You are on page 1of 2

Câu thành ngữ quen thuộc : “Đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, nghĩa là đèn nhà ai, thì

chỉ sáng ở nhà ấy thôi. Câu này


muốn nói mọi người hãy lo việc của mình, không nên để ý, hay can thiệp vào chuyện người khác. Nhưng với
cách nhìn khác, thì câu thành ngữ này có phần cầu an, ích kỷ, thiếu tính cộng đồng. Nghĩa là mình chỉ biết mình
có lợi, không cần biết đến điều gì khác.
"Đèn nhà ai nhà ấy rạng" giải thích một cách hình tượng thế này, đèn nhà anh thì nhà anh sáng, đèn nhà tôi thì
nhà tôi sáng, không có chuyện đèn nhà tôi mà nhà anh cũng được sáng lây hay ngược lại.
Ta dễ dàng suy ra được nghĩa bóng của câu đó là sống thực dụng, sống chỉ biết đến những gì thuộc về mình mà
không quan tâm hay san sẻ với người khác, với nhà khác. Thành quả của tôi (nhà tôi) thì (nhà) tôi hưởng.
Xa hơn là thấy người bị hoạn nạn mà không quan tâm, giúp đỡ vì là ...chuyện người, hay chuyện của họ không
liên quan đến mình quan tâm chi cho mệt xác...v...v..
Có nghĩa là đừng nên nhìn bên ngoài mà vội vàng kết luận. vì thật sự chỉ có người trong cuộc mới biết. ví
dụ : Có 1 người vợ đang chửi mắng chồng. thì mọi người vội kết luận là " sư tử hà đông " chớ đâu hiểu là vì
người chồng đã nướng cả tháng lương vào 1 chầu "bia ôm" với bạn bè ! Có 1 người đàn ông đánh vợ. thì mọi
người lại vội kết luận là đồ vũ phu. chớ không biết là chị ta vừa đem tiền đi đóng tiền điện mà đã đánh bài thua
hết, và bỏ con nhịn đói tới tối mới về đến nhà...Có 1 cô đi làm "Gái" mọi người đều khinh bỉ. nhưng thật ra cô ấy
muốn kiếm tiền thật nhanh để mổ tim cho Mẹ đang nằm hấp hối trong Bệnh Viện
Đại ý là : Đừng vội kết luận khi chưa hiểu rỏ vấn đề. Đừng nên kết tội khi chưa điều tra chính xác.
"Đèn nhà ai nấy sáng" là ý nói chỉ có người trong cuộc mới hiểu.
Tính cộng đồng kém, lối sống vô cảm, ích kỷ…là một vấn nạn nhức nhối. Hàng ngày, hàng giờ lối sống này
đang làm xấu đi và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Trong môi trường kinh doanh, mọi người dường như đã nghe quen tai câu nói : “Thương trường là chiến
trường”. Câu nói này cho thấy tính quyết liệt của việc cạnh tranh trên thương trường. Nhưng quá đi một chút,
hóa ra các doanh nhân coi nhau như “kẻ thù” à ?. Chính vì thế mà dẫn đến chuyện cạnh tranh không lành mạnh,
tìm mọi phương cách để triệt hạ nhau. Tôi cho rằng cách nghĩ theo kiểu “chiến trường” là cách nghĩ hẹp hòi,
thiếu tính nhân văn. Tại sao không nghĩ đến chuyện cùng có lợi, cùng phát triển ?
Nhìn vào một số ngành kinh doanh, mới thấy cái cách nghĩ “chiến trường” thật tai hại. Đơn cử, trong các doanh
nghiệp may xuất khẩu , để lôi kéo khách hàng, cách doanh nghiệp luôn tìm cách chào hàng và gia công với đơn
giá thấp. Điều này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngòai. Đơn giá nhân công trên sản phẩm được hạ thật
thấp. Tất cả gánh nặng rơi lên vai người lao động, vì đồng lương rẻ mạt. Sau giờ tan ca, nhìn gương mặt phờ
phạc, thân hình ốm yếu, thiếu dinh dưỡng của những công nhân may, mà buồn lòng. Trong khi đó, hàng Việt
Nam xuất khẩu với giá rẻ, lại đứng trước nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngòai kiện vì bán phá giá. Chuyện
cạnh tranh “tiêu diệt nhau, và tiêu diệt chính mình”, làm nghèo đất nước, không phải chỉ sảy ra ở một ngành.
Vì lợi nhuận cục bộ của cá nhân , hoặc của doanh nghiệp; vì sự cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường,
muốn giảm giá thành để “hạ gục” đối thủ, người ta sẵn sàng sử dụng các chất độc hại trong sản xuất và chế biến
thực phẩm. Những chất độc hại sẽ đầu độc nhiều thế hệ, làm tổn hại sức khỏe, làm thóai hóa cả giống nòi. Thật
không thể chấp nhận được cái thói ích kỷ, tham lam, vụ lơi…và cái tư duy thiển cận như vậy. Nhưng điều buồn
hơn là: bộ máy quản lý nhà nước về chuyện này làm việc không mấy hiệu quả. Có lẽ lại là vấn đề nhận thức,
sống chết mặc bay…?? Lại là vấn đề tư tưởng nông dân “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, mình chỉ biết mình có lợi là
được. Nhưng xin thưa, người được nhà nước giao nhiện vụ quản lý vệ sinh, an tòan thực phẩm, đâu phải là người
nông dân ?
Ở các địa phương cũng sảy ra tình trạng phát triển rất nóng các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải
trí, tìm mọi cách thu hút đầu tư…để hy vọng tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Chất thải công nghiệp
theo sông suối, theo không khí bay đi thì cả thiên hạ phải chịu, miễn sao tỉnh nhà có tiền. Nếu không xem xét kỹ
hiệu quả kinh tế, đi đôi với tác động xấu về môi trường thì hậu quả sẽ thật nặng nề
Nếu phát triển kinh tế mà chất lượng cuộc sống đi xuống, thì cách phát triển kinh tế như vậy là phát triển không
bền vững (nếu không muốn nói là sai lầm!). Chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và an
tòan vệ sinh thực phẩm rất kém. Cho dù kinh tế có khởi sắc, thì sức khỏe của cả xã hội, của mỗi con người luôn
bị đe dọa hàng ngày. Đây không còn là chuyện “đèn nhà ai nhà ấy rạng nữa”, mà là mối quan tâm lo lắng của
tòan xã hội.
Đèn nhà ai nấy ság để nói lên quyền riêng tư của mỗi cá nhân, gia đình cũng khuyên chúg ta k nên tò mò, thắc
mắc, thóc mách chuyện hàng xóm. Đôi khi ở một số trường hợp, ng ta dùg câu này để trách cứ sự thờ ơ của 1 cá
nhân, 1 tập thể trước 1 sự việc nào đó mà hờ hững như không phải chuyện của mình

You might also like