You are on page 1of 20

ĐAI HỌC GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN URBANIANA

NHỮNG QUI TẮC CHUNG


ĐỂ SOẠN THẢO CÁC LUẬN VĂN

ĐẠI CHỦNG VIỆN SAO BIỂN


NHA TRANG 2011
2

Nguyên bản:

NORME COMUNI PER GLI


ELABORATI ACCADEMICI

Xuất bản:

PONTIFICIA UNIVERSITÀ URBANIANA


3

A. HÌNH THỨC SOẠN THẢO LUẬN VĂN

1. Luận văn viết với khoảng cách dòng đôi (double line), trên
giấy trắng khổ A4, ghi notes ở cuối trang (footnotes). Thụt vào
một chút ở đầu dòng của mỗi đoạn văn.
2. Trong luận văn, những chữ hay cụm từ ngoài ngôn ngữ mà
người viết sử dụng thì phải viết nghiêng, ví dụ như những chữ
La Tinh, Do Thái hoặc Hy Lạp (nếu đã được chuyển mẫu tự. -
Nhưng không được viết nghiêng những mẫu tự Hy Lạp).
Không được viết đậm (bold) hay gạch dưới (underline).
3. Trong luận văn, những tên tác giả (K. Rahner, Bultman, F.
Cappello, E. Mounier…) không được viết in hoa: những tên
của tác giả không được viết in hoa: chỉ được in hoa1 trong phần
footnotes hoặc trong thư mục sau cùng, chúng dự phần vào thư
mục.
4. Về các tiêu đề bài viết, chúng phải được viết theo trật tự nhỏ
dần (ba mẫu sau đây phải được thực hiện):
Chữ in hoa lớn: TIÊU ĐỀ CẤP MỘT
Chữ in hoa nhỏ: TIÊU ĐỀ CẤP HAI
Chứ nghiêng thường: Tiêu đề cấp ba
5. Những câu văn trích dẫn được đặt trong ngoặc kép thấp
«…», trong khi những trích dẫn trong một trích dẫn khác thì đặt
trong ngoặc kép cao “…”. - Ví dụ: «Các môn đệ nói rằng:

1
Trong văn bản tiếng Ý có sự phân biệt chữ in hoa lớn (All caps) và in hoa
nhỏ (Small caps). Ví dụ phân biệt giữa “RAHNER” và “RAHNER”. Trong
bản dịch này chúng tôi bỏ qua sự phân biệt này ngay cả trong các ví dụ bằng
tiếng Ý (ND).
4
“Thưa thầy, xin gia tăng thêm lòng tin cho các con”. Người trả
lời: “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải” ecc.» (Lc 17, 5-6).
(Ngoặc kép thấp có trong “macro”, hoặc đánh phối hợp “alt
171” và “alt 187”, hoặc dùng chức năng sửa tự động những dấu
< > thành những dấu « »).
Những chuyển dịch hoặc giải thích của người viết thì được
đặt trong dấu ngoặc vuông: «Ai ăn thịt Ta [của Đức Giêsu] và
uống máu Ta…». Đối với những khảo luận viết bằng tiếng Anh
thì lại dùng dấu ngoặc trong và ngoài như sau: “… ‘…’ …”
6. Một trích dẫn từ ba dòng trở lên được đặt tách rời khỏi đoạn
văn của người viết, làm thành một đoạn khác có kích thước nhỏ
hơn và thụt vào cả bên trái và bên phải.
7. Những dấu câu chỉ được dùng ba thứ (dấu chấm, dấu phẩy,
dấu chấm phẩy) tránh dùng những thứ khác, và đặt nó sát vào
cuối chữ. Ngược lại, đặt một khoảng cách nhỏ (space) giữa dấu
câu và chữ kế tiếp nếu có [«Người trả lời: “Nếu các con có đức
tin… chuyển núi»]
8. Dấu câu được đặt sát sau ngoặc kép, ngoại trừ dấu chấm hỏi
hoặc dấu cảm thán thuộc phần trích dẫn.
Ví dụ: «Đức Giêsu nói: “Ta là ánh sáng thế gian”». - «Hãy
hoán cải và tin vào Tin Mừng!». Trong tiếng Anh, ngược lại,
nó được đặt trước ngoặc kép và ngay cả trước dấu chấm hoặc
dấu phẩy ecc. (Ví dụ: “Lord, where are you going?” nhưng: “I
will lay down my life for you.”)
9. Sau khi mở ngoặc kép hay ngoặc đơn và trước khi đóng
ngoặc không được để một khoảng cách nào.
Ví dụ: «Người trả lời: “Nếu các con có đức tin bằng hạt
cải” ecc.» (Lc 17,5-6).
Như vậy, không được viết ( Lc 17, 5-6) hoặc (Lc 17,5-6 ).
Theo bàn phiếm tiếng Pháp, ngược lại một khoảng cách nhỏ
được đặt sau dấu mở ngoặc và trước khi đóng ngoặc, cũng vậy
5

