You are on page 1of 537

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC


(KỶ NIỆM 120 NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


VỚI CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 5/2010

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu...........................................................................................................5
2. GS,TS. Vũ Văn Hiền: Bác Hồ - Người bắt nhịp bước đi thời đại...............................6
3. GS,TS Hoàng Chí Bảo: Di sản Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và hiện
đại hóa ở nước ta......................................................................................................8
4.
5. GS Song Thành: Ý nghĩa giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại ngày nay
..........................................................................................................................................26
6. GS,TS Đỗ Thế Tùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và xã hội hóa
nông nghiệp......................................................................................................................31
7. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Về tư tưởng - nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí
Minh................................................................................................................................37
8. PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc: Hồ Chí Minh hoạch định con đường phát triển của cách
mạng Việt Nam.................................................................................................................47
9. ThS. Trần Thị Phúc An: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.....................................................................................55
10. ThS. Đỗ Thị Ngọc Anh: Hồ Chí Minh với những giá trị nhân văn của công giáo.........62
11. PGS, TS. Phạm Ngọc Anh: Quan niệm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa
xã hội - Nội dung và giá trị lịch sử..................................................................................69
12. Hà Thị Bắc: Xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập theo Tư
tưởng Hồ Chí Minh.........................................................................................................77
13. PGS,TS. Nguyễn Bình Ban: Giá trị nhân văn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu
tranh bảo vệ an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay...............................................................85
14. TS. Phạm Văn Bính: Thực hành dân chủ và đoàn kết toàn dân - Động lực phát triển của
cách mạng và đổi mới theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.........................................................93
15. PGS, TS. Nguyễn Hữu Chí, Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách
đối với thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng..............................101
16. ThS. Phạm Thị Lương Diệu: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc tạo lập các
tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.........................................108
17. ThS. Đậu Văn Dũng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng ta về
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...............................................114
18. TS. Dương Văn Duyên: Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó
trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay........................................123
19. PGS,TS. Đinh Trần Dương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển tinh thần yêu nước
........................................................................................................................................133
20.
21. ThS. Lê Thị Hồng Điệp: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để phân
tích vấn đề dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay............................................143
22. PGS,TS. Nguyễn Minh Đức: Những điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
tộc và giải phóng dân tộc................................................................................................150
23. ThS. Trần Thanh Giang: Vấn đề nông nghiệp, nông dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.............................................................................156
24. PGS,TS.Đoàn Ngọc Hải: Ý nghĩa lịch sử, hiện thực tư tưởng Hồ Chí Minh về phương
thức lãnh đạo của Đảng..................................................................................................160

2
25. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng: Đạo đức học phương Đông trong Tư tưởng Hồ Chí
Minh...............................................................................................................................166
26. PGS,TS.Vũ Quang Hiển: Hồ Chí Minh trước sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế...........................................................................................................172
27. Hoàng Chí Hiếu: Hồ Chí Minh và công tác thanh niên................................................183
28. Trương Văn Hiến: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vai trò của đội ngũ nhà giáo
đối với nền giáo dục cách mạng Việt Nam.....................................................................190
29. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Trung.............................195
30. ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại...............204
31. PGS, TS. Phí Mạnh Hồng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và con đường
phát triển Việt Nam........................................................................................................209

32. ThS. Đào Thị Bích Hồng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.......................................................................214
33. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực phát triển
kinh tế.............................................................................................................................229
34. ThS. Lê Văn Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và việc nâng cao
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.....................236
35. PGS, TS. Trần Thị Thu Hương: Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí minh
về thanh niên trong cách mạng Việt Nam......................................................................244
36. ThS. Nguyễn Thị Thu Hường: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đạo đức và
pháp luật trong quản lý xã hội........................................................................................250
37. PGS,TS. Hồ Khang: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước...............................................................................................................................257
38. ThS. Lê Trung Khoa: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới công tác giáo dục tư tưởng, lý
luận cho cán bộ, đảng viên.............................................................................................265
39. ThS. Nguyễn Thị Lan: Dân chủ với ý nghĩa dân là chủ và dân làm chủ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh...................................................................................................................272
40. TS. Trần Ngọc Long: Đạo làm tướng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh..............281
41. Lưu Ngọc Long: Hồ Chí Minh với việc xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác
giữa nhân dân ba nước Đông Dương..............................................................................288
42. TS. Văn Thị Thanh Mai: Từ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đến một nước Việt
Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa và phát triển..............................................................298
43. ThS. Trần Thị Minh: Vận dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội..................................................................................306
44. PGS,TS. Trình Mưu: Hồ Chí Minh và sự lựa chọn con đường phát triển của cách mạng
Việt Nam.......................................................................................................................311
45. PGS, TS. Trương Ngọc Nam, Hồ Chí Minh về con đường phát triển lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta...................................................................................................................317
46. Trần Thị Bích Ngọc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng
........................................................................................................................................323
47. PGS,TS. Phạm Công Nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ-cơ sở lý luận quan
trọng để xây dựng nền dân chủ mới ở nước ta hiện nay.................................................327
48. ThS. Nguyễn Thị Kim Nguyên: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục
đạo đức trong giai đoạn hiện nay....................................................................................333
49. Nguyễn Thị Kim Nhung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền và bài học trong
xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay...............................................................340
50. TS. Đoàn Thị Minh Oanh, Xây dựng văn hóa chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh............................................................................................347
3
51. PGS,TS. Trần Sĩ Phán: Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh với con đường phát triển Việt
Nam...............................................................................................................................352
52. PGS, TS. Bùi Đình Phong: Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam........................................................................................................................361
53.
54. ThS. Lê Văn Cử - Lê Văn Phong: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh qua đánh giá của
bạn bè quốc tế.................................................................................................................366
55. Đào Phương: Tư tưởng độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí
Minh soạn thảo...............................................................................................................374
56. ThS. Nguyễn Đoàn Phượng, Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc và dân
chủ trong thời kỳ cách mạng 1930-1945........................................................................380
57. ThS. Lê Thị Hương Quê: Tư tưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay........................................391
58. PGS Nguyễn Huy Quý: Nhớ lại và suy nghĩ về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”.......................................................................................................................396
59. TS. Nguyễn Thái Sơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân ở Việt Nam...................................................................................................404
60. ThS. Nguyễn Cao Sơn - ThS. Nguyễn Trung Kiên: Góp phần tìm hiểu sáng tạo của
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc......................................................................................412
61. Nguyễn Phương Thảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau......................................................................................................................418
62. TS. Lê Văn Thịnh: Hồ Chí Minh với những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng
khối đoàn kết quốc tế......................................................................................................424
63. ThS. Phạm Minh Thế, Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
và cách thức xây dựng con người mới.......................................................431
64. PGS,TS. Hà Huy Thông: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng
tư tưởng của Người vào việc xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
trong thời kỳ mới............................................................................................................436
65. Phạm Đức Tiến, “Dùng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh”......................................441
66. PGS, TS. Vũ Văn Thuấn: Giá trị đạo đức trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 446
67. PGS, TS. Hoàng Trang: Mấy vấn đề cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam.......................................................................................................451
68. Đào Thị Trang: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và những vấn đề đặt ra đối với việc
xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.................................................................460
69. ThS. Nguyễn Thị Trâm: Những giá trị trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc và ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay..............................................467
70. ThS. Đặng Thị Thanh Trâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ hậu
phương Miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...........................................475
71. PGS, TS. Ngô Đăng Tri: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, năm 1945, cuộc cách mạng dân
chủ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh...................................................................................484
72. ThS. Trần Anh Tuấn: Quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với
giao lưu, tiếp thu văn hóa nhân loại................................................................................491
73. ThS. Nguyễn Như Thơ - ThS.Trần Thị Điểu: Tính chủ động của cách mạng thuộc
địa - Một quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh...........................................................497
74. PGS,TS. Phạm Công Nhất - ThS.Trần Quang Tuynh: Y đức trong Tư tưởng Hồ Chí
Minh...............................................................................................................................505

4
75. Trần Thị Vân: Góp phần tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc thời kỳ 1920-1930....................................................................................................512

5
LỜI GIỚI THIỆU

Trong lịch sử đương đại Việt Nam, đã xuất hiện một con người đặc biệt có sức
thu hút và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc và thời đại đó là Hồ Chí Minh, người
sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời
cũng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ
Chí Minh được coi là tấm gương tiêu biểu cho một con người Việt Nam hơn bất kỳ một
người Việt Nam nào khác. Tư tưởng của Người không chỉ là kết tinh tinh hoa văn hóa
của dân tộc, của thời đại mà còn là hiện thân của sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-
Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là kim
chỉ nam cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn đã qua mà còn tiếp
tục cổ vũ cho con đường cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng sắp tới.
Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), Trung tâm Đào
tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo
khoa học với chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam”.
Hội thảo đã nhận được gần 80 bài tham luận của các nhà khoa học trong và
ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung chủ yếu của các bài viết đã tập trung vào
những vấn đề cơ bản như:
- Những giá trị và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng
dân tộc;
- Những giá trị và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước;
- Những đóng góp và ảnh hưởng to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân
tộc, quốc tế và thời đại...
Mặc dù Ban biên tập và các tác giả đã cố gắng, nhưng tập Kỷ yếu chắc chắn
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các nhà
giáo, nhà khoa học.

BAN BIÊN TẬP

6
BÁC HỒ - NGƯỜI BẮT NHỊP BƯỚC ĐI THỜI ĐẠI

GS, TS. Vũ Văn Hiền


Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN

Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo qui luật của nó với những nấc
thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Những nấc thang vô cùng lớn lao đó là
những thời đại được đánh dấu bằng những cột mốc lịch sử, những sự kiện trọng
đại hoặc những cuộc cách mạng điển hình. Lịch sử xã hội loài người chính do
con người tạo ra và trong sự phát triển đó có những vĩ nhân làm nên lịch sử, khai
sáng và kiến tạo các chế độ xã hội mới và thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một trong những vĩ nhân như thế của lịch sử.
Nhìn lại lịch sử trong mấy thế kỷ qua, ta thấy rõ chủ nghĩa tư bản đã từng
làm mưa làm gió, thống trị toàn thế giới và tự coi đó là thời đại vĩnh hằng. Đã có
lúc nhân loại như bị đắm chìm trong cùm gông kìm kẹp, bóc lột, bất công của chủ
nghĩa tư bản với sự phồn hoa tột đỉnh của giai cấp tư sản và sự khốn cùng của
tầng lớp những người lao động làm thuê. Đã có lúc “mặt trời không bao giờ lặn”
trên đất nước Anh và mênh mông không bến bờ những quốc gia thuộc địa của
thực dân Pháp ở châu Phi, châu Á.
Giữa lúc chủ nghĩa tư bản như đang cực thịnh như thế thì tư tưởng về chủ
nghĩa xã hội ra đời. Lúc đầu lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chỉ được ví như “bóng
ma ám ảnh châu Âu”, nhưng với lý luận khoa học Mác-Ăng ghen, lý thuyết đó đã
trở thành một học thuyết khoa học về sự phát triển xã hội. Phát hiện quan trọng
bậc nhất, chấn động bậc nhất của hai nhà khoa học xã hội thiên tài Mác-Ăng
ghen chính là sự khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị diệt vong, chủ nghĩa
cộng sản nhất định thắng lợi và kẻ đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản chính là giai
cấp vô sản.
Chủ nghĩa xã hội từ chỗ là lý luận khoa học đầy sáng tạo của Mác- Ăng
ghen đã trở thành hiện thực do cống hiến lớn lao của lãnh tụ thiên tài Lê nin.
Thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga là sự đột phá vĩ đại, là bản
anh hùng ca sáng ngời mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ lên CNXH trên
phạm vi toàn thế giới. Sau Cách mạng Tháng Mười, thế giới đã được sắp đặt lại;
Chủ nghĩa xã hội được hình thành, phát triển, tuy có bước thăng trầm nhưng vẫn
đứng vững và sẽ tiếp tục củng cố đi lên; Chủ nghĩa tư bản đã không còn ở địa vị

7
“tự nó” điều phối thế giới mà phải thực hiện những điều chỉnh lớn “vì nó” để tồn
tại.
Cách mạng Tháng Mười thực chất là cách mạng giải phóng xã hội, giải
phóng giai cấp, chặt đứt xiềng xích của chế độ tư bản chủ nghĩa ở mắt xích yếu
nhất, mở đầu một kiểu tổ chức xã hội mới tiến tới không có người bóc lột người.
Nhưng còn một gông cùm thứ hai do chủ nghĩa tư bản gây ra vẫn còn tồn tại. Đó
là chủ nghĩa thực dân cùm chân, đè cổ các nước thuộc địa. Việt Nam ở trong
hoàn cảnh đó với ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Với truyền thống
yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, có bao chí sỹ, anh hùng từng đứng lên
phất cờ giải phóng dân tộc. Các bậc sỹ phu, các anh hùng hào kiệt trí tuệ, mưu
lược có thừa nhưng đều bị thất bại, các phong trào đánh Pháp, cứu nước cứu nhà
đều bị dìm trong biển máu.
Lịch sử Việt Nam và các nước thuộc địa khi ấy khao khát một đường đi để
có thể theo kịp thời đại. Đi đâu, đến đâu, đi như thế nào là câu hỏi lớn. Nhưng rồi
chính lịch sử lại có một đáp án hoàn hảo: Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh chính
là người giải đáp câu hỏi lớn đó. Với lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, với trí
tuệ tuyệt vời và am hiểu thấu đáo đông - tây kim cổ, với việc vận dụng và phát
triển tài tình nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, Bác Hồ
đã sáng lập ra Đảng, cùng Đảng lãnh đạo toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, tiến
hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam mới, tiến hành
cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp để làm nên một Điện Biên chấn động địa
cầu. Theo con đường Bác đã chỉ ra, Đảng và nhân dân ta tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ thắng lợi, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước đi
lên CNXH, đổi mới, hội nhập quốc tế và đang vững bước đi lên.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là đột phá có tính quyết định chặt đứt
gông xiềng nô lệ của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp và chủ nghĩa thực dân mới
của Mỹ. Thắng lợi đó cổ vũ tất cả các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc vùng lên
giành độc lập dân tộc, tự quyết định vận mệnh cho dân tộc mình, tạo ra nhịp bước
mới và xung lực mới của thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người chỉ huy
tài tình đại hùng ca đó của thời đại. Người là cứu tinh của dân tộc Việt Nam,
cũng là người thắp sáng đường đi và bắt nhịp bước đi cho các dân tộc thuộc địa.
Nhìn lại những gì diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta vừa qua, chúng ta càng
tin tưởng vào con đường mà chúng ta đang đi, càng tự hào về Bác Hồ kính yêu -
Người dẫn lối, đưa đường cho dân tộc ta tiến bước cùng thời đại.

8
DI SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI,
PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA
GS,TS. Hoàng Chí Bảo
Hội đồng lý luận Trung ương

Di sản Hồ Chí Minh - Quan niệm và bản chất


Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo lớn nhất của Việt Nam trong thế
kỷ XX. Tư tưởng của Người không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới trong
thời đại mới - thời đại được mở ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, thời đại
sinh thành CNXH hiện thực và quá độ tới CNXH, bỏ qua chế độ TBCN đối với các
nước lạc hậu, chậm phát triển. Thời đại ấy, ở Việt Nam là thời đại Hồ Chí Minh như
đánh giá của Đảng ta, thời đại của ĐLDT và CNXH, ĐLDT gắn liền với CNXH. Như
nhiều học giả đã đánh giá, đây là tư tưởng chủ đạo, nổi bật, xuyên suốt như một sợi chỉ
đỏ trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nhấn mạnh thêm rằng, đây là quy luật
phát triển của Cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là phát kiến lý luận đặc biệt
quan trọng của Người. Quy luật đó đã vận động và phát triển trong thực tiễn Cách
mạng Việt Nam không chỉ trong thế kỷ XX mà còn hiện nay, trong suốt thế kỷ XXI,
gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng - một Đảng chân chính Cách mạng
do chính Người sáng lập. Vượt ra khỏi giới hạn của tính đặc thù Việt Nam, giờ đây quy
luật do Hồ Chí Minh phát hiện và vận dụng đã mang tính phổ biến, đã được chứng thực
bởi thực tiễn cách mạng thế giới, đã tỏ rõ xu thế khách quan của lịch sử, của tiến trình
phát triển đưa các dân tộc tới CNXH sau khi đã giành được độc lập dân tộc trong cách
mạng giải phóng dân tộc chống CNĐQ, CNTD. Cống hiến lịch sử vô giá này của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một trong những cốt yếu lý luận, in đậm dấu ấn sáng
tạo của Người, là giá trị đặc sắc trong di sản mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại.
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam
mà còn là ngọn cờ của phong trào giải phóng của các dân tộc chống áp bức, bóc lột, bất
công của đế quốc thực dân, đưa các dân tộc tới độc lập, tự do, hạnh phúc, tới dân chủ,
công bằng và bình đẳng xứng đáng với cuộc sống của con người, giành lại lương tri,
phẩm giá, đạo lý làm người cho tất cả moi người trong thế giới nhân loại. Bởi thế, tầm
tư tưởng, trí tuệ Hồ Chí Minh thuộc về tầm tư tưởng, trí tuệ của vĩ nhân, được cả thế
giới tôn vinh. Hơn nữa, người chiến sĩ đấu tranh hết mình và quên mình cho độc lập tự
do, nhà tư tưởng lỗi lạc, kiệt xuất với tầm mắt đại dương, tầm nhìn vượt trước thời đại
còn đồng thời là một danh nhân văn hoá, có năng lực thâu thái tri thức mọi thời đại
Đông - Tây - Kim - Cổ, có bản lĩnh hội nhập, tiếp biến để phát triển, dân tộc, con người
và đất nước Việt Nam, cả một đời mang hoài bão, khát vọng về một nền hoà bình vững
9
chãi trên quả đất, về tự do - bình đẳng - bác ái đích thực cho tất cả các dân tộc, về một
thế giới văn minh thắng bạo tàn, nhân tính vượt lên thú tính, con người yêu thương và
tin cậy lẫn nhau, sống trong tình yêu và hạnh phúc “quan san muôn dặm một nhà, bối
phương vô sản đều là anh em”… là một người có đạo đức cao cả, với động cơ vĩ đại,
cao thượng và lối sống thanh tao, giản dị của bậc hiền triết Á Đông, mang đậm nét bản
sắc Việt Nam.
Trả lời một nhà báo cộng sản Cu Ba về điều quan trọng nhất trong cuộc đời
mình, Hồ Chí Minh đã nói “tôi hiến đời tôi cho nhân dân tôi, cho dân tộc tôi và cho cả
nhân loại”.
Cũng như vậy, khi được hỏi những giá trị chủ đạo nào mà Người đã theo đuổi
trong cả sự nghiệp đấu tranh cách mạng của mình, Người nhấn mạnh, độc lập cho Tổ
quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho đồng bào mình và cho tất cả mọi người. Đó
chính là hệ giá trị của phát triển: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Hệ giá trị đó được
Người nghiền ngẫm lựa chọn và theo đuổi suốt đời mình. Đó là chỗ kết tinh, cô đọng
những tư tưởng cao sâu của Người nhìn từ mọi góc độ, chiều cạnh: học thuyết giải
phóng, triết lý nhân sinh, chủ thuyết phát triển của Người, là chính kiến, chủ kiến của
Người trong hành động, là nơi quy tụ cả triết học và minh triết của Người trên tư cách
một nhà tư tưởng và một bậc minh triết.
Bởi vậy, nói đến di sản Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta nói đến di sản của
Người trên lĩnh vực tư tưởng lý luận. Đó là cả một hệ thống lớn những quan điểm và
quan niệm, những nguyên tắc và phương pháp của Người về cách mạng Việt Nam, một
bộ phận hữu cơ của phong trào cách mạng thế giới, về con đường phát triển của Việt
Nam theo lý tưởng, mục tiêu ĐLDT và CNXH. Cũng có người nhấn mạnh ĐLDT, Dân
chủ và CNXH. Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc hành trình tìm đường cứu nước của
Người, các trước tác, văn phẩm Hồ Chí Minh cũng như hoạt động thực tiễn vô cùng
phong phú mà Người trải qua hơn 6 thập kỷ, từ tuổi trẻ đến những năm tháng cuối đời
ta sẽ thấy, dân chủ là mối quan tâm thường trực ở Người, thấm sâu vào trong ĐLDT,
trong CNXH và CNCS mà Người hằng theo đuổi. Điều đáng nói là ở chỗ, Hồ Chí Minh
không chỉ là nhà tư tưởng, thiết kế lý luận về dân chủ mà còn đặc biệt quan tâm tới thực
hành dân chủ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn này làm nên điểm đặc sắc nối liền tư duy và
hành động, lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. Người thực sự có những phát triển sáng
tạo về lý luận và phương pháp cách mạng, làm phong phú và sâu sắc thêm chủ nghĩa
Mác-Lênin, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin sống động trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam cũng như cách mạng thế giới mà Người đã có ảnh hưởng to lớn, để lại những dấu
ấn sâu đậm không phai mờ trong lịch sử - cả lịch sử tư tưởng lẫn lịch sử đấu tranh cách
mạng, trong đời sống chính trị thực tiễn hiện đại và đương đại.

10
Cần nhận rõ nội dung di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh, giá trị và ý nghĩa
lịch sử của di sản ấy, thấy ở đó một chủ nghĩa Mác-Lênin sáng tạo được hiện hữu qua
tinh thần và phương pháp Hồ Chí Minh, qua đạo đức và văn hoá của Người, tựu trung
lại là một chủ nghĩa nhân văn, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh, sự chung đúc làm một,
khoa học, cách mạng và nhân văn Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là bản chất, là đặc điểm
nổi bật, nhất quán trong di sản tư tưởng của Người cũng như trong hành động, trong lối
sống, trong văn hoá, đặc biệt là văn hoá ứng xử của Người.
2. Di sản Hồ Chí Minh, nội dung, giá trị và ý nghĩa
Là một hệ thống lớn, di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh bao quát những vấn
đề sau đây:
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc. Trên phương diện này, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
của Hồ Chí Minh là lý luận chống chủ nghĩa thực dân, cả thực dân cũ và thực dân mới
mà Người gọi là hai đế quốc to. Về mặt học thuyết, Hồ Chí Minh là người đề xướng
học thuyết giải phóng, bao gồm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và giải phóng con người. Chỗ sáng tạo mới mẻ của Hồ Chí Minh là ở chỗ, giải
phóng dân tộc trên lập trường GCCN, do đó, một mặt Người vượt qua ý thức hệ phong
kiến và tư sản, lập trường nông dân và chủ nghĩa dân tuý, đứng vững trên lập trường
GCCN cách mạng. Mặt khác, giải phóng dân tộc để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc,
dân chủ, Hồ Chí Minh nhận ra mối liên hệ hữu cơ giữa giai cấp (GCCN) với dân tộc,
dân tộc với giai cấp, do đó ĐLDT tất yếu gắn liền với CNXH, đặt cách mạng GPDT
trong quỹ đạo cách mạng vô sản, quá độ bỏ qua CNTB để tiến tới CNXH. Người đứng
trên lập trường cộng sản, chủ nghĩa quốc tế của GCCN để tìm con đường và động lực
phát triển của cách mạng, coi chủ nghĩa dân tộc là một động lực của tiến bộ, phát triển,
miễn là đặt nó gắn liền với chủ nghĩa quốc tế. Người cũng nhận rõ cách mạng Việt
Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới.
- Tư tưởng về Đảng cách mạng chân chính với tư cách là Đảng kiểu mới. Đảng
mang bản chất khoa học và cách mạng, bản chất GCCN, Đảng là đội tiên phong của
giai cấp, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Hồ Chí
Minh có đóng góp quý giá về việc luận chứng sự cần thiết phải có Đảng, trong Đảng
phải có chủ nghĩa (Mác-Lênin) làm cốt, ai ai cũng phải hiểu, phải tin theo, làm theo chủ
nghĩa đó. Luận chứng về tính đặc thù Việt Nam trong quy luật ra đời của Đảng, Người
nhấn mạnh tới phong trào yêu nước của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin và
phong trào công nhân.
Điều này chứng tỏ rằng, từ trong bản chất của mình, Đảng ta ngay từ khi ra đời
đã gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam
và tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh và trở thành cơ sở
11
xã hội - lịch sử của GCCN và của Đảng. Nhờ đó, dù còn nhỏ bé về số lượng và về chất
lượng, tuy chưa trải nghiệm đầy đủ trong môi trường đại công nghiệp nhưng GCCN
Việt Nam vẫn đảm trách được sứ mệnh vẻ vang của mình. Đảng ta là con nòi của giai
cấp, Đảng phấn đấu hy sinh vì giai cấp, dân tộc và nhân loại. Đảng tồn tại chỉ với lý do
đó, tồn tại để một đời phụng sự lợi quyền của dân, vì dân. Giải thích ấy của Hồ Chí
Minh giúp ta nhận rõ, vì sao Đảng tin dân và dân một lòng theo Đảng, cảm nhận một
cách thực tế, trực tiếp rằng, Đảng là Đảng của mình. 80 năm trong lịch sử Đảng, với 65
năm Đảng ở vị trí Đảng cầm quyền, đánh thắng “hai đế quốc to”, kiên định con đường
phát triển xã hội chủ nghĩa, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày nay, tạo
nên thế và lực của Việt Nam trong thế giới đương đại, đó là những bước ngoặt phát
triển đã gắn liền Đảng với dân, dân với nước, với Đảng. Khi còn phôi thai, trứng nước,
Đảng chưa ra đời, Nguyễn Ái Quốc trong “Đường Cách mệnh” (1927) đã chỉ rõ, “tư
cách của người cách mệnh”, đã nhấn mạnh 4 đức cần kiệm liêm chính, đã khẳng định
“phải giữ chủ nghĩa cho vững và phải ít lòng tham muốn về vật chất”, “phải làm cách
mạng cho đến nơi, tức là triệt để”.
Hai mươi năm sau, vào năm 1947, “Sửa đổi lối làm việc” ra đời trên chiến khu
Việt Bắc, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại mới vừa bắt đầu.
Có thể nói, đây là tác phẩm đặt nền móng tư tưởng lý luận cho đổi mới sau này, đổi mới
trong điều kiện Đảng đã cầm quyền. Điểm nhấn đặc biệt về Đảng trong tác phẩm này là
đoạn Người viết về “12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng”, trong đó Người
nói rõ Đảng là một tổ chức cách mạng có sứ mệnh phục vụ giai cấp, dân tộc và nhân
loại. Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài.
Nổi bật trong các mối quan hệ được bàn tới là quan hệ giữa Đảng với dân. Theo
đó, phải dựa vào dân mà xây dựng Đảng, dựa vào dân mà chỉnh đốn tổ chức và giáo
dục, rèn luyện cán bộ. Đảng phải thường xuyên xem xét lại Nghị quyết, chủ trương,
đường lối, chính sách của mình. Tất cả phải xuất phát từ dân, nhất quán với mục đích vì
dân. Không có dân thì Đảng không có lực lượng và sức mạnh. Không có Đảng thì dân
không có người dẫn lối chỉ đường. Để xứng đáng với lòng tin của dân và làm tròn sứ
mệnh vẻ vang do giai cấp - dân tộc và nhân dân uỷ thác, Đảng phải thường xuyên chăm
lo củng cố tổ chức, giáo dục rèn luyện đảng viên, bồi dưỡng tư tưởng, thực hành đạo
đức, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đường lối chính sách đúng lại phải có
cách lãnh đạo khéo, làm cho quyết tâm của Đảng biến thành hành động của dân. Muốn
vậy, phải khắc phục những hạn chế, tẩy bỏ những khuyết điểm, lỗi lầm mà một số
người trong Đảng đã mắc phải. Người chỉ ra một cách nghiêm khắc rằng, thói coi khinh
lý luận, bệnh giáo điều sách vở, phù phiếm, hình thức khoa trương, lãnh đạo lại không
được dân chủ, óc địa vị, bè phái, dùng người thì tư túng, thiên vị, ưa những kẻ xiểm
nịnh, tâng bốc, chán ghét những người cương trực, ngay thẳng… đó là những chứng

12
bệnh nguy hiểm, có hại tới sự nghiệp chung, xa lạ với bản chất của một Đảng cách
mạng.
Những chỉ trích phê phán đó, dù đã hơn 60 năm trôi qua, ngày nay vẫn không hề
mất đi tính thời sự và ý nghĩa cảnh báo đối với Đảng cầm quyền, với mỗi tổ chức Đảng,
mỗi cấp uỷ và từng đảng viên.
Người nêu bật một chủ đề lớn trong giáo dục toàn Đảng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Đó là bài báo nổi tiếng 700 từ được công bố trên
báo Đảng, năm 1969 khi kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng (1930-1969). Và, Di
chúc, văn kiện 1000 từ được Người nghiền ngẫm suốt 4,5 năm liền (1965-1969), đó là
một đại tổng kết lý luận - thực tiễn về cách mạng Việt Nam, một áng thiên cổ hùng văn
mà trước hết, Người nói về Đảng. Người khẳng định Đảng ta là một Đảng cầm quyền,
đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Người căn
dặn, phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Chỉ trong một đoạn ngắn nói về Đảng cầm quyền, đã bốn lần Người nhấn mạnh chữ
“Thật”: mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Có biết bao điều
hệ trọng liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang tiến gần tới ngày
thắng lợi hoàn toàn, liên quan tới vận đảng vận nước, những trù tính lo toan ở tầm chiến
lược, tới tương lai và triển vọng của dân tộc và đất nước, những công việc cụ thể, tỷ
mỷ, thiết thực thuộc về kế hoạch và chính sách mà Đảng và Chính phủ phải quan tâm
được thể hiện trong Di chúc. Di chúc còn nói tới công việc đầu tiên là công việc với con
người. Ở đó toát lên tình thương yêu vô hạn, sự ân cần chu đáo, lòng bao dung nhân ái,
vị tha của Người với con người, với cuộc đời, với đồng bào, đồng chí, bạn bè. Di chúc,
trong hình thức tối thiểu của ngôn từ đã chứa đựng cái tối đa của tư tưởng, triết học,
triết lý, chủ kiến, chủ thuyết và cả minh triết Hồ Chí Minh về phát triển đất nước, chấn
hưng dân tộc, quản lý xã hội, giáo dục con người và gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh
thái.
Năm tháng trôi qua, hơn 40 năm chúng ta thực hiện Di chúc của Người và gần
1/2 thế kỷ tính từ ngày Hồ Chí Minh khởi thảo trang đầu tiên của văn kiện lịch sử này.
Sâu xa và tinh tế biết bao, khi chuẩn bị đi vào cõi trường sinh, về với chốn vĩnh
hằng, Người đã kín đáo gửi vào trong Di chúc một quan niệm về CNXH, đó là CNXH
Việt Nam và một định nghĩa về đổi mới, đó là đổi mới vì phát triển, đổi mới để phát
triển. Chiều sâu tư tưởng, giá trị và ý nghĩa lý luận của Di chúc là ở đó.
- Di sản Hồ Chí Minh, xét trên bình diện tư tưởng lý luận còn chứa đựng những
kiến giải đặc sắc của Người về CNXH và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

13
Từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy chân lý của thời đại, Người đã
theo đuổi đến cùng con đường cách mạng ĐLDT và CNXH. Người khẳng định rằng,
chỉ có chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác-Lênin là chân chính nhất, cách mạng nhất, mau
mắn thắng lợi nhất. Chỉ có CNXH và CNCS mới giải phóng triệt để cho tất cả mọi
người lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, nô dịch của tư bản đế quốc, thực dân, mới đem
lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc, cho mọi người trên trái đất.
Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, trong chính cương, sách lược vắn tắt và
chương trình hành động của Đảng do Người soạn thảo đầu tiên, Người cùng với Đảng
đã nhìn thấu suốt con đường phát triển của Việt Nam là giành lấy độc lập cho dân tộc
và tiến tới CNXH, CNCS, bỏ qua chế độ TBCN. Trong quan niệm của mình về CNXH,
Người không chỉ theo đuổi nhất quán với những quan điểm, nguyên lý kinh điển Mác
xít mà còn có những tìm tòi, phát hiện lý luận đầy sáng tạo. Tiếp cận đạo đức học về
CNXH là một trong những kiến giải mới mẻ, độc đáo của Người. Đây cũng là sự bổ
sung, phát triển mới của riêng Hồ Chí Minh, làm phong phú thêm cho nội dung lý luận
Mác-Lênin về CNXH. Người nhấn mạnh, tư tưởng XHCN là đối lập với tư tưởng cá
nhân chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công CNXH thì phải ra sức đánh bại chủ nghĩa
cá nhân. Muốn vậy, phải suốt đời trau dồi, thực hành đạo đức cách mạng, trong toàn
Đảng, trong từng đảng viên cán bộ, trong nhân dân và xã hội. Người cũng nhận thấy,
muốn chống được quan liêu - tham nhũng, chống quan liêu, lãng phí, tham ô thì phải ra
sức và thường xuyên thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là thực hành dân chủ trong
Đảng. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân như chống một thứ giặc nội xâm, kẻ thù
nguy hiểm nhất, một thứ giặc ở trong lòng mình, Người thấu hiểu tất cả sự cam go,
phức tạp, lâu dài và cả đau đớn nữa trong cuộc đấu tranh này, cho nên xây phải đi liền
chống. Với Hồ Chí Minh, chống CNCN không có nghĩa là chống cá nhân, giày xéo lên
lợi ích cá nhân, trái lại, mỗi cá nhân là một con người, một nhân cách, ai cũng có lợi ích
riêng, sở trường riêng, cá tính riêng. Nếu những cái thuộc về cá nhân mà không đối lập
với xã hội, không làm phương hại tới người khác và tới xã hội thì không phải là xấu,
phải tôn trọng nó và vun trồng cho nó phát triển. Chỉ chống CNCN vụ lợi, ích kỷ, hại
tới xã hội mà thôi. Người còn nói rõ, không có chế độ nào như chế độ XHCN, đó là chế
độ quan tâm đầy đủ và tốt đẹp nhất cho sự phát triển của cá nhân, đem lại cho con
người triển vọng phát triển tốt đẹp nhất cùng với sự phát triển của cả cộng đồng xã hội.
Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN, đó là những con người có
đức và có tài mà đức là gốc, lại phải có tài để làm việc hữu ích cho xã hội. Giáo dục -
đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng, phải quan tâm thực hiện chiến lược con
người, vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng” người. CNXH phải kết hợp hài hoà sự phát
triển cá nhân và phát triển xã hội, công bằng không phải là bình quân, chia đều. Phải
làm cho mọi người dân được giải phóng để bộc lộ mọi khả năng sáng tạo của mình và

14
phát triển, ngày một hoàn thiện. Do đó phải thường xuyên đổi mới, phá cái cũ lạc hậu,
lỗi thời, xấu xa, hư hỏng, đổi ra cái mới tiến bộ, tốt tươi, mới mẻ. Đó là cách mạng,
cách mạng chính bản thân con người và xã hội, tổ chức và thể chế, luật pháp và chính
sách, đem lại sự thụ hưởng thiết thực, chính đáng những lợi ích thường nhật cho mỗi
con người. Chỉ như vậy, dân chủ mới mang nội dung, ý nghĩa thực chất của nó và
quyền làm chủ của con người đối với xã hội mới được thực hiện. Đó là bản chất sâu xa
nhất của CNXH, dựa trên phát triển sản xuất và LLSX, xác lập từng bước sở hữu xã hội
về TLSX trong QHSX mới, tiên tiến. CNXH trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một
xã hội phát triển và ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cho dân thực sự là chủ và làm chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều thuộc về dân, bao nhiêu quyền hành đều là của dân. Quyền hành
và lực lượng đều ở trong dân. Xây dựng một xã hội như thế, phải có sự lãnh đạo của
Đảng với đường lối, chính sách đúng đắn, có cơ sở khoa học chắc chắn, vững vàng, có
sự quản lý điều hành của Nhà nước với luật pháp nghiêm minh, có sự tham gia chủ
động tích cực của đông đảo dân chúng, nhất là dựa trên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, sự gương mẫu, liêm khiết của đội ngũ cán bộ đảng viên công chức “thạo chính trị,
giỏi chuyên môn, tận trung với nước, tận hiếu với dân, trọng dân, trọng pháp…”.
CNXH phải là một xã hội giàu có bằng lao động, có kỹ thuật, có công nghệ hiện đại của
những người lao động làm chủ, tự giác, sáng tạo. Trước hết phải xoá được đói, vượt
được nghèo, tiến tới khá giả, no đủ, giàu có, đã giàu có rồi thì giàu có nữa, giàu có mãi,
miễn là bằng sức lao động của mình. Trong xã hội đó, đời sống vật chất ngày càng tăng,
đời sống tinh thần ngày một tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Đó là xã hội xã hội
chủ nghĩa thấm nhuần quan điểm thực tiễn và phát triển.
Tại lễ ra mắt Đảng Lao động Việt Nam, 3-3-1951, sau Đại hội II của Đảng, Hồ
Chí Minh nói rằng, đường lối chính sách của Đảng đúc vào trong một câu: xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và phú cường. Điều mong
muốn cuối cùng của Người trong Di chúc cũng vậy: xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Đó là chủ nghĩa xã hội, là chủ nghĩa xã hội Việt Nam thấm nhuần sâu sắc triết
lý nhân dân, vì dân - dân tộc - dân chủ, hài hoà trong phát triển mà có lần Người nói,
đó là một chủ nghĩa xã hội vừa có lý vừa có tình. Người nhận rõ động lực phát triển của
chủ nghĩa xã hội Việt Nam là lợi ích và quyền lực của dân, là công bằng và bình đẳng,
dân chủ, tự do, sáng tạo, đổi mới và phát triển. Người còn thấy ở đó những mục tiêu
giá trị cao quý, đồng quy vào hệ giá trị độc lập - tự do - hạnh phúc.
Con người, vốn người, nhân dân là quý nhất. Sức mạnh to lớn nhất hợp thành từ
sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Sức cổ vũ, thúc đẩy nhân dân hành động, sáng tạo lại
từ sự gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm của đảng viên, cán bộ trong Đảng, trong

15
Nhà nước và trong các đoàn thể, bởi thế Người khái quát rằng gương mẫu là cách lãnh
đạo tốt nhất đối với Đảng cầm quyền.
Người còn thấu hiểu rằng, khoa học kỹ thuật, học vấn và văn hoá gắn liền với trí
thức, nhân tài, hiền tài của đất nước là điều không thể thiếu, không thể yếu trong sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là nguồn sức mạnh
vô tận. Văn hoá không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá soi đường
cho quốc dân đi. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội văn hoá cao, phải dùng văn hoá mà
chữa bệnh quan liêu, xoá bỏ những thói phù hoa xa xỉ. Dân tộc Việt Nam phải trở
thành một dân tộc thông thái và Đảng là đạo đức, là văn minh. Những ý tưởng, những
khát vọng như thế ở Hồ Chí Minh cho thấy, chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong thiết kế
mô hình lý luận của nó không chỉ dựa trên những trụ cột kinh tế thịnh vượng (giàu có,
phú cường), chính trị dân chủ (pháp quyền, nhân nghĩa), xã hội công bằng, bình đẳng,
dân tộc đoàn kết, đồng thuận, cá nhân tự do sáng tạo và làm chủ mà còn là văn hoá,
văn minh, hiện đại, môi trường bền vững, an toàn. Đó là một Việt Nam phát triển với
sự thấm nhuần và phát huy các giá trị nhân đạo và nhân văn truyền thống, cố kết sức
mạnh cộng đồng, thu hút và nảy nở những tinh hoa của mọi thế hệ người Việt Nam
đồng thời lại biết làm giàu trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam bằng cách tiếp thu những giá trị
tinh hoa của thời đại, của thế giới nhân loại. Tiếp biến văn hoá để phát triển thông qua
đổi mới - mở cửa - hội nhập quốc tế - đó là con đường đưa Việt Nam đến với cộng đồng
nhân loại Việt Nam là một thực thể sống động trong thế giới hiện đại, văn minh chứ
không thể là một ốc đảo khép kín, biệt lập với thế giới ấy. Ngay sau lễ tuyên bố độc lập,
Hồ Chí Minh đã có thư cho Tổng thống các nước phương Tây, Người đã thay mặt quốc
dân đồng bào mình chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp; tinh thần của bức
thông điệp ấy lại hiện rõ trong diễn văn khai mạc phiên họp đầu tiên của Chính phủ dân
chủ cộng hoà ngày 3-9-1945 do chính Người soạn thảo và tuyên đọc. Việt Nam mong
muốn là bạn bè của tất cả các nước dân chủ, Việt Nam quyết không thù oán với một ai.
Người, ngay từ hồi đó đã trù tính thiết lập các mối bang giao và sẵn sàng gửi nam nữ
thanh niên Việt Nam sang học tập, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài
để kiến thiết đất nước. Cũng như vậy, 20 năm trước đó (1925), khi Đảng còn chưa ra
đời, Người đã trù tính, sau này đất nước độc lập, đi vào kiến thiết chế độ mới, nhất định
ta phải học tập, áp dụng “Tân kinh tế chính sách” của Lênin (NEP).
Lênin là nhà cách tân vĩ đại đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hồ
Chí Minh đưa ra những quan niệm, những kiến giải của mình về chủ nghĩa xã hội hiện
thực Việt Nam cũng trên tinh thần cách tân, đổi mới, sáng tạo như thế. Đó là điểm tương
đồng tư tưởng của các vĩ nhân. Với Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là cả một quá trình lâu dài, là sự nghiệp của rất nhiều thế hệ. Điều quan trọng
không chỉ là thiết kế lý luận mà còn là thực hành, là tạo dựng. Tầm nhìn dẫn tới hành

16
động. Người gọi giản dị là cách làm, bước đi mà cách làm tốt nhất là dựa vào dân, đem
tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân, phát triển sức dân,
bồi dưỡng sức dân lại phải tiết kiệm sức dân. Cái gì có lợi cho dân, tốt cho dân, cái đó
là chân lý. Phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý cao nhất. Làm công bộc tận tuỵ, đầy
tớ trung thành của dân là một lối sống cao thượng nhất. Cái gì lợi cho dân thì quyết làm
cho bằng được. Cái gì hại tới dân thì quyết tránh cho bằng được.
CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh là CNXH khoa học đã được thực tiễn hoá từ
thực tiễn Việt Nam, trở thành CNXH Việt Nam, CNXH nhân văn và văn hoá Hồ Chí
Minh.
Đúng quy luật, thuận lòng dân, hợp thời đại là sự khái quát tư tưởng lý luận,
phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh về CNXH.
Giá trị này trong di sản Hồ Chí Minh đang được thể hiện sinh động trong thực
tiễn Việt Nam. Đổi mới hướng tới phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn
thể, trong dân chúng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Những phương diện đã trình
bày ở trên, từ ĐLDT và CNXH, Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong
sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh đến xây dựng CNXH ở Việt Nam đã bao hàm
vấn đề dân chủ, đoàn kết và đồng thuận. Tất cả những phương diện đó hợp thành những
nội dung cơ bản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng về chính trị và văn
hoá chính trị.
Hồ Chí Minh quan tâm tới dân chủ trên rất nhiều chiều cạnh, cũng tức là các mối
quan hệ trong đời sống hiện thực của con người. Đó là chủ thể và chủ quyền, ở đây là
dân và quyền của người dân, thể hiện cô đọng trong khái niệm “dân chủ”. Đó còn là chế
độ, từ kinh tế đến chính trị và xã hội của quốc gia và dân tộc với thể chế, luật lệ. Dân
chủ còn được nhìn nhận trong quan hệ giữa thiết chế, tổ chức bộ máy với con người - từ
cá nhân đến cộng đồng xã hội, tiêu biểu là quan hệ giữa Nhà nước với công dân, giữa
công chức là người của nhà nước, được dân uỷ quyền trong các cơ quan công quyền với
dân chúng, là chủ thể gốc của quyền lực, trao quyền của mình cho nhà nước làm đại
diện. Các mối quan hệ như thế phản ánh đặc trưng pháp lý, tính pháp quyền của một
nền dân chủ, của Nhà nước. Là một nhà nhân văn chủ nghĩa, Hồ Chí Minh còn đặc biệt
quan tâm tới dân chủ từ phương diện giá trị.
Đó là các giá trị xã hội mà con người phải đấu tranh, tự giải phóng mình khỏi
xiềng xích nô lệ, cường quyền và bạo ngược để giành lấy, để tự khẳng định mình về
nhân phẩm, phẩm giá làm người, cũng đồng thời phải biết bảo vệ và tự bảo vệ. Là giá
trị và hệ giá trị, dân chủ không chỉ gắn liền với pháp luật mà còn là đạo đức, học vấn,

17
văn hoá, thể hiện trong lối sống, hành vi và phép ứng xử. Trong tương quan với phát
triển, dân chủ thường sánh đôi với tự do, công bằng, bình đẳng - điều mà Hồ Chí Minh
rất nhạy cảm khi tìm hiểu, khảo cứu các lý thuyết và tìm sự chứng thực của nó ở trong
thực tiễn với một đầu óc duy lý, có tính phê phán rất cao. Là một nhà tổ chức mang tinh
thần cải cách, tư duy quản lý ở Hồ Chí Minh thấm nhuần quan điểm thực tiễn, nội dung
thực tiễn và rất chú trọng nguyên tắc, kỷ cương nhưng hết sức linh hoạt, uyển chuyển,
mềm dẻo chứ không máy móc, cứng nhắc, giáo điều.
Đó là xét về mặt lý luận. Như đã nói, Hồ Chí Minh là nhà thực hành dân chủ,
mẫu mực và kiệt xuất, là biểu tượng chân thực, sinh động và cảm động, đầy sức thuyết
phục con người về thực hành dân chủ, đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ và lẽ công
bằng, cho tự do và nhân phẩm làm người, không một chút khoan nhượng với những
phản dân chủ như quan liêu, độc đoán, chuyên quyền và tham nhũng, vạch trần thói dối
trá, lừa mị, phê phán thói hình thức, phô trương, phù phiếm. Trong di sản Hồ Chí Minh,
di sản dân chủ hết sức đặc sắc, có giá trị nhiều mặt, có tính thời sự và hiện đại mà sức
sống sẽ bền bỉ, lâu dài. Đoạn mở đầu bài báo “Dân vận”, viết năm 1949 là một tổng
quát đặc sắc về lý luận dân chủ, có giá trị như một Tuyên ngôn dân chủ, một thông
điệp cầm quyền. Trong hàng ngũ các chính khách dân chủ, các lãnh tụ cộng sản ở thế
kỷ XX, Hồ Chí Minh là người tiêu biểu nhất cho văn hoá dân chủ, phong cách dân chủ,
thực hành dân chủ nhuần nhuyễn, người dọi sáng tư tưởng dân chủ từ Luật học đến Đạo
đức học. Chỉ một từ, một mệnh đề, một câu, một đoạn thôi, Người đã lột tả, nhận chân
cái thần thái của dân chủ. Khi khẳng định rằng, dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí
Minh đã dường như làm một cuộc cách mạng về lý luận nhận thức về dân chủ. Khi
nghiền ngẫm rằng, dân chủ là làm sao cho dân có thể mở mồm ra, Hồ Chí Minh thấu
hiểu thực chất dân chủ là ở đâu, và rõ ràng, phải làm làm như thế nào để dân chủ không
biến thành “quan” chủ, làm công bộc của dân, đầy tớ tận tuỵ, trung thành của dân chứ
không “lên mặt quan cách mạng”. Một cách sâu sắc và tinh tế, Người nhận rõ, nguy cơ
tha hoá quyền lực bắt đầu từ những biến dạng của dân chủ, cần phải hết sức tránh. Do
đó phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, nhất là đạo đức cầm quyền đồng thời phải
tăng cường pháp luật, pháp chế, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương. Cái gốc vẫn là làm cho dân
đủ ăn, đủ mặc, biết hưởng quyền, dùng quyền và cũng tự giác thi hành nghĩa vụ, bổn
phận của người chủ. Công minh và quang minh chính đại, chế tài xử phạt rõ ràng, thấu
lý đạt tình, trọng dân trọng pháp, đó là điều hệ trọng khi cầm quyền để thực thi quyền
lực của dân. Cái chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn, Hồ Chí Minh tìm thấy
ở dân chủ. Người dân phải là chủ sở hữu cái tài sản quý báu nhất trên đời của mình là
dân chủ. Phát hiện ra điều ấy, Hồ Chí Minh mẫn cảm biết bao khi nhìn thấy ở dân chủ
có vai trò to lớn của một động lực thúc đẩy tiến bộ và phát triển.

18
Ai nấy đều biết nguyên tắc tập trung dân chủ mà Hồ Chí Minh thường diễn đạt là
dân chủ tập trung như một nguyên tắc cốt tử của chính trị, của Đảng Cộng sản, nhất là
khi Đảng đã cầm quyền.
Người đã cụ thể hoá nguyên tắc này và thực hành nó trong các mối quan hệ,
trong ứng xử, trong xây dựng tổ chức, hoàn thiện thể chế, đào tạo cán bộ, bố trí, sử
dụng, tin dùng mà vẫn không buông lỏng việc kiểm tra giám sát. Tất cả ở trong phép
dùng người và đạo làm người của Hồ Chí Minh.
Nói tới dân chủ, Hồ Chí Minh thấy ở đó sự chung đúc pháp lý và nhân văn của
những quyền cơ bản, tự nhiên của con người - nhân quyền và dân quyền, mà thể chế
Nhà nước phải có khả năng thực hiện và có sức mạnh bảo vệ.
Ở đây có cả một lô gích lịch sử và chính trị. Nó cũng đồng thời gắn liền với nền
tảng vật chất, cái bệ đỡ tất yếu của dân chủ từ kinh tế mà huyệt nhạy cảm nhất đối với
con người cũng như ở đời là lợi ích. Tìm kiếm lợi ích, thoả mãn nhu cầu để tồn tại, để
sống và phát triển trong tự do, đó cũng là quy luật của muôn đời, ở mọi người, mọi
thời. Song, nói như Mác, cái khát vọng ngàn đời rất đỗi chính đáng này, hoá ra lại là
câu đố khó giải nhất của lịch sử. CNXH và chính đảng của GCCN, đội tiền phong của
giai cấp, của nhân dân và dân tộc sẽ thực hiện trọng trách và sứ mệnh của mình do lịch
sử uỷ thác để xây dựng thành công một xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại, đem lại cho
nhân dân sự thụ hưởng lợi ích và quyền làm chủ đích thực của mình. Cương lĩnh của
Đảng và chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân trong đổi mới đã xác định
điều đó, đã làm sáng tỏ mục tiêu dân chủ trong hệ mục tiêu của đổi mới và phát triển.
Đó là sự thể hiện sống động giá trị tư tưởng dân chủ trong di sản Hồ Chí Minh trong
thực tiễn của CNXH Việt Nam, trong thực tiễn lãnh đạo, cầm quyền của Đảng do chính
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Dân chủ và nhân quyền không chỉ là vấn đề chính trị mà sâu xa còn là vấn đề
của đạo đức, nhân cách và văn hoá. Những nguyên tắc chính trị, những đảm bảo chính
trị của dân chủ và nhân quyền là tối cần thiết, phải kiên định một cách sáng suốt, mưu
lược và trí tuệ trong cuộc đấu tranh phức tạp và tinh vi chống lại mọi thế lực tàn bạo và
phi nhân cũng như những sự lừa mị đủ mọi loại, với mọi thủ đoạn. Những chuẩn mực
đạo đức và văn hoá trong ứng xử, hành xử giữa người với người, với việc, với tổ chức
càng phải được coi trọng và thực hành, đó là đức tính trung thực, ngay thẳng, khoan
dung, nhân ái, vị tha, thấu lý đạt tình, sự khiêm nhường và tinh tế. Hồ Chí Minh nêu
cao tấm gương như thế trong thực hành dân chủ.
Chủ quyền độc lập của quốc gia dân tộc là thiêng liêng. Không có độc lập chủ
quyền ấy, cả dân tộc và từng người chỉ là nô lệ. Đấu tranh cho quyền thiêng liêng ấy vì
quyền sống và phẩm giá của con người. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là minh chứng cho ý
chí bất khuất và đức hy sinh quên minh trong cuộc đấu tranh cho một nền độc lập tự do
19
đích thực chứ không phải cái bánh vẽ giả hiệu, cho một chế độ dân chủ đích thực, cho
nhân quyền và dân quyền chân chính. Với Hồ Chí Minh, dĩ bất biến ứng vạn biến là
một triết lý hành động và một phương châm ứng xử. Với Hồ Chí Minh, đấu tranh cho
dân chủ nhân quyền thì phải giành cho được độc lập và tự do, cho ĐLDT, DC và
CNXH. Người đã từng nêu cao ý chí mãnh liệt của cả dân tộc “dù có phải đốt cháy dãy
Trường Sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập” vào những năm tháng giông bão
của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đang tới gần. Người đã nói tiếng nói của cả
dân tộc mình, thời đại mình, trong Tuyên ngôn độc lập, quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền độc lập non trẻ, mới ra đời. Người thể
hiện khí phách của cả dân tộc vừa mới được giải phóng đã phải đương đầu với những
thế lực bắt dân ta khuất phục “Thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu làm nô lệ”.
Thấm thía nỗi cay đắng tủi nhục “đau khổ chi bằng mất tự do”. Người đã nêu cao chân
lý lớn của lịch sử “không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Cho đến khi từ biệt thế giới
này, Người chỉ tiếc rằng, không được phục vụ Tổ quốc và nhân dân lâu hơn nữa, nhiều
hơn nữa, và điều mong muốn cuối cùng của Người là xây dựng thành công một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Theo đuổi suốt cuộc đời
của Người vẫn chỉ là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho nhân dân, dân tộc và nhân loại.
Cao thượng và vĩ đại là như thế, trong lý tưởng dân chủ, nhân quyền Hồ Chí Minh.
Thấu hiểu rằng, có dân chủ thực chất thì mới đoàn kết, đại đoàn kết thực sự
được, cái mà Người gọi là phải tinh thành đoàn kết, Người đã dồn tất cả tinh lực và tâm
huyết của mình để gây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, lấy sự gương
mẫu đoàn kết trong Đảng làm gương cổ vũ, thúc đẩy đoàn kết trong dân.
Người là biểu tượng, là linh hồn của khối đại đoàn kết ấy. Nhờ đoàn kết mà có
sức sống và sức mạnh nên trong Đảng phải luôn giữ gìn đoàn kết, thống nhất như giữ
gìn con ngươi của mắt mình. Người nêu cao sức mạnh đoàn kết bằng chính việc làm,
hành vi và hoạt động của mình chứ không phải chỉ nói lời giải thích về đoàn kết. Nói ít,
làm nhiều, lời nói đi đôi với việc làm, có khi chỉ làm mà không cần nói, đó vẫn là nét
đặc sắc trong phong cách của Người. Thực tiễn cao hơn lý luận, đó là lời của Lênin. Đại
thi hào Gớt thì đúc kết trong một nhận xét có tính so sánh biểu cảm: “lý luận chỉ là một
màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng - triết gia, dường
như theo chủ kiến thực hành phép biện chứng, nhà biện chứng thực hành xuất sắc nhất
ở thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam, suốt đời chỉ thực hành dân chủ, thực hành đoàn
kết, thực hành dân vận cùng quyện chặt vào thực hành đạo đức cách mạng. Tư tưởng,
phương pháp, phong cách triết học của Người, cái bản lĩnh văn hoá triết học, văn hoá
chính trị và văn hoá đạo đức của Người lặn sâu, thấm sâu vào những thực hành lớn đó.
Bởi vậy, giống như các bậc hiền triết xưa nay trong lịch sử, nhất là hiền triết phương
Đông, triết học Hồ Chí Minh là một thứ triết học vô ngôn. Cũng bởi thế, triết lý Hồ Chí

20
Minh là triết lý nhân sinh, ở đời và làm người, chú trọng vào hành động để thân dân và
chính tâm. Đó là truyền thống, là tinh hoa truyền thống đã thấm nhuần thành văn hoá
của Người. Song Hồ Chí Minh là hiện đại và ở tầm thời đại nên thân dân: Hồ Chí Minh
trở thành dân chủ, người dân là chủ thể chủ động tích cực chứ không phải là khách thể
thụ động, bị động.
Cũng như vậy, chính tâm ở Hồ Chí Minh là bốn đức cần kiệm liêm chính của
người cách mạng, của Đảng cách mạng. Có như vậy mới chí công vô tư được. Đủ hiểu
vì sao, Người định nghĩa chính trị là đoàn kết và thanh khiết, lại phải thanh khiết từ việc
nhỏ tới việc lớn. Đó là đạo dức học chính trị, nó đặt đạo đức vào trong chính trị dân
chủ, đoàn kết để đồng thuận. Bởi chủ kiến, triết học và triết lý như thế nên Hồ Chí
Minh, trong tư tưởng lý luận và trong hành động thực tiễn của mình đạt tới sự minh
triết, thông tuệ, mẫn tiệp mà tự nhiên, thông thái, thâm thuý mà giản dị như sự sống, đi
trọn lô gích của mình nên thanh thản.
Tại sao nói đến di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và đồng thuận lại nhấn
mạnh đến phương pháp và phong cách của Người, đến chủ kiến, triết học, triết lý và
minh triết của Người ? Bởi những đặc tính ấy thuộc về giá trị, tạo dựng nên chủ thuyết
Hồ Chí Minh - một chủ thuyết về phát triển Việt Nam, giải phóng dân tộc để phát triển
dân tộc, chấn hưng dân tộc Việt Nam. Bằng phương thức nào, con đường nào, cách làm
nào để thực hiện hoài bão, khát vọng cả cuộc đời như vậy ? Câu trả lời ở Hồ Chí Minh
đã được Người xác định bằng một tổng kết:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Để được như vậy, phải huấn luyện, tuyên truyền, giảng giải và thuyết phục cho
dân. Phải thức tỉnh quốc dân, đồng bào, ngay cả lớp trẻ thanh niên. Phải tập hợp thành
lực lượng, gây dựng thành phong trào, tổ chức thành Mặt trận. Do đó, phải thiết thực,
đem lại lợi quyền cho dân, làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân, gần dân, hiểu
dân, học dân, hỏi dân, tin dân, thương dân, vì dân. Phục vụ dân để lãnh đạo dân. Làm
đầy tớ, công bộc cho dân thì mới lãnh đạo dân được. Sức dân, tài trí, sáng kiến của dân
là vô cùng to lớn. Đem sức ấy, tài ấy nhân lên bằng đoàn kết để dân hành động, dân
quyết định, để đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhân dân là chủ thể, con
người là mục tiêu mà đoàn kết, đồng thuận làm nên sức mạnh của động lực phát triển.
Chính sách của chính phủ, đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước
phải từ cuộc sống của dân mà minh định, xem thái độ đồng tình hay phản đối của dân
mà soát xét, điều chỉnh. Có dân thì có tất cả, mất dân là mất tất cả. Quy luật của muôn
đời giản dị như vậy mà thực hiện cho được đâu có dễ dàng.

21
Đoàn kết toàn dân để đồng thuận xã hội. Phát huy mọi khả năng, sáng kiến, mọi
điểm tương đồng, thu hẹp và khắc phục những cái khác biệt, hoà hợp lòng người, hoá
giải những xung đột và mâu thuẫn, để nâng cao sự đồng thuận, củng cố đoàn kết, đẩy
mạnh thực hành dân chủ. Với dân, Hồ Chí Minh chú trọng phát triển sức dân, bồi
dưỡng sức dân và tiết kiệm sức dân. Một khi dân tin tưởng, dân yêu mến, dân giác ngộ,
dân giúp đỡ, dân bảo vệ thì cách mạng thành công, chế độ và sự nghiệp bền vững. Đó là
kết quả, thành tựu của đoàn kết, nhờ đoàn kết. Góp sức vào kết quả, thành tựu ấy, đảng
viên, cán bộ, công chức cũng như Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể phải thường trực
công tác dân vận, thật thà nhúng tay vào việc, không bỏ sót một ai, không phí phạm một
khả năng nào, phải đúng lại phải khéo. Dân - Dân chủ - Dân vận - Dân tộc và Đại đoàn
kết toàn dân tộc. Đó là lô gích tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đạo đức và văn hoá, con người và đạo làm người, cá nhân - cộng đồng và nhân
loại trên lập trường tính Đảng công nhân và cảm quan nhân đạo hợp thành chủ nghĩa
nhân văn Hồ Chí Minh. Đó là giá trị vô cùng to lớn, đặc sắc trong di sản Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới đạo đức và đời sống đạo đức. Người chú tâm
thực hành đạo đức, nhất là sự nêu gương, dày công giáo dục đạo đức cách mạng cho
đảng viên cán bộ, cho thế hệ trẻ và mọi tầng lớp trong xã hội nhưng trên thực tế, với tư
cách một như tư tưởng, Người cũng có cả một lý thuyết đạo đức. Đạo đức học của Hồ
Chí Minh, nếu xét về mặt lý luận, đó chính là hệ giá trị chuẩn mực và quy tắc ứng xử
đạo đức. Đó cũng chính là phương pháp khoa học kết hợp làm một với những tinh tế
trong văn hoá ứng xử. Nhà đạo đức học thực hành Hồ Chí Minh cũng còn là nhà giáo
dục và nhà văn hoá lớn mà thế giới đã tôn vinh Người là danh nhân văn hoá.
Ở đây, sự tách bạch các khía cạnh, các phương diện chỉ cần thiết cho việc nghiên
cứu theo yêu cầu nhận thức. Còn trên thực tế, tất cả đều chung đúc, hoà hợp trong con
người và lối sống Hồ Chí Minh, trong trí tuệ, tư tưởng, tình cảm đạo đức và nhân cách
của Người. Tầm vóc lớn lao và sức toả sáng của di sản tinh thần Hồ Chí Minh đối với
đương thời và mai sau, đối với mọi thế hệ, nhìn từ văn hoá là ở đó.
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhận xét rằng, lý thuyết đạo đức học của Hồ Chí
Minh, nếu có thể nói như vậy, thì đó hệ giá trị cần kiệm liêm chính, đó là những chuẩn
mực mà Người gọi là bốn đức để làm người, có đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn.
Đó còn là những nguyên tắc ứng xử, bao hàm ý nghĩa lựa chọn giá trị, lối sống và cách
sống, tất cả quy tụ vào “chí công vô tư”. Đặt việc công, việc chung lên trên hết, cần
thiết thì phải hy sinh những gì thuộc về cá nhân, về đời sống riêng tư của mình. Người
đã nói và làm như thế. Đó là sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động. Người đã quên
mình vì sự nghiệp tranh đấu cho tự do và hạnh phúc của nhân dân. Người dâng hiến tất
cả, tư tưởng - sự nghiệp và cả cuộc đời cho dân tộc mình và cho cả nhân loại như chính
Người đã tự ý thức. Ngay cả thân thể mình, trong khi viết “mấy lời để lại” mà ta gọi là
22
Di chúc, trước khi ra đi, Người cũng không còn nghĩ về mình nữa. Người gửi lại cho cả
ba miền trên Tổ quốc yêu quý của Người. Muốn nằm trong Đất Mẹ nên Người dặn lại
chúng ta, trên mộ không cần bia đá tượng đồng, chỉ cần một cái nhà giản dị cho mọi
người đến thăm viếng thì có chỗ nghỉ ngơi, ai đến thì trồng một cây làm kỷ niệm, trồng
cây nào tốt cây ấy, lâu dần cây sẽ thành rừng, vừa đẹp cho phong cảnh vừa lợi cho nông
nghiệp. Người nghĩ tới điều hợp vệ sinh cho người sống, lại đỡ tốn đất, đất ruộng nên
Người đã viết “sau khi tôi đã qua đời, thi hài tôi, tôi yêu cầu được đốt đi, nói chữ là hoả
táng, rồi khi có nhiều điện thì điện táng sẽ trở nên phổ biến. Chỉ một đoạn ấy thôi cũng
đủ cho ta hình dung đạo đức cao quý của Người. Đó cũng còn là gợi ý về văn hoá, lối
sống, đổi mới cả phong tục tập quán, bất kể việc gì, dù to hay nhỏ, dù trước mắt hay lâu
dài, Người cũng đều nghĩ về dân, điều tốt, điều lợi cho dân. Đạo đức Hồ Chí Minh,
hình thức là truyền thống dân tộc và kế thừa truyền thống phương Đông nhưng nội
dung lại thấm nhuần tinh thần hiện đại và thời đại. Người thấy rõ vai trò của đạo đức ở
trong xã hội và trong đấu tranh cách mạng. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng thì mới tận tâm tận lực phục vụ
nhân dân được. Cũng như sông có nguồn mới có nước, cây có gốc rễ mới thành xanh
tốt. Điều đáng lưu ý là phải đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn. Đạo đức không chỉ ở
từng con người mà còn rất cần cho Đảng. Một Đảng chân chính cách mạng, trong sạch,
dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, cả quyết sửa chữa lỗi lầm mới là Đảng có sức mạnh,
khoẻ mạnh, nếu không sẽ là một Đảng hỏng. Khi lòng dạ không còn trong sáng nữa thì
thoái hoá, hư hỏng và thất bại khó mà tránh khỏi. Đảng là đạo đức, là văn minh hàm
chứa sâu xa nhiều ý nghĩa như thế.
Hồ Chí Minh đã nhận xét và phát hiện tinh tế rằng, người có đạo đức thì dễ tiếp
thu chân lý hơn, bởi phục thiện, hướng thiện gần gũi với tính khách quan, thiết thực,
hữu dụng của chân lý. Cũng như vậy, Người thấy rõ, tính người, nhân tính, ở trong cá
nhân mà còn ở trong nhân loại. Chỉ có điều trong xã hội, từ khi xuất hiện xung đột, đối
kháng, mâu thuẫn từ hàng vạn năm về trước với tư hữu, con người và đạo đức của nó
không thể không bị chi phối bởi lợi ích giai cấp của nó. Mặc dầu vậy, đạo đức, lương
tâm, danh dự, phẩm giá và giá trị con người vẫn có những nét chung, phổ biến, cũng
như đã là máu thì máu nào cũng là máu đỏ. Đã là người, thì dù xấu hay tốt văn minh
hay dã man, xét ra đều có tính người, tình người.
Khẳng định đạo đức, nhân tính, tình người trong con người, Hồ Chí Minh có một
niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của thức tỉnh, cảm hoá và bao dung. GS Phạm Xuân
Nam dẫn ra một luận đề đạo đức học Hồ Chí Minh và bình luận rằng, đây là luận đề
tiêu biểu nhất cho niềm tin vào con người sẽ trở nên tốt đẹp của Hồ Chí Minh: phải làm
sao cho cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, còn cái dở, cái xấu sẽ mất dần đi rồi
tiến tới mất hẳn. Nhân ái, vị tha, bao dung mang sức mạnh cảm hoá một cách bền bỉ.

23
Sông sâu bể rộng bao nhiêu nước cũng vừa. Cái đĩa cạn, cái chén nhỏ thì một giọt nước
cũng tràn đầy. Chỉ sợ mình không có lòng bao dung nhân ái chứ không sợ người ta
không theo mình.
Giáo sư Trần Văn Giàu quan niệm rằng, xưa nay, vĩ nhân hà tất phải là duy tâm
hay duy vật, biện chứng hay siêu hình. Điều chủ yếu là họ đem lại được những gì cho
con người trong cuộc sống. Cụ Hồ là như vậy và vì thế mà Cụ có tầm vóc lớn, thực sự
là một nhân cách lớn. Đó là sự lớn lao, cao thượng của con người và văn hoá mà Hồ
Chí Minh là hiện thân sinh động.
Niềm tin yêu con người, sự tôn trọng nhân cách con người, sự hiểu biết và cảm
thông, lòng bác ái, độ lượng, độ lượng vĩ đại mà Hồ Chí Minh dành cho mọi người bắt
nguồn từ tình thương, hoàn toàn xa lạ với sự thương hại, lòng trắc ẩn ở trên nhìn xuống
mà là sự hoà mình vào mọi cảnh đời, hoá thân vào nhân dân, dân tộc và nhân loại.
Người từng nói, mỗi người có một nỗi khổ riêng, mỗi gia đình có một nỗi khổ
riêng. Cộng tất cả mọi nỗi khổ đau đó lại, từ nhà đến nước, đó là nỗi khổ đau của bản
thân tôi.
Rõ ràng, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy những giá
trị nhân văn truyền thống của dân tộc, lại tiếp thu được những giá trị tinh hoa của văn
hoá nhân loại và nâng các giá trị đó lên tầm thời đại. Yêu nước, thương người, thương
đồng bào mình và nhân loại khổ đau, làm cách mạng để giải phóng cho họ, xây dựng
một xã hội công bằng, dân chủ, nhân đạo vì quyền sống trong tự do và quyền làm chủ
xã hội của con người - đó là động cơ, mục đích của Hồ Chí Minh trong đấu tranh cách
mạng. Động cơ và mục đích vĩ đại ấy giải thích vì sao Người đã hiến dâng tất cả đời
mình cho Tổ quốc, nhân dân và nhân loại. Cũng chính điều đó cho ta thấy rõ, vì sao
Người rất mực quan tâm tới xây dựng Đảng chân chính cách mạng, phải làm sao giữ
vững được chủ nghĩa và ít lòng tham muốn, ham muốn về vật chất. Đảng không chỉ tiêu
biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của thời đại (Lênin) mà còn phải tiêu biểu cho đạo
đức, văn minh (Hồ Chí Minh).
Có thể nói, di sản Hồ Chí Minh - xét trong toàn bộ cũng như ở phần cốt lõi tư
tưởng lý luận và văn hoá tinh thần của Người, tất cả đều tỏ rõ bản chất KHOA HỌC -
CÁCH MẠNG VÀ NHÂN VĂN.
Trên đây là những nội dung chủ yếu trong di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh.
Những nội dung đó không chỉ là tư tưởng lý luận được thể hiện trong các văn phẩm của
Người mà điều quan trọng, nổi bật và thiết thực hơn là ở trong cuộc đời, trong hoạt
động, trong sự nghiệp của Người, gắn bó máu thịt, không tách rời với sự nghiệp vẻ
vang của dân tộc, của nhân dân và của Đảng. Người không chủ trương lập ngôn, lập
thuyết nên với Hồ Chí Minh, trước tác không phải mục đích tự thân, đó chỉ là phương

24
tiện để thực hiện hành động, để hoạt động. Nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động, chỉ
nói và viết khi cần thiết, cốt để vận động, giải thích, tuyên truyền, cốt làm cho dân hiểu,
dân giác ngộ, dân tin tưởng và dân hành động. Cùng sống và hành động với dân, hoà
mình trong cuộc sống đó, thấu hiểu dân sinh, dân tình, dân ý, dân nguyện để làm tất cả
những gì có thể làm được, trọn một đời vì nước, vì dân. Sự nghiệp và di sản Hồ Chí
Minh đã nằm trọn vẹn ở trong dân, trong lòng dân và dân tộc, trong thế giới nhân loại.
Trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay
là Đảng Cộng sản Việt Nam) do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba
Đình lịch sử 41 năm về trước có đoạn:… “Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng
quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của
dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên CNXH ở nước ta”…
Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước. Tiếp thu ảnh hưởng to
lớn của cách mạng Tháng Mười và thời đại mới do cuộc cách mạng đó sinh thành,
Người đã tìm đường, nhận đường và quyết định lựa chọn con đường đi tới tương lai tốt
đẹp nhất của dân tộc ta, con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. Người đã cùng với
Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám,
1945, sáng lập ra chế độ dân chủ cộng hoà và từ đây, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm
quyền.
Đất nước, dân tộc, con người và xã hội Việt Nam dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trải qua những bước ngoặt lịch sử và phát triển như ngày nay.
Vậy là, di sản Hồ Chí Minh mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta, cho mọi thế
hệ người Việt Nam là di sản Văn hoá theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này. Đó là vật
chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, là lý luận và thực tiễn Việt Nam, lịch sử và hiện
tại, truyền thống và hiện đại. Người kế thừa truyền thống; tiếp thu có chọn lọc mọi tinh
hoa giá trị của thế giới và nhân loại để phát triển dân tộc ta, mới mẻ, hiện đại về chất.
Một di sản như thế được sáng tạo ra từ một trí tuệ và đạo đức, nhân cách và văn hoá
như Hồ Chí Minh, đó sẽ là một tài sản vô giá, sống mãi với thời gian.
3. Đổi mới, phát triển và hiện đại hoá Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đảng ta đã từng khẳng định, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng của Đảng, là kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam. Sự
nghiệp đổi mới là sự nghiệp lao động sáng tạo của nhân dân ta, do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo đã đi qua một khoảng thời gian gần 1/4 thế kỷ. Hệ mục tiêu của đổi mới được
dần dần định hình qua thực tiễn đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế của nước ta mà nổi
bật nhất là tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, HTCT. Hệ mục tiêu
ấy, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là trùng hợp với điều

25
mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trong Di chúc. Nó cũng trùng hợp với điều mà
Hồ Chí Minh nhấn mạnh cách đây 60 năm tại lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam,
khi Đảng ra công khai, sau Đại hội II, 1951. Người nói, toàn bộ đường lối chính sách
của Đảng, đúc vào một câu thôi “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, phú cường” (Người viết nhấn mạnh).
Qua gần 1/4 thế kỷ đổi mới, thực tiễn đã lại một lần nữa xác nhận giá trị, ý nghĩa
và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh, của di sản Hồ Chí Minh nói chung.
Để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu
đổi mới và xây dựng CNXH, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, Đảng ta đang lãnh đạo
toàn dân tộc thực hiện các nhiệm vụ to lớn, trọng đại, bức xúc trước mắt và cũng là cơ
bản lâu dài, trước hết là phát triển mạnh mẽ KTTT định hướng XHCN; đổi mới mạnh
mẽ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTCT; xây dựng nền dân chủ,
NNPQ, đẩy mạnh thực hành dân chủ, nhất là dân chủ trong Đảng; đại đoàn kết toàn dân
tộc là nhân tố tạo ra sức mạnh quyết định thắng lợi của đổi mới. Dân chủ - đoàn kết -
đồng thuận là những tư tưởng lớn ở tầm chiến lược phát triển xã hội ta. Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh gắn với phát triển kinh tế tri thức phù hợp với xu thế
chung của thế giới hiện đại. Vào lúc này xây dựng Đảng là khâu then chốt, làm cho
Đảng trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh, cùng với phát triển kinh tế là
trọng tâm, xây dựng và phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Nói tới văn
hoá là nói tới đạo đức, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đảm bảo an toàn môi
trường và đột phá vào chất lượng nhân lực cùng với cải cách thể chế, chất lượng cơ sở
hạ tầng xã hội và hệ thống chính trị. Đó là biểu hiện sinh động di sản Hồ Chí Minh
trong thực tiễn mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức vận dụng, phát triển sáng tạo để
xây dựng thành công CNXH, đem lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
thoả lòng mong ước của người./.

26
Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỚI THỜI ĐẠI NGÀY NAY
GS. Song Thành
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng Giải phóng dân tộc vĩ đại của
Việt Nam mà còn được thừa nhận rộng rãi là một nhà văn hoá kiệt xuất, một tấm
gương đạo đức tuyệt vời trong sáng, một nhân cách hoàn hảo, tượng trưng cho những
phẩm chất cao đẹp nhất của một nhà hoạt động chính trị, một lãnh tụ cách mạng chân
chính, một người công bộc trung thành và tận tuỵ của nhân dân .
Di sản Hồ Chí Minh không phải chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa thời
đại sâu sắc; cũng không phải chỉ trong thế kỷ XX - thế kỷ của những cuộc cách mạng
xã hội lớn lao - mà sẽ còn tỏa sáng lâu dài, bởi những giá trị mà Hồ Chí Minh cống hiến
vào kho báu của nhân loại vẫn đang là mục tiêu và khát vọng mà loài người tiếp tục
theo đuổi trên con đường đi tới tương lai tốt đẹp của mình.
1.Tấm gương tiếp biến văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh .
Hồ Chí Minh là biểu tượng sinh động của sự tích hợp văn hoá Đông - Tây.
Trong đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã sống 30 năm ở nước ngoài,
có điều kiện đi nhiều, hiểu rộng, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc với
nhiều vĩ nhân, tìm hiểu nhiều nền văn hoá nổi tiếng trên thế giới.Trong quá trình đó,
Người đã dày công học tập để trở thành một nhà văn hoá lớn, tiếp thu lấy những cái
hay, cái tốt, cái phù hợp với truyền thống nhân ái, khoan dung của văn hoá Việt Nam để
phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và canh tân đất nước.
Do vậy, không có gì lạ khi thấy trong văn hoá Hồ Chí Minh chứa đựng những
nhân tố tích cực của tinh thần Cộng hoà Pháp; khát vọng độc lập, dân chủ, dân quyền
Mỹ; tinh thần trọng đạo đức của Khổng giáo; phép biện chứng của Mác; tinh thần cách
mạng của Lênin; chủ thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, v.v..Nói tích hợp nghĩa là
biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị từ bên ngoài mà vẫn giữ được tinh thần thuần tuý
Việt Nam, không đánh mất bản sắc dân tộc của mình sau khi đã thâu hoá những giá trị
chung của nhân loại.
Tinh thần khoan dung văn hoá Hồ Chí Minh xa lạ với mọi thói hẹp hòi, kỳ thị,
biệt phái. Trong khi đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Người
vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp, vẫn ca ngợi truyền thống dân chủ cách mạng Mỹ.
Người từng nói với một nhà báo Pháp đầu năm 1946 (J. Lacouture) : “Một dân tộc như
dân tộc các ông đã sản sinh cho thế giới một nền văn hoá ca ngợi tự do thì dù sao đi nữa
dân tộc ấy cũng tìm thấy ở chúng tôi những người bạn”1. Một nhà báo Mỹ
1
J. Lacouture: “Một nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng”, báo Le Monde, số ra ngày 5-9-1969.

27
(D.Halberstam) lại có một phát hiện khá sắc sảo: “Cụ Hồ Chí Minh không những đã
giải phóng đất nước mình và làm thay đổi cả quá trình của chủ nghĩa thực dân ở châu
Phi và châu Á mà Cụ còn làm nên một cái gì quan trọng hơn nữa: đó là đã biết sử dụng
cả văn hoá và tâm hồn của kẻ địch để chiến thắng”1.
Phải chăng di sản tinh thần này của Hồ Chí Minh đang là bài học có ý nghĩa thời
sự sâu sắc trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, nhất là đối với các nước đang phát triển,
sao cho trên con đường giao lưu, hội nhập, tiếp thu thành tựu văn hoá - khoa học - công
nghệ của nhân loại, làm giàu cho mình mà không đánh mất truyền thống và bản sắc văn
hoá dân tộc.
2.Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít những nhà lãnh đạo cách mạng bàn
nhiều về vai trò và sức mạnh của đạo đức, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Theo Người, đạo đức là một sức mạnh tinh thần to lớn, là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, giữ vai trò chỉ đạo mọi hành vi ứng xử của con người. Hồ Chí Minh coi đạo đức
là cái gốc của người cách mạng, có đạo đức mới “gánh được nặng, đi được xa”.
Ngược lại, khi đã suy thoái về đạo đức thì sớm muộn sẽ dẫn đến tha hoá về chính trị.
Từ rất sớm, Người đã cảnh báo: trong điều kiện Đảng cầm quyền, nếu không làm cho
cán bộ, đảng viên chăm lo tu dưỡng đạo đức cách mạng thì rồi sẽ hỏng cả!
Suốt đời mình, từ buổi đầu khởi nghiệp cách mạng cho đến khi từ biệt thế giới
này, không lúc nào Hồ Chí Minh lơ là việc chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên. Nhưng Người tự mình thực hành đạo đức còn nhiều hơn, nói đi đôi
với làm, gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, trong đời công cũng như trong đời tư, để
lại cho toàn Đảng, toàn dân Việt Nam một “tấm gương tuyệt vời về con người mới”-
tấm gương về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị; một hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của
nhân dân”, có sức lôi cuốn, cảm hoá mãnh liệt đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè
quốc tế. Nhà báo Vênêxuêla Hêrôminô Carêra đã viết: “Hồ Chí Minh là một đỉnh cao
thực sự của toàn thể nhân loại về mặt đạo đức. Người là một tấm gương tuyệt vời. Tất
cả những lãnh tụ và anh hùng cách mạng không một ai có thể vượt qua Người về mặt
này…Ngày nay, trong lúc uy tín cá nhân của khá nhiều lãnh tụ mác xít nổi tiếng đang bị
bôi nhọ…trái lại hình ảnh Hồ Chí Minh lại càng nổi bật trước con mắt thế giới hơn bao
giờ hết”2.
Nhờ kiên trì giáo dục và nêu gương đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với
Đảng CS Việt Nam đào tạo nên bao thế hệ chiến sĩ cách mạng noi theo tấm gương của
Người: trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sẵn sàng
1
D. Halberstam: Ho,Random House, New York, 1970.
2
Báo Diễn đàn nhân dân của Vênêxuêla, số775, ra ngày 19-5-1990.

28
hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Và chính họ đã
cùng với Hồ Chí Minh và Đảng CS Việt Nam lập nên một thời đại mới - thời đại Hồ
Chí Minh , đưa dân tộc Việt Nam từ hàng nô lệ lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế
giới; và khi ở đỉnh cao của chiến thắng, Việt Nam từng được loài người tiến bộ coi là
biểu tượng của “lưong tâm, vinh dự và phẩm giá con người”.
Hiện nay, ở nhiều nơi, đạo đức xã hội đang có sự xuống cấp, một bộ phận không
nhỏ những ngưòi có chức, có quyền đang rơi vào suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi. Nguyên nhân là tại đâu? Phải chăng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh chỉ thích hợp trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, nay đã mất ý nghĩa, không
còn tác dụng trong cơ chế thị trường?
Thực ra, chính vì chúng ta chưa xây dựng thành công một nền kinh tế thị trường
văn minh, để mặc cho mặt tiêu cực của thị trường hoang dã ra sức tác oai tác quái, làm
đồi bại luân lý, phong hoá, tín nghĩa. Đối lập với thực tế hủ bại đó, tấm gương đạo đức
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sự khinh thường thói xa hoa, đời tư trong sáng,
nếp sống thanh bạch, giản dị… của Hồ Chí Minh càng trở nên cao cả, toả sáng hơn bao
giờ hết. Đó cũng là lý do cần có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” hiện nay. Vấn đề là cần phải làm thế nào để cuộc vận động đạt kết
quả ngày càng tốt hơn nữa. Nói phải đi đôi với làm, nhận thức phải gắn liền với tổ chức
hành động, giáo dục đạo đức phải kết hợp với thực thi pháp luật nghiêm minh, theo
đúng tấm gưong trị nước của Hồ Chí Minh.
3.Nhân cách hoàn hảo của một nhà chính trị lỗi lạc của thời đại
Nét nổi bật trong nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh là những phẩm chất của
một nhà chính trị thiên tài: có lý tưởng mãnh liệt, có ý chí kiên cường, có trí tuệ sáng
suốt và tầm nhìn xa, có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ đối với quần chúng, biết gần gũi
người trí, trọng dụng người tài,…Những phẩm chất đó đã giúp Hồ Chí Minh sáng suốt
lựa chọn quyết sách, ứng biến kịp thời trước mọi diễn biến phức tạp của thời cuộc, đưa
con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua sóng gió, cập bến bờ thắng lợi vẻ vang.
Hồ Chí Minh có đủ cả trí tuệ và dũng khí, nhưng cái cần hơn là dũng khí - dũng
khí của trí tuệ. Vào những thời điểm lịch sử đang trên đầu ngọn thác, đòi hỏi ở nhà
lãnh tụ một tinh thần quyết đoán, Người đã từng sáng suốt quyết đoán và vững tin rằng
lịch sử sẽ phán xét mình đúng. Người nói: “Đứng trước tình hình gay go và cấp bách
ấy…Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải
dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”1.
Điều này đã được thế giới bình luận: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ

1
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG,H, 1996, t.6, tr.161.

29
phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm
một cách phi thường như vậy”1.
Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về người lãnh tụ chân chính của nhân
dân, là hình ảnh tuyệt đẹp về mối liên hệ mật thiết giữa lãnh tụ với quần chúng, hết
lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, coi dân là chủ, dân là gốc của nước. Dù thế nước
có lúc lâm vào tình cảnh khó khăn nhất, Người vẫn luôn tin tưởng vào sức mạnh vô
địch của nhân dân. Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần
trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sông vật chất và tinh thần của nhân
dân, “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
không có nghĩa lý gì”.
Dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn đều đặn đi xuống cơ sở, tìm hiểu, lắng
nghe ý kiến của nhân dân, của “những người không quan trọng”. Mặc dầu có sức hấp
dẫn rất lớn, uy tín rất cao nhưng Người chỉ tâm niệm suốt đời làm ngưòi công bộc trung
thành và tận tuỵ của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt
trận”.
Hồ Chí Minh là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam : nhân ái, khoan
dung, nhà yêu nước nhiệt thành và nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, độc lập cho dân
tộc mình và độc lập cho tất cả các dân tộc; có lòng yêu thương mênh mông đối với con
người, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người.
Hồ Chí Minh đồng thời là biểu tượng của ý chí hoà bình Việt Nam : luôn theo
đuổi đường lối ngoại giao hoà bình, hữu nghị; giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng
con đường thương lượng, trên tinh thần hiểu biết, nhân nhượng lẫn nhau. Phương pháp
tư duy và ứng xử Hồ Chí Minh là luôn xuất phát từ những chân lý phổ biến, từ
“những lẽ phải không ai chối cãi được”, nhằm giải quyết mọi vấn đề trên nguyên tắc
“có lý, có tình”.
Cố Thủ tưóng Ấn Độ J. Nerhu đã phát biểu: “Thế giới ngày nay đang trải qua
một cuộc khủng hoảng, khủng hoảng về tâm lý. Cái cần bây giờ là tiếp cận hoà bình,
hữu nghị và tình bạn. Tiến sĩ Hồ là biểu hiện cho sự tiếp cận đó”2.
Nhân loại đang tiến sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Chiến tranh lạnh đã kết
thúc, nhưng từ 1991 đến nay, thế giới đã diễn ra 4 cuộc chiến tranh nóng, trong đó 2
cuộc chiến ở Ápganixtan và Irak hiện vẫn chưa biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt.
Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, những hoạt động khủng bố vẫn đang không ngừng
diễn ra.Trong tình hình bất an đó của thế giới, nhân loại đang nổi lên khát vọng chung:
độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, an ninh, nhân đạo, hữu nghị, hợp tác cùng phát

1
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb Sự Thật, H, 1976,tr. 76.
2
Trích diễn văn đọc tại cuộc mit tinh đón CT Hồ Chí Minh ngày 6-2-1958. Dẫn lại theo báo Nhân Dân số ra ngày
11-11-1989.

30
triển. Thế giới đang kêu gọi một tinh thần khoan dung, chấp nhận đối thoại về giá trị,
giải quyết mọi tranh chấp bằng thưong lượng, xây dựng một thế giới tin cậy, hiểu biết
lẫn nhau, chung sức giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Chính trong khát vọng đó, nhân loại đang nhắc nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh,
đến phương pháp tiếp cận hoà binh, hữu nghị và tình bạn của Hồ Chí Minh như là
một giải pháp có tầm thời đại để góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng đang diễn ra
hiện nay. Vào giữa lúc chủ nghĩa xã hội thế giới đang diễn ra khủng hoảng gay gắt, tại
cuộc Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh - Việt Nam - Hòa bình thế giới” được
tổ chức tại Calcutta - Ấn Độ ngày 14-1-1991, các nhà khoa học của nhiều quốc gia,
thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, đều có chung một nhận định: “Thế giới
đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi trong kho tàng văn
hóa nhân loại”.

31
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÀ XÃ HỘI HÓA NÔNG NGHIỆP
GS, TS. Đỗ Thế Tùng
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Hồ
Chí Minh đã căn dặn: Học chủ nghĩa Mác - Lê nin không phải học để thuộc lòng từng
câu, từng chữ và áp dụng một cách máy móc mà phải học tập tinh thần của chủ nghĩa
Mác - Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin
để giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Khi vận
dụng thì bổ xung làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong
thực tiễn cách mạng của ta. Trong lời phát biểu khai mạc kỳ họp thứ tám quốc hội khóa
I Người nhấn mạnh: Cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải có một sự chuyển biến sâu
sắc về tư tưởng và nhận thức, đòi hỏi phải có những chính sách, những biện pháp về
công tác tổ chức phù hợp với tình hình mới.
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nói chung và về phát
triển nông nghiệp nói riêng cũng phải tuân thủ hai điều nói trên. Những tư tưởng ấy
được thể hiện chủ yếu trong những bài viết và bài nói của Người từ 1954 đến 1969. Đó
là giai đoạn mà miền Bắc nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, bao cấp và đang phải huy động sức người, sức của để chi viện cho tiền tuyến
ở miền Nam. Bởi vậy có những chi tiết cụ thể không còn phù hợp với việc phát triển
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay. Nhưng những quan điểm cơ bản và phương pháp tư duy thì vẫn đúng, hoàn
toàn có thể tiếp thu và vận dụng vào phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta.
1. Tầm quan trọng của nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta
trong quá trình công nghiệp hóa
Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu
giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ
nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu
khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không
củng cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc.
Ở miền Bắc nước ta, nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế, mà sản xuất
nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương
thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị
32
trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì
mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông
nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một nền nông
nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh.
Nước ta là một nước nông nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh
tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát
triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp.
Nhưng nông nghiệp của ta còn rất lạc hậu nên cần phải cải tiến nông cụ hiện có.
Công nhân phải giúp nông dân, giúp hợp tác xã làm việc này. Nên tổ chức kết nghĩa
giữa nhà máy và nông thôn. Liên minh công nông là phải giúp nhau thật sự chứ không
thì chỉ liên minh đầu miệng.
Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Nông
thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ cung cấp
đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu
có giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp
phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu, nước mạnh.
Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn
(rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế
nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy,
phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng.
Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt
công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo
dục, y tế, vv… Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm.
2. Phải hợp tác hóa và xã hội hóa nông nghiệp
Có cán bộ tưởng rằng cải cách ruộng đất xong thì công cuộc cải cách nông thôn
cũng xong. Thế là nhầm. Cải cách ruộng đất xong rồi còn phải phúc tra, còn phải thực
hiện tổ đổi công rộng khắp và vững chắc, còn phải tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, rồi
khi đã có điều kiện và nông dân yêu cầu thì tiến tới nông trường tập thể. Thế cũng chưa
hết, còn phải làm cho nông nghiệp xã hội hóa. Có như vậy, nông nghiệp mới phát triển
đầy đủ, nông dân mới thật ấm no và giàu có.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp. Công
nghiệp của ta đại bộ phận đã xã hội hóa, nhưng nông nghiệp thì nhiều nơi còn làm ăn
riêng lẻ. Như thế là hai chân không đều nhau, không thể bước mạnh được. Vì vậy,
chúng ta phải hợp tác hóa nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển, làm cho nông
nghiệp và công nghiệp phát triển đều thì mới cải thiện tốt đời sống của nhân dân.

33
Phong trào hợp tác hóa phải đi từ thấp đến cao mới phát triển thuận lợi. Đưa
nông dân làm ăn riêng lẻ đi từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa) tiến lên hợp
tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ
nghĩa).
Việc xây dựng hợp tác xã cần chú trọng đến chất lượng, không nên chạy theo số
lượng. Xây dựng hợp tác xã nào cần làm cho tốt hợp tác xã đó.
Để củng cố và phát triển hợp tác xã, điều rất quan trọng là: cán bộ phải chí công
vô tư, lãnh đạo phải dân chủ, quản lý phải chặt chẽ và toàn diện; Phân phối phải công
bằng; Phải chú ý ba điều: Giữ đúng nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, phải có cán bộ
để giúp hợp tác xã về các mặt tổ chức quản lý, phải coi trọng chất lượng, làm đến đâu
phải chắc chắn đến đấy, rồi phát triển dần ra. Khẩn trương nhưng hết sức thận trọng.
Cần phải nêu cao tính chất hơn hẳn của hợp tác xã bằng những kết quả thiết thực
là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm, làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã
thu hoạch nhiều hơn hẳn khi còn ở ngoài. Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó
chặt chẽ với hợp tác xã của mình. Đó là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất
để khuyến khích nông dân vào hợp tác xã. Nhưng hiện nay có hợp tác xã lại thu nhập
không bằng nông dân riêng lẻ, có một số những hợp tác xã cấp cao thu hoạch kém thua
hợp tác xã cấp thấp. Vì cán bộ lãnh đạo chỉ biết phát triển con số mà không lo củng cố,
không lo làm cho hợp tác xã thật vững mạnh. Vì nóng vội không đi từ thấp đến cao để
rút kinh nghiệm mà lại muốn tổ chức ngay hợp tác xã cấp cao. Phải nhớ rằng hợp tác xã
cấp cao có nghĩa là thu nhập phải cao.
Về xã hội hóa nông nghiệp, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu nhưng chưa thấy
Người giải thích phạm trù này. Chúng ta có thể phạm sai lầm nếu suy diễn và giải thích
một cách chủ quan, tùy tiện; nhưng cũng là thiếu sót nếu bỏ qua không làm rõ nội dung
của phạm trù ấy. Trong khi chưa có tư liệu trực tiếp từ các bài nói và viết của Hồ Chí
Minh về xã hội hóa nông nghiệp, chúng tôi tạm áp dụng phương pháp gián tiếp. Vì Hồ
Chí Minh nghiên cứu sâu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể Người đã
dùng phạm trù trên theo quan điểm của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã từng phân biệt quốc
hữu hóa với xã hội hóa. Quốc hữu hóa có thể dùng bạo lực, nhưng xã hội hóa thì hoàn
toàn khác, không thể dùng bạo lực. V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ xã hội hóa lao động trong
chủ nghĩa tư bản thể hiện trong các quá trình sau:
Một là, phát triển sản xuất hàng hóa, chấm dứt tình trạng phân tán của những
đơn vị kinh tế nhỏ và tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn
trong toàn quốc (và sau đó trên toàn thế giới), sản xuất cho mình biến thành sản xuất
cho toàn xã hội.

34
Hai là, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một sự tập trung sản xuất chưa từng thấy trong
nông nghiệp cũng như trong công nghiệp.
Ba là, chủ nghĩa tư bản đẩy lùi những hình thức lệ thuộc cá nhân. So với lao
động của người nông dân bị lệ thuộc hay bị nô dịch thì lao động của người công nhân
làm thuê tự do trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân là một hiện tượng tiến bộ.
Bốn là, chủ nghĩa tư bản tạo ra tình trạng lưu động dân cư mà các chế độ kinh tế
- xã hội cũ không cần có và không thể tồn tại rộng rãi được.
Năm là, chủ nghĩa tư bản thường xuyên làm giảm bớt tỷ lệ của số dân cư làm
nghề nông (trong nông nghiệp bao giờ những hình thức quan hệ kinh tế - xã hội lạc hậu
nhất cũng giữ địa vị thống trị) và làm tăng thêm số trung tâm công nghiệp lớn.
Sáu là, trong khi phá vỡ các hiệp hội có tính chất phường hội địa phương và chật
hẹp của xã hội trung cổ, trong khi tạo ra sự cạnh tranh gay gắt thì đồng thời chủ nghĩa
tư bản cũng phân chia xã hội thành những tập đoàn lớn gồm những người có địa vị khác
nhau trong sản xuất và thúc đẩy mạnh mẽ nội bộ mỗi tập đoàn ấy đi đến chỗ liên hiệp
lại.
Bảy là, hết thảy mọi sự thay đổi mà chủ nghĩa tư bản gây ra trong chế độ kinh tế
cũ tất nhiên đưa đến chỗ làm thay đổi bộ mặt tinh thần của dân cư. Sáu điểm trên dẫn
đến một sự thay đổi sâu sắc trong chính ngay tính chất của người sản xuất.
Từ những điểm trên có thể suy luận: Xã hội hóa nông nghiệp nghĩa là phát triển
nông nghiệp hàng hóa, mở rộng thị trường nông sản trong và ngoài nước; tập trung sản
xuất, biến nông dân thành công nhân nông nghiệp; nông dân được tự do cư trú; giảm
dần tỷ lệ dân cư làm nghề nông, tăng các trung tâm công nghiệp; thay đổi bộ mặt tinh
thần của nông thôn và tính chất của người sản xuất nông nghiệp.
Nếu như nội dung trên vẫn chưa đủ căn cứ để giải thích luận điểm “làm cho
nông nghiệp xã hội hóa” trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh thì ít nhất luận điểm ấy
của Người cũng chỉ lối cho chúng ta tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
xã hội hóa lao động để vận dụng vào việc phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng và
kinh tế thị trường nói chung ở nước ta.
3. Nhìn lại việc phát triển nông nghiệp và xã hội hóa nông nghiệp ở nước ta
từ 1955 đến 2010
3.1. Về phát triển nông nghiệp
Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng, tháng 8 - 1955 đã nhấn mạnh “Sản
xuất nông nghiệp là mấu chốt của việc khôi phục kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn
bộ công tác kinh tế tài chính của chúng ta”. Phải đặc biệt chú trọng việc khôi phục sản
xuất nông nghiệp, bao gồm sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm
nghiệp và ngư nghiệp phải dựa vào khôi phục sản xuất nông nghiệp để khôi phục các
35
ngành khác, khôi phục cả nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1956 đến năm 1959 nước ta
được mùa liên tiếp cộng với số gạo viện trợ đã dẫn tới tình hình đặc biệt là giá thóc gạo
trên thị trường xuống thấp hơn giá chỉ đạo của mậu dịch.
Nhưng từ năm 1960 lại xác định: Điểm mấu chốt trong công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Mặc dù sau này có thêm câu “trên cơ
sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, nhưng trên thực tế đã coi nhẹ nông
nghiệp. Vì vậy, mà nước ta lâm vào tình trạng thiếu lương thực triền miên, buộc phải
bán gạo theo tem phiếu.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tháng 3 năm 1982, đã phát hiện thiếu
sót nói trên và đề ra chủ trương: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu…Nhưng việc thực hiện chưa triệt để nên sản xuất nông
nghiệp vẫn tăng rất chậm. Phải đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm
1986, mới kiên quyết bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập trung
sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhờ đó, chỉ sau 4 năm, năm 1990 đã đáp ứng
đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân, có dự trữ và bắt đầu xuất khẩu gạo.
Nhưng đáng lo ngại là hiện nay lại có dấu hiệu tái hiện căn bệnh coi nhẹ phát
triển nông nghiệp.
3.2. Về hợp tác hóa và xã hội hóa nông nghiệp
Do chủ quan, nóng vội, đã không tuân thủ nguyên tắc đi dần từ thấp đến cao, từ
nhỏ đến lớn, không coi trọng chất lượng mà phát động phong trào hợp tác hóa theo kiểu
chiến dịch, chạy theo số lượng.
Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) tháng 6 năm 1959 đã quy định: Nói chung phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp phải đi từ thấp đến cao và phải tiến theo ba bước: tổ đổi
công có mầm mống xã hội chủ nghĩa, hợp tác xã bậc thấp nửa xã hội chủ nghĩa và hợp
tác xã bậc cao hoàn toàn xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi hợp tác hóa nông nghiệp đã thành
cao trào thì có thể đi hai bước: Ví dụ: một số nông hộ từ tổ đổi công tiến thẳng lên hợp
tác xã bậc cao; hoặc một số nông hộ đang làm ăn riêng lẻ có thể tổ chức ngay hợp tác
xã bậc thấp hoặc bậc cao, không nhất thiết phải tuần tự theo ba bước1.

1
Điều rất khó hiểu là Hồ Chí Minh đọc lời khai mạc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (mở rộng), trong đó
người nhắc lại “phải củng cố thật tốt các tổ đổi công và các hợp tác xã đã có…làm cho phong trào phát triển vững
chắc. Phải làm cho xã viên trong hợp tác xã thu nhập nhiều hơn thu nhập của nông dân trong tổ đổi công…Những
nơi chưa có hợp tác xã thì phải củng cố tổ đổi công thật tốt để tiến lên hợp tác xã” “Trong việc củng cố và phát
triển phong trào đổi công và hợp tác xã phải chú trọng chất lượng tốt, không nên chỉ chú trọng con số”. Người
không đặt vấn đề thay đổi quan hệ sở hữu. Thế nhưng chính Hội nghị này lại nhấn mạnh: đem chế độ sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể thay dần chế độ sở hữu tư nhân vê tư liệu sản xuất, và do đó chủ quan, nóng vội, đẩy nhanh
phong trào hợp tác hóa mà thực chất là tập thể hóa, bất chấp trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, không tuân thủ
tuần tự ba bước từ thấp lên cao. (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG Hà Nội - 2002, Tr280 - 281, tr 286
- 300 và tr 328 - 329).

36
Hợp tác hóa không hướng vào mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao
mức thu nhập để cải thiện đời sống của nhân dân mà lại chạy theo việc cải tạo quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất do nhận thức sai lầm rằng con người có thể chủ động sáng
tạo ra chủ nghĩa xã hội từ sản xuất nhỏ, phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác hóa
không chờ có đại công nghiệp, không chờ phải có lực lượng sản xuất cao, tạo ra một lực
lượng sản xuất mới bằng hợp tác hóa. Coi việc làm cách mạng về quan hệ sản xuất là
xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể), là
biến sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn đại kỹ nghệ. Thậm chí coi việc thủ tiêu chế độ tư
hữu, xác lập ngay chế độ công hữu là thành tựu to lớn nhất. Do sai lầm nói trên mà sản
xuất nông nghiệp bị trì trệ.
Từ khi đổi mới, các hợp tác xã hoặc bị giải thể hoặc chuyển đổi nhưng rất ít hợp
tác xã nông nghiệp thích nghi được với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả.
Phần lớn hợp tác xã nông nghiệp hiện nay tồn tại theo kiểu hữu danh vô thực. Gần 10
triệu hộ nông dân vẫn đang phải tự bơi trong làn sóng cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị
trường.
Về xã hội hóa nông nghiệp thì chưa có văn kiện nào của Đảng và Nhà nước ta đề
cập. Xét trong thực tế thì vấn đề này tiến triển rất chậm. Hầu hết sản xuất nông nghiệp
vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Trước khi đổi mới,
thiên về phát triển kinh tế hiện vật. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV nhấn mạnh: Khi hoạt động kinh tế được tiến hành theo kế hoạch, khi mục đích
cao nhất của việc phát triển sản xuất không phải là để buôn bán nhằm thu lợi nhuận mà
là để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân thì điều mà
chúng ta phải quan tâm và coi trọng trước hết là giá trị sử dụng của sản phẩm.
Trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã coi
trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhưng trình độ xã hội hóa nông nghiệp
ở nước ta vẫn rất thấp. Điển hình là tỷ lệ lao động ở nông thôn còn quá cao. Theo số
liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến 0 giờ ngày 01/04/2009 cả nước ta
có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc chiếm 51,1% dân số, trong đó
thành thị có 11,9 triệu người (27%), nông thôn có 31,9 triệu (73%).
Nếu không quan tâm đến tình trạng nói trên để có chính sách, biện pháp chuyển
lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, từ nông thôn vào các khu công nghiệp và
đô thị, thì liệu đến năm 2020 nước ta có cơ bản trở thành một nước công nghiệp, như dự
tính hay không?

37
VỀ TƯ TƯỞNG - NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh
Bộ Ngoại giao

Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam, nhà hoạt động quốc tế
lỗi lạc - Người hoạt động quốc tế trên 30 năm. Cách mạng thành công, Người lãnh đạo
chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thời kỳ 1945-1946 khi đất nước ta phải đối
phó với thù trong giặc ngoài, vận dụng ngoại giao tài tình để cứu khốn phò nguy, bảo
vệ chính quyền non trẻ. Rồi suốt 30 năm trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước,
Người liên tục chỉ đạo và chăm lo công tác đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, đưa hai cuộc kháng chiến cứu nước đến thắng lợi.
Sự nghiệp, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh quá rộng lớn. Với bài viết nhỏ này,
chỉ xin đề cập mấy vấn đề cốt yếu.
1. Đặc điểm hình thành tư tưởng - nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Cuộc đời bôn ba cứu nước của Hồ Chí Minh là những năm tháng hoạt động cách
mạng cách mạng và hoạt động quốc tế liên tục. Đó là sự khác biệt lớn giữa Người với
các vị lãnh tụ khác. Trên chặng đường dài, Người đã qua nhiều nước - có tài liệu nói 40
nước - khắp năm châu lục Âu, Mỹ, Á, Phi, Úc. Đó là những nước có nền văn hóa, trình
độ phát triển, thể chế chính trị khác nhau. Tại mỗi nước, Người để tâm nhiều mặt:
nghiên cứu tình hình, tham gia các hoạt động xã hội, các tổ chức đấu tranh vì sự tiến bộ
- Người chuyên tâm học tiếng các nước để kết bạn, để tuyên truyền vận động - Người
biết nhiều ngoại ngữ - Chúng ta biết Người nắm được 28 ngoại ngữ. Qua đó Người hiểu
sâu các nước, đặc biệt các nước lớn, hiểu được các phong trào dân tộc, các phong trào
cách mạng các nước.
Trong hoạt động quốc tế, trên nhiều cương vị khác nhau, Người tiếp xúc rất rộng
rãi, trước hết là với tầng lớp lao động, người cùng cảnh ngộ. Người tiếp xúc với nhiều
nhà cách mạng, các tổ chức các mạng các nước. Người cũng mở rộng tiếp xúc với các
nhà trí thức, học giả lớn, các nhà hoạt động xã hội, các văn nghệ sĩ có tên tuổi. Đặc biệt
ở Pháp, trong gần 10 năm, Người có một mạng lưới bạn bè rộng rãi. Năm 1946, khi trở
lại thăm Pháp, Người tiếp rất nhiều bạn cũ là những học giả, nghệ sĩ, chính khách có
tiếng tăm. Ở Liên xô, Trung Quốc - sau này là những đồng minh của Việt Nam - Người
cũng có nhiều bạn trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo. Các quan hệ tiếp xúc, bạn bè đó là
một trong các nguyên nhân để Người có một trí tuệ uyên thâm, một phong cách ứng xử
văn hóa. Tất cả bạn bè của Người thời đó đều trở thành những người bạn, những người
tiên phong ủng hộ Việt Nam chiến đấu.

38
Trong quá trình bôn ba ấy, Người chuyên tâm tìm hiểu lý luận và kinh nghiệm
cách mạng các nước, phong trào công nhân ở Anh, cách mạng tư sản Pháp, cách mạng
vô sản Nga, cách mạng Tân hợi Trung Quốc… Người cũng tìm hiểu và nắm chắc các
quy tắc quan hệ quốc tế và luât pháp quốc tế nên khi nắm chính quyền, Người ứng xử
với các đồng minh rất linh hoạt.
Một học giả viết: Có thể thấy ở Hồ Chí Minh một con ong thiêng liêng vĩ đại tìm
hút nhụy của các hoa văn hóa Đông Tây, làm ra mật Việt Nam - Hồ Chí Minh1.
Một đặc điểm lớn của ngoại giao và hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh là hầu
như suốt đời, Người luôn ở vị thế khó khăn. Sự nghiệp Người theo đuổi - cách mạng
Việt Nam - luôn luôn gian truân chống chọi với kẻ thù mạnh, tàn bạo.
Bắt đầu hoạt động ở Pháp, Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Người có nhiều
điểm bất đồng với quan điểm của Đảng Pháp, nhất là về quan hệ giữa cách mạng chính
quốc và cách mạng thuộc địa. Người gặp nhiều khó khăn khi vận động Đảng giúp đỡ
cách mạng các thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc không được Đảng Cộng sản Pháp cử đi dự
Đại hội Quốc tế Cộng sản. Người phải đi bằng con đường khác.
Ở Nga và Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Người tìm tòi con đường
giải phóng dân tộc trong khi tại Quốc tế trào lưu tả khuynh đè nặng. Người thường bị
phê phán là theo “chủ nghĩa dân tộc”. Vì vậy, trong 10 năm ở Nga, người bị o ép, vùi
dập, không được giao công việc gì xứng đáng. Trong thư gửi Quốc tế Cộng sản ngày 6-
6-1938, Người viết: “Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu
trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống bên cạnh, bên ngoài Đảng”2.
Hoạt động ở Trung Quốc, phần lớn thời gian Người phải sống trong vùng dưới
quyền kiểm soát của Quốc dân đảng - Tưởng, và bị bắt ở Hồng Kông, rồi phải bất đắc
dĩ rời Trung Quốc đi Nga.
Trong thời gian này, Người còn gặp khó khăn với Ban lãnh đạo dưới quyền của
Tổng Bí thư Trần Phú, rồi Hà Huy Tập. Phải nhẫn nhịn, khôn khéo lắm mới vượt qua
được những bước khó khăn này. Về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, mưu tính xây
dựng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phe đồng minh, Người hai lần vượt biên,
lần đầu bị quân Tưởng bắt giam, đầy đọa.
Thời kỳ đầu sau Cách mạng tháng Tám, thế nước chông chênh, đối mặt với thù
trong, giặc ngoài. Tiếp đó là 4 năm Việt Nam phải chiến đấu trong vòng vây. Từ 1950,
Việt Nam phá được vòng vây, có hậu phương quốc tế, có đồng minh - nhưng ứng xử
với hai nước bạn lớn sao cho trôi chảy, hài hòa cũng là việc không dễ dàng. Khi cuộc
chống Mỹ của Việt Nam đi vào thời kỳ quyết liệt thì hai đồng minh mâu thuẫn nhau

1
Giáo sư Trần Thu Hà - Báo Sức khỏe và Đời sống số 100 - 17-8-2008
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập III - trang 90

39
gay gắt đi đến đánh nhau, Hồ Chí Minh lo cho vận nước cũng là lo cho vận mệnh cả
phe. Từ một số nét về đặc điểm và quá trình hình thành nêu trên, có thể thấy tư tưởng
và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh là sản phẩm của tinh thần yêu nước mãnh liệt,
bản lĩnh cách mạng kiên cường, trí tuệ uyên bác kết tinh của truyền thống văn hóa
ngoại giao Việt Nam, hòa quyện với văn hóa nhiều dân tộc phương Đông, phương Tây,
cũng như kinh nghiệm ngoại giao và quan hệ quốc tế thời cận đại và hiện đại.
Khái niệm tổng quát tư về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, có thể lấy định
nghĩa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống
quan điểm và đường lối chiến lược sách lược đối với các vấn đề quốc tế, chính sách đối
ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và nhà nước ta, là bộ phận hữu cơ của tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam”1.
2. Mấy vấn đề tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn
đề sau đây:
Một là, tư tưởng đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, gắn Việt Nam với thế giới:
Mọi nhà cách mạng đều phấn đấu vì lợi ích dân tộc. Do đặc điểm của cách mạng
thế giới và cách mạng Việt Nam những năm 30-40 thế kỷ trước, hơn ai hết, Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh trân trọng tính toán lợi ích dân tộc, phấn đấu giải quyết thỏa đáng
mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc với quốc tế. Từ Đường Cách mệnh
(1927) đến Cương lĩnh vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930) đến Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 1941 ở Pắc Bó do Người chủ trì, vấn đề dân tộc luôn được đặt lên hàng
đầu: “ Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải được đặt dưới sự sinh
tồn, tử vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải
phóng dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn
thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến
vạn năm cũng không đòi lại được”2.
Người cũng luôn luôn tìm cách xử lý mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, bảo
đảm lợi ích quốc gia dân tộc mà vẫn gắn Việt Nam với thế giới. Cách mạng Việt Nam
là một bộ phận, liên quan mật thiết nhưng không phụ thuộc vào cách mạng thế giới.
Hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái có quan điểm khác với Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề
này và từng dự đoán có thể cách mạng Việt Nam thành công trước cách mạng Pháp.
Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, vượt qua trào lưu tả khuynh chung, Người chuyên
tâm nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc. Con đường này bị Quốc tế Cộng sản bác
bỏ nhưng Người vẫn kiên trì suốt 10 năm cho đến khi con đường cách mạng giải phóng
dân tộc trở thành con đường của cách mạng Việt Nam. Từ ngày giành được chính
1
Sách Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, NXBCTQG 2000 trang 130-131
2
Văn kiện Đảng toàn tập NXBCTQG 2000 tập 7 tr. 118

40
quyền, Người luôn gắn sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc với sự ủng hộ giúp đỡ của
quốc tế. Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc mâu thuẫn gay gắt, phe xã
hội chủ nghĩa chia rẽ, Hồ Chí Minh hoạt động không mệt mỏi để đoàn kết Xô - Trung,
đoàn kết xã hội chủ nghĩa. Đó là nghĩa vụ quốc tế lớn lao nhưng trước hết là vì lợi ích
của Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
Hai là, tư tưởng tìm bạn đồng minh, vận dụng đại đoàn kết trong quan hệ
quốc tế, xây dựng hậu phương lớn cho cách mạng và dân tộc Việt Nam:
Từ khi bước vào con đường cách mạng, Hồ Chí Minh đã tìm bạn, liên kết bạn
bè, đặc biệt là những ngày tháng Người ở Pháp, ở Nga và Trung Quốc. Ngay từ 1924,
Người đã tính đến việc tìm đồng minh cho cách mạng Việt Nam. Người viết: “Để có
thể thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông dương phải được nước Nga ủng hộ.
Các xô viết cơ sở cung cấp vũ khí, tiền bạc và các kỹ thuật viên; các binh sĩ thủy thủ
bản xứ được đào tạo trước đó ở Matscơva”.
Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Người chỉ đạo Ngoại giao phá vòng
vây, vượt sông Mêkông để tìm sự ủng hộ của bạn bè gần ở Đông Nam Á. Năm 1950,
thời cơ đến, Hồ Chí Minh đi nước cờ quyết định, lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô,
Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, tạo bước ngoặt trong cuộc kháng chiến. Đi vào
chống Mỹ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hàng ngũ bạn bè, đồng minh của Việt Nam mở
rộng, hình thành mặt trận nhân dân thế giới hào hùng ủng hộ Việt Nam trải khắp năm
châu. Đây là một hiện tượng quốc tế chưa từng có. Nguồn gốc của phong trào là lương
tri loài người thức tỉnh, lại được cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân Việt Nam tiếp
lửa. Nhưng đó là thành tựu của đường lối, tư tưởng và hoạt động của Hồ Chí Minh và
ngoại giao Việt Nam, gắn Việt Nam với thế giới kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
Ba là, tư tưởng lấy chính nghĩa dân tộc, thiện chí hòa bình, ý chí quyết đánh
quyết thắng làm điểm tựa, tạo thế mạnh của ngoại giao.
Hồ Chí Minh rất am tường quan hệ giữa ngoại giao và thực lực. Người nói:”
Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Nhưng
hoàn cảnh Việt Nam trong phần lớn thời gian chống kẻ thù mạnh, ta chưa từng có
chiêng to, vậy ta lấy gì để làm điểm tựa, để tạo thế mạnh cho ngoại giao.
Ngoại giao Việt Nam trước hết, dựa vào chính nghĩa dân tộc và thiện chí hòa
bình để tấn công địch, tranh thủ dư luận, xây dựng hậu phương quốc tế. Tháng 3-1946,
lúc Pháp sắp tiến quân ra Bắc, tiếp tướng Salan, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở miền
Bắc, Người nói: “Máu sẽ chảy và sẽ là điều bất hạnh” và “dù cả thế giới chống lại
chúng tôi thì chúng tôi cũng không chấp nhận trở thành những người nô lệ”1. Gửi thư

1
Hồ Chí Minh toàn tập, t.5 trang 186.

41
kêu gọi tới Chính phủ và nhân dân Pháp, Người viết: “Nước Việt Nam có thể bị tàn
phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc
chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cõi Á châu”. Một cái nhìn sâu xa, chính xác và sớm
được xác minh ngay sau Điện Biên Phủ. Đánh Mỹ, Mỹ mạnh và hung hăng. Hồ Chí
Minh tấn công bằng ý chí: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu
hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hồ Chí Minh luôn nắm vững mục tiêu hòa bình, lấy thiện chí hòa bình làm vũ
khí tấn công. Đánh Pháp, người tranh thủ ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, rồi thăm Pháp
và lưu lại 4 tháng để mưu tìm hòa bình. Ngọn cờ hòa bình của Hồ Chí Minh tỏa sáng ở
Paris. Với Mỹ, Hồ Chí Minh luôn tỏ ý “sẵn sàng dải thảm đỏ”, “sẵn sàng hoan tống một
cách lịch sự” để quân Mỹ rút.
Bốn là, tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường:
Độc lập tự chủ trong đối ngoại và quan hệ quốc tế trước hết là tư duy độc lập,
sáng tạo, xuất phát từ thực tế đất nước và dân tộc. Không máy móc dập khuôn kinh
nghiệm nước ngoài. Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển
lấy công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”.
Từ quan điểm độc lập, tự chủ, Người xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tự lực
và viện trợ quốc tế. Người coi trọng sự giúp đỡ của quốc tế nhưng “muốn người ta giúp
cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã1. Người lại nói “công việc của ta trước
hết ta phải làm lấy”.
Hội nghị Giơnevơ 1954 đem lại cho ta bài học lớn về độc lập tự chủ. Đi vào
chống Mỹ, ngoại giao Việt Nam trưởng thành vượt bậc. Việt Nam tự quyết định đường
lối và công việc điều hành chiến tranh. Đàm phán với Mỹ, ta chủ động lựa chọn thời cơ,
nội dung, bài bản, đàm phán tay đôi không có bên ngoài tác động vào.
Từ 1959, Xô Trung mâu thuẫn gay gắt. Hai đồng minh chiến lược của ta tìm
cách lôi kéo ta đứng về phía họ. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo kiên trì đoàn kết với cả
hai nước, khéo léo tranh thủ giúp đỡ ở mức cao nhất nhưng giữ độc lập tự chủ, không
“nhất biên đảo”, không đứng bên này chống bên kia. Dư luận phương Tây cho rằng
Việt Nam - Hồ Chí Minh “làm xiếc” trong việc giữ gìn quan hệ với Liên xô, Trung
Quốc.
Trong quan hệ quốc tế, các nước thường tìm cách tác động nhau. Các nước lớn,
có chiến lược toàn cầu càng tác động mạnh. Ngày nay cũng thế, ta kiên trì đường lối và
tư duy độc lập tự chủ, tôn trọng và lập quan hệ hài hòa với các nước lớn, giữ cân bằng
trong quan hệ với các nước đó, không ủng hộ bên này chống bên kia.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, t 2, trang 293.

42
Năm là, tư tưởng ngoại giao văn hóa - nhân văn - đề cao đạo lý
Hồ Chí Minh là nhà Ngoại giao lớn, nhà văn hóa lớn. Tư tưởng phong cách
ngoại giao của Người là Văn hóa - Nhân văn - trọng đạo lý. Tư tưởng phong cách ấy
phản ánh rõ nét trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách của Người trong hoạt động ngoại giao, một
lĩnh vực rất sở trường của Người, được thừa nhận rộng rãi trên quốc tế.
Thăm Pháp, đối đáp với Thủ tướng Pháp về đạo lý, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói:“Chúng ta đều có chung một lý tưởng triết học phương Đông và phương Tây, đều
theo một giáo dục chung “mình chớ làm cho người những điều không muốn làm cho
mình”1.
Bao trùm tư tưởng phong cách là “cái tâm”, lòng nhân ái, thương người, yêu
nước, thương dân, cái tâm mênh mông ôm cả nhân loại, trước hết là các dân tộc, các
tầng lớp bị áp bức. Cái tâm ấy là ngoại giao mưu tìm hòa bình, chấm dứt đổ máu, hòa
bình cho Việt Nam, hòa bình cho nước gây chiến với ta. Đánh Pháp, Người “không bỏ
lỡ cơ hội nào để hòa giải với Pháp”. Người Pháp thừa nhận! Với nhân dân Mỹ, Người
nói: “Tôi rất đau lòng khi thanh niên Việt Nam bị giết hại, và tôi cũng rất buồn phiền
khi lính Mỹ bị giết”.
Hòa bình đi liền với hợp tác hữu nghị. Thăm Pháp, ngay sau lễ đón tiếp ngày 22-
6-1946, Người tuyên bố với báo chí: “ mong sao hai dân tộc Pháp và Việt Nam cộng tác
với nhau một cách bình đẳng, thật thà và nhân ái”. Với nước Mỹ, từ rất sớm, Hồ Chí
Minh mong muốn và thực tế đã phấn đấu cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Người Mỹ thừa nhận sự thật lịch sử này.
Trong hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh tôn trọng đạo lý, kiên trì thuyết phục,
cảm hóa. Dù người đối thoại thuộc phái nào, bất đồng, đối địch, thậm chí người trong
hàng ngũ địch, họ đều ít nhiều chia sẻ các giá trị nhân văn chung của nhân loại. Người
nói: “Tuy phong tục mỗi dân tộc một khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống
nhau, ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ”.
3. Mấy vấn đề về nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Ngoại giao Hồ Chí Minh phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nghệ thuật của một nhà
ngoại giao tầm cỡ. Dưới đây xin điểm qua mấy nét lớn về nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí
Minh.
Một là, nắm vững bàn cờ thế giới và thực tế Việt Nam, dự báo và nắm đúng
thời cơ
Cách mạng Việt Nam gắn liền với vận mệnh thế giới. thời cơ gồm các nhân tố
quốc tế và nhân tố trong nước. Nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi dự đoán đúng thời cơ để
chuẩn bị lực lượng. Hồ Chí Minh có thiên tài dự báo và tiên liệu lạ thường. Năm 1924,
1
Hồ Chí Minh toàn tấp Sđd, t4, trang 353,354- Phương ngôn này có cả ở Phương Tây và phương Đông

43
trong lúc cả thế giới chú ý châu Âu thì Người đã dự đoán “một lò lửa chiến tranh thế
giới mới đang xuất hiện ở Thái Bình dương”.
Tháng 6-1940 nước Pháp bị Đức Hitler chiếm đóng. Hồ Chí Minh nói với những
chiến sĩ yêu nước đang hoạt động ở Hoa Nam:“ việc Pháp mất nước là một cơ hội thuận
lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm
trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Nhờ nắm bắt kịp thời mà chẳng bao lâu, chúng ta
có đường lối giải phóng dân tộc, Mặt trận Việt Minh và đi vào chuẩn bị tổng khởi
nghĩa.
Tháng 10-1944, xem xét kỹ bàn cờ thế giới, Người dự báo: “ Phe xâm lược gần
đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội
cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Ta phải làm
nhanh”1. Lãnh đạo cách mạng và kháng chiến, Người có những dự báo thời cơ tuyệt
vời, thời cơ tổng Khởi nghĩa, thời cơ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp, thời
cơ mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sang chống Mỹ thì chọn thời cơ tấn công đòi Mỹ
chấm dứt ném bom miền Bắc, thời cơ mở cục diện đánh đàm với Mỹ…
Nghệ thuật nắm thời cơ là dựa trên sự phân tích sâu sắc tình hình thế giới, sự
thay đổi chiến lược của các nước, tình hình đất nước, tương quan giữa ta và địch, chiều
hướng chiến lược, ý đồ kẻ địch.
Hai là, khéo lợi dụng mâu thuẫn nội bộ, phân hóa kẻ thù, thêm bạn bớt thù
Cách mạng tháng 8 vừa thắng lợi, trên đất nước ta 4 đội quân, 4 lực lượng thù
địch. Mà ta thì chính quyền và quân đội non trẻ. Hồ chí Minh và Trung ương đề ra
phương châm tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Người phát hiện các
mâu thuẫn nội bộ chúng và vận dụng sách lược phân hóa Mỹ Tưởng với Anh Pháp,
tranh thủ chí ít là trung lập hóa người Mỹ, hòa hoãn nhân nhượng với Tưởng để đánh
Pháp. Khi phát hiện Pháp muốn đàm phán để ra Bắc thay Tưởng, Người chuyển sang
hòa hoãn với Pháp, dùng Pháp để đẩy quân Tưởng ra khỏi miền Bắc,. Rồi dùng “vừa
đánh vừa đàm” kéo dài hòa hoãn với Pháp để có thời gian xây dựng lực lượng.
Trong nội bộ quân Tưởng, Người phân hóa các tướng tá Hoa Nam với chính
quyền Trung ương Trùng Khánh; giữa phái Vân Nam với phái Lưỡng Quảng. Với bọn
tay sai Tưởng, Người khai thác mâu thuẫn giữa Việt Nam cách mệnh đồng minh (Việt
cách) với Việt Nam Quốc dân đảng (Việt quốc).
Trong nội bộ chính giới và tướng lĩnh Pháp, Người tìm cách tranh thủ phái ít
hiếu chiến, phái xã hội Leon Blum, Marius Moutet… Người phân hóa Tướng Leclerc
có đầu óc thực tế với bọn có đầu óc thực dân nặng. Với mỗi đối tượng, Người có cách
tranh thủ riêng, đặc sắc, hiệu quả. Lư Hán, Tổng tư lệnh quân Tưởng, kiêu căng, ngang

1
Hồ Chí Minh toàn tập-tập 3, Trang 222-224.

44
ngược: y thường gọi Chủ tịch là “tiên sinh”. Tiếp y Người kể phong tục tập quán người
Lôlô và những kỷ niệm khi Người chung sống với bộ tộc Lôlô. Lư Hán bật dậy: Thưa
Chủ tịch tôi là người Lôlô, rất hạnh ngộ. Rồi nâng cốc Mao đài chúc sức khỏe Người.
Từ đó Lư Hán có một số ứng xử thuận cho ta hơn trước.
Ba là, nghệ thuật vận dụng sách lược, đi nước cờ quyết định vào thời điểm
quyết định
Sự nghiệp cách mạng Việt Nam thế kỷ XX luôn trong thế khó khăn. Hoạt động
cứu nước của Hồ Chí Minh cũng luôn gặp nhiều chông gai. Chính trước các thời điểm
khó khăn đó, Người đi những nước cờ thần kỳ, những quyết sách, sách lược sáng tạo có
ý nghĩa xoay chuyển tình thế.
Tháng 10-1943, Người được ra khỏi nhà tù Tưởng nhưng chưa được về nước.
Nắm được ý đồ Trương Phát Khuê - tư lệnh đệ tứ chiến khu - muốn lợi dụng Người để
cải tổ tổ chức tay sai Đồng minh Hội, Người nhận lời tham gia Ban trù bị, và lái Đại hội
Đồng minh hội thành Đại hội đại biểu các tổ chức cách mạng hải ngoại. Đại hội này có
nhiều đại biểu Việt Minh tham gia. Với một sách lược nhỏ, Người biến tổ chức tay sai
Tưởng thành một tập hợp lực lượng cách mạng ở Hoa Nam, có thế hợp pháp, có lợi cho
việc ứng xử với quân Tưởng khi chúng vào Việt Nam. Riêng Người, từ vị trí người mới
ra tù, Người trở thành khách quý của Bộ tư lệnh địa phương, có điều kiện và an toàn về
nước.
Sau cách mạng tháng tám, nước ta bị thù trong giặc ngoài xâu xé: Riêng hai tổ
chức phản động Việt nam Quốc dân Đảng và Cách mệnh đồng minh hội dựa vào thế lực
Tưởng, vu cáo chính phủ là Cộng sản, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Pháp
đang chuẩn bị tiến ra Bắc. Tình thế rất hiểm nghèo. Dùng nước cờ gì đây? Người và
Ban Thường vụ dũng cảm chấp nhận “giải pháp đau đớn”: Giải tán Đảng Cộng sản (rút
vào bí mật), đổi Quân đội quốc gia thành Vệ quốc đoàn. Người lợi dụng vai trò tướng
Tưởng Trần-tu-Hòa để hiệp thương với hai phái thân Tưởng, nhân nhượng chúng nhiều
ghế trong Chính phủ và quốc hội. Từ đó buộc chúng phải ủng hộ kháng chiến, ủng hộ
Tổng tuyển cử, đình chỉ công kích nhau. Nước cờ thần tình, từ thế hiểm nghèo chuyển
thành thế mạnh, Bộ Tư lệnh Tưởng đồng tình, tay sai chúng lùi bước, Pháp tin cậy, đi
vào thương lượng thực chất. Phạm Văn Đồng gọi đây là “một sách lược hết cỡ”.
Thương lượng với Pháp (xuân 1946) rất găng. Ta nhân nhượng để Pháp đưa
quân ra Bắc thay quân Tưởng; Việt Nam nhận ở trong Liên bang Đông dương và trong
Liên hiệp Pháp, thống nhất Nam bộ vào Việt Nam sẽ do trưng cầu dân ý. Pháp đồng ý
công nhận Việt Nam là nước có chủ quyền nhưng không công nhận độc lập. Đến phút
chót sắp ký, Hồ Chí Minh đưa ra quy chế: Pháp công nhận “Việt Nam là một quốc gia
tự do”. Lại là một sách lược vĩ đại và sáng tạo, đưa tới Hiệp định sơ bộ, kéo dài hòa
hoãn với Pháp.
45
Tháng 9-1946, Hội nghị Fontainebleau tan vỡ. Người kiên trì đối thoại với
Marius Moutet, ký được Tạm ước 14-9, cũng vận dụng “sách lược đến hết cỡ” như
chấp nhận thống nhất tiền tệ, Việt Nam tham gia thuế quan với các nước Đông dương.
Những sách lược mạnh bạo, hết mức như vậy, chỉ có ở Hồ Chí Minh.
Bốn là, vận dụng tài tình nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” để kiềm chế địch,
tranh thủ thời gian, giành thắng lợi từng bước
Việt Nam luôn phải chống kẻ thù mạnh. Để kiềm chế chúng, tranh thủ thời gian
xây dựng lực lượng, Hồ Chí Minh vận dụng nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”. Trong lúc
Nam bộ chống Pháp, Hồ Chí Minh mở cục diện đánh đàm từ rất sớm, tháng 10-1945.
Tháng sau, ngày 11-11, Việt Nam trao Pháp lập trường 3 điểm. Đến tháng 12 hai bên đi
vào đàm phán thực chất. Sau mấy tháng, đạt Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Ta kéo dài đàm
phán bằng Hội nghị Trù bị Đà Lạt. Hội nghị Fontainebleau và Chủ tịch Hồ Chí Minh
thăm Pháp. Địch mạnh, hung hăng nhưng Hồ Chí Minh đàm phán trên tư thế bình đẳng,
ung dung. Đến thời kỳ đánh Mỹ, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đưa nghệ
thuật đánh đàm lên tầm cao, dùng đàm phán phối hợp với chiến trường, tranh thủ quốc
tế, đánh vào nội bộ đối phương, năm lần kéo địch xuống thang và kết thúc bằng Hiệp
định Paris lịch sử.
Năm là phong cách ngoại giao “tâm công”, nghệ thuật đi vào lòng người,
tranh thủ rộng rãi, kể cả người trong hàng ngũ đối phương
Hồ Chí Minh uyên bác, hiểu biết sâu rộng văn hóa, tâm lý, ngôn ngữ phong tục
nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây, tìm cách xử thế hợp lòng người, hợp đối
tượng, hợp hoàn cảnh , sức thuyết phục cao. Với tướng tá Tưởng, Người giữ hòa khí
với Lư Hán, với Tiêu Văn, Trần -tu-Hòa. Với người Pháp, Người tranh thủ Leclerc,
Salan, M.Moutet cho đến Albert Sarraut, nguyên Bộ trưởng thuộc địa đã từng hai lần
gọi Người lên đe nẹt. Người mời cơm ông bà Sarraut và tiếp ân cần, không nhắc gì
chuyện cũ (10-7-1946). Ông già nguyên Toàn quyền Đông dương cảm kích phải thốt
lên: “Một thủy thủ can trường, một nhà báo sắc nhọn và bản lĩnh, một người yêu nước
số một, hàng đầu đối địch với Pháp. Tôi phải mời “người yêu nước” (chỉ Nguyễn Ái
Quốc) đến Bộ Thuộc địa và đã giơ tay lên với Người. Giờ đây là một Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thượng khách của nước Pháp-
chúng tôi tôn trọng nhau trong tình hữu nghị…”.
Với người Mỹ, Người gửi thông điệp: “Tôi kính trọng nhân dân Mỹ, Nhân dân
Mỹ thông minh, yêu hòa bình và dân chủ. Lính Mỹ hiện nay đang bị đẩy sang đây để
giết người và bị bắn chết. Tôi cũng buồn phiền khi lính Mỹ bị giết. Tôi cảm thông nỗi
đau buồn của cha mẹ họ”1

1
Nói với Tòa án Quốc tế ngày 1-1-1967. Hồ sơ tác giả.

46
Tư tưởng - nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh rất rộng lớn. Trên đây chỉ mới
trình bày được đôi điều. Việc nghiên cứu chủ đề này đang tiếp tục.
Hiện nay giới học thuật nước ta đang tiếp tục đi sâu và bắt đầu xuất hiện những
sơ khởi về “chủ thuyết Hồ Chí Minh”, về “triết lý Hồ Chí Minh” hoặc “Minh Triết Hồ
Chí Minh”. Hy vọng chúng ta có dịp tiếp cận những công trình mới mẻ này./.

47
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Quá trình đi tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước,
những năm tháng hoạt động ở Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh đã đặt nền
móng cho sự lựa chọn đúng đắn.
Cùng với việc gia nhập Đảng Xã hội Pháp đầu năm 1919, thay mặt những người
Việt Nam yêu nước tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách đòi 8 điểm tới Hội
nghị Versailles (Vecxay) ngày 18-6-1919. Đó là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng
đánh dấu sự khởi đầu sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh. Từ thời điểm ấy
tên gọi Nguyễn Ái Quốc như một biểu hiện cao đẹp, thiêng liêng của tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tác phẩm của Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L'Humantité (nhân Đạo)
cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp số ra ngày 16 và 17-7-1920. Luận cương của
Lênin nêu rõ nhiệm vụ của các Đảng cộng sản phải có trách nhiệm giúp đỡ cách mạng ở
các nước thuộc địa, đoàn kết với các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực
dân. Sự kiện này là bước phát triển căn bản và sâu sắc trong nhận thức và lập trường
chính trị của Nguyễn Ái Quốc và củng có ý nghĩa quyết định đến con đường cách mạng
của dân tộc Việt Nam.
Với tình yêu nước sâu sắc và khát vọng giành độc lập tự do cho dân tộc, Nguyễn
Ái Quốc đã đi nhiều nước, quan sát và phân tích hiện trạng của các nước tư bản, đế
quốc và các nước thuộc địa để tìm ra lời giải đáp cho con đường đấu tranh để tự giải
phóng dân tộc mình. "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa
cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu
tranh, vừa nhiệm vụ lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được
rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ1.
Cuối tháng 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội toàn quốc lần thứ
XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours (Tua). Tại Đại hội, ngày 26-1-1920
Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu ý kiến lên ánh mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản Pháp đang
thống trị và nô dịch các dân tộc Đông Dương. Ngày 30-12-1920, Nguyễn Ái Quốc trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu
tiên của dân tộc Việt Nam.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 10, Tr.127, 128.

48
Tại Đại hội Tours, ngày 29-12-1920, sau khi bỏ phiếu tán thành Quốc tế III
(Quốc tế cộng sản), khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rose (Rôde) vì sao bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc giải thích: "Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói
thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một
điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa ... Tự do cho đồng bào tôi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi
hiểu"1.
Độc lập, tự do cho dân tộc và đất nước và khát vọng của mọi người Việt Nam
yêu nước mà Nguyễn Ái Quốc là một đại biểu chân chính ở đầu thế kỷ XX. Nhưng
bằng con đường nào, phương pháp gì để giành độc lập tự do cho dân tộc thì nhiều "cây
đại thụ" của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng chưa có lời giải.
Nguyễn Ái Quốc là người đã chỉ con đường giải phóng dân tộc triệt để là gắn liền giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Tính
cách mạng triệt để của công cuộc giải phóng dân tộc chính là giải đi đến giải phóng xã
hội vì tự do, ấm no, hạnh phúc của con người, đi tới chủ nghĩa xã hội. Chính trong hoàn
cảnh của nước thuộc địa, sự áp bức, bất công đã được chủ nghĩa đế quốc đẩy đến tận
cùng, đã giác ngộ hàng trăm triệu người đứng lên cách mạng giải phóng dân tộc và cách
mạng xã hội. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để nảy nở tiếp nhận và phát triển tư tưởng
xã hội chủ nghĩa. "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã
hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"2.
Để cho người dân ở các nước thuộc địa hiểu được tư tưởng của chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi công việc truyền bá và giáo dục tư tưởng đó phải thật sự
công phu tỉ mỉ, sâu sắc. Ở đầu thế kỷ XX, công việc đó (công việc giáo dục, truyền bá
tư tưởng cộng sản chủ nghĩa) đứng trước hai khó khăn lớn: Chủ nghĩa đế quốc, thực
dân ra sức bưng bít, xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn ảnh hưởng của
cách mạng tháng Mười Nga; sự hiểu biết nông cạn hoặc hiểu sai của người dân các
nước thuộc địa về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Từ sự quan sát và nghiên cứu
các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc nhận xét, trong con mắt người dân bản xứ chủ
nghĩa cộng sản "có nghĩa là: hoặc sự phá hoại tất cả, hoặc sự giải phóng khỏi ách nước
ngoài. Nghĩa thứ nhất, gán cho danh từ ấy làm cho quần chúng vô học và nhút nhát xa
lánh chúng ta, nghĩa thứ hai thì dẫn họ đến chủ nghĩa quốc gia. Cả hai điều đó đều nguy
hiểm cả"3. Lời cảnh báo sáng suốt đó của Nguyễn Ái Quốc sau này trên thực tế phong
trào cách mạng ở một số nước trong thế kỷ XX đã phạm những sai lầm, tổn thất bởi sự
phủ định, phá bỏ tất cả và biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia, dân tộc hẹp hòi, cực đoan.
Như vậy, muốn đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản cần phải hiểu đúng bản
1
Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H, 1993, tập 1, t.94.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 1, tr.28.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 1, tr.63.

49
chất, giá trị cao cả của lý tưởng và của xã hội cao đẹp đó mà những người cách mạng và
loài người phấn đấu vươn tới. Nhận thức đúng về chủ nghĩa cộng sản là đòi hỏi nghiêm
túc đối với mỗi người cách mạng.
Tháng 5 - 1921, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề, chế độ cộng sản có thể áp dụng
được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không? Đây là vấn đề được những
người cách mạng ở châu Á và Đông Dương quan tâm. Người cho rằng, muốn hiểu vấn
đề đó, chúng ta phải xem xét tình hình hiện nay ở lục địa châu Á về mặt lịch sử và địa
lý. Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu, xem xét các nước châu Á một cách toàn diện cả về
chính trị, xã hội, kinh tế, lịch sử và thực trạng đang bị thực dân phương Tây thống trị.
Người đi đến kết luận: "Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng
sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu"1. Tư tưởng về cộng
đồng xã hội, bình đẳng, giáo dục và đề cao giá trị nhân văn, hình thành chế độ sở hữu
công cộng bình đẳng về tài sản, phải đấu tranh cho hạnh phúc của con người, đề cao
nhân dân, dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh v.v.. phát triển sớm ở châu Á, trở
thành cơ sở thuận lợi để tiếp nhận tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và phấn đấu xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuối thế kỷ XX đã chứng kiến một sự thật lịch sử là
trong khi một mô hình chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, thì
chế độ chủ nghĩa lại được củng cố và phát triển ở các nước châu Á như Việt Nam,
Trung Quốc... Thực tế đó đã chứng minh nhận định của Nguyễn Ái Quốc năm 1921:
chế độ cộng sản thực hiện được ở châu Á dễ dàng hơn ở châu Âu.
Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước châu Á đã bị tư bản phương Tây xâm chiếm
biến các nước đó thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. Các dân tộc bị áp bức ở châu Á và
đang thức tỉnh chủ động đấu tranh để tự giải phóng. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh, người
châu Á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải
cải cách toàn bộ xã hội hiện đại... "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không
đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ vào trong khi thủ tiêu một trong những
điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"2. Cách mạng ở
các nước thuộc địa châu Á hoàn toàn có khả năng phát triển và chủ động giành thắng
lợi không phụ thuộc vào cách mạng ở các nước tư bản phương Tây. Chẳng những thế,
cách mạng ở thuộc địa còn có thể góp phần giúp đỡ sự nghiệp giải phóng giai cấp vô
sản ở các nước tư bản phương Tây.
Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam cũng như của nhiều nước châu
Á, trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là phải giành độc lập hoàn toàn và tiến lên chủ

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 1, tr.35.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 1, tr.36.

50
nghĩa xã hội, thực hiện giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, con người. Hai công
cuộc giải phóng vĩ đại đó chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới. Con đường cách mạng đã được Nguyễn Ái Quốc xác định rõ trong
Chánh cương văn tắt của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam mùa xuân năm 1930m "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"1. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến. Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập.
Đối với các nước tư bản, cách mạng vô sản có nhiệm vụ đấu tranh giai cấp đánh
đổ nhà nước tư sản thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp vô sản tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với các nước thuộc địa thì nhiệm vụ trước hết là đấu tranh
giành độc lập dân tộc và sau đó từng bước chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Định hướng đó là sự thể hiện đúng đắn tư tưởng cách mạng không ngừng của Lênin. Ở
một nước thuộc địa như Việt Nam thì giữa cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng
ruộng đất (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội
chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tạo tiền
đề, điều kiện để đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa mang
lại ấm no, hạnh phúc thật sự cho con người lại củng cố vững chắc thành quả của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc. Nguyễn Ái Quốc
luôn luôn hướng tới và thực hiện triệt để mục tiêu giải phóng con người. "Chúng ta đã
hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là sao cho cách mệnh rồi thì
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy
sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc"2.
Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thắng
lợi chấm dứt sự tồn tại của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa
lịch sử và thời đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Khát vọng độc lập dân tộc đã được thực hiện nhưng các thế lực thực dân, đế
quốc đã quay lại xâm lược hòng áp đặt lại chế độ thực dân trên đất nước ta. Cả dân tộc
Việt Nam theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng lên chống thực dân Pháp
xâm lược làm nên thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ (1954) đánh bại chủ nghĩa thực dân
cũ của Pháp và tiếp đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm nên đại
thắng mùa Xuân 1975 đánh bại chủ nghĩa thực dân mới của tên đế quốc mạnh nhất thế
giới. Đó là thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của sự nghiệp giải phóng dân tộc theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 3, tr.1.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 2, tr.270.

51
Ngay sau khi giành được độc lập dân tộc (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với
Đảng làm hết sức mình để giữ vững quyền độc lập đồng thời mưu cầu hạnh phúc cho
nhân dân, cho con người. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu gắn bó mật
thiết với nhau. Độc lập dân tộc là thiêng liêng cao cả nhưng còn phải đi đôi với tự do,
ấm no hạnh phúc cho đồng bào. Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là làm sao cho
nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành. Độc lập dân tộc chỉ thật sự có ý nghĩa sâu sắc và triệt
để khi gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân "nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì"1.
Trong chuyến đi thăm nước Pháp, tại Paris, ngày 12-7-1946 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trả lời các nhà báo. Một nhà báo đã nêu câu hỏi: Thưa Chủ tịch, chúng tôi
nghe nói Chủ tịch tuyên bố rằng Chủ tịch có xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ
tịch cho rằng nước Việt Nam chưa có thể cộng sản hóa được trước một thời hạn là 50
năm không? Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: "Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu
một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi nghiên cứu Chủ nghĩa Các Mác". "Muốn cho chủ nghĩa
cộng sản thực hiện được cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều
được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có
đủ"2. Thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cần thiết phải tạo ra những điều kiện
nhất định. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (2-1951), Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: "Xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội"3. Sau ngày miền
Bắc nước ta được giải phóng (1954) Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương đưa
miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh nhiệm vụ của miền Bắc là "tiến dần lên chủ nghĩa xã hội... Tiến lên chủ
nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có mà phải làm thế nào cho nó tiến lên, tức là
phải lao động, lao động thiết thực"4. Khi đó miền Bắc vừa mới thoát khỏi ách thực dân,
phong kiến, trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu, lại trong hoàn cảnh đất nước tạm
thời bị chia cắt làm hai miền. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong những điều kiện
như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, theo tốc độ nào để
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay"5.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò
mẫm, muốn phạm sai lầm cần phải nâng cao sự tu dưỡng Chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm
vững quan điểm và phương pháp của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tổng kết những kinh
nghiệm của Đảng, phân tích một cách đúng đắn đặc điểm của nước ta; học tập và vận
dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước; phải học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 4, tr. 56.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 4, tr.272.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.174.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr. 338.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr.338.

52
của Đảng. "Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của
cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của
cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta"1.
Những lời chỉ dẫn quý báu trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc
biệt về lý luận về phương pháp luận đồng thời có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc đối
với quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xác định, làm rõ con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975) cũng như
10 năm đầu tiên cả nước sau ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975), bên cạnh những
thành tựu và ưu điểm, Đảng ta có lúc đã phạm khuyết điểm chủ quan, nóng vội muốn đi
nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong khi những điều kiện cần thiết còn yếu kém, chưa nhận
thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan nhất là những quy luật của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất.
Quá trình khảo nghiệm, tìm tòi con đường đổi mới diễn ra từ cuối những năm 70
và nửa đầu những năm 80 của thế kỷ XX kết hợp với đổi mới tư duy lý luận, nhận thức
rõ hơn về thời kỳ quá độ và về chủ nghĩa xã hội, chính là quá trình sửa chữa những
khuyết điểm đề tìm kiếm hình thức, bước đi và giải pháp thích hợp. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-1982) đã xác định những nhiệm
vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ phải trải qua nhiều chặng đường mà nước ta
đang ở chặng đường đầu tiên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-
1986) đã hoạch định đường lối đổi mới. Đường lối đó phản ánh đúng thực tiễn cần phải
thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đó là sự
nhận thức đúng đắn những luận điểm của Mác và Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Đặc biệt ở đây đã nhận thức rõ những đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ mà
Lênin đã trình bày trong nhiều tác phẩm quan trọng. Điều cần nhấn mạnh là đường lối
đổi mới của Đại hội VI của Đảng cũng là sự thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vượt qua những thách thức và tác động của cuộc khủng hoảng và sụp đổ của mô
hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên
trì mục tiêu đổi mới vì chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-
1991), "nhất trí khẳng định mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
ta và nhân dân ta đã lựa chọn, khẳng định toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm theo đuổi
đến cùng con đường dẫn tới mục tiêu ấy"2. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, sự lựa

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr.494.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, Nxb CTQG, H, 2007, tập 51, tr13.

53
chọn đã dứt khoát từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. "Thật vậy, đối với
nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh
phúc cho nhân dân"1.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã
ngày càng phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và thu được những thành tựu to
lớn có ý nghĩa lịch sử. Năm 1996, trải qua 10 năm đổi mới, Đại hội VIII của Đảng đã
khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành những nhiệm
vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ cho phép chuyển sang thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với thành tựu của đổi mới con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được xác định ngày càng rõ hơn. Đại hội IX (4-2001)
tổng kết 15 năm đổi mới tiếp tục khẳng định và làm rõ về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Đại hội IX khẳng định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập
vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây
dựng nền kinh tế hiện đại"2. Đó là nghiệp đầy khó khăn, phức tạp "cho nên phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế
xã hội có tính chất quá độ"3. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hòa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) tổng kết
20 năm đổi mới đã nêu rõ từ thành tựu về mọi mặt của công cuộc đổi mới và tư duy
mới về lý luận "Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã
hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên
những nét cơ bản4. Nhận thức sáng tỏ hơn về mục tiêu, mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam với 8 đặc trưng mà Đại hội X đề cập trên cơ sở phát triển 6 đặc trưng của
Cương lĩnh 1991. Sáng tỏ hơn về nội dung và những chặng đường, bước đi để đưa đất
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thấy rõ được nội dung và khả năng bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa và những giải pháp mang tính hiện thực để đạt tới mục tiêu chủ nghĩa xã
hội.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, Nxb CTQG, H, 2007, tập 51, tr13
2
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.84.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.85.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.68.

54
Chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng họp vào đầu năm 2011, Đảng Cộng sản Việt
Nam đang nghiên cứu bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991, để tiếp tục làm rõ hơn nội
dung và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng, chủ thuyết
cách mạng và phát triển Hồ Chí Minh.

55
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BƯỚC ĐI
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
ThS. Trần Thị Phúc An
Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã khai phá ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa. Luôn đứng vững trên mảnh đất hiện thực, lấy thực tiễn Việt Nam làm
điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động, Người đã có những phát hiện độc đáo
và sáng tạo về bước đi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, có
định hướng lâu dài cho cách mạng nước ta.
Nhận thức đầy đủ, sâu sắc về đặc điểm của cách mạng Việt Nam khi bước vào
thời kỳ quá độ nên Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: “Chúng ta phải dùng những phương
pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội?”. Người chỉ
rõ: “Phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm,
phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân
tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể
dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những
đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với
tình hình nước ta”1.
Tuy chưa có điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu các bước đi cho thời kỳ quá độ
ở nước ta là bao gồm mấy chặng đường và nội dung của những chặng đường đó, nhưng
Hồ Chí Minh đã có nhiều ý kiến chỉ đạo rất quan trọng. Ban đầu, đã có lần Người trả lời
cử tri rằng, thời kỳ quá độ ở nước ta có thể đòi hỏi ba, bốn kế hoạch dài hạn. Nhưng
ngay sau đó, Người đã nhiều lần điều chỉnh lại rằng: “tiến lên chủ nghĩa xã hội không
thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục” 2. Người chỉ rõ: “ta
xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu
dài”3. Người nói: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có” 4. Và
“Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội
mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”5. Do đó, chủ nghĩa xã hội không thể làm
mau được mà phải làm dần dần, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại. Hồ Chí Minh
khẳng định thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước, bước ngắn, bước dài tuỳ theo hoàn
cảnh mỗi nước, nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Làm ít mà chắc hơn làm nhiều,
làm rầm rộ và không chắc chắn. Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới
1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 494.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd, tr.228.
3
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 12, sđd, tr.567.
4
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd, tr.338.
5
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 9, sđd, tr.176.

56
dần dần”1. Phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn
hoá, từ vật chất đến tinh thần, tâm lý, tư tưởng, ý thức… trong đó, xây dựng là cơ bản
và lâu dài. Người căn dặn: “Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu liêu, làm ẩu.
Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của
cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể…
Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế”2.
Về bước đi trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã sớm đề phòng, ngăn
ngừa khuynh hướng chủ quan, nóng vội, đặc biệt trong phong trào hợp tác hoá ở nông
thôn. Người nói “từ trước đến nay nông dân ta quen làm ăn riêng rẽ từng nhà, không
quen tập thể, không quen tổ chức”, “Chớ sốt ruột, tham mau, vội tổ chức hợp tác xã
ngay”3. Người nhắc nhở phải đi từng bước vững chắc “ở nông thôn… lúc đầu là cải
cách ruộng đất, sau tiến lên một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại
tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn…”4. Về phương
pháp tổ chức thì “Một là chớ ham làm mau… Hai là phải thiết thực… Ba là phải làm từ
nhỏ đến lớn”5.
Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở thành thị, Người nói: “ta sẽ
khuyên các nhà tư sản - không bắt ép mà giáo dục thuyết phục họ - chung vốn với
Chính phủ. Các nhà tư sản sẽ hợp tác với Chính phủ để sản xuất dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân… Các nhà tư sản sẽ thấy công tư hợp doanh có lợi, không có hại,
dần dần họ thấy nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội”6.
Về bước đi trong phát triển công nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những ý
kiến chỉ đạo quan trọng. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về phương hướng khôi phục và
phát triển kinh tế sau khi hoà bình vừa lập lại, có ý kiến muốn tập trung lực lượng vào
xây dựng và phát triển công nghiệp nặng để nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta tiến
lên. Người phát biểu: “Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành
thị,… nếu muốn công nghiệp hoá gấp thì là chủ quan... Cho nên, trong kế hoạch, phải
tăng tiến nông nghiệp. Làm trái với Liên Xô, đó cũng là mác xít. Trung Quốc phát triển
cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, đồng thời phát triển cả nông nghiệp. Ta cho
nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau
mới đến công nghiệp nặng”7.
Qua ý kiến này có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về bước đi trong xây dựng và
phát triển công nghiệp ở nước ta không giống với Liên Xô và Trung Quốc. Liên Xô tiến

1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 7, sđd, tr.540.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 10, sđd, tr.315.
3
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 7, sđd, tr.539.
4
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd, tr.226.
5
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.7, sđd, tr.540.
6
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd tr.227.
7
Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.572-573.

57
hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa từ điều kiện cụ thể của nước Nga, một nước tư
bản chủ nghĩa phát triển trung bình, dẫu sao cũng kế thừa được một cơ sở vật chất kỹ
thuật ban đầu khá cơ bản. Trong hoàn cảnh bị bao vây cấm vận của chủ nghĩa tư bản,
Liên Xô phải tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hoá với nhịp độ cao, theo hướng ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, nhằm nhanh chóng biến Liên Xô từ một nước nhập
khẩu máy móc, thiết bị thành một nước công nghiệp phát triển, bảo đảm xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Còn Trung Quốc tuy là một nước nửa thuộc
địa, nửa phong kiến, song do chủ nghĩa tư bản nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc để
khai thác, với quy mô và tốc độ ngày càng cao nên đã hình thành ở đó một số ngành
công nghiệp nặng như khai khoáng, luyện kim, giao thông, đường sắt… tương đối phát
triển. Vì vậy, sau giải phóng không lâu, Trung Quốc đã có thể đề ra đường lối phát triển
cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đồng thời với phát triển nông nghiệp.
Với tư duy độc lập, tự chủ, Hồ Chí Minh xác định bước đi của nền kinh tế nước
ta không giống Liên Xô và Trung Quốc. Theo Người, chúng ta phải ưu tiên phát triển
nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc vì nước ta là một nước nông nghiệp, có đến 90%
dân số là nông dân. Để cải thiện, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết
phải giải quyết vấn đề ăn, mặc rồi mới đến các vấn đề khác. Người nói: “Dân đủ ăn đủ
mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân
đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta có hay mấy cũng không thực hiện được”1. Nước
ta là một nước có điều kiện địa lý, khí hậu rất thích hợp cho nông nghiệp phát triển.
Người chỉ rõ, khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ, lao động nông nghiệp dồi dào, đó là ba
nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong thời kỳ
quá độ, phải dựa vào nông nghiệp, phải đi lên từ nông nghiệp, phải coi “phát triển nông
nghiệp là việc cực kỳ quan trọng”2.
Xuất phát từ quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh luôn
nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, phải chống giáo điều, dập khuôn kinh
nghiệm của nước ngoài. Người nói: “muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập
kinh nghiệm các nước anh em” nhưng phải biết “áp dụng những kinh nghiệm ấy một
cách sáng tạo”3. Người chỉ rõ, “Ta không giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập
quán khác, có lịch sử địa lý khác”. Do đó, Hồ Chí Minh cho rằng, “Ta có thể đi con
đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội” 4. Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài
“Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có định thành lập “công xã nhân dân” như ở nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “…chúng tôi
không định tổ chức “công xã nhân dân”. Chúng tôi có kế hoạch hợp tác hoá nông thôn,

1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 7, sđd, tr.572.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 10, sđd, tr.544.
3
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd, tr.494.
4
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t. 8, sđd, tr.227.

58
tăng gia sản xuất và cải thiện hơn nữa đời sống của nhân dân” 1. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Hiện nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh
nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những
kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”2.
Nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên khi
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin “Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem
kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc. Nhưng chúng ta phải
học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng
nước ta, cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”3.
Những đặc điểm riêng có và điều kiện đặc biệt của nước ta được Hồ Chí Minh
nhắc đến thường xuyên chính là hoàn cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam khi bước vào
thời kỳ quá độ.
Thứ nhất, sau khi giành độc lập, nền chuyên chính dân chủ nhân dân dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vô sản trên nền tảng liên minh công - nông và lao động trí óc
được củng cố. Nhà nước của dân, do dân, vì dân được kiện toàn và có kinh nghiệm
bước đầu điều hành đất nước thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc” thắng lợi.
Những tiền đề chủ yếu cho việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội được tạo ra. Do đó, cách
mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - quá độ lên chủ nghĩa xã hội - không bắt
đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị, một cuộc cách mạng chính trị với đầy đủ ý nghĩa
của nó như ở nước Nga hay các nước tư bản phát triển.
Từ đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị trực diện nhằm đánh đổ đế quốc xâm
lược và phong kiến tay sai, cách mạng Việt Nam chuyển sang hình thức đấu tranh mới -
đấu tranh hoà bình về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội chống các thế lực đi
ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa (cả lực lượng bên trong và bên ngoài). Từ đấu
tranh trên chiến trường chuyển qua đấu tranh trên mặt trận sản xuất, tư tưởng, văn hoá,
trên thị trường. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm nền độc
lập dân tộc và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân. So sánh
việc xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với việc thắng đế quốc,
Hồ Chí Minh cho rằng đập tan chế độ cũ là tương đối dễ, thật sự xây dựng xã hội mới
khó khăn hơn nhiều; thắng đế quốc, phong kiến là tương đối dễ, thắng nghèo nàn lạc
hậu còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiện nay, chúng ta đang làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa, một cuộc cách mạng tuy trường kỳ gian khổ, song nhất định
thắng lợi, chỉ phải đổ mồ hôi mà không đổ máu, một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng
lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con cháu

1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.9, sđd, tr.308-309.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.8, sđd, tr.498-499.
3
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.8, sđd, tr.497.

59
ta”1. Trong Di chúc khi viết về công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh, chống
nghèo nàn lạc hậu, xây cái mới, Người gọi đây là “cuộc chiến đấu khổng lồ” đúng như
tinh thần của Lênin: giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn.
Thứ hai, sau Hiệp định Giơnevơ (1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
miền Nam tạm thời nằm trong vùng tạm chiếm của địch. Theo Hiệp định, sau hai năm,
Việt Nam sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Song, do âm
mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đế quốc Mỹ đã ngang nhiên phá bỏ Hiệp định, từ chối
hiệp thương tổng tuyển cử và thiết lập một chế độ cai trị hà khắc tại miền Nam. Trước
tình hình đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam. Đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ra đời giữa lúc
phong trào cộng sản quốc tế đang có sự phân hoá sâu sắc, việc bảo vệ hoà bình, đẩy
mạnh cách mạng nổi lên thành vấn đề lý luận và thực tiễn nóng hổi với những quan
điểm khác nhau: một bên là quan điểm cách mạng, một bên là quan điểm cơ hội chủ
nghĩa kìm hãm phong trào giải phóng dân tộc, chấp nhận tình trạng đất nước bị chia cắt.
Về vấn đề Việt Nam, cũng có người chủ trương cần trường kỳ mai phục, chờ miền Nam
giải phóng rồi cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong lúc chủ nghĩa cơ hội đang
làm cho tình hình thêm phức tạp, đường lối cách mạng được hoạch định kịp thời đã thể
hiện sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của nhiều lý luận gia nước
ngoài, cách làm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát huy triệt để những ưu thế của chế độ xã hội mới phục
vụ mục tiêu: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đó là một sáng tạo độc đáo của
Hồ Chí Minh, phán ánh đúng thực chất và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam:
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Hiện tượng lịch sử này chưa từng có ở bất kỳ
một nước nào khác trên thế giới. Nhưng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
giải quyết thành công cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IV tổng kết: “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm
đôi tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và
cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975”2.
Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, đặc điểm “to nhất”, bao trùm nhất của nước ta khi
bước vào thời kỳ quá độ, chi phối các đặc điểm khác và quyết định phương thức quá độ
gián tiếp là “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không
phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”3. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ
những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp trong tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.10, sđd, tr.292.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, toàn tập, t.37 (1976), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.485.
3
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.10, sđd, tr.13.

