You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HKI(2010-2011)

HỌ & TÊN:...................................... LỚP : 9/3


Chương I:Các thí nghiệm của Menđen
1)Thí nghiệm và giải thích thí nghiệm về lai một, hai cặp tính trạng của menđen
*:Thí nghiệm về lai một cặp tính trạng:
Pt/c: Hoa đỏ X Hoa trắng
F1: Hoa đỏ (Trội)
F1 X F1: Hoa đỏ X Hoa đỏ
F2: 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng (trội)
Tỉ lệ: 3 đỏ : 1 trắng
---- Giải thích thí nghiệm:
-Theo Menđen mỗi tính trạng sẽ do một cặp nhân tố di truyền quy định.
-Trong quá trình phát sinh giao tử cặp nhân tố di truyền dươc phân li.
-Các giao tử sẽ tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh để phục hồi nhân tố di truyền.
*:Thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng
Pt/c: Vàng-trơn X Xanh- nhăn
F1: Vàng- trơn ( trội)
F1XF1: Vàng- trơn X Vàng- trơn
F2: 315 vàng- trơn : 9/16
108 xanh- trơn : 3/16
101 vàng- nhăn : 3/16
32 xanh- nhăn : 1/16
---- Giải thích thí nghiệm:
-Quy ước:
Gen A: Hạt vàng ; a : Hạt xanh
B: vỏ trơn ; b: Vỏ nhăn
-Sơ đồ lai:
Pt/c: AABB X aabb
Gp: AB , ab
F1: AaBb (vang- trơn)
F1Xf1: AaBb X AaBb
Gf: AB, Ab, aB, ab ; AB, Ab, aB, ab
F2:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
-Tỉ lệ: 9: vàng-trơn : (A_B_)
3: vàng- nhăn (A_bb)
3: xanh- trơn (aaB_)
1: xanh- nhăn (aabb)
2) Lai phân tích, biến dị tổ hợp.
*:Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu
gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể
có tính trạng trội mang kiểu gen đồng hợp , còn kết quả phép lai là phân tính(tỉ
lệ 1:1)thì cá thể có tính trạng trội sẽ mang kiểu gen dị hợp
*:Biến dị tổ hợp
-khái niệm: Biến dị tổ hợp là hiện tượng tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ.
–Nguyên nhân: Do sự phân li và tổ hợp một cách ngẫu nhiên của các tính trạng
làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
3) nội dung của quy luật phân li, quy luật phân li dộc lập và ý nghĩa của chúng
*: quy luật phân li: khi lai hai bố mẹ khác nhau về cặp tính trạng thuần chuẩn
tương phản thì f1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn f2 có sự phân li
tính trang theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn
- Ý nghĩa của quy luật phân li:

*: Quy luật phân li độc lập: khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng
thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau , thì f2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình
bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
-Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:
+Quy luật phân li độc lập đã giải thích được vì sao xuất hiện nhiều biến dị tổ
hợp(do sự phân li và tổ hợp tự do của các tính trạng)
+Biến dị tổ hợp được tạo ra sẽ có biến dị tốt và biến dị xấu. Biến dị tốt sẽ tiếp
tục phát triển còn biến dị sấu sẽ bị đào thải. Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
tiến hoá và chọn giống.
Chương II : Nhiễm sắc thể
4)Tính đặc trưng, cấu trúc và chức năng của NST
*:Tính đặc trưng
-Cặp NST tương đồng là cặp NST giống nhau về hình dạng và kích thước, có
một chiếc lấy từ bố và một chiếc lấy từ mẹ. Các cặp NST tương đồng thường
nằm trong tế bào sinh dưỡng
-Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
-Bộ NST đơn bội là bộ NST chứa 1 chiếc của các cặp NST tương đồng.Thường
nằm trong các giao tử(tinh trùng và trứng)
-Tính đặc trưng của bộ NST: mỗi loài khác nhau sẽ có số lượng, hình dạng và
kích thước khác nhau đây chính là tính đặc trưng của bộ NST từng loài
*: Cấu trúc của NST
-Những cặp NST thấy rõ nhất là ở kì giữa ở kì này mỗi cặp gồm có hai cromatit
dính nhau ở tâm động
-Mỗi cromatit bao gồm 1 phân tử ADN (gen) và một phân tử protein có tên là
hislon
*: Chức năng của NST:
-NST là cấu trúc mang gen (ADN) . Các gen này sẽ quy định các tính trạng
-Khi ADN nhân đôi dẫn đến NST cũng nhân đôi  Các tính trạng được duy
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
5) Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trính nguyên phân và giảm phân
*:Nguyên phân:-Kì trung gian (kí chuẩn bị) NST dưới dạng sợi mãnh dãn xoắn
và được nhân đôi
@ quá trình phân bào:
-Kì đàu các NST bắt đầu co ngắn, đóng xoắn dính nhau ở tâm động. Thoi phân
bào đươc hình thành
-kì giữa các NST đóng xoắn cực đại xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
-kí sau các NST tách nhau ra tiến về hai cực của tế bào
-kì cuối các NST trở lại dạng sợi mãnh. Tế bào bắt đầu phân chia
@ kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu sẽ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống
nhau và giống mẹ
*:Giảm phân:
@ giảm phân I: -kì trung gian NST dãn xoắn và được nhân đôi
-kì đầu I các NST kép bắt đầu đóng xoắn co ngắn, diễn ra quá trình tiếp hợp
giữa các NST sau đó chúng sẽ bắt chéo với nhau
-kì giữa I các NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích
đạo nhờ thôi phân bào
-kí sau I các NST kép tách nhau ra tiến về hai cực của tế bào
-kì cuối I các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới dãn xoắn. Tế bào bắt đầu
phân chia
+kết quả giảm phân I từ một tế bào mẹ ban đầu sẽ cho ra 2 tế bào con có bộ
NST khác nhau về nguồn gốc
@ giảm phân 2:-kì trung gian diễn ra rất nhanh nên bộ NST trong tế bào không
được nhân đôi
-kì đầu 2 các NST co ngắn lại thấy rõ số lượng NST bên trong
-kì giữa 2 các NST tập trung xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
-kì sau 2 các NST tách nhau ra tiến về hai cực của tế bào
-Kì cuối 2 các NST nằm gọn trong nhân mới. Tế bào bắt đầu phân chia
+Kết quả giảm phân từ một tế bào mẹ ban đầu qua 2 lần giảm phân liên tiếp sẽ
cho ra 4 tế bào con, có bô NST giảm đi một nửa so với mẹ. Đây là cơ sở để hình
thành nên giao tử
6) Cơ chế xác định giới tính
P: Bố X mẹ
44A+XY 44A+XX
Gp: 22A+X, 22A+Y 22A+X
F1: 44A+XX , 44A+XY
Gái trai
Tỉ lệ 1 : 1
-Dựa vào cơ chế xác định giới tính ta thấy:
+Bố sẽ cho ra hai loại tinh trùng khác nhau, mẹ chỉ cho ra một loại trứng là (X)
sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng trong thụ tinh sẽ cho ra tỉ lệ 1 đực và 1 cái
+Do có tỉ lệ một đực một cái nên giải thích được tỉ lệ đực cái của các loài
thường ngang nhau
7)Thí nghiệm và giải thích thí nghiệm về di truyền liên kết
*:thí nghiệm:
Pt/c: Xám- dài X đen - cụt
F1 xám – dài
Lai phân tích F1: xám-dài X đen-cụt
Fb 1 xám-dài
1 đen-cụt
*: Giải thích bằng sơ đồ lai
-Quy ước: gen B thân xám , b thân đen
V cánh dài , v cánh cụt
-Sơ đồ lai
Pt/c: BV/BV X bv/bv
Gp BV bv
F1 BV/bv(xám- dài)
Lai phân tích F1 BV/bv X bv/bv
Gb: BV, bv bv
Fb : BV/bv: bv/bv
1 xám dài 1 đen cụt
8) Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
*: nguyên phân:-Nhờ có nguyên phân giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng
cho loài
-Nhờ có quá trình nguyên phân sẽ giúp tế bào phân chia làm tăng số lượng tế
bào trong cơ thể  Cơ thể lớn lên
