùng trong công nghiệp và dân dụng.
- Sử dụng thành thạo các loại khí cụ điện điều khiển nói trên, đảm bảo an
toàn cho người và các thiết bị theo TCVN.
- Tính chọn được các loại khí cụ điện điều khiển thông dụng theo yêu cầu kỹ
thuật cụ thể.
- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa hư hỏng các loại khí cụ điện bảo vệ đạt
các thông số kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Nội dung: Thời gian: 12h (LT: 5h; TH: 7h)
1. Công-tắc-tơ. Thời gian: 3h
1.1. Cấu tạo.
1.2. Nguyên lý hoạt động.
1.3. Tính chọn công-tắc-tơ.
1.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
1.5. Sửa chữa khí cụ điện điều khiển.
2. Khởi động từ. Thời gian:2,5 h
2.1. Cấu tạo.
2.2. Tính chọn khởi động từ.
2.3. Độ bền điện và bền cơ của các tiếp điểm.
2.4. Lựa chọn và lắp đặt.
2.5. Đặc tính kỹ thuật và ứng dụng.
3. Rơle trung gian và rơle tốc độ. Thời gian: 1,5h
3.1. Rơle trung gian.
3.2. Rơle tốc độ.
3.3. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
4. Rơle thời gian. Thời gian: 1,5h
4.1. Cấu tạo rơle thời gian điện từ .
4.2. Nguyên lý hoạt động.
4.3. Giới thiệu một số rơle thời gian điện tử.
4.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
5. Bộ khống chế. Thời gian:3,5h
5.1. Công dụng và phân loại.
5.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế hình trống.
5.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế hình cam.
5.4. Các thông số kỹ thuật của bộ khống chế.
5.5. Tính chọn bộ khống chế.
5.6. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng.
5.7. Sửa chữa bộ khống chế.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:


- Vật liệu:
Bảng gắn các loại khí cụ
điện. Dây dẫn điện.
Đầu cốt các cỡ.
Các trạm nối dây.
Giấy, ghen cách điện, sứ, thuỷ tinh... cách điện các
loại. Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại...
Hóa chất dùng để tẩm sấy máy biến áp (chất keo đóng rắn, vẹc-ni cánh
điện)
- Dụng cụ và trang thiết bị:
Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
Máy cắt bê-tông, máy mài cầm tay, máy mài hai đá, khoan điện để bàn,
khoan điện cầm tay, máy nén khí.
VOM, M, Tera, Ampare kìm. Tủ
sấy điều khiển được nhiệt độ.
Bộ mô hình dàn trải các loại khí cụ điện hoạt động được (dùng cho học về
cấu tạo và nguyên lý hoạt động).
Các loại khí cụ điện như trên (vật thực, hoạt động được):
- Nguồn lực khác:
PC, phần mềm chuyên dùng.
Projector, overhead.
Máy chiếu vật thể ba chiều.
Video, và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm. Các
nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, phạm vi sử dụng của các loại khí cụ điện.
- Tính chọn khí cụ điện theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Phân tích, so sánh về tính năng của từng loại khí cụ điện.
- Lắp đặt, sử dụng các khí cụ điện.
- Tháo lắp, kiểm tra thông số của các khí cụ điện.
- Xác định các hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng.

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài
học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại khí cụ điện, thao tác
lắp đặt, vận hành, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Cần lưu ý kỹ về các đặc tính kỹ thuật và công dung của từng nhóm khí cụ
điện.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Công dụng, nguyên lý của từng loại khí cụ điện.
- Đặc tính cơ bản và phạm vi ứng dụng của từng loại khí cụ điện.
- Tính chọn một số khí cụ điện phổ thông (cầu dao, cầu chì, CB...) trong
trường hợp đơn giản.
- Lắp đặt, vận hành các khí cụ điện phổ thông (cầu dao, cầu chì, CB...).
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Tủ lạnh gia đình và máy điều hòa nhiệt độ - Nguyễn Xuân Tiến - NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 1984.
- Khí cụ Điện - Kết cấu, sử dụng và sửa chữa - Nguyễn Xuân Phú, NXB
Khoa
Học và Kỹ Thuật, 1998.
- Vật liệu điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1998.
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999.
- Cung cấp điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật , 1998.
- Thiết kế điện và dự toán giá thành - K.B. Raina, s.k.bhattcharya (Phạm
Văn
Niên dịch), NXB Khoa và Học Kỹ Thuật, 1996.
Tính toán phân tích hệ thống điện, Đỗ Xuân Khôi, NXB Khoa học và Kỹ
thuật,
- 2001.
Phụ lục 2A :
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Mã số mô đun: MĐ13
Thời gian mô đun: 180h; (Lý thuyết: 60h; Thực hành: 120h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này có ý nghĩa bổ trợ các kiển thức cần thiết về lĩnh vực điện tử
cho học sinh ngành điện; làm cơ sơ để tiếp thu các môn học, mô đun khác như:
PLC cơ bản, kỹ thuật cảm biến... Mô đun có thể học song song với môn Mạch
điện. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Giải thích, phân tích cấu tạo nguyên lý các linh kiện kiện điện tử thông
dụng.
- Nhận dạng chính xác ký hiệu của từng linh kiện, đọc chính xác trị số của
chúng.
- Phân tích nguyên lý một số mạch ứng dụng cơ bản của tranzito như: mạch
khuếch đại, dao động, mạch xén...
- Xác định chính xác sơ đồ chân linh kiện, lắp ráp, cân chỉnh một số mạch
ứng dụng đạt yêu cầu kỹ thuật và an
toàn. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
ST
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
T
số thuyết hành tra*
1 Các khái niệm cơ bản 10 05 04 1
2 Linh kiện thụ động 20 05 14 1
3 Linh kiện bán dẫn 70 20 48 2
4 Các Mạch khuếch đại dùng tranzito 30 10 18 2
5 Các mạch ứng dụng dùng BJT 50 20 28 2
Cộng: 180 60 112 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Các khái niệm cơ bản
Mục tiêu của bài:
- Đánh giá/xác định tính dẫn điện trên mạch điện, linh kiện phù hợp theo
yêu cầu kỹ thuật.
- Phát biểu tính chất, điều kiện làm việc của dòng điện trên các linh kiện
điện tử khác theo nội dung bài đã học.
- Tính toán điện trở, dòng điện, điện áp trên các mạch điện một chiều theo
điều kiện cho trước.
Nội dung của bài: Thời gian: 9h (LT: 5h; TH: 4h)
1. Vật dẫn điện và cách điện. Thời gian: 4h
- Vật dẫn điện và cách điện.
- Điện trở cách điện của linh kiện và mạch điện tử.
2. Các hạt mang điện và dòng điện trong các môi trường. Thời gian: 5h
- Dòng điện trong kim loại.
- Dòng điện trong chất lỏng, chất điện phân.
- Dòng điện trong chân không.
- Dòng điện trong chất bán dẫn.

Bài 2: Linh kiện thụ động


Mục tiêu của bài:
- Phân biệt điện trở, tụ điện, cuộn cảm với các linh kiện khác theo các đặc
tính của linh kiện.
- Phân tích đúng trị số điện trở, tụ điện, cuộn cảm theo qui ước quốc tế.
- Đo kiểm tra chất lượng điện trở, tụ điện, cuộn cảm theo giá trị của linh kiện.
- Thay thế/thay tương đương điện trở, tụ điện, cuộn cảm theo yêu cầu kỹ
thuật của mạch điện công tác.
Nội dung của bài: Thời gian: 19h (LT: 5h; TH: 14h)
1. Điện trở. Thời gian: 7h
- Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
- Cách đọc, đo và cách mắc điện trở.
- Các linh kiện khác cùng nhóm và ứng dụng.
2. Tụ điện. Thời gian: 7h
- Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
- Cách đọc, đo và cách mắc tụ điện.
- Các linh kiện khác cùng nhóm và ứng dụng.
3. Cuộn cảm. Thời gian: 5h
- Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
- Cách đọc, đo và cách mắc cuộn cảm.
- Các linh kiện khác cùng nhóm và ứng dụng.

Bài 3: Linh kiện bán dẫn


Mục tiêu của bài:
- Phân biệt các linh kiện bán dẫn có công suất nhỏ: điốt nắn điện, điốt tách
sóng, led theo các đặc tính của linh kiện.
- Sử dụng bảng tra để xác định đặc tính kỹ thuật linh kiện theo nội dung bài
đã học.
- Phân biệt được các loại linh kiện bằng máy đo VOM/ DVOM theo các đặc
tính của linh kiện.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng linh kiện bằng VOM/ DVOM trên cơ sở đặc
tính của linh kiện.
Nội dung của bài: Thời gian: 68h (LT: 20h; TH: 48h)
1. Khái niệm chất bán dẫn Thời gian: 8h
- Chất bán dẫn thuần.
- Chất bán dẫn loại P.
- Chất bán dẫn loại N.
2. Tiếp giáp P-N; điôt tiếp mặt. Thời gian: 8h
- Tiếp giáp P-N.
- Điôt tiếp mặt.
3. Cấu tạo, phân loại và các ứng dụng cơ bản của điôt. Thời gian: 12h
- Điôt nắn điện.
- Điôt tách sóng.
- Điôt zener.
- Điôt phát quang.
4. Tranzito BJT. Thời gian: 14h
- Cấu tạo, ký hiệu.
- Các tính chất cơ bản.
5. Tranzito trường. Thời gian: 12h
- Phân loại, cấu tạo, ký hiệu.
- Các cách mắc, ứng dụng.
6. Diac - SCR - Triac. Thời gian: 14h
- Diac.
- SCR.
- Triac

Bài 4: Các Mạch khuếch đại dùng tranzito


Mục tiêu bài học:
- Phân biệt ngõ vào và ra tín hiệu trên sơ đồ mạch điện và thực tế theo các
tiêu chuẩn mạch điện.
- Kiểm tra chế độ làm việc của tranzito theo sơ đồ thiết kế.
- Thiết kế các mạch khuếch đại dùng tranzito đơn giản theo yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 28h (LT: 10h; TH: 18h)
1. Mạch khuếch đại đơn. Thời gian: 8h
- Mạch mắc theo kiểu E-C.
- Mạch mắc theo kiểu B-C.
- Mạch mắc theo kiểu C-C.
2. Mạch ghép phức hợp. Thời gian: 11h
- Mạch khuếch đại Cascode.
- Mạch khuếch đại Dalington.
- Mạch khuếch đại vi sai.
3. Mạch khuếch đại công suất Thời gian: 9h
- Mạch khuếch đại đơn.
- Mạch khuếch đại đẩy kéo.

Bài 5: Các mạch ứng dụng dùng bJt


Mục tiêu bài học:
- Lắp ráp mạch dao động, mạch xén, mạch ghim áp, mạch ổn áp theo sơ đồ
bản vẽ cho trước.
- Đo đạc/kiểm tra/sửa chữa các mạch điện theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thiết kế/lắp ráp các mạch theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thay thế các mạch hư hỏng theo số liệu cho trước.
Nội dung của bài: Thời gian: 48h (LT: 20h; TH: 28h)
1. Mạch dao động. Thời gian: 15h
- Dao động đa hài.
- Dao động dịch pha.
- Dao động thạch anh.
2. Mạch xén. Thời gian: 17h
- Mạch xén trên.
- Mạch xén dưới.
- Mạch xén 2 mức độc lập.
- Mạch ghim áp.
3. Mạch ổn áp Thời gian: 16h
- Ổn áp tham số.
- Ổn áp hồi tiếp.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Các sơ đồ cấu tạo, ký hiệu linh kiện và mạch điện, điện tử các loại.
- Các linh kiện điện tử tốt và xấu.
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy đo VOM/DVOM.
- Các mô-đun thực hành.
*Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, của các loại linh kiện điện tử.
- Vẽ/ phân tích sơ đồ các mạch khuếch đại, mạch ứng dụng BJT.
- Nhận dạng, đo kiểm đọc trị số các linh kiện điện tử.
- Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành, đo đạt thông số các mạch điện tử cơ bản
(mạch khuếch đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).
- Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc
phục.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại linh kiện, thao tác lắp
ráp, cân chỉnh, vận hành mạch, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Cần lưu ý kỹ về các đặc tính kỹ thuật và công dung của các loại linh kiện
phôt thông như: diode, BJT, SCR...
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Cấu tạo, nguyên lý của từng loại linh kiện điện tử.
- Đặc tính cơ bản và các thông số kỹ thuật chính.
- Tính toán một số mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại, dao động, xén, đơn
giản.
- Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành, đo đạt thông số các mạch điện tử cơ bản
(mạch khuếch đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).
- Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc
phục.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình linh kiện, mạch điện tử.
- Sổ tay tra cứu linh kiện điện tử.
- Sổ tay tra cứu tranzito Nhật Bản.
- Các loại sổ tay tra cứu Kỹ thuật điện tử.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO KỸ THUẬT NGUỘI
Mã số mô đun: MĐ14
Thời gian mô đun: 40h; (Lý thuyết: 07h; Thực hành: 33h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô-đun này học sau khi đã học xong các môn học An toàn lao động và Vẽ
kỹ thuật cơ khí.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Sử dụng các dụng cụ đo như: thước cặp, pan-me, thước lá, thước góc.
- Thực hiện phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối theo yêu
cầu chi tiết gia công (theo bản vẽ).
- Phân bố lượng dư gia công.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa,
giũa...
- Lựa chọn được các dụng cụ gia công cầm tay.
- Thực hiện được quy trình gia công hoàn thiện một sản phẩm.
- Gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản
vẽ. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Sử dụng dụng cụ đo 04 01 2 1
2 Vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu 04 01 3
khối
3 Đục kim loại (Đục rãnh và Đục 07 01 6
mặt phẳng)
4 Giũa kim loại 12 01 10 1
5 Cưa kim loại (cưa bằng tay) 04 01 3
6 Khoan, khoét, doa kim loại 04 01 3
7 Uốn và nắn kim loại 05 01 4
Cộng: 40 07 31 2
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Sử dụng dụng cụ đo
Mục tiêu của bài:
- Chọn/sử dụng các loại dụng cụ đo phù hợp với công việc của nghề nguội.
Nội dung của bài: Thời gian: 4h (LT: 1h; TH: 3h)
1. Thước lá.
- Công dụng.
- Cách sử dụng.
- Chọn lựa và bảo quản.
2. Thước cặp.
- Công dụng.
- Cách sử dụng.
- Chọn lựa và bảo quản.
3. Pan-me.
- Công dụng.
- Cách sử dụng
- Chọn lựa và bảo quản.
4. Thước đứng.
- Công dụng.
- Cách sử dụng.
- Chọn lựa và bảo quản.

Bài 2: Vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối


Mục tiêu của bài:
- Chọn các loại dụng cụ dùng để vạch dấu phù hợp với công việc đang tiến
hành.
- Thao tác đúng và vạch dấu hình dáng sản phẩm cần gia công theo yêu cầu
bản vẽ.
Nội dung của bài: Thời gian: 3,75h (LT: 1h; TH: 2,75h)
1. Khái niệm.
2. Dụng cụ đo kiểm và vạch dấu.
- Mũi vạch.
- Com-pa.
- Đài vạch.
3. Dụng cụ kê đỡ.
- Khối D.
- Khối V.
- Bàn máp (bàn vạch dấu).
4. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối.
- Phương pháp vạch dấu mặt phẳng.
- Phương pháp vạch dấu khối.
5. Dụng cụ đo kiểm tra.
- Thước lá.
- Thước đứng.
- Êke.

Bài 3: Đục kim loại (Đục rãnh và ĐụC mặt phẳng)


Mục tiêu của bài:
- Lựa chọn các loại đục kim loại phù hợp với công việc.
- Chọn được êtô nguội có chiều cao phù hợp.
- Thao tác đúng và đục được những mặt phẳng, rãnh thẳng theo yêu cầu bản
vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Mài sửa được các loại đục có góc độ phù hợp với vật liệu gia công.
Nội dung của bài: Thời gian: 6,75h (LT: 1h; TH: 5,75h)
1. Khái niệm.
2. Cấu tạo và công dụng của đục.
3. Góc của lưỡi cắt.
4. Cách cầm đục, cầm búa.
5. Tư thế, thao động tác khi đục.
- Chọn chiều cao.
- Vị trí đứng.
- Cách đánh búa.
- Kỹ thuật đục.