60
nước ta. Nó đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nhận thức và giải đáp
một cách đúng đắn để tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức,
bước đi và cách làm phù hợp. Đồng thời, nó chỉ rõ mâu thuân cơ bản của thời kỳ quá độ
ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới có
kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hoá, khoa học tiên tiến với tình trạng
lạc hậu kém phát triển, phải đối phó với các thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của
chúng ta.
Những biểu hiện cụ thể của đặc điểm to nhất này được Hồ Chí Minh phân tích rõ
trên tất cả các mặt:
Về kinh tế, tính chất lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp thể hiện không chỉ ở
trình độ lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội mà còn ở quy mô tổ chức, cách
thức quản lý sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế. Sau khi rút đi, đế quốc Pháp để lại cho ta
một nền kinh tế nghèo nàn, “Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ
thuật vô cùng lạc hậu. Công nghiệp thì rất nhỏ bé và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp
lại bị tàn phá nặng nề trong mười lăm năm chiến tranh. Đã vậy, khi chúng phải rút khỏi
miền Bắc, thực dân Pháp lại ra sức phá hoại kinh tế”1.
Về văn hoá, tinh thần, một bộ phận nhân dân còn mù chữ, trình độ văn hoá thấp.
Tàn dư tư tưởng phong kiến, thực dân còn ảnh hưởng nặng nề, phong tục tập quán lạc
hậu đã chi phối suy nghĩ, đời sống tinh thần của nhiều người.
Chính cơ sở kinh tế - xã hội, văn hoá - tinh thần lạc hậu đó làm xuất hiện trong
thời kỳ quá độ ở nước ta một hệ thống mâu thuẫn đan xen, phức tạp mà đặc trưng cơ
bản không phải là mâu thuẫn đối kháng trực tiếp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản mà tập trung chủ yếu ở mâu thuẫn giữa nhân
dân ta với kẻ thù bên ngoài và tay sai phản động. Đối với một nước nông nghiệp lạc
hậu, phổ biến còn là sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi lên
chủ nghĩa xã hội thì mâu thuẫn cơ bản lại chính là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển
của đất nước theo xu hướng tiến bộ, hiện đại (chủ nghĩa xã hội) với thực trạng xã hội
còn quá lạc hậu (tiền tư bản chủ nghĩa). Tất cả tính chất phức tạp, khó khăn trong việc
giải quyết mâu thuẫn cơ bản này là ở chỗ các mặt đối kháng và không đối kháng xâm
nhập vào nhau, không thể sử dụng bạo lực mà chủ yếu phải bằng thuyết phục, giáo dục
và cải tạo.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn của đất nước, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc
điểm riêng có của Việt Nam và đưa ra những quan niệm về bước đi trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề với bao tàn tích lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại. Những
quan niệm của Người không bị gò bó theo câu chữ kinh điển hay kinh nghiệm nước
1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.10, sđd, tr.13.

61
khác. Và hơn ai hết, Người đã thấu hiểu những khó khăn trở ngại trên con đường đi tới
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, Người yêu cầu “Phải nêu cao tác phong độc lập suy
nghĩ và tự do tư tưởng”1, phải am hiểu, thông thuộc lịch sử, địa lý và con người Việt
Nam, tránh tình trạng có khi “hiểu biết về thế giới, về lịch sử các nước, về những cái
hay của loài người”, “Nhưng khi hỏi đến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha mình, hỏi
đến địa lý nước mình thì mù tịt”2. Điều đó đòi hỏi phải đi sâu vào thực tiễn để điều tra,
khảo sát, từ tổng kết thực tiễn mà đề xuất những vấn đề lý luận cho cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Như vậy, bám sát và phân tích kỹ lưỡng con người, lịch sử, đất nước Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã kiên trì đấu tranh chống lại mọi ảo tưởng, chủ quan, nóng vội, mệnh
lệnh, gò ép và nhiều lệch lạc khác trong những năm đầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc. Những quan niệm của Người về bước đi trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là tài sản vô giá, là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề để tìm tòi con
đường, hình thức, biện pháp, bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặt cơ sở
cho việc hình thành từng bước mô hình, cấu trúc của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phù
hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, những quan niệm này đã và đang được khám phá, làm vững
vàng thêm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc kiên định con đường cách mạng
của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.8, sđd, tr.500.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.12, sđd, tr.556.

62
HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA CÔNG GIÁO

ThS. Đỗ Thị Ngọc Anh


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Mỗi tôn giáo đều có nét riêng để phân biệt mình với các tôn giáo khác. Khi tôn
giáo có phạm vi ảnh hưởng như là một tôn giáo có tính quốc tế (Kitô giáo, Phật giáo,
…) du nhập vào một quốc gia nào đó, thì đời sống tinh thần của giáo dân ở đấy, dù ít
hay nhiều vừa mang tính nhân loại vừa mang tính dân tộc, dung hợp với văn hóa bản
địa.
Công giáo là một chi phái chính của Kitô giáo có nguồn gốc từ đạo Do Thái, do
Chúa Giêsu sáng lập ra. Công giáo có một hệ thống giáo lý, giáo luật đồ sộ. Cùng với
thời gian, hệ thống này được xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp với đời sống của các
tín đồ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, là biểu tượng của chủ nghĩa
nhân văn Việt Nam. Hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa
nhân loại (trong đó có phần của những giá trị nhân văn trường tồn của các tôn giáo lớn)
và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong số các tôn giáo của người Việt Nam,
Công giáo là một tôn giáo lớn mà Hồ Chí Minh nhận thấy ở đó chứa đựng nhiều những
giá trị nhân văn sâu sắc. Người đã dựa trên nền tảng của những giá trị nhân văn đó để có
cách ứng xử văn hóa đối với một tôn giáo lớn đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc của
nền văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam, tạo ra một diện mạo độc đáo của Công giáo
Việt Nam. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng và cách ứng xử văn hóa của Hồ Chí
Minh về những giá trị nhân văn của Công giáo.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, bên cạnh những thành tựu to lớn mà
chúng ta đã đạt được còn có nhiều thách thức, đặc biệt là về lĩnh vực văn hoá - tư
tưởng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc một cách hiệu quả. Có nhiều cách làm, song ở bài viết này chúng tôi chỉ đi vào
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo, nhằm tìm ra những điểm
tương đồng giữa văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc.
1. Giá trị nhân văn Công giáo gắn liền với tinh thần yêu nước
Hồ Chí Minh quan niệm Tổ quốc độc lập tôn giáo mới tự do. Người luôn kêu gọi
“Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng
chiến, để giữ gìn non sông, Tổ quốc mà cũng để giữ gìn quyền Tôn giáo tự do” 1. Với
quan niệm này, bên cạnh việc ghi nhận tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo, Hồ
1
Hồ Chí Minh, 2002. Toàn tập, t.4. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.490.

63
Chí Minh đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền, vận động để khơi dậy truyền thống dân
tộc trong mỗi giáo dân. Điều này đã được khẳng định trong Sắc Lệnh 234 - SL ký ngày
14 tháng 6 năm 1955 và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Điều 1 trong Sắc Lệnh này
viết: “Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục các tín đồ lòng yêu
nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”1.
Hồ Chí Minh cho rằng, tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ: tôn giáo
nằm trong dân tộc; số phận của tôn giáo gắn liền với số phận của dân tộc, đất nước. Vì
vậy, giữa đức tin tôn giáo và bản sắc văn hóa dân tộc - mà yêu nước là nấc thang hàng
đầu - không mâu thuẫn nhau. Các giáo dân trước hết là người Việt Nam, mang trong
mình truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một người có thể vừa là công dân tốt, vừa là
tín đồ ngoan đạo. Bức thư của Tổng cục thanh niên Công giáo địa phận Hà Nội gửi cho
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 10 năm 1946, có đoạn viết: “Chúng tôi xin tận
tâm trung thành với Chính phủ và để ủng hộ Chính phủ theo tinh thần Công giáo để
xứng đáng là một công dân mới”2. Tinh thần yêu nước này của giáo dân Hà Nội cũng là
tinh thần chung của Công giáo Việt Nam. Trong bài phát biểu của Giám mục Hồ Ngọc
Cẩn - Giám mục Tông toà Bùi Chu, ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã khẳng định: “Trên
phải phụng sự Thiên Chúa, dưới cũng không quên Tổ quốc. Vậy trong lúc này tôi cũng
vui lòng chia của quý này làm hai: thánh giá tôi giữ lấy để phụng sự Thiên Chúa, dây
đeo tôi xin dùng để phụng sự quốc gia”3.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công. Theo Người, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết
các tín đồ, đoàn kết lương giáo là một bộ phận quan trọng trong đại đoàn kết toàn dân
tộc. Thực hiện đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc, các tổ chức trong xã hội - trong đó có các
tôn giáo và tín đồ - phải đặt lợi ích của dân tộc, Tổ quốc lên trên hết; chấp nhận những
dị biệt nhưng không phương hại lẫn nhau, phát huy các điểm tương đồng hướng đến
mục tiêu chung là Tổ quốc độc lập thống nhất, nhân dân hạnh phúc ấm no; chống mọi
âm mưu gây chia rẽ của các thế lực thù địch. Người nói: Trong Hiến pháp nước ta đã
định rõ: Tín ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai Hiến pháp sẽ bị trừng phạt. Nhưng Người
cũng chỉ rõ: Bảo vệ tự do tín ngưỡng nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn
giáo để phản Chúa, phản nước.
Tư tưởng, thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôn giáo nêu trên rất chân
thành và hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, trong đó có lợi ích
1
Huy Thông (sưu tầm và tuyển chọn), 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.331.
2
Huy Thông (sưu tầm và tuyển chọn), 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.330.
3
Huy Thông (sưu tầm và tuyển chọn), 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.295.

64
một bộ phận đồng bào có đạo. Xanhtơny, đại diện Chính phủ Pháp ở Hà Nội những
năm 1945-1947, đã thừa nhận: “Về phần tôi, phải nói rằng chưa bao giờ tôi có thể nhận
thấy nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào dù là rất nhỏ của sự
công kích, đa nghi hoặc chế giễu đối với bất kỳ một tôn giáo nào”1. Có lẽ, vì thế, Hồ
Chí Minh ngay từ buổi đầu đã tập hợp được đồng bào các tôn giáo trong công cuộc giải
phóng và bảo vệ đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với những đồng
bào khác, người Công giáo đã có mặt từ rất sớm như linh mục Nguyễn Tường, Nguyễn
Thần Đồng, Nguyễn Phong Lưu, Đậu Quang Lĩnh… Khắp cả nước, đồng bào Công
giáo luôn chung tay góp sức để gánh vác công việc nước nhà. Họ có cùng tâm trạng,
niềm hân hoan khi nước nhà được giải phóng. Trong thư sứ điệp gửi cho Đức Piô XII,
ngày 23 tháng 9 năm 1945 để chia xẻ niềm vui và lòng quyết tâm bảo vệ đất nước của
cả dân tộc Việt Nam trong đó có đồng bào Công giáo, Đức cha Nguyễn Bá Tòng viết:
“Toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo, mừng lễ này với một tinh thần
yêu nước chân thành và nồng nhiệt chưa từng có, với những cuộc biểu tình to lớn và
náo nức, tỏ ra cho thấy toàn dân quyết tâm bảo vệ chính quyền của mình, dẫu có phải
đổ máu. (…) Đứng trước những biến cố hết sức xúc động như thế này và bản thân chúng
con cảm động tận đáy lòng, vì ý thức bổn phận thiêng liêng đối với Tổ quốc chúng con,
các giám mục người Việt Nam, chúng con nài xin Đức Thánh Cha, Toà thánh Rôma, các
Đức Hồng y, các Đức Tổng Giám mục, Giám mục và toàn thể anh chị em Công giáo
khắp thế giới và đặc biệt là công giáo Pháp, hãy hỗ trợ cho việc quyết định của Tổ quốc
yêu quý của chúng con”2.
Tóm lại, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền
thống này đã ăn sâu, thấm nhuần trong mọi trái tim, khối óc của con người Việt Nam và
đã được Hồ Chí Minh khơi dậy một cách tối đa. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân
dân cả nước, trong đó có đồng bào Công giáo đã làm nên những trang sử vẻ vang cho
Tổ quốc. Lời khẳng định của giáo dân Quảng Bình trong bức thư viết cho Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thay mặt cho đồng bào Công giáo cả nước nói lên tất cả: “Dù phải hy sinh
xương máu để kiến thiết một nước nhà tự do, hạnh phúc hoàn toàn thì chúng tôi cũng
sẵn sàng không ngần ngại”3.
2.2. Giá trị nhân văn Công giáo gắn liền với tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh là người nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc về vai trò của đại
đoàn kết dân tộc trong đời sống xã hội. Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là đại đoàn kết toàn dân. Khái niệm “dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất
rộng, dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”,
1
Huy Thông (sưu tầm và tuyển chọn), 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.344.
2
Huy Thông (sưu tầm và tuyển chọn), 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.346.
3
Hồ Chí Minh, 2002. Toàn tập, t.4. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50.

65
không phân biệt tuổi tác, giới tính, người tín ngưỡng hay người không tín ngưỡng. Như
vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con
người Việt Nam cụ thể, là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh dân tộc là sức
mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Vì thế, ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập để khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
mới, do Người vạch ra ngày 3/9/1945 là vấn đề tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương -
giáo. Người khẳng định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào
Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín
ngưỡng tự do và Lương- Giáo đoàn kết”1. Trong “Thư gửi các vị Linh mục và đồng bào
Công giáo Việt ngày 25/12/1945” Người viết: “Hiện nay toàn quốc đồng bào ta, Công
giáo và ngoại Công giáo đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức
đấu tranh để gìn giữ nền độc lập của Tổ quốc. Ngoài sa trường thì xương máu của các
chiến sĩ Công giáo và ngoại Công giáo đã xây nên một bức thành kiên cố vĩ đại để cản lại
kẻ thù chung là bọn thực dân Tây. Ở khắp nước, đồng bào Công giáo và ngoại Công giáo
đương đem cả lực lượng giúp vào cuộc kháng chiến và kiến quốc. Tinh thần hy sinh phấn
đấu tức là noi theo tinh thần cao thượng của Đức Chúa Giêsu”2. Chủ trương đúng đắn này
của Hồ Chí Minh đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết dân tộc của các tín đồ Công giáo,
quy tụ, tập hợp cả dân tộc thành một khối thống nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ
tín ngưỡng chân chính với những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để xâm hại đất nước và mê
hoặc nhân dân để dễ bề cai trị. Hồ Chí Minh rất căm thù những kẻ theo chủ nghĩa giáo
hội. Với Người, những kẻ theo chủ nghĩa giáo hội là những kẻ ích kỷ, tham lam, vơ vét
của tín đồ và nhân dân. Thậm chí Người coi bọn họ là những tên gián điệp.
Như vậy, lịch sử chứng minh rằng, nội lực dân tộc là sức mạnh tổng hợp từ nhiều
yếu tố giữa các dân tộc, các tôn giáo, các giai tầng, trong đó có đồng bào Công giáo
cùng với đồng bào cả nước chung tay, góp sức để xây dựng nước nhà phát triển về mọi
mặt. Trong Thư gửi đại biểu đồng bào theo đạo Thiên Chúa toàn miền bắc ngày 17
tháng 9 năm 1964, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết,
cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực
hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”3.
2.3. Giá trị nhân văn Công giáo gắn liền với tình yêu thương quý trọng con
người

1
Hồ Chí Minh, 2002. Toàn tập, t.4. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.7.
2
Hồ Chí Minh, 2002. Toàn tập, t.4. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.121-122
3
Hồ Chí Minh, 2002. Toàn tập, t.11. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.314.

66
Tình yêu thương quý trọng con người vốn là một truyền thống quý báu của dân
tộc Việt Nam. Với phương pháp luận biện chứng, bên cạnh việc tiếp thu những những
truyền thống văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh còn tiếp thu cả những tinh hoa văn hoá nhân
loại. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, một trong số những tư tưởng đó là tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh.
Hướng thiện và thương yêu quý trọng con người là đặc trưng nổi bật của các tôn
giáo. Với Công giáo, Thiên Chúa đã để lại cho các tín đồ của mình mười điều răn với ý
nghĩa nhân văn sâu sắc là khuyên răn con người phải biết kính Chúa và yêu người.
Theo quan niệm Công giáo, để xây dựng được con người theo hướng nhân văn thì cha
mẹ giữ một vai trò vô cùng quan trọng, vai trò đó không ai có thể thay thế được và cũng
không nhường cho ai được. Đây là công việc cao quý nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng
cho các bậc làm cha làm mẹ được tham gia vào công trình xây dựng những giá trị nhân
bản vì con người. Ở đây, Công giáo nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong giáo dục gia
đình đối với sự hình thành nhân cách con người trong xã hội. Xét ở một khía cạnh nào
đó, quan niệm này của Công giáo hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện
nay, khi mà vai trò của giáo dục gia đình bị xem nhẹ. Còn Hồ Chí Minh, Người cũng
đặc biệt quan tâm đến vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền, hiền dữ phải đâu là tính
sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Ngoài vai trò của giáo dục gia đình Hồ Chí Minh
còn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục nhà trường và xã hội.
Giáo dục con người trước hết là giáo dục đạo đức cho con người. Một trong
những nội dung quan trọng của đạo đức là tình thương yêu con người. Tình yêu thương
con người ở Hồ Chí Minh thật bao la, rộng lớn. Nó xuất phát từ tình yêu thương của
những người đồng cảnh ngộ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi tìm lối thoát cho
dân tộc. trong Lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921 Hồ Chí Minh
đã nói về mục tiêu cách mạng của mình là: đi từ giải phóng những người nô lệ mất
nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người. Sau một thời gian bôn
ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh trở về nước thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam khỏi ách áp bức của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối đúng đắn, một
mặt, Người chủ trương tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc vào một Mặt trận thống nhất, mặt
khác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế để đánh đuổi đế quốc thực dân,
giải phóng dân tộc và giải phóng con người.
Tư tưởng nhân văn sâu sắc này có nguồn gốc từ truyền thống dân tộc, nhiều học
thuyết, nhiều nhà tư tưởng và không thể không nhắc đến lòng bác ái của Chúa Giêsu.
Trong một bức thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp Giáng sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh

67
viết: “Đức Chúa đã cho loài người quyền tự do và dạy loài người lòng bác ái” 1. Tình
yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt Nam mà là
tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít
thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người
khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ… Phải thực hành chữ bác - ái"2.
Lòng yêu thương của Hồ Chí Minh đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ
thay đổi. Trước lúc vĩnh viễn đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người viết: “đầu tiên là
vấn đề con người” và “cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn
Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào
thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với những giá trị nhân văn của Công giáo đã thể hiện rõ
phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các học thuyết, các nhà tư tưởng lớn trên thế
giới, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân, Kitô giáo có ưu điểm là lòng bác ái3. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
có ưu điểm chính là chính sách của nó phù hợp với những điều kiện của nước ta. Chủ
nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng... Tôi cố gắng làm một học
trò nhỏ của các vị ấy”4. Phải là người có đầu óc phê phán cực kỳ tinh tường, sáng suốt
thì mới có được những nhận xét sắc sảo đến như vậy. Mưu cầu hạnh phúc cho con
người và xã hội là mẫu số chung của nhân loại mà Hồ Chí Minh đã tìm ra. Đây là một
phát hiện mới mẻ và cũng có thể nói là bạo dạn so với lập trường của một số nhà tư
tưởng cùng thời, nó hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương khoá IX về công tác Tôn giáo: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo
phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”5.
Như vậy, cuộc đời Hồ Chí Minh là một hình mẫu về con người nhân văn của thời
đại mới. Đó là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tôn trọng
và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người.

1
Hồ Chí Minh, 2002: Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.333.
2
Hồ Chí Minh, 2002: Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.644.
3
Tác giả nhấn mạnh - ĐTNA.
4
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia - Viện nghiên cứu Tôn giáo, 1996. Hồ Chí Minh về vấn đề tín
ngưỡng tôn giáo. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.152.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.48.

68
Suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh “chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", “đất nước ngày càng thêm giàu
mạnh”. Lý tưởng tốt đẹp đó đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam,
trong đó có đồng bào các tôn giáo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng. Văn hoá
Công giáo và văn hoá truyền thống dân tộc không phải là cái gì đó hoàn toàn tách biệt
nhau mà giữa chúng có nhiều nét tương đồng, dung hợp. Ở Công giáo Việt Nam còn
chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc được Hồ Chí Minh đánh giá cao và khẳng
định đã làm phong phú thêm bản chất nhân văn nhân đạo của con người Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chưa có điều kiện tập trung khai thác sâu rộng đề
tài có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn to lớn này. Trong thời gian, tới tác giả sẽ tiếp
tục hướng nghiên cứu này để góp phần khẳng định những giá trị trường tồn của Công
giáo Việt Nam, đồng thời đề ra những biện pháp thích hợp để phát huy tư tưởng và cách
ứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh đối với Công giáo. Trong tâm thức của đồng bào giáo
dân hiện nay, lời thánh ca “trước khi là người Công giáo tôi đã là người Việt Nam” vẫn
vang vọng và được thực hiện trong đời sống trần thế với tinh thần “kính chúa yêu
nước”, “tốt đời đẹp đạo” và “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Đó là minh chứng
cho sự hoà quyện giữa những giá trị nhân văn của Công giáo với dòng chảy chung của
truyền thống văn hoá, văn minh dân tộc Việt Nam.

69
QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH TẤT YẾU
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

PGS, TS. Phạm Ngọc Anh


Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Việc luận chứng để lựa chọn con đường XHCN và đưa đất nước tiến dần từ chế
độ dân chủ nhân dân lên CNXH là một phát hiện thiên tài và cống hiến xuất sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quá trình cách mạng Việt Nam. Trong vấn đề này, Hồ
Chí Minh đã có những kiến giải và quan niệm hết sức độc đáo, đặc sắc, đầy sức thuyết
phục nhưng lại bị nhiều loại kẻ thù tư tưởng xuyên tạc, bóp méo đem đến những nhận
thức không đúng, ngộ nhận, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới có những
khó khăn, lâm vào thoái trào.
1. Chủ nghĩa xã hội - Con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài
người
Vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử của học thuyết mác-xít, Hồ
Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự nhiên của sự thay thế
lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát, tiến hóa chung này là một “tất
yếu thép” được quyết định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội.
Tinh thần của học thuyết mác-xít về hình thái kinh tế - xã hội được Hồ Chí Minh diễn
giải một cách giản lược, hết sức dễ hiểu. Theo Hồ Chí Minh, “Cách sản xuất và sức sản
xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng con người, chế độ xã hội v.v... cũng
phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng
cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã
hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, đến
chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội
chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa.Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản
được”(1).
Xã hội loài người phát triển theo xu hướng đi lên, các xã hội trước tạo tiền đề để
bước lên một hình thái cao hơn về chất lượng. Nếu chế độ TBCN tất yếu ra đời từ chế
độ phong kiến thì chính CNTB cũng sẽ xác lập các tiền đề khách quan để tự phủ định
chính nó. Theo Hồ Chí Minh, lôgíc phát triển xã hội cho thấy đã đến lúc CNTB mở
đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới - chế độ XNCN. Tiến lên CNXH là quy luật
vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Kết luận này của Hồ Chí
Minh hoàn toàn tuân thủ các nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác-Lênin về hình thái
kinh tế - xã hội. Người từng khẳng định: Không có một lực lượng nào ngăn trở được
( (1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb CTQG, H. 1996, T.9, tr. 282.

70
mặt trời mọc; không có một lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên;
cũng không có một lực lượng nào ngăn trở được chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
phát triển. Sớm hay muộn, các dân tộc khác nhau trên hành tinh này chắc chắn sẽ đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh - một người xuất thân từ nước thuộc địa - đã tiếp nhận ánh sáng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là “chiếc cẩm nang thần kỳ” vạch đường chỉ lối cho
cách mạng Việt Nam. Nhưng khi so sánh hai con đường phát triển CSCN - con đường
phương Tây và con đường phương Đông - quán triệt tinh thần biện chứng của chủ nghĩa
Mác, Người đã đi đến một nhận định khái quát hết sức mới lạ và táo bạo “chế độ cộng
sản có thể áp dụng ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng hay không? đó là
vấn đề đang khiến chúng ta ngày nay phải quan tâm... giờ đây chúng ta hãy xem xét
những lý do lịch sử giúp cho chủ nghĩa cộng sản có thể thích ứng với châu Á còn dễ
dàng hơn ở châu Âu...”(2).
Theo chúng tôi, chiều sâu khoa học của kết luận này được dựa các “lý do lịch
sử” mà Hồ Chí Minh am hiểu một cách tường tận và chi tiết: Truyền thống tư tưởng,
văn hóa phương Đông; phương thức sản xuất châu Á, đặc biệt là sự tàn bạo, lỗi thời của
CNTB mà hình thức xấu xa, tồi tệ nhất của nó là chủ nghĩa thực dân.
Trong bài báo “Đông Dương” đăng trong Tạp chí cộng sản Pháp số 14 năm
1921, sau khi đã chỉ ra những hình thức bóc lột, đàn áp dã man tàn bạo của bọn thực
dân đối với người bản xứ, khẳng định tinh thần cách mạng âm ỉ, mãnh liệt, quật cường
của nhân dân các nước Đông Dương, Bác Hồ đã đi đến một kết luận: “Sự tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo
hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”(1).
Cùng với luận điểm trên kia, theo chúng tôi, đây là một luận điểm lý luận hết sức
quan trọng, mà từ trước tới nay khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta ít để ý
tới, nhưng nó lại gợi mở nhiều vấn đề giúp khẳng định tính hợp lý, hợp quy luật của con
đường XHCN ở Việt Nam. Trong luận điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải
trên cơ sở phân tích sự chín muồi của cơ sở kinh tế làm xuất hiện CNXH như là một
phương thức cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, mà Người
chú ý đến một phương diện khác không kém phần quan trọng: Chủ nghĩa xã hội ra đời
chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Trong điều kiện một nước thuộc địa, những
hình thức bóc lột, nô dịch của bọn thực dân không thể giết chết hay kìm hãm sự bùng
nổ cách mạng trong nhận thức, tư tưởng của quần chúng nhân dân, làm bộc lộ những
khuyết tật bẩm sinh phi nhân tính không thể khắc phục được của chủ nghĩa tư bản, tạo
cơ sở để người lao động ý thức, giác ngộ sứ mạng lịch sử của mình trước vận mệnh

( (2)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.1, tr.33,35.
( (1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.1, tr. 20.

71
quốc gia dân tộc, chờ thời cơ để vùng dậy thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện sự
nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp
bức, bóc lột xã hội nào. Xã hội thuộc địa phong kiến luôn nảy mầm và nuôi dưỡng ý
thức giác ngộ dân tộc, ý thức giác ngộ giai cấp và CNXH, CNCS với tư cách là một chế
độ xã hội có khả năng xóa bỏ hoàn toàn mọi xiềng xích, nô dịch tồn tại từ trước tới nay
tất yếu ra đời từ hành động tự giác đó của quần chúng cách mạng.
Đó là những lí do lịch sử chủ yếu, mà dựa vào đó, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn so
sánh: CNCS thích ứng với các nước châu Á dễ hơn với các nước châu Âu. Nó hoàn
toàn chính xác cả về mặt lịch sử và lôgíc, là chìa khóa để khám phá con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam.
2. Chủ nghĩa xã hội - kết quả tất yếu của quy luật vận động nội tại của cách
mạng Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, CNXH là sự phát triển tất yếu không chỉ đối với các nước đã
qua CNTB mà cả đối với Việt Nam. Tính tất yếu của CNXH của Việt Nam được luận
chứng trên nhiều góc độ khác nhau, mang dáng vẻ vừa hiện thực, vừa cụ thể, trước hết
là từ góc độ khát vọng, nhu cầu giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn và triệt để.
Về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều câu trả lời cho tình thế
cách mạng Việt Nam trong lý luận của V.I.Lênin, đặc biệt là những vấn đề về dân tộc
và thuộc địa, về khả năng và triển vọng tương lai của các dân tộc Phương Đông. Trong
những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng của
Mác, Ăngghen, luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới CNXH, bỏ qua giai đoạn
phát triển TBCN của các dân tộc thuộc địa, có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển. Trên
nền lý luận chung đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn đề mấu chốt, cần thiết nhất
cho nhân dân mình, dân tộc mình.
Về phương diện thực tiễn - lịch sử, khẳng định của Hồ Chí Minh về con đường
đi lên CNXH của cách mạng Việt Nam được đặt trên một cái nền hiểu biết sâu rộng lịch
sử các cuộc cách mạng đã từng diễn ra trên thế giới. Trong tác phẩm “Đường cách
mệnh”, Hồ Chí Minh chia các cuộc cách mạng đó (mà Người gọi là “dân chúng cách
mệnh”) thành ba loại:
A. Tư bản cách mệnh, như cách mệnh Pháp 1789
B. Dân tộc cách mệnh, như cách mệnh Ý 1859
C. Giai cấp cách mệnh, như cách mệnh Nga 1917(1).
Để đánh giá vị trí lịch sử và chức năng xã hội của các cuộc cách mạng dân chủ
tư sản, đặc biệt là cách mạng Pháp 1789 và cách mạng Mỹ 1776, Hồ Chí Minh nhìn
thấy và phát hiện ra rằng: Các cuộc cách mạng đó đều là cách mạng tư sản và là những
(1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.1, tr.264.

72
cuộc cách mạng không triệt để, chẳng hạn “Mỹ tuy cách mạng đã hơn 150 năm nay,
nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mệnh lần thứ hai” (2). Hoặc như cách
mạng Pháp 1789 mặc dầu được xem là một cuộc cách mạng tư sản điển hình, nhưng
“cũng như cách mệnh Mỹ, cách mệnh Pháp không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân
chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, cách mệnh
đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn mưu cách mệnh lần nữa mới hòng
thoát khỏi vòng áp bức”(3).
Trong quan niệm của Bác Hồ, cơ sở hàng đầu để đánh giá tính triệt để của một
cuộc cách mạng không phải là những lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra, mà là qui mô
giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Cách mạng dân chủ tư sản, do bản chất của
nó, chỉ là sự thay thế một hình thức áp bức, bóc lột này bằng một hình thức áp bức, bóc
lột khác, đại bộ phận người lao động vẫn sống kiếp ngựa trâu. Lôgíc phát triển khách
quan của lịch sử tất yếu dẫn đến một cuộc cách mạng khác nhằm xóa bỏ sự thống trị
của giai cấp tư sản, được quần chúng lao động từ địa vị làm thuê thành người chủ chân
chính thật sự của xã hội. Do những nhu cầu nội tại khách quan, cách mạng Việt Nam
không và sẽ không thể lặp lại những vết lăn của cách mạng Mỹ 1776 và cách mạng
Pháp 1789.
Chỉ có cách mạng Nga 1917 chỉ rõ con đường đi tới của cách mạng Việt nam.
Dưới con mắt Hồ Chí Minh cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giai
cấp, nằm trong dòng chảy liên tục của quá trình giải phóng con người. Xét về bản chất
cách mạng tháng Mười như là một sự nổi trội, vượt xa và khác hẳn các cuộc cách mạng
xã hội từng diễn ra trong lịch sử trước đó. Đúng như nhận định của Hồ Chí Minh
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công và thành công đến nơi,
nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thực sự, không phải tự
do và bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang bên Việt Nam. Cách mệnh Nga
đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công nông các nước và các dân tộc
bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản
trong thế giới”(3). Tính chất triệt để và nội dung nhân đạo của cách mạng tháng Mười
sau này còn được Bác khẳng định lại. Nhờ cuộc cách mạng đó mà nhân dân lao động đã
làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành được độc lập, ruộng đất trở về tay người
cày.
Từ trong nội dung, Cách mạng tháng Mười đồng thời giải quyết hàng loạt các
mâu thuẫn và thực hiện cùng một lúc sự nghiệp giải phóng giai cấp và dân tộc, giải
phóng lao động và con người - biến người nô lệ thành người tự do. Nền dân chủ Xô
Viết với những thiết chế của mình đã vĩnh viễn xóa bỏ những cơ sở kinh tế, đẻ ra tình
(2)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.2, tr. 274.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.2, tr. 280.
(

73
trạng áp bức, bất công, bất bình đẳng xã hội, thủ tiêu chế độ người bóc lột người. Từ
đây con người được hoàn toàn khẳng định với tư cách là chủ thể sáng tạo thực sự của
lịch sử, các nhu cầu, lợi ích của nó được thỏa mãn, phẩm giá được tôn trọng. Lý tưởng
nhân đạo “Vì con người, cho con người, do con người” được cách mạng tháng Mười
thực hiện một cách trọn vẹn trong đời sống thực tế và nâng lên một trình độ mới: chủ
nghĩa nhân đạo hiện thực CSCN.
Sự so sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm kiểm chứng lịch sử của nhiều chế độ
xã hội đương đại đã tạo cho sự lựa chọn con đường phát triển cách mạng Việt Nam của
Hồ Chí Minh có sức nặng thuyết phục, dễ đi vào lòng người. Chính sự so sánh này đã
dẫn Bác đến một nhận thức không thể khác được: cách mạng Việt Nam muốn thực hiện
một cách triệt để không có con đường nào khác con đường Cách mạng tháng Mười.
Chủ trương “Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”(1), là cả một quá trình nhận thức về lý luận và thực tiễn, suy ngẫm và so sánh
để rồi cuối cùng có một quyết định lựa chọn dứt khoát có ảnh hưởng đến vận mệnh và
tương lai của dân tộc. Mọi lập luận cho rằng sự lựa chọn con đường XHCN ở Hồ Chí
Minh được thực hiện trên “cơ sở không hiểu biết gì về chủ nghĩa Mác và CNCS”, một
cách tùy hứng, ngẫu nhiên, bột phát là hoàn toàn thiếu căn cứ, cố ý vu khống và xuyên
tạc. Như trên đã phân tích, những điều kiện lịch sử, ý chí, nguyện vọng và lợi ích của
các lực lượng tham gia cách mạng, xu thế vận động của quá trình cách mạng Việt Nam
không cho phép lựa chọn con đường kiểu cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ, bởi vì
ngay từ trong thắng lợi, các cuộc cách mạng này đã bộc lộ những đối kháng xã hội đòi
hỏi phải tiếp tục giải quyết. Đối với Việt Nam "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, con đường cách mạng
tháng Mười.
Đường lối thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH là một
cống hiến lý luận quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng trí tuệ của nhân loại. Nó đã
được thực tế lịch sử Việt Nam kiểm chứng và thực hiện từng bước: Cách mạng tháng
Tám đánh đổ đế quốc thực dân, phong kiến, dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
bắt đầu xây dựng CNXH, làm hậu phương lớn của miền Nam đánh Mỹ, cuộc kháng
chiến chống Mỹ toàn thắng, cả nước bắt tay vào “xây dựng nền dân chủ mới” và công
cuộc đổi mới thành công hiện nay - tất cả những sự kiện đó khẳng định và xác nhận sức
sống mãnh liệt con đường cách mạng của Hồ Chí Minh: con đường độc lập, tự do, kết hợp
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Con đường đó phản ánh sự phát triển liên tục, thông qua nhiều giai đoạn của quá
trình cách mạng Việt Nam. Mỗi giai đoạn giải quyết những nhiệm vụ đặc thù, đạt
( (1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.3, tr.1.

74
những mục tiêu cụ thể, nhưng đều thể hiện những cấp độ, nấc thang khác nhau của quá
trình giải phóng dân tộc và giai cấp, xã hội và con người. Ở đây thể hiện hai mặt đan
xen, lồng kết vào nhau: giai đoạn trước và giai đoạn sau không có sự gián tiếp, đứt
đoạn, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Mối quan hệ biện chứng và sự
thống nhất đó của quá trình cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh xem xét trên nhiều
góc độ và thực hiện hết sức thành công bằng phương châm chỉ đạo xuyên suốt: độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH. Chính vì vậy, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ
mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và dân tộc, đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quĩ
đạo và thuộc phạm trù cách mạng vô sản “Chỉ có giai cấp vô sản thì mới giải phóng
được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản
và của cách mạng thế giới”(1). Với phương diện này không thể nói rằng quá trình cách
mạng Việt Nam phải trải qua hai cuộc cách mạng xã hội về phương diện chính trị: cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng dân tộc (độc
lập dân tộc) và chủ nghĩa xã hội, xét về thực chất, trên mọi phương diện, là hai nội
dung, hai cấp độ của cách mạng vô sản.
Đặt cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, gắn
độc lập dân tộc với CNXH tạo cho quan điểm giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh tính
toàn diện và triệt để. Dưới góc độ giải phóng, độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên
- giải phóng về mặt chính trị, tự bản thân nó chưa phải là một công cuộc giải phóng
hoàn toàn, hay nói cách khác, trong điều kiện Việt Nam, độc lập dân tộc là tiền đề đầu
tiên để tiến lên CNXH, đi tới cuộc sống ấm no, tự do - hạnh phúc. Lôgíc lịch sử tự
nhiên của sự vận động phong trào dân tộc tất yếu dẫn đến CNXH, do bản chất cách
mạng triệt để của mình, độc lập dân tộc không phải là mục tiêu cuối cùng của giai cấp
công nhân. Nếu như vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam được lịch sử đặt vào tay giai
cấp công nhân, thì xu thế đi lên CNXH cũng là một sự “hẹn gặp lịch sử” tất yếu, không
thể đảo ngược.
Cùng với cách tiếp cận CNXH từ khát vọng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh
còn tiếp cận CNXH từ văn hóa, nhân danh các giá trị văn hóa và nhân văn để hướng tới
mục tiêu của chiến lược - phát triển. Điều đó không có gì trái với chủ nghĩa Mác -
Lênin, mà thực chất là bổ sung cho học thuyết của Mác bằng cách đưa văn hóa thâm
nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế, tạo nên một sự thống nhất biện chứng giữa
văn hóa và chính trị, kinh tế, giữa các mục tiêu phát triển xã hội. Chính Hồ Chí Minh đã
từng nói: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà
phải ở trong kinh tế và chính trị”. Điều này cho thấy, ở Hồ Chí Minh, CNXH, xét trong
chiều sâu bản chất của nó, chính là một hình thái phát triển của văn hóa, một đỉnh cao
của nền văn minh nhân loại. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của CNXH lại
( (1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.2, tr.162.

75
càng phải gắn với văn hóa, và chỉ có đứng trên đỉnh cao của văn hóa, CNXH mới có thể
phát triển như quy luật phát triển bình thường phù hợp với tiến trình phát triển chung
của nhân loại.
Điều đáng chú ý là khi đề cao vị trí trung tâm và vai trò điều tiết xã hội của văn
hóa, Hồ Chí Minh không hề hạ thấp vị trí của nhân tố kinh tế trong phát triển của
CHXH. Người chỉ muốn đưa văn hóa vào bên trong kinh tế và chính trị nhằm tạo nên
động lực phát triển cho kinh tế và chính trị vì mục tiêu phát triển con người toàn diện,
con người được phát triển hết khả năng của mình. CNXH là văn hóa, theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, chỉ xuất phát từ góc độ và triết lý phát triển đó(1).
Trong các lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh là người bàn nhiều đến đạo đức.
Người thường nhấn mạnh: đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng
“cũng nhu sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (1). Cùng với đạo đức của người
cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh còn xét đến vai trò của đạo đức công dân, trong tất cả
mọi hoạt động của con người và theo ba cấp độ: đối với mình, đối với người và đối với
việc.
Từ một quan niệm toàn diện về đạo đức, Hồ Chí Minh gắn nó với quan niệm
chung về CHXH, làm phong phú các cách thức tiếp cận về CNXH bằng tiếp cận CHXH
từ phương diện đạo đức. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, đây là chiều sâu
trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh. Người nhận
thấy, trong bản chất của mình, trên cơ sở kinh tế, xã hội riêng có, CNXH đối lập, xa lạ
với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, đề cao, tôn trọng con
người cá nhân, các giá trị và con người cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát
triển xã hội và hạnh phúc con người. Từ phương diện lợi ích cá nhân, Hồ Chí Minh cho
rằng: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân
đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa”(2). CNXH tạo mọi điều kiện cho sự phát triển nhân cách trong quan hệ hài
hòa giữa cá nhân và xã hội. Xã hội tôn trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao
lợi ích xã hội, có thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội. Đây là trình độ phát triển
cao của CNXH. Bản chất đó thuộc về CNXH. Nhìn nhận bản chất quan trọng này, Hồ
Chí Minh đưa ra một quan niệm, CNXH là trong đó mình vì mọi người và mọi người vì
mình. Do đó, một trong những nét nổi bật của con người XHCN là phải phát triển cao

( 1)
Xem: Thanh Duy. Về một triết lý phát triển phù hợp với Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Cộng
sản, số 10 (5/1999), tr. 12-13.
(1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.5, tr 252-253
(2)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.9, tr 291

76
về đạo đức, về nhân cách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân (3). Bởi vì: “Tư tưởng xã
hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa”(4).
Như vậy, tiếp tục truyền thống mác - xít, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò
các nhân tố kinh tế trong quá trình phát sinh, hình thành, phát triển và quyết định bản
chất của CNXH. Thế nhưng, xuất phát từ đặc điểm truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc
châu Á, nắm bắt thần thái linh hồn phép biện chứng duy vật, từ khát vọng giải phóng
dân tộc, Hồ Chí Minh còn xuất phát từ phương diện văn hóa, đạo đức để nhận diện tính
tất yếu và bản chất của CNXH, tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức. Trong sự thống nhất đó, CNXH được xem xét
dưới nhiều góc độ, nhiều mặt bản chất, từ hình thức bề ngoài đến cấu trúc bề sâu, từ
đơn diện đến kết cấu tổng hợp v.v... Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách
tiếp cận về CHXH, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận Mác -
Lênin.
Những luận chứng của Hồ Chí Minh cho phép rút ra nhiều kết luận có giá trị
tổng kết lịch sử : Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người, các tiền đề
khách quan cần thiết cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ngày nhiều thêm và rõ nét. Xu
thế toàn cầu hoá mọi mặt đời sống xã hội, xuất hiện kinh tế tri thức, bất lực của chủ
nghĩa tư bản trong khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu...càng chứng tỏ sự diệt
vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và tương lai thuộc về chủ nghĩa xã hội. Vì thế, con
đường xã hội chủ nghĩa mà dân tộc Việt Nam lựa chọn và kiên trì đi theo là hoàn toàn
hợp lý, hợp quy luật.

( (3)
Xem: Nguyễn Duy Quý (chủ biên). Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam. Nxb CTQG, H. 1998, tr. 59, 60, 61.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.9, tr. 280.

77
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
VÀ HỘI NHẬP THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hà Thị Bắc
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời
đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối
cách mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời đại mới. Trong sự nghiệp
cách mạng ấy, việc xây dựng gia đình được coi là một trong những vấn đề quan trọng
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi theo Người “muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” 1, những con người ấy, trước
hết là được hình thành và phát triển trong cái nôi đầu tiên đó chính là gia đình.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu cao đẹp của con người mới, kết hợp
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta với tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh thời, Bác Hồ rất
coi trọng vai trò, vị thế của gia đình. Người nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội
là gia đình"2. Gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội lành mạnh tạo
điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài
hoà của xã hội. Gia đình còn là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội.
nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội cũng nhận
thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh của người ấy. Thực
tế cho thấy, nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết
chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta vốn có truyền thống
yêu nước, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất. Những truyền thống
quý báu đó luôn được bảo tồn và phát huy dựa trên cơ sở nền nếp gia phong, gia giáo
của mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Trong gia đình đều lấy tình nghĩa làm nền tảng,
mỗi thành viên đều có tinh thần sống vì người khác; con cháu, cha mẹ, ông bà đều phấn
đấu làm tròn nghĩa vụ, bổn phận của mình. Không chỉ có thế, mỗi gia đình còn gắn bó
chặt chẽ với cộng đồng làng, nước. Khi "nước mất thì nhà tan", Tổ quốc chưa độc lập
thì gia đình không thể sống trong hạnh phúc. Đất nước có giặc giã thì cả nước đánh
giặc, cha con chung một chiến hào, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", đó chính là truyền
thống anh hùng của gia đình Việt Nam.

1
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.310
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.523.

78
Với tư cách là hạt nhân của xã hội, gia đình là nơi sản sinh ra và nuôi dưỡng con
người, duy trì và phát triển nòi giống. Cùng với trường học, xã hội, gia đình đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng những chuẩn mực tình
cảm, vun đắp nhân cách, đạo lý làm người, tạo điều kiện chắp cánh cho thế hệ tương lai
của đất nước bay cao, bay xa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra nét đẹp của gia đình
Việt Nam là truyền thống hiếu học. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi tố cáo
chính sách ngu dân của thực dân Pháp, Người viết: Người Việt Nam rất hiếu học, con
học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho dù nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm
cách cho con cái được học hành.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có gia đình hoà thuận, hạnh phúc thì cần phải
quan tâm công tác giải phóng phụ nữ, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ,
vợ và chồng. Người thường mượn câu tục ngữ: "Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông
cũng cạn" để nhắc nhở , giáo dục những người chồng, người vợ sống phải hết lòng yêu
thương nhau. Người chỉ rõ: Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng,
trai gái đều ngang quyền như nhau, cho dù đây là cuộc cách mạng khá to và khó nhưng
nếu biết tiến hành cách mạng từng người, từng gia đình và đến toàn dân thì nhất định
thành công. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những nội dung
sau đây:
Một là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân
tộc. Trên con đường đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc bị áp bức là nỗi đau trăn trở đối với Bác Hồ.
Trong hàng loạt bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác man rợ của chế độ thực
dân đối với người phụ nữ. Người gọi chế độ thực dân là chế độ "ăn cướp và hiếp dâm".
Vì vậy, chỉ khi nào đánh đuổi được bọn thực dân cướp nước, giành độc lập dân tộc,
người phụ nữ mới được giải phóng.
Hai là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. Tư
tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn
hóa phương Đông và văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những di
sản đó để làm giàu thêm vốn tri thức của mình. Nhưng người cũng phê phán những tư
tưởng lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lịch sử xã hội, trong đó có những định kiến sai
lầm về người phụ nữ. Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ
thực dân - phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho phụ nữ tham
gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước.
Ba là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong công tác và cuộc
sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và quan
tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ. Nhiều cán bộ là phụ nữ được Người dìu dắt,
đã vượt qua nhiều thử thách và trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng.
79
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy
sinh và căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: Trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến
đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất
nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân
phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự
cho phụ nữ. Chính sự bình đẳng ấy sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng gia đình và
gìn giữ một gia đình hạnh phúc.
Bên cạnh mối quan hệ vợ chồng trong gia đình còn có nhiều mối quan hệ khác
như ông bà, bố mẹ với con cái, anh chị với các em, mẹ chồng với nàng dâu... Để giải
quyết tốt những mối quan hệ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Về tinh thần thì
phải trên thuận dưới hoà, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu,
dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều, tiêu sòng.
Có kế hoạch, có ngăn nắp. Cưới hỏi, giỗ tết nên giản đơn, tiết kiệm. Khi bàn về chữ
"hiếu", Người đề cao việc xây dựng nhân cách, bổn phận của con cái đối với cha mẹ,
vẹn toàn tình nghĩa với họ hàng, làng xóm, với người sống và cả người đã khuất. Mặt
khác con người không chỉ có hiếu với cha mẹ mà còn phải có hiếu với nước, với dân.
Người viết: Gia đình to (là cả nước) và gia đình nhỏ: Cái nào nặng? Cái nào nhẹ?
Người cách mạng chọn gia đình to. Vì người cách mạng biết nếu gia đình to bị áp bức,
bóc lột thì gia đình nhỏ sẽ suy sụp, không phát triển được. Vì vậy không thể bo bo giữ
gia đình nhỏ mà không nghĩ đến gia đình to. Rõ ràng quan niệm về gia đình của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện cao độ sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích chung và lợi
ích riêng, giữa Tổ quốc và gia đình.
Dù ở thời đại nào, gia đình vẫn luôn là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển xã
hội thông qua việc tái sản xuất ra con người và sức lao động, nuôi dưỡng và chăm sóc
các thành viên; và cũng là đơn vị tiêu dùng mà những yêu cầu đa dạng, phong phú của
nó đang thúc đẩy sản xuất phát triển. Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa quý báu
của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: Sự chung thủy giữa vợ và
chồng; lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà; sự tôn kính, biết ơn tổ tiên;
sống có nghĩa, có tình với anh em, họ hàng, làng xóm... Đồng thời gia đình hiện nay
cũng đang tiếp thu và thể hiện những tư tưởng tiến bộ của nhân loại: Tôn trọng và thực
hiện quyền bình đẳng giới; tôn trọng nhân phẩm của mỗi cá nhân; những tư tưởng tiên
tiến về giải phóng phụ nữ, chăm sóc con cái...
2. Tác động của đổi mới và hội nhập đến gia đình Việt Nam hiện nay
Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
bắt đầu từ Đại hội VI, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là đổi
mới kinh tế và chính trị. Đây là hai lĩnh vực then chốt, nổi bật nhất, có vị trí và vai trò
80
quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Sự phát triển của kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế đang làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ta.
Vậy những thay đổi này ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình như thế nào?
Những biến đổi của kinh tế và chính trị trong tiến trình đổi mới đã tác động và
ảnh hưởng lớn tới văn hoá và đời sống văn hoá tinh thần của xã hội nói chung và vấn đề
gia đình nói riêng. Những tác động và ảnh hưởng này, trực tiếp hoặc gián tiếp, đã bộc lộ
hoặc còn đang tiếp tục phát sinh đều dẫn đến những hệ quả xã hội đối với đời sống của
mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng.
Công cuộc đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu
hết sức quan trọng. Không phải chỉ ở đô thị, mà ở nông thôn công cuộc đổi mới cũng đã
thực sự tạo ra một sinh khí mới, nhất là đời sống kinh tế. Tăng tưởng kinh tế thường
thúc đẩy tiến bộ xã hội tạo nên sự phát triển một cách toàn diện của đất nước. Khi đất
nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới đời sống
xã hội nói chung và vấn đề gia đình nói riêng. Mặt tích cực của cơ chế thị trường là ở
chỗ, nó tạo sự cải biến những quan niệm cũ gắn liền với nền sản xuất tự cấp, tự túc, làm
tăng thêm một bước tự ý thức chủ thể của con người, thúc đẩy hình thành cá nhân độc
lập, đưa xã hội phát triển lên một trình độ mới. Kinh tế thị trường là môi trường kinh tế
thuận lợi cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, phát huy năng lực cá nhân, hình
thành tính tích cực tự giác của cá nhân người lao động. Kinh tế thị trường đòi hỏi mọi
người phải quan tâm đến giá trị của sản phẩm lao động, tức là phải quan tâm tới hiệu
quả kinh tế trong nhận thức và hoạt động của con người. Trước đây, chúng ta thường
nhấn mạnh các giá trị tinh thần, xem nhẹ lợi ích vật chất, không quan tâm tới lợi ích cá
nhân. Giờ đây, cơ chế thị trường đòi hỏi phải nhìn nhận lợi ích vật chất và lợi ích cá
nhân là động lực của sản xuất. Kinh tế thị trường làm biến đổi những chuẩn mực đánh
giá năng lực và phẩm chất con người, cũng như định hướng giá trị xã hội. Trong cơ chế
thị trường việc làm giàu chân chính luôn được khích lệ. Việc quan tân đến lợi ích chính
đáng của cá nhân trong lao động, trong đó có cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, là
động lực thúc đẩy mọi thành viên trong xã hội phát huy mọi năng lực sáng tạo của
mình. Kinh tế thị ttrường tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ổn định đời sống gia
đình và xã hội. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hoá và đạo đức gia đình
Việt Nam làm cho các thành viên trong gia đình và xã hội dễ thực hiện chọn vẹn những
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức gia đình, theo kiểu: “phú quý sinh lễ nghĩa” hay “có
thực mới vực được đạo”.
Bởi kinh tế thị trường không chỉ tạo ra môi trường rộng lớn khích thích tiềm
năng và sự sáng tạo của cá nhân mà còn chứa đựng nhiều nhân tố góp phần gìn giữ
những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, hình thành những giá trị đạo đức của
gia đình hiện đại trong bối cảnh mới. Với những chính sách mới và cơ chế thị trường đã

81
thực sự khơi dậy và làm sống lại nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng, tạo niềm tin cho mọi người trong việc thực hiện mục tiêu: dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, tạo cơ sở vật chất để từng bước đổi mới
các chính sách xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần ổn định sự bền vững
của gia đình trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, gia đình Việt Nam đã biến đổi
một cách toàn diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện - năng động phù hợp
với những điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Sự biến đổi ấy chính là một
quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống;
đồng thời, tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị tiên tiến, những tinh hóa của
gia đình hiện đại. Có thể nói, gia đình Việt Nam hiện nay chính là sản phẩm của sự hiện
đại hóa các giá trị cao quý của gia đình Việt Nam truyền thống và truyền thống hóa
những giá trị, tinh hoa gia đình của các xã hội hiện đại.
Ảnh hưởng của văn hóa thế giới thâm nhập vào Việt Nam đi liền với sự gia tăng
cường giao lưu quốc tế, như tham quan, du lịch. Sách báo…hoặc sự phát triển các
phương tiện thông tin đại chúng đã quốc gia như truyền hình, mạng Internet… Văn hóa
Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếp sống của họ được du nhập bằng
nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ.
Hiện nay, trong xã hội, nguyên tắc tự do dân chủ được đề cao; quyền lợi cá nhân,
lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được nêu lên hàng đầu. Đồng thời, cũng có sự phát triển
của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đặt cái tôi lên trên hết.
Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng chủ nghĩa thực dụng; không ít người
lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng. Tỷ lệ ly hôn, ly thân của các
gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Đồng thời, đã định hình thành quan
niện dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự chung sống tạm bợ, không tính
đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài. Đó là những biểu hiện của lối sống bắt
chước phương Tây: Nam nữ ăn ở với nhau, chán thì chia tay; nếu nữ có thai thì đi nạo,
phá thai, hay có con thì tự nuôi…
Chủ nghĩa độc thân cũng phát triển trong nam nữ thanh niên nước ta hiện nay.
Sống độc thân nhưng khi cần vẫn có quan hệ tình dục với nam hay nữ, vì họ không coi
trọng quan hệ tình dục nam nữ phải gắn với hôn nhân, lập gia đình, cũng như hậu quả
nếu con cái sinh ra.
Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự
không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái.

82
Những xu hướng lệch lạc trên đây cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý từ
rất sớm, khi mà chúng ta vừa giành được chính quyền và xây dựng cuộc sống mới. Đọc
tác phẩm “Đời sống mới” của Bác Hồ, chúng ta thấy rõ cái nhìn biện chứng, sâu sắc
trong việc xây dựng nếp sống mới. Người nói: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng
bỏ hết, không phải cái gì cũ cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ…Cái gì cũ mà
tốt thì phải phát triển thêm”1. Nếp sống mới không phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn cái cũ và
cũng không nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải
được kế thừa từ truyền thống. Còn cái gì xấu thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ tuy
không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Còn cái gì cũ mà tốt thì phải
phát triển thêm. Người chỉ rõ việc xây dựng đời sống văn hóa mới phải kiên trì vận
động quần chúng. Việc quan trọng phải có người làm gương, gia đình làm gương để
mọi người làm theo, phải nghiên cứu thật sâu để thực hiện nếp sống mới có hiệu quả
thiết thực để mỗi người là một bông hoa đẹp, mỗi gia đình là một bó hoa tươi thắm, cả
dân tộc ta là một rừng hoa đẹp.
Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đó đã tác động mạnh mẽ đến gia đình Việt
Nam theo cả hai hướng: thuận lợi và khó khăn. Gia đình ngày nay một mặt phải gánh
vác những trách nhiệm nặng nề hơn trong việc đấp ứng các nhu cầu ngày càng cao về
vật chất và tinh thần nhưng mặt khác gia đình hiện nay lại có điều kiện hơn trong việc
nâng cao thu nhập, phát triển sức khoẻ, học vấn... cho các thành viên trong gia đình.
Hơn bao giờ hết, gia đình Việt Nam ngày nay đang chứng tỏ một sức sống mới, mãnh
liệt hơn trong điều kiện đổi mới và hội nhập của đất nước.
3. Một số đề xuất xây dựng gia đình Việt nam trong bối cảnh đổi mới và hội
nhập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên cơ sở những định hướng lãnh đạo của Đảng đòi hỏi các cấp, ngành, đoàn
thể nhân dân và mỗi người, mỗi gia đình cần xác định rõ đầu tư cho gia đình là đầu tư
cho sự phát triển bền vững nhằm phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong
Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng và trong các bộ luật liên quan, với các nội dung
hướng tới việc củng cố vị trí, vai trò và chức năng của gia đình. Thủ tướng Chính phủ
quyết định lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, kể từ năm 2001.
Đây là các văn bản có ý nghĩa pháp lý khẳng định sự cần thiết phải chăm lo củng cố và
phát triển gia đình trong bối cảnh đổi mới đất nước.
Nhận thức rõ vị trí và vai trò của gia đình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thấy được
tính cấp bách của việc giải quyết những bức xúc của gia đình trong bối cảnh đổi mới và
1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.94.

83
hội nhâp, để phát huy những yếu tố tích cực và chủ động tránh những tác động tiêu cực
đối với gia đình trong tương lai, đòi hỏi cần có các chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nỗ lực của toàn xã hội, cộng đồng và từng
cá nhân, giúp mọi gia đình Việt Nam có đủ năng lực xây dựng cuộc sống no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đồng thời, xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ
đổi mới và hội nhập theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản
sau:
- Cần nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về vai trò ,vị trí và chức năng của
gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, sự thành công của sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi theo Bác “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”1.
- Thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, giữa vợ và chồng cơ sở để xây dựng một
gia đình hoà thuận, hạnh phúc, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, người phụ
nữ ngày càng tham gia nhiều vào công việc xã hội, do đó rất cần sự quan tâm, chia sẻ
của người chồng trong công việc gia đình và xã hội.
- Quan tâm đến công tác giải phóng phụ nữ, bởi phụ nữ là một lực lượng quan
trọng trong đời sống xã hội. Vai trò của họ không chỉ thể hiện trong đấu tranh giải
phóng dân tộc mà cả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong xây dựng gia đình cần chú ý đến việc kế thừa những giá trị quý báu của
gia đình truyền thống đồng thời những tiếp thu những tinh hoa của gia đình hiện đại
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các
cấp đối với công tác gia đình. Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, cộng đồng và
các thành viên gia đình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, luật pháp của Nhà nước; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, biết kế
thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có
chọn lọc những giá trị mới của gia đình trong xã hội phát triển.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách để củng cố, ổn định và phát triển
kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhằm nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Đây cũng chính là cơ sở để thực hiện tốt
các chức năng khác của gia đình, hướng tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
- Tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được với kiến thức pháp luật, văn hóa,
y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và phúc lợi xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu
đãi đối với gia đình liệt sĩ, gia đình thương binh, gia đình có người có công với cách
mạng. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với các gia đình dân tộc thiểu số, gia đình ở
vùng sâu vùng xa. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với nhóm dân cư yếu thế,
1
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.523.

84
dân cư dễ bị tổn thương như các gia đình gặp rủi ro, thiên tai, gia đình neo đơn, gia đình
người tàn tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
Tóm lại, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, Đảng ta đã xác định một
trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội là gia
đình. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một lần nữa Đảng ta khẳng định chủ
trương: "Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng
với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh
của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"1.

1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006, tr 103-104.

85
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

PGS, TS. Nguyễn Bình Ban

Bộ Công an

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cả cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Hội tụ trong con người Hồ Chí Minh là những phẩm chất tuyệt vời của
một nhà hiền triết đại trí, đại nhân, đại dũng của thời đại mới: Tâm trong sáng; Đức
cao thượng; Trí mẫn tiệp và Hành mẫu mực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rạng rỡ
non sông ta, đất nước ta và cả dân tộc ta. Di sản tư tưởng của Người đã trở thành
nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội ta, là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và
dân tộc Việt Nam.

Điều đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chính Người thực hiện thành
công trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và được tiếp tục toả sáng và vận
dụng thành công trong thực tiễn công cuộc đổi mới hiện nay.
Trong bài viết này tôi xin phép trình bầy một số suy nghĩ về giá trị nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) và sự vận dụng,
phát triển sáng tạo của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền móng cho lý luận bảo vệ ANTT
ở Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ANTT gắn
liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người, với thực tiễn đấu tranh đầy gian
khổ, phức tạp của lực lượng CAND qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là từ sau khi thiết
lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự ra đời của lực lượng CAND ngày
19/8/1945.
Hồ Chí Minh đã nắm vững tinh hoa, phát huy những truyền thống và các giá trị
văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, như: chủ nghĩa yêu nước; tinh thần nhân ái, đoàn
kết; tinh thần lạc quan, niền tin vào chân lý; tinh thần lao động cần cù, thông minh sáng
tạo, cầu tiến bộ.... Tiếp thu có chọn lọc và vận dụng nhuẫn nhuyễn các giá trị nhân văn
của văn hoá phương Đông, phương Tây, nhất là các giá trị tinh thần cao thượng của
Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và các tư tưởng dân chủ phương Tây khác. Từ đó hình
thành nền móng hệ thống tư tưởng của Người về bảo vệ ANTT. Người đã thành công
trong việc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hoá cổ, kim Đông, Tây, kết hợp với lý tưởng
XHCN, đặc biệt là tiếp thu cái cốt lõi của lý luận đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc;

86
về nền dân chủ XHCN, chuyên chính của nhân dân; về nhân sinh quan cộng sản chủ
nghĩa, về chống chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ và cả những vấn đề về phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương châm đặc sắc “ đắc ý, vong ngôn”. Mặt
khác, chính từ thực tiễn hoạt động phong phú, đầy bão táp, luôn phải đối mặt với những
hiểm nguy rình rập do sự theo dõi của kẻ thù, đối phó với nhiều loại mật thám, gián
điệp, tình báo nhà nghề của các nhà nước đế quốc tư bản cộng với tư chất thông minh,
nhạy cảm vốn có, tầm tư duy chiến lược, nhìn xa trông rộng, luôn có đầu óc phê phán,
sáng tạo và tinh thần dũng cảm tuyệt vời đã góp phần hun đúc, xây dựng nên tư tưởng
bảo vệ ANTT của Người. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ ANTT
còn được bổ sung, phát triển từ thực tiễn hơn 20 năm Người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo
các mặt công tác hoạt động của lực lượng CAND Việt Nam1.
Trong di sản tư tưởng của Người, quan niệm về bảo vệ an ninh, trật tự là bảo vệ
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ lợi ích của nhân dân, trong đó “bảo vệ lợi
ích của nhân dân” là nhiệm vụ cốt lõi. Hồ Chí Minh cho rằng: mục tiêu cao nhất của
toàn bộ sự nghiệp bảo vệ ANTT là đảm bảo trật tự, an ninh cho xã hội, xây dựng và giữ
gìn môi trường xã hội ổn định, đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân. Tất cả
vì hạnh phúc của nhân dân. Yên dân là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của xã hội,
là gốc của ổn định chính trị. Trong quan niệm đó, Người chỉ ra: bảo vệ chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ lợi ích của nhân dân là thống nhất với nhau, trong điều kiện hoà bình bảo vệ
chủ nghĩa xã hội là bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hoá, bảo vệ quyền con
người, bảo vệ sự nghiệp xây dựng dân giàu, nước mạnh... Đây là những nhiệm vụ hàng
đầu, thường xuyên trong bảo vệ ANTT. Người luôn luôn nhắc nhở: Nước được độc lập
mà nhân dân không được hưởng tự do thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì..., chúng
ta giành được độc lập tự do rồi mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì Đảng và Chính
phủ có lỗi... Do vậy, trong bảo vệ ANTT, Người chỉ rõ: nhiệm vụ của công an là bảo vệ
và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, giữ gìn trật tự trị an,
tẩy trừ những kẻ gian tế; làm công an là để giữ trật tự, an ninh cho nhân dân, xem xét
tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân... nếu không làm được việc cho dân thì dân
không cần đến nữa. Công an nhân dân phải là người chuyên trách thi hành chính sách,
phương châm của Đảng và Chính phủ. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân
dân. Công an nhân dân là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước, phải bảo vệ dân chủ
của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân
dân…

1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 80 lần đến thăm và nói chuyện với LLCA; ký 60 sắc lệnh liên quan đến công
an và công tác công an; 96 bài viết và nói về lĩnh vực hoạt động của CAND...

87
Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT mang đậm nét tính chất của cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài. Bảo vệ ANTT là nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng, phải tiến hành liên tục, không có lúc nào ngơi nghỉ; phải tiến hành thường
xuyên trong suốt thời kỳ quá độ hoặc dài hơn nữa. Bảo vệ ANTT là trách nhiệm chung
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhưng trước hết là “nhiệm vụ nặng nề, nhưng rất
vẻ vang” của “công an, bộ đội, cảnh sát”. Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: "Công an thì
phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình càng nhiều việc
hơn... Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại... công việc công
an phải thường xuyên, không phải có từng đợt, từng lúc" 1. Công việc của công an ngày
càng nhiều, công an càng phải cố gắng nhiều. Công việc làm của công an âm thầm
nhưng rất quan trọng, nhiệm vụ của công an là cực kỳ quan trọng…
Giữ gìn trật tự, an ninh là sự nghiệp mang tính nhân văn sâu sắc, là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân của hệ thống chính trị. Vì vậy, về sử dụng phương pháp, nghệ
thuật và tổ chức lực lượng bảo vệ ANTT, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải động viên toàn dân,
dựa vào sức mạnh của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân chứ không
phải chỉ riêng sức mạnh chuyên chính của lực lượng công an. Người nói: “Lực lượng
toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”2. Sự
nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự nhất định phải dựa vào nhân dân; phải được nhân dân ủng
hộ; phải làm cho nhân dân thấy được lợi ích ở trong đó. Do đó, công an khi làm việc
nhất định phải khai thác và phát huy cho được mọi nguồn lực trong nhân dân, mọi tiềm
năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Người tin tưởng
rằng: Nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng trong công tác phòng ngừa, phát hiện và
đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu ý đồ, hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch, phản động và loại tội phạm khác. Từ năm 1951, trong buổi nói chuyện với
cán bộ, học viên trường CATW, Người căn dặn: “Nhân dân ta có hàng chục triệu đôi
bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai,... Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành
công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”
3
. Nhân dân là nền tảng của sự nghiệp bảo vệ ANTT là quan điểm cốt lõi, nhất quán,
xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ ANTT.
Trong đấu tranh bảo vệ ANTT phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát
huy ý thức làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn kết của ta không những
rộng rãi mà còn có tính chất lâu dài, là một chính sách dân tộc chứ không phải là thủ
đoạn chính trị, đoàn kết là lực lượng chứ không phải là tinh thần....”. Đoàn kết hết thảy
các tộc người trên đất nước Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam nhằm thực hiện thắng

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, tr.118.
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, tr.20.
3
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, tr.123.

88
lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Trong đó, Người rất coi trọng việc đoàn kết đội ngũ văn
nghệ sĩ, trí thức trong sự nghiệp bảo vệ ANTT. Người viết: “Trí thức là vốn quý của
dân tộc, không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công
được”. Đoàn kết nhất trí trong Đảng, đoàn kết Công an với Quân đội và các ngành
khác, đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ ANTT. Đoàn kết trong nội bộ công an từ
trên xuống dưới, giữa lãnh đạo với cán bộ chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới. Đoàn kết rộng
rãi là nhằm tăng cường sức mạnh giữ gìn ANTT, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích
của nhân dân; giáo dục, động viên, tổ chức toàn dân phát hiện, phòng ngừa, tiến công
các loại tội phạm, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế
lực thù địch.
Đoàn kết thực sự trên nguyên tắc, mục đích chung, không phải theo lối phường
hội; đoàn kết thông qua việc nghiêm túc tự phê bình và phê bình để đi đến tiến bộ, hiểu
nhau. Xoá bỏ định kiến, mặc cảm, tăng cường hoà đồng, thu hẹp bất đồng, giảm dị biệt,
nhất là giữa những người theo và không theo tôn giáo, giữa các dân tộc, các vùng, miền
khác nhau….Phát huy ý thức làm chủ của nhân dân là một nguồn sức mạnh to lớn thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT.
Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để phát huy tiềm năng, trí tuệ và sức mạnh vốn
có của mọi người dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn. Trước hết và
quan trọng nhất là thường xuyên giáo dục và xây dựng cho mọi người dân về ý thức
cảnh giác cách mạng, về bảo vệ bí mật quốc gia, về tinh thần chủ động, tích cực tiến
công tội phạm; làm cho mỗi người dân tự miễn dịch, tự bảo vệ được mình trước những
thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; làm cho nhân dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và tự giác giúp đỡ công
an, tích cực tham gia công tác bảo vệ ANTT ở địa bàn cơ sở...
Để phát huy được sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ ANTT, Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Cách tốt nhất là phải tổ chức và giáo dục nhân dân đến nơi đến chốn”, “phải quản
lý được tai, mắt, miệng của dân”, phải có phương pháp và nghệ thuật thích hợp; phải tổ
chức được nhân dân thành “thiên la địa võng đối địch”, làm cho nhân dân thực sự trở
thành những chủ nhân quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ ANTT ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, công an phải thực sự làm gương mẫu cho dân bằng chính tấm
gương của mình; phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, dân giúp đỡ công an. Muốn
vậy, Công an phải sâu sát, gắn bó với nhân dân, tuyệt đối không thể lý luận xuông,
dùng mệnh lệnh, hành chính đơn thuần; không chỉ đưa sách vở, giáo điều bắt dân phải
học thuộc... Hồ Chí Minh cho rằng đó là thói quan liêu, xa rời quần chúng và sẽ dẫn
đến hỏng việc...
Nhân đạo, khoan dung là tư tưởng chỉ đạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự. Người nói: Xét cho cùng bảo vệ an ninh, trật tự là bảo
89
vệ lợi ích của nhân dân, tẩy trừ những bọn gian tế, bảo vệ sự bình yên cuộc sống của
nhân dân, của toàn xã hội. Điều này thể hiện biện chứng sâu sắc, tính nhân văn cao cả
trong xử lý mối quan hệ giữa “Dân chủ và Chuyên chính” trong tư duy Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khẳng định: Dân chủ là quyền cơ bản nhất của người dân, là của
quí báu nhất của nhân dân, nhưng chuyên chính là cái khoá cửa để đề phòng kẻ phá
hoại. Dân chủ thực sự và chuyên chính thực sự; dân chủ và chuyên chính phải đi liền
với nhau. Dân chủ với đa số nhân dân luôn gắn liền chuyên chính với thiểu số phản
động chống lại lợi ích của nhân dân. Song chuyên chính với kẻ thù không phải là loại
bỏ, tiêu diệt con người mà chủ yếu là cải tạo, gột rửa tư tưởng phản động, thù địch, xoá
bỏ mặt tội phạm, mở đường để những người trước đây có tội nay thực thà “cải tà quy
chính” và tìm cách lôi kéo họ về phía cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lòng nhân ái và sự vươn lên
của con người và tin rằng có thể cải tạo được con người bằng giáo dục, bằng lao động,
bằng thuyết phục kiên trì và qua hành động thực tế; lấy tình cảm đạo đức, lòng vị tha để
cảm hoá những con người tội lỗi. Do đó, trong con người Hồ Chí Minh luôn có lòng
khoan dung, độ lượng với kẻ lầm đường lạc lối nay biết ăn năm hối cải, biết cải tà quy
chính, biết phục thiện, quay về với dân tộc với nhân dân. Người không bao giờ quan
niệm kẻ thù là vĩnh viễn, bất biến. Kẻ nào chống lại lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân
là kẻ thù, nhưng nếu biết cải tà qui chính quay về với nhân dân thì sẵn sàng khoan dung,
đón nhận thậm chí có tài còn trọng dụng. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn
ngón dài... Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”1. Người
hết sức cảm thông, thương xót với nỗi khổ đau của con người, những sai lầm của con
người trong những hoàn cảnh nhất định để rộng lòng tha thứ, để tin vào sự phục thiện
của họ....Điểm cốt lõi của tư tưởng nhân đạo, khoan hồng là làm tan rã, cải tạo tư tưởng
phản động, hướng tới phục thiện quay trở lại với chính nghĩa, với dân tộc, với nhân dân.
Đấu tranh bảo vệ ANTT gắn liền với nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND theo
tư tưởng Hồ Chí Minh. Lực lượng CAND từ khi ra đời là một công cụ chuyên chính sắc
bén, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù giai cấp,
kẻ thù dân tộc, bảo vệ nền an ninh trật tự của Tổ quốc. Do đó, xây dựng lực lượng
CAND, trước hết phải coi trọng về tiêu chuẩn chính trị, “Công an nhân dân hoàn toàn
khác công an đế quốc... Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách
thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt.. Công an phải thực sự
phục vụ nhân dân...”. Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân và tính nhân
dân sâu sắc, “công an là bạn dân,... làm công an là làm đầy tớ cho nhân dân”. Cũng vì
vậy, “làm công an không phải là làm quan cách mạng, công an cần phải có tư tưởng xã
1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr.246.

90
hội chủ nghĩa”. Mặt khác, Người rất coi trọng xây dựng người công an về “đức, tài”.
Hồ Chí Minh cho rằng “đức, tài” của người công an phải hoà quyện với nhau, thống
nhất biện chứng với nhau và đều phải được coi trọng, “chính trị là đức chuyên môn là
tài”. Xây dựng “đức, tài” phải gắn với mục đích của cách mạng và nhằm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Đối với người cán bộ nói chung và công an
nói riêng, Hồ Chí Minh đều đặt “đức” lên trên, lên trước tài, đức giữ vai trò nền tảng, là
gốc rễ và biểu hiện lòng cao thượng của con người. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh rất
coi trọng việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người cán bộ công an, coi đó tiêu chuẩn
đầu tiên, cốt lõi của người công an cách mạng. Trong 6 điều dạy về tư cách người công
an cách mệnh, Hồ Chí Minh đã đặt đạo đức của người cán bộ công an là điều số 1: “Đối
với tự mình phải cần, kiệm, liêm chính”. Trong việc xây dựng, rèn luyện tư cách người
CAND, Hồ Chí Minh coi trọng và đề cao nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp, coi trọng đạo
đức làm người là trước hết; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, mệnh
lệnh, hách dịch. Người nói: “Chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có
đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ thì dạy thế nào? đức phải có trước tài” 1. Đức của người
Công an còn biểu hiện ở lòng yêu thương con người sâu sắc, sống có tình, có nghĩa với
đồng đội, có lòng nhân ái với người, không tham lam, đố kỵ, ích kỷ, kiên quyết chống
chủ nghĩa cá nhân, có ý thức tôn trọng luật pháp, kỷ cương, nguyên tắc; hành vi xử thế
phải hết sức tinh tế, linh hoạt, đặc biệt là trong 3 mối quan hệ chủ yếu: quan hệ với
mình, quan hệ với dân, quan hệ với kẻ thù.
Xây dựng lực lượng CAND không tách rời phong trào quần chúng bảo vệ an
ninh Tổ quốc và các lực lượng bán chuyên trách. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Công an có bao
nhiêu người thì cũng là số ít so với lực lượng của nhân dân. Công an không thể thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ nếu hành động cô độc, nếu thiếu sự giúp đỡ của nhân dân.
Người khẳng định: “Không được xa rời dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc
nhất định thất bại”2. Chính vì vậy, Người rất coi trọng công tác dân vận và khẳng định:
việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc
gì cũng thành công. Công an của ta là CAND, vì nhân dân mà phục vụ mà làm việc nên
phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong việc phòng gian, trừ
gian. Lực lượng CAND phải gần gũi nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân
thấu hiểu, để nhân dân giúp sức... phải có cán bộ hướng dẫn để lực lượng nhân dân tổ
chức nhau lại làm thành mạng lưới CAND. Điều quan trọng là Công an phải làm mực
thước cho nhân dân và các ngành bắt chước, phải khuyến khích cho nhân dân phê bình
công an, phải vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những
cái sai của nhau trên lập trường tương thân, tương ái vì nước, vì dân.

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, trang 492.
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 1996,.

91
Việc xây dựng bộ máy công an phải gần dân, thiết thực, chắc chắn, làm việc dân
chủ với tinh thần đoàn kết, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Người chỉ rõ: Cách tổ
chức bộ máy công an phải đơn giản, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy má.
Trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy công an cần quan tâm xây dựng lề lối tác
phong làm việc dân chủ, đi sâu đi sát, phải có kế hoạch chu đáo, phải thật khách quan,
thiết thực, phải có quyết tâm bền bỉ, phải tránh chủ quan, phiến diện. Luôn tăng cường
công tác điều tra nghiên cứu, tổng kết và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành với công
an. Xây dựng bộ máy công an phải thực sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, tạo
điều kiện thuận lợi và giúp cho nhân dân phát huy vai trò làm chủ và quyền làm chủ
trong đấu tranh bảo vệ ANTT. Thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện cho nhân dân
và các tổ chức đoàn thể, các ngành khác phê bình, giúp đỡ công an, để đi đến hiểu công
an, tin công an và giúp đỡ công an... Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Xây dựng bộ máy công an
nhân dân. Tức là công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân. Đồng thời
phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian,
trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an. Cách tổ chức công an phải giản đơn,
thiết thực,… lề lối làm việc phải dân chủ. Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp
dưới. Cấp dưới phải phê bình cấp trên...Phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an,
để đi đến hiểu công an, yêu công an, và giúp đỡ công an”1.
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ ANTT là một bộ phận quan trọng không
thể tách rời trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam; là một bộ
phận trong kho tàng lý luận về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự an toàn
xã hội của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là ngọn đèn
soi sáng cho cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT ở Việt Nam trong suốt thời gian qua và đưa
đến những thắng lợi to lớn.
Hiện nay, hoạt động của lực lượng CAND, công tác xây dựng lực lượng công an
chịu tác động, ảnh hưởng đan xen của nhiều yếu tố, cả tích cực và tiêu cực. Công tác
công an ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, có quan hệ trực
tiếp đến lợi ích kinh tế, chính trị, đời sống văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.
Cho nên việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo
vệ ANTT phải trở thành “một nhiệm vụ mấu chốt, quan trọng hàng đầu của công tác tư
tưởng trong Công an nhân dân các cấp hiện nay”.
Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ ANTT và xây
dựng lực lượng CAND hiện nay cần tập trung vào 2 vấn đề quan trọng, mang tính bức
thiết, đó là: Xây dựng tư cách người CAND, nhất là tư cách đạo đức “dĩ công vi

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội 1996.

92
thượng” và Củng cố, kiện toàn bộ máy CAND các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh về bảo vệ ANTT phải gắn liền với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư
tưởng, bảo vệ, bổ sung và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Tin
vào sức mạnh của dân, dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân; Gần gũi, hiểu biết nhân
dân; Thương yêu, qúy trọng nhân dân; Giúp đỡ nhân dân; Đoàn kết chặt chẽ với nhân
dân; Giáo dục, động viên, tổ chức nhân dân; Giữ yên lòng dân; Gương mẫu trước dân;
làm cho dân tin, dân yêu, dân mến phục; Khắc phục các căn bệnh nguy hại: xa nhân
dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân và
các căn bệnh quan liêu mệnh lệnh, hách dịch, phiền hà, sách nhiễu nhân dân, lên “mặt
làm quan cách mạng”. Quan điểm này phải trở thành nền tảng tư duy, phương châm
hành động và ánh sáng soi đường chỉ đạo mọi hoạt động của công tác công an và xây
dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

93
THỰC HÀNH DÂN CHỦ VÀ ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN
CỦA CÁCH MẠNG VÀ ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TS. Phạm Văn Bính


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

1. Hồ Chí Minh nói và viết nhiều về dân chủ: dân là chủ và dân làm chủ; về vai
trò của đại đoàn kết: đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp, đoàn kết
trong nội bộ các tổ chức chính trị, đoàn kết trong các cộng đồng dân cư. Người nhấn
mạnh, muốn đoàn kết phải dân chủ và thực hành dân chủ để mở rộng đoàn kết toàn dân,
giữa dân chủ và đoàn kết toàn dân có quan hệ song trùng. Dân chủ và đoàn kết toàn dân
đều là động lực của cách mạng Việt Nam. Thực hành dân chủ theo phương châm đại
đoàn kết toàn dân, đồng thời củng cố, mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất cái cốt vật
chất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là phát huy dân chủ.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh đã trở thành một bộ phận hữu
cơ trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta. Đại đoàn kết toàn dân không chỉ
tạo được lực lượng vô địch trong đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, giành quyền
dân chủ cao nhất là dân được sống trong độc lập tự do, mà còn là lực lượng mạnh nhất
trên thế giới, không gì mạnh bằng trong đấu tranh vì dân chủ, vì một chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa.
Giành được độc lập và thống nhất đất nước, nhân dân Việt Nam đã và đang thực
hiện những bước quá độ, những hình thức, nhiệm vụ quá độ để đi tới thực hiện thắng
lợi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Xây dựng một nước Việt Nam - như Hồ Chí
Minh mong muốn - hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", và như Đảng
ta xác định: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Song, hiện tại và phải một thời gian dài nữa, trên đất nước ta cùng tồn tại nhiều
nhu cầu, lợi ích khác nhau, của các bộ phận dân cư. Tình trạng phức tạp, hỗn hợp, đan
xen đó, vận động không ngừng lại chịu tác động của các mối quan hệ chằng chịt kinh
tế, chính trị, ngoại giao, vừa hợp tác, vừa đấu tranh của khu vực và quốc tế, tạo nên một
thực tế tiềm ẩn các nhân tố khác biệt. Trong khi đó, nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi
ổn định nhằm tập hợp, phát triển cao độ sức mạnh nội sinh của toàn dân. Lời giải của
bài toán phức tạp này chính là nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh - nguyên tắc "cầu
đồng tồn dị", tìm mẫu số chung, tìm sự tương đồng, đồng thuận để gắn kết toàn dân,
gắn kết mọi thành viên của dân tộc cùng chấp nhận để từng bước hạn chế, khắc phục
dần những khác biệt.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng, đi đến "cầu đồng tồn dị", tìm sự tương đồng,
đồng thuận không có mục đích nào khác là phát huy quyền là chủ và làm chủ của dân,
không có con đường nào khác là tuyên truyền, giải thích làm cho dân hiểu, dân tin.
94
Công việc đó trước đây gọi là dân vận, ngày nay gọi là thực hành dân chủ. Tức là:
"Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp
thành lực lượng toàn dân để thực hiện những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể (Đảng) giao cho". Đồng thời, "phải mạnh dạn phát động quần
chúng, làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể, quần chúng thật sự có
quyền dân chủ".
Một khi quần chúng đã thấm nhuần tinh thần (ý thức) là chủ và thực sự có quyền
làm chủ, họ sẽ hành động một cách tự giác, với tư cách của người chủ: làm cho mình,
làm vì mình. Khi đó, tất cả lực lượng của người dân (vật chất và tinh thần), không để
sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, lực lượng liên minh (hợp lực) của
những người chủ, thì mọi công việc sẽ được giải quyết. Sức mạnh lúc này, không phải
là cộng giản đơn sức mạnh của những cá thể làm chủ, mà là sức mạnh của tập hợp, của
tổ chức chặt chẽ những người chủ, đồng tâm, đồng sức, hiệp lực để hưởng quyền dân
chủ, dùng quyền dân chủ để làm chủ thực sự.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần giải thích, thực hành dân chủ là mọi công việc đều
mang ra bàn bạc với dân, không chỉ bàn bạc lúc thực hiện công việc, mà còn để dân bàn
bạc từ khi làm, lập kế hoạch và cả sau khi công việc đã hoàn thành, tức là bình công,
báo công. Hồ Chí Minh nhận xét rằng: qua bình công, báo công, ai làm được gì tốt, ai
không làm được hoặc làm xấu, mọi người đều biết. Đó mới thực sự dân chủ, là cách
phê bình và tự phê bình tốt, "là củng cố đoàn kết nội bộ nhân dân, củng cố niềm tin của
dân vào cán bộ". Lấy đại đoàn kết toàn dân làm phương châm trong thực hành dân chủ,
do vậy, theo Hồ Chí Minh, phải dân chủ với mọi người, không để sót một ai, phải đưa
họ và tạo điều kiện cho họ hoạt động trong những tổ chức thích hợp, vừa tầm nhằm
phát huy được tất cả lực lượng của mỗi người và sức mạnh của tổ chức.
Hồ Chí Minh không chỉ nói đến dân vận mà Người còn nói đến cả địch vận. Dân
vận và địch vận đều là thực hành dân chủ theo phương châm đại đoàn kết toàn dân. Đặc
điểm này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện Đảng cầm quyền, không chỉ vận động
những đối tượng tiên tiến, mà còn phải vận động, thực hành dân chủ đối với tất cả mọi
người, kể cả những người chậm tiến, thậm chí những người có quá khứ lầm lạc, nhưng
nay đang cùng chúng ta phấn đấu cho mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Đánh giá lực lượng của các tổ chức tự nguyện của dân, Hồ Chí Minh cho rằng:
"Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng
Việt Nam". Trước đây, Mặt trận dân tộc thống nhất đã là lực lượng to lớn, ngày nay
trong sự nghiệp chấn hưng đất nước, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là lực lượng to
lớn của cách mạng.

95
Rõ ràng, biểu hiện của quan hệ giữa dân chủ và đoàn kết là thực hành dân chủ
theo phương châm đại đoàn kết toàn dân, là củng cố, xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất - khối liên minh của toàn dân làm chủ - để phát huy dân chủ, trong quá trình xây
dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác
định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn
kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chẳng những được xác
định trong Nghị quyết của Đảng mà còn được thể chế hoá trong pháp luật. Quyền và
trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi 2001) và một số đạo luật và pháp lệnh. Đặc biệt, kỳ họp thứ năm Quốc
hội khoá X đã thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là biểu hiện nhận thức
cao của Đảng ta về thực hành dân chủ theo phương châm đại đoàn kết toàn dân trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để
củng cố và phát huy vai trò, tác dụng của Mặt trận trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tuy nhiên, để vượt qua các thách thức đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nghèo hèn, lạc hậu, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường và mở rộng hơn nữa khối đại đoàn
kết toàn dân, nhằm khai thác mọi tiềm năng vật chất và tinh thần của cả dân tộc. Kết
hợp nội lực dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh
hiện đại để tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh - thực hành dân chủ theo phương châm đại
đoàn kết toàn dân, được Đảng thể hiện trong Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị BCH TƯ
khoá VII với 4 chủ trương lớn, đồng thời là 4 quan điểm cơ bản, chỉ đạo quá trình tăng
cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Tổng kết kết quả thực hành dân chủ theo
phương châm đại đoàn kết toàn dân, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: "Động lực chủ
yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân
với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể
và toàn xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của
toàn xã hội"1. Đây là sự nhận thức khá đầy đủ của Đảng về thực hành dân chủ theo
phương châm đại đoàn kết toàn dân.
Với tư cách là cốt vật chất của khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận Dân tộc
thống nhất cũng phải được mở rộng, càng phát triển lớn mạnh cùng với sự tiến lên của
cách mạng, của sự nghiệp đổi mới. Quá trình xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất phải
chăm lo phát triển thành viên của mình, đồng thời phải thường xuyên củng cố các thành

1
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.86.

96
viên đã tham gia Mặt trận thực hiện đoàn kết, bình đẳng trên tiêu chí chung là đoàn kết
lâu dài, đoàn kết thành thật và giúp nhau cùng tiến bộ vì lợi ích của Tổ quốc của toàn
dân. Do vậy, Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng thành một tổ chức liên minh
chính trị rộng lớn và lâu dài, kết hợp sự đa dạng trong một thể thống nhất, lấy khối liên
minh công - nông - trí làm nền tảng để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Sức
mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất không những có nền tảng vững chắc là lực lượng
công - nông - trí thức cách mạng, mà còn cả những người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
Với phương châm đại đoàn kết toàn dân, thực hành dân chủ góp thành lực lượng
"để thực hiện những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đảng giao cho".
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm tới cần xây dựng và củng cố thực sự là tổ
chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức xã
hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo
và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương
phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên góp phần giữ vững độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Biện pháp cơ bản khi thực hành dân chủ trong nhân dân và cũng là phương
pháp chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh, là tuyên
truyền, thuyết phục kết hợp với đáp ứng lợi ích thiết thân của dân, tạo sự thống nhất
hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân.
Tuyên truyền, thuyết phục là biện pháp quan trọng khi thực hành dân chủ trong
nhân dân. Nhân dân không phải là đối tượng chuyên chính, mà là người chủ xã hội, do
đó, không thể dùng các thủ đọan chính trị, mà phải thực hành dân chủ trong nhân dân.
Mục đích thực hành dân chủ trong nhân dân là để cho dân biết nội dung công việc, để
dân tự làm, khi đó công việc sẽ được hoàn thành bằng tất cả lực lượng của dân, bằng cả
một kho tàng kinh nghiệm đã tích lũy trong dân và bằng cả nhiệt tình, sự sáng tạo của
từng người dân. Hồ Chí Minh căn dặn: "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này:
dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ
cũng không sợ"1.
Tuyên truyền, vận động nhân dân, theo Hồ Chí Minh, phải thực hiện: "Không
chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước hết
phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người hiểu rằng: Việc đó là lợi ích của họ và
nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Thứ hai là bất cứ việc gì đều phải

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, tr.246

97
bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho
thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành"1.
Qua câu trích trên, ta thấy, thực hành dân chủ trong nhân dân, theo Hồ Chí Minh
là phải kết hợp mọi hình thức (từ hiện đại đến đơn giản), mọi biện pháp (từ trực tiếp đến
gián tiếp) và theo một quy trình thống nhất, mà ngày nay chúng ta gọi là cơ chế "dân
biết, dân bàn, dân làm". Song, điều cốt lõi có tính nguyên tắc vẫn là kết hợp hài hoà,
thống nhất giữa "lợi ích của họ và nhiệm vụ của họ". Phải coi lợi ích cá nhân là động
lực trực tiếp. Công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước
hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hợp
hài hoà các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Do vậy cần mở rộng cơ
chế "dân biết, dân bàm, dân làm" thành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân
thụ hưởng".
Nhận thức rõ điều đó, trong nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần
thứ 8 khoá VI về công tác dân vận, Đảng ta xác định: "Các tổ chức Đảng từ Trung ương
đến các chi bộ đều phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của quần chúng làm
một nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình". Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích của
nhân dân phải được phản ánh trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
phải giải quyết ngày càng tốt hơn những vấn đề dân sinh, dân trí và dân quyền. Trong
quá trình đổi mới đã giải quyết khá tốt những lợi ích cơ bản của dân. Tuy vậy, trong
từng mặt dân sinh, dân trí, dân quyền vẫn tồn tại những vấn đề bức xúc, những cái khoá
cần phải mở để tránh hiện tượng: dân vì bức bách dẫn đến bột phát phá vỡ dân chủ, như
Thái Bình năm 1997 và Đắc Lắc, Tây Nguyên năm 2001, 2004 và một số địa phương
gần đây.
Theo Hồ Chí Minh dân chủ là đối lập với quan liêu, thực hành dân chủ rộng rãi
cũng là chống quan liêu tích cực. Trước đây đã thế, hiện tại đang thế và sau này vẫn
như thế: "Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến kết quả là hỏng việc". Do đó, thực
hành dân chủ, cải cách dân chủ, phương pháp dân chủ chống quan liêu được Hồ Chí
Minh gọi là "Đường lối nhân dân" với 6 điều là: - Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết. -
Liên kết chặt chẽ với nhân dân. - Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân
dân hiểu rõ. - Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh
nhân dân phê bình mình. - Sẵn sàng học hỏi nhân dân. - Tự mình phải làm gương mẫu
cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo"2. Hồ Chí Minh coi đây là 6 thang thuốc
đắng của đơn thuốc chống bệnh quan liêu. Trong đơn thuốc đó Hồ Chí Minh đã 8 lần
dùng đến "vị thuốc" nhân dân.

1
Hồ Chí Minh Sđd, t5, tr.698-699.
2
Hồ Chí Minh. Sđd, t6, tr.293.

98
Qua đây chúng ta thấy Hồ Chí Minh coi việc chống quan liêu của cán bộ bằng
nhân dân, qua con đường thực hành dân chủ trong nhân dân. Song Hồ Chí Minh cũng
yêu cầu cán bộ phải tự phòng và tự chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh của bản thân mình
bằng việc thực hành dân chủ trong nhân dân. Cán bộ đi vận động nhân dân phải "đi đến
nơi, đến tận chỗ", "phải đi sâu, đi sát nắm vững tình hình, không những phải nắm vững
tình hình hợp tác xã, mà còn phải nắm vững tình hình ăn, ở, học tập, sức khoẻ... của các
gia đình". "Đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở để chỉ đạo phong trào, không nên xuống cơ sở
theo lối chuồn chuồn đạp nước"1. Người đi cơ sở "cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,
chân đi, miệng nói, tay làm" tức là phải năng động, hoạt bát. Khi tiếp xúc với dân, cán
bộ phải biết nói tiếng nói của dân, dùng ngôn từ của dân thì dân mới nghe mình nói,
nghe mình giải thích và họ mới nói lại cho mình nghe, phê bình cán bộ, phê bình chính
sách để biết mà sửa chữa. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu mỗi cán bộ phải tự chịu trách
nhiệm trước dân, có tinh thần phụ trách công việc. Khi đi cơ sở thấy "cách tổ chức và
cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ
hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần thì dù chưa có sẵn, ta phải
đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được
việc"2. Rõ ràng, mở rộng dân chủ trong xã hội sẽ hạn chế và đi đến thủ tiêu quan liêu
mệnh lệnh trong cán bộ, tuy là hai việc khác nhau nhưng đều thống nhất ở một đích
thực hành dân chủ trong nhân dân.
Có sự mất ổn định ở nơi này nơi khác, dân tập trung khiếu kiện đông người là do
dân chủ trong nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng; cán bộ các cấp thì quan liêu. Dù rằng
các sự kiện đó đã được giải quyết, đã lùi vào lịch sử, nhưng vẫn là tiếng chuông cảnh
tỉnh mọi cấp, mọi ngành trong quá trình xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở cơ
sở. Ở cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, đời sống hiện thực của người dân đã tồn tại
nhiều vấn đề bức xúc, lại chịu tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường: phân hoá giàu
nghèo, phân tầng xã hội làm cho những vấn đề bức xúc trở thành bức bách. Quyền lợi
của người dân quê chưa được bảo đảm, quyền lợi được hưởng ít nhưng nghĩa vụ phải
làm nhiều, con cái không có điều kiện học hành và học lên cao, ốm đau không có hoặc
ít tiền chữa bệnh, việc làm thiếu thậm chí có nơi có lúc không có việc làm, cuộc sống
deo neo, đói nghèo đeo bám. Bài toán cuộc đời của bao người dân quê, vùng sâu, vùng
xa đã đang đặt trước bàn làm việc của mọi ngành, mọi cấp. Dân chủ trong nhân dân lúc
này không có cách nào khác là Nhà nước và nhân dân cùng làm.
3. Tư tưởng vể Nhà nước và nhân dân cùng làm đã được Hồ Chí Minh đề cập tới
từ tháng 2-1947 trong khi nói chuyện với trí thức, phú hào Thanh Hoá. Người nói:
"Không phải Chính phủ bỏ mươi, mười lăm triệu để mở lò máy, làm cái này cái khác.

1
Hồ Chí Minh Sđd, t12, tr.210
2
Hồ Chí Minh Sđd, t.5, tr.246.

99
Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm lợi cho dân" 3. Nghĩa là Chính phủ và nhân
dân cùng đầu tư tiền của, công sức phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, hai bên cùng
làm.
Chúng tôi cho rằng, Nhà nước và nhân dân cùng làm là giải pháp cơ bản chứ
không phải là giải pháp tình thế trong thực hành dân chủ và xây dựng khối đoàn kết
toàn dân. Thậm chí, khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt đến trình độ cao,
sức dân đã mạnh, việc Nhà nước và nhân dân cùng làm vẫn là giải pháp cơ bản, quan
trọng trong phát triển đất nước. Mặc dù, thuật ngữ Nhà nước và nhân dân cùng làm xuất
hiện trong thời kỳ đổi mới, do tổng kết kinh nghiệm giải quyết, thực hiện một số nhiệm
vụ cụ thể có hiệu quả trong xây dựng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội, nhưng đã được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trở thành thuật ngữ phổ biến
trong cuộc sống, trong lý luận.
Bản chất của vấn đề dân chủ và đoàn kết là ở chỗ cùng làm. Nhà nước và nhân
dân cùng làm thực chất là chế độ đồng trách nhiệm của hai chủ thể (Nhà nước chủ thể
thực hiện sự ủy quyền và nhân dân chủ thể quyền lực), là chế độ đồng bổn phận của hai
đối tượng (Nhà nước có bổn phận của đầy tớ công cộng. Dân có bổ phận của người bị
quản lý, bị lãnh đạo). Trong điều kiện Nước chưa mạnh, Dân chưa giàu, thực hiện chế
độ đồng trách nhiệm, đồng bổn phận là đạo lý Việt Nam, là truyền thống tương thân,
tương ái, hiệp lực, đồng tâm của người Việt Nam trong vượt khó.
Ở Việt Nam có thành ngữ "lực bất tòng tâm". Nếu vận dụng cho Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta ở thời kỳ quá độ là phù hợp. "Tâm" của Đảng, Nhà nước là lý
tưởng muốn cho dân được hạnh phúc, sống văn minh, phát triển trong độc lập tự do,
hoà bình, nhưng sức lại chưa mạnh, không thể làm một lúc, làm đồng loạt được. "Tâm"
của dân là ước mong no đủ, sung sướng, sống trong điều kiện đầy đủ tiện nghi, môi
trường, sức khoẻ tốt, nhưng do còn nghèo, không có hoặc ít vốn, nông dân nhất là vùng
sâu vùng xa muốn sản xuất thì thiếu giống, thiếu cây con, muốn đi học nhưng trường
xa, bụng chưa no, muốn chữa bệnh lại không có hoặc ít thầy, ít thuốc. Hai cái "tâm"
tương đồng gặp nhau, hai cái lực chưa mạnh hợp lại thành một lực mạnh. Khi đó lực
không còn "bất tòng" nữa mà thuận với tâm. Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ tháo gỡ
dần những khó khăn, vướng mắc, từ việc dễ đến việc khó, từ việc nhỏ đến việc to, từ
dân sinh, dân trí đến dân quyền. Lúc này, dân thấy được tôn trọng và tự trọng hơn, sẽ cố
gắng làm.
Nói nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng Nhà nước vẫn đứng ở vị trí chủ đạo,
ở thế quyết định. Vì Nhà nước là chủ thể giữ quyền, điều hành quyền lực và có tiền. Để
Nhà nước và dân cùng làm tốt trong thực hành dân chủ và đoàn kết toàn dân, theo
chúng tôi, cần thực hiện "5 bảo đảm" để đưa quy chế dân chủ cơ sở vào thực tiễn đó là:
3
Hồ Chí Minh Sđd,t5, tr.61

100
Báo đảm thông tin nhanh, nhiều nhất cho dân; Bảo đảm nghe được nhiều nhất những ý
kiến, sáng kiến, kinh nghiệm của dân; Bảo đảm sự tham gia nhiều nhất của dân vào các
chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; Bảo đảm sự kiểm tra giám sát
thường xuyên của dân và xử lý nghiêm túc những phát hiện của dân (cả phát hiện đúng
và sai); Bảo đảm cho dân được thụ hưởng các thành quả của dân chủ.
Rõ ràng quan hệ giữa dân chủ và đoàn kết trong Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện
ở thực hành dân chủ theo phương châm đại đoàn kết toàn dân, trong xây dựng, mở rộng
thiết chế Mặt trận Dân tộc thống nhất, trong các giải pháp kết hợp tuyên truyền, giải
thích với các đòn bẩy lợi ích, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm… Tất cả trong
một tổng thể hài hoà, nương tựa vào nhau để thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng
và thực hiện đoàn kết dân tộc là động lực trong phát triển xã hội Việt Nam./.

101
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

PGS, TS Nguyễn Hữu Chí


Ban Tuyên giáo Trung ương

Tầm cao trí tuệ và tâm hồn cao đẹp của một lãnh tụ cách mạng Việt Nam suốt đời phấn
đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại không chỉ thể hiện trong qua trình đi tìm con đường cứu
nước, cứu dân đúng đắn, không chỉ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi theo con đường mà chính
Người đã đi, từ chủ nghĩa yêu nước, đến chủ nghĩa Mác-Lênin để giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn thể hiện ở sự nhân ái bao la
đối với nhân dân. Philippe Devillers, nhà báo, nhà sử học Pháp đã nhận xét về Hồ Chí Minh:
“... Người đã thành công trong việc gieo trồng giá trị văn minh nhất, nhân đạo nhất trong tâm
trí của mỗi người công dân Việt Nam. Chắc chắn Người cũng là vị lãnh tụ nhân đạo, văn minh, vĩ đại
nhất chưa từng có trong thời đại chúng ta.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng tiên tiến, thông thái, là người đưa đường chỉ lối
tuyệt vời. Nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân đạo: nó đáp ứng nhu cầu cụ thể
của con người và cuộc sống hàng ngày của họ. Người hiểu rõ nhân dân, do vậy tư tưởng của Người
không phải là một học thuyết giáo điều mà gắn liền với thực tế.”1
Người đã không chỉ thấu hiểu nỗi cùng cực của nhân dân dưới ách áp bức bóc lột của các
tầng lớp thực dân, đế quốc, phong kiến, không chỉ tìm cách giải phóng và đem lại tự do hạnh
phúc cho nhân dân, mà còn thấu hiểu và sẻ chia những hy sinh, mất mát, những nỗi đau của
từng gia đình, từng chiến sĩ đã từng đóng góp xương máu của mình cho Tổ quốc. Trước khi đi
xa, Người đã căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của
mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng
bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy
nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia
kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho
nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu
thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp)
phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung
phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần

1
Phát biểu của Philippe Devillers, nhà báo, nhà sử học Pháp, trong phim Hồ Chí Minh - nhìn từ thế kỷ XXI, đạo diễn
Nguyễn Anh Tuấn, sản xuất năm 2008.

102
chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành
những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó
là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”1.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh giành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt cho thương
bệnh binh và gia đình liệt sĩ
Kế thừa và phát huy đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người
trồng cây” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dù bận rất nhiều công việc, nhưng trong suốt 24
năm lãnh đạo đất nước, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến trước lúc đi xa,
Người luôn dành cho thương, bệnh binh và thân nhân các liệt sĩ tình cảm và sự quan tâm sâu
sắc..
Ngay giữa những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh”. Thực hiện chỉ thị của
Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành Trung ương, khu và tỉnh họp ở
Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên và nhất trí đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày Thương
binh, liệt sĩ” đầu tiên trong cả nước. Từ đó, ngày 27-7 hằng năm đã trở thành “Ngày Thương
binh, liệt sĩ”:“Ngày 27-7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc
Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình tử sĩ, tưởng
nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp phần xương
máu trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta”.
Vào dịp 27-7, không năm nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh không gửi thư cho thương binh và
gia đình liệt sĩ để an ủi, động viên, khích lệ. Người còn trích một tháng lương của mình và
dành những món quà để tặng thương binh. Những món quà của Người được anh em nâng niu,
trân trọng, là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với họ trong suốt cuộc đời. Người còn
dành thời gian đi thăm một số cơ sở chăm sóc thương bệnh binh, thăm những gia đình có công
với cách mạng, gia đình có đông con đi bộ đội và gia đình liệt sĩ.
Đối với các liệt sĩ, tháng 11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì muốn thay mặt Tổ
quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự
do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ
kháng chiến.
Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó, và tôi nhận con các liệt sĩ làm con
nuôi của tôi”.
Dù công việc bề bộn trong lãnh đạo kháng chiến, nhưng Người dành thời gian đến viếng
các nghĩa trang liệt sĩ. Ngày 11-2-1951, Người đến đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ trước khi khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tháng 3-1951, cùng các

1
Bản thảo “Di chúc”, viết năm 1968. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H, 1996, T. 12, tr. 503-504

103
đại biểu viếng các liệt sĩ ở Chiến khu Việt Bắc trước giờ khai mạc Đại hội thống nhất Việt
Minh - Liên Việt. Chiều ngày 31-12-1954, sau chín năm kháng chiến chống Pháp trở về Thủ
đô, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai
Dịch, Hà Nội. Lời phát biểu tại lễ đặt vòng hoa, Người đã nhấn mạnh: “Các liệt sĩ đã hy sinh,
nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi sâu vào lòng dạ của toàn dân và non sông đất
nước.
Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn
của toàn quân và dân ta trong cuộc kiên quyết đấu tranh đặng giành hoà bình, thống nhất, độc
lập và dân chủ trong cả nước.
Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm
của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh”.
Tình cảm của Người đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là dù trong hoàn cảnh
nào, cần phải giúp thương, bệnh binh cùng các thân nhân liệt sĩ từng bước ổn định và nâng cao
dần đời sống vật chất, tinh thần.
Để thương bệnh binh có thể phát huy tinh thần “tự lực cánh sinh” trong tăng gia sản xuất,
học tập, công tác, trước hết cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của cộng đồng và xã hội.
Do vậy, Người căn dặn các cấp uỷ Đảng và chính quyền cùng đồng bào cả nước, từ công nhân,
nông dân, phụ nữ đến các cháu thiếu nhi, ai cũng có thể giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ.
Việc giúp đỡ phải thiết thực, cụ thể, có tổ chức và tuỳ theo khả năng của từng người. Vì đây là
công việc tình nghĩa nên tuyệt đối không cưỡng bức và cần giúp đỡ lâu dài chứ không chỉ trong
một thời gian ngắn, không phải bằng cách góp gạo nuôi thương binh, mà bằng cách tạo điều
kiện và công ăn việc làm cho họ.
Người luôn mong muốn: “Đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ
mãi”, vì “tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không
thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn”.
Ngay từ năm 1947, trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày thương binh
toàn quốc” ngày 17-7, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước thể hiện tình yêu
thương của mình trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm bằng cách “vui lòng vài ba tháng nhịn ăn
một bữa để giúp đỡ chiến sĩ bị thương”. Người đã tiên phong thực hiện: “Tôi xin xung phong
gửi 1 chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, 1 tháng lương của tôi, 1 bữa ăn của tôi,
và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng
(1.127đ.00).
Với các thương bệnh binh Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Đã là quân nhân cách mạng
thì bao giờ cũng phải là chiến sĩ anh dũng. Phải luôn luôn cố gắng đem hết khả năng của mình
để tăng gia sản xuất, dần dần có thể tự lực cánh sinh, tiến tới tự cấp tự túc, giảm bớt khó khăn
cho bản thân, gia đình và xã hội. Phấn đấu để trở thành “người công dân kiểu mẫu ở hậu

104
phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”. Thấm nhuần
lời dạy của Người, thương binh các trại an dưỡng Liên khu X, Liên khu III, trại Dệt chiếu ở
Tuyên Quang, trại Hà Nam, v.v… được Người gửi thư khen ngợi, động viên.
Đặc biệt, trước ngày 31 tháng 7 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng Huy hiệu của
Người cho 10 thương binh gương mẫu, tận tụy với công tác, sản xuất có nhiều thành tích trên
mặt trận mới. Đây là lần tặng Huy hiệu cuối cùng của Người cho các đồng chí thương binh,
giúp cho họ có thêm nghị lực, niềm tin và sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống: Thương binh
tàn nhưng không phế.
Người thường xuyên nhắc các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chấp hành thật tốt các
chính sách đối với thương, bệnh binh và các gia đình có công với cách mạng. Cùng với các chủ
trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, những việc làm đền ơn, đáp nghĩa của nhân
dân ta đã phần nào giúp họ ổn định cuộc sống, có dịp tham gia vào các hoạt động của xã hội và
góp phần vào việc xây dựng đất nước. Những tình cảm và sự quan tâm đó đã, đang và sẽ được
các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, phát huy, để tri ân với những đóng góp, sự hy sinh lớn lao
của nhiều thế hệ cha ông đã sống, chiến đấu, xả thân vì nền độc lập của dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đồng thời qua đó giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta, nhất là thế hệ
trẻ.
2. Thực hiện tư tưởng “Đền ơn đáp nghĩa” của Hồ Chí Minh
Thực hiện lời căn dặn của Người, Chính sách ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và
người có công đã không ngừng được Đảng và Nhà nước bổ sung, tiếp tục hoàn thiện.Ưu đãi
người có công không chỉ là đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà đã
trở thành một hệ thống chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, tùy theo tình hình và khả năng thực tế, các
cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chú trọng xem xét, từng bước bổ sung và hoàn thiện chính
sách ưu đãi đối với người có công với nước. Đặc biệt khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới
đất nước, hơn hai mươi năm đổi mới đất nước cũng là hơn 20 năm Đảng và Nhà nước đã tích
cực từng bước đổi mới và hoàn thiện chính sách Ưu đãi người có công. Khi đất nước bước ra
khỏi khủng hoảng kinh tế, sự chăm lo đối với người có công càng đặc biệt chú trọng toàn diện
hơn. Các chỉ thị số 09- CT/TW, ngày 14-12-1996 của Bộ Chính trị về việc mở đợt vận động kỷ
niệm 50 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1997); Nghị quyết Đại hội IX (4-2001) của Đảng
xác định là: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách
mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung
bình của người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: nhà nước, cộng đồng và bản
thân đối tượng chính sách tự vươn lên”. Đến năm 2002, Đảng ra Chỉ thị số 80 CT/TW, ngày 1-
3-2002 của Ban Bí thư “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thương
binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn

105
mới”, Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có
công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức
sống về vật chất, tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình
của dân cư. Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam… ” 1. Ngày 14-12-2006, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã có Chỉ thị số 07/CT-TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác
thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đấp nghĩa”. Đồng thời để tiếp tục
hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, ngày 18- 6-2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã
ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công lần thứ ba. Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội cũng có Thông tư số 25/ 2007/TT-BLĐTBXH, ngày 15-11-2007,
Hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó
quy định: Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng Huân
chương, Huy chương kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân của
họ được hưởng trợ cấp một lần như quy định đối với thân nhân người có công với cách mạng
chết trước ngày 01 tháng 1 năm 1995 (qui định tại khoản 7 mục B Bảng số 01 kèm theo Nghị
định số 32/2007/NĐ- CP ngày 02-3-2007 của Chính phủ).
Với việc từng bước bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, hiện nay cả
nước có hơn 8 triệu người có công với 13 diện đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi và chăm
sóc. Trong đó có khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng; gần 4,2 triệu người hưởng
trợ cấp một lần; hàng chục nghìn con thương binh, liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo
dục đào tạo, chăm sóc y tế; 14.500 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở…
Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng và sự nỗ lực vươn
lên của đối tượng, đến nay gần 90% người có công với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc
cao hơn so với mặt bằng mức sống người dân nơi cư trú .
Cùng với việc hoàn thành công tác xác nhận người có công, phong trào “Đền ơn đáp
nghĩa” được khởi nguồn từ năm 1947 đến nay, nhân dân cả nước đã có nhiều hoạt động phong
phú, thiết thực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và trở thành nét đẹp trong
đời sống văn hoá của nhân dân ta. Cũng “ từ phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã có hơn 300
nghìn gia đình chính sách được tặng “nhà tình nghĩa”, hơn 600 nghìn sổ tiết kiệm được gửi đến
các gia đình chính sách còn khó khăn, hàng chục nghìn “vườn cây tình nghĩa”, “ao cá tình
nghĩa”…được trao tặng, tổng giá trị các hoạt động tình nghĩa tới hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2008, tuy điều kiện kinh tế có khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế
giới, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” vẫn tiếp tục phát triển. Cả nước đã trao tặng thêm 5.200
nhà tình nghĩa, sửa chữa 7.500 nhà, tặng 20 nghìn sổ tiết kiệm, vận động Quỹ “Đền ơn đáp

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN,
2006, tr. 216.
106
nghĩa” được hơn 250 tỷ đồng; đã có 9.568/ 10.340 xã, phường (đạt tỷ lệ 92%) được Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố công nhận làm tốt công tác Thương binh - Liệt sĩ ” 1.
Về công tác mộ - nghĩa trang liệt sĩ, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”, cả nước đã chăm sóc tốt các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng cũng như những người có công với nước, làm dịu bớt nỗi đau mất mát của họ sau những
năm chiến tranh khốc liệt. Tính đến 2-2001, "cả nước có 3.037 nghĩa trang liệt sĩ là nơi yên
nghỉ vĩnh hằng của hơn 740.000 liệt sĩ"2. Các nghĩa trang lớn như Hàng Dương (Côn Đảo),
Trường Sơn, Đường 9 (Quảng Trị), Điện Biên Phủ (Lai Châu), Việt - Lào (Nghệ An), Bến
Được (Thành phố Hồ Chí Minh) và các nghĩa trang của các tỉnh, thành phố khác được xây
dựng và nâng cấp khang trang. Cùng với nghĩa trang liệt sĩ, nhiều công trình tưởng niệm các
anh hùng liệt sĩ ở các xã, phường đã được xây dựng, trong đó có 1.915 nhà Bia ghi tên Liệt sĩ
đã được quan tâm xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả.
Việc tìm kiếm, cất bốc, chuyển hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào và
Campuchia về nước được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Qua các cuộc chiến tranh, trên 5 vạn cán
bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn (Lào:
30.000 người, Campuchia: 20.000 người), phần lớn thi hài liệt sĩ được mai táng rải rác ở các địa
phương. Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ hai nước Lào và
Campuchia, các đơn vị quân tình nguyện Bộ Quốc phòng cùng các quân khu đã tổ chức tìm
kiếm, cất bốc. Đến năm 2004, chúng ta đã tìm kiếm và cất bốc, di chuyển về nước được
khoảng 36.340 hài cốt liệt sĩ đưa về an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ. 73 tỷ đồng thuộc ngân
sách Trung ương và hàng trăm tỷ đồng ngân sách của các địa phương được huy động cho việc
xây dựng, cải tạo, nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sĩ. Ban công tác đặc biệt để chỉ đạo giải quyết
mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào phối hợp với Bạn về việc xây dựng Đài
tưởng niệm trên đất nước Lào theo thỏa thuận của Chính phủ hai nước.
Đây là những việc làm mang đậm chất nhân văn mà chúng ta rất trân trọng và
tiếp tục phát huy. Đặc biệt khi kinh tế - xã hội phát triển, hội nhập sâu rộng vào đời
sống kinh tế - quốc tế, việc bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc
càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây còn là việc làm nhằm giáo dục cho toàn Đảng, toàn toàn
dân, nhất là thế hệ trẻ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.

Trong thời điểm hiện nay, trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước phát
triển chậm lại, lại phải chi cho đầu tư và phát triển nhưng “Hàng năm, Nhà nước vẫn dành hơn

1
Nguyễn Thị Kim Ngân, Bảo đảm mức sống, từng bước cải thiện cuộc sống NCC trong điều
kiện kinh tế thị trường và lạm phát, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 350, tr. 6-7.
2
Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2-2001),
Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chính sách ưu đãi người có công kể từ khi ban hành Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
107
10 tỷ đồng thực hiện chế độ ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho 8,2 triệu người có công;
thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí trong giáo dục, cấp đất, làm nhà, hỗ
trợ vốn sản xuất, kinh doanh và nhiều chế độ ưu đãi đặc thù khác” 1.
Như vậy, sau hơn mười lăm năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng, trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến chính
sách Ưu đãi người có công, từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi, bảo
đảm ngân sách chi đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi hiện có, bảo đảm cuộc sống của người có
công luôn bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Và sẽ tiến tới hoàn
thiện dự Luật ưu đãi Người có công: “Hoàn thiện các chính sách ưu đãi người có công, tiến tới
Luật hoá công tác chăm sóc này, công tác xã hội hoá chăm sóc người có công gia đình thương binh
- liệt sỹ trong giai đoạn tới cần tập trung theo hướng: đa dạng nguồn lực giúp đỡ, giúp các gia đình
người có công cải thiện cuộc sống một cách thiết thực bền vững: quan tâm đến công tác dạy nghề,
tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách trong sản xuất kinh doanh, chăm lo giáo dục đào tạo
cho con em gia đình thương binh - liệt sĩ và người có công tiếp nối truyền thống cha anh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN” 2.
Thực hiện Luật ưu đãi người có công, chính là từng bước hiện thực hóa một trong những di
sản tư tưởng của Hồ Chí Minh để lại cho cách mạng Việt Nam. Đó cũng chính là một trong những
nguyên nhân sâu xa của sự ảnh hưởng, lan tỏa ở Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam trong
suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, một trong những điều quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của
cách mạng Việt Nam, mà chính người nước ngoài đã nhận định:
“… Chưa bao giờ có vị lãnh tụ nào lại gần gũi với nhân dân mình hơn, dưới ách áp bức cũng
như sau giải phóng, khi đứng đầu một tổ chức cách mạng cũng như khi đứng đầu Nhà nước cộng
hoà. Trái tim Người đập cùng nhịp với trái tim của toàn dân Việt Nam, đồng bào nông thôn cũng như
đồng bào thành thị, người lao động chân tay cũng như người lao động trí óc, thế hệ hôm nay cũng
như thế hệ mai sau. Thuộc về nhân dân, Người đau nỗi đau của nhân dân, hiểu nguyện vọng của dân
và đoán được sự tiến hoá sâu xa đang diễn ra. Bí quyết sức mạnh của Người, nền tảng quyền lực của
Người là ở đó. Người càng hiểu và yêu nhân dân bao nhiêu, nhân dân càng hiểu và yêu Người bấy
nhiêu. Vì vậy nhân dân tin ở Người và theo Người. Người ta sẽ không hiểu được lịch sử Việt Nam
những năm qua nếu không thấu hiểu điều đó.”3

1
Sđd, tr. 6.
2
Nguyễn Thanh Phúc, Sẽ có Luật Ưu đãi Người có công, Tạp chí BẢO HIỂM XÃ HỘI, số 07/2008, tr. 9.
3
Đông Tây: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng ở báo Le Peuple, 1946. Lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu: H29C11/01.

108
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC TẠO LẬP CÁC TIỀN ĐỀ
ĐỂ TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

ThS. Phạm Thị Lương Diệu


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh
một cách rõ ràng tính đúng đắn, chỉ đường của những tư tưởng trong di sản lý luận mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để lại cho Đảng và nhân dân ta, trong đó có tư tưởng của
Người về vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp như là tiền đề để công nghiệp hoá toàn
diện nền kinh tế của nước ta.
Trong quá trình chuẩn bị và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI
(12-1986) đã diễn ra việc thảo luận rất sôi nổi về vấn đề đánh giá cho đúng tình hình
kinh tế - xã hội trong nước. Các tổ chức đảng có những đánh giá khác nhau, song khi
quy chiếu về những lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là Tư tưởng
Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì về cơ bản đã đạt được sự thống
nhất. Tại thời điểm đó, sau 10 năm thống nhất đất nước nhưng đời sống của nhân dân
vẫn khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn những ngày đầu sau giải phóng. Lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng
và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều”1 được hiểu thấm thía hơn bao giờ hết
Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” như một chỗ dựa để cán bộ, đảng viên nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, từ đó nhận rõ sai lầm trong các nghị quyết, chủ
trương được triển khai sau ngày giải phóng. Cũng từ đó, chúng ta có cái nhìn rõ hơn về
con đường phải đi của dân tộc mình qua Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng không nóng vội, chủ quan, áp dụng giáo điều mô hình nước ngoài vào
công nghiệp hoá của Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng vào thời kỳ đổi mới khá
thành công. Đoạn tuyệt với tư duy “ưu tiên công nghiệp nặng”, ham làm lớn mà không
chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội của những năm trước đổi mới, trong các Nghị quyết
Đại hội VI và Đại hội VII, Đảng ta đã chủ trương tập trung mọi nỗ lực để vừa thoát ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vừa từng bước tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính trong thời kỳ này, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ hơn
về các tiền đề đó. Không còn những chỉ tiêu pháp lệnh quan liêu trong các kế hoạch
kinh tế của các cấp, các ngành, mà thay vào đó là hai tiền đề thực sự quan trọng và phải
tạo dựng trước khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là: tạo lập và củng cố

1
Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 10, tr.4.

109
sự ổn định chính trị - xã hội và phá được thế bao vây, cấm vận để có môi trường quốc
tế thuận lợi.
1. Vào thời kỳ những năm đầu thập niên 90, chúng ta đứng trước hai vấn đề rất
khó khăn: Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu hoàn toàn tan rã;
trong nước, một bộ phận trong Đảng công khai nêu vấn đề phải chấp nhận đa nguyên,
đa đảng1... Có người đã so sánh tình thế lúc đó như thời kỳ 1945 - 1946 mà chỉ có trí tuệ
sáng suốt, bản lĩnh kiên cường của Hồ Chí Minh và Đảng ta mới có thể đưa đất nước
vượt qua thử thách cam go đó. Đảng ta, đứng đầu là Ban Chấp hành Trung ương - đã
chứng tỏ được sự sáng suốt và bản lĩnh đó trong chính những thời điểm khó khăn như
vậy.
Đối với một nước nông nghiệp, lao động thủ công còn phổ biến như nước ra, thì
ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm
đến công nghiệp hoá nông nghiệp như là tiền đề để công nghiệp hoá toàn diện nước
nhà. Tư tưởng đó được Đảng ta chú trọng nghiên cứu tiếp thu trong thời kỳ đổi mới.
Trong bài “Con đường phía trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: công
nghiệp chỉ mới chiếm không đầy hai phần, còn nông nghiệp và thủ công nghiệp chiếm
đến già tám phần. Người nhấn mạnh: đời sống của nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khi
chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi; dùng cả trong công nghiệp và
trong nông nghiệp. Muốn có nhiều máy thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm
ra máy, ra gang thép, than, dầu… đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường
công nghiệp hoá nước nhà.
Những thành tựu kinh tế trong nước tạo điều kiện vật chất để cải thiện đời sống
nhân dân, đại đa số người dân đã được ăn đủ no, mặc đủ ấm, tạo tiền đề cần thiết để tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một cách toàn diện hơn.
2. Việc tạo lập tiền đề thứ hai lại phức tạp hơn nhiều, nó đòi hỏi phải có những
bước đi đột phá về chính sách đối ngoại. Trong một trật tự thế giới bị đảo lộn sau Chiến
tranh lạnh, các nước đều phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, nhất là các nước
đang phát triển đã từng gắn bó chặt chẽ với Liên Xô. Cường quốc số một thế giới là Mỹ
lại chính là nước duy trì một cách dai dẳng chính sách cấm vận chống Việt Nam, bất
chấp những nỗ lực của chúng ta trong hợp tác về các vấn đề nhân đạo.
Với tư tưởng Hồ Chí Minh về mở cửa kinh tế, thiết lập quan hệ cùng có lợi với
tất cả các nước, kể cả những quốc gia đã từng là kẻ thù xâm lược và cai trị mình, Đảng
ta lại thi hành một chính sách cai trị hoàn toàn mới so với giai đoạn trước. Với Luật đầu
tư nước ngoài được coi là thông thoáng nhất khi đó (12-1987), Việt Nam đã gây được

1
Tô Huy Rứa - Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 2005): Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005,
Tập 1, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.205.

110
thiện cảm rõ rệt của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư và chính phủ của các nước phát
triển.
Năm 1989, với sự lựa chọn đúng về ưu tiên khi đó, quan hệ giữa nước ta và
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được bình thường hoá, mở đường cho các mối quan hệ
hữu nghị về sau tiến tới chính thức háo mối quan hệ láng giềng thân thiện và hiệp định
biên giới trên đất liền và trên vịnh Bắc Bộ. Thị trường Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ dân
và vị trí một cường quốc có chung biên giới có tầm quan trọng hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Những thành công đó bắt nguồn từ tiền đề được Chủ tịch
Hồ Chí Minh tạo dựng từ lâu. Nhân dân và các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn dành cho
lãnh tụ Đảng và Nhà nước ta những tình cảm mà không phải chính khách nước ngoài
nào cũng có được. Biết khai thác và phát huy nhân tố đó kết hợp với những lợi ích
chung giữa hai nước để tạo lập quan hệ hợp tác, hữu nghị đã thật sự là bước khai thông
ban đầu quan trọng trên cả chặng đường phấn đấu để tiến tới bình thường hoá quan hệ
với tất cả các cường quốc.
Trong luận điểm rất quan trọng của Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là “Việt
Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội” 1, có thể thấy rất rõ Tư tưởng của Hồ Chí Minh được
nêu trong một tuyên bố ngay sau ngày đất nước mới giành được độc lập: đối với các
nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong
mọi lĩnh vực.
Với tinh thần đó, khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho Quỹ tiền tệ Quốc tế, nhiều nước và các tổ chức
kinh tế quốc tế bắt đầu nối lại viện trợ và quan hệ kinh tế bình thường với Việt Nam,
bất chấp chính sách cấm vận của Mỹ. Khi hàng tỷ đôla chuẩn bị được giải ngân từ Quỹ
tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam khôi phục và phát triển các công
trình thuộc kết cấu hạ tầng theo đúng quy chế của các tổ chức này thì nguy cơ lệnh cấm
vận làm thua thiệt cho chính các công ty Mỹ trở thành thực tế. Nhiều công ty đã cùng
với Việt Nam và dư luận quốc tế đòi dỡ bỏ lệnh cấm vận đó. Ngày 3-2-1994, lệnh cấm
vận kinh tế của Mỹ chống Việt Nam kể từ năm 1975 chính thức bị huỷ bỏ, mở đường
cho các cuộc đàm phán chính thức với Hoa Kỳ - cường quốc cuối cùng trong tiến trình
bình thường hoá quan hệ - được coi là một thành công lớn trong chiến lược đối ngoại
của Việt Nam.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta đã bình thường hoá được quan hệ với tất cả
các cường quốc trên thế giới [Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc
ngày 10-11-1991; tháng 11-1992 - Chính phủ Nhật Bản đã nối lại viện trợ ODA cho

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.326.

111
Việt Nam; Bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ ngày 1-7-1995]. Tiếp sau đó là việc
gia nhập ASEAN (7-1995), APEC (1-2007) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới WTO (11-1-2007) - dấu mốc đánh dấu việc hoàn tất một môi trường quốc
tế thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở phát huy tinh thần đối ngoại hợp tác cởi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chủ trương đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta
hiện nay là: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực
3. Xét về nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đây cũng là một lĩnh vực mà
Đảng ta tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều chỉ dẫn, gợi mở cần được vận
dụng. Trước hết là nhận thức rõ sai lầm trong nhiều năm trước khi đổi mới về công
nghiệp hoá theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong tất cả di sản lý luận
của Người không có cụm từ này, nều hiểu cho đúng tư tưởng của Người thì chỉ thấy có
vấn đề ưu tiên hàng đầu của công nghiệp nặng là phục vụ cho nông nghiệp1. Theo
Người, phát triển công nghiệp nặng cũng là “nhằm trang bị máy móc, phân bón, thuốc
trừ sâu… cho nông nghiệp”; phát triển công nghiệp nhẹ cũng là nhằm chế biến các sản
phẩm của nông nghiệp và cung cấp hàng thiết yếu cho nông thôn. Như thế, theo Người,
công nghiệp hoá là không thể nóng vội. Người dặn: muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng
còn mất hàng chục năm, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được.
Nội dung thứ hai của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng một cơ cấu kinh
tế hợp lý cũng bắt nguồn từ tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trong bài trả lời phỏng vấn của
Báo Người Công nhân (Anh) và trong Báo cáo dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 18-12-
1959. Thời đó, Người đã phác thảo ra mô hình cơ cấu kinh tế của đất nước là: nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên
tiến.
Giải thích về cơ cấu kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp, hai chân không đều nhau không thể
lớn mạnh được. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân
dân, cung cấp đủ nguyên liệu (như mía, bông, chè…) cho nhà máy, cung cấp đủ nông
sản (như đỗ, lạc, đay…) để xuất khẩu đổi lấy máy mới. Công nghiệp phải được phát
triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông
dân. Cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nông

1
Tô Huy Rứa - Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 2005): Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005,
Tập 1, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.201.

112
nghiệp; cung cấo dần máy cày cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển
thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn
nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì mới tiến bước sẽ nhanh
và chóng đi đến mục đích.
Vận dụng tư tưởng đó của Người trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá những năm vừa qua, Đảng ta đã xây dựng và ban hành các nghị quyết
về cơ bản là phù hợp với điều kiện thực tiễn. Những ngành theo hướng xuất khẩu đã
thật sự rút ngắn được khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản xuất khẩu của Việt Nam đã khẳng định sức
cạnh tranh và đứng chân khá vững chắc tại một số thị trường quan trọng nhất của thế
giới như Mỹ, Nhật Bản, EU.
Về thay thế nhập khẩu, nhờ sự lựa chọn đúng các danh mục sản phẩm thuộc loại
này nên một số ngành công nghiệp đã có bước phát triển khá. Bằng việc nhập khẩu
công nghệ từ nước ngoài, trình độ phát triển của các ngành công nghiệp non trẻ đã từng
bước đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng hiện đại. Chỉ sau thời gian
hơn mười năm nền công nghiệp nước ta đã thoả mãn nhu cầu cao của người dân về
mặc, đi lại, xây dựng nhà ở và phương tiện giải trí. Một số sản phẩm đã đạt mức bão
hoà và chuyển sang xuất khẩu như ti vi, gạch ốp lát, đồ may mặc, giày dép…
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có hiệu quả, Hồ Chí Minh đã chỉ ra
vai trò của yếu tố nhân tài trong phát huy vai trò lãnh đạo của khoa học và công nghệ.
Là người từng đi nhiều nơi, tận mắt chứng kiến sự phát triển của các quốc gia tiên tiến
trên thế giới, Người luôn tin tưởng ở yếu tố con người Việt Nam trong sự nghiệp phát
triển khoa học công nghệ để xây dựng đất nước. Ngay từ năm 1945 Người đã viết:
“Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng
ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng
thêm nhiều”1. Nói rộng ra, Người rất quý trọng các trí thức; theo Người, trí thức là
vốn quý nhất của dân tộc. Trong quá trình cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn trân trọng các nhân sỹ, tin tưởng và giao trọng trách cho họ,
kể cả những người không phải đảng viên. Nhờ vậy, họ đã có rất nhiều cống hiến cho
cách mạng.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nhân tố con người đã được Đảng ta coi trọng hơn bao giờ hết. Giáo dục - đào
tạo và khoa học - công nghệ được đưa lên thành quốc sách hàng đầu. Điều đó phù hợp
với yêu cầu phát huy nội lực trong tình hình mới, khi có được công nghệ hiện đại thì
những vấn đề nội địa hoá những công nghệ đó trở thành những vấn đề đặc biệt quan
trọng.
1
Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 10, tr.99.

113
Về cơ chế tuyển dụng và trọng dụng nhân tài, nước ta đã đạt được những tiến bộ
nhất định. Với chủ trương của Nghị quyết Đại hội IX “phát huy sức mạnh toàn dân
tộc”, nhân tài trong và ngoài nước đã và đang hướng vào sự nghiệp chung dưới sự lãnh
đạo cách mạng của Đảng. Nhiều địa phương trong cả nước có nhiều chính sách ưu đãi
những người có trình độ đang tạo nên một xu hướng mới rất có lợi cho sự nghiệp đổi
mới. Đó cũng chính là biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Trong
lĩnh vực này, Người quan niệm phải theo nguyên tắc là có việc mới cần đến người, chứ
không phải có sẵn người mới phải tìm việc cho làm. Sự nghiệp đổi mới đã và đang cần
đến rất nhiều người tài đức, những con người vừa hồng, vừa chuyên. Tư tưởng của Hồ
Chí Minh về dùng người lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong thời đại ngày nay.

114
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA
VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

ThS. Đậu Văn Dũng


NCS chuyên ngành KTCT, khóa 2

Nghị quyết của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO)
và kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Sự đóng góp
quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá giáo dục
và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt
Nam và những tư tưởng của người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau”1.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại … Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”2.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ta thấy Người đưa ra nhiều quan điểm chung
của văn hoá và nền văn hoá, tôi xin trình bày một số ý kiến về những quan điểm chung
của Hồ Chí Minh về văn hoá, nền văn hoá và những quan điểm của Đảng ta về nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ NỀN VĂN HOÁ
1.1. Khái niệm văn hoá
Trong mục đọc sách trong tù (1942 - 1943) lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu lên
một quan điểm văn hoá theo nghĩa rộng: “Về sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật,
khoa học, tôn giáo văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc
ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”3.
1
Hội thảo quốc tế vềchủ tich Hồ Chí Minh. UNESCO và uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam. NXB Khoa học xã
hội, Hà Nôị 1990 trang 9 - 10
2
Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2001.
Trang 83 - 84
3
Hồ Chí Minh. Toàn tập, 2000,Tr 3, Tr 143

115
Ở quan điểm này, trước hết, Người nhấn mạnh bản chất nhân văn của văn hoá,
hành trang văn hoá như một phương thức hoạt động đặc trưng điển hình của chính con
người và những kết quả nó bao gồm tất cả mọi giá trị vật thể. Thứ hai, văn hoá bao trùm
toàn bộ đời sống của xã hội, các hệ thống xã hội cũng được coi như một phần của văn
hoá.
Quan điểm về nền văn hoá của dân tộc, Người ghi ra năm điểm:
1. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân trong xã
hội.
4.Xây dựng chính trị: Dân quyền
5. Xây dựng kinh tế1.
Theo tinh thần văn hoá nghĩa rộng, muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc thì
phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người. Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà sau cách mạng tháng Tám, văn hoá được Hồ Chí Minh
dùng theo nghĩa hẹp, đó là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng
của xã hội. Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế xã hội, tạo thành bốn
vấn đề của đời sống xã hội, bốn vấn đề ấy “cũng phải coi là quan trọng ngang nhau:
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng”2. Bốn
vấn đề ấy có mối liên hệ mật thiết với nhau:
Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mói được giải phóng. Đất nước,
dân tộc bị nô lệ thì văn hoá cũng bị nô lệ. Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân
dân ta bị nô lệ thì văn hoá cũng bị nô lệ, không thể phát triển được. Vì vậy, lãnh đạo
nhân dân ta đi theo con đường cách mạng vô sản Hồ Chí Minh đã vạch ra một đường
lối mới là phải tiến hành Cách mạng chính trị giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn
hoá. Đường lối đó đối lập với những người cải lương, nhưng thuận với quy luật phát
triển của cách mạng Việt Nam, của thời đại, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Kinh tế, thuộc về cơ sở hạ tầng của xã hội, là nền tảng của việc xây dựng văn
hoá, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Coi trong bốn vấn đề ngang nhau, nhưng phải có
cái trước cái sau, cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi văn hoá mới kiến thiết
được”3. “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá” “Không
nói phát triển văn hoá và kinh tế”, vì “có từ thực mói vực được đạo”, vì “kinh tế phải đi
trước”4. Từ đó, Người nêu lên luận điểm Phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng

1
Hồ Chí Minh, Sđd, tr.143.
2
Báo cáo cứu quốc, số ra ngày 8 - 10 - 1995
3
Hồ Chi Minh. Văn hoá nghệ thuật là một mặt trân, NXB Văn học, HN 1981 tr345
4
Hồ Chí Minh, toàn tập, 2000, tr 10, tr 59

116
để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá. Trên cơ sở tư duy biện chứng về mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, trong thực tiễn, Người quan tâm trước hết là việc làm
ăn, đời sống no đủ, việc ăn ở, học hành chữa bệnh của những con người bình thường.
Người cho rằng nếu để dân đói, dân rét là Đảng có lỗi, nếu không phát triển được kinh
tế thì không thể nói đến cái ưu việt của chế độ xã hội mới mà chúng ta xây dựng. Điều
này phù hợp với triết lý của Mác rằng người ta sinh ra phải nghĩ đến ăn, mặc, ở uống
trước rồi mới hát, múa, vè, bàn đến triết học.
Trong mối quan hệ giữa văn hoá với chính trị và kinh tế, Hồ Chí Minh là người
đi tiên phong vạch trần những quan điểm phản động ở đất nước ta trước Cách mạng
tháng Tám coi văn hoá là cái gì đó cao siêu vượt lên trên giai cấp, mọi khuynh hướng
chính trị xa lạ với đời sống kinh tế, coi văn hoá chỉ phục vụ “Lý tưởng thuần tuý”, hoàn
toàn trung lập… thông qua cuộc đấu tranh ấy, Hồ Chí Minh đã đem đến luồng ánh sang
mới vào đời sống văn hoá của xã hội Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định, văn hoá
cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và
chính trị (1). Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển
kinh tế. điểm này của người đã định hướngcho mọi hoạt động của văn hoá, động viên
giới văn hoá đi vào kháng chiến tạo nên một phong trào văn hoá kháng chiến sôi động
sáng tạo nhiều sản phẩm văn hoá Cách mạng, góp phần to lớn cùng với quân và dân
chiến thắng kẻ thù. Tóm lại, là ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và cuộc
kháng chiến của dân tộc trở thành cuộc kháng chiến không thể thiếu văn hoá. Ở năm
điểm nêu trên của người cũng định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá
mới của nước ta trong suốt hai mươi năm chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong sự
nghiệp, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hoá lại tiếp tục có mặt trong cuộc kháng chiến
vĩ đại chống Mỹ cứu nước và tiếp tục góp phần xứng đáng cùng với quân và dân ta
chiến thắng tên đế quốc đầu sỏ của dân tộc. Khi đất nước hoà bình thống nhất, Văn hoá
tiếp tục đứng trong kinh tế, chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cả
nước Việt Nam.
1.2. Tính chất của nền Văn hoá.
Trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh thì nền văn hoá Việt Nam khác với nền
văn hoá cũ ở những tính chất của nó. Khi nói nền văn hoá cũ, Hồ Chí Minh chủ yếu tập
trung vào văn hoá của chủ nghĩa thực dân phong kiến, nền văn hoá ấy mang tính chất
nô dịch, ngu dân. Trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943, Đảng ta trong phân
tích tính chất của nền văn hoá cũ, đồng thời xác định trong giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân phải xây dựng nền văn hoá mới có tính chất dân tộc và dân chủ mới.
Trong Đề cương cũng nêu ba nguyên tắc vận động nhằm xây dựng nền văn hoá mới là
1
Hồ Chí Minh, toàn tập, 2000, tr 6, tr 368 - 369

117
dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá. Từ ba nguyên tắc này, xác định ba tính chất
của nền văn hoá mới Việt Nam trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là
dân tộc, khoa học, đại chúng.
Tính dân tộc theo Hồ Chí Minh là đặc tính dân tộc, là cốt cách dân tôc. Quan
điểm ấy của Người nhằm nhấn mạnh tinh tuý bên trong của văn hoá dân tộc, giúp ta
phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác. Muốn đạt tới mốc nền văn
hoá luôn có cốt cách dân tộc phải trau dồi văn hoá có tinh thần thuần tuý Việt Nam,
phải lột tả cho hết tinh thần dân tộc, đồng thời biết phát triển những truyền thống ấy phù
hợp với điều kiện mới của sự phát triển đất nước.
Tính khoa học của nền văn hoá mới theo Hồ Chí Minh thể hiện ở tính hiện đại,
tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Tính khoa học còn được thể
hiện trong cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng chưa khoa học, không khoa học
phản tiến bộ và thông qua cuộc đấu tranh ấy truyền bá tư tưởng khoa học cho quần
chúng nhân dân. Tính khoa học còn thể hiện ở biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại
Tính đại chúng theo Hồ Chí Minh là ở câu hỏi “văn hoá phục vụ ai? Như vậy,
nền văn hoá mới phải trả lời rõ ràng là phục vụ nhân dân, do nhân dân xây dựng
“Chúng ta phải nói là phục vụ công nông, tức là phục vụ đại đa số nhân dân” “Quần
chúng là những nguòi sáng tạo, nhưng quần chúng không thể sáng tạo ra của cải vật
chất cho xã hội quần chúng là người sáng tạo nữa”1
1.3. Chức năng của văn hoá.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, không thấy người sử dụng khái niệm “chức
năng của văn hoá” song dưới nhiều hình thức, tư tưởng văn hoá của Người đã quy tụ ba
chức năng chủ yếu.
Trước hết, Văn hoá bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con
người, Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con
người, Tư tưởng có thể đúng, có thể sai tình cảm có thể cao đẹp hoặc thấp hèn. Văn hoá
có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ
những sai lầm thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người luôn vận động
và biến đổi theo sự vận động biến đổi của thực tiễn xã hội. Văn hoá phải vận động
thường xuyên góp phần không ngừng làm cho đời sống xã hội thêm tốt đẹp. Khi bồi
dưỡng tư tưởng đúng, tình cảm cao đẹp cho nhân dân, cần quan tâm tới tư tưởng và tình
cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời sống tinh thần mỗi người và cả dân tộc, đó là lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để đi tới lý tưởng ấy, Văn hoá “phải làm thế nào
cho ai cũng có tư tưởng tự chủ, độc lập tự do” “tinh thần vì nước quên mình (10), Hai

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, 2000, tr249 - 250

118
mươi năm sau (1966) Người nhắc lại lý tưởng ấy bằng mệnh đề mới: “Không có gì quý
hơn độc lập tự do” Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tư tưởng lớn của
Đảng và dân tộc ta. Mọi tư tưởng tình cảm con người chỉ có thể bắt nguồn từ lý tưởng
lớn ấy. Khi phai nhạt lý tưởng ấy thì con người trở nên nhỏ bé tầm thường, không có ý
nghĩa trong sự vận động của lịch sử. Lịch sử đã để lại nhiều dẫn chứng về điều đó. Vì
vậy, Hồ Chí Minh luôn quan tâm bồi dưỡng lý tưởng và những tư tưởng lớn cho cán bộ
đảng viên và các tầng lớp hân dân. Người chỉ rõ “phải làm cho văn hoá đi sâu vào tâm
lý quốc dân” để xây dựng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp, yêu cái chân, cái Thiện,
cái Mỹ, yêu tính Trung thực Chân thành, Thuỷ chung, ghét những sa đoạ biến chất, căm
thù thứ giặc ngoại xâm…
Thứ hai: chức năng chủ yếu của văn hoá là: Nâng cao dân trí. Nói đến văn hoá là
nói đến dân trí, đó là trình độ hiểu biết của mỗi người. Trình độ đó đi từ thấp đến cao
nhằm phục vụ cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trình độ hiểu biết bao gồm
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn khoa học, kỹ thuật lịch
sử, thực tiễn Việt Nam. Vấn đề nâng cao dân trí trước kia đã được nhiều nhà yêu nước
đặt ra. Phan Châu Trinh đã chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” dưới
chế độ thực dân phong kiến, nhưng không thể thực hiện được. Dòng văn hoá cách mạng
xuất hiện trước Cách mạng tháng Tám chỉ chuyển biến dân trí được phần nào. Vấn đề
nâng cao dân trí chỉ đạt kết quả khi chính quyền thuộc về nhân dân. Sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay càng đòi hỏi nâng cao dân trí. Đó là chức năng chủ
yếu của văn hoá.
Thứ ba: Văn hoá có chức năng bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, những phong cách
lành mạnh, hướng con người hướng tới cái chân cái thiện cái mỹ để không ngừng hoàn
thiện bản thân mình. Tư tưởng tình cảm và sự hiểu biết của con người được biểu hiện ở
phẩm chất, phong cách. phẩm chất phong cách của mỗi người được hình thành và củng
cố trong đạo đức, lối sống thói quen, phong tục tập quán của con người, của cộng đồng
xã hội. Tư tưởng tình cảm và sự hiểu biết cùng với phẩm chất, phong cách lành mạnh sẽ
tạo nên những giá trị văn hoá cho xã hội. Căn cứ vào nhiệm vụ Cách mạng từng thời kỳ
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn những phẩm chất, phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng
rèn luyện, thể hiện trong “Đường cách mệnh”, “Sửa đổi lề lối làm việc”, “Đời sống
mới”, đó là những phẩm chất đạo đức - chính trị, tác phong trong lao động, sinh hoạt và
mọi quan hệ xã hội Văn hoá giúp con người hình thành phẩm chất tốt đẹp, phong cách
lành mạnh thông qua công cuộc xây dựng cái tốt đẹp cái lành mạnh, cái tiến bộ và phê
phán cái lạc hậu, cái cái xấu đang cản trở con người và xã hội phát triển. Văn hoá phải
đi sâu trong tâm lý quốc dân để “sửa đổi được những tham nhũng lười biếng phù hoa,
xa xỉ,. Đặc trưng của văn hoá không giống với chính trị, kinh tế là hướng con người

119
hướng tới cái Chân, Thiên, Mỹ, từ cái Thiện có vươn tới cái lý tưởng, cái chưa hoàn
thiện vươn tới cái hoàn thiện, đặc biệt là hoàn thiện bản thân mỗi con người.
Trong xây dựng nền văn hoá mới Hồ Chí Minh coi văn hoá là một mặt trận mà
văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy1 “văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà”. Hồ Chí Minh tin tưởng ở các nghệ sĩ các nhà giáo với tư cách là những kỹ
sư tâm hồn sẽ góp phần cho con người thêm cao quý và xã hội ngày càng tốt đẹp.
Quan điểm của Người về xây dựng một nền văn hoá mới, về bản chất của văn
hoá, về tính chất và chức năng của văn hoá đã định hướng cho nhân dân ta xây dựng
nền văn hoá mới theo chặng đường xây dựng và phát triển của đất nước. Tư tưởng của
Người về văn hoá phản ánh nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống chính trị, đạo đức,
giáo dục văn học nghệ thuật của nhân dân ta. Các tư tưởng ấy của Người đã đi vào cuộc
sống của dân tộc, tạo nên sức sống và diện mạo của văn hoá Việt Nam trong thời đại
Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Kế thừa và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Đảng ta đã có những quan điểm cơ bản toàn diện về
xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TIÊN
TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
2.1. Quan điểm của Đảng ta về văn hoá trước đổi mới đất nước
Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) của Đảng đã xác định “Văn hoá gồm cả tư
tưởng, học thuật, nghệ thuật “Văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn
hoá, ba phương châm của văn hoá là dân tộc khoa học đại chúng. Đây là kim chỉ nam
cho việc xây dựng cho nền văn hoá mới.
Năm 1946, tại Đại hội văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) Đảng ta chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành
cách mạng tư tưởng và văn hoá, đồng thời với cách mạng kỹ thuật và cách mạng trong
quan hệ trong quan hệ sản xuất.
Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) và Đại hội lần thứ V (1981) tiếp tục xác định
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân dân.
2.1. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ
đổi mới đất nước.

1
Hồ Chí Minh: Về công tác Văn hoá, nghệ thuật. NXB sự thật HN, 1977, tr 90

120
Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng (1986) Đại hội đổi mới nhấn mạnh, không có
hình hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong xây dựng tính
cách lành mạnh, Tác động sâu sắc vào nếp suy nghĩ, lẽ sống của con người.
Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) Thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó chỉ rõ xã hội chúng ta xây dựng có
một đặc trưng là có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết TƯ 4
khoá VII lần đầu tiên khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) tiếp tục khẳng định văn hoá là nền tảng
tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội.
Mốc đánh giá sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hoá của Đảng thể hiện ở
Nghị quyết TƯ 5 khoá VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về Văn hoá
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết chỉ rõ quan điểm chỉ
đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá nước ta là:
Thứ nhất: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy kinh tế xã hội.
Thứ hai: Nền văn hoá của chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Thứ ba: Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất, đa dạng trong các
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Thứ tư: Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng
Thứ năm: Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Năm quan điểm trên đều mang tính chiến lược lâu dài cần quán triệt nhất quán
và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá ở nước ta.
Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) trên cơ sở kế thừa phát triển các quan điểm
về mục tiêu văn hoá của Đảng ta được thông qua các Đại hội trước và đặc biệt là nghị
quyết TƯ 5 khoá VIII, kết luận hội nghị TƯ 10 khoá XI đã xác định phát triển văn hoá,
nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn dân
toàn quân những năm tới. Nội dung quan điểm trên của Đại hội Đảng lần thứ X là:
Thứ nhất: Luận điểm phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội dựa trên
những cơ sở lý luận và thực tiễn sau.
- Về lý luận: Đảng khẳng định quan điểm trên vì những lý do sau:

121
+ Trong đời sống mỗi người cũng như toàn xã hội luôn tồn tại hai nhóm nhu cầu:
Vật chất và tinh thần, phát triển Kinh tế tạo ra nhiều của cải thoả mãn nhu cầu vật chất
của con người, phát triển văn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, kinh tế và văn hoá
luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội.
+ Văn hoá có chức năng định hình các giá trị chuẩn mực trong đời sống xã hội,
các giá trị chuẩn mực đó, được truyền bá lưu giữ chắt lọc và phát triển trong tiến trình
lịch sử của dân tộc, trở thành các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm giá trị đạo
đức, pháp luật, khoa học, văn học nghệ thuật các thể chế thiết chế văn hoá, tập quán lối
sống… tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội.
+ Trong vai trò nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá là động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội trước hết thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng
năng lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực sự thành thạo, tài năng, đạo đức
nhân cách, lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.
+ Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, phải hướng đến
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hưởng hạnh phúc và phát
triển toàn diện, chính vì vậy văn hoá đóng vai trò là mục tiêu trước mắt và lâu dài của
phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh sẽ không
có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Về thực tiễn:
Từ thực tiễn xây dựng đất nước những năm qua, cần khắc phục khuyết điểm mà
hội nghị Tung ương 10 khoá IX đã chỉ ra là; Sự phát triển của văn hoá chưa đồng bộ và
chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh
đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế
và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Hội nghị TƯ 10 khoá IX khẳng định tạo nên sự phát triển
đồng bộ của ba lĩnh vực phát triển Kinh tế là trọng tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là
then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự
phát triển toàn nhiệm vụ bền vững của đất nước.
2.2. Những yêu cầu cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng văn hoá
Đại hội X nhấn mạnh những yêu cầu lớn sau:
Thứ nhất phải làm cho văn hoá gắn thiết chật chẽ và đồng bộ hơn với sự phát
triển kinh tế xã hội.
Thứ hai: Mục tiêu phải đạt tới là làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của
đời sống tâm hồn, vào những con người, từng gia đình, đơn vị, khu dân cư, những nơi
sinh hoạt cộng đồng.
Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành hệ thống Tư tưởng Hồ Chí
Minh, phản ánh, định hướng các hoạt động văn hoá mà nhân dân ta trong quá trình giành độc

122
lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước căn cứ vào
những định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh và căn cứ vào thực tiễn mới của Việt Nam. Đảng
ta đã có những quan điểm cụ thể về xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc

123
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS. Dương Văn Duyên


Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Đoàn kết là một tư tưởng lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng
sản Việt Nam trong 80 năm qua đã vận dụng sáng tạo tư tưởng này, đã đưa cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng Tháng Tám năm 1945,
kháng chiến chống Pháp thắng lợi và cuối cùng là giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước 30-4-1975.
Ngày nay tư tưởng đại đoàn kết của Người vẫn đang là ngọn đèn pha soi sáng
cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước thực hiện mục
tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có thể khái quát ở những nội dung
sau:
Thứ nhất, đoàn kết là một chiến lược, là nguyên nhân của mọi thắng lợi cách
mạng Việt Nam.
Đoàn kết là một vấn đề mang tính chiến lược trong cách mạng Việt Nam. Có thể
nói suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tư tưởng đại đoàn kết là nhất quán trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Điều này được đúc rút từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Khi nào
dân tộc Việt Nam đoàn kết thì giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Triều đại Lý, Trần nhờ đoàn kết nhân dân Việt Nam đã giữ vững độc lập dân tộc, nhà
Trần đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên. Triều Nguyễn thiếu đoàn kết, do vậy Việt Nam
đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đã được xây dựng trên quan điểm chủ
nghĩa Mác-Lênin, do vậy đã mang một nội dung và tính chất mới.
Đoàn kết là nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết đoàn kết là để đánh
đuổi giặc ngoại xâm. Người cho rằng, Pháp có xe tăng, đại bác, âm mưu thủ đoạn
nhiều, chúng ta không đoàn kết không thể giành thắng lợi. Trong quá trình này xây
dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội mới, nếu không đoàn kết chúng ta không
thể giành thắng lợi. Khi nói về nhiệm vụ tuyên huấn trong các thời kỳ, Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến thì nhiệm vụ tuyên huấn là
làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách
mạng hay kháng chiến để đòi độc lập… Bây giờ mục đích tuyên tuyền, huấn luyện là:

124
Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước
nhà”1.
Đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi trong cách mạng Việt Nam. Đoàn kết
là điểm mẹ. “Điều này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” 2 “Đoàn kết là sức
mạnh, đoàn kết là thắng lợi”3 “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”4.
Sở dĩ khẳng định như vậy, vì Hồ Chí Minh cho rằng sức dân nhiều vô kể, nếu
đoàn kết được nhân dân, huy động được sức mạnh của nhân dân thì việc khó mấy
chúng ta cũng làm được.
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”5
Thứ hai, lợi ích là cơ sở của đoàn kết và đoàn kết có nguyên tắc.
C.Mác đã khẳng định, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người trong xã hội phải tham gia nhiều quan hệ xã
hội khác nhau, do vậy cũng có nhiều lợi ích khác nhau. Các lợi ích trong xã hội vô cùng
đa dạng phong phú, lợi ích nhân loại, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp;
lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần.v.v...
Các dân tộc, các giai cấp có đoàn kết được với nhau hay không? là tuỳ thuộc vào
việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích đó. Một mặt chúng ta phải tìm ra những lợi ích
chung để tạo ra cơ sở cho sự đoàn kết, mặt khác cũng cần chấp nhận những lợi ích khác
biệt. Chỉ khi nào giải quyết hài hoà những mối quan hệ lợi ích đó, thì đoàn kết mới
được giữ gìn.
Các giai cấp, các dân tộc, người có tôn giáo và không có tôn giáo đều có lợi ích
chung là lợi ích của quốc gia dân tộc. Đất nước mất độc lập tự do thì dù là giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân hay là các giai cấp tầng lớp trên như phong kiến, tư sản dân
tộc; dù là dân tộc đông người hay dân tộc ít người; dù là người có đạo hay không có đạo
đều rơi vào vòng nô lệ. Cho nên chúng ta chủ trương “đoàn kết tất cả những người yêu
nước, không phân biệt xu hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo,… Như vậy, Mặt trận sẽ
bao gồm những người hiện nay tỏ ra thành tâm, thành ý phụng sự Tổ quốc”4.
Hồ Chí Minh đã nâng tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam lên tầng đoàn kết
quốc tế. Nhân dân Việt Nam có thể đoàn kết với nhân dân các nước thuộc địa, vì có kẻ
thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ khi bước vào hoạt động cách mạng Hồ Chí
Minh đã đứng ra thành lập Hội các dân tộc bị áp bức, ra tờ báo Người cùng khổ để vạch
trần tội ác của những tên thực dân đế quốc, từ đó mà kêu gọi các dân tộc thuộc địa cùng
1
Hồ Chí Minh: (2000) toàn tập: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t11, tr.130.
2
Sđd, t8, tr.392
3,4
Sđd, t11, tr..22,154
5
Sđd, t12, tr.212
4
Sđd, t.8, tr.66-67

125
nhau đứng lên chống thực dân đế quốc. Hồ Chí Minh cũng đã nhìn thấy mối quan hệ
giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng ở các nước chính quốc. Người đã ví chủ nghĩa
đế quốc như con đỉa 2 vòi, một vòi hút máu ở chính quốc, một vòi hút máu ở thuộc địa.
Từ sự phân tích nêu trên Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “dù màu da có khác nhau, trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng
chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi, tình hữu ái vô sản”1.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để xây
dựng khối đoàn kết liên minh chiến đấu giữa các dân tộc thuộc địa, cũng như dân tộc
thuộc địa với phong trào công nhân các nước tư bản nhằm xoá bỏ tình trạng áp bức bóc
lột trên thế giới.
Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp
dân cư, các dân tộc, các tôn giáo, nhưng sự đoàn kết đó phải có nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là đoàn kết phải trên lập trường giai cấp công nhân và đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong thời đại ngày nay giai cấp công nhân là
người đại diện chân chính cho lợi ích của dân tộc Việt Nam. Vì vậy chỉ đi theo đường
lối của giai cấp công nhân dân tộc Việt Nam chúng ta mới có thể giành được độc lập
dân tộc, mới đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là
đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, bao
gồm những người tiên tiến trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do vậy Đảng
là “trí tuệ, đạo đức và văn minh” “là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam”2.
- Nguyên tắc thứ hai, đoàn kết rộng rãi nhưng phải trên cơ sở khối liên minh
công - nông. Khi nói về điều này, Hồ Chí Minh khẳng định: “phải dựa vào giai cấp
công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp
khác trong nhân dân”3.
Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định như vậy, vì Người cho rằng, giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân là những người bị bóc lột nặng nề nhất trong chế độ thực dân đế quốc
nên có tinh thần cương quyết cách mạng4, còn những lực lượng khác thường ngả
nghiêng dao động. Khi phong trào cách mạng phát triển, thì họ hăng hái đi theo, nhưng
khi cách mạng khó khăn họ dễ dàng ngả nghiêng dao động.
- Đoàn kết trên cơ sở đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.