*: giảm phân và thụ tinh
-Nhờ c1 quá trình giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có bô NST đơn bội. Các giao
tử này kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ nhân lưỡng
bộigiúp duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng cho từng loài
-Trong quá trình giảm phân sẽ phát sinh giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
Khi các giao tử này kết hợp với nhau sẽ tạo ra các biến dị có ý nghĩa quan trọng
trong chọn giống và tiến hoá
Chương III: ADN và gen
9) cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian , chức năng ADN.ADN tự nhân đôi
theo nguyên tắc nào?
*:Cấu trúc hoá học:-gồm các nguyên tố c, h , o, n, p (hợp chất hữu cơ)
-ADN là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tố đa phân. Đơn phân gồm 4 loại
nucleotit
+A: ademin
+T : timin
+G: guamin
+X: xitozin
-ADN có tính đa dạng và đặc thù do trật tự sắp xếp, số lượng và thành phần của
các đơn phân khác nhau
-tính đa dạng và đặc thù của ADN sẽ tạo ra sự đa dạng của sinh vật
*: Cấu trúc không gian
-phân tử ADN gồm 2 mạch xoắn kép song song quanh 1 trục từ trái sang phải
-mỗi phân tử ADN gồm nhiều vòng xoắn. mỗi vòng xoắn gồm có:
+số cặp nu: 10 cặp = 20 nu
+chiều dài = 34 A
+ đg kính= 20A
-trong phân tử ADN A sẽ liên kết với T, G sẽ liên kết với X và ngược lại. nhờ
có liên kết hidro( nguên tắc bổ sung)
@ hệ quả
-nhờ có ntbs khi nhận biết dc trật tự sắp xếp của 1 mạch ta có thểtrật tự sắp
xếp của mạch đối diện
A=T } A+G= T+X
G=X } hay A+G/ T+X = 1
- A+T/ G+X =/ 1 đặc trưng cho từng loài
*chức năng của ADN
-ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền quy định cấu trúc của phân tử protein
-ADN có đặc tính nhân đôi ví vậy các thông tin di truyền sẽ được truyền đạt từ
thế hệ này sang thế hệ khác giúp duy trì bộ NST đặc trưng cho từng loài
*: ADN nhân dôi
-ADN có cơ chế tự nhân dôi. Sự nhân dôi của ADN diễn ra vào kì trung gian
của NST
@ Quá trình nhân đôi
-khi bước và quá trình nhân đôi 2 mạch của ADN mẹ sẽ tách nhau ra
-2 mạch của ADN mẹ sau khi tách nhau ra sẽ liên kết với các nu có trong môi
trường nội bào de063 hình thành nên 2 ADN
-2 ADN con lấy từ mẹ gọi là 2 mạch mã gốc ( nguyên tắc bán bảo toàn)
@ két quả từ 1 ADN mẹ ban đầu  2 ADN con giống nhau và giống mẹ
10)ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
-ARN được tổng hợp trong nhân tế bào vào kì trung gian cua NST
-Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của phân tử ADN
*:Quá trình tổng hợp ARN
-Khi bước vào quá trình tổng hợp ARN, hai mạch của ADN sẽ tách nhau ra, các
nucleotit có trong mạch khuôn sẽ liên kết với các nu có trong môi trường nội
bào(NTBS) để hình thành nên phân tử ARN
-Sau khi phân tử ARN được tổng hợp xong sẽ tách khỏi mạch khuôn của ADN
rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp protein
*:nguyên tắc tổng hợp ARN
-Dựa trên mạch khuôn của phân tử ADN
-nguyên tắc bổ sung:
ADN ARN
A -- U
T - A
X -- G
G -- X
*:mối quan hệ giữa ADN và ARN
-trình tự xắp xếp các nu trên mạch khuôn sẽ quy định trình tự sắp xếp các nu
trên phân tử ARN
11) Mối quan hệ giữa gen, ARN, protein và tính trạng
*:Mối quan hệ
-ADN là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN
-mARN là khuôn mẫu để tổng hợp nên chuỗi axitamin(protein)
-Protein được tạo ra thực hiện chức năng cấu trúc, xúc tác, điều hoà giúp xây
dựng nên tính trạng
*:Bản chất
-trật tự sắp xếp các nu có tren mạch khuôn của ADN sẽ quy định trật tự sắp xếp
các nu của phân tử mARN
-trật tự sắp xếp các nu có trên phân tử mARN sẽ quy định trật tự sắp xếp các a.a
trong phân tử protein
-protein thực hiện chức năng xây dựng nên tính trạng của cơ thể
Chương IV: Biến dị
12) Đôt biến gen vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
*:Đột biến gen
-Là hiện tượng biến đổi bên trong cấu trúc của gen liên quan tới các căp nu
-Các dạng đột biến gen:
+Mất cặp nu
+Thêm cặp nu
+thay căp nu này bằng cặp nu khác
*:Vai trò và ý nghĩa
-dột biến gen thường biểu hiên ra kiểu hình. Đa số có hại cho sinh vật chỉ có
một số ít là có lợi
-Đột biến gen là loại đột biến di truyền nên những đột biến có lợi sẽ được con
người chọn làm giống và nó có ý nghĩa trong tiến hoá
13) Đột biến NST
*nguyên nhân và hậu quả của đột biến cấu trúc NST:
@nguyên nhân
-Đôt niến cấu trúc NST sảy ra trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo
-khi các tác nhân bên ngoài và bên trong tác động vào NST sẽ phá vỡ cấu trúc
bên trong của NST gây ra đột biến
@ hậu quả:- đột biến cấu trúc NST đa số có hại chỉ có số nhỏ là lợi
-các đột biến có lợi sẽ có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá

*Thể dị bội ,cơ chế phát sinh thể di bội


@thể dị bội:-là hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở cặp NST tương dồng nào đó
trong bộ NST lưỡng bội(2n)
-các dạng dị bội thể
+2n+1
+2n-1
@cơ chế phát sinh:-do trong giảm phân để hình thành nên giao tu73co1 1 cặp
NST tương đồng không chịu phân li
-tạo ra một giao tử có 2 NST bên trong và 1 giao tử ko có NST nào. Các giao tử
này tổ hợp với giao tử bình thường làm xuất hiện các dị bội thể
*thể đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội
@thể đa bội:- là hiện tương bô NST lưỡng bội (2n) sẽ tăng thêm theo số
bội(3n,4n,5n...)
-dấu hiệu nhận biết: kích tcủa các cơ quan của thực vật lớn hơn so với bình
thường
-ứng dụng: giúp làm tăng năng xuất cây trồng tăng sản lượng gỗ
@cơ chế phát sinh: đa bội thể phát sinh do các tác nhân vật lí và hoá học tác
động vào quá trình nguyên phân và giảm phân làm cho 2 quá trình này bị rối
loạn ảnh hưởng đến sự phân chia bô NSThình thành đa bội thể
14)thường biến: Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể
dưới tác động trực tiếp của môt trường(đây là sự biến đổi kiểu hình ko di
truyền)
Chương V: Di truyền học người
15)phương pháp nghiên cứu phả hệ trẻ đồng sinh và ý nghĩa của chúng
*nghiên cứu phả hệ: là phương pháp nghiên cứu theo dõi sự di truyền cũa 1 tính
trạng nào đó qua nhiều thế hệ để xem tính trạng đó biểu hiện như thế nào
Ý nghĩa:
*nghiên cứu trẻ đồng sinh:
@đồng sinh cùng trứng
-là hiện tượng trẻ sinh ra cùng một lần sinh
-do có cùng kiểu gen nên sinh ra 2 đứa trẻ sẽ có kiểu hình giống nhau và cùng
giới
@dồng sinh khác trứng
-là hiện tượng trẻ sinh ra cùng một lần sinh
-do có kiểu gen khác nhau nên sinh ra 2 đứa trẻ sẽ có kiểu hình khác nhau và có
thể trùng giới hoặc khác giới
Ý nghĩa:-khi nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và sự
tác động của môi trường nên sự hình thành nên kiểu hình
-khi nghiên cứu trẻ đồng sinh sẽ cho ta biết được sự ảnh hưởng của môi trường
lên tính trạng chất lượng và số lượng
16)bệnh và tật di truyền ở người, các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật
*bệnh di truyền ở người
a)bệnh đao
-ngnhan: do căp NST 21 thêm 1 chiếc(3 chiếc)
-biểu hiện:lùn, cổ ngắn lưỡi thè, má phệ mắt lộ, si đần và vô sinh
- tỉ lệ mắc bệnh: 1/700 trẻ sơ sinh
b)bệnh tocno(0X)
- ng nhân: do căp NST giơi tính chỉ còn mang 1 NST giới tính X(0X)
-biểu hiện:người lùn, cổ ngắn, các cơ quan sinh san7 ít phát triển, ko có kinh
nguyệt và vô sinh, ko có trí nhớ
-tỉ lệ mắc phải: 1/3000
c)bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh
@bệnh bạch tạng
-nguyên nhân: do đột biến gen lặn
-biểu hiện: cơ thể có da tóc màu trắng, có mắt màu hồng
@ câm điếc bẩm sinh
-nguyên nhân do đột biến gen lặn
-biểu hiện: câm điếc từ khi mới sinh ra
*: Tật di truyền ở người
-các tật di truyền gồm có: khe hở môi hàm, bàn tay chân mất một ngón, bàn tay
có nhiều ngón...
-nguyên nhân do đột biến gen hoặc đột biến NST
* Biện pháp hạn chế bệnh tật
-các tác nhân vật lí và hoá học của môi trường sẽ tác động vào cơ thể gây rối
loạn quá trình trao đổi chất, rối loạn quá trình phân bào dẫn đến đột biến gen và
NST
-Biện pháp phòng tránh
+Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
+Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật
+Đấu tranh chống lại việc sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, hạn chế kết
hôn giữa những người mắc bệnh tật di truyền

sửa chữa, ghi chú thêm:

CHÚC CÁC BẠN THI


TỐT
DÀNH RIÊNG CHO LỚP 9/3 PROVIP!!!
LƯU HÀNH NỘI BỘ LỚP 9/3 CẤM SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC

You might also like