Bài 4: Giũa kim loại


Mục tiêu của bài:
- Trinh bày cấu tạo và cách phân loại giũa theo nội dung bài đã học.
- Chọn các loại giũa phù hợp với công việc.
- Thao tác đúng cách giũa những mặt phẳng, mặt cong đảm bảo yêu cầu
của bản vẽ.
Nội dung của bài: Thời gian: 11,5h (LT: 1h; TH: 10,5h)
1. Phân loại giũa và công dụng. Thời gian: 1.25h
2. Phương pháp giũa kim loại. Thời gian: 10.25h
- Tư thế thao tác.
- Kỹ thuật giũa.

Bài 5: Cưa kim loại (cưa bằng tay)


Mục tiêu của bài:
- Vận dụng các kiến thức về cấu tạo của khung cưa, lưỡi cưa và chọn lưỡi
cưa có số răng phù hợp với công việc trong gia công các chi tiết.
- Thao tác đúng cách cưa những mạch cưa theo ý muốn hoặc theo đường
vạch dấu đạt yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 3,75h (LT: 1h; TH: 2,75h)
1. Khái niệm.
2. Cấu tạo khung cưa.
3. Cấu tạo lưỡi cưa.
4. Phân loại lưỡi cưa.
5. Tư thế thao tác, động tác khi cưa bằng tay.
6. Kỹ thuật cưa.

Bài 6: Khoan, khoét, doa kim loại


Mục tiêu của bài:
- Tính toán vận tốc cắt phù hợp với từng loại phôi liệu và loại mũi khoan,
mũi khoét, mũi doa.
- Tính toán lượng dư để doa lỗ theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Vận hành được máy khoan đứng, khoan bàn theo đúng kỹ thuật.
- Mài sửa mũi khoan đúng kỹ thuật.
- Khoan, khoét và doa các lỗ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 3,75h (LT: 1h; TH: 2,75h)
1. Khái niệm.
2. Đặc điểm phương pháp khoan.
- Cấu tạo mũi khoan.
- Kỹ thuật khoan.
2. Đặc điểm phương pháp khoét.
- Cấu tạo mũi khoét.
- Kỹ thuật khoét.
3. Đặc điểm phương pháp doa lỗ.
- Cấu tạo mũi doa.
- Kỹ thuật doa lỗ.

Bài 7: Uốn và nắn kim loại


Mục tiêu của bài:
- Tính toán kích thước phôi khi uốn kim loại đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Uốn thanh kim loại, ống kim loại có hình dạng theo bản vẽ, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Nắn thẳng, nắn phẳng các thanh kim loại, các tấm kim loại đạt yêu cầu kỹ
thuật.
- Sử dụng thành thạo thiết bị uốn ống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 4,75h (LT: 1h; TH: 3,75h)
1. Khái niệm.
2. Uốn kim loại.
3. Nắn kim loại.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Tôn dày 1mm.
- Bột màu.
- Phôi thép C45.
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Mũi vạch, com-pa vạch, đài vạch, đột dấu.
- Thước lá, thước cặp, êke, thước đứng.
- Đục bằng, đục nhọn, búa nguội.
- Các loại giũa dẹt, giũa tròn, giũa vuông, giũa bán nguyệt
- Khung cưa và lưỡi cưa tay.
- Các loại mũi khoan:
- Các loại mũi khoét, mũi doa.
- Êtô nguội, bàn thợ (êtô song hành).
- Máy mài hai đá.
- Máy khoan đứng hoặc khoan bàn.
- Thiết bị uốn ống.
- Khối D, khối V, bàn máp (bàn vạch dấu).
- Đe.
*Nguồn lực khác:
- Lò rèn (dùng để nhiệt luyện dụng cụ và sản phẩm).
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Nhận dạng, phân loại, sử dụng đúng chức năng các loại công cụ nghề
nguội.
- Kỹ năng đọc/ phân tích bản vẽ các chi tiết cơ khí.
- Các thao tác cơ bản như: giũa, cưa, đục... kim loại.
- Kỹ năng gia công một số chi tiết cơ khí đơn giản theo bản vẽ.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ DUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại dụng cụ, thao tác cân
chỉnh, sử dụng các loại dụng cụ, hướng dẫn và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Cần lưu ý kỹ về các kỹ năng thao tác cơ khí cơ bản như: giũa, cưa, đục... kim
loại.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Công dụng, chọn lựa các loại dụng cụ.
- Kỹ năng và tư thế thao tác giũa, cưa, đục... kim loại..
- Phát hiện sai lỗi trên sản phẩm.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Thực hành cơ khí gia công nguội, Nguyễn Văn Vận, NXB Giáo Dục, Hà Nội -
2000.
- Kỹ thuật nguội, Đỗ Bá Long, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội -1998.
- Nguội dụng cụ, Quốc Việt, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội -1983.
- Hướng dẫn dạy nghề nguội, V.A. Xcacun, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội -
1977.
- Giáo trình đại cương về nghề nguội, V.I.Cômixa Rôv; M.V.Cômixarôv. NXB -
Trường cao đẳng - Matxcơva 1971.
- Tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hành nguội, V.S.Xtaritscôv, NXB - Trường
cao đẳng - Matxcơva 1969.
- Thực hành nghề nguội, N.I. Mekienkô, NXB Đại học và Giáo Dục chuyên
nghiệp, Hà Nội.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
Mã số mô đun: MĐ15
Thời gian mô đun: 120h; (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 90h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô-đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu
điện; Khí cụ điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng
như:
Thiết bị cấp nhiệt: nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò
nướng... Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ ..
Quạt điện, máy bơm nước, máy hút bụi ...
Máy biến áp gia dụng: survolteur, ổn áp tự động
... Các loại đèn gia dụng và đèn trang trí.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng nói trên.
- Tháo lắp các thiết bị điện gia dụng.
- Xác định nguyên nhân hư hỏng; Sửa chữa hư hỏng theo yêu
cầu. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Thiết bị cấp nhiệt 15 4 10 1
2 Máy biến áp gia dụng 10 4 5 1
3 Động cơ điện gia dụng 16 5 10 1
4 Thiết bị điện lạnh 16 5 10 1
5 Thiết bị điều hòa nhiệt độ 16 5 10 1
6 Các loại đèn gia dụng & trang trí 22 4 16 2
7 Thực hành lắp đặt điện gia dụng 25 3 20 2
Cộng: 120 30 81 9
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt
Mục tiêu của bài:
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị cấp nhiệt
sử dụng trong gia đình theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Sử dụng thành thạo nhóm thiết bị cấp nhiệt gia dụng, đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác các nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các thiết
bị cấp nhiệt gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 15h (LT: 4h; TH: 11h)
1. Khái niệm và phân loại Thời gian: 0.5h
2. Bếp điện, bàn ủi điện. Thời gian: 2.5h
3. Nồi cơm điện. Thời gian: 4h
4. Một số thiết bị cấp nhiệt khác. Thời gian: 7h
- ấm điện.
- Máy sấy tóc.
- Lò nướng bánh.
- Máy đun nước nóng.

Bài 2: Máy biến áp gia dụng


Mục tiêu của bài:
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp gia dụng.
- Sử dụng thành thạo máy biến áp gia dụng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư
hỏng của máy biến áp gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 4h; TH: 6h)
1. Khái niệm và phân loại. Thời gian: 0.5h
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc. Thời gian: 2h
3. Sử dụng và sửa chữa máy biến áp. Thời gian: 2.5h
4. Các loại máy biến áp thông dụng Thời gian: 5h
- Máy biến áp nguồn.
- Survolteur.
- ổn áp.

Bài 3: Động cơ đIện gia dụng


Mục tiêu của bài:
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm động cơ điện gia
dụng.
- Sử dụng thành thạo nhóm động cơ điện gia dụng trong gia đình đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư
hỏng của các loại động cơ điện gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 16h (LT: 5h; TH: 11h)
1. Khái niệm và phân loại. Thời gian: 1h
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha. Thời gian:2h
3. Sử dụng và sửa chữa động cơ điện một pha. Thời gian: 3h
4. Một số ứng dụng điển hình của động cơ điện. Thời gian: 10h
- Quạt điện.
- Máy giặt.
- Máy bơm nước.
- Máy hút bụi.

Bài 4: Thiết bị điện lạnh


Mục tiêu của bài:
- Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị lạnh đơn giản
dùng trong sinh hoạt.
- Sử dụng thành thạo thiết bị lạnh gia dụng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư
hỏng của các loại thiết bị lạnh gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 16h (LT: 5h; TH: 11h)
1. Khái niệm và phân loại. Thời gian: 0.5h
2. Nguyên lý làm việc của máy lạnh. Thời gian: 4h
3. Tủ lạnh. Thời gian: 5.5h
4. Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh Thời gian: 5h

Bài 5: Thiết bị điều hòa nhiệt độ


Mục tiêu của bài:
- Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị điều hòa nhiệt độ
dùng trong sinh hoạt.
- Sử dụng thành thạo máy điều hòa nhiệt độ gia dụng đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư
hỏng của các loại máy điều hòa nhiệt độ gia dụng đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 16h (LT: 5h; TH: 11h)
1. Công dụng và phân loại. Thời gian: 1.5h
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy điều hòa Thời gian: 2h
nhiệt độ.
3. Máy điều hòa nhiệt độ hai chiều (tạo lạnh và nóng). Thời gian: 2h
4. Mạch điện trong máy điều hòa nhiệt độ. Thời gian: 4h
5. Bảo dưỡng và sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ. Thời gian: 5.5h

Bài 6: Các loại đèn gia dụng & trang trí


Mục tiêu của bài:
- Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại đèn thông thường và
đèn trang trí dùng trong sinh hoạt.
- Sử dụng thành thạo các loại đèn gia dụng và đèn trang trí đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư
hỏng của các loại các loại đèn thông thường và đèn trang trí đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của bài: Thời gian: 22h (LT: 4h; TH: 18h)
1. Đèn sợi đốt. Thời gian: 5h
2. Đèn huỳnh quang. Thời gian: 5h
3. Đèn thủy ngân cao áp. Thời gian: 4h
4. Các mạch đèn thông dụng. Thời gian: 8h

Bài 7: Thực hành lắp đặt điện gia dụng


Mục tiêu của bài:
- Lắp được các mạch nội thất, mạch hệ thống gọi cửa, mạch hệ thống
camera một cách chính xác theo qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị.
- Tìm và sửa chữa được các hư hỏng của mạch điện gia dụng đạt yêu cầu kỹ
thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 25h (LT: 3h; TH: 22h)
1. Lắp mạch nội thất. Thời gian: 10h
2. Lắp đặt hệ thống gọi cửa. Thời gian: 8h
3. Lắp đặt hệ thống Camera. Thời gian: 7h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây dẫn điện, dây điện từ các loại.
- Giấy, ghen cách điện, sứ, thuỷ tinh... cách điện các loại.
- Mạch từ của các loại máy biến áp gia dụng.
- Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại...
- Hóa chất dùng để tẩm sấy cuộn dây máy điện (chất keo đóng rắn, vẹc-ni
cánh điện...).
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ.
- Các mô hình dàn trải hoặc thiết bị thật các loại thiết bị, đèn điện...
- Các mô-đun: nguồn thí nghiệm, công tơ 1 pha, công tắc, chiết áp, cầu chì,
hộp đấu dây, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, rơle dòng điện, tai nghe gọi cửa,
nút
ấn chuông, camera.
*Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
- Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Nhận dạng, phân loại, sử dụng đúng chức năng các thiết bị điện gia dụng
như: động cơ, máy biến áp, tủ lạnh, các loại đèn...
- Kỹ năng đọc/ phân tích sơ đồ các thiết bị nói trên.
- Kỹ năng thao tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
- Phân tích hư hỏng, tìm và sửa chữa hư hỏng.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ DUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đunnày được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại thiết bị, thao tác lắp đặt,
sử dụng các loại thiết bị phổ thông.
- Cần lưu ý kỹ về các kỹ năng lắp đặt chiếu sáng.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Công dụng, nguyên lý, cách sử dụng các thiết bị phổ thông như: bàn ủi,
quạt điện, các loại đèn điện.
- Kỹ năng lắp đặt, vận hành, sửa chữa hư hổng động cơ, máy biến áp, tủ lạnh.
- Lắp dặt vận hành và sửa chữa hư hổng mạng chiếu sáng.
- Dò tìm và phát hiện hư hỏng trong mạng điện.
4.Tài liệu cần tham khảo:
- Hướng dẫn mô-đun Thiết bị điện gia dụng.
- Giáo trình lý thuyết.
- Phiếu thực hành.
- Bộ ngân hàng câu hỏi và bài tập mô-đun Thiết bị điện gia dụng.
- Tủ lạnh gia đình và máy điều hòa nhiệt độ - Nguyễn Xuân Tiến - NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 1984.
- Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện 1, 2, 3 - Nguyễn Trọng
Thắng, NXB Giáo Dục, 1995.
- Máy điện 1,2 - Trần Khánh Hà, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.
- Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều và một chiều thông
dụng - Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999.
- Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh - Trần Thế San, Nguyễn Đức Phấn - NXB
Đà
Nẵng, 2001.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO ĐO LƯỜNG ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ16
Thời gian mô đun: 85h; (Lý thuyết: 45h; Thực hành: 40h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này học sau các môn học An toàn
lao động; Mạch điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện.
- Sử dụng các loại máy đo để kiểm tra, phát hiện hư hỏng của thiết bị/hệ
thống điện.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Đại cương về đo lường điện 03 02 01
2 Các loại cơ cấu đo thông dụng 08 05 02 1
3 Đo các đại lượng điện cơ bản 38 20 18 2
4 Sử dụng các loại máy đo thông 36 18 18 3
dụng
Cộng: 85 45 34 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Đại cương về đo lường điện
Mục tiêu của bài:
- Giải thích các khái niệm về đo lường, đo lường điện.
- Tính toán được sai số của phép đo, vận dụng phù hợp các phương pháp hạn
chế sai số.
- Đo các đại lượng điện bằng phương pháp đo trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 2h; TH: 1h)
1. Khái niệm về đo lường điện Thời gian: 0.5h
- Khái niệm về đo lường.
- Khái niệm về đo lường điện.
- Các phương pháp đo.
2. Các sai số và tính sai số. Thời gian: 2.5h
- Khái niệm về sai số.
- Các loại sai số.
- Phương pháp tính sai số.
- Các phương pháp hạn chế sai số

Bài 2: Các loại cơ cấu đo thông dụng


Mục tiêu của bài:
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của các loại cơ cấu đo thông dụng như:
từ điện, điện từ, điện động...
- Lựa chọn phù hợp các loại cơ cấu đo trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
- Sử dụng và bảo quản các loại cơ cấu đo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 7h (LT: 5h; TH: 2h)
1. Khái niệm về cơ cấu đo. Thời gian: 1h
2. Các loại cơ cấu đo. Thời gian: 6h
- Cơ cấu đo từ điện.
- Cơ cấu đo điện từ.
- Cơ cấu đo điện động.
- Cơ cấu đo cảm ứng.

Bài 3: Đo các đại lượng điện cơ bản


Mục tiêu của bài:
- Đo, đọc chính xác trị số các đại lượng điện U, I, R, L, C, tần số, công suất
và điện năng...
- Lựa chọn phù hợp phương pháp đo cho từng đại lượng cụ thể.
- Sử dụng và bảo quản các loại thiết bị đo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 38h (LT: 20h; TH: 18h)
1. Đo các đại lượng U, I. Thời gian: 14h
- Đo dòng điện.
- Đo điện áp.
2. Đo các đại lượng R, L, C. Thời gian: 12h
- Đo điện trở.
- Đo điện cảm.
- Đo điện dung
3. Đo các đại lượng tần số, công suất và điện năng. Thời gian: 12h
- Đo tần số.
- Đo công suất
- Đo điện năng.