1
Sđd, t.1, tr.266
2
Sđd, t.6, tr.175
3
Sđd, t.10, tr.605
4
Xem sđd, t.7, tr.212-213

126
Trong khối đại đoàn kết dân tộc có nhiều lực lượng, nhiều giai cấp khác nhau.
Bên cạnh những điểm thống nhất, các lực lượng, các giai cấp, các dân tộc có sự khác
biệt, sự mâu thuẫn. Muốn đoàn kết thống nhất lâu dài cần có sự đấu tranh. Hồ Chí Minh
một mặt nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị”, mặt khác lại khẳng định: “Đoàn
kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết”, tránh đoàn kết xuôi
chiều.
Song, theo Hồ Chí Minh, đấu tranh góp ý với nhau phải chân thành, lấy lợi ích
quốc gia làm trọng, lấy sự tin yêu, lấy lẽ phải để cảm hoá lẫn nhau. “Đoàn kết thật sự
nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái
sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”1.
Thứ ba, đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi.
- Đoàn kết trong Đảng Cộng sản. Trong lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng
định, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng
của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo Mặt trận dân tộc
thống nhất. Do vậy, muốn đoàn kết được các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, thì bản
thân Đảng Cộng sản phải đoàn kết thống nhất. Đảng phải có sự thống nhất về tư tưởng
và tổ chức để cho “Đảng ta tuy đông nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” 2.
Muốn cho Đảng ta đoàn kết thống nhất “phải thống nhất về tư tưởng, mở rộng dân chủ
nội bộ, mở rộng phê và tự phê bình”3 và “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi,
thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố phát
triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Đoàn kết là đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, đoàn kết tất cả những ai có tấm
lòng yêu nước. Hồ Chí Minh đã nhìn rõ cơ sở cho sự đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp
trong xã hội là lợi ích của quốc gia, dân tộc. Khi đất nước bị xâm lược, thì không chỉ
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân lầm than, mà cả những giai cấp, tầng lớp trên
cũng đều rơi vào vòng nô lệ. Khi nước ta bị xâm lược thì bọn “đế quốc và quân lính của
chúng đã coi tính mệnh người Đông Dương như cỏ rác, muốn thì chúng tước đoạt của
cải, thích thì chúng bắn giết”4. “Vì bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột tàn tệ, cho
nên giai cấp công, nông, tiểu tư sản nhiệt liệt mong muốn đánh đổ chúng. Tư sản dân
tộc cũng bị đế quốc phong kiến áp bức ngăn trở, cho nên họ cũng có thể đứng về phe
cách mạng”5. Hồ Chí Minh xác định cả 4 giai cấp đều là động lực cách mạng, nhưng
trong đó giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là động lực cơ bản của cách mạng, còn
giai cấp tư sản dân tộc thì, “Một mặt thì họ bị đế quốc và phong kiến ngăn trở, cho nên

1
Sđd, t.9, tr.137
2
Sđd, t.5, tr.553
3
Sđd, t.7, tr.492
4
Sđd, t.2, tr.363-364
5
Sđd, t.3, tr.211

127
họ cũng muốn chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác, họ là giai cấp bóc lột,
cho nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh”1. Vì vậy “Đối với giai cấp tư
sản dân tộc, Đảng phải có thái độ khéo léo, mềm dẻo. Phải hết sức lôi kéo họ và giữ họ
trong Mặt trận”2.
Đoàn kết các dân tộc cũng là một nội dung đề cập trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở để hình thành luận điểm này xuất phát từ truyền thống Việt Nam, từ quan điểm
chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đoàn kết là một truyền thống
quý báu của dân tộc Việt Nam. Các dân tộc Việt Nam ở các vùng miền khác nhau,
nhưng đều khẳng định có nguồn gốc chung, đều là con Lạc, cháu Hồng, đã đồng cam
cộng khổ trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam, nên khi
đặt ách thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm mọi cách chia rẽ khối đoàn kết giữa
các dân tộc bằng chính sách chia để trị. Nói về xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc
ở Việt Nam, trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp 11 Quốc hội khoá I
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là một nước
thống nhất giữa nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng
lợi ích và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên
cùng một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và xây
dựng Tổ quốc tươi đẹp”3. Người cũng luôn luôn nhắc nhở phải “giúp đỡ các dân tộc anh
em tiến bộ thêm về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội”.
- Đoàn kết giữa đồng bảo các tôn giáo, giữa người có tôn giáo và người không có
tôn giáo là một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nước mất độc lập thì dù người
có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín ngưỡng tôn giáo cũng đều rơi vào vòng nô lệ.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Toàn thể đồng
bào ta, không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn
non sông, Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do” 4. Hồ Chí Minh đã thay
mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo
đoàn kết”5.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Cách mạng Việt
Nam muốn giành được thắng lợi phải có sự đoàn kết quốc tế. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã đặt nền móng cho việc xây dựng khối đoàn kết giữa phong trào cách mạng
Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Người nêu lên mối quan hệ giữa phong
trào cách mạng các nước thuộc địa với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước chính

1
Sđd, t.7, tr.214
2
Sđd, t.3, tr.138
34
Sđd, t.9, tr.587
4
Sđd, t.4, tr.490
5
Sđd, t.4, tr.9

128
quốc. Người đã ví chủ nghĩa tư bản như con đỉa hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô
sản ở chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn giết con đỉa đó, người ta phải đồng
thời cắt cả hai vòi1. Tại Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần
tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, giúp cho những người trong Đảng hiểu được thực
sự tình cảnh của người Việt Nam và kêu gọi “Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách
thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”. Ngay khi bước vào hoạt động cách
mạng Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành những hoạt động nhằm đoàn kết các dân tộc thuộc
địa vào mặt trận chung chống đế quốc. Người đã thành lập Hội các dân tộc thuộc địa và
ra báo “Người cùng khổ” để vạch trần những tội ác dã man mà các nước đế quốc gây ra
đối với các dân tộc thuộc địa. Đoàn kết với cách mạng Nga, với phong trào cách mạng
3 nước Đông Dương là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh. Qua nước Nga Xô Viết Người đã thấy được cuộc sống tốt đẹp của những
người được làm chủ đất nước, và luôn luôn lấy đó làm tấm gương để Việt Nam noi
theo.
Đoàn kết ba nước Đông Dương là một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người luôn luôn chăm lo cho sự đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc để chống kẻ thù
chung là đế quốc Pháp. Người vui trước những thắng lợi của cách mạng Lào,
Cămpuchia và lo lắng trước những khó khăn của các nước bạn.
Nhân ngày tết độc lập của nước tự do Khơme, thay mặt nhân dân Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã viết: “Thắng lợi của nhân dân Khơme cũng là những thắng lợi chung của
nhân dân Việt Nam, của khối liên minh nhân dân Khơme - Việt Nam - PhathetLào đoàn
kết chiến đấu, để tranh lại tự do độc lập của ba dân tộc anh em”2.
Thứ tư, Hồ Chí Minh đã nêu lên phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
- Tuyên truyền vận động là một phương pháp để xây dựng khối đoàn kết theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức được tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, chủ
nghĩa đế quốc thực dân tìm mọi cách chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Càng gây được sự
mất đoàn kết, chủ nghĩa thực dân đế quốc càng có lợi. Do vậy, muốn xây dựng khối
đoàn kết dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh tuyên truyền vận động làm cho người
dân hiểu được kẻ thù của họ là ai? Bạn bè của họ là ai? Lợi ích của họ là gì? Có hiểu
biết được những điều đó họ mới tự giác đoàn kết chống kẻ thù chung. Lợi ích của các
giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo của người Việt Nam hiện nay là phấn đấu xây dựng
một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1
Xem sđd, t.2, tr.298
2
Sđd, t.7, tr.297

129
- Khoan dung là một phương pháp thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo có những lợi ích chung, đồng thời
có những sự khác biệt như: Khác nhau về lợi ích, trình độ, đặc điểm dân tộc .v.v...
Muốn đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp, các giai cấp đòi hỏi phải
có sự chấp nhận những sự khác biệt đó, phải có sự khoan dung với nhau.
Hồ Chí Minh còn cho rằng, muốn xây dựng khối đoàn kết dân tộc đòi hỏi chúng
ta phải có sự khoan dung với cả những người vì lý do nào đó đã lầm đường lạc lối nay
muốn quay trở về với dân tộc. Người viết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết rộng rãi.
Năm ngón tay có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong
mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này thế khác đều
dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ”1.
Một mặt cần phải có sự khoan dung, mặt khác đoàn kết phải có đấu tranh, đấu
tranh để đi đến nhất trí làm cho đoàn kết được tăng cường hơn “Đoàn kết thật sự nghĩa
là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí”2.
- Đoàn kết phải có tổ chức. Đoàn kết không dừng lại ở tư tưởng, ở mong muốn,
ở khát vọng, muốn phát huy sức mạnh của nó, thì đoàn kết phải được thực hiện trong tổ
chức, phải đưa quần chúng nhân dân tham gia vào những tổ chức phù hợp. Đồng bào
thuộc các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo khác nhau, ngoài sự thống nhất về lợi ích
dân tộc, họ có những lợi ích khác nhau, nhu cầu khác nhau, tâm lý khác nhau,… do vậy
phải có nhiều tổ chức khác nhau. Ví dụ, các cháu thiếu niên phải đưa vào sinh hoạt
trong đội thiếu niên, các cụ phụ lão tham gia vào hội phụ lão. Đồng bào các tôn giáo
tham gia vào các tổ chức tôn giáo. Đồng bào theo đạo Phật tham gia vào Hội Phật giáo.
Đồng bào Công giáo tham gia và tổ chức Công giáo yêu nước. Tất cả các tổ chức này
đều là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận này có tên gọi
khác nhau, song mục đích là một là tập hợp đoàn kết nhân dân để thực hiện những
nhiệm vụ chung của đất nước. Nhiệm vụ trước đây là giành độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân, hiện nay là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ văn minh.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa to lớn trong sự
nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Trong cuộc cách mạng Dân tộc, Dân chủ
nhân dân nhờ vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh mà nhân dân Việt Nam
đã quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc, tranh thủ được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế
để làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi
đưa giang sơn thu về một mối.

1
Sđd, t.4, tr.246
2
Sđd, t.9, tr.137

130
Ngày nay tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vẫn đang là ngọn đèn pha soi
sáng để dân tộc Việt Nam bước tiếp trên con đường xây dựng một xã hội: dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí
Minh có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh giúp cho mọi người
hiểu rõ hơn sự cần thiết phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra cách
mạng đánh đổ đế quốc thực dân là việc lớn, một người làm không được, muốn chiến
thắng một kẻ thù hung bạo đòi hỏi chúng ta phải đồng tâm, hiệp lực, phải nhiều người
mới làm được. Vì vậy Người cho rằng đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà làm tốt thì
những điểm khác mới làm tốt được.
Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, muốn thực hiện được sự đoàn kết của các giai cấp, các
tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo phải làm công tác tư tưởng, phải tuyên truyền vận
động làm rõ cái lợi, cái hại trong việc làm để cho nhân dân tự giác đoàn kết với nhau.
Ngày nay các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang dùng trăm phương nghìn kế, không từ một thủ đoạn
nào từ vu cáo xuyên tạc, tới lợi dụng tình trạng một bộ phận cán bộ đảng viên thoái hoá,
biến chất để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Trong lĩnh vực tư tưởng
chúng phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của
Đảng ta và nhân dân ta, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đòi
xét lại lịch sử của dân tộc, gây mơ hồ về chính trị, tư tưởng,…
Về chính trị chúng lợi dụng một số phần tử bất mãn, sử dụng những tên phản
động có thù hận với cách mạng, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin đi vào con đường
chống đối Đảng và nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
Về kinh tế, chúng tìm mọi cách phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác,
đem đối lập chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường,…
Bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp, công tác tư tưởng phải vạch trần âm mưu
thâm độc của những luận điệu đó, làm rõ bản chất của tất cả những luận điệu đó là
nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Chúng ta cần khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tính
đúng đắn của việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Muốn thực hiện
được điều đó đòi hỏi phải: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước”1, “Công tác tư tưởng phải nâng
cao sức chiến đấu và thuyết phục”2.

1,2
ĐCSVN: (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.283

131
Có tạo nên sự thống nhất về tư tưởng trong nhân dân cùng nhau phấn đấu cho
một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, chúng ta mới tạo
ra được sự thống nhất về tổ chức, mới huy động được sức mạnh của toàn dân vào trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, muốn xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc phải
quan tâm tới lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo.
Mọi người Việt Nam sống trên mảnh đất Việt Nam có những lợi ích chung của quốc
gia, của dân tộc, đồng thời mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội, mỗi dân tộc, mỗi tôn
giáo lại có những nhu cầu, lợi ích riêng. Để tăng cường khối đoàn kế dân tộc, Đảng và
Nhà nước phải có cơ chế, chính sách giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích đó.
Những lợi ích chính đáng, những nhu cầu hợp lý được tôn trọng sẽ trở thành một động
lực to lớn, khiến người ta sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho đất nước quê hương.
Đất nước hoà bình, ổn định là lợi ích chung. Có hoà bình những người có vốn
mới có điều kiện sản xuất kinh doanh, mới có lợi nhuận. Sản xuất, kinh doanh phát triển
người lao động mới có việc làm, Nhà nước mới có nguồn thu, mức sống của nhân dân
mới được cải thiện. Kinh tế xã hội phát triển, xã hội mới có điều kiện đầu tư phát triển
và giúp đỡ những vùng khó khăn. Tuy nhiên trong các tầng lớp dân cư có những lợi ích
khác nhau. Trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động không phải không
có mâu thuẫn. Chủ doanh nghiệp muốn thu nhiều lợi nhuận, do vậy không ít người
trong số họ tìm cách cắt giảm tiền lương, không đóng bảo hiểm cho người lao động.
Người lao động với mức sống còn thấp lại mong muốn lương cao, song trong số họ có
không ít người còn những hạn chế về trình độ, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu trách
nhiệm trong công việc. Nhà nước cần có chính sách, có những biện pháp quản lý phù
hợp, đảm bảo hài hoà về lợi ích giữa các tầng lớp dân cư.
Đồng bào các vùng dân tộc nhiều nơi còn thiếu vốn, thiếu đất đai sản xuất. Nhà
nước cần có những chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh tuyên truyền vận động để huy động
sức mạnh của toàn xã hội giúp đỡ cho những vùng đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ ra muốn tăng cường củng cố khối đoàn kết dân
tộc, cần phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cửa quyền. Vì tham nhũng
cửa quyền đang làm nghèo đất nước, làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước. Muốn dân tin Đảng, theo Đảng phải làm trong sạch hàng
ngũ của Đảng, bởi “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của
mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất và chân thực nhất”1.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn
cách mạng Việt Nam hiện nay. Sức mạnh đoàn kết của dân tộc chỉ được phát huy khi
lực lượng quần chúng được tổ chức lại, được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, khi có
1
Hồ Chí Minh: toàn tập (2000) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.3, tr.139

132
những hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động phù hợp với mỗi giai đoạn của lịch
sử. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức ra nhiều hình thức tập hợp quần chúng, Mặt
trận Đoàn kết dân tộc Việt Nam cũng có nhiều tên gọi khác nhau.
Từ những bài học thành công và không thành công, dưới ánh sáng của tư tưởng
Hồ Chí Minh, chúng ta cần “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các
đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô
trương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có
trách nhiệm với dân”1.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế, chúng ta cần phải nghiên cứu và vận dụng tốt hơn nữa tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc của Hồ Chí Minh để khai thác một cách tốt nhất nội lực của đất nước, quy tụ
được sức mạnh của mọi tầng lớp dân cư, mọi dân tộc, mọi tôn giáo; tranh thủ một cách
tốt nhất những yếu tố thuận lợi của thời đại, sự đồng tình ủng hộ, hợp tác của bạn bè thế
giới, thực hiện cho được mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh, làm cho Việt Nam nhanh chóng sánh vai với các cường
quốc năm châu.

1
ĐCSVN (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.124

133
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN TINH THẦN YÊU NƯỚC

PGS, TS. Đinh Trần Dương


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tinh thần yêu nước (Lòng yêu nước, thương nòi) là một nhân tố cực kỳ quan
trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo nên sức mạnh dựng nước và giữ nước
của các dân tộc trên thế giới. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh rất chăm lo nhen nhóm và phát triển tinh thần yêu nước để giải phóng dân
tộc và đem lại hạnh phúc cho đồng bào mình.
Với bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
tinh thần yêu nước và những nỗ lực của Người trong cuộc đấu tranh để “truyền bá” tư
tưởng đó.
1. Yêu nước, thương nòi, đấu tranh cho các quyền cơ bản của dân tộc của
con người là lý tưởng cao quý nhất của nhân loại
Đọc các tác phẩm, các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết, ta thấy:
30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu lịch sử - Văn
hoá của các nước trên thế giới, nhất là các dân tộc đã đấu tranh giành độc lập, tự do dân
chủ và ấm no hạnh phúc cho đồng bào. Các cuộc cách mang điển hình như Cách mạng
Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789), Cách mạng Nga (1917) và các tổ chức quốc tế
đang hoạt động lúc bấy giờ là các nhân tố quan trọng giúp cho tư duy lý luận-tư duy
cách mạng của Người phát triển phù hợp với cuộc vận động giải phóng dân tộc và quy
luật tiến hoá của nhân loại.
Nhưng năm 20 của thế kỷ XX, thực trạng của dân bản xứ, xét trên các lĩnh vực
tâm lý, hành chính, pháp lý và kinh tế là “cả một vực thẳm cách biệt người Âu” như
một “trật tự vĩnh cửu” mà những kẻ thực dân đã tạo ra tại các thuộc địa. Với lòng yêu
nước nồng nàn, Người xót xa trước cảnh đồng bào mình bị chủ nghĩa đế quốc Pháp chà
đạp.
Bằng “cơ sở pháp lý” của ba cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga (những giá trị tư
tưởng tiến bộ của các cuộc cách mạng ấy) vận dụng vào bối cảnh chính trị - xã hội của
thế giới sau đại chiến 1914-1918, Các nhà ái quốc Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc, Phan
Châu Trinh và Phan Văn Trường lúc bấy giờ đang hoạt động ở Pari) đưa Yêu sách của
nhân dân An Nam đến diễn đàn quốc tế, mở đầu cho cuộc đấu tranh hoà bình và “hợp
pháp”.
Nhưng những kẻ bồi bút thực dân đã phản ứng dữ dội. Chúng lồng lộn chỉ trích
bản yêu sách. Trªn tê Courrier Colonial ra ngµy 27-6 cã mét bµi nhan ®Ò
Giê phót nghiªm träng, viết rằng: "Lµm sao mét ngưêi d©n thuéc ®Þa

134
l¹i cã thÓ dïng b¶n yªu s¸ch cña nh©n d©n ®Ó c«ng kÝch ChÝnh phñ
Ph¸p. ThËt lµ qu¸ qu¾t. Cø theo ®µ nµy th× bän d©n thuéc ®Þa sÏ
lªn ngang hµng víi ngưêi Ph¸p chóng ta vµ sím trë thµnh «ng chñ cña
chóng ta. Kh«ng ®ưîc, ph¶i k×m gi÷ chóng m·i m·i trong vßng n«
lÖ"1.
Cuộc “bút chiến” của Nguyễn Ái Quốc cho sự nghiệp giải phóng những người
bản xứ bắt đầu. Lí lẽ về “Tinh thần yêu nước” như một chân lý vĩnh cửu được Người
viễn dẫn ngay từ “chủ nghĩa yêu nước, chân lý và lợi ích chung của nước Pháp” chân
chính; nhằm mục đích trước hết và để ít nhất những người bản xứ không “bị khoá mồm
bịt miệng”, và không “bị xỏ mũi”. Những nhà ái quốc An Nam đòi những “quyền tự do”
để tránh cho số phận của con người khỏi bị bọn thực dân biến thành những “tên nô lệ
khốn khổ”. Người viết: “RÊt «n hoµ c¶ vÒ néi dung lÉn vÒ h×nh thøc, c¸c
nguyÖn väng cña chóng t«i nh»m vµo nh÷ng c¶i c¸ch chñ yÕu cho
viÖc gi¶i phãng chóng t«i, vµ nh»m vµo nh÷ng quyÒn tù do mµ nÕu
kh«ng cã chóng th× con ngưêi ngµy nay chØ lµ mét kÎ n« lÖ khèn n¹n.
Kh«ng ai cã thÓ phñ nhËn r»ng nÕu kh«ng cã c¸c quyÒn tù do Êy,
thiÕt yÕu cho viÖc truyÒn b¸ nh÷ng tư tưëng vµ kiÕn thøc mµ ®êi
sèng hiÖn ®¹i ®ßi hái, th× kh«ng thÓ tr«ng mong tiÕn hµnh bÊt cø
mét c«ng cuéc gi¸o ho¸ nghiªm chØnh nµo c¶2.
Người khẳng định “Lòng yêu nước thương nòi” là nhu cầu sống, “là lý tưởng
cao quý nhất của loài người”3.
Từ bài học lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mấy nghìn năm để lại, từ
bài học rút ra từ cuộc khảo nghiệm lịch sử các cuộc cách mạng thế giới thời kỳ cân-hiện
đại, Nguyễn Ái Quốc hăng hái đấu tranh cho lý tưởng cao quý nhất của loài người
(Lòng yêu nước thương nòi) và rất sáng tạo trong quá trình phát triển tinh thần yêu
nước; làm cho tinh thần yêu nước nhanh chóng trở thành một động lực thúc đẩy mạnh
mẽ sự biến đổi xã hội theo quy luật tất yếu của lịch sử.
Báo Thanh niên, số 9, ngày 23-8-1925, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Hãy
yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết”, bởi “Tõ kÕt ®oµn h¹nh phóc sÏ sinh
s«i”; Người đặt ra một câu hỏi lớn: “Chóng ta ph¶i lµm sao ®oµn kÕt?”; và
Người chỉ rõ sự liªn kÕt phải chặt chẽ như các bộ phận trong cơ thể của một con
người: “Ngò quan cïng víi tay ch©n dÝnh liÒn”, "T¸ch rêi nhau thêi
kh«ng thÓ sèng”, “ChØ cïng víi nhau søc lùc míi sinh s«i”.

1
HCM TT, T1, tr 487, tr10
2
HCM TT, T1, tr 487, tr10
3
HCM, T4, tr 65

135
Không chỉ trong một bài thơ, một văn kiện, mà Người thường xuyên nhắc nhở
chúng ta thương yêu nhau- chính là yêu nước thương nòi, tránh xa mọi cám dỗ của bọn
thực dân. Người chỉ rõ: “NghÜa vô mét ngưêi d©n lµ ph¶i yªu Tæ quèc”,
“Mau c¶i thiÖn t©m, tµi, lùc cho d©n”. V× sù nghiÖp chung “h·y häc
sèng vµ häc chÕt”, “Hãy kết đoàn tương trợ lẫn nhau”, “Tựa tứ chi kết lại ta sẽ
thành công”, “Đất nước ta, ta xây một thiên đường”1.
Tháng 8-1945, lý tưởng cao quý đó đã được hiện thực hoá một phần- phần thiết
yếu nhất để tạo dựng một chế độ mới. Người nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp đã
chuyển thành người chủ đất nước của nền Dân chủ Cộng hoà Việt Nam.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, với cương vị là Chủ tịch Chính
phủ, trong Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương, Hô Chí Minh ân cần bày tỏ:
“C¸c b¹n yªu nưíc Ph¸p cña c¸c b¹n vµ muèn nã ®éc lËp. C¸c b¹n yªu
®ång bµo cña c¸c b¹n vµ muèn hä ®ưîc tù do. Lßng yªu nưíc thư¬ng
nßi nµy lµm vÎ vang c¸c b¹n v× nã lµ lý tưëng cao quý nhÊt cña loµi
ngưêi. Rồi Người khẳng định: “Nhưng chóng t«i còng ph¶i ®ưîc phÐp yªu
nưíc cña chóng t«i vµ muèn nã ®éc lËp chø! Chóng t«i còng ph¶i ®ưîc
phÐp yªu ®ång bµo chóng t«i vµ muèn hä ®ưîc tù do chø! C¸i mµ c¸c
b¹n coi lµ lý tưëng còng ph¶i lµ lý tưëng cña chóng t«i”2.
2. Dùng khoan đãi để chuyển hoá các lực lượng đối lập sang lập trường yêu
nước chân chính
Để bảo vệ nền Dân chủ Cộng hoà còn non trẻ trước sự tấn công của nhiều kẻ thù,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân
không bỏ sót một người nào. Người kêu gọi những người có tài đức không phân biệt
đảng phái, thành phần giai cấp, địa vị xã hội đoàn kết để xây dựng chính quyền dân chủ
của nhân dân, đoàn kết để kháng chiến kiến quốc.
Trong buổi đầu tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhiều
nhân sĩ trí thức được Chính phủ mời tham gia bộ máy hành chính và các cơ quan
chuyên môn ở các cấp nhất là Trung ương. Chủ trương “mở rộng và phát triển Việt
Minh hơn nữa” được nhanh chóng thực hiện. Một số đoàn thể quần chúng và đảng phái
tiến bộ lần lượt ra đời, như Công thương cứu quốc, Sinh viên cứu quốc, công giáo cứu
quốc, Hướng đạo cứu quốc, Viên chức cứu quốc, Cựu binh sĩ cứu quốc, vv. Đặc biệt
cuộc vân động phát triển tinh thần yêu nước đã dẫn tới sự ra đời của Hội Liên hiệp quốc
dân Việt Nam (29-5-1946) - một mặt trận yêu nước rộng lớn có sức sống “Trường
Xuân, bất lão”.

1
HCM, TT,T2, 440
2
HCM, TT,T4, tr 65

136
Thời kỳ 1945-1946, giữa muôn vàn khó khăn (đói kém, thù trong giặc ngoài,
trước sự nhận thức khác nhau của các phe nhóm về độc lập dân tộc, về tương lai nước
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo những người cộng sản Việt Nam tìm ra sự
đồng thuận để giữ vững nền độc lập. Đó là việc đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp
xã hội, các đảng, vừa là để tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, vừa là ngăn cản
ảnh hưởng xấu của những kẻ mưu toan dựa vào các thể lực phản động quốc tế để trục
lợi cá nhân; đồng thời tranh thủ các tầng lớp trung gian, kéo họ ngả về phía cách mạng
nhằm cô lập kẻ thù cao độ.
- Đối với triều đình Huế
Trong Cách mạng Tháng Tám -1945, ta không chủ trương diệt trừ nhà nước
phong kiến theo kiểu cách của các cuộc cách mạng trên thế giới. Cuộc vận động Bảo
Đại thoái vị không chỉ tạo điều kiện để ông vua này trở thành “người công dân yêu
nước” mà còn đặt ông vua này vào vị trí cố vấn tối cao của Chính phủ Dân chủ Cộng
hoà Việt Nam với mong muốn mở rộng đoàn kết, tăng cường lực lượng bảo vệ chế độ
mới.
Một Nhà nước non trẻ và đầy thiếu thốn khoan đãi Bảo Đại làm Cố vấn tối cao
của Chính phủ, chăm lo tới cuộc sống gia đình của ông ta là việc làm có một không hai
trong lịch sử nhân loại.
Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, ông Phạm Khắc Hoè (nguyên Ngự tiền
Văn phòng Tổng lý Triều đình Huế, người có công trong cuộc vận động vua Bảo Đại
thoái vị) đã kể lại hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần đó tiếp, thăm hỏi Vĩnh Thuỵ
(Bảo Đại). Ông Hoè viết: “Đúng 3 giờ chiều, (ngày 5-9-1945-ĐTD) Chủ tịch Hồ Chí
Minh đến, ông cố vấn cùng tất cả những người giúp việc ra tận xe đón và theo Cụ đi lên
gác”; “Ông Vĩnh Thuỵ mời cụ Chủ tịch vào phòng khách. Tôi rút lui và làm dấu cho
mọi người khác cùng đi ra. Nhưng con mắt những người mới được trông thấy Chủ tịch
Hồ Chí Minh lần đầu đều dán chặt vào người không sao dứt ra được, nên họ cứ đứng
luôn trong phòng cho đến lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh khoác cánh tay ông cố vấn đi ra,
xuống sân rồi cứ khoác tay nhau như vậy, hai người vừa đi lại vừa nói chuyện giữa sân
gần nửa giờ”1.
Đánh giá về sự kiện này, ông Phạm Khắc Hoè viết “Một lãnh tụ cách mạng lão
thành thân hình mảnh khánh, gầy gò mặc quần áo ka ki, cổ kín đi dép cao su khoác tay
một ông vua trẻ, thân thể phì nộn, hai má nung núc híp cả mắt, tóc chải trơn như mỡ,
quần áo tuytxo là thẳng tắp, cổ cồn ca vát bảnh bao, giầy da láng bóng…Thật là một
bức tranh đoàn kết dân tộc độc đáo chưa từng thấy trong lịch sử thế giới”2.

1
Phạm Khắc Hoè - Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Hồi ký, Nxb CTQG, 2007, tr 112-113
2
Phạm Khắc Hoè - Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Hồi ký, Nxb CTQG, 2007, tr 112-113

137
Việc Bảo Đại tự nguyện rời bỏ ngai vàng, “tự giải thể” chính quyền tay sai đội
lốt tự trị dưới thời Pháp-Nhật đã làm chuyển hoá nhanh chóng “lập trường” của một số
thân sĩ và nhân sĩ yêu nước đã nhiều năm “nín nhịn dưới chế độ thực dân” quyết tâm đi
theo cách mạng, đi theo con đường Hồ Chí Minh, đứng về phía nhân dân “kháng chiến
kiến quốc”. Sự kiện này còn góp phần không nhỏ làm suy sụp tinh thần phản kháng của
các thể lực muốn lợi dụng quyền uy của ngai vàng phong kiến để chống lại dân tộc;
đồng thời làm cho đại đa số các quần thần, tôn thất và những người sùng ái nhà vua biết
“chỉnh sửa” tình cảm yêu nước thuộc hệ tư tưởng phong kiến thành tinh thần yêu nước
mang sức sống của thời đại mới.
- Đối với anh em Bảo an binh cũ, Hồ Chủ tịch cũng đã gặp mặt đại biểu các sỹ
quan tại Bắc Bộ phủ. Người động viên, thúc dục họ gắng giúp Chính phủ những cái có
thể được: “Hoặc lăn lộn trong bộ đội, hoặc về tham gia giúp đỡ ở địa phương. Chính
phủ lúc nào cũng chăm lo đến nhân tài của tổ quốc”1 sẵn sàng đón nhận vào đội quân
xây dựng và bảo vệ nền Dân chủ Cộng hoà.
- Đối với các tổ chức Việt Quốc và Việt Cách
Mặc dù họ dựa vào “Hoa quân nhập Việt”, lúc ngấm ngầm, lúc công khai chống
phá cách mạng; nhất là khi quan hệ Việt-Pháp đang đứng trên bờ vực chiến tranh, họ ra
sức khai thác triệt để tâm lý và lòng yêu nước chân thành của quần chúng, kích động
quần chúng lao vào cuộc chiến đấu bất lợi, tạo cơ hội để họ lật đổ chính quyền cách
mạng (Thái độ và hành vi sai trái ấy đã bị nhân dân Hà Nội phản ứng dữ đội). Nhưng
Đảng và Chính phủ lâm thời một mặt kêu gọi nhân dân bình tĩnh và sẵn sàng chuẩn bị
kháng chiến, mặt khác đấu tranh với Việt Quốc và Việt Cách để đi tới ký kết những
thoả thuận về biện pháp đoàn kết. Đó là sự mềm mỏng, nín nhịn, nhượng bộ và kiên
quyết bảo vệ chính quyền của Việt Minh và các lực lượng yêu nước khác.
Lúc bấy giờ, khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi, cảm hoá những người
thuộc các thể lực đối lập cũng là một nhiệm vụ cấp bách của cách mạng. Tinh thần “Tổ
quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết” và “Đoàn kết tinh thành” (thước đo lòng yêu nước
thương nòi), trở nên sôi động lan toả khắp toàn dân, cuốn hút các màu sắc yêu nước.
Ngày 19-11-1945, sau nhiều lần, bàn bạc thuyết phục, Nguyễn Hải Thần (đại
diện Việt Cách), Vũ Hồng Khanh (đại diện Việt Quốc) đã cùng Hồ Chí Minh (đại diện
Việt Minh) ký kết những Nguyên tắc chung tối cao:
“1) Thành lập một chính phủ nhất trí, tổ chức cơ cấu quân sự tối cao (bao quát:
danh xưng, tổ chức hệ thống, sắp đặt nhân sự, quốc huy, quốc kỳ,…).

1
Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam T1, Nxb VH Thông tin, 2006, tr.44

138
“2) Định rõ chính cương, chính sách, phát biểu tuyên ngôn liên hợp (bao quát:
nguyên tắc kiến quốc tối cao, ngoại giao, nội chính và chính sách đối với Hoa Kiều,
vv”).
“3) Hết thảy quân đội phải thuộc về quốc gia (bao quát: các đảng, các phái phải
đem võ lực của mình ra…”. Các bên không được xây dựng quân đội riêng (“tự kiến
quân riêng”).
“4) Chỉ nói đến sự sinh tồn quốc gia chớ không được nói đến những sự tranh
giành của đảng phái (bao quát: hết thảy các đảng, các phái y theo quy tắc được tự do
phát triển, hỗ tương bảo chứng…)”. Cam đoan với nhau không được dùng thủ đoạn phi
pháp để phá hoại đối phương.
“5) Triệu khai hội nghị quân sự (bao quát: thương thảo việc tiến quân vào Trung
Nam Bộ, và vấn đề kiến quân về hết thảy mọi phương diện).
“6) Quyết không đổ máu giữa người Việt Nam với người Việt Nam.
“7) Kiên quyết huỷ diệt các xí đồ (âm mưu) thực dân của đế quốc Pháp để giành
lấy sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam”1.
Trong Bức thư ngỏ cùng anh em Việt Nam Quốc dân Đảng trong nhóm “Việt
Nam”, nhưng người Cộng sản trong khi “bày tỏ một vài sự thật bổ ích cho việc đoàn
kết” theo châm ngôn “thuốc đắng giã tật”đã nói những lời tâm huyết “Chúng ta sẽ lấy
máu gắn xương thịt của chúng ta (Việt Minh và các đảng phái khác-TG) thành một bức
trường thành ngăn thực dân Pháp xâm lược, thành một khối vô địch để phụng sự nước
nhà. Các anh hãy cùng chúng tôi tổ chức việc ngăn ngừa nạn đói cho có hiệu quả. Đừng
có nói có danh vị gì mới làm được những việc ấy. Người yêu nước, kẻ hảo tâm bình
thường không làm được những việc ấy sao? Hàng vạn đồng bào hiện đang xông pha
ngoài mặt trận hay lăn lộn công tác ở hậu phương, không nghĩ qua đến quyền lợi đảng
phái, một lòng hy sinh cho Tổ quốc; nếu những người ấy cũng đợi cải tổ Chính phủ,
tham gia nội các, rồi mới bắt tay vào việc thì thử hỏi nước nhà mất hay còn?”2.
Ngày 24-11-1945, cuộc thảo luận giữa Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Vũ
Hồng Khanh, Lê Tùng Sơn, Cù Huy Cận và Phan Trâm về việc đoàn kết để cứu nước,
“Hai bên” đã vui vẻ nhất trí với nhau trên ba vấn đề lớn; “đều bảo đảm không được
công kích lẫn nhau bằng lời nói và bằng hành động”; “đều kêu gọi đoàn kết”; “đều kêu
gọi ủng hộ kháng chiến ở Nam Bộ”3.
Để củng cố và bảo vệ nền độc lập, chúng ta đã đấu tranh, thương lượng và nhân
nhượng, Việt Quốc đã thoả thuận hợp tác với Chính phủ và ủng hộ cuộc Tổng tuyển cử.
Với sự vận động tích cực của Hồ Chủ tịch và Đảng ta, ngày 24-12-1945 Việt Minh,
1
Hồ Chí Minh, TT, T4, Nxb CTQG, 2000, tr 516
2
Văn kiện Đảng, T8, Nxb CTQG, 2000, tr 38
3
HCM, TT, T4, sđd, tr.518

139
Việt Cách và Việt Quốc đã ký Bản biện pháp đoàn kết gồm 14 điều chính và 4 điều
phụ, cam kết tập trung giải quyết những vấn đề “quốc gia đại sự” như độc lập dân tộc,
xây dựng chính quyền, “tinh thành đoàn kết”.
Ngày 26-12-1945, Báo Cứu quốc, số 126, công bố trước toàn dân “các điều
ước” đoàn kết giữa Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, thay mặt cho
Việt Minh, Quốc dân đảng Cách mệnh đồng minh hội, đã được ghi nhận: “1) Độc lập
trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành cùng nhau thảo luận để
giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc
nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ; 2) Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một
cách thiết thực cuộc Tổng tuyển cử, Quốc hội và kháng chiến; 3) Bắt đầu từ ngày 25-
12-1945, đôi bên đình chỉ hết thảy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành
động”1.
Các bên còn cam kết mở rộng Chính phủ lâm thời, thừa nhận 70 ghế cho Việt
Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không qua bầu cử. Sau các cuộc hội nghị liên tịch đại
biểu các đảng phái do Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần chủ toạ: Việt Minh, đảng Dân
chủ, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội, Việt Nam Quốc dân đảng đã ra nghị quyết
chung thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến gồm 10 bộ được phân nhiệm cụ thể
cho các đảng phái và thành lập Quốc gia cố vấn đoàn “do cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ làm
đoàn trưởng và gồm có những vị có đạo đức kinh nghiệm sẽ thành lập để giúp ý kiến
cho Chính phủ”2. Quyết nghị của cuộc Liên tịch hội nghị các chính đảng ngày 23-2-
1946, nhấn mạnh “Để tỏ rõ tính cách thống nhất quốc gia của Chính phủ Liên hiệp
kháng chiến, hai bộ giao thông công chính và Canh nông sẽ giành cho đồng bào Nam
Bộ. Trong khi đại biểu Nam Bộ chưa tựu chức, Bộ Giao thông công chính sẽ do Việt
Minh hoặc Việt Nam Dân chủ đảng phụ trách, Bộ Canh nông sẽ do Việt Nam Quốc dân
đảng hoặc Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội phụ trách”3.
Sau tổng tuyển cử, để chứng tỏ sự đoàn kết toàn dân, Chính phủ “xin đề nghị
với Đại hội mở rộng số đại biểu ra thêm 70 người nữa”: “70 người ấy là mời các đồng
chí ở hải ngoại về: Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội,
và như thế là Quốc hội của ta tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết là chúng ta đoàn kết
nhất trí, mà đoàn kết nhất trí thì việc gì cũng thành công”, Như vậy, lúc ấy trong Quốc
hội Việt Nam “các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều,
đồng thời phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế cho nên các
đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu

1
HCM, TT, T4, sđd, tr.522.
2
HCM, TT, T4, sđd, tr.524.
3
HCM, TT, T4, sđd, tr 524

140
cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn
dân Việt Nam đã kết lại thành một khối”1.
“Thắng lợi của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Khoá I là thắng lợi của sự đoàn kết
đấu tranh, nhân nhượng và hoà giải nhằm tập trung lực lượng để kháng chiến kiến
quốc”2, được dư luận ví kỳ họp cấp tốc đó như một Hội nghị Diên Hồng trên 600 năm
về trước để đánh tan 50 vạn quân xâm lược Mông Cổ.
Nhưng, rất tiếc là Bảo Đại đã không giữ được lời hứa trước quốc dân đồng bào
là “làm dân tự do của một nước độc lập”. Trước sự dụ dỗ của thực dân Pháp, Bảo Đại
đã tìm cách trở lại làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc. Tiếp đó Nguyễn Hải Thần,
Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh cũng đã quên sự chào đón nồng nhiệt của quốc
dân đồng bào và phụ bạc sự ưu ái của Quốc hội và Chính phủ ta. Họ đã bỏ nhiệm sở ra
đi.
Trước các sự việc trên, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội (từ 28-10 đến 9-11-
1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lúc nước nhà đang gặp khó khăn, quốc dân tin ở
người nào mới trao cho người ấy công việc lớn, mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy
phải tự hỏi lương tâm mình. Những người bỏ đi kia, chứng tỏ họ không muốn gánh vác
việc nước nhà, hoặc họ không đủ năng lực mà gánh nổi. Nay chúng ta không có họ ở
đây, chúng ta cũng cử gánh được như thường. Nhưng các anh em ấy biết nghĩ lại mà trở
về, thì chúng ta vẫn hoan nghênh”.
Thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội cho thấy Đảng ta và dân tộc ta
luôn luôn giương cao ngọn cờ yêu nước để thức tỉnh và qui tụ tất cả mọi người Việt
Nam hướng về Tổ quốc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Thư gửi đông
bào Nam Bộ (Cứu quốc, số 255, ngày 6-1-1946): “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt
chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại
nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay
thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận
rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những
đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới
thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”3.
Với cách nghĩ cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đưa được nhiều “đứa con
lạc bầy” về với mẹ (Tổ quốc) để kháng chiến, kiến quốc.
3. Thi đua yêu nước (Thi đua ái quốc) là giải pháp chiến lược để phát triển
tinh thần yêu nước

1
HCM, TT, T4, tr 189-190
2
Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb CTQG, 1994, tr.81
3
Hồ Chí Minh toàn tập, T4, tr.246

141
Tinh thần yêu nước trong lịch sử Việt Nam mang bản sắc dân tộc, thấm truyền
và bùng phát khi đất nước có ngoại xâm. Tại Đại hội II (2-1951), Hồ Chí Minh có nhận
xét: “D©n ta cã mét lßng nång nµn yªu nưíc. §ã lµ mét truyÒn thèng
quý b¸u cña ta. Tõ xưa ®Õn nay, mçi khi Tæ quèc bÞ x©m l¨ng, th×
tinh thÇn Êy l¹i s«i næi, nã kÕt thµnh mét lµn sãng v« cïng m¹nh mÏ,
to lín, nã lưít qua mäi sù nguy hiÓm, khã kh¨n, nã nhÊn ch×m tÊt c¶
lò b¸n nưíc vµ lò cưíp nưíc”.
Lịch sử đã kiểm chứng tinh thần yêu nước của dân tộc ta qua nhiÒu cuéc
kh¸ng chiÕn vÜ ®¹i. Người nhắc nhở: “Chóng ta cã quyÒn tù hµo v×
nh÷ng trang lÞch sö vÎ vang thêi ®¹i Bµ Trưng, Bµ TriÖu, TrÇn Hưng
§¹o, Lª Lîi, Quang Trung,... Chóng ta ph¶i ghi nhí c«ng lao cña c¸c vÞ
anh hïng d©n téc, v× c¸c vÞ Êy lµ tiªu biÓu cña mét d©n téc anh
hïng”.
Tinh thần yêu nước đó lan toả mạnh mẽ trong các giới đồng bào tham gia cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ: “§ång bµo ta ngµy nay
còng rÊt xøng ®¸ng víi tæ tiªn ta ngµy trưíc. Tõ c¸c cô giµ tãc b¹c
®Õn c¸c ch¸u nhi ®ång trÎ th¬, tõ nh÷ng kiÒu bµo ë nưíc ngoµi ®Õn
nh÷ng ®ång bµo ë vïng t¹m bÞ chiÕm, tõ nh©n d©n miÒn ngưîc
®Õn miÒn xu«i, ai còng mét lßng nång nµn yªu nưíc, ghÐt giÆc. Tõ
nh÷ng chiÕn sÜ ngoµi mÆt trËn chÞu ®ãi mÊy ngµy ®Ó b¸m s¸t lÊy
giÆc ®Æng tiªu diÖt giÆc, ®Õn nh÷ng c«ng chøc ë hËu phư¬ng
nhÞn ¨n ®Ó ñng hé bé ®éi, tõ nh÷ng phô n÷ khuyªn chång con ®i
tßng qu©n mµ m×nh th× xung phong gióp viÖc vËn t¶i, cho ®Õn c¸c
bµ mÑ chiÕn sÜ s¨n sãc yªu thư¬ng bé ®éi như con ®Î cña m×nh. Tõ
nh÷ng nam n÷ c«ng nh©n vµ n«ng d©n thi ®ua t¨ng gia s¶n xuÊt,
kh«ng qu¶n khã nhäc ®Ó gióp mét phÇn vµo kh¸ng chiÕn, cho ®Õn
nh÷ng ®ång bµo ®iÒn chñ quyªn ®Êt ruéng cho ChÝnh phñ...
Nh÷ng cö chØ cao quý ®ã, tuy kh¸c nhau n¬i viÖc lµm, nhưng ®Òu
gièng nhau n¬i lßng nång nµn yªu nưíc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “tinh thÇn yªu nưíc còng như c¸c thø cña
quý. Cã khi ®ưîc trưng bµy trong tñ kÝnh, trong b×nh pha lª, râ rµng
dÔ thÊy. Nhưng còng cã khi cÊt giÊu kÝn ®¸o trong rư¬ng, trong
hßm”. Bæn phËn cña chóng ta lµ lµm cho nh÷ng cña quý kÝn ®¸o Êy
®Òu ®ưîc ®ưa ra trưng bµy”. NghÜa lµ ph¶i ra søc gi¶i thÝch, tuyªn
truyÒn, tæ chøc, l·nh ®¹o, lµm cho tinh thÇn yªu nưíc cña tÊt c¶ mäi

142
ngưêi ®Òu ®ưîc thùc hµnh vµo c«ng viÖc yªu nưíc, c«ng viÖc kh¸ng
chiÕn.
Theo Hồ Chí Minh: Tinh thÇn yªu nưíc ch©n chÝnh kh¸c h¼n víi
tinh thÇn "vÞ quèc" cña bän ®Õ quèc ph¶n ®éng. Nã lµ mét bé phËn
cña tinh thÇn quèc tÕ. Người giải thích: “ChÝnh do tinh thÇn yªu nưíc mµ
qu©n ®éi vµ nh©n d©n Liªn X« ®· ®¸nh tan bän ph¸t xÝt §øc - NhËt
vµ gi÷ v÷ng Tæ quèc x· héi chñ nghÜa, vµ do ®ã mµ gióp ®ì giai
cÊp c«ng nh©n vµ c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc trªn thÕ giíi. ChÝnh v× do
tinh thÇn yªu nưíc mµ qu©n gi¶i phãng vµ nh©n d©n Trung Quèc ®·
®¸nh tan bän b¸n nưíc lµ Tưëng Giíi Th¹ch vµ ®uæi ®ưîc bän ®Õ
quèc Mü. ChÝnh do tinh thÇn yªu nưíc mµ qu©n ®éi vµ nh©n d©n
TriÒu Tiªn cïng qu©n t×nh nguyÖn Trung Quèc ®ang ®¸nh cho bän
®Õ quèc Mü vµ phe lò ch¹y dµi. ChÝnh do tinh thÇn yªu nưíc mµ
qu©n ®éi vµ nh©n d©n ta ®· mÊy n¨m trưêng chÞu ®ùng tr¨m
®¾ng ngh×n cay, kiªn quyÕt ®¸nh cho tan bän thùc d©n cưíp nưíc
vµ bän ViÖt gian ph¶n quèc, kiªn quyÕt x©y dùng mét nưíc ViÖt Nam
®éc lËp, thèng nhÊt, d©n chñ, tù do, phó cưêng, mét nưíc ViÖt Nam
d©n chñ míi1.
Muốn “Phát triển tinh thần yêu nước”, phải “Thi đua ái quốc”. Hay nói cách
khác: thi đua yêu nước là một giải pháp chiến lược để phát triển tinh thần yêu nước
được Đảng Nhà nước và các đoàn thể cách mạng vận dụng trong thời kỳ thực hiện đồng
thời hai chiến lược cách mạng (1954-1975) đưa đến mùa Xuân đại thắng năm 1975.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển tinh thần yêu nước trong các giới đồng bào, các cơ sở kinh
tế, các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội. Các hình thức thi đua phong phú, đa dạng
đã tạo thành phong trào thi đua sâu rộng nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phong trào
đó đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo nên vị thế Việt Nam trong cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế./.

1
HCM, TT, T 6, Nxb, CTQG, 2000, tr.171

143
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ PHÂN TÍCH
VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

ThS. Lê Thị Hồng Điệp


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC


Vấn đề dân tộc là một vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị,
kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ
tộc. Sự phát triển của vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với sự vận động và chuyển biến
của các thời kỳ lịch sử. Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vấn đề dân tộc sẽ định
hướng cho việc giải quyết thành công những vấn đề dân tộc nảy sinh trong thực tế.
C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã từng bước hình thành lên một hệ thống lý
luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc. Ở đó, những nhận thức về nguồn gốc, bản
chất của vấn đề dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, xu hướng phát triển của vấn
đề dân tộc trong bối cảnh có những chuyển biến của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX đã được luận giải.
Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành
nên những tư tưởng về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh không phải là vấn đề dân tộc nói chung. Là người dân của một nước thuộc địa,
đang bị thực dân Pháp nô dịch và áp bức, vì vậy, vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh
quan tâm luận giải là vấn đề dân tộc thuộc địa.
Vấn đề dân tộc thuộc địa xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và thi hành chính sách vũ trang xâm
lược các dân tộc nhược tiểu trên phạm vi toàn cầu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Như vậy, vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh tập trung luận giải là vấn đề dân tộc
thuộc địa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề
đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước
ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân
tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất xoay quanh vấn
đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Khi bàn về vấn đề này, Hồ Chí
Minh luận giải một cách sâu sắc và toàn diện hai nội dung cơ bản: (1) Tại sao phải tiến
hành đấu tranh giải phóng? và (2) Tiến hành đấu tranh bằng sức mạnh nào để giành
thắng lợi trước một kẻ thù hùng mạnh là chủ nghĩa đế quốc?

144
1. Tại sao phải tiến hành đấu tranh giải phóng?
Hồ Chí Minh đã tập trung bàn về quyền độc lập, tự do, bình đẳng của các dân
tộc trên thế giới để luận giải một cách thuyết phục lý do phải tiến hành đấu tranh giải
phóng dân tộc. Điều này được thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
Một là, theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do, bình đẳng là quyền tự nhiên, quyền
thiêng liêng và bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới: “Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”i. Theo Hồ Chí Minh, đó là một chân lý không thể chối cãi.
Hai là, dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác đang không được hưởng
những quyền theo đúng lẽ tự nhiên. Vì vậy, họ bị biến thành nô lệ, đời sống vật chất và
tinh thần bị bóc lột và chà đạp. Những thứ thuế đất, thuế máu và hàng vạn những kiểu
nô dịch hà khắc đối với nhân dân các dân tộc bị mất quyền độc lập được Hồ Chí Minh
khắc hoạ rõ nét. Tất cả phản ánh sự bất công và phi lý đang diễn ra ở những dân tộc bị
mất đi quyền độc lập. Sự phản ánh này tích tụ sự bất bình, sự phẫn nộ và thôi thúc các
dân tộc hành động với bất kỳ giá nào để giành lại quyền thiêng liêng và “cao hơn hết
thảy”ii của dân tộc mình. Dù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn, dù có phải “đem hết tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải”iii để giành lại quyền độc lập đã mất thì các dân
tộc thuộc địa cũng cần phải quyết làm, “không có gì quý hơn độc lập tự do”iv.
Như vậy, ở nội dung thứ nhất, xoay quanh việc bàn tới quyền của các dân tộc và
những bế tắc, bất hạnh và đày ải của nhân dân ở các dân tộc bị mất chủ quyền, Hồ Chí
Minh đã luận giải một cách thuyết phục, tại sao các dân tộc thuộc địa phải tiến hành
cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột thực dân. Những luận giải này có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng nhận thức về tính tất yếu của việc giải
quyết vấn đề dân tộc thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Tiến hành đấu tranh giải phóng bằng sức mạnh nào để giành thắng lợi
trước một kẻ thù hùng mạnh là chủ nghĩa đế quốc?
Khi hình thành những tư tưởng về vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh còn
phân tích một cách có hệ thống những sức mạnh mà các dân tộc nhược tiểu cần phải
phát huy để có thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù xâm lược hùng
mạnh và thực sự không cân sức. Những sức mạnh ấy được Hồ Chí Minh nêu ra dưới hai
cấp độ:
Một là, sức mạnh dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, các dân tộc thuộc địa vốn nhỏ bé và lạc hậu muốn thực hiện
thành công cuộc đấu tranh giải phóng cần phải dựa trước hết vào sức mạnh của dân tộc.
Sức mạnh đó, trước hết và trên hết là chủ nghĩa dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc chân chính. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, ở các nước thuộc địa, “chủ

145
nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước” v. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh coi
đó là “động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội”vi.
Như vậy, khi bàn về sức mạnh mà các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam
cần phải dựa vào để thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
và đề cao sức mạnh tinh thần, sức mạnh của truyền thống văn hoá và lịch sử. Khác với
sức mạnh vật chất - thứ sức mạnh có thể định lượng được và có giới hạn, sức mạnh tinh
thần là vô hạn nếu biết khai thác và phát huy hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra sức mạnh
gốc, sức mạnh nền tảng giúp xây lên những chiến thắng trong quá trình giải quyết vấn
đề dân tộc thuộc địa của Việt Nam sau này.
Hai là, sức mạnh thời đại.
Cùng với sức mạnh dân tộc, trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đã mở rộng sự
xâm lược trên phạm vi toàn cầu thì theo Hồ Chí Minh, việc tiến hành đấu tranh giải
phóng của các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam còn cần thiết phải dựa vào sức
mạnh thời đại, vào trào lưu cách mạng chung của thế giới. Vì vậy, khác với tất cả
những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đã từng diễn ra trong lịch sử dân tộc, cuộc
đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh mới của thế kỷ XX cần phải
kết hợp với sức mạnh thời đại thì mới đi đến thắng lợi. Với 30 năm sống và hoạt động ở
những trung tâm chính trị - nơi hội tụ và khơi nguồn cho những xu hướng chính trị tiêu
biểu nhất của thời đại, Hồ Chí Minh đã nhận thức và tổng hợp được những sức mạnh
mới của thời đại, đó là sức mạnh của sự kết hợp giữa phong trào giành độc lập của dân
tộc mình với phong trào giành độc lập của các dân tộc thuộc địa khắp toàn cầu và với
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước chính quốc. Sức mạnh đó dẫn
dắt cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa tất yếu gắn độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội. Nếu không gắn cuộc đấu tranh giải phóng với xu hướng mới đó của
thời đại, cuộc đấu tranh sẽ thất bại trong sự cô lập và không có lối thoát như sự thất bại
đã từng diễn ra trong lịch sử.
Việc kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế đã thể hiện những sáng tạo
đặc sắc của Hồ Chí Minh khi bàn về sức mạnh mà các dân tộc thuộc địa cần phải phát
huy để tìm ra lối thoát trong cuộc đối đầu với các thế lực đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ
XX.
Tóm lại, khi bàn về vấn đề dân tộc của Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, từ đó định
hướng cho việc giải quyết thành công vấn đề dân tộc trên thực tế. Trong bối cảnh mới
của thế kỷ XXI, vấn đề dân tộc mà Việt Nam phải đối mặt không còn là vấn đề dân tộc
thuộc địa. Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh để phân tích và
giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một việc làm quan

146
trọng và cần thiết nhằm định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của Việt Nam
trong tương lai.
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ PHÂN
TÍCH VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Ở những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề dân tộc nổi cộm được Hồ Chí Minh bàn tới
là vấn đề dân tộc thuộc địa. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thế giới đã
có bước hội nhập sâu rộng và mang tính toàn cầu hoá thì một bộ phận không nhỏ các
dân tộc đang phải đối mặt với một vấn đề gay gắt, đó là vấn đề dân tộc kém phát triển.
Sau khi giải quyết được vấn đề dân tộc thuộc địa, Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia phải nhận thức đầy đủ và giải quyết vấn đề dân tộc kém phát triển trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
Nếu như vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của
các dân tộc thuộc địa thì vấn đề dân tộc kém phát triển thực chất là vấn đề phát triển
đột phá của các nước kém phát triển nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; rút
ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới; chủ động,
tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Như vậy, vấn đề dân tộc kém phát triển thực chất xoay quanh vấn đề phát triển
đột phá của các dân tộc. Điều này có nghĩa là, việc giải quyết vấn đề dân tộc kém phát
triển cần phải được thực hiện bằng con đường phát triển đột phá trong bối cảnh hiện
nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề này cũng cần được phân tích ở hai nội
dung cơ bản: (1) Tại sao cần phải phát triển đột phá chứ không phải là sự phát triển tuần
tự? (2) Phát triển đột phá muốn thành công cần phát huy những sức mạnh nào?
1. Tại sao cần phải phát triển đột phá?
Việc giải quyết vấn đề dân tộc kém phát triển ở Việt Nam hiện nay bằng con
đường phát triển đột phá chứ không phải con đường phát triển tuần tự được lý giải bởi
những lý do sau :
Một là, Việt Nam đang tụt hậu và có khoảng cách phát triển khá xa so với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Tính đến năm 2006, thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã được thực hiện tròn 20 năm.
Trong thời gian đó, đặc biệt, từ những năm 90s (XX), tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam thông qua chỉ số GDP luôn đạt được ở mức cao. Trung bình khoảng
7,6%/năm. Những năm sau đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm
so với thời kỳ 1990 - 2006 nhưng vẫn được đánh giá là ở mức cao so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.

147
Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm
Đơn vị : %

Năm 1990 - 2006 2007 2008 2009


Tốc độ tăng GDP 7,6 8,48 6,23 5,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
Tuy luôn đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt hơn hai mươi năm
qua nhưng so sánh thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới thì khoảng cách vẫn còn rất lớn. Thu nhập bình quân trên đầu người
của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/2 của Philippin và Inđônêxia, bằng 1/2,7 của Trung
Quốc, bằng 1/4,4 của Thái Lan, bằng 1/26 của Hàn Quốc và bằng 1/56 của Nhật Bản.
Hai là, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ngày càng bị tụt hậu xa hơn so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Không chỉ có khoảng cách phát triển khá xa so với các nước (kể cả các nước
đang phát triển) trong khu vực và trên thế giới mà Việt Nam ngày càng có nguy cơ tụt
hậu xa hơn. Các dân tộc tương đồng với Việt Nam đang có những nỗ lực vượt bậc để
vươn lên mạnh mẽ. Đơn cử là 2 quốc gia láng giềng với Việt nam : Trung Quốc - một
quốc gia lớn và Cămphuchia - một quốc gia nhỏ.
Bảng 2 : Tăng trưởng GDP 1990 - 2009
Đơn vị: %
1990 - 2006 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Việt Nam 7,6 7,8 8,4 8,2 8,48 6,23 5,2
Trung Quốc 10,1 10,1 10,4 10,7 11,9 9,6 8,7
Campuchia Không có số 10,0 13,4 10,8 10,2 6,7 7,0
liệu
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới (WB).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá cao nhưng so với Trung Quốc
và Cămpuchia thì thấp hơn hẳn với một khoảng cách từ 2 đến 3% trong cả một thời kỳ
dài. Theo số liệu thống kê từ bảng 2, trong giai đoạn 1990 - 2006, tốc độ tăng trưởng
trung bình của Việt Nam là 7,6% còn của Trung Quốc là 10,1%. Cũng theo thống kê từ
bảng 2, trong giai đoạn 2004 - 2009, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam đã
giảm so với giai đoạn trước và chỉ đạt 7,38% còn của Trung Quốc là 10,23% và của
Cămpuchia là 9,68%.
Như vậy, mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng với tốc độ
tăng trưởng này, Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu xa hơn so với trình độ phát triển của
các quốc gia trên thế giới. Việt Nam sẽ lạc nhịp trong dòng chảy phát triển của thế giới
148
hiện đại. Nếu điều này xảy ra thì thách thức không chỉ dừng lại ở sự tụt hậu về kinh tế
mà còn là sự tụt hậu về văn hóa và phát triển con người trong thế kỷ XXI. Tất cả những
sự tụt hậu này còn tạo ra những thách thức về chính trị mà Việt Nam có thể phải đối mặt
trong tương lai. Những thách thức này buộc dân tộc Việt Nam phải tìm ra con đường và
cách thức thoát nghèo, từng bước thích ứng và hòa nhập vào trình độ phát triển chung
của thế giới hiện đại, đó tất yếu phải là con đường nỗ lực phát triển đột phá trong bối
cảnh hiện nay.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, Việt Nam phải thực sự có được sự đột
phá trong phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng
9,1%/năm thì đến năm 2045 - năm kỷ niệm 100 năm lập quốc và 70 năm giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước khoảng cách phát triển so với Trung Quốc và nhiều các
quốc gia tương đồng khác mới thực sự bị xoá bỏ.
2. Phát triển đột phá cần phát huy sức mạnh nào trong bối cảnh hiện nay?
Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể khái quát rằng, quá trình phát
triển đột phá ở Việt Nam muốn thành công cần phải phát huy tối đa sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của thế kỷ XXI, sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại cần phải được nhìn nhận với những nội dung mới.
Một là, phát huy sức mạnh dân tộc.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh dân tộc là chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc chân chính. Ở đó, chủ nghĩa yêu nước có thể được biểu hiện
thông qua những hy sinh mà cao nhất là hy sinh cả tính mạng của mỗi cá nhân nhằm
cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh của đất nước. Trong công cuộc phát triển đột phá để
xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xoá bỏ khoảng cách phát triển so với các quốc gia khác, sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn cần được phát huy cao độ. Tuy
nhiên, biểu hiện của chúng lại là ý chí vươn lên làm giàu cho đất nước, là những khát
vọng và cống hiến hết mình vì thương hiệu Việt, là những hành động nhằm bảo vệ và
tôn vinh giá trị Việt, là sự chung lòng, chung sức của cả dân tộc nhằm thực hiện mục
tiêu thay đổi vị thế kém phát triển của dân tộc …Phát huy sức mạnh dân tộc trong bối
cảnh ngày nay chính là phát huy sức mạnh của những thế hệ người Việt Nam có những
phẩm chất của sự táo bạo.
Hai là, phát huy sức mạnh thời đại
Để có thể phát triển đột phá thành công, rút ngắn khoảng cách với các nước đi
trước, Việt Nam cần phải phát huy cao độ sức mạnh tiêu biểu nhất của thời đại. Đó là
sức mạnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Nếu tận dụng tối đa được
sức mạnh này, Việt Nam sẽ tìm ra con đường ngắn nhất để hội nhập vào xu thế phát
triển chung của thế giới. Tuy nhiên, nếu không tận dụng được, những nước kém phát

149
triển như Việt Nam có thể sẽ trở thành thuộc địa công nghệ - một hình thức thuộc địa
kiểu mới trong thế kỷ XXI.
Cùng với cuộc cách mạng khoa hoa học công nghệ hiện đại, sức mạnh thời đại
trong bối cảnh hiện nay còn được nhìn nhận ở quá trình hội nhập mang tính toàn cầu
của nền kinh tế. Vì vậy, muốn đột phá thành công để theo kịp xu hướng phát triển của
thời đại, Việt Nam cần mở cửa sâu rộng hơn nữa nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh
hiện nay, đóng cửa hoặc giới hạn sự hội nhập là một sai lầm. Dân tộc Việt Nam là một
dân tộc có khả năng thích ứng rất cao với hoàn cảnh, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế
quốc tế là cách thức tốt nhất để phát huy khả năng ấy nhằm phục vụ cho sự phát triển
của đất nước.
Như vậy, trong quá trình thực hiện con đường phát triển đột phá ở Việt Nam,
việc phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại cần được nhìn nhận thông qua
một chủ thể mang tính quyết định, đó là con người Việt Nam. Cần giáo dục để con
người Việt Nam rèn luyện và phát huy sự linh hoạt táo bạo trong công cuộc chuyển
biến vì tương lai của dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là một trong những sáng tạo lý luận
quan trọng và có giá trị định hướng lớn trong việc giải quyết vấn đề dân tộc của Việt
Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh để luận giải vấn đề
dân tộc của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI là một việc làm cần thiết nhằm tiếp tục
phát huy giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện con đường phát
triển của Việt Nam để đi tới tương lai.

150
NHỮNG ĐIỂM SÁNG TẠO TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

PGS, TS. Nguyễn Minh Đức


Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và của toàn thể
dân tộc Việt Nam, nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc, chiến sĩ tiên phong trong phong trào
giải phóng dân tộc, “biểu tượng kiệt xuất”, “đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
giải phóng của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc
vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” 1. Trong toàn bộ di sản của
Người, tư tưởng về dân tộc và giải phóng dân tộc là “vấn đề căn bản nhất”2.
Trong bài viết này, chúng tôi không trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc và giải phóng dân tộc mà giới hạn ở việc tìm hiểu những điểm
sáng tạo trong tư tưởng của Người về vấn đề này.
Vấn đề “dân tộc” được đặt ra trong cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức chống
lại sự thống trị của bọn xâm lược nước ngoài. Khẳng định về “dân tộc”, “sức mạnh dân
tộc”, “truyền thống dân tộc”, giáo dục “lòng tự hào dân tộc”, nêu cao “tinh thần tự
cường dân tộc” là chìa khoá để giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển cuộc sống độc
lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Với Hồ Chí Minh, vấn đề này luôn là một nỗi trăn trở lớn
lao. Ra đi tìm đường cứu nước, đã qua nhiều quốc gia - dân tộc, hoà mình vào cuộc
sống lao động và đấu tranh của nhân dân nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ, Người nhận thấy rằng, ở đâu nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng đều
bị áp bức, bóc lột, cũng đều khổ cực; ở đâu tư bản đế quốc cũng đều độc ác, vô nhân
đạo: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời chỉ có hai giống người: giống người bóc
lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình
hữu ái vô sản”3. Trước thái độ lạnh nhạt, làm ngơ đối với bản “Yêu sách của nhân dân
Việt Nam” cũng như yêu sách của các đoàn đại biểu Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc
của các Chính phủ đế quốc tại hội nghị Véc xay năm 1919, Người rút ra kết luận: không
thể đòi bọn đế quốc thực hiện công lý; “rằng “chủ nghĩa Uyn xơn” chỉ là một trò bịp
bợm lớn”4. Người khẳng định: muốn có độc lập tự do, các dân tộc bị áp bức không còn
con đường nào khác, ngoài con đường cách mạng.
Những tích luỹ ban đầu về nhận thức đó, chính là cơ sở tư tưởng đề Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy con đường cứu nước duy nhất đúng cho
1
. Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2
. Trần Văn Giàu “ Mấy vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh” trong tập “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh”, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, HN, 1993, Tập 2, tr.31-32.
3
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB. CTQG, HN, 2009, tr. 266.
4
.Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB. ST., HN, 1975, tr.10.

151
dân tộc. Nó thể hiện ở chỗ: “…gắn phong trào cách mạng Việt Nam đi theo con đường
mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là
con đường giải phóng duy nhất mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân
lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”1.
Xác định con đường cứu nước mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm, tư
tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề “dân tộc” và “giải phóng dân tộc”. Người
tiếp nhận các luận điểm nổi tiếng của Ph. Ăng ghen: “Một dân tộc đi áp bức những dân
tộc khác thì không thể có tự do” và khẩu hiệu chiến đấu mà V.I Lênin đã phát triển từ
khẩu hiệu của C.Mác: “Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!” Đồng
thời, Người cũng sớm nhận thấy những quan điểm, tư tưởng chiến lược về dân tộc và
giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin được xây dựng từ thực tiễn và nhiệm vụ
cụ thể của các nước châu Âu, nên đặt cách mạng vô sản ở các nước đế quốc chủ nghĩa ở
vị trí cao mà chưa chú ý đúng vị trí của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong phong
trào cách mạng thế giới. Vì vậy, trên cơ sở tiếp nhận và vận dụng quan điểm mác xít -
lêninnít về “dân tộc” và “giải phóng dân tộc”, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo quan
trọng, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đế này.
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định: cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông
“không diễn ra giống như ở phương Tây”2. Cho nên, khi tiếp nhận những luận điểm
mác xít - lêninnít vẫn có thể bổ sung những tài liệu cụ thể về điều kiện lịch sử chưa xảy
ra ở thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sinh sống, rút ra những nhận thức về quy
luật xã hội chưa thể hiện hoặc chưa có điều kiện phát hiện trước đó. Người đề ra nhiệm
vụ “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học
phương Đông”3, tức là phải tìm hiểu cụ thể tình hình và nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện
lịch sử hiện tại, để từ đó vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin.
Một cách cụ thể, Người đã vạch rõ bản chất và nguồn sinh lực của chủ nghĩa
thực dân đế quốc. Những bài báo trong những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, nhất
là “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân được
khoác dưới chiêu bài “khai hoá văn minh” đối với các dân tộc thuộc địa “dã man và lạc
hậu”. Điểm mới và giá trị của những lời tố cáo, kết án này là làm cho nhân dân các
nước thuộc địa, phụ thuộc, các nước tư bản chính quốc hiểu rõ rằng: Lịch sử bất cứ
cuộc xâm chiếm thuộc địa nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của người
bản xứ và thuộc địa là hiện thân của chế độ dã man, tàn bạo của bọn thực dân đối với
hàng triệu dân bản xứ. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá cao “sự
phân tích về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả

1
. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do và CNXH tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB.
ST, HN, 1976, tr.8.
2
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.464.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.465.

152
những gì mà những nhà lý luận mác xít đề cập đến”1 và “những lời tố cáo sự tàn ác của
bọn thực dân đã được đưa lên tới một đỉnh cao mới, với những bằng chứng cụ thể hơn
bất cứ một tài liệu nào trước đây về vấn đề đó… Những cống hiến của Cụ Hồ Chí Minh
đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc
địa”2.
Hồ Chí Minh không chỉ thấy rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc mà còn nhìn
thấy cơ sở tồn tại và âm mưu thâm độc để kéo dài sự tồn tại của nó. Người đã chỉ rõ
việc bóc lột thuộc địa là điều kiện quan trọng bậc nhất cho sự sống còn của chủ nghĩa
đế quốc. “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là
nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ
hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh
lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó”3. Từ sự phân tích trên cho
thấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận của C. Mác và V.I.Lênin về sự tích luỹ nguyên
thuỷ của chủ nghĩa tư bản, về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc trong việc xuất khẩu tư
bản và bổ sung thêm về âm mưu “chia để trị”, “dùng người bản xứ đánh người bản xứ”
để mở rộng xâm chiếm và củng cố sự thống trị của bọn thực dân. Điều này được Người
trình bày cụ thể, có cơ sở khoa học vững chắc về “…chủ nghĩa đế quốc đã tiến tới một
trình độ hoàn bị gần như là khoa học. Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh
phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một
thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào
những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”4.
Khẳng định trên của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong thời kỳ nhân dân
các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh chống sự xâm lược và thống trị đế quốc chủ
nghĩa, mà còn gợi cho chúng ta suy nghĩ về thái độ, âm mưu của các cường quốc tư bản
ngày nay đối với các nước đã giành được độc lập và đang phát triển. Chủ nghĩa đế quốc
ngày nay đang tiếp tục hoàn thiện chính sách xâm lược và thống trị của mình bằng
những thủ đoạn mới về việc sử dụng ngọn cờ Liên hiệp quốc để thực hiện việc bao vây,
cấm vận, đơn phương can thiệp thô bạo bằng quân sự đối với những nước đang phát
triển không phục tùng chúng, hoặc lấy việc đề cao “nhân quyền” thay cho “chủ quyền
dân tộc” để giải quyết vấn đề của các nước theo ý định của chúng.
Hai là, từ việc nhận thức bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, Hồ
Chí Minh đã đi đến một chiến lược nổi tiếng về sự phối hợp giữa phong trào giải phóng
dân tộc ở thuộc địa với phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc. Đó là hình tượng về
“con đỉa” và việc giết con đỉa “chủ nghĩa tư bản… có một cái vòi bám vào giai cấp vô

1
Trích theo “Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại”, Nxb.Lao động-QĐND, HN, 1993, tr.64
2
Trích theo “Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại”, Nxb.Lao động-QĐND, HN, 1993, tr.58.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.243.
4
.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr. 246.

153
sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa”. Và
“Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người
ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản: con vật
vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”1. Luận điểm này bổ sung và cụ thể
cho hình tượng về “hai cánh của một con chim” của phong trào cách mạng thế giới,
đồng thời thể hiện việc tiếp nhận và phát triển của Hồ Chí Minh đối với quan điểm Mác
- Lênin về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa và giai cấp công
nhân ở chính quốc.
C. Mác xuất phát từ nhiệm vụ cấp thiết của giai cấp công nhân ở các nước tư bản
chủ nghĩa là đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, nên lúc đầu
đã “cho rằng việc giải phóng thuộc địa chỉ thành công khi cách mạng vô sản ở chính
quốc thắng lợi. Mác đã nhận thấy ngay tính chất hạn chế và sai lầm của quan điểm này
và kịp thời sửa chữa”2.
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc và do nhận
thấy tình hình của các dân tộc bị áp bức trong “nhà tù của đế quốc Nga hoàng” nên V.I
Lênin rất quan tâm đến mối quan hệ giữa cách mạng ở thuộc địa và cuộc đấu tranh của
giai cấp vô sản ở chính quốc. Vì vậy trong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Lênin đã khẳng định: “Điều quan trọng nhất trong
chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho
vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để
tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản”3.
Tuy nhiên, V.I.Lênin vẫn chưa nêu đầy đủ vai trò của cách mạng thuộc địa, khi cho
rằng cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể giành thắng lợi sau khi cách mạng vô sản
ở chính quốc thành công, thậm chí còn phụ thuộc vào thắng lợi này.
Hồ Chí Minh khi tiếp nhận tư tưởng cơ bản của C. Mác và V.I.Lênin, đã “tập
trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu”4
này và đã có nhiều sáng tạo. Người nhận thấy sức mạnh của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc nên khẳng định: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng
sự nỗ lực của bản thân anh em”; đồng thời tranh thủ “…sự giúp đỡ của các đồng chí ở
chính quốc đồng tình với sự nghiệp của chúng ta”5 để giành thắng lợi. Hơn thế nữa,
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có khả năng thành công trước khi cách mạng vô sản
thắng lợi ở chính quốc và đến lúc nhân dân thuộc địa thoát khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân sẽ giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của nhân dân chính quốc. Điều đó được
1
.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.298.
2
. Dẫn theo: GS. Phan Ngọc Liên: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tê”, NXB. CTQG, HN,
1995, tr.81.
3
. V. I Lênin, Toàn tập, Tập 41, NXB. Tiến bộ, M, 1977, tr.199.
4
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.282.
5
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr.128.

154
Người dự báo một cách khoa học: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không
đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những
điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”1.
Những lời dự đoán đó thể hiện niềm tin mãnh liệt của Người về tính năng động
cách mạng của các dân tộc thuộc địa sẽ tạo nên sức mạnh cần thiết để đấu tranh tự giải
phóng, khi được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường chỉ lối. Giáo sư Trần
Văn Giàu nhận xét: “Thế là Người đã cho cách mạng một thế chủ động rộng lớn hơn
trước… Tôi thấy rằng trong Quốc tế cộng sản, Cụ Hồ quan niệm vấn đề dân tộc đúng
và sớm hơn trong số đông người chuyên lo vấn đề này về lý luận và thực tiễn”2.
Ba là, giải quyết mối quan hệ vấn đề dân tộc và giai cấp ở trong nước. Theo Hồ
Chí Minh, thì “dân tộc cách mệnh”, tức cách mạng giải phóng dân tộc có quan hệ chặt
chẽ với “thế giới cách mạng”, tức cách mạng vô sản3. Vì vậy, Người chủ trương xây
dựng Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp yêu nước, chống thực
dân đế quốc, giành độc lập dân tộc. Trong khi xác định con đường cứu nước đúng đắn
của cách mạng giải phóng dân tộc, Người không chủ trương tiến hành ngay cuộc cách
mạng vô sản như cách mạng tháng Mười Nga mà chỉ đạo thực hiện chiến lược cách
mạng giải phóng dân tộc cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cụ thể, trước mắt là
thoát khỏi ách thực dân đế quốc. Cho nên, trong những trường hợp nhất định, Người đặt
vấn đề dân tộc cao hơn hết, bởi vì “nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể
quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến
vạn năm cũng không đòi lại được”4. Quan điểm đúng đắn này đã có lúc khiến Người bị
hiểu lầm, thậm chí bị phê phán là “đề cao dân tộc, coi nhẹ giai cấp và đấu tranh giai
cấp”, là “có tư tưởng hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa”. Thực tiễn đã chứng minh tính
sáng tạo, khoa học và cách mạng của những quan điểm Hồ Chí Minh và sự đóng góp to
lớn vào thành công của cách mạng Việt Nam. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét:
“Vào thời ấy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng
tượng. Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con người mà cống hiến lý
luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại”5.
Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng “cách mạng không ngừng” của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã giương cao và xử lý đúng đắn, có hiệu quả hai
1
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr.36.
2
. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng: Vĩ đại một con người, NXB. Long An, 1980, tr.106-107.
3
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr.266.
4
. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. CTQG, HN, 2000, Tập 7, tr.113.
5
. Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, NXB, ST, HN, 1990,
tr.16.

155
nhiệm vụ chiến lược: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người đã kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Giáo sư Nhật Bản Shingô Shibata đã nhận xét rằng: “Một trong
những cống hiến rất quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh là đã đề ra lý luận về xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân… Ý kiến chung về
sự xây dựng chủ nghĩa xã hội cho tới nay vẫn thịnh hành trong chủ nghĩa Mác là chỉ có
thể xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh đã chấm dứt… Họ (nhân dân Việt
Nam - TG chú) phải thực hiện việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn có chiến
tranh. Theo tôi được biết, Đảng Lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng
mác xít trên thế giới áp dụng lý luận này”1.
Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về tư duy lý luận và hành động thực tiễn được tiến
hành trên cơ sở trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa và sự am hiểu sâu sắc, khoa học tình hình và nhiệm vụ cụ thể của thế giới và
đất nước. Vi phạm nguyên tắc phương pháp luận này, sẽ không thể có sự sáng tạo mà
ngược lại là xa rời, thậm chí phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin, nhiệm vụ của dân tộc.
Một số quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về dân tộc và giải phóng dân tộc
trình bày trên là di sản và những bài học vô cùng quý báu đối với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội nói chung, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

1
.Trích theo “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, Trường ĐHSPHNI - Viện TTKHXH,
HN,1993, tr. 97.

156
VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

ThS. Trần Thanh Giang


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Ở những nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp như Việt Nam,
việc giải quyết vấn đề nông nghiệp và nông dân có tính quyết định đối với sự nghiệp cách
mạng. Trong hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và nông dân chiếm một vị trí quan
trọng. Xung quanh vấn đề nông nghiệp và nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những kiến
giải sáng tạo và đặc sắc, có ý nghĩa định hướng lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Giai cấp nông dân nước ta, trước đây chiếm hơn 90% dân số và hiện nay chiếm hơn
70% dân số cả nước. Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù nước ta thường xuyên chịu tác động
của thiên tai, song các thế hệ nông dân Việt Nam đã kiên trì khắc phục khó khăn và giữ vững
sự ổn định phát triển sản xuất, bảo đảm cuộc sống của cả cộng đồng dân tộc. Trong suốt tiến
trình cách mạng của dân tộc, giai cấp nông dân luôn tâm nguyện một lòng đi theo Đảng, nêu
cao tinh thần yêu nước và truyền thống cần cù, không ngại gian khổ, góp phần to lớn cùng toàn
dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và thống
nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước sang thời kỳ phát triển mới.
Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng.
Người xem giai cấp nông dân là cơ sở quan trọng của các phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, có lợi ích gắn liền với giai cấp công
nhân. Trong “Sách lược vắn tắt của Đảng”, do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) soạn thảo,
khẳng định: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo
làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. Hồ Chí Minh đã xây dựng
“cái gốc” của cách mạng nước ta là khối liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người
chỉ ra rõ: "N«ng d©n ta chÝ khÝ rÊt anh dòng, kinh nghiÖm rÊt nhiÒu, lùc l-
îng to. §iÒu ®ã ®· tá râ trong thêi kú c¸ch m¹ng vµ kh¸ng chiÕn. NÕu l·nh
®¹o tèt th× khã kh¨n g× hä còng kh¾c phôc ®îc, viÖc g× to lín mÊy hä
còng lµm ®îc"1, giai cÊp cÊp n«ng d©n ®· trë thµnh "®éi qu©n chñ lùc
cña c¸ch m¹ng" lµ "trô cét cña chÝnh quyÒn ë n«ng th«n lµ ®ång minh rÊt
trung thµnh cña giai cÊp c«ng nh©n"2. Theo Hồ Chí Minh, nông dân không chỉ là đối
tượng giải phóng mà còn là động lực, là gốc của cách mạng Việt Nam.
Qua tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố
được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả
khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t9, tr196.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd. t9, tr196.

157
chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công
nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người kết luận rằng: “Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá
trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết lợi ích thiết thân của nông
dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công nông, thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh”1.
Đặc biệt quan tâm vấn đề nông dân trong cách mạng, đồng thời Hồ Chí Minh cũng rất
chú trọng đến vấn đề nông nghiệp. Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền công nông
được thành lập, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng xã hội mới trong điều kiện kinh tế rất nghèo
nàn và lạc hậu. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với nước ta là một nước nông nghiệp “nghề nông là
gốc”. Tại cuộc họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 3-9-1945), Hồ Chủ tịch đã đề nghị phát động
một chiến dịch tăng gia sản xuất để diệt giặc đói. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam
ngày 1-1-1946, Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế
của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào
nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước ta giầu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”2. Trong những năm sau đó, dù còn phải tập trung chỉ đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, song Hồ Chí Minh vẫn luôn chú trọng đến
vấn đề nông nghiệp. Theo Người, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt, quyết định
hàng đầu đối với xã hội. Phát triển nông nghiệp là cơ sở giải quyết mọi vấn đề xã hội. Trong tờ
báo “Tấc đất” số ra đầu tiên, Hồ Chủ tịch đã viết: “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên”, nước
ta thì “dĩ nông vi bản”. Dân muốn ăn no phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giầu mạnh thì
phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta
phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”3.
Sản xuất nông nghiệp có vai trò quyết định sự thành bại của cách mạng, đặc biệt trong
bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai một đoạn
mới. Nông nghiệp có thể coi là toàn bộ hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn. Hồ Chí Minh
nhiều lần nhắc đến câu châm ngôn “thực túc binh cường” để nhắc nhở, động viên nông dân
hăng hái lao động sản xuất, phát triển nông nghiệp. Người đã chỉ rõ: “Mặt trận kinh tế gồm có
công nghệ, buôn bán, nông nghiệp. Ngành nào cũng quan trọng cả. Nhưng lúc này quan trọng
nhất là nông nghiệp vì “có thực mới vực được đạo”. Có đủ cơm ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân
dân thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới thành công”.
Là một người lãnh đạo ở cương vị cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần ký ban
hành sắc lệnh giảm địa tô đối với nông dân. Sắc lệnh số 78/SL, ngày 14 tháng 7 năm 1949, ấn
định giảm 25% địa tô. Những năm sau đó, cuộc phát động giảm tô và cải cách ruộng đất được
tiến hành từ Liên khu 4 trở ra, khẩu hiệu “Người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực. Sau khi
miền Bắc được giải phóng, trong thời kỳ khôi phục kinh tế, Hồ Chí Minh đã thi hành hàng loạt
biện pháp và chính sách kinh tế mạnh dạn như đưa lại ruộng đất cho nông dân, xác lập địa vị tự
chủ của kinh tế hộ…, những chính sách, biện pháp này đã đáp ứng được mong mỏi, khát vọng
của đông đảo nông dân, tạo động lực cho năng lực sản xuất làm nông nghiệp nước ta phát triển.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2000, tập 10, tr18.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr 43.
3
Trung Hiếu: “Vấn đề nông dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cập nhật
http://www.dangcongsan.vn, ngày 15/5/2009.

158
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều
thời gian quan tâm đến nông nghiệp, đến thời vụ sản xuất. Báo Nhân Dân ngày 15-1-1967 đã
đăng bài của T.L (Bác Hồ): “Phải cấy chiêm xong trước tết”. Người động viên nông dân tích
cực phát triển sản xuất nông nghiệp, viết thư ngợi khen nhiều hợp tác xã, xã viên lao động sản
xuất giỏi. Thay mặt Nhà nước, Hồ Chí Minh đã tặng thưởng nhiều huy hiệu cho những nông
dân lao động xuất sắc. Hình ảnh Hồ Chủ tịch nhiều lần gặp gỡ động viên bà con nông dân,
tham gia lao động sản xuất cùng họ ngay tại ruộng đồng đã nói lên sự quan tâm của Người đối
với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc động viên, khen thưởng những cá nhân và
tập thể có thành tích trong lao động sản xuất nông nghiệp, thông qua báo chí, Hồ Chí Minh
cũng phê bình nghiêm khắc một số bộ, ngành, một số xã, hợp tác xã làm ăn yếu kém và đùn
đẩy trách nhiệm.
Với những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước
trong những năm tháng kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng sức dân
khi hòa bình được lặp lại. Trong bản thảo Di chúc (tháng 5 - 1968), Người viết: “Trong bao
năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng
bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta… Nay ta đã hoàn
toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông
nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất”1.
Theo Hồ Chí Minh, sản xuất nông nghiệp không chỉ nhằm giải quyết vấn đề lương thực
mà còn cung cấp nguyên liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, công nghiệp, đồng thời cung cấp
lâm thổ sản để mở rộng buôn bán với nước ngoài. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh
tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Có lúc Người lại đặt vấn
đề “công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy,
theo Hồ Chí Minh cần phải phát triển nông nghiệp toàn diện. Trong một lần về thăm, nói
chuyện với đồng bào ở Hưng Yên, Người căn dặn: sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi
trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ. Sản xuất nông
nghiệp toàn diện theo Hồ Chí Minh, là phải phát triển ngành trồng trọt, trước hết là trồng cây
lương thực; phải có ngành chăn nuôi phát triển; phải phát triển lâm nghiệp; phải có ngành ngư
nghiệp phát triển, và các ngành kinh tế gắn liền với biển; đồng thời Người cũng luôn nhắc nhở
gia đình nông dân chú trọng phát triển các nghề phụ.
Bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhất là sau gần
một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc
giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đổi mới
nông nghiệp, thúc đẩy giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân và khẳng định vai trò tự chủ
của các hộ nông nghiệp, coi trọng đầu tư, mở rộng hệ thống khuyến nông, xây dựng các thiết
chế dân chủ ở cơ sở, tạo những điều kiện thuận lợi để giai cấp nông dân sát cánh cùng giai cấp
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tập 12, tr 504.

159
công nhân và đội ngũ trí thức khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả các tiềm năng về lao
động, đất đai, tài nguyên rừng, biển và các nguồn lực khác, lập nên những thành tích đáng tự
hào trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương và những giải pháp đồng bộ về vấn đề nông dân,
nông nghiệp và nông thôn. Trong đó xác định rõ: “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng
sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung
sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát
triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện,
tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng,
giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc
làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới ...”1.
Nghị quyết Trung Ương bảy Khóa X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nông nghiệp, nông
thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ
môi trường sinh thái của đất nước… Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”2.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau nhưng nếu không cùng
được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách vững
chắc được. Quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu
nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà
thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”3.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề nông nghiệp, nông dân không chỉ
phù hợp với giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, mà những quan điểm ấy đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Những quan điểm trên của Đảng, là thể hiện sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề nông nghiệp, nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước/.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
2,9
Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị Quyết 26 - NQ/TƯ ngày 5/8/2008 “Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”.
3

160
Ý NGHĨA LỊCH SỬ, HIỆN THỰC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

PGS, TS. Đoàn Ngọc Hải


Học viện Chính trị Quân sự1

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta - Đảng Cộng sản
Việt Nam, một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đặc biệt quan
tâm đến công tác xây dựng Đảng, rèn luyện Đảng viên. Người có nhiều luận điểm nổi
tiếng về xây dựng Đảng kiểu mới, một trong những luận điểm ấy là tư tưởng của Người
về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Nó là đường hướng, cách thức tổ chức
công việc với những yêu cầu cụ thể để tổ chức thực hiện đường lối, biến đường lối
thành thắng lợi hiện thực trong cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Người
đầu tiên phát hiện và đưa ra những yêu cầu về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Vấn đề chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng, trong nhân cách nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
Ngay từ những năm đi tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa
được thành lập, năm 1927 trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, là cuốn sách giáo khoa
chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, phác thảo những đường nét cơ bản của con
đường giải phóng, phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, Người nêu
bật yếu tố quan trọng nhất đưa cách mạng đến thành công trước hết phải có Đảng cách
mạng. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nói đến phương pháp,
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các hội, các giới, các tổ chức bằng khái niệm
“cách tổ chức”. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo và được thông
qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu tháng 2 năm 1930, Người cũng đề cập đến phương
thức lãnh đạo của Đảng. Đó là “Sách lược vắn tắt của Đảng”2 .
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra
đời; nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành quốc gia độc lập, có chủ
quyền, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước; Đảng ta từ một
Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo chính quyền
trong cả nước. Trong thời gian chưa dài, mới hơn hai năm cầm quyền, Đảng ta đã bộc
lộ nhiều khuyết điểm sai lầm của một Đảng cầm quyền, các “ông quan và bà quan cách
mạng” các cỡ đã bắt đầu xuất hiện. Sớm nhận thức được thực tiễn đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát hiện ra nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng,
1*
Học viện chính trị
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995.T3 (1930-1945) tr3

161
chính quyền cách mạng; giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên sửa dần những khuyết
điểm sai lầm đó.
Ngay từ đầu tháng 3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các đồng chí
Bắc Bộ nói rõ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đồng thời phải kiên
quyết tẩy sạch những khuyết điểm mới nảy sinh của Đảng cầm quyền đó là: địa phương
chủ nghĩa, óc bè phái, quân phiệt, quan liêu, hẹp hòi; ham chuộng hình thức, làm việc
lối bàn giấy, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm; ích kỷ, hủ hoá…1 Sau thời gian thực
hiện, chủ tịch Hồ Chí Minh thấy sự sửa chữa những căn bệnh đó trong Đảng chuyển
biến chưa được nhiều, nhiều nơi cán bộ, đảng viên thực hiện còn qua loa, hoặc thấy
khuyết điểm nhưng không cố gắng sửa chữa. Người cho rằng: “Đó là một khuyết điểm
rất to”3. Tháng 10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,
tổng kết hai năm của Đảng cầm quyền, lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng và
đưa ra nhiều nội dung xây dựng Đảng ở một nước còn đậm dấu vết của một xã hội tiểu
nông gia trưởng. Trong tác phẩm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành một chương
(Chương 5) chuyên bàn về “Cách lãnh đạo - phương thức lãnh đạo của Đảng, của cán
bộ, của Đảng viên”. Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào?” Người
trả lời: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng, và
muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng và dân chúng chính là
những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức thi hành cho
đúng. Và muốn vậy phải không có có dân chúng giúp sức thì không song. 3. Phải tổ
chức kiểm soát và muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”2.
Năm 1954, trong cuốn “Thường thức chính trị”, tổng kết công tác xây dựng
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu vấn đề: Đảng dùng cách gì và làm thế nào để
lãnh đạo và người cũng trả lời: “1. Đảng đã truyền bá lý luận Mác-Lênin vào trong nhân
dân ta. 2. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và thế
giới đề ra những khẩu hiệu, mục đích, kế hoạch đấu tranh…3. Kinh qua Đảng viên và
các tổ chức của Đảng, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tuyên truyền, giáo dục và
tổ chức quần chúng, lãnh đạo các đoàn thể cách mạng của quần chúng.” 3...
Đề cập đến cách lãnh đạo - phương thức lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh trình
bày rất giản dị, ngắn gọn, nhưng chứa đựng một tầm cao trí tuệ, những nội dung rất sâu
sắc, đặt nền móng hình thành nên nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng, có ý
nghĩa chỉ đạo thực tiễn hiện nay để khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân, xa thực tế,
không được việc, được người đang tác oai, tác quái trong xã hội hiện nay. Đó là sự
đóng góp quan trọng trong tư duy của Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối và đường lối đó phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống,
1 3,
, Sđd, tập 5, tr.71-74, 231, 285-286.
2
Sđd, tập 5, tr.71-74, 231, 285-286.
3
Sđd Tập 7. tr.231 -233

162
phản ánh đúng hiện thực khách quan, đáp ứng kịp thời lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng và
khả năng của quần chúng nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, để có đường lối đúng, phải
khắc phục tình trạng quan liêu, xa rời thực tiễn cuộc sống. Người đã nhiều lần nhắc nhở
“những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sự thay đổi của mọi
người, một mặt khác: Họ trông thấy từ dưới lên nên sự trông thấy ấy cũng có hạn”1.
Do đó, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ngoài kinh nghiệm của mình, người
lãnh đạo phải dùng kinh nghiệm của Đảng viên, của quần chúng nhân dân để thêm kinh
nghiệm của mình. Một đường lối có khả năng được hiện thực hoá hay không, điều đó
còn tuỳ thuộc một cách quyết định vào thái độ, sự đồng tình của nhân dân. Đường lối
đó phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Nhưng với tư cách là một lực
lượng lãnh đạo, Đảng không thể theo đuôi quần chúng. Ngược lại, đường lối của Đảng,
nghị quyết của các cấp uỷ Đảng phải trở thành công cụ để nâng dần trình độ của quần
chúng nhân dân lên ngang tầm của đội tiền phong cách mạng. Do đó, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chúng ta tuyệt đối không theo đuôi quần chúng, nhưng phải khéo léo tập
trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải
đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề mà hoá nó thành cách chỉ
đạo nhân dân”2. Nghĩa là, Đảng phải biết gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần
chúng, rồi nghiên cứu, phân tích nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống, khái
quát thành quan điểm, đường lối của Đảng. Rồi lại đem quan điểm đó, đường lối đó
tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm cho nó trở thành ý kiến của quần chúng,
làm cho quần chúng giữ vững và thực hiện được ý kiến đó. Thông qua công tác tổ chức
thực hiện đường lối, quần chúng sẽ phát hiện ra những điểm còn khiếm khuyết của
đường lối, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, cứ như thế quan điểm đường lối của
Đảng sẽ đầy đủ hơn, đúng đắn hơn. “Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”.
Trong công cuộc đổi mới vừa qua, từ những khó khăn về đời sống, kinh tế - xã
hội. Nhân dân là người hứng chịu nhiều nhất, nhưng cũng chính quần chúng nhân dân
đã sáng tạo ra nhiều cách nghĩ, cách làm ngay để tự tháo gỡ khó khăn. Những “khoán
chui” trong các hợp tác xã nông nghiệp, “xé rào” trong các doanh nghiệp nhà nước ở
một số địa phương, Đảng đã nắm bắt được thực tiễn đó, đã nghiên cứu, chắt lọc, khái
quát thành “Chỉ thị 100”, “Khoán 10”, thành “Quyết định 25CP”, thành đường lối đổi
mới của Đảng. Những chủ trương, chính sách mang hơi thở cuộc sống ấy hợp lòng dân,
đáp ứng lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, Đảng đã huy động được sức mạnh
của quần chúng nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, biến đường lối thành hiện
thực. Đó là phương thức lãnh đạo đúng phong cách Hồ Chí Minh. Tuy vậy, hiện nay
vẫn còn nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn mang nặng tính quan

1
Sđd Tập 5. tr 286
2
Sđd Tập 5. tr 298

163
liêu, xa thực tiễn, từ trên dội xuống, không được lòng dân, không được quần chúng
chấp nhận. Trong điều kiện đó, chúng ta trở về với phương thức, phong cách lãnh đạo
của Hồ Chí Minh, chỉ có như thế mới có đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
đúng, mới được hiện thực hoá trong cuộc sống.
Về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng:
“Bất kỳ công việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: Một là, liên hợp chính
sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần chúng”. 1
Người luôn nhắc nhở mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong lãnh đạo tổ chức thực hiện
không được làm mau, làm ẩu, làm cho xong, không tính toán hiệu quả. Người yêu cầu
sau khi có đường lối, chủ trương, chính sách phải tổ chức làm thử, làm thí điểm, vừa
làm, vừa rút kinh nghiệm, khi kết quả thấy đúng mới được triển khai làm đồng loạt.
Người viết: “Bất kỳ việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung không thể
động viên khắp quần chúng. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một
lúc mà không trực tiếp nhằm vào một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được rồi lấy kinh
nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nơi khác thì không thể biết chính sách của mình đúng
hay sai. Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực” 2.
Người còn chỉ rõ: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng thì nhất định có ba hạng người: Hạng
hăng hái, hạng vừa vừa, hạng yếu kém. Mà trong ba hạng người đó, hạng vừa vừa, hạng
ở giữa nhiều hơn hết, hạng hăng hái, hạng yếu kém đều ít hơn” 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng luôn phê phán những tình trạng hô hào kêu gọi suông làm làng kiểu mẫu, nhà máy
kiểu mẫu, đơn vị kiểu mẫu, nhưng chưa làm được, hoặc làm nửa vời; Chỉ ra cách làm,
xây dựng chưa đúng thì ngược lại tiến trình vận động cách mạng. Người đưa ra yêu cầu:
Muốn lập làng kiểu mẫu, đội kiểu mẫu thì trước hết phải đào tạo ra những con người
kiểu mẫu để làm cán bộ cho làng đó, đội đó. Làm được một làng, một đội rồi lấy đó làm
kiểu mẫu để khuyến khích và cổ động nơi khác.
Từ trước đến nay, chúng ta không làm theo đúng sự chỉ dẫn của Hồ Chí Minh,
chúng ta thường làm ngược lại. Chúng ta thường nghĩ ra một làng, một đội kiểu mẫu
trong tư duy, mà không bắt đầu từ một làng, một đội sẵn có cho nên kế hoạch không ăn
khớp với hoàn cảnh thiết thực (khách quan). Đó là căn bệnh chủ quan thường vấp phải
của những người lãnh đạo, của Đảng. Do đó, khi có đường lối đúng, thực hành không
đúng cũng đưa lại những kết quả không như ý muốn. Đó là một căn bệnh cần gột rửa,
như vậy mọi việc mới thành công.
Về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ
rõ: “Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành
không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một
1
Sđd Tập 5. tr 288
2
Sđd Tập 5. tr 289
3
Sđd Tập 5. tr 289

164
cách là khéo kiểm soát, kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm
soát khéo về sau khuyết điểm sẽ bớt đi”1.
Để kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh phải kết hợp chặt chẽ làm
từ trên xuống và từ dưới lên. Kết hợp kiểm tra, kiểm soát của tổ chức Đảng, của cán bộ,
Đảng viên với sự giám sát, phê bình, góp ý của quần chúng nhân dân. Đối với tổ chức
Đảng, người yêu cầu việc kiểm soát phải thực hiện đúng quy định, đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ, tự phê bình và phê bình và phải chọn cán bộ làm công tác kiểm soát có
phẩm chất, năng lực, uy tín trước Đảng, trước nhân dân. Đối với quần chúng phải phát
huy dân chủ (dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp) thông qua các hình thức “khai hội,
phê bình và bày tỏ ý kiến, bầu các uỷ ban, các hội đồng…”. Đó là những cách quần
chúng kiểm soát được những người lãnh đạo. Không cần thiết phải có một lực lượng
đối lập nào đó mới kiểm soát, phản biện về sự lãnh đạo của Đảng như một số người
đang hô hào hiện nay. Thực hiện tốt quyền kiểm soát theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
chính là thực hiện liên hợp sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng, liên hợp giữa chính
sách chung với sự chỉ đạo riêng. “Đó cũng là một cách vừa lãnh đạo, vừa học tập”2.
Hiện nay, trong thực tiễn có nhiều nghị quyết của Đảng ra đời nhưng chưa được
sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của nhân dân. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng ra nghị quyết
lãnh đạo chưa được chuẩn bị kỹ về mọi mặt. Nghị quyết ra đời thường chung chung,
không cụ thể, không thiết thực. Đặc biệt, các nghị quyết đó không xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm, tập trung dứt điểm gắn đặc điểm, nhiệm vụ lãnh đạo trong từng
thời kỳ của từng địa phương, đơn vị. Việc tổ chức học tập nghị quyết của Đảng, của các
cấp uỷ Đảng còn mang tính hình thức, giáo điều, học cho xong, thậm chí có nơi chưa
thể triển khai học tập nghị quyết cũ đã phải quán triệt nghị quyết mới, hiện tượng nghị
quyết chồng nghị quyết vẫn tồn tại ở một số tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các tổ chức cơ
sở Đảng ở vùng sâu, vùng xa. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết cũng mang nặng tính
hình thức, dập khuôn, máy móc, quan liêu và hành chính. Thiết nghĩ, để khắc phục
những hạn chế đó cần nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của
Đảng để vận dụng vào thực tiễn mới, có như vậy mới nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng, nhất là ở các tổ chức cơ sở Đảng hiện nay.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang triển khai thực hiện cuộc vận động đổi
mới, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho Đảng ta ngày càng vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đủ sức lãnh đạo nhân dân tranh thủ thời cơ vượt
qua nguy cơ, thách thức, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

1
Sđd Tập 5. tr 287
2
Sđd Tập 5. tr 289

165
hướng hiện đại. Trong điều kiện đó, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nguyên giá trị.

166
ĐẠO ĐỨC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ThS. Nguyễn Thị Thuý Hằng


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Trong suốt thời kỳ cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho tư duy và hành động của
toàn Đảng, toàn dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, khi phong trào cách mạng trên thế
giới tạm thời thoái trào, cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diên,
phát triển đầy sáng tạo và không ngừng đi lên nhưng cũng đứng trước những thử thách
đầy cam go, thì việc nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết hơn bao giờ hết để
củng cố niềm tin và hoạch định bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến bây giờ - những năm đầu của thế kỷ
XXI, Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với con
đường phát triển của dân tộc. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí minh được đặt ra và việc
nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã được đẩy mạnh thêm một bước. Tháng 4 năm 2001, tại
Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định, Đảng ta và nhân dân ta quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sắc mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân
tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân...
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”1.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức rộng lớn, bao trùm các lĩnh vực chính trị
- xã hội, đạo đức - nhân văn, kinh tế, văn hoá, quân sự... và cả tư tưởng triết học. Cho
đến nay đã có nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới nói đến Hồ Chí Minh là
nhà triết học, nhà biện chứng điều đó đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải nghiên cứu một
cách có hệ thống các quan điểm triết học, các quan điểm biện chứng trong tư tưởng cuả
Người. Ngay cả biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng rất phong phú. Trong

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐB Toàn quốc lần thứ IX, NXBCTQGHN, 2001, tr 20 - 21

167
phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến một phần trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí
Minh đó là quan điểm phát triển đạo đức học phương Đông.
Sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi
không ngừng. Vận động theo chiều hướng phát triển là khuynh hướng tất yếu của giới
tự nhiên, xã hội và tư duy. Thế giới luôn phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nguyên nhân của sự phát triển là do
giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Phát triển là sự ra đời của cái mới trên cơ sở
phủ định cái cũ - sự phủ định biện chứng, trong đó bao hàm kế thừa cả những yếu tố
tích cực của cái cũ. Ở bất cứ nhà tư tưởng lớn nào, hệ thống triết học - tư tưởng nào đều
xây dựng cho riêng mình những quan điểm phát triển, triết lý phát triển phản ánh năng
lực tư duy của nhà tư tưởng và thời đại đó.
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn của thế
kỷ XX, người đã cống hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho sự giải phóng và
phát triển đất nước. Trong hệ thống tư tưởng của Người đã chứa đựng những quan điểm
phát triển phù hợp với tình hình đất nước cũng như thế giới và đã được thực tiễn kiểm
chứng.
Quan điểm phát triển trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh được hình thành
trên cơ sở kế thừa trực tiếp chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ
đó, Người đã chuyển hoá những giá trị của truyền thống yêu nước, truyền thống nhân
văn, nhân đạo của dân tộc vào trong công tác lãnh đạo cách mạng, giành độc lập dân
tộc, kháng chiến cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kế thừa cả những
yếu tố tích cực của cái cũ được quán triệt trong mọi hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Đặc biệt, phát triển đạo đức học Phương Đông mà trực tiếp là đạo đức truyền
thống của dân tộc và đạo đức học Khổng Nho để xây dựng phát triển nền văn hoá mới,
con người mới Việt Nam.
Trong tư tưởng của Người muốn đánh giặc giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì phải rèn đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo cũng như quần chúng nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng không phải xây dựng trên mảnh đất trống
không, mà phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo
đức học phương Đông, chủ yếu là đạo đức của Nho, Phật, đạo.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu Quốc học, trong đó có đạo đức truyền thống của dân
tộc. Người cũng nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hán học, chủ yếu là Nho
giáo. Người phê phán thuyết “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Ngũ luân” của tư tưởng
phong kiến Trung Hoa đã ăn sâu vào tiềm thức của quan lại phong kiến và một bộ phận
nhân dân ta. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không loại bỏ hết mà “phủ định biện chứng”
nghĩa là chỉ loại bỏ những yếu tố có hại cho cách mạng, những yếu tố phản dân chủ
đồng thời kế thừa, phát triển và làm mới những phạm trù còn có những tác dụng như
168
“trung, hiếu, nghĩa, trí, nhân...”, làm mới những khái niệm đã được nhân dân ta coi
trọng như “Cần, kiệm, liêm, chính”...
Nho gia coi “trung hiếu” là hai phạm trù trung tâm của đạo đức học. Nhà nước
phong kiến Việt Nam lấy Nho gia làm quốc giáo nên vẫn đề cao trung hiếu: “trung với
vua, hiếu với cha mẹ”. Vua bảo chết thì bầy tôi phải chết, cha bắt chết thì con phải chết
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” đó là ngu
trung, ngu hiếu. Trên cơ sở kế thừa có phê phán, có chọn lọc Hồ Chí Minh đã phát
triển trung, hiếu với nội dung mới, tiến bộ hơn để phục vụ cho công tác cách mạng:
Trung với nước, hiếu với dân. Người nói: “Ngày xưa là trung với vua. Hiếu là hiếu với
cha mẹ mình thôi. Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hoà... trung là trung với Tổ quốc,
hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải
cho mọi người đều biết tình thương cha mẹ”. Người lập luận, một đất nước luôn bị
ngoại bang xâm lược mà vẫn giữ được nền độc lập, đất nước đó phải có rất nhiều anh
hùng xả thân vì nước, nhân dân phải có một truyền thống yêu nước. Không yêu nước
thì không dám xả thân vì nước, không xả thân vì nước thì không giữ được nền độc lập.
Vì vậy, yêu nước và trung với nước là tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên của người Việt Nam.
Chính bản thân Người cũng lại là tấm gương sáng thể hiện tinh thần trung với
nước, hiếu với dân. Người nói: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rùi mà dân cứ chết
đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay :
1. Làm cho dân có ăn
2. Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành”1.
Nho gia cũng đã có những đóng góp nhất định khi xác định vai trò của nhân dân,
sức mạng của nhân dân và mối quan hệ giữa dân và nước. Sách Kinh thư chép: “Dân vi
bang bản, bản cố bang ninh”(Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước yên). Sách của
Mạnh Tử chép: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý, thứ nhì đến xã
hội, vua là nhẹ). Thực ra sự đề cao này của Nho gia phong kiến cũng chỉ biểu hiện sự sợ
hãi sức mạnh của nhân dân mà thôi. Vì theo họ, dân như nước, vua như thuyền, nước
đẩy thuyền nhưng nước cũng lật thuyền. Trong lịch sử nước ta đã có nhiều bậc hiền sỹ
vận dụng khá thành công tư tưởng Nho gia để an dân, trị nước. Trần Quốc Tuấn vận
dụng tư tưởng “Dân - Nước”: “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là
thượng sách giữ nước” để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và đã ba
lần giành thắng lợi.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQGHN, t5, tr 252, 640.

169
Nhưng đến thời đại của Hồ Chí Minh, do tính chất cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta rất mới mẻ và nhiều khó khăn nên Hồ
Chí Minh đã phát triển khái niệm “Dân - Nước” đạt đến chất lượng mới cao hơn phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, thể hiện tư duy biện chứng, mềm dẻo, linh hoạt thích
ứng với sự biến đổi của thực tiễn. Người nói: “Nước lấy dân làm gốc. Trong công cuộc
kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu
thắng lợi trên nền nhân dân”. Ở Hồ Chí Minh, Dân luôn gắn liền với Nước. Nếu Phan
Bội Châu đã nói “Dân là dân Nước, Nước là nước Dân”, thì Hồ Chí Minh đã phát triển
lên một bước:
Dân ta phải giữ nước ta
Dân là con nước, nước là của chung 1.
Vì dân, vì nước là tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên của người cán bộ cách mạng. Hồ
Chí Minh đã dạy cán bộ phải là đày tớ của dân, của Đảng. Chính phủ cũng là đày tớ của
nhân dân. Bao nhiêu quyền hạn đều ở dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Vì thế, cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã cống hiến
cho dân, cho nước. Mọi suy nghĩ, mọi việc làm của Người đều vì dân, vì nước, không
ham danh, ham lợi. Một ngày mà nước nhà chưa được độc lập, nhân dân chưa được ấm
no là Người ăn không ngon, ngủ không yên. Theo Người để tập hợp được sức dân thì
phải làm cho “Dân tin, dân phục, dân yêu”. “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân,
việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức
tránh”2.
Hồ Chí Minh còn phát triển thêm một bước nữa đạo đức học Khổng Nho, sử
dụng các khái niệm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng với nội dung hoàn toàn mới để
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Trong học thuyết đạo đức học của Khổng Tử chữ “Nhân” là trung tâm. Khổng
Tử nói: “Người quân tử là người nhân, là người toàn đức, nhân là thương người, là kỷ
sở bất dục, vật thi ư nhân”. Hồ Chí Minh cũng đã có lần nhắc lại quan điểm này của
Khổng Tử trong một lần thăm nước Pháp năm 1946: “Triết lý đạo Khổng và Phương
Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”(Chớ làm
cho người khác những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình)3.
Hồ Chí Minh phát triển khái niệm “Đức - Nhân” thành một tiêu chuẩn của
người cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ
đồng chí và đồng bào, phải là người chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc
sau mọi người. Người cán bộ phải là người không ham giàu sang, không e cực khổ,

1
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXBCTQGHN, t4, tr.47.
2
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXBCTQGHN, t4, tr.47.
3
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXBCTQGHN, t4, tr.251- 252

170
không sợ oai quyền. Cụ thể hơn, với cán bộ quân sự thì “Nhân” được quy định cho
quan hệ giữa sĩ quan và chiến sỹ. Nhân là phải thương yêu cấp dưới, đồng cam cộng
khổ với họ. Đối với tù, hàng binh ta phải khoan dung, độ lượng. Nhân là phải gắn với
Dũng. Nhân của người chiến sỹ cách mạng là phải biết hy sinh, có lòng dũng cảm
chống lại những người, những việc có hại cho Đảng, cho dân.
Hồ Chí Minh phát triển chữ “Nghĩa” theo quan điểm cách mạng cho nó phù hợp
với tình hình mới. Đối với Nho gia, Nghĩa là đúng với lẽ phải, đúng với đạo lý làm
người, là nghĩa vụ ta phải làm. Nghĩa còn đi liền với Chính (ngay thẳng), nên gọi là
“Chính nghĩa”. Nghĩa đi liền với Dũng. Thấy việc nghĩa không làm là không dũng
cảm(Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã). Hồ Chí Minh đã gắn chữ Nghĩa này với nghĩa vụ
phải làm đối với Đảng, với Nhân dân. Nghĩa là phải ngay thẳng, không có tâm tư,
không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng. Đối với bản thân mình, phải có
nghĩa vụ tự phê bình để tiến bộ và phê bình người khác để cho Đảng vững mạnh. Phải
có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ học tập, rèn luyện.
Chữ “Trí”, Nho gia cũng rất đề cao, Khổng Tử cho rằng người trí là biết người,
biết mình, cử người tốt lên trên người xấu, biết làm cho người xấu thành người tốt.
Người trí là người quân tử. Muốn trí thì phải tri, tức là phải học, học rồi thì phải tập,
phải hành. Hồ Chí Minh đã phát triển chữ trí để phục vụ dân, phục vụ Đảng. Người nói:
“Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ
hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết việc
có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người
gian”1. Hồ Chí Minh còn nêu tấm gương “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”
của Khổng Tử để giáo dục thanh thiếu nhiên, từ đó xây dựng mối quan hệ biện chứng
giữa học và hành: Học để hành, học phải đi đôi với hành.
Tư tưởng về chữ “Trí” được Hồ Chí Minh phát triển cao nhất khi Người coi mù
chữ cũng là một thứ giặc. Dốt nát, thất học cũng là một thứ giặc, bởi nó đồng loã với
chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Người nêu khẩu hiệu: “Chống giặc đói, giặc dốt
và giặc ngoại xâm”. Từ đó Người phát động phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù
chữ. Có thể nói đây là một phát kiến mang tính mở đường thời đại, vì mấy chục năm
sau Liên hợp quốc mới đề ra việc xoá nạn mù chữ cho các quốc gia nghèo. Đỉnh cao
của chữ Trí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng trong lời huấn thị của Người tại
Trường Nguyễn Ái Quốc trung ương, tháng 9 năm 1949. Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Muốn đạt mục đích ấy thì phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Trong Nho gia, chữ “Dũng” là có tinh thần kiên định, tự cường, có khí phách
hùng hậu. Dũng phải bắt nguồn từ lòng chí thành với nhân dân, nếu không dễ thành
1
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQGHN, t5, tr 252, 640.

171
hung bạo. Dũng phải nằm trong Nhân. Khổng Tử luôn gắn chữ Dũng với chữ Nhân,
chữ Nghĩa. Nếu Dũng mà không có Nhân, không Nghĩa thì trở thành kẻ hung dữ,
nghịch tặc. Chữ Dũng của Nho giáo đậm màu sắc anh hùng chủ nghĩa cá nhân. Khắc
phục những hạn chế đó, Hồ Chí Minh phát triển chữ Dũng của Nho giáo lên một nội
dung mới, phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Với từng đối
tượng Người lại yêu cầu về chữ Dũng khác nhau như đối với bộ đội: Dũng là phải can
đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh... Trong tác phẩm
Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh xác định: Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải
có gan làm. Có gan hy sinh cả những vinh hoa phú quý không chính đáng. Nếu cần thì
có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát.
Hồ Chí Minh đã sáng tạo và làm cho chữ Dũng có nội dung cách mạng. Thậm chí
Người còn phát triển chữ Dũng đến tận đỉnh cao nhất của cách mạng: Đảng lao động
Việt Nam. Cho rằng Đảng phải không sợ một kẻ địch nào, không sợ nhiệm vụ nào, sẵn
sàng làm tôi tớ trung thành cho nhân dân.
Tóm lại, quan điểm phát triển đạo đức phương Đông trong tư tưởng biện chứng
Hồ Chí Minh không hề khuôn sáo, ước lệ, gò ép hay lệ thuộc vào lối mòn cũ. Vận dụng
sáng tạo, linh hoạt Hồ Chí Minh đã phủ định - kế thừa - phát triển nền đạo đức học
truyền thống của dân tộc và của phương Đông để áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể,
đối tượng cụ thể, thời gian cụ thể. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới
hiện nay đang có những biến động mạnh mẽ. Toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế
khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế
giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có
mặt sâu sắc hơn. Những vấn đề đó đang từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến đất
nước ta, nhân dân ta. Vì vậy, hơn bao giờ hết mỗi cán bộ, Đảng viên cần nhận thức rõ
diễn biến tình hình phức tạp, có thái độ đúng đắn kiên định niềm tin vào lý tưởng của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng
của người đảng viên chân chính. Như vậy, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng sẽ không bao giờ thừa cho ngày hôm nay và cả mai sau.
Nghiên cứu vấn đề này còn rất nhiều nội dung có thể khai thác mà người viết do
những hạn chế nhất định chưa đi sâu vào phân tích triệt để. Hy vọng sẽ được đóng góp
ý kiến, trao đổi để hoàn thiện trong những nghiên cứu tiếp theo.

HỒ CHÍ MINH TRƯỚC SỰ CHIA RẼ


TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

172
PGS, TS. Vũ Quang Hiển
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là một chiến sĩ
cách mạng quốc tế. Người sớm thấy được cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, ai làm cách mạng thế giới đều là đồng chí của dân Việt Nam. Sinh
thời, người luôn quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân ta không chỉ về ý
thức độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, mà còn giáo dục tinh thần quốc tế trong
sáng, thủy chung; vừa tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với sự
nghiệp giải phóng và phát triển đất nước, vừa tích cực góp phần vào phong trào cách
mạng thế giới.
Trong bối cảnh quốc tế sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, nhất là sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, Hồ Chí Minh là người đưa cách mạng Việt Nam hoà nhập vào
trào lưu cách mạng vô sản, đưa nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà hội nhập vào hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa. Người mong muốn sự đoàn kết trong các nước xã hội
chủ nghĩa anh em như một hợp lực để thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới, để
giúp đỡ Việt Nam đang đương đầu với những thế lực đế quốc xâm lược to lớn và đầy
sức mạnh. Người nhận thấy tính chất nghiêm trọng và sự nguy hại của mâu thuẫn giữa
các nước xã hội chủ nghĩa, và nỗ lực phần đấu cho sự thống nhất trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, nhưng cho đến khi về cõi vĩnh hằng, điều mong muốn của
Người vẫn chưa thành sự thật.
1. Nỗi đau lòng của Hồ Chí Minh - “nỗi năm châu”
Trước lúc “từ giã thế giới này” để “đi gặp cụ các Mác, cụ Lênin và các vị cách
mạng đàn anh khác” (2-9-1969), Hồ Chí Minh vẫn day dứt về sự chia rẽ trong các Đảng
Cộng sản và Công nhân quốc tế.
Để hiểu nỗi “đau lòng” của Hồ Chí Minh, cần nhìn lại thực tế quan hệ giữa một
số Đảng Cộng sản cầm quyền, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và
Đảng Cộng sản Trung Quốc, với những bất đồng xuất hiện ngay trước và trong Chiến
tranh thế giới thứ II, ngày càng sâu sắc và bộc lộ công khai vào những năm 50 và 60
của thế kỷ XX.
Mâu thuẫn giữa hai Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa
từ những năm 20, xung quanh quan điểm về hợp tác Quốc - Cộng1. Sau khi cách mạng
Trung Quốc thành công (1949), vai trò của Mao Trạch Đông và Trung Quốc được để
cao trong việc tìm ra một mẫu hình cách mạng mới mà các nước thuộc địa và nửa thuộc
1
Đây là lúc cách mạng Trung Quốc chưa thành công, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn chịu sự chỉ
đạo của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản. Quan điểm của Liên Xô và Stalin là cần có sự hợp tác Quốc - Cộng nhằm
loại bỏ ảnh hưởng của phương Tây. Nhưng Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc lại lo ngại những
người cộng sản có thể bị lợi dụng và mất quyền lãnh đạo.

173
địa cần phải noi theo. Trung Quốc không chịu đóng vai trò thứ yếu trong quan hệ với
Liên Xô1. Tuy nhiên, cho đến năm 1955, mâu thuẫn Trung - Xô chỉ diễn ra ngấm ngầm,
và lợi ích cách mạng của hai nước còn có sự thống nhất 2. Những xung đột bắt đầu bộc
lộ tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô (2-1956), khi N. Khơrútsốp 3 phê phán tệ
sùng bái cá nhân Stalin. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặc dù
Stalin có những sai lầm rất lớn, nhưng vẫn cần được tôn trọng như một người mácxít.
Từ đây Liên Xô và Trung Quốc thường xuyên phê phán đường lối của nhau. Khơrútsốp
chủ trương “thi đua hòa bình”, hòa hoãn với Mỹ, đồng thời muốn áp đặt ý tưởng đó với
các nước xã hội chủ nghĩa, trong lúc Mỹ đang nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam
Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam và biến miền Nam Việt Nam thành một
quốc gia riêng biệt năm trong “thế giới tự do”, cùng với lúc ở Ba Lan và Hunggari xảy
ra những vụ bạo động (1956). Điều đó không thể không làm cho Trung Quốc phải quan
tâm.
Bất hòa Trung - Xô bộc lộ công khai khi xung đột biên giới diễn ra giữa Trung
Quốc và Ấn Độ (8-1959). Chuyến thăm Trung Quốc của Khơrútsốp (10-1959) biến
thành một cuộc tranh cãi xung quanh quan hệ giữa hai bên. Quan hệ Xô - Trung ngày
càng căng thẳng và xấu đi nghiêm trọng. Tháng 7-1960, Liên Xô rút tất cả các chuyên
gia của mình ở Trung Quốc về nước và cắt giảm những viện trợ kinh tế và quân sự cho
Trung Quốc, gây cho Trung Quốc rất nhiều khó khăn, nhất là vào lúc Trung Quốc đang
chịu những hậu quả nặng nề của kế hoạch “đại nhảy vọt”. Điều đó giải thích vì sao Mao
Trạch Đông buộc tội và lên án Liên Xô phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
của Trung Quốc. Ông khẳng định Liên Xô là “xét lại”, và Trung Quốc có trách nhiệm
đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và giữ vững ngọn cờ chân chính của
chủ nghĩa cộng sản. Liên Xô là “xét lại”, và để chống “xét lại” thì phải chống Liên Xô.
Lúc đó, chống “chủ nghĩa xét lại” là một vấn đề lớn. “Chủ nghĩa xét lại” cho
rằng, “do sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, do phe xã hội chủ nghĩa đã có ưu thế về vũ
khí hạt nhân, cho nên bản chất của chủ nghĩa đế quốc đã hoặc có thể thay đổi. Vì vậy,
muốn bảo vệ hòa bình thế giới chỉ cần thông qua hợp tác toàn diện, tạo ra sự tin cậy lẫn
nhau và thi đua kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa,
chủ yếu là giữa các cường quốc có vũ khí hạt nhân mạnh nhất. Chủ nghĩa xét lại hiện
1
Lưu Thiếu Kỳ nhấn mạnh vai trò quan trọng của Mao Trạch Đông không chỉ với cách mạng Trung Quốc, mà
còn với cả châu Á: “Mao Trạch Đông đã có công lớn trong việc chuyển chủ nghĩa Mác từ một hình thức châu Âu
sang hinh thức châu Á. Mác và Lênin là những người Âu châu. Họ viét bằng ngôn ngữ châu Âu về lịch sử và
những vấn đề châu Âu, nhưng họ rất ít đề cập đến châu Á hoặc Trung Quốc”. Mao Trạch Đông là người đầu tiên
thành công trong việc “áp dụng những quy luật Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề thực tế của
Trung Quốc”. Xem Donald S. Zagoria: Der Sino - Soviet Konflikt 1956-1961, Muechen, 1964, tr. 25.
2
Liên Xô và Trung Quốc còn phối hợp trong các vấn đề quốc tế, trong đó có Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông
Dương. Trong chuyến thăm Bắc Kinh của Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita
Khơrútsốp (10-1954), hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác quan trọng. Tháng 4-1955, Liên Xô còn đồng ý cung
cấp cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử vì mục địch hòa bình.
3
N. Khơrútsốp khi đó giữ các chức vụ: Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch
Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao Liên xô và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

174
đại không dám vạch trần bản chất của chủ nghĩa đế quốc, trái lại con ca tụng cái gọi là
“thiện chí hòa bình” của những người cầm đầu các nước đế quốc chủ nghĩa; không dám
động viên các lực lượng hòa bình chống bọn đế quốc; trái lại, tìm mọi cách hợp tác với
chúng; khôngdám cổ vũ và ủng hộ những cuộc chiến tranh cách mạng nhằm làm suy
yếu chủ nghĩa đế quốc; trái lại tìm cách kìm hãm phong trào cách mạng thế giới”1.
Mặc dù trong bối cảnh các Đảng Cộng sản Trung Quốc, Liên Xô cũng như các
đảng anh em khác còn giữ được sự thống nhất, thể hiện qua hai bản Tuyên bố của Hội
nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế tại Mátxcơva năm 1957 và năm 1960,
nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường đoàn kết, thống nhất giữa cácc lực lượng cách
mạng, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo
vệ hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới2, nhưng Khơrútsốp vẫn cho
rằng: “Cuộc xung đột với Trung Quốc là không thể tránh khỏi”3.
Do những thay đổi của Liên Xô trong quan hệ với Trung Quốc, những năm
1963-1964, Mao Trạch Đông coi Liên Xô là kẻ thù tiềm tàng. Sau khi Khơrútsốp bị hạ
bệ (10-1964), Brêgiơnép lên thay4, đoàn đại biểu Trung Quốc do Chu Ân lai dẫn đầu
sang Mátxcơva hội đàm với ban lãnh đạo mới của Liên Xô (11-1964) nhằm chấm dứt
mối bất hòa và cải thiện quan hệ Xô - Trung, nhưng bị thất bại vì Bộ trưởng Quốc
phòng Liên Xô (Malinốpxki) yêu cầu Trung Quốc phải đưa Mao Trạch Đông ra khỏi vị
trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc 5. Từ đây, Trung Quốc coi ban
lãnh đạo mới của Liên Xô là “một tập đoàn xét lại hiện đại”, gọi Liên Xô là “đế quốc xã
hội”, là “kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Trung Quốc”, và để bảo vệ sự trong sáng của
chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải chống xét lại. Mâu thuẫn Trung - Xô lên đến đỉnh cao
vào năm 1969 với cuộc chiến tranh ở biên giới giữa hai nước.
Cùng với bất đồng Xô - Trung còn xuất hiện bất đồng giữa Liên Xô và Nam Tư.
Ngay trong Chiến tranh thế giới thứ II đã xuất hiện mâu thuẫn giữa hai người đứng đầu
hai nhà nước Liên Xô (Stalin) và Nam Tư (Titô) , xung quanh vấn đề Liên Xô viện trợ
cho Nam Tư tiến hành cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. Năm 1948, Đảng
Cộng sản Nam tư bị khai trừ ra khỏi Cục Tình báo của các Đảng Cộng sản và công
nhân châu Âu, bị coi là “phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bội chủ nghĩa quốc tế”,

1
Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 738.
2
Tuyên bố Mátxcơva 1960 nêu rõ: “Cuộc sống đòi hỏi cấp bách các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
quốc tế, phong trào dân tộc chống đế quốc, tất cả các nước yêu chuộng hòa bình, tất cả các chiến sĩ hòa bình phải
liên hợp ngày càng chặt chẽ mọi cố gắng, và phải hành động kiên quyết để nhăn ngừa chiến tranh và bảo đảm đời
sống hòa bình cho loài người. Cuộc sống đòi hỏi cấp bách phải doàn kết hơn nữa mọi lực lượng cách mạng để đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, giành chủ nghĩa xã hội”. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn Kiện Đảng Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 734.
3
Nikita Khơrútsốp: Hồi ký, Nxb Robert Lafont, Paris, 1971, bản dịch đánh máy tiếng Việt, tr. 68.
4
Lúc này Brêgiơnép giữ chức Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Pốtgioocnưi giữ chức
Chủ tịch Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao Liên Xô, A. Côxưghin giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
5
Xem Chen Jian: Mao’s China and the Cold War, the University of Carolina Press, Chapel Hill anh London,
2001, tr. 84.

175
“Titô là tên gián điệp của chủ nghĩa đế quốc”. Năm 1953, Stalin qua đời, nhưng sau đó,
quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia vẫn kéo dài, thường xuyên phê phán đường lối
của nhau. Titô mỉa mai cho rằng một nhà nước cộng sản chủ nghĩa lý tưởng thì trong
một tương lai có thể thấy được “sẽ không tồn tại ở bất cứ nơi nào, nhất là nó không tồn
tại ở Liên Xô”1.
Trong khi mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng phát triển gay gắt, cuối những năm
50 của thế kỷ XX, Anbani đứng về phía Trung Quốc để đả kích Liên Xô. Đến năm
1961, do bất đồng lớn với Liên Xô và các nước Đông Âu, Anbani quyết định rút khỏi
khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) và khối Hiệp ước phòng thủ Vacsava, đồng thời
cắt đứt quan hệ với Liên Xô.
Sự mất đoàn kết trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, nhất là mâu thuẫn Trung -
Xô được Mỹ lợi dụng triệt để nhằm phá hoại phong trào cách mạng thế giới, chia rẽ,
gây mất ổn định chính trị và làm suy yếu lực lượng chủ nghĩa xã hội, đồng thời hạn chế
sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam,
nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh chống sự xâm lược Mỹ và đang trở thành tiêu điểm của
cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế.
2. Kiên trì khôi phục tình đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và các nước anh
em - những nỗ lực của Hồ Chí Minh
Xuất phát từ quan điểm cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, Hồ Chí Minh hết sức chăm lo xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa phong trào
giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng vô sản, giải quyết mối quan hệ giữa đất
nước và thời đại, giữa dân tộc và quốc tế, chăm lo xây dựng tình đoàn kết và quan hệ
hữu nghị giữa các dân tộc, các Đảng cộng sản và các nước anh em; vừa tranh thủ sự
ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, vừa tích cực góp phần vào sự
nghiệp cách mạng thế giới, vì mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh ý thức được tính chất nghiêm trọng của sự chia rẽ trong phong trào
cộng sản quốc tế, đặc biệt là giữa hai Đảng Cộng sản và hai nước Liên Xô và Trung
Quốc - hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, cũng là hai đồng minh lớn nhất, quan trọng
nhất của Việt Nam. Người đã kiên trì phấn đấu cho sự đoàn kết giữa các đảng và các
nước anh em, mà trước hết là sự đoàn kết Xô - Trung. Trước lúc về cõi vình hằng,
Người bày tỏ hi vọng về sự đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và các nước anh em sẽ
được khôi phục.
Trước tình hình Liên Xô thực hiện chủ trương “Tam hòa”, ngày 24-4-1956,
trong Lời bế mạc Hội nghị mở rộng lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao

1
Xem 10 nhân vật nổi tiếng thế giới thế kỷ XX, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006, tr. 228.

176
động Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định sự lớn mạnh của Liên Xô là thành trì của
cách mạng và hòa bình thế giới, đồng thời cũng cảnh báo về nguy cơ ảo tưởng, tuyệt
đối hóa khả năng giành thắng lợi của cách mạng bằng phương pháp hòa bình. Người
nói: “chúng ta luôn luôn nắm vững ngọn cờ hòa bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn
nâng cao đề phòng và cảnh giác”. Về vấn đề chống sùng bái cá nhân Stalin mà Liên Xô
đang tiến hành, quan điểm của Hồ Chí Minh là: “cần có sự nhận định toàn diện đối với
đồng chí Xtalin. Đồng chí Xtalin có công lao to lớn với cách mạng, nhưng cũng có sai
lầm nghiêm trọng”1.
Giữa lúc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nảy sinh những tranh
cãi về đường lối, cần phải bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại
những tư tưởng cơ hội, hữu khuynh và “tả” khuynh, Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi sự
đoàn kết, thống nhất giữa các Đảng cộng sản, mà còn viết nhiều bài khẳng định giá trị
khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định quan điểm quốc tế của
Đảng Lao động Việt Nam2.
Tại khóa họp Xô viết tối cao Liên Xô (10-1957) nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40
cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, Hồ Chí Minh có bài phát biểu, chỉ rõ yêu cầu
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng không xa rời những nguyên lý
phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin; không giáo điều, áp dụng lý luận một cách máy
móc, nhưng cũng không tuyệt đối hóa những đặc điểm dân tộc đi đến phủ nhận những
giá trị về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. Theo Hồ Chí Minh,
“Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng
biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách
của mỗi Đảng Cộng sản và mỗi Đảng Công nhân. Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
là cơ sở không gì lay chuyển nổi của cuộc đấu tranh chung của của tất cả các đảng ấy,
việc trao đổi kinh nghiệm về cuộc đấu tranh ấy vẫn giữ tất cả ý nghĩa của nó, và những
vấn đề được đề ra cho đảng này hoặc đảng khác tuyệt nhiên không phải là việc riêng
của mỗi đảng, mà có quan hệ thiết thân đến toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế”.
Về sự đoàn kết phe xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nói: “Trong hoàn cảnh quốc
tế hiện nay, khi bọn đế quốc đang âm mưu phá hoại sự nhất trí của các nước xã hội chủ
nghĩa, âm mưu gây một cuộc chiến tranh mới, thì sự nhất trí của các nước trong phe xã
hội chủ nghĩa... có một ý nghĩa đặc biệt to lớn”3.
Tháng 11-1957, Hồ Chí Minh đẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam
dự Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân 12 nước xã hội chủ nghĩa, và tiếp theo là
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 156.
2
Một số bài Hồ Chí Minh viết trong những năm 1955-1957: Chủ nghĩa Lênin và công cuộc giải phóng các dân
tộc bị áp bức (báo Pravđa ngày 18-4-1955), Củng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các đảng mácxít -
Lêninnít (báo Pravđa ngày 3-8-1956), Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc phương Đông
(Nxb Chính trị quốc gia Liên Xô, 10-1957)...
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, sđd, tr. 577.

177
Hội nghị 64 đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Công nhân trên thế giới họp tại Mátxcơva.
Người tích cực đóng góp vào việc tổng kết những vấn đề chiến lược và sách lược của
cách mạng thế giới, nêu lên những quy luật phổ biến của sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần giữ vững tình đoàn kết giữa các đảng
và các nước anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Trong bài phát biểu của mình, Người tán thành bản Tuyên bố của Hội nghị đã
“vạch rõ sự phát triển và củng cố của chủ nghĩa xã hội, sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc
và chính sách xâm lược của nó”, “nói lên yêu cầu cấp thiết phải đoàn kết và thống nhất
các Đảng mácxít - lêninnít về mặt tư tưởng, về sự cần thiết phải lập ra mặt trận thống
nhất rộng rãi và vững chắc, phát triển và củng cố phong trào công nhân quốc tế”. Người
khẳng định: “Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam cho rằng nội dung của bản
Tuyên bố là hoàn toàn đúng đắn, và chúng tôi hoàn toàn nhất trí với bản Tuyên bố.
Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện đường lối chính trị được xác định trong bản Tuyên bố,
nhằm đạt được những thắng lợi mới và cùng các đảng anh em, các nước anh em phát
triển và củng cố chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình trên toàn thế giới”1.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam (9-1960),
Hồ Chí Minh nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu của nhiều Đảng Cộng sản trên thế
giới. Người khẳng định dù cách xa nhau muôn dặm, nhưng những người cộng sản trên
thế giới đều là anh em trong một gia đình:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em”2.
Tháng 11-1960, Hồ Chí Minh đẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam
dự Hội nghị đại biểu 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế tại Mátxcơva. Hai đoàn
đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công khai đả
kích nhau trên diễn đàn Hội nghị. Đoàn đại biểu Trung Quốc kiên quyết phủ nhận vai
trò lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và không chịu ký và Tuyên bố của Hội
nghị.
Để khắc phục nguy cơ chia rẽ công khai trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Hồ Chí Minh trực tiếp gặp Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô yêu cầu phải lấy đại cục làm trọng, và cần nhượng bộ Trung Quốc về một số
điểm trong bản Tuyên bố của Hội nghị mà Trung Quốc phản đối. Người nói: “Các đồng
chí không thể để xảy ra tình trạng chia rẽ trong phong trào của chúng ta. Các đồng chí

1
Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 171-173. Cần lưu ý rằng, trong điều
kiện thế giới ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập, những quy
luật về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bản Tuyên bố của Hội nghị các Đảng
Cộng sản và công nhân quốc tế năm 1957 không còn phù hợp, nhưng nó đã đấnh dấu một bước tổng kết lý luận
của phong trào cách mạng thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 195.

178
phải làm cách nào để Trung Quốc ký vào bản tuyên bố này cùng với tất cả chúng ta.
Văn kiện này sẽ có một ảnh hưởng to lớn về mặt quốc tế nhưng chỉ với điều kiện là nó
đạt tới sự nhất trí giữa những người tham gia Hội nghị” 1. Người cũng tìm gặp Trưởng
đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình để dàn xếp, đề nghị gạt đi
những bất đồng riêng vì lợi ích chung. Những nỗ lực của Hồ Chí Minh đã tích cực góp
phần giải quyết mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, làm cho đại biểu các đảng
đồng ý ký Tuyên bố của Hội nghị. Với tình cảm chân thành và nồng ấm, Hồ Chí Minh
nói với những người cộng sản trên thế giới rằng, “Chúng ta đều là anh em ruột thịt
trong đại gia đình quốc tế, cùng nhau chung sức phấn đấu cho tương lai tươi sáng của
cả loài người. Trước mắt chúng ta đang có kẻ thù cực kỳ hung ác là chủ nghĩa đế quốc.
Dù nội bộ của chúng đầy mâu thuẫn, chúng vẫn nhất trí chống lại phong trào cộng sản
quốc tế của chúng ta. Để đánh thắng kẻ thù chung, chúng ta nhất định phải đoàn kết
chặt chẽ. Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta”2.
Rời Mátxcơva về nước, nhưng tóc Người “có bạc thêm” vì “năm canh bốn biển
có đêm nghĩ nhiều” về những bất hòa trong các Đảng anh em. Nhưng, như “cánh chim
không mỏi sớm chiều vẫn bay”, Hồ Chí Minh kiên trì phấn đấu cho sự khôi phục tình
đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế. Người viết cho báo Nhân dân ngày 17-12-
1960 bài Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đoàn kết, đấu tranh thắng lợi, phân
tích nội dung bản Tuyên ngôn của Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế
năm 1960, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa các Đảng anh em, nhất là giữa Đảng Cộng sản
Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc là “điều kiện quan trọng để bảo đảm cho phong
trào cộng sản và công nhân toàn thắng trong cuộc đấu tranh vĩ đại cho tương lai tươi
sáng của toàn thể loài người”3.
Cuối năm 1961, mâu thuẫn Liên Xô - Anbani bộc lộ công khai. Hồ Chí Minh gửi
thư cho Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề nghị có biện pháp chấm dứt
tranh luận công khai. Tháng 8-1962, Người sang Liên Xô gặp Khơrútxốp, yêu cầu Liên
Xô chủ động dàn xếp mâu thuẫn với Anbani.
Bằng tình cảm chân thành, thái độ đúng mực, thẳng thắn, không khoan nhượng,
Hồ Chí Minh đã kiên trì thuyết phục các đảng anh em đoàn kết lại. Tuy nhiên, do nhiều
lý do khác nhau, hố ngăn cách giữa các đảng không những không được thu hẹp, mà còn
tiếp tục được đào sâu thêm.
Trước khi về cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh để lại bản Di chúc thiêng liêng. Về
phong trào cộng sản thế giới, Người viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng,
tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao
1
Nikita Khơrútsốp: Hồi ký, Nxb Robert Lafont, Paris, 1971, bản dịch đánh máy tiếng Việt, tr. 61.
2
Hồ Chí Minh: Bài phát biểu tại Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân ở Mátxcơva năm 1960, Tài liệu lưu
tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 235.

179
nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!”.
“Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”1
nhưng Người vẫn chiếm được tình cảm của bạn bè quốc tế, tạo ra niềm tin và thiện cảm
của tất cả các đảng và các nước anh em, các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập tự do và
cả loài người tiến bộ đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa và tất thắng của nhân dân
Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại sâu sắc và có tầm vóc
quốc tế lớn lao.
3. Đảng Lao động Việt Nam với việc khôi phục tình đoàn kết trong phong
trào cộng sản quốc tế theo quan điểm của Hồ Chí Minh
Coi việc khôi phục sự đoàn kết, thống nhất trong các đảng và các nước anh em là
một nghĩa vụ quốc tế của Đảng Lao động Việt Nam, trong Dichúc Hồ Chí Minh căn
dặn: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục
lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ
nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”2.
Theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất và lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa và
phong trào cộng sản quốc tế sẽ phát huy tác dụng “thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân toàn thế giới, giành thắng lợi ngày càng to
lớn cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”3.
Hồ Chí Minh hết sức chú trọng tình đoàn kết trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, mà trước hết là đoàn kết giữa các đảng và các nước xã hội chủ nghĩa anh
em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình. Người
đã phấn đấu không mệt mỏi và có những đóng góp to lớn nhằm giải quyết những bất
hòa trong các đảng anh em. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Úc viết: “Trong suốt đời hoạt
động chính trị lâu dài, với cương vị là một người Việt Nam yêu nước và một người
cộng sản quốc tế, Người luôn luôn kiên trì một tinh thần tận tụy hy sinh và chí công vô
tư”4.
Trong bối cảnh có những rạn nứt lớn và sự sa sút của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, tháng 12-1963, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam (Khóa III) họp Hội nghị lần thứ chín, ra Nghị quyết về tình hình thế giới và nhiệm
vụ quốc tế của Đảng ta. Hội nghị đã phân tích tình hình quốc tế, nêu rõ một trong
những nhiệm vụ lớn của phong trào cộng sản quốc tế là: “Tăng cường đoàn kết nhất trí
trong phe xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa
Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản”5. Hội nghị xác định trách nhiệm của Đảng ta

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 511 và 512.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, sđd, tr. 511.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 233.
4
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 297.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 24, Sđd, tr. 735.

180
tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa
quốc tế vô sản, góp phần khôi phục và tăng cường đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa
và phong trào cộng sản quốc tế. Hôội nghị chỉ rõ : “Chung sồng hòa bình là chung sống
giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, chứ không phải là chung sống
giữa các dân tộc bị áp bức với bọi đế quốcthực dân…”1.
Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3-1964), Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích chung của
của phong trào cách mạng thế giới và sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc,
chúng ta luôn luôn ra sức góp phần vào việc bảo vệ và tăng cường tình đoàn kết trong
phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế..., chúng ta nguyện tiếp tục cùng
các đảng mácxít - lêninnít anh em kiên trì phấn đấu để bảo vệ sự trong sáng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và những nguyên tắc cách mạng của hai bản Tuyên bố Mạc tư Khoa.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng những sự bất đồng ý kiến trong phong trào cộng sản
quốc tế sẽ được khắc phục”2.
Theo Hồ Chí Minh, để khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em phải
“có lý, có tình”.
“Lý” là sự thể hiện tính nguyên tắc, không phải là đoàn kết, thống nhất xuôi
chiểu, mà là đoàn kết có đấu tranh. “Có lý” là phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền
tảng tư tưởng, trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nhưng không giáo điều, rập khuôn máy móc, mà phải vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
“Có lý” là phải đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại nhằm bảo vệ sự trong sáng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ Liên Xô, không đồng nhất chống xét lại với chống Liên
Xô. Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng (12-1963) phê phán chủ
nghĩa xét lại hiện đại không dám vạch trần bản chất của chủ nghĩa đế quốc, trái lại còn
ca tụng cái gọi là “thiện chí hòa bình” của những người cầm đầu các nước đế quốc chủ
nghĩa lúc đó; không dám động viên các lực lượng hòa bình chống bọn đế quốc; không
dám cổ vũ và ủng hộ những cuộc chiến tranh cách mạng; tìm cách kìm hãm phong trào
cách mạng thế giới; khuyên các dân tộc bị áp bức đừng mạo hiểm đấu tranh vũ trang
với chủ nghĩa đế quốc, mà hãy chờ đợi Liên hợp quốc can thiệp và chủ nghĩa đế quốc
thực hiện chính sách “phi thực dân hóa” của nó.
Trong tình hình cụ thể của thế giới lúc đó, Hội nghị nêu rõ quan điểm của Đảng
về chiến tranh và hòa bình. “Trong khi chống những cuộc chiến tranh phi nghĩa, người
cộng sản có nghĩa vụ ủng hộ những cuộc chiến tranh chính nghĩa”. Để bảo vệ hòa bình,
ngăn ngừa chiến tranh thế giới, phải chống chủ nghĩa đế quốc gây chiến bằng phương
pháp đấu tranh cách mạng. Phải “vạch trần bộ mặt hiếu chiến và xâm lược của chủ
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 24, Sđd, tr. 742.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 11, sđd, tr. 232-233.

181
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, tăng cường và củng cố hệ thống xã hội chủ
nghĩa, thành trì của hòa bình thế giới, tổ chức và động viên các lực lượng hòa bình của
nhân dân thế giới để kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc...”1. Cuộc đấu tranh
để thực hiện “chung sống hòa bình” giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau không
phải là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, mà phải “xuất phát từ từ lợi ích căn bản và lâu dài
của cách mạng và phải dựa vào sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân các
nước”. Đó là “một mặt của của cuộc đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới”.
“Có lý” là phải nhằm mục đích xây dựng và củng cố tình đoàn kết, sự thống nhất
trong các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế, vì thắng lợi của cách
mạng thế giới, chứ không phải là phá vỡ sự đoàn kết và thống nhất đó.
“Tình” là sự thể hiện tính nhân văn, sự tôn trọng, thông cảm của những người
cung chung lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cùng chung mục tiêu đấu tranh cách mạng vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. “Có tình” tức là biết kiên nhẫn
thuyết phục, biết chờ đợi nhau, tránh công khai công kích nói xấu lẫn nhau; tránh dùng
các biện pháp để gây sức ép cho nhau; không thi hành chính sách áp đặt và cường
quyền, không đe dọa và sử dụng vũ lực; phải biết biết hành động vì lợi ích chung của
phong trào cộng sản quốc tế, không thể đứng về bên này để chống lại bên kia, tránh đào
sâu thêm hố ngăn cách giữa các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa, đồng
thời không tự tách mình khỏi các đảng và các nước anh em.
Với những nỗ lực của Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam, mặc dù trong
những năm 1954-1964, Liên Xô chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng, nhất
là đấu tranh vũ trang, để thống nhất đất nước, nhưng Khơrútsốp vẫn thấy được ở Hồ
Chí Minh trong mỗi lời nói đều “dựa vào niềm tin là về nguyên tắc tất cả mọi người
cộng sản đều là anh em cùng giai cấp, họ chỉ có thể tỏ ra trung thực và chân thành với
nhau thôi. Hồ Chí Minh quả thực là “một trong các vị thánh” của chủ nghĩa cộng sản” 2.
Thái độ của Liên Xô với Việt Nam hoàn toàn khác thái độ đối với Nam Tư và Anbani.
Mặt khác, từ cuối những năm 60, tuy mâu thuẫn Trung - Xô càng phát triển gay gắt, và
trong quan hệ của mỗi nước với Việt Nam cũng có hiện tượng “sớm nắng, chiều mưa”,
nhưng về cơ bản cả hai Đảng Cộng sản và hai nhà nước này đều ủng hộ, giúp đỡ Việt
Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chí Minh
luôn coi đoàn kết giữa Liên Xô và Trung Quốc là trụ cột để đoàn kết các nước trong
phe xã hội chủ nghĩa, đoàn kết phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Biết tư duy và hành động có lý, có tình, trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, Hồ Chí Minh đã tận tâm, tận lực hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc và thời đại,
đặc biệt là đã góp phần hàn gắn những rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế với

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 24, sđd, tr. 738-744.
2
Nikita Khơrútsốp: Hồi ký, Sđd, tr. 61.

182
mong muốn khôi phục lại tình đoàn kết và thống nhất giữa các đảng và các nước anh
em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều đổi thay, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
các nước Đông Âu bị khủng hoảng và tan rã, các Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo,
phải giải tán, đổi tên hoặc giải thể. Đó là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế. Cách mạng thế giới đang lâm vào tình trạng thoái trào. Trong
điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, các quan hệ quốc tế cũng có nhiều
thay đổi với sự hình thành những tập hợp lực lượng mới, nhưng vẫn đang tồn tại trong
thực tế mối quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa. Những di
huấn của Hồ Chí Minh về tình đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
vẫn còn nguyên giá trị cho suy nghĩ và hành động của những người cộng sản trên thế
giới này.

183
HỒ CHÍ MINH VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

Hoàng Chí Hiếu


Trường Đại học sư phạm Huế

Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác thanh niên. Đối với Người,
công tác thanh niên có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng.
Suốt cả cuộc đời vì nước vì dân, Người đã có nhiều nỗ lực để tập hợp, giáo dục các thế
hệ thanh niên đi theo con đường cách mạng, biến lực lượng này thành đội xung kích
trong công cuộc giải phóng dân tộc cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài viết tìm
hiểu một số nét chủ yếu về công tác thanh niên trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử dân tộc ta có biết bao thế hệ nối tiếp nhau khi đang còn tuổi thanh
niên đã làm rạng danh đất nước: Hai Bà Trưng chưa đầy 20 tuổi đã lãnh đạo toàn dân
đứng dậy khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc sau 219 năm mất nước (179 T.cn - 40);
Phùng Hưng dựng cờ độc lập ở độ tuổi 30 đã được nhân dân ta tôn là "Bố Cái đại
vương"; Lê Thánh Tông, vị vua nổi tiếng trong lịch sử lên ngôi lúc 18 tuổi, đã có công
đưa đất nước lên một tầm cao văn hiến, lập nên Hàn lâm viện đầu tiên của cả nước. Thế
kỉ XVIII, dân tộc lại xuất hiện một gương mặt trẻ với những chiến công hiển hách:
Nguyễn Huệ. Bắt đầu dựng nghiệp năm 18 tuổi; 29 tuổi ông nắm trọn phương Nam; 32
tuổi đánh tan quân xâm lược Xiêm; 33 tuổi đánh tan các tập đoàn phong kiến phản
động, thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt; 35 tuổi lập nên chiến công hiển
hách bậc nhất trong lịch sử: đánh tan 29 vạn quân Thanh (Xuân Kỷ Dậu - 1789). Đến
khi thực dân Pháp xâm lược, biết bao thế hệ thanh niên đã ngã xuống vì độc lập dân tộc,
tiêu biểu như Nguyễn Trung Trực mới 22 tuổi đã cầm quân đốt cháy tàu chiến Pháp
trên sông Nhật Tảo; 31 tuổi lên đoạn đầu đài với lời đanh thép lưu danh sử sách: “Bao
giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, thể hiện khí phách hiên ngang
của cả dân tộc nói chung và của thế hệ trẻ nói riêng,...
Đầu thế kỉ XX, trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giải phóng dân
tộc, lớp thanh niên mới có chí khí và nhiệt huyết muốn tìm con đường cứu nước mới
nhưng vẫn bế tắc hoặc chỉ dừng lại ở những hành động có tính chất khủng bố cá nhân
như hoạt động của tổ chức Tâm tâm xã. Cũng ở thời điểm này, có một số thanh niên
Việt Nam bước đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của cách mạng tháng
Mười Nga qua tài liệu, sách báo nhưng họ vẫn cảm thấy lúng túng chưa thể đưa ra ngay
được phương pháp mới để giải thoát xiềng xích cho cả dân tộc. Đúng lúc đó, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc xuất hiện như một vị cứu tinh dân tộc, dẫn dắt tầng lớp thanh niên
cùng với cả dân tộc bước vào thời kì cách mạng mới.

184
Ngay từ rất sớm, khi còn là thanh niên, với một khát vọng cháy bỏng về lý tưởng
giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, Nguyễn Ái Quốc đã tạm biệt quê hương
ra đi tìm đường cứu nước. Vốn là một thanh niên sớm tham gia hoạt động yêu nước và
sự am tường về lịch sử dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua các nhà cách mạng đương
thời cũng như hạn chế của thời đại để có nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên
trong lịch sử nước nhà và tầm quan trọng của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước sau này. Ngay từ đầu những năm
1920, với nhãn quan chính trị sâu sắc, Người đã sớm nhận thức vai trò của thanh niên
đối với tương lai và vận mệnh của dân tộc khi ra lời kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi
sinh" 1. Người chỉ rõ: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô
lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì
vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc"2.
Chính từ việc sớm phát hiện được vai trò của thanh niên như vậy nên cuối năm
1924, sau khi tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tìm về Quảng
Châu - nơi có đông đảo người Việt Nam sinh sống "nhằm thực hiện chương trình đã
được xác định: mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại
Quảng Châu về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang huấn luyện họ xong lại cử về nước
hoạt động, tuyên truyền cách mạng"3. Để thực hiện mục đích đó, sau một thời gian
nghiên cứu tình hình thực tế, tháng 2/1925, Người bắt tay vào việc tập hợp, tổ chức một
số thanh niên yêu nước vào Thanh niên Cộng sản đoàn, gồm 9 người. Đến tháng
6/1925, Người lập ra tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với nòng
cốt là Thanh niên Cộng sản đoàn. Đây chính là tổ chức quá độ để tiến tới thành lập
Đảng Cộng sản mà hội viên hầu hết đều ở tuổi thanh niên. Để tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin vào quần chúng nhân dân, trước hết là trong thanh niên, nhằm đào tạo đội
ngũ cán bộ cách mạng cốt cán đầu tiên, Người cho ra báo Thanh niên, tổ chức các lớp
huấn luyện mà học viên hầu hết là thanh niên. Từ tên gọi đến cơ quan ngôn luận và
những hội viên của tổ chức cách mạng đầu tiên này đã cho thấy Nguyễn Ái Quốc coi
trọng vai trò của thanh niên và công tác thanh niên đến mức nào.
Trong quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Hội, Nguyễn Ái Quốc không xem
trọng thành phần xuất thân của những hội viên đầu tiên tham dự các lớp huấn luyện do
Người tổ chức, bởi hầu hết họ là con cháu của các nhà Cần Vương, Đông Du, Duy Tân;
là những thanh niên có Nho học, Tây học và cơ bản là những thanh niên yêu nước đầy
nhiệt huyết. Bằng kinh nghiệm bản thân, đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 133.
1

2
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 398.
3
. Viện Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924 - 1927), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.1998, tr.50.

185
sản, Nguyễn Ái Quốc tin rằng đã có tinh thần yêu nước chân chính, họ nhất định sẽ tiếp
nhận lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sẽ kết hợp được lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô
sản chân chính.
Như vậy, so với những nhà cách mạng tiền bối hoặc cùng thời trong cách sử
dụng lực lượng thanh niên như Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh... thì "trong hoạt động
lý luận và thực tiễn, cách nhìn nhận và sử dụng thanh niên của lớp người Tây học đã có
một bước tiến dài so với lớp người Nho học. Nguyễn Ái Quốc cũng thuộc lớp người
Tây học như Nguyễn An Ninh, nhưng khác Nguyễn An Ninh ở chỗ Người vươn tới chủ
nghĩa cộng sản. Được vũ trang bằng thế giới quan khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn
nhận và sử dụng thanh niên khác về chất. Trước Nguyễn Ái Quốc, các lãnh tụ của các
phong trào cách mạng chỉ nhìn nhận và sử dụng thanh niên như một phương tiện để đạt
mục đích của mình. Với Nguyễn Ái Quốc, tình hình hoàn toàn khác. Trong toàn bộ hoạt
động cách mạng của mình, trên bình diện lý luận cũng như trong thực tiễn, Nguyễn Ái
Quốc hoàn toàn và thực sự đặt lòng tin cậy của mình vào lớp người trẻ tuổi, đặc biệt là
thanh niên trí thức yêu nước" 1. Rõ ràng, "Nguyễn Ái Quốc là nhà cách mạng đầu tiên
của nước ta đã đánh giá đúng đắn vai trò và vị trí của thanh niên, tin cậy thanh niên, lấy
thanh niên làm lực lượng xung kích, tuyên truyền và thực hiện tư tưởng cách mạng"2.
Cũng trong thời gian này, ý định thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản đã được
Người đặt ra. Trong các bài giảng của mình ở lớp huấn luyện, Người chỉ ra tính cấp
thiết của sự thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản: "Ngày nay, nước nào cũng có thanh
niên Cộng sản. Chỉ Annam là chưa"3.
Chính nhờ những hoạt động sôi nổi không biết mệt mỏi của Người, cả một thế hệ
thanh niên yêu nước Việt Nam đầy nhiệt huyết nhưng chưa tìm được hướng đi, đã được
dẫn dắt đến với chân lý cách mạng của thời đại. Chính Người đã trực tiếp tổ chức, huấn
luyện, đào tạo họ cả về lý thuyết lẫn thực hành, chính trị và đạo đức, từ cách tổ chức
tuyên truyền đến vận động quần chúng,... từng bước giúp họ trưởng thành.
Những hạt giống đỏ đầu tiên do Người gieo trồng đã tạo nên một thế hệ cách
mạng mới đảm đương những chức vụ quan trọng của Đảng khi đang ở tuổi thanh niên
như Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ làm Tổng bí thư khi ở tuổi 26; Nguyễn Đức Cảnh -
người chủ tịch đầu tiên của Công hội đỏ tham gia Hội nghị thành lập Đảng khi mới 22
tuổi; Nguyễn Thị Minh Khai tham gia Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở độ tuổi 25 tuổi;
Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản lúc 33 tuổi ...
Như vậy, chính dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, những hội viên
đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã trở thành những người mở đường,

1
. Phạm Xanh, Hồ Chí Minh - Dân tộc và thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2002, tr. 74.
2
. Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1985, tr. 12.
3
. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1998, tr. 58.

186
những người lãnh đạo các phong trào cách mạng đầu tiên theo xu hướng vô sản ở nước
ta.
Về vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong tiến trình cách mạng,
đồng chí Lê Duẩn đã nhận xét: "Trong lịch sử cách mạng nước ta, phong trào thanh
niên nước ta có những nét đặc biệt, Đảng ta ra đời và thành lập từ tổ chức ‘Việt Nam
thanh niên Cách mạng đồng chí hội’. Điều đó có nghĩa là đã có một giai đoạn, trong đó
thanh niên đóng vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách
mạng ở nước ta"1.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, việc xây dựng một tổ chức riêng
cho thanh niên trở thành một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng nói chung và việc xây dựng, phát triển Đảng nói riêng. Chính vì thế, dưới sự
chủ trì của Người, Hội nghị thành lập Đảng (1/1930), sau khi đề ra đường lối cách
mạng Việt Nam, đã quyết định thành lập các tổ chức quần chúng của Đảng, trong đó có
Thanh niên Cộng sản đoàn. Sau đó, tuy không trực tiếp lãnh đạo Đảng nhưng Người đã
nhiều lần gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương, trong đó nêu lên sự cần thiết của việc
thành lập một tổ chức riêng cho thanh niên. Đặc biệt, trong lá thư ngày 20/4/1931,
Người chỉ rõ: "Phải thống nhất tổ chức thanh niên... tổ chức đó phải sinh hoạt độc lập
của mình"2.
Được sự dạy dỗ, dìu dắt trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, lớp thanh niên
Cộng sản đầu tiên nhanh chóng trưởng thành cả về nhận thức và hành động cách mạng,
tiêu biểu là Lý Tự Trọng - người đoàn viên cộng sản đầu tiên. Anh hi sinh vì sự nghiệp
cách mạng nhưng lý tưởng sống của Anh sống mãi trong bao thế hệ thanh niên Việt
Nam: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường trong cách mạng và không
thể là con đường nào khác".
Không chỉ dừng lại ở việc giác ngộ, đào tạo cán bộ cách mạng mà cũng từ rất
sớm, với tầm nhìn xa trông rộng của mình, Nguyễn Ái Quốc còn rất quan tâm tới việc
trang bị cho họ những kiến thức chính trị, quân sự cần thiết cho cuộc đấu tranh vũ trang
sau này. Việc gửi một số thanh niên ưu tú vào học ở trường quân sự Hoàng Phố như: Lê
Hồng Phong, Lê Thiết Hùng, Lê Hồng Sơn, Phùng Chí Kiên,... nhằm chuẩn bị lực
lượng nòng cốt cho đội quân cách mạng tương lai đã thể hiện rõ quan điểm đó của
Người. Không ít người trong số đó đã trở thành những tướng lĩnh cao cấp của quân đội
ta sau này. Sự nghiệp cách mạng ngày một phát triển đã đến lúc cần phải có một đội
quân cách mạng vũ trang, một lần nữa lòng tin của Người vào thế hệ trẻ được thể hiện
khi quyết định giao cho người thanh niên 33 tuổi Võ Nguyên Giáp đứng ra thành lập
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944). Chính lòng tin của Người
1
. Lê Duẩn, Ta nhất định thắng - Địch nhất định thua. Dẫn ở Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hỏi đáp về lịch sử
Đoàn, Nxb Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh, 1977, tr. 8.
2
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 75.

187
vào thế hệ trẻ nói chung và đối với bản thân Võ Nguyên Giáp nói riêng đã góp phần tạo
nên một vị tướng kiệt xuất không chỉ của Việt Nam mà cả trong lịch sử quân sự nhân
loại.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đất nước bước vào thời kì đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Trong sự nghiệp đó, vai trò
của lực lượng thanh niên càng được Người coi trọng. Đó là lực lượng trụ cột, nếu
không nói là quyết định tương lai và vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới. Trong
thư gửi thanh niên (8/1947), Người viết: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên"1.
Theo quan điểm đó của Người, thanh niên phải thực sự là người đứng ra gánh
vác trên vai trách nhiệm nặng nề mà lịch sử giao phó. Thanh niên Việt Nam cần phải
làm gì để xứng đáng với Tổ quốc và đáp ứng được yêu cầu của lịch sử ? Người chỉ rõ:
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà cho mình những gì. Mà phải tự
hỏi mình đã làm gì cho nước nhà ? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều
hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?" 2.
Chính vì vậy mà trong suốt quãng đời còn lại của mình, Người càng đặc biệt
quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, đào tạo thế hệ trẻ đủ sức kế tục sự
nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trước và dìu dắt thế hệ đi sau. Người cho rằng:
"Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách
dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu nhi đồng" 3. Vì thanh niên có vai trò
như vậy nên Người xem: "Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh
niên phải là những đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học kĩ
thuật"4.
Lời dạy của Người là con đường, là lý tưởng phấn đấu của lớp lớp thế hệ thanh
niên. Theo tiếng gọi của Người, phong trào "Ba sẵn sàng" đã làm dậy lên cả một khí thế
cách mạng sôi nổi và rộng khắp trong lớp người trẻ tuổi. Hàng triệu thanh niên đã cống
hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước: Chín phút cuối
đời Nguyễn Văn Trỗi ba lần gọi tên Bác; trước lúc hi sinh, Nguyễn Viết Xuân với lời
hô lịch sử: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!" ... Hàng vạn người đã gia nhập thanh niên
xung phong phục vụ chiến trường, điển hình là tập thể trẻ tuổi anh hùng ở ngã ba Đồng
Lộc với anh hùng La Thị Tám mới 18 tuổi đời đã hi sinh anh dũng để bảo vệ sự lưu
thông của mạch máu giao thông trọng yếu... Hàng vạn người “chắc tay súng, vững tay
cày”, vừa chiến đấu giỏi vừa sản xuất tốt như đội nữ dân quân tiểu khu Nam Ngạn
1
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 422.
2
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 455.
3
. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr. 488.
4
. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 1990, tr. 207.

