You are on page 1of 143

Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Tiết 1: Tin học là một ngành khoa học


Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....
I. Mục đích, yêu cầu
1. Cung cấp cho học sinh
 Sự hình thành và phát triển của tin học.
 Đặc tính, vai trò máy tính điện tử.
 Thuật ngữ "Tin học".
2. Yêu cầu
 Học sinh nắm bắt được đặc tính, vai trò máy tính điện tử. Hiểu thuật ngữ tin học.
II. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Bài mới

1
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Hãy kể tên các ứng dụng của
tin học trong thực tiễn mà các
em biết?
Trả lời: Ứng dụng trong quản
lý, kinh doanh, giáo dục, giải
trí,...
- Vậy các em có biết ngành tin
học hình thành và phát triển như
1. Sự hình thành và phát triển của tin học thế nào không?
HS trả lời câu hỏi.
1890 1920 1950 1970 Đến nay
 1890 - 1920: Phát minh ra điện năng, radio, máy
bay...
 Cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ 20 HS ghi bài
là thời kỳ phát triển của máy tính điện tử và một
số thành tựu khoa học kỹ thuật khác.
 1970 - nay: Thời kỳ phát triển của thông tin toàn
cầu (Internet).
Với sự ra đời của máy tính điện tử nên con người Vì sao tin học được hình thành
cũng từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng và phát triển thành một ngành
để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên khoa học?
thông tin. HS trả lời câu hỏi.
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
a. Đặc tính: 7 đặc tính Các em có thể kể tên những đặc
 Tính bền bỉ tính ưu việt của máy tính?

 Tốc độ xử lý nhanh
 Tính chính xác cao
 Lưu trữ nhiều thông tin trong không gian hạn
chế
 Giá thành hạ --> tính phổ biến cao
 Ngày càng gọn nhẹ
 Có khả năng liên kết thành mạng.
b. Vai trò HS ghi bài
Máy tính điện tử chỉ là một công cụ lao động trong
kỷ nguyên thông tin và ngày càng có thêm nhiều khả
năng kỳ diệu.
3. Thuật ngữ tin học
Tin học là một ngành khoa học có:
Đối tượng nghiên cứu: Thông tin
Công cụ nghiên cứu: MTĐT
Vậy: Tin học là một ngành khoa học có mục2 tiêu là
phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên
3. Củng cố
 Sự hình thành và phát triển MTĐT.
 Đặc tính MTĐT
 Thuật ngữ tin học
4. Câu hỏi và bài tập SGK trang 6

3
Tiết 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích, yêu cầu


1. Mục đích
 Khái niệm thông tin, đơn vị đo thông tin
 Các dạng thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính
2. Yêu cầu
 Nắm được khái niệm thông tin, đơn vị đo thông tin.
 Mã hóa dữ liệu
II. Phương pháp, phương tiện
Sử dụng bảng, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, sơ đồ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của MTĐT? Vì sao tin học được hình thành
và phát triển thành một ngành khoa học?
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Các em biết được những gì qua
sách, báo, ....
HS trả lời: thông tin
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu Vậy thông tin là gì?
KN: Thông tin là sự hiểu biết của con HS ghi khái niệm
người về thế giới xung quanh. Vd: Các thông tin về an toàn
giao thông, thi tốt nghiệp
THPT...
Vậy làm thế nào để phân biệt
giữa các sự vật hiện tượng?
HS trả lời: Thuộc tính của đối
Thông tin về một đối tượng là tập hợp các tượng.
thuộc tính về đối tượng đó, được dùng để xác
định đối tượng, phân biệt đối tượng này với HS ghi bài

4
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
đối tượng khác.
Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa và đưa
vào máy tính. Như chúng ta đã biết để xác định
khối lượng một vật người ta sử
dụng đơn vị: g, kg, tạ... và tương
tự như vậy để xác định độ lớn
của một lượng thông tin người ta
2. Đơn vị đo lượng thông tin cũng sử dụng đơn vị đo.
Đơn vị đo thông tin là bit. Bit là phần nhỏ
nhất của bộ nhớ máy tính lưu trữ một trong
hai kí hiệu 0 hoặc 1.
Các đơn vị đo thông tin
1 byte = 8 bit
1KB = 1024 byte
1MB = 1024 KB
1GB = 1024 MB HS ghi bài
1TB = 1024 GB
1PB = 1024 TB
3. Các dạng thông tin
a. Dạng văn bản: sách, báo, bảng tin....
b. Dạng hình ảnh: biển báo, biển quảng cáo...
c. Dạng âm thanh: tiếng nói của con người,
tiếng sóng.... được lưu trữ trong băng từ, đĩa
từ
Vậy thông tin được đưa vào máy
tính như thế nào?
4. Mã hóa thông tin trong máy tính
HS trả lời: Mã hóa
Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần
HS ghi bài
phải được biến đổi thành dãy bit. Cách biến
đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.
Vd: Thông tin gốc: ABC
Thông tin mã hóa:
Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta chỉ cần
01000001 01000010 01000011
mã hóa ký tự. Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để
mã hóa --> mã hóa được 28 = 256 kí tự.
HS ghi bài.
Bộ mã ASCII không mã hóa đủ được các
bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới.
Nhắc học sinh xem bộ mã ASCII
Vì vậy người ta xây dựng bộ mã Unicode sử

5
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
dụng 2 byte để mã hóa 216=65536 ký tự cơ sở

4. Củng cố và dặn dò
Khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo thông tin.
Đọc trước phần Biểu diễn thông tin trong máy tính của bài Thông tin và dữ
liệu
5. Câu hỏi và bài tập
Bài tập: 1 đĩa mềm có dung lượng là 1,44 MB lưu trữ được 150 trang sách. Hỏi
1 đĩa DVD có dung lượng 4 GB lưu trữ được bao nhiêu trang sách?

6
Tiết 3: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiết 2)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích, yêu cầu


1. Mục đích
 Cách biểu diễn thông tin trong máy tính: số và phi số.
 Hệ đếm dùng trong máy tính.
 Cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
2. Yêu cầu
 Nắm được hệ đếm được dùng trong máy tính.
 Biết cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
II. Phương pháp, phương tiện
Sử dụng bảng, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu khái niệm thông tin, đơn vị đo thông tin?
Giải bài tập về nhà
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
a. Thông tin loại số Con người thường dùng hệ đếm
* Hệ đếm nào?
Cuộc sống thường nhật: thập phân 0, 1, ..., 9 HS trả lời: hệ thập phân
Trong tin học: Trong tin học dùng hệ đếm nào?
Nhị phân: 0, 1 HS trả lời: Hệ nhị phân, hexa
Hexa: 0, 1, 2, ..., 9, A, B, C, D, E, F Cách biểu diễn số trong các hệ
Biểu diễn số trong các hệ đếm đếm?
Hệ thập phân: Mọi số N có thể được biểu Vd: 125 có thể biểu diễn:
diễn dưới dạng: 125 = 1x102 + 2x101 + 5x100
N = an10n + an-110n-1 +...+ a1101+a0100 + HS ghi bài
+ a-110-1+...+a-m10-m, 0 ≤ai ≤9.
Hệ nhị phân: tương tự như hệ thập phân, mọi Vd:
số N có thể được biểu diễn dưới dạng: 125 = 1x26+1x25+1x24+1x23+

7
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
N = an2 + an-12n-1 +...+ a121+a020 +
n
1x22 + 0x21+1x20 = 11111012
+ a-12-1+...+a-m2-m, ai = 0, 1. HS ghi bài
Hệ hexa: tương tự Vd:
N = an16n + an-116n-1 +...+ a1161+a0160 + 125 = 7x161+13x160 = 7D16
+ a-116-1+...+a-m16-m, 0 ≤ai ≤15. HS ghi bài
Với quy ước: A = 10; B = 11; C = 12;
D = 13; E = 14; F = 15
Biểu diễn số trong máy tính
Biểu diễn số nguyên: Ta có thể chọn 1 byte, 2
byte, 3 byte, 4 byte để biểu diễn số nguyên
có dấu hoặc không dấu. Các bit của 1 byte HS ghi bài
được đánh dấu từ phải sang bắt đầu từ 0.
bit 7 bit 6 bit 5 bit 4 bit 3 bit 2 bit 1 bit 0
Một byte biểu diễn được các số từ - 127 đến
127. Vd: -127 = 111111112
Bit 7 là bit dấu trong đó: 0 là dấu dương 127 = 11111112
1 là dấu âm
Bit thấp nhất là: 0 hoặc 1.
Biểu diễn số thực: Mọi số thực đều có thể HS ghi bài
được biểu diễn dưới dạng ± Mx10 ± K 0.1 Vd: 1234.56 = 0.123456x104
≤M<1 (dấu phẩy động)
Trong đó: M là phần định trị
K là phần bậc
Trong máy tính dùng 4 byte để biểu diễn số HS ghi bài
thực. Máy tính sẽ lưu: dấu của số, phần định Vd: 0.007 = 0.7x10-2
trị, dấu phần bậc và giá trị phần bậc. 0 1 0 0 0 0 1 0 0 . . 0 1 1 1
Trong đó: - 0 là dấu phần định trị
- 1 là dấu phần bậc
- 000010 là giá trị
phần
bậc.
- phần còn lại là phần
Chuyển đổi giữa các hệ đếm định trị
Chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ 2, 16 Vd: đổi 45 hệ 10 sang hệ 2 và 16

8
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Lấy số cần đổi chia cho 2 hoặc 16 lấy phần sang hệ nhị phân
dư ra rồi viết kết quả là phần dư theo chiều 45 22 11 5 2 1 0
ngược lại. Các số dư phải viết trong hệ cơ số 1 0 1 1 0 1
đó. 4510 = 1011012
Sang hệ hexa
45 2 0
13 2
4510 = 2D16

Đổi hệ 2 sang 16 và ngược lại: - Vì 16 là


Vd: 1111112 ta sẽ chuyển thành
lũy thừa của 2 (16=24) vì vậy để chuyển đổi
0011 11112 = 3F16 vì:
từ hệ 2 sang 16 thì ta gộp từng nhóm 4 chữ 0011 = 3; 1111 = F
số từ phải sang trái đối với phần nguyên và
từ trái sang phải đối với phần thập phân
(nếu thiếu thì thêm số 0). Thay mỗi nhóm 4
số nhị phân bởi một ký hiệu tương ứng ở hệ
hexa. Vd: 4D16 = 0100 11012
- Để chuyển từ hệ hexa sang hệ nhị phân ta
chỉ cần thay từng ký hiệu ở hệ hexa bằng
nhóm bốn chữ ở hệ nhị phân.
b. Thông tin loại phi số
Dạng văn bản: Mã hóa ký tự và thường sử HS ghi bài
dụng bộ mã ASCII hoặc Unicode.
Các dạng khác: âm thanh, hình ảnh cũng
phải mã hóa thành các dãy bit.
Nguyên lý mã hóa nhị phân SGK 13
4. Củng cố
Các hệ đếm dùng trong máy tính
Cách chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ 2, 16 và ngược lại.
5. Câu hỏi và bài tập
Trả lời câu hỏi và bài tập của bài Bài tập và thực hành 1 trang 16

9
Tiết 4: BÀI TẬP THỰC HÀNH 1
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích, yêu cầu


1. Mục đích
- Ôn tập lại các khái niệm thông tin, dữ liệu, đơn vị đo thông tin.
- Mã hóa dữ liệu (ký tự) sử dụng bộ mã ASCII.
- Ôn tập cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
2. Yêu cầu
- Hiểu khái niệm thông tin, dữ liệu.
- Các đơn vị đo thông tin.
- Thành thục cách chuyển đổi cơ số
II. Phương tiện phương pháp
Sử dụng bảng, sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Luyện tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Các khái niệm Thông tin là gì?
Thông tin là những hiểu biết của con người HS trả lời
về thế giới xung quanh. Để phân biệt đối tượng này với đối
tượng khác người ta dựa vào đâu?
HS trả lời: tập hợp các thuộc tính
của đối tượng.
⇒ Thông tin về một đối tượng là một tập HS ghi bài
hợp các thuộc tính về đối tượng. Dữ liệu là gì?
HS trả lời.
Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa và đưa Để xác định độ lớn của một lượng
vào máy tính. thông tin người ta dùng gì?
HS trả lời: đơn vị đo thông tin.
Các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MB, Tin học dùng hệ đếm nào?
GB, TB, PB. HS trả lời: hệ nhị phân và hexa.
Cách biểu diễn số nguyên và số
thực trong máy tính?

10
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HS trả lời.

Cách chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ P (P là


hệ 2 hoặc 16).
Quy tắc: lấy số cần chuyển đổi chia cho P
lấy số dư ra rồi viết số dư theo chiều ngược
lại.
2. Luyện tập
Bài 1: 1 đĩa mềm có dung lượng 1,44 MB HS suy nghĩ và làm bài.
lưu trữ được 400 trang văn bản. Vậy nếu 1 GB = 1024 MB
dùng một ổ đĩa cứng có dung lượng 12GB Vậy 12 GB = 12288 MB
thì lưu giữ được bao nhiêu trang văn bản? Số trang văn bản mà ổ đĩa cứng có
thể lưu trữ được là:
3413333.33 văn bản.
HS tra phụ lục SGK trang 169 và
Bài 2: trả lời.
Dãy bit "01001000 01101111 01100001" Tương ứng với dãy ký tự: Hoa.
tương ứng là mã ASCII của dãy ký tự nào?
HS trả lời: Cần dùng ít nhất 1 byte
Bài 3: Để mã hóa số nguyên - 27 cần dùng vì 1 byte có thể mã hóa các số
ít nhất bao nhiêu byte? nguyên từ - 127 đến 127.
HS làm bài
Bài 4: Viết các số thực sau đây dưới dạng 11005 = 0.11005x105
dấu phẩy động. 25.879 = 0.25879x102
11005; 25.879; 0.000984 0.000984 = 0.984x10-3
HS làm bài
Bài 5: Đổi các số sau sang hệ 2 và 16: Hệ
2 16
7; 15; 22; 127; 97; 123.75 Số
7 111 7
15 1111 F
22 10110 16
127 1111111 7F
97 1100001 61
123.75 1111011.11 7B.C
HS làm bài
5D16 = 5x161 + 13x160 = 9310

11
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
7D716 = 7x162 + 13x161 + 14x160
Bài 6: Đổi các số sau sang hệ cơ số 10 = 200710
5D16; 7D716; 1111112; 101101012 1111112 = 1x25 + 1x24 + 1x23 +
1x22 + 1x21 + 1x20 = 6310
101101012 = 1x27 + 0x26 + 1x25 +
1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 =
18110
HS làm bài
a. Đổi từ hệ hexa sang hệ nhị phân
5E16: 5 = 01012, E = 14 = 11102
Bài 7: ⇒ 5E16 = 0101 11012
a. Đổi từ hệ hexa sang hệ nhị phân Tương tự: 2A16 = 0010 10102
5E; 2A; 4B; 6C 4B16 = 0100 10112
b. Đổi từ hệ nhị phân sang hệ hexa 6C16 = 0110 11012
1101011; 10001001; 1101001; 10110 b. Đổi từ nhị phân sang hexa
11010112: 0110 = 6; 1011 = 11=B
⇒ 11010112 = 6B16
Tương tự: 100010012 = 8916
11010012 = 6916
101102 = 1616
4. Củng cố, dặn dò
Đọc lại cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
Đọc trước bài 3: Giới thiệu về máy tính

12
Tiết 5: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Khái niệm tin học, cấu trúc của một máy tính, bộ xử lý trung tâm
2. Yêu cầu
- Nắm được các thành phần của hệ thống tin học.
- Cấu trúc của một máy tính.
- Các thành phần của bộ xử lý trung tâm.
II. Phương pháp, phương tiện
Sử dụng bảng, SGK.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Đổi số sau sang hệ nhị phân và hexa: 234.62510
KQ: 234.62510 = 11101010.1012 = EA.A
3. Bài mới
Lời vào bài: Như chúng ta đã biết, tin học là một ngành khoa học có đối tượng
nghiên cứu là thông tin và công cụ là máy tính. Vậy máy tính được cấu tạo như thế
nào? Có nguyên lý hoạt động như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chúng.
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu hệ
1. Khái niệm hệ thống tin học thống tin học.
Khái niệm: SGK trang 19. HS đọc khái niệm SGK.
Hệ thống máy tính gồm ba thành phần:
 Phần cứng: Máy tính và các thiết bị
liên quan. HS ghi bài
 Phần mềm: Gồm các chương trình. Vd: phần mềm diệt virus, phần mềm
 Sự quản lý và điều khiển của con quản lý bán hàng, website,...
người. Trong đó sự quản lý và điều khiển
của con người là quan trọng nhất
trong một hệ thống tin học.

13
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò

2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính Mọi máy tính đều có một sơ đồ cấu
Bộ nhớ ngoài trúc như sau:

Bộ xử lý trung tâm
Bộ số học/lôgic
Bộ điều khiển HS vẽ cấu trúc của một máy tính
Các mũi tên chỉ việc trao đổi thông
tin giữa các bộ phận.
Thiết bị vào Thiết bị ra
Thiết bị vào: Chuột, bàn phím, máy
Bộ nhớ trong
quét,...
Thiết bị ra: Màn hình, máy in,...
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ
thể từng thành phần trong cấu trúc
của máy tính.
3. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central HS đọc phần in nghiêng SGK trang
Processing Unit). 20.
- Khái niệm: SGK trang 20
- CPU gồm 2 thành phần chính: Bộ điều
khiển CU (Control Unit) và Bộ số
học/lôgic ALU (Arithmetic/Logic Unit). HS ghi bài
+ CU: quyết định các thao tác phải làm
bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển.
+ ALU: thực hiện hầu hết các phép tính Các phép toán số học và lôgic?
quan trọng trong máy tính. HS trả lời:
Phép tính số học: + ; - ; x ; :
Lôgic: OR (hoặc); AND (và); NOT
(phủ định).
Quan hệ: = ; > ; <
Ngoài hai bộ phận nói trên, bên
trong CPU còn có một số thanh ghi
(register) và bộ nhớ đệm (cache).

Thanh ghi (register): là các ô nhớ đặc biệt,


được sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh

14
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
và dữ liệu đang được xử lý, có tốc độ trao
đổi thông tin gần như tức thời. Do tốc độ của CPU và tốc độ của
Cache: là bộ nhớ đệm giữa bộ nhớ và các truy cập dữ liệu ở các thiết bị lưu trữ
thanh ghi. Cache có tốc độ xử lý tương đối là chênh nhau khá lớn vì vậy bộ nhớ
nhanh. cache có chức năng giúp cho tốc độ
truy cập dữ liệu nhanh hơn. Do đó
Cache có dung lượng càng lớn thì
càng cải thiện tốc độ của máy tính.

4. Củng cố, dặn dò


Kiến thức trọng tâm: Sơ đồ cấu trúc của máy tính, Bộ xử lý trung tâm
Đọc trước phần 4, 5 SGK trang 20, 21.

