You are on page 1of 8

Họ và Tên:

Lớp:
Khoa:
Trường:

CUỘC THI TÌM HIỂU


80 NĂM TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai
sáng lập? Bạn hãy nêu tên 8 Đoàn viên TNCS đầu tiên?
Trả lời:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1931
do Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Hoàn cảnh ra đời
Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931 tại Rạch Giá, tại Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2, Trung ương Đảng đã
dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý
nghĩa đặc biệt, như phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách các vấn đề liên
quan tới thanh niên (sau gọi là công tác Đoàn) trong các cấp ủy Đảng từ Trung
ương đến địa phương. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên Việt Nam. Đó là sự vận động khách
quan phù hợp với cách mạng Việt Nam; đồng thời, phản ánh công lao của Đảng,
của chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch cho phép, theo đề
nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần
thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1931 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày
trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và
quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày
thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt
Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
8 Đoàn viên TNCS đầu tiên:
1. Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; 2. Đinh Chương Long mang
bí danh Lý Văn Minh; 3. Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; 4.
Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ); 5. Ngô Trí Thông
mang bí danh Lý Trí Thông; 6. Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ);
7. Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ); 8. Nguyễn Sinh Thản
mang bí danh Lý Nam Thanh.
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã qua mấy lần đổi
tên? Bạn hãy cho biết ý nghĩa việc đổi tên của tổ chức đoàn qua các thời kỳ?
Trả lời: Tên gọi qua các thời kỳ
• Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
• Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
• Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
• Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
• Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
• Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
• Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Câu 3: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã qua mấy bao nhiêu lần Đại hội, hãy nêu các
nhiệm kỳ Đại hội Đoàn? Kể tên các đồng chí nguyên là Bí thư thứ nhất Ban chấp
hành trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến nay?
Trả lời: Từ khi thành lập đến nay Đoàn ta đã trải qua 9 lần đại hội:
Số
Số đại
STT Thời gian Địa điểm UVBCH Bí thư thứ nhất được bầu
biểu
được bầu
Xã Cao
Vân,
7/2 - 14/2,
I huyện Đại 400 5 Nguyễn Lam
1950
Từ, Thái
Nguyên
25/10 -
II Hà Nội 479 30 Nguyễn Lam
4/11, 1956
Nguyễn Lam. Sau khi Nguyễn
Lam chuyển công tác (1962), Vũ
23/3 - 25/3,
III Hà Nội 677 71 Quang được bầu. Sau khi Vũ
1961
Quang chuyển công tác (1978),
Đặng Quốc Bảo được bầu
20/11 - Đặng Quốc Bảo. Sau khi Đặng
IV 22/11, Hà Nội 623 113 Quốc Bảo chuyển công tác (1982),
1980 Vũ Mão được bầu.
27/11 -
V 30/11, Hà Nội 750 150 Hà Quang Dự
1987
15/10 - Hồ Đức Việt. Sau khi Hồ Đức Việt
VI 18/10, Hà Nội 797 91 chuyển công tác (1996), Vũ Trọng
1992 Kim được bầu
26/11 -
VII 29/11, Hà Nội 899 125 Vũ Trọng Kim
1997
Hoàng Bình Quân. Sau khi Hoàng
8/12 - Bình Quân chuyển công tác, Đào
VIII 11/12, Hà Nội 898 134 Ngọc Dung được bầu. Sau khi Đào
2002 Ngọc Dung chuyển công tác, Võ
Văn Thưởng được bầu.
17-21/12,
IX Hà Nội 1033 145 Võ Văn Thưởng
2007

Câu 4: Hãy nêu tóm tắt nội dung hai chương trình lớn: “5 xung kích phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập
nghiệp” do Trung ương Đoàn phát động?
Trả lời:
Các nội dung chính của chương trình “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo
vệ tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”:
4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ;
2. Đồng hành với thah niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm;
3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa
tinh thần;
4. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng xã hội.
5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
1. Xung kích lao động sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội;
2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
4. Xung kích thực hiện cải cách hành chính;
5. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 5: Hãy nêu các tiêu chí bình chọn danh hiệu sinh viên 5 tốt? Những tiêu chí
này có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình học tập và trưởng thành
của bạn? Bạn cần phấn đấu như thế nào để đạt được danh hiệu sinh viên 5 tốt?