188
(Thanh Hóa) cùng với anh hùng Ngô Thị Tuyển đã chiến đấu hàng trăm trận với máy
bay Mỹ, đồng thời vẫn đảm bảo sản xuất tốt... Sống, chiến đấu, lao động sản xuất, tuổi
trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ thực sự xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước
và Bác Hồ kính yêu.
Cho đến cuối đời, trong Di chúc trước lúc đi xa, Người không quên căn dặn:
"Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên đều đã
được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm ... Đó là đội quân chủ lực trong
công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Vì vậy, theo Người: "Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa 'hồng’ vừa 'chuyên’. Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"1.
Tóm lại, qua nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
và công tác thanh niên, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, Hồ Chí Minh sớm nhận thức, đánh giá đúng vai trò, vị trí của thanh niên
là rường cột của nước nhà trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này được quán triệt xuyên suốt một đời
hoạt động vì nước vì dân của Người.
Hai là, từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh có nhiều nỗ lực không mệt mỏi để tập hợp,
tổ chức, huấn luyện thanh niên, hướng họ đi đúng con đường cần thiết cho dân tộc. Từ
các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng đầu tiên ở Quảng Châu đến việc quan tâm chỉ đạo
hoạt động phong trào thanh niên, những lời căn dặn thế hệ trẻ và chỉ đạo Nhà nước có
những chính sách làm cụ thể để phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc và xây dựng đất nước là những việc làm cụ thể, thể hiện quan điểm đó của Người
trong thực tế.
Ba là, không dừng lại ở tổ chức, huấn luyện, hướng thanh niên đi con đường đi
của dân tộc, Hồ Chí Minh tin tưởng giao việc, giao trách nhiệm cho những người, mặc
dù tuổi đời còn rất trẻ, những trọng trách nặng nề, ngay khi cách mạng còn trong trứng
nước cũng như trong chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Không phụ lòng tin tưởng của Người, lớp lớp thanh niên Việt Nam, từ những người giữ
cương vị cao nhất của Đảng, Nhà nước, quân đội đến những người không được lịch sử
ghi tên, đã kế tiếp nhau làm nên những chiến công hiển hách trong thời đại Hồ Chí
Minh và đang viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.
Bốn là, đất nước bước vào thời kỳ “cất cánh”, trước mắt cũng như lâu dài, khó khăn
thách thức còn bộn bề. Một lần nữa, lịch sử lại chọn thanh niên làm điểm tựa, làm người lính
xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Muốn

1
. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội. 1989, tr. 36
& 42.

189
thành công, đưa đất nước tiến nhanh, sánh kịp bạn bè năm châu, nguồn lực trí tuệ và lòng nhiệt
huyết của lớp trẻ cần được động viên và phát huy đúng mức. Trách nhiệm này không của riêng
ai./.

190
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ
NHÀ GIÁO ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trương Văn Hiến


Học viên cao học, Chuyên ngành LSĐ CSVN, khóa 2008

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là nhà văn hóa
lớn mà nhân loại đã vinh danh. Từ Người rực sáng lên tầm vóc vĩ đại của nhà giáo dục,
một người Thầy giáo đích thực trong thế kỷ XX.
Trong suốt cuộc đời hoạt động vô cùng phong phú và gian lao, Chủ tịch Hồ Chí
Minh có nhiều hoạt động và cống hiến to lớn trong công tác giáo dục và đào tạo. Trong
tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người đã hình thành một hệ thống các quan điểm
và những kinh nghiệm quý báu về giáo dục và đào tạo. Những tư tưởng của Người về
sự nghiệp giáo dục là một kho giá trị tinh thần quý báu để chúng ta học tập, phấn đấu và
làm theo.
Hồ Chí Minh trước khi xuất bôn tìm đường cứu nước đã từng dạy học ở trường
Dục Thanh - Phan Thiết. Chính trong thời gian đó, người thầy giáo trẻ Nguyến Tất
Thành đã truyền cho học sinh của mình không những chỉ kiến thức văn hóa, mà còn cả
những tư tưởng, ý chí, hoài bão yêu nước - cứu nước cho tuổi trẻ, góp phần hình thành
và phát triển nhân cách cho nhiều học sinh bấy giờ.
Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành (ở Phan Thiết) đến nhà cách mạng Nguyễn Ái
Quốc (ở Pháp), đồng chí Vương, Lý Thụy (ở Trung Quốc), Thào Chín (ở Thái Lan) rồi
Già Thu (ở Pắc Bó), trong bất cứ hoàn cảnh nào, địa điểm nào lãnh tụ Hồ Chí Minh
cũng kết hợp chặt chẽ công việc cách mạng và công việc giáo dục. Với Hồ Chí Minh,
cách mạng là giáo dục, dạy học - giáo dục là để phục vụ cách mạng.
Sau này về nước, với bộn bề công việc của cách mạng nước nhà, Bác vẫn quan
tâm sát sao đến vấn đề giáo dục. Người nhấn mạnh yêu cầu phải "hủy bỏ nền giáo dục
nô lệ, xây dựng nền giáo dục quốc dân"1, vì sự "khai hóa văn minh" của thực dân Pháp
giành cho dân tộc ta chỉ là "làm cho dân ngu để dễ trị" 2. Điều đó rất độc ác và nguy
hiểm như Người đã từng khẳng định "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"3.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, với nền giáo dục cách mạng, nhiệm vụ của thầy, cô giáo rất
quan trọng và vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề, đó là đào tạo bồi dưỡng cán bộ tốt cho
đất nước, chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành người công dân có ích cho nước nhà.
Nhiệm vụ của người thầy giáo chung quy lại là phải hoàn thành được mục đích của giáo

1
Chương trình Việt Minh về văn hóa giáo dục, trong "Hồ Chí Minh- về vấn đề giáo dục". NXB Giáo dục, 1990,
tr.33-34.
2
Bản án chế độ thực dân Pháp, trong "Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục", sđd....tr.17
3
Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sđd... tr.36.

191
dục, đó là phụng sự nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo ra lớp lớp cán bộ mới cho dân
tộc - những con người chủ nghĩa xã hội.
Yêu cầu về nhiệm vụ ấy đặt lên vai những người thầy có học thức, có tâm huyết.
Bác Hồ đánh giá cao sứ mệnh vinh quang của người thầy giáo. Người nói: "Có gì vẻ
vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người
vẻ vang nhất"1.
Vì thế, ngay khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Bác đã ký sắc lệnh về
việc thành lập Nha bình dân học vụ (8/9/1945) và Hội đồng cố vấn học chính
(10/10/1945). Sắc lệnh đã mở ra một phong trào chống nạn thất học và bình dân học vụ
sôi nổi "người đã biết chữ dạy cho người chưa biết chữ"2.
Trên mặt trận đó, những thầy, cô giáo có công lao to lớn cho sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốc của dân tộc. Trong thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ. Bác
đã viết: "Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng
tăm, anh chị em là "những anh hùng vô danh". Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một
phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em3.
Ở khía cạnh khác, Bác lại nêu: "Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang,
bởi vì không có thầy giáo thì không có giáo dục"4. Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
đức lẫn tài để đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa hồng, vừa chuyên.
Trong khi đất nước phải kháng chiến, rồi lại bắt tay vào xây dựng CNXH ở miền
Bắc (1954), nước nhà rất cần những nhân tài, những công dân yêu nước - có trình độ
văn hóa. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác đặc biệt quan tâm đến đào tạo con
người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục và gắn chặt với mục tiêu xây dựng đất
nước. Người chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người
xã hội chủ nghĩa. Để có những con người xã hội chủ nghĩa, Bác đã giao trách nhiệm
cho các nhà giáo dục, cán bộ quản lý và các nhà giáo về yêu cầu sản phẩm của quá trình
giáo dục và đào tạo với các tiêu chí cụ thể về con người Việt Nam mới: Có ý thức và
tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng "mình vì mọi người và mọi người vì mình", có
tinh thần dám nghĩ dám làm và vươn lên hàng đầu; có đạo đức và lối sống trung với
nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có
tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh và trong sạch; là con người lao động
có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, lao động có tổ chức, có kỷ luật...; có năng lực
làm chủ bản thân, gia đình và công việc mà mình đảm nhận để với tư cách là công dân
1
Bài nói tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, 21.10.1964, Sđd... tr.629
2
Chống nạn thất học, Sđd... tr.40-41
3
Thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ, Sđd... tr.132 - 133
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, tr.184

192
tham gia làm chủ Nhà nước và xã hội, phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
Để hoàn thành được nhiệm vụ to lớn ấy, bản thân mỗi nhà giáo phải vừa là con
người mới xã hội chủ nghĩa, vừa là một người thầy thực thụ - tấm gương sáng cho các
em noi theo, người có đủ năng lực và phẩm chất như Người đã khẳng định: "...trách
nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là phải chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân
thành người công dân tốt, người chiến sỹ tốt, cán bộ tốt của nhà nước"1.
Bác cũng đã nhấn mạnh điều này trong thư gửi giáo viên và học sinh trường dự
bị đại học Thanh hóa và căn dặn: "Giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng
sự nhân dân", muốn vậy phải "thầy thi đua dạy, trò thi đua học"2.
Vậy phải dạy như thế nào?
Trước hết, thầy phải yêu nghề, yêu người, yêu trường, yêu Tổ quốc và quý trò,
Người luôn dặn dò: "Thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình". Mỗi thầy, cô giáo
phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự, bằng tất cả những gì mình có
được cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ, công sức lên mỗi giáo trình,
mỗi trang giáo án. Người khẳng định: Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng,
phải yêu nhân dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò 3. Thầy giáo phải
vì học sinh của mình mà nghiên cứu, mà đầu tư, để cho mỗi đứa trẻ đều được công
bằng trong giáo dục, chất lượng ngày hôm nay hơn ngày hôm qua và lớp trẻ năm nay
hơn hẳn lớp trẻ những năm trước.
Nhà giáo phải không ngừng thi đua trong công việc: "Cán bộ giáo dục phải luôn
ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ
mãi" (3/1955)4. Hồ Chí Minh cho rằng khi cả nước phát động phong trào toàn dân thi
đua ái quốc, thì đội ngũ giáo viên không thể đứng ngoài cuộc, mà phải tích cực thi đua
dạy tốt học tốt, đó cũng là ái quốc, là đóng góp cho thắng lợi của cách mạng.
Thứ hai là phải sửa đổi chương trình và cách dạy cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Khi nói về công việc đầy khó khăn mà người thầy vẫn phải giải quyết, Người chỉ rõ:
Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục và sửa đổi cách dạy cho phù hợp với sự đào
tạo người kháng chiến và kiến quốc (7/1948)5.
Trong thời kỳ cách mạng mới, sau tháng 7-1954, miền Bắc đi lên xây dựng CNXH,
phải tiếp tục sửa đổi nội dung chương trình giáo dục, cải cách giáo dục cho phù hợp với
yêu cầu cách mạng mới, nhằm xây dựng những con người mới, cán bộ mới.

1
Thư gửi GV và SV trường dự bị đại học ở Thanh Hóa, Sđd... tr.113-114
2
Thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc, Sđd... tr.132-133
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.225
4
Thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc, Sđd... tr.132-133.
5
Trích bài nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo, Sđd... tr.182-183

193
Thứ ba, phải xác định rõ đối tượng dạy học: Dạy cho ai? Để từ đó dạy cái gì?
Dạy như thế nào?
Có nghĩa là làm sao phải dạy sát chương trình, sao cho phù hợp với việc giảng
dạy, phải đạt cho được mục tiêu giáo dục toàn diện. Để làm được điều này, phải xác
định mục tiêu cụ thể của từng bậc học, từng lĩnh vực:
"Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải
yêu trẻ... Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt.
Dạy trẻ nhỏ tốt sau này các cháu thành người tốt"1.
Tuy nhiên, giáo dục không chỉ đơn thuần là dạy văn hóa, dạy kiến thức, mà còn
phải đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức. Vì vậy, ngoài việc dạy văn hóa,
còn phải truyền thụ đạo đức và lý tưởng. Người nói: "Giáo dục thanh niên không thể
tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội" 2. Muốn có những
con người xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên" thì việc bồi dưỡng cán bộ cách
mạng cho đời sau là một việc quan trọng và cần thiết"3.
Các thầy, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiểu
chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà
nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho
các ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy, cô giáo4.
Để hoàn thành được nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục, Bác cũng rất chú trọng
đến mối quan hệ giữa thầy và trò. Người nói: Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi
vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì
chưa thông thì hỏi, làm cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải
quý trò. Người khẳng định: Nền giáo dục mới và nhà trường mới phải thực hiện hoạt
động dạy và học theo mục tiêu "học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng
sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại"5. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh
luôn thể hiện nổi bật một tinh thần nhân văn - dân chủ sâu sắc, tất cả hướng vào con
người vào sự phát triển toàn diện của con người, tạo nguồn lực vững chắc cho sự phát
triển đất nước.
Có thể nói, với việc nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo đối với sự
nghiệp cách mạng nước nhà, Hồ Chí Minh đã tạo động lực lớn để lớp lớp các thế hệ nhà
giáo thi đua trong sự nghiệp trồng người, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của nước
nhà đạt được những thành tựu đáng kể: Từ chỗ hoàn thành xóa nạn mù chữ đến việc
xây dựng hệ thống giáo dục đồng bộ và hiện đại.
1
Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam, Sđd... tr.124-127
2
Lời Di chúc của Hồ Chí Minh, Sđd... tr.261
3
Thư gửi giáo viên, học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, Sđd... tr.257
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.137-138.
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.64

194
Trong bức thư cuối cùng gửi cho các giáo viên, học sinh nhân dịp khai giảng
năm học mới (1968 - 1969), Hồ Chí Minh đã một lần nữa căn dặn: "Dù khó khăn đến
đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt" (15/10/1968)6.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần Đảng và dân tộc ta trên các
lĩnh vực, một tư tưởng được hình thành trên nền tảng thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
(6/1991) của Đảng đã khẳng định: "Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng". Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhiệm vụ và vai trò của nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa và giá trị to lớn trong
quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên hiện nay. Những tư tưởng của Người cho chúng ta
thấy hình ảnh và tầm vóc của một người Thầy vĩ đại. Những quan điểm đúng đắn của
Người góp phần vào việc xây dựng những con người Việt Nam thông minh, anh dũng,
xây dựng những thầy cô giáo giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp, yêu
nghề mến trẻ,... đáp ứng được sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện
lịch sử mới.

6
Thư gửi giáo viên, học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, Sđd... tr.257

195
HỒ CHÍ MINH VỚI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG

TS. Nguyễn Thị Mai Hoa


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng luôn luôn là mối quan tâm to
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi "ngoại có yên, nội mới tĩnh". Trong sự nghiệp cách
mạng của mình, Hồ Chí Minh không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hòa hiếu của Việt
Nam với các nước có chung biên giới, đặc biệt là với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc
không chỉ là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", là đất nước "cùng bị áp bức,
cùng là bạn chiến đấu, cùng làm cách mạng”, mà Trung Quốc còn là một nước lớn, có
vị thế và ảnh hưởng mang tầm thế giới, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Hồ
Chí Minh không chỉ là nhà kiến tạo quan hệ Việt - Trung trong thời đại mới, mà còn
suốt đời phấn đấu cho sự vững bền, gắn bó "như răng với môi" của mối quan hệ đặc biệt này.
1. Hồ Chí Minh - Người bắc nhịp cầu cho quan hệ Việt - Trung
Ngay từ rất sớm, trong khi bôn ba tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có mối liên hệ mật thiết và tốt đẹp với rất nhiều nhà
cách mạng, nhiều lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau này như: Lý Đại Chiêu,
Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Đặng Tiểu Bình, Triệu Thế Viêm, Tiêu Tam, Thái Hòa
Sâm1,… Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu kết nạp "các đồng chí Triệu Thế Viêm, Vương
Nhược Phi, Trần Diên Niên, Trần Kiều Niên, Tiêu Tam"2 vào Đảng Cộng sản Pháp.
Với Thủ tướng Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh có mối thâm tình sâu nặng: "Chu Ân Lai là
anh em với tôi, chúng tôi đã từng đồng cam cộng khổ, cùng làm công tác cách mạng.
Ông là chiến hữu thân mật của tôi từ hơn 20 năm nay" 3. Những mối quan hệ thân thiết,
gắn bó tự nhiên của những người đồng chí hướng đã tạo lập cơ sở đầu tiên cho những
mối quan hệ cao hơn ở thời kỳ cách mạng tiếp sau, kể cả quan hệ về mặt Nhà nước.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là mảnh đất Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thường
xuyên dừng chân và dừng chân lâu dài. Trong suốt thời gian 30 năm ở hải ngoại, Hồ
Chí Minh có tới 12 năm sống tại Trung Quốc, ăn nước Trung Quốc, hít thở khí trời
Trung Quốc, thấm đẫm tinh hoa văn hóa Trung Quốc. Từ đó, Hồ Chí Minh thu nhận,
thâu lọc và hình thành nên sự hiểu biết sâu sắc về đất nước và con người Trung Hoa,
nhận thức, đánh giá đúng đắn về tầm vóc của đất nước này với sự khâm phục nhiệt
thành: “Trung Quốc là một nước vĩ đại, hùng cường và đẹp đẽ. Nền văn hoá lâu đời và
ưu tú của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu xa ở châu Á và trên thế giới”4. Đã ba lần

1
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 129.
2
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Tập 1, Sđd, tr.138.
3
Đồng Ứng Long, “Diễn biến bất thường trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thập niên 70”, Tài liệu tham
khảo đặc biệt “Các vấn đề quốc tế”, tháng 8-2007, tr. 14.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 8, tr. 2.

196
sống và hoạt động trên đất Trung Quốc1, trong khi thực hiện nhiệm vụ cách mạng đối
với đất nước mình, Hồ Chí Minh tích cực đóng góp cho cách mạng Trung Quốc. Ngay
từ những ngày đầu tới Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, phân tích,
tổng kết phong trào nông dân, công nhân ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh trong nội bộ
Đảng Cộng sản Trung Quốc chống các phần tử Trốtxki và báo cáo với Quốc tế Cộng
sản, đồng thời đúc rút kinh nghiệm cách mạng cho chính bản thân mình. Nghiên cứu rất
kỹ lưỡng phong trào cách mạng Trung Quốc, Hồ Chí Minh lấy đó làm tấm gương cổ vũ
nhân dân Đông Dương đứng lên tự cứu mình: “Trung Quốc sát nách Đông Dương đã
cựa mình và đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc”2. Năm 1938, hoạt động trong Bát Lộ Quân
Trung Quốc ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc,
Hồ Chí Minh viết bài "Người Nhật Bản muốn khai hoá Trung Quốc như thế nào?”, tố
cáo những tội ác dã man mà phát-xít Nhật đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc và
khẳng định đanh thép: “Bọn phát-xít dã man tưởng rằng chúng có thể dùng khủng bố để
làm bại hoại tinh thần của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Nhưng chưa bao giờ
nhân dân và quân đội Trung Quốc lại đoàn kết và kiên quyết như ngày nay để đánh tan
giặc ngoại xâm! Những sự tàn bạo của bọn Nhật sẽ được đáp lại một cách đích đáng
bằng chủ nghĩa anh hùng vô song của những người Trung Hoa đang chiến đấu cho nền
độc lập và sinh mệnh của mình”3. Tháng 5-1940, Hồ Chí Minh quyết định cho rải
truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt - Trung, vạch trần tội
ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống
Nhật4. Người đồng thời cũng nhận thấy rằng, cùng chung kẻ thù là phát-xít Nhật, nếu
cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ,
thì sức mạnh của mỗi dân tộc chống kẻ thù chung sẽ được tăng lên đáng kể. Hồ Chí
Minh phân tích: Ủng hộ Trung Quốc tức là tự giúp đỡ mình, vì “một khi chúng (Nhật-
TG) đã thắng được nhân dân Trung Quốc”5, thì chúng sẽ mở rộng sự xâm lược tới các
nước châu Á khác, mà “vận mệnh các dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh
dân tộc Việt Nam”6. Trong bài viết "Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung
Quốc” đăng trên Cứu vong nhật báo (12-1940), dưới hình thức đưa tin nhân dân Việt
Nam chi viện mọi mặt cuộc kháng chiến của Trung Quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đa
số nhân dân Việt Nam đều hết sức đồng tình với cuộc kháng chiến của Trung Quốc” 7 và
đưa ra một lời kêu gọi, một sự khẳng định - sau này trở thành phương châm mang tính
nguyên tắc cho quan hệ Việt - Trung trong nhiều năm dài: “Trung - Việt, khác nào môi

1
1924-1927 tại Quảng Châu; 1930-1933 tại Hồng Công, Thượng Hải; 1938-1944 tại Diên An, Hoa Nam, Tây Nam
và khu vực biên giới Việt - Trung
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 146.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 3, tr. 98
4
Vũ Anh, Từ Côn Minh về Pác Bó, in trong cuốn Bác Hồ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.143
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 3, tr. 98.
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 5, tr. 24.
7
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 3, tr. 186.

197
với răng. Nhớ rằng môi hở thì răng buốt. Cứu Trung Quốc là tự cứu mình”1. Người luôn
cho rằng, “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, quan hệ mật thiết với nhau
đã bao thế kỷ. Lẽ tất nhiên quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt
Nam cũng đặc biệt gắn bó”2. Như vậy, sự cần thiết đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc được Hồ Chí Minh chỉ ra rất
sớm và thường xuyên, được Đảng Cộng sản Việt Nam lĩnh hội. Soi sáng bởi tư tưởng
ấy, Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (14-15-8-1945) đã chỉ thị: “Đối với các
nước nhược tiểu và dân chúng Tầu và Pháp chúng ta phải liên lạc và tranh thủ sự giúp
đỡ của họ”3.
Rời đất nước Trung Hoa với rất nhiều gắn bó, trở về nước lãnh đạo cách mạng,
song khi cách mạng Trung Quốc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, Hồ Chí Minh luôn
sẵn sàng. Những năm 1948-1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị được giúp
đỡ về vật chất và lực lượng ở sát biên giới Việt Nam, Hồ Chí Minh lập tức chỉ thị đáp
ứng mọi yêu cầu, mặc dù lúc đó ta còn rất nghèo và thiếu thốn mọi bề. Cảm kính trước
tấm lòng của Hồ Chí Minh, của người Việt Nam, ngày 5-1-1950, trong buổi tiếp đại diện
Đảng và Chính phủ Việt Nam, đồng chí Chu Ân Lai phát biểu: "Trong lúc Việt Nam
vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đỡ, thế mà
các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc"4. Ngày 18-1-1950, Trung Quốc ra tuyên bố
công nhận Việt Nam DCCH. Việt Nam DCCH trở thành một nước ngang hàng trong đại
gia đình dân chủ thế giới, đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân
chống đế quốc, chính thức bước ra trường quốc tế, tham gia vào đời sống chính trị thế giới
với tư cách là một thực thể chính trị độc lập, được thừa nhận. Và “cuộc thắng lợi chính trị ấy
sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”5 - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định.
Với quan hệ mật thiết với nhiều lãnh tụ Trung Quốc, với sự hiểu biết sâu sắc về
đất nước Trung Quốc, con người Trung Quốc và tầm quan trọng của cách mạng Trung
Quốc, với sự đóng góp nhiệt thành cho cách mạng Trung Quốc cùng với tình cảm thủy
chung trước sau như một với đất nước Trung Quốc anh em, Hồ Chí Minh đã bắc nhịp
cầu qua sự khác biệt, nối những điểm tương đồng, khởi đầu một thời kỳ mới trong quan
hệ Việt - Trung: Quan hệ giữa nước Việt Nam mới và nước Trung Hoa mới.
2. Hồ Chí Minh vun đắp quan hệ Việt - Trung
Không chỉ là người đặt nền móng cho quan hệ Việt - Trung, Hồ Chỉ Mình luôn
luôn đặt làm trọng việc củng cố, giữ gìn và phát triển quan hệ hai nước, coi đó vừa là

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 3, tr. 187.
2
Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội 1970, tr. 240.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 427.
4
Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1999, tr. 28.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd,Tập 6, tr. 81-82.

198
trách nhiệm, vừa là tình cảm thiêng liêng, đền đáp ơn nghĩa với “quê hương thứ hai của
tôi”- như Người vẫn thừa nhận.
Trên tinh thần “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ
ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ
thế giới”1, chuyến đi bí mật đầu tiên ra nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh có điểm
đến thứ nhất là Trung Quốc, nhằm trao đổi ý kiến, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc
đối với cách mạng Việt Nam. Chuyến đi đã thành công rực rỡ. Các đồng chí lãnh đạo
Trung Quốc coi việc giúp đỡ Việt Nam như thực hiện công việc của chính mình. Nước
CHND Trung Hoa trở thành hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Các tỉnh liền kề với
nước ta như Vân Nam và Quảng Tây trở thành nơi đặt các trường (cả quân sự và dân sự)
để đào tạo đội ngũ cán bộ cho cuộc kháng chiến; là nơi tập kết các loại hàng viện trợ của
Trung Quốc và của các nước bạn cho Việt Nam. Trong những năm cuối của cuộc kháng
chiến chống Pháp, Trung Quốc là nước trực tiếp viện trợ vũ khí, phương tiện chiến
tranh, trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam. Trong điều kiện cuộc kháng chiến của
ta vô vàn khó khăn, thì viện trợ của Trung Quốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cần phải
nhấn mạnh rằng, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đều được dồn vào hai thời
điểm quan trọng, có tính chất bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Điều đó càng làm tăng
thêm ý nghĩa viện trợ của Trung Quốc đối với chúng ta.
Sau khi miền Bắc giải phóng (1954), cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ
mới - thực hiện nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng, củng cố miền Bắc XHCN, đấu tranh
thi hành Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ và thực hiện thống
nhất đất nước. Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên duy trì sự trao đổi,
thống nhất ý kiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề quan trọng của cách
mạng Việt Nam thông qua các chuyến thăm, các cuộc tiếp xúc ngoại giao chính thức và
không chính thức. Vì thế, những năm 1954-1960, quan hệ Việt - Trung khá tốt đẹp và
suôi sẻ. Từ năm 1960 trở đi, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc xấu đi một cách nghiêm
trọng, ảnh hưởng tác động trực tiếp tới quan hệ Việt -Trung, đòi hỏi ở Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhà nước ta cách thức, phương sách giải quyết, ứng xử phù hợp, nhằm
phát huy những nhân tố thuận lợi, hạn chế những khó khăn, phức tạp, tranh thủ sự giúp
đỡ tối đa về cả vật chất lẫn tinh thần của các nước XHCN anh em, tăng cường thực lực
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lúc này, một đường lối đối ngoại phù hợp,
thể hiện sự tinh tế và khéo léo là hết sức cần thiết. Lời giải cho bài toán khó trông đợi ở
tài trí ngoại giao Hồ Chí Minh.
Sớm phát hiện những biểu hiện của sự bất đồng giữa các nước XHCN, Người
thường xuyên nhắc nhở Đảng và Nhà nước ta cần đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 6, tr. 7-8.

199
tác giữ gìn đoàn kết giữa Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc. Người có những chỉ thị cụ
thể và uốn nắn kịp thời các hoạt động ngoại giao để đảm bảo giữ được quan hệ tốt đẹp
với cả hai nước.
Bằng sự am tường, hiểu biết sâu sắc về các nước lớn anh em và quan hệ chân
thành, gần gũi với các nhà lãnh đạo hai nước, Người đã xử lý thành công nhiều tình
huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc bằng nghệ
thuật ngoại giao cân bằng quan hệ, thể hiện sự phân tích sắc sảo, sự khéo léo, nhanh
nhậy và linh hoạt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cường các chuyến thăm viếng ngoại giao tới Trung
Quốc, nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Liên tục trong những năm 1956 -
1960; 1965-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc chính thức và không
chính thức, trao đổi ý kiến, tìm tiếng nói chung, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc
đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định rằng, Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc đều là
“anh em ruột thịt trong đại gia đình cộng sản quốc tế"1. Trong vòng 20 năm, kể từ khi
nước Trung Hoa mới được thành lập, Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc không dưới 30
lần. Riêng từ năm 1960-1969, Người đã tổ chức sinh nhật ở Trung Quốc 7 lần2.
Với phương châm không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, “chưa
hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ”, tránh "để Trung Quốc đừng hiều lầm"3 của Hồ Chí
Minh, suốt thời kỳ mâu thuẫn Xô - Trung diễn ra gay gắt, trên các phương diện chính
thống, Đảng và Nhà nước ta đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay
phản đối Cách mạng văn hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh
luận công khai giữa hai bên, tránh đào sâu hố ngăn cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
và Nhà nước ta bày tỏ mong muốn tình hình Trung Quốc sớm ổn định, không làm ảnh
hưởng đến sự ủng hộ, chi viện của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân
ta, không gây trở ngại cho việc quá cảnh hàng viện trợ từ Liên Xô và Đông Âu cho Việt
Nam. Đảng, Chính phủ Việt Nam một lòng ủng hộ lập trường của Đảng, Chính phủ,
nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan và những vấn đề quốc tế khác.
Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, coi trọng truyền
thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước và vai trò của Trung Quốc đối với sự
nghiệp chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương.

1
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, Sđd, tr.127.
2
Đồng Ứng Long, “Diễn biến bất thường trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thập niên 70”, Sđd, tr. 14
3
Biên bản họp Bộ Chính trị, tháng 3-1966, Đơn vị bảo quản 173, Cục lưu trữ Trung ương Đảng.

200
Hộp 1
Khi Trung Quốc phát động“cách mạng văn hoá”, trong Trung ương Đảng ta
đã có một số đồng chí tỏ ý đồng tình và một số đồng chí tỏ ý phản đối. Cả hai phía đều
muốn đảng ta tỏ thái độ.
Với sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc, Bác Hồ đã có chủ kiến: Đây là cuộc
đấu tranh quyền lực trong nội bộ, sẽ mang lại tai hoạ cho nhân dân Trung Quốc,
chúng ta không thể ủng hộ, nhưng cũng không thể khuyên can vì dù có khuyên can
họ cũng không nghe. Bác chỉ hỏi: “Ở đây có đồng chí nào hiểu Trung Quốc bằng
Bác không?” Tất nhiên chẳng vị nào dám nói mình hiểu Trung Quốc hơn Bác.
Thấy mọi người im lặng, Bác nói tiếp: “Hiện giờ Bác cũng chưa biết “cách
mạng văn hoá” là cái gì? Đã chưa biết, chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ!”
Câu nói ngắn gọn đó đã trở thành chủ trương của Đảng và nhân dân ta trong
suốt thời gian Trung Quốc tiến hành công việc trên.
Nguồn: Dương Danh Di, tuanvietnam.net, tháng 9, 2009.
Tháng 5-1963, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam và vấn
đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô” thường xuyên được nêu lên với hàm
ý đổi bằng việc Trung Quốc sẵn sàng viện trợ trọn gói cho Việt Nam, thì Hồ Chí Minh
vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho
cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa
quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa và các nước anh em khác”1. Năm 1965, Việt Nam hoan nghênh ý kiến của
Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam
chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng khi Trung Quốc phản đối đề nghị này, thì ta tạm
thời gác vấn đề này lại. Việt Nam cũng công khai cải chính những tin tức nói Trung
Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung
Quốc, đồng thời đồng ý để Trung Quốc cử một đội quân sang làm đường ở vùng đất
Việt Nam gần biên giới với Trung Quốc. Đảng Lao động Việt Nam cũng không tham
gia Hội nghị 75 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập năm 1970,
mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự.

Hộp 2
Mặc dù ngay từ đầu chúng ta đã tỏ rõ thái độ là không ủng hộ nhưng cũng không
phê phán “cách mạng văn hóa”, nhưng Ban lãnh đạo Trung Quốc (chủ yếu là phái

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, Tập 10, tr. 604.

201
tạo phản) vẫn không ngừng yêu cầu chúng ta chí ít cũng phải có sự ủng hộ về dư
luận. Để giải toả vấn đề, Bác Hồ đã có một cử chỉ tuyệt vời.
Ngày 26 tháng 12 là sinh nhật của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đúng ngày
26/12/1967 trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung
Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Bác chiếm chỗ khoảng bằng
một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. 26/12/1967. Hồ Chí
Minh”.
“Vạn thọ vô cương” là mấy từ mà các Hồng vệ binh Trung Quốc hồi đó thường
xuyên hô lớn tại bất kỳ cuộc họp nào, nhất là trong dịp được Chủ tịch Mao tiếp kiến,
nay Hồ Chí Minh cũng dùng nó để chúc thọ “người cầm lái vĩ đại”, thì còn có sự ủng
hộ nào bằng. Sức ép hầu như không còn!
Nguồn: Dương Danh Di, tuanvietnam.net, tháng 9, 2009.

Làm hết sức mình để gìn giữ quan hệ hữu nghị với các nước anh em, đặc biệt là
với Trung Quốc, trong những năm cuối đời, khi viết bản Di chúc lịch sử và trước lúc đi
xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn canh cánh một nỗi niềm trăn trở: “Là một người suốt
đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất hoà hiện nay
giữa các Đảng anh em”1, đồng thời, Người cũng bầy tỏ một niềm tin sắt đá: “Tin chắc
rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”2.
3. Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc - Bài học
viết ở thì hiện tại
Cho đến hôm nay, người Trung Quốc vẫn xem Hồ Chí Minh là biểu tượng cho
mối quan hệ “chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ” trong cuộc đấu tranh ý thức hệ vài
chục năm trước. Đánh giá đó được thể hiện qua sách vở chính thông, qua ý kiến của các
học giả tên tuổi và trong lòng nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc gọi Hồ Chí Minh là
người "dày công bồi đắp đóa hoa hữu nghị Trung -Việt” - như GS. Hoàng Tranh trong
cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc đã khái quát. Ký ức về giai đoạn “trăm ơn,
nghìn nghĩa, vạn tình” của quan hệ Việt - Trung, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu
tượng sinh động vẫn được nhắc đến ở Trung Quốc với sự nhiệt thành, nồng ấm và thoải
mái.

Hộp 3
Hồ Chí Minh góp phần định hình Trung Quốc hiện đại
Tờ Thời báo Hoàn cầu thăm dò ý kiến của một số lãnh đạo và chuyên gia Trung
Quốc để chọn ra 60 người trong số 200 “ứng cử viên” có ảnh hưởng nhất đến Trung
Quốc.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,, Tập 12, tr. 511.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,, Tập 12, tr 511.

202
Trong số 60 vĩ nhân này có 20 chính trị gia và chỉ huy quân sự, 17 chuyên gia
văn hóa và triết học, 9 doanh nhân, 8 nhân vật nổi tiếng trong giới âm nhạc, thể thao
và 6 nhà phát minh.
Kết quả cuộc thăm dò mới đây của Thời báo Hoàn cầu nhân kỷ niệm 60 năm
Quốc khánh Trung Quốc cho thấy, vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam - Hồ Chí Minh là
một trong 60 người nước ngoài góp phần định hình nên Trung Quốc hiện đại.
Tờ báo này nhận định: “Nhìn lại 60 năm phát triển Trung Quốc, những người
nước ngoài không đơn thuần chỉ đứng ngoài chứng kiến mà còn trực tiếp tạo nên
những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc”.
Nguồn: tinmoi.vn, ngày 8-9-2009
Sở dĩ Hồ Chí Minh thành công đến vậy, nguyên nhân chủ yếu là bởi Người am
hiểu sâu sắc văn hoá Trung Hoa, am hiểu tinh thần Trung Hoa, am hiểu con người
Trung Hoa, kết mối thân tình, tôn trọng với các nhà lãnh đạo và với nhân dân Trung
Quốc, tôn trọng lợi ích nước lớn của Trung Quốc, xử lý quan hệ Việt - Trung trong
tương tác với các mối quan hệ nước lớn khác. Phong cách, phương pháp, phương cách
ngoại giao Hồ Chí Minh nói chung, trong xây dựng, vun đắp quan hệ Việt - Trung nói
riêng đã đạt đến tầm nghệ thuật. Trân trọng tình nghĩa và tín nghĩa, kế thừa truyền
thống ngoại giao hòa hiếu "bán anh em xa, mua láng giềng gần" của cha ông, giữ gìn
tình nghĩa“tối lửa tắt đèn có nhau”, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ
đối với Trung Quốc là sự biểu hiện ở mức độ cao cách ứng xử trong chiều sâu văn hóa.
Quan hệ Việt - Trung là một trong những mối quan hệ địa - chính trị lâu đời nhất
trên thế giới và cũng là một trong những quan hệ nhiều nét thăng và trầm nhất trên thế
giới. Sau những khúc quanh lịch sử, quan hệ hai nước được chính thức bình thường hóa
vào năm 1991 và cho đến nay đã đi được một quãng thời gian đủ dài để có thể nhận
thức bản chất ở thời điểm hiện tại. Đó là mối quan hệ "đồng chí, nhưng không đồng
minh", "thân không gần, xa không lạnh". Về mặt hình thức, quan hệ hai nước được định
vị trong một khuôn khổ có tính chuẩn tắc mà cả hai nước cùng công nhận. Song về thực
chất, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phản ánh sự cọ xát, đụng độ hoặc nhân nhượng
giữa hai nước với nhau, xét cho cùng là phản ánh tương quan lợi ích giữa hai quốc gia láng
giềng lớn và nhỏ, với các chỉ số so sánh quá cách biệt, mà sức nặng nghiêng về phía Trung
Quốc. Trong quan hệ hai nước, bên cạnh những thành tựu vẫn được hai bên thừa nhận,
không thiếu những khúc mắc. Vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
Cần nhận thức rõ ràng rằng, một số vấn đề nổi cộm trong quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc sẽ không dừng lại ở trạng thái hiện nay, mà sẽ còn được tiếp tục đẩy tới, vì Trung
Quốc là nước lớn, nước mạnh và sẽ còn hùng mạnh hơn nữa và còn bởi Trung Quốc cho
rằng, tình thế hiện tại đang rất thuận lợi cho việc Trung Quốc có thể thực hiện chính sách
của mình, mà chỉ gặp phải phản ứng quốc tế ở mức thấp nhất.
203
Trên nền tảng nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, đối sách của Việt Nam với
Trung Quốc cần phải hết sức uyển chuyển, mềm dẻo, hiểu rõ sức mạnh nước lớn của
Trung Quốc, nhưng không vì thế mà lùi bước trước sức ép một cách bị động. Cần nhận
thức đúng về Trung Quốc, nắm vững chiến lược của Trung Quốc, bởi Trung Quốc tồn
tại cận kề, đôi lúc không thể đoán trước, thì lợi ích, chiến lược và chính sách của Trung
Quốc cần phải được tính đến, nghiên cứu, đánh giá để đề ra chủ trương phù hợp. Bên
cạnh đó, phải chủ động tìm biện pháp thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, vì với vị thế là
một nước lớn, Trung Quốc có ưu tiên hàng đầu cho ngoại giao với các nước lớn, đồng
thời, Trung Quốc là cường quốc, bận tâm với các vấn đề của cường quốc. Trong khi ưu
tiên hợp tác với Trung Quốc, có chính sách cân bằng quan hệ, mở rộng quan hệ với tất cả các
nước, chú trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị, vì đó là những
nhân tố đáng kể tác động đến Việt Nam và khu vực, đồng thời tác động trực tiếp đến quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc. Chúng ta sẽ không bị chi phối và kiềm tỏa, nếu tranh thủ được
hậu thuẫn quốc tế, bởi trong thời đại ngày nay, mối tương quan quốc tế rất quan trọng
và cộng đồng thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của mỗi quốc gia. Nghệ
thuật ngoại giao cân bằng quan hệ của Hồ Chí Minh trong lịch sử đã minh chứng cho
điều đó và còn nguyên giá trị trong ngày hôm nay.
Một cách tổng quát, có thể coi việc xử lý quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là nghệ
thuật uyển chuyển của các cuộc đấu tranh và đối thoại, trong đó để tránh bớt thua thiệt, sự
hợp tác với Trung Quốc cần thiết phải được bổ sung bằng việc đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ với những định chế và các quốc gia khác. Cần khép lại những chương sử cũ, đặt
Việt Nam vào dòng chảy chung, trào lưu chung của khu vực, của thế giới, đổi mới tư
duy bạn - thù, nhận thức đầy đủ sự vận động, biến động của khu vực và thế giới. Đó
chính là vận dụng nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - vận dụng "ngũ tri"1, kết hợp hài
hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa
chủ động và sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc để tồn tại và tồn tại bình yên
bên cạnh Trung Quốc.

1
Biết mình, biết người, biết thời thế, biết chừng mực, biết biến đổi.

204
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh, những tư tưởng
về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng. Tư tưởng của Người, trí tuệ và đường lối
quốc tế của Đảng, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, kết hợp được với sức mạnh thời đại,
là cội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối ngoại của Việt Nam.
Sự hình thành và phát triển của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh gắn liền với
cuộc đời hoạt động của Người qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố, những thay đổi
sâu sắc, lớn lao về nhiều mặt của đời sống thế giới và Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại bắt nguồn trước hết từ chủ nghĩa yêu nước
và truyền thống đối ngoại của ông cha ta. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, với chiến
thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập. Từ đó hoạt
động đối ngoại của ông cha ta chủ yếu đối với các vương triều phong kiến phương Bắc,
thời bình cũng như thời chiến, lúc cương, lúc nhu, vô cùng gian nan phức tạp. Đối
ngoại truyền thống Việt Nam mang đậm tính nhân văn lấy đại nghĩa thắng hung tàn,
đem chí nhân mà thay cường bạo, giữ hoà hiếu để dập tắt ngọn lửa chiến tranh, bảo vệ
biên cương bờ cõi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại còn bắt nguồn từ tinh hoa văn hoá phương
Đông, phương Tây, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng phương
pháp luận khoa học và cách mạng gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi
ách áp bức của thực dân Pháp với các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới, đưa cách
mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một hệ thống các quan điểm của Người
về các vấn đề quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Những nội
dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại hết sức phong phú và sâu sắc, Người
luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Trong Tuyên ngôn độc lập Người viết: Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm: Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH; nêu cao các quyền dân tộc cơ bản như độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thông nhất đất nước; đề cao đạo lý, chính nghĩa và
nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế; bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh xâm lược; độc
lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh

205
dân tộc với sức mạnh thời đại (mở rộng tập hợp lực lượng quốc tế, thêm bạn, bớt thù);
quan hệ đối ngoại rộng mở, cùng có lợi, làm bạn với mọi nước dân chủ, không thù oán
với một ai; quan tâm xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu bền với các
nước láng giềng; coi trọng xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn; và ngoại giao là
một mặt trận. Đó là tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Đó là quyền tự do
của các dân tộc được sống trong hòa bình, là tư tưởng hòa bình cho Việt Nam và hòa
bình cho thế giới, chống chiến tranh xâm lược, chống can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước, chống các chính sách cường quyền và áp đặt trong quanhệ quốc tế. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định các quyền dân tộc cơ bản và luôn nhấn mạnh độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia là những vấn đề có liên quan chặt chẽ
với nhau.
Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế là
nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về đối ngoại, Người nêu rõ;
muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh
là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác-
Lênin, Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với
các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp
tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành
công. Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, là ở việc phát
huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời ở việc đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ và hợp
tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại.
Quan niệm đoàn kết, hợp tác quốc tế là con đường hai chiều và trên cơ sở cùng có lợi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ; mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho
người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả. Sự nghiệp vẻ vang của nhân dân
Việt Nam đóng góp vào thực hiện các mục tiêu chung của nhân dân tiến bộ thế giới.
Người sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước. Ngay những năm
đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Người đã khẳng định Việt Nam
mong muốn thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực, đón nhận đầu tư
nước ngoài; mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho buôn bán và quá
cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế; hoan nghênh đầu
tư nước ngoài để xây dựng lại Việt Nam và để tham gia "điều hòa kinh tế thế giới".
Quan niệm đoàn kết, hợp tác quốc tế là con đường hai chiều và trên cơ sở cùng có lợi.
Sự nghiệp vẻ vang của nhân dân Việt Nam đóng góp vào thực hiện các mục tiêu chung
của nhân dân tiến bộ thế giới. Người sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả
các nước.

206
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân
dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ
quốc tế. Người nêu rõ: Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Từ khi có
Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa
đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Người thường nhắc nhở
phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các
nước bạn anh em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là "thiên kinh địa
nghĩa".
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với
các nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan
hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa - là bạn với tất cả mọi nước dân chủ
và không gây thù oán với một ai.
Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong
lịch sử ngoại giao dân tộc ta. Hoạt động ngoại giao luôn tùy thuộc vào sức mạnh tổng
hợp của đất nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ; thực lực là cái chiêng mà
ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn. Hồ Chí Minh có khả năng tiên tri,
tiên liệu và dự cảm vượt thời gian. Những dự báo đúng đắn của Người về thời cơ, về
khả năng phát triển và những bước ngoặt của tình hình thế giới và Việt Nam đều do
phân tích các xu thế và thực tiễn khách quan thế giới và đất nước. Đó còn là kết quả của
tinh thần cách mạng tiến công, như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhận định: Tư tưởng
và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là tư tưởng tiến công.
Là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", Hồ
Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh
hoạt. Hồ Chí Minh đã phát huy ngoại giao "tâm công" (đánh vào lòng người) - một
truyền thống ngoại giao quý báu của ông cha ta nhằm không ngừng mở rộng tập hợp
lực lượng, tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế. Trong kháng chiến cứu nước, Người
luôn phân biệt nhân dân với giới cầm quyền các nước tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những
phương pháp phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt
động đối ngoại. Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có
nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, am hiểu và vận dụng nhuần
nhuyễn "năm cái biết" (ngũ tri) của triết lý phương Đông: biết mình, biết người, biết
thời thế, biết dừng, biết biến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng Hồ Chí
Minh là con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng
quân địch..., nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn
của điều có thể.
207
Nhân dịp nói chuyện với các cán bộ làm công tác ngoại giao, Người thân mật
nhắc nhở: "Ngành ngoại giao của ta còn non trẻ, đối với ta cái gì cũng mới, cái gì cũng
phải học. Những điều ta làm được còn quá ít" và "trình độ văn hoá và tri thức ngoại
giao ta còn kém lắm". Người khuyến khích động viên các cán bộ ngoại giao quyết tâm
theo con đường dài học tập và tu dưỡng bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đất nước
giao phó. Để nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, người đặc biệt nhấn mạnh việc "cán
bộ ngoại giao từ thấp đến cao đều là đại diện cho dân tộc, là hình ảnh của đất nước
Việt Nam ở nước ngoài". Bởi vậy người cán bộ ngoại giao, trước tiên cần rèn luyện lập
trường tư tưởng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời
cũng phải nắm vững tình hình mọi mặt của nước sở tại, nơi mình công tác "Phải hiểu
cả hai bên mới có thể làm tròn nhiệm vụ". Về phương pháp công tác, Bác luôn căn dặn
cán bộ ngoại giao phải làm điều tra, nghiên cứu nhưng cần đường hoàng, khéo léo, cẩn
thận trong hành động và phát ngôn.
Người hết sức chú trọng đến vấn đề đào tạo con người. Người chỉ rõ trong buổi
nói chuyện tại Hội nghị Ngoại giao lần 3 (tháng 1/1964), những phẩm chất đòi hỏi mỗi
cán bộ ngoại giao "Một là phải có quan điểm và lập trường của Đảng làm kim chỉ nam.
Hai là phải có tư cách đạo đức tốt, không để cá nhân lên trên lợi ích chung. Ba là về
phương pháp công tác phải thận trọng, cảnh giác và giữ bí mật nhà nước. Bốn là phải
có tinh thần học hỏi và tự lực cánh sinh, tiết kiệm. Năm là phải học tiếng nước ngoài.
Công tác ở nước nào cần học tiếng của nước đó". Người căn dặn cặn kẽ và chí lý, yếu
tố con người, việc trang bị ngoại ngữ, luôn được coi là vũ khí quan trọng của nghề
ngoại giao. Không biết hoặc không thông thạo tiếng nước sở tại thì khả năng nghiên
cứu và giao tiếp sẽ bị hạn chế. Đặc biệt trong những tiếp xúc riêng bên lề hội nghị, một
bữa tiệc, tiếp tân nào đó - một đặc thù của công tác ngoại giao - nếu không có ngoại ngữ
vững, người cán bộ sẽ thiếu tự tin, dẫn đến mặc cảm, hạn chế trong hoạt động đối
ngoại.
Đoàn kết nội bộ cũng là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. "Một cây làm chẳng
nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao", Hồ Chí Minh nói nhiều đến vấn đề này ở
các cơ quan đại diện mà theo Người biết còn chưa tốt. "Đó là vấn đề đoàn kết nội bộ.
Ra ngoài, muốn công tác tốt, trước hết nội bộ phải đoàn kết chặt chẽ... Phải thực hiện
dân chủ nội bộ, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau để
cùng tiến bộ. Người phụ trách cơ quan và người phụ trách từng bộ phận phải gương
mẫu mọi mặt về công tác, đạo đức, tiết kiệm và đoàn kết". Người còn dặn dò các cơ
quan đại diện ở nước ngoài, nơi có kiều bào và lưu học sinh "cần quan tâm đến họ để
họ coi Sứ quán Việt Nam như một tiểu gia đình, đại diện cho đại gia đình các dân tộc
Việt Nam. Cán bộ Ngoại giao, đặc biệt các chú Đại sứ, cán bộ cao cấp phải thân mật,
gần gũi, giúp đỡ, đoàn kết với họ..."

208
Hiện nay, khi những điều kiện quốc tế khác nhiều so với trước, việc nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao sẽ mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng thực hiện
thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ X đề ra... Việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán
bộ ngoại giao không ngừng học tập nội dung tư tưởng, phương pháp, phong cách ngoại
giao và ứng xử văn hóa của Người trong giao tiếp đối ngoại; rèn luyện bản lĩnh chính
trị, năng lực, đạo đức, phẩm chất, kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo gương Bác
Hồ vĩ đại.
Phát huy truyền thống và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại
giao trong tình hình mới, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Việt Nam đã
đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Kể từ
đó, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa liên tục được bổ sung,
hoàn chỉnh, được thực hiện nhất quán, linh hoạt với tinh thần “Chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt
Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực
vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và hầu hết các
tổ chức quốc tế quan trọng; có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư... với 165 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Nhiều hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương đã được ký
kết, trong đó có 89 Hiệp định thương mại song phương; 52 Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư song phương và nhiều hiệp định đa phương khác trên hầu hết các lĩnh
vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các cường
quốc trên thế giới; quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đa dạng
hóa và không ngừng đi vào chiều sâu, tất cả những thành tựu đó càng khẳng định dường
lối, quan điểm và sự nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng đúng đắn và có
nhiều ý nghĩa sâu rộng.

209
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới,
bằng toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho
chúng ta một di sản tư tưởng phong phú, có giá trị to lớn trong nhiều chiều cạnh. Đóng góp vĩ
đại của Người đối với dân tộc Việt Nam chính là tìm ra con đường để đưa Việt Nam từ một
nước thuộc địa, nửa phong kiến, nghèo khổ, không có tên trên bản đồ thế giới tìm được chỗ
đứng của mình với tư cách là một quốc gia độc lập và bước được vào quỹ đạo phát triển của
thời đại. Tư tưởng độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc ở Hồ Chí Minh có nhiều nội dung. Bài
viết này chỉ nhấn vào một số khía cạnh mà theo người viết là có ý nghĩa quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước hiện nay.

1.Độc lập dân tộc là tiền đề cho mọi sự phát triển

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, cũng như những người yêu nước khác, Hồ Chí
Minh đau đáu nỗi đau của người dân mất nước, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bởi
vậy, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc là xuất phát điểm cho những lựa
chọn, tìm kiếm của Người. Đối với Hồ Chí Minh, dân tộc có độc lập nhân dân mới có tự do,
các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội mới thoát được thân phận của những kẻ nô lệ,
mới có quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc; tức quyền sống và phát
triển xứng đáng với con người. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để dân tộc có được
quyền tự chủ, tự quyết trong lựa chọn con đường phát triển của mình, để đất nước thoát khỏi
ách áp bức, nô dịch của ngoại bang, để từng người dân có quyền tự do và hạnh phúc. Đó thể
hiện khát vọng chung, lợi ích chung của toàn thể nhân dân Việt Nam và vì vậy, nó phải được
đặt cao hơn, đặt lên trên hết so với lợi ích riêng của các giai cấp hay các nhóm xã hội: “ Trong
lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải được đặt dưới sự sinh tồn, tử vong của quốc
gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi
được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”1.
Quan điểm về tính tối thượng của lợi ích dân tộc chung trong tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở
để Đảng ta quy tụ được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước trước kia cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

2. Độc lập dân tộc không có giá trị tự thân ; nó cần được gắn với mục tiêu dân chủ, giải
phóng con người

Đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc chỉ là bước khởi đầu cần thiết của công cuộc
phát triển. Độc lập dân tộc phải gắn với dân chủ, tự do, với cuộc sống ấm no,hạnh phúc của
mọi người dân. Tư tưởng này được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Chẳng hạn, khi trả lời các
1
. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. CTQG, HN, 2000, Tập 7, tr.113.
210
nhà báo nước ngoài vào tháng 1 năm 1946, Người nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.1 Hay một cách trực tiếp hơn,
Người cho rằng: "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có
ý nghĩa gì"2. Rõ ràng giá trị của độc lập dân tộc nằm trong giá trị giải phóng và phát triển con
người. Độc lập dân tộc phải gắn với việc đem lại tự do, hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần
của nhân dân. Trong cách diễn đạt : ‘‘ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành’’,
hạnh phúc mà Hồ Chí Minh mưu cầu là hạnh phúc của từng người, của mọi người dân.

Như vậy, việc đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa trên nền tảng
của một cuộc cách mạng rộng lớn hơn nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng
con người một cách triệt để, và toàn diện là điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phân
biệt Người với nhiều bậc tiền bối yêu nước khác. Đây chính là cơ sở của việc Người gắn cách
mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở giai đoạn sau. Chẳng hạn, việc Hồ Chí Minh lựa chọn đi
theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga chính là vì Người cho rằng, so với cách mạng
Mỹ, cách mạng Pháp, cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để trong việc giải
phóng con người (xem “ Đường cách mệnh”).

3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhưng chủ nghĩa xã hội không phải là
mục tiêu cuối cùng của độc lập dân tộc

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, như chính Người khẳng định, một cách tự
nhiên từ chủ nghĩa yêu nước. Người nhìn thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin như một học thuyết cách
mạng triệt để, một công cụ có khả năng giúp Người và những nhà cách mạng Việt Nam giải
quyết được các bài toán phát triển của dân tộc. Vì thế, trong khi tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, Hồ Chí Minh luôn tìm cách vận dụng một cách sáng tạo nó một cách phù hợp với thực
tiễn Việt Nam. Khi đặt vấn đề: nhiều khía cạnh của chủ nghĩa Mác là được khái quát từ thực
tiễn châu Âu, có những điểm rất khác biệt với thực tiễn châu Á, Hồ Chí Minh đã ý thức rằng,
không thể áp dụng một cách máy móc, giáo điều lý luận cách mạng này. Vì thế Người sẵn sàng
điều chỉnh, “bồi bổ”, làm giàu có các quan điểm lý thuyết của chủ nghĩa Mác trên cơ sở hấp
thụ các tư tưởng tiên tiến khác cũng như sự tổng kết từ chính thực tiễn cách mạng Việt Nam
chứ không coi đó là những luận điểm nhất thành, bất biến. Điều này đặc biệt nổi bật trong việc
Người xử lý các vấn đề dân tộc - giai cấp. Việc đặt lợi quyền của dân tộc ưu tiên hơn lợi quyền
giai cấp, mặc dù bị phê phán là theo “chủ nghĩa dân tộc” song lại là cơ sở để Người triển khai
một trong những tư tưởng độc đáo của mình và nó đã trở thành một cội nguồn đảm bảo sự
thành công của cách mạng Việt Nam: tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam đã chứng tỏ rằng: cả trong sự nghiệp giải phóng đất nước lẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
chỉ khi nào Đảng thực sự triển khai được tư tưởng đại đoàn kết thì sức mạnh yêu nước của toàn
dân tộc mới được quy tụ và phát huy, cách mạng mới giành được những thành quả đáng kể.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 4, tr. 161.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 4, tr. 56.

211
Cũng như cách ứng xử chung với các luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan niệm
của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng là một quan niệm uyển chuyển, có tính thực tiễn
Việt Nam. Trước hết, như trên đã nói, đối với Hồ Chí Minh, mục tiêu giải phóng dân tộc là
nhằm vào những giá trị giải phóng con người. Khi nhận thấy rằng các cuộc cách mạng tư sản
không xóa bỏ được tình trạng bóc lột, áp bức giữa con người với con người, giữa dân tộc này
với dân tộc khác, không hứa hẹn đem lại quyền tự do, hạnh phúc thực sự cho mọi người dân,
Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì Người coi đây là cách thức duy
nhất đảm bảo thực hiện được mục tiêu của cuộc cách mạng mà mình theo đuổi. Như vậy, ở đây
chủ nghĩa xã hội cũng chỉ là công cụ chứ không phải mục tiêu của công cuộc giải phóng con
người. Trái lại, chính hệ mục tiêu giải phóng, phát triển con người mới là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Trong bản Di chúc nổi tiếng của mình, trong khi không thể hiện từ nào về chủ
nghĩa xã hội, song Hồ Chí Minh lại nhắn nhủ rằng: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:
Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1.

Thật ra trong cuộc đời cách mạng của mình, tâm sức của Hồ Chí Minh chủ yếu là dành
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Lúc Người “đi xa”, công cuộc thống
nhất đất nước vẫn chưa hoàn thành. Việc tiến hành nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc diễn ra trong một điều kiện chiến tranh, không bình thường. Trong hoàn cảnh ấy, những
khiếm khuyết của mô hình chủ nghĩa xã hội cũ chưa bộc lộ. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội
kiểu Liên Xô chưa bị thách thức rõ nét cả ở nơi phát sinh ra nó lẫn ở Việt Nam. Cách nhìn của
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội không khỏi bị chi phối bởi điều kiện lịch sử lúc đó. Tuy
nhiên, ngay cả trong thời kỳ đó, Hồ Chí Minh luôn lưu ý rằng, đặc điểm “to nhất” của việc
chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội là xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa kinh qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi một thời kỳ quá độ dài lâu. Một mặt
chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước XHCN khác, song điều quan trọng vẫn là phải
biết tổng kết kinh nghiệm thực tiễn gắn liền với những điểm rất đặc thù của Việt Nam. “Hiện
nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào
của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách
máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”2. Có thể hiểu đó là chỉ dẫn về một
cách tiếp cận mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Việt Nam. Đồng thời, quan niệm của Hồ Chí
Minh về mục tiêu đích thực của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội như đã nêu ở trên gợi lên
rằng cần xuất phát từ thực tiễn để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội mà
chúng ta đang triển khai. Độc lập dân tộc là thiêng liêng mà Hồ Chí Minh còn khẳng định rằng:
nó sẽ chẳng có giá trị gì nếu dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì mượn cách nói này
của Người, chúng ta cũng có thể khẳng định: CNXH sẽ chẳng có giá trị gì nếu nó không mang
lại hạnh phúc, tự do cho mọi người dân. Tính mục tiêu, tính thực tiễn là những điểm tựa
nguyên tắc để chúng ta tiếp tục công cuộc đổi mới nhằm đưa đất nước tiến trên con đường
hạnh phúc, hùng cường.

1
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/ (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.8, sđd, tr.498-499.

212
4. Gắn độc lập, giải phóng dân tộc, giải phóng con người với những giá trị, chuẩn mực
của thời đại

Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nằm sâu sa trong những lựa
chọn tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường phát triển Việt Nam đã được Đảng ta nhiều lần
tổng kết. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài học có giá trị lâu dài, đặc biệt trong thời đại toàn cầu
hóa, phát triển kinh tế tri thức hiện nay; do đó nó vẫn đáng được suy ngẫm.

Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm hướng ra bên ngoài để tìm hiểu
về đất nước, con người ở các quốc gia khác nhau và các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới. Bằng cả việc nghiên cứu lý luận lẫn những trải nghiệm thực tiễn phong phú, bằng trí tuệ
thiên tài và lòng yêu nước cháy bỏng của mình, Người cố gắng thâu nạp những giá trị tư tưởng
tinh hoa khác nhau, miễn đó là những giá trị hữu ích cho mục tiêu giải phóng dân tộc, cho việc
mưu cầu hạnh phúc, tự do cho nhân dân. Mặc dù lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê Nin, lựa chọn
con đường của cách mạng tháng Mười Nga, song Người vẫn đánh giá cao tư tưởng dân chủ, tự
do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789) chủ nghĩa tam dân
của Tôn Dật Tiên ..."Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân, tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của
nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính
sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta...Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã
có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi
cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất
định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người
học trò nhỏ của các vị ấy"1. Tìm ra những điểm chung của các nhà tư tưởng lớn trên thế giới,
chắt lọc ra từ đó những giá trị có ý nghĩa phổ quát, toàn nhân loại và vận dụng chúng để thiết
kế nên con đường cách mạng Việt Nam là cách để Hồ Chí Minh gắn giá trị tư tưởng của cuộc
cách mạng mà Người theo đuổi với những giá trị chung của thời đại, của nhân loại. Vì thế,
dưới sự lãnh đạo của Người, cách mạng Việt Nam luôn được xem là một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới, luôn nằm trong dòng chảy của các trào lưu do các lực lượng tiến bộ
của nhân loại dẫn dắt. Điều đó một mặt, nâng tầm giá trị (mục tiêu, lý tưởng) của cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo những chuẩn mực thời đại, mặt khác, cho phép nó
khai thác được sức mạnh to lớn của thời đại. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, của cuộc
kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ là những minh chứng hùng
hồn cho nhận định như vậy.

Rõ ràng việc nắm bắt đúng xu hướng và các nguyên lý vận động của thời đại, chủ động
thuận theo dòng chảy phát triển của thời đại để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức
gắn liền với thời đại nhằm đưa dân tộc tiến nhanh trong quỹ đạo phát triển chung của nhân loại
là bài học lớn, còn nguyên giá trị mà Hồ Chí Minh để lại trong di sản tư tưởng của Người cho
chúng ta trong cuộc đua tranh phát triển giữa các dân tộc và quốc gia hiện nay. Khát vọng độc

1
Chương trình Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh"
NXBKHXH.1993, tr.84
213
lập dân tộc trong lúc này chính là khát vọng phát triển trong từng người và trong toàn thể dân
tộc. Nó cần thực sự được khơi dậy và quy tụ một cách thành công như Hồ Chí Minh và Đảng
đã từng thực hiện trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

214
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

ThS. Đào Thị Bích Hồng


Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là một tư tưởng lớn, có giá trị khoa học và thực tiễn. Mặc dù trong cuộc
đời, Hồ Chí Minh phải dành phần lớn thời gian cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và thống nhất Tổ quốc, nhưng Người cũng hết sức quan tâm đến con đường phát
triển của đất nước, trong đó có những nội dung rất quan trọng về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Người đặc biệt quan tâm đến nội dung kinh tế của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. “Dân chủ và giàu mạnh” chính là bản
chất cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Đất nước đã có độc lập và thống nhất, nhân dân ta
đang thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh, xây dựng chế độ dân chủ (về xã hội) và đất
nước giàu mạnh (về kinh tế).
Dưới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới, những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí
Minh càng có điều kiện để nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Phải nắm vững, vận dụng
sáng tạo và từng bước phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ thường xuyên
trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Bài
viết này chỉ nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn một nội dung trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh: cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Về tính tất yếu và bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Người tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ nhiều phương diện khác nhau, nhưng trước hết là từ
yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người khẳng định, do sự tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản ở thuộc địa đã làm cho dân tộc Việt Nam không tiếp nhận con đường tư
bản chủ nghĩa, mà lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư
bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của
công cuộc giải phóng nữa thôi”1. Đây là một nguyên nhân hết sức quan trọng khẳng
định tính tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm của một nước thuộc địa với những tàn tích phong kiến
nặng nề, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển,
tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 28.

215
chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng (nhằm giải
phóng dân tộc - TG) và thổ địa cách mạng (xóa bỏ cơ sở kinh tế phong kiến - TG) để đi
tới xã hội cộng sản”.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm đem lại đời sống ấm no,
hạnh phúc cho dân ta, là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
Nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất. Nước
ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới hết
sức gian nan, phức tạp hơn đánh giặc. Chúng ta không những phải đấu tranh với kẻ địch
chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh với nghèo nàn, đói khổ, dốt nát..., mà
còn phải từ bỏ những thói quen, truyền thống lạc hậu, nó ngấm ngầm ngăn trở cách
mạng tiến lên. Sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, muốn đi lên
chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đặc điểm lớn nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là một thời kỳ lịch sử mà ''Nhiệm vụ
quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội”, xây dựng “công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến”.
Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa “chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và
xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài''1.
“Tiến thẳng”, “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội
không có nghĩa là đốt cháy giai đoạn, áp đặt theo ý muốn chủ quan, mà phải tiến từng
bước vững chắc. Tiến vững chắc là cơ sở để có thể tiến nhanh, tiến mạnh. Hồ Chí Minh
nhiều lần chỉ rõ: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm, một chiều. Đó là cả
một công tác tổ chức và giáo dục”2. “Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công
cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc” 3. “Chủ
nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”4. Người giải thích: “Ta xây
dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”5,
“phải làm dần dần”, “không thể một sớm một chiều”, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất
bại. Theo Lênin, “phải kiên nhẫn bắc những nhịp cầu nhỏ, vừa tầm, lựa chọn những giải
pháp trung gian, quá độ”. Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ ở Việt
Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”, nhưng “chớ
ham làm mau, ham rầm rộ… Đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến dần dần”.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 13.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 228.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 176.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 226.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 567.

216
Bám sát thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phương pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội không thể máy móc rập khuôn như các nước khác. Người cho rằng: “…
đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta có những kinh nghiệm dồi dào
của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy
một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”1. Khi miền Bắc
chuẩn bị bước vào thời kỳ quá độ, Người lưu ý: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên
Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác… ta có thể đi con đường khác để
tiến lên chủ nghĩa xã hội”2.
Hồ Chí Minh hết sức chú ý đến hình thức, biện pháp, quy mô, bước đi… của
việc cải tạo, xây dựng nền kinh tế nước nhà. Người nói: “Hợp tác xã nghe nói thì tưởng
dễ, nhưng làm thì không dễ đâu, phải làm dần dần…” 3. Người thấy rất sớm những khó
khăn của công cuộc xây dựng kinh tế, vì vậy phải khéo léo vận động, thuyết phục, tôn
trọng nguyên tắc tự nguyện của quần chúng. Trong việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
nền sản xuất nhỏ, xu hướng làm nhanh, làm vội để sớm hoàn thành hợp tác hóa, mà
chưa chú ý đến mục tiêu phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân là do có sự
nhầm lẫn giữa mục tiêu và biện pháp, chưa quán triệt đúng tư tưởng của Người.
Với Hồ Chí Minh: “Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu làm ẩu. Phải
thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách
mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế
hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế.
Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều
tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra chính sách của Đảng và
Nhà nước”4.
Người giải thích về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: “Chúng ta chẳng khác gì
một người đi đường càng đi càng sung sức. Những người bảo thủ không nhận rõ điều
đó, nên nhìn vào việc gì cũng thấy khó khăn. Thật ra cái làm vướng chân họ nhất lại
chính là tư tưởng bảo thủ, rụt rè của họ. Cho nên muốn tiến nhanh, thì trước hết phải
phát quang những dây ràng buộc ấy đi đã”5. Với Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà chỉ có cần cù trong lao động thì không đủ, mà còn phải có kế hoạch,
phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, Người khẳng định: “Muốn tiến bước không ngừng
và tiến ngày càng nhanh, càng vững phải có hai điều kiện. Một là, không ngừng cải tiến
công tác; hai là, lúc nào cũng phải làm bước trước chuẩn bị bước sau, làm hôm nay
chuẩn bị ngày mai. Không làm như vậy, thì chỉ tiến lên được từng đợt ngắn, rồi ngừng
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 498-499.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, 2000, tr. 227.
3
Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện với các chiến sĩ nông nghiệp về thi đua nông nghiệp, báo Nhân dân ngày 29 tháng
5 năm 1952.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 315.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 79-80

217
lại. Bởi vậy, những người lao động xã hội chủ nghĩa không thể chỉ biết làm việc cần cù,
mà còn phải có tinh thần cải tiến công tác không ngừng và chủ động tính trước, lo xa
mọi việc. Như vậy mới thật đúng là người làm chủ nước nhà”1. Trên cơ sở làm rõ hình
thức và bước đi trong cải tạo và xây dựng kinh tế, Người nhấn mạnh: “Đi đường mà
biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường ngắn lại. Đi đường mà không biết
trước những chặng đường phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường
dài thăm thẳm, đi chưa được mấy sẽ thấy mệt.
Chúng ta xây dựng cuộc sống mới, cũng ví như người đi đường phải biết rõ
mình ra đi từ đâu, sẽ đến đâu và phải qua những chặng đường nào. Như vậy cuộc đi của
chúng ta sẽ luôn luôn hào hứng”2.
2. Nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ
Nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ
Chí Minh đề cập trên các mặt như: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý
kinh tế. Người nhấn mạnh đến tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá, đi lên
chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, lựa chọn cơ cấu
kinh tế nào cho phù hợp với chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là một vấn đề cơ bản
và có ý nghĩa quyết định.
Về cơ cấu kinh tế ngành, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đó là cơ cấu công-
nông nghiệp hiện đại: công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Trong
cơ cấu đó, trước mắt phải tập trung phát triển ngành nào, lấy cái gì làm gốc, làm chính?
Tháng 4-1946, trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Người viết: “Việt Nam là
một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông
nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước
thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”3. Sau
này khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ, Người đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò cực
kỳ quan trọng của nông nghiệp, coi tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân. Các ngành kinh tế khác “phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung
tâm”4. Người nói: “nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế, mà sản xuất nhỏ lại
chiến bộ phận lớn trong nông nghiệp…, nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và
nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr.80.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr.40.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.215.
4
Hồ Chí Minh: Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1976, tr.197.

218
to nhất hiện nay”1. Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Phải cải tạo và phát triển nông
nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác,… để tạo điều kiện cho
việc công nghiệp hóa nước nhà”2. Người khẳng định: “Phải có một nền nông nghiệp
phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển”3. Mặt khác, Người cũng chỉ rõ: nông
nghiệp muốn làm được chức năng là cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp và các
ngành kinh tế khác, bản thân nó phải là một nền nông nghiệp toàn diện.
Trong khi khẳng định vị trí to lớn của nông nghiệp trong giai đoạn đầu xây dựng
và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ vị trí
quyết định của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế nước ta: “Công nghiệp phải phát
triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông
dân; cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nông nghiệp;
và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp
phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải
giúp đỡ nhau và cùng nhau phát triển như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ
nhanh và chóng đi đến mục đích”4.
Về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, Hồ Chí Minh nói: “Người thì
có hai chân. Kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp.
Người không thể thiếu một chân, thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế”5. Trong
mối quan hệ đó, “Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Công
nghiệp phát triển nhanh sẽ giúp cho nông thôn ta về thủy lợi, về phân bón, về nông cụ
cải tiến, về máy móc nông nghiệp, về sức điện…”6.
Không chỉ chú trọng đến phát triển công nghiệp và nông nghiệp, Hồ Chí Minh
còn quan tâm đến phát triển thương nghiệp trong quá trình cải tạo và xây dựng đất
nước, làm sao cho thương nghiệp nước ta thực sự trở thành một đòn bẩy kinh tế, làm tốt
vai trò giao lưu kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, sản xuất với tiêu dùng, giữa
địa phương với Trung ương, trong nước với nước ngoài. Theo Hồ Chí Minh: “… trong
nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông
nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng hóa đến nông thôn phục vụ cho nông
dân; thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu
thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 14.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 14.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 14-15.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 544-545.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 77.
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 15.

219
cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc”1.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh nền kinh tế chỉ có thể phát triển một cách cân đối
khi có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các ngành, cách lĩnh vực trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, trên cơ sở thực tiễn của đất nước khi bước vào thời kỳ quá độ, Người đặc biệt
lưu ý đến phát triển nông nghiệp và xem “phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan
trọng”2.
Về cơ cấu kinh tế thành phần, Hồ Chí Minh chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong suốt thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chỉ hơn một tháng sau khi thành lập Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương gia: “Chính phủ nhân
dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước
và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là
các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng...”3. Khi đề cập
tới các thành phần kinh tế ở nước ta (trong vùng tự do), Người nêu rõ: “Hiện nay kinh
tế nước ta có những thành phần như sau:
- Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô.
- Kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội…
- Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa chủ nghĩa xã
hội… Các hội đổi công ở nông thôn. Cũng là một loại hợp tác xã.
- Kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ, họ thường tự túc, ít có gì bán
và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu.
- Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp
phần vào xây dựng kinh tế.
- Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh do
Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản Nhà
nước là chủ nghĩa xã hội”4.
Về các hình thức sở hữu, Theo Hồ Chí Minh: “Trong nước ta hiện nay có những
hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau:
- Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân.
- Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
- Sở hữu của người lao động riêng lẻ.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 174.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 544.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 49.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 221.

220
- Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”5.
Cùng với quan điểm về nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tư
tưởng kinh tế mở của cũng Hồ Chí Minh hình thành rất sớm. Năm 1924, Người khẳng
định: “… nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó
là sự biệt lập. Không giống như các dân tộc phương Tây, các dân tộc phương Đông
không có những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết
đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin
cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau” 2. Sự đóng kín của các nước
phương Đông, theo Hồ Chí Minh, đã làm cho họ yếu đi không chỉ trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc mà cả trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, sau khi nước nhà được
độc lập để tạo thêm nguồn lực cho kiến thiết đất nước, Người khắng định: “Việt Nam
hoàn toàn có thể tham gia hợp tác quốc tế và đó là điều rất cần thiết”.
Để khai thác “kỹ nghệ” của các nước, ngay sau cách mạng tháng Tám thành
công, Hồ Chí Minh cho rằng, chúng ta cần phải sử dụng và phát triển những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được, sẵn sàng làm ăn với các nước, các tổ chức cá nhân tư bản
nước ngoài. Người nói: “… chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản
vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác” và “… chúng ta sẽ
mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho
chúng ta trong công cuộc kiến thiết quốc gia”3. Trong “Thư gửi Bộ trưởng ngoại giao
Hoa Kỳ” (1-1-1945), Người đề nghị “được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh
niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân
thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật,
nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”4.
Quan điểm hợp tác kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới của Hồ Chí Minh đối với
các nước được khẳng định rõ trong “Lời kêu gọi Liên hợp quốc” (12-1946): “Đối với
các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong
mọi lĩnh vực:
Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản,
a)
nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, đường sá giao thông cho
b)
việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 588.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 263.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sđd, tr. 74.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sđd, tr. 80.

221
Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới
c)
sự lãnh đạo của Liên hợp quốc…”5.
Trả lời một nhà báo Nhật, ngày 5-10-1959, Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cần mở rộng
công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp để nâng cao sức sản xuất và cải thiện đời
sống của nhân dân. Chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và hàng hóa của các nước,
trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản. Và chúng tôi có thể cung cấp cho những nước
ấy lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản”2.
Những quan điểm về mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Hồ Chí Minh được
hình thành rất sớm, những quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc, soi đường cho đường cho
chúng ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển
kinh tế mở và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Về kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh chú ý đến phát triển đồng đều giữa kinh
tế đô thị và kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng
núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng
bào, vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng cho đất nước.
Trong phát triển nông nghiệp, Hồ Chí Minh quan tâm đến khai thác lợi thế kinh
tế của từng vùng: “Vùng đồng bằng miền Bắc tuy ruộng ít, người nhiều; nhưng chúng
ta trồng xen, tăng vụ, thì một mẫu đất có thể hóa ra hai. Miền ngược thì có nhiều vùng
đất rộng mênh mông và màu mỡ, tha hồ cho chúng ta vỡ hoang. Như thế là địa lợi rất
tốt”3.
Đối với khu vực biển, Hồ Chí Minh xem việc phát triển kinh tế biển đóng một
vai trò quan trọng, nó không chỉ cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân ven biển,
mà nó còn có góp phần bảo vệ biển. Theo Người: “Đồng bào miền biển là người canh
cửa cho Tổ quốc”4. Chính vì vậy, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền
biển, Người khẳng định: “Cải cách miền biển cũng rất cần thiết như cải cách ở đồng
bằng, vì dân lao động ở miền biển cũng khổ như dân lao động ở đồng bằng…”5
Trong khi tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế biển, Người nhắc nhở thêm:
“Muốn lãnh đạo cho đúng tất nhiên phải theo đường lối chung. Song cách làm phải tùy
theo chỗ, tùy theo mùa, tùy theo hoàn cảnh thực tế địa phương. Đừng máy móc. Lấy
kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở miền đồng bằng mà lắp vào miền biển là không được,
là sai” 6. Theo Người, đồng bằng là nhà, mà biển là cửa, cho nên muốn giữ được nhà thì

5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sđd, tr. 470.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 516.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 544.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 151.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 149.
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 150.

222
phải giữ cửa. Do vậy, “ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển… Nếu mình
không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên”1.
3. Chính sách kinh tế trong thời thời kỳ quá độ
Theo Hồ Chí Minh, “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đều
chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân”2. Toàn bộ sự quan tâm của Người về kinh tế
là làm sao cho nhân dân ta có đủ ăn, mặc, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh, giải trí... tức là
làm sao cho mọi người dân lao động đều được ấm no, hạnh phúc. Đó là mục tiêu, đồng
thời cũng là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị của mỗi chính sách, biện pháp kinh
tế của chúng ta. Người nói: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân
được ăn no, mặc đủ”.
Khi xác định công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế, Người
nhấn mạnh: “Cán bộ phải chú ý phát triển công nghiệp, vì muốn tiến lên chủ nghĩa xã
hội thì phải phát triển công nghiệp nhưng đồng thời cũng phải phát triển nông nghiệp,
vì hai ngành đó khăng khít với nhau. Ngành nông nghiệp có nhiệm vụ cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp, và trái lại, ngành công nghiệp sẽ giúp cho ngành nông
nghiệp phát triển. Nếu ngành công nghiệp phát triển mà ngành nông nghiệp không phát
triển thì khập khiễng như người đi một chân”3. Qua tổng kết những năm đầu cải tạo,
xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, Người nhắc nhở: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải
đi bằng hai chân: công nghiệp và nông nghiệp. Công nghiệp của ta đã có tiến bộ, nếu
nông nghiệp không tiến bộ mà cứ cầm chừng thì như què. Vì vậy phải cố gắng mà đưa
nông nghiệp tiến lên.
Muốn tiến bộ, nông nghiệp cũng như mọi việc khác phải lấy chính trị làm đầu, tư
tưởng phải thông suốt từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra nhân dân. Khi tư tưởng đã
thông thì sẽ khắc phục được khó khăn, thực hiện được kế hoạch”4.
Để phát triển công nghiệp và nông nghiệp, Người chỉ rõ: “… cái chìa khóa của
việc phát triển nông nghiệp là chỉnh đốn tốt ban quản trị hợp tác xã. Cái chìa khóa của
việc phát triển công nghiệp là ở cơ sở thì đẩy mạnh quản lý xí nghiệp và cán bộ, công
nhân phải thạo kỹ thuật; các cơ quan lãnh đạo thì phải đi sâu đi sát, phục vụ sản xuất”5
Từ điểm xuất phát điểm của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ với trình độ
quá thấp, để đề phòng bệnh nóng vội, chủ quan duy ý chí, Người nhắc nhở: Mấy năm
kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị… nếu muốn công nghiệp
hóa gấp thì là chủ quan… Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến thủ

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 151.
2
Hồ Chí Minh, Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr. 137.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 136.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 61.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 545.

223
công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, “làm trái với Liên Xô
cũng là macxít”.
Đầu tư cho phát triển nông nghiệp thì phải chú ý phát huy vai trò tích cực và to
lớn của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chủ trương từng
bước đưa nông dân vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp bằng những hình thức,
bước đi thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ tổ chức và
quản lý của cán bộ cũng như trình độ nhận thức và giác ngộ của nông dân. Trong nhiều
bài nói của Người với cán bộ và xã viên hợp tác xã nông nghiệp ở các địa phương, Hồ
Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh mục đích của việc hợp tác hóa “Là để cải thiện đời sống
của nông dân, làm cho nông dân được ấm no, mạnh khỏe, được học tập, làm cho dân
giàu, nước mạnh”1, muốn vậy xây dựng hợp tác xã phải từ nhỏ đến lớn, “phải theo
nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không gò ép”2, “phải tổ chức quản lý hợp tác xã cho
tốt”3, “phải làm thế nào cho xã viên trong hợp tác xã thu nhập nhiều hơn thu nhập của
nông dân trong tổ đổi công và tổ viên trong tổ đổi công thu nhập nhiều hơn thu nhập
của nông dân còn làm ăn riêng lẻ”4, “phải chú ý phân phối cho công bằng… cán bộ phải
chí công vô tư,.. phải dân chủ, tránh quan liêu mệnh lệnh, … cần chú trọng đến chất
lượng, không nên chạy theo số lượng”5. Người chỉ dẫn thêm: Nông dân “muốn thực
hiện được nhiệm vụ, thì cán bộ phải tuyên truyền, giải thích làm cho nông dân hiểu và
làm, không thể gò ép, mệnh lệnh. Công tác cán bộ nông lâm có khó khăn nhưng rất vẻ
vang. Cần thấy được khó khăn để khắc phục, chứ không phải để lùi bước”6.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cũng như Chính phủ do Người đứng đầu, thì
ở nước ta, nền kinh tế cần phải được phát triển, thực tế bắt buộc phải dung hòa quyền
lợi của nghiệp chủ và của lao động để kiến thiết quốc gia. Tiểu công nghiệp Việt Nam
cần được phục hưng. Vậy cần phải có những điều kiện dễ dàng để phát triển một cách
triệt để.
Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Người xác định 4 chính sách
mấu chốt của Đảng và Chính phủ để phát triển kinh tế nước ta là:
“1- Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo
kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng
hộ nó…
Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân cùa nông dân và thủ công
nghệ. Đó là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 537.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 245.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 537.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 410.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 537-538.
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 152.

224
phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia,
phải hợp với lợi ích của đa số nhân dân.
2- “Chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn
cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Đồng thời vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không
yêu cầu quá mức.
3- Công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng
khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp
lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh
công nông.
4- Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai thác lâm thổ sản để bán cho các nước
bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán
cho ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn
nhau rất có lợi cho kinh tế của ta”1.
Theo Hồ Chí Minh phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật
chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cho nên “… Nhà
nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”2. Qua thực tiễn hợp tác hóa nông nghiệp ở
miền Bắc, Người khẳng định: “… hợp tác hóa nông nghiệp ở nước ta, cần phải trải qua
hình thức tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đó là việc cần thiết”3.
Khi nhấn mạnh quan điểm hợp tác hóa nông nghiệp, xem đây là khâu chính thúc
đẩy công cuộc cải tạo và phát triển đất nước, Hồ Chí Minh đồng thời cũng rất chú trọng
đến cải tạo các thành phần kinh tế khác theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đối với thợ
thủ công, người buôn bán nhỏ và những người lao động riêng lẻ khác, Người chủ
trương “bảo hộ quyền sở hữu vể tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ
họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác sản xuất theo nguyên tắc tự
nguyện”4.
Với các thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh và đối với tư sàn
dân tộc, căn cứ vào sự phân tích khoa học những đặc điểm kinh tế tư bản chủ nghĩa và
thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ, Hồ
Chí Minh chủ trương dùng phương pháp hòa bình cải tạo: “không xóa bỏ quyền sở hữu
vể tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm
lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 221-222.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 588.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 588.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 589.

225
nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư
hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.”1.
Những chủ trương thấu tình đạt lý đó của Hồ Chí Minh vừa thể hiện tư tưởng
nhân văn, vừa củng cố được sức mạnh đoàn kết, phát huy tinh thần yêu nước của tất cả
các tầng lớp, các giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Quản lý kinh tế là lĩnh vực được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người xem cơ
chế quản lý chính là “cái chìa khóa” để phát triển kinh tế quốc dân, phải được thường
xuyên đẩy mạnh, cải tiến, đổi mới. Quan điểm cơ bản của Người về quản lý kinh tế là
quan điểm hạch toán, làm ăn phải có hiệu quả kinh tế: “quản lý một nước cũng như
quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc
gì chờ, hoãn, hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng: tất cả mọi thứ đều phải
tính toán cẩn thận”2
Trong việc đổi mới công tác kế hoạch hóa, Người yêu cầu phải thực hiện các
nguyên tắc trong chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch: “thứ nhất, phải cân đối, phải nhìn xa,
trông rộng, phải tỉ mỷ, chu đáo, sát với cơ sở, đó là một “bộ ba” để hoàn thành tốt kế
hoạch”3. Thứ hai, là phải đảm bảo vấn đề dân chủ trong việc làm kế hoạch “từ trên
xuống dưới, từ dưới lên trên”. Thứ ba, là phải thiết thực, tính toán cẩn thận điều kiện cụ
thể, “chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”.
Cuối cùng, “… có chỉ tiêu kế hoạch rồi, chưa đủ, mà phải có biện pháp cụ thể vững
chắc, phải có tinh thần cố gắng rất cao để thực hiện bằng được kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu
kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, cố gắng phải ba phần”4.
Trong các yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển, Hồ Chí Minh lưu ý đến sự tác động
của các yếu tố như giá, lương, tiền, thuế khoán, thưởng và phạt trong kinh tế.
Về định giá mua-bán, theo Hồ Chí Minh phải thỏa đáng, thích hợp, không bắt
chẹt, không ép giá làm cho người sản xuất phải chịu thiệt. Người nói: “Giá cả phải bảo
đảm cho Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà”5.
Về lương, Hồ Chí Minh khẳng định, “Đảng và Chính phủ luôn luôn cố gắng cải
thiện sinh hoạt của nhân viên, cán bộ”, Người nhắc nhở: “Vấn đề lương bổng dính líu
đến nhiều vấn đề. Cân nhắc vấn đề cho kỹ”. “Lương tăng gấp đôi mà hàng đắt vẫn
không ăn thua gì… Tiền và hàng phải đi đôi với nhau”6.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Sđd, tr. 589.
2
“Phát biểu tại phiên họp Hội đồng Chính phủ”, ngày 1-1-1953, Lưu tại Văn phòng Hội đồng Chính phủ.
3
“Bài nói chuyện tại Hội nghị phổ biến kế hoạch nhà nước”, năm 1965. Báo Nhân dân, ngày 20 tháng 1 năm
1965.
4
Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1976, tr. 122.
5
Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1976, tr. 122.
6
“Thư gửi các đồng chí Trung ương”, ngày 18-2-1952, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Trung ương Đảng.

226
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế trong cải
tạo và xây dựng kinh tế. Người đề cập đến vấn đề khoán cả trong nông nghiệp và công
nghiệp, vấn đề thưởng, phạt trong kinh tế, coi đó là những biện pháp tốt, công bằng và
thích hợp trong điều kiện của xã hội chủ nghĩa. Thuế phải góp phần kích thích sản
xuất… Tất cả đều là những đòn bẩy kích thích người lao động hăng hái sản xuất làm ra
nhiều sản phẩm cho xã hội, ích nước, lợi nhà. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ khoán
là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến
bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lợi riêng. “…làm khoán tốt thích
hợp và công bằng dưới chế độ của ta hiện nay” và “làm khoán phải nâng cao số lượng
nhưng luôn luôn phải giữ chất lượng”1.
Ngày 7-10-1961, trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (Hà
Đông), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ban quản trị cần sử dụng hợp lý sức lao động trong
hợp tác xã. Phải thực hiện ba khoán, một thưởng. Nếu ai thực hiện vượt mức quy định
thì thưởng. Có như thế mới khuyến khích mọi người cố gắng hơn nữa. Thưởng phạt
phải có công bằng”2.
Công bằng trong kinh tế là một quan điểm của Hồ Chí Minh. Khi đất nước bước
vào thời kỳ quá độ, Người nhắc nhở: “Sản xuất được nhiều, đồng bào phải chú ý phân
phối cho công bằng”. Công bằng không phải là bình quân mà phải theo nguyên tắc phân
phối theo lao động. Trong bài nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam
Định, Người nhắc nhở: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có, mà
phải làm thế nào cho nó tiến lên, tức là phải lao động, lao động thiết thực. Tất cả mọi
người phải lao động. Có lao động thì mới có ăn. Không lao động thì không có ăn. Lao
động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít… Làm tốt, làm nhiều: hưởng nhiều, làm
xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho Nhà nước. Chính phủ không phát
lương cho người ngồi ăn không”3. Trong bài phát biểu tại kỳ họp cuối năm của Hội
đồng Chính phủ (năm 1966), Người nói: “Có khi vật tư, hàng hóa không thiếu mà phân
phối không đúng thì gây ra căng thẳng không cần thiết. Trong công tác lưu thông phân
phối có hai điều quan trọng phải luôn nhớ:
Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng,
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”4.
Như vậy, với Hồ Chí Minh tác động vào lợi ích cá nhân, phân phối công bằng,
hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên động lực cho sự phát triển của đất
nước.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 341.
2
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 407 và 411.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 338
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 185

227
Khi xác định lực lượng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của
mọi người ra để sản xuất… Tất cả phục vụ sản xuất. Tất cả chúng ta bất kỳ ở cấp nào,
ngành nào đều phải góp sức làm cho sản xuất phát triển”1. Trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh, con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với tất cả nhu cầu và lợi ích
của nó bao giờ cũng là mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính vì
đánh giá sức mạnh to lớn của con người trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt trong
thời kỳ quá độ ở nước ta, nên Người đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Theo Hồ Chí Minh, con người lao
động làm chủ là con người có đạo đức “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”; là người
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; là người ham hiểu biết, nắm vững khoa học kỹ thuật và
khoa học quản lý; nhất là người lãnh đạo lại phải có phong cách sâu sát thực tế, nhạy
bén với cái mới, chống quan liêu, bảo thủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân … Tất
nhiên con người không hình thành một cách tự phát mà phải có chiến lược giáo dục.
Nhưng chỉ giáo dục thôi cũng không đủ, phải có cơ chế, bao gồm cả cơ chế lợi ích.
Thấy rõ được sức mạnh to lớn của quần chúng trong tiến trình cách mạng, Người
khẳng định: muốn cải tạo và xây dựng kinh tế kinh tế, “Trong mọi việc đều phải dựa
vào quần chúng. Cải cách và làm ăn cũng vậy. Phải động viên, tổ chức, đoàn kết quần
cúng. Lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn; quần chúng tự giúp quần chúng.
Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại thành hòn núi
cao”. Việc gì mà một mình, tuy có tài giỏi mấy cũng không làm được, mà nhiều người
chung sức lại, thì việc gì cũng làm được”2.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta nhất định có những khó
khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ.
Nhưng “đó là những khó khăn trong sự trưởng thành”3. Toàn Đảng, toàn dân phải đồng
sức, đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế vừa có ý nghĩa lý luận,
vừa có ý nghĩa thực tiễn, khoa học và hiện đại. Những điều Người nói về kinh tế cũng
rất giản dị thiết thực, dễ đi vào lòng người, vì nó xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng bức
thiết của người dân. Những quan điểm của Người về kinh tế ở một nước nông nghiệp
lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không trải qua bước phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa
không chỉ có ý nghĩa quý báu đối với nước ta mà còn quý báu đối với nhiều nước anh
em có hoàn cảnh giống như ta. Đáng quý hơn nữa là những tư tưởng kinh tế của Người
không chỉ là những chỉ dẫn quan trọng của hôm qua, mà của cả hôm nay, đang gợi ý,

1
Hồ Chí Minh, Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr. 122.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 149-150.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, 2000, tr. 545.

228
dẫn dắt chúng ta trong việc tìm tòi biện pháp tháo gỡ những vấp váp, khó khăn trước
mắt.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trở lại với tư tưởng của Người về kinh tế và cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ quá độ, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách quan trọng,
có tính bước ngoặt trong cơ chế quản lý và cơ cấu kinh tế.
Những quan điểm chủ yếu của Người đã được nhận thức sâu sắc hơn và vận
dụng vào thực tiễn những năm đổi mới là: “phải bắt đầu từ nông nghiệp”, “nông nghiệp
và công nghiệp như hai chân của con người”, phải có nhiều thành phần kinh tế, nhiều
hình thức sở hữu khác nhau trong suốt thời kỳ quá độ, mở rộng hội nhập kinh tế quốc
tế, khai thác lợi thế của các vùng kinh tế …, do đó đã đưa đến việc điều chỉnh cơ cấu
đầu tư và hướng công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn. Tư tưởng
“lấy nông nghiệp là chính”, xem “phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng”1 đã
được cụ thể hóa thành chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa với ba nội dung: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ
nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ
sở quốc doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Lợi ích thiết thân của người lao động đã
được hiện thực hóa bằng chủ trương giao đất, giao rừng cho dân với cơ chế khoán đến
hộ gia đình và xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Tư tưởng từng bước, tự
nguyện, dân chủ cũng đã được thể chế hóa thành nhiều chủ trương, chính sách đảm bảo
quyền chủ động của các hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh và tự nguyện trong liên
doanh, liên kết để hình thành các kiểu tổ chức kinh tế hợp tác kiểu mới…
Kết quả của những chủ trương, chính sách đổi mới đó đã đưa cơ cấu kinh tế Việt
Nam chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, mức sống của nhân dân được nâng lên không ngừng. Quan hệ sản
xuất được điều chỉnh ngày càng phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất…
Quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và mở cửa chủ động hội nhập quốc tế ngày càng quan trọng trong công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh thực sự là
kim chỉ nam để dân tộc ta vươn lên giành nhiều thắng lợi trong thế kỷ mới.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Sđd, tr. 544.

229
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU
VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế là sự vận dụng và phát triển sáng tạo
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những quy luật kinh tế khách
quan vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những tư tưởng về phát triển kinh tế là cơ sở,
định hướng cho Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối, chính sách phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong hệ thống
quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, Người có phân tích, lý giải hết sức
phong phú, sâu sắc về mục tiêu, động lực phát triển kinh tế.
Trong Di chúc, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là
"xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đó cũng chính là nói lên ham
muốn tột bậc của Người là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Người so sánh rằng,
nếu nước được độc lập, mà dân vẫn đói rét, thì độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chúng
số đông chỉ thực sự thấy được giá trị và ý nghĩa của độc lập tự do khi họ được ăn no
mặc ấm, được đảm bảo những quyền và lợi ích cơ bản của người dân trong một nước
độc lập tự do.
Xây dựng và phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt
Nam. Kinh tế với chức năng tổ chức, khai thác, phân phối và sử dụng mọi nguồn lực
một cách có hiệu quả nhằm phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cũng phải hướng tới
mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động, xây
dựng nền kinh tế phục vụ lợi ích của nhân dân, lợi ích của kháng chiến, kiến quốc.
Trong hội nghị cán bộ cải cách 1956, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tất cả những việc Đảng và
Chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân. Làm gì mà không nhằm
mục đích ấy là không đúng"1.
Mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động trong phát
triển kinh tế là tư tưởng xuyên suốt trong thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh. Nhưng
để thực hiện được mục tiêu này phải căn cứ vào nhiệm vụ và thực tiễn trong từng giai
đoạn cách mạng Việt Nam để xác định những mục tiêu cụ thể.
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mặc dù nhiệm vụ đấu tranh
giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, nhưng Hồ Chí Minh vẫn coi trọng nhiệm vụ

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, tr.150.

230
cải thiện đời sống của nhân dân lao động, gắn kết nhiệm vụ này với nhiệm vụ giải
phóng dân tộc. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Phảp để lại một nền kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, bởi vậy, theo Người, mục tiêu
cụ thể đầu tiên trong phát triển kinh tế là phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng
ngày về ăn, ở, mặc, đi lại của nhân dân, theo Người: "Chúng ta tranh được tự do, độc
lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ
giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được an no, mặc đủ"1.
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, khi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp đã giành được thắng lợi, miền Bắc đã được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế được Hồ Chí Minh xác định là: "Nâng
cao dần mức sống của nhân dân, trước hết là công nhân, bộ đội và công chức, đồng thời
giảm nhẹ sự đóng góp của nông dân"2. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh còn căn dặn:
"Đảng ta cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân"3.
Để đạt được mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ ra những nội dung cơ bản của nền kinh tế như về thành
phần kinh tế, cơ cấu kinh tế, trình độ của nền kinh tế... Theo Hồ Chí Minh nội dung
tổng quát nhất của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Nền kinh tế đó được Hồ Chí Minh phân tích, lý giải
trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển toàn diện và có cơ cấu kinh tế
đồng bộ, cân đối.
Theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo cuộc sống của nhân dân, phục vụ kịp thời cho
công cuộc kháng chiến, kiến quốc, tất yếu nền kinh tế nước ta phải là nền kinh tế nhiều
thành phần. Đề cập tới các thành phần kinh tế ở vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định kinh tế nước ta có những thành phần sau:
+ Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô.
+ Kinh tế quốc doanh, có tính chất xã hội chủ nghĩa. Vì tài sản các xí nghiệp ấy
là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong các xí
nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia
quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ.
+ Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa xã hội chủ
nghĩa. Nhân dân góp nhau để mua thứ mình cần dùng hoặc để bán những thứ mình sản

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, tr.152.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, tr.48.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, tr.498.

231
xuất không phải kinh qua người con buôn, không bị bóc lột. Các hộ đổi công ở nông
thôn cũng là một loại hợp tác xã.
+ Kinh tế cá nhân của nông dân và thợ thủ công nghiệp, họ thường tự túc, ít có
gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu.
+ Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp
phần vào xây dựng kinh tế.
+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước) là hình thức nhà nước hùn vốn với
tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản của tư nhân là
chủ nghĩa tư bản - tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội 1.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, cho nên đối với các thành
phần kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải đặc biệt chăm lo tới sở hữu xã hội,
phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, bên cạnh đó phải phát
huy mọi khả năng kinh tế khác vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Xây dựng hợp tác xã
theo tinh thần tự nguyện, dần dần, chống hình thức chủ nghĩa.
Căn cứ và hoàn cảnh thực tế của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một
cơ cấu kinh tế cân đối, biện chứng và đồng bộ giữa các ngành nông nghiệp và công
nghiệp và thương nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp, dân cư trong xã hội đa số
là nông dân. Vì vậy, Người nhấn mạnh vị trí của nông nghiệp. Người khẳng
định:"..Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn
xuất khẩu quan trọng, nông dân là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay" 2. Từ đó, Người
chủ trương phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì "mới có cơ sở để phát triển các
ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho công nghiệp hoá nước nhà"3.
Trong khi chú trọng phát triển nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng
phát triển công nghiệp trong mối liên hệ với nông nghiệp. Người khẳng định:"Công
nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên, công nghiệp và nông nghiệp
phải giúp đỡ lẫn nhà và cùng nhau phát triển như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến
bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện liên minh công nông
để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân" 4.
“Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông
nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để
phát triển công nghiệp”.
Để phát triển công, nông nghiệp, Người rất chú trọng phát triển thương nghiệp.
Người giải thích: "Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, tr.221.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, tr.14.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, tr.14
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, tr.545

232
nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là
cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn
phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng.
Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp,
không củng cố được liên minh công - nông, công tác thương nghiệp không chạy thì
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc"1.
Thứ hai, nền kinh tế hiện đại, dựa trên khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
Để xây dựng một nền kinh tế hiện đại dựa trên khoa học kỹ thuật tiên tiến, Hồ
Chí Minh khẳng định là phải thực hiện công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá là một
việc lâu dài và khó khăn, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy phải tăng cường
tích luỹ để đẩy mạnh công nghiệp hoá và trên tinh thần tự lực cánh sinh, đồng thời, dựa
vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đưa kỹ thuật mới vào công nghiệp để
làm cho công nghiệp nước ta tiến kịp kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Thứ ba, một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc thực sự của một quốc gia là
quốc gia đó phải độc lập, tự chủ trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội. Một quốc gia chỉ có độc lập thực sự khi xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự
chủ, vững chắc không lệ thuộc vào bên ngoài. Độc lập về kinh tế là cơ sở, điều kiện tiên
quyết để đảm bảo cho độc lập về chính trị, cho quyền tự quyết của nhân dân.
Để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải thủ
tiêu hết những đặc quyền, đặc lợi về kinh tế của thực dân Pháp, sau đó tích cực xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ thông qua việc tăng gia, phát triển sản xuất. Trong
lời kêu gọi gửi nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tăng gia sản xuất! Tăng
gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay. Đó là
cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập"2.
Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự chủ về kinh tế không phải là biệt lập,
khép kín mà phải gắn với hợp tác, giao lưu quốc tế. Cơ sở cho việc giao lưu, hợp tác
quốc tế, được Hồ Chí Minh lý giải hết sức sâu sắc, Người nhận thấy rằng Việt Nam là
nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học, kỹ thuật yếu
kém, cho nên để phát triển được, Việt Nam cần mở rộng quan hệ, hợp tác giao lưu với
quốc tế để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến. Theo Người: "Muốn có
chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có đất kỹ nghệ, đất nông nghiệp và tất cả
mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều
kiện ấy chưa có đủ".

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, tr.174
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, tr.115.

233
Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế trong điều kiện, hoàn cảnh nước ta
được Hồ Chí Minh xác định đó là một quá trình khó khăn, gian khổ đòi hỏi sự quyết
tâm, cố gắng lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Để thực hiện được các mục tiêu đặt
ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra hệ thống các động lực bao gồm nhân lực, vật lực và
tinh thần. Trong hệ thống động lực đó, Người rất quan tâm và chú trọng tới động lực
quan trọng nhất là dựa vào sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân.
Để phát huy được sức mạnh của nhân dân trong phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh
hết sức quan tâm tới những nhu cầu, nguyện vọng cấp thiết của người dân trong cuộc
sống. ngay ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, một trong
nhiệm vụ cần làm ngay đượcHồ Chí Minh nhấn mạnh là nhiệm vụ giải quyết nạn đói,
tăng gia sản xuất để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: Dân
chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ, chúng ta phải
thực hiện ngay:
"Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành"1
Đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong phát triển kinh tế theo
Hồ Chí Minh không chỉ là giải pháp tình thế trước mắt mà là một tư tưởng chiến lược,
một chính sách cơ bản, lâu dài trong điều kiện nước ta. Nó là cơ sở để đánh giá một
chính sách, đường lối của Đảng, Chính phủ có xuất phát từ lợi ích của nhân dân hay
không.
Để phát huy sức mạnh của nhân dân - động lực quan trọng trong phát triển
kinh tế, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quan trọng của việc giải quyết hài hoà các loại
lợi ích của nhân dân như lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá
nhân...Việc giải quyết hài hoà các loại lợi ích này là cơ sở cho việc xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân bền chặt, vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề cập đền mối quan hệ về lợi ích giữa các thành phần kinh tế ở nước ta, Hồ
Chí Minh giải thích:
+ Công tư đều có lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức mạnh
và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và
nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cấp của công, khai
gian lậu thuế thì phải trừng trị.
Tư là những tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ.
Đó cũng là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.152.

234
Chính phủ cần giúp cho họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế
quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân.
+ Chủ thợ đều có lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột nhưng Chính phủ ngăn
cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân.
Đồng thời, vì lợi ích lâu dài anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý không
yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tăng gia sản xuất, lợi cả đôi bên.
+ Công nông giúp nhau: Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng
khác để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất để cung cấp
lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó, mà càng thắt chặt giữa liên
minh công nông.
Để giải quyết hài hoà các loại lợi ích trong phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh
chú trọng tới việc phân phối công bằng lợi ích đó cho người lao động trong xã hội. Phân
phối công bằng lợi ích phải dựa trên kết quả lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm không hưởng. Dĩ nhiên, trừ người già yếu và trẻ em chưa đến tuổi
lao động. Do đó, công bằng phân phối lợi ích còn có ý nghĩa bảo trợ xã hội.
Bên cạnh việc phát huy các động lực phát triển kinh tế, Hồ Chí rất coi trọng việc
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong quá trình phát triển kinh tế,
Người lên án và phê phán gay gắt tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu ở chỗ nó không chỉ
làm giảm sút uy tín của Đảng, Chính phủ mà còn làm sa sút nền kinh tế, làm tổn hại đến
đời sống của nhân dân.
Người giải thích tham ô, lãng phí một cách dễ hiểu:
“Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội, tham ô là
trộm cắp của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến
công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ
và công nhân”1.
Còn lãng phí, theo Hồ Chí Minh, bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng
phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên của nhân dân, của đất
nước. Nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tệ lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án:
"Lãng phí và tham ô tuy khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm
của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của nhà nước, của tập thể thì lãng phí cõng
có tội"2.
Người đi sâu phân tích những nguyên nhân của căn bệnh tham ô, lãng phí, đó là
do chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu. Do đó, biện pháp cơ bản để chống tham ô, lãng
phí là chống chủ nghĩa cá nhân, chống bệnh quan liêu một cách thường xuyên và kiên
quyết. Hồ Chí Minh khẳng định: "Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr 110.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, tr 573.

235
Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng
phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Cho nên,
muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là
bệnh quan liêu"1.
Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một hệ thống tư tưởng,
quan điểm phát triển kinh tế hết sức sâu sắc, những tư tưởng, quan điểm đó vẫn còn
nguyên giá trị và là nền tảng, định hướng cho Đảng và Nhà nước ta xác định các mục
tiêu, đường lối phát triển kinh tế hiện nay: "...xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng
thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy cao độ nội
lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững...”2.
Sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, nhiều nhiệm vụ
mới, cấp thiết được đặt ra về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế, để có được những tư
duy kinh tế mới, sắc sảo, phù hợp với thực tiễn, chúng ta càng phải đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu những quan điểm, tư tưởng phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh, coi đó như là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối, chính
sách phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế./.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, tr 574.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, tr 89.

236
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
VÀ VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ThS. Lê Văn Hùng


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt Nam,
người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, suốt đời chiến đấu, hy sinh không mệt
mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời bản thân Bác cũng là một tấm gương sáng
về đạo đức cách mạng. Những chỉ dẫn thiết thực và đơn giản của Người về đạo đức cho
cán bộ, đảng viên đã trở thành hệ chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam
mới, trở thành vũ khí chống lại sự tha hóa về đạo đức của xã hội.
1. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà cán bộ, công chức cần có:
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách
mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho
dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” 1. Người quan
niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc:
“Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được
nhiệm vụ vẻ vang”2. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là
tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người
vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc
nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về
vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Qua những bài viết, bài nói và những việc
làm cụ thể của Người đã thể hiện những quan điểm cơ bản, toàn diện, sâu sắc về vai trò,
nội dung và những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Về đạo đức
cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo
đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1996, t5, tr.252-253.
2
Hồ Chí Minh:Sđd, t9, tr.283.

237
Đảng, của dân tộc, của loài người"1. Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức
như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới
gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã
khái quát và cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu
mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"2.
Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này, chỉ xin góp một phần tìm hiểu, làm rõ
thêm một số chuẩn mực đạo đức cơ bản trong nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
đó là: Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là
những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong
tư tưởng đạo đức truyền thống phương Đông nói chung và đạo đức truyền thống Việt
Nam nói riêng. Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc
gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nước ở đây với ý nghĩa "Dân
là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của
riêng ai và chính mỗi người dân là những chủ nhân của đất nước. Mối quan hệ nước -
dân, dân - nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể
thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia,
dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Hiếu với dân không phải chỉ là
hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân
tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước. Tư tưởng hiếu với dân không
dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối
tượng phải phục vụ hết lòng. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập
dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Theo Người, lãnh đạo phait nắm vững dân tình,
hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao
dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì
hưởng còn trách nhiệm thì phải làm tròn. Có được cái đức ấy thì người cách mạng,
người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức
mạnh to lớn cho cách mạng.
Về cần, kiệm, liêm chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền
với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con

1
Hồ Chí Minh: Sđd, t5, tr.252.
2
Hồ Chí Minh: Sđd, t12, tr.557.

238
người không thể che đậy được, nó gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành
động. Được biểu hiện cụ thể:
+ Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ
thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động,
ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo
đức cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm
một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản
thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. Theo Bác,
tiết kiệm là một lối sống văn minh, hợp đạo đức, tức là tiêu dùng hợp lý. Bác dạy: việc
đáng tiêu một vạn cũng không tiếc; việc không đáng tiêu thì một xu cũng không chi.
Mỗi đồng tiền, bát gạo mà chúng ta tiêu dùng đều từ mồ hôi, nước mắt của dân, thương
dân thì phải tiết kiệm, cho nên việc Hồ Chí Minh kê mẩu xà phòng tắm trên hai hòn sỏi
cho ráo nước là muốn nêu gương về sự tiết kiệm, chống lãng phí1.
+ Liêm, là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", "liêm khiết trong mọi hoàn
cảnh" không tham địa vị, không tham tiền tài; không ham người tâng bốc mình. Lợi
dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc
trái đạo đức, trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm.
+ Chính, là "người không tà, thẳng thắn, đứng đắn" đối với mình, đối với người
và đối với việc. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng
tránh.
Về chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: "Khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "phải lo trước cho thiên
hạ, vui sau thiên hạ". Người còn chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới
chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện
được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các
đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà
thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư"” 2. Hồ Chí
Minh cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực:
"Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "Cộng sản" mà ta được quần
chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn
hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước"3. Luận điểm này
thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là nêu gương. Không gì thiết thực hơn,
có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương tốt. Quần

1
GS.TS. Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN, tr.68.
2
Hồ Chí Minh: Sđd, t5, tr. 641.
3
Hồ Chí Minh: Sđd, t5, tr. 552.

239
chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên
tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số chi bộ, Đảng bộ thực hiện việc tự phê
bình và phê bình có lúc, có nơi chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai "dũng cảm" tự bộc bạch
những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp
ý cho nhau thì xuê xoa "dĩ hòa vi quý" chính vì vậy một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh
mất mình không còn "cái tâm" trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành
của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy và do không thực thi nghiêm túc
chế độ tự phê bình và phê bình.
"Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" là một phẩm chất đạo đức gắn liền với
các hoạt động hàng ngày của mọi người. Nhưng đối với những người cách mạng, thì
đây là một phẩm chất quan trọng nhất. Vì vậy, trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng phẩm chất này được đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên
nhất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ
mật thiết với nhau. Có khi Người coi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi
với nhau, có khi Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính quan trọng của mỗi
con người, mà thiếu một đức tính thì không thành người. Đức tính cần kiệm được thể
hiện ngay trong các việc làm nhỏ nhất và thường nhật của Người. Trong hơn 300 bài
báo, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu
giữ bản gốc, thì có tới 90% bài viết Người sử dụng các mảnh giấy loại đã viết một mặt:
như bản tin, giấy tiêu đề của Chủ tịch phủ in bằng tiếng Trung Quốc, thậm chí có những
bản thảo bài báo ngắn khoảng gần 200 chữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hai
mảnh giấy nhỏ chắp lại.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô
cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực
tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát
triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Về thực trạng rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, công
chức nước ta hiện nay
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, việc nâng cao đạo
đức cách mạng cho cán bộ, công chức được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Coi
đó là nền tảng, là cơ sở cho việc thực hiện những mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa,
đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hơn lúc nào hết, việc nâng
cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức lại trở nên cấp bách như trong điều kiện

240
phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bởi bên cạnh những ưu điểm của
cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay thì đội ngũ này vẫn còn nhiều khuyết điểm, yếu
kém. Có thể khái quát những ưu và hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta
hiện nay ở một số điểm sau:
Về ưu điểm:
Thứ nhất, đại đa số cán bộ, công chức ở nước ta được rèn luyện, thử thách trong
quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ. Phần lớn cán bộ, công chức từ Trung
ương đến địa phương có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định
mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn - con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta được đào tạo cơ bản, có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và khả năng hoạt động thực tiễn, họ là nhân tố quyết định góp
phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước những năm qua.
Thứ ba, số đông cán bộ công chức giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối
sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường,
môi trường xã hội phức tạp, sự tác động theo chiều hướng tiêu cực, nhiều cán bộ đã
phải bươn chải, đấu tranh vượt lên những cám dỗ vật chất và lợi ích cá nhân. Họ đã
phát huy tính tích cực trong lao động, làm giàu chính đáng, động viên nhân dân thực
hiện xóa đói, giảm nghèo, đồng thời, họ còn là những người tích cực, đi đầu trong việc
ngăn chặn, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hóa môi trường
xã hội, trở thành những tấm gương sáng về đạo đức và lối sống cho mọi người noi theo.
Nguyên nhân của những ưu điểm trên của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta
những năm qua là do Đảng và Nhà nước ta có đường lối đổi mới đúng đắn và những
thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước mang lại đã tạo điều kiện cho cán bộ, công
chức cống hiến và trưởng thành. Đồng thời, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức đã có
sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, nói và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Bên cạnh những ưu điểm thì đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta cũng bộc lộ
nhiều khuyết điểm, yếu kém…
Yếu kém, khuyết điểm:
Một là, sự suy thoái về tư tưởng, dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ
về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội, ý thức phê bình
và tự phê bình giảm sút… Nhận định về tình hình này Hội nghị Trung ương 9 khóa IX,
Đảng ta lại tiếp tục khẳng định “một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức không đấy đủ,
có biểu hiện thờ ơ, giảm lòng tin, phai nhạt lý tưởng; số ít người có biểu hiện bất mãn,
mất lòng tin; thậm chí có người chống đối, nói và hành động trái với đường lối và quan

241
điểm của Đảng”1. Những khuyết điểm này nảy sinh và có điều kiện tăng lên khi chúng
ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh
tế mới chỉ đang được hình thành ở Việt Nam, mặt tích cực chưa được phát huy đầy đủ
thì bên cạnh đó mặt tiêu cực cũng nổi lên, tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, trong đó
có đội ngũ cán bộ, công chức.
Hai là, sự suy thoái về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng,
buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu ức hiếp dân, gia trưởng, độc
đoán, có tham vọng cá nhân, cục bộ, cơ hội… Hội nghị Trung ương 9 khóa IX, Đảng ta
cũng khẳng định: “tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi” 2. Điều
đáng lo ngại hơn là tình trạng quan liêu, tham nhũng nêu trên có biểu hiện ở nhiều cấp
độ khác nhau. Trước đây, quan niệm cho rằng tham nhũng chỉ gắn với cán bộ có chức,
có quyền, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nắm trong tay nhiều tiền của, tài sản
của Nhà nước thì nay còn diễn ra trong cả lĩnh vực hoạt động khoa học, y tế, giáo dục,
đào tạo… trước đây quan liêu chỉ ở những cấp xa dân thì nay diễn ra cả trong cấp cơ sở
- cấp gần dân nhất.
Thứ ba, sự suy thoái về năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, biểu hiện lúng
tíng trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách; trong việc thực hiện Nghị quyết
của Đảng; có nhiều vụ việc, tình huống của thực tiễn nảy sinh không giải quyết nổi, đùn
đẩy giữa các ngành, các cấp gây nên tình trạng bức xúc trong nhân dân. Một bộ phận
cán bộ, công chức không tích cực vươn lên hoàn thiện mình về lý luận chính trị, về
chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều cán bộ sợ và ngại đi học, một số học mang tính chất đối
phó, muốn có bằng cấp đạt chuẩn để tiến thân, cất nhắc vào vị trí cao hơn. Có hiện
tượng được bổ nhiệm rồi mới đi học hoặc đi bổ túc cho đạt tiêu chuẩn. Tình trạng trên
vừa là một biểu hiện của sự tha hóa về năng lực, trình độ, vừa là một nguyên nhân dẫn
tới tình trạng suy thoái về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức.
Nguyên nhân của những yếu kém trên là do khi bước sang nền kinh tế thị trường,
mở cửa, hội nhập, Đảng và Nhà nước chưa lường hết được những tác động tiêu cực,
những mặt trái phát sinh từ quá trình trên, dẫn tới lúng túng, bị động trong việc chuẩn bị
tư tưởng và khả năng tự đề kháng của cán bộ công chức và nhân dân. Cùng với đó, việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức chưa được tiến hành thường xuyên,
không ít nơi bị buông lỏng; một số cán bộ không chú ý đến việc tu dưỡng, rèn luyện về
đạo đức, không quan tâm đến học tập để nâng cao năng lực công tác, năng lực chuyên
môn. Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ còn bất cập, trong không ít cơ quan việc giám
sát, nắm vững tình hình cán bộ chưa được thường xuyên. Đảng đã chỉ ra nhân dân là
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần 9 BCHTƯ khóa IX, Nxb CTQG, HN, tr. 65.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần 9 BCHTƯ khóa IX, Nxb CTQG, HN, tr. 64 - 65.

242
người kiểm tra, giám sát cán bộ nhưng cơ chế giám sát không được cụ thể hóa cho nên
trên thực tế nhân dân không thực hiện được quyền này. Thêm vào đó, trong những năm
qua, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, một trong những
nội dung chúng thực hiện là làm suy giảm niềm tin của cán bộ, công chức vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kết hợp với việc mua chuộc làm tha hóa đội
ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, làm xa rời chuẩn mực đạo đức “trung với nước,
hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư” như Chủ tích Hồ Chí Minh đã
dạy.
3. Một số định hướng để nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức
theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ
mới, theo tôi cần tập trung mấy vấn đề sau đây:
Một là: Xây dựng lòng trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với
dân. Yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt được điều đó, mỗi cán
bộ, công chức phải thật sự tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ là
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tuyệt đối tin tưởng vào sự tất thắng của
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, như Bác Hồ đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người
lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người và
đem lại công bằng, bình đẳng, bác ái cho toàn xã hội. Thường xuyên xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, tuyên dương những đảng viên ưu tú,
sàng lọc và loại trừ ra khỏi Đảng và Nhà Nhà nước những phần tử cơ hội, tha hóa… để
nhân dân ngày càng tin tưởng vào chế độ nói chung, cán bộ, công chức nói riêng.
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau hoàn
thành nhiệm vụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Muốn
vậy, chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu "Trung thành, sáng
tạo, tận tuỵ, gương mẫu". Dù công tác ở ngành nghề nào, cấp bậc, chức vụ gì đều vẻ
vang và đều phải phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Trong thời kỳ hội nhập
quốc tế, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, tác động mạnh trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Trình độ học vấn của nhân dân ngày càng nâng cao, đòi hỏi mỗi cán bộ,
công chức phải học tập vươn lên không ngừng, theo tấm gương khổ công học tập của
Bác Hồ. Thực hiện phương châm "Học, học nữa, học mãi". Vừa say mê học tập vừa đổi
mới phương pháp và phong cách làm việc gắn lý luận với thực tiễn, học phải đi đôi với
hành đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong tình hình mới.
Ba là: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư. Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, chúng ta cũng phải có ý thức tiết
243
kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá nhân, xây dựng
một lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị, khiêm tốn, có tình cảm
chan hoà, cởi mở, quan tâm đến mọi người, học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Tuy
nhiên, học tập tấm gương đạo đức đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời nói mà
điều quan trọng hơn phải được thể hiện ở hành động, điều đó mới thiết thực. Đạo đức
Hồ Chí Minh không phải là cái gì xa vời không thể với tới mà nó được thể hiện ngay
trong cuộc sống đời thường của mỗi cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, công chức cần biết
khơi dậy tinh thần yêu nước, làm tròn nhiệm vụ của mình, biết đấu tranh chống lại
những biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, tổ chức mình… thì họ sẽ xây dựng được cơ
quan, tổ chức lành mạnh, nhiều người làm được như thế thì xã hội sẽ ngày càng trong
sạch, tệ nạn xã hội ngày càng được đẩy lùi… con người sẽ xây dựng được “thiên đường
trên mặt đất”. Như Chủ tích Hồ Chí Minh đã khẳng định: Để xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức “vừa hồng vừa chuyên” thì phải tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo
đức cách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc của mỗi cán bộ,
công chức.

244
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ THANH NIÊN TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

PGS, TS. Trần Thị Thu Hương


Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Khi nhận định về Hồ Chí Minh, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã viết: “... Đấu
tranh trong nửa thế kỷ, Người đã làm cho cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân nước
Người trở thành biểu tượng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới. Tinh thần cao cả của
Người đã khiến cho ngay cả những kẻ thù địch với Người cũng phải kính trọng, khâm phục,
và hơn ai hết, Người đã tập hợp được chung quanh tên tuổi của Người những cuộc đấu tranh
và những niềm hy vọng của những người bị áp bức trên khắp trái đất, của nam, nữ thanh
niên (TG nhấn mạnh), của tất cả mọi người bất kỳ thuộc tín ngưỡng và lý tưởng nào đã lên
tiếng phản đối chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa đế quốc.”1
Đây chính là một trong những lời lý giải về Hồ Chí Minh là người “mãi mãi là một
trong những nhân vật vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”, và là Người đã “tập hợp được chung
quanh tên tuổi của Người” nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó, một lực lượng quan trọng là
thanh niên, để làm nên lịch sử vinh quang cho dân tộc Việt Nam,
1. Hồ Chí Minh là người sớm nhận ra và đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác
định thanh niên là lực lượng xung kích của cách mạng và khi có tổ chức Đoàn, Đoàn
Thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc.
Hồ Chí Minh là người hơn ai hết đó tin cậy, giao phó sứ mệnh truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Ngay từ giữa thập kỷ 20 của thế
kỷ XX, Người trực tiếp sỏng lập tổ chức cộng sản Đoàn- hạt nhân của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên.
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng, trong Thư gửi các học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần
phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp
các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở
các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” 2

1
Endô Anhôlétti. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Sđd, T.2, tr.99.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, CTQG, 1995, tr 32-33

245
Hồ Chí Minh sớm nhận ra vai trò của thanh niên là lực lượng rường cột của đất
nước, tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình, bëi ®ã lµ là lớp người có
hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực, khát khao với lý tưởng cao đẹp, ham hiểu biết, thích
khám phá, luôn muốn khẳng định mình, dám xả thân vì nghĩa lớn, luôn hăng hái xung
phong đi đầu trong mọi công việc. Vµ v× vËy, Người coi tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất
trong cuộc đời mỗi người: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi
trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Với tầm nhìn chiến lược và nhãn quan chính trị sâu sắc, Người khẳng định:
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Đó chính là nguyên nhân sâu xa, Người căn
dặn toàn Đảng, toàn dân ta : bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho tương lai chính là việc
làm rất quan trọng và rất cần thiết.
2. Tõ nhận thức vai trò vị trí quan trọng của thanh niên đối với tiền đồ của cách
mạng, của Đảng và sự phát triển của dân tộc, trong bút tích Di chúc năm 1965, Người
viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”
vừa “chuyên”.
Từ đánh giá một cách đúng đắn vai trò, vị trí và khả năng to lớn của thanh niên
Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh xác định giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên là công việc gốc của Đảng, của tổ chức Đoàn, của gia đình, nhà
trường và toàn xã hội. Người yêu cầu những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn
của Đảng và nhân dân ta, tức là thanh niên phải có đầy đủ phẩm chất đức - tài.
Những nội dung được Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục thường là rất phong phú,
sinh động:
Thứ nhất, phải làm cho thanh niên nhận thức được đạo đức cách mạng là tận
trung với nước, tận hiếu với dân, đó là lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách
mạng của đất nước, của Đảng, của nhân dân. Thứ hai, phải chú trọng bồi dưỡng, rèn
luyện các phẩm chất của đạo đức cách mạng như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Tại Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/1/1955, Người phát biểu
trước sinh viên: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và
sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói
xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách
sinh hoạt uỷ mị, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”. Nội dung bồi dưỡng, giáo
dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của Người thể hiện bài núi chuyện với cán bộ

246
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam tháng 6 năm 1962: “Thanh niên phải rèn luyện
đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, đâu cần thanh niên có, việc gì khó có
thanh niên.
Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ”.
Thứ ba,để làm tròn vai trò và trách nhiệm to lớn của mình, thanh niên phải luôn
luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi, phải ra sức lao động cống hiến chứ không phải chỉ
biết có đòi hỏi, phải nêu cao tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên
làm”, “Gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”. Trong ®ã, thanh niªn
phải kiên quyết đấu tranh chống mọi thói hư, tật xấu như kiêu căng, lãng phí; chống chủ
nghĩa cá nhân vì “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành
người ta xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc, vì thế mà càng
nguy hiểm” .
3. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là trách nhiệm của toµn Đảng, Nhà
nước, các tổ chức đoàn thể, của toàn xã hội và phải có phương pháp đúng đắn, sáng tạo.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải biết kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội
để giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. VÒ ph¬ng ph¸p giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên có hiệu quả kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện thông qua
hành động, gắn liền với thực tiễn cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Người
coi quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt
động trong thực tiễn và xem đây là một phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất:“Không
phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo
được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải
tạo. Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến và ngày nay
công việc xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
nước nhà đều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng”.
Tõ thùc tiÔn c¸ch m¹ng, Hồ Chí Minh cho rằng, với các dân tộc phương
Đông thì một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.
Với Người, những gương tốt, việc tốt để giáo dục thanh niªn là một phương pháp rất
sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Do vËy, ®èi víi cán bộ đảng viên, Ngêi lu«n nh¾c nhë phải luôn luôn
nêu tấm gương sáng cho thanh niên học tập: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền
bỉ đấu tranh, dìu dắt bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ, đồng chí già phải có thái độ

247
độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa”,
“cố gắng dìu dắt thanh niên, không nên công thần, không nên tiêu cực”.
Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp bộ Đảng phải làm tốt công tác thanh niên, chú ý
đến việc phát triển đảng viên trẻ tuổi nhằm tăng sinh lực cho Đảng, bảo đảm sự kế thừa
giữa các thế hệ và tạo cơ hội cho thanh niên trưởng thành. “ Đảng cần giúp đỡ Đoàn
thanh niên lao động phát triển tốt, đồng thời cần phải chọn những đồng chí đoàn viên đã
kinh qua thử thách và đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.
4. Hồ Chí Minh đòi hỏi sự cống hiến lớn lao của tuổi trẻ, đồng thời Người đề
nghị Đảng và Chính phủ cần quan tâm đến lợi ích, nguyện vọng chính đáng của thanh
niên. Đặc biệt đối với những thanh niên đã có cống hiến cho đất nước. Trong những
năm sau, Người viết thêm mấy điểm, trong phần viết về lớp trẻ đã qua công tác và chiến
đấu, có đoạn: “Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh
niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và
chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề
để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường
cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội ở nước ta”1.
Người đề nghị Đảng, Chính phủ vµ toµn thÓ nh©n d©n phải có chính
sách đãi ngộ thoả đáng đối với những thanh niên có công với cách mạng: “Đối với
những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân
quân, du kích, thanh niên xung phong…) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi
cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích
hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
5. Thực hiện tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã biết kế thừa
và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, khơi dậy và phát huy vai trò, năng
lực cách mạng to lớn của thanh niên trong tiến trình cách mạng, các thế hệ lãnh đạo của
Đảng đã đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên vượt qua được mọi khó khăn thử
thách, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng và con đường xã hội chủ nghĩa và sự
lãnh đạo của Đảng, là lực lượng xung kích của cách mạng, góp phần to lớn trong những
chiến công vĩ đại của dân tộc trong thế kỉ XX.
Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, kế thừa và phát huy trí tuệ thông minh
và sáng tạo, cùng với những thuận lợi mới trong hội nhập và phát triển đất nước, tuổi
trẻ Việt Nam với các chương trình dự án của thanh niên và những doanh nghiệp trẻ
ngày xuất hiện càng nhiều, làm thay đổi bộ mặt và vị thế của đất nước trên trường quốc
tế. Đó chính là thành quả của sự tiếp tục thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh, trong quá

1
Di chúc, tr.42
248
trình lãnh đạo công cuộc đổi mới Đảng quan tâm thiết thực, sâu sát đến phong trào
thanh niên. Hội nghị lần thứ 4 (1-1993) của Ban chấp hành Trung ương (Khoá VII)
trong phần Nghị quyết Về công tác thanh niên trong tình hình mới đã đưa ra định hư-
ớng chính trị quan trọng, có tác dụng thiết thực tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ
của phong trào thanh niên. Các cấp bộ Đảng quan tâm chỉ đạo công tác thanh niên;
Nhà nước ban hành nhiều chính sách bồi dưỡng, đào tạo, phát triển thanh niên, dành
nhiều chương trình trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, lao động-việc làm, văn hoá-thể
thao tạo cơ hội cho thanh niên tham gia phát triển đất nước, tạo môi trường thuận lợi để
thanh niên rèn luyện cống hiến, trưởng thành...
Bước sang thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự
biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dỡng và phát huy cao nhất vai trò
và sức mạnh của thanh niên, Đảng đã ban hành Nghị quyết Về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, với quan điểm chỉ đạo đúng đắn, với 9 nhiệm vụ và giải pháp trong tình hình mới
(Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khoá X ). Nghị quyết tiếp tục khẳng
định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng
quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm
nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo. Thanh niên là độ
tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển tí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự
khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp
đỡ, chăm lo của thế hệ đi trước và toàn xã hội”1.
Quan điểm của Đảng trong Hội nghị Trung ương bảy (8-2008) là sự kế thừa và
phát triển nâng lên tầm cao mới tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên : “Tiếp tục xây
dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý t-
ưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành
pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế;
có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở
thành những công dân tốt của đất nớc. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão
lớn, xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học-công nghệ tiên tiến, vơn lên ngang tầm thời
đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất
sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng, Nhà nước, toàn xã hội
chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trư-
1
ĐCSVN-Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb CTQG, 2008 , tr 35.

249
ởng thành, được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá tinh thần
lành mạnh”1.
Nhận thức sâu sắc rằng, phía trước còn không ít thách thức, gian nan bởi những
yếu kém vốn có của một nền kinh tế đang chuyển đổi; bởi những tiêu cực xã hội chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi; bởi những mưu toan thâm độc của các thế lực thù địch chống
phá sự nghiệp cách mạng nước ta... Song, với lực lượng thanh niên chiếm gần 40% dân
số, vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và được đặt ở “vị trí trung tâm trong chiến lược
phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là
một lực lượng quan trọng trong hệ thống chính trị. Do đó, phải xây dựng Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự “là
rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa
xã hội”.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã minh chứng vai
trò quan trọng và to lớn của thanh niên trong bảo vệ cũng như trong xây dựng đất nước.
Năm 2002, Đoàn Thanh niên Australia, khi sang thăm Việt Nam, tìm hiểu cuộc đời và
sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã nhận định: ”...Chúng tôi rất khâm phục cuộc đấu tranh vĩ
đại của nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa anh hùng của nhà lãnh đạo Hồ Chí Minh. Sự quan
tâm, chăm sóc của Người đối với thế hệ trẻ đó thực sự mang lại những kết quả to lớn. Chúng
tôi thấy thế hệ trẻ Việt Nam đã đóng góp nhiều trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đây sẽ
là một kỷ niệm đáng nhớ và là nguồn cổ vũ lớn lao cho cuộc cách mạng của chúng tôi tại
Australia.”2
Nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trong tình hình hiện nay là một vấn đề
có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, nhân tố góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược con
người của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1
ĐCSVN-Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb CTQG, 2008 , tr 43
2
Ngày 20 - 1 - 2002, Đảng Cộng sản Australia. Trích Sổ cảm tưởng hiện lưu tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ tịch.

250
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC
VÀ PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

ThS. Nguyễn Thị Thu Hường


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội. Cả hai đều là những công cụ
để quản lý hành vi của con người trong xã hội. Trong lịch sử quản lý nhà nước, quản lý
xã hội, có những người, những trường phái, những chủ thuyết tìm cách tuyệt đối hoá
địa vị độc tôn của từng yếu tố riêng lẻ. Chẳng hạn như thuyết “nhân trị” của Khổng Tử
khác với thuyết “pháp trị” của Tuân tử, Hàn Phi Tử… Nhưng nói chung, để trị quản lý
đất nước chặt chẽ, hiệu quả, thì cần phải kết hợp giữa đạo đức và pháp luật. Hồ Chí
Minh đã chỉ ra mối quan hệ này từ rất sớm, đồng thời có bước phát triển mới, có sự
sáng tạo độc đáo riêng của mình.
1. Các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, những nhà lập pháp đều nhận
thức và công nhận mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và đạo đức. Sự tác động của
đạo đức và pháp luật đối với nhau cũng theo chiều hướng, tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ
hay cản trở nhau.
Đạo đức tác động tới sự hình thành và thực hiện pháp luật. Có không ít quan
niệm đạo đức được thể chế hóa trong pháp luật, qua đó góp phần hình thành nên pháp
luật và góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác. Bên
cạnh đó, pháp luật cũng tác động to lớn tới đạo đức, góp phần củng cố, phát huy vai trò
của đạo đức trong thực tế khi đạo đức phù hợp với pháp luật. Nhiều quy tắc đạo đức có
tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã được Nhà nước ghi
nhận thành các quy phạm pháp luật. Mặt khác, pháp luật cũng loại trừ dần những quy
tắc đã không còn phù hợp với ý của Nhà nước qua các quy định thay thế, hoặc cấm thực
hiện các quy tắc đạo đức đó, vì quy tắc đạo đức phản tiến bộ, sẽ cản trở sự hình thành
và thực hiện pháp luật; pháp luật không hoàn chỉnh, lạc hậu, sẽ cản trở sự hình thành
đạo đức lành mạnh. Về mối quan hệ này, Hồ Chí Minh đã nhận ra từ rất sớm: “Giữa
pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội
dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức”1.
Giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng
nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất.
Pháp luật hay đạo đức thì cũng đều phải giải quyết vấn đề lợi ích, vấn đề tương quan
giữa quyền và nghĩa vụ, sự tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ, tôn vinh các giá trị, các quyền

1
Thành Duy, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và mối qnan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đạo
đức và lợi ích công dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3-1995, tr.4.
251
con người. Đây là những điều kiện thiết yếu để thực hành đạo đức và pháp luật. Về
nguyên tắc, không phải pháp luật phán xét đạo đức mà ngược lại, đạo đức mới có quyền
phán xét pháp luật. Trong lịch sử và mãi mãi, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo
đức. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các
quy phạm pháp luật, được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại, trong
từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả phương diện pháp lý.
Nói một cách tổng quát, thứ nhất, pháp luật thể hiện sự công minh, lẽ phải, tự do
và công bằng - các giá trị đạo đức cao cả, đồng thời cũng là một phương tiện đặc thù để
bảo vệ các giá trị đạo đức, hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển một nền đạo đức
xã hội tốt đẹp; thứ hai, một xã hội có nền đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực
hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Như vậy, pháp luật phải phù hợp với đạo đức và là điều
kiện để thực hành đạo đức. Pháp luật không chỉ thể hiện quyền công dân đơn thuần, mà
còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo xây dựng cho con người một cuộc sống lương
thiện, hạnh phúc, cái thiện thắng thế, cái ác bị trừng phạt.
Với những phân tích như trên, có thể thấy rằng, quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức cần phải được tư duy theo cả truyền thống và hiện đại. Đặc biệt cần làm rõ giới hạn
của pháp luật và đạo đức, sự giao thoa và độc lập tương đối, sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa chúng. Phải khảo sát, đánh giá mối quan hệ này trong thực tiễn cuộc sống
thông qua các quan hệ pháp luật và đạo đức, các hành vi đạo đức và pháp luật. Sự vận
động của pháp luật và đạo đức không thể nào xem xét tách biệt nhau. Pháp luật có giá
trị đạo đức, là hiện tượng đạo đức. Suy cho cùng, pháp luật chỉ khác đạo đức theo
nghĩa hẹp. Cần có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung pháp luật, vào
hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng thời các yêu cầu của
pháp luật cũng cần được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và
hành vi đạo đức của con người. Một khi những quy tắc, quan niệm đạo đức đã được luật
hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ sống, thành tiêu chí đánh giá của con người.
2. Theo Hồ Chí Minh, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Pháp luật là phương thức để khẳng định những chuẩn mực đạo nhất định, nhằm
biến nó thành thói quen, nếp sống của mỗi con người. Và như vậy, quan hệ giữa đạo
đức và pháp luật biểu thị quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Xét đến
cùng, vấn đề đạo đức và pháp luật, cũng như mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là
những vấn đề có tính xã hội. Đó là ý thức đấu tranh giữa thiện và ác, đúng và sai, tốt
hay xấu, giữa bản chất người và phi tính người.
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh được xác
định trên những cơ sở:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh cho rằng, pháp luật và đạo đức đều nhằm mục đích thể
hiện, thực hiện và bảo vệ lợi ích của con người. Vấn đề là ở chỗ pháp luật và đạo đức
252
phải phù hợp, đem lại quyền lợi cho số đông. Hồ Chí Minh luôn định vị cho đạo đức
cách mạng, đạo đức công dân bằng sự thống nhất giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá
nhân; giữa quyền công dân và nghĩa vụ của công dân.
Thứ hai, Hồ Chí Minh chỉ ra quy luật chung nhất trong hình thức cai trị của Nhà
nước kiểu cũ, mà một trong những phương thức thường được sử dụng là dùng đạo đức
để che dấu bớt bản chất của pháp luật - hệ thống pháp luật phục vụ số it. Kết hợp đạo
đức và pháp luật là nghệ thuật của quyền lực chính trị. Luật pháp dựa vào đạo đức, mặt
khác pháp luật bảo vệ đạo đức.
Thứ ba, để phát huy sự hỗ trợ giữa đạo đức và pháp luật, Hồ Chí Minh cho rằng,
Nhà nước Việt Nam phải quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức: “Những
người An Nam chúng ta cần phải tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc
các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng cần đọc các tác phẩm của Lênin”1.
Sự ra đời của Nhà nước đồng thời cũng đánh dấu những căn bệnh tiềm ẩn, cần
khắc phục của nó. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra sự cần thiết phải rèn rũa đội
ngũ cán bộ công chức của Nhà nước, bởi các chứng bệnh nan y của Nhà nước cũng từ
đội ngũ thừa hành công vụ mà ra. Hồ Chí Minh luôn hướng sự quan tâm, giáo dục của
Người vào những cán bộ có chức, có quyền, nhằm ngăn chặn để họ không mắc phải
những căn bệnh như cậy thế, hủ hoá, tư túng, tham ô, lãng phí… Người đòi hỏi cán bộ
phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư” và ghi sâu câu “công binh, chính trực”
vào tâm khảm. Người biểu dương cán bộ tốt và cũng tỏ thái độ rất nghiêm khắc đối với
những cán bộ mắc phải những căn bệnh trên. Người nhấn mạnh: Ai đã phạm những lỗi
lầm này thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự ý sửa chữa thì Chính phủ sẽ không
dung.
Chủ trương nêu cao giáo dục đạo đức, nhưng Hồ Chí Minh không quên nhấn
mạnh sự cần thiết phải tăng cường giáo dục pháp luật. Theo Người, nếu chỉ tăng cường
giáo dục đạo đức thì sẽ không giải quyết hết được vấn đề của xã hội. Chẳng hạn như
bệnh tham nhũng - một căn bệnh cố hữu của Nhà nước - nếu chỉ đơn thuần giáo dục
đạo đức, thì không mấy giá trị, không thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Hồ Chí Minh
yêu cầu: Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất lương, bất kể người ấy ở địa vị
nào, nghề nghiệp gì. Mỗi người phải nhận thấy rằng, tham lam là việc làm đáng xấu hổ,
kẻ tham lam là người có tội với nước.
Một cách chung nhất, tư tưởng của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đạo đức và
pháp luật trong quản lý xã hội có thể khái quát trên những nét chính sau:
Một là, đạo đức vốn đã tồn tại lâu dài trong đời sống nhân dân, vì thế, muốn
pháp luật được thực thi và được nhân dân ủng hộ, thì điều căn bản là pháp luật phải dựa

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, Tập 7, tr. 2.
253
trên nền tảng đạo đức. Pháp luật phải ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyện vọng, lợi
ích của nhân dân, đồng thời phải phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là điều kiện quyết định
sự thành công trong lãnh đạo dân chúng của Chính phủ. Muốn như vậy, Chính phủ phải
thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất
nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế, dân chúng mới
đoàn kết chung quanh Chính phủ, vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh cho sự
phồn vinh của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ một lần nhắc nhở: “Chính
sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân. Nếu dân
đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt,
Đảng và Chính phủ có lỗi, Nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi”1.
Hai là, pháp luật phải bảo vệ đạo đức. Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn
mực giá trị định hướng cho hành động của con người. Đạo đức là nền, pháp luật được
xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức, đảm bảo cho chuẩn mực đạo đức được thực hiện
và bảo vệ nếu bị vi phạm. Trong chuẩn mực đạo đức cách mạng “trung với nước”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng nêu rõ chuẩn về pháp luật của “trung với nước”: “Ai
vì nước hy sinh sẽ được thưởng”, ngược lại “thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử”2.
Coi trọng đạo đức của cán bộ và nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh không xem
thường vai trò của pháp luật. Người đặc biệt nhấn mạnh đến hai nguyên tắc cơ bản
trong việc xây dựng và thực thi pháp luật: (1). Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật; (2). Thưởng phạt nghiêm minh. Người viết: “Trong một nước, thưởng phạt phải
nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, khảng chiến mới thắng lợi kiến quốc mới thành
công”3. Người kịch liệt lên án tội bao che, tình cảm, nể nang đối với những người phạm
pháp, không xử nghiêm minh đối với họ theo nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc các hiện tượng cán bộ,
đảng viên có biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, tự cho phép mình đứng ngoài vòng pháp
luật. Người viết: “Trong điều lệ của Đảng có nói: đảng viên chẳng những phải giữ gìn
kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác của Đảng, mà còn phải giữ kỷ luật chính quyền, của cơ quan
đoàn thể cách mạng của nhân dân. Sự thật nhiều Đảng viên chưa làm đúng như thế…
những đảng viên, cán bộ đó không biết rằng kỷ luật của chính quyền của đoàn thể nhân
dân và của Đảng là một”4. Đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, nghiêm minh
chấp hành pháp luật của Nhà nước là một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc
của Hồ Chí Minh.
Ba là, cần nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật, để ứng
xử phù hợp, đạt hiệu quả cao trong quản lý xã hội. Bản chất của sự kết hợp pháp luật và
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 7, tr. 572..
2
Quốc lệnh 1946
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 14, tr. 163.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 7, tr. 31.

254
đạo đức trong quản lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục
hạn chế của hai pháp luật và đạo đức.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thấy rõ pháp luật là rất cần thiết để nhanh chóng đưa xã hội đi vào ổn định. Người chỉ
đạo xây dựng Hiến pháp 1946 và ban hành các sắc lệnh để quản lý xã hội. Trong khi
pháp luật mới chưa kịp ban hành, Người chủ trương giữ lại những luật lệ cũ, mang tính
hợp lý để sử dụng trong chế độ mới. Điều này cho thấy, trên những nền tảng đạo đức
chung, pháp luật giữa các chế độ, đôi khi có những tương đồng nhất định.Bên cạnh đó,
Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải đồng thời ban hành pháp luật mới và xây dựng đạo đức mới.
Thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho nhân
dân là hai biện pháp song hành, hai mặt của một quá trình thống nhất. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh:“Công bố đạo luật... chưa phải đã là xong, mà còn phải tuyên truyền, giáo
dục lâu dài mới có hiệu quả” và “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Mà
do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có”. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn
luyện và thực hành đạo đức là điều kiện cần để xã hội đi vào trật tự ổn định: “Mỗi ngày
cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một
năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to. Cả 20 triệu đồng bào đều
làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc”;
“muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng
nói đến cải tạo xã hội”. Vì: “Để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tuyên truyền và
kiểm soát, giáo dục và pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên trên”. Nếu đạo đức bị xâm
hại thì pháp luật cũng bị vi phạm: “Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp”, khi đó pháp
luật thể hiện vai trò không thể thay thế trong việc đưa xã hội trở lại ổn định, đồng thời
khôi phục, bảo vệ đạo đức: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm”. Đó
là cách thức Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật.
3. Hiện nay, đất nước đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đồng thời với
đẩy mạnh cải cách hệ thống chính trị cho phù hợp với đổi mới kinh tế, hỗ trợ đắc lực
cho đổi mới kinh tế. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đang là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm. Việc có một hệ thống luật pháp hoàn thiện, việc thực
hành tốt pháp luật đang là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi, đặc biệt là trong
điều kiện khi công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, thì hàng loạt những bất cập
trong lĩnh vực này càng bộc lộ. Để khắc phục yếu kém, hạn chế, để hệ thống chính trị
thực sự vững mạnh, để luật pháp phát huy tác dụng thực sự, trên nền tảng tư tưởng Hồ
Chí Minh về kết hợp đạo đức với pháp luật, chúng ta cần thực hiện tốt những giải pháp căn
bản:
Thứ nhất, phát huy tác dụng của đạo đức đối với pháp luật trong quản lý xã hội
và ngược lại.

255
Trong điều kiện kinh tế thị trường với những mặt trái của nó, trong điều kiện hội
nhập kinh tế với những cạm bẫy và thách thức, nếu chúng ta chỉ hô hào chung chung về
lương tâm, trách nhiệm, đạo đức, mà không gắn nó với giáo dục và thực thi pháp luật,
hoặc chỉ dừng lại ở cưỡng chế lạnh lùng của pháp luật, sẽ không bao giờ đạt hiệu quả
cao, không thể điều chỉnh, kiểm soát mọi hành vi của con người, của cán bộ công chức
Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) xác định: Chúng ta quản lý xã hội bằng pháp
luật. Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng lần thứ 8, khoá 7 và Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII (1996) khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã
hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng công tác giáo dục và nâng cao đạo đức XHCN.
Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa
đạo đức và pháp luật, xử lý mối quan hệ ấy một cách hợp lý, nhằm tạo hiệu quả cao, tác
dụng tốt trong quản lý xã hội. Phát huy vai trò của đạo đức gắn kết với pháp luật chính
là một trong những phương cách tốt nhất để tăng thêm sức mạnh, khắc phục những
điểm yếu, những hạn chế nội trong cơ chế vận hành của Nhà nước Việt Nam pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, xây dựng các văn bản pháp luật cần phải dựa chắc trên những chuẩn
mực đạo đức cơ bản.
Để góp phần hạn chế khiếm khuyết của pháp luật, chúng ta phải đưa những
chuẩn mực mới của đạo đức vào trong pháp luật, luật hoá những chuẩn mực đạo đức đó
để pháp luật thật sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ và phát triển đạo đức, kết hợp đạo đức
với pháp luật ở độ nhuần nhuyễn. Sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa đạo đức và
pháp luật sẽ khiến đạo đức với sự giáo dục, thuyết phục tăng thêm sức lan toả và lan tỏa
lâu bền; pháp luật với sức mạnh cưỡng chế sẽ tạo ra sung lực mới. Có như thế, con
đường đi tới một xã hội công dân mới ngày càng hiện thực.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể, của nhân dân về vấn
đề kết hợp đạo đức với pháp luật trong quản lý xã hội. Cần để các cơ quan chức năng và
xã hội ý thức rằng, cả pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm phổ biến, chúng
đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người. Phạm vi tác động của
đạo đức và pháp luật rất rộng lớn, tác động đến các cá nhân, tổ chức và hầu hết các lĩnh
vực khác trong xã hội. Cần nhận thức rằng, pháp luật và đạo đức đều có mục tiêu điều
chỉnh hành vi của con người để bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội. Một người
vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại, vi phạm pháp luật cũng là vi
phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không phải tự nhiên mà có. Ý thức đạo đức và ý
thức pháp luật của con người có được là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài. Giáo
dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật,
kỷ cương phép nước. Giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo
đức và nâng cao đạo đức con người.

256
Một cách tổng quát, bàn về pháp luật, không thể không nói đến yếu tố đạo đức
và càng không thể không nói đến mối quan hệ giữa pháp luật - đạo đức trong quá trình
làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, bồi đắp lên những giá trị mới. Đạo đức và pháp luật
không phải tự nhiên mà có. Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của con người có được
là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là
giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Giáo dục pháp
luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Đó
chính là những nội dung căn bản trong quản lý xã hội dựa trên nền tảng đạo đức và
pháp luật, nền tảng “đức trị” và “pháp trị” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Người chính là
hiện thân, là “mẫu mực của sự kết hợp đức trị và pháp trị, luôn luôn chú trọng giáo dục
đạo đức, nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò sức mạnh của pháp luật”1.

1
Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.48.

257
HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

PGS, TS. Hồ Khang


Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi, là hạt nhân, là
nền tảng quan trọng, cơ bản nhất cho các quan điểm, tư tưởng chính trị của Người. Tư
tưởng ấy đã được cách mạng Việt Nam kiểm chứng, được lịch sử giải phóng dân tộc
trên thế giới khẳng định. Trong suốt những năm tháng đấu tranh cách mạng cho độc lập
của dân tộc, tự do của nhân dân, tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh không bao
giờ tách rời ý niệm về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, thống nhất. Trên cả bình diện
lý luận, lẫn thực tiễn, tư tưởng độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Hồ Chí Minh luôn
soi rọi con đường giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
1. Tư tưởng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh - bệ đỡ
cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc
Cuối thế kỷ XIX, trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Ái Quốc - người con ưu
tú của dân tộc Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước. Xuất phát từ lòng yêu nước nồng
nàn, từ sự đồng cảm sâu sắc với đồng bào bị áp bức, Nguyễn Ái Quốc đã xem xét vấn
đề giải phóng dân tộc một cách bản chất và sát thực tế. Trong những năm bôn ba ở hải
ngoại, Người đã nhìn thấy nỗi đau mất nước, nỗi thống khổ bị xâm lược, bị đô hộ và
bóc lột không chỉ của nhân dân Việt Nam, mà của rất nhiều dân tộc phụ thuộc, nô lệ
trên thế giới. Từ đó, Người hiểu rằng, độc lập, tự do là khát vọng của mọi con người,
của mọi dân tộc bị áp bức. Cũng chính từ đó, Người chỉ có “một ham muốn, ham muốn
tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" 1. Và ý chí giành độc lập, tự do
cho Tổ quốc, cho dân tộc đã trở thành phương châm chỉ đạo toàn bộ cuộc đời, sự
nghiệp của Người.
Trong quá trình tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc, khi gặp Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin như một sự
kỳ ngộ của những tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh đã kết luận: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” 2.
Thông qua các hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những
tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tiếp tục
hoàn thiện và phát triển những luận điểm của mình về vấn đề dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc, mà trong đó tư tưởng độc lập, tự do là ngọn cờ hiệu triệu, là điểm sáng
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 4, tr.161.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 9, tr.314.

258
chói ngời tính nhân văn, quy tụ, tập hợp lực lượng, tập hợp sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc vào cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước và con
người.
Khi giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề cốt lõi
nhất, quan trọng nhất là vấn đề dân tộc với nội dung cơ bản là chủ nghĩa dân tộc hướng
tới chủ nghĩa cộng sản, coi “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước" 1. Hồ Chí
Minh đã không đơn giản hoá vấn đề dân tộc theo quan điểm coi vấn đề dân tộc thực
chất là vấn đề nông dân và nội dung cơ bản về quyền lợi của nông dân là ruộng đất.
Người đã hiểu sâu sắc về tính độc đáo của cách mạng thuộc địa là vấn đề độc lập, tự do.
Bỏi vì, với một nước thuộc địa, sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sẽ làm cho mâu thuẫn
dân tộc trở thành mâu thuẫn chủ yếu, chi phối mọi mâu thuẫn khác và đẩy nó đến mức
độ đòi hỏi phải được giải quyết. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ dẫn đến sự bùng nổ
của cuộc cách mạng mang đậm tính chất dân tộc, với cái mấu chốt nhất là độc lập cho
dân tộc, tự do cho con người. Hơn nữa, muốn giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, trước tiên phải xoá bỏ ách áp bức dân tộc. Đây chính là cấp độ đầu tiên, nhưng
hết sức quan trọng, cần thiết để giải phóng con người và chỉ khi giành được quyền dân
tộc trọn vẹn mới triệt để giải phóng được giai cấp, giải phóng được con người. Đặc biệt,
sức mạnh tiềm tàng của quần chúng nhân dân ở thuộc địa chỉ có thể khơi dậy và trở
thành sức mạnh vĩ đại, hiện thực, khi họ quyết vùng dậy đấu tranh chống lại chủ nghĩa
thực dân vì độc lập, tự do cho dân tộc mình, vì quyền cơ bản nhất của dân tộc. Một cách
tổng quát, khi đề xướng tư tưởng độc lập, tự do sau này được nâng lên, đúc kết lại trong
khẩu hiệu nổi tiếng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Hồ Chí Minh đã đi vào vấn
đề bản chất nhất, cội rễ nhất - độc lập, tự do; độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Đó là kết tinh của những khát vọng thiết tha, cao đẹp, là mục tiêu cốt tử mà những dân
tộc, những con người bị áp bức, bị phụ thuộc trong trường kỳ đấu tranh luôn luôn
hướng tới.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập tự do không thể tách rời với sự thống nhất
đất nước, với non sông liền một mối. Khi tiếng súng kháng chiến của nhân dân Nam Bộ
vang lên, Hồ Chí Minh đã khẳng định với toàn thể dân tộc Việt Nam, với lương tri thế
giới: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, đồng bào Nam bộ là
dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ
thay đổi”2. Với Người, đất nước, núi sông Việt Nam là một khối thống nhất, Bắc -
Trung - Nam không thể phân chia, kết đoàn như con một cha, nhà một nóc, no đói, rách
lành sẻ chia, đùm bọc, “không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta…” và Người đặt cả
tâm trí mình “luôn luôn bên cạnh mấy triệu đồng bào quyết chiến đến giọt máu cuối

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 1, tr.465-466.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.246.

259
cùng để bảo vệ cho nền độc lập Việt Nam, để tỏ rõ cho hoàn cầu biết rằng dân tộc Việt
Nam đầy đủ tinh thần hy sinh chiến đấu...”1. Trái tim của lãnh tụ đã cùng một nhịp đập
với hàng triệu con tim yêu nước của đồng bào miền Nam. Một nước Việt Nam độc lập,
tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là hiển nhiên, là tất yếu. Ý chí thống nhất đất nước
của dân tộc Việt Nam mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào, được củng cố bằng tư tưởng độc
lập tự do, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng trở nên thiết tha, mạnh
mẽ vô song. Sự cộng hưởng của sức mạnh độc lập, tự do với sức mạnh ý chí thống nhất
Tổ quốc của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam trong những thời điểm vận nước nguy
nan đã dâng trào vô cùng mạnh mẽ, không có bất cứ một thế lực nào có thể làm lung
lạc, lay chuyển và ngăn cản được. Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam thời
đại Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là điểm tựa, sự hội tụ cho quyết tâm, cho khát vọng
thống nhất đất nước, đoàn kết, hòa hợp Bắc - Trung - Nam một nhà. Tư tưởng độc lập
tự do, thống nhất non sông của Người là động lực, là bệ đỡ cho cuộc đấu tranh vì độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trong suốt cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-
1975). Tư tưởng ấy khơi nguồn sức mạnh dân tộc, dẫn dắt nhân dân Việt Nam trong
suốt cuộc trường chinh vì quyền cơ bản, thiêng liêng của dân tộc tới thắng lợi cuối cùng.
2. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt
Cuộc trường chinh 9 năm chống thực dân Pháp kết thúc, nửa nước không còn
bóng ngoại xâm, song cả dân tộc vẫn chịu chung nỗi đau chia cắt. Xâm lược Việt Nam,
cắt chia một đất nước luôn gắn bó hữu cơ, đế quốc Mỹ thách thức ý chí “Không có gì
quý hơn độc lập tự do”, thách thức ý chí thống nhất non song của toàn thể dân tộc Việt
Nam.
Những ngày đầu tiên có hòa bình, cũng là những ngày trái tim Hồ Chí Minh
chưa phút nào yên, vì một phần đất nước còn bị quân thù giầy xéo. Người luôn trăn trở
khôn nguôi về miền Nam, về sự nghiệp giải phóng đất nước vẫn còn chưa hoàn tất:
“Trái tim của tôi và của 17 triệu đồng bào miền Bắc luôn luôn đập một nhịp với trái tim
của đồng bào miền Nam,... không một giờ, một phút nào không nhớ đến đồng bào ruột
thịt ở miền Nam đang chiến đấu anh dũng chống bọn Mỹ - Diệm để cứu nước cứu
nhà”2. Giải phóng miền Nam thân yêu, “đi trước, về sau” trở thành nhiệm vụ thiêng
liêng với Hồ Chí Minh cùng một niềm tin son sắt vào ngày mai tất thắng, “ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một
nhà”3. Cho đến những ngày sắp đí xa, Người vẫn lưu giữ một niềm tin sắt đá: “Cuộc
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa,
song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”4. Niềm tin ấy, khát vọng

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr.77.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 11, tr.158-159
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 11, tr.62
4
Hồ Chí Minh,Toàn tập, Sđd, Tập 12, tr.506

260
ấy thể hiện tình cảm ấm nồng, ăm ắp, sâu nặng với miền Nam ruột thịt - “thành đồng
Tổ quốc”, miền Nam - “đầu sóng, ngọn gió” và trở thành sự thôi thúc trong tâm khảm
mỗi người dân hai miền đất nước cùng phấn đấu cho ngày mai thống nhất nước nhà. Đó
cũng là động lực mạnh mẽ cho toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khó
khăn, lâu dài, gian khổ, song nhất định thắng lợi. Tin tưởng ở ngày mai ấy, Hồ Chí
Minh cũng đồng thời truyền dẫn niềm tin ấy tới đồng bào, chiến sĩ, bồi đắp quyết tâm đi
tới cùng của sự nghiệp thống nhất đất nước: “Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc
lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh... ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng
chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải toàn thắng” 1; “các bạn ở tiền tuyến
không bao giờ cô độc vì đã có cả một khối toàn dân đoàn kết làm hậu thuẫn cho mình.
Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ về ta”2; "thống nhất nước nhà là con đường sống của
nhân dân ta"3. Cả dân tộc cùng với Hồ Chí Minh đã không hề nao núng trước khó khăn,
gian khổ, mất mát, hi sinh, kiên định con đường độc lập, tự do, thống nhất đất nước đã
lựa chọn vì một tương lai sum vầy, tươi sáng: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì
quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn”4.
Đau đáu về miền Nam, về sự nghiệp thống nhất nước nhà, một ngày đất nước
chưa thống nhất, một ngày miền Nam chưa được giải phóng là một ngày Người ăn chưa
ngon, ngủ chưa yên. Người chưa thể vui khi một nửa cơ thể Việt Nam bị cắt chia, khi
một nửa máu của máu Việt Nam chưa hòa về một mối. Người xin tạm hoãn việc trao
tặng Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Liên Xô, khi Đoàn Chủ tịch
Xô viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng
Tháng Mười Nga, vì đất nước chưa được độc lập, đồng bào miền Nam vẫn khổ đau, rên
xiết dưới ách kẻ thù: “Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ
xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng
bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại”5. Tương
tự, khi Quốc hội nước ta quyết định trao tặng Người Huân chương Sao vàng (5-1963),
Người đã chối từ với lời tâm sự xúc động triệu triệu con tim: “Chờ đến ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc
hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì
toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”6.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 4, tr. 79.
2
Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào (4-12-1945), Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập.8, tr. 198
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 12, tr. 108.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 12, tr. 312-313
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 11, tr.62

261
Với tình cảm sâu nặng, thiết tha “miền Nam trong trái tim tôi”, ngay từ những
ngày đầu tiên về lại Thủ đô, Người lập tức chỉ đạo tập trung củng cố miền Bắc về mọi
mặt cho cuộc đấu tranh lâu dài, thống nhất đất nước, vì “miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ
lực lượng đấu tranh của toàn dân ta”1. Cùng với BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược được tiến hành đồng thời ở hai miền Nam
Bắc: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì đấu tranh thống nhất nước nhà nhất
định thắng lợi”2. Xuyên suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
(sau tháng 7-1954), Hồ Chí Minh luôn khẳng định nhiệm vụ trung tâm, trọng yếu của
cách mạng Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của
mọi người Việt Nam yêu nước", "phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng,
quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ
quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét
sạch nó đi"3, đồng thời kêu gọi: "Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như
một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!"4. Hồ Chí Minh luôn có mặt, sát cánh
cùng đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong suốt cuộc đấu tranh, đặc biệt vào những thời
điểm bước ngoặt và có sự động viên kịp thời: "Quân và dân ta ở miền Nam có đủ khả
năng đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ dù chúng đưa thêm
vào miền Nam mấy chục vạn quân nữa"5. Nhân thắng lợi của Tổng tiến công Mậu Thân
1968, Người căn dặn: "Thắng lợi đầu Xuân của quân và dân miền Nam đã đưa cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến một tình thế mới rất có lợi!
Không có gì cứu vãn nổi sự sụp đổ hoàn toàn của giặc Mỹ và tay sai! Càng gần thắng
lợi, càng nhiều gian nan. Quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng càng giãy
giụa điên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh
mạnh, đánh liên tục, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa!"6.
Được soi sáng bởi tư tưởng độc lập, tự do, thống nhất non sông của Hồ Chí
Minh, được củng cố bằng niềm tin thắng lợi không gì lay chuyển, cuộc chiến đấu bền bỉ
và anh dũng của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc những tháng năm kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước rực lửa biểu thị ý chí, nghị lực, sức mạnh quật cường của cả
một dân tộc. Miền Bắc XHCN với tư cách là hậu phương lớn, bên cạnh việc chi viện
sức người, sức của cho tuyền tuyến lớn miền Nam đã tỏ rõ sức sống mãnh liệt của chế
độ xã hội mới ưu việt được xây dựng trong khói lửa chiến tranh. Miền Bắc thực sự là
chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ta đang ngày đêm chiến

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 8, tr.71.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 10, tr.64.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 12, tr.407.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 11, tr.435.
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 11, tr.562.
6
Hồ Chí Minh,Toàn tập, Sđd, Tập 12, tr.332.

