You are on page 1of 4

THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


Giúp học sinh:
- Hiểu được thơ hai-cư và đặc điểm của nó.
- Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp thơ hai-cư của nhà thơ Mashuo Basho.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn
lớp 10, tài liệu tham khảo, giáo án bài dạy, máy chiếu.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Kết hợp các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, gợi mở, nêu vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong bài mới)
3. Bài mới
3.1. Dẫn vào bài:
Bằng lối đi bồng bềnh của những vần thơ hai-cư diệu vợi, chúng ta hãy thả hồn phiêu diêu
vào cõi Phù Tang để khám phá về đất nước con người Nhật Bản. Đảo quốc Nhật Bản không chỉ biết
đến là một siêu cường về kinh tế mà đến nơi đây con người như được đắm mình vào trong những
cõi mộng ảo, trong cái kì vĩ của thiên nhiên. Đất nước mặt trời mọc ấy, thiên nhiên thì đẹp còn con
người thì độc đáo. Người Nhật vừa có cái đẹp truyền thống của người Á đông lại vừa có cái năng
động nhạy bén của Phương Tây. Con người họ là sự kết hợp hài hòa của cái dịu dàng, tinh tế, đa
sầu đa cảm cùng với cái mạnh mẽ, lạnh lùng của tinh thần võ sĩ đạo. Văn hóa của người Nhật cũng
hết sức độc đáo với những nghệ thuật tỉ mỉ, tinh vi như trà đạo, bonsai, cắm hoa…Và đặc biệt Nhật
Bản là đất nước có một nền thơ ca rất vĩ đại, người Nhật thường tự hào đất nước mình là một “ thi
quốc”. Thơ ca Nhật Bản là một vườn hoa muôn hương muôn sắc và có những đóa hoa giản dị mà
kiêu sa, lạ lẫm. Thơ hai-cư là một đóa hoa như thế - nó là nét độc đáo, là bản sắc riêng của văn học
Nhật Bản. Đọc thơ hai-cư con người như được phiêu diêu vào một miền hư ảo, diệu vợi. những vần
thơ vi diệu ấy gọi về trong ta bao dư vị ngọt ngào, sâu lắng. Với những xúc cảm rạo rực ấy chúng
tôi đi vào tìm hiểu về một số bài thơ hai-cư của nhà thơ Ba-sô – tác giả nổi tiếng hàng đầu về sáng
tác thơ hai-cư, để mà chiêm nghiệm về cuộc đời, về cái đẹp được gửi gắm trong mỗi vần thơ.
3.2 Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

HĐ 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn. I. Tiểu dẫn
TT1: Tìm hiểu về tác giả. 1. Nhà thơ Ba-sô
- GV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK trang 155. - Nhấn mạnh:
- GV hỏi: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự + Quê I-ga (nay là tỉnh Mi-ê)
nghiệp của nhà thơ Ba-sô? + Gia đình võ sĩ cấp thấp
HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. + 30 tuổi, chuyển đến Ê-đô (Tô-ky-ô) sống và sáng tác thơ hai-cư
- với bút danh Ba Tiêu (Ba-sô).
+ Mười năm cuối đời đi khắp đất nước, viết du kí và làm thơ hai-cư.
Mất ở Ô-sa-ca khi mới 50 tuổi.
+ Tác phẩm nổi tiếng nhất: Lối lên miền Ô-ku (1689)
2. Tóm lược đặc điểm thơ hai-cư
+ Thơ hai–cư rất ngắn, một bài thơ chỉ có 3 câu, toàn bài chỉ có 17
âm tiết, có từ tám đến mười chữ, một bài thơ không quá mười từ
TT2: Tìm hiểu về thơ hai-cư ? + Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại phong
- GV hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm chính của thơ Hai- cảnh với vài sự vật cụ thể trong một thời điểm nhất định để gợi lên một
cư xúc cảm, một suy tư nhất định.
- Hs: theo dõi sgk trả lời, + Thời điểm xác định theo mùa: Quý ngữ (ki-go): buộc từ chỉ mùa là
- GV nhận xét bổ sung bắt buộc trong mỗi bài thơ.
TT3: Tìm hiểu về 8 bài thơ hai-cư của Ba-sô trong SGK. + Thủ pháp tượng trưng
GV: Mời một học sinh đọc diễn cảm 8 bài thơ. • Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của
a. Bài 1: cảm xúc
- GV: • Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đệp trong
Tìm “quý ngữ” trong bài thơ những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên
Bài thơ thể hiện cảm xúc gì? Tại sao lại có cảm xúc • Thấm đẫm tinh thần Thiền tông( Phật giáo) và tinh thần văn
đó? Bài thơ gợi cho em liên tưởng và suy nghĩ gì?
hóa Phương Đông. Đề cao cái: Vắng lặng ( Sa-bi); Đơn
- HS: trả lời, GV nhận xét và tổng kết lại.
sơ( Wa-bi); U huyền (Y-u-gen); Mềm mại( Sh-io-ri); Nhẹ
b. Bài 2:
nhàng ( ka-ru-mi)
- GV: Đọc lại bài thơ
+ Ngôn ngữ:
Tìm “quý ngữ”
• Dùng rất ít các tính từ, trạng từ cụ thể hóa sự vật, hạn chế
Cảm nhận được gì từ bài thơ?
tưởng tượng người đọc. Dùng nhiều danh, động, gợi
- HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết lại.
tưởng tượng suy ngẫm
c. Bài 3
• Mơ hồ là đặc điểm quan trọng của thơ hai-cư
- GV: Đọc lại bài thơ
Tìm “quý ngữ”
“Quý ngữ”: từ chỉ mùa. Trong mỗi bài thơ hai-cư bắt buộc phải có “quý
Bài thơ nói lên tình cảm gì của tác giả? Tình cảm ấy
ngữ”. Đó là dấu hiệu cho biết bài thơ hai-cư bao giờ cũng nói về cảnh vật
được thể hiện như thế nào?
trước mắt, nó là thơ của thời hiện tại. Viễ dùng từ chỉ mùa thể hiện sâu
Từ bài thơ này các e có sự liên hệ đến bài thơ đã học
sắc sự gắn bó của người Nhật với thiên nhiên.
nào?
- Quý ngữ: mùa sương mùa thu
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
- Bài thơ là nỗi cảm về Ê-đô. Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười
năm đằng đẵng sống ở xứ Ê-đô. Mười mùa sương gợi cảm giác lạnh giá
d. Bài 4
cho người xa quê, vậy mà về quê lòng lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương
- GV: Đọc bài thơ
đất nước đã hòa làm một.
Tìm “quý ngữ”
- Liên hệ:
Lòng nhân ái của tác giả được thể hiện như thế
+ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
nào trong bài thơ?
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
e. Bài 5
- GV: Đọc bài thơ
- Quý ngữ: chim đỗ quyên mùa hè

