You are on page 1of 4

Giáo án Đại số 11

§6 BIẾN NGẪU NHIÊN VÀ BIẾN RỜI RẠC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu thế nào là một biến ngẫu nhiên rời rạc
- Hiểu và đọc được nội dung bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
- Nắm được công thức tính kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc
- Hiểu được ý nghĩa của kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn
2. Về kỹ năng
Giúp học sinh :
- Biết cách tính xác xuất các biến cố liên quan tới một biến ngẫu nhiên rời rạc từ bảng phân bố xác suất
của nó
- Biết cách tính kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc X từ bảng phân bố xác
suất của X
3. Về tư duy Rèn luyện óc suy luận, phát triển tính tư duy logic

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ


1. Giáo viên : Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Kiến thức cũ đã học : Tổ hợp, xác suất, chuẩn bị máy tính

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
IV. TI ẾN TRÌNH
1. Kiểm tra bài cũ : Hỏi : Nêu quy tắc cộng XS cho nhiều biến cố
2. Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu biến ngẫu nhiên rời rạc

TG HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS N ỘI DUNG GHI BẢNG


Nêu ví dụ TL : Có thể 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 1. Khái niệm biến ngẫu nhiên rời
Hỏi : Giá trị X có dự đoán TL : Không rạc
trước được không? Cho các ví dụ theo yêu cầu Ví dụ 1: Gieo 1 đồng xu 6 lần
X ∈ { 0,1,2,3,4,5,6} củaGV liên tiếp. Ký hiệu X là số lần
Giới thiệu định nghĩa xuất hiện mặt sấp. Hỏi X nhận
Yêu cầu học sinh cho 1 ví dụ những giá trị nào?
về biến ngẫu nhiên rời rạc Định nghĩa : SGK

HĐ 2 : Bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc

TG HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS N ỘI DUNG GHI BẢNG


Giới thiệu bảng phân bố HS nghe, hiểu, tiếp thu kiến 2. Phân bố XS của biến ngẫu nhiên rời
XS của biến ngẫu nhiên rời thức rạc
rạc Có thể ghi chép kiến thức Ví dụ 2 : Số ca cấp cứu ở BV Đk TP
Việc lập bảng gồm 2 bước trên bảng, dạng phân bố SX Tam Kỳ vào tối Cn là một biến ngẫu
- Xác định tập giá trị của biến ngẫu nhiên rời rạc nhiên rời rạc được cho bởi bảng sau
{ x1 , x 2 ,...x n } củaX Xi 0 1 2 3 4 5
- Tính các XS P(X = xi) =pi P 0.15 0.2 0.3 0.2 0.1 0.05
(i = 1,..n); nghĩa là tính XS Dựa vào bảng trên, cho biết :
Giáo án Đại số 11
của biến cố “X nhận giá trị a. XS để tối CN có một ca cấp cứu
xi” b. XS để tối Cn có ít nhất 3 ca cấp cứu
Chú ý : Các giá trị củaX Chú ý p1 + p2 + …+pn = 1
trên bảng phân bố được ghi Ví dụ 3: (phiếu học tập) Gieo 1 con
theo chiều tăng dần từ trái xúc sắc cân đối 3 lần . Gọi X là số lần
qua phải Hoạt động nhóm, làm trên con xúc sắc xuất hiện mặt 6 chấm. Lập
- Cho HS tính tổng các giá phiếu học tập bảng phân bố XS của X
trị pi trong bảng ở VD2
- GV phát phiếu học tập X 0 1 2 3
- Thu phiếu học tập, hướng 125 75 15 1
dẫn giải P
- Hỏi : X nhận những giá 216 216 216 216
trị nào?
- Gọi học sinh trình bày TL : X ∈ { 0,1,2,3}
cách tính và ghi KQ Tính P(0), P(1), P(2), P(3)

Hoạt động 3: Giới thiệu kỳ vọng

TG HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS N ỘI DUNG GHI BẢNG


- Nêu định nghĩa, ý nghĩa - HS nghe, hiểu, tiếp thu kiến 3. Kỳ vọng
của kỳ vọng và nhận xét thức Định nghĩa : SGK
- Yêu cầu học sinh dùng máy - Giải ví dụ 4 Ví dụ 4 : Tính kỳ vọng của X
tính - Sau khi có KQ, học sinh giải trong ví dụ 2
lại bằng máy tính

Hoạt động 4 : giới thiệu phương sai và độ lệch chuẩn

TG HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS N ỘI DUNG GHI BẢNG


- Nêu định nghĩa, ý nghĩa của - HS nghe, hiểu, tiếp thu 4. Phương sai và độ lệch
phương sai kiến thức chuẩn
- Nêu ví dụ 5: Số vụ tai nạn giao - Giải ví dụ 5 a. Phương sai
thông trên đoạn đường A vào tối - Sau khi có KQ, học sinh Định nghĩa : SGK
thứ bảy hàng tuần là một biến ngẫu giải lại bằng máy tính Ý nghĩa : SGK
nhiên rời rạc X được cho bởi bảng b. Độ lệch chuẩn
sau: Định nghĩa : SGK
Ý nghĩa : SGK
X 0 1 2 3 4 5
P 0.1 0.2 0.3 0.2 0.1 0.1
Tính phương sai và độ lệch chuẩn
của X.