đặt một khoảng cách nhỏ trước dấu hai chấm: « Jésus dit à sa
mère : “Femme, voici ton fils” ».
10. Trước mỗi dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm phẩy,
dấu chấm than, dấu chấm hỏi ecc.) không được để một khoảng
cách. Ví dụ: «Khi đến Betfage, Đức Giêsu sai hai môn đệ ecc.».
Như vậy, không được viết: «Khi đến Betfage , Đức Giêsu ecc.»
11. Không được, do lỗi, đặt đâu đó hai khoảng cách nhỏ (2
spaces) thay vì chỉ một. Dùng máy tính để giúp thay thế những
khoảng cách đôi bằng khoảng cách đơn qua chức năng
“replace”.
12. Phải chắc chắn rằng trong việc sử dụng thống nhất các chữ
in hoa (ít trong tiếng Ý, nhiều trong tiếng Anh).
Cần phân biệt «tin mừng [= sứ điệp của Đức Giêsu]» với
«Tin Mừng của Marcô [= sách, cũng vậy như Kinh Thánh,
Coran, Didaché», «giáo hội [= như là một cấu trúc] với Giáo
Hội [như là một cộng đoàn tín hữu]

B. CÁCH GHI TRÍCH DẪN

I. Cách ghi trích dẫn một quyển sách


1. Bắt đầu bằng tên (first name) của tác giả [G.]
2. Họ (last name) của tác giả bằng chữ in hoa, tiếp ngay sau là
dấu phẩy [DEVINE,]
3. Tựa đề (title) quyển sách và tiểu đề (subtitle) nếu có, được
viết nghiêng và tiếp ngay sau là dấu phẩy [Lịch sử cứu độ,]
4. Tên nhà xuất bản, đi trước và sau nó là dấu phẩy, tên thành
phố và năm xuất bản [San Paolo, Cinisello Balsamo (MI)
1999,]
6
5. Số của một trang (hoặc của nhiều trang, với gạch nối ở giữa
nhưng không để khoảng trống). Không được dùng “ss” (hoặc
tương đương ở các ngôn ngữ khác) nhưng phải để con số của
trang cuối [105-110]. Nếu phải mô tả những đoạn văn hoặc
những số đọan văn của một quyển sách thì cần có biểu tượng
này trước “§”, hay “n. / nn.”
6. Nếu số tác giả của quyển sách là hai hay ba thì phải viết bắt
đầu với tên rồi đến họ của các tác giả bằng chữ in hoa và đặt
cách nhau bằng gạch nối ( - ), tiếp sau là dấu phẩy.
Ví dụ sách với một tác giả:
G. DEVINE, Gli affari hanno un’anima?, San Paolo,
Cinisello Balsamo (MI) 1999, 105-110.
Ví dụ sách với hai tác giả:
A. WIKENHAUSER - J. SCHMID, Introduzione al Nuovo
Testamento, Paideia, Brescia 1981, 388-423.

II. Cách ghi trích dẫn một bài trong


một tác phẩm viết bởi nhiều tác giả
1. Bắt đầu từ tên và họ của tác giả của bài viết bằng chữ in hoa,
giống như trong phần B,I,1. [W. PANNENBERG,]
2. Tựa đề bài viết đặt trong ngoặc kép, tiếp đến là dấu phẩy và
giới từ “trong” (in) [«L’elevazione religiosa dell’esistenza
finita a Dio», in] — Theo quy định của tiếng Anh thì ngược lại
đặt dấu ngoặc kép trên cao và dấu phẩy trước khi đóng ngoặc
kép [“Roman Roads of Asia Minor,” in]
Tên và họ của một hay những người biên tập, được chia bởi
dấu gạch ngang, tiếp đến là chữ “biên tập” hoặc “phụ trách” (a
cura di) – đặt trong dấu ngoặc đơn- (hoặc chữ “ed. / éd. / dir.”
tuỳ theo ngôn ngữ của người viết: tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng
Pháp…) và dấu phẩy [R. CIPRIANI - G. MURA (biên tập),]
7