Trả lời:
1. Đạo đức tốt
2. Học tập tốt
3. Thể lực tốt
4. Kỹ năng tốt
5. Hội nhập tốt
1. Đạo đức tốt
1.1. Tiêu chuẩn bắt buộc
- Có lòng yêu nước, trung thành với mục tiêu cách mạng của Đảng.
- Không vi phạm pháp luật và các quy chế, nội quy của trường, lớp, quy
định của địa phương cư trú và những nơi công cộng.
- Có lối sống văn hóa, văn minh.
- Điểm rèn luyện đạt từ 80 điểm trở lên (theo chuẩn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo). Đối với những trường đặc thù không theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo thì điểm rèn luyện được tính quy đổi đạt loại Giỏi.
1.2. Tiêu chuẩn ưu tiên: Đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây sẽ được ưu
tiên khi xét danh hiệu:
- Tham gia và đạt giải từ giải Ba cấp thành phố trở lên trong các cuộc thi
tìm hiểu về truyền thống do Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên tổ chức, đạt giải Ba
trở lên trong các cuộc thi liên quan đến công tác tư tưởng văn hóa có chứng nhận
của tổ chức, cơ quan tổ chức hoạt động.
- Tham gia hiến máu tình nguyện trong năm hoặc tham gia tích cực vào
Câu lạc bộ hoặc các đội, nhóm tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện (có
xác nhận của câu lạc bộ, đội, nhóm tham gia).
- Có hành động dũng cảm cứu người bị nạn, bắt cướp, giúp người neo đơn,
người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong tình trạng nguy hiểm và cấp thiết
được khen thưởng, biểu dương từ cấp xã, phường trở lên hoặc được nêu gương trên
các phương tiện truyền thông đại chúng trung ương và địa phương…
- Là thanh niên tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng trên các lĩnh vực tại
địa phương, đơn vị hoặc được nêu gương trên các phương tiện truyền thông đại
chúng trung ương và địa phương…
2. Học tập tốt
2.2.1. Tiêu chuẩn bắt buộc
- Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
- Chuyên cần trong học tập.
- Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 7,0/10 trở lên (đối với các
trường đào tạo theo niên chế) hoặc điểm tích lũy từ 2,5/4 trở lên (đối với các trường
đào tạo theo học chế tín chỉ). Đối với một số đối tượng đặc thù, các cơ sở Hội tùy
điều kiện thay đổi tiêu chuẩn về điểm trung bình chung học tập nhưng điểm không
được quá 0,5/10 so với tiêu chuẩn của Hội Sinh viên (trường đào tạo theo học chế
tín chỉ, điểm tích lũy đảm bảo 2,5/4).
- Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Tham gia sinh hoạt thường xuyên trong ít nhất 01 câu lạc bộ học thuật.
+ Tham gia kỳ thi Olympic các môn học từ cấp khoa trở lên.
2.2. Tiêu chuẩn ưu tiên: Đạt 1 trong những tiêu chuẩn sau sẽ được ưu tiên
khi xét trao danh hiệu:
- Là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trong năm học đạt giải
khuyến khích cấp Bộ hoặc đạt giải của các cơ quan Trung ương các tổ chức khoa
học, xã hội trở lên.
- Có ít nhất 01 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các bài
tham luận tại hội thảo khoa học cấp Khoa trở lên phù hợp với ngành mà sinh viên
theo học.
- Có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấy phép xuất bản
hoặc được các giải thưởng từ cấp thành phố trở lên.
- Là thành viên các đội tuyển tham gia thi cấp quốc gia, quốc tế
3. Thể lực tốt
3.1. Tiêu chuẩn bắt buộc: Đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Đạt danh hiệu “thanh niên khỏe” của năm học (tiêu chuẩn cụ thể theo
Hướng dẫn liên tịch số 87/2006/HDLT-ĐTN-TDTT về tiêu chuẩn thi đua và rèn
luyện thể dục thể thao của các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên do Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban Thể dục - Thể thao ban hành).
- Tham gia vào ít nhất 01 hoạt động rèn luyện thể dục, thể thao trong 01
học kỳ do Liên chi Hội hoặc Hội Sinh viên trường tổ chức.
- Tham gia rèn luyện thể thao định kỳ tại 01 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm
thể thao.