15
Tiết 6: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Giúp học sinh biết về bộ nhớ máy tính.
2. Yêu cầu
Biết được bộ nhớ trong gồm RAM và ROM, bộ nhớ ngoài
Phân biệt RAM, ROM. Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng bảng, SGK và các vật mẫu cụ thể như RAM, ổ cứng,...
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc của máy tính? CPU gồm mấy thành phần cơ bản?
GV nhận xét hình vẽ và câu trả lời.
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Khi đang làm việc trên máy tính để
giữ lại những kết quả đã làm được thì
ta làm gì?
HS trả lời: lưu lại (ghi lại).
Lưu ở đâu?
4. Bộ nhớ HS trả lời: Bộ nhớ của MT.
Là thiết bị có chức năng lưu trữ dữ liệu Bộ nhớ được chia thành hai loại: Bộ
và chương trình. nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
a. Bộ nhớ trong
- Bộ nhớ trong là bộ nhớ được dùng để
ghi dữ liệu và chương trình trong thời HS ghi bài
gian xử lý.
- Bộ nhớ trong được chia làm hai loại là
ROM và RAM.
* ROM (Read Only Memory): là bộ Thông tin trên ROM được lưu trữ cả
nhớ cố định chỉ cho phép người sử dụng khi tắt máy hoặc mất điện. Thông tin

16
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
đọc dữ liệu ra mà không cho phép ghi trên ROM do nhà sản xuất đưa vào do
dữ liệu vào. đó người sử dụng không thể xóa.
Thông tin trên RAM sẽ bị mất nếu tắt
* RAM (Random Access Memory): Bộ máy hoặc mất điện.
nhớ truy cập ngẫu nhiên. Là bộ nhớ có Máy tính hiện nay có bộ nhớ RAM tối
thể đọc và ghi dữ liệu. thiểu là 128 MB.
Phân biệt giữa RAM và ROM?
HS trả lời:
Phân biệt RAM và ROM
ROM RAM
- Là bộ nhớ trong - Là bộ nhớ trong
- Thông tin do - Đọc, ghi dữ liệu
nhà sản xuất đưa trong thời gian xử HS ghi bài
vào. Chỉ có thể lý (người sử dụng
đọc thông tin trên đưa vào).
ROM
- Không thể xóa, - Thông tin, dữ
không mất đi kể liệu sẽ mất đi nếu
cả tắt máy hoặc mất điện hoặc tắt
mất điện máy.
b. Bộ nhớ ngoài Hãy kể tên những bộ nhớ ngoài mà
- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ dữ liệu các em biết?
lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong HS trả lời: Đĩa mềm, đĩa CD, USB,...
(thường là: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa Bộ nhớ ngoài dùng để làm gì?
CD, ...) HS trả lời: lưu trữ thông tin lâu dài
- Bộ nhớ ngoài có tốc độ truy xuất dữ
liệu chậm so với bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn hơn Vd: ổ đĩa cứng có dung lượng 10 GB;
nhiều so với bộ nhớ trong. 40 GB; 80 GB; 120 GB; ....
Phân biệt bộ nhớ trong với bộ nhớ
ngoài.
HS trả lời:

17
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Phân biệt bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ trong Bộ nhớ ngoài
- Là thiết bị lưu - Là thiết bị lưu
trữ dữ liệu và trữ dữ liệu và
chương trình. chương trình. HS ghi bài
- Có tốc độ truy - Có tốc độ truy
xuất nhanh. xuất chậm.
- Là nơi dữ liệu - Lưu trữ dữ liệu
được xử lý. lâu dài.
- Có dung lượng - Có dung lượng
nhỏ. lớn.

4. Củng cố dặn dò
Các đặc điểm RAM, ROM, bộ nhớ ngoài.
Đọc trước phần 6, 7, 8 SGK trang 22, 23, 24.
5. Câu hỏi và bài tập
Phân biệt RAM và ROM.

18
Tiết 7: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Giới thiệu các thiết bị vào, ra.
Nguyên lý hoạt động của máy tính.
2. Yêu cầu
Phân biệt được các thiết bị vào ra.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa nguyên lý Phôn nôi man.
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng bảng, SGK và các thiết bị như: Bàn phím, chuột, loa,...
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Phân biệt giữa RAM và ROM
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
5. Thiết bị vào, ra
a. Thiết bị vào
Là thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy Em hãy kể tên những thiết bị vào mà
tính. em biết?
Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, máy quét, HS trả lời:
webcam.
b. Thiết bị ra
Là thiết bị dùng để đưa dữ liệu từ máy Kể tên những thiết bị ra mà em biết?
tính ra. HS trả lời:
Thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa, máy
chiếu, ....
6. Hoạt động của máy tính
Nguyên lý điều khiển bằng chương
trình:
Máy tính hoạt động theo chương trình.

19
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Mỗi một chương trình là một dãy các Có 4 kiểu lệnh:
lệnh. Thông tin về một lệnh bao gồm: - Xử lý dữ liệu: số học và lôgic
- Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ - Lưu trữ dữ liệu: bộ nhớ
- Mã của thao tác - Di chuyển dữ liệu: vào, ra
- Địa chỉ các ô nhớ liên quan. - Điều khiển: phân nhánh và kiểm tra
Nguyên lý lưu trữ chương trình
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng Vd: Tính giá trị của biểu thức: a + b
mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những a 26 A
dữ liệu khác. b 4
Nguyên lý truy cập theo địa chỉ c
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính
Quá trình tính toán sẽ được thực hiện
được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu
như sau:
trữ.
1. Đọc a vào A
Nguyên lý Phôn nôi - man
2. Cộng A với b
SGK - trang 26
3. Ghi A vào c

4. Củng cố
Nhắc lại các thiết bị vào, ra.
Nguyên lý Phôn nôi - man

20
Tiết 8: BÀI THỰC HÀNH 2
Làm quen với máy tính
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


Quan sát và nhận biết các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác
như máy in, cổng USB,...
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng máy tính.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Vẽ sơ đồ cấu trúc của máy tính.
GV nhận xét
3. Nội dung
Cho học sinh quan sát các bộ phận của máy tính.
+ Các thiết bị vào: bàn phím, chuột, webcam, ...
+ Các thiết bị ra: màn hình, máy in, máy chiếu,...
+ Thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD, USB, ổ cứng
+ CPU, RAM, ROM, main board
4. Củng cố
Phân biệt các thiết bị của máy tính

21
Tiết 9: BÀI THỰC HÀNH 2
Làm quen với máy tính
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng máy tính
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Nội dung
Cho học sinh thực hiện các thao tác:
- Bật/tắt máy tính, màn hình,...
- Sử dụng bàn phím:
+ Phân biệt các nhóm phím: phím chức năng, phím ký tự.
+ Phân biệt gõ 1 phím và sử dụng tổ hợp phím.
+ Cách gõ 10 đầu ngón tay.
- Sử dụng chuột:
+ Phân biệt chuột trái chuột phải, nháy đơn và nháy kép.
+ Kéo thả chuột, cách di chuyển chuột.
3. Củng cố
Cách bật/tắt máy tính, sử dụng bàn phím, sử dụng chuột.

22
Tiết 10: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Khái niệm bài toán
2. Yêu cầu
Biết cách xác định Input, Output.
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng bảng, SGK.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Em hãy cho một ví dụ về bài toán
trong toán học?
HS cho ví dụ
Vậy em có nhận xét gì về bài toán
trong toán học?
HS trả lời: Cho giả thiết và tìm kết
luận.
1. Khái niệm bài toán Bài toán trong tin học cũng tương tự
a. Khái niệm như vậy.
Là việc nào đó mà ta muốn máy tính
thực hiện để từ thông tin đưa vào
(Input) tìm được thông tin ra (Output). HS ghi bài
Vậy bài toán trong tin học gồm:
Thông tin, dữ liệu vào: Input
Thông tin ra, kết quả: Output
b.Ví dụ Xác định Input và Output của
các bài toán sau:
Vd1: Giải phương trình:
ax + b = 0 HS làm bài và nhận xét
Input: Hai số nguyên a và b

23
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Output: Kết luận nghiệm của PT.
Vd2: Giải phương trình
ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) HS làm bài và nhận xét
Input: Số nguyên a, b, c với a ≠ 0.
Output: Nghiệm của phương trình.
Vd3: Tìm UCLN (M,N)
Input: Hai số nguyên dương M, N HS làm bài và nhận xét
Output: UCLN(M,N).
Vd4: Kiểm tra số nguyên dương N có
phải là số nguyên tố không?
Input: Số nguyên dương N
Output: Kết luận N có phải là số HS làm bài và nhận xét
nguyên tố không.
Vd5: Tính tổng của N số nguyên dương
đầu tiên.
Input: Số nguyên dương N. HS làm bài và nhận xét
Output: Tổng của N số nguyên
dương đầu tiên
4. Củng cố dặn dò
Xác định Input và Output của các bài toán.
Đọc trước phần 2 trang 33 SGK.
5. Câu hỏi và bài tập
Xác định Input và Output của các bài toán sau:
1 1 1 1
1. S =1+ + + + +
2 3 N −1 N
2. Tìm Max của: a1, a2, a3, a4, ...., an

24
Tiết 11: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


1. Mục đích
Khái niệm thuật toán, các tính chất của thuật toán.
Cách biểu diễn thuật toán.
2. Yêu cầu
Nắm được các tính chất của thuật toán.
Nắm được cách biểu diễn thuật toán dưới hai dạng: Sơ đồ khối và liệt kê.
II. Phương pháp phương tiện
Sử dụng bảng, SGK.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Xác định Input và Output của bài toán:
1 1 1 1
S =1+ + + + +
2 3 N −1 N
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Trong toán học từ giả thiết làm sao ta
tìm ra được kết luận?
HS trả lời: tìm ra cách giải của bài
toán.
2. Khái niệm thuật toán
Vd: giải phương trình ax + b = 0 Em hãy trình bày cách giải của bài
Cách giải: toán trên?
- Nếu a = 0, b = 0 phương trình có vô HS trình bày cách giải.
số nghiệm.
- Nếu a ≠ 0 , b ≠ 0 phương trình có
−b
nghiệm x=
a
HS ghi bài.
- Nếu a = 0, b ≠ 0 phương trình vô

25
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
nghiệm.
Khái niệm thuật toán SGK - 33
* Các tính chất của thuật toán:
- Tính xác định: các bước giải phải rõ
ràng không gây ra sự lẫn lộn hoặc nhập
nhằng.
- Tính dừng: Thuật toán phải dừng lại sau
một số bước giải. HS ghi bài
- Tính đúng: Kết quả sau khi thực hiện
thuật giải phải là kết quả đúng dựa theo
một định nghĩa hoặc một kết quả cho
trước.
- Tính hiệu quả:
+ Phải sử dụng dung lượng bộ nhớ là
nhỏ nhất.
+ Số phép toán ít nhất.
+ Thuật toán dễ hiểu không?
+ Dễ khai báo trên máy tính.
3. Biểu diễn thuật toán
a. Liệt kê các bước. Vd: Thuật toán nấu cơm có thể viết
như sau:
B1: Lấy gạo theo định lượng cần thiết
B2: Vo gạo và đổ gạo, nước vào nồi
B3: Đun sôi cạn nước.
B4: Giữ nhỏ lửa.
B5: Sau 5 phút kiểm tra cơm chín
chưa?
Nếu chưa chín quay lại B5
Nếu chín sang bước 6:
B6: tắt lửa và bắc nồi cơm ra. Kết
thúc.
b. Bằng sơ đồ khối
: Bắt đầu hoặc kết thúc
: Thể hiện phép tính toán.

26
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
: Thao tác so sánh
: Quy trình thực hiện thao tác
4. Củng cố
Trọng tâm: cách biểu diễn thuật toán dưới hai dạng: liệt kê và sơ đồ khối
5. Bài tập
Tìm Input, Output và biểu diễn thuật toán của các bài toán sau dưới hai dạng:
1. Giải phương trình: ax + b = 0.
2. Giải phương trình: ax2 + bx + c = 0 ; a ≠ 0
3. Tìm max ba số nguyên a, b, c.

27
Tiết 12: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Luyện tập cách xây dựng ý tưởng, xác định Input và Output của bài toán.
Biểu diễn thuật toán bằng hai cách: liệt kê và sơ đồ khối.
2. Kỹ năng
Biết cách xác định Input và Output.
Biểu diễn thuật toán bằng hai cách thuần thục.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Luyện tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Bài 1 Em hãy xác định Input và Output của
Cho 3 số a, b, c bất kì. Tìm số lớn nhất bài toán này?
trong ba số. Viết thuật toán dưới hai
dạng. HS suy nghĩ và trả lời:
Lời giải
Input: a, b, c
Output: Max(a,b,c). Em hãy cho biết cách tìm số lớn nhất
Ý tưởng: trong 3 số?
- Cho max = a.
- Nếu b> max thì max = b
- Nếu c> max thì max = c
Thuật toán
Cách liệt kê
B1: vào a, b, c. HS ghi bài
B2: max := a.
B3: nếu max <= b thì max := b.

28
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
B4: nếu max <= c thì max := c.
B5: trả lời số lớn nhất là max
Hãy vẽ thuật toán trên dưới dạng sơ
đồ khối.
HS lên bảng vẽ sơ đồ khối.
Sơ đồ khối GV sửa chữa và giải thích

Bắt đầu

Vào a, b, c

Max := a

+
- HS ghi bài.
Max<=b Max := b

+
- Max<=c Max := c

Số lớn nhất là Max

Kết thúc

Bài 2: Giải phương trình


ax + b = 0 Em hãy xác định Input và Output của
Lời giải bài toán.
Input: a, b
Output: Kết luận nghiệm của phương
trình. Em hãy phát biểu cách giải bài toán
Ý tưởng trên?
- Nếu a = 0 thì:
+ Nếu b = 0 thì phương trình vô số
nghiệm.
+ Ngược lại phương trình vô nghiệm

29
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Nếu a ≠ 0 phương trình có 1 nghiệm
x = -b/a
Thuật toán Gọi 2 học sinh lên trình bày thuật
toán bằng hai cách.
GV sửa chữa và giải thích.
Cách liệt kê
B1: Vào a, b
B2: Nếu a = 0
B21: b = 0 kết luận PTVSN rồi KT
B22: b ≠ 0 kết luận PTVN rồi KT.
B3: Nếu a ≠ 0 kết luận phương trình có
1 nghiệm x = -b/a rồi KT
Sơ đồ khối
Bắt đầu
HS ghi bài.

Vào a, b

-
+
- a=0

PT có 1 No x=-b/a -
b=0
+
PTVN
PTVSN

Kết thúc

4. Củng cố
Hệ thống lại các thao tác cơ bản khi xác định thuật toán

30
Tiết 13: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Luyện tập cách xây dựng ý tưởng, xác định Input và Output của bài toán.
Biểu diễn thuật toán bằng hai cách: liệt kê và sơ đồ khối.
2. Kỹ năng
Biết cách xác định Input và Output.
Bước đầu có thể biểu diễn thuật toán bằng hai cách.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
3. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn
4. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Luyện tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Bài 1: Tính tổng S của N số nguyên HS xác định Input và Output của bài
dương đầu tiên. toán.
Lời giải HS nhận xét
Input: Số nguyên dương N. GV sửa chữa
Output: Tổng S. HS nêu ý tưởng để giải bài toán.
Ý tưởng: HS nhận xét
- Ban đầu cho S = 0, i = 1 GV sửa chữa.
- Nếu N <i thông báo S
- Nếu N lớn hơn 2: S = S + i
- Tăng i kiểm tra i > N?
+ Nếu i < N thì S = S + i
+ Nếu i > N thì thông báo tổng S GV Gọi hai học sinh lên trình bày
thuật toán bằng hai cách: Liệt kê và
sơ đồ khối.
HS lên bảng trình bày

31
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HS nhận xét
Thuật toán GV nhận xét và sửa chữa.
Liệt kê:
B1: Nhập số nguyên dương N
B2: Gán giá trị S = 0; i = 1.
B3: Kiểm tra i <= N Nếu đúng chuyển
sang B4. Nếu sai chuyển sang B5.
B4: S = S + i; i = i + 1. Sau đó quay lại
B3.
B5: Thông báo S và kết thúc HS ghi bài
Sơ đồ khối
Bắt đầu

Nhập N

S := 0; i := 1

-
i<= N -

+ TB tổng S

S := S + i
i := i + 1 Kết thúc

Bài 2: Tính tổng


S = 1 + 1/2 + 1/3 + ...+ 1/N
Lời giải Gọi 2 HS lên bảng trình bày thuật
Input: Số nguyên dương N toán dưới 2 cách
Output: Tổng S HS nhận xét
Ý tưởng: GV sửa chữa
- Ban đầu cho S = 0, i = 1
- Nếu N <i thông báo S
- Nếu N lớn hơn 2: S = S + 1/i
- Tăng i kiểm tra i > N?
+ Nếu i < N thì S = S + i

32
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
+ Nếu i > N thì thông báo tổng S HS ghi bài
Thuật toán:
Tương tự thuật toán bài 1 nhưng thay
S = S + 1/i.
4. Bài tập về nhà
Xây dựng thuật toán và biểu diễn chúng dưới hai cách của các bài toán sau:
1. Tính tổng S = 12 + 22 + ... + N2.
2. Tính tổng S = 1*2*3 + 2*3*4 + ... + N*(N + 1)*(N + 2).
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

33
Tiết 14: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Luyện tập cách xây dựng ý tưởng, xác định Input và Output của bài toán.
Biểu diễn thuật toán bằng hai cách: liệt kê và sơ đồ khối.
2. Kỹ năng
Biết cách xác định Input và Output.
Bước đầu có thể biểu diễn thuật toán bằng hai cách.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
5. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn
6. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Luyện tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Bài 1: Tìm số nguyên nhỏ nhất trong
một dãy số nguyên. Gọi hai học sinh lên làm bài
Lời giải HS nhận xét
Input: Dãy số nguyên a1, a2, ..., aN GV nhận xét và sửa chữa
Output: Số nhỏ nhất của dãy số
Ý tưởng
- Đặt Min = a1
- Cho i lần lượt chạy từ 2 đến N. So
sánh giá trị của ai với Min. Nếu ai<Min
thì giá trị Min mới là ai.
Thuật toán
* Cách liệt kê
B1: Nhập N và các số nguyên a1, a2, ...,
aN .
B2: Min = a1; i = 2;

34
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
B3: Nếu i > N thông báo giá trị Min rồi HS ghi bài
kết thúc.
B4:
B41: Nếu ai < Min thì Min = ai
B42: tăng i = i + 1 rồi quay lại B3.
* Sơ đồ khối
Bắt đầu
Nhập a1, a2, ..., aN
Min = a1; i = 2

+
i>N TB Min
-
- ai<Min HS ghi bài
+ KT
Min = ai

i=i+1

Bài 2: Sắp xếp dãy số nguyên a1, a2, ...,


aN theo chiều giảm dần. Gọi 2 HS lên trình bày thuật toán bằng
Lời giải hai cách.
Input: Dãy số nguyên a1, a2, ..., aN HS nhận xét
Output: Dãy số đã được sắp xếp. GV sửa chữa
Ý tưởng
Với mỗi cặp số đứng liền kề trong dãy
nếu số đứng trước nhỏ hơn số đứng
đằng sau thì đổi vị trí hai số cho nhau.
Tiếp tục thực hiện khi không còn cặp
nào trong dãy
Thuật toán
Cách liệt kê:
B1: Nhập N và dãy a1, a2, ..., aN
B2: Gán giá trị M = N

35
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
B3: Nếu M <2 thông báo dãy đã đc sắp HS ghi bài
xếp và kết thúc.
B4: Gán M = M - 1; i = 0;
B5: Gán i = i + 1
B6: Nếu i > M quay lại B3
B7: so sanh ai với ai + 1. Nếu ai < ai + 1 thì
đổi ai cho ai + 1
B8: quay lai bước 5.
Sơ đồ khối
Bắt đầu

Nhập a1, a2, ..., aN


M=N

+
M<2 Dãy đã SX
- HS ghi bài.
M = M - 1;
i=0
KT
i=i+1

+
i>M
-
ai < ai+1
-

+
Tráo đổi ai và ai+1

Bài 3: Tìm giá trị k có xuất hiện trong


dãy a1, a2, ..., aN không?
* Tìm kiếm tuần tự
Input: Dãy N số nguyên a1, a2, ..., aN và HS làm bài.
số nguyên k. HS nhận xét.
Output: k có xuất hiện trong dãy GV nhận xét và sửa chữa
không?
Ý tưởng
Ta sẽ đi so sánh lần lượt k với các giá

36
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
trị trong dãy cho đến khi ai = k. Nếu đã
xét hết các giá trị trong dãy mà không
có giá trị bằng k có nghĩa là giá trị k
không có mặt trong dãy.
Thuật toán
Cách liệt kê
B1: Nhập N, k và dãy a1, a2, ..., aN
B2: Gán i = 1
B3: Nếu ai = k thì thông báo k có mặt HS ghi bài
trong dãy và kết thúc sai sang B4.
B4: i = i + 1.
B5: Nếu i > N thông báo k không có
mặt trong dãy rồi kết thúc. Sai quay lại
B3.
Sơ đồ khối
Bắt đầu

Nhập a1, a2, ..., aN


Nhập k; i = 1.