(4) Tiếp đến là theo kiểu của mục B,I,3-5 để viết tựa đề, nhà
xuất bản, thành phố và năm xuất bản, trang hoặc đoạn [Il
fenomeno religioso oggi. Tradizione, mutamento, negazione,
Urbaniana University Press, Roma 2002, 29-38.]
Ví dụ:
W. PANNENBERG, «L’elevazione religiosa dell’esistenza
finita a Dio», in R. CIPRIANI - G. MURA (a cura di), Il
fenomeno religioso oggi. Tradizione, mutamento, negazione,
Urbaniana University Press, Roma 2002, 29-38.

III. Cách ghi trích dẫn một từ ngữ


trong từ điển hay bách khoa toàn
thư
1. Tên và họ tác giả của từ ngữ đó, như các kiểu mẫu ở trên [F.
LASSERRE,]
2. Tựa đề của từ ngữ đó được đặt trong ngoặc kép thấp, tiếp đến
là dấu phẩy và giới từ “trong” (in) [«Mittelmeer», in]. – Với bài
viết bằng tiếng Anh sẽ sử dụng ngoặc kép cao và dấu phẩy bên
trong ngoặc kép [“Mittelmeer,” in].
3. Tựa đề của tự điển hay bách khoa toàn thư, được viết
nghiêng và ngay sau là dấu phẩy [Der Kleine Pauly,]
4. Số thứ tự của tập viết đứng sau chữ “vol.”(cuốn mấy hay tập
mấy), tiếp sau là dấu phẩy [vol. 3,] (bỏ qua phần nhà xuất bản,
thành phố và năm xuất bản, nhưng sẽ thêm vào trong phần thư
mục ở cuối bài viết)
5. Số trang được thêm như trên [1365-1367]
Ví dụ:
F. LASSERRE, «Mittelmeer», in Der Kleine Pauly, vol. 3,
1365-1367.
8
IV. Cách ghi trích dẫn một bài viết
trong tạp chí
1. Tên và họ tác giả theo như các phần trên [P. FOGLIZZO,]
2. Tựa đề của bài viết đó trong ngoặc kép thấp, tiếp đến là dấu
phẩy và giới từ “trong” (in). [«Finanza internazionale e agire
morale. Un sussidio pastorale», in]. – (Với bài viết bằng tiếng
Anh thì sử dụng ngoặc kép cao và dấu phẩy bên trong ngoặc
kép “Finanza internazionale e agire morale. Un sussidio
pastorale,” in)
3. Tên tạp chí được viết nghiêng, không viết tắt
[Aggiornamenti Sociali]
4. Số thứ tự theo năm của tạp chí [55]
5. Năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy
[(2004),]
6. Số trang như trên [292-299]. Nếu mỗi tập (fascicolo) của tạp
chí có số trang bắt đầu lại từ đầu, cần ghi rõ con số thứ tự của
tập, đặt sau số thứ tự theo năm của tạp chí, cách một dấu phẩy
và một khoảng trống [49, 3]
Ví dụ:
P. FOGLIZZO, «Finanza internazionale e agire morale. Un
sussidio pastorale», in Aggiornamenti Sociali 55 (2004), 292-
299.
Ví dụ (mỗi tập có đánh số):
B. MAGGIONI, «Rimanete nel mio amore», in Parole di
Vita 49, 3 (2004), 48-50.
Chú ý: Đối với tạp chí “La Civiltà Cattolica” thì cần thay
đổi cách ghi. Sau số năm, số tập được đánh theo hệ thống số La
mã từ I dến IV, tiếp sau là dấu phẩy.
9

Ví dụ:
E. PIERROT, «“Mammona” e il denaro», in La Civiltà
Cattolica 155 (2004, I), 555-563.