3.2. Tiêu chuẩn ưu tiên: Đạt một trong các tiêu chuẩn sau sẽ được ưu tiên
khi xét trao danh hiệu
- Là thành viên đội tuyển cấp tỉnh, quốc gia các môn thể dục thể thao. Ưu
tiên những sinh viên là vận động viên đạt huy chương trong các giải thi đấu cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Là đội trưởng (phụ trách) các đội tuyển Thể dục thể thao hoặc Chủ nhiệm
câu lạc bộ thể dục thể thao từ cấp trường trở lên.
* Đối với những sinh viên khuyết tật, tiêu chuẩn về thể lực bao gồm: tập thể
dục hàng ngày và rèn luyện ít nhất 1 môn thể thao dành cho người khuyết tật.
4. Kỹ năng tốt
4.1. Tiêu chuẩn bắt buộc
- Đạt 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
+ Tham gia và hoàn thành ít nhất 01 khóa huấn luyện kỹ năng trong năm học.
+ Tham gia hoạt động tích cực trong ít nhất 01 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm.
+ Là cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên từ cấp Ủy viên BCH Liên chi
Đoàn, Liên chi Hội trở lên.
+ Được công nhận vượt qua các bài kiểm tra thực tế về kỹ năng. Kiểm tra
các kỹ năng sau: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng phản biện (Có phụ lục kèm theo). Hội đồng xét chọn danh hiệu “Sinh
viên 5 tốt” cấp trường tổ chức kiểm tra và thẩm định kết quả.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội Sinh viên và nhà trường.
- Tham gia vào ít nhất 01 hoạt động tình nguyện trong năm học.
4.2. Tiêu chuẩn ưu tiên: Đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây sẽ được ưu
tiên khi xét trao danh hiệu.
- Đạt giải trong các cuộc thi về kỹ năng từ cấp trường trở lên.
- Là giảng viên các lớp huấn luyện kỹ năng từ cấp trường trở lên.
5. Hội nhập tốt
5.1. Tiêu chuẩn bắt buộc
- Đạt một trong 2 điều kiện sau:
+ Đạt chứng chỉ ngoại ngữ bằng A hoặc tương đương bằng A trở lên (đối
với sinh viên năm thứ 1,2), bằng B hoặc tương đương bằng B (đối với sinh viên
năm thứ 3,4,5,6,7) và có chứng chỉ tin học Văn phòng đạt từ bằng A hoặc tương
đương bằng A trở lên. Đối với những sinh viên chưa có bằng hoặc chứng chỉ và
tùy điều kiện cụ thể, Hội đồng xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường tổ
chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tin học của sinh viên, đánh giá kết quả.
+ Tham gia các cuộc thi Olympic ngoại ngữ, tin học từ cấp trường trở lên.
- Tham gia vào các Hội nghị, Hội thảo cấp quốc tế hoặc các chương trình
gặp gỡ, hợp tác với thanh niên, sinh viên quốc tế tại trong và ngoài nước.
- Tham gia và đạt đủ tiêu chuẩn trong bài kiểm tra về kiến thức văn hóa, xã
hội, lịch sử trong nước và thế giới do Hội đồng xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5
tốt” cấp trường tổ chức.
5.2. Tiêu chuẩn ưu tiên: Đạt một trong các tiêu chuẩn sau sẽ được ưu tiên
khi xét chọn danh hiệu
- Tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác với thanh niên, sinh viên quốc
tế tại trong và ngoài nước.
- Tham gia và đạt từ giải khuyến khích trở lên giải trong các cuộc thi tìm
hiểu về văn hóa, lịch sử, xã hội trong nước và thế giới từ cấp trường trở lên.
Câu 6: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng thành lập vào ngày, tháng,
năm nào? Kể tên các đơn vị trực thuộc? Từ khi thành lập đến nay Đoàn ĐHĐN
đã có những thành tích nổi bật nào trong phong trào thanh niên?