+ k có trong
ai = k
dãy ở vị trí i
-
i=i+1

- i>N
+
K không có trong
KT
dãy

4. Bài tập
Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2,..., an và giá trị k. Kiểm tra xem k có
trong A không? Nếu có k xuất hiện bao nhiêu lần.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

37
Tiết 15: ÔN TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Ôn lại các kiến thức đã học như:
- Khái niệm thông tin, dữ liệu
- Các hệ đếm dùng trong máy tính và cách chuyển đổi giữa các hệ đếm
- Khái niệm thuật toán, các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán.
2. Kỹ năng
Học sinh cần nắm được
- Khái niệm thông tin, dữ liệu và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
- Các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao và có ý thức làm việc tập thể.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGK, SBT, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Ôn tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Lý thuyết
- Khái niệm thông tin:
- Khái niệm dữ liệu
- Đơn vị đo thông tin.
- Hệ đếm và cách chuyển đổi giữa các - HS nhắc lại các khái niệm
hệ đếm
- Thuật toán, các tính chất của thuật
toán và cách biểu diễn thuật toán.
2. Bài tập
Bài 1: Một đĩa VCD có dung lượng 700
MB lưu trữ được 2000 trang sách. Hỏi HS làm bài

38
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
với 4.5 GB sẽ lưu trữ được bao nhiêu HS nhận xét
trang sách? GV nhận xét và sửa chữa
KQ: 13 165.71 trang sách
Bài 2: Chuyển các số sau sang hệ nhị
phân và hexa
14510 ; 2610 ; 8510 ; 7410; 13310 HS lên bảng làm bài
KQ: HS nhận xét
14510 = 100100012 = 9116 GV nhận xét và sửa chữa
2610 = 110102 = 1A16
8510 = 10101012 = 5516
7510 = 10010112 = 4B16
13310 = 100001012 = 8516
Bài 3: Đổi các số sau sang hệ thập phân
và hexa: 101010102; 11100012; HS làm bài
100100102; 101100102; 1001001012 HS nhận xét
KQ: GV nhận xét và sửa chữa
101010102 = AA16 = 17010
11100012 = 7116 = 11310
100100102 = 9216 = 14610
101100102 = B216 = 17810
1001001012 = 12516 = 29310
Bài 4: Đổi các số sau sang hệ nhị phân
và thập phân
AF16 ; 12316; 5C16; 6E16; BD16 HS làm bài
KQ: HS nhận xét
AF16 = 1010 11112 = 17510 GV nhận xét và sửa chữa
12316 = 0001 0010 00112 = 29110
5C16 = 0101 11002 = 9210
6E16 = 0110 11102 = 11010
BD16 = 1011 11012 = 18910
Bài 5:
Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1,
a2,..., an và giá trị k. Kiểm tra xem k có
trong A không? Nếu có k xuất hiện bao

39
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
nhiêu lần. HS làm bài
Lời giải HS nhận xét
Input: Dãy N số nguyên a1, a2, ..., aN và số GV nhận xét và sửa chữa
nguyên k.
Output: k có xuất hiện trong dãy không?
Ý tưởng
Ta sẽ đi so sánh lần lượt k với các giá trị
trong dãy nếu ai = k thì đếm số lần xuất
hiện. Nếu đã xét hết các giá trị trong dãy
mà không có giá trị bằng k có nghĩa là giá
trị k không có mặt trong dãy.
Thuật toán HS ghi bài
Cách liệt kê
B1: Nhập N, k và dãy a1, a2, ..., aN
B2: Gán i = 1; dem = 0;
B3: Nếu ai = k thì dem = dem + 1
B4: i = i + 1.
B5: Kiểm tra i > N. Nếu đúng chuyển sang
B6 . Sai quay lại B3.
B6: Thông báo: nếu k có trong dãy thì đưa
ra số lần xuất hiện ngược lại k không có
mặt trong dãy
Sơ đồ khối
Bắt đầu

Nhập a1, a2, ..., aN


Nhập k; i = 1; dem = 0

+
ai = k dem = dem +1
-
i=i+1

- i>N
+
Đưa ra kết luận

KT

40
4. Nhắc nhở và củng cố
Dặn học sinh về nhà ôn bài tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 16: KIỂM TRA 1 TIẾT

Tiết 17: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH


Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ lập trình.
Ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.
2. Kỹ năng
Học sinh nắm được khái niệm lập trình, ưu nhược điểm của các ngôn ngữ.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Sau khi chúng ta đã diễn tả thuật toán
dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối máy
tính vẫn chưa thể trực tiếp thực hiện thuật
toán? Vì vậy chúng ta cần phải đi diễn tả
thuật toán bằng một ngôn ngữ để máy
tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó
gọi là ngôn ngữ lập trình.
Vậy: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng
để viết chương trình máy tính.
Ngôn ngữ lập trình được chia thành: Ngôn
ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
1. Ngôn ngữ máy

41
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Ưu điểm: Là ngôn ngữ duy nhất máy tính
có thể hiểu trực tiếp và thực hiện, cho phép
khai thác triệt để và tối ưu hoá khả năng HS ghi bài.
của máy
Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, phụ
thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình
viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó
hiệu chỉnh Vậy theo các em thì ngôn ngữ này có
⇒ Ngôn ngữ này không thích hợp với số được dùng phổ biến không?
đông người lập trình HS trả lời
2. Hợp ngữ
Ưu điểm: là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ
máy với ngôn ngữ tự nhiên (thường là từ
viết tắt của tiếng Anh) để thực hiện các
lệnh.
Nhược điểm: vẫn còn phức tạp.
Để máy tính có thể thực hiện được một
chương trình viết bằng hợp ngữ thì
chương trình đó phải dịch ra ngôn ngữ
máy nhờ chương trình hợp dịch.
⇒ Ngôn ngữ này chỉ thích hợp với những Chương trình hợp dịch: MASM, TASM.
nhà lập trình chuyên nghiệp
3. Ngôn ngữ bậc cao
Ưu điểm:
- Các câu lệnh của chương trình gần gũi
với ngôn ngữ tự nhiên HS ghi bài.
- Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy,
chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ
hiệu chỉnh, nâng cấp. Và cũng như chương trình được viết bằng
⇒ Ngôn ngữ này thích hợp với phần đông hợp ngữ, chương trình được viết bằng
người lập trình ngôn ngữ bậc cao cũng cần phải dịch
Một số ngôn ngữ bậc cao: Pascal, C, C++, sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình
Visual Basic,... dịch

3. Củng cố, dặn dò


Trọng tâm: Khái niệm ngôn ngữ lập trình, các loại ngôn ngữ lập trình, chương
trình hợp dịch và chương trình dịch.

42
Đọc trước bài 6: giải bài toán trên máy tính
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
Tiết 18: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cung cấp cho học sinh các bước để giải một bài toán trên máy tính
2. Yêu cầu
Nắm được các bước để giải một bài toán trên máy tính.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Xác định Input và Output của bài toán tìm UCLN(M,N).
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Trong toán học trước khi giải một bài
toán việc đầu tiên chúng ta cần phải
làm là gì?
HS trả lời: Xác định bài toán
Xác định những gì?
1. Xác định bài toán HS trả lời: Xác định giả thiết và kết
Là việc đi xác định Input và Output. luận cần tìm
Input: đầu vào
Output: đầu ra
Ví dụ: Xác định Input và Output của
bài toán: ax2 + bx + c = 0 với a ≠ 0. HS làm bài
Input: a, b, c với a ≠ 0.

43
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Output: kết luận nghiệm của pt.
Sau khi đã xác định được giả thiết và
kết luận thì công việc tiếp theo là gì?
HS trả lời: Tìm cách giải của bài toán.
Nó tương đương với bước Lựa chọn
hoặc thiết kế thuật toán để giải một bài
toán trên máy tính.
2. Giải bài toán trên máy tính
a. Lựa chọn thuật toán
Là bước quan trọng nhất để giải một
bài toán trên máy tính
Một bài toán có thể được giải bằng
nhiều thuật toán khác nhau nhưng một
thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó.
b. Diễn tả thuật toán Chúng ta đã được học những cách diễn
Có hai cách diễn tả thuật toán tả thuật toán nào?
Liệt kê và sơ đồ khối HS trả lời: liệt kê và sơ đồ khối
VD: Diễn tả thuật toán giải phương Gọi hai HS lên bảng trình bày
trình: ax2 + bx + c = 0 với a ≠ 0. GV nhận xét.
bằng hai cách
Sau khi đã có thuật toán bước tiếp theo
để giải một bài toán trên máy tính là
3. Viết chương trình viết chương trình.
Là việc lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng
ngôn ngữ để lập trình
- Khi chọn ngôn ngữ lập trình nào thì VD: Cũng tương tự khi ta trình bày văn
phải tuân theo các quy định ngữ pháp bản bằng tiếng Anh nếu ta đi trình bày
của ngôn ngữ đó. theo ngữ pháp của tiếng Việt thì người
đọc sẽ không hiểu.
- Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện
và báo lỗi về mặt ngữ pháp chứ không
thể phát hiện được cái sai của thuật
toán.
4. Hiệu chỉnh

44
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Đó chính là quá trình kiểm thử VD: Kiểm tra thuật toán GPT bậc 2
chương trình đã viết, sửa sai về mặt ax2 + bx + c = 0 với a ≠ 0. Xem
ngữ pháp, thuật toán. thuật toán có đúng với mọi giá trị a, b,
c không?
HS kiểm tra với các bộ giá trị.

5. Viết tài liệu


Mô tả chi tiết về bài toán, thuật toán,
chương trình, kết quả thử nghiệm và
hướng dẫn sử dụng. Từ tài liệu này,
người sử dụng đề xuất phương án để
hoàn thiện thêm.

4. Củng cố dặn dò
Nắm được các bước cần phải thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
Đọc trước bài 7 và 8.
5. Câu hỏi và bài tập
SGK trang 51
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

45
Tiết 19: PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh khái niệm phần mềm máy tính và những ứng dụng của
tin học.
2. Kỹ năng
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Biết được những ứng dụng của tin học
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các bước cần thực hiện để giải một bài toán trên máy tính? Theo
em thì bước nào là bước quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm thu được sau khi giải một
bài toán trên máy tính đó chính là một
1. Phần mềm máy tính phần mềm. Vậy phần mềm là gì?
Thuật toán + Cấu trúc dữ liệu = chương trình
Phần mềm máy tính là các chương trình
thu được sau khi thực hiện giải các bài
toán trên máy tính và dùng để giải bài
toán với nhiều bộ Input khác nhau. Dựa vào chức năng của phần mềm để
người ta chia phần mềm làm hai loại:
phần mềm hệ thống và phần mềm ứng
a. Phần mềm hệ thống dụng.

46
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Là những chương trình tạo ra môi
trường làm việc và cung cấp dịch vụ cho Em đã biết những phần mềm hệ thống
các phần mềm khác trong quá trình hoạt nào?
động của máy. HS trả lời
GV: MS-DOS, Windows 98; Windows
XP, Windows Server, Unix, Lunix,...
Theo các em thế nào là phần mềm ứng
b. Phần mềm ứng dụng dụng?
Là phần mềm được viết để giúp giải HS trả lời
quyết những công việc thường gặp như: Em đã biết được những phần mềm ứng
soạn thảo văn bản, bảng tính, quản lý,... dụng nào?
HS trả lời: MS Office, tính tiền điện
thoại,...
Trong thực tế có những phần mềm ứng
dụng được viết riêng cho một cá nhân
hay tổ chức nào đó: quản lý điểm,
quản lý bán hàng, ...
Một số phần mềm được viết theo
những yêu cầu chung như: MS Office,
Photoshop, ....
VD: Visual Basic, MS Access, ASP
Phần mềm công cụ: là những phần (Active Server Pages),....
mềm giúp để tạo ra những phần mềm VD: Phần mềm diệt virus, phần mềm
khác. nghe nhạc, NC,...
Phần mềm tiện ích: là những phần
mềm giúp con người làm việc với máy
tính thuận lợi hơn. Chia học sinh theo nhóm để thảo luận
2. Những ứng dụng của tin học
a. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật
VD: Thiết kế kiến trúc, thiết kế logo,...
b. Hỗ trợ việc quản lý
VD: QL điểm HS, QL bán hàng,...
c. Tự động hoá điều khiển
VD: Điều khiển tầu phóng tầu vũ trụ,

47
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
điều khiển dây truyền sản xuất, ...
d. Truyền thông
VD: Chính phủ điện tử, truyền hình trực
tuyến,...
e. Công tác văn phòng
VD: Lập kế hoạch, tổng hợp phân tích,...
f. Trí tuệ nhân tạo
VD: tạo ra các robot thông minh,...
g. Giáo dục
VD: Đào tạo từ xa, giáo án điện tử,...
h. Giải trí
VD: Nghe nhạc, xem phim,...

4. Củng cố và dặn dò
Phân biệt phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Những ứng dụng tin học trong cuộc sống.
Đọc trước bài 9: Tin học và xã hội
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

48
Tiết 20: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh về vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
2. Kỹ năng
Biết được vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội
3. Thái độ
Có tính kỷ luật cao
Ý thức, trách nhiệm của bản thân trong xã hội tin học hoá.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là phần mềm máy tính? Phần mềm ứng dụng là gì?
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự
phát triển của xã hội
Tin học được ứng dụng ở những đâu?
- Tin học được áp dụng trong mọi lĩnh HS trả lời
vực của xã hội.
- Tin học giúp phát triển kinh tế và
nâng cao dân trí.
- Tin học thúc đẩy khoa học phát triển HS ghi bài.
và ngược lại khoa học thúc đẩy tin học
phát triển.
- Sự phát triển của tin học làm cho con
người có nhiều nhận thức mới về cách
thức tổ chức hoạt động.

49
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò

2. Xã hội hoá tin học


- Các hoạt động chính của xã hội trong
tin học sẽ được điều hành với sự hỗ trợ VD: Đề án 112 về chính phủ điện tử.
của các mạng máy tính thông tin lớn,
liên kết các vùng lãnh thổ và giữa các
quốc gia với nhau. VD: Thương mại điện tử, truyền hình
- Tạo ra phương thức giao dịch mới trực tuyến.
hiệu quả, tiết kiệm thời gian. VD: Làm việc theo các dây chuyền tự
- Làm thay đổi suy nghĩ tác phong làm động hoá.
việc của con người, năng suất lao động
tăng, con người tập trung vào lao động
trí óc.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: vì các VD: Như các ngôi nhà thông minh.
thiết bị dùng trong sinh hoạt đều hoạt
động theo chương trình điều khiển.
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội
tin học hoá
- Trong xã hội tin học hoá thì thông tin
là tài sản chung của mọi người ⇒ con HS ghi bài.
người cần có ý thức bảo vệ thông tin.
- Cần phải có những quy định, điều luật
để bảo vệ thông tin và xử lý nghiêm tội Ý thức, trách nhiệm của các em trong
phạm phá hoại thông tin. xã hội thông tin?
- Giáo dục, đào tạo thế hệ mới có ý HS trả lời.
thức, tác phong làm việc khoa học và
có trình độ phù hợp với xã hội thông
tin.
4. Củng cố dặn dò
Nắm được vai trò của tin học đối với sự phát triển xã hội, ý thức trách nhiệm
của bản thân trong xã hội tin học.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................

50
Tiết 21: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


- Hiểu về khái niệm ngôn ngữ máy, khái niệm về hợp ngữ, các ngôn ngữ bậc cao và
về chương trình dịch.
- Đưa ra được Input và Output của bài toán.
- Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Nêu được các ảnh
hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, tài liệu, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: Kiến thức, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Ngôn ngữ lập trình. GV : Đặt câu hỏi theo nội dung của
- Ngôn ngữ máy là gì? SGK
- Ngôn ngữ lập trình là gì? HS: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu
- Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc hỏi của giáo viên và bổ xung ý kiến
cao? khi các học sinh trả lời.
- Chương trình dịch để làm gì? GV: Cần phân tích kỹ để học sinh
hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ lập
trình và về chương trình dịch

2. Giải bài toán trên máy tính. - ba học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- Hãy nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán. và làm bài tập
- Chỉ ra Input, Output. Viết thuật toán giải - Các nhóm học sinh dưới lớp trao
PT: ax + b = 0 và đề xuất các test tiêu biểu. đổi, thảo luận để đóng góp ý kiến.
-
3. Phần mềm máy tính.
- Có thể thực hiện một phần mềm ứng dụng - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
mà không cần HĐH được không?
- Nêu tên một phần mềm. Phần mềm đó

51
dùng để làm gì và nó thuộc loại nào?

4. Tin học và xã hội.


- Nếu có điều kiện em muốn ứng dụng tin
học vào cuộc sống gia đình em như thế nào? - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Em thích học qua mạng hay học trên lớp có
thầy và bạn? Tại sao?

3. Củng cố dặn dò
Đọc trước bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

52
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết 22: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cung cấp cho học sinh: Khái niệm hệ điều hành, chức năng và phân loại hệ
điều hành.
2. Kỹ năng
Biết: khái niệm hệ điều hành, chức năng của hệ điều hành.
Phân biệt được đâu là hệ điều hành đơn nhiệm và đa nhiệm.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Để sử dụng và khai thác máy tính có
hiệu quả con người điều khiển máy
tính nhờ một hệ thống chương trình có
tên là hệ điều hành. Vậy hệ điều hành
là gì?
1. Khái niệm hệ điều hành (OS:
Operating System)
Khái niệm: SGK trang 62. Em hãy kể tên những hệ điều hành mà
em biết?
HS trả lời: MS-DOS, Window 95,
Window 98, Window XP, Unix,
HĐH đóng vai trò cầu nối giữa thiết bị Lunix,...
với người dùng và giữa thiết bị với các
chương trình. HS ghi bài.