V. Cách ghi trích dẫn một tài liệu của


Đức Giáo Hoàng
1. Tên của Đức Giáo Hoàng viết chữ in hoa rồi đến dấu phẩy
[PAOLO VI,].
2. Thể loại tài liệu viết đứng (lettera enciclica, lettera
apostolica, esortazione apostolica, motu proprio, bolla,
discorso ecc.), (thông điệp, tông thư, tông huấn, motu proprio,
sắc lệnh, diễn văn ecc.), sau đó không có dấu phẩy. [Thông
điệp]
3. Incipit2 viết nghiêng [Humanae vitae]
4. Ngày tháng năm của tài liệu viết đứng trong dấu ngoặc rồi
đến dấu phẩy [(25 luglio 1968),]
5. Số hay những số tài liệu được dẫn [nn. 11-12] và nếu có, chỉ
ra nơi các tài liệu được tìm thấy (AAS, EV).
Ví dụ:
PAOLO VI, Lettera enciclica Humanae vitae (25 luglio
1968), nn. 11-12.
PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25-07-1968), nn.
11-12.
2
Incipit được cấu tạo bởi vài chữ đầu tiên của một văn bản, được dùng như
tên của văn bản. Ví dụ “Humanae Vitae” là hai chữ đầu của thông điệp:
“HUMANAE VITAE tradendae munus gravissimum, ex quo coniuges
liberam et consciam Deo Creatori tribuunt operam…” (ghi chú của ND).
10
PIO XII, Radiomessaggio La solennità della Pentecoste nel
50° anniversario della Rerum Novarum (1 giugno 1941), nn.
15-19.

VI. Cách ghi trích dẫn một tài liệu


của Giáo Hội.
1. Tên cơ quan hay tổ chức (istituzione) của Giáo Hội viết chữ
in hoa rồi đến dấu phẩy [CONCILIO ECUMENICO
VATICANO II,], [CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II,].
2. Thể loại tài liệu (costituzione concilare, atti sinodali, lettera
pastorale ecc.), (hiến chế, tài liệu thượng hội đồng, thư mục vụ
ecc.) viết đứng không để dấu phẩy tiếp theo sau [Hiến chế mục
vụ]
3. Incipit của tài liệu viết nghiêng [Gaudium et spes]
4. Ngày tháng năm của tài liệu viết đứng trong dấu ngoặc rồi
đến dấu phẩy và chữ “trong” (in) [(07- 12- 1965), trong], [(7
dicembre 1965), in]
5. Sau đó, giống như kiểu trên, những số của tài liệu [nn.14-15]
Ví dụ:
CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANO II, Hiến chế mục vụ
Gaudium et Spes (7-12-1965), nn. 14-15.
CONCILIO ECUMENICO VATICANO II, Costituzione
pastorale Gaudium et Spes (7 dicembre 1965), nn. 14-15.

VII. Cách ghi trích dẫn một tác giả cổ


hoặc một nguồn (cả trong văn
bản)
Tên tác giả viết chữ in hoa, tựa đề (không viết tắt mà phải
viết đầy đủ), số của sách (số Ả Rập chứ không phải là số La
11

Mã), chương và đoạn, được phân cách bởi dấu phẩy chứ không
bằng gạch nối.
Tựa đề của tác phẩm phải viết bằng chữ La tinh, trừ khi một
tác phẩm nổi tiếng mà tên của nó thường được dùng bằng ngôn
ngữ hiện đại nhiều hơn là La tinh (Ví dụ: “Iliade” của Omero,
Tự thú của thánh Augustino).
Ví dụ
- một tác giả Hy lạp: OMERO, Iliade 4,2
- một tác giả Latino: CICERONE, Degibus 3,5,6.
- một giáo phụ:
ORIGENE, Contra Celsum, PG 11, 637-1710.
IRENEO di Lione, Adversus haereses, SC 170, 25,11-19.
BEDA, In Apocalypsim, CCM 60, 80,3-5.
- TOMMASO d’Aquino, Summa Theologiae I, II, q. 58, a. 2, ad
I (nghĩa là: I của phần hai, câu hỏi số 58, mục 2, giải đáp vấn đề
1)