Hoạt động 6 : Củng cố


- Phân biệt phép thử ngẫu nhiên và biến ngẫu nhiên rời rạc
- Nhắc lại các bước lập bảng phân bố XS
- Nhắc lại công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn
- BTVN : Bài 43 đến 49 trang 90, 91
Giáo án Đại số 11

LUYỆN TẬP (2tiết)


I. MỤC TIÊU
Về kiến thức : Củng cố khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc, bảng phân bố XS, công thức tính E(X),
V(X), σ (X)
Về kỹ năng : Sử dụng thành thạo các công thức tính các đại lượng trên và kỹ năng lập bảng phân bố XS
Về tư duy : Rèn luyện óc suy luận, phát triển khả năng tư duy logic
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Giáo viên : Phiếu học tâp, bảng phụ
Học sinh : Vở bài tập đã chuẩn bị ở nhà, MT bỏ túi
III. PHƯƠNG PHÁP : Pháp vấn, gợi mở, đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH
HĐ 1 : giải bài tập 50 /92

TG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
• Chọn ngẫu nhiên 3 đứa trẻ từ một nhóm • C 3
10
gồm 6 trai, 3 gái, ta có bao nhiêu cách
chọn?
• Gọi X là số bé gái trong 3 đứa trẻ được • X∈ { 0,1,2,3}
chọn, X nhận những giá trị nào?
• Yêu cầu học sinh lập bảng PB XS
• HS lên bảng lập bảng phân bố XS
• Cho HS nhận xét, giáo viên chỉnh sửa

HĐ 2 : Bài tập 51

TG H Đ CỦA GV H Đ CỦA HS
GV dùng bảng phụ vẽ bảng phân bố XS Giải bài toán :
X 0 1 2 3 4 5
p 0.1 0.2 0.4 0.1 0.1 0.1
X: Số đơn dặt hàng trong một ngày của một
công ty vận tải
a. Số đơn đặt hàng trong một ngày ở công
ty trên tối thiểu và tối đa là bao nhiêu? a. Tối thiểu : 0; tối đa : 5
b. Số đơn đặt hàng thuộc đoạn [1;4] là
b. 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4
những giá trị nào? Tính SX để số đơn
Quy tắc cộng
đặt hàng thuộc đoạn [1;4] . (dùng quy P( 1 ≤ X ≤ 4 ) = P( X = 1) + P(X = 2) + P(X =
tắc nào?) 3) + P(X = 4) = 0.2 + 0.4 + 0.1 + 0.1 = 0.8
c. Nếu trong một ngày có ít nhất 4 đơn vị
đặt hàng thì số đơn đặt hàng thuộc đoạn c. X ∈ [ 4;5]
nào? Tính P(X ≥ 4).
P(X ≥ 4) = P(X= 4) + P(X = 5) = 0.1 +0.1 = 0.2
d. Tính số đơn đặt hàng trung bình đến
công ty đó trong một ngày.
d. HS nhận ra yêu cầu là tìm kỳ vọng E(X)
E(X) = 0x0.1 + 1x0.2 + 2x0.4 + 3x0.1 + 4x0.1
+ 5x0.1 = 2.2
Giáo án Đại số 11

HĐ 3 : BT 52
GV dùng bảng phụ vẽ bảng PB XS
X 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
P 0.01 0.05 0.1 0.14 0.18 0.25 0.15 0.07 0.04 0.01
X là biến ngẫu nhiên rời rạc
TG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
Nêu yêu cầu của bài toán •Tính XS để biến ngẫu nhiên rời rạc thuộc
1. Giải thích ý nghĩa của P(2<X<7) khoảng (2;7); nghĩa là tính P(2<X<7)
2. X nhận những giá trị nào? •X ∈ { 3;4;5;6}
•Tính P( ( 3 ≤ X ≤ 6)
3. Tính P(2<X<7) (có thể quy về bài tập
nào?)
4. Giải thích ý nghĩa của P(X>5) •Tính P( ( 6 ≤ X ≤ 9 )

HĐ 4 : BT 53
Dùng bảng phụ vẽ bảng PBXS
X 0 1 2 3
1 15 27 3
P
28 56 56 14
σ
GV yêu cầu học sinh tính các đại lượng E(X), V(X) và (X), chính xác đến phần nghìn.
HS ghi công thức và dùng MT để tính toán

HĐ 5 : BT 54, tương tự BT 53
HĐ 6 : Củng cố + BTVN
•BT1 : Một hộp bóng đèn vó 12 bóng, trong đó có 8 bóng tốt. Chọn ngẫu nhiên ra 4 bóng đèn. Gọi X là
số bóng tốt trong 4 bóng được chọn..
a. Lập bảng PBXS của X
b. Từ bảng đó tính P( 2 ≤ X ≤ 5 )
c. Tính P(X>3)
•BT2 : Số trẻ em tiêm chủng mở rộng trong một ngày ở phường A là một biến ngẫu nhiên rời rạc có
bảng PBXS sau :
X 0 1 2 3 4
P 0.1 0.3 0.4 0.15 0.05

Tính số trẻ em tiêm chủng mở rộng trung bình trong 1 ngày

You might also like