262
đấu ở miền Nam, nhất là trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều
thử thách, khó khăn.
Sức mạnh to lớn của toàn dân, toàn quân Việt Nam dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của
Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên những chiến công vang dội: Tết Mậu Thân
1968, Tiến công chiến lược năm 1972, "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà
Nội, Hải Phòng. Những chiến công ấy của quân và dân ta làm lung lay tận gốc ý chí
xâm lược của đối phương, buộc đối phương dù còn rất ngoan cố và rất hiếu chiến vẫn
phải ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, rút
hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam… Sau Hiệp định
Pa-ri, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc đang chuyển biến
mau lẹ, “một ngày bằng hai mươi năm”. Chớp thời cơ chiến lược, Bộ Chính trị, Trung
ương Đảng hạ quyết tâm động viên sức mạnh cao nhất của cả nước, kiên quyết giải
phóng hoàn toàn miền Nam. Hướng ra tiền tuyến lớn, miền Bắc dốc toàn bộ sức mạnh
tiềm tàng và to lớn của mình cho miền Nam tổng tiến công và nổi dậy. Trên chiến
trường, quân dân ta mưu trí, dũng mãnh tiến công. 11 giờ 30 phút trưa 30- 4- 1975, lá
cờ cách mạng phấp phới tung bay trên cột cờ cao nhất dinh Độc lập, báo hiệu chiến dịch
lịch sử mang tên Bác Hồ kính yêu toàn thắng, sự nghiệp giải phóng miền Nam toàn
thắng. Một lần nữa, sức mạnh Việt Nam - sức mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc lại đã ngời sáng. Miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng, non
sông liền một dải, đất nước thu về một mối. Từ đây, Nam, Bắc sum họp một nhà, chung vui
niềm vui thống nhất. Khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý chí, quyết tâm của toàn Đảng,
toàn dân tộc Việt Nam về một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ sau những năm dài trường kỳ kháng chiến đã trở thành hiện thực. Trong ngày vui Đại
thắng rợp cờ hoa, Người không kịp có mặt - đó là nỗi niềm bùi ngùi trong mỗi người dân Việt
Nam, song, tư tưởng của Người, tình cảm của Người mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
3. Sức mạnh hội tụ của tư tưởng độc lập, tự do, thống nhất đất nước Hồ Chí
Minh trong quá khứ và hiện tại
Tư tưởng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh là tư tưởng nhất
quán và chủ đạo trong toàn bộ hoạt động lý luận và thực tiễn của Người. Tư tưởng ấy
có xuất phát điểm vì con người, vì dân tộc, lấy con người, lấy dân tộc làm động lực,
mục tiêu. Độc lập, tự do, thống nhất là quy luật phát triển và tồn tại của dân tộc Việt
Nam. Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả của cả chặng đường dài chiến đấu đầy gian
khổ, hy sinh của mọi người Việt Nam yêu nước; của khối đại đoàn kết 54 dân tộc trên
toàn cõi Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng
sản Việt Nam, phản ánh quy luật phát triển và tồn tại ấy. Khi bàn về thất bại của nước
Mỹ - một đất nước trong 200 năm lập quốc chưa từng nếm mùi thất bại, Cựu Bộ trưởng
Quổc phòng Mỹ Mác Namara trong tác phẩm Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài

263
học Việt Nam đã nhận ra sai lầm của nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là ở chỗ quá
tin tưởng vào sức mạnh quân sự - kỹ thuật, ''đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân
tộc thúc đẩy nhân dân Việt Nam đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của
nó''. Trong Tổng kết chiến tranh Việt Nam, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng rút ra kết luận
rằng, ''Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nắm được ngọn cờ dân tộc và chống thực dân, do
đó, Chính phủ Việt Nam cộng hoà chỉ còn lại ngọn cờ chống cộng”. Điều đó lý giải một
cách đầy đủ nhất, thuyết phục nhất cho căn nguyên thất bại của đế quốc Mỹ tại một đất
nước nhỏ bé, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế và quân sự đều ở một
khoảng cách khá xa so với nước Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới. Điều đó cũng lý giải
tại sao giữa những ngày chống Mỹ đầy gian lao, thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa
một giây phút lơi niềm tin chiến thắng. Người luôn vững tin vào thắng lợi cuối cùng
của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với tư cách là linh hồn của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh, con người Hồ Chí Minh tỏa
ra sức mạnh hội tụ toàn thể dân tộc đoàn kết một lòng, dốc sức đánh giặc vì sự toàn vẹn
của non sông, vì khát vọng về một nền thái bình bền vững của một nước Việt Nam độc
lập, tự do, giàu mạnh. Về sức mạnh quy tụ của Người, thế giới viết: “Tinh thần cao cả
của Người đã khiến cho ngay cả những kẻ thù địch với Người cũng phải kính trọng,
khâm phục, và hơn ai hết, Người đã tập hợp được chung quanh tên tuổi của Người
những cuộc đấu tranh và những niềm hy vọng của những người bị áp bức trên khắp trái
đất”1.
Ba mươi lăm năm đã qua kể từ ngày Đại thắng. Đó cũng là quãng thời gian đủ
dài với một đời người, một đất nước. Đó cũng là những năm tháng cam go, đầy thử
thách, thất bại, sai lầm có, thành công có. Những thành tựu trong sự phát triển vượt bậc
về kinh tế, đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập với thế giới, vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế, khu vực ngày càng… cho phép mỗi người Việt Nam chúng ta tự hào.
Ba mươi lăm năm đó, chúng ta đã có những nỗ lực lớn lao trong việc hòa giải và hòa
hợp dân tộc trên con đường phục hưng đất nước. Trí tuệ, sự đóng góp của mọi tầng lớp
nhân dân Bắc - Trung - Nam và cả một bộ phận không nhỏ kiều bào ở nước ngoài tiếp
tục làm nên nội lực Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá một cách công tâm, vấn đề hòa giải,
hòa hợp dân tộc hiện nay vẫn còn nhiều điều phải bàn và phải làm nhiều, làm thật sự
hơn nữa, để đất mẹ Việt Nam đúng nghĩa là ngôi nhà chung, “Bắc, Nam sum họp một
nhà” như nguyện ước của Hồ Chí Minh. Giải quyết thấu đáo, thỏa đáng vấn đề hòa giải,
hòa hợp dân tộc cấp thiết hơn bao giờ hết, khi Việt Nam đang cần bước vào giai đoạn
phát triển thăng tiến, phát triển bứt phá, mang tính đẳng cấp. Trong quá trình đó, tư
tưởng độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tinh thần hòa hợp, đoàn kết toàn dân tộc của
Hồ Chí Minh lại một lần nữa khẳng định giá trị và tỏa sáng bởi tính nhân văn và đạo lý.

1
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Tập II, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.99.

264
Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần vượt qua những rào cản, những
chướng ngại, những định kiến, trưởng thành hơn trong nhận thức trên con đường hòa
hợp dân tộc. Chúng ta không xóa mờ quá khứ, nhưng hãy khép lại quá khứ, bắc một
nhịp cầu qua cái hố sâu ngăn cách ấy để mọi người gần lại với nhau hơn. Sự chân
thành, tư duy chính trị đúng đắn, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết để hòa giải và hòa
hợp là con đường dẫn tới một tương lai tốt đẹp, tự do, một xã hội công bằng, dân chủ,
giàu mạnh, văn minh- mục đích mà Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình, như thế
giới luôn tôn vinh Người: “Tên tuổi đồng chí Hồ Chí Minh đã trở thành tượng trưng
cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì một nước Việt Nam tự do và thống nhất.
Người đã nguyện hi sinh tất cả để thực hiện cho kỳ được mục đích cao cả đó. Người đã
quên mình để đấu tranh cho hạnh phúc của mọi người”1.

1
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.15

265
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

ThS. Lê Trung Khoa


Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng

Công tác giáo dục tư tưởng, lý luận là một trong những hoạt động rất quan trọng
đối với Đảng ta. Đó làm một nội dung quan trọng và là yếu tố tất yếu trong công tác
xây dựng Đảng về tư tưởng. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh rất quân tâm, chú trọng đến công
tác giáo dục tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên.
Công tác giáo dục tư tưởng, lý luận được hiểu là công tác giáo dục cho cán bộ,
đảng viên và toàn thể xã hội nhận thức đúng về cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng của
Đảng, thấu hiểu đường lối, chính sách của Đảng để tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, lý
tưởng dẫn đến thống nhất về hành động cách mạng trong Đảng và trong xã hội. Xét về
bản chất công tác xã hội giáo dục tư tưởng, lý luận là quá trình tác động có mục đích, có
hệ thống, nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng, hướng họ tham
gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đây là một nội dung có ý nghĩa
phương pháp luận trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xã
hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh vai trò của công tác giáo dục tư tưởng, lý luận của Đảng
xuất phát từ yêu cầu trước hết là vê vai trò định hướng của tư tưởng của Đảng. Vì sự
phức tạp trong diễn biến tư tưởng, có “tư tưởng tốt”, có “tư tưởng xấu” nên cần phải
nhận thức, phân biệt rõ để từ đó xác định nội dung đúng đắn, phù hợp của công tác giáo
dục tư tưởng. Tháng 1/1959, nói chuyện với cán bộ, công nhân Nông trường quân đội
An Khánh, Hồ Chí Minh phân tích tình hình thực trạng tư tưởng ở một bộ phận nhỏ cán
bộ, công nhân như vẫn còn một số tư tưởng lệch lạc trong anh em. Người yêu cầu cần
phải gạt bỏ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa đẻ ra nhiều cái xấu
như lười biếng, tham ô, đòi hỏi hưởng thụ, kèn cựa, địa vị… Từ đó, Người đi đến một
kết luận cực kỳ quan trọng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có tư tưởng xã hội
chủ nghĩa, phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa” 1. Trong Bài nói ở lớp huấn luyện
đảng viên mới do Thành uỷ Hà Nội tổ chức ngày 14/5/1966, Hồ Chí Minh đã dạy:
“Muốn xứng đáng với danh hiệu người đảng viên, các cô, các chú phải không ngừng
rèn luyện tư tưởng vô sản”2. Hồ Chí Minh so sánh tư tưởng của giai cấp công nhân với
tư tưởng cá nhân và ví đó như là “lúa” với “cỏ dại”. Quan trọng hơn là lưu ý của Người:
“Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, NXB CTQG, HN. 1996, tr. 303, 448
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t12, NXB CTQG, HN. 1996, tr. 558

266
cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới được. Còn tư tưởng cá
nhân thì như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ” 1. Người cho rằng: Bản thân mọi người
chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều, hoặc ít. Cho nên, trong chúng ta
hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi. Nhưng
“với sự giúp đỡ giáo dục của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi
người, thì cái ác trong mình chúng ta ngày càng bớt, cái thiện ngày càng tăng”.
Trong quan điểm Hồ Chí Minh, thông qua công tác giáo dục tư tưởng, lý luận
chính trị mà đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước thấm sâu vào trong tâm thức
của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức chính
trị, giác ngộ cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy họ hăng hái hành
động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề ra.
Theo Người, thông qua công tác giáo dục tư tưởng, lý luận mới hiểu biết, nắm
vững Chủ nghĩa Mác-Lênin. Có nắm vững Chủ nghĩa Mác-Lênin mới có cơ sở để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, có khả năng vận động, lãnh đạo, giáo dục, giác ngộ quần
chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người cán bộ, đảng viên mà
“không hiểu lý luận thì như người mù đi trong đêm”, không thể đảm bảo vai trò “vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Từ quan niệm về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng, lý luận của Đảng, Hồ
Chí Minh đề ra nhiệm vụ của giáo dục tư tưởng, lý luận là: làm cho mỗi đảng viên nâng
cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản, biến quyết tâm đó thành hành
động thực tế trong lao động sản xuất, trong chiến đấu
và trong đời sống hằng ngày; là làm cho người đảng viên “không được phút nào
quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng, phấn đấu cho Tổ quốc hoàn
toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên
Tổ quốc ta và trên thế giới”.
Tư tưởng, lý luận là sản phẩm của tư duy con người, tư duy sai lạc thì tư tưởng
sai lạc và ngược lại, nên không thể tránh được những tư tưởng lệch lạc. Chính vì vậy,
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong giáo dục tư tưởng, lý luận thì đối tượng tiếp nhận cần
phải nhận thức rất rõ nhiệm vụ của mình là: Học để sửa chữa tư tưởng, hăng hái theo
cách mạng, điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì
thế cần phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai
lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được: “Phải học để phát huy tư tưởng đúng,
uốn nắn tư tưởng không đúng. Tư tưởng không đúng cũng còn có nhiều. Nhưng có một
chút tư tưởng mẹ: đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập
thể. Do chủ nghĩa cá nhân mà đẻ ra các tư tưởng sai lệch khác. Trước hết là tư tưởng
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, NXB CTQG, HN. 1996, tr. 448

267
công thần. Do công thần sinh ra kiêu ngạo, kèn cựa, địa vị”1(2). Giáo dục tư tưởng là
giúp chúng ta “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc
rễ sâu xa hàng ngàn năm”2.
Về nội dung giáo dục tư tưởng, lý luận Hồ Chí Minh đề cập trước tiên là phải
giáo dục về “chủ nghĩa cộng sản”. Người lý giải: “Vì chủ nghĩa cộng sản là mục đích
cuối cùng của Đảng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của đảng viên”. Do
đó, Người yêu cầu: “ít nhất cũng phải học những điều cơ bản, những a, b, c về chủ
nghĩa cộng sản”3(4). Xét về thực chất, đây là nội dung giáo dục tư tưởng và mục tiêu
cách mạng, một trong những định hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa cơ bản và quan
trọng. Trong nội dung này, có hai yếu tố cần thiết là:
Thứ nhất, bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến
lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần sâu sắc lý tưởng
giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, công bằng và
hạnh phúc.
Nội dung thứ hai trong giáo dục tư tưởng, lý luận cho đảng viên là giáo dục về
đường lối cách mạng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Trả lời cho câu hỏi: Vì sao
phải giáo dục về đường lối cách mạng ? Người trả lời: Vì có nắm vững đường lối cách
mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì
và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Nội dung thứ ba, theo Hồ Chí Minh, phải đưa chủ nghĩa yêu nước, truyền thống
cách mạng, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc vào nội dung giáo dục tư tưởng, đồng
thời thông qua công tác giáo dục tư tưởng mà khắc phục được những tư tưởng, thói
quen cũ, lạc hậu: vì “truyền thống của dân tộc ta tốt, nhưng cái xấu của xã hội cũ đã ảnh
hưởng vào từng cá nhân đảng viên”.
Về hình thức, phương pháp giáo dục tư tưởng, lý luận, theo Hồ Chí Minh, hình
thức, phương pháp giáo dục tư tưởng, lý luận là con đường và cách thức tác động,
chuyển tải những nội dung để nâng cao trình độ tư duy, định hướng cho quá trình nhận
thức nhằm giải quyết những mâu thuẫn tư tưởng phát triển tiềm năng sáng tạo của con
người trên lĩnh vực tinh thần. Vì vậy đây là một vấn đề rất phong phú, không dễ dàng,
đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, tính linh hoạt, sáng tạo của tổ chức Đảng và sự nỗ lực cao
của mỗi cán bộ, đảng viên. Người quan tâm cả hai hình thức giáo dục chủ yếu là:
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t12, NXB CTQG, HN. 1996, tr.91
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t8, NXB CTQG, HN. 1996, tr.278,
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t12, NXB CTQG, HN. 1996, tr.91,

268
Một là, giáo dục thông qua chế độ sinh hoạt nội bộ Đảng, sinh hoạt của các tổ
chức đoàn thể quần chúng.
Hai là, thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng qua các trường, các lớp ngắn hạn
hoặc dài hạn.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình cũng là những hình thức giáo dục
và tự giáo dục. Giáo dục tư tưởng, lý luận không chỉ qua các trường, các lớp huấn
luyện, qua sinh hoạt nội bộ Đảng, sinh hoạt cơ quan, đơn vị mà còn phải quan tâm tới
hình thức, phương pháp giáo dục bằng nêu gương. Một người phải biết học nhiều
người. Hồ Chí Minh nói: Lấy gương người tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ,
đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần
chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Theo Người, trong phương pháp giáo dục, phải chú ý tuân theo “nguyên tắc tự
nguyện, tự giác, giải thích, bàn bạc, thuyết phục, chứ không gò bó”. Cho nên, Hồ Chí
Minh lưu ý phải theo phương pháp giáo dục liên hệ với thực tiễn. Học xong, về xí
nghiệp, về hợp tác xã, về cơ quan và phải biến những điều đã học thành hành động cách
mạng thực tế. Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông.
Hồ Chí Minh đề cao phương pháp tự giáo dục tư tưởng của đảng viên, Người
nhắc nhở đảng viên: “Muốn cải tạo xã hội đảng viên không tự cải tạo mình, không tự
nâng mình thì không thể được”.
Hay phương pháp điển hình, nêu gương “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng
ngày giáo dục lẫn nhau”, vì theo Người, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng
viên là điều cần thiết. Người đặt ra nhiệm vụ phải thường xuyên nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng, lý luận của Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh
không nhất trí với những sai lầm trong giáo dục tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên
(ở đây hiểu giáo dục tư tưởng, lý luận chính là một bộ phận hữu cơ của công tác giáo
dục đảng viên) còn hay mắc phải như:
- Việc giáo dục đảng viên còn làm theo từng vụ, từng việc, chưa có chương trình,
kế hoạch giáo dục toàn diện và lâu dài.
- Một số cấp uỷ chưa quan tâm đến việc giáo dục đảng viên, có nơi đã khoán
trắng việc giáo dục đảng viên cho cán bộ tuyên giáo .
Từ đó, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có các biện pháp khắc phục. Trong đó Người
chú trọng đến việc bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho chính
những giảng viên lý luận về trình độ kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác
giáo dục tư tưởng, lý luận. Chất lượng giảng viên lý luận liên quan trực tiếp đến chất

269
lượng giáo dục. Ngay từ giai đoạn đầu của cách mạng nước ta, trong Thư gửi Ban
phương Đông ngày 16/1/1935, Người đã cảnh báo rằng vì do thiếu kiến thức, năng lực
mà không ít người “vì không giải thích được cho công nhân và nông dân, cho nên các
đồng chí ấy thường tỏ vẻ lúng túng. Để khỏi lúng túng, các đồng chí buộc phải “bịa ra”.
Do đó, một sự ngu dốt này làm phát sinh sự ngu dốt khác và một sai lầm này lại gây
nên các sai lầm khác”. Đồng thời, để công tác giáo dục tư tưởng, lý luận đạt kết quả tốt,
theo Người, các tổ chức đảng phải chủ động, có chương trình, kế hoạch cụ thể, giữ
vững nguyên tắc và mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tu dưỡng, rèn luyện,
tự học.
Cùng với việc triển khai công tác giáo dục tư tưởng, lý luận trong nội bộ Đảng,
Hồ Chí Minh rất coi trọng loại hình công tác giáo dục này đối với các tầng lớp nhân dân
lao động nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Về
nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục truyền thống dân tộc, yêu nước
thương nòi, cần cù, dũng cảm, quật cường qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và
nâng cao nhận thức về nhiệm vụ cách mạng cho nhân dân. Trong giáo dục tư tưởng, lý
luận cho nhân dân, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hình thức nêu gương “người tốt, việc
tốt”, “người thật, việc thật”, kiên trì giáo dục thuyết phục, không gò ép, áp đặt. Người
đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn là tấm gương sáng để nhân dân noi theo.
Kế thừa, vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta ngay từ khi thành lập đã hết
sức coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên. Vào những
năm đầu thế kỷ XX, thông qua những nguồn tài liệu, sách báo cách mạng, bằng công
tác giáo dục tư tưởng, lý luận do Hồ Chí Minh và các chiến sỹ cách mạng tiến hành,
Chủ nghĩa Mac - Lênin đã đến với nhân dân Việt Nam, giác ngộ, lôi cuốn nhiều người
Việt Nam yêu nước đi vào con đường cách mạng vô sản, làm dấy lên phong trào đấu
tranh cách mạng sôi nổi rộng khắp trong cả nước. Từ đó, hình thành các điều kiện chín
muồi cho sự ra đời của Đảng.
Trong những năm đổi mới, Đảng ta tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công tác giáo
dục tư tưởng, lý luận nhằm tổ chức, giáo dục, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong Đảng và
trong nhân dân, từng bước xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân
sinh quan cộng sản, tạo lên bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào mục
tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, đạo đức và lối
sống lành mạnh, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Từ nhận thức đúng đắn, Đảng ta rất chú trọng mặt công tác này, nhất là trong
điều kiện phải đối phó với nhiều biến đổi to lớn, phức tạp đang diễn ra trong nước và
ngoài nước tác động không nhỏ, trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân
270
dân. Do đó, hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng được thể hiện ở chỗ: đã đảm bảo
sự thống nhất trong Đảng về nhận thức và hành động, tạo nên sự đồng thuận trong xã
hội về mục tiêu, lý tưởng vai trò lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng, góp phần bồi
dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, xây dựng và thực hành lối sống mới có lý tưởng,
lành mạnh, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng ta. Trong quá
trình rèn luyện, dân dắt Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng, Người rất quan tâm
đến việc truyền bá, giảng dạy và học tập lý luận. Ngay từ ngày đầu của phong trào cách
mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Không có lý luận cách mệnh thì không có cách
mệnh vận động …” Việc “học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận,… là
những việc cần kíp của Đảng”1(1). Vì vậy, giảng dạy và học tập lý luận là nhiệm vụ rất
quan trọng đối với cách mạng.
Theo Người, để học tập lý luận có hiệu quả, trước hết cần phải hiểu đúng về lý
luận và vai trò của lý luận. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kính
nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại
trong quá trình lịch sử”2 .Do vậy lý luận không phải là cái gì trõu tượng cao siêu mà lý
luận cã nguồn gốc từ kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con
người. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của loài người sẽ được tổng kết, đúc rút, khái
quát thành lý luận. Lý luận nào xuất phát từ thực tế và được chứng minh trong thực tế là
lý luận chân chính nhất.
Có nguồn gốc từ kinh nghiệm thực tiên nên “Lý luận không phải là cái gì cứng
nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo”. Nó cũng không phải là nguyên tắc bất biến mà hiện
thực phải tuân theo, ngược lại, lý luận cẩn phải bổ sung và phát triển bằng những kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn sinh động. Có như vậy, lý luận mới có sức sống và mới có vai
trò đối với hoạt động thực tiễn của con người.
Hồ Chí Minh cho rằng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng là “Sự tổng kết
kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước”; là “khoa
học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần
chúng bị áp bức và bị bóc lột, khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các
nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” . Vì vậy, đó là lý luận cách mạng chân
chính nhất. Lý luận đó là kim chỉ nam hướng dẫn phong trào đâu tranh cách mạng của
giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh khẳng định, Chủ nghĩa Mác-Lênin vô dich
và bất diệt bởi chính bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo của nó. Chủ nghĩa Mác
- Lê nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t3, NXB CTQG, HN. 1996, tr.83
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, t6, NXB CTQG, HN. 1995, tr.167, tr.231

271
là “ cẩm nang” thần kỳ, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” .
Nói về phong trào của lý luận đối với phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh cho
rằng: chỉ có theo lý luận cách mạng tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách
nhiệm cách mệnh tiên phong”. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy,. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin” .
Lý luận làm cho quần chúng giác ngộ, bày cho quần chúng giác ngộ, bày cho
quần chúng tổ chức, đấu tranh cho đúng. Nhờ lý luận mà quần chúng hiểu rõ nguyên
nhân vì sao mà cực khổ, thấy rõ đường lối đầu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ
phương pháp đấu tranh của địch. Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới
đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô tận của mình.
Theo người, sự yếu kém về lý luận có thể dẫn đến “tả khuynh” hoặc “hữu
khuynh”. bệnh quan liêu, công thần và nạn tham ô, hủ hoá… dễ gây ra hậu quả nghiêm
trọng, làm cho cách mạng bị tổn thất nặng nề. Hồ Chí Minh đã nhắc lại những sai lầm
trong chính sách cải cách ruộng đất, mặt trận, dân tộc thiểu số… trước đó, do sự yếu
kém về trình độ lý luận của cán bộ gây ra. Trong “Thư gửi Bộ Phương Đông” (ngày
16/1/1935) Người cũng đã nói về hậu quả của tình trạng thiếu kiến thức lý luận vủa cán
bộ làm cho phong trào cách mạng không phát triển được.
Học lý luận cũng nhằm cũng cố lập trường, bản lĩnh chính trị, cải tạo tư tưởng
cho mỗi cán bộ, Đảng viên; qua đó chính đốn Đảng, củng cố Đảng để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Hồ Chí Minh nói, mọi người phải “cố gắng học tập để cải tạo mình , cải tạo tư
tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội”. Muốn cải tạo tư tưởng
phải nắm lấy vũ khí của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Mặt khác, để nâng cao năng lực lãng
đạo và sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết về mặt tổ chức và trình độ tư tưởng của
Đảng viên phải luôn luôn học tập lý luận. Bởi vì, trình độ lý luận chính trị không sâu
sắc, bản lĩnh chính trị không vững vàng, dẫn đến dao động về tập trung tư tưởng, dễ
đánh mất phương hướng và niềm tin vào lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

272
DÂN CHỦ VỚI Ý NGHĨA DÂN LÀ CHỦ VÀ DÂN LÀM CHỦ
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MIN

ThS. Nguyễn Thị Lan


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Nói tới di dản Hồ Chí Minh là nói đến một hệ thống lớn, một chỉnh thể tư tưởng
lý luận – phương pháp, phong cách và nhân cách của Người. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống
và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế được thể hiện trong tất cả các hoạt động thực tiễn
cách mạng và hoạt động lý luận của Người. Đặc biệt là trong tư tưởng của Người về
dân chủ với ý nghĩa là một đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu, động
lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân
chủ, Người đã chắt lọc những tinh hoa trí tuệ trong lịch sử tư tưởng nhân loại ở phương
Đông và phương Tây, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và đặc biệt là Người đã vận
dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của nước ta. Từ đó, Người có
những phát triển độc đáo và đặc sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần làm phong phú
thêm kho tàng lý luận về dân chủ của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam và nhân
loại. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ với ý nghĩa dân là chủ và dân làm chủ thể
hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ
Thống nhất và kế thừa tư tưởng của các bậc thầy của giai cấp vô sản thế giới về
những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội như: xóa bỏ chế độ tư hữu bản chủ
nghĩa, xác lập chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất để phát triển sức sản xuất, cơ sở
vật chất – kỹ thuật hiện đại, thực hiện phân phối theo lao động đảm bảo công bằng xã
hội, phát triển văn hóa, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khắc phục
sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, lao động trí óc và lao động chân tay…Hồ Chí
Minh đã làm rõ và cụ thể hóa những đặc trưng ấy trên quan điểm thực tiễn và phát triển,
hướng trực tiếp vào đời sống của nhân dân, những lợi ích, nhu cầu thường nhật của con
người. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã
hội phải thể hiện ở tất cả mọi phương diện cấu thành đời sống xã hội từ kinh tế đến
chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức. Đó là xã hội giải phóng con người và phát triển con
người, đem lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hưởng tự do và hạnh
phúc. Trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân
dân lao động làm chủ, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội.

273
Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội giải phóng nhân dân
lao động thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng,
Người viết: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được
ấm no và sống một đời hạnh phúc”1. Người nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do độc
lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì” 2. Để đạt được
mục tiêu đó, Người chủ trương, phải “biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên
tiến”3. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội nghĩa là “làm sao
cho dân giàu nước mạnh”4; là xây dựng một xã hội kiểu mới, mưu cầu quyền sống, lợi
ích, hạnh phúc cho nhân dân; làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những
phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy,
xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung”5, xây dựng một nền văn hóa “lấy hạnh phúc của
đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,
phù hoa, xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”; để phục vụ
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì “văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung
và dân tộc về hình thức”6; “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần
ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”7.
Trong những đặc trưng tốt đẹp đó, Người đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh rằng,
chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ. Trong bài viết
“Đạo đức cách mạng” đăng trên tạp chí Học tập, số 12 năm 1958, người viết: “Chế độ
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ” 8. Đó
là xã hội mà người chủ chân chính là nhân dân lao động, họ phải thực sự là chủ, được
làm chủ, có ý thức, năng lực đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ, thực hiện được
hài hòa giữa phát triển cá nhân và phát triển cộng đồng xã hội, Người cho rằng: “Đảng
và nhà nước ta dùng lực lượng của nhân dân để xây dựng cho nhân dân một đời sống
ngày càng sung sướng. Đó là chủ nghĩa xã hội”9.Khi nhân dân đã được giải phóng và
trở thành người chủ của xã hội mới thì chính họ sẽ là chủ thể đích thực của mọi hoạt
động sáng tạo ra lịch sử. Hồ Chí Minh nói về vai trò của nhân dân và sức mạnh thực sự

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.17.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.152.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.588.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.266.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.60
6
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.60
7
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.591.
8
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.291.
9
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.586

274
của dân chủ vừa thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội vừa là động lực căn bản, sâu xa
nhất để xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng
một chế độ xã hội sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày
càng tốt, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là những giá
trị căn bản, sâu xa nhất của chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa xã hội thấm nhuần tư tưởng
giải phóng để phát triển, vì lợi ích thiết thân và quyền làm chủ thật sự của nhân dân,
những người làm chủ đích thực, chân chính của chủ nghĩa xã hội.
Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội
Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một chế độ
xã hội mang đến cho nhân dân lao động đời sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, con
người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, xã hội tạo điều kiện tối đa cho nhân dân lao
động thực thi quyền làm chủ của mình. Đến lượt nó, chế độ xã hội là động lực thúc đẩy
nhân dân lao động tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi đề cập đến chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh sức mạnh dân chủ và quyền làm chủ của
nhân dân lao động: “Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân lao động tự mình xây
dựng nên”1; “Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng”2, “Chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao
động làm chủ”3. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước
dưới sự lãnh đạo của đảng, do đó, Người đòi hỏi: “Nhà nước ta phải phát triển quyền
dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo
của nhân dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc nhà
nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội”4.
Trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu mục tiêu
xây dựng con người. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết, cần
có những con người xã hội chủ nghĩa. Người quan niệm: chủ nghĩa xã hội là công trình
tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy, nếu không có những con người thiết
tha với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thì không thể có chủ nghĩa xã hội được. Và con
người xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm Hồ Chí Minh, trước hết phải là người có tinh
thần và năng lực làm chủ, đó là động lực quan trọng để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc phát huy quyền làm chủ và ý thức làm
chủ của người lao động. Quyền làm chủ đó bao gồm quyền làm chủ đối với tư liệu sản
xuất, quyền làm chủ đối với quá trình tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 133,291,590
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 133,291,590
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 133,291,590
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 133,291,590

275
lao động. Người nhắc nhở các hợp tác xã phải làm cho người nông dân xã viên thấy
“mình là người chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công
việc của hợp tác xã, có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và
hợp tác xã sẽ tiến lên không ngừng”1. Cho nên, theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ là
“cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”2. Theo Hồ Chí Minh, nếu quần
chúng thật sự có quyền dân chủ, cán bộ, đảng viên xung phong gương mẫu thì mọi kế
hoạch sản xuất sẽ được thực hiện thắng lợi.
Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ với ý nghĩa dân là chủ và dân làm chủ là
vấn đề quán xuyến toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các thời điểm lịch sử, trong
mọi hoàn cảnh, trên mọi phương diện như khi đề ra đường lối, chủ trương, chính sách,
sách lược hay khi giải quyết vấn đề độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng kinh tế, phát
triển văn hóa, quốc phòng an ninh, ngoại giao… Người đều luôn luôn nhìn nhận từ góc
độ lợi ích của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, đều xuất phát từ nguyên tắc dân là
chủ và dân làm chủ:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiên lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”33
Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách hàm súc và sâu sắc nhất lý
luận về dân chủ, đó cũng là bản chất của chủ nghĩa xã hội nhìn từ phương diện chính
trị.
Đề cập đến dân là chủ tức là khẳng định vị thế, tư cách chủ thể của của nhân dân
đối với xã hội, đối với “nước nhà”, là khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy
nhiên, trong tư duy Hồ Chí Minh, dân chủ còn bao hàm nghĩa sâu sắc, thực chất hơn là
“dân làm chủ”, tức là phải thực thi được quyền làm chủ của dân, làm cho nhân dân lao
động có năng lực, có ý thức làm chủ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực thi được
quyền làm chủ của mình. Điều đó cho thấy quan điểm về dân chủ Hồ Chí Minh sâu sắc,
đầy đủ, thiết thực, Người quan tâm đến thực chất của vấn đề dân chủ, dân chủ thực sự
1
Hồ Chí Minh toàn tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.195.
2
Hồ Chí Minh toàn tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.249.
3
Hồ Chí Minh toàn tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.698

276
chứ không phải là dân chủ hình thức. Vì thế, suốt đời Hồ Chí Minh đấu tranh không
mệt mỏi vì lý tưởng “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Cho nên, đến cuối đời, Người vẫn
đau đáu một niềm mong mỏi: “…làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết
dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”1. Cũng cần nhấn mạnh rằng, khi
người nói “hưởng quyền dân chủ ở đây không bao hàm nghĩa người dân được “ban
tặng” dân chủ như một thứ ân huệ, mà phải làm cho dân được giác ngộ, được nhận thức
sâu sắc về quyền làm chủ của mình và tự giác, chủ động trong việc thực thi quyền làm
chủ của mình, Vì thế, Người luôn nhắc nhở “việc ta ta phải gắng lo…”, “công nông
mình cứu lấy mình”, “đem sức ta mà giải phóng cho ta…”. Hồ Chí Minh luôn chăm lo
bồi dưỡng sức dân – nâng cao dân trí, bồi dưỡng dân khí - những “năng lực làm chủ”
của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã
hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”2. Đây chính là điểm
mấu chốt để phân biệt “dân là chủ” và “dân làm chủ”, dân chủ thực sự và dân chủ hình
thức.
Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân nhằm thực thi quyền làm chủ của
nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước độc lập, tự chủ, cộng hòa, một nhà nước
thực sự của dân, do dân, vì dân thể hiện tập trung trong các tác phẩm: “Bản yêu sách
của nhân dân An Nam (1919), “Tuyên ngôn độc lập” (1945), và “Hiến pháp” (1946).
Người thường nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”3, “chế độ ta là chế độ
dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”4 ,“dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” 5,
Người luôn cho rằng, trong xã hội, địa vị cao nhất thuộc về dân, “nước ta là nước dân
chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”6, cán bộ là công bộc, tức là người gánh vác
việc chung cho dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước được lập ra bằng
con đường bầu cử. Người xem bầu cử là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lựa
chọn những người có tài, có đức, thay mặt mình thực thi quyền lực, gánh vác việc nước:
“Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có
đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người
muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu
cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công
dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do,

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.223.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.323.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12,7,8 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.276
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.499
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.279.
6
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.515.

277
bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”14. Nhà nước của dân là nhà nước mà trong đó nhân
dân là người làm chủ. Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo đã
khẳng định rõ ngay tại điều 1: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Một
phương diện đặc biệt quan trọng thuộc nội hàm của phạm trù “nhà nước của dân” theo
tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát nhà nước và quốc hội,
“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu
những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” 2, Người viết:
“Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn
nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”3.
Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng
tuyệt đối vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân, “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại
hơn hết”4. Người cho rằng, có lực lượng của dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy
cũng làm được… không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng không
xong. Do vậy, việc phát huy sức mạnh đoàn kết của dân chúng là điểm hết sức quan
trọng, Người đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân
dân, nhằm đem lại dân chủ cho dân, lấy đó làm động lực của quá trình xây dựng xã hội
mới: “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính
phủ thì không ai dẫn đường. Vậy nên chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một
khối”5. Nhà nước muốn thực hiện tốt chức năng của mình, đạt được mục đích phục vụ
nhân dân thì phải dựa vào sức dân, phải huy động được nhân tài, vật lực của dân. Trong
việc huy động và sử dụng sức dân, điều đặc biệt quan trọng là xác định mục đích và
phương thức thực hiện, chính ở điểm này, bản chất của nhà nước (dân chủ hay phi dân
chủ, nhân dân hay phản nhân dân) bộc lộ rất rõ. Với cương vị người đứng đầu nhà
nước, quan niệm về nhà nước của dân của Hồ Chí Minh đã trở thành chủ trương, chính
sách, phương châm hoạt động của nhà nước Việt Nam mới. Người khẳng định lại một
vấn đề có tính nguyên tắc: Đảng không bao biện làm thay dân (và đương nhiên cũng
không làm được) mà phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng
nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, bản chất nhân dân, tính chất dân chủ của nhà nước không
chỉ thể hiện ở chỗ nhân viên nhà nước phải hết sức hết lòng phục vụ nhân dân mà nhà
nước phải phát huy quyền dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân,
“làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc nhà nước” 6.
Xét từ góc độ thực thi quyền lực phải xem việc huy động sự tham gia của nhân dân

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.133.
2
Hồ Chí Minh toàn tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.591.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.361
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.20.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.590.
6
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.590

278
quản lý công việc nhà nước là một phương thức đặc thù, thể hiện một đặc trưng không
thể thiếu thuộc bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Xuất phát từ chỗ luôn coi trọng dân và luôn đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, Hồ
Chí Minh đã xác định mục đích của nhà nước “vì dân” là: Phục vụ nhân dân, chăm lo
mọi mặt đời sống của nhân dân, cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của toàn thể quần chúng nhân dân. Nhà nước phải “1. Làm cho dân có ăn. 2.
Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành” 1. Người
nhấn mạnh, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết
sức tránh”22. Do đó, nhà nước phải kiên quyết chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực
khác để giữ cho bộ máy trong sạch, cán bộ nhà nước phải không ngừng nâng cao trình
độ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước vì dân là nhà nước mà tất cả mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và chính phủ đều chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân. Có thể nói, vì dân là nguyên tắc bao trùm toàn bộ các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội của nhà nước Việt Nam kiểu mới. Trong chế độ xã hội mới, mọi lợi ích
và quyền hạn đều hướng đến mục tiêu vì nhân dân và do vậy, công việc bảo vệ, xây
dựng nhà nước trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân.
Quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân
Để thực thi quyền làm chủ thực sự của nhân dân, phải xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật do nhà nước
đó ban hành.
Quan điểm về nhà nước hợp pháp luôn thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người cho rằng, chính sách bầu cử, ứng cử là vấn đề cốt lõi đảm bảo tính hợp hiến của
bộ máy nhà nước, đảm bảo tính dân chủ thực sự của nhà nước. Đó là những chuẩn mực
để đánh giá bộ máy chính quyền nhà nước có thật sự dân chủ hay không. Vì vậy, ngay
sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người
đã nhanh chóng xúc tiến những thủ tục cần thiết để tiến hành tổng tuyển cử, như việc ký
sắc lệnh ấn định thể lệ tổng tuyển cử (17/9/1945); ký sắc lệnh số 34 thành lập ủy ban dự
thảo hiến pháp do chính Người làm trưởng ban; ngày 1/6/1946 cả nước đã tiến hành
tổng tuyển cử để lập ra một nhà nước hợp hiến. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử đó là
một quốc hội được thành lập, một nhà nước hợp hiến ra đời - nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có
đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của nhà
nước Việt Nam mới.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.152
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 152,55,57

279
Hồ Chí Minh chủ trương sau khi nước ta giành được độc lập, phải xây dựng nền
hiến pháp mới về phương diện chính trị và xã hội theo những lý tưởng dân quyền, “nó
phải là một bản hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân
dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự
đảm bảo nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng”1 …tức là hiến pháp phải giải phóng
chính nhân dân lao động. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước ta
giành được độc lập dân tộc và nhà nước công nông ra đời, trên cương vị là người đứng
đầu nhà nước đó, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xây dựng hiến pháp. Người coi
đây là nhiệm vụ cấp bách, bởi hiến pháp là cơ sở pháp lý để ban hành các đạo luật và
sắc lệnh đảm bảo cho nhân dân được hưởng trực tiếp những quyền tự do dân chủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu
lực trong thực tế. Nhà nước quản lý xã hội pháp luật, tất yếu phải xây dựng cho được
một hệ thống pháp luật. Sở dĩ như vậy là vì trong một nhà nước dân chủ, mọi quyền dân
chủ của người dân phải được thể chế bằng hiến pháp và pháp luật, không có dân chủ
ngoài vòng pháp luật. Vì vậy, Người luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện
hiến pháp, pháp luật phù hợp với những đòi hỏi của mỗi giai đoạn cách mạng và sự
chuyển biến của xã hội. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, quốc hội không thể
nhóm họp thường kỳ được, Người đã cho ban hành nhiều và ký nhiều sắc lệnh trên
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà
nước và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Người cũng đặc biệt quan tâm đến việc
làm cho người dân hiểu biết luật pháp và có ý thức chấp hành pháp luật. Theo Người,
công tác giáo dục cho người dân hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật là rất quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của việc xây dựng pháp quyền của dân, do
dân, vì dân, đến việc xây dựng nền dân chủ đích thực, dân chủ theo kỷ cương, phép
nước.
Đồng thời, theo Hồ Chí Minh, một điều kiện không thể thiếu để thực thi dân chủ
là: phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có trình độ văn hóa,
am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là người vừa
“hồng” vừa “chuyên”, phải là người có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc.
Người luôn nhắc nhở công chức nhà nước phải gần dân, trọng dân, biết lắng nghe ý
kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây
dựng một bộ máy nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, Đảng ta luôn xác
định đúng đắn vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp lớn
về công tác quy hoạch, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng quy chế công tác
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr 332

280
cán bộ, đổi mới thường xuyên và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ:
“Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao tính tiên phong gương
mẫu, phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề ra và thực hiện các biện pháp
có hiệu lực chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn đẩy lùi tệ
tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác”. Đồng thời, “kiểm
tra phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Xây dựng các quy
chế và biện pháp thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của đảng, nhà
nước và cán bộ, đảng viên”1.
Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân, Đảng ta khẳng định: “nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi
cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và
pháp luật”2.
Trên cơ sở tổng kết sâu sắc quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, Đảng ta đã đề ra
chủ trương quán triệt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. làm cho
nó trở thành nề nếp trong cuộc sống hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân
dân lao động tự quản lý nhà nước của mình “phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực
hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương,
chính sách lớn của Đảng và nhà nước”3.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mọi
mặt của đời sống xã hội cần phải được tiếp tục dân chủ hóa mạnh mẽ, vai trò của nhà
nước cần tiếp tục đề cao, hình thức dân chủ trực tiếp, sự tham gia thực sự của nhân dân
vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước cần được phát huy nhiều hơn nữa. Nghiên cứu, kế
thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
lớn, góp phần thúc đẩy thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.280-281
2
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.131-132
3
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 44

281
ĐẠO LÀM TƯỚNG TRONG TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH

TS. Trần Ngọc Long


Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Hồ Chí Minh là nhà chiến lược cách mạng thiên tài, một chiến sỹ cộng sản kiệt
xuất, một nhà quân sự lỗi lạc-nhà văn hoá lớn. Người là lãnh tụ vĩ đại của Đảng,của dân
tộc; là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời
họat động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc
lựa chọn, bồi dưỡng,đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cách mạng, trong đó có cán bộ
quân sự; bởi theo Người thì “cán bộ là cái gốc của công việc; muốn việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”1.
Trong lựa chọn,bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải hội đủ cả
đức lẫn tài; đức -tài phải đi đôi với nhau. Theo Người thì “có tài phải có đức, có tài
không có đức tham ô, hủ hoá có hại cho nước”. Vận dụng thuyết “ngũ thường” (5 đức
tính của con người), Bác Hồ đã tóm tắt đạo đức của người cán bộ cách mạng thành 5
điều (Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm) và tóm tắt đạo đức cách mạng của người cán bộ
Quân đội trong 5 điều (Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm). Tại Hội nghị quân sự lần thứ 5 (8-
1945), bàn về đạo làm tướng, vận dụng “lục ngôn” Bác Hồ đã khái quát 6 chữ “Trí,
Dũng, Nhân, Tín,Liêm, Trung”. 6 đức tính đó xuất phát từ thực tế khách quan và hoàn
toàn phù hợp với quy luật chiến tranh cách mạng, với yêu cầu của người cán bộ chỉ huy
trong quân đội kiểu mới. Sáu chữ vàng mà Người đúc kết có thể được coi là “đạo làm
tướng” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (tướng ở đây được hiểu rộng ra là đội ngũ
cán bộ chỉ huy cao cấp trong quân đội).
Bàn luận về “đạo làm tướng”, một thời, qua các giai thoại, các câu chuyện phiếm
quanh bàn trà, người ta thấy xuất hiện khá nhiều biệt hiệu, đại loại như: danh
tướng,dũng tướng, chiến tướng, mãnh tướng, hổ tướng… Những người nào hội đủ các
tố chất trong đạo làm tướng thường được người đời tôn vinh là danh tướng. Những
phẩm chất trong “đạo làm tướng” mang tính cách mạng, khoa học; không chỉ thu hút sự
quan tâm trong lực lượng vũ trang, mà cả xã hội; không chỉ có giá tri nhất thời mà
trường tồn vĩnh cửu, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi có một bộ phận cán bộ
đảng viên, trong đó có cả sỹ quan cao cấp trong Quân đội thoái hoá biến chất. Để hiểu
thực chất về “đạo làm tướng” theo tư tưởng của Bác Hồ, chúng ta lần lượt tìm hiểu 6
chữ vàng trong lời huấn thị của Người tại Hội nghị quân sự lần thứ 5 (Việt Bắc, tháng 8
năm 1948).
Trước hết bàn về chữ Trung. Trung-Hiếu vốn là một chuẩn mực đạo đức trong

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2002, tr.273.

282
xã hội phong kiến. Hồ Chí Minh là người đã phát triển khái niệm Trung-Hiếu lên một
tầm cao mới, thổi những nội dung mới vào quan niệm Trung-Hiếu. Theo Người thì
Trung không có nghĩa là trung thành tuyệt đối với một cá nhân con người cụ thể nào đó,
mà là phải có trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ với vận mênh của cả đất nước, của cả
dân tộc. Người cán bộ trong quân đội cần phải có giác ngộ chính trị, suốt đời vì nước vì
dân; trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, chiến đấu vì độc lập tự do
của tổ quốc. Đối với người cầm quân thì chữ Trung hàm chứa những nội dung rất cụ
thể, rất cách mạng và đầy tính chiến đấu chứ không phải là một khái niệm trừu tượng.
Không phải ngẫu nhiên mà bổn phận “trung với nước, hiếu với dân” của người cán bộ
quân đội được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Đó là trong Sắc lệnh
xác định Vệ quốc đoàn là Quân đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; là
dòng chữ thêu trên lá cờ Bác tặng học viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn nhân lễ khai
giảng Khoá 1 của nhà trường (năm 1946); rồi trong thư của Chủ tịch Hồ chí Minh gửi
trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (Khoá IV) tháng 5 năm 1948. Trong buổi lễ mừng
Quân đội nhân dân Việt Nam tròn 20 tuổi (tháng 12 năm 1964), Người lại căn dặn
“trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân”. Đây chính là tiêu chí phẩm chất đạo
đức hàng đầu quyết định bản chất cách mạng của người cán bộ quân đội.
Là người đứng mũi chịu sào, chịu trách nhiệm cụ thể hoá đường lối chiến tranh
nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, người cán bộ quân đội
trước hết phải hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ; có tinh thần dám đánh và biết
cách đánh thắng quân thù. Bàn về đức Trung, Hồ Chí Minh đòi hỏi sự “tận trung với
nước, trung với Đảng” cần phải đựơc gắn liền với “tận hiếu với dân”. Chữ “Hiếu” ở
đây cần phải hiểu theo nghĩa rộng, tức là phải biết kính trọng dân,thương yêu dân, giúp
đỡ dân… chứ không bó hẹp trong quan hệ gia đình theo quan niệm Nho giáo truyền
thống.
Hồ Chí Minh cũng cho rằng người tướng một lòng đi theo Đảng, theo cách
mạng, nhưng không đánh thắng được địch, tri thức hạn chế, cùn mòn không được bổ
sung, vô tổ chức, vô kỷ luật, bè phái, cục bộ, mang nặng tư tưởng hẹp hòi, ưa xu nịnh,
ghét ngay thẳng… thì không thể gọi là Trung. Bởi vậy mà theo Người ngoài Trung ra
cần phải có Trí.
“Trí” theo Người tức là “phải có đầu óc sảng suốt để nhìn mọi việc”, phải biết
“hoá chỉnh vi linh” (tức là biết phân tán lực lượng), “biết hoá linh vi chỉnh” (tức là biết
tập trung lực lượng). Hay nói một cách khác là người tướng cần phải có mưu lược, có
trí sáng tạo; có phương pháp phân tích phán đoán tình hình một cách khoa học, chính
xác. Đây là một yêu cầu không thể thiếu và là thước đo bản lĩnh, tài năng của một vị
tướng.
Chiến tranh là một cuộc huy động sức mạnh tổng lực của các bên tham chiến;
283
đó không chỉ là một cuộc đấu lực đơn thuần mà còn là một cuộc đấu trí căng thẳng giữa
các bộ thống soái, giữa các nhà cầm quân mà phần thắng bao giờ cũng thuộc về bên nào
nắm vững và hành động theo đúng quy luật nhất. Chiến tranh càng phát triển thì yêu
cầu nắm vững tri thức quân sự ngày càng cao. Người tướng cần phải có mưu lược, hiểu
địch, hiểu mình; biết phân tích thiên thời-địa lợi-nhân hoà; biết lấy ít thắng nhiều, lấy
chất lượng cao thắng số lượng đông; biết phát huy sở trướng,sở đoản của quân mình,
hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của quân địch; biết tạo ra và phát huy sức mạnh
tổng hợp để đánh thắng quân thù…
Người tướng phải thường xuyên trau dồi, mở mang kiến thức, nắm vững tri thức
quân sự và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại; biết cách huấn luyện bộ đội…
Đường lối quân sự của Đảng và Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một hệ thống tri thức
rộng lớn và sâu sắc bao gồm những vấn đề về bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang
và chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng hậu
phương chiến tranh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân…; về nghệ thuật chỉ đạo chiến
tranh (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật)… Tất cả hội tụ trong tài thao lược của một
người tướng mà người tướng đó ở cương vị càng cao thì trách nhiệm trước Đảng, trước
nhân dân, trước bộ đội càng lớn.
Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh thì tư tưởng chiến lược tiến công là một
trong những nội dung quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà trong đạo làm tướng,
Người nhấn mạnh đến chữ Dũng. Dũng là đức tính hàng đầu của một người tướng và là
biểu hiện cao nhất của sự giác ngộ chính trị về mục tiêu chiến đấu; là biểu hiện quyết
tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng của một người tướng cũng như của một người
quân nhân cách mạng. Theo Người, Dũng tức là có quyết tâm chiến đấu, có tinh thần
kiên quyết tiến công địch, có tinh thần quyết chiến, quyết thắng, có tinh thần sẵn sàng
hy sinh, dám đánh dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xông pha nơi lửa đạn, người cầm
quân phải biết làm sao để thắng được địch mà bộ đội ít phải đổ máu. Thực tiễn trong
chiến tranh cho thấy người chỉ huy có dũng cảm mới có đủ bình tĩnh để suy xét, phán
đoán chính xác các tình huống, qua đó kịp thời đưa ra được cách xử lý sáng suốt.
Ngược lại,người chỉ huy rụt rè, nhút nhát thường dẫn đến thất bại và tốn xương máu của
bộ đội.
“Dũng” theo tư tưởng của Người còn là dũng khí tiến công “kiên quyết không
ngừng thế tiến công”; là biết trường kỳ kháng chiến, đồng thời biết tạo ra và chớp thời
cơ chỉ huy bộ đội đánh những trận quyết chiến chiến lược để giành thắng lợi quyết
định.
“Dũng” phải được rèn luyện trên cơ sở giác ngộ chính trị với một tinh thần dám
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng chứ không phải là hành
động mù quáng kiểu lửa rơm vì động cơ cá nhân. Người có “Dũng” là người có gan
284
dám chịu trách nhiệm trước công việc, trước cấp trên, trước sinh mệnh của bộ đội; gặp
khó khăn có gan chấp nhận, thấy khuyết điểm dám nhận và sửa chữa; khó khăn gian
khổ dám đương đầu chịu đựng; trước cám dỗ có đủ bản lĩnh lảng tránh…Hồ Chí Minh
chỉ rõ “Trí, Dũng” song toàn là 2 phẩm chất đặc biệt cần thiết của người tướng. “Trí là
phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suy xét địch cho đúng… Dũng là không được
nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng
đánh”1.
Trong các truyền thống đạo đức của dân tộc mà Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển
đều lấy chữ Nhân làm gốc. Bàn về đạo làm tướng, Người cho rằng Nhân là phải có lòng
bác ái,yêu nước,yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình2. Giải thích đức Nhân trong đạo
làm tướng, Hồ Chí Minh khái quát “Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỗ đồng
chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến
Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh
phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai
quyền. Những người đã không ham,không e, không sợ, thì việc gì là phải họ đều làm
được”3.
Vì trong Nhân đã có Dũng, hay nói cách khác là Dũng phát triển trên nền tảng
của Nhân,bởi vậy cho nên một người tướng của quân đội cách mạng cần phải biết quý
trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sỹ, suy cho cùng cũng là sinh mệnh của người dân.
Không phải ngẫu nhiên mà tại buổi lễ phong tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt
Nam (1948) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn những “tân tướng lĩnh” bằng câu thơ
Đường nổi tiếng Nhất tướng công thành vạn cốt khô. Nhân là một trong những đúc tính
của người tướng, được biểu hiện ở 4 mối quan hệ chủ yếu: với nhân dân; với bộ đội; với kẻ
địch và với chính bản thân.
Với nhân dân, Chủ tịch Hô Chí Minh dạy: “Phải yêu mến nhân dân, tôn trọng nhân
dân, kể cả dân nước Bạn khi làm nhiệm vụ quốc tế. Phải làm cho dân tin, dân phục, dân
yêu”. Khi đến thăm trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, (tháng 5 năm 1946), Người căn dặn:
“Mong rằng anh em ở đây, bao giờ cũng phải làm theo hai khẩu hiệu mà nó là cái mục đích
của anh em: Trung với nước, hiếu với dân”4.
Đức Nhân trong đạo làm tướng đã được Binh thư yếu lược của tổ tiên xác định :
Nhân thì yêu dân… Trọng Nhân cũng tức là trọng dân. Phát huy tinh thần ấy, Chủ tịch
Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ quân đội “Phải biết trọng nhân dân… Biết giúp đỡ nhân
dân cũng tức là biết tôn trọng dân1.
Trong đức Nhân của đạo làm tướng đã bao gồm cả yếu tố nhân hoà và hoà mục.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2002, tr.479.
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H, 2002, tr.466.
3, 4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H, 2002, tr.239.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2002, tr.306.

285
Trừ mối quan hệ giữa nước với dân là “nước lấy dân làm gốc”, Hồ Chí Minh đã nhiều
lần chỉ rõ rằng trong mối quan hệ giữa quân và dân, giữa tướng và sỹ thì nhân hoà là
đạo lý có ý nghĩa quyết định hơn hết của mọi thắng lợi. Người chỉ rõ: “Muốn thành
công phải có 3 điều kiện là : thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Ba điều kiện ấy đều quan
trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng
bằng nhân hoà”.
Trong đức Nhân của đạo làm tướng, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ là phải biết đánh
giặc với một hậu phương chiến lược vững mạnh, một căn cứ địa cách mạng được xây
dựng bằng sức mạnh của “nhân sơn”,”nhân hải”.
Với bộ đội, đức Nhân trong đạo làm tướng được xác định trên cơ sở bình đẳng
về chính trị giữa cấp trên và cấp dưới. Đức Nhân ở đây được biểu hiện ở tinh thần đoàn
kết, thương yêu bộ đội, đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi với chiến sỹ, làm cho trên
dưới một lòng. Trong binh thư xưa của tiền nhân đã từng chỉ rõ rằng: Trong quân có
người ốm, tướng phải lo cứu chữa; trong quân có người chết, tướng phải biết thương
khóc; trong quân có người đi thú ở nơi xa, tướng phải sai vợ con mình đến hỏi thăm…
Chứ nếu ngược lại tướng suý mà coi quân sỹ như cỏ rác thì quân sỹ ắt coi tướng suý như
cừu thù, cầu họ làm bộ hạ cũng khó, còn mong gì họ gắng sức liều chết để đánh kẻ địch. Với
tinh thần ấy, trong đạo làm tướng, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Cán bộ phải thương yêu đội viên.
Đối với anh em ốm yếu thương tật, cán bộ phải trông nom. Người đội trưởng, người chính
trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là
chưa hết nhiệm vụ. Cán bộ có thân đội viên như chân tay,thì đội viên mới thân bộ đội như
ruột thịt”1. Hồ Chí Minh tỏ ra rất nghiêm khắc “cái đầu óc ông tướng, bà tướng”… “làm
cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa quần chúng”2.
Đối với kẻ địch, Nhân là biết thắng địch bằng nhân nghĩa, “biết khoan dung đối
với kẻ địch đã đầu hàng”. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh thì tư tưởng nhân nghĩa
cũng là một nội dung quan trọng. Tư tưởng đó được kết tinh từ truyền thống nhân nghĩa
trong chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán”. Tư
tưởng đó là cẩm nang quan trọng của công tác binh địch vận; nó vừa là chiến lược, vừa
là sách lược nhằm “phá được địch mà không phải đánh”, giành được thắng lợi mà
không phải tiêu diệt đến tên địch cuối cùng.
Với chính mình, đạo làm tướng của Bác Hồ chỉ rõ đã biết nhân hoà thì không
kiêu căng. Cán bộ không được kiêu căng với chiến sỹ; kiêu căng ắt tạo ra kiêu binh. Đã
coi trọng nhân hoà thì phải biết khiêm nhường, đức khiêm nhường và đức hy sinh đều
là những biểu hiện cao cả của nhân hoà và dũng khí, bởi những kẻ khiếp nhược và đê
tiện thì đâu giám hy sinh và khiêm nhường vì nhân dân để có thể hiếu với dân.
Theo Hồ Chí Minh thì Dũng và Nhân đều phải được xây dựng trên nền tảng của
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H, 2002, tr.125.

286
Tín . Đức Tín của người tướng được biểu hiện ở quan điểm lập trường cách mạng; ở
trình độ giác ngộ, trình độ nhận thức; ở lòng tin vào nhân dân, vào chính mình và tin
vào cấp dưới, đồng thời phải làm cho bộ đội tin mình. Đó còn là lòng tin vào chiến
thắng của một dân tộc tuy còn nghèo nàn lạc hậu nhưng đã dám đương đầu với những
kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội hơn hẳn.
Trong điều kiện đất nước còn nghèo, quân đội còn non trẻ, thiên tai địch hoạ lại
xảy ra triền miên, bởi vậy mà trong đạo làm tướng,Bác Hồ rất quan tâm đến đức Liêm.
Liêm tức là phải giữ kỷ luật nghiêm minh, chấp hành đúng chính sách chủ trương của
Đảng, của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội. Theo Người thì cán bộ chủ trì trong quân
đội phải trong sáng vô tư, phải công minh chính trực,chớ vì ưa ai thì thưởng, ghét ai thì
phạt, “ai hiểu với mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ”1.
Chủ nghĩa cá nhân là vật chướng ngại lớn nhất trên con đường rèn luyện để đạt
tới đức Liêm của một người tướng,vì vậy mà Bác dạy là chớ tham danh, tham quyền,
tham lợi; chớ tham sống sợ chết, chớ tham của tham sắc; phải có cuộc sống khiêm tốn,
giản dị, trong sạch.
Chiến tranh là sự thử thách ghê gớm đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Ở
đó sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Trong điều kiện đó, chủ nghĩa cá nhân đã
làm cho một số cán bộ chỉ huy mắc sai lầm dẫn đến thất bại; thậm chí có trường hợp
thoái hoá, biến chất, phản bội đầu hàng địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất nghiêm
khắc với chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng chỉ vì chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra tham ô
hủ hoá;chỉ vì chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra vô kỷ luật, thiếu kiên quyết chấp hành mệnh
lệnh. Nhiều người hẳn còn nhớ vụ án Cục trưởng Quân nhu trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp. Bác Hồ đã phải trải qua nhiều “đêm trắng “trăn trở trươc khi hạ bút ký vào
bản án tử hình một Cục trưởng quân nhu thoái hoá biến chất để giữ nghiêm kỷ cương
phép nước, giữ nghiêm kỷ luật chiến trường của nhà binh.
TRÍ, DŨNG, NHÂN,TÍN, LIÊM, TRUNG cũng chính là nội dung “cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư” được vận vào đạo làm tướng. Sáu đức đó tuy có nội dung
khác nhau nhưng được hoà quện vào nhau trên cơ sở lấy đức NHÂN làm nền tảng tạo
thành phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh của người cán bộ chỉ huy trong Quân đội nhân dân
Việt Nam-một quân đội kiểu mới do Bác Hồ kính yêu sáng lập, giáo dục và đào tạo.
Đạo làm tướng theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là những điều cao xa, trừu
tượng… mà là sự kế thừa, phát triển đạo làm tướng của các bậc tiền nhân như Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… Đạo làm tướng mà Bác Hồ dạy không dừng
lại ở tư tưởng, ở ý chí, ở chỗ giữ cho cá nhân mình được trong sạch; mà phải trở thành
hành động, trở thành phẩm chất năng lực của người tướng, mà hình ảnh của vị tướng đó
trong lòng bộ đội, trong lòng nhân dân là thước đo chân chính nhất. Thời nào cũng vậy,
1
Hồ Chí Minh, Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Q ĐND, H, 1980, tr.109.
287
phấn đấu để được làm tướng đã khó, trở thánh danh tướng hội đủ các tố chất trong đạo
làm tướng theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng khó hơn./.

288
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐOÀN KẾT, HỮU NGHỊ,
HỢP TÁC GIỮA NHÂN DÂN BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG

Lưu Ngọc Long


Học viên Cao học Chuyên ngành LSĐ CSVN, khóa 2008

Đối với dân tộc và thế giới, Hồ Chí Minh là một biểu tượng cho ý chí, cho khát
khao độc lập, tự do. Suốt cuộc đời, Người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải
phóng đất nước của dân tộc, phấn đấu cho cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sinh thời, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm
đến việc xây dựng quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông
Dương, phục vụ cho mục tiêu chống kẻ thù chung, thực hiện thành công sự nghiệp cách
mạng của mỗi nước. Những cố gắng không mệt mỏi để xây đắp và phát triển quan hệ
giữa ba nước Đông Dương của Người là một trong yếu tố tạo nên sự bền chặt trong
quan hệ giữa Việt Nam - Lào - Campuchia.
1. Nhu cầu và cơ sở khách quan để xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
nhân dân ba nước Đông Dương
Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương (Indochina), cùng chung uống nước dòng
sông Mêkông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Việt Nam, Lào và Campuchia vốn
có sự gần gũi, thân thiết một cách tự nhiên. Trước những thách thức, đe dọa từ bên
ngoài, như một nhu cầu tự phát, ba dân tộc thường nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn
nhau.
Thế kỷ thứ XIX, vận mệnh của ba dân tộc càng trở nên gắn bó với nhau chặt chẽ
hơn nữa, khi chung một kẻ thù là là thực dân Pháp xâm lược. Thực dân Pháp đã bóc lột
tàn bạo các dân tộc Đông Dương. Họ bị đầu độc cả về “tinh thần” lẫn “thể xác”, bị “bịt
mồm” và bị “giam hãm”. Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp hướng tới mục
đích gieo rắc và khơi sâu hận thù dân tộc, nhằm thực hiện hai mục đích: “Ly gián dân
tộc để ngăn cản sự đoàn kết cách mạng của các dân tộc là một mục đích. Một mục đích
nữa là đem dân tộc này bắn giết dân tộc khác”1. “Muốn ly gián các dân tộc Đông
Dương, đế quốc Pháp tìm cách ngăn trở sự giao thiệp, liên lạc giữa các dân tộc” 2, từ đó
có thể khuất phục các dân tộc Đông Dương một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, thực dân Pháp đã không nhìn thấy sức mạnh tiềm ẩn đằng sau sự
phục tùng tiêu cực của người dân Đông Dương, “người Đông Dương giấu một cái gì đó
đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”3. Chúng
cũng không thể hiểu rằng, chính sự áp bức, đô hộ đã tạo cơ sở khách quan cho để ba
1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng toàn tập,t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.111
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng toàn tập,t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.111
3
Hồ Chí Minh toàn tập, t.1, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr 28

289
nước Đông Dương đoàn kết, hợp tác và liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh chung.
Nhiều cuộc khởi nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam đã được nhân dân các bộ tộc
Lào, Campuchia che chở, giúp đỡ mỗi lần bị truy đuổi. Phong trào Cần Vương của vua
quan triều đình Huế cũng đã nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ các bộ tộc Lào anh em vùng
biên. Các nghĩa quân của nhân dân Campuchia và các bộ tộc Lào chống Pháp cũng
nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của các lực lượng yêu nước chống Pháp ở các tỉnh biên
giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia. Sự hợp tác tự nguyện và tự giác ban đầu
đó đã đặt nền móng vững chắc cho bước phát triển mới trong quan hệ giữa ba nước ở
thế kỷ XX.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, với lòng yêu nước nồng nàn và sự nhạy
cảm chính trị đặc biệt, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng bước đến với Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tiếp cận tư tưởng giải phóng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, từ thực tiễn
trong nước cùng với những kinh nghiệm trực tiếp tham gia cách mạng và nghiên cứu lý
luận sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã đưa ra đường lối cứu nước mới
mang tính nhân văn cao cả và có ý nghĩa thời đại sâu sắc: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”1. Xuất phát
từ nhận thức đúng đắn rằng: muốn làm cách mạng, trước hết phải có chính đảng cách
mạng, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) vào đầu năm 1930, để thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sự kiện này không chỉ giúp chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu
nước ở Việt Nam, mà còn mở ra một thời kỳ hợp tác, đoàn kết mới của nhân dân Đông
Dương dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
Người nhấn mạnh: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị,..mà ta với
Miên, Lào cũng như môi với răng”2. Hơn nữa ba nước cũng đều có chung một kẻ thù
đều chịu ách thống trị của kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc: “Chúng ta kháng chiến,
dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kẻ thù
của ta và của dân tộc Miên, Lào”3. Bởi vậy, “kháng chiến của Việt Nam, Miên, Lào là
chung của chúng ta”4. Vì những quan hệ đặc biệt như vậy, dưới nhãn quan chính trị của
Hồ Chí Minh, nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào cần đoàn kết , vì “đoàn kết chặt thì
lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi”5, với “sự đồng tâm nhất trí của ba dân
tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em” thì “ chúng ta nhất định đánh
tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập
và thống nhất thực sự”6. Mặt trận đoàn kết, liên minh giữa nhân dân Đông Dương đã
1
Hồ Chí Minh toàn tập, t.9, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 314
2
Hồ Chí Minh toàn tập, t.2, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 452
3
Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 174
4
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996): “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.388
5
Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 139
6
Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 181

290
tạo cho ba nước một sức mạnh to lớn, góp phần quan trọng cho thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, cũng như cách mạng Lào và Campuchia.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
nhân dân ba nước Đông Dương
Để xây dựng quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhân dân ba nước, Hồ Chí Minh
đưa ra một hệ thống quan điểm hoàn chỉnh:
Thứ nhất, quan hệ hữu nghị giữa ba nước Đông Dương được xây dựng trên cơ
sở tôn trọng nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Đã từng là thân phận của một người dân mất nước, luôn phải đấu tranh không
mệt mỏi chống lại thực dân để giành độc lập, tự do cho tổ quốc; Hồ Chí Minh rất thấu
hiểu các quyền thiêng liêng của các dân tộc đó là “độc lập”, “bình đẳng”, “quyền sống”,
“quyền tự do”. Với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã
khẳng định “với Lào và Miên nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và
bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ
quyền”1. Đối với quân đội ta làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn, Hồ Chí Minh luôn căn
dặn phải “Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán,
kính yêu nhân dân của nước bạn. Tuyệt đối giữ gìn kỷ luật, giữ gìn danh tiếng của quân
đội nhân dân Việt Nam”2. Cán bộ ta trong khi giúp bạn cần: “Nắm chắc nguyên tắc dân
tộc tự quyết, phải do Lào, Miên tự quyết định lấy. Không đem chủ trương, chính sách,
nguyên tắc của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy” 3. Quan điểm này được
coi là nền tảng quan trọng trong việc hình thành nên tình đoàn kết, liên minh cũng như
quan hệ láng giềng hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông Dương.
Thứ hai, tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông Dương được xây
dựng trên phương châm “giúp bạn là tự giúp mình”.
Với tinh thần “Việt Nam, Miên, Lào như anh em ruột thịt một nhà” 4, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “phải ra sức giúp đỡ
kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực”5. Việc giúp đỡ này là “không có
điều kiện”, và “sự thật là chưa tìm ra chữ gì để thay thế chữ giúp nên dùng chữ giúp,
chứ thực ra không phải là giúp mà là làm một nghĩa vụ quốc tế” 6. Đôi lúc, Người chưa
hài lòng vì sự giúp đỡ của ta với cách mạng hai nước: “Cho đến nay, chúng ta giúp
kháng chiến Miên - Lào chưa đúng mức. Từ nay, chúng ta phải giúp đỡ hơn nữa” 7. Hồ
1
Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 470
2
Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 64
3
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996): “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.389
4
Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, (1986), Nxb. Sự thật, Hà Nội; tr. 452
5
Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 452
6
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996): “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.389
7
Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.18

291
Chí Minh kiên quyết “không đứng trên lợi ích của Việt Nam mà làm công tác Lào -
Miên” 1 và “cần giúp đỡ Lào - Miên để bạn tự làm lấy”2. Quân đội tình nguyện ta chiến
đấu đấu trên đất bạn cần phải “vượt mọi khó khăn, thi đua diệt địch, chiến đấu anh dũng
ở bên đó cũng như ở bên ta”3, bởi vì “hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng thì
cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn”4.
Thứ ba, quan hệ đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương được xây dựng
trên nền tảng tôn trọng tính độc lập, tự chủ của mỗi nước trong giải quyết nhiệm vụ
cách mạng của mình.
Tháng 5/1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã
chủ trương thành lập, “Việt Nam Độc lập đồng minh”, vận động thành lập “Ai Lao Độc
lập đồng minh” và “Cao Miên độc lập đồng minh” tiến tới thành lập “Đông Dương Độc
lập đồng minh”, tức là Người đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ
của từng nước, tôn trọng các quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc Lào và Cao Miên.
Tháng 2/1951, Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần II, Hồ Chủ tịch đã nhấn
mạnh đến việc phải thành lập ở mỗi nước một Đảng cách mạng riêng “ở Lào cần phải
cố gắng thành lập Đảng cách mạng và củng cố Đảng cho có đủ khả năng lãnh đạo cuộc
cách mạng”5. Do vậy, những người cộng sản Lào và Campuchia cũng xúc tiến thành lập
chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin: Đảng Nhân dân cách mạng Khơme (28/7/951)
và Đảng Nhân dân cách mạng Lào (22/3/1955) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng mỗi
nước cho phù hợp với tình hình phát triển cách mạng lúc bấy giờ. Sau này, khi đánh giá
quyết định của Hồ Chí Minh tại Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương về việc thành
lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một chính đảng mácxít - lêninnít riêng,
đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn khẳng định: “Quyết định lịch sử hết sức đúng đắn đó đã
phát huy tinh thần độc lập tự chủ và ý thức trách nhiệm của những người cách mạng
mỗi nước đối với vận mệnh của dân tộc mình và thúc đẩy cuộc đấu tranh cuộc đấu tranh
cứu nước của ba nước Đông Dương phát triển vượt bậc”6
3. Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông
Dương.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đoàn kết nhân dân ba nước trong việc
thực hiện nhiệm vụ cách mạng của Việt Nam cũng như hai nước bạn, Hồ Chí Minh với
tài năng ngoại giao tuyệt vời đã rất mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình xây dựng một
liên minh bền chặt giữa nhân dân ba nướcĐông Dương nhằm chống kẻ thù chung.
1
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996): “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.389
2
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996): “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.389
3
Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.470
4
Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.452
5
Cayxỏn Phômvihản : Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhân Dân, ngày 15/5/1990, tr.1-4
6
Cayxỏn Phômvihản : Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhân Dân, ngày 15/5/1990, tr. 2-3

292
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
miền Nam vẫn nằm trong tay của đế quốc và tay sai. Đế quốc Mỹ thay chân Pháp, âm
mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Chủ
tịch Hồ Chí Minh có ý kiến chỉ đạo làm dịu tình hình căng thẳng ở khu vực, tránh đối
đầu dẫn đến đổ vỡ, sa vào âm mưu chia rẽ của kẻ thù vì Lào và Campuchia có vị trí
quan trọng về bảo vệ hoà bình, an ninh cho miền Bắc cũng như cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng tăng cường phát triển
hơn nữa quan hệ với Vương Quốc Lào và Vương quốc Campuchia trên cơ sở thi hành
Hiệp định Giơnevơ để ngăn chặn hai nước gia nhập cái gọi là “khối phòng thủ Đông
Nam Á”, “khối phòng ngự sông Cửu Long” của đế quốc Mỹ, đồng thời giúp đỡ lực
lượng cách mạng ở hai nước này phù hợp với tình hình cụ thể từng thời kỳ, để hình
thành mặt trận đoàn kết của nhân dân Đông Dương, phục vụ đắc lực công cuộc kháng
chiến chống xâm lược. Khẳng định chủ trương trên, ngày 1/1/1955, chủ tịch Hồ Chí
Minh tuyên bố: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng lập quan hệ hữu hảo với Vương
quốc Lào và Vương quốc Campuchia1.
Với Lào, ta kiên trì ủng hộ chính sách hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc của
Chính phủ Lào do thủ tướng Phuma đứng đầu, giúp các lực lượng yêu nước Lào xây
dựng lực lượng để chống lại thế lực phái hữu Lào. Tháng 8/1956, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã mời Hoàng thân Phuma sang thăm Việt Nam, tại lễ chiêu đãi trọng thể, Người
đã nhấn mạnh: “Từ xưa đến nay, hai nước Việt Lào là láng giềng, hai dân tộc ta là anh
em…Chúng tôi chúc nhân dân Lào anh em nhiều hạnh phúc và thịnh vượng. Chúng tôi
coi hạnh phúc và thịnh vượng của anh em Là cũng như của mình” 2. Tháng 7/1962, Hiệp
định Giơnevơ về Lào được ký kết trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của
Lào. Ngày 5/9/1962 hai nước Lào và Việt Nam lập lại quan hệ ngoại giao. Tháng
3/1963, Quốc vương Lào sang thăm chính thức Việt Nam để mở rộng thêm quan hệ hợp
tác, hữu nghị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ca ngợi tình hữu
nghị giữa nhân dân hai nước:
“Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt - Lào, hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”3
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh đến việc cần phải giúp đỡ
các lực lượng yêu nước Lào, để chống lại đế quốc Mỹ và bọn tay sai phái hữu Lào.
Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị ra ngày 19/10/1954, Bộ Chính trị và Hồ Chủ tịch

1
Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.430
2
Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.241
3
Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr 44

293
khẳng định: “Vô luận tình hình phát triển như thế nào, ta cũng phải hết sức giúp bạn
tăng cường công tác củng cố hai tỉnh ( Sầm Nưa và Phông xa lỳ), xây dựng quân đội,
xây dựng cơ sở nhân dân và đẩy mạnh đấu tranh chính trị trong toàn quốc”1. Theo tinh
thần đó, cùng với sự biến đổi của tình hình Lào, ngày 6/7/1959, Đảng quyết định thành
lập Ban công tác Lào của Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm trưởng ban
và cử đoàn cán bộ chính trị, quân sự, chuyên viên kỹ thật sang giúp bạn. Trong hoàn
cảnh ác liệt của cuộc đụng đầu với kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, tình đoàn kết Việt - Lào
lại thêm một lẫn nữa được thử thách và càng gắn bó hơn bao giờ hết.
Chính phủ ta cũng tôn trọng nền hoà bình, trung lập của Vương quốc
Campuchia. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho Quốc trưởng
N.Xihanúc khẳng định: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn theo đuổi
chính sách trước sau như một của mình đối với Vương quốc Campuchia là tôn trọng
độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện
tại và xây dựng sự hợp tác bền vững, lâu dài giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và
Vương quốc Campuchia”2.
Ta hoan nghênh việc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô,
Trung Quốc tạo sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Trước lập trường của Việt
Nam, ngày 28/1/1959, Quốc vương N.Xihanúc tuyên bố: “Là bạn của nhân dân Việt
Nam, tôi mong rằng việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện theo tinh thần Hiệp
định Giơnevơ bằng tổng tuyển cử tự do, dưới sự kiểm soát của Uỷ ban quốc tế”3. Ngày
20/8/1962, Quốc trưởng Campuchia N.Xihanúc đề nghị triệu tập Hội nghị Quốc tế gồm
14 nước để công nhận, đảm bảo nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Ngay lập tức, Hồ Chủ tịch thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
tuyên bố ủng hộ đề nghị này. Do chính sách gây hấn thô bạo của chính quyền Sài Gòn
với Campuchia, tháng 3/1964 Campuchia tuyên bố cắt đứt các quan hệ ngoại giao với
chính quyền Sài Gòn và tháng 8/1964 công bố kế hoạch thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quan hệ giữa hai nước về nhiều mặt có bước phát triển
tốt đẹp.
Tháng 3/1965 Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được triệu tập tại Phôm
Pênh do sáng kiến của Quốc trưởng N.Xihanúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến
Hội nghị nêu rõ tội ác của đế quốc Mỹ trong việc mở rộng chiến tranh, can thiệp vào
tình hình các nước Đông Dương, đồng thời bảy tỏ niềm tin sắt đá: “Nhân dân ba nước
chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi”4

1
Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Quốc gia Lào, Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và
sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào (2007), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; tr.99
2
Hồ Chí Minh toàn tập, t.12, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 347
3
Hồ Chí Minh toàn tập, t.12, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr.173
4
Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; tr. 398

294
Ngày 9/5/1967 Chính phủ Campuchia lên tiếng kêu gọi các nước công nhận độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại.
Ngày 8/6/1967 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đáp ứng lời kêu gọi của
chính phủ Campuchia. Động thái ngoại giao này đưa tới việc Chính quyền Vương quốc
Campuchia nâng cấp đại diện thường trực Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
thành cơ quan đại sứ quán (20/6/1967). Với sự phát triển của quan hệ hai nước, trong
một thời gian dài Campuchia là “vùng đất thánh” của cách mạng miền Nam Việt Nam,
khu căn cứ hậu cần chi viện cho chiến trường Nam bộ.
Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, tôn trọng độc lập, chủ quyền, hoà bình,
trung lập đối với Lào và Campuchia, chúng ta đã tạo được sự ủng hộ quý báu, cần thiết
của nhân dân hai nước đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà của dân tộc;
đồng thời Việt Nam cũng hình thành được một liên minh đoàn kết, chiến đấu giữa lực
lượng cách mạng ba nước Đông Dương, huy động sức mạnh của cả Đông Dương vào
cuộc đụng đầu lịch sử.
Một trong những biểu hiện cao nhất, sinh động nhất của tình đoàn kết chiến đấu
Việt - Miên - Lào là việc chúng ta xây dựng thành công lực lượng kháng chiến, căn cứ
địa cách mạng chung cho cả ba nước. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng trong thời
gian này, ở Lào, Chính phủ Lâm thời Itxala được thành lập (12/10/1945) tuyên bố Lào
độc lập, do Hoàng thân Phếtxarat làm Quốc trưởng. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà đã tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Lào. Ngày
30/12/1945, Hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt được ký kết. Từ cuối năm 1947,
Việt Nam đã cử một số cán bộ sang giúp lực lượng kháng chiến Lào hoạt động tuyên
truyền vũ trang ở Thượng Lào. Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cho Ban
xung phong Lào Bắc, trong đó nhấn mạnh: “Kiến lập căn cứ địa Lào độc lập là nhiệm
vụ cần kíp. Ban xung phong Bắc Lào phải ra sức gây dựng cơ sở quần chúng trong
vùng địch kiểm soát”1. Với sự giúp đỡ có hiệu quả của cách mạng nước ta, ngày
20/1/1949, quân đội Lào Itxala được thành lập, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam
và bộ đội Lào phát triển chiến tranh du kích, xây dựng cơ sở quần chúng từ vùng rừng
núi đến ven đô.
Tại Campuchia, ngày 14/8/1945 Chính phủ Khơme độc lập ra đời do Sơn Ngọc
Thành làm thủ tướng. Tháng 10/1945, quân Pháp bắt nhảy dù xuống Phnôm Pênh và
mở rộng chiếm đóng ra cả nước. Mặt trận Khơme độc lập được sự giúp đỡ của Uỷ ban
kháng chiến Nam bộ đã xây dựng lực lượng kháng chiến. Đông Dương lúc này đang
đứng trước sự xâm lược lần 2 của thực dân Pháp nên việc đoàn kết nhân dân ba nước
càng cấp thiết hơn lúc nào hết. Cuối năm 1946, liên quân Campuchia - Việt Nam đánh
1
Nxb. Chính trị quốc gia, Quan hệ Việt - Lào Lào Việt (1993), Hà Nội; tr.24

295
chiếm Xiêm Riệp, mở màn cho sự phối hợp chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam
chống thực dân Pháp xâm lược. Trong hai năm 1947-1948, các khu căn cứ của phong
trào kháng chiến Campuchia ở Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam và Đông Bắc được thành
lập và có liên hệ với các lực lượng kháng chiến của Việt Nam ở Nam bộ và Khu V.
Cuối năm 1949, căn cứ du kích đã xuất hiện tại 14/15 tỉnh, từng bước phát triển xuống
đồng bằng, gây hoang mang cho Pháp.
Cuối năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Hoàng thân Xuphanuvông, lãnh tụ
kháng chiến Lào tại Việt Bắc. Hai nhà lãnh đạo đánh giá tình hình và bàn phương
hướng phối hợp đẩy mạnh cuộc kháng chiến của hai dân tộc.
Tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương được khẳng định mạnh
mẽ bằng thành lập “Mặt trận Đoàn kết Liên minh Việt - Miên - Lào” (tháng 3/1951).
Mặt trận đã xác định: Ba dân tộc đều có kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ,
nhiệm vụ của cách mạng ba nước là đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ,
làm cho ba nước hoàn toàn độc lập. Thành lập liên minh nhân dân Việt Nam, Lào và
Campuchia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền
của nhau.
Được sự chỉ đạo sát sao của Người, cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia đã
có sự tăng cường hơn nữa liên minh đoàn kết chiến đấu. Quân tình nguyện Việt Nam
tăng cường giúp bạn, cùng với quân dân Lào tiến công địch ở Thượng Lào và Hạ Lào,
cùng với quân dân Campuchia hoạt động mạnh ở vùng Đông Bắc. Và đặc biệt, quân
dân ba nước đã có sự phối hợp chặt chẽ trong chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954), tiến
công địch trên khắp chiến trường Đông Dương, làm phân tán chủ lực của địch, góp
phần không nhỏ vào chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) của nhân dân Việt Nam.
Xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ với hai nước láng
giềng là đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi trên cơ sở bình
đẳng, tôn trọng quyền tự quyết dân tộc và độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
Kế thừa những tư tưởng đối ngoại đúng đắn của Người, Đảng và nhà nước ta đã
thi hành chính sách đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ có hiệu quả đối với cách mạng hai nước
Lào và Campuchia. Tháng 3/1970, với sự hậu thuẫn của Mỹ Lon Nol đã làm đảo chính
lật đổ Chính phủ hoàng gia Campuchia, xoá bỏ nền trung lập của của quốc gia này,
chính thức đưa dân tộc Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương.
Đông Dương thực sự trở thành một chiến trường chung với kẻ thù là đế quốc Mỹ các
thế lực tay sai. Tháng 4/1970, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương đã họp tại Hà
Nội, bày tỏ quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân ba nước, đồng thời nó cũng dẫn tới việc
nhà cầm quyền một số nước điều chỉnh chính sách đối với Đông Dương theo hướng
không có lợi cho Mỹ. Với tinh thần đoàn kết của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương,
296
cách mạng mỗi nước đã có sự phát triển mạnh mẽ, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân
kiểu mới của Mỹ là điều không tránh khỏi. Ngày 17/4/1975, quân cách mạng
Campuchia đã giải phóng được Phnôm Pênh, cũng trong tháng 4 lịch sử này, quân giải
phóng miền Nam Việt Nam đã giải phóng Sài Gòn, tiến tới thống nhất đất nước. Tháng
12/1975, cách mạng Lào cũng thành công, xoá bỏ chính quyền phản cách mạng do Mỹ
lập ra.
4. Vận dụng nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt của Hồ Chí Minh để thắt
chặt tình hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong giai đoạn hiện nay
Sau 1975, mối quan hệ Việt Nam - Lào được nâng lên một tầm cao mới, với việc
ký Tuyên bố chung, Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, Hiệp ước về Hoạch định biên giới
và Hiệp định hợp tác kinh tế ngày 18/7/1977. Đây là một mốc son lịch sử trong quan hệ
Việt - Lào đặt nền móng cho quan hệ cho quan hệ lâu dài giữa hai nước. Trên cơ sở yêu
cầu của nước bạn Lào, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện và chuyên gia sang Lào
nhằm giúp nhân dân Lào đảm bảo và củng cố an ninh quốc phòng, ổn định cuộc sống
và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi trên bán đảo Đông
Dương, chính quyền Campuchia Dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu thực hiện chính sách diệt
chủng đối với đồng bào của họ, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự
chống Việt Nam. Bất chấp những cố gắng thương lượng của Việt Nam và cả những yêu
cầu trung gian hoà giải, tháng 12/1978 quân Khơme đỏ đã tấn công vào biên giới phía
Tây nam Việt Nam, âm mưu đánh rộng ra cả miền Nam. Trước những hành động ngang
ngược của Pôn Pốt, quân đội Việt Nam đã kiên quyết đánh trả, đồng thời thể theo
nguyện vọng của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, bộ đội Việt Nam đã
tiến công sang Campuchia, giúp nhân dân nước bạn lật đổ chế độ diệt chủng vào
7/1/1979. Sau đó Hội đồng nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập và nhà
nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, quan hệ giữa hai nước bước sang trang
mới. Thể theo yêu cầu của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Campuchia, Việt Nam để lại
một lực lượng quân đội và cử chuyên gia sang giúp nhân dân Campuchia ổn định tình
hình và xây dựng đất nước. Năm 1989, quân đội Việt Nam rút về nước, cùng với đó là
các bên ở Campuchia đạt được giải pháp chính trị với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế. Quan hệ giữa hai nước bước sang trang mới.
Ngày nay, trên con đường xây dựng và phát triển, cả ba dân tộc Việt Nam, Lào
và Campuchia đều đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mối
quan hệ bang giao truyền thống đã và đang được nâng cao, đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Trên cơ sở đó, quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba dân tộc không ngừng được đẩy mạnh
trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa ba nước được chuyển dần từ trọng tâm
là hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh sang hợp tác toàn diện, trong đó hợp tác kinh
297
tế, thương mại là hoạt động chủ đạo. Quan hệ hợp tác ba dân tộc đang được biểu hiện ở
những hình thức mới: Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn
định lâu dài. Việt Nam, Lào và Campuchia đã xây dựng được cơ chế hợp tác song
phương cũng như cơ chế hợp tác đa phương với việc hình thành tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia, tiến hành thường xuyên các Hội nghị cấp cao ba nước Đông
Dương để tìm giải pháp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đặc biệt này.

298
TỪ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO” ĐẾN MỘT NƯỚC VIỆT NAM
THỐNG NHẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ PHÁT TRIỂN

TS. Văn Thị Thanh Mai


Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc”1, Hồ Chí Minh đã khẳng định
như vậy, và Người từng nhấn mạnh: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được
tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”2. Cuộc đời Người, dù là người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc, hay là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng vẫn là một
hành trình hoạt động cách mạng, phấn đấu không mỏi mệt cho khát vọng độc lập, tự do
của dân tộc Việt Nam, và cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con
người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới hạnh phúc. Tinh thần và ý chí đấu tranh
của Người, của nhân dân Việt Nam vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, xã
hội chủ nghĩa (XHCN) và phát triển, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại
yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý đã trở thành lương tri và phẩm giá của thời đại.
1. Đồng hành cùng lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc là
những trang sử oai hùng của lòng yêu nước, của tinh thần và ý chí quật khởi chống
ngoại xâm đô hộ, với những tên tuổi Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang
Trung, là Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa thám,…Vì độc lập, tự do của Tổ
quốc và hạnh phúc của nhân dân, kế thừa và mang theo trong hành trang của mình
truyền thống tốt đẹp của cha ông trong lịch sử, Nguyễn Tất Thành - người thanh niên
Việt Nam yêu nước đã rời Tổ quốc, ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm, để trở về cứu
giúp đồng bào, giải phóng dân tộc khỏi kiếp lầm than nô lệ.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, vì vậy đấu tranh giành độc lập cho dân
tộc, tự do cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu, xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, đồng thời được thể hiện rõ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Trong hành trình tìm đường cứu nước, từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc
đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đã lựa chọn và khẳng định: “Trong thời đại ngày nay,
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”3. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng Cộng sản
lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện
người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó chính là đường lối giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1996, t.5, tr.7
2
T. Lan, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, H, 1963, tr.11
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđ d, t.9, tr.314

299
tế vô sản, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để thực hiện mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đó chính là độc lập dân tộc
phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời
đại cách mạng vô sản, đồng thời phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải
phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Độc lập dân
tộc là điều kiện tiên quyết để tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo
đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Cùng với sự lựa chọn chính xác đó, cùng với câu trả lời ngắn gọn: “Tự do cho
đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả
những điều tôi hiểu”1, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nỗ lực hoạt
động và đấu tranh trong Đảng Cộng sản Pháp, tại Quốc tế Cộng sản và trên nhiều lĩnh
vực khác để thực hiện mục tiêu được ghi rõ trong Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng
sản Việt Nam mùa xuân năm 1930: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để
đi tới xã hội cộng sản” 2. Đi tới chủ nghĩa cộng sản (CNCS) mà giai đoạn đầu của nó là
chủ nghĩa xã hội (CNXH) không chỉ là mục tiêu Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam lựa chọn, mà còn là động lực thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình theo
xu thế của thời đại. Đó là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi trong hành trình vì
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và CNXH.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của Hồ
Chí Minh, của mọi người dân mất nước. Người đã khát khao, tin tưởng, và đã trở về
nước (28/1/1941), trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải
phóng. Tháng 8/1945, khi những thay đổi của tình hình quốc tế và trong nước đang tạo
ra những thời cơ mới cho cuộc vùng lên của toàn dân tộc, khi cơ hội ngàn năm có một
đang đến gần, trong Thư gửi Trung úy Phen, Hồ Chí Minh viết: “Đất nước chúng tôi sẽ
được độc lập”, nhân dân Việt Nam “sẽ đạt được mục đích của mình, bởi vì mục đích đó
là chính nghĩa”. Người đã viết như vậy, đồng thời truyền khát vọng và niềm tin đó đến
những người cộng sản Việt Nam, đến các cộng sự và toàn thể dân tộc trong những ngày
tháng Tám năm 1945 lịch sử - thời khắc quyết định của vận nước. Tại Tân Trào, dù ốm
rất nặng, nhưng khi tỉnh, Hồ Chí Minh đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này
thời cơ thuận lợi đã tới, dù có hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải cương quyết giành cho được độc lập”3.
Thực hiện lời kêu gọi của Người, “toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta”, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã giành thắng
lợi. Nước nhà đã được độc lập, tự do. Khát vọng ngàn đời, cuộc đấu tranh 15 năm đầy
1
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. CTQG, H, 1993, t.1, tr. 112
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.1
3
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 2, tr. 256

300
gian khổ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh
đứng đầu đã mang lại cho nhân dân Việt Nam niềm vui được giải phóng, được “đổi
đời” với bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. Ngày 2/9/1945, trước toàn thể quốc dân và
nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh tuyên bố và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”1, vì rằng: giành độc
lập, tự do đã khó, nhưng giữ được độc lập, tự do cũng gian nan, thử thách vô cùng, và
“tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng chẳng có ý nghĩa
gì”.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công, giữa bộn bề công việc, và trước họa
ngoại xâm, cùng giặc dốt, giặc đói đe dọa nền độc lập non trẻ của nước nhà, Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã trả lời các nhà báo nước ngoài:
“Ham muốn tột bậc của tôi là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”2. Trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân
dân, bởi đó là giá trị vĩnh hằng, là điều quý báu nhất mà mỗi người, mỗi dân tộc đều
hướng tới và phấn đấu. Ham muốn tột bậc của Người cũng là khát vọng của tất cả
những người dân Việt Nam yêu nước, từng mất nước, từng phải sống đọa đầy với thân
phận nô lệ.
Vì trân trọng giá trị thiêng liêng của “độc lập, tự do”, vì đó là của quý không gì
sánh nổi mà nhân dân ta đã gian khổ giành được, và cũng để bảo vệ nền độc lập của dân
tộc, để vãn hồi hòa bình và không muốn chiến tranh, thực hiện nguyên tắc “giành thắng
lợi từng phần”, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp
6/3/1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14/9/1946. Tuy nhiên, phái thực dân Pháp phản động
đã không chỉ phá hoại những điều khoản của Hiệp định và Tạm ước, mà còn ngang
nhiên “nặn ra nước Cộng hoà Nam Kỳ với một Chính phủ bù nhìn tay sai, tiếp tục
khủng bố những người yêu nước Việt Nam”. Cùng với việc vạch trần hành động phi
pháp pháp đó, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nhân dân Việt Nam “kiên quyết chiến đấu
đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và
độc lập cho đất nước”3. Cùng với thiện chí và nhân nhượng để tranh thủ quỹ thời gian
hòa bình quý báu, là việc Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ khẩn trương
chuẩn bị thực lực cho cuộc trường chinh sắp tới. Vì vậy, khi thực dân Pháp bỏ lỡ những
“cơ hội cho một nền hòa bình”, bỏ lỡ thiện chí của Nhà nước và nhân dân Việt Nam,
khi chúng vượt quá giới hạn cho phép và gây ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ
2, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.557
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr.161
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr.468

301
Nền độc lập của Tổ quốc bị đe dọa, chế độ xã hội mới, nền dân chủ mới đang
được xây dựng có nguy cơ bị tiêu diệt. Thực hiện khẩu hiệu “Độc lập trên hết”, “Tổ
quốc trên hết”, toàn thể nhân dân Việt Nam đã thề, đã quyết tâm “thà hy sinh tất cả,
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” theo lời hịch vang dội
non sông của Người. Vượt mọi khó khăn, và chiến đấu với tinh thần và ý chí “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”, cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện và anh
dũng chống thực dân Pháp xâm lược, gắn liền với chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947,
với chiến thắng Biên Giới 1950, Tây Bắc 1952,v.v.. với thắng lợi “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”- Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi. Hiệp định Giơnevơ được ký
kết, đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, còn ở miền Nam, cuộc đấu tranh giải phóng vẫn
đang tiếp tục, bởi vĩ tuyến 17, bởi bờ Bắc, bờ Nam, bởi cầu Hiền Lương và sông Bến
Hải vẫn làm nhức nhối trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu hòa bình, độc lập, tự do và
thống nhất.
2. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một nước Việt Nam
hòa bình, của nhân dân Việt Nam yêu chuộng tự do và công lý chưa thể trở thành hiện
thực. Một đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm đôi, với miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng và tình hình miền Nam đang rất phức tạp, bởi khi đó “quân Pháp chưa
đi, họ Ngô đã về. Hiệp định chưa ký, quân Mỹ đã vào”. Ngang nhiên can thiệp vào
miền Nam và không từ thủ đoạn nào, đế quốc Mỹ đã viện trợ, đã xây dựng và củng cố
chính quyền Sai Gòn, đã liên tục thay đổi thực hiện các chiến lược chiến tranh ở miền
Nam, tăng cường đội quân của các nước chư hầu vào tham chiến, hòng biến miền Nam
thành thuộc địa kiểu mới, với những nhà tù nhiều hơn trường học, với những đạo luật
hà khắc và những quyền tự do, dân chủ giả hiệu “kiểu Mỹ”. Tiếp đó, đế quốc Mỹ còn
tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm hủy diệt cơ sở vật
chất và tinh thần của miền Bắc XHCN, âm mưu và tìm mọi cách chia rẽ hai miền Nam -
Bắc, ngăn cản nguyện vọng một nước Việt Nam thống nhất của nhân dân hai miền Nam
- Bắc.
Lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh và Trưng ương
Đảng quyết định tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, vì cả “hai nhiệm vụ ấy
đều nhằm một mục tiêu chung là: củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên
nền tảng độc lập và dân chủ”. Miền Bắc là cái nền, cái gốc của của cuộc đấu tranh hoàn
thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà, nên đưa miền Bắc đi lên
CNXH, “làm cho nhân dân được no ấm, hạnh phúc”, đồng thời củng cố miền Bắc
XHCN là để “giúp đỡ thiết thực đồng bào miền Nam đấu tranh đòi hòa bình và thống
nhất”. Vì vậy, khi miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, và trong khi
nhân dân miền Nam đang sống dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài

302
Gòn, thì những thành tựu của CNXH ở miền Bắc đã trở thành nguồn sức mạnh cổ vũ to
lớn đối với đồng bào miền Nam và cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam.
Quyết định xây dựng CNXH trong điều kiện miền Bắc vừa có hòa bình, vừa có chiến
tranh, để miền Bắc được xây dựng, được củng cố ngày càng vững chắc, nhằm hoàn
thành vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, đúng như Hồ Chí Minh từng
nhấn mạnh: “Mọi việc làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc
và miền Nam”.
Đồng tâm, đồng sức, đồng lòng quyết phải đánh bại âm mưu chia cắt của kẻ thù,
với tinh thần và ý chí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”1, hậu phương miền Bắc
XHCN đã hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam vật chất và cả tinh
thần của miền Bắc XHCN. Còn ở miền Nam tuyến đầu Tổ quốc, những thắng lợi trên
các chiến trường, và sự thay đổi liên tiếp các chiến lược chiến tranh của quan thầy Mỹ
và chính quyền Sài Gòn đã chứng minh rằng, càng mở rộng chiến tranh, đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai ngày càng lún sâu vào “đường hầm không lối thoát”. Bởi rằng, dù đế quốc
Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và phá hoại, hủy diệt miền Bắc
XHCN, song chúng “quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh cũng là ý chí,
là nguyện vọng thiêng liêng của toàn dân Việt Nam, xuyên suốt trong tiến trình lịch sử
dựng nước và giữ nước. Ý chí và nguyện vọng đó là nguồn sức mạnh nội lực của Quá
khứ - Hiện tại - Tương lai của nước nhà. Vì thế, từ trong gian nan, thử thách của hành
trình đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất, quyết tâm và tín tâm của Hồ Chí Minh,
của toàn dân tộc Việt Nam: “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất
định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được thống nhất đất nước, Nam, Bắc
một nhà”2 ngày càng mãnh liệt và kiên quyết. Đồng thời, quyết tâm và tín tâm đó cũng
được thể hiện rõ trong từng quyết sách chiến lược của Hồ Chí Minh và Trung ương
Đảng, trên mọi diễn đàn, mọi lĩnh vực.
Nhấn mạnh rằng, lúc này, “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất”
của mỗi người Việt Nam yêu nước. Tất cả để giành cho tiền tuyến, giành chi viện cho
sự nghiệp giải phóng miền Nam, cho khát vọng “non sông liền một dải”, Hồ Chí Minh
cũng đồng thời khẳng định: “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già, trẻ, gái, trai,
phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng” 3.
Niềm tin chắc thắng của Người, thắng lợi của cuộc Tổng tấn công nổi dậy mùa xuân
1968, lời căn dặn vừa thiết tha, vừa giục giã của Người trong Di chúc: “Đế quốc Mỹ nhất
định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.108
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.10, tr.199
3
Trích theo: Đại thắng mùa xuân 1975- nguyên nhân và bài học, Nxb. QĐND, H, 1995, tr.210

303
nhất định sẽ sum họp một nhà”1 như tiếp thêm nguồn sức mạnh nội lực cho quân dân cả
nước trên chặng đường “về đích”.
Hồ Chí Minh đi xa khi cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
tự do và thống nhất vẫn còn dang dở. Thực hiện lời thề trước anh linh Người: “Gương
cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của
Người”2, quân dân cả nước đã “đánh cho Mỹ cút” bằng Hiệp định Paris về “chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27/1/1973. Và tiếp đó, vẫn có Người
nâng bước chúng ta đi, vẫn có nguồn sức mạnh nội lực của tinh thần và tư tưởng
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Người soi đường, dẫn lối, cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 đã đại thắng. Chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã sụp
đổ. Cả nước thống nhất và đi lên CNXH. Với thắng lợi to lớn và kỳ diệu đó, với tư
tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hành trình đi đến một nước Việt Nam độc
lập, tự do, thống nhất và đi lên CNXH của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã trở
thành hiện thực.
3. Một kỷ nguyên mới bắt đầu sau Đại thắng mùa xuân năm 1975 - Kỷ nguyên
cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Đại hội Đảng lần thứ IV (1976)
đã khẳng định: “Không thể có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội, không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để
xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Kiên định mục tiêu: độc lập dân tộc và CNXH- con đường
phát triển tất yếu của Việt Nam, con đường kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa
độc lập tự do với hạnh phúc và ấm no, giữa công bằng xã hội và dân chủ văn minh,
dưới ánh sáng tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Người, một đất nước
Việt Nam độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang đứng trước những vận hội lớn,
cùng vô vàn thách thức trong hành trình đi lên CNXH.
Sau những năm từng bước khắc phục hậu quả rất nặng nề của chiến tranh kéo
dài, và đứng trước những khó khăn của khủng hoảng kinh tế do cơ chế tập trung, quan
liêu, bao cấp gây ra, công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã được thực
hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Và cũng tại Đại hội này, Độc lập dân tộc và
CNXH - mục tiêu Hồ Chí Minh đã lựa chọn và giành cả cuộc đời để phấn đấu tiếp tục
được khẳng định: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm
đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng
thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN". Kiên định mục
tiêu đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.511
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.516

304
tại Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) nhấn mạnh: "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều
kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm
vững chắc cho độc lập dân tộc". Tiếp đó, Báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội
Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định: "Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh". Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX (2001) đã tiếp tục khẳng định: "Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh". Và bài học thứ nhất sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới
được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) cũng là:
"Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân gàu, nước
1
mạnh” , “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc”2, và “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó
là chủ nghĩa xã hội”3, v.v.., nên tiến hành sự nghiệp đổi mới, chúng ta càng nhận thức
đúng đắn hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do, về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội và phát triển ở nước ta. Tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vô sản, trong điều kiện mới, độc lập dân tộc lúc này, chính là sự vươn lên,
để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và
khu vực trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, v.v.. và Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điều kiện cơ bản để bảo vệ nền độc
lập dân tộc một cách thực tế, vững chắc trong quá trình đổi mới và hội nhập.
Đi lên CNXH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh chính là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam, thể hiện rõ sự vận dụng sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là nguyện vọng thiết tha, cháy
bỏng của mọi tầng lớp nhân, đó cũng là con đường phát triển Việt Nam phù hợp với đặc
điểm và xu thế phát triển mới của thời đại, theo lô-gích phát triển của lịch sử, nhằm cụ
thể hóa mục tiêu "Ðộc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc" và CNXH mà dân tộc ta đã bền bỉ
phấn đấu từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Mục tiêu
đó đang được thực thi trong những điều kiện mới, bằng những chủ trương, chính sách
mới, và ngày càng trở thành hiện thực sinh động trong thực tiễn.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.8, tr.226
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.17
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.10, tr.591

305
Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - sự lựa chọn của Hồ Chí Minh,
của Đảng ta, của nhân dân ta trên thực tế đã trở thành dòng tư tưởng chủ lưu, xuyên
suốt trong tiến trình cách mạng và được quán triệt trong sự nghiệp đổi mới là hoàn toàn
chính xác. Mục tiêu đó đáp ứng nguyện vọng của toàn dân tộc và phù hợp với xu thế
của thời đại, không chỉ là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, mà còn là mục tiêu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, là sức mạnh
của toàn dân tộc. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành
một sức bật mới, là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và
mai sau, là con đường để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển.
Sau hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam càng tỏ
rõ bản lĩnh chính trị của mình, tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách
đối nội và đối ngoại, đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và thế giới.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta
tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập, xây
dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và phát triển, vì mục tiêu
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

306
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI

ThS. Trần Thị Minh


NCS ngành Triết học, khóa 2008

Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại
cho dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung những di sản tư tưởng vô cùng to
lớn. Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Trong hệ thống quan điểm ấy thì tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn
hóa nói chung, về xây dựng văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội chiếm
một vị trí hết sức quan trọng.
Trước hết, khi quan niệm về văn hóa, Hồ Chí Minh cho rằng: “Ý nghĩa của văn
hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta thấy, Người đã hiểu
văn hóa theo nghĩa rộng nhất, đó là toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh
thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình và coi đó là
mục đích cuộc sống của mình. Trong khi bàn về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội. Theo Người, văn
hoá là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã
hội. “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến
thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được” 2. Luận điểm
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” của Hồ Chí Minh được Đảng ta kế thừa,
quán triệt trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII ngày 14.01.1993. Sau đó luận điểm này được khẳng định lại trong các văn kiện Đại
hội lần thứ VIII, thứ IX của Đảng và văn kiện các Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII;
Hội nghị Trung ương X khóa IX. Đặc biệt, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
khóa VIII, Đảng ta đã đề cập văn hóa với tư cách bao quát đời sống tinh thần xã hội nói
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập,1995, t.3, tr.431
2
Báo Cứu quốc, số ra ngày 8 - 10 - 1946

307
chung, tập trung vào những lĩnh vực lớn như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập
quán, giáo dục và khoa học, văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa
thế giới, các thể chế và thiết chế văn hóa. Trong các mặt đó, thì tư tưởng, đạo đức, lối
sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất.
Hồ Chí Minh đặt vai trò quan trọng của văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính
trị, xã hội và khẳng định văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội tạo thành bốn lĩnh
vực chủ yếu, có tầm quan trọng ngang nhau của đời sống xã hội. Trước đây, Hồ Chí
Minh đòi hỏi: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý
đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ” 1. Văn hóa có
quan hệ mật thiêt với chính trị và kinh tế, văn hóa phải liên hệ mật thiết với chính trị và
kinh tế, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, văn hóa phải liên hệ với kinh tế, phải đứng trong
kinh tế và chính trị. Đây là một quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn
hóa, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo vào điều
kiện Việt Nam. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Người đã nhắc nhở các
cán bộ văn hóa: “Văn hóa - nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng
ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”2. Bởi lẽ, theo Người, đường lối kinh tế, tổ
chức sản xuất và tiêu thụ lại liên quan chặt chẽ tới văn hóa và hướng tới những mục tiêu
văn hóa.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa và kinh tế có tác động qua lại với nhau rất
chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là điều kiện phát triển của văn hóa.
Nhưng văn hóa có phát triển thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển được. Vì vậy, Người
khẳng định: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì
sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được
đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”3.
Về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, Người khẳng định, văn hóa và chính
trị đều là những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, vốn có quan hệ mật thiết với nhau.
Khai mạc Đại hội Văn hóa toàn quốc (24-11-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
“Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết”. Một nền chính trị đúng đắn bao giờ
cũng được xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa tiến bộ. Ngược lại, một nền văn hóa
tiến bộ phải hướng vào mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị cao cả của đất nước. Hồ
Chí Minh cũng luận giải, có chính trị mới có văn hóa. Xưa kia, chính trị bị đàn áp, nền
văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải
phóng, cần có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân
dân.
1
Báo Cứu quốc, số ra ngày 8 -10- 1945
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.368
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.59

308
Hồ Chí Minh không bao giờ chỉ nhấn mạnh một chiều sự phụ thuộc của văn hóa
vào kinh tế, chính trị một cách thụ động mà Người còn chỉ rõ vai trò, sức mạnh to lớn
của văn hóa ảnh hưởng trở lại đối với kinh tế và chính trị. Theo Người, văn hóa không
phụ thuộc một cách máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất mà văn hóa, tư tưởng
phải đi trước một bước để thúc đẩy cho kinh tế, xã hội cũng như chính trị đúng đắn phát
triển. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy
mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta
thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.” 1. Kinh tế mà
thiếu văn hóa thì kinh tế suy thoái; mất phương hướng, không thể tăng trưởng, càng
không thể vì mục tiêu đích thực: vì - con người. Nghĩa là kinh tế muốn phát triển thì
văn hóa phải bám rễ trong kinh tế. Đây là quan điểm phù hợp với quan điểm phát triển
của thế giới hiện đại, đồng thời có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với nước ta hiện nay
đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, nếu chính trị không có văn hóa thì
chính trị đó không thể là sức mạnh, là động lực thực sự để thúc đẩy đất nước phát triển.
Vì vậy, đường lối chính trị của Hồ Chí Minh luôn luôn thấm đượm tinh thần văn hóa
tiến bộ. Về điều này, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, trong cuốn “Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh”, đã nhận xét: “Tư tưởng Hồ Chí Minh tất nhiên là tư tưởng chính
trị, định hướng chính trị song mang đặc thù dễ phân biệt với các tư tưởng đương thời
khác ở phần lớn biểu hiện của tư tưởng dưới dạng văn hóa. Nói cách khác, tư tưởng Hồ
Chí Minh tác động vào xã hội như một sức mạnh văn hóa, sức mạnh hợp chất lý và
tình, tổng quát và đơn lẻ, thuyết phục bằng cảm hóa…Tự biểu hiện đến trình độ một
nền văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh thâm nhập vào xã hội, ảnh hưởng đến nếp nghĩ, nếp
sống hàng chục triệu người, đến quan hệ cộng đồng và đến sự tu thân cá nhân”2.
Mặt khác, nói văn hóa ở trong kinh tế và chính trị cũng có nghĩa là kinh tế và
chính trị cũng phải có văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”
cũng là theo tinh thần ấy. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng
ta cũng đòi hỏi văn hóa phải thấm sâu vào kinh tế và chính trị, đòi hỏi văn hóa xuất hiện
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như văn hóa lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn
hóa tiếp thị… Vì vậy, trên bước đường phát triển, chúng ta không thể chỉ chú trọng phát
triển kinh tế một cách đơn thuần, mà phải đặc biệt quan tâm tới phát triển văn hóa. Bởi
vì, kinh tế hay văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh cuối cùng đều hướng tới mục tiêu
xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức, văn minh.
Ngày nay, trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, không phải lúc nào chúng ta
cũng quán triệt đầy đủ những tư tưởng này của Hồ Chí Minh, có lúc ta chưa thấy hết vai
trò của văn hóa nên có khi kinh tế tăng trưởng mà lại chưa quan tâm đúng mức đến văn
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.281
2
Trần Bạch Đằng: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1993, t2, tr.57-58

309
hóa, chưa khắc phục triệt để các tệ nạn xã hội, những hiện tượng phi văn hóa. Thực tiễn
nhiều nước trên thế giới cho thấy có quốc gia có kinh tế phát triển nhưng lại để những
giá trị kinh tế lấn át các giá trị văn hóa, nên đã gây ra những khủng hoảng xã hội
nghiêm trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về không ngừng phát triển văn hóa với ý nghĩa là nền
tảng tinh thần của đời sống xã hội còn đưa đến những luận giải về vai trò của văn hóa
với ý nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hạt nhân
cốt lõi của tư tưởng này chính là vì con người, phục vụ con người, trước hết là người
lao động. Mục tiêu vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, và cao nhất là giải phóng con người triệt để và toàn diện. Năm 1943,
khi phác thảo về nền văn hóa dân tộc mà nhân dân ta sau khi giành được chính quyền sẽ
xây dựng, Hồ Chí Minh đã đề ra năm nhiệm vụ cụ thể. Một là, xây dựng tâm lý: tinh
thần độc lập tự cường. Hai là, xây dựng luân lý: biết hy sinh mình làm lợi cho quần
chúng. Ba là, xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan tới phúc lợi của nhân dân. Bốn
là, xây dựng chính trị: dân quyền. Năm là, xây dựng kinh tế. Sau này trong Di chúc,
Người cũng quan tâm đặc biệt tới con người, làm sao để con người được hưởng cuộc
sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của
con người.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển văn hóa với tư cách
nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Người
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ thập kỷ cuối của thế kỷ XX (1988-1997),
UNESCO đã phát động phong trào văn hóa và phát triển trên toàn thế giới. Tất cả các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã hưởng ứng phong trào văn hóa với phát
triển và văn hóa vì phát triển. Trong phong trào này, tư tưởng chỉ đạo là xây dựng một
xã hội có đời sống tinh thần cao, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, phát triển
con người, phát triển văn hóa. Kế thừa, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thực tiễn Việt Nam, cùng với tinh thần văn hóa và phát triển của thế giới đương đại,
Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm và đề cao văn hóa trong trong phát triển đất nước, phát
triển xã hội, phát triển con người và phát triển văn hóa. Trong quá trình đổi mới, Đảng
ta đã sớm khẳng định, “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” (Hội nghị BCH Trung
ương lần thứ 4, khóa VII, tháng 1 - 1993), khẳng định vai trò động lực của văn hóa
trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của phát triển văn hóa:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội”1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, tư tưởng,
đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của nền tảng tinh thần của xã hội đã có
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, tr.110

310
những chuyển biến quan trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đề
cao và phát huy. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đã đánh giá: “Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển đa dạng
hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn. Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình được đổi
mới về nội dung, tăng quy mô, mở rộng phạm vi tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và ra nước ngoài”. Tuy nhiên, so với đổi mới tư duy về kinh tế, việc đổi
mới tư duy về các vấn đề văn hóa và xã hội, về cơ chế quản lý văn hóa, xã hội và về hội
nhập văn hóa, xã hội còn chậm. Vì vậy, lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề bức
xúc chậm được giải quyết. Sự suy thoái về nhận thức tư tưởng, đạo đức và lối sống
trong một bộ phận xã hội đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa. Báo cáo chính
trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã
nghiêm túc chỉ rõ: “Việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa được coi trọng đúng mức.
Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội
phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều sơ hở,
yếu kém. Đấu tranh ngăn ngừa văn hóa phẩm độc hại chưa được chú ý đầy đủ, còn
nhiều khiếm khuyết, bất cập”. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến toàn
cầu hóa nhiều lĩnh vực khác trong thế giới đương đại, trong đó có văn hóa là một thách
thức lớn đối với Việt Nam trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền
vững trong điều kiện hiện đại không tách rời cộng đồng thế giới. Vì vậy, việc hình
thành, xây dựng, phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội là hết sức
quan trọng và cần thiết. Đó chính là quá trình xây dựng nội lực, sức mạnh của văn hóa
Việt Nam, từ đó xây dựng sức mạnh của dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế, chính trị, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đất nước tiến
nhanh cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc
năm châu” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong đợi.

311
HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

PGS, TS. Trình Mưu


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Lựa chọn con đường đi, con ddường phát triển cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là
vấn đề cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định đến thành bại của cách mạng. Trên hành
trình tìm đường cứu nước trong ba mươi năm bôn ba qua 28 nước ở bốn châu (Âu, Á,
Phi, Mỹ) Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, lựa chọn cond dường phát
triển của cách mạng Việt Nam.
Ngày 5-6-1911 Hồ Chí Minh xuất dương. Với tâm nguyện xem thế giới làm thế
nào để về giúp đồng bào mình, Ông không đi theo con đường tìm chỗ dựa vào Nhật,
Pháp, Hoa Kỳ của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Bùi Viện. Hồ Chí Minh làm
cả thế giới sửng sốt khi nhận mình là "học trò nhỏ" của Jiêsu, Thích ca mâu ni, Tôn Dật
Tiên và Mác - Ăngghen - Lênin khi học ở các tiền nhân những hạt nhân hợp l ý, cách
mạng để xây dựng con đường và điều hết sức thú vị khi ông cho rằng cả các vị tiền
nhân nếu sống cùng thời với nhau đều là "bạn bè tốt của nhau".
Có cơ sở thực tiễn trải nghiệm trong tiếp cận với quần chúng lao động ở các
nước tư bản phát triển nhất và quần chúng nhân dân các thuộc địa lạc hậu nhất lúc đó,
lại tiếp thu lý luận cơ bản, hệ thống Mác-Lênin từ "nguồn trong gốc thẳng" Hồ Chí
Minh đã lựa chọn chính xác con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Có thể
nhận thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường phát triển của cách mạng Việt
Nam qua 3 giai đoạn sau đây:
1. Giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ thực dân
Cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX lịch sử thế giới ghi nhận sự ra đời
của chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn phát triển thứ hai của chủ nghĩa tư bản mà Lênin nói
đến trong tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tụt cùng của chủ nghĩa tư bản". Vấn
đề dân tộc thuộc địa là nội dung căn cốt nhất của phong trào cộng sản, công nhân, giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
Thấm nhuần tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và đứng hẳn về lập trường của Quốc tế cộng sản Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh bắt đầu xây dựng lý luận về con đường cách mạng Việt Nam.
Là người nghiên cứu kỹ các loại hình cách mạng tư sản và vô sản trên thế giới ông nhận
diện chính xác thời đại mới mở ra từ sau Cách mạng Tháng Mười và chọn con đường
giải phóng dân tộc trên lập trường cách mạng vô sản định hướng cho cách mạng Việt
Nam. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc Việt Nam hiện thời sẽ đi theo hướng nào?

312
Câu hỏi này được Nguyễn Ái Quốc lần lư ợt qua thực tiễn trả lời. Đầu tiên là "Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác hơn là con đường cách
mạng vô sản"1. Đây chính là con đường mà cách mạng Nga đã trải qua, cuộc cách mạng
"thành công đến nơi"2 không như các cuộc cách mạng tư sản trước đó ở Châu Âu và
Châu Mỹ. Để cho cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi Người chuẩn bị đầy đủ điều
kiện chính trị, tư tưởng, tổ chức cho đội ngũ cán bộ cốt cán để thành lập Đảng Cộng
sản. Tiếp đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh khẳng định con
đường đi của cách mạng là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản"3. Qua thực tiễn Việt Nam từ tư sản dân quyền, cách mạng dân
tộc giải phóng đến cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hình thành trong sự lựa
chọn cho chặng đường đầu.
Như vậy, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Pháp,
giành độc lập dân tộc tự do hạnh phúc cho nhân dân là giai đoạn đầu tiên của cách
mạng Việt Nam. Trong lịch sử thế giới có thể nhận thấy cứu nước giải phóng dân tộc có
thể có nhiều con đường khác nhau, đứng trên nhiều lập trường khác nhau. Tuy nhiên
trong thời đại mới mở ra sau Cách mạng Tháng Mười Nga thì con đường cách mạng vô
sản là tối ưu nhất. Người đã vượt qua tư tưởng tả khuynh của các Đảng Cộng sản ở
chính quốc và ở thuộc địa đương thời trong sắp xếp lực lượng tham gia trong cách
mạng giải phóng dân tộc. Theo người lực lượng tham gia cùng công nông trong cách
mạng giải phóng dân tộc không chỉ có tiểu tư sản như chủ trương của Quốc tế Cộng sản
mà còn cả tư sản dân tộc (bao gồm cả cách mạng và cải lương) và thậm chí cả trung và
tiểu địa chủ. Đây là điều về sau thực tiễn lịch sử đánh giá quan điểm của Nguyễn Ái
Quốc là đúng cho dù vì nó mà Người bị phê phán lúc đương thời. Ở thuộc địa giai cấp
địa chủ và tư sản nhỏ về cơ bản bị chèn ép, bị thua thiệt, có tinh thần chống đế quốc đến
mức độ nhất định. Vì vậy trong sách lược Nguyễn Ái Quốc đã sớm cảnh báo đối với
phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản "phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung
lập"4 trong cả quá trình cách mạng.
Xác định rõ bước đầu tiên của cách mạng Việt Nam là phải giành cho được độc
lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã dồn hết toàn bộ tâm lực, trí lực, thậm chí cả tính mạng,
vượt qua hiểm nguy cùng sự hiểu lầm, đánh giá sai của Quốc tế Cộng sản để chuẩn bị
mọi mặt lý luận, chiến lược, sách lược, tổ chức thực hiện than Hồ Chí Minh công cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 là thắng lợi của tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh. Đây là cuộc
cách mạng nhân dân năng động, sáng tạo do Đảng Cộng sản lãnh đạo giành thắng lợi

1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H., 1996, tr.314.
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H., 1995, tr.280.
3
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H., 1995, tr.1.
4
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, Sđd, tr.3.

313
duy nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới thế kỷ XX. Cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam năm 1945 đã mở đầu trào lưu phi thực dân hoá trên toàn thế
giới.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi với việc ra đời của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đưa lịch sử Việt Nam
sang một trang mới, đi vào một giai đoạn mới trên con đường phát triển.
2. Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Cách mạng Tháng Tám thành công lẽ ra nước ta đi vào thời kỳ xây dựng, phát
triển chế độ dân chủ nhân dân để chuẩn bị các tiền đề cần phải có để đi lên CNXH.
Song thực dân Pháp thi hành chính sách xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Nhân dân Việt
Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và sau
này là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai liên tục trong 30 năm.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đưa "Việt Nam bước vào con
đường dân chủ nhân dân"1. Hiện tại cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn
giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động "khiến cho chế độ
ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều (TG - nhấn mạnh) tiến lên CNXH"2.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng - Đại hội đầu tiên trở lại đúng tư tưởng Hồ Chí
Minh về cách mạng Việt Nam, Đại hội công khai họp trong nước đã khẳng định trong
Chính cương của ĐLĐVN con đường cách mạng Việt Nam trải qua ba giai đoạn "Giai
đoạn thứ nhất nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai
nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến thực hiện triệt
để người cày có ruộng phát triển kỹ nghệ hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân (TG -
nhấn mạnh); giai đoạn thứ ba nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội
tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội" 3. Như vậy có thể thấy theo tư tưởng Hồ Chí Minh
cuộc kháng chiến 30 năm từ 1945 đến 1975 là giai đoạn Việt Nam thực hiện cách mạng
dân chủ nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta một mặt
tiếp tục kháng chiến chống tất cả các kẻ thù của cả dân tộc để củng cố thành quả Cách
mạng Tháng Tám, vừa giành lại nửa nước thực hiện mục tiêu độc lập, thống nhất, vừa
thực hiện nhiệm vụ dân chủ cho nước cho dân. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây
dựng chế độ dân chủ cộng hoà, vừa giải quyết vấn đề ruộgn đất cho nông dân thông qua
giảm tô, giảm tức, vận động hiến điền, đánh thuế luỹ tiến để thực hiện vấn đề dân chủ
cho nông dân. Hồ Chí Minh không chủ trương cải cách ruộng đất vì theo Người về cơ
bản đã giành được sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong kinh tế Người chủ
trương từng bước cải tạo các thành phần kinh tế, phát triển công nghiệp, thương nghiệp,

1
Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H., 2001, tr.433.
2
Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 12, Sđd, tr.433.
3
Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 12, Sđd, tr.435.

314
dịch vụ theo hướng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế thoả mãn nhu cầu của nhân
dân. Về chế độ xã hội Người chủ trương xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà. Nhà nước
được khẳng định theo hướng pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quan điểm nổi bật
trong thời kỳ này của Người thể hiện rõ trong câu nói nếu nước được độc lập mà nhân
dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó không có ý nghĩa gì, hoặc làm
sao cho ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Mục tiêu lựa chọn của
Người là độc lập, tự do, hạnh phúc. Dân chủ cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của đồng bào là định hướng chính trị cho phát triển. Kháng chiến gắn với kiến
quốc. Tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ dân chủ chuẩn bị điều kiện để đi vào chặng
đường mới định hướng CNXH. Vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ 1954
đến 1975 trong quan niệm trước đây thực chất là xây dựng hậu phương cho kháng chiến
cả nước và tiếp tục hoàn thành giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dân tộc,
dân chủ là tính chất của cách mạng. Nhân dân là lực lượng cách mạng. Tổng kết thắng
lợi của cuộc kháng chiến 30 năm chống Pháp và Mỹ Đảng ta đã khẳng định thực chất
giai đoạn này là giai đoạn thứ hai thực hiện cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đúng
như Chính cương của Đảng (Cương lĩnh thứ hai của Đảng) được thông qua tại Đại hội
II năm 1951 do Hồ Chí Minh chủ trì.
3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta năm 1975
đã đưa nước ta bước vào giai đoạn thứ ba của sự phát triển: cả nước độc lập, thống nhất
định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng chính là sự lựa chọn Hồ Chí Minh đã dự
báo từ khi tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Giai đoạn cả nước quá độ lên CNXH là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go, quyết
liệt. Lênin đã từng sớm cảnh báo về tính chất quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh
giữa CNXH và CNTB. Người còn chỉ rõ CNXH có khi còn phải trải qua những chặng
đường quanh co thậm chí có lúc phải chịu thất bại tạm thời trong cuộc đấu tranh giữa
hai chủ thể của thời đại mới. Tiếc rằng sau khi Lênin qua đời lời cảnh báo của Người
không được các đảng cầm quyền chú trọng vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi nước
trong quá trình xây dựng CNXH đã dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trong toàn
hệ thống, dẫn đến sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trong kịch biến
1991. Sai lầm lớn nhất trong toàn bộ hệ thống XHCN là hiểu không đúng về thời kỳ
quá độ mở ra từ Cách mạng Tháng Mười. Nghiêm trọng hơn là toàn hệ thống thực hiện
cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết với tính chất tập trung quan liêu bao
cấp mà không thấy rằng xuất phát điểm của các nước là hoàn toàn khác nhau, cách quá
độ, bước quá độ của mỗi nước là không giống nhau. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa
đều là những nước chậm phát triển, kém phát triển đi lên CNXH từ những nước nông
nghiệp lạc hậu nhiều nước lại chưa trải qua sự phát triển tư bản chủ nghĩa nên quá trình

315
tiến hành cách mạng XHCN là rất khó khăn, lâu dài. Đó là chưa tính đến tất cả các
nước đi lên CNXH đều phải trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt với những tổn thất
nặng nề cần có thời gian khắc phục.
Ở nước ta công cuộc xây dựng và phát triển đất nước định hướng CNXH từ năm
1975 đến nay qua thực tiễn đã giúp cho Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về thời kỳ
quá độ. Những ý tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được chú trọng nghiên
cứu và vận dụng trong thực tiễn từ mô hình, bước đi và bản chất chế độ mới. Với cách
mạng XHCN Hồ Chí Minh cho rằng đây là công việc phải làm vì chỉ có CNXH, CNCS
mới giải phóng triệt để cho dân tộc, cho xã hội, cho con người, rằng thắng đế quốc
phong kiến là khó khăn gian khổ nhưng thắng nghèo nàn lạc hậu, thắng cái cũ xây dựng
cái mới còn khó khăn hơn nhiều, rằng CNXH Việt Nam phải hướng tới xây dựng công
nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, văn hoá mới, con
người mới, xã hội dân chủ, công bằng.
Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hậu Hồ Chí Minh đã có những thành tựu
to lớn song không phải không có những sai lầm. Với tinh thần tự chỉ trích của một
Đảng Mác - Lênin chân chính Đảng đã tự phê phán chỉ rõ những sai lầm giáo điều, chủ
quan, nóng vội duy ý chí bất chấp quy luật, đốt cháy giai đoạn để đề ra đường lối đổi
mới. Với tập trung đổi mới tư duy lý luận, đổi mới tư duy kinh tế coi đó là trọng tâm và
đổi mới tổ chức cán bộ là then chốt. Thắng lợi của công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân
giầu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh khẳng định Đảng đã tìm ra con đường
thích hợp để đi lên CNXH trong chặng đường thứ ba. Chúng ta càng ngày càng nhận rõ
hơn quy luật xây dựng đất nước trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, những
nhiệm vụ phải tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng hệ thống chính trị để
quá độ lên CNXH. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ.
Như vậy Hồ Chí Minh trong lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt
Nam trải qua ba giai đoạn: giảii phóng dân tộc, dân chủ nhân dân và CNXH. Sự xác
định của Người thể hiện trong Chính cương của Đảng ở Đại hội II (Tôi coi là Cương
lĩnh thứ II) là chính xác. Tiếc rằng có một lúc nào đó trong tư duy chính trị của Đảng đã
có biểu hiện nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong chủ trương "tiến nhanh, tiến mạnh" lên
CNXH đã làm cho chúng ta có những biểu hiện nông nóng muốn xoá bỏ tất cả các
thành phần kinh tế tư hữu tư nhân, thể hiện trong cải cách ruộng đất sau kháng chiến
chống Pháp và cải tạo tư bản tư nhân sau chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề đưa nông
dân vào con đường tậpt hể hoá ở quy mô hợp tác xã cấp cao...
Trong quá trình tìm đường đổi mới đã có những ý kiến cho rằng việc đổi tên
nước, đổi tên Đảng sau khi thống nhất đất nước là vội vàng. Ý kiến này cho rằng cần
trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hiện tại chúng ta vẫn đang trong thời kỳ thứ hai -
316
thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Vì vậy sẽ là hợp lý hơn nếu Chính thể là
Việt Nam dân chủ cộng hoà và Đảng nên là Đảng lao động. Bác đã đi xa chúng ta chưa
hiểu chính kiến của Bác, xong theo thiển nghĩ của cá nhân tôi cho rằng lựa chọn ba giai
đoạn của Bác là chính xác và giai đoạn thứ ba chính là giai đoạn cả nước thống nhất
quá độ đi vào quỹ đạo XHCN. Thực tiễn lịch sử Việt Nam khẳng định quy luật phát
triển không ngừng của chủ nghĩa Mác và những điều chỉnh trong đổi mới khẳng định sự
lựa chọn Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam.

317
HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

PGS, TS. Trương Ngọc Nam


Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ vạch ra tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội
(CNXH), phủ định chủ nghĩa tư bản (CNTB), mà còn vạch tính qui luật phức tạp của
cách mạng xã hộ chủ nghĩa (XHCN). Nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin không hề có một
lược đồ chung cho sự phát triển của mọi quốc gia dân tộc. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử
và những điều kiện chủ quan cụ thể, mỗi dân tộc phát triển lên CNXH bằng con đường
đặc thù, trong mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Vận dụng sáng tạo lý luận cách
mạng đó vào thực tiễn, Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường phát triển đúng đắn phù hợp
với qui luật khách quan và hoàn cảnh lịch sử dân tộc. Nhận thức Tư tưởng Hồ Chí Minh
về con đường phát triển của nước ta lên CNXH cần làm rõ hơn mấy vấn đề lớn sau đây:
1.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Trước hết, phải khẳng định dứt khoát rằng, con đường phát triển của dân tộc Việt
Nam theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là con đường cách mạng giải phóng dân
tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường duy nhất đúng đắn.
Trong hoàn cảnh nước mất, dân nô lệ, đầu thế kỷ XX, Người ra đi tìm đường
cứu nước, giành độc lập dân tộc, giải phóng đống bào. Người không dừng lại ở tầm
nhìn của các sĩ phu yêu nước đương thời, thể hiện trước hết ở mục tiêu phát triển xã
hội. Việc xác định con đường cứu nước phải được bắt đầu bằng việc nhận thức đúng
đắn mục tiêu của cách mạng, nên Người đã đến tận sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc,
nơi mà bọn thực dân rêu rao đó là “nền văn minh” đem “khai phá” cho các nước lạc
hậu, xem đó có phải là “mẫu quốc” hay không! Người đi khắp năm châu cốt tìm câu trả
lời cho lịch sử dân tộc. Bôn ba hải ngoại, Người đã tiếp xúc được nhiều dòng tư tưởng
và những trào lưu cách mạng, đã từng tạo ra bước ngoặt làm thay đổi thời đại. Các cuộc
cách mạng tư sản, điển hình là cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, cuộc cách mạng tư
sản dân quyền Mỹ 1776…Người đã thấy ở những cuộc cách mạng đó một chế độ phong
kiến đã bị lịch sử chôn vùi, tiếp thu ở đó những giá trị mang ý nghĩa nhân đạo của cuộc
cách mạng tư sản mới lên, ghi lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái; những quyền thiêng liêng
bất khả xâm phạm: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc của mỗi con người. Song người cũng thấm thía một trải nghiệm thực tế bộ mặt
thật của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Ở đâu trong thế giới tư bản, Người cũng thấy đầy
rấy những bất công; người lao động ở đâu cũng nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, sống
cùng cực, tối tăm. Người đã thấy rất rõ khẩu hiệu ghi trên lá cờ cách mạng tư sản là

318
hoàn toàn trái ngược với những gì đang diễn ra trong xã hội tư bản. Rõ ràng đó không
thể nào là mục tiêu lý tưởng, là con đường chân chính cho dân tộc ta đi theo.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp vô sản, phong trào đấu tranh
giành độc lập dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân diễn ra ngày càng quyết
liệt, đưa đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu
tiên trên thế giới. Người giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là những tư tưởng
của Lênin về việc giải phóng các dân tộc thuộc địa, cho nên, Người cho rằng: “Ph¶i
theo chñ nghÜa M· Kh¾c T vµ Lªnin”1. Người cũng tìm thấy ở chế độ Xô-viết
một mẫu hình xã hội lý tưởng mà cách mạng nước ta nhất định phải đi tới, phù hợp với
hoàn cảnh nước ta. Người viết: “Trong thÕ giíi b©y giê chØ cã c¸ch mÖnh
Nga lµ ®· thµnh c«ng vµ thµnh c«ng ®Õn n¬i, nghÜa lµ d©n chóng
®îc hëng c¸i h¹nh phóc, tù do, b×nh ®¼ng thËt”2. Đó cũng chính là mục
tiêu của con đường giành độc lập cho dân tộc, giải phóng cho đồng bào, xây dựng một
đời sống ấm no, hạnh phúc. Cùng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, thương dân sâu sắc,
nhưng với một cách tư duy vượt ra ngoài định kiến quen thuộc, Hồ Chí Minh có một
tầm nhìn xuyên suốt, bắt nhịp cùng thời đại để tìm con đường cách mạng đúng đắn nhất
cho dân tộc.
Như vậy, sau giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920), rốt cuộc, Người đã
xác định giải phóng dân tộc, cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên CNXH. Ngay sau
đó, mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đấu tranh chống chủ nghĩa tả
khuynh trong phong trào cộng sản, nhưng Người vẫn kiên trì con đường đã lựa chọn.
Con đường đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo lý luận CNXH khoa học, kế thừa tinh
hoa của thời đại và những kinh nghiệm thực tiễn sống động của lịch sử. Do đó, tư tưởng
về con đường cứu nước của Người đã sớm được những người yêu nước và nhân dân
Việt Nam chấp nhận, theo đó mà làm nên những thắng lợi vẻ vang.
Trong hoàn cảnh hệ thống XHCN lâm vào khủng hoảng, thoái trào, đổ vỡ một
mảng lớn, trong khi nhờ tranh thủ thành quả phát triển của khoa học và tư bản tích lũy
được do bóc lột sức lao động quá khứ lâu dài mà CNTB đạt được những thành tựu nhất
định về kinh tế, khoa học, công nghệ, làm biến đổi bộ mặt lịch sử của nó hơn hơn hẳn
so với hàng trăm năm trước. Từ thực tế đó, một số người do mơ hồ hay ác cảm với
CNXH, đã hoài nghi về con đường cách mạng nước ta, thậm chí còn ra sức cản trở con
đường đó. Điều đó rõ ràng là không thể chấp nhận được. Bởi vì, nước ta phát triển từ
một xã hội thuộc địa, phong kiến hết sức lạc hậu, với điều kiện ấy có thể tự phát đi theo
con đường TBCN. Nhưng lịch sử phát triển của CNTB đã chứng tỏ rằng, lịch sử những
nước đang phát triển sau không nên và không thể lặp lại thời kỳ phát triển “dã man” đầy
máu và nước mắt, đến mức các nhà tư tưởng đương đại cũng không thể chấp nhận
11,2,
Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, t.2, NXB CTQG, H, 1995, tr.280
2

319
được. Họ còn cho rằng, do những điều kiện của thời đại mới mang lại và do lợi thế của
người đi sau, các nước đang phát triển có thể và cần phải tìm con đường khác để tránh
và rút ngắn con đường đau khổ đó cho dân tộc mình. Rõ ràng với những điều kiện chủ
quan và khách quan thuận lợi, chúng ta hoàn toàn có thể tranh thủ sức mạnh thời đại,
phát huy nội lực để đưa nước ta quá độ bỏ qua chế độ TBCN để tiến lên CNXH.
2. Hồ Chí Minh khẳng định con đường phát triển lên CNXH của nước ta là
tất yếu, nhưng vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài, cho nên cần phải có sự
chuẩn bị những điều kiện để tiến dần từng bước vững chắc lên CNXH
Thấm nhuần lý luận khoa học và cách mạng, đồng thời nhận thức sâu sắc thực
tiễn và đặc điểm lịch sử nước ta để vạch ra con đường và những bước đi cụ thể phù hợp
nhất. Người viết: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”1.
Đặc điểm này bao trùm, chi phối đặc điểm khác. Người thấu hiểu những khó khăn, trở
ngại trên con đường đi lên CNXH cho đất nước chưa trải qua CNTB, kinh tế nghèo nàn,
kỹ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp…Vì vậy, con đường lên CNXH ở nước ta sẽ kéo
dài hơn, nhiều biểu hiện “đặc thù và đặc biệt” hơn các nước phát triển. Cho nên, Người
thấy sự cần thiết phải chuẩn bị những điều kiện lâu dài cho bước quá độ lên CNXH,
không thể nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta xác định tiến trình cách mạng phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử “đặc thù, đặc biệt” của nước ta. Trong Chính cương thông qua tại Đại hội
II của Đảng, đã chỉ rõ: Con đường cách mạng Việt Nam phải từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên CNXH qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là
hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai là xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa
phong kiến, thực hiện người cày có ruộng; hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai
đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH.
Ba giai đoạn ấy gắn bó khăng khít với nhau, đan xen vào nhau. Trong mỗi giai đoạn có
nhiệm vụ trung tâm, có yêu cầu về nội dung tương đối độc lập. Việc thực hiện những
nội dung, nhiệm vụ cụ thể trong mỗi giai đoạn phải diễn ra trong một thời kỳ lịch sử
nhất định và phải có những điều kiện nhất định để hoàn thành. Thành quả của giai đoạn
trước là tiền đề và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giai đoạn sau.
Sau Cách mạng tháng Tám, Người lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền,
xây dựng Hiến pháp của một nhà nước dân chủ nhân dân năm 1946. Nói chung, Người
chủ trương xây dựng một chế độ xã hội có khả năng tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng
lớp nhân dân tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Có thể nói
sự ra đời của chế độ dân chủ nhân dân thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự do và hạnh
phúc cho nhân dân là sự vận dụng sáng tạo tuyệt vời chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng với
những kinh nghiệm và thành tựu của lịch sử nhân loại. Nhờ đó, đã thu hút các tầng lớp
11. Hồ Chí Minh , Toàn tập, Tập 10, NXB CTQG, H, 1998, tr 13

320
nhân dân, các nhân sĩ yêu nước, các lực lượng tiến bộ…tham gia vào cuộc kháng chiến
bảo vệ chế độ mới.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuộc kháng chiến đang ở giai
đoạn cao trào, Người khẳng định, cuộc kháng chiến thành công, phải khuyến khích các
thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích và thu hút các nước, các lực lượng dân chủ,
tiến bộ trên thế giới tham gia công cuộc kiến quốc vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Mặc
dù, Người cũng cho rằng, chế độ kinh tế trong CNXH nhất thiết phải là chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, nhưng để đạt được điều này phải trải qua thời kỳ lâu dài để vừa
cải tạo xã hội cũ vừa xây dựng xã hội mới, trong đó nhiệm vụ trung tâm là phải chuẩn
bị đầy đủ cho bước quá độ lên CNXH.
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi
lên CNXH. Người đặt vấn đề: “ Chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức
gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên CNXH. Đó là những vấn đề lớn đặt ra trước mắt Đảng
ta hiện nay”1. Thực hiện chủ trương đó, Hồ Chí Minh chú trọng tới những hình thức,
biện pháp, tốc độ xây dựng chế độ mới, cải tạo xã hội cũ cho phù hợp với hoàn cảnh
thực tế khách quan. Người yêu cầu phải biết tìm tòi những hình thức, những phương
pháp và biện pháp phù hơp với hoàn cảnh thực tế để thực hiện những bước quá độ lên
CNXH.
Với một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu hẳn một nền đại công nghiệp cơ khí là
tiền đề của CNXH. Cho nên, xây dựng một nền đại công nghiệp cơ khí là nhiệm vụ
trung tâm, nhưng rất lâu dài, đầy khó khăn và gian khổ. Hồ Chí Minh cho rằng, để xây
dựng được nền đại công nghiệp cơ khí, không có con đường nào khác là phải sử dụng
các thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời tranh thủ thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ
thuật của các nước phát triển trên thế giới, kể cả các nước tư bản để phát triển lực lượng
sản xuất. Năm 1949, tại Chiến khu Việt Bắc, trả lời phóng viên báo chí nước ngoài,
Người nói: “Sau tám mươi năm thực dân Pháp vơ vét bóc lột…nước Việt Nam độc lập
cần ra sức kiến thiết, bất kỳ nước nào (gồm cả Pháp) thật thà, muốn đưa tư bản đến kinh
doanh ở Việt Nam với mục đích làm lợi cho cả hai bên, thì Việt Nam sẽ rất hoan
nghênh. Bất kỳ nước nào (gồm cả Pháp) mang tư bản đến để ràng buộc, áp chế, Việt
Nam cương quyết cự tuyệt”2. Đối với việc cải tạo giai cấp tư sản dân tộc, Người chỉ rõ:
“Giai cấp tư sản nước ta có khả năng tiếp thu cải tạo XHCN, nên chủ trương “cải tạo
hòa bình”, đưa họ vào các xí nghiệp công-tư hợp doanh.
Đi lên CNXH trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, vừa phải xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, vừa phải tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ
sản xuất mới, trong đó khâu then chốt, phức tạp nhất là cải tạo thành phần kinh tế tiểu
nông. Nhưng để cải tạo kinh tế tiều nông ở nước ta, cần hết sức chú ý những hình thức
1
Hồ Chí Minh, SĐD, tập 8, tr 494
2
Hồ Chí Minh, SĐD, tập 5, tr 7-8

321
trung gian, quá độ, với những bước đi tuận tự, đặc biệt là hình thức hợp tác xã. Người
cho rằng: “Đối với nông nhiệp là đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi từ tổ đổi công (có
mầm mống XHCN) lên hợp tác xã cấp thấp (nửa XHCN), rồi tiến lên hợp tác xã cấp
cao (XHCN)1. Đồng thời, Người còn chỉ ra việc tiến hành hợp tác hóa phải không được
gò ép, đồng thời phải giúp đỡ thiết thực để nông dân tự nguyện đi vào làm ăn tập thể.
Từng hoạt động ở các nước tư bản phát triển, Người thấy được ý nghĩa to lớn của các
hợp tác xã trong việc giúp đỡ người lao động hạn chế được hậu quả của sự bóc lột và
cạnh tranh dưới CNTB. Người giải thích ý nghĩa to lớn của hợp tác xã đối với việc giúp
đỡ người lao động là “để cải thiện đời sống nông dân, làm cho nông dân được no ấm,
mạnh khỏe, được học tập, làm cho dân giàu nước mạnh. Dân có giàu thì nước với
mạnh. Đó là mực đích riêng và mục đích chung của việc xây dựng hợp tác xã”2.
Con đường đi lên CNXH ở đất nước có điểm xuất phát ở trình độ rất thấp như
nước ta đòi hỏi phải thực hiện một thời kỳ quá độ đặc biệt. Trong thời kỳ đó, trước hết
chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, thực
chất là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới, đúng như trong Chính cương vắn tắt, Đảng ta
xác định con đường cách mạng nước ta. Do bị qui định bởi hoàn cảnh đặc thù “đặc
biệt” mà nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới còn
diễn ra rất lâu dài, đầy khó khăn và phức tạp. Cho nên đòi hỏi phải rất thận trọng, không
được chủ quan duy ý chí, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đặc biệt không cho phép giáo
điều, máy móc, áp dụng máy móc kinh nghiệm của nước khác. Người nhấn mạnh:
“Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có” 3. Người còn nói: “Phải tính
toán và cân nhắc kỹ lưỡng cách đi, cách làm cho phù hợp với nước mình, dân mình.
Phải học tập các nước anh em song không được sao chép mãy móc. Phải độc lập sáng
tạo, không được làm bừa làm ẩu”4. Vì vậy, Người đòi hỏi quá trình xây dựng xã hội
mới, cải tạo xã hội cũ trên mọi mặt phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm; vừa cải
tạo, vừa xây dựng; vừa đổi mới vừa phát triển. Điều đó cũng cho thấy, khi Người nói
chúng ta phải “tiến nhanh, tiến mạnh” lên CNXH không có nghĩa là biểu hiện chủ quan
duy ý chí, mà chính là thể hiện ý chí quyết tâm xây dựng thành công sự nghiệp cách
mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nhận thức đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam
ở giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thì phải coi nhiệm vụ trung tâm của
nó là tiếp tục hoàn thành nội dung của cuộc cách mạng đó, là chuẩn bị đầy đủ điều kiện
cho bước quá độ chứ hoàn toàn chưa phải trực tiếp quá độ lên CNXH. Vấn đề đặt ra là
phải định lượng những thành quả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phải đạt đến mực độ

1
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 10, tr.15
2
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 9, tr.537
37
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 8, tr.338
4
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 8, tr.338

322
nào thì được coi là cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn đó; ở trình độ phát triển
kinh tế, xã hội như thế nào được coi là đã có tiền đề và đủ điều kiện để quá độ lên
CNXH... Thấm nhuần phép biện chứng mác-xít về cách mạng xã hội, Người thấu hiểu
hai giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN có mối quan
hệ khăng khít, không thể tách rời, không thể xem xét máy móc, đứt đoạn nhưng cũng
thấy mỗi giai đoạn cách mạng có những đặc trung và nhiệm vụ khác biệt. Việc chủ
quan, duy ý chí, đem triển khai nhiệm vụ của giai đoạn sau cho giai đoạn trước, khi
chưa đủ những điều kiện chín mùi là đốt cháy giai đoạn, không phù hợp với tiến trình
“lịch sử - tự nhiên”. Trong cả thời kỳ dài trước đổi mới, chúng ta chưa nhận thức và
quán triệt đầy đủ tinh thần đó trong việc đề ra đường lối phát triển đất nước, hậu quả
như ta đã rõ, đã làm cho cách mạng ngày càng trở nên xa rời mục tiêu CNXH. Công
cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hiện nay thực chất đã khắc phục sai
lầm, khuyết điểm trên, là trở lại với tư tưởng đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Công cuộc đổi mới theo mục tiêu CNXH ở nước ta hiên nay đang diễn ra trong
điều kiện thời đại đang có những biến đổi sâu sắc; toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế
giới đang là xu hướng phổ biến. Trong sự tác động của các yếu tố bên trong và bên
ngoài, nội lực và ngoại lực, thời đại và dân tộc, thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó
khăn…đan xen, thì con đường và các hình thức đi lên CNXH, tiến trình và bước đi cụ
thể cũng có những biến đổi, thể hiện ngày càng đa dạng, và phức tạp. Cho nên phải nắm
vững và vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm con đường phát triển phù hợp nhất, đặc
biệt cần chú trọng việc nhận thức và vận dụng các hình thức trung gian, quá độ để phát
triển xã hội. Về kinh tế, nhất quán thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế tri thức, đó là những vấn đề có tính qui
luật của cách mạng nước ta; về phương diện văn hóa-xã hội phải hướng tới xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu,
phương thức xây dựng CNXH; về chính trị phải xây dựng và phát huy nền dân chủ xã
hội, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân bằng một Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn
đề đặt ra hiện nay là phải xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội để hoàn thiện và củng cố thành quả cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân, thực hiện quá độ lên CNXH.

323
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Trần Thị Bích Ngọc


Học viên lớp Cao học chuyên ngành LSĐCSVN, khóa 8

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra tính chất nghiêm trọng của
bệnh tham ô, lãng phí và quan liêu. Người cho rằng đây là kẻ thù nguy hiểm, vì tuy nó
không mang gươm, mang súng, nhưng nằm ngay trong các tổ chức của Đảng, chính
quyền để làm hỏng công việc của bộ máy chính quyền, làm hỏng tinh thần trong sạch
và ý chí vượt khó của cán bộ, Đảng viên, đồng thời phá hoại đạo đức cách mạng... Bởi
vậy, phải làm gì để chống lại căn bệnh “tứ chứng nan y” này đã trở thành một trong
những nội dung quan trọng trong hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra bản chất của tệ tham nhũng, nguồn gốc
nguyên nhân phát sinh, phát triển của tham nhũng, cũng như tính phức tạp của cuộc đấu
tranh phòng chống các tệ nạn này. Ngay trong quá trình đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai vạch trần, lên án nạn tham nhũng
trong bộ máy chính quyền thực dân ở Việt Nam. Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực
dân Pháp", Người đã dành hẳn một chương để viết về nạn tham nhũng trong bộ máy cai
trị, trong đó vạch trần những hành vi tham nhũng của những kẻ luôn tự xưng là "Quan
phụ mẫu" của dân. Người đã chỉ ra thói phung phí tiền của dân cho việc tham quan,
triển lãm, ăn uống, tiếp khách, giải trí mua sắm biệt thự, xe cộ và những thủ đoạn nhằm
rút tiền từ việc nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để chi tiêu, sử
dụng của nhân viên nhà nước vào việc riêng. Chính thói tham lam, xa hoa, vô độ của
bọn cai trị đã làm cho những gánh nặng thuế khóa trên vai của người dân thuộc địa càng
trĩu nặng xuống và buộc họ phải đấu tranh lật đổ chế độ cai trị của chủ nghĩa đế quốc
thực dân. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho rằng, tệ tham ô, lãng phí vốn là căn bệnh
“tứ chứng nan y” của mọi nhà nước và bất kỳ một nhà nước nào, nếu các hoạt động của
bộ máy không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình
trạng tham ô, lãng phí.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã lập tức chỉ ra một số
hành vi tham nhũng mà công chức nhà nước thường dễ mắc phải. Đó là tham ô của
công, đục khoét của dân, lợi dụng của chung ăn hối lộ... Hơn một tháng sau khi đất
nước giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Ủy ban nhân dân các kỳ,
tỉnh, huyện và làng, nêu lên những khuyết điểm rất nặng nề mà các nhân viên nhà nước
đã phạm phải như: Trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người kịch
liệt lên án thói cậy thế: "Cậy mình ở trong ban này nọ ngang tàng phóng túng muốn sao
làm vậy, coi khinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân đã bầu mình ra để làm

324
việc cho dân, chứ không cậy thế với dân"1. Hơn một năm sau, Hồ Chí Minh tiếp tục có
hai bức thư gửi các đồng chí ở Bắc bộ và Trung bộ. Trong nội dung hai bức thư đó đều
nhằm phê phán các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã phạm các khuyết điểm: Địa
phương chủ nghĩa, bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi, ham chuộng hình thức,
thích làm bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, kiêu ngạo, hủ hóa,... Từ nội dung của hai bức thư
này có thể thấy rằng, ngay trong những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành
công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập tức nhận diện ngay căn bệnh hết sức nguy hiểm, với
nguy cơ làm cho những người có chức, quyền dễ bị tha hóa, biến chất, không còn là
"người đầy tớ của nhân dân", làm cho dân mất bất bình và mât lòng tin vào chế độ.
Theo Người, tham ô với những biến thái xấu xa của nó là kẻ thù bên trong; nó như
những tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể con người. Vì vậy, để phòng chống có hiệu quả,
trước hết phải nhận diện cho rõ căn bệnh quái ác này. Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt
một cách giản dị: "Đứng về phía cán bộ mà nói tham ô là ăn cắp của công làm của tư,
đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung
của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô" 2,
"tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của
công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại
đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ
và công nhân"3.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ rất sớm chỉ ra diện mạo, bản chất của tệ nạn
tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tính phức tạp của cuộc đấu tranh chống lại các tệ nạn
này, mà Người còn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn đó trong việc
tổ chức chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Lật lại trang sử những năm tháng đầu tiên
của nền cộng hòa dân chủ, chúng ta thấy: Việc giám sát hoạt động của cơ quan và công
chức nhà nước nói chung, phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng nói riêng trong bối
cảnh lịch sử của một Nhà nước còn non trẻ, nhưng đã phải chống chọi với thù trong,
giặc ngoài đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tổ chức thực hiện rất toàn diện. Một
mặt, Người phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng phí, mặt khác, Người
yêu cầu mọi cán bộ Nhà nước phải rèn luyện tư tưởng, đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân, phải cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư. Người cho rằng: "Những
người trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ Trung ương đều có nhiều hoặc ít
quyền hành, đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc đục khoét nhân
dân. Nếu không giữ đúng cần kiệm, liêm chính, chí công thì trở nên hủ hóa, biến thành
sâu mọt của dân”4. Bên cạnh đó, Người còn chỉ ra rằng: "Chống tham ô lãng phí và

1
Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, t 4, tr.57
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr.488
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 11, tr.110
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr.104-105

325
bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt
trận tư tưởng và chính trị muốn chống tham ô lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê
bình và tự phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và giám phê bình người.
Phải để cho người phụ trách thấy, để quân chúng thấy, tham ô, lãng phí, không thể nẩy
nở được”1. Vì vậy, để chống tham ô, lãng phí, quan liêu một cách hiệu quả, thì những
người cán bộ trước hết phải hiểu rằng: "Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết
có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo
người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô
ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên
khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm”2(6).
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là một cuộc cách mạng thực sự, nên đi đôi với
giải pháp chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng toàn dân, toàn diện, Hồ Chí Minh
đã kiên quyết xây dựng và kiện toàn bộ máy chống tham nhũng. Sau khi dành được
Chính quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1946, Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 64
về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc biệt
có quyền "đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã
phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử. Tịch biên
hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm
nhân ra tòa án đặc biệt". Ngày 18/ 01/1949, Sắc lệnh số 138/SL về tổ chức thanh tra
Chính phủ đã quy định thêm chức năng "thanh tra cả ủy ban kháng chiến hành chính và
viên chức về phương diện liêm khiết ". Ngoài việc ký sắc lệnh về tổ chức thanh tra đặc
biệt là tổ chức có tính chất chuyên trách chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
phát động các cuộc vận động có tính chất chống tham nhũng thông qua triển khai thực
hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết định của Chính phủ, của Quốc hội như
phát động phong trào "ba xây, ba chống"... Trong các cuộc hội nghị, các cuộc gặp mặt
các cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân... Người luôn luôn nói đến đạo đức cách
mạng, giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chống lãng phí, tham ô, chống bệnh
quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo cánh,..Người cho rằng, nguyên nhân chính của căn
bệnh tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, Người nhắc nhở mọi người cần hết sức
đề phòng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân phát triển ngay trong chính bản thân mỗi người
để chống tham nhũng một cách có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú
trọng phát động tư tưởng quần chúng, khiến cho quần chúng nhận thức được tác hại của
tham nhũng, nhận thức được ảnh hưởng trực tiếp của tham nhũng đến quyền và lợi ích
của nhân dân, để từ đó có thái độ khinh ghét tệ tệ tham ô, lãng phí, tự giác tham gia
vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng trước pháp luật và công chúng. Theo Chủ tịch Hồ Chí
1
Hồ Chí Minh, Tực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, NXB Sự thật, Hà Nội 1981,
tr.4.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 7, tr 59

326
Minh, Đảng phải biết dựa vào quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị có
đúng hay sai? Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi
hành như thế nào? Nếu không thì những chỉ thị, nghị quyết đó sẽ hóa ra lời nói suông,
mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng; phải tiến hành cuộc đấu tranh
quét sạch những ung nhọt ngay từ trong nội bộ Đảng. Bên cạnh các giải pháp phòng
ngừa tham nhũng, Hồ Chí Minh cũng còn rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham
nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã
hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục
trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân đội, ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này,
thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem
lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đức liêm khiết của cán bộ cách mạng.
Nhìn lại lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, việc phòng, chống tham nhũng
luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhằm giáo dục, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền liêm khiết. Hiện nay,
sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang làm thay đổi bộ mặt của
đất nước và đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế. Trong bối cảnh đó, những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Vì vậy, trong cuộc
quyết chiến với quốc nạn tham nhũng hiện nay, chúng ta cần thực hiện nghiêm chỉnh
việc lấy "tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động" bằng việc tiếp thu,
vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo những tư tưởng đó trên cơ sở phù hợp với
thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Thực hiện tốt những
lời dạy của Người về vấn đề này chính là góp phần thiết thực làm trong sạch và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính
và sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay./.