Bài 4: Sử dụng các loại máy đo thông dụng


Mục tiêu của bài:
- Giải thích cấu tạo, nguyên lý tổng quát của các loại máy đo thông dụng như:
VOM, Ampe kìm, M ...
- Sử dụng thành thạo các loại máy/thiết bị đo thông dụng để đo các thông số
trong mạch/mạng điện.
- Bảo quản an toàn tuyệt đối các loại máy đo khi sử dụng cũng như lưu trữ.
Nội dung của bài: Thời gian: 36h (LT: 18h; TH: 18h)
1. Sử dụng VOM, M, Tera . Thời gian: 18h
- Sử dụng VOM.
- Sử dụng M.
- Sử dụng Tera.
2. Sử dụng Ampe kìm, OSC. Thời gian:14h
- Sử dụng Ampe kìm.
- Sử dụng Dao động ký (oscilloscope).
3. Sử dụng máy biến áp đo lường. Thời gian: 4h
- Máy biến điện áp.
- Máy biến dòng điện.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
- Điện trở các loại.
- Tụ điện các loại.
- Cuộn cảm.
- Dây nối.
- Dây dẫn điện, nguồn điện.
- Đầu cốt các cở.
Dụng cụ và trang thiết bị: Các mô hình thực hành mạch một chiều, xoay
chiều bao gồm:
- Bộ thí nghiệm về mạch điện DC.
- Bộ thí nghiệm về mạch điện AC 1 pha, 3 pha.
- Cầu đo điện trở.
- Project Board cắm linh kiện.
- Nguồn DC; AC 1 pha, 3 pha điều chỉnh được.
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- Máy đo các loại (VOM; DVOM; M; Tera; Ampare kìm...)
- Mô hình dàn trải hoặc thiết bị thật các cơ cấu đo, các loại máy đo.
Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Phân tích cấu tạo, nguyên lý các loại cơ cấu đo.
- Nhận dạng và sử dụng đúng chức năng các loại cơ cấu đo.
- Đo các đại lượng điện như: dòng điện, điện áp, công suất, điện năng.
- Đo các thông số trong mạch điện như: điện trở, điện dung, hệ số tự cảm...
- Sử dụng các loại máy đo thông dụng.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, làm các bài thực hành nhận dạng các loại
cơ cấu đo, sử dụng các loại thiết bị đo phổ thông.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Cấu tạo, nguyên lý các loại cơ cấu đo.
- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các thiết bị đo phổ thông như: VOM,
Ampe kìm, điện kế...
- Phương pháp đo các đại lượng, các thông số trong mạch điện AC, DC.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Kỹ thuật đo - Ngô Văn Ky, Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí
Minh, 1993.
- Cẩm nang kỹ thuật kèm ảnh dùng cho thợ đường dây và trạm mạng điện
trung thế - Trần Nguyên Thái, Trường Kỹ Thuật Điện, Công Ty Điện lực 2,
Bộ năng lượng - 1994.
- Vật liệu điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật , 1998.
- Cung cấp điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật , 1998.
- Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Ngô Diên Tập, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 1997.
- Sửa chữa điện máy công nghiệp - Bùi Văn Yên, NXB Đà nẵng, 1998.
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999.Giáo trình An toàn
lao động - Nguyễn Thế Đạt, Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB
Giáo Dục, 2002.
- Giáo trình An toàn điện - Nguyễn Đình Thắng, Vụ Trung học chuyên
nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002.
- Giáo trình Đo lường các đại lượng điện và không điện - Nguyễn Văn Hoà,
Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MÁY ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ17
Thời gian mô đun: 100h; (Lý thuyết: 60h; Thực hành: 40h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này học sau các môn học An toàn lao động, Mạch điện và mô đun
Đo lường điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Phân tích cấu tạo, nguyên lý của các loại máy điện thông dụng như: máy
biến áp, động cơ, máy phát điện.
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn máy điện AC, DC.
- Kết nối mạch, vận hành máy điện.
- Tính toán các thông số kỹ thuật trong máy điện.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Khái niệm chung về máy điện. 08 07 00 1
2 Máy biến áp. 18 14 03 1
3 Máy điện không đồng bộ. 44 20 21 3
4 Máy điện đồng bộ. 12 08 03 1
5 Máy điện một chiều. 18 10 07 1
Cộng: 100 60 33 7
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Khái niệm chung về máy điện
Mục tiêu của bài:
- Phát biểu về sự khác nhau của các loại máy điện hiện đang hoạt động
theo cấu tạo, theo nguyên tắc hoạt động, theo loại dòng điện...
- Giải thích quá trình phát nóng và làm mát của máy điện hiện đang hoạt
động, theo nguyên tắc định luật về điện.
Nội dung của bài: Thời gian: 7h (LT: 7h; TH: 0h)
1. Các định luật điện từ dùng trong máy điện. Thời gian: 4.5h
- Lực từ.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Sức điện động cảm ứng khi dây dẫn chuyển động cắt từ trường.
- Tự cảm và hổ cảm.
2. Định nghĩa và phân loại máy điện. Thời gian: 0.5h
3. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện. Thời gian: 1h
- Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện.
- Tính thuận nghịch của máy điện
4. Sơ lượt về các vật liệu chế tạo máy điện Thời gian: 0.5h
5. Phát nóng và làm mát máy điện. Thời gian: 0.5h

Bài 2: Máy biến áp


Mục tiêu của bài:
- Mô tả cấu tạo, phân tích nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha và
ba pha.
- Xác định cực tính và đấu dây vận hành máy biến áp một pha, ba pha đúng
kỹ thuật.
- Đấu máy biến áp vận hành song song các máy biến áp.
- Tinh toán các thông số của máy biến áp ở các trạng thái: không tải, có tải,
ngắn mạch.
- Chọn lựa máy biến áp phù hợp với mục đích sử dụng. Bảo dưỡng và sửa
chữa máy biến áp theo yêu cầu.
Nội dung của bài: Thời gian: 17h (LT: 14h; TH: 3h)
1. Khái niệm chung. Thời gian: 0.5h
2. Cấu tạo của máy biến áp. Thời gian: 1h
3. Các đại lượng định mức của máy biến áp. Thời gian: 1h
4. Nguyên lí làm việc của máy biến áp. Thời gian: 1h
5. Mô hình toán và sơ đồ thay thế của máy biến áp. Thời gian: 1h
6. Các chế độ làm việc của máy biến áp. Thời gian: 4.5h
- Chế độ không tải.
- Chế độ ngắn mạch.
- Chế độ có tải.
7. Máy biến áp ba pha. Thời gian: 2h
8. Sự làm việc song song của máy biến áp. Thời gian: 3h
9. Các máy biến áp đặc biệt. Thời gian: 3h

Bài 3: Máy điện không đồng bộ


Mục tiêu của bài:
- Phát biểu nguyên lý cấu tạo, các phương pháp mở máy, đảo chiều quay của
động cơ không đồng bộ.
- Tính toán các đại lượng cơ bản của động cơ không đồng bộ theo tiêu chuẩn
kỹ thuật.
- Vẽ, phân tích chính xác sơ đồ dây quấn stato của động cơ một pha, ba pha.
- Bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy điện không
đồng bộ đảm bảo máy hoạt động tốt theo đúng tiêu chuẩn về điện.
Nội dung của bài: Thời gian: 41h (LT: 20h; TH: 21h)
1. Khái niệm chung về máy điện không đồng bộ. Thời gian: 1h
2. Cấu tạo của máy điện không đồng bộ ba pha. Thời gian: 2h
3. Từ trường của máy điện không đồng bộ. Thời gian: 1h
4. Nguyên lý làm việc cơ bản của máy điện không đồng bộ. Thời gian: 2h
5. Mô hình toán và sơ đồ thay thế của động cơ điện không Thời gian: 2h
đồng bộ.
6. Biểu đồ năng lượng và hiệu suất của động cơ không Thời gian: 2h
đồng bộ.
7. Mô men quay của động cơ không đồng bộ ba pha. Thời gian: 1h
8. Mở máy động cơ không đồng bộ ba pha. Thời gian: 2h
9. Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ. Thời gian: 2h
10.Động cơ không đồng bộ một pha. Thời gian: 6h
- Động cơ không đồng bộ một pha.
- Sử dụng động cơ điện ba pha vào lưới điện một pha.
11. Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ. Thời gian: 20h
- Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha.
- Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ một pha.

Bài 4: Máy điện đồng bộ


Mục tiêu của bài:
- Phân tích cấu tạo, nguyên lý, các phản ứng phần ứng xảy ra trong máy phát
điện đồng bộ.
- Điều chỉnh điện áp máy phát đúng phương pháp đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật.
- Vận dụng được các phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
- Bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy điện đồng bộ
theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 11h (LT: 8h; TH: 3h)
1. Định nghĩa và công dụng. Thời gian: 1h
2. Cấu tạo của máy điện đồng bộ. Thời gian:1h
3. Nguyên lí làm việc của máy phát điện đồng bộ. Thời gian: 1h
4. Phản ứng phần ứng trong máy phát điện đồng bộ. Thời gian: 1.5h
5. Các đường đặc tính của máy phát điện đồng bộ. Thời gian: 1.5h
6. Sự làm việc song song của máy phát điện đồng bộ. Thời gian: 4h
7. Động cơ và máy bù đồng bộ. Thời gian: 1h

Bài 5: Máy điện một chiều


Mục tiêu của bài:
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý, quan hệ điện từ, các phản ứng phần
ứng xảy ra trong máy điện một chiều.
- Trình bày quá trình đổi chiều dòng điện trong dây quấn phần ứng, các
nguyên nhân gây ra tia lửa và biện pháp cải thiện đổi chiều.
- Trình bày các phương pháp mở máy, đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ
động cơ điện một chiều.
- Vẽ và phân tích đúng sơ đồ dây quấn phần ứng máy điện một chiều.
- Bảo dưỡng và sửa chữa được những hư hỏng thông thường của máy điện
một chiều.
Nội dung của bài: Thời gian: 17h (LT: 10h; TH: 7h)
1. Đại cương về máy điện một chiều Thời gian: 0.5h
2. Cấu tạo của máy điện một chiều Thời gian:1h
3. Nguyên lý làm việc cơ bản của máy điện một chiều. Thời gian: 1h
4. Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều. Thời gian: 1h
5. Công suất điện từ và mô-men điện từ của máy điện một Thời gian: 1h
chiều.
6. Tia lửa điện trên cổ góp và biện pháp khắc phục. Thời gian: 1h
7. Máy phát điện một chiều. Thời gian: 1h
8. Động cơ điện một chiều. Thời gian: 1h
9. Dây quấn phần ứng máy điện một chiều. Thời gian: 9.5h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây dẫn điện.
- Một số vật liệu cần thiết khác.
- Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bàn giá thực hành.
- Trang bị bảo hộ lao động trong ngành điện.
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- Các loại máy đo: VOM/DVOM, Watt kế AC, Cos kế, tần số kế...
- Các loại máy điện.
- Mô hình thực hành chứng minh tính thuận nghịch của máy điện.
- Mô hình thực hành máy biến áp một pha, ba pha.
- Mô hình thực hành động cơ một pha, ba pha.
- Mô hình bổ cắt động cơ điện một pha, ba pha.
- Mô hình thực hành đấu dây động cơ ba pha 2 cấp tốc độ.
- Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều.
- Máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.
- Bộ thí nghiệm máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.
- Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện ba pha.
- Mô hình mô phỏng các sự cố trong máy điện xoay chiều.
- Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều.
- Bộ thực hành máy phát điện một chiều.
- Mô hình mô phỏng các sự cố trong máy điện một chiều.
*Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể 3 chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Phân tích cấu tạo, nguyên lý máy biến áp, động cơ không đồng bộ, máy phát
điện đồng bộ, máy điện DC.
- Phân tính, khảo sát các đặc điểm, đặc tính của các loại máy điện nói trên.
- Nhận dạng và đo kiểm, đấu dây vận hành đúng sơ đồ.
- Hòa đồng bộ máy phát.
- Vẽ, phân tích sơ đồ dây quấn.
- Dò tìm, phát hiện và sửa chữa khắc phục một số hư hỏng.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Nên bố trí thời gian giải bài tập, làm các bài thực hành nhận dạng các loại
động cơ, đo kiểm, đấu dây vận hành động cơ, máy phát.
- Nên sử dụng các mô hình cắt bổ, để minh họa nguyên lý của các loại máy điện.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Cấu tạo, nguyên lý các loại máy điện.
- Đấu dây, vận hành các loại động cơ, máy biến áp.
- Vận hành máy phát, hòa đồng bộ máy phát.
- vẽ và phân tích sơ đồ dây quấn.
- Sửa chữa một số hư hỏng thường gặp.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp, Nguyễn Đức Sĩ, NXB Giáo
dục, Hà Nội 1995.
- Máy điện 1, Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ - Nguyễn Văn Sáu,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
- Máy điện 2, Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ - Nguyễn Văn Sáu,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
- Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa Máy biến áp, Động cơ điện, Máy phát điện
công suất nhỏ, Châu Ngọc Thạch, NXB Giáo dục, Hà Nội 1994.
- Tính toán cung cấp và lựa chọn thiết bị, khí cụ điện, Nguyễn Xuân Phú -
Nguyễn Công Hiền, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998.
- Kỹ thuật điện, Đặng Văn Đào - Lê Văn Doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội 1999.
- Các sách báo và tạp chí về điện.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ18
Thời gian mô đun: 200h; (Lý thuyết: 20h; Thực hành: 180h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này phải học sau khi đã hoàn thành các môn học cơ sở và các mô-
đun chuyên môn, đặc biệt là học sau mô-đun Máy
điện. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Quấn lại động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn.
- Tính toán lại một số thông số cơ bản của động cơ (tần số, điện áp).
- Tính toán quấn máy biến áp công suất nhỏ.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Quấn dây máy biến áp 40 5 34 01
2 Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ 20 3 16 01
3 Tháo ráp động cơ 10 2 08 00
4 Đấu dây vận hành động cơ 10 3 06 01
5 Quấn dây động cơ một pha 80 3 76 01
6 Quấn dây động cơ ba pha. 40 4 35 01
Cộng: 200 20 175 05
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Quấn dây máy biến áp
Mục tiêu của bài:
- Tính toán quấn mới máy biến áp, đảm bảo hoạt động tốt, đạt các thông số
kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện.
- Sửa chữa được các hư hỏng ở máy biến áp một pha.
Nội dung của bài: Thời gian: 40h (LT: 05h ; TH: 35h)
1. Tính toán số liệu dây quấn máy biến áp một pha. Thời gian: 05h
- Lấy số liệu dây quấn máy biến áp.
- Tháo lõi thép máy biến áp.
- Tháo dây cũ của máy biến áp.
2. Thi công quấn bộ dây biến áp 1 pha. Thời gian: 34h
- Chuẩn bị khuôn.
- Quấn bộ dây.
- Hoàn chỉnh các đầu ra dây.
- Lắp ghép các lá thép vào cuộn dây.
- Thử nghiệm.
3. Các pan hư hỏng và biện pháp khắc phục. Thời gian: 01h
Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các bước để tiến hành vẽ sơ đồ dây quấn stato động cơ
không đồng bộ một pha và ba pha.
- Vẽ được sơ đồ dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha và ba pha
theo đúng yêu cầu giáo viên đặt ra.
Nội dung của bài: Thời gian: 20h (LT: 03h ; TH: 17h)
1. Khái niệm chung về dây quấn. Thờigian:0.25h
- Nhiệm vụ.
- Các yêu cầu kỹ thuật.
- Phân loại dây quấn.
2. Những cơ sở để vẽ sơ đồ dây quấn. Thời gian: 0.5h
- Bối dây.
- Cạnh tác dụng.
- Đầu nối bối dây.
- Bước bối dây.
- Nhóm bối dây (nhóm phần tử).
- Cực từ.
- Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp.
- Góc lệch giữa các pha.
- Dây quấn một lớp, dây quấn hai lớp.
- Số rãnh của mỗi pha dưới mỗi cực.
- Sự phân chia nhóm bối dây của một pha
3. Phân loại dây quấn. Thời gian: 0.25h
- Theo số cạnh tác dụng trong rãnh.
- Theo hình dạng nhóm bối dây.
- Theo bước bối dây.
- Theo số rãnh của mỗi pha dưới mỗi cực.
- Theo cách bố trí các đầu bối dây.
4. Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn (sơ đồ trải) stato động cơ không đồng bộ ba
pha một lớp, q là số nguyên. Thời gian: 09h
- Dây quấn một lớp.
- Dây quấn hai lớp.
5. Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn (sơ đồ trải) stato động cơ không đồng bộ ba
pha một lớp, q là phân số. Thời gian: 02h
- Trình tự tính toán.
- Ví dụ.
6. Dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha. Thời gian: 08h
- Dây quấn một lớp.
- Dây quấn hai lớp.
- Dây quấn sin.

