You are on page 1of 288

Chuyên đề 32

NHẬP MÔN CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH

I. GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu chính trị học, cũng như mọi khoa học, đều có một mục tiêu là
tiếp cận tới những kiến thức chắc chắn và tin cậy. Hơn thế nữa, việc giải thích
các hiện tượng, các liên hệ nhân - quả, tức các lý thuyết hay các mô hình lại
phải chịu sự hạn chế về tính toàn diện - nó không nên cố gắng để trở thành toàn
diện. Cụ thể hơn, lý thuyết hay mô hình đó phải tập trung vào một số lượng nhỏ
(thậm chí là rất nhỏ) nếu so với số lượng các yếu tố có tiềm năng đóng một vai
trò nhất định trong hiện tượng mà ta muốn giải thích. Cũng như trong việc giải
thích hiện tượng “dân chủ” : có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ phát triển
“dân chủ”, nhưng người ta thường tập trung vào chỉ vào các yếu tố chính như:
kinh tế, hiến pháp, luật, trình độ dân trí...
Làm thế nào để chúng ta tin tưởng rằng đây là các yếu tố chính ? Chỉ có
thể bằng cách kiểm nghiệm thực tế. Đối với khoa học xã hội, khi chúng ta
không thể tạo lập nên một phòng thí nghiệm như các khoa học tự nhiên để kiểm
chứng, phương pháp so sánh là tất yếu. Vì trong việc so sánh giữa các trường
hợp “dân chủ”, chính là người ta đang dùng các sự kiện thực tế như là các
“phòng thí nghiệm” để kiểm chứng kết luận của lý thuyết. Đương nhiên, nếu
kết luận không được chứng thực, tức giả sử như “dân chủ” chính là do điều kiện
thời tiết và địa lý, hoặc tệ hơn, do tất cả mọi yếu tố ngẫu nhiên tạo nên, sự so
sánh, chí ít cũng có tác dụng gợi nên một giả thuyết mới, một định hướng mới
cho nghiên cứu và phát triển sự hiểu biết của chúng ta.
Vậy chính trị học so sánh sẽ so sánh cái gì, như thế nào và để làm gì ?
Về căn bản, với tư cách là kiểm chứng (hay phát hiện các bằng chứng về
giả thuyết mới), phương pháp so sánh về thực chất là sự kiểm soát các yếu tố
của mối liên hệ nhân quả. Một ví dụ đơn giản nhất là giữ nguyên tất cả các yếu
tố khác không đổi (ceteris paraibus), trong khi chỉ xem xét hai yếu tố biến đổi là
: “dân chủ” (kết quả) và “thu nhập” ( nguyên nhân). Khi xem xét một loạt các
nước khác nhau, người ta có thể kết luận rằng có sự tương quan, giữa hai yếu tố
này : các nước càng giàu thì càng dân chủ hơn. Trong toán học, đây chính là
phép lấy đạo hàm.
Chính trị học so sánh lấy sự so sánh các hệ thống chính trị làm đối tượng
nghiên cứu cơ bản nhằm rút ra các kết luận, các liên hệ (các tương quan) có tính
nhân quả. Điều này không chỉ hàm ý là lấy các HTCT ở các nước khác nhau,
mà còn có thể lấy HTCT trong cùng một nước, ở các thời kỳ khác nhau để so
sánh. Hơn thế nữa, sự lựa chọn các trường hợp, các nước để so sánh không thể
là sự lựa chọn tùy tiện. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, giả thuyết khoa
học mà chúng ta phải có sự lựa chọn hợp với mục tiêu. Nếu lập luận cho rằng,
“dân chủ là do số lượng đảng chính trị hợp pháp và có tiềm lực cạnh tranh quyết
định” thì không thể chỉ lựa chọn các nước có đa đảng, mà bắt buộc phải lựa
chọn cả các nước có một đảng và các nước này cũng cần phải có các yếu tố
khác tương tự như văn hóa, kinh tế, v.v. Nếu không, việc mức độ “dân chủ”
khác nhau trong thực tế lại có thể do sự khác nhau của các yếu tố không liên
quan đến số lượng đảng. Điều này cũng chỉ ra rằng chúng ta không bao giờ có
thể chọn được các nước thỏa mãn các điều kiện kiểm nghiệm chặt chẽ như vậy.
Đây là điểm yếu cố hữu của so sánh trong khoa học xã hội nói chung, và rất dễ
được dùng để phản biện mọi kết luận, từ đó đưa ra các tư tưởng biệt phái :
“Điều này không thể đúng và áp dụng ở nước A vì các nước được nghiên cứu
đều không có các điều kiện giống nước A”. Nói cách khác, những người theo
trường phái này sẽ không tin (hoặc rất nghi ngờ) rằng có cái gọi là tính khoa
học của các hoạt động chính trị, hoặc ít nhất, họ cho rằng, các giá trị chung sẽ
có tính ứng dụng khá hạn hẹp.
Tóm lại, chính trị học so sánh lựa chọn một số các HTCT điển hình, để
kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng, và rút ra các kết luận nhân - quả thông qua việc
so sánh các yếu tố đó mà chúng ta thường gọi là “các giá trị chung, phổ quát”
của các HTCT.
Lịch sử phát triển của CTHSS cũng chính là lịch sử của sự phát triển các
phương pháp so sánh như vậy nhằm nâng cao độ tin cậy của các kết luận.
II. LƯỢC SỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH
TRÊN THẾ GIỚI

So sánh chính trị với nghĩa rộng nhất đã có từ lâu. Hầu hết các tác phẩm
kinh điển từ thời Hy - La cổ đại, về căn bản là dựa trên cách phân tích so sánh.
Thông qua các quan sát về các hoạt động, các cộng đồng khác nhau mà các nhà
tư tưởng đã phát triển các lý thuyết và lập luận của mình.
Arítxtốt khi viết tác phẩm “Chính trị” (Politics) đã dày công thu thập, đối
chiếu và phân tích 158 bản hiến pháp của các thành bang Hy lạp thời đó. Thông
qua sự phân tích so sánh đó, ông đã khái quát hóa và phát triển một hệ thống
phân loại các kiểu chế độ chính trị cũng như lô-gíc của sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa chúng.
Nicolo Machiavelli với tác phẩm “Quân vương” (1580), Mác với tác
phầm “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ” (1853), “Những kết quả tương lai của Sự
thống trị của Anh ở Ấn Độ” (1853) và Tocqueville với “Nên dân trị Mỹ”
(1892) đều là các tác phẩm kinh điển trong lịch sử phát triển của môn chính trị
học so sánh. Các nhà tư tưởng phương Đông như Khổng tử cũng xem xét các
cách cai trị thời Chiến quốc trong việc lập thuyết của mình.
Tuy mang tính kinh điển như vậy, các tác phẩm nghiên cứu thời kỳ này
có 6 đặc điểm hạn chế chủ yếu là :
1. Mô tả cấu trúc là chính, không hoặc ít so sánh. Từ đó, sự nhìn
nhận về các mối liên hệ nhân quả, khả năng giải thích các sự khác
biệt cũng không mạnh mẽ.
2. Nhấn mạnh văn bản luật, dễ bỏ qua hiện thực và không thấy hết sự
cách biệt giữa văn bản pháp lý và vận hành thực tế.
3. Thiển cận, với phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào các nước
Âu Mỹ, cho rằng đó là các mô hình lý tưởng, chứa đựng các nhân
tố hợp lý mà các nước khác, bất kể các đặc điểm lịch sử, văn hóa
truyền thống đều có thể noi theo và áp dụng.
4. Bảo thủ: cho rằng các mô hình lý tưởng sẽ không cần thay đổi
nhiều. Nói cách khác là các mô hình này đã tính đến các yếu tố có
tính căn bản nhất.
5. Thiếu tính hệ thống và tầm nhìn lý thuyết, dễ sa vào tranh biện về
đạo lý.
6. Không xác định rõ cách tiếp cận nên khó kiểm nghiệm một cách
nghiêm khắc. Đặc biệt trong việc đo lường, chọn mẫu, nếu cách
tiếp cận không rõ ràng và nhất quán, các kiểm nghiệm thực tế sẽ
khó có thể tiến hành, hay không thỏa mãn các yêu cầu nghiêm khắc
của khoa học.
Mặc dù có nguồn gốc lý luận sâu xa như vậy, nhưng phải đến khoảng
những năm 1950, việc nghiên cứu so sánh mới trở thành một chuyên ngành
nghiên cứu của khoa học chính trị, với tên gọi là chính trị học so sánh.
Trong suốt hai thập kỷ sau đó, khuynh hướng nghiên cứu so sánh đã có
nhhững phát triển mạnh và rộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ.
Khuynh hướng này được hình thành từ 3 trào lưu cơ bản sau:
1/. Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu và
giảng dạy về thể chế chính trị của các nước trong khối Ăng lô - Sắc Xông (như
Anh, Canada, Scotland). Trong khi đó ở Tây Âu, các nhà nghiên cứu cũng có
rất nhiều công trình giá trị nghiên cứu về các HTCT ở một loạt các nước khác
nhau như :
- Ralf Dahrendorf và Karl Bracher với “Xã hội và nền dân chủ Đức”
(1967) phân tích về ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít đối với xã hội Đức.
- Samuel Beer với “Nền chính trị Anh trong kỷ nguyên của những người
theo chủ nghĩa tập thể” (1966) khảo sát sự thay đổi về cấu trúc và tư tưởng
trong các đảng phái chính trị ở Anh.
- Hary Eckstein xem xét nền dân chủ Nauy qua “Sự phân chia và cố kết
trong một nền dân chủ: trường hợp Na uy” (1966).
- Hofman, người Đức, phân tích sự phát triển của Pháp qua các nền cộng
hòa trong tác phẩm “Suy sụp hay đổi mới: nước Pháp từ những năm 1930”
(1974).
- Trong khi đó, tác giả người Pháp, Merle Faisnod lại tập trung vào tìm
hiểu Liên Xô qua tác phẩm “Nước Nga được cai trị như thế nào?” (1963).
- Các nhà nghiên cứu từ các nước khác như Italia có Robert Scalapino
phân tích Nhật Bản “Nền dân chủ và phong trào đảng phái ở Nhật Bản trước
chiến tranh”(1953).
Trào lưu nghiên cứu các nền chính trị nước ngoài như vậy, dù đầu tiên
chỉ có tính chất sư phạm như ở Mỹ hay mang tính quan sát, mô tả, cũng đã cung
cấp khối lượng tư liệu và quan sát phong phú, làm cơ sở cho việc phân tích so
sánh với phạm vi rộng hơn và sâu hơn.
2/. Trào lưu nghiên cứu một cách có hệ thống các thể chế chính trị thuộc
các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là từ các nhà khoa học chính trị hàng đầu
tại Mỹ. Trào lưu này không bằng lòng với việc chỉ dừng lại ở việc quan sát và
mô tả. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi sâu, chú trọng đến việc giải thích sự
khác biệt hay tương đồng giữa các thể chế chính trị khác nhau ở các nền văn
hóa khác nhau. Do nhu cầu này mà việc xây dựng và kiểm nghiệm các lý
thuyết đã được đặc biệt chú ý và tranh luận. Khuynh hướng như vậy đã ngày
càng trở thành một bộ phận quan trọng và chủ đạo của chính trị học so sánh nói
riêng, và khoa học chính trị nói chung trên thế giới. Nổi bật trong các nhà
nghiên cứu này có thể kể ra là David Easton (Phân tích hệ thống về đời sống
chính trị, 1965), Karl Deútch (Hệ thống thần kinh của chính phủ, 1963); Seymur
Lipset (Con người chính trị: nền tảng xã hội của chính trị, 1968), Gabriel
Almond và Sydney Verba (Nền văn hóa công dân, 1963), Robert Dahl (Nền
chính trị đa nguyên : sự tham gia và đối lập, 1971), David Buttler và Donald
Stokes (Sự biến đổi chính trị ở Anh, 1969), Moris Duverger (Các đảng phái
chính trị, 1969). Đây đều là các tên tuổi đã có những ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành các lý thuyết, trường phái trong các lĩnh vực nghiên cứu của chính trị học
như lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa đa nguyên mới, lý thuyết bầu cử, lý thuyết
đảng chính trị, văn hóa chính trị v.v.
3/. Trào lưu thứ ba là trào lưu tập trung vào các vấn đề về phương pháp
luận của nghiên cứu so sánh. Theo đó, các chuẩn mực và các nguyên tắc khoa
học được tranh luận, xác lập và phát triển. Các nghiên cứu theo hướng này
không chỉ làm rõ các khả năng và lợi thế của nghiên cứu so sánh mà còn chỉ ra
các cấp độ cùng với các hạn chế của chính trị học so sánh.
Ba trào lưu như vậy đã tạo nên những phát triển đặc biệt của CTHSS thời
kỳ 1950 - 1970. Các nhà khoa học đã có cái nhìn bao quát hơn và tinh vi hơn
thể hiện qua một hệ thống các khái niệm cơ bản, các công cụ và các phương
pháp nghiên cứu tin cậy hơn, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn cãi. Chính
trị học so sánh đã đi vào nghiên cứu sâu những biểu hiện thực tiễn của những
nguyên lý chính trị, vai trò của lãnh đạo chính trị, các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã
hội ảnh hưởng đến hoạt động chính trị. Các đảng phái chính trị và nhóm lợi ích,
mối liên hệ nhà nước xã hội công dân, lãnh đạo và quần chúng cũng được đào
sâu nghiên cứu trong các nền văn hóa khác nhau. Xu hướng này ngày càng
nhấn mạnh sự phân tích hướng đến phân tích vai trò chính trị đối với phát triển,
do vậy cũng thường được gọi là chính trị học so sánh mới, với nghĩa là nó từ bỏ
việc coi trọng quá mức các phân tích thể chế, chuẩn mực một cách trừu tượng,
mà đặt các thể chế đó trong toàn bộ quá trình phát triển của xã hội, trong mối
tương tác với tăng trưởng kinh tế, dân chủ hóa v.v. Điều này rõ ràng có ảnh
hưởng bởi việc một loạt các nước thế giới thứ ba giành được độc lập và tìm
kiếm cho mình các mô hình chính quyền hiệu quả để phát triển, cũng như việc
có một loạt các nước XHCN đã có những thành công trong phát triển dù có mô
hình chính trị khác biệt với các nước giàu có phương Tây.
Ngay các nhà nghiên cứu ở phương Tây như Marx Horkheimer, Theodor
Adonor, Hannah Arendt đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và đưa ra lý
thuyết phát triển phụ thuộc (Dependency Theory), có nhiều khác biệt với cách
nhìn phổ biến lúc đó, vốn coi là các nước thứ ba chỉ cần lặp lại con đường mà
các nước phát triển đã qua theo công thức: phi thực dân hóa - tăng trưởng kinh
tế - dân chủ hóa. Trường phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước thế
giới thứ ba, đặc biệt là các nước châu Mỹ La tinh, trong thực tế.
Hiện nay, trào lưu nổi bật của CTHSS ở phương Tây được biết đến dưới
tên gọi chủ nghĩa thể chế mới (Neo - institutionalism). Về thực chất, đây là sự
kết hợp và phát triển lên tầm cao hơn của cách tiếp cận thể chế truyền thống
bằng cách kết hợp với phát triển luận hiện đại. Theo đó, mặc dù vẫn tập trung
vào nhà nước và các thành tố cơ bản của HTCT, những nội dung nghiên cứu đã
có sự chuyển dịch về trọng tâm và phương pháp :
- Nhấn mạnh vào hành vi chính trị (đặc biệt là bầu cử)
- Những thay đổi trong tính chất của các đảng chính trị
- Vai trò lãnh đạo chính trị với quá trình chính trị như dân chủ hóa
- Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế như nhà nước phúc lợi
- Sự liên quan giữa thể chế chính trị dân chủ với tăng trưởng, phát triển
- Văn hóa chính trị với việc hình thành các nền dân chủ v.v.
Nói cách khác, các nghiên cứu như vậy đã làm cho nghiên cứu CTHSS
trở nên ít mang tính chất so sánh pháp lý, ngày càng tập trung và đi sâu vào lĩnh
vực của mối quan hệ kinh tế - chính tri và các quá trình xã hội thực tế như quá
trình hoạch định và triển khai chính sách.
Cần coi chính trị học so sánh cũng chỉ là Chính trị học với trọng tâm đặc
biệt là nghiên cứu các nền chính trị khác nhau (ở các quốc gia khác nhau, cũng
như trong cùng một quốc gia nhưng ở các thời kỳ khác nhau). Theo nghĩa này,
có thể nói có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong CTHSS. Ngay cả hệ thống
phân loại các cách tiếp cận cũng đã khác nhau.
Nếu lấy đối tượng chính trong nghiên cứu làm tiêu chí, người ta thường
phân ra các cách tiếp cận cơ bản như:
1 – Cách tiếp cận thể chế (institutional approach): đây là cách tiếp cận
lâu đời nhất, lấy việc nghiên cứu các thể chế quyền lực cơ bản như hành pháp,
lập pháp, tư pháp, đảng chính trị và hệ thống bầu cử làm trung tâm nghiên cứu.
Việc so sánh lúc đó sẽ tập trung vào việc xem xét các thể chế này ở các nước
khác nhau (không chỉ từ góc độ pháp lý mà chủ yếu trong thực tế hoạt động).
Cách tiếp cận như vậy, bên cạnh các ưu điểm như đã rõ, thường bị phê phán là
khiếm khuyết ở chỗ bỏ qua các tổ chức và các cố kết xã hội khác, không thấy
được hết các ảnh hưởng, có thể không trực tiếp trong ngắn hạn nhưng lại rất
quan trọng về dài hạn. Cách tiếp cận này cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hệ
thống các khái niệm của pháp luật, và dễ bị lấy “tinh thần câu chữ” pháp lý
thay cho hiện thực chính trị, và cũng dễ bị sa vào mô tả hơn là phân tích. Tuy
nhiên, cách tiếp cận như vậy lại có lợi ích trong việc bước đầu tìm hiểu các
HTCT nước khác, và tương đối dễ tiếp thu trong sư phạm.
2 – Cách tiếp cận chính sách: lấy quá trình chính sách làm trung tâm, từ
đó mới nhìn nhận các yếu tố về thể chế cũng như các hành vi chính trị. Tiêu
biểu là Macridis với “Nghiên cứu so sánh về các chính phủ” (1955), trong đó
ông xem xét các quá trinh chính sách ở các quốc gia để phân tích chính trị các
nước này. Nói cách khác, các thể chế chính trị được đặt vào trong vai trò hiện
thực quan trọng của nó: việc đưa ra và thi hành các chính sách, vì đây là nội
dung thực sự của chính trị - quá trình phân bổ các giá trị.
3 – Cách tiếp cận hệ thống, cấu trúc chức năng: theo đó đặt mạnh tính hệ
thống, tính chỉnh thể và mối tương tác của toàn bộ hệ thống đưa ra quyết định,
mà các thể chế chính cũng chỉ là một khâu.
Nhìn từ góc độ khác, nếu lấy tiêu chí là vai trò của cá nhân con người, có
thể thấy có ba cách tiếp cận chính của chính trị học so sánh hiện nay:
Phân tích cấu trúc (Vĩ mô): Chính trị giữa các nhóm lớn trong xã hội (giai
cấp, đẳng cấp, tầng lớp ưu tú...) là quan trọng nhất. Chủ nghĩa Mác cũng được
coi là thuộc trường phái này.
Vi mô: Đi từ con người cá nhân. Các đặc điểm tự nhiên, bản chất của con
người, sẽ qui định các hành vi chính trị. Trường phái lựa chọn công cộng là
trường phái nổi bật, trong đó, cách sử dụng các phương pháp tiếp cận của khoa
học kinh tế (đặc biệt là kinh tế học tân cổ điển) để giải thích các hành vi cá
nhân, nhóm xã hội trong các hoạt động chính trị quan trọng. Từ đó, lý giải sự
hình thành và vai trò của các thể chế.
Văn hóa và giao tiếp xã hội: dùng các đặc điểm văn hóa (bền vững) để
giải thích và dự đoán các hành vi chính trị của các cộng đồng khác nhau.
III. CÁC TIẾP CẬN CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH

Chỉ tính từ khoảng nửa thế kỷ gần đây, kể từ khi hai tạp chí chuyên về
CTHSS ra đời (1968) đã có nhiều cách tiếp cận được sử dụng (Tâm lý học, văn
hóa, cơ cấu - chức năng, hệ thống - chức năng, phương thức thông tin, đa
nguyên, tinh hoa, hệ thống toàn cầu, v.v.). Đến nay, sau khi hoàn thiện và hợp
nhất, có thể thấy có 3 trường phái chủ yếu cùng tồn tại, cạnh tranh, và có lẽ
đúng hơn, bổ sung cho nhau: 1) Phân tích cấu trúc (Structure analysis), 2) Lý
thuyết Lựa chọn hợp lý (Rational choice theories), và 3)Tiếp cận Văn hóa
(Culturalist approach). Những nét chính của các cách tiếp cận này sẽ được
điểm qua dưới đây.
Phân tích cấu trúc
Bắt nguồn từ Marx, khi ông không trách các nhà tư bản với tư cách cá
nhân mà trách toàn bộ chế độ TBCN với tư cách là một hệ thống các thể chế,
luật lệ xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị. Hoạt động chính trị, sự tương
tác giữa nhà nước và xã hội chỉ có thể được phân tích thấu đáo trong sự hạn chế
chung nhất này – tức trong sự thấu hiểu về cấu trúc vĩ mô, trong đó, cá thể
không có tác động đáng kể (có thể so sánh cách nhìn nhận như vậy với kinh tế
học vĩ mô). Trường phái này, đương nhiên, bao gồm nhiều khuynh hướng và
biến thể phi Mác xít, tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào vô thức xã hội, vào tính
độc lập (tương đối) của cấu trúc thể chế cũng như sự ảnh hưởng có tính xác
định (formative influence) của chúng đối với hoạt động chính trị là nét chung,
có thể coi là được khởi đầu (phân tích một cách hệ thống) bởi Adam Smith, và
đặc biệt là Karl Marx, và sau này là Max Weber (có thể kể thêm Durkheim và
Pareto).
Với cách tiếp cận như vậy, các phân tích chính trị vĩ mô sẽ chỉ tập trung
vào những nhóm xã hội lớn (giai cấp, sắc tộc, dân tộc, tầng lớp,nhóm xã hội,
v.v), những quá trình lớn (phân tầng xã hội, chiến tranh, công nghiệp hóa, đô thị
hóa, chuyển dịch tư bản và công nghệ .v.v.) và các thể chế xã hội với nghĩa là
tập hợp cách thức, lề lối, chuẩn mực điều chỉnh các hành vi chính trị trong xã
hội (trong đó chủ yếu là: cách thức giải quyết mâu thuẫn, và cách thức hợp tác
xã hội).
Những tranh luận lớn trong những năm 1960 và 70 đã đưa vào trường
phái này các phát triển mới trong đó nổi bật là sự kết hợp (cũng là sự phủ nhận)
giữa hai cách tiếp cận cá nhân luận và tập thể luận (methodological
individualism and collectivism). Daston (1988) và Hacking (1990) đã phát triển
cách tiếp cận xác suất như công cụ quan trọng để hiểu các quá trình lớn đó.
Theo đó, các hành vi các nhân dù không thể dự đoán chính xác, nhưng nhóm cá
nhân có cùng tính chất nhất định sẽ có hành vi được dự kiến với xác suất cao.
Đây là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và giảng dạy
chính trị học so sánh trên thế giới, và cũng là cách thức tiếp cận chính trong
nghiên cứu này. Do vậy, chúng ta sẽ giành một mục riêng để giới thiệu khái
quát.
Giữa thập kỷ 1990, với sự phát triển của trường phái lựa chọn hợp lý (có
nguồn gốc từ Kinh tế học vi mô – Tân cổ điển) và các thách thức của chủ nghĩa
hậu hiện đại về phương pháp luận, trường phái cấu trúc lại có những biến
chuyển mới, hoàn thiện thêm tiêu điểm (quan hệ nhân quả) và phương pháp
(lịch sử) phân tích truyền thống (Xem thảo luận chi tiết hơn ở Katznelson,
1997).
Có thể nói sự tìm kiếm nền tảng vi mô cho phân tích vĩ mô trong lập luận
về con người cá nhân là một trong những hướng đầy hứa hẹn của trường phái
này trong những năm gần đây (Ví dụ: Skocpol, 1992, đã cố gắng kết nối yếu tố
cá nhân của các nhân vật chính trị quan trọng với [sự ràng buộc của] yếu tố thể
chế).
Lý thuyết Lựa chọn hợp lý
Trường phái này có thể coi là bắt đầu với các nghiên cứu nền tảng của
Down (1957), Riker (1962), và Olson (1968), dù có thể người ta đã bắt gặp các
ý tưởng cơ bản từ sớm hơn của chủ nghĩa duy lợi (utilitarianism) và, đặc biệt là
các nghiên cứu kinh tế học vi mô.
Nếu Phân tích cấu trúc có thể coi là chủ nghĩa trọng xã hội hay xã hội
luận thì Lựa chọn hợp lý có thể coi là chủ nghĩa trọng cá nhân hay cá nhân luận.
Trường phái này lấy cá nhân làm trung tâm, trong đó sự duy lợi và duy lý là hai
đặc điểm nổi bật quy định các hành vi của họ. Có nguồn gốc từ kinh tế học vi
mô, trường phái này cũng có sự chặt chẽ (ở mức gần như toán học) về lô-gíc và
phạm vi ứng dụng rộng rãi.
Đi từ phân tích cá nhân điển hình, trường phái này cố gắng giải thích các
hành vi của tập thể, của nhóm, giai cấp , của các tổ chức chính trị như đảng
phái, chính phủ, cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp v.v. Hoạt động chính trị
không phải là hoạt động kinh tế thị trường, và do vậy, trường phái này, dù về
phương pháp luận rất giống với kinh tế học vi mô tân cổ điển, đã xét đến các
yếu tố phi thị trường, các yếu tố về tinh thần công cộng, trách nhiệm xã hội,
động cơ không vụ lợi v.v. trong quá trình phát triển của mình.
Dù các nghiên cứu này chưa được giới thiệu nhiều ở nước ta, những ai đã
từng làm quen với kinh tế học vi mô (tân cổ điển) đều đã biết phương pháp luận
nền tảng, cũng như các ứng dụng của toán, thống kê, lý thuyết trò chơi trong
nghiên cứu của trường phái này. Đây là trường phái có ảnh hưởng rất mạnh
trên thế giới, đang trong quá trình hoàn thiện để có thể áp dụng trong nhiều lĩnh
vực hoạt động chính trị do tính rõ ràng, lô gíc và tính khả kiểm (kiểm định thực
tế) của nó.
Dù được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu chính trị, nhưng trong lĩnh
vực chính trị học so sánh, trường phái này mới chỉ đi những bước đầu tiên, dù
cũng đầy hứa hẹn. (Các phê phán căn bản về trường phái này đã được Viện
KHCT dịch, cùng với các trích đoạn của các nghiên cứu ban đầu của 3 tác giả
nêu đầu tiên). Một trong các ưu điểm của cách tiếp cận này là có thể mở rộng
để tính đến các yếu tố văn hóa, tâm lý v.v. tức mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến
cái lợi (hệ giá trị) và cái lý (cách suy tính) của con người và của nhóm những
người “giống” nhau (về duy lợi và duy lý) . Lúc đó, "lợi" có thể bao gồm cả lợi
cho người khác, và duy lý bao gồm cả sự “phi lý” [trong ngắn hạn, và với cá
nhân. Tức về lâu dài sự phi lý đó vẫn là "duy lý"].
Đây là một cách tiếp cận quan trọng, đang được phát triển bằng cách kết
hợp với các ưu điểm của trường phái cấu trúc (tức phân tích vĩ mô) như trên đã
đề cập. Kết hợp này có thể mô tả ngắn gọn như sau: Các nhân vật chính trị
luôn tối đa hóa (do duy lý) các lợi ích của mình (do duy lợi) (các lợi ích này rất
đa dạng: từ lợi ích có tính vị kỷ như số phiếu bầu, sự tính nhiệm của cấp trên,
tiền, ngân sách được cấp cho cơ quan mà mình là thủ trưởng, đến các lợi ích
công cộng: xây được nhiều trường học nhất, giảm được số người thất nghiệp
v.v.). Tuy nhiên, các tính toán này (được thể hiện cuối cùng qua hành vi) sẽ bị
hạn chế bởi hai nguồn chính: 1) Nguồn lực mà người đó có, và 2) Thể chế và tổ
chức hiện hành.
Chính do có hạn chế này mà họ sẽ lựa chọn một hành động theo họ là tối
ưu (điểm cực đại, và cân bằng trong toán học). Hành động tối ưu đó được thi
hành và do vậy các quan sát trong thực tế chính là biểu hiện của sự tính toán đó
(do vậy có thể kiểm định được). Các hạn chế khác nhau ở các nước khác nhau
sẽ giải thích cho sự khác nhau (hay giống nhau) trong thực tế hoạt động chính
trị. CTHSS, lúc đó có thể coi về căn bản là sự mở rộng mẫu khảo sát của chính
trị học trong nước. Tức tính khoa học của chính trị học phải được thể hiện
trong sự phổ quát của cách giải thích các hiện tượng chính trị tại mọi nước.
Có thể nhận xét rằng trường phái này vẫn còn nặng về giải thích các hoạt
động chính trị, trong khi chưa đưa ra được nhiều gợi ý cho hành động ở cấp vĩ
mô.
Tiếp cận Văn hóa
Chúng ta để tiếp cận này ở phần ba, vì có thể coi rằng đây cũng chỉ là
cách tiếp cận bổ sung cho hai cách tiếp cận trên, dù nó rất quan trọng và thú vị
(do sự khác thông thường của các ảnh hưởng văn hóa, ví dụ văn hóa làng xã với
phép vua thua lệ làng của ta đối với người nghiên cứu từ nền văn hóa khác), đến
mức đôi khi người ta dường như bỏ qua nền tảng lý tính của văn hóa. Văn hóa,
như Kant viết, là quá trình đào luyện lý tính. Chân, thiện, mỹ cũng chỉ có được
thông qua quá trình thanh lọc của lý tính. Và nếu vậy, dù có chậm biến đổi (và
do vậy có thể coi là yếu tố bất biến, hay “biến số ngoại sinh” trong một mô hình
toán học chính trị), vẫn có thể xét chúng dưới một trong hai góc độ tiếp cận
trên, nếu có thiết kế nghiên cứu (tức thay đổi mô hình gốc) một cách thích hợp.
Trong chủ nghĩa Mác lại càng khó có thể lập luận về việc đặt ngang bằng cách
tiếp cận này ngang với hai cách tiếp cận trên. Đây có lẽ là lý do chính khiến
Ross (1997: tr. 43) nhận xét rằng rất hiếm có các nghiên cứu chính trị so sánh
nào lại đặt yếu tố văn hóa trong vai trò trung tâm.
“Văn hóa” từ lâu đã là khái niệm trung tâm của nhân loại học
(anthropology, hay nhân chủng học) được định nghĩa bằng nhiều cách, từ nhiều
mục đích nghiên cứu khác nhau bao gồm thái độ, niềm tin, hệ giá trị, lối sống,
tổ chức xã hội. Các nghiên cứu chính trị học, tuy nhiên khá thống nhất khi dùng
văn hóa với nội hàm như Geertz (1973) trình bày: văn hóa “là khuôn mẫu do
lịch sử để lại về ý nghĩa kết tinh trong các biểu tượng, là hệ thống các quan
niệm truyền thống được thể hiện qua hình thức các biểu tượng, nhờ đó con
người giao tiếp, duy trì và phát triển tri thức về đời sống và thái độ đối với đời
sống của mình”1 . Cách định nghĩa này nhấn mạnh sự chia sẻ trong cộng đồng
về ý nghĩa (meaning). Các hành vi, thể chế, và các cấu trúc xã hội được hiểu
không phải là bản thân văn hóa mà chỉ là các hiện tượng cấu thành văn hóa
(culturally constituted phenomena).

1
Nguyên văn: “An historically transmitted pattern of meaning embodied in symbols, a
system of inherrited conceptions expressed in symbolic forms by means of which men
communicate, perpetuate, and develop their knowledge about and attitude towards life”
Việc dùng cách tiếp cận văn hóa được phát triển với các nhà nghiên cứu
như Banfield (1958), Almond và Verba (1963), Chagnon (1967) v.v. trong đó
văn hóa được dùng như một yếu tố quan trọng để giải thích các hành vi, hoạt
động chính trị đặc thù (hay không đặc thù) cho một cộng đồng người nào đó.
Yếu tố quan trọng nhất trong đó, theo Geertz (1973), là sự chia sẻ của cộng
đồng trong hình dung về “một trật tự xã hội”. Và từ đó, sự chia sẻ về tính chính
đáng, tính hợp pháp (nghĩa rộng bao gồm cả tục lệ bất thành văn) của các thủ
tục (procedure) giải quyết các bất đồng (và sự hợp tác) xã hội. Tức bao hàm
tính chính đáng của quyền lực xã hội, một khái niệm trung tâm của chính trị
học, cũng như của chính trị thực tiễn.
Sự gần gũi của CTHSS từ cách tiếp cận văn hóa với phân môn Nhân loại
học chính trị (political anthropology) cảnh báo về tính khái quát lý thuyết thấp
tiềm ẩn trong các nghiên cứu do thiên về khảo sát các chi tiết văn hóa đặc thù
cho từng trường hợp. Do vậy, khi nghiên cứu chính trị trong các nền văn hóa,
việc xác định đúng vai trò của các yếu tố văn hóa bên cạnh các yếu tố về thể chế
và cá nhân duy lý là rất quan trọng. (Xem thêm về thảo luận chi tiết trong Ross,
1997). Trong 5 chủ đề nghiên cứu chính của chính trị học so sánh tổng kết bởi
Rogowski (1993), chỉ có chủ đề thứ năm về chủ nghĩa dân tộc và khác biệt sắc
tộc là có liên quan nhất tới cách tiếp cận này, trong khi 4 chủ đề trước(Kinh tế
học của Chính trị; bối cảnh quốc tế và chính trị đối nội; các nhóm lợi ích và chủ
nghĩa tập đòan; và cơ cấu nhà nước với hiệu quả hoạt động) đều chứng tỏ sự
phục hồi và phát triển của cách tiếp cận thứ nhất (phân tích thể chế vĩ mô) và
cách tiếp cận thứ hai (lựa chọn duy lý).
Việc phân loại thành các cách tiếp cận rõ ràng như trên không phải khi
nào cũng thuyết phục vì trong các nghiên cứu cụ thể, người ta đều dùng tổng
hợp các thành quả nghiên cứu của mọi trường phái.
IV. TIẾP CẬN HỆ THỐNG : CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG

Cách tiếp cận hệ thống


Các thuật ngữ kinh điển của chính trị học như nhà nước, chính phủ, đảng
phái, quốc gia v.v. đều có điểm chung là thường bị hạn chế trong ý nghĩa pháp
lý của chúng – tức gắn với hình thức tổ chức cụ thể, các quy định cụ thể. Nhu
cầu mở rộng hệ thống khái niệm này để tính đến các sự tương tác thực tế (không
chỉ hạn chế bởi tính pháp lý) dẫn đến việc áp dụng lý thuyết hệ thống vào việc
phân tích các hiện tượng chính trị. Khái niệm hệ thống chính trị ra đời từ nhu
cầu này.
Lý thuyết hệ thống đã được áp dụng trong nhiều ngành khoa học xã hội
khác, sớm hơn nhiều so với chính trị học. Mãi đến những năm 1950-1960, do
ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi, lý thuyết hệ thống mới được quan tâm rộng
rãi trong chính trị học.
Những ý tưởng ban đầu về lý thuyết hệ thống được thai nghén bởi nhà
sinh vật học người Đức, Ludwig Von Bertalanffy, vào những năm 1920, khi
ông nghiên cứu các thực thể sinh vật thích nghi và phát triển trong sự tương tác
với môi trường bên ngoài. Sau Thế chiến II, ý tưởng này đã được quan tâm, khi
các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau cho rằng tri thức khoa học có
tính thống nhất, và do vậy, khái niệm hệ thống cũng thích hợp đối với mọi khoa
học, dù là vật lý, toán học, sinh vật học hay các ngành khoa học xã hội như
chính trị học, kinh tế học. James G. Miller là một trong những người tiên phong
trong hướng này, khi ông công bố tác phẩm “Hướng đến một lý thuyết tổng
quát cho mọi khoa học hành vi” (1955). Trong tác phẩm này, Miller đã đưa ra
19 mệnh đề lý thuyết có thể kiểm chứng được một cách kinh nghiệm ở 4 cấp độ:
tế bào, tổ chức hữu cơ, cá nhân, nhóm, và xã hội.
Trong chính trị học, các câu hỏi chính được chú trọng là:
i – Đời sống chính trị có thể coi như một hệ thống được không ?
ii - Nếu có, thì đó là hệ thống như thế nào ?
iii - Nếu không, thì việc cứ coi nó như một hệ thống sẽ có lợi gì về mặt lý
luận và thực tiễn ?
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai câu hỏi đầu, trong khi vấn đề
thứ ba không tạo nên xu hướng nghiên cứu đáng kể nào. Trong chính trị học so
sánh, việc nhìn nhận đời sống chính trị như một hệ thống có thể coi như một
cách thức xác lập khuôn khổ chung cho sự so sánh (quy về cùng chất để nghiên
cứu lượng). Bốn khái niệm cốt lõi của lý thuyết hệ thống là : hệ thống, môi
trường, phản hồi, và đáp ứng.
a) Hệ thống: Hiện nay ít ai coi đời sống chính trị - xã hội như một hệ
thống hữu cơ, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính ẩn dụ. Chủ yếu hệ thống được
hiểu như một một cấu trúc cơ chế (mechanism structure), hiểu theo nghĩa là một
sự sắp đặt có tính ràng buộc các hành vi để thực hiện được việc đáp ứng các nhu
cầu và các chức năng, tức mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống. Các ràng buộc
(cơ chế) như vậy có thể là các thể chế mang tính pháp lý (thể hiện qua quyền
hạn và nhiệm vụ của các tổ chức), có thể là các cấu trúc nhóm, hay cấu trúc văn
hóa v.v.
b) Môi trường: Môi trường cần được phân biệt với hệ thống do tính tương
tác của chúng. Sự xác định biên giới giữa hệ thống chính trị với môi trường của
nó không phải khi nào cũng dễ dàng. Cách đơn giản nhát là dùng biên giới địa
lý . Tuy nhiên, còn có các môi trường khác mà hệ thống chính trị nằm trong
như môi trường sinh học, môi trường văn hóa, tâm lý, v.v.. Hơn thế nữa, bản
thân HTCT cũng có thể bị tác động từ môi trường của một HTCT khác. Sự
phân biệt giữa HTCT và môi trường có ý nghĩa quan trọng vì đó là tiền đề để
xem xét các quá trình tương tác theo ba yếu tố: đòi hỏi (đầu vào – input), xử lý
các đòi hỏi, và các quyết định đáp ứng (đầu ra – output)
c) Phản hồi: đây là khái niệm để chỉ sự giao tiếp, tương tác ngay trong hệ
thống. Đó cũng có thể coi là các đòi hỏi từ bên trong của hệ thống. Sự phản
hồi được bộc lộ qua các quá trình đáp ứng với đòi hỏi của môi trường cũng như
sự phản ứng với các kết quả đầu ra của hệ thống. Nó thể hiện sự tương tác bên
trong và khả năng tự điều chỉnh của hệ thống. Sự phát triển và sự vận hành cảu
hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới thông tin phản hồi này.
d) Đáp ứng: Đây là chức năng chính của hệ thống. Cấu chúc cơ chế của
hệ thống như trên đề cập cũng được xác định từ việc thực hiện sự đáp ứng của
hệ thống đối với các đòi hỏi của môi trường bên ngoài. Các đòi hỏi này chính
là sự biểu đạt các nhu cầu cần phải được thực hiện. Đối với HTCT, việc thực
hiện các nhu cầu đó cũng đòi hỏi việc phân cho HTCT các quyền lực tương
ứng. Có thể thấy có 4 nhóm nhu cầu chính của xã hội đối với HTCT là:
1) Đòi hỏi về sản xuất và phân phối các hàng hóa, dịch vụ công cộng;
2) Đòi hỏi về điều chỉnh hành vi;
3) Đòi hỏi về tham gia vào hệ thống chính trị; và
4) Đòi hỏi về cung cấp thông tin.
Như vậy, lý thuyết hệ thống coi toàn bộ các hoạt động của đời sống chính
trị như một chỉnh thể có khả năng tiếp nhận, xử lý và chuyển hóa các đòi hỏi (từ
cả bên trong và bên ngoài) thành các quyết định chính trị. Ở cấp độ lý thuyết
chung và phân tích vĩ mô, cách tiếp cận như vậy tỏ ra hữu dụng và dễ nắm bắt.
Tuy nhiên, ở cấp độ phân tích các trường hợp cụ thể, có tính kinh nghiệm thực
chứng, đòi hỏi tính định lượng, cách tiếp cận này lại không tỏ ra thích hợp.
Thậm chí, nếu quá nhấn mạnh (hoặc coi nó là lý thuýet toàn năng) có thể dẫn
đến quyết định luận, hay các ảo tưởng về tính khoa học của các giải thích hời
hợt về các hiện tượng chính trị phức tạp. Quá trình chuyển hóa các đòi hỏi
thành các quyết định đáp ứng là một quá trình chưa được nghiên cứu rõ rệt.
Người ta gọi đây là “hộp đen” – sự chứa đựng những mối quan hệ chính trị,
những tương tác thực sự mà việc làm cho chúng hiển minh là không dễ dàng.
Hơn nữa, các hệ thống chính trị trong thực tế là luôn thay đổi và biến hóa nhiều
hơn người ta tưởng do sự ổn định và cân bằng mà khuôn khổ pháp lý mang lại.
Cách tiếp cận hệ thống theo cấu trúc chức năng
Với cách nhìn nhận như trên, lý thuyết hệ thống đã được kế thừa và phát
triển. Một trong những phát triển đó là cách tiếp cận cấu trúc chức năng. Đây
là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhất trong chính trị học so sánh như đã
đề cập với các đại diện tiêu biểu như G.A. Almond, David Apter, Ư. Mitchell
v.v...
Cách tiếp cận này nhấn mạnh mối quan hệ nội tại giữa cấu trúc và chức
năng trong một hệ thống và cho rằng những chức năng thiết yếu phải được thực
thi để cho hệ thống có thể tồn tại. Như vậy, vấn đề trung tâm là phải xác định
đâu là những chức năng thiết yếu, căn bản nhất của một HTCT.
Lập luận chính của trường phái này quan niệm rằng con người hoạt động
theo những cách thức ổn định, không dễ dàng thay đổi. Việc lặp đi lặp lại các
cách thức đó, trong thực tiến, sẽ dẫn tới (hoặc chính là nền tảng hợp lý) của các
cấu trúc. Nếu vậy, cấu trúc không có gì khác hơn là những mối quan hệ nội tại,
tương đối ổn định, giữa các thành tố của một hệ thống. Đời sống chính trị được
cấu thành từ các hành vi của con người, nên cấu trúc của hệ thống cũng cần
được phân tích theo mức độ lặp đi lặp lại của các hành vi. Sự lặp đi lặp lại đó có
xu hướng ngày càng được tổ chức hóa (thể chế hóa) cao độ. Chính sự lặp lại
đó thể hiện các đòi hỏi thiết yếu, và các đòi hỏi thiết yếu đó dẫn tới những cấu
trúc chính mà một HTCT phải có để nó có thể tồn tại.
Theo D. Apter, có 5 đòi hỏi về cấu trúc đối với mọi HTCT:
1 – Cấu trúc hoạch định chính sách
2 – Cấu trúc đảm bảo trách nhiệm và sự nhất trí
3 – Cấu trúc cưỡng ép và trừng phạt
4 – Cấu trúc phân định các nguồn lực xã hội
5 – Cấu trúc tuyển chọn và bổ nhiệm.
Nếu bất kỳ một cấu trúc nào trong số trên không thực hiện được chức
năng của nó thì toàn bộ hệ thống có nguy cơ sụp đổ. Trong thực tế, các cấu trúc
này được thể hiện cụ thể qua 6 loại tổ chức (cấu trúc) chính trị chính mà các
HTCT thường có là: đảng chính trị, nhóm lợi ích, cơ quan hành pháp, lập pháp,
tư pháp, và các cơ quan hành chính.
Các cấu trúc tổ chức như vậy có thể thấy trong hầu hết các HTCT, và sự
tương tự giữa chúng có thể dẫn đến ngộ nhận rằng nếu biết được cách thức họat
động của các cấu trúc này trong một HTCT, người ta có thể sử dụng chúng để
phân tích, suy đoán tương tự cho các hệ thống khác. Tuy nhiên, các cấu trúc
này có thể rất khác nhau về chức năng. Ngay cả khi chúng có những chức năng
dường như tương tự, mối quan hệ và quyền lực thực sự của các cấu trúc này
cũng có thể khác biệt một cách căn bản. Đều là đảng chính tri, nhưng đảng ở
Trung Quốc sẽ rất khác đảng ở Nga hay Anh, Mỹ. Tương tự như vây, quốc hội,
nghị viện ở các nước Anh , Mỹ cũng có những khác biệt quan trọng ảnh hưởng
đến hoạt động của HTCT trong thực tế. Ngay trong một quốc gia, chức năng
của các cấu trúc cũng có những thay đổi liên tục theo thời gian, hoặc có những
khác biệt mang tính nền tảng khi hiến pháp thay đổi căn bản như ở Pháp trước
và sau 1958. Nếu chỉ phân tích các cấu trúc này sẽ dễ dẫn đến các kết luận
không đáng tin cậy, và không hiểu được sự vận hành cũng như biến chuyển của
một HTCT trong thực tế. Do vậy, bên cạnh việc phân tích cấu trúc, việc nhìn
nhận các chức năng của chúng là rất quan trọng để có thể phân tích được sự
tương tác và tìm hiểu đúng bản chất các hiện tượng chính trị.
Với khuôn khổ này, chính trị học so sánh có thế áp dụng vào phân tích
nhằm xác định được sự tương đồng và khác biệt giữa các quá trình chính trị,
tương ứng với sự tương đồng và khác biệt của cấu trúc chính trị. Trong quá
trình phân tích này, khái niệm “cấu trúc” để trả lời câu hỏi HTCT vận hành như
thế nào, còn khái niệm “chức năng” để trả lời cho câu hỏi HTCT làm gì. Theo
nghĩa đó, cách tiếp cận cấu trúc chức năng bao hàm cả phân tích các khía cạnh
“tĩnh” (ổn định), biểu hiện trong cấu trúc, và cả khía cạnh “động” (sự biến đổi),
biểu hiện trong các chức năng cụ thể của HTCT.
Có thể khái quát các đòi hỏi về chức năng mà bất kỳ HTCT nào cũng
phải có để bảo đảm sự tồn tại như sau:
1 – Chức năng xác định mục tiêu chung của hệ thống
2 – Chức năng xác định cách thức đạt mục tiêu chung.
3 - Chức năng lựa chọn những người lãnh đạo hệ thống. Hợp nhất hành
vi của các thành viên
4 - Chức năng bảo vệ sự tồn tại, trật tự, kỷ cương của hệ thống. Kiểm
soát các mâu thuẫn và cung cấp các động cơ.
5 – Chức năng điều chỉnh, thích nghi và phát triển. Đáp ứng các yêu câu
của môi trường cũng như các phản hồi bên trong của hệ thống.
Hiển nhiên, còn có nhiều cách thức tương tự để khái quát các chức năng
cơ bản này, tuỳ thuộc vào trọng tâm và mục tiêu phân tích, tuy nhiên chúng đều
nhất quán với khuôn khổ chung cấu trúc – chức năng như trên đã chỉ ra. Một
trong các cách đó là cách phân loại của Almond (2003). Theo đó, các chức năng
của hệ thống sẽ được phân thành 3 nhóm:
1 – Nhóm các chức năng hệ thống (System functions) : gồm các chức
năng nền tảng : vận động , huy động và giao tiếp chính trị ( political
socialisation, recruitment, communication). Các chức năng này đảm bảo sự gìn
giữ và phát triển các giá trị chính trị nền tảng, cũng như sự lựa chọn những cán
bộ chính trị cho hệ thống, và vì vậy là các chức năng ảnh hưởng đén toàn bộ hệ
thống
2 – Nhóm các chức năng quá trình (Process functions: interest
articulation, aggregation, policy-making, implementation and adjudication ) :
đây là các chức năng liên quan đến quá trình ra quyết định của một HTCT để
đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Đó là : biểu đạt các lợi ích, tổng hợp các lợi
ích thành một lượng nhỏ các phương án lựa chọn nhằm tìm kiếm sự ủng hộ
chính trị, ra các quyết định chính sách, triển khai và điều chỉnh các chính sách
3 – Nhóm các chức năng chính sách (Policy functions: regulation,
extrasction, distribution) : đây là các chức năng mang tính ưu tiên chính trị.
Các chức năng này phân bổ và điều chỉnh các kết quả của HTCT, bao gồm các
chức năng điều chỉnh hành vi, thu và tái phân bổ các loại thuế cũng như các
dịch vụ, lợi ích cho các nhóm xã hội tùy thuộc vào mục tiêu chính trị (ưu tiên
chính sách)
Các cách phân loại như trên đều có các mặt mạnh, mặt yếu riêng, tuy
nhiên đều cần kết hợp trong việc phân tích cấu trúc. Đây là các tiếp cận được
sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu so sánh. Các nghiên cứu trong đề tài này
cũng tiếp cận từ góc độ này, theo đó, các cấu trúc (thể chế) và chức năng được
đặt vào trọng tâm, và nghiên cứu trong môi trường địa lý, lịch sử và văn hóa cụ
thể.
V. CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH Ở VIỆN CHÍNH TRỊ HỌC

a) Tình hình chung: Viện chính trị học đặt vấn đề nghiên cứu các nền
chính trị khác nhau từ cuối những năm 1990. Nhu cầu nghiên cứu như vậy xuất
phát từ các đòi hỏi của thực tiễn phát triển chính trị của đát nước cũng như của
thực tiễn phát triển lý luận của bản thân ngành chính trị học.
Do bản thân ngành chính trị học cũng vẫn ở giai đoạn non trẻ, nên bộ
môn chính trị học so sánh cũng đang phát triển và còn nhiều khiếm khuyết, dù
đã được quan tâm nhiều hơn do nhu cầu chính trị thực tiễn (ĐH 10 và 11). Một
trong những hạn chế của chúng ta là sự lúng túng về mô hình và lý luận cầm
quyền. Ngay cả về đối tượng và phương pháp còn chưa thống nhất . Hơn nữa,
sự tiếp cận quốc tế , nghiên cứu thực địa, và tính dài hạn của các nghiên cứu đều
bị hạn chế nghiêm trọng. Điều này dễ dẫn đến các cách nhìn nhận mang tính
biệt phái, hoặc thậm chí, chính trị hóa khoa học.
Hiển nhiên, các nghiên cứu so sánh không mang hàm ý tuyên truyền, mà
nhằm nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện hơn đối với các lý luận, hay
các biến pháp dự kiến trong thực tiễn. Hơn nữa, trong điều kiện nước ta ngày
càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đóng các vai trò quan trọng trong
các tổ chức như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC v.v., việc hiểu và dự đoán được
hoạt động và các diễn biến chính trị của các nước khác là điều kiện cần thiết để
có thể có các quyết định chính trị đúng đắn, tránh các tổn thất không đáng có.
b) Cấu trúc chương trình:
Xuất phát từ các phân tích về mục tiêu, đối tượng và phương pháp như ở
các phần trên, chương trình CTHSS ở Viện hiện bao gồm các 2 phần chính:
nhập môn và nghiên cứu cụ thể các HTCT của các nước: Anh, Mỹ, Pháp, Nhật
Bản, Brazil, Nigeria, Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, tùy tình hình còn có các
bài khái quát về HTCT XHCN và TBCN, và khái quát về chính trị các nước
trong khối ASEAN.
Sự lựa chọn các HTCT dựa trên cơ sở về tính điển hình trong nhiều
phương diện mà trước hết là về hệ cấu trúc quyền lực, trong đó làm nổi rõ cấu
trúc quyền lực theo hệ thống tổng thống và hệ thống đại nghị. Bên cạnh đó,
các HTCT này cũng đại diện cho các sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, điều kiện
địa lý, trình độ phát triển, văn hóa, cũng như có liên quan đến thực tiễn chính trị
Việt Nam.
Sự lựa chọn như vậy, cũng như nội dung chủ yếu của chương trình hiện
nay là mô tả có tính so sánh các HTCT, có các mặt mạnh – yếu nhất định, và
cần được coi như khuôn khổ ban đầu để dần hoàn thiện và phát triển trong
tương lai.
Chuyên đề 33
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ANH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Vương quốc Thống nhất Anh (United Kingdom of Great Britain, sẽ viết
tắt là Anh (UK) trong bài này) bao gồm 4 vùng: Anh (England), Scotland,
Wales và Bắc Ai len (North Ireland), trong đó England là vùng lớn nhất, mặc dù
chỉ chiếm 54% diện tích nhưng chiếm tới trên 80% dân số. Vị trí địa lý tách
khỏi châu Âu lục địa có những tác động quan trọng đến chính trị Anh. Đây là
một trong các yéu tố quan trọng giúp cho đất nước chống được ngoại xâm và
đảm bảo phần nào tính liên tục của những tiến bộ chính trị. Mặt khác, điều đó
cũng có thể gay các cản trở cho hợp tác chính trị với các nước khác ở châu Âu.
Địa lý và Dân số
Diện tích: 243,000 km vuông.
Trong đó: 25% trồng trọt, 46% bãi cỏ và chăn nuôi, 10%
rừng, 19% cho các mục đích khác. Thủ đô : London (dân số 7.2
triệu).
Dân số (2007): 60.8 tr.
Tốc độ tăng dân số bình quân (2007): 0.275%.
Các nhóm sắc tộc chính: Anh, Ailen (Irish), Tây Ấn (West
Indian), Nam Á (South Asian).
Tôn giáo chính: Anh giáo (Anglican), Thiên chúa giáo
(Roman Catholic), Trưởng lão (giáo hội Scotland - Presbyterian),
Hồi giáo.
Giáo dục: Phổ thông bắt buộc 12 năm. Tỷ lệ biết chữ : 99%.
Tuổi thọ: Nam 76. Nữ 81; Trung bình: 78.7.
Lực lượng lao động (2007): 31,1 triệu, trong đó : Dịch vụ
--80,4%; Công nghiệp –18,2%; Nông nghiệp -- 1.4%.
Những làn sóng di cư từ thời La mã của người Xen tơ (Celts), Xắc xông
(Saxon) và Đan Mạch (Danes) xuống thành người Ailen (Irish) và người
Caribeans gốc châu Phi. Gần 5% dân số không phải là người da trắng. Hai phần
ba dân số theo Anh giáo (Church of England - Anglican) lớn hơn rất nhiều tỷ lệ
không theo tôn giáo (15%) và theo đạo Thiên chúa giáo (10%).

Tất nhiên, từ khía cạnh khác, sự dễ thay đổi như vậy dễ gây ra tính không
ổn định và rối loạn. Việc thiếu một tòa án hiến pháp đã dẫn đến tình trạng đôi
khi các nguyên tắc hiến pháp dễ bị vi phạm và thậm chí bị thay đổi bởi các hành
động từng được coi là không hợp hiến. Tất nhiên trong những trường hợp này,
các hành động đó thường được sự ủng hộ rộng rãi của tầng lớp lãnh đạo và công
chúng thông hiểu chính trị. Các nguyên tắc hiến pháp được bảo vệ thông qua
công luận và sự bầu cử của dân chúng. Đây là điểm đặc thù của Anh trong cơ
chế đối trọng với việc hiến pháp (tương đối) dễ bị vi phạm vì tính bất thành văn
của nó cũng như vì thiếu tòa án hiến pháp.
3 đặc điểm của hiến pháp (các đạo luật cơ bản) Anh:
i- Bất thành văn, theo nghĩa “không có một văn bản duy nhất’ như
thường thấy ở các nước khác
ii- Dễ thay đổi: thủ tục để thay đổi cũng như các đạo luật bình thường
khác
iii- Tính đơn nhất: tức chỉ có một nghị viện tối cao phân quyền và tước
quỳen (Khác với các nước liên bang)
5 nguồn chính của “hiến pháp”:
i- Luật thành văn của nghị viện (Statutory laws)
ii- Án lệ (Case law) – tức được diễn giải theo phán quyết của các thẩm
phán trong các trường hợp đã xử.
iii- Truyền thống, luật tục, tục lệ (Common law, customs, traditions)
iv- Thông lệ (Conventions)
v- Luật của Cộng đồng Châu Âu EU.
2. Nghị viện
Các thay đổi chính trị đã biến hệ thống chính trị Vương quốc Anh từ nền
quân chủ tuyệt đối thành nền quân chủ lập hiến.
Trong lý thuyết và theo luật định, mọi hành động của chính phủ đều được
thực thi với danh nghĩa của Nữ hoàng. Trên danh nghĩa, Nữ hoàng là nguyên
thủ quốc gia, người tuyên bố các luật, đàm phán các hiệp ước, lựa chọn thủ
tướng và nội các, ký lệnh ân xá v.v... Tuy nhiên, trong thực tế, Nữ hoàng hầu
như không nắm giữ bất cứ một quyền lực chính trị nào. Thậm chí còn bị hạn chế
hoạt động chính trị hơn một công dân bình thường. Bà ta không được tham gia
bất cứ một đảng phái nào, cũng như không được thể hiện quan điểm chính trị
của mình. Ngay cả các hành động trong cuộc sống cá nhân của Nữ hoàng đôi
khi cũng cần sự phê chuẩn của chính phủ - một cơ quan, trên danh nghĩa, cấp
dưới của Nữ hoàng.
Như vậy, vai trò chính trị của Nữ hoàng trên thực tế rất bị hạn chế. Việc
vượt quá những giới hạn này sẽ rất khó xảy ra vì nó sẽ bị dân chúng lên án
mạnh mẽ và có thể đe doạ bản thân sự tồn tại của nền quân chủ. Tuy nhiên, sự
tồn tại của Nữ hoàng mang lại những ích lợi nhất định, như giải phóng thủ
tướng khỏi các nghi lễ ngoại giao hình thức, và quan trọng hơn, với tư cách một
biểu tượng chính trị, nữ hoàng chính là sự kết nối hài hoà giữa quá khứ và hiện
tại, giữa truyền thống và hiện đại, làm tăng bản sắc và tự tin dân tộc cho dân
chúng.
Xét từ góc độ kỹ thuật làm luật, Nghị viện bao gồm 3 cấu phần chính: Nữ
hoàng, Thượng viện, và Hạ viện. Bảng 2 liệt kê các giai đoạn chính của quá
trình thông qua một dự luật (theo Roth và Wilson, 1980).
Bảng 2 Các giai đoạn thông qua một dự án luật tại Nghị viện Anh
Hạ viện 1. Trình dự luật (deposition of a bill): dự luật công (liên
quan tới toàn xã hội), dự luật tư (Liên quan tới một bộ
phận xã hội), dự luật hỗn hợp.
2. Đọc lần thứ nhất (First Reading): mang tính công bố cho
dân chúng
3. Đọc lần thứ hai : tranh luận về các nguyên tắc khái quát
chính của dự luật
4. Thông qua ủy ban: một trong tám uỷ ban thường trực
(standing commitee) sẽ xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng
từng điều khoản của dự luật.
5. Báo cáo trước Hạ viện: ủy ban báo cáo kết quả xem xét để
thảo luận trong phiên họp toàn thể và đưa ra các sửa đổi.
6. Đọc lần thứ ba: Hạ viện không thảo luận toàn thể, chỉ bỏ
phiếu thông qua dự luật (sau khi đã sửa đổi).
Thượng Cũng các giai đoạn như ở Hạ viện nhưng mang tính
viện không chính thức hơn.
Các giai 1. Nếu hai viện thống nhất: Luật được chuẩn y bởi Nữ hoàng
(Royal Assent)
đoạn cuối
2. Nếu hai viện không thống nhất: a) Xem xét các sửa đổi
của thượng viện. b) Nếu đó là dự luật tài chính (Money
Bill), Thượng viện không có quyền thay đổi hay trì hoãn.
Dự luật này sẽ vẫn được chuẩn y bởi Nữ hoàng. c) Nếu dự
luật thuộc loại khác, sẽ được chuyển lại cho Hạ viện. Nếu
Hạ viện vẫn thông qua ở kỳ họp tiếp, dự luật sẽ được
chuẩn y bất kể ý kiến của Thượng viện sau một năm.
Nguồn: Roth và Wilson, 1980, tr. 360; Britannica.
Vai trò của Nữ hoàng mang tính hình thức vì Nữ hoàng bao giờ cũng
chuẩn y. (Lần cuối cùng Nữ hoàng từ chối chuẩn y là vào năm 1707). Vai trò
của Thượng viện như vậy cũng hầu như không quan trọng. Hạ viện nắm thực
quyền trong lập pháp. Trên thực tế, người ta thường dùng từ Nghị viện để chỉ
Hạ viện.

Hạ viện
Hạ viện là trung tâm của HTCT Anh, nơi tập trung quyền lực do người
dân ủy nhiệm. Hạ viện có 3 chức năng chính : 1 – Làm luật; 2 – Thảo luận
chính sách (tức giám sát và điều tra các hoạt dộng của chính phủ); 3 – Bầu
chính phủ và các thẩm phán.
Hiện nay (2007) Hạ viện Anh có gồm 646 nghị sĩ, trong đó 523 từ Anh,
còn lại từ Scotland, Wales, và Bắc Ireland. Mỗi nghị sĩ đại diện cho một đơn
vị bầu cử theo địa lý. Hạ nghị sĩ không được dưới 21 tuổi. Các nhà quí tộc của
Anh, Scotland, Wales không có quyền tranh cử vào Hạ viện.
Cơ cấu đảng phái của Hạ viện (2007)
Công đảng (Labour) 352
Bảo thủ (Conservative) 194
Dân chủ tự do (Liberal Democrat) 63
Các đảng khác: 9 đảng, 30
Không đảng phái: 7

Thông thường, Đảng nào chiếm đa số ở Hạ viện sẽ đưa ra danh sách Thủ
tướng cùng nội các cho Nữ hoàng chỉ định. Trên lý thuyết, Hạ viện có thể bắt
chính phủ từ chức thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm (motion of censure). Điều
này trong thực tế không xảy ra vì tính kỉ luật đảng phái tại Anh rất cao. Rất ít
đảng viên đi ngược lại chủ trương của đảng. Họ luôn bỏ phiếu theo quan điểm
chung của đảng, mặc dù nó có thể ngược lại với quan điểm cá nhân của bản
thân họ.
Vì các thủ lĩnh đảng chiếm đa số đồng thời là thủ tướng và thành viên nội
các chính phủ, nên trên thực tế, chính phủ, về lý thuyết là dưới quyền Hạ viện,
lại có quyền hơn Hạ viện thông qua đa số và tính kỷ luật cao của đảng mình.
(Điều này không phải khi nào cũng đúng cho các nước khác). Điều này có thể
thấy khi so với Mỹ, quốc hội Mỹ tự xác định chương trình nghị sự, trong khi ở
Anh, chính phủ sẽ quyết định nội dung và thời gian của chương trình nghị sự.
Đảng đối lập, mặc dù luôn được giành thời gian để tranh cãi các vấn đề, nhưng
không kiểm soát được nội dung chương trình nghị sự trong các hoạt động lập
pháp.
Ngoài các hoạt động lập pháp, Hạ viện cón có một hoạt động thường
xuyên quan trọng khác là chất vấn chính phủ (question time). Các hoạt động
này được triển khai thông qua các ngày đối lập (opposition day), khi phe đối lập
kiểm soát chương trình nghị sự, đưa ra các câu hỏi chất vấn chính phủ. Một
năm có 19 ngày như vậy. Trong thời gian chất vấn này, các nghị sĩ có thể đưa
ra mọi câu hỏi về chính sách và hoạt động của chính phủ. Đây là một kênh
quan trọng để nghị viện cũng như dân chúng biết được thực chất và hiệu năng
hoạt động của chính phủ. Bởi vì được đông đảo công chúng quan tâm, đây là
một kênh kiềm chế và kiểm soát quyền lực chính phủ một cách hữu hiệu.