327
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ- CƠ SỞ LÝ LUẬN
QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG NỀN DÂN MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

PGS, TS. Phạm Công Nhất


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Một trong những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là tư
tưởng của Người về dân chủ, nó cũng chính là nền tảng lý luận quan trọng để xây dựng
nền dân chủ mới (dân chủ xã hội chủ nghĩa) ở nước ta hiện nay.
Xét về nguồn gốc, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là kết quả của sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa các yếu tố sau đây:
Một là, tư tưởng dân chủ truyền thống Việt Nam. Tư tưởng dân chủ truyền thống
Việt Nam là sản phẩm kết tinh của điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá Việt Nam... được
hun đúc, tái tạo trong trường kỳ dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận trọn
vẹn những tinh tuý nhất của tư tưởng dân chủ truyền thống Việt Nam bằng nhiều con
đường, nhưng có hai con đường chắc chắn nhất. Trước hết đó là con đường học vấn -
“con đường bác học” thông qua phụ thân của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
học rộng, tài cao, thanh liêm, chính trực cùng nhiều vị khoa bảng... đồng môn, đồng tuế,
đồng chí hướng của cụ. Tiếp đến, và đây là con đường rất quan trọng - con đường tiếp
xúc, hoà nhập, chia ngọt xẻ cay với nhân dân ở quê hương xứ sở của Người trong cuộc
sống gian lao vì sự mưu sinh nhưng lạc quan, giầu cảm xúc thi hứng, anh dũng, bất
khuất khi chống chọi với kẻ thù, nhưng thuỷ chung, hoà hiếu trong đối nhân, xử thế. Đó
là con người ở quê hương xứ Nghệ.
Các giá trị của tư tưởng dân chủ truyền thống Việt Nam đã được Người tích luỹ
ở mức đầy đủ trong hành trang khi ra đi tìm đường cứu nước. Lúc trở về để trực tiếp
lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cứu nước - với cương vị là người lãnh đạo cao
nhất của Đảng và Nhà nước - tư tưởng truyền thống đó đã được bổ sung, nâng cao lên
tầm đỉnh cao thời đại bằng sự tiếp nhận nhiều giá trị phương Đông, phương Tây, đặc
biệt là sự tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hai là, giá trị tốt đẹp của các trào lưu dân chủ tiến bộ phương Đông và phương
Tây. Sự hấp thụ các giá trị văn hoá phương Đông mà dại diện là Nho học và Phật học
được bản địa hoá ở Việt Nam góp phần đáng kể sớm hình thành ở Hồ Chí Minh một
nhân cách văn hoá. Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn tiếp tục bổ sung, củng cố kiến thức văn
hoá phương Đông của mình ở chính trung tâm, nơi khởi nguồn của Nho giáo, đó là
Trung Quốc.
Đối với văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh sớm nuôi khát vọng tìm hiểu nội
dung của dân chủ phương Tây tư bản chủ nghĩa. Người viết: “khi tôi độ mười ba tuổi,

328
lần đầu tiên tôi nghe được ba chữ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái... và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những
chữ ấy”1. Khi chuyển từ trường Nho học (cựu học) sang học trường Tây (tân học), Hồ
Chí Minh đã bắt đầu thực hiện điều mong muốn ấy qua sự tiếp xúc với những thầy giáo
người Pháp tiến bộ, qua phong trào Đông kinh nghĩa thục và qua các sách Tân văn, Tân
thư của Trung Quốc.
Nhưng bước ngoặt trong hành trình tìm hiểu các giá trị dân chủ phương Tây của
Hồ Chí Minh chỉ diễn ra từ 1911, sau khi Người xuống tầu vượt đại dương - không theo
con đường mòn Đông du - mà đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Tìm hiểu những kinh nghiệm tổ chức và quản lý nhà nước của giai cấp tư sản,
Hồ Chí Minh nhận thấy: các nhà nước tư sản tồn tại được trong bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản, trong sự bất công và bất bình đẳng xã hội là do nó đã tạo được sự ổn định
chính trị trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một nền kinh tế phát triển, một
mức sống được đảm bảo, một trình độ dân trí được nâng cao và một bộ máy chuyên
chính mạnh. Đó chính là những điều Hồ Chí Minh sẽ gạn lọc, tham khảo trong quá
trình xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam sau này2.
Ba là, một trong những thành tố cốt lõi tạo nên tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là
quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin trước hết vì nhận rõ rằng, với bản chất nhân đạo cao cả của mình, chủ nghĩa Mác-
Lênin luôn hướng tới mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một
xã hội dân chủ, bình đẳng, hoà bình, hữu nghị. Xã hội ấy - như C.Mác và Ph.Ăngghen
đã từng nêu - “là một thể liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự tự do của tất cả mọi người”.
Nhưng điều hấp dẫn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-lênin còn ở chỗ tính
nhân đạo cao cả không mảy may mang tính ảo tưởng mà luôn kết hợp với tính hiện thực
tức là mục tiêu nhân đạo ấy luôn được bảo đảm bởi chính những điều kiện vật chất và
tinh thần mà loài người đã tạo ra trong trường kỳ lịch sử cho tới lúc đó. Muốn hoàn
thành sứ mệnh giải phóng con người, đưa con người tới “vương quốc tự do” thì chủ
nghĩa xã hội phải lấy điểm tựa, xác định mặt bằng xuất phát từ những quyền tự do dân
chủ mà loài người đã tạo ra trước đó và phải thông qua cuộc đấu tranh của đông đảo
quần chúng - những lớp người mang trong mình những khát vọng dân chủ dồn nén của
nhiều thế hệ - dưới sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
C.Mác, Ph.Ăngghen đặc biệt là V.I.Lênin đã luận chứng sâu sắc mối quan hệ
giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin viết: “cũng giống như không thể có chủ
nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn, giai cấp vô sản cũng
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN., 1995, tập 1, tr.477.
2
Xem: Phạm Văn Bính - Luận án tiến sĩ triét học, 2003, TL đã dẫn.

329
không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được nếu nó không tiến hành một
cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ”1.
Theo dõi quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết,
sau đó là Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, Hồ Chí Minh quan tâm đến
những đặc điểm của nó:
Thứ nhất, cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mà trước hết là sở
hữu nhà nước.
Thứ hai, nhân dân lao động là chủ thể của nền dân chủ, “sự thức tỉnh và sự tham
gia tích cực của họ vào công việc của nhà nước thay cho các quan lại” là điều kiện số
một của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, các cơ quan đại biểu của nhân dân (Xô viết) do phổ thông đầu phiếu bầu
ra là cơ quan đại diện quyền lực nhân dân, vừa lập pháp, vừa hành pháp, tức là thống
nhất quyền lực nhưng có sự phân công chứ không phân lập. Nhân dân trực tiếp bầu
những đại biểu của mình, trực tiếp kiểm tra và có quyền bãi miễn tư cách đại biểu.
Thứ tư, chế độ tập trung dân chủ kết hợp với quyền tự trị, tự quyết rộng rãi của
các địa phương, nhất là các vùng dân tộc có những điều kiện riêng về kinh tế và lối
sống.
Thứ năm, lực lượng lãnh đạo là Đảng của giai cấp công nhân và có các tổ chức
quần chúng làm chỗ dựa cho nền dân chủ. Các tổ chức này cùng với Nhà nước hợp
thành hệ thống chuyên chính vô sản.
Thứ sáu, đối tượng chuyên chính của nó là tất cả những phần tử, lực lượng thù
địch của chủ nghĩa xã hội2.
Như vậy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, như đã được luận chứng trong các tác
phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, và, như đã được thể hiện một phần trong nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở Liên Xô (trước đây) là một nền dân chủ toàn
diện (không chỉ về mặt chính trị), trực tiếp, cụ thể (cả trong quản lý hàng ngày) của
tuyệt đại đa số nhân dân. Nó là nền dân chủ thật sự và ngày càng đầy đủ hơn. Theo
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, khi đã đạt tới mức hoàn thiện, nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa sẽ dân chủ “gấp triệu lần” dân chủ tư sản.
Kết hợp nhuần nhuyễn ba nhân tố cơ bản nêu trên, tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh được thể hiện trong các nội dung cốt lõi:
Một là, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: dân chủ “là dân làm chủ”3. Tất nhiên cần hiểu
rằng để “làm chủ” thì trước hết dân phải “là chủ” đã. Chỉ khi có địa vị, tư cách “là chủ”
thì họ mới có thể “làm chủ” trong thực tế. Thế nhưng “là chủ” sẽ là vô nghĩa nếu dân
không “làm chủ”: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập
1
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M., 1980, tập 27, tr.324.
2
Xem. Phạm Văn Bình: Luận án tiến sĩ triết học, HN., 2003, tài liệu đã dẫn
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, nxb CTQG, HN., 1995, tập 8, tr.375.

330
cũng không có ý nghĩa lý gì”1. Do đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh điều quyết định là “dân
làm chủ”. Nếu dân không “làm chủ” thực tế, thì địa vị “là chủ” của họ có thể chỉ là hình
thức, là lời tuyên bố, ví như ở Pháp, ở Mỹ: “Tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mạng đã 4 lần rồi,
mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mạng lần nữa mới hòng thoát khỏi
vòng áp bức”2.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh quyết tâm đưa “nước ta phải đi đến dân chủ thực
sự”3 nghĩa là “bao nhiều quyền hạn đều của dân” 4 “làm sao cho dân biết hưởng quyền
dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”5.
Hai là, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”6 là nội dung tổng quát, xuyên suốt
tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. Ngay từ thời kỳ đầu tiếp thu luận điểm của V.I.Lênin
về mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh cho
dân chủ và cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã từ thực trạng của các
dân tộc bị áp bức, trong đó có dân tộc mình mà nhấn mạnh và bổ sung vào đó một nội
dung rất quan trọng: đối với các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc thì dân chủ trước hết là
giành độc lập dân tộc, giành địa vị tồn tại ngang hàng với các dân tộc khác.
Sau này, trong lời hiệu triệu toàn dân Việt Nam đánh Mỹ, Hồ Chí Minh đã khái
quát tư tưởng nêu trên thành một chân lý thời đại: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.
Độc lập dân tộc tự thân nó đã bao hàm nội dung dân chủ. Đó là quyền dân chủ của cả
một dân tộc, một quốc gia trong tương quan với các dân tộc, quốc gia khác. Không chỉ
thế, độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện để đạt tới mọi quyền tự do dân chủ khác. Ở
phương diện này, nhân dân ta đã có kinh nghiệm lịch sử rút ra từ một trăm năm mất độc
lập bởi sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân: mất độc lập là mất tất cả. Không phải ngẫu
nhiên mà trong thời đại ngày nay các dân tộc bị áp bức khi vùng dậy đấu tranh đều lấy
độc lập dân tộc là mục tiêu đầu tiên, là khâu đột phá của toàn bộ quá trình đi tới giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
Ba là, dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền dân chủ toàn diện - dân
chủ trong lĩnh vực chính trị, dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, dân chủ trong lĩnh vực văn
hoá tinh thần.
Nói đến dân chủ trong lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh đề cập nhiều mặt, nhiều
mối quan hệ, song đáng chú ý là Người đề cập đến tính chất nhà nước, địa vị và vai trò
của dân trong quản lý xã hội, quan hệ giữa dân và cán bộ, công chức nhà nước.

1
Hồ Chí Minh, Sđs, T.5, tr. 56.
2
Hồ Chí Minh, Sđ d, tập 2, tr. 254.
3
Hồ Chí Minh, Sđd, tâp 7, tr.25.
4
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 5, tr.698.
5
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.223.
6
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 12, tr.109.

331
Hồ Chí Minh xác định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân
là chủ”7.
Hồ Chí Minh xác định nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, sau này khái
quát thành nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước đó do nhân dân cử ra, do nhân
dân giám sát, kiểm tra. Nhà nước ấy “từ chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy,
nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa”2, thậm chí: “Nếu chính
phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”3.
Hồ Chí Minh cho rằng “cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền không phải
làm quan cách mạng ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền,
ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng, hết sức phục
vụ nhân dân”4.
Nói đến dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề ruộng
đất cho nông dân gồm 90% dân số nước ta: “Làm cho hàng chục triệu dân cày thành tư
hữu, đều có ruộng, đều có quyền sở hữu ruộng đất”5. Người cho rằng đặc điểm kinh tế
của chế độ dân chủ mới là gồm nhiều loại kinh tế khác nhau (sau này ta gọi là các thành
phần kinh tế) cần đối xử bình đẳng, ngang nhau giữa các thành phần kinh tế, các chủ
thể kinh tế đã được luật hoá, được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam năm 1959. Hồ
Chí Minh chú ý đến việc thực hiện công bằng không chỉ trong sản xuất mà cả trong
phân phối sản phẩm xã hội và công khai trong quản lý kinh tế. Hồ Chí Minh khẳng định
phân phối theo kết quả lao động là công bằng, hợp lý, đó là nguyên tắc phân phối của
chủ nghĩa xã hội. Nếu xã hội chưa phải là cộng sản chủ nghĩa thì phân phối theo lao
động là dân chủ... trong quản lý nền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc
tham gia ý kiến của nhân dân, đến công khai tài chính thu chi. Người yêu cầu làm kế
hoạch nhà nước theo cách “kế hoạch làm từ trên xuống và làm từ dưới lên”...
Nói đến dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần, Hồ Chí Minh - ngay từ năm
1917 trong yêu sách của nhân dân An nam gửi tới Hội nghị Véc xây - đã nêu các yêu
cầu “tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do cư trú ở nước
ngoài và tự do xuất dương, tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên
nghiệp ở tất cả các tỉnh”6. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Người xác định:
“một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí” để “mọi
người hiểu biết, mọi người biết đọc, biết viết”. Người chủ trương xây dựng nền văn hoá
dân chủ mới theo nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, một nền giáo dục của nhân
dân, vì nhân dân để thực hiện dân làm chủ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần...

7
Hồ Chí Minh, toàn tập, sđd, 1995, tập 6, tr.515.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, 1995, tập 6, tr.365.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.60.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 8, tr.513
5
Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 7, tr.210.
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.435.

332
Bốn là, theo Hồ Chí Minh xét về bản chất nền dân chủ mới là nền dân chủ mới
mang bản chất giai cấp công nhân, phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,
dựa trên cơ sở khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức và các tầng lớp lao động khác. Muốn vậy:
- Đối với việc giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, “muốn thực
đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp,
làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với
sản phẩm tốt, giá thành hạ”1;
- Về lợi ích của giai cấp nông dân: “Bao giờ ở nông thôn nông dân thực sự nắm
chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thật sự”2;
- Về vai trò của lao động trí óc (trí thức): “lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan
trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc , trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới
để tiến đến chủ nghĩa xã hội”3;
- Đối với tầng lớp thanh niên: “Ngày nay thanh niên là công dân nước việt Nam
độc lập tự do ..., là người chủ tương lai của nước nhà mình”4;
- Đối với vai trò của người phụ nữ trong xã hội: “Giải phóng người đàn bà đồng
thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến tư tưởng tư sản trong người đàn ông”5;
- Đối với đồng bào các dân tộc: “Làm cho dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy
mọi công việc của mình, đề mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để mau
chóng phát triển kinh tế của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt”6;
- Đối với đồng bào theo tôn giáo: “Hội hè, tín ngưỡng, bào chương. Họp hành đi
lại có quyền tự do” 7;
- Đối với công tác giáo dục: “Trong trường cần có dân chủ... Dân chủ nhưng trò
phải kính thầy thầy phài quý trò chứ không phải là cá đối bằng đầu”8, v.v..
Có thể nói quan niệm trên đây của Hồ Chí Minh là kết quả của việc kế thừa
những tinh hoa dân chủ của nhân loại, là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ trong điều kiện cụ thể của cách mạng
Việt Nam, là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng nền dân chủ mới ở nước ta hiện nay.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.12, tr. 564.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.7, tr.25.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.6, tr.203
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.8, tr.261
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.9, tr.524
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.7, tr.543
7
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.7, tr.205.
8
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.7, tr.456

333
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Kim Nguyên


NCS ngành KTCT, khóa 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất. Người
đặc biệt quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho con người. Những
tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng của Người có một
vị trí đặc biệt trong tiến trình cách mạng Việt Nam, là nhân tố có vai trò quan trọng trên
con đường đi lên của đất nước.
Với con người, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là cái quan trọng nhất quyết
định tính cách, tức là nhân cách. Đức phải gắn với tài và tài phải có đức đảm bảo. Theo
Người, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức sẽ
không làm được điều ích lợi cho đời, thậm chí còn có hại, sinh ra những thói xấu như
kiêu căng, tự mãn, ích kỷ rồi thành hư hỏng. Bởi thế, Người đòi hỏi có đức phải có tài
và có tài phải có đức. Đạo đức đó là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như
gốc của cây, ngọn nguồn của sông của suối. Người vẫn thường nói, đối với con người,
sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng.
Tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh rất phong phú, sâu sắc cả về lý luận và
thực tiễn. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập trên mọi lĩnh vực hoạt động, mọi
phạm vi, trong ba mối quan hệ chủ yếu (đối với mình, đối với người và đối với việc).
Những phẩm chất đạo đức Người nêu ra phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh. Người
nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
cách mạng trong từng thời kì nhất định.
Đối với thiếu niên nhi đồng Người nêu ra những nội dung: “Yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào, yêu lao động, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là những yêu cầu về đạo
đức hết sức cụ thể song cũng là những bài học chuẩn bị cho thế hệ trẻ vào đời làm công
dân tốt của nhà nước, làm chiến sĩ trung thành của chế độ.
Đối với tuổi trẻ, với thanh niên Người cho rằng đạo đức cách mạng càng trở nên
quan trọng để nuôi dưỡng hoài bão, chí khí lớn, nghị lực đấu tranh cho chân lý, đạo lý,
tình thương, lẽ phải. Trung thực - Khiêm tốn - Đoàn kết - Vị tha - Nhân ái - Khoan
dung, đó là những đức tính và giá trị đạo đức mà mỗi người phải ra sức thực hiện.
Người căn dặn thanh niên: tuổi trẻ là phải có chí tiến thủ, hoài bão lo việc lớn, vì nước,
vì dân trẻ phải biết tránh xa danh vọng, quyền lực vì những cái đó dễ làm hư hỏng con

334
người. Thanh niên phải là người “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi
và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”
Với lực lượng vũ trang nhân dân, Người đưa ra những lời hết sức thấm thía: với
Chính phủ phải tuyệt đối trung thành, với dân phải kính trọng lễ phép. “Trung với nước,
hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng.
Với chị em phụ nữ “không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải
phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh. Chị em phụ nữ ta phải nhận
rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới,
đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...”
Với các cụ phụ lão phải là “gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo
thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi ở
đồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ”. Đó cũng là một tiêu chuẩn
đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Với tầng lớp trí thức Người đã nêu ra yêu cầu đạo đức: “Phải khiêm tốn. Chớ
kiêu ngạo. Phải ra sức làm các việc thực tế. Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành
phải nhằm theo lý luận. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe
thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích”. Trí thức phải gắng học, đồng thời học thì phải
hành. Là bậc trí thức phải có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân
trong mọi việc…
Với giai cấp nông dân phải biết nâng cao tinh thần làm chủ: “làm chủ xóm làng,
làm chủ hợp tác xã, làm chủ đất nước... Nay dân đã là chủ. Nhưng phải cho ra người
chủ, chứ không thể phất phơ được… Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu
nước mạnh, quốc phòng vững mạnh. Làm chủ hợp tác xã là thế nào? Là phải coi công
việc của hợp tác xã như công việc của mình, chứ không phải làm sao cũng được”…
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy quan điểm về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập chung cho tất cả và cho mỗi đối tượng cán bộ và nhân dân. Những quan
điểm đó đều rất rõ ràng. Ai cũng có thể tìm thấy phần mình trong những lời dạy của
Người. Song có lẽ những quan điểm đạo đức nổi bật, bao trùm trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đó là những quan điểm về đạo đức cách mạng, đạo đức của cán bộ, đảng viên
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cuộc đời mỗi con người ai cũng phải trải qua các thời kỳ từ trẻ đến già, từ bé
đến lớn, để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước phải hoàn thiện dần những
phẩm chất đạo đức thông qua quá trình sống, học tập và rèn luyện. Hồ Chí Minh đã
khái quát những phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản nhất mà mỗi con người Việt

335
Nam trong thời đại mới cần phải có đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm
chính, chí công vô tư; yêu thương con người; có tinh thần quốc tế trong sáng. Người
căn dặn cán bộ đảng viên, dù bất cứ ở cương vị gì, giữ trọng trách gì cũng phải luôn sâu
sát dân và hướng tới dân, vì dân. Phải tận trung với nước, tận hiếu với dân, làm đầy tớ
và công bộc của dân. Làm điều lợi cho dân, tránh điều hại cho dân dù chỉ là một cái hại
nhỏ. Phải thực hiện dân chủ, không đảm bảo công bằng làm cho lòng dân không yên thì
đó là điều nguy hại cho chế độ. Mỗi cán bộ đảng viên phải nhận thức được rằng: cần,
kiệm, liêm, chính là những phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng để lấy những
đức tính đó điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong các hoạt động của mình. Đạo đức cách
mạng ở trong Đảng đòi hỏi đảng viên phải nêu cao tính tiên phong gương mẫu, đấu
tranh phê bình và tự phê bình, thấu tình đạt lý, ăn ở với nhau có tình có nghĩa, phải có
tình thương yêu đồng chí, giữ gìn sự sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của
mắt mình. Công chức nhà nước phải tận tâm tận lực với công việc, chấp hành luật pháp,
tôn trọng kỷ luật công vụ, thi hành đạo đức công chức…
Đạo đức cách mạng còn đòi hỏi tẩy trừ những thói xấu: đặc quyền, đặc lợi, tệ
lãng phí, quan liêu, tham ô, tham nhũng, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo… Thực hành đạo
đức cách mạng thì phải ra sức đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân…Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống lại những thói hư
tật xấu trong con người mình, cuộc đấu tranh đó âm thầm và quyết liệt, có không ít sự
đau đớn ở trong lòng. Điều quan trọng và thiết thực là ở chỗ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
phải thực hành đạo đức cách mạng trong công việc, trong tổ chức, trong phong trào thi
đua yêu nước, trong lối sống và hành vi của cán bộ công chức đặc biệt là những người
lãnh đạo có chức có quyền. Chú trọng bồi dưỡng tình cảm cách mạng, đem những nội
dung mới, tinh thần đổi mới và quyết tâm đổi mới để xây dựng và giáo dục đạo đức
cách mạng cho các tầng lớp nhân dân đó là yêu cầu để xây dựng đất nước ta ngày càng
phát triển.
Trong hệ thống các động lực phát triển xã hội, đạo đức là một động lực tinh thần
không thể thiếu. Khi chúng ta đang đấu tranh quyết liệt chống các tiêu cực để đảm bảo
môi trường xã hội - nhân văn lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định
chính trị. Tình hình đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã hội và giáo dục tu
dưỡng đạo đức cá nhân. Vào lúc này, thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa
cá nhân, giáo dục đạo đức cách mạng, noi theo tấm gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh
trở nên vô cùng cấp thiết, bức xúc. Đó còn là vấn đề cơ bản, lâu dài đối với sự phát
triển bền vững, hiện đại hoá xã hội ở nước ta.
Trước hết là thực hành và giáo dục đạo đức cách mạng trong Đảng, từ cán bộ
đảng viên đến các tổ chức đảng, trong đội ngũ công chức của Nhà nước. Càng đi vào
xây dựng Nhà nước pháp quyền càng phải chú trọng tới đạo đức công chức, đạo đức

336
công dân. Đó là đảm bảo cho đạo đức xã hội và tăng cường tính nhân văn của pháp
quyền dân chủ. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu niên, học
sinh, sinh viên cũng như giới trí thức… cũng là một đối tượng xã hội cần đặc biệt quan
tâm. Như vậy việc thực hành, giáo dục đạo đức cách mạng theo quan điểm đạo đức Hồ
Chí Minh bao quát toàn diện các đối tượng xã hội, từ trong Đảng, trong Nhà nước tới
các cộng đồng dân cư. Thống nhất nhận thức với hành động hướng tới cơ sở, tới dân
chúng là mục đích và thước đo tính trung thực đạo đức mà chúng ta cần đạt tới vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đạo đức là cốt lõi của văn hóa. thiện- ác, tốt - xấu, hay- dở đều có ở con người
và phần nhiều là kết quả của giáo dục. Tuỳ thuộc ở môi trường, hoàn cảnh và giáo dục
như thế nào mà con người có thể tốt hay xấu. Do đó, giáo dục trước hết và chủ yếu là
giáo dục đạo đức, sửa chữa, cải tạo cái xấu, vun trồng, tập luyện cái tốt. Người xác định
cho mỗi con người: học để làm việc, làm người, học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, phục vụ giai cấp - dân tộc - nhân loại . Người đặc biệt chú trọng tới các đức tính
mà giáo dục các đức tính thì phải chăm lo từ bé, có sự chỉ dẫn tỷ mỷ, chu đáo, nêu
gương của các thầy giáo, cô giáo. Giáo dục nhà trường là trung tâm để hình thành nhân
cách. Song phải có hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục thực hành đạo đức đều mang ý
nghĩa văn hoá đạo đức, thấm vào nhận thức, tình cảm, vào hành vi, lối sống, sự ứng xử
của con người, giữa người với người trong xã hội.
Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích
chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của công dân
và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ nước nhà thì phải phụ trách đối
với Tổ quốc. Giáo dục có nhiều cách: giúp quần chúng giáo dục quần chúng bằng cách
tự phê bình và phê bình để dạy dỗ lẫn nhau. Cán bộ giáo dục quần chúng bằng cách
vạch rõ âm mưu của địch, lấy sự thật mà giải thích cho quần chúng rõ địa vị cao quý
của người chủ nước nhà, lực lượng xây dựng to lớn của ta, tương lai vẻ vang của dân
tộc, nâng cao tinh thần yêu nước của mọi người. Giáo dục là chính, nhưng đối với
những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng pháp luật. Pháp luật
là pháp luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để
bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên những nội dung phong phú của đạo đức
cách mạng mà còn gợi mở nhiều điều quý giá khác về giáo dục, thực hiện đạo đức cách
mạng. Theo Người, phương pháp phải thích hợp, mềm dẻo, linh hoạt, đã đúng lại còn
phải khéo nữa thì mới có sức thuyết phục lòng người. Người đã nâng phương pháp giáo
dục và thực hành đạo đức cách mạng lên tầm phương pháp tư tưởng, lên trình độ khoa
học và nghệ thuật, có sức lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ lòng người ở mọi đối tượng,

337
tầng lớp, thế hệ. Sức thuyết phục mạnh mẽ của đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở trí
tuệ, tư tưởng mà còn là ở sự khéo léo, tinh tế nhất là ở tấm gương trong sáng, mẫu mực
về đạo đức của Người trong đời sống đạo đức hàng ngày.
Trong thời kỳ phát triển mới hiện nay của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xác
định: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá trở thành nền tảng tinh
thần của xã hội. Bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào
của tổ chức và cá nhân một người, đạo đức cũng thể hiện vai trò quan trọng của nó.
Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo đức, con người không có nhân tính đầy đủ, không
phát triển được nhân tính để thành người và làm người. Suy thoái đạo đức, xã hội
không thể phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hoá
và xã hội. Bởi vậy việc giáo dục đạo đức, thực hành đạo đức cách mạng không những là
nhiệm vụ chung của toàn xã hội mà còn được khẳng định ở sự cố gắng, nỗ lực của mỗi
cá nhân. Mỗi người phải tự biết chắt lọc, tiếp thu, rèn luyện những phẩm chất cách
mạng trong các điều kiện, hoàn cảnh. Song việc tiếp thu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức
cách mạng không phải ai cũng thực hiện được. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chỉ có
những người có cái tâm trong sáng mới đủ bản lĩnh và năng lực lãnh hội được những
chuẩn mực của đạo đức cách mạng. Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ,
nhưng việc lãnh hội, rèn luyện và thực hành là cực kỳ khó. Cho nên, muốn có được đạo
đức cách mạng, mỗi con người nhất là mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các
nguyên tắc: Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Tu dưỡng
đạo đức suốt đời.
Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn
luyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng.
Chúng ta biết, nói mà không làm là đạo đức giả, là đặc tính của giai cấp bóc lột. Lời nói
phải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn
100 bài diễn văn tuyên truyền", "trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai
chữ cộng sản mà ta được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách
đạo đức". Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã..” Cho nên, đảng viên phải
làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi,
mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp
Trung ương đến tận cơ sở.
Xây đi đôi với chống. Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện
đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những
hành vi phi đạo đức. Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại

338
không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên
đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go
và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng,
trong mỗi con người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và
truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi
con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ,
đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán
đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy
hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi
liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách
mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.
Về tu dưỡng bền bỉ suốt đời, Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên
trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Việc tu
dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của
mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Con người ai cũng có
chỗ tốt, chỗ xấu, có thiện, có ác. Vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn
thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để
phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người thì khó tránh khỏi vấp phải
khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa
chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt
động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng
cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc
thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng
sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy
nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày". Cho
nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân là
phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động
cách mạng.
Các nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo
đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh nếu mỗi cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm
thì sẽ làm được. Vì những điều Người dạy, không phải chỉ có vĩ nhân hay lãnh tụ mới
thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những điều rất bình dị trong
cuộc sống của mỗi người. Trong cuộc sống chúng ta đều hiểu rằng, việc phấn đấu tu
dưỡng bản thân là một quá trình lâu dài, nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm của bản
thân đối với tập thể, với cộng đồng, với đất nước và với chính bản thân mình còn là một

339
quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài hơn, đòi hỏi ở mỗi người phải có một ý chí,
nghị lực, quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng mọi cám dỗ
của đồng tiền, của tâm lý hưởng thụ, của chủ nghĩa cá nhân... Trong quá trình ấy, việc
đẩy mạnh giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức trong sáng của Người trong những công việc hằng ngày của bản thân mỗi
người sẽ giúp mỗi chúng ta biết vươn lên với tinh thần, tình cảm và trách nhiệm của
mình. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng bao giờ cũng đặt ra những nhiệm vụ, khó
khăn, thử thách mới. Xây dựng nền đạo đức cho con người Việt Nam mới trong giai
đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác mặt tích cực, đồng thời phải kiên
quyết đấu tranh chống lại mặt tiêu cực của xã hội do nền kinh tế thị trường và những tác
động nhiều mặt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

340
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ BÀI HỌC
TRONG XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nguyễn Thị Kim Nhung


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản lãnh đạo, đặc biệt trong điều kiện
Đảng đã cầm quyền, là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân. Để xứng đáng là Đảng lãnh đạo. Người luôn nhấn mạnh đảng viên phải
suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tụy của nhân dân. Khái
niệm “đầy tớ” mà Người dùng là xuất phát của từ gốc: “công bộc” và “serviteur
public”, nghĩa là phục vụ chung của xã hội. Trong xã hội phong kiến và xã hội của giai
cấp tư sản đều có sử dụng các thuật ngữ này. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh coi cán bộ của
Nhà nước vừa là người đầy tớ của dân, nhưng đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn
nhân dân: “Nếu không có dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính
phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”1. Người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức
nâng cao trí tuệ ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng,
tăng cường mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân
tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập, mà còn là người rèn luyện và
lãnh đạo Đảng ta vượt qua muôn vàn thử thách để trở thành một chính đảng vững
mạnh. Ngay từ khi Đảng ta ra đời, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng phải luôn luôn giữ vững và tăng cường bản
chất giai cấp công nhân của Đảng. Khi Miền Bắc đã chuyển sang giai đoạn cách mạng
xã hội chủ nghĩa, năm 1961, luận điểm đó vẫn được Người nhắc lại: “ Đảng ta là Đảng
của giai cấp, đồng thời cũng là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” 2. Trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848, C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng công
nhân không thể xa rời dân tộc, mà “phải tự vươn lên trở thành giai cấp dân tộc” thì mới
đưa cách mạng thắng lợi trên Tổ quốc của mình. Hiểu sâu sắc ý nghĩa quan trọng của
luận điểm đó, Hồ Chí Minh đã nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa phong trào công
nhân với phong trào yêu nước, phải nắm ngọn cờ tư tưởng Mác - Lênin và ngọn cờ dân
tộc Việt Nam.
Trong cuốn Đường Kách Mệnh năm 1927, Người đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững
thì phải lấy chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 4, trang 56.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 10, tr.467.

341
bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”3.
Trong Chính cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt, Người đã khẳng định: “Đảng là
đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,
phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng Đảng phải thu phục cho được đại
đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”1.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã cầm quyền, Hồ Chí Minh đã
sớm nhận thức về nguy cơ thoái hóa bản chất giai cấp công nhân cuả Đảng. Đó là tệ
quan liêu, xa rời quần chúng, trở thành tổ chức “làm quan” vi phạm quyền làm chủ của
dân, xa rời mục tiêu cách mạng của Đảng. Người đã chỉ rõ 12 điều về “tư cách của
Đảng chân chính cách mạng”. Trong 12 điều đó thì điều đầu tiên là “Đảng không phải
là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm
cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.
Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, khi Đảng ra
hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, Người khẳng định bản
chất giai cấp công nhân của một Đảng cầm quyền và chỉ rõ trong điều kiện lịch sử mới
quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một: “Trong
giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là
một. Chính vì vậy, Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, cho nên đảng cũng là đảng của dân tộc Việt Nam”2. Đảng của dân tộc
không trái với bản chất giai cấp công nhân, vì Đảng luôn luôn là đảng của giai cấp công
nhân theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Trở thành đảng cầm quyền, khi đảng
thực sự là người vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho lợi
ích cả dân tộc, được cả dân tộc thừa nhận thì việc khẳng định Đảng cũng là đảng của
dân tộc là hoàn toàn đúng. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, là đảng của giai cấp công nhân
nên Đảng phải đặc biệt chú trọng đến thành phần công nhân trong công tác đảng viên
và cán bộ. Đảng cần tránh “chủ nghĩa thành phần” mà hẹp hòi không dám kết nạp và đề
bạt những người ưu tú xuất thân từ các thành phần xã hội khác. Hồ Chí Minh thường
xuyên nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nhắc nhở mọi đảng viên dù
xuất thân từ giai tầng nào cũng suy nghĩ và hành động theo hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân, thống nhất lợi ích của Đảng và của cả dân tộc.
Thực tiễn lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chỉ rõ, Đảng
cộng sản cần coi trọng việc giữ vững bản chất giai cấp công nhân. Nhất là những đảng
ra đời và hoạt động ở một nước kinh tế kém phát triển, giai cấp công nhân hiện đại
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 2, tr.268.
1
Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội 2000, tập 2, tr.240.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 6, tr.175.

342
chiếm số lượng thấp như Việt Nam, thì việc không ngừng nâng cao bản chất giai cấp
công nhân của Đảng lại càng là một vấn đề quan trọng. Trong mọi thời kỳ cách mạng,
bản chất công nhân, sự vững mạnh của Đảng cũng phải được thể hiện cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Về đường lối chính trị, Hồ Chí Minh coi Đảng là đội tiên phong của giai cấp
công nhân và khi đã trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng đồng thời là đội tiên phong
chiến đấu của cả dân tộc. Người đã xác định cho Đảng ta một đường lối chính trị đúng
đắn; làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong Lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng do Hồ Chí
Minh trực tiếp khởi thảo, Người đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “a) Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập”1. Nhờ đường lối chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh, ngay từ đầu Đảng ta đã
đoàn kết các giai cấp, tầng lớp cách mạng, các lực lượng yêu nước trên cơ sở liên minh
công - nông. Đó là yếu tố quan trọng giúp Đảng ta nắm được độc quyền lãnh đạo.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của quần chúng lao
động nên đã nhanh chóng phát động được cao trào cách mạng đầu tiên những năm
1930-1931 và đã định hướng đúng cho sự phát triển của các thời kỳ lịch sử tiếp theo.
Để xác định được đường lối đúng, Đảng luôn luôn coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức đồng thời xuất phát đầy đủ
từ thực tiễn Việt Nam để vận dụng sáng tạo trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt nguồn từ đường lối đổi mới đúng
đắn, có nguyên tắc của Đảng ta. Bí quyết thành công đầu tiên là Đảng không ngừng
nâng cao trình độ lý luận, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo cao cấp, dựa vào thực tiễn
để bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối theo mục tiêu con đường mà Hồ Chí
Minh và Đảng đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong
Đảng. Người đã chỉ rõ: “ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây.
Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác.” 1 Tổng
kết lịch sử Đảng và toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, trong Di chúc, Hồ Chí Minh
đã dành phần quan trọng nói về truyền thống đoàn kết của Đảng: “Nhờ đoàn kết chặt
chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ
ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quí

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 3, tr.1.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 7, tr.438 .

343
báu của Đảng ta và của dân tộc ta. Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ cần phải giữ
gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình”
Đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đoàn kết có
nguyên tắc trên cơ sở mục tiêu lý tưởng của Đảng, trên nguyên tắc tổ chức cơ bản của
Đảng là tập trung dân chủ. Đây là sự đoàn kết để tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Đồng thời đây cũng là sự đoàn kết có
lý, có tình. Trong Di chúc, không phải ngẫu nhiên mà Người đã nhấn mạnh đó là cách
tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Suốt cả cuộc đời
Người đã hành động như vậy.
Những lời căn dặn của Người trong Di chúc về đại đoàn kết trong Đảng và đoàn
kết dân tộc có ý nghĩa và giá trị lâu dài đối với mọi thế hệ Việt Nam. Đảng ta là một
Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một nguồn tài sản vô giá của Đảng ta và của cả dân
tộc ta, đã soi sáng và chỉ đạo Đảng ta vượt qua muôn vàn thử thách 80 năm qua, là ngọn
đuốc soi đường cho Đảng ta trưởng thành, phát huy thời cơ, khắc phục nguy cơ trong
thời kỳ mới, để đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu, theo mong muốn
của Người là:“Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh”1 .
Bài học lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết là biết kết hợp phong trào cách
mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân
tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và
nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay. Hồ Chí Minh thường căn dặn: Đoàn
kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm
chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Từ trước đến nay, Đảng ta đã làm đúng như
thế. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Đảng vì dân và gắn bó máu thịt với dân.
Tư tưởng ''lấy dân lám gốc'' của Đảng là sự tổng kết thực tiễn sâu sắc, đồng thời là bài
học và truyền thống được hun đúc trong lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng, là
nguyên nhân, động lực làm nên mọi thắng lợi của Đảng trong cách mạng dân tộc Việt
Nam.
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng không ngừng
phải vươn lên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đảng vì dân, gắn bó máu thịt với dân phải được
thể hiện ở cương lĩnh, đường lối của Đảng đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của
toàn dân tộc. Muốn vậy Đảng phải ''thực hành dân chủ rộng rãi'', cán bộ và đảng viên
biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, thu hút trí tuệ toàn xã hội, đáp ứng nguyện vọng
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 12, tr.512.

344
chính đáng của dân. Đảng phải dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phục vụ lợi ích nhân dân. Đảng cần lấy
chất lượng cuộc sống của nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá và hiệu quả hoạt động của
Đảng. Thành tựu mà Đảng giành được trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
trong 80 năm qua là vô cùng to lớn. Đảng luôn thể hiện vai trò tiên phong và tính cách
mạng triệt để, trung thành với lợi ích giai cấp và dân tộc. Tuy vậy, trong bối cảnh mới
của dân tộc và quốc tế, trong Đảng đã và đang nẩy sinh một số mặt yếu kém, bất cập,
nếu không sớm được khắc phục sẽ có thể làm yếu sức chiến đấu và làm suy giảm lòng
tin của nhân dân vào Đảng.
Nhận thức sâu sắc mối nguy hại ấy, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII đã
ra Nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”
.Từ đó cho đến nay, sự nghiệp lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội đã
đạt được nhiều thành tựu bởi những phẩm chất và năng lực mới của Đảng. Tuy vậy,
“Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (lần 2) chưa đạt được yêu cầu, chưa tạo
được những chuyển biến cơ bản, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu tham
nhũng, lãng phí”. Vì vậy, việc quán triệt sâu sắc những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí
Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt tư tưởng của Người về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng trở thành vấn đề tiên quyết, nhằm đẩy mạnh “Cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng” đạt hiệu quả mong muốn.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên. Điều
đó xuất phát từ vị thế, vai trò của Đảng, bởi “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. nghĩa là
Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo Nhà nước để thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng cầm quyền, nhưng dân là chủ. Vì vậy, chỉnh đốn
Đảng một mặt. khẳng định sức mạnh quyền lực to lớn của Đảng trong cải tạo cái cũ,
xây dựng cái mới đối với các lĩnh vực đời sống xã hội; mặt khác, đấu tranh ngăn chặn,
đẩy lùi các biểu hiện thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng
quyền lực vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của
nhân dân, dẫn tới lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi.
Chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh không ngoài mục đích nào khác là
nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Trong mọi hoàn cảnh, lúc thuận lợi cũng như khó khăn, đường lối chính trị, của Đảng
luôn đúng đắn, vững vàng; là tư tưởng cách mạng triệt để, đấu tranh không khoan
nhượng với các trào lưu cơ hội, xét lại, giáo điều; là tổ chức chính trị trong sạch, vững
mạnh cùng với đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tu dưỡng về phẩm chất, năng lực, mẫu
mực về lối sống. Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn Đảng:
“Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn

345
viên, mỗi cán bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn
ý phục vụ nhân dân”1.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải tăng
cường học tập đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân. Theo Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong ” 1. Như một mẫu mực về sự
giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, Người đã học tập và hành động bởi nếp sống giản
dị, coi khinh mọi sự xa hoa, yêu lao động, đồng cảm sâu sắc với người cùng khổ, hướng
cuộc đấu tranh của mình vào công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người.
Trung thành với các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, Hồ
Chí Minh đã xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân
chủ; thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: tự phê bình và phê bình; kỷ luật
nghiêm minh và tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở Cương lĩnh chính trị
và Điều lệ Đảng. Các nguyên tắc ấy đều hướng đến xây dựng Đảng vững mạnh về tổ
chức, tăng cường sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng và
hiệu quả sinh hoạt Đảng.
Trong các nguyên tắc trên cần đặc biệt chú trọng nguyên tắc tập trung dân chủ
của Đảng, nguyên tắc này là nguyên tắc tổ chức cơ bản làm cho “Đảng ta tuy nhiều
người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” 2. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
thông qua mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung, bởi: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá
nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập
trung” Người cũng nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất
tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”1. Tự phê bình và
phê bình trở thành quy luật phát triển của Đảng. Khi các nguyên tắc này bị vi phạm thì
uy tín và sức chiến đấu của Đảng sẽ giảm sút. Người cũng đã thẳng thắn vạch rõ: “ Một
Đảng mà giấu giếm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết
điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh
sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa những khuyết điểm đó. Như
thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính ”2. Với cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của công
dân trong việc kiểm tra và giám sát các hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước;
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 12, tr.503.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 9, tr.293.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5, tr.553.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 7, tr.492.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5, tr.265.

346
phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tiêu cực, các tệ nạn xã hội, tệ quan
liêu, tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, để định hướng đúng và
nâng cao chất lượng, hiệu quả các quyền công dân cần phải tăng cường giáo dục, nâng
cao trình độ văn hoá dân chủ cho nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế,
chính trị, văn hoá và xã hội.
Ở một vĩ nhân tầm cỡ như Người, với một di sản tinh thần phong phú và đầy
sáng tạo, nếu muốn tìm một ý, một câu nhằm viện dẫn cho một ý tưởng chủ quan nào
đó của người nghiên cứu thì có thể tìm được. Tuy vậy, vấn đề không phải ở câu chữ, mà
là ở tinh thần cơ bản, ở giá trị đích thực của nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người,
được Người thể hiện nhất quán trong cả cơ đồ và sự nghiệp mà Người để lại. Từng luận
điểm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng đều có sức
cảm hoá, lôi cuốn bởi chính đạo đức, trí tuệ, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người.
Tư tưởng của Người về Đảng là bài học quý báu trong cuộc vận động xây dựng và
chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

347
XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TS. Đoàn Thị Minh Oanh


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

“Văn hóa”, theo từ nguyên, có nghĩa là gieo trồng, cày cấy. Bởi vậy, “văn hóa”
luôn luôn đối lập với “tự nhiên”, nó đồng nhất với cái “tự nhiên thứ hai”, được hình
thành bởi hoạt động của con người. Dưới góc độ tiếp cận triết học , văn hóa được nhìn
nhận như một chỉnh thể phản ánh mọi khía cạnh đời sống xã hội: Nó bao hàm toàn bộ
đời sống con người trong chỉnh thể quan hệ con người - con người, con người - thế giới
bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, các phương thức sống, năng lực hoạt động
và trình độ phát triển của mỗi chỉnh thể xã hội1. Chúng là sản phẩm của hoàn cảnh địa
lý, phương thức sản xuất, giáo dục, lãnh đạo và lịch sử. Khi những yếu tố đó thay đổi,
văn hóa cũng thay đổi theo. Văn hóa là tổng thể các giá trị kết tinh thành phương thức
hoạt động (phương thức sống), mà cốt lõi của nó là sáng tạo và nhân văn, được hình
thành, bồi đắp trong suốt tiến trình lịch sử.
1. Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, được thế giới thừa nhận và tôn vinh.
Với tư cách là nhà văn hóa, Hồ Chí Minh đề cập đến văn hóa theo nghĩa rộng: Đó là
toàn bộ những sáng tạo vật chất và tinh thần được hình thành từ trong đời sống con
người và phục vụ đời sống con người. Nhưng trước những nhiệm vụ chính trị cấp bách
của đất nước, Người chủ yếu khai thác văn hóa theo nghĩa hẹp: Văn hóa với ý nghĩa là
nền tảng tinh thần của xã hội. Một trong những nội dung văn hóa cơ bản, quan trọng và
cấp thiết nhất đó là văn hóa chính trị và Người đặc biệt quan tâm giáo dục, xây dựng
văn hóa chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức lãnh đạo đất nước đấu tranh
giành độc lập dân tộc; lãnh đạo xây dựng chế độ XHCN - với tư cách là Đảng cầm
quyền.
Văn hóa chính trị là một bộ phận của văn hóa tinh thần trong xã hội có giai cấp,
thể hiện những lợi ích giai cấp nhất định. Văn hóa chính trị là phương thức tồn tại của
chính trị, được dẫn dắt bởi hệ tư tưởng, được quy định và kết tinh thành mục tiêu chính
trị, ý thức chính trị, tâm lý chính trị, phong cách chính trị. Văn hóa chính trị thể hiện
trong ý thức chính trị, hệ thống các nguyên tắc, phương pháp lãnh đạo chính trị, phong
cách, quan hệ chính trị, những hoạt động chính trị thực tiễn, các giai cấp, các đảng
chính trị và các cá nhân.…Đó là những hoạt động chính trị thực tiễn của một dân tộc,
một thời đại nhất định, vì vậy, văn hóa chính trị mang tính lịch sử. Chủ thể chính yếu
của văn hóa chính trị là nhân dân và các đảng chính trị - nhà chính trị - đảng viên.

1
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội., Nxb.CTQG,
H.2006, tr.132.

348
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa chính trị được hình thành chủ yếu và trực
tiếp bởi văn hóa chính trị của Đảng cầm quyền. Vì vậy, Người đặc biệt quan tâm xây
dựng văn hóa chính trị của chủ thể chính yếu của văn hóa chính trị là Đảng Cộng sản
Việt Nam - nhà chính trị - đảng viên.
Nói đến văn hóa chính trị của Đảng cầm quyền là nói đến bản chất giai cấp, ý
thức chính trị, nguyên tắc, phương pháp lãnh đạo, phong cách quan hệ chính trị, hoạt
động chính trị thực tiễn. Tất cả các nội dung đó được truyền tải, biểu hiện thông qua
đường lối của Đảng, thông qua hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên, thông qua
hoạt động công vụ của họ khi họ giữ những vị trí nhất định trong bộ máy công quyền -
tức thực thi nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động của cộng đồng dân cư ở các cấp độ,
phạm vi, lĩnh vực hoạt động.
Mục đích của Đảng, nền tảng lý luận của Đảng, cơ sở xã hội của Đảng xác lập
phong cách của Đảng và làm nên đặc trưng văn hóa chính trị của Đảng chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng chính trị với sứ mệnh lãnh đạo toàn dân
tộc đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng thành công CNXH. Trên cơ sở đó, Đảng
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận; liên minh giai
cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức; quần chúng nhân dân là cơ sở xã hội
của Đảng; dân chủ thật sự và rộng rãi là năng lượng - nguồn sức mạnh của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không vì lợi ích hẹp hòi của một
nhóm, một giai cấp, tầng lớp nào, mà vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Người từng
nói: Đảng không phải là một tổ chức để tranh giành tước lộc, "Đảng không phải là một
tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho
Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng". "Đảng không phải là một tổ chức để làm
quan phát tài”- chỉ một chính đảng như thế mới thực sự chiếm được lòng tin của dân và
tin tưởng ở nhân dân, mới đảm bào quyền lực thuộc về dân chúng số đông1.
2. Với mục đích hành động được xác định rõ ràng và nhất quán, Đảng Cộng sản
Việt Nam có nhiệm vụ tìm kiếm bổ sung, phát triển lý luận (khái quát lý luận từ thực
tiễn cách mạng và tiếp thu những giá trị tinh thần của nhân loại); tìm kiếm các giải pháp
thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của
đất nước. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh là một mẫu mực của
việc nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa tinh
hoa văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại, vận dụng và phát triển lý luận để giải quyết
thành công những nhiệm vụ cơ bản, chính yếu dân tộc đặt ra. Hiện nay, xã hội, thời đại
vận động biến đổi không ngừng với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới cả về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… Vì vậy, Đảng phải ra sức nâng cao
tầm trí tuệ, tiếp cận tri thức của thời đại, khắc phục mọi giáo điều và định kiến, sẵn sàng
1
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong bối cảnh phức tạp năm 1946 và việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng
chiến sau cuộc Tổng tuyển cử đó đã chứng minh bản lĩnh cách mạng chân chính của Đảng cộng sản Việt Nam
dưới sự dẫn dắt thiên tài của Hồ Chí Minh.

349
từ bỏ tất cả những gì không còn phù hợp với thực tiễn đất nước, thực hiện dân chủ thực
sự để đưa ra các quyết sách đúng. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước, vì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền.
Để có chủ trương, đường lối đúng, bên cạnh việc nâng cao tầm trí tuệ, nâng cao
tư duy lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam phải xác lập được cơ sở xã hội vững chắc - đó
là nhân dân, là toàn thể dân tộc Việt Nam. Thực tiễn những năm tháng đấu tranh giành
chính quyền, tiến hành chiến tranh cách mạng giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như
trong giai đoạn quá độ lên CNXH, đã chứng minh một chân lý đơn giản, song tuyệt đối:
Đảng phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân - vận mệnh của Đảng nằm trong lòng
dân. Không có dân hậu thuẫn đồng nghĩa với việc nắm chắc thất bại. Bằng một câu khái
quát ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối liên hệ Đảng - dân; trách nhiệm của Đảng
đối với nhân dân, nghĩa vụ của nhân dân đối với Đảng: "Đảng ta là con nòi"1. Con của
ai? Của dân tộc, của nhân dân. Từ đó, Hồ Chí Minh xác định trách nhiệm của Đảng:
"Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho
đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ"2. Giản đơn hóa những vấn đề trừu tượng (khái
niệm chính Đảng - một thực thể chính trị - một phạm trù khoa học), Hồ Chí Minh đã
chuyển tải đến đại bộ phận dân chúng với trình độ học vấn chưa cao những nhận thức
cần thiết về Đảng trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn.
3. Đời sống chính trị không chỉ có các nhà chính trị và các chính Đảng (yếu tố
rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị), mà còn một bộ phận quan trọng khác - đó
là nhân dân. Sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính Đảng, nếu không có nhân
dân. Với Đảng CSVN nhân dân là lực lượng đồng thời là đối tượng phục vụ. Do vậy,
thực hành dân chủ thực sự và rộng rãi là yêu cầu cơ bản trong hoạt động của Đảng
CSVN và phải được luật hóa. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề dân chủ và đặt nhiều tâm huyết vào việc xây dựng nhà nước dân chủ
của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân và tính
chất quần chúng rộng rãi; có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ và trong sạch. Nhà nước Việt
Nam pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Tất cả mọi thành viên của xã hội (công
dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và tất cả mọi thành viên
(công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi.
Bản chất của dân chủ dù ở phương Đông, hay phương Tây đều là sự nhận thức,
tôn trọng các quyền của cá nhân và cấu trúc nó thành ra các quyền pháp định. Về bản
chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Các công dân có những
quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình dựa trên pháp luật;
từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình. Dân chủ XHCN,
về lý thuyết, khẳng định quyền lực thực sự của người dân và tôn trọng dân. Về dân chủ,
1
Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 10. NXBCTQG. 1996. tr.2
2
Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 10. NXBCTQG. 1996. tr.4

350
Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm hết sức đơn giản, dễ hiểu, song đầy đủ: Dân chủ thật
ra có nghĩa là để cho dân được mở miệng. Dân chủ là đừng bịt miệng dân.
Nói về dân chủ thì dễ, song thực hành dân chủ lại không hề đơn giản. Làm sao
để dân chủ đi vào đời sống thực sự chứ không chỉ dừng lại lý thuyết quả là một vấn đề
khó khăn. Giải quyết vấn đề này, Hồ Chí Minh đưa ra một phương cách cơ bản và hiệu
quả: "Phải đưa chính trị vào giữa dân gian" bằng các thiết chế, thể chế phù hợp. Bệnh
dân chủ giả hiệu, dân chủ lệch lạc… có nguyên nhân từ việc xa rời dân, thiếu sự giám
sát của nhân dân. Thuốc chữa bệnh này không đâu xa, mà nằm ở nơi dân. Hồ Chí Minh
đề nghị: "...có người làm quan cách mạng chợ đỏ, chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân
phì gia... Xin đồng bào phê bình, giúp đỡ, giám sát công việc của Chính phủ" 1, "các cơ
quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để
gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Dân là chủ thì Chính phủ
phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ
làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"2. Đây chính là cách Hồ Chí Minh thực
hành tư tưởng dân chủ, tư tưởng về nhà nước của dân, do dân và vì dân một cách sống
động và giàu sức thuyết phục.
4. Nâng cao tầm trí tuệ của Đảng, thực hiện mối quan hệ Đảng - dân, thành dân
chủ thực sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là xây dựng văn hóa chính trị cho Đảng.
Xây dựng văn hóa chính trị cho Đảng đòi hỏi cán bộ đảng viên không ngừng rèn luyện
và giữ gìn đạo đức, kính trọng, hết lòng phục vụ nhân dân, không tham nhũng, lãng phí,
có tinh thần đấu tranh với các thứ "giặc nội xâm" để được nhân dân yêu mến và tin
tưởng. Chỉ khi cán bộ đảng viên trung thực, dám nhìn thẳng vào những yếu kém và
những sai lầm của mình, tìm biện pháp khắc phục triệt để thì Đảng mới có khả năng
tiến bộ. Đó chính là biểu hiện của nhân cách văn hóa chính trị của Đảng, là con đường để
hoàn thiện Đảng.
Bên cạnh đó, cán bộ và các tổ chức Đảng cần có lòng khoan dung, qua đối thoại
mà cảm hóa, thuyết phục, có quan hệ ứng xử có lý, có tình để có thể đoàn kết trong
Đảng và tập hợp sức mạnh của toàn dân trong công cuộc phấn đấu vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xây dựng văn hóa chính trị cho Đảng không chỉ là nhiệm vụ của riêng đảng
viên, mà còn là trách nhiệm của mọi người dân trong xã hội. Chính vì thế, việc góp ý,
phê phán, cảnh báo của nhân dân, trong đó có báo chí đối với những vấn nạn xã hội, đối
với những vấn đề có nguy cơ làm suy yếu Đảng, suy yếu Chính quyền có ý nghĩa quan
trọng để hoàn thiện văn hóa chính trị của Đảng, xây dựng Chính quyền, ảnh hưởng tới
sự hưng thịnh của đất nước.
1
Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. 1995, tr. 297.
2
Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. 1995. tr.60, tr.61, tr. 298)

351
Để đóng góp tâm lực, trí lực vào việc xây dựng văn hóa chính trị cho Đảng,
người dân không chỉ cần có quyền, mà còn phải có đủ năng lực và điều kiện thực hiện
vai trò chủ thể chính trị tích cực, tham dự có hiệu quả vào quá trình chính trị. Quá trình
đó được quy định bởi sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin đầy đủ
và xác thực. Chỉ khi nào nhân dân được tự do và có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn
thông tin, được thông tin đầy đủ thì họ mới tự phát triển được năng lực và nhu cầu tham
dự vào các khâu đoạn của quá trình chính trị. Thiếu thông tin hoặc không được thông
tin xác thực chính là rào cản lớn nhất đối với thực hành chính trị của dân chúng. Hồ Chí
Minh từng nói: “người mù chữ đứng ngoài chính trị”, thì nay, trong xã hội hiện đại, mù
thông tin cũng đứng ngoài chính trị. Dân không thể bàn, không thể kiểm tra, nếu dân
không biết thông tin một cách đầy đủ và chính xác.
Hiện nay trong Đảng bộc lộ sự sa sút của đạo đức cán bộ, đảng viên, mất dân
chủ, mất đoàn kết…- những vấn đề nguy hại cho văn hóa chính trị của Đảng. Những
nhược điểm, yếu kém đó chỉ có thể được khắc phục bằng một phương cách duy nhất:
Dựa vào dân, thật lòng tin vào dân; làm nhân dân tin rằng Đảng thật sự muốn cầu thị.
"Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái
mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đầu khổng lồ này cần phải
động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn
dân"1.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã dày công
xây dựng văn hóa chính trị cho Đảng, giáo dục, xây dựng văn hóa chính trị cho đội ngũ
cán bộ đảng viên, công chức Việt Nam. Người khái quát một cách súc tính về văn hóa
chính trị của Đảng: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" - nghĩa là Đảng phải tiêu biểu về
đạo đức, tiêu biểu về tầm trí tuệ và phong cách ứng xử để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đất
nước. Muốn vậy, văn hóa chính trị của Đảng CSVN phải là đoàn kết và thanh khiết
trên cơ sở của dân chủ, trên nền tảng nhân dân. Thực hiện thực chất và đầy đủ yêu cầu
này chính là xây dựng được văn hóa chính trị của đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ
Chí Minh./.

1
Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 12. NXBCTQG. 1995, tr.503

352
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH
VỚI CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

PGS, TS. Trần Sỹ Phán


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

1. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, giáo dục là một trong những lĩnh vực
hoạt động xuất hiện tương đối sớm. Ngay từ thuở hoang sơ, khi cuộc sống còn lệ thuộc
vào giới tự nhiên, con người đã biết truyền đạt lại cho nhau những kinh nghiệm quý báu
trong quá trình săn bắt, hái lượm… Hành vi lịch sử ấy là khởi nguồn của khoa học giáo
dục sau này.
Lúc đầu, giáo dục xuất hiện một cách tự phát, chịu sự chi phối của bản năng, về
sau do sự phát triển của nhận thức và đòi hỏi của thực tiễn, giáo dục từng bước trở
thành một hoạt động xã hội mang tính tự giác, được chỉ đạo bởi mục đích, nội dung,
phương pháp… giáo dục.
Ở Việt Nam, từ rất sớm, ông cha ta đã coi giáo dục - đào tạo là điều kiện không
thể thiếu được của quá trình dựng nước và giữ nước. Thông qua lao động sản xuất và
đời sống cộng đồng, nền giáo dục dân gian Việt Nam hình thành và từng bước phát
triển và nó tiếp tục được bổ sung, bồi đắp qua nhiều thế hệ với bao biến cố, thăng trầm
của lịch sử. Một trong những cột mốc của nền giáo dục Việt Nam là việc vua Lý Nhân
Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám (Hà Nội, năm 1076), đây được coi là trường đại học
đầu tiên ở Việt Nam đào tạo nhân tài cho đất nước. Đến triều đại nhà Trần, nhà Lê cho
đến nhà Nguyễn, nền giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển và trở thành một động lực
phát triển của đất nước thông qua chủ trương "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí".
Kể từ khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền giáo dục Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc
Pháp, với mục đích: "Làm cho dân ngu để dễ trị" ( từ dùng của Hồ Chí Minh). Trong
nhà trường, người ta không dạy cho học trò Việt Nam sử và Việt văn, người ta dạy lịch
sử Pháp và văn chương Pháp theo chương trình bản xứ. Bởi thế cho nên khi học sinh tốt
nghiệp hay thôi học họ không biết tí gì về nước mình, người ta đã làm cho họ hoá ra
người ngoại quốc" (từ dùng của Hồ Chí Minh).
Có thể khẳng định rằng, tất cả các nền giáo dục trước đây, nhất là trong xã hội
phong kiến và xã hội tư bản, ảnh hưởng của nhà nước và nhà thờ đối với giáo dục là rất
lớn, do đó - như C.Mác viết - "cần phải gạt bỏ mọi ảnh hưởng của Chính phủ cũng như
của giáo hội đối với nhà trường"1, thậm chí "chính nhà nước lại cần được nhân dân giáo

1
CMác và Ph Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG 2002 tập 19, tr.50.

353
dục một cách rất nghiêm túc"1. Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục vì nhân dân, của
nhân dân, phục vụ nhân dân, chứ không phải để phục vụ giai cấp thống trị hay nhà thờ.
Nền "giáo dục cộng đồng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em"2 sẽ là cơ hội và "biện
pháp chủ yếu" nhất giúp cho mọi người có cơ hội tham gia học tập.
2. Là danh nhân văn hoá thế giới, một nhà giáo dục, Hồ Chí Minh hiểu một cách
sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai một dân tộc. Ngay trong
"Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà" (ngày 3-9-1945)
Người chỉ rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến
dịch để chống nạn mù chữ", làm sao để mọi người dân phải biết đọc, biết viết, có như
vậy mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. Người nhấn mạnh: "Dốt thì
dại. Dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là
một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới"3.
Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng và phát triển đất nước, một trong những nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách của chúng ta là phải "nâng cao dân trí". Có nâng cao dân trí thì
kẻ thù không thể "đưa dân ta vào nơi mù quáng được". Hồ Chí Minh cho rằng: "Dốt nát
cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh
thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt
nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta
vào nơi mù quáng"4. Mỗi khi "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta
đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế phát triển dân chủ".
Khác với loài vật, hoạt động của con người là hoạt động được chỉ đạo bởi ý thức,
có mục đích và mang tính xã hội. Hoạt động giáo dục cũng không nằm ngoài đặc trưng
cơ bản đó. Về bản chất, giáo dục là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức, là sự đạt
được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích, yêu cầu định sẵn. Trong
lịch sử, không có một nền giáo dục nào lại không coi trọng mục tiêu giáo dục. Ngay từ
thời cổ đại, Platon (427-347) đã xây dựng một nền giáo dục tương đối có hệ thống để
đào tạo ra những con người bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô quý tộc. Trong mô hình
nhà nước lý tưởng của mình, Platon đề cao những con người được giáo dục, có trình độ
học vấn. Còn ở phương Đông, Khổng tử đã có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực
giáo dục. Trương Ấm Lân cho rằng, hoài bão lớn nhất của Khổng tử là làm chính trị,
nhưng thành công lớn nhất của ông lại là giáo dục5. Mục tiêu giáo dục của Khổng tử là
đào tạo ra những người "quân tử" để làm quan, để cai trị xã hội: "Quân tử học đạo tắc ái
nhân, kẻ tiểu nhân học đạo tắc di sử giã" (người quân tử ở ngôi trên nhờ học đạo mà

1
CMác và Ph Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG 2002 tập 19, tr.50.
2
CMác và Ph Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG 2002 tập 4, tr.628.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 7, tr.327-328.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 2000, tập 5, tr.379
5
Xem thêm, Hà Thúc Minh,Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1996, tr 15

354
thương mến dân chúng, kẻ tiểu nhân ở bậc dưới nhờ học đạo mà biết tuân lệnh nhà cầm
quyền).
Trái ngược với mục tiêu giáo dục của Platon hay của Khổng tử, Hồ Chí Minh
cho rằng, mục tiêu giáo dục của nhà trường dưới chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân
là "nhằm m ục đích đào tạo (người trích nhấn mạnh) những công dân và cán bộ tốt,
những người chủ tương lai tốt của nước nhà"1 Nếu như mục đích giáo dục của phong
kiến, thực dân là để phục vụ cho giai cấp thống trị, nô dịch nhân dân, thì "mục đích giáo
dục bây giờ - như Hồ Chí Minh khẳng định - là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc,
đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới" Ngay trong "Lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của
Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương" (tháng 9-1949) Hồ Chí Minh đã viết:
"Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể,
"giai cấp và nhân dân.
Tổ quốc và nhân loại".
Muốn đạt mục đích; thì phải
cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư"2.
Mục tiêu giáo dục trên đây chứa đựng giá trị nhân văn cao cả: giáo dục do con
người, vì con người, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Không dừng lại ở việc xác định mục tiêu giáo dục, triết lý sâu xa trong tư tưởng
giáo dục của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở quan điểm lịch sử- cụ thể. Gắn mục tiêu giáo
dục với từng loại đối tượng được giáo dục. Hồ Chí Minh cho rằng "Đại học thì cần kết
hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các
nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực góp ích cho công cuộc xây
dựng nước nhà.
- Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn,
thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào
không cần thiết cho đời sống thực tế.
- Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
lao động, yêu khoa học, trọng của công…".3

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 80
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.684.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 81

355
Quán triệt quan điểm toàn diện, Hồ Chí Minh đòi hỏi nền giáo dục nước nhà
phải trang bị cho người học một khối lượng kiến thức tổng hợp, tương đối toàn diện ,
đủ để giải quyết tốt công việc của mình, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ trước hết phải cố gắng học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin, học tập văn hoá, học tập khoa hoạc kỹ thuật , học tập nghề nghiệp của
mình . Chúng ta cần phải học tập lý luận Mác - Lênin, vì đó là "cái kim chỉ nam, nó chỉ
phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế”. Theo Hồ Chí Minh, “không có lý
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi"1, "có học lý luận Mác - Lênin mới củng cố
được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính
trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình"2. Nhưng chỉ có học tập lý luận
Mác - Lênin không thôi thì cũng chưa đủ, mà phải học tập văn hoá, khoa học. Vì "nếu
không học tập văn hoá, không có trình độ văn hoá thì không học tập được kỹ thuật,
không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp nhu cầu kinh tế nước nhà" 3.Không chỉ
học tập lý luận, khoa học, kỹ thuật…trong giáo dục phổ thông cũng như đào tạo cán bộ,
Hồ Chí Minh yêu cầu mọi đối tượng giáo dục phải học tập và không ngừng nâng cao
đạo đức cách mạng, vì đó là cái gốc của con người. Không có đạo đức cách mạng thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Quán triệt quan điểm toàn diện trong nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh yêu cầu
chúng ta phải chống tư tưởng dàn đều, không có trọng tâm, trọng điểm, giáo dục không
gắn với nhu cầu xã hội . Người yêu cầu phải “bỏ những phần nào không cần thiết cho
đời sống thực tế”4, thay vào đó những gì mà cuộc sống, xã hội đang cần.
Hồ Chí Minh khẳng định rằng, một trong những nguyên tắc căn bản của học
thuyết Mác-Lênin là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nguyên tắc cơ bản đó thể
hiện sâu sắc trong triết lý giáo dục của Người. Huấn thị về nhiệm vụ và phương pháp
học tập của cấp học đại học, Người nói: "Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với
thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với
thực tiễn của nước ta"5 . Hoặc khi bàn về quan hệ giữa nghiên cứu khoa học với ứng
dụng khoa học, Người nói: "Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông.
Thực hành mà không nghiên cứu thì thường hay mù quáng" 6. Do đó giữa nghiên
cứu khoa học với thực hành, ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học phải gắn liền với
nhau, bổ sung cho nhau để phát triển.
Tại buổi nói chuyện với lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học nhân
dân Việt Nam (21-7-1956) Hồ Chí Minh căn dặn các thầy cô giáo phải luôn luôn nhớ
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 2000, tập 5, tr 234
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 9, tr 292
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 221
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 221
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 221
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5, tr 417

356
rằng: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công
tác thực tế". Người nhấn mạnh "Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi.
Thế giới ngày càng đổi mới; nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp
tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân". Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chúng
ta "phải thực hiện lời dạy của Lênin là học, học nữa, học mãi. Học phải đi đôi với hành.
Học để hành ngày càng tốt hơn"1. Chúng ta có thể dẫn ra nhiều hơn nữa những câu nói,
những lời phát biểu của Người về vấn đề này…
Là một nhà văn hoá kiệt xuất, một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, Hồ
Chí Minh rất tôn trọng những người trí thức. Trong khi trả lời một nhà báo nước ngoài
(ngày 22-6-1947) Người khẳng định: "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở
nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế"2. Đặc biệt "Những người trí thức tham
gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó
thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều"3.
Không chỉ trong "kháng chiến", mà trong "kiến quốc", trong xây dựng thì vai trò
của trí thức- với tư cách là sản phẩm của giáo dục- cũng không kém phần quan trọng.
Hồ Chí Minh khẳng định: "Kiến thiết cần có nhân tài" Không có nhân tài, không có
những nhà khoa học thì công việc kiến thiết, dựng xây đất nước càng khó khăn hơn.
Bởi lẽ, như Người nói: "Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học
kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân"4 Người khẳng định tiếp: "Không có
giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá" 5. Không có giáo
dục, không phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thuật thì không thể xây dựng được CNXH,
không thể phát triển đất nước Đây là một tư tưởng có tính nhất quán của Người. Trong
điều kiện của cuộc cách mạng khoa học k ỹ thuật hiện đại, chân lý đó của Hồ Chí Minh
càng trở nên tường minh hơn.
Trí thức giữ vai trò quan trọng với sự phát triển đất nước, nhưng Hồ Chí Minh
cũng phê phán những trí thức "chỉ nằm trong tháp ngà và xa rời quần chúng". Họ
"không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm
nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc thực tế, y không biết gì cả". Những người như
thế, theo Hồ Chí Minh không phải là "trí thức hoàn toàn" mà là "trí thức một nửa".
"Muốn thành một trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế" 6.
Phải vận dụng tri thức, hiểu biết của mình vào thực tiễn sinh động, phong phú để chúng
bổ sung cho nhau, để tri thức khoa học thực sự trở thành động lực của lịch sử như
C.Mác từng quan niệm.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12, tr.92
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.156
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.235.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 9, tr 586
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tập 8, tr 184
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.235.

357
Tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" (8-1963) Hồ Chí
Minh yêu cầu ngành giáo dục phổ thông và sư phạm phải "thực hiện tốt phương châm
nhà trường gắn chặt với xã hội, học đi đôi với hành…giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất "1. Có như vậy ngành giáo dục mới đào tạo ra được những con người vừa có đạo
đức, vừa có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Tiếp thu tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, vận dụng triết lý giáo dục của
Người, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, coi đây là
một trong những động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đứng trước muôn vàn công việc khó khăn,
phức tạp, nhưng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thành lập Hội đồng cố
vấn học chính ( thánh 10-1945) để chăm lo công tác giáo dục, đào tạo và tháng 7-1950,
Hội đồng Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất, theo nguyên tắc:
Dân tộc, khoa học, đại chúng, với phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền
với thực tế. Đến tháng 5-1956, đề án cải cách giáo dục lần thứ hai được thông qua. Mục
tiêu của cuộc cải cách lần này là "Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở
thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt của nước nhà, có tài, có
đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta…"2. Nguyên tắc, phương châm, mục tiêu giáo dục đó đặt nền móng cho sự phát triển
giáo dục sau này .
Một trong những cột mộc đánh dấu sự chuyển biến về mặt nhận thức, tư tưởng
của Đảng, Chính phủ ta về công tác giáo dục - đào tạo, coi giáo dục - đào tạo là "quốc
sách hàng đầu", là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội là Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 14-1-1993) "Về tiếp
tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo", với quan điểm chỉ đạo : "Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực
thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã
hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những
hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc
lực sự phát triển kinh tế - xã hội ".3
Quan điểm chỉ đạo này khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội. Thể hiện tư tưởng của C.Mác coi "khoa học là lực lượng
sản xuất trực tiếp". C.Mác đã từng khẳng định: "Sự phát triển của hệ thống máy móc
trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền tảng công nghiệp để đạt được một trình độ phát
triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được đưa vào phục vụ tư bản, còn bản
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 11, tr 615
2
Xem, Phạm Minh Hạc, Phát triển giáo dục, phát triển con người, Nxb KHXH, 1996, tr.41.
3
Đảng cộng sản Việt Nam , Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá VII, lưu hành nội bộ, 2- 1993. tr. 61

358
thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở
thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản
xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích
thích"1.
Tại Đại hội lần thứ VIII (tháng 6-1996) Đảng ta chỉ rõ: "Cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Mục tiêu, phương hướng giáo dục được
Đại hội xác định là "phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm; khắc phục
những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo"2.
Để triển khai định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ
mới, Hội nghị Trung ương hai khoá VIII (tháng 12-1996) ra Nghị quyết "về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
nhiệm vụ đến năm 2000", trong đó nhấn mạnh phải "thực sự coi giáo dục - đào tạo là
quốc sách hàng đầu". Hội nghị cũng yêu cầu toàn Đảng, toàn dân phải "nhận thức sâu
sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội”. Hội nghị cũng khẳng định rằng: "đầu tư cho giáo
dục - đào tạo là đầu tư phát triển"3.
Tại Đại hội lần thứ IX (tháng 4-2001) một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"4.
Tại Đại hội X (tháng 4-2006) quan điểm trên đây tiếp tục được tái khẳng định.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần này, Đảng ta nhấn mạnh: "Giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"5.
Tại kỳ Đại hội này, Đảng ta đặt "giáo dục và đào tạo" trước "khoa học và công
nghệ". Điều đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển
đất nước. Coi "đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển".
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được, trong giáo dục - đào tạo
cũng còn nhiều hạn chế và bất cập mà chúng ta cần phải vượt qua để giáo dục và đào
tạo thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu” , thành động lực của sự phát triển. Trong bài

1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, tập 46, phần II, tr. 372, 373.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tr.107.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ hai BCHTW khoá VIII, NxbCTQG, HN, 1997, tr.29.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.108-109.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.94-95.

359
" Tụt hậu chất lượng nguồn lao động"1, tác giả Lê Thanh Phong cho biết: trong Báo cáo
giám sát toàn cầu về giáo dục năm 2008 của UNESCO, thì Việt Nam tiếp tục mất điểm
về chỉ số giáo dục, tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng, đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia.
Một số quốc gia từng đứng sau Việt Nam như Indonexia, Malaixia nay đã vượt lên trên
Việt Nam. Điều này cho thấy chất lượng giáo dục - đào tạo của Việt Nam chưa được cải
thiện nhiều, mục tiêu giáo dục được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước ta khóa
XI ( ngày 14-6-2005) “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Chưa đạt được, điều
đó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Hệ
lụy của nó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế thấp.
Hệ thống trường học của Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế
giới nhìn chung còn lạc hậu cả về quy mô lẫn chất lượng. Đặc biệt, chất lượng đào tạo ở
các trường đại học còn thấp. "Triết lý giáo dục" chưa được quan tâm đúng mức. Bản
báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu
tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội ( ngày 16-04-2010) cho thấy : Từ năm 1987 đến năm 2009, số sinh viên cả nước
tăng 13 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng có 3 lần. Tỷ lệ sinh viên / giáo viên quá cao
so với quy định . (thậm chí ở một số trường tỷ lệ này lên đến 40 SV/1GV). Đầu tư ngân
sách hàng năm cho sinh viên còn thấp, chỉ đạt 2,5 triệu- 3 triệu đồng/SV/năm ( trong
lúc đó quy định của Nhà nước là 6 triệu đồng/SV/năm. Diện tích phòng học, giảng
đường của nhiều trường chưa đạt tiêu chuẩn quy định là 6m 2/SV. Có một số trường, tỷ
lệ này quá thấp. (Đại học Luật Hà Nội chỉ có 0,65m 2/SV, Đại học Văn hóa là 1m2/SV.
v.v.)2.
Trong số 61.000 giảng viên mới có gần 2.300 PGS,GS; hơn 6.200 tiến sĩ và gần
23.000 thạc sĩ, còn lại là trình độ cử nhân. Số giờ lên lớp của giảng viên ở một số môn
tương đối cao (1.000 tiết/năm, trong lúc đó quy định chỉ 260 tiết/ năm, gấp gần 4 lần
quy định)3.
Tuy còn những yếu kém, bất cập nhất định nhưng với quan điểm đúng đắn trên
đây của Đảng ta, với quyết tâm của ngành cũng như của toàn xã hội nhất định nền giáo
dục Việt Nam sẽ đạt được những thành tích to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội
nước ta phát triển, trở thành động lực của công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt
Nam.

1
Xem Báo Lao đ ộng, ng ày 8-11-2008.
2
Xem thêm Báo Phụ nữ Việt Nam, ngày 19/4/2010, tr 6
3
Xem thêm VNExpres, 17/4/2010 : 00:07GMT+7

360
SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

PGS, TS. Bùi Đình Phong


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Năm 1911, trước cảnh nước mất độc lập, dân nô lệ lầm than, Hồ Chí Minh quyết
chí ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Với lòng yêu nước và thương dân sâu sắc, Hồ
Chí Minh có quyết định sáng tạo đầu tiên là không “Đông du” theo con đường và lời
mời của các bậc cha chú mà “Tây du” theo sự mách bảo của trí tuệ, một tư duy khoa
học kết hợp với khát vọng, hoài bão giải phóng đồng bào. Từ đó trở đi, quan tâm lớn
nhất của Hồ Chí Minh là bằng mọi cách để có thể thực hiện được mục đích của mình.
Người làm việc như một công nhân thực sự; viết đơn xin học Trường Thuộc địa với ý
định đã có từ lúc trạc 13 tuổi là “muốn làm quen với văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn đằng sau những chữ Tự do, Bình đẳng, Bác ái rồi trở về giúp ích cho đồng
bào”, giúp họ hưởng thụ được những lợi ích của học thức. Ý định này bộc lộ một tầm
nhìn xa, trông rộng, sáng tạo và bản lĩnh của Hồ Chí Minh trong việc khám phá, khai
thác văn minh nhân loại. khoa học công nghệ của thế giới tư bản, của những nước có kẻ
đi xâm lược đồng bào mình để phục vụ cho đồng bào mình.
Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh coi đó là cái cẩm nang thần kỳ, là
kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng. Tuy
nhiên, trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh là vấn đề thuộc địa lại không có sẵn trong học
thuyết của các ông, có chăng chỉ là những quan điểm vạch thời đại, đại loại như cách
mạng thuộc địa rất quan trọng; cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì phải liên hệ
chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa; vận
mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của
giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin đem lại cho Hồ Chí Minh lời giải đáp là Quốc tế thứ ba đoàn kết với các dân
tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức.
Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề thuộc địa là sáng tạo có tính đột
phá để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nếu như Lênin mới nêu ra những khía
cạnh có tính nguyên lý thì Hồ Chí Minh đã đi sâu khám phá bản chất của chủ nghĩa
thực dân, mổ xẻ thực trạng thuộc địa.
Về bản chất của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa tư
bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi
khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người
ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn

361
tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ
mọc ra”1. Lênin nói về tầm quan trọng của thuộc địa ở tầm khái quát, còn Hồ Chí Minh
đi sâu khai thác cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở thuộc địa. Bằng sự quan sát
tinh tường nhiều thuộc địa của các đế quốc khác nhau, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng các
thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; cung cấp binh lính cho quân đội của
chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lương phản cách mạng.
Tóm lại, “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Trên diễn đàn Đại hội của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí
Minh lưu ý Quốc tế Cộng sản không chỉ là tương lai của thuộc địa mà còn là nguy cơ
của thuộc địa và nhắc nhở rằng không được khinh thường thuộc địa. Người mạnh dạn
tuyên bố: “Nếu các đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu các đồng chí không
đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, thì các đồng chí làm thứ cách mạng gì?”2
Tố cáo tội ác thực dân, bênh vực các dân tộc thuộc địa, kêu gọi đoàn kết và
quyết tâm đấu tranh giải phóng thuộc địa là sáng tạo và cống hiến mở đầu của Hồ Chí
Minh trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Vấn đề dân tộc Hồ Chí Minh quan tâm không phải là dân tộc nói chung, dân tộc
ở các nước tư bản mà là dân tộc thuộc địa. Quan trọng nhất của vấn đề dân tộc thuộc
địa là quyền của các dân tộc. Trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh là quyền độc lập của
các dân tộc với ý nghĩa là quyền “trời cho”, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quyền đó
thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ là chính trị, kimh tế, văn hóa mà cả chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta, thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp nhưng lại quan hệ
hợp tác hữu nghị, sắn sàng làm bạn với tất cả các dân tộc. Độc lập dân tộc phải đi tới
hạnh phúc, tự do, tức là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chỉ có chủ nghĩa xã
hội mới đem lại cho các dân tộc dân chủ, ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự. Nhận thức
vấn đề dân tộc thuộc địa mở đường cho Hồ Chí Minh thực hiện cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam, góp phần quan trọng vào giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Thời Mác, vấn đề thuộc địa hầu như chưa xuất hiện. Khi chủ nghĩa tư bản bước
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã mở ra thời đại mới cho các dân tộc thuộc
địa. Sau khi Lênin từ trần, sứ mệnh lịch sử thế giới đặt lên vai những người kế tục ông
trong việc tổ chức các dân tộc thuộc địa vùng lên thực hiện sự nghiệp giải phóng. Một
trong số ít các học trò xuất sắc của Lênin là Hồ Chí Minh.
Để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, dưới ánh sáng chủ nghĩa
Mác- Lênin, Hồ Chí Minh phải xây dựng một hệ thống luận điểm, trước hết để thành
lập một đảng chân chính chính cách mạng ở Việt Nam. Hệ thống luận điểm đó được chi

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t.1, tr.298.
2
Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr.471.

362
phối bởi nhận thức phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc nhưng không phải theo con
đường phong kiến, tư sản mà theo con đường cách mạng vô sản. Sáng tạo của Hồ Chí
Minh ở đây là không phải làm cách mạng vô sản kiểu Nga mà đi theo con đường cách
mạng vô sản kiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng giải phóng dân
tộc theo con đường cách mạng vô sản có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là “một trong
những cái cánh của cách mạng vô sản”, không xa rời cách mạng vô sản, ngược lại có
quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc” song không bị động, phụ thuộc
cách mạng vô sản ở “chính quốc”, mà có khả năng chủ động giành thắng lợi trước bằng
cách đem sức ta, trí ta mà tự giải phóng cho ta. Sự thắng lợi đó tác động tích cực trở lại
cách mạng vô sản ở “chính quốc”, giúp giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược điều
kiện giải phóng.
Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản tức là độc lập
dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới
chủ nghĩa xã hội. Không giành được độc lập dân tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc
thể hiện ở chỗ giành và giữ chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên chủ
nghĩa xã hội. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chủ nghĩa xã hội là hạnh phúc, tự do. Vì vậy phải xây
dựng chủ nghĩa xã hội như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, để bảo vệ độc
lập dân tộc và tạo ra một chất mới, một bước phát triển mới với một trình độ cao hơn
của toàn bộ tiến trình cách mạng. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của
Lênin về hai giai đoạn cách mạng- cách mạng dân tộc dân chủ nhân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa-, giữa hai giai đoạn đó không có một bức tường thành nào ngăn cách.
Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phải do Đảng của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của cả dân tộc lãnh đạo. Đó là một Đảng đạo đức và văn
minh, được võ trang bằng lý luận Mác- Lênin; có cách lãnh đạo khoa học, thuận lòng
dân; có đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực trí tuệ dồi
dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, kịp bước tiến của thời
đại, bản lĩnh chính trị vững vàng. Đảng đó phải xây dựng được một Mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu dài, chân thành, đoàn kết trong đó lực lượng của cả
dân tộc, mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng. Đảng đó còn biết tập hợp các lực
lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa
thực dân, vì mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
Nghiên cứu kỹ hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam có thể nhận ra cả một lộ trình giải phóng và phát triển, thể hiện mối quan
hệ gắn bó giữa dân tộc và giai cấp, tức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lõi cốt của
vấn đề dân tộc là độc lập dân tộc; lõi cốt của vấn đề giai cấp là chủ nghĩa xã hội. Song

363
trong điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh tài tình giải quyết biện chứng mối quan hệ đó.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong đó có cả quyền lợi giai cấp, vì không giải phóng được
dân tộc thì quyền lợi giai cấp, bộ phận đến vạn năm cũng không đòi lại được. Giải
quyết quyền lợi giai cấp thì cả dân tộc đều ấm no, hạnh phúc, vì chủ nghĩa xã hội nhằm
làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Như vậy, ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
là triết lý Hồ Chí Minh về phát triển xã hội Việt Nam, một cống hiến lớn của Hồ Chí
Minh cho cách mạng Việt Nam, làm phát triển học thuyết Mác- Lênin về giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sáng tạo lý luận là cần nhưng chưa đủ. Lý luận như cái tên, thực tiễn như cái
đích, tên không bắn, hoặc bắn không trúng đích thì cũng vô nghĩa.
Sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận cho sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc Việt Nam mà còn là người tổ chức và lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Lý luận của Người vốn đã sáng tạo
nhưng lại ngày càng sáng tạo hơn là nhờ đi vào thực tiễn, được làm phong phú bởi thực
tiễn. Chính thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến
chống các đế quốc to trong hai cuộc kháng chiến đã làm phong phú thêm lý luận của
Người về cách mạng và chiến tranh giải phóng. Hơn nữa với Hồ Chí Minh, tư tưởng,
phương pháp, phong cách, tổ chức thực tiễn hòa quyện với nhau, cái này làm nổi bật cái
kia và ngược lại. Ở Hồ Chí Minh, không có một quan điểm lý luận nào nằm trên giấy
mà bao giờ cũng soi sáng thực tiễn, được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và chính thực
tiễn đó một lần nữa lại làm phong phú lý luận của Người. Thực tiễn nói tới ở đây hết
sức phong phú và đa dạng, Việt Nam và thế giới, chiến tranh và xây dựng... Đó là cả
một khoa học, đòi hỏi trí sáng tạo, bản lĩnh, sự khôn ngoan của người lãnh đạo. Với Hồ
Chí Minh, lãnh đạo đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc là cả một nghệ thuật.
Nếu sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh được thể hiện dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác- Lênin thì thực tiễn lãnh đạo, tổ chức sự nghiệp giải phóng dân tộc hoàn
toàn mang sắc thái Hồ Chí Minh, sắc thái Việt Nam.
Người tổ chức ra một đảng mácxít lêninnít rất Việt Nam, không chỉ kết nạp công
nhân mà toàn dân tộc; không chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân mà vì cả dân tộc;
không chỉ có trong trái tim của những người cộng sản và giai cấp công nhân mà “gần
gũi tận trong mỗi đồng bào ta”. Hồ Chí Minh dày công rèn luyện xây dựng Đảng ta
thành một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức là văn minh”. Đảng của
Hồ Chí Minh là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
Người đã lãnh đạo toàn dân thực hiện quyết tâm “dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc”. Khi nền độc lập dân tộc bị
uy hiếp và kẻ thù buộc ta cầm súng thì Người phát động chiến tranh nhân đúng lúc, đó
364
là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính với
quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”.
Quá trình tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam, Hồ Chí Minh thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu. Người tổ chức vừa kháng
chiến vừa kiến quốc với tinh thần “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc, đấu tranh đi đôi với
xây dựng, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là nét độc đáo của cách
mạng Việt Nam mang dấu ấn Hồ Chí Minh. Người xác định kháng chiến trường kỳ
gian khổ, phức tạp, khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi.
Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, với phương pháp “dĩ bất
biến ứng vạn biến”, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại; chú trong thời- thế- lực; thiên thời- địa lợi- nhân hòa, Hồ Chí
Minh đã tài tình, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo trong việc sử dụng bạo lực cách mạng của
quần chúng nhân dân. Người kết hợp nhuần nhuyễn “sức mạnh cứng” với “sức mạnh
mềm” trong kháng chiến chống kẻ thù to. Bởi vì với Việt Nam, Hồ Chí Minh là người
hiểu rõ hơn ai hết bao giờ cũng phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều nhưng phải là
mạnh thắng yếu thua. Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh tổng hợp cả quá khứ,
hiện tại và tương lai; cả vật chất và tinh thần; cả trong nước và ngoài nước; cả cách
mạng và tiến bộ; sức mạnh của cả dân tộc, của các giai tầng, các tổ chức, của từng cá
nhân... Đó là cả một sức mạnh văn hóa kết hợp các tố chất lý và tình, tổng quát và đơn
lẻ, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, dùng cả súng, cuốc, thuổng, gậy gộc, cả văn thơ...
với một niềm tin khoa học, cách mạng và nhân văn là cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa
thắng phi nghĩa, văn minh thắng bạo tàn. Thực tiễn đã chứng minh hùng hồn, sau 45
năm (1930-1975), đất nước sạch bóng quân xâm lược, Tổ quốc thống nhất, non song
thu về một mối.
Chiến tranh đã lùi xa 35 năm (1975-2010) nhưng sáng tạo lý luận và phương
pháp Hồ Chí Minh vẫn là bài học không bao giờ cũ. Đất nước và thế giới có nhiều đổi
thay so với thời Hồ Chí Minh, nhưng công cuộc đổi mới muốn thắng lợi vẫn phải xuất
phát từ thực tiễn Việt Nam, tiến hành dưới ánh sáng cách mạng, khoa học và nhân văn
của chủ nghiac Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sải bước cùng thế giới và thời đại,
hướng tới vì mục tiêu của Việt Nam và phù hợp mục tiêu thời đại.

365
TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH QUA ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ

ThS. Lê Văn Cử - Lê Văn Phong


Viện lịch sử Quân sự Việt Nam

Đến nay, có nhiều nhà khoa học, các chính khách trên thế giới đã nghiên cứu và
thừa nhận những giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức, chủ nghĩa nhân văn và văn hóa của
Hồ Chí Minh. Họ khẳng định rằng: “Cụ Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với tư
cách là một nhà yêu nước vĩ đại nhất, một trong những con người kỳ diệu nhất của thế
kỷ”1. Tuy nhiên, về mặt quân sự, thế giới cũng coi Hồ Chí Minh là một thiên tài. Họ
quả quyết rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo chính trị, quân sự toàn tâm,
toàn ý và thiên tài”2. Ngay cả Gớt Hôn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ cũng thừa
nhận: “Người là một lãnh tụ chính trị nhưng Người cũng là một lãnh tụ xuất sắc về
quân sự”3. Từ cơ sở đó, bài viết đi vào tìm hiểu những đánh giá của bè bạn quốc tế về tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
1. Lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Ngay từ khi ra đi tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng
bào mình, Nguyễn Ái Quốc không chỉ tìm con đường giải phóng cho nhân dân Việt
Nam mà Người luôn hòa mình vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới. Đi khắp
năm châu, chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột bất công mà nhân dân lao đông nghèo khổ
gặp phải, Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là
thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”4. Nhận định này là một bước ngoặt quan trọng trong
nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa thực dân, để từ đó về sau Người đi sâu
vào tìm hiểu bản chất thật đằng sau cụm từ bình đẳng- tự do- bác ái mà chúng đang rêu
rao thực hiện với đồng bào mình là như thế nào.
Với những hoạt động không mệt mỏi, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra cho nhân dân ta
và nhân dân thế giới về bản chất thật của chủ nghĩa thực dân mà trước đó những các
học giả, các nhà lý luận mác-xít chưa đề cập tới. Đánh giá vấn đề này, Tạp chí Plamêta
Action của Pháp xuất bản tháng 3 năm 1973 đã khẳng định: “… Sự phân tích về chủ
nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả những gì mà
những nhà lý luận mác-xít đề cập tới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một tổng
hợp những lý thuyết về sự giải phóng khỏi áp bức thực dân, có sức mạnh không thể
chối cãi được…”. Đặc biệt, trong bài xã luận của mình, Báo Chiến đấu Công-gô Bơ-ra-
1
Jules Ancher: Ho Chi Minh Legend of Ha Noi (Hồ Chí Minh truyền thuyết của Hà Nội) New York, Crowell
Collier Press,1972, tr.189.
2
In-ti Pê-rê-đô, Tư lệnh Quân giải phóng Bô-li-vi: in trong Thế giới ca ngợi Hồ Chí Minh.
3
Báo Nhân dân, số ra ngày 17 tháng 9 năm 1969.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập1, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, tr.266.

366
da-vin, số ra ngày 12 tháng 9 năm 1969 cũng thừa nhận rằng: “Người đã làm lay
chuyển hệ thống thực dân. Người đã góp phần biến đổi bản đồ thế giới. Người đã đẩy
bánh xe lịch sử theo hướng tiến bộ. Cả ba đặc điểm đó thể hiện khái quát trong những
đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất của thời đại chúng ta”1.
Tuy nhiên, thành quả mà Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trên con đường cứu nước
không dừng lại ở việc chỉ ra bản chất thật của chủ nghĩa thực dân, mà người đi đến một
kết luận quan trọng là: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Từ thực tiễn đó, Người đã có những đóng góp
vô cùng quan trọng đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam và phong trào
đấu tranh giải phóng của nhân dân thế giới. Hòa vào dòng chảy của cách mạng thế giới,
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh luôn gắn chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cách mạng
thế giới và coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Đánh giá cao sự đóng góp của Hồ Chí Minh cho cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam, thế giới đã nói về con người vĩ đại này như sau: “Cuộc chiến tranh ở Việt
Nam là bước đầu dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ Liên hiệp Pháp- tức là đế quốc thuộc
địa Pháp. Trong thực tế đó có sự đóng góp quý báu của người con lỗi lạc của nhân dân
Việt Nam. Cụ Hồ Chí Minh và những người bạn chiến đấu của Cụ vì sự nghiệp giải
phóng các dân tộc bị thực dân Pháp áp bức. Họ đã có lòng tin và lấy dũng cảm một
mình tiến hành cuộc chiến tranh đó, đồng thời tạo nên phản ứng dây chuyền dẫn đến
độc lập cho không những các thuộc địa Pháp mà còn cho các dân tộc khác bị áp
bức…”2. Nhà báo Mỹ Đa-vít Ham-béc-tam thì viết: “Với chiến thắng Điện Biên Phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến thắng người Pháp và cuộc cách mạng của Người đã
thành công…”3.
Với tư cách là biểu tượng anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới, Báo Thế
giới hàng ngày của Mỹ, số ra ngày 20 tháng 9 năm 1969 đã ca ngợi: “Hồ Chí Minh
không những tìm ra con đường đi tới tự do, mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh
đạo là chính đảng Mác- Lênin. Chính đảng đó đã lãnh đạo toàn diện cuộc đấu tranh của
quần chúng nhằm đánh đổ ách thống trị của bọn xâm lược và đưa nhà nước mới có chủ
quyền tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa, và trước hết, tạo ra cho dân tộc Người ý
chí và nghệ thuật bảo vệ linh hồn và lãnh thổ của mình chống lại các cuộc xâm lược của
lực lượng quân sự viễn chinh được trang bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất và vô lương tâm
nhất chưa từng thấy kể từ ngày Đức Quốc xã vượt sông En-bơ… Người đã thành công
trong việc tạo ra cho một dân tộc hiền lành ý chí và khả năng chiến đấu dũng cảm như
sử tử chống lại những đội quân đế quốc của Nhật Bản, Pháp và Mỹ.

1
Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.1985, tr.107.
2
La-giô Lô Xan-gô, Giáo sư sử học Hung-ga-ri: Những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội thảo
quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, Hà Nội.1990.
3
Trích trong quyển “Ho”, Ed Alfred A. Knopf, New York.1987, tr.118.

367
… Trong quá trình cống hiến vào sự nghiệp giải phóng đồng bào mình thoát
khỏi các lực lượng chiếm đóng của nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đóng góp một cách vô
tư cho mục tiêu giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội và chính nhờ đó mà Người đã
trở trành biểu tượng anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới”.
Có thể nói, lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được bè bạn thế giới đánh giá rất cao. Những
đóng góp của Người trên lĩnh vực này là cơ sở lý luận quan trọng để nhân dân Việt
Nam đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình, qua đó góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội.
2. Lý luận về khởi nghĩa vũ trang
Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt
Nam, ngoài việc xây dựng, bồi dưỡng lực lượng chính trị và các yếu tố khác, Hồ Chí
Minh còn đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Từ
yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh đáp ứng yêu cầu của các cuộc kháng
chiến, Hồ Chí Minh đã khái quát lên tầm lý luận về khởi nghĩa vũ trang. Lý luận của
Người đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho lực lượng vũ trang ta trưởng thành nhanh
chóng về mọi mặt, lần lượt đánh bại các đội quân xâm lược nhà nghề của chủ nghĩa
thực dân và đế quốc. Khẳng định luận điểm này, nhà nghiên cứu Cốc Nguyên Dương
thuộc Viện nghiên cứu kinh tế, chính trị thế giới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã
viết: “Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, nhận thấy điều kiện cách
mạng Việt Nam đã chín muồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm lấy thời cơ tiến hành công
tác chuẩn bị.
Sau 30 năm xa rời Tổ quốc, tháng 2 năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về
nước, trực tiếp lãnh đạo hoạt động cách mạng ở gần biên giới Việt- Trung. Tháng 5
năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, quyết định
thành lập, phát triển và tăng cường sự lãnh đạo đối với tổ chức vũ trang và bán vũ trang.
Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền. Hồ Chủ tịch còn tự tay biên soạn một
số tài liệu về chiến thuật du kích, giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm đánh du kích
của Trung Quốc. Ngoài ra, Người con biên dịch các sách về binh pháp Tôn Tử và đạo
dùng binh của Khổng Minh”1.
Nói về sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền cách mạng Tháng 8 năm 1945, Stein-tonnesson trong cuốn Cách mạng Tháng 8
năm 1945 viết: “… Mùa xuân 1945, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và những người chủ
chốt của ban lãnh đạo Việt Minh ở miền Bắc cùng có khái niệm giống nhau về chiến
1
Tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi. Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, Hà
Nội.1990.

368
lược. Chú trọng vào chiến tranh hơn là cuộc nổi dậy mang tính kinh điển. Họ chọn lựa
cùng phối hợp với quân Đồng minh trong cuộc chiến kháng Nhật. Mục đích đầu tiên
của họ là chống lại quân Nhật và phát động cuộc tổng nổi dậy ở các trung tâm ngay sau
khi quân Nhật ngả lòng và tiến tới thất bại”1.
Khẳng định tài năng của Hồ Chí Minh trong nghệ thuật giành chính quyền cách
mạng trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, trong cuốn
sách Sự bí ẩn của Ông Hồ, Hăng-ri A-dô nhấn mạnh: “Ngày 2 tháng 9 năm 1945,
Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố Việt Nam độc lập và thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Đúng lúc ấy, những người lính Đồng minh đầu tiên đến giải giáp
quân Nhật đã đổ bộ lên Việt Nam. Nhưng họ đã đứng trước một Chính phủ được nhân
dân thừa nhận là hợp pháp và bao phủ lãnh thổ nước mình bằng một rừng cờ sao vàng.
Khi Đồng minh đến Việt Nam, Việt Minh đã ở khắp mọi nơi…”2.
Như vậy, với việc đề ra đường lối khởi nghĩa phù hợp, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã
lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc CMT8 năm 1945, mở ra một trang sử mới
cho dân tộc Việt Nam. Đưa nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước
độc lập, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đứng lên làm chủ đất nước của mình.
Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Hồ Chí Minh đã được các học
giả nước ngoài nâng lên tầm lý luận, được nhiều nước học tập, vận dụng vào cuộc đấu
tranh giải phóng cho dân tộc mình.
3. Lý luận về chiến tranh nhân dân
Trong cuộc đụng đầu lịch sử với những tên đế quốc xâm lược có tiềm lực kinh
tế, quân sự mạnh nhất lúc bấy giờ, nếu chỉ dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam thì
khó có thể giành thắng lợi được. Bởi vậy, với tài năng và tầm nhìn sâu rộng của mình,
Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành đường lối chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh vô địch lần lượt đánh bại mọi kẻ
thù xâm lược và giành thắng lợi trọn vẹn bằng đại thắng mùa xuân 1975. Mác-xê-la
Lôm-bác-dô thuộc Trung tâm nghiên cứu triết học, chính trị và xã hội Vi-xen-tê Lôm-
bác-dô Tô-lê-đa-nô của Mê-hi-cô đã viết: “Chúng ta có thể khẳng định rằng cách mạng
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và lý luận của Người về chiến tranh nhân
dân, đã góp phần làm phong phú học thuyết Mác- Lênin về phương pháp và các dân tộc
phải làm theo khi tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ. Điều đó giải thích tại sao
Người có thể tập hợp được toàn dân tộc vào mặt trận cách mạng và tại sao tất cả mọi
người Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến với chủ nghĩa yêu nước vĩ đại. Đó là cống

1
Stein- tonnesson: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nxb Oxlô.1991. Bản dịch Bảo tàng Hồ Chí Minh, H.29 C6/19,
tr.27.
2
Hăng-ri A-dô: Sự bí ẩn của Ông Hồ, Pari.1976, Bản dịch Lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

369
hiến to lớn của Người vào cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế
giới”1.
Là người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết của nhân dân Việt Nam và Hồ
Chí Minh, Phi-đen Ca-xtơ-rô, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Cộng sản, nguyên Chủ
tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cu Ba đã thể hiện sự kính trọng của
mình về tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Trong bài Diễn văn ngày 27 tháng 3 năm 1974,
chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu
sang thăm Cu-ba, đồng chí nói: “Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường, vạch ra chiến
lược chiến thuật và đã không tính toán quá nhiều về những vũ khí của nhân dân Việt
Nam có trong tay. Người biết rằng Việt Nam có một Đảng, có tổ chức quần chúng, có
lòng yêu nước và có lẽ phải. Vì vậy, năm 1946, lúc đó quân Pháp trở lại xâm chiếm
Việt Nam, Người đã nói ai có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc, ai cũng ra sức chống thực dân cứu nước.
Một dân tộc hầu như không có vũ khí đã khởi đầu như vậy cuộc đấu tranh mà
tám năm sau kết thúc với chiến thắng hết sức quan trọng ở Điện Biên Phủ, chiến thắng
đó đã làm cho bọn đế quốc khiếp sợ...”2.
Gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới là một nét độc đáo trong tư duy lý luận về chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Xã luận Báo Chiến đấu Công-gô viêt: “Đồng chí Hồ Chí
Minh đã biết gắn chặt cuộc chiến tranh của nhân dân nước Người với cuộc chiến tranh
chung của tất cả các dân tộc bị áp bức chống đế quốc kẻ cướp. Bác Hồ đã dạy chúng ta
rằng ý chí bất khuất giành độc lập là điều mà trên đời này sức mạnh cơ giới không thể
nào khuất phục được”…
Thực tế lịch sử đã chứng minh, sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của khối đại
đoàn kết toàn dân thời đại Hồ Chí Minh là một tượng đài bất khả xâm phạm, là nhân tố
quan trọng bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và góp phần vào thắng
lợi chung của cách mạng thế giới.
4. Lý luận về tổ chức quân sự
Lý luận về tổ chức quân sự của Hồ Chí Minh đã giúp cho việc xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam trưởng thành nhanh chóng. Từ những ngày đầu thành lập chỉ có
34 cán bộ, chiến sĩ, nhưng nhờ tài tổ chức, sắp xếp của mình, Hồ Chí Minh đã xây dựng
được một quân đội hùng hậu, có sức chiến đấu cao. Đứng trên bình diện này, Hồ Chí
Minh được các nhà nghiên cứu quân sự, các học giả thuộc nhiều lĩnh vực và các chính
khác quốc tế đánh giá hết sức độc đáo. Giăng La-cu-tuya, nhà sử học Pháp viết: “Đầu
tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh ký Chỉ thị thành lập Việt Nam Tuyên tryền giải
1
Báo Nhân dân chủ nhật, số 20, ngày 13 tháng 5 năm 1990.
2
Báo Thống Nhất của Cu Ba số 245, ra ngày 18 tháng 5 năm 1974.

370
phóng quân, mà hạt nhân là 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp hồi đó chỉ huy ở thượng
du Bắc Kỳ. Chẳng bao lâu các đơn vị chiến đấu của Việt Minh đã được chuẩn bị sẵn
sàng… Các đội du kích Việt Minh làm hạt nhân trong cả nước, loang ra như một vết
dầu, tiến vào vùng núi hẹp Đình Cả gần Thái Nguyên, thời kỳ này là thời kỳ phát triển
lực lượng cực kỳ nhanh chóng”1. Cùng chung quan điểm này, Ép-ghê-nhi Ca-bê-lếp
trong cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Trong bảy tháng, kể từ ngày
cách mạng thắng lợi đã làm được bao nhiêu việc để tăng cường sức mạnh quân sự của
nước cộng hòa trẻ tuổi và công việc ấy không một ngày dừng lại. Nếu trước khởi nghĩa
tháng Tám, việc quân sự hóa các Hội cứu quốc diễn ra chủ yếu là trong vùng giải
phóng, thì giờ đây, quá trình này diễn ra khắp nước. Cuối năm 1945, hầu hết các làng
xã, khu phố, nhà máy, hầm mỏ đều thành lập các đội tự vệ, mà trong một bài diễn văn
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi đây là “Bức tường thép của Tổ quốc”…
Quân đội chính quy nhanh chóng tăng lên về chất lượng và số lượng, nhiều đơn
vị lớn: tiểu đoàn, trung đoàn xuất hiện. Cần phải nói rằng, ngay từ đầu, mặc dầu trong
thực tế Đảng phải hoạt động bí mật, nhưng đã kiểm soát được quá trình hình thành lực
lượng vũ trang đất nước và điều đó đóng vai trò quyết định trong cuộc kháng chiến lâu
dài này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hai trường quân sự- trường quân sự chính quy
và trường tự vệ- đã khai giảng và hoạt động ở Hà Nội. Nhiều người tốt nghiệp những
trường này đã trở thành các nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng.
Đến đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự khai giảng trường quân sự ở
mạn bắc tỉnh Sơn Tây. Tại đây, lần đầu tiên Người nói rằng, phương châm của quân
giải phóng Việt Nam phải là sáu chữ “trung với nước, hiếu với dân”. Từ đó, mấy chữ ấy
đã thành danh ngôn, trở thành máu thịt của mỗi người lính, mỗi quân dân, mỗi chiến sĩ
tự vệ và đã đi qua hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam”2.
Đề cập đến sự trưởng thành nhanh chóng của Quân đội nhân dân Việt Nam qua
các thời kỳ kháng chiến, Tạp chí Thời báo của Mỹ, số ra ngày 22 tháng 11 năm 1954
viết: “Với thắng lợi Điện Biên Phủ, uy tín Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại
châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không
thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một số nước châu Á đánh
bại những kẻ từng là ông chủ của họ từ châu Âu tới… Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí
Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một đội quân chiến đấu trong rừng có hiệu quả
nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất ở Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một
tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và đạt trình độ lão luyện”.
Những nhận định, đánh giá trên của bè bạn quốc tế là những bằng chứng khách
quan nhất, trung thực nhất về tài tổ chức quân sự của Hồ Chí Minh. Tài năng đó không

1
Ho Chi Minh, Lesoill Pari.1947. Bản dịch tiếng Việt Lưu Viện Lịch sử Đảng.
2
Ép-ghê-nhi Ca-bê-lếp: Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.1985, r.1970-1971

371
chỉ được áp dụng trong thực tế xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân
dân Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó là những bài học kinh nghiệm trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước tiến lên
hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
5. Lý luận về khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam
Có thể thấy rằng, quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu,
trưởng thành và lớn mạnh trong điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu
về kinh nghiệm chiến đấu, vũ khí trang bị…. Yêu cầu đó là những thách thức không
nhỏ đối với Hồ Chí Minh khi tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng. Tuy nhiên, bằng
tài thao lược của mình, dựa chính vào điều kiện Việt Nam kết hợp với học tập những
kinh nghiệm chiến đấu của một số nước, Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng và
phát triển nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam vô cùng đặc sắc. Đó là
việc phát huy sức mạnh của tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân với những cách
đánh sáng tạo dựa vào điều kiện tự nhiên người Việt như: lấy yếu chống mạnh, lấy ít
địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại… Từ những cơ sở khoa học quân sự và nghệ thuật
sự do Hồ Chí Minh vạch ra, quân đội ta đã đã vận dụng rất hiệu quả trong thực tế chiến
đấu và đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Về vấn đề
này, Tô-sô-mê Kê-be-de, Phó Viện trưởng Viện Chính trị, trường Đảng Ê-ti-ô-pi đánh
giá: “Trong việc vạch ra chiến lược cách mạng để giải phóng Việt Nam khỏi ách đế
quốc và thực dân mới, Hồ Chí Minh xem xét đặc thù của tình hình Việt Nam một cách
cụ thể nhất. Người đã đưa ra phương hướng, những tư tưởng mới phát triển học thuyết
mác-xít về cách mạng và khoa học quân sự. Những tư tưởng về học thuyết quân sự của
Hồ Chí Minh bao gồm một số lý luận toàn diện với nhiệm vụ cụ thể cho quân đội, dân
quân và nhân dân trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến toàn quốc. Dựa trên sự
đánh giá sâu sắc về một lý luận của Người về thực tế khách quan, Đảng đã vũ trang xây
dựng và phát triển khả năng của ba thứ quân. Đồng thời sự phối hợp các cuộc đấu tranh
chính trị, quân sự và ngoại giao đã đem lại một sức mạnh cách mạng mạnh mẽ đánh
đuổi đế quốc Pháp và Mỹ”1.
Khẳng định sức hấp dẫn của lý luận khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự do
Hồ Chí Minh vạch ra, Ri-chác-đô-ha-sốp, nguyên Đại sứ Grê-na-đa tại Cu Ba khẳng
định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài về việc đề ra chiến lược, sách lược
phương pháp cách mạng đúng đắn và nghệ thuật tài tình tạo ra thời cơ và nắm lấy thời
cơ để đưa cách mạng đi đến thắng lợi”2. Đặc biệt, trong cuốn sổ ghi cảm tưởng lưu tại
Khu di tích Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 1990, Đoàn đại biểu mặt trận P.L.O đã để lại
nhận xét: “… Đồng chí Hồ Chí Minh là người thầy về nghệ thuật giành độc lập dân
1
Tô-sô-mê Kê-be-de: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay. Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Nxb KHXH, Hà Nội.1990.
2
Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.1985, tr.182.

372
tộc”. An-thô-ni A-ca-tô Am-pô trong cuốn sách Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh
cũng nhấn mạnh: “… Hồ Chí Minh đã có cống hiến rất vĩ đại vào kho tàng truyền thống
cách mạng thế giới về tổ chức, về chiến lược và chiến thuật đấu tranh vũ trang”1.
Từ nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự do Hồ Chí Minh đề ra, đến nay
Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong xây dựng nền khoa
học quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu mới của
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, dù đã có những bước tiến nhảy vọt,
nhưng lý luận của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự
vẫn nguyên giá trị, luôn có ý nghĩa thực tiễn và thời đại sâu sắc.
*
* *
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một kho tàng lý luận đồ sộ, là di sản vô cùng
quý giá không chỉ của nhân dân Việt Nam mà của cả nhân loại tiến bộ. Thông qua
những vấn đề trong tư tưởng quân sự của Người, bạn bè thế giới ca ngợi Hồ Chí Minh
đã biết phát huy truyền thống quân sự dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự
nước ngoài và vận dụng một cách sáng tạo học thuyết quân sự Mác- Lênin để xác lập tư
tưởng, lý luận, quân sự của mình phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và mục tiêu
của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã làm nên chiến thắng của
nhân dân Việt Nam, góp phần vào thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa và phụ
thuộc. Ghi nhận to lớn công lao đó, khi Hồ Chí Minh qua đời, đã có 22.000 bức điện,
thư từ 121 nước gửi đến Hà Nội chia buồn với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ
quốc và nhân dân Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa và 10 nước dân tộc chủ nghĩa
đã tổ chức để tang Người. Nhiều Chính phủ quyết định lấy tên Người đặt tên cho các
công trình công cộng như trường học, nhà máy, đường phố, quảng trường. Ngày nay,
thế giới đang có nhiều biến động, nhưng những giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
vẫn dồi dào sức sống. Báo Người Dân tộc Tan-da-ni-a viết: “Ngọn lửa cách mạng và
giải phóng do Người giương cao và tượng trưng, nhất định tiếp tục dẫn đường cho tiến
trình lịch sử ngày mai”.

1
An-thô-ni A-ca-tô Am-pô: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.1985, tr. 59-60

373
TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN
CỦA ĐẢNG DO HỒ CHÍ MINH SOẠN THẢO

Đào Phương
Học viên Cao học chuyên ngành LSĐCSVN, khóa 9

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng),
chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ nhất. Sau một thời
gian ngắn, chúng đã cơ bản dùng vũ lực bình định xong toàn bộ lãnh thổ nước ta bằng
việc ép buộc triều đình nhà Nguyễn ký kết các Hiệp ước Ác măng và Patơnốt vào năm
1883 và 1884. Với việc ký kết hai Hiệp ước trên, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức
đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp và can tâm làm tay sai cho chúng. Kể từ đây,
thực dân Pháp bắt đầu áp đặt sự thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam có những biến đổi nhanh chóng. Từ một nước phong kiến thuần túy, Việt Nam trở
thành một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến. Nền kinh tế vốn là một nền nông nghiệp
lạc hậu, nay lại càng thêm phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp. Đặc biệt, dưới sự
thống trị và bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu xã hội ở nước ta có những
chuyển biến mạnh mẽ. Trong xã hội xuất hiện thêm các giai tầng mới ngoài các giai
tầng vốn tồn tại từ trước khi thực dân Pháp xâm lược, như giai cấp công nhân, giai cấp
tư sản dân tộc.
Những biến chuyển về mặt cơ cấu giai cấp trong xã hội đã làm cho các mâu
thuẫn xã hội cũng có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh mâu thuẫn đã tồn tại hàng nghìn
năm trong xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa
chủ phong kiến, thì nay xuất hiện thêm một mâu thuẫn mới nổi lên hàng đầu, mâu thuẫn
chủ yếu trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng.
Như vậy, có thể nói xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp nổi lên
hai nhiệm vụ hàng đầu đòi hỏi cần được giải quyết, đó chính là nhiệm vụ chống đế quốc
thực dân giành lại độc lập dân tộc và nhiệm vụ chống phong kiến giành ruộng đất cho
dân cày.
Để giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều con đường cứu nước khác nhau.
Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến với các phong trào tiêu biểu như:
Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo,
Phong trào nông dân Yên Thế (1883 - 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; Phong trào

374
cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như: Phong trào Đông Du (1906 - 1908)
do Phan Bội Châu lãnh đạo, Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh lãnh đạo…Mặc dù
các phong trào yêu nước này diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng không
giành được thắng lợi. Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX thất bại do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất vẫn
là do các phong trào này thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp cách
mạng khoa học, vì vậy không tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên chống
kẻ thù chung giành độc lập dân tộc. Thất bại của các phong trào yêu nước kể trên đã
đẩy cách mạng Việt Nam vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước
và lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Vào thập niên hai mươi của thế kỷ XX, cũng trên con đường đi tìm đường lối
cứu nước, giải phóng dân tộc, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa
Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho cả dân tộc Việt Nam đi theo, đó là con
đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản vào tháng 7/1920 khi Người đọc
được Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản đăng trên báo
Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp. Với tâm trạng vui mừng, cảm
động và phấn khởi vì đã tìm thấy mục tiêu cho quá trình hoạt động của mình, Nguyễn
Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu lý luận, truyền bá học thuyết Mác - Lênin
về Việt Nam, mở lớp huyến luyện cán bộ để tung về nước hoạt động… Với các hoạt
động của mình, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam để nắm ngọn cờ lãnh
đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập
Hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã nhất trí
hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để lập ra một Đảng Cộng sản duy nhất lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đưởng lối cứu nước kéo dài
suốt những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đảng đã trở thành người duy nhất
đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân
Pháp, giải phóng dân tộc.
Vừa mới được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động được một
phong trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ, có tính chất quần chúng rộng rãi những năm
1930 - 1931, mà đỉnh cao là sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đây là một minh chứng
hùng hồn về vai trò lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn mà Đảng đã đề ra. Đặc
biệt, nó đã chứng minh cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là phù hợp

375
với thực tiễn cách mạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng tha thiết của quần chúng
cũng như xu thế khách quan của thời đại, được quần chúng nhân dân thừa nhận và
quyết tâm thực hiện nó trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù nhằm giành lại giang sơn
gấm vóc, giành lại độc lập dân tộc.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng
định đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải tiến hành “Tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” để đi tới “xã hội cộng sản”, đó là mục tiêu lâu
dài của cách mạng Việt Nam. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền có nhiệm vụ đánh đổ
bọn đế quốc xâm lược, bọn phong kiến tay sai giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất
cho dân cày, tiến tới thực hiện cách mạng ruộng đất. Các nhiệm vụ đó gắn bó hữu cơ
với nhau, nó phản ánh hai mâu thuẫn chủ yếu nổi bật lên hàng đầu của cách mạng Việt
Nam lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn thực dân Pháp xâm
lược và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai. Từ
hai mâu thuẫn trên có thể thấy nhiệm vụ phản đế và phản phong chính là nhiệm vụ cần
kíp hơn bao giờ hết nhằm giành lại độc lập, tự do cho toàn thể quốc gia dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc đã phân tích: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã
làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết.
Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh,… nhân dân cả nước đang
vùng dậy chống bọn đế quốc”1.
Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa của Đại
hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản đã nhấn mạnh: “Yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn
đối với quá trình cách mạng của tất cả các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, là nơi sự nô
dịch của chủ nghĩa đế quốc đã thể hiện một cách hết sức trắng trợn, làm cho quần chúng
nhân dân hết sức căm phẫn đến tột độ”. Các Đảng Cộng sản cần phải chú ý đến “Điều
hết sức quan trọng là phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nghiên cứu cẩn thận ảnh
hưởng đặc biệt của yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định phần lớn tính độc đáo của cách
mạng thuộc địa”2. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng hết sức
đúng đắn, nó có ý nghĩa to lớn đến những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.
Yếu tố dân tộc mà Quốc tế Cộng sản nói đến ở các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc
địa chính là tinh thần dân tộc chân chính, lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc
địa được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử mà Hồ Chí Minh gọi đó là chủ nghĩa dân
tộc. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, nó có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Chủ nghĩa dân tộc có sức mạnh to lớn, nó có khả năng tập hợp, lôi cuốn đông đảo các

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.9.
2
. Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.62.

376
giai tầng đứng dưới ngọn cờ đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc do Đảng Cộng
sản lãnh đạo. Ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc được thể hiện bằng lòng yêu nước nồng
nàn của mọi người dân mỗi khi Tổ quốc bị các thế lực ngoại bang xâm lăng. Hồ Chí
Minh từng nhấn mạnh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” 1. Sự vận động của lịch sử
cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã chứng
minh một cách rõ nét điều đó.
Là một người châu Á, lại sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, phải sống
trong cảnh bị áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp xâm lược, vì vậy, Hồ Chí
Minh thấu hiểu hơn ai hết nỗi thống khổ của một người dân mất nước cũng như tinh
thần cách mạng, lập trường của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế,
trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương tập
hợp lực lượng cho cách mạng hết sức khôn khéo. Đảng phải thu phục cho được đại bộ
phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn
đại địa chủ và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày khỏi ở dưới
quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối
với phú nông, Trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
cách mạng thì phải đánh đổ. Đây là một chủ trương tập hợp lực lượng hết sức uyển
chuyển, đúng đắn của Hồ Chí Minh nhằm thu hút đông đảo tất cả các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội đứng dưới ngọn cờ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân do Đảng
lãnh đạo. Tuy nhiên, do nhận thức thiếu chính xác về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước thuộc địa, lại hiểu biết không
đầy đủ về tình hình của xã hội, sự phân hóa giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, đồng thời
chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng “tả” trong Quốc tế Cộng sản, nên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã không nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu trong Luận
cương chính trị tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Luận cương đã
không đề ra được một chiến lược liên minh giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống
bọn thực dân xâm lược và phong kiến tay sai, phủ nhận vai trò cách mạng của tầng lớp
tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, không thấy được khả
năng phân hóa và liên minh với một bộ phận giai cấp địa chủ trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc.

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.171.

377
Sự vận động của lịch sử cách mạng Việt Nam đã phát huy tính đúng đắn của
đường lối cách mạng của Đảng cũng như bộc lộ những hạn chế của đường lối đó. Qua
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã kịp thời khắc phục những hạn chế trong
đường lối của mình để đưa phong trào cách mạng tiến lên. Tháng 11 năm 1939, Hội
nghị Trung ương lần thứ 6 họp tại Đình Bảng, Bắc Ninh đã chuyển hướng chiến lược
cách mạng, xác định nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc
giành độc lập cho các dân tộc ở Đông Dương. Như vậy, sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược đó của Ban Chấp hành Trung ương lại trở về với tư tưởng dân tộc cốt lõi mà Hồ
Chí Minh đã nêu ra trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Đến Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941, khi Hồ Chí Minh về nước lãnh đạo cách
mạng, thì sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đó đã trở nên hoàn thiện.
Đảng xác định : “Quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”, phải “cứu giống nòi
ra khỏi nước sôi lửa bỏng”. “Cứu nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề
vai gánh vác”. Đảng chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh nhằm thu hút,
tập hợp đông đảo tất cả các giai tầng trong xã hội đứng dưới ngọn cờ đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân do Đảng lãnh đạo.
Cách mạng Tháng 8/1945 thắng lợi đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa
thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật đổ chế độ quân chủ tồn tại hàng ngàn năm lập
nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ của đất nước độc
lập, tự do và làm chủ vận mệnh của chính mình. Trong tuyên ngôn độc lập đọc ngày
2/9/1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy”1.
Bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) và đế quốc
Mỹ xâm lược (1954 - 1975), với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, cuộc
chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của
Hồ Chủ Tịch, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ
thù, giữ vững chính quyền cách mạng được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám, bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc. Điều đó một lần nữa khẳng
định giá trị to lớn của ngọn cờ độc lập dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nêu lên trong Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930.
Hơn 80 năm đã trôi qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời, hiện nay,
công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang đạt được những
1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.555,557.

378
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng
trưởng ổn định, đời sống nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao, quốc phòng, an ninh
được giữ vững, vị thế của dân tộc trên trường quốc tế được khẳng định…Đảng ta luôn
xác định lấy xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt nhằm đưa nước
ta vững bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, cũng như thực hiện mục tiêu xây dựng
Việt Nam trở thành quốc gia có dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh như Văn kiện Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã đề ra. Tuy nhiên, trong tình
hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Đảng cũng luôn coi xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta. Ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội - nhân tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sẽ mãi là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

379
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ DÂN CHỦ TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG 1930 - 1945

ThS. Nguyễn Đoàn Phượng


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Thế kỷ XX đầy sống động với biết bao đổi thay được mở đầu bằng Cách mạng
tháng Mười vĩ đại. Trong những chuyển biến cách mạng lớn lao trên thế giới sau cách
mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc - một bộ phận khăng khít của cách
mạng toàn thế giới đã dấy lên rộng khắp.
Nói đến phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX này không thể nói đến vai
trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Người đã trở thành một người anh hùng
giải phóng dân tộc, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một danh nhân văn hoá thế giới. Đặc
biệt đối với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả
một dân tộc. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Sự nghiệp và
công lao của Người gắn liền với sự nghiệp và công lao của Đảng. Một trong những
đóng góp quan trọng của Người, của Đảng ta là đã giải quyết đúng đắn, khoa học, sáng
tạo vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ trong cách mạng Việt Nam. Trong khuôn khổ bài
viết này chúng tôi chỉ dừng lại trong thời kỳ cách mạng 1930 - 1945.
Vào giữa thế kỷ XIX, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược mở đầu
bằng cuộc tấn công vào bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng. Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ
đang khủng hoảng trầm trọng đã từng bước thoả hiệp với thực dân Pháp. Cho đến ngày
6-6-1884, với hiệp ước Patơnốt chúng đã dâng đất nước ta cho đế quốc Pháp. Việt Nam
mất vai trò độc lập.
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
ta, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện quá trình khai thác thuộc địa (thông qua hai cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897 - 1914 và lần thứ hai 1919 - 1929) nhằm cướp
đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ
hàng hoá. Chính sách thống trị thống trị của thực dân Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến
về xã hội và giai cấp ở Việt Nam. Bên cạnh các giai cấp cũ là địa chủ phong kiến, nông
dân đã xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, tiểu tư sản, tư sản. Đặc biệt,
dưới sự thống trị của thực dân Pháp, mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt
Nam phong kiến cũ là mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà trước hết là nông dân với giai cấp
địa chủ phong kiến không mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại, tuy không còn hoàn toàn
giống như trước. Bên cạnh mâu thuẫn này xuất hiện một mâu thuẫn mới, mâu thuẫn
380
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân Pháp. Mâu thuẫn này ngày càng
trở nên gắt và là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa. Sự áp bức dân tộc
và sự xâm phạm quyền độc lập dân tộc càng tăng thì sự phản kháng và đấu tranh dân
tộc càng mạnh. Đó là tiền đề cơ bản, khách quan thúc đẩy phong trào dân tộc của chúng
ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và có khả năng quy tụ các phong trào dân tộc về một
mối đúng đắn để phát huy và nhân sức mạnh lên bội phần trong cuộc đấu tranh chống
đế quốc giành độc lập dân tộc.
Trước sự áp bức bóc lột nặng nề của chủ nghĩa đế quốc Pháp, nhân dân ta với
truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã liên
tục đứng lên giành độc lập cho dân tộc. Nhưng tất cả các cuộc đấu tranh đó đều không
giành được thắng lợi, cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng sâu sắc về con
đường cứu nước.
Giữa lúc đó Hồ Chí Minh (lúc đó với tên gọi Văn Ba) đã dấn thân nhận lấy trách
nhiệm lịch sử ra đi tìm đường cứu nước với mong muốn với khát vọng cháy bỏng: “Tự
do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”1. Trải qua một thập kỷ sống và hoạt động
trong phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc của các châu lục trên thế
giới, đã khảo sát những giá trị tư tưởng cách mạng ở phương Tây, của cách mạng tháng
Mười Nga để cuối cùng Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đứng về phía quốc tế
cộng sản, tìm được chân lý giải phóng cho dân tộc đó là: “Muốn cứu nước giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”2.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một khoa học cách mạng, sáng tạo và phát triển, là kim
chỉ nam hành động chứ không phải là một giáo điều, một khuôn mẫu bất biến. Hồ Chí
Minh đã trải qua quá trình nghiên cứu những giá trị của học thuyết Mác, đã thấm nhuần
quan điểm phép biện chứng duy vật của Mác và vận dụng hết sức khéo léo vào thực
tiễn cách mạng. Và ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã hết sức sáng tạo khi nêu một
luận điểm vô cùng độc đáo đó là cần phải “bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác
bằng cách thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. “Mác đã
xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào?
Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Xem xét chủ
nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông…Chủ
nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước…Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân
danh Quốc tế cộng sản (là) một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”3
Như vậy, ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đã có sự sáng
tạo lớn, Người đã bổ sung thêm chủ nghĩa Mác bằng chủ nghĩa dân tộc để từ đó xây
1
Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Thanh niên giải phóng, Hà
Nội, tr. 66.
2
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 314.
3
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 465 - 467.

381
dựng lý luận, hoạch định chiến lược, đường lối, chủ trương và phương thức cách mạng.
Đó cũng là tiền đề để Người xây dựng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam sau này. Khi nói về vấn đề này cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá:
“Đây là những luận điểm biết bao mới lạ lúc bấy giờ, những năm 20 của thế kỷ này”1.
Nắm vững phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã phân
tích rõ ràng cấu trúc kinh tế, xã hội, giai cấp của các nước phương Đông khác xa so với
các nước phương Tây, do đó “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
phương Tây”2. Sự xung đột về quyền lợi của các giai cấp trong nội bộ dân tộc, đặc biệt
là giữa nông dân và địa chủ được giảm thiểu, không quyết liệt “điều đó không thể chối
cãi được”3. Đó là về vấn đề dân chủ, còn vấn đề dân tộc thì sao. Vấn đề dân tộc là vấn
đề lâu dài của mỗi quốc gia, bởi vậy dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thì vấn đề
dân tộc luôn là vấn đề hàng đầu của các nước thuộc địa. Nhận thức được điều đó, Hồ
Chí Minh đã sớm xác định rằng cách mạng ở các nước thuộc địa trước hết phải giải
phóng được dân tộc ra khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc vì dưới sự nô dịch của
chúng thì đất nước mất hết quyền độc lập, nhân dân mất hết mọi quyền tự do dân chủ.
Do đó, nhân dân các nước thuộc địa phải chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa đế quốc đấu
tranh giành độc lập cho dân tộc. Hồ Chí Minh cũng sớm xác định một cách đúng đắn
tính chất cách mạng ở các nước thuộc địa là “dân tộc cách mạng”. Đặc biệt, trong tác
phẩm Đuờng cách mệnh xuất bản năm 1927, Người đã nhấn mạnh tính chất của cách
mạng Việt Nam cũng như các nước thuộc địa khác là dân tộc cách mạng mà nhiệm vụ
của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc xâm lược, giành lấy độc lập tự do cho dân tộc:
“Như An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu
đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do, bình đẳng của dân nước mình, ấy
là dân tộc cách mệnh”4. Ở đây, Hồ Chí Minh cũng xác định rõ sự thống trị tàn bạo của
thực dân Pháp đối với người An Nam, giành hết mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của họ,
biến họ trở thành những người nô lệ đã làm cho họ không chịu nổi được nữa. Do đó
những người dân nô lệ ấy đã “tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết tự do hơn
sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức ấy đi; ấy là dân tộc cách
mệnh”5.
Đến đây, quan điểm về vấn đề dân tộc và dân chủ của Hồ Chí Minh đã được thể
hiện khá đầy đủ, Người đã xác định nhân dân Việt Nam sẽ đấu tranh giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản, con đường kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội nhưng trước hết là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực
1
Phạm Văn Đồng (1999), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.
26.
2
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 465.
3
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Sđd, tr. 465.
4
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 266.
5
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Sđd, tr. 265.

382
dân giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân. Để thực hiện được điều đó thì
“trước hết phải có Đảng cách mệnh…Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”1. Chính vì vậy, tháng 11/1924 Hồ Chí
Minh đã tới Quảng Châu - Trung Quốc, sau đó thành lập Hội Việt Nam mạng thanh
niên nhằm tổ chức, đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng để sau đó đưa họ về nước
truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Nhờ ảnh
hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà ý thức chính trị cách mạng của
công nhân, nhân dân lao động đã được nâng lên rõ rệt. Phong trào dân tộc dân chủ tăng
cả về số lượng và chất lượng. Đầu năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị
phân liệt tại Đại hội lần thứ nhất dẫn tới sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản: Đông
Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương Cộng
sản liên đoàn (9/1929). Tuy nhiên ba tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, độc lập với
nhau thậm chí công kích nhau ảnh hưởng không tốt đến phong trào. Do đó việc thống
nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam là một nhu cầu
bức thiết của phong trào công nhân và phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Sứ mệnh lịch
sử đó không phải ai khác mà chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh thực hiện. Bằng thiên tài trí
tuệ, bằng phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, Người đã tổ chức thành công Hội
nghị hợp nhất Đảng họp vào đầu năm 1930. Tại Hội nghị này với tư cách là phái viên
của Quốc tế cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào
cách mạng ở Đông Dương, Hồ Chí Minh nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm
gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng. Tiếp đó ngày 24/2/1930, tại Sài Gòn, Đông
Dương Cộng sản liên đoàn cũng đã được chấp nhận vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến
đây việc hợp nhất các tổ chức cộng sản đảng đã hoàn tất.
Cùng với việc quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng
duy nhất, Hội nghị đã thảo luận và thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. Đó là các văn kiện của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chính Hồ Chí Minh soạn thảo.
Cương lĩnh đó đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách
mạng Việt Nam.
Ở cương lĩnh này, trước hết Hồ Chí Minh đã phân tích rõ tình hình kinh tế - xã
hội Việt Nam, một xã hội thuộc địa nghèo nàn lạc hậu dưới sự thống trị của bọn đế
quốc và tay sai trong đó nổi lên mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp xâm lược. Người chỉ rõ: “Tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công
nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã
phát sinh ra làm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có

1
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 267 - 268.

383
thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có
thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc”1
Trên cơ sở đó, Cương lĩnh đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng
là phải tiến hành: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”2. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Cương lĩnh cũng chỉ rõ nhiệm vụ của cuộc
cách mạng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Về phương diện
chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn
toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông. Về
phương diện kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản
đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng
đất của đế quốc chủ nghĩa Pháp làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho
dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. Về
phương diện xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo
dục theo hướng công nông hoá.
Như vậy, nội dung Cương lĩnh đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc
và dân chủ, quyền lợi dân tộc đi đôi với quyền lợi giai cấp, giải phóng dân tộc gắn liền
với giải phóng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Nhưng
trong đó nổi bật lên hàng đầu là vấn đề dân tộc, chống đế quốc và tay sai phản động
giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với
thực tiễn nước ta, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ
đang rên xiết dưới sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và thực dân.
Để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc thì cần phải tập trung lực lượng, do
đó Cương lĩnh đã đề cập tới vấn đề rất quan trọng của cách mạng Việt Nam, đó là vấn
đề liên minh giai cấp. Trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ về tình hình xã hội Việt Nam, và có
sự hiểu biết sâu sắc về thái độ các giai cấp ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra được chủ
trương liên minh rộng rãi các tầng lớp giai cấp phù hợp với cách mạng Việt Nam. Trên
cơ sở coi công - nông là gốc cách mạng, Người chủ trương rằng: “Đảng phải hết sức
liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”,
“còn đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt
phản cách mạng thì phải đánh đổ”3.
Với chủ trương liên minh rộng rãi các giai cấp, Đảng có thể lôi kéo, tập hợp
được lực lượng của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, vì
tự do của nhân dân ta. Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Mnh, Người đã
dựa trên cơ sở kết hợp những nguyên tắc cứng rắn và sách lược mềm dẻo nhằm tập hợp
1
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 1.
2
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Sđd, tr. 1.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 4.

384
đông đảo lực lượng cách mạng, cô lập cao độ kẻ thù để đánh chúng giành độc lập dân
tộc. Quan điểm đó vừa phù hợp với lý luận tập hợp lực lượng cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, vừa phù hợp với tình hình chính trị và giai cấp ở Việt Nam lúc đó.
Một điểm sáng tạo nữa trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đó là vấn đề đặt tên
Đảng. Để phát huy tinh thần dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh
đã quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc đặt tên Đảng Cộng sản
Việt Nam là phù hợp với lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện một quan
điểm đúng đắn về việc vận dụng tính quốc tế và tính dân tộc trong xây dựng đảng. Khi
giải thích vấn đề đặt tên Đảng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Cái từ Đông Dương rất
rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm
túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập đảng, làm như thế trái với
nguyên lý chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ…Việt Nam hợp với cả ba miền và không trái với
nguyên lý chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”1.
Trên đây là vấn đề dân tộc, còn vấn đề dân chủ trong Cương lĩnh đã được đề cập
ra sao sao? Ở Cương lĩnh này Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng nếu không đánh đuổi ách
thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc thì những vấn đề về dân chủ mà
Cương lĩnh nêu lên như nam nữ bình quyền, tự do tổ chức, thực hiện ngày làm 8 giờ…
và đặc biệt là thu hết ruộng đất của của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân
cày nghèo sẽ mãi mãi không thực hiện được. Do đó, chỉ có giải phóng dân tộc thì các
quyền lợi của người dân mới thực hiện được, vấn đề dân chủ mới có thể giải quyết
được.
Mặt khác, đặt trong bối cảnh lịch sử nước ta lúc đó, khi mâu thuẫn dân tộc giữa
toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn bao trùm toàn bộ
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Yêu cầu cấp bách đối với mọi tầng lớp nhân
dân là đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập cho dân tộc. Do đó Cương lĩnh đề cao
vấn đề dân tộc sẽ góp phần tập hợp được đông đảo lực lượng cách mạng và bầu bạn
cách mạng cùng đứng chung một trận tuyến đấu tranh chống đế quốc xâm lược. Còn
nếu đề cao vấn đề dân chủ sẽ không lôi kéo, tập hợp được lực lượng trung gian ngả về
phía cách mạng. Nếu như vậy cách mạng khó có thể thành công nhanh chóng được. Bởi
vậy vấn đề dân chủ chỉ được đề ra ở mức độ thấp nhằm phục vụ cho vấn đề dân tộc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ là hoàn toàn đúng đắn, hoàn toàn phù
hợp với thực tiễn cách mạng nước ta, phù hợp với nguyên vọng của đông đảo quần
chúng nhân dân.

1
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr. 68.

385
Tóm lại, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh cách mạng
giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, “độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi, là viên ngọc
quý được khảm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên”1 này.
Tuy nhiên, những quan điểm đúng đắn, sáng tạo này của Hồ Chí Minh đã không
được những người cộng sản Việt Nam lúc đó chấp nhận ngay. Trong nhiều văn kiện của
Đảng từ năm 1930 đến 1935, đặc biệt là trong Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành
trung ương Đảng (10/1930) do đồng chí Trần Phú chủ trì đã phê phán gay gắt Hội nghị
hợp nhất. Hội nghị lần thứ nhất (10/1930) còn nhấn mạnh “thủ tiêu” Chính cương, sách
lược vắn tắt. Sở dĩ có điều đó là vì Hội nghị lần thứ nhất chưa nhìn rõ được mâu thuẫn
chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là gì; thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc
về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, và đặc biệt là chịu ảnh
hưởng trực tiếp của khuynh hướng tả và biệt phái của Quốc tế cộng sản lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, trải qua thời gian, tính đúng đắn sáng tạo trong Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh.
Đồng thời qua thực tiễn đấu tranh Đảng ta đã có những đổi mới trong chủ trương,
đường lối cách mạng, những nhược điểm mang tính tả khuynh, giáo điều trước đây dần
dần được các hội nghị Ban chấp hành trung ương khắc phục.
Năm 1936, do tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến động đòi hỏi Đảng
cộng sản Đông Dương phải có sự chuyển hướng lãnh đạo về chính trị, tổ chức và đấu
tranh. Trong thời gian này Đảng cũng đặt vấn đề nhận thức lại ảnh hưởng của yếu tố
dân tộc trong cách mạng thuộc địa, quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế
và phản phong trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Trong văn kiện Chung quanh
vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10/1936, Đảng đã nêu rõ: “Cuộc dân tộc giải
phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói
rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết
vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng. Vì rằng
tuỳ hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu việc tranh đấu chống đế quốc là cần kíp… còn
vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc thì có thể
trước đánh đổ đế quốc rồi sau giải quyết vấn đề điền địa, nhưng cũng có khi vấn đề điền
địa và phản đế liên tiếp giải quyết vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích
của cuộc vận động… Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở
cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết
trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một
dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.”2

1
Lê Mậu Hãn (1990), Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 33.
2
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1977), Văn kiện Đảng 1930 - 1945, Tập 2, tr. 132 - 133.

386
Đến đây Trung ương Đảng đã có chuyển hướng, có nhận thức mới về cách mạng
tư sản dân quyền, về nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, đã biết đặt nhiệm vụ
chính, cấp bách lên hàng đầu. Đây là một quan điểm đúng đắn, phù hợp với tư tưởng
chiến lược của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo.
Đầu tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ với việc Đức bất ngờ
tấn công Ba Lan. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách hết sức phản động
cả về kinh tế và chính trị. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và
bọn tay sai của chúng đã phát triển một cách sấu sắc đến đỉnh điểm đòi hỏi phải được
giải quyết. Vấn đề độc lập dân tộc được đặt ra một cách cấp bách. Trước tình hình đó,
Đảng cộng sản Đông Dương đã có sự thay đổi chiến lược. Tháng 11/1939, Hội nghị lần
thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhận định: “bước đường sinh tồn của các
dân tộc ở Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế
quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận là da trắng hay da vàng để tranh lấy giải
phóng dân tộc”1. Từ đó Hội nghị đã đi đến quyết định thay đổi chiến lược cách mạng:
“Cách mệnh phản đế và cách mệnh điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản
dân quyền. không giải quyết được cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách
mệnh phản đế. Trái lại, không giải quyết được cách mệnh phản đế thì không giải quyết
được cách mệnh điền địa. cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng
nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ cốt yếu của
cách mệnh là đánh đổ đế quốc”2.
Như vậy, thực chất của sự thay đổi chiến lược là nêu cao ngọn cờ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này của cách mạng Đông
Dương. Còn về vấn đề dân chủ, đặc biệt là vấn đề ruộng đất thì hội nghị chủ trương tạm
gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ đề ra chính sách chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi
và tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân
cày nghèo. Hội nghị nhấn mạnh, vấn đề điền địa phải phụ thuộc vào vấn đề dân tộc,
đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi
vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà
giải quyết.
Đặc biệt là Hội nghị lần thứ VIII (5/1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng
do Hồ Chí Minh chủ trì đã hoàn chỉnh quá trình thay đổi chiến lược cách mạng tư sản
dân quyền ở Đông Dương. Hội nghị nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện
tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai
vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần
kíp: dân tộc giải phóng, vậy thì cuộc cách mạng ở Đông Dương trong giai đoạn hiện tại

1
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1977), Văn kiện Đảng 1930 - 1945, Tập 3, tr. 55 - 56.
2
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1977), Sđd, tr. 58.

387
là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” vì trong lúc này “nếu không đánh đuổi được
Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề
ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được”1.
Hội nghị Trung ương VIII cũng tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ,
chia ruộng đất cho dân cày” thay vào đó là khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc việt gian chia cho dân cày nghèo”, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm
địa tô, giảm tức.
Quyết định thay đổi chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ cách mạng giải phóng
dân tộc của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị VIII (5/1941) là một cột mốc
đánh dấu sự trưởng thành về tư duy chính trị của Đảng, về năng lực lãnh đạo cách mạng
và chỉ đạo chiến lược, là sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng đã được xác định từ
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo. Tư tưởng, đường
lối, chủ trương giải phóng dân tộc đúng đắn sáng tạo mới của Ban chấp hành Trung
ương là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta tiến lên giành lấy độc lập tự do. Sự thay đổi này có
ý nghĩa quyết định đến thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ quan điểm chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Đảng ta
và Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, có
khả năng khơi dậy lòng yêu nước của quần chúng để toàn dân thực hiện nhiệm vụ trung
tâm đó là cứu nước giải phóng dân tộc. Do đó, mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
(gọi tắt là Việt Minh) đã ra đời. Mặt trận Việt Minh chủ trương tập hợp mọi lực lượng,
mọi giai cấp vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc vì mục tiêu làm cho nước Việt Nam
được hoàn toàn độc lập, làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng, tự do.
Có thể nói, mặt trậnViệt Minh là một sáng tạo lớn của Đảng và Hồ Chí Minh, là
một hình thức mặt trận đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của cách mạng Việt
Nam, do đó đã quy tụ toàn dân tộc đoàn kết, tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc
góp phần đưa đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam từ Bắc
chí Nam, từ thành thị đến nông thôn đã đồng loạt nổi dậy giành chính quyền trong cả
nước. Với sức mạnh to lớn của cả dân tộc đó đã làm chính quyền địch không kịp trở
tay, tan rã nhanh chóng, cuộc tổng khởi nghĩa nhanh chóng đi đến thắng lợi. Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho dân tộc Việt Nam - kỷ
nguyên độc lập tự do.
Độc lập tự do - tư tưởng cách mạng chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
được phác thảo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) đã được thể hiện
bằng chủ trương tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương VIII

1
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (1977), Văn kiện Đảng 1930 - 1945, Tập 3, tr. 203.

388
(5/1941) và chương trình cứu nước của Vịêt Minh đã thành hiện thực cách mạng bằng
thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.
Từ thực tiễn nghiên cứu Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và dân chủ trong thời
kỳ cách mạng 1930 - 1945, chúng tôi có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ, kết hợp nó trong đó
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc.
Thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945 cho thấy rằng
giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến thì vấn đề dân tộc,
chống đế quốc giành độc lập dân tộc là vấn đề giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì dưới sự thống
trị của chủ nghĩa đế quốc, mọi quyền hành đều nằm trong tay chúng, địa chủ phong
kiến chỉ là bù nhìn, tay sai. Mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với đế quốc tay sai. Hồ Chí Minh đã nhận rõ được điều đó, Người luôn nhấn mạnh vấn
đề dân tộc, coi đó là vấn đề mấu chốt nhất, cơ bản quyết định nhất của cách mạng Việt
Nam. Do đó, trong đường lối chính trị cũng như trong chỉ đạo cách mạng Hồ Chí Minh
luôn giương cao ngon cờ độc lập dân tộc lên hàng đầu nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ
yếu của xã hội Việt Nam lúc đó. Còn vấn đề dân chủ chỉ được Người đề cập đến, nêu ra
ở mức độ thấp nhằm phục vụ cho vấn đề dân tộc.
Đề cao nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là đáp ứng được nguyện
vọng sâu xa nhất và cũng là bức thiết nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đồng thời
Đảng và Hồ Chí Minh đã khai thác triệt để yếu tố dân tộc, đã phát huy cao độ truyền
thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta. Vì vậy, tập hợp dưới ngọn cờ của
Đảng không phải chỉ có công nhân, nông dân, tiểu tư sản mà cả tư sản dân tộc, thậm chí
cả một bộ phận của tầng lớp trên. Thực tiễn sinh động của cách mạng tháng Tám đã
khẳng định điều đó.
Hai là, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để đề ra chủ
trương, đưòng lối độc lập, tự chủ, đứng đắn và sáng tạo.
Chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp vô sản đã được Hồ Chí Minh
nắm vững và vận dụng một cách hợp lý. Người đã không dựa trên những câu chữ mà
nắm lấy cái linh hồn, cái bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin để
vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam. Đặc biệt, Người đã sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác để phân tích đặc điểm tình hình Việt Nam, từ đó lựa
chọn con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, xây dựng chủ trương, đường lối độc lập,
tự chủ, sáng tạo. Hồ Chí Minh cho rằng ở Việt Nam mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh
giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây, trong khi đó vấn đề dân tộc luôn là vấn
đề nóng bỏng, bức thiết của mọi thời kỳ. Từ đó, người nhấn mạnh vấn đề dân tộc, coi

389
nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ quan trọng nhất. Sự sáng tạo đó của Người là cơ
sở, là ngọn hải đăng chỉ đường đưa dân tộc Việt Nam đến độc lập tự do.
Tóm lại, bằng thiên tài trí tuệ, bằng tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
để lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, xây dựng cương lĩnh chiến lược,
chủ truơng đưòng lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng. Từ đó, Người đã giải
quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và dân chủ trong cách mạng Việt Nam, đưa tới thành
công của cách mạng Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, chúng ta càng thấy rõ được tài
năng, trí tuệ, thấy được công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Ngưòi
đã viết tiếp những trang sử vẻ vang trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, khi đánh
giá về vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh, đồng chí Gớt-hôn - Tổng bí thư Đảng cộng sản
Mỹ đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu
cầu của lịch sử với những tư tưởng và ý kiến đúng. Chính vì vậy mà đồng chí đã làm ra
lịch sử”1.

1
Viện Hồ Chí Minh (1993), Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, Nxb Lao Động - Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, tr. 52.

390
TƯ TƯỞNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY

ThS. Lê Thị Hương Quê


Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Hồ Chí Minh đã xác định hướng đi và cách đi của riêng mình sau bao nhiêu năm
bôn ba tìm đường cứu nước, việc chọn hướng đi cho cả một dân tộc là việc vô cùng hệ
trọng. Hồ Chí Minh là con người của lịch sử, nắm bắt được xu hướng tất yếu để hướng
dẫn hành động. Người đã chọn con đường đi của cách mạng việt Nam là giành độc lập
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách
mạng Việt Nam đã dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong hơn tám mươi năm qua
và đang soi đường chỉ lối cho sự nghiệp xây dựng của đất nước ta tiến vào xu thế hội
nhập, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm của cách mạng Việt
Nam về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… Nhân kỷ
niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề
cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự vận dụng của
Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Mặc dù, Hồ chí Minh không tập trung
nhiều những vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng những vấn đề mà người đề
cập là rất cơ bản.
Sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn, người cho đó là con đường tất yếu để xây dựng
một xã hội giàu mạnh.
Sau khi cách mạng tháng tám thành công, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng xã
hội mới trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn lạc hậu lại phải tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp cực kỳ gian khổ. Mặc dù, phải tập trung chỉ đạo cuộc chiến
đấu ngoài tiền tuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát
triển nông nghiệp nông thôn. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 1/1/1946,
Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào
nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước ta giầu.
Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Chỗ khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn
mạnh “Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc CNH nước nhà.
Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh…

391
Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh”1. Phát biểu tại Đại hội
Công đoàn tỉnh Thanh Hoá lần thứ 6 ngày19/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định
vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá: “Nước ta vốn
là nước nông nghiệp giống như Trung Quốc, Triều Tiên. Muốn phát triển công nghiệp,
phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính.
Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông
nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của
công nghiệp làm ra”2. Trong bài Con đường phía trước với bút danh C.K đăng trên báo
Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước ta vốn là nước
nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta…Đời sống nhân dân chỉ có thể
dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả
trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người
tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường… đó là con đường phải
đi của chúng ta”.
Không chỉ quan tâm đến phát triển nông nghiệp, mà bên cạnh đó Hồ Chí Minh
còn quan tâm đến phát triển công nghiệp. CNH, HĐH phải được thực hiện đồng thời ở
các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng các
ngành kinh tế có quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, HĐH nông nghiệp đồng thời phải
chú ý cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong Hội nghị Trung ương họp vào
tháng 11/1959 Người nhấn mạnh: “Phải HĐH nông nghiệp, chú trọng cải tiến kỹ thuật,
công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ phải phục vụ nông nghiệp, gắn với nông
nghiệp”3. Trong một văn kiện Hồ Chí Minh chỉ dẫn phải coi trọng HĐH cả công nghiệp
và nông nghiệp, phải cố gắng đưa nông nghiệp tiến lên như công nghiệp đã có bước tiến
bộ, và cảnh báo: “Nếu nông nghiệp không tiến bộ như công nghiệp hoặc cầm chừng thì
như người có hai chân bị què một chân” 4. Hồ Chí Minh lập luận HĐH phải đồng thời
hai ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam: “Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân
của con người…nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển
được. Ngược lại không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và
nông nghiệp có quan hệ với nhau rất khăng khít…nông nghiệp làm cơ sở cho công
nghiệp. Công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp cho tốt, phải làm máy bơm, làm công
cụ cải tiến, chế thuốc trừ sâu…cho nông nghiệp”5. Không chỉ quan tâm HĐH hai ngành
kinh tế chính yếu là nông nghiệp và công nghiệp mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh đồng thời
HĐH tất cả các ngành kinh tế quốc dân.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.14, Tr.14-15. NXB Chính trị quốc gia, 1996
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.10, Tr.180; Tr.569. NXB Chính trị quốc gia, 1996
3
Hồ Chí Minh biên niên sử, T.7, Tr.389; Tr.447. NXB Chính trị quốc gia, 1995
4
Hồ Chí Minh biên niên sử, T.7, Tr.389; Tr.447. NXB Chính trị quốc gia, 1995
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.10, Tr.180; Tr.569. NXB Chính trị quốc gia, 1996

392
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về CNH, HĐH Đảng ta đã vận dụng sáng
tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu. Trên cơ sở phân tích mọi mặt tình
hình của đất nước khi bước vào sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta xác định CNH,
HĐH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ, là tất yếu đối với nước ta hiện nay.
Tại Đại hội III (6/1960), Đảng ta đã quyết tâm “Xây dựng một nền kinh tế
XHCN cân đối và hiện đại kết hợp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền
tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu
thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại”. Ở đây Đảng đã ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, như vậy chúng ta đã chưa làm triệt để và đầy đủ như tư tưởng
của Hồ Chí Minh. Người nhấn mạnh muốn phát triển công nghiệp (cả công nghiệp nặng
và công nghiệp nhẹ) phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc. Nền kinh tế nông
nghiệp của nước ta còn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Vì thế, việc tiến hành CNH, HĐH đất nước phải từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm
tiền đề, điều kiện như Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn. Đến Đại hội VI (1986) Đảng ta đã nhận
thức và khắc phục thiếu sót, hạn chế của mình và đã tiến hành đổi mới để phát triển.
Đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, chủ trương đẩy mạnh thực hiện
ba chương trình mục tiêu về lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,
trong đó chương trình lương thực - thực phẩm là quan trọng nhất nhằm đảm bảo lương
thực cho xã hội và có dự trữ một phần. “Khắc phục khuyết điểm tách rời công nghiệp
với nông nghiệp, hướng công nghiệp nặng phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ” để “tạo tiền đề đẩy mạnh CNH XHCN” 1. Tiếp đến các Đại
hội VII, VIII, IX, X đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của đất nước, các đại
hội đều chú trọng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào quá trình CNH, HĐH. Nghị quyết
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng
đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh”2. Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: Con đường CNH,
HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt”3. Đại hội IX chủ trương cách làm HĐH nhiều ngành công nghiệp nặng
đồng thời với HĐH không ít ngành công nghiệp nhẹ: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
khai thác dầu khí, công nghiệp năng lượng, phân bón, hoá chất với phát triển công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp may mặc,dệt, da, giầy…”4. Cách

1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, 1987
2
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 1996
3
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001
4
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001

393
CNH, HĐH đồng bộ các ngành kinh tế như trên có tác dụng tích cực làm cho nền kinh
tế- xã hội nước ta phát triển với tốc độ nhanh và toàn diện hơn, điều này hoàn toàn đúng
với tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta tiến hành CNH, HĐH từ một nền kinh tế có công
nghiệp ở trình độ thấp kém, trong khi đó hiện nay trên thế giới khoa học, kỹ thuật đã và
đang phát triển như vũ bão, vì thế ta phải biết đi tắt, đón đầu, ứng dụng những thành
tựu, tiến bộ khoa học hiện đại nhất của thế giới. Đại hội X khẳng định: “đẩy mạnh
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CHN, HĐH đất
nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là
yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH” chúng ta chủ trương “đẩy mạnh hơn
nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân…chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu nông thôn
theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao...đưa nhanh tiến bộ khoa học- kỹ thuật
và công nghệ sinh học vào sản xuất…”1
*
* *
Đường cách mạnh của Hồ Chí Minh trong hướng nhìn xa của nó về tương lai,
có chứa đựng thời kỳ hiện nay, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.Tuy Hồ Chí Minh không
thể đề ra một cách cụ thể mục tiêu, phương hướng của thời kỳ này. Song, những chủ
trương mà các đại hội VIII, IX, X của Đảng đã vạch ra: từ nay đến năm 2020 ra sức
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Chính là sự vận dụng tinh
thần tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp luận của Hồ Chí Minh vào giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước đã có sự chuyển biến tích cực, đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Từ một nước không đủ lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo
thức hai trên thế giới. Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi
mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng
khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP
luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289
USD (năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt
qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước
đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại
các nước theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là
những nước có GDP/người từ 765 đến 3.385 USD).
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, 2006

394
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng
của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà
nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh
phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP,
đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8%
GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm
15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông
quốc tế . Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích
vực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền
kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị
phong toả, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm
đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221
quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều
tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện
rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu
xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã
khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,
sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên
CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã
hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ
bản”. Điều đó chứng tỏ một điều việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CNH, HĐH
của Đảng thật sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của đất nước.