53
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HĐH thường được lưu trữ dưới dạng
modul độc lập trên bộ nhớ ngoài.
2. Các chức năng và thành phần của
hệ điều hành
a. Chức năng
- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và
hệ thống. HS ghi bài.
- Cung cấp tài nguyên cho các chương
tình và tổ chức thực hiện chúng.
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ
ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm
và truy cập thông tin.
- Kiểm tra và hỗ trợ phần mềm cho các VD: Nhận diện thiết bị ngoại vi,...
thiết bị ngoại vi để khai thác chúng
thuận tiện và hiệu quả.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống. VD: Chống phân mảnh, dọn rác ổ
cứng, lưu trữ dự phòng, ...
b. Thành phần
Là các chương trình tương ứng để đảm
bảo thực hiện các chức năng trên.
- Cung cấp môi trường giao tiếp giữa
người dùng và hệ thống thông qua một VD: sử dụng câu lệnh được thực hiện
trong hai cách: Sử dụng câu lệnh hoặc trong OS MS-DOS:
thông qua cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn Tạo thư mục: MD
- Quản lý tài nguyên bao gồm phân phối Trở về thư mục gốc: CD\
và thu hồi tài nguyên.
- Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài HS ghi bài.
lưu trữ tìm kiếm và cung cấp thông tin
cho các chương trình xử lý khác.
3. Phân loại hệ điều hành
Có ba loại chính sau:
- Đơn nhiệm một người dùng Đơn nhiệm một người dùng: trong
một thời gian cụ thể chỉ có một
chương trình được thực hiện

54
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
VD: MS-DOS
- Đa nhiệm một người dùng Trong một thời gian có nhiều chương
trình được thực hiện nhưng chỉ có một
người được truy cập.
VD: Window 95, 98
- Đa nhiệm nhiều người dùng Trong một thời gian có nhiều chương
trình được thực hiện và có thể có
nhiều người được truy cập.
VD: OS: Window 2000, XP, Unix,
Lunix,...

4. Củng cố dặn dò
Nắm được khái niệm hệ điều hành và chức năng của nó.
Phân biệt được đâu là hệ điều hành đơn nhiệm, đa nhiệm.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

55
Tiết 23: TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cách thức tổ chức, quản lý dữ liệu ở bộ nhớ ngoài
2. Kỹ năng
Nắm được khái niệm tệp và thư mục
Biết quy tắc đặt tên tệp và thư mục
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu khái niệm và các chức năng của hệ điều hành.
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Hằng ngày khi đi học thì các em
dùng gì để đựng sách, vở và đồ dùng
học tập?
HS trả lời: cặp sách.
Để phân biệt giữa vở môn này và vở
môn khác thì các em dùng gì?
HS trả lời: Nhãn vở.
Thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài
cũng sẽ được tổ chức, phân loại để
1. Tệp và thư mục quản lý.
a. Tệp và tên tệp
Khái niệm: SGK - 64. VD: Tin hoc 10.doc, Toan 10.doc,...
Tên tệp gồm hai thành phần: Vậy em hãy cho biết ở hai tệp trên
Phần tên.Phần mở rộng đâu là phần tên và đâu là phần mở

56
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
rộng?
Quy tắc đặt tên tệp HS trả lời.
Trong Window Trong MS-DOS
- Không dùng các - Không dùng các HS ghi bài.
ký tự đặc biệt ký tự đặc biệt
trong tên tệp trong tên tệp
như: \ / : * ? " ,< > như: \ / : * ? " ,< > VD: Em hãy cho biết trong những tên
| .... | .... tệp sau tên nào đúng và tên nào đúng
- Phần tên: không - Phần tên: không trong Window nhưng không đúng
quá 255 ký tự quá 8 ký tự. trong MS-DOS.
- Phần mở rộng có - Phần mở rộng có vi du.pas; tinhoc.com; THPT lac
thể có hoặc không thể có hoặc không. thuy C.txt; a1?.com; anh dep.jpg;
và được hệ điều Nếu có không quá toan1/5.doc
hành dùng để 3 ký tự. HS trả lời:
phân loại tệp. - Tên tệp không GV nhận xét
được chứa dấu
cách
- Bắt đầu tên tệp
không được là một
chữ số.
b. Thư mục VD: Một ổ cứng chúng ta chia thành
- Để quản lý các tệp được dễ dàng, hệ 3 ổ logic có các tên tương ứng là:
điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các WIN (C); SETUP (D); GIAI TRI (E)
thư mục. Mỗi đĩa có một thư mục tạo tự thì theo các em đâu là tên thư mục
động gọi là thư mục gốc. gốc?
HS trả lời: WIN; SETUP; GIAI TRI
- Trong mỗi một thư mục gốc lại có thể
tạo các thư mục khác gọi là thư mục con. HS ghi bài
- Mỗi thư mục có thể chứa các tệp và thư
mục con. VD: Cùng trong thư mục gốc SETUP
- Thư mục chứa thư mục con gọi là thư có thể có các thư mục con và tên tệp
mục mẹ. sau không?
- Trong một thư mục không chứa các tệp WinXP; WinXP; nguyen.txt;
trùng tên và các thư mục con trùng tên. nguyen.doc

57
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Tên của thư mục được đặt theo quy tắc HS trả lời
phần tên của tệp
Chú ý: Tên tệp và thư mục nên đặt theo
ý nghĩa gợi mở.
c. Đường dẫn (Path)
Là phần chỉ dẫn đến tên tệp, thư mục HS ghi bài
theo đường đi từ thư mục gốc đến thư VD:
mục chứa tệp và sau cùng đến tệp. Trong D:\
đó tên các thư mục và tệp phân cách nhau
bởi "\" Toán Tin Lý

Tin Tin
11.doc 10.doc
Hãy chỉ ra đường dẫn tới tệp Tin
10.doc
HS trả lời: D:\Tin\Tin 10.doc
4. Củng cố dặn dò
Nắm được khái niệm tệp và thư mục
Cách thức đặt tên tệp và thư mục
5. Bài tập
Cho biết các tên tệp sau đây tên nào đúng?
Nguyen.txt; 7xx.doc; abc.pas; quit?.com; tin hoc pho thong.doc
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

58
Tiết 24: TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cách thức tổ chức, quản lý dữ liệu ở bộ nhớ ngoài
2. Kỹ năng
Nắm được khái niệm tệp và thư mục
Quy tắc đặt tên tệp và thư mục
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, phấn
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu khái niệm và cách đặt tên tệp trong windows
3. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Sau khi đã tìm hiểu về tệp và thư
mục. Vậy hệ điều hành sẽ quản lý tệp
như thế nào?
2. Hệ thống quản lý tệp
Hệ thống quản lý tệp là một thành phần
của hệ điều hành có nhiệm vụ tổ chức
thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các
dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng HS ghi bài.
thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ
nhớ ngoài và đảm bảo cho chương trình
đang hoạt động trong hệ thống có thể
đồng thời truy cập các tệp.
Các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp
- Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao.

59
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Độc lập giữa thông tin và phương tiện
mang thông tin.
- Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và
phương pháp xử lý.
- Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế
ảnh hưởng lỗi kỹ thuật hoặc chương trình. Vậy để thực hiện chức năng quản lý
của mình thì theo các em hệ điều
hành sẽ sử dụng các thao tác nào?
Các thao tác quản lý tệp thường dùng HS trả lời:
Tạo thư mục, xóa, đổi tên, sao chép, di
chuyển tệp/ thư mục, xem nội dung tệp, Vd: thao tác tạo thư mục
tìm kiếm tệp/thư mục,... Nháy chuột phải và chọn New
Folder.
Để đổi tên tệp/thư mục: Nháy chuột
phải vào tệp hay thư mục cần đổi tên
sau đó chọn Rename và gõ tên mới
vào.
Sao chép tệp/thư mục: Chọn tệp/thư
mục cần sao chép sau đó nháy chuột
phải và chọn Copy.
4. Củng cố dặn dò
Nắm được các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp và các thao tác quản lý tệp
thường dùng.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

60
Tiết 25: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cách nạp, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
2. Kỹ năng
Thành thạo mở và tắt máy tính.
Biết cách làm việc với hệ điều hành bằng bảng chọn.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp và các thao tác quản lý tệp
thường sử dụng.
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu
về khái niệm HĐH. Vậy một máy
tính có thể hoạt động được không
nếu không có HĐH?
HS trả lời:
GV: Vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm
hiểu cụ thể về cách nạp HĐH và giao
1. Nạp hệ điều hành tiếp với HĐH.
Muốn nạp hệ điều hành ta cần:
- Có đĩa khởi động là đĩa chứa các
chương trình phục vụ việc nạp hệ
điều hành.
- Thực hiện một trong các thao tác HS nghe giảng và ghi bài.
sau:

61
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
+ Bật nguồn (nút Power) khi
máy đang tắt hoặc bị treo GV: trình chiếu các cách thức nạp hệ
mà không nhận tín hiệu từ điều hành.
nút reset hoặc tổ hợp Ctrl + HS quan sát.
Alt + Delete
+ Nhấn nút Reset (nếu máy
đang hoạt động).
+ Tổ hợp phím Ctrl + Alt + HS ghi bài
Delete nếu máy bị treo
Để nạp HĐH máy tính tìm chương trình
khởi động theo thứ tự: ổ đĩa cứng, đĩa
mềm, đĩa CD. Tuy nhiên thứ tự này có
thể thay đổi do người sử dụng thiết đặt.
4. Củng cố dặn dò
Phân biệt được các nút khi nạp HĐH.
Quan sát vị trí phím nóng: Ctrl + Alt + Delete
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

62
Tiết 26: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cách nạp, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
2. Kỹ năng
Thành thạo mở và tắt máy tính.
Biết cách làm việc với hệ điều hành bằng bảng chọn.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Có thể thực hiện những thao tác nào để có thể nạp hệ điều hành?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Sau khi đã nạp HĐH thì người sử
dụng sẽ làm việc trực tiếp với HĐH.
Quá trình làm việc đó người ta còn gọi
là giao tiếp với HĐH.
2. Cách làm việc với HĐH
Người sử dụng có thể đưa yêu cầu
hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai HS nghe giảng và ghi bài
cách sau:
Cách 1: Sử dụng các lệnh (command) VD: lệnh truy cập vào thư mục Tin hoc
10 được chứa ở ổ C
C:\ cd Tin hoc 10
Lệnh Copy thư mục Tin hoc 10 từ ổ C
sang ổ D
Copy C:\Tin hoc 10 D: 
Cách 2: Dùng bảng chọn hoặc cửa sổ VD: HS quan sát hình 31 SGK trang 69

63
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
chứa hộp thoại hoặc nút lệnh.
GV: Vậy theo các em thì cách nào có
Với cách thứ nhất thì người sử dụng ưu điểm hơn?
phải nhớ rất nhiều câu lệnh và phải HS trả lời
thao tác nhiều. Nhưng nó cho tốc độ
thực hiện lệnh nhanh.
Cách thứ hai: với các hộp thoại, biểu
tượng, nút lệnh,... người sử dụng sẽ
khai thác hệ thống thuận lợi hơn. GV: Sử dụng máy chiếu để chỉ cho HS
biết đâu là nút chọn (hộp kiểm), hộp
thoại, nút lệnh, biểu tượng.
HS quan sát.
4. Củng cố dặn dò
Biết cách khai thác hệ thống thông qua nút lệnh, biểu tượng,....
Đọc trước phần 3 bài 12: Ra khỏi hệ thống
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

64
Tiết 27: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Cách nạp, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
2. Kỹ năng
Thành thạo mở và tắt máy tính.
Biết cách làm việc với hệ điều hành bằng bảng chọn.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Theo em thì để làm việc tốt với hệ điều hành thì cách nào có ưu thế hơn? Tại
sao?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Sau khi đã thực hiện xong các công
việc và muốn thoát khỏi hệ thống thì ta có
3. Ra khỏi hệ thống thể làm những cách nào?
Là thao tác để HĐH dọn dẹp các tệp
trung gian, lưu các tham số cần thiết, HS ghi bài
ngắt kết nối mạng.... để tránh mất
mát tài nguyên và chuẩn bị cho phiên
làm việc tiếp được thuận tiện hơn. GV: Các em đã biết những cách nào để ra
khỏi hệ thống?
Có 3 cách để ra khỏi hệ thống HS: chọn Shutdown, tắt nguồn
- Shutdown (Turn Off): là cách tắt
máy an toàn, mọi thay đổi trong thiết
đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng
trước khi nguồn được tắt.

65
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Stand By: Máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít
năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt HS nghe giảng và ghi bài.
động lại ngay. Nhưng nếu mất điện
thì các thông tin trên RAM sẽ bị mất.
Hibernate: Còn gọi là quá trình tắt và GV: Thực hiện các thao tác ra khỏi hệ
lưu tiến trình. thống.
HS quan sát.
4. Củng cố dặn dò
Biết các cách để ra khỏi hệ thống.
Làm bài tập SGK trang 71
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

66
Tiết 28: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại các quy tắc đặt tên tệp, thư mục.
Cách giao tiếp với hệ điều hành.
2. Kỹ năng
Hiểu quy tắc đặt tên tệp, thư mục
Biết: mở máy, tắt máy, làm việc với HĐH.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SBT, phấn
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Bài 1. Các tên tệp nào sau đây là đúng và
tệp nào đúng trong windows nhưng
không đúng trong MS-DOS GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Tin hoc 10.doc, 123.jpg, tinhoc@.com, HS lên bảng làm bài
setup.exe, donxinnghiphep.doc, GV: Mời HS nhận xét
nguyen1.pas, ucln.cpp, anh!.mpg, GV: nhận xét và sửa chữa
hanhkhucngayvadem.DAT, tile%.xls.
Lời giải
Các tên đúng: Tin hoc 10.doc, 123.jpg,
setup.exe, donxinnghiphep.doc,
nguyen1.pas, ucln.cpp,
hanhkhucngayvadem.dat.
Các tên chỉ đúng trong MS-DOS: HS ghi bài
setup.exe, nguyen1.pas, ucln.cpp.
Bài 2: Có các tệp sau:

67
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
bai 1.doc, hay hat len.mp3, anh nen.jpg, kt
1 tiet.doc, my love.mp3, phuong thuy.jpg,
khoa luan.doc, anh dep.jpg, mai mai mot GV: Gọi HS lên bảng làm bài
tinh yeu.mp3. HS lên bảng làm bài
Trong đó tệp có đuôi: .mp3 là tệp ca GV: Gọi 1 HS khác nhận xét
nhạc, .doc là tệp văn bản, .jpg là tệp ảnh. GV: nhận xét và sửa chữa
Em hãy tạo các thư mục để chứa các tệp
trên sao cho khoa học nhất?
Lời giải
Ca nhac: hay hat len.mp3, my love.mp3 HS ghi bài.
mai mai mot tinh yeu.mp3
Van ban: bai 1.doc, kt 1 tiet.doc, khoa
luan.doc
Picture: anh nen.jpg, phuong thuy.jpg,
anh dep.jpg
Bài 3: Em hãy cho biết liệu có tồn tại
đồng thời 2 tệp sau được không?
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài
Không Có
1. HS lên bảng làm bài
C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC GV: Gọi 1 HS khác nhận xét

GV: Nhận xét và sửa chữa.
C:\LOP10\HOCKY1\VAN.DOC
2. C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC
và C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC
3.
C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC
và C:\LOP10\TOAN.DOC
4. C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC
và A:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC

Bài 4: Khi giao tiếp với HĐH Windows thì


người ta sẽ đưa yêu cầu hoặc thông tin vào GV: Gọi hs đứng tại chỗ trả lời câu
hệ thống bằng cách nào? hỏi.
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét
Bài 5: Làm bài 7 sách giáo khoa trang 71
GV: Gọi 1 HS lên bảng chỉ ra
đường dẫn đến các tệp
happybirthday.mp3,

68
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
EmHocToan.zip
4. Củng cố dặn dò
Biết cách đặt tên tệp, thư mục.
Xác định được đường dẫn đến tệp và thư mục.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

69
Tiết 29: Bài tập thực hành 3
LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích, yêu cầu


Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
Thực hành các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím
Làm quen với các ổ đĩa, cổng USB.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thực hiện thao tác vào ra hệ thống
GV: Thực hiện mẫu các thao tác: đăng nhập hệ thống, ra khỏi hệ thống.
HS: Quan sát và thực hiện theo.
Hoạt động 2: Thao tác với chuột và bàn phím
GV: Thực hiện mẫu các thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy phải, nháy đúp,
các phím trên bàn phím.
HS: Quan sát và thực hiện
Hoạt động 3: Quan sát ổ đĩa và cổng USB
GV: Chỉ cho HS biết đâu là ổ đĩa: cứng, mềm, CD, cổng USB.
HS: Quan sát.
3. Củng cố dặn dò
Kiến thức trọng tâm: Cách vào ra hệ thống, các thao tác với chuột
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

70
Tiết 30: Bài tập và thực hành 4
GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Làm quen với các thao tác cơ bản trong giao tiếp với Windows 2000, Windows
Xp, ... như thao tác với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Nội dung
GV: Mở máy, sau khi máy khỏi động xong thì chỉ cho HS đâu là màn hình Desktop,
đâu là thanh tác vụ, đâu là nút Start, cửa sổ và cách thay đổi kích thước, làm việc với:
cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn, ...
HS: Quan sát và sau đó thực hiện các thao tác: thay đổi kích thước cửa sổ, làm việc
với biểu tượng, bảng chọn,...
3. Củng cố dặn dò
Chú ý các thao tác làm việc với cửa sổ, bảng chọn, biểu tượng.
Chuẩn bị trước bài tập và thực hành 5: đọc lại các quy tắc đặt tên tệp, thư mục.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

71
Tiết 31, 32: Bài tập và thực hành 5
THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích, yêu cầu


 Làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows 2000, Windows Xp,....
 Thực hiện một số thao tác với tệp và thư mục.
 Khởi động được một số chương trình đã cài đặt trong hệ thống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Xem nội dung đĩa/thư mục
GV: Hướng dẫn các xem nội dung của một ổ đĩa/thư mục.
HS: Quan sát và thực hiện
Hoạt động 2: Tạo, đổi tên, sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục
Hoạt động 2.1: Tạo và đổi tên thư mục
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác tạo, đổi tên tệp/thư mục
Tạo: Mở thư mục sẽ chứa thư mục mới, sau đó nháy chuột phải và chọn New, sau đó
chọn Folder gõ tên thư mục sau đó Enter
Đổi tên: Chọn thư mục muốn đổi tên sau đó nháy chuột phải chọn Rename, gõ tên
mới rồi nhấn phím Enter (có thể thay bằng bấn phím F2 sau đó gõ tên mới rồi Enter)
HS: Quan sát sau đó thực hiện
Tạo thư mục
Đổi tên thư mục mà mình vừa tạo.
Hoạt động 2.2: Sao chép, di chuyển tệp/thư mục
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác sao chép và di chuyển têp/thư mục
Sao chép: chọn tệp, thư mục cấn sao chép --> nháy chuột phải chọn Copy hoặc Edit
chọn Copy (Ctrl + C)--> Chọn thư mục sẽ chứa tệp hoặc thư mục--> nháy chuột phải chọn
Paste hoặc Edit chọn Paste (Ctrl + V)
Di chuyển: Chọn tệp, thư mục cần di chuyển --> nháy chuột phải chọn Cut hoặc
Edit chọn Cut (Ctrl + X) --> Chọn thư mục sẽ chứa tệp hoặc thư mục vừa di chuyển -->
nháy chuột phải chọn Paste hoặc Edit chọn Paste (Ctrl + V)
HS: Quan sát và thực hiện thao tác trên các thư mục mà mình vừa tạo trước đó.

