You are on page 1of 3

Trường THPT Ngọc Hồi Ngày soạn: 2/8/2008

Bài 24: Tán sắc ánh sáng


Tiết:……………………………..
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Mô tả được hai thí nghiệm của Niu-tơn.
- Nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm.
2. Kĩ năng.
Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Niu-tơn.
3. Thái độ.
Tin tưởng vào khoa học và biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích được các hiện
tượng trong tự nhiện xung quanh mình.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
a. Dụng cụ: Làm hai thí nghiệm của Niu-tơn.
b. Phiếu học tập:
P1: Chọn câu đúng. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nhằm chứng minh.
A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
B. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó.
C. ánh sáng Mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc.
D. ánh sáng có bất kì màu gì, khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.
P2: Chọn câu trả lời đúng. Khi một chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính ta thu
được chùm sáng ló ra khỏi lăng kính có dải màu cầu vồng : đỏ, da cam, vàng , lục, lam,
chàm, tím. Nguyên nhân là do:
A. Lăng kính đã nhuộm màu cho ánh sáng trắng.
B. Lăng kính làm lệch chùm ánh sáng trắng về phía đáy nên làm đổi màu của nó.
C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau.
D. Lăng kính làm bằng thuỷ tinh nên có khả năng làm thay đổi màu sắc.
P3: Chọn câu đúng. Chiếu vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 600
một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng dưới góc tới i. Biết góc lệch của tia sáng
màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính với tia màu vàng là nv = 1,52. Giá trị của i là;
A. 49,50 B. 51,20 C. 29,60 D. 30,40.

Đáp án phiếu học tập: P1: B; P2: C; P3: A (do góc lệch của tia vàng cực tiểu nên r1v = r2v =
A/2 => sini1 = nv.sinrv suy ra : i1 = 49,50).
c. Dự kiến ghi bảng (chia thành 2 cột)
Bài 24: Tán sắc ánh sáng. • Kết luận:
I. thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn. III. Giải thích hiện tượng tán sắc.
• Thí nghiệm: - Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều
- Dụng cụ: ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên
- Tiến hành và kết quả: liên tục từ đỏ đến tím.
• Kết luận: - Chiết suất của một môi trường trong
II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu- suốt nhất định là khác nhau với các
tơn. ánh sáng đơn sắc khác nhau (tăng dần
• Thí nghiệm: từ đỏ đến tím)
- Dụng cụ: IV. Ứng dụng.
- Tiến hành và kết quả:
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về lăng kính: đường đi của tia sáng qua lăng kính, công thức lăng
kính.
C. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1(5phút): ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS Hoạt động của giáo viên
- Cán bộ lớp báo cáo tình hình lớp. - Yêu cầu cán bộ lớp cho biết tình hình
- Lắng nghe câu hỏi và lên bảng trả lời theo lớp.
yêu cầu của giáo viên. - Nêu câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của đường đi của một tia sáng
qua lăng kính.
+ Viết công thức tính góc lệch của tia sáng qua
lăng kính.
- Giáo viên chốt lại:
+ Tia sáng đơn sắc qua lăng kính bị khúc xạ về
phía đáy LK.
+ Góc lệch D phụ thuộc chiết suất n, n lớn thì
D lớn.
Hoạt động 2 (20 phút): Khảo sát về sự tán sắc ánh sáng và thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc.
Thí nghiệm 1: Về sự tán sắc ánh sáng
- Quan sát GV bố trí thí nghiệm và nêu - Giáo viên dùng hình ảnh vườn hoa và cầu
dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm. vồng để vào bài.
- Thảo luận và nhận xét. - Bố trí thí nghiệm lên bảng.
- GV định hướng HS quan sát để phát hiện xem
khi chiếu ánh sáng trắng qua LK thì ngoài khúc
- Rút ra kết luận về hiện tượng tán sắc xạ có hiện tượng gì nữa xảy ra?
ánh sáng. - Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét.
- GV chốt lại kiến thức.
Thí nghiệm 2: Với ánh sáng đơn sắc - GV đặt câu hỏi : Có phải LK đã đổi màu của
ánh sáng ?
- HS nêu cách bố trí thí nghiệm. - Giáo viên nêu phương án kiểm tra và bố trí
- Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét. thêm thiết bị.
Rút ra nhận xét: - GV gợi ý: Tia sáng đơn sắc không bị tán sắc
+ Ánh sáng đơn sắc coa một màu nhất định và khi qua LK? Các em có ý kiến gì về cấu trúc
không bị tán sắc khi qua LK. của ánh sáng trắng không?
+ Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh - Giáo viên đặt vấn đề để HS thảo luận và giải
sáng đơn sắc. thích hiện tượng thu được.
Hoạt động 3 (5 phút): Giải thích hiện tượng tán sắc.
HS thảo luận nhóm, dùng kiến thức đã chuẩn Căn cứ vào lời giải thích của HS kết luận:
bị để đưa ra lời giải thích: Các thành phần đơn
sắc bị khúc xạ với những góc lệch khác nhau
nên chiết suất của lăng kính với các ánh sáng
đơn sắc khác nhau là khác nhau và ánh sáng
trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc.
Hoạt động 4 (7 phút) : tìm hiểu ứng dụng.
HS đọc SGK theo yêu cầu của GV và rút ra Yêu cầu HS đọc phần IV trong SGK và rút ra
ứng dụng. các ứng dụng.
Yêu cầu HS về nhà xem bài đọc thêm
Hoạt động 5 (8 phút): củng cố.
Thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
tập. trong phiếu học tập.
Ghi chép yêu cầu về nhà. GV đưa ra đáp án của phiếu học tập.
Yêu cầu HS về nhà:
+ Tiếp tục hoàn thành bài tập: 5, 6/125
+ Đọc trước nội dung bài: Giao thoa ánh sáng
+ Xem lại cách giải thích và các công thức
trong bài 8: Giao thoa sóng.
D. Một số kính nghiệm được rút ra từ bài dạy.

You might also like