You are on page 1of 6

Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình

sự
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ.
Trong xã hội dân chủ công khai được xem như một tư tưởng xuyên suốt quá trình
tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Công khai trong hoạt động của bộ máy nhà
nước ở cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp là vấn đề được hầu
hết các nước trên thế giới quan tâm nhất là nhà nước ta – nhà nước của dân, do
dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vấn đề đảm bảo tính công khai,
minh bạch được quy định xuyên xuốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam, và được
cụ thể hóa trở thành một nguyên tắc quan trọng tại điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003. Vì vậy, trong bài tập này nhóm KT33E 1 – 1 chọn đề tài “Ý nghĩa của
nguyên tắc xét xử công khai và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
nguyên tắc này” làm đề tài nghiên cứu cho nhóm mình.
II. NỘI DUNG:
1. Khái quát về nguyên tắc xét xử công khai.
Nguyên tắc xét công khai là trong những nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng
hình sự.
Đảm bảo tính công khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được Nhà
nước quan tâm. Tư tưởng về tính công khai trong hoạt động tố tụng đã được ghi
nhận trong tất cả các bản Hiến pháp. Hiến pháp 1946, Điều 67: “Các phiên tòa
phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”. Hiến pháp 1959, Điều 101: “Việc xét xử
tại các tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp Luật định”. Hiến pháp
1980, Điều 133: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.
Hiến pháp 1992, Điều 131: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp
Luật định”.
Luật tổ chức Tòa án năm 2002 và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2003 đã
cụ thể hóa tư tưởng này. Điều 7 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy
định: “Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật
Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo

1
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình
sự
yêu cầu chính đáng của họ”. Tại Điều 18 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2003 quy
định: Xét xử công khai “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi
người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này qui định. Trong
trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc
hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử
kín, nhưng phải tuyên án công khai”
Như vậy, từ Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất cũng như các
văn bản luật chuyên ngành đều quy định: việc xét xử của Tòa án được tiến hành
công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, mọi công dân từ 16 tuổi trở
lên đều có thể tham dự và Tòa án phải công bố tất cả các quyết định được thông
qua trong quá trình xét xử vụ án. Tòa án xét xử công khai ở trụ sở Tòa án nhưng
trong trường hợp cần phát huy mạnh mẽ tác dụng giáo dục và phòng ngừa của
công tác xét xử thì Tòa án có thể tiến hành các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi
xảy ra tội phạm. Nguyên tắc xét xử công khai không chỉ áp dụng đối với hoạt động
xét xử sơ thẩm, mà đối với cả hoạt động xét xử phúc thẩm.
Cụ thể hóa nguyên tắc xét xử công khai của tòa án thể hiện qua việc: Nội
dung phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tòa phải được niêm yết công khai
trước khi xét xử, kết quả xét xử tại phiên tòa có thể được công bố trên báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác để
cho mọi người được biết.
Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc công khai không có nghĩa là trong tất cả mọi
trường hợp, với mọi vụ án đều phải xét xử công khai, mà có những trường hợp
đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật
của đương sự thì Tòa án được phép xử kín. Xử kín là một chế định đã được quy
định ngay từ Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 đầu tiên của nước ta và được
khẳng định lại tại điều 18 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Việc quy định về
xử kín là hoàn toàn hợp lý, vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của đương sự, thể hiện
sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm, danh dự của đương sự trong vụ án.

2
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình
sự
Quy định này cũng phù hợp với hầu hết luật tố tụng hình sự của các nước trên thế
giới. Tuy nhiên, cho đến nay, hai khái niệm “thuần phong mỹ tục của dân tộc” và
“bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” vẫn chưa được các cơ quan
có thẩm quyền giải thích một cách cụ thể, chi tiết để áp dụng được thống nhất.Do
vậy, trên thực tế để coi một vụ án có thuộc các trường hợp phải xử kín hay không
chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cơ quan xét xử.
Trên thực tế các vụ án hiếp dâm, tội phạm liên quan đến tình dục thường
được xử kín. Bởi đối với các vụ án hiếp dâm, người bị hại phải kể tỉ mỉ các tình tiết
của vụ án, người giám định cần phải đưa ra kết luận về người bị hại, người làm
chứng cũng phải trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án. Nếu vụ án được xét
xử công khai, với sự tham gia của nhiều người thì sẽ làm cho người bị hại không
dám kể chi tiết về những tình tiết của vụ án xảy ra. Tâm trạng đó có thể xảy ra đối
với bị cáo, người làm chứng,….và như vậy việc xác định sự thật của vụ án sẽ gặp
khó khăn. Trường hợp này, Tòa án có thể quyết định xử kín. Ví dụ, vụ án hiện nay
đang xôn xao dư luận đó là vụ án xét xử Sầm Đức Xương, Tòa án đã quyết định xử
kín. Vụ án này liên quan đến tình dục mà nạn nhân lại là các trẻ em gái chưa thành
niên nên rõ ràng họ có thể bị ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự nếu vụ án được
xét xử công khai. Vì vậy, theo yêu cầu lợi ích chính đáng của đương sự, cũng như
để đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang
quyết định xử kín là hoàn toàn đúng pháp luật. Vụ án được xử kín thì chỉ có Hội
đồng xét xử (gồm thẩm phán, hội thẩm nhân dân), kiểm sát viên, bị cáo, người bào
chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người
làm chứng, người giam định, người phiên dịch được tham gia phiên tòa.
Các chủ thể khác như người thân của bị cáo, bị hại… - người không có
nhiệm vụ không được tham dự phiên tòa xét xử đối với toàn bộ hay một phần vụ
án. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, Tòa án đều phải tuyên án công khai. Tuyên án
công khai được hiểu là việc tuyên án đó không được thực hiện kín mà được tuyên

3
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình
sự
cho mọi người cùng nghe. Quy định này đảm bảo rằng phán quyết của tòa án phải
được công khai, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo được mục tiêu
răn đe và phòng ngừa chung. Một điều quan trọng nữa của việc tuyên án công khai
đó là bản án sẽ được nhân dân, xã hội giám sát nên việc phán xử không thể tùy
tiện.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc xét xử công khai.

a. Với hoạt động lập pháp.

b. Với cơ quan tiến hành tố tụng.