Thượng viện
Thượng viện, như trên đã đề cập, đóng một vai trò kém quan trọng hơn
Hạ viện trong đời sống chính trị của Vương quốc Anh. Đó là bởi vì Thượng
viện không có quyền phong toả các dự luật đã được Hạ viện thông qua, cùng
lắm cũng chỉ có quyền trì hoãn không quá một năm (cũng chỉ đối với một số
đạo luật không liên quan đến tài chính quốc gia).
4 chức năng chính của thượng viện là: 1- Làm luật; 2 – Công việc tư pháp
(tòa phúc thẩm tối cao và xét xử những vụ án lớn); 3 – Giám sát hoạt động của
chính phủ; 4- Thành lập các ủy ban nghiên cứu chuyên sâu.
Thành viên của Thượng viện gồm 4 loại:
i) Tất cả các quí tộc thế tập (hereditary peers)- những người mang các tước
vị quí tộc cha truyền con nối (công, hầu, bá, tử, nam).
ii) Tất cả các quí tộc không thế tập (life-time peers): những người được
phong tước vì có công lao với đất nước. Tước này không được truyền lại
cho con.
iii) Các tổng giám mục và giám mục các địa phận thuộc Giáo hội Anh
(Church of England): được gọi là các Thượng nghị sĩ tinh thần (Lords
Spiritual)
iv) Các thẩm phán toà án phúc thẩm tối cao: được gọi là các Thượng nghị sĩ
luật pháp (Law Lords)
Nhà nước không phải trả lương cho các thành viên thượng viện nhưng phải
trả chi phí cho các chuyến công tác và các lệ phí khác. Năm 1994, thượng viện
có 1.194 người. Cơ cấu của thượng viện tương ứng cho 4 loại trên là 773; 374;
26; 21. Như vậy, quí tộc thế tập chiếm đa số. Thành viên của thượng viện là
nghiễm nhiên, không cần qua dân bầu. Chính vì vậy, cơ cấu của thượng viện
hầu như không thay đổi trong nhiều năm. Từ năm 1999, do kết quả các tranh
luận, Thượng viện có sự thay đổi lớn về cơ cấu. Nghị viện UK đã ra đạo luật
hủy bỏ việc các quý tộc thế tập là thượng nghĩ sỹ đương nhiên. Hiện tại, số này
chỉ còn 92 người giữ ghế nốt nhiệm kỳ. Tăng số lượng quý tộc không thế tập
(hiện tại là 607). Năm 2007, cấu trúc tương ứng là 92-607-26-23 (748 TNS)
Chính vì các thượng nghị sĩ không phải lo lắng về tranh thủ phiếu bầu, họ
dám tranh luận những vấn đề căn bản, phức tạp, chưa ngã ngũ mà các nhà chính
trị hay né tránh. Hơn nữa, chương trình nghị sự của họ cũng không bận rộn như
Hạ viện nên họ có thể tranh luận các vấn đề này một cách sâu sắc hơn.
Thông thường, thượng viện tránh đối đầu trực tiếp với chính phủ, một
phần bởi họ không thể cản được, phần nữa, điều đó có thể đe dọa trực tiếp đến
sự tồn tại của họ. Trên thực tế, Công đảng Anh đã có những vận động nhằm
thay thượng viện này bằng một thượng viện mới, do dân bầu.
Các uỷ ban của nghị viện:
Hầu hết các công việc của hạ viện và thượng viện hiện nay được thực
hiện thông qua các uỷ ban. Các ủy ban này chính là nơi khảo sát kỹ lưỡng, thảo
luận chi tiết về các công việc của nghị viện. Một ủy ban thông thường có từ 10
đến 50 thành viên là nghị sỹ. Có 2 loại uỷ ban chính:
1 - Ủy ban thường trực (General Committees) : chỉ có ở Hạ viện. Đây là
các ủy ban quan trọng nhất, bao gồm cả ủy ban về ngân sách và tài chính. Các
ủy ban này có tính chuyên môn, chuyên xem xét kỹ và đề nghị sửa chữa các dự
luật trong quá trình lập pháp;
2- Uỷ ban lựa chọn (Select Comm.): Có cả ở hai viện. Được thành lập tùy
thuộc vào tính chất công việc. Ở Hạ viện, các ủy ban này được thành lập tương
ứng với các bộ, có chức năng theo dõi giám sát các bộ tưong ứng về 3 phương
diện: chi tiêu ngân sách, chính sách, và hành chính. Ở Thượng viện, các ủy ban
này thành lập theo các vấn đề , để phát huy thế mạnh nghiên cứu chuyên môn
sâu và lâu dài, ví dụ như ủy ban lựa chọn về EU của Thượng viện.
Ngoài ra còn có :
3- Ủy ban chung (joint committees) : là ủy ban gồm cả thành viên hai
viện và 4 - Ủy ban lớn (Grand committees): Hạ viện có 3 ủy ban, chuyên về 3
vùng lãnh thổ: Walles, Scotland và Bắc Island). Trong khi đó Thượng viện có 1
ủy ban, cũng nhằm để thông qua những dự luật riêng, có thể giám sát chi tiêu và
các cơ quan hành pháp; các Ủy ban chung của toàn hạ viện giải quyết những dự
luật ngắn, những dự luật thuộc về tài chính và thể chế.
3. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành pháp và chấp hành. Chính phủ bao gồm thủ
tướng, nội các, các bộ trưởng không thuộc nội các, các thứ trưởng (junior
ministers) và các trợ lý bộ trưởng (assistant ministers).
Người dân Anh không bầu thủ tướng trực tiếp, chỉ bầu hạ nghị sĩ trên cơ
sở đảng phái. Nữ hoàng chỉ định thủ lĩnh đảng chiếm đa số trong Hạ viện làm
thủ tướng. Thủ tướng sẽ lựa chọn các thành viên chính phủ, thông thường từ
các nghị sĩ của đảng mình. Có rất ít thành viên chính phủ không phải là hạ nghị
sĩ hay không phải là nghị sĩ. Việc lựa chọn như vậy không cần phải thông qua
quốc hội về mặt hình thức. Tuy nhiên, thủ tướng thường phải tránh các bổ
nhiệm không được ủng hộ từ phía quốc hội. Thủ tướng cũng có quyền cách
chức thành viên chính phủ mà không cần tham khảo quốc hội. (Hiện nay thủ
tướng Anh là Gordon Brown, từ năm 2007).
Sau khi lựa chọn thành viên chính phủ, thủ tướng chọn 20-25 bộ trưởng
các bộ quan trọng nhất để thành lập nội các (cabinet of ministers). Nội các họp
hàng tuần để thảo luận và thông qua các quyết định căn bản.
Về danh nghĩa, nội các chịu trách nhiệm tập thể (collective
responsibility) trước quốc hội và nhân dân. Tức là, mọi quyết định của nội các
đều được tán thành bởi mọi thành viên của nội các. Mọi thành viên nội các có
trách nhiệm ủng hộ các quyết định này bất kể quan điểm cá nhân. Nếu thành
viên nào không ủng hộ hoặc tỏ ý kiến đối lập một cách công khai, thành viên đó
thường phải tự từ chức hoặc bị thủ tướng cách chức. Tuy nhiên, thủ tướng luôn
phải thảo luận và tìm kiếm sự ủng hộ của đa số thành viên nội các. Một thủ
tướng không quan tâm đến lời khuyên của các bộ trưởng một cách hệ thống
thường khó giữ được vị trí của mình. Theo nghĩa này, thủ tướng Anh có quyền
lực ít hơn so với tổng thống Mỹ. Các bộ trưởng (ministers) Anh độc lập hơn
các bộ trưởng (secretary) Mỹ.
Cách hoạt động như vậy cho thấy hai điều: 1) Thực quyền của thủ tướng
rất lớn. Bởi vì thủ tướng luôn có sự ủng hộ của quốc hội và có quyền cách chức
các thành viên chính phủ theo ý mình. Theo nghĩa này, thủ tướng Anh có
quyền lực lớn hơn so vơi tổng thống Mỹ, là người đôi khi không kiểm soát được
quốc hội. 2) Chính vì quyền lực mạnh như vậy, thủ tướng chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước mọi thất bại hoặc yếu kém của mọi chính sách. Khác với Mỹ, thủ
tướng khó có thể trút trách nhiệm cho quốc hội.
Các phân tích trên cho thấy thủ tướng có một quyền lực lớn. Đối với mọi
nền dân chủ, quyền lực như vậy cần có cơ chế kiểm soát và cân bằng. Ngoài
cơ chế kiểm soát truyền thống bằng bầu cử định kỳ và trưng cầu dân ý
(referendum), về mặt chính thức theo luật, hạ viện có thể thông qua bỏ phiếu
bất tín nhiệm và cưỡng bức chính phủ từ nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế, điều
này rất khó xảy ra do tính kỷ luật đảng cao. (Chỉ xảy ra một lần trong 60 năm
gần đây, và cũng do đảng cầm quyền bị mất đa số sau cuộc bầu bổ sung giữa kỳ
chứ không phải thực sự vì mất tín nhiệm). Trong trường hợp, thủ tướng bị thua
trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như vậy, thủ tướng có thể a) từ chức để đảng đối
lập thành lập chính phủ mới, hoặc b) đề nghị nữ hoàng giải tán quốc hội và bầu
lại quốc hội mới.
Việc lạm dụng quyền lực của chính phủ bị hạn chế chủ yếu bởi các kênh
không chính thức mà đầu tiên là chính phủ phải đảm bảo được sự thống nhất
trong đảng của mình. Các thành viên chính phủ ở Anh thường là những người
đã làm việc lâu năm cho đảng, bỏ nhiều tâm sức xây dựng đảng và họ hiếm khi
mạo hiểm phá vỡ tính thống nhất trong đảng bằng các hành động mang tính độc
đoán và phiêu lưu cá nhân. Đây cũng là điểm khác của Anh so với Mỹ, là nước
nhấn mạnh vào việc dùng các ràng buộc chính thức thông qua các thể chế để
kiểm soát và cân bằng quyền lực.
4. Tư pháp
- Nhấn mạnh chủ yếu vào chức năng bảo hiến: Cơ quan bảo hiến, cấu
trúc, quy trình tranh tụng, cách thức hình thành, quyền lực được ủy nhiệm, các
nhân vật chính trị chủ yếu v.v.
Do truyền thống lịch sử và hệ tư tưởng, nguyên tắc phân quyền chỉ được
tôn trọng một cách không hoàn toàn trong đó ưu thế của nghị viện là lấn át so
với tư pháp.
* Cơ cấu, tổ chức của toà án
Hệ thống toà án Anh bao gồm các cấp toà sau:
+ Toà án địa phương (County Court) là toà án có cấp độ thấp nhất trong
hệ thống toà án Anh, xét xử phần lớn các vụ việc dân sự với thủ tục đơn giản,
không có bồi thẩm đoàn. Các thẩm phán của toà địa phương được bổ nhiệm từ
các luật sư có ít nhất 7 năm kinh nghiệm. Tên gọi của các toà án địa phương
không trùng với tên các địa danh hành chính. Các phán quyết của các toà địa
phương không được coi là án lệ.
+ Toàn cấp cao (High Court) được chia làm ba phân nhánh: toà Nữ
Hoàng (The Queen’s Bench Division); toà Gia đình (The Family Division) và
toà công lý (The Chancery Division). Toà án cấp cao xét xử các vụ án dân sự
lớn, phức tạp và quan trọng hơn toà địa phương. Và từ đây cũng có thể kháng
cáo lên cấp cao hơn ở phân hệ toà hình sự của toà Thượng thẩm.
Toà án cấp cao tiến hành việc xét xử với thủ tục chặt chẽ. Hiện nay toà
cấp cao chỉ sử dụng bồi thẩm đoàn trong một vụ việc nhất định. Phán quyết của
toà cấp cao có giá trị như án lệ (chiếm khoảng 1/10), có giá trị bắt buộc đối với
toà địa phương. Do toà cấp cao có ba phân hệ nên phán quyết được cho là án lệ
của mỗi toà không có giá trị bắt buộc đối với các toà khác thuộc toà cấp cao.
Tuy vậy, các thẩm phán của các toà cấp cao luôn tôn trọng quyết định của nhau.
Các án lệ của toà cấp cao không có tính bắt buộc đối với toà án ở cấp cao hơn.
+ Toà án Hoàng gia (Crown Court), về mặt cấp độ có thể coi ngang với
toà cấp cao, chủ yếu xét xử các các vụ án hình sự nghiêm trọng. Việc xét xử có
sự tham gia của bồi thẩm đoàn gồm 12 người. Toà án Hoàng gia được coi trọng
vì vai trò to lớn của nó dưới thời quân chủ và thể hiện truyền thống quân chủ
của nhà nước Anh. Toà án này có cơ sở khắp đất nước.
+ Toà Thượng thẩm, cấp độ cao hơn toà cấp cao và toà Hoàng gia, là toà
phúc thẩm xét xử trực tiếp các bản án, quyết định dân sự và hình sự của các toà
án cấp dưới. Do tính chất và thẩm quyền của mình, các bản án có giá trị
(khoảng 25%) được xuất bản thành các án lệ.
+ Thượng viện là cấp xét xử cuối cùng ở Anh. Quan trưởng ấn và các
thượng nghị sĩ luật hoạt động như toà án cao nhất của đất nước. Tuy nhiên họ
không xét xử mà đúng hơn là giải thích luật và đưa ra quan điểm của mình về
các vụ xét xử.
* Sự độc lập của tư pháp
Sự độc lập của tư pháp đối với kiểm soát và can thiệp chính trị là
nguyên tắc căn bản của hiến pháp Anh. Các thẩm phán cũng như một nhà cai trị
bị kiềm chế bởi dư luận công chúng về những vấn đề kiện tụng. Các thẩm phán
không thể là thành viên Hạ viện và nghị sĩ nào muốn trở thành thẩm phán phải
từ bỏ vị trí của mình ở Hạ viện. Lương của thẩm phán được trả ổn định từ quỹ
quốc gia và hiếm khi bị thay đổi bởi dự thảo ngân sách hàng năm cũng như là
chủ đề tranh cãi ở nghị viện. Các thẩm phán cấp cao còn được bảo đảm về
nhiệm kỳ làm việc. Họ có thể bị sa thải chỉ khi cả hai Viện đề xuất thông qua sự
chấp thuận của Nữ Hoàng. Yếu tố bảo đảm cuối cùng là các thẩm phán, ít nhất
là về mặt hình thức, đều được bổ nhiệm và thăng tiến trên cơ sở chuyên môn
hơn là cơ sở chính trị. Yếu tố này gây tranh cãi vì việc bổ nhiệm thẩm phán
thuộc thẩm quyền của Chánh án toà tối cao (Lord Chancellor) - là một nhà
chính trị và là thành viên của nội các. Các nghị sĩ, được bảo vệ bởi những đặc
quyền của nghị viện, nhìn chung cũng có quyền bình luận về các thẩm phán và
vấn đề pháp lý chưa được giải quyết, điều này được coi là xét xử phụ cho đến
khi tiến trình được hoàn tất. Ở đây có sự trao đổi sự tự kiềm chế lẫn nhau giữa
các nhà chính trị và các thẩm phán và sự thừa nhận phạm vi tách biệt của họ.
Tuy nhiên không có sự tách biệt hoàn toàn giữa luật và chính trị.
Chánh án toà tối cao là thành viên của chính phủ, có ghế trong nội các và là chủ
tịch thượng viện. Các thẩm phán toà án tối cao (gọi là các Thượng nghị sĩ luật)
nằm ở thượng viện, hoạt động như một toà thượng thẩm tối cao. Các luật sư có
đại diện đáng kể ở hạ viện. Các thẩm phán cũng tự nhận thấy mình có liên quan
trong việc điểu khiển các toà án, các uỷ ban và những cuộc điều tra khác nhau
về những khiếu kiện mặt chính trị.
Vào những năm 1970s và 1980s, vai trò của các thẩm phán đã
được nhìn nhận ngày càng tăng vào lĩnh vực chính trị. Đối với những người ủng
hộ thì toà án là một yếu tố cơ bản trong một nền dân chủ tự do, hỗ trợ hệ thống
kiềm chế và cân bằng và cai trị theo luật, cung cấp một sự bảo vệ chống lại
chính phủ lạm quyền. Nhưng đối với những người chỉ trích, toà án là một phần
của trật tự chính trị “thống trị”, thường ra những quyết định có lợi cho nhà nước
và tầng lớp của mình. Các thẩm phán cũng thường xuyên bị tấn công vì những
định kiến chính trị từ nền tảng giáo dục, xã hội và đào tạo pháp lý mang tính
độc quyền của mình. John Grifith (1991) là người đề xuất mạnh mẽ luận thuyết
rằng các thẩm phán thường xuyên thiên vị cho lợi ích của giới cầm quyền trong
những trường hợp liên quan đến tài sản, luật pháp và trật tự, và thường gắn lợi
ích công cộng với lợi ích của chính phủ. Các bộ trưởng thường viện dẫn, sử
dụng các thẩm phán như là những thành viên trung lập của các uỷ ban, toà thẩm
tra và các cơ quan điều tra, tư vấn khác để khẳng định lại trước công chúng rằng
một sự điều tra độc lập đã được tiến hành đối với những sự việc sai trái hoặc
thất bại. Sự nguy hiểm là những quan hệ trong hoạt động tư pháp từ bên ngoài
đó sẽ làm huỷ hoại huyền thoại về tính trung lập của tư pháp.
* Vai trò của toà án
Quyền tối cao của nghị viện đề cập đến quyền không giới hạn trong việc
làm luật và toà án không có khả năng bác bỏ một đạo luật, ngoài những vấn đề
gắn liền với EC. Trái lại ở Đức hoặc Mỹ, cả hai nước đều có hiến pháp thành
văn, toà án có vai trò quan trọng trong việc giải thích hiến pháp và đánh giá về
những gì ảnh hưởng đến chính sách công. Tuy nhiên, các thẩm phán Anh không
hoàn toàn thụ động. Quan điểm pháp lý về hoạt động của hành pháp cho phép
các thẩm pháp quyết định các bộ trưởng và công chứ của họ có hoạt động theo
đúng quyền lực do luật quy định hay không. Các thẩm phán còn có quyền quyết
định rằng một quan chức nào đó đã vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm luật.
Tuy nhiên họ có những do dự khi tiến xa hơn và quyết định giá trị hoặc quan
điểm hợp hiến của những đạo luật cụ thể, vì nếu làm như vậy họ có thể tự bộc lộ
nỗ lực lấn chiếm chức năng lập pháp. Theo truyền thống họ tự bằng lòng với
việc đọc các đạo luật để quyết định các bộ trưởng hay quan chức có hoạt động
trong phạm vi quyền lực theo luật định hay không. Đây là một khía cạnh của sự
phân chia chức năng chính thức của hiến pháp Anh.
Từ 1992, sau vụ của Pepper và Hart, các thẩm phán cũng có thể
tham khảo các cuộc tranh luận ở nghị viện, khi dự luật còn đang trong quá trình
thảo luận với hy vọng có sự hiểu biết tốt hơn về mục đích của đạo luật. Tuy
nhiên, không có gì đảm bảo rằng những nghiên cứu như thế sẽ khám phá ra tinh
thần lập pháp một cách rõ ràng. Các đạo luật thường được các công chức phác
thảo. Một đạo luật trong nhiều trường hợp thể hiện sự thoả hiệp giữa các quan
điểm khác nhau và có thể mở ra sự giải thích khác nhau tuỳ thuộc vào những
người ủng hộ nó, và một thẩm phán khó có thể xác định quan điểm hay cách
giải thích nào chiếm ưu thế khi nó được thông qua.
* Hoạt động xét xử
Một số người ủng hộ tư pháp chỉ ra sự suy yếu của nghị viện trong quan
hệ với hành pháp và nhìn nhận vai trò của toà án trong việc kiềm chế hành
pháp. Tuy nhiên, không có hiến pháp thành văn chống lại những vi phạm mà
toà án có thể phát hiện ra trong hoạt động của hành pháp, cũng như chưa có
truyền thống toà án thực hiện vai trò như thế. Trong khi ở Mỹ hoạt động tư pháp
của toà án tối cao đảm nhiệm vai trò này và các nhánh khác của nhà nước cũng
được thiết kế để tuân thủ sự kiểm soát của nó. Tuy nhiên, những phán quyết của
toà án ở một số lĩnh vực tranh chấp những năm gần đây cũng tạo ra những phản
ứng về quyền chính trị chống lại sự vi phạm của chính phủ.
Trong những năm gần đây, các toà án Anh đã sẵn sàng lật tẩy những hoạt
động của các bộ trưởng nếu hoạt động của họ dựa vào quyền lực được hiểu một
cách quá thái. Năm 1975, Toà thượng thẩm đã ra phán quyết đối với Bộ nội vụ
(Home Secretary); năm 1976 cũng như vậy đối với Bộ giáo dục; từ năm 1979
đến lượt các bộ trưởng của đảng Bảo thủ bị phán quyết trong các quyết định
cuối cùng của toà án... Năm 1995 toà án Scotland phán quyết rằng, cuộc phỏng
vấn toàn cảnh với thủ tướng không thể được phát hình trước cuộc bầu cử vì nó
sẽ tạo sự bất cân bằng trong việc đưa tin về các đảng. Số lượng các vụ áp dụng
quan điểm pháp lý đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Một số yếu tố khác cũng ngày càng làm tăng vai trò chính trị của toà án.
Đầu tiên là sự sẵn sàng cầu viện đến toà án ngày một nhiều hơn của các nhóm
lợi ích khi bất bình với lập pháp và sự mở rộng của luật pháp vào những lĩnh
vực mới, đặc biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp, phân biệt đối xử, quan hệ giữa
chính quyền trung ương- địa phương. Thứ hai là sự thay đổi quan niệm về thẩm
phán. Một số cuộc bổ nhiệm thẩm phán cao cấp gần đây đã ưu tiên cho việc hợp
nhất Hiệp ước của cộng đồng châu Âu về quyền con người vào Luật của Anh và
tin tưởng rằng thẩm phán sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong hoạch định chính
sách. Hoạt động của toà án trong mấy thập kỷ qua có nghĩa rằng “luật đã bắt kịp
chính trị theo cách quyền lực được thực hiện và bị thách thức. Các luật sư sẽ là
người đưa chính phủ ra toà án nhiều hơn các MPs đối lập hay phương tiện thông
tin đại chúng, là người sẽ hạn chế chính sách của chính phủ.
Ảnh hưởng của Cộng đồng châu Âu: là thành viên của EC cũng là
một áp lực khác tạo cho thẩm phán một vai trò tích cực hơn nhiều. Trong trường
hợp lập pháp của Anh có yếu tố của EC hoặc ở đó có sự tranh chấp về các hiệp
ước của EC hoặc những vấn đề có liên quan, thì phải tham khảo Toà án châu Âu
cho quyết định cuối cùng. Nếu luật của nước Anh mâu thuẫn với luật của EC,
các thẩm phán Anh bắt buộc phải ưu tiên cho luật của EC.
Nếu Đạo luật về các quyền dựa trên hiệp ước châu Âu được thông qua và
củng cố, sẽ cung cấp cho các thẩm phán một tài liệu khác mà họ có thể tham
khảo khi quyết định tính hợp hiến của hoạt động hành pháp.
* Tự do công dân
Nước Anh có niềm tự hào truyền thống về đảm bảo tự do cá nhân. Trong
thực tế, tự do và quyền của cá nhân và các nhóm có giới hạn vì chúng có thể
xung đột với các quyền khác hoặc với mục đích xã hội lớn hơn, chẳng hạn như
trật tự công cộng.
Tự do ngôn luận, hiệp hội, và biểu tình ở Anh được đảm bảo bởi truyền
thống và văn hoá chính trị nhiều hơn là đảm bảo bằng luật. Vì quan điểm thống
trị lâu dài là tự do của người Anh, xuất phát từ các thông luật và các quyết định
của toà án thông thường được bảo vệ tốt hơn các quyền được cất giữ trong hiên
pháp hoặc các đạo luật ở các nước khác. Tất nhiên không có tự do hội họp hay
hiệp hội tuyệt đối cho các công dân Anh.
Một số nước có đạo luật về các quyền hoặc những tuyên bố chính thức về
tự do dân sự của công dân và nhóm. Đạo luật này cung cấp những đảm bảo tự
do về mặt hiến pháp. Ở Anh không có những tài liệu như thế. Đạo luật về quyền
1689 giải quyết phần lớn việc bảo vệ quyền của nghị viện chống lại quốc
vương. Người Anh ít đặt sự tín nhiệm vào những cơ sở bảo vệ chính thức như
thế và tin tưởng nhiều hơn vào hệ thống chính trị đa nguyên, tư pháp độc lập, sự
thừa nhận giới hạn hoạt động của chính phủ và ý nghĩa của “đạo đức pháp lý”
giữa nhân dân. Nước Anh từ lâu đã được coi là một đất nước mà tự do công dân
được bảo đảm bởi những yếu tố văn hoá này.
Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây quyền lực hành pháp và phạm vi
lập pháp ngày càng mở rộng thì mối quan tâm ngày càng lớn về khả năng của
nghị viện kiểm soát hành pháp, nhất là để bảo vệ tự do công dân. Yếu tố đảng bị
phê phán là cao hơn hiến pháp.
Tuy nhiên ngay cả các trường hợp phi đảng phái cũng cần thiết sửa đổi
hiến pháp. Để bảo vệ quyền cá nhân một cách hữu hiệu cần phải có một cơ quan
kiểm soát độc lập với chính phủ. Những bảo đảm truyền thống về tự do cá nhân
như dư luận công chúng, chia sẻ các giá trị chính trị, sự tự kiềm chế của chính
phủ không còn đủ nữa. Họ cho rằng Đạo luật về quyền sẽ củng cố quyết tâm
của toà án bảo vệ tự do và thúc đẩy nhân dân nhận biết những vấn đề liên quan.
Một số điều khoản của đạo luật về các quyền mô phỏng theo Hiệp ước châu Âu
về quyền con người đã được thông qua tất cả các giai đoạn ở Thượng viện,
nhưng chưa có thời gian tranh luận ở hạ viện. Nếu được thông qua nó sẽ cho
phép nhân dân hành động chống lại chính phủ vi phạm tự do công dân. Các
nhóm áp lực và các đảng nhỏ đã hứa ủng hộ các giải pháp này và là một phần
của chương trình cải cách hiến pháp nhưng hai đảng lớn chưa thể hiện quan
điểm của mình.
Tóm lại, hệ thống tư pháp được hình thành và kiểm soát bởi Thượng viện.
Chỉ với thời gian, chức năng tư pháp mới có tính tự chủ và được thực hiện trong
thực tế. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong thể chế chính trị. Song bù lại, sự
tôn trọng hiến pháp và những quyền cơ bản là kết quả của những đảm bảo chính
trị và đạo đức nhiều hơn là những đảm bảo về mặt tư pháp. Đây vừa là sự vĩ đại
vừa là sự yếu đuối của hệ thống này.
5. Các đảng chính trị, các nhóm lợi ích và hệ thống bầu cử
Hệ thống đảng phái của Anh có thể được coi là hệ thống 2 đảng nổi trội,
vì trong thời gian dài, chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền (Công đảng và đảng
bảo thủ). Có nhiều đảng nhỏ khác, trong đó nổi bật là đảng dân chủ tự do
(nhưng cũng chỉ có được khoảng 10% số ghế). Hệ thống 2 đảng nổi trội như
vậy có liên quan đến hệ thống bầu cử, nhưng đông thời cũng phản ánh quan
niệm về đại diện cho lợi ích của các tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả các
thủ lĩnh công đảng lại có thể thụoc tầng lợp thượng lưu, và ngược lại, nhiều
công nhân lại ủng hộ đảng Bảo thủ. Đường lối, nền tảng tư tưởng và chính sách
của hai đảng hiển niên có nhiều nét tương đồng (trung tả - trung hữu). Sự phân
cực tư tưởng như những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 không còn nữa.
* Hoạt động bầu cử
Anh áp dụng hệ thống bầu cử đa số tương đối. Các thành viên của Hạ
viện được bầu theo phương thức đa số tương đối mỗi hạt một thành viên. Người
chiến thắng là “người đầu tiên chạm mốc”: ứng cử viên chiếm đa số phiếu hoặc
nếu không có đa số thì với số phiếu lớn nhất. Hệ thống bầu cử của Anh đơn giản
hơn nhiều so với hệ thống bầu cử ở Mỹ. Các cử tri Anh chỉ phải quyết định một
lần ứng cử viên của đảng nào được bầu vào Hạ viện. Anh có 659 đơn vị bầu cử
một thành viên tương đương với 659 quận với số dân xấp xỉ bằng nhau.
Giống như các nền dân chủ nghị viện, Anh không có một cuộc bầu cử đại
cử tri. Đúng hơn, mỗi đảng có một quy trình riêng để lựa chọn ứng cử viên ra
cạnh tranh trong cuộc bầu cử vào Hạ viện. Ở Ba đảng lớn nhất, chính các nhà
hoạt động đảng chuyên nghiệp và các thành viên đảng đóng đảng phí ở mỗi khu
vực bầu cử sẽ là người lựa chọn các ứng cử viên của đảng họ. Đối với các đảng
nhỏ hơn, có ít các thành viên đảng đóng đảng phí, quy trình lựa chọn có xu
hướng bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi tầng lớp tinh hoa hoạt động đảng chuyên
nghiệp.
Có thể nói Đảng chính trị là trụ cột của quá trình bầu cử trong tất cả các
nền dân chủ nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng hơn trong hệ thống chính trị
Anh. Các Đảng chính trị Anh được tổ chức tập trung và đóng vai trò trực tiếp
hơn trong việc xác định các mục tiêu chính trị so với các đảng Mỹ, chỉ định các
ứng cử viên cho các đơn vị bầu cử, tiến hành các chiến dịch tranh cử.
Việc lựa chọn các ứng cử viên mỗi khu vực bầu cử có vai trò quyết định
đến kết quả thắng, thua của các đảng. Vì vậy, công việc này được thực hiện rất
công phu và mang tính chuyên nghiệp. Các ứng cử viên khu vực bầu cử được tổ
chức đảng khu vực bầu cử xem xét, quyết định. Sau đó hồ sơ về các ứng cử
được cơ quan trung ương đảng xem xét cẩn thận và phỏng vấn riêng nếu cần.
Trong khi cơ quan trung ương đảng hiếm khi áp đặt các ứng cử viên của mình
tham gia bầu cử ở khu vực địa phương thì tất cả các ứng cử viên được bầu chọn
bởi đảng khu vực bầu cử phải được sự chấp thuận của các cơ quan trung ương.
Kết quả là các ứng cử viên vào Hạ viện – cũng như các thành viên MPs có xu
hướng phụ thuộc vào giới lãnh đạo đảng hơn là các ứng cử viên của quốc hội
Mỹ. Nếu như giới lãnh đạo đảng từ chối một ứng một ứng cử viên, thì người
này sẽ không thể chạy đua vào nghị viện với tư cách là ứng cử viên chính thức
của đảng. Một nghiên cứu về động cơ của việc lựa chọn ứng cử viên cho thấy
rằng, đảng lựa chọn các ứng cử viên vì khả năng giành phiếu chiến thắng của
họ chứ không phải vì những lý do thuộc về tư tưởng hay bất kỳ lý do nào khác.
Trong các chiến dịch tranh cử, các đảng đưa ra khẩu hiệu bầu cử, phác
thảo cương lĩnh chính sách mà họ cam kết thực hiện nếu trúng cử. Việc xây
dựng khẩu hiệu được các đảng chính trị Anh thực hiện nghiêm túc hơn các đảng
Mỹ. Các lãnh đạo đảng coi những cam kết của khẩu hiệu bầu cử như là một hợp
đồng giữa đảng và các cử tri của mình. Khẩu hiệu bầu cử còn được thiết kế để
thuyết phục các cử tri, đưa ra những giải pháp cho những lĩnh vực chính sách cụ
thể. Đây cũng là cơ sở cho đảng đối lập chỉ trích khi chính phủ được thành lập
đưa ra những chính sách khá trái ngượi với cam kết ban đầu.
Những luật lệ chặt chẽ được áp dụng trong suốt thời gian tranh cử chính
thức ở Anh. Chỉ trong những tuần này, các đảng và ứng cử viên mới có thể chi
phí cho quảng cáo và gắn kết với mục đích bầu cử. Hầu hết tiền quảng cáo là
giành cho các bản thông cáo và yết thị vì luật của Anh cấm quảng cáo chính trị
trên vô tuyến và đài phát thanh. Nhà nước cung cấp cho mỗi đảng một thời gian
quảng bá miễn phí nhất định trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời
gian tranh cử. Ở Mỹ, các ứng cử viên và các đảng có thể tuỳ ý sử dụng tiền vào
tranh cử vào bất kỳ thời gian nào và có thể mua bất kỳ chương trình quảng cáo
trên truyềnt thông của quốc gia hay địa phương nếu họ có thể. Hơn nữa ở đây
thời gian tranh cử không bị giới hạn một cách chính thức.
Tuy nhiên, không có giới hạn về mặt pháp lý về việc đảng sử dụng bao
nhiêu tiền cho tranh cử. Trong những năm gần đây, chi phí cho tranh cử đã tăng
vọt, đặc biệt khi các đảng Anh đã áp dụng công nghệ bầu cử của Mỹ như thuê
các công ty quảng cáo đắt đỏ và phân phát các tài liệu quảng cáo màu mè, tốn
kém. Vì vậy, cả hai đảng Bảo thủ và Lao động rơi vào tình trạng nợ nần suốt
những năm 1990s. Đây cũng là nguyên nhân đảng cần tới sự đóng góp và ủng
hộ kinh phí của các nhóm lợi ích, các cá nhân. Chính vì vậy, đảng không tránh
khỏi việc chịu ơn đối với những ân nhân lớn của mình và phải tính toán, nhượng
bộ, thoả hiệp với các nhóm này trên nhiều lĩnh vực chính sách.
Quá trình bầu cử các thành viên hạ viện cũng đồng nghĩa với việc bầu thủ
tướng chính phủ. Mỗi đại biểu chỉ tranh cử trong khu vực của mình. Vì vậy, các
thủ tướng Anh được bầu ra bởi một nhóm cử tri nhỏ hơn rất nhiều so với tổng
thống Mỹ, chỉ ở một khu vực bầu cử. Năm 1997, Tony Blair là ứng cử viên
đảng Lao động chỉ ở Sedgefieid. Các ứng cử viên ở các khu vực bầu cử khác
muốn ủng hộ Bliar làm thủ tướng sẽ phải bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Lao
động ở khu vực bầu cử của mình với hy vọng đảng Lao động sẽ giành được đa
số các khu vực bầu cử một thành viên này. Ngược lại, tất cả các cử tri Mỹ đều
có cơ hội lựa chọn tổng thống từ các ứng cử viên cạnh tranh nhau trong cuộc
tổng tuyển cử.
Mặt khác, ở Anh với đặc trưng là tính kỷ luật đảng cao nên các cử tri luôn
tin tưởng rằng ứng cử viên của đảng luôn luôn ủng hộ vị trí của đảng. Do vậy
tính cách của mỗi cá nhân ít khi là nhân tố quan trọng trong bầu cử. Các cử tri
lựa chọn các ứng cử viên của họ trên cơ sở của Đảng. Tuy nhiên, sự vận động
của bản thân các ứng cử viên cũng góp phần không nhỏ vào việc thuyết phục
các cử tri.
Ở Anh sự tham gia chính trị là tự nguyện và không gò bó. Mức độ tham
gia công cộng phụ thuộc vào sở thích và động cơ của mỗi công dân. Bầu cử ở
Anh là tự do không bắt buộc. Các công dân Anh được khuyến khích quan tâm
đến các quá trình chính trị, được thông báo về các vấn đề và các đảng để có khả
năng quyết định hợp lý trong việc đấu tranh, tranh luận với các ứng cử viên
trong thời gian bầu cử. Nếu như trước đây các cử tri thường lựa chọn một đảng
và bỏ phiếu đều đặn cho đảng đó thì ngày nay sự lựa chọn là phụ thuộc vào
quan điểm của các đảng về những vấn đề cụ thể. Ở Anh có sự phân chia rõ ràng
giữa một đảng Chính phủ và đảng đối lập làm cho cử tri dễ dàng lựa chọn ủng
hộ, hay chống chính phủ đương nhiệm.
Kết quả bầu cử hạ viện sẽ quyết định đảng nào cầm quyền được thành lập
chính phủ và đảng nào ở vị trí đối lập. Có thể thấy hoạt động bầu cử ở Anh
mang nặng tính đảng phái. Một ứng cử viên nào muốn vào hạ viện thì điều đầu
tiên phải có được sự chỉ định chính thức của đảng, đứng ở cương vị là đại diện
của đảng đó. (dĩ nhiên người đó có thể tự ứng cử một cách độc lập). Hệ thống
này hầu như không có chỗ cho những người ngoài đảng. Một đặc điểm đáng kể
là hệ thống bầu cử đa số tương đối đôi khi tạo ra một tỷ lệ không tương xứng
giữa các đảng về % tổng số phiếu và % số ghế có được ở Hạ viện. Sự không
tương xứng này rất lớn, chẳng hạn cuộc bầu cử năm 1997, đảng Lao động
chiếm 43% số phiếu nhưng lại có hơn 63% số ghế. Hệ thống bầu cử này trừng
phạt các đảng nhỏ. Các đảng nhỏ có thể có sự ủng hộ cơ bản tính trên toàn
quốc, nhưng các ứng cử viên không có đủ số phiếu để chiến thắng tại khu vực
bầu cử. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tính đại diện ở hạ
viện thấp.
* Các loại hình nhóm lợi ích
Trong thực tế các cử tri hiếm khi thể hiện một ý chí tập thể chân thực,
ngay cả những người đã bỏ phiếu cho đảng cũng không đồng ý với chính sách
của chính phủ về một phương diện nào đó. Nhiều cử tri tìm cách hình thành
hoặc tham gia vào các nhóm áp lực. Có hơn một nửa dân số Anh thuộc về các
nhóm áp lực để ảnh hưởng, phản đối hoặc thay đổi chính sách của chính phủ.
Có thể phân biệt thành 4 nhóm lợi ích cố gắng ảnh hưởng tới chính phủ
đó là:
- Nhóm khuyến nghị: thường là các hiệp hội hay tổ chức đề xuất những ý
tưởng hay chính sách. Nhóm này tán thành mục đích và các thành viên tồn tiềm
năng của mình về mặt lý thuyết là chung sống với toàn thể nhân dân. Chẳng hạn
như Hiệp hội cải cách luật phá thai, các nhóm đề xuất ý tưởng (think – tanks)
mới xuất hiện những năm gần đây...
- Nhóm lợi ích dựa trên nghề nghiệp hoặc lợi ích kinh tế, chẳng hạn như
các tổ chức nghề nghiệp, công đoàn hoặc các nhóm doanh nghiệp.
Sự phân biệt giữa hai nhóm không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số
nhóm khuyến nghị có thể có những người theo đuổi mục đích lợi ích kinh tế
cũng như các nhóm lợi ích cố gắng xác định chiến lược của mình với một mục
đích rộng hơn.
- Nhóm đỉnh cao (peak groups): là nhóm phát ngôn thay mặt một loạt các
lợi ích - chẳng hạn như Đại hội công đoàn Anh và Liên hiệp công nghiệp Anh.
Ngoài ra có một số ít nhóm tạm thời (episodic group) mà hướng cơ bản đến quá
trình chính trị của quốc gia và lợi ích của họ trong lĩnh vực chính trị là rất tản
mạn. Đó là những nhóm đề xuất việc theo đuổi những dự án đặc biệt, chẳng hạn
như nghiên cứu vũ khí hạt nhân.
* Hoạt động của các nhóm lợi ích
Hoạt động của các nhóm lợi ích được định hình bởi bối cảnh chính trị. Ở
Anh quá trình hoạch định chính sách chính thức tập trung ở chính phủ, nội các,
vì vậy, các nhóm coi việc tiếp cận với cơ quan này là chủ yếu. Việc tiếp xúc
chính trị và phạm vi hoạt động khác (chẳng hạn như nghị viện và phương tiện
thông tin đại chúng) được sử dụng để ủng hộ thêm hoặc thay thế nếu ít có khả
năng tiếp cận ở cấp cao hơn.
Các kiểu hoạt động gây áp lực của các nhóm được tiến hành theo những
cách sau:
- Tác động đến chính phủ, nội các: các nhóm lợi ích cố gắng gây ảnh
hưởng trực tiếp tới chính phủ thông qua đàm phán trực tiếp với các bộ trưởng về
các vấn đề. Thường các vấn đề cụ thể của chính sách được bàn bạc, rút ra giữa
các nhóm, các bộ trưởng và công chức sau đó mới được trình ở nghị viện.
- Vận động hành lang MPs, những người sẽ chất vấn bộ trưởng; viết cho
các công chức; nêu vấn đề trong các cuộc họp đảng; trên bàn sửa chữa chính
sách; giới thiệu dự luật của thành viên cá nhân...
- Vận động dư luận công chúng thông qua các áp phích quảng cáo, thư từ,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, những bài báo được ưa
thích của các hãng phát hành có chất lượng, diễu hành.
- Sử dụng các luật để đình công; tẩy chay; bạo lực với mục đích gây ảnh
hưởng tới công chúng, đòi hỏi hành động của chính phủ.
Các nhóm có thể gây áp lực thông qua một hoặc nhiều kênh cùng một
lúc.
Hiệu quả hoạt động của một nhóm vào một thời điểm cụ thể phụ thuộc
vào các yếu tố như: khả năng tương thích giữa mục đích của nhóm với các
chương trình hiện tại của chính phủ; dư luận công chúng và mức độ ủng hộ đối
với yêu cầu của nhóm.
Về mặt kỹ thuật: các nhóm có thể sử dụng áp lực theo suốt chu kỳ của
chính sách và có thể tiếp cận được các thể chế khác nhau. Một số nhóm thành
công trong việc giành được vị thế bên trong (insider), giúp họ tiếp cận với nội
các và các giai đoạn chính sách cơ bản khi những chính sách cụ thể được hình
thành. Nhưng vị thế bên trong cũng đem lại những hạn chế về tự do hoạt động
của nhóm. Hình thức vận động công chúng được coi là biện pháp của các nhóm
yếu. Một số nhóm có thể sử dụng hoặc đe doạ sẽ sử dụng luật để gây áp lực cho
những đòi hỏi của mình – đây thường là biện pháp cuối cùng.
Công đoàn là nhóm lợi ích nổi bật, từ 1945 – 1979 họ đã có vai trò tư vấn
chính trong sự phát triển các chính sách kinh tế của chính phủ, một phần vì
chính phủ cần chuyên môn và sự nhất trí của các công đoàn viên, một phần vì
công đoàn có ảnh hưởng đáng kể theo nghĩa có khả năng trừng phạt. Một sự
thay đổi trong văn hoá chính trị từ 1979 đã được thực hiện để làm yếu ảnh
hưởng của công đoàn.
Có thể nhận thấy các nhóm lợi ích bổ xung cho hoạt động của chính phủ
bằng cách cung cấp:
- Thông tin chi tiết về những lĩnh vực cụ thể của hoạt động kinh tế và xã
hội mà thiếu chúng chính phủ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Sự nối tiếp giao tiếp và tư vấn giữa chính phủ và công chúng giữa các
cuộc bầu cử
- Bảo vệ lợi ích của thiểu số, đặc biệt những lợi ích của đảng không cầm
quyền.
- Tăng sự tham gia vào các quá trình chính trị của nhân dân mà không
nhất thiết phải hoạt động trong các đảng chính trị
- Chống lại sự độc quyền của các đảng chính trị ở nghị viện. Các nhóm sẽ
đề xuất các chủ đề tranh luận nằm ngoài cương lĩnh của đảng, và các nhóm kinh
tế phớt lờ xung đột đảng phái luôn sẵn có, làm việc trực tiếp với các bộ trưởng
và công chức.
- Phân tán quyền lực xuống dưới từ các thiết chế tập trung quyền lực lập
pháp, hành pháp và trong quá trình này tạo ra sự kiềm chế quyền lực của
chúng.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy các nhóm lợi ích có những tồn tại sau:
- Các nhóm lợi ích thường không có tính đại diện và rất hiếm khi phản
ánh được đông đảo các thành viên của nó. Các lãnh đạo công đoàn được bầu ra
bởi một thiểu số các nhà hoạt động mặc dù các tổ chức kinh tế và các nhóm lợi
ích khác thường bổ nhiệm các quan chức của mình. Không có quan chức nào
như thế có trách nhiệm trước toàn bộ công chúng bất chấp một thực tế rằng
những ảnh hưởng của họ đối với chính sách là đáng kể.
- Các nhóm lợi ích đã làm giảm quyền lực của nghị viện thông qua hoạt
động trực tiếp với các bộ trưởng và công chức. Trong thời gian nghị viện xem
xét các dự luật thì tất cả đã được quyết định, chỉ có một thiểu số rất ít bị sửa
chữa căn bản. Một số nhà bình luận đã nhận thấy sự xuất hiện một “nhà nước
hợp tác” mà các quyết định được hình thành thậm chí làm ra bởi các bộ trưởng
và quan chức, những người không phải do dân chúng bầu ra.
- Các nhóm lợi ích không đại diện cho bình đẳng xã hội. Họ là những
nhóm mạnh trong khi những nhóm nhỏ có sức mặc cả thấp và thường tổ chức
yếu. Sự không ngang nhau về nguồn lực, ảnh hưởng và khả năng tiếp cận giữa
các nhóm cũng như một số khu vực trong xã hội không thể tham gia, tạo nên sự
bất công bằng. Điều này đòi hỏi chính phủ phải nhận biết và có những chính
sách thiên vị cho một số nhóm.
- Hoạt động của nhiều nhóm dựa trên các kênh không chính thức, các
cuộc đàm phán và dàn hoà giữa các nhóm lợi ích và chính phủ thường bí mật.
Sự liên lạc giữa những người phát ngôn nhóm và quan chức chính phủ cũng
nằm ngoài sự kiểm soát của quần chúng. Những bí mật như vậy là có hại đối
với việc kiểm soát dân chủ của quần chúng.
Mặc dù có nhiều mặt hạn chế nhưng nhìn chung sự tham gia chính trị của
các nhóm được xem như là tăng cường sự đại diện và trách nhiệm của chính
phủ bằng cách bổ sung sự đại diện của các cá nhân với các đại diện chức năng
của các lợi ích cụ thể bởi các nhóm. Chính trị theo nhóm đó có thể là một biện
pháp làm việc dân chủ mặc dù không có sự tham gia của khối quần chúng. Theo
cách này, các nhóm thay thế cho sự tham gia của cá nhân và ít nhất nuôi dưỡng
sự tham gia chính trị trong những người quan tâm và bị ảnh hưởng bởi chính
sách của chính phủ.
- Hệ thống bầu cử, cách thức vận động và tài chính , kỷ luật đảng v.v.
6. HTCT trong thực tế
Các phân tích trong các phần trước cho thấy, trong thực tế hạ viện nắm
thực quyền trong lập pháp. Hầu hết các dự luật được thông qua là ý chí của
chính phủ. Tuy nhiên có một số đáng kể các trường hợp MPs tự thức tỉnh kiên
quyết phủ nhận dự luật của chính phủ. Sự thất bại của chính phủ Wilson đối với
thượng viện và cải cách công đoàn năm 1969 là một trường hợp nổi tiếng.
Chính phủ Heath từ 1970- 1974 đã chịu thất bại 6 lần và chính phủ đảng Lao
động từ 1974- 1979 không ít hơn 42 lần.
- Kiểm soát hành pháp
Hạ viện kiểm soát hành pháp thông qua các ngày đối lập, các ủy ban lựa
chọn; các uỷ ban đảng.
+ Chất vấn chính phủ. Các hoạt động này được triển khai thông qua các
ngày đối lập. Các phe đối lập đưa ra các câu hỏi chất vấn chính phủ. Trong thời
gian chất vấn này các nghị sĩ có thể đưa ra mọi câu hỏi về chính sách và hoạt
động của chính phủ. Đây là một kênh quan trọng để nghị viện cũng như dân
chúng biết được thực chất và hiệu năng hoạt động của chính phủ.
Về mặt lý thuyết, chính phủ được lựa chọn bởi nghị viện nên phải có
trách nhiệm trước nghị viện, và thời gian chất vấn là thủ tục được đưa vào thời
gian biểu của nghị viện, tạo cơ hội cho các đảng đối lập kiểm soát hoạt động
của chính phủ. Thời gian chất vấn diễn ra một tiếng đồng hồ từ thứ hai đến thứ
năm. Các bộ trưởng luân phiên nhau trả lời. Thủ tướng phải trả lời những câu
hỏi về chính phủ trong 30 phút/1tuần vào ngày thứ tư, thứ năm. Trong vòng 48
giờ những câu hỏi phải được trả lời, tuy không cần phải đúng thứ tự và được
phép có câu hỏi bổ sung. Câu hỏi có thể bằng văn bản hoặc trả lời miệng.
Tuy nhiên trên thực tế, thủ tục chất vấn thường bị giảm tác dụng do các
kỹ xảo sau: bộ trưởng thường trả lời hết sức vắn tắt và các công chức rất giỏi
đoán trước được câu hỏi bổ sung; các câu hỏi thân thiện thường được gài vào từ
các bộ trưởng cùng đảng. Dùng câu trả lời dài có tính chất lãng tránh vấn đề;
quy trình có thể bị phá vỡ để cho hết thời gian trả lời và cho phép các bộ trưởng
tránh những câu hỏi nguy hiểm ở phần cuối danh sách.
+ Các uỷ ban lựa chọn: có quyền điều tra một lĩnh vực cụ thể của chính
phủ, với quyền được thu thập bằng chứng và hiệu triệu các nhân chứng. Uỷ ban
kế toán công có quyền lực nhất, nhiệm vụ của nó đảm bảo rằng ngân quỹ của
chính phủ đã được chi tiêu hợp lý và sự tồn tại của nó là để ngăn cản các cơ
quan hành chính thiếu hiệu quả và lạm dụng phi pháp.
+ Sự đối lập trong nghị viện
Tính chính đáng của hoạt động nghị viện của đảng đối lập có từ thế kỷ
XVIII và được phản ánh trong luật, trách nhiệm của chủ tịch hạ viện là bổ
nhiệm lãnh đạo của đảng lớn nhất không cầm quyền làm lãnh đạo phe đối lập.
Từ 1937, lãnh đạo đảng đối lập cũng được trả lương từ ngân khố quốc gia, tạo
cho nước Anh là nước duy nhất trong số các nước châu Âu có một cơ quan như
thế được nhà nước trả lương. Hoạt động và đặc điểm của hạ viện, đặc biệt là sự
tranh luận và phân chia nghị viện mang đậm tính chất đảng phái. Sự tồn tại của
đảng đối lập nhắc nhở công chúng rằng luôn có một chính phủ thay thế với một
nội các bóng và các chính sách của nó.
Trong những ngày đối lập, đảng đối lập có thể chỉ trích chính phủ theo
nghĩa tiêu cực và có cả chỉ trích mang tính xây dựng. Nhưng cũng giống như
thủ tướng, Lãnh đạo đảng đối lập cũng phải quan tâm đến tính thống nhất của
đảng và nội các bóng. Nhiệm vụ của đảng đối lập là chống đối, nhưng đảng đối
lập ở nghị viện cũng phải thể hiện tính xây dựng và cư xử theo cách phù hợp
nhất để chứng tỏ đảng có thể cầm quyền trong tương lai. Nguyên tắc trách
nhiệm tập thể được vận hành, thông qua sự trung thành của các bộ trưởng bóng,
chính sách của nội các bóng được bảo vệ và không bộ trưởng nào được phát
ngôn trái những với những chính sách của các đồng nghiệp.
Đảng đối lập nghị viện có một số nguồn lực tùy ý sử dụng. Đảng này
kiểm soát 1/3 thời gian nghị viện và có thể chọn chủ đề tranh luận vào những
ngày đối lập. Các đảng đối lập có đại diện trong các uỷ ban lựa chọn và thường
trực theo tỷ lệ ghế của mình ở Hạ viện. Cuối cùng theo truyền thống, một thành
viên nghị viện đảng đối lập được bầu làm chủ tịch Uỷ ban kế toán công đầy
quyền lực. So sánh về thời gian và cơ hội cho phép trong lập pháp, việc sắp sếp
ở hạ viện Anh được đánh giá là tương đối hào phóng cho đảng đối lập.
Đối với các bộ trưởng, những nghị sĩ quan trọng nhất là những nghị sĩ thứ
yếu của đảng mình. Các nhà lãnh đạo nghe các nghị sĩ này vì họ ở trong cùng
một đảng, một phần vì họ có thể thể hiện ý kiến bên ngoài nghị viện hoặc trong
đảng trên toàn quốc, và một phần vì hành pháp không vững chắc. Sự chia tách
giữa các nghị sĩ thứ yếu phản ánh sự chia tách trong nội các. Chính phủ có thể
quan tâm đến sự chống đối của các đảng khác nhưng sự an toàn của nó lại phụ
thuộc vào việc duy trì sự nguyên vẹn đa số đảng của chính nó. Có rất nhiều
trường hợp chính phủ phải nhượng bộ áp lực từ chính những người ủng hộ mình
và hoặc là phải từ bỏ hoặc phải điều chỉnh dự luật. Chính phủ lo lắng sự đối lập
từ trong đảng mình hơn là sự chỉ trích từ các phía khác ở Hạ viện.
* Sự suy yếu của nghị viện
Hạ viện được đánh giá là yếu hơn hành pháp so với giữa thế kỷ XIX.
Hiện tượng chính phủ đa số một đảng đã tạo cho chính phủ khá an toàn về sự
tồn tại của mình và quá trình lập pháp. Chính phủ kiểm soát tiến trình nghị viện
ngày càng nhiều thông qua kiểm soát thời gian, hạn chế thời gian tranh luận và
áp lực bỏ phiếu. Ở thế kỷ 20 chính phủ bị nghị viện giải tán chỉ hai lần 1924,
1979 và cả hai đều là chính phủ Lao động thiểu số. Vai trò của một nghị viện tự
do đã bị suy yếu bởi các yếu tố sau:
- Chính phủ can thiệp: chính phủ can thiệp này càng nhiều vào các lĩnh
vực buộc nghi viện phải đương đầu với một khối lượng lập pháp lớn; độ dài và
sự phức tạp của các dự luật tăng, giảm khả năng tranh luận và xem xét của nghị
viện, việc uỷ quyền lập pháp và thời gian hội họp của nghị viện cũng tăng.
Nhiều luật hiện nay được uỷ quyền có nghĩa rằng nghị viện thiết lập các nguyên
tắc khái quát và cho phép các bộ trưởng và công chức bổ sung chi tiết.
- Sự phát triển của các đảng chính trị có chương trình và kỷ luật đến nỗi
một số nhà quan sát gọi chính phủ đảng đúng hơn là chính phủ nghị viện.
- Các nhóm áp lực được tổ chức và đại diện nhiều lợi ích trong xã hội
đàm phán một cách trực tiếp với các bộ trưởng về nhiều vấn đề. Thường các chi
tiết cụ thể của chính sách được đàm phán giữa các nhóm, bộ trưởng và công
chức sau đó mới trình nghị viện.
- Là thành viên của cộng đồng EU có nghĩa rằng việc lập pháp được thực
hiện ở Brussels ngày càng tăng.
Như vậy, kỷ luật đảng phái, sự thống trị của hệ thống hai đảng và xuất
hiện chính phủ can thiệp đã góp phần làm suy yếu nghị viện theo nghĩa là thể
chế độc lập với sự kiểm soát của đảng. Các nhóm áp lực cũng như EU đa làm
yếu nghị viện với vai trò là diễn đàn của ý chí chung.
* Cải cách nghị viện
Có nhiều đề xuất cải các thượng viện về thành phần, quyền lực của nó
hoặc cả hai nhưng sự ủng hộ không đủ để cải cách một đề xuất cụ thể nào. Điều
này có nghĩa rằng việc cải cách cơ bản cho đến nay đều thất bại.
Khuynh hướng cải cách hạ viện đã có những động lực nhất định. Tuy
nhiên suốt thời gian qua xu hướng cải cách đã mất hiệu lực bởi một số những
mâu thuẫn cơ bản:
- Có một sự thoả thuận ngầm giữa chính phủ và PMs, những người trong
khi muốn khẳng định quyền lực của nghị viện lại nhưng lại không muốn hạn
chế tự do của mình khi họ trở thành bộ trưởng.
- Những đề xuất cải cách tạo nên sự bất đồng lớn và mất nhiều thời gian
lập pháp có giá trị. Trong những năm 1960 và 1970s, cải cách thượng viện và
phân quyền cả hai ám ảnh nghị viện hàng năm và cả hai cuối cùng đều thất bại.
- Những nhà cải cách thường đưa ra những mục đích xung đột nhau:
chẳng hạn những nhà cải cách thuộc đảng Lao động có xu hướng ủng hộ chính
phủ mạnh trong khi lại muốn nghị viện phải được tăng cường.
* Một số cải cách của đảng Lao động trong thời gian gần đây
Cơ sở lý luận của cải cách là “con đường thứ ba”, lấy việc cơ cấu lại nhà
nước và thay đổi mô hình quản lý của chính phủ. Xác lập mô hình xã hội công
dân dựa vào giảm bớt quyền lực của nhà nước, đem quyền lực trả về cho khu
vực, thành thị, thôn, xã và công dân. Thông qua đó làm tăng tính mở cửa, mức
độ minh bạch và hiệu quả của bộ máy nhà nước, vừa là phản ứng mạnh mẽ đối
với sự tác động của toàn cầu hoá vừa là sự thể hiện dân chủ hoá chế độ.
Nội dung của cải cách: cải cách chế độ nghị viện, tăng cường quyền tư
pháp, hiện đại hoá chính phủ và tự do hoá thông tin, tăng cường sự giám sát của
công chúng. Xác định nhiệm vụ lớn của cải cách là: đạt kết quả liên tục; dịch vụ
công thoả mãn được nhu cầu công cộng, có hiệu quả, chất lượng cao. Áp dụng
kỹ thuật mới của thời đại thông tin.
Cải cách nghị viện gồm có: cải cách chế độ bầu cử nghị viện, hiện đại
hoá hạ viện và cải cách thượng viện. Nghị viện Anh vẫn dùng chế độ đa số
tương đối. Đảng Lao động trong quá trình giảm bớt quyền lực, áp dụng chế độ
bầu cử theo tỷ lệ trong bầu cử nghị viện Scotland, sứ Wales, N. Ireland và
England. Điều đó trên một mức độ nhất định đã làm tăng sức hoạt động và sức
ảnh hưởng của các đảng nhỏ, cải biến cục diện đảng lớn. Mục tiêu của cải cách
hạ viện là hiện đại hóa Hạ viện, bao gồm hiện đại hoá trình tự lập pháp và trình
tự biện luận. Thực hiện cơ cấu năm của nghị viện, giám sát tiến trình đề án lập
pháp châu Âu và nâng cao năng lực giám sát của nghị viện đối với chính phủ.
Mục tiêu cải cách của thượng viện là từng bước phế bỏ chế độ thế tục cha
truyền con nối. Vì vậy chính quyền đảng Lao động thiết lập Ủy ban hoàng gia,
chuyên môn phụ trách công việc cải cách thích hợp.
Cải cách tư pháp, năm 1998 đảng Lao động đã công bố dự luật nhân
quyền và đưa vào công ước nhân quyền Châu Âu. Điều đó một mặt làm cho
quyền con người nước Anh được bảo vệ có hiệu quả hơn và trực tiếp hơn. Mặt
khác đem lại cho toà án quyền lực lớn hơn, có thể đốc thúc nghị viện bổ sung
hoặc sửa đổi lập pháp cho phù hợp với công ước nhân quyền châu Âu; đồng
thời cho phép tư pháp có quyền giám sát mạnh hơn đối với hành pháp theo quy
định của công ước, tăng thêm độ chế ước đối với quyền hành pháp.
Cải cách chính phủ, Đảng Lao động coi “chính phủ công khai” là một
trong những mục tiêu cải cách chính trị của mình. Từ sau năm 1997, đảng Lao
động đã liên tiếp ban bố quyền được biết thông tin, “dự thảo nghị quyết tự do
thông tin” và sách tư vấn … quy định công dân có quyền được cơ quan dịch vụ
công cung cấp thông tin.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

Hệ thống nghị viện của Anh thường được coi là hình mẫu đầu tiên, “bà
mẹ”, của các HTCT nghị viện khác. Các điểm đặc thù của HTCT này có thể
tổng kết thành các đặc điểm chính như sau:
1- Dù có 4 vùng lãnh thổ, đây là một quốc gia đơn nhất, khác với các
quốc gia liên bang (như Mỹ, Úc, Đức). Điều này hàm ý, quyền lực nhà nước tập
trung ở Trung ương. Quyền lực nhà nước của các vùng lãnh thổ được ủy nhiệm
từ chính quyền Trung ương, không phải là chủ quyền riền của các bang.
2- Anh chỉ có các luật cơ bản có tính hiến pháp (với nghĩa quy định các
mối quan hệ quyền lực nhà nước cơ bản (nghị viện – thủ tướng – tòa án, trung
ương – địa phương), mà không có một bản hiến pháp thành văn. Bản thân các
luật hiến pháp của Anh có nguồn gốc đa dạng, và thủ tục thay đổi là dễ dàng.
Các luật này cũng chỉ cần được một đa số đơn giản (50% +) ở Hạ viện thông
qua, như bất cứ một văn bản luật nào khác.
3- HTCT của Anh thể hiện tính tối cao của Nghị viện, và tính pháp trị .
Tính tối cao của nghị viện có nghĩa là nghị viện có quyền ban hành hay hủy bỏ
mọi luật, và không ai có thể hủy bỏ hay đứng ngoài phạm vi các luật đó. Tính
pháp quyền (rule of law) có nghĩa không ai có thể bị trừng phạt trừ phi có bằng
chứng vi phạm luật, và không ai có thể đứng trên luật bất kể vị trí xã hội của
người đó (luật pháp là tối thượng). Tính tối cao của nghị viện, mà thực chất là
của hạ viện, cũng đồng nghĩa với việc nhánh hành pháp thường nhận được sự
ủng hộ của nhánh lập pháp. Điều này là khác biệt quan trọng đối với các hệ
thống tổng thống.
4- Sự thể chế hóa đối lập chính trị: trong nghị viện, hoạt động của đảng
đối lập được bảo vệ và quy định bằng các văn bản pháp lý. Đảng chiếm đa số ở
Nghị viện luôn chịu sự giám sát, chất vấn bởi đảng đối lập.
5- Hệ thống bầu cử của Anh tổ chức theo một khu vực - một đại diện theo
đa số tương đối. Hệ thống đảng là hai đảng nổi trội, thay nhau cầm quyền. Kỷ
luật đảng, đặc biệt là kỷ luật bỏ phiếu, được chú trọng vì có ảnh hưởng quan
trọng đến mọi phương diện hoạt động chính trị của đảng.
6 – Các thiết chế chính trị của Anh cũng cho thấy, vai trò của nhân dân,
đặc biệt là thống qua công luận và bầu cử, là yếu tố quan trọng trong việc kiểm
soát và thực thi quyền lực nhà nước.
Chuyên đề 34
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư


Mỹ là tên gọi tắt của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ gồm 50 bang,
với diện tích lớn thứ ba thế giới. Lãnh thổ Mỹ gồm 3 bộ phận cách xa nhau: 48
bang thuộc lục địa Bắc Mỹ, bang Alaska thuộc vùng Bắc cực và quần đảo
Hawai ở ngoài biển Thái Bình Dương. Địa hình nước Mỹ tuy rộng, nhưng
tương đối đơn giản. Mỹ cũng là một trong những quốc gia giàu khoáng sản nhất
trên thế giới, cả về trữ lượng và chủng loại.
Địa lý và Dân số
Diện tích đât: 9.161.923 km2.
Trong đó: 18 % có thể trồng trọt. Thủ đô : Washington, DC.
Dân số (2007): 301,2 tr.
Tốc độ tăng dân số bình quân (2007): 0.894%.
Các nhóm sắc tộc chính: da trắng 81,7%; da đen 12,9%; da
vàng 4,2%; da đỏ : 1%
Tôn giáo chính: Tin lành 52%, Thiên chúa giáo 24%,
Mormon 1%, Do thái giáo 1% Hồi giáo 1%, các tông giáo khác
10%, vô thần 10%.
Giáo dục: Phổ thông bắt buộc 12 năm. Tỷ lệ biết chữ : 99%.
Tuổi thọ: Nam 75. Nữ 81; Trung bình: 78. Tuổi trung tuyến:
36,6

Về dân cư, Mỹ là một trong những nước đông dân nhất thế giới. Năm
2006, dân số Mỹ ước tính khoảng hơn 301 triệu người với thành phần tương đối
phức tạp bởi sự đa dạng của các yếu tố tôn giáo và dân tộc. Trước thế kỷ XVI,
đây là địa bàn cư trú của các bộ tộc Anh điêng. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ bị
người da trắng tiêu diệt, cho đến nay, người Anh điêng (da đỏ) chỉ còn khoảng
1%. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, có khoảng 4 triệu người da đen từ châu
Phi đã bị đưa tới Mỹ làm nô lệ. Hiện nay, khoảng 12,9% dân số Mỹ là người da
đen, 81,7% là người da trắng và 4,2% dân số còn lại thuộc các màu da khác,
chẳng hạn như người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á. Phần lớn dân Mỹ
sống tại các đô thị (chiếm khoảng 77% dân số).
Kinh tế
GDP (2007): 13,75 ngàn tỷ USD. GDP/người : 45.700 USD
Tăng trưởng kinh tế (2006): 2.8%. Nông nghiệp 0,9% , Công nghiêp:
20,6 , Dịch vụ: 78,5 % GDP.
Xuất khẩu: 1140 tỉ USD, Nhập khẩu: 1987 tỉ USD (2006).

2. Văn hoá và dân trí


Với hơn 200 năm lịch sử hình thành và phát triển, người Mỹ đã xây dựng
cho mình một chế độ “tư bản điển hình” - một điển hình về sự kế thừa bản sắc
văn hoá châu Âu, nhưng chịu ảnh hưởng bởi quan niệm về đạo lý và lối sống
Thanh giáo thời kỳ cải cách, thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp và nguyên lý sống của chủ nghĩa tư bản. Đây là yếu tố cốt lõi cho
sự ra đời của nền văn hoá và xã hội Mỹ. Mặc dù là một quốc gia đa sắc tộc, đa
tôn giáo, đa thành phần dân cư và có nhiều nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại,
nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng, văn hoá Mỹ là một tổng thể khá đồng nhất,
có những giá trị chủ đạo.
Chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân thể hiện qua việc mỗi
người, mỗi nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng, nhưng không từ bỏ cá tính và
quyền lựa chọn của mình. Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ còn bao hàm cả
tính vị kỷ, theo nghĩa trước hết vì bản thân mình, vì tương lai của bản thân và
gia đình.
Sự cạnh tranh: Xã hội Mỹ là một xã hội cạnh tranh cao với những
con người có đầu óc thực dụng. Cuộc sống của người Mỹ luôn là cuộc cạnh
tranh quyết liệt để khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Tính thực dụng: Đối với người Mỹ, hiệu quả công việc là yêu cầu tối
ưu. Họ không có thói quen tiến hành những thủ tục lễ tân rườm rà.

Ưa khám phá và thích ứng với cái mới: Người Mỹ năng động trong
cuộc sống, dễ dàng thích ứng với cái mới. Thêm vào đó, họ là những người
luôn hướng tới tương lai và sẵn sàng tiếp nhận những điều mới lạ.

Một xã hội dung hợp và đa dạng: Mỹ là một quốc gia được tạo thành bởi
những người nhập cư từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Văn hoá Mỹ mang
tính đa bản sắc, do mỗi dân tộc đều tìm cách bảo vệ bản sắc dân tộc mình trước
dân tộc khác trong một môi trường cạnh tranh tự nhiên.

3. Sự hình thành thể chế chính trị


Lịch sử nước Mỹ chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1607 khi người Anh chính
thức thành lập thành phố Jamestown, quản lý thuộc địa bằng pháp luật và hình
thành chính quyền. Năm 1714, Liên hiệp vương quốc Anh ra đời, khẳng định vị
thế của người Anh tại Bắc Mỹ. Năm 1768, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ
dưới sự lãnh đạo của Washington bắt đầu.
Năm 1776, Đại hội Lục địa tại Philadelphia đã thông qua bản Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ, tuyên bố thành lập một nhà nước liên bang gồm 13 bang đầu
tiên. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, cơ cấu liên bang còn rất lỏng lẻo, thực chất
đây chỉ là một hợp bang. Các điều khoản liên bang chính thức được ký kết vào
tháng 2 năm 1783. Tuy nhiên, văn bản pháp lý này đã bộc lộ nhiều điểm khiếm
khuyết. Không có một chính phủ quốc gia thực sự nào được đề cập đến trong
văn kiện này. Thay vào đó, một “liên minh hữu nghị” giữa các bang đã được
thành lập. Trung tâm của liên minh này là quốc hội một viện, thường được gọi là
Đại hội hợp bang. Mỗi bang có một lá phiếu, không phụ thuộc vào quy mô của
các bang. Phần lớn các hoạt động quan trọng đều phải có sự đồng ý của ít nhất 9
bang và những sửa đổi đối với các nội dung trong điều khoản liên bang phải do
cả 13 bang đồng ý.
Hợp bang không có cơ quan hành pháp và hệ thống toà án quốc gia. Và
quan trọng hơn, quốc hội không có khả năng đánh thuế mà chỉ được yêu cầu các
bang hỗ trợ ngân quỹ. Mỗi bang vẫn giữ “chủ quyền, tự do và độc lập”. Quốc
hội cũng không có quyền hạn trực tiếp nào đối với các công dân, những người
nằm dưới sự cai trị của chính quyền bang. Trên thực tế, chính quyền trung ương
được trao quá ít quyền lực.
Một vấn đề quan trọng khác là vấn đề tài chính: các bang không cung cấp
đủ ngân quỹ. Cuộc nổi loạn của Shay vào cuối năm 1787 lại càng làm tăng thêm
nỗi sợ hãi của nhiều người thuộc giới tinh hoa tư sản. Họ nhận ra rằng, cần phải
có một chính phủ mạnh để kiềm chế “luật rừng” và sự đổ vỡ của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, mùa hè năm 1787, một hội nghị lập hiến được triệu
tập với sự tham dự của các đại biểu đến từ 13 bang để soạn thảo một bản hiến
pháp hoàn toàn mới cho nước Mỹ. Không thủ tiêu quyền độc lập của các bang,
nhưng hiến pháp tập trung quyền lực cho trung ương. Liên minh đã trở thành
liên bang. Đây là một thoả thuận đại cương mang tính nguyên tắc của các lực
lượng chính trị để làm nền tảng xây dựng lên toà nhà chính trị liên bang. Tuy
nhiên, do bản hiến pháp không ghi rõ những quyền không thể chuyển nhượng
của người dân, nên một số bang đã từ chối phê chuẩn. Phải đến khi hiến pháp
được bổ sung thêm những vấn đề trên thì các bang mới dần dần chấp nhận. Hiến
pháp Mỹ đã có hiệu lực vào tháng 6 năm 1788 sau khi đã có tối thiểu 9 chữ ký
như đã thoả thuận tại hội nghị. Đây cũng đồng thời là thời điểm chính thức đánh
dấu sự ra đời của HTCT Mỹ.
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG THỰC TẾ