Bài 3: Tháo ráp động cơ


Mục tiêu của bài:
- Tháo ráp được động cơ không đồng bộ đúng trình tự.
- Đánh giá được tình trạng động cơ.
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 02 h; TH: 08 h)
1. Trình tự tháo động cơ. Thời gian: 01h
2. Làm sạch động cơ. Thời gian: 01h
3. Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ. Thời gian: 05h
- Xem xét vỏ máy
- Kiểm tra rôto
- Kiểm tra vòng bi (bạc đạn)
- Kiểm tra dây quấn stato
4. Ráp động cơ. Thời gian: 02h
- Lắp vòng bi.
- Lắp rôto vào stato.
- Lắp nắp máy vào thân máy.
5. Kiểm tra hoàn tất. Thời gian: 01h

Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ


Mục tiêu của bài:
- Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ phù hợp với điện áp nguồn.
- Kiểm tra dòng điện không tải từ đó đánh giá sơ bộ được tình trạng động cơ.
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 03 h; TH: 07h)
1. Ý nghĩa các số liệu ghi trên biển máy. Thời gian: 0.5h
2. Cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối. Thời gian: 01h
- Quy ước ký hiệu Đầu – Cuối.
- Quy cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối.
3. Đấu dây vận hành động cơ. Thời gian: 8h
4. Kiểm tra dòng điện không tải. Thời gian: 0.5h

Bài 5: Quấn dây động cơ một pha


Mục tiêu của bài:
- Quấn lại động cơ một pha bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo động cơ
hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện.
- Sửa chữa được các pan hư hỏng của động cơ một pha.
Nội dung của bài: Thời gian: 80 h (LT: 03h; TH: 77 h)
1. Quấn dây quạt bàn. Thời gian: 30h
- Tháo và vệ sinh quạt.
- Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn.
- Thu thập các số liệu cần thiết.
- Thi công quấn dây.
- Thử nghiệm.
- Các phần hư hỏng và biện pháp khắc phục.
2. Quấn dây quạt trần. Thời gian: 20h
- Tháo và vệ sinh quạt.
- Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn.
- Thu thập các số liệu cần thiết.
- Thi công quấn dây.
- Thử nghiệm.
- Các phần hư hỏng và biện pháp khắc phục.
3. Quấn dây động cơ một pha khác (Máy bơm nước, máy mài…) Thời gian: 30h
- Tháo và vệ sinh động cơ.
- Sơ đồ dây quấn.
- Thu thập các số liệu cần thiết.
- Thi công quấn dây.
- Thử nghiệm.
- Các phần hư hỏng và biện pháp khắc phục.

Bài 6: Quấn dây động cơ ba pha


Mục tiêu của bài:
- Quấn lại động cơ ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo động cơ
hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật
điện.
- Sửa chữa được các phần hư hỏng của động cơ ba pha.
Nội dung của bài: Thời gian: 40h (LT: 04h ; TH: 36h)
1. Tháo và vệ sinh động cơ. Thời gian:01h
2. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn. Thời gian: 01h
- Xác định các số liệu ban đầu
- Tính toán số liệu
- Sơ đồ dây quấn
3. Thi công quấn dây. Thời gian: 36h
- Lót cách điện rãnh stato động cơ.
- Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn.
- Lồng dây vào rãnh stato.
- Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối
4. Lắp ráp và vận hành thử. Thời gian: 01h
5. Các phần hư hỏng và biện pháp khắc phục. Thời gian: 01h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây điện từ các loại.
- Giấy cách điện, phim phổi.
- Ghen cách điện bằng amiăng.
- Dây đai.
- Thiếc (chì) hàn; Nhựa thông; Vẹc ni...
- Một số vật liệu cần thiết khác.
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay.
- Bộ đồ nghề điện cầm tay gồm:
Pan me.
Máy quấn dây chỉ thị số.
Khoan điện; Mỏ hàn điện.
Kìm điện các loại: kìm B (kìm răng), kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt
dây, kìm bấm cốt.
Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến 6mm. Cưa, bào, búa
cao su...
- Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế, tần số
kế,
Cos kế, điện kế 1pha, 3 pha,
- Động cơ một pha và ba pha các loại.
- Máy biến áp.
- Nguồn AC 1 pha, 3 pha.
*Nguồn lực khác:
- PC.
- Phần mềm chuyên dùng.
- Projector.
- Overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Bài kiểm tra 1: 60 phút: Thi công quấn bộ dây biến áp một pha: chấm cụ
thể
quá trình thi công và sản phẩm của học sinh.
- Bài kiểm tra 2: 60 phút: Vẽ một loại sơ đồ dây quấn động cơ theo yêu
cầu của giáo viên. Chấm cụ thể trên bài vẽ của học sinh.
- Bài kiểm tra 3: 60 phút: Đấu dây vận hành động cơ theo các cấp điện
áp khác nhau: chấm cụ thể quá trình đấu động cơ của học sinh.
- Bài kiểm tra 4: 60 phút: Thi công quấn dây động cơ một pha: chấm cụ
thể
quá trình thi công và sản phẩm của học sinh.
- Bài kiểm tra 5: 60 phút: Thi công quấn dây động cơ ba pha: chấm cụ thể
quá trình thi công và sản phẩm của học sinh.
- Điểm kết thúc mô đun: Lấy điểm trung bình cộng của ba bài kiểm tra trên.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô-đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Cần tập trung cả lớp để hướng dẫn ban đầu: Phần này giáo viên cần thao
tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tùy vào thiết bị có của từng đơn vị để phân chia số lượng học sinh thực tập
trong mỗi nhóm (Mỗi nhóm nên tối đa là 3 học sinh): Phần này giáo viên nên
quan sát từng nhóm và sửa sai tại chỗ (nếu có).
- Tập trung cả lớp để rút kinh nghiệm sau mỗi ca thực tập: Phần này giáo viên
cho học sinh nêu lên những vướng mắc trong ca thực tập và đưa ra phương
pháp khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Thời gian thực hành bao gồm thời gian thực hành, thời gian giải/làm bài tập và
thời gian kiểm tra.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Hướng dẫn mô-đun Sửa chữa vận hành máy điện.
- Giáo trình lý thuyết.
- Phiếu thực hành.
- Bộ ngân hàng câu hỏi và bài tập mô-đun Sửa chữa, vận hành máy điện.
- Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp, Nguyễn Đức Sỹ, NXB Giáo dục,
Hà Nội - 1995.
- Máy điện 1, 2 ,Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ - Nguyễn
Văn
Sáu, NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội - 2001.
- Tính toán sửa chữa các loại Máy điện quay và Máy biến áp - tập 1, 2,
Nguyễn
Trọng Thắng - Nguyễn Thế Kiệt, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1993.
- Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa Máy điện - tập 3, Nguyễn Trọng
Thắng - Nguyễn Thế Kiệt, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1993.
- Kỹ thuật quấn dây, Minh Trí, NXB Đà Nẵng, năm 2000.
- Quấn dây sử dụng và Sửa chữa Động cơ điện xoay chiều thông dụng, Nguyễn
Xuân Phú - Tô Đằng, NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội - 1989.
- Sổ tay thợ Sửa chữa, vận hành máy điện , A.S. KOKREP, Phan Đoài Bắc
dịch, NXB Công nhân kỹ thuật, năm 1993.
- Sổ tay thợ điện trẻ, A.M. VISTÔC, M.B. DÊVIN, E.P. PARINI, Bạch Quang
Văn dịch, NXB Công nhân kỹ thuật, năm 1981.
- Các sách báo và tạp chí về điện.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CUNG CẤP ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ19
Thời gian mô đun: 90h; Lý thuyết: 60h; Thực hành: 30h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này phải học sau khi đã hoàn thành các môn học An toàn lao
động, Mạch điện, Đo lường điện, Vẽ điện, Khí cụ điện, Vật liệu điện, Thiết bị
điện gia dụng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Chọn phương án, lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một phân
xưởng phù hợp yêu cầu cung cấp điện theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tính chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện
làm việc, mục đích sử dụng theo qui định kỹ thuật.
- Tính chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công
trình phù hợp điều kiện làm việc, theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
III.NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Khái quát về hệ thống cung cấp 3 3 0
điện
2 Xác định nhu cầu điện 12 8 3 1
3 Chọn Phương án cung cấp điện 2 2 0
4 Tính tổn thất điện áp, tổn thất 12 5 6 1
công suất, tổn thất điện năng
5 Trạm biến áp 10 8 1 1
6 Lựa chọn các thiết bị trong lưới 15 10 4 1
cung cấp điện
7 Chống sét và nối đất 15 10 4 1
8 Tính toán chiếu sáng 15 10 4 1
9 Nâng cao hệ số công suất 6 4 2
Cộng: 90 60 24 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Khái quát về hệ thống cung cấp điện
Mục tiêu của bài:
- Nhận thức chính xác về sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng từ đó
phục vụ cho việc tiếp thu tốt những bài học tiếp theo.
Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 3h; TH: 0h)
1. Nguồn năng lượng tự nhiên và đặc điểm của năng Thời gian: 0.25h
lượng điện
2. Nhà máy điện. Thời gian: 1h
3. Mạng lưới điện. Thời gian: 0.5h
4. Hộ tiêu thụ. Thời gian: 0.25h
5. Hệ thống bảo vệ Thời gian: 0.25h
6. Trung tâm điều độ hệ thống điện. Thời gian: 0.25h
7. Những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế hệ Thời gian: 0.25h
thống cung cấp điện.
8. Hệ thống điện Việt nam. Thời gian: 0.25h

Bài 2: Xác định nhu cầu điện


Mục tiêu của bài:
- Phân tích các thông số kỹ thuật cần thiết trong một hệ thống điện.
- Vận dụng phù hợp các phương pháp tính toán phụ tải, vẽ được đồ thị phụ
tải, tâm phụ tải.
- Chọn phương án cung cấp điện hợp lý đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 11h (LT: 8h; TH: 3h)
1. Đặt vấn đề. Thời gian: 0.5h
2. Đồ thị phụ tải điện. Thời gian: 1.5h
3. Các đại lượng cơ bản. Thời gian: 1h
4. Các hệ số tính toán. Thời gian: 1h
5. Các phương pháp xác định công suất tính toán. Thời gian: 4h
6. Phương pháp tính một số phụ tải đặc biệt. Thời gian: 1.5h
7. Xác định công suất tính toán ở các cấp trong mạng điện. Thời gian: 0.5h
8. Xác định tâm phụ tải. Thời gian: 1h

Bài 3: Chọn Phương án cung cấp điện


Mục tiêu của bài:
- Chọn được phương án cung cấp điện phù hợp với tình hình thực tế.
- Phân tích được các dạng sơ đồ nối dây hệ thống điện.
Nội dung của bài: Thời gian: 2h (LT: 2h; TH: 0h)
1. Khái quát. Thời gian: 0.25h
2. Chọn điện áp định mức của mạng điện. Thời gian: 0.25h
3. Sơ đồ mạng điện áp cao. Thời gian: 0.5h
4. Sơ đồ mạng điện áp thấp. Thời gian: 0.5h
- Kết cấu của mạng điện.
- Đường dây trên không.
5. Đường dây cáp. Thời gian: 0.5h

Bài 4: Tính tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng
Mục tiêu của bài:
- Phân tích được tầm quan trong của các loại tổn thất trong phân phối điện
năng.
- Tính toán được tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong
mạng phân phối.
Nội dung của bài: Thời gian: 11h (LT: 5h; TH: 6h)
1. Sơ đồ thay thế lưới điện. Thời gian: 2h
- Đường dây.
- Máy biến áp.
2. Tính toán mạng hở cấp phân phối. Thời gian: 5h
3. Tính toán mạng kín đơn giản. Thời gian:4h

Bài 5: Trạm biến áp


Mục tiêu của bài:
- Chọn vị trí đặt trạm phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện.
- Đấu và vận hành trạm biến áp theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 9,5h (LT: 8h; TH: 1,5h)
1. Khái quát và phân loại. Thời gian: 1h
2. Sơ đồ nối dây của trạm biến áp. Thời gian: 3h
3. Đo lường và kiểm tra trong trạm biến áp. Thời gian: 1h
4. Nối đất trạm biến áp và đường dây tải điện. Thời gian: 1h
5. Cấu trúc của trạm. Thời gian: 2h
6. Vận hành trạm biến áp. Thời gian: 1.5h

Bài 6: Lựa chọn các thiết bị trong lưới cung cấp điện
Mục tiêu của bài:
- Phân tích được công dụng,vai trò của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong lưới
điện.
- Lựa chọn được các thiết bị trong lưới cung cấp điện đảm bảo các thiết bị
làm việc lâu dài theo yêu cầu kỹ thuật điện.
Nội dung của bài: Thời gian: 14h (LT: 10h; TH: 4h)
1. Lựa chọn máy biến áp. Thời gian: 2h
2. Lựa chọn máy cắt điện. Thời gian: 1.5h
3. Lựa chọn cầu chì, dao cách ly. Thời gian: 2.5h
4. Lựa chọn áptômát. Thời gian: 2.5h
5. Lựa chọn thanh góp. Thời gian: 2.5h
6. Lựa chọn dây dẫn và cáp. Thời gian: 3h

Bài 7: Chống sét và nối đất


Mục tiêu của bài:
- Phân tích tác hại của sét và các biện pháp đề phòng.
- Tính toán nối đất và thiết bị chống sét cho trạm biến áp, cho công trình, nhà
ở và cho đường dây tải điện, phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử
dụng, theo tiêu chuẩn điện (TCVN).
Nội dung của bài: Thời gian: 14h (LT: 10h; TH: 4h)
1. Sự hình thành sét và tác hại của sét. Thời gian: 0.5h
2. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp. Thời gian: 1.5h
3. Bảo vệ chống sét đường dây tải điện Thời gian: 1.5h
4. Bảo vệ chống sét từ đường dây truyền vào trạm. Thời gian: 1.5h
5. Một số ví dụ bảo vệ chống sét cho các công trình. Thời gian: 3h
6. Nối đất. Thời gian: 1.5h
7. Tính toán trang bị nối đất. Thời gian: 2.5h
8. Giới thiệu một số nét về kỹ thuật chống sét mới xuất Thời gian: 2h
hiện gần đây trên thế giới.

Bài 8: Tính toán chiếu sáng


Mục tiêu của bài:
- Phân tích các yêu cầu của chiếu sáng nhân tạo.
- Tính chọn công suất chiếu sáng, dây dẫn, bố trí hệ thống chiếu sáng phù
hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng, và yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 14h (LT: 10h; TH: 4h)
1.Khái niệm chung về chiếu sáng Thời gian: 1h
- Đặc điểm.
- Các yêu cầu cơ bản.
- Các hình thức chiếu sáng.
2. Một số đại lượng dùng trong tính toán chiếu sáng. Thời gian: 1h
- Quang thông.
- Cường độ ánh sáng.
- Độ chói.
- Độ chiếu sáng.
- Độ trưng.
2. Nội dung thiết kế chiếu sáng. Thời gian: 5h
- Lựa chọn loại đèn, công suất, số lượng bóng đèn.
- Bố trí đèn trong không gian cần chiếu sáng.
- Lựa chọn các thiết bị bảo vệ.
- Lựa chọn dây dẫn.
3. Thiết kế chiếu sáng dân dụng. Thời gian: 3.5h
- Khái niệm.
- Trình tự thiết kế.
- Ví dụ.
4. Thiết kế chiếu sáng công nghiệp. Thời gian: 3.5h
- Khái niệm.
- Trình tự thiết kế
- Ví dụ.