72
Hoạt động 2.3: Xoá tệp/thư mục
GV: Hướng dẫn học sinh cách xoá tệp/thư mục
Chọn tệp/thư mục cần xoá--> bấm Delete trên bàn phím hoặc dùng tổ hợp phím Shift
+ Delete.
Lưu ý: Xoá tệp/thư mục bằng phím Delete thì tệp/thư mụcb sẽ chưa bị xoá hoàn toàn
(còn lưu trong thùng rác Recycle Bin) tức là có thể lấy lại được, nhưng nếu xóa bằng tổ hợp
phím Shift + Delete thì tệp/thư mục sẽ bị xóa thực sự.
HS: Quan sát và thực hiện xóa tệp/thư mục bằng cả hai cách.
Hoạt động 3: Xem nội dung tệp và khởi động một số chương trình đã cài đặt sẵn trong
hệ thống
Hoạt động 3.1: Xem nội dung tệp
GV: Hướng dẫn cách xem một số tệp thông dụng: .doc, .xls, .pdf
HS: Quan sát và thực hiện
Hoạt động 3.2: Khởi động một số chương trình đã cài đặt sẵn trong hệ thống
GV: Hướng dẫn học sinh khởi động, sử dụng một số chương trình đã cài đặt sẵn
trong hệ thống như: Disk cleanup, System Restore, Disk Defragmenter,...
HS: Quan sát và thực hiện
Hoạt động 4: Tổng hợp
GV: Cho học sinh thực hiện lại các thao tác liên quan đến tệp/thư mục
HS: Thực hiện các thao tác.
3. Củng cố dặn dò
Lưu ý các làm việc với tệp/thư mục.
Làm bài tập SGK trang 84.
Ôn bài tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

73
Tiết 33: KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu đánh giá


1. Kiến thức
Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh qua các bài học
Thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực, khả năng của học sinh
2. Kỹ năng
Thực hiện được các thao tác liên quan đến thư mục: Tạo, đổi tên, sao chép, di
chuyển, xoá.
3. Thái độ
Có thái độ nghiêm túc khi làm bài
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter, đề kiểm tra
2. Chuẩn bị của học sinh: Kiến thức
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra
Hình thức: Lý thuyết (25') + thực hành (10') tỷ lệ 5:5

-----------------------------------------------

Tiết 34: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG


Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức

74
Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành
Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay
2. Kỹ năng
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
ĐVĐ: Chúng ta đã biết khái niệm về
HĐH và đã được nghe giới thiệu qua
một số HĐH. Nhưng hôm nay chúng ta
sẽ đi tìm hiểu cụ thể một số HĐH thông
dụng.
GV: Như ở những bài trước chúng ta đã
học về HĐH đơn nhiệm và đa nhiệm.
Vậy HĐH đơn nhiệm một người dùng là
HĐH nào?
1. Hệ điều hành MS-DOS HS trả lời: MS-DOS
MS-DOS= MicroSoft Disk Operating GV: Em có biết MS-DOS viết tắt của từ
System gì không?
Là HĐH của hãng Microsoft trang bị HS trả lời:
cho máy tính cá nhân IBM PC
Là HĐH đơn giản, hiệu quả phù hợp HS nghe giảng và ghi bài
với thiết bị trong thập kỷ 80 của thế kỷ
XX.
Là HĐH đơn nhiệm, thực hiện thông
qua hệ thống lệnh. GV: Nhưng hiện nay máy tính được
trang bị HĐH nào?
HS trả lời: HĐH Windows
2. Hệ điều hành Windows

75
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Là HĐH của hãng Microsoft với nhiều
phiên bản khác nhau, song có một số
đặc trưng chung:
- Chế độ đa nhiệm
- Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ
sở bảng chọn với các biểu tượng kết HS nghe giảng và ghi bài
hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích GV: ví dụ một số hệ điều hành windows
- Cung cấp nhiều công cụ xử lý đồ họa Window 98, Win me, Window XP,
và đa phương tiện đảm bảo khai thác có Window 2000, Windows Server,....
hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau GV: Với những đặc trưng cơ bản như
như âm thanh, hình ảnh.... trên nên HĐH Windows được sử dụng
- Đảm bảo các khả năng làm việc trong phổ biến hiện nay.
môi trường mạng.
3. Các hệ điều hành Unix và Linux
a. Hệ điều hành Unix
- Là HĐH đa nhiệm nhiều người dùng
- Có hệ thống quản lý tệp đơn giản và
hiệu quả HS nghe giảng và ghi bài.
- Có một hệ thống phong phú các
modul và chương trình tiện ích hệ
thống
b. Hệ điều hành Linux
Là HĐH có mã nguồn mở GV: Mã nguồn mở có nghĩa là người sử
Được sử dụng phổ biến ở những trường dụng có thể bổ sung, sửa chữa, nâng cấp
đại học châu Âu những tính năng mới mà không bị vi
phạm về bản quyền.

3. Củng cố dặn dò
Biết các đặc trưng cơ bản của các hệ điều hành.
Về nhà ôn lại kiến thức từ chương I
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 35: ÔN TẬP

76
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Ôn tập, củng cố lại những kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài thi kết thúc học
kỳ I.
2. Kỹ năng
Cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
Các thao tác liên quan đến tệp và thư mục
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, tài liệu
2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức, SGK, Vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Đơn vị đo thông tin GV: Cho HS nhắc lại các đơn vị đo
Bit là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất thông tin.
1byte = 8 bit
1KB = 1024 byte HS đứng tại chỗ nhắc lại các đơn vị đo
1MB = 1024KB thông tin.
1GB = 1024MB GV: Gọi 1 HS khác nhận xét
1TB = 1024GB
1PB = 1024TB
2. Cách chuyển đổi giữa các hệ cơ
số
a. Chuyển từ hệ 10 sang hệ 2 và 16 GV: Cho HS nhắc lại quy tắc chuyển
đổi từ hệ 10 sang hệ 2 và 16
HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi 1 HS khác nhận xét
b. Cách chuyển đổi từ hệ 2 và 16 GV: Cho HS nhắc lại quy tắc chuyển
sang hệ 10 đổi từ hệ 2 và 16 sang hệ 10

77
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi 1 HS khác nhận xét
c. Cách chuyển đổi từ hệ 2 sang hệ GV: Cho HS nhắc lại quy tắc chuyển
16 và ngược lại đổi từ hệ 2 sang hệ 16 và ngược lại
HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi 1 HS khác nhận xét
3. Cấu tạo của máy tính
a. Cấu trúc chung GV: Trong cấu tạo chung của máy tính
Nắm được cấu tạo chung của máy phần nào là quan trọng nhất?
tính HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
b. Bộ nhớ GV: RAM và ROM đâu là bộ nhớ chỉ
Phân biệt được bộ nhớ trong và bộ đọc và đâu là bộ nhớ vừa cho phép đọc
nhớ ngoài. Phân biệt được RAM và vừa cho phép ghi.
ROM HS trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và đính chính
c. Thiết bị vào, ra GV: Gọi 1 HS kể tên một số thiết bị
Phân biệt được đâu là thiết bị vào và vào và một số thiết bị ra
đâu là thiết bị ra HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV: Nhận xét và đính chính
4. Bài toán và thuật toán GV: Gọi 1 HS nhắc lại những tính chất
- Các tính chất của thuật toán của thuật toán và các quy ước để biểu
- Cách biểu diễn thuật toán: Liệt kê diễn thuật toán dưới dạng sơ đồ khối
và sơ đồ khối HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
5. Giải bài toán trên máy tính GV: Các bước để giải một bài toán trên
- Các bước để thực hiện giải một bài máy tính? Tại sao nói bước lựa chọn
toán trên máy tính. hoặc thiết kế thuật toán là bước quan
- Bước thứ 2: lựa chọn hoặc thiết kế trọng nhất?
thuật toán là bước quan trọng nhất. HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
6. Hệ điều hành GV: Người ta phân HĐH thành mấy
- Hệ điều hành là phân mềm hệ thống loại?
- Phân loại hệ điều hành HS trả lời câu hỏi
7. Tệp và quản lý tệp
- Quy tắc đặt tên tệp, thư mục GV: Quy tắc đặt tên tệp trong HĐH
- Đường dẫn đến tệp và thư mục MS-DOS và HĐH Windows

78
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HS trả lời quy tắc
8. Giao tiếp với HĐH
- Các thao tác liên quan đến tệp và GV: Các thao tác: tạo, đổi tên, sao
thư mục chép, di chuyển, xoá thư mục
HS trả lời câu hỏi
IV. Củng cố dặn dò
Về nhà chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau làm bài kiểm tra kết thúc học kỳ I
V. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

79
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục đích yêu cầu


- Kiểm tra, đánh giá những kiến thức mà học sinh đã học trong một học kỳ qua
- HS hệ thống lại kiến thức, vận dụng linh hoạt để đạt kết quả cao nhất
II. Đồ dùng dạy - học
1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra
2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức
III. Nội dung kiểm tra

CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN


Tiết 37: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
Biết các đơn vị xử lý trong văn bản
Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt.
2. Kỹ năng
Nhớ các quy ước để gõ tiếng Việt.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Trong cuộc sống thường nhật
chúng ta tiếp xúc rất nhiều với sách, vở,
báo, thông báo... tất cả người ta gọi

80
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
chung là văn bản. Vậy soạn thảo văn
bản là gì? Hệ soạn thảo văn bản là gì?
Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
1. Các chức năng chung của hệ soạn
thảo văn bản
Soạn thảo văn bản là công việc liên
quan đến văn bản như: Đơn từ, thông
báo, sách,... GV: Em hãy so sánh văn bản soạn thảo
bằng bằng máy và viết tay?
Vậy: Hệ soạn thảo văn bản là một HS trả lời:
phần mềm ứng dụng cho phép thực
hiện các thao tác liên quan đến công
việc soạn văn bản. GV: Em hãy kể tên những hệ trợ giúp
soạn thảo văn bản mà em biết?
Một số hệ trợ giúp soạn thảo văn bản: HS trả lời:
MS Word, MS Excel, Notepad,....
a. Nhập và lưu trữ văn bản
Cho phép đưa nội dung văn bản vào
máy tính và cho phép lưu trữ nội dung HS nghe giảng và ghi bài
vừa đưa vào.
b. Sửa đổi văn bản GV: Theo các em thì nó sẽ cho sửa đổi
Sửa đổi ký tự, câu từ, cấu trúc. những thành phần nào của văn bản?
HS trả lời: toàn bộ
c. Trình bày văn bản GV: Cho HS quan sát SGK trang 93 và
Khả năng định dạng ký tự: Cỡ chữ, mời học sinh nhận xét
kiểu chữ, mầu chữ, phông chữ,... HS nhận xét: trình bày văn bản có định
Định dạng đoạn văn bản: Căn lề, dạng ký tự, đoạn văn, trang giấy.
khoảng cách các đoạn, khoảng cách
các dòng,... HS nghe giảng và ghi bài.
Định dạng trang giấy: Cỡ giấy, chiều
giấy, khoảng cách lề,....
GV: Ngoài một số chức năng đã giới
thiệu ở trên thì hệ soạn thảo văn bản
còn cung cấp cho chúng ta một số chức

81
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
d. Một số chức năng khác năng nâng cao khác.
Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, tạo bảng GV: trình chiếu và thao tác một số chức
và tính toán, sắp xếp trên bảng, đánh năng của hệ soạn thảo đã nêu ở trên.
số trang, .... HS quan sát.
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại: một số chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, một số hệ soạn
thảo thường dùng.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 38: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
Biết các đơn vị xử lý trong văn bản
Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt.
2. Kỹ năng
Nhớ các quy ước để gõ tiếng Việt.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy kể tên một số hệ trợ giúp soạn thảo văn bản và nêu một số chức năng
chung của chúng?
3. Nội dung bài mới

82
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Để có thể soạn thảo đúng quy
cách, trình bày đẹp,... thì trước hết
chúng ta cần phải biết một số quy ước
trong việc gõ văn bản.
2. Một số quy ước trong việc gõ văn
bản
a. Các đơn vị xử lý trong văn bản
GV:Khi soạn thảo văn bản bằng tay
Ký tự, từ, câu, dòng, đoạn văn, trang. thì chúng ta có những đơn vị nào?
HS trả lời: ký tự, từ, câu, đoạn văn.
GV: tương tự như vậy khi soạn thảo
văn bản bằng máy tính cũng có các
đơn vị như trên.
b. Một số quy ước trong việc gõ văn
bản
- Trước dấu phẩy (,), chấm (.), chấm
than (!)... Không có dấu cách nhưng sau
nó phải có dấu cách.
- Giữa các từ phân cách nhau bởi dấu HS nghe giảng và ghi bài
cách. Giữa các đoạn thì phải xuống dòng
bằng phím Enter.
- Các dấu mở ngoặc, đóng ngoặc, dấu
nháy phải được đặt sát với các ký tự.
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
a. Xử lý chữ Việt trong máy tính GV: Việc xử lý chữ Việt trong máy
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính. tính cũng tương tự như việc xử lý các
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ chữ của các quốc gia hay dân tộc
Việt. khác. Nó gồm có các công việc chính
sau:
b. Gõ chữ Việt GV: Để gõ được chữ tiếng Việt vào
- Cần có phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt. máy tính chúng ta cần phải có những
- Có hai kiểu gõ cơ bản: TELEX và VNI phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt như:
với mỗi kiểu gõ thì nó có các quy ước Vietkey, Unikey, ABC,...
riêng.

83
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Cho HS ghi nhớ quy ước gõ tiếng
Lưu ý: dùng phổ biến kiểu gõ TELEX. Việt theo kiểu gõ TELEX.
c. Bộ mã chữ Việt GV: Trước đây dùng phổ biến bộ mã
Bộ mã 8bit (ASCII): TCVN3 và VNI 8bit: TCVN3 và VNI nhưng do nếu
Bộ mã 16bit Unicode: đã được quy định văn bản sử dụng bộ mã này khi đưa
để sử dụng trong các văn bản hành lên mạng sẽ bị lỗi phông chữ vì vậy
chính. ngày nay người ta dùng phổ biến bộ
d. Bộ phông chữ Việt mã Unicode.
Với bộ mã 8bit: có .Vntime,
.VntimeH, ... hoặc VNI-Times, VNI-
Arial,...
Với bộ mã Unicode: Times New
Roman, Arial, Verdana,...

4. Củng cố dặn dò
Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm: Quy ước trong việc gõ văn bản, gõ
chữ Việt.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

84
Tiết 39: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết màn hình làm việc của Word
 Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản
và lưu tệp văn bản
2. Kỹ năng
 Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản
 Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới
3. Thái độ
 Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu những quy ước cơ bản trong việc gõ văn bản? Để gõ chữ Việt thì
cần có những yếu tố gì?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Như ở bài trước chúng ta đã
học thì có rất nhiều phần mềm hỗ trợ
soạn thảo văn bản nhưng hôm nay
chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong
những phần mềm được sử dụng
thông dụng nhất đó là Microsoft
1. Màn hình làm việc của Word Word.
Có 2 cách để khởi động Word GV: Có thể khởi động Word bằng
những cách nào?
Cách 1: Chọn biểu tượng của Word
HS trả lời câu hỏi.
trên màn hình nền (nếu có).

85
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Cách 2: Start--> All Program
-->Microsoft Word HS nghe giảng và ghi bài.
a. Các thành phần chính trên màn hình
làm việc của Word
GV: Trình chiếu màn hình làm việc
của Word và chỉ các thành phần
chính của màn hình soạn thảo.
HS: Quan sát

GV: Từ màn hình làm việc của


b. Thanh bảng chọn Word chỉ cho HS quan sát cụ thể các
bảng chọn trong thanh bảng chọn:
File, Edit, View,...
HS quan sát
GV: Chỉ cho HS một số thanh công
c. Thanh công cụ cụ thường sử dụng: thanh công cụ
Có rất nhiều thanh công cụ khác nhau: chuẩn và thanh công cụ định dạng
như thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ
định dạng,...
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại các cách khởi động Word, thanh bảng chọn và một số thanh công
cụ thường sử dụng.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

86
Tiết 40: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết màn hình làm việc của Word
 Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ tệp văn bản
và lưu tệp văn bản
2. Kỹ năng
 Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản
 Thực hiện được các thao tác: mở tệp, đóng tệp, lưu tệp, tạo tệp mới
3. Thái độ
 Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu các cách có thể để khởi động Word.
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
2. Soạn thảo văn bản đơn giản
a. Mở tệp văn bản và lưu văn bản
* Mở tệp văn bản mới: Có 3 cách
- File chọn New
- Nháy vào biểu tượng New trên thanh HS nghe giảng và ghi bài
công cụ chuẩn.
- Tổ hợp phím Ctrl + N.
* Mở tệp văn bản có sẵn: có 3 cách
- File chọn Open GV: Khởi động màn hình làm việc của
- Nháy biểu tượng Open trên thanh Word và trình chiếu các cách mở tệp,
công cụ chuẩn. lưu tệp văn bản.