1. Cơ qan lập pháp


Cơ cấu tổ chức của quốc hội
Theo quy định của hiến pháp Mỹ, quốc hội đóng vai trò là trung tâm của
hệ thống chính trị. Quốc hội Mỹ là một thể chế lưỡng viện, gồm hai nhánh:
thượng viện và hạ viện. Đây là kết quả của cuộc tranh cãi kéo dài giữa các đại
biểu tham dự hội nghị lập hiến năm 1787. Cuối cùng, các nhà lập hiến đã đi
đến một thoả hiệp nhằm điều hoà mâu thuẫn giữa các bang, theo đó quốc hội
được hình thành trên cơ sở sự kết hợp của hai luồng ý tưởng khác nhau – một hạ
viện được bầu dựa trên cơ sở dân số của mỗi bang và một thượng viện được bầu
dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bang. Giải pháp này được xem là bước
tiến quan trọng trong quá trình phát triển chế độ nghị viện ở Mỹ.
Mặc dù cách thức lựa chọn đại biểu ở mỗi viện có khác nhau, nhưng về
cơ bản, quyền lực của hai viện gần như cân bằng. Viện này có thể thường xuyên
kiểm tra và giám sát viện kia, tạo ra một đối trọng quyền lực ngay trong lòng
quốc hội.
Thượng viện: Quy mô của quốc hội Mỹ cũng phát triển theo quy mô phát
triển của đất nước. Với quy chế mỗi bang chỉ có hai thượng nghị sỹ, quốc hội
đầu tiên của Mỹ chỉ có 26 thành viên. Cứ mỗi khi có một bang mới nhập vào
liên bang, thượng viện sẽ tăng thêm 2 thành viên và vì vậy, thượng viện Mỹ
hiện nay có 100 thành viên, được bầu từ 50 bang khác nhau.
Ứng cử viên thượng viện phải từ 30 tuổi trở lên, là công dân Mỹ ít nhất 9
năm và là người cư trú tại chính bang mà họ đại diện. Các thượng nghị sỹ phục
vụ theo nhiệm kỳ 6 năm và được bầu bởi cử tri của các bang. Cứ hai năm một
lần, 1/3 số thành viên của thượng viện sẽ được bầu lại.
Quy mô của thượng viện nhỏ hơn so với hạ viện, và quy chế làm việc
cũng lỏng lẻo và tự do hơn so với hạ viện. Phó tổng thống Mỹ đồng thời là chủ
tịch thượng viện, nhưng không thường xuyên có mặt và không có quyền bỏ
phiếu, trừ trường hợp số phiếu hai bên ủng hộ và phản đối bằng nhau. Bên cạnh
chủ tịch thượng viện, để điều hành các phiên làm việc còn có một chủ tịch lâm
thời là người phục vụ lâu năm nhất của đảng chiếm đa số trong thượng viện.
Tuy nhiên, đây chỉ là người điều hành các phiên họp, còn trên thực tế, quyền
lực thường nằm trong tay các thượng nghị sỹ có thâm niên và uy tín của phe đa
số (thường là chủ tịch các uỷ ban chuyên môn của thượng viện).
Lãnh tụ phe đa số trong thượng viện cũng gần giống như chủ tịch hạ viện.
Ông ta lên kế hoạch cho các cuộc tranh luận tại thượng viện, phân các dự luật
cho các uỷ ban, phối hợp chính sách của đảng và chỉ định các thành viên của
các uỷ ban đặc biệt. Đảng thiểu số trong thượng viện cũng bầu ra lãnh tụ phe
thiểu số và các nghị sỹ thành viên giúp việc những người này sẽ đưa ra các quan
điểm của đảng mình và giải quyết các vấn đề chiến lược tại thượng viện.
Hạ viện: So với thượng viện thì hạ viện có quy mô lớn hơn nhiều. Quốc
hội đầu tiên của Mỹ chỉ có 67 hạ nghị sỹ. Do dân số nước Mỹ tăng lên, quy mô
của hạ viện cũng tăng theo. Vào năm 1922, quốc hội đã thông qua một đạo luật
quy định số lượng thành viên cố định của hạ viện là 435 người. Tại quốc hội
đầu tiên, mỗi hạ nghị sỹ đại diện cho khoảng 30.000 dân. Còn hiện nay, con số
này vào khoảng 600.000 dân. Do hạ viện được bầu trên cơ sở dân số của từng
bang, cho nên bang nào có dân số đông hơn sẽ có nhiều đại diện hơn, và sự điều
chỉnh này được thực hiện sau mỗi mười năm, sau khi kết quả của cuộc điều tra
dân số được công bố.
Để trở thành một ứng cử viên hạ viện, người ứng cử phải là công dân Mỹ
từ 25 tuổi trở lên, đã có bảy năm mang quốc tịch Mỹ và là công dân của bang
mà họ đại diện trước ngày bầu cử. Hạ viện có nhiệm kỳ 2 năm và các nghị sỹ
được bầu lên từ các đơn vị bầu cử của các bang.
Do số lượng các thành viên lớn, các đại biểu đại diện cho các khu vực cử
tri khác nhau với các lợi ích đa dạng, hạ viện có xu hướng tổ chức chặt chẽ hơn
so với thượng viện. Chủ tịch hạ viện là người đứng đầu đảng đa số trong hạ
viện. Khác với thượng viện, chủ tịch hạ viện là người có quyền lực rất lớn. Với
những quyền hạn của quốc hội được ghi trong hiến pháp, thì chủ tịch hạ viện có
thể là người có thế lực lớn thứ hai trong nền chính trị Mỹ sau tổng thống. Với tư
cách là người đứng đầu phe đa số, chủ tịch hạ viện có vai trò thúc đẩy, hoặc loại
bỏ một số dự luật không có lợi cho đảng của mình.
Hệ thống các uỷ ban:
Một trong những đặc trưng của quốc hội là vai trò chi phối của các uỷ
ban trong tiến trình hoạt động của nó. Hầu hết các công việc của quốc hội đều
được tiến hành tại các uỷ ban hơn là tại phiên họp toàn thể của hạ viện, hay
thượng viện. Đây là kết quả của quá trình chuyên môn hoá để đảm bảo tính hiệu
quả trong hoạt động của quốc hội. Một ưu điểm của các uỷ ban là nó cho phép
các thành viên của quốc hội và đội ngũ nhân viên có được sự tinh thông trong
nghiệp vụ trong những lĩnh vực lập pháp khác nhau. Có bốn loại uỷ ban tại quốc
hội: uỷ ban thường trực, uỷ ban lâm thời, uỷ ban lựa chọn và uỷ ban hỗn hợp.
Các uỷ ban thường trực là các chủ thể hoạt động chính của quốc hội.
Chúng được thiết lập ngay từ những ngày đầu trong lịch sử lập pháp Mỹ, do
quốc hội nhận thấy họ có thể tiến hành công việc hiệu quả hơn nhiều nếu chia
thành các nhóm làm việc nhỏ và chuyên biệt. Có 19 uỷ ban thường trực tại hạ
viện và 17 uỷ ban thường trực tại thượng viện. Mỗi hạ nghị sỹ thường là thành
viên của một hoặc hai ủy ban thường trực, còn mỗi thượng nghị sỹ thường là
thành viên của 3 hoặc 4 uỷ ban thường trực. Thông thường, các uỷ ban lại được
chia nhỏ thành các tiểu ban để phân công công việc được kỹ càng hơn.
Uỷ ban lâm thời là cơ chế tạm thời bao gồm các hạ nghị sỹ và thượng
nghị sỹ được lập ra nhằm giải quyết các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa hạ
viện và thượng viện về một dự luật. Những khác biệt này xuất hiện khi một viện
đưa ra những sửa đổi trong một dự luật, nhưng viện khác lại không đồng ý, hoặc
hai viện cùng thông qua hai dự luật khác nhau về cùng một vấn đề. Uỷ ban này
do chủ tịch hạ viện và lãnh đạo phe đa số trong thượng viện chỉ định cùng nhau
thảo luận và thoả hiệp để tìm ra một phương pháp giải quyết tối ưu. Một khi các
công việc này kết thúc, uỷ ban cũng sẽ bị giải tán.
Trước khi các dự luật được chuyển sang xem xét tại phiên họp toàn thể
của hạ viện hoặc thượng viện, chúng phải được đa số các thành viên của các uỷ
ban chuyên môn có nhiệm vụ xem xét dự luật thông qua. Thông thường, các dự
luật sẽ được chuyển về các tiểu ban nghiên cứu và xem xét. Nếu toàn thể uỷ ban
đồng ý, dự luật sẽ được chuyển lên phiên họp toàn thể của hạ viện hoặc thượng
viện. Nếu các dự luật bị các uỷ ban cho là không cần thiết thì nó sẽ bị bãi bỏ.
Những người bảo trợ cho dự luật này có thể tiếp tục trình dự luật lên phiên họp
sau của quốc hội.
Có thể nói, quyền lực của hạ viện Mỹ hiện nay tập trung chủ yếu vào lãnh
đạo của đảng đa số tại hạ viện và một số thành viên cao cấp khác của một số uỷ
ban chính. Các uỷ ban quan trọng của hạ viện bao gồm Uỷ ban ngân sách, Uỷ
ban điều lệ (Rules Committee), Uỷ ban đường lối và giải pháp và Uỷ ban phân
bổ ngân sách.
Hầu hết các dự luật được các uỷ ban của hạ viện thông qua đều phải được
thông qua tại Uỷ ban điều lệ trước khi nó được đưa ra thảo luận tại quốc hội. Uỷ
ban này có quyền trì hoãn, hoặc thậm chí là đình chỉ một dự luật. Nó có thể sửa
các dự luật hay gửi chúng trở lại để các uỷ ban xem xét lại.
Uỷ ban đường lối và giải pháp có nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan
đến các dự luật về thuế, hoặc về kế hoạch tăng thu của chính phủ. Do tất cả các
dự luật về nguồn thu đều được đưa ra tại hạ viện, nên các dự luật về thuế trước
hết sẽ được chuyển tới Uỷ ban đường lối và giải pháp, làm cho uỷ ban này trở
thành một uỷ ban có quyền lực lớn tại quốc hội. Cùng với Uỷ ban tài chính của
thượng viện, uỷ ban này có vai trò quan trọng trong việc quyết định những lĩnh
vực nào sẽ bị cắt giảm chi tiêu.
Trong khi Uỷ ban đường lối và giải pháp thu tiền cho chính phủ thì Uỷ
ban phân bổ ngân sách lại giải quyết vấn đề chính phủ sẽ chi tiêu như thế nào.
Khi tổng thống đệ trình dự thảo ngân sách liên bang lên quốc hội hàng năm, dự
thảo ấy sẽ được chuyển tới Uỷ ban phân bổ ngân sách của hạ viện và 11 tiểu
ban của nó. Đây chính là bước đầu tiên trong quá trình xem xét dự luật này của
quốc hội.
Các uỷ ban quan trọng nhất của thượng viện là Uỷ ban ngân sách, Uỷ ban
phân bổ ngân sách, Uỷ ban đối ngoại và Uỷ ban tài chính. Uỷ ban phân bổ ngân
sách của thượng viện tiếp nhận các dự luật về ngân sách sau khi chúng được hạ
viện thông qua. Các thủ tục của uỷ ban này cũng giống như thủ tục của uỷ ban
tương tự tại hạ viện, có quyền thêm hoặc cắt bớt tiền từ số tiền mà chính phủ đề
nghị. Sau khi đã được thông qua tại hạ viện, các dự luật về thuế sẽ được chuyển
lên Uỷ ban tài chính của thượng viện - một uỷ ban tương đương với Uỷ ban
đường lối và giải pháp tại hạ viện.
Uỷ ban đối ngoại của thượng viện là một cơ quan giám sát vai trò của
tổng thống trong chính sách đối ngoại. Uỷ ban này có quyền phê chuẩn việc bổ
nhiệm các đại sứ Mỹ, cũng như thông qua hoặc bãi bỏ một hiệp định quốc tế.
Uỷ ban cũng có nhiệm vụ xem xét kế hoạch viện trợ nước ngoài của Mỹ và cơ
cấu lại bộ máy cơ quan ngoại giao.
Chủ tịch các uỷ ban và hệ thống thâm niên: Với các điều luật không
thành văn, chủ tịch của bất cứ uỷ ban nào trong quốc hội cũng thường là thành
viên của các đảng đa số, đã làm việc lâu năm nhất tại uỷ ban đó. Quyền lực của
chủ tịch các uỷ ban có được nhờ sự hiểu biết của họ về các thủ tục tại quốc hội
và quan hệ của họ đối với các quan chức chính phủ. Đây là kết quả của một quá
trình làm việc lâu dài tại quốc hội. Tuy bị phê phán là không còn phù hợp và
không dân chủ, song chế độ thâm niên này vẫn tiếp tục được tồn tại, bởi nó đảm
bảo rằng, những người có kinh nghiệm lâu năm nhất sẽ trở thành chủ tịch uỷ
ban và quan trọng hơn, nó tạo ra một cách chuyển giao quyền lực có thể dự
đoán, tránh những tranh chấp về quyền điều khiển các uỷ ban.
Sự chuyên môn hoá: Có hai quy tắc khác nhau giúp củng cố quyền lực
của các uỷ ban tại quốc hội: quy tắc chuyên môn hoá và quy tắc trao đổi ý kiến.
Sự chuyên môn hoá được hiểu rằng, một khi đã được chỉ định vào một uỷ ban
hay tiểu ban nào đó, thì các nghị sỹ sẽ chuyên phụ trách mảng công việc đó và
trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Đặc biệt tại hạ viện, thông thường các
nghị sỹ sẽ không tham gia như nhau vào tất cả các luật tại quốc hội. Kết quả của
hệ thống này là các uỷ ban và các thành viên của uỷ ban sẽ trở thành các chuyên
gia trong công việc của họ, nhưng có thể họ sẽ không hiểu rõ vấn đề của các uỷ
ban khác.
Vấn đề trên được giải quyết thông qua quy tắc không chính thức là trao
đổi ý kiến. Theo quy tắc này, các nghị sỹ tìm kiếm sự hướng dẫn của các nghị
sỹ khác của đảng trong các uỷ ban chuyên môn trong việc quyết định bỏ phiếu
cho các dự luật không thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ. Các nhà lập pháp
thường có xu hướng bỏ phiếu cho các dự luật theo cách mà các đồng nghiệp
cùng đảng của họ trong các uỷ ban chuyên môn có liên quan gần nhất đến dự
luật đó khuyên họ.
Sự phân công vào các uỷ ban hay các tiểu ban có tầm quan trọng đặc biệt
đối với quyền lực của các nhà lập pháp. Một khi các nghị sỹ đã được chỉ định
vào một uỷ ban, ông ta không thể chuyển sang một uỷ ban khác theo ý muốn
của mình, trừ trường hợp cán cân lực lượng giữa các đảng có sự thay đổi, hoặc
có sự thay đổi nhận sự trong nội bộ của một đảng.
Quá trình thông qua một đạo luật:
Chức năng chính của quốc hội Mỹ là làm luật. Tuy nhiên, để thông qua
một đạo luật không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình đấu tranh không chỉ
giữa hai đảng trong quốc hội, mà còn là sự tương tác của những áp lực từ nhiều
phía liên quan đến những nhóm lợi ích khác nhau.
Theo quy định, các dự luật có thể được đưa ra tại hạ viện hoặc thượng
viện, hoặc đồng thời từ cả hai viện. Chỉ có một ngoại lệ, các dự luật về thuế và
ngân sách phải được đưa ra bàn thảo trước hết ở hạ viện. Trung bình hàng năm
có khoảng 20.000 dự luật được đưa ra bàn thảo tại quốc hội.
Sau khi được đệ trình, tuỳ theo vấn đề, các dự luật sẽ được chuyển đến
xem xét tại các uỷ ban chuyên môn và chủ tịch uỷ ban đó sẽ quyết định chuyển
dự luật cho tiểu ban nào thẩm định. Trên thực tế, những dự luật nào thu hút
được sự quan tâm của những nghị sỹ lâu năm, đặc biệt là chủ tịch các uỷ ban,
thì sẽ được chú ý nhiều hơn.
Sau khi đã hoàn tất phần tranh luận và chỉnh sửa tại các uỷ ban chuyên
môn, dự luật sẽ được chuyển đến hội nghị toàn thể của các viện để tranh luận
công khai. Tại thượng viện, các dự luật đã được các uỷ ban chuyên môn thông
qua được phép tranh luận một cách cởi mở trong toàn viện. Trong khi đó, tại hạ
viện, do số lượng nghị sỹ lớn, Uỷ ban điều lệ thường đặt ra một số quy định về
cách thảo luận đối với mỗi dự luật. Sau khi thảo luận, các thành viên sẽ bỏ
phiếu thông qua, sửa đổi hoặc bác bỏ, hoặc hoãn việc xem xét dự luật. Một dự
luật sau khi đã được thông qua tại một viện sẽ được chuyển đến viện kia để tiếp
tục xem xét. Nếu hai viện có những sửa đổi khác nhau đối với cùng một dự luật
thì một uỷ ban lâm thời sẽ được thành lập để dàn xếp những bất đồng. Thông
thường, các dự luật chỉ cần giành được quá bán số phiếu ủng hộ ở mỗi viện là
có thể được thông qua.
Sau khi đã được thông qua ở cả hai viện của quốc hội, dự luật sẽ được
trình lên tổng thống phê chuẩn. Nếu tổng thống phủ quyết, dự luật bị gửi lại cho
quốc hội tiếp tục xem xét. Dự luật bị tổng thống từ chối phê chuẩn vẫn có cơ
hội trở thành luật nếu nó được 2/3 số nghị sỹ ở cả hai viện của quốc hội thông
qua. Trong trường hợp tổng thống chỉ phủ quyết một phần của dự luật, thì quốc
hội chỉ cần sửa đổi những phần tổng thống phủ quyết, sau đó tiếp tục trình lên
tổng thống. Nếu trong vòng mười ngày (không kể chủ nhật) kể từ khi nhận được
dự luật mà không có hồi âm của tổng thống, thì dự luật đương nhiên trở thành
luật. Nếu dự luật bị tổng thống trả lại trong thời gian quốc hội nghỉ họp, thì dự
luật đó coi như đã bị phủ quyết.
Quyền hạn của quốc hội:
Hiến pháp Mỹ trao cho quốc hội quyền hành rất lớn, đó là quyền lập
pháp, quyền sửa đổi hiến pháp và pháp luật. Các quyền này được liệt kê trong
điều khoản thứ nhất, mục 8 của hiến pháp.
Quốc hội có quyền ban hành luật để điều tiết thương mại và tài chính,
được phép trao hoặc bác bỏ quyền tối huệ quốc cho các nước có quan hệ buôn
bán với Mỹ. Ngoài các luật trực tiếp điều tiết quan hệ đối ngoại, quốc hội còn
có quyền phê chuẩn hoặc sửa đổi các hiệp định thương mại đã được chính phủ
đàm phán, ký kết.
Ngoài quyền lập pháp, quốc hội còn có nhiều quyền khác. Những quyền
này có khả năng ảnh hưởng đến quá trình làm luật mới, trong đó có hai quyền
quan trọng là quyền giám sát hoạt động của chính phủ và quyền điều tra. Quốc
hội cũng có quyền thành lập một số cơ quan và giao cho các cơ quan này những
nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Các cơ quan này sẽ cho quốc hội biết, nhánh
hành pháp đang thực hiện những công việc gì. Chính quá trình phân bổ ngân
sách hàng năm đã trao cho quốc hội cơ hội để yêu cầu chính phủ giải trình
những việc mà mình đang thực hiện, yêu cầu họ phải làm những gì và cuối cùng
là cấp tiền cho những việc mà quốc hội muốn, hay thu hồi tiền đối với những
việc mà quốc hội không muốn.
Cơ quan tổng kiểm toán là một cơ quan được thành lập để giúp quốc hội
trong việc giám sát. Quốc hội sử dụng cơ quan này để kiểm tra các chương trình
và các bộ thuộc chính quyền trung ương. Nhiều vụ xì-căng-đan trong chính phủ
đã bị vạch trần bởi báo cáo của cơ quan kiểm toán.
Hơn nữa, quốc hội cũng có quyền điều tra. Nếu quốc hội hay một uỷ ban
nào đó của quốc hội cho rằng, có một vấn đề đã được tiến hành không đúng các
thủ tục mà pháp luật quy định, thì một cuộc điều tra sẽ được tiến hành. Nói tóm
lại, quốc hội có thể điều tra về bất cứ điều gì mà họ muốn.
Bên cạnh đó, quốc hội cũng có quyền tư pháp nhất định. Hạ viện có thể
luận tội các quan chức liên bang thông qua một tỷ lệ phiếu quá bán. Sau đó,
thượng viện tổ chức một phiên toà để luận tội. Nếu 2/3 phiếu của thượng viện
đồng ý buộc tội các quan chức này, họ sẽ bị buộc phải từ chức.
Luận tội là một công việc khó khăn và phức tạp. Nhiều quan chức liên
bang đã từng bị luận tội và bị kết tội. Tổng thống Richard Nixon đã phải từ bỏ ý
định tranh cử nhiệm kỳ 1974 khi phải đối mặt với khả năng sẽ bị luận tội. Bất
chấp những khó khăn của việc luận tội, quá trình này tiếp tục là một quyền lực
tối cao của nhánh lập pháp.
2. Cơ quan hành pháp
Mặc dù chỉ là người đứng đầu một trong ba cơ quan của chính phủ,
nhưng tổng thống vẫn là nhân vật quan trọng nhất trên bàn cờ chính trị nước
Mỹ. Tổng thống là quan chức duy nhất được người dân toàn quốc bầu lên, là
biểu tượng của cả quốc gia.
Theo quy định của hiến pháp, tổng thống Mỹ phải là người ít nhất 35
tuổi, phải là công dân Mỹ trong 14 năm và được sinh ra ở Mỹ. Nhiệm kỳ của
tổng thống được cố định là bốn năm, và mỗi tổng thống chỉ có thể giữ cương vị
tối đa hai nhiệm kỳ.
Các tổng thống được bầu thông qua lá phiếu của đại cử tri. Mỗi bang có
số đại cử tri bằng số thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ của bang đó cộng lại (riêng
quận Columbia có 3 phiếu). Vào ngày bầu cử, số phiếu trong mỗi bang được
cộng lại và ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu ủng hộ hơn sẽ giành được
toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó. (Các bang đều áp dụng quy tắc “người
thắng được tất cả”, ngoại trừ bang Maine và bang Nebraska). Khi kiểm phiếu
đại cử tri ở mỗi bang, ứng cử viên nào chiếm được đa số phiếu đại cử tri (ít nhất
là 270 phiếu, tức là 50% +1), người đó sẽ trở thành tổng thống. Nếu không có
ứng cử viên nào nhận được đa số, lúc đó theo quy định của hiến pháp, chức vụ
tổng thống sẽ được quyết định bởi đa số phiếu trong hạ viện.
Vai trò và quyền hạn của tổng thống:
Khác với các hệ thống nghị viện, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia
vừa là người đứng đầu hành pháp. Trên thực tế, tổng thống là cá nhân nắm giữ
những quyền lực lớn nhất trong toàn bộ HTCT Mỹ. Với tư cách là nguyên thủ
quốc gia, tổng thống đảm nhận nhiều chức năng quan trọng từ lễ nghi, cho đến
viếng thăm các quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ vai trò này, người dân
thường xem tổng thống là biểu tượng của đất nước.
Là người đứng đầu hành pháp, tổng thống có toàn quyền trong việc thi
hành các chính sách, luật lệ được quốc hội thông qua trên phạm vi toàn quốc.
Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các quan chức cao cấp của
nhánh hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp. Hiện nay tổng thống Mỹ
quản lý tất cả 16 bộ, rất nhiều cơ quan, trung tâm và uỷ ban. Tổng thống điều
hoà sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và các cơ quan này nhằm tạo ra sự
nhất quán trong việc hoạch định và thực thi chính sách.
Theo quy định, tổng thống có quyền ban hành nhiều loại văn bản khác
nhau để lãnh đạo các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như các lệnh thừa hành,
các quy tắc, quy chế… Các loại văn bản này ngày càng trở nên thông dụng và
chiếm ưu thế hơn so với các đạo luật do quốc hội thông qua. Chính phủ cũng có
nhiệm vụ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện
các đạo luật đã được quốc hội thông qua. Những văn bản này không chỉ bổ
sung, mà đôi khi nó đóng vai trò thay thế cả pháp luật trong việc điều chỉnh các
vấn đề khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng giúp cho nhánh
hành pháp quản lý xã hội một cách chi tiết, bởi quốc hội thường chỉ ban hành
những đạo luật chung chung.
Tổng thống cũng là nhà ngoại giao hàng đầu. Tổng thống có quyền thiết
lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bổ nhiệm đại sứ, ký kết các hiệp ước với
sự chấp thuận của 2/3 số thành viên của thượng viện. Tổng thống trên thực tế là
người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ yếu chính sách đối ngoại của
Mỹ. Hàng năm, một vị tổng thống có thể phải ký hàng trăm các loại hiệp định
khác nhau về các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tổng thống Mỹ đồng thời là tổng tư lệnh quân đội. Mặc dù hiến pháp trao
cho quốc hội quyền tuyên bố chiến tranh, nhưng quốc hội chưa từng thực hiện
quyền này kể từ năm 1941 khi Mỹ bước vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II.
Các tổng thống, với tư cách là tổng tư lệnh, chính là những người đưa đến sự
dính líu của Mỹ vào Việt Nam và sự tham dự của Mỹ trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên. Quốc hội đã ủng hộ những hành động này thông qua quyết định cấp
tiền cho quân đội.
Tổng thống cũng là một nhà lập pháp quan trọng. Hàng năm, tổng thống
gửi kế hoạch lập pháp của chính phủ tới quốc hội. Tổng thống cũng trình bày kế
hoạch ngân sách hàng năm trước quốc hội. Hiến pháp Mỹ không có quy định rõ
ràng cho phép tổng thống đưa ra các sáng kiến lập pháp nhằm mục đích thể hiện
sự phân quyền tuyệt đối giữa các nhánh quyền lực, nhưng trên thực tế, hầu hết
các dự luật do quốc hội thông qua đều xuất phát từ nhánh hành pháp.
Quyền lực chủ yếu mà hiến pháp trao cho tổng thống với tư cách là nhà
lập pháp hàng đầu chính là quyền phủ quyết. Nếu tổng thống không đồng ý với
một dự luật do quốc hội thông qua, ông ta có thể không ký nó và trả lại cho
quốc hội. Tổng thống cũng có thể ngầm phủ quyết một dự luật bằng cách từ
chối phê chuẩn trong vòng 10 ngày sau khi quốc hội đã ngừng họp. Quốc hội
cũng có thể phủ quyết lại với 2/3 số phiếu ủng hộ ở mỗi viện của quốc hội.
Cơ cấu của chính phủ:
Chính phủ liên bang Mỹ ngoài tổng thống còn có nhiều bộ phận khác như
Văn phòng điều hành của tổng thống và nội các, các bộ, các uỷ ban điều hành
độc lập, các trung tâm…
Văn phòng điều hành của tổng thống được thiết lập nhằm cố vấn và hỗ
trợ tổng thống trong việc điều hành bộ máy. Văn phòng này gồm 8 cơ quan và
khoảng gần 1.400 nhân viên. Ba cơ quan quan trọng nhất của văn phòng điều
hành là: Văn phòng Nhà trắng, Hội đồng an ninh quốc gia và Văn phòng quản
lý và ngân sách.
Văn phòng Nhà trắng là những cộng sự thân cận nhất của tổng thống. Họ
là các trợ lý đặc biệt của tổng thống về các vấn đề đối nội và đối ngoại, đảm bảo
công việc hàng ngày, giúp tổng thống quan hệ với quốc hội, báo chí và công
chúng, đảm bảo việc thông qua quyết định của tổng thống, giúp tổng thống
soạn thảo và vạch ra các phương hướng chủ đạo. Các thành viên Văn phòng
Nhà trắng không cần thiết phải được thượng viện thông qua. Trong những năm
gần đây, quá trình tập trung hoá quyền hành pháp đã tăng cường quyền hạn của
đội ngũ quan chức Nhà trắng, trong khi quyền hạn của các quan chức nội các lại
bị suy giảm.
Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) được thành lập vào đầu thời kỳ chiến
tranh lạnh (1947) để giúp tổng thống phối hợp các chính sách quân sự và đối
ngoại. Những chính sách này có thể liên quan đến Bộ ngoại giao và Bộ quốc
phòng nên hai bộ này có đại diện trong Hội đồng. Mức độ sử dụng Hội đồng an
ninh quốc gia của các tổng thống cũng rất khác nhau.
Văn phòng quản lý và ngân sách (OMB) được thành lập vào năm 1970.
Chức năng chính của văn phòng này là chuẩn bị dự thảo ngân sách liên bang để
trình quốc hội và thông qua toàn bộ các yêu cầu chi tiêu của các bộ và các cơ
quan. Công việc chuẩn bị dự toán và quản lý ngân sách hàng năm (sau đó được
quốc hội phê chuẩn) được trao cho cơ quan này khiến cho nó có một quyền lực
rất lớn trong chính phủ.
Các bộ thuộc nội các: Các bộ thuộc nội các là những cơ quan chủ chốt
trong chính phủ liên bang. Ngày nay nội các Mỹ có 16 bộ. Việc mở rộng nội các
xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng các vấn đề mà người dân đòi
hỏi chính quyền liên bang phải giải quyết. Mỗi bộ thuộc nội các do một bộ
trưởng đứng đầu. Bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của thượng
viện. Thời gian làm việc của các bộ trưởng phụ thuộc vào tổng thống. Tuy
nhiên, do các bộ trưởng nội các phải điều hành các bộ máy quan chức rộng lớn
nên lòng trung thành của họ đối với tổng thống không lớn bằng các thành viên
thuộc Văn phòng điều hành. Sự thay đổi định kỳ của tổng thống sau các cuộc
bầu cử cũng dẫn đến sự thay đổi các bộ trưởng. Các bộ trưởng thực chất ảnh
hưởng không nhiều đến hoạt động của các bộ mà họ quản lý do tính kế thừa, ổn
định trong hoạt động của bộ máy công chức chuyên nghiệp tại các bộ.
Các cơ quan điều hành: là những cơ quan quan trọng của nhánh hành
pháp không thuộc nội các. Người đứng đầu các cơ quan này do tổng thống bổ
nhiệm với sự phê chuẩn của thượng viện. Tầm quan trọng của các cơ quan này
chưa đủ để được thành lập một bộ. Trong số này có Văn phòng quản lý nhân sự
(OPM), Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia (NASA), và Cục tình báo trung
ương (CIA).
Các uỷ ban điều tiết: Các uỷ ban này chịu trách nhiệm điều tiết và thiết
lập các quy định cho một số thành phần nhất định của nền kinh tế. Chẳng hạn,
Uỷ ban thương mại liên tiểu bang (ICC) chịu trách nhiệm điều hành mạng lưới
đường sắt, xe buýt và xe tải; Uỷ ban bưu chính liên bang (FCC) giám sát các
hoạt động liên lạc điện thoại, vô tuyến và truyền hình... Mặc dù tổng thống chỉ
định các thành viên của các uỷ ban này và bổ nhiệm chức chủ tịch, nhưng các
uỷ ban vẫn tương đối độc lập với tất cả các nhánh của chính phủ. Các uỷ ban
cũng mang tính chất lưỡng đảng (các thành viên của nó phải đến từ hai đảng
lớn); tổng thống chỉ có quyền lực hạn chế trong việc bãi nhiệm các uỷ viên -
những người thường làm việc với nhiệm kỳ lâu hơn tổng thống và tổng thống
cũng không có quyền phủ quyết đối với các hành động của họ.
Nguyên nhân của việc hình thành các uỷ ban là do quốc hội và tổng thống
cho rằng, một số bộ phận của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự giám sát chi tiết về
các vấn đề phức tạp mà quốc hội không có khả năng chuyên môn hoá để đảm
nhận. Đây là những uỷ ban độc lập, bởi người ta cho rằng, các quyết định của
chúng không xuất phát từ tinh thần đảng phái, mà là từ năng lực chuyên môn
của các thành viên. Tuy nhiên, tính độc lập của các uỷ ban đối với chính phủ
cũng có nghĩa là khả năng kiểm soát chúng bị hạn chế. Các uỷ ban thường phải
chịu những áp lực từ các nhóm mà chúng có trách nhiệm điều tiết, và đôi khi do
thiếu sự kiểm soát của chính phủ nên dẫn tới tình trạng các uỷ ban thương lượng
với các nhóm lợi ích, chứ không phải là điều tiết chúng.
Ngoài ra, nhánh hành pháp còn bao gồm cả một bộ máy quan chức liên
bang gồm khoảng 3 triệu người, giúp tổng thống tiếp cận với nhiều luồng thông
tin và cho phép tổng thống đưa ra các sáng kiến chính sách.
Nhìn chung, bộ máy quan chức trong nhánh hành pháp củng cố thêm
quyền lực của tổng thống. Tuy nhiên, do quy mô lớn, vai trò đa dạng và tính
phức tạp trong nội bộ, từ Văn phòng điều hành cho đến các bộ thuộc nội các,
các cơ quan hành pháp và các uỷ ban điều tra, cũng làm hạn chế khả năng kiểm
soát của tổng thống đối với toàn bộ bộ máy công chức.
Mặc dù vậy, tổng thống với tư cách là một cá nhân và là một thể chế, vẫn
tiếp tục đóng vai trò là trung tâm trên bàn cờ chính trị Mỹ. Người dân vẫn có xu
hướng chĩa sự bất bình của họ đối với chính phủ vào cá nhân các tổng thống,
chứ không phải là vào các bộ trưởng hay các nghị sỹ quốc hội.
3. Cơ quan tư pháp
Nhánh thứ ba của chính phủ liên bang được quy định trong hiến pháp là
nhánh tư pháp. Trong ba bộ phận của chính phủ liên bang, nhánh tư pháp có lẽ
được trao ít quyền lực nhất. Nhìn chung, nhánh tư pháp có vai trò quan trọng
nhất trong những quyết định liên quan đến quyền của các cá nhân. Xét cả về
quy định và hoạt động thực tiễn, nhánh tư pháp có những nhiệm vụ chủ yếu
như: bảo vệ hiến pháp và pháp luật thông qua hoạt động xét xử mọi hành vi vi
phạm; giải thích hiến pháp và pháp luật phục vụ cho quản lý xã hội; kiềm chế
các thiết chế khác trong hệ thống chính trị.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống toà án Mỹ:
Hệ thống toà án Mỹ được quốc hội thành lập sau khi thông qua đạo luật
về tư pháp năm 1789 và những đạo luật sau đó. Hệ thống toà án được phân chia
thành những cấp bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, chế độ liên bang đã dẫn đến sự
tồn tại song song của hai hệ thống toà án: toà án liên bang và toà án các bang.
Hệ thống toà án liên bang được điều chỉnh bởi pháp luật liên bang và hệ thống
toà án của các bang chịu sự điều chỉnh của pháp luật các bang. Tuy nhiên, hai
hệ thống này không hoàn toàn tách biệt nhau, bởi theo quy định, hiến pháp và
các đạo luật của các bang phải phù hợp với luật pháp liên bang.
Hệ thống toà án liên bang:
Hệ thống toà án liên bang gồm ba cấp xét xử:
- Toà sơ thẩm là các toà án khu vực liên bang.
- Toà phúc thẩm là các toà phúc thẩm lưu động liên bang.
- Toà án tối cao liên bang.
Toà án khu vực liên bang do quốc hội thành lập và quy định các vấn đề
về tổ chức và hoạt động. Toà này được thành lập để xét xử các vụ án của liên
bang tại bang đó. Mỗi bang có ít nhất một toà án khu vực và những bang đông
dân có thể có tới bốn toà án như vậy. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 94 toà án khu
vực liên bang với 649 thẩm phán đang làm việc.
Trên toà án khu vực liên bang là các toà phúc thẩm liên bang. Các toà
này cũng do quốc hội thành lập để xét xử phúc thẩm các bản án của toà án khu
vực liên bang và giải quyết các kháng cáo của các uỷ ban hay cơ quan thuộc
liên bang, có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật liên bang. Nếu một
người bị xử thua tại một toà án khu vực liên bang trong một vụ kiện dân sự, anh
ta có thể kháng án lên toà phúc thẩm liên bang. Nước Mỹ có 13 toà phúc thẩm
liên bang như vậy. Mỗi toà nói trên có từ 6 đến 28 thẩm phán, tuỳ thuộc vào
khối lượng công việc. Thường thì cứ 3 thẩm phán thụ lý một vụ án. Phần lớn
các vụ án kết thúc tại toà phúc thẩm, song mỗi năm vẫn có hàng trăm vụ kháng
án lên toà án tối cao.
Ngoài ra, Mỹ còn có các toà án liên bang đặc biệt. Các toà án này được
quốc hội thành lập để giải quyết một số vụ án nhất định. Chẳng hạn, toà bồi
thường xử lý những vụ người dân đòi chính phủ phải bồi thường do việc tịch
thu tài sản của họ; toà án quân sự đưa ra phán quyết cuối cùng đối với những vụ
án có liên quan đến chiến tranh, đến lĩnh vực quân sự.
Toà án tối cao liên bang là cơ quan xét xử cao nhất của nước Mỹ. Biên
chế của toà án này chỉ có 9 người, trong đó có một chánh án. Dù toà án tối cao
có một số thẩm quyền xét xử sơ thẩm, song cơ quan này chủ yếu nhận đơn
kháng cáo đối với các quyết định từ các toà án cấp dưới – đây chính là quyền
xét xử phúc thẩm. Nếu một người bị thua kiện tại toà sơ thẩm và phúc thẩm, anh
ta có thể đệ đơn kháng án lên toà án tối cao.
Trên thực tế chỉ có một số rất ít các vụ án được đưa đến toà án tối cao.
Trong số hàng triệu vụ án hàng năm tại Mỹ, chỉ có khoảng 8.000 vụ được xem
xét đệ trình lên toà này. Nhiều vụ án mà toà án tối cao thụ lý có liên quan đến
hiến pháp. Thông thường, toà án tối cao sẽ bác đơn của khoảng 85 - 90% những
lá đơn kháng án. Thủ tục này giúp cho toà án tối cao giữ được quyền khống chế
đối với quá trình kháng án, cho phép giữ mức tối đa các quyết định của toà án
cấp thấp hơn.
Toà án tối cao luôn nổi bật trong lịch sử chính trị Mỹ bởi người ta nghĩ
rằng, toà này có tiếng nói cuối cùng trước những vấn đề liên quan đến hiến pháp
liên bang. Tuy nhiên, trong lịch sử, không phải bao giờ phán quyết của toà án
tối cao cũng là quyết định cuối cùng. Bản thân toà cũng đã phải tự huỷ bỏ quyết
định do mình đưa ra. Nếu toà giải thích một đạo luật nào đó không được quốc
hội ủng hộ, thì quốc hội sẽ chế áp toà bằng cách viết lại quy chế của toà. Những
sửa đổi trong hiến pháp liên bang cũng có thể làm thay đổi những quyết định
của toà.
Quyền quyết định của toà án tối cao còn bị chi phối bởi các cơ quan khác
trong chính quyền. Quốc hội, tổng thống cũng như toà án tối cao đều lần lượt
giải thích các phần mập mờ trong hiến pháp liên bang nhằm đáp ứng những đòi
hỏi về thời gian và nhu cầu của những người nắm quyền lực. Mặc dù có sự phân
chia vai trò trong việc thay đổi hiến pháp, toà án tối cao Mỹ với những giải
thích thông qua các phán quyết của mình, đã truyền sức sống cho những từ ngữ
đã có hơn 200 năm tuổi của hiến pháp.
Tất cả các thẩm phán của toà án liên bang, bao gồm cả các thẩm phán của
toà án tối cao, đều được tổng thống bổ nhiệm và phải được sự thông qua của
thượng viện. Mặc dù các quyết định của tổng thống phần lớn được chấp nhận
một cách đương nhiên, song sự thừa nhận của thượng viện không đơn giản chỉ
là nghi thức, mà nó vẫn đóng vai trò khá quan trọng.
Theo hiến pháp, tất cả các thẩm phán liên bang sẽ giữ chức vụ suốt đời và
chỉ bị bãi nhiệm nếu bị điều trần. Nhưng những trường hợp này hiếm khi xảy ra.
Để bảo vệ các thẩm phán khỏi các áp lực chính trị, mức lương của họ sẽ không
bị cắt giảm trong suốt thời gian đương nhiệm.
Bất chấp sự bảo vệ nói trên, việc bổ nhiệm một thẩm phán luôn luôn là
một vấn đề mang nặng tính chính trị. Thẩm phán gần như lúc nào cũng được lựa
chọn dựa trên những cơ sở mang tính đảng phái, và chức thẩm phán thường là
một sự trả công xứng đáng cho những đóng góp của họ cho đảng phái đó.
Thẩm quyền của cơ quan tư pháp:
Thẩm quyền xét xử: Thẩm quyền xét xử là việc cơ quan tư pháp thực thi
quyền lực của nó đối với một sự việc cụ thể. Theo quy định, ngành tư pháp có
thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến những quy định của hiến pháp, đến
các nhân tố nước ngoài và các hiệp định của Mỹ, các vụ rắc rối trong đó Mỹ là
một bên liên quan; các tranh chấp giữa hai bang hoặc nhiều bang, giữa một
bang và công dân Mỹ, hay giữa một bang với một công dân nước ngoài. Phần
lớn các vụ án của hệ thống toà án liên bang là các vụ kiện giữa công dân của các
bang khác nhau.
Toà án liên bang cũng có những thẩm quyền riêng biệt trong một số vụ
án. Trong một số trường hợp, họ đồng thời chia sẻ quyền lực với toà án các
bang. Ví dụ, một số vụ kiện giữa các công dân các bang khác nhau có thể được
thụ lý ở các toà án liên bang hoặc các toà án bang.
Các quy định này rõ ràng đã khẳng định vị trí trung lập của ngành tư pháp
trong việc bảo vệ hiến pháp và pháp luật. Nó vạch ra một phạm vi quyền lực
cho ngành tư pháp, không lấn sang thẩm quyền của các cơ quan quyền lực khác,
nhưng vẫn có thể ngăn cản sự bành trướng của các nhánh quyền lực khác.
Quyền định hướng xét xử: Thẩm quyền này phái sinh từ thẩm quyền xét
xử. Trong quá trình xử lý các vụ việc, toà án phải căn cứ vào các quy định của
pháp luật. Nhưng trên thực tế, các quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở các
nguyên tắc chung. Do vậy, để có thể xét xử theo đúng pháp luật, toà án phải giải
thích các quy định đó. Nhiệm vụ này làm cho toà án có vai trò như những người
vạch ra định hướng cho việc xét xử.
Thẩm quyền kiềm chế và đối trọng: Theo cách thiết kế tổ chức bộ máy
nhà nước Mỹ, cơ quan tư pháp có nhiệm vụ kiềm chế và đối trọng đối với hai
nhánh quyền lực còn lại. Đối với cơ quan lập pháp, ngành tư pháp có thể căn cứ
vào các quy định của hiến pháp để tuyên bố một đạo luật nào đó đã được quốc
hội thông qua là trái với hiến pháp và nó sẽ bị vô hiệu hoá. Trong trường hợp có
hai đạo luật cùng quy định về một vấn đề, nhưng lại mâu thuẫn với nhau thì cơ
quan tư pháp có quyền tuyên bố bãi bỏ một trong hai đạo luật.
Đối với cơ quan hành pháp, toà án tối cao có quyền luận tội tổng thống và
các quan chức chính phủ nếu như những người này bị phát hiện có dấu hiệu
phạm pháp. Toà án cũng có quyền ban hành các bản án, quyết định chống lại
các cơ quan cụ thể của ngành hành pháp do vi phạm pháp luật.
Những hạn chế đối với quyền lực của toà án tối cao:
Mặc dù có quyền lực rất lớn trong việc xem xét lại các bản án, nhưng toà
án tối cao vẫn là nhánh quyền lực yếu nhất. Toà án tối cao phải dựa vào các bộ
phận khác của chính phủ để thực thi các quyết định của mình. Hiếm khi toà án
tối cao sử dụng đến thẩm quyền bãi bỏ hoạt động của những cơ quan khác trong
chính phủ liên bang, và thẩm quyền này cũng bị hạn chế nghiêm ngặt.
Phần lớn những hạn chế đối với quyền lực của toà án nằm bên trong hệ
thống tư pháp. Chẳng hạn, khi có một trường hợp gây tranh cãi về việc một
người nào đó bị pháp luật làm tổn hại, toà án tối cao phải đợi cho vụ việc này
được xét xử ở toà án cấp dưới. Điều này có nghĩa là có thể nhiều năm trôi qua,
toà án tối cao mới có thể phán quyết về vụ việc đó.
Toà án tối cao thường cố lảng tránh các vấn đề chính trị và đồng thời
cũng tránh các vấn đề thuộc về hiến pháp. Toà án sẽ không phán quyết một vụ
việc có liên quan đến hiến pháp trừ phi không còn cách lựa chọn nào khác. Toà
án tối cao thường không tuyên bố một điều luật là không hợp hiến nếu nó không
vi phạm hiến pháp một cách quá rõ ràng.
Một hạn chế nữa của toà án là vấn đề tiền lệ án. Các thẩm phán nhìn
chung đều tuân theo các quyết định trước đây của toà án trong những vụ việc về
các vấn đề tương tự. Tuy nhiên, đôi khi các thẩm phán cũng không tuân theo
những tiền lệ án nếu họ cảm thấy những vụ trước đây không tuân thủ hiến pháp.
Đôi khi toà án tối cao cố gắng tìm kiếm sự nhất quán với tiền lệ án, thậm chí cả
khi phải thay đổi luật. Do những lý do về chính trị cũng như pháp lý, toà án tối
cao thường tránh những vấn đề gây quá nhiều tranh cãi, luật pháp liên quan đến
vấn đề còn chưa rõ ràng, hoặc thiếu một sự đồng thuận về mặt chính trị.
Sức mạnh của toà án tối cao bắt nguồn từ sự phân đoạn của hệ thống nhà
nước Mỹ. Với sự phân chia quyền lực giữa các nhánh của nhà nước liên bang và
giữa nhà nước liên bang với các bang, thì mâu thuẫn xảy ra là điều không thể
tránh khỏi. Sự phân chia quyền lực này tạo ra yêu cầu phải có một người phân
xử và toà án tối cao chính là người đảm nhận vai trò này.
Mặc dù có rất ít vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của toà án tối cao, nhưng
toà án này vẫn giữ vai trò của cơ quan quyền lực cuối cùng có quyền xét xử
theo quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, những quyết định của toà án tối cao
vẫn thường xuyên thay đổi tuỳ thuộc vào các bối cảnh chính trị.
Với quyền được phép bác bỏ những đạo luật của các cơ quan dân bầu, toà
án tối cao đã thực sự can thiệp sâu sắc vào việc hoạch định chính sách quốc gia,
đặt ra những thể thức trên bàn cờ chính trị và thu hút sự chú ý của người dân
trước những vấn đề xã hội bức xúc.
4. Các đảng chính trị, các nhóm lợi ích và hệ thống bầu cử
a. Các đảng chính trị
+ Cơ cấu tổ chức của hai đảng cầm quyền
Ở Mỹ tại mỗi bang lại có sự khác biệt rất lớn về mặt tổ chức đảng phái.
Có thể hình dung, cơ cấu đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà giống như hình kim
tự tháp với các tổ chức đảng địa phương nằm ở dưới cùng (khu dân cư, phường,
thị trấn), các uỷ ban cấp hạt ở trên, tiếp theo là uỷ ban cấp bang. Uỷ ban toàn
quốc của mỗi đảng đứng trên tất cả và các đại hội đảng toàn quốc là cơ quan
quyền lực tối cao.
Tuy nhiên, mô hình kim tự tháp không phản ánh chính xác quyền hạn của
các tầng tổ chức. Quyền lực ở mỗi tầng bậc độc lập với nhau với đặc trưng nổi
bật là tính tự trị rất cao.
- Tổ chức đảng cấp địa phương:
Tổ chức đảng ở địa phương là tầng thấp nhất trong bộ máy đảng phái ở
Mỹ. Ở cấp này, đơn vị đảng nhỏ nhất là khu dân cư. Đây đồng thời cũng là một
khu vực bỏ phiếu. Những hoạt động tích cực của cơ sở đảng tại các khu là một
trong những nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi của đảng trong các kỳ
bầu cử. Tiếp theo là uỷ ban cấp phường, thành phố và cấp hạt. Ở cấp hạt cũng
có uỷ ban đảng với một chức chủ tịch đảng. Hoạt động của đảng cấp địa phương
chủ yếu tập trung vào các cuộc vận động bầu cử bầu chính quyền địa phương.
- Tổ chức đảng cấp bang:
Ở 50 bang và các vùng lãnh thổ của nước Mỹ đều có tổ chức của hai đảng
Dân chủ và Cộng hoà. Mỗi bang đều có một uỷ ban trung ương của bang, một
chủ tịch đảng bang và một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp được trả lương.
Các uỷ viên của uỷ ban trung ương bang được lựa chọn từ các đại hội cấp
hạt, từ các cuộc bầu cử sơ bộ, và từ các hội nghị của đảng. Ngoài ra, một bộ
phận các thành viên đại diện cho các khu vực bầu cử quốc hội, nghị viện
bang…
Chức năng chính của uỷ ban trung ương bang là đề cử ứng cử viên cho
các cơ quan chính quyền bang, đồng thời tiến hành vận động tranh cử cho các
ứng cử viên của đảng mình. Uỷ ban cũng có nhiệm vụ quảng cáo, giới thiệu các
hoạt động của đảng, quyên tiền, vạch ra đường lối chung cho đảng, đồng thời
thi hành các quyết định được thông qua tại đại hội đảng cấp bang.
Chủ tịch đảng cấp bang là người hưởng lương và làm việc thường trực,
chỉ đạo trực tiếp việc hoạch định chính sách và các hoạt động của đảng như:
tăng nguồn quỹ, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng chiến lược cho chiến dịch
vận động tranh cử.
- Tổ chức đảng cấp quốc gia:
Mỗi đảng được điều hành bởi một uỷ ban đảng toàn quốc bao gồm những
đại diện được lựa chọn từ tổ chức đảng cấp bang và các nhóm khác nhau của
đảng. Lãnh đạo uỷ ban là một vị chủ tịch thường do ứng cử viên tổng thống của
đảng lựa chọn cứ 4 năm một lần. Dưới cơ quan quyền lực này là đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp của đảng. Đây là những chuyên gia nắm vững và hiểu biết
công nghệ vận động tranh cử hiện đại và các đạo luật phức tạp điều chỉnh việc
quyên góp và chi tiêu tài chính.
- Hội nghị đảng toàn quốc:
Hội nghị đảng toàn quốc thường được tổ chức vào mùa hè trước khi diễn
ra cuộc bầu cử tổng thống. Các đại biểu được lựa chọn bằng nhiều cách khác
nhau từ các tổ chức đảng ở cấp bang. Hội nghị đảng toàn quốc của đảng Cộng
hoà năm 1996 có 2210 đại biểu và đại hội của đảng Dân chủ có 4303 đại biểu
tham dự. Các đại biểu dự đại hội thông qua cương lĩnh của đảng, bầu ra ứng cử
viên tổng thống của đảng. Hội nghị đảng toàn quốc đóng vai trò là cơ quan lãnh
đạo tối cao của đảng trên phạm vi toàn quốc.
Nhìn chung, hệ thống tổ chức của các đảng ở Mỹ bị phi tập trung hoá cao
độ. Điều này bắt nguồn từ những điều khoản quy định trong hiến pháp Mỹ, theo
đó sự phân quyền cho chính quyền bang và chính quyền các địa phương là khá
mạnh. Tổ chức và hoạt động của các đảng chủ yếu bị điều chỉnh bởi luật pháp
của bang. Mỗi bang có những quy định riêng cho hoạt động của các đảng phái.
Do vậy, tổ chức và sinh hoạt của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà ở mỗi bang
không giống nhau. Nhiều người cho rằng, trên thực tế, không phải chỉ có một
đảng Dân chủ và một đảng Cộng hoà, mà nước Mỹ có tới 50 đảng Dân chủ và
50 đảng Cộng hoà khác nhau. Cái gọi là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà thực
chất chỉ là những liên minh lỏng lẻo của 50 đảng kia mỗi khi đến kỳ bầu cử.
Sự phi tập trung còn được thể hiện ở sự độc lập của các đảng cấp dưới
đối với đảng cấp trên. Đối với cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà, tổ chức đảng
ở cấp bang, hạt, và thành phố không chịu sự chỉ dẫn, hoặc kiểm soát của uỷ ban
trung ương hoặc chủ tịch đảng cấp trung ương. Uỷ ban đảng ở mỗi cấp có một
chương trình hoạt động riêng, có một chương trình gây quỹ và gây dựng cơ sở
của riêng mình. Về nguyên tắc, các uỷ ban đảng của các địa phương không phải
là cấp dưới của uỷ ban đảng ở cấp bang và cấp trung ương, và không nhất thiết
phải nghe theo mệnh lệnh của đảng cấp trên. Trong công việc hàng ngày, các
đơn vị đảng ở các cấp này là những đơn vị tự quản và độc lập.
Việc đăng ký trở thành đảng viên (hay cử tri) của một đảng là hoàn toàn
dựa trên cơ sở tự nguyện. Sau khi đã trở thành đảng viên, một người không phải
thực hiện bất kỳ một cam kết hay giàng buộc nào, không phải đóng đảng phí
hoặc phải thực hiện một nghĩa vụ nào đối với đảng. Khi một người cảm thấy
đảng không đem lại lợi ích gì cho mình, họ có thể bỏ đảng mà không gặp phải
bất kỳ một thủ tục phiền toái nào và người đó lại có thể đăng ký để trở thành
đảng viên của một đảng khác, hoặc trở thành một cử tri độc lập.
b. Các nhóm lợi ích
Nhiều người cho rằng, các nhóm lợi ích có một sự tác động rất lớn đến
nền chính trị nước Mỹ. Các nhóm lợi ích được coi là những quyền lực đứng
đằng sau giật dây hệ thống chính trị để phục vụ cho những nhu cầu của họ.
Các nhóm lợi ích tạo cho người Mỹ một phương tiện để bày tỏ quan điểm
của họ đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi các đảng chính trị cạnh
tranh với nhau để giành được các vị trí quyền lực trong bộ máy công quyền, thì
các nhóm lợi ích chỉ cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Một ứng cử
viên có thể tỏ ra thân thiện với một nhóm lợi ích nào đó, hoặc là thành viên của
một nhóm lợi ích, nhưng ứng cử viên đó sẽ không tranh cử với tư cách là người
của một nhóm lợi ích.
Các dạng nhóm lợi ích:
Nhóm lợi ích kinh doanh: Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, các
tổ chức kinh doanh đóng vai trò then chốt trong nền chính trị Mỹ. Các tổ chức
này sử dụng những đòn bẩy ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính
phủ để phục vụ cho lợi ích của họ. Các công ty đa quốc gia thường sử dụng
những nguồn lực to lớn của mình để đạt được các mục tiêu chính trị. Họ thường
là thành viên của nhiều hiệp hội thương mại đại diện cho quan điểm của toàn bộ
ngành công nghiệp trong tiến trình chính trị. Phòng thương mại, Hiệp hội các
nhà sản xuất quốc gia và Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ quốc gia là những
nhóm kinh doanh nổi tiếng. Những công ty lớn và đầy quyền lực như Công ty
điện tín và điện thoại Mỹ (AT&T), Tập đoàn thép Mỹ và Tập đoàn General
Motors thường hoạt động như một nhóm lợi ích.
Nhóm công đoàn: Ðầu thế kỷ XX, phong trào công đoàn phát triển chậm,
nhưng vào những năm 1930 công đoàn đã giành được vị trí quan trọng trong hệ
thống chính trị Mỹ. Vào những năm 1950, số lượng thành viên công đoàn đã
chiếm tới 35% lực lượng lao động. Tuy nhiên, vào những năm 1960, số lượng
thành viên công đoàn bắt đầu giảm xuống ở mức hiện hành, khoảng 15% lực
lượng lao động, và sức mạnh chính trị của nó bị suy giảm. Tuy nhiên, các tổ
chức công đoàn vẫn có ảnh hưởng đáng kể khi họ tập trung năng lực vào một
cuộc bầu cử, hoặc một vấn đề cụ thể nào đó. Hiện nay, các tổ chức công đoàn
nằm trong số những nhóm lợi ích có ảnh hưởng nhất ở Mỹ.
Nhóm nghề nghiệp: Một hình thức quan trọng khác của các nhóm lợi ích
là hiệp hội nghề nghiệp. Các nhóm này được tổ chức trên cơ sở cùng có công
việc giống nhau như: nhóm các nhà thương nghiệp, nhóm các nhà giáo, nhóm
những người làm nghề y… Những người cùng nghề này hình thành các hiệp hội
hoạt động từ cấp cơ sở tới cấp trung ương.
Hầu hết các ngành chuyên môn đều có tổ chức toàn quốc của riêng mình.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực chính sách nhà ở có các nhóm sau: Hiệp hội quốc gia
của các quan chức về nhà ở và tái phát triển, Hội đồng các nhà chức trách về
nhà ở công. Những nhóm này bị luật liên bang và luật của bang hạn chế tham
gia các hoạt động đảng phái.
Các nhóm lợi ích công: Hình thức nhóm lợi ích phát triển nhanh nhất từ
những năm 1970 là các nhóm lợi ích công. Đây là những nhóm không ủng hộ
những lợi ích vật chất trực tiếp đối với thành viên của họ, mà bày tỏ những quan
tâm đối với các giá trị xã hội. Những nhóm lợi ích công đầu tiên được hình
thành từ các phong trào đòi quyền dân sự, quyền của phụ nữ và các phong trào
môi trường trong những năm 1960. Theo thời gian, những phong trào này đã
trải qua một quá trình phát triển, chuyển từ cách bày tỏ quan điểm trên đường
phố sang hành động có tổ chức trong hệ thống chính trị. Các nhóm còn vận
động cho những vấn đề mới như: quyền của người tàn tật, ngăn chặn lạm dụng
trẻ em hoặc bạo lực trong gia đình. Đây cũng là những nhóm ủng hộ mạnh mẽ
các chương trình làm lợi cho người nghèo.
Một số nhóm lợi ích được tổ chức trên cơ sở những mối quan tâm tôn
giáo, xã hội hay chính trị. Những nhóm như Liên đoàn thành thị, Hội nghị lãnh
đạo Cơ đốc giáo miền Nam tập trung vào các cử tri tôn giáo trong cộng đồng
người da màu mà họ là đại diện trên diễn đàn quốc gia. Nhóm Hoà bình Xanh là
một nhóm gồm những người hoạt động để bảo vệ môi trường. Một số nhóm đại
diện cho những người có chung chính kiến, chẳng hạn như nhóm Những người
theo cách Mỹ (People for the American Way), nhóm Sự nghiệp chung
(Common Cause) là những nhóm thúc đẩy việc cải cách hệ thống chính phủ do
hai đảng kiểm soát.
Hoạt động của các nhóm lợi ích:
Các nhóm lợi ích tham gia vào mọi loại hình và tất cả các giai đoạn của
hoạt động chính trị. Các hoạt động của nhóm lợi ích có thể chia ra làm 2 loại:
vận động hành lang và tham gia vào quá trình bầu cử.
Vận động hành lang:
Vận động hành lang là hoạt động của các cá nhân, hay các nhóm lợi ích
nhằm gây áp lực đối với chính phủ để chính phủ hành động theo ý muốn của họ.
Các nhóm vận động ngày nay duy trì đội ngũ chuyên vận động hành lang, hoặc
thuê các công ty chuyên nghiệp ở Washington để bảo vệ lợi ích của mình. Theo
luật vận động hành lang năm 1995, những người vận động hành lang phải báo
cáo ai đã trả tiền thuê họ, họ được trả bao nhiêu tiền và làm việc trên những lĩnh
vực nào. Biện pháp này đỏi hỏi 14.000 chuyên gia vận động hành lang ở
Washington phải đăng ký hành nghề với yêu cầu giới hạn việc quà cáp và mời
cơm các nghị sỹ của bất cứ nhà vận động hành lang nào xuống còn 100
USD/năm/ người.
Vận động trực tiếp thường diễn ra trong các uỷ ban của quốc hội và trong
các nhà lãnh đạo hành pháp. Đôi khi các quyết định thực sự của chính phủ là do
các nhà vận động hành lang, các quan chức hành chính và các uỷ ban của quốc
hội (cái gọi là tam giác sắt) đưa ra. Các nhà vận động hành lang cung cấp thông
tin về các ngành công nghiệp, hay về nhóm của họ cho các nghị sỹ quốc hội và
họ có thể tạo điều kiện cho những khách hàng của mình nói chuyện trực tiếp với
các nhà hoạch định chính sách. Kiến thức, các mối quan hệ cá nhân, và sự có
mặt thường xuyên tại các chuyến vận động gây quỹ, đã đặt các nhà vận động
hành lang vào một vị thế hết sức quan trọng.
Một dạng vận động hành lang gián tiếp khác là các nhóm lợi ích thuyết
phục các nhóm khác cùng tham gia vào một cuộc vận động. Họ sẽ thành lập
một liên minh bao gồm nhiều nhóm khác nhau cùng sử dụng một khẩu hiệu
hành động. Đôi khi các cuộc vận động nhằm gây ảnh hưởng đến chính kiến của
các nhà lãnh đạo địa phương.
Tham gia vào hoạt động bầu cử:
Các nhóm lợi ích tham gia vào các cuộc vận động bầu cử thông qua sự
giúp đỡ các đảng phái chính trị và các ứng cử viên tự do. Bằng cách góp tiền
cho một cuộc vận động chính trị, các nhóm lợi ích có thể ủng hộ một chính trị
gia - người có thể trước đây đã hỗ trợ các nhóm này, hoặc kỳ vọng ông ta sẽ ủng
hộ mình trong tương lai. Các nhóm có thể góp tiền ủng hộ đối thủ của một
chính trị gia nhằm trừng phạt người này do đã chống lại họ. Các nhóm thậm chí
có thể chơi trò “nước đôi” bằng cách giúp đỡ tài chính cho chiến dịch vận động
của cả hai ứng cử viên đang chạy đua với nhau.
Một thay đổi quan trọng trong vai trò của các nhóm lợi ích tại các cuộc
bầu cử là sự nổi lên của các Uỷ ban hành động chính trị (PAC). Các PAC là
những tổ chức do các nhóm tư nhân như các doanh nghiệp hay công đoàn lao
động thành lập nhằm gây ảnh hưởng đến quá trình chính trị thông qua việc gây
quỹ từ chính các thành viên của mình. Các tổ chức này không phải là hiện
tượng mới trong đời sống chính trị nước Mỹ. Sự mở rộng của các PAC thuộc
giới kinh doanh xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 70 như một kết quả ngoài
mong đợi của những chiến dịch vận động cải cách tài chính cho chiến dịch vận
động tranh cử. Những đạo luật này với sự hậu thuẫn của công đoàn, đã đặt ra
những hạn chế nghiêm khắc đối với những món quà biếu xén cá nhân và công
khai cho công chúng được biết
c. Hệ thống bầu cử
Bầu cử ở Mỹ là thủ tục nhằm lựa chọn những người có cương vị lãnh đạo
quan trọng nhất của bộ máy ở các cấp, gồm những người đứng đầu cơ quan
thuộc bộ máy nhà nước từ cấp trung ương tới cấp địa phương.
Trong những năm đầu khi nước Mỹ mới được thành lập, bầu cử là đặc
quyền của những đàn ông da trắng, trưởng thành và có tài sản. Các đối tượng
như: phụ nữ, người da đen, người nghèo, những thổ dân da đỏ, không có quyền
bầu cử. Những điểm hạn chế này dần dần bị vô hiệu hoá. Đến năm 1920, khi
điều khoản sửa đổi thứ 19 của hiến pháp được thông qua và áp dụng trên phạm
vi toàn quốc, thì toàn bộ phụ nữ sống trên đất Mỹ mới chính thức được hưởng
quyền dân chủ nói trên.
Vào năm 1964, với điều khoản bổ sung thứ 24 được đưa vào hiến pháp,
thì những rào cản về thuế bầu cử vốn còn tồn tại ở một số bang miền Nam trước
đó đã bị dỡ bỏ. Các cử tri có quyền tham gia bầu cử mà không cần phải đóng
bất cứ một khoản gì.
Trước khi có điều khoản sửa đổi thứ 26 trong hiến pháp thông qua năm
1971, thì các công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử. Quy định
này đã gạt ra khỏi đời sống chính trị một số lượng lớn thanh niên Mỹ. Sau sửa
đổi này, độ tuổi được phép đi bầu cử giảm xuống còn 18 tuổi.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều
kiện đủ. Một công dân đủ tư cách ngoài những điều kiện về tuổi như đã trình
bày ở phần trên phải thường trú tại khu vực bầu cử ít nhất một tháng trước ngày
bầu cử tuỳ theo quy định của từng bang và phải đăng ký vào danh sách cử tri tại
khu vực bầu cử mà mình sẽ đi bầu.
Để đảm bảo cho nguyên tắc bình đẳng “mỗi người một phiếu” có chỗ
đứng vững chắc trong đời sống chính trị, năm 1964, toà án tối cao Mỹ đã đưa ra
một quy định theo đó số cử tri trong mỗi đơn vị bầu cử bầu các thành viên hạ
viện ở mỗi bang phải bằng nhau.
Có thể nói, hệ thống luật pháp Mỹ hiện nay đã đảm bảo về mặt hình thức
quyền tham gia lựa chọn các nhân vật chủ chốt trong bộ máy nhà nước của mọi
người dân. Tuy nhiên, việc lựa chọn này mới chỉ tạo ra một cơ chế, chứ chưa
hẳn đã đảm bảo đi tới mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vấn đề thiết thực
của đại đa số người dân. Vì vậy, mặc dù quyền hạn đã được trao, nhưng người
dân vẫn tỏ ra thờ ơ không sử dụng, thậm chí nhiều người còn khước từ quyền
bầu cử.
Không giống như một số nước phương Tây áp dụng chế độ bầu cử bắt
buộc, luật pháp Mỹ không có quy định buộc người dân phải thực hiện quyền
bầu cử của mình. Việc áp dụng nguyên tắc bầu cử tự do đã đưa đến một thực tế
là số cử tri tham gia bầu cử ở Mỹ thường thấp. Các số liệu nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống đã giảm mạnh trong những
năm từ 1960 đến 1988 (năm 1960 là 63% và năm 1988 là 50%). Đến năm 1992,
tỷ lệ này đã nhích lên một chút (55%), nhưng trong những cuộc bầu cử tổng
thống các năm 1996, 2000 và 2004 thì số cử tri đi bầu cũng chỉ duy trì ở mức
trên dưới 50 %.
Bầu cử tổng thống:
Trong các cuộc đua thì cuộc chạy đua vào Nhà trắng giành chức vụ tổng
thống Mỹ là điển hình và quyết liệt nhất. Về thực chất đây là cuộc cạnh tranh
giữa hai đảng lớn là đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà. Để giành được vị trí
quyền lực này, mỗi đảng đều xây dựng cho mình một cương lĩnh tranh cử, lựa
chọn ứng cử viên, tìm nguồn tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử.
Hiến pháp Mỹ quy định bầu cử tổng thống được tiến hành một cách gián
tiếp. Tổng thống không phải do người dân trực tiếp bầu ra, mà do cử tri đoàn bỏ
phiếu lựa chọn. Thành viên của cử tri đoàn được gọi là đại cử tri. Mỗi bang có
số đại cử tri bằng số thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ của bang đó cộng lại. Để trở
thành tổng thống, một ứng cử viên phải giành được ít nhất 270 phiếu của cử tri
đoàn. Theo quy định của hiến pháp, các đại cử tri không được là quan chức của
chính phủ hoặc nghị sỹ quốc hội, nhưng những người này lại mang tính đảng
phái rõ rệt. Hầu hết các đại cử tri phải cam kết bỏ phiếu cho đảng mà họ đứng
tên đại diện. Cũng đã có trường hợp các đại cử tri không thực hiện cam kết,
(điều này rất hiếm khi xảy ra), nhưng chưa bao giờ nó đủ sức nặng để thay đổi
kết quả của cuộc bầu cử. Do vậy, nhìn vào thành phần đại cử tri người ta có thể
biết trước được ứng cử viên nào sẽ trở thành tổng thống.
Về cơ bản, quá trình bầu cử tổng thống Mỹ trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn bầu cử sơ bộ: Cách thức cơ bản để lựa chọn ứng cử viên tổng
thống của một đảng thường được tiến hành thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ. Để
được đề cử chính thức tại hội nghị đảng toàn quốc, một ứng cử viên tổng thống
phải giành được tối đa số phiếu bầu tại cuộc bầu cử sơ bộ. Hiện nay, hầu hết các
bang ở Mỹ đã tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên tổng
thống.
Mục đích của các cuộc bầu cử sơ bộ là nhằm tìm hiểu mức độ ủng hộ của
cử tri đối với các ứng cử viên của đảng sẽ tham gia tranh cử trong cuộc tổng
tuyển cử. Dựa trên hệ thống pháp luật mỗi bang, cử tri có thể trực tiếp bỏ phiếu
chọn ứng cử viên, hoặc gián tiếp bỏ phiếu bầu các đại biểu - những người đã
cam kết ủng hộ một ứng cử viên cụ thể nào đó - đi dự hội nghị đảng toàn quốc.
Cuộc bầu cử sơ bộ thực sự là trận đấu đa phương giữa các ứng cử viên
trong cùng một đảng. Mỗi ứng cử viên cùng với những người ủng hộ ông ta
phải tích cực tiến hành vận động ở các bang để họ có thể có nhiều đại diện nhất
được bầu đi dự đại hội đảng toàn quốc. Người nào có nhiều đại diện ủng hộ tại
các bang lọt vào đoàn đại biểu đi dự hội nghị đảng toàn quốc, người đó có nhiều
khả năng được lựa chọn làm ứng cử viên duy nhất của đảng.
Cách thức tiến hành bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà
cũng có những điểm khác biệt. Để củng cố tính thống nhất tổ chức đảng của
mình, đảng Dân chủ đã đưa ra các nguyên tắc bầu cử áp dụng trên phạm vi toàn
quốc. Đảng Dân chủ cũng yêu cầu 75% số đại biểu của mỗi bang phải được bầu
ở những khu vực bầu cử có dân số tương đương với khu vực bầu cử quốc hội để
tăng cường sự đại diện của các nhóm thiểu số.
Về mặt lý thuyết, quá trình đề cử ứng cử viên tổng thống thông qua các
cuộc bầu cử sơ bộ là một bước tiến trong quá trình dân chủ hoá đời sống chính
trị nước Mỹ. Nó đã tạo điều kiện cho đông đảo người dân tham gia vào một
trong những sự kiện quan trọng nhất của đời sống chính trị. Mặt khác, theo cách
này, các ứng cử viên cũng không còn phải phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các nhà
lãnh đạo đảng, những người trước đây vốn giữ đặc quyền giới thiệu ứng cử
viên.
Giai đoạn hội nghị đảng toàn quốc: Người được chọn là ứng cử viên tổng
thống của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà phải giành được đa số tuyệt đối
phiếu bầu của những người tham dự hội nghị đảng. Nếu như vòng bỏ phiếu đầu
tiên không thành, các vòng bỏ phiếu tiếp theo sẽ được thực hiện cho đến khi nào
đạt kết quả mới thôi. Sau các vòng bỏ phiếu đầu tiên, các ứng cử viên được ít
phiếu thường được vận động rút khỏi danh sách để cho phiếu bầu được tập
trung. Bản thân hội nghị đảng toàn quốc hiện nay cũng ít ý nghĩa hơn so với
trước đây. Thực ra đây chỉ là cuộc họp để phê chuẩn những phán quyết của các
cuộc bầu cử sơ bộ. Ngoài việc chính thức đề cử các ứng cử viên tổng thống và
phó tổng thống, hội nghị cũng có nhiệm vụ thông qua cương lĩnh tranh cử của
đảng.
Ngay sau khi các ứng cử viên chính thức được đề cử thì cuộc vận động
tranh cử cũng thực sự bắt đầu. Lúc này, đối thủ của họ không phải là người
trong nội bộ đảng nữa, mà là đại diện của các đảng khác. Công việc quan trọng
trước tiên đối với ứng cử viên là phải thành lập một tổ chức vận động tranh cử
cho mình. Để giành chiến thắng trong bầu cử đòi hỏi các ứng cử viên phải vạch
ra được một chiến lược tranh cử rõ ràng. Đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt
quyết định sự thành bại của chiến dịch.
Có thể nói, trong chiến dịch vận động tranh cử, các ứng cử viên đã dùng
mọi biện pháp để lôi cuốn sự chú ý và ủng hộ của cử tri. Trong cùng một lúc,
bằng nhiều hình thức khác nhau, các cuộc vận động nhằm tạo cho người dân
hình ảnh một vị tổng thống tương lai đầy ấn tượng. Hàng loạt các tài liệu được
in ấn, các buổi phỏng vấn được đưa tin trên đài phát thanh và truyền hình, các
bài diễn văn được đọc ở khắp mọi nơi. Tất cả các động thái đó của các ứng cử
viên là nhằm gây ấn tượng mạnh với các cử tri với một thông điệp duy nhất:
“Hãy bỏ phiếu cho tôi!”.
Giai đoạn bầu tổng thống và phó tổng thống: Trong cuộc bầu cử tổng
thống, người dân Mỹ không trực tiếp lựa chọn người thắng cử. Thay vì lẽ đó, họ
bỏ phiếu bầu các đại cử tri và những người này sẽ thay măt họ bỏ phiếu bầu
tổng thống. Quá trình bầu đại cử tri được điều khoản sửa đổi thứ 20 của hiến
pháp Mỹ quy định cụ thể. Dựa trên nguyên tắc “người thắng được tất cả”, các
ứng cử viên của đảng nào thu được đa số tương đối phiếu bầu ở một bang sẽ
giành được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó.
Sau khi được bầu, các đại cử tri sẽ gặp nhau tại thủ phủ của bang mình và
chính thức bầu tổng thống vào một ngày đã định. Theo quy định, khi một người
được đề cử làm tổng thống thì anh ta cũng chọn một người làm phó tổng thống
cho mình. Cho nên khi bầu chức tổng thống đồng thời người ta bầu luôn cả
chức phó tổng thống. Kết quả bỏ phiếu được gửi đến Washington. Vào ngày
mùng 6 tháng Giêng của năm sau, tại phiên họp chung của quốc hội, dưới sự
chủ toạ của chủ tịch thượng viện, các phiếu bầu sẽ được mang ra đếm. Ứng cử
viên nào giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu đại cử tri sẽ là người thắng cử.
Tuy nhiên, công đoạn này chỉ có tính hình thức, vì thực tế sau ngày tổng tuyển
cử, người ta chỉ cần đếm số đại cử tri của mỗi đảng là đã có thể xác định được
tổng thống là ai rồi.
Với một hệ thống như vậy, về mặt lý thuyết, tổng thống có thể được bầu
với số phiếu phổ thông ít hơn đối thủ của mình. Thậm chí, tổng thống Mỹ chưa
chắc đã là đại diện cho đa số cử tri. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 giữa ứng
cử viên George Bush của đảng Cộng hoà và Al Gore của đảng Dân chủ là một
ví dụ. Ứng cử viên Bush đã thắng cử với số phiếu phổ thông ít hơn đối thủ của
mình.
Bầu cử quốc hội:
Sau bầu cử tổng thống, bầu cử quốc hội là một sự kiện quan trọng thứ
hai do vai trò của cơ quan này trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia.
Bầu cử quốc hội nhìn chung đơn giản hơn nhiều so với bầu cử tổng thống. Có
thể chia bầu cử quốc hội ra làm hai giai đoạn: giai đoạn bầu cử sơ bộ để lựa
chọn ứng cử viên của mỗi đảng và giai đoạn bầu chính thức quyết định người
thắng cuộc. Tuy nhiên, ở các cuộc bầu cử quốc hội, mỗi đại biểu chỉ phải tranh
cử trong khu vực bầu cử của mình, tại bang mình. Các cuộc bầu cử được quyết
định theo phương pháp đa số tương đối (The first past the post). Người trúng cử
là người giành được số phiếu cao hơn đối thủ của mình, kể cả trường hợp số
phiếu bầu không vượt quá 50%. Với việc áp dụng phương pháp tính phiếu này
trong các đơn vị bầu cử một đại diện, thì sự tồn tại của hệ thống hai đảng là lẽ
đương nhiên. Các ứng cử viên độc lập hoặc ứng cử viên của các đảng thứ ba
thường ít có cơ hội thắng cử, vì các cử tri có tâm lý sợ “lãng phí” phiếu bầu của
mình. Chính vì vậy, cách tốt nhất để một ứng cử viên có cơ hội thắng cử là anh
ta phải trở thành đảng viên của một trong hai đảng lớn. Trong suốt tiến trình
lịch sử nước Mỹ, hầu như chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau nắm
quyền.
Trong thời gian trước đây, các cuộc bầu cử quốc hội mang nặng tính
đảng, các ứng cử viên do ban lãnh đạo đảng quyết định. Công việc vận động
tranh cử cũng chủ yếu do các đảng đảm nhận. Mọi sự thành bại của ứng cử viên
đều do đảng quyết định. Ngày nay, người Mỹ ngày càng có xu hướng đặt trọng
tâm vào các ứng cử viên nhiều hơn là vào tổ chức đảng trong các cuộc bầu cử.
Những cuộc tranh luận của các ứng cử viên trên truyền hình, những cuộc tiếp
xúc, gặp gỡ, thư từ… và các khía cạnh khác của cuộc bầu cử hiện đại đã làm
cho cử tri ý thức rõ hơn về vai trò của các ứng cử viên với tư cách cá nhân. Và
kết quả là ngoài sự cân nhắc tính đảng của mình, cử tri đã bắt đầu tính đến điểm
yếu và điểm mạnh của từng ứng cử viên.
Điều mà các nhà quan sát chính trị nhận thấy trong vài thập kỷ qua là
cường độ của các cuộc vận động tranh cử ngày càng tăng. Các ứng cử viên nhảy
vào cuộc sớm hơn, thời gian tranh cử kéo dài hơn, và do đó chi phí cho các cuộc
vận động cũng tốn kém hơn. Người ta có cảm giác rằng, trong thời gian chuẩn
bị bầu cử, trên đất Mỹ không còn hoạt động gì khác quan trọng hơn là hoạt
động bầu cử.
Rõ ràng, một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành
công của một cuộc bầu cử là vận động tranh cử. Theo các chuyên gia trong lĩnh
vực này thì trở ngại lớn nhất trong các cuộc đua của các ứng cử viên vào quốc
hội là khả năng thanh toán cho những chi phí của cuộc vận động. Điều này đòi
hỏi những người tham gia phải có một khả năng tài chính dồi dào. Nếu không,
mọi cố gắng của họ có thể sẽ trở nên vô nghĩa.
Nhìn chung, hoạt động bầu cử ở Mỹ về hình thức là công việc lựa chọn
người đại diện cho người dân, nhưng về thực chất, đó là một cuộc đua giành
quyền lực giữa các đảng phái, các lực lượng xã hội, với sự tham gia, tác động và
ảnh hưởng của tất cả các thành tố trong hệ thống chính trị.
5. HTCT trong thực tế
a. Về hệ thống đảng phái
Trong nền chính trị Mỹ, các đảng phái chính trị có một vai trò đặc biệt
quan trọng. Các đảng không chỉ cung cấp ứng cử viên cho các cuộc bầu cử, mà
còn có ảnh hưởng về tổ chức, về các quyết định của đảng trong cơ quan lập
pháp. So với các nền dân chủ phương Tây khác, hệ thống đảng phái ở Mỹ cũng
có những điểm khác biệt đáng kể.
- Các đảng chính trị ở Mỹ thực chất chỉ là những đảng bầu cử: Đó là
những liên minh rộng lớn, lỏng lẻo và không có một chương trình nhất quán. Cứ
bốn năm một lần, vào dịp chuẩn bị bầu cử tổng thống, các đảng lại thông qua
quan điểm chung về chương trình trong hội nghị đề cử ứng cử viên tổng thống.
Thông thường, các đảng chính trị Mỹ quan tâm hàng đầu tới việc phải chiến
thắng trong các cuộc bầu cử và giành được các vị trí trong chính phủ. Chính vì
vậy, cả hai đảng cầm quyền không tìm cách nhấn vào sự khác biệt trong chính
sách, không đại diện cho các giá trị khác nhau, bởi điều này có thể gây khó khăn
cho bản thân các đảng, làm chia rẽ và xói mòn sự đoàn kết bề ngoài của liên
minh rộng lớn, đa thành phần của các đảng. Nguyên nhân của tình trạng này là
do Mỹ là một quốc gia rộng lớn và hết sức đa dạng, nên để xây dựng được một
đảng đủ mạnh có thể giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi phải có một
liên minh gồm rất nhiều tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, khu vực… khác nhau.
Trong khi đó, đa số các cử tri Mỹ đều có quan điểm tương đối trung dung. Các
cử tri bình thường không hăng hái tham gia vào các hoạt động của đảng, ít có
cam kết về lý tưởng và thiên về tán thành những quan điểm ôn hoà hơn.
- Các đảng ở Mỹ nhìn chung được định hướng một cách thực dụng chứ
không phải là những đảng theo khuynh hướng tư tưởng. Cả đảng Dân chủ và
đảng Cộng hoà đều có xu hướng ủng hộ cho những quan điểm có tính ôn hoà
trong xã hội. Họ không quan tâm đến các vấn đề lý luận hay tư tưởng một cách
cứng nhắc. Họ hướng tới sự ủng hộ của tất cả các nhóm người khác nhau trong
xã hội, không có sự phân biệt về giai cấp, tầng lớp, sắc tộc, tôn giáo… Các đảng
luôn đưa ra những quan điểm sao cho có thể thu hút được các trào lưu tư tưởng
rộng rãi nhất của người Mỹ.
- Hệ thống hai đảng thay nhau cầm quyền: Theo những thống kê gần đây,
hiện nước Mỹ có hàng trăm đảng phái chính trị đang tồn tại và hoạt động, tạo ra
một bức tranh chính trị khá đa dạng và phong phú, nhưng trên thực tế chỉ có hai
đảng lớn là đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền ở hầu như tất
cả các cấp độ từ chính quyền liên bang, chính quyền bang, cho đến chính quyền
địa phương. Các đảng nhỏ khác chỉ có thể tham dự vào đời sống chính trị ở một
mức độ hạn chế, có thể giành thắng cử ở một vài cấp chính quyền địa phương
nào đó.
Có bốn lý do giải thích cho sự tồn tại của chế độ hai đảng ở Mỹ:
Thứ nhất, đó là thuyết nhị nguyên mang tính lịch sử về xung đột chính trị
tại Mỹ giữa những người theo chủ nghĩa liên bang và những người chống chủ
nghĩa liên bang.
Thứ hai, các cử tri Mỹ nhìn chung là những người có tư tưởng ôn hoà,
không muốn có những lựa chọn chính trị mang tính cực đoan. Các đảng phái
chính trị theo tư tưởng cực tả hoặc cực hữu đều không có chỗ đứng trong nền
chính trị nước Mỹ.
Thứ ba, cấu trúc của hệ thống bầu cử ở Mỹ khuyến khích sự chi phối của
hệ thống hai đảng. Nước Mỹ áp dụng hệ thống bầu cử theo phương pháp đa số
tương đối và hệ thống này gây khó khăn cho những ứng cử viên của các đảng
thứ ba.
Cuối cùng, các đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà tiếp tục chi phối nền
chính trị Mỹ bởi sự linh hoạt, dễ dàng thích nghi với những thay đổi về mặt xã
hội của chúng. Khi cần thiết, các đảng này sẵn sàng chấp nhận những quan điểm
khác biệt để mở rộng liên minh của mình bằng cách thu hút bất kỳ một đảng thứ
ba nào nổi lên.
b. Về cơ chế phân quyền giữa các nhánh quyền lực
Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ hiện nay áp dụng tư tưởng phân
quyền một cách triệt để. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp với các cơ
cấu nhân sự riêng biệt, đảm nhiệm những phần công việc khác nhau trong chu
trình chính sách quốc gia. Các biện pháp kiềm chế và đối trọng quyền lực, dùng
quyền lực để hạn chế quyền lực, đã tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu
quả ngay trong bản thân bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên, sự phân quyền giữa các nhánh quyền lực cũng chỉ mang tính
tương đối, bởi mỗi nhánh quyền lực khi thực thi nhiệm vụ của mình cũng đã
thực hiện một phần, hoặc phụ thuộc vào các nhánh quyền lực khác. Chẳng hạn,
cơ quan hành pháp Mỹ không chỉ thuần tuý đóng vai trò thực thi các chính sách,
các luật đã được cơ quan lập pháp thông qua một cách thụ động. Trên thực tế,
nhánh quyền lực này cũng có vai trò quan trọng trong quá trình lập pháp. Các
thống kê cho thấy, có khoảng gần 50% các dự luật được đưa ra thảo luận tại
quốc hội Mỹ là do cơ quan hành pháp soạn thảo và kiến nghị. Việc tổng thống
có quyền phê chuẩn cuối cùng vào các văn bản luật để hợp pháp hóa quá trình
xây dựng luật, cũng như quyền phủ quyết đối với các dự luật nào đó chứng tỏ vị
thế quan trọng của tổng thống đối với quá trình lập pháp. Đối với nhánh tư
pháp, theo quy định của pháp luật, tổng thống cũng là người có quyền đề xuất
các ứng cử viên cho chức thẩm phán của tòa án tối cao khi các vị trí quyền lực
này khuyết. Cũng tương tự, Quốc hội Mỹ cũng nắm giữ một số quyền tư pháp
như quyền điều tra, tiến hành các thủ tục đàn hạch khi tổng thống có các dấu
hiệu sai phạm, có quyền đình chỉ một số quyết định của tổng thống và có quyền
phê chuẩn đối với các chức danh của cơ quan tư pháp..v.v…
Như vậy, khi nói tới việc phân chia quyền lực giữa các nhánh của tổ chức
bộ máy nhà nước Mỹ nên hiểu đó là sự phân chia một cách tương đối. Còn trên
thực tế, không một nhánh quyền lực nào có thể hoạt động độc lập một cách
tuyệt đối. Để bộ máy nhà nước vận hành một cách thông suốt và hiệu quả thì
nhất định giữa các nhánh phải có sự hợp tác, phối hợp với nhau. Nếu giữa các
nhánh quyền lực không tìm được tiếng nói chung, không có sự phối hợp trong
quá trình ra chính sách, thì chắc chắn hệ thống chính trị sẽ rơi vào khủng hoảng.
Thực tiễn nền chính trị Mỹ cho thấy, hiếm khi tình trạng này xảy ra, hoặc có
xảy ra cũng chỉ ở những thời điểm nhất định nào đó; còn tình trạng hợp tác,
thỏa hiệp giữa các nhánh quyền lực vẫn là xu hướng chủ đạo.
c. Sự tham dự của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch định chính
sách
Hoạt động chính của các nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ là họat
động vận động hành lang. Hầu hết các nhóm lợi ích đều có đại diện tại
Washington để bảo vệ cho lợi ích của họ. Những nhà vận động hành lang
chuyên nghiệp thường là những người rất có kinh nghiệm về các thủ tục lập
pháp, có quan hệ mật thiết với các quan chức ở cả cơ quan lập pháp và hành
pháp. Nhiều người trong số này đã từng là nghị sỹ quốc hội, hoặc là quan chức
chính phủ. Họ sử dụng tri thức và quan hệ sẵn có để vận động các nhà hoạch
định chính sách bảo trợ, hoặc ủng hộ cho các dự luật do nhóm lợi ích mà họ là
đại diện đề xuất. Đổi lại, các nhóm lợi ích sẽ có những món “lại quả” cho các
nhà hoạch định chính sách dưới các hình thức khác nhau. Đó có thể là lời hứa sẽ
đóng góp nhiều tiền bạc cho quỹ tranh cử của họ trong nhiệm kỳ sau, hoặc có
thể là những món quà, những chuyến du lịch miễn phí do các nhóm lợi ích trang
trải…
Trong một xã hội đa nguyên như xã hội Mỹ, có rất nhiều nhóm lợi ích
khác nhau cùng tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng tác động đến quá trình
hình thành chính sách của chính phủ lại khác nhau một cách rõ rệt giữa các
nhóm, giữa các vùng và giữa các cấp độ tác động. Các nhóm lợi ích có số lượng
thành viên lớn thường là những nhóm chỉ giành được những mục tiêu chung
chung, trong khi các nhóm nhỏ có tính cố kết lại thường đạt được những kết quả
rõ nét, thiết thực hơn.
d. Bầu cử - Lựa chọn chính sách hay lựa chọn cá nhân?
Nghiên cứu về cách thức vận hành của nền chính trị Mỹ chúng ta nhận
thấy một vấn đề: Về lý thuyết, thông qua các cuộc bầu cử tự do, người dân có
khả năng lựa chọn những người lãnh đạo có trách nhiệm đối với đời sống của
họ, đại diện cho ý chí và lợi ích của họ. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề chính
sách mà các ứng cử viên đưa ra trong các chiến dịch vận động tranh cử chưa
chắc đã là lý do khiến cho cử tri lựa chọn họ. Sự gắn bó có tính truyền thống
của cử tri đối với đảng này hay đảng khác có thể lại là lý do chính khiến họ
quyết định bầu cho ứng cử viên này hay ứng cử viên khác. Và sau khi trúng cử,
không phải bao giờ các ứng cử viên cũng có thể thực hiện được những gì mà họ
đã hứa hẹn trong chiến dịch vận động tranh cử. Các chính sách mà họ ủng hộ
hoặc bảo trợ chưa chắc đã đem lại lợi ích cho những người dân nơi họ đại diện,
do bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố đảng phái, bị tác động bởi các nhóm lợi
ích khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng, mặc dù các cuộc bầu cử tự do tạo cho
người dân một cơ hội tham gia vào đời sống chính trị, nhưng trên thực tế, đó chỉ
là một cơ chế cho phép người dân lựa chọn các cá nhân lãnh đạo chứ không hẳn
là cơ chế cho phép họ ảnh hưởng thực sự đến các chính sách.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

1. Tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả


Một trong những nan giải của dân chủ là sau khi người dân ủy quyền cho
những đại diện, thì bằng cách nào họ có thể kiểm sóat được các đại diện của
mình, khiến cho các đại diện không thể lạm dụng quyền lực. Đây cũng là một
đề tài gây nhiều tranh cãi trong các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu chính trị
từ xưa đến nay.
Là một quốc gia ra đời muộn hơn rất nhiều so với các cường quốc trên
thế giới, dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các mô hình chính trị đã có
trong lịch sử, cũng như từ kinh nghiệm thực tế của các bang đầu tiên, các nhà
lập quốc Mỹ đã thiết kế cho mình một mô hình chính trị riêng. Về cơ bản,
HTCT Mỹ hiện nay vẫn giữ nguyên những nguyên tắc đã được định hình từ thời
lập quốc, đó là: tự do dân chủ, chế độ liên bang, quyền của người dân… Với
cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt
để, một cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan của chính phủ
đã được hình thành. Cơ chế này không cho phép quyền lực tập trung quá nhiều
trong tay một cá nhân, hay một cơ quan nào. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp luôn ở thế cân bằng. Biện pháp dùng quyền lực để hạn chế quyền lực đã
tạo ra một cơ chế kiểm sóat quyền lực hữu hiệu ngay trong bản thân bộ máy.
Điều này đã làm hạn chế một cách đáng kể khả năng lạm dụng quyền lực của
các cơ quan công quyền. Bất kỳ một hành động nào của các cơ quan của chính
phủ có dấu hiệu vi phạm pháp luật đều có thể bị phơi bày trước công chúng.
Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ được nhiều người đánh giá là
hiệu quả. Trên thực tế, Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng
thấp trên thế giới. Tính hiệu quả của HTCT còn thể hiện ở chỗ nó có khả năng
đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội trên mọi phương diện: kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội.
2. Một HTCT hoạt động ổn định
Các nguyên tắc hoạt động đã được thể chế hoá một cách cao độ cho phép
HTCT Mỹ hoạt động một cách ổn định, không bị xáo trộn trước những biến
động của tình hình quốc tế, hay sự thay đổi của các nhà lãnh đạo trong nước.
Thể chế đó không cho phép bất kỳ một cá nhân nào có thể dễ dàng thao túng,
thay đổi các mục tiêu phát triển đã được vạch ra. Các tổng thống, các nghị sỹ
quốc hội đại diện cho các đảng chính trị, các lợi ích khác nhau có thể bị thay thế
liên tục qua các kỳ bầu cử, nhưng dù họ đại diện cho đảng phái chính trị nào thì
những luật chơi chung đã được thoả thuận vẫn được tôn trọng và thừa nhận. Sự
chấp nhận các luật chơi và kết quả của cuộc chơi của các đối thủ tham gia đã tạo
cho nước Mỹ có một hệ thống chính trị ổn định. Mặc dù các đảng phái chính trị
luôn cạnh tranh với nhau nhằm giành quyền kiểm sóat bộ máy nhà nước, nhưng
họ vẫn cùng chia sẻ những cam kết chung và cùng hướng tới những giá trị cơ
bản của xã hội: đó là chế độ nhà nước cộng hòa, tôn trọng hiến pháp và các
nguyên tắc của nó, ủng hộ chế độ sở hữu tư nhân, phát triển nền kinh tế thị
trường, ủng hộ luật pháp và trật tự. Các thể chế chính trị vốn đã tồn tại và được
tuân theo hàng trăm năm nay vẫn tiếp tục có chỗ đứng trong đời sống chính trị.
Tính ổn định và hiệu quả của HTCT là một cơ sở quan trọng giúp cho Mỹ trở
thành một trong những cường quốc kinh tế và chính trị hàng đầu thế giới.
3. Hoạt động chính trị bị thương mại hoá cao độ
Một nhà chính trị Mỹ đã từng nhận xét rằng, “tiền là nguồn sữa mẹ của
chính trị”. Điều này càng trở nên thực tế trong đời sống chính trị Mỹ trong
những thập kỷ gần đây. Hoạt động chính trị đã bị thương mại hoá một cách cao
độ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội.
Cũng không phải là quá đáng khi có người cho rằng, chìa khoá cho sự
thành công của một cuộc bầu cử ở Mỹ là vận động tranh cử và điểm quan trọng
nhất của vận động tranh cử là vấn đề tài chính. Theo các nhà phân tích chính trị
thì trở ngại lớn nhất trong cuộc đua của các ứng cử viên là khả năng thanh toán
cho những chi phí của cuộc vận động. Điều này đòi hỏi những ngừơi tham gia
tranh cử phải có một khả năng tài chính khổng lồ.
Theo số liệu của Uỷ ban bầu cử liên bang Mỹ, trong chiến dịch vận động
tranh cử tổng thống năm 2004, ứng cử viên của đảng Cộng hoà George Bush đã
chi hết khoảng 345 triệu USD, trong khi đó ứng cử viên của đảng Dân chủ John
Kerry chi hết khoảng 310 triệu USD.
Nếu xét trên bình diện lý thuyết thì mọi người dân Mỹ nếu có đủ điều
kiện đều có thể tham gia tranh cử. Nhưng, trên thực tế, với mức độ thương mại
hóa ngày càng cao của các chiến dịch vận động tranh cử, thì những người lao
động bình thường không bao giờ có đủ điều kiện để tham gia. Đối với họ, chính
trị thực sự chỉ là thứ “trò chơi xa xỉ” của những kẻ có tiền.
4. Hệ thống hai đảng thay nhau cầm quyền
Theo quy định hiện hành, việc hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ là
hoàn toàn tự do. Tuy nhiên, các quy định hiện nay của luật pháp Mỹ gần như
không cho phép một đảng thứ ba nào có thể phát triển ở tầm vóc toàn quốc để
có đủ năng lực cạnh tranh với hai đảng lớn. Những yêu cầu về mặt pháp lý và
nhất là những quy định cụ thể ở từng bang khiến cho các đảng thứ ba khó có thể
vượt qua những rào cản để trở thành đối thủ cạnh tranh ngang sức với hai đảng
lớn.
Vậy ai là người đưa ra những rào cản đó? Chính đảng Dân chủ và đảng
Cộng hoà đang kiểm soát bộ máy quyền lực ở các bang của nước Mỹ đã đưa ra
các quy định trên để bảo vệ lợi ích của họ. Ở điểm này, hai đảng đã trở thành
một liên minh quyền lực vững chắc để ngăn chặn sự nổi lên của các đảng thứ
ba.
5. Xu hướng thờ ơ chính trị
Theo quy định của luật pháp Mỹ, những công dân từ 18 tuổi trở lên và
thoả mãn các điều kiện do tiểu bang nơi họ cư trú đặt ra có quyền đi bầu cử. Thế
nhưng ngày càng có nhiều người đáp ứng được các điều kiện trên đã không thực
hiện quyền công dân của mình. Trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây
chỉ có khoảng 50% cử tri đi bầu. Trong các cuộc bầu cử khác, chẳng hạn như
các cuộc bầu cử ở cấp bang và cấp địa phương, tỷ lệ cử tri đi bầu thậm chí còn
thấp hơn rất nhiều.
Có một thực tế là rất nhiều người Mỹ thờ ơ với chính trị. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy, những người không đi bầu thường là những người ít học,
những người da màu, những người sống ở vùng nông thôn, ở các bang miền
Nam, những người nghèo, những công nhân cổ xanh, những người quá già hoặc
quá trẻ. Phần lớn những người đi bầu là người da trắng, ở độ tuổi trung niên, có
trình độ từ trung học trở lên, những công nhân cổ cồn, những người sống ở
thành phố hoặc ngoại vi thành phố, những người có đời sống sung túc.
Dựa vào các cuộc thăm dò dư luận người ta cũng biết được rằng, người
Mỹ ít biết về chính trị. Chỉ có ½ số cử tri nhớ tên vị dân biểu của họ ở quốc hội
và chỉ 1/5 số cử tri hiểu về cách thức mà các dự luật ở quốc hội được thông
qua .
Những biện giải cho việc người dân không tham gia bầu cử thường tập
trung vào nguyên nhân do sự hiểu biết hay sự thờ ơ chính trị của họ, hoặc do
những vướng mắc từ hệ thống bầu cử. Nhưng mặt khác, có thể nói, việc ít người
tham gia bầu cử như hiện nay là dấu hiệu cho thấy sự bất bình của dân chúng
đối với các chính sách, hay các chương trình do hai đảng Dân chủ và Cộng hoà
đưa ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính quyền hợp chủng quốc Hoa Kỳ, NXB CTQG, H.2002.
2. Roger H.Davidson và Walter J.Oleszek, Quốc hội và các thành viên,
NXB CTQG, H.2002.
3. Vũ Đăng Hinh, Hệ thống chính trị Mỹ, NXB Khoa học xã hội, H.2001.
4. Annie Lennkh & Marie- France Toinet, Thực trạng nước Mỹ, NXB Khoa
học xã hội, H.1995.
5. Jay M.Shafritz, Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB
CTQG, H.2002.
6. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào,
NXB Khoa học xã hội, H.2003.
7. Theodore J.Lowi, Benjamin Ginsberg, American Government – Freedom
and Power, Copyright 1992 by W.W.Norton & Company, Inc.
8. James Q.Wilson, American Government- Institutions & Policies,
Copyright 1986 by D.C.Heath and Company.
9. Robert A. Heineman, Steven A. Peterson, Thomas H.Rasmussen,
American Government, Copyright 1995 by McGraw-Hill, Inc.
10.Michael G.Roskin, Robert L.Cord, Political Science- An Introduction,
Copyright 1991, 1988 by Prence-Hall, Inc.
11.F. Patrick Gunning, Understanding democracy – An introduction to
public choice, Copyright 2003 by James Patrick Gunning.
12.Yves Meny, Chính trị so sánh - về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh,
Ý, NXB Montchrestien (Bản dịch của Viện Chính trị học - Học viện
CTQG Hồ Chí Minh).
Chuyên đề 35
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Cộng hòa Pháp là một quốc gia lớn ở châu Âu cả về diện tích và dân số.
Về mặt lãnh thổ, Pháp còn bao gồm cả 3 thuộc địa cũ là Guiana thuộc Pháp,
Guadeloup- Martinique, và Reunion. Pháp là một trong những trụ cột kinh tế -
chính trị của khối Liên minh châu Âu (L'Union de L'Europe), là thành viên của
nhóm các nước phát triển nhất thế giới G7, và là thành viên thường trực Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc, đứng đầu khối Pháp ngữ (Fracophonie).
Tổ tiên người Pháp là người Gaulois (Gôloa). Xét về nhân chủng, dân
tộc Pháp là sự kết hợp cả ba dòng tộc lớn xuất hiện vào thời tiền sử ở châu Âu:
Dòng tộc Địa Trung Hải, vùng Bắc Âu và vùng núi Anpơ. Pháp còn chịu sự
đồng hóa của các bộ tộc bên ngoài qua các cuộc chiến tranh xâm lược: Quân La
Mã, các bộ tộc người Đức, quân Hunggari từ phía Đông, quân Normands từ
phía Bắc, quân Ả rập ở phía Nam. Những đặc điểm này đã chi phối rất lớn đến
qúa trình hình thành và phương thức vận hành của hệ thống chính trị Pháp trong
lịch sử cũng như hiện tại.
Bên cạnh đặc trưng lớn đó, làn sóng nhập cư vào Pháp đã làm thay đổi
đáng kể thành phần kết cấu dân tộc. Nếu vào năm 1851 số người nước ngoài
chiếm 1% dân số Pháp thì hiện nay số người nhập cư ở Pháp chiếm 6,3% dân
số, từ nhiều nước và nền văn hóa khác nhau (Bồ Đào Nha, Angiêri, Marốc,
Italia, Tây Ban Nha, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, châu Á...)
Pháp hiện nay có bốn tôn giáo chính: Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành,
Đạo Hồi, Đạo Do Thái. Phật giáo cũng xuất hiện cùng với sự có mặt của những
người châu Á, song chưa đáng kể. Trong lịch sử, vai trò của Thiên chúa giáo là
vô cùng quan trọng và có lúc đã lấn át cả quyền lực của chính quyền. Chính
quyền trở thành công cụ thực hiện quyền lực của nhà thờ Thiên chúa giáo. Tuy
hiện tại không có mâu thuẫn lớn về tôn giáo nhưng từ sau sự kiện 11/9, nếu
không có các ứng xử thích hợp các mâu thuẫn tôn giáo vẫn có khả năng phát
triển.
Địa lý và Dân số (Phần Châu Âu lục địa)
Diện tích đât: 545.630 km2.
Trong đó: 33,5 % có thể trồng trọt. Thủ đô : Paris.
Dân số (2007): 60,9 tr.
Tốc độ tăng dân số bình quân (2007): 0.59 %.
Các nhóm sắc tộc chính:
Tôn giáo chính: Thiên chúa giáo 83-88 %, Tin lành 2%, Do thái giáo
1% Hồi giáo 5-10%, các tôn giáo khác 4%.
Giáo dục: Phổ thông bắt buộc 12 năm. Tỷ lệ biết chữ : 99%.
Tuổi thọ: Nam 80,6. Nữ 84; Trung bình: 77,4. Tuổi trung tuyến: 39
Lực lượng lao động (2007): 27,8 triệu, trong đó : Dịch vụ - 71,5 %;
Công nghiệp –24,4 %; Nông nghiệp – 4,1 %.
Kinh tế
GDP (2007): 2244 tỷ USD. GDP/người : 33.800 USD
Tăng trưởng kinh tế (2006): 1,8%.
Nông nghiệp 2 % , Công nghiêp: 20,7 , Dịch vụ: 77,3 % GDP.
Xuất khẩu: 1140 tỉ USD, Nhập khẩu: 1987 tỉ USD (2006).

Dù là nước công nghiệp hóa cao, với tầng lớp trung lưu chiếm đa số,
nhưng xã hội Pháp lại có sự những biểu hiện khá rõ về chia rẽ giai cấp trong
nhận thức. Theo một khảo sát năm 1994, 61% dân chúng nhận thức rõ tầng lớp
của mình so với 30% ở Anh. Bản thân sự chia rẽ này giữa các tầng lớp được
thể hiện khá rõ và phổ biến ngay trong phong cách sống, cũng như thái độ chính
trị và nền tảng học vấn.
Pháp là một trong những nước có lịch sử hiến pháp phong phú nhất thế
giới, cùng với Mỹ là những nước đầu tiên đưa ra và thực hiện những ý tưởng
hiện đại của hiến pháp. Lịch sử hiế n pháp bắt đầu từ cuộc Cách mạng Pháp
1789. Trong 169 năm từ năm 1789 đến năm 1958 trải qua 12 chế độ chính trị
với 16 bản hiến pháp khác nhau, trong đó có 5 nền cộng hòa, 2 đế chế, 1 chế độ
phát xít, vài chính phủ lâm thời; Khuynh hướng thay đổi khá cực đoan từ dân
chủ quá trớn (vô tổ chức) sang độc tài có kỷ luật (quân chủ hay đế chế) trước
khi đạt tới chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền Cộng hòa thứ năm hiện
nay.
Các mốc chính trong lịch sử chính trị Pháp
486: Độc lập sau khi đế chê La mã sụp đổ
1789-94: Cách mạng Tư sản. Đệ nhất Cộng hòa
1799-1815 : Napoleon I . Đệ nhất Đế chế.
1815-48 : Khôi phục quân chủ
1848-51 : Cách mạng 1848. Đệ nhị Cộng hòa
1851-70 : Louis Napoleon III nắm quyền. Đệ Nhị Đế chế.
1871 - 1940: Thua trong chiến tranh Pháp- Phổ. Đệ Tam Cộng Hòa.
1940-44 : Chính phủ Vichy. Chế độ Phát xít của thống chế Pê-tanh.
1944-46 : Chính phủ lâm thời Đờ Gôn
1946-58 : Đệ tứ cộng hòa (Mô hình Nghị viện)
1958-nay : Đệ Ngũ cộng hòa (Mô hình Lưỡng tính).
1992: Gia nhập EU (Sau khi trưng cầu dân ý)

II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG THỰC TẾ

1. Nghị viện
Nghị viện Cộng hòa Pháp theo mô hình Nghị viện hai viện bao gồm
Thượng viện (Le Senat) và Hạ viện - Quốc hội (L'Assemblée nationnal). Nghị
viện Pháp có các chức năng cơ bản sau: Lập hiến, lập pháp, giám sát quyền lực
nhà nước, thông qua các vấn đề quan trọng của đất nước, chế ước các nhánh
quyền lực khác, tham gia thiết định nên các cơ quan nhà nước, chức năng tài
chính, phê chuẩn các điều ước quốc tế, tổ chức trưng cầu dân ý. Để thực hiện
các chức năng quan trọng trên đây, Hiến pháp năm 1958 đã quy định một loạt
thẩm quyền của Nghị viện trên các lĩnh vực khác nhau và kể cả trình tự để hiện
thực hóa các thẩm quyền này.
Hạ viện (Quốc hội) Cộng hòa Pháp bao gồm 557 đại biểu do nhân dân trực
tiếp bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện gồm 321 thành viên, bao gồm các đại
biểu của các vùng, các tỉnh và các hội đồng địa phương của các vùng, tỉnh, được
bầu gián tiếp bởi các đại cử tri, có nhiệm kỳ 9 năm, cứ ba năm bầu lại 1/3.
Hệ thống lưỡng viện ở Pháp tồn tại từ năm 1875 với sự hình thành của
Nền Cộng hòa thứ Ba. Ban đầu, quyền lực thực tế nghiêng hẳn về Thượng viện2
- thiết chế mang nhiều tính bảo hoàng thời đó. Cùng với sự phát triển của nền
dân chủ, Thượng viện mất dần vai trò của mình vì không thể đại diện cho quyền
lực rộng lớn của nhân dân như Hạ viện được. Ngày nay, trong cơ cấu của Nền
Cộng hòa thứ Năm, Thượng viện Pháp chỉ xuất hiện chủ yếu như một “cơ quan
tư vấn”. Trong khi đó, vai trò và năng lực thực sự của Hạ viện (Quốc hội) ngày
càng được khẳng định so với Thượng viện và với các nhánh quyền lực khác.
Hạ viện (Quốc hội) có vai trò lớn trong việc thành lập Chính phủ. Thủ
tướng Pháp vừa phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống cộng hòa vừa phải chịu
trách nhiệm trước Hạ viện. Hạ viện Pháp giám sát và kiềm chế Chính phủ và
Thủ tướng bằng chế định chất vấn và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ
và Thủ tướng. Trong quá trình lập pháp, Hạ viện (Quốc hội) cũng có tiếng nói
cuối cùng trong việc thông qua một dự án luật, bất kể kết quả bỏ phiếu của
Thượng viện. Như vậy, quyền lực của Nghị viện hiện nay thực chất tập trung ở
Hạ viện (Quốc hội).
Nghị viện Pháp họp mỗi năm một lần (bao gồm nhiều kỳ họp khác nhau
với nhiều phiên họp khác nhau). Kỳ họp đầu tiên trong năm khai mạc vào ngày
làm việc đầu tiên của tháng 10 và kết thúc vào ngày làm việc cuối cùng của
tháng 6. Thời gian mà Nghị viện có thể tiến hành họp trong một kỳ không được
vượt qúa 120 ngày. Các cuộc họp khẩn cấp được triệu tập với chương trình nghị
2
Pierre Pactet, Istitutions politiques Droit constitutionel (Thể chế chính trị và quyền hiến
định), Nxb. Masson (Pháp), năm 1994, trang 291.
sự được xác định theo đề nghị của Thủ tướng hoặc của đa số nghị sỹ. Việc khai
mạc và bế mạc các kỳ họp như vậy được tiến hành theo quy định theo Sắc lệnh
của Tổng thống. Mỗi Viện (La Chambre) của Nghị viện (Le Parlement) có bộ
máy và tổ chức riêng nhằm thực hiện những thẩm quyền riêng theo quy định
của Hiến pháp và các đạo luật cơ bản.
Ngoài chủ tịch, mỗi Viện còn có các Phó chủ tịch, các thư ký và các nhà
quản lý tài chính. Mỗi Viện đều có các uỷ ban chuyên môn, ban tư vấn, ban thư
ký và đội ngũ giúp việc. Trong trường hợp khuyết danh Tổng thống thì Chủ tịch
Thượng viện tạm thời thực hiện các nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia. Chủ
tịch mỗi Viện có quyền bổ nhiệm 3 thành viên của Hội đồng bảo hiến (Chủ tịch
Thượng viện bổ nhiệm 3 thành viên, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 3 thành viên và
Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm 3 thành viên). Chủ tịch Hạ viện chủ tọa Hội
nghị phê chuẩn các quy định sửa đổi Hiến pháp. Tổng thống phải tham khảo ý
kiến của chủ tịch các Viện của Nghị viện trước khi tuyên bố tình trạng khẩn
cấp. Chủ tịch hai Viện có quyền quyết định việc bãi bỏ các kiến nghị về luật và
kiến nghị sửa đổi hiến pháp khi Chính phủ tuyên bố phạm vi của các văn bản đó
thuộc lĩnh vực lập quy.
Các nghị sỹ của cả hai viện thuộc Nghị viện Pháp đều gia nhập các phe
chính trị được gọi là các nhóm chính trị. Việc hình thành các nhóm chính trị
phải tuân thủ một số điều kiện như về số lượng (Thượng viện mỗi nhóm chính
trị phải có từ 14 thành viên trở lên, ở Hạ viện con số tương ứng là 20 người).
Mỗi nhóm chính trị phải công khai tuyên ngôn chính trị với các thông tin về
mục đích của mình. Nếu một nghị sỹ quyết định không gia nhập bất kỳ một
nhóm nào nhưng xuất phát từ các lợi ích mang tính hành chính thì người này có
thể tuân thủ theo kỷ luật của một nhóm chính trị và được gọi là nghị sỹ liên kết.
Các nghị sỹ không tham gia nhóm chính trị được gọi là "người không ghi tên".
Các nhóm chính trị đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các Viện.
Các Uỷ ban thường trực được hình thành với số lượng tỷ lệ với số thành viên
của các nhóm đảng. Ban lãnh đạo mỗi Viện cũng được hình thành theo cách
thức nói trên.
Các uỷ ban pháp luật được tổ chức dưới hai hình thức các uỷ ban thường
trực và lâm thời. Các uỷ ban thường trực nghiên cứu các dự án luật do các nghị
sỹ đệ trình và trong một chừng mực nào nhất định thực hiện chức năng giám sát
đối với hoạt động của Chính phủ. Trong nền Cộng hòa thứ năm, số lượng các
uỷ ban của mỗi viện bị hạn chế ở mức không qúa sáu uỷ ban và điều này đôi khi
dẫn đến sự qúa tải của các uỷ ban khi phải nghiên cứu các vấn đề có độ phức
tạp cao. Mỗi nghị sỹ phải là thành viên của một trong số các uỷ ban của Nghị
viện. Mỗi uỷ ban bầu ra chủ tịch và ban lãnh đạo của uỷ ban. Để thực hiện thẩm
quyền các uỷ ban có thể tiến hành các phiên họp trong thời gian Nghị viện
không họp. Chính phủ có nghĩa vụ phải đệ trình báo cáo viên của uỷ ban tài
chính tất cả các tài liệu cần thiết để tạo thuận lợi cho hoạt động của các uỷ ban
đó. Tuy nhiên, đặc quyền này chỉ dành riêng cho các báo cáo viên của các uỷ
ban tài chính mà không phải cho tất cả các uỷ ban khác.
Các uỷ ban chuyên môn được triệu tập theo đề nghị của Chính phủ hay
của một Viện của Nghị viện để nghiên cứu và xem xét những văn bản nhất định.
Những uỷ ban chuyên môn của Hạ viện có 41 thành viên được lựa chọn dựa
trên tỷ lệ số lượng thành viên các nhóm đảng và 24 thành viên được Thượng
viện bầu theo biểu quyết đa số. Địa vị pháp lý của các nghị sỹ không khác biệt
so với các đại biểu dân cử của các nước khác. Các nghị sỹ được xem là người
đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, của nhân dân và thực hiện chức năng của
mình trên cơ sở uỷ quyền của nhân dân - cử tri thông qua các cuộc bầu cử. Cử
tri có thể theo rõi hoạt động của đại biểu của mình thông qua các báo cáo tại cơ
quan ngôn luận và các phương tiện thông tin đại chúng. Nghị viện Pháp họp
công khai, dành một số ghế nhất định cho đại diện của các phương tiện thông
tin đại chúng, việc ghi lại những bài phát biểu của mỗi nghị sỹ và công bố các
tài liệu tại các lần thảo luận trong Nghị viện, việc in ấn các danh sách nghị sỹ
theo mỗi lần biểu quyết cùng với việc chỉ rõ tư cách của mỗi người trong mỗi
lần biểu quyết, trong chừng mực nhất định đã chỉ ra cho nhân dân biết được qúa
trình hoạt động của nghị sỹ mà mình đã bầu lên.
Pháp luật của Pháp đã nỗ lực rất lớn để đảm bảo tính độc lập của các nghị
sỹ và của bản thân cơ quan đại diện trước sự xâm hại từ phía cơ quan hành
pháp. Một trong những biện pháp đó là chế độ không kiêm nhiệm chức vụ.
Theo quy định của pháp luật, những người có chức vụ có thể trở thành nghị sỹ
theo quy định nhưng họ phải từ bỏ các chức vụ đó trong một thời gian nhất định
nếu trúng cử. Mục đích của những quy định này là không chỉ bảo đảm tính độc
lập của các nghị sỹ mà còn tạo điều kiện và khả năng để các nghị sỹ tập trung
vào việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Sự độc lập cá nhân của nghị sỹ
bao gồm: Quyền miễn trừ được hình thành từ từ chế độ không chịu trách nhiệm
và bất khả xâm phạm và chế độ được cung cấp tài liệu để nghị sỹ có thể đảm
bảo hoạt động của mình. Chế độ không chịu trách nhiệm loại trừ khả năng truy
cứu nghị sỹ vì việc phát ngôn hay biểu quyết trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ
của họ. Chế độ không chịu trách nhiệm kể trên của nghị sỹ không thể bị tước bỏ
bởi các Viện trong Nghị viện và áp dụng cho việc tham gia của nghị sỹ vào các
hoạt động của các Viện trong Nghị viện, các uỷ ban và thậm chí ngay cả khi
nghị sỹ có những hành động tội phạm như lăng mạ người khác. Nếu như những
hành động đó được thực hiện ở một địa điểm khác (như ở các cuộc mít tinh, hay
các cuộc gặp gỡ cử tri) thì không áp dụng chế độ không chịu trách nhiệm, mà
các Viện của Nghị viện có thể tiến hành các cuộc điều tra. Mục đích của việc
thiết lập chế độ không chịu trách nhiệm nhằm để nghị sỹ tự do phát biểu quan
điểm của mình. Mục đích của chế định bất khả xâm phạm nghị sỹ là để cản trở
truy tố các thành viên của Nghị viện và cản trở khả năng gây áp lực đối với họ.
Quy chế bất khả xâm phạm không được áp dụng trong suốt nhiệm kỳ của nghị
sỹ mà chỉ được thực hiện trong thời gian Nghị viện họp và chỉ trong khoảng
thời gian này mới có thể bị các Viện của Nghị viện tước bỏ. Trong thời gian
giữa các kỳ họp, Hiến pháp năm 1958 cho phép truy cứu trách nhiệm đối với
các nghị sỹ nhưng việc bắt giữ họ chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của Ban
lãnh đạo của Viện trong Nghị viện, trừ trường hợp nghị sỹ phạm tội qủa tang,
khi việc điều tra đối với nghị sỹ đã được cho phép trước hay khi tòa án đã có
phán quyết đối với nghị sỹ này. Điều này là điểm mới của Hiến pháp năm 1958
so với Hiến pháp 1946 khi mà trước đây, Hiến pháp năm 1946 áp dụng quyền
miễn trừ của nghị sỹ cả trong thời gian Nghị viện không họp. Các nghị sỹ Pháp
được hưởng chế độ trợ cấp tương đối cao. Chế độ đãi ngộ đã góp phần làm phát
triển tính chuyên nghiệp của các nghị sỹ. Dưới nền cộng hòa thứ năm, lương
trung bình của các nghị sỹ Pháp cao hơn mức lương trung bình của các công
chức nhà nước. Lương của nghị sỹ gồm hai phần cơ bản là thù lao thuần tuý cho
công tác của một nghị sỹ và một phần là thù lao cho các hoạt động của họ vào
các hoạt động của Nghị viện. Trên thực tế phần thứ hai không được cấp cho các
nghị sỹ không tham gia vào các hoạt động của Nghị viện hay nói cách khác nếu
không tham gia vào các hoạt động của Nghị viện thì các nghị sỹ chỉ được hưởng
phần lương cơ bản. Ngoài chế độ lương, các nghị sỹ còn được hưởng các chế độ
về vật chất khác. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhậm chức, Hạ nghị sỹ phải
trình lên Ban lãnh đạo Hạ viện bản kê khai tài sản với các thông tin về tổng giá
trị tài sản riêng của mình và trong trường hợp cần thiết phải kê khai tài sản
chung của cả hai vợ chồng hay tài sản được công nhận là tài sản được công
nhận là không phân chia theo Bộ luật Dân sự. Thủ tục này có ý nghĩa bảo đảm
sự trong sạch về tài chính của các nghị sỹ trong thời gian tiến hành công tác đại
biểu của mình.
Chức năng của Nghị viện Pháp, về hình thức, không có gì khác biệt lớn
so với các cơ quan đại diện ở trung ương của các nước khác. Các chức năng đó
bao gồm: Chức năng lập pháp, chức năng về kinh tế, chức năng về tư pháp và
đối ngoại. Chức năng lập pháp bao gồm việc thông qua các luật thường, các luật
về tổ chức và các luật sửa đổi Hiến pháp. Đặc điểm của việc ban hành luật
thường có sự hạn chế thẩm quyền của Nghị viện. Điều 34 Hiến pháp năm 1958
đa liệt kê các vấn đề thuộc phạm vi lập pháp của Nghị viện. Tất cả các vấn đề
khác ngoài danh mục nêu trên thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Các tranh chấp
về các quy định về thẩm quyền do Hội đồng bảo hiến giải quyết. Bên cạnh việc
xác định rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền lập pháp của Nghị viện, các quyền
hạn của Nghị viện trong lĩnh vực nói trên cũng bị hạn chế:
Thứ nhất, Tổng thống có những khả năng hành động nhất định thông qua
Chủ tịch các Viện của Nghị viện khi cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức theo
quy định tại Điều 11 Hiến pháp;
Thứ hai, Nghị viện có thể uỷ quyền lập pháp cho Chính phủ đối với một
số vấn đề nhất định theo quy định tại Điều 38 Hiến pháp.
Ngoài những luật thông thường, Nghị viện còn ban hành các luật về tổ
chức mà thủ tục thông qua chúng có những quy tắc khác biệt. Thứ nhất, trước
khi dự án luật về tổ chức được xem xét tại các Viện của Nghị viện thì cần một
khoảng thời gian 15 ngày để các nhóm đảng và các nghị sỹ có thể nghiên cứu và
định hình quan điểm về dự luật. Thứ hai, các luật tổ chức có liên quan đến
Thượng viện thì phải được cả hai Viện của Nghị viện thông qua, có nghĩa rằng
Chính phủ không thể đề nghị Hạ viện nói "lời cuối cùng" bất chấp sự phản đối
của Thượng viện. Thứ ba, nếu Chính phủ áp dụng thủ tục lập Uỷ ban hỗn hợp
của cả Thượng viện và Hạ viện thì luật tổ chức đó cuối cùng chỉ có thể thông
qua bởi Hạ viện với đa số phiếu tuyệt đối của các nghị sỹ theo danh sách (có
nghĩa là không phụ thuộc vào việc nghị sỹ có mặt hay không trong phiên họp và
có hay không tham gia vào việc biểu quyết).
Các thẩm quyền của Nghị viện trong lĩnh vực kinh tế bao gồm thẩm
quyền cực kỳ quan trọng thể hiện vai trò quyết định của Nghị viện đó là thẩm
quyền thông qua các kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, kiểm tra việc
thực hiện các kế hoạch đó, giám sát đối với khu vực kinh tế đã thực hiện quốc
hữu hóa (thẩm quyền này do Uỷ ban hỗn hợp của các Uỷ ban tài chính của Hạ
viện và Thượng viện thực hiện), thông qua các luật về tài chính và các luật về
thực hiện ngân sách, thông qua các luật sửa đổi các luật về tài chính và các luật
sửa đổi trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Chính phủ đóng vai trò quan trọng
trong việc thông qua các luật. Luật tài chính của Pháp theo quy định bắt buộc
phải có hai phần: Phần thu và phần chi. Đối với thủ tục thông qua các luật về tài
chính nhất thiết phải tuân theo Sắc lệnh ngày 02 tháng 01 năm 1959.
Sáng kiến lập pháp thuộc về Thủ tướng Chính phủ và các nghị sỹ. Về mặt
hình thức, Tổng thống không có quyền này. Các dự án của Chính phủ do các
đơn vị của một hay một số bộ chuẩn bị, các dự luật được Hội đồng Bộ trưởng
xem xét sau khi có ý kiến của Hội đồng nhà nước với tư cách là cơ quan tư vấn
của chính phủ. Các dự án luật được trình lên Ban lãnh đạo của một Viện của
Nghị viện, trừ các dự án luật về tài chính.
Bước tiếp theo của trình tự lập pháp là gửi dự án luật đến các uỷ ban
thường trực hay chuyên môn. Uỷ ban nhận được dự án luật hay kiến nghị về
luật có toàn quyền đối với các văn bản này trong suet qúa trình thảo luận. Sau
khi dự án luật được đưa vào chương trình nghị sự thì thủ tục tiếp theo (thủ tục
thông thường) sẽ bao gồm các công đoạn như sau: thảo luận chung, thảo luận
theo điều, biểu quyết thông qua toàn bộ dự án luật. Theo quy định của Điều 44
Hiến pháp thì Chính phủ có quyền yêu cầu Viện của Nghị viện biểu quyết toàn
bộ dự án luật hay biểu quyết theo từng phần có tính tới các sửa đổi của Chính
phủ. Thủ tục như vậy được gọi là “biểu quyết phong tỏa” và cho phép Chính
phủ ngưng cuộc thảo luận vào bất cứ lúc nào. Trong trường hợp Chính phủ đề
nghị biểu quyết theo thủ tục phong tỏa thì Quy chế của các Viện, mỗi nhóm với
một đại diện chỉ được phát biểu trong vòng 5 phút để giải thích về động cơ biểu
quyết của mình.
Dự án luật hay kiến nghị về luật được thông qua tại lần đọc đầu tiên của
Viện này được chuyển cho Viện khác tiến hành lần đọc thứ nhất (Ví dụ: Dự luật
được thông qua ở lần đọc đầu tiên của Thượng viện được chuyển cho Hạ viện
để tiến hành thông qua ở lần đọc thứ nhất và có thể ngược lại, tuỳ theo cơ quan,
tổ chức hay cá nhân có dự án luật trình lên viện nào trước). Nếu dự án luật được
Viện thứ hai thông qua mà không có một sửa đổi nào thì Chủ tịch của Viện đó
sẽ chuyển văn bản đã được thông qua lên Tổng thống và Chủ tịch viện kia của
Nghị viện được thông báo về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế khi một viện
nhận được dự án luật do viện khác của Nghị viện gửi đến thì thông thường bao
giờ cũng bác bỏ một số điều, sửa đổi một số điều và giữ nguyên một số điều.
Trong trường hợp này dự án luật lại được chuyển về cho Viện thứ nhất để tiến
hành thông qua ở lần đọc thứ hai. Tuy nhiên, những điều khoản đã được cả hai
viện thông qua thì không thể bị sửa đổi. Đối với các điều khoản này có thể
chấm dứt thủ tục xem xét tại giai đoạn này của quy trình lập pháp. Nói cách
khác, tại lần đọc thứ hai chỉ thảo luận những điều khoản mà hai Viện chưa
thống nhất được với nhau. Cũng có thể có khả năng dự án luật bị Viện thứ hai
bãi bỏ hoàn toàn. Nếu giữa hai Viện có sự bất đồng quan điểm về dự án luật thì
thủ tục “con thoi” sẽ được tiến hành, tức là dự án luật sẽ phải chuyển từ Viện
này sang Viện khác, cho đến khi hai Viện thống nhất. Để tránh hiện tượng nói
trên, Hiến pháp năm 1958 đã quy định thủ tục khắc phục sự phản đối của
Thượng viện nhưng chỉ khi nào điều này trùng với mong muốn của Chính phủ.
Điều 45 Hiến pháp quy định: Nếu dự án luật hay kiến nghị về luật không được
thông qua sau hai lần đọc ở mỗi Viện vì hai Viện có ý kiến khác nhau hay khi
Chính phủ yêu cầu thảo luận gấp thì sau khi dự án luật đã thông qua một lần đọc
ở mỗi Viện, Thủ tướng Chính phủ có quyền triệu tập cuộc họp hỗn hợp gồm số
đại diện cân bằng từ mỗi Viện để kiến nghị phương án có liên quan đến các điều
khoản còn có ý kiến khác nhau. Như vậy, để thúc đẩy tiến trinh thông qua dự án
luật, Thủ tướng có thể yêu cầu áp dụng thủ tục khẩn cấp. Số phận dự án luật do
Uỷ ban hỗn hợp đề xuất (gồm 7 thành viên từ mỗi Viện) phụ thuộc vào quyết
định của Chính phủ. Nếu trong thời hạn 15 ngày mà Chính phủ không chuyển
dự án luật của Uỷ ban hỗn hợp lên Nghị viện để phê chuẩn thì Viện nào xem xét
dự án luật lần cuối cùng trước khi tiến hành xem xét ở Uỷ ban hỗn hợp có thể
lại bắt đầu xem xét dự án luật theo thủ tục thông thường. Nếu Chính phủ quyết
định áp dụng thủ tục xem xét dự luật bằng Uỷ ban hỗn hợp thì dự luật đầu tiên
phải chuyển đến Hạ viện và sau đó là Thượng viện. Nếu dự án luật của Uỷ ban
hỗn hợp được chuyển đến Hạ viện thì những sửa đổi của dự án luật này phải
được sự chấp thuận của Chính phủ. Trước hết, Hạ viện quyết định những điều
khoản sửa đổi. Sau khi thông qua hay bác bỏ các điều khoản đó, Hạ viện phải
tiến hành biểu quyết theo nhóm vấn đề hay biểu quyết theo toàn văn để thông
qua toàn bộ dự án luật. Dự án luật của Uỷ ban hỗn hợp sẽ trở thành luật nếu
được Thượng viện thông qua. Nếu Uỷ ban hỗn hợp không thể thông qua được
một dự án luật mang tính dung hòa hay khi dự dự án luật không được hai Viện
thông qua thì Hạ viện sẽ tiến hành lần đọc mới đối với dự án luật ở phương án
cuối cùng mà Hạ viện nhận được trước khi thành lập Uỷ ban hỗn hợp. Nếu dự
án đó được Thượng viện ủng hộ sẽ trở thành luật. Nếu Thượng viện không
thông qua dự án luật sau lần đọc mới thì Chính phủ yêu cầu Hạ viện quyết định
cuối cùng - “nói lời cuối cùng”. Nếu Chính phủ không yêu cầu Hạ viện phải có
quyết định cuối cùng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Hạ viện nhận được dự
án luật do Thượng viện thông qua sau lần đọc mới thì Hạ viện có thể tiếp tục
xem xét dự án luật theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp đó, Chính phủ
không còn có khả năng đề nghị Quốc hội thông qua quyết định cuối cùng về dự
án luật đó. Như vậy, Chính phủ có vai trò to lớn trong quy trình lập pháp của
Nghị viện. Nếu Chính phủ không muốn can thiệp vào công việc của các Viện
thì về mặt lý thuyết, dự án luật có thể bị chuyển qua, chuyển lại từ Viện này
sang Viện khác mà không có hồi kết. Nhưng chỉ khi nào Chính phủ muốn
một dự án luật được Nghị viện thông qua thì Chính phủ mới đưa ra thủ tục
xem xét tại Uỷ ban hỗn hợp của hai Viện xem xét thông qua.
Việc xem xét để thông qua các dự án luật về tài chính tại Nghị viện
Pháp có một số đặc thù. Dự án luật thuộc lĩnh vực này phải được trình ra Hạ
viện không muộn hơn ngày thứ ba tuần thứ ba của tháng 10 của năm trước.
Hạ viện phải có ý kiến về dự án luật này tại lần đọc đầu tiên trong thời hạn
40 ngày sau khi dự án luật được chuyển đến. Thượng viện Pháp phải có quyết
định về dự án luật trong khoảng 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản.
Trong trường hợp Hạ viện không thông qua toàn bộ dự án luật trong vòng 40
ngày tại lần đọc thứ nhất thì ngay lập tức Chính phủ chuyển dự án luật với
phương án ban đầu sang Thượng viện. Trong những trường hợp cần thiết,
Chính phủ có thể đưa vào dự án luật những sửa đổi theo ý kiến của Hạ viện
mà Chính phủ có thể chấp thuận được. Trong trường hợp này, Thượng viện
phải có ý kiến trong vòng 15 ngày. Dự luật về tài chính được xem xét theo
thủ tục khẩn cấp. Nếu Nghị viện không thông qua dự án luật trong thời gian
70 ngày kể từ khi nhận được thì dự án luật có thể phát sịnh hiệu lực bằng
cách Tổng thống ban hành một Sắc lệnh. Việc giới hạn thời gian để xem xét
một dự luật về tài chính, thủ tục thông qua một cách chặt chẽ xuất phát từ
tầm quan trọng của chúng đối với đất nước và đời sống chính trị.
Các dự luật sau khi được cả hai viện của Nghị viện thông qua. Tức là
thông qua giai đoạn gay go và phức tạp nhất, được gửi đến Nguyên thủ quốc
gia - Tổng thống công bố. Tổng thống có thể yêu cầu Nghị viện xem xét lại
một phần hay toàn bộ đạo luật. Nghị viện không thể từ chối xem xét lại văn
bản này. Sau khi được Uỷ ban hỗn hợp của Nghị viện xem xét, việc thảo luận
về luật đó được đưa vào chương trình nghị sự của Nghị viện.
Ưu điểm của chế độ hai viện của Nghị viện Pháp là đảm bảo sự cân bằng
quyền lực (Equilibres des pouvoires), vừa đại diện được quyền lợi của các địa
phương vừa đại diện được quyền lợi của toàn thể nhân dân. Chế độ hai viện
cũng cho phép chất lượng làm luật, xây dựng chính sách được chặt chẽ và có sự
giám sát. Ví dụ như một đạo luật được Tổng thống công bố khi nó được cả hai
viện thông qua. Việc đưa cho viện nào trước đó là quyền của người có sáng kiến
lập pháp (Chính phủ hoặc các nghị sỹ). Một dự luật được đưa Hạ viện thì sau đó
phải được đưa lên Thượng viện và ngược lại. Việc Hiến pháp quy định như vậy
sẽ đảm bảo sự chặt chẽ bởi vì hai viện có thể bổ sung cho nhau để có thể có một
đạo luật với chất lượng cao nhất phù hợp với cuộc sống. Hơn nữa, đảng chiếm
đa số ở Hạ viện chưa chắc đã chiếm đa số ở Hạ viện, do đó một đạo luật được
cả hai viện thông qua thì chắc chẵn phải thu được sự ủng hộ của các đảng chính
trị tham gia cả Thượng viện và Hạ viện.
Chế độ lưỡng viện ở Pháp cho thấy tính chất không bình đẳng trong phân
bổ thẩm quyền của hai viện trong nghị viện Pháp. Hạ viện tỏ ra thực quyền và
có nhiều thẩm quyền hơn so với Thượng viện. Trên thực tế, ngoài vai trò là đại
diện cho các cộng đồng lãnh thổ địa phương, thượng nghị viện được coi như là
một cơ quan cố vấn để chỉnh lý các văn bản pháp luật, giữ gìn những truyền
thống cộng hòa và bảo vệ những gía trị và lợi ích vĩnh cửu của xã hội. Trong
hoạt động của các thể chế nền cộng hòa, Thượng viện nhiều khi thể hiện là lực
lượng đối trọng có hiệu qủa đối với chính quyền. Về mặt pháp lý, Thượng nghị
viện có tính ổn định lâu dài vì nhiệm kỳ của Thượng nghị viện là 9 năm và
không ai có quyền giải tán được Thượng Nghị viện. Trong qúa trình xây dựng
pháp luật, Thượng Nghị viện có quyền tương tự như Hạ viện (Quốc hội), nhưng
trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến về bỏ phiếu thông qua đạo luật, Quốc
hội sẽ có tiếng nói quyết định cuối cùng. Thượng Nghị viện cũng không có
quyền buộc Chính phủ phải từ chức hoặc đề nghị triệu tập kỳ họp bất thường
như Hạ viện (Quốc hội). Thượng Nghị viện có ít thời gian hơn so với quốc hội
để xem xét thông qua luật ngân sách.
2. Hành pháp – Chính phủ
a. Tổng thống
Tổng Thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị ở
Pháp. Chương II Hiến pháp 1958 được dành để nói về Tổng thống nước cộng
hòa. Vị trọng tài (L’Arbitrage) của đời sống chính trị và bộ máy nhà nước Pháp.
Có thể nói chính vì tầm ảnh hưởng và vị trí đặc biệt của vị Nguyên thủ quốc gia
mà Tổng thống Pháp luôn là tâm điểm của đời sống chính trị nước Pháp.
Cách thức lựa chọn Tổng thống cộng hòa cũng nhiều lần thay đổi cùng
với sự thay đổi của đất nước. Tổng thống Pháp được nhân dân trực tiếp bầu ở
nền Cộng hòa thứ hai, được Hạ viện bầu trong nền Cộng hòa thứ ba và thứ tư.
Dưới nền Cộng hoà thứ năm thì theo quy định của Hiến pháp năm 1958 Tổng
thống được bầu bởi đoàn cử tri bao gồm các thành viên là các Thượng nghị sỹ,
Hạ nghị sỹ, các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và cấp xã. Tuy nhiên, từ năm
1962 sau cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống cộng hòa được nhân dân toàn quốc
trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực thi quyền lực.
Tổng thống là người được toàn dân bầu qua phổ thông đầu phiếu trực
tiếp. Mọi công dân Pháp đang thừa hưởng quyền dân sự và chính trị, từ 23 tuổi
trở lên, đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và được ít nhất 500 dân biểu tín nhiệm
tại ít nhất 30 tỉnh, lãnh thổ hải ngoại bảo lãnh giới thiệu đều có thể ra ứng cử
Tổng thống cộng hòa. Hội đồng bảo hiến xem xét các điều kiện và lập ra danh
sách ứng cử viên. Bầu cử Tổng thống được tiến hành hai vòng, ứng cử viên nào
đạt đa số phiếu bầu sẽ trúng cử. Dưới chế độ cộng hòa thứ năm đã có 8 cuộc
bầu Tổng thống với 5 Tổng thống được bầu là: Charles De Gaulle (1958 và
1965), Georges Pompidou (1969), Valéry Giscard D' Estaing (1974), Francois
Mitterrand (1981 và 1988), và Jacques Chirac (1995 và 2002) - đây là Tổng
thống đương nhiệm của nước Cộng hòa Pháp, thủ lĩnh của Đảng Tập hợp vì nền
cộng hòa.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Pháp trước đây là 7 năm (đã sửa đổi còn được
5 năm để phù hợp với nhiệm kỳ của Hạ viện), có thể tái cử. Trước đây, do có sự
khác nhau giữa nhiệm kỳ của Tổng thống (7 năm) và Hạ viện (5 năm) gây nên
khá nhiều phức tạp đời sống chính trị Pháp và làm cho đời sống thể chế Pháp
luôn tồn tại chế độ cùng chung sống dẫn đến sự bất ổn. Để khắc phục nhược
điểm này kể từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, nhiệm kỳ của Tổng thống
được rút lại là 5 năm. Dinh Tổng thống đặt tại điện Elysée ở Paris, ngoài ra
Tổng thống còn được quyền sử dụng các dinh thực tại Rambouillet (tỉnh
Yvelines) và Brégancon (tỉnh Var). Giúp việc cho Tổng thống có Ban thư ký
(đứng đầu là Tổng thư ký phủ Tổng thống) và văn phòng, ngoài ra còn có sĩ
quan tham mưu riêng trợ giúp về các vấn đề quân sự và cố vấn riêng khác.
Điều 5 và Điều 19 Hiến pháp 1958 quy định thẩm quyền của Tổng thống
nước Cộng hòa. Điều 5 Hiến pháp quy định: “Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ
Hiến pháp. Đóng vai trò trọng tài, Tổng thống bảo đảm sự hoạt động và điều
hòa của các cơ quan công quyền và sự liên tục của quốc gia. Tổng thống là
người bảo đảm cho nền độc lập quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và việc tôn trọng
các cam kết quốc tế”3. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước do dân bầu ra,
Tổng thống thực hiện chức năng đại diện và đóng vai trò trọng tài trong các
công việc nhà nước. Tổng thống là người bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo nền cộng
hòa, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đảm bảo hoạt động
thông suốt của các cơ quan nhà nước. Là ngưòi đứng đầu và đại diện của đất
nước trong quan hệ đối ngoại, Tổng thống bảo đảm việc tôn trọng các hiệp định
và hiệp ước ký kết. Tổng thống điều hòa mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị
viện. Như vậy Tổng thống cộng hòa có trách nhiệm trung gian giữa Nghị viện
và nhân dân và giữa Chính phủ và Nghị viện. Để thực hiện được thẩm quyền,
chức năng của mình, Hiến pháp quy định một loạt quyền năng rất cơ bản của
Tổng thống cộng hòa. Đó là các quyền: Bổ nhiệm Thủ tướng (Điều 8), quyết
định trưng cầu dân ý (Điều 11), Quyết định giải tán Quốc hội (Điều 12), sử
dụng quyền đặc biệt khi tổ quốc lâm nguy (Điều 16), Gửi thông điệp đến Nghị
viện (Điều 18), Bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng bảo hiến và bổ nhiệm ba thành viên
của Hội đồng bảo hiến (Điều 56). Quyền yêu cầu Hội đồng bảo hiến xem xét,
kết luận về những trường hợp có khả nghi về tính phù hợp với Hiến pháp.
Theo Hiến pháp năm 1958, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm
chính trị, nghĩa là không bị Nghị viện mà cụ thể là Hạ viện phế truất. Bởi vì
Tổng thống cũng được nhân dân trực tiếp bầu ra. Đây là đặc điểm thể hiện tính
chất lưỡng tính trong thể chế chính trị nước Pháp - Nguyên thủ quốc gia là nhà
chính trị vô trách nhiệm. Cần phải hiểu thực chất của sự “vô trách nhiệm” ở
đây, chúng ta không thể lấy quan niệm thông thường để áp dụng cho trường hợp
này được. Thực chất của khái niệm này là Tổng thống được nhân dân trực tiếp
bầu ra thì chỉ có thể chịu trách nhiệm trước nhân dân mà thôi, còn đối với với
các cơ quan khác, vị Tổng thống không phải chịu một sức ép nào và không phải
chịu trách nhiệm trước các cơ quan này. Tổng thống chịu trách nhiệm trước cử
tri. Thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống có thể phải từ chức. Lịch

