You are on page 1of 8

Nước thải trong xanh nhờ chế phẩm vi sinh vật

Kết hợp sử dụng chế phẩm Biomix 2, thực vật thủy sinh (bèo Nhật Bản) với chế phẩm
LTH100 có thể xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt và
nước thải làng nghề gây ra.
Đây là nghiên cứu mới của tiến sỹ Tăng Thị Chính cùng các cán bộ của Phòng Vi sinh
vật môi trường-Viện Công nghệ Môi trường-Viện Khoa học công nghệ Việt Nam vừa
ứng dụng thành công tại làng tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc
(Vĩnh Phúc).
Trước kia, môi trường làng tái chế nhựa Đông Mẫu bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước
thải sinh hoạt, nước thải nguy hại xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân.
Qua phân tích xét nghiệm, nguồn nước tại các ao hồ ở đây đều bị ô nhiễm nặng, các
chỉ tiêu như BOD, COD, tổng nitơ tổng photpho và các vi sinh vật gây bệnh đều vượt
quá quy định cho phép theo QCVN 08:2008 từ vài lần đến hàng chục lần.
Tiến sỹ Tăng Thị Chính cho biết, chỉ sau ba tuần thử nghiệm kết hợp sử dụng chế
phẩm Biomix 2, bèo Nhật Bản với chế phẩm LTH100, nguồn nước tại các ao, hồ làng
Đông Mẫu đã được làm sạch và đạt tiêu chuẩn cho phép về nước mặt loại B (theo
QCVN 08:2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường).
Nước không còn mùi hôi thối và trong xanh trở lại, các kim loại nặng cũng được xử lý,
ngoài ra còn diệt tảo, tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh, không ảnh hưởng tới
người và động thực vật.
Xử lý môi trường áp dụng theo phương pháp này, quy trình công nghệ không phức
tạp, chi phí cho xử lý không cao, khoảng là 8.000đồng/m3. /.
Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà
quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và
nguy hiểm đến đời sống con người.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm xử lý hiệu quả nước thải bệnh viện,
bảo đảm các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà khoa học
trong và ngoài quân đội quan tâm. Hiện nay, các nước trên thế giới và ở nước ta đã
ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý an toàn và triệt để nước thải
bệnh viện, trong đó thường sử dụng phổ biến công nghệ sinh học.

Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các
chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và
các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-
xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các
chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy
được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông
thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy
trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp
nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn
lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường
ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi
trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵå... làm
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm
mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là
350mg/l; tổng lượng các-bon hữu cơ 290mg/l, tổng phốt-pho (tính theo P) là 15mg/l và
tổng ni-tơ 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109. Ở nước ta, tiêu chuẩn
nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được
phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu
chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn
hơn 100mg/l, sun-phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và
ni-tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD5 nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các
vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000.

Việc nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ thỏa mãn các tiêu
chuẩn quy định mà còn phải bảo đảm các yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt, vận
hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn phải có giá thành lắp đặt
thiết bị công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho năng suất cao và hoạt động ổn
định. Hiện nay, các nhà khoa học thuộc Chi nhánh ven biển (Trung tâm nhiệt đới Việt-
Nga) do thạc sĩ Bùi Bá Xuân chủ trì đã nghiên cứu thành công hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện ứng dụng công nghệ sinh học, bảo đảm thỏa mãn các yêu cầu trên. Hệ
thống xử lý nước thải bệnh viện của Chi nhánh ven biển đã lắp đặt cho hàng chục bệnh
viện của các tỉnh khu vực miền Trung, một số bệnh viện quân đội. Các hệ thống xử lý
nước thải bệnh viện qua 5 năm sử dụng cho chất lượng nước ổn định, hệ thống vận
hành an toàn, tin cậy. Đặc biệt, sau 5 năm áp dụng công nghệ sinh học, hệ thống vẫn
chưa phải nuôi cấy lại men vi sinh.

Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện của Chi nhánh ven biển hoạt động theo
hai giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất dùng phương pháp vi sinh hiếu khí trong điều kiện
hoàn toàn nhân tạo để loại bỏ các tạp chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Các vi sinh
hiếu khí được gây nuôi và phát triển tạo thành màng trên bề mặt giá thể có trong các
bồn sinh học đa bậc sẽ lên men hiếu khí. Các chất hữu cơ được cấp ô-xy liên tục nên
nhanh chóng bị phân hủy, loại bỏ khỏi nước thải. Giai đoạn hai dùng hóa chất clorin
để khử trùng nước đã xử lý, diệt hết các vi trùng, vi khuẩn có hại, bảo đảm nước thải
đạt tiêu chuẩn loại II quy định trước khi cho nước thải đã xử lý chảy vào đường thoát
nước công cộng. Trong quá trình xử lý, hệ thống tạo một lượng bùn do chất rắn lắng
đọng và xác vi sinh vật. Bùn được gom vào bể gom bùn để tách nước, phần nước chảy
về bể gom nước để xử lý lại, phần bùn được xe hút hầm cầu chuyên chở đến nơi quy
định và làm nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ. Công nghệ xử lý nước thải bệnh
viện bằng phương pháp sinh học không gây ô nhiễm thứ cấp do thực hiện trong hệ kín,
bảo đảm môi trường sạch xung quanh khu vực xử lý.
Vi sinh khử mùi
AQUA-CLEAN/OC được thiết kế đặc biệt cho việc điều chỉnh các phản ứng tạo khí
gây mùi hôi xảy ra trong các hệ thống xử lý nước thải, bao gồm: hầm tự hoại, hồ chứa
nước thải, cống rãnh, hầm ủ và hệ thống xử lý sinh học. AQUA-CLEAN/OC là tập
hợp các vi khuẩn hoạt tính cao, chứa đựng các thành phần đặc biệt có tác dụng trong
các lĩnh vực trên. Những vi sinh này hoạt động như những khối xốp lớn ngăn cản vĩnh
viễn những phản ứng sinh học phát sinh mùi, ngăn chặn mùi trong phạm vi hoạt động
của chúng.