Tìm “quý ngữ” - Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666-1672). Sau đó ông
Em cảm nhận được điều gì sau khi đọc bài thơ? chuyển đến Ê-đô. 20 năm sau trở lại Ki-ô-tô, khi nghe tiếng
f. Bài 6 chim đỗ quyên hót, ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài
- GV: Đọc bài thơ cảm qua tiếng chim đỗ quyên – loài chim báo mùa hè, tiếng
Tìm “quý ngữ” khắc khoải gợi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da
Bài thơ gợi lên cho em nỗi niềm cảm xúc gì của diết xen lẫn buồn, vui, mơ hồ về một thời xa xăm rong ký ức.
tác giả? Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn, câu thơ cũng bồng
g. Bài 7 bềnh như âm thầm khẳng định nỗi nhớ, sự hoài cảm bất chợt
- GV: Đọc bài thơ sống dậy trong lòng nhà thơ.
Tìm “quý ngữ” - Liên hệ: hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Các em cảm nhận được điều gì sau khi đọc bài Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
thơ này? Thương nhà mỏi miệng cài gia gia.
h. Bài 8:
- GV: Đọc bài thơ
Tìm “quý ngữ” - “ Quý ngữ”: làm sương thu mùa thu
Khát vọng được sống được tiếp tục lãng du của Ba-sô được - Một mớ tóc bạc – di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô
thể hiện như thế nào? thương cảm xót xa – nỗi đau của một người con không được tạ
- HS trả lời từ mẹ hiền lần cuối. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gợi ra nỗi
- GV kết luận lại vấn đề buồn, nỗi trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa kịp
báo đền, tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng.
- Liên hệ: bài thơ “ Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm:
Mẹ già phơ phất mái sương
……….

- Quý ngữ: “gió mùa thu” mùa thu


- Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế, bố mẹ đẻ ra con không nuôi được
vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên
biết bao nỗi buồn đến tê tái. Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà “não
nề” cả gan ruột, không còn nỗi buồn mà cả nỗi đau nhân thế. Tiếng trẻ
“than khóc” vì bị bỏ rơi, không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng
đã, không nuôi nổi. Nỗi buồn ấy gửi vào gió mùa thu tái tê.

- Quý ngữ: “mưa đông” mùa đông


- hính ảnh chú khỉ co ro trong mưa lạnh và thầm ước có một chiếc ao tơi
để che mưa, mượn cảnh này, nhà thơ như đang khắc họa về hiện thực đời
sống đầy đói khổ của nhân dân Nhật Bản. Chú khỉ con ấy có thể được
hiểu là một sinh mạng, hay một kiếp người, là con người sống trong cuộc
đời, chú khỉ hay chính nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi
đói, khỏi rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết
thực.

- Quý ngữ: hoa đào lả tả - cuối xuân


- Thi sĩ bắt gặp cánh hoa đào rơi trên sóng nước hồ Bi-oa. Hoa đào roi
chứng tỏ mùa xuân trên đất nước Nhật Bản đang dần trôi qua. sự liên
tưởng về mùa được hòa cảm trong cái nhìn.

- Quý ngứ: ve – mùa hè


- Đến bài 7 chúng ta bắt gặp tiếng ve ngân, đặc trưng của mùa hè, sự liên
tưởng về mùa được hòa cảm trong sự lắng nghe âm thanh, xúc cảm ấy
của nhà thơ thật tinh tế, tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian
mà lắng sâu vào đá, cấu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái
tình với vạn vật của con người.
- Liên hệ: về sự chuyển đổi cảm giác: học kỳ 2 năm lớp 9 các e đã được
học “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
“ Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

- quý ngữ: cánh đồng hoang vu – mùa đông


- Ba-sô rất thích đi làng du nhiều nơi trên đất nước mình, nhưng giờ đây,
ông nằm bệnh, con người đã đến lúc này còn
4. Củng cố
Thời kì văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, đặc điểm nào là nổi bật nhất
? Vì sao?
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Tìm hiểu thêm một số bài thơ hai-cư khác.
- Chuẩn bị bài mới: “Hoàng Hạc lâu” – Thôi Hiệu.

You might also like