3
Stéphane Rials, Textes constitutionnels francais (Hiến pháp Pháp), Nxb. Đại học Pháp,
năm 1998, trang 98.
sử nước Pháp cũng đã từng chứng kiến sự ra đi của De Gaulle sau cuộc trưng
cầu dân ý vào năm 1969 (trước 3 năm so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ). Điều
này bảo đảm tính khách quan trong hoạt động của Tổng thống. Tuy nhiên, trên
căn cứ của Hiến pháp và thực tế chính trị Pháp, Tổng thống luôn phải chịu sự
giám sát của nhân dân và bị kiềm chế bởi các nhánh quyền lực khác. Nghị viện
Pháp có thể không thông qua chính sách và chiến lược phát triển đất nước của
Tổng thống, gây khó khăn cho việc thực thi chính sách của Tổng thống là một
ví dụ cho thấy điều đó.
Thẩm quyền và khả năng ảnh hưởng của Tổng thống cộng hòa đến đời
sống chính trị, hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Pháp được thể hiện trên
rất nhiều lĩnh vực. Vị thế của Tổng thống Pháp được thể hiện trên cả lĩnh vực
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ nhất, trên lĩnh vực lập pháp. Mặc dù Hiến pháp năm 1958 không ghi
nhận quyền có sáng kiến luật (Hiến pháp quy định quyền này thuộc về Thủ
tướng và các nghị sỹ, nếu Tổng thống có sáng kiến luật thì phải thông qua Thủ
tướng để Thủ tướng đệ trình lên Nghị viện) nhưng Tổng thống vẫn có thể can
dự vào qúa trình xây dựng luật. Tổng thống gửi thông điệp đến Nghị viện, định
hướng cho Nghị viện thảo luận. Đó là cách thức thứ nhất để Tổng thống can
thiệp vào quy trình lập pháp của Nghị viện, bởi vì thông qua thông điệp gửi
Nghị viện, Tổng thống đã thể hiện được những mong muốn của mình và Nghị
viện một cách gián tiếp phải thể hiện được những mong muốn đó. Cách thức
thứ hai đó là khi dự luật được Nghị viện thông qua gửi đến cho Tổng thống ký
công bố. Hiến pháp năm 1958 đã tạo ra hai khả năng có thể xảy ra đối với các
dự luật kiểu này. Khả năng thứ nhất là Tổng thống có quyền yêu cầu Nghị viện
thảo luận lại về toàn bộ hoặc một số điều luật và theo quy định của Hiến pháp,
Nghị viện phải xem xét lại theo yêu cầu của Tổng thống. Khả năng thứ hai là
Tổng thống yêu cầu Hội đồng bảo hiến xem xét lại tính hợp hiến của đạo luật
đó. Nếu Hội đồng bảo hiến kết luận rằng đạo luật đó vi hiến thì Tổng thống có
quyền phủ quyết đạo luật đó. Như đã phân tích ở trên, Tổng thống có quyền ra
Sắc lệnh nhằm triệu tập phiên họp bất thường của Nghị viện, có quyền giải tán
Hạ viện trước kỳ hạn và tổ chức bầu lại Hạ viện mới. Giới nghiên cứu khoa học
chính trị và khoa học pháp lý của Pháp cho rằng đây là quyền sát sinh của Tổng
thống cộng hòa nhằm gây áp lực với Hạ viện4. Đây cũng là cách thức mà Hiến
pháp 1958 bảo đảm sự cân bằng quyền lực giữa Tổng thống và Hạ viện vì Hạ
viện lại có quyền không thông qua chính sách quốc gia của Tổng thống. Theo
thống kê của giới chính trị Pháp, quyền này của Tổng thống đã được thực hiện 5
lần vào các năm 1962, 1968, 1981, 1988 và năm 1997. Gần đây nhất vào năm
1997, khi nhận thấy uy tín của đảng mình lúc đó đang là đảng chiếm đa số trong
Hạ viện, đang suy giảm, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã có quyết định
được xem là mạo hiểm khi ông tuyên bố giải tán Hạ viện. Tuy nhiên, thật trớ
trêu thay, tại cuộc bầu cử Hạ viện mới kết qủa lại đi ngược lại với mong muốn
của Tổng thống, phe cánh tả đã giành đa số ghế trong Hạ viện và buộc Tổng
thống Jacques Chirac phải bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng Xã hội là ông Lionel
Jospin làm tân Thủ tướng. Nước Pháp bước vào thời kỳ cùng chung sống và
chia sẻ quyền lực giữa phe cánh hữu của Tổng thống và phe cánh tả của Thủ
tướng.
Thứ hai, trên lĩnh vực hành pháp. Có thể khẳng định ảnh hưởng của Tổng
thống Cộng hòa Pháp trên lĩnh vực này là vô cùng lớn và nó được thể hiện ở
nhiều thẩm quyền quan trọng mà Hiến pháp năm 1958 trao cho. Tổng thống có
quyền thành lập Chính phủ, bổ nhiệm Thủ tướng, ra các quyết định tổ chức và
chỉ đạo hoạt động của Chính phủ. Mặc dù Hiến pháp quy định Tổng thống có
quyền bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng Hiến pháp cũng quy định rằng Tổng thống
phải lựa chọn lãnh tụ của phe đa số trong Hạ viện, hay nói cách khác đó phải là
người được Hạ viện tín nhiệm, nếu không Tổng thống phải giải tán Hạ viện để
chọn Thủ tướng khác. Thủ tướng thực hiện vai trò điều hành Chính phủ, thi

4
Đây cũng là thẩm quyền mà Tổng thống Pháp hơn hẳn thẩm quyền của Tổng thống Mỹ,
vì Tổng thống Mỹ không có quyền giải tán Hạ viện Mỹ.
hành các quyết định của Tổng thống; chịu trách nhiệm chính về hành chính, trực
tiếp điều phối các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Tổng thống có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị
của Thủ tướng. Vì vậy, thành phần Chính phủ thường là sự thỏa hiệp giữa Tổng
thống và Thủ tướng. Thực tiễn chính trị ở Pháp đã nhiều lần chứng kiến sự thỏa
hiệp này, năm 1986, Tổng thống Franscois Mitterrand buộc phải bổ nhiệm một
số Bộ trưởng theo yêu cầu của Thủ tướng Jacques Chirac. Điều 9 Hiến pháp
năm 1958 quy định Tổng thống lãnh đạo Hội đồng bộ trưởng (Conseil des
Ministres), cơ quan thường trực của Chính phủ. Tổng thống là người đại diện
tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Tổng thống uỷ nhiệm cho các đại
sứ khi họ ra nước ngoài, và tiếp nhận sự uỷ nhiệm của các đại sứ nước ngoài khi
họ đến Pháp (Điều 14 Hiến pháp). Tổng thống có quyền thảo luận, đàm phán và
ký kết các điều ước quốc tế. Đây là một thẩm quyền rất quan trọng của Tổng
thống khi ông thay mặt đất nước thể hiện chính kiến của quốc gia khi thảo luận
và đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, thẩm quyền phê chuẩn để
các điều ước này có hiệu lực trên thực tế thì lại thuộc về Nghị viện và có những
điều ước phải tổ chức trưng cầu dân ý ví dụ như Hiến pháp châu Âu. Theo quy
định tại điều 15 Hiến pháp, Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang
(Chef des armées), là người đứng đầu Hội đồng và Uỷ ban Quốc gia tối cao về
quốc phòng. Đây là thẩm quyền vô cùng quan trọng của Tổng thống vì các cơ
quan này chính là các cơ quan xác định các nguyên tắc và chính sách quân sự
quốc gia, bổ nhiệm các chức vụ quân sự cao cấp, quyết định sử dụng vũ khí
nguyên tử. Chúng ta cũng đều biết, Pháp là một trong các cường quốc hạt nhân
trên thế giới, đây là lĩnh vực rất nhạy cảm do đó, chỉ có Tổng thống và Uỷ ban
tối cao về quốc phòng mới có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân, và trước khi sử
dụng trên thực tế, quyết định này còn phải được sự chấp thuận của Nghị viện
Pháp.
Thứ ba, trên lĩnh vực tư pháp. Đây cũng là lĩnh vực mà Tổng thống cộng
hòa có những đặc quyền riêng của mình. Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp,
Tổng thống có quyền tuyên bố đặc xá, tức là tuyên bố miễn toàn bộ hay một phần
hình phạt. Quyết định đặc xá được ban hành sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm
phán tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong tổng số 18 thành viên của Hội
đồng thẩm phán tối cao Pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm 3 thành viên (Chủ
tịch Thượng viện bổ nhiệm 3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 3, Hội đồng bảo hiến
bổ nhiệm 9). Thông qua việc bổ nhiệm nhân sự của Hội đồng thẩm phán tối cao,
Tổng thống cũng có thể can dự vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Bên cạnh những quyền năng rất rộng và bao trùm trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp, tư pháp kể trên, Tổng thống cũng có những quyền năng đặc
biệt khác. Đó là Tổng thống có quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt khi sự độc
lập của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ, các cam kết quốc tế bị đe dọa một cách
trầm trọng và khẩn cấp. Tuy nhiên, Điều 16 Hiến pháp 1958 quy định, trước khi
áp dụng các biện pháp đặc biệt, Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Thủ
tướng, Chủ tịch hai viện (Thượng viện và Hạ viện), Hội đồng bảo hiến. Cuối
cùng, Tổng thống phải thông báo cho toàn dân bằng một thông điệp. Khi thực
hiện biện pháp đặc biệt, Tổng thống không được giải tán Hạ viện Pháp. Tổng
thống Pháp cũng có quyền tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về những vấn đề
quan trọng và đòi hỏi sự ủng hộ của nhân dân. Thẩm quyền này thường được
các Tổng thống sử dụng khi uy tín của đảng mình đang lên cao trong dân chúng
và trong các trường hợp Tổng thống muốn bỏ qua vai trò của Nghị viện.
b. Chính phủ
Trong nhánh hành pháp và bộ máy nhà nước Pháp, ngoài Tổng thống thì
Chính phủ cũng là một thiết chế vô cùng quan trọng trong điều hành và quản lý
đất nước, thực hiện chức năng công quyền. Đặc điểm của tổ chức và vận hành
bộ máy nhà nước Pháp là tồn tại Chính phủ lưỡng đầu (Bicamérisme) - lưỡng
đầu chế, có nghĩa là Tổng thống đứng đầu nhánh quyền hành pháp, nhưng điều
hành Chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ lưỡng đầu chính là cơ chế cân bằng
quyền lực ở Pháp. Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng nhưng Hiến pháp
năm 1958 quy định Tổng thống chỉ được bổ nhiệm người đứng đầu đảng chiếm
đa số trong Hạ viện (Quốc hội) làm Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ Pháp là cơ quan tập thể gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Theo Hiến pháp năm 1958, hai loại cơ quan sau đây được phân biệt: Hội đồng
Bộ trưởng (Conseil des Ministres) là hội nghị các Bộ trưởng dưới sự chủ tọa
của Tổng thống và Nội các là hội nghị Bộ trưởng dưới sự chủ tọa của Thủ
tướng. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan thực hiện các thẩm quyền hiến định của
Chính phủ. Tất cả các văn bản của cơ quan này phải do Tổng thống ký. Thủ
tướng cũng có thể chủ tọa phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng trong một số
trường hợp đặc biệt và chỉ khi có sự uỷ quyền của Tổng thống và theo một
chương trình nghị sự nhất định. Trên thực tế đã xảy ra không phải lúc nào quan
điểm của Thủ tướng và Tổng thống cũng đồng nhất với nhau và vai trò điều
hành của Thủ tướng bị chi phối bởi thành phần đảng phái trong Hạ viện (Quốc
hội). Chính phủ Pháp được hình thành bằng cách thức sau đây: Tổng thống
chọn ứng cử viên vào chức vụ Thủ tướng và bổ nhiệm. Thủ tướng có trách
nhiệm thành lập Chính phủ và lựa chọn các Bộ trưởng đệ trình lên Tổng thống
để Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống có quyền tự do khi lựa chọn ứng cử viên
vào chức vụ Thủ tướng. Đó là thẩm quyền đặc biệt của Tổng thống.
Tuy nhiên, Tổng thống phải tính đến trường hợp Thủ tướng bị Hạ viện
(Quốc hội) từ chối. Chính vì vậy, Tổng thống phải tính đến mối tương quan lực
lượng giữa các đảng phái trong Hạ viện. Vấn đề được Hạ viện tín nhiệm là điều
vô cùng quan trọng vì nó thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà
nước với nhau. Điểm mới của nền Cộng hòa thứ năm là ở chỗ không nhất thiết
phải được tín nhiệm ở thời điểm thành lập Chính phủ cho dù tại Điều 29 Hiến
pháp đã đặt ra khả năng này. Thẩm quyền của Chính phủ được phân thành các
thẩm quyền do tổng thống thực hiện và các thẩm quyền do thủ tướng thực hiện.
Nhóm thẩm quyền thứ nhất được thực hiện dưới sự tác động trực tiếp của
Tổng thống. Một trong những điểm mới là sự xuất hiện chế định không kiêm
chức vụ thành viên Chính phủ với chức danh nghị sỹ, với bất kỳ chức vụ nào có
tính chất đại diện chuyên môn tầm quốc gia cũng như bất kỳ một công vụ hoạt
động chuyên môn nào.
Nguyên tắc không kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng với các chức danh nghị
sỹ được quy định tại Điều 23 Hiến pháp năm 1958 đã dẫn đến việc tăng cường
tính độc lập của nhánh hành pháp và dẫn đến chế độ kiểm soát trực tiếp của
nguyên thủ quốc gia đối với các Bộ trưởng (đặc biệt là trường hợp Tổng thống
và phe đa số trong Hạ viện lại cùng một đảng phái). Vị trí đặc biệt trong Chính
phủ thuộc về Thủ tướng. Thủ tướng điều hòa, kiểm tra hoạt động của các bộ,
chỉ đạo việc xây dựng các văn bản quan trọng như về ngân sách, kế hoạch phát
triển kinh tế. Thủ tướng chủ tọa các phiên họp Hội đồng liên ngành và có thể
chủ trì cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng chịu trách nhiệm về nền quốc
phòng. Tuy nhiên những thẩm quyền này của Thủ tướng phải được xem xét
trong tổng thể thẩm quyền quan trọng của Tổng thống. Thẩm quyền của Thủ
tướng trong việc bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự chỉ là những thẩm
quyền được thực hiện thông qua uỷ quyền. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước,
Thủ tướng có những thẩm quyền rất quan trọng. Thủ tướng được coi là người
"bảo đảm thực hiện luật" Điều 21 Hiến pháp. Nếu đa số ghế trong Hạ viện thuộc
về cùng một đảng hoặc cùng phe đảng với Tổng thống thì việc bổ nhiệm Thủ
tướng không gặp một trở ngại nào từ phía Hạ viện.
Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Pháp có những thẩm quyền quan trọng
liên quan đến Nghị viện, trong đó có một số thẩm quyền được Thủ tướng trực
tiếp thực hiện, một số khác do Thủ tướng phối hợp với Tổng thống thực hiện.
Thủ tướng có thể đề nghị Tổng thống triệu tập kỳ họp của Nghị viện, có quyền
đưa ra sáng kiến lập pháp, tự mình tham gia vào việc xây dựng dự án luật, có
thể tham gia vào hoạt động của các uỷ ban thuộc Nghị viện. Điều 45 Hiến pháp
năm 1958 quy định Thủ tướng có quyền triệu tập phiên họp hỗn hợp giữa các
uỷ ban của Thượng viện và Hạ viện khi hai viện này có sự bất đồng ý kiến về
một dự luật. Thủ tướng có thể yêu cầu Tổng thống kiến nghị với Nghị viện xem
xét lại dự án luật. Các nhà nghiên cứu chính trị đều thống nhất với nhận định
trong lĩnh vực tham gia vào lĩnh vực lập pháp, Thủ tướng Pháp đóng vai trò như
nhà lập pháp "thứ hai" điều này cho thấy Hiến pháp năm 1958 đã quy định một
loạt thẩm quyền rất quan trọng để Thủ tướng có thể tham gia vào công việc của
Nghị viện.

Vị thế của Chính phủ trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà
nước nói riêng được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ
quan khác trong bộ máy nhà nước và khả năng gây ảnh hưởng của cơ quan này
đối với các cơ quan khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Một trong
những mối quan hệ quan trọng và thể hiện được khả năng ảnh hưởng của Chính
phủ đó là trong quan hệ với Nghị viện mà chủ yếu là Hạ viện (Quốc hội) Pháp.
Sự tích cực của Chính phủ trong lĩnh vực lập pháp là dấu hiệu đầu tiên thể hiện
sự suy yếu của Hạ viện (Quốc hội) trước Chính phủ và cũng là của lập pháp
trước hành pháp. Chúng ta thấy qúa trình lập pháp từ sáng kiến luật, thảo luận,
thông qua, ban hành, sửa đổi, và thực thi trên thực tế đều thấy vai trò rất lớn của
Chính phủ; bởi vì theo Hiến pháp năm 1958, Chính phủ không chỉ chia sẻ, mà ở
những khâu quan trọng, Chính phủ có khả năng tham gia trực tiếp như một chủ
thể chính thức và chủ yếu của việc làm luật.

Theo quy định tại Điều 39 Hiến pháp, Chính phủ và Nghị viện có quyền
sáng kiến luật (ngay cả Tổng thống cũng không có quyền này) và cũng thông
qua đó thể hiện được ý chí của nhánh quyền hành pháp. Điều còn lại, là khả
năng thể chế hóa ý chí đó để đưa vào thực tiễn cuộc sống, cũng tức là bước cuối
cùng khẳng định uy lực của mình với xã hội, chỉ còn phụ thuộc vào việc thông qua
và ban hành luật. Để thông qua một dự án luật, dự luật phải được thảo luận tại
Hội đồng Bộ trưởng sau khi lấy ý kiến của Hội đồng Nhà nước, sau đó gửi tới
Ban Thường vụ của một trong hai Viện, bắt đầu quá trình thảo luận và biểu
quyết tại Nghị viện. Nếu xét cả quá trình làm luật, đây là giai đoạn đặc biệt
quan trọng đối với số phận của một dự luật. Trong số rất nhiều dự luật được
trình lên Nghị viện hàng năm, không phải tất cả đều có cơ hội ngang nhau để
được bàn bạc và thông qua. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là
người quyết định chương trình nghị sự của Nghị viện. Chi tiết này thể hiện “đặc
quyền tối quan trọng” của Chính phủ trong mối quan hệ với Nghị viện.

Điều 48 Hiến pháp quy định: “Chương trình nghị sự của các Viện bao
gồm, ưu tiên các vấn đề và trong trình tự do Chính phủ xác định, việc thảo luận
những dự luật được Chính phủ đệ trình và các đề xuất được Chính phủ chấp
nhận”. Với quy định này, Chính phủ nắm trong tay một công cụ cực kỳ hữu
hiệu để thúc đẩy và nuôi sống những dự luật của mình và phù hợp với mình;
làm chậm, thậm chí giết chết các dự luật, đề xuất khác, bằng cách sắp xếp chúng
theo thứ tự từ ưu tiên đến bổ sung. Sở dĩ Hiến pháp lại có quy định này là do
quan niệm của các nhà lập hiến của Đệ ngũ cộng hòa. Họ cho rằng, Chính phủ
là cơ quan thực thi trực tiếp quyền lực công, quản lý mọi lĩnh vực của đất nước,
trực tiếp quan hệ với nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống và bối cảnh và sự
phát triển của đất nước. Do đó, trao cho Chính phủ quyền chuẩn bị và quyết
định chương trình nghị sự của công tác lập pháp là với mục đích chương trình
này phù hợp nhất với yêu cầu của đất nước và của nhân dân. Đó là mục đích của
các nhà lập hiến. Tuy nhiên, mục đích tốt đẹp đó, đôi khi lại bị Chính phủ lợi
dụng để phục vụ những nhu cầu và lợi ích cục bộ của nhánh quyền hành pháp.
Trong nội dung này, Hội nghị các Chủ tịch - một thiết chế có chức năng
quyết định và điều khiển chương trình làm việc của Nghị viện, chỉ quyết định
chương trình của phần bổ sung dựa trên trình tự mà Chính phủ đã sắp xếp. Mọi
sự điều chỉnh chương trình nghị sự đều thuộc về Chính phủ. Mặt khác, cũng có
thể thấy diễn biến của phần thứ yếu này cũng không thể nằm ngoài dự trù của
Chính phủ, bởi Hội nghị các Chủ tịch thực ra cũng bị áp đảo bởi đa số thành viên
của Chính phủ mà thôi.
Căn cứ pháp lý hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ trong việc điều khiển nội
dung làm việc của Nghị viện là quy định “việc thảo luận các dự án luật được
tiến hành, trước viện tiếp nhận đầu tiên, với văn bản đã được Chính phủ chuẩn
bị” (Điều 42 Hiến pháp). Như vậy, khả năng thảo luận trên bản gốc, còn thể
hiện đầy đủ ý chí của Chính phủ, chưa bị sửa đổi bởi các Ban Thường vụ, là rõ
ràng. Cùng với cơ chế được lắng nghe, trình bày, trước Nghị viện các nội dung
liên quan đến dự luật nêu trong Điều 31 Hiến pháp, thì ngay trong các cuộc thảo
luận, cơ hội bảo vệ dự án luật của Chính phủ là thực tế. Hơn nữa, cũng trong
khả năng bảo vệ ý chí của mình trước Nghị viện, Chính phủ có quyền “không
chấp nhận mọi sửa đổi không được trình trước đó ở ủy ban”, hoặc yêu cầu
“Viện tiếp nhận dự luật kết luận bằng bỏ phiếu cả gói văn bản luật, hoặc từng
phần đang tranh cãi, nhưng chỉ thu nhận những sửa đổi do Chính phủ đề xuất
hoặc được Chính phủ chấp nhận” (Điều 44 Hiến pháp).
Nếu như sau quá trình thảo luận và biểu quyết tại hai Viện, văn bản luật
không đạt được ý kiến đồng nhất để đi đến thông qua, thì “sau hai lần đọc tại
mỗi viện, hoặc chỉ một lần đọc nếu Chính phủ yêu cầu khẩn cấp, Thủ tướng có
quyền thành lập ủy ban hỗn hợp với nhiệm vụ đưa ra một văn bản thống nhất về
những nội dung còn gây tranh cãi” (Điều 45 Hiến pháp). Công việc của ủy ban
hỗn hợp cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Tại đây, “bất cứ sửa
đổi nào cũng không được chấp nhận nếu không được Chính phủ đồng ý”. Cuối
cùng, nếu ủy ban hỗn hợp cũng không thể đi đến một kết luận chung thì Chính
phủ có quyền yêu cầu Hạ viện (Quốc hội) quyết định bằng cách chọn một trong
hai văn bản: hoặc của ủy ban hỗn hợp, hoặc của Hạ viện (Quốc hội). Thực ra,
dù Hạ viện (Quốc hội) quyết định như thế nào thì văn bản luật vẫn mang đậm
dấu ấn của Chính phủ.
Nhìn vào toàn bộ quy trình lập pháp, không thể phủ nhận rằng Chính phủ
từ chỗ là một thiết chế hành pháp tham gia vào lập pháp để tăng tính chủ động
trong việc điều hành công việc chuyên môn, đã trở thành một chủ thể tích cực
và chủ đạo, thậm chí lấn át cả cơ quan làm luật chuyên nghiệp là Nghị viện.
Trong khi đó, Nghị viện từ chỗ hạn chế khả năng lạm quyền của Chính phủ bởi
độc quyền lập pháp, trở nên suy yếu, thậm chí mất năng lực và bị chi phối lại
bởi Chính phủ trong toàn bộ các khâu.
Ngoài khả năng ban hành các văn bản pháp quy đáp ứng yêu cầu tức thời
của hoạt động quản lý xã hội, Chính phủ có nhiều cơ hội thể chế hóa các sáng
kiến luật của mình nếu sử dụng Điều 49 Hiến pháp. Điều khoản này quy định
trách nhiệm của Chính phủ trước Hạ viện (Quốc hội), nhưng nó thể hiện rõ tính
hai mặt ở một số điểm. Trong đó, điểm thứ 3 của Điều này còn được coi là lợi
thế quyết định của Chính phủ trước Hạ viện (Quốc hội). Trong hoạt động lập
pháp, đây là cơ chế để Chính phủ gây áp lực với Hạ viện (Quốc hội), buộc Hạ
viện (Quốc hội) phải thông qua ý chí luật của mình. Bởi vì, một khi Chính phủ
tuyên bố “đã cam kết trách nhiệm” đối với một dự luật thì dự luật ấy coi như đã
được thông qua bất kể sự bất hợp tác hay không của Hạ viện (Quốc hội), nếu
như không có một bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đệ trình 24 giờ sau đó,
hoặc bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đó không được thông qua. Thực tế
cho thấy, Chính phủ thường thành công trong công việc này, không chỉ bởi
phương thức kiểm phiếu có lợi cho Chính phủ, mà còn bởi Chính phủ có đủ tỉnh
táo để tính đến hậu thuẫn của mình trong Hạ viện (Quốc hội).
Dù sao đi nữa, truy cứu trách nhiệm của Chính phủ và bỏ phiếu bất tín
nhiệm vẫn là một kênh kiểm soát, một vũ khí đáng kể nhất về mặt thể chế của
Hạ viện (Quốc hội) Pháp trong việc giám sát và kiềm chế Chính phủ. Các thể
chế cơ bản trong lập pháp gần như bị Chính phủ vượt qua. Ngay cả việc thông
qua ngân sách, Hạ viện (Quốc hội) cũng không thể có được một sự chủ động và
tích cực thực sự do bị hạn chế bởi thời gian và khuôn khổ nội dung của luật. Hạ
viện (Quốc hội) chỉ giám sát được chi tiết liên quan đến các khoản chi mới mà
trên thực tế, đó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ ngân sách.

Trớ trêu thay, bản thân Hạ viện (Quốc hội), ngay lập tức cũng đứng trước
những khó khăn khôn lường. Nó không thể quên rằng đứng đầu Chính phủ, lãnh
đạo bộ máy hành pháp, còn một nhân vật khác nắm được vận mệnh của nó -
Tổng thống Cộng hòa. Tổng thống có quyền giải tán Hạ viện (Quốc hội) mà
không cần đến một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nào, nếu thấy Hạ viện (Quốc
hội) gây nhiều khó khăn cho Chính phủ của ông ta. Điều này cho thấy đặc điểm
và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các thể chế trong đời sống chính trị Pháp dưới
nền Cộng hòa thứ năm. Tất nhiên, Tổng thống cộng hòa không chỉ sử dụng
“quyền sát sinh” vào mục đích đó. Nhưng từ góc độ này chúng ta thấy, đằng
sau Chính phủ còn một khối đá tảng mà Hạ viện (Quốc hội) phải thận trọng khi
thật sự có ý định lật đổ Chính phủ. Không phải không có trường hợp “trạng
chết chúa cũng băng hà”, Tổng thống giải tán Hạ viện (Quốc hội) trước khi Hạ
viện (Quốc hội) kịp ra tay bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Điều đó cũng cho
thấy một quy luật bất thành văn là con lắc quyền lực luôn nghiêng về phía hành
pháp, cho dù nhân loại đã mất bao công sức nhằm làm cho nó ở trạng thái cân
bằng.

Chúng ta thấy, dưới nền Cộng hòa thứ năm ở Pháp, về mặt thể chế, một
thẩm quyền của Nghị viện ngay lập tức bị đối lại bởi một thẩm quyền khác của
Chính phủ. Nó sinh ra một cơ chế ràng buộc chặt chẽ, do đó mà tạo nên hiệu
ứng kiểm soát lẫn nhau giữa Nghị viện và Chính phủ, giữa lập pháp và hành
pháp. Tuy nhiên, phản xạ về mặt thể chế của Chính phủ thực ra đã vượt khỏi
tầm kiểm soát của Nghị viện. Bên cạnh những mũi tên lớn đối trọng nhau, có vô
vàn những mũi tên nhỏ đan xen, phán quyết lại nhau. Trong sự vận động của
thực tiễn, nhiều khi chính những mũi tên nhỏ, những mũi tên ngầm lại tạo nên
xung lực chủ đạo, làm nên bản chất thực của hiện tượng. Chính phủ trong thể
chế chính trị Pháp là như vậy. Nó có vô số những quyền năng bổ trợ cho sự chủ
động của mình trước Nghị viện, đến nỗi nó vượt qua Nghị viện về mọi mặt.
Có lẽ các nhà lập hiến đã quá lo lắng rằng sức mạnh của Nghị viện có thể
đe dọa Chính phủ bất cứ lúc nào như tình trạng của Nền Cộng hòa thứ Tư, nên
đã tìm mọi cách để Chính phủ thoát khỏi vòng cương tỏa của Nghị viện và vượt
qua Nghị viện. Chính những quy định nhằm tăng cường quyền lực của Chính
phủ tự nó đã phá vỡ sự cân bằng mong muốn từ sự kết hợp giữa chế độ Đại nghị
và chế độ Tổng thống, phá vỡ khả năng kiểm soát lẫn nhau giữa hai nhánh lập
pháp và hành pháp. Ngay trên nền tảng kỹ thuật, Nghị viện đã mất quyền, nếu
không muốn nói là bất lực trước Chính phủ, Thủ tướng và Tổng thống. Nhà
nghiên cứu Chính trị học người Pháp Pierre Pactet cho rằng hoạt động của Nghị
viện, mà dấu ấn quan trọng là đảm bảo dân chủ qua lá phiếu, trong nhiều tình
huống, trở nên hình thức, trở thành một loại “dịch vụ bỏ phiếu” cho Chính phủ mà
thôi. Cán cân quyền lực đã không còn cân bằng và ở góc độ nào đó, có thể nói
cơ chế kiểm soát quyền lực không đạt được. Thậm chí, cơ quan hành pháp từ
chỗ tham gia vào quyền lập pháp, ở mức độ nhất định, đã thâu tóm, tiếm quyền
lập pháp5.

Trong thực tiễn, các hoạt động chính trị không bao giờ tách khỏi sự chi
phối của đảng phái. Phải xem xét chính trị trong môi trường này mới thấy được
bản chất của vấn đề. Theo cơ cấu tổ chức nhà nước của Pháp, Chính phủ được
hình thành từ phe chiếm đa số trong Hạ viện (Quốc hội). Mặc dù đa số này được
thành lập trên cơ sở liên minh đảng phái, nhưng đặc điểm tổ chức đảng khá chặt
chẽ của Pháp và sự ràng buộc lợi ích giữa các đảng trong liên minh có thể đảm
bảo cho Chính phủ có một hậu thuẫn chính trị thường xuyên tại Hạ viện (Quốc
hội). Do đó, trên thực tế, Hạ viện (Quốc hội) thường bảo vệ và tạo điều kiện cho
Chính phủ hơn là đối lập lại với Chính phủ.
Trong trường hợp Tổng thống do dân bầu cũng thuộc đảng chiếm đa số
trong Hạ viện (Quốc hội) thì toàn bộ hệ thống quyền lực là một mũi tên thuận
chiều. Khi đó, sự cấu kết giữa lập pháp và hành pháp càng lớn và rõ ràng hơn.
Còn trong trường hợp Tổng thống không cùng đảng, thì Chính phủ và Nghị viện
vẫn luôn cùng một xu hướng chính trị, và với những quyền hiến định, họ hoàn
toàn có thể khống chế được tình hình. Lúc đó, mô hình quyền lực quay về thể
chế Đại nghị. Nghĩa là, nhìn một cách tổng thể, trong bất cứ trường hợp nào, sự
tập trung quyền lực vẫn luôn lớn hơn sự phân lập và kiểm soát quyền lực trong
nội bộ bộ máy nhà nước Pháp. Nói cách khác, nhà nước vẫn luôn là một hệ

5
Pierre Pactet, Institutions politiques Droit constitutionnel (Thể chế chính trị và Quyền
hiến định), Nxb. Masson, 1994, trang 445.
thống vận động trong luồng ảnh hưởng của đảng phái, cụ thể là đảng cầm
quyền. Đó là bộ mặt thật, là xu hướng vận động chủ yếu bên trong của thể chế
chính trị nước Pháp.
3. Tư pháp
Tư pháp là một nhánh quyền đặc biệt của quyền lực nhà nước. Sự đặc
biệt của nhánh quyền này được thể hiện ở chỗ hệ thống các cơ quan tư pháp mới
có quyền thay mặt quyền lực nhà nước, cũng là thay mặt nhân dân đưa ra những
phán quyết mang tính chế tài bắt buộc. Thực hiện quyền tư pháp ở Cộng hòa
Pháp là hệ thống toà án, hệ thống viện công tố với chức năng truy tố, phán
quyết và bảo vệ pháp luật, bảo vệ nền cộng hòa và bảo vệ dân chủ và chủ quyền
nhân dân. Sứ mệnh của nhánh quyền tư pháp cũng còn được thể hiện trong việc
kiềm chế và đối trọng với các nhánh quyền còn lại của quyền lực nhà nước và
đặc biệt là nhánh quyền hành pháp.
a. Hệ thống tòa án và công tố
Đây chính là các cơ quan bảo vệ pháp luật và quyền con người, quyền
công dân ở Pháp. Hệ thống toà án của Pháp được thiết kế từ Trung ương xuống
các vùng và tỉnh. Đặc biệt hệ thống này còn được thiết kế theo các các cấp xét
xử và giai đoạn xét xử như: Toà sơ cấp, Đệ nhị cấp, Toà phá án, Toà giám đốc
thẩm. Thẩm quyền của các toà án Pháp được Hiến pháp và các đạo luật về tổ
chức, hoạt động và thẩm quyền quy định rất chặt chẽ và cụ thể với mục đích khi
thực hiện thẩm quyền của mình các tòa án sẽ độc lập và lấy Hiến pháp và pháp
luật là cơ sở pháp lý tối cao và không bị chi phối bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân
nào. Đó cũng là nguyên tắc cơ bản của một nền tư pháp hiện đại mà tất cả các
quốc gia trên thế giới phải vươn đến.
Theo quy định của Điều 67 Hiến pháp năm 1958 thì Tòa án tối cao Pháp
bao gồm các thành viên được bầu ra bởi Hạ viện (Quốc hội) và Thượng viện.
Chánh án Tòa án tối cao được lựa chọn từ các thành viên của Tòa án tối cao đã
thông qua bầu cử. Hệ thống thẩm phán của Pháp được Tổng thống bổ nhiệm
theo nhiệm kỳ suốt đời trên cơ sở có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao và
Bộ trưởng Bộ tư pháp (Garde des Sceaux). Khi hoạt động các thẩm phán độc
lập tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ suốt đời sẽ
làm cho các thẩm phán yên tâm công tác, thực hành pháp luật và không bị gián
đoạn trong qúa trình công tác trừ trường hợp vi phạm pháp luật và quy chế nghề
nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật của Pháp cũng quy định định kỳ thời gian các
thẩm phán Pháp phải qua kỳ sát hạch về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp và
ai không còn đủ tiêu chuẩn thì ngay lập tức bị đào thải ra khỏi hệ thống. Chế độ
lương bổng cho đội ngũ thẩm phán ở Pháp cũng rất cao đảm bảo cho họ chuyên
tâm vào công việc và phụng sự pháp luật, bảo vệ công lý và nền Cộng hòa.
Nguyên tắc độc lập được xem là nguyên tắc sống còn và đặc trưng của hệ
thống tòa án Pháp. Nội dung của nguyên tắc độc lập được thể hiện ở sự độc lập
của hệ thống tòa án với hệ thống các cơ quan nhà nước khác như Nghị viện,
Tổng thống và Chính phủ. Nghị viện ban hành ra pháp luật nhưng hệ thống tòa
án khi hoạt động lại không hề phụ thuộc vào Nghị viện mà chỉ tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật. Tổng thống có quyền bổ nhiệm thẩm phán nhưng khi hoạt
động đội ngũ thẩm phán chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật mà không chịu sự
tác động nào của Tổng thống cũng như các cơ quan khác.
Nguyên tắc độc lập còn được thể hiện ngay trong nội bộ hệ thống tòa án
và ngay trong nội bộ đội ngũ thẩm phán. Mặc dù, hệ thống tòa án Pháp được tổ
chức theo địa giới lãnh thổ và cấp hành chính nhưng khi hoạt động mỗi cấp tòa
đều thực hiện theo những thẩm quyền của riêng mình và lấy Hiến pháp và pháp
luật làm căn cứ pháp lý. Có nghĩa là tòa án cấp trên không thể bắt tòa án cấp
dưới xét xử theo sự chỉ đạo của mình được. Đối với đội ngũ thẩm phán, khi hoạt
động cũng rất độc lập trên cơ sở quy định và thẩm quyền mà pháp luật trao cho
họ và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả những gì mà họ tiến hành.
Điều này bảo đảm tính khách quan của hệ thống tòa án trong việc đưa ra các
phán quyết và trong việc bảo vệ công lý.
Nguyên tắc cơ bản tiếp theo là nguyên tắc xét xử hai cấp. Hiến pháp và
pháp luật Pháp đưa ra nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho phán quyết của tòa án
đảm bảo độ chính xác cao. Bởi vì, lĩnh vực hoạt động tư pháp nói chung và của
hệ thống tòa án nói riêng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và liên quan trực tiếp
đến các quyền con người, quyền công dân. Việc kết luận một người có tội hay
không có tội là điều vô cùng hệ trọng, việc xác định sở hữu của cá nhân, tổ
chức, cộng đồng cũng vô cùng quan trọng. Do đó, pháp luật Pháp dự liệu tình
hình và quy định nguyên tắc xét xử hai cấp là nhằm ngăn ngừa những sai lầm
có thể xảy ra.
Hệ thống tòa án Pháp cũng áp dụng nguyên tắc hoạt động công khai. Mục
đích của nguyên tắc này là nhằm làm cho hoạt động của hệ thống tòa án Pháp
được công khai, minh bạch, được nhân dân giám sát và được các nhánh quyền
lực khác giám sát, theo rõi tính đúng đắn của các phán quyết mà hệ thống tòa án
đưa ra. Nguyên tắc xét xử công khai cũng tạo ra khả năng giáo dục pháp luật cho
nhân dân, hướng nhân dân vào những chuẩn mực mà pháp luật yêu cầu. Nó
cũng còn có tính chất răn đe đối với những người đang có ý định phạm tội.
Công khai cũng còn là điều kiện để xã hội và nhân dân kiểm chứng tính độc lập
của tòa án và của đội ngũ thẩm phán.
Hệ thống tòa án của cộng hòa Pháp được phân định bởi hai hệ thống Toà
án tư pháp (Les Juridictions de l’ordre judiciaire) và Tòa án hành chính (Les
Juridictions de l’ordre administratif). Ngoài ra còn có Tòa án đặc biệt được lập ra
trong những trường hợp đặc biệt. Hệ thống tòa án hành chính có thẩm quyền xét
xử các vụ án hành chính, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà
nước, xem xét tính đúng đắn của các quyết định, việc làm của các cơ quan quản
lý nhà nước, hệ thống công chức nhà nước trong việc thực hiện thẩm quyền mà
pháp luật quy định. Hệ thống tòa án tư pháp gồm hệ thống tòa hình sự, tòa dân
sự, các tòa án chuyên ngành như: Thương mại, Lao động, Toà giải quyết các
tranh chấp về hợp đồng, bảo hiểm. Hệ thống tòa án tư pháp có chức năng giải
quyết các tranh chấp phát sinh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xét xử các loại
tội phạm, giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, hôn nhân và gia đình, các
vấn đề về trẻ vị thành niên nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân và
các quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Hệ thống tòa án của cộng hòa Pháp còn có hệ thống Tòa án phúc thẩm.
Tòa án phúc thẩm được tổ chức liên tỉnh (từ 2 đến 4 tỉnh). Tòa án phúc thẩm có
thẩm quyền xem xét lại các vụ án mà tòa án sơ thẩm (Tòa án thẩm quyền hẹp và
tòa án thẩm quyền rộng) nếu có đơn kháng cáo của các bên liên quan hoặc
kháng nghị của công tố viên. Tòa án phúc thẩm hoạt động theo nguyên tắc tập
thể. Tòa án phúc thẩm cũng được tổ chức theo các bộ phận chuyên ngành. Bộ
phận dân sự có hai loại là tòa về các vụ việc dân sự và tòa về các vụ việc xã hội.
Ngoài tòa dân sự, trong Tòa án phúc thẩm còn có các tòa về thương mại, tòa về
người chưa thành niên.
Tòa án bồi thẩm được tổ chức ở các tỉnh và hoạt động độc lập với tòa án
phúc thẩm. Các khiếu kiện đối với tòa bồi thẩm được xem xét tại tòa phá án.
Thành phần xét xử của tòa án bồi thẩm gồm ba thành viên và Chánh án Tòa bồi
thẩm phải là thành viên của Tòa án phúc thẩm. Thành phần của Tòa án bồi thẩm
bao gồm 9 thành viên. Hình thức hoạt động của tòa án bồi thẩm là các phiên
họp.
Tòa án quân sự bao gồm tòa án cải tạo lao động và tòa án bồi thẩm. Đây
là hệ thống tòa án đặc biệt chuyên xét xử các vụ án có ít nhất một bên là cá nhân
hay tổ chức thuộc quân đội. Tòa án này hoạt động dựa theo quy định của Bộ
luật về tư pháp quân sự. Tòa án quân sự cũng được tổ chức theo hệ thống từ trên
xuống dưới và cũng theo lãnh thổ hoặc theo lực lượng vũ trang. Tòa án cao nhất
là Tòa án tối cao của lực lượng vũ trang.
Tòa phá án (La Cour de cassation) là tòa án cao nhất trong hệ
thống tòa án của Pháp. Đây là cấp xét xử tái thẩm và có cơ cấu tổ chức hết sức
phức tạp và bao gồm các thẩm phán có chuyên môn cao và kinh nghiệm xét xử.
Tòa phá án ở Pháp bao gồm 5 tòa về dân sự và 1 tòa về hình sự. Thẩm quyền
của tòa phá án là xem xét các vụ án đã được giải quyết bởi các tòa án các cấp
trong hệ thống tòa án của Pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, lý do
quan trọng nhất để tòa án phá án xem xét lại sự việc là nó phát sinh những tình
tiết mới của vụ án mà khi xét xử các tòa cấp dưới chưa xem xét với nhiều lý do
khác nhau. Chính vì thẩm quyền xem xét lại các vụ án đã có hiệu lực pháp luật
cho nên cơ quan tài phán này mới được gọi là tòa phá án.
Bên cạnh, hệ thống tòa án tư pháp, ở Cộng hòa Pháp còn có hệ thống tài
phán hành chính. Đứng đầu hệ thống tài phán hành chính là Hội đồng nhà nước
(Conseil d’ Etat). Hệ thống cơ quan này hoạt động độc lập và nó bao gồm tòa án
hành chính và tòa án hành chính phúc thẩm. Điều này chứng minh nguyên tắc cơ
bản của hệ thống tòa án ở Pháp là luôn đảm bảo xem xét vụ việc ở hai cấp xét xử.
Trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở Pháp chúng ta phải xem xét đến
một hệ thống các cơ quan rất quan trọng đó là các cơ quan thực hiên quyền
công tố, thay mặt nhà nước truy tố các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Viện trưởng Viện công tố Cộng hòa Pháp cũng được nhân dân bầu trực tiếp. Vị
trí pháp lý của Viện trưởng Viện công tố Pháp có tư cách độc lập, khi hoạt động
chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống viện công tố Pháp được tổ chức
theo ngành dọc. Chính cách tổ chức này là điều kiện để nhánh quyền lực này
hoạt động không phụ thuộc vào các nhánh khác và là điều kiện để đảm bảo cân
bằng chính trị ở Pháp (Les Equilibres politiques). Viện công tố Pháp là cơ quan
bảo vệ pháp luật có thẩm quyền truy tố các hành vi trái pháp luật, vi phạm
quyền con người, quyền công dân. Vai trò của cơ quan công tố và các công tố
viên là rất quan trọng. Hoạt động của cơ quan công tố và các công tố viên là làm
rõ hành vi trái pháp luật và truy tố trước pháp luật những hành vi trái pháp luật
đó ra trước tòa án. Trên cơ sở truy tố của cơ quan công tố, tòa án sẽ xem xét
theo thủ tục luật định để kết luận một cá nhân hay tổ chức có vi phạm pháp luật
và phải chịu chấp hành hình phạt hay không.
b. Hội đồng bảo hiến
Một thiết chế cũng rất quan trọng trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở
Pháp đó là Hội đồng bảo hiến (Le Conseil constitutionnel), thiết chế này có
nhiều điểm tương đồng với Toà án hiến pháp của Hoa kỳ. Theo nguyên nghĩa
thì cơ quan này có tên là Hội đồng hiến pháp. Tuy nhiên chức năng chính của
cơ quan này là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và bảo vệ Hiến pháp của
Đệ ngũ cộng hòa do đó người ta quen gọi là Hội đồng bảo hiến. Như phần trên
đã phân tích, Hiến pháp giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức
và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng.
Do đó đòi hỏi hiến pháp phải được hiểu đúng và thực thi đúng với tinh thần của
hiến pháp. Chính vì lý do đó mà các nhà lập hiến của Pháp đã thiết kế một cơ
quan đặc thù có chức năng bảo vệ hiến pháp, kiểm tra tính hợp hiến của các đạo
luật trước khi nó được ban hành - Hội đồng bảo hiến. Nó cũng chính là cơ quan
giám sát tính hợp hiến trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Lý do để tồn tại của mô hình Hội đồng
bảo hiến được các nhà lập pháp Pháp căn cứ trên hai cơ sở: Thứ nhất là nguyên
tắc tối cao của Hiến pháp và pháp luật, thứ hai là ngăn cản sự can thiệp của
nhánh tư pháp và các nhánh quyền lực khác, đặc biệt là nhánh lập pháp vào qúa
trình thực thi quyền lực nhà nước cũng như qúa trình thực hiện hiến pháp và
pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng bảo hiến theo quy định tại Điều 56 Hiến
pháp năm 1958 bao gồm 9 thành viên, nhiệm kỳ 9 năm, 3 thành viên do Tổng
thống cộng hòa bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Hạ viện, 3 thành viên do
Chủ tịch Thượng viện, Hội đồng bảo hiến thay thế 1/3 sau 3 năm. Chủ tịch Hội
đồng bảo hiến do Tổng thống cộng hòa bổ nhiệm. Thành viên của Hội đồng bảo
hiến thường là các cựu Tổng thống và các chính khách nổi tiếng có uy tín và
kinh nghiệm hoạt động chính trị dày dặn.
Điều 57 Hiến pháp năm 1958 quy định nguyên tắc tối cao mà các thành
viên Hội đồng bảo hiến là không được kiêm nghiệm chức vụ. Các thành viên
này không được kiêm nghiệm các chức vụ khác theo luật quy định, không thể
nắm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước, trong khu vực kinh tế công và tư,
không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng kinh
tế và xã hội, là lãnh đạo hoặc người có trách nhiệm của một đảng chính trị. Sở
dĩ pháp luật Pháp quy định rất chặt chẽ điều này là nhằm bảo đảm tính khách
quan của Hội đồng bảo hiến và các thành viên của Hội đồng này khi hoạt động
chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Hội đồng bảo hiến độc lập đưa ra các
quyết định mà không chịu bất kỳ sự tác động nào từ bất kỳ nhánh quyền lực nào
kể cả từ những người đã bổ nhiệm họ như là Tổng thống Cộng hòa.
Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền rất đa dạng và có sự tác động lớn đến
Nghị viện và cơ quan hành pháp. Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền bảo vệ Hiến
pháp và sự thống nhất của pháp luật. Hội đồng này có quyền đưa ra phán xét
những hành vi trái Hiến pháp, văn bản, quyết định trái Hiến pháp. Hội đồng bảo
hiến có thẩm quyền xem xét tính đúng đắn của việc bầu Hạ viện và Thượng
viện, các vấn đề về bầu lại hay cấm kiêm nhiệm chức vụ phát sinh trong quan
hệ giữa các thành viên của Nghị viện. Hội đồng bảo hiến cũng có quyền xem xét
tính hợp hiến và hợp pháp của các quy chế làm việc của cả Hạ viện và Thượng
viện Pháp.
Hội đồng bảo hiến tham gia vào công việc chuẩn bị bầu cử, tiến hành bầu
cử và công bố kết qủa bầu cử Tổng thống cộng hòa. Hội đồng bảo hiến cũng có
quyền tuyên bố tính đúng đắn của việc đề cử ứng cử viên và công bố danh sách
ứng cử viên bầu cử Tổng thống cộng hòa. Điều 58 Hiến pháp năm 1958 quy
định: “Hội đồng bảo hiến kiểm soát tính hợp lệ của cuộc bầu cử Tổng thống.
Hội đồng xét đơn khiếu nại và tuyên bố kết qủa”. Nếu Tổng thống từ trần thì
Hội đồng bảo hiến sẽ có chức năng là xác nhận sự cần thiết của việc tạm giữ
chức vụ đó. Chủ tịch Thượng viện Pháp sẽ tạm giữ chức vụ Tổng thống cộng
hòa cho đến khi có cuộc bầu cử để chọn ra vị Tổng thống mới.
Theo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 1958, trước khi ban hành tình
trạng khẩn cấp, Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch hai
viện của Nghị viện, Chủ tịch Hội đồng bảo hiến. Trong qúa trình thực hiện tình
trạng khẩn cấp, Hội đồng bảo hiến có quyền xem xét tính đúng đắn của các biện
pháp mà Tổng thống áp dụng.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1958, Hội đồng bảo hiến được thiết
lập và được trao thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật trước khi
nó được công bố. Điều 61 Hiến pháp năm 1958 quy định:"Những đạo luật về tổ
chức trước khi ban hành và các quy chế của hai Viện trước khi ban hành, phải
đệ trình lên Hội đồng bảo hiến xem các văn kiện đó có phù hợp với Hiến pháp
không. Để phù hợp với Hiến pháp, các đạo luật khác trước khi thi hành cũng
được đệ trình lên Hội đồng bảo hiến bởi Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch
của hai Viện".
Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của Hội đồng bảo
hiến là nhằm mục đích chống lại sự xâm phạm hay lạm dụng quyền lực của
chính quyền, đặc biệt giới hạn Nghị viện trong khuôn khổ của Hiến pháp. Tuy
nhiên, đặc điểm khác biệt giữa Hội đồng bảo hiến ở Pháp so với mô hình tương
tự ở các nước khác là ở chỗ Hội đồng bảo hiến chỉ được xem xét tính hợp hiến
của các đạo luật khi nó chưa được Tổng thống công bố. Có thể nói đây là đặc
điểm căn cốt của cơ chế bảo hiến ở Pháp khi Hội đồng bảo hiến được xem như
cơ quan gác cổng của các đạo luật trước khi nó được công bố và có hiệu lực
trên thực tế. Nó cũng ngăn ngừa những hậu qủa tai hại có thể xảy ra khi một đạo
luật vi hiến lại được công bố và thực thi trong cuộc sống. Chính điều này làm
cho chúng ta thấy được vai trò cực kỳ to lớn của Hội đồng bảo hiến Cộng hòa
Pháp. Tất cả các đạo luật khi được Tổng thống công bố và thực thi trên thực tế
thì cũng có nghĩa là phù hợp với Hiến pháp.
Có thể nói Hội đồng bảo hiến cùng với các thiết chế quyền lực khác đã
góp phần tích cực vào việc bảo vệ tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật
dưới nền Cộng hòa thứ năm của Pháp. Nó tạo ra cơ chế ngăn chặn và kiềm chế,
giám sát quyền lực hiệu qủa nhằm bảo vệ những giá trị bền vững của nền cộng
hòa, của các giá trị dân chủ và quyền con người, quyền công dân.
4. Các đảng chính trị, các nhóm lợi ích và hệ thống bầu cử
a. Các đảng chính trị
Nước Pháp cũng là một trong những nước có lịch sử đảng phái lâu đời
trên thế giới. Các đảng chính trị ở Pháp ra đời sau Đại cách mạng tư sản Pháp
năm 1789 với sự tranh giành giữa phái quý tộc và tư sản mà đặc biệt là phái Gia
- cô - banh và phái Gi - rông - đanh (Jacobain và Girondin). Các học giả nghiên
cứu chính trị Pháp có nhiều cách định nghĩa về đảng phái chính trị. Tuy nhiên,
họ đều thống nhất ở chỗ các đảng phái chính trị có các yếu tố cấu thành đó là có
hệ tư tưởng riêng, là một tổ chức độc lập và có kỷ luật, phải được sự thừa nhận
và điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia.
Chế độ đa đảng được thiết lập từ khi hình thành hệ thống chính trị Pháp
và đặc biệt là từ khi ra đời bản Hiến pháp 1958 với nền Cộng hòa thứ 5 của
nước Pháp. Hiện nay, nước Pháp có khoảng trên dưới 30 đảng chính trị hợp
pháp (được nhà nước và pháp luật thừa nhận). Tính hợp pháp là tiêu chí để
phân biệt đảng chính trị với các tổ chức tự xưng là các đảng chính trị và nhóm
chính trị. Hiến pháp và pháp luật của Pháp một mặt thừa nhận quyền tự do
thành lập, tham gia vào các đảng chính trị của các chủ thể trong xã hội, nhưng
mặt khác để được tự do hoạt động thì các đảng chính trị và các nhóm chính trị
phải được đăng ký và cho phép của hệ thống các cơ quan quản lý của nhà nước.
Hiến pháp và pháp luật của Pháp cũng quy định các đảng chính trị và nhóm
chính trị phải không được đi ngược lại mục tiêu chung của nền cộng hòa và các
giá trị dân chủ.
Đặc điểm lớn nhất của chế độ đảng phái ở Pháp đó là các đảng chính trị
và các nhóm chính trị khi tham gia vào đời sống chính trị Pháp thường tập hợp
nhau lại thành hai phe rất rõ ràng đó là phe tả và phe hữu, tuy vẫn tồn tại
những bất đồng trong nội bộ từng phe phái. Hiện tượng này xuất phát từ việc
thiết lập, thừa nhận và thực tế hoạt động của chế độ chính trị ở Pháp trong nền
cộng hòa thứ năm này. Có nhiều lý do khiến các đảng phái liên kết với nhau
trong hoạt động chính trị và nắm chính quyền. Trước hết, chế độ bầu cử Tổng
thống và các cuộc bầu cử quan trọng khác (Hạ viện và Hội đồng vùng, tỉnh)
theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu với đa số phiếu qua hai vòng bầu cử đã
buộc các đảng phái ít có hy vọng thắng cử phải liên kết với các đảng lớn để
giành thắng lợi cho ứng cử viên chung của họ và tránh bị gạt ra khỏi chính
trường sau này vì tỷ lệ phiếu bầu qúa ít. Ngoài ra, những nguyên tắc hoạt động
của các thể chế nhà nước cũng buộc các đảng phái tập hợp lại với nhau để bảo
vệ quyền lợi của mình (đối với phe đa số nắm chính quyền) hoặc để chống đối,
gây cản trở cho chính quyền hoạt động (đối với phe đối lập).
Những buổi thảo luận tại Hạ viện, Thượng viện, những lần bỏ phiếu tín
nhiệm hoặc bất tín nhiệm Chính phủ, thông qua các đạo luật, những buổi chất
vấn Chính phủ... đều cho thấy rõ quan điểm đối lập giữa hai phe và sự tập hợp
lực lượng ở mỗi phe thể hiện qua tiếng nói chung của nhóm nghị sĩ đại diện.
Đây không chỉ là một sự ngẫu nhiên mà nó còn thể hiện sự ràng buộc nhau giữa
các đảng chính trị ở Pháp. Các đảng chính trị có mục đích và tính chất gần nhau
sẽ nảy sinh nhu cầu liên kết nhau lại tạo thành một thế lực có sức mạnh và càng
có cơ hội để nắm chính quyền. Điều này cũng phản ánh một thực tế là ở Pháp
không hình thành các đảng thực sự mạnh và có vai trò quan trọng trong qúa
trình xác lập quyền lực - trở thành đảng cầm quyền. Điều này là rất khác ở Mỹ
với sự thay nhau cầm quyền của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa và ở Vương
quốc Anh với sự lũng đoạn của đảng Bảo thủ và Công đảng.
Cách thức chủ yếu để các đảng chính trị nắm được chính quyền là thắng
cử ở các cuộc bầu cử Nghị viện và người đứng đầu cơ quan hành pháp. Chính vì
vậy, các đảng chính trị ở Pháp rất quan tâm đến các cuộc bầu cử. ở cấp trung
ương là các cuộc bầu cử Thượng viện, Hạ viện và Tổng thống, ở cấp địa phương
là các cuộc bầu cử vùng trưởng, tỉnh trưởng, thị trưởng và hội đồng vùng, hội
đồng tỉnh, thành phố.
Phe tả và phe hữu thay nhau nắm chính quyền sau một thời gian dài phe
hữu là lực lượng lãnh đạo duy nhất trên chính trường nước Pháp. Trong những
năm 1981-1986 chính quyền thuộc về Đảng Xã hội (cánh tả); 1986-1988 là thời
kỳ cùng chia sẻ quyền điều hành đầu tiên giữa hai phe (cùng chung sống)6;
1988-1993 chính quyền lại thuộc về Đảng Xã hội; 1993-1995 là thời kỳ cùng
chung sống thứ hai; từ 1995 - 2001 là thời kỳ chung sống thứ ba; từ năm 2002 –
2003 là thời kỳ chung sống thứ tư và từ cuối năm 2003 đến nay chính quyền
thuộc cánh hữu mà cụ thể là Đảng Tập hợp vì nền cộng hòa (Rassemblée pour
la République) của đương kim Tổng thống Jacques Chirac.
Các đảng chính trị của Pháp đều được tổ chức và có nguyên tắc hoạt động
chặt chẽ với các thiết chế: Chủ tịch, Tổng thư ký, Bộ chính trị, các uỷ ban (Uỷ
ban đối ngoại, Uỷ ban điều hành, Uỷ ban tài chính, Uỷ ban vận động bầu cử, Uỷ
ban các nghị sỹ của đảng...). Đặc biệt nguồn tài chính của các đảng đều do sự tự
vận động của các đảng mà có, nguồn hỗ trợ từ nhà nước là không đáng kể. Các
đảng chính trị đều hoạt động dựa trên căn cứ pháp lý là các đạo luật về các đảng
chính trị do Nghị viện Pháp ban hành. Các đảng chính trị của Pháp đều được tổ
chức từ trung ương xuống các vùng, các tỉnh. Điều lệ của các đảng chính trị
Pháp phải được sự phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là
Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ. Pháp luật của Pháp quy định như vậy một mặt
là để có thể quản lý được hoạt động của các đảng phái, mặt khác là để tránh cho
Điều lệ và hoạt động của các đảng chính trị vượt qúa khuôn khổ pháp luật cho
phép và đi ngược lại với mục tiêu và lý tưởng chung của Đệ ngũ cộng hòa.
Những năm gần đây, Mặt trận Dân tộc (Đảng cực hữu) và Đảng Xanh
tăng thêm ảnh hưởng của mình trong giới cử tri Pháp. Hiện nay, Đảng Mặt trận
Dân tộc của ông Jean Marie Le Pen là một lực lượng mà các đảng khác phải
tính đến, nhất là khi diễn ra hai vòng bầu cử của cuộc bầu cử Tổng thống cộng
hòa. Đặc biệt tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002 vừa qua, nước Pháp đã
chứng kiến sự kiện ứng cử viên của đảng cực hữu Jean Marie Le Pen đã thu
được một số phiếu khá lớn để bước vào vòng hai tranh cử với đương kim Tổng
thống Jacques Chirac. Tại cuộc bầu cử vòng 1, ứng cử viên đảng cực hữu Le
6
Cohabitation hoặc Coéxistance: Cùng chung sống theo quan niệm của các nhà nghiên
cứu khoa học chính trị và khoa học pháp lý Pháp là thời kỳ mà Tổng thống và Thủ tướng
là người không cùng một đảng, đảng của Tổng thống không chiếm đa số trong Hạ viện.
Pen được 17,2 % số phiếu, vượt qua cả ứng cử viên cánh tả và là đương kim
Thủ tướng lúc đó là ông Lionel Jospin với 16,05% và gần với số phiếu mà
đương kim Tổng thống Jacques Chirac đạt được là 19,65 %. Điều đó thể hiện
thái độ của cử tri Pháp đối với chính sách và cách điều hành của Chính phủ và
của Tổng thống (thời kỳ này là thời kỳ cùng chung sống khi Tổng thống là
người của Đảng Tập hợp vì nền cộng hoà - cánh hữu và Thủ tướng là người
của Đảng xã hội - cánh tả). Để xem xét vị trí và vai trò của các đảng chính trị
nói chung và của từng phe nói riêng, chúng ta xem xét các thành viên của từng
phe.
Lực lượng cánh tả
Đứng đầu lực lượng cánh tả ở Pháp phải kể đến Đảng Xã hội (Parti
Social) hiện nay, được ra đời năm 1969 để thay thế Đảng Xã hội cũ SFIO (Phân
ban Pháp trong Quốc tế công nhân). SFIO thành lập từ năm 1905 dưới sự lãnh
đạo của Jean Jaures, Léon Blum, Guy Mollet và đã nắm chính quyền trong
những năm 1936-1939,1944-1951 và vào các năm 1956,1958.
Sau đại hội thống nhất tổ chức vào tháng 6 năm 1971, dưới sự lãnh đạo
của Francois Mitterrand, Đảng Xã hội đã đạt được những thành công rực rỡ.
Năm 1981, Đảng này đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống và
tiếp theo đó là thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện. Bằng uy tín chính trị và khả
năng ảnh hưởng, quy tập lực lượng của mình, Francois Mitterrand đã đưa Đảng
Xã hội nói riêng và phe cánh tả nói chung lên đỉnh vinh quang trong chính
trường nước Pháp - trở thành đảng cầm quyền và nắm vị trí Tổng thống trong
vòng hai nhiệm kỳ liên tiếp với 14 năm cầm quyền (1981 - 1995).
Tuy nhiên, sau đó Đảng Xã hội đã mất vai trò là đảng cầm quyền khi thất
cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1995 và đảng cầm quyền là Đảng Tập
hợp vì nền cộng hòa của ngài Jacques Chirac.
Phong trào cấp tiến cánh tả (MRG). MRG ra đời sau một qúa trình chia
rẽ nội bộ của Đảng Cấp tiến (thành lập vào năm 1901) xảy ra vào tháng 6 năm
1972. Phong trào này ủng hộ ứng cử viên Francois Mitterrand trong cuộc bầu cử
Tổng thống vào năm 1981 và 1988. Sau thời kỳ lãnh đạo của ông Robert Fabre,
MRG rơi vào tình trạng phân hóa, khủng hoảng nội bộ và sa sút mạnh về ảnh
hưởng trong đời sống chính trị. Tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 1995 Chủ tịch
đảng là ông Jean Francois Hory không thu thập đủ số phiếu giới thiệu của các
đại biểu để ra ứng cử. Tại Hạ viện, các nghị sĩ của MRG cùng sinh hoạt chung
trong nhóm của Đảng Xã hội.
Đảng Cộng sản Pháp (Parti communisme francais - PCF) tách ra từ
SFIO, ra đời năm 1920 tại Đại hội ở Tours. Đảng Cộng sản Pháp luôn coi mình
là đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Ngày 14 tháng
7 năm 1944 nước Pháp được giải phóng, uy tín của Đảng Cộng sản lên cao và
thu được sự ủng hộ của nhân dân Pháp. Đảng Cộng sản đã được Tướng De
Gaulle mời tham gia chính quyền của ông ta, lãnh đạo đất nước. Thời gian này,
trong các cuộc bầu cử, Đảng Cộng sản luôn giành tỷ lệ phiếu từ 25-30%. Có thể
nói thời gian sau Thế chiến thứ hai là thời kỳ cực thịnh của Đảng Cộng sản
Pháp.
Có thể nói sau thời kỳ cực thịnh, Đảng Cộng sản lại nhanh chóng rơi vào
các cuộc khủng hoảng đặc biệt là kể từ khi ra đời của nền Cộng hòa thứ năm với
bản Hiến pháp năm 1958. Tại cuộc bầu cử Hạ viện năm 1993, Đảng Cộng sản
giành được 9,1% số phiếu ủng hộ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1995,
ông Robert Hue - Bí thư toàn quốc của đảng đã giành được 8,7% số phiếu.
Lực lượng cánh hữu
Lực lượng cánh hữu có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị Pháp và
nền Cộng hoà thứ năm ở Pháp. Trong những năm 1958-1981, lực lượng này
chiếm đa số trong Hạ viện (Quốc hội), nắm quyền Tổng thống và Chính phủ.
Thời kỳ cùng chung sống 1986 - 1988, Tổng thống Francois Mitterrand là người
thuộc Đảng Xã hội, còn Chính phủ thuộc lực lượng cánh hữu và phe giữa. Sau
cuộc bầu cử Hạ viện năm 1993 lực lượng này đã giành quyền lãnh đạo Chính
phủ và sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 5 năm 1995, cánh hữu đã nắm
quyền. Tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, cánh hữu lại tiếp tục thắng cử và
giữ quyền Tổng thống cho đến nay (cụ thể là đương kim Tổng thống Jacques
Chirac). Lực lượng cánh tả tập hợp được những đảng phái rất mạnh với những
lãnh tụ nổi tiếng và có kinh nghiệm chính trường dày dặn. Tập hợp vì nền cộng
hòa (Rassemblément pour la République - RPR)7. Tập hợp vì nền cộng hòa
do Tổng thống Pháp hiện nay là ông Jacques Chirac sáng lập vào năm 1976.
Đây là đảng đại diện cho luồng tư tưởng của Phong trào tập hợp nhân dân Pháp
do Tướng De Gaulle sáng lập năm 1947. Đó là tư tưởng độc lập dân tộc, giữ
gìn bản sắc Pháp, nhưng Pháp phải đóng vai trò quan trọng ở châu Âu và trên
thế giới. Có thể nói mục tiêu của Đảng Tập hợp vì nền cộng hòa rất rõ ràng và
phù hợp với mục tiêu chung của nền cộng hòa thứ năm và mục tiêu dân chủ có
truyền thống của nước Pháp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đảng này luôn
có được sự ủng hộ cao của cử tri nước Pháp. Đảng Tập hợp vì nền cộng hòa
không chỉ trở thành anh cả trong liên minh cánh hữu mà có thể nói là của cả hệ
thống đảng phái trong chính trường nước Pháp.
Kể từ năm 1993 đến nay, nhóm nghị sĩ của đảng này là nhóm nghị sĩ
quan trọng nhất trong Hạ viện Pháp. Tại cuộc bầu cử Hạ viện năm 2002, đảng
này có 258 nghị sĩ tại Hạ viện.
Thành viên cũng có tiếng nói khá quan trọng trong lực lượng cánh hữu là
Đảng Liên minh vì nền dân chủ Pháp (L' Union pour la Démocracie francaise -
UDF). Đảng này được thành lập vào năm 1978, tập hợp một số đảng sau: Đảng
Cộng hòa (Parti République - RP) thành lập năm 1977, đấu tranh cho một "nền
dân chủ hiện đại, tự do và hào phóng". Đảng Trung tâm của những người dân
chủ xã hội (CDS): ủng hộ một nền dân chủ xã hội, ủng hộ việc xây dựng một
châu Âu chính trị và ủng hộ một xã hội có trách nhiệm và đoàn kết. Đảng Cấp
tiến là đảng có thâm niên cao nhất trong các đảng hiện nay ở Pháp. Chương

7
Tháng 10 năm 2002, sau khi cánh hữu giành thắng lợi áp đảo tại cuộc bầu cử Tổng
thống tháng 4 năm 2002 và tại cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện) tháng 5 năm 2002, Đảng
Tập hợp vì nền cộng hòa (Rassemblément pour la Republique - RPR), Đảng Liên minh vì
nền dân chủ Pháp (L' Union pour la Démocracie francaise - UDF) và cánh trung hữu của
Đảng Lực lượng dân chủ (Force Démocrate) đã tập hợp nhau lại thành Đảng Liên minh vì
phong trào nhân dân (Union pour un Mouvement Populaire - UMP).
trình hành động của đảng gắn với lý tưởng cộng hòa, bảo vệ quyền sở hữu cá
nhân. Điều lệ của Liên minh vì nền dân chủ Pháp - UDF quy định: "Liên minh
vì nền dân chủ Pháp là một phong trào chính trị tập hợp sức mạnh của toàn thể
nhân dân. Căn cứ theo Điều 4 Hiến pháp năm 1958, Liên minh vì nền dân chủ
Pháp kiên định mục tiêu khuyến khích những lý tưởng vì nền Cộng hòa, xây
dựng một nền dân chủ thực sự, có trách nhiệm trong đời sống chính trị quốc gia,
châu Âu, cũng như trong đời sống kinh tế và xã hội" (Điều 2 của Điều lệ của
UDF).
Bên cạnh các đảng phái tham gia vào các phe tả và hữu, đời sống chính
trị Pháp cũng chứng kiến sự tồn tại của những đảng phái hoạt động khá độc lập
hoặc liên minh trong từng giai đoạn. Đó là các đảng cực hữu và các đảng cực tả.
Đảng Mặt trận dân tộc (Front nationnal - FN) do Jean Marie Le Pen, chủ tịch
đảng lập ra năm 1972. Mục tiêu chính của đảng này đưa ra để thu hút cử tri là
đấu tranh chống nạn nhập cư. Ngoài ra FN còn kêu gọi cần phải ưu tiên dành
công ăn việc làm và trợ cấp xã hội cho người Pháp chính gốc. Ngoài Đảng Mặt
trận, ở Pháp còn tồn tại một số phong trào và nhóm nhỏ tự tuyên bố theo tinh
thần dân tộc và ít nhiều có tư tưởng phát xít mới.
Các đảng cực tả
Theo khuynh hướng Tơrốtskít: Liên đoàn cộng sản cách mạng do Alain
Krivine lãnh đạo; Phong trào đấu tranh công nhân do bà Arlette Laguiller lãnh
đạo (bà này cũng là một trong mười sáu ứng cử viên tham gia ứng cử cuộc bầu
cử Tổng thống Pháp năm 2002). Ngoài hai khuynh hướng Tơrốtskít kể trên, còn
một số đảng và phong trào cực tả khác như: Đảng Xanh ra đời năm 1948 do sáp
nhập hai nhóm bảo vệ môi trường. Đảng này đề ra mục tiêu soạn thảo và thực
hiện cương lĩnh xã hội đấu tranh bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mục tiêu đấu
tranh chính của phong trào này là chống vũ khí hạt nhân. Năm 1992 đã xuất
hiện những mâu thuẫn trong nội bộ đảng, hiện nay trào lưu xanh đã tách ra
thành ba đảng khác nhau: Đảng Xanh, Đảng Phong trào sinh thái, Đảng Thế hệ
sinh thái.
Nói chung, ngoài PN của Le Pen, các đảng cực hữu và cực tả khác đều có
vị trí không quan trọng trong chính trường nước Pháp và chỉ tồn tại nhằm tô
điểm thêm sự phong phú và đa dạng đời sống đảng phái ở Pháp. Nó cũng phản
ánh nhu cầu tập hợp và tham gia vào chính trị của các tầng lớp khác nhau.
b. Các tổ chức công đoàn
Các tổ chức công đoàn ở Pháp cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau nhằm tập hợp những đối tượng đoàn viên khác nhau nhằm thỏa mãn
những yêu cầu và lợi ích cũng khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại hình công đoàn
chủ yếu đó là: Nghiệp đoàn của giới chủ (Syndicats des Employées), nghiệp
đoàn của những người lao động (Sindycats des employeurs). Các tổ chức công
đoàn ở Pháp là các đoàn thể để bảo vệ quyền lợi của giới chủ và của người lao
động. Tiếng nói của các tổ chức này có vai trò tích cực đối với giới chính trị và
những nhà hoạch định chính sách quốc gia ở Pháp. Có thể nói hoạt động của
giới công đoàn tại Pháp là một trong những nơi mạnh nhất trên thế giới. Chính
phủ Pháp rất nể trọng các nghiệp đoàn này và luôn luôn lắng nghe xem sự phản
ứng của họ như thế nào.
Có thể nói cũng như đời sống thể chế chính trị Pháp, đời sống nghiệp
đoàn ở Pháp cũng trải qua rất nhiều bước thăng trầm và có sự biến động mạnh
mẽ. Tuy nhiên, có một đặc điểm là người lao động Pháp cũng rất nhạy cảm và
sáng suốt lựa chọn những tổ chức công đoàn nào có khả năng bảo vệ quyền và
lợi ích của họ cao nhất. Các tổ chức công đoàn của Pháp cũng có được chiến
lược và khả năng hoạt động rất chuyên nghiệp và phù hợp với mục đích từng
thời kỳ. Chúng ta từng biết đến, Công đoàn Hàng không Pháp đã chọn đúng
thời điểm chuẩn bị diễn ra Vòng chung kết bóng đá thế giới France 98 để đình
công nhằm gây sức ép với Chính phủ và cuối cùng Chính phủ Pháp phải
nhượng bộ ra sao. Còn rất nhiều ví dụ có thể minh họa cho tính chuyên nghiệp
và khả năng nhạy cảm của giới nghiệp đoàn Pháp. Cũng không ít Chính phủ đã
phải ngậm ngùi ra đi khi không thể giải quyết được các yêu sách của các tổ
chức công đoàn Pháp.
Dưới đây là một số tổ chức công đoàn lớn và có vị thế quan trọng trong
đời sống chính trị Pháp:

+ Tổng Liên đoàn lao động Pháp: Là tổ chức công đoàn lâu đời nhất ở
Pháp, được thành lập vào năm 1895. Trải qua hơn một trăm năm hoạt động,
Tổng Liên đoàn lao động Pháp ngày nay đã trở thành tổ chức công đoàn lớn
mạnh nhất của nước Pháp. Tổng Liên đoàn lao động Pháp tập hợp người lao
động từ rất nhiều ngành nghề và có địa bàn hoạt động rất rộng lớn. Cho đến
nay, con số công đoàn viên của Tổng Liên đoàn lao động Pháp đã lên đến gần 1
triệu.
+ Công đoàn lực lượng công nhân: Đây là tổ chức được tách ra từ Tổng
Liên đoàn lao động Pháp vào năm 1948. Do đối tượng công đoàn viên của Tổng
Liên đoàn lao động Pháp rất đa dạng và được tập hợp từ nhiều ngành nghề khác
nhau, do đó bộ phận công nhân là thành viên của Tổng Liên đoàn Pháp đã tách
ra nhằm đấu tranh bảo vệ những lợi ích thiết thân của giai cấp công nhân Pháp.
Đó là lý do chính yếu dẫn đến sự ra đời của Công đoàn lực lượng công nhân.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, đến nay Công đoàn lực lượng công nhân đã có
số công đoàn viên gần 500 ngàn người.
+ Liên đoàn lao động dân chủ Pháp ra đời từ việc tách khỏi Liên đoàn
những người lao động Thiên chúa Pháp. Con số đoàn viên hiện nay của Liên
đoàn lao động dân chủ Pháp là hơn 500 ngàn người.
+ Tổng Liên đoàn cán bộ: Là tổ chức được thành lập ngay sau ngày giải
phóng nước Pháp (tháng 8 năm 1944), đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước. Cho đến nay, số công đoàn viên của Tổng Liên đoàn
cán bộ là hơn 300 ngàn người.
+ Liên đoàn giáo dục quốc gia: Tuy Liên đoàn giáo dục quốc gia không
nằm trong “câu lạc bộ công đoàn lớn”, nhưng Liên đoàn giáo dục lại mang tính
đại diện rộng rãi hơn cả trong lĩnh vực của mình nên được chính quyền coi là
một trong các tổ chức công đoàn đại diện nhất và có uy tín đối với Chính phủ.
+ Liên đoàn công nhân đường sắt quốc gia Pháp: Đây là tổ chức công
đoàn tập hợp và bảo vệ quyền lợi của những người công nhân làm việc trong
ngành đường sắt. Tuy số lượng đoàn viên không lớn bằng các công đoàn khác
nhưng Công đoàn đường sắt quốc gia lại có khả năng hoạt động rất chuyên
nghiệp và có khả năng liên kết đấu tranh với các liên đoàn lao động của các
ngành nghề khác như hàng không và vận tải.
Bên cạnh hệ thống các tổ chức công đoàn tập hợp và bảo vệ quyền và lợi
ích của những người lao động, ở Pháp cũng tồn tại hệ thống các tổ chức công
đoàn tập hợp và bảo vệ cho quyền và lợi ích của giới chủ Pháp. Chính phủ cũng
rất quan tâm đến những yêu sách mà các tổ chức công đoàn này nêu ra. Nhiều
khi Chính phủ vừa phải đóng vai trò là cơ quan điều chỉnh chính sách cho phù
hợp với yêu cầu của các nghiệp đoàn, vừa phải là vị trọng tài phân sử đúng sai
trong quan hệ giữa công đoàn của người lao động và công đoàn của giới chủ
Pháp. Các công đoàn của giới chủ Pháp có các tổ chức chủ yếu sau:
+ Hội đồng giới chủ Pháp: Là tổ chức công đoàn đại diện cho các xí
nghiệp lớn của Pháp. Đây là tổ chức công đoàn tập hợp những doanh nhân hàng
đầu và từ các ngành, lĩnh vực quan trọng của nước Pháp như: Công nghiệp lọc
dầu, khai khoáng, chế tạo máy bay, ô tô, máy móc, thương mại và tài chính,
ngân hàng. Đây có thể nói là tổ chức nghiệp đoàn có vị thế rất lớn và luôn luôn
đưa ra các yêu sách đối với Chính phủ.
+ Tổng Liên đoàn các xí nghiệp nhỏ và vừa: Đây là tổ chức công đoàn
đại diện cho quyền lợi của giới chủ các xí nghiệp nhỏ và vừa của nước Pháp.
Mặc dù vị thế của tổ chức này không thể bằng với Hội đồng giới chủ Pháp
nhưng nó lại là tổ chức tập hợp rất đông giới chủ từ rất nhiều lĩnh vực khác
nhau và nắm trong tay rất nhiều lực lượng sản xuất và đội ngũ nhân công lớn.
Hai tổ chức nghiệp đoàn giới chủ của Pháp có sự liên hệ rất chặt chẽ với
nhau và có kinh nghiệm hoạt động chính trị, đặc biệt là kỹ năng gây sức ép đối
với Chính phủ và các cơ quan nhà nước nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
tối đa của các ông chủ Pháp.
c. Các tổ chức về quyền con người, quyền công dân
Hệ thống các tổ chức về quyền con người, quyền công dân là thiết chế
chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị Pháp. Đây
cũng chính là thiết chế đặc thù của xã hội công dân ở Pháp, tập hợp lực lượng
và tham gia tích cực vào sự nghiệp nhân quyền ở Pháp. Mặc dù không phải là
cơ quan có quyền phán xét (tài phán) nhưng những nhận định của các cơ quan
này lại có vai trò quyết định, tạo dư luận lớn trong xã hội. Nhận định và quan
điểm của các tổ chức về quyền con người, quyền công dân được đưa ra chủ yếu
thông qua các thông điệp, các khuyến cáo và khuyến nghị. Những thông điệp và
khuyến nghị được gửi đến các cơ quan hữu quan có trách nhiệm phục vụ nhân
dân mà đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính và quản lý nhà nước.
Mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức về quyền con người, quyền
công dân ở Pháp cũng rất đa dạng và phong phú. Nó có thể là một tổ chức của
Nghị viện như là Uỷ ban nhân quyền của Hạ viện và Thượng viện. Nó cũng có
thể tồn tại như một tổ chức phi chính phủ (NGO) và hoạt động theo đạo luật về
các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, dù tồn tại với tư cách gì của Nghị viện hay các tổ
chức phi chính phủ thì hoạt động của các tổ chức này cũng đảm bảo sự độc lập
với các thiết chế quyền lực. Các tổ chức về nhân quyền ở Pháp hoạt động dựa
trên nguồn kinh phí không từ nhà nước do đó họ không bị ràng buộc bởi sự tác
động của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Nguồn kinh phí chủ yếu là sự đóng góp
của các hội viên, các nhà tài trợ và các nhà hoạt động nhân quyền và từ nguồn
kinh phí thông qua các tổ chức quốc tế.
Tham gia vào các tổ chức về quyền con người, quyền công dân ở Pháp
chủ yếu là các nhà hoạt động nhân quyền, những chuyên gia trên rất nhiều lĩnh
vực mà đặc biệt là các chuyên gia pháp lý. Chính điều đó đã tạo nên uy tín rất
lớn của các tổ chức này trong xã hội Pháp. Nó có sự tác động xã hội rất lớn, tạo
dư luận xã hội mạnh mẽ làm cho các Chính phủ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Cũng chính hoạt động của các tổ chức nhân quyền ở Pháp mà đội ngũ chính
khách phải hoạt động chuyên nghiệp hơn, có trách nhiệm hơn.
Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Pháp là các thiết chế trong hệ
thống đều tổ chức và hoạt động dựa trên các luật. Do đó các tổ chức chính trị -
xã hội cũng được điều chỉnh bằng các đạo luật. Nguyên tắc của hệ thống chính
trị Pháp nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng là tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật. Không một lĩnh vực nào, quan hệ xã hội nào nằm ngoài vòng cương tỏa
của pháp luật là nguyên tắc hiến định và là mục tiêu của hệ thống chính trị
Pháp.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

Hệ thống chính trị Cộng hòa Pháp là hệ thống chính trị đa nguyên, đa
đảng, được hình thành gắn với sự thành công của Đại cách mạng Pháp 1789 và
sự ảnh hưởng của những tư tưởng chính trị thời kỳ Khai sáng thế kỷ 17,18. Có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức và vận hành của hệ thống chính
trị Pháp. Trong các yếu tố đó, chúng ta phải kể đến đó là các yếu tố nguồn gốc,
dân tộc, truyền thống văn hóa, tâm lý xã hội và đặc biệt là yếu tố tôn giáo và sự
đan xen, giao lưu văn hóa và tôn giáo của nước Pháp. Mục tiêu có tính nguyên
tắc của hệ thống chính trị dưới nền Cộng hòa thứ năm là bảo đảm sự tồn tại
của nền Cộng hòa và các giá trị dân chủ.
Hệ thống chính trị Pháp được thiết kế xoay quanh nhà nước pháp quyền -
trung tâm của hệ thống chính trị Pháp. Tinh thần pháp quyền luôn là tinh thần
chủ đạo và trở thành nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và hoạt động của hệ thống
chính trị Pháp. Tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Pháp đều được
điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật được xem là
chuẩn mực và là căn cứ pháp lý của đời sống chính trị Pháp nói chung và của hệ
thống chính trị Pháp nói riêng.
Các đảng chính trị giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và hệ
thống chính trị Pháp. Đó chính là công cụ hữu hiệu để nhân dân tham gia vào
đời sống chính trị. Các đảng chính trị ở Pháp ra đời sau Đại cách mạng Pháp
1789 và sự đấu tranh mạnh mẽ giữa quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản mà cụ
thể là giữa phái Jacopin và Girondin. Đặc điểm lớn nhất của các đảng chính trị
ở Pháp là các đảng chính trị liên minh với nhau thành các lực lượng cánh tả và
cánh hữu. Mục tiêu của các đảng chính trị ở Pháp là trở thành đảng cầm quyền.
Cách thức chủ yếu để trở thành đảng cầm quyền là thông qua các cuộc bầu cử.
Trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, chúng ta thấy nước Pháp có sự
kết hợp hài hòa và vận dụng cả hai loại hình chính thể (Cộng hòa Tổng thống và
chế độ Nghị viện). Tổng thống Pháp vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người
đứng đầu hành pháp. Nhưng nước Pháp vẫn có sự hiện diện của một Chính phủ
với người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ (người của đảng chiếm đa số trong
Hạ viện). Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Tổng thống và trước
Nghị viện. Đây là điểm khác biệt với nước Mỹ khi Tổng thống Mỹ là người
đứng đầu hành pháp và trực tiếp điều hành công việc hành pháp với sự giúp đỡ
của các Thư ký (Bộ trưởng). Bộ máy nhà nước Pháp được thiết kế theo học
thuyết phân quyền của Montesquieu đảm bảo sự phân lập các nhánh quyền lực
và giữa các nhánh quyền có sự kiềm chế, đối trọng và giàng buộc nhau.
Tổng thống Pháp có quyền giải tán Hạ viện (Quốc hội). Ngược lại, Hạ
viện lại có thể không thông qua chính sách của Tổng thống. Và như vậy giữa Hạ
viện và Tổng thống đã hình thành một cơ chế kiềm chế quyền lực lẫn nhau.
Tổng thống cũng có thể không công bố đạo luật do Nghị viện thông qua, có
quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện. Khi con lắc quyền lực ngả về bên này
thì ngay lập tức lại bị bên kia kéo lại trở về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, thực
tiễn chính trị Pháp cũng đã chứng minh, con lắc quyền lực luôn có xu hướng
ngả về phía Hành pháp (Tổng thống).
Khi Tổng thống thuộc một đảng còn đảng chiếm đa số trong Hạ viện lại
là đảng đối lập, có nghĩa là Thủ tướng Chính phủ thuộc về đảng đối lập thì nảy
sinh tình huống chính trị cần sự linh hoạt của Tổng thống. Các học giả Pháp gọi
đây là thời kỳ "Cùng chung sống" (Cohabitation) hay là "Cùng tồn tại"
(Coéxistance).
Một thiết chế cũng có vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống chính
trị Pháp đó là Hội đồng bảo hiến. Đây chính là cơ quan có thẩm quyền xem xét
tính hợp hiến, hợp pháp của một đạo luật trước khi nó được ban hành và áp
dụng trong xã hội. Hội đồng bảo hiến cũng có thẩm quyền rất lớn trong việc xem
xét tính hợp hiến và hợp pháp của các cuộc bầu cử Nghị viện và Tổng thống cộng
hòa. Hội đồng cũng có quyền xem xét những biện pháp mà Tổng thống áp dụng
trong thời gian khẩn cấp của đất nước có phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hay
không.
Trong cách thiết kế của hệ thống chính trị Pháp có sự hiện diện của các
thiết chế mang chức năng tư vấn rất quan trọng đó là Hội đồng kinh tế và xã hội
và Hội đồng nhà nước. Đây chính là các thiết chế tập hợp được rộng rãi thành
viên là các thành phần khác nhau trong xã hội và có uy tín rất lớn đến qúa trình
hoạch định và thực thi chính sách của Chính phủ. Có thể nói đây chính là những
thiết chế rất đặc thù của đời sống thể chế Pháp vì chúng vừa mang tính chất là
những thiết chế mang tính chất nhà nước lại vừa là những thiết chế mang tính
xã hội. Điều này xuất phát từ chính thành viên của các hội đồng và mục tiêu mà
các hội đồng này hướng đến.
Các tổ chức chính trị - xã hội ở Pháp rất đa dạng và phong phú. Chúng
được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật,
hướng đến mục tiêu xây dựng xã hội công dân. Các tổ chức này cũng chính là
những thiết chế để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân vì mục tiêu bảo vệ nền
Cộng hòa và các giá trị dân chủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Pháp
1. Pierre Pactet, Institutions politiques Droit constitutionnel (Thể chế
chính trị và Quyền hiến định), Nxb Masson, 1994.
2. Dmitri Georges Lavroff, Le Droit constitutionnel de la Cinquieme
Republique (Quyền hiến định về nền Cộng hoà thứ 5), Nxb DaLLoz, lần xuất
bản thứ 3, năm 1999.
3. Daniel - Louis Seiler, Les partis politiques (Các đảng chính trị), Nxb
Armand Colin, năm 2000.
4. Dominique Breillat, Gilles Champagne, Daniel Thome, Droit
constitutionnel et institutions politiques (Quyền hiến định và các thể chế chính trị),
Nxb Gualino, năm 2002.
5. La Constitution de la République de la France (Hiến pháp nước Cộng
hòa Pháp).
6. Jean Jacques Taisne, Institutions judiciaires (Thể chế tư pháp), Nxb
Dalloz, năm 2002.
7. Stéphane Rials, Textes constitutionnels francais (Tập hợp hiến pháp
Pháp), Nxb Đại học Pháp, năm 1998.
8. Jacques Chevallier, Problèmes politiques et sociaux: L’Etat de droit
(Tạp chí những vấn đề chính trị và xã hội: Số chuyên đề về nhà nước pháp
quyền), số 898, tháng 3 năm 2004.
9. Jacques Moreau, Administration régionale, départementale,
municipale (Hành chính vùng, tỉnh, xã), Nxb Dalloz, năm 2002.
Tiếng Việt
1. Khoa Chính trị học - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Thể chế chính trị
thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2003.
2. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp các
nước tư sản, Nxb Đại học Quốc gia.
3. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền: Hệ
thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính
trị Quốc gia(2004), Phần hệ thống công vụ Pháp tr 226.
4. Lưu Văn An, Nguyễn Doãn Cương, Về quyền lực của Tổng thống
Pháp hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số tháng 2 năm 2002.
5. Lưu Văn An, Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp, Thông tin
Chính trị học số 2 (17)/2003.
6. Nguyễn Thu Phương, Bầu cử Tổng thống Pháp: Chuyện cũ mà như
mới, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số tháng 5 năm 2002.
7. Hoàng Thị Bích Loan, Vai trò của Nhà nước ở Pháp trong phát triển
kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số tháng 3 năm 2003.
8. Nguyễn Hồng Quân, Nước Pháp với qúa trình tham gia chiến dịch giữ
gìn hòa bình Liên hợp quốc, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số tháng 5 năm
2003.
9. Nguyễn Thu Phương, Quan hệ hợp tác giữa Cộng hòa Pháp và
Canada từ lịch sử tới hiện tại, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số tháng 5 năm
2003.
10. Đặng Minh Tuấn, Hội đồng bảo hiến của Pháp mô hình ngăn ngừa
sự vi phạm hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số tháng 6 năm 2003.
11. Viện Khoa học Pháp lý, Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một
số nước trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà nội, 2005.

12. Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà
nội năm 2004.

13. Văn phòng Quốc hội, Tổ chức và hoạt động của quốc hội một số
nước trên thế giới, Hà nội 2002.
Chuyên đề 36
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Nhật bản là đất nước gồm các hải đảo, trải dọc theo vùng biển Đông Bắc
Á. 4 hòn đảo chính gồm Hokkaido, Honshu (đảo chủ yếu), Shikoku, và Kyushu.
73% diện tích là vùng đồi núi, do vậy đất trồng trọt chỉ chiếm có 11% diện tích.
Nhật bản là nước công nghiệp với trình độ phát triển cao. Dân số làm nông
nghiệp chỉ chiếm 4-5%, nhưng lại có những tiếng nói chính trị khá mạnh mẽ.
Bảng 1 Địa lý và Dân số
Diện tích: 377,864 km vuông.
Thủ đô : Tokyo (dân số 12,5 triệu).
Population (2007): 127.5 tr. Tốc độ tăng: - 0,08% (2007)
Các nhóm sắc tộc chính: Nhật bản, Triều tiên (0,5% dân số).
Tôn giáo chính: Thần đạo (Shinto) và Phật giáo; Thiên chúa giáo
(0,7% dân số).
Giáo dục: Phổ thông bắt buộc. Tỷ lệ biết chữ : 99%.
Tuổi thọ: Nam 78 .Nữ 85; Trung bình: 78.7
Lực lượng lao động (2007): 67 triệu, trong đó : Dịch vụ --42 %;
Công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng –46%; Nông nghiệp --4%;
công chức: 3%.

Kinh tế
GDP (2007): 5,1 ngàn tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế (2006): 2.8%. Nông nghiệp chiếm 1,1% GDP .
Xuất khẩu : 468,8 tỉ USD, Nhập khẩu : 603 tỉ USD (2006)
Truyền thuyết Nhật bản cho rằng nước Nhật được thành lập vào năm 600
trước CN bởi Hoàng đế Jimmu. Khoảng năm 405 sau CN, Nhật bản chính thức
áp dụng hệ thống chữ viết Trung quốc. Đến thế kỷ VI, đạo Phật được truyền
vào Nhật bản. Đây là những sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến truyền thống
văn hóa của Nhật.
Các mốc phát triển chính trị chính:
300-710: Dòng họ Yamato tập trung được quyền lực trên tòan lãnh thổ.
710-794: Thủ đô chuyển vè Kyoto, nhưng vua Kammu ko có
quân đội tập trung. Do vậy các Samurai (võ tướng quý tộc thời phong kiến)
ngày càng có quyền
800-1600 : Tập quyền bị suy giảm , các gia đình Samurai nắm giữ
quyền lực trong vùng mình (Lãnh chúa – sứ quân)
1600 : Gia dình Tokugawa thống nhất quyền lực – thủ phủ tại Tokyo
(tên cũ : Edo), kiểm soát 47/68 tỉnh quan trọng nhất – Đóng cửa biên giới, ko
giao lưu. Đây là thời kỳ vưa có vua (hư quyền) vừa có chúa (Thực quyền)
1868 : Gia đình Tokugawa mất quyền – Khôi phục vương quyền với
Hoàng đế Minh trị (Meiji), chuyển thủ đô từ kyoto về Tokyo – Cải cách
chính trị : Hiến pháp Minh trị 1869 , Lưỡng viện (nhưng ko kiểm soát chính
phủ) mà do các tập đòan quyền lực chọn thủ tướng; thừa nhận chức năng lập
pháp của Nghị viện; tính chất độc lập của tư pháp (nhưng Vua vẫn nắm quyền
tối hậu)
1905: Thắng chiến tranh Nga – Nhật. – Đưa Nhật thành một nước đế
quốc mạnh
1932 : Giới quân sự nắm chính phủ
1945 : thua trận Đại chiến 2 và bị Mỹ đóng
1946 : Hiến pháp mới – Quân chủ lập hiến.
Sau hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Hiroshima (ngày 6/ 8) và
Nagasaki (ngày 9/ 8) nước Nhật đã đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh vào
ngày 14/ 8/ 1945. Ngày 30/ 8/ 1945 tướng Mỹ MacArthur dẫn đầu một đạo
quân đến sân bay Atsugi, mở đầu cho thời kỳ chiếm đóng của quân Mỹ trên đất
Nhật kéo dài liên tục trong 7 năm (1945 – 1952). Ngày 2/ 9/ 1945 biên bản đầu
hàng đã được ký chính thức tại Tokyo.

Nước Nhật bại trận bị tàn phá rất nặng nề. Gần 3 triệu người bị chiến
tranh tàn sát, nhà cửa bị đốt cháy, mức sản xuất công nghiệp chỉ còn tương
đương với 10% của thời kỳ trước chiến tranh, nông nghiệp bị đình trệ. Nhân dân
chán chường và mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Sau khi tiếp quản một nước Nhật bại trận và bị tàn phá như thế, phía Mỹ
đã áp dụng chính sách cải cách đối với nước này.

Tiến trình dân chủ hoá ở Nhật Bản được thực hiện rất tích cực dưới áp
lực của Mỹ. Những chính sách dân chủ hoá bao gồm các việc như sau: loại bỏ
Bộ Nội vụ; tiến hành bầu cử những người đứng đầu cấp quận, huyện; giải tán
các khối tài chính quân phiệt (Zaibatsu), loại bỏ những người lãnh đạo trong
thời kỳ chiến tranh ở các lĩnh vực chính trị, chính quyền và kinh doanh, tiến
hành cải cách ruộng đất, hợp pháp hoá các tổ chức công đoàn, cải cách giáo
dục.
Đỉnh cao của những thành tựu đã đạt được trong quá trình dân chủ hoá
Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh là việc ban hành hiến pháp mới thay cho bản
hiến pháp Minh Trị trước đó. Hiến pháp Nhật Bản ra đời năm 1946 cũng chính
là cơ sở pháp lý của hệ thống chính trị Nhật Bản hiện nay.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945 (năm Chiêu hoà thứ 20), Chính phủ Nhật Bản
đã chấp nhận Tuyên bố Posdam, thông báo cho toàn dân về việc Nhật Bản đầu
hàng đồng minh gồm có Anh, Mỹ, Xô, Trung ... Tuyên bố Posdam yêu cầu
Nhật Bản cần có Hiến pháp mới, trong đó phải quy định dân chủ hoá nền chính
trị đất nước, bảo đảm nhân quyền cơ bản, thành lập chính phủ mới. Vì vậy,
tháng 10 năm 1945, Nội các đã lập ra "Ủy ban điều tra Hiến pháp" và bắt tay
vào việc soạn thảo hiến pháp sửa đổi do Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Matsumoto
làm chủ nhiệm. Uỷ ban này đã tiến hành các cuộc thảo luận cho đến đầu năm
1946. Ngày 8 tháng 2, ủy ban đã chuyển dự thảo (còn gọi là Dự thảo
Matsumoto) cho Bộ Tổng tư lệnh quân đồng minh. Bản dự thảo này còn nhiều
nội dung rất bảo thủ, chỉ sửa đổi nhỏ so với Hiến pháp Minh Trị. Cùng với thời
gian đó, các chính đảng và tổ chức xã hội được phục hồi sau chiến tranh đã
thành lập Hội nghiên cứu hiến pháp . Hội này đã đưa ra dự thảo cương sửa đổi
Hiến pháp. Đề cương này có nội dung sửa đổi phong phú hơn nhiều so với Dự
thảo Matsumoto. Bộ Tổng tư lệnh quân đồng minh cho rằng, Chính phủ Nhật
Bản không muốn và không có khả năng soạn thảo dự thảo hiến pháp mang tinh
thần dân chủ, tự do nên đã thông qua chủ trương tự mình soạn thảo, rồi chuyển
nó cho Chính phủ tham khảo. Họ đã tham khảo hiến pháp của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và của các nước khác, đồng thời còn tham khảo ý nguyện của các chính
đảng và tổ chức xã hội để phản ánh vào nội dung Hiến pháp. Đề cương dự thảo
hiến pháp của Hội nghiên cứu hiến pháp đã có ảnh hưởng nhất định đến bản dự
thảo của Bộ Tổng tư lệnh quân đồng minh. Đề cương Hiến pháp của Hội nghiên
cứu Hiến pháp đề ra nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, quy định chế độ Thiên
Hoàng với hình thức gần với chế độ Thiên Hoàng tượng trưng hiện nay. Nội
dung cơ bản Dự thảo Hiến pháp của Bộ Tổng tư lệnh quân đồng minh đã phản
ánh được quyền xã hội như trong Hiến pháp năm 1919 của Đức; các quyền về
sinh tồn, quyền lợi của công dân.

Sau khi trao Dự thảo Hiến pháp cho chính phủ Nhật Bản, Bộ tổng tư lệnh
quân đồng minh cho tiến hành các cuộc thương thuyết giữa hai bên. Ngày 6
tháng 3 năm 1946, Dự thảo được công bố làm nhiều người Nhật ngạc nhiên và
rất phấn khởi trước nội dung dân chủ, tiến bộ và tự do. Vì vậy, nó được tuyệt
đại đa số ủng hộ. Dự thảo được hoàn chỉnh về hình thức, và sau đó, ngày 20
tháng 6 năm 1946 nó được đệ trình lên Quốc hội (Quốc hội đã được bầu vào
ngày 10 tháng 4 cùng năm). Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đã thảo luận bản
dự thảo này suốt 2 tháng liền. Sau khi tu chỉnh một số điểm, ngày 7 tháng 10
năm 1946, hai Viện đã thông qua bản Dự thảo Hiến pháp với đa số phiếu áp
đảo.
Điều chắc chắn là, vào tháng 2, Bộ Tổng tư lệnh quân đồng minh chiếm
đóng tại Nhật Bản đã vội vã quyết định chính thức hoá bản Dự thảo đó. Một
trong những lý do được nêu ra là: cuối tháng 2, Uỷ ban Viễn Đông, cơ quan
quyết định về mặt chủ trương cao nhất trong các vấn đề chiếm đóng Nhật Bản
nhóm họp và trong hội nghị đó có nhiều khả năng đại biểu Liên Xô và đại biểu
Anh sẽ đề nghị thủ tiêu chế độ Thiên Hoàng. Việc làm trên của Bộ tổng tư lệnh
quân đồng minh nhằm đặt Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vào một việc đã
rồi.
Về hình thức ra đời như vậy khiến nhiều người cho rằng bản Hiến pháp
Nhật Bản 1946 là sản phẩm áp đặt từ bên ngoài. Nhưng nó đáp ứng được hai
vấn đề cơ bản là dân chủ hoá và tính tới nền văn hoá mang tính tập thể nên từ
đó đến nay, nó đó đã phát huy tác dụng giúp cho Nhật Bản gặt hái được nhiều
thành công, kinh tế phát triển đứng vào hàng đầu thế giới. Điều đó chứng tỏ
rằng bản Hiến pháp này phù hợp với tình hình cụ thể của Nhật Bản.
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG THỰC TẾ

1. Lập pháp
Từ việc xác định chủ quyền thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 1946 đã
khẳng định quyền tham gia hoạt động chính trị của nhân dân. Hình thức dân chủ
nhất để nhân dân tham gia chính trị là trực tiếp bầu ra cơ quan đại diện cho
mình thực hiện quyền lực chính trị, đó là Nghị viện. Hiến pháp quy định rõ
Nghị viện là cơ quan đại diện cao nhất cho quyền lực nhân dân và vị trí tượng
trưng của Thiên Hoàng. Việc Hiến pháp Nhật Bản khẳng định Nghị viện là cơ
quan quyền lực tối cao( điều 41) là một sự thể hiện một nét văn hoá khá độc đáo
của nền chính trị Nhật Bản -văn hoá đề cao các quyết định tập thể.
Nghị viện Nhật Bản hiện nay có hai viện: Hạ nghị viện và Thượng nghị
viện. Người Nhật Bản cho rằng một cơ cấu có hai viện như vậy sẽ làm cho các
vấn đề được đưa ra bàn cãi kỹ hơn, thấu đáo hơn đồng thời giám sát và hạn chế
quyền lực của nhau đảm bảo sự không thái quá của mỗi viện trong quá trình
thực hiện quyền lực.
+ Phương thức hình thành
Cơ quan lập pháp (Nghị viện) Nhật Bản bao gồm cả Thượng nghị viện và
Hạ nghị viện đều được hình thành thông qua việc nhân dân bầu ra các đại biểu
của mình. Như bao quốc gia hiện đại khác, bầu cử ở Nhật Bản cũng dựa trên
nguyên tắc dân chủ, tự do và công bằng. Theo người Nhật Bản bầu cử dân chủ
nghĩa là phổ thông đầu phiếu, tất cả mọi người đến độ tuổi quy định theo luật
đều được phép tham gia bầu cử, nó đối lập với bầu cử hạn chế, trong đó, quyền
bầu cử bị phân biệt giầu- nghèo, nam-nữ; bầu cử tự do nghĩa là đảm bảo cho tất
cả mọi người ra ứng cử được phép vận động tranh cử theo đúng quy định và
thiết lập chế độ bỏ phếu kín- các cử tri có thể tự mình lựa chọn và bỏ phiếu cho
những ứng cử viên, chính đảng mà mình yêu thích và thấy xứng đáng. Công
bằng nghĩa là bầu cử do ủy ban bầu cử tiến hành bảo đảm sự bình đẳng về giá
trị lá phiếu của mọi cử tri, không để bầu cử bị đồng tiền chi phối.
- Phương thức hình thành Hạ nghị viện
Hạ nghị viện Nhật Bản được hình thành thông qua việc cử tri bầu ra các
hạ nghị sĩ. Những công dân Nhật đủ 20 tuổi có quyền bầu cử, đủ 25 tuổi có
quyền ứng cử. Chế độ bầu cử của Nhật Bản nói chung và Hạ nghị viện nói riêng
tương đối phức tạp. Chế độ đó mang dấu ấn của những nét văn hoá truyền
thống, những quy định của cơ sở kinh tế khách quan và đặc biệt là chịu áp lực
của các tính toán lợi ích của các chủ thể chính trị.
Cuộc bầu cử lần thứ 22, với tư cách là cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến
tranh thế giới thứ 2 đã được tổ chức vào ngày 10 tháng 4 năm 1946. Trong
cuộc bầu cử đó 39 phụ nữ và 5 đảng viên đảng cộng sản đã giành được ghế tại
Hạ nghị viện.
Hiện nay Hạ nghị viện Nhật Bản thực hiện bầu cử kết hợp giữa khu vực
bầu cử nhỏ và tỉ lệ. 300 Hạ nghị sĩ được bầu theo khu vực nhỏ mỗi khu vực bầu
một người và 11 khu vực bầu theo tỉ lệ chọn 180 Hạ nghị sĩ.
Phương thức hình thành Thượng nghị viện
Hiện nay số ghế của Thượng nghị viện là 242. Trong đó, 146 ghế được
chia cho 47 quận theo tỉ lệ dân cư và 96 ghế bầu theo phương thức cả nước là
một khu vực bầu cử duy nhất theo tỉ lệ ( xem bảng 2.1). Tất cả mọi công dân từ
30 tuổi trở lên đều có thể tham gia ứng cử vào Thượng nghị viện. Tuy nhiên
không cho phép ai được kiêm nhiệm chức vụ nghị sĩ ở cả hai Viện ( Điều 48-
Hiến pháp). Đối với cử tri thì tuổi tối thiểu cho phép được đi bầu cử là 20 tuổi
và phải cư trú ở khu vực đó từ 3 tháng trở lên.
Một trong những thiếu sót nghiêm trọng của hệ thống bầu cử Thượng
nghị viện cũng như Hạ nghị viện của Nhật Bản trước đây ít năm là sự chênh
lệch ngày càng nhiều về giá trị lá phiếu ở nông thôn so với thành thị. Điều này
là do tốc độ đô thị hoá quá nhanh trong khi theo luật hiện hành thì việc điều
chỉnh dân số phải sau 5 năm mới thực hiện một lần theo kết quả điều tra dân số
mới nhất. Trong cuộc tổng tuyển cử 1983, giá trị của lá phiếu bầu vào Thượng
nghị viện ở vùng nông thôn ít người gấp 4,4 lần so với thành thị. Con số đó với
năm 1986 là 4,6 lần, năm 1989 là 5,2 lần, năm 1992 là 5,5 lần và đương nhiên
những kỳ tiếp theo con số đó vẫn tiếp tục tăng.
Bảng 2.1 Phương thức lựa chọn nghị sĩ Quốc hội hiện nay của Nhật Bản
Thượng nghị viện Hạ nghị viện
Tuổi bắt đầu được đi bầu 20
Tuổi bắt đầu được ứng cử 30 25
Đơn vi bầu cử
Đơn vị bầu cử theo tỉ lệ Cả nước là một đơn vị 11 đơn vị
Đơn vị bầu cử nhỏ hơn 47 đơn vị bầu cử 300 đơn vị bầu cử,
mỗi đơn vị chọn một
người
Số nghị sĩ
Bầu chọn theo tỉ lệ 96 180
Bầu theo đơn vị nhỏ hơn 146 300
Nhiệm kỳ 6 năm (3 năm bầu lại 4 năm nhưng có thể bị
một nửa) giải tán trước thời hạn

+ Cơ cấu tổ chức
Nghị viện Nhật Bản gồm hai viện đều bao gồm các nghị sĩ được bầu ra và
đại diện cho toàn dân nên việc xác định cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của từng viện được người Nhật tính toán hết sức chu đáo.
- Cơ cấu tổ chức của Hạ nghị viện
Hạ nghị viện bao gồm các hạ nghị sĩ với số lượng thay đổi tương đối
thường xuyên phản ánh trực tiếp tương quan lực lượng chính trị trong xã hội
Nhật Bản luôn biến đổi. Con số hạ nghị sĩ không cố định mà luôn có sự thay đổi
theo cơ cấu dân cư và các đạo luật (Xem bảng 2.2).
Bảng 2.2 Phương thức bầu cử Hạ nghị viện
Thời gian Số Số khu Hình thức bầu cử Quyền bầu cử
ghế vực bầu
1/7/1890 Bầu 1 ghế đối với khu Nam giới từ 25 tuổi
15/2/1892 vực nhỏ và bầu 2 ghế trở lên và đóng
1/3/1894 300 257 đối với khu vực lớn thuế thân hàng năm
1/9/1894 15 Yên trở lên
15/3/1898
10/8/1898
10/8/1902 376 105 Bầu theo khu vực lớn; Nam giới từ 25 tuổi
1/3/1903 từng người bỏ phiếu trở lên và đóng
1/3/1904 379 108 trong phòng kín thuế thân hàng năm
15/5/1908 10 Yên trở lên
15/5/1912 281 109
25/3/1915
20/4/1917
10/5/1920 464 374 Bầu theo khu vực Nam giới từ 25 tuổi
10/5/1924 nhỏ;từng người bầu trở lên và đóng
trong phòng kín thuế thân hàng năm
3 Yên trở lên
20/2/1928 466 122 Khu vực bầu cử trung Nam giới từ 25 tuổi
20/2/1930 bình(3-5 ghế), từng trở lên
20/2/1932 người bầu trong phòng
20/2/1936 kín
30/4/1937
30/4/1942
10/4/1946 464 53 Khu vực bầu cử lớn
25/4/1947 466 117 Khu vực bầu cử trung Mọi công dân kể cả
23/1/1949 bình( 3-5 ghế), từng nam lẫn nữ từ 20
1/10/1952 người bầu trong phòng tuổi trở lên
19/4/1953 kín
27/2/1955 467 118
22/5/1958
20/11/1960
21/11/1963
29/1/1967 486 123
27/12/1969
10/12/1972 491 124
5/12/1976 511
7/10/1979
22/6/1980
18/12/1983
6/7/1986 512
18/2/1990
18/7/1993 511 129
20/10/1996 500 Kết hợp khu vực bầu
cử nhỏ(300 ghế) và 11
khu vực bầu cử theo tỉ
lệ bầu 200 ghế
6/2000 480 Kết hợp khu vực bầu
cử nhỏ(300 ghế) và 11
khu vực bầu cử theo tỉ
lệ bầu 180 ghế

Theo luật quốc hội thì các nghĩ sĩ sẽ được hưởng một khoản lương trả cho
hàng năm không thấp hơn quan chức hành chính cao cấp nhất tức là Thứ trưởng
hành chính. Thực tế hiện nay cho thấy lương của Chủ tịch các viện của Quốc
hội bằng lương Thủ tướng, Phó chủ tịch bằng bộ trưởng và nghị sĩ bằng thứ tr-
ưởng8. Tuy nhiên, các nghị sĩ phải có trách nhiệm công khai tài sản và thu nhập
của mình để chịu sự kiểm tra của công chúng.
Theo như sơ đồ 2.1 đã chỉ ra thì cơ cấu tổ chức của Hạ nghị viện Nhật
Bản hiện nay gồm các bộ phận chính là: Chủ tịch, phó chủ tịch và đội ngũ giúp

8
Monoko Nakazawa(1997), Who”s Who in Japannese Government
1997/98, Tokyo, tr. 23
việc gồm thư ký và cán bộ công chức giúp việc lập pháp; các Uỷ ban thường
trực, các Uỷ ban đặc biệt và Hội đồng đạo đức chính trị.
Hai mươi uỷ ban của Hạ nghị viện, bao gồm: ủy ban Nội các; ủy ban về
các vấn đề Pháp luật; ủy ban Tài chính; ủy ban các vấn đề Lao động và Xã hội;
ủy ban Thương mại và Công nghiệp; ủy ban Thông tin; ủy ban Kỷ luật; ủy ban
Khoa học công nghệ; ủy ban Môi trường; ủy ban Ngân sách; ủy ban Chính
quyền địa phương; ủy ban Giáo dục; ủy ban Giao thông Vận tải; ủy ban Xây
dựng; ủy ban Nông Lâm Ngư nghiệp; ủy ban Kiểm toán; ủy ban các Luật lệ và
Hành chính; ủy ban Ngoại giao; ủy ban An ninh;ủy ban Sức khoẻ và Phúc lợi xã
hội.
Các uỷ ban đặc biệt được thành lập theo quyết định của mỗi nhiệm kỳ
của Hạ nghị viện khi nó thấy cần thiết thảo luận về các dự luật, các vấn đề
không thuộc phạm vi của các uỷ ban thường trực giải quyết. Mỗi uỷ ban này
thường có từ 7 dến 9 Hạ nghị sĩ.
Từ tháng 12 năm 1985 Hạ nghị viện có thêm Hội đồng đạo đức chính trị.
Đội ngũ thư ký hùng hậu của Hạ nghị viện có một lãnh đạo là tổng thư
ký. Tổng thư ký được cả hai viện bầu ra là công chức của cả hai viện.
Bộ phận công chức giúp việc được trả lương và hoạt động với tư cách
như các công chức thuộc ngạch hành chính bình thường thể hiện một nền hành
chính thống nhất của Nhật Bản. Số nhân viên giúp việc biên chế cho Hạ nghị
viện hiện nay khoảng 1.800 người 9.
Nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là 4 năm. Nhưng theo quy định của Hiến
pháp thì Hạ nghị viện có thể bị giải tán bởi sắc lệnh của Hoàng đế trên cơ sở đề
nghị của Thủ tướng, vì thế hiếm khi đại biểu của Hạ nghị viện có thể phục vụ
được hết thời hạn.
- Cơ cấu tổ chức Thượng nghị viện

9
http://www.sangiin.go.jp/eng/guide/relation/index.htm(4/10/2004),
tr.1
Cơ cấu tổ chức của Thượng nghị viện cơ bản như Hạ nghị viện được thể
hiện trong sơ đồ 2.1. Các ủy ban thường trực của Thượng nghị viện tương tự
như Hạ nghị viện trừ ủy ban An ninh, ủy ban Môi trường và ủy ban Khoa học
và Công nghệ, nó bao gồm 17 ủy ban.
Để có thể giúp cho Thượng nghị viện làm việc có hiệu quả hiện nay Nhật
Bản biên chế cho viện này khoảng 1.300 người.
+ Mối quan hệ giữa hai viện của cơ quan lập pháp
Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 trao cho Hạ nghị viện có quyền lực cao
hơn Thượng nghị viện trên nhiều phương diện. Về nguyên tắc, quyết định của
Nghị viện được thông qua trên cơ sở các nghị quyết của hai Viện nhất trí với
nhau. Khi có bất đồng ý kiến, Hạ nghị viện có thể triệu tập một uỷ ban chung
của cả hai viện để đàm phán thoả hiệp với nhau. Trong trường hợp dự án luật
được thông qua tại Hạ nghị viện mà bị phủ quyết hoặc sửa đổi tại Thượng nghị
viện, thì Hạ nghị viện phải thông qua lại dự án luật đó và phải cần 2/3 phiếu
thuận trong số các nghị sỹ có mặt. Nếu thoả mãn được điều kiện như vậy thì dự
án luật mới chính thức trở thành luật (Điều 59, mục 2, 3, 4 Hiến pháp). Trong
trường hợp Thượng nghị viện vì một lý do nào đó không có phản ứng gì đối với
dự luật đã được Hạ nghị viện thông qua trong vòng 60 ngày thì dự luật đó coi
như đã nhận được sự chấp thuận của hai viện và sẽ chính thức được ban hành
(Điều 59 Hiến pháp). Như vậy, nhìn chung, quyền lực của Thượng nghị viện
nhỏ hơn nhiều so với Hạ nghị viện, ta có thể lượng hoá được rằng quyền lực
Thượng nghị viện chỉ có giá trị bằng 1/6 ( 2/3-1/2= 1/6) quyền lực của Hạ nghị
viện.
Đối với các hiệp ước thì Nội các ký kết nhưng phải thông qua trước hoặc sau
ở Nghị viện (điều73 Hiến pháp) và mặc dù hiến pháp không quy định song các
hiệp ước thường được thảo luận ở Hạ nghị viện trước. Tuy nhiên, việc thông
qua các hiệp ước, ngân sách khi hai Viện không nhất trí với nhau thì nghị quyết
của Hạ nghị viện được coi là nghị quyết của Nghị viện (Điều 61, Điều 67, mục
2 Hiến pháp). Trường hợp như vậy được gọi là thông qua tất nhiên. Đây là ưu
thế của Hạ nghị viện. Việc thông qua ngân sách và hiệp ước của Nghị viện
Nhật Bản có phần khác nhau. Nếu như đối với hiệp ước, Nghị viện chỉ phê
chuẩn hoặc không phê chuẩn mà không tiến hành sửa đổi các điều khoản trong
đó thì đối với luật ngân sách hàng năm Nghị viện chú ý tới từng chi tiết. Bởi lẽ
việc thông qua ngân sách hàng năm như thế nào là một vũ khí nặng ký của Nghị
viện đối với cơ quan hành pháp.
Ưu thế của Hạ nghị viện so với Thượng nghị viện còn thể hiện ở một khía
cạnh quyền lực hết sức quan trọng của Nghị viện, đó là quyền tín nhiệm hay
không đối với Nội các. Về nguyên tắc thì một ứng cử viên muốn trở thành Thủ
tướng đứng ra thành lập nội các thì phải chiếm được quá 1/2 số phiếu đồng ý
của mỗi Viện. Một khi Hạ nghị viện và Thượng nghị viện có ý kiến khác nhau
về việc tiến cử Thủ tướng thì cũng tương tự như trường hợp thông qua dự luật
ngân sách và hiệp ước, một uỷ ban chung của hai Viện sẽ được thành lập để
đàm phán và nếu không thống nhất được, quan điểm của Hạ nghị viện được coi
là quyết định của Nghị viện. Trong trường hợp Hạ nghị viện bị giải tán thì
Thượng nghị viện vẫn đảm đương nhiệm vụ của mình. Trong thời gian đó, nếu
quốc gia rơi vào tình trạng khẩn cấp thì Nội các có thể triệu tập cuộc họp
Thượng nghị viện để giải quyết (điều 54 Hiến pháp). Tuy nhiên khi những
trường hợp đó xẩy ra thì quyền lực của Thượng nghị viện cũng rất hạn chế bởi
những quyết định của nó sẽ không còn hiệu lực pháp lý và bị bãi bỏ nếu nó
không được sự chấp thuận của Hạ nghị viện trong vòng 10 ngày của kỳ họp Hạ
nghị viện ngay sau đó. Từ trước đến nay mới diễn ra 2 lần có tình trạng khẩn
cấp như vậy, một lần vào năm 1952 và một lần vào năm 1953.
Các vấn đề đệ trình lên Nghị viện để thảo luận, có thể trình lên Hạ nghị
viện hay Thượng nghị viện trước đều được. Nhưng riêng về vấn đề ngân sách
Hạ nghị viện có quyền thảo luận trước (Điều 60, mục1 Hiến pháp). Mặc dù
quyền lực có phần lép vế hơn nhưng trong phạm vi nhất định, Thượng nghị viện
có nhiệm vụ kiềm chế sự " thái quá" của Hạ nghị viện. Thực tế, Thượng nghị
viện đã đóng vai trò không nhỏ trong việc cản trở hay trì hoãn việc thông qua
các đạo luật phản động đi ngược lại lợi ích dân tộc và nhân loại. Gần đây, do
biến động của tình hình chính trị nên các đảng phải đẩy mạnh ảnh hưởng của
mình tại Thượng nghị viện, khiến vai trò chính trị của Thượng nghị viện được
tăng cường, và trên thực tế sự khác nhau giữa hai Viện đã và đang bị thu hẹp;
hiện nay người dân Nhật Bản ít có sự phân biệt giữa Thượng nghị sỹ và Hạ
nghị sỹ.
+ Nghị viện Nhật Bản với tư cách một chỉnh thể thống nhất
Do sự hoạt động tương đối độc lập của hạ viện và thượng viện mà nhiều
khi xem xét Nghị viện Nhật Bản người ta quá chú trọng đến từng viện mà
không lưu tâm đúng mức đến tính thống nhất trong một chỉnh thể của nó. Khi
Nghị viện được tập hợp trong một chỉnh thể thống nhất thì Chủ tịch Hạ nghị
viện sẽ đảm đương vai trò của Chủ tịch nghị viện.
Với tư cách là một tổng thể thống nhất cơ quan lập pháp Nhật Bản có một
số khía cạnh đáng chú ý sau:
Hiến pháp qui định Nghị viện tiến hành ít nhất một kỳ họp thường kỳ
hàng năm. Trước đây kỳ họp thường kỳ hàng năm của được bắt đầu giữa tháng
12 song từ năm 1992 đến nay nó diễn ra từ đầu tháng giêng tức là ngay sau thời
gian nghỉ năm mới dài ngày và kéo dài khoảng 150 ngày.
Phiên họp toàn thể Nghị viện là hình thức hoạt động chủ yếu của Nghị
viện, nơi biểu hiện và tập trung nhất quyền lực, trí tuệ tập thể của Nghị viện và
quyền giám sát của Nghị viện với các cơ quan nhà nước khác. Phiên họp toàn
thể được tiến hành công khai, trừ trường hợp có nghị quyết họp kín được trên
2/3 số nghị sỹ có mặt thông qua (Điều 57, mục 1 Hiến pháp).
Qui trình lập pháp của Nghị viện được bắt đầu từ quyền sáng kiến pháp
luật. Người có quyền sáng kiến pháp luật là người có quyền trình bày trước
Nghị viện các dự án luật. Quyền sáng kiến pháp luật thuộc về Nội các với danh
nghĩa Thủ tướng, các uỷ ban của Nghị viện và các nghị sĩ. Tuy nhiên, bất cứ dự
án nào muốn được đệ trình lên Nghị viện đều phải được sự ủng hộ của tối thiểu
20 Hạ nghị sỹ và 10 Thượng nghị sỹ. Nếu dự án luật liên quan đến ngân sách thì
phải được ít nhất là 50 Hạ nghị sỹ và 20 Thượng nghị sỹ ủng hộ. Quy trình lập
pháp bao gồm các bước như sau (xem sơ đồ 2.2):
1 - Dự án luật được trình trước ở một trong hai Viện. Sau khi được Chủ
tịch viện đó xem xét sẽ được chuyển cho các uỷ ban (ủy ban thường trực hoặc
uỷ ban đặc biệt). Nếu là dự luật ngân sách thì phải được Hạ nghị viện xem xét
trước.
2 - Tại các uỷ ban, dự luật được tiến hành thẩm tra và uỷ ban sẽ chuẩn bị
báo cáo thẩm tra thông qua báo cáo tại phiên họp chung của uỷ ban. Về nguyên
tắc, tất cả các dự luật đều phải qua quá trình thẩm tra tại uỷ ban. Tuy nhiên,
trong trường hợp khẩn cấp, nếu được nghị viện chấp thuận thì dự luật có thể
không qua thẩm tra.
3 - Chủ tịch các uỷ ban sẽ trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp toàn
thể. ở đây, dự luật sẽ được thảo luận và thông qua hoặc loại bỏ (nếu dự luật bị
loại bỏ tại phiên họp toàn thể của Hạ nghị viên thì dự luật coi như không được
thông qua và không cần thiết phải chuyển cho Thượng nghị viện). Đề nghị sửa
đổi của uỷ ban phải được đính kèm theo với dự luật ban đầu. Các báo cáo của
thiểu số và các báo cáo không tán thành chỉ được trình bày nếu được sự ủng hộ
của 1/10 thành viên uỷ ban.
4 - Dự án luật được chuyển cho Viện kia và tại Viện này, việc xem xét,
thẩm tra dự án diễn ra theo đúng quy trình như ở Viện trước. Nếu dự án luật bị
loại bỏ tại phiên họp toàn thể của Thượng nghị viện thì dự luật vẫn phải được
chuyển sang cho Hạ nghị viện xem xét. Trong trường hợp giữa hai Viện không
nhất trí với nhau, một uỷ ban hiệp thương giữa hai Viện có thể được thành lập
khi đó, quyền quyết định nghiêng về Hạ viện nhiều hơn. Đây là ưu thế của Hạ
nghị viện so với Thượng nghị viện được trình bày ở phần trước.
5 - Sau khi dự luật được thông qua, Nhật Hoàng sẽ công bố trong vòng 30
ngày kể từ ngày văn bản được trình lên Thiên Hoàng và được xuất bản ở Công
báo. Văn bản sẽ có hiệu lực sau 20 ngày công bố, trừ trường hợp luật đó có quy
định khác.
Sau khi các buổi thảo luận kết thúc, Nghị viện tiến hành biểu quyết. Việc
biểu quyết các dự án có thể tiến hành biểu quyết từng vấn đề, từng phần và cuối
cùng sẽ biểu quyết thông qua toàn bộ. Biểu quyết có thể diễn ra theo hai hình
thức, hoặc là biểu quyết trực tiếp thông qua hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Các dự án trở thành chính thức khi được Nghị viện thông qua theo nguyên tắc
tỷ lệ phiếu của các nghị sỹ thuộc hai Viện như đã nêu ở trên.
2. Hành pháp
Hiến pháp Nhật Bản trao quyền hành pháp cho Nội các (điều 65), Nội
các bao gồm Thủ tướng là ngưòi đứng đầu và các Bộ trưởng (điều 66).
+ Cơ cấu tổ chức
Từ sau khi có Hiến pháp mới đến nay với 5 lần luật Nội các sửa đổi số
thành viên của nó giao động từ 14 đến 20 (xem bảng 2.3). Tất cả các thành viên
của Nội các đều là Bộ trưởng và chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội.
Bảng 2.3 Sự thay đổi số thành viên Nội các theo luật Nội các từ 1943 đến
nay
Ngày luật Số thành viên Nội các theo quy định của luật
có hiệu lực
22/12/1943 10 Bộ trưởng bao gồm cả Thủ tướng( Không bao gồm Văn
phòng thủ tướng của hoàng đế)
3/5/1947 Không quá 16 Bộ trưởng bao gồm cả Thủ tướng( Luật Nội
các bắt đầu có hiệu lực)
19/5/1965 Không quá 17 Bộ trưởng( Luật Nội các sửa đổi quy định
Chánh văn phòng Thủ tướng tương đương Bộ trưởng)
28/6/1966 Không quá 18 Bộ trưởng( Luật Nội các sửa đổi quy định
Trưởng ban thư ký Nội các tương đương Bộ trưởng)
9/7/1971 Không quá 19 Bộ trưởng( Luật Nội các sửa đổi quy định Cục
trưởng cục môi trường là thành viên Nội các)
24/6/1974 Không quá 20 Bộ trưởng( Luật Nội các sửa đổi quy định Cục
trưởng cục đất đai quốc gia là thành viên Nội các)
6/1/2001 Không tính Thủ tướng thì có 14 Bộ trưởng( Luật Nội các sửa
đổi với quyết định quan trọng là tổ chức lại các bộ và cục ở
trung ương. Theo luật thì nếu có nhu cầu đặc biệt có thể tăng
thêm 3 bộ trưởng)
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy kể từ khi Nhật bản có Hiến pháp mới, cấu trúc
của Nội các Nhật bản chỉ có một lần thay đổi lớn nhất vào tháng 1 năm 2001,
năm đâu của thiên niên kỷ mới.

Cho đến ngày 6 tháng 1 năm 2001, cấu trúc của cơ quan hành pháp Nhật
bản như sơ đồ 2.3 đã chỉ ra. Nội các có mười hai vị Bộ trưởng đứng đầu của các
bộ là: Tư pháp, Ngoại giao, Tài chính, Thương mại quốc tế và Công nghiệp,
Vận tải, Lao động, Giáo dục, Sức khoẻ và Phúc lợi, Nông nghiệp, Bưu điện,
Xây dựng và Nội vụ.

Tham gia Nội các thường có khoảng 20 thành viên là các Bộ trưởng và
một số Cục trưởng các cục quan trọng thuộc Văn phòng Thủ tướng, trong đó
luôn có trên 2/3 số thành viên là Nghị sĩ.

Để bước vào thiên niên kỷ mới, năm 1998, Nhật Bản đã thành lập Ban
chỉ đạo cải cách hành chính trung ương. Ban này do Thủ tướng đứng đầu, các
Bộ trưởng và các thành viên tương đương là uỷ viên. Công việc chuẩn bị cải
cách do ban này tiến hành thực hiện trong 3 năm( từ 1998 đến 2001). Đến nay
cấu trúc của nội các như sơ đồ 2.4 đã chỉ ra.
Hiện nay, sau cuộc cải tổ của Thủ tướng Koizumi tiến hành vào 4/10/04
số thành viên Nội các là 18 người trong đó có 10 Bộ trưởng các bộ.
Sự thay đổi sau cải cách 6/1/2004 chủ yếu diễn ra nhằm nâng cao vai trò
của Nội các thông qua sự phân công công việc lại trong nội bộ nhánh hành pháp
theo nghĩa rộng. Hay nói một cách khác đó là sự cố gắng khẳng định quyền lực
lãnh đạo của giới chính trị đối với giới hành chính. Trong đó, giới chính trị ở
đây do Nội các đại diện.
+ Quyền lực của Nội các
Theo điều 65 của Hiến pháp quy định thì: “ Quyền hành pháp do Nội các
đảm nhận”. Để thực hiện quyền đó trong điều 73 Hiến pháp trao cho Nội các
các thẩm quyền sau:
“1. Thi hành luật pháp một cách nghiêm chỉnh; quản lý công việc của nhà
nước;
2. Quản lý công việc liên quan đến lĩnh vực đối ngoại;
3. Ký kết các hiệp ước. Tuy nhiên việc ký kết đó phải được sự chấp thuận
của Nghị viện. Nếu trong trường hợp không thể nhận được sự cho phép trước
thì hiệp ước ký kết đó cũng phải được Nghị viện phê chuẩn sau đó;
4. Tiến hành phục vụ nhân dân phù hợp với mức độ luật pháp quy định;
5. Lên dự trù ngân sách và đệ trình cho Nghị viện xem xét;
6. Ban hành các văn bản pháp quy để thực hiện các điều khoản của Hiến
pháp và văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên các văn bản pháp quy đó không bao
gồm các điều khoản quy định về hình phạt ngoại trừ những vấn đề được pháp
luật cho phép;
7. Quyết định tổng ân xá, ân xá đặc biệt, giảm án, tước và khôi phục các
quyền công dân”.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình Nội các có quyền và trách nhiệm chỉ
đạo các Bộ thực hiện quản lý hành chính đối với xã hội công dân vì vậy nó
chính là cơ quan chủ yếu soạn thảo và trình các dự luật ra Nghị viện.
Ngoài ra, Nội các còn có quyền bổ nhiệm các thẩm phán của toà án các
cấp trong đó có cả Toà án tối cao; thông báo quyết định của mình để Hoàng đế
triệu tập các phiên họp hoặc giải thể Nghị viện và tổ chức tổng tuyển cử.
Với những quyền hạn cụ thể mà Hiến pháp và các văn bản pháp luật trao
cho cũng như yêu cầu thực tế của xã hội Nhật Bản hiện đại, cơ quan hành pháp
dưới sự lãnh đạo của Nội các ngày càng thâm nhập sâu vào các lĩnh vực đời
sống xã hội. Trong thực tế, cơ quan hành pháp có quyền hạn rất lớn trên nhiều
lĩnh vực ở tầm vi mô đến vĩ mô.
3. Tư pháp
Theo người Nhật Bản cơ quan tư pháp thường được hiểu đồng nghĩa với
cơ quan xét xử nghĩa là toà án. Hiến pháp Nhật bản cũng trao quyền tư pháp cho
Toà án tối cao và các toà án cấp dưới (điều 76) đồng thời giao trách nhiệm đề ra
các quy định về thủ tục tố tụng, mối quan hệ với luật sư, nội quy của toà án,
quản lý công việc hành chính của toà án, hoạt động của công tố viên cho Toà án
tối cao (điều 77). Tuy nhiên, do Hiến pháp có đề cập đến thành phần khác(điều
77) khi trao quyền tư pháp nên ở nơi này nơi khác người ta còn gia nhập bộ
phận công tố (xem sơ đồ 2.5) và luật sư vào cơ quan tư pháp như là những
thành tố cấu thành nên nó (xem sơ đồ 2.6). Nhưng ngay cả những tác giả có
quan điểm như vậy thì khi đề cập cụ thể cũng chỉ đồng nhất cơ quan giữ quyền
tư pháp với toà án. Và tác giả đã đưa ra sơ đồ mà luận án đã dẫn trên cũng
không phải là một ngoại lệ, ông Monoko Nakazawa cho rằng nhánh tư pháp
Nhật Bản “ bao gồm các Toà án quận, các Toà án cấp cao và Toà án tối cao”10.
Thực tế, cơ quan công tố trực thuộc cơ quan hành pháp, còn luật sư thì như là
một bộ phận dịch vụ của xã hội công dân.
+ Khái quát chung về cơ quan tư pháp
Hệ thống toà án của Nhật Bản được bố trí theo hình tháp gồm bốn cấp:
Toà án tối cao, Toà án cấp cao, Toà án quận và Toà án gia đình cùng một cấp,
cuối cùng là Toà án cơ sở( xem sơ đồ 2.5). Trực thuộc toà án cấp quận còn có
các toà án chi nhánh; trực thuộc toà án gia đình cũng có các toà án chi nhánh và
toà án địa phương xét xử sơ thẩm các vụ án đơn giản hoặc có giá trị thấp. Hệ
thống xét xử của toà án Nhật Bản được phân thành ba cấp: sơ thẩm, phúc thẩm
và thượng thẩm, theo đó một bên hoặc cả hai bên chưa hài lòng với phán quyết
của toà án cấp dưới thì có thể kháng án lên cấp cao hơn( kháng án lần thứ nhất
Monoko Nakazawa(1997), Who”s Who in Japannese Government
10

1997/98, Tokyo, tr. 2


tiếng Nhật Bản gọi là Koso, lần thứ hai gọi là Jokoso, còn đề nghị xem xét tính
đúng đắn của các văn bản nhà nước gọi là Kokoku). Thường thì việc xét xử ba
cấp, song đối với các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng toà án Cấp cao sẽ
tiến hành xử sơ thẩm đồng thời phúc thẩm. Những vụ án liên quan đến việc xem
xét tính vi hiến hoặc vi luật của các đạo luật, các quy định và quyết định hành
chính cũng thường được đưa ra xét xử ở toà án Cấp cao ngay từ lần xử đầu tiên.
Đối với các phán quyết của toà án mà các bên cho là vi hiến thì có thể kháng án
thẳng lên toà án Tối cao( Người Nhật Bản gọi là kokoku đặc biệt) Ta có thể
thấy các bước xử án ở Nhật Bản qua sơ đồ 2.7. Ở đó ta thấy đối với các vụ án
dân sự có giá trị tiền từ 900.000 Yên trở xuống toà án cơ sở sẽ xử sơ thẩm, toà
án Cấp quận xử phúc thẩm còn toà án Cấp cao sẽ xử thượng thẩm cuối cùng.
Tuy nhiên ở đây nếu một bên hoặc hai bên cho rằng phán quyết cuối cùng của
toà án vi phạm Hiến pháp thì có quyền kháng cáo lên toà án Tối cao (trường
hợp này người Nhật Bản gọi là Jokoku đặc biệt). Đối với các vụ án dân sự có
giá trị cao hơn 900.000 Yên thì toà án Cấp quận sẽ xử sơ thẩm, toà án Cấp cao
xử phúc thẩm và toà án Tối cao xử thượng thẩm. Trong các vụ án hình sự thì
đối với các vụ án nhỏ không nghiêm trọng thì toà án Sơ thẩm sẽ xử sơ thẩm, toà
án Cấp cao xử phúc thẩm và toà án Tối cao xử thượng thẩm; các vụ án có mức
độ không nguy hiểm thì có thể hoặc là toà án cơ sở hoặc toà án Cấp quận hoặc
toà án Gia đình xử sơ thẩm, toà án Cấp cao xử phúc thẩm cuối cùng toà án Tối
cao sẽ xử thượng thẩm; Đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng thì toà án
Cấp cao sẽ tiến hành xử sơ thẩm đồng thời phúc thẩm còn toà án Tối cao sẽ xử
thượng thẩm.
+ Toà án tối cao
Toà án tối cao là cấp xét xử cuối cùng trong hệ thống tư pháp Nhật Bản
gồm 15 Thẩm phán, những người đưa ra lời phán quyết cuối cùng đối với đơn
kháng cáo, bổ nhiệm nhân sự toà án, quản lý các toà án cấp dưới trên phạm vi
cả nước. Mười bốn thẩm phán của Toà án tối cao do Nội các bổ nhiệm và được
Thiên hoàng chứng thực; thẩm phán-chánh án do Thiên hoàng bổ nhiệm theo đề
nghị của Nội các. Thực chất, tất cả các thẩm phán đều do Nội các bổ nhiệm vì
Thiên hoàng chỉ làm theo yêu cầu của Nội các mà thôi. Tuy nhiên, việc bổ
nhiệm các thẩm phán Toà án tối cao còn phải được nhân dân chấp nhận thông
qua lá phiếu của cử tri ở cuộc bầu cử Hạ nghị viện diễn ra gần nhất sau đó. Các
thẩm phán của Toà án tối cao về hưu vào năm 70 tuổi. Lý thuyết thì vậy song
các thẩm phán toà án Tối cao có thời gian phục vụ không lâu (xem bảng 2.5).

Trong số 15 thẩm phán toà án Tối cao Nhật Bản hiện nay chỉ có 2 người
là phục vụ đủ một nhiệm kỳ trong khi có tới 3 người sẽ không đạt đến một nửa
nhiệm kỳ.

Toà án tối cao được chia làm 3 ban, mỗi ban 5 người giải quyết hầu hết
các vụ việc chỉ trừ một số trường hợp phải chuyển cho ban lớn với toàn bộ thẩm
phán tham gia xét xử khi chúng liên quan đến các vấn đề như các đạo luật, các
quy định, quyết định hành chính không phù hợp với Hiến pháp hoặc những
trường hợp có tranh luận (xem sơ đồ 2.8). Toà án tối cao thường chỉ dựa vào hồ
sơ kháng án do các nhân viên nghiên cứu và tóm tắt từ hồ sơ toà án cấp dưới.
Các nhân viên nghiên cứu được tuyển mộ từ các thẩm phán toà án cấp dưới có
kinh nghiệm với 9 người một hội đồng lớn quyết định theo ý kiến đa số; ai
không tuân theo ý kiến đa số thì có thể được bảo lưu ý kiến không đồng tình.
Các phiên xử của Toà án tối cao cũng quyết định theo đa số. Còn các phán
quyết của toà án phúc thẩm và cấp quận, gia đình cũng chỉ đưa ra một quyết
định chung theo đa số mà không ghi lại những ý kiến thiểu số. Nếu so sánh, ta
thấy toà án tất cả các cấp trước chiến tranh của Nhật Bản chỉ đưa ra một quan
điểm duy nhất và không cho phép các thẩm phán thuộc phía thiểu số được bảo
lưu ý kiến.

Theo Hiến pháp hiện hành, trên thực tế toà án Tối cao nắm quyền tư
pháp nên các phiên xét xử của nó có thể là diễn đàn để các đảng phái tranh luận
với nhau. Theo luật thì toà án cấp dưới cũng được xét xử các vụ việc liên quan
đến những luật, quy định và quyết định hành chính có vi phạm pháp luật hay
không nhưng quyết định cuối cùng lại thuộc về Toà án tối cao. Theo thống kê
thì rất nhiều vụ việc, toà án cấp dưới xử là vi phạm Hiến pháp song toà án tối
cao lại bác bỏ các phán quyết đó. Vì vậy đã có nhiều ý kiến cho rằng, toà án cấp
dưới của Nhật Bản cấp tiến hơn còn Toà án tối cao khi phán quyết các đạo luật,
các quy định, các quyết định hành chính là hợp hiến, hoặc không tiến hành xử
vì lý do các vụ việc nào đó mang nặng ý nghĩa chính trị thì nó đã phần nào ủng
hộ cho tính chất phản dân chủ của giới cầm quyền.
Bảng 2.4 Thời gian đảm nhiệm chức vụ của các thẩm phán
toà án tối caoNhật bản hiện nay
Năm được Năm về Thời gian
Ngày bổ nhiệm hưu theo đảm nhiệm
Họ và tên tháng làm thẩm luật hiện chức vụ
năm sinh phán Toà hành thẩm phán
án tối cao Toà án tối
cao
Machida Akira 16/10/36 2000 2006 6 năm
Fukuda Hiroshi 2/8/35 1995 2005 10 năm
Kanatami Toshihiro 17/5/35 1997 2005 8 năm
Kitagawa Hiroharu 27/12/34 1998 2004 6 năm
Kajitani Gen 15/1/35 1999 2005 6 năm
Hamada Kunio 24/5/36 2001 2006 5 năm
Yokoo Kazuko(nữ) 14/4/41 2001 2011 10 năm
Ueda Toyozo 23/5/37 2002 2007 5 năm
Takii Shigeo 31/10/36 2002 2006 4 năm
Fujita Tokiasu 6/4/40 2002 2010 8 năm
Kainaka Tatsuo 2/1/40 2002 2010 8 năm
Izumi Tokuji 25/1/39 2002 2009 7 năm
Shimada Niro 22/11/38 2002 2008 6 năm
Saiguchi Chiharu 3/9/38 2004 2008 4 năm
Tsuno Osamu 20/10/38 2004 2008 4 năm
Ngoài quyền có tiếng nói cuối cùng trong xét xử, toà án Tối cao còn được
Hiến pháp và pháp luật trao cho quyền lực rộng rãi trong việc quản lý nhánh tư
pháp (chức năng hành chính). Quyền lực đó không chỉ ở chỗ nó có quyền bổ
nhiệm các Thẩm phán của toà án cấp dưới và tái bổ nhiệm hay không mỗi khi
họ hết nhiệm kỳ 10 năm mà còn đưa ra các quy định liên quan đến thủ tục tố
tụng, hành nghề luật ... Nó là đại diện cao nhất về mặt hành chính của nhánh tư
pháp. Để soạn thảo các văn bản pháp quy của toà án, ngân sách hàng năm và lựa
chọn nhân sự của mình, toà án Tối cao phải tổ chức "hội nghị Tư pháp". Tham
dự hội nghị Tư pháp gồm tất cả 15 thẩm phán dưới sự chủ trì của chánh án; các
quyết định của hội nghị được thông qua theo ý kiến đa số. Các văn bản pháp
quy của toà án bao gồm cả quy tắc và quá trình xét xử, quy định liên quan đến
luật sư bào chữa, nội quy bên trong toà án, các công việc hành chính tư pháp.
Kể từ khi thành lập theo hiến pháp mới đến nay, toà án Tối cao đã thông qua
trên 100 văn bản pháp quy.

+ Hệ thống toà án cấp dưới

Bên dưới toà án Tối cao là 8 toà án Cấp cao đặt ở Tokyo, Osaka, Nagoya,
Hiroshima, Fukuda, Sendai, Sapporo và Takamatsu. Trong số các toà án cấp cao
đó, ngoài trụ sở chính ở các khu vực trên còn đặt các chi nhánh ở nơi khác. Hiện
nay, Nhật Bản có 6 chi nhánh của các toà án cấp cao. Mỗi toà án Cấp cao gồm
có một chủ tịch và các thẩm phán cấp cao. Để nâng cao vị thế của các Chủ tịch
toà án Cấp cao, Nhật Bản quy định Thiên hoàng sẽ chứng thực việc bổ nhiệm
họ của Nội các. Tám chủ tịch đó lãnh đạo trực tiếp khoảng 280 thẩm phán trực
thuộc toà án Cấp cao.

Toà án Cấp cao ngoài việc xử kháng án các vụ việc của toà án Quận, toà
án Gia đình và toà án Cơ sở còn xét xử những vụ án liên quan đến tội phản
quốc, tranh chấp về bầu cử và một số vấn đề khác. Riêng toà án Cấp cao Tokyo
còn được trao thêm quyền hạn xem xét các quyết định của các cơ quan có chức
năng tương tự toà án như là Uỷ ban buôn bán công và Cơ quan cấp bằng sáng
chế.

Khác với toà án Tối cao, Toà Cấp cao không chỉ căn cứ vào biên bản và
hồ sơ của các toà án cấp dưới chuyển lên mà còn thu thập những chứng cứ mới.
Vì vậy, tại các phiên xét xử ở cấp này các bên có thể nêu những vấn đề cũng
như đưa ra các bằng chứng mới. Các phiên toà xét xử của Toà án Cấp cao
thường có 3 thẩm phán tham gia nhưng khi xử các vụ án liên quan đến tội phản
quốc thì hội đồng xét xử sẽ tăng lên gồm 5 thẩm phán. Các thẩm phán toà án
Cấp cao thường được bổ nhiệm trong số các thẩm phán của toà án Quận hoặc
toà án Gia đình. Ngược lại các thẩm phán của toà án Cấp cao có thể bị giáng
chức xuống phục vụ ở toà án cấp dưới. Điều đó cũng giúp cho các toà án có tất
cả các cấp độ đào tạo và sự từng trải. Thực tế đó, khiến cho mức lương của các
thẩm phán với tư cách là một nghề dịch vụ của xã hội trong cùng một cấp toà án
nhưng rất khác nhau.

Hệ thống toà án Quận bao gồm 50 toà đặt tại các thủ phủ của mỗi quận,
riêng Hokaidô có 4 toà (Nhật Bản được tổ chức thành 47 quận). Các toà án quận
còn đặt thêm các chi nhánh để việc xét xử được tiến hành thuận lợi cho nhân
dân. Hiện nay, Nhật Bản có 203 chi nhánh của toà án Quận phân bố trên khắp
đất nước.

Toà án Quận được trao quyền hạn xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ án ngoại
trừ những vụ việc đặc biệt được trao cho các toà án khác. Toà án Quận cũng
được giao nhiệm vụ xử kháng án đối với các vụ án hình sự do toà án Cơ sở xử
lần đầu.

Các vụ án được xử ở toà án Quận phần lớn do một thẩm phán thực hiện
nhưng cũng có khi do một hội đồng gồm 3 thẩm phán tiến hành.

Hệ thống toà án quận có 910 thẩm phán và 460 trợ lý thẩm phán. Các
phiên toà được xử công khai, không có hệ thống bồi thẩm. Hệ thống bồi thẩm
trong xét xử ở các toà án Nhật Bản đã tồn tại từ sau chiến tranh lần thứ nhất
song theo Hiến pháp mới nó bị bãi bỏ. Việc khôi phục lại hệ thống này đã được
đặt ra bàn cãi một số lần song cho đến nay tình hình vẫn không có gì thay đổi.
Có nghĩa rằng, các phán quyết của toà án không bị ngăn cản bởi các quyết định
của bồi thẩm còn khi các phán quyết đó có sự sai lệch thì nó sẽ được đem ra xử
lại.

Hệ thống toà án Gia đình Nhật Bản bao gồm 50 toà và 203 chi nhánh
giống như toà án Quận. Vì vậy, toà án Gia đình và các chi nhánh đóng trụ sở
cùng với địa điểm các toà án Quận và các chi nhánh của nó. Ngoài ra toà án Gia
đình còn có 77 toà địa phương đóng trụ sở cùng với toà án Cơ sở.

Toà án Gia đình được thành lập vào ngày 1 tháng giêng năm 1949 với tư
cách là những toà đặc trách giải quyết các vụ việc liên quan đến gia đình và tội
phạm vi thành niên. Các vụ án hình sự mà đối tượng phạm tội là trẻ vị thành
niên(dưới 20 tuổi) thì bao giờ cùng được đưa ra xét xử đầu tiên ở toà án Gia
đình. Các vụ án được xét xử ở toà án gia đình thường do một thẩm phán thực
hiện và trước khi đưa ra bao giờ tội phạm cũng đã trải qua một thời gian thử
thách và được các chuyên gia tâm thần học chuẩn đoán về mặt y tế. Các toà án
Gia đình luôn tìm cách giải quyết các vụ việc không tố tụng (hoà giải) đối với
cả các vụ tranh chấp trong gia đình lẫn các vụ phạm tội hình sự vị thành niên và
những người lớn ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên. Thường thường, tội phạm
vị thanh niên được xử lý riêng, kết hợp giải pháp giáo dục hoặc dùng hình thức
quản chế chỉ trong trường hợp cá biệt và khi tội phạm trên 16 tuổi thì mới
chuyển lên toà án hình sự.

Các thẩm phán Toà án gia đình (một số đồng thời là thẩm phán trong toà
án quận) được trợ giúp bởi những người hoạt động nghiệp dư và 1.500 nhân
viên quản chế. Những người này sẽ chuẩn bị hồ sơ và những lời khuyên. Đặc
điểm cơ bản của hệ thống luật pháp Nhật Bản là tham khảo ý kiến của những
người hoạt động nghiệp dư có kiến thức và kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết
định chính thức. Ví dụ sử dụng một nhà tâm thần học, giáo viên hay nhà hoạt
động xã hội trong toà án Gia đình. Những người tự nguyện như vậy sẽ giúp các
thẩm phán và các bên tìm ra các giải pháp mà bên đều có thể chấp nhận được
mà không lãng phí thời gian mở phiên toà xét xử. Hơn nữa, có những uỷ ban
hoà giải do toà án thành lập với một thẩm phán và hai nhà hoà giải nghiệp dư
thường đưa ra các kế hoạch hoà giải tự nguyện. Hình thức đó, bắt nguồn từ hoà
giải bắt buộc trong thời Tokugawa, hệ thống này tiếp tục tồn tại trong nước
Nhật Bản hiện đại tiền dân chủ và trong hơn 40 năm qua nó phát triển theo Luật
hoà giải dân chủ.

Hệ thống toà án Cơ sở gồm 438 toà - toà xét xử các vụ án hình sự và dân
sự nhỏ. Toà án Cơ sở xét xử các vụ dân sự có trị giá dưới 900.00 Yên còn đối
với các vụ hình sự là các vụ liên quan đến mức xử phạt hoặc là những sự phạm
tội không nguy hiểm như trộm cắp và tham ô nhỏ. Toà án Cơ sở có thể không
thực hiện tuyên án phạt tù và bắt giam nhưng có thể sử dụng phạt cải tạo lao
động với thời hạn dưới 3 năm đối với những trường hợp đặc biệt do luật quy
định. Khi toà án Cơ sở thụ lý những vụ án mà nó thấy cần phải có các hình phát
thích đáng hơn nhưng nằm ngoài giới hạn quyền hạn cho phép thì nó sẽ chuyển
lên toà án Quận để xét xử. Một số vụ hình sự và dân sự có thể được các toà án
Cơ sở xử sơ thẩm. Toà án Cơ sở có thể tiến hành xử hoà giải căn cứ vào luật
dân sự. Các vụ xử hoà giải thường do một thẩm phán và hơn hai uỷ viên của uỷ
ban hoà giải tham gia nhằm tìm ra tiếng nói chung của cả hai bên mà không cần
có phán quyết của toà án. Các vụ xử như vậy án phí được chi ở mức thấp. Tất
cả các vụ án do toà án Cơ sở thụ lý đều do một thẩm phán thực hiện. Trong năm
1990 có 1.400 thẩm phán, 610 trợ lý thẩm phán và 810 thẩm phán toà Cơ sở.
Những người nghiệp dư có năng lực, thẩm phán nghỉ hưu và những chuyên gia
pháp lý có 3 năm công tác, cũng làm việc như những thẩm phán toà Cơ sở.

Tất cả các thẩm phán của toà án cấp dưới kể từ toà án Cấp cao đến toà án
Cơ sở đều do Nội các bổ nhiệm nhưng theo danh sách đề nghị của Toà án Tối
cao với nhiệm kỳ 10 năm và có thể được tái bổ nhiệm. Những thẩm phán này sẽ
về hưu vào tuổi 65.

Trên đây là ba nhánh quyền lực của nhà nước Nhật Bản được trình bày
tương đối cô lập song về bản chất quyền lực nhà nước là thống nhất cả về
phương diện tính giai cấp cũng như tính xã hội của nó. Sự thống nhất với tư
cách là một thực thể toàn vẹn trong sự qua lại lẫn nhau chúng ta có thể thấy qua
sơ đồ 3.1.
4. Chính quyền địa phương và mối quan hệ với chính quyền trung ương

Theo luật định, chính quyền địa phương của Nhật Bản được chia thành
hai cấp ta có thể tạm gọi là cấp Quận và cấp xã. Nhật Bản hiện nay có 47
Quận( Tô, Đô, Phu, Ken). Tô là thủ đô Tôkyo, Đô là tỉnh đảo Hokkaido, Phu là
thành phố Osaka và thành phố Kyoto, Ken là 43 tỉnh còn lại. Dưới các Quận là
chính quyền cấp xã, thị trấn, thành phố. Đối với những thành phố có từ 1 triệu
dân trở lên có thể phân chia thành một cấp trung gian (vị dụ như các đơn vị
trung gian của Tokyo chẳng hạn), nhưng các đơn vị đó không phải là một cấp
chính quyền địa phương, người đứng đầu không phải do cử tri của khu vực đó
bầu ra mà do Thị trưởng bổ nhiệm.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, về cơ bản địa phương chỉ là đơn vị
hành chính dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền trung ương. Người đứng
đầu địa phương như các thị trưởng do trung ương bổ nhiệm và điều động. Từ
sau khi có Hiến pháp mới đến nay, Nhật Bản đã cơ bản thay đổi chế độ quản lý
mất dân chủ đó. Trên cơ sở của Hiến pháp mới Nhật Bản đã đề ra luật tự trị địa
phương. Cơ sở lớn nhất khẳng định quyền tự trị địa phương được ghi trong Hiến
pháp ở điều 92 là: Chính quyền trung ương không can thiệp vào các công việc
của các tổ chức hành chính địa phương cấp tỉnh, thành phố, thị trấn, xã. Hai nội
dung của tự trị địa phương là: thứ nhất cơ quan hành chính địa phương điều
hành hoạt động của địa phương mình theo luật pháp và ý chí nguyện vọng của
nhân dân trong khu vực; hai là những người đứng đầu địa phương như thị
trưởng, tỉnh trưởng, xã trưởng... uỷ viên hội đồng nhân dân do cư tri của địa
phương đó trực tiếp bầu ra. Hiến pháp mới quy định đã cho phép nhân dân có
thể trực tiếp tham gia các hoạt động của nhà nước ở địa phương thông qua các
quyền như yêu cầu bãi miễn các quan chức của chính quyền địa phương, kiến
nghị hoặc trình các dự án, thực hiện các quyền giám sát...( xem sơ đồ 4.1).

Mặc dù đã có các cải cách mạnh mẽ về mối quan hệ giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương sau chiến tranh nhất là trên bình diện lý
thuyết theo hướng mở rộng quyền cho địa phương nhưng thực tế sự tự trị đó
chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng như vậy là do tàn dư của truyền thống văn hoá coi trọng cấp trên-
“quan trị” vẫn tồn tại với sức sống mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Sự
khống chế của trung ương đối với địa phương hiện nay chủ yếu trên phương
diện tài chính. Hiện nay, theo cơ cấu luật thuế quy định, thuế địa phương thu
được chiếm một phần không đáng kể để giải quyết cho các công việc của mình
dẫn đến sự phụ thuộc vào trung ương. Sự chi phối của trung ương đối với địa
phương còn trải ra trên nhiều khía cạnh khác. Đó là: thứ nhất, thông qua các
công việc uỷ nhiệm cho địa phương giải quyết; thứ hai, chỉ đạo theo ngành dọc
đối với một số ngành trên danh nghĩa do địa phương quản lý là cảnh sát, giáo
dục; thứ ba, quyết định đầu tư phát triển ở vùng này hoặc vùng khác của đất
nước; thứ tư, đặt quá nhiều các chi nhánh tại địa phương. Từ sự phụ thuộc như
vậy, chính quyền trung ương đã can thiệp khi thì gián tiếp khi thì trực tiếp vào
các công việc cụ thể của chính quyền dịa phương. Nhìn một cách tổng thể người
ta cho rằng hiện nay địa phương Nhật Bản có quyền tự chủ khoảng 30%11.

Tóm lại, trên đây chúng ta đã xem xét nhà nước Nhật Bản hiện nay ở
những nét chung nhất. Trong hai mối quan hệ của một nhà nước hiện đại một là
quan hệ của ba nhánh quyền lực ở cấp trung ương và hai là mối quan hệ giữa
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương chúng ta chú trọng hơn ở
cấp trung ương. Điều này là do căn cứ vào đặc điểm văn hoá coi trọng chính

11
Okuhira Yasuhiro, Michitshi Takahata, Shigenobu Kishimoto(1994),
Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 79-
81; và Tsuneo Inako(1993), Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr 226-229
quyền trung ương của Nhật Bản và thực tiễn cũng cho thấy quyền lực nhà nước
của nước này hiện nay cũng tập trung chủ yếu ở cấp trung ương.
5. Các đảng chính trị
Theo quan niệm phổ biến của người Nhật Bản thì chính đảng là một tổ
chức chính trị, được lập ra với vai trò tập hợp ý chí của nhân dân và phản ánh ý
chí đó vào chính trị. Theo tinh thần đó, các chính đảng phải có một hệ thống
chính sách được xây dựng trên cơ sở tôn chỉ và nguyên tắc của mình, công bố
hứa hẹn trước quốc dân, được đưa ra ứng cử viên Tỉnh trưởng, Nghị sĩ... và kêu
gọi cử tri ủng hộ mình trong các cuộc tranh cử đó. Nếu chính đảng nào giành
được sự ủng hộ của đại đa số cử tri trong bầu cử Quốc hội, thì họ có quyền lập
chính phủ và phải lãnh đạo bộ máy hành pháp. Chính vì thế, có thể nói, chính
đảng là cầu nối giữa nhân dân với nhà nước.
Có hơn 10000 đảng, chủ yếu là đảng địa phương (do hệ thống bầu cử)
Các đảng chính:
1.Jiyu Minshu-to (Liberal-Democratic Party - LDP): Đảng dân chủ tự do
2. Komei-to (Clean Government Party): Đảng Chính phủ Trong sạch
3. Minshu-to (Democratic Party - DPJ): Đảng Dân chủ Nhật bản
4. Nihon Kyosan-to (Communist Party of Japan - JCP): Đảng Cộng sản
Nhật bản
5. Shakai Minshu-to (Social-Democratic Party - SDP): Đảng Dân chủ Xã
hội

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nền chính trị đảng phái của Nhật Bản
mới được triển khai một cách cơ bản, mang những đặc điểm tương đối khác với
các nước Âu, Mỹ do tác động của những truyền thống lịch sử, văn hoá và chính
trị của nó.
Nhìn chung, các chính đảng ở Nhật Bản có tổ chức quần chúng cơ sở yếu,
hoạt động thất thường trong các khu vực bầu cử. Thay vào đó, các chính đảng
thường liên kết và thông qua các tổ chức kinh tế, công đoàn, hoặc các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức xã hội nào đó để tập hợp phiếu hoặc nhân sự, giúp đỡ
về tài chính cho hoạt động chính trị. Vì vậy, trong việc quyết định chính sách và
hoạt động lập pháp, các chính đảng dễ bị những tổ chức ngoài đảng chi phối, và
họ thường được coi là người đại diện cho các chính đảng. Trong suốt nửa thế
kỷ, các đảng đối lập luôn ở thế yếu hơn trong điều kiện đa đảng. Trong các đảng
lớn, mỗi nghị sĩ thường lập ra tổ chức tranh cử riêng của mình gọi là cơ sở và tổ
chức của những người hậu thuẫn, liên kết với nhau để tranh giành quyền lực. Vì
vậy, dễ nảy sinh các phe phái,thiếu sự thống nhất lãnh đạo trong các đảng nhất
là đảng cầm quyền. Việc cải cách chế độ tổng tuyển cử bằng việc cho ra đời luật
mới vào năm 1994 mà chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau đã khắc phục phần nào
những vấn đề đó.
Ngày nay, nhiều chính đảng ở Nhật Bản coi thành viên cũ của các tổ chức
phối hợp với mình là đảng viên và nghị sĩ của Đảng. Bản thân điều đó cũng thể
hiện khuynh hướng không lành mạnh của các chính đảng. Nhất là đối với đội
ngũ công chức và các quan chức cao cấp thì vấn đề này lại càng phức tạp hơn.
Bởi vì, các quan chức với các chính đảng dễ móc ngoặc với nhau, và sẽ khó đạt
được mục đích vốn có của chính đảng là giám sát một cách dân chủ các cơ quan
hành chính. Các chính đảng bảo thủ từ thời kỳ trước chiến tranh đã kết nạp vào
đảng nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền. Sau chiến tranh, tình trạng đó
ngày một tăng lên. Lực lượng của "phái đảng viên làm quan" luôn luôn chiếm
ưu thế hơn so với "phái đảng viên thường". Việc đảng bảo thủ hiện nay ở Nhật
Bản duy trì được chính quyền lâu dài và hiếm có nhất trong số các nước công
nghiệp tiên tiến có quan hệ nhất định với đặc điểm này.

Các đảng chính trị Nhật Bản có một truyền thống lâu đời rất đa dạng và
rất phong phú cả về mặt tư tưởng lẫn về mặt tổ chức.

Từ những năm 1870 sự phân nhóm chính trị thành các đảng được bắt đầu.
Có người cho rằng Hội quần chúng những người yêu nước do Itagaki Taisuke
lập ra năm 1874 là đảng chính trị Nhật Bản đầu tiên. Song, sự tồn tại của đảng
này rất ngắn và trước khi bị tan rã nó đã sát nhập với Đảng Tự do (Jiyuto). Cũng
chính vì lý do này mà có ý kiến cho rằng Đảng Tự do do Itagaki thành lập năm
1881 là đảng chính trị đầu tiên của Nhật Bản.

