You are on page 1of 14

Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

MỤC LỤC.

Phần 1: Mở đầu .................................................trang 1.

Phần 2 : Giới thiệu về các linh kiện và nhiệm vụ của nó


trong mạch..........................................................trang 3.

1/ Dioede zener .........................................................................trang 3.


2/ LM358....................................................................................trang 4.
3/ IC4047....................................................................................trang 5.
4/ IRF Z44..................................................................................trang 7.

Phần 3: Sơ đồ khối và cơ sở lý thuyết...............trang 8.


1/ Cơ sở lý thuyết........................................... ...........................trang 8.
2/ Sơ đồ khối...............................................................................trang 9.

Phần 4: Sơ đồ nguyên lý , mạch in , phân tích mạch


điện............................................................................................trang 10.

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU.

Điện tử công suất là công nghệ biến đổi điện năng từ dạng này sang dạng
khác trong đó các phần tử bán dẫn công suất đóng vai trò trung tâm. Bộ biến đổi
điện tử công suất còn được gọi là bộ biến đổi tĩnh (static converter) để phân biệt
với các máy điện truyền thống (electric machine) biến đổi điện dựa trên nguyên
tắc biến đổi điện từ trường. Điện tử công suất được ứng dụng rộng rãi trong hầu
hết các ngành công nghiệp hiện đại. Có thể kể đến các ngành kỹ thuật mà trong
đó có những ứng dụng tiêu biểu của các bộ biến đổi bán dẫn công suất như
truyền động điện, giao thông đường sắt, nấu luyện thép, gia nhiệt cảm ứng, điện
phân nhôm từ quặng mỏ, các quá trình điện phân trong công nghiệp hóa chất,
trong rất nhiều các thiết bị công nghiệp và dân dụng khác nhau...Trong những
năm gần đây công nghệ chế tạo các phần tử bán dẫn công suất đã có những tiến
bộ vượt bậc và ngày càng trở nên hoàn thiện dẫn đến việc chế tạo các bộ biến
dổi ngày càng nhỏ gọn, nhiều tính năng và sử dụng ngày càng dễ dàng hơn.

Một trong những mạch ứng dụng rất phổ biến hiện nay trong lĩnh vực điện
tử công suất đó là “mạch nghịch lưu”. Hy vọng những phần mà chúng em viết
dưới đây phần nào giúp các bạn hình dung và hiểu rõ thêm về ứng dụng rất
thông dụng của mạch nghịch lưu. Do kiến thức đã tìm hiểu và học được còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót . Chúng em mong được sự góp ý
từ các bạn và thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo:NGUYỄN
TUẤN ANH và bạn bè đã góp ý giúp đỡ trong quá trình hoàn thành đồ án này !

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN VÀ NHIỆM VỤ


CỦA NÓ TRONG MẠCH

1/ Điốt zener.
Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode, Diode Zener được ứng
dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode
thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim một mức điện áp cố
định bằng giá trị ghi trên diode.

Hình 1.hình dạng thự tế,kí hiệu và đặc tuyến của diode zener

Nguyên tắc hoạt động:

Diode Zener, còn gọi là "điốt đánh thủng" hay "điốt ổn áp": là loại điốt được chế
tạo tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng. Khi sử dụng điốt này mắc
ngược chiều lại, nếu điện áp tại mạch lớn hơn điện áp định mức của điốt thì điốt
sẽ cho dòng điện đi qua

Khi được phân cực thuận diode Zener hoạt động giống diode bình thường Khi
được phân cực nghịch, lúc đầu chỉ có dòng điện thật nhỏ qua diode. Nhưng nếu
điện áp nghịch tăng đến một giá trị thích ứng: Vngược = Vz (Vz : điện áp Zener)
thì dòng qua diode tăng mạnh, nhưng hiệu điện thế giữa hai đầu diode hầu như

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH
không thay đổi, gọi là hiệu thế Zener. Đặc tính: Diode Zener có đặc tuyến volt-
ampe giống diode thường nhưng có thêm vùng làm việc ở vùng đạc tuyến ngược
với hiệu ứng đánh thủng zener.

2/ LM358.

hình 2.sơ đồ khối và hình dạng thực tế LM358

LM358 là IC chứa 2 bộ khuếch đại thuật toán làm việc độc lâp.
Điện áp làm việc của LM358 có thể lên đến +-16V.
Do gồm 2 bộ OC nên LM 358 có thể được ứng dụng tạo các mạch cộng,trừ,so
sánh, khuếch đại…tín hiệu.