VIII. Lưu ý
1. Đối với người viết tiếng Ý thì con số trên bài viết quy chiếu
vào trích dẫn thì phải để trước dấu phẩy hoặc dấu chấm [Il
nostro cuore è inquieto fino a che non riposa in Dio, come dice
Agostino7], trong khi đó những người viết tiếng Anh thì đặt số
này sau dấu câu [As Augustine says, “our hearts are restless till
they find rest in Thee.”7]
2. Dùng chữ “cfr.” khi trích dẫn một đoạn dưới dạng tóm tắt ý
tưởng hoặc viết lại ý tưởng của tác giả (và, vì thế, không phải là
trích nguyên văn đặt trong ngoặc kép)
12
3. Sau phần ghi trích dẫn đầu tiên (phải đầy đủ), những phần
trích dẫn tiếp theo chỉ cần viết tên và họ của tác giả như đã viết,
tựa đề ngắn gọn (nhưng không, ví dụ, chỉ có một tĩnh từ) sao
cho dễ nhận biết, và trang hoặc những trang [G. DEVINE, Gli
affari hanno un’anima?, 105-110]. Mỗi tựa đề ngắn gọn phải
được dùng một cách thống nhất. – Tránh ghi “bài này đã được
trích dẫn”, “tác phẩm này đã được trích dẫn”, vì kiểu như vậy là
mơ hồ và trở nên vô dụng.
4. Khi quyển sách được trích dẫn đã được tái bản nhiều lần, thì
năm xuất bản phải được viết thêm số lần tái bản bằng số nhỏ
bên trên [19994].
5. Khi trích dẫn nhiều tác giả, phải sắp theo thứ tự thời gian để
cho thấy có sự tiến triển về ý tưởng trong khảo cứu. Cũng vậy,
khi trích dẫn nhiều tác phẩm của một tác giả trong cùng một
trích dẫn.
6. Khi trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một tác giả (hoặc nhà
xuất bản) thì sau lần trích dẫn đầu tiên, tên tác giả được thay
bằng chữ in hoa “IDEM (EADEM)”. Trong note ghi “Ibidem”
(chữ nghiêng với chữ đầu là in hoa) để chỉ cùng một tác giả và
cùng một tác phẩm.
7. Một gạch ngang nhỏ được chen vào mà không cách khoảng
giữa họ tên kép hay tên một thành phố kép (X. Léon-Dufour
hoặc Neukirchen-Vluyn), trong khi đó chen một gạch ngang
nhỏ có cách khoảng trước và sau vào hai tác giả hoặc hai thành
phố khác nhau (A. WIKENHAUSER - J. SCHMID hoặc Paris -
Gembloux)
13

C. CÁCH GHI TRÍCH DẪN CÁC TÀI LIỆU LƯU


GIỮ TRONG VĂN KHỐ KHÔNG ĐƯỢC
XUẤT BẢN

1. Tên viết tắt (bằng chữ hoa viết thẳng đứng, có dấu chấm sau
mỗi chữ cái) của văn khố hay của cơ quan nơi lưu trữ văn kiện.
Trong trường hợp các văn khố khá nổi tiếng, thì cần dùng
những kiểu viết tắt đã được “thừa nhận”. Ở trường hợp này, đòi
hỏi người phụ trách văn khố hay cơ quan đưa ra hình thức viết
tắt cụ thể. – Văn Khố Mật của Vaticăn được trưng dẫn với kiểu
viết tắt là “A.S.V.”, trong khi đó, Văn Khố Lịch Sử của Bộ
Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc được viết tắt là “A.P.F.”. Việc trích
dẫn được lặp lại nhiều lần trên cùng một văn khố hay một cơ
quan thì hiển nhiên cần phải theo một thể thống nhất.
2. Fondo: bộ sưu tập tài liệu của văn khố (thì viết chữ nghiêng,
trước và sau cần để dấu phẩy).
Nếu ở các fondo được ghi rõ hơn (một serie và sottofondo,
ví dụ: “Các thư và các sắc lệnh”), thì cần viết chữ nghiêng, kể
cả những phần trong.
Các ví dụ fondo trích dẫn mà không có những ghi rõ thêm:
A.P.F., Acta,
A.P.F., Các thư và các sắc lệnh,
Ví dụ trích dẫn một fondo có ghi rõ hơn:
A.P.F., S.C. Đông Ấn và Trung Hoa,
Trong ví dụ này “S.C.” là viết tắt của Scritture riferite nei
Congressi (Các văn bản được quy chiếu trong các Hội Nghị),
trong khi đó “Đông Ấn và Trung Hoa” chỉ đến serie đầu tiên,
bao gồm các tài liệu xuất xứ của các miền truyền giáo và được
phân chia theo thứ tự abc đối với các quốc gia.
14
3. Số tập của fondo, viết thẳng đứng, đi trước nó là chữ “vol.”
Các ví dụ:
A.P.F., Acta. vol. 99
A.P.F., Các thư và các sắc lệnh, vol. 121
A.P.F., S.C. Đông Ấn và Trung Hoa, vol. 5,
4. Các tờ (fogli) tài liệu. Tờ được biểu thị bằng chữ “f.” (chữ
đứng, có dấu chấm theo sau, dùng “ff.” nếu biểu thị nhiều tờ),
theo sau là số của một hay nhiều tờ và dấu chấm. Cần phải xác
định nếu nói đến một tờ trọn (recto/mặt trước [r.] e/và
verso/mặt sau [v.]) hay là chỉ một phần tờ thôi.
Các ví dụ trích dẫn một văn kiện chứa một hay nhiều tờ trọn:
A.P.F., Các thư và các sắc lệnh, vol. 155, f. 84.
A.P.F., Acta, vol. 107, ff. 28-35.
Ví dụ trích dẫn một phần văn kiện hoặc một văn kiện mà
chỉ có một phần của một tờ:
A.P.F., S.C. Elvezia, vol. 6, f. 215v.
Ví dụ một văn kiện trong nhiều tờ không trọn (chỉ có mặt
trước hay chỉ có mặt sau):
A.P.F., Acta, vol. 99, ff. 509v-511r.