Từ đó đến nay ở Nhật Bản đã có hàng trăm đảng chính trị hoạt động tạo
nên một bức tranh đảng phái hết sức sinh động, đa dạng và cũng vô cùng phức
tạp. nếu như Hiến pháp Minh Trị hạn chế mức tối đa mức đại diện của các đảng
trong quần chúng nhân dân khiến họ phải đấu tranh để xác lập ảnh hưởng chính
trị của mình thì Hiến pháp năm 1946 đã cho phép các đảng có một vai trò đảm
bảo trong trung tâm hệ thống chính trị.

Bị cấm đoán trong thời gian chiến tranh, đến sau năm 1945, đặc biệt sau
khi ban hành Hiến pháp năm 1946 các đảng chính trị lại một lần nữa tiếp tục tự
do phát triển tạo nên hệ thống đa đảng. Nhưng từ cuối năm 1955, sau khi Đảng
Dân chủ- Tự do ra đời để đáp lại sự hợp nhất của các đảng thuộc phe Xã hội thì
ở Nhật Bản đã hình thành nên hệ thống hai đảng chính hay còn gọi là “hệ thống
1955”. Hệ thống chính trị 1955 có hai hạt nhân cơ bản là Đảng Dân chủ – Tự do
(do hai đảng bảo thủ là Dân chủ và Tự do sáp nhập lại vào tháng 11 năm 1955)
thuộc trào lưu tư tưởng bảo thủ và Đảng Xã hội Nhật Bản (do hai đảng Xã hội
cánh tả và cánh hữu sáp nhập với nhau vào tháng 10 năm 1955) thuộc trào lưu
tư tưởng tiến bộ.

Đến năm 1960 hệ thống hai đảng như vậy đã thay đổi khi Đảng Xã hội
Nhật Bản lại bị chia rẽ thành hai phái; 40 nghị sỹ đã tách ra và lập nên Đảng
Dân chủ xã hội. Đảng Cộng sản ngày càng lớn mạnh, từ 1 ghế quốc hội năm
1958 đến năm 1960 đã có được 3 ghế và đến năm 1972 tăng lên thành 38 ghế.
Một đảng mới xuất hiện vào năm 1964 thuộc trường phái tư tưởng trung gian
lấy tên là Komeito (Đảng Chính phủ trong sạch). Komeito ra đời trên cơ sở của
một tổ chức là Soka Gakkai thuộc giáo phái Đạo Phật Nichiren Shoshu. Năm
1969 Komeito giành được 47 ghế trong Quốc hội.
Từ thập niên 1960 trở đi, năm đảng nói trên đã trở thành những bộ phận
thường trực của hệ thống chính trị 1955 là hệ thống tồn tại liên tục cho đến năm
1993.

Đặc điểm quan trọng của hệ thống này là Đảng Dân chủ – Tự do (DCTD)
luôn giữ vị trí cầm quyền còn Đảng Xã hội Nhật Bản thì luôn là đảng đối lập.
Trên thực tế, hệ thống 1955 đã vận hành rất thành công trong thời đại của mình,
góp phần giữ cho nền chính trị Nhật Bản được ổn định kéo dài. Mặc dù vào
những thời điểm khác nhau (vụ Thủ tướng Kishi xét lại Hiệp ước an ninh Nhật-
Mỹ năm 1960, vụ Thủ tướng Tanaka Kakuei dính vào Scangdal Lockheed năm
1972, Câu lạc bộ tự do mới của Kono Yohei được thành lập năm 1976, khủng
hoảng chính trị năm 1989 liên quan đến scangdal Recruit Cosmos...) Đảng
DCTD cũng đã phải đối mặt với những khó khăn lớn tưởng chừng như quyền
lực sẽ bị tuột khỏi tầm tay, song nhờ khả năng linh hoạt, uyển chuyển và chiến
lược đối phó thích hợp trước các tình huống chính trị khi chúng vừa mới xuất
hiện, hệ thống năm 1955 đã tồn tại được 38 năm trên cơ sở vẫn giữ được những
nét đặc thù của mình. Chỉ đến năm 1993 hệ thống này mới bị tan rã khi Đảng
DCTD bị mất quyền lãnh đạo một cách đầy kịch tính, còn Đảng Xã hội Nhật
Bản trong cuộc bầu cử Hạ nghị viện năm 1993 cũng mất đi gần một nửa số ghế
trong Quốc hội. Hai hạt nhân cơ bản của hệ thống 1955 thì một bị mất quyền
lực, một bị giảm sút thế lực một cách nghiêm trọng, đã không còn sức mạnh chi
phối và tự tan rã từ thời kỳ này.

Có thể nói thập niên 1990 là thời kỳ cơ cấu lại hệ thống các chính đảng
của Nhật Bản. Đặc biệt sau sự kiện năm 1993, trên chính trường Nhật Bản xuất
hiện rất nhiều đảng mới, chủ yếu do tách ra từ Đảng DCTD thuộc phái bảo thủ
và cả từ Đảng Xã hội Nhật Bản thuộc phái tiến bộ. Đây là một thời kỳ mới
không thể định đoán được bởi các đảng luôn thay đổi, lúc sáp nhập, lúc ly khai,
lúc lấy tên này, lúc đổi tên khác. Các đảng thay đổi và vì thế lập trường chính trị
của họ cũng thay đổi theo. Bức tranh khái quát về đảng phái trong thập niên
1990 có thể phác thảo như sau:

Năm 1992 Tân đảng Nhật Bản do Hosokawa làm chủ tịch được thành lập
và đây cũng là đảng thuộc phái bảo thủ.

Năm 1993 Sakigake (Đảng Tiên Phong) ra đời, nó bao gồm các nghị sỹ
ly khai khỏi Đảng DCTD với sự cầm đầu của vị thủ lĩnh là Takemura
Masayoshi. Cùng năm này còn xuất hiện Shinseito (Đảng Tân sinh) do Ozawa
và Hata lãnh đạo.

Cuối năm 1994 Shinshinto (Đảng Tân tiến) được thành lập trên cơn sở
liên kết 6 đảng khác nhau, trong đó có cả Shinseito, Tân đảng Nhật Bản,
Komeito, Đảng Dân chủ xã hội. Đảng này do các thủ lĩnh Hata, Ozawa và
Ichikawa lãnh đạo, hoạt động cho đến cuối năm 1997 thì bị tan rã. Hình ảnh ban
đầu của Shinshinto đã làm cho các nhà bình luận cho rằng hệ thống mới hai
đảng cùng tư tưởng cạnh tranh nhau và thay nhau cầm quyền theo kiểu Mỹ bắt
đầu hình thành ở Nhật Bản.

Năm 1996 Đảng Xã hội Nhật Bản vốn là đảng đối lập lớn nhất trong hệ
thống 1955 đổi tên thành Đảng Xã hội dân chủ. Chỉ còn lại hai đảng duy nhất
vẫn giữ được mô hình của mình, đó là Đảng DCTD và Đảng Cộng sản Nhật
Bản.

Tháng 6 năm 1996 Đảng Dân chủ Nhật Bản được thành lập bao gồm một
số thành viên của Đảng Xã hội dân chủ và của Sakigake liên kết lại. Đảng này
hiên trở thành đảng đối lập chính ở Nhật Bản. Chủ tịch đảng lúc đó là
Hatoyama Yukio, còn hiện nay là Kan Naoto.

Tháng 1 năm 1998 Đảng Tự do ra đời với thủ lĩnh là Ozawa, sau khi 26
nghị sỹ thuộc Đảng Tự do của Ozawa tách ra vì bất đồng quan điểm với thủ lĩnh
thì Đảng Tự do của Ozawa chỉ còn là một đảng nhỏ với 24 nghị sỹ.
Đảng Bảo thủ ra đời đầu năm 2000 trên cơ sở 26 nghị sỹ của Đảng Tự do
tách ra. Thủ lĩnh của đảng này là bà Ogi.

Như vậy, sau khi hệ thống đảng chính trị 1955 tan rã vào năm 1993 thì
một hệ thống mới của các đảng chính trị Nhật Bản dần được định hình. Hệ
thống mới này còn được gọi là hệ thống chính trị thứ hai sau chiến tranh. Nó
đang tiếp tục hoạt động cho đến thời điểm này với hai hạt nhân cơ bản là Đảng
DCTD và Đảng Dân chủ. Sự tan rã của hệ thống thứ nhất và sự hình thành nên
hệ thống chính trị thứ hai (sau năm 1993) đã chứng minh rằng cải cách, thay đổi
là một nhu cầu tất yếu và bắt buộc đối với nền chính trị Nhật Bản, bởi “luật
chơi” cũ của các đảng, cách lãnh đạo và quản lý cũ của đảng cầm quyền không
đáp ứng được những đòi hỏi mới và không thể giúp cho nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới này vực lên được.

Bên cạnh các chính đảng, ở Nhật Bản, giống như các quốc gia hiện đại
khác cũng tồn tại những tổ chức theo đuổi lợi ích riêng của mình, gây tác động
đến chính trị. Những tổ chức đó bao gồm: tổ chức các ngành, công đoàn, thanh
niên, phụ nữ, các tổ chức văn hoá, thể thao, tôn giáo… những tổ chức đó đang
tiến hành các hoạt động chính trị đa dạng vì những mục đích của ngành và lĩnh
vực riêng của mình. Hoạt động cụ thể của họ là những hình thức thể hiện của dư
luận. Tuy nhiên, những hoạt động của các tổ chức đó, đôi khi bị xem là tổ chức
gây áp lực, thường nghiêng về tung tiền và tuyên truyền ảnh hưởng của mình
để giành cho được yêu cầu nào đó. ở Nhật Bản, nơi mà các tổ chức chính trị
mang tính chất quần chúng chưa thật sự phát triển, các chính đảng và nghị sĩ có
xu hướng gắn với các tổ chức theo đuổi lợi ích riêng và hợp tác với họ và trở
thành đại diện cho tổ chức đó. Để ngăn chặn những mặt trái do các tổ chức trên
tác động đến chính trị, Nhật Bản đã sử dụng hệ thống thông tin đại chúng và dư
luận quần chúng phê phán sự đi quá đà trong hoạt động của các tổ chức theo
đuổi lợi ích riêng của mình; đồng thời có các chính sách cụ thể nhằm giúp cho
các chính đảng và nghị sĩ khẳng định tính độc lập của mình.
6. Hệ thống chính trị trong thực tế
Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp Nhật Bản với các đảng phái có thể
chia ra làm ba giai đoạn chính với những đặc điểm tương đối khác biệt. Giai
đoạn 1: từ năm 1946 đến 1955, đây là giai đoạn không có một đảng phái nào
nắm ưu thế nổi trội trong Nghị viện và ở giai đoạn này hầu hết thời gian Nhật
Bản chịu sự quản lý của quân đồng minh, giai đoạn 2: từ năm 1955 đến năm
1993 đây là giai đoạn tương đối đặc biệt trên chính trương Nhật Bản, giai đoạn
Đảng DCTD luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong Hạ viện và một mình nắm cơ
quan hành pháp. Giai đoạn 3: từ năm 1993 đến nay. Đây là giai đoạn chuẩn bị
cho một cơ cấu chính trị mới, giai đoạn Đảng DCTD vẫn chiếm ưu thế trong Hạ
viện song không còn giữ được ưu thế tuyệt đối nữa và nó buộc phải xây dựng
chính quyền liên minh với các đảng khác dẫn tới tình trạng nhiều khi phải phụ
thuộc vào tiếng nói của những đảng nhỏ hơn mình nhiều. Sau đây chúng ta sẽ
xem xét kỹ hơn các giai đoạn đó.
1 - Giai đoạn từ 1946 đến 1955
Bị cấm trong giai đoạn chiến tranh. Các đảng phái Nhật Bản như được
hồi sinh và phát triển mạnh mẽ sau khi kết thúc chiến tranh thế giơí lần thứ hai.
Các cuộc cải cách dân chủ của quân đồng minh chiếm đóng Nhật Bản từ 1945
đến 1952 như chất xúc tác khiến cho cuộc đấu tranh trên chính trường Nhật Bản
khốc liệt mang đậm nét Châu á. Giai đoạn 1946 - 1955 là giai đoạn có nhiều sự
thay đổi được tiếp nhận, các đảng phái được hình thành theo đủ màu sắc, từ chia
tách đến hợp nhất hết sức đa dạng. Tuy vậy, giai đoạn này cũng tồn tại một số
đảng chủ yếu. Về phe bảo thủ có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Tự do.
Về phe tả, phe được coi như là có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều so với trước
đó, trước hết phải kể đến là đảng Xã hội Nhật Bản được hợp nhất cánh tả, cánh
hữu cuối năm 1955 và trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội.
Trong giai đoạn này chỉ có một thời gian ngắn phe tả giữ được quyền
lãnh đạo đó là thời kỳ từ 22/5/1947 đến 10/3/1948 Khi đó Katayama Tetsu Chủ
tịch Đảng Xã hội Nhật Bản giữ chức vụ Thủ tướng trong Chính phủ liên minh.
Tuy nhiên vào 10/1951, Đảng cộng sản nhật Bản (JSP) bị chia rẽ do khác biệt
quan điểm về giải pháp hoà bình và Đảng đã bị chia thành Đảng Xã hội cánh tả
và cánh hữu. Hai đảng này lại tái hợp nhất vào tháng 10/1955, một tháng trước
khi DCTD được thành lập. Đảng JCP xuất hiện hợp pháp lần đầu tiên vào đầu
năm 1945 và đã thu được một số thắng lợi trong bầu cử, trước khi bị ngừng hoạt
động vào năm 1950 do chiến dịch "thanh trừng đỏ" của quân đồng minh chiếm
đóng.
Trong suốt thập kỷ 50, JPS ngày càng có tiến bộ trong hoạt động chính trị
và thu được nhiều thắng lợi trong các cuộc bầu cử vào Nghị viện. Tình hình
năm 1955 với sự hình thành một hệ thống hai đảng đã mang lại một dự đoán về
tình hình chính trị hai đảng lớn luân phiên cầm quyền như ở Anh, Mỹ. Tuy
nhiên, chẳng bao lâu sau một thực tế rõ ràng thể hiện rằng Nhật Bản có hệ thống
"một đảng rưỡi" do chỗ các Đảng viên đảng Xã hội không có đủ khả năng duy
trì những lợi thế trong bầu cử trước đây, cũng như việc họ không có đủ khả
năng duy trì sự thống nhất đã đạt được vào năm 1955. Thời điểm mà từ đó
DCTD dần củng cố quyền lực của mình và duy trì sự lãnh đạo ổn định trong
suốt 38 năm cho đến năm 1993, giai đoạn chính trị ổn định đặc biệt của Nhật
Bản mà chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau.
Có thể nói cũng như bất cứ nước tư sản nào, các giai đoạn phát triển từ
1946 đến nay của Nhật Bản, trong đó có giai đoạn 1946 - 1955, Nghị viện mà
đặc biệt là Hạ nghị viện luôn vừa là phương tiện vừa là mục đích hoạt động, tồn
tại của các chính đảng. Có thể nói giai đoạn này là thời gian Nhật Bản tập làm
dân chủ. Các chính đảng đấu tranh quyết liệt để giành các ghế trong nghị viện,
cơ sở của việc có tiếng nói trong bộ máy chính quyền trung ương. Trong suốt
thời gian này của Quốc hội , không có đảng nào có được đa số ghế tuyệt đối
trong Hạ nghị viện khiến cho chính phủ thường là chính phủ liên hiệp của nhiều
chính đảng. Điều đó giúp cho chính phủ có được quyết định độc lập dựa trên
các suy nghĩ về lợi ích khách quan của đất nước và việc quyết định ký hiệp ước
an ninh với Mỹ của Thủ tướng Yoshida Shigoru đã được hiện thực hoá chính
trong giai đoạn này.
Tóm lại, từ 1946 - 1955, trong quan hệ với các chính đảng, Nghị viện
Nhật Bản giữ được vị trí độc lập do chỗ không đảng nào chiếm ưu thế ở đó. Với
tư cách là mục đích và sau đó là phương tiện, Nghị viện giữ vai trò chi phối đối
với các chính đảng.
2- Giai đoạn từ 1955 đến 1993
Giai đoạn này gắn với sự tồn tại, phát triển và suy yếu của Đảng DCTD.
Sự thao túng của DCTD đối với Nghị viện Nhật Bản khiến người ta suy nghĩ
rằng Nghị viện và sau đó là Chính phủ đều của DCTD. Hiến pháp Nhật Bản quy
định tất cả các đạo luật trừ Hiến pháp và một số đạo luật liên quan đến quyền
lợi của một địa phương cụ thể, đều được thông qua khi Nghị viện biểu quyết
quá bán. Và các vấn đề quan trọng như bổ nhiệm Thủ tướng, thông qua ngân
sách chỉ cần Hạ nghị viện nhất trí bằng đa số là đủ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
quan hệ giữa Nghị viện với các chính đảng trong giai đoạn này rất nên tập trung
xem xét quan hệ cụ thể giữa DCTD với Nghị viện.
Nhìn tổng thể trong thời kỳ này, thực tiễn chính trị cho thấy Nghị viện
Nhật Bản chịu sự chi phối trực tiếp và toàn diện của DCTD. Tuy nhiên, sự chi
phối đó lại bị quy định bởi quan hệ nội bộ hết sức phức tạp của DCTD. Khi đề
cập đến DCTD các học giả thường nhất trí với nhau về đặc điểm nổi bật của
đảng này là tính bè phái trong đảng. Thậm chí có người còn nói đến tính đa
đảng trong một đảng đối với trường hợp DCTD. Nguyên nhân chính dẫn tới sự
phân liệt đó là việc chạy đua vào Nghị viện và đặc biệt là bầu chọn chức vụ Chủ
tịch đảng đồng thời là chức vụ Thủ tướng Chính phủ.
Như chúng ta đã biết vào năm 1955 do sức ép của các tổ chức tài chính
và sự hợp nhất của Đảng Xã hội với những thách thức của nó, DCTD đã được
hình thành trên cơ sở thống nhất giữa hai Đảng bảo thủ Dân chủ và Tự do. Sự
hợp nhất đó không làm dịu đi mâu thuẫn vốn vẫn có trong từng đảng và giữa hai
đảng mà ngược lại chúng càng được làm sâu sắc hơn. Ví dụ điển hình là sự thất
bại của Ozawa Taro trong cuộc bầu cử năm 1963. Ở cuộc bầu cử này Ozawa
Taro chẳng những phải đương đầu với các ứng cử viên của phái đối lập, mà còn
phải cạnh tranh với cả hai ứng cử viên nặng ký trong Đảng DCTD của mình là
Kishi Nobusuke, nguyên Thủ tướng, và Sato Eisaku, Thủ tướng tương lai.
Ozawa Taro ra tranh cử ở đơn vị bầu cử thứ nhất của tỉnh Yamaguchi cùng với
2 ứng cử viên của Đảng Xã hội, 1 của Đảng Xã hội- Dân chủ và 1 của Đảng
Cộng sản, tất cả 7 người cùng chạy đua để kiếm được càng nhiều phiếu càng tốt
trong số 188.583 phiếu. Kết quả là Sato được 94.785 phiếu, Kishi được 49.877
phiếu; còn Ozawa chỉ được 43.841 phiếu. Như vậy, ở đây Sato đã giành được số
phiếu lớn từ việc giảm bớt số phiếu ủng hộ cho Ozawa. Với kết quả này, các
ứng cử viên của Đảng Xã hội và của Đảng Xã hội -Dân chủ giành được từ
50.000 đến 66.000 phiếu, đã chiếm được 3 ghế còn lại.
Vào lần bầu cử chức Chủ tịch Đảng DCTD năm 1956, các mâu thuẫn
được thể hiện có phần khác trước, lúc này có 8 phe nhóm của đảng, trong đó,
bốn phe có nguồn gốc từ Đảng Tự do là các phe: Ikeda, Sato, Omo và Ishi, và
bốn phe khác có nguồn gốc từ Đảng Dân chủ là: Kishi, Komo, Miki và
Ishibashi; chạy đua vào chức Chủ tịch đảng lúc đó gồm 3 ứng cử viên là Kishi
Mabusuke, Ishibashi và Ishi Kikuira. Ủng hộ cho Kishi là hai phe Komo và
Sato, phe Matsumura Miki và Omo ủng hộ Ishibashi, phe Ikeda giúp cho Ishi.
Vòng đầu bầu cử, không một người nào giành đa số phiếu và buộc phải có vòng
bầu thứ hai. Tại vòng bầu thứ hai, Ishi đã ủng hộ cho Ishibashi dẫn đến việc
Ishibashi giành thắng lợi. Ishibashi giữ chức Thủ tướng được hai tháng sau đó
thì phải từ chức do sức khoẻ và phải chuyển quyền lực sang cho Kishi. Trong
thời kỳ Kishi, các phe phái hoạt động mạnh là phe Kishi, Sato, Komo, Omo và
các phe có ảnh hưởng yếu hơn là Ikeda, Ishi, Matsumura, Ishibashi, thời kỳ này
được đánh dấu bằng những bước nhẩy vọt lớn về kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế đặc biệt nhanh chóng trong suốt giai đoạn này. Thời kỳ của Ikeda và giai
đoạn tiếp theo đó là Sato, Đảng DCTD đã trải qua một "thời kỳ hoàng kim".
Tuy nhiên, mâu thuẫn phe phái không những không giảm mà còn tiếp tục tăng
và ngày càng gay gắt kể từ khi Chính phủ Ikeda được hình thành bởi sự ủng hộ
của các phe Ikeda, Sato và Kishi.
Từ 1960 đến khoảng 1975 đã chứng kiến hai hướng phát triển chính liên
quan đến nhau. Thứ nhất, cả hai Đảng DCTD và XHNB bắt đầu làm mất đi sự
ủng hộ trong các cuộc bầu cử kế tiếp nhau. Xu hướng này được biểu hiện rõ nét
nhất tại các điểm bầu cử ở thủ đô còn vùng nông thôn vẫn duy trì mô hình "một
đảng rưỡi". Thứ 2, từ năm 1960 các đảng đối lập đã phân chia và phát triển.
Đảng JSP đã giành được những thắng lợi khiêm tốn trong bầu cử. Một đảng mới
gọi là Đảng Komeito do tín đồ đạo phật phái Soka gakkai dựng lên năm 1964 đã
thu được thắng lợi trong bầu cử vào cuối những năm 1960 và đầu những năm
1970. Đảng XHNB, đang trên đà suy tàn, đã bắt đầu tìm ra được những khu vực
ủng hộ mới vào đầu những năm 1970. Đảng DCTD vẫn là Đảng lớn nhất duy
nhất nhưng số phiếu tổng cộng của các đảng đối lập gần bằng số phiếu của
Đảng DCTD đã là một sự thách thức địa vị tuyệt đối của nó.
Tuy nhiên từ giữa những năm 1970, sự việc bắt đầu thay đổi theo hướng
khác hẳn. Dù rằng Đảng DCTD đã gặp phải tình trạng trứng bỏ đầu đảy với sự
thành lập Câu lạc bộ Tự do mới ( NLC) vào năm 1976. Sự ủng hộ đảng cầm
quyền thực tế vẫn tăng lên. Bất chấp sự xung đột dữ dội giữa các phe phái trong
suốt thập kỷ 1970, Đảng DCTD vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 2 lần
năm 1980, ngay sau khi Thủ tướng Ohira từ trần. Trong những năm 1970, thái
độ về bầu cử khó dự đoán hơn trước, và sau thất bại năm 1983, Đảng DCTD lại
giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1986 dưới sự lãnh đạo của
Nakasone cho đến năm 1986. Đảng XHNB đã có một chút dấu hiệu phục hồi
nhưng những đảng nhỏ hơn đã từng thắng lợi trong kỷ nguyên tăng trưởng kinh
tế cao vẫn thất bại trong việc cố gắng duy trì sự tiến bộ của mình.
Một giai đoạn mới xuất hiện sau khi bầu Doi Takako làm lãnh tụ của
Đảng XHNB vào năm 1986. Đây là người phụ nữ đầu tiên làm lãnh tụ trong
lịch sử Nhật Bản. Đảng của bà dần dần giành được sự ủng hộ, đặc biệt từ phái
nữ. Khi Đảng DCTD bị lôi kéo vào vụ bê bối Recruit trong năm 1988 - 89,
đồng thời với việc đặt ra loại thuế tiêu dùng mới mất lòng dân và việc tự do hoá
thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp thông dụng thì sự ủng hộ mau
chóng chuyển hướng sang Đảng XHNB. Tại cuộc bầu cử Thượng nghị viện vào
tháng 7/1989, Đảng JSP liên minh với các ứng cử viên do liên đoàn lao động
Rengo mới được thành lập bảo trợ, thực tế đã giành được nhiều phiếu bầu hơn
LDP và đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập đảng này đã không chiếm được
đa số trong Thượng nghị viện. Trong thời gian bầu cử Hạ nghị viện vào tháng 2
sau đó, Đảng DCTD do Thủ tướng (trong sạch) Kaifu Toshiki lãnh đạo giành
được nhiều phiếu bầu đã bị mất trong năm trước mặc dù Đảng XHNB cũng
giành thắng lợi nhiều hơn so với tất cả các cuộc bầu cử từ năm 1967, chủ yếu là
giành phiếu của các đảng nhỏ hơn. Năm 1990 và 1991, những sự thất bại về
chính sách đã làm Đảng Xã hội Nhật Bản mất thêm sự ủng hộ và Đảng DCTD
lại một lần nữa giữ có được vị trí vững mạnh. Tình trạng chia rẽ giữa các phe
phái trong Đảng DCTD được duy trì và tăng cường tuy không dẫn đến tình
trạng tách thành các đảng bảo thủ mới cho đến năm 1992, năm đầu tiên sau khi
kết thúc Chiến tranh lạnh. Sở dĩ có tình hình đó, theo nhiều học giả, là do: (1)
Các phe phái lo sợ rằng nếu đảng bảo thủ tan rã thì họ sẽ không còn là đối thủ
của đảng đối lập (2) Điều lệ của đảng giới hạn cuộc đấu tranh nội bộ bằng việc
phân chia những quyền lợi chính trị cho tất cả các phe phái, cụ thể là sự phân
chia các ghế trong chính quyền.
Nhìn nhận về vai trò của nền chính trị phe phái trong Đảng DCTD, các
học giả đi theo ba hướng: thứ nhất, phần lớn cho rằng sự tồn tại các phe phái
trước năm 1992 cho thấy sự lạc hậu của chính trường Nhật Bản trong nền chính
trị bảo thủ; thứ hai, các phe phái đã gây nên sự cản trở quá trình hiện đại hoá
của đảng; thứ ba, các phe phái đã tạo cho nền chính trị Nhật Bản một sự năng
động cần thiết, tránh cho đảng trở thành một đảng chuyên quyền.
Tuy nhiên khi đánh giá chung về hệ thống đảng phái Nhật Bản , có tác
giả có quan điểm ngược lại với quan điểm thứ ba đã nêu trên.Trong cuốn Bách
khoa thư Nhật Bản, các tác giả cho rằng: Nhật Bản kể từ năm 1950 thường được
coi là có "hệ thống đảng vững mạnh". Chỉ có một đảng độc nhất nắm chính
quyền (mặc dù từ năm 1989 quyền lập pháp bị hạn chế đôi chút do bị mất quyền
kiểm soát thượng viện). Có người cho rằng có thể so sánh Đảng DCTD với
Đảng Cộng sản trước đây ở Liên Xô, ở sự tương đồng trong việc bám chắc
trong bộ máy Chính phủ và các bộ máy này buộc phải đáp lại ý chí của nó mà
không mong đợi là người chủ sẽ thay đổi. Hệ thống bầu cử Hạ nghị viện ở đây
mặc dù đã qua một số lần sửa về chi tiết nhưng vẫn có vẻ phù hợp với đường lối
chính trị của DCTD hơn là với phe đối lập. Nó có lợi cho Đảng này trong các
chiến dịch tranh cử của mình với sự kết hợp cuộc xung đột bè phái bên trong
do khả năng đưa ra các lợi lộc cho cử tri địa phương. Sự phân chia số phiếu
không đều thiên về các vùng nông thôn cũng có lợi cho DCTD nhưng điều này
không quan trọng bằng việc các khu vực bầu cử đã thu hút các ứng cử viên LDP
ở nông thôn tham gia ứng cử ở nhiều khu vực. Hệ thống bầu cử giai đoạn này
đặt ra một đòi hỏi khách quan phải có một sự thay đổi lớn lao trong tương lai.
Mặc dù số ghế trong Quốc hội phản ánh sự tương quan lực lượng giữa
các đảng phái, nhưng trong giai đoạn 38 năm liên tục, DCTD luôn chiếm đa số
ghế trong Quốc hội thì Quốc hội là nơi phản ánh quyền lực của DCTD - Đảng
cầm quyền. Trong những năm này, cả Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đều bị
chi phối bởi tư tưởng của DCTD. Trong quá trình thông qua các dự luật, DCTD
luôn luôn chủ động đưa ra các dự luật có lợi cho mình và gây sức ép cho Đảng
đối lập. Thậm chí Đảng này còn mong muốn việc thảo luận các dự luật tại hai
Viện càng mang tính hình thức càng tốt. "Đã xảy ra nhiều trường hợp khi các
nghị sỹ thuộc các Đảng đối lập vạch trần nội dung phản dân chủ của các dự luật
được đưa ra thảo luận và kêu gọi sự chú ý của dự luận xã hội thì các nghị sỹ
thuộc DCTD đã dùng đa số phiếu để thông qua quyết định dừng việc thảo luận
hoặc nghị quyết và thông qua dự luật khi vắng mặt các nghị sỹ đối lập, những
người phản đối dự luật đó"12. Trong suốt thời gian lãnh đạo Nhật Bản, DCTD đã

12
Tsuneo Inako, Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1993, tr 223
luôn dùng áp lực của mình để thông qua hay bác bỏ các dự luật. Bởi vậy, thực tế
là Quốc hội Nhật Bản lúc này chỉ phản ánh quyền lực của DCTD.
Như vậy trong giai đoạn 1955-1993, người ta có thể nói tóm tắt rằng
Quốc hội Nhật Bản là Quốc hội của DCTD, là phương tiện để DCTD thực hiện
ý chí của riêng nó.
3 - Giai đoạn từ năm 1993 đến nay
Cho dù có những cơ sở khiến cho các phe phái của Đảng Dân chủ - Tự do
không tách thành các đảng mới trong một thời gian dài cũng như bất chấp tác
dụng tích cực và tiêu cực do nền chính trị phe phái của nó đem lại thì ngay năm
đầu sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, Đảng lại bị chia ra thành nhiều
mảnh. Tháng 5 năm 1992, Hosokawa đã dẫn đầu một nhóm tách ra khỏi Đảng
Dân chủ - Tự do để thành lập Tân Đảng Nhật Bản; tháng 6 năm 1993, 10 nghị sĩ
của đảng DCTD dưới sự cầm đầu của Takamura thành lập Đảng tiên phong
(Shakikage); cũng tháng 6/1993, Tsutomu Hata cùng cả nhóm 44 nghị sĩ đã
thành lập Đảng Phục sinh (Shimseito). Việc ly khai hàng loạt khiến LDP mất đa
số ghế trong cả hai Viện. Đảng đã phải dùng con bài cuối cùng để hòng mong
cứu vãn tình thế bằng cách đe dọa các cử tri khi khẳng định rằng nếu trong nước
xuất hiện một chính phủ liên minh thì sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn định và hỗn
loạn. Lúc đó giới kinh doanh cũng tỏ ra lo lắng nên ngay trong phiên họp báo
đầu tiên sau bầu cử, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức quốc tế (Keidanren) Hiraiva
đã tuyên bố rằng chính quyền sẽ trở nên "hiện thực" và "ổn định" nếu Đảng Dân
chủ - Tự do vẫn giữ vai trò trung tâm trong chính quyền có sự hợp tác của Đảng
Tiên Phong (Sakigake )và Tân đảng Nhật Bản. Khi đề cập đến những khả năng
ủng hộ về tài chính cho các đảng bảo thủ mới từ phía các nhà doanh nghiệp, ông
ta nói rằng sẽ quyết định sau, để còn phải "quan sát các hoạt động của họ".
Tuy vậy, các thủ lĩnh của Sakigake và Tân Đảng Nhật Bản đã không đếm
xỉa đến những lời khuyên của các vị thủ lĩnh đầy uy tín của giới doanh nghiệp
đó. Ngày 23 tháng 7, Takemura và Hosokawa đã đọc tuyên bố của hai đảng kêu
gọi thành lập Chính phủ, "cải cách chính trị". Trong các điều kiện để tham gia
vào Chính phủ liên minh thì vị trí số một dành cho vấn đề hợp tác thực hiện cải
cách chính trị đến cuối năm 1993. Cụ thể là việc xem xét lại cách thức bầu cử
Hạ nghị viện mà Đảng DCTD vẫn tránh tiến hành cho đến tận thời điểm đó.
Chủ trương sẽ chuyển sang bầu 500 Hạ nghị sĩ thay cho 511 Hạ nghị sĩ trước
đây, trong đó, 250 đại biểu theo các khu vực bầu cử theo kiểu chọn 1, và 250
đại biểu theo hệ thống tỷ lệ. Các đảng phái thống nhất việc dự thảo ra một chính
sách có thể cùng chấp nhận được đối với các vấn đề cấp bách trong quá trình
trao đổi ý kiến sẽ diễn ra thường xuyên.
Sáng kiến đưa ra trên đã mở đầu cho các cuộc gặp gỡ lãnh đạo 7 Đảng, và
ngày 28 tháng 7, đảng Xã hội - Dân chủ, Đảng Phục sinh, Đảng Tiên phong,
Komeito, Tân đảng Nhật Bản, Đảng Dân chủ - Xã hội chủ nghĩa và Liên minh
xã hội dân chủ đã ra thông báo về quyết định thành lập Chính phủ liên minh để
tiến hành cải cách chính trị, một cuộc cải cách triệt để, kiên quyết, quán triệt cả
việc xem xét lại hệ thống bầu cử, làm trong sạch chính trị, ngăn chặt nạn hối lộ.
Những luận điểm khác trong hoạt động của Chính phủ liên minh cũng được đề
xuất ra không kém phần quyết liệt. Những người tham gia liên minh đều thống
nhất quan điểm "tôn trọng lý tưởng và tinh thần của hiến pháp", tiếp tục các
chính sách đã có trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và quốc phòng. Chính sách
kinh tế được thảo thuận xây dựng trên cơ sở tính toán đến tầm quan trọng của
các quan hệ kinh tế thị trường. Các nhà lãnh đạo các đảng cũng thể hiện nguyện
vọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và bảo đảm một sự phát triển ổn định mức sống
của nhân dân. Cuộc họp đưa ra tuyên bố về việc mong muốn "xem xét lại thái
độ đối với các cuộc chiến tranh trước đây", đồng thời cũng thể hiện rõ quan
điểm tích cực đối với hoà bình và phát triển ở Châu Á. Các nhà lãnh đạo còn tự
nhận trách nhiệm trở thành những người trung thực trong các cuộc thảo luận
giữa các đảng", nhất trí với nhau về việc xây dựng một xã hội phồn vinh và văn
minh".
Trong số rất nhiều nguyên nhân làm cho Đảng DCTD bị loại ra khỏi
chính quyền thì có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, những người Tự do -Dân
chủ không tránh khỏi hậu quả của việc giữ chính quyền quá lâu đặc biệt là hậu
quả của sự hợp nhất lãnh đạo của đảng với các đại diện của nó trong các cơ
quan nhà nước và giới doanh nghiệp. Việc nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng
liên tục trong thời gian qua khiến cho dân Nhật Bản ý thức rằng đó là kết quả
của chính sách đảng cầm quyền và do đó những người phái Dân chủ - Tự do đã
vượt qua giới hạn cho phép về sự tự tin xem thường sự mua chuộc vốn đang
phố biến và lan vào cả hàng ngũ chính khách và quan chức cao cấp. Họ tỏ ra
không có khả năng trong việc khắc phục sự cám dỗ đối với hàng ngũ lãnh đạo,
cũng như việc tự thanh lọc nội bộ. Thứ hai là nguyên nhân có liên quan trực tiếp
đến những biến đổi lớn của thời đại được đánh dấu bằng sự kết thúc của "cuộc
chiến tranh lạnh". Giới chính trị Nhật Bản, kể cả Đảng DCTD không đầu tư sức
lực cần thiết để cân nhắc đến những biến đổi đó. Thời điểm mới đòi hỏi phải
tránh các quan điểm đối đầu trong việc xác định chính sách đối nội và đối ngoại
cũng như các biện pháp cho hoạt động thực tiễn của mình. Song, rõ ràng là việc
ly khai hàng loạt khỏi Đảng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho vào tháng
7/1993, Đảng DCTD trở thành Đảng đối lập sau 38 năm cầm quyền. Và mãi 3
năm sau, cho đến tháng 10 năm 1996, Đảng mới trở lại cầm quyền với cương vị
xưa nhưng sức mạnh không còn được như trước. Thủ tướng tái bổ nhiệm,
Hashimoto xây dựng Chính phủ của Đảng DCTD không chiếm đa số tuyệt đối
trong Hạ nghị viện đã rất chú trọng đến việc phân chia quyền lực cho các phe
phái trong Đảng. Vào tháng 9 năm 1997, với việc tái đắc cử một lần nữa cương
vị chủ tịch Đảng DCTD và đồng thời là Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ mới, ông
Hashimoto đã phải rất vất vả trong việc tổ chức Nội các. Cuối cùng nội các của
ông đã được xây dựng trên cơ sở chia đều cho 4 phái lớn trong Đảng, mỗi phái
4 ghế, 3 ghế cho các Thượng nghị sĩ của Đảng và 1 ghế cho các phái còn lại.
Song bất chấp những cố gắng đó, với sự thất bại của Đảng DCTD trong cuộc
bầu cử Thượng nghị viện tháng 8/1998, ông đã buộc phải từ chức.
Như vậy, với thời điểm có tính bước ngoặt vào tháng 7/1993 chính
trường Nhật Bản diễn ra hết sức sôi động. Nhật Bản đứng trước một sự thay đổi
lớn toàn diện từ kinh tế đến chính trị. Cuộc đấu tranh cải cách chính trị diễn ra
quyết liệt dẫn đến tháng 10/1994. Quốc hội đã thông qua dự luật 2 khu vực bầu
cử nhỏ (với 300 khu vực mỗi khu vực chọn một hạ nghị sĩ) và 11 khu vực bầu
theo tỷ lệ số phiếu các đảng giành được để chọn 200 hạ nghị sĩ. Luật bầu cử sửa
đổi này được ổn định lần đầu tiên trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10/1996
và sau 3 năm vào tháng 1/2000 một dự luật mới lại được thông qua, trong đó số
hạ nghị sĩ bầu theo tỷ lệ giảm 20 ghế còn 180 ghế. Cho đến lần áp dụng luật
mới này lần đầu vào 25/6/2000 trong cuộc tổng tuyển cử, "khuôn mặt" Nhật
Bản đã mấy lần thay đổi từ Kashimoto, Obuchi đến Mori. Khuôn khổ chính
quyền cũng thay đổi đến chóng mặt, từ nội các một đảng (Đảng DCTD) với sự
hợp tác bên ngoài chính phủ của Đảng xã hội dân chủ và Đảng mới tiên phong,
chuyển sang chính phủ liên hiệp Đảng DCTD - Tự do- Tự do, DCTD - Tự do -
Komei, và nay là DCTD - Komei - Bảo thủ.
Giai đoạn này nghị viện phần nào đúng là nơi để các Đảng thể hiện quan
điểm của mình, cho dù tình hình chưa trở lại như giai đoạn 1946 - 1955, khi đó
không có bất cứ một đảng nào chiếm ưu thế. Thông tin qua các bảng về số ghế
ở Hạ nghị viện cho thấy ở giai đoạn này, mặc dù không đảng nào chiếm ưu thế
tuyệt đối, song DCTD vẫn là đảng chiếm số ghế nhiều nhất so với các đảng
khác. Chính tình hình như vậy làm cho chính trường Nhật Bản có đặc điểm xem
ra như nghịch lý là nhiều khi sự quyết định trong quốc hội, trong chính phủ phụ
thuộc vào tiếng nói của các đảng nhỏ. Ví dụ như hiện nay nếu Komei nói không
thì DCTD khó có thể làm gì được vì lúc đó DCTD mất sự ủng hộ của Hạ nghị
viện (số phiếu ủng hộ cho DCTD trong Hạ nghị viện 240 phiếu bằng đúng 1/2
tổng số đại biểu là chưa đủ quá bán để thông qua quyết định).
Chính trường Nhật Bản còn tiếp tục thay đổi và người ta hy vọng rằng,
với cách bầu cử nhỏ theo khu vực, Nhật Bản sẽ có một thể chế 2 đảng thay nhau
cầm quyền như ở Anh và Bắc Mỹ. Song theo nhiều học giả thì đó đang là câu
chuyện của tương lai và trong vòng 10 năm đầu của thế kỷ 21 điều đó chưa chắc
đã xẩy ra.
Dẫu sao đi nữa qua ba giai đoạn trên ta có thể có một kết luận là trong
quan hệ với các chính đảng, cơ quan lập pháp Nhật Bản cũng như tất cả các cơ
quan lập pháp tư sản trên thế giới, luôn vừa là phương tiện vừa là mục đích
trong hoạt động của các chính đảng. Với tư cách là mục đích, đó là cơ quan
quyết định phương thức hoạt động của các chính đảng; với tư cách là phương
tiện thì đó là nơi để các chính đảng thực hiện lợi ích của mình và những tổ chức,
giai tầng mà chúng đại diện.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

1. Đây là một hệ thống chính trị hiện đại, cơ bản thể hiện được tính dân
chủ do thoả mãn được một số điều kiện sau:
- Thứ nhất, nó đảm bảo được nhân quyền cơ bản cho nhân dân với nội
dung cơ bản là: bảo đảm "tự do trước sự can thiệp của nhà nước". Nó không cho
phép nhà nước can thiệp và xâm phạm vào tự do tín ngưỡng, xuất bản, ngôn
luận, thân thể, tài sản, quyền đựơc sống, quyền lao động…
- Thứ hai, nó đảm bảo chủ quyền thuộc về nhân dân. Quốc hội với tư
cách là cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra là cơ quan có quyền lực cao nhất.
- Thứ ba, thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức nhà
nước. Với nguyên tắc này, các cơ quan nhà nước giám sát khống chế lẫn nhau,
tránh khuynh hướng độc tài, lạm dụng quyền lực của chính các cơ quan nhà
nước.
2. Từ quan điểm điều hành chính trị của đất nước theo luật pháp đã đi đến
hình thành và tồn tại và phát triển nhà nước pháp quyền Nhật Bản. Tất cả các
hoạt động của các bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị đều phải tuân theo
hiến pháp và pháp luật. Để bảo đảm cho nguyên tắc này được tuân thủ, toà án
tối cao được giao nhiệm vụ phán xét các hoạt động có hợp hiến hay không. Cơ
quan này đã có một vị thế để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Những thay đổi liên quan đến hiến pháp phải thông qua trưng cầu dân ý.
Việc này xác định rõ thêm chủ quyền thuộc về nhân dân, từ đó nâng cao ý thức
chính trị của công dân. Đây là điều chúng ta rất nên tham khảo.
3. Nguyên tắc tự trị địa phương đã được đề cao với tư cách là trường học
của nền dân chủ. Mặc dù, quyền tự trị mới đạt 30% song nó đã là một bước tiến
bộ rất lớn so với trước kia. Hiến pháp Minh Trị quy định chính quyền trung
ương với Thiên hoàng là trung tâm còn chính quyền địa phương chỉ là "tay
chân" theo nghĩa là công cụ thuần tuý của chính quyền trung ương.
Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong nhiều quy định. Trong đó có quy
định quyền quyết định của địa phương về việc thông qua các đạo luật được áp
dụng chỉ trong một địa phương cụ thể nào đó. Điều này tránh việc hy sinh lợi
ích của một địa phương này để phục vụ cho lợi ích của địa phương khác hoặc
của một khu vực rộng lớn hơn mà không có sự đền bù thoả đáng. Chính việc
làm này đã phần nào khắc phục được tính địa phương chủ nghĩa của các quan
chức trung ương. Thiết nghĩ, đây cũng là điều chúng ta cần suy nghĩ khi thực thi
các chính sách liên quan đến địa phương của nước ta.
4. Với một phương diện nhìn nhận khác, ta thấy, thực tế quyền lực chính
trị Nhật Bản nằm trong tay ba giới chủ yếu là giới quan chức, giới chính trị và
giới kinh doanh. Sự ổn định phát triển của Nhật Bản thường phụ thuộc chủ yếu
vào sự thoả hiệp, phối hợp hợp lý giữa ba giới này trong từng giai đoạn cụ thể.
Đối với Việt Nam chúng ta, việc rút kinh nghiệm về sự phối hợp này của Nhật
Bản thiết nghĩ cũng là điều đáng để lưu tâm.
Như vậy, bằng việc ra đời Hiến pháp Nhật Bản 1946, hệ thống chính trị
Nhật Bản đã có một diện mạo mới. Quyền lực chính trị từ chỗ nằm trong tay
Thiên hoàng và đội ngũ quan lại của ông ta đã được chuyển sang tay nhà nước
dân chủ. Hiến pháp 1946 đã khẳng định nhà nước Nhật Bản là nhà nước dân
chủ tư sản trong đó chủ quyền thuộc về nhân dân như hiến pháp đã khẳng định:
nhân dân nắm giữ chủ quyền và soạn thảo bản hiến pháp này,... chính phủ nhận
quyền thiêng liêng do quốc dân giao phó, chính phủ thay mặt nhân dân, sử dụng
quyền lực và hành động có lợi cho nhân dân.
Hệ thống chính trị Nhật Bản hiện nay có một số điểm đáng lưu ý sau:
- Thiên Hoàng không có thực quyền mà chỉ là biểu tượng của nhà nước
và sự thống nhất của dân tộc.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy
nhất có quyền lập pháp.
- Quốc hội là do dân bầu ra, quyền bầu cử được mở rộng cho tất cả mọi
công dân. Hiến pháp dành cho Hạ nghị viện quyền cao hơn Thượng nghị viện
trong hầu hết các vấn đề quan trọng, yêu cầu tuyển cử thường xuyên hơn đối
với Hạ nghị viện, làm cho nó dân chủ hơn và có trách nhiệm hơn đối với nhân
dân.
- Chính phủ Nhật Bản là chính phủ phục vụ nhân dân, vì dân chứ không
phục vụ Thiên Hoàng. Thủ tướng có quyền hạn cụ thể đối với Nội các và phải
quản lý sự thống nhất của toàn thể Nội các. Nội các phải chịu trách nhiệm tập
thể trước Quốc hội.
- Lực lượng vũ trang nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ dân sự.
- Ngành Tư pháp độc lập với hành pháp. Tòa án Tối cao là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất trong giải quyết những vấn đề liên quan đến hiến pháp.
- Các quan chức địa phương đều do dân cử và có nhiều quyền hạn hơn
trong công việc lãnh đạo địa phương của mình.
- Các chính đảng được tự do hoạt động và tác động đến chính quyền nhà
nước thông qua Quốc hội cũng như vận động quần chúng gây áp lực đối với nhà
nước.
Một điều không thể phủ nhận là hệ thống chính trị hiện nay đã khiến cho
nhân dân Nhật Bản được sống trong một bầu không khí hoà bình, dân chủ và
kinh tế phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kazutaka Hashimoto(1999), The Japan Way of Life before and after
World War II, Kanto Gakuin University, Japan
2. Monoko Nakazawa(1997), Who”s Who in Japannese Government
1997/98, Tokyo,
3. http://www.kantei.go.jp/foreign/cabinet-system/
4. http://courtdomino2.courts.go.jp/
Chuyên đề 37
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ LIÊN BANG NGA

I. MỞ ĐẦU

Hiến pháp năm 1977, Hiến pháp cuối cùng của Liên Xô, tuyên bố Liên
Xô đã xây dựng thành công CNXH, bước vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất
của CNCS và nhà nước XHCN toàn dân. Nhưng đây cũng là giai đoạn phát
triển chậm lại của Liên Xô (giai đoạn trì trệ) và sau đó là cuộc khủng hoảng
kinh tế – xã hội những năm tám mươi thế kỷ hai mươi. Cuộc khủng hoảng đầu
tiên của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đặt ra vấn đề đổi mới hệ thống kinh tế, hệ
thống chính trị của chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới, ở
mối nước có những lựa chọn, cách thức, bước đi khác nhau. Thành công của sự
nghiệp cải cách, đổi mới ở mỗi nước cúng khác nhau. Những bài học kinh
nghiệm chắc chắn cũng hết sức phong phú.

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô, đã có một diễn biễn hết sức phức tạp và bi
thảm, đưa đến sự sụp đổ của một nhà nước liên bang hùng mạnh, làm sự tan rã
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Qua cuộc khủng hoảng này của chủ nghĩa
xã hội, thực tiễn đặt ra vấn đề, phải chăng chủ nghĩa xã hội mô hình xô viết đã
không có khả năng khắc phục khủng hoảng, dù là cuộc khủng hoảng đầu tiên?
Phải chẳng hệ thống chính trị mô hình xô viết có quá nhiều khuyết tật, không có
phương án dự trữ, không có van an toàn? Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ
nghĩa đã làm baến đổi sâu sắc trgng đời sống chính trị các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây nói chung, của LB Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói
riêng.

II. NHỮNG BIẾN ĐỔI SÂU SẮC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ LIÊN
BANG NGA

Bản Hiến pháp mới của Liên bang Nga được thông qua tháng 12-1993 đã
đưa ra những sửa đổi, làm thay đổi căn bản mô hình hệ thống chính trị. Những
thay đổi căn bản đó được biểu hiện chủ yếu sau:

- Thay đổi mô hình phát triển xã hội.


- Hiến pháp công nhận nhiều hình thức sở hữu, kể cả sở hữu tư nhân.
- Thực hiện đa nguyên chính trị và phân chia quyền lực giữa các nhánh
quyền lực lập pháp, hành pháp tư pháp. Thành lập tòa án Hiến pháp
- Thay đổi địa vị duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản trong hệ thống
chính trị, xây dựng một hệ thống đa đảng cạnh tranh trong hệ thống chính trị
- Thay đổi tên gọi (chính thể): Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xôviết Liên bang
Nga thành Liên bang Nga, nhà nước pháp quyền xã hội theo chế độ tổng thống.
Các tổ chức của hệ thống chính trị LB Nga bao gồm Nhà nước, các đảng
chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, các thể chế tôn
giáo, các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống bầu cử… Trong đó Nhà
nước LB Nga là trung tâm của hệ thống chính trị đó.
1. Bộ máy nhà nước
Sự đổi mới mạnh mẽ ở đây, trước hết thể hiện ở quan niệm về Nhà nước
và tổ chức bộ máy nhà nước. Có những điểm thay đổi căn bản.
Nhà nước LB Nga là nhà nước pháp quyền, liên bang, dân chủ với hình
thức chính thể cộng hoà (Hiến pháp LB Nga, Điều 1). Điều 7 Hiến pháp Nga
ghi: Nhà nước LB Nga là nhà nước xã hội. Nói một cách khái quát Nhà nước
LB Nga là nhà nước pháp quyền xã hội. Nhà nước Nga được tổ chức theo ba
quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp, các quyền này độc lập với nhau. Chính
quyền liên bang và các chủ thể thực hiện các hiệp ước phân quyền trên cơ sở
Hiến pháp (Điều 11). Nhà nước trong hệ thống chính trị LB Nga tồn tại như một
thể chế công cộng và chung cho toàn thể nhân dân…
a. Tổng thống Liên bang Nga
Trong hệ thống chính trị Nga hiện nay, quyền lực của Tổng thống là rất
lớn, mọi quyết định đề do ý chí cá nhân Tổng thống. Hiến pháp trao cho Tổng
thống các quyền quyết định phương hướng cơ bản về chính sách đối nội, đối
ngoại của đất nước, bổ nhiệm quan chức chính phủ, thống lĩnh các lực lượng vũ
trang, thành lập Hội đồng an ninh liên bang và Bộ tổng tham mưu lực lượng vũ
trang, quyền phủ quyết nghị viện. Mặc dù Hiến pháp quy định cơ chế Đuma bác
bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống, quyền luận tội, phế truất Tổng thống,
nhưng các thủ tục vô cùng phức tạp, và trên thực tế không thể thực hiện được.
Để thấy rõ hơn quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga, ta có thể so sánh với
các thể chế hành pháp ở một số nước khác. Tổng thống Nga là một thể chế
quyền lực lớn hơn Tổng thống Mỹ vì có quyền giải tán Đuma và lớn hơn Tổng
thống Pháp, vì có quyền chỉ định Thủ tướng, lớn hơn quyền lực của người đứng
đầu nhánh hành pháp như Thủ tướng Anh, Thủ tướng Nhật, Thủ tướng Đức…
Ngoài ra, Tổng thống LB Nga còn không phụ thuộc vào bất kỳ một đảng phái
chính trị nào, như tổng thống Mỹ hoặc Tổng thống Pháp, hoặc Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây, người còn phụ thuộc vào đảng của mình.
Những nhà lập pháp Nga cho rằng, quyền lực tổng thống của họ càng ít
phụ thuộc vào các thể chế khác, càng thể hiện quyền lực của nhân dân, vì Tổng
thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Về mặt pháp lý, Tổng thống nhận
được sự tin cậy của quảng đại quần chúng nhân dân, đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân và chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính đây
là nền tảng hợp pháp của quyền lực tổng thống, tạo điều kiện cho Tổng thống
thực hiện những chức năng tối quan trọng của đất nước. Điều này cũng củng cố
uy tín, tính độc lập của Tổng thống trong các hoạt động của mình.
Hiến pháp quy định cho Tổng thống nhiệm vụ đảm bảo cho sự phối hợp
hành động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị. Nhìn
chung, Tổng thống hoạt động độc lập với các cơ quan của nhà nước và chịu sự
kiểm soát ít nhất từ phía cơ quan này.
Qua nghiên cứu thể chế Tổng thống LB Nga, chúng ta có thể so sánh
quyền lực tổng thống LB Nga với tất cả quyền lực của BCH TƯ Đảng Cộng sản
Liên Xô, Xô viết tối cao Liên xô và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
(thường là kiêm cả chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhà nước, thậm chí chức vụ Chủ
tịch đoàn Xô viết tối cao,). Nhưng cơ chế thực thi quyền lực lại năng động và
linh hoạt hơn. Các thể chế kiềm chế, đối trọng với Tổng thống có nhiệm vụ hạn
chế tối đa những quyết định sai hoặc chậm trễ, chứ không cản trở những quyết
định đúng, hợp lòng dân, hợp pháp. Cơ chế cũ tạo ra nhiều cản trở, làm chậm tất
cả các quyết định của Tổng bí thư, dù ông ta nắm trong tay quyền lực hầu như
tuyệt đối. Cơ chế lựa chọn Tổng thống với một đa số phiếu tuyệt đối, nhiệm kỳ
4 năm, tối đa không quá hai nhiệm kỳ, cho phép lựa chọn được một vị Tổng
thống có năng lực, thực quyền, dám chịu trách nhiệm trước vận mệnh quốc gia.
b. Quốc hội Liên bang Nga
Chương 5, Điều 94 Hiến pháp LB Nga quy định Quốc hội hay còn gọi là
Nghị viện Liên bang là Cơ quan đại diện và cơ quan lập pháp của Liên bang
Nga. Nghị viện LB Nga được cấu thành từ hai Viện: Hội đồng Liên bang
(Thượng viện) và Đu ma Quốc gia (Hạ viện). Quốc hội LB Nga là cơ quan làm
việc thường xuyên.
Hiến pháp Nga quy định rõ ràng chức năng, quyền hạn của hai Viện. Mỗi
Viện sẽ bầu cơ quan điều hành và tự quyết định các thủ tục làm việc.
Hội đồng Liên bang được tạo thành từ 2 đại biểu của mỗi chủ thể của
Liên bang, trong đó một đại biểu là người đứng đầu cơ quan lập pháp (Hội đồng
nhân dân) và một đại diện là người đứng đầu cơ quan hành pháp địa phương.
Các đại biểu Hội đồng Liên bang không làm việc theo nhiệm kỳ, mà làm việc
trong thời gian giữ chức vụ ở địa phương; các kỳ họp không thường xuyên.
Hội đồng Liên bang có nhiệm vụ xem xét những nghị quyết đã được
Đuma thông qua như: Ngân sách Liên bang, thuế và các khoản thu, các vấn đề
liên quan đến tài chính, tín dụng, ngoại tệ, hải quan, in tiền; các điều ước quốc
tế; quy chế bảo vệ biên giới lãnh thổ, chiến tranh và hoà bình13.
Đuma Quốc gia Nga có 450 đại biểu, có nhiệm kỳ 4 năm, 250 đại biểu

13
Hiện nay một cơ quan được coi là phân chia các quyền lớn với Hội đồng Quôc gia (Thượng viện) là Viện xã
hội, gồm những đại biểu của các tổ chức xã hội và các nhà hoạt động xã hội có uy tín. Hai Viện này có chức
năng thúc đẩy tranh luận công về những vấn đề cấp bách và đưa ra những sáng kiến luật để giảI quyết.
bầu theo danh sách đảng, 250 bầu đại biểu theo tỉ lệ dân cư14. Đại biểu Đuma là
công dân LB Nga từ 21 tuổi trở lên.
Đuma quốc gia còn có các Uỷ ban, mỗi Uỷ ban phụ trách những vấn đề
cụ thể như về pháp luật, ngân sách, môi trường, quyền con người… Các Uỷ
ban, các đại biểu đều có quyền sáng kiến lập pháp.
Một đại biểu của Đuma hoặc Hội đồng Liên bang không được đồng thời
là đại biểu của hai viện hoặc là dại biểu của bất kỳ cơ quan quyền lực hoặc cơ
quan đại diện nào khác của Liên bang. Đại biểu Đuma là những người làm việc
chuyên trách, chuyên nghiệp, do đó không được giữ một vị trí công vụ nào hoặc
một công việc được trả lương từ ngân sách nhà nước, trừ hoạt động khoa học,
giảng dạy hoặc sáng tạo (văn học nghệ thuật).
Ngoài những chức năng cơ bản, như lập hiến, lập pháp… Đuma Quốc gia
có quyền:
- Chuẩn y quyết định của Tổng thống về bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ
Liên bang.
- Bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ.
- Bổ nhiệm và bãi miễn chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương.
- Bổ nhiệm và bãi miễn Chủ tịch Viện ngân khố Quốc gia và một nửa
thành viên của Viện này.
- Bổ nhiệm và bãi miễn Toàn quyền về Quyền con người.
- Tuyên bố ân xá.
- Luận tội Tổng thống.
- Ra nghị quyết về những vấn đề thực hiện Hiến pháp…
Mối quan hệ giữa hai Viện của Nghị viện được Hiến pháp quy định rõ
ràng, chặt chẽ vừa mang tính thống nhất, phối hợp hành động đồng thời chế ước
và kiểm soát lẫn nhau trong sự điều phối chung của Tổng thống Liên bang và
các chế định của Hiến pháp. Điều này thể hiện rõ nhất là quá trình hình thành
các đạo luật. Một dự luật sẽ trở thành một đạo luật hợp hiến chính thức ở Liên
14
Theo điều khoản sửa đổi của Luật bầu cử áp dụng từ cuộc bầu cử vào Đuma quóc gia tháng 12 – 2007 tất cả
các đại biểu đều bầu theo danh sách đảng.
bang Nga phải thoả mãn một số diều kiện như: Không vi phạm Hiến pháp, được
hơn 2/3 số phiếu tán thành trong Đuma, sau đó trong vòng 5 ngày phải được
chuyển cho Hội đồng Liên bang xem xét và phải nhận được sự đồng ý của Hội
đồng Liên bang với hơn 3/4 số phiếu tán thành, hoặc trong thời gian 14 ngày,
Hội đồng Liên bang không có ý kiến gì. Sau khi nhận được sự đồng tình của
Hội đồng Liên bang, trong vòng 5 ngày dự thảo luật phải gửi đến Tổng thống.
Tổng thống xem xét, ký và công bố trong vòng 14 ngày.
Trong trường hợp không nhận được sự thống nhất giữa hai Viện, một Uỷ
ban hỗn hợp có thể được thành lập để tìm kiếm sự thống nhất, hoặc Đuma phải
tìm cách vượt qua sự phủ quyết của Hội đồng Liên bang bằng cách phải hội đủ
2/3 số phiếu tán thành trong vòng bỏ phiếu lại.
Về nguyên tắc, các đạo luật cũng có thể bị Tổng thống phủ quyết. Nghị
viện cũng có thể vượt qua phủ quyết của Tổng thống nếu bỏ phiếu lại và thu đủ
trên 2/3 số phiếu tán hành của cả hai Viện.
Mối quan hệ giữa hai Viện của Nghị viện LB Nga, về lý thuyết là tuân
thủ sự cân bằng quyền lực trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Sự cân
bằng quyền lực giữa hai Viện là sự cân bằng giữa những người cầm quyền (Hội
đông Liên bang - đại diện cho chính quyền các chủ thể Liên bang) và những
người uỷ quyền (cử tri, mà đại diện của họ là các nghị sĩ hạ viện)
Đuma Quốc gia LB Nga cũng có thể bị Tổng thống Nga giải tán. Hiến
pháp quy định những lý do, thời gian và thủ tục chặt chẽ để việc giải tán Đuma
không diễn ra tuỳ tiện, bất hợp pháp.
c. Chính phủ Liên bang Nga
Theo Điều 110 chương VI Hiến pháp LB Nga, quyền hành pháp của LB
Nga được thực hiện bởi Chính phủ LB Nga.
Chính phủ Liên bang bao gồm Chủ tịch Chính phủ (Thủ tướng) các phó
chủ tịch và các bộ trưởng Liên bang.
Thủ tướng Chính phủ LB Nga được Tổng thống chỉ định với sự tán thành
của Đuma Quôc gia, có trách nhiệm trình với Tổng thống về cơ cấu cơ quan hành
pháp, nhân sự các Phó thủ tướng và chịu trách nhiệm trước Hiến pháp, pháp luật,
Tổng thống phương hướng hoạt động và tổ chức công việc của Chính phủ.
Các thẩm quyền thuộc Chính phủ Liên bang Nga:
- Dự thảo, thực hiện và quyết toán ngân sách.
- Hoạch định và thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ; văn hoá, giáo
dục, khoa học, môi trường; bảo vệ sứ khoẻ và bảo đảm xã hội.
- Quản lý tài sản (sở hữu) Liên bang.
- Đảm bảo an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại.
- Đảm bảo trật tự pháp luật, quyền tự do và sở hữu của công dân; chống
tội phạm.
- Thực hiện Hiến pháp, pháp luật các sắc lệnh của Tổng thống.
- Quyền ra các quy phạm pháp luật (nghị quyết) để thực thi Hiến pháp,
pháp luật và sắc lệnh Tổng thống.
Các nghị quyết của Chính phủ phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và
có thể bị Tổng thống bãi bỏ. Chính phủ LB Nga có thể bị Đuma bỏ phiếu bất tín
nhiệm, có thể bị Tổng thống giải tán hoặc có thể phải từ chức.
d. Chính quyền địa phương
Điều 11, Chương I, Hiếp pháp LB Nga quy định: Chính quyền nhà nước
trong các chủ thể của Liên bang được thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà
nước theo Hiến pháp và các hiệp ước phân quyền.
Liên bang Nga là sự hợp thành của các chủ thể 88 đơn vị hành chính cấp
liên bang. Trong đó có 21 nước cộng hòa tự trị, tương ứng với khu vực sinh sống
của các bộ tộc người thiểu số ở Nga. Còn lại bao gồm 48 tỉnh (oblast’); 7 krai; 1
tỉnh tự trị (avtonomnaya oblast’); 9 vùng tự trị (avtonomnyi okrug) và 2 thành
phố trực thuộc trung ương (Moskva và Sankt-Peterburg). Liên bang Nga còn
được chia 7 vùng quyền lực, mỗi vùng có một Toàn quyền của Tổng thống (4
vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á). Các vùng có vai trò như một thể chế hành
chính trung gian giữa các chủ thể chế hành chính và Nhà nước Trung ương.
Liên bang thừa nhận và bảo đảm quyền tự quản của các địa phương (khu
phố, làng, công xã) và các cơ quan tự quản này không thuộc hệ thống chính
quyền nhà nước (Điều 12 Hiến pháp). Địa giới của các cộng đồng này do các
cộng đồng tự xác định dựa trên những yếu tố cộng đồng lịch sử và văn hoá
Hiến pháp trao cho các cộng đồng dân cư các quyền hạn rộng rãi như tự
bầu cử cơ quan điều hành, quyết định địa giới, ngân sách, thuế và các nguồn
thu, trật tự xã hội, tự vệ, thưởng phạt… Ngoài ra các cơ quan nhà nước hoặc
chính quyền các cấp có thể uỷ quyền cho các cộng đồng tự quản những quyền
khác.
đ. Cơ quan tư pháp Liên bang Nga
Quyền Tư pháp ở LB Nga gồm hệ thống toà án và các cơ quan công tố
(prokuratura).
Hiến pháp LB Nga quy định ở LB Nga quyền bảo vệ pháp luật (xét xử)
thuộc về toà án. Hệ thốn toà án LB Nga bảo vệ hiến pháp, pháp luật Liên bang.
ở LB Nga không cho phép thành lập các toà án đặc biệt.
Các thẩm phán toà án là công dân Nga, tuổi từ 21 trở lên, tốt nghiệp đại
học Luật, có kinh nghiệm thực tế làm việc trong ngành luật 5 năm trở lên. Các
thẩm phán độc lập trong xét xử, chỉ tuân theo hiến pháp và pháp luật Liên bang,
các thẩm phán không bị thay thế (nhiệm kỳ suốt đời)
Hệ thống toà án LB Nga gồm Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toá án
trọng tài Tối cao và các toà án địa phương. Các thẩm phán của Toà án Hiến
pháp, Toà án Tối cao, Toà án trọng tài Tối cao do Tổng thống giới thiệu và Hội
đồng Liên bang bổ nhiệm. Các thẩm phán của các toà án khác (trong các chủ
thể Liên bang) do Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm.
- Toà án Hiến pháp:
Toà án Hiến pháp có 12 thẩm phán. Khi có yêu cầu của Tổng thống, Nghị
viện (chỉ cần 1/5 đại biểu yêu cầu), Chính phủ, các chủ thể Liên bang, Toà án
tối cao, Toà án trọng tài tối cao Toà án ra phán quyết về tính hợp hiến của các
đạo luật, các sắc lệnh; phán quyết tính hợp hiến các hiến pháp của các nước
cộng hoà, các hiệp ước giữa các cơ quan nhà nước Trung ương với các chủ thể
và Liên bang; các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài; theo yêu cầu của
các toà án và khiếu nại của công dân, phán quyết về sự vi phạm quyền tự do và
quyền con người; theo yêu cầu của Hội đồng Liên bang phán quyết về hành vi
phản bội Tổ quốc hoặc trọng tội của Tổng thống Liên bang… Toà án Hiến pháp
có quyền giải thích Hiến pháp.
- Toà án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Liên bang xét xử các vụ
án dân sự, hình sự, hành chính; xem xét quá trình xét xử của các toà án, giải
thích thực tế xét xử.
- Toà án trọng tài tối cao xét xử các tranh chấp kinh tế.
- Cơ quan công tố LB Nga là một hệ thống thống nhất từ Trung ương
xuống địa phương, đứng đầu là Tổng công tố Liên bang, người được bổ nhiệm
của Hội đồng Liên bang do giới thiệu của Tổng thống. Tổng công tố có quyền
bổ nhiệm các công tố trong toàn Liên bang.
Hiến pháp LB Nga còn chế định những điều khoản để đảm bảo nguồn tài
chính cho hoạt động của các toà án, tính độc lập (phi chính trị) của các toà án và
các thẩm phán, quyền giải thích Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn xét xử…
2. Hệ thống đảng chính trị ở Liên bang Nga
Các đảng chính trị, cho dù là đảng cầm quyền, vẫn chỉ là đại diện cho
một nhóm dân cư, một lực lượng xã hội nhất định, trong hệ thống chính trị mới
chỉ đứng ở vòng thứ hai, tính từ trung tâm sau nhà nước.
Chỉ một năm sau khi Liên Xô tan rã, hàng nghìn đảng phái và các phong
trào xã hội đã ra đời ở LB Nga. Đến năm 1998, ở nước Nga có 3.406 tổ chức
chính trị - xã hội đăng ký hoạt động, trong đó có 95 đảng chính trị, 154 phong
trào chính trị. Pháp luật không cho phép các tổ chức chính trị dùng bạo lực để
thay đổi hiến pháp và phá hoại an ninh quốc gia, cấm các tổ chức thành lập lực
lượng vũ trang. Hiến pháp Liên bang Nga bảo đảm quyền tự do ngôn luận, cấm
sự kiểm duyệt, đồng thời cấm tuyên truyền hận thù dân tộc, tôn giáo. Theo bộ
luật mới được thông qua về các đảng phái (năm 2001), có những quy định chặt
chẽ về số lượng, vai trò ảnh hưởng đối với nhân dân; cho nên đến cuối năm
2002, số đảng đáp ứng đủ tiêu chí theo luật chỉ có gần 30 đảng, đại diện cho
một số xu hướng chính trị chủ yếu. Trong các cuộc vận động tranh cử năm
2004, chỉ có 5 đảng lớn đủ điều kiện để tham gia tranh cử chức vụ tổng thống.
Trong cuộc bầu cử vào Đuma tháng 12 - 2007, với điều khoản sửa đổi của Luật
bầu cử, chỉ 11 chính đảng được tham gia tranh cử. Một đảng muốn có chân
trong Đuma quốc gia phải giành được tố thiểu 7% số phiếu bầu của cử tri, bầu
theo danh sách đảng. Kết quả bầu cử Đuma tháng ngày 3 - 12 - 2007 cho thấy,
chỉ có 5 đảng, mà đứng đầu là đảng nước Nga thống nhất có đại biểu ở Đuma15.
Đảng chiếm đa số tuyệt đối như Đảng Nước Nga thống nhất có quyền được sửa
đổi Hiến pháp.

Các đảng chính trị ở LB Nga được hình thành bằng ba cách: cơ cấu lại từ
Đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã, hình thành “từ dưới lên”, và “từ trên xuống”.

Ngoài ra còn có một số đảng được thành lập theo những nguyên tắc khác.
Đảng Tự do kinh tế được thành lập trên cơ sở tổ chức kinh tế - thương mại;
đảng Nhân dân yêu nước được thành lập trên cơ sở các cựu chiến binh
Apganixtan; đảng Sáng kiến dân chủ được thành lập trên cơ sở của Liên minh
giới chủ và những người cho thuê...

Ngoài các đảng chính trị, ở LB Nga còn có một loạt các phong trào chính
trị và phong trào xã hội, mà ranh giới giữa chúng với các đảng chính trị rất mờ
nhạt, cũng góp phần quan trọng làm nên những nét mới trong hệ thống chính trị
LB Nga16.

Các đảng chính trị, các phong trào xã hội ở LB Nga đã tạo ra một đời
sống chính trị sôi động, kịch tính, góp phần thúc đẩy hành vi chính trị của công
15
Đảng Nước Nga thống nhất chiếm 64.3% số phiếu (4/5 số ghế); Đảng cộng sản: 11%; Đảng LDP:
8%; Nước Nga công bằng: 7%.
16
Các phong trào chính trị chủ yếu: Phong trào Dân chủ, Phong trào Cộng sản, Phong trào Dân tộc
yêu nước và Quốc gia, Phong trào Trung dung, Các tổ chức công đoàn, Liên minh các công đoàn độc
lập Nga, Các tổ chức công đoàn tự do, Các tổ chức công nghiệp và kinh doanh, Các tổ chức nông
nghiệp, Đảng Nông nghiệp Nga (APR), Đảng Nông dân Nga, Các tổ chức quân nhân, Đảng Nhân dân
yêu nước, Tổ chức xã hội toàn Nga, Liên minh sĩ quan, Các tổ chức phụ nữ, Các tổ chức thanh niên,
Các tổ chức tôn giáo, Các tổ chức chính trị Thiên chúa giáo, Các tổ chức Hồi giáo, Các tổ chức dân
tộc…
dân trong tinh thần đa nguyên. Tuy nhiên, đa nguyên chính trị ở LB Nga và hệ
thống đảng chính trị của nó còn quá mới mẻ, sau hàng trăm năm phong kiến
chuyên chế, hàng chục năm dưới chế độ tập trung quan liêu – chủ nghĩa xã hội
nhà nước – như nhiều người đã gọi, thì hệ thống đa đảng ở đây chắc chắn chưa
phản ánh đúng tương quan lực lượng khách quan trong đời sống chính trị, còn
nhiều lệch lạc.

Cho đến nay, mặc dù có rất nhiều đảng chính trị và các phong trào chính
trị - xã hội nhưng sức mạnh chính trị của các đảng chính trị rất phân tán, rất ít
đảng có khả năng tham gia tranh cử độc lập. Số đảng đạt được 5% (năm 2007 là
7%) số phiếu cử tri trở lên để có ghế trong Đuma không nhiều. Điều này đặt ra
cho các đảng phải thực hiện các chiến lược liên minh trong các khối. Nhiều nhà
phân tích cho rằng, với sự liên kết hệ tư tưởng lỏng lẻo của các đảng chính trị ở
LB Nga hiện nay, cùng với những điều chỉnh mới trong Luật về đảng chính trị
không có lợi cho các đảng nhỏ17, việc liên minh các đảng trong bầu cử sẽ dẫn
đến hình thành một số đảng lớn ở LB Nga. Không ít người đã nghĩ đến một hệ
thống chính trị 2 đảng kiểu Mỹ, Anh , hoặc hệ thống chính trị 3 đảng, trong đó
có một đảng cánh tả ở LB Nga.

Hệ thống chính trị LB Nga đang hướng tới thiết lập một hệ thống chính
đảng hiệu quả, rõ ràng, trong đó mỗi đảng phải đủ sức cạnh tranh, đủ sức tạo
dựng và đề cử những ứng cử viên tổng thống cho mình. Các chính đảng, theo
Luật, phải tự thành lập hệ thống, có tổ chức kiện toàn, thu hút tối đa công dân
tham gia, đồng thời thúc đẩy việc thành lập và kiện toàn xã hội công dân. Các
đảng giành được chính quyền qua bầu cử phải đề cử được người lãnh đạo xuất
chúng trong đội ngũ của mình tham gia vào chính phủ, đồng thời đề cử thành
viên có năng lực làm việc và phụ trách công việc của xã hội, đất nước. Luật
chính đảng còn yêu cầu tối thiểu về số lượng đảng viên, thành viên (trên 50.000
người chính thức, tăng gấp năm lần so với trước), và cơ quan chi nhánh có trên
17
Hiện nay số lượng đảng viên tối thiểu của một đảng chính trị đã tăng lên gấp 5 lần so với quy định cũ, tức
50.000 đảng viên. Đảng nước Nga thống nhất hiện có 1.530.000 đảng viên.
100 người trong khu vực có diện tích bằng nửa đất nước. Chính đảng không
những có quyền mà phải có trách nhiệm đề cử ứng cử viên tổng thống, đại biểu
Đuma và chính quyền địa phương; những chính đảng 5 năm liên tục không
tham gia bầu cử sẽ bị giải tán; trước đây, nhà nước sẽ ủng hộ tài chính cho các
chính đảng giành được trên 5% số phiếu bầu, nhưng từ cuộc bầu cử vào Đuma
năm 2007, tỉ lệ đó phải là 7%. Luật về đảng ra đời góp phần nâng cao tiêu
chuẩn các chính đảng, thay đổi cục diện chính đảng hỗn loạn ở Nga, loại bỏ các
đảng nhỏ18, nâng cao và mở rộng vai trò của các chính đảng trong đời sống
chính trị, từ đó mở đường cho việc xây dựng chế độ chính đảng ổn định, chín
muồi.
Tóm lại, xét theo xu thế phát triển của các chính đảng ở Nga ta thấy:
- Cơ sở tư tưởng cho sự ra đời của các đảng chính trị ơ LB Nga được
Hiến pháp bảo đảm. Điều 13, chương I Hiến pháp LB Nga đảm bảo tính đa
nguyên hệ tư tưởng và phủ nhận hệ tư tưởng nhà nước hoặc bắt buộc.
Ngoài ra Hiến pháp cũng bảo đảm tính thế tục của nhà nước, phủ nhận
các loại quốc giáo hoặc tôn giáo bắt buộc.
- Hiến pháp cũng đảm bảo tính hợp hiến của các đảng phái chính trị, các
phong trào xã hội ở nước Nga, tức không cho phép tuyên truyền bạo lực, dùng
bạo lực để thay đổi Hiến pháp, thành lập các nhóm vũ trang, hoặc vi phạm sự
toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ quốc gia
- Chế độ đa đảng là không thể đảo ngược, nhưng chưa hiệu quả. Hệ thống
đảng phái ở Liên bang Nga đã và đang trải qua quá trình tìm tòi, lựa chọn con
đường phát triển. Hiện nay, Đảng Nước Nga thống nhất của phái trung dung với
sự giúp đỡ của Tổng thống Putin sẽ không ngừng lớn mạnh. Đảng Cộng sản
Liên bang Nga, lực lượng trung kiên của cánh tả do còn tồn tại nhiều vấn đề,
nên địa vị của Đảng trên chính trường Nga suy giảm; địa vị của Đảng Phục
hưng nước Nga theo lập trường trung tả sẽ tăng lên; các lực lượng cánh hữu
không thể trở thành chính đảng thống nhất, từ nay về sau chỉ có thể giữ vai trò
18
Trong cuộc bầu cử vào Đuma 12-2007, có 35 đảng đăng ký, chỉ 11 đảng được tham gia trong đó 4 đảng có
ghế trong Đuma.
thứ yếu. Trên cơ sở đó, số lượng các chính đảng của Nga sẽ giảm dần, vai trò
của ba lực lượng chính trị chủ yếu ở Nga là phái trung dung, phái trung tả và
phái hữu sẽ nổi bật.
- Điểm đặc biệt trong hệ thống chính trị Nga là nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành chế độ đa đảng. Đầu tiên là Nhà nước quyết
định cho phép thành lập các nhóm, các tổ chức chính trị, sau đó là sự đăng ký ồ
ạt của các đảng.

- Ranh giới giữa các đảng và các tổ chức, phong trào chính trị - xã hội
không rõ ràng. Chỉ có một số đảng lớn (Nước Nga thống nhất, Đảng Cộng sản),
có cơ sở xã hội rộng rãi, còn các đảng, tổ chức, phong trào khác có vai trò như
các tổ chức chính trị - xã hội.

- Hiện nay, nhất là sau khi ra đời Luật về các đảng chính trị, ở Liên bang
Nga đang diễn ra quá trình liên kết các đảng phái, phong trào có cùng hoặc gần
xu hướng chính trị, hình thành các đảng phái lớn.

3. Hệ thống bầu cử
Có thể nói, trong thời điểm hiện nay, ở LB Nga bầu cử là con đường duy
nhất để một lực lượng xã hội có thể giành chính quyền, hoặc tham gia vào các
cơ cấu quyền lực khác của đất nước. Cứ 4 năm một lần, công dân Liên bang
Nga bầu lại Tổng thống, Đuma Quốc gia, và hầu hết chính quyền các địa
phương.
Ở trung ương thành lập Uỷ ban Bầu cử trung ương, Chủ tịch do Hội đồng
Liên bang bổ nhiệm, Tổng thống giới thiệu. Các địa phương thành lập uỷ ban
bầu cử chủ thể và uỷ ban bầu cử khu vực. Có thể nói, các Uỷ ban Bầu cử không
nằm trong cơ cấu quyền lực nào.
Hệ thống bầu cử ở LB Nga cũng thay đổi căn bản so với trước đây, chế
độ bầu cử, phương thức lựa chọn được quy định chặt chẽ, tính cạnh tranh cao là
đặc điểm mới của hệ thống bầu cử ở LB Nga.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

Sau gần 70 năm duy trì hệ thống chính trị theo mô hình xô viết, khi
chuyển sang chế độ nghị trường, nước Nga vẫn đang trong quá trình tìm tòi, thử
nghiệm để tìm một mô hình hệ thống chính trị tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh đất
nước và xu thế phát triển. Hệ thống chính trị hiện nay đang trong quá trình
chuyển đổi, hoàn thiện dần, trong đó vẫn tiếp tục kế thừa một số cơ cấu của hệ
thống chính trị xô viết, như là một vấn đề đặc sắc Nga.
Như vậy, phát triển qua hai thời kỳ Enxin và Putin, hệ thống chính trị
Nga cơ bản hoàn tất chuyển đổi mô hình từ mô hình Xô viết sang nghị trường,
các mặt như thể chế chính trị, chế độ chính đảng, thể chế liên bang... đều thay
đổi sâu sắc. Trong thiết kế hệ thống chính trị, Nga không hoàn toàn theo mô
hình phương Tây, mà từng bước đi trên con đường mang đặc sắc riêng của
mình.
Khi nhận xét về hệ thống chính trị ở LB Nga không thể tách rời những
mục tiêu kinh tế – xã hội của hệ thống đó. Trải qua hơn 15 năm chuyển đổi mô
hình hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị LB Nga trải qua nhiều thăng trầm.
Có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính: 1991 - 1994, giai đoạn phá bỏ mô hình xô
viết; giai đoạn 1995 - 2000, giai đoạn thử nghiệm, tìm tòi, củng cố mô hình
cộng hòa tổng thống; giai đoạn từ 2000 - nay, giai đoạn từng bước ổn định, điều
chỉnh cần thiết (thành lập các khu vực quyền lực, bãi bỏ bầu cử trực tiếp các
tỉnh trưởng, tăng rào cản đối với các đảng nhỏ vào Đuma…). Mỗi giai đoạn
này, đồng thời với những chuyển đổi mô hình chính trị là những chuyển đổi
trong mô hình kinh tế. Trong tất cả các giai đoạn khủng hoảng và rối loạn kinh
tế và chính trị đan xen nhau. Thậm chí khó có thể xác định nguyên nhân chính
của tình hình bất ổn là từ kinh tế hay từ chính trị. Vì thế mà ngay từ những năm
cuối của Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô cũng từng có những lúng túng trong
vấn đề này, và cũng đặt ra câu hỏi nên đổi mới kinh tế trước hay đổi mới chính
trị. Chúng tôi cho rằng, ở các nước chuyển đổi mô hình kinh tế, kết quả của quá
trình đổi mới, phụ thuộc vào đổi mới chính trị. Ngay quyết tâm đổi mới cũng là
một quyết tâm chính trị. Đúng như Lênin nói, chính trị không thể không ưu tiên
so với kinh tế. Vấn đề là đổi mới chính trị như thế nào? Thực tiễn LB Nga cho
thấy, ngay trong quá trình cải cách, khi nào chính trị tương đối ổn định thì kinh
tế phát triển lành mạnh. Thực tiễn LB Nga cũng cho thấy rằng, các quá trình đổi
mới ở đây diễn ra gay gắt, phức tạp và nhiều biểu hiện cực đoan hơn nhiều nước
khác. Vì vậy mà đi kèm với những thành công khá triệt để trong những lĩnh vực
nhất định, thì sự xáo trộn xã hội cũng lớn hơn. Những yếu tố này không thuần
túy là cách tiếp cận của một cá nhân, hay chủ trương của một nhóm xã hội nào,
mà còn là đặc điểm văn hóa lịch sử dân tộc Nga.
Chuyên đề 38
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC

I. BA CHẾ ĐỘ CƠ BẢN

Hệ thống chính trị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thể hiện rõ 3
“chế độ cơ bản” (theo cách nói của Trung Quốc):
- Đại hội đại biểu Nhân dân
- Hiệp thương chính trị
- Hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ba chế độ đó được vận hành theo một cơ cấu thống nhất, từ Trung ương
đến địa phương. Trong chế độ đó, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, trên
cơ sở liên minh công nông”19 là trung tâm của hệ thống chính trị.
II. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Nhà nước nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa có các cơ quan sau:
- Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội Trung Quốc) là cơ quan quyền lực
cao nhất, với sự hợp tác, hiệp thương chính trị của nhiều đảng phái, tổ chức xã
hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Quốc vụ viện.
- Ủy ban quân sự trung ương.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Chính quyên địa phương bốn cấp: cấp tỉnh (bao gồm tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc); cấp thành phố địa khu (bao gồm thành phố thuộc khu,
châu tự trị); cấp huyện (bao gồm huyện, huyện tự trị, thành phố thuộc khu) và
cấp xã (bao gồm xã, xã dân tộc, trấn). HĐND các cấp là cơ quan quyền lực cao
nhất ở địa phương.