3 IC tạo xung CD4047


CD4047 là IC tạo xung vuông họ CMOS,điện áp làm việc có thể lên đến
15V.
Sơ đồ chân của vi mạch như sau:

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

Hình 4. hình dạng thực tế CD4047

Đây là ic gồm 14 chân đóng gói dạng dip 100T. Điện áp hoạt động
trong khoảng từ 3 đến 15 V. Chúng ta cần quan tâm tới chức năng
của các chân sau:
Chân 1 đầu vào tụ C
Chân 2 đầu vào điện trở R
Chân 3 đầu vào R-C tạo dao động với tần số định sẵn
Chân 10 đầu ra xung vuông bán chu kỳ dương
Chân 11 đầu ra xung vuông bán chu kỳ âm
Chân 7 cấp nguồn âm
Chân 14 cấp nguồn dương

Sơ đồ khối bên trong IC:

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

Hoạt động của IC như sau:

- Hoạt động của chân astable được phép khi đạt đầu vào chân 5 ở mức cao
hoặc mức thấp của chân 4 hoặc của 2 chân.

- Độ rộng của xung vuông của Q và Q là hàm của đầu vào phụ thuộc vào
RC
Chân 5 astable cho phép mạch làm bộ tạo dao động đa hài qua cổng 5. Độ rộng
xung ở chân 13 bằng 1/2 đầu ra Q trong chế độ astable. Tuy nhiên điều này chỉ
đúng 50%
Trong chế độ ổn định đơn khi có sườn dương ở đầu vào +trigger(8) khi chân
trigger(6) ở mức thấp các xung đầu vào có thể thuộc bất kỳ thời điểm nào tương
ứng với xung đầu ra
Chân 12 cho phép kích mở trở lại khi nó là xung dương
Đặc điểm của vi mạch như sau:
- Công suất tiêu thụ thấp
- Hoạt động ở trạng thái đơn là chế độ không ổn định

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH
- Các đầu ra ổn định ở mức các thể bù bổ xung chỉ yêu cầu một tín hiệu duy
nhât ngoài R hoặc C các đầu vào có điệm kiểm tra tĩnh ở điện áp 20Vđược
chuẩn hoá đặc tính , đặc tính ở đầu ra chuẩn và đối xứng.

4. IRF Z44
IRF Z44 Transistor MOS có ba cực :
D - cực máng ( drain ) : các điện tích đa số từ thanh bán dẫn chảy ra máng.
S - cực nguồn ( source ) : các điện tích đa số từ cực nguồn chảy vào thanh
bán dẫn.
G - cực cổng ( gate ) : cực điều khiển.

Hình 8.hình dạng và kí hiệu IRF Z44


Tương đương về thuật ngữ giữa Transistor MOS và Transistor lưỡng cực.
Transistor MOS Transistor lưỡng cực
D Colectơ C
S Emitơ E
G Bazơ B
VDD : nguồn điện máng. VCC
VGG : nguồn điện cổng. VBB
ID : dòng điện máng. IC

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

Hình 9.thông số cơ bản của IRF Z44


IRF Z44 có thế cho dòng Id = 49A đi qua với sđiện áp 55V,khi đó trở kháng của
“khóa điện tử” này chỉ khoảng 0,024 Ω.

PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ SƠ ĐỒ KHỐI.

1/ Cơ sở lý thuyết .
Như chúng ta đã biết hiện nay thì dòng điện xoay chiều không thể thiếu
được trong cuộc sống , công nghiệp, dịch vụ … Có nhiều cách để tạo ra dòng
điện xoay chiều . Trong công nghiệp nặng sử dụng dòng điện xoay chiều với
điện áp lớn , công suất lớn thì người ta có thể dùng thủy điện , nhiệt điện, sức
gió , năng lượng nguyên tử… Nhưng trong sử dụng với các người tiêu dùng
hằng ngày thì không cần thiết phải đầu tư với sức người , sức của lớn như vậy
mà có thể sử dụng phương pháp khá đơn giản là dùng các linh kiện điện tử để
giảm giá thành với người tiêu dùng . Đó là mạch điện nghịch lưu để tạo ra dòng
xoay chiều từ dòng điện một chiều.

2/Sơ đồ khối.