87
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Tổ hợp phím Ctrl + O
tiếp theo chọn tệp văn bản cần mở.
* Lưu tệp văn bản
- File chọn Save
- Biểu tượng Save trên thanh công cụ
chuẩn.
- Ctrl + S
b. Con trở văn bản và con trở chuột GV: Trình chiếu cho HS quan sát và
Di chuyển chuột và di chuyển các phím phân biệt hai loại trên.
mũi tên trên bàn phím.
c. Gõ văn bản
- Con trỏ văn bản ở cuối dòng nó sẽ tự
động xuống dòng.
- Kết thúc đoạn văn bản gõ Enter. HS nghe giảng và ghi bài
Lưu ý: hai chế độ gõ văn bản: chèn và
đè.
d. Các thao tác biên tập văn bản
Chọn văn bản:
Cách 1: Kéo thả chuột
Cách 2: Giữ Shift và di chuyển phím GV: Thao tác cả 3 cách trên
mũi tên hoặc Home, End HS quan sát và ghi bài
Để chọn toàn bộ văn bản Ctrl + A
Xóa văn bản
Trước tiên chọn phần văn bản định xóa GV thao tác
Sau đó dùng phím Delete hoặc HS quan sát và ghi bài
Backspace.
Di chuyển và sao chép
Chọn phần văn bản định di chuyển
hoặc sao chép sau đó có thể thực hiện 1
trong 3 cách sau
Di chuyển Sao chép GV: thực hiện các thao tác di chuyển
- Edit --> Cut - Edit -->Copy và sao chép
- Ctrl + X - Ctrl + C HS: quan sát và ghi bài
- Biểu tượng - Biểu tượng

88
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Đưa con trỏ đến - Đưa con trỏ đến
vị trí mới vị trí mới
- Edit --> Paste - Edit -->Paste
(Ctrl + V) hoặc (Ctrl + V) hoặc

e. Kết thúc làm việc với Word


- File --> exit
GV: thực hiện thao tác
- Kích vào biểu tượng dấu X đỏ ở góc
HS: quan sát và ghi bài
phải màn hình trên thanh tiêu đề

4. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại cách: mở tệp, lưu tệp, gõ văn bản, chọn văn bản, di chuyển và sao
chép văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

89
Tiết 41: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại những kiến thức đã học ở bài 14 và 15
2. Kỹ năng
Biết các quy ước trong việc gõ văn bản
Biết các quy ước để gõ tiếng Việt với kiểu gõ Telex
Thực hiện được một số thao tác soạn thảo văn bản đơn giản.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Màn hình làm việc của Word GV: yêu cầu HS nói thao tác để khởi
Cách 1: Nháy đúp biểu tượng trên màn động Word.
hình (Nếu có) HS trình bày 2 cách khởi động
Cách 2: Start/ All Program/ Microsoft HS nhận xét
Word GV: Nhận xét và thực hiện ngay trên
máy tính cho HS quan sát
GV: Gọi HS đứng tại chỗ nói các thành
phần chính trên màn hình của Word.
HS trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và chỉ ngay trên màn
hình cho HS quan sát.
2. Cách khỏi động phần mềm hỗ trợ
gõ tiếng Việt (Vietkey 2000) GV: Thực hiện thao tác khởi động phần
Tương tự như khởi động Word mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt và chọn kiểu
gõ Telex

90
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
HS: quan sát GV thực hiện thao tác và
ghi bài
3. Một số quy ước trong việc gõ văn GV: Gọi HS nhắc lại một số quy ước cơ
bản và các quy ước gõ tiếng Việt bản trong việc gõ văn bản
(kiểu gõ Telex) HS: Nhắc lại một số quy ước
4. Một số thao tác làm việc với Word
- Cách tạo một tệp mới GV: Gọi HS nhắc lại một số thao tác cơ
- Cách mở một tệp đã có bản
- Cách lưu văn bản mới HS trả lời câu hỏi
- Cách thoát khỏi Word GV: Nhận xét và thực hiện các thao tác
trên máy tính
HS quan sát
5. Vận dụng
GV: Trình chiếu một đoạn văn bản đã
chuẩn bị trước và có một số lỗi trong
quy ước gõ văn bản và yêu cầu HS tìm
ra những lỗi đó
HS quan sát và trả lời
3. Củng cố dặn dò
Về nhà ôn lại một số kỹ năng làm việc với Word và quy ước gõ tiếng Việt để
tiết sau thực hành
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

91
Tiết 42: Bài tập và thực hành 6
LÀM QUEN VỚI WORD
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Khởi động/kết thúc khi làm việc với Word
Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Word
Bước đầu tạo một văn bản tiếng Việt đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Các hoạt động chính
GV: Khởi động màn hình làm việc của Word bằng cả 2 cách
HS: Thực hiện việc khởi động word bằng cả hai cách
GV: Tìm hiểu các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word: thanh
tiêu đề, thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh trạng thái, thước dọc,
thước ngang
HS: Quan sát ngay trên máy tính của mình
GV: Thực hiện một số thao tác: Tạo tệp mới, mở tệp đã có, lưu tệp văn bản,
lưu văn bản sang một tên mới, thoát khỏi Word bằng 3 cách
HS: Quan sát và thực hiện thao tác
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

92
Tiết 43: Bài tập và thực hành 6
LÀM QUEN VỚI WORD
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Khởi động/kết thúc khi làm việc với Word
Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của Word
Bước đầu tạo một văn bản tiếng Việt đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp
2. Các hoạt động chính
GV: Cho HS gõ đoạn văn bản trong SGK trang 107
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát và hướng dẫn HS. Sau khi thấy khoảng 90% đã gõ xong thì yêu
cầu HS lưu văn bản với tên của mình.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu HS quan sát văn bản mà mình vừa gõ xem có lỗi chính tả nào
không? Nếu có thì yêu cầu sửa chữa.
HS: Quan sát và sửa chữa nếu có
GV: Yêu cầu HS lưu lại văn bản vừa sửa bằng chính tên trước đó và với một
tên khác nữa là tên văn bản trước + đã sửa sau đó thoát khỏi Word.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
3. Củng cố dặn dò
HS về nhà đọc và chuẩn bị trước bài 16: Định dạng văn bản
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

93
Tiết 44: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản và
định dạng trang
2. Kỹ năng
Bước đầu biết cách định dạng một số văn bản theo mẫu
3. Thái độ-tư tưởng
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số nội vụ lớp
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Trình chiếu 2 đoạn văn bản chuẩn
bị sẵn một đoạn có định dạng ký tự,
đoạn, trang văn bản và một đoạn chưa
định dạng.
HS: Quan sát và nhận xét về cách trình
bày của hai đoạn văn bản trên.
Định dạng văn bản là trình bày các GV: Để giúp trình bày văn bản được
phần văn bản nhằm mục đích cho văn đúng quy cách, có thẩm mỹ thì
bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh Microsoft Word cung cấp cho chúng ta
những phần quan trọng, giúp người các công cụ giúp định dạng văn bản.
đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ
yếu của văn bản. GV: Có ba loại định dạng chính: Định
dạng ký tự, định dạng đoạn và định
dạng trang.
1. Định dạng ký tự GV: Trình chiếu ký tự đã được định

94
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Các thuộc tính của định dạng ký tự: dạng và cho HS nhận xét xem là ký tự
Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, mầu chữ đó có những thuộc tính gì?
và một số thuộc tính khác HS trả lời
Các bước định dạng ký tự
Chọn ký tự hoặc văn bảncần định
dạng. Sau đó ta có thể thực hiện bằng
các cách sau:
Cách 1: Format\ Font (Ctrl + D) hộp
thoại Font xuất hiện sau đó chọn các HS nghe giảng và ghi bài
thuộc tính trong hộp thoại. Sau khi GV: Thực hiện các thao tác trên máy
chọn xong bấm OK tính
Lưu ý: Nếu muốn định dạng cho tất cả HS: Quan sát
các lần sau thì sau khi chọn xong thì
chọn nút Default
Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên
thanh công cụ định dạng
Một số phím tắt để định dạng kiểu HS nghe giảng và ghi bài
chữ, cỡ chữ GV: Thực hiện các thao tác trên máy
Ctrl + B (I, U): Để định dạng kiểu chữ tính
đậm, nghiêng, gạch chân hoặc tổng HS: Quan sát
hợp các thuộc tính trên
Ctrl + ]: Để tăng cỡ chữ
Ctrl + [: Để giảm cỡ chữ
2. Định dạng đoạn văn bản
Các thuộc tính định dạng đoạn văn: GV: Trình chiếu đoạn văn bản đã được
 Căn lề định dạng sẵn.
 Lề dòng đầu tiên HS: Quan sát
 Khoảng cách giữa các dòng
 Khoảng cách giữa các đoạn
Các bước để định dạng đoạn văn
Chọn đoạn văn bản muốn định dạng
Cách 1: Chọn Format\Paragraph... sau HS nghe giảng và ghi bài
đó chọn các thuộc tính như: căn lề, lề GV: Trình diễn các thao tác trên máy
dòng đầu tiên... trong hộp thoại tính.

95
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Paragraph. HS: Quan sát
Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên
thanh công cụ định dạng.
3. Định dạng trang GV: Là một phần không thể thiếu được
Các thuộc tính cơ bản của định dạng trong định dạng văn bản
trang:
 Cỡ giấy
 Hướng giấy
 Lề của trang HS nghe giảng và ghi bài
Các bước để định dạng trang
Chọn File\Page Setup hộp thoại Page
setup xuất hiện
Định dạng các thuộc tính trong hộp
thoại GV: thực hiện thao tác định dạng trang:
Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải, hướng
giấy, cỡ giấy
HS quan sát
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại cách định dạng ký tự, đoạn văn, trang văn bản.
Chuẩn bị trước kiến thức tiết sau thực hành trên máy.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

96
Tiết 45: Bài tập và thực hành 7
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Ôn tập lại những kiến thức đã học về quy tắc gõ tiếng Việt, định dạng văn bản
2. Kỹ năng
Áp dụng được các thuộc tính định dạng văn bản đơn giản
Luyện kỹ năng gõ tiếng Việt
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Cho HS mở lại tệp văn bản đã soạn thảo hôm trước sau đó định dạng theo
mẫu trong SGK trang 113 và lưu lại với tên cũ
HS: Thực hiện các thao tác
GV: Quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
GV: Sau khi khoảng 90% đã hoàn thành công việc trên thì cho HS gõ tiếp phần
cảnh đẹp quê hương vào trang văn bản đó và lưu lại. (Lưu ý: Chỉ nhập văn bản
chưa cần trình bày)
HS: thực hiện
3. Củng cố dặn dò
Nhắc HS cần chuẩn bị bài tốt hơn.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

97
.........................................................................................................................................
Tiết 46: Bài tập và thực hành 7
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Ôn tập lại những kiến thức đã học về quy tắc gõ tiếng Việt, định dạng văn bản
2. Kỹ năng
Áp dụng được các thuộc tính định dạng văn bản đơn giản
Luyện kỹ năng gõ tiếng Việt
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Cho HS mở lại tệp văn bản đã thực hiện hôm trước để hoàn thành nốt việc nhập
văn bản Cảnh đẹp quê hương
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát HS thực hiện và giúp đỡ. Sau khi thấy 90% hoàn thành thì hướng dẫn
các em định dạng theo mẫu.
HS: Thực hiện thao tác
GV: Có thể hướng dẫn thêm HS thực hiện định dạng bằng các tổ hợp phím tắt
3. Củng cố dăn dò
HS về nhà chuẩn bị trước bài 17: Một số chức năng khác
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

98
Tiết 47: MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Biết các thao tác để định dạng kiểu danh sách, ngắt trang, đánh số trang và in
văn bản
2. Kỹ năng
Thực hiện được định dạng kiểu danh sách theo mẫu
Đánh được số trang trong văn bản và biết cách xem văn bản trước khi in
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Ngoài những kiểu định dạng văn
bản mà chúng ta đã được học thì Word
còn cung cấp cho chúng ta một số kiểu
định dạng văn bản khác.
1. Định dạng kiểu danh sách GV: Trình chiếu hai loại định dạng đã
Có hai loại: liệt kê dạng số thứ tự và được chuẩn bị sẵn.
liệt kê dạng ký hiệu HS quan sát và nhận xét
Cách thực hiện
Cách 1: Chọn Format\Bullet and
Numbering...
Nếu định dạng kiểu ký hiệu chọn
Bullet. HS ghi bài
Nếu định dạng kiểu số thứ tự chọn
Numbering

99
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Cách 2: Chọn nút lệnh trên thanh
công cụ định dạng GV: thực hiện các thao tác trên máy
tính.
Lưu ý: Với cách thứ nhất chúng ta có HS quan sát
thể định dạng lại kiểu ký tự, kiểu số GV: Thực hiện thao tác
HS quan sát và ghi bài
2. Ngắt trang và đánh số trang
a. Ngắt trang
 Đặt con trỏ ở vị trí muốn ngắt HS nghe giảng và ghi bài
trang GV: Thực hiện các thao tác trên máy
 Insert\Break... rồi chọn Page tính.
Break\OK (Ctrl + Enter) HS quan sát
b. Đánh số trang
Cách thực hiện GV: Với một văn bản có nhiều trang để
 Insert\ Page Numbers...hộp tiện theo dõi ta có thể đánh số trang cho
thoại Page Numbers xuất hiện văn bản.
 Chọn vị trí số trang: Position HS nghe giảng và ghi bài
 Căn lề: Alignment GV: Thực hiện thao tác đánh số trang
và giới thiệu thêm cho HS cách đánh số
 Đánh số trang đầu tiên: Show....
trang bắt đầu từ một số bất kỳ.
 Sau đó OK
HS quan sát và ghi bài.
GV: Trước khi in một văn bản ta cần
3. In văn bản
xem văn bản đó đã được trình bày hợp
a. Xem trước khi in
lý chưa, căn lề đã được chưa,....ta có thể
Có 3 cách:
xem văn bản trước khi in bằng cách sau.
Cách 1: File\Print Preview
Cách 2: Nút lệnh Print Preview trên
HS nghe giảng và ghi bài
thanh công cụ chuẩn (có biểu tượng
kính lúp).
GV: Thực hiện thao tác trên máy tính
Cách 3: Tổ hợp phím Ctrl + F2
và giới thiệu thêm cho HS các kiểu
xem: tỉ lệ thu nhỏ, số trang trên màn
hình

b. In văn bản
Có 3 cách để in văn bản

100
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Cách 1: File\Print HS nghe giảng và ghi bài
Cách 2: Nút lệnh Print trên thanh công
cụ chuẩn (biểu tượng máy in).
Cách 3: Tổ hợp phím Ctrl + P
Ta có thể chọn máy in trong mục
Printer, chọn các trang để in, số bản GV: Thực hiện thao tác trên máy tính
in... HS quan sát
Lưu ý: Nếu chọn nút lệnh Print trên
thanh công cụ chuẩn thì máy in sẽ in
theo những mặc định đã có sẵn.
3. Củng cố dặn dò
Làm lại các thao tác trên máy tính để HS quan sát.
HS về nhà đọc trước bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

101
Tiết 48: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Biết các thao tác tìm kiếm, thay thế và định nghĩa gõ tắt.
2. Kỹ năng
Thực hiện được tìm kiếm, thay thế và định nghĩa gõ tắt.
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết các thao tác chính cần phải thực hiện để định dạng văn bản
kiểu danh sách và đánh số trang?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Ngoài việc hỗ trợ gõ và trình bày
văn bản, Word còn cung cấp cho chúng
ta các công cụ trợ giúp làm tăng hiệu quả
công việc. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số
1. Tìm kiếm và thay thế chức năng như vậy
a. Tìm kiếm
Để thực hiện tìm kiếm một từ hoặc HS nghe giảng và ghi bài
một cụm từ ta có thể làm cách sau:
 Edit\Find (Ctrl + F) GV: Thực hiện thao tác tìm kiếm một từ
 Gõ từ (cụm từ) cần tìm vào ô hoặc một cụm từ trong một văn bản đã
Find What chuẩn bị trước
 Nhấn nút Find Next HS quan sát
Từ tìm được sẽ hiển thị dưới dạng bị GV: Nói thêm về chức năng tìm kiếm
bôi đen nâng cao

102
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò

b. Thay thế
Cách thực hiện HS nghe giảng và ghi bài
 Edit\ Replace... (Ctrl + H)
 Gõ từ (cụm từ) cần tìm vào ô
Find What GV: Thực hiện thao tác thay thế một từ
 Gõ từ (cụm từ) mới vào ô (cụm từ) nào đó trong văn bản có sẵn
Replace with HS quan sát
 Bấm vào Replace hoặc Replace GV: Nói thêm sự khác biệt khi dùng
all để thay thế toàn bộ Replace và Replace all và cách nhảy đến
một trang bất kỳ trong văn bản.
2. Gõ tắt và sửa lỗi GV: Khi soạn thảo văn bản có những từ
Cách thực hiện hay cụm từ ta phải lặp lại nhiều lần để
 Tool\AutoCorrect Options... để làm tăng hiệu quả làm việc thì Word
mở hộp thoại AutoCorrect cung cấp cho chúng ta một công cụ giúp
định nghĩa gõ tắt và tự động sửa lỗi.
 Tích vào ô kiểm Replace text as
you type để gõ tắt
HS nghe giảng và ghi bài
 Gõ từ viết tắt vào ô Replace
GV: Thực hiện các thao tác định nghĩa
 Gõ từ đầy đủ vào ô With
gõ tắt
 Nháy vào nút Add
HS quan sát
 Để xóa mục không còn sử dụng
đến thì chọn mục cần xóa và
nháy vào nút delete
Lưu ý: Word được viết trước hết là để
soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh do
đó đã có sẵn một số tiện ích khi soạn HS ghi bài
thảo văn bản bằng tiếng Anh mà
không phù hợp với soạn thảo bằng
tiếng Việt như: Kiểm tra lỗi chính tả,
ngữ pháp tiếng Anh, tra từ đồng
nghĩa....
VD: Nếu chọn cho phép định nghĩa
gõ tắt ta sẽ gặp trường hợp như sau:
ĐạI, aI,...

103
4. Củng cố dặn dò
Cho HS nhắc lại các thao tác cần thiết để thực hiện tìm kiếm hoặc thay thế một
từ (cụm từ). Định nghĩa gõ tắt một số cụm từ thường gặp trong các văn bản chuẩn.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

104
Tiết 49: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại một số kiến thức về: định dạng kiểu danh sách, đánh số trang, xem
văn bản trước khi in, tìm kiếm, thay thế, gõ tắt và sửa lỗi
2. Kỹ năng
Thực hiện được một số thao tác đơn giản theo mẫu.
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Định dạng kiểu danh sách GV: Gọi HS nhắc lại một số thao tác cơ
bản để định dạng văn bản kiểu danh
sách.
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
2. Đánh số trang GV: Các thao tác cần phải thực hiện để
đánh số trang cho một văn bản có nhiều
trang?
HS trả lời câu hỏi
3. In văn bản GV: Có mấy cách để xem một văn bản
trước khi in?
HS trả lời câu hỏi

4. Tìm kiếm và thay thế GV: Các thao tác cần phải thực hiện để
thực hiện việc tìm kiếm hoặc thay thế
một từ (cụm từ)?
HS trả lời câu hỏi

105
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
5. Gõ tắt và sửa lỗi GV: các thao tác cần thiết để thực hiện
6. Bài tập vận dụng việc định nghĩa gõ tắt?
1. Một văn bản có nhiều trang được
chia cho 2 người soạn thảo. Người thứ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
nhất soạn từ trang 1 đến trang 50. GV: Gọi các HS khác nhận xét
Người thứ 2 soạn từ trang 51 đến hết. GV: Tổng kết các nhận xét và thực hiện
Làm cách nào để người thứ 2 có thể việc đánh số trang bắt đầu từ một số bất
đánh số trang từ 51? kỳ.
2. Làm thế nào để có thể định dạng
đoạn văn bản sau theo mẫu?
♦ Vè HS đứng tại chỗ để trả lời câu hỏi
♦ Tục ngữ GV: Gọi các HS khác nhận xét.
♦ Ca dao GV: tổng kết và thực hiện thao tác cần
♦ Dân ca thiết.