19
Ban biên tập Văn phòng Quốc vụ viện, Tập hợp các văn bản pháp quy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Nxb Pháp luật, 1982, tr. 5.
III. CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC

Ở Trung Quốc hiện nay, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng
phái dân chủ khác cùng tồn tại. Đó là: Uỷ ban cách mạng Quốc dân đảng Trung
Quốc; Đồng minh dân chủ Trung Quốc; Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc;
Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc; Đảng Dân chủ công nông Trung Quốc; Đảng
Chí công Trung Quốc; Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.
trong cơ chế nhiều đảng này, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò chính đảng
lãnh đạo; các đảng phái khác tồn tại trong mối quan hệ hợp tác, ủng hộ sự
nghiệp xây dựng CNXH, cùng tham gia chính quyền và tiếp nhận sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản. ĐCS Trung Quốc là đội tiên phong của giai cấp công nhân
Trung Quốc, đồng thời cũng là đội tiên phong của nhân dân Trung Quốc và dân
tộc Trung Hoa, là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp XHCN đặc sắc Trung Quốc… Lý
tưởng và mục tiêu cao cả nhất của Đảng là xây dựng CNXH… ĐCS Trung Quốc
lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình
và tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm kim chỉ nam cho hành động của
mình20.
Chế độ hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc được
hình thành từ trong lịch sử, trên nền tảng chính trị khách quan. Trong thời kì
Cách mạng dân chủ mới, Đảng Cộng sản đã hợp tác với Đảng Dân chủ, cùng
thực hiện mục tiêu chống đế quốc, phong kiến - đây chính là điểm nhất trí cơ
bản với cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản trong giai đoạn này. Trước khi
cuộc Cách mạng dân chủ mới giành thắng lợi, các đảng phái dân chủ ở Trung
Quốc đã lần lượt tuyên bố ủng hộ ĐCS Trung Quốc về việc triệu tập Hội nghị
hiệp thương chính trị, thành lập Chính phủ liên hợp dân chủ; tuyên bố tiếp nhận
sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Tháng 9-1949, tại Hội nghị Hiệp thưong
chính trị nhân dân Trung Quốc, các đảng phái dân chủ đã cùng ĐCS Trung
Quốc soạn thảo và thông qua bản “Cương lĩnh chung” – mang tính chất và vai
trò như một bản Hiến pháp lâm thời, bầu ra Uỷ ban Chính phủ nhân dân Trung
20
Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Nhân dân, 2002, tr1.
ương, tuyên cáo sự ra đời của nước CHND Trung Hoa21. Thời kì đầu xây dựng
đất nước, cơ sở chính trị cho chế độ hợp tác nhiều đảng chính là “Cương lĩnh
chung” về hiệp thương chính trị nhân dân; Hiến pháp năm 1954 và “Chương
trình Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc”, được thông qua tại
Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc khóa II. Từ sau khi hoàn thành công
cuộc cải tạo XHCN đến nay, cơ sở chính trị hợp tác giữa ĐCS Trung Quốc và
các đảng dân chủ khác được dựa trên “bốn nguyên tắc cơ bản” (kiên trì con
đường XHCN; kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân; kiên trì sự lãnh đạo của
ĐCS Trung Quốc và kiên trì Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch
Đông), trong đó quan trọng nhất là kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc và
kiên trì con đường XHCN.
Quan hệ giữa các đảng phái tuân thủ theo nguyên tắc bất di bất dịch: ĐCS
là đảng nắm quyền lãnh đạo, các đảng phái khác cùng tham gia quản lý chính
quyền, đó là quan hệ bạn bè cùng chung lưng hợp tác.
Phương châm hợp tác giữa ĐCS Trung Quốc và các đảng phái khác
được thể hiện bằng 4 câu, 16 chữ: “tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, chân thành
cởi mở, vinh nhục có nhau”.
Giám sát dân chủ là một trong những phương thức hợp tác quan trọng và
hiệu quả giữa ĐCS và các đảng phái dân chủ khác ở Trung Quốc, chủ yếu là sự
giám sát của các đảng phái đối với ĐCS và các cơ quan Nhà nước. Sự giám sát
đó được tiến hành bằng các biện pháp chủ yếu như sau: Thành viên các đảng
phái nêu y kiến phê bình trong các hội nghị tọa đàm do ĐCS, Quốc vụ viện và
đảng ủy các cấp ĐCS Trung Quốc tổ chức, điều tra các vấn đề có liên quan
trong Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị mà các đảng
phái dân chủ tham gia, những thành viên các đảng phái tham gia công tác kiểm
tra chống tham nhũng…
Đặc điểm của chế độ hợp tác nhiều đảng ở Trung Quốc khác với chế độ
hai đảng hoặc đa đảng ở các nước TBCN phương Tây, cũng không hoàn toàn
21
Đỗ Tiến Sâm (chủ biên), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978-2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
2003, tr249.
giống chế độ một đảng ở một số nước XHCN.
Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ khác ở Trung Quốc đều lấy
Hiến pháp làm chuẩn mực cho hành động của mình, đều có trách nhiệm bảo vệ
sự tôn nghiêm của Hiến pháp, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp. Mỗi đảng đều
có quyền tự do về chính trị, độc lập về tổ chức và có vị trí bình đẳng về pháp
luật, trong phạm vị nghĩa vụ và quyền lợi được Hiến pháp quy định. Chủ trương
của ĐCS Trung Quốc là luôn ủng hộ các đảng phái xử lý một cách độc lập các
công việc nội bộ trong từng đảng.
IV. HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG CHÍNH TRỊ NHÂN DÂN TRUNG QUỐC

Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp
thương chính trị), là một tổ chức mặt trận thống nhất rộng rãi nhất của Trung
Quốc. Trước khi cuộc cách mạng dân chủ giành thắng lợi, để tập hợp rộng rãi
lực lượng ủng hộ và tham gia công cuộc bảo vệ đất nước, ĐCS Trung Quốc đã
chủ trương thành lập Hội nghị hiệp thương chính trị. Từ ngày 21 đến 30 tháng 9
năm 1949, Hội nghị toàn thể Hiệp thương chính trị Trung Quốc được triệu tập.
Từ đó đến nay, Hội nghị hiệp thương chính trị Trung Quốc đã trải qua nhiều
thời kỳ hoạt động, gặp không ít khó khăn (nhất là thời kỳ Cách mạng văn hóa),
song về cơ bản đã góp phần to lớn vào thành tựu chung trong sự nghiệp cách
mạng và xây dựng đất nước của Trung Quốc, đặc biệt trong những thời kỳ khó
khăn, cần tập hợp lực lượng và sức mạnh đoàn kết. Có thể khẳng định, chế độ
hiệp thương chính trị là bộ phận cấu thành không thẻ thiếu trong hệ thống chính
trị Trung Quốc, là khâu quan trọng trong mục tiêu cải cách thể chế chính trị,
được Trung Quốc tích cực tiến hành từ năm 1978.
1. Tính chất của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc
Hiệp thương chính trị Trung Quốc có 5 tính chất cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tính thống nhất rộng lớn nhất. Hội nghị hiệp thương chính trị
nhân dân Trung Quốc mới là mặt trận thống nhất bao trùm lên mọi tầng lớp,
mọi tổ chức và mọi lĩnh vực. Trung Quốc xem đây là “tổng bộ”, “khu trung
ương thần kinh” của toàn bộ các tổ chức trong mặt trận thống nhất.
Thứ hai, tính đảng phái. Hiệp thương chính trị được coi là cơ quan hiệp
thương của các đảng phái, mang tính đảng phái, do các đảng phái cùng tạo
dựng, thành viên của nó bao gồm ĐCS, các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không
đảng phái; các đảng phái dân chủ có quyền phát biểu ý kiến trong Hội nghị hiệp
thương chính trị với danh nghĩa của đảng mình.
Thứ ba, tính hiệp thương. Một trong những chức năng chủ yếu của Hội
nghị hiệp thương chính trị chính là hiệp thương - về tất cả các vấn đề quan trọng
trong đường lối chính sách, trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, trong quan
hệ nội bộ mặt trận thống nhất…
Thứ tư, tính dân chủ. Hội nghị hiệp thương chính trị là tổ chức quan trọng
phát huy dân chủ XHCN, thực hiện giám sát dân chủ, phát huy vai trò giám sát
việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Thứ năm, tính quảng đại. Hiện nay, số ủy viên của tổ chức này đã lên tới
50 vạn người, bao gồm hơn 30 giới chính trị xã hội khác nhau, có mặt tại hơn
3.000 khu vực hành chính từ cấp huyện trở lên22.
2. Nhiệm vụ của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc
Thứ nhất, dương cao hai ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước và CNXH, đoàn kết
thống nhất rộng rãi các đảng phái, các lực lượng và tổ chức yêu nước, phấn đấu
vì sự nghiệp hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, xử lý tốt các mối quan hệ trong mặt trận thống nhất, tăng cương
khối đoàn kết toàn dân và hợp tác chặt chẽ vì sự nghiệp chung.
Thứ ba, tiến hành điều tra, tìm hiểu kỹ càng mọi hoạt động kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của các tổ chức đoàn thể; lắng nghe ý kiến của các tổ chức
xã hội, các đảng phái dân chủ; phát huy tính dân chủ, nâng cao hiệu quả công
tác.
Thứ tư, hỗ trợ các cơ quan đảng, chính quyền tuyên truyền đường lối,
phương châm, chính sách có liên quan tới hoạt động của mặt trận thống nhất;
động viên khuyến khích các lực lượng xã hội tích cực tham gia công cuộc xây
22
Đỗ Tiến Sâm, Sđd, tr. 264.
dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần.
Thứ năm, tích cực mở rộng quan hệ với nhân dân Đài Loan, Hồng Kông,
Macao và kiều bào ở nước ngoài, tuyên truyền đường lối thống nhất đất nước.
Thứ sáu, động viên các thành viên trong Hội nghị hiệp thương tích cực
học tập các vấn đề liên quan đến chính trị thời sự.
Thứ bảy, tuyên truyền và ủng hộ chính sách ngoại giao của ĐCS, tích cực
chủ động triển khai hoạt động ngoại giao nhân dân, tăng cường quan hệ qua lại
giữa các quốc gia và dân tộc.
Thứ tám, căn cứ vào đặc điểm của tổ chức mặt trận thống nhất để thu thập,
nghiên cứu và xuất bản các tư liệu về lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc.
Những chức năng nhiệm vụ của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân
Trung Hoa được thực hiện thông qua một hệ thống tổ chức từ trung ương đến
địa phương (cấp huyện), có nhiệm kỳ 5 năm.
V. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

Hệ thống chính trị Trung Quốc đã được xây dựng tương đối đồng bộ từ
sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1949). Về cơ bản, hệ thống đó
được duy trì cho đến ngày nay, trên cơ sở không ngừng củng cố, hoàn thiện,
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và thống nhất đất nước. Trong quá trình vận
hành, hệ thống chính trị Trung Quốc đã phát huy nhiều ưu thế, có tác động tích
cực và hiệu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc.
Đồng thời, nó cũng bộc lộ không ít hạn chế, khuyết tật - cả cơ cấu tổ chức lẫn
phương thức vận hành, ảnh hưởng đến bước đi của Trung Quốc trong tiến trình
hiện đại hóa XHCN. Đó chính là nhân tố đòi hỏi bức thiết các nhà lãnh đạo
Trung Quốc phải tiến hành công cuộc cải cách thể chế chính trị, theo yêu cầu
xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế.
1. Những khuyết tật của hệ thống chính trị Trung Quốc những năm trước
cải cách mở cửa
Mặc dù về lý thuyết, hệ thống chính trị Trung Quốc được xây dựng khá
đồng bộ và chặt chẽ, song thực tế lại tồn đọng quá nhiều thiếu sót và khuyết tật,
khiến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ở Trung Quốc diễn ra hết sức trì trệ, ách
tắc, thậm chí làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bộ máy lãnh đạo Đảng và
Nhà nước.
a. Ảnh hưởng nhiều yếu tố tiêu cực của chế độ phong kiến
Trung Quốc là quốc gia có lịch sử phong kiến kéo dài mấy nghìn năm, tác
phong chuyên quyền độc đoán đã trở thành vết hằn truyền kiếp qua nhiều thế
hệ. Lối sống gia trưởng, áp đặt của “bề trên”; tuân thủ mệnh lệnh vô điều kiện
đến ngu dốt của “bề dưới” tựa hồ như nếp sinh hoạt thông thường, truyền từ đời
này qua đời khác.
Mặc dù có tư tưởng cải cách, tiếp thu những yếu tố cách mạng tích cực,
song nhiều người trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa hoàn toàn dứt
bỏ được tác phong chuyên quyền, mệnh lệnh, nhất là trong thời kỳ đầu dựng nước.
Bên cạnh đó, do yêu cầu lãnh đạo thống nhất của chính quyền trong
những năm tháng chiến tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã duy trì
phương thức chỉ đạo theo lối mệnh lệnh hành chính.
Đó là những nhân tố rất quan trọng quyết định đặc trưng tập trung quan
liêu, mệnh lệnh cứng nhắc của hệ thống chính trị Trung Quốc. Có thể nói, chế
độ chuyên quyền cá nhân, chế độ giữ chức vụ lãnh đạo suốt đời và chế độ chỉ
định người thay thế do Mao Trạch Đông thực hiện chính là một trong những
biểu hiện của tư tưởng phong kiến còn in dấu trong tác phong làm việc của cán
bộ lãnh đạo Trung Quốc.
b. Quyền lực quá tập trung, chủ nghĩa quan liêu quá nặng nề
Thực tế mấy chục năm, kể từ ngày thành lập nước đến trước cải cách mở
cửa, quyền lực nhà nước đã quá tập trung trong tay Đảng Cộng sản; quyền lực
của Đảng lại quá tập trung trong tay một số cá nhân. Đảng bao biện, làm thay và
trùm lên chính quyền, trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả hoạt động kinh tế của các
xí nghiệp. Trong thời gian rất dài, mọi quyết định, thậm chí quyết định lập pháp
của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cũng do Trung ương Đảng hoặc Bộ
chính trị sắp đặt. Tương tự như vậy, hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của
địa phương cũng đều do đảng ủy hoặc Ban thường vụ đảng ủy địa phương đề ra
phương hướng và chỉ đạo thực hiện. Trung Quốc lâm vào tình trạng không phân
biệt rõ chức năng, quyền hạn giữa Đảng và chính quyền, Đảng bao trùm lên tất
cả, chi phối tất cả. Tình trạng “Đảng quyền” cao hơn “chính quyền” và “dân
quyền” đã tồn tại trong thời gian rất dài. Hơn thế, trong Đảng lại thực hiện chế
độ chuyên quyền, độc đoán của một nhóm người, thậm chí một người; chủ
nghĩa cá nhân và tệ sùng bái cá nhân trở thành tác phong xấu trong ĐCS Trung
Quốc. Điều đó đã kìm hãm và hạn chế rất lớn đến tính độc lập của các cơ quan
quyền lực nhà nước, trái với những điều ghi trong Hiến pháp nước CHND
Trung Hoa, khiến cho các cơ quan này khó phát huy vai trò và quyền hạn của
mình trong đời sống chính trị đất nước.
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, tình trạng này còn tệ hại hơn rất
nhiều. Quyền hành tập trung trong tay một nhóm người, mặc sức hoành hành và
ngự trị toàn bộ đời sống chính Trị trung Quốc. Ba chế độ cơ bản trong hệ thống
chính trị Trung Quốc đã hoàn toàn mất tác dụng, đặc trưng của hệ thống chính
trị Trung Quốc cũng vì thế mà biến dạng. Kết quả là nền kinh tế - xã hội Trung
Quốc vào những năm giữa thập kỷ 70 thế kỷ XX đã bị đẩy đến bờ vực khủng
hoảng, suy kiệt, đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Có nhận xét cho rằng, trong gần 20 năm, từ cuối những năm 50 đến cuối
những năm 70 thế kỷ XX, đặc biệt là trong 10 năm Cách mạng văn hóa (1966-
1976), sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên độc đoán đến cực
điểm, đẩy sự nghiệp cách mạng và đất nước vào thảm họa có thể ví với chủ
nghĩa phát xít (nhận định của Chủ tịch Trung Quốc Diệp Kiếm Anh trong diễn
văn đọc tại lễ Quốc khánh Trung Quốc 1-10-1979)23. Đây được coi là khuyết tật
nghiêm trọng nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc.
Chế độ chính trị quan liêu, cộng với chế độ kinh tế được quản lý theo mô
hình kế hoạch hóa tập trung đã không phát huy hết tính năng động, sáng tạo và
tự chủ của các xí nghiệp, các đơn vị kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất đều tuân
23
Đỗ Tiến Sâm, Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978-2003), Nxb KHXH, 2003, tr. 51-52.
theo một kế hoạch khô cứng; mọi phương thức làm ăn mới hầu như đều bị kiềm
chế. Tình trạng “ăn chung nồi cơm to”, làm theo mệnh lệnh cấp trên, phân phối
cào bằng đã tồn tại dai dẳng ở Trung Quốc suốt nhiều thập kỉ. Phong trào “đại
nhảy vọt”, “toàn dân làm gang thép”, “công xã nhân dân” đều là sản phẩm trực
tiếp của chế độ chính trị quá tập trung. Kết quả là, toàn dân ỷ vào Nhà nước,
nhu cầu sáng tạo, linh hoạt và chủ động rất thấp, một số cách nghĩ và cách làm
năng động, đổi mới hoặc không được ủng hộ, hoặc bị chụp mũ là đi ngược
đường lối quản lý của Đảng.
Như vậy là, trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa… quyền lực
của Đảng và chính quyền đã bị gộp làm một, Đảng nắm trong tay cả chủ trương,
chính sách lẫn quyền lực điều hành, chi phối. Đây cũng chính là một trong
những bức xúc gay gắt buộc Đảng và Chính phủ Trung Quốc phải tiến hành
công cuộc cải cách thể chế chính trị, nhằm đem lại sức sống và hiệu quả thật sự
cho hệ thống chính trị Trung Quốc.
c. Quyền dân chủ của nhân dân nhìn chung chưa được đảm bảo
Trước hết là trong lĩnh vực bầu cử. Lợi dụng sự kém hiểu biết của nhân
dân, chính quyền cấp thôn, xã nhiều nơi đã can thiệp trực tiếp và thô bạo vào
quyền lựa chọn đại biểu của người dân bằng cách chỉ đạo, thậm chí ép buộc cử
tri bỏ phiếu bầu những người nằm trong danh sách dự kiến. Đây là hiện tượng
khá phổ biến ở nông thôn Trung Quốc, khiến hoạt động bầu cử mang tính hình
thức, sai luật.
Thứ hai, người nông dân bị rẻ rúng và chịu áp chế khắt khe, vô lý của
chính quyền. Với lực lượng đông đảo trên 800 triệu (chiếm 4/5 tổng số dân cả
nước), nông dân luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển
của đất nước Trung Hoa. Song chính bản thân họ nhiều khi lại chịu sự chèn ép,
đè nén, khinh rẻ của đủ mọi thế lực - chính quyền có, các tổ chức ngầm, mờ ám
cũng có. Người nông dân Trung Quốc đa phần không được biết hoặc không thể
biết hết việc làm của chính quyền. Hơn thế, người nông dân vẫn luôn bị chính
quyền sai khiến, chỉ huy, ép buộc theo mệnh lệnh, mặc dù xã hội nông thôn
Trung Quốc đã có bước chuyển đổi mô hình quản lý - từ tập trung quyền lực
sang thôn dân tự chủ. Tháng 11-1998, Luật tổ chức ủy ban thôn nước CHND
Trung Hoa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và chính thức công bố thực
hiện24. Theo quy định về chế độ tự trị thôn, người dân trong các tổ chức cấp
thôn có quyền “bầu cử dân chủ, quản lý dân chủ, quyết sách dân chủ, kiểm tra
dân chủ”, nhằm thực hiện mục tiêu “tự quản lý, tự giáo dục, tự phục vụ”. Chế
độ tự trị thôn còn quy định rõ quan hệ giữa chính quyền hương trấn với Uỷ ban
thôn là quan hệ hướng dẫn, không phải quan hệ lãnh đạo, Uỷ ban thôn chỉ có
nhiệm vụ hỗ trợ chính quyền triển khai công việc. Tuy nhiên, sau 10 năm thí
điểm, đại bộ phận các “ủy ban thôn” đều không được hoạt động trong mối quan
hệ “hướng dẫn” với chính quyền hương trấn, ngược lại, ở những mức độ khác
nhau, tổ chức này đều mang dấu ấn lãnh đạo, thậm chí lãnh đạo trực tiếp của
chính quyền, hy hữu mới có nơi thực hiện đúng quy định25. Nhìn chung, các Ủy
ban này không được hoạt động theo tinh thần dân chủ, “tự trị”, mà vẫn nằm
dưới sự kiểm soát, lãnh đạo chặt chẽ của chính quyền.
2. Một số ưu điểm nổi bật trong quá trình cải cách hệ thống chính trị ở
Trung Quốc
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI ĐCS Trung Quốc quyết định tiến hành
công cuộc cải cách kinh tế, mở ra thời kỳ hoàn toàn mới trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Mặc dù còn một số hạn chế, song điều đáng khẳng
định là Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, góp phần
quan trọng nâng cao tính lành mạnh và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
a. Hoàn thiện một bước sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Với nhiệm vụ quan trọng là “cải cách và hoàn thiện chế độ lãnh đạo và
phương thức cầm quyền của Đảng”, Văn kiện Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc

24
Bàn về vấn đề tự trị thôn và việc khống chế xã hội nông thôn, Quan sát nông
thôn Trung Quốc, số 6-2000.
25
Lương Khai Kim, Gia Học Phong: Sự sắp đặt và những nét mới về chế độ tổ
chức cấp thôn, Nxb Hồng Kỳ, 1999.
(2002) lần đầu tiên nêu khái niệm “cầm quyền bằng pháp luật” (dĩ pháp chấp
chính). Đây vừa là nhận thức mới, sâu sắc hơn đối với phương châm “quản lý
đất nước bằng pháp luật” (dĩ pháp trị quốc), được nêu từ Đai hội XV, đồng thời
cũng là nguyên tắc chỉ đạo về cải cách chế độ lãnh đạo và phương thức cầm
quyền của ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn mới.
Có thể nói, phương thức quản lý và lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc sau
ngày cải cách, đặc biệt từ sau Đại hội XV (1997) đến nay đã được cải thiện, làm
thay đổi căn bản tình trạng quyền lực của Đảng bao trùm lên toàn bộ đời sống
chính trị, kinh tế, bao trùm lên các cơ quan quyền lực nhà nước trước đây. Một
trong những thành tựu lớn nhất chính là đã phân định rõ chức năng, quyền hạn
của Đảng với chính quyền, đem lại tính tự chủ, sáng tạo cho các tổ chức chính
trị và đơn vị kinh tế.
b. Hoàn thiện một bước chế độ Đại hội đại biểu nhân dân
Thứ nhất, cải cách và hoàn thiện chế độ bầu cử.
Thứ hai, mở rộng quyền hạn của Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân
dân toàn quốc trong các lĩnh vực như lập pháp, giám sát thực hiện Hiến pháp và
pháp luật…
Thứ ba, kiện toàn hệ thống tổ chức Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa
phương, rõ nét nhất là việc quy định Đại hội đại biểu nhân dân từ cấp huyện trở
lên có quyền lập Uỷ ban Thường vụ. Bên cạnh đó, Luật tổ chức Đại hội đại biểu
nhân dân còn trao quyền ban hành văn bản pháp quy mang tính địa phương cho
Đại hội đại biểu nhân dân và Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biẻu nhân dân cấp
tỉnh.
Thứ tư, thông qua Luật đại biểu, đảm bảo cho Đại hội đại biểu nhân dân
các cấp thực hiện quyền đại biểu theo pháp luật.
Những cải cách kể trên đã thu được một số thành tựu đáng khẳng định
như sau:
Một là, cải thiện rõ mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và Đại hội đại biẻu
nhân dân toàn quốc. Quyền lập pháp - quyền lực tối cao của Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc đã mang tính độc lập cao hơn, ít chịu sức ép của Trung
ương ĐCS Trung Quốc. Vì thế, Nhà nước đã thực hiện tốt hơn nguyên tắc “trị
nước bằng pháp luật”, đem lại sức sống mới trong bộ máy quyền lực nhà nước.
Hai là, nâng cao? thức và quyền dân chủ của nhân dân trong việc lựa
chọn đại biểu, trong công tác kiểm tra, giám sát chế độ bầu cử.
Ba là, xử lý và điều hòa tốt quan hệ giữa các cấp Đại hội đại biểu nhân
dân, phát huy tính tích cực, chủ động của Đại hội đại biểu nhân dân các cấp
trước mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
Bốn là, làm thay đổi căn bản tác phong, lề lối làm việc của nhân viên
trong bộ máy quản lý nhà nước.
c. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước
Nhờ các biện pháp cải cách hiệu quả mà Trung Quốc đã đạt được khá
nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách hệ thống các cơ quan hành chính Nhà
nước, từ Trung ương đến địa phương. Đó là:
Thứ nhất, nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý kinh
doanh.
Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương với
chính quyền địa phương.
Thứ ba, bộ máy nhà nước được tinh giảm về cơ cấu và khối lượng nhân
viên.
d. Cải cách thể chế tư pháp
Thời gian qua, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế tư pháp và đạt
được một số thành tựu quan trọng như sau:
Thứ nhất, bước đầu hình thành thể chế tư pháp độc lập, biểu hiện trên
nhiều phương diện: cải thiện quan hệ với các tổ chức Đảng, chính quyền, quan
hệ với Đại hội đại biểu nhân dân các cấp; giảm thiểu sự can thiệp của các cơ
quan, tổ chức ngoài hệ thống tư pháp; được trao quyền rộng hơn như quyền
quyết định án ngay tại phiên tòa; chủ động về kinh phí hoạt động…
Thứ hai, nâng cao hiệu quả và chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Sau khi thực hiện một loạt cải cách, các cơ quan
tư pháp Trung Quốc đã có nhiều hoạt động rất hiệu quả, phá nhiều vụ án đặc
biệt nghiêm trọng âm ỉ từ trước và trong giai đoạn đầu cải cách mở cửa. Điều đó
không chỉ góp phần củng cố và làm vững mạnh hơn hệ thống chính trị, mà còn
đặt cơ sở, điều kiện quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu “quản lý nhà nước
bằng pháp luật” của Trung Quốc.
Thứ ba, góp phần to lớn vào công tác phòng chống tham nhũng. Thực tế
Trung Quốc cho thấy, nhiều năm nay, do cải cách phương thức quản lý và vận
hành của hệ thống tư pháp, nên công tác phòng chống tham nhũng ở Trung
Quốc đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với các biện pháp khác, Trung
Quốc muốn củng cố, nâng cao sức mạnh của các cơ quan tư pháp để đạt tới mục
tiêu làm cho các phần tử tham nhũng không dám hoặc không có đất để tham
nhũng. Mục tiêu đó đã được thực hiện trên một chừng mực nhất định, bước đầu
khôi phục niềm tin cho nhân dân về một chính đảng, một hệ thống chính quyền
và tư pháp lành mạnh, vì dân.
Kết luận
Qua nghiên cứu hệ thống chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng
ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Tất cả các hệ thống chính trị mô hình xô viết đều đang trải qua một thời
kỳ chuyển đổi mạnh mẽ. Mô hình hệ thống chính trị Trung Quốc tuy đổi mới
mạnh mẽ trên nhiều mặt nhưng vẫn giữ lại những nguyên tắc căn bản
- Dù trải qua những giai đoạn khác nhau, nhưng quá trình đổi mới hệ
thống chính trị ở Trung Quốc đã mang lại những kết quả nhất định. Đó là đảm
bảo dân chủ, tăng cường hiệu quả của bộ máy nhà nước, tăng cường vai trò của
các đảng chính trị, các tổ chức ngoài nhà nước trong đời sống chính trị, tác động
hiệu quả hơn vào các quá trình kinh tế - xã hội.
- Những mục tiêu cải cách ở Trung Quốc đều nhằm vào việc khắc phục
những khuyết tật của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, xác định rõ chức năng
giữa các quyền trong bộ máy nhà nước, xác định đúng đắn chức năng của các
chủ thể khác nhau trong hệ thống chính trị, coi trọng việc hoàn thiện hệ thống
bầu cử dân chủ.
- Tuy nhiên đánh giá hiệu quả của một mô hình hệ thống chính trị không chỉ
nhìn vào chỉ tiêu ngắn hạn, hoặc không căn cứ vào các điều kiện văn hóa lịch sử.
Có thể nói, mô hình hệ thống chính trị Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu
xô viết mang đặc sắc Trung Quốc (dân chủ nhân dân). Hệ thống chính trị Trung
Quốc về cơ bản vẫn giữ vững các nguyên tắc tổ chức và vận hành như khi mới được
xác lập, tức mô hình Xô viết, nhưng trong quá trình cải cách mở cửa, hội nhập quốc
tế, Trung Quốc đã thực hiện nhiều nội dung cải cách chính trị, theo tiêu chí ngày
càng phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường XHCN đặc
sắc Trung Quốc.
Mô hình này tỏ ra đang thúc đẩy Trung Quốc phát triển nhanh chóng,
nhưng vẫn là một mô hình mới mẻ, đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn và lý
luận.
CÂU HỎI TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG
1. Hãy đánh giá sơ bộ lịch sử chính trị Trung Quốc?
2. Những học thuyết chính trị nổi tiếng ở Trung Quốc từ trước đến nay?
3. Thử suy nghĩ về những tính chất “đặc sắc” trong mô hình chủ nghĩa xã
hội Trung Quốc?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu những đặc điểm của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện đại?
2. Cấu trúc của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay?
3. Đánh giá thực trạng hệ thống chính trị Trung Quốc?
4. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, Nxb
Khoa học xã hội, H.2003.
2. Nguyễn Văn Hồng (chủ biên), Trung Quốc cải cách mở cửa những bài
học kinh nghiệm, Nxb Thế giới, H.2003.
3. Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Những vấn đề lý luận của Đại hội
XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, H.2003.
4. Dương Long, Mấy vấn đề lý luận cải cách thể chế chính trị ở Trung
Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3-1995.
5. Tôn Tuyền Minh, Về xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN ở Trung
Quốc, Nghiên cứu Trung Quốc, số 4-1996.
6. Lý Thiết Ánh, Về cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội,
H.2002
7. Nguyễn Huy Quý, Nước CHND Trung Hoa chặng đường 50 năm, Nxb
Chính trị Quốc gia, H.2000.
8. Đại từ điển nước Trung Hoa mới, Nxb Khoa học xã hội, 1991.
Tiếng Trung Quốc:
1. Từ Phúc Lâm, Điền Phu (chủ biên), Lịch sử thể chế chính trị nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, Nxb Trường Đảng Trung ương ĐCS Trung Quốc, Bắc
Kinh, 1998.
2. Ban biên tập Văn phòng Quốc vụ viện, Tập hợp các văn bản pháp quy
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Pháp luật, 1982.
3. Vương Thủ Pháp, Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, Nxb Nhân dân
Sơn Đông, 2002.
4. Trần Quân Bình, Bàn về chế độ chính trị đương đại Trung Quốc, Nxb
Hồng Kỳ (Trung Quốc), 2003.
5. Hoàng Tùng Hữu, Giám sát kiểm sát và độc lập xét xử, Nghiên cứu pháp
luật, số 4-2000.
6. Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bản năm 1982
7. Ngô Bồi Luân, Cải cách cơ cấu Chính phủ ở nước ta, Nxb Kinh tế nhật
báo 1990.
8. Giang Trạch Dân, Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện mới
trong sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, Nxb Nhân dân,
2002, tr32.
9. Giang Trạch Dân, Bàn về CNXH đặc sắc Trung Quốc, Nxb Văn hiến
Trung ương, 2002, tr 317
10.Khương Chí Tĩnh, Bàn về đặc điểm, chức năng của các đảng phái tham
gia chính trị ở trung Quốc, Học báo, ĐHSP Trung Hoa, số 5-1990.
11.Triết Đông, Chế độ chính đảng có đặc đặc sắc Trung Quốc, Nguyệt san
“Tấm gương”, 8-1993.
Chuyên đề 39
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NI GIÊ RI A

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Địa lý
Cộng hòa Liên bang Nigiêria nằm bên bờ biển phía Tây châu Phi. Phía
bắc giáp sông Nigiê, phía tây giáp Benin, phía đông giáp Camơrun, phía đông
bắc giáp Chad. Phía nam Nigiêria là Vịnh Ghinê – một bộ phận của Đại Tây
Dương. Thủ đô là Abuja, thành phố lớn nhất là Lagos. Ngôn ngữ chính thức ở
Nigiêria là tiếng Anh, bên cạnh đó còn có tiếng Hausa, Yoruba và Ibo. Văn hóa
của Nigiêria bị chia rẽ bởi sắc tộc và tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Cơ đốc
giáo.
Bảng 1 Địa lý và Dân số
Diện tích: 910.768 km vuông.
Thủ đô : Abuja
Population (2007): 135 tr. Tốc độ tăng: 2,38% (2007)
Các nhóm sắc tộc : 250 nhóm sắc tộc, trong đó có 4 nhóm chính:
Hausa và Fulani (29%), Yoruba(21%), Ibo (18%) và Ijaw (10%).
Tôn giáo chính: Đạo hồi 50%, Cơ đốc giáo 40%, Các tín ngưỡng
thổ dân 10%
Giáo dục: Phổ thông bắt buộc. Tỷ lệ biết chữ : 99%.
Tuổi thọ: Nam 46,8 .Nữ 48; Trung bình: 47,4
Tuổi trung tuyến: 18,7
Lực lượng lao động (2007): 50,1 triệu, trong đó : Dịch vụ --20 %;
Công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng –10%; Nông nghiệp --70%;

Nigiêria là một quốc gia có dân số đông nhất châu Phi (đứng thứ 9 trên
thế giới) với khoảng 135 triệu người chiếm hơn 1/5 dân số châu Phi và là quốc
gia có số dân cư da đen lớn nhất thế giới, mật độ dân số khoảng 139 người/km².
Lãnh thổ Nigiêria rộng 923,768 km² (đứng thứ 32 trên thế giới) với
đường biên giới gốc của Nigiêria (và của hầu hết các nước ở châu Phi đương
đại) đã bị thay đổi. Vào năm 1884 – 1885, để tránh hiểm họa chiến tranh do sự
cạnh tranh của các thuộc địa, các cường quốc châu Âu đã gặp nhau ở Hội nghị
Berlin và chia châu Phi thành các khu vực ảnh hưởng. Các cường quốc muốn
nắm giữ quyền kiểm soát lục địa này chứ không chỉ là buôn bán với những
người thống trị nó và các thương gia, và họ đã thành công khi cho ra đời tấm
bản đồ châu Phi vạch rõ các đường khu vực xác nhận quyền kiểm soát của
mình. Hiến chương kiểm soát thương mại của Nigiêria năm 1886 được thay thế
bởi việc lập ra thuộc địa Lagos và các Xứ bảo hộ ở miền Bắc và Nam Nigiêria
vào năm 1900.
Tuy nhiên, sự xâm nhập thuộc địa đã làm xáo trộn môi trường tự nhiên
của Tây Phi do văn hóa thường được xác định theo khí hậu và sinh thái. Sự
thích nghi của con người với đời sống ở các khu vực địa lý khác nhau (vùng
rừng rậm nhiệt đới, thảo nguyên hay sa mạc) cũng khác nhau. Ở Tây Phi, các
khu vực khí hậu và sinh thái trải theo hướng đông và tây. Khi thực dân đến lại
ấn định biên giới các nước dọc bờ biển và mở rộng theo hướng bắc, cắt ngang
các vùng khí hậu. Do vậy các thuộc địa được hình thành bao gồm dân cư đến từ
nhiều nền văn hóa khác xa nhau.
2. Tôn giáo, dân tộc
Trước năm 1914, Nigiêria là một quốc gia lớn với khoảng hơn 250 sắc
tộc, sống thành bộ lạc, xung đột và cát cứ trên khắp lãnh thổ Nigiêria. Trong đó
nổi lên ba nhóm sắc tộc lớn nhất – Hausa, Yoruba và Igbo – có ảnh hưởng đặc
biệt tới chính trị. Thực tế là ảnh hưởng của ba sắc tộc lớn này là nguyên nhân
gây ra sự rạn nứt về sắc tộc. Có thể ước tính một nửa dân số Nigiêria sống ở
miền bắc, khoảng ¼ ở vùng đông nam và ¼ ở vùng tây nam. Người Hausa
chiếm khoảng 2/3 tổng dân số ở miền bắc, người Igbo khoảng 2/3 ở phía đông
và người Yoruba 2/3 ở phía tây. Các sắc tộc còn lại chỉ chiếm 1/3 dân số ở mỗi
vùng và cũng vào khoảng 1/3 tổng dân số.
Người Hausa – Fulani (Trong thế kỷ 19 những người Hausa chịu sự
thống trị của người Fulani. Hai nền văn hóa này đã gắn kết với nhau một cách
khó hiểu, mặc dù chúng không bao giờ trở thành đồng nhất) chủ yếu sống ở
miền Bắc. Phần lớn họ ở nông thôn và sinh sống bằng nông nghiệp. Còn có
nhiều cộng đồng Hausa tương đối lớn ở các thành phố trên khắp lãnh thổ
Nigiêria hoạt động kinh doanh, thương mại song vẫn giữ mối quan hệ họ hàng
và đối tác ở quê hương. Đa số người Hausa theo đạo Hồi.
Người Igbo (còn gọi là Ibo) sống ở vùng đông nam. Khu vực này chủ yếu
phát triển nông nghiệp phục vụ thị trường (trồng cọ, lúa gạo và khoai). Người
Ibo sống thành các làng nội giao về xã hội, độc lập về chính trị và đến thời kỳ
thuộc địa mới hình thành bản sắc Ibo. Người Ibo được biết đến bởi sự hăng hái
khi chấp nhận văn hóa phương Tây. Họ nhiệt tình hưởng ứng nền giáo dục
phương Tây và những nhà truyền giáo người đã mang giáo dục đến, và háo hức
tìm kiếm sự tân tiến trong thương mại hiện đại và dịch vụ dân sự. Người Ibo di
cư khắp nơi và có vẻ ít lo lắng hơn các nhóm khác bằng việc duy trì các cộng
đồng riêng biệt mà ở đó họ là “những người lạ” (Ở Nigiêria, từ “người lạ” dùng
để chỉ một người sống ngoài cộng đồng “quê hương” của mình). Họ được sử
dụng do có nền tảng giáo dục và kỹ năng hiện đại trên cả nước, kể cả phía bắc
và có ưu thế hơn trong những đợt phong hàm đầu tiên cho các sĩ quan quân đội
Nigiêria.
Sắc tộc Yoruba tập trung ở phía tây nam Nigiêria, gồm cả khu vực thành
thị của Lagos, thủ đô và trung tâm đô thị lớn. Với truyền thống sinh tồn bằng
nghề nông, từ thời kỳ thuộc địa những người Yoruba ở nông thôn đã bắt đầu
phát triển các sản phẩm từ ca cao và cọ để xuất khẩu. Mặc dù cùng chung ngôn
ngữ, tôn giáo truyền thống và huyền thoại về nguồn gốc, những người Yoruba
thời tiền thuộc địa được chia thành một số vương quốc độc lập và chiến tranh đã
tạo cho họ những bản sắc riêng biệt ngày nay như Ijebu, Egba, Awori, Oyo,
Ekiti, Igbomina và các bản sắc khác. Người Yoruba có truyền thống thương mại
lâu đời, cả phụ nữ và nam giới đều có năng lực trong các mạng lưới và thị
trường kinh doanh khắp vùng Tây Phi. Trong lịch sử ba sắc tộc này luôn tranh
giành nhau để thống trị Nigiêria nhưng chưa một sắc tộc nào giành được sự
thống trị tuyệt đối. Vì vậy sự chia rẽ sắc tộc đã trở thành cố hữu ở Nigiêria.
Từ 1914, thực dân Anh đã đem quân đến chiếm đóng Nigiêria, do không
đủ sức chống đỡ, Nigiêria đã phải đầu hàng và trở thành thuộc địa của Anh cho
đến năm 1960. Thực dân Anh đã sử dụng chính sách cai trị gián tiếp bằng cách
đưa các tù trưởng bộ lạc trở thành người đứng đầu vùng đất với chức thống đốc.
Với cách này họ trở thành người mang ơn thực dân Anh. Giáo dục không được
phát triển mà chỉ có một số con em và những người thân của tù trưởng được lựa
chọn đưa sang Anh học. Những nhóm này chịu ảnh hưởng lớn của người Anh.
Bên cạnh đó thực dân Anh còn sử dụng cách đối xử bất bình đẳng với các tù
trưởng, khích động sự ganh ghét giữa các tù trưởng bằng chính sách đối xử, ưu
đãi khác nhau. Điều này đã gây ra mâu thuẫn thường xuyên giữa các sắc tộc.
Chính quyền thuộc địa Anh còn phải đối mặt với vấn đề các mục tiêu
không hòa hợp. Để thuộc địa tự lực, thực dân Anh cần khuyến khích nền kinh tế
xuất khẩu song việc chuyển nền kinh tế từ tự cấp sang hướng thị trường sẽ phá
hỏng nền tảng thống trị truyền thống. Trừ miền Bắc, các thủ lĩnh và vua theo
truyền thống không có quyền thu thuế, song dưới chế độ thuộc địa điều này trở
thành nhiệm vụ trọng tâm của họ. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải
hiện đại, cần thiết cho thúc đẩy thương mại, cũng khuyến khích sự di dân từ
nông thôn ra các thành phố và từ nơi này đến nơi khác trong nước dưới sự bảo
hộ của chính quyền thuộc địa. Do vậy, khó có thể trông đợi dân cư đô thị hóa và
những người nhập cư từ các nền văn hóa khác tôn kính những người cai trị
truyền thống hay nhận thấy bất cứ lý do tốt đẹp nào từ việc đóng thuế.
3. Văn hóa, giáo dục
Cùng với thương mại và hành chính, người Anh đã đưa giáo dục và các
nhà truyền giáo vào Nigiêria. Các nhà truyền giáo của nhiều tông phái đã mang
sách Phúc âm đến miền nam Nigiêria. Chính quyền thuộc địa đã thỏa thuận với
các tiểu vương quốc phía bắc cấm dân chúng theo đạo Cơ đốc. Do đó hầu như
toàn bộ dân cư miền bắc đều theo đạo Hồi. Những người Hausa khi chuyển đến
miền nam đều mang theo tôn giáo của mình. Nhà thờ ở các thành phố miền bắc
được hình thành bởi những người di cư phần lớn từ miền nam. Trong thời kỳ
thuộc địa các nhà truyền giáo cũng xây dựng và cung cấp nhân sự cho đa số các
trường học.
Khi Nigiêria độc lập, hai vùng ở miền nam đã đầu tư rất nhiều cho mở
rộng hệ thống giáo dục, đặc biệt ở bậc tiểu học. Trong nước đã nhất trí rộng rãi
về việc miễn phí và phổ cập giáo dục tiểu học. Sự bùng nổ của dầu lửa những
năm 1970 đã kích thích một làn sóng ồ ạt mở rộng các trường trung học cơ sở.
Hệ thống các trường đại học cũng phát triển, từ một trường năm 1948 dần lên
đến 41 trường năm 2000. Với số lượng trường đại học lớn như vậy, Nigiêria
chiếm một phần lớn các trung tâm học thuật và nghiên cứu của châu Phi. Bên
cạnh các trường đại học, còn có một hệ thống giáo dục gồm 75 trường bách
khoa, cao đẳng công nghệ và sư phạm. Tuy nhiên ngay cả trong những năm
1970 thịnh vượng, việc phát triển giáo dục cũng bị thách thức do thiếu các
nguồn lực, thiếu giáo viên được đào tạo phù hợp ở tất cả các cấp. Sự sụp đổ
kinh tế những năm 1980 đã làm cho ngân quỹ giáo dục cạn kiệt và tất cả các cấp
đều phải gánh chịu. Bất bình đẳng trong giáo dục nảy sinh, đặc biệt đối với học
sinh chuyển cấp (từ bậc tiểu học lên trung học cơ sở và lên bậc trung học phổ
thông). Thực tế con em của giới tinh hoa có điều kiện tốt hơn nên thường chiếm
phần lớn hơn ở trường học và tỷ lệ nữ sinh ít hơn nam sinh, và khoảng cách
giáo dục nam – bắc cũng lớn hơn. Ở miền bắc chỉ có con em của các gia đình
tinh hoa truyền thống mới nhận được sự giáo dục hiện đại. Nhóm tinh hoa được
giáo dục theo kiểu phương Tây, phần lớn ở miền nam, tác động nhiều tới nhận
thức chính trị, thái độ đối với quyền công dân và những điều tương tự xuất phát
từ việc ngăn cấm các nhà truyền giáo vào miền bắc.
Sự chồng lấn của tôn giáo đối với sắc tộc làm tăng thêm sự chia rẽ văn
hóa bắc – nam và những vấn đề nhạy cảm nhất hiện nay đều liên quan đến tôn
giáo nhiều hơn là sắc tộc. Nguy hại hơn là sự chia rẽ bắc – nam sâu sắc được
cho là do đa sắc tộc song thực chất là do sự trái ngược giữa Cơ đốc giáo và Hồi
giáo. Sự phân chia Cơ đốc giáo và Hồi giáo ở Nigiêria gần như là 50 – 50, trong
khi ở hầu khắp các quốc gia châu Phi khác đạo Hồi hoặc là chiếm đa số lớn
hoặc hoàn toàn là thiểu số. Samuel Huntington đã chia thế giới thành chín “nền
văn minh”. Ông cũng thấy trước rằng “những đường đứt đoạn” giữa chúng sẽ là
những điểm xung đột chính trong những năm tới và đặc biệt nhấn mạnh “đa số
áp đảo của các xung đột do đường đứt đoạn xảy ra dọc theo đường biên giới
vòng qua Âu Á và châu Phi tách những người Hồi giáo khỏi những người
không theo Hồi giáo”. Ông cho rằng, sự tiềm ẩn xung đột lớn nhất là những
đường ranh giới chia cắt một đất nước.
4. Kinh tế - xã hội
Nigiêria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên
của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh
tế Nigiêria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối
mặt với nhiều thách thức to lớn. Mặc dù là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu
Phi và đứng hàng thứ 6 thế giới, nhưng cuộc sống của phần lớn cư dân ở vùng
châu thổ sông Nigiê nói riêng và Nigiêria nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Là
một trong những nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới nhưng hơn nửa dân số
Nigiêria sống trong nghèo đói. Hiện có 80% số dân sống với mức thu nhập dưới
1 USD/ngày.
Kinh tế
GDP (2007): 90,5 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế (2006): 6,1%. Nông nghiệp chiếm 17,6% GDP .
Công nghiệp : 53,1% Dịch vụ 29,3%
Xuất khẩu : 61,8 tỉ USD, Nhập khẩu : 30,4 tỉ USD (2006)

Dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại sự thịnh vượng cho
Nigiêria những năm 70 của thế kỷ XX song cũng là nguyên nhân chính dẫn đến
sự chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền và nhân dân địa phương. Một số người
Nigiêria, kể cả những người ở vùng sản xuất dầu lửa, được hưởng lợi từ sự giàu
có nhờ dầu lửa. Song việc mua bán dầu bị đánh cắp đã gây ra bạo lực và tham
nhũng ở đồng bằng Nigiê. Những giếng dầu khổng lồ không thuộc về người dân
mà thuộc các tập đoàn đa quốc gia với sự tiếp tay của bộ máy chính quyền tham
nhũng. Ngay từ khi ngành công nghiệp dầu lửa được phát triển, các cộng đồng
dân nghèo ở đây đã biểu tình phản đối các hình thức khai thác dầu gây hủy hoại
môi trường cũng như các Công ty dầu mỏ khai thác, lấn chiếm đất đai của họ.
Trong giai đoạn phát triển của dầu mỏ những năm 1970, hàng tỉ đô la thu
được từ việc sản xuất ở vùng đồng bằng Nigiê giàu có về dầu mỏ chảy vào két
của nhà nước Nigiêria. Tuy nhiên tham nhũng và nạn hối lộ ngày càng tăng ở
tất cả các cấp chính quyền đã tiêu phí hầu hết các khoản kiếm được. Bè lũ quân
đội ở miền bắc hưởng lợi khổng lồ từ sự phát đạt của dầu mỏ làm phương hại
đến nhân dân và nền kinh tế Nigiêria. Vì thu nhập từ dầu lửa đã làm tăng các
khoản trợ cấp của liên bang cho các bang, Chính phủ liên bang nhanh chóng trở
thành trung tâm của đấu tranh chính trị và trung tâm ấy đã trở thành điểm bắt
đầu của quyền lực ở nước này. Khi sản xuất và thu nhập từ dầu lửa tăng lên,
chính phủ Nigiêria đã tạo ra một tình huống nguy hiểm khi nó ngày càng phụ
thuộc vào thu nhập từ dầu lửa và thị trường hàng hóa quốc tế để cân đối ngân
sách và kinh tế.
Người Anh hy vọng rằng với trữ lượng dầu mỏ và các kim loại quý đứng
thứ hai trên thế giới cùng với nền dân chủ kiểu Anh, Nigiêria sẽ trở thành cường
quốc số một châu Phi và sớm gia nhập vào thế giới phát triển. Tuy nhiên đến
năm 1960, người Anh đã không đạt được kết quả như mong muốn vì sự bất ổn
định chính trị lớn với hơn 300 cuộc nổi dậy của các sắc tộc. Đây chính là hệ quả
tất yếu của các dòng đầu tư từ bên ngoài. Đầu tư nước ngoài vào Nigiêria không
mang tính quy hoạch, lâu dài mà có tính chất chụp giật, chủ yếu là làm ăn ngắn
hạn, lấy dầu thô, kim loại thô. Sự phát triển chỉ tập trung vào công nghiệp khai
khoáng chứ không chú ý đến công nghiệp chế biến. Do vậy làm cho nền kinh tế
của Nigiêria trở nên què quặt, mất cân đối.
Sau năm 1960, người Anh đã trao trả độc lập cho Nigiêria với một di sản
là sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc cùng với nền kinh tế què quặt. Sau 45 năm thực
hành dân chủ, người dân không có một chút kinh nghiệm gì về dân chủ hay khái
niệm về văn hóa chính trị. Người dân không có quan điểm cá nhân về nhà nước
và quyền lực nói chung với tư cách là một công dân chính trị. Họ luôn có thái
độ thù địch với nhà nước song lại trung thành với bộ lạc, sắc tộc của mình. Điều
duy nhất làm cho họ có vẻ là một quốc gia chính là bóng đá. Từ sau độc lập,
Nigiêria luôn bất ổn với các cuộc đảo chính, phản đảo chính và nội chiến chủ
yếu do xung đột tôn giáo, xung đột lợi ích, tình trạng tham nhũng, đói nghèo…
Vấn đề nghiêm trọng nhất của Nigiêria là tham nhũng. Thông thường ở
các trạm kiểm tra trên đường, cảnh sát có nhiệm vụ kiểm tra vũ khí và hàng lậu,
tuy nhiên chức năng thực tế của họ là bòn rút tiền của người đi đường bằng cách
tìm ra những sai phạm nhỏ của họ. Nhiều người Nigiêria không bất bình vì hành
vi này vì họ cho rằng lương cảnh sát thấp và thường lĩnh muộn. Nhiều du khách
rời đất nước này qua sân bay quốc tế Murtala Muhammed ở Lagos thường phải
hối lộ cho cảnh sát và nhân viên hải quan. Tất nhiên đây chỉ là hành động rất
nhỏ so với số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp của chính phủ đã lấy ra từ
các nhà đầu tư và các nhà thầu, đôi khi lên đến 25% hợp đồng. Tham nhũng tràn
lan đã trở thành vấn đề kể từ cuối thời kỳ thuộc địa. Mỗi chế độ chính trị lên
nắm quyền đều hứa hẹn xóa bỏ và trừng phạt tham nhũng nhưng rồi tình hình
vẫn không thay đổi. Vấn đề này càng trầm trọng thêm do những số tiền khổng
lồ được chuyển đến tay các quan chức nhờ sự phát đạt của dầu mỏ: Các hình
thức tham nhũng trắng trợn xưa nay chưa từng có đã xuất hiện khi các nguồn
thu nhập lớn bắt đầu đầy ắp ngân khố liên bang của Tướng Yakubu Gowon đầu
những năm 1970. Các thống đốc quân sự của ông ta đã chi những số tiền lớn
cho lối sống hoang phí một cách công khai, do vậy đã làm hoen ố hình ảnh của
quân đội, được cho là lên cầm quyền để chống lại sự tham nhũng của nền Cộng
hòa thứ nhất. Cuộc đảo chính chống lại Gowon năm 1975 là kết quả trực tiếp
khi Tướng Murtala, người kế nhiệm ông ta bị ám sát năm 1976. Các chế độ kế
tiếp đều nhận thấy không thể kiểm soát được nhu cầu của những người làm
trong các cơ quan công quyền chia nhau “chiếc bánh quốc gia” hầu như hoàn
toàn được tạo ra từ dầu mỏ. Có thể kết luận rằng công chúng Nigiêria có thái độ
không dứt khoát với vấn đề tham nhũng, thường xuyên kêu ca về nó, nhưng nói
chung lại cam chịu sự có mặt tràn lan của nó.
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG THỰC TẾ

1. Lập pháp
Thể chế chính trị Nigiêria mô phỏng cả mô hình của Anh và Mỹ mà nòng
cốt là chế độ nghị viện. Cũng như các thuộc địa của Anh, Nigiêria đi đến độc
lập với chế độ nghị viện dựa trên mô hình Westminster của mẫu quốc. Ban đầu
Nigiêria cũng đi theo mẫu hình của Khối thịnh vượng chung, có một viên toàn
quyền trên danh nghĩa do quốc vương bổ nhiệm. Năm 1963, cấu trúc chính thức
được lựa chọn là cộng hòa, mọi quyền lực của tổng thống hầu như là danh
nghĩa, thủ tướng mới là người có thực quyền.
Quốc hội của Nigiêria là quốc hội lưỡng viện được thành lập theo mục 4
của Hiến pháp Nigiêria. Cơ quan này theo mô hình Quốc hội liên bang của Mỹ,
được cho là bảo đảm sự đại diện của các bang không kể quy mô của nó trong
Thượng viện và đại diện theo tỉ lệ dân số trong Hạ viện. Thượng viện có 109
thành viên được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm ở mỗi khu vực cử tri 3 ghế (36 khu
vực cử tri) và một ghế ở khu vực thủ đô liên bang, Abuja. Hạ viện có 360 thành
viên được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm theo tỉ lệ dân số của các bang. Các đại biểu
của Quốc hội đều do nhân dân trực tiếp bầu ra. Sau đó, Quốc hội sẽ thống nhất
chọn ra Tổng thống và thành lập Nội các.
Quốc hội có chức năng giám sát và ủy quyền cho các Ủy ban xem xét các
dự luật và tư cách của các quan chức chính phủ. Từ khi phục hồi lại chế độ dân
chủ năm 1999, Quốc hội được cho là đang trong “quá trình học hỏi”, đã chứng
kiến các cuộc bầu cử và loại bỏ một số chủ tịch thượng viện bị buộc tội tham
nhũng, chậm thông qua các dự luật của cá nhân thành viên và thành lập các ủy
ban không có hiệu quả để thỏa mãn một số lợi ích.
Thượng viện là nơi duy nhất có quyền buộc tội các thẩm phán và các
quan chức cao cấp khác của ngành hành pháp gồm cả Tổng kiểm toán liên bang
và các thành viên của ban bầu cử và thu nhập, tuy nhiên quyền này cũng chịu sự
kiểm soát của tổng thống. Thượng viện cũng thông qua việc bổ nhiệm các nhà
ngoại giao cấp cao của tổng thống, các thành viên của nội các liên bang, bổ
nhiệm tư pháp liên bang và các ủy ban liên bang độc lập.
Quyền lập pháp được trao cho hai viện lập pháp là Hạ viện và Thượng
viện tạo thành Quốc hội. Bất cứ dự thảo luật nào được thông qua thành luật đều
phải được Hạ viện và Thượng viện nhất trí, và nhận được sự chấp thuận của
tổng thống. Nếu tổng thống trì hoãn hay phủ quyết dự thảo luật thì Quốc hội
phải thông qua luật đó với sự tán thành của 2/3 thành viên ở cả hai viện, bác bỏ
quyền phủ quyết và không cần tổng thống chấp thuận. Quốc hội cũng công khai
bác bỏ nhánh hành pháp khi họ không tán thành.
Nigiêria là một quốc gia đa sắc tộc song văn bản hiến pháp đã không tính
đến văn hóa của các sắc tộc. Điều này đã dẫn đến việc dàn xếp “theo khu vực”
chức tổng thống và các vị trí cấp cao khác sẽ tự động thay đổi giữa các vùng địa
lý khác nhau của nước này để mọi sắc tộc đều đến lượt. Hội nghị về hiến pháp
năm 1995 đã tán thành việc chia khu vực ở tất cả các cấp chính quyền – chẳng
hạn, các thống đốc bang và người đứng đầu chính quyền địa phương cũng như ở
cấp liên bang. Song một kế hoạch như vậy chưa hẳn đã thực sự khuyến khích sự
tin tưởng mà có khi lại khuyến khích các quan chức đương quyền tìm kiếm lợi
nhuận tham lam hơn nữa khi biết rằng họ chỉ giữ chức vụ một nhiệm kỳ.
2. Hành pháp
Quyền hành pháp do Chính phủ thực hiện, Tổng thống do nhân dân bầu
ra, là người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ và đứng đầu Hội đồng
Hành pháp liên bang (nội các). Nigiêria có tổng thống luân phiên để ba vùng
lớn (Bắc, Đông và Tây) cùng kiểm soát đất nước.
Trong lịch sử, tại Nigiêria đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với
những nền văn hóa riêng đặc sắc. Bước sang thế kỷ 19, Nigiêria trở thành thuộc
địa của đế chế Anh. Nigiêria lần đầu tiên trở thành một thực thể vào năm 1914
khi các xứ bảo hộ ở miền bắc, miền nam và Lagos nằm dưới sự cai trị của thuộc
địa. Song việc thống nhất này chỉ là tượng trưng bởi vì hai khu vực này vẫn
được cai trị một cách riêng rẽ. Các tỉnh của miền bắc và miền nam (thay thế xứ
bảo hộ trước đây), đều có một phó thống đốc. Bắc Nigiêria không nằm trong
cấu trúc chính trị là Hội đồng Lập pháp được hình thành ở miền nam cho đến
năm 1947. Thực ra miền Bắc nằm trong kế hoạch “cai trị gián tiếp” hoàn hảo
của Thống đốc Lord Lugard. Chính quyền Anh không can thiệp trực tiếp vào
cuộc sống hàng ngày ở các thuộc địa của nó song sẽ hỗ trợ sự thống trị của các
lãnh đạo truyền thống như các thủ lĩnh Fulani. Đây được cho là cách cai trị
thuộc địa hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở miền nam Nigiêria, nhóm tinh hoa được
phương Tây đào tạo đã nổi lên thách thức sự thống trị của các thủ lĩnh truyền
thống (như trong sắc tộc Yoruba); ở đông nam Nigiêria, trong sắc tộc Ibo và các
nhóm khác thực ra không có vua và tộc trưởng truyền thống. Nỗ lực đặt ra các
thủ lĩnh ở những nơi không có khái niệm về nó đã dẫn đến những kết quả hài
hước và bi thảm. Trong sắc tộc Ibo chính quyền Anh đã làm cho hàng tá vua
mọc lên như nấm. Do vậy việc áp dụng sự thống trị gián tiếp không giống nhau
đã đưa đến những trải nghiệm chính trị khác biệt ở các khu vực.
Năm 1979, Hiến pháp của nền cộng hòa thứ hai được thiết kế theo mô
hình tổng thống của Mỹ. Tổng thống được bầu một cách độc lập có quyền phản
đối Quốc hội hai viện ở cấp liên bang, các thống đốc và cơ quan lập pháp cũng
có quyền như vậy ở cấp bang. Sự bất ổn của nền cộng hòa thứ hai lẽ ra đã làm
cho chế độ tổng thống mang tai tiếng song các nguyên tắc của chế độ tổng
thống vẫn được duy trì trong hiến pháp 1989 và 1995.
Nigiêria là một cấu trúc chính trị liên bang giống như Mỹ, có sự phân
chia quyền lực rất rõ. Nhà nước bao gồm nhà nước liên bang và các bang được
phân chia theo địa lý, sắc tộc. Ở một đất nước rộng lớn và phức tạp như
Nigiêria, nhiều quyết định chính trị ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
được đưa ra không phải ở cấp quốc gia. Chế độ liên bang được hình thành vào
năm 1954 là cơ sở cho Nigiêria tiến đến độc lập. Trong bối cảnh duy nhất của
Nigiêria, hai khu vực phía đông và tây, cùng được chấp nhận tự trị năm 1957,
còn phía bắc là năm 1959. Vì vậy chế độ liên bang phân quyền đã có hiệu lực
ngay khi độc lập. Hiến pháp 1960 quy định chế độ liên bang, phân chia trách
nhiệm giữa chính quyền liên bang và ba khu vực. Chế độ liên bang được duy trì
trong ba hiến pháp (1963, 1979 và 1989). Năm 1995 hiến pháp này được tiếp
tục phát triển và là căn cứ để đưa Nigiêria quay lại chế độ dân sự năm 1999.
Tính đến năm 1998, trong tổng số 38 năm độc lập, Nigiêria nằm dưới sự
kiểm soát của các chính quyền quân sự suốt 29 năm. Do đó khó mà xác định
chế độ liên bang trong thực tế khi mà đất nước này chịu một loạt mệnh lệnh của
quân đội. Năm 1976, Chính phủ quân sự liên bang đã thành lập 301 chính
quyền địa phương với các đường ranh giới ở Lagos được xác định hầu như
không có sự tư vấn của địa phương và các cộng đồng không có quyền thay đổi
chúng. Tuy vậy, khi đất nước này quay lại chế độ dân sự năm 1979, các quan
chức được bầu đã chấp nhận yêu cầu chia nhỏ các khu vực của chính quyền địa
phương. Trong vòng một năm đã có 716 chính quyền địa phương, tăng 238 %.
Về mặt tự nhiên, một số lượng chính quyền địa phương lớn như vậy đã đặt gánh
nặng lên một đất nước với nguồn lực tài chính và con người hạn chế. Điều này
đã làm tiêu hao tổng chi phí vốn rất ít cho các dự án quan trọng. Bởi vì bản thân
chính quyền địa phương ít có khả năng tạo ra thu nhập nên họ không thể cung
cấp các dịch vụ mà dân chúng địa phương yêu cầu. Ngày 31 tháng 12 năm
1983, chính quyền quân sự lên nắm quyền đã đưa đất nước trở lại 301 chính
quyền địa phương, cộng thêm 3 chính quyền nữa ở Lãnh thổ thủ đô liên bang
mới. Sau đó theo yêu cầu của các địa phương, số lượng lại bắt đầu tăng. Ở cấp
“cơ sở” có 774 chính quyền địa phương.
Chính trị ở cấp bang thường bị chi phối bởi sự ganh đua của các sắc tộc
địa phương vì các bang được triệu tập đến để giải quyết các tranh chấp biên giới
của chính quyền địa phương và quyết định thẩm quyền của các tổ chức truyền
thống. Sức ép tương tự với cấp địa phương dẫn đến việc tăng số lượng bang. Ba
khu vực thuộc địa trước đây, trở thành các bang của liên bang Nigiêria, đã
nhanh chóng trở thành bốn. Với việc nổ ra cuộc nội chiến năm 1967, đất nước
này bị chia thành 12 bang, tăng lên 19 vào 1976, 30 vào 1991 và 36 vào 1996
(cộng với Lãnh thổ thủ đô liên bang). Mỗi bang lại được chia thành các khu vực
chính quyền địa phương. Tổng cộng có 774 chính quyền địa phương. Bang
Kano có nhiều chính quyền địa phương nhất là 44, bang Bayelsa có 9 là ít nhất,
Lãnh thổ thủ đô liên bang có 6. Khu vực chính quyền địa phương thay thế các
quận trước đây là đơn vị hành chính cấp ba dưới chính quyền Anh.
Tất cả những căng thẳng này cuối cùng đều tập trung vào cấp quốc gia,
nguồn gốc của hầu hết các nguồn lực của chính phủ. Các chính quyền liên bang
trong những năm gần đây đã nỗ lực làm dịu cuộc đấu tranh sắc tộc bằng hành
động khẳng định “tính chất liên bang”. Các khu vực khác nhau (vì vậy cũng là
các nhóm sắc tộc khác nhau) được bảo đảm có các vị trí trong các tổ chức của
liên bang theo tỉ lệ, vì thế bảo đảm sự đại diện cân bằng trong thực hiện chính
sách. Đây là việc áp dụng mô hình liên kết như là một kiểu hệ thống đảng, một
giải pháp phổ biến ở những nước bị chia rẽ sâu sắc bởi dân tộc hay tôn giáo.
Nếu việc bổ nhiệm chỉ dựa vào năng lực, thì lợi thế về mặt giáo dục của những
người ở miền nam sẽ làm cho họ được hưởng dịch vụ dân sự thiếu cân đối.
Cả hiến pháp 1979 và 1989 đều quy định chế độ liên bang ba cấp. Ở các
liên bang lớn khác như Hoa Kỳ, Canađa và Úc, hiến pháp đều tập trung vào
quan hệ liên bang – bang với chính quyền địa phương chủ yếu trong lãnh thổ
của bang hoặc tỉnh. Vì vậy hiến pháp của Nigiêria quy định cụ thể cấu trúc
không thay đổi và chức năng chung đối với chính quyền địa phương là khá bất
thường. Trong khi chắc chắn có những lợi thế cho cấu trúc và chức năng nhất
quán này thì các chính quyền địa phương cũng không được phép phản ánh sự đa
dạng văn hóa hiện có của địa phương cũng không thể thực hiện kiểu chế độ
quản lý và ủy nhiệm ở cấp địa phương như ở Hoa Kỳ. Năm 1981, Quốc hội của
nền cộng hòa thứ hai đã quyết định phân bổ trên toàn diện 10% thu nhập của
liên bang và 10% thu nhập của bang cho các địa phương. Tuy nhiên, chính
quyền bang không những không muốn thực hiện quy định này mà còn muốn các
khoản phân bổ của liên bang được chuyển qua họ để phân phối cho các địa
phương vì mục đích riêng của họ. Để sửa đổi tình hình này, hiến pháp 1989 quy
định khoản phân bổ của liên bang được trả trực tiếp cho các chính quyền địa
phương; năm 1990 phần phân bổ cho địa phương chiếm 15% thu nhập của liên
bang và vài năm sau đó tăng lên 20%.
Quá trình phân chia các đơn vị hành chính và chính trị đã đặt ra yêu cầu
lớn về việc cung cấp nguồn lực tài chính và con người, như đã thấy trong sự
phát triển của khu vực công. Việc làm trong khu vực công có thể cho thấy chỉ
số phát triển của chính phủ. Lúc độc lập, có 71,693 người làm trong chính
quyền liên bang và khu vực; vào năm 1974 có 630,000 người không kể 250,000
người đang phục vụ trong quân đội. Một nghiên cứu về chính quyền địa phương
cho thấy có 386,600 vị trí khác ở cấp địa phương, không kể những người lao
động phổ thông hoặc những người đứng đầu huyện, xã. Sự giảm thu nhập dầu
mỏ giữa những năm 1980 đã chấm dứt sự phát triển của chính phủ, tuy nhiên
chính quyền Buhari đã đặt ra việc giảm 15% nhân sự trên mọi lĩnh vực bắt đầu
giai đoạn ổn định lâu dài cho việc làm trong chính phủ.
Một số người cho rằng việc thực hiện chế độ liên bang sẽ giúp cứu vãn
các vấn đề chính trị của Nigiêria. Nhưng vấn đề phần nhiều luôn liên quan đến
những số tiền lớn khủng khiếp trong chính quyền liên bang của một quốc gia
giàu có về dầu mỏ.
3. Tư pháp
Ngành tư pháp chủ yếu gồm tòa án tối cao Nigiêria. Tòa án tối cao
Nigiêria là tòa có thẩm quyền cao nhất, nằm ở Quận trung tâm, Abuja được biết
đến là khu vực ba cánh tay, được gọi như vậy do gần văn phòng của Khu liên
hợp Tổng thống, Quốc hội và Tòa án tối cao.
Năm 1963, Cộng hòa liên bang Nigiêria tuyên bố ra đời và Nnamdi
Azikiwe trở thành tổng thống đầu tiên. Các kháng cáo từ Tòa án tối cao liên
bang đến Ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật bị xóa bỏ vào thời điểm đó và
Tòa án tối cao trở thành tòa án có thẩm quyền cao nhất ở Nigiêria. Năm 1976,
Tòa phúc thẩm (trước đây là tòa phúc thẩm liên bang) được thành lập thành tòa
án quốc gia xem xét các kháng cáo từ mỗi tòa án tối cao trong 36 bang, là
những tòa án xét xử chung. Tòa án tối cao hiện nay được hình thành theo Đạo
luật về tòa án tối cao năm 1990 và chương VII hiến pháp 1999 của Nigiêria.
Theo Hiến pháp 1999, tòa án tối cao có quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, có
quyền xem xét các kháng cáo từ tòa án phúc thẩm, có quyền phúc thẩm đối với
tất cả các tòa án liên bang cấp dưới và các tòa án cao nhất của bang. Các quyết
định do tòa án này đưa ra là bắt buộc đối với tất cả các tòa án trừ bản thân Tòa
án tối cao.
Tòa án tối cao gồm chánh án và không quá 21 thẩm phán do Tổng thống
bổ nhiệm theo giới thiệu của Hội đồng tư pháp quốc gia và được Thượng viện
phê chuẩn. Các thẩm phán của Tòa án tối cao phải có đủ tiêu chuẩn hành nghề
luật ở Nigiêria và phải đủ tiêu chuẩn cho một thời gian không dưới 15 năm.
Nigiêria được độc lập với một hệ thống luật pháp vững vàng bao gồm hệ
thống tòa án và giới luật sư phát triển theo truyền thống của Anh. Có bốn hệ
thống luật rõ ràng là Luật của Anh có từ quá khứ thuộc địa của Anh, Thông luật,
Luật hiến pháp (đều phát triển sau thời kỳ thuộc địa từ khi độc lập) và Luật
Sharia, được dùng ở nơi chủ yếu có người Hausa và theo đạo Hồi ở miền Bắc.
Các tòa án bang và liên bang theo truyền thống hợp nhất thành một hệ thống tòa
án sơ thẩm và tòa phúc thẩm. Vì vậy, hiến pháp dưới chế độ Obasanjo bắt đầu
từ năm 1999 đã quy định Tòa án Tối cao, Tòa Phúc thẩm và các tòa án tối cao
của bang, liên bang có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Các nhà chức
trách theo truyền thống có quyền lớn nhất khi xét xử vì các bang đã được phép
thành lập các tòa án theo luật tục và tòa Sharia (luật theo kinh Cô ran của Hồi
giáo) xét xử cả sơ thẩm và phúc thẩm. Mười bang ở miền bắc vẫn còn các tòa
án Sharia, tạo thêm mối bất hòa giữa các nhà chức trách theo đạo Hồi và những
người xem sự thừa nhận chính thức này là yếu tố gây chia rẽ. Tòa án tối cao có
thẩm quyền tương đương tòa án tối cao Mỹ, có quyền xem xét, tuyên bố người
vi hiến.
Một trong những bất thường lớn hơn của nền chính trị thường xuyên hỗn
loạn của Nigiêria là nền tư pháp độc lập vẫn tồn tại thậm chí qua cả các chế độ
quân sự thống trị bằng sắc lệnh. Tuy nhiên, cú đấm cuối cùng vào sự độc lập tư
pháp đã xảy ra dưới thời Abacha thể hiện khuynh hướng không còn tôn trọng vẻ
bề ngoài của sự tự trị trong chế độ pháp luật. Các lệnh của tòa án bị chống lại
bằng việc thay đổi các qui tắc – thậm chí các điều khoản hiến pháp – có thể
được sử dụng để chống lại nó. Các tòa án quân sự đặc biệt cũng được thành lập
để xét xử các vụ cướp và vi phạm về sử dụng vũ khí.
4. Các đảng chính trị, các nhóm lợi ích và hệ thống bầu cử
Đảng chính trị
Tổ chức chính trị đầu tiên của Nigiêria là Hội đồng lập pháp được Hiến
pháp Clifford 1922 trao quyền. Hiến pháp này quy định các nguyên tắc bầu cử
và khuyến khích hoạt động chính trị. Qua những thay đổi về hiến pháp liên tiếp
trong những năm 1940 và 1950, cơ quan bầu cử đã được mở rộng đến chính
quyền địa phương và khu vực và những điều khoản đầu tiên về cấu trúc liên
bang đã được đưa ra.
Đảng hiện đại đầu tiên do Herbert Macaulay thành lập để cạnh tranh với
các cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Nigiêria ở Lagos năm 1923. Sau đó một vài
phong trào như vậy đấu tranh giành quyền lực ở cấp địa phương dưới thời thuộc
địa xuất hiện. Hội đồng quốc gia Nigiêria và Camơrun (NCNC) ủng hộ đại diện
nhiều hơn trong chính quyền thuộc địa Nigiêria. 49,3% đảng viên NCNC là
người Ibo. Tuy nhiên khi người Anh đưa ra hiến pháp dân chủ hơn và cũng
phân quyền hơn vào năm 1951, NCNC đã tan rã theo đường lối sắc tộc. Hiến
pháp 1951 quy định bỏ phiếu gián tiếp ở hai viện tại ba khu vực; Lagos ở Khu
vực phía tây nơi đa số là người Yoruba. Đảng đối lập, Nhóm hành động (AG),
ra đời dưới sự lãnh đạo của một luật sư trẻ người Yoruba, Obafemi Awolowo,
với cơ sở tổ chức ban đầu nằm trong Egbe Omo Oduduwa, một tổ chức văn hóa
của Yoruba. 68,2% đảng viên là người Yoruba. NCNC dành chiến thắng ở khu
Lagos đa sắc tộc còn AG lại giành đa số ghế trong Khu vực phía tây. NCNC đã
thắng cử tuyệt đối ở Khu vực phía đông, nơi nhóm sắc tộc Igbo chiếm đa số.
Chính phủ Nigiêria mới độc lập là một liên minh các đảng bảo thủ: Hội nghị
Nhân dân Nigiêria (NPC), đảng của những người miền bắc và theo đạo Hồi.
Ngay từ đầu đã có những lực lượng bên trong cả hai đảng NCNC và AG
ủng hộ hoạt động theo hướng đa văn hóa, trên cơ sở lợi ích, toàn khu vực. Đảng
Nhóm hành động đã bị chia rẽ đặc biệt theo đường lối tự do (toàn khu vực, đẩy
nhanh việc tiến tới độc lập) và bảo thủ (dựa trên cơ sở sắc tộc, phát triển). Thực
tế là các chức vụ bầu cử được hình thành đầu tiên ở cấp khu vực, và chỉ sau đó
(vào năm 1957) mới ở cấp quốc gia, ủng hộ các lực lượng theo xu hướng khu
vực. Khi các cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào năm 1965, đảng AG vượt khỏi sự kiểm
soát của Khu vực tây Nigiêria của Đảng dân chủ quốc gia Nigiêria, một sự pha
trộn các yếu tố bảo thủ của Yuroba được Chính phủ liên bang ủng hộ mạnh mẽ
trong những tình huống bầu cử không minh bạch. Điều này đã khiến NCNC kết
hợp với những thành viên còn lại của AG thành một liên minh cấp tiến yếu ớt.
Từ 1966 đến 1979, khi trật tự chính trị ở khu vực phía tây tan vỡ, Tướng
Ironsi lên nắm quyền đã xóa bỏ tất cả các đảng và phần lớn các tổ chức chính
trị. Đất nước tồn tại mà không có một đảng chính thức nào từ 1966 cho đến khi
chuẩn bị quay trở về chế độ dân sự năm 1979. Tướng Yakabu Gowon (đứng
đầu nhà nước từ 1966 đến 1975) đã quan tâm đến việc hình thành nhà nước một
đảng ở Nigiêria, bản thân ông ta là lãnh đạo của phong trào “dân tộc”. Sự đa
dạng và đa nguyên của nền tảng quyền lực làm cho ý tưởng kia khó thực hiện
được: Đối với các nhà lãnh đạo miền bắc, nó đề xuất việc thống trị kiểu miền
nam, trong khi đối với các nhà chính trị đang chờ đợi sự quay lại chế độ dân sự
thì điều đó có nghĩa là kết thúc các tham vọng của họ. Gowon không thể quyết
định đường hướng hoạt động và bị phế truất trước khi bất kể kế hoạch nào của
ông ta được chấp nhận.
Tháng 7 năm 1975 Murtala Muhammed đảo chính, lên nắm quyền và đặt
kế hoạch cho tiến trình quay lại chế độ dân sự. Chế độ quân sự đã thành lập Ủy
ban soạn thảo hiến pháp và trong diễn văn khai mạc kỳ họp của mình, Murtala
Muhammed đưa ra một số nguyên tắc liên quan đến đảng phái. Ông khuyến
khích các đảng “tìm ra một số biện pháp cải cách chính phủ mà không liên quan
đến các chính đảng”, song mặt khác họ phải thảo ra một kế hoạch đảm bảo “các
chính đảng quốc gia chân chính và trung thực”, trong khi đấu tranh để loại bỏ
các tiêu chí đặc biệt sẽ hạn chế số lượng các đảng”. Năm 1978, Hiến pháp mới
được ban hành, bãi bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị. Các đảng lại trở thành hợp
pháp và chúng phát triển như cơn lũ với khoảng 150 đảng được thành lập. Tuy
nhiên, trong các cuộc bầu cử năm 1979 chỉ có 5 đảng tham gia tranh cử. Đại
diện của Đảng quốc gia Nigiêria (NPN) đã trúng cử tổng thống và cả 5 đảng đều
có đại diện trong Quốc hội, bắt đầu nền cộng hòa thứ hai. Song vào ngày cuối
cùng của năm 1983, nó đã bị quân đội lật đổ với bộ máy cai trị mới là Hội đồng
quân sự tối cao (SMC). Năm 1985 Nigiêria đã tiến hành chương trình cải cách
kinh tế khẩn cấp, cắt giảm chi tiêu nghiêm ngặt trong khu vực quân đội, cảnh
sát và khối dân sự, và thực hiện những cắt giảm tương tự trong khu vực tư nhân
nhằm khôi phục nền kinh tế.
Tháng 10 năm 1989, chính phủ đã thành lập hai đảng “cơ sở” là Hội nghị
cộng hòa quốc gia (NRC) hơi nghiêng về cánh hữu và đảng Dân chủ xã hội
(SDP) hơi nghiêng về cánh tả. Sau đó bầu cử đảng phái đã được thực hiện ở cấp
chính quyền địa phương. Đảng SDP đã giành quyền kiểm soát đa số các hội
đồng địa phương.
Năm 1993 chế độ Abacha lên nắm quyền, hoạt động đảng phái đã bị cấm
ở Nigiêria. Ngoại trừ hệ thống năm đảng được tạo ra một cách giả tạo cạnh
tranh trong các cuộc bầu cử ở địa phương và bang dưới thời Abacha, những
đảng này được phép tồn tại với điều kiện kiềm chế mọi lời chỉ trích chế độ và
họ đã quá nghiêng về một hướng là đưa Abacha ra là ứng cử viên tổng thống.
Năm 1998 chế độ Abacha cho phép thành lập một số đảng mới để cạnh tranh
trong bầu cử dẫn đến việc chuyển giao quyền lực đã hứa vào tháng 5 năm 1999.
Tuy nhiên sự tái sinh hoạt động của đảng hiện thời là bằng chứng cho thấy sự
phát triển của các đảng chính trị và ảnh hưởng của chúng đối với chính trị
Nigiêria đến nay là đáng quan tâm.
Các nhóm lợi ích
Có ít nhất hai khía cạnh ảnh hưởng ở Nigiêria. Thứ nhất là ảnh hưởng của
các nhóm lợi ích có tổ chức như các hiệp hội, các tổ chức thương mại và các tổ
chức tôn giáo. Ảnh hưởng thứ hai là các kênh tham gia không chính thức thông
qua các quan hệ cá nhân thường được mô tả bằng từ “thân chủ”.
Hoạt động của các tổ chức và hiệp hội chính thức thường thể hiện sự độc
lập xã hội với chính phủ. Nét đặc trưng của các hiệp hội tình nguyện là hoặc
chịu sự kiểm soát hoặc bị xóa bỏ dưới chế độ độc tài cầm quyền ở châu Phi
ngay sau khi độc lập. Tuy nhiên trường hợp Nigiêria thì không thế, thậm chí
dưới chế độ quân sự các tổ chức như Hội phụ nữ Nigiêria vẫn tồn tại độc lập
ngay cả khi ảnh hưởng chính trị của chúng giảm đi.
Rất nhiều tổ chức ở dạng thứ nhất ở Nigiêria có nền tảng từ sắc tộc. Có
Liên hiệp liên bang Ibo (sau này là Liên hiệp bang Ibo) “do các đại diện nhận
thức về chính trị của giới trí thức Ibo thành lập”. Egbe Omo Oduduwa được tổ
chức trong giới những nhà chuyên nghiệp ở thành thị, trẻ tuổi của Yuroba. Đặc
biệt là các nhóm thiểu số tìm thấy sự an ủi trong các tổ chức chính thức như
Liên hiệp bang Ibibio, Liên hiệp quốc gia Edo, Hội tái sinh Urhobo và các tổ
chức khác. Những tổ chức này thường tạo cơ sở tổ chức cho các đảng phái khi
chúng ra đời, và đóng góp vào khuynh hướng sắc tộc của các tổ chức thứ hai. Ở
miền bắc nơi mà sự gắn bó đối tác cá nhân tương đối mạnh hơn thì các tổ chức
thậm chí của loại sắc tộc cũng có vai trò rất nhỏ. Một tổ chức sắc tộc có ý nghĩa
hiện nay là Phong trào vì sự tồn tại của người Ogoni (MOSOP) do Ken Saro-
Wiwa thành lập. MOSOP tuyên bố phát ngôn cho 500,000 người Ogoni hiện
đang bị các dàn khoan của hãng dầu lửa Shell chiếm đất. Những người Ogoni
phàn nàn rằng họ phải chịu đựng gánh nặng bất lợi của ngành công nghiệp dầu
mỏ của Nigiêria và được bồi thường rất ít. Đầu những năm 1990 họ bắt đầu phá
vỡ sản xuất và Saro-Wiwa bị bắt. Vào tháng 10 năm 1995, ông ta và 8 đồng bị
đơn đã bị tòa án quân sự đưa ra xét xử và bị treo cổ vào tháng 11.
Giống như ở nhiều nước khác, các hiệp hội và tổ chức tôn giáo đóng vai
trò quan trọng trong chính trị ở Nigiêria. Những nhóm này đặc biệt lâu bền và
kiên cường bởi vì khi hành động chính trị bị trấn áp thì chúng thường tập hợp
xung quanh các mục tiêu giáo phái và nơi nào mà một tổ chức sắc tộc có rất ít
vai trò thì các nhóm tôn giáo, Cơ đốc giáo hoặc Hồi giáo, và các lãnh đạo thấy
cần phải che giấu nét đặc thù của chúng. Giống như ở các nước khác, các nhóm
lợi ích dựa trên tôn giáo có một số hình thức: các tổ chức chính thức (nhà thờ,
trường học theo kinh Cô ran), vai trò lãnh đạo như giám mục, mục sư và các
mallam (giáo viên và những người có học thức theo Hồi giáo) và các tổ chức
giáo phái tình nguyện. Hiệu quả của các tổ chức tôn giáo trong việc khớp các
mối quan tâm với chính phủ đã bị giảm sút bởi những cuộc xung đột giữa các
nhóm, đa số thường là giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo, điều đó đã đặt chính phủ
vào vai trò trung gian.
Chẳng có gì ngạc nhiên là đời sống hiệp hội sinh động nhất ở miền nam;
tuy nhiên, miền bắc lại gắn với “hội ái hữu thần bí” Hồi giáo, Tijaniyya, đặc
biệt có ảnh hưởng trong những người theo đạo Hồi thuộc tầng lớp thấp hơn và
bị nghi ngờ bởi những đại diện của đạo Hồi chính thống (hội ái hữu khác,
Khadiriyya, được giới tinh hoa truyền thống ở miền bắc thành lập). Sự tồn tại
của các nhóm như vậy làm mờ đi sự phân biệt giữa các hiệp hội “hiện đại” và
các tổ chức “truyền thống”.
Ở những vùng đô thị hoặc công nghiệp hóa hơn của nước này, người ta
còn gặp một loạt các nhóm lợi ích theo kiểu hiệp hội phổ biến đối với nền chính
trị của bất cứ một quốc gia hiện đại nào. Các nghiệp đoàn đóng vai trò quan
trọng trong chính trị của Nigiêria từ thời kỳ thuộc địa, đôi khi tập hợp thông qua
Hội nghị Lao động Nigiêria (NLC) và 17 hiệp hội thành viên. Tuy nhiên, hoạt
động của hội nghị Lao động được tổ chức đều đặn hơn theo khu vực. Các nhóm
đại diện cho công nhân dầu lửa có thể ảnh hưởng trực tiếp nền kinh tế quốc dân
và kết quả là có khả năng tác động chính trị lớn như đã được chứng minh ở các
hoạt động bãi công năm 1994 của Liên hiệp Quốc gia công nhân dầu khí
(NUPENG) và Hiệp hội các viên chức cao cấp về dầu mỏ và khí tự nhiên
(PENGASSAN). Các nhóm như NULGE (Hiệp hội những người làm trong
chính phủ địa phương của Nigiêria) đặc biệt có ảnh hưởng do tác động trực tiếp
của họ tới chính phủ. Các tổ chức nghề nghiệp như Hiệp hội quán ba Nigiêria,
Hiệp hội y tế Nigiêria và đặc biệt là Hội nhà báo Nigiêria đã chính trị hóa các
vấn đề liên quan trực tiếp đến họ. Chính quyền quân đội theo định kỳ lại giải tán
các nhóm này bằng việc bắt những người lãnh đạo: Sau khi NLC họp ở Kaduna
tháng 7 năm 1994 và bỏ phiếu thông qua một cuộc tổng bãi công, chính quyền
Abacha đã bắt Frank Kokori, thư ký của NUPENG, và rút cục hầu hết các nhân
viên của hiệp hội công nghiệp dầu mỏ đã quay trở lại làm việc.
Các trường đại học là một khu vực hiện đại khác có truyền thống hoạt
động chính trị. Các nhân viên cũng như các sinh viên nằm trong số những người
chỉ trích chế độ quân sự đầu tiên, và chính quyền quân sự đã cố hạn chế vai trò
của họ. Các cuộc bãi công của nhân viên (được tổ chức thông qua Hội nhân
viên của các trường đại học) và các sinh viên (Hội sinh viên quốc gia Nigiêria)
đã trở thành phổ biến và các khu trường sở là những nơi phản đối mạnh nhất sự
tiếp tục thống trị của quân đội của Abacha.
Liên minh dân chủ quốc gia (NADECO) và Chiến dịch đòi dân chủ (CD)
nhóm họp về nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ đặc biệt ảnh hưởng đến
giới trí thức và trong sinh viên và năm 1994 đi đầu trong hoạt động chống
Abacha. Tuy nhiên, NADECO được xem là tổ chức của Yoruba có ảnh hưởng
hơn, và do vậy không mạnh mẽ ở ngoài khu vực tây nam. Một nhóm đối lập lớn
khác có căn cứ ở khu vực tây nam, Ủy ban liên kết hành động (JACON) được
thành lập trong những năm cuối của chế độ Abacha. Tất cả những nhóm này
đều lớn tiếng chỉ trích cách thức Tướng Abubakar quay trở lại chế độ dân sự.
Trong các giai đoạn thống trị lâu dài của quân đội, các nhà chính trị ở tất
cả các cấp bị quân đội loại ra, đã thành lập nhóm lợi ích đoàn kết xung quanh
khát vọng được trở lại giới quyền lực. Họ đã gây áp lực trở lại sự thống trị dân
sự, thậm chí nhiều người còn bằng lòng được “kết nạp” vào ngành hành pháp
dưới quyền của quân đội. Họ khó có thể được coi là một nhóm lợi ích đơn độc
khi họ cạnh tranh giành quyền lực dưới một tổ chức dân sự và sự cân nhắc về
sắc tộc, khu vực làm cho họ nghi ngờ lẫn nhau; tuy nhiên họ lại tạo thành một
lực lượng hoạt động chống lại ý định của những người lãnh đạo quân sự muốn
duy trì quyền lực vô thời hạn.
Một tổ chức đã đi xa hơn nhiều một nhóm lợi ích là bản thân quân đội.
Chúng ta có thể thấy rằng các lực lượng quân sự có một vai trò trong chính trị ở
tất cả các nước có quân đội. Các lực lượng quân sự ở Nigiêria kiểm soát chế độ
chính trị. Quân đội Nigiêria không phải là một nhóm lợi ích cố kết như đã được
chứng minh từ Abacha đến Abubakar. Các quân nhân và các sĩ quan có cấp bậc
thấp hơn không thấy bất cứ lợi ích nào từ chế độ quân sự và nhiều người đã ủng
hộ cố gắng quay về chế độ dân sự. Cũng như vậy, việc chia rẽ sắc tộc được
phản ánh trong quân đội, mặc dù ở đó họ cạnh tranh nhau bằng tính chuyên
nghiệp sâu sắc. Binh sĩ quân đội ban đầu hầu hết được tuyển từ các nhóm thiểu
số không phải là Hausa ở miền bắc. Việc tuyển quân sau này từ khắp đất nước,
song các nhóm thiểu số, nhất là từ vùng “vành đai giữa” vẫn đông một cách
không cân đối. Thế mạnh ban đầu của các sĩ quan Igbo đã chấm dứt bằng cuộc
đảo chính lần thứ hai và cuộc chiến tranh Biafra dẫn đến sự thống trị ở miền bắc
trong các lực lượng sĩ quan đang có mặt hiện nay. Tuy nhiên có sự đa dạng lớn
về sắc tộc trong số các sĩ quan và sắc tộc là yếu tố duy nhất trong các cuộc xung
đột phức tạp bên trong quân đội.
Vai trò của một tổ chức dân sự sống động với tư cách là cân bằng quyền
lực chính trị được giữ bởi một loạt các nhóm lợi ích theo sau việc nắm quyền
của Tướng Sani Abacha vào tháng 11 – 1993. Các tổ chức nghiệp đoàn, hiệp
hội giáo viên ở trường phổ thông trung học và trường đại học đã tham gia một
loạt các cuộc đấu tranh chống lại chế độ Abacha. Các hoạt động này được ký
kết để buộc Abacha thả Moshood Abiola khỏi nhà tù, chấp thuận hoạt động
chính trị bên phía Abiola và chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Cuộc bãi công của họ đã khiến giá dầu thô trên thế giới tăng lên và gây thiếu
các sản phẩm dầu mỏ tinh luyện ở Nigiêria. Abacha đã phản ứng bằng việc bắt
các nhà lãnh đạo hiệp hội và thay thế họ bằng những người kế nhiệm được lựa
chọn cẩn thận của ông ta. Nhiều người Nigiêria cho rằng hành động bãi công và
biểu tình sẽ loại Abacha ra song ông ta vẫn dai dẳng bám vào quyền lực cho đến
lúc chết.
Ở miền bắc, việc áp dụng thành công chế độ cai trị gián tiếp đã dẫn đến
sự liên minh giữa chính quyền thuộc địa và các thủ lĩnh truyền thống gây cản
trở cho việc hình thành phong trào chính trị hiện đại. Trong khi đó ở miền nam
các phong trào như vậy đã ra đời trong giới tinh hoa được đào tạo ở phương Tây
nằm ngoài mọi sự kiểm soát của các thủ lĩnh. Mặc dù các tổ chức chính trị ủng
hộ cải cách được thành lập, nổi bật là Hiệp hội cấp tiến của miền bắc (NEPU)
dưới sự lãnh đạo của Mallam Aminu Kano, song họ chỉ có thể hoạt động ở bên
lề và các điểm căng thẳng ở các tiểu vương quốc.
Bầu cử
Hiến pháp quy định để trở thành tổng thống được bầu, một ứng cử viên sẽ
phải thu được ít nhất 25% số phiếu bỏ ở ít nhất 2/3 số bang. Các cuộc bầu cử
được kiểm soát bởi Ủy ban bầu cử liên bang (FEDECO). Tất cả các đảng phải
đăng ký với Ủy ban này. Các đảng phải tạo cơ hội cho bất cứ người Nigiêria
nào muốn gia nhập và ban lãnh đạo đảng phải thể hiện được tính chất liên bang
của đất nước này, đặc biệt là đến từ 2/3 số bang. Sắc lệnh bầu cử đã được ban
hành năm 1978.
Các hình thức hành động của người Nigiêria để theo đuổi mục tiêu chính
trị từ khi độc lập bao trùm lên rất nhiều khả năng, từ bỏ phiếu đến tham gia cuộc
nội chiến đầy bạo lực năm 1967 đến tận năm 1970. Do thiếu số liệu điều tra
hoặc con số đăng ký bỏ phiếu đáng tin nên khó đưa ra con số chính xác những
người có mặt bỏ phiếu, song ước tính khoảng 40-60% người đi bỏ phiếu trong
các cuộc bầu cử trước đây, mức bỏ phiếu gây ấn tượng đối với dân chúng đa số
nghèo và mù chữ. Lời giải thích được tìm thấy ở sự phổ biến của hệ thống bảo
trợ - khách hàng, “cỗ máy chính trị” buộc các cử tri thường vào quá trình bỏ
phiếu thông qua những mối ràng buộc cá nhân với các nhà hoạt động chính trị.
Mối quan tâm trong các cuộc bầu cử, thậm chí trong huy động mạng lưới
bảo trợ - khách hàng, đã suy giảm trong quá trình lâu dài do chế độ quân sự áp
đặt để trở lại chế độ dân sự. Trong cuộc bầu cử ngày 12 tháng 6 năm 1993 –
cuộc bầu cử toàn quốc cuối cùng ở nước này – ngoài 39 triệu cử tri đăng ký, chỉ
có 14 triệu đi bỏ phiếu, 36% số người có mặt. Số người có mặt giảm hơn nữa
trong các cuộc bầu cử cho Hội nghị hiến pháp và chính phủ địa phương và bang
do Abacha bảo trợ.
Cuộc bỏ phiếu năm 1979 và 1983 rất khó phân tích bởi vì 5 đảng tranh cử
tổng thống, ghế thượng viện, hạ viện và quốc hội các bang với mức độ thành
công khác nhau. Tuy nhiên nhìn tổng thể sự kiểm soát Nghị viện, Hạ viện và
quốc hội các bang thì rõ ràng là hầu hết các bang do một đảng kiểm soát. Đảng
thống nhất của Awolowo chi phối 5 trong 19 bang, tất cả đều ở khu vực phía tây
và giữa tây (một khu vực “thiểu số”) của người Yoruba. NPP của Azikiwe
chiếm 3 bang, hai bang trong đó nằm ở miền đông do người Ibo chi phối. Đảng
đối lập miền bắc của Aminu Kano chỉ ở bang của riêng người lãnh đạo của nó,
Kanu, ở miền bắc. GNPP giành được hai bang ở đông bắc, khu vực quê hương
của ứng cử viên tổng thống của mình. Tuy nhiên, yếu tố sắc tộc bị thành công
của NPN làm cho phức tạp trong việc xây dựng liên minh các khu vực. NPN
kiểm soát 8 bang, 5 bang ở miền bắc, còn ba bang ở đông nam.
Để tham gia các cuộc bầu cử năm 1998 và 1999 các đảng phải chứng tỏ
là một tổ chức trên toàn quốc. Căn cứ vào các tài liệu mà họ trình ra có 9 đảng
đủ tiêu chuẩn cạnh tranh trong các cuộc bầu cử ở địa phương năm 1999. Đảng
Dân chủ nhân dân giành chiến thắng ở 389 chính quyền địa phương, Đảng toàn
dân (APP) thắng ở 182, Liên minh dân chủ ở 100, các đảng còn lại thắng ở 103
chính quyền còn lại. Khi cuộc bầu cử tổng thống năm 1999 đến gần, đảng APP
và AD đàm phán đưa ra một ứng cử duy nhất – nói cách khác là, hiệu quả thông
thường của tình huống người chiến thắng giành tất cả, đã đẩy tới việc hình
thành một hệ thống hai đảng. Cuối cùng chỉ có hai ứng cử viên, Olusegun
Obasanjo đại diện cho PDP và Olu Falae đứng đầu APP. Obasanjo đã chiến
thắng với 62.8% so với 37.2% số phiếu của Olu Falae. Ủy ban bầu cử quốc gia
độc lập (INEC) do chế độ Abubakar thành lập đã tuyên bố Obasanjo chiến
thắng.
5. Hệ thống chính trị trong thực tế
Nigiêria giành được độc lập từ thực dân Anh vào ngày 1 – 10 – 1960
nhưng ba năm sau vào ngày 1 – 10 – 1963 mới tuyên bố là nước cộng hòa. Nền
cộng hòa thứ nhất (1963 – 1966) tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và chế độ
cai trị Westminster được kế thừa từ thực dân Anh. Đất nước được chia thành ba
khu vực địa chính trị - Khu vực phía Tây, phía Đông và phía Bắc – với các đảng
chính trị mang sắc thái và hệ tư tưởng của từng khu vực. Đảng nhân dan miền
Bắc (NPC) đại diện cho lợi ích của những người Hausa-Fulani ở miền Bắc, Hội
đồng quốc gia Nigiêria và Camơrun (NCNC, sau này là Hội đồng quốc gia các
công dân Nigiêria) đại diện cho những người Ibo và Nhóm hành động (AG)
thống lĩnh khhu vực phía Tây của người Yoruba. NPC kiểm soát nghị viện liên
bang và thành lập chính phủ liên minh với NCNC. Lãnh đạo NPC được chọn
làm thủ tướng và là người đứng đầu chính phủ. Lãnh đạo NCNC là Tổng thống.
Do những rối loạn chính trị, nền cộng hòa thứ nhất đã kết thúc bằng cuộc đảo
chính quân sự lập ra chính phủ quân sự liên bang Nigiêria vào đầu năm 1966.
Nền cộng hòa thứ hai bắt đầu từ 1979 đến 1983. Giai đoạn này có nhiều
đổi mới. Chế độ Westminster được thay thế bằng chế độ tổng thổng của Mỹ.
Hiến pháp được sửa đổi quy định các đảng chính trị và các vị trí trong nội các
phải phản ánh “tính chất liên bang” của đất nước. Các đảng chính trị phải được
đăng ký ở ít nhất 2/3 bang và mỗi bang phải có ít nhất một thành viên trong nội
các. Cuộc bầu cử năm 1979 đã bầu ra Tổng thống đồng thời là Tổng tư lệnh đầu
tiên của Cộng hòa liên bang Nigiêria. 9 bang trước đây được chia thành 33 bang
tạo cơ hội bình đẳng để các nhóm sắc tộc nhỏ có thể đưa người của mình vào
Nghị viện. Tổng thống được bầu theo nguyên tắc trúng đa số phiếu, trong đó có
2/3 số bang phải đạt 33% số phiếu. Nguyên tắc này đã tạo ra sự cạnh tranh
chính trị mạnh mẽ. Từ đó cũng ra đời và phát triển hệ thống đảng phái. Chòm
sao đảng phái nổi lên với 5 đảng nổi trội trong khoảng 35 đảng. Đảng của người
Yoruba và Ibo chiếm 37% số ghế trong Nghị viện (đảng NPN). Tổng thống là
người Ibo.
Từ 1980 đến 1983, chính quyền do người Hausa nắm giữ. Đầu năm 1984,
liên minh quân sự - dân sự của Yoruba và Ibo ra đời, lật đổ chính quyền quân sự
Hausa thiết lập ra chính phủ lưỡng tính nửa quân sự, nửa dân sự. Nghị viện vẫn
gồm hai viện, Tổng thống do Hội đồng tướng lĩnh cử ra. Chính phủ lưỡng tính
này hy vọng giữ được độc tài quân sự và nền dân chủ.
Năm 1989, Tướng Ibrahim Badamasi Babangida, đứng đầu Nhà nước
quân sự đã hứa kết thúc sự thống trị quân sự vào 1990, sau đó lúi lại vào năm
1993. Chính phủ thành lập hai đảng chính trị là Hội nghị cộng hòa quốc gia
(NRC) theo cánh hữu và Đảng dân chủ xã hội (SDP) theo cánh tả. Các cuộc bầu
cử thống đốc và lập pháp của bang được tiến hành năm 1991 trong khi bầu cử
tổng thống bị hoãn lại đến 12 – 6 – 1993 do những bất ổn chính trị. Trong cuộc
bầu cử tổng thống Abiola của đảng SDP đã giành được chiến thắng song cuộc
bầu bầu cử bị tuyên bố vô hiệu. Babangida từ chức. Chính phủ quốc gia lâm
thời ra đời nhưng chỉ tồn tại chưa đầy 3 tháng phải nhường chỗ cho Tướng Sani
Abacha, Bộ trưởng quốc phòng trở thành người nắm quyền trên thực tế. Năm
1993, chính trị Nigiêria có nhiều bất ổn, lạm phát phát triển cao ở mức 3 con số
trên 200%, thu nhập đầu người chỉ đạt 280 USD. Nạn tham nhũng đã phát triển
đến mức không thể cứu vãn khiến cho đầu tư vào khai mỏ, quặng kim loại quý
chủ yếu từ các nước phát triển và Ngân hàng thế giới bị chặt đứt.
Nền cộng hòa thứ tư ra đời từ 1999, là sự phục hồi về nhiều mặt của nền
cộng hòa thứ hai và phải đối mặt nhiều vấn đề tương tự như có nhiều bộ phức
tạp làm cho quá trình hoạch định chính sách khó khăn. Hiến pháp của nền cộng
hòa thứ tư được thông qua ngày 29 – 5 – 1999. Các đảng chính trị được thành
lập (PDP, ANPP và AD). Olusegun Obasanjo của đảng PDP đã thắng trong
cuộc bầu cử năm 1999 được theo dõi rộng rãi, trở thành Tổng thống và Tổng tư
lệnh của Cộng hòa liên bang Nigiêria. Obasanjo đã lãnh đạo đất nước hai nhiệm
kỳ.
Tổng thống hiện tại của Nigiêria là Umaru Musa Yar’Adua người của
Đảng Dân chủ Nhân dân được bầu năm 2007 trong một cuộc bầu cử được Cộng
đồng Quốc tế chứng kiến và chỉ trích là còn thiếu sót. Trong cuộc bỏ phieues
này, nhiều cử tri cảm thấy mình bị lừa. Nhiều điểm bỏ phiếu mở rất muộn nếu
không nói là tất cả, và không có số seri để đảm bảo không có phiếu giả. Nhiều
người cho rằng có những kẻ côn đồ ở bên ngoài nơi bỏ phiếu và đe dọa mọi
người phải bỏ phiếu cho một số ứng cử viên.
Tổng thống hiện nay vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng
đầu chính phủ và được lựa chọn trong cuộc bỏ phiếu phổ thông cho tối đa hai
nhiệm kỳ bốn năm. Quyền lực của Tổng thống do Thượng viện và Hạ viện kiểm
soát, được kết hợp trong một tổ chức lưỡng viện gọi là Quốc hội. Thượng viện
gồm 109 ghế với 3 thành viên từ mỗi bang và một từ khu vực thủ đô Abuja, các
thành viên được lựa chọn từ cuộc bỏ phiếu phổ thông cho nhiệm kỳ bốn năm.
Hạ viện có 360 ghế và số ghế cho mỗi bang được quy định theo dân số.
Để quay lại chế độ dân sự như hiện nay, Nigiêria đã phải trải qua rất
nhiều cuộc đảo chính và bạo loạn quân sự. Các thủ lĩnh quân sự mới cầm quyền
đều hứa hẹn đưa đất nước trở lại sự cai trị dân sự song mọi sự hứa hẹn đều chỉ
là hão huyền. Các chế độ độc tài đều tham nhũng và tàn bạo gây ra những cuộc
bạo loạn phản kháng trong dân chúng. Chế độ của Babangida bị buộc tội tham
nhũng nhiều nhất trong lịch sử đất nước vì trong thời kỳ của ông ta tham nhũng
đã chính thức làm suy yếu Nigiêria. Cuộc đảo chính năm 1993 đưa Sani Abacha
đến quyền lực đã làm cho ông ta trở thành người cai trị có tàn bạo nhất và cực
kỳ tham nhũng. Trong khi Babangida khuyến khích bạn bè, gia đình và bản thân
ăn cắp tiền thì Abacha làm cho tham nhũng thành công việc gia đình. Tiền được
tìm thấy ở các ngân hàng các nước Tây Âu liên quan đến ông ta. Ông ta tránh
các cuộc đảo chính bằng cách hối lộ các tướng quân đội. Vài trăm triệu đô la
trong các tài khoản liên quan đến ông ta đã được phát hiện năm 1999. Chế độ
đó đã kết thúc năm 1998 khi nhà độc tài được tìm thấy chết trong hoàn cảnh
không rõ ràng. Cái chết của Abacha đã tạo ra cơ hội trở lại sự cai trị dân sự.
Nigiêria đã giành lại dân chủ năm 1999 khi lựa chọn Olusegun Obasanjo, người
Yoruba đứng đầu nhà nước quân sự trước đó làm Tổng thống, kết thúc gần 30
năm thống trị quân sự (khoảng từ 1966 đến tận 1999).
Mặc dù các cuộc bầu cử đã đưa Obasanjo đến quyền lực năm 1999 và lên
lại năm 2003 bị chỉ trích là không tự do và không công bằng, Nigiêria đã có
những cải thiện đáng kể cố gắng hạn chế tham nhũng trong chính phủ và đẩy
nhanh phát triển. Trong khi Obasanjo thể hiện sẵn sàng đấu tranh chống tham
nhũng thì ông ta bị buộc tội bởi những người chống tham nhũng khác.
Bạo lực sắc tộc do việc sản xuất dầu lửa ở vùng Châu thổ Nigiê, quan hệ
giữa các tôn giáo và cơ sở hạ tầng thiếu thốn là các vấn đề hiện tại của nước
này. Chủ nghĩa vị chủng, sự trung thành với bộ lạc, chủ nghĩa bè phái (đặc biệt
là tôn giáo) đóng vai trò rất rõ rệt trong chính trị Nigiêria cả trước và sau độc
lập năm 1960. Chủ nghĩa dân tộc cũng dẫn đến các phong trào ly khai như
MASSOB, các phong trào dân tộc như Đại hội nhân dân Oodua, Phong trào giải
phóng châu thổ Nigiê và nội chiến. Ba sắc tộc lớn nhất của Nigiêria vẫn duy trì
ưu thế của mình trong chính trị Nigiêria, cạnh tranh giữa ba nhóm, Hausa,
Yoruba và Ibo đã làm bùng lên nạn tham nhũng và hối lộ.
Do những vấn đề nêu trên, các chính đảng hiện tại của Nigiêria về bản
chất mang tính quốc tế và tôn giáo. Các chính đảng chính hiện nay gồm Đảng
dân chủ nhân dân Nigiêria đang cầm quyền có 223 ghế trong Hạ viện và 76 ghế
trong Thượng viện (61.9% và 69.7%) do Tổng thống Umaru Musa Yar’Adua
lãnh đạo, Đảng nhân dân toàn Nigiêria đối lập do Muhammadu Buhari lãnh đạo
chiếm 96 ghế ở Hạ viện và 27 ở Thượng viện (26.6% và 24.7%). Còn có
khoảng 20 đảng thiểu số khác có đăng ký hoạt động.
Nigiêria gồm 36 bang và lãnh thổ thủ đô của liên bang, được chia nhỏ
thành 774 khu vực chính quyền địa phương (LGA). Số lượng bang lớn hơn cần
thiết, khi độc lập chỉ có 3 bang, phản ánh lịch sử rối ren của nước này và những
khó khăn khi quản lý một thực thể dân tộc không đồng nhất ở tất cả các cấp
chính quyền. Nigiêria có 6 thành phố lớn với hơn 6 triệu dân (Lagos, Kano,
Ibadan, Kaduna, Port Harcourt và Benin). Lagos là thành phố lớn nhất ở châu
Phi cận Sahara với dân số hơn 10 triệu chỉ tính riêng ở vùng đô thị.
Nigiêria có 4 hệ thống luật riêng biệt. Luật Anh có nguồn gốc từ quá khứ
thuộc địa của Vương quốc Anh. Luật hiến pháp kế thừa của thực dân Anh và
tiếp tục phát triển sau khi độc lập. Luật tục, bắt nguồn từ các quy phạm và thông
lệ truyền thống của người bản xứ, gồm cả các cuộc họp giải quyết các tranh
chấp của các tổ chức bí mật ở Yoruba từ thời tiền thuộc địa. Luật Sharia, được
sử dụng ở khu vực miền bắc chủ yếu là đạo Hồi. Đó là hệ thống luật Hồi giáo đã
được sử dụng từ rất lâu trước khi có chính quyền thuộc địa ở Nigiêria song mới
được chính trị hóa và là mũi nhọn bắt đầu ở Zamfara vào cuối năm 1999 và 11
bang khác đã đi theo.
III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT SO SÁNH