Bài 9: Nâng cao hệ số công suất


Mục tiêu của bài:
- Chọn được giải pháp nâng cao hệ số công suất phù hợp tình hình thực tế,
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Tính chọn được tụ bù thích hợp để nâng cao được hệ số công suất.
Nội dung của bài: Thời gian: 5,5h (LT: 4h; TH: 1,5h)
1. Hệ số công suất (cos ) và ý nghĩa của việc nâng cao Thời gian: 1h
hệ số công suất.
2. Các giải pháp bù cos tự nhiên. Thời gian: 1.5h
3. Các thiết bị bù cos. Thời gian: 1.5h
4. Phân phối tối ưu công suất bù trên lưới điện xí nghiệp. Thời gian:2.5h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
- Dây dẫn điện.
- Một số vật liệu cần thiết khác.
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bàn giá thực tập.
- Mô hình tháo lắp và đấu dây vận hành biến áp 3 pha.
- Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện.
- Mô hình đào tạo về bảo vệ rơle.
- Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì, nút
nhấn các loại, thiết bị tín hiệu...
- Mô hình thực hành về biến áp phân phối.
- Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay.
- Đồ nghề điện cầm tay
gồm: Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH
GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các
nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Phân tích, so sánh kết cấu mạng điện hạ thế.
- Tính toán phụ tải điện, tính chọn các thiết bị trong lưới điện.
- Tính toán, lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất.
- Tính toán, lắp đặt hệ thống chiếu sáng công nghiệp và dân dụng.
- Lắp đặt các hệ thống cung cấp điện đơn giản.
- Dò tìm, phát hiện và sửa chữa khắc phục một số hư hỏng trong hệ thống
cung cấp điện.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và
sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Nên sử dụng các mô hình mô phỏng để minh họa nguyên lý của các nhà máy
điện, các dạng sơ đò đấu dây mạng điện.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Các cấp điện áp phân phối và truyền tải.
- Tính toán phụ tải điện.
- Tính chọn các thiết bị trong hệ thống.
- Tính toán, lắp đặt hệ thống cung cấp điện (chiếu sáng, động lực).
- Tính toán, lắp đặt hệ thống chống sét, nối đất.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Hướng dần thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC, Schneider
Electric
S.A, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000.
- Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú - Nguyễn Công Hiền - Nguyễn Bội Khuê,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1998.
- Thiết kế cấp điện, Ngô Hồng Quang - Vũ Văn Tẩm, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội 2001.
- Hướng dẫn thiết kế lắp đặt mạng điện Xí nghiệp - Công nghiệp, Trần Thế
Sang
- Nguyễn Trọng Thắng, NXB Đà Nẵng 2001.
- Tính toán cung cấp và lựa chọn thiết bị khí cụ điện, Nguyền Xuân Phú, NXB
Giáo dục 1998.
- Nhà máy điện và trạm biến áp, Trịnh Hoàng Thám - Nguyễn Hữu Khái - Đào
Quang Thạch - Lã Văn út - Phạm Văn Hoà - Đào Kim Thoa, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội 1996.
- Kỹ thuật chiếu sáng, Parica van Deplance, người dịch Lê Văn Doanh -
Đặng
Văn Đào, NXB Kỹ thuật, Hà Nội 1996.
- Giáo trình lưới điện, Trần Nguyên Thái, NXB Quân đội nhân dân 1995.
- Các sách báo và tạp chí về điện.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TRANG BỊ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ20
Thời gian mô đun: 90h; (Lý thuyết: 60h; Thực hành: 30h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các môn học cơ sở và nên
học sau mô-đun Máy điện, Cung cấp điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Phân tích nguyên lý, cách thực hiện, phạm vi ứng dụng... của các phương
pháp điều chỉnh tốc độ (ĐChTĐ) động cơ 3 pha, động cơ một chiều.
- Đọc, vẽ và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ dùng
trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều.
- Phân tích qui trình làm việc và yêu cầu về trang bị điện cho máy cắt gọt
kim loại (máy khoan, tiện, phay, bào, mài...); cho các máy sản suất (băng tải,
cầu trục, thang máy, lò điện...).
- Đọc, vẽ và phân tích được sơ đồ mạch điện cho các loại máy nói trên.
- Tính chọn được công suất động cơ điện dùng trang bị cho máy sản
xuất. III.NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện. 30 15 13 2
2 Tự động khống chế truyền động 35 25 8 2
điện.
3 Trang bị điện máy công nghiệp. 25 20 4 1
Cộng: 90 60 25 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Điều chỉnh tốc độ động cơ điện
Mục tiêu của bài:
- Thực hiện ĐChTĐ động cơ 3 pha, động cơ một chiều đúng phương pháp.
- Nhận dạng, phân tích được dạng đặc tính cơ ứng với các trạng thái ĐChTĐ
khác nhau.
- Áp dụng các phương pháp điều chỉnh tốc độ phù hợp với từng loại động
cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
Nội dung của bài: Thời gian: 28h (LT: 15h; TH: 13h)
1. Khái niệm chung. Thời gian: 2h
- Khái niệm về điều chỉnh tốc độ.
- Các chỉ tiêu điều chỉnh tốc độ.
2. ĐChTĐ Động cơ một chiều kích từ độc lập (ĐC – DC
KTĐL) thời gian:15h
- Xây dựng đặc tính cơ tự nhiên của ĐC - DC KTĐL.
- Các phương pháp điều chỉnh tốc độ.
3. ĐChTĐ động cơ không đồng bộ 3 pha. Thời gian:11h
- Xây dựng đặc tính cơ tự nhiên.
- Các phương pháp điều chỉnh tốc độ.

Bài 2: Tự động khống chế truyền động điện


Mục tiêu của bài:
- Đọc, vẽ và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ
dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều theo yêu cầu.
- Vận dụng các nguyên tắc tự động khống chế phù hợp, linh hoạt, đảm bảo an
toàn cho từng loại động cơ và qui trình của máy sản xuất.
- Lắp đặt, sửa chữa được một số mạch điều khiển đơn giản trên bảng thực
hành.
- Tính chọn được công suất động cơ điện dùng trang bị cho máy sản xuất.
Nội dung của bài: Thời gian: 33h (LT: 25h; TH: 8h)
1. Khái niệm chung. Thời gian: 2h
- Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC).
- Các yêu cầu của TĐKC.
- Phương pháp thể hiện sơ đồ điện.
2. Tự động khống chế ĐKB rôto lồng sóc. Thời gian: 13h
- Mạch khởi động trực tiếp không đảo chiều và đảo chiều quay.
- Các mạch khởi động gián tiếp .
- Các mạch hãm ĐKB.
- Mạch điều khiển ĐKB 3 pha 2 cấp tốc độ.
3. Tự động khống chế ĐKB rôto dây quấn. Thời gian: 7h
- Mạch mở máy ĐKB ro to dây quấn qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc thời gian.
- Mạch mở máy ĐKB ro to dây quấn qua 2 cấp điện trở
phụ theo nguyên tắc dòng điện.
4. Tự động khống chế động cơ điện một chiều. Thời gian: 7h
- Mạch mở máy ĐC-DC qua 2 cấp điện trở phụ theo
nguyên tắc thời gian
- Mạch hãm động năng theo nguyên tắc thời gian.
- Mở máy ĐC-DC theo nguyên tắc tốc độ.
5. Vấn đề bảo vệ và liên động trong TĐKC - TĐĐ. Thời gian: 4h
- Bảo vệ quá dòng.
- Bảo vệ điện áp.
- Bảo vệ thiếu và mất từ trường.
- Vấn đề liên động.

Bài 3: Trang bị điện máy công nghiệp


Mục tiêu của bài:
- Giải thích, phân biệt được qui trình công nghệ và yêu cầu về trang bị
điện cho máy cắt gọt kim loại như: máy khoan, tiện, phay, bào, mài...
- Giải thích, phân biệt được qui trình công nghệ và yêu cầu về trang bị
điện cho các máy sản suất như: băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...
- Đọc, vẽ và phân tích sơ đồ của các loại máy nói trên.
- Đủ khả năng phân tích hư hỏng làm cơ sở cho việc chọn phương án cải
tiến mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Nội dung của bài: Thời gian: 24h (LT: 20h; TH: 4h)
1. Trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại Thời gian: 12h
- Khái niệm chung về máy cắt gọt kim loại.
- Trang bị điện máy tiện.
- Trang bị điện máy phay.
- Trang bị điện máy doa.
- Trang bị điện máy khoan.
- Trang bị điện máy mài.
2. Trang bị điện cho cơ cấu sản xuất. Thời gian: 12h
- Trang bị điện băng tải.
- Trang bị điện lò điện.
- Trang bị điện cầu trục.
- Trang bị điện thang máy.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bản vẽ, tranh ảnh cần thiết.
- Mô hình điều chỉnh tốc độ động cơ 3 pha, động cơ DC.
- Bộ thí nghiệm khảo sát đặc tính cơ.
Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Lý thuyết:
+ Chọn lựa phương án điều chỉnh tốc độ hợp lý.
+ Phân tích nguyên lý mạch rõ ràng, mạch lạc.
+ Lựa chọn thiết bị để thay thế mới/thay thế tương đương phù hợp.
- Thực hành:
+ Áp dụng đúng các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ. Khảo sát,
nhận dạng, vẽ đúng các đường đặc tính cơ (trên học cụ chuyên dùng).
+ Thực hiện đúng qui trình khảo sát các đặc tính cơ bản của các loại động
cơ điện (trên học cụ chuyên dùng).
+ Lắp ráp mạch điều khiển dùng rơle, công tắc tơ (đơn giản) trên bảng thực
hành.
+ Sử dụng đúng dụng cụ đồ nghề, đúng thời gian qui định. Đảm bảo an toàn
tuyệt đối.
+ Khả năng phân tích nguyên lý để phát hiện sai lỗi, đề ra phương án sửa
chữa phù hợp.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu
và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Nên sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa trang bị điện cho
máy cắt gọt, các máy sản xuất.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Các tiêu chuẩn điều chỉnh tốc độ.
- Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ.
- Các mạch khống chế động cơ.
- Trang bị điện cho máy cắt gọt, máy sản xuất.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Trang bị điện - điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - Vũ Quang Hồi
- NXB Giáo dục 1996.
- Điều khiển tự động truyền động điện - Trịnh Đình Đề - NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp 1983.
- Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - Dịch giả Bùi Đình Tiếu
- NXB Khoa học và Kỹ thuật 1979.
- Truyền động điện tự động - Bùi Đình Tiếu; Đặng Duy Nhi - NXB Khoa học
và Kỹ thuật 1982.
- Phân tích mạch điện máy cắt gọt kim loại - Võ Hồng Căn; Phạm Thế Hựu
- NXB Công nhân kỹ thuật 1982.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ21
Thời gian mô đun: 240h; (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 210h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô đun này phải học sau khi đã học xong môn học cơ sở và học sau mô đun
Máy điện, Trang bị điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Lắp đặt, sửa chữa các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha, 1 pha,
động cơ một chiều.
- Lắp ráp các mạch bảo vệ và tín hiệu.
- Phân tích nguyên lý của sơ đồ làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và
chọn phương án cải tiến mới.
- Lắp ráp, sửa chữa các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy
khoan, máy tiện, phay, bào, mài...
- Vận hành, sửa chữa hư hỏng trong các máy sản suất như băng tải, cầu
trục, thang máy, lò điện...
- Vận hành mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch ra kế
hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công
nghiệp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Tự động khống chế động cơ 80 10 66 4
không đồng bộ 3 pha rô to lồng
sóc.
2 Tự động khống chế động cơ 44 4 38 2
không đồng bộ 3 pha rô to dây
quấn.
3 Tự động khống chế động cơ điện 44 4 38 2
một chiều.
4 Trang bị điện cho máy cắt gọt kim 36 6 28 2
loại.
5 Trang bị điện máy sản xuất. 36 6 28 2
Cộng: 240 30 198 12
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Tự động khống chế động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc
Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp thành thạo các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha rôto
lồng sóc như: mạch mở máy trực tiếp, đảo chiều quay, mở máy bằng cuộn
kháng, mở máy Y-, mạch hãm ngược, hãm động năng... theo các nguyên tắc
của tự động khống chế.
- Lắp ráp thành thạo các mạch bảo vệ và tín hiệu như: bảo vệ ngắn mạch,
quá tải, kém áp, quá áp... báo hiệu trạng thái làm việc, trạng thái sự cố, báo
hiệu lúc mở máy, dừng máy...
- Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển và bảo vệ trên trong tủ điện
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn.
- Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng trong mạch.
- Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Nội dung của bài: Thời gian: 76h (LT: 10h; TH: 66h)
1. Các mạch mở máy trực tiếp. Thời gian: 19h
- Mạch điều khiển động cơ quay một chiều.
- Mạch đảo chiều gián tiếp (sử dụng nút bấm).
- Mạch đảo chiều trực tiếp (sử dụng nút bấm).
- Mạch sử dụng tay gạt cơ khí.
2. Các mạch mở máy gián tiếp. Thời gian:28h
- Mạch mở máy qua cuộn kháng.
- Mở máy qua biến áp tự ngẫu.
- Mở máy Y -.
3. Các mạch hãm dừng. Thời gian:17h
- Mạch hãm động năng.
- Mạch hãm ngược.
4. Mạch điều khiển động cơ nhiều cấp tốc độ. Thời gian: 12h
- Mạch thay đổi tốc độ kiểu - YY.
- Mạch thay đổi tốc độ kiểu YY -.
- Mạch thay đổi tốc độ kiểu Y - YY.

Bài 2: Tự động khống chế động cơ ba pha rô to dây quấn


Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp thành thạo các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 3 pha rô-to
dây quấn như: mạch mở máy qua nhiều cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời
gian, dòng điện, điện áp; mạch hãm ngược; hãm động năng; mạch đảo chiều
quay...
- Lắp ráp thành thạo các mạch bảo vệ và tín hiệu như: bảo vệ ngắn mạch,
quá tải, kém áp, quá áp... báo hiệu trạng thái làm việc, trạng thái sự cố, báo
hiệu lúc mở máy, dừng máy...
- Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển và bảo vệ trên trong tủ điện
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn.
- Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng trong mạch.
- Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Nội dung của bài: Thời gian: 42h (LT: 4h; TH: 38h)
1. Các mạch mở máy. Thời gian: 22h
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian.
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện.
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp.
- Mạch đảo chiều quay.
- Các mạch mở rộng nâng cao.
2. Các mạch dừng máy. Thời gian: 20h
- Mạch hãm động năng.
- Mạch hãm làm việc bằng điện trở phụ.
- Mạch hãm ngược.
- Mạch sử dụng phanh hãm.

Bài 3: Tự động khống chế động cơ điện một chiều


Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp thành thạo các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ điện một
chiều như: mạch mở máy qua nhiều cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời
gian, dòng điện, điện áp; mạch hãm ngược; hãm động năng; mạch đảo chiều
quay...
- Lắp ráp thành thạo các mạch bảo vệ và tín hiệu như: bảo vệ ngắn mạch,
quá tải, kém áp, quá áp... báo hiệu trạng thái làm việc, trạng thái sự cố, báo
hiệu lúc mở máy, dừng máy...
- Thực hiện hoàn chỉnh các mạch điều khiển và bảo vệ trên trong tủ điện
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn.
- Phát hiện chính xác hư hỏng, sửa chữa thành thạo các hư hỏng trong mạch.
- Thay thế mới, thay thế tương đương các khí cụ điện hỏng hóc đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Nội dung của bài: Thời gian: 42h (LT: 4h; TH: 38h)
1. Các mạch mở máy. Thời gian:22h
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian.
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc dòng điện.
- Mạch mở máy qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc điện áp.
- Mạch đảo chiều quay.
- Các mạch mở rộng nâng cao.
2. Các mạch dừng máy. Thời gian: 20h
- Mạch hãm động năng.
- Mạch hãm làm việc bằng điện trở phụ.
- Mạch hãm ngược.