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

KHỐI NGUỒN DC

KHỐI TẠO
XUNG
KHỐI CÔNG SUẤT
(F=50HZ)

BIẾN ÁP

A. Khối nguồn DC :

Đây là phần cung cấp cho khối công suất điện áp . Nguồn này là nguồn một
chiều được lấy từ acquy 12v- 100Ah. Công suất phát là 1200W. Nó có thể cấp
nguồn cho đèn 20W sáng liên tục trong vòng 60 giờ.

B/ Khối công suất :

Khối có nhiệm vụ nhận tín hiệu dạng sóng từ khối phát và khuyech đại đưa
đến khối biến áp để tạo ra điện áp xoay chiều. Người ta sử dụng các linh kiện
chịu dòng lớn trong khối này như thyristor , transistor… Do công suất khối này

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH
lớn nên các linh kiện thường bị nóng nên ta thường gắn kèm tản nhiệt trên linh
kiện để làm mát.

C/ Khối tạo xung ( f=50hz).

Nhiệm vụ của khối là tạo ra tín hiệu xung ổn định để đưa vào khối công suất
với tần số 50hz . Lý do chọn tàn số này là do yêu cầu đầu ra của mạch là dòng
điện xoay chiều có f=50hz . Khối này có nhiệm vụ khá quan trọng nên trên thực
tế người ta sử dụng thêm khối đệm để ổn định tín hiệu xung , giảm trở kháng
đầu vào cho khối công suất.

D/ Khối biến áp .

Đây là loại biến áp nghịch lưu. Nó quyết định đến công suất phát của mạch.
Thường thì ta dung loại biến áp nghịch lưu 12V-220V / 40A. Để đạt được các trị
số đó thì tính toán kích thước biến áp , tỷ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp so với
cuộn thứ cấp.

PHẦN 4: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ , MẠCH IN VÀ PHÂN


TÍCH MẠCH ĐIỆN.

Do đề tài chủ yếu là đi sâu vào mạch nguyên lý và phân tích hoạt động của
mạch nghịch lưu nên sau đây là mạch nguyên lý:

1/ sơ đồ nguyên lý .

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

2/ Phân tích nguyên lý hoạt động .

Đầu tiên khi cấp nguồn cho IC 4047 thì IC 4047 phát ra 2 xung với 2 nửa chu
kỳ ngược pha nhau tại chân 10 và 11. Để tần số hoạt động là 50hz thì ta cần phải
tính toán theo công thức T=2,48RC. Chọn R= 47K , C= 0,1uF.
Tín hiệu xung vuông được xuất ra trên các chân 10, 11 sẽ đi qua điện trở R=
47K tới IC LM358 có tác dụng khuyech đại đệm với hệ số K=1. Nhiệm vụ chính
của IC này là giảm trở kháng đầu vào cho bộ phận công suất , ổn định chế độ
làm việc phát xung của IC4047 .
Nửa chu kỳ xung thứ nhất mà IC4047 tạo ra chân 11 ở mức 0, chân 10 ở mức
1 thì kích cho Q1 dẫn làm xuất hiện dòng điện qua cuộn biến áp. Nủa chu kỳ sau
chân 11 ở mức 1 còn chân 10 ở mức 0 thì kích cho Q3 dẫn làm xuất hiện dòng
điện chảy qua cuộn biến áp
Cặp IRF Z44 cứ thay nhau đóng mở liên tục như vậy như những khóa điện tử
với tần số f=50hz của bộ phát xung. Từ sự đóng ngắt này dòng điện qua biến áp
Đề tài : Mạch nghịch lưu
Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH
thay đổi theo tín hiệu xung vuông. Ở chu kỳ dương cuộn L1 phần sơ cấp của
biến áp được cấp nguồn, Ở chu kỳ âm cuộn L2 phần sơ cấp được cấp nguồn .
Các cuộn L1,L2 của biến áp sẽ xuất hiện dòng cảm ứng sang cuộn thứ
cấp(220v) của biến áp tạo công suất đủ để cấp cho tải bên ngoài .
3, mạch layout

Kết quả thu hoạch.


Các giá trị đo thực tế như sau:
Điện áp thứ cấp biến áp không tải là VAC, 50Hz
Điện áp thứ cấp biến áp có tải là 230VAC, 50Hz
Tần số đầu ra đo được

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

Tài liệu tham khảo:

1. www.alldatasheet.com.

2. www.dientuvietnam.net.

3. Giáo trình điện tử công suất (ĐH công nghiệp HN).

Đề tài : Mạch nghịch lưu


Đồ án điện tử công suất GVHD: NGUYỄN TUẤN ANH

Đề tài : Mạch nghịch lưu

You might also like