1. Các đặc điểm chính của hệ thống chính trị


Nigiêria là nước Cộng hòa liên bang theo mô hình của Mỹ, Tổng thống
nắm quyền hành pháp và mang cả sắc thái của mô hình Hệ thống Westminster
trong việc kết hợp và quản lý hai viện của ngành lập pháp lưỡng viện.
Hệ thống pháp luật là một hệ thống phức tạp kế thừa từ luật của Anh, luật
tục, và luật Sharia của đạo Hồi. Hệ thống luật này trải qua quá trình phát triển từ
tiền thuộc địa, trong thuộc địa và sau thuộc địa từ khi độc lập, gồm cả truyền
thống và hiện đại.
Nhà nước Nigiêria là nhà nước đa sắc tộc do đại diện của các nhóm sắc
tộc lớn cai trị luân phiên. Nigiêria luôn trong tình trạng bất ổn với các cuộc đảo
chính và phản đảo chính liên tiếp của các phe đảng quân sự 1966 – 1979 và
1983 – 1989. Chính quyền nằm trong tay các nhà độc tài quân sự trong hơn ba
chục năm sau nền cộng hòa thứ nhất từ 1966 đến 1999, không kể nền cộng hòa
thứ hai tồn tại ngắn ngủi (1979 – 1983).
Đặc điểm lớn nhất của bộ máy nhà nước là bất tài và tham nhũng. Các
nhà độc tài quân sự cai trị bằng sự tàn bạo và sử dụng bạo lực trên phạm vi rộng
để đàn áp sự nổi loạn tiên tiếp ở khắp nơi của dân chúng. Nền dân chủ đã bị các
quan chức lợi dụng như một công cụ để vơ vét của cải chuyển vào các ngân
hàng nước ngoài. Bạo lực được sử dụng thường xuyên, từ việc dùng bọn côn đồ
của các đảng chính trị ở cả hai nền cộng hòa đến việc đương đầu với cảnh sát ở
Lagos và khu vực tây nam trong những ngày cuối cùng của chế độ Babangida
và trong những thách thức đối với việc nắm quyền lực của Abacha. Bạo lực ở
cấp bang, mặc dù ít phổ biến hơn trong các chế độ độc tài, đóng vai trò chính
trong chính trị Nigiêria: Hơn 50 người đã bị hành quyết trong các cuộc đảo
chính thất bại năm 1986 và 1990. Ví dụ rõ nhất về bạo lực chính trị là cuộc nội
chiến từ 1969 đến 1996. Nigiêria đã chứng kiến hơn hai triệu người chết trong
các cuộc chiến từ 1960 đến 1992, đa số là trong cuộc nội chiến.
2. Nhận xét
Nhìn lại lịch sử của Nigiêria từ sau khi có độc lập (1960 đến nay), đời
sống chính trị luôn thăng trầm, bất ổn, chỉ có hai giai đoạn cộng hòa ngắn ngủi
(không kể nền cộng hòa thứ ba chỉ tồn tại chưa đầy 3 tháng) còn lại là liên tiếp
đảo chính quân sự và độc tài quân sự, thay đổi chính quyền từ dạng này sang
dạng khác.
Sau 6 năm tồn tại, nền cộng hòa thứ nhất vẫn không giải quyết được
những vấn đề chính trị nội bộ giữa ba nhóm sắc tộc lớn. Nền cộng hòa này đã
chấm dứt bởi cuộc chính biến xảy ra năm 1966, nhường chỗ cho giới quân sự
lên cầm quyền. Nền cộng hòa thứ hai (1975 - 1979) tiếp nối ý tưởng của nền
cộng hòa thứ nhất, cho rằng chỉ có dân chủ mới cứu được Nigiêria.
Có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của nền cộng hòa. Người dân và các
sắc tộc duy trì sự trung thành với sắc tộc, không có ý thức sâu sắc về một nhà
nước dân tộc nói chung. Nền cộng hòa thứ nhất chủ yếu đầu tư vào hai khu vực
người Yoroba và Ibo phát triển thương mại cho nên khu vực Hausa Fuler kém
phát triển luôn chống lại hai khu vực kia. Nền dân chủ như một cái áo không
vừa với kích thước của Nigiêria, không gieo trồng được ở Nigiêria. Dân chủ đã
bị lợi dụng và trở thành những mầm mống gây ra đảo chính lật đổ.
Từ sau đảo chính, giới quân sự lên nắm quyền thì độc quyền quân sự đã
được thiết lập (1966 – 1999), không kể nền cộng hòa thứ hai (1979 – 1983).
Biện minh về độc tài quân sự không cần đến dân chủ, giới quân sự cho rằng chỉ
có quân sự và sức mạnh quân sự mới đủ điều kiện để thống nhất Nigiêria. Quân
sự là bộ máy có tính tổ chức cao nhất và kỷ luật nhất đưa ra những quyết định
có hiệu quả nhất. Chỉ có nhà nước quân sự mới đủ sức dẹp mọi bạo loạn sắc tộc.
Khi hiện đại hóa về quân sự cũng đồng thời là tiếp cận với công nghệ mới do đó
hiện đại hóa quân sự liên kết với tăng trưởng về kỹ thuật và công nghệ cao.
Trong khoảng chín năm các chương trình được xây dựng là nhằm vào
hiện đại hóa quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy bộ mặt Nigiêria đã có
những thay đổi. Tuy nhiên điều này đã tạo ra sự phát triển nóng không có lợi về
lâu dài. Thu nhập bình quân đầu những năm 70 là 800 USD/người.
Xét về mặt chính trị việc xóa bỏ hoạt động chính trị, đảng phái và các tổ
chức dân sự trước đây chỉ là bề ngoài. Bên trong tình trạng tham nhũng chính trị
rất sâu sắc, nặng nề, ăn sâu vào bộ máy tướng lĩnh. Có đến 40 – 60% tổng giá
trị số tiền chi cho hiện đại hóa rơi vào túi các tướng lĩnh. Số tiền này nằm trong
tay người Hausa, không được đầu tư vào phát triển nông nghiệp mà được gửi
vào các ngân hàng ở nước ngoài. Tình hình này càng làm sâu thêm hố ngăn
cách giàu nghèo, sắc tộc.
Trong giai đoạn 1994 – 1999, các biện pháp chủ yếu được thực hiện là tư
hữu hóa theo yêu cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới
(WB) nhằm vực dậy nền kinh tế chủ yếu phát triển trong các ngành dầu mỏ và
khai khoáng. Thực chất của tư hữu hóa là bán rẻ các doanh nghiệp cho giới
quân sự, chính trị, doanh nghiệp với hy vọng nhận được tiền đầu tư từ IMF, WB
và các nhà tư bản khác. Sau đó các tầng lớp trên bán lại cho tư bản nước ngoài
(chủ yếu là Mỹ, Anh, Hà Lan). Các nhà tư bản này đã không đầu tư vào nông
nghiệp và thủ công nghiệp do vậy cuộc cách mạng đã không thành công.
Theo Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Liên hợp quốc,
Nigiêria nằm trong khối các nước đang phát triển gồm 137 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong bảng xếp hạng các quốc gia theo tổng hợp về thu nhập, Nigiêria
đứng thứ 35 trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp. Về chỉ số
phát triển con người, Nigêria đứng thứ 6 từ dưới lên trong số 22 quốc gia và
vùng lãnh thổ có chỉ số phát triển con người thấp (HDI dưới 0,500). Với vị trí
địa lý thuận lợi, sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có khả năng
tác động đến nền kinh tế toàn cầu, Nigiêria có thể vươn lên thứ hạng cao hơn
hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này, Nigiêria cần phải nỗ lực rất lớn
trong việc củng cố hệ thống chính trị, giải quyết hài hòa lợi ích sắc tộc, tôn giáo
để ổn định chính trị - xã hội. Vấn đề lớn nhất của Nigiêria là phải có các giải
pháp hữu hiệu để kiềm chế tham nhũng, căn bệnh nặng của hầu hết các quốc gia
nghèo đói và lạc hậu trên thế giới. Bên cạnh đó, Nigiêria cần có chính sách phát
triển kinh tế hợp lý, hiệu quả, đặc biệt là phải xác định và ưu tiên những lĩnh
vực cần thiết và có lợi thế so sánh. Trong tình hình cụ thể của Nigiêria thì cần
chú trọng vấn đề về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quản lý tốt nguồn tài
nguyên thiên nhiên là nguồn lực hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng. Với tiềm năng
thiên nhiên hiện có, Nigiêria cần có những chính sách hiệu quả để quản lý, khai
thác và sử dụng đảm bảo phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almond G.A., Bingham Powel, G., Strom, K., Daltoin R. 2003.
Comparative Politics today: A word View, New York
2. http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/africa/country_profiles/1064557.s
tm
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Politics_of_Nigeria#Executive_branch
4. http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2836.htm
Chuyên đề 40
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC ASEAN

I. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Đều bị chủ nghĩa thực dân cũ đô hộ, chủ nghĩa thực dân mới khống
chế, bị các nước lớn tranh chấp
- Brunei, Malaixia, Xinhgapo là những tiểu quốc, thế kỷ 16 bị Bồ Đào
Nha xâm chiếm, sau đó là Hà Lan (thế kỷ 17). Sau đó là Anh (thế kỷ 1). Năm
1941 bị Nhật chiếm đóng. Năm 1945 Anh quay trở lại. Liên bang Malaia được
độc lập nhưng thuộc Anh. Tới 1957 độc lập hoàn toàn. 1959 Brunei, Xinhgapo
tự trị. Sau khi độc lập vẫn có quan hệ chặt chẽ với Anh.
- Inđônêxia: thế kỷ 16 bị Bồ xâm chiến, thế kỷ 17 bị Hà Lan cai trị kéo
dài 300 năm tới 1920 những người theo đường lối độc lập dùng tên Inđônêxia.
Năm 1942 bị Nhật chiếm. Năm 1945 Nhật thua, Hà Lan quay lại nhưng phong
trào đấu tranh giành độc lập lên cao. Sau 3 năm kháng chiến, tới 1949 thì Hà
Lan công nhận độc lập.
- Philippin: năm 1565 thế kỷ 16 bị Bồ Đào Nha xâm chiếm (phía đông),
Tây Ban Nha (phía Đông). Sau đó hoàn toàn thuộc Tây Ban Nha. Philippin là
tên của Thái tử Phelipe. Thế kỷ 19 Tây Ban Nha suy yếu, Anh, Mỹ nhòm ngó,
đánh Tây Ban Nha. Những người theo đường lối độc lập tuyên bố độc lập vào
1898 song vẫn bị Mỹ chiếm đóng. Năm 1934 Mỹ dự kiến một kế hoạch trong
vòng 12 năm sẽ trao trả độc lập cho Philippin, trong thời gian đó được tự trị.
Nhưng sau bị Nhật chiếm đóng vào những năm 40.
Từ những năm 60, 70 trở thành căn cứ quân sự lớn của Mỹ
- Thái Lan: đã từng là quốc gia quân chủ AYUDIA, thế kỷ 19 là Xiêm la
với Vua Rama 1 (đến nay là đời 19) CNTB Phương Tây thâm nhập từ cuỗi thế
kỷ 19. Năm 1943 bị Nhật chiếm. Sau 1945 chịu ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là
những năm 60, 70. Những năm 80 quay sang thân thiện với Trung Quốc.
- Mianma: đế quốc Pegan có từ 1044. Sau đó bị Mông cổ tiêu diệt. Thế
kỷ 16 lập vương quốc gần Rangôn. Đầu thế kỷ 19 bị Anh xâm chiếm và tới
1850 bị đô hộ hoàn toàn. Năm 1940 bị Nhật chiếm. Độc lập vào 1948 thành
Liên bang Mianma.
- Lào, Campuchia, Việt Nam bị Pháp xâm lược.
2. Đa sắc tộc
- Malaixia, Inđônêxia có hàng trăm sắc tộc có ngôn ngữ tiếng, được hợp
thành từ những tiểu quốc nhỏ.
- Một số nước có người Hoa: Malaixia 32%. Xinhgapo 76%, Thái Lan 12%,
Brunei 18%. Trước đây Inđônêxia có người Hoa những những năm 60, 70 bị đuổi
về nước.
- Người Ấn: Malaixia 8%, Xinhgapo 7%, Brunei 8%.
Do có người Hoa đông nên kinh tế phát triển, có các đảng người Hoa,
người Mãlai, người gốc Xiêm, người Ấn Độ.
Cũng vì vậy đã từng có những xung đột sắc tộc giữa người Hoa với người
Mãlai dẫn đến ra đời Xinhgapo, cũng như những xung đột ở Inđônêxia, Việt
Nam những năm 70, 80 thế kỷ XX.
3. Đa tôn giáo
- Thiên chúa giáo: Philippin 85% (nhưng ở miền Minđanao phía Nam lại
có Hồi giáo có từ thế kỷ 16.
- Hồi giáo: Malaixia, Inđônêxia đa số trong 200 triệu dân, Brunây 63%,
Xinhgapo 16%. Trước đây Hồi giáo ở Đông Nam Á không thuộc loại quá khích,
nhưng ngày nay xu hướng này tăng lên.
- Phật giáo: Mianma, Campuchia, Lào được coi là quốc giáo (từ tình hình
tôn giáo này mà có đảng của Hồi giáo, đảng phật giáo như ở Campuchia. Đã
từng nảy sinh những xung đột tôn giáo giữa Thiên chúa giáo - Hồi giáo. Vì lý
do này dẫn đến tách Đông Timo theo Thiên chúa giáo khỏi Inđônêxia theo Hồi
giáo.
4. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu (cho đến nay nhiều nước chưa thoát khỏi
tình trạng này)
II. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

1. Đề cao chủ nghĩa quốc gia (Nationalism)


Tuy nhiên chủ nghĩa quốc gia đi theo khuynh hướng khác nhau:
- Việt Nam: chủ nghĩa xã hội
- Miền Nam Việt Nam: Quốc gia - cần lao - nhân vị (thời Diệm) sau này
là tự do kiểu Mỹ
- Thái Lan: Quốc gia - đạo phật - nhà vua
- Inđônêxia: "Pancaxila": Quốc gia - Đồng thuận - Thánh Ala - Công lý -
Nhân đạo
- Xinhgapo: xã hội - dân chủ (thị trường tự do & phúc lợi xã hội)
- Philippin: tự do
(Xét sâu xa về hệ tư tưởng có sự khác nhau: Cộng sản - tư sản - quân chủ
- xã hội dân chủ).
2. Đề cao kỷ luật, chính quyền trung ương mạnh
- Inđônêxia: "nền dân chủ có hướng dẫn" từ thời Xucácnô,
- Philippin: "Chủ nghĩa độc tài hiến định" của Máccốt,
- Malaixia: "chính sách kinh tế mới với chính phủ mạnh" của Mahathia từ
1971 (Xinhgapo cũng tương tự với lý luận về Giá trị châu Á).
III. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Thể chế nhà nước


a. Các nền quân chủ
+ Quân chủ truyền thống: Brunei
- Nhà vua: Nguyên thủ quốc gia, là giáo chủ Hồi giáo, Tổng tư lệnh lực
lượng vũ trang, đứng đầu hành pháp. Trợ giúp cho nhà vua có 4 Hội đồng: Hội
đồng tôn giáo (về tôn giáo); Hội đồng cơ mật (các vấn đề ân xá); Hội đồng thừa
kế (về tài sản); Hội đồng chính phủ (nội các) có phó thủ tướng, 12 bộ trưởng
phần lớn là người của Hoàng gia.
- Có Hiến pháp (1984) song không có nghị viện (Quốc hội). Cả nước
được chia thành 7 đơn vị hành chính.
+ Quân chủ đại nghị: Thái Lan, Malaixia, Campuchia (Hiến pháp 1993)
• Thái Lan
- Quốc Hội : 2 viện.
Thượng viện 6 năm, 262 ghế do Thủ tướng tiến cử, Vua bổ nhiệm,
thượng nghị sĩ không được theo đảng phái, không ở trong chính quyền địa
phương hoặc toà án. Hiện nay đang có đề nghị giảm xuống còn 120 người,
không có quyền đánh giá chính phủ.
Hạ viện 4 năm, 390 ghế, chủ tịch Hạ viện là chủ tịch quốc hội. Hạ viện có
các thẩm quyền phổ biến.
- Chính phủ và Thủ tướng: Thủ tướng là người đứng đầu đảng đa số hoặc
thủ lĩnh liên minh các đảng, được Vua chỉ định lập chính phủ, có quyền giải tán
Quốc hội khi đề đạt lên nhà vua. (Trước 1993, trong thực tế, thủ tướng phải
được giới tướng lĩnh quân đội đồng ý).
Chính phủ (nội các) gồm 14 bộ trưởng được thủ tướng chọn, trình Quốc
hội phê chuẩn.
- Nhà Vua: thuộc dòng họ Ra ma, nay là đời thứ 19, quyền lực danh
nghĩa, song có ý nghĩa biểu tượng. Trong thời kỳ không ổn định, giới tướng lĩnh
không giải quyết được mâu thuẫn với nhau, thì nhà Vua có vai trò nhất định.
• Malaixia
- Quốc hội 2 viện:
Thượng viện: 69 người (trong đó 40 người do chỉ định, 29 người được
bầu từ các bang). Nhiệm kỳ 3 năm, tuổi từ 30 trở lên.
Hạ viện: 192 người nhiệm kỳ 5 năm (trong đó: 145 người thuộc bán đảo
Mã lai, 27 người thuộc đảo Xarawak, 20 người thuộc Xa ba). Hạ viện có thể bị
vua giải tán theo yêu cầu của thủ tướng.
- Chính phủ và thủ tướng: Là người của đảng hoặc liên minh chiếm đa số.
Từ lâu nay đều là người của Barisal National, trong đó UMNO (tổ chức quốc
gia Malaixia thống nhất) làm nòng cốt và một số đảng khác nữa. Mahathia
Môhamét được bầu từ 1981.
- Nhà vua: được bầu luân phiên trong số 9 tiểu vương của Malaixia,
nhiệm kỳ 4 năm (so với Vua Thái Lan thì kém vị thế hơn).
b. Các nền cộng hoà
+ Cộng hoà tổng thống : Philippin, Inđônêxia
• Philippin
Hiến pháp trước đã bị hủy bỏ năm 1972. Sau khi Mác cốt bị lật đổ, năm
1987 xây dựng hiến pháp mới nhưng vẫn có nét giống với Hiến pháp trước.
- Tổng thống và chính phủ: Tổng thống đảm nhiệm quyền hành pháp,
nhiệm kỳ 6 năm không được tái cử (tránh tình trạng giống như Máccốt). Quyền
hạn lớn giống tổng thống Mỹ. Có 20 bộ trưởng. Tổng thống có thể được uỷ
quyền lập pháp trong trường hợp cần thiết.
- Quốc hội:
+ Thượng viện 24 người được bầu từ các khu vực. Nhiệm kỳ 6 năm, sau
3 năm bầu lại 1/2.
+ Hạ viện: không quá 250 người, nhiệm kỳ 3 năm. Trong cuộc bầu 1995,
204 người được bầu trực tiếp, 20% còn lại được bổ nhiệm từ các đảng để bảo
đảm tất cả các đảng đều có đại diện.
• Inđônêxia
- Tổng thống và chính phủ: Tổng thống có quyền hạn rất lớn, thực hiện
quyền hành pháp. Nhưng có sự khác biệt so với Philippin ở hai điểm:
+ Theo Hiến pháp trước (thời Xuháctô cho đến năm 2004) Tổng thống
được bầu gián tiếp bởi Hội đồng tư vấn nhân dân - hay là Hội nghị Hiệp thương
nhân dân (MPR). Thể thức là những người đứng đầu đảng được phiếu cao nhất
trong bầu cử quốc hội (DPR) sẽ được MPR bầu một lần nữa. Do đó, người đứng
đầu trong cuộc bầu quốc hội chưa chắc trở thành tổng thống (như trường hợp
giữa bà Megaoaty và ông Oa hít năm 1999)
+ Không phải là tổng tư lệnh quân đội.
Tháng 7 năm 2004 lần đầu tiên diễn ra cuộc bầu tổng thống trực tiếp theo
thể thức hai vòng. Vòng 1 tháng 7/04 với 5 ứng cử viên, chọn hai người có tỷ lệ
cao nhất vào vòng 2 (bà Megaoaty và ông Utdiono). Tháng 9, bầu vòng 2 theo
thể thức tỷ lệ tuyệt đối. Kết quả ông Utdiônô thắng cử thành tổng thống.
- Quốc hội (DPR) và cơ quan quyền lực tối cao (MPR):
MPR gồm 1000 người trong đó:
+ 500 người của DPR (có thể coi như Hạ viện): 400 được bầu trực tiếp
qua tổng tuyển cử, 100 được tổng thống lựa chọn từ quân đội.
Ngoài 500 người này còn:
+ 147 đại biểu vùng
+ 253 đại biểu từ các đảng phái chính trị
+ 100 đại biểu của giới chức nghiệp
(Trong cuộc họp vào tháng 1/1999, DPR Inđônêxia đã quyết định thành phần
của DPR nhiệm kỳ 1999 - 2004 là 500, trong đó số đại biểu quân đội (được bổ
nhiệm) là 38 người - giảm nhiều so với con số 100 người của nhiệm kỳ trước
đó. Số thành viên của MPR là 700 người, trong đó bao gồm 500 đại biểu của
DPR và 200 đại biểu do Tổng thống bổ nhiệm, gồm 135 đại biểu của các địa ph-
ương (mỗi tỉnh 5 đại diện) và 65 đại biểu của các nhóm chức nghiệp)
+ Cộng hoà đại nghị: Xinhgapo
- Nghị viện: 1 viện (common parliament) gồm 93 người nhiệm kỳ 5 năm:
83 người bầu trực tiếp, 9 người được bổ nhiệm, 1 người không đại diện cho khu
vực nào.
- Tổng thống: là nguyên thủ quốc gia. Trước đây do quốc hội bầu, từ giữa
những năm 90 được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 6 năm. quyền hạn rộng hơn, không
đảng phái.
- Thủ tướng và chính phủ: Là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong
quốc hội, do Quốc hội phê chuẩn. Quyền hạn lớn trên mọi lĩnh vực. Từ 1959 trở
lại đây luôn là người của đảng PAP. Chính phủ có 14 bộ trưởng.
+ Cộng hòa quân sự: Mianma
- Hiến pháp 1974 tuyên bố tên nước CHXHCN liên bang Mianma.
- Năm 1988 giới tướng lĩnh đảo chính, nắm quyền thành lập "Hội đồng
khôi phục trật tự và luật pháp" do tướng Saw Maung lãnh đạo và đổi tên nước
thành Liên bang Mianma.
- 5/1990 bầu cử, đảng Liên minh quốc gia vì nền dân chủ thắng lợi giành
3/4 số ghế. Đảng Liên minh quốc gia (trước là đảng Cương lĩnh XHCN Mianma
từ 1962 của giới quân sự do tướng Ne Win thành lập) thất bại. Quân đội tuyên
bố xoá bỏ kết quả, tiếp tục nắm quyền, lập ra "Hội đồng hoà bình và phát triển"
do tướng Than Xuê lãnh đạo. Chính phủ được thành lập với nhiều tướng lĩnh
làm bộ trưởng. Tướng lĩnh cũng nắm quyền quản lý ở các địa phương.
+ CHXHCN: Việt Nam, Lào
2. Đảng phái chính trị
a. Tính chất đảng
- Đảng do quân đội nắm: Liên minh quốc gia ở Miama, GOLKA ở
Inđônêxia, và một số đảng Thái lan.
- Đảng tôn giáo: PAS - đảng Hồi giáo toàn Malai; Đảng thức tỉnh dân tộc ở
Inđônêxia cùng với 6 đảng Hồi giáo khác hợp thành Liên minh Hồi giáo do Oa hít
đứng đầu.
- Đảng theo khuynh hướng XHDC: PAP của Xinhgapo.
- Đảng theo khuynh hướng XHCN: Việt Nam, Lào.
- Đảng tư sản: Đảng Dân chủ tự do Phật giáo của Son sen.
- Đảng bảo Hoàng: Funxipec Campuchia.
b. Hệ thống đảng
- Không đảng phái: Brunei
- 1 đảng duy nhất hợp pháp: Việt Nam, Lào, Miama
- Đa dảng, có 1 đảng nổi trội: Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia
- Đa đảng có 2 đảng nổi trội: Campuchia
- Đa đảng không có đảng nổi trội: Thái Lan
c. Tổ chức đảng
- Tổ chức chặt chẽ, thống nhất, có tính quần chúng: Việt Nam, Lào,
Campuchia.
- Tổ chức chặt chẽ, không có tính quần chúng: PAP (Xinhgapo), Liên
Minh quốc gia (Mianma).
- Đảng theo kiểu câu lạc bộ: các đảng ở Thái Lan.
Nhìn chung không có hệ thống 2 đảng luân phiên. Trừ trường hợp
Campuchia, ở các nước khác tính đa nguyên không rõ nét.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội
- Loại do Đảng hoặc chính quyền lập ra: Việt Nam, Lào, Xinhgapo.
- Loại do tự phong trào hợp thành: không có sức mạnh đáng kể.
4. Mô hình hệ thống chính trị
a. Dưới góc độ chế độ chính trị
- XHCN: Việt Nam, Lào (một đảng lãnh đạo, quốc hội chung, các tổ chức
chính trị - xã hội tập trung, định hình).
- TBCN: còn lại (đa đảng, quốc hội 2 viện, các tổ chức chính trị - xã hội
phi định hình).
b. Dưới góc độ hệ thống đảng (ngoại trừ Brunei không đảng phái)
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Số đảng 1 Đa đảng Đa đảng Đa đảng Đa đảng
Đảng cầm 1 1 1 2 đa đảng
quyền (Hiến định) (Không (thay nhau) (không có
Hiến định) đảng nổi
trội)
Ví dụ Việt Nam Xinhgapo, Campuchia Thái Lan,
Lào, Malaixia, Philipin
Mianma Inđônêxia
IV. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ XU HƯỚNG CỦA NỀN CHÍNH TRỊ (CỦA ĐỜI
SỐNG CHÍNH TRỊ)

1. Đặc điểm
a. "Nền chính trị cứng rắn"
Ở tất cả các nước, kể cả đa đảng, thị trường tự do, thì từ trong ý thức của
các lãnh tụ và các đảng cầm quyền đều ủng hộ nền cai trị cứng rắn là tốt. Thời
Lý Quang Diệu và Xuháctô nhiều lần đề cập tới điều này như một yếu tố hợp
thành của "giá trị châu Á".
Điều này chứa đựng 2 mặt: Tốt là giúp tăng trưởng nhanh từ những quốc
gia nghèo nàn và lạc hậu, bất ổn thành các nước NIC. Xấu là ẩn giấu đằng sau là
nền độc tài, tệ tham nhũng.
b. Sự can thiệp của quân đội vào chính trị
Rõ nhất là Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Miama.
c. Kinh tế ngầm và nạn tham nhũng trong giới chính trị
- Buôn bán ma tuý
- Nạn tham nhũng (ngay cả những người lên tiếng chống tham nhũng
cũng tham nhũng như Oahít, Estrađa
d. Tôn giáo và sắc tộc
Inđônêxia, Philippin, Thái Lan
đ. Chống cộng sản
2. Xu hướng chung trong những năm gần đây
+ Dân chủ hoá và tự do hoá tăng lên
+ Tăng cường chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền
+ Xung đột sắc tộc và tôn giáo có xu hướng tăng
+ Giảm sự can thiệp của giới quân sự (Thái Lan, Inđônêxia, Philipin)
+ Giảm kinh tế ngầm (buôn bán ma tuý)
+ Duy trì khuynh hướng chống cộng sản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đặc điểm trong đời sống chính trị của các nước ASEAN từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
2. Các xu hướng mới trong nền chính trị ở các nước này?
3. So sánh và rút ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hệ thống chính trị
các nước ASEAN và Việt Nam?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Nguyên Long (Chủ biên, 1997), ASEAN - Những vấn đề và xu
hướng, Nxb KHXH, Hà Nội.
2. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên, 2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát
triển, Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Lý Quang Diệu (hồi ký, 1998), Bí quyết hoá rồng.
4. Lịch sử các nước Đông Nam Á, Nxb KHXH, 1996.
Chuyên đề 40
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CHLB ĐỨC

I. Điều kiện lịch sử, tự nhiên và xã hội

Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay là một quốc gia nằm ở trung tâm Châu
Âu có diện tích 357 050 km², khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía
nam là 876 km, rộng nhất từ tây sang đông là 640 km. Nước Đức có chung
đường biên giới với các nước Đan Mạch ở phía bắc, Ba Lan và Séc ở phía
đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía nam, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan ở phía tây.
Phía bắc nước Đức tiếp giáp với biển Baltic và biển Bắc Hải. Hiện nay Cộng
hòa Liên bang Đức có dân số hơn 86 triệu là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu
Âu sau Nga và là nước đông dân nhất trong khối Liên minh châu Âu.
Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển với nền sản
xuất có năng suất lao động tương đối cao. Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
(GDP) của Đức hiện nay đạt hơn 2.498 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người
hàng năm là 30.150 USD. Đức là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và lớn
thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật. Đức cũng là một trong những nước xuất
khẩu hàng đầu trên thế giới. Cơ cấu ngành nghề công nghiệp ở Đức tương
đối đa dạng và đồng bộ. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp ô
tô, công nghiệp hóa chất, công nghiệp đóng tầu, chế tạo máy, cơ khí chính xác,
công nghiệp hàng không và vận tải đều rất phát triển. Sản phẩm công nghiệp
Đức có chất lượng cao và có uy tín trên thị trường thế giới.
Nền công nghiệp Đức được xây dựng và phát triển dựa trên một cơ sở hạ tầng
tương đối đồng bộ. Các nhà máy và dây chuyền công nghiệp ở Đức được xây
dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn có công nghệ và kết cấu hiện
đại. Nối liền các nhà máy và các thành phố, khu dân cư lớn là một mạng lưới
đường ô tô và đường sắt với chất lượng rất tốt. Bao phủ các làng mạc và thành
phố là hệ thống tàu điện và xe buýt. Giao thông công cộng ở Đức được tổ chức
tốt, mật độ người tham gia giao thông cao nhưng tình trạng ùn tắc ít xảy ra.
Dân tộc chính ở Đức là người Đức (chủng tộc Giéc-manh), ngoài ra còn có
một lượng lớn dân nhập cư đã sinh sống lâu đời ở Đức. Người Đức gốc Ba lan,
gốc Thổ nhĩ kỳ, gốc Ý… chiếm một số lượng lớn ở Đức. Người Đức gốc Việt
cũng là một cộng đồng không nhỏ ở Đức. Nhiều người gốc Việt trong quá trình
di cư và hội nhập đã có những thành công nhất định trên lãnh thổ Đức.
Tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo và Phật giáo chỉ
mới xuất hiện và lan rộng ở Đức từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ yếu
trong bộ phận dân cư gốc Thổ nhĩ kỳ và gốc Châu Á. Phần lớn dân cư Đức theo
đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo
Thiên chúa (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống. Truyền
thống Thiên chúa và niềm tin Thiên chúa có gốc rễ rất sâu trong nền văn hóa
Đức. Các ngày nghỉ và ngày lễ ở Đức phần lớn đều bắt nguồn và liên quan đến
các truyền thống tôn giáo. Các thành phố lớn đều có nhà thờ lớn ở trung tâm và
các nhà thờ nhỏ hơn ở vùng ngoại vi tạo nên một mạng lưới nhà thờ hết sức
dầy đặc. Khoảng 27% người Đức là người vô thần không theo tôn giáo nào cả,
phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc Đức, nhất là những vùng thuộc về Đông
Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác. Đức theo đuổi một chính sách tự do tôn
giáo nhưng chính sự tự do này phần nào đã kìm hãm sự ảnh hưởng có thể trở
nên quá lớn của bất kỳ một tôn giáo nào, do các tôn giáo lôi kéo tín đồ và tranh
dành vùng ảnh hưởng của nhau.
Dân tộc Đức có quá trình phát triển lịch sử lâu đời. Từ những bộ tộc Giéc-
manh đầu tiên trên lãnh thổ Trung Âu người Đức đã sớm tập hợp trong những
cơ cấu xã hội có tổ chức của mình. Sau khi bị sát nhập vào đế chế La mã người
Đức đã tham gia tích cực vào các cơ cấu quyền lực La mã. Ngày 2 tháng 2
năm 962 được xem như là ngày bắt đầu của nhà nước Đức, ngày mà Otto I là
vua nước Franconian Đông lên ngôi hoàng đế tại Roma. Carolingian kết thúc.
Hiệp ước Verdun (843) hay Bản tuyên thệ Strasbourg (843) cũng được coi là
những mốc lịch sử đánh dấu thời điểm khởi đầu của nước Đức. Trong thế kỷ
thứ 10 lần đầu tiên thuật ngữ regnum teutonicum (Vương quốc Đức) được sử
dụng để chỉ Vương quốc phía đông Franconian. Trong tiếng Đức ngày nay từ
Deutschland ( Nước Đức) là xuất phát từ tên gọi của vương quốc này. Trong
tiến trình lịch sử lâu dài của mình các phần của Đế quốc Frankconian đã đi
theo những con đường phát triển khác nhau: trong khi Vương quốc Frankconian
phía Tây phát triển thành nước Pháp tập trung quyền lực thì Vương quốc
Frankconian phía Đông chịu nhiều ảnh hưởng của các hầu tước khu vực, những
người bầu ra hoàng đế và qua đó tạo nên diện mạo của nước Đức với cơ cấu
quyền lực ít mang tính chuyên chế hơn. Tình trạng này duy trì cho đến năm
1806 khi Napoléon Bonaparte xâm chiếm Trung Âu trong các cuộc chiến tranh
chinh phục của mình và làm cho các kết cấu yếu ớt của các đế chế phong kiến
lân bang sụp đổ. Năm 1804 Franz II, người vừa trở thành hoàng đế của đế quốc
Áo đa dân tộc buộc phải thoái vị dưới áp lực của hoàng đế Pháp. Dưới quyền
của Napoléon Bonaparte, con số các quốc gia phụ thuộc Đức giảm đi rất nhiều
do bị sát nhập và do tình trạng nhiều thành phố bị tước mất quyền độc lập (có
thời gian con số các thành phố này lên đến trên 80). Các quốc gia này sau đó
được tổ chức lại trong một liên minh được gọi là Liên minh Rhein (Rheinbund)
và phụ thuộc vào Napoléon.
Sau khi Napoléon thất bại, Hội nghị Wien từ ngày 18 tháng 9 năm 1814 đến
ngày 9 tháng 6 năm 1815 đã khôi phục lại phần lớn các quan hệ quyền lực
thống trị cũ. Nước Đức được tổ chức lại và duy trì sự tồn tại của mình trong
Liên minh Đức (Deutscher Bund), một liên minh lỏng lẻo của 38 quốc gia dưới
sự lãnh đạo của Áo. Năm 1848 cuộc Cách mạng tháng 3 diễn ra trong nội bộ
Liên minh Đức và các tỉnh của Áo, Phổ. Dưới áp lực của những diễn biến cách
mạng tại Berlin ngày 6 tháng 3 năm 1848, lần đầu tiên vua Phổ Friedrich
Wilhelm IV phải lui bước nhượng bộ và cải tổ Liên minh Đức. Ngày 23 tháng 7
năm 1849, sau khi quân đội Phổ chiếm lĩnh thành phố Rastatt qua một cuộc
chiến đấu ác liệt, Cách mạng tháng 3 bị đàn áp và chấm dứt. Ngay sau đó đã có
những sự va chạm giữa vương quốc Phổ với các thế lực chính trị lớn ở Áo về
quyền lực lãnh đạo trong Liên minh Đức cũng như trên lãnh thổ châu Âu, dẫn
đến cuộc Chiến tranh Đức-Áo năm 1866. Sau khi Phổ dành phần thắng trong
cuộc chiến tranh này Liên minh Đức tan rã, Phổ thôn tính các đối thủ trong
chiến tranh và thành lập liên minh Bắc Đức dưới sự lãnh đạo của Phổ. Năm
1870 quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Phổ trở nên căng thẳng, Phổ tuyên chiến
với Pháp và bắt đầu cuộc Chiến tranh Phổ-Pháp 1870/1871. Sau khi Phổ và các
nước Đức đồng minh chiến thắng trong chiến tranh, Đế chế Đức được tuyên bố
thành lập ở cung điện Versailles Pháp vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 dưới sự
nỗ lực của Otto von Bismarck, người được lựa chọn làm thủ tướng đầu tiên của
Đế chế. Hoàng đế Wilhelm I của Phổ chính thức đăng quang làm Hoàng đế của
đế chế Đức. Khuynh hướng chính trị mang tính bảo thủ của các hoàng đế Phổ
đã ngăn cản việc thống nhất đế chế dưới những điều kiện dân chủ và tạo điều
kiện cho chủ nghĩa quốc gia và tư tưởng hiếu chiến phát triển tại Đức. Từ khi
thành lập đế chế, chính sách đối ngoại hung hãn mang sắc thái chiến tranh đã
trở thành một chính sách nhất quán của các Hoàng đế Wilhelm nhằm đảm bảo
vị trí độc quyền lãnh đạo của đế chế Đức ở châu Âu. Chính truyền thống hiếu
chiến này là một trong những nhân tố gây nên hai cuộc chiến tranh thế giới do
Đức khởi xướng.
Dân tộc Đức luôn có những mặc cảm định kiến với lịch sử của mình do họ là
người châm ngòi nổ hai cuộc chiến tranh thế giới (chiến tranh thế giới lần thứ
nhất 1914-1918, chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945) nhưng đồng thời
cũng là người thua trận trong hai cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên người Đức
không tìm cách lảng tránh lịch sử hoặc đổ lỗi cho những nguyên nhân khách
quan mà họ có thái độ hết sức thẳng thắn là chấp nhận lịch sử và tìm cách vươn
lên từ sự thật đổ nát này.
II. Hệ thống chính trị : Cơ cấu quyền lực và sự vận hành của cơ cấu
quyền lực.
Hệ thống chính trị của Cộng hoà liên bang Đức được xây dựng dựa trên
những nguyên tắc chính trị của nền dân chủ nghị viện phương Tây. Những
nguyên tắc này được trỡnh bầy cụ thể trong Hiến pháp liên bang có hiệu lực từ
ngày 24 tháng 5 năm 1949. Hiến pháp liên bang là đạo Luật Cơ bản của Cộng
hòa Liên bang Đức, tất cả các cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội và các
cá nhân đều phải tuân thủ hiến pháp. Hiến pháp Đức hay còn được gọi là luật cơ
bản có tất cả146 điều khoản trong đó quy định Cộng hòa Liên bang Đức là một
nhà nước dân chủ-xã hội và pháp quyền( Sociale Staat und Rechtstaat- Điều
20). Quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân được thực hiện thông qua
các cơ quan nhà nước đặc biệt của bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước Đức trước hết công nhận và bảo vệ phẩm giá con người. Điều
khoản đầu tiên của Hiến pháp Đức quy định : “ Phẩm giá con người là bất khả
xâm phạm.Tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người là nghĩa vụ của mọi quyền
lực nhà nước.”26
Hiến pháp Đức cũng bảo vệ những quyền con người cơ bản. Mỗi cá nhân đều
có quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình và bình đẳng trước pháp luật (Điều
2,3,5). Mỗi cá nhân cũng có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do lựa chọn
nghề nghiệp và có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.( Điều 4,8 và 13)
Hiến pháp Đức quy định cụ thể cơ cấu tổ chức cũng như phương thức vận hành
của các cơ quan quyền lực quan trọng trong nhà nước Đức như Quốc hội, Hội
đồng liên bang, Tòa án Hiến pháp và quy định chức năng nhiệm vụ của các
nhân vật chính trị chủ chốt như Tổng thống vàThủ tướng Cộng hòa liên bang
Đức. Hệ thống chính quyền Đức được chia làm hai cấp: cấp liên bang giữ vai
trò đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, điều hành những chính sách vĩ mô
của toàn liên bang và cấp tiểu bang quản lý cụ thể từng bang.

Tổng thống Đức

26
Ảtike 1. Deutsche Grundgesetz
Hiến pháp Đức quy định Tổng thống Đức là vị nguyên thủ quốc gia đại
diện cho Cộng hòa Liên bang Đức.Tổng thống Đức được bầu cử qua hội nghị
liên bang (Bundesversammlung) và có nhiệm kỳ năm năm. Tổng thống đại diện
cho nước Đức trước cộng đồng quốc tế nhưng các nhiệm vụ và quyền hạn
chính trị của tổng thống bị giới hạn. Tổng thống Đức về mặt chức danh là người
có thẩm quyền cao nhất trong nhà nước Đức nhưng về thực chất chỉ đóng vai
trò mang tính nghi lễ. Trong quá trình soạn tho và ban bố các đạo luật Tổng
thống đóng vai trò hết sức hình thức, tuy nhiên trong những trường hợp đặc
biệt Tổng thống có thể tuyên bố gii tán Quốc hội trước thời hạn. Tổng thống
đầu tiên của Cộng hoà Liên bang Đức là Theodor Heuss ( nhiệm kỳ 1949-
1959), các Tổng thống kế nhiệm gồm có : Heinrich Lỹbke (nhiệm kỳ 1959-
1969), Gustav Heinemann ( nhiệm kỳ 1969-1974),Walter Schell ( nhiệm kỳ
1974-1979), Karl Carstens ( nhiệm kỳ 1979-1984), Richard von Weizsọcker
(nhiệm kỳ 1984-1994), Roman Herzog ( nhiệm kỳ 1994- 1999), Johannes Rau
(1999-2004) Horst Kửhler ( từ 2004 đến nay)
Tổng thống có trách nhiệm nhận công hàm ngoại giao của các nước, ân
xá cho phạm nhân ở cấp độ liên bang. Tổng thống có quyền ký tên và công bố
các luật lệ đã được nghị viện thông qua trong phạm vi toàn liên bang.
Tổng thống có quyền đề nghị Quốc hội liên bang (Bundestag) bầu và bổ nhiệm
cũng như bãi nhiệm Thủ tướng.
Tổng thống cũng bổ nhiệm và bãi nhiệm các bộ trưởng liên bang theo đề nghị
của Thủ tướng, bổ nhiệm và bãi nhiệm các quan tòa liên bang, các công chức
liên bang, sĩ quan và hạ sĩ quan trong quân đội liên bang theo đề nghị của các cơ
quan chức năng. Công bố tình trạng khẩn cấp khi nước Đức bị tấn công bằng
quân sự và trao các bản tuyên bố của nhà nước Đức theo luật pháp quốc tế khi
cuộc tấn công nổ ra. Tổng thống cũng có quyền triệu tập Hội đồng tài trợ đảng
phái nhằm tài trợ cho hoạt động chính trị của các Đảng phái theo Luật về các
đảng phái.
Trong tất cả các trường hợp thì Tổng thống Đức là chủ thể thực hiện các
công việc mang tính đại diện cho quốc gia nhưng theo điều 58 của Hiến pháp
Đức thì trong tất cả các hoạt động trên đều cần phải có thêm một chữ ký đối
chứng của một thành viên trong chính phủ liên bang. Điều này dẫn đến tình
trạng là công việc của Tổng thống trong nhiều trường hợp chỉ hoàn toàn mang
tính nghi thức vì nó phải cần thêm một sự chuẩn y của một thành viên chính
phủ, mà tất cả các thành viên chính phủ lại do Thủ tướng Cộng hoà liên bang
bổ nhiệm.
Tổng thống chỉ có quyền hạn chính trị thật sự trong các tình huống chính
trị đặc biệt được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp. Theo đó ông có thể giải
thể Quốc hội liên bang trong hai trường hợp:
+ trường hợp thứ nhất : nếu như trong cuộc bầu cử Thủ tướng, ứng cử viên cho
chức vụ Thủ tướng chỉ đạt đa số tương đối nhưng không quá 50% trong cả ba
lần bầu cử, trong trường hợp này Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ thướng
hoặc giải thể Quốc hội liên bang theo điều khoản 63 của Hiến pháp Đức.
Trường hợp này quy định việc giải thể không cần đến chữ ký đối chứng của
chính phủ liên bang.
+ trường hợp thứ hai :Tổng thống cũng có thể giải thể quốc hội sau khi cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm Thủ tướng bất thành theo điều 68 của Hiến pháp. Trong lịch sử
Cộng hòa liên bang Đức cho đến nay việc này đã xảy ra hai lần: năm 1972
Gustav Heinemann và năm 1983 Karl Carstens đã giải thể Quốc hội liên bang.
Thật ra trong cả hai trường hợp trên tình huống này đã được các đảng cầm
quyền chủ ý đưa đến để có thể tái bầu cử. Trong một phán quyết của Tòa án
Hiến pháp Liên bang các thẩm phán tối cao đã đề nghị Tổng thống có trách
nhiệm phải xem xét liệu Thủ tướng có thật sự không được đa số thành viên của
Quốc hội liên bang tín nhiệm nữa hay Thủ tướng chỉ lợi dụng cuộc bỏ phiếu để
giải thể Quốc hội liên bang. Mặc dù vậy cuối cùng Tòa án hiến pháp liên bang
cũng đã xác nhận việc giải thể Quốc hội trong tình trạng các nhánh quyền lực
không còn đạt đến một sự đồng thuận cần thiết để bộ máy nhà nước có thể hoạt
động.
Trong trường hợp việc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng không thành công,
theo yêu cầu của Thủ tướng với sự đồng ý của Hội đồng liên bang (Bundesrat),
Tổng thống có quyền nhưng không bắt buộc phải tuyên bố tình trạng pháp chế
khẩn cấp (Gesetzgebungsnotstand) theo điều 81 của Hiến pháp. Trường hợp
này cho đến nay chưa từng xảy ra trong lịch sử Cộng hòa liên bang Đức.

Bộ máy nhà nước Đức

Hiến pháp Đức cũng quy định Bộ máy nhà nước Đức được tổ chức theo
nguyên tắc Tam quyền phân lập. Theo đó quyền lực nhà nước được phân chia
thành ba bộ phận quyền lực chính là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
tư pháp được thiết lập ở cả hai cấp độ liên bang và tiểu bang. Sự phân chia
quyền lực được coi là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các cơ cấu dân chủ
trong nhà nước Đức tồn tại và phỏt triển. Mục tiêu của việc chia sẻ quyền lực là
dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực nhằm đảm bảo cho sự tự do chính trị
của công dân và chống lạm dụng quyền lực. Về mặt nguyên lư đây chỉ là sự
ứng dụng lư thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu S. L. Montesquieu
( 1689-1775) Nhà Triết học Pháp người đề xuất nguyên tắc phân chia quyền
lực nhà nước. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà
nước các nước phương Tây là cuốn “ Tinh thần Pháp Luật” xuất bản năm 1748
trong điều kiện và hoàn cảnh Đức. Tuy nhiên sự ứng dụng này cũng có những
nét đặc thù riêng đặc trưng cho cơ cấu chính trị Đức.
Quyền lập pháp ( gesetzgebende Gewalt )

Quyền lập pháp trong nhà nước Đức thuộc về Nghị viện. Nghị viện Đức được
tổ chức theo cơ cấu hai viện bao gồm Quốc hội (Bundestag) Cơ quan tương
đương với các cơ quan lập hiến trong hệ thống chính trị Anh, Mỹ như
Britisch House of Commons và American House of Representatives và Hội
đồng liên bang (Bundesrat) Cơ quan tương đương với các cơ quan lập hiến
trong hệ thống chính trị Anh, Mỹ như Britisch House of Lords và American
Senate
Quốc hội Đức là cơ quan quyền lực có chức năng đề xuất và thông qua các đạo
luật, bầu Thủ tướng, kiểm tra hoạt động của chính phủ, giám sát việc chi tiêu
ngân sách, điều động quân đội trong những t́nh huống đặc biệt. Quốc hội Đức
có số lượng Nghị sĩ (Abgeordnete) lớn nhất trong số các nghị viện dân chủ
phương Tây. Thông thường Quốc hội Đức có tới 656 thành viên. Một nửa số
Nghị sĩ được bầu cử trực tiếp từ các ứng cử viên độc lập đến từ các khu vực bầu
cử trong toàn quốc. Số c̣n lại được lựa chọn từ danh sách đề cử của các Đảng
phái. Quốc hội được bầu từ bầu cử toàn quốc theo nhiệm kỳ bốn năm một lần.
Nghị sĩ quốc hội theo điều 38 của Hiến pháp Đức là những người đại diện cho
dân tộc Đức, được lựa chọn trong số các công dân Đức từ đủ 18 tuổi trở lên.
Nghị sĩ quốc hội Đức có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỉ có thể bị
bắt giữ trong những trường hợp đặc biệt với sự phê chuẩn của Quốc hội.
Hội đồng liên bang là cơ cấu quyền lực thứ hai trong nghị viện. Hội đồng liên
bang không phải là một cơ quan lập pháp thuần túy mà nó là một cơ quan đại
diện với các thành viên được lựa chọn từ chính quyền các bang. Hội đồng liên
bang có chức năng tham gia vào quá tŕnh thông qua các đạo luật, nó đóng vai
tṛ kiểm chứng, phản biện và phán quyết với các đạo luật mới được Quốc hội đề
xuất. Hội đồng liên bang có tổng cộng 68 thành viên. Mỗi bang trong Liên bang
tuỳ theo số lượng dân cư của bang đó mà có thể đề cử từ 3 đến 6 thành viên
tham gia Hội đồng liên bang. Ủy viờn hội đồng liờn bang thường được đề cử
trong số những người cú chuyờn mụn về phỏp luật.Hội đồng liên bang có vai tṛ
đặc biệt trong việc thông qua các đạo Luật. Nó cũng giữ quyền phủ quyết đối
với các đạo Luật. Một đạo Luật mới chỉ có thể được thông qua khi được sự
đồng ư của trên hai phần ba số Nghị sĩ trong nghị viện và trên hai phần ba tổng
số thành viên của Hội đồng liên bang. Trong trường hợp Quốc hội và Hội đồng
liên bang không nhất trí được với nhau, cơ quan lập pháp phải nhờ đến sự trợ
giúp của những Uỷ ban điều trần quốc hội (Vermittlungsausschuss). Uỷ ban
điều trần quốc hội có nhiệm vụ là đưa ra những kiến nghị điều chỉnh và thoả
hiệp giữa các bên đối với đạo luật mới. Nếu Hội đồng liên bang vẫn tiếp tục
không thông qua th́ đạo luật mới bị bác bỏ. Một đạo luật được cả Quốc hội và
Hội đồng liên bang thông qua sẽ được chuyển tới Tổng thống Đức, bằng chữ
kư của mình Tổng thống xác nhận sự hoàn thành quá tŕnh soạn thảo luật mới và
như vậy đạo Luật mới bắt đầu có hiệu lực.
Quyền hành pháp (ausfuehrende Gewalt)

Quyền hành pháp trong nhà nước Đức là quyền thi hành và đảm bảo tính có
hiệu lực của các đạo luật đă được nghị viện thông qua. Quyền này thuộc về Thủ
tướng và chính phủ liên bang. Thủ tướng Đức Thủ tướng Đức là người đứng
đầu chính quyền liên bang, Thủ tướng do Quốc hội bầu ra và thường nhận
được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ Quốc hội. Thủ tướng đầu tiên của Cộng hoà
Liên bang Đức là Konrad Adenauer (1876–1967) tại nhiệm từ 15.9.1949 đến
16.10.1963. Các Thủ tướng kế nhiệm gồm có Ludwig Erhard (1897–1977) tại
nhiệm từ 16.10.1963 đến 1.12.1966, Kurt Georg Kiesinger (1904–1988) tại
nhiệm từ 1.12.1966 đến 21.10.1969,Willy Brandt (1913–1992) tại nhiệm từ
21.10.1969 đến 7.5.1974, Helmut Schmidt (sinh năm 1918) tại nhiệm từ
16.5.1974 đến 1.10.1982, Helmut Kohl (sinh năm 1930) tại nhiệm từ
1.10.1982 đến 27.10.1998, Gerhard Schrửder (sinh năm 1944) tại nhiệm từ
27.10.1998 đến 22.11.2005, Angela Merkel (sinh năm1954) tại nhiệm từ
22.11.2005 đến nay. Thủ tướng Đức là khỏi niệm cú nguồn gốc từ trong Lịch
sử Đức. Khỏi niệm Thủ tướng liờn bang và khỏi niệm thủ tướng vương quốc
đó được dựng trong liờn minh bắc Đức và nền cộng hũa Weimer. là người có
vị trí và vai tṛ đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị. Thủ tướng có
quyền thành lập chính phủ, lựa chọn và xác định số lượng các Bộ trưởng trong
chính phủ. Thủ tướng là người quyết định các chính sách lớn của chính quyền
liên bang. Để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật có hiệu quả nhất chính quyền
liên bang tổ chức và điều hành các cơ quan bảo vệ pháp luật có tính cưỡng chế
mạnh như : Cảnh sát liên bang, Cơ quan bảo vệ hiến pháp, Quân đội liên
bang ... Tuy nhiên Thủ tướng Đức cũng có thể bị Quốc hội băi nhiệm trước
thời hạn thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Năm 1982 Thủ tướng
Helmut Schmidt đã bị Quốc hội bãi nhiệm trước thời hạn thông qua một
cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Về phần mình Thủ tướng có thể tổ chức bỏ phiếu
thăm ḍ tại Nghị viện vào bất cứ thời gian nào để xác định xem mình có c̣n
được tín nhiệm nữa hay không. Nếu Thủ tướng đương nhiệm không c̣n được đa
số nghị sĩ ủng hộ th́ vẫn c̣n một khả năng cuối cùng cho Thủ tướng là đề nghị
Tổng thống tuyên bố giải tán Quốc hội trước thời hạn Quốc hội Đức đã ba lần
bị giải tán trước kỳ hạn. Lần thứ nhất năm 1972 bởi Tổng thống Gustav
Heinemann. Lần thứ hai năm 1983 bởi Tổng thống Karl Carstens. Lần thứ ba
năm 2005 bởi Tổng thống Horst Kửhler.

Quyền Tư pháp (rechtsprechende Gewalt)

Quyền Tư pháp là quyền xét xử theo luật pháp, quyền này thuộc về hệ thống
toà án Đức. Hệ thống toà án Đức được xây dựng dựa trên sự kế thừa những
nguyên tắc của hệ thống pháp luật La- mă. Về cơ bản có 5 loại h́nh toà án : Toà
lao động (Arbeitsgericht), Toà hành chính(Verwaltungsgericht), Toà xă hội
( Sozialgericht), Toà tài chính (Finanzgericht), Toà trật tự ( ordentliche
Gerichte). Các loại h́nh toà án này hoạt động ở bốn cấp độ gồm có Toà án địa
phương ( Amtsgericht), Toà án bang (Landgericht), Toà phúc thẩm
(Oberlandesgericht), Toà án tối cao (Bundesgerichtshof). Trên b́nh diện liên
bang cả bốn cấp độ xét xử đều là sự thể hiện thống nhất những phán quyết luật
pháp của cùng một hệ thống luật pháp liên bang. Toà án tối cao có quyền xem
xét lại những phán quyết của các toà án cấp dưới và ra phán quyết cuối
cùng.Thêm vào đó th́ trong hệ thống toà án của Cộng hoà Liên bang Đức c̣n có
một toà án có vai tṛ đặc biệt quan trọng đó là toà án hiến pháp liên bang Để
kiểm soát sự tuân thủ hiến pháp của các cơ quan và tổ chức xã hội, Cộng hoà
liên bang Đức xây dựng một tổ chức đặc biệt gọi là tòa án hiến pháp. Tũa án
hiến pháp là một tòa án đặc biệt chuyên phân xử trong trường hợp có những
xung đột trong cơ quan và tổ chức nhà nước, hoặc trong trường hợp có sự xung
đột của những nhánh quyền lực khác nhau trong bộ máy nhà nước Đức. Toà án
hiến pháp liên bang kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp
luật, kiểm tra những hoạt động của nhà nước và hoà giải các xung đột giữa các
cơ quan nhà nước trên cơ sở hiến pháp. Toà án hiến pháp liên bang cũng có thể
ra phán quyết cấm sự hoạt động của những đảng phái bị coi là thù địch với hiến
pháp liên bang . Toà án hiến pháp liên bang đóng vai trrò là người phân xử và
trọng tài giữa quốc hội và hội đồng liên bang, nếu như xuất hiện những tranh
luận không thể điều hoà được giữa hai cơ quan này, những tranh luận mà không
thể giải quyết được bởi Uỷ ban điều trần quốc hội. Toà án hiến pháp liên bang
được chia thành hai hội đồng mỗi hội đồng có tám thẩm phán. Các thẩm phán
này được bầu cho một nhiệm kỳ 12 năm và không được bầu lại cho nhiệm kỳ kế
tiếp . Hoạt động của toà án hiến pháp liên bang không phụ thuộc vào tổ chức
hành chính và ngân sách của chính phủ. Trong những trường hợp và t́nh thế đặc
biệt nghiêm trọng toà án hiến pháp liên bang có thể đưa ra những phán quyết
bảo vệ hiến pháp mà không cần được sự đồng ý của đa số thành viên, trong
những trường hợp này thì phán quyết được đưa ra không thông qua bỏ phiếu.
Những phán quyết khác(ví dụ khi ra quyết định cấm hoạt động của một đảng
phái chính trị vi phạm hiến pháp) th́ đ̣i hỏi phải được trên hai phần ba số phiếu
đồng ư.
Các đảng phái chính trị
Tham gia và hiện diện trong tất cả các cơ cấu quyền lực của hệ thống chính
trị Đức là các đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị theo Luật Đảng phỏi
Đức là những thành tố cần thiết của trật tự dân chủ và tự do Đức ( Điều 1: Vị trí
và nhiệm vụ của các Đảng phái, Luật Đảng phái Đức). Đảng chính trị ở Đức có
trách nhiệm duy trỡ nền dơn chủ trong nội bộ Đảng , bảo vệ và ủng hộ những
nguyên lư cơ sở của nền dân chủ. Cộng hoà Liên bang Đức có một hệ thống
đảng phái rất đa dạng dựa trên bốn khuynh hướng chính : Khuynh hướng dơn
chủ thiên chúa giỏo, khuynh hướng tự do, khuynh hướng dân chủ xă hội và
khuynh hướng cộng sản. Hoạt động đảng phái ở Cộng hoà Liên bang Đức là tự
do và phự hợp với hiến pháp. Điều 21 Hiến pháp Đức quy định sự tự do trong
việc thành lập các đảng chính trị ở Đức. Các đảng phái chính trị được hiểu là
các đảng phái mà tôn chỉ và mục đích hoạt động của nó phù hợp với những
nguyên tắc dân chủ và tự do được quy định trong Hiến phỏp. Đảng phái nào đi
ngược lại và vi phạm những nguyên tắc hiến pháp sẽ bị cấm hoạt động. Các
đảng phái chính trị có vai tṛ rất quan trọng trong xă hội Đức hiện đại, nhiệm vụ
của các đảng phái chính trị là tham gia vào những tiến tŕnh phát triển chính trị
trong nghị viện và chính phủ liên bang, tham gia vào quá tŕnh h́nh thành ư thức
chính trị và đại diện cho ư chí chính trị của dân tộc Đức. Trong một chừng mực
nào đó có thể khẳng định, đảng phái chính trị là chủ thể của các thiết chế chính
trị Đức. Không có một nhân vật chính trị nào nằm ngoài đảng phái mà đạt được
những thành công trên chính trường Đức. Các Tổng thống và Thủ tướng Đức
được bầu đều là những ứng cử viên của các đảng phái chính trị.
Liên minh đảng phái lớn nhất ở Cộng hoà Liên bang Đức là Liên minh giữa
Liên minh dân chủ thiên chúa giáo (Christlich Demokratische Union-CDU) và
Liên minh xă hội thiên chúa giáo (Christlich-Sociale Union- CSU). Cả hai đảng
phái này đều là những đảng dân tộc dựa trên nền tảng dân chủ thiên chúa và tôn
giáo. Liên minh đảng phái này dựa vào số lượng đông đảo cử tri thiên chúa
Theo tính toán của Peter James hiện nay ở Cộng hoà Liên bang Đức có
khoảng 28,1 triệu tín đồ tin lành và 27,4 triệu tín đồ công giáo. và truyền thống
công giáo trong xă hội Đức đă tạo dựng cho mình những cơ sở chính trị rất
vững chắc trong lòng dân tộc Đức. Liên minh CDU/CSU thường nhận được ít
nhất là hơn 30 phần trăm số phiếu của cử tri Đức. Là Liên minh đảng phái đồng
hành cùng dân tộc Đức, Liên minh CDU/CSU đă gắn tên tuổi của mình với
những thành công kinh tế vượt trội của nền kinh tế thị trường Đức. Những Thủ
tướng đầu tiên được coi là cha đẻ của sự kỳ diệu kinh tế Đức (deutsche
Wirtschaftswunder) như Konrad Adenauer và Ludwig Erhard đều xuất thân từ
Liên minh dân chủ thiên chúa giáo- CDU. Liên minh dân chủ thiên chúa giáo
luôn hiện diện như một Liên minh chính trị đại diện cho những giá trị truyền
thống và bảo thủ của dân tộc Đức, họ luôn muốn vươn lên như một lực lượng
chính trị mạnh mẽ dẫn dắt dân tộc Đức.
Đối cực chính trị lớn với Liên minh dân chủ thiên chúa giáo và Liên minh xă
hội thiên chúa giáo là Đảng Dân chủ xă hội Đức- (Sozialdemokratische Partei
Deutschlands- SPD). Đảng dân chủ xă hội Đức có một số lượng lớn thành viên
từ trong tầng lớp công nhân lao động tự cho mình là người đại diện của công
đoàn và giai cấp công nhân Đức. Đảng dân chủ xă hội Đức có mục tiêu cơ bản
là phấn đấu vì sự phồn vinh của Cộng hoà Liên bang Đức và giành được trên 30
phần trăm số phiếu bầu của cử tri Đức trong bầu cử. Một trong những ưu tiên
hàng đầu của Đảng dân chủ xă hội Đức là thiết lập mối quan hệ mật thiết với
phần lănh thổ phía Đông của nước Đức (DDR Viết tắt của chữ Cộng hoà Dân
chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik). Cho đến năm 1990 ở Cộng hoà
Dân chủ Đức còn có sự hoạt động của các Đảng phái : Đảng Xã hội chủ nghĩa
thống nhất Đức - Sozialistische Einheitspartei Deutschlands (SED),
Đảng Nông dân dân chủ Đức - Demokratische Bauernpartei Deutschlands
(DBD),
Liên minh dân chủ thiên chúa giáo Đức- Christlich-Demokratische Union
Deutschlands (CDU/DDR), Đảng Dân chủ tự do Đức-Liberaldemokratische
Partei Deutschlands (LDPD), Đảng Dân chủ Quốc gia Đức - National-
Demokratische Partei Deutschlands (NDPD). cũ). Ngay từ những năm 1969 đến
1974 khi Thủ tướng Willy Brandt của SPD lên nắm quyền th́ Đảng dân chủ xă
hội Đức đă thi hành chính sách kết giao thân thiện với Cộng hoà Dân chủ Đức
trên b́nh diện nhà nước. Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990 Đảng dân chủ
xă hội Đức vẫn kiên tŕ đường lối thân thiện hợp tác với vùng lănh thổ phía
Đông và thu được sự ủng hộ rất lớn của cử tri Đông Đức. Chính cử tri Đông
Đức đă đóng vai tṛ quyết định trong việc đưa ứng cử viên Thủ tướng Gerhard
Schrửder của SPD lên nắm quyền năm 1998. Trong suốt thời gian tại nhiệm của
mình Thủ tướng Gerhard Schrửder đă kiên tŕ chính sách tái thiết các bang phía
Đông (Ostpolitik) và dành cho người dân Đông Đức những ưu ái đặc biệt.
Ngoài các Đảng phái (CDU/CSU và SPD) được coi là những trụ cột chính của
hệ thống Đảng phái Đức, trong hệ thống chính trị Cộng hoà Liên bang Đức hiện
nay c̣n có sự tham gia của các Đảng phái chính trị có ảnh hưởng tương đối ít
hơn đến khuynh hướng phát triển của chính trường.
Đảng Dân chủ tự do - (Freie Demokratische Partei- FDP) là một Đảng chính
trị gần gũi với trí thức. Quan tâm hàng đầu của Đảng Dân chủ tự do là những
phát triển kinh tế, tài chính và tiền tệ trong xă hội Đức. Đảng Dân chủ tự do chỉ
nhận được sự ủng hộ của khoảng trên dưới mười phần trăm tổng số cử tri
Đức.Vai tṛ của Đảng này là tạo ra phe đa số trong bầu cử và làm thay đổi cán
cân lực lượng trên chính trường Đức.Trong những cuộc bầu cử mà số phiếu của
hai hệ thống Đảng phái lớn xấp xỉ nhau th́ sự liên kết của Đảng Dân chủ tự do
với Đảng này hay Đảng kia là hết sức quan trọng. Đảng Dân chủ tự do chưa bao
giờ là Đảng cầm quyền ở Đức, những hoạt động tham gia quản lư nhà nước của
Đảng này chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở liên minh chính trị với những Đảng
cầm quyền khác.
Cũng như Đảng Dân chủ tự do, Đảng Xanh là một Đảng chính trị nhỏ, chỉ
nhận được sự ủng hộ của năm đến bẩy phần trăm tổng số cử tri Đức. Đảng
Xanh tham gia tranh cử trên chính trường Đức với những chủ đề như quyền
công dân, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Đảng Xanh cũng tích
cực hoạt động trong các phong trào hoà b́nh và chống sử dụng nhiên liệu hạt
nhân.
Trong bức tranh đa dạng của hệ thống Đảng phái Đức c̣n phải kể đến sự hiện
diện của Đảng của Chủ nghĩa xă hội dân chủ Đức- ( Partei des
Demokratischen Sozialismus – PDS ). Đảng của Chủ nghĩa xă hội dân chủ Đức
là đảng thừa kế những di sản của Đảng Xă hội chủ nghĩa thống nhất Đức-
Sozialistische Einheitspartei Deutschlands (SED). Về thực chất trong những
diễn biến chính trị bất lợi cho sự tồn tại của Cộng hoà Dân chủ Đức tháng 12
năm 1989, Đảng Xă hội chủ nghĩa thống nhất Đức đă đổi tên thành Đảng của
Chủ nghĩa xă hội dân chủ Đức để có cơ may tồn tại trong những cơ cấu chính trị
đối chọi mới. Dưới sự lănh đạo của Gregor Gysi Gregor Gysi lãnh đạo Đảng
của Chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức từ tháng 12năm 1989 tuyên bố kiên định với
những di sản tư tưởng của Karl Marx và Fridrich Engel nhưng phản đối những
đường lối chính trị của Lenin và Honecker., Đảng của Chủ nghĩa xă hội dân
chủ Đức vẫn là một đảng phái chính trị có ảnh hưởng trong đời sống chính trị
Đức. Trong bầu cử toàn quốc năm 1994 Đảng của Chủ nghĩa xă hội dân chủ
Đức đă dành được 20 phần trăm số phiếu bầu trên phần lănh thổ Đông Đức cũ,
tuy nhiên trên phần lănh thổ Tây Đức Đảng của Chủ nghĩa xă hội dân chủ Đức
chỉ dành được có 1 phần trăm số phiếu bầu. Tổng số phiếu đạt được trong bầu
cử Quốc hội toàn quốc năm 1994 là 4,4 phần trăm. Trước những biến động của
bối cảnh chính trị mới ngày 17 tháng 7 năm 2005 Đảng của Chủ nghĩa xă hội
dân chủ Đức lại đổi tên thành Đảng cánh tả - (Die Linkspartei -LINKE) và đặt
dưới sự lănh đạo của Lothar Bisky Lothar Bisky (sinh năm 1941) nguyên là
Đảng viên của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED), lãnh đạo Đảng
cánh tả từ tháng 7 năm 2005Trong bầu cử Quốc hội toàn quốc năm 2005 Đảng
cánh tả nằm trong Liên minh với WASG- (Arbeit & soziale Gerechtigkeit – Die
Wahlalternative) tạm dịch là Đảng b́nh quyền Lao động và Xă hội. Liên minh
giữa Đảng cánh tả và WASG đă dành được 8,7 phần trăm số phiếu bầu đủ số
phiếu cần thiết để bước vào Quốc hội Đức.
Kết luận và nhận xét
Hệ thống chính trị Cộng hòa Liên bang Đức nằm trong mô hình dân chủ- nghị
viện- thủ tướng. Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật có hiệu quả cao.

You might also like