Bài 4: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện máy cắt gọt kim loại
Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp mạch điện các máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan,
máy tiện, phay... trong tủ điện đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sửa chữa hư hỏng trong các mạch điện trên.
- Đủ khả năng phân tích hư hỏng làm cơ sở cho việc chọn phương án cải
tiến mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.
- Vận hành đúng nguyên tắc, đúng qui trình. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bảo
trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung của bài: Thời gian: 34h (LT: 6h; TH: 28h)
1. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện máy khoan Thời gian: 8h
- Qui trình công nghệ của máy khoan.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
2. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện máy tiện. Thời gian: 8h
- Qui trình công nghệ của máy tiện.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
3. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện máy phay. Thời gian:8h
- Qui trình công nghệ của máy phay.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
4. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện các máy cắt gọt khác. Thời gian:10h

Bài 5: Lắp ráp và sửa chữa mạch điện máy sản xuất
Mục tiêu của bài:
- Lắp ráp mạch điện các máy sản xuất như: mạch điện băng tải, lò điện, bể
trộn... trong tủ điện đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sửa chữa hư hỏng trong các mạch điện trên.
- Khảo sát, sửa chữa hư hỏng (trên mô hình) mạch điện thang máy
- Đủ khả năng phân tích hư hỏng làm cơ sở cho việc chọn phương án cải
tiến mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp điều kiện kinh tế của Việt Nam.
- Vận hành đúng nguyên tắc, đúng qui trình. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bảo
trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung của bài: Thời gian: 34h (LT: 6h; TH: 28h)
1. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện băng tải. Thời gian: 6h
- Qui trình công nghệ của băng tải.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
2. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện lò điện. Thời gian: 6h
- Qui trình công nghệ của lò điện.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
3. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện bể trộn. Thời gian: 7h
- Qui trình công nghệ của bể trộn.
- Nghiên cứu sơ đồ và khảo sát hiện trường.
- Lắp ráp mạch.
- Kiểm tra, vận hành.
- Sửa chữa hư hỏng.
- Thay thế cải tiến mới.
4. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện máy sản xuất khác. Thời gian:7h
5. Khảo sát, sửa chữa hư hỏng mạch điện cầu trục, thang máy. Thời gian:8h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây dẫn điện đơn 12/10; 16/10; 20/10.
- Cáp điều khiển, động lực nhiều lõi.
- Đầu cốt các loại, vòng số thứ tự.
-Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà), dây nhựa buộc gút.
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Phòng thực tập trang bị điện với các khí cụ điện cần thiết.
- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha.
- Nguồn điện DC điều chỉnh được.
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- Bộ khởi động mềm động cơ ba pha.
- Mô hình các mạch máy sản xuất.
*Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector; Overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Lý thuyết:
+ Nguyên tắc lắp ráp mạch điều khiển.
+ Nguyên tắc kiểm tra, dò tìm, sửa chữa hư hỏng.
+ Yêu cầu lắp đặt hệ thống điện cho các máy cắt gọt kim loại, máy sản xuất.
- Thực hành:
+ Thao tác lắp ráp mạch thành thạo (lắp trên bảng thực hành, lắp trong tủ
điện, lắp trên mô hình).
+ Mạch lắp phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn
(mạch hoạt động đúng qui trình, bố trí thiết bị hợp lý đảm bảo không gian
cho phép, đi dây gọn đẹp, không có các sự cố về điện, về độ bền cơ).
+ Khả năng phân tích nguyên lý để phát hiện sai lỗi, đề ra phương án sửa
chữa phù hợp các mạch điện trên.
+ Lắp ráp, sửa chữa đúng qui trình, sử dụng đúng dụng cụ đồ nghề, đúng
thời gian qui định. Đảm bảo an toàn tuyệt đối.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu
và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Nên sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa trang bị điện
cho máy cắt gọt, các máy sản xuất.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Các mạch khởi động, dừng máy động cơ rôto lồng sóc, rôto dây quấn, động
cơ DC.
- Các phương pháp bảo vệ các loại sự cố.
- Mạch điện các máy cắt gọt kim loại, máy sản xuất.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Trang bị điện - điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - Vũ Quang Hồi
- NXB Giáo dục 1996.
- Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện - Dịch giả Bùi Đình Tiếu
- NXB Khoa học và Kỹ thuật 1979.
- Phân tích mạch điện máy cắt gọt kim loại - Võ Hồng Căn; Phạm Thế Hựu
- NXB Công nhân kỹ thuật 1982
- Giáo trình chuyên ngành điện tập 1,2,3,4 - Nguyễn Đức Lợi - NXB Thống kê
2001.
- Tài liệu thực hành PLC-S7 200 – Trung tâm Việt Đức – Trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO PLC CƠ BẢN
Mã số mô đun: MĐ22
Thời gian mô đun: 155h; (Lý thuyết: 45h; Thực hành: 110h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Trước khi học mô đun này cần hoàn thành các môn học cơ sở và các mô-
đun chuyên môn, mô đun này nên học cuối cùng trong khóa học.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Trình bày được nguyên lý hệ điều khiển lập trình PLC; So sánh các ưu
nhược điểm với bộ điều khiển có tiếp điểm và các bộ lập trình cở nhỏ khác.
- Phân tích được cấu tạo phần cứng và nguyên tắc hoạt động của phần mềm
trong hệ điều khiển lập trình PLC.
- Phương pháp kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi.
- Thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp.
- Phân tích luận lý một số chương trình đơn giản.
- Kết nối thành thạo phần cứng của PLC - PC với thiết bị ngoại vi.
- Viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng dụng
đơn giản trong công nghiệp.
- Phân tích luận lý một số chương trình đơn giản, phát hiện sai lỗi và sửa
chữa khắc phục.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Đại cương về điều khiển lập trình. 17 8 8 1
2 Các phép toán nhị phân của PLC. 28 8 18 2
3 Các phép toán số của PLC. 28 8 18 2
4 Xử lý tín hiệu Analog. 15 6 8 1
5 PLC của các hãng khác. 10 5 4 1
6 Lắp đặt mô hình điều khiển bằng 57 10 44 3
PLC.
Cộng: 155 45 100 10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Đại cương về điều khiển lập trình
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các ưu điểm của điều khiển lập trình so với các loại điều
khiển khác và các ứng dụng của chúng trong thực tế.
- Trình bày được cấu trúc và nhiệm vụ các khối chức năng của PLC.
- Thực hiện được sự kết nối giữa PLC và các thiết bị ngoại vi.
- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho PLC theo yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 17h (LT: 8h; TH: 9h)
1. Tổng quát về điều khiển lập trình. Thời gian: 1h
- Điều khiển nối cứng và điều khiển lập trình.
- So sánh PLC với các thiết bị điều khiển thông thường khác.
2. Cấu trúc của một PLC. Thời gian:3h
3. Thiết bị điều khiển lập trình S7-200. Thời gian: 2h
- Địa chỉ các ngõ vào/ ra.
- Phần chữ chỉ vị trí và kích thước của ô nhớ.
- Phần số chỉ địa chỉ của byte hoặc bit trong miền nhớ đã
xác định.
- Cấu trúc bộ nhớ của S7-200.
4. Xử lý chương trình.
- Vòng quét chương trình.
- Cấu trúc chương trình của S7-200.
- Phương pháp lập trình.
5. Kết nối dây giữa PLC và các thiết bị ngoại vi. Thời gian: 5h
- Giới thiệu CPU 214 và cách kết nối với thiết bị ngoại vi.
- Ví dụ kết nối ngõ vào/ra của PLC từ một sơ đồ điều
khiển có tiếp điểm.
6. Kiểm tra việc kết nối dây bằng phần mềm. Thời gian: 1h
- Status Chart.
- Đọc và thay đổi biến với Status Chart.
7. Cài đặt và sử dụng phần mềm STEP 7 - Micro/win 32. Thời gian: 5h
- Những yêu cầu đối với máy tính PC.
- Cài đặt phần mềm lập trình STEP 7-Micro/Win 32.

Bài 2: Các phép toán nhị phân của PLC


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các chức năng của RS, Timer, counter (bộ định thời, bộ
đếm).
- ứng dụng linh hoạt các chức năng của RS, Timer, counter trong các bài toán
thực tế: Lập trình, kết nối, chạy thử...
Nội dung của bài: Thời gian: 28h (LT: 8h; TH: 20h)
1. Các liên kết logic Thời gian: 4h
- Các lệnh vào/ra và các lệnh tiếp điểm đặc biệt.
- Các lệnh liên kết logic cơ bản.
- Liên kết các cổng logic cơ bản.
- Bài tập ứng dụng.
2. Các lệnh ghi/xóa giá trị cho tiếp điểm. Thời gian: 4h
- Mạch nhớ R - S.
- Lệnh SET (S) và RESET (R) trong S7-200.
- Các ví dụ ứng dụng dùng bộ nhớ.
3. Timer. Thời gian: 4h
- On - Delay Timer (TON).
- Retentive On - Delay Timer (TONR).
- Bài tập ứng dụng Timer.
4. Couter (Bộ đếm). Thời gian: 4h
- Bộ đếm lên (Counter up).
- Bộ đếm lên/ xuống (Counter up - down).
- Bài tập ứng dụng bộ đếm.
5. Bài tập ứng dụng. Thời gian: 8h
6. Lệnh nhảy và lệnh gọi chương trình con. Thời gian: 4h

Bài 3: Các phép toán số của PLC


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các phép toán so sánh, các phép toán số.
- Ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế: Lập trình, kết nối, chạy thử...
Nội dung của bài: Thời gian: 28h (LT: 8h; TH: 20h)
1. Chức năng truyền dẫn. Thời gian: 11h
- Truyền Byte, Word, Doubleword.
- Truyền một vùng nhớ dữ liệu.
2. Chức năng so sánh. Thời gian: 11h
- Chức năng dịch chuyển.
- Chức năng chuyển đổi (Converter).
- Chức năng toán học.
3. Đồng hồ thời gian thực. Thời gian: 8h

Bài 4: Xử lý tín hiệu analog


Mục tiêu của bài:
- Trình bày được các bộ chuyển đổi đo.
- ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế: Lập trình, kết nối, chạy thử...
Nội dung của bài: Thời gian: 15h (LT: 6h; TH: 9h)
1. Tín hiệu Analog. Thời gian: 2h
2. Biểu diễn các giá trị Analog. Thời gian: 3h
3. Kết nối ngõ vào-ra Analog. Thời gian: 4h
4. Hiệu chỉnh tín hiệu Analog. Thời gian: 3h
5. Giới thiệu về module analog PLC S7-200. Thời gian: 3h

Bài 5: PLC của các hãng khác


Mục tiêu của bài:
- Trình bày nguyên lý, cấu tạo của các họ PLC Omron, Mitsubishi...
- Thực hiện lập trình của các họ PLC nói trên.
Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 5h; TH: 5h)
1. PLC của hãng Omron. Thời gian: 2h
2. PLC của hãng Mitsubishi Thời gian: 2h

3. PLC của hãng Siemens (trung bình và lớn). Thời gian: 2h

4. PLC của hãng Allenbradley. Thời gian: 2h

5. PLC của hãng Telemecanique. Thời gian: 2h

Bài 6: Lắp đặt mô hình điều khiển bằng plc


Mục tiêu của bài:
- Phân tích qui trình công nghệ của một số mạch máy sản xuất.
- Lập trình được một số mạch ứng dụng thường gặp trong thực tế.
- Nạp trình, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 57h (LT: 10h; TH: 47h)
1. Giới thiệu. Thời gian: 1h
2. Cách kết nối dây Thời gian: 6h
3. Các mô hình và bài tập ứng dụng. Thời gian: 50h
- Mô hình thang máy xây dựng.
- Mô hình điều khiển động cơ Y- .
- Mô hình xe chuyển nguyên liệu.
- Đo chiều dài và sắp xếp vật liệu.
- Thiết bị nâng hàng.
- Thiết bị vô nước chai.
- Thiết bị trộn hóa chất.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Vật liệu:
- Bàn, giá thực tập.
- Dây nối.
- Các mô hình cần thiết
- Dây dẫn điện đơn 12/10; 16/10; 20/10.
- Cáp điều khiển nhiều lõi.
- Đầu cốt các loại, vòng số thứ tự.
- Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà), dây nhựa buộc gút.
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha.
- Nguồn điện DC điều chỉnh được.
- PLC CPU214.
- Compurter.
- Các thiết bị thực tập.
Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Giải thuật phù hợp đơn giản, ngắn gọn.
- Nạp trình thành thạo, kiểm tra sửa chữa lỗi khi nạp trình.
- Sử dụng đúng các khối chức năng, các lệnh cơ bản (các phép toán nhị phân
các phép toán số của PLC, xử lý tín hiệu analog).
- Sử dụng, khai thác thành thạo phầm mềm mô phỏng. Thực hiện kết nối
tốt với PC.
- Lắp ráp thành thạo mạch động lực đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUL
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp
nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học sinh ghi nhớ kỹ hơn.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu
và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Nên sử dụng mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Cấu trúc PLC, cấu trúc chương trình...
- Kết nối dây giữa PLC và thiết bị ngoại vi.
- Các phép toán nhị phân các phép toán số của PLC, xử lý tín hiệu analog.
- Thao tác kết nối dây, sử dụng phần mềm viết chương trình, nạp trình vào
PLC.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Tài liệu thực hành PLC-S7 200 – Trung tâm Việt Đức – Trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM.
- Hướng dẫn thiết kế mạch và lập trình PLC – Trần Thế San (biên dịch) –
NXB Đà Nẵng – 2005.
- Điều khiển logic lập trình PLC – Tăng Văn Mùi (biên dịch) – NXB Thống kê
–2006.
- Các tạp chí, tài liệu kỹ thuật có liên quan.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUL ĐÀO TẠO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mã số mô đun: MĐ 23
Thời gian mô đun: 320h; (Lý thuyết: 0h; Thực hành: 320h)
I. VỊ TRÍ , TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí : Mô đun thực tập tốt nghiệp là phần thực tập tay nghề cơ bản có liên
quan tới đào tạo cao đẳng nghề cho nghề Điện cụng nghiệp. Mô đun được bố trí
vào năm thứ 3 học kỳ 2 của chương trình đào tạo.
- Tính chất: Mô đun thực tập tốt nghiệp là mô đun nghề bắt buộc trong chương
trình đào tạo cao đẳng nghề.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Giúp sinh viên nắm bắt có điều kiện tìm hiểu về thực tiễn sản xuất có liên
quan đến nội dung hoặc gần với nội dung đề tài luận án tốt nghiệp chuẩn bị thực
hiện.
- Giúp sinh viên có ý niệm cơ bản về chức năng nhiệm vụ của người kỹ thuật
viên tại công ty, xí nghiệp. Luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc
độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng tự trau
dồi bổ xung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUL:
1. Nội dung và phân phối thời gian:
Số Thời gian
TT Tên các bài trong mô đun *
Tổng Lý Thực Kiểm tra
số thuyết hành
1 Thực hiện các biện pháp an toàn 20 0 20 1
và vệ sinh môi trường lao động
2 Tham dự thực tập tại công ty 300 0 300 2
xí nghiệp
Tổng cộng 320 0 320 3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường lao động
Mục tiêu của bài:
- Trình bày các biện pháp an toàn điện và quy trình phòng chống cháy nổ.
- Trình bày được quy trình sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và cấp cứu
điệngiật.
- Trình bày nội quy, quy định bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường
lao động.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 20h (LT: 0h;
TH: 20h)
1.1. Bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động. Thời gian: 04h
1.2. Thực hiện các biện pháp an toàn điện. Thời gian: 04h
1.3. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ. Thời gian: 04h
1.4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. Thời gian: 04h
1.5. Cấp cứu nạn nhân bi điện giật. Thời gian: 04h
Bài 2: Tham gia thực tập tại công ty xí nghiệp
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 300h (LT: 0h; TH: 300h)
Phụ lục 3A :
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ24
Thời gian mô đun: 120h; (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 90h)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:


Mô-đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu
điện; Khí cụ điện.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Rèn luyện kỷ năng lắp đặt điện gia dụng đúng bản vẽ.
- Lắp được hệ thống đường dây trên không, mạng điện công nghiệp, hệ
thống chiếu sáng, hệ thống tiếp đất, chống sét một cách chính xác theo qui
trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Thời gian
Số
Tên các bàI trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
1 Các kiến thức và kỹ năng cơ bản 21 10 10 1
về lắp đặt điện.
2 Thực hành lắp đặt điện gia dụng 25 3 20 2
3 Thực hành lắp đặt đường dây trên 18 5 11 2
không.
4 Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. 27 5 20 2
5 Lắp đặt mạng điện công nghiệp. 29 7 20 2
120 30 81 9
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
Bài 1: Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện
Mục tiêu của bài:
- Tổ chức nơi người thợ lắp đặt làm việc khoa học an toàn.
- Lắp được hệ thống tiếp đất và hệ thống chống sét một cách chính xác theo
qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị..
Nội dung của bài: Thời gian: 21h (LT: 10h; TH: 11h)
1. Khái niệm chung Thời gian: 1h
2. Ký hiệu thường dùng Thời gian: 2h
3. Công thức thường dùng tính toán Thời gian: 2h
4. Dây dẫn và dây chống sét Thời gian: 5h
5. Sứ và phụ kiện Thời gian: 2h
6. Cột điện Thời gian: 1h
7. Bố trí dây dẫn trên cột Thời gian: 2h
8. Quy định của hệ thống đường dây Thời gian: 1h
9. Trang bị nối đất Thời gian: 5h
Bài 2: Thực hành lắp đặt điện gia dụng
Mục tiêu của bài:
- Lắp được các mạch nội thất, mạch hệ thống gọi cửa, mạch hệ thống
camera một cách chính xác theo qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị.
- Tìm và sửa chữa được các hư hỏng của mạch điện gia dụng đạt yêu cầu kỹ
thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 25h (LT: 3h; TH: 22h)
1. Lắp mạch nội thất. Thời gian: 10h
2. Lắp đặt hệ thống gọi cửa. Thời gian: 8h
3. Lắp đặt hệ thống Camera. Thời gian: 7h

Bài 3: Thực hành lắp đặt đường dây trên không


Mục tiêu của bài:
- Tổ chức nơi người thợ lắp đặt làm việc khoa học an toàn.
- Lắp được hệ thống dây trên không một cách chính xác theo qui trình kỹ
thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị..
Nội dung của bài: Thời gian: 18h (LT: 5h; TH: 13h)
1. Các định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật Thời gian: 2h
2. Vật liệu Thời gian: 1h
3. Máy móc, dụng cụ, đồ nghề Thời gian: 2h
4. Lắp đặt dây dẫn Thời gian: 8h
5. Kỹ thuật an toàn lắp đặt đường dây Thời gian: 3h
6. Đưa đường dây vào vận hành Thời gian: 2h

Bài 4: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng


Mục tiêu của bài:
- Tổ chức nơi người thợ lắp đặt làm việc khoa học an toàn.
- Lắp được hệ thống chiếu sáng một cách chính xác theo qui trình kỹ thuật,
đảm bảo an toàn cho người và thiết bị..
Nội dung của bài: Thời gian: 27h (LT: 5h; TH: 22h)
1. Mạng điện dân dụng Thời gian: 10h
2. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng Thời gian: 10h
3. Sơ đồ điện của một số thiết bị điện sinh hoạt Thời gian: 7h

Bài 5: Lắp đặt mạng điện công nghiệp.