395
NHỚ LẠI VÀ SUY NGHĨ VỀ LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:
"MUỐN XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRƯỚC HẾT
CẦN CÓ NHỮNG CON NGƯỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"

PGS. Nguyễn Huy Quý


Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Tôi được trực tiếp nghe lời dạy ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào một ngày đầu
năm 1957 ở Sứ quán nước ta tại Bắc Kinh. Hôm ấy Bác và phái đoàn của Đảng ta trên
đường từ Liên Xô về nước lưu lại Bắc Kinh thăm Trung Quốc. Các cán bộ công tác,
học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh và vùng lân cận được về Sứ quán đón Bác và nghe Bác
nói chuyện.
Chúng tôi ngồi chật ních trên sàn gỗ hội trường lớn sứ quán vui sướng hồi hộp
chờ đón Bác. Bỗng mọi ánh mắt dồn về phía cửa lớn, tiếng vỗ tay vang lên, mọi người
đứng phắt dậy, Bác đi lối giữa hội trường, hai tay vẫy hai bên ra hiệu cho các cháu cứ
ngồi yên, không phải đứng dạy, chúng tôi lại ngồi xuống nhìn lên Bác kính yêu…
Hôm ấy Bác nói chuyện về tình hình thế giới, tình hình xây dựng CNXH ở Liên
Xô, Trung Quốc, rồi tình hình trong nước: cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm của đồng
bào miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc. Rồi Bác bỗng hỏi các cháu:
"Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội?"
Tất cả chúng tôi nhìn nhau, chưa ai trả lời được, thì Bác đã trả lời hộ các cháu:
"Con người xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần
có những con người XHCN". Kỷ niệm về lần được trực tiếp nghe lời Bác dạy ấy vẫn in
sâu trong tâm trí, và mỗi khi suy nghĩ vấn đề gì có liên quan, tôi lại sực nhớ tới. Khi
Nhà xuất bản Sự thật xuất bản "Hồ Chí Minh - tuyển tập", năm 1980, tôi được đọc lại
bài của Bác dưới tiêu đề "xây dựng những con người của CNXH", được Bác nói vào
tháng 3 năm 1961, in trong tạp chí Học tập, số tháng 4 năm 1961…
Năm tháng trôi nhanh, mới đó mà đã hơn nửa thế kỷ. Bác đã đi xa hơn 40 năm.
Sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất tổ quốc của nhân dân ta đã giành được
thắng lợi vẻ vang, và ngày nay xây dựng đất nước giàu mạnh theo con đường CNXH đã
trở thành sự nghiệp thiêng liêng của toàn dân tộc. Đất nước đã đổi thay, thế giới đã đổi
thay, thời cuộc trải qua bao sự đổi thay, nhưng tôi nghĩ ý nghĩa lời dạy trên đây của Bác
vẫn không hề thay đổi, chẳng những thế, thấm nhuần lời dạy đó của Bác đối với chúng
ta ngày nay càng trở nên quan trọng, càng trở nên cấp bách. Bởi lẽ, đất nước ta đang
đứng trước những cơ hội lịch sử chưa từng có, chỉ cần chúng ta có những "con người
XHCN" thì mọi khó khăn thử thách trên đường đi tới tương lai đều có thể vượt qua, đi
theo con đường mà Bác đã chỉ hướng, nhân dân ta nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu

396
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", sánh vai cùng các nước
phát triển trên thế giới. Trong khi đó, "xây dựng những con người của CNXH" như lời
Bác dạy, vẫn là một vấn đề khó khăn phức tạp, một nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp
bách, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực trong việc giải quyết một loạt các vấn đề về tư tưởng,
lý luận, đường lối, chính sách và những giải pháp cụ thể, trên tất cả các phương diện
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin đề cập mấy suy nghĩ về "tầm quan trọng của
con người của CNXH trong công cuộc xây dựng CNXH; thế nào là "con người của
CNXH" và làm thế nào để "xây dựng con người XHCN".
I. Tầm quan trọng của "con người XHCN" đối với công cuộc xây dựng
CNXH
"Con người" của một chế độ xã hội là tổng hoà của các mối quan hệ trong chế độ
xã hội đó. Nói như vậy có nghĩa là một chế độ xã hội được hình thành trên một hình
thái kinh tế nhất định sẽ tạo ra "những con người của chế độ đó, những con người mang
hình thái ý thức của chế độ đó. Nhưng những tiền đề kinh tế và tư tưởng của chế độ xã
hội sau thường xuất hiện từ trong chế độ xã hội trước, tạo ra những "con người" của chế
độ xã hội mới từ trong chế độ xã hội cũ. Dưới chế độ nô lệ đã xuất hiện quan hệ sản
xuất phong kiến với hai giai cấp địa chủ và nông dân. Dước chế độ phong kiến đã xuất
hiện manh nha quan hệ sản xuất TBCN với hai giai cấp tư sản và công nhân. Dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện những con người XHCN, đó là những người theo
chủ nghĩa Mac, những người đảng viên chính đảng Macxít. Họ là những người giác ngộ
XHCN. Nhưng nền kinh tế XHCN thì không thể xuất hiện dưới chế độ tư bản truyền
thống, càng không thể xuất hiện dưới chế độ thuộc địa, phong kiến. Xây dựng CNXH
không phải chuyển từ một chế độ bóc lột này sang một chế độ bóc lột khác, mà là
chuyển từ những xã hội áp bức bóc lột giai cấp trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu sang một xã hội nhằm xoá bỏ áp bức dân tộc và bóc lột giai cấp trên cơ sở
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Có thể nói đó là một cuộc cách mạng triệt
để về quan hệ sản xuất. Từ đó dẫn tới những thay đổi căn bản về quan hệ xã hội, và
cũng từ đó hình thành "con người của CNXH" mang những đặc trưng khác với "con
người" của các chế độ xã hội trước đó.
Không cần phân tích nhiều chúng ta cũng dễ thấy xoá bỏ chế độ bóc lột khó
khăn hơn nhiều so với thay đổi từ chế độ bóc lột này sang chế độ bóc lột khác, việc xây
dựng "con người của CNXH" khó khăn hơn nhiều so với sự hình thành một cách tự
nhiên con người của các chế độ xã hội trước. Đặc biệt là ở nước ta, những đảng viên
cộng sản và quần chúng cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc phần lớn
là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từ chủ nghĩa yêu
nước đến với CNXH. Nhưng khi cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù dân tộc
397
kết thúc, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH thì "con người XHCN" lại trở thành
vấn đề mới. Những con người từng vào sinh ra tử, chiến đấu hy sinh không chút suy
nghĩ riêng tư trong đấu tranh cách mạng giờ đây đứng trước thử thách mới, không
những về năng lực làm việc trong hoàn cảnh mới, mà quan trọng hơn là về phẩm chất
con người trong giai đoạn mới. Nhiều người đã để nguội lạnh tâm huyết, đánh mất niềm
tin đối với lý tưởng, không ít người đã sa ngã, thoái hoá…
"Con người của CNXH" chỉ có thể được hoàn thiện cùng với quá trình xây dựng
thành công và hoàn thiện chế độ XHCN. Nhưng CNXH không thể hình thành và hoàn
thiện một cách tự phát tương đối dễ dàng như CNTB trước đây, nó đòi hỏi vai trò tiên
phong của một đội ngũ những người thực sự giác ngộ XHCN tổ chức thành chính đảng
lãnh đạo, lôi cuốn quần chúng nhân dân bằng vai trò gương mẫu của mình vào con
đường xây dựng CNXH. Đó là lý do để đi đến kết luận: Đảng đóng vai trò then chốt
trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Kinh nghiệm từ thực tiễn XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu đã cảnh báo: một khi khâu then chốt đó bị thoái hoá thì cả sự nghiệp cũng sẽ bị sụp
đổ. Nói cho cùng, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô trước hết là do sự thoái hoá từ bên
trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhiều cán bộ cao cấp, nhiều tướng soái quân đội đã lập
công hiển hách trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, chiến thắng chủ nghĩa phát xít,
nhưng sau đó đã không chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Sự thật đã phơi bày sau
khi Liên Xô sụp đổ. Những thế lực thù địch với CNXH trước đây và ngày nay vẫn âm
mưu thực hiện chiến lược chống cộng "diễn biến hoà bình" chính là đánh vào "con
người XHCN". Thắng lợi của CNXH trước hết tuỳ thuộc vào việc "xây dựng con người
của CNXH" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Trong bối cảnh hiện nay của phong trào
XHCN trên thế giới, vấn đề "xây dựng con người của CNXH" càng trở nên quan trọng
và cấp bách.
II. Thế nào là "Con người của chủ nghĩa xã hội"
Trong buổi nói chuyện đề cập ở trên, Bác Hồ đã khuyên các cháu chăm chỉ học
tập, công tác, rèn luyện phẩm chất của "con người XHCN", đặc biệt là phải có tinh thần
lao động, hết sức hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Sau này, trong bài nói chuyện tại hội nghị bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp
trên toàn miền Bắc (chuẩn bị cho cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng)
tháng 3 năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ:
"Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN
Đợt chỉnh huấn này là một cuộc vận động lớn về tư tưởng trong Đảng và trong
nhân dân lao động nhằm xây dựng những con người của CNXH, có tư tưởng và tác
phong XHCN".

398
Thế nào là tư tưởng và tác phong XHCN? Bác giải thích một cách ngắn gọn, rõ
ràng:
"Những tư tưởng, tác phong mới mà Đảng ta yêu cầu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên,
và mỗi người lao động cần phải bồi dưỡng cho mình, tóm lại là:
- Ý thức làm chủ và tinh thần tập thể XHCN.
- Quan điểm "tất cả phục vụ sản xuất"
- Ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Trái lại, những tư tưởng tác phong xấu cần chống lại là:
- Chủ nghĩa cá nhân.
- Quan liêu mệnh lệnh.
- Tham ô, lãng phí.
- Bảo thủ, rụt rè…"(1).
"Con người của CNXH" bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều cá nhân, phẩm chất và
trình độ ở nhiều cấp độ khác nhau, cương vị xã hội và thân phận cá nhân mỗi người một
khác, "con người của CNXH" ở mỗi giai đoạn lịch sử có những đặc điểm khác nhau,
"con người của CNXH" ở mỗi quốc gia dân tộc cũng có những sắc thái riêng biệt. Vậy
thì "mẫu số chung" của "con người XHCN" là gì? Có thể nói: đó là phẩm chất mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã gọi là "ý thức làm chủ, và tinh thần tập thể XHCN". Đối lập với
phẩm chất đó là cái mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập là "chủ nghĩa cá nhân".
Ngày nay, đã có những sự hiểu sai về "ý thức làm chủ, và tinh thần tập thể
XHCN". Do trước đây một số phương thức "tập thể hoá" không thích hợp, và thực tế
những thành viên trong đó không xác lập được "ý thức làm chủ" và "tinh thần tập thể"
nên khi chuyển sang cải cách, người ta đề cập đến vấn đề này hoài nghi về "ý thức làm
chủ, và tinh thần tập thể XHCN". Thậm chí có người lại nhấn mạnh tính tích cực của
"chủ nghĩa cá nhân" như một động lực phát triển. Thực ra "ý thức làm chủ" và "tinh
thần tập thể" là bản chất quan trọng nhất cả con người XHCN, những con người làm
chủ bản thân và làm chủ xã hội, sống hoà đồng trong tập thể mà cá nhân mình là một
thành viên bình đẳng. "Chủ nghĩa cá nhân" mà các nhà tư tưởng đã đưa ra từ nhiều thế
kỷ trước là nhằm chống lại "vương quyền" và "thần quyền", bảo vệ "nhân quyền", do
đó có tính chất tiến bộ. "Chủ nghĩa cá nhân" mà ngày nay chúng ta lên án là lối sống ích
kỷ có hại cho cộng đồng, có hại cho xã hội. Cần phân biệt "chủ nghĩa cá nhân" theo hai
khái niệm khác nhau đó. "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân" không có nghĩa là "quét sạch"
quyền lợi cá nhân, mà là quét sạch lối sống "ích kỷ hại nhân". Từ "ý thức làm chủ, và
1()
Hồ Chí Minh: "Xây dựng những con người của CNXH" Tạp chí Học tập
số tháng 4/1961. Hồ Chí Minh tuyển tập sự thật 1980 (tập II) tr.208-222

399
tinh thần tập thể XHCN" chúng ta có thể suy ra: Con người XHCN luôn sống hoà đồng
với cộng đồng, không "ích kỷ hại nhân"; con người XHCN luôn luôn cố gắng lao động
sản xuất làm giàu cho đất nước, cho tập thể, cho bản thân; con người XHCN không
tham ô, lãng phí; con người XHCN nếu làm cán bộ thì không quan liêu, mệnh lệnh, xa
rời quần chúng, ức hiếp quần chúng, gương mẫu trước quần chúng; con người XHCN
luôn cố gắng học tập, tiến bộ, không "bảo thủ, rụt rè"…
Hiện nay, xã hội ta đang trong thời kỳ "quá độ lên CNXH", cơ sở kinh tế và kiến
trúc thượng tầng của CNXH còn đang trong thời kỳ xây dựng, do đó "con người của
CNXH" nói chung đang trong thời kỳ xây dựng, chưa hoàn thiện. Do vậy, chiến lược
"xây dựng con người XHCN" cũng cần được tiến hành với những bước đi thích hợp
như chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
III. Làm thế nào để "xây dựng con người của CNXH"
Như đã đề cập, con người của một chế độ xã hội là tổng hoà của các mối quan
hệ trong chế độ xã hội đó. Con người của CNXH được xây dựng và hoàn thiện cùng với
quá trình xây dựng và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội của xã hội XHCN. Trong bối
cảnh lịch sử ở nước ta hiện nay, "xây dựng con người của CNXH" có thể tập trung vào
mấy việc sau đây.
1. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ
đảng viên.
Trong việc tăng cường năng lực cầm quyền, nâng cao trình độ lãnh đạo của
Đảng, khâu then chốt hiện nay là khả năng tập hợp quần chúng của Đảng. Trong cách
mạng tháng Tám 1945 chỉ mấy nghìn đảng viên và Đảng ta đã tập hợp được hàng triệu
quần chúng làm nên kỳ tích lịch sử. Bấy giờ có thuận lợi là tinh thần yêu nước được
hun đúc từ nghìn năm đang sục sôi trong dân ta, nhưng quan trọng là những cán bộ
đảng viên đã quyết chí hy sinh đứng trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc. Ngày nay, nếu hàng triệu cán bộ đảng viên cũng quyết tâm xung phong gương mẫu
trong sự nghiệp xây dựng CNXH "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", thì dù công
cuộc xây dựng CNXH có khó khăn phức tạp đến đâu cũng có thể vượt qua để đi tới
thành công. Muốn vậy, phải thực sự đấu tranh loại trừ lối sống giả tạo, thiếu trung thực,
tình trạng cửa quyền, thiếu trách nhiệm, tệ nạn tham ô, hủ bại trong hàng ngũ cán bộ,
đảng viên. Khi đội tiên phong trong sạch, vững mạnh thì quần chúng sẽ có niềm tin
vững bước tiến lên. Qua quá trình cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ
độc lập, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta dã để lại uy tín và niềm
tin trong mỗi trái tim của những người Việt Nam. Ngày nay, thực hiện mục tiêu "dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo con đường của CNXH
càng cần uy tín và niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với Đảng. Để mọi người dân

400
trở thành những "con người XHCN", trước hết cán bộ, đảng viên phải là những tấm
gương về "con người XHCN".
2. Có chiến lược phát triển con người thực sự khoa học, đưa công tác văn hoá tư
tưởng vào chiều sâu, đạt hiệu quả thực chất.
Công cuộc xây dựng CNXH là một sự nghiệp mới mẻ không những trong lĩnh
vực cơ sở kinh tế mà cả trên lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, đòi hỏi một quá trình sáng
tạo không ngừng với những chiến lược phát triển thực sự khoa học. Nếu trong phát triển
kinh tế cần có chiến lược rõ ràng, thì trong xây dựng con người XHCN chúng ta cũng
cần có chiến lược thích hợp với những mục tiêu rõ ràng, với những giải pháp hữu hiệu,
khả thi.
Chiến lược phát triển con người phải được thể hiện rõ trong đường lối, chủ
trương, chính sách về văn hoá, giáo dục, và các mặt công tác tư tưởng chính trị nói
chung. Mục tiêu là "làm cho mỗi cán bộ, đảng viên đều tiến bộ, phấn khởi. Làm cho
toàn thể nhân dân lao động ta càng hăng hái tiến lên xây dựng thành công CNXH…"
như Hồ Chủ tịch đã dạy(1). Sự phấn khởi và lòng hăng hái của cán bộ, đảng viên, và
quần chúng nhân dân là thể hiện niềm tin và tình yêu đối với CNXH. Để có niềm tin và
tình yêu đó công tác tư tưởng chính trị và hoạt động văn hoá nghệ thuật phải đi vào
chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Để đạt mục tiêu đó, cần rà soát lại để cải tiến thể chế
và cơ chế quản lý hoạt động văn hoá tư tưởng.
Đợt vận động "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" hiện nay là
một nỗ lực nhằm mục tiêu để toàn Đảng toàn dân ta thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sức mạnh tinh thần cho công cuộc xây dựng đất nước theo
con đường của CNXH. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là một tài sản vô cùng quy
giá mà Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta. Việc học tập để thấm nhuần tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cần được tiến hành thường xuyên qua nhiều hình thức phong
phú: nghiên cứu khoa học để nhận thức sâu sắc giá trị tư tưởng đạo đức của Bác; sáng
tạo những tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng cao, thực sự rung động lòng
người, biến tư tưởng đạo đức của Bác thành nguồn cảm hứng đi vào tình cảm của con
người XHCN; đưa tư tưởng đạo đức của Bác vào các trang sách của trẻ thơ một cách
nhẹ nhàng từ đó thấm nhuần vào tâm hồn của các thế hệ mai sau v.v… Việc học tập và
làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trước hết cần được thực hiện đạt hiệu quả thực
chất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cao. Một tấm gương về
học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao
sẽ có sức lan toả rất lớn. Cần tránh xu hướng hình thức phô trương, tiến hành theo kiểu
phong trào nhất thời, và hạn chế sự tốn kém về thời gian và tiền của, điều mà trước đây
Bác luôn luôn căn dặn chúng ta.
1(1)
Hồ Chí Minh: "Xây dựng những con người của CNXH" Tài liệu đã dẫn

401
Trong quá trình xây dựng con người XHCN, văn hoá nghệ thuật có một chức
năng cực kỳ quan trọng, nó rèn luyện phần khó rèn luyện nhất trong mỗi con người là
tình cảm. Thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến
không những là giành được độc lập, thống nhất đất nước, mà còn là sản sinh cho dân
tộc một nền văn hoá nghệ thuật tuyệt vời, thể hiện trong một loạt các tác phẩm bất hủ
thuộc các lĩnh vực văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, hội hoạ v.v… Di sản tinh thần
quý báu đó cần được phát huy và truyền lại cho các thế hệ mai sau, không để phai mờ,
mai một, bị chen lấn bởi các trào lưu văn hoá lai căng, tầm thường.
3. Kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, cửa quyền, xây dựng lòng tin
của nhân dân đối với sự nghiệp XHCN.
Tệ tham nhũng không những gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, mà nghiêm
trọng hơn là gây khủng hoảng về lòng tin. Lãng phí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
không kém hậu quả của tham nhũng, nhất là lãng phí trong xây dựng kinh tế và quản lý
Nhà nước, làm giảm lòng tin đối với tính ưu việt của chế độ XHCN. Trong bài nói
chuyện về "xây dựng con người của CNXH" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc lên
án "tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm
cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ…" Tác hại của tệ tham nhũng có thể thấm
sâu vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gây tác hại đến mọi lĩnh vực của công cuộc
xây dựng CNXH: tệ mua quan bán tước làm hỏng bộ máy chính quyền, tệ hối lộ trong
đấu thầu công trình xây dựng làm hỏng chất lượng phát triển kinh tế, tệ tham nhũng
trong hoạt động bình chọn làm hỏng các công trình văn hoá, nghệ thuật, nghiên cứu
khoa học. Một điểm chung là tệ tham nhũng đã làm hư hỏng những con người tham gia
các hoạt động đó, biến họ thành những người giả dối, hai mặt, cơ hội, và quan trọng
hơn là làm giảm lòng tin của quần chúng. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về "thực hành tiết kiệm", chống "tham ô, lãng phí" chúng ta phải nghiêm túc đánh
giá tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay, truy tìm nguyên nhân trực tiếp và sâu xa,
có biện pháp trước mắt và lâu dài để "trừ bỏ" tệ nạn này. Làm được điều đó, sẽ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng niềm tin đối với CNXH, trong việc "xây
dựng con người của CNXH".
*
* *
Tiến lên CNXH là quy luật lịch sử. Nhưng quy luật xã hội chỉ có thể tác động
qua hoạt động của con người. Đó là cơ sở triết lý để Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận
điểm "Muốn xây dựng thành công CNXH trước hết cần có con người XHCN".
Con người XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng CNXH. Tất cả sự
nghiệp XHCN là nhằm mục tiêu vì con người. Công cuộc xây dựng CNXH phải tạo ra

402
những con người mới trí tuệ và nhân văn. Đồng thời những con người mới ấy là động
lực thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH, là nhân tố cơ bản bảo đảm sự thành công
vững chắc cho công cuộc xây dựng CNXH.
Nghiên cứu về "tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường phát triển của Việt Nam"
trước hết cần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về "con người XHCN" của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời Bác phải lo cho "độc lập dân tộc", trong những năm cuối Bác lại
phải lo cho "chủ nghĩa xã hội" trong bối cảnh đất nước vẫn còn chiến tranh. Từ khi Bác
đi xa đến nay, thời cuộc đã đổi thay, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển đã
khác xưa, nhưng chân lý về "con người" mà Bác đã dạy chúng ta vẫn không hề thay
đổi: "Muốn xây dựng thành công CNXH, trước hết cần có con người XHCN". "Con
đường phát triển của Việt Nam" hiện nay phải được xây dựng trên nền móng "con
người XHCN" Việt Nam.

403
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thái Sơn


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng nhà nước lấy dân làm gốc cũng là tư tưởng
chính trị truyền thống, sớm xuất hiện ở những nhà lãnh đạo chính trị lớn. Tư tưởng đó
được Hồ Chí Minh phát triển và khi kết hợp nhuần nhuyễn với những kinh nghiệm tổ
chức, điều hành đời sống xã hội của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới thì trở thành
một quan điểm khoa học, nhân đạo về nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về bản chất,
chức năng, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức nhà nước
thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền. Hồ Chí Minh cho rằng, quản lý xã
hội bằng pháp luật là dân chủ, là tiến bộ và có tính phổ biến đối với các xã hội hiện đại.
Tư tưởng quản lý xã hội bằng nhà nước, thông qua pháp luật để thực hành dân
chủ ở Nguyễn Ái Quốc manh nha từ rất sớm. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam
gửi tới Hội nghị Vécxây (18/1/1919), Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị “thay thế chế độ ra
sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” và quản lý xã hội bằng “thần linh, pháp quyền”.
Tư tưởng dân quyền của Hồ Chí Minh cũng được thể hiện đậm nét ngay trong quá trình
đấu tranh cách mạng tiến tới giành chính quyền. Triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào
(16/8/1945) trong đêm trước của Cách mạng tháng Tám, cử ra Ủy ban dân tộc giải
phóng mang tính chất Chính phủ lâm thời là một sáng tạo, một thành công lớn của Hồ
Chí Minh; đồng thời một lần nữa khẳng định tư tưởng của dân, do dân, vì dân mà Hồ
Chí Minh theo đuổi.
Tiếp nối mạch dòng tư tưởng đó, ngay sau khi nước Việt Nam DCCH ra đời,
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu
nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ “chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ ...
Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu”. Không chỉ có vậy, Hồ Chí Minh cũng ứng xử với pháp luật của chế độ cũ trong
chiều sâu văn hóa, không phủ định sạch trơn, trân trọng những giá trị nhân bản chung
có thể kế thừa, phát triển, thể hiện qua việc ngày 10/10/1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 47 cho phép sử dụng một số điều khoản của pháp luật cũ để điều chỉnh các quan
hệ dân sự của Chính phủ nước Việt Nam DCCH.
Để bầu ra Chính phủ hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp, có đấy đủ điều kiện thực
hiện chức năng đối nội, đối ngoại, Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
được tổ chức. Tổng tuyển cử 6/1/1946 thắng lợi, Quốc hội khóa I ra đời “đánh dấu bước

404
trưởng thành của nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới,
thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến
bộ”1. Hiến pháp 1946 là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất “quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân”. Nội dung của Hiến pháp mang nội dung dân chủ sâu sắc, thậm chí vượt xa thể
chế dân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới tại thời điểm đó, là một biểu trưng cho tư
tưởng độc lập tự do, quan điểm lấy dân làm gốc, tinh thần dân chủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân,
vấn đề dân chủ với ý nghĩa thể hiện bản chất của quyền lực nhà nước và phương thức tổ
chức, triển khai quyền lực nhà nước là một nét đặc sắc. Hồ Chí Minh coi dân chủ là
quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Đã là nhà nước của dân thì chính quyền ấy nhất
thiết phải do dân quyết định, tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc
trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình - hình thức cơ bản nhất biểu
hiện dân chủ. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia
vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Địa vị làm
chủ của người dân trong quan hệ với quyền lực nhà nước được Hồ Chí Minh làm rõ
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách
mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân công làm đày tớ
cho dân” và “nếu dân là chủ thì nhà nước, cán bộ nhà nước là công bộc của dân”. Đồng
thời, Hồ Chí Minh nêu nội hàm của khái niệm "công bộc của dân" với nghĩa “các cơ
quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để
gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật”. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh phản
ánh một cách rõ nét nhất sự đối lập về chất của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
với nhà nước phong kiến, thực dân. Đây cũng là một trong những quan niệm về chức
năng nhà nước của Hồ Chí Minh, vẫn còn giữ nguyên tính thời sự và cần được quán
triệt trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là một
tài sản quý; chứa đựng những giá trị to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối
với cách mạng nước ta nói chung, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam nói riêng. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu các giá trị tư tưởng hiện
đại của nhân loại và nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam
xây dựng quan điểm về nhà nước pháp quyền và đó là một bộ phận hợp thành tổng thể
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước
đây, Đảng Cộng sản Việt Nam dùng các khái niệm nhà nước công nông, nhà nước
chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa để chỉ Nhà nước Việt Nam. Đến năm
1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, lần đầu tiên trong văn
1
Lê Mậu Hãn (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 54.

405
bản chính thức, Đảng mới xác định việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Hội nghị khẳng định nhà nước pháp quyền là
thành tựu của tư tưởng nhân loại; xét về bản chất, dựa trên cơ sở kinh tế-xã hội, chế độ
chính trị-xã hội khác nhau mà chia ra thành nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa và
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội IX của Đảng (4/2001), nhận thức
về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được nâng lên tầm Đại hội; khẳng định Nhà
nước ta là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, là nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp; xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đồng thời định rõ cơ chế, cách thức
bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
Quan điểm này được thể hiện trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
năm 1992 và cụ thể hóa trong Điều 2- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã hội đủ các tiền đề để hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân phù hợp với điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, truyền thống, văn hóa của mình. Trên thực tế, công cuộc xây dựng đó
đã đem lại một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn một số hạn chế, đặc biệt là nhận
thức về một thiết chế nhà nước của dân, do dân, vì dân thực sự. Cơ chế thực thi dân chủ
cụ thể, rõ ràng, đảm bảo quyền dân chủ là thực quyền trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội vẫn chưa được thống nhất và còn có phần gượng ép thực tế. Do vậy, cần nhận
thức rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là quá trình tương đối lâu
dài, phải được tiến hành từng bước, chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương
ứng với một mức độ phát triển của xã hội và của Nhà nước. Quá trình như vậy là sự
quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân được
nâng cao tầm trong điều kiện và yêu cầu phát triển của đất nước. Những định hướng
cho công cuộc xây dựng đó gồm:
Thứ nhất, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân
dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cần ra sức phát triển và hoàn thiện chế
độ đại diện (gián tiếp, trực tiếp), làm cho nó thực sự thể hiện bản chất nhân dân của Nhà
nước ta. Một nhà nước như vậy mới đảm bảo quyền con người sống trong hoà bình, độc
lập, tự do; được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân; được
quyền sống tự do, ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Muốn vậy, phải kiên quyết đấu tranh

406
chống lại những hiện tượng vi phạm pháp luật mà nổi bật là lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, tham nhũng, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Việc của đất nước là việc của nhân dân. Cần tập hợp rộng rãi mọi lực lượng quần
chúng nhân dân, phát huy mọi khả năng và trí tuệ của toàn dân để lo việc nước. Mọi
quyền hành chỉ thuộc về nhân dân thực sự khi có một cơ chế thích hợp để nhân dân có
thể trực tiếp giám sát các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; của Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; cũng như hoạt động của các cơ quan và công
chức nhà nước. Đồng thời cơ chế ấy cũng cần tạo được điều kiện để cử tri bày tỏ sự tín
nhiệm hay bất tín nhiệm của mình đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân do mình bầu ra, tạo điều kiện để các đại biểu gắn bó hơn với cử tri, đề cao ý thức
trách nhiệm của người đại diện nhân dân, luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của dân
Thứ hai, giải quyết dân chủ mối quan hệ công dân-nhà nước- mối quan hệ chính
trị cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Cơ sở để giải quyết mối quan hệ công dân-nhà nước trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là vấn đề quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi
người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng giá
trị cao nhất là con người; Nhà nước đề ra pháp luật, đồng thời phải tuân thủ pháp luật.
Điều đó có nghĩa là “Nhà nước phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta
không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều kiện quy định trong Hiến pháp và pháp
luật”. Chính vì vậy, một mặt Nhà nước đề ra pháp luật; mặt khác, các cơ quan nhà
nước, công chức nhà nước có nghĩa vụ phải tuân thủ triệt để pháp luật, không có một tổ
chức nhà nước hoặc công chức nào được đặt mình đứng ngoài pháp luật. Mọi người và
mọi tổ chức hợp pháp đều bình đẳng trước pháp luật. Chống biểu hiện lộng quyền, lạm
quyền, đồng thời chống lại những hành vi vô chính phủ. Nhà nước cần xác định cho các
cơ quan và công chức của mình trách nhiệm pháp lý rõ ràng về các hành vi của họ.
Công dân được đảm bảo quyền và khả năng bắt buộc cơ quan nhà nước và những người
có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ.
Muốn giải quyết mối quan hệ công dân-nhà nước thì nhà nước cần đặt mục tiêu
phục vụ lợi ích chính đáng của dân lên trên hết. Việc của đất nước là việc của dân, cho
nên muốn làm việc của dân, muốn làm việc của nước thì phải tập hợp rộng rãi, phát huy
đầy đủ khả năng và trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nước. Đồng thời xây dựng cơ
chế để nhân dân kiểm soát có hiệu quả cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước. Cần
hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện, nhưng cần hết sức coi trọng việc phát huy quyền
dân chủ trực tiếp của nhân dân, tạo thành thói quen tốt trong sinh hoạt xã hội. Vì vậy,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có quan hệ
khăng khít với xây dựng xã hội công dân. Xã hội Việt Nam đã phát triển đến giai đoạn
cần có những nghiên cứu xứng tầm về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền xã hội
407
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
với xã hội công dân lành mạnh.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là nhà nước do
dân bầu ra. Do đó, một khi Nhà nước không còn đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng
của nhân dân thì nhân dân có quyền bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Nhà nước. Trong
các cơ quan nhà nước, công chức vừa là lãnh đạo, vừa là người hướng dẫn nhân dân.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải xứng đáng vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Là người lãnh đạo
thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi và trọng
dụng nhân dân. Là người đầy tớ, cán bộ phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên ha. Người thay mặt và đại diện cho dân
phải là người có đức, có tài, phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Thứ ba, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
phải dựa trên truyền thống, đặc điểm dân tộc, nhất là truyền thống chính trị của đất
nước. Ngay từ khi Nhà nước Văn Lang được hình thành và qua hầu hết các triều đại
phong kiến trước đây, trong không ít trường hợp nhà nước đại diện cho quyền lợi cơ
bản sống còn của cả dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Ngày
nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập kinh tế quốc tế
thì những yêu cầu dân chủ hoá đời sống xã hội đang đòi hỏi bộ máy nhà nước phải
được đổi mới theo hướng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân. Việc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền như vậy ở Việt Nam không
quay lưng lại với quá khứ, không xây dựng lại từ đầu một bộ máy nhà nước theo đường
hướng khác, mà là kế thừa và nâng lên chất mới những giá trị của nhà nước truyền
thống để xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Thứ tư, xây dựng quyền lực nhà nước của công dân trên nền tảng hệ thống pháp
luật ngày càng hoàn thiện về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực với
pháp luật. Trong đó pháp luật là cơ sở để duy trì quyền lực nhà nước, bản thân nhà nước
vừa là công cụ tổ chức của giai cấp, lại vừa là hình thức thực hiện quyền lực công khai.
Vì vậy, nhà nước chỉ có thể biểu hiện ý chí phổ biến và quyền lực công khai của mình
đối với xã hội, với mọi công dân thông qua pháp luật. Xây dựng quyền lực nhà nước
trong quan hệ xã hội của các công dân là xây dựng một hệ thống pháp luật trên nền dân
chủ thực sự, xuất phát từ nhân dân và vì nhân dân. Pháp luật phải định hướng mọi công
dân và tổ chức xã hội vươn tới chân, thiện, mỹ và tự do đích thực của con người
Để đạt được mục đích đó, pháp luật phải khách quan, công bằng, bình đẳng và
dân chủ, lấy quyền con người, giải phóng con người làm trung tâm để xây dựng quyền
lực nhà nước. Quyền lực đó phải thuộc về nhân dân, thể hiện ý chí của nhân dân, là sự
408
phản ánh khách quan các nhu cầu xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mặt khác, khi đặt ra
các thiết chế của mình trong khuôn khổ pháp luật, hoặc thiết lập cơ chế để kiểm tra tính
hợp pháp, hợp hiến của các đạo luật, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải làm
cho hệ thống pháp luật được xây dựng trên sự tự do và các quyền công dân được bảo
đảm. Vì vậy, mọi thiết chế quyền lực Nhà nước phải thực sự bảo đảm tính công bằng,
dân chủ của xã hội công dân; bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Thực chất quyền lực Nhà nước là quyền lực của mọi công dân liên hiệp lại tạo
thành và giao cho người đại diện thừa hành quyền lực đó. Cơ quan nhà nước tự nó
không có quyền mà chỉ thừa hành quyền lực do công dân uỷ nhiệm. Xây dựng quyền
lực Nhà nước trong mối quan hệ với xã hội của các công dân là giải quyết mâu thuẫn
giữa quyền lực Nhà nước tập trung với quyền lực và tự do của công dân. Xã hội phải có
quyền lực Nhà nước tập trung, nhưng không phải mọi nhu cầu của mọi người nhà nước
đều lo được bởi “không gian quyền lực nhà nước là có giới hạn, còn đối với cá nhân tự
do thì không gian là vô hạn”. Do đó xây dựng quyền lực Nhà nước là tạo ra một hệ
thống chính trị để làm cho hai mặt trên trở thành điều kiện và nguyên nhấn của nhau.
Trong hai mặt đó, mặt công dân là nền tảng, là ngọn nguồn, là mục đích của mọi quyền
lực hà nước. Chính vì vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân,
do dân và vì dân.
Thứ năm, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân phải
được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc căn bản, là yêu cầu tự nhiên và tất yếu của việc
xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế
độ chính trị. Nếu không có dân chủ thông qua bàn bạc, thảo luận để chọn ra giải pháp
hợp lý nhất thì không thể tạo được sự thống nhất thật sự. Nhưng không có tập trung để
chuyển sự thống nhất từ quan niệm, nhận thức sang hành động, thì không bao giờ dân
chủ trở thành một giá trị hiện thực, một kết quả thực tế được “vật chất hoá” mà con
người có thể kiểm nghiệm, cảm nhận được một cách trực tiếp. Tập trung dân chủ trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là sự cần thiết hợp lý để
cho dân chủ tránh được những hành vi tệ hại của dân chủ bất chấp pháp luật, kỷ cương,
rơi vào tự do, hỗn loạn, phá phách, vô chính phủ. Nó bảo đảm cho các cơ quan quyền
lực không trở nên nhu nhược, bất lực mà có thực quyền. Nó kết hợp tính tôn trọng dân
chủ, tôn trọng các quyết định của tập trung với tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và
cá nhân có quyền lực. Điểm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý
nhà nước pháp quyền là đề cao tinh thần tôn trọng pháp luật, hoạt động hợp hiến, hợp
pháp, xác lập rành mạch quy chế, chức trách, bổn phận công chức trước nhà nước và xã

409
hội. Đó là cơ sở để khẳng định “sự kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu tố
quyết định sức mạnh và hiệu lực của bộ máy Nhà nước ta”.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là nhằm đảm bảo cho Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là
Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được
thể hiện ở Đảng lãnh đạo Nhà nước để Nhà nước thể chế hoá đúng lập trường, các quan
điểm chính trị của Đảng; định hướng hoạt động của Nhà nước vào việc tổ chức thực
hiện những nghị quyết đã được thể chế hoá; lãnh đạo công tác cán bộ trong lĩnh vực
Nhà nước…
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phải đổi mới và chỉnh
đốn; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước không phải nhờ vào uy quyền, mệnh lệnh, mà ở trình độ năng lực
vạch ra đường hướng chính trị đúng đắn và thông qua công tác tuyên truyền, thuyết
phục, làm cho mọi tổ chức và toàn xã hội tự giác chấp nhận; ở tính gương mẫu và vai
trò tiên phong chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ở sự gắn bó,
tín nhiệm của quần chúng đối với Đảng; ở sự trong sạch, vững mạnh về bản lĩnh chính
trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức của Đảng. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng bao gồm đổi mới
nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, xác định đúng mối quan hệ giữa Đảng và
Nhà nước; Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xây dựng nền pháp chế, nhưng Đảng và
đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, gương mẫu chấp hành
chính sách và pháp luật; không lấn sân Nhà nước, không làm thay Nhà nước.
Thứ sáu, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân ở Việt Nam phải phù hợp với những giá trị tiến bộ phổ biến của nhân loại.
Như trên đã viết, tư tưởng nhà nước lấy dân làm gốc là tư tưởng chính trị truyền
thống của Việt Nam được Hồ Chí Minh phát triển và khi kết hợp nhuần nhuyễn với
những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới thì trở thành một quan điểm khoa học, nhân
đạo về nhà nước. Tư tưởng nhà nước pháp quyền tư sản trong thời kỳ đầu cũng đã gắn
liền với ý tưởng về tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái và ngọn cờ tư tưởng giải phóng
đó đã tạo nên những động lực xã hội hết sức mạnh mẽ cho việc giải phóng xã hội, giải
phóng giai cấp vẫn còn nguyên giá trị. Vượt lên trên các nhà tư tưởng tư sản, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng về sự cần
thiết của nhà nước pháp quyền, mà còn hành động để hiện thực hoá tư tưởng đó trong
xã hội. Chủ nghĩa xã hội có nền tảng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa là
biểu hiện cho việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; đồng thời cũng là sự
biểu hiện thực tế của tự do, bình đẳng bác ái của con người. C.Mác viết “Tự do là biến
nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội, thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội, vào
thời đại chúng ta, tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức Nhà nước
410
được xác định bởi mức độ chúng hạn chế tự do của Nhà nước”. V.I.Lênin tiếp thu và
phát triển tư tưởng đó trong điều kiện thực tiễn mới. Từ quan điểm đó, các nhà chính
trị, pháp lý và triết học Mác-Lênin về Nhà nước pháp quyền đều nhấn mạnh đến các
đặc trưng cơ bản như quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tính tối cao của luật,
nguyên tắc phân quyền và thống nhất quyền lực. Trong Nhà nước đó, về bản chất, pháp
luật phải đảm bảo tính khách quan công bằng, bình đẳng; phải đảm bảo quyền con
người, quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc biệt
Kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam cho
rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân phải
phù hợp với chế độ sở hữu, quản lý và phân phối của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân phải
phù hợp với tính chất xã hội hoá theo hướng phát huy cao độ sáng kiến của cá nhân, tạo
điều kiện cho mỗi cá nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Để làm được
điều đó, Nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô; lo cho dân, tạo điều kiện để nhân
dân thực hiện mọi chức năng xã hội của mình. Do vậy, chức năng xã hội của Nhà nước
ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải kế
thừa những giá trị nhân loại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, chúng ta cũng không xem nhẹ truyền thống, đặc điểm dân tộc, hoàn cảnh cụ thể
của đất nước. Được như vậy, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân vừa phản ánh cái vốn có, đang có, lại vừa phản ánh cả xu hướng đang
tiếp cận của dân tộc và của thời đại./.

411
GÓP PHẦN TÌM HIỂU SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

ThS. Nguyễn Cao Sơn - ThS. Nguyễn Trung Kiên


Học viện An ninh nhân dân

Năm 1924, trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Nguyễn Ái
Quốc đã nêu luận điểm “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Luận điểm ra
đời từ yêu cầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa và yêu cầu bổ sung, phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thế kỷ XX. Luận điểm là
sáng tạo lớn, giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn rất mới mẻ, mang tầm vóc thế giới:
vấn đề dân tộc thuộc địa.
1. Bối cảnh ra đời của luận điểm
Một là, truyền thống văn hóa Việt Nam và yêu cầu của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc thuộc địa đòi hỏi phải xác định động lực cách mạng một cách đúng đắn.
Việt Nam là dân tộc được hình thành từ rất sớm. Trong suốt chiều dài của lịch sử
dân tộc, người Việt Nam đã sớm hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp: truyền thống
yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa. Thực tiễn cho thấy tinh thần yêu nước, đoàn kết, cố kết
cộng đồng là giá trị đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của người Việt, là dòng chảy
xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam. Đó là động lực phát triển trong lịch sử của dân
tộc ta trong xây dựng và bảo vệ đất nước và là đặc điểm dân tộc học riêng có của Việt
Nam và phương Đông. Do phải tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài để sinh tồn trước
những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm mà người Việt hiểu rằng “nước mất thì nhà tan”, vận mệnh của mỗi con người gắn
liền với vận mệnh của cộng đồng, của dân tộc. Khác với nhiều dân tộc khác, lợi ích cá
nhân, lợi ích của các nhóm, các giai cấp, bộ phận của dân tộc Việt Nam được đặt trong
mối quan hệ với lợi ích chung, chịu sự chi phối của lợi ích chung. Từ nhu cầu sống còn
của cả dân tộc mà những mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ dân tộc đều phải bị gạt bỏ.
Chính vì hiểu biết sâu sắc đặc điểm văn hóa, truyền thống dân tộc của người Việt Nam,
xuất phát từ thực tiễn Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đi đến nhận định:
“Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở Phương Tây”. Xã hội Việt Nam có
những đặc thù dân tộc học của mình là “sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm
thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được”1.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặt lên
nước ta một ách đô hộ, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Lúc
này, Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t1, tr. 464.

412
quốc xâm lược, và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ
phong kiến; trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu, giữ vị trí hàng đầu, mâu
thuẫn giai cấp vẫn tồn tại nhưng nó có vị trí nằm sau mâu thuẫn dân tộc. Giải phóng dân
tộc, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mệnh lệnh của lịch sử, là tiếng gọi thúc giục trái
tim yêu nước của mọi con người Việt Nam. Bất kể giai cấp, dân tộc, già trẻ, gái trai,
miền núi hay miền xuôi,… hễ là người Việt Nam đều chung một khát vọng: giải phóng
dân tộc, giành độc lập, tự do. Bởi cách mạng Việt Nam mang tính chất một cuộc cách
mạng “dân tộc giải phóng” nên chưa phân chia giai cấp, nghĩa là sĩ nông, công, thương
đều nhất trí chống lại cường quyền.
Từ đặc điểm truyền thống dân tộc đến nhu cầu giải phóng dân tộc thế kỷ XX,
vấn đề đặt ra là cần xác định động lực cách mạng một cách đúng đắn nhằm phát huy tối
đa sức mạnh của trận tuyến cách mạng trong tương quan với phản cách mạng, đủ sức
thực hiện một nhiệm vụ vĩ đại mà khó khăn: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân.
Hai là, ở thời đại của mình, Mác, Ăngghen chưa có điều kiện bàn về cách mạng
thuộc địa và động lực của cách mạng thuộc địa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Tây
Âu giữa thế kỷ 19 đã làm cho mâu thuẫn, đấu tranh giữa tư sản và vô sản trở nên gay
gắt, quyết liệt, một mất một còn. Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Châu Âu là làm
cách mạng vô sản. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc không đặt ra gay gắt nên Mác,
Ăngghen chưa đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc. Mác, Ăngghen xem xét vấn đề dân tộc
như hệ quả vấn đề giai cấp và giải quyết chúng trong phụ thuộc vào cuộc đấu tranh vô
sản và tư sản.
Mác chú trọng đấu tranh giai cấp, ông khẳng định: “Đấu tranh giai cấp là động
lực phát triển xã hội có giai cấp”. Lênin gọi đấu tranh giai cấp là hòn đá tảng của học
thuyết Mác. Lênin nhận xét: “Đối với Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân
tộc chỉ là thứ yếu thôi”.
Ăngghen, trong cuốn “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” khi nêu câu
hỏi là “Chủ nghĩa cộng sản là gì? Học thuyết cộng sản là gì?” và trả lời: “Là học thuyết
về giải phóng giai cấp vô sản” - Rõ ràng không nói đến vấn đề dân tộc. Tiếp theo là câu
hỏi: “Còn vấn đề dân tộc thì sao?” Trả lời: vấn đề này để lại, có bản ghi là giữ lại.
Ăngghen viết trong thư gửi cho Béctanh năm 1882: “Chúng ta phải hợp tác với sự giải
phóng giai cấp vô sản phương Tây Châu Âu và chúng ta đem tất cả cái khác phụ thuộc
mục tiêu ấy”. Rõ ràng, Mác-Ăngghen chưa có thời gian nghiên cứu vấn đề dân tộc thật
kỹ, thật sâu.
Lý luận về đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa chưa được Mác, Ăng ghen đề
cập nhiều bởi vấn đề dân tộc ở Tây Âu được giải quyết căn bản trong cách mạng tư sản.
Mâu thuẫn hàng đầu, gay gắt nhất ở Phương Tây là mâu thuẫn vô sản và tư sản. Vì vậy,
Mác - Ăngghen đã nói nhiều đến đấu tranh giai cấp, đến cách mạng vô sản, nhấn mạnh
413
nhiều hơn đến lợi ích của giai cấp vô sản toàn thế giới… đó là điều tất yếu. Hơn nữa,
các ông chưa có điều kiện nghiên cứu về vấn đề dân tộc phương Đông.
Lênin có phát hiện về vấn đề dân tộc, cũng nói tới vấn đề giai cấp vô sản đã
giành chính quyền thì phải giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức. Các dân tộc
thuộc địa bị áp bức được nói ở đây là những nước thuộc địa phía châu Á của Liên Xô.
Các dân tộc thuộc địa muốn được giải phóng phải liên kết với giai cấp vô sản. Từ đó,
Lênin bổ sung vào khẩu hiệu của Mác-Ăngghen thành “Vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc thuộc địa chủ động đứng lên,
Lênin chưa đề cập. Cách đặt vấn đề dân tộc của Lênin gắn liền với hoàn cảnh nước Nga
và chưa phù hợp hoàn toàn với các nước thuộc địa châu Á và châu Phi.
Ba là, trong nhận thức lý luận và trong hoạt động thực tiễn cách mạng trên thế
giới, vấn đề dân tộc thuộc địa và động lực của cách mạng thuộc địa chưa được quan tâm
chú ý đúng mức.
Trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX, tình trạng chung của những người cộng sản
phương Tây là ít quan tâm đến dân tộc thuộc địa. Do thiếu hiểu biết về thuộc địa, chưa
thấy hết đặc điểm, mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa, tầm quan trọng của vấn đề thuộc
địa nên không phải mọi đảng cộng sản, mọi nhà cách mạng - kể cả đảng cộng sản và
các nhà cách mạng chân chính đã phát hiện ra sức mạnh đang tiềm ẩn trong lòng nhân
dân các nước thuộc địa. Đường lối về cách mạng thuộc địa do Quốc tế Cộng sản chỉ
đạo soạn thảo nằm trong bối cảnh chung đó.
Đại hội VI QTCS chủ trương nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Đường lối đấu
tranh giai cấp của vô sản Châu Âu được áp đặt vào thực tiễn Đông Dương, nơi mà mâu
thuẫn dân tộc là mâu thuẫn hàng đầu. Vì vậy, về động lực cách mạng, Đại hội VI chủ
trương: “Không bao giờ liên minh với tư sản dân tộc và phú nông”. Coi giai cấp tư sản,
tiểu tư sản là lực lượng phản cách mạng ở các nước thuộc địa, cường điệu hoá mặt hạn
chế của họ, cho đó là lực lượng cần đánh đổ.
Thực tiễn đó đòi hỏi phải phát triển bổ sung chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân
tộc thuộc địa. Năm 1919, Lênin đã chỉ rõ đối với những người cách mạng thuộc địa:
"Các đồng chí hiện đang có một nhiệm vụ mà trước đây những người cộng sản trên
toàn thế giới không có: trong khi dựa vào lý luận chung và thực tiễn của chủ nghĩa cộng
sản, các đồng chí vừa phải thích ứng với những điều kiện riêng biệt mà các nước châu
Âu không có, vừa phải học cách vận dụng được lý luận và thực tiễn ấy vào nơi mà quần
chúng chủ yếu là nông dân, nơi cần phải xác định sự cần thiết không phải là đấu tranh
chống chủ nghĩa tư bản, mà là đấu tranh chống những tàn tích phong kiến" 1.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.12, tr.475.

414
Nắm bắt được yêu cầu của thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Mác đã
xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào?
Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải toàn thể nhân loại...
Dù sao cũng không thể cầm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng
cách thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được...
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc
học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô Viết đảm nhiệm, ban thuộc địa
của chúng tôi vừa nhận được thư mời chúng tôi tham gia công tác này...”1.
2. Nội dung luận điểm “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”.
Thứ nhất, về khái niệm “chủ nghĩa dân tộc” trong quan điểm của Hồ Chí Minh.
Khi nhắc đến chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa là động lực lớn của đất nước, thực
chất Người đánh giá cao tinh thần yêu nước chân chính, chủ nghĩa dân tộc chân chính.
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc ấy đã giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù,
chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, giữ vững độc lập dân tộc và củng cố nền độc lập dân tộc
của ta trong suốt quá trình lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc, theo cách nói của Hồ Chí Minh,
hoàn toàn phân biệt, “khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc, phản động”2,
đồng thời cũng hoàn toàn khác với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc nước lớn, trái
với chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo Người, chủ nghĩa dân tộc chân chính “là một bộ phận
của tinh thần quốc tế”, những người cộng sản cần phải biết nắm lấy và phát huy chủ
nghĩa dân tộc, “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”, đó là
“một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”.
Thứ hai, quan niệm về “động lực”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là động
lực của cách mạng”3. Theo Người, trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống
phong kiến giành lại độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, những ai là người Việt
Nam, nòi giống “con Lạc, cháu Hồng”, còn trong mình tinh thần dân tộc thì đều là động
lực của cách mạng. Như vậy, động lực cách mạng là mọi con người Việt Nam, bao gồm
các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và những người
Việt Nam yêu nước khác. Ngoài bọn đại địa chủ, phong kiến quyền lợi gắn liền với chủ
nghĩa đế quốc, phản bội quyền lợi dân tộc, cách mạng cần phải “đánh trúc”; còn những
bộ phận khác, trung, tiểu địa chủ và một số cá nhân thuộc giai cấp bóc lột có tinh thần
yêu nước, hay “chưa rõ mặt phản cách mạng” thì cách mạng cần phải tranh thủ, lôi kéo
họ về khối đại đoàn kết toàn dân, đánh đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, tự do dân
chủ cho nhân dân.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t1, tr 465.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.6, tr.172.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.7, tr.211.

415
Thứ ba, chủ nghĩa dân tộc trong mỗi con người Việt Nam không phân biệt giai
cấp có sự thúc đẩy, ảnh hưởng chi phối đến sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đánh giá
về vai trò, tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc, Người dùng những từ rất mạnh như
“lớn”, “vĩ đại”, “duy nhất”. Người viết: “Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được
cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã
hội của họ”1.
3. Ý nghĩa của luận điểm và sự vận dụng của Đảng ta
Một là: Phát hiện ra sức mạnh động lực của chủ nghĩa dân tộc, từ thực tiễn Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo đặc sắc về con đường cách mạng
Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ nhất: Sáng tạo về con đường giải phóng dân tộc. Ở thời kỳ của mình, từ
thực tiễn cách mạng Châu Âu, Mác-Ăngghen coi giải phóng giai cấp vô sản là tiền đề,
là điều kiện tiên quyết để giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người. Con
đường cách mạng vô sản ở Châu Âu đi theo lộ trình: giải phóng giai cấp - giải phóng
dân tộc - giải phóng con người.
Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ thực tiễn các dân tộc thuộc địa ở châu Á và Việt
Nam mà khẳng định: trước hết phải tiến hành dân tộc cách mạng, cách mạng giải phóng
dân tộc thắng lợi rồi mới có địa bàn tiến lên làm giai cấp cách mạng, nghĩa là cách
mạng Việt nam phải trải qua 2 giai đoạn, 2 quá trình cách mạng không tách rời nhau,
nhưng có cái phải làm trước, có cái phải làm sau, trong giải phóng dân tộc đã bao hàm
một phần giải phóng giai cấp để đi tới giải phóng hoàn toàn. Do đó, lộ trình cách mạng
ở các nước thuộc địa là đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng
con người.
Thứ hai: Sáng tạo về lực lượng cách mạng: Phải huy động được sức mạnh toàn
dân tộc chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Các nhà kinh điển đưa ra luận điểm nổi
tiếng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.
Các ông đều khẳng định lực lượng cách mạng là nhân dân. Nhân dân theo quan điểm
của Mác, Ăngghen là “những người đi với cách mạng đến cùng” (giai cấp công nhân và
một bộ phận giai cấp nông dân), trong quan điểm của Lênin, nhân dân là “những người
bị bóc lột” (giai cấp công nhân và những người bị bóc lột khác). Hồ Chí Minh trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người mở
rộng khái niệm nhân dân: nhân dân là những người yêu nước chân chính (ngoài giai cấp
công nhân, nông dân, còn những người yêu nước khác, bao gồm cả trung tiểu địa chủ,
giai cấp tư sản dân tộc,…). Quan niệm về nhân dân như vậy, Người yêu cầu phải có
sách lược tập hợp rộng rãi mọi giai cấp, mọi tầng lớp và cá nhân yêu nước, tán thành

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.1, tr.467.

416
độc lập đi với cách mạng. Đó cũng là điểm khác nhau giữa Hội nghị hợp nhất (2-1930)
do Hồ Chí Minh khởi thảo với dự thảo Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú.
Thứ ba: Sáng tạo về phương thức tiến hành 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong
của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Khác với quan điểm của Xtalin và Quốc tế
Cộng sản yêu cầu phải coi 2 nhiệm vụ đó là ngang nhau, nương tựa vào nhau, nên phải
tiến hành song song, đồng thời; Hồ Chí Minh và Đảng ta lại coi vấn đề dân tộc nổi lên
hàng đầu, phải tập trung giải quyết trước, vấn đề ruộng đất cũng phải thực hiện, nhưng
từng bước và phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc (Sách lược vắn tắt và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 tháng 5/1941).
Thứ tư: Sáng tạo về quy luật thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và bản chất của
Đảng. Dựa trên công thức chung về quy luật thành lập Đảng mà Lênin đã nêu: Đảng
Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác, Hồ Chí
Minh có những phát triển mới. Người khẳng định: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương vào đầu năm 1930. Về bản chất của Đảng, Người quan niệm: Đảng là của
giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
Hai là: Luận điểm là cội nguồn cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong
suốt hơn bảy thập kỷ qua. Nhìn lại lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ XX, một thế kỷ vận
động và phát triển mau lẹ và phức tạp của tình hình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng
đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh động lực của chủ nghĩa dân tộc
chân chính. Vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, vượt qua những sai lầm tả
khuynh, duy ý chí, xa rời thực tiễn như Người đã cảnh báo: “Nghe người ta nói giai cấp
đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước
mình như thế nào để làm cho đúng”1, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân làm nên thắng lợi vĩ
đại trong Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay,
Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, mà thực
chất là nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong công cuộc xây
đựng CNXH ở nước ta. Văn kiện của Đảng ta tại Đại hội lần thứ IX đã xác định rõ:
“Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh
trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc được sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích
toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.5, tr.272.

417
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO
BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

Nguyễn Phương Thảo


Học viên cao học chuyên ngành CNXHKH 2008

Một trong những nội dung sâu sắc bao trùm trong tư tưởng Hồ chí Minh là tư
tưởng “Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, một lực lượng có vị trí, vai
trò tầm quan trọng đối với tương lai của đất nước và dân tộc, là lực lượng có ý nghĩa
quyết định sự phát triển của cách mạng nước ta, cũng như sự phồn thịnh của dân tộc,
Bác nói: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.
Tư tưởng "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" của Bác chính là sự chuẩn
bị sao cho tốt để có một lớp kế tục đáng tin cậy nhất. Đó không chỉ là lực lượng trực
tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn
bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế hệ đi
trước. Bởi vậy suốt cả cuộc đời hoạt động của mình dù bận trăm công nghìn việc to lớn
đối nội, đối ngọai vì nước, vì dân Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành rất nhiều công sức
và trí tuệ cho việc đào tạo và bồi dưỡng các thế hệ thanh niên nước ta thành những lớp
người hăng hái trong đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc và của chủ nghĩa xã hội.
Sự quan tâm của người đến các thế hệ cách mạng đặc biệt là thế hệ cách mạng
cho đời sau xuất phát từ thực tiến cuộc đấu tranh cách mạng đầy cam go, thử thách,
không chỉ đánh đuổi đế quốc, thực dân mà còn nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công …
thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người. Sự nghiệp cách mạng
đó là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do
vậy sẽ đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng. Người đã
nhận thấy rõ: sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn và những thành tựu đã đạt được sẽ
khó có thể giữ vững nếu không có một lực lượng kế cận xứng đáng. Theo Người, dù
các thế hệ cha anh đã trực tiếp giải quyết được nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên, vẫn còn đó
không ít công việc còn dang dở; bên cạnh đó lại còn nhiều vấn đề mới do thực tiễn cuộc
sống đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết.
Kế thừa, phát triển truyền thống coi trọng nhân tố con người của dân tộc với tư
tưởng coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia" kết hợp với sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin về vai trò của con người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội; Với một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh cũng như sự sáng tạo của
quần chúng nhân dân mà trong đó có thế hệ trẻ. Người khẳng định Thanh niên không
những là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trước, mà còn là tương

418
lai của đất nước, của dân tộc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ
tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”
Những năm đầu thế kỷ XX khi nước ta đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, Hồ Chí
Minh khẳng định, “muốn thức tỉnh dân tộc” đứng lên đấu tranh giành lại độc lập để xây
dựng xã hội mới thì trước hết “phải thức tỉnh thanh niên”. Từ sự khẳng định đó, Người
vô cùng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc trước thực trạng thanh niên chưa được tổ chức,
chưa được giáo dục. Năm 1925, trong bài gởi thanh niên An Nam Hồ Chí Minh đã nhắc
nhở: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại, người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi
của người không sớm hồi sinh”.Với luận điểm đó nó đã mang lại nguồn gió mới thu hút
nhiều thanh niên yêu nước đi theo con đường cách mạng của người và làm nên những
chiến thắng vẻ vang cho đất nước, viết tiếp những trang vàng cho lịch sử dân tộc Việt
Nam. Đó là thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam khiến nhân dân trên thế giới
khâm phục và ngay cả kẻ thù của chúng ta cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng chúng
không đánh giá hết chủ nghĩa yêu nước sâu sắc của người Việt Nam mà trước hết là lớp
thanh niên đã dám “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Với tư tưởng coi trọng Lớp thanh
thiếu niên như vậy , nên sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn
dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng, rất cần thiết”.
Người chỉ rõ cho chúng ta thấy, mỗi quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng;
giữa sự nghiệp giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người
khẳng định:
"Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân giàu nước mạnh,
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết, quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước
hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Để thực hiện được điều đó thì một sự nghiệp
không kém phần gian nan vất vả, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì cao độ và
phương pháp khoa học thích hợp và tinh tế đó là sự nghiệp giáo dục con người, mà Bác
Hồ kính yêu đã gọi một cách hình ảnh nhưng rất gần gũi, rất dễ hiểu là “Trồng người”,
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Tư tưởng “trồng người” của Bác cho thấy rõ vai trò của con người với sự hiểu
biết, năng lực đạo đức, phẩm chất chính trị trong sáng … là nhân tố quyết định sự thành
công của sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng ấy còn chỉ cho chúng ta mục tiêu mà nền giáo
dục nước ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng con người cũng như cả
dân tộc. Mục tiêu ấy tóm lược là: “phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân
giàu, nước mạnh”.

419
Với tầm nhìn chiến lượng mang tính thời đại của mình, nhận thức rõ: “một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Bác đã chủ trương
“diệt giặc dốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “bình dân học vụ”, để
nhằm xóa bỏ lạc hậu, xóa bỏ tệ nạn xã hội, từng bước học chữ quốc ngữ… Bác thường
hay nói câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và câu nói của Khổng tử: “Học
không biết chán, dạy không biết mỏi”. Chủ tịch Hồ chí Minh đã chỉ cho chúng ta con
đường đưa đất nước thóat khỏi cảnh yếu hèn đó là con đường phát triển giáo dục, và
Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc “thông
thái”. Hồ Chí Minh xác định: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong
những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”, và “Nước nhà cần
phải kiến thiết. kiến thiết cần phải có nhân tài”.
Đặt niềm tin vào thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước
cho nên ngay ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trong thư gửi
cho học sinh cả nước ( tháng 9.1945), Bác Hồ đã căn dặn thế hệ trẻ : “Ngày nay chúng
ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta
theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông
mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phầm lớn công học tập ở các em”. Trong kháng
chiến chống Pháp tuy bận rất nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn giành thời gian quan
tâm đến giáo dục thanh thiếu niên, trong thư gửi thanh niên nhân dịp hội nghị Thanh
niên Việt Nam (17.8.1947) Bác viết: “…Người ta thường nói Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà, Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn
là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện
tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương
lai đó…” Chủ tịch Hồ Chí Minh giành nhiều tình cảm đối với thanh niên, vì đây là lớp
người tiếp sức mạnh, tiếp tục gánh vác công việc của các thế hệ đi trước, thay thế đội
ngũ cán bộ lão thành vì sự nghiệp cách mạng trong tương lai. Không những chỉ quan
tâm đến thế hệ thanh niên, người còn luôn quan tâm đến việc giáo dục lớp thiêu niên
nhi đồng, đội ngũ tiếp sức cho thanh niên. Người căn dặn: “Ngày nay các cháu là nhi
đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đòan kết thì
thế giới hòa bình và dân chủ và không còn chiến tranh”. Không chỉ có tấm lòng yêu
thương trìu mến đối với thế hệ trẻ Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm dìu dắt thế hệ
trẻ bằng việc trực tiếp tổ chức, đào tạo rèn luyện, đồng thời còn tự mình nêu tấm gương
sáng về mọi mặt để thế hệ thanh niên noi theo. Người còn xác định trách nhiệm giáo
dục thiếu niên, thanh niên thuộc về ai và phương pháp giáo dục như thế nào, trong thư
gửi hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi Bác viết: “cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết:

420
yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa”.
Dạy trẻ phải nhẹ nhàng, vui vẻ không được ép trẻ vào khuôn khổ người lớn như vậy sẽ
làm trẻ già sớm mất đi vẻ hồn nhiên “phải giữ tòan vẹn cái tính vui vẻ họat bát, tự
nhiên, chủ động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già
sớm”. Với Bác thì “trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”,
cho nên “trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học.
Ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội chúng đều vui đều học…”. Người khẳng định:
“Ngày nay chúng là thiếu nhi ít năm sau chúng sẽ là công nhân, cán bộ. Vì vậy, Chính
phủ, các đòan thể tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục thiếu nhi
…”. Giáo dục không được vội, phải có kế hoạch, việc gì cũng phải từ nhỏ đến to, từ dễ
dẫn đến khó, từ thấp dẫn đến cao. Đối với trẻ em, thì các hành vi đều làm theo người
lớn, nên giáo dục trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương, những gương người tốt
việc tốt. Thầy nêu gương cho trò và phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bác
dạy: “Tri thức phải dễ hiểu, dễ nhớ, học mau. Ngoài tri thức phải có đạo đức cách
mạng, thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu”. Bác thường xuyên nhắc nhở những
người làm công tác giáo dục phải luôn chú ý giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục
phải tạo ra những người lao động mới, đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn,
“trung với nước, hiếu với dân”, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ chí Minh, có đạo đức cách mạng trong sáng, có ý chí vươn lên, không ngại
gian khổ, có tinh thần gan dạ dũng cảm, khiêm tốn thật thà…; có tri thức, sức khỏe để
trở thành những người chủ tương lai của đất nước, những người thừa kế xây dựng
CNXH vừa hồng vừa chuyên. Thấy rõ được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đối với
thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, trong thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy
giáo, công nhân viên, học sinh nhân dịp bắt đầu năm học mới (1968), Bác viết: “Nhiệm
vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Giáo dục nhằm đào tạo những
người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các
cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này,
phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên một bước phát
triển mới”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gay go quyết liệt , Chủ Tịch Hồ
Chí Minh kêu gọi: “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”.
Thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt, “các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua
trong mọi việc để trở nên những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật, có sáng kiến, có lực
lượng”.
Bác luôn coi con người là vốn quy nhất, là nhân tố đảm bảo sự thành công của
mọi cuộc cách mạng, nhưng đó phải là con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mỹ. Vì vậy, người dạy: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng về mọi mặt”.

421
Phải bồi dưỡng thế hệ trẻ một cách toàn diện cả tri thức và đạo đức, văn hóa, lao động
và sản xuất. Bác cũng yêu cầu thanh niên là phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn
hóa, đạo đức, thẩm mỹ… Các thế hệ thanh niên phải biết vừa kế thừa phát huy những
giá thị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam, giàu đẹp. Thanh niên phải xung phong tới nơi khó
khăn, gian khổ, nơi nào cần thanh niên có mặt, nơi nào khó có thanh niên.
Hồ Chí Minh khẳng định: thế hệ trẻ xứng đáng với tương lai, thì thế hệ đi trước
tức là những bậc cha anh phải có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đó cũng là trọng
trách lớn của cách mạng, của đảng. Với sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ trẻ tương lai của
cách mạng, của đất nước cho đến khi ra đi người cũng không quên căn dặn lại: “Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, đào tạo họ
thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.”
Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, trong mọi giai đoạn cách mạng của sự nghiệp
đấu tranh và xây dựng đất nước Việt nam xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Việt nam
luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ việt nam. Lời di huấn của Người trở thành tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993)
khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững
bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng
thanh niên vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề
sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng”.
Các thế hệ thanh niên đã, đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn
nhưng vô cùng khó khăn phức tạp. Chính vì thế, tại Đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh:
“Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm,
phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”. Một minh chứng hùng hồn về vai trò to lớn của thanh niên là đã có
hàng vạn thanh niên tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ, trong
đó có những người đã hy sinh ngã xuống để giành thắng lợi cho ngày hôm nay. Và
ngày nay lực lượng thanh niên đang hăng hái xung kích đi đầu trong thực hiện chương
trình, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới với hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp”
và “Tuổi trẻ giữ nước”, đã thu hút hàng triệu thanh thiếu niên hăng hái tham gia, chủ
động sáng tạo cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực của thanh thiếu niên thì hiện nay một bộ
phận thanh thiếu niên lại có lối sống thực dụng, nảy sinh nhiều tiêu cực với các biểu
hiện chây lười trong học tập, rèn luyện, không tham gia vào các hoạt động của đoàn thể
422
và tổ chức xã hội, có tư tưởng ỷ lại, hưởng thụ nên đã từng bước bị thoái hóa, hư hỏng
lao vào con đường cờ bạc, nghiện hút, ma túy, mại dâm…gây ảnh hưởng không nhỏ
cho bản thân và xã hội. Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII của Đảng (1997) đã
gióng lên hồi chuông báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận học
sinh, SV suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài
bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo
ngại” trước tình hình đó yêu cầu đang đặt ra hiện nay là:
+ Đảng, Nhà nước cũng như các đòan thể cần phải quan tâm, chăm lo, giáo dục,
bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đúng tầm của nó.
+ Đối với ngành giáo dục, với nhiệm vụ quạn trong, những hết sức vẻ vang,
trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ cần phải phát huy được vai trò, tác dụng của mình. Phải
hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục là đào taọ ra những con người vừa có tri
thức, vừa có sức khỏe, vừa có đạo đức. Muốn vậy, giáo dục - đào tạo cần phải đầu tư,
trang bị cơ sở vật chất đủ cho phục vụ dạy học, các cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ
của mình, phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục; lấy học
sinh làm trung tâm, kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, tránh
biểu hiện chạy theo thành tích số lượng mà lãng quên chất lượng.
+ Giữa gia đình, nhà trường và xã hội phải kết hợp một cách chặt chẽ, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo
dục ngoại xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt
hơn”. Có như vậy mới phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc và mới giáo
dục cá em trở thành những người công dân tốt, những người chủ tương lai của đất nước,
nối tiếp sự nghiệp cha anh.
Tư tưởng “Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” đã thể hiện rõ việc vận dụng một cách sáng tạo quan điểm biện chứng duy
vật về sự phát triển trong cách mạng nước ta, đồng thời cho thấy tầm nhìn sâu sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở tầm nhìn đó, người vừa nhìn thấy cả hiện tại vừa nhìn thấy cả
tương lai; Người không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn
chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền.

423
HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC
TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TS. Lê Văn Thịnh


Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

1. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề đoàn kết quốc tế là một trong
những nội dung rất quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược
của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quốc tế là để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ
sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng. Chính vì vậy, khi đánh giá về vai trò của đoàn kết
quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện với Đại sứ nước ta tại Liên Xô
năm 1961, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của
nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách
mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”1.
Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm
về đối tượng, mục tiêu, phương châm, phương pháp đoàn kết; về vai trò, vị trí của đoàn
kết với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới... đặc biệt là những vấn đề mang
tính nguyên tắc trong xây dựng khối đoàn kết quốc tế. Tư tưởng đó được hình thành
cùng với quá trình tìm đường cứu nước và tìm kiếm bạn đồng minh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc và phát triển đất nước của Hồ Chí Minh, được Người liên tục hoàn thiện
và bổ xung những luận điểm mới, phù hợp với sự vận động, phát triển không ngừng của
cách mạng Việt Nam trong quan hệ với lịch sử toàn thế giới và tiến trình chính trị quốc
tế sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917.
2. Đối tượng xây dựng khối đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất
phong phú và rộng lớn. Song tập trung chủ yếu vào ba lực lượng: phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hoà
bình, dan chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước
đang xâm lược Việt Nam. Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian và tâm lực phấn đấu
không mệt mỏi cho việc xây dựng và củng cố tình hữu nghị, sự đoàn kết hợp tác giữa
các lực lượng này với cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng đoàn kết quốc tế của
Hồ Chí Minh và những hoạt động của Người trong việc xây dựng khối đoàn kết đó,
chúng ta thấy nổi bật lên một số vấn đề mang tính nguyên tắc sau đây:
Một là: thực hiện đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích.

1
DÉn theo Hµ B×nh Nhìng: “Tr¸i tim nh©n ¸i”, t¹p chÝ Nhµ v¨n cña Héi Nhµ v¨n ViÖt Nam,
sè 3-2000, tr20.

424
Thống nhất mục tiêu và lợi ích là vấn đề cốt tử trong công tác tập hợp lực lượng
của Hồ Chí Minh. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cập tới vấn đề này, coi cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của tiến trình cách mạng thế giới, kết hợp lợi ích của cách
mạng Việt Nam với mục tiêu chung của thời đại và nhận thức về nghĩa vụ của Việt
Nam đối với sự nghiệp chung của loài người tiến bộ.
Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, lực lượng nòng cốt, tiên phong
của cách mạng thế giới và là hạt nhân của đại đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống
nhất giữa các Đảng Cộng sản và Công nhân trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và
chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
Hồ Chí Minh cho rằng, để thực hiện đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng
sản công nhân quốc tế thì đoàn kết giữa các Đảng ‘’là điều kịên quan trọng để bảo đảm
cho phong trào cộng sản và công nhân toàn thắng trong cuộc đấu tranh vĩ đại cho tương
lai tươi sáng của toàn thể loài người” 1. Muốn thực hiện sự đoàn kết đó, phải đứng vững
trên lập trường giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa
quốc tế vô sản và Người là một gương sáng vô song trong việc kiên trì thực hiện những
nguyên tắc đó. Nhưng Hồ Chí Minh cũng xác nhận rằng, do điều kiện chủ quan và
khách quan đã nảy sinh sự bất đồng về chiến lược và sách lược cách mạng, dẫn đến mất
đoàn kết giữa các đảng, nhất là giữa các đảng đang cầm quyền ở các nước xã hội chủ
nghĩa. Bằng tâm huyết và tài năng của mình, Người đã cùng Đảng ta hoạt động không
mệt mỏi để khôi phục lại sự đoàn kết nhất trí của phong trào cộng sản, công nhân quốc
tế trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản,
“có lý”, “có tình”.
“Có lý” đòi hỏi các đảng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tuy nhiên, việc
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi mỗi đảng phải vận dụng sáng tạo, có
hiệu quả những nguyên lý của chủ nghĩa Mác phù hợp với thực tiễn cách mạng của mỗi
nước, tránh giáo điều. Hồ Chí Minh cho rằng, lý luận không phải là cái gì “cứng nhắc”
mà đầy tính sáng tạo, nên lý luận cần được bổ xung bằng những kết luận mới, rút ra từ
thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác -
Lênin cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc, từng nơi, cần “chú trọng đến đặc
điểm của dân tộc mình…nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá
trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các dân tộc anh em, thì sẽ mắc sai
lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại”2.

1
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 10, tr 235.
2
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 8, tr 499.

425
“Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những
người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh.; phải khắc phục tư tưởng
sôvanh, “nước lớn”, “đảng lớn”; không “áp đặt”, “ức chế”, nói xấu, công khai công kích
nhau, hoặc dùng các giải pháp về chính trị, kinh tế…gây sức ép với nhau. “Có tình” đòi
hỏi trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích
chung. Lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi đảng phải được tôn trọng, song lợi ích đó
không được phương hại đến lợi ích chung, cũng như lợi ích của đảng khác, dân tộc
khác.
“Có lý”, “có tình” vừa thể hiện tính nguyên tắc vừa là một nội dung của chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng rất lớn
không chỉ trong việc củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân mà còn củng
cố tình đoàn kết trong nhân dân lao động.
Đối với các dân tộc trên thế giới, để thực hiện đại đoàn kết, Hồ Chí Minh giương
cao ngọn cờ độc lập tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Độc lập tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng nhất quán, được Hồ Chí Minh coi là
chân lý, là “lẽ phải không ai chối cãi được”. Tư tưởng đó được Người khẳng định trong
Tuyên ngôn độc lập: ’’Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”1. Tháng 2 năm 1947, khi
trả lời các nhà báo, Người tiếp tục khẳng định: “…tự do độc lập là quyền trời cho của
mỗi dân tộc”2. Sau này Người khái quát thành khẩu hiệu có ý nghĩa thời đại: “Không có
gì quý hơn độc lập tự do”.
Hồ Chí Minh không chỉ suốt đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình
mà còn đấu tranh cho độc lập tự do của các dân tộc khác. Trong quan hệ giữa Việt nam
với các nước láng giềng Lào, Cămpuchia, Trung Quốc, cũng như với các quốc gia, dân
tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm có tính nguyên tắc: Dân
tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của
tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc
trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó.
Những quan điểm trên được Người thể chế hoá sau khi Việt Nam giành được
độc lập. Tháng 9 năm 1947, trả lời nhà báo Mỹ S. Êli Mâysi, Hồ Chí Minh tuyên bố:
Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và
không gây thù oán với một ai”3. Tháng 1 năm 1950, Người tuyên bố với các nước trên
thế giới: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn
sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền

1
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 4, tr 1.
2
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 5, tr 7.
3
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 5, tr 220.

426
lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bào vệ hoà bình và
xây đắp dân chủ thế giới”1. Tháng 6 năm 1955, khi sang thăm Trung Quốc, Hồ Chí
Minh tiếp tục khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan
hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh
về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị
của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình”2.
Thời đại Hồ Chí Minh sống là thời đại bão táp của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên hầu hết các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó, Hồ Chí Minh
không chỉ là nhà tổ chức, mà còn là người cổ vũ và ủng hộ nhiệt thành nhất cuộc đấu
tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Nêu cao tư tưởng độc lập tự
do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người khởi xướng,
người cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng
định bản sắc dân tộc của mình, đồng thời thúc đẩy cho sự hiểu biết lẫn nhau, thực hiện
đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới với Việt Nam vì thắng lợi của cách
mạng mỗi nước.
Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, để thực hiện đại đoàn kết, Hồ Chí
Minh giương cao ngọn cờ hoà bình trong công lý.
Giương cao ngọn cờ hoà bình, chống chiến tranh xâm lược là một trong những
nội dung quan trọng, bất di bất dịch trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó bắt
nguồn từ truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại.
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn luôn dương cao ngọn cờ hoà bình
và đấu tranh cho hoà bình. Song đó không phải là một nền hoà bình trừu tượng, mà là
“một nền hoà bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ”3, một nền hoà
bình thật sự cho tất cả các dân tộc - ‘’hoà bình trong độc lập tự do ” 4. Suốt 24 năm đứng
đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
vì độc lập và thống nhất đất nước, song cũng trong suốt hai cuộc kháng chiến thần
thánh này, Người luôn nổ lực tìm kiếm mọi giải pháp để gìn giữ hoà bình và vãn hồi
hoà bình.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trước dã tâm xâm lược của
thực dân Pháp, trên cơ sở kên trì mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã có những
nhân nhượng có lợi cho Pháp để tránh một cuộc chiến tranh có thể sảy ra. Người nói:
“dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình” 5. Khi chiến

1
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 6, tr 8.
2
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 8, tr 5.
3
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 4, tr 66.
4
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 12, tr 109.
5
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 4, tr 91.

427
tranh bùng nổ, Hồ Chí Minh vẫn trịnh trọng tuyên bố: “Chúng tôi muốn hoà bình ngay
để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như
nhau”1. Nhà ngoại giao Pháp J. Sainteny, đại diện cho Chính phủ Pháp trực tiếp ký Hiệp
định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Hồ Chí Minh đã thừa nhận: “Những lời nói,
những hành động, thái độ của Người, tất cả đều thuyết phục là Người không muốn dùng
giải pháp bạo lực”2. Nghiên cứu lịch sử ngoại giao của các quốc gia trong thời kỳ hiện
đại, đặc biệt là sau năm 1945, chúng ta thấy Hồ Chí Minh là một trong những người
đầu tiên đưa ra quan điểm giải quyết những bất đồng trong quan hệ quốc tế bằng cách
lấy đối thoại thay cho đối đầu, thương lượng hoà bình thay cho chiến tranh. Một thống
kê chưa đầy đủ cho biết, chỉ từ tháng 9 năm 1945 đến hết năm 1946, Hồ Chí Minh và
Chính phủ ta đã 35 lần bày tỏ lập trường hoà bình trong việc giải quyết cuộc xung đột
Việt - Pháp. Từ tháng giêng đến tháng 5 năm 1947, Việt Nam đã 20 lần chính thức đề
nghị chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng; Hồ Chí Minh đã 14 lần gửi thư cho
Tổng thống, Chính phủ, quốc hội và nhân dân Pháp đề nghị chấm dứt chiến tranh, vãn
hồi hoà bình. W. Luylây - Giáo sư CHDC Đức nhận xét: “Quan điểm của Hồ Chí Minh
rất phù hợp với quan điểm ngày nay trong việc giải quyết các xung đột quốc tế...Chính
Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam,
luôn mong muốn hoà bình đàm phán với Pháp. Hoà bình hạnh phúc cho nhân dân, đó
chính là ý nguyện suốt đời của Người”3. Vào đầu những năm 60, khi phải tiến hành
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh tiếp tục
khẳng định: “Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình, nhưng hoà bình không tách
rời độc lập dân tộc”4. Đồng thời Người tuyên bố: “Nếu Chính phủ Mỹ thật muốn giải
quyết hoà bình, thì họ phải… chứng tỏ điều đó bằng việc làm thật sự, phải chấm dứt
vĩnh viễn và vô điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”5. Tháng 8 năm 1969, trong thư trả lời Tổng thống
Mỹ Risớt M. Níchxơn, Người nhấn mạnh: “Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất
và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc
động khi thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam vì chính sách
của nhà cầm quyền Mỹ. Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hoà bình, một
nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự… Mỹ phải chấm dứt chiến tranh
xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân
dân miền Nam và dân tộc Việt Nam… Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến
tranh trong danh dự”6.

1
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 5, tr 19.
2
DÉn theo NguyÕn Dy Niªn: T tëng ngo¹i giao Hå ChÝ Minh.Nxb CTQG hµnéi 2002, tr 130.
3
Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hộ, Hà Nội, 1990, tr 57.
4
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 11, tr 500.
5
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 12, tr 33.
6
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 12, tr 488-489.

428
Quan điểm hoà bình trong công lý; lòng thiết tha mong muốn hoà bình trong sự
tôn trọng độc lập và thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh đã làm rung động trái tim
nhân loại. Nó có tác dụng cảm hoá, lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế giới đoàn kết với
nhân dân Việt Nam chống các lực lượng đế quốc xâm lược và hiếu chiến, góp phần kết
thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Hai là, thực hiện đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn đoàn kết quốc tế, phải củng cố đại đoàn kết
dân tộc và, đại đoàn kết dân tộc là cơ sở của đoàn kết quốc tế. Chính vì vậy, Người
thường xuyên nhắc nhở, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và phương pháp cách
mạng đúng đắn mới tập hợp được lực lượng. Trả lời một phóng viên nước ngoài, Người
nói: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có
sự can thiệp từ bên ngoài vào”1. Trong quan hệ giữa các đảng, Người xác định: “Các
đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn
nhau”2.
Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ nguồn ngoại lực, gia tăng thêm nội lực, nhằm
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Với một một cách nhìn biện chứng, Người
cho rằng, trong các nguồn lực, nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại lực chỉ có thể
phát huy tác dụng thông qua nội lực. Từ quan điểm đó, trong đấu tranh cách mạng, Hồ
Chí Minh luôn nêu cao phương châm: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”,
“muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Trong đấu tranh
giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ
ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” 3. Trong quan hệ
quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái
tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn….
3. Lịch sử chứng tỏ rằng, với một hệ thống những quan điểm đúng đắn và bằng
tài năng xuất chúng trong hoạt động đối ngoại, Hồ Chí Minh không chỉ là linh hồn mà
còn là kiến trúc sư của khối đại đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong suốt những năm
Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cùng với
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ra đời của ba tầng mặt trận: Mặt trận đoàn kết Việt -
Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế
giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược là một minh chứng hùng hồn, đánh
dấu sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí
Minh. Nó là nguồn hợp lực, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

1
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 5, tr 136.
2
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 10, tr 235.
3
Hå ChÝ Minh: Toµn tËp, Nxb CTQG Hµ Néi, 2000, tËp 6, tr 522.

429
Đánh giá vai trò và những cống hiến của Hồ Chí Minh trong công tác tập hợp
lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế, Rômét Chanđra, nguyên Chủ tịch hoà
bình thế giới cho rằng: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí
Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công
lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu, nhân dân
chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có ngọn cờ Hồ Chí Minh bay
cao”1.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay đã và đang chứng minh sức sống kỳ
diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ
đại đoàn kết vì sự nghiệp phát triển đất nước của Người, trong quá trình đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, Đảng và
Nhà nước ta luôn chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế
toàn cầu hoá; thực hành chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác, đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ đối ngoại; củng cố khối đoàn kết với tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế
giới, phấn đấu vì mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển.

1
R«mÐt Chan®ra: Hå ChÝ Minh trong tr¸i tim nh©n lo¹i, b¸o Nh©n D©n, ngµy 21 th¸ng 5
n¨m 1980.

430
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
VÀ CÁCH THỨC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

ThS. Phạm Minh Thế


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người mới và cách thức xây
dựng con người mới:
- Trước hết, về vai trò của con người và xây dựng con người mới, Hồ Chí Minh
cho rằng con người là chủ thể của cách mạng, chủ thể của xã hội và sự phát triển xã hội.
Bởi sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải
có con người xã hội chủ nghĩa”1. Cũng chính vì thế mà Người đã khẳng định, đối với sự
phát triển của dân tộc, đất nước thì: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người.
Có thể nói đây là những quan điểm mang tính biện chứng rất cao của Hồ Chí
Minh về vấn đề vai trò của con người đối với xã hội và sự phát triển của xã hội. Điều
này bắt nguồn từ quan điểm của Người về con người, bởi Hồ Chí Minh đã từng đưa ra
một định nghĩa rất độc đáo về con người là: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em,
họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người”2.
Với cách hiểu này, con người theo quan điểm của Hồ Chí Minh trước hết là con người
xã hội, là một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định và cao hơn thế, con người
là chủ thể, là trung tâm của xã hội và sự phát triển của xã hội. Bởi theo Hồ Chí Minh
thì: “Vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế
cả”3. Và cũng vì thế cho nên, theo Hồ Chí Minh thì: “Con người là vốn quý nhất, là lực
lượng to lớn nhất”4, con người là động lực cơ bản của sự vận động và phát triển của
cách mạng và do vậy mà cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân (mà ở đây
chúng tôi hiểu theo nghĩa nhân dân là con người). Cũng vì lẽ đó mà Người đã từng viết
và nói rất nhiều lần rằng:
“Dễ trăm bề không dân cũng khó,
Khó trăm bề dân liệu cũng xong”.
Hay:
“Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”1.
1
. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, tập 10, tr. 310, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2
. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 5, tr. 644, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3
. Hồ Chí Minh (1984): Toàn tập, tập 4, tr. 454, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
4
. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 10, tr. 310, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1
. Hồ Chí Minh (1985): Toàn tập, tập 5, tr. 77, 79, Nxb. Sự thật, HN.

431
Chính bởi vậy nên trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh đã viết: “Để giành
được thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này (tức là cuộc chiến đấu chống lại
những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi - TG), cần phải động
viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” 2.
Và đó chính là lý do mà Hồ Chí Minh đã nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa và vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người. Nghĩa là Người đã coi trọng vai trò là chủ thể, là động lực, lực lượng hay nguồn
lực to lớn của nhân dân (con người theo cách hiểu của chúng tôi) đối với xã hội và sự
phát triển của xã hội. Và ngược lại, chủ nghĩa xã hội tự thân nó cũng sẽ tạo ra những
con người xã hội chủ nghĩa, những chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Như vậy, có thể hiểu, con người xã hội chủ nghĩa ở đây chính là những con
người mới được hình thành trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bản thân quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình xây dựng con người mới và
ngược lại. Do vậy, không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng
con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải là xây dựng xong những con người xã hội
chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà việc xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa phải được đặt ra ngay từ đầu và phải được Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi
gia đình và cá nhân đặc biệt quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là tất cả mọi
người phải và có thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh
ngay một lúc, mà trước hết cần có những con người tiên tiến, có được những phẩm
chất, những nét tiêu biểu của con người mới xã hội chủ nghĩa để làm gương cho quần
chúng nhân dân noi theo. Xây dựng con người mới trước hết là cần xây dựng cho được
những tấm gương con người mới, tức là phải trồng người, phải gieo những hạt mầm
tiên tiến, những chồi non điển hình để nhân rộng ra thành rừng người, biển người xã hội
chủ nghĩa. Sự nghiệp trồng người này phải được tiến hành, chăm lo thường xuyên trong
suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội, trong suốt cuộc đời của mỗi con người, trong quá
trình phát triển của mỗi tập thể, cộng đồng người và quan trọng hơn là nó phải đạt được
những kết quả cụ thể qua từng chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cũng theo
Hồ Chí Minh thì, xây dựng con người mới là xây dựng bản chất, phẩm chất và nhân
cách mới cho con người, thể hiện hay biểu hiện và là đại diện cho bản chất của một chế
độ xã hội mới tiến bộ hơn. Và cũng theo Người thì hình mẫu hay là tiêu chí con người
Việt Nam mới sẽ mang những đặc điểm cơ bản là:
+ Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ; có tinh thần tập thể xã hội
chủ nghĩa; có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; có tinh thần tiến
2
. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, tập 12, tr. 505, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

432
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; có tinh thần dám nghĩ, dám làm,
vươn lên hàng đầu.
+ Có đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân; yêu
thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng;
có lối sống lành mạnh, trong sạch.
+ Có tác phong xã hội chủ nghĩa: lao động có kế hoạch, có biện pháp, có quyết
tâm; lao động có tổ chức, kỷ luật, có kỹ thuật; lao động có năng suất, chất lượng, hiệu
quả; lao động quên mình, không sợ khó, sợ khổ vì lợi ích của xã hội, của tập thể và của
bản thân mình.
+ Có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, để
với tư cách là công dân tham gia làm chủ Nhà nước và xã hội; phải không ngừng nâng
cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ
để làm chủ.
+ Có tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết công
việc, học tập và ứng xử.
+ Có thể lực, sức khoẻ tốt để lao động, học tập và chiến đấu phục vụ cho gia
đình, xã hội, Tổ quốc và bản thân mình. Bởi theo Hồ Chí Minh: “Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh
khoẻ”1. Có thể nói đây là một quan điểm rất hiện đại, thể hiện cái nhìn toàn diện của Hồ
Chí Minh về mẫu hình con người Việt Nam mới.
Như vậy, qua các tiêu chí trên đây về con người Việt Nam mới mà Hồ Chí Minh
đưa ra, chúng ta thấy đó là những mẫu hình con người khá hoàn chỉnh, chỉn chu về cả
phương diện nhân cách, lối sống, trình độ và thể lực. Song điều quan trọng hơn là,
những mẫu hình con người mà Hồ Chí Minh đã vạch ra đó có những nét rất hiện đại so
với thời điểm mà Người đang sống. Điều này thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Hồ
Chí Minh về vấn đề xây dựng thế hệ mới cho dân tộc.
- Hai là về biện pháp hay cách thức xây dựng con người mới, theo Hồ Chí Minh
là phải kết hợp giữa cải tạo con người cũ với xây dựng con người mới. Có thể nói, đây
là một luận điểm rất biện chứng và sâu sắc của Hồ Chí Minh, bởi trong Đường Kách
mệnh Người đã chỉ rõ rằng: Cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới. Và do vậy mà xây dựng
con người mới cũng phải trên cơ sở của lý luận cách mạng ấy. Bởi lẽ, nói như lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin thì “Con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà những quan hệ
xã hội”1. Song, các quan hệ xã hội không phải là nhất thành bất biến: có loại thay đổi
nhanh, có loại thay đổi chậm; có loại tồn tại tương đối lâu dài, trong đó những gì tốt đẹp
1
. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 4, tr. 212, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
1
. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 3, tr. 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

433
được xã hội thừa nhận như là những chuẩn mực thì vẫn được giữ lại, được kế thừa, phát
triển trong những điều kiện lịch sử mới (như: quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc,
giá trị văn hoá,...), có loại lại bị thay thế bởi cái khác, khi những điều kiện lịch sử cụ thể
để nó tồn tại đã không còn nữa (quan hệ sản xuất, quan hệ giai cấp). Và từ đó có thể
thấy rằng bản chất con người cũng biến thiên theo sự biến thiên của lịch sử, của các
quan hệ xã hội, nhưng sự biến đổi ấy là trên cơ sở của sự kế thừa, tiếp nhận và phát
triển giữa cái cũ và cái mới, bởi đây chính là quy luật tiến hoá của cách mạng, của xã
hội loài người. Chính vì điểm này mà ngay từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ
trước, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng: ở Đông Dương, sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
thực dân đã chuẩn bị sẵn mảnh đất rồi, những người cộng sản chỉ còn làm việc gieo hạt
giống cách mạng nữa thôi. Và quy chiếu vào vấn đề xây dựng con người mới cũng vậy,
truyền thống, tinh hoa văn hoá của dân tộc đã chuẩn bị sẵn đất rồi, nhiệm vụ của chúng
ta trong sự nghiệp xây dựng con người mới là gieo những hạt giống tốt tươi trên mảnh
đất ấy mà thôi.
- Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới trước hết phải tập trung
vào việc đầu tư, giáo dục cho thế hệ trẻ, những sẽ người nắm giữ vận mệnh của dân tộc
trong tương lai. Có thể nói, đây là một quan điểm thể hiện cho tầm nhìn xa, trông rộng
của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đất nước, của dân tộc trong tương lai. Bởi lẽ,
sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn
với những đòi hỏi mới, khác nhau và do vậy mà một thế hệ sẽ không thể nào làm hết và
xong ngay được, nó đòi hỏi phải có sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ
con người. Chính vì thế mà, muốn cho cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn thì
cần phải xây dựng, đào tạo những thế hệ, những lớp người kế cận cho thật tốt, bởi lẽ,
nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó
khăn, mà ngay cả những gì đã có, đã giành được cũng khó có thể gìn giữ, bảo tồn. Và
xây dựng thế hệ kế cận cho cách mạng, cho tương lai theo Hồ Chí Minh phải được bắt
đầu ngay từ thanh thiến niên, nhi đồng. Bởi theo Hồ Chí Minh: “Một năm khởi đầu từ
mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”1. Và tuổi trẻ
mà trước hết là thanh niên, theo Hồ Chí Minh, phải trở thành một lực lượng to lớn,
vững chắc trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, phải “là người tiếp sức cách mạng
cho thế hệ thanh niên già,... là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và
văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”2. Cũng vì thế cho nên, trong thư
gửi cho học sinh, sinh viên nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của chế độ mới,
Người đã viết: “Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc
kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có
1
. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 4, tr. 167, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2
. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 10, tr. 488, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

434
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”3. Khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ - nhất là vai trò của thanh niên
- đối với vận mệnh của dân tộc, nên trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh một lần nữa
khẳng định: “Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ (thanh niên Việt
Nam) để đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng
vừa chuyên”1.
Và, theo Hồ Chí Minh, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, những lớp
người kế cận, nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất nước, của dân tộc cần tập trung vào
ba vấn đề lớn và cơ bản: thứ nhất là, bồi dưỡng đạo đức cách mạnh, giáo dục tư tưởng
xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân; thứ hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và
văn hoá, khoa học, kỹ thuật; và thứ ba là, bồi dưỡng về thể chất cho thế hệ trẻ.
- Xây dựng con người phải có định hướng, tiêu chí - bộ khung giá trị của con
người mới và trước hết phải xây dựng những tấm gương, mẫu hình con người mới bắt
nguồn từ những mẫu hình về người cán bộ - đầy tớ của nhân dân. Có thể nói, đây là
một luận điểm rất sâu sắc, thể hiện cho tầm nhìn xa trông rộng của Hồ Chí Minh đổi với
sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ, xây dựng con người mới là xây dựng
những chủ thể mới của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Nhưng
cũng giống như xây một căn nhà, trồng một cái cây vậy, xây dựng con người mới phải
có mẫu hình, kiến trúc trước, có nền móng, gốc rễ trước đã. Tức là phải có tiêu chí, hình
mẫu đã, cho dù tiêu chí, hình mẫu đó có thể sẽ phải thay đổi trong quá trình thi công
thiết kế. Và bản thân Hồ Chí Minh đã làm công việc này từ rất sớm, ngay trong Đường
Kách mệnh Người cũng đã vẽ lên hình mẫu về người cán bộ cách mạng cộng sản, sau
này, khi cách mạng phát triển lên, Người đã xây dựng lên nhiều hình mẫu về các hạng
người khác nhau nữa, như: hình mẫu thanh thiếu niên, nhi đồng, cán bộ cách mạng, bộ
đội, công nhân, công an, nông dân, phụ nữ, trí thức,... Và các tiêu chí đó của Người về
mẫu hình con người mới đã là cơ sở để Đảng đưa ra các tiêu chí xây dựng con người
mới trong thực tiễn cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước hiện nay.

3
. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 4, tr. 33, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
1
. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 6, tr. 217, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

435
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO XÂY DỰNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG THỜI KỲ MỚI

PGS, TS. Hà Huy Thông


Học viện Quân sự, Bộ Quốc phòng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung cơ
bản, đặc sắc trong tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, đồng thời là
hiện thân rực rỡ của đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người về vấn đề
này bao gồm nhiều nội dung sâu sắc, phong phú, có giá trị bền vững, có ý nghĩa chỉ đạo
to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong
thời kỳ mới.
Từ trước tới nay, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào trên thế giới lại bàn nhiều
về vấn đề đoàn kết và lãnh đạo phát huy được sức mạnh đại đoàn kết trong tiến trình
cách mạng như lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định
hùng hồn rằng, Hồ Chí Minh là nhà lý luận, nhà tổ chức kiệt xuất về xây dựng và huy
động sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp kháng chiến và kiến
quốc.
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là sức mạnh vô địch, là cơ sở nền tảng, là điều kiện
tất yếu để đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công. Người
luôn nhất quán cho rằng, phải đoàn kết thì mới có lực lượng tiến hành cách mạng, đoàn
kết càng chặt chẽ thì sức mạnh càng nâng cao, đoàn kết càng rộng rãi thì thắng lợi càng
vĩ đại. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đã nhiều lần khẳng định, đoàn
kết là sức mạnh lớn nhất của ta, đoàn kết là ưu thế tuyệt đối của ta, đoàn kết tốt thì mọi
việc sẽ thành công. Chính từ những lẽ đó, Người đã đi tới một luận điểm nổi tiếng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”1.
Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung về đoàn kết, mà
Người còn có nhiều chỉ dẫn sâu sắc, cụ thể về sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc
đối với từng nhiệm vụ cách mạng, từng giai đoạn cách mạng. Ngay từ thời kỳ đầu
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người đã chỉ rõ sức mạnh vô địch này:
“Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh tổ quốc, dù
địch hung tàn, xảo quyệt đến mực nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải
thất bại”2. Đến những tháng năm chống Mỹ xâm lược hết sức quyết liệt trên cả hai miền

1
Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, trang 350, 348.
2
Hồ Chí Minh với các LLVTND, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 1975, trang 33, 354.

436
Nam Bắc, Người lại tiếp tục khẳng định sức mạnh vô địch ấy: “Đoàn kết là sức mạnh
vô địch của chúng ta… Dù giặc Mỹ hung ác đến đâu, sức mạnh đoàn kết vĩ đại của
chúng ta nhất định sẽ đánh thắng chúng”1.
Hồ Chí Minh còn xác định, sức mạnh đoàn kết không chỉ tất thắng trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc mà còn tất thắng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Chính vì thế, Người luôn chăm lo xây dựng, động viên toàn dân đoàn kết, ra sức phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… Xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã
nhiều lần Người kêu gọi: “Các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các tôn giáo, các dân
tộc, các nhân sỹ tiến bộ, đã đoàn kết phải đoàn kết hơn nữa, cùng nhau đẩy mạnh phong
trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chúng ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”2. Và
Người đã khẳng định, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thì nhất định
Tổ quốc sẽ độc lập, thống nhất, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta
nhất định sẽ thành công:
“Công, nông, binh đại thi đua, đại đoàn kết,
Chủ nghĩa xã hội nhất định đại thành công,
Nam - Bắc nhất định sẽ thống nhất, non sông một nhà”3.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc có sức mạnh vô cùng to lớn, nhưng
để phát huy được sức mạnh ấy, thì trước hết trong nội bộ Đảng phải đoàn kết chặt chẽ.
Bởi vì, Đảng là hạt nhân lãnh đạo xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết ấy. Chính vì
thế, Người đặc biệt chăm lo giáo dục tinh thần đoàn kết cho đội ngũ đảng viên: “Cán
bộ, đảng viên phải đoàn kết chặt chẽ, bảo đảm dân chủ và kỷ luật trong Đảng. Đảng
viên cũ, mới, già, trẻ, gái, trai phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” 46.
Người luôn cho rằng, đoàn kết thống nhất trong Đảng là vô cùng hệ trọng; do vậy, điều
dặn dò đầu tiên trong bản Di chúc Người đã viết: “Các đồng chí từ Trung ương đến chi
bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Người còn xác định, đoàn kết trong Đảng là để tăng cường đoàn kết toàn dân, tăng
cường đoàn kết giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước. Người đã chỉ rõ sự đoàn kết giữa
nhân dân với cơ quan Nhà nước có mối quan hệ biện chứng, khăng khít: “Nếu không có
nhân dân thì không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì không ai dẫn đường. Vậy
nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”5.
Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu
mới về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính vì thế, việc quán triệt, vận
1
Hồ Chi Minh Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, trang 287, 211.
2
Hồ Chí Minh với các LLVTND, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 1975, trang 33, 354.
3
Hồ Chí Minh với các LLVTND, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, 1975, trang 33, 354.
4
Hồ Chi Minh Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, trang 287, 211.
5
Hồ Chí Minh về đoàn kết, dân chủ và kỷ luật trong quân đội ta, Nxb QĐND, Hà Nội, 1976, tr.11.

437
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là
vấn đề hết sức hệ trọng và cấp thiết hiện nay. Để vận dụng tư tưởng của Người vào xây
dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong những năm tới, chúng ta phải
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trước hết cần thực hiện tốt một số giải pháp
chủ yếu sau.
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
cho hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là giải pháp về chính trị tư tưởng, có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Bởi vì, phải trên cơ sở nhận thức đúng, mới xác định được trách
nhiệm cao; và, chỉ có trách nhiệm cao thì việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc mới đạt được hiệu quả cao và bền vững.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với từng đối tượng dân cư, từng vùng, miền trên địa bàn
cả nước.
Công tác tuyên truyền, giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục,
bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, thông qua sinh hoạt của các tổ chức chính
trị, các đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư, nhất là thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước về xây
dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực
hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp
xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đường lối và chính sách, liên
hệ mật thiết với nhân dân. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trước hết Đảng phải
tập trung xây dựng các tổ Đảng trong sạch vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh
đạo, làm cho Đảng thật sự là hạt lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng phải kịp
thời có các chủ trương đúng đắn về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời
lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện thắng lợi các chủ trương ấy.
Để phát huy vai trò chủ thể quản lý, Nhà nước phải có cơ chế phối hợp và bảo
đảm các điều kiện cần thiết nhằm sao cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; tích cực tham gia
xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật; tập hợp, động viên nhân dân đồng tâm,

438
hiệp lực thực hiện thắng lợi các chủ trương, nhiệm vụ của Nhà nước; đồng thời, không
ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập hợp nhân dân, nâng cao
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện
đại đoàn kết dân tộc. Đây là giải pháp về xây dựng các tổ chức quần chúng, nhằm tập
hợp đông đảo lực lượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để thực hiện vấn đề này,
chúng ta phải mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đa dạng hóa các hình thức tập hợp
nhân dân; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và các cộng động dân cư. Nhà nước cần
sớm ban hành Luật về Hội quần chúng và các văn bản dưới luật để Luật Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam phát huy hiệu lực hơn trong đời sống xã hội.
Mặt khác, cần đẩy mạnh việc xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở các
thôn, bản, ấp, tổ dân phố, hoạt động theo các hương ước, quy ước không trái với pháp
luật. Trên cơ sở đó, phát huy mặt tốt của các hình thức cộng đồng truyền thống như
làng xóm, dòng tộc, gia đình; đồng thời, uốn nắn những biểu hiện cục bộ, lệch lạc của
các tổ chức ấy, nhằm tập hợp lực lượng, không ngừng tăng cường sức mạnh cho khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bốn là, chủ động và kiên quyết đấu tranh đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch. Trong thời kỳ mới, các thế
lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh những âm mưu, thủ đoạn “ Diễn biến hòa bình” hết sức
thâm độc để chống phá nước ta trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó chúng
đặc biệt tập trung phá hoại hệ thống chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với âm mưu cơ bản là phá vỡ cơ sở, động lực phát triển xã hội, lôi kéo quần chúng, lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thể lực thù địch tập trung tiến hành các thủ
đoạn hiểm độc chủ yếu sau:
- Tăng cường thâm nhập sâu vào các hoạt động xã hội, thúc đẩy biến đổi kết cấu
xã hội- giai cấp, đẩy nhanh “tự diễn biến”, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Khoét sâu mặt trái của cơ chế thị trường, tạo rạn nứt trong nội bộ các giai cấp
và liên minh giai cấp.
- Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ tác động vào các hoạt động xã hội để chia
rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân.
- Tiếp tục lợi dụng các chiêu bài “Dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền” và
những bật cập trong chính sách xã hội để đẩy mạnh phá hoại sự ổn định chính trị - xã
hội Việt Nam.
Để giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường sức mạnh cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nêu cao cảnh giác, chủ

439
động, phòng, chống “Diễn biến hòa bình”, kiên quyết tập trung đấu tranh đánh bại mọi
thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nói trên. Đây không những là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc, mà còn là nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ,
củng cố cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc hết sức sâu sắc, có giá trị bền
vững, có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn. Vận dụng tư tưởng này của Người vào xây
dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới, chúng ta cần tập trung
giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vị trí, vai trò của sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc; mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết
dân tộc; đồng thời, kiên quyết đấu tranh đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó, toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân đoàn kết chặt chẽ, tạo thành sức mạnh to lớn, vượt qua mọi trở ngại, nhằm
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

440
“DÙNG NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”

Phạm Đức Tiến


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà
nước, Hồ Chí Minh đã xác lập những quan điểm cơ bản về dùng người, về sử dụng và phát
huy nhân tố con người với tinh thần thực sự cách mạng và khoa học. Trong những năm đầu
vô cùng khó khăn của chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh viết một loạt bài "Về việc tiếp
chuyện các đại biểu"; "Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà"; "Thiếu óc tổ chức - một khuyết
điểm lớn trong các ủy ban nhân dân"; "Nhân tài và kiến quốc”; "Sửa đổi lối làm việc",…
đặc biệt là bài "Tìm người tài đức" với những lời lẽ rất chân thành, kính trọng để chiêu hiền
đãi sĩ: "Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người
có tài đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức
không thể xuất thân… Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng"1…
Những tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh là những chỉ dẫn quý báu cho chúng ta trong việc
đánh giá con người, dùng người và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Hồ Chí Minh cho rằng trong tất cả các yếu tố thì “nhân hoà” là quan trọng nhất nên
mục tiêu của dùng người là đạt tới "Nhân hòa". Dùng người thực chất là phát huy mọi tiềm
năng của nhân tố con người nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho khối đại đoàn kết dân tộc
giải quyết những nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, dùng người không bó hẹp ở phạm vi giai
cấp, đoàn thể nhất định mà là tất cả mọi người: Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, trai,
gái, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc; không chỉ người ở trong Đảng, của Việt Minh,
mà còn rất nhiều người tài đức ở ngoài, thậm chí dùng người "không kháng chiến, những
người "dinh tê" cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm
việc” 2. Bởi vì, sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc là "sự nghiệp chung", là việc chung của
dân chúng chứ không phải việc của một hai người cho nên ai có tài, ai có đức, ai có sức
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ.
Hồ Chí Minh chủ trương, phát huy nhân tố con người trên nền tảng dùng người tài.
Người tài hay nhân tài, theo Hồ Chí Minh, được hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất: "tài to, tài
nhỏ"; "người có danh vọng", "người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi của
Tổ quốc, nhân dân", "người hiền tài", "hiền năng", "người hay, người giỏi"… nhưng có
chung mục đích "vì quyền lợi của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào".
Theo Hồ Chí Minh, dùng người phải cho đúng và khéo. Giữa đúng và khéo có quan
hệ chặt chẽ với nhau, đúng mà không khéo thì kết quả sẽ bị hạn chế. Khéo mà không đúng
1
. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội
2
. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội

441
thì nhất định sẽ hỏng việc, có khi còn hỏng cả "người". Đúng là yêu cầu cơ bản đầu tiên vì
có đúng thì sẽ thể hiện khéo, chọn đúng người là thực chất của việc dùng người, là một
khoa học. Khéo phải đảm bảo dẫn đến cái đúng, cái khách quan, khéo là một nghệ thuật.
Trong cái đúng không thể không có cái khéo và khéo dùng người phải hướng tới đúng, lấy
đúng làm tiền đề, làm nguyên tắc. Trong cái nọ có cái kia, không thể tách rời giữa hai cái.
Đây là biện chứng của thuật dùng người.
Vậy làm thế nào để dùng người và khéo dùng người? Theo Hồ Chí Minh, muốn
dùng người cho đúng, cho khéo trước hết phải hiểu đúng, đánh giá đúng con người. Muốn
hiểu đúng, đánh giá đúng thì phải thực hành thường xuyên xem xét cán bộ. Phải xem một
cách toàn diện: Không chỉ ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không thể xem
một việc, một lúc mà phải xem toàn cảnh lịch sử, toàn cả công việc của họ, hoặc chẳng
những xem xét công tác của họ, mà còn phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những
xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ… chẳng những
xem xét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khác… phải biết ưu
điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ. Đồng thời phải nghiên cứu, đánh giá ý
kiến của những người xung quanh, cùng công tác và nhất là ý kiến của quần chúng. Vì vậy,
để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến của họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định
không xảy ra thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý, công bằng. Muốn hiểu đúng, đánh giá
đúng con người, cán bộ, còn phải mạnh dạn giao việc cho họ, tin tưởng, yêu mến họ. Quá
trình đánh giá đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết
luận… Có như thế mới có tài, tài mới được sử dụng.
Hồ Chí Minh nêu ra các yêu cầu đối với tổ chức Đảng và người lãnh đạo trong khi
đánh giá cán bộ: "phải tỉnh táo, sáng suốt, để phân biệt được đúng sai, thật giả, người tốt kẻ
xấu. Phải gần gũi cán bộ, không để cho bọn vu vơ "bọn nịnh thần", bao vây mà xa cách cán
bộ tốt. Phải khách quan, vô tư, công bằng thẳng thắn, không định kiến thiên vị, cảm tình cá
nhân "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Đặc biệt, bản thân người lãnh đạo phải gương mẫu, phải
tự mình làm gương: "biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình cũng không phải là dễ. Đã
không tự biết mình thì khó mà biết người…", "mắt đã mang kính có màu, không bao giờ
thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông"1, cho nên "mình càng ít khuyết điểm thì
cách xem xét cán bộ càng đúng"2. Khi đã hiểu đúng, đánh giá đúng rồi thì phải khéo dùng
người. Hồ Chí Minh dẫn lời Lênin nói: Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm: Là
đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người chết đã bỏ vào quan tài, có hoạt động thì khó tránh
khỏi khuyết điểm. Công việc của Đảng thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém,
cho nên: "Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý
báu". Khéo dùng người là: “Tùy tài mà dùng người, tài to ta dùng việc to, tài nhỏ ta cắt làm

1
. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội
2
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội

442
việc nhỏ, ai có năng lực gì, ta cắt làm việc ấy”1. Trong "Thư gửi các đồng chí Bắc bộ" năm
1947, Hồ Chí Minh nói: "Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ,
thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được". Sở dĩ phải khéo dùng người còn vì: "Kiến thiết
cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn,
khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều". Trong việc giúp
đỡ, phê bình, kiểm tra cán bộ cũng "phải khéo", để cho người có khuyết điểm dễ tiếp thu và
thành khẩn tự sửa chữa, đánh giá đúng sai lầm, hạn chế trong công tác để họ phấn đấu
vươn lên. Mặt khác, để cán bộ "có gan nói, có gan đề xuất ý kiến, có gan phụ trách, có gan
làm", để cho các cấp cơ sở "có quyền tự do quyết định" và quần chúng có "ý kiến dân chủ
từ dưới lên". Khéo dùng người còn bắt nguồn từ biện chứng phát triển của xã hội. Hồ Chí
Minh nói: "Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của con người cũng biến hóa. Vì
vậy, cách xem xét cácn bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa" 2. Nếu chỉ
khéo dùng mà dùng không đúng, theo Hồ Chí Minh, sẽ phạm phải chứng bệnh ham dùng
người bà con, anh em quen biết, bầu bạn. Ham dùng kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét
những người chính trực. Ham dùng người hợp với mình mà tránh những người không hợp
với mình.
Trên cơ sở hiểu đúng, đánh giá đúng và khéo dùng thì khâu lựa chọn, bố trí, cất
nhắc, phân phối, là khâu chủ yếu nhất của việc dùng người, dùng cán bộ. Lựa chọn cán bộ
là khâu đầu tiên rất quan trọng để qui hoạch cán bộ cho công việc trước mắt và lâu dài.
Muốn lựa chọn cán bộ tốt, theo Hồ Chí Minh, phải lựa chọn: Những người tỏ ra "rất trung
thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh". Những người có liên lạc mật thiết
với quần chúng, được quần chúng tin cậy, luôn chú đến lợi ích quần chúng. Những người
có khả năng giải quyết sáng tạo các vấn đề nảy sinh, chịu trách nhiệm, luôn giữ vững kỷ
luật. Đặc biệt là những người có đạo đức cách mạng, trung thực, giản dị, có thể viết không
hay, nói không thạo hoặc những người không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không
che dấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, vô luận hoàn cảnh nào, lòng họ cũng
không thay đổi… đó là cán bộ tốt. Bố trí, phân phối cán bộ nếu không cẩn thận sẽ rất có
hại, phải bố trí, phân phối cho đúng chỗ, đúng việc, phải từ yêu cầu của công việc mà bố trí
người, chứ không phải vì người mà xếp việc, phải thực đức, thực tài. Đề bạt cất nhắc cán
bộ phải vì công việc, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái, nếu vì lòng
ghen ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây mối lôi thôi trong
Đảng. Đó là công việc công phu, tỉ mỉ, khách quan và dân chủ, tránh chủ quan tùy tiện,
theo kiểu: Cất nhắc cán bộ, không nên làm như "giã gạo", khi họ sai lầm thì đẩy xuống,
chờ lúc họ làm khá lại nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba bốn lần như thế là
hỏng cả đời.

1
. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội
2
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội

443
Một quan điểm lớn Hồ Chí Minh nêu ra, là việc sử dụng những nhân tài ngoài
Đảng: "Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ,
nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc
kháng chiến cứu nước"1. Với tinh thần đoàn kết chân thành, không thiên kiến, không biệt
phái, Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều tài đức, nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước có tên tuổi như:
Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Phan Anh, Vũ Đình
Tụng, Phạm Bá Trực, Phạm Quang Lễ, Trần Hữu Tước… cùng chung vai gánh vác việc
chung. Đúng như Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã nhận xét: “Tất cả những người đã đến với
Hồ Chủ tịch thì không bao giờ từ giã Người cả. Tôi đã hiểu vì sao một lãnh tụ sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam mà Người vẫn thu hút được tất cả các thành phần khác trong xã
hội đứng chung quanh mình làm việc lớn cho dân cho nước”2.
Phải chăng lời giải cho câu hỏi "vì sao" đó chính là ở thái độ, tinh thần và sự nêu
gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh khi dùng người. Trước hết, phải có độ lượng
vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến
cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi; phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình
không ưa; phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, phải có thái độ vui vẻ thân mật;
phải thương yêu cán bộ. Đối với những cán bộ có sai lầm thì phải phê bình cho đúng, cho
khéo. Dùng người phải coi trọng cả đức và tài, đức là ưu tiên, là quan trọng nhất, là cái gốc
của con người.
Trong việc dùng người, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp giữa các thế hệ cán bộ già
và trẻ. Sự nghiệp cách mạng đòi hỏi tất yếu phải bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng những
người kế tục xứng đáng những người đi trước. Đây là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: Đảng cần phải chăm lo giáo đục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa
"chuyên".
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vấn đề này. Đó không chỉ là lòng yêu quý
mà còn giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ: Từ nhi đồng, thiếu niên, đoàn viên. Vì vậy, Hồ Chí
Minh rất quan tâm và yêu cầu các tổ chức Đảng, chính quyền phải chú ý giải quyết tốt việc
chọn người vì “chọn người, thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh
đạo"3. Hồ Chí Minh đánh giá cán bộ già là vốn quý của Đảng, có nhiều công lao, kinh
nghiệm, nhưng có một số biểu hiện dừng lại, công thần, "sống lâu lên lão làng", “tị nạnh”
… Đối với lớp trẻ, hăng hái, có kiến thức, tiến bộ nhanh, nhưng thường thiếu kinh nghiệm,
ít được rèn luyện, thử thách … Vì vậy, Đảng phải khéo kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già.
Hồ Chí Minh phê phán lớp cán bộ già "coi thường cán bộ trẻ", sợ "măng mọc quá tre",

1
. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội
2
Nguyễn Huy Hoan (1999), “Bản Di chúc lịch sử với vấn đề con người”, Tạp chí lịch sử Đảng, Số 10
3
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội

444
"trứng khôn hơn vịt". Nếu có chọn lớp kế cận lại thích đưa con cháu mình vào. Trong "Bài
nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm" ngày 19 - 12 - 1961, hay "Bài
nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện" ngày 18 - 1 - 1967, Hồ Chí Minh
nói nhiều về vấn đề này. Hồ Chí Minh lưu ý rằng: Tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng phải
vì Đảng. Vì dân mà hăng hái phấn đấu. Nếu thế hệ trẻ không hơn thế hệ già thì không tốt.
Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ già, các tổ chức
Đảng phải quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu
cầu cách mạng là phải dùng, phải đào tạo thanh niên cho họ làm việc hơn mình, không nên
nạnh kẹ, đồng chí già phải có thái độ độ lượng… coi đó không chỉ là yêu cầu, trách nhiệm,
nhiệm vụ, mà đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Những tư tưởng về dùng người và phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ
Chí Minh thực sự là một di sản quý mà Người để lại cho chúng ta. Muốn dùng người đúng
và khéo, ta phải có phương pháp, biết đánh giá đúng con người với con mắt sáng suốt cùng
tấm lòng bao dung, độ lượng, phải có cái tâm của một con người vì dân vì nước, vì sự
nghiệp chung.

445
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

PGS, TS.Vũ Văn Thuấn


Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Toàn văn bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh những triết lý nhân
sinh hết sức cô đọng, sâu sắc ở nhiều tầng bản chất, có lẽ phải qua nhiều thế hệ kế tiếp
mới có thể lý giải thoả đáng. Tuy vậy, bước đầu có thể khẳng định được rằng: Những
điều mong muốn cuối cùng của Người: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1 cũng chính là những mục tiêu
chiến lược lâu dài của cách mạng nước ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh di chúc lại cho
toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện đến thắng lợi hoàn toàn. Để hướng dẫn việc
thực hiện thắng lợi những mục tiêu ấy, Người đã viết bằng cả tâm huyết của mình bản
Di chúc thiêng liêng, mà trong đó cái hạt nhân và cũng là cái bản chất nhất là Chủ tịch
Hồ Chí Minh mong muốn toàn Đảng và toàn dân ta, mỗi người, mỗi đảng viên và cán
bộ phải nêu gương suốt đời tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng.
Cái hạt nhân ấy cũng là cái bản chất nhất ấy hoàn toàn không chỉ là sản phẩm
nhất thời của tư duy toả sáng, mà là kết quả tất yếu trong suốt cuộc đời hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tích luỹ lại, trên cơ sở thấy rõ vai trò của con người. Theo
Người, phàm tất cả những cái gì thuộc về đời sống xã hội cũng đều do con người làm
ra, vì con người và được thực hiện bởi con người với những động cơ, mục đích và
phương pháp khác nhau. Động cơ, mục đích và phương pháp ấy, trước hết là do đạo
đức tự điều chỉnh để hướng con người đạt tới các giá trị chân, thiện, mỹ, tránh được cái
xấu xa vô đạo… Vì vậy, đạo đức luôn là gốc của con người nói chung và theo đó đạo
đức cách mạng là gốc của những chiến sĩ cách mạng, là gốc của cán bộ, đảng viên và
của cả nhân dân lao động. Nhờ có đạo đức cách mạng mà người chiến sĩ cách mạng có
thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thậm chí còn bị tù đầy, tra tấn, hy sinh để hoàn
thành nhiệm vụ do cách mạng yêu cầu.Vì vậy sự nghiệp cách mạng luôn yêu cầu người
chiến sĩ cách mạng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức, nêu
cao tấm gương đạo đức như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong…
Những điều giáo huấn này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều lần trong
các bài viết, bài nói của Người. Ví dụ: Bác nói đến tư cách một người cách mệnh ở
trang mở đầu của tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (xuất bản năm 1927). Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói rõ đạo đức là hạt nhân của người chiến sĩ cách mạng, vào ngày 27-1-1956, ở
lớp nghiên cứu chính trị khoá I tại trường đại học nhân dân Việt Nam (nay là Trường
1
Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…, Nxb
CTQG, Hà Nội - 2007, tr 89

446
đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội): “Theo ý riêng của tôi, thì hạt nhân ấy có thể tóm tắt
trong 11 chữ: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.
Nói tóm tắt, “minh minh đức” là chính tâm, “thân dân” là phục vụ nhân dân, đặt
lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Nói một cách khác , tức là “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi
1
lạc” .
Trong cả bản Di chúc lần đầu (viết năm 1965) và bản Di chúc lần cuối (viết năm
1969), Bác vẫn nhắc lại cho toàn Đảng và toàn dân ta cái hạt nhân ấy - cái then chốt và
cũng là cái bản chất nhất ấy, nhưng lần này Bác nói rất rõ, thật cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ làm y như Bác đang trực tiếp cầm tay chỉ việc cho đàn con cháu vậy: “Đảng ta là
một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”2.
Phân tích đoạn Di chúc này sẽ thấy rõ điều đó:
“Đảng ta là một đảng cầm quyền” nghĩa là Đảng ta đã có chính quyền cách mạng
trong tay - một cơ quan quyền lực tối cao, chính thống để tổ chức toàn dân giữ gìn
giang sơn, đất nước, giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững chế độ và xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Nhưng nội dung và vị thế của "Đảng cầm quyền", như
Bác đã nhiều lần cảnh báo, cũng chứa đựng trong nó nhiều nguy cơ nghiêm trọng, mà
trực tiếp, lâu dài lớn dần và khó khắc phục nhất là sự xuống cấp, thoái hoá biến chất
dần dần về phẩm chất đạo đức cách mạng sang mặt đối lập của nó là chủ nghĩa cá nhân,
dẫn tới sự suy thoái về chính trị, tư tưởng của một bộ phận đảng viên, cán bộ có chức
có quyền trong hệ thống chính trị, trước sự cám dỗ rất khó vượt qua của mặt trái quyền
lực và lợi ích vật chất đang từng ngày đòi hỏi được nâng cao vượt quá xa khả năng đáp
ứng của một nền kinh tế vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và âm mưu “diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch… Nếu nguy cơ của thứ giặc nội xâm này không được khắc
phục, loại trừ thì tất yếu sẽ dẫn tới nguy cơ lớn hơn, nghiêm trọng nhất là làm mất dần
niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ. Bác đã nói rõ nguy
cơ này khi Người chỉ ra rằng:
“- Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng
- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”3

1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội - 2000, tập 8, tr.215
2
Khu di tích Hồ Chí Minh tại phủ chủ tịch: Bác Hồ viết tài liệu Tuỵệt đối bí mật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội -
2008, tr 27 và 47.
3
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội - 2000, tập 12, tr.187

447
Nghĩa là đứng trước nguy cơ “lật thuyền cũng là dân”1 mà nhiều vĩ nhân đời
trước đã cảnh tỉnh. Với những ý nghĩa ấy, “Đảng ta là một đảng cầm quyền” cũng còn
là nguyên nhân bên trong đòi hỏi mỗi đảng viên và cán bộ phải “thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng”, chống chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên đã nêu cao tấm
gương đạo đức cách mạng thì nhất định toàn dân sẽ tin tưởng, noi theo, một lòng một
dạ đi theo Đảng, đem hết công sức và tài trí đưa cách mạng đến thắng lợi. Đây chính là
hạt nhân, là vấn đề bản chất nhất đảm bảo cho cách mạng thành công. Sự thắng lợi của
cách mạng nước ta từ khi có Đảng ta lãnh đạo đến nay đã chứng minh rõ quy luật đó.
Nhưng đạo đức cách mạng, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất sâu
sắc và rộng lớn, được thể hiện tập trung ở yêu cầu nhiều mặt của hệ thống các chuẩn
mực đạo đức (còn gọi là tiêu chuẩn, quy phạm, quy tắc đạo đức…) với nhiều tầng bản
chất từ trừu tượng đến cụ thể. Có cả những chuẩn mực đạo đức cơ bản, rất sâu sắc, trừu
tượng; lại có cả những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể… Hệ thống các chuẩn mực đạo
đức cụ thể này chính là sự cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức cơ bản, gắn liền với suy
nghĩ và hành vi của con người, nên rất dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm nhất. Do là sự cụ thể hoá
của các chuẩn mực đạo đức cơ bản, trừu tượng, nên khi đã thấm nhuần và thực hiện tốt
các chuấn mực đạo đức cụ thể thì cũng có nghĩa là đã đáp ứng được yêu cầu của các
chuẩn mực đạo đức cơ bản và ngược lại. Xuất phát từ đặc điểm của tư duy và hành
động của đại đa số nhân dân, đảng viên và cán bộ nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ
công nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để chỉ ra hệ thống các chuẩn mực đạo đức cách
mạng cụ thể ấy là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người đã có bài viết chuyên
về cần, kiệm, liêm, chính để giải thích rõ yêu cầu của mỗi chuẩn mực. Nghiên cứu cách
viết của Người về các chuẩn mực này sẽ thấy một điều thú vị - một sáng tạo rất tinh tế
của Người: Khi nhằm giải thích rõ từng chuẩn mực thì Người tách chúng bằng dấu
phẩy (cần, kiệm, liêm, chính), có khi có cả xuống dòng. Nhưng khi đòi hỏi phải nhận
thức và thực hiện các chuẩn mực đó một cách đồng bộ, chỉnh thể, liên thông (nghĩa là
không thể tách rời, khu biệt riêng lẻ từng chuẩn mực) để hợp thành phẩm chất đạo đức
cách mạng, thì Người viết các chuẩn mực ấy liền nhau, không đặt dấu phẩy giữa chúng
(cần kiệm liêm chính, chí công vô tư)2. Như vậy, thấm nhuần và nêu cao tấm gương đạo
đức “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” mới chỉ đạt được một phẩm chất của đạo đức
cách mạng. Để “thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”, Người còn yêu cầu “phải
xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Nghĩa là suốt đời phục vụ
nhân dân, dặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Bất cứ cái gì có lợi cho dân phải hết sức
làm, bất cứ cái gì có hại cho dân phải hết sức tránh - “Tận trung với nước, tận hiếu với

1
Nguyễn Trãi đã giải thích rõ câu này của Tuân Tử (Tuân Huống thời xuân thu chiến quốc của Trung Quốc cổ
đại) để cảnh tỉnh thái tử con vua Lê Lợi
2
Ở cả hai bản di chúc (năm 1965 và năm 1969) Bác đều viết các chuẩn mực này liền nhau (cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư)

448
dân”. Thấm nhuần và nêu cao tấm gương đạo đức này, cùng với “cần kiêm liêm chính,
chí công vô tư” mới được coi là “thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”.
Tóm lại cái hạt nhân toả sáng - cái bản chất nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh di
chúc lại cho toàn đảng, toàn dân ta, mà trước hết cho mỗi đảng viên và cán bộ là “thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” và “phải xứng đáng… là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân”. Bởi vì chỉ có như vậy mới “thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng”, mới “xứng đáng là người lãnh đạo” của nhân dân và mới có thể “giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch” khi Đảng ta đã trờ thành một đảng cầm quyền.
Để đền đáp lại “muôn vàn tình thân yêu” và công ơn to lớn như trời, biển của
Bác, toàn dân ta, muôn triệu trái tim như một, đã xin thề quyết tâm thực hiện thành
công những điều di chúc thiêng liêng của người. Hơn 41 năm đã trôi qua, toàn Đảng,
toàn dân ta, với quyết tâm cao độ đã và đang phát huy tổng hợp cả tài năng, công sức và
trí tuệ để thực hiện tốt nhất lời thề son sắt của mình. Ở cõi vĩnh hằng chắc Bác đang vui
mừng về những thành tựu đã và đang đạt được của cách mạng nước ta - kết quả của
việc thực hiện về căn bản những điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong di chúc - Những điều mà Người chưa được chứng kiến thì nay đã trở thành hiện
thực với những mức độ nhất định. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu thật sự to lớn ấy
vẫn còn những điều chắc là cho đến nay Người chưa hài lòng, mặc dù Người đã chỉ rõ
và cảnh báo khi Người còn sống. Đó chính là những nguy cơ bên trong của một đảng
cầm quyền vẫn hiện diện và đang dần dần thách thức đối với Đảng ta và chế độ ta,
trước những hiện tượng thoái hoá, biến chất về đạo đức cách mạng, về chính trị tư
tưởng… của một bộ phận không nhỏ đảng viên và cán bộ, có cả cán bộ cao cấp của
Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi đổi mới đất nước cho đến nay. Đảng ta đã nhận thức
rất rõ nguy cơ nội xâm nguy hiểm này, đã phân tích rõ những biểu hiện của nó trong
các văn kiện của Đảng và đã đề ra chủ trương, đường lối, giải pháp nhằm khắc phục
những hiện tượng đó. Ví dụ, Đảng ta đã xác định rõ “xây dựng và phát triển kinh tế là
trọng tâm” nhằm thực hiện điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng
một nước Việt Nam giàu mạnh. Còn “Xây dựng Đảng là then chốt” nhằm thực hiện
mong muốn của Người là phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch” sao cho “mỗi đảng viên
và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư” và “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”. Tiếp theo những đường lối đúng đắn ấy, Bộ chính trị đã phát động cuộc vận
động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân
bắt đầu từ ngày 3-2-2007. Hơn ba năm qua, cuộc vận động đã được thực hiện đúng
hướng, đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trên toàn quốc. Ngày càng nhiều cá nhân
và tập thể, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xứng đáng là tấm gương điển hình
tiên tiến về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm,

449
chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng... Cuộc vận động đang là niềm hy vọng lớn của
toàn Đảng và toàn dân ta.
Thực tiễn hơn 41 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện
rõ sự kính yêu, tin tưởng và tình cảm thương nhớ khôn nguôi của toàn Đảng, toàn dân
ta đối với Người. Đồng thời cũng thể hiện ý chí quyêt tâm của toàn Đảng, toàn dân ta
trong việc thực hiện những di chúc thiêng liêng của Người đến thắng lợi hoàn toàn.
Hơn 41 năm đã đi qua nhưng vẫn thấy Người hiện diện đồng hành cùng dân tộc, cùng
mỗi người dân Việt Nam./.

450
MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

PGS. TS. Hoàng Trang


Học viện chính trị Hành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,
Người đã để lại cho Đảng, cho cách mạng nước ta một hệ thống quan điểm cơ bản về
Đảng. Người có nhiều cách gọi Đảng ta: Đảng cách mệnh, Đảng mácxít-lêninít, Đảng
Cộng sản, Đảng Lao động Việt Nam, nhưng thực chất vẫn là một đảng theo chủ nghĩa
Mác-Lênin, và lấy độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam làm mục tiêu lý tưởng của Đảng. Ở bài này tôi lấy một tên gọi chung nhất là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Quá trình sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã đề xuất và thực hành một hệ thống quan điểm về Đảng - mang tính
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng cộng sản - Cụ thể là:
Thứ nhất, là những vấn đề chung về Đảng.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Dưới ách thống trị của thực dân và bọn phong kiến tay sai, Hồ Chí Minh nhận rõ
nhân dân ta hiểu ra là “làm cách mệnh thì sống, không cách mệnh thì chết”. Theo
Người con đường cách mệnh đó là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhưng cách mệnh muốn thành công “trước hết phải có cái gì?” Hồ Chí Minh chỉ cho
nhân dân ta thấy: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” 1. Đến
giữa những năm 1920, vấn đề đặt ra với Hồ Chí Minh là thành lập Đảng bằng cách nào?
Người hiểu nguyên lý của Lênin là chủ nghĩa Mác kết hợp được với phong trào công
nhân sẽ ra đời đảng cộng sản. Lúc đó hơn bất cứ ai, Hồ Chí Minh hiểu rõ sứ mệnh của
giai cấp công nhân, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam vừa ra đời còn non trẻ và số
lượng chỉ chiếm khoảng 1,2% dân số cả nước. Đồng thời Hồ Chí Minh phân tích cho
thấy có một giá trị phổ quát tới mọi giai tầng trong đó có giai cấp công nhân, mọi dân
tộc ??và tạo ra sức mạnh lớn nhất là chủ nghĩa yêu nước, lòng căm thù thực dân đế
quốc, khát vọng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Từ lý luận Mác-Lênin và thực tế
Việt Nam, để tiến tới thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào phong trào công nhân, đồng thời vào phong trào yêu nước. Trong việc truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào yêu nước, bằng kinh nghiệm từ Mác, Ăngghen,
Lênin và bản thân, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý tới tầng lớp trí thức yêu nước. Trên thực

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H., 2000, tr.267-268.

451
tế những người trí thức yêu nước Việt Nam được Hồ Chí Minh giác ngộ chủ nghĩa
Mác-Lênin, đặc biệt khi họ thực hiện cuộc vận động “vô sản hoá” họ đã chuyển hoá từ
lập trường giai cấp sinh ra sang lập trường giai cấp vô sản, trở thành đại biểu ưu tú của
giai cấp vô sản, thành lớp cán bộ tiền bối của cách mạng Việt Nam. Họ đã truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm cho
phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác, ý thức rõ về vai trò lịch sử của
giai cấp mình, và đẩy phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ theo xu hướng vô sản.
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có cùng mục đích độc lập cho dân tộc, tự
do hạnh phúc cho nhân dân, khi các phong trào này phát triển cao vào cuối những năm
1920, thì tình thế ấy đòi hỏi phải có bộ tham mưu của giai cấp, của cách mạng lãnh đạo.
Đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, trong vòng 6 tháng cuối năm 1929 ba đảng cộng sản ở
nước ta đã ra đời. Trên cơ sở này, đầu xuân 1930 Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chín tháng sau (vào tháng 10-1930) Đảng Cộng sản Việt Nam
được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi tổng kết con đường ra đời Đảng
ta, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu
năm 1930”1.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là Đảng của ai?
Ở đây có hai câu trả lời của Hồ Chí Minh.
Một là, vào mùa xuân năm 1930 ở Hội nghị sáng lập Đảng đã thông qua Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo có xác định: Đảng Cộng sản Việt
Nam là đảng của giai cấp vô sản, là đội tiền phong của giai cấp vô sản, là tổ chức cao
nhất của giai cấp vô sản; là bộ phận giác ngộ nhất, kiên quyết nhất và có tính chiến đấu
cao nhất của giai cấp vô sản Việt Nam.
Quan điểm này của Hồ Chí Minh thống nhất với quan điểm mácxít chính thống
của các đảng cộng sản khác trên thế giới trong gần suốt thế kỷ XX. Và từ Hội nghị
Trung ương lần thứ nhất (10-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay, Đảng
luôn luôn nhât trí và khẳng định quan điểm trên của Hồ Chí Minh.
Hai là, vào mùa xuân năm 1951, tại Đại hội II của Đảng, trong Báo cáo chính trị
trình Đại hội, tổng kết 21 năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh đã có câu trả lời mới:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của
dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”2.

1
Hồ Chí Minh: sđd, tập 10, tr.8.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, toàn tập, NXB CTQG, H., 2001, tập 12, tr.38.

452
Sau Đại hội II của Đảng, Hồ Chí Minh còn nhiều lần nói tới quan điểm này -
Người viết: “Đảng Lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao, và đại biểu cho
lợi ích của cả dân tộc”. “Đảng là đảng của giai cấp lao động mà cũng là đảng của toàn
dân”1; “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên
phong của dân tộc”2; “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là Đảng của dân
tộc, không thiên tư thiên vị”3; “Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu
của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”4 …
Cũng ở Đại hội II của Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày “Luận cương
cách mạng Việt Nam” có viết: “Đảng Lao động Việt Nam không phải chỉ là đội tiền
phong và bộ tham mưu của giai cấp công nhân mà thôi. Nó cũng là đội tiền phong, bộ
tham mưu của nhân dân lao động, mà chính vì thế, nó là đội tiền phong của cả dân tộc
Việt Nam”5. Trong Báo cáo chính trị ở Đại hội III (1960) của Đảng do đồng chí Lê
Duẩn trình bày, có đoạn: “Đảng ta không những là đại biểu trung thành cho lợi ích của
giai cấp công nhân Việt Nam, mà đồng thời còn là đại biểu trung thành cho lợi ích chân
chính của nhân dân lao động và của dân tộc. Điều đó cũng giải thích vì sao công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở nước ta thừa nhận Đảng ta là đảng
của họ”6.
Tuy vậy, từ Đại hội II đến trước Đại hội X, chưa bao giờ Điều lệ của Đảng thừa
nhận “Đảng là của dân tộc Việt Nam”, “Đảng là đội tiên phong của cả dân tộc Việt
Nam”. Phải đến Đại hội X của Đảng (2006) mới khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc”7. Đến đây, quan điểm của Đảng về Đảng là của ai đã
hoàn toàn thống nhất với quan điểm của Hồ Chí Minh.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam - là sự cụ thể hoá và phát triển
quan điểm của Mác và Ăngghen cho rằng, giai cấp vô sản mỗi nước trong khi đấu tranh
giành chính quyền “phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân
tộc”8. Mặt khác, điểm nổi bật và sáng tạo nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là giải quyết
mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong việc xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng

1
Hồ Chí Minh: sđd, NXB CTQG, H., 2000, tập 7, tr.230-231.
2
Hồ Chí Minh, sđd, tập 8, tr.295.
3
Hồ Chí Minh: sđd, tập 10, tr.467.
4
Hồ Chí Minh: sđd, tập 11, tr.372.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: sđd, tập 12, tr.180.
6
Đảng Cộng sản Việt Nam: sđd, tập 21, tr.636.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X, NXBCTQG, H.,2006, tr.130.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam: sđd, tập 21, tr.636.

453
Việt Nam đã được Người vận dụng vào vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong đó có quan điểm mang tính sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin như trên.

454
3. Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đây là vấn đề quan trọng, nó quyết định hình hài của Đảng, nó là bộ phận không
thể thiếu cấu thành nội dung xây dựng Đảng và giáo dục cán bộ, đảng viên. Suốt 80
năm qua có hai đại hội của Đảng đề cập đến tính chất, bản chất của Đảng. Đại hội III
(1960), lần đầu tiên nêu rõ ba tính chất của Đảng là: Tính chất giai cấp; tính chất tiền
phong; tính chất quần chúng. Lần thứ hai, ở Đại hội VIII (1996) nhấn mạnh phải giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Nhưng nội hàm của tính
chất, bản chất lại chưa được nói rõ.
Việc Hồ Chí Minh chỉ ra ba thành tố hợp thành sinh ra Đảng là đã chỉ ra bản chất
của Đảng. Như Từ điển Triết học và Từ điển Tiếng Việt cho biết: Bản chất của một sự
vật, đối tượng là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất yếu bên trong quy
định sự vận động và phát triển của sự vật, đối tượng ấy. Nó thể hiện ra bằng những tính
chất nhất định của sự vật, đối tượng ấy; tổng hoà các tính chất của sự vật, đối tượng thì
thấy được bản chất của sự vật, đối tượng ấy, để phân biệt sự vật, đối tượng ấy với sự
vật, đối tượng khác.
Muốn hiểu rõ bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, phải xem tính chất của ba thành tố hợp thành Đảng và tổng hợp những tính chất
đó là bản chất của Đảng. Trước hết, thành tố chủ nghĩa Mác-Lênin có ba tính chất: tính
cách mạng, tính khoa học; tính nhân văn. Hai là, bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở
bốn tính chất: tính lao động; tính tập thể; tính tổ chức kỷ luật; tính cách mạng. Ba là,
bản chất của phong trào yêu nước - hay bản chất của dân tộc Việt Nam được đúc thành
từ ba tính chất: Kiên cường bất khuất; hy sinh xả thân; đoàn kết vì nghĩa lớn. Bản chất
của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng hoà những nét bản chất của chủ nghĩa Mác-Lênin,
của giai cấp công nhân, của phong trào yêu nước Việt Nam. Tổng hoà bản chất của ba
thành tố trên là bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể khái quát ở bốn tính chất sau:
Tính cách mạng; tính trí tuệ; tính đạo đức; tính quần chúng. Bởi vì:
Tính cách mạng của Đảng đã bao hàm tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tính cách mạng của giai cấp công nhân, tính kiên cường bất khuất của phong trào
yêu nước Việt Nam.
Tính trí tuệ của Đảng bao hàm tính khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, trình độ
hiểu biết về khoa học, về lý luận và thực tiễn cần cho sự lãnh đạo của Đảng, khả năng
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra và đặc biệt quan trọng là khả năng sáng tạo
cái mới để đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Như Hồ Chí Minh đã nói về quan điểm của Lênin: Đảng Cộng sản phải đại biểu cho trí
tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.

455
Tính đạo đức của Đảng bao hàm những phẩm chất tốt đẹp của Mác, Ăngghen,
Lênin, Hồ Chí Minh, của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, được thể hiện
trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong cuộc sống hằng
ngày. Đó là sự lành mạnh trong lối sống, vững vàng trước mọi thử thách, không suy
thoái biến chất khi gian khổ cũng như lúc vinh quang. Như Hồ Chí Minh khẳng định:
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Tính quần chúng của Đảng là sự gắn bó máu thịt của Đảng với nhân dân, là sự
gần gũi, sâu sát, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, là tôn trọng dân, học hỏi
dân, là lãnh đạo nhân dân để nhân dân làm chủ trong xây dựng xã hội mới và cuộc sống
mới của nhân dân. Còn là sự tham gia của quần chúng nhân dân vào việc xây dựng
Đảng ngày càng nhiều. Đó là tính hấp dẫn, lôi cuốn, quy tụ của Đảng đối với các tầng
lớp nhân dân, nhất là tầng lớp trẻ, từ đó thường xuyên bổ sung những lực lượng ưu tú
cho Đảng.
Như vậy, qua nội dung (1), (2), (3), Hồ Chí Minh cho ta thấy, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời là tất yếu, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; Đảng có vai trò lịch sử là Đảng duy
nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam (do tính chất cách mạng quy định); Đảng là của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; Đảng có bản chất là
tổng hoà bản chất của ba thành tố hợp thành Đảng - được thể hiện ở bốn tính chất: Tính
cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức và tính quần chúng; Đảng là yếu tố “trước hết”,
yếu tố tiên quyết quyết định thắng lợi của cách mạng. Nhưng không phải có Đảng là tất
yếu cách mạng thắng lợi. Theo Hồ Chí Minh, có Đảng là điều kiện cần, điều kiện đủ là
Đảng phải “vững”, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy”1. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ và thực hành một hệ thống nội dung
để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, để “Đảng ta là
đạo đức, là văn minh”.
Thứ hai, là những vấn đề về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong
sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh.
4. Những nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Quán triệt quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về đảng vô sản, học tập kinh
nghiệm xây dựng đảng của các Đảng cộng sản trên thế giới vào thực tiễn xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh chú ý tới 8 nguyên tắc:
4.1. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động của Đảng.

1
Hồ Chí Minh: sđd, tập 2, tr.268.

456
4.2. Tập trung, dân chủ.
4.3. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
4.4. Tự phê bình và phê bình.
4.5. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
4.6. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
4.7. Quan hệ mật thiết với nhân dân.
4.8. Đoàn kết quốc tế.
Tám nguyên tắc này thì sáu nguyên tắc đầu (4.1 - 4.6) là các nguyên tắc về tư
tưởng, tổ chức và sinh hoạt của Đảng, quy định các mối quan hệ bên trong của Đảng.
Hai nguyên tắc cuối (4.7, 4.8) quy định các mối quan hệ của Đảng với bên ngoài Đảng,
trong đó mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân - theo Hồ Chí Minh đó là mối quan hệ có
ý nghĩa sinh tử đối với Đảng.
Hai nguyên tắc đầu (4.1, 4.2) là hai nguyên tắc cơ bản về tư tưởng và tổ chức
quy định tất cả các nguyên tắc khác về xây dựng Đảng. Trong thực tiễn đây là hai
nguyên tắc có nhiều ý kiến khác nhau trong các đảng cộng sản từ năm 1960 tới nay.
Đây là hai nguyên tắc kẻ thù cũng nhằm vào để tấn công các đảng cộng sản. Hồ Chí
Minh tập trung bàn nhiều về hai nguyên tắc đầu (4.1 và 4.2). Tuy hai nguyên tắc này
quyết định các nguyên tắc khác, nhưng có yếu tố quyết định hai nguyên tắc này được
thực hiện đúng đắn đó là chất lượng đảng viên. Mà chất lượng đảng viên lại là kết quả
của nhiều nguyên tắc khác được thực hiện. Bởi vậy, tám nguyên tắc xây dựng Đảng có
quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể coi nhẹ bất cứ nguyên tắc nào.
5. Nội dung xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh quan tâm tới xây dựng Đảng trên cả năm mặt: Tư tưởng, Chính trị;
Tổ chức; Đạo đức và Phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.
Năm mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên chất lượng của Đảng,
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo Hồ Chí Minh:
5.1. Xây dựng Đảng về tư tưởng
Là vấn đề có vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng. Nó gắn liền với vấn đề nền
tảng tư tưởng của Đảng - cơ sở lý luận của Đảng. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu
tiên có nhận thức sâu sắc về vai trò của lý luận đối với một đảng cách mạng. Năm 1927,
Hồ Chí Minh viết: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”1. Tiến tới thành lập Đảng, Hồ Chí Minh
đã làm rõ khi đó học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,

1
Hồ Chí Minh: sđd, tập 2, tr.286.

457
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo Người, chủ nghĩa Mác-
Lênin như mặt trời soi sáng con đường cách mạng Việt Nam; giúp Đảng ta xác định
đúng đắn đường lối cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy,
xây dựng Đảng về tư tưởng là làm cho toàn Đảng nắm vững nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Không ngừng nâng cao trình
độ lý luận Mác-Lênin phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, từng đối tượng người
Việt Nam. Phải nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-
Lênin làm rõ những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Phải thường xuyên tổng kết thực
tiễn rút ra những kết luận mới góp phần làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin. Kiên
quyết chống chủ nghĩa xét lại, khắc phục giáo điều, máy móc, ngộ nhận, những nhận
thức lệch lạc về chủ nghĩa Mác-Lênin.
5.2. Xây dựng Đảng về chính trị
Xây dựng Đảng về chính trị được đúng đắn phải trên cơ sở đứng vững trên nền
tảng tư tưởng vững chắc của Đảng. Vấn đề cơ bản xây dựng Đảng về chính trị là hoạch
định đường lối của Đảng. Như Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do
Người khởi thảo đã chỉ ra đường lối chính trị chung của cách mạng Việt Nam là “làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trên cơ sở
đường lối chung, Hồ Chí Minh cùng Đảng vạch ra đường lối của từng giai đoạn, từng
thời kỳ cách mạng và đường lối trên từng lĩnh vực của cách mạng.
Vấn đề lớn thứ hai trong xây dựng Đảng về chính trị, Hồ Chí Minh yêu cầu
Đảng phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút ra những kết luận mới, để không ngừng
bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng.
5.3. Xây dựng Đảng về tổ chức.
Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng, đi liền với kiện
toàn bộ máy của Đảng, làm cho hệ thống tổ chức hoạt động hiệu quả nhất. Kiện toàn
phải chú ý cả hai mặt: tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy thật
khoa học và hiệu quả. Kiện toàn phải lấy kiện toàn hai đầu làm trọng điểm - đầu thấp
nhất là tổ chức cơ sở của Đảng, đầu cao nhất là tổ chức lãnh đạo cao nhất. Hồ Chí Minh
cho rằng tổ chức cơ sở của Đảng có vai trò nền tảng của tổ chức Đảng, thì tổ chức lãnh
đạo cao nhất có vai trò quyết định trong xây dựng Đảng về tổ chức.
Xây dựng Đảng về tổ chức phải chú ý mối quan hệ giữa bộ máy và con người,
phải xuất phát từ công việc mà hình thành bộ máy và bố trí con người cho phù hợp,
không được vì người mà hình thành tổ chức. Vấn đề này liên quan tới công tác xây
dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đảng và công tác cán bộ của Đảng. Đảng
phải làm tốt công tác cán bộ và xây dựng, sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có

458
đức vừa có tài, đặc biệt phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ
chốt, đứng đầu bộ máy.
5.4. Xây dựng Đảng về đạo đức
Là mối quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh. Xây dựng Đảng về đạo đức là xây
dựng những chuẩn mực đạo đức chung và những yêu cầu đạo đức cho từng giai đoạn,
từng thời kỳ cách mạng.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý xây dựng Đảng về đạo đức khi Đảng là Đảng cầm
quyền. Người nêu “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, và mỗi cán bộ, đảng viên phải
vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của dân.
Người đảng viên phải nêu gương đạo đức, phải xứng đáng với lời khen của nhân
dân “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong mọi lĩnh vực của cách mạng và đời
sống hằng ngày.
Phải thường xuyên đấu tranh chống thói đạo đức giả trong đời sống của Đảng.
Cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, ra sức rèn luyện đạo đức
cách mạng đi liền với chống chủ nghĩa cá nhân.
5.5. Xây dựng Đảng về phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.
Phương thức lãnh đạo và phong cách công tác thuộc lĩnh vực phương pháp cách
mạng, có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Có thể
nói, nó có quan hệ đến sự thành bại của cách mạng, đến sự mất còn của Đảng. Hồ Chí
Minh đặc biệt chú ý xây dựng phương thức lãnh đạo và phong cách công tác cho Đảng,
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Năm 1947, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” là nhằm mục đích này.
Xây dựng phương thức lãnh đạo và phong cách công tác của Đảng cần nhận rõ
đường lối quyết định phương pháp, do đó cũng quyết định phương thức lãnh đạo và
phong cách công tác. Nhưng phải qua nhiều thử nghiệm trong thực tiễn lãnh đạo và
công tác mới có thể dần dần xây dựng được phương thức lãnh đạo và phong cách công
tác đúng đắn, thích hợp.
Xây dựng phương thức lãnh đạo và phong cách công tác có những vấn đề thuộc
về nguyên tắc và quan điểm cơ bản cần nắm vững. Nhưng đây cũng là lĩnh vực đòi hỏi
rất sáng tạo, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải dày công học hỏi và sáng tạo.
Phương thức lãnh đạo của Đảng thuộc về các cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đảng. Phong cách công tác thuộc về cán bộ, đảng viên với những cương vị khác nhau.
Bởi vậy, ở đây vừa có tính thống nhất về nguyên tắc lại vừa có tính đa dạng trong sự thể
hiện. Cũng cần xây dựng những phương thức lãnh đạo cho từng cấp; và xây dựng
phong cách công tác cho từng loại cán bộ.

459
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là những quan điểm
về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, là đạo đức là văn minh vẫn còn nguyên
giá trị, soi sáng cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay.