D. CÁCH GHI TRÍCH DẪN CÁC NGUỒN VÀ


THƯ MỤC

1. Khi tạo thư mục sau cùng cũng cần theo các quy định như
khi ghi các notes, nhưng có những thêm thắt, những chi tiết và
những biến đổi sau:
15

2. Thư mục sau cùng phải được chia thành 2 phần chính: CÁC
NGUỒN (FONTI) và THƯ MỤC (BIBLIOGRAFIA)
“Nguồn” được hiểu là những tác phẩm hay văn bản của các
tác giả, và là đối tượng của nghiên cứu. Khi phải kể ra các
nguồn khác có bản chất khác nhau, cần sắp xếp theo thứ tự hợp
lý (ví dụ: i. các nguồn Thánh Kinh, ii. nguồn Giáo Hội, iii.
nguồn tài liệu cổ). – Đối với các nguồn thì phải ghi ấn bản phê
bình mới nhất có ghi tên nhà biên tập, thành phố và năm xuất
bản, tập, trang, dòng / những dòng.
3. Trong “thư mục” cần đặt các chuyên khảo và khảo luận tổng
quát thành hai danh sách khác nhau.
4. Tên các tác giả phải được liệt kê theo thứ tự abc, họ trước tên
sau.
5. Các họ ghép với giới từ và mạo từ cũng được ghi theo thứ tự
abc theo cách dùng của từng ngôn ngữ [DE GAULLE Charles /
DE LA FUENTE Miguel A. / DE PAOLI Ugo / nhưng
HARNACK Adolf, von / TISCHENDORF Constantin, von /
UNNIK W. Cornelius, van]
6. Trong thư mục sau cùng, cũng như ở phần ghi notes, các tác
phẩm của cùng một tác giả phải được liệt kê theo thứ tự thời
gian (sau tác phẩm đầu tiên, có thể viết các tác phẩm còn lại bắt
đầu bằng một gạch nhỏ thay vì lập lại họ tên tác giả).
7. Những điều ở phần thư mục khác với phần notes:
i. Tên tác giả phải được viết đầy đủ (không được viết tắt) và
viết chữ thường [WIKENHAUSER Alfred - SCHMID
Josef,]
ii. Sau khi ghi tựa đề và trước khi ghi nhà xuất bản, phải để
thêm trong ngoặc đơn tên của bộ sách chuyên đề (nếu có),
rồi dấu phẩy, và sau đó là số thứ tự của tập sách trong
chuyên đề đó [(Biblioteca Teologica, 9),]
16
iii. Khi trích dẫn sách dịch thì cuối cùng phải ghi thêm
trong ngoặc đơn ngôn ngữ gốc cùng với thành phố và năm
xuất bản, theo mẫu sau: “nguyên bản bằng Đức Ngữ /Anh
Ngữ ecc.”: [(nguyên bản bằng Đức Ngữ, Freiburg i.B.
1973)]
iv. Nếu sử dụng sách tái bản, cũng nên ghi thêm năm xuất
bản đầu tiên [19732, 19521]
v. Những điều ghi khác sau tựa đề hay tiểu đề thì ghi chữ
đứng (không đuợc nghiêng), như: “Tài liệu hội nghị”, “Các
bài viết vinh danh...” ecc. [Tài liệu hội nghị quốc tế về hiện
tượng tôn giáo,].
Ví dụ:
CIPRIANI R. - MURA G. (a cura di), Il fenomeno religioso
oggi. Tradizione, mutamento, negazione, Atti del Convegno
internazionale sul fenomeno
religioso - Roma settembre 2000, Urbaniana University
Press, Roma 2002.
CIPRIANI R. - MURA G. (biên tập), Hiện tượng tôn giáo
ngày nay. Truyền thống, biến chuyển, sự phủ nhận, Tài liệu
Hội Nghị quốc tế về hiện tượng tôn giáo - Roma tháng 9
năm 2000, Nhà in Đại Học Urbaniana, Roma 2002.
vi. Nếu nơi xuất bản là thành phố nào đó ở Hoa Kỳ thì phải
ghi thêm tiểu bang (theo cách viết tắt chính thức và viết chữ
in hoa), thông tin này cũng có in trên trang đầu sách. Ví dụ:
[Atlanta, GA / Cambridge, MA / Chicago, IL / Chico, CA /
Collegeville, MN / Garden City, NY / Grand Rapids, MI /
Louisville, KY / Minneapolis, MN / Missoula, MT /
Nashville, TN / Peabody, MA / Philadelphia, PA /
Princeton, NJ / San Francisco, CA / Waco, TX /
Washington, DC / Wilmington, DE].
17