Mục tiêu của bài:
- Tổ chức nơi người thợ lắp đặt làm việc khoa học an toàn.
- Lắp được mạng điện công nghiệp một cách chính xác theo qui trình kỹ
thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị..
Nội dung của bài: Thời gian: 29h (LT: 7h; TH: 20h)
1. Khái niệm chung Thời gian: 5h
2. Lắp đặt mạng điện công nghiệp Thời gian: 24h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây dẫn điện, dây điện từ các loại.
- Giấy, ghen cách điện, sứ, thuỷ tinh... cách điện các loại.
- Mạch từ của các loại máy biến áp gia dụng.
- Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại...
- Hóa chất dùng để tẩm sấy cuộn dây máy điện (chất keo đóng rắn, vẹc-ni
cánh điện...).
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay.
- Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ.
- Các mô hình dàn trải hoặc thiết bị thật các loại thiết bị, đèn điện...
- Các mô-đun: nguồn thí nghiệm, công tơ 1 pha, công tắc, chiết áp, cầu chì,
hộp đấu dây, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, rơle dòng điện, tai nghe gọi cửa,
nút ấn chuông, camera.
*Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
- Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Kỹ năng đọc/ phân tích sơ đồ các thiết bị nói trên.
- Kỹ năng thao tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
- Phân tích hư hỏng, tìm và sửa chữa hư hỏng.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng
dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung
của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm
phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học.
Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử
dụng máy chiếu projector, Laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và
sinh động nội dung bài học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Giao tuyến, mặt cắt
- Hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình chiếu vuông góc
- Phương pháp vẽ hình học, hình chiếu, hình chiếu trục đo, hình chiếu vuông
góc
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn – Giáo trình Vẽ kỹ thuật – NXB Giáo dục
– 2002
- Luyện tập vẽ kỹ thuật – Dự án Jica-HIC tại Hà Nội
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH CỠ NHỎ
Mã số mô đun: MĐ25
Thời gian mô đun: 90h; (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 60h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Là môn học bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh về
lĩnh vực lập trình điều khiển logo cở nhỏ, có khả năng lập trình những mạch
đơn giản là kiến thứ để cho học sinh học cao hơn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
- Thực hiện lập trình điều khiển bằng LoGo.
- Có khả năng thao tác, kết nối giữa động cơ và LoGo một cách thuần
thục. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Số Tổng Lý Thực hành Kiểm tra*
Tên chương mục
TT số thuyết Bài tập (LT hoặc
TH)
1 Giới thiệu chung về bộ điều 4 3 1
khiển lập trình cở nhỏ.
2 Các chức năng cơ bản của 6 4 2
LOGO!
3 Các chức năng đặc biệt của 10 6 4
LOGO!
4 Lập trình trực tiếp trên LOGO! 35 5 28 2
5 Lập trình bằng phần mềm 25 10 13 2
LOGO! SOFT
6 Bộ điều khiển lập trình EASY 10 2 7 1
của hãng MELLER
Cộng: 90 30 55 5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Giới thiệu chung về bộ điều khiển lập trình cở nhỏ
Mục tiêu:
- Giải thích các dạng có của LoGo.
- Mức độ lập trình của LoGo như thế nào.
- Mức độ sử dụng Logo trong công nghiệp.
- Thao tác phải thành thạo trên LOGO.
Nội dung: Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)
1) Cách nhận dạng LoGo. Thời gian: 1h
2) Tổng quan về các version của họ LOGO:. Thời gian: 1 h
3) Khả năng mở rộng của LOGO!:. Thời gian: 1 h
4) Cách đấu dây cho các sản phẩm họ LOGO Thời gian: 1 h
Chương 2: Các chức năng cơ bản của LOGO
Mục tiêu:
- Giải thích được các khối chức năng cơ bản của LoGo.
- Hiểu các nguyên lý lập trình các khối chức năng
- Trình bày vẽ mạch chính xác khi nhập chương trình
- Phân tích chính xác các trường hợp khi mạch không hoạt động.
Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 4h; TH: 2h)
1. Hàm AND, và AND lấy cạnh xung lên Thời gian:1h
2. Hàm NAND và NAND lấy cạnh xung xuống Thời gian: 1h
3. Hàm OR Thời gian: 1h
4. Hàm NOR Thời gian: 1h
5. Hàm XOR Thời gian:1h
6. Hàm NOT Thời gian: 1h

Chương 3: Các chức năng đặc biệt của LOGO


Mục tiêu:
- Giải thích được các khối chức năng đặt biệt của LoGo.
- Hiểu các nguyên lý lập trình các khối chức năng
- Trình bày vẽ mạch chính sát khi nhập chương trình
- Phân tích chính xác các trường hợp khi mạch không hoạt động.
Nội dung: Thời gian: 10h (LT: 6h; TH: 4h)
1) Khối : on-delay Thời gian:1 h
2) Khối : off-delay
3) Khối : on_off-delay
4) Khối : on-delay có nhớ Thời gian: 1h
5) Khối : delay xung có trì hoãn
6) Khối : delay thời gian lấy cạnh xung lên
7) Bộ phát xung không đồng bộ Thời gian: 1h
8) Bộ phát xung ngẫu nhiên
9) Khối công tắt dùng cho đèn cầu thang
10) Khối công tắt đa chức năng Thời gian: 1h
11) Khối ngày giờ trong tuần
12) Khối ngày trong năm
13) Bộ đếm lên xuống Thời gian:1h
14) Bộ đếm giờ
15) Bộ phát xung phụ thuộc tần số
16) Bộ phát xung phụ thuộc analog ngỏ vào Thời gian: 1h
17) Bộ phát xung phụ thuộc sự khác biệt analog
18) Bộ so sánh tín hiệu analog
19) Bộ giám sát tín hiệu analog Thời gian: 1h
20) Bộ khuyết đại analog
21) Bộ chọn giá trị analog cho ngỏ ra
22) Hàm dốc Thời gian: 1h
23) Bộ điều khiển PI
24) Bộ chốt relay
25) Relay xung Thời gian:2h
26) Bộ tạo thông báo
27) Bộ khóa mềm
28) Thanh ghi dịch bít

Chương 4: Lập trình trực tiếp trên LOGO


Mục tiêu:
- Lập trình được các mạch điều khiển động cơ, các mạch đèn
- Thao tác nhập chương trình phải đúng
- Khả năng phán đoán được các tình tiết chưa ổn của mạch.
- Phân tích chính xác trường hợp khi mạch không hoạt động.
Nội dung: Thời gian: 35h (LT: 5h; TH: 30h)
1) Lập trình điều khiển động cơ chạy thuận nghịch Thời gian:2h
2) Lập trình điều khiển động cơ chạy thuận nghịch có hãm Thời gian: 4h
động năng.
3) Lập trình điều khiển động cơ chạy chế độ sao/tam giác Thời gian: 4h
4) Lập trình điều khiển động cơ chạy từng tự Thời gian: 4h
5) Lập trình điều khiển đèn giao thông Thời gian:4h
6) Lập trình điều khiển chuông vào học Thời gian: 5h
7) Lập trình điều khiển ba băng tải chạy luân phiên Thời gian: 6h
8) Lập trình điều khiển tưới cây trong nhà kính Thời gian: 6h

Chương 5: Lập trình bằng phần mềm LOGO! SOFT


Mục tiêu:
- Lập trình được các mạch điều khiển trên phần mềm LoGo SOFT.
- Thao tác nhập các thanh công một cách thuần thục.
- Khả năng xử lý các tình huống trên phần mềm của máy cũng như chỉnh
sửa khi mạch không hoạt động phải chính sát.
Nội dung: Thời gian: 25h (LT: 10h; TH: 15h)
1) Định dạng các thanh công cụ trước khi nhập chương Thời gian:2h
trình
2) Cách lấy các khối chức năng từ thanh công cụ (định Thời gian: 2h
dạng màu của các ngỏ vào,ra trước và sau khi mạch hoạt
động).
3) Lập trình các mạch cơ bản Thời gian: 9h
4) Lập trình các mạch nâng cao Thời gian: 10h

Chương 6: Bộ điều khiển lập trình EASY của hãng MELLER


Mục tiêu:
- Lập trình được trên bộ điều khiển Easy của hãng MELLER
- Thao tác nhập chương trình một cách thuần thục.
- Khả năng xử lý các tình huống với máy thật an toàn
Nội dung: Thời gian: 10h (LT: 2h; TH: 8h)
1) Giới thiệu chung Thời gian:1h
2) Kết nối bộ điều khiển với các mạch bên ngoài Thời gian: 2h
3) Các khối chức năng. Thời gian: 2h
4) Lập trình các mạch điều khiển của LoGo Thời gian: 5h

IV. ĐIỀU KHIỂN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:


* Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bộ điều khiển LoGo , máy tính ( cập nhật phần mềm soft), bộ điều
khiển lập trình EASY của hảng MELLER
- Các động cơ, đèn, băng tải
- Bút thử điện, VOM…
* Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
Video và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra thực hành chấm
trên máy. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
Chương 3:
- Các khối chức năng đặt biệt bằng những bài tập trên giấy.
- Cách nhập chương trình trên LoGo.
- Khi vận hành các mạch .
Chương 4:
- Cách nhập chương trình trên LoGo.
Chương 5 : - Khi vận hành các mạch .

- Cách trình bài các khối chức năng trên phần mềm
Chương 6 : - Cho mạch chạy thử trên phần mềm.
- Khả năng chỉnh sửa khi mạch không hoạt động.

- Cách lập trình của bộ điều khiển


- Khi cho các mạch vận hành.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ
trung cấp nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học
để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN - KHÍ NÉN
Mã số mô đun: MĐ 26
Thời gian mô đun: 120h; (Lý thuyết: 45h; Thực hành: 75h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Trước khi học mô đun này cần hoàn thành các môn học cơ sở và các mô-
đun chuyên môn, mô đun này nên học cuối cùng trong khóa học.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:
- Trình bày được nguyên lý làm việc hệ thống điều khiển điện - khớ nộn.
- Phân tích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các phần tử trong hệ
thống điều khiển điện - khí nén.
- Biết được các phương pháp thiết kế và ứng dụng phần mềm Festo Didactic
để thiết kế, mô phỏng hoạt động mạch điều khiển điện khí - nén.
- Thực hiện được các mạch điều khiển điện khí nén cơ bản và vận dụng
được vào trong thực tế theo yêu cầu điều khiển sản xuất công nghiệp.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian :
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm tra*
TT
số thuyết hành
1 Khái niệm về khí nén. 4 4 0
2 Máy nén khí và thiết bị xử lý khí 12 6 6
nén.
3 Các phần tử trong hệ thống điều 20 6 13 1
khiển khí nén.
4 Các phương pháp điều khiển, thiết 20 8 20 2
kê mạch điều khiển khí nén.
5 Cơ sở lý thuyết điều khiền điện 6 6 0
khí nén
6 Cỏc phần tử điện - khí nén 14 5 9
7 Cỏc phương phỏp thiết kế mạch 34 10 22 2
điện – khí nén.
Cộng 120 45 70 5

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Khái niệm về khí nén.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày đặc điểm của không không khí nén.
- Trình bày các đại lượng vật lý.
- Khả năng ứng dụng của khí nén.
- Ưu, khuyết điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén.
Nội dung của bài: Thời gian: 4h (LT:4h; TH: 0h)
I. Sự phát triển của kỹ thuật khí nén Thời gian: 1h
II. Những đặc trưng cơ bản của khí nén
III. Các đặc tính của khí nén
IV. Các đại lượng vật lý Thời gian: 2h
V. Khả năng ứng dụng của khí nén Thời gian: 1h
VI. Ưu – nhược điểm của hệ truyền động bằng khí nén
Bài 2: Máy nén khí và thiết bị xử lý khí nén.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày khái quát hệ thống phân phối khí.
- Trình bày các loại máy nén khí, bộ bảo dưỡng, thiết bị xử lý khí nén.
Nội dung của bài: Thời gian: 12h (LT: 6h; TH: 6h)
I. Hệ thống thiết bị phân phốikhí nén Thời gian: 2h
II. Máy nén khí Thời gian: 4h
1. Máy nén kiểu piston
2. Máy nén kiểu cánh quạt
3. Máy nén kiểu trục vít
4. Máy nén kiểu Root
5. Máy nén kiểu Turbin
III. Bộ bảo dưỡng Thời gian: 3h
1. Bộ lọc
2. Bộ chỉnh áp suất
3. Thiết bị bôi trơn
IV. Thiết bị xử lý khí nén Thời gian: 3h
1. Yêu cầu về khí nén
2. Các phương pháp xử lý khí nén

Bài 3: Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén.


Mục tiêu của bài:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động các phần tử trong hệ thống điều
khiển khí nén.
- Ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế yêu cầu.
Nội dung của bài: Thời gian: 20h (LT: 6h; TH: 14h)

I. Khái niệm chung Thời gian: 1h


II. Van đảo chiều Thời gian: 3h
1. Ký hiệu
2. Van đảo chiều không duy trì 3/2
3. Van đảo chiều không duy trì 5/2
4. Van đảo chiều duy trì 3/2
5. Van đảo chiều duy trì 5/2
III. Cơ cấu chấp hành Thời gian: 3h
1. Xy_lanh tác động một phía
2. Xy_lanh tác động hai phía
3. Tính toán chọn xy lanh
4. Mô_tơ khí nén
IV. Công tắc hành trình Thời gian: 0,5h
1. Công tác hành trình tác động hai chiều
2. Công tác hành trình tác động một chiều
V. Van tiết lưu Thời gian: 0,5h
VI. Van thoát nhanh Thời gian: 0,5h
VII. Van logic Thời gian: 3h
VIII. Van áp suất Thời gian: 1,5h
IX. Rơle thời gian Thời gian: 3h
X. Rơle áp suất Thời gian: 3h
XI. Các kí hiệu thường dùng trong khí nén, kí hiệu biểu Thời gian: 1h
diễn các đầu nối.

Bài 4: Các phương pháp điều khiển, thiết kế mạch điều khiển khí nén.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày phần mềm ứng dụng Festo Didactic thiết kế, mô phỏng mạch
điều khiển khí nén.
- Trình bày các phương pháp điều khiển, thiết kế mạch điều khiển khí nén
theo yêu cầu hoạt động của cơ cấu truyền động.
- Ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế yêu cầu.
Nội dung của bài: Thời gian: 29h (LT: 8h; TH: 21h)
I. Hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế, mô phỏng Thời gian: 4h
Festo
Didactic
II. Biểu đồ trạng thái Thời gian: 1h
1. Ký hiệu
2. Thiết kế biểu đồ trạng thái.
III. Phương pháp thiết kế theo chu trình Thời gian: 8h
1. Nguyên tắc thiết kế theo chu trình
2. Bài tập ứng dụng.
IV. Phương pháp thiết kế theo tầng Thời gian: 8h
1. Nguyên tắc thiết kế theo chu trình.
2. Bài tập ứng dụng.
V. Phương pháp thiết kế theo nhịp Thời gian: 8h
1. Khái niệm điều khiển khí nén theo nhịp.
2. Phân loại cấu trúc.
3. Nguyên tắc thiết kế mạch điều khiển theo nhịp
4. Bài tập ứng dụng.