Theo điều 27 - BLTTHS năm 2003 thì cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Các cơ quan này có những chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất
của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp do
pháp luật quy định để xác minh sự thật của vụ án, chứng minh tội phạm và xử lý
người phạm tội. Việc xét xét xử công khai là một trong những bảo đảm cho hoạt
động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình và tuân
thủ nghiêm chỉnh pháp luật.
c. Với những người tham gia tố tụng.
Theo BLTTHS năm 2003 thì người tham gia tố tụng gồm có: Bị can, bị cáo,
người bào chữa, người bị tạm giữ, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người làm
chứng, người phiên dịch… Như đã nói ở trên, việc xét xử công khai là một trong
nhưng bảo đảm cho hoạt

d. Với các nguyên tắc cơ bản Luật tố tụng hình sự.

4
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình
sự

Như vậy, có thể thấy việc xét xử công khai nhằm bảo đảm cơ chế kiểm tra
và giám sát của dân đối với hoạt động xét xử. Sự kiểm tra giám sát của dân đối với
hoạt động nhà nước nói chung và hoạt động xét xử nói riêng là đòi hỏi cấp bách
của một xã hội dân chủ. Mọi hoạt động của Nhà nước không được công khai, triệt
tiêu sự giám sát của dân đều có khả năng dẫn đến chuyên quyền, quan liêu và tệ
hơn nữa là ở nơi đó “Quốc nạn tham nhũng” được hoành hành.
Mặt khác, xét xử công khai là một trong bảo đảm cho hoạt động xét xử được
tiến hành đúng đắn, nâng cao trách nhiệm và lương tâm của thẩm phán.
Hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn thì bản án phán quyết của Tòa
mới được chính xác và được mọi người tôn trọng.
Một bản án “đúng người, đúng tội” làm cho những người tham dự phiên Tòa
và công luận “Tâm phục, khẩu phục” thì có nghĩa rằng “Công lý đã được thực thi”,
“Công lý được thực thi” thì tinh thần thượng tôn pháp luật được nâng cao.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc xét

xử công khai. (cả cái này nữa)


Để nguyên tắc công khai được thực thi, điều Luật đã qui định “Xét xử công
khai và mọi người (người trên 16 tuổi) có quyền tham dự”. Theo chúng tôi là để
nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia phiên tòa, bảo đảm sự giám sát của dân
đối với hoạt động xét xử, cũng như bảo đảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa của
hoạt động xét xử. Để đảm bảo nội dung này, Tòa án phải niêm yết kế hoạch xét xử
tại trụ sở của Tòa án để nhân dân biết và tham gia. Đối với những vụ án thu hút sự
chú ý của nhân dân, Tòa phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng để nhân dân biết và tham gia.
Thời gian gần đây, có nhiều phiên Tòa mà số lượng người tham dự rất đông.
Thay vì khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia thì lực lượng cảnh sát bảo
vệ phiên tòa và Tòa án cố tình ngăn cản không cho người dân tham gia với lý do:

5
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bài tập nhóm tháng 1 Môn: Luật Tố tụng hình
sự
- Phòng xử án hẹp, không đủ chỗ.
- Tham gia đông không đảm bảo trật tự phiên tòa.
- Cá biệt, có Tòa còn yêu cầu người tham gia phải có đơn xin tham dự.
Theo chúng tôi, dù với bất cứ lý do nào cũng đều không thể hạn chế số
lượng người tham gia vì điều đó là vi phạm Bộ luật tố tụng hình sự và cao hơn nữa
là những hành động “vi hiến”. Để khắc phục tình trạng nêu trên và tránh tình trạng
vi phạm “Nguyên tắc xét xử công khai” theo chúng tôi Tòa án có thể tiến hành một
số giải pháp sau:
1/ Tạo điều kiện thuận lợi cho giới truyền thông tham gia, để những người
dân không tham dự trực tiếp có thể xem qua các kênh này.
2/ Phòng xử án hẹp, thiếu chổ, Tòa có thể bố trí loa phát thanh ngoài phòng
xử án để người dân không vào phòng xử án có thể nghe những diễn biến của phiên
tòa.
3/ Nếu có điều kiện (chúng tôi cho rằng rất khả thi) tòa có thể dùng camera
và các màn hình đặt ngoài phòng xử án để người dân trực tiếp theo dõi diễn biến
phiên toàn.
4/ Trong trường hợp cần thiết Tòa có thể xử ở nơi khác (ngoài trụ sở Tòa
án). Như vậy, Tòa có thể thuê, mượn những nơi có điều kiện hơn như sân vận
động, nhà hát hay hội trường lớn. .v.v..
Tòa án và lực lượng bảo vệ phiên Tòa phải có nghĩa vụ tạo mọi điếu kiện
thuận lợi cho mọi người tham dự phiên Tòa. Cản trở hoặc hạn chế người dân tham
dự các phiên Tòa, theo chúng tôi là hành động vi phạm pháp luật cần phải nghiêm
trị
III. KẾT LUẬN:

6
NHÓM KT33E 1 – 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

You might also like