vii. Trong thư mục tham khảo cuối cùng, các thông tin liên
quan đến tự điển hay bách khoa tự điển phải được ghi đầy
đủ, theo hình thức ngắn gọn của mẫu “B,II” tức là phải
thêm: nhà xuất bản, thành phố và năm xuất bản, và người
biên tập (ví dụ sau đây có thêm “A. Druckenmüller Verlag,
München”): [F. LASSERRE, «Mittelmeer», in Der Kleine
Pauly, A. Druckenmüller Verlag, München 1975, vol. 3,
18-19.]
viii. Trong thư mục tham khảo cuối cùng không bao giờ
được ghi những số trang của sách, trong khi đó phải ghi tất
cả các trang từ trang đầu đến trang cuối, của những bài viết
trong tạp chí, các mục từ trong tự điển, những bài trong
sách nhiều tác giả. – Tuy nhiên trong phần note thì chỉ cần
ghi số trang liên hệ đến vấn đề đang nghiên cứu.

E. NHỮNG VIẾT TẮT, GHI TRÍCH DẪN KINH


THÁNH

1. Những viết tắt Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước (trật tự
phải theo là “quy định” chứ không phải là thứ tự abc):
Đối với người viết tiếng Ý:
[Gn Es Lv Nm Dt Gs Gdc Rt, 1-2 Sam, 1-2 Re, 1-2 Cr Esd
Ne Tb Gdt Est Gb Sal Pro Qo Ct Sap Sir Is Ger Lam Ba Ez Dn
Os Gl Am Abd Gio Mic Na Ab Sof Ag Zc Ml, 1-2 Mc
Mt Mc Lc Gv At Rm, 1-2 Cor Gal Ef Fil Col, 1-2 Ts, 1-2
Tm, Tt Fm Eb Gc, 1-2 Pt, 1-3 Gv Gd Ap]
Đối với người viết tiếng Tây Ban Nha:
18
[Gn Ex Lv Nm Dt Jos Jue Rut, 1-2 Sam, 1-2 Re, 1-2 Cr Esd
Ne Tb Jdt Est Job Sl Pr Qo Ct Sb Sir Is Jr Lm Ba Ez Dn Os Jl
Am Ab Jin Mi Na Ha So Ag Zc Ml, 1-2 Mc
Mt Mc Lc Jn He Ro, 1-2 Cor Ga Ef Flp Col, 1-2 Te, 1-2
Tim, Tt Flm Heb Sant, 1-2 Pe, 1-3 Jn Jds Ap]
Đối với những người viết Pháp:
[Gn Ex Lv Nb Dt Jos Jg Rt, 1-2 S, 1-2 R, 1-2 Ch Esd Ne Tb
Jdt Est Jb Ps Pr Qo Ct Sg Si Is Jr Lm Ba Ez Dn Os Jl Am Ab
Jon Mi Na Ha So Ag Zc Ml, 1-2 M
Mt Mc Lc Jn Ac Rm, 1-2 Co Ga Ep Ph Col, 1-2 Th, 1-2 Tm
Tt Phm He Jc, 1-2 P, 1-3 Jn, Jude Ap]
Đối với người viết tiếng Anh:
[Gen Exod Lev Num Deut Josh Judg Ru, 1-2 Sam, 1-2 Kgs,
1-2 Chr Ezra Neh Tob Jdt Esth Job Ps Prov Qoh Cant Wis Sir
Isa Jer Lam Bar Ezek Dan Hos Joel Amos Obad Jonah Mic
Nah Hab Zeph Hag Zech Mal, 1-2 Macc
Matt Mark Luke John Acts Rom, 1-2 Cor Gal Eph Phil Col,
1-2 Thess, 1-2 Tim, Titus Phlm Heb Jas, 1-2 Pet, 1-3 John Jude
Rev]
2. Các văn bản Kinh Thánh được ghi trích dẫn không có cách
khoảng, có dấu phẩy phân cách, theo các ví dụ sau:
Gv 1,14 (một câu), Gv 1,1-18 (tất cả những câu từ 1 đến
18), Gv 1,14.18 (chỉ những câu 14 và 18), Gv 1,19-12,50 (từ
chương 1 đến chương 12)
3. Không được viết tắt “nota / note”, “xem”. Những viết tắt
thông dụng (thích ứng với nhiều ngôn ngữ):
a. C. / d. C. (trước / sau Đức Kitô)
ACO (Acta Conciliorum Oecumenicorum, Berlin)
19