Trả lời:
Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ðại học Ðà Nẵng được thành lập
theo quyết định số 24/QÐ-BTV ngày 16/10/1995 của Ban Thường vụ Ðoàn TNCS
Hồ Chí Minh tỉnh QN-ÐN, gồm có 09 đơn vị trực thuộc: Ðoàn Trường Ðại học
Bách khoa, Ðoàn Trường Ðại học Kinh tế, Ðoàn Trường Ðại học Sư Phạm, Đoàn
trường Đại học Ngoại Ngữ, Ðoàn Trường Cao đẳng Công nghệ, Đoàn trường Cao
đẳng Công nghệ thông tin, Ðoàn Cơ quan Ðại học Ðà Nẵng, Đoàn trung tâm phần
mềm và Đoàn phân hiệu ĐHĐN tại Kontum. Tổng số đoàn viên của Ðại học Ðà
Nẵng tính đến tháng 09/2007 là 21267 Đoàn viên, 47 Liên chi Đoàn và 948 chi
Đoàn, chiếm hơn 20% tổng số đoàn viên của toàn thành phố.
Ðoàn thanh niên ĐHĐN là tổ chức chính trị - xã hội của SVHS Ðại học Ðà
Nẵng, là đội hậu bị tin cậy của Ðảng, giữ vai trò nòng cốt chính trị trong các hoạt
động phong trào của HSSV Đại học Đà Nẵng. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn
diện của Ðảng uỷ, Ban Giám đốc Ðại học Ðà Nẵng, Ðảng uỷ, Ban giám hiệu các
trường thành viên; cùng với sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các Ban, các
Trung tâm của Ðại học Ðà Nẵng; trong nhiều năm qua Ðoàn thanh niên Ðại học
Ðà Nẵng thực sự là môi trường giáo dục rèn luyện đào tạo các thế hệ cán bộ Ðoàn,
thanh niên và sinh viên Ðại học Ðà Nẵng cống hiến và trưởng thành. Ðoàn thanh
niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị và đào
tạo góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của Ðại học Ðà Nẵng.
Hơn thế, là một đơn vị đoàn lớn mạnh trực thuộc của Thành đoàn Ðà Nẵng,
với thành quả 5 năm liền là đơn vị xuất sắc và được thủ tướng chính phủ tặng bằng
khen; Ðoàn thanh niên Ðại học Ðà Nẵng đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò
nồng cốt của mình, có những đóng góp thiết thực vào phong trào chung của tuổi
trẻ thành phố cũng như tuổi trẻ cả nước.
Câu 7: Với vai trò là Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, bạn sẽ có những đóng góp như
thế nào để phong trào thanh niên thành phố thật sự là người bạn đồng hành của
thế hệ trẻ?
Trả lời:
Với vai trò là Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, tôi sẽ đẩy mạnh và phát huy vai trò
xung kích của thanh niên trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng cách mở
rộng và tiếp tục phát huy các cuộc tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân
đạo”…Bên cạnh đó tổ chức thêm nhiều hoạt động và sân chơi lành mạnh cho
thanh niên có cơ hội có thể tham gia. Từ đó học thêm được nhiều kỹ năng mềm
cho cuộc sống. Thành đoàn cũng có thể kết hợp với các công ty tổ chức sự kiện để
mở thêm những cuộc nói chuyện, giao lưu và học hỏi giữa các chuyên gia của các
ngành nghề để giúp sinh viên học sinh có định hướng và hình thành mục tiêu tốt
hơn trong cuộc sống. Ngoài việc trang bị kiến thức về khoa học, ngành nghề,
thanh niên cũng cần được trang bị hiểu biết về chính trị, xã hội, để từ đó gắn bó
với đất nước và làm lực lượng nòng cốt cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Rèn luyện
được ở thanh niên phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cốt cách vững vàng, sáng tạo, tư
duy, nhạy bén với thời cuộc. Thành Đoàn cũng cần đóng góp vai trò quan trọng
trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện cho thanh niên trong độ tuổi lao động tránh
khỏi tình trạng thất nghiệp, nâng cao tay nghề chuyên môn và trình độ nghề
nghiệp, nâng cao thu nhập cho thanh niên, bằng cách mở các hội chợ việc làm
hoặc các trụ sở tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Cuối cùng, Đoàn
Thanh niên cũng cần đẩy mạnh công cuộc giao lưu giữa các thanh niên trong khu
vực và trên thê giới với thanh niên Việt Nam. Từ đó, giới trẻ mới có thể học tập và
tiếp thu những tri thức quý báu, khoa học kỹ thuật tiến bộ từ các nước tiến tiên,
hội nhập toàn cầu nhưng không hòa tan, góp phần bảo vệ lãnh thổ đất nước, củng
cố hòa bình, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước trên thế giới.

You might also like