♦ Đồng dao
GV: Trình chiếu đoạn văn bản có sẵn
3. Phát hiện lỗi và sửa sai trong đoạn
đã bị một số lỗi về quy ước văn bản.
văn sau:
GV: Yêu cầu HS làm cách nào để sửa
những lỗi đó một cách nhanh nhất
HS trả lời
GV: Nhận xét và thực hiện thao tác sửa
chữa sử dụng công cụ tìm kiếm và thay
thế

4. Hãy định nghĩa gõ tắt cụm từ sau:


HS nêu các thao tác cần thiết
Trường THPT Lạc Thủy C bằng từ gõ
GV: Nhận xét và thực hiện thao tác
tắt là lt
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

106
Tiết 50: Bài tập và thực hành 8
SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại các kiến thức về: định dạng danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số
thứ tự, đánh số trang và sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
2. Kỹ năng
Định dạng được danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự theo mẫu.
Đánh được số trang văn bản theo yêu cầu
Bước đầu biết sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo để làm tăng hiệu quả
công việc
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Yêu cầu HS mở tệp văn bản hôm trước đã gõ. Sau đó thay tên riêng trong
đơn xin nhập học bằng tên của mình (sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế).
HS thực hiện thao tác
GV: Quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng. Khi 90% HS đã hoàn thành
việc thay thế này thì yêu cầu HS sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế để sửa những
lỗi vi phạm quy ước soạn thảo văn bản.
HS: Thực hiện thao tác
GV: Cho HS gõ và trình bày theo mẫu SGK trang 122
HS: thực hiện thao tác
3. Củng cố
Thực hiện lại cho HS quan sát một số thao tác cơ bản của tìm kiếm và thay thế,
định dạng kiểu danh sách.
Tiết 51: Bài tập và thực hành 8

107
SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại các kiến thức về: định dạng danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số
thứ tự, đánh số trang và sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
2. Kỹ năng
Định dạng được danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự theo mẫu.
Đánh được số trang văn bản theo yêu cầu
Bước đầu biết sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo để làm tăng hiệu quả
công việc
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Yêu cầu HS thực hiện đánh số trang cho văn bản của mình soạn thảo với
lần 1 số trang bắt đầu từ 1 và lần 2 bắt đầu từ một số bất kỳ nào đó
HS: Thực hiện thao tác cần thiết
GV: Quan sát HS thực hiện và chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng. Sau khi
90% đã hoàn thành thì yêu cầu HS sử dụng công cụ định nghĩa và gõ tắt để hoàn
thành nhanh nhất đoạn văn bản trong SGK trang 123
HS: Thực hiện các thao tác cần thiết
3. Củng cố dặn dò
HS về nhà đọc trước bài 19: Tạo và làm việc với bảng
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

108
Tiết 52: KIỂM TRA THỰC HÀNH (1 tiết)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu của bài


1. Kiến thức
Kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức của HS
2. Kỹ năng
Các thao tác cơ bản để soạn thảo một văn bản đơn giản
3. Thái độ - tư tưởng
Có ý thức tự giác làm bài
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: Bài kiểm tra, máy tinh, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung kiểm tra

109
Tiết 53: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Biết các thao tác: tạo bảng, chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng và cột
Biết soạn thảo và định dạng bảng
2. Kỹ năng
Thực hiện được tạo bảng, các thao tác liên quan đến bảng, soạn thảo văn bản
trong bản
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Trong soạn thảo văn bản đôi khi ta
phải làm việc với văn bản được tổ chức
dưới dạng bảng như: Danh sách, thống
kê... hay đơn giản hơn cái chúng ta
thường gặp là thời khóa biểu. Vậy làm
thế nào để có thể soạn thảo được văn bản
1. Tạo bảng có kiểu bảng?
a. Tạo bảng
Có 2 cách tạo bảng:
Cách 1: Table\Insert\ Table hộp thoại
Insert table xuất hiện (hình 71a). HS nghe giảng và ghi bài
Nhập số cột vào ô Number of GV: Thực hiện cả hai thao tác tạo bảng
columns và số hàng vào ô Number trên máy tính
of Rows HS: quan sát
Cách 2: Nháy vào nút Insert table trên

110
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
thanh công cụ chuẩn rồi giữ chuột
phải và kéo xuống dưới đến khi được
số hàng và cột mong muốn.
b. Chọn các thành phần của bảng GV: Muốn thao tác với thành phần nào
Có 2 cách để chọn các thành phần của đó trong bảng thì trước hết ta phải chọn
bảng. thành phần đó
Cách 1: Table\Select rồi sau đó chọn
các thành phần Cell, Row, Column HS nghe giảng và ghi bài
hay table
Cách 2: Dùng chuột chọn trực tiếp:
Chọn ô: nháy chuột tại cạnh trái của
nó.
Chọn hàng: nháy chuột bên trái hàng GV: Thao tác chọn các thành phần của
đó. bảng bằng cả hai cách.
Chọn cột: Nháy chuột trái ở phần đầu HS: Quan sát
cột.
Chọn bảng: Đặt chuột ở góc trên bên
trái của bảng và nháy chuột
c. Thay đổi kích thước của cột hay GV: Em có nhận xét về kích thước của
hàng các cột trong hình 70 SGK?
Có 3 cách: HS: quan sát hình vẽ và nhận xét
Cách 1: Đưa trỏ chuột vào biên của GV: Thế để thay đổi kích thước của hàng
hàng (cột) khi trỏ chuột thành hình hoặc cột ta có những cách nào?
mũi tên 2 chiều thì kéo và thả chuột HS: Nghe giảng và ghi bài
để được kích thước mong muốn. GV: Thực hiện cả hai thao tác thay đổi
Cách 2: Dùng chuột để kéo thả các kích thước của hàng (cột).
nút trên thước ngang hoặc dọc HS: quan sát
GV: Có thể giới thiệu thêm cách thứ 3:
Table\Table Properties.
2. Các thao tác với bảng
a. Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và GV: Để phù hợp với yêu cầu của từng
cột bảng cụ thể người ta có thể thêm hoặc
Cách thực hiện: xóa ô, hàng, cột.
 Chọn ô, hàng, cột cần xóa hoặc

111
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
nằm bên cạnh đối tượng cần
chèn HS: nghe giảng và ghi bài
 Dùng lệnh Table\ Delete GV: Thực hiện thao tác thêm hoặc xóa:
(Insert) sau đó chọn lệnh tương ô, hàng, cột
ứng cho ô, hàng hay cột HS: Quan sát
b. Tách một ô thành nhiều ô
Cách thực hiện:
 Chọn ô muốn tách
 Table\Split Cell... hoặc nút HS: Nghe giảng và ghi bài
lệnh Split Cell trên thanh công
cụ Table and Borders
 Nhập số hàng, cột tương ứng GV: Thực hiện thao tác tách 1 ô thành
c. Gộp nhiều ô thành 1 ô nhiều ô và gộp nhiều ô thành 1 ô.
Cách thực hiện: HS: Quan sát

 Chọn các ô muốn gộp


 Table\marge cells hoặc nút
lệnh merge cell trên thanh công
cụ Table and Borders
d. Định dạng văn bản trong ô
Cách thực hiện:
 Chọn ô muốn định dạng
 Nháy chuột phải chọn Cell
Alignment hoặc chọn nút lệnh
HS: nghe giảng và ghi bài
Cell Alignment trên thanh công
GV: Thực hiện thao tác định dạng văn
cụ Table and Borders
bản trong ô
 Sau đó chọn kiểu định dạng
HS: Quan sát
mong muốn
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại cách tạo bảng
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

112
Tiết 54: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về tạo và làm việc với bảng
2. Kỹ năng
Biết các thao tác cơ bản để làm việc với bảng
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, tài liệu, máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài tập
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
1. Cách tạo bảng GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách tạo bảng
Có 2 cách tạo bảng HS: Đứng tại chỗ trình bày cách tạo
bảng.
2. Các thao tác với bảng
a. Chọn thành phần của bảng GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách chọn các
thành phần của bảng
HS: Trả lời
b. Thay đổi kích thước của hàng, cột GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách chọn các
thành phần của bảng
HS: Trả lời
c. Chèn, xóa ô, hàng cột GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách chọn các
thành phần của bảng
HS: Trả lời
d. Tách, gộp ô GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách chọn các
thành phần của bảng
HS: Trả lời
e. Định dạng văn bản trong bảng GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách chọn các

113
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
thành phần của bảng
HS: Trả lời
3. Vận dụng
HS quan sát hình 70 SGK trang 124
sau đó cho biết các thao tác cần thiết HS quan sát, suy nghĩ và trả lời
để tạo được Thời khóa biểu như mẫu GV: Nhận xét và sửa chữa.
Trả lời
Đầu tiên tạo một bảng có 7 cột và 6
hàng
Sau đó gõ các thông tin chi tiết vào
các ô tương ứng. HS ghi nhớ các thao tác
Chọn cột thứ nhất và hàng thứ nhất
sau đó định dạng kiểu chữ đậm, in
nghiêng và căn lề giữa
Các ô còn lại định dạng văn bản với
kiểu là căn lề giữa
3. Củng cố dặn dò
Xem trước bài tập và thực hành 9 SGK trang 127
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

114
Tiết 55: Bài tập và thực hành 9
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Thực hành làm việc với bảng
Vận dụng tổng hợp các kỹ năng đã học trong soạn thảo.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Yêu cầu HS tạo một thời khóa biểu cho chính mình theo mẫu trong SGK
trang 127
HS: Thực hiện thao tác cần thiết
GV: Quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng
GV: Quan sát khoảng 90% HS đã thực hiện xong tạo thời khóa biểu thì yêu
cầu HS trình bày bảng theo mẫu a3 SGK trang 127
HS: Thực hiện thao tác cần thiết
GV: Quan sát và giúp đỡ HS
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

115
Tiết 56: Bài tập và thực hành 9 (tiếp)
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Thực hành làm việc với bảng
Vận dụng tổng hợp các kỹ năng đã học trong soạn thảo.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung thực hành
GV: Yêu cầu HS soạn thảo và trình bày văn bản theo mẫu trong SGK trang
128
HS: Thực hiện các thao tác cần thiết
GV: Quan sát và giúp đỡ HS
GV: Nếu HS đã soạn thảo và trình bày tương đối tốt theo mẫu mà còn nhiều
thời gian thì có thể giới thiệu thêm cho HS cách tạo chữ lớn đầu dòng, tạo chữ nghệ
thuật.
HS: Quan sát, ghi bài và thực hiện thao tác
3. Củng cố dặn dò
HS về nhà chuẩn bị trước bài 20 Mạng máy tính
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

116
CHƯƠNG IV
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết 57: MẠNG MÁY TÍNH
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
 Biết khái niệm mạng máy tính.
 Biết một số loại mạng máy tính.
2. Kỹ năng
 Có thể phân biệt được các mạng máy tính
 Biết được một số thiết bị cần thiết để có một mạng máy tính
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Máy tính ra đời và ngày càng làm
được nhiều việc hơn. Do đó nhu cầu
về trao đổi và xử lý thông tin tăng dần.
Vì vậy việc kết nối mạng là một tất
1. Mạng máy tính là gì? yếu. Vậy mạng máy tính là gì?
GV: Theo các em việc nối mạng máy
tính nhằm mục đích gì?
Nối mạng máy tính nhằm: HS trả lời câu hỏi
- Sao chép, truyền dữ liệu GV: Nhận xét và sửa chữa
- Chia sẻ tài nguyên: Phần cứng, phần
mềm, dữ liệu HS nghe giảng và ghi bài

117
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò

Mạng máy tính bao gồm ba thành GV: Nói một cách đơn giản, một số
phần: máy tính được kết nối với nhau và có
- Các máy tính thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là
- Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối mạng máy tính.
các máy tính với nhau. GV: Vậy mạng máy tính bao gồm
- Phần mềm cho phép thực hiện việc những thành phần nào?
giao tiếp giữa các máy tính. HS trả lời
GV: Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu
hai thành phần còn lại để tạo nên
2. Phương tiện và giao thức truyền mạng máy tính.
thông của mạng máy tính
a. Phương tiện truyền thông (Media)
Có hai hình thức kết nối:
- Có dây HS nghe giảng và ghi bài
- Không dây
* Kết nối có dây
Sử dụng 3 loại cáp cơ bản: Cáp đồng
trục, cáp xoắn đôi và cáp quang.
GV: Trong 3 loại cáp trên thì cáp
quang có tốc độ, thông lượng cao nhất
 Cách bố trí các máy tính trong nhưng có giá thành cao.
mạng: GV: Trình chiếu cách bố trí của ba
- Kiểu đường thẳng kiểu trên.
- Kiểu vòng
- Kiểu hình sao
GV: Tùy theo nhận thức của HS có thể
 Các thiết bị cần thiết nói thêm về ưu, nhược điểm của 3
- Hub: là thiết bị kết nối dùng trong cách nối trên.
mạng LAN, có chức năng sao chép tín
hiệu đến từ cổng ra tất cả các cổng còn
lại.
- Bridge: Khác với Hub ở chỗ không
truyền tín hiệu từ một cổng vào đến tất HS nghe giảng và ghi bài

118
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
cả các cổng ra mà xác định địa chỉ
đích và chuyển tín hiệu đến cổng ra
duy nhất dẫn về đích.
- Switch: là một Bridge nhiều cổng
hiệu suất cao. Bridge chỉ có từ 2 đến 4
cổng còn Switch có nhiều cổng.
- Router: là thiết bị định hướng tuyến
đường đi của các gói tin từ máy tính
gửi đến máy nhận. Khi một gói tin đến
đầu vào của một Router, nó phải quyết
định gửi gói tin đó đến đầu ra thích
hợp nào.
* Kết nối không dây
- Điểm truy cập không dây WAP HS nghe giảng và ghi bài
(Wireless Access Point): là thiết bị có GV: Có thể nói thêm về ưu và nhược
chức năng kết nối với máy tính trong
mạng, kết nối mạng không dây với điểm của hai loại kết nối: có dây và
mạng có dây. không dây.
- Mỗi máy tính tham gia mạng không
dây đều phải có vỉ mạng không dây
(card mạng không dây – Wireless
Network Card).
b. Giao thức GV: Để các máy tính trong mạng giao
KN: SGK trang 137 tiếp được với nhau chúng ta phải sử
dụng cùng một giao thức như một
Hiện nay giao thức dùng phổ biến là ngôn ngữ giao tiếp chung của mạng.
TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol)
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại khái niệm mạng máy tính, các thành phần cơ bản đảm bảo kết nối
giữa các máy tính.
Đọc trước phần 3 và 4 SGK trang 137, 139
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

119
Tiết 58: MẠNG MÁY TÍNH (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
 Biết khái niệm mạng máy tính.
 Biết một số loại mạng máy tính.
2. Kỹ năng
 Có thể phân biệt được các mạng máy tính
 Biết được một số thiết bị cần thiết để có một mạng máy tính
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết mạng máy tính là gì và để có được một mạng máy tính thì cần
những gì?
Tại sao lại cần phải có giao thức truyền thông?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
3. Phân loại mạng máy tính GV: Người ta phân loại mạng máy tính
LAN, MAN, WAN, GAN dựa vào phạm vi địa lý.
LAN (Local Area Network): Mạng cụ
bộ, kết nối các máy tính trong khu vực
có bán kính hẹp thường là trong một
tòa nhà, công ty, trường học...
MAN (Metropolitan Area Network): HS nghe giảng và ghi bài
Kết nối các máy tính trong phạm vi
một thành phố kết nối thông qua
đường truyền thông

120
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
WAN (Wide Area Network): Mạng
diện rộng kết nối các máy tính trong
một quốc gia hay khu vực
GAN (Global Area Network): Kết nối
các WAN với nhau
4. Các mô hình mạng GV: Xét theo chức năng của các máy
a. Mô hình ngang hàng (Peer - to - tính trong mạng, có thể phân mạng
Peer) thành 2 mô hình
trong mô hình tất cả các máy đều bình
đẳng như nhau. Các máy đều có thể sử
dụng tài nguyên của máy khác và
ngược lại.
b. Mô hình khách chủ (Client -
Server) HS nghe giảng và ghi bài
Máy chủ là máy tính đảm bảo việc
phục vụ các máy khác bằng cách điều
khiển việc phân bổ các tài nguyên với
mục đích sử dụng các tài nguyên do GV: Trong mô hình khách - chủ thì
máy chủ cung cấp. máy chủ là máy có cấu hình mạnh, lưu
trữ được lượng thông tin lớn
4. Củng cố dặn dò
Kiến thức trọng tâm: Nắm được hai loại mạng: LAN và WAN, các mô hình
mạng
HS về nhà chuẩn bị trước bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

121
Tiết 59: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


 Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
 Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
 Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, Tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Mạng máy tính là gì? Người ta dựa vào đâu để phân loại mạng máy tính?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Internet cung cấp nguồn tài nguyên
thông tin hầu như vô tận, giúp học tập,
vui chơi, giải trí… Internet đảm bảo
phương thức giao tiếp hoàn toàn mới
giữa con người với con người. Vậy
Internet là gì?
1. Internet là gì?
Khái niệm: SGK trang 141 GV: Em hãy kể tên những ứng dụng
của Internet mà em biết?
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Internet có thuộc quyền sở hữu của
riêng ai không?
- Internet là mạng máy tính lớn nhất HS: trả lời câu hỏi
toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất
nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó.
Internet được tài trợ bởi các chính phủ, HS ghi bài
các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh
nghiệp và hàng triệu người trên thế giới.

122
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
- Với sự phát triển của công nghệ,
Internet phát triển không ngừng cả về số GV: Nguồn gốc đầu tiên của Internet là
lượng và chất lượng. hệ thống máy tính cuả Bộ Quốc Phòng
Mỹ, gọi là mạng ARPANET (Advanced
Research Projects Agency), một mạng
thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp
tác khoa học trong các công trình
nghiên cứu quốc phòng.
GV: Internet ở Việt Nam trước năm
1997 đang ở giai đoạn thử nghiệm, chỉ
có một số công ty lớn của nước ngoài
có đường thuê bao riêng.
GV: Vậy làm thế nào để kết nối
Internet?
2. Kết nối Internet bằng cách nào? Hai cách phổ biến kết nối máy tính với
a. Sử dụng modem qua đường điện Internet là sử dụng modem qua đường
thoại điện thoại và sử dụng đường truyền
Để kết nối Internet sử dụng modem qua riêng.
đường dây điện thoại: GV: Modem là danh từ rút gọn của
- Máy tính cần được cài đặt modulator/demodulator (điều biến/giải
modem và kết nối qua đường điều biến).
điện thoại. Modem trong (Internal)
- Hợp đồng với nhà cung cấp dịch Modem ngoài (External)
vụ Internet để được cấp quyền sử GV: Một số nhà cung cấp dịch vụ:
dụng và mật khẩu. vnn1260, vnn1268, vnn1269
Cách kết nối này có nhược điểm là tốc HS nghe giảng và ghi bài
độ tối đa đường truyền dữ liệu không GV: Người ta gọi cách kết nối này là
cao, chi phí đắt. Dial up (quay số)
4. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại khái niệm Internet và cách kết nối sử dụng modem qua đường dây
điện thoại.
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

123
.........................................................................................................................................
Tiết 60: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (tiếp)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


 Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
 Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
 Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, Tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Internet là gì? Làm thế nào để có thể kết nối Internet sử dụng modem qua
đường dây điện thoại? Kể tên một số nhà cung cấp dịch vụ?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp các
2. Kết nối Internet bằng cách nào? cách kết nối Internet.
a. Sử dụng modem qua đường điện
thoại
b. Sử dụng đường truyền riêng
(Leased line) GV: Cách kết nối này thường được
Để sử dụng đường truyền riêng: các cơ quan, tổ chức, công ty, trường
- Người dùng thuê đường truyền học,... sử dụng.
riêng. HS nghe giảng và ghi bài
- Một máy chủ kết nối với
đường truyền và chia sẻ cho
các máy con.
Ưu điểm lớn nhất của cách kết nối
này là có tốc độ cao.
c. Một số phương thức kết nối khác.
Sử dụng đường truyền ADSL

124
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
(Asymmetric Digital Subscriber GV: Hiện nay kết nối Internet sử dụng
Line) đường thuê bao bất đối xứng. đường truyền ADSL đang phát triển
Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp mạnh do nó có giá thành rẻ và tốc độ
dịch vụ kết nối Internet qua đường truy cập cao.
truyền hình cáp. HS nghe giảng và ghi bài
Trong công nghệ không dây, Wi-Fi là
một phương thức kết nối Internet
thuận tiện.
3. Các mạng trong Internet giao GV: Để các máy tính có thể trao đổi
tiếp với nhau bằng cách nào? thông tin được với nhau, các máy tính
- Bộ giao thức TCP/IP gồm nhiều trong Internet sử dụng bộ giao thức
giao thức, trong đó có hai giao thức truyền thông thống nhất TCP/IP.
cơ bản: TCP và IP. GV: Nội dung gói tin bao gồm các
- TCP: Giao thức điều khiển truyền thành phần:
tin. Giao thức này có chức năng phân - Địa chỉ gửi, địa chỉ nhận.
chia thông tin thành các gói nhỏ, - Dữ liệu, độ dài.
phục hồi thông tin từ các gói tin nhận - Thông tin kiểm soát lỗi và các
được và truyền lại các gói tin có lỗi. thông tin khác.