Bài 5: Cơ sở lý thuyết điều khiền điện khí nén


Mục tiêu của bài:
- Khái niệm các quá trình điều khiển
- Trình bày các phần tử mạch logic, lý thuyết đại số Boole
Nội dung của bài: Thời gian: 6h (LT: 6h; TH: 0h)
I. Khái niệm quá trình điều khiển Thời gian:2h
1. Hệ thống điều khiển
2. Các loại tín hiệu điều khiển
3. Đặc trưng cho quá trình điều khiển
4. Kỹ thuật điều chỉnh
II. Phần tử mạch Logic Thời gian:2h
1. Phần tử logic NOT
2. Phần tử logic AND
3. Phần tử logic NAND
4. Phần tử OR
5. Phần tử logic NOR
6. Phần tử logic XOR(EXC-OR)
7. Phần tử logic XNOR(EXC-NOR)
III. Lý thuyết đại số bool Thời gian:2h
1. Các phép biến đổi hàm một biến
2. Luật cơ bản của đại số Boole

Bài 6: Các phần tử điện - khí nén


Mục tiêu của bài:
- Trình bày khái quát hệ thống điện – khí nén
- Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động các phần tử trong hệ thống điều
khiển điện - khí nén.
- Ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế yêu cầu.
Nội dung của bài: Thời gian: 14h (LT: 5h; TH: 9h)
I. Khái quát hệ thống điện – khí nén Thời gian: 0,5h
II. Nút Nhấn Thời gian: 0,5h
1. Nút nhấn thường mở
2. Nút nhấn thường đóng
3. Nút chuyển mạch
III. Van điện từ Thời gian:3h
1. Van điện từ 3/2 không duy trì
2. Van điện từ 5/2 không duy trì
3. Van điện từ 5/2 tác động bằng tay
4. Van điện từ 5/2 duy trì
IV. Relais Thời gian:2h
1. Nguyên lý
2. ứng dụng
V. Công tắc hành trình Thời gian:1h
1. Công tắc hành trình thường mở.
2. Công tắc hành trình nam châm.
VI. Cảm biến Thời gian:2h
1. Cảm biến cảm ứng từ
2. Cảm biến điện dung
3. Cảm biến quang
VII. Timer (Relais thời gian) Thời gian:3h
1. Relais thời gian tác động muộn
2. Relais thời gian nhả muộn
VIII. Công tắc áp suất Thời gian:2h
1. Nguyên lý
2. ứng dụng

Bài 7 : Các phương pháp thiết kế mạch điện – khí nén.


Mục tiêu của bài:
- Trình bày phần mềm ứng dụng Festo Didactic thiết kế, mô phỏng mạch
điều khiển điện - khí nén.
- Trình bày các phương pháp điều khiển, thiết kế mạch điều khiển điện -
khí nén theo yêu cầu hoạt động của cơ cấu truyền động.
- Ứng dụng chúng trong các bài toán thực tế yêu cầu.

Nội dung của bài: Thời gian: 34h (LT: 10h; TH: 24h)
I. Hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế, mô phỏng Thời gian:4h
Festo Didactic
II. Phương pháp điều khiển theo nhịp Thời gian:15h
1. Trình tự thực hiện
2. Bài tập ứng dụng
III. Phương pháp điều khiển theo tầng Thời gian:15h
1. Trình tự thực hiện
2. Bài tập ứng dụng

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


Vật liệu:
- Bàn, giá thực tập.
- Ống dẫn khí nén Þ8, Þ6 nối.
- Các mô hình cần thiết
- Dây dẫn điện đơn 12/10; 16/10; 20/10 (3 màu khác nhau có jack cắm)
- Van các loại, vòng số thứ tự.
- Dây nhựa buộc gút, đế dán.
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha.
- Nguồn điện DC điều chỉnh được.
- PLC CPU214.
- Compurter.
- Các thiết bị thực tập.
Nguồn lực khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, laptop, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội
dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Giải thuật phù hợp đơn giản, an toàn.
- Thiết kế, chạy mô phỏng và lắp mạch thành thạo.
- Sử dụng đúng chức năng các thiết bị, thao tác
- Sử dụng, khai thác thành thạo phầm mềm mô phỏng. Thực hiện kết nối
tốt với PLC.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung
cấp nghề và Cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để Học viên ghi nhớ kỹ hơn.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác
mẫu và sửa sai tại chổ cho Học viên.
- Nên sử dụng mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Hướng dẫn sử dụng mô hình điện- khí nén tuyệt đối theo trình tự vận hành
- Thao tác kết nối dây, sử dụng phần mềm thiết kế, mô phỏng.
- Kết nối dây giữa PLC và thiết bị ngoại vi.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Tài liệu Kỹ Thuật Điều Khiển Khí nén – Điện Khí nén. Tác giả : Hồ Vĩnh
An - Trung tâm Việt Đức – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
- Giáo trình Điều Khiển Bằng Khí Nén Trong Tự Động Hoá Kỹ Nghệ. Tác
giả: Peter Rohner, Gordon Smith – Biên dịch Nguyễn Thành Trí. NXB Đà Nẵng
- Các tạp chí, Catalo, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị điện – khí nén có liên
quan.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT QUẤN DÂY
Mã số mô đun: MĐ27
Thời lượng: 150h (Lý thuyết: 20h; Thực hành: 130h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Mô-đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu
điện; Khí cụ điện. Máy điện; Đo lường
điện. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
- Quấn dây, sửa chữa, vận hành các loại máy biến áp 1 pha công suất nhỏ.
- Quấn dây, sửa chữa, vận hành các loại máy biến áp 3 pha công suất nhỏ.
- Sửa chữa, quấn dây, vận hành các loại máy điện xoay chiều không đồng bộ
1 pha.
- Sửa chữa, quấn dây, vận hành các loại máy điện xoay chiều không đồng bộ
3 pha.
- Quấn dây máy điện 1 chiều có công suất vừa và nhỏ.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
PHẦN I: QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP (40 GIỜ)

Thời lượng
Số Tổng Lý Thực Kiểm
Tên các bài trong mô đun
TT số(h) thuyết(h hành(h) tra* (h)
)
1 Quấn dây máy biến áp cách ly 1 12 2 9 1
pha
2 Quấn dây máy biến áp tự ngẫu 1 12 2 9 1
pha
3 Đấu dây vận hành máy biến áp 3 8 2 6
pha (dạng cách ly)
4 Đấu dây vận hành máy biến áp 3 8 2 6
pha (dạng tự ngẫu)
Cộng: 40 8 30 2

PHẦN II: QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN (110 GIỜ)


Thời gian
Số Tổng Lý Thực Kiểm
Tên các bài trong mô đun
TT số(h) thuyết(h) hành(h) tra*
(h)
Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
1 12 2 10
đồng khuôn tập trung
Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
2 12 1 10 1
đồng tâm tập trung (2 mặt phẳng)
Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
3 12 1 10 1
đồng khuôn phân tán
Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
4 12 1 10 1
đồng tâm phân tán (3 mặt phẳng)
Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
5 22 2 18 2
đồng khuôn 2 lớp
Quấn dây động cơ KĐB 1 pha
6 10 1 8 1
đồng tâm phân tán
Quấn dây động cơ KĐB 1 pha
7 đồng tâm hình sin (không mượn 10 1 8 1
rảnh)
Quấn dây động cơ KĐB 1 pha 2
8 10 8
đồng tâm hình sin (mượn rảnh)
Quấn dây động cơ KĐB 1 pha
9 10 1 8 1
đồng khuôn phân tán (quạt trần)
Cộng: 110 12 90 8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
PHẦN I
Bài 1: Quấn dây máy biến áp 1 pha dạng cách ly (12h)
Mục tiêu của bài
- Tính toán số liệu dây quấn máy biến áp cách ly theo sơ đồ biến áp và
mạch từ có sẵn.
- Quấn dây máy biến áp theo số liệu dây quấn đã tính toán.
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1,5h, TH: 10,5h)
- Tính toán số liệu dây quấn:
+ Ghi nhận các tham số ban đầu ( sơ đồ biến áp và kích thước mạch từ)
+ Tính toán số liệu dây quấn (số vòng dây và đường kính dây)
- Tiến hành quấn dây:
Ø Làm khuôn quấn
Ø Tiến hành quấn dây (sơ cấp trước thứ cấp sau)
Ø Ráp mạch từ
Ø Đo kiểm tra
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm mạch giữa sơ cấp và thứ cấp
Kiểm tra chạm vỏ
Ø Dấu dây vận hành
Kiểm tra điện áp sơ cấp (U1) có tải, không tải
Kiểm tra điện áp thứ cấp (U2) có tải, không tải
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 2: Quấn dây máy biến áp 1 pha dạng tự ngẫu (12h)


Mục tiêu của bài
- Tính toán số liệu dây quấn máy biến áp cách ly theo sơ đồ biến áp và
mạch từ có sẵn.
- Quấn dây máy biến áp theo số liệu dây quấn đã tính toán.
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1,5h, TH: 10,5h)
- Tính toán số liệu dây quấn:
+ Ghi nhận các tham số ban đầu ( sơ đồ biến áp và kích thước mạch từ)
+ Tính toán số liệu dây quấn (số vòng dây và đường kính dây)
- Tiến hành quấn dây:
Ø Làm khuôn quấn
Ø Tiến hành quấn dây
Ø Ráp mạch từ
Ø Đo kiểm tra
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm vỏ
Ø Dấu dây vận hành
Kiểm tra điện áp sơ cấp (U1) có tải, không tải
Kiểm tra điện áp thứ cấp (U2) có tải, không tải
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 3: Đấu dây vận hành máy biến áp 3 pha dạng cách ly (8h)
Mục tiêu của bài
- Đo kiểm tra bộ dây máy biến áp 3 pha.
- Dấu dây vận hành máy biến áp 3 pha.
Nội dung của bài Thời lượng: 8h (LT: 1,5h, TH:6,5h)
- Đo kiểm tra bộ dây:
+ Kiểm tra cuộn sơ cấp (pha A, pha B, pha C)
+ Kiểm tra cuộn thứ cấp (pha A, pha B, pha C)
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm mạch giữa sơ cấp và thứ cấp
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành:
+ Kiểm tra điện áp sơ cấp (U1) có tải, không tải
+ Kiểm tra điện áp thứ cấp (U2) có tải, không tải
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 4: Đấu dây vận hành máy biến áp 3 pha dạng tự ngẫu (8h)
Mục tiêu của bài
- Đo kiểm tra bộ dây máy biến áp 3 pha.
- Dấu dây vận hành máy biến áp 3 pha.
Nội dung của bài Thời lượng: 8h (LT: 1,5h, TH: 6,5h)
- Đo kiểm tra bộ dây:
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành:
+ Kiểm tra điện áp sơ cấp (U1) có tải, không tải
+ Kiểm tra điện áp thứ cấp (U2) có tải, không tải
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

PHẦN II
Bài 1: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha 1 lóp dạng đồng khuôn
tập trung(12h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn 1 lớp dạng ĐKTT
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 3 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng ĐKTT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1,5h, TH: 10,5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( vô theo nhóm)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 2: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha 1 lớp dạng đồng tâm tập trung (2
mặt phẳng) ;(12h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn 1 lớp dạng ĐTTT
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 3 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng ĐTTT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1,5h, TH: 10,5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( vô theo nhóm)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 3: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha 1 lớp dạng đồng khuôn
phân tán(12h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn 1 lớp dạng ĐKPT
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 3 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng ĐKPT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1,5h, TH: 10,5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( vô theo pha: pha A, pha B, pha C)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 4: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha 1 lớp dạng đồng tâm phân tán (3
mặt phẳng ; (12h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn 1 lớp dạng ĐTPT
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 3 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng ĐTPT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 12h (LT: 1.5h, TH: 10,5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( vô theo pha: pha A, pha B, pha C)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 5: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng đồng khuôn 2 lóp (22h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn 2 lớp dạng đồng khuôn
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 3 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 3 pha dạng ĐTPT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 22h (LT: 2h, TH: 20h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( vô theo nhóm )
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả
Bài 6: Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dạng đồng tâm phân tán (10h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn dạng ĐTPT
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 1 pha
- Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dạng ĐTPT theo số liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 10h (LT: 1,5h, TH:8.5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( pha chính trước, pha phụ sau)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 7: Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dây quấn sin dạng không mượn rãnh
(10h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn sin dạng không mượn rãnh
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 1 pha dây quấn sin
- Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dây quấn sin không mượn rãnh theo số
liệu cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 10h (LT: 1,5h, TH:8.5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( pha chính trước, pha phụ sau)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 8: Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dây quấn sin dạng có mượn rãnh
(10h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn sin dạng có mượn rãnh
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 1 pha dây quấn sin
- Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dây quấn sin có mượn rãnh theo số liệu
cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 10h (LT: 1,5h, TH:8.5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( pha chính trước, pha phụ sau)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả

Bài 9: Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dạng đồng khuôn phân tán (
dây quấn quạt trần) ; (10h)
Mục tiêu của bài
- Vẽ được sơ đồ khai triển dây quấn dạng đồng khuôn phân tán (quạt trần)
- Nắm được trình tự các bước tiến hành quấn dây động cơ 1 pha dạng
đồng khuôn phân tán ( quạt trần)
- Quấn dây động cơ KĐB 1 pha dạng đồng khuôn phân tán theo số liệu
cho trước
Nội dung của bài Thời lượng: 10h (LT: 1,5h, TH:8.5h)
- Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn
- Tiến hành quấn dây
Ø Vệ sinh mạch từ
Ø Lót giấy cách điện
Ø Làm khuôn quấn
Ø Quấn dây ( quấn từng nhóm bối)
Ø Vô dây ( pha chính trước, pha phụ sau)
Ø Đấu dây ( liên kết các nhóm trong cùng pha)
Ø Đai dây
Ø Đo kiển tra bộ dây
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra chạm pha
Kiểm tra chạm vỏ
- Đấu dây vận hành
Ø Đấu nối bộ dây
Ø Đóng nguồn
Ø Đo dòng các pha
- Nghiệm thu đánh giá kết quả
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
*Vật liệu:
- Dây điện từ các loại.
- Giấy cách điện, phim phổi.
- Ghen cách điện bằng amiăng.
- Dây đai.
- Thiếc (chì) hàn; Nhựa thông; Vẹc ni...
- Một số vật liệu cần thiết khác.
*Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay.
- Bộ đồ nghề điện cầm tay gồm:
Pan me.
Máy quấn dây chỉ thị số.
Khoan điện; Mỏ hàn điện.
Kìm điện các loại: kìm B (kìm răng), kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt
dây, kìm bấm cốt.
Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến
6mm. Cưa, bào, búa cao su...
- Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế, tần số kế,
Cos kế, điện kế 1pha, 3 pha,
- Động cơ một pha và ba pha các loại.
- Máy biến áp.
- Nguồn AC 1 pha, 3 pha.
*Nguồn lực khác:
- PC.
- Phần mềm chuyên dùng.
- Projector.
- Overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Điểm lý thuyết:
§ Sơ đồ dây quấn
§ Kết quả tính toán
Điểm thực hành :
§ Kỹ năng thao tác
§ Thời lượng hoàn thành
§ Sản phẩm đạt được
- Điểm kết thúc mô đun: Lấy điểm trung bình cộng của các bài thực tập
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình :
Chương trình mô đun được sử dụng cho hệ
TCN Số lượng học viên
20 HV/ 1 GV
2. Trang thiết bị giảng dạy cho môn học
Bàn quấn dây, máy quấn dây
Mạch từ máy biến áp
Động cơ 1 pha, 3 pha
Vật tư : dây điện từ, giấy cách điện, dây đai …
3. Yêu cầu về giáo viên
Kỹ sư, cử nhân chuyên ngành điện công nghiệp
Chuyên viên kỹ thuật bậc cao
4. Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thế Kiệt - Tính toán và sữa chữa dây quấn máy điện - XB
năm 1994.
[2]. Nguyễn Trọng Thắng & Nguyễn Thế Kiệt - Công nghệ chế tạo
và tính toán, sữa chữa máy điện NXBGD năm 1995
[3]. Nguyễn Xuân Phú-Tô Đằng, Quấn dây, sử dụng & sửa chữa động
cơ điện xoay chiều & một chiều thông dụng - NXB KHKT năm
1995.

Núi Tô, ngày 20 tháng 02 năm 2011


HIỆU TRƯỞNG

You might also like