460
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Đào Thị Trang


Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức


Từ bao đời nay, lịch sử đã chứng minh sự hưng vong của mỗi triều đại tuỳ thuộc
vào việc có quy tu được “hiền tài” hay làm phân ly, thất tán “nguyên khí quốc gia”.
Mấy trăm năm trước, Lê Quý Đôn đã có sự tổng kết tài tình: “Phi công bất phú, phi
hưng bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ
thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của đội ngũ trí thức đối với thể chế xã hội. Khi bàn
về trí thức Lênin khẳng định: “Các chuyên gia - một hạng người đặc biệt của xã hội và
hạng người này vẫn còn như thế mãi cho đến khi đạt tới giai đoạn phát triển cao nhất
của xã hội cộng sản”(1).
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người rất quý trọng và sớm nhận thức rõ vai
trò, vị trí của tầng lớp trí thức trong xã hội. Người đã từng nói đến một thực tế là dưới
chế độ phong kiến, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu trong các tầng lớp xã hội. Từ khi
nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, cùng với các tầng lớp nhân dân, trí thức
cũng bị áp bức, bóc lột và chịu sự khinh miệt nặng nề. Cảm thông với nỗi khổ đau của
những người trí thức dân tộc, Người đã ra sức đấu tranh chống lại các chính sách vô
nhân đạo của kẻ thù.
Trên tinh thần kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh đã nêu ra được những quan điểm mới về cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó
có vấn đề xây dựng và đánh giá lực lượng cách mạng. Ở Việt Nam, cũng giống như
công nhân và nông dân, trí thức cũng bị bọn thực dân đế quốc khinh miệt về mặt tinh
thần, chủng tộc. Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của cơ cấu giai cấp,
sự vận động của địa vị kinh tế và xã hội cũng như thái độ chính trị của từng giai tầng xã
hội ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã có cách nhìn nhận mới, rất thực tiễn về thái độ
chính trị của các giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Về tầng lớp trí thức, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy: “Thiểu số các nhà nho hay
là các nhà trí thức là các nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Chính họ đã khích động mọi
cuộc nổi dậy trong quá khứ. Còn công nhân… không được học hành, không được tổ
chức. Quần chúng nông dân bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước. Người
khẳng định nếu tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân… thì
tương lai thuộc về chúng ta”(2).
1
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ, HN. 1978, tậ 44, tr.429
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Sự thật, HN, 1981, t12, tr.204

461
Do nhận thức được vai trò, vị trí của tầng lớp trí thức nên từ rất sớm, Nguyễn Ái
Quốc đã quan tâm vận động và thu phục những thanh niên trí thức có tinh thần yêu
nước, đào tạo và bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng tiên phong. Mùa xuân 1930,
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua Bản chính cương và sách
lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, trong đó nêu ra nhiệm vụ của Đảng là phải
ra sức liên hệ và thu phục giới trí thức. Người cho rằng cách mạng muốn thành công
phải xây dựng được lực lượng cách mạng đông đảo, phải lôi cuốn tiểu tư sản, trí thức và
trung nông về phía giai cấp vô sản.
Sau này, Người còn nhận xét: “Trí thức: từ học trò đến công chức, thầy thuốc, vì
có trình độ văn hoá tương đối cao, có điều kiện tiếp cận với người Pháp. Song vì không
có tổ chức, thiếu người lãnh đạo, cho nên họ dám nghĩ mà không dám nói”.(1) Tất nhiên,
trong khi chủ trương tranh thủ tập hợp lực lượng rộng rãi, trước hết là từ tầng lớp tiểu
tư sản, trí thức, Nguyễn Ái Quốc vẫn quán triệt quan điểm công nông làm gốc cách
mạng và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng
một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thoả hiệp.
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:“Chính là những đảng cách mạng lại càng
trọng trí thức: vì muốn phát triển văn hoá thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức
khoẻ của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ thì phải cần có kỹ
sư…. Tóm lại, cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng
trí thức”(2). Người còn nhấn mạnh: “Trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức
thôi”(3).
Hồ Chí Minh cũng đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công
nghệ đối với sự phát triển của loài người và của mỗi dân tộc. Người nói: “thế giới ngày
nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên
cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người
ngày càng làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh xã hội và của
bản thân mình”.(4) Từ đây, Hồ Chí Minh yêu cầu phải biết vận dụng những thành tựu
của khoa học mà loài người đạt được “nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách
mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học
và kỹ thuật”(5).
Khi nói về trí thức chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Trí thức là gì? Trí thức là
hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t3, tr.164
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđ, t7, HN, 1996, tr.33 - 34
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t 7. HN. 1996, tr.33 - 34
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t9.HN. 1996, tr.355
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t12.HN. 1996, tr.403

462
Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội.
Khoa học do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác”(6)
Xuất thân từ môi trường gia đình trí thức, bản thân cũng vốn là trí thức, Hồ Chí
Minh - kể từ khi còn là một thanh niên yêu nước đến lúc đã trở thành người cộng sản -
vẫn luôn luôn yêu mến, cảm phục và quý trọng trí thức. Người cũng là lãnh tụ vô sản
đầu tiên ở nước ta đã đánh giá đúng vai trò, vị trí, hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế
của trí thức Việt Nam. Trong quá trình thực hiện lý tưởng cách mạng của mình, Hồ Chí
Minh đã biết dựa vào trí thức, lôi kéo và tranh thủ sự ủng hộ của trí thức, từng bước dẫn
dắt trí thức đi vào con đường cách mạng thông qua sự cảm hoá và những biện pháp vận
động hết sức mềm dẻo, linh hoạt. Người luôn luôn chăm lo đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ trí thức mới cả về trình độ khoa học và phẩm chất đạo đức. Người đã làm hết sức
mình để tạo dựng cho được một đội ngũ trí thức cách mạng có đủ khả năng gánh vác và
làm tròn sứ mệnh nặng nề và vẻ vang mà nhân dân giao phó.
Với những tư tưởng đó của Người, chúng ta thấy rằng: Trí thức luôn là nền tảng
tiến bộ của xã hội, là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là động lực quan
trọng thúc đẩy sự đi lên của mỗi dân tộc. Ngày nay, các quốc gia ở các mức độ khác
nhau đang bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Đội ngũ trí thức vì thế ngày càng được đề cao, trở thành nguồn lực quan trọng đặc biệt,
tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong cuộc chạy đua cạnh tranh toàn cầu. Từ những
tư tưởng về trí thức của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đặt ra nhiều vấn đề đối với đội ngũ trí
thức nước ta trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trước yêu cầu
phát triển kinh tế tri thức
Nhân loại bước vào thế kỷ mới với rất nhiều vận hội mới cũng như nhiều thách
thức mới. Sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất với những thành tựu kỳ diệu
của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin là yếu tố vật
chất có tính chất quyết định sâu xa nhất đến xu hướng toàn cầu hoá và sự phát trển kinh
tế tri thức đang diễn ra trên thế giới hiện nay. Kinh tế tri thức với tư cách là sản phẩm
của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại đang tạo ra nhiều cơ hội mới, đồng thời
đặt ra những vấn đề mới cho các quốc gia, dân tộc, nhất là cho những nước đang phát
triển, tiềm lực kinh tế yếu, đi lên từ điểm xuất phát thấp như nước ta. Đội ngũ trí thức
Việt Nam sẽ phải gánh trên vai những trọng trách lớn trước vận mệnh đất nước. Sau
đây là những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức nước ta trước yêu cầu phát triển của
nền kinh tế tri thức.
Thứ nhất, về vấn đề số lượng, hay nói chính xác hơn, về tỷ lệ người lao động có
tri thức cao trong tổng số người lao động ở Việt Nam. Việc tạo ra một lực lượng lao
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, CTQG, t5.HN.1995,tr.235

463
động có tri thức, trình độ và tay nghề cao là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết để
phát triển kinh tế tri thức. Kinh nghiệm của các nước đi trước chỉ ra rằng để đi vào kinh
tế tri thức, tiến tới chủ động nắm bắt, làm chủ kinh tế tri thức, trước hết cần một đội ngũ
đông đảo người lao động có đủ năng lực toàn diện, nhất là năng lực trí tuệ.
Còn ở nước ta, tính đến giữa năm 2007, nước ta có khoảng 2.6 triệu người có
trình độ đại học trở lên, trong đó có trên 18.000 thạc sĩ, 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa
học và trên 6.000 giáo sư, phó giáo sư. (số liệu Thống kê giáo dục 2006- 2007). Mặc
dù, trong thời gian qua đội ngũ trí thức nước ta có tăng về số lượng nhưng trí thức tinh
hoa, hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu, đội ngũ kế cận hẫng hụt. Chưa có
nhiều tập thể khoa học mạnh có uy tín ở khu vực và quốc tế….Nhưng với thực trạng
như vậy không biết đến bao giờ nước ta mới có thể tiến vào kinh tế tri thức để rút ngắn
khoảng cách phát triển với các nước trong cộng đồng và quốc tế. Có thể nói, với thực
trạng như vậy, chúng ta chẳng những có thể rút ngắn, mà còn có nguy cơ tụt hậu về
kinh tế ngày càng xa, khoảng cách trình độ phát triển ngày càng dãn rộng ra so với ngay
cả các nước trong khu vực.
Thứ hai, vấn đề chất lượng của đội ngũ trí thức nước ta, chẳng những ít ỏi về số
lượng trong tổng số người lao động, mà năng lực, trình độ thực sự của chính đội ngũ ít
ỏi ấy cũng đang bị đặt thành vấn đề. Với tư cách vừa là một trong những nguồn lực
quan trọng nhất để phát triển kinh tế tri thức, vừa đồng thời đóng vai trò đào tạo nguồn
trí thức trẻ bổ sung vào đội ngũ của mình, đội ngũ trí thức Việt nam đang đứng trước
những vấn đề nan giải về chất lượng đội ngũ này hiện nay và trong tương lai. Những
yếu kém, bất cập về năng lực, trình độ, kỹ năng triển khai, thực hành, quản lý…làm cho
nhiều trí thức dù có thể rất có ý thức, rất giàu tâm huyết và yêu nước cũng trở nên lúng
túng, bị động, bế tắc trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đó là chưa nói đến một số lượng
không ít những người có bằng cấp cao hẳn hoi nhưng chẳng những trên thực tế tỏ ra
hoàn toàn bất tài mà còn thoái hoá về phẩm chất, đạo đức và lối sống, thế mà nhờ giỏi
“chạy chức, chạy quyền” đã và đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo, quản lý không
hề thấp trong thang bậc chức trách xã hội. Ngoài ra, còn có cũng không ít những người
thật sự có “tài” nhưng đáng buồn là cũng thực sự không có “đức”, đã dùng chính cái
“tài” của mình để khéo léo đưa trót lọt hàng tỉ, hàng chục tỉ đồng tiền công quỹ vào túi
riêng, hoặc “bán linh hồn cho quỷ dữ”.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế
tri thức đang đặt ra đối với cả thầy và trò. Đối với người thầy, vấn đề nổi cộm nhất có lẽ
là phương pháp giảng dạy nhìn chung chưa nhằm giúp cho sinh viên có phương pháp
nghiên cứu, khám phá, tiếp nhận tri thức và chưa nhằm bồi dưỡng, phát huy sáng tạo,
năng lực thực hành của người học. Thế mà đây lại là tố chất quan trọng hàng đầu cần
phải có của người học khi ra trường bước vào đời, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

464
tương ứng với bằng cấp mà họ đã nhận trong điều kiện nước ta đi vào nền kinh tế dựa
trên “chất xám”. Với phương pháp giảng dạy hãy còn phổ biến trên các giảng đường đại
học hiện nay là thầy nói trò ghi, học kiểu “thuộc lòng” và tác động của nhiều hiện tượng
tiêu cực khác trong giáo dục - đào tạo, lớp trí thức trẻ thật khó đảm đương tốt nhiệm vụ,
chức trách đang ngày càng nặng nề hơn, phức tạp hơn mà đất nước giao phó. Dù những
năm gần đây đội ngũ trí thức Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhưng nếu như tăng số
lượng không đi đôi với tăng chất lượng thì thà ít mà tinh còn hơn đông mà không mạnh.
Thứ ba, với cơ cấu đội ngũ trí thức Việt Nam còn nhiều bất hợp lý và bất cập
trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. Các ngành khoa học xã hội - nhân văn, giáo
dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác chiếm 70.4% lực lượng lao động có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên, trong đó lĩnh vực kinh doanh và quản lý chiếm 24.7%, đặc biệt
lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật chỉ chiếm 25.8% (Báo cáo số 1699 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, tháng 5- 2008). Như vậy, sẽ làm cho các ngành kinh tế
then chốt, mũi nhọn của nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả trong việc tiếp thu những
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của nước ngoài, việc phát minh ra các công
nghệ phù hợp với nền kinh tế Việt Nam lẫn trong việc tổ chức triển khai ứng dụng trong
hoạt động thực tiễn. Đó là chưa nói đến việc cơ cấu đội ngũ trí thức bất hợp lý nghiêm
trọng như hiện nay thì chưa biết đến bao giờ những vùng sâu, vùng cao, vùng xa, vùng
núi có thể bàn đến chuyện phát triển kinh tế tri thức.
Thứ tư, trên thực tế, dư luận xã hội cũng chưa đánh giá trí thức ngang tầm, chưa
thấy rõ vị trí đã có, đang có và cần phải có của đội ngũ trí thức trong thang bậc “đẳng
cấp” xã hội. Một giáo sư có tài, giàu tâm huyết, có những cống hiến lớn cho một lĩnh
vực nào đó trong đời sống kinh tế - xã hội có khi ít được xã hội biết đến hoặc được dư
luận xã hội tôn vinh, trọng vọng bằng một cầu thủ bóng đá, Những hiện tượng như vậy
không phải là hi hữu, ngoại lệ, Nhìn một cách tổng quát hơn, đội ngũ trí thức và “chất
xám” của họ chưa được sử dụng hiệu quả và trả công xứng đáng, các thang bậc lương
cho những người có học vị cao nói riêng, người lao động Việt Nam nói chung không
tạo thành động lực phấn đấu vươn lên của họ. Ngoài ra, do những cống hiến thực sự có
ích, có ý nghĩa, có giá trị của các chuyên gia, của trí thức có tài chưa được đãi ngộ,
đánh giá xứng đáng nên thang giá trị cũng chuyển dịch theo hướng đặt vào các vị trí
lãnh đạo trong xã hội chứ không phải vào giới trí thức. Tất cả những điều này làm
thui chột ham muốn cống hiến tài năng, công sức của nhiều trí thức cho sự nghiệp
mà họ đã và đang theo đuổi.
Thứ năm, sự phân công, bố trí lực lượng trí thức trong xã hội ta như hiện nay
đang đặt ra những vấn đề lớn và hiệu quả của công tác cán bộ, hiệu quả của vấn đề sử
dụng “chất xám”, vấn đề khai thác tiềm năng, tiềm lực, trình độ của lực lượng lao động.
Thật nghịch lý là thời chúng ta thực hiện cơ chế tập trung bao cấp, kế hoạch hoá, nền

465
kinh tế ì ạch, thậm chí suy thoái, khủng hoảng nhưng nhìn chung sinh viên ra trường
đều được phân công, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Còn từ khi
chuyển sang kinh tế thị trường, sinh viên ra trường đều phải tự tìm việc làm. Cơ chế thị
trường một mặt làm cho nhiều cử nhân, thạc sĩ tìm được việc làm xứng đáng (phù hợp
với chuyên môn được đào tạo, tiền lương cao, địa bàn và môi trường làm việc thuận
lợi), nhưng mặt khác làm cho một số lượng lớn sinh viên hoặc không tìm được việc
làm, hoặc buộc phải làm việc không phù hopự với chuyên môn hoặc có việc làm
không phải do có tài , mà do cha mẹ có tiền, quyền và sự quen biết… Do vậy, vấn đề
đặt ra là phải có cơ chế, chính sách, chế tài tuyển chọn, phân công, bố trí và sử dụng
hợp lý, hiệu quả lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ, để đội ngũ này phát huy tốt
nhất những kiến thức, tri thức được đào tạo, từ đó từng bước xây dựng nền kinh tế
tri thức của Việt Nam.
Thứ sáu, môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức nhìn chung
còn yếu, chưa thuận lợi và chưa đáp ứng nhu cầu làm việc của họ, nhất là với đội ngũ
trí thức trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên… Chẳng hạn, các nhà
nghiên cứu khoa học - kỹ thuật không có điều kiện và môi trường để đưa kết quả nghiên
cứu,phát minh, sáng chế của mình vào thực tiễn cuộc sống. Các nhà khoa học xã hội và
nhân văn nếu không phải là nhà lãnh đạo thì rất ít được đi nước ngoài nghiên cứu thực
tiễn đời sống chính trị - xã hội của các nước khác nhau trên thế giới, ngay cả đi thực tế
trong nước cũng rất ít lúc được đi bằng kinh phí cơ quan, nếu muốn đi thì phải bỏ tiền
túi vốn rất eo hẹp. Đây là một trong những nguyên nhân làm lý luận trở nên xơ cứng,
giáo điều, xa lạ với cuộc sống hiện thực nên không đi được vào lòng người, bởi vì như
Gớt - nhà tư tưởng lớn của nước Đức thế kỷ XIX đã khẳng định: Mọi lý thuyết đều màu
xám, chỉ có thực tiễn là cây đời mãi xanh tươi!
Thứ bảy, các chế độ tiền lương, đãi ngộ vật chất và tinh thần cho trí thức cũng
chưa tạo thành động lực phấn đấu của họ. Sau 15 năm đổi mới, cuộc sống của nhân dân
Việt Nam trong đó có đội ngũ trí thức đã được cải thiện đáng kể . Mặt tích cực của cơ
chế thị trường đã tác động đáng kể đến tính năng động, sáng tạo của giới trí thức Việt
Nam, nhất là trí thức trẻ trong các lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế. Những năm gần
đây, Nhà nước ta đã có những đổi mới trong chế độ tiền lương nhưng chế độ lương đối
với trí thức chưa được cải thiện là mấy, nặng về đãi ngộ theo chức danh hành chính.
Nhất là đối với những trí thức làm công ăn lương nhà nước, trí thức trung cao niên, trí
thức khoa học xã hội và nhân văn, họ thường phải bươn trải kiếm tiền từ các nguồn
khác ngoài lương để trang trải nhiều chi phí cho con cái ăn học, nuôi dưỡng bố mẹ già,
… Do vậy, mà họ không khỏi không so bì với những người làm việc trong các ngành
nghề có lợi thế nghề nghiệp, khi xét về năng lực, trình độ, học vị,… giữa họ về đại thể
ngang nhau nhưng chênh lệch về thu nhập thực tề lại quá lớn. Chính vì sự bất hợp lý

466
này vẫn còn tồn tại nên nhà nước Việt Nam vô hình chung đã làm triệt tiêu động lực
phấn đấu, không thể kích thích năng lực tư duy sáng tạo và cống hiến hết mình của giới
trí thức. Sự thiếu hấp dẫn và thiếu động lực trong hoạt động khoa học và văn hoá là
những vấn đề cấp bách đang hạn chế sự phát triển về chất của lực lượng trí thức.
Cuối cùng, chính bản thân trí thức và đội ngũ trí thức Việt Nam cũng chưa phải
đã ý thức đầy đủ, thấu đáo, sâu sắc vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trước sự phát
triển hay vận mệnh của đất nước hiện nay và trong tương lai. Thế mà xã hội càng phát
triển, đất nước càng đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chiều sâu và thực hiện
kinh tế tri thức để bắt kịp dòng chảy chung của thời đại, thì vị trí, vai trò của đội ngũ trí
thức càng cao, trách nhiệm càng lớn. Do vây, vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm mọi cách
sao cho phát huy tối đa mặt tích cực, mặt mạnh, mặt lợi thế và hạn chế đến mức thấp
nhất những khuyết điểm, nhược điểm của giới trí thức.Sứ mệnh này trước hết đặt lên
vai các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo, quản lý các cấp cũng như lên vai
chính đội ngũ trí thức Việt Nam.

467
NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Trâm


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một quá trình sáng tạo trong hoạt
động lý luận và thực tiễn, để lại những giá trị lớn lao cho cách mạng Việt Nam nói riêng
và thời đại nói chung. Nhìn lại quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong thế
kỷ XX ta thấy, Người đã thể hiện tinh thần của một nhà cách mạng sáng tạo. Dù ở đâu,
vào thời điểm nào, Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nắm vững bản chất các sự kiện và các
mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện, từ đó đưa ra chủ trương, phương pháp, cách
ứng xử hợp lý nhất, sáng tạo nhất về sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ khai thác và nhấn mạnh một số giá
trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giai cấp và con người có tác dụng
tạo ra những chuyển biến cách mạng đối với nước ta và cả thời đại.
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc Việt Nam
Vào cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam bị đè nén bởi hai
tầng áp bức, bóc lột của đế quốc Pháp và chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Không cam
chịu làm nô lệ, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đứng lên chống đế quốc thực dân dưới
sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Họ đều trăn trở về con đường giải phóng dân tộc,
nhưng không thành công. Những con đường và phong trào cách mạng như khởi nghĩa
nông dân của Hoàng Hoa Thám, Đông du của Phan Bội Châu hay Đông kinh nghĩa thục
của Lương Văn Can đều đi đến bế tắc. Vì vậy, cần lựa chọn một con đường mới phù
hợp hơn với dân tộc trong thời đại mà cách mạng vô sản đã và đang chuyển mình sâu
sắc.
Trải qua gần l0 năm lăn lộn với cuộc sống khó khăn, với phong trào cách mạng
các nước phương Tây, chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, người thanh
niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và nhận ra con
đường tất yếu mà cách mạng Việt Nam phải đi để giải phóng dân tộc mình là con
đường cách mạng vô sản. Tháng 7- 1920, khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tin
tưởng vào con đường Cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc Việt Nam
bằng cách mạng vô sản. Người nhận thức rằng: ‘Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản
thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng
của người Đông Dương. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một

468
cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến” 1.
Những năm 20 của thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam vừa thoát thai từ đồng
ruộng, đang ở giai đoạn phát triển “tự nó”, nhưng khi cuộc đấu tranh của 600 thợ
nhuộm Chợ Lớn quyết định bãi công, Hồ Chí Minh coi đây là “một dấu hiệu của thời
đại” là sự giác ngộ của công nhân về lực lượng và giá trị của mình trước dân tộc. Trên
thực tế, việc phân hóa kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh của Đảng ta là trở lại với Chánh
cương, Sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh. Vì vậy, Nghị quyết Trung ương tháng 11/
1939 của Đảng cũng khẳng định rõ: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy
quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề cuộc cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền
địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết”2. Đây cũng là kết quả quan trọng
của tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cách mạng. Nó đã
vượt ra khỏi tư duy chính trị của một số nhà yêu nước Việt Nam đương thời.
Lựa chọn hạt nhân cho phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
ở Việt Nam
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, muốn có phong trào cách mạng phải có lực
lượng cách mạng tiên phong cho nên ngay từ những năm 1924 - 1925, Nguyễn Ái Quốc
đã đề nghị Quốc tế Cộng sản cử đi Quảng Châu để xúc tiến việc xây dựng phong trào
công nhân và cộng sản ở Đông Nam Á, chỉ đạo phong trào nông dân ở châu Á, chuẩn bị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị
và tháng 6-1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Trong thời gian
này, Người đã đào tạo, bồi dưỡng được một thế hệ cách mạng đầu tiên, làm hạt nhân
cho phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Việc Nguyễn Ái
Quốc về Quảng Châu để xây dựng phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và phong trào
nông dân châu Á là bước đi cách mạng hợp với lôgic phát triển của sự nghiệp cách
mạng của Người. Sau khi tìm được con đường giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp, Người xúc tiến ngay việc giác ngộ quần chúng về con đường cách mạng. Việc kết
hợp nhiệm vụ chung do Quốc tế cộng sản giao và nhiệm vụ đối với cách mạng Việt
Nam là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết cách
mạng để bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng, đạo đức đường lối và phương pháp cách mạng.
Đây là sự bắt đầu hết sức sáng tạo, khác với nhãn quan chính trị của những người cùng
thời. Vì Người đã nhìn thấy ở những thanh niên trẻ tuổi, những triển vọng to lớn có thể
tham gia vận động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những học trò cách mạng đầu tiên
của Hồ Chí Minh là Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn
Đồng,... đã có những cống hiến rất xứng đáng cho phong trào cách mạng Việt Nam. Từ

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 1, tr.28.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 6, tr.273, 539.

469
lớp thanh niên Cộng sản đầu tiên này, gia nhập vào một tổ chức lúc đầu còn nhỏ bé,
nhưng sẽ là “ cơ sở cho một đảng lớn hơn”1. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào
Việt Nam, thông qua tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên, dẫn tới việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước. Đội tiên
phong của dân tộc bước lên vũ đài lịch sử Việt Nam, từng bước nhân lên, phát triển
thành làn sóng cách mạng mạnh mẽ, trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong
các cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân hùng mạnh như Pháp, Nhật và Mỹ. Sáng
tạo lớn lao của Hồ Chí Minh là đã xây dựng được Đảng của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu lợi ích của toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, của dân, do dân và vì dân, mang đậm bản chất giai cấp của Đảng và Nhà nước.
Hồ Chí Minh không chỉ là người phát hiện, khơi dậy mà còn là người tổ
chức thành công sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam
Giá trị sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, sớm nhận thấy: “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước"1. Hồ Chí Minh cũng nhận thức rằng, ngoài công nhân và nông dân là lực
lượng "gốc" của cách mạng, thì tiểu tư sản, trí thức, binh lính và những tầng lớp khác
có thể tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khi họ yêu nước, căm thù bọn đế
quốc, thực dân và mong muốn đất nước độc lập. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người
nhận thấy sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam đang rên xiết dưới gót giày của bọn đế
quốc, thực dân. Bằng sự kiên trì và sáng tạo của mình, Người đã khơi dậy tinh thần yêu
nước quật cường của hàng chục triệu đồng bào cả nước, tổ chức thành một đội quân
bách chiến, bách thắng. Người đã chỉ rõ: “ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết
đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà,
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân
khác”2. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách tài tình lý luận về Đảng, về Nhà nước,
trong những tình huống phức tạp nhất của cách mạng nước ta.
Giá trị về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Năm 1924, trong Báo cáo Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: Phải có tính chất
một cuộc khởi nghĩa quần chúng, chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa
phải được chuẩn bị trong quần chúng”3. Tháng 5/ 1941, đánh dấu bước phát triển của
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 3, tr.35.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 6, tr.171.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 7, tr.438.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 1, tr.468.

470
cách mạng Việt Nam, một bước ngoặt lịch sử quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến. Những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra tương quan lực
lượng giữa ta và thực dân Pháp: "Chúng nhiều là mấy vạn. Mình mấy triệu đồng bào.
Chúng đường xa mỏi mệt. Mình "dĩ dật đãi lao", ở đây đã thể hiện rõ tư tưởng cơ bản
về chiến tranh nhân dân của Người. Theo Hồ Chí Minh, nếu toàn dân Việt Nam đoàn
kết đồng lòng và được sự lãnh đạo đúng đắn của một chính đảng cách mạng thì không
kẻ thù nào có thể đè bẹp được dân tộc ta. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, dân
tộc Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chưa từng có trong lịch
sử. Đó là sức mạnh của ý chí đoàn kết, sự hy sinh, lòng dũng cảm của nhân dân đã được
phát huy cao độ và kẻ thù của chúng ta đã nếm mùi thất bại cay đắng khi chạm trán với
đội quân cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo. Để chuẩn bị cho việc giải
phóng dân tộc, giành và bảo vệ chính quyền, Người đã nghiên cứu nghệ thuật chiến
tranh của Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là binh pháp của Tôn Tử, phép dùng binh của
Khổng Minh, kinh nghiệm đánh du kích của Nga, lý luận chiến tranh nhân dân của chủ
nghĩa Mác - Lênin, truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tin vào
sức mạnh của nhân dân là nguyên tắc cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Nó đã
liên kết hàng triệu con người vào cuộc trường chinh vĩ đại vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa
xã hội.
Giá trị của tư tướng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại
trong giải phóng dân tộc Việt Nam
Tháng 5- 1924, Nguyễn Ái Quốc viết bài "Đoàn kết giai cấp" ca ngợi tinh thần
đấu tranh của công nhân hàng hải Braxin chống bọn thực dân, đồng thời ca ngợi tinh
thần đoàn kết của những người công nhân da trắng và da đen trong cuộc đấu tranh giai
cấp. Cuối bài viết, Người kết luận: "Vậy là dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có
hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một
mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"1. Từ rất sớm, Người đứng về phía
những người bị áp bức, bóc lột để chống lại bọn áp bức bóc lột. Theo Người, những
người vô sản toàn thế giới và các dân tộc thuộc địa đều là anh em và phải đoàn kết
chống kẻ thù chung là bọn thực dân đế quốc. Người kêu gọi " Vì nền hòa bình thế giới,
vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và
chống bọn áp bức"1. Nắm được đặc điểm của của cách mạng trong thời đại mới, Hồ chí
Minh đã gắn cách mạng Việt nam với cách mạng thế giới: “ Cách mệnh An Nam cũng
là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng
chí của dân An Nam cả”2. Yêu nước thiết tha với tinh thần dân tộc và quốc tế cao cả,
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 1, tr.266.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 1, tr.452.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 2, tr.301.

471
Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, nhân loại tiến bộ sẽ ủng hộ sự nghiệp của chúng ta, vì
cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của chúng ta là chính nghĩa. Sự thật là cả thế giới đã
ủng hộ nhân dân Việt Nam. Ngay tại nước Mỹ, nhiều thanh niên, trí thức đã phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Chính vì biết kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh của thời đại mà chúng ta đã làm nên những chiến công hiển hách.
Năm tháng trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người và thế giới đã ghi nhận như một chiến công hiển hách của thế kỷ XX, một sự
kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Như vậy, ngay từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam vào quỹ đạo của
cuộc cách mạng vô sản. Nghĩa là sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền
với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, những người lao động và các dân tộc bị áp
bức trên thế giới. Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một
bộ phận không thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục. Ðiểm đặc sắc, nổi bật trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là, ngay lúc đầu khi tiếp thu lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã thấy được vai trò to lớn của cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Người cho rằng cách mạng ở thuộc địa có thể và
phải chủ động giành thắng lợi trước, không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vô sản ở
chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh của nhân dân do Ðảng lãnh đạo, cách mạng thuộc
địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ tích cực cách mạng vô sản ở chính quốc: “ Vận
mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc
địa... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc
địa... Nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa là “ muốn đánh chết rắn đằng đuôi” 1.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến quan
trọng của Hồ chí Minh đã được những thắng lợi của cách mạng Việt Nam kiểm chứng.
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, lực
lượng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, trong đó liên minh công nông làm nòng
cốt. Do đó, Ðảng phải giáo dục và tổ chức toàn dân đứng lên làm cách mạng, dưới ngọn
cờ cứu nước, giải phóng dân tộc để tập hợp tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước,
"đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Giá trị cốt lõi trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là kết
hợp độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.2000, tập 1, tr.273-274.

472
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người không có bức tường ngăn cách mà là cách mạng không
ngừng. Giải phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới bảo đảm mọi quyền và đem
lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế
giới khỏi ách nô lệ. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi
người không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm
no trên quả đất, việc làm cho mọi người. Ngay từ năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt
của Ðảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường của cách mạng Việt Nam là "làm
cách mạng tư sản dân quyền" và "thổ địa cách mạng" để đi tới xã hội cộng sản. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng chỉ ra rằng: Khi đã giành được độc lập thì gắng sức làm cho ai nấy
đều có phần hạnh phúc. Bởi lẽ, độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”2. Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người, "ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", được hưởng tự do, hạnh phúc là ham muốn tột
bậc của Người.
Có thể nói, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo
lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta
thấy, trong tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của
Người đã bao trùm tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng
bào, đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Người là tấm gương tiêu
biểu về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người
nghèo khổ, bị áp bức, bất công. Ngày 3/9/1945, ngay sau ngày Tuyên bố độc lập, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu vấn đề cấp bách mà
tất cả đều vì con người, cho con người: Ðó là cứu đói, bảo đảm quyền được ăn để sống
cho dân; chống nạn mù chữ; xây dựng Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ; giáo
dục tinh thần cần kiệm, liêm, chính; chống lối bóc lột vô nhân đạo, cấm hút thuốc
phiện; tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết. Người nói:“ Chúng ta tranh được tự do,
độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”1. Vì vậy,
để giữ vững độc lập tự do, chúng ta không có con đường nào khác là đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nói riêng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, dẫn dắt Ðảng

2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tập 4, tr.56.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 2000, t4, tr.56.

473
và nhân dân ta tiến hành tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc;
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi, thu non sông về
một mối, Tổ quốc thống nhất, cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực
hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước.
Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến,
trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược,
đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống
nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của
người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan,
mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con
người cũng bị đe dọa chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi người.
Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù đày của quân xâm lược và
bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc
Việt Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở
thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt trong
toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có
tính bước ngoặt lịch sử. Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần
thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, họp ngày 29 tháng 12 năm 1920: Tại sao đồng chí lại bỏ
phiếu cho Quốc tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế
nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều:
Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.” 1 Cũng ngay tại
nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe
Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt
Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được
độc lập.”
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với
đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập.” 2
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân
1,2,3
Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 1, tr 94.

474
và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm
hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá,
song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.”3 Hồ Chí
Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của
mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện
tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc
lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các
dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước được chung sống bên nhau một
cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Trước khi qua đời, Người đã để lại bản Di chúc thiêng liêng, kết tinh tư tưởng,
đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời hy sinh phấn đấu vì dân tộc và
nhân loại. Đảng, dân tộc và nhân dân ta coi cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người
là di sản vô giá, là trí tuệ, nguồn động lực soi sáng sự nghiệp đổi mới đất nước hôm
nay. Thay lời kết, chúng tôi xin dẫn bài phát biểu của Đại diện đặc biệt của tổng Giám
đốc UNESCO trong một Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh “Người sẽ được ghi nhớ
không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ và còn là một nhà
hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang
đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”1.

3
1
M. Ahmed, Hội thảo quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội. 1991, tr.22.

475
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG
MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

ThS. Đặng Thị Thanh Trâm


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng và bảo vệ hậu phương có
một vị trí hết sức quan trọng. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về
chiến tranh và quân đội, về xây dựng hậu phương chiến tranh cách mạng, đồng thời kế
thừa những kinh nghiệm quý báu của dân tộc trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc, coi đó là một trong những nhân tố thường xuyên
quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc, của công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước. Tư tưởng của Người về xây dựng và bảo vệ hậu phương được hình thành
từ rất sớm, ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng
của nhân dân ta, có giá trị sâu sắc về lý luận và thực tiễn. Trong tham luận này, chúng
tôi bước đầu khái quát thành những quan điểm chủ yếu sau :
1. Xác định vị trí, vai trò của hậu phương miền Bắc
Về vị trí, vai trò của hậu phương đối với kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”1.
Đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng càng lâu dài, gian khổ và ác liệt, vai trò của
hậu phương càng trở nên quan trọng. Vì thế, khi cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị
Giơnevơ còn chưa kết thúc, nhưng với sự mẫn cảm, tầm nhìn xa trông rộng, Người đã
nhận diện chính xác kẻ thù mới đang đe doạ trực tiếp cách mạng Việt Nam và Đông
Dương là đế quốc Mỹ. Trên cơ sở đó, Người chỉ rõ: “Bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh,
ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”2.
Lường trước cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ lâu dài, gian khổ với tên đế quốc
hùng mạnh, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám (8 - 1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: Muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc,
đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam
chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Tiếp đó, phát biểu tại Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (9-1955),
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp cách mạng cả
nước: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có
vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt. Muốn thực hiện Cương lĩnh của Mặt
11
§¹i tíng V¨n TiÕn Dòng: §i theo con ®êng cña B¸c. Nxb . ChÝnh trÞ - Quèc gia, H.1990, tr.173
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 7, tr 314, 317

476
trận, thì chúng ta phải ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt, phải làm cho miền Bắc
vững mạnh và tiến lên mãi; chứ quyết không phải là hạ thấp yêu cầu củng cố miền
Bắc.”1 Năm sau, ngày 19 - 6, trong thư gửi cán bộ miền Nam tập kết, Người nhắc lại:
“Muốn dựng ngôi nhà tốt, thì phải xây nền cho thật vững. Muốn cây được mạnh, lá
được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt, thì phải ra sức chăm bón, vun xới gốc cây. Miền
Bắc là cái nền, cái gốc của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện
thống nhất nước nhà. Cho nên, mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường
lực lượng của miền Bắc và miền Nam.”2
Trong hội nghị chỉnh huấn cán bộ trung cao cấp toàn quân ngày 16 - 5 - 1957,
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “…Phải nghiên cứu giải quyết dần những
vấn đề củng cố hậu phương. Đó là nhiệm vụ rất to lớn, rất quan trọng của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta”3.
Rõ ràng, từ sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tư tưởng
xây dựng hậu phương lớn miền Bắc làm nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước
trong sự nghiệp thống nhất non sông được chủ động hình thành sớm và xuyên suốt
trong mọi ý nghĩ, mọi hoạt động chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh.
2. Một số nội dung xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Về sức mạnh của hậu phương, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dù địch có những vũ
khí tối tân, hùng binh, ác tướng, nhưng chúng ta có những thứ vũ khí mạnh mẽ hơn, bền
bỉ hơn chúng - đó là sức mạnh nhân dân, của hậu phương quân đội. Chúng ta có cái chí
quật cường của dân tộc, chúng ta có sự đoàn kết của toàn quân, toàn dân. Chúng ta có
cái lòng hy sinh cảm tử của chiến sĩ ở tiền tuyến. Chúng ta có cái sức kiên quyết, nhẫn
nại của đồng bào ở hậu phương. Đó là những vũ khí luôn luôn chiến thắng quân thù,
không lực lượng nào chiến thắng được những vũ khí đó”4. Cách mạng “Phải dựa vào
dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”5. “Căn cứ, hậu phương
vững chắc nhất là lòng dân”6.
Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để xây dựng được thế trận lòng dân, làm thế nào
để duy trì, phát huy sự đoàn kết, lòng yêu nước, “cái sức kiên quyết, nhẫn nại của đồng
bào ở hậu phương”, “lòng hy sinh cảm tử của chiến sĩ ở tiền tuyến”? Theo Hồ Chí
Minh, muốn làm được điều đó phải xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện trên tất
cả các mặt: chính trị - tư tưởng, kinh tế - quốc phòng, văn hóa - giáo dục tạo tiềm lực to
lớn, ngoài việc đảm bảo chi viện cho chiến trường, còn phải đảm bảo những lợi ích về
1
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr 67.
2
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr 189.
3
Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân, xuất bản lần 2, Nxb QĐND, 1975, tr 303.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập . Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, tập 5, tr.188.
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình đào tạo bậc đại học trong quân đội, Nxb QĐND, H, 1996, tr 229
6
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình đào tạo bậc đại học trong quân đội, Nxb QĐND, H, 1996, tr 195

477
vật chất, tinh thần và nuôi dưỡng niềm tin vào chế độ, vào triển vọng của cuộc kháng
chiến cho nhân dân; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ vững chắc hậu
phương cả trong thời bình và thời chiến.
X©y dùng hËu ph¬ng v÷ng m¹nh vÒ chÝnh trÞ t tëng.
Đây là vấn đề có tính cốt lõi và xuyên suốt toàn bộ quá trình cách mạng. Hồ Chí
Minh xác định: Muốn xây dựng được hậu phương vững mạnh, vấn đề đầu tiên là phải
xây dựng lực lượng chính trị, lấy xây dựng lực lượng chính trị làm nhiệm vụ then chốt.
Chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng, của hậu phương quân đội là lòng yêu nước,
lòng trung thành vô hạn của nhân dân đã giác ngộ đối với sự nghiệp giải phóng đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người thường nói: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết
của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”1.
Để có một hậu phương vững mạnh về chính trị - tư tưởng, Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm, chăm lo phát triển tổ chức đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở, nơi gần gũi trực
tiếp với nhân dân. Người yêu cầu các đảng bộ, chi bộ, các đơn vị phải ra sức chăm lo
củng cố tổ chức đảng, để mỗi chi bộ thực sự trở thành “pháo đài thép” ở từng địa
phương.
Đi đôi với xây dựng Đảng, phải củng cố, tăng cường và hoàn thiện hệ thống
chính trị các cấp, làm cho chính quyền các cấp thực sự có đủ năng lực điều hành, tổ
chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng hậu phương, động viên sức mạnh cao
nhất cho chiến trường là điều Người trăn trở. Người luôn nhắc nhở cán bộ các cấp, nhất
là ở cơ sở: “Phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân
chủ của mình, dám nói, dám làm”2. Đồng thời, Người cũng yêu cầu các cấp chính
quyền phải chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước như:
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách chế độ với thương binh, gia đình liệt
sĩ, gia đình có công với cách mạng, đặc biệt là chính sách với người lao động nhằm
động viên, khuyến khích phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân ở hậu phương, củng cố, bồi dưỡng sức dân trong chiến tranh.
Theo Hồ Chí Minh, phát động các phong trào thi đua yêu nước, nêu cao chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, giáo dục tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
tinh thần sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang và nhân dân là
việc rất quan trọng góp phần cho một hậu phương vững mạnh về chính trị - tư tưởng.
Người nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là
những người yêu nước nhất.
Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
1
Hå ChÝ Minh Toµn tËp, S®d, TËp 6, tr.281
2
Hå ChÝ Minh Toµn tËp. S®d , T12, tr.223.

478
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua”1
Xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục…
Xây dựng tiềm lực kinh tế là yếu tố rất quan trọng trong xây dựng hậu phương
vững mạnh. Nếu xây dựng tiềm lực chính trị làm cơ sở thì xây dựng tiềm lực kinh tế là
điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiềm lực quốc phòng trong xây dựng hậu phương. Ở
nước ta, trong điều kiện phải tiến hành kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
thì càng phải coi trọng xây dựng hậu phương về kinh tế. Về mối liên hệ này, Hồ Chí
Minh cho rằng: “Biết đánh là cái tốt, nhưng chỉ biết đánh mà coi nhẹ chính trị, coi nhẹ
việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân tức là chỉ có một mặt, vì đánh không thể tách rời
được với chính trị và kinh tế”2.
Cùng với Đảng chỉ đạo toàn dân, toàn quân xây dựng hậu phương vững mạnh về
kinh tế - quốc phòng, Hồ Chí Minh còn hết sức coi trọng xây dựng hậu phương phát
triển trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế…
Về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá mới, Người xác định: “Văn hoá nghệ
thuật cũng là một mặt trận. Văn nghệ sĩ phải là những chiến sĩ trên mặt trận ấy” 3, phải
“Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc
kháng chiến kiến quốc”4.
Sự nghiệp mở mang dân trí cũng được Người rất quan tâm. Theo Người, không
chỉ dừng lại ở sự giác ngộ chính trị - tư tưởng cho nhân dân mà còn phải mở rộng và
nâng cao kiến thức về mọi mặt cho nhân dân để cho họ có thể tiếp cận những thành tựu
về văn hoá, khoa học kỹ thuật của nhân loại, trên cơ sở đó tham gia tích cực vào các
lĩnh vực khác nhau của công cuộc kháng chiến cũng như của đời sống xã hội.
Như vậy, xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí
Minh chính là quá trình xây dựng thực lực cách mạng, thực lực kháng chiến trên tất cả
mọi lĩnh vực, làm chỗ dựa và hậu thuẫn vững chắc cho tiền tuyến, nhằm mục tiêu vừa
đáp ứng yêu cầu của chiến tranh vừa phục vụ đời sống nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, thực hiện tốt
chính sách hậu phương quân đội.
Xây dựng và bảo vệ hậu phương là hai mặt của một vấn đề, thống nhất chặt chẽ
với nhau, luôn hỗ trợ và tương tác lẫn nhau. Có xây dựng tốt thì mới bảo vệ được mình
và ngược lại, có bảo vệ tốt mới giữ vững và phát huy được thành quả cách mạng. Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: nhiệm vụ bảo vệ là cực kỳ quan trọng, song quyết định nhất trong
1
Hå ChÝ Minh Toµn tËp , TËp 6, S®d, tr 476.
2
Hå ChÝ Minh Toµn tËp. TËp 6, S®d, tr.523
3
Hå ChÝ Minh Toµn tËp, TËp 6, S®d, tr.368.
4
Hå ChÝ Minh Toµn tËp, TËp 6, S®d, tr173.
479
các nhiệm vụ của hậu phương, đảm bảo cho hậu phương ổn định và vững mạnh là
nhiệm vụ xây dựng. Người nhắc nhở quân và dân ta: “Địch bắn phá ở đâu, chúng không
cho ta biết trước, cho nên bất cứ ở đâu, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình huống nào, chúng ta
cũng phải tích cực chuẩn bị sẵn sàng”1. Người cũng yêu cầu đảng bộ và chính quyền
các cấp địa phương phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các
thủ đoạn chống phá, kích động, phản tuyên truyền của địch, kiên quyết đập tan mọi âm
mưu chống phá nổi loạn từ bên trong cũng như tiến công tập kích từ bên ngoài vào của
chúng.
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: nhiệm vụ xây dựng hậu phương phải đi
liền và kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, muốn bảo vệ được hậu
phương vững chắc phải dựa trên cơ sở xây dựng hậu phương thắng lợi.
3. Xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh
Sau bốn năm triển khai thí điểm chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam
Việt Nam (1961- 1965), các mục tiêu do Mỹ đặt ra không đạt được, ngược lại cách
mạng miền Nam những không bị dập tắt mà ngày càng phát triển. Chúng nhận ra cội
nguồn tiếp sức cho cách mạng miền Nam không gì khác là sức người, sức của ngày
càng tăng lên từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa bên kia vĩ tuyến 17 chuyển vào.
Trong học thuyết quân sự Mỹ, đánh phá hậu phương của đối phương nhằm phá
hoại tận gốc tiềm lực quân sự, kinh tế, làm đối phương mất tinh thần không còn khả
năng chiến đấu là một mục tiêu chiến lược có tầm quan trọng quyết định. Vì thế, tháng
2 - 1964, Nhà trắng và Lầu năm góc đã xây dựng xong kế hoạch OPLAN 34A đánh phá
miền Bắc Việt Nam, được Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ chuẩn y.
Thất bại trong “chiến lược chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, từ giữa
năm 1965, Mỹ đã chuyển sang thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ” bằng cách
trực tiếp đổ quân Mỹ và chư hầu vào xâm lược miền Nam đồng thời huy động không
quân, hải quân đánh phá miền Bắc. Gần một thập kỷ đem quân vào Việt Nam cho đến
khi rút khỏi xứ sở này (1965 -1973), đế quốc Mỹ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá
hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân với quy mô ngày càng lớn, với mức độ đánh
phá ngày càng ác liệt đối với miền Bắc và đối với tuyến giao thông vận tải chiến lược
Trường Sơn hòng ngăn chặn sự viện trợ quốc tế, sự chi viện của hậu phương miền Bắc
cho cách mạng miền Nam; phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng làm cho miền Bắc
kiệt quệ không chịu đựng được chiến tranh kéo dài, gây hậu quả lớn sau chiến tranh; uy
hiếp tinh thần của nhân dân Việt Nam, buộc Hà Nội phải chấp nhận những điều kiện
chấm dứt chiến tranh do Mỹ áp đặt.

1
Hå ChÝ Minh Toµn tËp. TËp 11 , S®d, tr.572

480
Nắm trong tay ưu thế lực lượng vật chất có sức phá hoại ghê gớm, tham mưu
trưởng không quân Mỹ, tướng C.Li - Mai, người được mệnh danh là “tên giết người”
trong thế chiến II, chủ trương ném bom một cách vô nhân đạo và trắng trợn, sẽ “ tàn
phá tan hoang, đẩy lùi Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, vì thế mà bộ trưởng quốc
phòng Mỹ Mc.Namara dự đoán: “Miền Bắc sẽ không chịu nổi vài tuần”.
Rõ ràng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đứng trước thử
thách nghiêm trọng chưa từng thấy. Nhiều nước lo ngại Việt Nam sẽ nhanh chóng bị
khuất phục trong cuộc đối đầu quá chênh lệnh này.
Nhưng ngoài sức tưởng tưởng của những kẻ gây tội ác, nhân dân miền Bắc trong
8 năm mưa bom bão đạn mặc dù đảm trách cùng một lúc nhiều nhiệm vụ: vừa là hậu
phương trực tiếp trong chiến tranh chống phá hoại, vừa tiếp tục là hậu phương lớn của
tiền tuyến lớn miền Nam, vừa tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà vẫn
đứng vững, hiên ngang vượt qua những thách thức lớn lao, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ của mình.
Sức mạnh phi thường, bền bỉ ấy của miền Bắc có từ đâu? Câu trả lời sức mạnh
ấy chính là từ miền Bắc, của miền Bắc xã hội chủ nghĩa: Sức mạnh của 10 năm xây
dựng hậu phương dưới chế độ mới (1954-1964) được tiếp tục nhân lên với sức mạnh 8
năm bền gan, quyết chí “thử lửa” với đế quốc Mỹ của nhân dân miền Bắc vì độc lập dân
tộc, thống nhất non sông.
Theo tinh thần của Hồ Chí Minh, miền Bắc sớm chủ động được xác định là nền
tảng cho cách mạng cả nước vì thế đã có thời gian để khôi phục, xây dựng, phát triển
lực lượng. Trong 10 năm (1954 -1964), Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã trực tiếp hiện
thực hoá những tư tưởng của Người về xây dựng và bảo vệ hậu phương trên nửa phần
đất nước. Nhân dân miền Bắc đã tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa,
bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,
giáo dục, tư tưởng, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng lực lượng quốc phòng với một khí thế
chưa từng có.
Mặc dù có những sai lầm, vấp váp trong lãnh đạo, chỉ đạo ở một số lĩnh vực,
nhưng nhìn tổng thể, miền Bắc nước ta đã có những chuyển biến to lớn. Chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh đánh giá: “Trong mười năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa
từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới” 1. “Miền Bắc
đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt nam trong cả nước, với chế độ
chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh”2. Đây chính là cơ sở vững
chắc, tạo thế và lực để Đảng ta nâng cao quyết tâm “đánh Mỹ, thắng Mỹ trong bất kỳ
tình huống nào”.
1
Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Sự thật, H, 1989, t 9, tr 666.
2
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khoá III, 12- 1965.

481
Ngày 25 - 3- 1965, trước âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược Mỹ, Trung
ương đảng họp Hội nghị lần thứ 11 ra nghị quyết đặc biệt về Tình hình và nhiệm vụ cấp
bách trước mắt. Nghị quyết nêu rõ miền Bắc là hậu phương lớn giữ vai trò quyết định
nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Dựa trên
thực lực của miền Bắc, Nghị quyết đã xác định: “tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp
chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc,
đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của
địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh
phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến
tranh cục bộ cả miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi
viện cho miền Nam”1.
Khi cả nước bước vào cuộc “đụng đầu lịch sử” với đế quốc Mỹ hiếu chiến, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam: “Lúc này, chống
Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước”, “Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng
ấy của nhân dân ta”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Qu¸n triÖt t tëng cña Ngêi về xây dựng và bảo vệ hậu phương trong tình
hình mới, Trung ương Đảng quyết định nhanh chóng chuyển hướng toàn bộ miền Bắc
từ thời bình sang thời chiến; tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh toàn diện trong
điều kiện đương đầu trực tiếp với cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt của không
quân, hải quân.
Về công tác chính trị - tư tưởng và tổ chức: Trong điều kiện chiến tranh ác liệt,
các cơ quan Đảng, Nhà nước được gấp rút chấn chỉnh, sắp xếp, kiện toàn về tổ chức và
lề lối làm việc để đáp ứng nhiệm vụ tổ chức, quản lý sản xuất, ổn định đời sống nhân
dân, huy động lực lượng phục vụ chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải, chi viện cho
chiến trường. Mặt trận Tổ quốc tiếp tục được củng cố, mở rộng. Hoạt động của các tổ
chức đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội phụ lão, Hội mẹ chiến sĩ…có tác
dụng to lớn trong việc tập hợp, động viên quần chúng thi hành các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái thi đua chiến đấu và công tác, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống, sinh hoạt thường ngày góp phần ổn định tình hình hậu phương, động viên
người ra trận.
Về kinh tế, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều thực
hiện theo phương châm: “tích cực bảo vệ, duy trì và phát triển sản xuất, chú trọng phát
triển kinh tế địa phương nhằm làm cho từng vùng phát huy tiềm năng của mình, đáp
ứng nhu cầu: vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo chiến đấu và phục vụ chiến đấu theo
đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng.
1
Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, t 26, tr 109

482
Chiến tranh phá hoại rất ác liệt nhưng bom đạn Mỹ không làm cho sự nghiệp
giáo dục - văn hoá của miền Bắc ngưng trệ. Hàng vạn lớp học với hàng chục vạn học
sinh sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá tiếp tục học tập. Nền giáo dục ấy đã
cung cấp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ những con người có giác ngộ về lý tưởng xã
hội chủ nghĩa, có tri thức khoa học kỹ thuật để làm chủ vũ khí, đánh thắng kẻ thù. Dù
cuộc chiến gian khổ, khó khăn nhưng đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân miền
Bắc vẫn được chú trọng. Những tác phẩm văn học, điện ảnh ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, những giá trị văn hoá của dân tộc được trân trọng, bảo vệ; phong trào
văn nghệ “tiếng hát át tiếng bom”…đã góp phần củng cố niềm tin, khí thế cho người
hậu phương mặc dù có nhiều hy sinh, mất mát.
Hiện thực hoá tư tưởng của Người về việc bảo vệ hậu phương, miền Bắc không
chỉ được xây dựng thực lực một cách toàn diện mà còn đặc biệt chú trọng xây dựng nền
quốc phòng toàn dân nhằm bảo vệ miền Bắc vững chắc trước cuộc chiến tranh phá hoại,
bao vây, phong toả của không quân, hải quân của đế quốc Mỹ. Lực lượng vũ trang ba
thứ quân được phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng đặc biệt là lực lượng
phòng không, phòng thủ bờ biển. Lực lượng này được bố trí thành thế trận chiến tranh
nhân dân, tạo thành lưới lửa bủa vây rộng kín vừa đánh địch rộng khắp vừa tập trung
hoả lực bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng điểm trước sự oanh tạc của những “con Ma”,
“thần Sấm”, “pháo đài bay B52” suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại. Các lực lượng vận
tải và đảm bảo giao thông như công binh, vận tải quân sự,vận tải nhà nước, vận tải nhân
dân…cũng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của chiến tranh.
Công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc được thực hiện tốt, nên miền
Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc với tiền tuyến lớn miền Nam và làm nhiệm vụ hậu
phương trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Miền Bắc đã tiến hành một cuộc
động viên sức người, sức của trên quy mô lớn. “Mấy triệu thanh niên gia nhập bộ đội,
thanh niên xung phong… tăng cường cho các ngành trực tiếp phục vụ chiến đấu. Miền
Bắc đã huy động 267 triệu ngày công của nhân dân để làm trận địa, sữa chữa sân bay,
vận chuyển hàng bằng phương tiện thô sơ,…Tính đến năm 1972, tổng số lao động do
Nhà nước động viên đã lên đến 2,5 triệu người, chiếm 11% dân số, một tỷ lệ động viên
khá cao ở một nước nông nghiệp với năng suất còn thấp” 1. Riêng chi viện cho miền
Nam, từ năm 1965 đến năm 1972, trên 67 vạn cán bộ, chiến sĩ, chiếm 43% tổng số quân
động viên ở hậu phương lớn đã vào chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam. 2
Những con số này chứng minh rằng sự tham gia tích cực, rộng rãi và hiệu quả của quần
chúng nhân dân vào công việc xây dựng, bảo vệ hậu phương. Nó tạo ra lực lượng vật
chất và tinh thần to lớn, góp phần quan trọng đảm bảo cho miền Bắc không chỉ đủ sức

1
Chung một bóng cờ, Nxb CTQG, H, 1993, tr 427
2
Chung một bóng cờ, Nxb CTQG, H, 1993, tr 428

483
mạnh liên tục, bền bỉ đứng vững trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ mà
còn hoàn thành xuất sắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Và vì thế, nó cũng minh chứng
những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về hậu phương đã được hiện thực hóa
trên một nửa đất nước trong một thời đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc kháng chiến thần
thánh.
Ngày nay, nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới - hội nhập kinh tế quốc tế,
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
trong tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực
thù địch vẫn đang tiếp tục âm mưu chống phá chúng ta dưới mọi hình thức, không loại
trừ sử dụng chiến tranh với quy mô và mức độ khác nhau khi có điều kiện. Vì thế, bên
cạnh hoạt động quân sự, chúng luôn tìm nhiều thủ đoạn và biện pháp chính trị, kinh tế,
văn hoá- tư tưởng khác nhau rất thâm độc, tinh vi, xảo quyệt để phá hoại hậu phưong
của ta hòng thu hẹp, gây rối loạn, làm mất ổn định hậu phương từ đó làm giảm sức chi
viện, hậu thuẫn cho chiến trưòng.
Thấu suốt những tư tưởng của Người về xây dựng hậu phương chúng ta cần xác
định những quan điểm và phương hướng chiến lược xây dựng hậu phương sao cho phù
hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng
mới. Văn kiện Đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng củng cố vững chắc
các khu căn cứ hậu phương chiến lược”1, mà trước hết phải coi: ViÖc b¶o vÖ tèt
®Þa bµn lµ c¬ së ®Ó b¶o ®¶m cho hËu ph¬ng qu©n ®éi cã mét
®êi sèng kinh tÕ, x· héi æn ®Þnh, nh©n d©n phÊn khëi tin tëng lµ
®iÒu kiÖn quan träng ®Ó tiÕn hµnh c«ng cuéc x©y dùng, kiÕn thiÕt
hËu ph¬ng vµ huy ®éng søc m¹nh cho chiÕn trêng.

1
Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, H, 1991, tr 85.

484
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945,
CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PGS, TS. Ngô Đăng Tri


Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

1. Tư tưởng cách mạng dân tộc dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là đập tan bộ mày chính quyền cũ, đánh
đổ giai cấp thống trị cũ, lập nên nhà nước mới, do giai cấp mới cầm quyền. Cách mạng
tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, có mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản là
đập tan nhà nước quân chủ phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ tư sản, do giai cấp tư
sản cầm quyền. Đó là cuộc cách mạng tư sản thông thường.
Cách mạng tư sản dân quyền (hay cách mạng tư sản kiểu mới) là cuộc cách
mạng tư sản có mục tiêu cơ bản là đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ,
nhà nước dân chủ nhưng do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó là Đảng
Cộng sản lãnh đạo. Cuộc cách mạng đó khi đã thành công, đánh đổ nhà nước phong
kiến quân chủ, sẽ không lập ra nhà nước tư sản, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mà
lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Xã hội Việt Nam sau các đợt khai thác thuộc địa của thực dân tư bản Pháp cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội thuộc địa phong kiến, có hai phương thức sản
xuất cùng đan xen tồn tại, nên có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là mâu thuẫn của chế độ
phong kiến, thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, chiếm đại đa số dân tộc với
giai cấp địa chủ đại diện là chế độ phong kiến nhà Nguyễn, và mâu thuẫn của chế độ tư
bản thực dân, thực chất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai
của chúng. Mâu thuẫn trước thường gọi là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn sau thường
gọi là mâu thuẫn dân tộc và là mâu thuẫn chủ yếu.
Để tiến lên, xã hội Việt Nam phải giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản đó, trước hết
là mâu thuẫn chủ yếu. Tức là phải tiến hành cuộc cách mạng có hai nhiệm vụ chiến
lược, giải quyết hai mục tiêu chiến lược là đánh đuổi đề quốc, giải phóng dân tộc và
đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ. Cuộc cách mạng đó, trong bối cảnh
lịch sử mới của thời đại và của Việt Nam đầu thế kỷ XX, có đối tượng là bọn đế quốc
thực dân và địa chủ phong kiến tay sai. Lưc lượng cách mạng là công nhân, nông dân,
tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ. Cuộc cách mạng đó phải do một giai cấp
tiến bộ trong lực lượng cách mạng lãnh đạo, là giai cấp công nhân. Hợp các yếu tố nói
trên, đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, hoặc cách mạng tư sản kiểu mới, hay là
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

485
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (hay cách mạng tư sản dân quyền, cách
mạng tư sản kiểu mới), là cuộc cách mạng mang tính khách quan, tất yếu của xã hội
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX chưa cá nhân,
tổ chức nào nhận thức và làm theo đúng yêu cầu khách quan đó, vì vậy các cuộc đấu
tranh dân tộc dân chủ lúc bấy giờ dù diễn ra rất anh dũng, song kết cục đều bị thất bại.
Mang trong mình mối thù nhà, nợ nước, Hồ Chí Minh căm thù cả đế quốc và
phong kiến. Mục đích Hồ Chí Minh khi đi ra nước ngoài năm 1911 là tìm đường cứu
nước và cứu dân, chứ không chỉ là cứu nước như nhiều người khác đương thời. Tức là
tìm một con đường thỏa mẵn được hai mục tiêu: vừa giải phóng được dân tộc khỏi ách
thống trị nước ngoài, vừa cứu được nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột. Nghĩa là Hồ Chí
Minh muốn làm một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, một cuộc cách mạng có mục tiêu
“kép”, giải quyết được vấn đề cơ bản của nó là lập nên một chính quyền nhà nước mới
với hai tính chất song trùng: dân tộc và dân chủ.
Theo mục đích tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã khảo sát nhiều cuộc cách mạng lớn
trên thế giới, như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, cách mạng Nga. Hồ Chí Minh cho
rằng các cuộc cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng có giá trị to
lớn, song chưa triệt để, “chưa đến nơi”, vì sau đó nhân dân vẫn bị áp bức bóc lột, lại
muốn làm một cuộc cách mạng nữa để giải phóng mình. Người cho rằng chỉ có cách
mạng Nga do V.I Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo là cuộc cách mạng chân chính,
cách mạng “đến nơi” vì sau đó đã “đưa chính quyền cho số đông chớ không giao chính
quyền cho một số ít người”, nghĩa là cuộc cách mạng đã đưa công nông Nga lên cầm
quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác mục tiêu độc lập dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sưca quan trọng, cấp bách, song suy cho cùng cũng chỉ là
bước mở đầu chứ chua phai là sau cùng. Mục tiêu tối thượng của Hồ Chí Minh là giải
phóng nhân dân, giải phóng con người, là lập nên chế độ dân chủ, làm cho mọi người
được tự do, ấm no, hạn phúc.
Với nhận thức như vậy và để thực hiện mục tiêu “kép” của mình, nhất là mục
tiêu giải phóng nhân dân, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã quyết định đưa cách
mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng Nga và Người đã làm tất cả để tuyên
truyền thức tỉnh dân tộc, hướng các phong trào dân tộc, dân chủ nước ta đi theo con
đường cách mạng vô sản.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về một cuộc cách mạng có mục tiêu “kép”, nhất là
mục tiêu cuối cùng, giải phóng con người, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) cũng
như trong Luận cương chánh trị của Đảng thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng tháng 10-1930, Đảng ta chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và

486
thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến”(1).
Hồ Chí Minh đánh giá: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền
năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện
dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết
tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực
lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai
cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta-
Đảng của giai cấp công nhân- không ngừng củng cố và tăng cường” (2).
Tư tưởng dân chủ, mục tiêu dân chủ là nhân tố, là điều kiện, là tiêu chuẩn làm
cho cách mạng Việt Nam có tính cách mạng triệt để, khác với mọi phong trào giải
phóng dân tộc trước đó. Đây là điểm then chốt phân biệt tư tưởng Hồ Chí Minh với các
tư tưởng khác ở Việt Nam đương thời.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn kiên định
mục tiêu “kép” đã xác định, ra sức thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
để tiến tới chủ nghĩa xã hội, với những giải pháp và sự chỉ đạo hết sức linh hoạt, sáng
tạo…
Cao trào cách mạng 1930-1931, và Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan
trọng bởi đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn quốc, xây dựng
được khối liên minh công nông, đưa công nông lên cầm quyền ở nhiều địa phương
trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Do kẻ địch còn mạnh, dùng mọi thủ đoạn đàn áp
khốc liệt, do cán bộ đảng viên chưa có kinh nghiệm, lại chịu ảnh hưởng “tả khuynh” từ
bên ngoài, nên phong trào đã bị tổn thất lớn, mô hình nhà nước cách mạng kiểu Xô viết
công nông, nhà nước xã hội chủ nghĩa, mô phỏng nước Nga, bị xóa bỏ.
Khi tình hình thế giới có những chuyển biến mới và theo sự chỉ đạo của Quốc tế
Cộng sản cũng như căn cứ vào thực tiễn Đông Dương, Đảng đã chủ trương tạm gác
khẩu hiệu “độc lập dân tộc và người cày có ruộng” nhằm phát động cuộc vận động dân
chủ 1936-1939 giành nhiều thắng lợi, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên một bước cao
hơn trước, nhất là về mục tiêu và nhiệm vụ dân chủ. Hình thức nhà nước đã được Đảng
lựa chọn là cộng hòa dân chủ (Cộng hòa dân chủ Đông Dương), thay thế kiểu chính
quyền Xô viết.
Từ cuối 1939, do những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước,
Đảng và Hồ Chí Minh đã từng bước chuyển cách mạng sang thời kỳ mới, nêu cao mục
tiêu giải phóng dân tộc, đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào chương trình hành động.
1
- §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. V¨n kiÖn §¶ng, toµn tËp, tËp 2 (1930), Nxb CTQG, Hµ Néi,
1998, trang2.
2
- Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, trang 9

487
Để tránh việc cán bộ, đảng viên hiểu không đúng về mối quan hệ giữa mục tiêu
chiến lược, sau cùng với mục tiêu “cần kíp”, trước mắt, giữa nhiệm vụ lâu dài với
nhiệm vụ “hiện tại” của cách mạng tư sản dân quyền khi nêu cao khẩu hiệu độc lập dân
tộc, tạm gác môt phận khẩu hiệu người cày có ruộng, Nghị quyết lưu ý: "Nói như thế
không phải Đảng ta thủ tiêu vấn đề giai cấp đấu tranh trong cách mạng Đông Dương.
Không! Vấn đề giai cấp đấu tranh vẫn tồn tại mãi" (1). Rằng "Không phái giai cấp vô
sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa đi đâu, càng không phải đi lùi lại một bước,
mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn"(2).
Nghĩa là Đảng và Hồ Chí Minh quan niệm vấn đề dân chủ không chỉ là vấn đề
ruộng đất, càng không được đồng nhất với vấn đề ruộng đất. Vấn đề dân chủ rộng lớn,
sâu sắc và lâu dài hơn vấn đề ruộng đất rất nhiều, như tư do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn
luận, tự do lập hội, tự do đi lại, tự do biểu tình, tù do tín ngưỡng, nam nữ bình quyền,...
tức là các vấn đề về nhân quyền, dân quyền, là tất cả những gì đối lập với chế độ quân
chủ chuyên chế. Theo đó, tạm gác một phần khẩu hiệu “Người cày có ruộng” không
hẳn là không thực hiên mục tiêu dân chủ, từ bỏ cuộc cách mạng dân chủ.
Như vậy có thể hiểu nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII
(5-1941) không có sự mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược, mục tiêu “kép”, lý tưởng dân
chủ tối thượng, sau cùng của Hồ Chí Minh trước đó, mà chỉ là chủ trương có tính
“trước mắt”, cho giai đoạn “hiện tại”, không từ bỏ mục tiêu dân chủ, mà chỉ là “ bứớc
một bước ngắn đề có sức mà bước một bước dài hơn”. Sự thay đổi đó không thay đổi
tính chất cơ bản của cuộc cách mạng Đông Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục
liêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam vần là tiến hành cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay
nhân dân, làm cho “một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chân chính dân chủ sẽ xuất
hiện”, “thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới”, “thành lập một chính phủ nhân
dân”(3).
2. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, một cuộc cách mạng dân chủ
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo mục tiêu đã xác định, Đảng và Hồ Chí Minh đã tập trung mọi nỗ lực xây
dựng Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, xây dựng căn cứ địa, xây dựng lực
lượng vũ trang, phát triển phong trào Việt Minh, phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu
đói cho nhân dân,... Các phong trào đó đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân đi theo cách
mạng, đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển lên đỉnh cao.
Khi được tin nước Nhật bị Đồng Minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương bị tê
liệt, với sự chủ động, sáng suốt, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lập tức mở Hội
nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội ở Tân Trào (Tuyên Quang). Các
1
- §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. V¨n kiÖn §¶ng, toµn tËp, tËp 7, S®d, tr 113.
2
- §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. V¨n kiÖn §¶ng, toµn tËp, tËp 7, S®d, tr 119.
3
- §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. V¨n kiÖn §¶ng, toµn tËp, tËp 7, S®d, tr 114, 150, 153

488
hội nghị và đại hội ấy đã quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong toàn quốc với nguyên tắc “tập trung, thống nhất, kịp thời”. Theo chủ trương của
Đảng và Mặt trận Việt Minh, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập, giành
chính quyền. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở
Huế, ngày 25-8 thắng lợi ở Sài Gòn. Ngày 30-8 vua Bảo Đại thoái vị, chính thức kết
thúc chế độ quân chủ ở Việt Nam. Ngày 2-9-1945 lế Quốc khánh được tổ chức trọng
thể tại Thủ đô Hà Nội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân, thể chế
chính trị dân chủ cộng hòa tiến bộ được xác lập thay thế chế độ quân chủ, thực dân
phản động, lỗi thời..
Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Thực tiễn của cuộc Tổng khởi nghiã
tháng Tám 1945 đã thể hiện rõ đó không chỉ là cuộc khởi nghiã đã đánh đuỏi phát xít,
đế quốc xâm lược mà còn đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa
của toàn dân Việt Nam. Tuyên ngôn của cuộc cách mạng Tháng Tám là tuyên ngôn độc
lập song chính thể nhà nước được xác lập lại là dân chủ cộng hòa, dân chủ nhân dân.
Nếu Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 chỉ có mục tiêu giải phóng dân tộc, chỉ
đánh đuổi đế quốc mà không xóa bỏ chế độ quân chủ thì không khác gì các cuộc khởi
nghĩa và kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.
Nhấn mạnh chủ trương nêu cao mục tiêu giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và
của Đảng giai đoạn 1939-1945, đề cao giá trị độc lập dân tộc của Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám 1945 là đúng đắn. Song tuyệt đối hóa nó, làm lu mờ giá trị dân chủ, ý nghĩa
lịch sử của việc đập tan nhà nước quân chủ Bảo Đại, dựng nên nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, nhà nước của dân, do dân, vì dân là mới làm rõ và đề cao một phần tư
tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, một phần đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của
Đảng và một phần thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Việc đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ dựng nên chế độ dân chủ cộng hòa
trong Tổng khởi nghĩa Thánh Tám 1945 không phải là sự “nhân thể”, ”tiện tay dắt dê”
mà là một mục tiêu chiến lược cách mạng đã được xác định rõ ràng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, trong Cương lĩnh đầu tiên và các văn kiện tiếp theo của Đảng, kể cả trong
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5-941.
Vả lại, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước.
Cuộc Tổng khởi nghiã Tháng Tám năm 1945 nếu chỉ đánh đuổi đế quốc, giành độc lập
như các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm trước đây trong lịch sử Việt
Nam, thì không thể gọi đó là cuộc cách mạng. Sở dĩ gọi cuộc Tổng khởi nghiã Tháng
Tám năm 1945 là cuộc Cách mạng Tháng Tám vì nó đã giải quyết thành công vấn đề
cơ bản của một cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước, là đã đánh đổ chính
quyền phong kiến Nhà Nguyễn do giai cấp địa chủ thống trị, lập nên Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền của nhân dân Việt Nam do giai cấp công nhân,
thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

489
Cách mạng Tháng Tám thành công, mục tiêu độc lập dân tộc vẫn còn phải tiếp
tục tranh đấu trong nhiều thập kỷ nữa, ách ngoại xâm mãi đến năm 1975 mới được xóa
bỏ trong cả nước, song mục tiêu giành chính quyền thì cơ bản đã hoàn thành, một kỷ
nguyên mới của nước Việt Nam đã được mở ra, kỷ nguyên dân chủ nhân dân đi lên chủ
nghĩa xã hội. Lịch sử cận hiện đại Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
luôn khẳng định giai đoạn 1930- 1945 là giai đọan đấu tranh giành chính chuyền, cuộc
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là cuộc Cách mạng Tháng Tám là vì vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tân Trào, Hội nghị Toàn quốc của Đảng (13-8-
1945) và Quốc dân Đại hội (16-8-1945) chủ trương lập Chính phủ lâm thời có tên là Ủy
ban dân tộc giải phóng Việt Nam, nhưng khi về Hà Nội (ngày 28-8-1945), Hồ Chí Minh
và Đảng lại đổi thành Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên
trong Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội chiều 2-9-1945, Hồ
Chí Minh đã và chi viện dẫn hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng
Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp, hai bản tuyên ngôn nói về hai vấn
đề lớn là độc lập dân tộc và nhân quyền, dân chủ, tự do. Cũng không phải ngẫu nhiên
mà trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã nhiều lần đặt giá trị tự do, dân chủ
trước độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”1.
Với tư tưởng cứu nước gắn liền với cứu dân, độc lập gắn với dân chủ, tự do, với
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng nước độc lập mà dân không được hưởng tự do
hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Ngay sau ngày Quốc khánh, Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo bắt tay ngay vào việc thực hiện hàng loạt công việc to lớn, nặng nề để
xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam. Như triệt để xóa bỏ bộ máy chính quyền
cũ, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và hội đồng nhân dân, ban hành Hiến pháp dân
chủ nhân dân, phát động phong trào cứu đói, xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống mới,

Việc thay đổi tên gọi của Chính phủ lầm thời, từ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt
Nam thành Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhấn mạnh cả mục tiêu dân tộc
(trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ) và mục tiêu nhân quyền, dân chủ
(trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp); việc nhanh chóng xóa bỏ triệt
để bộ máy nhà nước phong kiến nhà Nguyễn, thiết lập thể chể chính trị dân chủ cộng
hòa, đề cao giá trị dân chủ của cuôc Tổng khởi nghĩa… là những thay đổi bước ngoặt,
mau lẹ, sáng tạo trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh và của Đảng.
Sự thay đổi, chuyển hướng đó làm cho cuộc Tổng khởi nghiã Tháng Tám trở
thành đỉnh cao của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đúng như Chánh cương
và Luận cương chánh trị năm 1930 của Đảng đã xác định và đúng với thực tế của cuộc

1
- Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 7, Sđ d, tr 437.

490
Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, đáp ứng đúng ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và
xu thế của thời đại.
Sự thay đổi, chuyển hướng cơ bản đó là sự khẳng định thành quả của Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945 không chỉ là thắng lợi của phong trào dân tộc mà còn là
kết quả của phong trào dân chủ, của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Đó cũng là sự
khẳng định Hồ Chí Minh và Đảng không chỉ đã giương cao ngọn cơ dân tộc mà còn
giương cao cả ngọn cờ dân chủ trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và ngay
trong cuộc Tổng khời nghĩa Tháng Tám năm 1945. Kết quả của cuộc Tổng khởi nghĩa
đó là do sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó cơ bản là của quần chúng nhân dân, nòng
cốt là liên minh công nông.
Giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước Việt Nam là công việc to lớn, là
thắng lợi nổi bật, vĩ đại của Cách mạnh Tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, giải phóng
dân tộc thì thời nào dân tộc ta cũng làm được. Còn lật đổ chế độ quân chủ, giành chính
quyền về tay nhân dân, dựng lên chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân lao động từ nô
lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, với Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước tiến bộ nhất ở Đông Nam Á, thì
chỉ có thời đại Hồ Chí Minh, chỉ có cách mạng Tháng Tám mới làm được.
Sau khi quân Nhật rút khỏi Đông Nam Á, hầu như các nước khu vực này đã
được giải phóng, nhiều nước đã tuyên bố độc lập, nhưng xóa bỏ nhà nước phong kiến
và chế độ quân chủ chuyên chế lập nên nhà nước dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ
cộng hòa thì chỉ có ở Việt Nam. Đây là sự vĩ đại riêng có của Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945, là thắng lợi bước ngoặt mang tính thời đại của dân tộc Việt Nam theo
tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
Điều đó cũng có nghĩa là thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945, công lao lịch sử vượt trội, duy nhất, không thể phủ nhận của Đảng Cộng sản
và Hồ Chí Minh là ở việc lập nên chế độ dân chủ cộng hòa, chứ không chỉ là giành lại
độc lập như các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trước đây ở nước ta và việc giành độc lập
ở nhiều nước khác trên thế giới./.

491
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ
DÂN TỘC VỚI GIAO LƯU, TIẾP THU VĂN HOÁ NHÂN LOẠI

ThS.Trần Anh Tuấn


Viện lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá có nhiều nghĩa. Với nghĩa rộng nhất thì văn hoá là trình độ phát triển
nhất định trong lịch sử của xã hội và con người; là tất cả những gì do con người và liên
quan trực tiếp đến con người, được biểu hiện qua các giá trị vật chất và tinh thần, qua
các hình thức tổ chức đời sống và hoạt động của con người. Từ năm 1942, Bác Hồ đã
định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1.
Các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp Việt Nam,“cốt cách dân tộc” Việt Nam
theo Hồ Chí Minh không chỉ có các giá trị vật chất mà còn bao gồm các giá trị tinh thần,
truyền thống tốt đẹp. Đó là chủ nghĩa yêu nước, gắn liền hữu cơ với tính đoàn kết, thống
nhất, “kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lủ bán nước và lủ cướp nước”; là ý thức cố kết cộng đồng dân tộc trên
tình cảm và trách nhiệm gia tộc, trên tình làng nghĩa xóm và tình nghĩa đồng bào; là đạo lý
tương thân, tương ái, lòng nhân ái bao dung, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống;
là đức tính cần cù chăm chỉ, thông minh sáng tạo trong lao động, học tập, đánh giặc; và
“đời nào củng có anh hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu
nước”… Đó là hệ giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc, mỗi thời được bổ sung làm phong
phú thêm để hình thành“cốt cách dân tộc” Việt Nam, gắn truyền thống với hiện đại.
Những truyền thống này sỡ dĩ có giá trị bền vững là bởi nó được hình thành từ hoàn cảnh
và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm- được thử thách qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc trước hết là bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần quí giá đó.
Nhận thức sâu sắc những gía trị tinh thần quí báu của dân tộc và nhân loại,
một mặt, Hồ Chí Minh khẳng định phải ra sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “chú
ý phát huy cốt cách dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc”, mặt khác, phải biết
tiếp thu các hay, cái tốt của văn hóa các nước trên thế giới. Một con người hay một
dân tộc trước hết cần giữ được “gốc”, giữ gìn “bản sắc” thì khi giao lưu mới không

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang, 431

492
bị “mất gốc”; nền tảng có chắc, bản lĩnh có vững thì mới tiếp thu tinh hoa của văn
hoá nhân loại được đúng đắn; mới chắt lọc được những gì thực sự là tinh hoa, loại
bỏ văn hoá phản động từ bên người vào. Và trong quá trình phát triển không những
phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn phải biết phát huy, phát triển nó lên phục
vụ cho sự nghiệp của dân tộc. Người căn dặn chúng ta điều tưởng như rất giản đơn
nhưng vô cùng sâu sắc: “Tinh thần yêu nước củng như các thứ của quí. Có khi được
trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất
dấu trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quí kín đáo ấy
đều được đưa ra trưng bày… Nghĩa là phải ra sức giả thích, tuyên truyền, tổ chức
lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành”1.
Theo Người, tiếp thu các giá trị tốt đẹp của mọi nền văn hóa chính là để làm
phong phú thêm bản sắc dân tộc mình, chứ không phải để sùng bái, lệ thuộc. Một
nền văn hóa dân tộc có bản sắc sâu sắc, vững vàng mới có thể được tôn trọng trong
quá trình hội nhập bình đẳng. Bởi thế, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
quan điểm rất đúng đắn về mối quan hệ giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
với giao lưu, tiếp thu văn hóa thế giới khi Người khẳng định: “Ta phải giữ lấy “cốt
cách dân tộc”, còn phương Đông hay phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt là phải học
lấy để tạo ra nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa
và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt
Nam để hợp với tinh thần dân chủ”2.
Trong qúa trình hội nhập với nền văn hóa thế giới, Người còn căn dặn: “Phải chú
ý nghiên cứu toàn diện văn hóa của dân tộc khác để có thể tiếp thu nhiều hơn cho văn
hóa của mình. Mặt khác, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chính là góp
phần làm phong phú thêm nền văn hóa thế giới” 3. Cũng như vậy, trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, Người nhấn mạnh phải tôn trọng tiếng nói, phong tục tập quán (văn
hóa của các dân tộc thiểu số) và tăng cường sự giao lưu, bồi bổ lẫn nhau giữa các dân
tộc, làm cho nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng,
“làm cho vườn hoa văn hóa dân tộc ngàn sắc, muôn hương”. Nhưng cũng “chỉ có
những người cách mạng chân chính mới thâu thái được những hiểu biết quí báu của các
đời trước để lại. Lênin dạy chúng ta như vây” 4. và “mình đã hưởng cái hay của người
thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng- mình đừng chịu vay mà không trả” 5.
Nhìn về quá khứ, thật tự hào bởi bản sắc văn hoá Việt Nam đã có sức sống, sức
đề kháng đến kỳ diệu, làm thất bại mọi âm mưu đồng hoá của các thế lực xâm lược. Và

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr 172
2
Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc, ngày 24- 11 - 1946
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr 46
4
Theo Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam , H, 1997 tr 255
5
Dẫn theo Hoài Thanh: Có một nền văn hoá Việt Nam, Hội văn hoá cứu quốc xuất bản, 1946, tr 25

493
cũng trong quá trình giao lưu văn hóa khi tự nguyện, khi áp đặt, dân tộc ta có điều kiện
để tiếp thu nhiều giá trị văn hóa trên thế giới và nhận từ thế bên ngoài nhiều giá trị văn
hóa tiến bộ không chỉ để làm giàu thêm tri thức, văn hóa dân tộc mà còn làm vũ khí
chống lại sự tàn bạo, ách áp bức, thống trị của ngoại bang. Nhưng theo Hồ Chí Minh,
tiếp thu là để làm giàu thêm, phong phú thêm văn hóa dân tộc, nâng lên một tầm cao
mới, phù hợp với con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, làm động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội chứ không phải là thay thế những “cốt cách văn hóa”
vốn có của dân tộc.
Phát triển những quan điểm đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng (năm 1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa
và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống
tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng" 1, làm
cho dân tộc ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động…. Tính chất dân
tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng những khái niệm khác như đặc
tính dân tộc, cốt cách dân tộc, để nhấn mạnh hơn nữa đến cái tinh túy, cái chất bên
trong rất đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân
tộc có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tiên tiến là khoa học, hiện đại là xã hội chủ
nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế
thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền
thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước.
Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Văn
hoá có liên lạc với chính trị rất là mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong
tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, được lười biếng,
phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Văn hoá phải làm
thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”2. Theo Người, muốn tiến lên xã
hội chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế và văn hoá; “văn hoá soi đường cho quốc dân
đi”, văn hóa phải phục vụ cho kinh tế phát triển, song đến lượt mình, kinh tế phát triển
tốt cũng phải hỗ trợ cho văn hoá phát triển.
Người cũng chỉ rõ di sản văn hoá truyền thống tuy kết tinh những giá trị cơ bản,
độc đáo, đặc sắc của dân tộc, nhưng đó là nền văn hóa xây dựng trên cơ sở của một xã
hội nông thôn, nông nghiệp, chứa đựng tính hai mặt, có mặt tốt và cũng có mặt hạn chế,
chưa phù hợp với thời đại mới. Ví thế, Người yêu cầu chúng ta phải nhận cho ra cả mặt
mạnh và mặt yếu; phải biết chọn lọc, phát huy những mặt tốt đẹp và loại bỏ những mặt
tiêu cực, lạc hậu, lỗi thời. Người nhắc nhở: “Phát huy vốn cũ quí báu của dân tộc

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr 173.
2
Theo: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 2, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, H, 1993, tr 169.
494
(nhưng tránh “phục cổ” một cách máy móc) và học tập văn hóa tiến tiến các nước” 1.
Trong kế thừa di sản quý báu của dân tộc, phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu, chọn
lọc. “Khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt phải loại dần ra”. Cần tránh “gieo vừng
ra ngô” và phải “chèo cho ra chèo”.
Bản thân Người khi tiếp thu các nền văn hóa, bao giờ Người cũng phân tích, tìm
lấy những giá trị tích cực, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tiêu cực không phù hợp với
văn hóa Việt Nam. Với Nho giáo, Người cho rằng, mặt tích cực chúng ta nên học là coi
trọng văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết
chán, dạy không biết mỏi”; mặt tiêu cực là có những yếu tố duy tâm, lạc hậu như tư
tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm,
doanh lợi. Với Phật giáo, Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng vi tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu
nạn “thương người như thể thương thân”, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị,
chăm lo làm điều thiện, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động, tinh thần
đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm. Với Thiên chúa giáo, Người nhìn thấy những gía
trị cơ bản cần tiếp thu đó là lòng nhân ái, đức hy sinh… Ngoài ra, còn có thể tìm thấy
nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng phương Đông như Lão Tử, Mạnh tử,
Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Người. Khi vận dụng “chính sách” mà Người
cho là thích hợp với Việt Nam như khẩu hiệu “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” rút ra từ
chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng “ Tự do- Bình Đẳng- Bác ái” của cách mạng tư sản
Pháp, thành tiêu ngữ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thì Người đã phát triển
khái niệm“Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” lên một trình độ mới, mang tính giai cấp, tính
nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để. Tiếp xúc văn hóa phương Tây,
Người còn tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân
thiêng liêng trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776), phát triển thành quyền
sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc, về
sau được Người nâng lên một tầm cao mới trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam
năm 1945.
Nghiên cứu, tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin- đỉnh cao của trí tuệ nhân loại,
Người nhận định, chủ nghĩa Mác không chỉ đúng ở châu Âu mà sẽ còn đúng cả ở
phương Đông. Nhưng đúng không có nghĩa là đủ, là bất biến, là không được bổ sung,
sáng tạo và phát triển trong điều kiện đặc thù phương Đông. Vì thế “không thể cấm bổ
sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà
Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một
triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì?
Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”2.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2000, tr 326
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H, 2000, tr 465
495
Có thể nói, Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hoá phương Đông
và phương Tây, Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chủ trương kế thừa truyền thống văn hoá
dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với
giao lưu, tiếp thu văn hóa nhân loại là mối quan hệ qua lại có nhận- có cho, có vay- có
trả; là tính dân tộc và thời đại luôn phải hòa quyện vào nhau, kết hợp chặt chẽ với
nhau, cùng thống nhất với nhau “phát triển hết cái hay cái đẹp của dân tộc, tức là ta đi
cùng tới chỗ nhân loại”. Và theo Hồ Chí Minh, mỗi dân tộc tuy có một bản sắc văn hóa
riêng của mình, nhưng giao lưu văn hóa luôn luôn là một qui luật tồn tại của mọi nền văn
hóa và mọi xã hội từ xưa đến nay.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại thực sự là cẩm nang, kim chỉ nam cho chúng ta
trong việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và
mở rộng sự giao lưu, tiếp thu văn hoá tốt đẹp của nhân loại trong tiến trình hội nhập.
Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, hội nhập. Xu thế khu vực hoá, toàn cầu
hoá của thế giới hiện nay đang mở ra cho chúng ta thời cơ lớn để thâu hoá những tinh
hoa văn hoá, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, quá
trình đó không phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Nếu không có
bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển văn hoá đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ
dẫn đến nguy cơ sùng ngoại, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, chỉ còn là bản sao của
một thứ văn hoá vay mượn. Đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong 25
đối mới vừa qua đã mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp xây dựng và phát triển một
nền văn hoá tiên, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Qua các nhiệm kỳ đại hội, quan điểm
của Đảng về văn hoá luôn được bổ sung, phát triển. Sự nghiệp văn hoá trong giai đoạn
mới đã góp phần phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể cộng đồng, mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí
cao, khoa học phát triển, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người. Công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá đã được coi
trọng và có những chuyển biến tích cực. Các đoàn thể chính trị- xã hội đã phát huy vai
trò tích cực của mình trong việc vận động đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ và tầng lớp nhân
dân tham gia phát triển văn hoá, nhất là thông qua phong trào thi đua yêu nước, “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt là hưởng ứng Cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Hiện nay, trước những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập quốc
tế đối với văn hoá, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định rõ mối quan hệ

496
biện chứng giữa chính trị và văn hoá. Nền chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy văn hoá phát
triển và ngược lại, nền văn hoá với những giá trị tiến bộ và nhân đạo của nó luôn là bạn
đồng hành của các cuộc cách mạng chính trị. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, nền văn
hoá dân tộc phải khẳng định vị thế của mình trong giao lưu, tiếp xúc, đối thoại giữa các
nền văn hoá trên thế giới. Văn hoá dân tộc phải tham gia vào quá trình nâng cao sức
mạnh cạnh tranh của nền kinh tế khi hội nhập. Nền văn hoá dân tộc phải thích ứng với
yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế, đồng thời bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, tinh thần của dân tộc ta. Để thực
hiện được nhiệm vụ đó, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hoá vừa
bảo đảm được định hướng chính trị đúng đắn, vừa phát huy tự do, dân chủ rộng rãi
trong xã hội để phát triển văn hoá. Đồng thời, phải coi trọng xây dựng văn hoá trong
Đảng, trong hệ thống chính trị; tăng cường xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân
cách văn hoá của cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng và bộ máy Nhà nước, làm tấm
gương sáng cho xã hội noi theo.

497
TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG THUỘC ĐỊA
- MỘT QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH

ThS. Nguyễn Như Thơ - ThS. Trần Thị Điểu


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới, Người đã để lại cho chúng ta nguồn di sản tinh thần vô giá - tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm thấy ở
đó con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam có nhiều luận điểm
sáng tạo mới. Một trong những luận điểm sáng tạo đó là luận điểm về tính chủ động của
cách mạng thuộc địa: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể nổ ra
và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có
thể đứng lên đem sức ta tự giải phóng cho ta.
Sớm thấy được sức mạnh của các dân tộc thuộc địa, V.I.Lênin đã viết Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó, nhấn mạnh tư tưởng phải kết hợp chặt
chẽ phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc với phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa: "Nền tảng của chính sách Quốc tế cộng sản trong các vấn đề dân
tộc và thuộc địa là làm cho những người vô sản và quần chúng cần lao của tất cả các
dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng chung để lật đổ
bọn địa chủ và giai cấp tư sản, nếu không có sự đảm bảo đó thì không thể thủ tiêu sự áp
bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng được"1.
Lênin dự báo, cách mạng vô sản có thể thành công trong một số nước, thậm chí,
trong một nước chủ nghĩa tư bản mới phát triển ở trình độ trung bình. Tuy nhiên, về
mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng ở chính quốc và cách mạng thuộc địa, cũng như
những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, là “hậu bị
quân” của cách mạng vô sản ở chính quốc, cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể
giành thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi.
Tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) viết: “Việc giải phóng các
thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân ở chính quốc…”
và “công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở Ba Tư hay Ácmêni

1
V.I.Lênin, toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977,

498
chỉ có thể được độc lập khi nào công nhân ở Anh và ở Pháp lật đổ chính phủ
“Lôigioóc” và “Clêmăngxô” giành chính quyền về tay mình”1.
Kế thừa quan điểm của Lênin và Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã vận dụng
và phát triển sáng tạo trong điều kiện cụ thể Việt Nam. Người tiếp tục khẳng định quan
điểm về mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa. Hồ Chí Minh đưa ra hình ảnh nổi tiếng: Chủ nghĩa đế quốc
là “con đỉa hai vòi”, do đó, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện
được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc như hai
cánh của con chim.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không dừng lại ở quan điểm về sự cần thiết phải liên hệ
giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phong trào cách mạng vô sản
ở chính quốc, Người cũng không đồng tình với quan điểm của Lênin và Quốc tế Cộng sản
cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô
sản ở các nước chính quốc và chỉ thành công khi cách mạng vô sản ở chính quốc đã thành
công, quay trở lại giúp đỡ cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người đưa ra một
điểm mới, mang tính đột phá, khẳng định hai cuộc cách mạng, cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở các nước chính quốc có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Người đặc biệt nhấn mạnh tính chủ động, khả năng thắng lợi trước của
cách mạng thuộc địa, bằng thắng lợi của mình, cách mạng thuộc địa góp phần thúc đẩy
cách mạng chính quốc đi tới thành công. Nhân dân các nước thuộc địa phải ra sức chủ
động, tìm tòi con đường tự giải phóng cho mình, bằng sức mạnh to lớn của bản thân, sức
mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
Theo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc
phải tự đứng lên giải phóng chính mình, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Thấm
nhuần tư tưởng đó, ngay từ năm 1921, trong Tuyên ngôn của “Hội Liên hiệp thuộc địa”,
Người đã viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em (nhân dân
các nước thuộc địa và phụ thuộc - TTH nhấn mạnh) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản thân anh em”2. Tiếp nối tư tưởng này, năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách
mệnh - cuốn giáo khoa lý luận của các nhà cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh lại một lần
nữa khẳng định: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”3. Hồ
Chí Minh nhiều lần lý giải, nhấn mạnh đến vai trò của tính chủ động trong cách mạng giải
phóng dân tộc. Theo Người, một dân tộc không có ý chí tự giải phóng, không có quyết tâm
đấu tranh chỉ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các dân tộc khác thì dân tộc đó không
xứng đáng được độc lập, tự do.

1
Dẫn theo, Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2003, tr.87
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 2, tr.128
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, tr.293

499
Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa học
đúng đắn. Luận điểm đó được đưa ra trên cơ sở những luận cứ đã được Hồ Chí Minh
khảo sát và chứng minh.
Thứ nhất, từ vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa
tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
Nếu Lênin trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa tư bản mới phát triển ở trình độ trung
bình để dự báo - cách mạng vô sản có thể thành công trong một số nước, thậm chí, trong
một nước thì Hồ Chí Minh lại dựa trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về cội rễ của chủ
nghĩa thực dân, từ bản chất của chủ nghĩa thực dân - bản chất áp bức và bóc lột nhân dân
lao động chính quốc, nhân dân các nước thuộc địa và vai trò của thuộc địa đối với sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
Bằng số liệu thống kê, so sánh cụ thể 9 nước chính quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Tây
Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan) và thuộc địa của chúng, Hồ Chí Minh
đã chỉ ra: “Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các
chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của thuộc địa” 1. Đặc
biệt, ở nước đế quốc lớn như Anh, Pháp thì diện tích và số dân thuộc địa lại còn lớn hơn
gấp nhiều lần. ở Anh, số dân các thuộc địa lớn hơn 8,5 lần số dân nước Anh, đất đai của
thuộc địa Anh rộng gấp gần 252 lần nước Anh. Còn ở Pháp, các nước thuộc địa chiếm
một số đất đai gấp gần 19 lần nước Pháp, và dân số đông hơn nước Pháp 16.600.000
người.
Với diện tích và dân số lớn gấp nhiều lần so với các nước chính quốc, thuộc địa
là nơi cung cấp nguyên liệu, nhân lực và tiêu thụ hàng hoá cho chủ nghĩa tư bản. Trong
nhiều bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã phân tích rất rõ vai trò của thuộc địa
đối với sự tồn tại và phát triển của chính quốc.
Trong bài Đông Dương và Thái Bình Dương đăng trên báo Le Paria, số 24,
tháng 4 - 1924, Hồ Chí Minh khái quát: “Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản
quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các
nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động
của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách
mạng của nó”2.
Tiếp đến, trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng
sản, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư
bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 277
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 243

500
cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của
chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng”1.
Người phân tích, ngày nay, chủ nghĩa tư bản đế quốc đã tiến tới như một khoa
học trong thống trị vô sản chính quốc và vô sản thuộc địa: “Ngày nay, chủ nghĩa đế
quốc đã tiến tới một trình độ hoàn bị gần như là khoa học. Nó dùng những người vô sản
da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những
người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác.
Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô
sản da trắng”2
Như vậy, tất cả sinh lực, sức sống của chủ nghĩa đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc
địa. Các thuộc địa chính là nơi nuôi dưỡng cho chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển.
Sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc rất nhiều vào các nước thuộc
địa. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã thực sự khi nào chúng ta phá
bỏ được nền móng lâu dài của chúng - xoá bỏ được thuộc địa, giải phóng được các dân
tộc thuộc địa.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của thuộc địa đối với chính quốc, với sự tồn tại và
phát triển của chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí Minh phê phán gay gắt những người cộng sản
chính quốc khi họ coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm tới cách mạng thuộc địa.
Trong thư gửi TW Đảng Cộng sản Pháp, Người đặt câu hỏi: “Phân bộ Pháp, phân bộ
Anh và những phân bộ các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa của chủ
nghĩa tư bản nước họ?... Những chiến sỹ của các phân bộ ấy có hiểu thuộc địa là gì và
tầm quan trọng của thuộc địa là như thế nào không?”3.
Người đã trả lời là “không” và thẳng thắn phê phán Đảng Cộng sản Pháp: “Là
một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp
chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa”4.
Hồ Chí Minh đã phân tích rất rõ, trong khi các Đảng Cộng sản chính quốc coi
nhẹ thuộc địa, thì chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại Đảng Cộng
sản. Vì thế, để tiến hành cuộc cách mạng vô sản đi đến thắng lợi, cần phải có sự kết hợp
chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa. Các Đảng Cộng sản ở chính quốc cần phải quan tâm hơn tới vấn đề dân tộc thuộc
địa, tới cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Thứ hai, sự áp bức của bọn đế quốc thực dân đối với thuộc địa nặng nề hơn so
với nhân dân lao động ở chính quốc.

1
Hồ Chí Minh, sđd, t1, tr274.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr.246
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr.194- 195
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr.278

501
Ngay từ những bài báo đầu tiên viết vào năm 1919, cho đến những bài báo viết
vào năm 1926 - 1927, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất bóc lột và tội ác của chủ
nghĩa thực dân, nêu rõ lỗi cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa. Họ bị đầu độc cả
về tinh thần lẫn thể xác. Năm 1924, trong bài Công cuộc khai hoá giết người, Hồ Chí
Minh khái quát: “Lịch sử việc người Âu xâm chiếm châu Phi - cũng như bất cứ lịch sử
xâm chiếm thuộc địa nào - thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu những người
bản xứ”1. Các thuộc địa là hiện thân của chế độ dã man, tàn bạo của thực dân đối với
hàng triệu người dân thuộc địa.
Nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em bị đàn áp, bóc lột, bị trà
đạp một cách nặng nề. Họ không có ngay cả quyền cơ bản nhất - quyền làm người theo
đúng nghĩa của từ đó, như trong chính Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Pháp đã đề cập tới. Họ bị coi như những “công cụ biết
nói”, bị đánh đập, đàn áp, bị cướp bóc đến tận xương tuỷ, bị đầu độc bằng rượu cồn và
thuốc phiện, v.v.. Họ còn bị đẩy sang các chiến trường ở các nước thuộc địa khác làm
bia đỡ đạn cho bọn thực dân, bị biến thành “công cụ” để đàn áp phong trào đấu tranh
của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc…
Bức tranh sống động về lỗi cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa nói chung,
nhân dân Đông Dương nói riêng đã được Hồ Chí Minh đề cập tới trong nhiều bài nói,
bài viết của mình như: Tâm địa thực dân, Phong trào cộng sản quốc tế, Bình đẳng, Vực
thẳm thuộc địa, Hành hình kiểu Linsơ, Công cuộc khai hoá giết người… và đặc biệt là
trong bản cáo trạng đối với thực dân Pháp - Bản án chế độ thực dân Pháp
Trong bài Phong trào cộng sản quốc tế viết từ năm 1921 phần về Đông Dương,
Hồ Chí Minh đã phản ánh: “Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc
chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ không hề biết. Người ta
đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt (cứ 10 trường
học thì có 1.000 đại lý thuốc phiện chính thức). Người ta bịa đặt ra những vụ âm mưu
để cho họ nếm những ân huệ của nền văn minh tư sản ở trên máy chém, trong nhà tù
hay đày biệt xứ!”2
Tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, Hồ Chí Minh đã nêu rõ nỗi thống
khổ của nông dân trong các thuộc địa Pháp, họ "bị hai tầng bóc lột: vừa như những
người vô sản, vừa như những người bị mất nước"3.
Người còn đưa ra hình ảnh người nông dân An Nam giống như người bị trói vào
một chiếc cột, đầu ngược xuống đất, họ còn bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên

1
Hồ Chí Minh, sđd, t1, tr326.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, tr 34
3
Hồ Chí Minh, toàn tập, t.1, CTQG, H, 1995, tr.208

502
hợp là: Nhà nước, tên thực dân, nhà thờ và tên lái buôn. Người nông dân ở thuộc địa là
những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn cả.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, qua 11 chương viết, Hồ Chí Minh
đã vẽ lên bức tranh về cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa. Họ bị đàn áp, bị đầu
độc, họ phải nộp “thuế máu”, họ “được” sống trong “công lý”, trong chính sách giáo
dục “ngu dân” của “những nhà khai hoá”,v.v..
Sự áp bức, bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp làm cho “nô lệ thức tỉnh”, nhân
dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nhận thấy cần phải chủ động đứng lên đấu tranh giải
phóng chính mình.
Thứ ba, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tiềm năng to lớn của cách mạng
thuộc địa.
Theo quy luật nhân quả, có áp bức thì có đấu tranh, sự áp bức, bóc lột càng nặng
nề thì đấu tranh sẽ diễn ra càng lớn, “vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai bị
áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết” 1. Hồ Chí
Minh nhận thức rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức, nó sẽ bùng lên
mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục, giác ngộ, tổ chức và
lãnh đạo.
Tin tưởng ở tiền đồ của các dân tộc bị áp bức, trong nhiều bài viết của mình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, tiềm lực cách mạng vĩ đại của hàng trăm triệu người ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc đang được thức tỉnh. Châu Á trẻ trung đang vươn mình,
châu Phi đen đang quật khởi, v.v..
Ngay từ năm 1921, Người đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào
châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu.
Người Châu Á tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự
cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”2
Người dự đoán: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức
thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ
hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn
tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em
mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”3.
Chứng kiến quá nhiều những áp bức, bóc lột tàn khốc, những hành vi vô nhân đạo
của chủ nghĩa đế quốc, nỗi đau nối tiếp nỗi đau, tất cả như ngấm vào máu thịt người dân
các nước thuộc địa, như cội nguồn sức mạnh chứa chất, nhân dân các nước thuộc địa hiểu
rằng, muốn sống, muốn giải phóng mình, không có con đường nào khác là phải làm cách
1
Hồ Chí Minh, sđd, t2, tr266.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 35
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 36

503
mạng. Mặc dầu "bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người
ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản,
rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo
xã hội”. Nhưng, trên thực tế thì, “Không: người Đông Dương không chết, người Đông
dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể
làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông
Dương… Người Đông Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn,
nhưng người Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn
áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ"1. Chính đau khổ, nghèo đói, đặc biệt là
sự đàn áp tàn bạo của bọn thực dân bằng lưỡi lê, đại bác, bằng chính sách ngu dân,… đã
rèn đúc ý chí, quyết tâm đấu tranh giành độc lập, tự do trong nhân dân các nước thuộc
địa. Đau khổ, bệnh tật, đói nghèo,… đã dồn họ vào con đường duy nhất: đứng lên đấu
tranh tự giải phóng chính mình.
Thống nhất với tư tưởng trên, trong Lời kêu gọi nhân dip thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế
quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách
mạng thì chết”2.
Như vậy, ẩn dấu “đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một
cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”3.
Từ sức mạnh tiềm ẩn của nhân dân các nước thuộc địa nói chung, nhân dân Đông
Dương nói riêng, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu, các lực lượng tiến bộ trong xã hội phải
chuẩn bị để tổ chức họ, tạo điều kiện cho thời cơ cách mạng mau đến, bởi: “Sự tàn bạo
của chủ nghĩa thực dân đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc
gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”4. Nếu không làm công việc “gieo hạt
của công cuộc giải phóng” thì không thể đi tới thắng lợi của cách mạng thuộc địa.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một minh chứng sinh động cho
tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh về tính chủ động và khả năng thắng lợi trước của
cách mạng thuộc địa so với cách mạng chính quốc. Tiên đoán thiên tài đó của Hồ Chí
Minh đã được thực tiễn lịch sử của thời đại khẳng định. Đây là kết quả của tầm nhìn
chiến lược về khả năng và sức mạnh của cách mạng thuộc địa khi được thức tỉnh về vận
mệnh của mình, là vũ khí sắc bén để chống lại tư tưởng sai lầm của nhiều người cộng
sản ở chính quốc cho rằng, thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là
mặt trời, còn người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả
năng hiểu biết và lại càng không có khả năng hoạt động.
1
Hồ Chí Minh, sđd, t1, tr 28.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, tr 28
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 28
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 28

504
Luận điểm trên của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng đối
với phong trào giải phóng dân tộc, chỉ ra cho nhân dân các dân tộc thuộc địa con đường
đấu tranh, không nên trông chờ, ỷ lại vào cách mạng chính quốc, mà phải chủ động
đứng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, góp phần tích cực thúc
đẩy phong trào cách mạng thế giới.
Đồng thời, đây thực sự là một quan điểm khoa học, một đóng góp quan trọng của
Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác-Lênin trên lĩnh vực chiến lược cách mạng.
Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Cho đến đầu thế kỷ XX, học thuyết
Mác-Lênin chỉ mới soi sáng cách mạng vô sản ở phương Tây. Hồ Chí Minh thấy cần
góp phần mang chân lý thời đại này để soi sáng phần của thế giới mà học thuyết Mác-
Lênin vừa mới bắt đầu chiếu tới. Từ đó Hồ Chí Minh suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để
bổ sung những điều mà các bậc thầy học thuyết Mác-Lênin, vì sự hạn chế của lịch sử,
chưa nói được đầy đủ”1.
Tại Hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
do UNESCO tổ chức (3/1990), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã góp phần cùng loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến
lên thế giới văn minh, xoá đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa.

1
Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, H 1990,
tr22.

505
Y ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PGS, TS Phạm Công Nhất


Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
ThS. Trần Quang Tuynh, Học viện Quân y

Trong các di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y tế, có nhiều nội dung
quan trọng khi Người bàn y đức. Quan niệm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường được đề cập với nhiều nội dung khác nhau, song chủ yếu vẫn là liên quan đến
nhận thức tác phong, hành vi cách ứng xử của người thầy thuốc và cán bộ y tế Việt
Nam trong điều kiện kháng chiến, kiến quốc. Tuy vậy, nếu xem xét kỹ chúng ta lại thấy
những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức vẫn luôn mang một ý nghĩa to lớn
không chỉ là kim chỉ nam cho các hoạt động của ngành y tế nước nhà trong các giai
đoạn cách mạng đã qua mà còn mang ý nghĩa thời sự đối với việc phát triển ngành y tế
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Sống trong xã hội, làm bất cứ nghề gì cũng cần phải có đạo đức. Thứ đạo đức đó
người ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Trong nghề y, đạo đức của người thầy thuốc được
gọi là y đức. Y đức nói nôm na là đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Nó gồm
các bộ quy tắc ứng xử, thái độ, trách nhiệm và bổn phận của người thầy thuốc trong quá
trình hành nghề y. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì đối tượng mà nó hướng tới để tác
nghiệp không phải là các sự vật vô tri, vô giác mà là sức khỏe - vốn quý nhất của mỗi
con người. Chính vì thế, người thầy thuốc khi lâm sàng không chỉ cần phải giỏi về
chuyên môn mà còn phải thể hiện đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc,
tức là phải có y đức. Y đức vì thế là đã trở thành một trong những chuẩn mực nghề
nghiệp để biế rèn luyện qua nhiều thế hệ. Trong lịch sử y học nước nhà, có rất nhiều
thầy thuốc không chỉ giỏi về y thuật mà còn nêu cao tấm gương sáng chói về y đức như
Tuệ Tĩnh, Chu Văn An (đời Trần), đặc biệt là Đại danh y Lê Hữu Trác (biệt hiệu Hải
Thượng Lãn Ông, đời Hậu Lê)... đã làm nên nét đẹp truyền thống của nền y học nước
nhà.
Kế thừa các giá trị trong quan niệm truyền thống của cha ông xưa, từ sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, để xây dựng và phát triển nền y học nước nhà nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta
luôn đề cao y đức đối với các hoạt động của người thầy thuốc và cán bộ y tế. Điều đó
không chỉ thể hiện rõ trong các Văn kiện, Nghị quyết và Chính sách của Đảng và Nhà
nước mà còn đặc biệt thể hiện rõ nét trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là một
trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều về y đức. Có thể nói, sau đạo đức cách mạng
thì vấn đề đạo đức ngành y được Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất. Ngoài những lời

506
khuyên về công tác chăm sóc, cứu chữa cho người bị bệnh, người bị thương, Người đặc
biệt quan tâm đến y đức, cái đạo đức cần phải có của người thầy thuốc của cách mạng,
thầy thuốc của nhân dân. Y đức theo quan niệm của người thật giản dị: đó là tấm lòng
nhân ái của người thầy thuốc (các bác sĩ, các y tá và những người giúp việc…) trong
quá trình chữa trị cho người bệnh (là thương binh, bộ đội và quảng đại quần chúng nhân
dân…). Y đức của người thầy thuốc theo người không chỉ là tấm lòng nhân ái mà còn là
trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc đối với bệnh nhân. Tháng 3-1948, trong
thư gửi Hội nghị Quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người thầy thuốc chẳng những
có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu.
Vì sự kích thích trong chiến trận, vì sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự
tu dưỡng chưa đầy đủ, hoặc vì những điều kiện khổ sở, một số anh em quân nhân không
được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những ca như vậy, chúng
ta nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hoá họ. Người ta có câu:
“Lương y như từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải như một người
mẹ hiền...” 1.
Trong lịch sử các nền y học và các y văn trên thế giới, khái niệm “lương y như từ
mẫu” được các thầy thuốc đặt ra để so sánh trách nhiệm của người thầy thuốc khi lâm
sàng được ví như tấm lòng của người mẹ đối với người bệnh. Tuy nhiên, khi vận dụng
khái niệm “lương y như từ mẫu” vào việc diễn đạt nội dung y đức đối với đội ngũ thầy
thuốc và cán bộ y tế trong điều kiện của Việt Nam thì Hồ Chí Minh lại cho rằng: người
thầy thuốc Việt Nam không chỉ thể hiện tấm gương “mẹ hiền” đối với người bệnh mà
còn hơn thế nữa trong bất kỳ trường hợp nào người thầy thuốc và cán bộ y tế cũng cần
có thái độ thân ái với người bệnh, thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi người bệnh
như “anh em ruột thịt của mình”. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm
1953, Người viết: “... Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải:
Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt.
Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân.
Lương y như từ mẫu”2...
Sở dĩ người thầy thuốc phải có trách nhiệm thương yêu, chăm sóc người bệnh vì
theo Hồ Chí Minh, nghề y là một nghề đặc biệt. Đối tượng thao tác của nghề y không
phải là những vật vô tri vô giác mà là con người, hơn nữa lại là sức khỏe và sinh mệnh
con người nên thái độ của người thầy thuốc khi hành nghề càng phải cẩn trọng, chu
đáo.Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955, đã nhấn mạnh: “... Người bệnh
phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú
việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội - 2000, t.5, tr.395.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t7, tr. 88

507
Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
“Lương y như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng...”1.
Cố nhiên, để nhận thức và thực hành tốt y đức theo Hồ Chí Minh mỗi người thầy
thuốc cần phải tích cực tham gia học tập và rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu “thầy
thuốc như mẹ hiền”. Trong thư gửi cán bộ và nhân viên quân y ngày 31 tháng 7 năm
1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần căn dặn: “Bác nhắc nhủ các cô, các chú phải:
- Đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến
bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng, về chuyên môn kĩ thuật.
- Luôn luôn ghi nhớ rằng, người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ
hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao
sức khoẻ của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn...”2.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức đã được ngành y tế nước ta từng thời điểm cụ
thể hoá, và trở thành nền tảng đạo lí của mọi thầy thuốc, là cốt lõi tư tưởng của mọi
hoạt động xây dựng và phát triển ngành y tế. Những tư tưởng của Người không chỉ là
một nguồn động viên kịp thời, mà còn là động lực phấn đấu to lớn cho toàn thể đội ngũ
thầy thuốc và cán bộ y tế nước ta những năm kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính những tư tưởng của Người cùng với bản chất của nền y tế mới đã tạo ra đội ngũ
thầy thuốc xã hội chủ nghĩa không những thể hiện một tay nghề xuất sắc với “y thuật”
vững vàng, mà còn thể hiện những phẩm chất “y đức” với tinh thần “Thầy thuốc như
mẹ hiền” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy. Nhiều tấm gương trong ngành y tế như
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất
Tùng ... là những tấm gương tiêu biểu cả về y thuật và y đức trong ngành y.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với nhiều ngành và lĩnh vực
khác nhau của xã hội, ngành y tế cũng có thêm nhiều sự chuyển biến và thay đổi tích
cực, nhất là trong việc tạo ra khả năng và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có
hàng loạt các chính sách, cơ chế đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển ngành y tế theo
hướng vừa phát triển nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cũng vừa đề cao y đức
của người thầy thuốc, như: Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/3/1993 của Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaVII) “Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”; Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày
3/6/2008 của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII “Về đẩy mạnh thực hiện chính sách,
pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân”… Đặc biệt,
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t7, tr.476
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.12, tr. 284-285

508
ngày 6/1/1996 Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành Quyết định số 2088/BYT-QĐ “Về những
quy định về y đức”, trong đó khẳng định: “đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công
tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương
yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn,
học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt
Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa
nhận”. Đặc biệt, trong nội dung Quyết định “Ban hành các quy định về y đức” của Bộ y
tế lần đầu tiên nêu lên 12 điều quy định cụ thể về y đức. Đó là:
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm
và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của
người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao
trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,
nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những
bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch
sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được
phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và
gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh,
chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình
hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho
họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh
nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời
thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy
người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

509
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ
lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch1.
Có thể nói, với việc Bộ Y tế ban hành những quy định cụ thể về y đức như trên
đã góp phần tác động tích cực đến việc điều chỉnh về nhận thức, hành vi và nâng cao
một bước về y đức người thầy thuốc và cán bộ y tế trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ chế nền kinh tế (từ tập trung quan liêu sang
cơ chế thị trường) ở nước ta hiện nay đang tạo ra sự tác động đa chiều đến hoạt động
của ngành y tế. Bên cạnh những tác động tích cực thì những tác động tiêu cực cũng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh, đến thái độ khi hành nghề của
một bộ phận cán bộ y tế, đặc biệt là thái độ chăm sóc đối với những người bệnh nghèo,
những người không có khả năng chi trả phí khám chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh
hiểm nghèo. Thực trạng sa sút về y đức của một bộ phận cán bộ y tế, nhất là bộ phận
cán bộ y tế tại hệ thống các bệnh viện công trong cả nước hiện nay đang là nỗi băn
khoăn, lo lắng chung của toàn xã hội.
Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, cả khách quan và chủ quan. Về khách
quan, do cơ chế vận hành nền kinh tế của đất nước nên các quan hệ đạo đức xã hội ít
nhiều cũng thay đổi theo. Về chủ quan, bản thân cơ chế, chính sách đào tạo, bố trí và sử
dụng cán bộ y tế thời gian qua còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền giáo
dục đạo đức cách mạng, y đức người thầy thuốc có lúc, có nơi còn bị coi nhẹ. Bản thân
một bộ phận thầy thuốc và cán bộ y tế còn ít chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân,
tự dung túng cho tư tưởng hám lợi, lối sống chạy theo đồng tiền...

1
http://luat.xalo.vn/phap-luat/Quyet-dinh/134740105/-Quy-dinh-ve-Y-duc.html

510
Muốn khắc phục những nguyên nhân dẫn tới thực trạng sa sút về y đức ở một bộ
phận thầy thuốc và cán bộ y tế trong tình hình hiện nay cần phải áp dụng nhiều giải
pháp đồng bộ, trong đó cần lưu ý một số giải pháp:
Thứ nhất, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục y đức đối với đội ngũ thầy
thuốc và cán bộ y tế, trong đó đặc biệt cần chú ý cả trên ba phương diện: nội dung, hình
thức và đối tượng tuyên truyền, giáo dục. Về nội dung, không chỉ tuyên truyền và giáo
dục y đức truyền thống mà còn bao hàm cả việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách
mạng, trong đó cần chú ý quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về y đức của người
thầy thuốc cách mạng; Về hình thức, không chỉ tuyên truyền giáo dục về y đức trong
nhà trường mà còn thể hiện ra thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; Về
đối tượng, công tác tuyên truyền giáo dục không chỉ nhằm vào đối tượng là học sinh,
sinh viên ngành y tế mà còn mở rộng ra cho đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế trong các
cơ sở khám chữa bệnh công và tư…
Thứ hai, cần xây dựng và nuôi dưỡng đời sống tâm lý xã hội lành mạnh: tôn vinh
nghề y, đề cao y đức của người thầy thuốc. Thông qua các hình thức tuyên truyền giáo
dục, đặc biệt cần mạnh dạn tổ chức các mô hình khám chữa bệnh từ thiện dành cho
người nghèo, người cô đơn, đồng bào vùng sâu, vùng xa… nhằm phát huy y đức, tấm
lòng yêu nghề, yêu người bệnh, thái độ hành nghề không vụ lợi của các thầy thuốc và
cán bộ y tế có tâm huyết. Điều đó tạo ra hiệu quả giáo dục và nâng cao y đức rất lớn đối
với đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế trong tình hình hiện nay.
Thứ ba, Đảng và Nhà nước cần tạo cơ chế và cùng với xã hội đề cao cao y đức
người thầy thuốc và tôn vinh nghề y; Trước mắt hằng năm cần tổ chức tuyên truyền
rộng rãi và tổ chức tốt ngày truyền thống của người thầy thuốc Việt Nam (ngày 27
tháng 2). Tôn vinh các tâm gương thầy thuốc tiêu biểu, đồng thời có chính sách động
viên, khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng đối với công hiến với các thầy thuốc và cán bộ
y tế đang công tác trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh đặc thù.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về
thu nhập và đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế. So với các
nghề nghiệp khác trong xã hội, nghề y là nghề đặc biệt nên thu nhập của đội ngũ thầy
thuốc và cán bộ y tế phải được bù đắp thỏa đáng. Tuy nhiên, nhìn chung, mức thu nhập
hiện nay của cán bộ ngành y tế rất thấp so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội.
Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cống
hiến của đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế trước hết là đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế
trong hệ thống các bệnh viện công trong cả nước hiện nay. Trong điều kiện hiện nay,
việc chăm lo đến chế độ và điều kiện làm việc của người thầy thuốc cũng là một việc
cấp thiết. Có chế độ lương thỏa đáng, chế độ làm việc hợp lý, được xã hội tôn trọng và
đề cao là những nhân tố quan trọng góp phần giữ vững y đức của người thầy thuốc.
511
Tóm lại, nghiên cứu những quan niệm của Hồ Chí Minh về về y đức ta thấy
những tư tưởng đó của Người đối với đội ngũ thầy thuốc và cán bộ y tế cho đến hôm
nay vẫn còn nguyên giá trị. Học tập tư tưởng của Người, hơn lúc nào hết, những người
thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ
chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần bảo đảm tốt nhất
chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xứng đáng với truyền thống
“Thầy thuốc như mẹ hiền”, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân
dân.

512
GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC THỜI KỲ 1920 - 1930

Trần Thị Vân


Học viên Cao học chuyên ngành LSĐ CSVN, khóa 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam và loài người tiến bộ suy tôn là
người anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ
đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, chiến sĩ kiên cường của phong trào
giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người bạn thân thiết của
nhân dân các dân tộc đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội trên toàn thế giới. Người đã khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc
thuộc địa trong thế kỷ XX, một chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho hoà bình, hữu nghị
và hợp tác giữa các dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn, đã kết tinh được tinh hoa
của dân tộc và trí tuệ của thời đại, một nhân cách cao đẹp với những phẩm chất vừa phi
thường, vừa bình dị, một hình mẫu sáng ngời về con người của hiện tại và tương lai.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng đất giàu
truyền thống cách mạng, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Hồ Chí Minh đã sớm hấp
thụ truyền thống văn hóa của dân tộc mà giá trị tập trung nhất là lòng yêu nước thiết
tha, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, tinh thần khoan dung nhân ái, cố kết cộng
đồng….Chính nền văn hóa ấy đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và là nguồn gốc
hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một di sản
quý báu trong kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam và thế giới; tư tưởng đó được hình
thành và phát triển trong những điều kiện nhất định của lịch sử thế giới và dân tộc.
Trong thời kỳ 1920 - 1930, chúng ta thấy quan điểm chiến lược về cách mạng giải
phóng dân tộc đã hình thành về cơ bản. Qua các bài nói, bài viết của Người trong thời
kỳ này, chúng ta thấy quan điểm chiến lược về cách mạng và lý luận về con đường dẫn
đến độc lập tự do của Hồ Chí Minh thể hiện khá hoàn chỉnh. Đề cập đến tư tưởng của
Người về vấn đề nêu trên, chúng tôi xin trình bày khái quát một số quan điểm lớn sau
đây:
Một là: Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp
bức trên thế giới:
Ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 21, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự
do cho dân cho nước, Người bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập,
vừa quan sát và đã xác định rõ đối tượng của cách mạng, vạch rõ bản chất của kẻ thù

513
xâm lược là bước khởi đầu cho việc hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước ta, các
phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi. Nhưng cũng giống như các sĩ
phu yêu nước lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh lúc đầu chưa ý thức rõ ràng chủ nghĩa thực dân
là gì mà chỉ chống lại thực dân Pháp vì chúng đã trực tiếp áp bức và gây nhiều tội ác
cho nhân dân ta. Phải đến khi Người đặt chân lên Pháp, được tiếp xúc với những người
Pháp, Hồ Chí Minh mới nhận thấy “Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở
Đông Dương”1 và chứng kiến cảnh tượng bọn Pháp bắt người da đen phải khơi ra chiếc
tàu cách xa bờ trong khi biển nổi sóng rất dữ, khiến cho những người này bị sóng cuốn
đi trước sự coi thường của mọi người. Hồ Chí Minh nhận định: “Những người Pháp ở
Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở
đâu nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười
sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó”2. Qua đó, Người rút ra nhận xét:
“Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không
đáng một xu”3. Như vậy, nhờ hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bản chất của
bọn thực dân Pháp - kẻ thù của nhiều dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức nhiều nơi
trên thế giới. Từ đó, Người đã tập trung sức lực, trí tuệ của mình vào việc vạch trần bản
chất xấu xa và tố cáo tội ác man rợ của Chủ nghĩa thực dân nói chung và thực dân Pháp
nói riêng.
Qua các tác phẩm của mình thời kỳ 1920 - 1930 như: Bản án chế độ thực dân
Pháp, Chính sách thực dân Anh (đăng trên báo Đời sống công nhân), Động vật học
(đăng trên báo Người Cùng khổ)... Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp
trên mọi phương diện, không chỉ là sự bóc lột về kinh tế mà còn là sự áp bức về chính
trị và nô dịch về văn hoá. Từ sự phê phán chế độ thực dân, Hồ Chí Minh đã khơi dậy
mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc ở các nước thuộc
địa để họ cùng đứng lên đem sức mình để giải phóng dân tộc, phá bỏ xiềng xích nô lệ
giành độc lập, tự do.
Hai là: Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong
kiến, trước hết phải tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm
lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và
thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của
người dân mất nước. Bởi mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan,
1
Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Sự thật, Hà Nội 1976, trang
18.
2
Sách đã dẫn, trang 24.
3
Sách đã dẫn, trang 24.

514
mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con
người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi người.
Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại của quân xâm lược và bọn tay sai.
Chính vì vậy mà “không có gì quý hơn độc lập tự do” một trong những tư tưởng lớn
của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của cách mạng Việt
Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã
hội Pháp, họp ngày 29/12/1920: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? Hồ Chí
Minh trả lời: “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô
sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề
thuộc địa…Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1. Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau
khi làm việc với Bộ trưởng thuộc địa Pháp AnbeXarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông
ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam rằng “Cái mà tôi cần nhất trên đời là:
Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”2.
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào
là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập
là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình.
Đồng thời độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình
đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống
bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc.
Ba là: Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản:
Chứng kiến những thất bại đau đớn của các vị yêu nước tiền bối, cảnh nhân nhân
sống lầm than, cực khổ dưới ách thực dân tàn bạo. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh đã ra đi với hoài bão tìm một con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Sau
mười năm lăn lộn, hoạt động trong phong trào công nhân Quốc tế, trực tiếp trong phong
trào công nhân Pháp. Tháng 7/1920, Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanite (Nhân đạo)
của Đảng xã hội Pháp. Qua luận cương, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân
tộc. Từ đó, Người đã hướng lập trường tư tưởng và quan điểm chính trị của mình vào
Lênin và Quốc tế thứ ba. Cuối tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội
Pháp họp ở Tua (Tous), Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham
gia sáng lập Đảng xã hội Pháp. Sự kiện đó đánh dấu Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam và là “Người Việt Nam đầu tiên đã đặt cách
1
Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, NXB
CTQG, HN 1993, tập 1, trang 94
2
Hồ Chí Minh, biên niên sử, sách đã dẫn, tập 1, trang 127.

515
mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới và đi theo Quốc tế Cộng sản” 1.
Trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế
giới, Hồ Chí Minh đã xác định rõ ràng, chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, con
đường của Cách mạng tháng Mười mới cứu được nước và giải phóng dân tộc thoát khỏi
ách thống trị của bọn đế quốc thực dân.
Bốn là: Cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có mối quan hệ khăng
khít với nhau:
Trên cơ sở nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng với hoạt động thực tiễn trong
đời sống của nhân dân thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế
giới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng
thuộc địa. Theo Người: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh
của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai
cấp bị áp bức ở các thuộc địa”2. Vì vậy, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
và cuộc cách mạng giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở các nước đi áp
bức có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sự nghiệp chung tiêu diệt chủ nghĩa đế
quốc.
Nhận thức sâu sắc chủ nghĩa đế quốc thực dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chúng
không chỉ là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức, mà còn là kẻ thù chung của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc. Bằng hình ảnh con đĩa hai vòi, Người
đã khắc hoạ chân dung kẻ thù chung ấy một cách sinh động: “Chủ nghĩa tư bản là một
con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám
vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta đồng
thời phải cắt cả hai cái vòi. Nếu người ta chỉ cắt một cái vòi thôi, thì cái vòi kia tiếp tục
hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại mọc ra”3 ,
coi cách mạng ở chính quốc và cách mạng giải phóng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là
“hai cánh của một con chim”, là “hai dòng thác của trào lưu cách mạng thế giới”4.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính
quốc và cách mạng thuộc địa. Do đó, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của
mình, Người đã nỗ lực hết mình cho sự gắn kết chặt chẽ giữa phong trào cách mạng
chính quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa vì cho dù mỗi cuộc cách mạng có vị
trí chiến đấu riêng, song để đánh đổ kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thì cuộc cách
mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các
thuộc địa phải liên hệ mật thiết với nhau.

1
Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2000.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 1, NXB CTQG, Hà Nội năm 2000, trang 273.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, sách đã dẫn, trang 298.
4
Quán triệt - vận dụng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước - NXB lao động. TPHCM năm 2009, trang 229.

516
Năm là: Tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh chống đế quốc:
Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh của động lực dân tộc, chủ trương đoàn kết
mọi lực lượng của dân tộc. Trên cơ sở phân tích tính chất xã hội thuộc địa ở nước ta, chỉ
ra mâu thuẫn chủ yếu là mẫu thuẫn dân tộc, Hồ Chí Minh đã có một nhận xét sắc sảo về
tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và thái độ chính trị của họ trong trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Người đánh giá cao vai trò chính yếu, nòng cốt của công -
nông trong sự nghiệp cách mạng chống đế quốc thực dân. Trong đó, Người khẳng định
công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng còn nông dân là lực lượng hùng hậu bên cạnh
giai cấp công nhân, chứ giai cấp nông dân không phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng
vì “phong trào nông dân, cho dù có quy mô to lớn tới đâu đi nữa, cũng không mong gì
giành được những thắng lợi quyết định nếu như giai cấp công nhân không hành động”1.
Cho nên, theo Người “tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân
nếu chúng ta làm tới được điều đó thì tương lai thuộc về chúng ta”2.
Trên cơ sở coi công-nông là gốc cách mạng, là người chủ cách mạng, là động lực
chính của cách mạng, Người còn ra sức khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống
đoàn kết dân tộc nhằm tập hợp các giới, tầng lớp, giai cấp… tạo nên sức mạnh toàn dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Có thể nói, đường lối tập hợp lực lượng toàn dân tộc theo quan điểm Hồ Chí
Minh là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị và thái độ các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội, đồng thời phù hợp với lý luận tập hợp lực lượng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tạo nên lực lượng đông đảo, nhằm cô lập cao độ kẻ thù để đánh đổ nó giành
độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Sáu là: Cách mạng giải phóng dân tộc phải đoàn kết và liên minh với các lực
lượng cách mạng quốc tế:
Suốt nhiều năm xông pha, Người đã có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều lớp
người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu và
Bắc Mỹ, Người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Khi sang
các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, Người lại tận mắt thấy nhiều dân tộc bị thực
dân thống trị hết sức hà khắc, dã man. Người thấy rõ ý chí quật cường, bất khuất của
các dân tộc bị áp bức, tinh thần đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân, những
người lao động cùng khổ ở khắp mọi nơi, kể cả nhân dân lao động ở chính nước Pháp,
nhận ra kẻ thù chung. Người đi đến một kết luận quan trọng: “Dù màu da có khác nhau,
trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”3 bọn

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 414.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 1, sách đã dẫn, trang 204.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 1, sách đã dẫn, trang 266.

517
đế quốc thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động trên
toàn thế giới.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí Minh đã miêu tả
tình cảnh của những nông dân thuộc địa như là những “người nô lệ hiện đại”, họ bị
cưỡng bức lao động như khổ sai, bị bắt đi khuân vác đến chết, bị đè bẹp dưới thuế khoá,
bị coi là “thân phận trâu ngựa”….Từ đó, Người đã kêu gọi: “Hỡi anh chị em cùng khổ
ở các thuộc địa! Hãy đoàn kết lại! Hãy tổ chức lại! Hãy phối hợp hành động của anh chị
em với hành động của chúng tôi, chúng ta cùng nhau đấu tranh cho công cuộc giải
phóng chung”1. Trong Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (7/1925),
Người cũng đã chỉ rõ sự cần thiết phải liên hợp lại với nhau. Bên cạnh đó, theo Hồ Chí
Minh chủ nghĩa đế quốc không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức mà chúng còn là
kẻ thù của nhân dân lao động ở chính quốc. Do vậy, không chỉ đoàn kết nhân dân các
dân tộc thuộc địa để chống lại chúng, mà cách mạng giải phóng dân tộc nước ta còn
phải đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.
Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy tầm quan trọng của mặt
trận đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
thực dân giành độc lập. Vì thế, Người luôn quan tâm tập hợp lực lượng cách mạng quốc
tế, gắn kết sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam với trào lưu chung của thế
giới.
Bảy là: Cách mạng muốn thành công, trước hết phải có Đảng cách mạng.
Trong những năm 20 của thế kỷ thứ XX, với tư cách là đảng viên của Đảng xã
hội Pháp, Hồ Chí Minh đã ra sức tiếp thu cách mạng và khoa học của thời đại, vận dụng
và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó, vấn đề tổ chức, lãnh
đạo cách mạng ở một nước thuộc địa luôn được Người quan tâm.
Năm 1923, trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tình
hình ở Đông Dương về phương diện chính trị thì “không có chính Đảng”. Đến năm
1924, phát biểu tại phiên họp lần thứ 25 của Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người
đã phân tích tình cảnh nhân dân bị áp bức và chỉ ra nguyên nhân thất bại của phong trào
dân tộc trong các xứ thuộc địa và Người đã yêu cầu Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ
họ, tổ chức họ và phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ. Từ thực tiễn phong trào cách
mạng thế giới, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Cách mạng thì phải có tổ chức rất vững bền với
thành công”2 .
Nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ tham mưu lãnh đạo cách mạng, nhất là ở
một nước thuộc địa, đồng thời trên cơ sở thực tiễn cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc ra đời một chính đảng ở Việt Nam.
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 125 - 126.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 274.

518
Xuất phát từ tình hình cách mạng trong nước, tháng 6/1925 Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). sau khi thành lập, từ năm
1925 - 1927 đã mở trên 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho
những người trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Hồ Chí Minh là
giảng viên chính trực tiếp giảng bải trong các lớp huấn luyện. Những bài giảng giảng
của Người được tập hợp thành cuốn “Đường cách mệnh”. Có thể nói, không chỉ trên
phương diện lý luận, mà bằng hoạt động thực tiễn, Người đã từng bước chuẩn bị các
điều kiện để đi tới thành lập một đảng cách mạng ở Việt Nam.
Tám là: Về phương pháp cách mạng - phải là sự nghiệp của tất cả dân chúng
được giác ngộ, tổ chức và phải biết cách làm thì cách mạng mới chóng thành công:
Qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1920 - 1930, chúng ta
thấy Người bước đầu đề cập đến phương pháp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, trước
hết “cách mạng phải làm cho dân chúng giác ngộ”1. Muốn cho dân chúng giác ngộ thì
phải giáo dục họ để họ hiểu được mục đích của cách mạng từ đó có ý thức đồng tâm
hiệp lực. Đồng thời, Người còn quan tâm tới việc giáo dục ý chí quyết tâm và lòng kiên
trì cách mạng cho dân chúng. Theo Hồ Chí Minh “một người cách mạng có gan, hơn
ngàn người vô chí”2 và “muốn làm cách mạng thì… không nên sợ phải hy sinh”3.
Một trong những nội dung liên quan đến phương pháp cách mạng mà Hồ Chí
Minh sớm đề cập đến là phương pháp cách mạng bạo lực. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam và thế giới, với sự trải nghiệm của bản thân, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra con
đường cách mạng để giành lại độc lập, tự do, cho dân tộc thuộc địa không phải bằng con
đường cải lương, không thể ảo tưởng trông chờ vào sự rủ lòng thương của bọn đế quốc
thực dân, không thể cầu xin mà có được, mà phải dùng cách mạng bạo động. Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tấm gương Cách mạng Tháng Mười đã soi sáng nhận thức của Hồ Chí
Minh về cách mạng bạo lực trong cuộc đấu tranh đánh đổ cường quyền áp bức.
Bên cạnh đó, trong phương pháp cách mạng thì vấn đề “du kích cách mạng”
cũng được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Mục tiêu đặc thù của các hoạt động du kích
là quấy rối và tiêu hao lực lượng phản động, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi chung
của các giai cấp lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Người đề cập đến các
vấn đề cụ thể như cách thức tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện…
Như vậy, trên cơ sở thực tiễn dân tộc, thế giới và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã vận động, giáo dục, tổ chức
quần chúng nhằm đưa họ tiến tới cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 267.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 272.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, sách đã dẫn, trang 274.

519
Qua nội dung trình bày trên, có thể thấy rằng quan điểm Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc trong những năm 1920 - 1930 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Quan
điểm đó là nội dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin
được vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam, trở thành nội dung
cơ bản của con đường cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Cùng
với chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh trong những
năm 20 của thế kỷ XX đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp, truyền bá vào Việt
Nam, làm cho phong trào công nhân, phong trào yêu nước làm cho các phong trào này
trưởng thành nhanh chóng, tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
năm 1930. Đó là điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi về sau: Cách mạng Tháng Tám
thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ thắng lợi và ngày nay
đất nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

520
GIÁ TRỊ CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÓNG VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC
VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH

PGS, Lê Mậu Hãn


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

“Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc”
Hồ Chí Minh

1. Giá trị phổ quát về quyền tự do độc lập của các dân tộc trên thế giới
Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của quốc gia dân tộc đã tạo ra cho
dân Việt Nam một triết lý sống vô cùng quý báu. Đó là sự cố kết đùm bọc lẫn
nhau, đoàn kết ngày càng bền chặt, có ý thức sâu sắc về chủ quyền cương vực
quốc gia, có tinh thần đấu tranh bất khuất, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội. Hạt nhân của truyền thống lịch sử đó là chủ nghĩa dân tộc, ý chí
độc lập và khát vọng tự do. Đó là cơ sở tư tưởng cho sự tồn tại và phát triển quốc
gia dân tộc, là động lực vĩ đại trong cuộc chiến đấu, đánh bại âm mưu nô dịch và
đồng hoá dân tộc Việt Nam của quân xâm lược ngoại bang. Song sức mạnh vô
địch của dân tộc không phải lúc nào cũng phát huy thành hiện thực trong cuộc
sống chiến đấu và thắng lợi. Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam
đã đi vào sự tột cùng của khủng hoảng và suy tàn thì thực dân Pháp đã nổ súng
xâm lược và thống trị, biến Việt Nam từ một quốc gia độc lập thành thuộc địa của
chúng. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân Pháp trở thành
mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và diễn ra ngày càng gay gắt. Cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra nhưng vì thiếu một định
hướng cách mạng khoa học và tổ chức tiền phong cách mạng dẫn đường giải
phóng phù hợp với nhu cầu tiến hoá của dân tộc và xu thế tiến bộ của thời đại nên
không thể phát huy được động lực của dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng lên
tầm cao mới nên các cuộc đấu tranh của dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX chưa thể thành công được.
Trước đòi hỏi bức thiết của đất nước, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,
nhận lấy trách nhiệm tìm tòi một con đường cứu nước và giải phóng dân tộc mới
trên cơ sở một hệ quan điểm cách mạng sáng tạo làm nền tảng tư tưởng để hoạch

521
định một chiến lược cách mạng đúng đắn và sáng lập một tổ chức cách mạng tiên
phong của dân tộc có đủ khả năng tập hợp và dẫn đạo khối đoàn kết dân tộc vào
cuộc đấu tranh giải phóng và phát triển đất nước tiến lên theo xu thế tiến hoá của
nhân loại.
Hồ Chí Minh nghiên cứu, tổng kết lịch sử các cuộc chiến đấu và thắng lợi
của dân tộc đánh bại quân xâm lược phong kiến phương Bắc không phải bằng
sức mạnh của quân đông, mà “nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do”(1) .
Nguồn giá trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc là chỗ dựa cơ bản để Hồ
Chí Minh tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu biện chứng nguồn giá trị văn hoá,
tư tưởng phương Đông và phương Tây, của các Cách mạng tiêu biểu ở Âu, Mỹ,
đặc biệt là học thuyết cách mạng của Mác, Lênin, và Cách mạng tháng Mười
Nga.
Hồ Chí Minh rất coi trọng giá trị bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Hợp chủng quốc Mỹ, một văn kiện khẳng định sự bình đẳng của mọi người được
tạo hoá ban cho họ là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Nhân dân có quyền lập Chính phủ và Chính phủ nào đi ngược lại quyền lợi
của dân chúng, thì dân chúng phảI huỷ bỏ Chính phủ đó để lập nên một Chính
phủ khác.
Thắng lợi của Cách mạng Pháp với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền do Quốc hội lập hiến thông qua đã nêu lên quyền tự do và bình đẳng về
quyền lợi và khẳng định chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân đã thể hiện rõ tính
chất tiến bộ và cách mạng về lịch sử tư tưởng chính trị của nước Pháp.
Hồ Chí Minh rất coi trọng nghiên cứu, học tập những giá trị của cách mạng
Mỹ và cách mạng Pháp được thể hiện rõ nét trong các văn kiện lịch sử đã được
công bố, song đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực tiễn đang diễn ra ở các nước đó
trong lịch sử cận đại, Người thấy khá rõ nét tính hạn chế trong thực thi của các
cuộc cách mạng đó. Trong các bài giảng về “Con đường cách mệnh” giải phóng
và phát triển của Việt Nam cho các học viên học ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh
chỉ rõ cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ là các cuộc cách mạng tư sản,
chưa thể triệt để đưa lại quyền tự do, bình đẳng và quyền làm chủ tối cao thuộc
về nhân dân. Ở bên trong các nước đó quần chúng công nông, các tộc người có
da màu vẫn bị áp bức. Ngay cả quyền bầu cử không phải mọi người dân đều được
thực hiện. Ở Mỹ người da màu đến năm 1870, phụ nữ đến năm 1920 và còn ở
Pháp, đến năm 1945 phụ nữ mới được quyền bầu cử. Còn đối với bên ngoài Mỹ,

522
Pháp…đã dùng quân đội, đại bác, tàu chiến để làm phương tiện “ xuất khẩu”, ban
cái gọi là quyền tự do, bình đẳng cho các nước chậm phát triển, biến các nước đó
thành thuộc địa!
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng hoạt động và khảo sát cuộc cách mạng
Nga, một cuộc cách mạng đem lại chính quyền cho quần chúng số đông, và đi
sâu nghiên cứu học thuyết cách mạng triệt để và nhân văn cao cả của Mác, Lênin,
đối chiếu, so sánh, với các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, đã đi đến kết luận: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”1 . Đây mới là kết luận có tính nhận thức của Hồ Chí Minh về một
xu thế phát triển của con đường giải phóng Việt Nam trong thời đại mới trên cơ
sở nghiên cứu hiện thực thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và mục tiêu
được nêu ra trong bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen
soạn thảo – cương lĩnh của phong trào công nhân quốc tế nhằm thay cho xã hội
tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên
hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của tất cả mọi người là một lý tưởng tuyệt vời về một xã hội đáp ứng mơ ước
của mọi người. Song lý tưởng đó được nêu ra ở thời kỳ đầu của phong trào công
nhân trên cơ sở triết lý lịch sử châu Âu ở giữa thế kỷ XIX khi nền đại công
nghiệp của chủ nghĩa tư bản đang tiếp tục có những tiến triển mới và giai cấp
công nhân cũng đang phát triển song song với nền đại công nghiệp đó nên nội
dung của Tuyên ngôn cần phải tiếp tục bổ sung…
Từ thực tiễn của đất nước, xã hội, con người Việt Nam và thời đại, bằng
thiên tài trí tuệ của mình, Hồ Chí Minh kế thừa nguồn giá trị văn hoá tư tưởng
của dân tộc kết hợp, tiếp biến, tổng hoà và phát triển biện chứng tinh hoa văn hoá
tư tưởng của cách mạng phương Đông và phương Tây; đặc biệt là học thuyết
cách mạng vô sản của Mác – Lênin đã xây dựng thành công một hệ quan điểm
sáng tạo về cách mạng thuộc địa ngay trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX và
tiếp tục phát triển sáng tạo hơn trên cơ sở những biến chuyển mới của dân tộc và
thời đại. Hệ thống quan điểm đó mang tầm vóc lịch sử của một học thuyết về
cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập tự do. Nói đến vấn đề dân
tộc tức là nói đến vấn đề tự do độc lập, quyền vô cùng thiêng liêng của Việt Nam
cũng như mọi quốc gia trên thế giới. Dựa trên cơ sở triết lý lịch sử của Việt Nam

1
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG. H 1996, tập 9, tr.314

523
và các quốc gia dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm có giá
trị phổ quát của nhân loại rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân
tộc”1.
2. Giá trị hiện thực của học thuyết về tự do độc lập
Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề quyền tự do độc lập và quyền tự lựa
chọn của mỗi dân tộc. Đối với Việt Nam, học thuyết sáng tạo về cách mạng giải
phóng vì độc lập tự do của Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn của quốc gia dân
tộc, đáp ứng khát vọng thiêng liêng nhất của toàn dân, “đặc biệt là các tầng lớp
thanh niên trí thức, học sinh, có tinh thần yêu nước nồng nàn, thiết tha mong
muốn bảo vệ truyền thống văn hoá đẹp đẽ của dân tộc, khôi phục những giá trị
tinh thần cao quý của con người Việt Nam bị bọn đế quốc phong kiến chà đạp.
Họ tỏ ra thức thời và nhạy cảm với thời cuộc…”2. Nhiều lớp huấn luyện cán bộ
được mở ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Hồ Chí Minh chỉ đạo và là giảng viên
chính để đào tạo cán bộ nhằm truyền bá học thuyết cách mạng giải phóng và phát
triển vì độc lập tự do của Người vào Việt Nam, chuẩn bị để thành lập một đảng
cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Các học viên được học tập ở Quảng
Châu đã “bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, và tổ chức nhân
dân”3(5), làm dấy lên trong toàn quốc một phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ
mạnh mẽ, có tính chất chính trị, tính “tự giác”, có tổ chức chỉ đạo của các chiến sĩ
theo học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, các tổ chức cộng sản
đã ra đời vào mùa thu năm 1929. Nhu cầu thành lập một đảng cách mệnh duy
nhất đã chín muồi.
Với trọng trách lịch sử đối với dân tộc và trên cương vị là một phái viên
của Quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề có
liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương và bằng thái độ chân thành,
có sức thuyết phục các đại biểu dự Hội nghị hợp nhất Đảng họp từ ngày 6-1-1930
tại Cửu Long, Hồng Công đã đồng thuận quyết định thống nhất các tổ chức đảng
đang hoạt động riêng lẽ để thành lập một đảng với tên gọi đúng đắn là Đảng cộng
sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cùng các văn
kiện chính trị khác. Cương lĩnh của Đảng tuy còn vắn tắt song là một Cương lĩnh
1
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H 1995, tập 5, tr.7
2
Lê Duẩn, Tuyển tập (1965-1975), NXB CTQG. H 2008, tập 2, tr.557
3
Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. NXB Văn nghệ, H 1956, tr.71.

524
cách mạng sáng tạo, thấm đượm yếu tố dân tộc về cả mục tiêu chính trị và sự tập
hợp đại đoàn kết các giai cấp và tầng lớp nhân dân đấu tranh vì độc lập, tự do.
Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin và học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm hai mươi của thế kỷ XX. Đây là
một thành công sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cuộc vận động tổ chức một đảng
tiên phong cách mạng để lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân
tộc Việt Nam.
Ngay sau khi Đảng mới được thành lập, một phong trào cách mạng có tính
quần chúng nổ ra ở nhiều địa phương, tiêu biểu là ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã cuốn
hút mạnh mẽ lực lượng quần chúng đông đảo, không chỉ có công nhân, nông dân
mà còn có trí thức, sĩ phu, phú nông, trung tiểu địa chủ và cả một số quan lại nhỏ
ở nông thôn. Sự thật lịch sử đó bước đầu đã minh chứng giá trị hiện thực của tư
tưởng và đường lối giương cao ngọn cờ độc lập tự do của Hồ Chí Minh. Nét sáng
tạo độc đáo này của Hồ Chí Minh khác với quan điểm của Quốc tế cộng sản.
Theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, của Stalin, Hội nghị tháng 10-1930 của Ban
chấp hành đã phê phán và quyết định thủ tiêu Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt và vạch ra một Cương lĩnh mới – Luận cương chánh trị của Đảng, đặt hai
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, độc lập dân tộc và người cày có
ruộng ngang nhau. Còn trong chỉ đạo thực tiễn, xu hướng “tả” khuynh đã xuất
hiện với khẩu hiệu thanh trừ trí, phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ! Xu hướng
“tả” khuynh đó cũng sớm được Ban thường vụ Trung ương Đảng phê phán và
nhắc nhở các cấp bộ Đảng phải sửa chữa.
Lịch sử có lúc gập ghềnh, quanh co, thậm chí sai lầm, song cuối cùng phải
chảy xuôi dòng. Trải qua nhiều năm đấu tranh, rèn luyện trong thực tiễn, rút kinh
nghiệm của phong trào cách mạng trong nước dưới sự chỉ đạo của Đảng và kinh
nghiệm quốc tế, sự chỉ đạo của Đảng ngày càng sắc bén về chính trị, tôn trọng sự
thực khách quan nên đã có sự đổi mới về đường lối, chủ trương, kể cả chủ trương
mạnh dạn là thay đổi cả chiến lược cách mạng cho phù hợp với đòi hỏi của lịch
sử. Trong văn kiện chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng ngày 30-10-
1936, Đảng đã nêu rõ hai điều rất cơ bản về chiến lược cách mạng và về Đảng
cộng sản. Đó là:

525
- Về chiến lược, Đảng nêu rõ: “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định
phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa… lý thuyết ấy có chỗ không xác
đáng…
- Đảng cộng sản Đông Dương là đảng của dân chúng bị áp bức, đội tiên
phong cho cuộc giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Tháng 9-1939, Thế chiến lần thứ hai bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến.
Chúng thi hành chính sách thời chiến ở Đông Dương. Vấn đề sống còn của các
dân tộc trên bán đảo Đông Dương được đặt ra một cách cấp bách hơn bao giờ
hết. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp dưới sự
chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã đề ra chủ trương phải thay đổi chiến lược
cách mạng.
Năm 1940, khi phát xít Nhật bắt đầu xâm lược Đông Dương để mở thêm
căn cứ đánh Đồng minh, thực dân Pháp đã đầu hàng đón Nhật. Dân ta phải chịu
hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp và Nhật. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh
không còn phải “sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là
sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” đã trở về đến Việt Nam ngày 28 tháng 1
năm 1941. Người đã triệu tập và trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng (từ 10-19/5/1941). Hội nghị đã
phân tích một cách khoa học, tác động của cuộc chiến tranh đế quốc thế giới lần
thứ hai đối với nhân loại giống như một cơn lốc lớn đang làm biến đổi số mệnh
của hàng triệu con người, thúc đẩy các dân tộc phải vùng lên tự giải phóng cho
mình khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và thực dân. Đối với dân tộc Việt
Nam lúc này: “Nhân dân Việt Nam… ai cũng chán ghét cuộc đời nô lệ, ai cũng
muốn độc lập, tự do và đang trong tư thế một người lên tiếng vạn người ủng
hộ”1.
Từ thực tiễn khách quan đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng được sự chỉ
đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh đã tiếp tục và phát triển tư tưởng và đường lối
chiến lược cách mạng của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng với một quyết định dứt
khoát về vấn đề dân tộc rằng: “Nói đến vấn đề dân tộc tức là nói đến sự tự do độc
lập của mỗi dân tộc tuỳ theo ý muốn của mỗi dân tộc… Các dân tộc sống trên cõi
Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hoà dân chủ hay
đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy…Văn hoá của mỗi dân tộc…, tiếng
1
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG.H 1995, tập 3, tr.173,174.

526
mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm. Sự tự do
độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng…”1 .
Từ nhận thức đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định:
a- Thay đổi chiến lược cách mạng, coi cách mạng ở Đông Dương lúc đó
không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, phải giải quyết song song
hai nhiệm vụ phản đế và điền địa nữa mà là một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, nhằm đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp, giành lấy độc lập tự do (sau khi hoàn
thành cách mạng giải phóng dân tộc sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng tư
sản dân quyền tạo tiền đề để tiến lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa).
Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng được tổ
chức thành một mặt trận đại đoàn kết dân tộc bao gồm các giới đồng bào không
phân biệt công nhân, nông dân, phú nông, địa chủ, tư sản bản xứ, già trẻ, trai gái,
tôn giáo và xu hướng chính trị, ai có lòng yêu nước phải ra sức chuẩn bị tiến lên
thực hiện một cuộc khởi nghĩa của toàn dân – khởi nghĩa dân tộc, đánh đuổi Nhật
– Pháp làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dân Việt Nam được hoàn
toàn tự do.
b- Sau khi đánh đuổi được Nhật – Pháp sẽ thành lập một kiểu nhà nước
dân tộc theo thể chế dân chủ cộng hoà. Nghị quyết khẳng định: “Dân tộc Việt
Nam…, sau lúc đánh đuổi được Pháp – Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam
dân chủ mới… Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải
thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung cả toàn thể dân tộc, chỉ
trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp – Nhật và những bọn phản quốc, những bọn
thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên giải đất Việt Nam
thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ
giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy”2. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà do Quốc dân đại hội cử ra và lấy lá cờ đỏ ngôi sao năm cánh làm lá
cờ toàn quốc.
Sự đổi mới về tư duy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương thực hiện chiến lược cách
mạng giải phóng dân tộc vì tự do độc lập, lập nên nhà nước dân chủ mới của toàn
dân tộc đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của mọi người Việt Nam yêu nước,

1
Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB CTQG.H 2000, tập 7, tr.113,114.
2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB CTQG.H 2000, tập 7, tr.113,114

527
phấn đấu theo Chương trình của Việt Minh, chuẩn bị đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta, không ỷ lại vào ai hết.
Cuộc đảo chính ngày 9-3-1945 truất quyền của Pháp, chiếm hẳn lấy Đông
Dương làm thuộc địa riêng của phát xít Nhật đã tạo ra cơ hội cho những điều kiện
khởi nghĩa mau chín muồi. Cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ đã diễn ra
phong phú bao gồm nhiều hình thức khác nhau, trong đó đã nổ ra các cuộc khởi
nghĩa từng phần, lập chính quyền bộ phận, dẫn đến sự ra đời của khu giải phóng
bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà
Giang, và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
Tân Trào được chọn làm thủ đô lâm thời của Khu giải phóng. Hơn một triệu đồng
bào trong khu Giải phóng đã bắt đầu hưởng được hạnh phúc cách mạng.
Giữa tháng 8 năm 1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã đến. Theo dõi sát
tiến trình của thời cuộc thế giới và trong nước, Hội nghị đại biểu toàn quốc của
Đảng họp ở Tân Trào đã quyết định phát động cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền trong toàn quốc trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
Ngay sau Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng vừa bế mạc, thì Đại hội
quốc dân đã khai mạc trưa 16-8-1945. Dự Đại hội có khoảng 60 đại biểu đại diện
cho các đảng phái yêu nước, các toàn thể cứu quốc, các tộc ít người, tôn giáo, có
cả đại biểu từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Việt kiều ở Lào và Thái Lan. Đại hội đã
có ba quyết định lớn:
- Tán thành chủ trương sáng suốt của Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh
báo cáo là: “Lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước
khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật và bọn
bù nhìn tay sai của Nhật, dùng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh
vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương”1.
- Thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh và hiệu triệu đồng bào toàn
quốc phải tích cực phấn đấu thực hiện, trong đó điều mấu chốt đầu tiên là giành
lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng
hoàn toàn độc lập.
- Thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam gồm 15 thành viên do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch.

1
Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, NXB Sự thật, H 1975, tập 1, tr.350.

528
Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta
lúc bấy giờ có nhiệm vụ chủ trì mọi công việc đối nội và giao thiệp với nước
ngoài.
Quốc dân Đại hội Tân Trào là một biểu hiện sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí
Minh trong việc vận dụng, phát triển và thực thi từng bước tư tưởng dân quyền
ngay trong đêm trước của cuộc Tổng khởi nghĩa. Đây “là một tiến bộ rất lớn
trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của ta ngót một thế kỷ nay”, một tổ
chức chính trị mang tầm vóc lịch sử một Quốc hội của nước Việt Nam mới, một
cơ quan quyền lực lâm thời tối cao của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc. Nhận
xét về sự kiện lịch sử này, một sĩ quan tình báo Mỹ đã từng có mặt tại Việt Nam
là Archimedes L.A Patti lúc bấy giờ đã viết, khi biết tin sự sụp đổ của phát xít
Nhật, Hồ Chí Minh “đã hành động một cách kiên quyết và nhanh chóng…Ông
Hồ biết rằng ông phải làm cho mọi người thấy rõ được cả tính chất hợp pháp lẫn
sức mạnh để giữ vai trò lãnh đạo và phát triển phong trào”1.
Cuộc Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công trong cả nước.
Uỷ ban dân tộc giải phóng đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời”. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện mang tính pháp lý về sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ mới do cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập
tự do – quyền thiêng liêng trời cho của mọi dân tộc là chính nghĩa, hợp lý và hợp
pháp.
Một nhà nước độc lập, dân chủ phải là nhà nước chung của cả dân tộc, do
nhân dân cử ra và quản lý xã hội bằng luật pháp, phải có hiến pháp dân chủ. Vì
vậy, Người đã đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển với
chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái mười tám tuổi trở lên đều
có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra thắng lợi trong cả nước. Tại
kỳ họp thứ nhất của Quốc hội họp ngày 2-3-1946, Chính phủ liên hiệp kháng
chiến đã được thành lập. Đến kỳ họp thứ hai của Quốc hội, họp ở Hà Nội (từ 28-

1
Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Quốc hội toàn tập. NXB CTQG, H 2000,
tập 1, tr.103.

529
10 đến 9-11-1946), bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã được Quốc hội
thông qua với 240 đại biểu tán thành trên 242 đại biểu có mặt tại kỳ họp. Hiến
pháp - đạo luật cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ghi rõ:
“Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do
cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà…”
Bản Hiến pháp xây dựng trên những nguyên tắc sau:
“- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn
giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”1.
Tính chất dân tộc, dân chủ của toàn dân được phản ánh trong Hiến pháp,
các Sắc lệnh của Chính phủ và trong thực tiễn cuộc sống của toàn dân. Ngay tại
kỳ họp thứ hai của Quốc hội họp trong thời điểm lịch sử rất gay go, đất nước sắp
bước vào cuộc chiến đấu để chống lại âm mưu mở rộng cuộc tái chiếm đất nước
ta của thực dân Pháp trên cả nước, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, dân
chủ, có khi gay go, song cuối cùng đã đi đến thống nhất. “Nếu có ai có thành kiến
của giai cấp, của đảng phái, của tôn giáo thì đến trong phòng này (phòng họp của
Quốc hội tại nhà hát lớn Hà Nội) cũng đã để lòng nghe theo tiếng gọi cao cả và
thiêng liêng hơn cả bấy nhiêu tiếng gọi lúc thường: tiếng gọi của Tổ quốc. Cái
không khí ấy đã hoàn toàn phản chiếu được tình trạng của đất nước…, tình trạng
thống nhất ý chí và hành động…”(12).
Tổ quốc trên hết! Đoàn kết, đại đoàn kết! Không phân biệt đảng phái! Đó
là ý chí cơ bản của Quốc hội theo ngọn cờ độc lập tự do, thống nhất quốc gia dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chúng ta chỉ có một “Đảng Việt Nam” - đội tiên
phong của dân tộc.
Trong vòng hơn một năm quản lý xã hội, Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đã triển khai hoạt động của mình trên tất cả các mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, giáo dục, quân sự, ngoại giao vì lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập,
tự do, hạnh phúc trong điều kiện đất nước đang phải trải qua muôn vàn khó khăn.
Chính phủ đã “tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng được tự

1
Diễn văn bế mạc của Tôn Đức Thắng tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội, 9-11-1946, Hồ sơ số 1, văn phòng Quốc
hội

530
do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do
độc lập ấy như muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời”2.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nhà nước pháp quyền của dân
tộc, do dân tộc và vì dân tộc.
Thực chất vấn đề dân tộc là vấn đề tự do độc lập, quyền vô cùng thiêng
liêng của Việt Nam cũng như mọi quốc gia trên thế giới. Dựa trên cơ sở triết lý
lịch sử của Việt Nam và các quốc gia dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã nêu
một quan điểm có giá trị nhân loại rằng: “ Tự do độc lập là quyền trời cho của
mỗi dân tộc”16).
Nhận thức tính khách quan và giá trị thiêng liêng của quyền tự do độc lập,
Đảng ta do Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và tổ chức đã thực thi quyền thiêng
liêng đó ngay từ đêm trước và trong năm đầu của sự ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà (1945-1946) là sáng tạo tuyệt vời về trí tuệ và sức mạnh của
Đảng, của toàn dân tộc Việt Nam, tạo nên một động lực vĩ đại cho sự trường tồn
và phát triển của Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững và phát triển quyền tự do và
độc lập.
Gía trị về lý luận và bài học về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân tộc,
do dân tộc và vì dân tộc hay như cách nói của Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp
hành Trung ương tháng 5-1941 là của chung của cả toàn thể dân tộc - vẫn tiếp tục
làm cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng và toàn dân trên
con đường xây dựng và phát triển đất nước.
3. Từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng dân chủ nhân dân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam độc lập tự do đã được
thành lập, song đế quốc Pháp lại tái chiếm và tiếp theo là đế quốc Mỹ xâm lược
Việt Nam. “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, dân tộc Việt Nam phải tiếp tục
cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài ba mươi năm để hoàn thành giải phóng đất
nước, thống nhất Tổ quốc dưới ánh sáng của học thuyết cách mạng vì độc lập tự
do của Hồ Chí Minh.
Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2 năm 1951 đã tiếp tục phát triển rõ hơn
về con đường cách mạng Việt Nam. Đại hội đã xây dựng và thông qua bản Chính
cương Đảng Lao động Việt Nam. Chính cương xác định cách mạng Việt Nam
2
Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H 1995, tập 4, tr.4

531
không đi theo con đường nào khác ngoài con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó
là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc;
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và
nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn
chỉnh chế độ dân chủ nhân dân;
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã
hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau.
Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm, phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm
đó để tập trung lực lượng vào đó mà thực hiện.
Lý thuyết về ba giai đoạn mới đưa cách mạng Việt Nam đạt tới chủ nghĩa
xã hội là phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bản Luận cương về
cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình Đại hội lần thứ II của
Đảng đã nêu rõ thuyết một giai đoạn có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là
không có căn cứ, lại còn nguy hiểm nữa; cũng có ý kiến chỉ cần qua hai giai đoạn
cũng đạt đến chủ nghĩa xã hội: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn cách mạng dân
chủ tư sản, trong đó vừa thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vừa thực hiện
khẩu hiệu người cày có ruộng, giai đoạn thứ hai là giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này cũng không đúng. Nếu cho
nhiệm vụ giải phóng dân tộc và nhiệm vụ thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng
vào một giai đoạn, thì sẽ dẫn đến khuynh hướng đặt hai nhiệm vụ đó ngang nhau,
mà không nhận rõ trước hết phải tập trung lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc. Trong điều kiện Việt Nam, đánh đổ đế quốc xâm lược là một
chiến lược, nằm trong một giai đoạn chiến lược. Còn nhiệm vụ thủ tiêu mọi di
tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng lại là
một chiến lược khác, nằm trong một giai đoạn chiến lược khác. Còn nhiệm vụ
xây dựng cơ sở chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị điều kiện để tiến lên thực hiện chủ
nghĩa xã hội thuộc về một chiến lược khác. Trong giai đoạn này, phải hoàn thành
nhiệm vụ dân chủ nhân dân, đồng thời xúc tiến việc xây dựng và phát triển cơ sở
chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị điều kiện để tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Giai
đoạn thứ ba là giai đoạn chuyển tiếp giữa kinh tế dân chủ nhân dân và kinh tế xã
hội chủ nghĩa, biến chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song giai đoạn
này cũng không hoàn toàn là giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà chính là

532
một quá trình, trong đó cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành và biến
chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ba giai đoạn chiến lược của cách mạng Việt Nam là ba quá trình cải biến
cách mạng, chứ không phải là một hay hai giai đoạn cách mạng. Quan niệm giản
đơn và vượt bỏ giai đoạn, cũng như khuynh hướng “từ từ từng bước đều sai”.
Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: Mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi,
kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới (dân chủ nhân dân), tiến lên chủ
nghĩa xã hội, rồi tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Do đặc điểm kinh tế, chính trị, xã
hội của nên phải kinh qua chế độ dân chủ nhân dân rồi mới tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Trong chế độ dân chủ nhân dân có năm loại hình kinh tế khác nhau: quốc
doanh, hợp tác xã, cá thể nông dân và thủ công nghệ, tư bản tư doanh, tư bản nhà
nước, trong đó kinh tế quốc doanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển nhanh hơn cả.
Nền kinh tế nhiều thành phần đó sẽ phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng
kiên quyết lãnh đạo nhân dân thực hiện dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản.
Nhìn lại tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến ngày nay dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
nhân dân Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ, đã vượt
qua mọi gian khổ hy sinh, và tuy có sai lầm, thậm chí có những thất bại, song
cách mạng vẫn không ngừng tiến lên, giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch
sử vĩ đại và tính thời đại sâu sắc.
Những thắng lợi vĩ đại của hơn 30 năm chiến tranh cứu nước là thắng lợi
của chiến lược giải phóng dân tộc, chiến lược thứ nhất trên con đường lâu dài của
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản.
Sau tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã vạch ra đường lối củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân,
tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đến Đại hội lần thứ III của
Đảng (9-1960) đã nhận định miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và đề ra quyết sách “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội”. Và đến năm 1975, sau khi kháng chiến chống đế quốc Mỹ
kết thúc thắng lợi, Đại hội IV (12-1976) đã nêu rõ cách mạng Việt Nam đã
chuyển sang giai đoạn mới, cả nước độc lập, thống nhất làm nhiệm vụ chiến lược

533
duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa với phương châm: “Tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã vạch ra đường
lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế nước ta
từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng thời gian hai
mươi năm, coi đó là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp “ai thắng ai”
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con
đường tư bản chủ nghĩa.
Trải qua 10 năm cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng, song tình hình đất nước ngày càng gặp khó khăn
trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, đã rơi vào khủng hoảng.
Nguyên nhân cơ bản của những sai lầm trên trước hết là do chưa nhận thức
được đầy đủ rằng, từ cách mạng giải phóng dân tộc, qua dân chủ nhân dân tiến
lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử cải biến cách mạng qua nhiều chặng
đường như Đại hội lần thứ II của Đảng đã nêu lên, chưa nắm bắt được đầy đủ
thực tiễn của đất nước, lại bị tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội chi phối, làm
hạn chế năng lực nhận thức và hành động thoe quy luật khách quan của cơ quan
lãnh đạo cao nhất của Đảng. Trong nhận thức của Đảng lúc bấy giờ về chủ nghĩa
xã hội có nhiều quan niệm lạc hậu, nhất là những quan niệm về cải tạo xã hội chủ
nghĩa, về công nghiệp hóa, về quản lý kinh tế, về phân phối, lưu thông, v.v…
Muốn ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội đưa đất nước tiến lên theo định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với quy luật khách quan, Đảng phải thực hiện
đường lối đổi mới toàn diện, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư về kinh tế. Đổi
mới là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng của dân tộc, một vấn đề có
ý nghĩa sống còn.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tạo ra
một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đại hội lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã vạch rõ quan niệm của Đảng ta về
chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) đã tổng kết, tiếp thu, làm rõ thêm đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là:
1 - Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
2 - Do nhân dân làm chủ;

534
3 - Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX.
4 - Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5 - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
6 - Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
7 - Có Nhà nước pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
8 - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Tháng 3-2010, Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã thảo luận và làm sáng rõ thêm về các đặc trưng của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, v.v… để trình Đại hội lần thứ XI của
Đảng.
Từ thực tiễn hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới cho phép Đảng ta
khẳng định: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo… Nhận thức
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình
thành trên những nét cơ bản. Và cũng từ thực tiễn đó, cho phép chúng ta khẳng
định học thuyết về giải phóng và phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh cùng với
chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận cho
sự phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội phản ánh sự tiếp nối thống nhất với chiến lược
cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra trong trong Cương lĩnh đầu tiên
của Đảng và Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Đại hội lần thứ II của
Đảng đề ra tháng 2-1951, và được phát triển phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn
trên cơ sở nhu cầu tiến hóa của đất nước và xu thế tiến lên mạnh mẽ của thế giới
trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay.
Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, một hệ tư tưởng có giá trị một học
thuyết giải phóng và phát triển dân tộc cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt
là giá trị của phương pháp biện chứng duy vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, kiên trì mục tiêu xây dựng Việt Nam

535
thành một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng
là một nước có ngàn năm văn hiến, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới,
thỏa mãn hoài bão của Hồ Chí Minh – một con người suốt đời theo lý tưởng triệt
để và nhân văn cao cả, phấn đấu làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành, thông thái và có đạo đức.
Từ thực tiễn của dân tộc và thời đại ngày nay đang diễn ra, chúng ta phải
kiên trì phấn đấu vì quyền thiêng liêng cao cả nhất của dân tộc là “Tự do độc lập
quyền trời cho của mỗi dân tộc”.

536
i
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.3
ii
Sđd, t.3, tr. 189.
iii
Sđd, t.4, tr. 4.
iv
Sđd, t.12, tr. 108.
v
Sđd, t.1, tr. 467.
vi
Sđd, t.1, tr. 467.

You might also like