AT / NT (Antico / Nuovo Testamento), LXX (Septuaginta), Vg


(Vulgata)
AAS (Acta Apostolicae Sedis)
CIC 1917 / CIC 1983 (Codex Iuris Canonici, 1917 o 1983)
EV (Enchiridion Vaticanum)
PG / PL / PLS (Patrologia Graeca / Latina / PL Supplementum,
Paris)
CCG / CCL / CCM (Corpus Christianorum, Series Graeca /
Series Latina / Continuatio Mediaevalis, Turnhout)
CSCO (Corpus Scriptorum Christianorum Orientalium,
Louvain)
CSEL (Corpus Scriptorum Ecclesiasticorum Latinorum, Wien)
SC (Sources Chrétiennes, Paris)
CCC (Catechismo della Chiesa Cattolica)
DH (Denzinger - Hünemann)
can. / cann. (canone / canoni)
cap. / capp. (capitolo / capitoli)
cfr. (confer, confronta)
ecc. / etc. (eccetera, tùy theo ngôn ngữ người viết)
n. / nn. (numero / numeri)
p. / pp. (pagina / pagine)
per es. (solo tra parentesi, altrimenti per esteso)
s. a. / s. d. / s. l. / s. e. (senza autore, data, luogo, o editore)
[sic] để chỉ một lỗi hoặc một khẳng định lạ lùng trong văn bản
được trích dẫn.
v. / vv. (versetto / versetti)
vol. / voll. (volume / volumi)
20

MỤC LỤC

A. HÌNH THỨC SOẠN THẢO LUẬN VĂN ..........................3


B. CÁCH GHI TRÍCH DẪN.....................................................5
I. Cách ghi trích dẫn một quyển sách ....................................5
II. Cách ghi trích dẫn một bài trong một tác phẩm viết bởi
nhiều tác giả............................................................................6
III. Cách ghi trích dẫn một từ ngữ trong từ điển hay bách
khoa toàn thư..........................................................................7
IV. Cách ghi trích dẫn một bài viết trong tạp chí...................8
V. Cách ghi trích dẫn một tài liệu của Đức Giáo Hoàng........9
VI. Cách ghi trích dẫn một tài liệu của Giáo Hội.................10
VII. Cách ghi trích dẫn một tác giả cổ hoặc một nguồn (cả
trong văn bản).......................................................................10
VIII. Lưu ý............................................................................11
C. CÁCH GHI TRÍCH DẪN CÁC TÀI LIỆU LƯU GIỮ
TRONG VĂN KHỐ KHÔNG ĐƯỢC XUẤT BẢN...............13
D. CÁCH GHI TRÍCH DẪN CÁC NGUỒN VÀ THƯ MỤC 14
E. NHỮNG VIẾT TẮT, GHI TRÍCH DẪN KINH THÁNH. .17

You might also like