Các vi sinh vật khử mùi kỳ diệu này cũng làm tăng tốc độ oxy hoá sinh học các hợp
chất hữu cơ phân huỷ chậm trong tất cả các hệ thống xử lý ( ao hồ, hầm ủ, bể lưu nước
thải) kết quả là chất lượng nước được cải thiện. AQUA-CLEAN/OC tỏ ra điều chỉnh
hữu hiệu hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các phản ứng sinh mùi, cũng như tăng
khả năng oxy hóa sinh học và loại bỏ các chất rắn hữu cơ hiệu quả hơn từ 40 đến 80%
so với hệ thống truyền thống.

AQUA-CLEAN/OC chỉ chứa các phân tử hữu cơ hoạt tính tự nhiên cơ bản như
humate và humic. Các hợp chất phản ứng tự nhiên này chứa hầu hết các hợp chất sinh
học được tổng hợp bởi vi khuẩn, gồm có các thực vật. Humas được biết là bao gồm
các hợp chất hữu cơ đa dạng, đa số là bản sao của các mô sinh học. Những hợp chất tự
nhiên này gia tăng đáng kể tốc độ oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ. Nhờ
hoạt động của các vi khuẩn tăng tốc này dẫn đến kết quả là làm giảm đáng kể thể tích
bùn thông qua việc oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ
sinh học hoặc chậm phân huỷ.

AQUA-CLEAN/IND-OC xúc tiến nhanh tốc độ oxy hoá sinh học các chất thải, gia
tăng đáng kể khả năng phân huỷ các chất hữu cơ. AQUA-CLEAN/IND-OC có thể
được sử dụng kết hợp với các dòng vi khuẩn của AQUA-CLEAN để tăng cường hiệu
suất xử lý của toàn hệ thống trong tất cả các loại hình xử lý. Sự kết hợp này gia tăng
tốc độ oxy hoá sinh học các chỉ tiêu BOD, COD và bùn tích tụ như các hợp chất khó
phân huỷ, acid béo, hydrocarbon và các chất xơ (nó được thiết kế nhằm đẩy mạnh loại
bỏ các tạp chất rắn).

Thành phần
• Lignin trơ và acid fulvic
• Các hợp chất humic và các vi sinh vật tự nhiên trong đất
• Humic cơ bản được tạo ra do các tế bào vi khuẩn như các vi khuẩn tăng tốc
• Hầu hết nếu không nói là tất cả các dưỡng chất cần thiết cho vi sinh vật
• Dưỡng chất tự nhiên và dưỡng chất vi lượng
• Chọn lọc các vi sinh Bacillus chuyên biệt không độc
Hướng dẫn
• Sử dụng từ 5 đến 20/ppm, dựa vào tải lượng nạp hằng ngày hoặc thể tích hệ
thống để tăng cường khả năng xử lý các chất ô nhiễm ứng với tải lượng nạp
hằng ngày
• Sử dụng từ 10 đến 30 ppm để điều chỉnh mùi, như đã trình bày ở trên
• Cho trực tiếp ngay đầu vào hệ thống
• Sử dụng kèm với các dòng vi khuẩn AQUA-CLEAN để tăng hiệu quả xử lý
Khử mùi, AQUA-CLEAN/OC chứa các tế bào sinh vật tự nhiên, bao gồm các hợp
chất lignin không hoạt tính (trơ), những hợp chất này sẽ ngăn cản vĩnh viễn những hợp
chất gây mùi khi tiếp xúc. Cản trở các phản ứng tạo khí sinh học như H2S khi tiếp xúc,
làm giảm các phản ứng liên quan đến tạo khí sinh học cũng như ăn mòn

Đặc tính kỹ thuật:

- Hình thức : - Dung dịch lỏng màu đen -Hạn chế và điều chỉnh mùi

- Trọng lượng riêng - 1.04 - Làm sạch nước

- Màu - Đen nhạc - Tăng khả năng lắng

- pH : - 6.9 đến 7.2 “Natural Range” - Làm giảm hợp chất hữu cơ

- Mùi : - Mùi mốc - Làm giảm BOD, COD, và SS

- Bảo quản/Di chuyển - Không quá lạnh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát

Chống chỉ định: Tránh tiếp xúc quá mức với da, rửa tay sau khi sử dụng; có thể gây
kích thích mắt, rửa bằng nước khoảng 15 phút. Không được uống.