- IP: Giao thức tương tác trong mạng,


chịu trách nhiệm về địa chỉ và cho
phép gói tin trên đường đến đích qua
một số máy. GV: Làm thế nào gói tin đến đúng
- Mỗi máy tính tham gia vào mạng máy của người nhận?
đều phải có một địa chỉ duy nhất và HS: trả lời câu hỏi.
được gọi là địa chỉ IP. Để thuận tiện GV: Tên miền có nhiều trường phân
thì người ta biểu diễn địa chỉ IP dưới cách nhau bởi dấu chấm.
dạng ký hiệu người ta hay gọi là tên Trong tên miền, trường cuối cùng bên
miền. phải thường là tên viết tắt của nước
hay tổ chức quản lý: ví dụ Việt Nam là
vn, Trung Quốc là cn…
4. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại các kết nối Internet sử dụng đường truyền riêng, ADSL.
Bộ giao thức TCP/IP

125
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

126
Tiết 61: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết khái niệm trang Web, Website.
 Biết chức năng trình duyệt Web.
 Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
2. Kỹ năng
 Sử dụng được trình duyệt Web.
 Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Internet.
 Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, ý thức, trách nhiệm của bản thân khi truy cập Internet.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Hiện nay người ta sử dụng cách kết nối Internet nào là nhiều nhất? Tại sao?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Em hãy kể tên một số dịch vụ
của Internet mà em đã sử dụng?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Trong những dịch vụ trên không
thể không kể đến dịch vụ tìm kiếm
1. Tổ chức và truy cập thông tin thông tin và thư điện tử
a. Tổ chức thông tin GV: Các thông tin trên Internet
- Siêu văn bản là văn bản thường được thường được tổ chức dưới dạng siêu
tạo ra bằng ngôn ngữ HTML văn bản.
(HyperText Markup Language) tích
hợp nhiều phương tiện khác như: văn HS nghe giảng và ghi bài

127
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
bản, hình ảnh, âm thanh, video… và
liên kết với các văn bản khác. GV: Vậy em hiểu thế nào là trang
web?
- Trang web là một siêu văn bản đã HS trả lời câu hỏi.
được gán địa chỉ truy cập.
- Để tìm kiếm các trang web nói riêng, GV: Hệ thống WWW được cấu
các tài nguyên trên Internet nói chung thành từ các trang web và được xây
và đảm bảo việc truy cập đến chúng, dựng trên giao thức truyền tin đặc
người ta sử dụng hệ thống WWW biệt gọi là giao thức truyền tin siêu
(World Wide Web). văn bản HTTP (Hyper Text Transfer
- Trang web đặt trên máy chủ tạo thành Protocol).
website thường là tập hợp các trang HS nghe giảng và ghi bài
web chứa thông tin liên quan đến một
đối tượng, tổ chức… GV: Mỗi website có thể có nhiều
Trang chủ: trang web chứa các liên trang web nhưng luôn có một trang
kết trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các được gọi là trang chủ (Homepage).
trang còn lại.
Địa chỉ trang chủ là địa chỉ của
website.
Có 2 loại trang web: web tĩnh và web GV: Em hiểu thế nào là Web tĩnh và
động. Web động?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Để truy cập đến trang web
người dùng cần phải sử dụng một
chương trình đặc biệt gọi là trình
b. Truy cập trang web duyệt web.
Trình duyệt web là chương trình giúp
người dùng giao tiếp với hệ thống
WWW: duyệt các trang web, tương tác HS nghe giảng và ghi bài
với các máy chủ trong hệ thống WWW GV: Nhờ nó ta có thể chuyển từ
và các tài nguyên khác của Internet. trang web này sang trang web khác
Có nhiều trình duyệt web khác nhau: một cách dễ dàng.
Internet Explorer, Netcape Navigator, Để truy cập đến trang web nào ta
FireFox,… phải biết địa chỉ của trang web đó, gõ

128
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Để truy cập đến trang web nào ta phải địa chỉ vào dòng địa chỉ (Address),
biết địa chỉ của trang web đó, gõ địa nó sẽ hiện thị nội dung trang web nếu
chỉ vào dòng địa chỉ (Address), nó sẽ tìm thấy.
hiện thị nội dung trang web nếu tìm
thấy.
Các trình duyệt web có khả năng tương
tác với nhiều loại máy chủ.

GV: Một nhu cầu phổ biến của người


dùng là: làm thế nào để truy cập
được các trang web chứa nội dung
liên quan đến vấn đề mình quan tâm?
2. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Có 2 cách thường được sử dụng:
- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ,
thông tin được các nhà cung cấp dịch
vụ đặt trên các trang web. HS nghe giảng và ghi bài.
- Tìm kiếm nhờ trên các máy tìm kiếm GV: Để sử dụng máy tìm kiếm, gõ
(Search Engine). Máy tìm kiếm cho địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ
phép tìm kiếm thông tin trên Internet và nhấn Enter.
theo yêu cầu của người dùng.
Một số trang website cung cấp máy tìm
kiếm:
www.Yahoo.com
www.Google.com.vn
www.msn.com
www.vinaseek.com
4. Củng cố dặn dò
HS cần biết cách truy cập một trang web và tìm kiếm thông tin bằng máy tìm
kiếm
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

129
Tiết 62: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET\
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
 Biết khái niệm trang Web, Website.
 Biết chức năng trình duyệt Web.
 Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
2. Kỹ năng
 Sử dụng được trình duyệt Web.
 Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Internet.
 Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.
3. Thái độ - tư tưởng
Ham thích môn học, ý thức, trách nhiệm của bản thân khi truy cập Internet.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liệu, máy tính, máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
Có mấy cách để tìm kiếm thông tin trên Internet? Em hãy kể tên một số trang
web tìm kiếm?
3. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
GV: Một trong những dịch vụ không
kém phần quan trọng của Internet là
thư điện tử (E - mail: Electronic mail)
3. Thư điện tử
- Thư điện tử (Electronic Mail hay E-
mail) là dịch vụ thực hiện việc GV: Vậy làm thế nào để có thể gửi và
chuyển thông tin trên Internet thông nhận thư điện tử?
qua các hộp thư điện tử. HS trả lời câu hỏi
- Người dùng muốn sử dụng, phải
đăng ký hộp thư điện tử. Mỗi địa chỉ

130
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
thư là duy nhất.
Địa chỉ thư: GV: Sử dụng dịch vụ này ngoài nội
<tên hộp thư>@<tên máy chủ nơi dung thư có thể truyền kèm tệp (văn
đặt hộp thư>
VD: lacthuy@yahoo.com bản, âm thanh, hình ảnh, video…), ta
có thể gửi đồng thời cho nhiều người
cùng lúc, hầu như mọi người đều nhận
Một số nhà cung cấp dịch vụ thư điện được đồng thời.
tử miễn phí: yahoo.com, hotmail.com,
gmail.com, vnn.vn,....
GV: Ngoài việc khai thác dịch vụ trên
Internet, người dùng cần phải biết bảo
vệ mình trước nguy cơ trên Internet
như tin tặc, virus, thư điện tử quảng
cáo,… Vấn đề bảo mật thông tin rất
quan trọng trong thời đại Internet.
4. Vấn đề bảo mật thông tin
a. Quyền truy cập website
GV: Nếu không được cấp quyền hoặc
Người ta giới hạn quyền truy cập với
gõ không đúng mật khẩu thì sẽ không
người dùng bằng tên và mật khẩu
thể truy cập được nội dung của website
đăng nhập.
đó.
b. Mã hóa dữ liệu
Mã hóa dữ liệu được sử dụng để tăng
HS nghe giảng và ghi bài
cường tính bảo mật cho các thông
điệp mà chỉ người biết giải mã mới
GV: Người ta sử dụng nhiều thuật toán
đọc được.
để mã hóa như thuật toán RSA, chữ ký
Việc mã hóa được thực hiện bằng
số, chứng chỉ số,...
nhiều cách, cả phần cứng lẫn phần
mềm.
c. Nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng
các dịch vụ Internet
GV: Khi truy cập Internet không nên
Lưu ý: chỉ nên sử dụng Internet vào
kích vào những đường link lạ, lời mời
các mục đích học tập, vui chơi, giải
không rõ người gửi,... vì đó là nơi tiềm
trí lành mạnh, đúng lúc.
ẩn nguy cơ lây nhiễm virus hàng đầu.

131
4. Củng cố dặn dò
Nhắc lại cho HS biết khai thác và sử dụng thư điện tử đồng thời phải biết
phòng tránh nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng các dịch vụ của Internet.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 63: BÀI TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


Nhắc lại, củng cố các kiến thức cơ sở về mạng máy tính
Cách truy cập trang web
Cách tìm kiếm thông tin trên Internet thông qua máy tìm kiếm
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SBT, SGV, tài liệu
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học...
2. Nội dung bài mới
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Bài 1: (Câu 3 - 140 - SGK): Hãy nêu GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
sự giống và khác nhau của mạng HS trả lời câu hỏi
không dây và mạng có dây. GV: Gọi HS nhận xét câu trả lời và
đính chính.
Bài 2: (Câu 6 - 140 - SGK): Hãy nêu GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
sự giống và khác nhau của các mạng HS trả lời câu hỏi
LAN và WAN GV: Gọi HS nhận xét câu trả lời và
đính chính.
Bài 3: Làm các bài tập 46, 413, 414, GV: Gọi 2 HS lên làm bài tập
416 Sách bài tập HS lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét và chỉnh sửa.
Bài 4: Hiện nay người ta sử dụng các GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu
kết nối Internet nào là phổ biến? Tại hỏi.
sao? HS trả lời câu hỏi

Bài 5: Để có thể truy cập được một GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu

132
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
trang web thì ta cần phải có những gì? hỏi
HS trả lời câu hỏi
Bài 6: Em hãy nêu cách để tìm kiếm
thông tin trên Internet bằng máy tìm GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu
kiếm? Kể tên một vài website cung hỏi.
cấp máy tìm kiếm? Cách tìm kiếm từ, HS trả lời câu hỏi
cụm từ tiếng Việt trên Internet. GV: Hướng dẫn HS cách tìm kiếm từ,
cụm từ tiếng Việt trên Internet.
4. Củng cố dặn dò
Các cách kết nối Internet, biết cách truy nhập website và sử dụng trang web
tìm kiếm
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

133
Tiết 64 Bài tập và thực hành 10
Sử dụng trình duyệt Internet Explorer
Ngày soạn:...... Ngày giảng......
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
- Làm quen với việc sử dụng trình duyệt IE
- Làm quen với một số trang Web để đọc, lưu thông tin và duyệt các trang Web
bằng các liên kết.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Học sinh: SGK
2. Giáo viên: Phòng máy, cài sẵn HĐH Windows XP, trình duyệt IE
III. Nội dung:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết các cách thường được sử dụng để tìm kiếm thông tin?
. Bài giảng:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
a) Khởi động trình duyệt IE.
Thực hiện một trong số các thao tác sau:
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng IE trên
màn hình nền;
- Nhấn phím Internet trên bàn phím (nếu
có).
b) Truy cập trang Web bằng địa chỉ.
Khi đã biết địa chỉ của một trang Web, ví
dụ: http://www.vtv.vn. Để truy cập trang Hướng dẫn HS khi truy cập Internet.
Web đó thực hiện theo các bước sau: Quản lí tốt các trang Web mà HS truy
- Gõ vào ô địa chỉ: cập.
http://www.vtv.vn HS: Thực hành theo chỉ dẫn của GV
- Nhấn phím Enter.
Trang Web được mở ra.
c) Duyệt trang Web.
- Nháy vào nút lệnh (Back) để quay
về trang trước đã duyệt qua.
- Nháy vào nút lệnh (Forward) để
đến trang tiếp theo trong các trang đã
duyệt qua.
Có thể nhận biết các liên kết bằng việc
con trỏ chuột chuyển thành hình bàn tay
khi di chuột vào chúng.
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:

134
Tiết 65 Bài tập và thực hành 10
Sử dụng trình duyệt Internet Explorer (T)
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
- Làm quen với việc sử dụng trình duyệt IE
- Làm quen với một số trang Web để đọc, lưu thông tin và duyệt các trang Web
bằng các liên kết.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Học sinh: SGK
2. Giáo viên: Phòng máy, cài sẵn hdh Windows XP, trình duyệt IE
III. Nội dung:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra bài cũ:
. Bài giảng:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
d) Lưu thông tin.
Nôi dung trên trang Web (đoạn văn bản
hoặc ảnh hoặc cả ảnh và văn bản) có thể
được in ra và lưu vào đĩa.
Để lưu hình ảnh trên trang Web đang mở,
ta thực hiện các thao tác:
1. Nháy chuột phải vào hình ảnh cần
lưu, một bảng chọn được mở ra; Hướng dẫn HS khi truy cập Internet.
2. Nháy chuột vào mục Save Picture Quản lí tốt các trang Web mà HS truy
as... khi đó Windows sẽ hiển thị cập.
hộp thoại để ta lựa chọn vị trí lưu HS: Thực hành theo chỉ dẫn của GV.
ảnh; HS: Chú ý khi chọn vị trí lưu ảnh và
3. Lựa chọn vị trí lưu ảnh và đặt tên thông tin.
cho tệp ảnh.
4. Nháy chuột vào nút Save để hoàn
tất.
Để lưu tất cả các thông tin trên trang Web
hiện thời, ta thực hiện các thao tác sau:
1. Chọn lênh File/Save as..
2. Đặt tên tệp và chọn vị trí lưu tệp
trong hộp thoại được mở ra;
3. Nháy chuột vào nút Save để hoàn
tất việc lưu trữ.
Để in thông tin trên trang Web hiện thời,
ta chọn lệnh File/Print...

135
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:

136
Tiết 66 Bài tập và thực hành 11
Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin.
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
- Đăng kí một hộp thư điện tử mới;
- Đọc và soạn thư điện tử;
- Tìm kiếm thông tin đơn giản nhờ máy tìm kiếm thông tin.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Học sinh: SGK
2. Giáo viên: Phòng máy, cài sẵn hdh Windows XP, trình duyệt IE
III. Nội dung:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra bài cũ:
. Bài giảng:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
a) Thư điện tử.
a1) Đăng kí hộp thư: Ta sẽ thực hiện
đăng kí hộp thư trên Webside của Yahoo
Việt Nam thông qua địa chỉ
http://mail.yahoo.com.vn.
1. Mở trang Web Hướng dẫn HS đăng kí một địa chỉ thư
http://mail.yahoo.com.vn điện tử mới theo từng bước.
2. Nháy chuột vào nút Đăng Kí HS: Đọc SGK và làm theo chỉ dẫn của
Ngay để mở trang Web đăng kí GV.
hộp thư mới.
3. Khai báo các thông tin cần thiết
vào mẫu đăng kí.
4. Theo các chỉ dẫn tiếp để hoàn thành
việc đăng kí hộp thư.
a2) Đăng nhập hộp thư.
1. Mở trang chủ của webside thư điện Hướng dẫn HS đăng đăng nhập hộp thư
tử; điện tử theo từng bước.
2. Gõ tên truy cập và mật khẩu; HS: Đọc SGK và làm theo chỉ dẫn của
3. Nháy chuột vào nút Đăng nhập để GV.
mở hộp thư
a3) Sử dụng hộp thư
Đọc thư
1. Nháy chuột vào nút Hộp Thư để
xem danh sách các thư;
2. Nháy chuột vào phần chủ đề của
thư muốn đọc.

137
Soạn thư và gửi thư. Hướng dẫn HS sử dụng hộp thư điện tử.
1. Nháy chuột vào nút Soạn thư để HS: Đọc SGK và làm theo chỉ dẫn của
gửi thư mới. GV.
2. Gõ địa chỉ người nhận vào ô Người
Nhận;
3. Soạn nội dung thư;
4. Nháy chuột vào nút Gửi để gửi
thư.
Đóng hộp thư: Nháy chuột vào nút Đăng
Xuất để kết thúc khi không làm việc với
hộp thư nữa.
Một số thành phần cơ bản của một thư
điện tử:
- Địa chỉ người nhận (To)
- Địa chỉ người gửi (From)
- Chủ đề (Subject)
- Ngày tháng gửi (Date)
- Nội dung thư (Main Body)
- Tệp đính kèm (Attachments)
- Gửi một bản sao đến địa chỉ khác (CC)
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:

138
Tiết 67 Bài tập và thực hành 12
Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin (T).
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
- Đăng kí một hộp thư điện tử mới;
- Đọc và soạn thư điện tử;
- Tìm kiếm thông tin đơn giản nhờ máy tìm kiếm thông tin.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Học sinh: SGK
2. Giáo viên: Phòng máy, cài sẵn hdh Windows XP, trình duyệt IE.
III. Nội dung:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra bài cũ:
. Bài giảng:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
b) Máy tìm kiếm Google
Làm quen với việc tìm kiếm thông tin Hướng dẫn HS sử dụng trang web tìm
nhờ máy tìm kiếm thông tin Google – một kiếm để tìm kiếm những thông tin cần
trong những máy tìm kiếm hàng đầu hiện thiết.
nay. Hướng dẫn HS cách tạo khóa tìm kiếm,
1. Khởi động: Mở trang web cách tìm kiếm hình ảnh.
http://www.google.com.vn. HS: Làm theo chỉ dẫn của GV.
2. Sử dụng khóa tìm kiếm: Gõ khóa
tìm kiếm liên quan đến vấn đề
mình quan tâm vào ô tìm kiếm.
3. Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào
nút Tìm kiếm với Google.
Máy tìm kiếm sẽ đưa ra danh sách các
trang web liên quan mà nó thu thập được .
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:

139
Tiết 68
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Mục đích
Đánh giá khả năng tiếp thu và nhận thức của học sinh.
2. Yêu cầu
HS thực hiện đúng các thao tác cần thiết
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra, máy tính
2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học...
2. Nội dung bài kiểm tra

140
Tiết 69:
ÔN TẬP
Ngày soạn:...... ....Ngày giảng.....

I. Mục tiêu bài học


1. Kiến thức
Củng cố lại kiến thức cho học sinh để chuẩn bị kiểm tra học kỳ
2. Kỹ năng
Giới thiệu thêm cho học sinh kỹ năng sử dụng phím tắt khi soạn thảo văn bản.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu
2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức, vở ghi
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học, …
2. Tiến trình bài học
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
I. Hệ soạn thảo văn bản MS Word
1. Cách khởi động và thoát khỏi hệ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
soạn thảo MS Word
2. Cách tạo, lưu, mở một tệp văn
bản Word GV
3. Một số phím tắt thông dụng khi Mở một tài liệu mới: Ctrl + N
soạn thảo văn bản Lưu một văn bản: Ctrl + S
Mở một văn bản đã có: Ctrl + O
Thoát khỏi Word: Alt + F4
Kiểu chữ đậm: Ctrl + B
Kiểu chữ nghiêng: Ctrl + I
Kiểu gạch chân: Ctrl + U
Tăng cỡ chữ: Ctrl + ]
Giảm cỡ chữ: Ctrl + [
Căn lề trái: Ctrl + L
Căn lề phải: Ctrl + R
Căn lề giữa: Ctrl + E
Căn đều 2 bên: Ctrl + J

141
Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò
Mở hộp thoại Font: Ctrl + D
Thực hiện lệnh in: Ctrl + P
….
II. Mạng máy tính
1. Khái niệm và các thành phần của
mạng máy tính
2. Các kiểu bố trí trong mạng
3. Phân loại mạng máy tính Hs trả lời câu hỏi
4. Giao thức
5. Các cách để kết nối Internet
6. Tổ chức và truy cập thông tin
7. Một số dịch vụ cơ bản của
Internet.

IV. Củng cố dặn dò


Về nhà chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau kiểm tra học kỳ
V. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

142
143

You might also like