AQUA-CLEAN/IND chứa đựng các vi sinh vật không độc tự nhiên trong đất, an toàn
cho hệ thống xử lý; không độc cho người động vật và đời sống thuỷ sinh. Xem MSDS
trước khi sử dụng. AQUA-CLEAN/GT được thiết kế để dùng trong các hệ thống xử
lý sinh học bởi các chuyên gia môi trường.

Sử dụng AQUA-CLEAN/GT để đạt được tính thực thi ổn định mong muốn.
Biến nước thải sinh hoạt thành nước sạch
Một nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã miệt mài nghiên cứu biến nước thải
sinh hoạt thành nước sạch bằng mô hình đất ướt với các loại cây được ứng dụng là cây
chuối hoa và chuối nước.
Đề tài “Nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hồ công viên 29-3 (Đà Nẵng) bằng
mô hình đất ướt” do nhóm bốn bạn sinh viên khoa môi trường ĐH Bách khoa Đà
Nẵng: Lê Văn Sơn, Phan Thị Kim Ngà, Phạm Phú Lâm, Trịnh Vũ Long thực hiện đoạt
giải nhất trong Ngày hội Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 cấp trường.
Đối tượng nghiên cứu là cây chuối hoa (tên khoa học là cannan geniralis bail).
Cây chuối hoa
Hiện nay tình trạng khan hiếm nước sạch, thiếu nước đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên
thế giới. Theo thống kê, tình trạng thiếu nước sẽ đe dọa đến 4 tỉ người trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, ở một số nơi cũng đang lâm vào tình trạng báo động thiếu nước sinh
hoạt trầm trọng, như tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và
một số huyện đảo.
Bắt nguồn từ thực tế đó, nhóm sinh viên nói trên đã nghiên cứu, tìm giải pháp để góp
phần vào việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, thông qua
việc tái sử dụng lượng nước thải từ các hộ gia đình.
Hằng ngày nhóm nghiên cứu đã lấy nước được bơm từ cống thải vào bồn chứa (thể
tích 1m3), sau đó điều chỉnh van của các ống dẫn tùy theo thời gian nước lưu của các
mô hình trồng cây chuối hoa. Sau đó mỗi ngày tiến hành lấy mẫu nước đầu ra ở các
mương thu nước vào lúc 7g sáng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu: SS, TDS, DO, pH,
độ kiềm toàn phần, độ axit toàn phần...
Kết quả, các cây chuối hoa đều cho hoa và sinh chồi mới, cây non rất nhiều chứng tỏ
cây đã thích nghi tốt với nguồn nước thải trong mô hình đất ướt. Mô hình đất ướt dễ
xây dựng và vận hành với kinh phí thấp so với các hệ thống xử lý nước thải đắt tiền,
có hiệu suất chuyển hóa cao, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn B.
Ước mong nhân rộng mô hình
Suốt một năm nghiên cứu, nhóm phân tích khả năng xử lý chất thải trong sinh hoạt của
loại cây này. “Nước thải sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình chủ yếu là nitơ và
phốtpho, đây cũng là chất dinh dưỡng nuôi sống cây chuối hoa” - Lê Văn Sơn cho
biết.
Không dừng lại ở đó, Lê Văn Sơn (SV lớp 07MT1) ứng dụng mô hình này vào việc xử
lý nước thải sinh hoạt trong hộ gia đình. Nước thải từ nhà tắm, nhà bếp được chứa
trong bồn để điều tiết áp lực. Bể trồng cây - điểm đến tiếp theo của dòng nước thải -
được trồng nhiều cây chuối hoa. Bể trồng cây sẽ luôn ngập nước. Và đất cát sẽ giữ các
tạp chất, còn rễ cây chuối hoa thì xử lý chất thải, sau đó lượng nước dư chảy từ bể
trồng cây được tái sử dụng.
Điểm đến đầu tiên của mô hình này là quán cà phê Văn (111 Lê Lợi, TP Đà Nẵng).
Nhận được sự chào đón và hỗ trợ của chủ quán, Sơn và nhóm bạn bắt tay lắp đặt mô
hình. Mô hình này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình bởi nước sau khi xử lý đạt mức
độ B, có thể dùng tưới cây, nuôi cá cảnh, rửa chén.
Lê Văn Sơn còn thuyết phục bạn bè cho phép lắp đặt mô hình này tại nhà như một
cách tăng lòng tin của cộng đồng về việc ứng dụng khoa học vào đời sống.
“Những mô hình xử lý nước thải hiện nay phần lớn khá tốn kém. Mô hình đơn giản có
thể giúp hộ gia đình nhỏ tái sử dụng nguồn nước, tăng mỹ quan đô thị và ý nghĩa hơn
là thải ra môi trường loại nước sạch tương đối giảm ô nhiễm cho môi trường” - Sơn
chia sẻ.

You might also like